Tài liệu Nghiên cứu phát triển mô hình sản xuất nhãn muộn trên địa bàn Hưng Yên: ... Ebook Nghiên cứu phát triển mô hình sản xuất nhãn muộn trên địa bàn Hưng Yên
140 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển mô hình sản xuất nhãn muộn trên địa bàn Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------***---------------
TRẦN THỊ MAI HƯƠNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT
NHÃN MUỘN TRÊN ðỊA BÀN HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS MAI THANH CÚC
HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và tất cả những trích dẫn trong luận văn này ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2010
Người cam ñoan
Trần Thị Mai Hương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu phát triển mô hình sản xuất nhãn
muộn trên ñịa bàn Hưng Yên” tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, hướng dẫn chỉ bảo tận
tình của các thầy cô giáo thuộc khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, trường ðại
học nông nghiệp Hà Nội, một số cơ quan, ban ngành, các ñồng nghiệp và bạn bè.
Tới nay, luận văn của tôi ñã ñược hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS.Mai Thanh Cúc ñã giúp ñỡ tôi rất tận tình và chu ñáo về chuyên môn trong
quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin cảm ơn lãnh ñạo HTX Nhãn Lồng Hồng Nam, Hội Nhãn Lồng tỉnh
Hưng Yên, các Sở, Ban ngành và các huyện của tỉnh Hưng Yên ñã tạo ñiều kiện cho
tôi thu thập số liệu một cách hệ thống trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn gia ñình và bè bạn ñã ñộng viên, khích lệ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như trong suốt thời gian tôi tiến hành viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận công lao trên./.
Tác giả
Trần Thị Mai Hương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục biểu ñồ, sơ ñồ vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 ðối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số vấn ñề chung về phát triển mô hình sản xuất 5
2.1.2 Hiệu quả kinh tế các mô hình 12
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển mô hình sản xuất cây ăn quả 15
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển mô hình sản xuất cây ăn quả trên thế giới 19
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển mô hình sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam 24
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 34
3.1.1 Giới thiệu chung 34
3.1.2 Vị trí ñịa lý, ñiều kiện tự nhiên 35
3.1.3 ðiều kiện kinh tế - xã hội 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu 44
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ iv
3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu 44
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 47
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 48
3.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 50
3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất của hộ 50
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả 50
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu ảnh hưởng ñến sự phát triển sản xuất nhãn muộn 50
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Khái quát tình hình phát triển nhãn Hưng Yên 51
4.1.1 Cơ cấu giống nhãn của tỉnh Hưng Yên 51
4.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng nhãn 54
4.1.3 Phân vùng nhãn trong tỉnh 56
4.1.4 Tình hình tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên 59
4.2 Thực trạng phát triển mô hình sản xuất nhãn muộn 67
4.2.1 Một số ñặc ñiểm về cây nhãn muộn Hưng Yên 67
4.2.2 Các mô hình trồng nhãn muộn ở Hưng Yên 70
4.2.3 Hiệu quả kinh tế các mô hình 85
4.2.4 Phân tích ñiểm mạnh - ñiểm yếu, cơ hội - thách thức của mô
hình sản xuất nhãn muộn 101
4.3 ðịnh hướng và giải pháp phát triển mô hình sản xuất nhãn muộn
trên ñịa bàn Hưng Yên 112
4.3.1 ðịnh hướng 112
4.3.2 Giải pháp 114
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119
5.1 Kết luận 119
5.2 Kiến nghị 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ v
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1: Yêu cầu nhiệt ñộ, lượng mưa của một số cây ăn quả 17
2.2 Yêu cầu về ñất ñai ñể trồng một số loại cây ăn quả 17
2.3: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả trên thế giới 19
3.1: ðặc ñiểm thời tiết khí hậu tỉnh Hưng Yên 37
3.2: ðất ñai phân theo công dụng kinh tế và theo huyện, Thành phố 39
3.3: Một số chỉ tiêu KT - XH chủ yếu tỉnh Hưng Yên giai ñoạn 2000
- 2008 42
3.4: Số mẫu, ñối tượng ñiều tra, phỏng vấn 47
4.1 ðặc ñiểm một số giống nhãn trồng ở tỉnh Hưng Yên 53
4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng nhãn của tỉnh từ 2001 - 2008 54
4.3 Diện tích nhãn phân theo huyện, thành phố qua các năm 58
4.4 Diễn biến giá nhãn qua các năm 64
4.5 ðặc ñiểm về năng suất, chất lượng quả 68
4.6 Một số chỉ tiêu về quả 69
4.7 Số hộ trồng nhãn ñiều tra theo cách thức trồng 70
4.8 Số hộ trồng nhãn ñiều tra theo quy mô 71
4.9 Thông tin chung về hộ ñiều tra năm 2009 72
4.10 Diện tích, năng suất, sản lượng nhãn muộn BQ năm 2009 76
4.11 Thông tin chung về hộ ñiều tra năm 2009 76
4.12 Diện tích, năng suất, sản lượng nhãn muộn BQ năm 2009 78
4.13 Thông tin chung về hộ ñiều tra năm 2009 79
4.14 Diện tích, năng suất, sản lượng nhãn muộn BQ năm 2009 82
4.15 Thông tin chung về hộ ñiều tra năm 2009 82
4.16 Diện tích, năng suất, sản lượng nhãn muộn BQ năm 2009 84
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ vi
4.17 Chi phí sản xuất nhãn muộn của mô hình trồng tập trung năm 2009 86
4.18 Kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng tập trung năm 2009 87
4.19 Chi phí sản xuất nhãn muộn của mô hình trồng bán tập trung
Năm 2009 88
4.20 Kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng bán tập trung
năm 2009 88
4.21 Chi phí sản xuất nhãn muộn của mô hình quy mô trang trại năm
2009 89
4.22 Kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình quy mô trang trại
năm 2009 89
4.23 Chi phí sản xuất nhãn muộn của mô hình quy mô hộ năm 2009 90
4.24 Kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình quy mô hộ năm 2009 91
4.25 Chi phí sản xuất nhãn muộn của các mô hình năm 2009 92
4.26 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các mô hình năm 2009 95
4.27 So sánh HQKT giữa mô hình trồng nhãn muộn BQ với mô hình
trồng nhãn chính vụ BQ năm 2009 100
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ vii
DANH MỤC BIỂU ðỒ, SƠ ðỒ
Biểu ñồ 3.1: Cơ cấu diện tích ñất tự nhiên phân theo huyện, Thành phố ...... 40
Biểu ñồ 3.2: Cơ cấu DT ñất trồng cây lâu năm phân theo huyện, Thành phố ..... 40
Biểu ñồ 3.3: Tỷ lệ sinh, chết, tăng dân số tự nhiên ....................................... 43
Sơ ñồ 4.1. Kênh tiêu thụ Nhãn lồng tỉnh Hưng Yên ..................................... 60
Sơ ñồ 4.2 Kênh tiêu thụ Nhãn lồng ăn tươi................................................... 60
Sơ ñồ 4.3 Kênh tiêu thụ nhãn chế biến ......................................................... 62
Sơ ñồ 4.4 Kênh tiêu thụ của hộ trồng nhãn muộn ......................................... 98
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 1
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong vòng 10 năm qua, diện tích cây ăn quả cả nước tăng khá nhanh,
chỉ tính riêng các tỉnh, thành phía Bắc ñã có khoảng 314.600ha, chiếm gần
40% tổng diện tích cây ăn quả cả nước. Tính trung bình mỗi năm diện tích
cây ăn quả ở phía Bắc tăng 8,9% , ñiều này làm mất cân ñối về cơ cấu cây ăn
quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành ñã nhiều lần rà
soát ñiều chỉnh quy hoạch diện tích cây ăn quả nhưng trên thực tế tình trạng
trồng cây theo phong trào vẫn khá phổ biến ở nhiều ñịa phương, hậu quả là
người nông dân chịu thiệt thòi do ế thừa sản phẩm dẫn ñến bán rẻ như cho.
Qua thống kê của Bộ NN & PTNT hiện nay vải và nhãn là hai loại cây ăn quả
chiếm tỷ lệ cao nhất với 45% và diện tích trồng nhãn của miền Bắc chiếm
khoảng 44.000ha.
Hưng Yên với ñặc trưng về ñất trồng, khí hậu, kỹ thuật bản ñịa truyền
thống là những yếu tố cơ bản làm nên ñặc sản Nhãn Lồng, giống nhãn ñược
coi là vua của các loài nhãn và ñã rất nổi tiếng từ thế kỳ 17. Trong những năm
gần ñây, tổng giá trị sản lượng thu ñược từ cây nhãn chiếm khoảng 12 - 15%
tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của tỉnh và cây nhãn luôn ñược coi là một
trong các cây trồng nông nghiệp chủ yếu của ñịa phương. Sản lượng nhãn của
Hưng Yên ñược tiêu thụ tươi ở nhiều tỉnh phía Bắc, ñặc biệt là cung cấp cho
thị trường Hà Nội; các sản phẩm chế biến từ nhãn ñược tiêu thụ rộng rãi hơn
tới nhiều tỉnh thành trong cả nước, ñặc biệt là xuất khẩu ñi một số nước trong
khu vực. Sản lượng nhãn của tỉnh tăng dần qua các năm, chất lượng giống ñã
liên tục ñược cải tiến. Dù vậy, sản xuất nhãn trên ñịa bàn tỉnh ñã và ñang bộc
lộ nhiều hạn chế, nhất là cơ cấu giống nhãn không hợp lý, bao gồm chủ yếu là
các giống chín chính vụ, thời gian thu hoạch tập trung khoảng 1 tháng từ 25
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 2
tháng 7 ñến 5 tháng 8, nên giá bán không ñược cao, áp lực bán rộ lớn ñiều này
ñã gây thua thiệt cho người trồng cây. Theo lãnh ñạo Trung tâm Khuyến nông
Quốc gia [19] nhãn là loại cây có khả năng thích ứng rộng, dễ trồng nhưng
muốn nâng cao hiệu quả thì ngoài việc thâm canh, tăng năng suất, giữ ổn ñịnh
chất lượng thì việc thu hoạch rải vụ, bố trí hợp lý các giống chín sớm, chính
vụ và chín muộn là rất quan trọng. Việc ñẩy lùi thời hạn thu hoạch nhãn như
ñánh giá của Viện rau quả Trung ương có thể coi như “một cuộc cách mạng
về cây ăn quả” vì sẽ giảm áp lực tiêu thụ trên cây nhãn chính vụ. Thời gian
thu hoạch nhãn muộn thường từ 1 tháng 9 ñến 20 tháng 9, lúc này nhãn chính
vụ ñã hết và mận, vải cũng ñã hết vụ, hồng, cam quýt chưa ñến ñộ chín nên
tiêu thụ dễ dàng và ñược giá hơn, giá bán thường cao gấp 1,5 -2 lần giá bán
nhãn chính vụ, giống nhãn muộn cũng ñạt tiêu chuẩn chất lượng cao như: quả
to, ñạt 55 - 60 quả/kg, cùi dày, vị ngọt thơm, mẫu mã ñẹp… Nhãn muộn
không những cho năng suất cao mà còn chín vào thời ñiểm không trùng với
nhãn chính vụ nên năm nào cũng ñộc chiếm thị trường, ñem lại hiệu quả kinh
tế cao cho hộ, mỗi ha nhãn cho thu lãi bình quân khoảng 300 triệu ñồng.
Như vậy, các hộ nông dân có thể mở rộng diện tích trồng nhãn muộn
với cơ cấu hợp lý nhằm nâng cao sản lượng các giống nhãn chín muộn với
chất lượng quả cao, nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng nhãn trên
ñịa bàn tỉnh. Nhưng khi nhắc ñến nhãn muộn Hưng Yên thì nhiều người chưa
biết tiếng, các sản phẩm nhãn muộn trong vùng ñược hộ nông dân trồng bán
qua tư thương, qua người thu gom tại vườn, ít hộ nông dân trực tiếp ñưa sản
phẩm nhãn của mình bán cho người tiêu dùng. Sản phẩm ñược tiêu thụ chủ
yếu trong tỉnh và các vùng lân cận, họ hàng xa của người dân trong vùng,
chưa có mặt trong hệ thống các siêu thị, rất ít sản phẩm nhãn ñược bán ñi các
thị trường xa. Nhiều hộ nông dân trồng nhãn muộn ñã không chú ý tới cây
giống ñúng tiêu chuẩn ñược bán ở các viện, trường, trạm, cơ sở ñược công
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 3
nhận mà mua của những người bán dạo, nên khi cho thu hoạch các sản phẩm
nhãn không cho phẩm chất như nhau, có quả chín sớm, chín muộn, to, nhỏ
khác nhau… bán không ñược giá. ðất thích hợp với cây nhãn muộn phải tơi
xốp, ñủ ẩm, nhưng phần lớn hộ trồng nhãn muộn chưa có quy hoạch cụ thể,
trồng trên mương, máng, ñất màu và các hộ có áp dụng biện pháp kỹ thuật
nhưng mức ñộ không ñồng ñều, như hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ các
loại sâu gây hại không ñúng thuốc, nồng ñộ sử dụng và sử dụng thuốc không
ñúng thời ñiểm, kỹ thuật thu hoạch thủ công, sản phẩm vận chuyển bằng
phương tiện thô sơ, không có bao bì, nhãn hiệu ñược sử dụng riêng cho các
sản phẩm nhãn…
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi ñã tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu phát triển mô hình sản xuất nhãn muộn trên ñịa bàn
Hưng Yên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
ðánh giá thực trạng phát triển mô hình sản xuất nhãn muộn, từ ñó ñưa
ra giải pháp nhằm tăng cường phát triển có hiệu quả mô hình sản xuất nhãn
muộn trên ñịa bàn Hưng Yên trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển mô hình sản xuất
trong nông nghiệp.
- ðánh giá thực trạng phát triển mô hình sản xuất nhãn muộn Hưng
Yên trong những năm gần ñây (2007 - 2009).
- ðề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển có hiệu quả các mô
hình sản xuất nhãn muộn trên ñịa bàn Hưng Yên trong thời gian tới.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 4
1.3. ðối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
- Hộ trồng nhãn muộn, nhãn sớm, nhãn chính vụ, các tác nhân liên
quan ñến sản xuất nhãn muộn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển mô hình sản xuất nhãn
muộn trên ñịa bàn Hưng Yên
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu một số vùng có diện tích trồng
nhãn muộn nhiều nhất trên ñịa bàn tỉnh: TP Hưng Yên, Huyện Khoái Châu.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian ñánh giá thực trạng 2007 - 2009, thời
gian ñề ra ñịnh hướng và giải pháp ñến năm 2015.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số vấn ñề chung về phát triển mô hình sản xuất
2.1.1.1. Khái quát về mô hình sản xuất
Trong thời ñại ngày nay có rất nhiều quan ñiểm khác nhau về
phát triển, theo quan ñiểm cổ ñiển thì: Trong nhiều thế kỷ, loài người luôn bị
ám ảnh bởi mục tiêu thoát khỏi ñói nghèo, ngày càng có ñược cuộc sống ñầy
ñủ, sung túc hơn cho tất cả mọi người. Xét theo nghĩa hoàn toàn kinh tế thì
“Phát triển” ñược coi là khả năng của một nền kinh tế quốc dân có thể tạo ra
và duy trì ñược một mức tăng hàng năm trong tổng sản phẩm quốc dân với
tốc ñộ 5 - 7% [3]. Giáo sư Dudley Seers có quan ñiểm mới về phát triển:
“ðiều gì ñã và ñang xảy ra với sự nghèo khổ, ñã và ñang xảy ra với sự thất
nghiệp, ñã và ñang xảy ra với sự bất bình ñẳng. Nếu cả ba vấn ñề này trở nên
ít nghiêm trọng hơn thì không có gì ñáng nghi ngờ rằng nước ñang xem xét
ñang trải qua một thời kỳ phát triển. Nhưng nếu một trong hai vấn ñề trung
tâm này trở nên xấu ñi, ñặc biệt nếu cả ba xấu ñi thì việc gọi kết quả ñó là
“phát triển” thì thật là lạ lùng, ngay cả khi thu nhập bình quân ñầu người tăng
lên ñáng kể”. Quan ñiểm về phát triển của Liên Hợp Quốc tập trung vào phát
triển con người: “Phát triển là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người ñể
ñạt tới một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng ñáng với
con người”. Raaman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay ñổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội”. [16]. Ngân hàng thế giới ñưa ra khái niệm có
ý nghĩa rộng lớn hơn, bao gồm những thuộc tính quan trọng liên quan ñến
hệ thống giá trị của con người, ñó là: “Sự bình ñẳng hơn về cơ hội, sự tự
do về chính trị và các quyền tự do công dân ñể củng cố niềm tin trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 6
cuộc sống của con người trong mối quan hệ với Nhà nước, cộng ñồng…”
[4]. Lưu ðức Hải cho rằng: Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao
gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ
thuật, văn hóa… Bùi Ngọc Quyết [5] có khái niệm: Phát triển
(development) hay nói một cách ñầy ñủ hơn là phát triển kinh tế xã hội
(socio - economic development) của con người là quá trình nâng cao về
ñời sống vật chất và tinh thần bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất
lượng các hoạt ñộng văn hóa.
Như vậy có thể hiểu phát triển kinh tế trước hết là sự gia tăng nhiều
hơn về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự ña dạng về chủng loại sản phẩm
của nền kinh tế. ðồng thời, phát triển còn là sự thay ñổi về cơ cấu kinh tế theo
hướng tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Môi trường kinh tế và xã hội, các khía
cạnh tổ chức và kỹ thuật ngày càng thuận lợi cho các tác nhân tham gia.
Không những vậy, phát triển còn ñảm bảo tăng khả năng thích ứng với hoàn
cảnh mới của quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp và của mọi người dân.
Sự phát triển sẽ ñảm bảo nâng cao phúc lợi của người dân về kinh tế, văn hóa,
giáo dục, xã hội và sự tự do bình ñẳng, sự phát triển cộng ñồng ñều giữa các
vùng, giữa các dân tộc, các tầng lớp dân cư và sự bình ñẳng trong phát triển
giữa nam và nữ. [1]
Thực tiễn hoạt ñộng của ñời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, ña
dạng và phức tạp người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp
nghiên cứu ñể tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu có những ưu
thế riêng trong ñiều kiện và hoàn cảnh sử dụng. Mô hình là một trong các
phương pháp nghiên cứu ñược sử dụng rộng rãi, ñặc biệt trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 7
Theo các quan ñiểm khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội
dung, cách hiểu riêng. Trong từ ñiển tiếng việt thì: Mô hình ñược hiểu là vật
cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại nhiều lần, mô phỏng cấu tạo và hoạt
ñộng của một vật thể khác ñể trình bày, nghiên cứu hoặc là hình thức diễn ñạt
hết sức ngắn gọn theo một ngôn ngữ nào ñó, các ñặc trưng chủ yếu của một
ñối tượng, ñể nghiên cứu ñối tượng ấy [13]. Dưới góc ñộ kinh tế thì Mô hình
là cách thức mô tả thực thể kinh tế ñã ñược ñơn giản hóa bằng cách loại bỏ
các chi tiết không quan trọng, giữ lại ñặc ñiểm quan trọng nhất ñể giới thiệu
vấn ñề nghiên cứu nhằm hiểu và dự ñoán ñược mối quan hệ của các biến số
trên cơ sở dựa vào hành vi của các biến số ñó, nó cung cấp cách thức giải
quyết vấn ñề.
Như vậy mô hình có thể có các quan niệm khác nhau. Sự khác nhau ñó
là tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô hình ñều có
chung một quan ñiểm là dùng ñể mô phỏng ñối tượng nghiên cứu.
Sản xuất là hoạt ñộng có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải, vật
chất cho xã hội bằng cách sử dụng những tư liệu lao ñộng ñể tác ñộng vào ñối
tượng lao ñộng. Hay sản xuất chính là quá trình phối hợp và ñiều hòa các yếu
tố ñầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) ñể tạo ra sản phẩm hàng hóa
hoặc dịch vụ (ñầu ra). Vậy mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất, thể
hiện sự kết hợp của các nguồn lực trong ñiều kiện sản xuất cụ thể, nhằm ñạt
ñược mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế [15].
2.1.1.2 Phân loại chung về mô hình
Tuỳ vào mục ñích nghiên cứu mà người ta sử dụng phương pháp mô
hình hoá ñể tiếp cận ñối tượng nghiên cứu. Phương pháp mô hình hoá là một
phương pháp nghiên cứu bằng cách lập các mô hình về sự vật và hiện tượng
nghiên cứu ñể hiểu ñược sự vật và hiện tượng ñó. Sử dụng phương pháp mô
hình hoá còn nhằm hiểu ñược bản chất quá trình vận ñộng của sự vật và các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 8
hiện tượng trong giới tự nhiên, kinh tế, xã hội tồn tại hiện thực, khách quan.
ðối tượng nghiên cứu rất phức tạp, nhưng ñể hiểu ñược bản chất người ta ñã
sử dụng phương pháp mô hình hoá ñể lược bỏ ñi những thành phần, bộ phận
không cơ bản nhằm ñơn giản hoá ñối tượng nghiên cứu mà vẫn không làm
mất ñi những ñặc trưng cơ bản của ñối tượng ñó. Sự thể hiện của mô hình
(hoặc ngôn ngữ của mô hình) thường ñược người ta sử dụng ñể mô hình hoá
ñối tượng nghiên cứu là:
- Sự thể hiện của mô hình bằng sơ ñồ, lược ñồ
Sơ ñồ là hình vẽ nhằm mô tả những ñặc trưng nhất ñịnh của sự vật
trong một quá trình nào ñó. Sơ ñồ là một trong các dạng ñể thể hiện mô hình.
Người ta ñã sử dụng sơ ñồ ñể mô phỏng ñối tượng nghiên cứu, hoặc bằng sự
phân tích trên sơ ñồ mà người ta có thể rút ra những kết luận ñể ñi ñến quyết
ñịnh. Lược ñồ cũng là một dạng ngôn ngữ của mô hình. Lược ñồ diễn tả một
cách sơ bộ, tổng quát về ñối tượng ñể trình bày, nghiên cứu mà bỏ qua những
chi tiết cụ thể.
- Sự thể hiện của mô hình bằng ñồ thị
ðồ thị là ñường vẽ trên một hệ trục biểu thị sự thay ñổi các giá trị của
ñại lượng này theo ñại lượng kia. ðể diễn ñạt về hiện tượng kinh tế, xã hội
người ta có thể dùng sự mô tả bằng ñồ thị. Nhìn vào ñồ thị sẽ dễ nhận biết
ñược xu hướng vận ñộng, phát triển, cho ta một cách nhìn tổng quát hơn, trên
cơ sở ñó mà ñưa ra các nhận xét, cách giải quyết phù hợp.
- Sự thể hiện của mô hình bằng toán học
Toán học là khoa học sử dụng những con số ñể nghiên cứu sự vật, hiện
tượng trong giới tự nhiên, kinh tế, xã hội. Dạng ngôn ngữ này ñược thể hiện
bằng các công thức toán học, các dạng phương trình toán học và những con số
dùng ñể mô phỏng thể hiện bản chất của ñối tượng nghiên cứu.
- Sự thể hiện của mô hình bằng bảng tính hoặc một dãy số liệu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 9
Bảng tính hoặc một dãy số liệu là một dạng ngôn ngữ của mô hình
ñược trình bày một cách tổng quát và có hệ thống gồm một số chỉ tiêu nhất
ñịnh, nhằm mô phỏng hiện tượng kinh tế, xã hội hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của
sự vật, hiện tượng trình bày và nghiên cứu.
- Sự thể hiện của mô hình thông qua việc mô tả bằng lời
Sự mô tả bằng lời cũng là một dạng ngôn ngữ của mô hình. Sự mô tả
bằng lời trong trường hợp này ñược hiểu là thông qua lời nói hoặc bằng chữ
viết ñể diễn ñạt một cách ngắn gọn những nội dung chủ yếu nhất của sự vật,
hiện tượng nghiên cứu. Sự mô tả này hết sức ngắn gọn những vẫn thể hiện
ñược bản chất của sự vật và hiện tượng nghiên cứu.
Tuy nhiên tùy theo góc ñộ nghiên cứu mô hình ñể vận dụng vào thực
tiễn sản xuất chia thành các loại mô hình khác nhau
1) Nếu ñứng trên góc ñộ nghiên cứu mô hình ñể vận dụng vào thực tiễn sản
xuất người ta chia mô hình thành hai loại
+ Mô hình lý thuyết (mô hình lý luận)
+ Mô hình thực nghiệm (mô hình thực tế)
Mô hình lý thuyết là mô hình bao gồm một hệ thống các quan niệm
ñược phân tích khoa học hoặc ñược trình bày dưới dạng các phương trình toán
học, các phép tính toán, phương pháp loại suy với các thông số nhất ñịnh giúp
cho người ta ñánh giá, khái quát ñược bản chất của hiện tượng hoặc những
vấn ñề nghiên cứu.
Mô hình tồn tại trong thực tế hoặc dựa trên cơ sở của mô hình lý thuyết
mà vận dụng, triển khai trong thực tiễn thì ñó gọi là mô hình thực nghiệm.
Các mô hình thực nghiệm hay là “mô hình vật chất là hiện thân của những vật
thể trong quá trình nào ñó”
2) Nếu xét trên góc ñộ tính chất thể hiện của mô hình người ta chia mô hình
thành hai loại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 10
+ Mô hình trừu tượng (mô hình tưởng tượng)
+ Mô hình vật chất (mô hình cụ thể)
Mô hình trừu tượng là mô hình mô phỏng sự vật, hiện tượng trong ñời
sống, kinh tế, xã hội bằng “các yếu tố trực quan cảm tính hay trong quá trình
tưởng tượng. Mô hình vật chất là “hiện thân của những vật thể trong quá trình
nào ñó” ñược “thu nhỏ hoặc phóng to” song vẫn giữ lại ñược bản chất vật lý
và sự ñồng dạng hình học. Giữa mô hình trừu tượng và mô hình vật chất có
mối liên hệ. Mô hình trừu tượng cho phép ta khái quát hoá về những vấn ñề
cụ thể của mô hình vật chất ñể từ ñó làm cho mô hình vật chất ñược hoàn
thiện hơn.
3) Nếu xét trên góc ñộ phạm vi nghiên cứu kinh tế học, tiếp cận theo quy mô
của các yếu tố, người ta chia làm hai loại mô hình
+ Mô hình kinh tế vi mô
+ Mô hình kinh tế vĩ mô
Mô hình kinh tế vi mô “phản ánh sự vận hành từng khâu riêng biệt
trong nền kinh tế quốc dân” hoặc mô tả một thực thể kinh tế nhỏ. Mô hình
kinh tế vi mô là mô hình mô phỏng ñặc trưng của những vấn ñề kinh tế cụ thể
trong tế bào kinh tế, các bộ phận của nền kinh tế.
Mô hình kinh tế vĩ mô là mô hình kinh tế mô phỏng nét ñặc trưng của
những vấn ñề kinh tế chung trong toàn bộ nền kinh tế hoặc mô tả các hiện
tượng kinh tế liên quan ñến một nền kinh tế. Mô hình kinh tế vĩ mô diễn ñạt
những quan ñiểm cơ bản nhất về sự phát triển của tổng thể nền kinh tế, ñược
mô hình kinh tế vi mô vận dụng những quan ñiểm ñó ñể tiến hành tổ chức,
quản lý sản xuất trong các ñiều kiện cụ thể. Việc xây dựng mô hình kinh tế vĩ
mô ñược bắt ñầu từ những phân tích kinh tế, xã hội và dựa trên các quy luật
ñể tìm ra các mối quan hệ ràng buộc giữa chúng. Mô hình kinh tế vi mô cùng
với mô hình kinh tế vĩ mô tạo thành một hệ thống mô hình thống nhất, làm cơ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 11
sở ñể ra các quyết ñịnh kinh tế có căn cứ khoa học.
4) Nếu ñứng trên góc ñộ về cơ chế quản lý kinh tế tầm vĩ mô người ta chia mô
hình kinh tế thành 3 loại
+ Mô hình kinh tế thị trường tự do
+ Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung (kinh tế chỉ huy)
+ Mô hình kinh tế hỗn hợp
Mô hình kinh tế thị trường tự do là mô hình kinh tế sản xuất hàng hoá
phát triển ở trình ñộ cao khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản
xuất xã hội ñều ñược tiền tệ hoá. Mô hình kinh tế kế hoạch tập trung (kinh tế
chỉ huy) là mô hình kinh tế mà từ khâu sản xuất ñến khâu phân phối lưu thông
ñều do một trung tâm ñiều hành ñó là Nhà nước. Mô hình kinh tế hỗn hợp là
mô hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển vận ñộng theo các quy luật của
kinh tế thị trường nhưng có sự can thiệp của Chính phủ.
5) Nếu xét góc ñộ về thời gian người ta chia mô hình kinh tế thành hai loại
+ Mô hình kinh tế tĩnh
+ Mô hình kinh tế ñộng
Mô hình kinh tế tĩnh là mô hình mô tả các hiện tượng kinh tế tồn tại ở
một thời ñiểm hay trong một khoảng thời gian xác ñịnh. Mô hình kinh tế ñộng
là mô hình mô tả sự vật, hiện tượng kinh tế mà trong ñó các yếu tố biến ñộng
theo thời gian.
6) Nếu xét theo phạm vi về lãnh thổ người ta chia mô hình sản xuất thành các
mô hình sau:
+ Mô hình sản xuất của vùng, lãnh thổ
+ Mô hình sản xuất của ñịa phương
Ngoài ra, nếu xét theo phạm vi sản xuất của ngành người ta chia mô
hình sản xuất thành mô hình sản xuất riêng ngành và mô hình sản xuất
liên ngành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 12
Mô hình sản xuất riêng ngành là mô hình mang ñặc trưng riêng của
ngành sản xuất như mô hình chăn nuôi, mô hình trồng trọt... Mô hình sản xuất
liên ngành là mô hình kết hợp giữa các ngành sản xuất nhằm phát huy tốt nhất
sự hỗ trợ của các ngành sản xuất trong quá trình làm ra sản phẩm, như mô
hình sản xuất nông – lâm kết hợp, mô hình sản xuất nông - công nghiệp...
Giữa mô hình kinh tế và mô hình sản xuất có một mối liên hệ. Mô hình
kinh tế dựa trên các cơ sở khoa học ñể ñưa ra các quan ñiểm và ñịnh hướng
phát triển, từ ñó mà các ñơn vị kinh tế cơ sở, các ñịa phương, các ngành, lựa
chọn mô hình sản xuất cho phù hợp với ñiều kiện cụ thể của mình. Tuy nhiên
sản xuất ñược hiểu với nghĩa rộng, mỗi ngành sản xuất có các ngành hẹp, mỗi
ngành hẹp lại có nhiều cơ sở sản xuất, các cơ sở sản xuất làm ra các sản phẩm
khác nhau, ñược ñặt trong ñiều kiện tự nhiên, kinh tế cụ thể của từng vùng,
ñịa phương.
2.1.2 Hiệu quả kinh tế các mô hình
2.1.2.1 Khái quát chung về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp ñến nền kinh
tế sản xuất hàng hóa. Hiệu quả ñược xem xét dưới nhiều giác ñộ và quan ñiểm
khác nhau. Về hiệu quả kinh tế, có hai quan ñiểm: Truyền thống và quan ñiểm
mới cùng tồn tại.
- Quan ñiểm truyền thống về hiệu quả kinh tế: Quan ñiểm truyền thống
cho rằng, nói ñến hiệu quả kinh tế tức là nói ñến phần còn lại của kết quả sản
xuất kinh doanh sau khi ñã trừ chi phí. Nó ñược ño bằng các chi phí và phần
lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế ñược xem như là tỷ lệ giữa kết
quả thu ñược với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một ñơn vị sản
phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành
sản phẩm hay mức sinh lời của ñồng vốn. Nó chỉ ñược tính toán khi kết thúc
một quá trình sản xuất kinh doanh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 13
Các quan ñiểm truyền thống chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả
kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tính,
chỉ xem xét hiệu quả sau khi ñã ñầu tư. Trong khi ñó hiệu quả là chỉ tiêu rất
quan trọng không những cho phép chúng ta biết ñược kết quả ñầu tư mà còn
giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết ñịnh ñầu tư tiếp và nên ñầu tư bao
nhiêu, ñến mức ñộ nào. Trên phương diện này, quan ñiểm truyền thống chưa
ñáp ứng ñầy ñủ ñược. Thứ hai, nó không tính ñến yếu tố thời gian khi tính
toán thu và chi cho một hoạt ñộng sản xuất kinh doanh. Do ñó, thu và chi
trong tính toán hiệu quả kinh tế theo quan ñiểm này thường chưa tính ñủ và
chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan ñiểm truyền thống chỉ bao gồm
hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan ñến yếu
tố tài chính ñơn thuần như chi phí về vốn, lao ñộng, thu về sản phẩm và giá
cả. Trong khi ñó, các hoạt ñộng ñầu tư và phát triển lại có những tác ñộng
không chỉ ñơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa.
- Quan ñiểm mới về hiệu quả kinh tế: Gần ñây các nhà kinh tế ñã ñưa ra
quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm khắc phục những ñiểm thiếu của
quan ñiểm truyền thống. Theo quan ñiểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải
căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:
+ Trạng thái ñộng của mối quan hệ giữa ñầu vào và ñầu ra. Về mối
quan hệ này cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật; Hiệu quả phân
bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm thu
thêm trên một ñơn vị ñầu vào ñầu tư tăng thêm. Hiệu quả phân bổ nguồn lực
là giá trị sản phẩm thu thêm trên một ñơn vị chi phí ñầu tư thêm. Hiệu quả
kinh tế là phần thu thêm trên một ñơn vị ñầu tư thêm. Nó chỉ ñạt ñược khi
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là tối ña.
+ Yếu tố thời gian: ñược coi là yếu tố tính toán trong hiệu quả
+ Hiệu quả t._.ài chính, xã hội và môi trường: Theo quan ñiểm hiện ñại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 14
hiệu quả kinh tế nên ñược ñánh giá trên ba phương diện: Hiệu quả tài chính,
xã hội và hiệu quả môi trường [12].
2.1.2.2 Phương pháp ñánh giá hiệu quả kinh tế
Trong giai ñoạn chuyển ñổi cơ chế quản lý kinh tế hiện nay việc nghiên
cứu kinh tế nói chung và vấn ñề hiệu quả nói riêng, một mặt vẫn phải dựa trên
cơ sở hệ thống chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả kinh tế (HQKT) (MPS) ñồng thời
phải từng bước thực hiện theo hệ thống tài khoản Quốc gia (SNA) [15].
- Theo MPS ta có các chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả chủ yếu sau:
+ Hiệu suất của
giá trị sản lượng
theo chi phí
=
(1)
+ Hiệu suất của
thu nhập theo chi
phí
=
(2)
+ Hiệu suất của
lợi nhuận theo
chi phí
=
(3)
- Theo SNA ta có các chỉ tiêu sau:
+ Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ tạo
ra trong một thời kỳ nhất ñịnh (thường là một năm)
GO = ∑ Qi x Pi Trong ñó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i
Pi: ðơn giá sản phẩm loại i
+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và
Giá trị sản lượng
Tổng chi phí sản xuất
Thu nhập
Tổng chi phí sản xuất
Lợi nhuận
Tổng chi phí sản xuất
i= 1
n
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 15
dịch vụ ñược sử dụng trong quá tình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ
khác trong một thời kỳ nhất ñịnh.
IC = ∑ Ci
Trong ñó: Ci: Là các khoản chi phí vật chất hoặc dịch vụ thứ i
Trong sản xuất nông nghiệp IC là chi phí về giống, phân bón, công làm
ñất, thuốc bảo vệ thực vật…
+ Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của người lao ñộng
khi sản xuất trên một ñơn vị diện tích trong một vụ
VA = GO - IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản
xuất bao gồm thu nhập của công lao ñộng và lợi nhuận khi sản xuất trên một
ñơn vị diện tích.
MI = VA - (A + T + lao ñộng ñi thuê)
VA : Giá trị gia tăng
T: Các khoản thuế phải nộp
A: Là phần khấu hao TSCD và các phi phí phân bổ
+ Lợi nhuận (Pr): là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất
trên một ñơn vị diện tích trong một vụ.
Pr = GO - TC
GO: Tổng giá trị sản xuất
TC: Tổng chi phí
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển mô hình sản xuất cây ăn quả
Mô hình sản xuất nói chung và mô hình sản xuất nhãn muộn nói riêng
ñều có 2 nhân tố ñó là chủ thể sản xuất và khách thể sản xuất
* Chủ thể sản xuất
Chủ thể sản xuất là thành phần, bộ phận giữ vai trò chủ chốt, thể hiện
i= 1
n
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 16
ñặc ñiểm, cấu tạo riêng của sự vật, hiện tượng. Chính những ñặc ñiểm này là
cơ sở ñể phân biệt sự khác nhau giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện
tượng khác tồn tại trong hiện thực khách quan. Mô hình sản xuất nói chung và
mô hình sản xuất nhãn muộn nói riêng là một chỉnh thể thống nhất, mọi tác
ñộng vào mô hình ñều có xu hướng tập trung vào chủ thể sản xuất. Do vậy,
chủ thể sản xuất là bộ phận chính, giữ vai trò chủ ñạo trong tất cả các hoạt
ñộng của mô hình. Chủ thể trong mô hình sản xuất nhãn muộn là các chủ hộ
trồng nhãn muộn và các thành viên làm việc trong hộ. Chủ thể là người trực
tiếp ñiều tiết các hoạt ñộng sản xuất và ra quyết ñịnh của mô hình. Mô hình
sản xuất có thể có một hoặc một số chủ thể, các chủ thể ñược sắp xếp theo
một cơ cấu nhất ñịnh. Cơ cấu này càng hợp lý bao nhiêu thì càng tạo ñiều
kiện ñể cho hoạt ñộng sản xuất của mô hình ñạt ñược hiệu quả bấy nhiêu.
Ngược lại, nếu cơ cấu này không hợp lý sẽ cản trở sự phát triển của mô hình.
* Khách thể sản xuất
Khách thể sản xuất là ñối tượng tiếp nhận hành ñộng của chủ thể. Khách
thể có tác ñộng trở lại ñối với chủ thể. Tuy tồn tại một cách ñộc lập với chủ thể
nhưng khách thể có tác ñộng nhất ñối với sự tồn tại và phát triển của mô hình.
Mức ñộ tác ñộng của khách thể ñối với chủ thể là tuỳ thuộc vào mối quan hệ,
mức ñộ lợi dụng, trình ñộ cải biến của chủ thể ñối với khách thể. Khách thể là
trực tiếp làm ra các sản phẩm. Mức ñộ hoàn thiện của khách thể có tác ñộng tích
cực hoặc tiêu cực, thậm chí còn làm thay ñổi cả hoạt ñộng của chủ thể. Khách
thể sản xuất của mô hình sản xuất nhãn muộn là hệ thống các tư liệu lao ñộng và
ñối tượng lao ñộng. Các tư liệu lao ñộng là công cụ sản xuất, giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật..., ñối tượng lao ñộng là cây nhãn muộn.
2.1.3.1 Các yếu tố về ñiều kiện tự nhiên:
- Nhiệt ñộ, lượng mưa, ẩm ñộ: ðây là chỉ tiêu rất quan trọng ñể quyết
ñịnh chọn cây gì, con gì cho vùng sinh thái ñó, vì các loại khác nhau có
những yêu cầu khác nhau về nhiệt ñộ, ẩm ñộ như:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 17
Bảng 2.1: Yêu cầu nhiệt ñộ, lượng mưa của một số cây ăn quả
Nhiệt ñộ trung bình (0c)
Cây trồng Thích hợp
Trung bình
tối cao
Trung bình
tối thấp
Lượng mưa
thích hợp
(mm)
Nhãn 21 - 22 27 10 >1200
Vải 24 - 29 29 10 1250 – 1700
Bưởi 22 - 30 30 16 1240 – 1600
Na 22 - 30 29 10 1000 – 1500
Nguồn : [6]
Nhãn là loại cây trồng khó tính, phụ thuộc vào thời tiết. Cây nhãn phát
dục trong ñiều kiện nhiệt ñộ thấp. Nếu thời tiết rét kéo dài nhưng không rét
ñậm rất khó cho nhãn phát dục. Hoặc những cây ñã ra hoa mà gặp thời tiết rét,
mưa thì khả năng thụ phấn kém. Hoặc nếu thời tiết diễn biến thất thường, lúc
nắng to, lúc mưa thì nhãn cũng khó có khả năng ñậu quả.
- ðất ñai và ñịa hình: Nguồn gốc ñất ñai của vùng, thuộc loại ñất gì, có bao
nhiêu khu vực khác nhau trong vùng, ñộ dày tầng ñất, thành phần cấu trúc ñất,
mực nước ngầm, ñịa hình ñộ cao, ñộ dốc của khu vực trong vùng. ðể từ ñó
ñưa loại cây trồng phù hợp với ñiều kiện ñất ñai của vùng.
Bảng 2.2 Yêu cầu về ñất ñai ñể trồng một số loại cây ăn quả
Cây trồng Yêu cầu về ñất ñể trồng một số loại cây ăn quả
Nhãn Trồng ñược trên ñất phù sa, ñất thịt nhẹ, ñất ñồi, ñất có
tầng dày trên 70cm, tỷ lệ mùn 2%, ñộ PH 5,5 - 6,5
Vài Có tính thích ứng rộng, không kén ñất, chịu hạn, ñộ PH
từ 5,5 - 6,5. Sườn ñồi có tầng ñất dày trên 70cm, ñộ dốc
dưới 250.
Bưởi ðất nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm và thoát nước, tầng
ñất dày, mực nước ngầm thấp.
Na Không kén ñất, tốt nhất trên ñất có tầng dày ≥ 70cm, ñất
phù sa ven sông, phù sa cổ, ñất ven ñồi núi, ưa ñất chua
PH 5 - 5,5.
Nguồn: [6]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 18
2.1.3.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội
Các nhân tố về kinh tế - xã hội như tình hình sản xuất nông lâm nghiệp
của vùng, tỷ trọng sản lượng và giá trị sản lượng của cây nhãn trong sản xuất
nông nghiệp; tình hình tiêu thụ sản phẩm nhãn của vùng, khả năng tiêu thụ
quả tươi, xuất khẩu, chế biến; sự phát triển về dân số của vùng, khả năng cung
cấp sức lao ñộng hàng năm, bình quân ñất ñai cho một lao ñộng; giao thông
trong vùng có thể vận chuyển vật tư và sản phẩm quả tươi; quỹ ñất cho phát
triển cây nhãn…
2.1.3.3 Các yếu tố về tổ chức sản xuất, khoa học kỹ thuật và công nghệ
ðể phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây nhãn nói riêng có ñịnh
hướng, chiến lược hệ thống, quy hoạch nhất ñịnh ñòi hỏi phải có sự phối hợp
ñồng bộ của nhiều cấp, ban ngành trong xã hội. Hầu hết các hộ trồng nhãn
vẫn sản xuất theo tính tự phát, họ quan niệm “Một năm ăn quả, một năm trả
cành”, do vậy sản lượng và chất lượng nhãn giảm hẳn theo từng vụ. Việc
chọn giống cây cũng làm theo cách truyền thống, lấy hạt cây nhãn có quả to
ñể ươm giống cây cho vụ sau, cách làm này là thiếu cơ sở khoa học, cây nhãn
cho quả to không có nghĩa là cho cây giống tốt và chất lượng quả cao.
Vấn ñề khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển sản xuất nhãn của
người dân còn hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật chưa phổ biến, trình
ñộ thâm canh ở nhiều nơi vẫn chưa ñồng ñều, công tác chăm sóc ñúng kỹ
thuật ñặc biệt là sau thu hoạch còn chưa ñược người trồng nhãn chú trọng.
Hơn nữa tháng thu hoạch nhãn thường trùng vào mùa mưa bão nên nếu mưa
liên tục nhiều ngày thì quả nhãn sẽ nứt, thối… Khi bão về người dân chỉ còn
cách thu hoạch ồ ạt ñể sấy khô, chế biến long nhãn dẫn ñến nguồn thu bị
giảm. Ngoài ra nhãn mới chỉ tiếp cận ñược với một số nhỏ lượng khách hàng
tầm trung và cao cấp như siêu thị, khách sạn, nhà hàng… ðiều mà nhãn Thái
Lan lại ñang chiếm ưu thế trên thị trường Việt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 19
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển mô hình sản xuất cây ăn quả trên thế giới
CAQ là những cây cung cấp quả tươi cho con người, cho ñến nay và
mãi về sau này con người có phát triển ñến ñâu, khoa học có phát triển ñến
thế nào thì hoa quả vẫn không thể thiếu ñược trong cuộc sống của con người.
Phát triển sản xuất CAQ góp phần ñáng kể vào việc phát triển kinh tế của
người dân, của một quốc gia.
Trên thế giới, diện tích và sản lượng của một số loại CAQ tăng nhanh
qua các năm và ñược biểu thị qua bảng sau:
Các nước trên thế giới căn cứ vào ñiều kiện của nước mình mà có những
kinh nghiệm và chính sách riêng ñể phát triển sản xuất CAQ cho phù hợp.
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả trên thế giới
Năm
Loại CAQ
2004 2005 2006 2007
I. Diện tích (ha) 24,306,988 24,509,223 25,021,551 25,344,678
1. Táo 4,761,005 4,802,133 4,786,350 4,921,767
2. Chuối 4,183,665 4,376,730 4,185,507 4,410,509
3. Nho 7,341,354 7,340,758 7,520,595 7,501,872
4. Cam 3,797,363 3,836,286 3,854,513 3,905,780
5. Xoài 4,223,601 4,344,539 4,483,363 4,604,750
II. Sản lượng (kg) 287,487,403 292,424,155 304,871,314 308,761,701
1. Táo 58,377,086 62,775,656 62,123,069 63,875,324
2. Chuối 67,953,251 69,644,923 80,029,627 81,263,358
3. Nho 67,562,001 67,237,092 66,738,828 66,271,676
4. Cam 64,777,537 62,875,967 63,618,151 63,906,064
5. Xoài 28,817,528 29,890,517 32,361,639 33,445,279
(Nguồn: Theo thống kê của FAO)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 20
* Trung Quốc
Trung Quốc có diện tích CAQ khoảng 1.000 triệu ha, với sản lượng
105,2 triệu tấn chiếm khoảng 20% tổng sản lượng của cả thế giới [9]. Trung
Quốc là nước sản xuất và chế biến trái cây lớn nhất thế giới. Ở phía Bắc có
các loại CAQ chính là táo, cây có múi, lê, nho, mận, anh ñào… Trong khi ñó
ở miền Nam, có các loai CAQ chính như cây có múi, chuối, vải, nhãn, xoài…
Trong ñó sản lượng táo, lê, cây có múi chiếm 70% tổng sản lượng.
Sản xuất cây ăn trái ở Trung Quốc bắt ñầu ñi vào giai ñoạn phát triển
nhanh chóng kể từ năm 1949. ðặc biệt, từ năm 1980, Trung Quốc ñã thành
công trong việc giới thiệu những giống cây ăn quả ngon và phổ biến những kỹ
thuật tiến bộ, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả và sản lượng cũng ñược cải
thiện. Diện tích và sản lượng của cây ăn trái ñã tăng từ 5 ñến 9 lần trong
suốt 20 năm cuối của thế kỷ thứ 20. Mặc khác, những loại quả như quả
hạch, quả mọng và các loại cây ăn quả ôn ñới và bán nhiệt ñới ñã ñược
phát triển ñáng kể. Trong khi ñó, diện tích sản xuất cây ăn trái hiện ñại và
lớn ñược thành lập rất thành công ở miền Nam và Bắc của Trung Quốc.
ðồng thời, có sự tiến bộ rất lớn lao trong việc lai tạo giống, kỹ thuật canh
tác, ñóng gói, vận chuyển, tồn trữ và chế biến, v.v… Ngành cây ăn trái ñã
trở thành một phần quan trọng của ngành nông nghiệp chúng tôi và ñóng
một vai trò quan trọng trong việc chuyển ñổi cơ cấu nông nghiệp và tăng
thu nhập cho người nông dân. ðến năm 1999, diện tích cây ăn trái chiếm
khoảng 21,3% của cả thế giới, sản lượng trái cây chiếm 14% tổng sản
lượng thế giới, ñạt 62,376 triệu tấn. Trong năm 2007, diện tích cây ăn quả
ñạt ñến 104,71 triệu ha và sản lượng ñạt 105,2 triệu tấn, ñứng hàng thứ
nhất trên thế giới, và sản lượng táo, lê cũng ñứng ñầu thế giới, cây có múi
ñứng thứ hai sau Brazil và Hoa Kỳ ñứng thứ 3 trên thế giới [9].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 21
Kể từ năm 1985, Trung Quốc thực hiện quản lý kinh tế thị trường ñưa
vào áp dụng phương thức quản lý sản xuất có hiệu quả kinh tế, thực hiện áp
dụng chính sách kinh tế mới cho vùng nông thôn, mở rộng tự do giá bán trái
cây và chính sách quản lý ña dạng, ñã làm tăng ñộng lực phát triển sản xuất
cây ăn quả ở Trung Quốc, và ñẩy nhanh quá trình mở rộng diện tích trồng
cũng như cải thiện năng suất cây ăn quả. Người nông dân có thể mở rộng diện
tích trồng cây ăn trái bằng cách thuê ñất canh tác tùy theo nhu cầu của thị
trường ñể phát triển những giống cây ăn quả ngon và ñang có tiềm năng trên
thị trường. Ngành cây ăn quả của Trung Quốc ñã có những thay ñổi lớn trong
vòng 20 năm qua. Nó ñã trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp
của Trung Quốc. Thêm vào ñó, các nhà vườn có diện tích lớn, các công ty,
hợp tác xã và các tổ chức có liên quan ñóng vai trò chính yếu trong ngành sản
xuất này. Hiện tại, hơn 80% vườn cây ăn trái hiện nay với một diện tích ñáng
kể, mỗi vườn trồng một loại cây ăn trái ñể tăng cường tính chuyên biệt trong
quản lý vùng sản xuất ở Trung Quốc.
* ðài Loan: Hợp tác xã nhóm sản xuất và tiếp thị
Trước ñây cũng như bao quốc gia và vùng lãnh thổ khác, xuất khẩu trái
cây là ngành khá xa lạ ở ðài Loan. Tại ñây cây ăn trái lâu năm chiếm tới 80%
tổng sản lượng trái cây, trong khi ñó cây ôn ñới chỉ chiếm 20%. Tuy nhiên từ
năm 1990 khi ðài Loan tiến hành 6 dự án nhằm làm giảm giá thành sản xuất
và tiếp thị, cũng như cải thiện về mặt chất lượng và tính cạnh tranh của ngành
sản xuất trái cây ñã có những bước tiến mới.
Diện tích sản xuất nông hộ ở ðài Loan khá nhỏ lẻ, bình quân mỗi hộ
chỉ 1,2 ha. Làm thế nào ñể nâng cao giá trị nông sản là mối quan tâm hàng
ñầu. Nông dân dễ dàng học hỏi những kỹ thuật sản xuất bằng nhiều cách khác
nhau, tuy nhiên làm thế nào ñể tiếp thị sản phẩm vẫn là vấn ñề hóc búa. Sự
yếu kém trong công tác tiếp thị trái cây là do sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 22
Do ñó các nhóm nông dân sản xuất và tiếp thị ñược hình thành theo mô hình
hợp tác xã từ năm 1992. Những nhóm này ñược tổ chức theo hình thức tự
nguyện do những nhóm nông dân trồng cùng một loại cây ăn trái liền kề nhau.
Nhóm này cùng hợp tác ñể bán và vận chuyển sản phẩm. Bằng cách này họ
nâng cao năng lực tiếp thị và tăng thu nhập cho chính họ.
Có khoảng 2.256 nhóm nông dân sản xuất và tiếp thị như vậy ở ðài
Loan và có khoảng 47.613 hộ nông dân sản xuất cây ăn trái tham gia theo
nhóm. Hoạt ñộng của các nhóm này ñược phân chia thành 3 loại hình HTX
khác nhau: Hội nông dân, HTX tiếp thị trái cây và HTX nông nghiệp. Các tổ
chức này chịu trách nhiệm về mặt quản lý hành chính, còn các trung tâm
khuyến nông chịu trách nhiệm và tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Trên
cơ sở ñó, nhóm sản xuất và tiếp thị trái cây tổ chức các buổi họp nhóm theo
ñịnh kỳ 1 – 2 tháng/lần và trong các cuộc họp này ñều có sự tham gia của cán
bộ khuyến nông cấp tỉnh. Trong các cuộc họp này, mỗi nông dân phải chia sẻ
kinh nghiệm của mình ñể cả nhóm cùng nhau thảo luận, qua ñó các thành viên
khác trong nhóm có thể học hỏi, từ ñó nâng cao kỹ thuật sản xuất và tiếp thị
một cách nhanh chóng.
Nếu nhóm có khó khăn về sản xuất, tiếp thị thì cán bộ khuyến nông cấp
huyện/thị trấn sẽ giúp ñỡ, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của chuyên gia kỹ thuật.
Các thành viên trong từng nhóm có thể trao ñổi thông tin với nhau, mua vật tư
nông nghiệp phục vụ cho sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và
thậm chí hợp tác với nhau trong hoạt ñộng tiếp thị. Trên cơ sở này, họ có
quyền quyết ñịnh thoả thuận về giá cả cũng như giảm giá thành sản xuất và
tiếp thị. Nông dân vận chuyển sản phẩm cho họ ñến nhà ñóng gói và phân
loại, tuyển chọn và sau cùng là ñóng gói. Nhiệm vụ của công việc tiếp thị
thông qua kiểm soát toàn bộ chất lượng có thể làm gia tăng giá trị sản phẩm
và nguồn thu nhập cho nông dân.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 23
Các nhà lãnh ñạo ðài Loan ñánh giá nhóm sản xuất nông nghiệp và
tiếp thị hàng năm. Bước ñầu chính quyền ñịa phương và trạm cải tiến nông
nghiệp cấp quận sẽ chọn lựa ra 100 nhóm sản xuất nổi bật nhất. Sau ñó 10
nhóm nổi bật sẽ ñược ñánh giá và lựa chọn bởi các giáo sư của các trường ñại
học. Kết quả chọn lựa ra 10 nhóm sản xuất sẽ nhận giải thưởng do Hội ñồng
Nông nghiệp cấp.
Nghiên cứu các mô hình sản xuất cây ăn quả của một số nước trên thế
giới cho thấy cơ cấu tổ chức của các mô hình rất phong phú và ñạt ñược hiệu
quả cao. Từ thành công của các mô hình sản xuất cây ăn quả ở trên chúng tôi
rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Thành công của Trung Quốc trong việc phát triển cây ăn quả
ñược ñánh giá rất cao, ñạt ñược kết quả này là do Trung Quốc biết cách lựa
chọn mô hình phát triển cây ăn quả tùy theo ñiều kiện thổ nhưỡng, khí hậu
từng vùng và ñiều kiện vận chuyển, nguồn nhân lực, cơ quan quản lý nhà
nước tổ chức xây dựng quy hoạch phát triển cây ăn quả quy mô quốc gia và
ñịa phương dựa trên cơ sở ñiều tra và ñánh giá. Từng vùng tập trung vào phát
triển giống cây ăn trái ñặc thù. Nội dung quy hoạch bao gồm việc trồng cây
ăn quả, chế biến, bảo quản và tồn trữ trái cây. Trong quá trình thực hiện quy
hoạch là xây dựng vườn ươm cây giống và tăng cường công tác quản lý cây
ăn quả ngay từ giai ñoạn ñầu. Theo quy hoạch chung của quốc gia, cơ quan
quản lý ngành cây ăn quả quy hoạch cụ thể cho ñịa phương, quy hoạch tổng
thể hàng năm cho từng khu vực. Trong giai ñoạn ñầu, Nhà nước hỗ trợ, trợ
cấp tài chính và giảm thuế, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất cây ăn
quả; tiếp theo Nhà nước tăng cường các kênh lưu thông và nhiều kênh khác
nhau ñể ñẩy mạnh sản xuất. Riêng nhà khoa học luôn tăng cường công tác
nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật sản xuất cây ăn quả, hướng người trồng ñạt
ñược những mong muốn theo dự kiến ban ñầu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 24
Hai là: Ở ðài Loan, ngành cây ăn quả ñạt ñược nhiều tiến bộ xuất phát từ:
Các giống cây ăn quả nhập từ nước ngoài ñược tuyển chọn và lai tạo kỹ
lưỡng. Kỹ thuật sản xuất ñược cải thiện một cách ñáng kể. Bên cạnh ñó, ðài
Loan còn có những hỗ trợ cho phát triển ngành sản xuất cây ăn quả như:
chính sách nông nghiệp ñược Chính phủ ban hành ñể khuyến khích nông hộ
trồng cây ăn quả; ngành sản xuất cây ăn quả ñược ñịnh hướng theo nhu cầu
của thị trường; có mối liên kết chặt chẽ giữa các viện, trường nghiên cứu về
câu ăn quả với các trung tâm khuyến nông; nông hộ trồng cây ăn quả năng
ñộng cập nhật thông tin ñể cải tiến kỹ thuật sản xuất và sẵn sàng trồng giống
cây mới. Diện tích ñất sản xuất của nông hộ nhỏ nhưng thành công lớn nhờ họ
biết hình thành mô hình hợp tác xã cây ăn quả. Từng nhóm từ 10 – 20 nông
dân trồng cung một loại cây ăn quả liên kết lại, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất
và tiếp thị sản phẩm. Khi nhóm sản xuất gặp khó khăn về sản xuất và tiếp thị
thì cán bộ khuyến nông các cấp sẽ giúp ñỡ hoặc chuyên gia kỹ thuật sẽ giúp
họ tháo gỡ khó khăn. Nhóm sản xuất có quyền quyết ñịnh, thỏa thuận về giá
cả, giảm giá thành sản phẩm và tiếp thị.
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển mô hình sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam
2.2.2.1 Kinh nghiệm của Tiền Giang phát triển mô hình cây ăn quả theo
hướng chuyên canh
Tỉnh Tiền Giang có khoảng 68.000 ha cây ăn quả, dẫn ñầu các ñịa
phương trong toàn quốc, chiếm 10% diện tích cây ăn quả cả nước. Cây trái
Tiền Giang luôn xanh tươi, trĩu quả, phục vụ tích cực cho nhu cầu thị trường
trái cây trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, mô hình trồng cây ăn quả ở tỉnh
Tiền Giang ñược nâng lên theo hướng chuyên canh, chất lượng cao, người
trồng cây ăn quả ở ñịa phương ña phần ñều có cuộc sống khá giả.
ðến nay, sản lượng cây ăn quả Tiền Giang ñạt gần 900.000 tấn quả/năm,
ñạt giá trị hơn 2.500 tỷ ñồng, chiếm 24% giá trị sản xuất của ngành nông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 25
nghiệp; trung bình mỗi hécta ñất trồng cây ăn quả có thu nhập từ 80-100 triệu
ñồng/năm. Hiện nay, ở 10/10 huyện, thành, thị trong tỉnh ñều trồng ñược cây
ăn quả, mỗi vùng ñất có một loại cây ñặc trưng riêng, như: thanh long (Chợ
Gạo), khóm (Tân Phước), sầu riêng, chôm chôm (Cai Lậy), sơ ri Gò Công,
bưởi lông, xoài cát Hòa Lộc (Cái Bè), mãng cầu Xiêm (Tân phú ðông). ðặc
biệt, tại huyện Chợ Gạo cây thanh long ñang lên ngôi; từ vài trăm hecta ở xã
Quơn Long, ñến nay toàn huyện Chợ Gạo ñã nhân rộng ñược gần 3.000 ha
thanh long. Gần ñây, nhà vườn trồng thanh long áp dụng kỹ thuật “xông ñèn
ñiện” về ñêm xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ có hiệu quả cao. Ở thời ñiểm
nghịch vụ như hiện nay, giá mỗi kg trái thanh long từ 10-12.000 ñồng; mỗi
hécta thanh long trừ mọi chi phí nhà vườn có lãi từ 100-150 triệu ñồng/năm.
Thời gian qua, ñể mô hình trồng cây ăn quả ñạt hiệu quả kinh tế cao,
ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang chú trọng việc quy hoạch vùng trồng, trợ
vốn vay, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật ñể nhà vườn trồng và chăm sóc cây
hiệu quả. Ngoài ra, các ngành chức năng tỉnh còn xúc tiến xây dựng nhãn hiệu
hàng hóa và thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh cây ăn
quả. ðến nay, tỉnh Tiền Giang ñã và ñang xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho 7
loại trái cây chủ lực, vận ñộng nhà vườn sản xuất 5 loại trái cây theo tiêu
chuẩn Viet Gap, GlobalGap; trong ñó mô hình sản xuất hơn 55 ha trái vú sữa
Lò Rèn Vĩnh Kim ñạt tiêu chuẩn GlobalGap ñem lại tín hiệu rất lạc quan.
Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim ñã ñưa hơn 10 tấn quả xuất khẩu sang
thị trường Nga, Canada với giá cao hơn thị trường nội ñịa 10%. Gần ñây, nhà
vườn tỉnh Tiền Giang còn tích cực nghiên cứu, sưu tầm các giống cây ăn quả
mới, phù hợp với ñiều kiện thổ nhưỡng của ñịa phương ñể trồng như: mận An
Phước, bưởi da xanh, măng cụt, chôm chôm nhãn, ca cao. Trong ñó mô hình
bưởi da xanh xuất khẩu rất có triển vọng; bởi giá bưởi da xanh luôn ở mức
trên 20.000 ñồng/kg…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 26
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang tiếp tục xác ñịnh phát triển kinh tế vườn là rất
quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp; trong 5 năm tới ñịa phương phấn ñấu
nâng diện tích lên 76.000 ha với sản lượng hàng năm ñạt trên 1 triệu tấn
quả/năm. ðể ñạt mục tiêu này, Tiền Giang tích cực thực hiện công tác chuyển
giao kỹ thuật sản xuất, liên kết các nhà ñể nâng chất lượng cây ăn quả theo
hướng xuất khẩu. Tỉnh cũng thực hiện công tác quy hoạch vùng sản xuất tập
trung cho cây ăn quả, tiếp tục xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa trái
cây, duy trì và nâng chất lượng hoạt ñộng hiệu quả của 4 chợ, trung tâm thương
mại trái cây, 14 hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trái cây; tăng cường công tác
tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trái cây Tiền Giang - mà ñặc biệt là tổ chức
thành công Festival trái cây Việt Nam lần 1 (vào các ngày 19 ñến 24-4-2010).
2.2.2.2 Kinh nghiệm của Trà Vinh: Xây dựng mô hình trồng cây ăn quả an
toàn theo tiêu chuẩn GAP
Các mô hình ñược xây dựng trên diện tích 16 ha tại ấp Tân Qui, xã An
Phú Tân, huyện Cầu Kè và ấp Dừa ðỏ III, xã Nhị Long, huyện Càng Long
với 2 loại trái cây ñược chọn: măng cụt và xoài Châu Nghệ. Các hộ nông dân
tham gia mô hình sẽ ñược trang bị kiến thức về phương pháp, quy trình kỹ
thuật canh tác mới như: kỹ thuật chăm sóc, quản lý dịch hại tổng hợp theo
từng giai ñoạn, mùa vụ; ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu
hoạch…Măng cụt và xoài Châu Nghệ là hai loại trái cây ñặc sản của tỉnh Trà
Vinh ñược trồng tập trung với qui mô lớn, ñang ñược thị trường trong và
ngoài nước ưa chuộng.
Riêng diện tích măng cụt ở Trà Vinh hiện có khoảng 100 ha; trong ñó,
có khoảng 70 ha ñang cho trái, sản lượng hàng năm ñạt khoảng 650 - 700 tấn;
tập trung chủ yếu ở xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè. Sản phẩm này khá nổi
tiếng, liên tiếp hai năm liền (2004 và 2005) ñạt giải nhì tại Hội thi trái ngon
khu vực ñồng bằng sông Cửu Long (không có giải nhất).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 27
Trong khi ñó, diện tích xoài Châu Nghệ hiện có khoảng 600 ha; trong
ñó, có trên 500 ha ñang cho trái, tập trung chủ yếu ở hai xã Nhị Long và Nhị
Long Phú, huyện Càng Long. ðiểm nổi bật xoài Châu Nghệ là ngon ngọt, trái
to có trọng lượng từ 400 - 500 g/trái. Tuy chất lượng không cao bằng xoài cát
Hoà Lộc nhưng bù lại xoài Châu Nghệ có thể cho ra trái 2 - 3 ñợt trong năm
nên hạn chế ñược tình trạng dội hàng, mất giá. Sản phẩm xoài Châu Nghệ ñã
ñược nhiều doanh nghiệp chú ý thu mua ñể tiêu thụ nội ñịa và xuất khẩu.
2.2.2.3Kinh nghiệm của Phú Yên: Mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu
quả cao
Thực tế ñã có nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập từ 50 triệu ñến vài
trăm triệu ñồng/ha, góp phần nâng cao giá trị trên một ñơn vị diện tích canh
tác. Tuy nhiên, ñể vừa bảo ñảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh,
vừa ổn ñịnh an ninh lương thực, cải thiện ñời sống nông dân vẫn còn nhiều
việc phải làm.
Phú Yên có diện tích các loại cây trồng hàng năm gần 134 nghìn ha,
mức thu nhập bình quân trên ñồng ruộng tại Phú Yên phổ biến từ 22 ñến 25
triệu/ha/năm ñối với ñất hai vụ lúa, 25 triệu/ha/năm ñối với ñất chuyên canh
mía, 30 ñến 40 triệu ñồng/ha/năm ñối với ñất trồng cây rau màu, cây thực
phẩm. Triển khai chương trình cánh ñồng 50 triệu ñồng/ha/năm ñã có một số
nơi sản xuất có thu nhập cao, như cơ giới hóa canh tác mía tại hai huyện Sông
Hinh, Tây Hòa của Công ty cổ phần mía ñường Tuy Hòa, ñạt năng suất 80
ñến 100 tấn/ha, giá trị ñạt 50 ñến 61 triệu ñồng/ha/năm; lãi 38 ñến 45 triệu
ñồng/ha. Mô hình luân canh cây trồng (lúa-ñậu xanh-lúa) do Trung tâm
khuyến nông-Khuyến ngư triển khai tại các HTX Hòa Thành Tây, huyện Tây
Hòa, HTX Nông nghiệp thị trấn Phú Hòa, HTX Nông nghiệp Hòa Quang Bắc.
Mô hình này có tổng diện tích 12 ha, với 75 hộ xã viên tham gia, kết quả thu
nhập tăng thêm cho nông dân 19,098 triệu ñồng/ha. Riêng công trình sự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 28
nghiệp xây dựng cánh ñồng 50 triệu ñồng/ha/năm do Trung tâm Giống và kỹ
thuật cây trồng thực hiện từ năm 2007 ñến nay tại hai huyện Tây Hòa và Phú
Hòa ñã mang lại kết quả khả quan. Trong ñó phải kể ñến mô hình chuyển ñổi
từ ñộc canh cây lúa một vụ thành: một vụ dưa hấu- một vụ bắp lai- một vụ lúa
tại HTX Hòa Mỹ Ðông, huyện Tây Hòa, tổng thu nhập 57,792 triệu ñồng/ha,
lãi hơn 34 triệu ñồng, hiệu quả tăng 59,8%.
Tại huyện Tuy An, một số cánh ñồng với mô hình sản xuất rau quả ñã
cho tổng thu nhập trung bình 133 triệu ñồng/ha/năm, mức lãi 40 triệu ñồng.
Ðáng chú ý là cánh ñồng sản xuất luân canh khổ qua-cà tím - xà lách - cải ngò
- hành ở ñồng Ðồng Lớn, xã An Hòa (huyện Tuy An) với diện tích 10 ha, ñạt
mức thu nhập trung bình 100 triệu ñồng/ha. Ðiển hình có hộ ông Huỳnh Tấn
Mạnh sản xuất khổ qua thu nhập 200 triệu ñồng/ha/năm. Chủ tịch UBND xã
An Hòa Nguyễn Văn Công cho biết: "Hiện nay ñược huyện hỗ trợ kinh phí,
xã tiếp tục ñầu tư kiên cố hệ thống bơm tưới, thử nghiệm ñưa vào sản xuất
thêm các loại rau ñậu khác như trồng cây nha ñam, ñậu ve, nhằm mở rộng
thêm diện tích sản xuất và ña dạng các loại cây trồng, tăng thêm nguồn thu
nhập cho người nông dân".
Tại các huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh, Ðồng Xuân, tùy theo ñặc
ñiểm ñất ñai thổ nhưỡng cũng triển khai xây dựng các cánh ñồng thu nhập
cao. Huyện miền núi Sơn Hòa xây dựng chương trình 50 triệu ñồng/ha trên
cây mía, bằng cách ñầu tư mở rộng các diện tích mía có tưới nước, ñầu tư
giống và chuyển giao kỹ thuật trồng mía, bước ñầu hình thành những vùng
chuyên canh mía. Tại cánh ñồng Tịnh Sơn, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn
Hòa, ñã ñầu tư xây dựng trạm bơm ñiện, cải tạo ñồng ruộng xây dựng cánh
ñồng mía thâm canh, ñưa giống mới vào trồng, ñã cho năng suất mía ñạt hơn
100 tấn/ha, với giá mía như năm nay hơn 800.000 ñồng/tấn, thì mỗi ha ñã có
thu nhập hơn 80 triệu ñồng. Theo ông Cao Minh Hòa, Chủ tịch UBND huyện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 29
Sơn Hòa, thời gian tới sẽ mở rộng mô hình này ñến một số xã có ñiều kiện
nước tưới như Sơn Nguyên, Sơn Hà, Sơn Phước.
Một số huyện ven biển của Phú Yên là Sông Cầu, Tuy An, Ðông Hòa
cũng xuất hiện nhiều mô hình nuôi trồng, chế biến thủy sản ñạt giá trị kinh tế
hàng trăm triệu ñồng. Tại cánh ñồng Quao, xã Hòa Hiệp Nam (huyện Ðông
Hòa) có hộ bà Nguyễn Thị Nga nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi - rong biển trên
diện tích 0,7 ha, chỉ trong vòng bốn tháng ñã có thu nhập hơn 162 triệu ñồng,
tỷ lệ lãi 54%. Còn ông Ðỗ Tấn Thành ở xã Hòa Vinh cho biết, trên diện tích
0,2 ha, ông ñã thành công với mô hình nuôi cá bống tượng trong ao nước lợ
có ñộ mặn dưới 10%o. Kết quả doanh thu 230,4 triệu ñồng, tỷ lệ lãi 44%.
Theo ông Biện Minh Tâm, Giám ñốc Sở NN&PTNT Phú Yên nhiều
nơi người nông dân chưa mạnh dạn áp dụng các hình thức ña canh, luân canh,
xen canh; lượng nông sản hàng hóa trong tỉnh chiếm tỷ trọng chưa cao, phần
lớn nông dân vẫn còn sản xuất nhỏ, mang tính tự cung tự cấp, chủ yếu người
nông dân tự tìm ñầu ra cho sản phẩm; một số loại cây trồng có nhà máy chế
biến như sắn, mía nhưng năng suất, sản lượng thấp, giá cả không ổn ñịnh. Chi
phí ñầu vào như giá vật tư, phân bón tăng cao hơn so với giá bán các nông
sản, cho nên nông dân có thu nhập thấp không dám ñầu tư thâm canh. Mặt
khác, do sản xuất kiểu nông hộ là chủ yếu, chưa có doanh nghiệp ñủ lớn ñể
làm ñầu tàu trong việc liên kết với nông dân ñầu tư vốn, vật tư, kỹ thuật ngay
từ khâu sản xuất ñầu vụ, hoặc ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ñể hình thành
các vùng chuyên canh, thâm canh tập trung có giá trị cao.
Tỉnh ._.tác. Các chủ vườn quy hoạch lại vườn nhãn, tạo rãnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 111
tiêu nước ñể vườn không bị ngập úng, xây bể ủ phân chuồng và khu chuồng
trại chăn nuôi riêng biệt, tuyệt ñối không bón thúc, bón cận thời ñiểm thu
hoạch ñồng thời kiểm soát chất lượng phân hữu cơ nhằm hạn chế tối ña vi
khuẩn gây bệnh, từng bước chuyển ñổi sang sử dụng chế phẩm sinh học.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí ñánh giá chất lượng nhãn muộn Hưng Yên
ñơn giản và có hiệu quả.
- Xây dựng quy trình quản lý chất lượng ñồng bộ nhãn muộn từ sản
xuất – tiêu thụ và triển khai áp dụng rộng rãi cho các tác nhân tham gia.
* ðiểm yếu và cơ hội
ða số các hộ trồng nhãn muộn vẫn theo lối canh tác truyền thống, quy
mô sản xuất nhỏ, trồng xen, ghép nhiều giống nhãn, trà nhãn vẫn còn phổ
biến... gây khó khăn cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, ñồng thời ảnh
hưởng ñến năng suất, chất lượng nhãn. Không có sự liên kết từ khâu sản xuất
ñến khâu thu hoạch. Hình thức mua bán chủ yếu là mua vo, thoả thuận bằng
miệng không tạo ra sự ràng buộc giữa các bên trong vấn ñề chất lượng.
Tuy nhiên cơ hội mở ra cho nhãn muộn Hưng Yên là ñược người tiêu
dùng ưa chuộng, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ cao, ñất ñai màu mỡ,
phù hợp với việc mở rộng các vùng chuyên canh cây nhãn muộn, ñược sự hỗ
trợ của các cơ quan, tổ chức trong việc chọn, tạo giống cho năng suất, chất
lượng cao, hộ cũng ñược các cơ quan, tổ chức tập huấn, chuyển giao nhiều
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Hiện nay trên ñịa bàn tỉnh mới chỉ có HTX
Nhãn lồng Khoái Châu (HTX nhãn muộn ñầu tiên của tỉnh Hưng Yên) với 09
xã viên HTX, ñặt tại Hàm Tử - Khoái Châu gây khó khăn cho việc ñẩy mạnh
sản xuất, tiêu thụ nhãn muộn cũng như tạo mối quan hệ hợp tác giữa người
trồng nhãn và nhà kinh doanh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 112
Những vấn ñề ñặt ra là:
- Tăng cường ñầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhằm khăc phục
những hạn chế của nhãn muộn Hưng Yên.
- Tổ chức tốt khâu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường
tiêu thụ.
- Thành lập các tổ chức ñể quản lý, hỗ trợ cho việc sản xuất, tiêu thụ
nhãn muộn Hưng Yên. Cần xây dựng mối quan hệ giữa người trồng nhãn với
các nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng.
4.3 ðịnh hướng và giải pháp phát triển mô hình sản xuất nhãn muộn trên
ñịa bàn Hưng Yên
4.3.1 ðịnh hướng
ðể phát triển cây ăn quả bền vững ñòi hỏi tỉnh phải xây dựng quy
hoạch phát triển cây ăn quả phù hợp với ñiều kiện từng vùng. Trong ñó nhấn
mạnh lợi thế so sánh của các giống cây ăn quả ñặc sản. ðẩy mạnh công tác
xúc tiến thương mại và thông tin thị trường quả. Lựa chọn những giống cây
ăn quả chất lượng, gắn với thị trường tiêu thụ. Sản xuất gắn với chế biến là
ñiều kiện tiên quyết ñể phát triển cây ăn quả theo hướng hàng hoá.
Các giống nhãn chín muộn của Hưng Yên có khả năng sinh trưởng,
phát triển khoẻ, năng suất cao chất lượng quả tốt, có khả năng trồng phù hợp
ở nhiều vùng trồng các tỉnh phía Bắc, ñặc biệt là có thời gian thu hoạch kéo
dài ñến 20/9 sẽ là sản phẩm quả ñặc sản của thị trường quả miền Bắc. Các
giống nhãn chín muộn này hoàn toàn có thể phát triển, mở rộng diện tích
trồng với cơ cấu hợp lý ở một số tỉnh phía Bắc nhằm nâng cao sản lượng các
giống nhãn chín muộn với chất lượng quả cao, nâng cao thu nhập cho người
nông dân trồng nhãn ở các ñịa phương. Trong ñịnh hướng phát triển cây ăn
quả của Hưng Yên trước mắt cần cải tạo diện tích trồng nhãn hiện có của tỉnh
từ các giống nhãn có năng suất thấp, chất lượng quả không cao bằng các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 113
giống nhãn chín muộn có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao và chất
lượng quả tốt; tiếp ñó là mở rộng diện tích trồng và nâng cao sản lượng nhãn
của ñịa phương. Với mục tiêu trên trong một chương trình hợp tác với Trung
tâm nghiên cứu cây trồng chưa phổ biến quốc tế (ICUC), Viện nghiên cứu rau
quả cùng phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, quản lý của ñịa phương ñã
xây dựng một số nội dung hoạt ñộng trong thời gian 2008 – 2011 ñể phát triển
cây nhãn chín muộn ở ñịa phương một cách bền vững, góp phần nâng cao
diện tích, sản lượng nhãn cũng như nâng cao thu nhập cho người nông dân
trồng nhãn của ñịa phương.
Hưng Yên với ñặc trưng về ñiều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ñã tạo nên
Nhãn Lồng Hưng Yên nói chung, nhãn muộn Hưng Yên nói riêng có hương
vị ñặc trưng mà không ñâu sánh ñược. ðể bảo vệ hình ảnh nhãn muộn Hưng
Yên, từng bước xây dựng thương hiệu cho thứ ñặc sản này cần có sự liên kết
chặt chẽ giữa người trồng nhãn, nhà chế biến và nhà quản lý. Các cơ quan
chức năng cần tạo cơ chế phù hợp, có giải pháp chủ ñộng về ñầu ra cho sản
phẩm của người trồng nhãn giúp bình ổn giá cả; nghiên cứu, tuyển chọn và
bảo tồn những nguồn gien quý, ñặc trưng của nhãn muộn Hưng Yên. Người
trồng nhãn và người chế biến cùng nhau phát triển, ứng dụng hiệu quả các
tiến bộ KHKT ñể tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao... ñể nhãn
muộn cũng là ñặc sản của Hưng Yên.
* Quy mô sản xuất:
Theo số liệu thống kê của tỉnh Hưng Yên, hiện nay diện tích ñất cho
sản xuất nhãn muộn còn khá nhiều, tỉnh ñã chuyển ñổi thêm 750 ha ñất ao
trũng sang trồng cây nhãn. Trong những năm tới tỉnh có chủ trương khuyến
khích hộ nông dân mở rộng diện tích trồng nhãn muộn với tốc ñộ tăng từ 5 –
7% so với diện tích hiện có. Nếu tất cả các hộ ñều tập trung vào trồng nhãn
muộn thì nhãn muộn lại trở thành nhãn chính vụ, không ñạt hiệu quả kinh tế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 114
cao. Tỉnh tập trung vào tổ chức tập huấn kỹ thuật cho hộ, phối hợp với các
huyện làm các mô hình mẫu ñiển hình, thành lập và thúc ñẩy hoạt ñộng của
các HTX chủ yếu là hoạt ñộng tuyên truyền và hỗ trợ bán sản phẩm, tạo ñiều
kiện cho các hộ trang trại thuê ñất lâu năm với thời gian dài.
* Hoạt ñộng tiêu thụ: Tỉnh thực hiện các hoạt ñộng hỗ trợ xúc tiến
thương mại chủ yếu là tiêu thụ quả và giống cây nhãn muộn. Hiện nay giá bán
cây giống trên ñịa bàn tỉnh thường dao ñộng từ 25.000 – 30.000 ñ/cây, rất
nhiều nhà vườn có thu nhập hàng trăm triệu ñồng mỗi năm từ việc bán cây
giống. Hơn nữa cây giống nhãn muộn ñang ñược sự ưa chuộng của thị trường,
việc tập trung vào phát triển cây giống cũng góp phần giúp hộ trồng nhãn
muộn mở thêm hướng phát triển cho cây nhãn muộn.
Theo kết quả ñiều tra từ các cán bộ quản lý khi ñược hỏi:”ðể phát triển
sản xuất nhãn muộn trong những năm tới, cần tập trung giải quyết vấn ñề
gì?”, có rất nhiều ý kiến khác nhau 12,5% số cán bộ ñược hỏi chọn yếu tố
giống, 25% chọn yếu tố quy hoạch vùng sản xuất; 12,5% chọn yếu tố trình ñộ
thâm canh, khoa học kỹ thuật; 25% chọn mở rộng thị trường; 12,5% chọn yếu
tố tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Như vậy bên
cạnh chủ trương khuyến khích hộ nông dân mở rộng diện tích trồng nhãn
muộn thì tỉnh cũng cần ñưa ra chính sách quy hoạch vùng sản xuất, tránh
trường hợp hộ nông dân ñua nhau trồng ồ ạt, dẫn ñến không tiêu thụ ñược và
phải chặt phá. ðồng thời tỉnh cũng xúc tiến các hoạt ñộng nhằm mở rộng thị
trường tiêu thụ cả về giống cây trồng và sản phẩm quả.
4.3.2 Giải pháp
4.3.2.1 Giải pháp về thể chế, chính sách
Các cơ quan Nhà nước, UBND tỉnh, huyện, thành phố, xã, thị trấn có
thâm canh nhãn muộn cần hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất – tiêu thụ
sản phẩm nhãn muộn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 115
- Mở rộng các hình thức, loại hình tiêu thụ sản phẩm nhãn muộn: xây
dựng các mô hình tiêu thụ (HTX, nhà máy chế biến nhãn muộn...), từng bước
xây dựng thương hiệu nhãn muộn Hưng Yên.
- Thành lập thêm các tổ chức, hội nhãn muộn ñể các tổ chức này thực
sự là tổ chức của người dân và người chế biến. Từ ñó mới có thể nâng cao khả
năng ñịnh giá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhãn muộn
Hưng Yên cả trong và ngoài nước.
- Cần có chính sách thu hút tư thương, người tiêu dùng sản phẩm nhãn
muộn Hưng Yên tới các ñịa phương vùng nhãn: ñầu tư nâng cấp cơ sở hạ
tầng, ñảm bảo an ninh trật tự cho khách ñến mua buôn, mua lẻ, du lịch thăm
quan vùng nhãn, tạo sự yên tâm, thoải mái cho khách ñến với vùng ñặc sản
nhãn muộn Hưng Yên. Hỗ trợ người sản xuất quy mô lớn về vốn, ñất ñai.
- Chính quyền tỉnh Hưng Yên tích cực tổ chức tập huấn kỹ thuật cho
các hộ trồng nhãn muộn nói riêng và các hộ trồng nhãn nói chung.
- Cần có chính sách cho thuê ñất rõ ràng với thời hạn lâu dài tạo ñiều
kiện giúp ñỡ các hộ có mong muốn sản xuất nhãn muộn theo quy mô trang
trại, quy mô trồng tập trung.
4.3.2.2 Giải pháp về sản xuất
Việc quy hoạch và mở rộng sản xuất nhãn muộn Hưng Yên phải căn cứ
trên cơ sở tìm kiếm, tính toán nhu cầu của thị trường:
- Tỉnh Hưng Yên và các huyện cần có những quy hoạch cụ thể và quy
hoạch lại vùng sản xuất nhãn muộn cho phù hợp với ñiều kiện thổ nhưỡng khí
hậu của từng vùng.
- Nghiên cứu và bảo tồn nguồn gen các giống nhãn muộn có chất lượng
cao trên diện rộng từ ñó có ñịnh hướng cho người sản xuất nhằm khai thác tối
ña ưu ñiểm của các giống nhãn ñịa phương có chất lượng cao và nâng cao
hiệu quả sản xuất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 116
- Từng bước thay thế dần các giống nhãn kém chất lượng, năng suất
thấp, xây dựng quy trình sản xuất chuẩn mực có sự ñồng ñều về chất lượng,
mẫu mã sản phẩm và xây dựng thương hiệu nhãn muộn Hưng Yên.
- Cần có một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về giống, ñồng thời tăng cường
công tác quản lý, giám sát các hoạt ñộng buôn bán, kinh doanh nhãn giống
theo quy chuẩn, tránh việc sản xuất giống tràn lan, lợi dụng danh tiếng nhãn
muộn trà trộn ñể bán kiếm lời, gây thiệt hại cho người trồng nhãn, giảm uy tín
của nhãn muộn Hưng Yên.
- Hoạt ñộng cải tạo vườn nhãn và mở rộng các vườn mới cần có những
nghiên cứu, hỗ trợ về mặt khuyến nông, kỹ thuật ñể có thể sử dụng tối ña và
hiệu quả sản xuất nhãn muộn.
- Áp dụng các biện pháp thâm canh nhãn muộn, biện pháp khắc phục
hiện tượng ra hoa cách năm; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến
vào trồng mới, thâm canh, chăm sóc và sử dụng các hoá chất sinh hoạc ñể
ñiều hoà sinh trưởng, phát triển nhằm ñảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm
cho thị trường.
- Chuẩn hoá các kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản theo
từng giống nhãn. Hướng dẫn hộ thâm canh nhãn muộn ghi nhật ký sản xuất ñể
quản lý và nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Xây dựng các tổ kỹ thuật trồng
nhãn muộn ở các ñịa phương với các thành phần là các hộ có kinh nghiệm
trong sản xuất, phát hiện kịp thời các vấn ñề sâu bệnh và mùa vụ ñể khuyến
cáo các hộ trồng nhãn muộn có biện pháp phòng trừ. ðồng thời thành lập các
câu lạc bộ hoặc hội những người thâm canh nhãn muộn ñể tạo ñiều kiện cho
hộ trồng nhãn muộn trao ñổi kinh nghiệm, thông tin khoa học, thông tin thị
trường tiêu thụ, hỗ trợ vốn, hỗ trợ nhau phát triển sản xuất nhãn muộn ñạt
hiệu quả cao hơn.
- Tổ chức tham quan các mô hình trồng nhãn muộn tiên tiến trên ñịa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 117
bàn tỉnh cũng như các ñịa bàn khác ñể các hộ trồng nhãn học hỏi, tích luỹ
kinh nghiệm. Các cơ quan, tổ chức trên ñịa bàn tỉnh, huyện, xã giúp ñỡ hộ
trong hoạt ñộng này.
4.3.2.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ
Giải pháp về thị trường tiêu thụ giúp cho hộ trồng nhãn muộn tiêu thụ
sản phẩm với giá cả hợp lý, ñảm bảo hộ có lãi và phát triển, mở rộng thị
trường tiêu thụ. Tuy nhiên ñể thực hiện tốt giải pháp này cần có sự kết hợp
giữa Nhà nước, chính quyền ñịa phương và hộ trồng nhãn muộn.
- Tỉnh Hưng Yên phải có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xác
ñịnh dung lượng thị trường một cách cụ thể, rõ ràng, có tầm chiến lược ñể làm
cơ sở quy hoạch vùng, mở rộng diện tích trồng nhãn muộn.
- Kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn muộn ngắn chủ yếu là kết nối giữa vùng
sản xuất với các thị trường tiêu thụ xung quanh, chưa mở rộng ra các thị
trường xa. Nghiên cứu mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ.
- Thiết lập hệ thống các cửa hàng, quầy bán và giới thiệu sản phẩm
nhãn muộn tại các thành phố, nơi có sức mua lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP
Hồ Chí Minh... ñể quảng bá, khếch trương sản phẩm nhãn muộn Hưng Yên.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, mở rộng thị
trường, tìm kiếm ñầu ra cho sản phẩm nhãn muộn Hưng Yên, tích cực tham
gia các hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước; ñồng thời tích cực tuyên
truyền, quảng cáo tiếp thị trên các phương tiện thông tin ñại chúng; cần xây
dựng một trang thông tin ñiện tử riêng dành cho sản phẩm nhãn muộn Hưng
Yên ñể người dân, khách hàng... biết và cập nhật thông tin kịp thời. Các thông
tin quảng cáo nên nhấn mạnh sự bổ dưỡng và sự khác biệt với các sản phẩm
nhãn muộn ñịa phương khác nhằm nâng cao uy tín và khuếch trương sản
phẩm nhãn muộn ñể thị trường sản phẩm này ngày càng ñược mở rộng trong
và ngoài nước.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 118
- Nghiên cứu và mở rộng thị trường nội ñịa là hoạt ñộng cần thiết vì
ñặc tính thời vụ là một trong những hạn chế của sản phẩm. Vì vậy mở rộng thị
trường nội ñịa nhằm hạn chế tối ña sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường
và giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất, tiêu thụ.
- Xây dựng mối quan hệ giữa HTX với các trung tâm thương mại, hệ
thống siêu thị, các ñại lý lớn nhằm tạo dựng kênh tiêu thụ và ổn ñịnh cho sản
phẩm nhãn muộn Hưng Yên.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí về mặt chất lượng sản phẩm trong giao
dịch giữa người sản xuất và tác nhân ñầu ra.
- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin ñại chúng về nhận biết sự
khác biệt giữa nhãn muộn Hưng Yên với các loại nhãn muộn khác; giới thiệu
giá trị của sản phẩm và ñịa chỉ tin cậy mua sản phẩm tới mọi ñối tượng.
- Hiện nay sản phẩm nhãn muộn chủ yếu dùng ñể ăn tươi, chưa có biện
pháp bảo quản nào ñược áp dụng. Tỉnh Hưng Yên, các cơ quan ban ngành cần
nghiên cứu quy trình bảo quản nhãn quả tươi nhằm kéo dài thời gian sử dụng,
ñưa nhãn muộn ñi tiêu thụ ở thị trường xa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 119
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
1. Tỉnh Hưng Yên trong những năm gần ñây, với chủ trương khuyến
khích chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, tập trung vào cây nhãn. Cây nhãn Hưng
Yên ñã và ñang là cây trồng mang lại thu nhập cao cho các hộ trồng nhãn.
Ngoài yếu tố văn hoá, truyền thống, nhãn là cây trồng có giá trị kinh tế cao,
có khả năng xuất khẩu. Hiện nay cây nhãn là cây trồng chủ lực của ngành
nông nghiệp Hưng Yên. Hàng năm sản lượng nhãn ñạt khoảng 20 – 30
nghìn tấn, trong ñó 60% là bán quả tươi còn lại chế biến long nhãn khô,
doanh thu từ 150 – 300 tỷ ñồng, chiếm khoảng 12 – 13% thu nhập từ sản
xuất nông nghiệp.
2. Nhằm mục ñích rải vụ thu hoạch, nâng cao thu nhập cho hộ trồng
nhãn. Khoảng 10 năm trở lại ñây trên ñịa bàn tỉnh ñã ñưa giống nhãn muộn
vào sản xuất. So với nhãn chính vụ thì nhãn muộn cho năng suất cao, thời
ñiểm thu hoạch từ 25 tháng 8 ñến 20 tháng 9 không trùng với các loại hoa quả
khác nên giá bán cao.
3. Qua phân tích ở trên chúng tôi thấy hiệu quả kinh tế từ việc sản xuất
nhãn muộn mang lại cao. Nếu xét theo tiêu chí cách thức trồng thì mô hình
tập trung có giá trị thu nhập hỗn hợp 157.390 ngàn ñồng/ha, tương tự ở mô
hình bán tập trung là 63.590,29 ngàn ñồng/ha. Nếu xét theo tiêu chí quy mô
trồng ở mô hình hộ giá trị thu nhập hỗn hợp là 75.913,75 ngàn ñồng/ha, ở mô
hình trang trại 188.622,61 ngàn ñồng/ha. So với nhãn chính vụ giá trị thu
nhập hỗn hợp thu ñược từ trồng nhãn vụ cao gấp 1,26 lần.
4. Nhận thấy ñược giá trị kinh tế do cây nhãn muộn mang lại, nhiều hộ
trồng nhãn ñã ñầu tư vào sản xuất nhãn muộn. Trong quá trình ñầu tư sản xuất
nhãn muộn, hộ gặp một số khó khăn sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 120
- Hộ trồng nhãn muộn chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ, manh mún nên
năng suất, chất lượng nhãn muộn không ñồng ñều, gây khó khăn cho hộ chăm
sóc và thu hoạch.
- Giống nhãn muộn của hộ ñược mua từ nhiều nguồn khác nhau, ít
giống ñảm bảo chất lượng, gây ra hiện tượng quả chín sớm, chín muộn, to,
nhỏ, chất lượng không ñồng ñều.
- Hộ trồng nhãn muộn còn hạn chế về khâu kỹ thuật thâm canh, chăm
sóc ảnh hưởng ñến năng suất, sản lượng nhãn muộn thu hoạch.
- Thị trường tiêu thụ nhãn muộn của hộ nhỏ hẹp, sản phẩm chưa ñược
tiêu thụ ở các thị trường xa. Hộ không có biện pháp kỹ thuật áp dụng vào
khâu thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
- Sản phẩm nhãn muộn Hưng Yên phải cạnh tranh gay gắt với các sản
phẩm nhãn muộn khác và nhãn nhập khẩu.
5.2 Kiến nghị
- Tỉnh Hưng Yên cùng các cơ quan ban ngành tiếp tục nghiên cứu,
tuyển chọn các giống nhãn muộn mới cho năng suất cao, chất lượng quả tốt.
Hỗ trợ cho hộ trồng nhãn muộn mua ñược giống nhãn tốt. Soạn thảo tài liệu
hướng dẫn kỹ thuật ñể phổ biến rộng rãi ñến với các hộ.
- Hỗ trợ về vốn và ñất ñai với các hộ có mong muốn mở rộng quy mô
sản xuất. ðồng thời ñẩy mạnh các biện pháp nhằm quảng bá sản phẩm nhãn
muộn, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Thanh Cúc, Quyền ðình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Quốc Chỉnh (2010), Bài giảng kinh tế hộ nông dân và kinh tế
trang trại cho cao học kinh tế 17b2
3. Nguyễn Thị Minh Hiền (2009), Bài giảng kinh tế phát triển cho cao học
kinh tế 17b2.
4. Lưu ðức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho phát
triển bền vững, NXB Quốc gia, Hà Nội
5. Bùi Ngọc Quyết (2000), Giáo trình kinh tế môi trường, NXB Tài chính, Hà
Nội.
6. Trần Thế Tục (1999), Giáo trình cây ăn quả, NXB Giáo dục
7. Trần Thế Tục (2001), Cây nhãn và kỹ thuật trồng, NXB Lao ñộng - xã hội
8. Trần Thế Tục (2004), 100 câu hỏi về nhãn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
9. Hội thảo “Trái cây Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế
quốc tế”. Mỹ Tho ngày 20 tháng 4 năm 2010.
10. Báo cáo “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2008 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2009” của tỉnh Hưng Yên.
11. Báo cáo “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi năm
2009 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2010” của tỉnh Hưng Yên.
12. Hoàng Hải “Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn”, Sở kế
hoạch và ñầu tư tỉnh Quảng Bình.
13. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ ñiển tiếng việt, NXB ðà Nẵng, Trung tâm
từ ñiển học.
14. Lê Mạnh Dũng (2008), Nghiên cứu các mô hình ñầu tư phát triển vùng
nguyên liệu thuốc lá của công ty CP Ngân Sơn trên ñịa bàn Huyện Bắc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 122
Sơn, Tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ðH Nông nghiệp
Hà Nội.
15. Hà Mạnh Hùng (2007), Nghiên cứu các mô hình sản xuất và tiêu thụ
thuốc lá nguyên liệu tại Tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường
ðH Nông nghiệp I Hà Nội.
16. Nguyễn Xuân Phương (2003), Thực trạng và những giải pháp chủ yếu
phát triển vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ ðông Bắc Bộ, Luận án Tiến sỹ kinh
tế, Trường ðH Nông nghiệp I Hà Nội.
17. Tổng cục thống kê (2008), Niên giám thống kê.
18. Cục thống kê tỉnh Hưng Yên (2001 - 2009), Niên giám thống kê
19. ðức Hải, Tiến Vũ (2008), Xây dựng thương hiệu nhãn muộn, tại sao
không, www.tintuc.xalo.vn
20. Tổng cục thống kê (2006), Kết quả tóm tắt khảo sát mức sống của hộ gia
ñình 2006, www.gso.gov.vn
21. Website Hưng Yên: www.hungyen.gov.vn
22. Viện nghiên cứu rau quả (2009), Tài liệu Hội nghị “Giới thiệu sản phẩm
quả ñặc sản nhãn chín muộn Hà Nội và Bưởi Thanh Trà Huế”
22. Nguyễn Thị Tân Lộc (2008), Hiệu quả kinh tế của việc phát triển cây ăn
quả tại một số vùng trồng tập trung ở miền Bắc - Việt Nam, Viện Nghiên
cứu rau quả.
23. Nguyễn Thị Bích Hồng (2008), Kết quả nghiên cứu tuyển chọn các giống
nhãn chín muộn, Viện Nghiên cứu rau quả
24. Lê Văn Lương (2008), Báo cáo kết quả tuyển chọn các giống nhãn muộn,
Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên.
25. ðào Thế Anh, ðinh ðức Tuấn - Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt
Nam (12/2005), Báo cáo phân tích ngành hàng nhãn tỉnh Hưng Yên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 123
25. Báo Hưng Yên: www.baohungyen.gov.vn
26. Website: www.nhanhungyen.com
27. Bùi Minh Việt (2009), Nghiên cứu thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên,
Luận văn Thạc sỹ kinh tế, ðH Nông nghiệp Hà Nội.
28. Báo cáo “Chuỗi giá trị nhãn tại tỉnh Hưng Yên” từ 6/2006 - 3/2009.
29. Website: www.fao.org
30.Nguyễn Tố (2010), Mô hình sản xuất trái cây hiệu quả ở ðài Loan: Hợp
tác xã nhóm sản xuất và tiếp thị
31. Website: www.tiengiang.gov.vn
32. Thông tấn xã Việt Nam (2008), Trà Vinh xây dựng mô hình trồng cây ăn
quả theo tiêu chuẩn Gap
=3&NewsID=4329
33. Trình Kế (2010), Mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao ở Phú Yên
34. TTXVN (2007), Vĩnh Long xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
có hiệu quả kinh tế cao.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 124
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ TRỒNG NHÃN
I. Thông tin chung về chủ hộ
1. Họ và tên chủ hộ
2. ðịa chỉ:
3. Năm sinh:
4. Giới tính: Nam Nữ
5. Trình ñộ học vấn: - Cấp 1
- Cấp 2
- Cấp 3
6. Trình ñộ chuyên môn: - Chưa qua ñào tạo
- Trung cấp
- Cao ñẳng
- ðại học
7. Thành phần của chủ hộ: - Nông dân
- Công nhân
- Khác
8. Mức ñộ kinh tế của gia ñình (theo ñánh giá của ñịa phương):
- Khá: - Trung bình: - Nghèo:
9. Số khẩu của hộ.........người; số lao ñộng của hộ......người
II. Tình hình sản xuất nhãn của hộ
1. Diện tích trồng cây ăn quả của hộ:... m2
2. Diện tích các trà nhãn của hộ
- Nhãn chính vụ
- Nhãn muộn:
3. Sản lượng nhãn muộn sản xuất ra, Ông (bà) bán vào mục ñích gì?
- Quả tươi làm quà.....% - Nguyên liệu làm long nhãn......%
4. Theo Ông/bà trong các trà nhãn sớm, chính vụ, muộn thì trà nào dễ thâm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 125
canh nhất
Trà sớm Trà chính vụ Trà muộn
5. Tình hình sử dụng vốn của hộ
ChØ tiªu Gi¸ trÞ (tr.®) Ghi chó
1. Vèn ñầu tư trồng nhDn muộn
2. Nguån vèn
- Vèn tù cã
- Vèn vay
+ Vay ng©n hµng LDi suÊt: ………%
+ Vay HTX tÝn dông LDi suÊt: ………%
+ Vay anh em, b¹n bÌ LDi suÊt: ………%
3. Vèn vay ph©n theo thêi gian
- Vay ng¾n h¹n
- Vay dµi h¹n
- Vay trung h¹n
6. Tình hình chi phí sản xuất nhãn muộn của hộ
Khoản mục Số lượng
(kg)
Giá trị (1000ñ)
- Sản lượng sản phẩm thu ñược
+ Nhãn chính vụ
+ Nhãn muộn
- Chi phí trung gian trong năm
sản xuất nhãn muộn
+ Phân bón
- Vô cơ
- Hữu cơ
+ ðổ ñất
+ Thuốc BVTV
+ Thuê lao ñộng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 126
7.Những ñiều kiện phát triển nhãn muộn hiện nay của hộ
Thuận lợi:
Chính sách hỗ trợ: sử dụng ñất, vốn vay
.................................................................
.................................................................
Kỹ thuật, thị trường tiêu thụ....................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
Hiệu quả kinh tế......................................
.................................................................
................................................................
Khó khăn:
ðất ñai: diện tích, ñặc ñiểm ñất..............
Vốn ñể ñầu tư vườn..................................
Lao ñộng...................................................
Giống thoái hoá, không có giống tốt........
................................................................
Tiêu thụ: nơi bán, giá bán, thị trường
không chấp nhận chất lượng...................
.................................................................
Kỹ thuật: kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật bảo
quản..........................................................
8. Ông/bà ñã ñược tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn
muộn chưa?
Có Chưa
Thời gian tập huấn;
ðơn vị tổ chức:
Kết quả thu ñược từ tập huấn:
9. Trong phát triển sản xuất nhãn muộn, ông/bà có nhận ñược sự ưu ñãi hay
hỗ trợ gì?
- Vốn
- Giống
- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
- Kỹ thuật thâm canh
- Khác
10. Ông/bà mở rộng diện tích trồng nhãn muộn căn cứ vào các yếu tố nào
- Do quy hoạch của ñịa phương
- Do thu nhập cao hơn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 127
- Dự báo của nhà nước về tình hình thị trường
- Do thói quen.
III. Tình hình tiêu thụ
1. Giá bán các loại nhãn là bao nhiêu
- Chính vụ……………ñ/kg quả tươi làm quà;…………..ñ/kg long nhãn
- Trà muộn……………ñ/kg quả tươi làm quà;…………..ñ/kg long nhãn
2. Kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn muộn của ông/bà là gì?
- Bán tại vườn………% Trong ñó: Lái buôn…….%
Tiêu dùng trực tiếp…….%
Làm quà………….%
- Tự ñem ñi bán…….%
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhãn muộn
- Trong tỉnh……..%
- Ngoài tỉnh…….%
- Xuất khẩu…….%
4. Giá nhãn muộn phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Giá thị trường
- Chất lượng quả
- Thời ñiểm bán
- Hình thức bán
- Số lượng bán
- Khác
5. Hình thức bán
- Thỏa thuận miệng….%
- Bán qua hợp ñồng….%
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 128
PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI KHÁCH HÀNG
Họ và tên:..................................................................
ðịa chỉ: .....................................................................
Giới tính 0. Nữ 1. Nam
Nghề nghiệp của người ñược phỏng vấn:
.............................................................
1. Nói ñến Hưng Yên, ông/bà thường nghĩ ñến ñiều gì ñầu tiên
- Phố Hiến
-Văn Miếu Xích ðằng
- Nhãn Lồng
- Hồ Bán Nguyệt
- Khác
2. Ông/bà thường mua nhãn gì
Nhãn Hưng Yên Nhãn Sơn La Khác
3. Ông/bà thường mua nhãn ở ñâu?
Siêu thị Quầy bán lẻ Chợ Người bán rong
Khác
4. Mục ñích của ông/bà khi mua nhãn là gì
Ăn Quà biếu Lễ tết Khác
5. Nếu có, số lượng mua là bao nhiêu
Có Số lần mua/năm.....; Khối lượng mua TB/lần ......kg
Không
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 129
6. Những tháng nào trong năm ông/bà thường mua nhãn? Khối lượng là bao
nhiêu (kg) ?
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
ðánh dấu (x)
kg/tháng
Mục ñích mua
chủ yếu nhất
trong tháng
7. Ông/bà có biết về sản phẩm nhãn muộn ở Hưng Yên?
Có Không
8. Ông/bà biết về nhãn muộn Hưng Yên thông qua
Qua ti vi Qua website Người quen giới thiệu
Khác
9. Ông/bà có nhận biết nhãn muộn so với các loại nhãn khác không?
Có Không
10. Tiêu chí ñể ông/bà nhận biết nhãn muộn
Tiêu chí chọn mua
ðánh dấu
(x)
Mức ñộ
quan trọng
(1 -3)
Hình dáng
Kích thước
Số lượng quả/kg
Vỏ quả (màu sắc, ñộ dày, ñộ tươi)
Thịt quả
Tiêu chí khác...
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 130
11. Tùy theo mục ñích khác nhau, ông/ bà thường hay mua loại nhãn nào?
Stt Loại nhãn Ăn Quà
biếu
Thờ, lễ
Tết...
Khác Lý do
1 Nhãn cùi
- Nhãn lồng
- Nhãn ñường
phèn
- Nhãn Hương
chi
- Nhãn cùi
muộn
2 Nhãn nước
- Nhãn thóc
- Nhãn nước
12. So với các loại nhãn khác ông/bà thường mua thì giá nhãn muộn thường
cao hơn hay thấp hơn
Cao hơn Thấp hơn Không có ý kiến
13. Theo ông/bà tính chất mùa vụ có làm thay ñổi giá nhãn muộn không?
Có Không Không có ý kiến
14. Theo ông/bà chất lượng nhãn muộn có hơn các trà nhãn khác không?
Có Không Không có ý kiến
15. Chất lượng hay tính thời vụ ảnh hưởng ñến giá của nhãn muộn?
Chất lượng Tính thời vụ Cả hai Không
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 131
PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ
Họ và tên:……………………………Tuổi……..Giới tính: Nam/Nữ
Trình ñộ:……………………..ðơn vị công tác………………..
1. Nhãn muộn ñược trồng ở Hưng Yên bắt ñầu từ năm nào?
1999 2006 2009
2. Nhãn muộn cho năng suất, chất lượng cao hơn các trà nhãn khác không
Có Không Ý kiến
khác
3. Nhãn muộn ñược trồng ở Hưng Yên vì
Rải vụ Do quy hoạch
Nhu cầu thị trường Khác
4. Trồng nhãn muộn cần lưu ý tới các vấn ñề nào?
Giống Khí hậu Thị
trường
Chất ñất Tẩt cả ý kiến trên Khác
5. Nên mua cây giống nhãn muộn ở ñâu?
Cơ sở trạm Trại Viện
Trường Cơ sở tư nhân ñược công nhận
Tất cả ý kiến trên Người bán dạo
6. Chọn mua những giống nào?.......................
7. Cách phân biệt cây giống nhãn muộn khó hay dễ?
8. Nhận xét của ông/bà về việc phát triển sản xuất nhãn muộn?
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............ 132
ðem lại HQKT cao hơn Không ñem lại HQKT cao hơn
9. Những hạn chế hiện nay ñối việc phát triển sản xuất nhãn muộn
Chưa có vùng sản xuất ñủ lớn
SX và tiêu thụ tự phát
Sản lượng không ổn ñịnh
Chất lượng không ñồng ñều, bị trà trộn
Thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp
Khác
10. ðể phát triển sản xuất nhãn muộn trong những năm tới, cần tập trung giải
quyết vấn ñề gì?
Giống Quy hoạch vùng sản xuất
Trình ñộ thâm canh, khoa học kỹ thuật
Mở rộng thị trường
Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật
Tất cả ý kiến trên Khác
Ghi chú: ông/bà ñánh dấu X vào ô ñược lựa chọn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH3003.pdf