Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk

Tài liệu Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk: ... Ebook Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk

doc167 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ÐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Khoảng cách biệt về đời sống kinh tế và xã hội giữa thành thị và nông thôn đang ngày một tăng thêm và có nguy cơ rất khó giải quyết trong một tương lai gần do tình hình đầu tư, tình hình phát triển các cơ sở vật chất phục vụ cho sự phát triển của khu vực nông thôn còn hạn chế, và hơn hết là do lĩnh vực hoạt động kinh tế truyền thống của khu vực này cùng với những điều kiện bất ổn vốn có của nó đã và đang làm cho thu nhập của người dân nông thôn sống bằng nghề nông rất bấp bênh và khó khăn trong việc cải thiện, làm cho khu vực nông thôn vẫn là một nơi có tỷ lệ có người nghèo cao nhất. Phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn trong làn sóng phát triển của đất nươc và tạo sự ổn định cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Khu vực nông thôn có diện tích đất chiếm trên 92% diện tích cả nước, đây cũng là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25-27% GDP của cả nước. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông - lâm hải sản và nông nghiệp, nông thôn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Những năm gần đây cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn đã có những chuyển biến theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm so với các khu vực kinh tế khác và chưa đạt hiệu quả cao, tỷ trọng các ngành dịch vụ và du lịch ở nông thôn tương đối yếu khi thu nhập của người dân nông thôn còn thấp và trình độ người dân còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc tạo ra sự kết hợp của các ngành, lĩnh vực giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn là rất cần thiết và tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương. Xu thế phát triển hiện nay trong phát triển nông thôn hướng tới phát triển gắn liền với Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá và phát triển du lịch. Ở nước ta, các di tích văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, khu du lịch đều tập trung phần nhiều ở nông thôn, miền núi và hải đảo, vì thế phát triển du lịch ở các vùng miền kể trên không những sẽ đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn mà còn làm tăng thêm thu nhập cho người dân vùng này. Du lịch, trên thực tế, đã được thiết lập như là một nguồn thu nhập đáng kể ở vài vùng nông thôn trên cả nước. Có thể thấy, du lịch là ngành có tiềm năng mang lại lợi ích cho người dân nông thôn mà không đòi hỏi quá nhiều công sức và trình độ nếu như nó được phát triển một cách bền vững dựa trên điều kiện tự nhiên truyền thống và nền kinh tế nông nghiệp sẵn có. Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn trong làn sóng phát triển kinh tế đất nước và tạo sự ổn định cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Có rất nhiều giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề này. Mô hình phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch sẽ góp phần phục vụ công tác xoá đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn, nhất là khu vực có điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá phù hợp phát triển du lịch. Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ giúp cho nông thôn tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương chính sách đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chương trình hành động lớn này đã tác động đến mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh của địa phương và để thực hiện đồng bộ chương trình này địa cần xác định được mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong việc triển khai. Đây là cơ hội thách thức tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh từng bước phát triển nhanh và đồng bộ về nhiều lĩnh vực như: Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Công nghiệp-TTCN và Thương mại, đặc biệt phát triển Du lịch trong giai đoạn mới của địa phương. ĐăkLăk là một tỉnh miền núi không những có vị trí chiến lược quan trọng trong việc giữ vững quốc phòng - an ninh, chính trị - xã hội khu vực Tây Nguyên và của cả nước, mà còn là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của cả vùng. Tuy nhiên, nền kinh tế chủ yếu ở ĐăkLăk vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tuy mới phát triển trong những năm gần đây nhưng chưa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của vùng. Về xã hội, ĐăkLăk là tỉnh có nhiều dân tộc bản địa với các tập quán canh tác và văn hóa khác nhau nhưng đều cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, cuộc sộng chủ yếu thuần nông, thu nhập thấp dẫn đến cuốc sống còn nhiều khó khăn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Chính nhờ có các nét văn hóa bản địa khác nhau có thể gắn kết việc phát triển nông nghiệp nông thôn với du lịch cũng là một lợi thế mang tính đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên nói chung và huyện Lăk của tỉnh Ðắk Lắk nói riêng có nhiều tiềm năng về phát triển nông thôn và phát triển du lịch. Do vậy, nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk" sẽ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết và có tính lý luận, thực tiễn cao. 1.2 Mục tiêu của đề tài + Mục tiêu tổng quát - Hệ thống hoá lý luận cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch. - Từ việc nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk, đề tài đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch góp phần tăng thu nhập người dân nông thôn ở huyện Lăk, tỉnh Ðăk Lăk. + Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông thôn và gắn kết với du lịch hiện nay. - Ðánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn gắn kết với phát triển du lịch ở huyện Lăk tỉnh Đắk Lắk. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng và chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với phát triển du lịch của huyện Lắk trong thời gian vừa qua và thời gian tới. - Ðề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn kết hợp với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống người dân trên địa bàn huyện Lăk. 1.3 Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Ðối tượng nghiên cứu - Ðối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk. - Ðối tượng nghiên cứu trực tiếp là các ngành, lĩnh vực kinh tế trong kinh tế nông thôn và nghiên cứu các chủ thể đại diện tham gia hoạt động kinh tế nông thôn và du lịch ở huyện Lăk. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk. * Phạm vi về không gian Đề tài chủ yếu được thực hiện trên địa bàn huyện Lắk, tập trung nghiên cứu tại 3 điểm: Thị trấn Liên Sơn, Buôn M’liêng và Buôn Jun. Đây là những địa bàn đại diện 3 khu vực Kinh tế - Tự nhiên và có các giá trị văn hoá truyền thống đặc thù trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch. * Phạm vi về thời gian Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông và du lịch dựa vào tài liệu 3 năm từ 2005 đến năm 2007, đồng thời nghiên cứu đề xuất phương hướng, giải pháp với tài liệu dự báo cho các năm 2008-2012. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch 2.1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn bền vững 2.1.1.1 Các khái niệm a) Khái niệm về nông thôn Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng lãnh thổ của mình thành hai khu vực đó là thành thị và nông thôn. Theo các nhà xã hội học thì thành phần xã hội của dân số, di sản văn hoá, sự phồn thịnh, sự phân hoá xã hội của dân cư, mức độ phức tạp của cấu trúc đời sống xã hôi, cường độ và sự đa dạng của các mối quan hệ xã hội ... là các tiêu chí để phân biệt nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, sự khác biệt về giữa nông thôn và thành thị nêu trên chỉ mang tính chất tương đối. Theo một số quan điểm thì: Nông thôn là vùng có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng đô thị, khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn, dân số và mật độ dân thấp hơn. Có quan điểm cho rằng: nông thôn là vùng dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, nguồn thu nhập chủ yếu của dân cư trong vùng này là sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh của từng nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế. Ðối với các nước đang thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá, chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ rải rác ở các vùng nông thôn. Vì vậy, có thể hiểu nông thôn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ, những khu công nghiệp nhỏ có quan hệ mật thiết với nông thôn, cùng tồn tại, hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển. Như vậy, có thể thấy rằng khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế của xã hội. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác. b) Khái niệm phát triển Thuật ngữ phát triển đã được dùng trong các văn kiện, trong nghiên cứu khoa học và trong sinh hoạt hàng ngày đến mức khá quen thuộc. Tuy nhiên, ở góc độ nhìn nhận khác nhau có những quan niệm khác nhau. Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội.., Bên cạnh đó việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu sâu rộng hơn của phát triển. Có thể hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người dù sống ở bất cứ nơi nào đều được thoả mãn các nhu cầu sinh sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng các thành tựu về văn hoá và tinh thần, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh, an toàn và không có bạo lực. Trong lĩnh vực kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Ðó là sự gia tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế. Phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế, xã hội. Ðó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Như vậy, phát triển được coi như tiến trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tồn tại của xã hội hôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ. c) Khái niệm về phát triển nông thôn. Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới. Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nông thôn được đề cập đến từ lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kỳ khác nhau. Một số quan niệm khác cho rằng, phát triển nông thôn là hoạt động nhằm nâng cao vị thế về kinh tế và và xã hội cho người dân nông thôn qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực. Phát triển nông thôn chỉ thành công khi người dân tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Người nông dân phải biết cách tự duy trì bền vững cuộc sống của họ về tài chính, sự độc lập về kinh tế, có khả năng tiếp cận hàng hoá, dịch vụ vật chất và tinh thần ngày càng nhiều hơn, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng thời thực hiện hiện đại hoá nền văn minh nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ. Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện và đa phương, bao gồm phát triển các hoạt động có tính liên kết phục vụ nông nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... Ngoài ra phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường, đồng thời phát triển đa ngành nhưng phải đảm bảo sự cân xứng với việc bảo vệ môi trường (tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên). Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chế và môi trường. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của đất nước. Như vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ phát triển nông thôn có thể hiểu như sau: phát triển nông thôn là quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. d) Phát triển bền vững - vấn đề môi sinh Phát triển bền vững là một khái niệm mới, xuất hiện trên cơ sở đúc kết rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới từ trước đến nay. Nó phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người. Theo Herman Daly (World bank): Một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật... nhanh hơn sự tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản... nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hoá chúng. Khái niệm của Bumetland: Phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh và đáp ứng được nhu cầu hiện tại đồng thời không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai. Cách đây hơn một nửa thế kỷ, khi thế giới bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề phát triển chỉ có một nội dung thuần túy kinh tế. Các chính sách và kế hoạch kinh tế thường chỉ quan tâm tới các vấn đề đầu tư, sản xuất, công nghiệp hóa, tự túc lương thực, hiện đại hóa nông nghiệp, sản xuất thay thế nhập khẩu, v.v. Lúc bấy giờ phát triển kinh tế (economic development) đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế (economic growth). Vào đầu thập niên những năm 1970, sau thời kỳ các nước trên thế giới thi đua công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên, tìm kiếm thị trường, Câu lạc bộ La Mã (Club de Rome) đã phát hành một tài liệu mang tựa đề “Ngừng tăng trưởng/Giới hạn của tăng trưởng” (The limits to growth). Nội dung của tài liệu đề cập đến sự tăng trưởng kinh tế và dân số quá nhanh cùng với tình trạng đua nhau sản xuất, khai thác không giới hạn và vô ý thức các tài nguyên làm ô nhiễm môi trường, môi sinh và làm cạn kiệt dự trữ tài nguyên thiên nhiên trên thế giới. Câu lạc bộ La Mã đề nghị chính sách “không tăng trưởng” với lý do tăng trưởng kinh tế nghịch với bảo vệ môi trường môi sinh. Tuy chủ trương này không thuyết phục được thế giới, nhưng đứng về phương diện nhận thức kinh tế đã có những tiến bộ quan trọng mà đáng chú ý nhất là sự phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chú trọng tới số lượng sản xuất, phương diện vật chất của hoạt động kinh tế. Phát triển kinh tế thể hiện một nhận thức toàn bộ bao gồm các khía cạnh tinh thần và vật chất, kinh tế và xã hội, chất và lượng. Phát triển kinh tế đồng nghĩa với đổi thay và tiến bộ không ngừng để kinh tế xã hội ngày một ‘tốt hơn’ một cách toàn diện. Mặc dù đề nghị “phát triển tôn trọng môi sinh” không được chấp thuận, nhưng là một bước tiến quan trọng hướng tới sự khai sinh khái niệm ‘phát triển bền vững’ (PTBV). Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (UICN) đã đề khởi khái niệm phát triển bền vững. Rồi năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển tiếp thu, triển khai và định nghĩa trong bản trình mang tựa đề "Tương lai của chúng ta" như sau: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ". Khái niệm của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (WCFD - World commission on the Environment and Development) năm 1987: Phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng nhu cầu của đời này mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đời sau. Hay nói cách khác nó chính là việc cải thiện chất lượng sống của con người trong khả năng chịu đựng của hệ sinh thái. Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi, trong đó việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người. Như vậy có thể thấy, mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định. Phát triển bền vững thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai. Phát triển bền vững có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ. Muốn phát triển bền vững phải lồng ghép được 3 thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là nguyên lý chung để hướng sự phát triển bền vững của các lĩnh vực trong nền kinh tế. e) Phát triển nông thôn bền vững Các khái niệm về phát triển bền vững nói trên là cơ sở cho các khái niệm trong phát triển nông thôn bền vững. Trong bối cảnh phát triển nông thôn, bền vững không chỉ là vấn đề tôn trọng môi trường, nó liên quan đến trụ cột của phát triển nông thôn đó là con người, kinh tế, môi trường và tổ chức. Khía cạnh bền vững với phát triển con người trong phát triển nông thôn phải tuân thủ các nguyên tắc như dân chủ và an toàn; bình đẳng và công bằng xã hội, bền vững chất lượng cuộc sống cho người dân, sự tham gia của người dân trong hợp tác với chính phủ; tôn trọng quá khứ của tổ tiên và quyền lợi của các thế hệ mai sau. Khía cạnh bền vững đối với phát triển kinh tế trong phát triển nông thôn cần tăng cường và đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn; đảm bảo cho người dân có lợi ích từ các hoạt động của địa phương họ; thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn hơn là chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt; tránh gây ảnh hưởng và tác động xấu đến các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân và các địa phương khác trên lãnh thổ địa lý. Khía cạnh bền vững đối với phát triển môi trường phát triển nông thôn phải tôn trọng nguồn tài nguyên và tính toàn vẹn của môi trường; giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo; sử dụng tài nguyên thiên nhiên không nhanh hơn tốc độ thiên nhiên có thể tái tạo; sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khía cạnh bền vững đối với sự phát triển các tổ chức phát triển nông thôn phải đảm bảo nâng cao năng lực của các tổ chức phù hợp với mức độ phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tất cả các hoạt động phát triển con người; không gây ra loại chi phí không được hỗ trợ trong tương lai. Thực tế là số dân nghèo trên thế giới hiện sống tập trung hầu hết ở vùng nông thôn và phương kế sinh nhai của họ thường gắn với nông nghiệp. Như đã trình bày ở trên, nông nghiệp là yếu tố tác động chính đến môi trường, gắn chặt với nguồn nước, sức khoẻ, dinh dưỡng và giáo dục. Những năm gần đây, vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển nông thôn và đóng góp vào “Mục tiêu phát triển trong thiên niên kỷ mới của Liên hiệp Quốc” ngày càng được nhận thức rõ và đánh giá cao. Thúc đẩy sự phát triển nông thôn thông qua nông nghiêp được thể hiện qua chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Nhìn chung, những chính sách đều thể hiện yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ hội cho họ vượt qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế. Như vậy phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong mối quan hệ phức tạp giữa xã hội – tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững. Không giải quyết được tận gốc vấn đề an ninh lương thực thì không thể bảo tồn được tài nguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh tác bền vững vì đó là những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với đồng ruộng. “Phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển mà đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự nhiên và con người đồng thời phải đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn.” (Theo TS Đinh Phi Hổ) Tóm lại, tất cả những hoạt động trình bày trên đây tuy chưa đầy đủ và hệ thống, song tất cả đều thoả mãn đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế - xã hội và môi trường. Ba mục tiêu này tương hỗ với nhau, bổ sung và điều khiển lẫn nhau, cũng chính vì vậy mà phát triển bền vững là quá trình tổng hoà của nhiều quá trình tương tác và gắn bó hữu cơ với nhau. 2.1.1.2 Ðặc điểm và nội dung phát triển kinh tế nông thôn Phát triển nông thôn thông qua nông nghiệp được thể hiện qua chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Nhìn chung, những chính sách đều thể hiện yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ hội cho họ vượt qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế. Giảm đói nghèo cả khu vực nông thôn và ven đô tất nhiên sẽ phải dựa cơ bản vào phát triển nông nghiệp bền vững, và đặc biệt lại trong bối cảnh dân số vẫn tăng nhanh, quỹ đất trồng trọt giới hạn và khó có khă năng mở rộng diện tích. Phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong mối quan hệ phức tạp giữa xã hội – tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững. Không giải quyết được tận gốc vấn đề an ninh lương thực thì không thể bảo tồn được tài nguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh tác bền vững vì đó là những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với đồng ruộng. Vì thế, phương thức thực hiện trong phát triển nông thôn của Tổ chức Phát triển Canada (CIDA) đặt ra theo 2 hướng: bền vững về phương kế sinh sống và sự lành mạnh của hệ sinh thái. - Phương kế sinh sống bền vững: Có thể hiểu đây là tập hợp các hoạt động để bảo tồn sự sống, tạo ra tài sản và những tiềm năng khác của con người. - Hệ sinh thái lành mạnh: những tiêu chí của hệ sinh thái này tập trung vào vấn đề sinh thái và xã hội nhằm tạo cho con người hoạt động theo phương thức bền vững. Chính cách tiếp cận như vậy đã giúp xác định các chính sách nông nghiệp đúng, thúc đẩy cộng đồng phát triển, bảo tồn hệ sinh thái. Hai phương thức này là công cụ thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững thông qua nông nghiệp. Chính từ hoạt động của CIDA mà đã rút ra 5 nguyên tắc chính trong phát triển nông thôn bền vững: (i) tạo ra những cơ hội cho người nghèo; (ii) trao quyền cho các nước phát triển và dân của họ; (iii) xây dựng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; (iv) tăng cường mối quan hệ liên kết lẫn nhau và (v) phải đạt được sự bình đẳng giới. Kế sinh nhai của dân cư nông thôn phụ thuộc vào sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên bao gồm nước, đất, đa dạng sinh học. Nếu tỷ lệ đói nghèo tăng lên cũng đồng nghĩa với sự đe doạ tính bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn. Tóm lại, tất cả những nội dung trình bày trên đây tuy chưa đầy đủ và hệ thống, song tất cả đều thoả mãn đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế - môi trường - xã hội. Ba mục tiêu này tương hỗ với nhau, bổ sung và điều khiển lẫn nhau, cũng chính vì vậy mà phát triển bền vững là quá trình tổng hoà của nhiều quá trình tương tác và gắn bó hữu cơ với nhau. 2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn bền vững Nông thôn Việt Nam còn nhiều bất cập so với thành thị. Sự cách biệt quá xa về thu nhập, mức sống, điều kiện học hành, điều kiện vệ sinh, khám chữa bệnh, đi lại và hưởng thụ văn hóa thông tin… giữa thành thị và nông thôn làm một bộ phận nông dân đang có khuynh hướng rời bỏ ruộng đất, đổ xô lên thành thị gây nên tình trạng phức tạp trong quản lý nhà nước, làm gia tăng thất nghiệp ở thành thị, tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường. Những bất cập và khó khăn này làm hạn chế sự phát triển. Sơ bộ có thể liệt kê: Đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sự gia tăng dân số vùng nông thôn vần còn cao. Trung bình diện tích dân cư nông thôn chiếm từ 4-6% diện tích canh tác nông nghiệp. Đầu ra của nông sản không ổn định. Nông dân thiếu các thông tin kinh tế. Giá cả thị trường bấp bênh và gần như chưa có cơ quan nào hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản lâu dài cho nông dân. Hệ thống công trình hạ tầng cơ sở phục vụ nông thôn đang được xây dựng khá nhiều, tuy nhiên chưa đồng bộ, có nơi tập trung, có nơi phân tán với các qui mô khác nhau chưa hẳn tương ứng với nhu cầu và hiệu quả sử dụng. Chất lượng các công trình thường là trung bình hoặc kém. Việc qui hoạch chưa rõ ràng và còn mang nhiều tính chủ quan. Nhà cửa nông thôn vẫn phát triển theo tính tự phát, không đồng đều và nhiều nơi còn mang tính tạm bợ. Việc nghiên cứu sản xuất vật liệu xây dựng bền chắc và rẻ tiền chưa nhiều. Tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch đầy đủ chỉ chiếm khoảng 20-40%. Hầu hết vẫn sử dụng các nguồn nước mặt tự nhiên như ao, hồ, sông suối không qua xử lý hoặc các giếng khoan, giếng cạn bị nhiễm độc chất, nhiễm sắt…đã ảnh hưởng đến sức khỏe, sức sản xuất của dân cư nông thôn. Ô nhiễm ở nông thôn tuy không cao như thành thị nhưng đang có nguy cơ gia tăng. Việc thâm canh kèm sự sử dụng quá mức phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích…bừa bãi làm giảm sút chất lượng nước, đất và các tài nguyên động thực vật. Sự khai thác phá rừng bừa bãi làm gia tăng nguy cơ lũ lụt, hạn hán và ảnh hưởng đến hệ sinh thái khác nhau. Sự chênh lệch giàu nghèo trong nông thôn gia tăng, thất nghiệp nhiều, một số tệ nạn xã hội, an ninh nông thôn có khả năng phát triển, các tập quán văn hóa, quan hệ, ý thức trong cộng đồng đang là những thách thức lớn ở nông thôn. Trình độ của lực lượng sản xuất nông thôn còn thấp kém, đặc biệt là các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Số cán bộ hành chính và cán bộ kỹ thuật huyện, xã còn thiếu và chưa kịp cập nhật kiến thức cần thiết. Ðối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có một lực lượng lao động dồi dào trong khu vực nông thôn, có thể nói nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản, có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình phát triển của nền kinh tế nông thôn và kinh tế quốc dân. Theo phương diện lý thuyết, mô hình hai khu vực (two-sector model) hay còn gọi là mô hình phát triển song trùng của Arthur Lewis (1954) đã diễn tả sinh động mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp. Theo mô hình này, khu vực nông nghiệp cung cấp lao động, lương thực và là thị trường cho công nghiệp. Ngược lại, công nghiệp phát triển thu hút lao động dư thừa ở nông thôn và cung cấp sản phẩm công nhiệp (máy móc, thuốc trừ sâu, phân bón v.v...) cho nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất lao động trong khu vực này. Tiếp theo mô hình hai khu vực của Lewis là sự bổ sung của John Fei và Gustar Ranis (1961) cho mô hình bằng việc phân tích vai trò lớn hơn của nông nghiệp trong đẩy mạnh công nghiệp hóa thông qua việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, sản lượng nông nghiệp, và vai trò của ngoại thương, vay mượn và viện trợ nước ngoài trong quá trình tăng trưởng. Sau đó là sự xuất hiện của mô hình do Harry Toshima dựa trên tình hình thực tế từ các nước Châu Á mà đưa ra. Mặc dù Harry Toshima không tán thành với Lewis về việc chuyển lao động từ khu vực nông thôn sang thành thị, cho rằng điều này là không hợp lý, và đề xuất phát triển công nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn, nhưng mô hình của ông cũng xác nhận vai trò tích cực của nông nghiệp trong quá trình phát triển tại các nước đang phát triển. Ðúc kết từ các lý thuyết phát triển kinh tế và thực tiển phát triển của các nước, tiến sĩ Ðinh Phi Hổ đã khái quát và đưa ra các vai trò của nông nghiệp trong một nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phat triển (i) kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế; (ii) đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế. - Nông nghiệp kích thích tăng trưởng kinh tế. Ðiều này thể hiện qua các mặt cụ thể như cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của nền kinh tế, nông nghiệp nông thôn phát triển đóng góp cho việc giảm nghèo. Theo World Bank, trong nhóm 17 nước có thu nhập thấp (GNP<390 USD/người) tỷ lệ đóng góp của nông sản về mặt giá trị trong tổng giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp là 46% về trung bình và cao nhất là 92%. Các nước có thu nhập trung bình (390 USD < GNP< 3500 USD) tỷ lệ này là 41 % đến 91% và 14%-31% đối với các nước có thu nhập cao (Ghatak và Ingersent, 1984) {TS. Ðinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp - Lý thuyết và thực tiễn, trang 9}. - Ðóng góp của nông nghiệp trong việc tạo nguồn và tiết kiệm ngoại tệ và đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế cũng là khía cạnh đáng kể. Một mặt đóng góp quan trọng nữa trong vai trò kích thích của nông nghiệp đối với sự tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển đó là sự phát triển của nông nghiệp - nông thôn làm nền tảng cho vấn đề giảm nghèo. Công trình nghiên cứu của Kutznets (1964), cùng với ứng dụng của Ghatak và Ingersent (1984) cho thấy: Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia luôn có một xu hướng chung là sự đóng góp của nông nghiệp trong tăng trưởng GDP giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, họ cho rằng ảnh hưởng của nông nghiệp không kém phần quan trọng và không bị mất đi, điều này đã được Hwa Erh-Cheng chứng minh từ nghiên cứu thực tế. Như vậy, giữa công nghiệp và nông nghiệp, một cách trực tiếp hay gián tiếp, luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của công nghiệp và kéo theo là sự hình thành và phát triển của mối quan hệ giữa nông nghiệp với mọi lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh._. đó, Kuznets, Ghatak và Ingersent còn chỉ ra một bài học từ các nước đang phát triển đã nôn nóng tiến hành công nghiệp hoá đó là cái bẫy của sự nôn nóng công nghiệp hoá làm cho tăng trưởng chung của nền kinh tế bị hạn chế (xem phụ lục 4). Tóm lại, nông nghiệp có quan hệ nhất định trong cơ cấu các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, các quan hệ này không chỉ về vật chất mà nó còn hình thành nên các nhóm lợi ích, có vai trò cụ thể trong xã hội và trong bảo vệ môi trường sinh thái. 2.1.2 Du lịch và gắn kết kinh tế nông thôn với du lịch 2.1.2.1. Các khái niệm về du lịch a) Du lịch và du lịch nông thôn Du lịch là gì? Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch. Gần đây Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNDP) đề ra các đặc điểm sau đây của Du lịch: (i) Tất cả các hình thức du lịch dựa vào tự nhiên, trong đó động cơ chủ yếu của khách du  lịch là quan sát và đánh giá tự nhiên cũng như các truyền thống văn hóa từ các khu vực tự nhiên ấy. (ii) Nó chứa đựng tính chất giáo dục và giải thích. (iii) Thường tổ chức thành các nhóm nhỏ có cùng chuyên môn hay ở cùng một nơi. (iv) Hạn chế ít nhất tác dụng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên hay kinh tế - văn hóa. (v) Hỗ trợ việc bảo vệ môi trường tự nhiên bằng cách: - Tạo lãi kinh tế cho các cộng đồng, tổ chức và chính quyền quản lý khu vực tự nhiên với mục đích bảo vệ. - Tạo việc làm và thu nhập thêm cho cộng đồng địa phương. - Tăng sự quan tâm đối với việc bảo vệ các di sản tự nhiên và văn hóa cho dân địa phương và khách du lịch. Như vậy, sau nhiều năm thực hiện thấy có một số vấn đề cần chú ý: Sở hữu đất đai và kiểm soát du lịch do cộng đồng địa phương. Hiệu quả của quan niệm thông thường về khu bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa. Cần cẩn trọng và điều khiển lúc hoạt động ở các khu vực nhạy cảm. Quyền sở hữu của thổ dân và truyền thống đối với các khu vực có thể phát triển du lịch. Du lịch có giống với du lịch bền vững không? Năm 1988, Tổ chức du lịch thế giới đưa ra khái niệm du lịch bền vững nhằm mục đích quản lý tất cả các nguồn lợi làm thế nào để các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ thỏa mãn các yêu cầu văn hóa trong các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và các hệ thống hỗ trợ sự sống. Khác nhau là du lịch chỉ là một bộ phận trong khu vực du lịch trong lúc nguyên tắc bền vững phải áp dụng ở tất cả các hoạt động du lịch. Du lịch cũng có các nguyên tắc của du lịch bền vững về tác dụng kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch, nhưng cũng có các nguyên tắc đặc biệt phân biệt với du lịch thường: - Tham gia vào việc bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa, - Thu hút sự tham gia của các cộng đồng dân địa phương và thổ dân, - Trình bày di sản tự nhiên và văn hóa với khách du lịch, - Phục vụ cả khách đơn lẻ và các nhóm nhỏ. Để phát triển du lịch cần làm các công việc sau: - Phát biểu chính sách về du lịch và chiến lược phát triển phù hợp với mục tiêu của phát triển bền vững; - Bảo đảm việc bảo vệ tự nhiên, văn hóa địa phương và thổ dân, đặc biệt các kiến thức cổ truyền, nguồn lợi di truyền, quyền sở hữu đất đai và nước; - Bảo đảm sự tham gia của các tổ chức công và tư nhân trong việc quyết định về du lịch, bảo đảm ngân sách và khung pháp lý; - Xây dựng các cơ chế điều tiết có sự tham gia của các tác nhân tham gia vào du lịch; - Phát triển các cơ chế để đưa các chi phí môi trường trong tất cả các sản phẩm du lịch vào bên trong hệ thống; - Phát triển năng lực địa phương để quản lý các khu vực bảo vệ và phát triển du lịch; - Phát triển việc xác định các chứng chỉ, nhãn hiệu sinh thái theo các hướng dẫn quốc tế; - Bảo đảm việc cung cấp kỹ thuật, tài chính và nhân lực cho các tổ chức du lịch nhỏ và trung bình; - Xác định các chính sách, kế hoạch quản lý chương trình cho khách du lịch trong đó có định các nguồn để bảo vệ các khu vực tự nhiên; - Đưa tất cả các hoạt động của các tổ chức du lịch, cộng đồng và tổ chức phi chính phủ vào các chiến lược và chương trình chung của quốc gia và quốc tế; - Khuyến khích và hỗ trợ việc tạo các mạng lưới thúc đẩy và tiếp thị các sản phẩm du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch nông thôn Nông nghiệp cũng tìm được chỗ đứng trong du lịch nông thôn vì nó có nhiều cái có thể đóng góp: tính xác thực, các sản phẩm chất lượng cao, không gian rộng, di sản… Nó tham gia vào việc đa dạng hóa du lịch. Nhưng các hoạt động đón tiếp đòi hỏi một mức chuyên nghiệp cao. Tính đa chức năng của nông nghiệp ngày nay được công nhận rộng rãi: như vậy, có nghĩa là ngoài việc sản xuất nông nghiệp còn có các nhiệm vụ khác: lãnh thổ, môi trường, xã hội… Và trong trường hợp này việc đón tiếp ở nông trại dưới mọi hình thức, du lịch nông nghiệp minh họa tính đa chức năng ấy: một nền nông nghiệp mở cửa cho các thành phần xã hội khác thường khao khát không gian và phát minh, đồng thời hoạt động bảo tồn di sản và tham gia vào sinh hoạt kinh tế xã hội của nông thôn. Thông qua hoạt động sản xuất, nông dân đóng góp vào tính thu hút của môi trường nông thôn đó là cảnh quan được gìn giữ. Đối với các người hoạt động đón tiếp ở nông trại, họ đã tham gia vào sự đa dạng hóa cung cấp du lịch. Những địa phương có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp được nhiều kiểu ăn ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau: việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương. Phải có các làng - nghỉ ngơi, các nhà ở nông thôn, các hiệu ăn, các nông trại-quán ăn, các khách sạn, các nơi cắm trại… Các khung cảnh khác nhau của các địa phương tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn. Ngoài ra còn có các hình thức du lịch đặc biệt: - Hiệu ăn nông thôn tổ chức ở một trang trại, nấu các món ăn đặc sản của vùng từ các sản phẩm sản xuất tại chỗ. Có những hiệu ăn tổ chức trong các chuồng cừu, chuồng bò cũ, trang bị lại nhưng có giữ một số quang cảnh cổ truyền. - Nhà bảo tàng nông dân là các nhà nông dân giữ lại các cảnh sản xuất như một hộ nông dân cổ truyền của vùng với các cây trồng, vật nuôi truyền thống. Trong nhà lưu giữ các nông cụ và vật dụng cổ truyền như một bảo tàng. - Nhà bảo tàng phong tục nông thôn giới thiệu các cách sống, phong tục cổ truyền nông thôn với quần áo, vật dụng gia đình truyền thống dưới hình thức các viện bảo tàng sống. Có thể sản xuất các vật kỷ niệm bán cho khách du lịch. - Các làng nghề có thể tổ chức lưu giữ các hoạt động thủ công nghiệp cổ truyền và sản xuất các mặt hàng truyền thống mang tính kỷ niệm. - Ở các vùng có lễ hội nông thôn, du lịch nông thôn có thể tổ chức để đón khách trong các dịp lễ hội, gắn liền hoạt động lễ hội với hoạt động du lịch. Du lịch và du lịch nông thôn là một hướng để đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm cho thấy du lịch vùng với các hoạt động giải trí, tinh thần và kinh tế có tác dụng tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng thu nhập thuế, cho phép các dân tộc miền núi gìn giữ truyền thống văn hóa của họ. Du lịch nếu không có tổ chức có thể  phá hoại môi trường, phá hoại việc bảo vệ đa dạng sinh học. Văn hóa và cách sống truyền thống cũng bị thay đổi, các tệ nạn xã hội cũng tăng lên do hiện đại hóa và ảnh hưởng của du lịch. Du lịch có các tác dụng sau: Đa dạng hóa kinh tế. Phân chia thu nhập công bằng hơn. Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái bền vững. Thúc đẩy sự tham gia và hỗ trợ việc bảo vệ văn hóa. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và sự phát triển bền vững. Muốn xây dựng du lịch bền vững phải có sự tham gia của các thành phần sau: - Chính quyền trung ương: xây dựng các chương trình du lịch và điều phối công việc. - Cộng đồng dân cư, bao gồm cả chính quyền địa phương, thực hiện chương trình du lịch. - Khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ du lịch. - Các tổ chức nghiên cứu và quản lý việc bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học. - Các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương. - Khách du lịch và các công ty du lịch. Các vùng ở Pháp, các xã gần nhau đang tổ chức lại thành các “Xứ” (Pays). Xứ không phải là một cộng đồng địa phương, không phải là một đơn vị hành chính mà là một đơn vị kiểu mới nhằm tạo ra một sự năng động và mối quan hệ giữa dân cư trên một lãnh thổ. “Xứ là một lãnh thổ có một sự gắn bó địa lý, văn hóa, kinh tế tập hợp các tác nhân địa phương quanh một dự án chung. Nhà nước công nhận xứ và coi đấy là một đơn vị để nhận tài trợ, hỗ trợ. Từ 1995-1998 đã tổ chức 115 xứ và từ 2000-2006, Nhà nước sẽ dành 17 tỷ Euro để ký hợp đồng Nhà nước - vùng”. Mục tiêu chính của xứ không phải chỉ là kinh tế mà là xã hội và văn hóa. Xứ phải tạo công ăn việc làm cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ cho nông dân, do đấy không phải chỉ làm nông nghiệp. Xứ tổ chức cả du lịch nông thôn, lập các nhà trọ, hiệu ăn nông thôn cho khách du lịch, bảo vệ và khai thác rừng, bảo vệ sông ngòi… b ) Mối quan hệ gắn kinh tế nông thôn với du lịch Người dân lao động nông nghiệp, nhất là người nghèo nông thôn luôn phải đối diện với bẫy nghèo khổ và cần nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Trong tình hình thiếu liên kết giữa nông thôn và thành thị như phân tích ở trên thì sự liên kết giữa phát triển nông nghiệp và du lịch dường như hé mở một giải pháp cho vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân làm nông nghiệp và giảm áp lực huỷ hoại môi trường. Chưa bàn đến tác động nông nghiệp kết hợp với du lịch tác động lên thu nhập của nhà nông như thế nào, vấn đề này sẽ được đề cập đến trong phần phân tích số liệu khỏa sát ở phần thứ tư của đề tài. Chúng ta nhận thấy rằng việc xúc tiến liên kết giữa hoạt động nông nghiệp với hoạt động du lịch có những ưu thế rõ ràng so với việc ngồi trông chờ vào sự phát triển thực sự của công nghiệp tại khu vực nông thôn. Những ưu thế đó là: - Hoạt động du lịch như là một hoạt động kèm thêm, đi cùng với thành quả hoạt động nông nghiệp của những người làm nông nên họ có thêm một khoản thu nhập mới và lực chạy theo sản lượng với mọi hình thức được giảm bớt. - Thông qua phát triển du lịch, bài toán tiêu thụ sản phẩm đối với người nông dân trở nên dễ chịu hơn và còn có ưu điểm là không có tốn công vận chuyển, sản phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng. - Tài nguyên cho du lịch có sự gần gũi với tài nguyên nông nghiệp và sản phẩm của hoạt động nông nghiệp cũng có thể trở thành tài nguyên và sản phẩm phục vụ hoạt động du lịch mọi lúc mọi nơi. Khác với việc thu hút hoạt động công nghiệp đòi hỏi phải có một cở sở hạ tầng hoàn thiện nhất định và đòi hỏi những người tham gia hoạt động phải có kỹ năng cụ thể và rõ ràng, việc đưa hoạt động du lịch về nông thôn tương đối thuận lợi hơn. Hơn thế, xu hướng thưởng thức các giá trị do thiên nhiên mang lại đối với người dân thành thị ngày càng rõ nét. Hoạt động thưởng thức các giá trị văn hóa bản địa của từng vùng và quốc gia đối với những người khách quốc tế cũng là một nhu cầu có thực và nông thôn chính là địa bàn lý tưởng. Do vậy, ngành dịch vụ du lịch đáng là một ngành cần phải được quan tâm để thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế của người dân nông thôn trong bối cảnh kênh nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Làm được việc này chính là giải tỏa được một nguy cơ của sự phát triển không bền vững bắt nguồn từ sự khó khăn trong việc mưu sinh của người lao động nông thôn do thiếu việc làm. Du lịch bền vững với vấn đề bảo tồn hệ sinh thái nông nghiệp và đa dạng sinh học. Theo nhiều tác giả, chính sách bảo vệ môi trường tốt nhất là đi từ gốc bao hàm các biện pháp phòng ngừa dài hạn, đòi hỏi phải hạn chế các phương pháp canh tác dùng nhiều hóa chất và thúc đẩy sự hiểu biết về môi trường thông qua thông tin tuyên truyền. Nhưng những biện pháp để thực thi chính sách như vậy thực sự không thể nào áp dụng với người nông dân tại các nước đang phát triển khi mà nghề nông vẫn là một nghề còn nhiều rủi ro và như đã nói, họ xem nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn an sinh của họ. Vấn đề kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của những người nông dân nghèo. Người nông dân phải chọn lựa thâm canh (intensification) hoặc quãng canh (extensification) vì hai sự chọn lựa này là dễ dàng nhất đối với họ trong tình hình hiện nay. Ðối với người nghèo ở các vùng nông thôn miền núi, phương thức quảng canh được họ sử dụng rất triệt để và chính phủ đã và đang tốn rất nhiều công sức, tài chính để hạn chế thực tế này (phụ lục 4). Ðối với những người nông dân tương đối có khả năng tài chính và phụ thuộc phần lớn vào công việc nông nghiệp thì phương thức thâm canh được sự lựa chọn ưu tiên của họ. Việc thực hiện xen canh, luân canh, dùng phân xanh, hay nuôi tự do...không thỏa mãn được nhu cấu tăng thu nhập của họ. Các phương án này xem ra chỉ có thể thực hiện khi trên cùng mảnh đất nông nghiệp ấy của họ còn có thể sản sinh ra một khoản lợi nào khác, và kết hợp với du lịch là giải pháp mong chờ của chúng ta. + Mối quan hệ gắn kết ngành với sự phát triển nhận thức của nguời nông dân về phát triển bền vững. Sự nghèo đói ở các vùng nông thôn của Việt Nam không chỉ đơn thuần là nghèo về thu nhập mà còn là nghèo về năng lực phát triển, phát triển nhận thức. Sự liên hệ giữa trình độ học vấn với tình trạng nghèo khó và trình độ học vấn có tác dụng càng cao khi người đó sống ở những vùng phát triển hơn. Do vậy, đối với người dân nghèo nông thôn thì trình độ học vấn là một yếu điểm và mức độ bức thiết của việc nâng cao học vấn so với việc tìm kế sinh nhai cũng không ngang bằng với người dân thành thị. Một điểm cần chú ý trong số các phát hiện của ông Ðỗ Thiên Kính đó là trình độ học vấn cấp hai cũng không có tác dụng gì nhiều hơn so với cấp một trong cuộc sống, và theo tác giả thì nội dung chương trình cấp hai chưa gần với cuộc sống thực tế chính là nguyên nhân của nó. Tất cả những yếu tố đó làm cho khả năng phát triển nhận thức về vai trò quan trọng của việc bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái, cũng như nhận ra được việc làm nào là không có lợi cho môi trường tự nhiên của người nông dân nhất là nông dân nghèo thật sự gặp trở ngại. Vậy, thì sự liên kết ngành có thể giúp giải quyết thực trạng này như thế nào? Dễ nhận thấy nhất là khi nó giải quyết được tính sinh động và tính thiết thực của hoạt động phát triển ý thức của người dân sống ở vùng nông thôn về môi trường. Có hai hướng tác động chính dựa trên nguyên tắc này của việc liên kết là: (i) từ lợi ích có được của phát triển du lịch nông thôn, du lịch sẽ tạo động lực cho người dân hưởng lợi tham gia vào các chương trình và (ii) các biện pháp phối hợp chính sách của hai ngành tác động trực tiếp đến những công việc thực tế hằng ngày của người nông dân, làm cho họ dễ tiếp nhận hơn. Mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Dõi, huyện Nam Ðông, tỉnh Thừa Thiên Huế là minh chứng xác thực (bản tin thời sự VTV, ngày 28/8/02005). Người dân tham gia trực tiếp vào hoạt động phục vụ du khách và ý thức về giữ gìn môi trường trở nên phát triển. + Mối quan hệ gắn kết ngành với vấn đề phát huy sự tham gia của cộng đồng nông thôn vào các hoạt động kinh tế - xã hội Ðể thực hiện được sự phát triển bền vững trong nông nghiệp cần phải đạt được sự hiệp sức của ba yếu tố: (i) công nghệ bảo tồn tài nguyên, (ii) những tổ chức bên ngoài và (iii) cộng đồng địa phương. Ðể cộng đồng địa phương thật sự phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường thì sự phát triển cộng đồng (phát triển cộng đồng chức năng) phải mang tính nội sinh. Mọi nổ lực để phát huy sự đóng góp của cộng đồng đối với vấn đề môi trường trường phải xuất phát từ ý chí và quyết tâm của cộng đồng nông thôn đó, tức là sự tham gia (chứ không phải tham dự) của họ được nhấn mạnh. Họ phải là những con người có khả năng tự lực và trực tiếp thúc đẩy những hành động của họ, đồng thời phải là những con người đóng góp vào các quyết định của chính cộng đồng của họ. Ðứng trên góc độ đó ta thấy việc phát triển du lịch gắn kết với nông nghiệp - nông thôn mà ở đó người dân nông thôn sẽ là người đứng ra cung cấp dịch vụ sẽ hoàn toàn khác với việc các công ty phát triển du lịch xây dựng dự án của họ và khi đó thành hiện thực thì diễn ra kết quả là sự di dời dân cư tại nơi thực hiện dự án đi nơi khác. Ở trường hợp thứ hai, rất ít khi nguyên trạng của môi trường sống tự nhiên được giữ lại. Chúng ta cũng dễ nhận thấy rằng đối với những người đã trả tiền cho các chuyến du lịch thì khoản tiền họ đã chi cho các công ty tổ chức du lịch được hiểu là đã bao gồm sự chi trả cho việc bảo vệ môi trường (theo khảo sát tại Nepal). Do vậy, các hoạt động của họ không được kiềm chế, họ chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn tối đa nhu cầu giải trí cho chính mình. Việc giám sát xem các tác động của họ tới môi trường của một khu du lịch cũng tỏ ra hạn chế hơn so với việc du khách tự túc và được dân địa phương phục vụ (thực tế khảo sát đó cho ta thấy khách du lịch tự túc thường xuyên thuê dân địa phương làm người hướng dẫn). Hơn nữa, thời gian còn cho thấy thời gian để truyền tải các vấn đề có liên quan đến văn hóa và môi trường sống của địa phương thật sự thuận lợi hơn khi khách du lịch là tự túc do họ thích ở tại nhà dân cư trong khu vực và chi tiêu cho nhu cầu cá nhân tại những nơi do người dân trong vùng cung cấp. Như vậy, việc phát triển du lịch liên kết với nông nghiệp - nông thôn mà ở đó người dân là người trực tiếp cung cấp các dịch vụ (nhà trú chân gia đình, làng nhà trú chân phân tán, cắm trại ở nông thôn, cung cấp nhu yếu phẩm, cung cấp hàng thủ công làm quà lưu niệm...) chính là hành động làm phát huy sự tham gia của cộng đồng địa phương làm tăng theo ý chí và khả năng đóng góp của người dân vào các vấn đề môi trường của địa phương. 2.1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn với du lịch Trong cuộc hội thảo về tam nông diễn ra mới đây tại TP Hồ Chí Minh đã có ý kiến: Nếu mức sống đô thị và nông thôn quá xa, quá khác thì nước ta còn phải chứng kiến những cuộc di dân to lớn nữa hướng ra thành phố. Ðiều này sẽ phá nát đô thị và cũng xô đổ văn hoá nông thôn. Dễ thấy rằng đa dạng sinh học là chiếc nôi sống, nơi sinh ra thảm phủ sinh thái tự nhiên cho việc phát triển và tồn tại bền vững một nền sinh thái nông nghiệp với các sản vật độc đáo. Các sản vật nông nghiệp mang đậm sắc thái tự nhiên của mọi miền đất nếu được hỗ trợ bằng các chính sách đúng đắn, có luật bảo hộ và được ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp sẽ tạo ra các sản phẩm hàng hoá lớn mang thương hiệu Việt cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, đó cũng là một lợi thế cạnh tranh sắc bén cho nước ta trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu nếu chúng ta biết cách vận dụng và khai thác thế mạnh đó. Thêm và đó, sự suy thoái kinh tế trên thế giới tại thời điểm này càng nêu bật được vị trí quan trọng của các quốc gia có nguồn tài nguyên nông thôn, có thế mạnh về du lịch. Ðiều này cần mang tính cách mạng triệt để với ý nghĩa nông dân được nhận lợi ích đích thực trên chính sản phẩm mà họ làm ra chứ không phải dành cho các tầng lớp thương lái trung gian như hiện nay. Các nông hộ phải trở thành những người lính được tổ chức và trang bị kiến thức hoạt động trên thương truờng sao cho có hiệu quả cao nhất, đây không những là trách nhiệm mà còn được coi là một trong những quốc sách trước một giai đoạn phát triển mới của đất nước nông ghiệp như Việt Nam - Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với du lịch. Du lịch nông nghiệp còn là một hình thức phát triển mối giao hoà về mặt tự nhiên, văn hoá và con người giữa đô thị và nông thôn thông qua việc đến ở hoặc tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương tại từng gia đình nông hộ, trang trại hoặc các di sản văn hoá... Với các thực tế như trên, mô hình du lịch gắn với phát triển nông thôn rất nên được nghiên cứu tiến hành ở nước ta với việc xây dựng các chinh sách vĩ mô và ban hành luật định cụ thể trong việc thực hiện như một sự hỗ trợ tích cực của các tầng lớp dân cư đô thị với sự phát triển bộ mặt nông thôn và tiêu thụ sản phẩm. Cần phải có bản quy hoạch về các phân khu chức năng dựa trên sự phân tích cơ bản về nguồn lực, tiềm năng của từng khu vực nông thôn, trong đó ưu tiên hàng đầu cho tài nguyên sinh thái. Chính các thị dân nông hộ đóng vai trò quan trọng cho việc cung cấp các sản phẩm sạch từ thiên nhiên góp phần phát triển một đất nước văn minh, biết tôn trọng thiên nhiên. Tại Việt Nam đã có một số địa phương có các hoạt động du lịch như tại Sa Pa, Khánh Hoà, Ðăk Lăk, và một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên cho đến nay, các hoạt động này vẫn được coi là những hoạt động lẻ tẻ, và ngành du lịch vẫn chưa xây dựng được lý luận, phương hướng phát triển và phổ cập loại hình kinh tế du lịch này tại một nước nông nghiệp như Việt Nam. 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1 Tổng quan tài liệu về phát triển kinh tế nông thôn và du lịch ở các nước 2.2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế và du lịch ở các nước Ở Pháp Ở Pháp có nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như Mạng lưới “Nhà ở nước Pháp” (Gites de France), Mạng lưới “Đón tiếp nông dân” (Acceuil paysan), “Chào đón ở nông trại” (Bienvenue à la ferme)… Các mạng lưới du lịch “Nhà ở nước Pháp”, “Đón tiếp nông dân”, “Chào đón ở nông trại”… là mạng lưới khắp nước Pháp của các nhà nông dân được sửa chữa lại để đón khách du lịch. Đây không phải là các nhà mới xây dựng với tiện nghi hiện đại mà là các nhà cổ truyền có ngăn các phòng cho khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Các nhà phải giữ được phong cách địa phương. Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình cho hợp với tiêu chuẩn của hệ thống du lịch. Các mạng lưới này mở lớp huấn luyện về dịch vụ du lịch, kiểm tra và xếp hạng các nhà nông dân theo tiêu chuẩn du lịch từ 1 đến 5 sao và quy định giá thuê. Các mạng lưới này phát hành các sách hướng dẫn du lịch để thông tin cho khách hàng. Có nhiều loại cơ sở khác nhau. Khách hàng đến ở nhà nông dân, cùng sinh hoạt và làm việc với họ, tham gia các hoạt động văn hóa và đi thăm các thắng cảnh trong vùng. Có các loại hình sau đây: - Nhà khách: tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phòng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền. - Nhà đón tiếp trẻ em: đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn sống ở nông thôn vài ngày để biết thế nào là nông thôn. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nông thôn và có người phụ trách. - Trại hè: là một miếng đất gần một di tích văn hóa, lịch sử được tổ chức để có thể căng lều trại, nhà vệ sinh, bếp ăn ngoài trời có thể tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về ở và du lịch quanh vùng. - Trạm dừng chân: là nhà nghỉ chân trên các lộ trình du lịch đi bộ, xe đạp, xe máy gần các di tích lịch sử để các đoàn du lịch có thể nghỉ chân, ăn uống. - Nhà nghỉ: có thể đón tiếp các gia đình về nghỉ ở nông thôn trong vài ngày. - Nhà sàn vui chơi: tổ chức các nhóm 3 đến 25 nhà sàn có thể tiếp 6 người ăn, ngủ. Xung quanh có các nơi vui chơi như đi câu, đi săn, đi xe đạp, dạo chơi... ở các di tích lịch sử, văn hóa hay có phong cảnh đẹp. Các vùng ở Pháp có các chương trình hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn. Các hộ nông dân muốn tổ chức các nhà khách trình các kế hoạch. Nếu kế hoạch được duyệt sẽ được ký hợp đồng và trợ cấp 30-40% chi phí để sửa chữa và trang bị nhà khách. Ở Nhật Bản Sự thần kỳ của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa nông nghiệp và công nghiệp có những trang trại mà khi vào tham quan ta cứ ngỡ vào khu du lịch. Nhật bản là ví dụ điển hình cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa, Nhật Bản dựa vào phát triển nông nghiệp để tạo đà cho phát triển công nghiệp, mức đóng góp của nông nghiệp trong suốt thời kỳ đầu công nghiệp hóa là rất cao (những năm 1870, thuế nông nghiệp chiếm đến 35% sản lượng lúa của nông dân) (Ðặng Kim Sơn, trang 56). Kinh tế nông thôn trong thời kỳ này là nguồn thu chính của ngân sách. Tuy mức điều tiết từ nông nghiệp để phục vụ cho công nghiệp hóa là cao nhưng nó lại không vượt quá khả năng tái sản xuất của nông nghiệp. Sỡ dĩ có được điều này là vì nước Nhật đã chăm lo rất tốt cho công nghiệp ngay từ thời kỳ đầu, họ ‘nuôi’ để mà ‘vắt’ và không ngừng đầu tư trở lại cho công nghiệp. Bài học rất đáng được để ý từ kinh nghiệm của Nhật Bản là chính sách phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn (không chỉ các ngành công nghiệp chế biến mà cả các ngành cơ khí), coi trọng công nghệ thu hút nhiều lao động làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, góp phần tăng thu nhập của nông dân (1950 thu nhập phi nông nghiệp đóng góp 29% và 1990 là 85% tổng thu nhập của nông dân) (Ðặng Kim Sơn). Ðiều này có thể thực hiện được là bởi vì chính phủ Nhật đã quan tâm đến kết cấu hạ tầng, năng lượng và thông tin liên lạc trên khắp lãnh thổ ngay từ đầu. Ngoài ra, chính phủ Nhật còn luôn kiên trì giữa giá nông sản ổn định có lợi cho nông dân, ngay cả khi nông sản hàng hóa dư thừa. Ở Ðài Loan Sự hợp lý ở dây thể hiện ở việc Ðài Loan tiến hành chuyển tài nguyên ra khỏi nông thôn nhưng vẫn đảm bảo được sự tái sản xuất mở rộng của nông nghiệp. Thành công lớn của Ðài Loan trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa chính là không tạo ra áp lực việc làm đối với lĩnh vực công nghiệp và liên tục tiến bộ trong nỗ lực tạo ra sự cân bằng trong thu nhập (Ðài Loan và một số nước Châu Âu có thu nhập cân bằng nhất trên thế giới). Mặc dù phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và lao động nông nghiệp chiếm phần lớn trong lực lượng lao động nhưng trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp tại Ðài Loan đã không xảy ra hiện tượng lao động đổ xô ra thành thị. Không những thế, dù bị điều tiết mạnh để phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp còn đóng góp lớn cho sự phát triển của công nghiệp thông qua sự phát triển của các ngành chế biến nông sản xuất khẩu (xem Phạm Ðỗ Chí chủ biên, phần IV), vấn đề phân hóa giàu nghèo trong giai đoạn này cũng được giải quyết. Và thị trường nông thôn Ðài Loan trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa (từ 1956 đến 1966, thị trường trong nước đóng góp 60% tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp chế tạo). Thành công của Ðài Loan có được là nhờ chính sách không ngừng nâng cao thu nhập của người dân nông thôn và tạo sự liên kết hay phối hợp hợp lý giữa nông nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa thông qua việc phi tập trung hóa công nghiệp, đưa công nghiệp về phát triển tại nông thôn (giúp thực hiện thành công “ly nông bất ly hương”), nhờ đó mà phát triển được thị trường trong nước làm cơ sở để phát triển tiềm lực của quốc gia. Ðể làm được điều này, Ðài Loan phải có được sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực tại nông thôn (“hơn 2/3 dân số nông nghiệp tại Ðài Loan có bằng cấp giáo dục chính thức”, Phạm Quang Diệu, Ðặng Kim Sơn (xem Phạm Ðỗ Chí chủ biên)) Ở Hàn Quốc Mô hình làng mới Saemaul Undong được chính phủ Hàn Quốc phát động xây dựng và đầu thập niên 70 của thế kỷ trước là giải pháp của Hàn Quốc nhằm mục đích xóa đi hố ‘phân cách’ kinh tế giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Sự phân cách kinh tế này chính là kết quả của sự nóng lòng đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, dốc toàn lực vào việc phát triển các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu, phát triển thành thị, bỏ quên sự cần thiết của việc phát triển nông thôn và chăm lo cho việc phát triển của người dân sống trong khu vực này. ‘‘Trong khi một phần nhỏ dân cư đô thị hăng say học tập, cố gắng cạnh tranh làm giàu, mong muốn quyết tâm đổi đời thì đại bộ phận nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn và mang trong mình tư tưởng bi quan và ỷ lại, lối thoát duy nhất là rời bỏ quê hương, chạy về đô thị’’ (Theo Ðặng Kim Sơn). Thực chất của việc phát triển mô hình làng mới là làm cho thu nhập của người nông dân (chiếm phần đông dân số vào thời điểm đó) được cải thiện và kích thích, xây dựng năng lực tự phát triển của khối dân cư nông thôn. Ðây cũng chính là yếu tố làm cho Ðài Loan có được sự phát triển ổn định trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa đất nước. Ở Malaysia. Hiện nay Malaysia có đến 20 khu du lịch. Tuy nhiên, theo các nhà bảo vệ môi trường Davison thuộc quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới thì các khu du lịch này đang trong tình trạng quá tải và cần được nâng cấp. Trước tình hình đó, Chính phủ Malaysia hỗ trợ bằng cách cung cấp các chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường và hệ thống sinh thái, cung cấp thêm các bảng chỉ dẫn, bản đồ. Ðưa ra các quy định về hạn chế số người trong một đoàn khách du lịch, hạn chế tổng số người trong một ngày và hạn chế khu vực được phép tham quan, hạn chế các hoạt động được phép diễn ra trong khu vực tham quan xuống các hoạt động tối thiểu như chụp ảnh, quay phim và quan sát các hoạt đông hoang dã. Ở Thái Lan Năm 2000 Thái Lan với chương trình ‘‘Amzing Thailand’’ hy vọng thu hút được 18 triệu khách du lịch với các nội dung chủ yếu hướng vào du lịch. Toàn bộ các hoạt động quảng cáo về du lịch của Thái Lan đưa ra đều hướng vào nội dung giới thiệu thiên nhiên và văn hóa dân tộc truyền thống. Thái Lan cũng đăng cai tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế về du lịch trong những năm gần đây. Rất nhiều khu du lịch cũng đã được xây dựng. Các dự án xây dựng sân golf ở khu vực một số rừng quốc gia đã bị đình chỉ vì đã có những biểu hiện gây hại cho động vật hoang dã. Ở tầm vĩ mô, hiệp hội khách sạn Thái Lan cũng có các chương trình mang tên ‘lá xanh’ nhằm giúp đỡ các khách sạn trang trí lại khuôn viên của mình với với mục đích thêm nhiều cây xanh, lắp các hệ thống xử lý rác thải. Khu du lịch biển ở PhuKet đã được nhận giải thưởng về về môi trường từ hiệp hội khách sạn vì đã góp phần xây dựng hệ thống chống ô nhiễm cho các mỏ thiếc và biến khu vực này thành một khu vực của cây xanh với hệ thống xử lý ô nhiễm tối tân. Các hãng lữ hành cũng có các chương trình hướng vào du lịch, các chương trình du lịch với số lượng khách hạn chế cũng được mở ra. Thành công lớn nhất của Thái Lan theo đánh giá tại hội nghị du lịch Ðông Nam Á là: ‘‘Ðã gắn được hệ thống sinh thái với các nguồn lợi kinh tế mà không làm phá hủy tài nguyên’’. Các cơ quan du lịch và các cơ quan chức năng đã và đang cố gắng quảng cáo, tuyên truyền để tạo ra Thái Lan xanh hơn nữa trong con mắt du khách nước ngoài. 2.2.2 Tổng quan về phát triển kinh tế nông thôn và du lịch ở Việt Nam 2.2.2.1 Tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên trở nên gay gắt hơn bao giờ hết thì các ngành công nghiệp xanh ._.rong nền kinh tế gữa khu vực thành thị với khu vực nông thôn. Khu vực thành thị đã và đang là nơi hưởng lợi nhiều từ quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, và để tụt hậu sau đó là khu vực nông thôn, một khu vực sẽ còn có ảnh hưởng mạnh mẻ đến sự tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Đời sống của người dân nông thôn đang còn rất bấp bênh, việc làm theo đúng bản chất của nó và việc làm phi nông nghiệp còn rất hạn chế, người nghèo ở nông thôn còn rất nhiều chiếm khoảng hơn 90% tổng số người nghèo. Trong khi đó, các làn sóng phát triển đang mạnh mẽ lên trong nhiều ngành hiện đại và diễn ra tích cực ở thành thị. phải có những giải pháp khả thi để người dân nông thôn hưởng được các lợi ích đến kinh tế, tinh thần của họ trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phương. + Là một huyện khó khăn của tỉnh, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nông thôn, người nghèo trên địa bàn huyện vẫn chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy việc phát triển nông nghiệp - nông thôn và nâng cao đời sống vật chất của người dân sinh sống ở khu vực nông thôn nói chung, huyện Lăk nói riêng đang là một đòi hỏi bức bách trong giai đoạn hiện nay. + Huyện Lăk được lựa chọn để phân tích mô hình phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch. Thực trạng phát triển du lịch còn nằm ở trạng thái tự phát và manh mún, làm cho các tính chất tích cực của nó chưa được phát huy hết tác dụng, chưa có chiến lược phát triển mô hình với quy hoạch dài hạn và hình thành các tổ chức cộng đồng phát triển nhằm đưa mô hình và sự phát triển một cách có tổ chức, có hệ thống. Huyện Lăk là một huyện có điều kiện tự nhiên và cảnh quan đẹp, có truyền thống văn hoá lâu đời của các đồng bào dân tộc bản địa đang sinh sống trên địa bàn huyện. Đây là một thế mạnh về du lịch cần được khai thác và phát triển. Người dân huyện Lăk sinh sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông nghiệp, bên cạnh có thế mạnh và tiềm năng về du lịch, vì vậy hoạt động phát triển kinh tế nông thôn gắn với hoạt động du lịch là một mô hình mang tính thiết thực có hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho người dân bản địa + Địa phương cần phải nhìn nhận, nghiên cứu về tiềm năng du lịch để tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần quy hoạch xây dựng các khu nghĩ dưỡng, kết hợp tổ chức các tuyến du lịch sinh thái, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, có biện pháp tích cực nâng cao dân trí, nhận thức và kiến thức phục vụ du lịch trong dân. Các chương trình phát triển du lịch cần quan tâm gắn với sinh thái nông nghiệp nông thôn, bảo vệ cảnh quan và môi trường. 5.2 Kiến nghị - Có biện pháp tích cực trong việc huy động các nguồn vốn để phục vụ cho phát triển du lịch, cần có những chính sách thông thoáng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế văn hoá xã hội tại địa phương, đặc biệt đầu tư vào hoạt động du lịch, sản xuất hàng thủ công truyền thống. - Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, gìn giử và phát triển các điểm du lịch hiện có, bảo tồn và phát huy các làng nghề, ngành nghề truyền thống và cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. - Cần đầu tư các yếu tố vật chất mà khách du lịch không thể thiếu trong hành trình du lịch của họ tại các điểm du lịch, như: giao thông thuận lợi, nước sạch, vệ sinh môi trường, Internet, các tụ điểm giải trí mua sắm… - Tăng cường giới thiệu, quảng bá những sản phẩm đặc sắc của du lịch địa phương, trao đổi tổ chức hoạt động với các đơn vị bạn. - Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuyên môn hoá đội ngủ cán bộ làm du lịch, chú trọng đến con em đồng bào tại chổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lăk năm 2005, 2006, 2007. Nguyễn Văn Bảy (2000), "Phát triển cộng đồng nông thôn”, Tài liệu bồi dưỡng về nghiên cứu nông thôn phát triển bền vững, Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan, TP. Hồ Chí Minh. Đỗ Kim Chung (2006), Giáo trình Dự án phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đinh Phi Hổ (2003), Lý thuyết và thực tiễn kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê. Niên giám thống kê huyện Lăk năm 2007. Niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk năm 2005, 2006, 2007. Nguyễn Văn Song, Vũ Thị Phương Thuỵ (2006), Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp – lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Lăk, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn tỉnh Đăk Lăk năm 2005, 2006, 2007. Sở Thương mại – du lịch Đăk Lăk (2001), Du lịch Đăk Lăk. Sở Thương mại – du lịch Đăk Lăk (2003), Sách ảnh chào mừng quý khách đến Đăk Lăk. Nguyễn Thế Toàn (2007), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí Cộng sản số 12 (132) Matt Pobocik and Chritine Batalla (1998), "Development in Nepal the Ananapurna Conuervation Area Project”, Sustainable Tourism: a Geographical perspective, Long man, New York, pp. 167, 163-172. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH Tên chủ hộ: Người được phỏng vấn: Nam: □ Nữ: □ Tên thôn, buôn: Tên xã: Huyện Lăk - Đăk Lăk. Ngày phỏng vấn Người phỏng vấn (ngày/tháng/năm) (ghi rõ họ, tên) A. Tình hình chung: 1. Gia đình ông/bà có bao nhiêu người? ..........................., Bao gồm: STT Họ và tên Tuổi Gới tính Trình độ Nghề nghiệp Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tuổi <18: Người. Tuổi từ 18 - 55: Người. Tuổi > 55: Người 2. Thành phần dân tộc: Mnông: □ Êđê: □ Kinh: □ Dân tộc khác: □ 3. Tôn giáo: 4. Gia đình ông/bà sống ở đây từ lâu rồi phải không? Đúng: □ Sai: □ 5. Nếu sai, ông/bà chuyển từ đâu đến? Chuyển từ bao giờ? 6. Tại sai ông/bà lại di chuyển tới vùng đất này? 7. Xin ông/bà gia đìng ông/bà cho biết gia đình ông/bà có các tài sản dưới đây không? Nhà ở: Kiên cố: □ Bán kiên cố: □ Cấp 4: □ Nhà tạm: □ Phương tiện đi lại: Xe máy: □ Xe đạp: □ Khác: □ Phương tiện thông tin Tivi: □ Đài: □ Khác: □ Các loại tài sản khác: Tổng giá trị tài sản: Ước tính. Dưới 5 triệu: □ Từ 5 triệu - 10 triệu: □ Từ > 10 triệu - 30 triệu: □ Trên 30 triệu: □ B. Các nguồn thu nhập - chi phí sản xuất của gia đình trong năm vừa qua: 1. Xin ông/bà cho biết các khoản thu nhập và chi phí sản xuất của gia đình trong năm vừa qua: Nơi canh tác/SX Loại sản phảm Khối lượng thu vào Tổng thu = tiền mặt (đ) Các khoản đầu tư (Giống, vật tư, con giống Tổng chi = tiền mặt (đ) Tổng thu Sử dụng Bán Loại chí phí CP vật chất CP tiền mặt Đất cấy lúa Đất trồng hoa màu Đất vườn hộ Đất đồi núi (LN) Đất thuê/mua Chăn nuôi Lợn Trâu bò Dê Gia cầm Nguồn thu khác Nghề phụ Lương Phụ cấp Thu nhập từ các sản phẩm Bán rượu cần Đan mây tre Dệt thổ cẩm Thu nhập từ dịch vụ du lịch Du lịch voi Du lịch thuyền độc mộc Khác từ du lịch B. các nguồn thu nhập - chi phí sản xuất của gia đình trong năm vừa qua: 1. Xin ông/bà cho biết gia đình mình mất bao nhiêu tiền phục vụ sinh họa trong gia đình? Loại chi phí Tự có/tự SX/ khai thác Mua thêm Giá cả (đ) Tổng CP = tiền mặt (đ) Ghi chú Lương thực Thực phẩm Chất đốt Công cụ SX Điện Học tập Quần áo Khác Tổng C. Sản phẩm, dịch vụ và thị trường 1. Những sản phẩm hàng hóa sản xuất được, gia đình ông/bà thường bán ở đâu? Sản phẩm Nơi bán Giá bán Khả năng tiêu thụ của thị trường Tại thôn, buôn Chợ gần thôn, buôn Cơ sở CB/ thu mua SP Nơi khác Lúa Mỳ Ngô Điều Cà phê Hoa quả SP cây LN Lợn Gà vịt Trâu Bò Dê Đót Măng Củi Thuốc nam Đan mây tre Dệt thổ cẩm SX rượu cần Khác D. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn: 1. Các chương trình dự án của chính phủ, phi chính phủ hỗ trợ phát triển kinh tế cộng đồng ở vùng đệm: Chương trình ĐCĐC □ Dự án GTZ □ Dự án DaNiDa □ Nguồn vốn 135 □ Hỗ trợ điều giống □ Hỗ trợ giống lúa, ngô □ 2. Gia đình ông/bà được hỗ trợ từ các chương trình đó? - Chương trình: - Chương trình: - Chương trình: 3. Theo ông/bà, các chương trình hỗ trợ đó có phù hợp với gia đình (cộng đồng) mình không? Có □ Không □ 4. Chương trình nào phù hợp nhất: 5. Nếu không phù hợp, theo ông/bà cần phải cải thiện như thế nào? E. Những khó khăn và đề xuất: 1. Hiện tại, gia đình ông/bà trồng cây và chăn nuôi theo kỹ thuật: Tuyền thống □ Kinh nghiệm □ Từ Khuyến nông □ Từ hàng xóm □ Học từ bên ngoài CĐ □ Phương tiện thông tin đại chúng □ Khác □ 2. Xin ông/bà cho biết những khó khăn, trở ngại trong phát triển kinh tế hộ và sản xuất của gia đình hiện nay? Về tự nhiên □ Đất dốc □ Thiếu nước để tưới tiêu Về đất đai □ Thiếu đất canh tác nông nghiệp (trồng lúa) □ Chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất □ Thiếu đất lâm nghiệp □ Đất đai xấu Về vốn □ Thiếu vốn để đầu tư sản xuất Về kỹ thuật □ Thiếu cán bộ khuyến nông □ Thiếu cán bộ khuyến lâm □ Thiếu kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp □ Thiếu kỹ thuật trồng cây nông nghiệp (Lúa, ngô, điều ghép, cà phê, cây ăn quả) □ Thiếu kỹ thuật chăn nuôi Các khó khăn trong SX rượu cần, đan mây tre, dệt thổ cẩm □ Thiếu lao động □ Thiếu thông tin về thị trường □ Thiếu vốn đầu tư công nghệ □ Thiếu kỹ thuật về giới thiệu sản phẩm □ Thiếu nguyên liệu để sản xuất □ Thiếu kỹ năng buôn bán Khó khăn trong dịch vụ du lịch voi □ Người chủ voi không trực tiếp tham gia phục vụ khách du lịch □ Số lượng đàn voi ngày càng giảm □ Nguồn thức ăn khan hiếm Khó khăn trong dịch vụ du lịch thuyền độc mộc □ Người chủ thuyền không trực tiếp tham gia phục vụ khách du lịch □ Nguyên liệu để chế tạo thêm thuyền mới khó khăn 3. Ông/bà có ý kiến gì về vấn đề phát triển kinh tế của hộ gia đình hiện nay: (Xin chân thành cảm ơn !) PHỤ LỤC 2. BẢNG CÂU PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP Tên chủ doanh nghiệp: Nam: □ Nữ: □ Ngày sinh:.............................................................. Trình độ văn hoá: ....................................................................................... Địa chỉ doanh nghiệp:.................................................................................. Diện tích đất doanh nghiệp:...................................... ha Ngày phỏng vấn Người phỏng vấn (ngày/tháng/năm) (ghi rõ họ, tên) A. Tình hình chung: 1.loai hinh kinh doanh 2.Doanh nghiệp của ông/bà có bao nhiêu lao động...........................,Trong đó: Chưa tốt nghiệp phổ thông:............Người. Trung cấp: Người. Cao đẳng, đại học: Người 2. Thời gian kinh doanh:..................... Năm 3. Tại sai ông/bà lại thành lập doanh nghiệp ở đây? .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Số vốn tự có:................................................................... đồng 5. Số vốn vay:..................................................................... đồng. Trong đó: Vay ngân hàng:.................................................................... đồng Vay các tổ chức khác:.......................................................... đồng 6. Ước tính thu nhập hàng tháng: ......................................... đồng. Trong đó: Thu nhập từ hoạt động kinh tế:.............................................. đồng Thu nhập từ hoạt động du lịch:.............................................. đồng 7. Ước tính chi phí hàng tháng: ......................................... đồng. Trong đó: Chi phí cho hoạt động kinh tế:.............................................. đồng Chi phí cho hoạt động du lịch: ............................................. đồng 8. B. Ông/bà có ý kiến gì về vấn đề phát triển kinh tế của doanh nghiệp của hiện nay: (Xin chân thành cảm ơn !) Phụ lục 3 PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH THAM QUAN DU LỊCH Phỏng vấn tại điểm du lịch : Khu du lich Ho Lak 1.Quý khách đến từ đâu ? 2.Quý khách đến huyện Lắk qua : Tình cờ Quảng Cáo Bạn bè 3.Mục đích chính của quý khách đến huyện Lắk để làm gì ? 4. Qúy khách đến điểm du lịch theo hình thức nào ? Cá nhân tự đi Được tổ chức theo đoàn 5.Quý khách đến huyện Lắk bằng phương tiện gì ? Xe bus Xe Mô tô Xe ô tô 6.Trước khi đến huyện Lắk quý khách đã đến đâu trong chuyến đi này ? 7.Sau khi đã tham quan huyện Lắk quý khách có dự định sẽ đến đâu tiếp theo ? 8. Quý khách đánh giá thế nào về chất lượng dịch vụ lưu trú ở đây ? Tốt Bình thường Kém 9. Theo quý khách thái độ, phong cách phục vụ tại đây như thế nào ? Tốt Bình thường Kém 10. Quý khách đánh giá thế nào về chất lượng dịch vụ ăn uống của khu lưu trú của Trung tâm Tốt Bình thường Chưa tốt 11. Đánh giá của quý khách về công tác quản lý du lịch tại đểm du lịch huyện Lắk . Tốt Bình thường Chưa tốt 12. Quý khách đã được tham dự một hoạt động văn hoá truyền thống nào của địa phương chưa ? Chưa được tham dự Lý do : Đã tham dự Hoạt động : 13. Quý khách đánh giá thế nào về hoạt động mà quý khách đã tham dự ? Đặc sắc Hay Bình thường 14. Theo quý khách hình thức tổ chức các hoạt động văn hoá của địa phương như thế nào ? Rất tốt Bình thường Chưa tố 15. Quý khách đánh giá thế nào về công tác bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử ? Rất tốt Bình thường Chưa tốt 16. Quý khách thích những gì của địa phương ? Cảnh quan sinh thái . Người dân địa phương . Phong tục tập quán , văn hoá dân gian. Các sản phẩm thủ công va am thuc 17. Quý khách có mua quà lưu niệm không? Dệt thổ cẩm Hàng mây, tre Hàng hoá khác Khác: 18.Quý khách có thể cho biết sự đánh giá của mình về : Cảnh quan : Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Bảo tồn di tích: Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Môi trường : Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Thái độ phục vụ: Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Các dịch vụ: Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng . 19. Quý khách có mong muốn trở lại du lịch Huyện Lắk một lần nữa ? Chắc chắn Không chắc chắn Không 20.Quý khách có thể cho biết một số ý kiến đề xuất của mình để nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú và chất lượng phục vụ tại các điểm du lịch ? (Xin chân thành cảm ơn !) PHỤ LỤC 4: SƠ ĐỒ MIÊU TẢ CÁI BẪY NÔN NÓNG CÔNG NGHIỆP HOÁ Cầu LTTP tăng nhanh do thu nhập lao động các ngành kinh tế tăng Phát triển nhanh công nghiệp Sự chuyển dịch nhanh lao động/ không dựa trên tăng năng suất lao động Tổng sản lượng NN giảm Lương tăng (dưới áp lực Công Đoàn) Lạm phát Giá tăng Khan hiếm LTTP Tích luỹ giảm Đầu tư giảm Sản lượng khu vực công nghiệp giảm Bối cảnh: - Đóng góp quan trọng vào GDP - Nguồn ngoại tệ khan hiếm Hệ quả Các nước này xuất phát từ một nền kinh tế mà nông nghiệp có vai trò quan trọng, nhưng lại tập trung nguồn lực cho công nghiệp, còn nôngnghiệp thì bị bỏ qua hoặc xem nhẹ, nên đã tạo ra sự khan hiếm lương thực - thực phẩm, và phải nhập khẩu. Kết quả là khả năng tích luỹ cho thúc đẩy công nghiệp hoá bị giảm đi, và tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng chịu chung ảnh hưởng. (Nguồn: TS. Đinh Phi Hổ - 2003) PHỤ LỤC 5: SINH THÁI CẢNH QUAN HỆ THỐNG SINH THÁI CẢNH Địa hình Thực vật Yếu tố sinh học Yếu tố nhân văn Yếu tố địa lý Thổ nhưỡng Động vật Thuỷ văn Hệ thống địa chính Hệ thực vật Hệ thống địa lý Hệ thống sinh học Hệ thống nhân văn Hệ thống thổ nhưỡng Hệ động vật Hệ thống thuỷ văn Sinh thái học sinh vật Sinh thái học địa lý Hình 5: Sinh thái cảnh quan, sinh vật học, đại lý học Quy hoạch việc sử dụng đất đai trong khu vực nông thôn và trên toàn đất nước hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của nôg nghiệp và công nghiệp trong khu vực nông thôn và cả nước. Tiếp đó sinh thái học cảnh quan có thể đưa ra một phương pháp có lợi cho công tác quy hoạch việc sử dụng đất. PHỤ LỤC 6: ĐÁNH GIÁ LAO ĐỘNG PHỤC VỤ VÀ Ý KIẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH ( Tổng hợp 50 ý kiến của khách du lịch tháng 2, 3 năm 2008) Tiêu chí Số ý kiến % + Nhân viên du lịch - Tốt 5 10 - Bình thường 40 80 - Kém 5 10 + Cảnh quan môi trường - Tốt 30 60 - Bình thường 20 40 - Kém + Sự thích thú - Môi trường, cảnh quan 15 30 - Phong tục tập quán 28 56 - Người dân địa phương 5 10 - Sản phẩm, ẩm thực 2 4 + Sự trở lại - Có trở lại 5 10 - Không chắc lắm 38 76 - Không trở lại 7 14 PHỤ LỤC 7 CÁC CHỈ TIÊU ÐIỀU TRA Ðịa chỉ Số hộ Cho thuê nhà Cho thuê phương tiện khác Buôn MLiêng 35 20 2 13 Buôn Jun 30 15 8 7 TT Liên Sơn 25 10 10 5 PHỤ LỤC 8 Chỉ tiêu Số hộ trên tổng hộ được điều tra (90 hộ) Tỷ lệ (%) 1. Số hộ có tham gia hoạt động du lịch Trong đó - Cho thuê nhà (phòng) - Cho thuê phương tiện (voi, xe, ghe) - Khác 45 20 25 50 27,8 22,2 2. Nguồn vốn dùng để hoạt động thêm Trong đó - Tự có - Vay người thân - Vay ngân hàng 65 10 15 72,2 11,1 16,7 * Hơn 90% số hộ dân được tham khảo đều cho rằng ngoài sản xuất nông nghiệp ra thì có thêm hoạt động du lịch hoặc mua bán hàng hoá là tốt nhất. * Hộ có điều kiện tài chính thì sữa chữa lạ nhà để cho khách du lịch thuê. * Yêu cầu lớn nhất của 100% số hộ được khảo sát là huyện cần giải quyết cơ sở hạ tầng như đường giao thông, an ninh chính trị được bảo đảm và cho vay tín dụng nông thôn (tín chấp). Phụ lục 9: Số đơn vị hành chính, diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo địa phương năm 2007 STT Thị trấn, xã Diện tích (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) 1 Thị trấn Liên Sơn 12,75 6.896 541 2 Xã Yang Tao 68,70 6.887 100 3 Xã Bông Krang 317,38 5.997 19 4 Xã Đăk Liêng 31,67 9.569 302 5 Xã Đăk Phơi 140,58 5.147 37 6 Xã Đăk Nuê 126,24 4.705 37 7 Xã Buôn Tría 29,54 3.686 125 8 Xã Buôn Triết 74,31 7.197 97 9 Xã Krông Nô 282,01 5.784 20 10 Xã Nam Ka 92,86 2.132 23 11 Xã EaRbin 80,00 1.867 23 Tổng cộng 1.256,04 59.831 48 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lăk năm 2007 Phụ lục 10: Số người kinh doanh thương mại và khách sạn, nhà hàng Đơn vị tính: Người Loại hình 2005 2006 2007 So sánh Số lượng ( %) Số lượng ( %) Số lượng ( %) 06 /05 07 /06 07/05 I. Tổng số (người) 990 100 1.032 100 1.149 100 42 117 159 1.Phân theo thành phần Kinh tế - Nhà nước 22 2,22 22 2,13 25 2,18 - 3 3 - Tư nhân 8 0,81 8 0,78 31 2,70 - 23 23 - Cá thể 960 96,97 1.002 97,09 1.093 95,13 42 91 133 2. Phân theo ngành Thương maị - Thương mại 676 68,28 703 68,12 726 63,19 27 23 50 - Du lịch, dịch vụ 203 20,51 208 20,16 256 22,28 5 48 53 - Khách sạn, nhà hàng 111 11,21 121 11,72 167 14,53 10 46 56 Nguồn: Phòng thống kê huyện Lắk năm 2007 Phụ lục 11: Số cơ sở kinh doanh thương mại du lịch và nhà hàng Đơn vị tình: Cơ sở Loại hình 2005 2006 2007 So sánh Số lượng ( %) Số lượng ( %) Số lượng ( %) 06/05 07/06 07/05 I. Tổng số toàn huyện (cơ sở) 864 100,00 914 100,00 985 100,00 50 71 121 1. TT Liên Sơn 345 39,93 379 41,47 411 41,73 34 32 66 2. Xã Yang Tao 50 5,79 53 5,80 49 4,97 3 -4 -1 3. Xã Bông Krang 71 8,22 74 8,10 61 6,19 3 -13 -10 4. Xã Dak Liêng 118 13,66 120 13,13 133 13,50 2 13 15 5. Xã Dak Phơi 46 5,32 48 5,25 43 4,37 2 -5 -3 6. Xã Dak Nuê 35 4,05 35 3,83 43 4,37 0 8 8 7. Xã Buôn Tría 32 3,70 33 3,61 35 3,55 1 2 3 8. Xã Buôn Triết 48 5,56 50 5,47 48 4,87 2 -2 0 9. Xã Krông Nô 69 7,99 72 7,88 85 8,63 3 13 16 10. Xã Nam Ka 32 3,70 32 3,50 55 5,58 0 23 23 11. Xã Êa Rbin 18 2,08 18 1,97 22 2,23 0 4 4 Nguồn:Phòng thống kê huyện Lắk năm 2007 Phụ lục 12: Số người kinh doanh thương mại du lịch và nhà hàng Đơn vị tính: Người Loại hình 2005 2006 2007 So sánh Số lượng ( %) Số lượng ( %) Số lượng ( %) 06/05 07/06 07/05 I. Tổng số toàn huyện (người) 990 100,00 1032 100,00 1149 100,00 42 117 159 1. Thị trấn liên Sơn 420 42,42 436 42,25 485 42,21 16 49 65 2. Xã Yang Tao 54 5,45 58 5,62 52 4,53 4 -6 -2 3. Xã Bông Krang 87 8,79 92 8,91 76 6,61 5 -16 -11 4. Xã Dak Liêng 123 12,42 128 12,40 150 13,05 5 22 27 5. Xã Dak Phơi 49 4,95 54 5,23 49 4,26 5 -5 0 6. Xã Dak Nuê 39 3,94 40 3,88 44 3,83 1 4 5 7. Xã Buôn Tría 35 3,54 36 3,49 56 4,87 1 20 21 8. Xã Buôn Triết 52 5,25 55 5,33 56 4,87 3 1 4 9. Xã Krông Nô 73 7,37 75 7,27 96 8,36 2 21 23 10. Xã Nam Ka 36 3,64 36 3,49 65 5,66 0 29 29 11. Xã Êa Rbin 22 2,22 22 2,13 24 2,09 0 2 2 Nguồn: Phòng thống kê huyện Lắk năm 2007 Phụ lục 13: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ Đơn vị tính:Triệu đồng Loại hình 2005 2006 2007 So sánh Số lượng ( %) Số lượng ( %) Số lượng ( %) 06/05 07/06 07/05 II. Tổng Giá trị (triệu đồng) 139.800 100,00 180.286 100,00 207.218 100,00 40.486 26.932 67.418 1. Phân theo thành phần kinh tế - Nhà nước (tỉnh) 1.798 1,29 2.979 1,65 6.960 3,36 1.181 3.981 5.162 - Tư nhân 16.200 11,59 20.498 11,37 21.000 10,13 4.298 502 4.800 - Cá thể 121.802 87,13 156.809 86,98 179.258 86,51 35.007 22.449 57.456 2. Phân theo ngành TM - Thương mại 135.718 97,08 174.396 96,73 195.500 94,35 38.678 21.104 59.782 - Du lịch - dịch vụ 2.518 1,80 3.965 2,20 8.368 4,04 1.447 4.403 5.850 - Khách sạn, nhà hàng 1.564 1,12 1.925 1,07 3.350 1,62 361 1.425 1.786 Nguồn: Phòng thống kê huyện Lắk năm 2007 Phụ lục 14:Tuổi của chủ hộ điều tra Đơn vị tính: Tuổi Chỉ tiêu Tuổi bình quân Số hộ theo nhóm tuổi < 41 41 - 50 51 - 60 >60 Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Bình quân chung 18 20 33 36.7 23 25.6 16 17.6 Buôn Jun 8 27 11 37 7 23 4 13 Buôn M’Liêng 8 27 7 23 6 20 9 30 Thị trấn Liên Sơn 2 7 15 50 10 33 3 10 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Phụ lục 15: Trình độ văn hóa của chủ hộ Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Mù chữ CẤP I CẤP II CẤP III Trên CẤP III Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Bình quân chung Buôn Jun 8 26.67 6 20.00 8 26.67 5 16.67 3 10.00 Buôn M’Liêng 11 36.67 10 33.33 5 16.67 4 13.33 0 0.00 Thị trấn Liên Sơn 7 23.33 13 43.33 6 20.00 2 6.67 2 6.67 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Phụ lục 16: Nhân khẩu, nghề nghiệp, lao động của nhóm điều tra Chỉ tiêu Nhân khẩu Lao động Nghề nghiệp Nông nghiệp Chăn nuôi Buôn bán Cán bộ viên chức Khác Bình quân chung Buôn Jun 155 116 81 1 2 11 60 Buôn M’Liêng 169 126 102 0 3 1 63 Thị trấn Liên Sơn 161 129 90 1 2 12 56 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Phụ lục 17: Tình hình đất canh tác của hộ điều tra Chỉ tiêu Số hộ Tổng DT (ha) DTBQ/hộ (ha) DTBQ/LĐ (ha) DTBQ/ Khẩu (ha) Bình quân chung 30 Buôn Jun 30 59790 66.43 17.18 12.86 Buôn M’Liêng 30 38935 43.26 10.30 7.68 Thị trấn Liên Sơn 30 36560 40.62 9.45 7.57 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Phụ lục 18: Lao động và trình độ lao động của nhóm doanh nghiệp điều tra Chỉ tiêu Tổng số Lao động Trình độ người lao động Lao động phổ thông Sơ cấp,trung cấp Cao đẳng, DH Số Lao động % Số Lao động % Số Lao động % DN KD thương mại 21 18 85.71 3 14.29 0 0.00 DN KD du lịch- dịch vụ 28 6 21.43 13 46.43 9 32.14 DN KD khách sạn, nhà hàng 30 13 43.33 15 50 2 6.67 DN kinh doanh khác 14 9 64.29 5 35.71 0 0.00 Tổng 93 46 49.46 36 38.71 11 11.83 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Phụ lục 19: Tình hình trang bị phương tiện sinh hoạt và sản xuất của hộ điều tra Đơn vị tính (1000đ) Chỉ tiêu Số hộ Nhà Xe máy Công nông Xe đạp TV, Video Đài, cassete Nhà cầu Giếng nước Phương tiện khác Bình quân chung Buôn Jun 30 2180000 3495000 115000 17950 80699 10200 22650 59700 491500 Buôn M’Liêng 30 1280000 277500 110500 9350 70700 5650 19650 47700 458500 Thị trấn Liên Sơn 30 2095000 400000 170000 12300 96000 6300 25850 61750 429500 Nguồn: Phòng thống kê huyện Lăk năm 2007 Phụ lục 20. Kết quả sản xuất của hộ nông dân ở huyện Lăk năm 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Tiêu thức TT Liên sơn Buôn Jun Buôn M’liêng Bình quân I. Tổng GTSX (GO) 15.047 17.461 10.417 14.308 1. Trồng trọt 8.985 10.336 6.806 8.709 Trong đó: Cây lương thực 5.010 10.336 6.806 7.384 Cây công nghiệp 3.975 1.325 2. Chăn nuôi 0.038 0.432 0.633 0.367 Trong đó Trâu 0.018 0.006 Bò 0.295 0.098 Lợn 0.038 0.432 0.320 0.263 Dê Gia cầm 3. Lâm nghiệp 4. Thuỷ sản 5. Sản phẩm khác 1.556 1.612 0.012 1.06 6. Kinh doanh dịch vụ du lịch 4.468 5.081 2.966 4.171 II. Tổng chi phí 10.458 11.405 8.520 10.127 - Phân vô cơ 4.150 2.015 2.238 2.801 - Phân khác - Giống 1.808 5.240 4.820 3.956 - Chi phí khác 3245 3.310 1.462 2.672 - Khấu hao TSCĐ - Thuế, trả lãi - Thuê lao động 1.255 0.840 0.698 - Lao động gia đinhg III. Tổng giá trị gia tăng (VA) 4.589 6.056 1.897 4.180 Phụ lục 21. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Dịch vụ du lịch Từ Voi Thuyền độc mộc Nhà sàn dài Dịch vụ khác Bình quân chung 8171.11 775.56 514.44 2422.22 Buôn Jun 397000 64800 46300 161200 Buôn M’Liêng 291600 5000 0 1200 Thị trấn Liên Sơn 46800 0 0 55600 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Phụ lục 22: Tổng thu và các nguồn thu của hộ điều tra Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Trồng trọt Lúa Ngô Cà phê Diện tích Gieo trồng (canh tác) (m2) Sản Lượng (kg) Giá trị (1000đ) Diện tích Gieo trồng (canh tác) (m2 Sản Lượng (kg) Giá trị (1000đ) Diện tích Gieo trồng (canh tác) (m2) Sản Lượng (kg) Giá trị (1000đ) Bình quân chung 613.49 4906.67 19201.67 609.56 2201.39 5413.33 20.56 36.11 441.67 Buôn Jun 22900 186250 750000 29700 112300 283650 0 0 0 Buôn M’Liêng 19395 155800 583400 11990 43220 97200 0 0 0 Thị trấn Liên Sơn 12960 99550 394750 13170 42605 106350 1850 3250 39750 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra PHỤ LỤC 23 CÁC BẢN ÐỒ Bản đồ hành chính tỉnh Ðăk Lăk Bản đồ hành chính huyện Lăk - tỉnh Ðăk Lăk Tác giả nói chuyện với khách du lịch đến huyện lăk Tác giả đang làm việc tại UBND huyện Lăk Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc N«ng nghiÖp hµ néi ---------------  Ph¹M v¡n Xu©n NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN GẮN VỚI DU LỊCH Ở HUYỆN LĂK luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp M· sè: 60.31.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: ts. vò thÞ ph¦¥ng THỤY   Hµ néi – 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Phạm Văn Xuân LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn: "Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk" tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cơ quan. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Phương Thụy người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn lãnh đạo UBND và bà con nông dân huyện Lăk đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, số liệu và tham gia thảo luận đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận văn. Cũng nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Tác giả Phạm Văn Xuân MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lăk 37 3.2 Tình hình dân số, thành phần dân tộc và lao động của huyện Lăk 37 3.3 Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh phổ thông 37 3.4 Tình hình phát triển cơ sở văn hóa , y tế 37 3.5 Cơ cấu giá trị sản phẩm của huyện 37 3.6 Tình hình xây dựng và phát triển chung 37 4.1 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất 37 4.2 Số lượng, sản lượng và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 37 4.3 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất lâm nghiệp 37 4.4 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản 37 4.5 Kết quả giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện Lăk tính theo giá cố định 37 4.6 Kết quả giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện Lăk tính theo giá hiện hành 37 4.7 Cơ cấu các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ở huyện Lăk 37 4.8 Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tính theo giá cố định 37 4.9 Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tính theo giá hiện hành 37 4.10 Cơ cấu cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành thương mại và dịch vụ ở huyện Lăk 37 4.11 Kết quả giá trị sản xuất và GDP ngành thương mại và dịch vụ ở huyện Lăk tính theo giá cố định 37 4.12 Kết quả giá trị sản xuất và GDP ngành thương mại và dịch vụ ở huyện Lăk tính theo giá hiện hành 37 4.13 Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch 37 4.14 Giá trị dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống 37 4.15 Đường ôtô, điện thoại đến các xã, thị trấn 37 4.16 Giá trị hàng hoá truyền thống phục vụ du lịch 37 4.17 Tình hình tiền vốn của doanh nghiệp 37 4.18 Điều kiện lao động, đất đai và kinh tế của hộ nông dân tính bình quân 1 hộ 37 4.19 Định hướng phát triển kinh tế huyện đến năm 2012 37 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1 Số khách du lịch đến trên địa bàn huyện 37 4.2 Tổng thu nhập của hộ dân vùng du lịch 37 4.3 So sánh giá trị kinh tế ngành du lịch trong nền kinh tế của huyện Lắk 37 4.4 So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành du lịch trong nền kinh tế của huyện Lắk 37 4.5 Tổng thu nhập GDP hàng năm của huyện 37 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09075.doc
Tài liệu liên quan