Tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững: ... Ebook Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững
164 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------
NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN ðẢO VÂN ðỒN - TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU NGOAN
HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực
hiện luận văn ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều
ñược chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của
cá nhân tôi (ngoài phần ñã trích dẫn).
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan Hương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... ii
LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả ñã nhận ñược sự quan
tâm giúp ñỡ tận tình về nhiều mặt của của tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội, Viện ñào tạo sau ñại học, Khoa Kinh tế & PTNT, Bộ
môn Phân tích ñịnh lượng ñã tạo mọi ñiều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
ðặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc ñến PGS.TS Nguyễn Hữu
Ngoan, người thầy ñã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa Du lịch Quảng Ninh, UBND
huyện Vân ðồn, phòng văn hóa – du lịch, phòng Thống kê, phòng Công
thương huyện Vân ðồn; UBND các xã tại khu vực nghiên cứu ñã tạo mọi
ñiều kiện giúp ñỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành
luận văn.
Cảm ơn bạn bè, ñồng nghiệp, người thân ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan Hương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
1. MỞ ðẦU 1
1.1 Sự cần thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Các câu hỏi ñặt ra cho nghiên cứu ñề tài. 3
1.4 ðối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Lý luận về phát triển, phát triển bền vững 5
2.2 Phát triển du lịch bền vững 8
2.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước 37
2.4 Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong xu thế hội nhập 45
2.5 Vị trí, vai trò của ngành du lịch ñối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế của nước ta 48
2.6 Các công trình nghiên cứu có liên quan ñến ñề tài 50
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 53
3.2 Phương pháp nghiên cứu 68
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 76
4.1. Thực trạng phát triển du lịch huyện Vân ðồn trên quan ñiểm phát
triển bền vững 76
4.1.1 Tình hình hoạt ñộng du lịch của huyện . 76
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... iv
4.1.2. ðánh giá thực trạng phát triển du lịch huyện Vân ðồn từ góc ñộ
bền vững. 87
4.1.3. ðánh giá tính bền vững của các hoạt ñộng du lịch ở Vân ðồn dựa
vào "sức chứa" 92
4.1.4. ðánh giá tính bền vững của các hoạt ñộng của du lịch tại Vân
ðồn dựa vào hệ thống chỉ tiêu ñánh giá nhanh tính bền vững của
ñiểm du lịch 95
4.2. Tiềm năng, cơ hội và thách thức cho phát triển du lịch bền vững
huyện Vân ðồn 101
4.2.1 Tiềm năng du lịch trên ñịa bàn huyện ñảo Vân ðồn 101
4.2.2 ðánh giá ñiểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Vân ðồn 106
4.2.3 Dự báo triển vọng phát triển du lịch huyện ñảo Vân ðồn trong
thời gian tới 110
4.3 ðịnh hướng và các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền
vững ở huyện ñảo Vân ðồn 116
4.3.1 ðịnh hướng phát triển du lịch 116
4.3.2 Những quan ñiểm về phát triển du lịch huyện ñảo Vân ðồn 119
4.3.3 Tăng cường củng cố cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
huyện ñảo Vân ðồn trong thời gian tới 120
4.3.4 Giải pháp chủ yếu ñể phát triển du lịch theo hướng bền vững tại
huyện ñảo Vân ðồn thời gian tới 123
5. KẾT LUẬN 137
5.1 Kết luận 137
5.2 Khuyến nghị 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
PHỤ LỤC 145
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO Tổ chức thương mại thế giới
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
HDI Chỉ số phát triển con người
HFI Chỉ số tự do của con người
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
UNCED Uỷ ban liên hợp quốc về môi trường và phát triển
WTTC Hội ñồng du lịch và lữ hành thế giới
ƯNWTO Tổ chức du lịch thế giới
WCED Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển
PRA ðánh giá nhanh có sự tham gia của cộng ñồng
ACAP Khu bảo tồn Annapurna
VQG Vườn quốc gia
HTX Hợp tác xã
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
PCC Sức chứa tự nhiên
RCC Sức chứa thực tế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1: Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch
bền vững 12
2.2: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững 13
2.3: Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững 30
2.4: Các chỉ tiêu ñặc thù của ñiểm du lịch 31
2.5: Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng ñể ñánh giá nhanh tính bền vững của
ñiểm du lịch 33
3.1. Thời tiết, khí hậu của huyện ñảo Vân ðồn năm 2009 57
3.2. Giá trị sản lượng và cơ cấu các ngành 65
3.3: Dân số và mật ñộ dân số phân theo xã tính ñến ngày 31/12/2009 66
3.4. Dân số huyện Vân ðồn qua một số năm 67
3.5: Hiện trạng về phân bổ lao ñộng năm 2009 68
3.6. Danh mục mẫu ñiều tra 69
4.1: Tình hình khách du lịch ñến huyện Vân ðồn 77
4.2: Thành tựu phát triển kinh tế du lịch Vân ðồn giai ñoạn 2007 – 2009 79
4.3: Cơ sở lưu trú tại huyện Vân ðồn giai ñoạn 2007 - 2009 81
4.4: Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch trên ñịa bàn huyện 86
4.5 ðánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ 89
4.6: ðánh giá sức chứa của các ñiểm du lịch trên huyện ñảo Vân ðồn 94
4.7: Thống kê nguồn tài nguyên du lịch tại Vân ðồn 102
4.8: Các công trình văn hóa lịch sử tại huyện ñảo Vân ðồn 103
4.9: Dự báo khách du lịch ñến Vân ðồn giai ñoạn 2015 - 2020 113
4.10: Dự báo nhu cầu khách sạn giai ñoạn 2015 - 2020 114
4.11: Dự kiến phân bố khách sạn phục vụ du lịch Vân ðồn giai ñoạn 2015 – 2020 115
4.12: Dự báo lao ñộng phục vụ du lịch tại Vân ðồn giai ñoạn 2015 – 2020 116
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 1
1. MỞ ðẦU
1.1 Sự cần thiết của ñề tài
Ngày nay, khi cuộc sống của người dân ñang ngày càng ñược nâng cao
thì du lịch trở thành một nhu cầu cần thiết trong ñời sống xã hội. Về mặt kinh
tế, du lịch ñã trở thành một ngành quan trọng, một ngành kinh tế tổng hợp
năng ñộng và ñược coi là phương sách hiệu quả ñể mỗi vùng, mỗi quốc gia
phát triển nền kinh tế của mình. Mọi hoạt ñộng phát triển du lịch nói chung
ñều thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị tiềm năng của tài nguyên tự
nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các ñiều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, việc phát triển du lịch mới chỉ quan
tâm tới việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng, các sản phẩm du lịch với
mục ñích thu hút nhiều hơn lượng du khách. Việc làm này ñã ñem lại một
nguồn lợi ñáng kể, song cũng tiềm ẩn những tác ñộng tiêu cực như sự huỷ
hoại các hệ sinh thái và nguy cơ ô nhiễm môi trường, góp phần làm gia
tăng các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma tuý..., làm biến ñổi các giá trị
văn hoá truyền thống. Những yếu tố ñó tác ñộng ñến sự phát triển bền
vững hoạt ñộng du lịch.
Mặt khác, Việt Nam ñã trở thành thành viên chính thức của WTO, ñiều
ñó ñã ñánh dấu một bước ngoặt trên con ñường chủ ñộng hội nhập quốc tế,
phát triển kinh tế ñất nước. Gia nhập WTO mang ñến những cơ hội mới
nhưng cũng không ít những thách thức cho nền kinh tế nước ta. Ngành du
lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch các ñịa phương sẽ phải ñối mặt với
những thách thức rất lớn từ hội nhập kinh tế quốc tế:
- Cạnh tranh thu hút khách du lịch trên bình diện quốc gia và quốc tế sẽ
ngày càng gay gắt.
- Yêu cầu của khách du lịch về chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 2
cao. Trong khi ñó du lịch Việt Nam ñang ở giai ñoạn ñầu của sự phát triển,
hoạt ñộng du lịch chủ yếu dựa vào tự nhiên, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh,
trình ñộ nghiệp vụ của ñội ngũ lao ñộng trong ngành còn nhiều bất cập; cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch còn yếu kém và thiếu ñồng bộ.
- Tài nguyên và môi trường du lịch ñang có dấu hiệu suy giảm do khai
thác, sử dụng thiếu tính bền vững.
Trước bối cảnh ñó, mỗi ñịa phương cần phải phân tích, ñánh giá ñể tìm
ra những lợi thế về du lịch thực sự của ñịa phương mình, từ ñó ñề ra chiến
lược phát triển, ñịnh hướng, giải pháp ñầu tư ñể phát triển bền vững, tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch phát triển.
Việt Nam có ñường bờ biển dài 3260 km, với hàng nghìn hòn ñảo lớn
nhỏ từ vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà…ở phía Bắc, tới tận Côn ðảo,
Phú quốc ở miền Nam với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và là những
ñiểm lý tưởng ñể phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển,… Huyện ñảo Vân
ðồn là một trong những ñịa ñiểm giàu tiềm năng với những cảnh quan thiên
nhiên kỳ thú và là những ñiểm lý tưởng ñể phát triển du lịch sinh thái, du lịch
biển …, tuy nhiên hoạt ñộng du lịch ở ñây mới chỉ ở giai ñoạn ñầu của sự
phát triển, chưa ñược quy hoạch cụ thể nên việc khai thác tài nguyên mang lại
hiệu quả thấp, chưa xứng với tiềm năng vốn có của nó. Với những lý do trên,
chúng tôi ñã chọn ñề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền
vững tại huyện ñảo Vân ðồn - tỉnh Quảng Ninh” với mong muốn góp phần
ñưa ra cái nhìn toàn diện về tiềm năng và hướng phát triển du lịch bền vững
cho huyện ñảo Vân ðồn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, ñánh giá thực trạng phát triển du lịch tại huyện
Vân ðồn ñề ra ñịnh hướng và các giải pháp nhằm phát triển du lịch ở huyện
ñảo này một cách bền vững và có hiệu quả.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển và
phát triển du lịch bền vững.
- ðánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát
triển du lịch tại Vân ðồn thời gian qua.
- Xác ñịnh tiềm năng, cơ hội và thách thức cho phát triển du lịch tại
huyện Vân ðồn.
- ðưa ra ñịnh hướng và ñề xuất giải pháp nhằm sử dụng hợp lý và có
hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch theo hướng bền vững tại huyện Vân ðồn
1.3 Các câu hỏi ñặt ra cho nghiên cứu ñề tài.
- Huyện ñảo Vân ðồn tỉnh Quảng Ninh có những tiềm năng và lợi thế
gì cho phát triển du lịch?
- Ngành du lịch có vai trò và vị trí như thế nào trong phát triển kinh tế -
xã hội của huyện?
- Thực trạng phát triển và những bài học gì cho du lịch của huyện Vân
ðồn những năm qua?
- Chủ trương của ðảng, Nhà nước và của Tỉnh trong phát triển du lịch ở
huyện là gì?
- Làm thế nào ñể phát triển du lịch ở huyện Vân ðồn những năm tới
(2015 - 2020) và lâu dài bảo ñảm tính bền vững và hiệu quả?
1.4 ðối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
Hoạt ñộng ngành du lịch và kinh doanh du lịch trên ñịa bàn huyện Vân
ðồn – tỉnh Quảng Ninh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu ñược giới hạn :
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở huyện ñảo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 4
Vân ðồn trong một số năm gần ñây từ ñó ñánh giá và ñưa ra những giải pháp
cơ bản ñể phát triển du lịch bền vững ở Vân ðồn trong những năm tới.
- Về không gian: Nghiên cứu ñược thực hiện tại huyện Vân ðồn – tỉnh
Quảng Ninh.
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu ñược thu thập trong giai ñoạn
2007-2009.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Lý luận về phát triển, phát triển bền vững
2.1.1 Phát triển
Phát triển ñược hiểu là một quá trình tăng trưởng của nhiều yếu tố cấu
thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học - kỹ
thuật...ðây là xu thế tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và xã hội
loài người nói riêng. Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao chất
lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần bằng cách phát triển lực lượng
sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc
sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá. ðể phản ánh ñúng thực chất và
khách quan về phát triển, ngoài các chỉ tiêu về kinh tế như GNP (Gross
National Product - Tổng sản phẩm quốc dân), GDP (Gross Domestic Product
- Tổng sản phẩm quốc nội), thu nhập bình quân ñầu người (GDP per
capita)...cần phải bổ sung các chỉ số khác như HDI (Human Development
Index - Chỉ số phát triển con người), HFI (Human Freedom Index - Chỉ số tự
do của con người)...
2.1.2 Phát triển bền vững
Cùng với việc nâng cao ñời sống vật chất và tinh thần cho cộng ñồng
dân cư, hoạt ñộng phát triển ñã và ñang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên, gây ra những tác ñộng tiêu cực làm suy thoái môi trường, sinh
thái. Một thực tế không thể phủ nhận ñược là nguồn tài nguyên thiên nhiên
của Trái ñất không thể là vô hạn và trong khi việc khai thác bừa bãi, không
kiểm soát ñược sẽ không chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà
còn gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường, làm mất cân bằng về sinh
thái; gây ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình phát triển của xã hội loài người
trong tương lai. Chính từ nhận thức này ñã xuất hiện một khái niệm mới về
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 6
phát triển và xu thế phát triển này ñang ñược tất cả các nước trên thế giới, kể
cả các nước phát triển cũng như các nước ñang phát triển ñều quan tâm; ñó là
"Phát triển bền vững".
Khái niệm bền vững áp dụng cho phát triển là một khái niệm tương ñối
mới. Những vấn ñề môi trường nảy sinh từ sự phát triển của xã hội tiêu dùng
ñã ñược thế giới thừa nhận. Tuy nhiên, mãi ñến năm 1987 vấn ñề môi trường-
phát triển mới chính thức ñược nêu lên. Tại Hội nghị của Uỷ ban Thế giới về
Môi trường và Phát triển (WCED), Brundtland - một nhà chính trị và nhà
kinh tế học hiện ñại ñã ñưa ra Báo cáo Brundtland "Tương lai chung của
chúng ta". Báo cáo này ñã ñưa ra nhận thức ñầy ñủ rằng môi trường cũng có
thể gây trở ngại ñối với phát triển và phúc lợi xã hội. Cũng từ ñó, phát triển
bền vững nổi lên thành mô hình mới cho chính sách toàn cầu, khu vực, quốc
gia và từng ñịa phương; ñã ñược nêu tại Chương trình 21 Hội nghị Thế giới
của Liên hợp quốc (Hội nghị Thượng ñỉnh Rio, 1992).
Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận dưới những góc ñộ khác nhau về
khái niệm "Phát triển bền vững". Theo quan ñiểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Quốc tế (IUCN) ñưa ra năm 1980 thì "Phát triển bền vững phải cân
nhắc ñến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo,
ñến các ñiều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế
hoạch hành ñộng ngắn hạn và dài hạn ñan xen nhau". ðịnh nghĩa này chú
trọng ñến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ chưa ñưa ra một bức tranh
toàn diện về phát triển bền vững. Một ñịnh nghĩa khác ñược các nhà khoa học
trên thế giới ñề cập một cách tổng quát hơn, trong ñó chú trọng ñến trách
nhiệm của mỗi chúng ta: "Phát triển bền vững là các hoạt ñộng phát triển của
con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng ñồng ñối với lịch
sử hình thành và hoàn thiện các sự sống trên Trái ñất". Tuy nhiên, khái niệm
do Uỷ ban Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) ñưa ra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 7
năm 1987 ñược sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo UNCED, "Phát triển bền
vững thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng
thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau". Như vậy, nếu một hoạt ñộng có
tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể ñược thực hiện mãi mãi.
Tại Hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO 92 và RIO 92+5, quan niệm
về phát triển bền vững ñược các nhà khoa học bổ sung. Theo ñó, "Phát triển
bền vững ñược hình thành trong sự hoà nhập, ñan xen và thoả hiệp của 3 hệ
thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hoá - xã hội" (Hình 2.1).
Hệ xã hội Hệ kinh tế
Hệ tự nhiên Phát triển bền vững
Hình 2.1: Quan niệm về phát triển bền vững
Theo quan ñiểm này, phát triển bền vững là sự tương tác qua lại và phụ
thuộc lẫn nhau của ba hệ thống nói trên. Như thế, phát triển bền vững không
cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy
thoái, tàn phá ñối với hệ khác. Thông ñiệp ở ñây thật ñơn giản: Phát triển bền
vững không chỉ nhằm mục ñích tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, phát triển phải
dựa trên tính bền vững cả về môi trường - sinh thái, văn hoá - xã hội và kinh
tế. Phát triển bền vững mang tính ba chiều, giống chiếc kiềng 3 chân. Nếu
một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp ñổ dài hạn. Cần phải nhận thức ñược
rằng, ba chiều này phụ thuộc nhau về rất nhiều mặt, có thể hỗ trợ lẫn nhau
hoặc cạnh tranh với nhau. Nói ñến phát triển bền vững có nghĩa là tạo ñược
sự cân bằng giữa ba chiều (ba trụ cột). Cụ thể là:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 8
- Sự bền vững về kinh tế: Tạo nên sự thịnh vượng cho cộng ñồng dân
cư và ñạt hiệu quả cho mọi hoạt ñộng kinh tế. ðiều cốt lõi là sức sống và sự
phát triển của doanh nghiệp và các hoạt ñộng của doanh nghiệp phải ñược
duy trì một cách lâu dài.
- Sự bền vững xã hội: Tôn trọng nhân quyền và sự bình ñẳng cho tất cả
mọi người. ðòi hỏi phân chia lợi ích công bằng, chú trọng công tác xoá ñói
giảm nghèo. Thừa nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, tránh mọi
hình thức bóc lột.
- Sự bền vững về môi trường: Bảo vệ, quản lý các nguồn tài nguyên;
hạn chế ñến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trường, bảo tồn sự ña dạng sinh
học và các tài sản thiên nhiên khác.
2.2 Phát triển du lịch bền vững
2.2.1 Khái niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững
2.2.1.1 Du lịch
Ngày nay, du lịch ñã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước ñang phát triển, trong ñó có
Việt Nam. Tuy nhiên cho ñến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung
du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc ñộ nghiên
cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có
bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu ñịnh nghĩa.
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện ñại
của từ này là một hiện tượng của thời ñại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về
nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay ñổi của môi trường xung quanh, dựa
vào sự phát sinh, phát triển tình cảm ñối với vẻ ñẹp thiên nhiên”.
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân
mà phải là tất cả những gì có liên quan ñến sự di chuyển ñó. Chúng ta cũng
thấy ý tưởng này trong quan ñiểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 9
hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi
làm việc thường xuyên của họ”. (Về sau ñịnh nghĩa này ñược hiệp hội các
chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận)
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội ñơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt ñộng kinh tế. Nhà kinh tế học Picara-
Edmod ñưa ra ñịnh nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức
năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương
diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang ñến với
một túi tiền ñầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ
nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan ñiểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt
Nam ñã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các
chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham
quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục ñích: nghỉ ngơi, giải trí,
xem danh lam thắng cảnh…”. Theo ñịnh nghĩa thứ hai, du lịch ñược coi là “một
ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về
thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ ñó góp phần làm tăng
thêm tình yêu ñất nước, ñối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc
mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn;
có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.”
Theo luật du lịch năm 2005 thì: “ Du lịch là các hoạt ñộng có liên
quan ñến chuyến ñi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm ñáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất ñịnh”
ðể tránh sự hiểu lầm và không ñầy ñủ về du lịch, chúng ta tách du lịch
thành hai phần ñể ñịnh nghĩa nó. Du lịch có thể ñược hiểu là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua ñêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 10
của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục ñích phục hồi sức khoẻ,
nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm
theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của
các cơ sở chuyên cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua ñêm tạm thời trong thời gian rảnh
rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục ñích phục hồi sức khoẻ,
nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh
2.2.1.2. Phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững và phát triển bền vững có mối quan hệ rất
chặt chẽ. Trên thực tế, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững ñều
liên quan ñến môi trường. Trong du lịch, môi trường mang một hàm ý rất
rộng. ðó là môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội; là yếu
tố rất quan trọng ñể tạo nên các sản phẩm du lịch ña dạng, ñộc ñáo. Rõ ràng,
nếu không có bảo vệ môi trường thì sự phát triển sẽ suy giảm; nhưng nếu
không có phát triển thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Chính vì vậy,
chúng ta cần phát triển du lịch nhưng không ñược làm tổn hại ñến tài nguyên,
không làm ảnh hưởng tiêu cực ñến môi trường. Hay nói một cách khác, du
lịch bền vững phải là xu thế phát triển của ngành du lịch.
Ngoài sự phát triển thân thiện với môi trường, khái niệm bền vững còn
bao hàm cách tiếp cận du lịch thừa nhận vai trò của cộng ñồng ñịa phương,
phương thức ñối xử với lao ñộng và mong muốn tối ña hóa lợi ích kinh tế của du
lịch cho cộng ñồng ñịa phương. Nói cách khác, du lịch bền vững không chỉ có
bảo vệ môi trường, mà còn quan tâm tới khả năng duy trì kinh tế dài hạn và
công bằng xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời phát triển bền vững.
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thống nhất về quan niệm phát triển du lịch
bền vững. Du lịch bền vững ñược ñịnh nghĩa theo một số cách. Machado, 2003 [4]
ñã ñịnh nghĩa du lịch bền vững là: "Các hình thức du lịch ñáp ứng nhu cầu hiện tại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 11
của khách du lịch, ngành du lịch, và cộng ñồng ñịa phương nhưng không ảnh
hưởng tới khả năng ñáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về
kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào
ñó, ñặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng ñồng ñịa phương".
ðịnh nghĩa này tập trung vào tính bền vững của các hình thức du lịch (sản phẩm du
lịch) chứ chưa ñề cập một cách tổng quát tính bền vững cho toàn ngành du lịch.
Theo Hội ñồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996 thì "Du lịch bền vững
là việc ñáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo ñảm
những khả năng ñáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai" ðây là một ñịnh
nghĩa ngắn gọn dựa trên ñịnh nghĩa về phát triển bền vững của UNCED. Tuy
nhiên, ñịnh nghĩa này còn quá chung chung, chỉ ñề cập ñến sự ñáp ứng nhu cầu của
du khách hiện tại và tương lai chứ chưa nói ñến nhu cầu của cộng ñồng dân cư ñịa
phương, ñến môi trường sinh thái, ña dạng sinh học... Còn theo Hens L.,1998
[2], thì "Du lịch bền vững ñòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo
cách nào ñó ñể chúng ta có thể ñáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm
mỹ trong khi vẫn duy trì ñược bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, ña
dạng sinh học và các hệ ñảm bảo sự sống". ðịnh nghĩa này mới chỉ chú trọng ñến
công tác quản lý tài nguyên du lịch ñể cho du lịch ñược phát triển bền vững.
Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de
Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) ñã ñưa ra ñịnh nghĩa:
"Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt ñộng du lịch nhằm ñáp ứng nhu cầu
hiện tại của khách du lịch và người dân bản ñịa trong khi vẫn quan tâm ñến việc
bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt ñộng du lịch
trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên
nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi
ñó vẫn duy trì ñược sự toàn vẹn về văn hoá, ña dạng sinh học, sự phát triển của
các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người". ðịnh nghĩa
này hơi dài nhưng hàm chứa ñầy ñủ các nội dung, các hoạt ñộng, các yếu tố liên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 12
quan ñến du lịch bền vững. ðịnh nghĩa này cũng ñã chú trọng ñến cộng ñồng dân
cư ñịa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hoá.
2.2.2 Du lịch bền vững và du lịch không bền vững
Có những loại hình du lịch ñược coi là bền vững hơn các loại hình
khác. Trong khi ñó du lịch 3-S (Sun, Sea and Sand: Nắng, Biển và Cát) ở
hầu hết các nước cho thấy không bền vững. Tuy nhiên, phần lớn các loại
hình du lịch ñều có thể phát triển với quy mô rất lớn, do ñó trở nên không
bền vững (ví dụ: số lượng người ñi du lịch săn bắn, câu cá quá ñông ở
một khu du lịch). Phần lớn, các mô hình du lịch có thể làm cho bền vững hơn
thông qua những thay ñổi ñịnh lượng hoặc ñịnh tính.
Bảng 2.1: Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích
với khái niệm du lịch bền vững
Tương thích cao Không tương thích
• Du lịch sinh thái • Du lịch bờ biển có thị trường lớn
• Du lịch văn hoá thu hút du khách
tìm hiểu lịch sử, văn hoá của một
khu vực
• Kỳ nghỉ có tác ñộng tiêu cực
tới môi trường tự nhiên
• ðiểm du lịch ñô thị có sử dụng
những khu vực trống
• Du lịch tình dục
• Du lịch nông thôn quy mô nhỏ • Du lịch săn bắn và câu cá ở những
nơi quản lý kém
• Kỳ nghỉ bảo tồn, trong ñó du
khách thực hiện công tác bảo tồn
trong suốt kỳ nghỉ
• ði du lịch ở những nơi có môi
trường nhạy cảm như rừng nhiệt
ñới, Nam Cực.
Nguồn:[7]
ðể củng cố khái niệm Du lịch bền vững, nhiều nghiên cứu ñã xem xét
các tác ñộng của du lịch và so sánh các yếu tố ñược coi là bền vững với các
yếu tố ñược coi là không bền vững. Các tác giả như Krippendorf, 1982; Lane
1990; Hunter và Green, 1994; Godfrey, 1996; Swarbrooke, 2009 sau khi
nghiên cứu tác ñộng của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã
hội ñã ñưa ra so sánh các yếu tố ñược coi là bền vững và các yếu tố ñược coi
là không bền vững trong phát triển du lịch.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 13
Bảng 2.2: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững
Du lịch bền vững hơn Du lịch kém bền vững hơn
Khái niệm chung:
Phát triển chậm
Phát triển nhanh
Phát triển có kiểm soát Phát triển không kiểm soát
Quy mô phù hợp Quy mô không phù hợp
Mục tiêu dài hạn Mục tiêu ngắn hạn
Phương pháp tiếp cận theo chất lượng Phương pháp tiếp cận theo số lượng
Tìm kiếm sự cân bằng Tìm kiếm sự tối ña
ðịa phương kiểm soát Kiểm soát từ xa
Chiến lược phát triển:
Quy hoạch trước, triển khai sau
Không lập kế hoạch, triển khai tùy tiện
Kế hoạch theo quan ñiểm Kế hoạch theo dự án
Phương pháp tiếp cận chính luận Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực
Quan tâm tới cả vùng Tập trung vào các trọng ñiểm
Phân tán áp lực và lợi ích Áp lực và lợi ích tập trung
Quanh năm và cân bằng Thời vụ và mùa cao ñiểm
Các nhà thầu ñịa phương Các nhà thầu bên ngoài
Nhân công ñịa phương Nhân công bên ngoài
Kiến trúc bản ñịa Kiến trúc theo thị hiếu của khách du lịch
Xúc tiến, marketing có tập trung theo ñối tượng Xúc tiến, marketing tràn lan
Nguồn lực:
Sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng lượng
Sử dụng tài nguyên nước, năng lượng
lãng phí
Tăng cường tái sinh Không tái sinh
Giảm thiểu lãng phí Không chú ý tới lãng phí sản xuất
Thực phẩm sản xuất tại ñịa phương Thực phẩm nhập khẩu
Tiền hợp pháp Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ ràng
Nguồn nhân lực có chất lượng Nguồn nhân lực chất lượng kém
Khách du lịch:
Số lượng ít
Số lượng nhiều
Có thông tin cần thiết bất kỳ lúc nào Không có nhận thức cụ thể
Học tiếng ñịa phương Không học tiếng ñịa phương
Chủ ñộng và có nhu cầu Bị ñộng và bị thuyết phục, bảo thủ
Thông cảm và lịch thiệp Không ý tứ và kỹ lưỡng
Không tham gia vào du lịch tình dục Tìm kiếm du lịch tình dục
Lặng lẽ, riêng biệt Lặng lẽ, kỳ quặc
Trở lại tham quan Không trở lại tham quan
Nguồn: [7]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 14
Trong hoạt ñộng thực tiễn, cần xem xét các vấn ñề làm giảm tính bền
vững của phát triển du lịch, ñồng thời so sánh các hoạt ñộng bền vững với
các hoạt ñộng không bền vững. Những yếu tố bền vững và không bền vững
liệt kê ở trên không mang tính bắt buộc. Chúng phụ thuộc nhiều vào liều
lượng, vào khả năng quản lý và kiểm soát của Nhà nước, vào khả năng tự
kiểm soát của ngành du lịch.
2.2.3 Sự cần thiết và mục tiêu của du lịch bền._. vững
2.2.3.1 Sự cần thiết phải phát triển du lịch theo hướng bền vững
Hiện nay, hoạt ñộng du lịch phát triển ồ ạt có nguy cơ làm suy thoái tài
nguyên du lịch. Sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại ñiểm du
lịch làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và ñi ñến chỗ suy thoái. Sự có mặt
của những ñoàn người này ñã uy hiếp ñời sống một số loài vật hoang dã, ñẩy
chúng ra khỏi nơi cư trú yên ổn trước ñây.
Hiện tượng tàn phá thông qua việc mua, lấy các tiêu bản tự nhiên ñể
làm kỷ niệm cho chuyến ñi như phong lan, nhũ ñá, còn khá phổ biến. Không
ít du khách còn ñể dấu ấn về sự có mặt của mình tại nơi du lịch. Tại nhiều
ñiểm do ý thức của du khách, trách nhiệm của người làm du lịch, sự quan tâm
ñầu tư và quản lý của chính quyền chưa tốt nên tình trạng xả thải bừa bãi
trong hoạt ñộng du lịch ñã ñến mức báo ñộng. Chúng ta dễ dàng nhận thấy
ñiều này ở mọi nơi như Hương Sơn, Ao Vua, Hạ Long vv...
Mặt khác, do số lượng các công trình phục vụ khách du lịch tăng lên
nhanh chóng vượt quá khả năng chịu tải của cơ sở hạ tầng nên chúng bị
xuống cấp nghiêm trọng, làm gia tăng mức ñộ ô nhiễm môi trường, ñiều ñó
ñều ảnh hưởng xấu ñến môi trường tự nhiên. Nếu cứ chạy theo khai thác bừa
bãi tài nguyên ñể kinh doanh thu lợi nhuận thì chính sự phát triển hôm nay lại
phá hoại sự phát triển ngày mai của bản thân ngành du lịch, một ngành kinh tế
ñầy triển vọng của ñất nước.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 15
Hiện nay nhiều nước trên thế giới, nhiều tổ chức, các nhà khoa học
ñang kêu gọi phải phát triển du lịch bền vững, bởi: Trong bất cứ trường hợp
nào chúng ta ñều hiểu rằng mọi thứ không thể tiếp tục theo một cách nhất
ñịnh nếu chúng cứ tiếp tục phát triển như cũ. Tất cả hoạt ñộng của chúng ta
rốt cuộc là sự khai thác quá mức môi trường tự nhiên, khai thác quá nhiều ở
mọi lĩnh vực. Chúng ta quên ñi một vài khía cạnh ñó là:
+ Những giới hạn của tự nhiên: Chúng ta hiểu rằng rất khó ñể biết ñược
giới hạn chịu ñựng của thiên nhiên bởi vì nó luôn thay ñổi;
+ Sự phức tạp của những quan hệ chồng chéo, bởi vì phát triển du lịch
không ñơn giản là những quan hệ nhân - quả gồm hai hay nhiều yếu tố mà là
tác ñộng qua lại phức tạp ảnh hưởng tương tác;
+ Sự chậm trễ thời gian tự nhiên: Những tác ñộng của nguyên nhân xa
xưa trong quá khứ hay trong những nguyên nhân mà chỉ gây ảnh hưởng nhiều
năm về sau (lỗ thủng của tầng ôzôn);
+ Giai ñoạn ñồng hoá: Thời gian dành cho tự nhiên hay các dân tộc ñể
thích nghi với trạng thái mới. Theo một giả thuyết, phát triển văn hoá luôn tụt
lại ñằng sau sự phát triển cấu trúc. Thường những thay ñổi nhanh chóng trong
cấu trúc kinh tế, cấu trúc nhân khẩu xã hội học ở những khu du lịch không
tính ñến khả năng cho sự thích ứng văn hoá xã hội và tự nhiên.
Sự sao lãng về nhận thức các yếu tố tự nhiên trong quá trình phát triển
du lịch và khai thác tài nguyên du lịch một cách bừa bãi tại các khu ñiểm du
lịch trong tình hình hiện nay ñã giải thích phần nào sự kêu gọi cần thiết của
phát triển du lịch bền vững.
2.2.3.2. Những mục tiêu của du lịch bền vững
+ Phát triển, gia tăng sự ñóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường;
+ Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển;
+ Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng ñồng bản ñịa;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 16
+ ðáp ứng cao ñộ nhu cầu của du khách;
+ Duy trì chất lượng môi trường.
Còn theo Hội ñồng khoa học, Tổng Cục Du lịch, 2005 [24], 12 mục
tiêu trong chương trình của du lịch bền vững bao gồm (không xếp theo thứ
tự ưu tiên mà tất cả các mục tiêu ñều quan trọng như nhau, trong ñó có
nhiều mục tiêu chứa ñựng sự kết hợp các yếu tố và ảnh hưởng của môi
trường, kinh tế và xã hội):
1. Hiệu quả kinh tế: ðảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh ñể
các doanh nghiệp và các ñiểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn
thịnh và ñạt lợi nhuận lâu dài.
2. Sự phồn thịnh cho ñịa phương: Tăng tối ña ñóng góp của du lịch
ñối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế ñịa phương tại các ñiểm
du lịch, khu du lịch; bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch ñược giữ
lại tại ñịa phương.
3. Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại
ñịa phương do ngành du lịch tạo ra và ñược ngành du lịch hỗ trợ, không có sự
phân biệt ñối xử về giới và các mặt khác.
4. Công bằng xã hội: Cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội
thu ñược từ hoạt ñộng du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả
những người trong cộng ñồng ñáng ñược hưởng.
5. Sự thỏa mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất
lượng cao thỏa mãn ñầy ñủ yêu cầu của du khách, không phân biệt ñối xử về
giới, chủng tộc, thu nhập cũng như các mặt khác.
6. Khả năng kiểm soát của ñịa phương: Thu hút và trao quyền cho cộng
ñồng ñịa phương xây dựng kế hoạch và ñề ra các quyết ñịnh về quản lý và
phát triển du lịch, có sự tham khảo tư vấn của các bên liên quan.
7. An sinh cộng ñồng: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 17
người dân ñịa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các
nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ ñời sống, tránh làm suy thoái và khai thác
quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức.
8. ða dạng văn hoá: Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử,
bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống và những bản sắc ñặc biệt của cộng
ñồng dân cư ñịa phương tại các ñiểm du lịch.
9. Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật,
kể cả ở nông thôn cũng như thành thị, tránh ñể môi trường xuống cấp.
10. ða dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi
trường sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại ñối với các yếu tố này.
11. Hiệu quả của các nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn
tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo ñược trong việc phát triển và triển
khai các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch.
12. Môi trường trong lành: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, ñất và
rác thải từ du khách và các hãng du lịch.
Chiến lược nhằm ñạt Du lịch bền vững còn chưa ñược xây dựng hoàn
chỉnh nhằm ñược chấp nhận rộng rãi. Mỗi một tình huống ñòi hỏi tiếp cận và
giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu thực sự du lịch là ñem lại lợi ích cho
môi trường tự nhiên, xã hội và bền vững lâu dài thì tài nguyên không có
quyền ñược sử dụng quá mức. Tính ña dạng tự nhiên, xã hội và văn hoá phải
ñược bảo vệ; phát triển du lịch phải ñược lồng ghép vào chiến lược phát
triển của ñịa phương và quốc gia, người dân ñịa phương phải ñược tham gia
vào việc hoạch ñịnh kế hoạch, triển khai và giám sát cần ñược tiến hành.
2.2.4 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Có lẽ hơn bất cứ hoạt ñộng nào khác, ngành Du lịch phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng của môi trường cũng như tài nguyên du lịch thiên nhiên và
nhân văn. Nhìn chung, ngành Du lịch mang ñặc tính phát triển nhanh, ngắn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 18
hạn và hội chứng "bùng nổ" thường làm tổn hại ñến "tài sản" của chính ngành
Du lịch. Du lịch thường tìm mọi cách khai thác triệt ñể tài nguyên du lịch vì
mục ñích lợi nhuận và khi "tài sản du lịch" ở một nơi nào ñó bị tổn thương
nghiêm trọng, tàn lôi thì cách làm của du lịch ñơn giản là chuyển hoạt ñộng
du lịch ñi nơi khác. Nếu du lịch không muốn làm tăng thêm sự xuống cấp của
môi trường và tự phá huỷ mình trong quá trình hoạt ñộng, nhất là trong tương
lai, thì ngành Du lịch cũng giống như các ngành kinh doanh khác phải nhận
biết ñược trách nhiệm của mình ñối với môi trường, kinh tế, xã hội và phải
biết làm thế nào ñể du lịch trở nên bền vững hơn. ðể cho sự phát triển du lịch
ñược bền vững, ñòi hỏi phải ñề cập ñúng mức ñến môi trường rộng hơn về
kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì lẽ ñó, phát triển du lịch bền vững cần phải
tuân thủ các nguyên tắc của mình.
ðể ñạt ñược mục tiêu phát triển du lịch bền vững, chúng ta cần phải
triển khai thực hiện tốt 10 nguyên tắc phát triển du lịch bền vững sau ñây:
- Nguyên tắc 1: Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững:
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá
và xã hội là hết sức cần thiết. Chính ñiều này sẽ khiến cho việc kinh doanh
du lịch phát triển lâu dài.
- Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất
thải: Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên như nước, năng lượng và giảm
chất thải ra môi trường sẽ tránh ñược những chi phí tốn kém cho việc hồi
phục tổn hại về môi trường và ñóng góp cho chất lượng của du lịch.
- Nguyên tắc 3: Duy trì tính ña dạng cả ña dạng thiên nhiên, ña dạng xã
hội và ña dạng văn hoá. Việc duy trì và tăng cường tính ña dạng của thiên
nhiên, văn hoá và xã hội là cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững lâu dài, và
cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
- Nguyên tắc 4: Phát triển du lịch phải ñặt trong quy hoạch phát triển
tổng thể kinh tế - xã hội: Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ quy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 19
hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia và ñịa phương, việc
tiến hành ñánh giá tác ñộng môi trường sẽ tăng khả năng tồn tại lâu dài của
ngành Du lịch.
- Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế ñịa phương phát
triển: Ngành du lịch mà hỗ trợ các hoạt ñộng kinh tế của ñịa phương và có
tính ñến giá trị và chi phí về môi trường sẽ vừa bảo vệ ñược kinh tế ñịa
phương phát triển lại vừa tránh ñược các tổn hại về môi trường.
- Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng ñồng ñịa phương: Việc
tham gia của cộng ñồng ñịa phương vào hoạt ñộng du lịch sẽ không chỉ mang
lại lợi ích cho cộng ñồng ñịa phương và môi trường mà còn nâng cao chất
lượng phục vụ du lịch.
- Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các ñối tượng có liên quan:
Việc trao ñổi, thảo luận giữa ngành du lịch và cộng ñồng ñịa phương, các tổ
chức và cơ quan liên quan khác nhau là rất cần thiết nhằm cùng nhau giải toả
các mâu thuẩn tiềm ẩn về quyền lợi.
- Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác ñào tạo nguồn nhân lực: Việc ñào
tạo nguồn nhân lực trong ñó có lồng ghép vấn ñề phát triển du lịch bền vững
vào thực tiễn công việc và cùng với việc tuyển dụng lao ñộng ñịa phương ở
mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng các sản phẩm du lịch.
- Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm: Việc tiếp thị,
cung cấp cho khách du lịch những thông tin ñầy ñủ và có trách nhiệm sẽ nâng
cao sự tôn trọng của du khách ñối với môi trường thiên nhiên, văn hoá và xã
hội ở nơi tham quan, ñồng thời sẽ làm tăng thêm sự hài lòng của du khách.
- Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu: Tiếp tục nghiên cứu
và giám sát các hoạt ñộng du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có
hiệu quả các số liệu là rất cần thiết ñể giúp cho việc giải quyết những vấn
ñề tồn ñọng và mang lại lợi ích cho các ñiểm tham quan, cho ngành du
lịch và cho khách hàng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 20
2.4.5. Tiêu chí phát triển du lịch bền vững:
- Sự phát triển bền vững về kinh tế:
+ Chỉ số về GDP du lịch tăng:
Du lịch cũng như tất cả các ngành kinh tế khác ñều cần ñược ñánh giá
sự phát triển thông qua sự gia tăng về doanh thu, về giá trị ñóng góp cho nền
kinh tế quốc dân. Với quan ñiểm phát triển thông thương, sự gia tăng các giá
trị này của ngành kinh tế nào càng lớn thì ngành kinh tế ñó càng ñược coi là
phát triển mạnh. Tuy nhiên, trên quan ñiểm phát triển bền vững thì sự gia tăng
các chỉ số này chưa phải là quyết ñịnh mà còn cần xem xét nhiều yếu tố khác
nữa như: giá trị gia tăng ñều qua các năm, tương lai phát triển của ngành
trong nền kinh tế quốc dân, sự ảnh hưởng của sự phát triển ngành ñến xã hội,
ñến môi trường…
Mặc dù không phải là yếu tố duy nhất quyết ñịnh nhưng sự tăng trưởng
về GDP vẫn là dấu hiệu ñầu tiên và quan trọng nhất ñể nhận biết sự phát triển
của một ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Tỷ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDP của cả nước: tỷ lệ GDP du lịch
trong cơ cấu GDP của cả nước ñược biểu thị bằng chỉ số M và ñược xác ñịnh
thông qua công thức sau:
Tp
M =
Np
Trong ñó: Tp = GDP du lịch
Np = Tổng GDP của cả nước
Chỉ số M phản ánh tình trạng phát triển thực tế của ngành du lịch
trong nền kinh tế quốc dân. Giá trị M càng cao, ổn ñịnh và tăng theo thời
gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững.
Bên cạnh ñó dấu hiệu ñể ñánh giá mức ñộ bền vững của hoạt ñộng du lịch
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 21
có thể ñược xem xét thông qua mức ñộ ñóng góp vào ngân sách nhà nước
của ngành du lịch.
+ Các chỉ số về khách tăng:
Trên quan ñiểm phát triển du lịch thông thường, người ta thường chỉ
quan tâm ñến chỉ số về lượng khách. Nhưng khi trên quan ñiểm phát triển du
lịch bền vững thì các chỉ số về ngày lưu trú, khả năng chi tiêu, mức ñộ hài
lòng và tỷ lệ quay lại một quốc gia, một vùng, một ñiểm du lịch nào ñó của
khách lại ñược quan tâm và ñánh giá cao hơn.
Xét về mặt hiệu quả kinh tế so với việc ñông khách nhưng thời gian lưu
trú ngắn, mức chi tiêu thấp thì trường hợp ít khách mà khách có thời gian lưu
trú dài hơn và mức chi tiêu cao hơn mang lại hiệu quả cao hơn. Bởi ñiều này
cho phép vẫn ñảm bảo sự tăng trưởng về doanh thu du lịch trong khi hạn chế
ñược chi phí cho việc phải phục vụ một lượng khách lớn hơn và hạn chế ñược
tác ñộng ñến môi trường. Việc nghiên cứu số lượng khách quay trở lại một
quốc gia, một vùng hoặc một khu, ñiểm du lịch nào ñó ngoài việc cho phép
ñánh giá ñược chất lượng sản phẩm du lịch của quốc gia, vùng, khu, ñiểm du
lịch ñó còn cho phép xác ñịnh lượng khách du lịch ñến ñó. Các kết quả này có
một vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích, dự báo xu hướng phát
triển luồng khách và giúp cho việc xây dựng nên các sản phẩm du lịch phù
hợp với nhu cầu của du khách. Như vậy có thể thấy lượng khách quay trở lại
là một trong những dấu hiệu quan trọng ñể xác ñịnh tính bền vững trong phát
triển du lịch nhìn từ góc ñộ kinh tế. Sự hài lòng của du khách là tấm gương
phản ánh chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ, chất lượng ñội ngũ
lao ñộng bên cạnh những ñiều kiện thuận lợi khách quan như thời tiết, an ninh
chính trị… Không những thế, mức ñộ hài lòng của du khách là yếu tố quan
trọng quyết ñịnh thời gian lưu trú, mức ñộ chi tiêu cũng như việc quay trở lại
của du khách. Chính vì vậy mức ñộ hài lòng của du khách sẽ là dấu hiệu quan
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 22
trọng về trạng thái bền vững của hoạt ñộng du lịch và là một trong các mục
tiêu của phát triển du lịch bền vững.
+ Chất lượng nguồn nhân lực du lịch luôn ñược nâng cao:
Trong hoạt ñộng du lịch, chất lượng ñội ngũ lao ñộng luôn là yếu tố
quan trọng và có ý nghĩa quyết ñịnh ñối với sự phát triển. ðiều này càng
trở nên cấp thiết trong bối cảnh ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt của
hoạt ñộng du lịch. Chất lượng ñội ngũ lao ñộng là nhân tố quan trọng trong
việc quyết ñịnh chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và kết quả
cuối cùng là ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh doanh, ñến sự tăng trưởng du
lịch ñứng từ góc ñộ kinh tế. Như vậy chất lượng của ñội ngũ lao ñộng
không chỉ là yếu tố thu hút du khách, nâng cao uy tín của ngành, của ñất
nước mà còn là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thu hút khách, ñảm bảo
sự phát triển du lịch bền vững. Chính vì vậy mức ñộ nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực ñược coi là một trong những dấu hiệu quan trọng ñể nhận
biết sự phát triển bền vững của du lịch.
- Sự phát triển bền vững về môi trường
+ Số lượng các khu, các ñiểm du lịch ñược quy hoạch:
Việc xây dựng quy hoạch làm căn cứ cho triển khai thực hiện các kế
hoạch phát triển cụ thể ñóng vai trò quan trọng trong hoạt ñộng phát triển du
lịch. Quy hoạch là quá trình kiểm kê, phân tích các tiềm lực tài nguyên và
các ñiều kiện có liên quan ñể xác ñịnh phương án phát triển phù hợp, ñảm bảo
việc khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch và có ñược các biện
pháp hạn chế tác ñộng của hoạt ñộng phát triển ñến môi trường, mang lại hiệu
quả kinh tế và xã hội. Chính vì vậy số lượng các khu, ñiểm du lịch ñược quy
hoạch sẽ là dấu hiệu nhận biết của quá trình phát triển du lịch bền vững từ góc
ñộ ñảm bảo sự bền vững về tài nguyên môi trường cũng như từ góc ñộ ñảm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 23
bảo sự phát triển về kinh tế, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế,
xã hội chung của khu vực.
+ Mức ñộ quản lý tài nguyên tại các khu, ñiểm du lịch:
Một trong những vấn ñề liên quan ñến phát triển bền vững là việc tiêu
thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên, năng lượng cơ bản như nước, ñiện,
than, củi…. Phục vụ sinh hoạt của cộng ñồng ñịa phương và du khách. Hoạt
ñộng phát triển du lịch tất yếu sẽ dẫn tới sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng
các nguồn năng lượng kể trên nhưng nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng
này ñặc biệt cao tại các khách sạn ñược xếp hạng, tại các nhà hàng ñặc sản.
ðiều này ñưa ñến sự thiếu hụt các nguồn năng lượng nói trên trong khi việc
tìm ra các nguồn năng lượng thay thế còn chưa ñược ñáp ứng.
Phát triển du lịch bền vững phải ñảm bảo xác ñịnh ñược cường ñộ hoạt
ñộng của các ñiểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn về môi
trường, tiêu thụ năng lượng và sức chứa. Việc giới hạn lượng khách ñến trong
một chu kỳ phát triển là một vấn ñề quan trọng và cần thiết, ñiều này sẽ giúp
cho việc duy trì và bảo vệ ña dạng sinh học, ñảm bảo cung cấp ñủ nguồn năng
lượng vừa phục vụ sinh hoạt của cộng ñồng, vừa ñảm bảo phục vụ nhu cầu
của du khách.
- Sự bền vững về xã hội:
+ Tạo việc làm cho cộng ñồng ñịa phương:
Nếu như việc thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu nhằm tăng nguồn
thu ngoại tệ cho nền kinh tế thì việc thu hút khách du lịch nội ñịa còn có ý
nghĩa tạo ñiều kiện phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao ñộng trong
xã hội, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, hỗ trợ tích cực cho
các chương trình cứu trợ của Chính Phủ như các chương trình xóa ñói giảm
nghèo, nâng cao nhận thức cho cộng ñồng….Như vậy ñã góp phần quan trọng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 24
trong việc thực hiện thành công mục tiêu ñặt ra của phát triển bền vững cả
dưới góc ñộ về kinh tế và xã hội.
+ Mức ñộ hài lòng của cộng ñồng ñịa phương ñối với hoạt ñộng du
lịch:
Hoạt ñộng phát triển du lịch sẽ bền vững nếu có sự ủng hộ của cộng
ñồng, ñịa phương. Chính vì vậy mức ñộ hài lòng của cộng ñồng với hoạt ñộng
du lịch sẽ phản ánh trạng thái bền vững của hoạt ñộng du lịch trong phát triển.
ðể ñạt ñược sự hài lòng của cộng ñồng thì vai trò của cộng ñồng phải ñược
phát huy cũng như ñem lại lợi ích cho cộng ñồng, cụ thể là:
Phát huy ñược vai trò của cộng ñồng trong xây dựng, triển khai quy
hoạch phát triển du lịch
Phát huy vai trò của cộng ñồng trong giám sát thực hiện các dự án ñầu
tư phát triển du lịch trên ñịa bàn
Tăng cường quy mô và mức ñộ tham gia của cộng ñồng vào hoạt ñộng
du lịch
Phúc lợi chung của cộng ñồng ñược nâng lên.
ðể xác ñịnh ñược dấu hiệu này cần tiến hành ñiều tra phỏng vấn cộng
ñồng. Từ ñó sẽ căn cứ vào kết quả ñiều tra ñể ñiều chỉnh hoạt ñộng sao cho
phát triển hoạt ñộng du lịch mang tính bền vững hơn từ góc ñộ xã hội.
+ Mức ñóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội của ñịa
phương:
Hiện nay du lịch ñược xem là ngành kinh tế tạo nguồn thu ngoại tệ to
lớn cho ñất nước, thúc ñẩy sự phát triển của nhiều ngành khác có liên quan.
Tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững
của du lịch là việc ñóng góp phát triển kinh tế xã hội các ñịa phương nơi có
du lịch phát triển. Chính vì vậy một trong những dấu hiệu nhận biết về tính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 25
bền vững trong phát triển du lịch là mức ñóng góp cho phát triển xã hội ở các
ñịa phương từ nguồn thu nhập du lịch.
2.2.6 ðánh giá tính bền vững của du lịch
Là một ngành kinh tế trọng yếu của thế giới, du lịch phụ thuộc rất
nhiều vào sự thành công của các lĩnh vực kinh tế khác, ñồng thời du lịch có
thị trường biến ñộng rất nhanh. Chính vì vậy, Du lịch là ngành kinh tế ñặc
biệt mong manh, rất dễ bị tổn thương dưới tác ñộng không chỉ của các ñiều
kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, mà còn chính trị và cả thiên nhiên. Một thảm
hoạ thiên tai, một vụ khủng bố, một cuộc nổi loạn, một thay ñổi về chính trị
hay một vụ việc nhỏ như ô nhiễm một bãi biển nào ñó cũng có thể tác ñộng
khốc liệt ñến các hoạt ñộng du lịch ở ñây; vì ñơn giản khách du lịch sẽ chọn
một ñiểm du lịch khác.
ðể ñánh giá tính bền vững của các hoạt ñộng du lịch tại một ñiểm du
lịch, khu du lịch, cần phải có những phương pháp thích hợp, rẻ tiền và tốn ít
thời gian. Những phương pháp này một mặt là ñể ño sự thành công của
công tác ñiều hành, quản lý du lịch, mặt khác, là ñể xây dựng hệ thống
cảnh báo giúp cho các nhà quản lý phát hiện sớm tình trạng lâm nguy của
một ñiểm du lịch, khu du lịch ñể ñưa ra những giải pháp cụ thể, kịp thời
và có hiệu quả. Hiện nay, có hai phương pháp ñánh giá tính bền vững
của du lịch ñược sử dụng: Dựa vào việc xác ñịnh sức chứa (khả năng tải)
và dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường.
2.2.6.1. ðánh giá tính bền vững của hoạt ñộng du lịch dựa vào sức chứa
ðây là phương pháp mà các nhà nghiên cứu cần phải xác ñịnh ñược
sức chứa của khu du lịch, ñiểm du lịch, ñể xem khả năng khu du lịch, ñiểm
du lịch ñang xét có khả năng tiếp nhận ñược bao nhiêu du khách thì vừa. Nếu
số du khách ñến tham quan thường xuyên vượt sức chứa sẽ dẫn ñến suy thoái
môi trường nghiêm trọng và du lịch phát triển không bền vững.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 26
ðối với du lịch, có nhiều cách hiểu khác nhau về "sức chứa". Theo
D'Amore, 1983 [6], "Sức chứa là ñiểm trong quá trình tăng trưởng du lịch mà
người dân ñịa phương bắt ñầu thấy mất cân bằng do mức ñộ tác ñộng xã hội
không thể chấp nhận ñược của hoạt ñộng du lịch". Shelby và Heberlein, 1987
[6] thì cho rằng "Sức chứa là mức ñộ sử dụng mà vượt qua nó thì vi phạm
tiêu chuẩn môi trường". Năm 1990, Bob [6] ñã ñưa ra "Sức chứa là số lượng
du khách cực ñại sử dụng ñiểm du lịch có thể thoả mãn nhu cầu cao nhưng ít
gây tác ñộng xấu ñến tài nguyên". Còn theo Luc Hens, 1998 [36] thì "Sức
chứa là số lượng người cực ñại có thể sử dụng ñiểm du lịch mà không gây
suy thoái ñến mức không thể chấp nhận ñược ñối với môi trường tự nhiên và
không làm suy giảm ñến mức không thể chấp nhận ñược việc thoả mãn các
nhu cầu của du khách". Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO ñịnh nghĩa "Sức
chứa là số lượng người tối ña ñến thăm một ñiểm du lịch trong cùng một thời
ñiểm mà không gây thiệt hại tới môi trường sống, môi trường kinh tế và môi
trường văn hoá - xã hội, ñồng thời không làm giảm sự thoả mãn của du khách
tham quan".
Như vậy, sức chứa là số lượng người cực ñại mà ñiểm du lịch có thể
chấp nhận ñược, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung
ñột giữa cộng ñồng dân cư ñịa phương với du khách và không gây suy thoái
nền kinh tế của cộng ñồng bản ñịa.
ðối với khái niệm sức chứa du lịch cần ñược phải hiểu từ các khía
cạnh: vật lý (hạ tầng), sinh thái, tâm lý, xã hội và quản lý.
- Về góc ñộ hạ tầng cơ sở: Số lượng du khách tối ña mà một ñiểm du
lịch có thể chứa ñược. ðiều này liên quan ñến những tiêu chuẩn tối thiểu về
không gian, về nhu cầu sinh hoạt (nước sinh hoạt, ñiện, phòng ngủ, vui
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 27
chơi giải trí...) của mỗi du khách.
- Về góc ñộ sinh thái: Số lượng khách du lịch mà tài nguyên ở ñiểm du
lịch có thể ñáp ứng mà không gây thiệt hại (xuống cấp quá mức) của
môi trường tự nhiên, không ảnh hưởng ñến tập tục sinh hoạt của các loài thú
hoang dã và không làm cho hệ sinh thái bị phá vỡ.
- Về góc ñộ tâm lý: Số lượng du khách mà ñiểm du lịch có thể chứa
ñược trước sức ép tâm lý gia tăng. Hay nói cách khác, mức ñộ thoả mãn của
du khách không bị giảm xuống dưới mức bình thường do tình trạng ñông ñúc
gây ra.
- Về góc ñộ quản lý: Số lượng khách tối ña mà ñiểm du lịch có thể phục
vụ ñược. Nếu vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý (số lượng và trình
ñộ nhân viên, phương tiện quản lý...) của ñiểm du lịch không ñáp ứng ñược
nhu cầu của du khách.
Ngoài ra, khái niệm sức chứa còn có thể mở rộng ra một số lĩnh vực
khác như kinh tế và xã hội:
- Kinh tế: Số lượng khách du lịch có thể ñón tiếp trước khi cộng ñồng
ñịa phương bắt ñầu gánh chịu những vấn ñề kinh tế. ðiều này có nghĩa là nếu
hoạt ñộng du lịch gây phương hại ñến các hoạt ñộng kinh tế khác của ñịa
phương thì có nghĩa là ñã vượt qua khả năng tải.
- Xã hội: Số lượng khách du lịch từ ñó có thể dẫn ñến ñổ vỡ xã hội hoặc
sự phá huỷ văn hoá; tức là số lượng khách du lịch ñược cộng ñồng ñịa
phương chấp nhận (chịu ñựng ñược).
Việc xác ñịnh sức chứa bao gồm cả ba giá trị: sinh thái, kinh tế và xã
hội. Như vậy, việc xác ñịnh sức chứa là xác ñịnh số lượng khách du lịch cực
ñại mà ñiểm du lịch có thể chấp nhận, không gây suy thoái hệ sinh thái tự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 28
nhiên, không gây xung ñột xã hội giữa cộng ñồng dân cư ñịa phương và khách
du lịch và không gây suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng ñồng bản
ñịa. ðây là một nghiên cứu chuyên sâu và khó khăn do có nhiều trở ngại.
Phương pháp sức chứa thường chỉ ñược áp dụng tương ñối dễ trong trường
hợp ñiểm du lịch có những ñặc tính như: Tính ñồng nhất về ñối tượng du lịch
khá cao; kích thước nhỏ; ñộ ñộc lập cao, tách khỏi các khu vực hoạt ñộng dân
sinh khác; ñộ ñồng nhất cao của khách du lịch. Thông thường, người ta chọn
những yếu tố môi trường nhạy cảm nhất (tạo ra sức chứa thấp nhất) ñể xem
xét khả năng tải của ñiểm du lịch, vì những yếu tố môi trường nhạy cảm
thường bị khủng hoảng trước hết. Ví dụ, ñối với các hòn ñảo du lịch thì hai
yếu tố nhạy cảm nhất là nước sinh hoạt và diện tích mặt bằng ñể xây dựng cơ
sở hạ tầng, không gian xanh hay các ñiểm vui chơi giải trí. Có thể dựa vào hai
yếu tố này ñể tính số lượng khách du lịch tối ña mà hòn ñảo có thể tiếp nhận
ñược (số lượng khách du lịch tối ña sẽ là tổng lượng nước sạch có thể cung
cấp ñược hay tổng diện tích mặt bằng của hòn ñảo sử dụng cho các hoạt ñộng
du lịch chia cho mức tiêu thụ nước tối thiểu hay diện tích mặt bằng cần thiết
cho một khách du lịch). Theo Manning E.W. 1996 [25], ñối với ñiểm du lịch,
phương pháp xác ñịnh sức chứa gặp những trở ngại sau:
- Ngành du lịch phụ thuộc nhiều thuộc tính của môi trường - mỹ học,
cuộc sống hoang dã, lối ra bờ biển và khả năng hỗ trợ những cách sử dụng
tích cực như thể thao chẳng hạn. Mỗi thuộc tính ñó có phản ứng riêng của nó
tới nhiều cấp ñộ sử dụng khác nhau.
- Hoạt ñộng của con người tác ñộng lên hệ thống có thể từ từ và có thể tác
ñộng lên những bộ phận khác nhau của hệ thống với những mức ñộ khác nhau.
- Mọi môi trường du lịch là môi trường ña mục tiêu, cho nên phải tính
ñến cả việc sử dụng vào các mục ñích khác, ñồng thời xác ñịnh chính xác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 29
mức ñộ sử dụng cho du lịch.
- Cách sử dụng khác nhau sẽ dẫn ñến tác ñộng khách nhau. Tác ñộng
của 100 người ñi bộ thì khác với 100 người ñi xe ñạp; 10 nhà nhiếp ảnh thì có
tác ñộng khác với 10 tay thợ săn.
- Các nền văn hoá khác nhau có mức ñộ nhạy cảm khác nhau với thay ñổi.
2.2.6.2. ðánh giá tính bền vững của các hoạt ñộng du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu
môi trường của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO
Chỉ tiêu môi trường là phép ño ñộ nhạy của môi trường và phát triển, là
những thông tin tổng hợp giúp ñánh giá các hoạt ñộng bền vững của du lịch.
Chỉ tiêu môi trường ñòi hỏi những tiêu chuẩn như: Phải là một phép ño khách
quan, ai ño cũng cho giá trị như nhau; có thể xác lập ñược với giá cả và thời
gian hợp lý (xu thế là nhanh hơn và rẻ hơn); phản ánh các giá trị cập nhật.
Về mặt cấu trúc, thang phân loại chỉ tiêu môi trường gồm các hàng
bậc: Chỉ tiêu ñơn (indicator) - phản ánh một bộ phận nhỏ của vấn ñề cần ñánh
giá; bộ chỉ tiêu ñơn (set of indicators) - là tập hợp các chỉ tiêu ñơn phản ánh
toàn bộ vấn ñề (còn gọi là Hồ sơ môi trường - environmental file); và chỉ tiêu
tổng hợp (index) - là dạng chỉ tiêu phản ánh một vấn ñề lớn, ñòi hỏi một số
lượng lớn các số liệu, tài liệu cần phân tích (ví dụ như chỉ số phát triển con
người HDI - Human Development Index).
ðể ñánh giá mức ñộ phát triển của một ñiểm du lịch cụ thể, chúng ta
thường dùng các chỉ tiêu ñơn và bộ chỉ tiêu ñơn. Tổ chức Du lịch Thế giới
UNWTO xây dựng hai bộ chỉ tiêu ñơn là: chỉ tiêu chung cho ngành du lịch
bền vững (bảng 2.3) và chỉ tiêu ñặc thù cho các ñiểm du lịch. Ngoài ra, theo
phương pháp PRA (Participatory Rapid Appraisal - ðánh giá nhanh có sự
tham gia của cộng ñồng), hệ thống chỉ tiêu ñánh giá nhanh tính bền vững của
một ñiểm du lịch cũng ñược xây dựng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 30
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững
TT
Chỉ tiêu
Cách xác ñịnh
1 Bảo vệ ñiểm du
lịch
Loại bảo vệ ñiểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN
2 Áp lực (stress) Số du khách viếng thăm ñiểm du lịch (tính
theo năm, theo tháng cao ñiểm)
3
Cường ñộ sử dụng
Cường ñộ sử dụng - thời kỳ cao ñiểm (người/ha)
4
Tác ñộng xã hộ._.ới ñội ngũ hướng dẫn viên và lao ñộng trực tiếp trong ngành.
Tập trung mở các khoá ñào tạo nghề khách sạn - du lịch và ngoại ngữ
cho các ñối tượng này. Hình thức chủ yếu là ñào tạo ngắn hạn. Phối hợp chặt
chẽ với các trường trung cấp nghiệp vụ và trung tâm dạy nghề ñể tổ chức các
khoá học này với nguồn kinh phí chủ yếu lấy từ kinh phí ñào tạo hỗ trợ của
nhà nước và một phần từ các ñơn vị kinh doanh.
- ðối với các thành phần có liên quan khác và cộng ñồng ñịa phương
Chủ yếu tập trung vào các hoạt ñộng nâng cao nhận thức về các vấn ñề
có liên quan tới các hoạt ñộng du lịch như hiểu biết về giá trị của tài nguyên và
môi trường, hiểu biết xã hội, những kiến thức pháp luật có liên quan, v.v... ðối
với các cộng ñồng có khả năng tham gia vào các hoạt ñộng du lịch cần ñược hỗ
trợ nâng cao nghiệp vụ và tổ chức quản lý kinh doanh du lịch. Công tác này
ñược tiến hành bởi chính các tổ chức ñoàn thể của ñịa phương, bằng nguồn
ngân sách ñịa phương và có sự giúp ñỡ của các tổ chức liên quan bên ngoài.
* Hiệu quả
- Nâng cao chất lượng phục vụ của du lịch Vân ðồn ở tất cả các khâu
của hoạt ñộng du lịch, góp phần củng cố cho thương hiệu du lịch Vân ðồn
như một ñiểm ñến an toàn và thân thiện.
- Nâng cao kỹ năng ñiều hành của cán bộ quản lý kinh doanh và các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 133
cán bộ quản lý nhà nước trong hoạch ñịnh các chính sách phát triển du lịch.
4.3.4.7. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá
Theo kết quả ñiều tra có 37,8 % câu trả lời của khách du lịch cho rằng
Vân ðồn phải ñẩy mạnh hoạt ñộng xúc tiến du lịch, có 57,8 % khách du lịch
cho rằng thông tin về khu du lịch Vân ðồn là ñầy ñủ. Như vậy thông tin về
khu du lịch Vân ðồn ñến du khách vẫn chưa ñược mở rộng ra thị trường trong
nước và thế giới, cần thiết phải ñẩy mạnh tuyên truyền quảng bá cho du lịch
Vân ðồn.
* Mục ñích
ðưa các hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và con người
Quảng Ninh nói chung và Vân ðồn nói riêng, cung cấp những thông tin
chính xác, kịp thời về tiềm năng tự nhiên, nhân văn ñến với khách du lịch
trong nước và ngoài nước. ðồng thời nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành và nhân dân về phát triển kinh tế du lịch tại Vân ðồn.
* Nội dung
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về phát
triển du lịch. Mở rộng tuyên truyền thu hút các thị trường khách.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và khách
* Phương pháp thực hiện
- Tuyên truyền qua các ấn phẩm như: sách, tập gấp, ảnh quảng cáo,
Panô, áp phích, trang Website qua mạng Internet vv...;
- Qua sản phẩm nghe nhìn như: ðài truyền hình, băng Video, ñĩa CD
Rom...;
- Qua ñồ lưu niệm, các sản phẩm hàng hoá;
- Qua việc tổ chức các hội chợ, gặp gỡ hội thảo các nhà ñầu tư...;
- Qua việc tổ chức các lễ hội văn hoá du lịch;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 134
- Qua Trung tâm thông tin du lịch Vân ðồn ;
- ðối với khách du lịch và cộng ñồng dân cư ñịa phương chủ yếu tập
trung vào tuyên truyền các hoạt ñộng nhằm nâng cao nhận thức về giá trị của
tài nguyên và môi trường, hiểu biết xã hội, những kiến thức pháp luật có liên
quan… ðối với cộng ñồng dân cư có khả năng tham gia vào các hoạt ñộng du
lịch cần ñược hỗ trợ nâng cao nhận thức về các nghiệp vụ và tổ chức quản lý
kinh doanh du lịch. Công tác này ñược tiến hành bởi chính các tổ chức ñoàn
thể của ñịa phương, bằng nguồn ngân sách ñịa phương và có sự giúp ñỡ của
các tổ chức liên quan bên ngoài ;
Vì vậy muốn tuyên truyền sâu rộng cho các cộng ñồng dân cư tại Vân
ðồn cần phải thành lập các tổ chức của chính phủ và phi chính phủ cũng như
các cơ quan quản lý nhà nước về bảo tồn các khu vườn quốc gia, các khu
ñiểm du lịch còn hoang sơ...
* Hiệu quả
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành trong phát triển du lịch Vân
ðồn trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. ðồng thời quảng bá rộng rãi hình
ảnh du lịch Vân ðồn trên trường quốc tế thu hút ñược lượng khách có khả
năng chi trả cao.
4.3.4.8 Giải pháp tăng cường cao vai trò công tác quản lý nhà nước về du
lịch
* Mục ñích
ðưa các hoạt ñộng du lịch của Vân ðồn vào nề nếp mang tính chuyên
nghiệp trong ñón tiếp khách du lịch.
* Nội dung thực hiện
Kiện toàn chức năng phòng Văn hóa - Du lịch Vân ðồn; tổ chức triển
khai Luật du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật du lịch; Tiến hành
thẩm ñịnh phân loại hạng các khách sạn, nhà nghỉ theo tinh thần của luật du
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 135
lịch. ðồng thời tăng cường công tác thanh tra về du lịch...
* Phương pháp thực hiện
- ðẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền quảng bá và thu thập các
thông tin cho việc quản lý và xây dựng chiến lược phát triển du lịch Vân ðồn.
Chủ ñộng mở rộng hợp tác quốc tế, ñặc biệt là các nước trong khu vực và
Trung Quốc, tạo ra một thị trường thống nhất và thông suốt, ñáp ứng yêu cầu
trong xu thế và tiến trình hội nhập hiện nay.
- Tổ chức triển khai Luật du lịch và Nghị ñịnh hướng dẫn Luật du lịch.
Trên cơ sở Luật du lịch ñược triển khai, sẽ tiến hành thẩm ñịnh phân loại, các
khách sạn nhà nghỉ theo ñúng quy ñịnh. Ban hành lại mức giá sàn, trần cho
các cơ sở lưu trú ñể tăng cường công tác thu thuế.
- Tăng cường hơn nữa về công tác thanh tra các khách sạn, nhà nghỉ,
các doanh nghiệp lữ hành; phát hiện và xử lý vi phạm nghiêm minh ñể ñưa
hoạt ñộng du lịch vào nề nếp; ðặc biệt tăng cường công tác quản lý hướng
dẫn viên du lịch, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp không có thẻ
HDV nhưng vẫn dẫn khách theo tour du lịch.
- Cần rà soát lại quy hoạch và ñưa ra những phương án cải tạo sửa ñổi
hợp lý trên cơ sở quy hoạch chung về phát triển du lịch Vân ðồn. Song song
với việc tiến hành quy hoạch chi tiết một số khu vực ưu tiên cho phát triển du
lịch, ñặc biệt ưu tiên các hoạt ñộng du lịch ñem lại hiệu quả cao về kinh tế xã
hội và khả năng thu hồi vốn ñầu tư.
- Cần quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, tránh hiện tượng cấp
phép xây dựng bừa bãi ñối với các dự án xây dựng các công trình phục vụ
kinh doanh du lịch như xây dựng khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí
vv...gây khó khăn cho công tác ñền bù, giải toả trong tương lai.
- Thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hoá - du lịch tại Vân ðồn, hội
thảo, hội nghị chuyên ñề ñể khắc vụ tính mùa vụ trong du lịch.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 136
- Quy ñịnh rõ các ñiểm cấm, ñiểm nguy hiểm ñối với khách du lịch ñể
quản lý tốt vấn ñề an ninh, hay lợi dụng du lịch thực hiện âm mưu diễn biến
hoà bình.
* Hiệu quả của giải pháp
- Giúp các tổ chức, cá nhân hoạt ñộng trong lĩnh vực du lịch nâng cao
nhận thức về pháp luật du lịch.
- ðảm bảo tốt vấn ñề an ninh, cứu hộ, cứu nạn cho khách và khắc phục
tính mùa vụ của du lịch Vân ðồn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 137
5. KẾT LUẬN
5.1 Kết luận
Ngày nay, du lịch là ngành công nghiệp lớn nhất và phát triển mạnh
nhất trên thế giới với tiềm năng kinh tế to lớn. Du lịch tạo công ăn việc làm,
tăng thu nhập, tăng ngân sách, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng và ñối với
các vùng sâu, vùng xa, du lịch là công cụ ñắc lực ñể xoá ñói giảm nghèo. Bên
cạnh ñó, du lịch cũng có những tác ñộng tiêu cực không nhỏ ñối với môi
trường, xã hội và cả nền kinh tế. Chính vì vậy, du lịch bền vững là xu hướng
phát triển của ngành du lịch của tất cả các nước trên thế giới; làm sao ñáp ứng
các nhu cầu hiện tại của du khách mà vẫn bảo ñảm những khả năng ñáp ứng
nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. Vân ðồn là một trong những ñịa
ñiểm giàu tiềm năng với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và là những
ñiểm lý tưởng ñể phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển …, tuy nhiên hoạt
ñộng du lịch ở ñây mới chỉ ở giai ñoạn ñầu của sự phát triển, chưa ñược quy
hoạch cụ thể nên việc khai thác tài nguyên mang lại hiệu quả thấp, chưa xứng
với tiềm năng vốn có của nó.
Xuất phát từ những lý do ñó, ñề tài "Nghiên cứu phát triển du lịch
theo hướng bền vững ở huyện ñảo Vân ðồn" là rất cần thiết phải ñược quan
tâm nghiên cứu và có tính cấp bách. ðề tài ñã tập trung nghiên cứu và ñạt
ñược một số kết quả như sau:
1. Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
và phát triển du lịch bền vững, ñề tài ñã ñưa ra 10 nguyên tắc và các tiêu chí
phát triển du lịch bền vững (trên các góc ñộ về kinh tế, xã hội và môi trường)
và các khuyến nghị ñối với ngành du lịch trong việc phát triển du lịch bền
vững. Các chiến lược phát triển du lịch trong những hoàn cảnh, ñiều kiện
cụ thể cho từng giai ñoạn cũng ñược ñề cập ñến làm cơ sở ñể hoạch ñịnh các
chính sách phát triển du lịch trong từng thời kỳ. ðể ñánh giá tính bền vững
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 138
của hoạt ñộng du lịch người ta có thể dựa vào “sức chứa” hoặc dựa vào bộ chỉ
tiêu môi trường của tổ chức du lịch thế giới UNWTO.
2. Nghiên cứu tiềm năng du lịch của huyện ñảo Vân ðồn, ñánh giá tính
ñộc ñáo, nổi trội, ñặc sắc của tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn Vân
ðồn. ðây chính là cơ sở rất quan trọng ñể ñịnh hướng xây dựng các sản
phẩm du lịch hấp dẫn, có tính bền vững cao. Ngoài ra, ñiều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của vùng cũng ñược quan tâm nghiên cứu ñể có một cách
nhìn tổng quát nhằm ñưa ra các giải pháp phát triển bền vững có hiệu quả và
tính thực thi cao.
3. ðánh giá một cách toàn diện thực trạng phát triển du lịch của Vân
ðồn trong thời gian qua. Có thể nói hoạt ñộng du lịch ở Vân ðồn có rất nhiều
tiềm năng ñể phát triển, tuy nhiên sự phát triển của du lịch Vân ðồn chưa
tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện và quá trình phát triển còn nhiều
bất cập, bắt ñầu xuất hiện những dấu hiệu thiếu bền vững. Tổ chức lãnh thổ
du lịch Vân ðồn trên quan ñiểm phát triển bền vững phải thỏa mãn 3 mục
tiêu: bền vững về tài nguyên và môi trường tự nhiên, bền vững về kinh tế và
bền vững về xã hội.
Các chỉ tiêu phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên gồm các chỉ số về
khách du lịch, dự báo về doanh thu du lịch, về GDP du lịch, về nhu cầu cơ sở
lưu trú, về nhu cầu lao ñộng du lịch và xác ñịnh nhu cầu ñầu tư cho phát triển
du lịch bền vững ởVân ðồn. Bằng những phương pháp cụ thể, tính bền
vững của phát triển du lịch ở Vân ðồn ñã ñược ñánh giá, qua ñó chúng ta có
thể nhìn nhận ñược rằng, nếu không có những giải pháp hữu hiệu thì du
lịch ở ñây trong thời gian tới sẽ gây ra những thảm hoạ ñối với du lịch trong
tương lai. Dựa trên tiềm năng du lịch, ñiều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng
phát triển du lịch trong thời gian qua và ñịnh hướng phát triển du lịch cho
Quảng Ninh nói chung và Vân ðồn nói riêng ñã ñược nghiên cứu, ñề xuất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 139
ðối với Vân ðồn, ñịnh hướng phát triển các sản phẩm du lịch ở ñây có ý
nghĩa ñặc biệt quan trọng. Các sản phẩm du lịch ở ñây không chỉ phải ñặc
sắc, ñộc ñáo, hấp dẫn, mà còn phải thân thiện với môi trường, góp phần tích
cực vào công tác bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch..
4. Những giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Vân ðồn
ñã ñược nghiên cứu, ñề xuất. ðây là những giải pháp phù hợp với ñiều kiện
cụ thể của Vân ðồn và có tính thực thi cao. Những giải pháp này ñảm bảo cho
việc phát triển du lịch bền vững cả về môi trường, văn hoá - xã hội và kinh tế.
ðể thực hiện ñược mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở huyện Vân ðồn thì
các giải pháp ñược ñề xuất ñó là:
- Giải pháp về quy hoạch
- Giải pháp về bảo vệ môi trường du lịch bền vững
- Giải pháp về pháp triển du lịch cộng ñồng
- Giải pháp về ñầu tư kết cấu hạ tầng
- Giải pháp về ñầu tư cơ sở vật chất chuyên ngành
- Giải pháp về ñào tạo nguồn nhân lực
- Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá
- Giải pháp về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch
5.2 Khuyến nghị
ðối với Nhà nước:
Tăng cường hơn nữa việc ñầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi
cho việc phát triển du lịch. Tạo cơ hội phối hợp giữa các ñịa phương trong
việc ñầu tư phát triển du lịch, quản lý và giải quyết các vấn ñề có liên quan
ñến phát triển du lịch bền vững. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, sớm
ban hành các văn bản dưới luật nhằm triển khai hiệu quả luật du lịch, luật bảo
vệ môi trường. Có chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển du lịch nhằm bảo tồn
thiên nhiên và phát triển bền vững. Tạo ñiều kiện thuận lợi cho các ñịa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 140
phương, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với cơ quan ngoại giao, các tổ
chức phi chính phủ ở Việt Nam, ở nước ngoài ñể họ có thể quảng bá, xúc tiến
phát triển du lịch.
ðối với tổng cục du lịch Việt Nam
Tăng cường hiệu quả công tác quản lý hoạt ñộng du lịch cũng như du
lịch bền vững. Tích cực triển khai “Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
du lịch”, khuyến khích phát triển những chương trình du lịch xanh, khách sạn
xanh.
ðối với các Bộ Ngành
Quy hoạch và xây dựng các ñề án phát triển nông – lâm – ngư kết hợp
với du lịch, phục hồi các làng nghề truyền thống nhằm thỏa mãn sản phẩm
cho khách ñồng thời cải thiện ñời sống cộng ñồng dân cư ñịa phương.
Xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ cho mục ñích du lịch: nâng cao
chất lượng môi trường văn hóa du lịch, tăng cường hoạt ñộng tuyên truyền
giáo dục truyền thống.
Quản lý, giám sát chỉ số môi trường, khoanh vùng cho phép các hoạt
ñộng du lịch. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới giao thông quốc gia, tăng
cường ñầu tư mở rộng các tuyến ñường giao thông ñến ñiểm du lịch.
ðối với ñịa phương
Khuyến khích các thành phần kinh tế ñầu tư khai thác hiệu quả tiềm
năng tài nguyên du lịch ñịa phương nhằm mục ñích giải quyết việc làm, bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên. Tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững, các tiêu
chí phát triển du lịch bền vững và các nguyên tắc bảo tồn khi phê duyệt các
dự án về du lịch cũng như các dự án trên ñịa bàn. Ủng hộ và tạo ñiều kiện cho
các chương trình nghiên cứu thị trường , ñào tạo nguồn nhân lực ñịa phương.
Thực hiện xã hội hóa du lịch tại ñịa phương bằng các hoạt ñộng tuyên
truyền giáo dục và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về du lịch và phát triển du
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 141
lịch bền vững cho mọi tầng lớp dân cư tại ñịa phương nhằm nâng cao kiến
thức kinh doanh du lịch của họ.
Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của ñịa phương phục vụ du
lịch, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa phong tục tập quán của ñịa phương
thông qua tổ chức các lễ hội, các lễ nghi trong giao tiếp, trong món ăn truyền
thống, ðộng viên người dân nêu cao truyền thống mến khách, lịch sự văn
minh trong giao tiếp phục vụ khách, tôn trọng khách, không chèo kéo, nài ép
khách, sẵn sàng và nhiệt tình hướng dẫn khách tiêu dùng các sản phẩm của
ñịa phương.
Triển khai hiệu quả các hoạt ñộng bảo vệ môi trường như xác ñịnh
trách nhiệm của các doanh nghiệp ñóng tại ñịa phương tham gia xây dựng, hệ
thống cơ sở vật chất và hoạt ñộng bảo vệ môi trường, tích cực tổ chức các
hoạt ñộng trồng rừng, trồng cây xây dựng công viên, trồng cây xanh ven
ñường, cây xanh ở các khu du lịch, phát ñộng phong trào xanh sạch ñẹp, bảo
vệ môi trường sinh thái ñịa phương thông qua các tổ chức ñoàn thể.
Tuy nhiên, ñây là một ñề tài liên quan ñến nhiều lĩnh vực và ñược áp
dụng cho một khu du lịch cụ thể. Vì vậy, luận án không tránh khỏi những
hạn chế cần ñược tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn. Tác giả mong muốn
ñón nhận những lời khuyên, những góp ý của các thầy giáo, cô giáo, của các
ñồng nghiệp và của các nhà khoa học.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản lý VQG Bái Tử Long (2009), Báo cáo kết quả thực hiện phát
triển du lịch giai ñoạn 2007, 2009.
2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện ðiều tra quy hoạch rừng
(2000), Dự án ñầu tư xây dựng VQG Bái Tử Long Quảng Ninh.
3. Cục Môi trường - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1998), Bên
kia chân trời xanh, Tourism Concern, WWF - UK, Hà Nội
4. ðoàn Liêng Diễm (2003), Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững
ở thành phố Hồ Chí Minh ñến năm 2010, Luận án Tiến sĩ, Trường ðại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
5. ðài khí tượng Quảng Ninh (2009), ðặc ñiểm khí hậu Quảng Ninh.
6. Nguyễn Văn ðính, Phạm Hồng Chương (1998), Giáo trình Quản trị
kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn ðình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững. NXB ðại
học Quốc Gia Hà Nội
8. IUCN, VNAT, ESACP (1999), "Tuyển tập Báo cáo", Hội thảo Xây dựng
chiến lược Quốc gia về phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam, Hà Nội.
9. Kreg Lindberg và Donald E. Hawkins (1999), Du lịch sinh thái hướng
dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý. NXB Cục Môi trường, tập 1.
10. Lê Văn Lanh (1999), "Du lịch sinh thái trong các Khu bảo tồn Tự nhiên
ở Việt Nam", Tuyển tập Hội thảo Xây dựng chiến lược Quốc gia phát
triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Hà Nội.
11. Lê Văn Lanh, MacNeil D.J. (1995), "Du lịch sinh thái ở Việt Nam, triển
vọng cho việc bảo tồn và sự tham gia của ñịa phương", Tuyển tập báo
cáo Hội thảo Quốc gia về Các vườn Quốc gia và các vùng bảo vệ ở
Việt Nam, Hà Nội.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 143
12. Luật Du lịch (2005), NXB Chính trị quốc gia
13. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam.
NXB giáo dục .
14. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn ñề lý luận và
thực tiễn phát triển ở Việt Nam. NXB Giáo dục
15. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.
16. Phòng thống kê huyện Vân ðồn (2009), Báo cáo chỉ tiêu kinh tế, xã hội
các năm 2007-2008-2009 của huyện Vân ðồn.
17. Trần ðức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ðại học
Quốc Gia Hà Nội
18. Tổng cục du lịch (2010), Báo cáo tóm tắt “ Thực trạng, ñịnh hướng và
giải pháp phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam ñến năm 2020”.
19. Tổng cục du lịch (2010), Báo cáo tóm tắt “ Thực trạng, ñịnh hướng và
giải pháp phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam ñến năm 2010”.
20. Tổng Cục Du lịch (2001), Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch vùng
Du lịch Bắc Trung bộ ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020,
Báo cáo Tổng hợp, Hà Nội.
21. Tổng Cục Du lịch (2000), Xây dựng năng lực và Phát triển Du lịch ở
Việt Nam, Tài liệu Dự án, Hà Nội.
22. Tổng cục Du lịch (2002), Các văn bản Pháp Luật về du lịch và thanh tra
du lịch , NXB Thống Kê Hà Nội.
23. Tổng Cục Du lịch (2004), Kỷ yếu Hội thảo Bảo vệ môi trường du lịch,
Hà Nội.
24. Tổng Cục Du lịch (2005), Giới thiệu sách cẩm nang về phát triển du lịch
bền vững, Hội ñồng khoa học - Tổng Cục Du lịch, Hà Nội
25. Nguyễn Văn Trung (2005), Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở khu
vực Yên Tử, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 144
26. Nguyễn Minh Tuệ; Vũ Tuấn Cảnh; Lê Thông; Phạm Xuân Hậu; Nguyễn
Kim Hồng (1997), ðịa lý du lịch. NXB Thành phố Hồ Chí Minh
27. Tuyển tập báo cáo hội thảo Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển
du lịch sinh thái ở Việt Nam - Do Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổ chức
bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và UB kinh tế xã hội châu á Thái
Bình Dương (ESCAP), Xuất bản 9/1999.
28. UBND huyện Vân ðồn (2003), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch huyện Vân ðồn ñến 2020.
29. UBND huyện Vân ðồn (2006), ðiều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sủ dụng
ñất ñai huyện Vân ðồn ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020.
30. UBND huyện Vân ðồn (2008), Báo cáo tình hình hoạt ñộng các doanh
nghiệp huyện Vân ðồn năm 2007- 2008 - 2009.
31. UBND huyện Vân ðồn (2010), Văn kiện ñại hội ðảng bộ huyện Vân
ðồn lần thứ XXII.
32. UBND thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. (2005), Nguyễn Văn Trung,
Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở khu vực Yên Tử.
33. UBND tỉnh quảng Ninh (2009), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy
hoạch chung xây dựng khu Kinh tế Vân ðồn tỉnh Quảng Ninh.
34. UBND tỉnh Quảng Ninh (2009), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh,
NXB thống kê.
35. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch (1995), Quy hoạch phát triển tổng
thể du lịch Bắc Bộ giai ñọan 1996 - 2020.
36. ViÖn Nghiªn cøu ph¸t triÓn Du lÞch (1998), Héi th¶o vÒ Du lÞch sinh th¸i
vµ Ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë ViÖt Nam, Hµ Néi.
37. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch. Nhà xuất bản giáo dục
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 145
PHỤ LỤC
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ðỐI VỚI KHÁCH NỘI ðỊA
---------------------------
(Xin kính chào ông/Bà ! Xin gửi tới ông /Bà lời chào mừng tốt ñẹp nhất
khi tới Vân ðồn. Chúng tôi ñang thực hiện thu thập thông tin phục vụ cho
việc nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Vân ðồn. Xin ông /Bà vui
lòng trả lời một số câu hỏi dưới ñây bằng cách ñánh dấu x vào ô vuông. Mọi
thông tin ông/Bà cung cấp sẽ góp phần xây dựng hình ảnh và chất lượng du
lịch bền vững ở Vân ðồn)
I. Thông tin chung:
1. Họ và tên:…………………………… Giới tính Nam Nữ
2. Nghề nghiệp:
Công chức Nhà nước Thương nhân Công nhân
Sinh viên Hưu trí Khác
3. Dân tộc:
II. Các thông tin cụ thể:
1. Ông/bà ñến du lịch Vân ðồn bằng phương tiện gi ?
Tàu hỏa và tàu thủy: Ô tô
Xe máy Phương tiện khác:
2. Ông/Bà ñến Vân ðồn theo hình thức nào ?
ði theo Tour Tự sắp xếp
ði theo cơ quan kết hợp công việc với thăm quan du lịch
3. ðến Vân ðồn Ông/Bà thích loại hình du lịch nào ?
Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch văn hoá
Du lịch mua sắm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 146
Du lịch thăm quan, vãng cảnh: Du lịch sinh thái
Loại hình khác:………………………………
4. Thời gian lưu lại Vân ðồn của Ông/Bà là bao nhiêu ?
1 ngày 2 ngày/1 ñêm
3 ngày/2 ñêm 4 ngày/3 ñêm
Trên 5 ngày
5. ðến Vân ðồn món ăn nào sau ñây ñể lại cho Ông/Bà ấn tượng nhất ?
Tù hài Sá sùng
Ghẹ Mực
Loại khác: ………………………………………………..
6. Mức chi tiêu bình quân các dịch vụ 1 ngày ở Vân ðồn của Ông/Bà là bao
nhiêu ?
100.000 ñ/ngày 200.000 ñ/ngày 300.000 ñ/ngày
400.000 ñ /ngày 500.000 ñ/ngày 700.000 ñ/ngày
Trên 1.000.000 ñ/ngày
7. Ông/Bà nhận xét thế nào về chất lượng các khách sạn ở Vân ðồn:
Rất tốt Tốt Khá
Trung bình Tạm ñược Kém
Ý kiến khác :..................................................................................
8. Ông/Bà nhận xét thế nào về chất lượng phục vụ của các cơ sở lưu trú tại
Vân ðồn:
Rất tốt Tốt Khá
Trung bình Tạm ñược Kém
Ý kiến khác :.......................................................................
9. Ông/Bà nhận xét thế nào về chất lượng của các nhà hàng ăn uống tại Vân
ðồn:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 147
Rất tốt Tốt Khá
Trung bình Tạm ñược Kém
Ý kiến khác :........................................................................
10. Theo Ông/Bà giá phòng nghỉ tại Vân ðồn so với các khu du lịch khác thế
nào?
ðắt Phù hợp Trung bình Rẻ
11. Giá cả các nhà hàng ăn uống của Vân ðồn:
ðắt Phù hợp
Trung bình Rẻ
12. Các dịch vụ vật lý trị liệu (massage, xông hơi) có làm Ông/Bà hài lòng?
Hài lòng Tạm ñược Không hài lòng
13. Chất lượng giao thông từ Hà Nội – Vân ðồn và ngược lại như thế nào
?
Tốt Khá
Bình thường Kém
14. Thái ñộ và phục vụ của phương tiện thế nào ?
Tốt Khá
Bình thường Kém
15. Ngoài thăm quan Vân ðồn , Ông/Bà có muốn thăm ñiểm nào khác ở Quảng
Ninh không ?
Muốn Không muốn.
16. Ông/Bà có nhận xét chung gì về cơ sở hạ tầng của Vân ðồn?
Tốt Khá
Bình thường Kém
17. Người dân ở Vân ðồn ñể lại ấn tượng cho Ông/Bà gì ?
Mến khách Bình thường Không tốt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 148
18. Ông/Bà cho nhận xét về giao thông nộ bộ giữa các tuyến, ñiểm du lịch tại
Vân ðồn?
Tốt Khá
Kém, không thuận lợi Bình thường
19. Ông/Bà nhận xét thế nào về chất lượng hướng dẫn viên ở Vân ðồn?
Tốt Khá
Bình thường Kém
20. Khi ñi thăm quan tại Vân ðồn Ông/Bà thích ñược hướng dẫn viên nào
dẫn ñường ?
HDV của các công ty lữ hành HDV là người ñịa phương
21. Cảm nhận của Ông/Bà về môi trường du lịch tại Vân ðồn?
Tốt Khá
Bình thường Kém
22 ðánh giá của Ông/Bà về vấn ñề an ninh, trật tự an toàn tại Vân ðồn?
Tốt Khá
Bình thường Không an toàn
23. Ông/Bà có muốn quay trở lại Vân ðồn lần hai không ?
Có Không
Không trở lại vì:
Giao thông khó khăn Chất lượng các dịch vụ du lịch kém
Giá cả không phù hợp Môi trường không ñảm bảo
Không an toàn về an ninh, trật tự
Lý do khác: …………………………….……………………………
24. ðiều gì Ông/Bà cảm thấy thú vị nhất ở Vân ðồn?
Cảnh quan thiên nhiên Con người Vân ðồn
Các món ăn ẩm thực Khí hậu Vân ðồn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 149
Khác: ……………………………………
25. Thông tin về khu du lịch Vân ðồn thế nào ?
ðầy ñủ Chưa ñầy ñủ.
25.. ðánh giá của Ông/Bà về các dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông ở
Vân ðồn?
Tốt Khá
Bình thường Kém
26. Theo ông bà vấn ñề vệ sinh môi trường Vân ðồn cần thế nào?
Cần ñược quan tâm cải thiện Không cần quan tâm cải thiện
27. Ông/Bà lựa chọn giải pháp nào ñể phát triển du lịch bền vững ở Vân
ðồn?
ðầu tư cơ sở hạ tầng ðào tạo nguồn nhân lực du lịch
Công tác quy hoạch ðầu tư cơ sở vui chơi giaỉ trí
Nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú
Tăng cường công tác quản lý nhà nước
Xây dựng môi trường du lịch bền vững
ðẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch
Chú trọng phát triển du lịch cộng ñồng
Khác: ……………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự tham gia góp ý chân thành của Ông/Bà!
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 150
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DÂN ðỊA PHƯƠNG
---------------------------
NGÀY….. ..THÁNG ……… NĂM 2010
Xã …………………huyện ……………………………..
HỌ TÊN:………………………………………………………
GIỚI TÍNH: NAM / NỮ
HỌC VẤN……………………………………………………..
NGHỀ NGHIỆP………………………………………………..
TUỔI…………………………………………………………….
DÂN TỘC:……………………………………………………….
1. ÔNG/BÀ ðà SỐNG Ở ðÂY BAO LÂU
DƯỚI 1 NĂM TỪ 1 ðẾN 5 NĂM
5 ðẾN 10 NĂM TRÊN 10 NĂM
2. THEO ÔNG/BÀ ðIỀU GÌ HẤP DẪN KHÁCH DU LỊCH ðẾN VÂN ðỒN.
PHONG CẢNH, KHÍ HẬU VĂN HOÁ, CON NGƯỜI
DU LỊCH THĂM QUAN, VÃNG CẢNH:
YẾU TỐ KHÁC:……………………………………………
3. THEO ÔNG/BÀ TRỞ NGẠI CỦA DU LỊCH VÂN ðỒN LÀ GÌ ?
THIẾU CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH NGUỒN NHÂN LỰC YẾU
QUY HOẠCH DU LỊCH YẾU
YẾU TỐ KHÁC:………………………………………………
4. THEO ÔNG/BÀ DU LỊCH SẼ TÁC ðỘNG TIÊU CỰC GÌ ðẾN VÂN ðỒN
?
THAY ðỔI CÁCH SỐNG VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG
Ô NHIỄM VÀ HUỶ HOẠI MÔI TRƯỜNG
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 151
NGUY CƠ TRUYỀN NHIỄM BỆNH
VẤN ðỀ KHÁC : ………………………………
5. ÔNG/BÀ CHỜ ðỢI GÌ TỪ DU LỊCH VÂN ðỒN ?
TĂNG CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ NÂNG CAO THU NHẬP
CẢI THIỆN CẢNH QUAN VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO LƯU VĂN HOÁ
VẤN ðỀ KHÁC…………………………………………………………
6. ÔNG/BÀ CÓ THAM GIA VÀO HOẠT ðỘNG DU LỊCH KHÔNG ?
CÓ KHÔNG
7. ÔNG/BÀ CUNG CẤP CHO DU LỊCH NHỮNG HOẠT ðỘNG NÀO SAU
ðÂY:
BÁN HÀNG KINH DOANH NHÀ NGHỈ
CUNG CẤP THỰC PHẨM
DẪN ðƯỜNG CHO KHÁCH
CÔNG VIỆC KHÁC :...................................................................
8. KHI THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ðỘNG DU LỊCH ÔNG/BÀ CÓ KHÁ
HƠN ?
CÓ KHÔNG
9. GIA ðÌNH ÔNG/BÀ DÙNG CHẤT ðỐT GÌ?
CỦI GA
THAN DẦU
10 ÔNG/BÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT BẰNG CÁCH NÀO:
ðỔ VÀO NƠI QUY ðỊNH ðỔ NƠI ðẤT TRỐNG
TỰ CHÔN LẤP
CÁCH KHÁC :...............................................................................
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 152
11. THEO ÔNG/BÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG QUA RÁC THẢI VÀ NƯỚC
THẢI Ở VÂN ðỒN THẾ NÀO?
CÓ Ô NHIỄM KHÔNG Ô NHIỄM
12. ÔNG BÀ CHỌN GIẢI PHÁP NÀO ðỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG Ở VÂN ðỒN:
ðẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG, VUI CHƠI GIẢI TRÍ
ðÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH
GIẢI PHÁP KHÁC………………………
13.THU NHẬP CHÍNH CỦA GIA ðÌNH ÔNG/ BÀ TỪ NGUỒN NÀO ?
PHỤC VỤ DU LỊCH TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI
KHÁC :……………………………………………………………………
14. ÔNG/ BÀ CÓ MONG MUỐN NƠI ðÂY SẼ TRỎ THÀNH MỘT ðIỂN DU
LỊCH NỔI TIẾNG KHÔNG ?....................................................................
15. ðỂ NƠI ðÂY TRỞ THÀNH MỘT ðỊA ðIỂM DU LỊCH HẤP DẪN THEO
ÔNG/BÀ CẦN PHẢI LÀM
GÌ ?............................................................................
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 153
PHIẾU THĂM DÒ CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
ðơn vị: ..................……………………………………...
Các tài nguyên du lịch có trên ñịa bàn:
ðã ñược xếp hạng
Tình trạng
khai thác
Tên tài
nguyên
Cấp
quốc gia
ðịa
phương
ðang
khai
thác
Chưa
khai
thác
ðơn vị
ñang
quản lý
Loại hình du
lịch có thể
khai thác
ðịa chỉ
tài
nguyên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 154
Khu VQG Bái Tử Long
Bãi tắm Quan Lạn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 155
Bãi tắm Minh Châu
Bãi tắm Sơn Hào
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ......... 156
Bình minh trên ñảo Quan Lạn
Bãi tắm Việt Mỹ
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2594.pdf