Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái - Loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây

Lời mở đầu Trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng của về mọi mặt của đời sống. Du lịch đang phấn đấu trở thành một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế trên đất nước, dân cư đô thị cũng đang có

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái - Loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xu hướng tăng lên về số lượng và mức sống. Nhu cầu du lịch cũng theo bộ phận dân cư này tăng lên đáng kể. Điều này đang đặt ra một thách thức và cơ hội lớn cho du lịch nội địa. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, du lịch Việt Nam cần khai thác nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng của đất nước để tạo ra cho thị trường những sản phẩm độc đáo, đặc sắc và có sức hấp dẫn du khách, kể cả những nhóm du khách có sở thích riêng biệt. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều khu du lịch, đặc biệt là những khu du lịch sinh thái đang dần được hình thành và đưa vào khai thác với rất nhiều loại hình khác nhau,bước đầu đã thu được những thành công đáng kể, trong đó có loại hình du lịch câu cá. Du lịch câu cá giúp du khách khám phá thiên nhiên, khám phá cuộc sống và bản thân mình theo chiều hướng tự nhiên, hoà đồng và bảo vệ môi trường sinh thái. Bản đồ quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam (1995-2010) của Tổng Cục Du Lịch đã khẳng định đây là một trong những loại hình có thể chú trọng phát triển tại Việt Nam. Với ưu thế tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, cùng với vị trí địa lý thuận lợi gần với thủ đô Hà Nội – một thị trường vô cùng tiềm năng – Hà Tây đã nhanh nhẹn nắm bắt được nhu cầu của thị trường, phát huy những thế mạnh của mình trong việc khai thác các điểm du lịch câu cá, tiêu biểu là tại Ba Vì - Sơn Tây, Hoài Đức, Mỹ Đức… Ngoài cảm giác thư giãn nghỉ ngơi khi được ngồi câu bên những hồ trong xanh và thưởng thức thành quả của mình tại những lều trại xinh xắn, du khách còn hết sức thích thú khi được tới thăm làng bản của các dân tộc đang sinh sống tại Hà Tây, tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, giao lưu tập thể… hoặc tham quan, mua sắm tại các khu chợ quê hay các làng thủ công truyền thống của Hà Tây. Trong xu thế phát triển hiện nay, khi du lịch sinh thái hãy còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận dân cư và nhận thức của người dân về du lịch sinh thái chưa rõ ràng thì việc khai thác tiềm năng phục vụ loại hình du lịch câu cá tại Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng gặp rất nhiều khó khăn và những hạn chế cần khắc phục. Do vậy những nghiên cứu về du lịch sinh thái – loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây là rất cần thiết. Với lý do đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái – loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Khoá luận tốt nghiệp này được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu và khảo sát bước đầu của tác giả tại các điểm du lịch câu cá trên địa bàn tỉnh Hà Tây, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh và điều tra xã hội học nhằm làm nổi bật những đánh giá về tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái – loại hình du lịch câu cá tại Hà Tây, bên cạnh đó đưa ra được cái nhìn khách quan,đúng đắn đối với loại hình này. Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái – trong đó có du lịch câu cá tại Hà Tây vẫn còn nhiều tồn tại, lớn nhất là sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu tổ chức và quản lý, gây lãng phí nguồn tài nguyên trong khi sản phẩm du lịch đơn điệu, thiếu hấp dẫn, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của du lịch sinh thái Hà Tây. Chính vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu về tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch sinh thái- loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây, mục tiêu của khoá luận là đưa ra những đề xuất, kiến nghị và giải pháp cho một hướng kinh doanh phục vụ du khách ham mê du lịch câu cá mang tính tổ chức cao, chuyên nghiệp, thực hiện đảm bảo cho du khách hài lòng, người dân địa phương có được lợi ích kinh tế, gìn giữ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đây là một hướng đi tích cực cần được nghiên cứu và áp dụng tại Hà Tây. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch sinh thái. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây. Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái – loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây. Là một đề tài đòi hỏi tính khách quan và thực tế, tác giả đã gặp phải rất nhiều khó khăn về mặt thời gian, sức khoẻ và tài chính…khi thực hiện.Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, du lịch câu cá thực sự là một loại hình hấp dẫn. Trong quá trình thực hiện khoá luận này, tác giả đã may mắn nhận được rất nhiều sự ủng hộ,động viên và giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo và bạn bè. Tác giả xin được thông qua lời mở đầu này gửi lời cảm ơn tới Sở Du lịch Hà Tây, các điểm du lịch phục vụ du lịch câu cá tại Hà Tây và bạn bè trong Câu lạc bộ câu cá Hà Nội thuộc trang Web “4so9.com”… Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn: Phó giáo sư - Tiến sĩ Trịnh Xuân Dũng – Hiệu trưởng trưởng trường Cao đẳng du lịch Hà Nội – từ định hướng đề tài cho đến những thao tác cụ thể thực hiện đề tài, giúp tác giả hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp này. Việc khai thác du lịch câu cá dưới góc độ của du lịch sinh thái ở nước ta còn rất nhiều mới mẻ nên chưa có điều kiện để so sánh. Do vậy báo cáo còn nhiều ý kiến chủ quan- không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đề tài trong tương lai. Chương 1 : một số vấn đề lý luận về du lịch sinh thái Cơ sở lý luận về loại hình du lịch sinh thái 1.1.1 Khái niệm về loại hình du lịch sinh thái “ Du lịch sinh thái ” (Eco-tourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người từ những lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Đối với nhiều người, “du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “du lịch” và “sinh thái”. Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm “du lịch sinh thái”là du lịch thiên nhiên mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1800 (Ashton, 1993). Với khái niệm này, mọi hoạt động có liên quan tới thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi… đều được coi là du lịch sinh thái. Cũng có người quan niệm rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Có những ý kiến cho rằng du lịch sinh thái đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay có tính bền vững. Có thể nói cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dưới những góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về du lịch sinh thái đều cho rằng du lịch sinh tháilà loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn thăm quan môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hoá mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hoá bản địa. Về nội dung, du lịch sinh thái là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồnđối với tự nhiên và cộng đồng địa phương. Khái quát lại, có thể coi du lịch sinh thái là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau: + Phát triển dựa vào những giá trị thiên nhiên và văn hoá bản địa + Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái + Có giáo dục và diễn giải về môi trường + Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng. Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hector Ceballos-Lascurain đưa ra từ năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực thiên nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và nhứng giá trị văn hoá được khám phá”. Từ đó cho đến nay, rất nhiều định nghĩa về du lịch sinh thái được đưa ra. Từ chỗ đơn thuần được coi là hoạt động du lịch ít những tác động đến môi trường tự nhiên, ngày nay du lịch sinh thái đã đuợc hiểu theo cách tích cực hơn. Đó là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái có mối quan hệ mật thiết với phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng. Trong hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999. Một trong những kết quả quan trọng của Hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam, theo đó: “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Các nguyên tắc cơ bản của loại hình du lịch sinh thái Hoạt động du lịch sinh thái cần tuân theo những nguyên tắc sau: * Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác. Du khách khi rời khỏi nơi mình đến thăm quan sẽ phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, vè những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên và văn hoá khu vực. * Bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động du lịch sinh thái tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường. Nêú như đối với những loại hình du lịch khác thì bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh htái chưa phải là những ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, du lịch sinh thái coi đây là một trong những nguyên tắc quan trọng cần tuân thủ. Bởi vì: Việc bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của du lịch sinh thái. Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của cá hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của du lịch sinh thái. Với nguyên tắc này, mọi hoạt động của du lịch sinh thái sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu những tác động tới môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì phát triển các hệ sinh thái. * Bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc Đây được xem như là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái bởi các giá trị văn hoá bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường, hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động của hoạt động nào đó sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó, Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến du lịch sinh thái. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá bản địa của cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc của hoạt động du lịch sinh thái. * Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm tới vấn đề này và phần lớn lợi nhuận thu được từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành thì ngược lại, du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình đóng góp cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương. Ngoài ra du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động của mình như đảm nhận vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm…Thông qua đó sẽ tạo nên việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết quả là đời sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái. Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ lâu sẽ giảm đi, và chính người dân địa phương sẽ là những người chủ thực sự, người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa nơi diễn ra các hoạt động sinh thái. Các điều kiện cơ bản để phát triển loại hình du lịch sinh thái Điều kiện thứ nhất cần thiết để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thía cao. Du lịch sinh thái là loại du lịch dựa vào thiên nhiên (gọi tắt là du lịch thiên nhiên) chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ diễn ra ở những khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt là các vườn quốc gia. Tuy nhiên điều này không thể phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn (rural tourism) hoặc các trang trại (farm tourism). Điều kiện thứ hai có liên quan tới nguyên tắc cơ bản của dulịch sinh thái ở hai điểm: - Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt cần là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về hiểu biết này ở người hướng dẫn viên. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất. Lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi. - Đối với hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm tới lợi nhuận và không cam kết gì đối với việc bảo tồn và quản lý các khu vực tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch những cơ hội để biết về những giá trị tự nhiên hoặc văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại với các nhà điều hành du lịch truyền thống, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống và nâng cao hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch. Điều kiện thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động của hoạt động sinh thái đến tự nhiên và môi trường. Theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan đến lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm. - Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là ssố lượng du khách tối đa mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan tới những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian của đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. - Đứng trên góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện những tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Sức chứa này sẽ đạt tới khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã và làm cho hệ sinh thái bị xuống cấp. - Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn du khách mà nếu vượt quá, bản thân du khách sẽ cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Nói một cách khác, mức độ thoả mãn của du khách bị giảm xuống dưới mức bình thường do tình trạng quá “ đông đúc” Sức chứa này đạt tới ngưỡng khi có quá nhiều du khách tới điểm tham quan làm du khách phải chịu nhiều tác động do những du khách khác gây ra. Những tác động này làm giảm đáng kể sự hài lòng của du khách. - Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa được hiểu là giới hạn về du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội, kinh tế-xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đòng địa phương có cảm giác phá vỡ, bị xâm nhập. - Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này năng lực quản lý của khu du lịch sẽ không đáp ứng dược nhu cầu của du khách, làm mất khả năng quản lý kiểm soát hoạt động của du khách và kết quả sẽlàm ảnh hưởng tới môi trường xã hội. Yêu cầu thứ tư là thoã mãn nhu cầu nang cao hiểu biết của du khách. Việc thoã mãn nhu cầu của khách du lịch sinh thái với những kinh nghiệm hiểu biết mới về tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn song lại là yêu cầu càn thiết đối với sự tồn tại lâu dài của hoạt động dulịch sinh thái. Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan. Tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên một số loại tài nguyên chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác đáp ứng nhu cầu của du lịch sinh thái bao gồm: - Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt những nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các sân chim…) - Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh…) - Các giá trị văn hoá bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại cảu hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn liền với các truyền thuyết cộng đồng. 1.1.4.1 Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học Hệ sinh thái rừng nhiệt đới + Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới + Hệ sinh thái Karst + Hệ sinh thái rừng xavan + Hệ sinh thái rừng khô hạn Hệ sinh thái núi cao Hệ sinh thái đất ngập nước + Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển + Hệ sinh thái rừng nội địa + Hệ sinh thái sông hồ + Hệ sinh thái đầm phá Hệ sinh thái san hô, cỏ biển Hệ sinh thái vùng cát ven biển Hệ sinh thái biển, đảo Hệ sinh thái nông nghiệp Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù Miệt vườn Đây là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp. Miệt vườn là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh… rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Tính cách sinh hoạt của cộng đồng dân cư nơi đây pha trộn giữa tính cách của người nông dân và người tiểu thương. Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hoá bản địa riêng đựoc gọi là “văn minh miệt vườn”, cùng với cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc. Sân chim Là một hệ sinh thái đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài ha đến hàng trăm ha với hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc di cư theo mùa của một số loài chim. Thường đây cũng là nơi cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng vì vậy các sân chim cũng thường được xem là một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Cảnh quan tự nhiên Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch Văn hoá bản địa Các giá trị văn hoá bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên du lich sinh thái bao gồm: Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng Đặc điểm sinh hoạt văn hoá với các lễ hội truyền thống gắn với tự nhiên Kiến trúc dân gian công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được sản xuất từ những nguyên liệu tự nhiên gắn với đời sống cộng đồng. Các di tích lịch sử văn hoá, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng. Việc khai thác các giá trị văn hoá bản địa đưa vào nội dung các chương trình du lịch sinh thái ở từng vùng sinh học khác nhau được xem là một phần hữu cơ không thể tách rời của du lịch sinh thái, hoàn toàn không lẵn với du lịch văn hoá. 1.1.5 Các loại hình du lịch sinh thái phổ biến tại Việt nam Với mỗi một hệ sinh thái khác nhau có thể khai thác những loại hình du lịch sinh thái khác nhau. Có thể kể ra một số loại hình du lịch sinh thái đã được khai thác tại Việt Nam như: + Du lịch thám hiểm: tham quan khám phá những khu bảo tồn tự nhiên, rừng, biển, các hòn đảo… + Du lịch nghiên cứu thiên nhiên: là loại hình du lịch mang tính chất giáo dục môi trường có thể phát triển ở những khu vực có hệ sinh thái đa dạng + Du lịch đồng quê: là các chuyến đi về vùng nông thôn nghỉ ngơi, tham quan các khu miệt vườn, trang trại… tạo điều kiện cho du khách tham gia sinh hoạt một cách tự nhiên trong một môi trường thôn quê. Đây loại hình mới đang hấp dẫn khách quốc tế, hiệu quả kinh tế cao do ít phải đầu tư như các loại hình du lịch khác. Một số vấn đề về loại hình du lịch câu cá 1.2.1 Quá trình hình thành và các hình thức du lịch câu cá phổ biến Có thể nói câu cá là một hình thức giải trí, thư giãn đã tồn tại từ rất lâu tại Việt Nam. Trong các câu chuyện về thời phong kiến, ta thường thấy xuất hiện hình ảnh những bậc cao nhân lui về ở ẩn, hoặc an hưởng tuổi già ở những vùng nông thôn, tránh xa sự đông đúc, náo nhiệt của chốn kinh thành. Bước sang thời hiện đại, khi nền công nghiệp phát triển cùng với các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vượt bậc, rất nhiều đô thị, khu công nghiệp được hình thành, kèm theo đó là sự ô nhiễm, tiếng ồn như một hậu quả tất yếu. Người dân, đặc biệt là những cư dân đô thị hơn bao giờ hết có nhu cầu đi đến những nơi có cảnh quang đẹp, bầu không khí tự nhiên, trong lành, tránh xa khỏi sự ồn ào, sôi động của đô thị. Họ tìm về với thiên nhiên với một khát khao được cân bằng tâm lý, mong muốn hiểu biết hơn về thiên nhiên và có ý thức trân trọng bảo vệ môi trường sống của chính mình. Đó chính là những yếu tố thuận lợi để du lịch sinh thái nói chung và loại hình du lịch câu cá nói riêng ra đời và phát triển. Dù mới phát triển nhưng du lịch câu cá không còn mới mẻ, xa lạ đối với con người , đặc biệt là những người có sở thích đi du lịch sinh thái. Rất khó có thể phân tách du lịch câu cá thuộc loại hình nào của du lịch sinh thái. Dưới góc độ là một loại hình giải trí thuần tuý, có thể khai thác du lịch câu cá như một bộ phận của du lịch cuối tuần. Khi được nhìn nhận là một môn thể thao, du lịch câu câu cá được xếp vào dạng du lịch thể thao trên nước. Mặt khác, do có thể dễ dàng tổ chức được ở các trang trại vùng nông thôn nên du lịch câu cá đôi khi được xếp vào loại hình du lịch nông thôn. Cho đến nay, loại hình câu cá đã được khai thác rất nhiều và trở thành một hình thức du lịch giải trí thu hút đông đảo lượng du khách đến từ các đô thị, khu công nghiệp. Các hình thức du lịch câu cá phổ biển: + Du lịch câu cá tại vùng nước tự nhiên Du lịch câu cá trên biển Du lịch câu cá tại những sông hồ, đầm phá và các thác nước tự nhiên + Du lịch câu cá tại những vùng nước nhân tạo Du lịch câu cá tại các trang trại Du lịch câu cá tại các khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần. Đặc điểm của du lịch câu cá + Là hoạt động diễn ra trong môi trường cảnh quan tự nhiên, ngoài trời. + Những nơi diễn ra hoạt động du lịch câu cá phải đảm bảo có yếu tố diện tích mặt nước (tự nhiên hoặc nhân tạo). +Thường là những chuyến du lịch ngắn ngày, chủ yếu diễn ra vào các ngày nghỉ lễ hoặc các ngày nghỉ cuối tuần. + Khách du lịch câu cá chủ yếu là dân cư đô thị, các khu công nghiệp, trong đó đại đa số là nam giới. + Mục đích cơ bản của loại hình này là đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi giải trí, có cơ hội hoà nhập, hiểu biết hơn về thiên nhiên và văn hoá bản địa. + Là loại hình du lịch có thể diễn ra quanh năm, tính mùa vụ không rõ nét như những loại hình du lịch khác. Khả năng phát triển của loại hình du lịch câu cá tại Việt Nam Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế có những tín hiệu đáng mừng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá được đẩy mạnh và diễn ra với một tốc độ chóng mặt, một bộ phận dân cư đô thị với nhu cầu đi du lịch và mức chi trả cũng theo đó tăng lên. Nhu cầu đi du lịch càng trở thành vấn đề cấp thiết khi chính phủ công bố quyết định cán bộ công chức nghỉ 2 ngày cuối tuần. Vấn đề đi đâu, làm gì vào những ngày nghỉ, ngày lễ đang trở thành vấn đề thời sự của mỗi gia đình, mỗi con người. Với nhận thức ngày một được nâng cao về tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên, xu hướng đi du lịch “xanh”, “du lịch sinh thái”, “du lịch có trách nhiệm” đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, trong đó có những cư dân đô thị và các khu công nghiệp – những người đang chịu hậu quả của sự ô nhiễm môi trường. Do đó, khi lựa chọn điểm du lịch, cư dân đô thị thường đến những nơi có cảnh quan tự nhiên, không khí trong lành và không quá xa so với nơi cư trú của mình. Các địa phương được coi là phụ cận đô thị – trong khoảng cách liền kề hoặc trên dưới 100 km theo đường thuỷ – bộ đang có xu hướng khai thác tài nguyên tự nhiên tại chỗ để phục vụ các hoạt động du lịch. Trong số rất nhiều loại hình , du lịch câu cá đang nổi lên như là một hướng khai thác mới và rất có hiệu quả. Du khách đi du lịch câu cá được thoải mái nghỉ ngơi, thư giãn trong khung cảnh yên tĩnh, thanh bình, mặt khác có thể tham gia vào những sinh hoạt văn hoá truyền thống hoặc thưởng thức những đặc sản của cư dân địa phương. Không chỉ được khai thác ở những khu bảo tồn tự nhiên, những vùng biển, sông hồ đầm phá, loại hình du lịch câu cá cũng có thể được khai thác ở những vùng nông thôn, trong các trang trại mang tính gia đình tại các địa phương gần với đô thị, khu công nghiệp. Chính vì lợi thế này mà thời gian vừa qua, cùng với rất nhiều chính sách, cơ chế thông thoáng của Đảng và Nhà nước ta trong việc thu hút các nhà đầu tư, khuyến khích người dân làm du lịch, hàng loạt những khu du lịch và các trang trại ra đời, trong đó loại hình du lịch câu cá được đẩy mạnh khai thác. Việt Nam nằm trên bán đảo Đông dương, với 3200 km đường bờ biển trải dài theo đất nước. Bên cạnh đó, với các hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú như hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh thái nông nghiệp…, Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc phát triển những loại hình du lịch có yếu tố “nước”, trong đó có loại hình du lịch câu cá. Bản đồ quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam (1995-2010) của Tổng Cục Du Lịch đã khẳng định đây là một trong những loại hình có thể chú trọng phát triển tại Việt Nam. Chương 2 : tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây 2.1.1 Tổng quan về tỉnh Hà Tây 2.1.1.1 Vị trí địa lý Tỉnh Hà Tây thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Là tỉnh có diện tích lớn thứ 39 so với các tỉnh khác trong cả nước với 2.192,96 km2 , Hà Tây còn là tỉnh đông dân thứ năm trên cả nước với dân số 2.386.770 người ( điều tra dân số ngày 01/04/1999 ). Mật độ dân số trung bình là 1100 người/ km2. Trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, Hà Tây cũng là vùng Đất nối liền giữa vùng núi Tây Bắc và Vùng Trung du Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.Địa phận tỉnh Hà Tây giới hạn từ 200 31’ tới 210 17’ vĩ độ bắc; 105,0 17’ tới 1060 kinh đông. Hà Tây ngày nay dược hợp thành bởi hai tỉnh cũ: Hà Đông và Sơn Tây (1965) sau ngày đất nước thống nhất. Năm 1976, Hà Tây dược sát nhập với tỉnh Hoà Bình thành Hà Sơn Bình. Sau đó, năm 1987 lại tái lập tỉnh Hà Tây và Hoà Bình cho đến ngày nay. Phía bắc Hà Tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây giáp với tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ, phía nam giáp Hà Nam, và phía đông giáp Hà Nội. Trung tâm của Hà Tây là thị xã Hà Đông, với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức, ứng Hoà, Phú Xuyên và thị xã Sơn Tây (thuộc huyện Ba Vì). Dân cư , lao động Là một tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú từ lâu đời, Hà Tây dã tạo ra được sự gắn bó đoàn kết và tuơng trợ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em. Mặt khác kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp đã tác động lên tính cách của con người nơi đây. Cần cù, chịu khó, nếp sống giản dị mộc mạc, cộng với sự khéo léo và sáng tạo của đôi bàn tay đã giúp những con người Hà Tây vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Mặc dù đất chật người lại đông nhưng cho đén nay, Hà Tây vẫn luôn là tỉnh có tỷ lệ lao động dư thừa vào loại thấp nhất trong các tỉnh miền bắc. Một vài số liệu về tình hình dân số và lực lượng lao động ở Hà Tây: Dân số hiện nay: ~2,4 triệu người trong đó Dân số thành thị: 139.000 người Dân số nông thôn: 2,2 triệu người Mật độ dân số: 1091 người/km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên:1,39% Lực lượng lao động: 1.422.000 người Phân bố lao động: Trong nông nghiệp: 1.280.000 người Trong công nghiệp: 93.757 người Trong du lịch và dịch vụ: 29.044 người Phân loại theo trình độ Đại học hoặc cao đẳng: 231.500 người Trường kỹ thuật: 10.440 người Không qua đào tạo: 1.190.000 người 2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế Trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đã chuyển biến rất tích cực với mức tăng trưởng GDP hàng năm ở mức 8%; cơ cấu kinh tế xã hội của tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục, y tế và công tác xã hội đã có những tiến bộ xã hội đáng kể; điều kiện sống và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt. Với phương châm khai th._.ác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh tính nằm liền kề với Thủ đô của đất nước, trong thời gian qua Chính phủ đã qui hoạch và bước đầu thực thi một số dự án phát triển có tầm quan trọng chiến lược cho toàn quốc nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng trên các lĩnh vực cụ thể như: Giao thông, phát triển Đô thị, khoa học-Công nghệ, Giáo dục-Đào tạo, Công nghiệp, Du lịch và Dịch vụ. Thêm vào đó là các nhà đầu tư từ các tỉnh, thành trong cả nước đã và đang đến Hà Tây sản xuất kinh doanh ngày một đông tạo lên xung lực tích cực thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại các tỉnh nhà. Ngay sau khi Việt Nam mở cửa và hội nhập với thế giới đã có hàng chục nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài đặt chân tới tỉnh Hà Tây thực thi nhiều dự án lớn; số lượng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài; tổng vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, tất cả đều tăng nhanh và ổn định. Một số dự án ngay từ đầu đã có lợi nhuận. Mặt khác, đã có nhiều Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài đã tài trợ các dự án khác nhau với mục đích thúc đẩy tỉnh Hà Tây phát triển nhanh về kinh tế và xã hội. Những nguồn tài trợ tài trợ này được sử dụng đúng mục đích, đúng dự án do vậy đã tạo lên những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên các lĩnh vực cụ thể như: cơ sở hạ tầng, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua, Ngoại thương và Du lịch của tỉnh cũng đã tạo nên những bước phát triển lớn, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập cho lực lượng lao động địa phương; sản phẩm của Hà Tây đã xâm nhập được vào các thị trường lớn với chất lượng và giá trị ngày càng tăng; khách du lịch trong nước và nước ngoài đến Hà Tây với số lượng tăng không ngừng. Nhân dân và chính quyền tỉnh Hà Tây chân thành chào đón các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các tổ chức tài chính Quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, khách du lịch thập phương đến với Hà Tây mảnh đất của nụ cười, của tiềm năng, của hy vọng, của sự thành đạt và thịnh vượng. 2.1.1.4 Cơ sở hạ tầng Hà Tây bao bọc thành phố Hà Nội từ phía Tây xuống phía Nam, mặt khác lại nằm liền kề với vùng tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), do vậy có mạng lưới giao thông, viễn thông, cung cấp nước, năng lượng phát triển so với các tỉnh khác . 2.1.1.4.1 Về mặt giao thông vận tải Nằm giữa miền Bắc, bao quanh thủ đô Hà Nội do vậy hệ thống giao thông tại tỉnh Hà Tây rất phát triển. Đây đã, đang và sẽ là một động lực lớn thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội. Từ tỉnh Hà Tây dọc theo đường quốc lộ 5 khoảng 110km bạn có thể đến cảng quốc tế Hải Phòng một cách dễ dàng; khoảng 35km đường cao tốc bạn có thể đi bằng ô tô đến sân bay quốc tế Nội Bài chỉ trong vòng nháy mắt. Đặc biệt từ thị xã Hà Đông của tỉnh Hà Tây đến thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 10km. Trong thực tế, tỉnh Hà Tây được nối liền với toàn quốc bằng 6 quốc lộ trong đó các quốc lộ 1A, 1B nối liền Hà Tây với các miền Bắc, Trung, Nam; Quốc lộ 6 nối Hà Tây với các tỉnh Tây Bắc; đường Hồ Chí Minh sẽ nối Hà Tây với toàn bộ các tỉnh phía Tây của tổ quốc Giáp Lào, Campuchia;Quốc lộ 32 nối Hà Tây với các tỉnh miền núi phĩa Bắc; đường cao tốc Láng Hòa Lạc, các quốc lộ 1, 6, 32 nối Hà Tây với thủ đô Hà Nội Hai hệ thống đường thủy trong đó sông Hồng nối liền Hà Tây với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ; và các tỉnh miền núi phía Bắc sông Đà nối Hà Tây với toàn bộ vùng Tây Bắc. Hệ thống đường sắt Bắc-Nam nối liền Hà Tây với toàn bộ đất nước. 2.1.1.4.2 Về mặt thông tin liên lạc Hệ thống viễn thông và bưu điện của tỉnh đã được nâng cấp đạt trình độ hiện đại và đồng bộ. Tất cả các xã đã được lắp đặt tổng đài điện tử kỹ thuật số và nối liền với hệ thống điện thoại quốc gia. Hệ thống điện thoại di động, cổng INTERNET đã phủ kín các huyện và thị xã Ngành bưu điện Hà Tây luôn sẵn sàng phục vụ các nhu cầu tin trong nước và ngoài nước với chất lượng, độ chính xác cao và sự thuận lợi tối đa. 2.1.1.4.3 Về cung cấp điện năng Trạm phân phối điện quốc gia được đặt tại tỉnh Hà Tây. Nhờ đó, việc cung cấp điện năng luôn được đảm bảo cả về chất lượng và số lượng đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, lưới điện quốc gia đã đến tất cả các địa điểm trong tỉnh, đảm bảo cung cấp điện liên tục 24 giờ một ngày. 2.1.1.4.4 Về cung cấp nước Số liệu điều tra khảo sát mới nhất khảng định nguồn nước ngầm tại tỉnh Hà Tây là rất lớn do có địa hình chạy dọc theo sông Hồng. Nguồn nước được xác định hoàn toàn đủ phục vụ lâu dài nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Hiện nay, nước sạch (nước máy) đã được cấp tới hai thị xã và một loạt các thị trấn trong tỉnh. Hai dự án nâng cấp nhà máy nước đang được khảo sát, thực thi bằng nguồn vốn ODA của chính phủ đan mạch và Pháp. Một dự án theo hình thức BOT tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD nhằm cung cấp nước sạch cho cả Hà Tây và Hà Nội đang được khảo sát lập dự án tiền khả thi. Hy vọng rằng sau khi những dự án trên được hoàn thành vấn đề cung cấp nước tại Hà Tây sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây 2.1.2.1 Các yếu tố tự nhiên 2.1.2.1.1 Địa hình Địa hình của Hà Tây tương đối đa dạng, bao gồm cả đồi, núi, và đồng bằng. Trong tổng số 2192,96km2 đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 117.216 ha (53%), diện tích đất lâm nghiệp là19.596 ha (9%), diện tích đất chuyên dùng là 39.308 ha(17,8%) và diện tích dành cho các hoạt động khác là 43.176 ha (19,8%). Trong đó phần lớn là địa hình đồng bằng với diện tích lên tới114.450 ha. Vùng đồng bằng có độ cao lớn nhất là 11m (thuộc huyện Ba Vì) và thấp nhất là 1,7m (thuộc huyện Phú Xuyên) so với mặt nước biển. Vùng trũng nhất của Hà Tây lại thuộc các huyện Mỹ Đức, ứng Hoà,và Thường Tín.Vùng đồi núi tập trung ở vùng Sơn Tây – Ba Vì. Đỉnh núi cao nhất là 1.296 m, thoải xuống các núi đá vôi và các đồi đất tiếp giáp với quốc lộ 21A và dãy núi đá vôi của tỉnh Hoà Bình. Hai dãy núi ở Mỹ Đức là Hương Sơn và Lương Ngãi có kiến tạo địa hình Kaster, tạo thành hố phễu, mảng trũng nên có các núi đá vôi hình tháp, độ cao trung bình và các hang động. Tuy nhiên đây lại là nơi có những hang động được xếp vào loại đẹp nhất đât nước. 2.1.2.1.2 Khí hậu Hà Tây mang khí hậu đặc trưng của miền Bắc đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nhưng nhìn chung khí hậu ở đây ôn hoà hơn các địa phương khác, rất thuận lợi với điều kiện sống của con người. Nhiệt độ trung bình năm ở Hà Tây dao động trong khoảng 230C đến 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất trong năm là 28,70C đến 290C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất trong năm là từ 15 - 160C (tháng 1). Độ ẩm tương đối trung bình năm là từ 83 - 85%, độ ẩm cao nhất tuyệt đối 89% (tháng 4), độ ẩm thấp nhất tuyệt đối 80% (tháng 11). bảng 1: nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối và lượng mưa trung bình tháng và năm Trạm Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Sơn Tây Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) 15,9 83 17,1 85 20,1 87 23,7 87 27,1 84 28,6 83 28,8 83 28,2 85 27,1 83 21,6 83 21,1 81 17,6 81 23,3 84 Ba Vì Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) 15,4 84 17,1 85 19,9 86 23,6 86 27,0 83 28,6 81 28,7 82 28,0 85 26,9 84 21,3 82 20,6 80 17,6 80 23,1 83 Hà Đông Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) 15,7 85 16,2 85 19,8 88 23,5 89 26,8 86 28,5 84 29,1 82 28,3 86 27,0 85 24,4 84 20,8 81 17,4 80 23,1 85 Hà Nội Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) 16,4 83 17,0 85 20,2 87 23,7 87 27,3 84 28,8 83 28,9 84 28,2 86 27,2 83 24,6 82 21,4 81 18,2 81 23,5 84 Nguồn: Tổng cục khí tượng thuỷ văn Nhìn vào bảng ta thấy lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Hoạt động gió mùa trong vùng đã phân hoá mưa thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô: + Về mùa mưa: Vào các tháng mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa tương đối lớn, lớn nhất vào 3 tháng 7,8,9. Mưa trong thời gian ngắn do đó ít ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, ảnh hưởng nhất tới hoạt động du lịch là các hiện tượng thời tiết đặc biệt như mưa bão hoặc mưa phùn gió bắc kéo dài. + Về mùa khô: Lượng mưa mùa này rất thấp chỉ chiếm từ 10 - 15% lượng mưa cả năm, tháng mưa ít nhất là tháng 1 và tháng 2. Nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch, Hà Tây có thể chia thành 3 khu vực có khí hậu tương đối khác nhau (theo các đặc điểm điều kiện địa hình) là: - Khu vực khí hậu đồng bằng: Có độ cao trung bình từ 5 - 7m, có chế độ khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Vùng này chịu ảnh hưởng của gió biển khí hậu nóng ẩm hơn, nhiệt độ trung bình năm 23,80C lượng mưa trung bình 1700 - 1800 mm, đảm bảo cho hoạt động du lịch bình thường trong cả năm. - Khu vực khí hậu vùng đồi: Có độ cao trung bình 15 - 50m, khí hậu “lục địa” chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình năm 23,50C, lượng mưa trung bình 2300 - 2400 mm. - Khu vực khí hậu đồi núi thấp và trung bình: đó là vùng núi Ba Vì, từ độ cao 700m trở lên đỉnh Ba Vì 1296m nhiệt độ trung bình là 180C và không khí hết sức trong lành. Từ độ cao trên 400m có khí hậu rất tốt vào mùa hè, tạo sức thu hút khách du lịch. Nhìn chung, khí hậu của Hà Tây chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa hè và mùa đông. Do đó hoạt động du lịch tại một số điểm của Hà Tây cũng mang tính mùa vụ, các hoạt động du lịch bơi lội, tắm mát bị hạn chế vào thời gian mùa đông như Khoang Xanh, Ao Vua, Quan Sơn (Mỹ Đức). Vì vậy phải có các hình thức bổ sung để khai thác du lịch được quanh năm. 2.1.2.1.3 Thuỷ văn Theo các nhà khoa học, Hà Tây là nơi tiếp giáp vùng phù sa cổ của hợp lưu hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Với một hệ thống sông hồ khá dày đặc ( mật độ lưới sông ở Hà Tây đạt từ 0,67 –0,90km/ km2 ), đặc biệt là hệ thống sông Hồng với các nhánh lan toả đi nhiều nơi như sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Tích, sông Thanh Hà và một số suối nước khoáng nóng có tác dụng thư giãn, chữa bệnh, Hà Tây là một tỉnh giàu tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch thể thao trên nước như câu cá, bơi lội, du thuyền…mặt khác điều kiện về thuỷ văn như trên còn là một thuân lợi lớn để Hà Tây xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh… với mật độ sông hồ dày như vậy nhưng độ uốn khúc lại lớn nên gây ra trở ngại khó tiêu thoát nước trong mùa lũ. Ngoài chức năng tưới tiêu cho đồng ruộng và thoát lũ, các sông hồ ở Hà Tây còn đảm nhận nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau như: cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho cư dân địa phương, điều hoà khí hậu. Đồng thời còn là nơi cư trú và sinh sống của rất nhiều loại sinh vật như cá, chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Những hồ lớn của Hà Tây có thể kể đến như : hồ Đồng Mô _ Ngải Sơn có diện tích 1200 ha, hồ Suối Hai với diện tích gần 1000 ha, hồ Quan Sơn Rộng 850 ha. Bên cạnh đó còn rất nhiều hồ và suối khác như hồ Tiên Sa ( hay còn gọi là hồ Hóc Cua ), hồ Đầm Long, hồ Đầm Xương, hồ Văn Xương, Suối Tiên – Khoang Xanh, Suối Ngọc – Vua Bà, Suối Mơ… 2.1.2.1.4 Động thực vật Với điều kiện địa hình và thuỷ văn đa dạng, cùng với diều kiện khí hậu ôn hoà, Hà Tây có nguồn tài nguyên động thực vật vô cùng phong phú, nhiều giá trị, tập trung chủ yếu tại vùng núi Ba Vì và Hương Sơn mà rừng Quốc gia Ba Vì là một điển hình. Trong một số rừng có tới hơn 200 loài thuốc quý rất có ích cho nghanh y học dân tộc, có 812 loài thực vât thuộc 427 nhánh của 987 họ với hàng trăm loài lan đẹp và nhưng cây quý hiếm như thông đỏ, bách…Ngoài ra còn phải kể tới một hệ động vật phong phú của rừng Quốc gia Ba Vì với 114 loài chim, , 12 loài bò sát ; ở Hương Sơn với trên 800 loài thực vật, 44 loài thú, 15 loài bò sát,9 loài lưỡng cư. Trong đó đặc biệt có một số loài chim quý và chim rừng thường di trú theo mùa. Ơ vùng đồng bằng, ven sông, hầu hết các loại cây nhiệt đới đều góp mặt cùng với nhiều loài động vật và côn trùng. 2.1.2.2 Văn hoá bản địa Các giá trị văn hoá bản địa có giá trị quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái như cầu nối con người với tự nhiên. Những giá trị này thường là các di tích lịch sử văn hoá, gắn liền với sự phát triển của vùng lãnh thổ ; các lễ hội tôn giáo, hoặc lễ hội thể hiện những nghi lễ của con người đối với thế giới tự nhiên; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên gắn với đời sống cộng đồng 2.1.2.2.1 Di tích lịch sử văn hoá Với truyền thống văn hoá lâu đời, Hà Tây còn là mảnh đất của những di sản văn hoá dân tộc .Các yếu tố văn hoá ở tỉnh Hà Tây đều chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, hay nói rõ hơn, chịu ảnh hưởng của nền văn minh sông Hồng. Tiêu biểu cho những di tích lịch sử văn hoá của Hà Tây là hàng trăm đình chùa, miếu mạo. Những di tích lịch sử văn hoá này đều gắn liền với lịch sử phát triển tín ngưỡng của cộng đồng. Trong đó có làng cổ Đường Lâm – quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền, hai vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc vào thế kỷ thứ 8 và thứ 1; ngôi chùa Đậu nổi tiếng được dựng từ thời Lý với hai pho tượng nhục thân của Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường từ 4 thế kỷ trước, chùa Mía – nơi lưu giữ một số lượng lớn các pho tượng Phật độc đáo ; cùng với rất nhiều ngôi chùa khác như chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Tây phương, chùa Thầy, chùa Bối Khê… là niềm tự hào không chỉ riêng của Hà Tây mà còn là của Việt Nam nói chung.Bên cạnh đó, có thể kể đến các đình miếu có niên đại khá lâu như các ngôi đình có từ thế kỷ XVI như đình Chu Quyến, đình Tây Đằng. Các lễ hội Hà Tây còn là quê hương của rất nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội chùa Hương - đây là lễ hội dài nhất Việt Nam kéo dài từ giữa tháng giêng đến giữa tháng ba âm lịch . Trong dịp lễ hội, hàng chục vạn người hành hương từ khắp nơi trên đất nước đổ về chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ của núi non, hang động và cầu may, cầu phúc tại những ngôi chùa nổi tiếng về cảnh đẹp và sự linh thiêng. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng ba âm lịch. Ngoài trẩy hội, du khách còn được hưởng thú vui leo núi, thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên của xứ Đoài, tham gia nhiều trò chơi dân gian và xem múa rối nước ở nhà Thuỷ Đình. Lễ hội chùa Tây Phương đựoc tổ chức vào ngày 6 tháng ba âm lịch hàng năm, khách thập phương đến dự lễ hội vừa cầu kinh niệm Phật để cầu phúc vừa thăm quan thắng cảnh chùa Tây Phương, một công trình kiến trúc nổi tiếng thời hậu Lê và nghệ thuật điêu khắc gỗ tượng Phật, đặc biệt là 18 pho tượng La hán . Bên cạnh đó, phải kể tới rất nhiều các lễ hội dân gian truyền thống khác cùng với các lễ hội của những làng nghề thủ công như hội làng Chuông, hội làng Đa Sĩ, hội làng Nhị Khê. hội làng Vạn Phúc… 2.1.2.2.3 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống Có thể nói Hà Tây là “mảnh đất trăm nghề” với những làng nghề thủ công truyền thống từ rất lâu đời. Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô của đất nước qua nhiều thế kỷ - nơi luôn có nhiều nhu cầu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nên Hà Tây đã trở thành vùng đất chuyên cung cấp những sản phẩm tiện dụng, tinh xảo được sáng tạo từ đôi tay điêu luyện và lành nghề của những người thợ thủ công. Hiện nay, Hà Tây có 120 làng nghề (chiếm 10% tổng số làng nghề của toàn quốc) với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên chỉ có khoảng hơn 20 làng nghề mà cư dân sống chủ yếu dựa vào nghề. Con số này tuy quá khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có của Hà Tây nhưng những làng nghề truyền thống này đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội của không chỉ những làng nghề mà còn của cả tỉnh Hà Tây nói chung. Hàng năm, thu nhập từ những sản phẩm thủ công truyền thống đem lại cho Hà Tây hàng chục tỷ đồng và càng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh kể cả về số lượng cũng như chất lượng mặt hàng . Có thể kể tới một số làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Tràng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng, cỏ tế Phú Túc, sơn mài Hạ Thái, rèn Thanh Thuỳ, thêu ren Quất Động, chè lam Thạch Xá, lược sừng Hoà Xá.... Mỗi làng nghề không chỉ là một đơn vị sản xuất mà còn là một cộng đồng văn hóa với đình, chùa, miếu, lễ hội truyền thống. Do vậy đến đây du khách không chỉ được xem các nghệ nhân làm nghề, mua sản phẩm mà còn có thể trực tiếp tham dự các hoạt động xã hội. Sự phục hồi và phát triển của những làng nghề thủ công truyền thống nói trên không chỉ là động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy du lịch, dịch vụ, giải quyết lao động việc làm cho cư dân địa phương, mà còn góp phần lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống đang có nguy cơ bị mai một. Đồng thời, làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Tây được khôi phục phát triển cũng đem lại sự tự tin cho nhân dân vào một cuộc sống no ấm, gia tăng sự ổn định xã hội. Và đây cũng chính là một trong những giá trị văn hoá bản địa thu hút khách du lịch gần xa đến với Hà Tây 1.2.2.4 Các đặc sản địa phương Từ lâu, Hà Tây đã nổi tiếng với những đặc sản địa phương vô cùng độc đáo của mình như các sản phẩm làm từ sữa ở Ba Vì; nguồn măng trúc, măng vầu, măng nứa khai thác có kế hoạch ở vùng đệm vườn quốc gia; loại gà đồi thịt thơm ngon, trắng và chắc hay giống gà Mía nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có Tương Mông Phụ, chè tươi Cam Lâm, dưa gang Đông Sàng, Bánh dày Quán Gánh, chè lam Thạch Xá, giò chả Ước Lễ…cùng với các loại rau, củ, quả tươi sạch được khai thác tại chỗ như mía tím, ngô non, sắn trắng, vừng đen ,lạc đỏ…Những đặc sản này là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch – những người dân đô thị đã quá thờ ơ với thịt cá và thực phẩm đóng hộp. Có thể nói, Hà Tây là vùng đất hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, cảnh quan với một bề dày truyền thống lịch sử văn hoá đáng tự hào.Cùng với lực lượng lao động dồi dào, tốc độ phát triển kinh tế nhanh và đều, nền tảng xã hội ổn định, Hà Tây đang có sự đảm bảo quan trọng để phát triển thành một địa danh du lịch nổi tiếng, xứng đáng với những tiềm năng sẵn có của mình. 2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây 2.2.1 Thực trạng khai thác du lịch sinh thái - loại hình du lịch câu cá tại tỉnh Hà Tây 2.2.1.1 Cơ sở hạ tầng 2.2.1.1.1 Hồ Suối Hai Cách Hà Nội hơn 60 km về phía Tây với đường giao thông khá thuận lợi, có đường ô tô đến ven hồ. Hồ Suối Hai là hồ nhân tạo được khởi công xây dựng từ tháng 12 năm 1958, với hệ thống đập chính và phụ dài 4km để giữ nước từ 2 suối chính Yên Cư và Cầu Rồng từ núi Ba Vì chảy xuống làm nguồn nước tưới cho trên 7000 ha đất canh tác. Hồ Suối Hai có diện tích mặt nước gần 1000 ha, dài 7km, rộng 4km, chu vi hồ tới 36km với lượng nước chứa trong hồ khoảng trên 46 triệu m3. Trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ, diện tích khoảng 90ha. Trên các đảo và ven hồ được trồng nhiều cây xanh và vườn cây ăn trái. Hồ rộng, nước trong, sạch, có nhiều bãi tắm đẹp nên được khách du lịch ưa thích. Nhiều loài chim sinh sống nơi đây như chim le le, vịt trời, ngỗng trời, mòng, két, sâm cầm, giang, sếu,... tụ tập hàng vạn con trên mặt nước làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn. Hồ Suối Hai là nơi nghỉ ngơi, dã ngoại cuối tuần của người dân Hà Nội và các vùng lân cận trong những ngày hè nóng bức. Hồ Đồng Mô Hồ Đồng Mô cách thị xã Sơn Tây 5km và cách Hà Nội chừng 50km. Đây là hồ nước nhân tạo cung cấp nước tưới cho cả vùng Sơn Tây. Trên mặt hồ có hơn 20 hòn đảo nổi lên trên trồng cỏ, rừng cây xanh mát quanh năm. Xung quanh hồ là các đồi, vườn và làng xóm yên ả, phía xa là dãy Ba Vì hùng Vĩ. Hồ Đồng Mô có diện tích rộng 1500 héc ta, là nơi cắm trại, píc nic trong ngày chủ nhật, ngày nghỉ của đông đảo du khách từ Hà Nội và các vùng lân cận. Tại khu Du lịch Đồng Mô có sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế là nơi thu hút một lượng lớn khach du lịch trong và ngoài nước. Khu vực Đồng Mô - Ngãi Sơn đang có chương trình xây dựng làng văn hoá các dân tộc Việt Nam với qui mô lớn. Và như vậy, nơi đây sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. 2.2.1.1.3 Quan Sơn Thâm nghiêm mà hùng vĩ, mộng mơ mà đắm say, sông nước mênh mang mà ấm áp, hữu tình, Quan Sơn được xem như là một "Vịnh Hạ Long" thu nhỏ của Mỹ Đức - Hà Tây, nơi vốn đã nổi tiếng với " Nam thiên đệ nhất động " Chùa Hương. Vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng của cảnh sắc "sơn thuỷ hữu tình" cùng cái vẻ chân chất, mộc mạc, giàu lòng quí khách của con người miền sơn cước đã tạo cho Quan Sơn sức quyến rũ đặc biệt, làm bâng khuâng bao bàn chân du khách. Trung tâm du lịch Quan Sơn tuy mới đi vào hoạt động được vài năm, cơ sở vật chất còn nghèo nàn song lượng khách đến tham quan hàng năm đã lên tới con số vạn. Đến Quan Sơn, khách được du thuyền, ngắm trời mây non nước, thăm hang động, bơi hồ, câu cá, lên rừng, leo núi. đặc biệt còn có tuyến chùa dài 17 km với những đền chùa đẹp nổi tiếng như chùa Linh Sơn Động, chùa Hang, chùa Cao, chùa Vân Mộng, đền Hang Cá... Toàn bộ hệ thống nhà nghỉ ở đây là nhà sàn, gồm hơn 10 cái, nằm rải rác dưới chân núi. Trên cả vùng đất rộng chừng 10.000 m2, bạt ngàn cam, chanh, dứa, xoài, mít... Cây nào cũng trĩu trịt quả. Khách nghỉ lại qua đêm ở đó rất thích. Cứ y như được ngủ ở một vùng núi heo hút nào đó, tĩnh lặng, yên ả vô cùng, tách hẳn khỏi cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi phố phường đô hội. Thăm Quan sơn thú vị nhất là đi bằng thuyền. Mặt hồ trong xanh mở ra hút tầm mắt. Núi điệp trùng. Mây trắng bồng bềnh trôi. Những căn nhà sàn nhỏ nằm khép mình dưới chân núi khiến cảnh trời mây nước mênh mang thêm ấm áp, hữu tình. Đến Quan Sơn, du khách còn được tới thăm bãi tắm Thuỷ tiên rộng chừng 10.000m2, đúng như tên gọi của nó, đẹp mê hồn. Ba bề là vách núi dựng đứng. Nước trong vắt. Từng đàn cá lượn lờ bên những đám rong đuôi chồn. Điểm trên mặt hồ vài bông sen trắng nở khiến bãi tắm trở nên thơ mộng như chốn bồng lai, tiên cảnh. Ngồi trên thuyền, phóng tầm mắt ra xa, thấy núi non trùng điệp, mây nước bao la, đúng là cảnh sắc "sơn thuỷ hữu tình". Núi Hoa Quả Sơn không cao, nhưng dốc gần như dựng đứng, cây cối um tùm nên khó xác định dược hướng lên. Nơi đây gió nắng chan hoà, bạt ngàn trước mặt những cánh rừng xanh thẳm. Phía trái là rừng Mơ. Vào mùa xuân hoa mơ nở. đứng trên này nhìn xuống thấy trải dài một màu trắng bất tận. Đằng xa kia là đảo Hòn Mê với Bãi Vạc, Sân Chim…Còn ngay dưới chân núi là khu rừng tạp sình với nhiều loại chim, khỉ, sóc... Chính vẻ đẹp tự nhiên tuyệt mỹ và sự phong phú của cảnh sắc mà Quan Sơn đã quyến rũ bao bàn chân du khách thuộc mọi lứa tuổi, tầng lớp. 2.2.1.1.4 Khu du lịch Thác Đa Đây là một khu du lịch được đầu tư khá lớn và hiện đại. Trên hơn 100 ha diện tích, khu du lịch được ra nơi ăn uống, vui chơi, thể thao, bơi lội, chợ quê…Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho du lịch của Thác Đa tương đối đầy đủ hơn so với các khu du lịch khác trong tỉnh Về dịch vụ lưu trú, Thác Đa có 87 phòng khép kín với tiêu chuẩn 1 – 3 sao, 3 hội trường lớn sức chứa 700 người, 150 và 100 người để tổ chức hội họp, giao lưu theo yêu cầu.Bên cạnh đó còn có 3 sân rộng dành cho hoạt động giao lưu lửa trại ngoài trời, 3 sân dành cho các trò chơi dân gian với tổng sức chứa là 800 người. Nơi đây có hai hồ bơi diện tích 1000 m2 và 300 m2 cùng với 10 sân cầu lông, bóng chuyền, 4 sân quần vợt, 2 sân bóng đá mini, và 1 sân bóng đá đúng tiêu chuẩn, 2 vườn chim và nhiều hồ câu cá lớn nhỏ. Khu du lịch Thác Đa còn có một khu chợ quê dành cho dân cư địa phương bán các sản phẩm do chính họ làm ra. Hiện nay, Thác Đa đang trở thành điểm đến thường xuyên của nhiều du khách trong và ngoài nước. Điều đó phản ánh một cách thức đầu tư có hiệu quả, khoa học và quan tâm tới môi trường xung quanh của doanh nghiệp. 2.2.1.1.5 Khu du lịch Tản Đà Nằm trên một khu đất rộng hơn 40 ha với một hồ nước rộng, khu du lịch được đầu tư dựa trên mô hình dịch vụ du lịch sinh thái cuối tuần. Dịch vụ ở đây khá đa dạng: sân thể thao, bể bơi với nguồn nước khoáng nóng, phòng xông hơi, massage vật lý trị liệu, hồ câu cá, khu giao lưu tập thể. Nét đặc biệt và hấp dẫn của khu du lịch này chính là phong cách kiến trúc của những nhà nghỉ đựoc xây theo kiểu truyền thống, mang phong vị của một ngôi làng quê Bắc Bộ cổ. Du khách có thể tự do tham gia vào các hoạt động như câu cá, thể thao, dạo chơi tham quan, bơi thuyền, hát karaoke hay vây quanh đóng lửa trại tưng bừng bên vò rượu cần…Có thể nói, khu du lịch Tản Đà chính là một mô hình thành công trong khai thác loại hình du lịch sinh thái cuối tuần. 2.2.1.1.6 Khu du lịch Bằng Tạ _ Đầm Long Cách hồ Suối Hai khoảng 5 km, khu du lịch Bằng Tạ-Đầm Long được khai thác nhằm phục vụ cho du lịch sinh thái và nghiên cứu tự nhiên. Rộng khoảng 26 ha trong đó diện tích rừng nguyên sinh được bảo tồn là 17 ha, khu du lịch Bằng Tạ có 4 nhà sàn, 2 khách sạn 57 phòng khép kín và 1 hội trường trên 300 chỗ phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Đến với khu du lịch này, du khách có thể vừa dạo chơi, khám phá thiên nhiên bằng các phương tiện khá độc đáo như bơi thuyền, nghỉ ở nhà nổi trên hồ Đầm Long; hoặc thuê xe bò kéo, hoặc dạo chơi trên lưng những chú ngựa hiền lành; lại vừa chiêm ngưỡng những chùm phong lan trên cao, cùng với nhiều loài chim , thú sinh động. ở giữa và quanh hồ Đầm Long có nhiều nhà nổi và lều trại xinh xắn dành cho du khách đam mê thú vui câu cá. Ngoài hai nhà ăn uống lớn, trong khu du lịch cũng có khu chợ quê, là nơi dạo chơi mua sắm của du khách, đồng thời cũng là nơi để tìm hiểu về bản sắc của những dân tộc anh em. Trong tương lai, khi Bằng Tạ-Đầm Long được đầu tư khoa học hơn, đa dạng hơn, khu du lịch này sẽ có thể phát huy những lợi thế của mình, đáp ứng nhu cầu của những du khách yêu thích du lịch sinh thái. 2.2.1.1.7 Hồ Tiên Sa Hồ Tiên Sa hay còn gọi là Hồ Hóc Cua nằm ngay cạnh vườn Quốc gia Ba Vì, với tổng diện tích là 151 ha trong đó có hơn 100 ha là rừng đệm của vườn Quốc gia.Hồ Tiên Sa được bao quanh bởi con đường rợp bóng cây xanh với nhiều loịa cây ăn quả, cây lấy gỗ khác nhau. Trong khu du lịch có nuôi thú thuần dưỡng cùng nhiều loài chim tạo nên một phong cảnh thanh bình, sống động.Hệ thống nhà nghỉ, dịch vụ lưu trú gồm có 5 nhà sàn, 4 nhà nghỉ kiên cố đạt tiêu chuẩn 1-3 sao. Quanh hồ có hơn 30 lều câu cá với nhiêu loại cá như trắm, rô phi, chép, mè, trôi…thu hút rất nhiều khách du lịch. Ngoài ra còn có nhiều khu dành cho thể thao như bể bơi, hệ thống cầu trượt, thác nước…Trong tương lai, khu du lịch Hồ Tiên Sa sẽ được đầu tư xây dựng thêm nhiều hạng mục công trình khác như : nhà nghỉ, vườn chim, thú, các công trình vui chơi giải trí… 2.2.1.1.8 Trang trại Vân Canh Nằm trên dịa phận xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Tây, trang trại Vân Canh đựoc xây dựng từ 1995, chủ sở hữu là ông Phạm Công Cường và Vợ là bà Nguyễn Thị Quyết. Trang trại không lớn lắm chỉ khoảng 3 ha nhưng có lợi thế nằm rất gần Hà Nội (cách Hà Đông 6 km, cách Cầu Diễn 5 km).Diện tích này khá lý tưởng cho mô hình du lịch câu cá trang trại, với một lượng khách vừa phải. Trang trại có 3 hồ với diện tích 9000 m2, 4000 m2 và 1000 m2 . Hồ nhỏ đang được chuẩn bị cải tạo thành bể bơi theo nhu cầu của khách. Xung quanh hồ có các lều để khách nghỉ ngơi, câu cá, ăn uống. Ngoài một ngôi nhà lớn được làm theo kiểu cổ dành cho khách tham quan chiêm ngưỡng, trang trại còn có hai nhà sàn với diện tích 150m2, một nhà nghỉ 5 phòng và một ngôi nhà ở của chủ nhân. Một ngày, trang trại Vân Canh có thể phục vụ tố đa một lượng khách khoảng 500 người. Điều làm cho du khách thích thú nhất ở Vân Canh là sự yên tĩnh, hài hoà, thanh bình giữa hồ nước, nhà sàn, lều trại, đảo nhỏ và các loại cây ven hồ. Trong khung cảnh xanh tươi ấy, du khách có thể câu cá một cách yên tĩnh trong các lều nhỏ xinh xắn nằm dưới những tán cây xanh, sau đó gọi những mâm cơm gia đình giản dị để thưởng thức thành quả mình vừa câu được. Do điều kiện dịch vụ lưu trú chư đảm bảo và vị trí rất gần hà Nội nên chủ trang trại chưa tổ chức dịch vụ lưu trú qua dêm cho khách. 2.2.1.1.9 Trang trại Song Phương vườn Toạ lạc ngay trên trục dường Láng- Hoà Lạc, Song Phương vườn có diện tích khoảng 5 ha đựoc ngăn thành từng khu rõ rệt. Ba ao cá dài nối với nhau ở chính giữa, bao quanh là các lều trại nhỏ dành cho khách câu cá, nghỉ ngơi thư giãn. Xung quanh là những vườn cây xanh mát cung cấp hoa trái cho khách, vừa tạo cảnh quan trong lành, yên tĩnh gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên sức chứa của trang trại chỉ giới hạn khoảng 150 khách một ngày với loại khách gia đình hoặc nhóm nhỏ. Mô hình trang trại bước đầu có có được những thành công nhưng quan trọng hơn, nó đã giúp biến những khu đất hoang hoá, lầy lội thành một địa chỉ du lịch sinh thái, mặt khác khai thác tiềm năng sẵn có ở những nơi có cảnh quan tự nhiên với một số vốn vừa phải. Với cách đầu tư đúng hướng này, chỉ trong một thời gian ngắn nữa chúng ta sẽ có thể thấy nhiều mô hình tương tự mọc lên ở mảnh đất Hà Tây này. 2.2.1.2 Hoạt động tiếp thị quảng cáo Qua điều tra ban đầu, cùng với sự quan sát đánh giá, có thể nhận định rằng thị trường dành cho du lịch sinh thái- loại hình du lịch câu cá tại Hà Tây đang bị bỏ ngỏ. Chưa thấy có sự tham gia của bất kỳ một doanh nghiệp du lịch nào trong khi nhu cầu của thị trường là tương đối rõ rệt và tiềm năng của Hà Tây là rất lớn. Trên các ấn phẩm, các thông tin quảng cáo dành cho du lịch câu cá rất hạn chế, hầu hết chỉ dành cho du lịch câu biển và cũng chỉ giới hạn ở các biển miền Trung và phía Nam. Du khách dường như không được cung cấp thông tin gì về loại hình du lịch cũng như tiềm năng rất lớn của các tỉnh miền Bắc, trong đó có Hà Tây. Nguyên nhân của việc này là do các tỉnh miền trong có lợi thế với những bãi biển đẹp, giàu tiềm năng thuỷ hải sản. Song bên cạnh đó cũng phải kể tới sự nhanh nhẹn, nắm bắt nhu cầu thị trường cùng với sự tự tin, mạnh dạn khai thác của những doanh nghiệp du lịch miền Nam. Trong khi đó, loại hình du lịch câu cá, đặc biệt là câu cá nước ngọt ở miền Bắc chỉ được coi là một bộ phận của du lịch cuối tuần nên khâu tuyên truyền quảng cáo rất hạn chế, thông tin manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp. Trên phương tiện thông tin Internet, tình hình có khá hơn nhưng lại càng khẳng định những nhận xét trên về thị trường miền Bắc nói chung và Hà Tây nói riêng là chính xác. Trong trang web: “4so9.com”, một trong những trang web lớn nhất dành cho loại hình du lịch câu cá với một số luợng lớn thành viên ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, trung bình mỗi ngày có khoảng 1000 lượt truy cập, thông tin quảng cáo ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34145.doc
Tài liệu liên quan