Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Hưng Yên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------  BÙI VĂN PHÚC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC Ở TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TUẤN SƠN   HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho

doc136 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3221 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Bùi Văn Phúc LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn cùng với những ý kiến đóng góp ý quý báu của các thầy, cô giáo trong Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế Nông nghiệp và PTNT, Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới những sự giúp đỡ quí báu đó. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh, Phòng nông nghiệp và Trạm khuyến nông huyện Yên Mỹ, Phù Cừ và các Phòng chức năng, cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư cùng cán bộ khuyến nông các huyện và Khuyến nông viên một số xã đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2009 Tác giả luận văn Bùi Văn Phúc MỤC LỤC Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục Lục iii Danh mục viết tắt v Danh mục bảng vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải nội dung ATSH An toàn sinh học BQL Ban quản lý BQ Bình quân CLB Câu lạc bộ CGC Cúm gia cầm DA Dự án ĐVT Đơn vị tính HQKT Hiệu quả kinh tế KD Kinh doanh KN-KL Khuyến nông khuyến lâm NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn FAO Tổ chức nông lâm thế giới DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Sản phẩm chăn nuôi gia cầm của thế giới 21 2.2 Sản lượng thịt gia cầm năm 2005 của một số nước trên thế giới 22 2.3 Sản lượng trứng gia cầm năm 2005 của một số nước trên thế giới 23 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh qua 3 năm (2006 - 2008) 42 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của tỉnh Hưng Yên 44 3.3 Tình hình phát triển y tế, giáo dục 45 3.4 Tình hình dân số và lao động của tỉnh 48 4.1 Quy mô đàn gà của tỉnh trong 3 năm (2006 – 2008) 55 4.2 Quy mô đàn gà theo đơn vị hành chính của tỉnh trong 3 năm (2006 – 2008) 57 4.3 Một số giống gà được đưa vào nuôi ở địa phương thời gian qua 58 4.4 Tình hình sản xuất và cung cấp gà giống của tỉnh 59 4.5 Tình hình sản xuất và cung cấp thức ăn công nghiệp 61 4.6 Tình hình dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn tỉnh qua 3 năm (2006 – 2008) 63 4.7 Tình hình chung của các hộ điều tra 70 4.8 Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra 72 4.9 Tỷ lệ gà nuôi sống của các hộ điều tra 84 4.10 Diễn biến dịch bệnh trong chăn nuôi gà giữa 2 mô hình 85 4.11 Tỷ lệ các hình thức thụ sản phẩm của các hộ điều tra 87 4.12 HQKT của chăn nuôi gà của các hộ điều tra 89 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong vài năm gần đây, Việt Nam đối đầu với 3 đợt dịch cúm gia cầm lớn dẫn đến những thiệt hại rất lớn về kinh tế và người. Những đợt dịch này diễn ra ở hầu hết các tỉnh và thành phố trong toàn quốc: Đợt dịch đầu tiên kéo dài từ tháng 12 năm 2003 đến 27 tháng 2 năm 2004. Theo thống kê của Báo Vietnam.net ra ngày 25 tháng 10 năm 2005, trong đợt dịch này, tổng số gà và thủy cầm bị chết và tiêu hủy là 43,9 triệu con chiếm gần 17% tổng đàn gia cầm trong đó gà chiếm 30,4 triệu con. Đợt dịch thứ 2 bắt đầu bùng phát vào tháng 4 năm 2004 đến tháng 11 năm 2004 thì chấm dứt. Dịch đã xẩy ra ở 46 xã, phường của 32 huyện, quận, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành trong cả nước. Tổng gia cầm bị tiêu hủy trong đợt dịch này là 84.078 con trong đó có gần 56000 con gà. Đợt dịch thứ 3 kéo dài từ tháng 12 năm 2004 đến tháng 5 năm 2005. Dịch xuất hiện ở 15 tỉnh phía Bắc và 21 tỉnh phía Nam. Số gia cầm bị tiêu hủy trong đợt này là 470.500 con, nghiêm trong hơn nhiều so với đợt dịch thứ hai [12]. Báo cáo của Chính phủ tại Hội nghị “Tổng kết 2 năm (2004-2005) phòng chống dịch cúm gia cầm” tháng 4 năm 2005 cho thấy dịch cúm đầu năm 2004 đã làm giảm 0,5% tăng trưởng GDP quốc gia, tương đương với 3000 tỷ đồng. Nhiều hộ, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm lâm vào cảnh mất trắng. Một số vùng tuy không có dịch nhưng việc duy trì đàn gia cầm rất khó khăn, đặc biệt đối với những cơ sở chăn nuôi tâp trung, qui mô lớn do không tiêu thụ được gia cầm và sản phẩm gia cầm. Mặc dù đợt dịch cuối năm 2004-2005 thiệt hại trực tiếp không lớn, song thiệt hại gián tiếp vẫn đáng kể do ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, sản xuất và chăn nuôi gia cầm. Ước tính ngành chăn nuôi mất thêm 500 tỉ đồng [12]. Cúm gà không chỉ gây thiệt hại lớn về vật chất mà nguy hiểm hơn là đe dọa đến sức khỏe con người. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Chí Liêm, dịch cúm gia cầm đã kéo theo sự xuất hiện của cúm A phân tuýp H5N1 trên người. Kể từ trường hợp mắc bệnh đầu tiên đến này, 3 đợt dịch đã xảy ra 71 trường hợp mắc bệnh tại 26 tỉnh, thành trên cả nước trong đó có 36 trường hợp tử vong. Gần 73% trường hợp mắc bệnh liên quan đến cúm gia cầm bị bệnh và 52% do ăn thịt và làm thịt gia cầm bị bệnh. Bộ Y tế nhận định, dịch cúm gia cầm lặp đi lặp lại, hiện tại, mầm bệnh trong gia cầm khá phổ biến. Đã có biểu hiện người lành mang virus, không có triệu chứng lâm sàng làm cho virus lây lan nhanh trong cộng đồng, không bị phát hiện là rất phổ biển. Hiện tượng này là nguy cơ tiểm ần rất nguy hiểm đối với cộng đồng và ngành chăn nuôi gà nói riêng. Tỉnh Hưng Yên nằm ở phía Đông Nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 60 km về phía Đông. Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có diện tích và dân số vào loại trung bình của vùng. Sản xuất nông nghiệp khá phát triển đặc biệt là ngành chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của ngành chăn nuôi của tỉnh trong giai đoạn 2001-2006 đạt 12,5 %. Theo báo cáo của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, mặc dù có dịch bệnh trong 3 năm 2003-2005, nhưng đàn gia cầm vẫn tiếp tục phát triển ổn định và cho sản lượng cao, năm 2005 đạt sản lượng 13205 tấn chiếm 20,64% sản lượng thịt cả tỉnh (đàn gà chiếm từ 65,4% đến 79,2% tổng đàn gia cầm toàn tỉnh). Sản lượng thịt gia cầm tăng từ 12452 tấn năm 2001 lên 13205 tấn năm 2005 và chiếm khoảng 20% sản lượng thịt các loại trong toàn tỉnh. Sản lượng trứng cũng có xu hướng tăng từ 100,35 triệu quả năm 2001 lên 118,72 triệu quả năm 2005. Tuy trong 3 năm có dịch bệnh nhưng đàn gà vẫn chiếm 65,4% tổng đàn gia cầm [12]. Điều này chứng tỏ chăn nuôi gà vẫn chiếm ưu thế trong chăn nuôi gia cầm của Hưng Yên. Và đó cũng là minh chứng cho định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên trong những năm tới. Chăn nuôi gà đóng vai trò quan trọng trong kinh tế của tỉnh Hưng Yên. Song dịch bệnh trong những năm gần đây đã có tác động rất lớn đến chăn nuôi gà. Sở dĩ có những thiệt hại như trên là do chăn nuôi gà chưa áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật theo quy trình hướng dẫn. Người chăn nuôi, người tiêu dùng, cộng đồng dân cư và lãnh đạo địa phương chưa tìm được tiếng nói chung và chưa thống nhất hành động nên dịch bệnh vẫn xẩy ra vừa ảnh hưởng đến người chăn nuôi vừa ảnh hưởng đến cộng đồng. Nếu người chăn nuôi thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh một cách nghiêm ngặt, nếu cộng đồng dân cư cùng chung tay thực hiện các mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học thì tất cả mọi người dân, cả xã hội cùng có lợi. Để phát triển nhanh và bền vững ngành chăn nuôi gà và tránh được những thiệt hại về vật chất và con người thì chăn nuôi gà an toàn sinh học là điều thiết yếu đối với sự phát triển chăn nuôi gia cầm của tỉnh Hưng Yên nói riêng và của Việt Nam nói chung. Để góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi gà phát triển mạnh ở địa phương trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi, người tiêu dùng và cả cộng đồng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Hưng Yên”. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà ở tỉnh Hưng Yên thời gian qua đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở địa phương trong những năm tới góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. 1.2. 2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà và chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học; - Đánh giá tình hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở Hưng Yên thời gian qua; - Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở Hưng Yên; - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở địa phương trong giai đoạn tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các hộ chăn nuôi, buôn bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ đầu vào cho chăn nuôi gà. - Các hộ không chăn nuôi, các hộ sử dụng sản phẩm chăn nuôi gà trong cùng địa bàn. - Cán bộ chính quyền địa phương các cấp, cán bộ kỹ thuật chăn nuôi và thú y. - Các tổ chức hỗ trợ thực hiện mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học ở tỉnh Hưng Yên thời gian qua. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu các mô hình chăn nuôi gà và mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học ở Hưng Yên. - Về không gian: Tỉnh Hưng Yên nhưng tập trung ở hai xã Yên Hòa (huyện Yên Mỹ) và Tống Phan (huyện Phù Cừ). - Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập trong 3 năm từ 2006 đến 2008. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009. 1.4 Các câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau liên quan đến chăn nuôi, buôn bán và sử dụng các sản phẩm chăn nuôi gà và chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học: 1) Nhà nước ta và tỉnh Hưng Yên đã ban hành những chủ trương chính sách gì về phát triển chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học? Việc thực thi các chính sách đó có gì bất cập? Nguyên nhân do đâu? 2) Những khó khăn vướng mắc mà người chăn nuôi, buôn bán sản phẩm gặp phải trong sản xuất và buôn bán sản phẩm chăn nuôi gia cầm? 3) Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở Hưng Yên đã đạt được mức độ nào, những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của việc chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học? 4) Những giải pháp gì cần đề xuất nhằm phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, nâng cao kết quả và hiệu quả của hình thức chăn nuôi này? 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Vai trò ý nghĩa của phát triển chăn nuôi và chăn nuôi gia cầm Trong nông nghiệp có hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn nuôi. Ngày nay do sự phát triển của kinh tế, thu nhập và đời sống của nhân dân ngày một tăng do đó cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân cũng dần có sự thay đổi. Càng ngày tỷ trọng về lương thực trong bữa ăn càng có xu hướng giảm xuống nhường chỗ cho các sản phẩm từ chăn nuôi có tỷ lệ đạm cao. Do đó vai trò của ngành chăn nuôi ngày càng tăng lên. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người. Trong cuộc sống hàng ngày có các chất dinh dưỡng để tồn tại và phát triển. Trong đó có hai nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đó là thực vật và động vật. Phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà cung cấp cho xã hội nguồn protein có nguồn gốc động vật. Đây là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người. Chăn nuôi cung cấp các sản phẩm như trứng, sữa cho nhu cầu hàng ngày. Theo FAO, mỗi ngày một người cần nhận đựơc bình quân là 3000 Kcal. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật.., trong khẩu phần ăn hàng ngày đạt 90g protein, trong đó 2/3 là protein có nguồn gốc từ động vật do chăn nuôi mang lại. Điều này cũng nói lên tầm quan trọng của chăn nuôi đối với cuộc sống hàng ngày của con người. Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp khác phát triển. Chăn nuôi cung cấp xương, da, lông, sừng..., cho các ngành công nghiệp nhẹ và cung cấp đầu vào khác như thịt, trứng sữa cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Do vậy khi chăn nuôi phát triển làm cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển theo. Một cách khác, có thể nói sự phát triển của ngành chăn nuôi sẽ kích thích một số ngành công nghiệp phát triển. Chăn nuôi cung cấp cho nền kinh tế quốc dân một khối lượng sản phẩm xuất khẩu góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Tùy theo lợi thế so sánh, các nước trên thế giới đều cho xuất khẩu những sản phẩm có ưu thế trên thị trường thế giới nhằm thu ngoại tệ về cho đất nước hoặc có thể trao đổi lấy các sản phẩm công nghiệp khác đầu tư lại cho ngành nông nghiệp. Ở nước ta từ trước tới nay chủ yếu vẫn là xuất khẩu những sản phẩm từ đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xuất khẩu thịt gia cầm nói chung và thịt gà nói riêng hầu như chưa thể cạnh tranh đựơc trên thị trường quốc tế do chăn nuôi gia cầm ở nước ta còn nhỏ lẻ, năng suất thấp, giá thành cao cùng với chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi giúp tận dụng tốt những sản phẩm từ trồng trọt, tận dụng được các phế phục phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để tạo ra các sản phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ cho đời sống con người. Khi phát triển chăn nuôi, các sản phẩm phụ của ngành trồng trọt có giá trị kinh tế thấp sẽ đựơc dùng làm thức ăn chăn nuôi. Điều này làm tăng giá trị sản xuất cho ngành trồng trọt và hơn nữa là tạo ra cho xã hội một lượng sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho con người. Chăn nuôi cung cấp một lượng phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt. Trong nông nghệp có hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn nuôi, hai ngành này có mối liên hệ hữu cơ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Trong những năm vừa qua, do sự tăng trưởng nhanh của dân số, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đã gây nên một sức ép rất lớn cho ngành trồng trọt. Điều này dẫn đến việc sử dụng một cách ồ ạt các chất hoá học nhằm làm tăng năng suất cây trồng đã làm cho tài nguyên đất bị bóc lột một cách quá mức dẫn đến kạn kiệt. Phân hữu cơ từ phân gia súc, gia cầm đã giúp bù đắp một phần chất mùn rất lớn bị con người khai thác thông qua quá trình sản xuất. Phân hữu cơ làm tăng độ mùn cho đất, cải tạo đất. Như vậy để có một ngành nông nghiệp phát triển bền vững thì không thể xem nhẹ vai trò của ngành chăn nuôi trong tổng thể phát triển của ngành nông nghiệp nói chung. Chăn nuôi phát triển giúp tạo ra những thay đổi về cơ cấu lao động xã hội trong nội bộ của ngành nông nghiệp. Khi chăn nuôi phát triển giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm, cho người lao động. Nước ta là một nước nông nghiệp do đó lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu lao động. Lực lượng lao động này chịu ảnh hưởng rất nhiều về tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Sau khi hết mùa vụ, trong nông thôn có một lượng lao động rất lớn hết việc làm. Một phần trong số đó đã ra thành phố làm thuê để tăng thêm thu nhập, phần còn lại bị lâm vào tình trạng thất nghiệp tạm thời và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho xã hội. Khi chăn nuôi phát triển giúp tạo ra công ăn việc làm cho các lao động ngay trong nội bộ vùng. Việc phát triển ngành chăn nuôi sẽ kéo theo các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác cùng phát triển. Điều này sẽ có tác động tích cực làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn, giúp cho người dân làm giàu trên chính quê hương của họ. Chăn nuôi đem lại nguồn lợi và tạo ra nguồn thu nhập bằng tiền cho nông dân. Hiện nay chăn nuôi của các hộ gia đình ở nước ta tuy chưa có lãi cao nhưng đã là nguồn thu nhập bằng tiền và góp phần làm tăng nguồn lợi cho các hộ nông dân ở vùng nông thôn. Phát triển ngành chăn nuôi góp phần quan trọng trong việc gia tăng thu nhập nói chung, thu nhập bằng tiền nói riêng cho hộ nông dân. Số liệu điều tra 240 hộ của 8 xã vùng đồng băng Sông Hồng năm 2001 của Viện kinh tế nông nghiệp (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy: Thu nhập từ nông nghiệp chiếm 52,6% tổng thu nhập hàng năm của hộ; trong đó thu nhập từ chăn nuôi chiếm 83,8% và chỉ có 16,2% từ trồng trọt. Như vậy chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân và cao hơn thu nhập mang lại từ trồng trọt. 2.1.2 Khái niệm chăn nuôi an toàn sinh học a) Chăn nuôi an toàn sinh học Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) chính là phương thức chăn nuôi áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm quản lý, ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi với mầm bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn đối với sức khoẻ cộng đồng và đảm bảo lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi [1]. Theo chương trình Khuyến nông Quốc gia, từ năm 2003 đến nay Trung tâm khuyến nông tỉnh đã liên tục xây dựng mô hình trình diễn “chăn nuôi gà an toàn sinh học”, mô hình này lần lượt được thực hiện tại các địa phương trong tỉnh [19]. Những nguyên tắc cơ bản của chăn nuôi ATSH đều có thể áp dụng trong chăn nuôi qui mô lớn và cả chăn nuôi qui mô nhỏ. Thực hiện phương thức chăn nuôi ATSH là quản lý đồng bộ tất cả các khâu, từ thiết kế chuồng trại, lựa chọn con giống, thức ăn, phòng bệnh… theo các nguyên tắc cụ thể [15]: Thứ nhất, để hạn chế mầm bệnh thì chuồng trại cần được bố trí xa khu vực nhà ở, tốt nhất là xa khu vực dân cư. Chuồng trại cần được thiết kế thoáng mát về mùa hè, đảm bảo kín ấm vào mùa đông. Có hàng rào ngăn cách nhằm quản lý sự ra vào, tránh sự tiếp xúc với đàn khác hoặc với vật nuôi khác và động vật hoang [11]. Thứ hai, con giống được mua về nuôi cần đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng. Người chăn nuôi nếu tự túc được con giống cũng là biện pháp rất tốt để quản lý dịch bệnh [11]. Thứ ba, thức ăn sử dụng trong chăn nuôi cũng phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Thức ăn cần đảm bảo chất lượng, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đáp ứng cho các giai đoạn phát triển ( tuổi) của vật nuôi. Trong tình hình giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao như hiện nay, bà con nông dân và người chăn nuôi có thể thực hiện biện pháp tự phối trộn thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu (ngô, cám, đậu đỗ…) có sẵn trong gia đình. Công thức phối trộn có thể tham khảo từ các tài liệu kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi [11]. Thứ tư, tiêm phòng định kỳ (theo lịch) và vệ sinh khu vực chăn nuôi thường xuyên là biện pháp quan trọng quan trọng để ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ xâm nhập của các mầm bệnh vào đàn vật nuôi. Thực hiện công tác theo dõi thường xuyên, khi vật nuôi trong đàn có biểu hiện khác lạ, lập tức đưa ra nuôi cách ly để theo dõi và có biện pháp xử lý thích hợp [11]. Thứ năm, thực hiện nguyên tắc “cùng nhập, cùng xuất”. Tránh tình trạng nuôi gối lứa. Quản lý không để đàn này tiếp xúc với đàn kia. Sau khi xuất chuồng kết thúc một lứa nuôi, cần thực hiện vệ sinh dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống…); chuồng trại và khu vực cần được rắc vôi bột hoặc thuốc khử trùng và để 10 - 12 ngày sau mới tiến hành nuôi lứa khác [11]. Chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa động vật và mầm bệnh. An toàn sinh học có thể không cần chi phí nhiều tiền, chủ yếu là những thói quen tốt diễn ra hàng ngày ở trang trại của người nông dân [4]. Nguyên tắc cơ bản của an toàn sinh học có thể áp dụng cho cả chăn nuôi quy mô nhỏ và qui mô lớn. Với các trại chăn nuôi gia cầm ở qui mô nhỏ, an toàn sinh học gồm nhiều hình thức khác nhau, đơn giản và không tốn kém như ngăn chặn không cho mầm bệnh xâm nhập vào gia cầm hoặc giữ gia cầm không cho tiếp xúc với mầm bệnh. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu không thực hiện các biện pháp an toàn sinh học chúng ta sẽ phải tốn thêm thời gian và chi phí cho việc giải quyết dịch bệnh khi nó xẩy ra [18]. Một điều cần lưu ý rằng, không chỉ với cúm gia cầm mà với tất cả các bệnh khác, an toàn sinh học sẽ giúp chúng ta bảo vệ đàn vật nuôi trong chuồng. An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm đặc biệt chăn nuôi gia cầm ở cụm dân cư nếu thành công sẽ góp phần mở ra một hướng đi mới trong việc cải tạo môi trường sống cho người nông dân, dù đó chưa phải là vấn đề ưu tiên cao của cộng đồng dân cư trong thời gian trước mắt. b) Chăn nuôi gà an toàn sinh học Chăn nuôi gà an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa đàn gà với mầm bệnh, đảm bảo cho gia cầm được khỏe mạnh, không dịch bệnh... Nguyên tắc cơ bản trong chăn nuôi gà an toàn sinh học là gà phải được nuôi trong môi trường được bảo vệ, được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào chuồng trại, giữa các khu vực trong chuồng trại đều phải được kiểm soát. Vị trí xây dựng chuồng trại chăn nuôi cần đảm bảo an toàn tránh xây những nơi gần sông, suối, kênh mương, đảm bảo có nước sạch thường xuyên. Có một loạt các biện pháp nuôi gà an toàn sinh học: Nuôi khép kín với từng chuồng trại (trong mỗi chuồng trại chỉ có một giống gà và cùng độ tuổi. Đối với gà giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau); Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại. Sử dụng con giống an toàn. Nuôi cách ly gà mới nhập chuồng trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa). Phòng bệnh bằng vắc xin, xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi và sau mỗi đợt nuôi, xử lý chất thải (bằng bigogas hoặc ủ), tiêu hủy gia cầm ốm, chết. Kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển ra vào trại, chống sự xâm nhập của động vật bên ngoài. Hướng dẫn cán bộ, công nhân của trại hiểu rõ và có kỹ năng thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học [1, 3, 11, 13, 14, 15, 19]. * Một số nội dung thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi Chuồng trại: Chuồng trại phải được xây dựng ở nơi cao ráo, có vành đai trắng tính từ tường rào đến chuồng nuôi. Chuồng trại phải thoáng, mát và phải có khu cách ly mới nhập hay bệnh [1]. Giống: Chỉ nhập giống ở những trại có uy tín, không mang mầm bệnh. Đàn giống mới nhập về phải có thời gian cách ly để theo dõi sau đó mới cho vào chuồng nuôi. Loại thải triệt để những con giống nhiễm bệnh để tránh làm lây lan mầm bệnh cho những con gia cầm khoẻ khỏe trong trại. Thực hiện quy trình “cùng vào - cùng ra” trên cùng một dãy chuồng hay trong trại. Không nuôi “gối đầu” dễ làm lây truyền mầm bệnh từ lứa này sang lứa khác [3]. Tăng sức đề kháng trên cơ thể vật nuôi: Tiêm phòng vắc xin đúng lịch một số loại bệnh truyền nhiễm thường gặp trên vật nuôi. Tăng sức đề kháng trên cơ thể vật nuôi bằng cách cho ăn đủ đầy dinh dưỡng. Nước uống phải luôn sạch và đầy đủ. Bổ sung thuốc tăng lực tăng sức. Cần chú ý vào thời điểm giao mùa, và những giai đoạn thường xảy ra stress cho vật nuôi (như tiêm phòng, cai sữa, lẻ bầy, chuyển chuồng, ồn ào, tiếng động đột ngột…) [1]. Giảm mật độ mầm bệnh từ môi trường nuôi: Thực hiện việc vệ sinh chuồng trại nuôi mỗi ngày. Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại và đàn gia cầm. Không đưa sản phẩm vật nuôi từ bên ngoài vào chuồng trại (thịt, trứng …). Khi gia cầm chết do bệnh, hay chết đột ngột không rõ nguyên nhân phải được tiêu hủy. Không được giết mổ bán thịt. Không bán chạy gia cầm bệnh, hay đang điều trị bệnh. Khách tham quan, thăm viếng, xe chuyên chở ra vào trại nuôi phải vệ sinh sát trùng kỹ lưỡng. Đối với hộ chăn nuôi gia đình nên tự thực hiện công tác thú y. Chỉ tham khảo ý kiến, báo với cán bộ thú y khi có dịch bệnh xảy ra [11].  An toàn sinh học là tổng hợp các giải pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn... để bảo vệ đàn gà an toàn dịch bệnh. Giải pháp này bao gồm [10]. Vị trí xây chuồng trại: Phải cách biệt khu dân cư xa các trại chăn nuôi khác, xa công trình công cộng... đặc biệt phải cách xa chợ, cơ sở giết mổ động vật...; có tường rào bao quanh, chiều cao tối thiểu khoảng 2m. Các cơ sở hành chính của trại phải cách biệt khu chăn nuôi. Nuôi riêng biệt từng loại gia cầm: Khu ấp nở xuất bán; khu gà mới nở, gà con, gà hậu bị, gà đẻ...; phải có khu riêng để nuôi gà mới nhập về; không nuôi nhiều loại gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn... trong cùng một trại. Cùng nhập, cùng xuất: Không nên nuôi gối đầu, luân chuyển trong một trại, mà sau khi xuất hết đàn gà, phải vệ sinh tiêu độc, khử trùng để trống chuồng trại trong một thời gian rồi mới thả đợt mới vào (nhằm phá vỡ vòng luân chuyển của mầm bệnh). Gà ta thả vườn tự do nên dùng lưới quây lại thành khu riêng biệt để vệ sinh, khử trùng như đối với một trại kín. Đối với con người: Phải hạn chế mức thấp nhất khách viếng thăm trại; công nhân chăn nuôi bố trí ăn ở tại trại (đặc biệt giai đoạn có nguy cơ phát dịch cao) trước khi vào trại phải tắm rửa, vệ sinh, khử trùng, thay quần áo, mũ, ủng... đặc biệt gia đình công nhân không nên chăn nuôi gia cầm ở gia đình mình; cán bộ thú y, nhân viên kiểm tra phải tuân thủ các điều kiện khi ra vào trại; mọi công việc nên tiến hành từ đàn gia cầm nhỏ đến đàn gia cầm lớn tuổi hơn; cán bộ thú y làm ở trại không hành nghề thú y bên ngoài. Đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm: Gia cầm giống đưa vào trại phải khỏe mạnh, lấy từ đàn đã được kiểm tra không nhiễm vi rút cúm hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Gia cầm mới nhập phải nuôi cách ly tối thiểu 3 tuần để theo dõi và cần thiết gửi mẫu xét nghiệm. Cần kiểm tra chặt chẽ không mang thịt, sản phẩm gia cầm vào trại để sử dụng. Trứng gia cầm đưa vào trại ấp phải lấy từ những cơ sở đã được xét nghiệm không nhiễm vi rút cúm. Phương tiện vận chuyển: Bố trí phương tiện vận chuyển nội bộ riêng trong trại; các xe vận chuyển trước khi vào trại phải được phun xịt khử trùng bằng hóa chất (đặc biệt ở bánh xe, gầm xe). Dụng cụ chăn nuôi: Mỗi khu trại chăn nuôi phải sử dụng riêng. Trường hợp luân chuyển dụng cụ phải vệ sinh khử trùng. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đối với tất cả những người có liên quan đến quản lý, chăn nuôi trước khi ra vào trại. Thức ăn phải sử dụng từ những cơ sở cung cấp đảm bảo sạch bệnh, không sử dụng thức ăn bán trôi nổi hoặc sang nhượng thức ăn từ các cơ sở không rõ nguồn gốc. Nước uống phải sử dụng từ nguồn nước ngầm, nước máy đảm bảo, nên khử trùng nước uống thật chặt chẽ. Phải có hố sát trùng, dụng cụ; phun xịt trước cổng vào trại. Vào khu chăn nuôi phải có các khay đựng thuốc sát trùng. Định kỳ hàng tuần phải vệ sinh tiêu độc toàn khu vực trại, phát quang, khơi thông cống rãnh, rắc vôi bột, phun xịt thuốc sát trùng. Thu dọn, xử lý kỹ chất thải trong trại. Sau khi rửa, để khô nền chuồng và tường, sau đó quét bằng nước vôi nồng độ 20%. Hoặc phun xịt bằng các loại hóa chất thích hợp. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi hàng ngày (xô, xẻng...). Tiêu diệt và ngăn chặn các loại động vật gây hại trực tiếp với gia cầm như chuột, chim hoang dã... Khi có gia cầm chết phải xử lý kỹ bằng cách đào hố sâu, đổ dầu đốt, rắc vôi bột và lấp kỹ. Tuyệt đối không được vứt xác chết bừa bãi làm ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh. Nên nuôi nhốt gia cầm ở mật độ thấp (bằng 50% mật độ gia cầm/m2). Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, đủ thành phần dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh thú y. Bổ sung chất khoáng, vitamin, các chất điện giải để chống stress. Cung cấp đầy đủ nước uống sạch trong quá trình chăn nuôi. Sử dụng đầy đủ các loại vaccin bệnh truyền nhiễm như dịch tả, Gumboro... theo đúng quy trình cho các loại gia cầm. Chỉ sử dụng vắc xin cúm gia cầm khi có hướng dẫn của Cục thú y. Cần tạo mối quan hệ thật tốt với các gia đình xung quanh để có ý thức cùng bảo vệ đàn gia cầm và bảo vệ môi trường sạch bệnh. Thường xuyên nắm bắt thông tin kịp thời để xử lý các tình huống, đặc biệt khi có dịch bệnh. 2.1.3 Lợi ích của chăn nuôi an toàn sinh học Chăn nuôi an toàn sinh học là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu qủa sản xuất chăn nuôi. An toàn sinh học không chỉ giúp người chăn nuôi hạn chế đựơc dịch bệnh cho vật nuôi, tiết kiệm đựơc chi phí công tác thu y mà còn tăng được năng suất chăn nuôi, sản xuất ra nguồn sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng thêm uy tín, thương hiệu cho cơ sở sản xuất. Đầu ra cho sản phẩm đựơc ổn định. Đặc biệt trong xu thế chất lượng cuộc sống của người dân luôn được nâng cao thi sản phẩm của chăn nuôi an toàn sinh học đựơc người dân chú trọng tiêu dùng từ đó lợi nhuận được nâng lên, vì sản phẩm của chăn nuôi an toàn sinh học không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng, môi trường trong vùng chăn nuôi luôn luôn đựơc đảm bảo. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay chăn nuôi an toàn sinh học là tiền đề tạo cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi phát triển bền vững [4]. Nhìn chung, việc thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi không đòi hỏi chi phí lớn. Để thực hiện tốt an toàn sinh học, những người làm việc trong trại chăn nuôi cần nhận thức rõ tầm quan trọng của nó để thực hiện một cách tự giác và nghiêm ngặt những quy định trong từng khâu sản xuất và liên hoàn trong toàn hoạt động của trại. Thực tế đã chứng tỏ nhiều trại chăn nuôi ở nước ta do thực hiện tốt an toàn sinh học đã tồn tại và vượt qua được các đợt dịch bệnh trong khi các cơ sở chăn nuôi xung quanh bị thiệt hại nặng nề. Kết quả điều tra hiện trạng vệ sinh môi trường ở một số trại chăn nuôi tập trung do Viện Công nghệ môi trường Việt Nam thực hiện ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng cho thấy phần lớn các trại chăn nuôi đã nắm được những yêu cầu cơ bản và trên thực tế đã triển khai các biện pháp an toàn sinh học thiết yếu nhất. Đến nay chăn nuôi an toàn sinh học đã mang lại những kết quả nhất định trong phòng chống dịch bệnh, tiêu biểu như ở Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thường xuyên nuôi giữ an toàn trên 20.000 con gia cầm giống gốc của quốc gia đặc biệt coi trọng yếu tố phòng bệnh, bảo đảm an toàn sinh học cho môi trường. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, sự hiểu biết của các chủ trại về an toàn sinh học thường chưa toàn diện và thấu đáo nên các biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa được thực hiện đồng bộ và có khi không phù hợp với điều kiện thực tế của trại nuôi [19]. Để đảm bảo đi đến thành công trong phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, cần thực hiện tốt biện pháp sử dụng an toàn sinh học kết hợp với tiêm vắc xin cho vật nuôi. Thực tế chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang còn nhiều tồn tại, đòi hỏi các cơ quan chuyên môn cần đầu tư hơn nữa trong nghiên cứu hoàn thiện nâng cao hiệu quả an toàn sinh học bằng cách ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ. Mặt khác các nhà chăn nuôi cần coi an toàn sinh học như cẩm nang phòng b._.ệnh, hết sức tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn xây dựng hệ thống quy định an toàn sinh học cho trại của mình, hàng năm xem xét bổ sung, hiệu chỉnh và tổ chức huấn luyện an toàn sinh học định kỳ cho toàn bộ nhân viên. Không còn nghi ngờ gì nữa, để hình thành và phát triển các trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao, điều quan trọng hàng đầu đối với các nhà chăn nuôi nuớc ta hiện nay là cần thực hiện các biện pháp phòng dịch tích cực nhất để loại trừ các khả năng bệnh dịch xâm nhập từ ngoài và ngăn chặn các yếu tố làm nảy sinh dịch bệnh từ bên trong trại chăn nuôi. Thực tế đã chứng minh rằng, một khi không đảm bảo an toàn sinh học dịch bệnh sẽ xảy ra và chi phí để thanh toán dịch và đưa khu vực chăn nuôi trở lại trạng thái an toàn sẽ rất tốn kém. Ở Hưng Yên, chỉ tính riêng năm 2004, dịch cúm gia cầm đã xảy ra trên địa bàn của 9/10 huyện và số gia cầm phải tiêu hủy tới 183562 con và phải mất 2 năm, tức là đến 2006 chăn nuôi gà ở các địa phương này mới phục hồi lại. Dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở xã Tống Phan năm 2004 và 60000 gia cầm đã phải tiêu huỷ, khi đó xã đã phải ngừng chăn nuôi gia cầm trong nhiều tháng. Dịch bệnh Niu cat xơn đã xảy ra ở thôn Khoá Nhu 2 (xã Yên Hòa) vào cuối năm 2006 trên 1/3 đàn gà của thôn, nhiều nhà mất hết cả đàn gà giống hậu bị và phải mất 2 tháng mới thanh toán được dịch, gây thiệt hại lớn về kinh tế và làm đảo lộn chu trình thay thế đàn giống của người chăn nuôi [12]. 2.1.4 Các yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà Với cách tính hiệu quả kinh tế là H = Q/C dễ dàng nhận ra có 2 nhóm yếu tố làm ảnh hường đến hiệu quả kinh tế đó là: Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số (Q) và nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến mẫu số (C). * Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số (Q): Nhóm này thể hiện giá trị sản phẩm của một quá trình sản xuất, nó phụ thuộc vào 2 yếu tố là giá bán và sản lượng hàng hoá các loại sản phẩm sản xuất ra. - Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán như: Thị phần của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thời điểm bán sản phẩm, kênh tiêu thụ sản phẩm, qui cách, tính chất của sản phẩm, chiến lược của nhà sản xuất, thị hiếu người tiêu dùng, chính sách phát triển sản xuất của đất nước cũng như của các đối thủ cạnh tranh…. - Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm: số lượng gà giống, chất lượng giống, chất lượng thức ăn, điều kiện tự nhiên, kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, hình thức bảo quản… * Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mẫu số (C): Trong quá trình sản xuất đây là tập hợp tất cả các chi phí nguồn lực đầu vào và các yếu tố ảnh hưởng đến các nguồn lực đó. Các chi phí cơ bản phục vụ sản xuất thường có: con giống, sức lao động, thức ăn, thuốc thú y… Tuy nhiên, chi phí cho mỗi nguồn lực lại chịu rất nhiều các yếu tố khác nhau cụ thể là: Các yếu tổ ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu như: giá mua con giống, chất lượng con giống, giá thức ăn và thuốc thú ý, điều kiện tự nhiên của vùng thu mua, thời gian thu mua, đối tượng cung cấp, hình thức vận chuyển. - Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cố định như: đặc điểm vùng sinh thái, tính hiện đại của công nghệ, giá thành lắp ráp, thời gian sử dụng, nhà cung cấp… - Chi phí lao động phục sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sức lao động, trình độ lao động, thị trường lao động, chiến lược đào tạo, sử dụng của nhà sản xuất… - Chi phí thuế sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chính sách thuế của nhà nước, mặt hàng của doanh nghiệp sản xuất, thị trường bán sản phẩm của doanh nghiệp…. Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chính sách và cơ chế quản lý của quốc gia, trình độ năng lực của nhà sản xuất và lực lượng lao động, mức độ phát triển của khoa học công nghệ, tập quán tiêu dùng…Từ nhận định đó có thể rút ra một số nhận xét về hiệu quả kinh tế là: - Việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế, đánh giá chính xác được hiệu quả kinh tế là rất khó khăn. Để làm được việc đó, cần phải đánh giá chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, các yếu tố cấu thành và tác động đến đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. - Hiệu quả kinh tế luôn biến động, chỉ thể hiện tương đối chính xác mối quan hệ giữa giá trị các yếu tố đầu vào và giá trị sản phẩm đầu ra trong một giai đoạn nhất định. - Bất kỳ thời điểm nào hiệu quả kinh tế cũng nằm ở một trong ba khả năng, đó là: H 1. Trong trường hợp H 1mới đạt hiệu quả kinh tế. Do đó, bất kỳ nhà sản xuất nào cũng cố gắng áp dụng khoa học tiên tiến để tiết kiệm nguyên liệu và hao phí lao động, áp dụng chiến lược tiếp thị, quan hệ hợp tác để tiêu thụ sản phẩm đồng thời mua đủ nguyên vật liệu tốt, rẻ hơn và bán sản phẩm với giá đắt nhất. Tất cả các cố gắng đó chỉ nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. - Đạt hiệu quả kinh tế là mục đích chung của các nhà sản xuất và quản lý trong quá trình sản xuất. 2.1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà an toàn sinh học Góp phần phát triển chăn nuôi gà, tận dụng tối đa diện tích hiện có, làm tăng giá trị cho tài nguyên đất, góp phần phát triển cân đối bền vững và ổn định trong sản xuất ở nông thôn. Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất phù hợp. - Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học trong chăn nuôi gà. - Hiệu quả xã hội: Tạo việc làm tăng thu nhập và làm giàu cho nông dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Hiệu quả môi trường: Giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh lây lan ảnh hưởng đến chăn nuôi và sức khoẻ cộng đồng. Trong những năm gần đây, nhà nước có chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những vùng đất trồng lúa không có hiệu quả từ đó hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ở những nới này cũng đựoc nâng lên rõ rệt. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà trên thế giới Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới phát triển mạnh trong vòng 35 năm qua. Sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng nhanh hơn sản lượng thịt bò và thịt lợn. Năm 1970, sản lượng thịt gia cầm thế giới chỉ đạt 15.1 triệu tấn thì năm 2005 là 81 triệu tấn. Sản lượng thịt gia cầm năm 1970 chỉ xấp xỉ 50% sản lượng thịt lợn và 25% thịt bò nhưng năm 2005, sản lượng thịt gia cầm tăng cao hơn 25% so với thịt bò và bằng 75% thịt lợn. Trứng gia cầm tăng từ 35.232 ngàn tấn năm 1990 tăng lên 59.233 ngàn tấn năm 2005 (Bảng 2.1). Bảng 2.1 Sản phẩm chăn nuôi gia cầm của thế giới (ĐVT: 1000 tấn) Năm Thịt gia cầm Trứng gia cầm 1990 53.363 35.232 1995 54.207 42.857 2000 56.951 51.690 2005 60.437 59.233 Nguồn: www.fao.org.com Trong các loại thịt gia cầm, thì thịt gà chiếm tỉ lệ cao. Trong những năm giữa thập kỉ 80, thịt gà chiếm 88,3% tổng sản lượng thịt gia cầm sau đó giảm xuống và ổn định ở mức 86%. Ở các nước đang phát triển, chủ yếu sản xuất các loại thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) còn thịt gà tây chỉ được sản xuất với sản lượng nhỏ ở các nước phát triển. Bảng 2.2 dưới đây thể hiện số liệu thống kê về sản lượng thịt gia cầm của 10 quốc gia đứng đầu thế giới. Sản lượng trứng ở các nước đang phát triển trong những năm đầu của thập kỉ 90, thế kỉ trước vượt trội so với các nước phát triển và chiếm 2/3 sản lượng trứng thế giới. Năm 2005, sản lượng trứng gia cầm ở khu vực châu Á chiếm hơn 60% và chủ yếu là đóng góp của Trung Quốc (sản lượng của nước này chiếm 41% sản lượng trứng thế giới), châu Âu giảm xuống còn 16,8%, khu vực Bắc và Trung Mỹ chiếm 13,6%. Các nước Nam Mỹ đã chiếm lĩnh thị trường từ năm 1990 nhưng họ đã không giữ được thị trường.Sản lượng trứng của 10 nước đứng đầu thế giới chiếm 72,4% tổng lượng trứng thế giới và tập trung ở khu vực có các nước dẫn đầu về sản lượng thịt. Bảng 2.2 Sản lượng thịt gia cầm năm 2005 của một số nước trên thế giới Quốc gia Sản lượng (000 tấn) Tỉ lệ (%) Mỹ 18.538 22,90 Trung Quốc 14.689 18,10 Brazil 8.895 11,00 Mêhicô 2.272 2,80 Pháp 1.971 2,40 Italia 1.965 2,40 Anh 1.573 1,90 Tây Ban Nha 1.341 1,70 Indonesia 1.268 1,60 Nhật 1.240 1,50 Tổng 10 nước 53.752 66,30 Thế giới 81.014 100,00 Nguồn: www.fao.org.com Nếu như năm 1970, sản lượng trứng chủ yếu tập trung ở các nước châu Âu thì đến năm 2005, chỉ còn lại Pháp nằm trong số các nước có sản lượng trứng lớn nhất thế giới. Sản lượng trứng của thế giới hầu hết được sản xuất ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản. Điều đó cho thấy, chăn nuôi gia cầm cho trứng chuyển từ châu Âu sang Nam và Đông Á. Khu vực sản xuất nhiều trứng cũng chuyển từ châu Âu năm 1970 sang châu Á năm 2005. Số liệu ở bảng 2.3 dưới đây là số liệu thống kê về sản lượng trứng của 10 quốc gia đứng đầu trên thế giới. Bảng 2.3 Sản lượng trứng gia cầm năm 2005 của một số nước trên thế giới Quốc gia Sản lượng (000 tấn) Tỷ lệ (%) Trung Quốc 24.348 41,10 Mỹ 5.330 9,00 Ấn Độ 2.492 4,20 Nhật Bản 2.465 4,20 Nga 2.054 3,50 Mêhicô 1.906 3,20 Brazil 1.560 2,60 Pháp 1.045 1,80 Indonesia 876 1,50 Thổ Nhĩ Kỳ 830 1,40 Tổng 10 nước 42.906 72,40 Thế giới 59.233 100,00 Nguồn: www.fao.org.com Ngành chăn nuôi gia cầm có biến động mạnh trong vòng 35 năm qua: sản lượng tăng mạnh theo thời gian, sản lượng thịt và trứng gia cầm của các nước đang phát triển cao hơn so với các nước phát triển. Các nước ở khu vực châu Á và Nam Mỹ đặc biệt là Trung Quốc và Brazil là những nước phát triển mạnh về chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gia cầm có thể bị giảm mạnh nếu dịch cúm gia cầm không được ngăn chặn. Dịch xảy ra tại Châu Âu và Châu Phi vào quí 1 năm 2006 đã làm cho người tiêu dùng lo ngại không dám ăn thịt và trứng gia cầm. Theo ước tính của FAO. Do dịch cúm gia cầm nên lượng tiêu thụ thịt gia cầm năm 2006 đã giảm khoảng 3 triệu tấn và đó là tổn thất nặng nề đối với các nhà chế biến các sản phẩm gia cầm xuất khẩu. Tuy nhiên để có được thành quả gia tăng sản lượng như trên, thế giới đã có áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong chăn nuôi gia cầm: Công tác giống đối với gia cầm, đối tượng vật nuôi đã và đang áp dụng nhiều nhất có hiệu quả nhất các tiến bộ của di truyền trong công tác chọn lọc, lại tạo giống mới và sử dụng ưu thế lai để tạo ra các tổ hợp lai tối ưu đối với các gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt và cũng như để cải tạo các giống gia cầm địa phương. Công nghệ sản xuất thức ăn gia cầm ngày nay đã phát triển đến mức hoàn chỉnh, cung cấp thức ăn cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi gia cầm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cân đối, hợp lý, góp phần quyết định tới việc tăng hiệu quả chăn nuôi và nâng cao chất lượng thịt, trứng. Việc cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đưa ra các quy trình kỹ thuật chăn nuôi phù hợp đã góp phần làm tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi. Ngày nay, chăn nuôi gia cầm đã có được sự đảm bảo bởi việc sử dụng hợp lý các loại vắc xin và kháng sinh để khống chế bệnh và bảo đảm yêu cầu an toàn sinh học trong chăn nuôi. Công nghệ sinh học đã góp phần đáng kể vào thành quả áp trứng nhân tạo, nuôi dưỡng gia cầm [7]. Việc hiện đại hoá, tự động hoá khâu giết mổ và chế biến sản phẩm gia cầm cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành gia cầm phát triển. Tuy nhiên, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng đang phải đối đầu với những vấn đề hết sức nan giải như dịch bệnh dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ của đàn gia cầm và người, ô nhiễm môi trường,…Theo dự báo của FAO, thì ngành chăn nuôi của thế giới sẽ chứng kiến những thay đổi lớn mang tính cách mạng với nội dung cụ thể sau: Chăn nuôi nhỏ, lẻ sẽ liên kết chặt chẽ với các nhà giết mổ chế biến và các nhà tiếp thị đối với các thực phẩm dễ bị hư hỏn. Nhóm người nghèo khó có thể tiếp cận các nguồn vay để sản xuất như tín dụng và các thiết bị làm lạnh, kiến thức và thông tin về cách thức năng ngừa nhiễm khuẩn. Sự phối hợp giữa các nhà chăn nuôi nhỏ và các nhà chế biến qui mô lớn sẽ kết hợp được các lợi ích về môi trường và xoá đói giảm nghèo của sản xuất chăn nuôi qui mô nhỏ phủ hợp với lợi ích kinh tế và các lợi ích về sức khoẻ con người. Các qui trình chế biến qui mô lớn trong chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khoẻ con nguời. Sẽ có sự thiết lập mối quan hệ đối tác giữa chăn nuôi công và tư nhân đế phát triển các công nghệ và tích luỹ kinh nghiệm sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro lan truyền dịch bệnh từ vật nuôi sang người. Các rủi ro đó có thể xảy ra khi một số lượng lớn vật nuôi các nhà chăn nuôi qui mô nhỏ được giết mổ và chế biến trong cùng một cơ sở. Sẽ có sự chú ý đặc biệt đến năng suất chăn nuôi và các vấn đề sức khoẻ, bao gồm các chế biến sau thu hoạch và tiếp thị. Giải quyết vấn đề sức khoẻ và môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi cũng sẽ được các nước chú ý. Các cở sở chăn nuôi sẽ buộc phải áp dụng công nghệ để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng và tạo thương hiệu cho chính sản phẩm của mình. 2.2.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà ở Việt Nam Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thồng lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Tăng trưởng của đàn gà giai đoạn 2001-2005 tăng 2,74% về số lượng đầu con, trong đó giai đoạn trước dịch cúm tăng 9,02% nhưng trong dịch cúm gia cầm giảm 6,6%. Sản lượng đầu con đã tăng từ 158,03 triệu con năm 2001 và đạt cao nhất vào năm 2003 là 158,22 triệu con. Do dịch cúm gia cầm nên năm 2004 đàn gà giảm còn 159,23 triệu con bằng 86,2% so với năm 2003; năm 2005 đàn gà đạt 159,89 triệu con tăng 0,9% so với 2004. Bình quân đàn gà chiếm khoảng 72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm của nước ta, chứng tỏ gà vật nuôi chủ yếu các loại vật nuôi khác như vịt, ngan, ngỗng,… chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng đàn gia cầm. Phát triển chăn nuôi gia cầm ở nước ta theo vùng sinh thái Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất là các vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Bắc. Số lượng đầu con của các vùng này năm 2003 tương ứng là 50,13; 34,58 và 26,57 triệu con, chiếm 60% đàn gà của cả nước. Các vùng phát triển tiếp theo là Đông Nam Bộ và Bắc Trung bộ chiếm 26%, các vùng có sản lượng thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm 4-5% về số lượng đầu con. 2.2.3 Một số mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học ở Việt Nam 1. Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học ở Hà Tĩnh Mô hình chăn nuôi gà ATSH đã có ở Hà Tĩnh từ năm 2002 nhưng ở qui mô nhỏ lẻ. Để từng bước nhân rộng mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học, Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ huyện Cẩm Xuyên, thị xã Hồng Lĩnh và thành phố Hà Tĩnh tổ chức tham quan các mô hình nuôi gà đạt hiệu quả cao. Tham gia đợt tham quan này có các hộ nông dân chăn nuôi gia cầm, trưởng ban khuyến nông, lãnh đạo hội nông dân, hội phụ nữ… tại các địa phương [8]. Tại những điểm trình diễn mô hình, các đại biểu đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm giới thiệu về quy trình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học. Đồng thời, các hộ tham gia mô hình cũng có dịp để trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao. Điển hình mô hình chăn nuôi gà thịt ATSH với quy mô 8.000 con gà Lương Phượng được triển khai tại ở các xã Thạch Bình (thành phố Hà Tĩnh), Cẩm Duệ, Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên), Thuận Lộc (thị xã Hồng Lĩnh). Đây là loại gà này có lông màu vàng, nhiều đốm mầu, phần lớn có màu hoa mơ, da và chân màu vàng, ức sâu nhiều thịt, mào đơn giống với gà địa phương nên rất dễ tiêu thụ, đặc biệt. Sau hơn 2 tháng triển khai, đàn gia cầm phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95% trọng lượng bình quân đạt 1,9-2,0 kg/con. Thông qua mô hình, người chăn nuôi đã thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho gà, thực hiện tốt tiêu độc khử trùng, cách ly nguồn bệnh. Với những kết quả trên, bước đầu mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học đã mang lại hiệu quả về kinh tế và xã hội cho người sản xuất. Tại các đợt tham quan các đại biểu đã đánh giá cao kết quả của mô hình. Tuy nhiên để nhân rộng mô hình trong thời gian tới các đại biểu đề nghị Trung tâm KN-KN cần phổ biến những quy trình kỹ thuật, các kinh nghiệm hay trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân tiếp cận những kỹ thuật mới, các địa phương cần tổ chức chuyển đổi ruộng đất, có kế hoạch quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, đưa chăn nuôi khỏi khu dân cư, cung cấp những địa chỉ về con giống thức ăn, thuốc thú y…đảm bảo chất lượng cho người sản xuất, đồng thời tổ chức liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra cho người chăn nuôi từ đó sẽ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm ATSH, góp phần hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả cho người nông dân. 2. Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học ở Phú Thọ Tháng 3 năm 2009, được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia và Viện Chăn nuôi, Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao (Phú Thọ) đã triển khai mô hình nuôi gà an toàn sinh học quy mô 3.200 gà giống Sacso lai và Lương Phượng thuần cho 16 hộ tham gia mô hình tại 4 xã Tiên Kiên, Xuân Huy, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Giống gà Sacso lai Lương Phượng thuần là giống gà có chất lượng cao, thịt thơm ngon;nhanh nhẹn, thích nghi với việc chăn thả dễ tận dụng thức ăn sẵn có và thức ăn rơi vãi tránh lãng phí. Gà vận động nhiều sẽ tăng cường sức khỏe, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, với giá cả thị trường như hiện nay sẽ góp phần giúp người nông dân nghèo phát triển kinh tế gia đình. Ngay từ những ngày đầu triển khai mô hình, cùng sự hướng dẫn chỉ đạo của Trung tâm khuyến nông quốc gia, Viện Chăn nuôi, Trạm khuyến nông huyện đã tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật, phát tài liệu hướng dẫn chăn nuôi gà an toàn sinh học cho bà con nông dân tham gia mô hình và triển khai thực hiện mô hình theo đúng quy trình: Chuồng có mái lợp, rèm che; dụng cụ cho ăn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, chuồng nuôi thường xuyên được tẩy uế bằng vôi và thuốc sát trùng; nền khô, sạch và có chất độn chuồng. Sau hơn hai tháng nuôi mô hình gà an toàn sinh học tại Lâm Thao cho thấy tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95%, trọng lượng bình quân đạt 1,8-1,9 kg/con gà được nuôi theo hình thức thả vườn, áp dụng đúng các yêu cầu về quy trình kỹ thuật chăn nuôi. Do đó, thịt gà săn chắc chất lượng ngon hơn hẳn gà nuôi công nghiệp. Với giá thị trường hiện tại là 40.000 - 45.000đ/kg, mỗi hộ nuôi 200 con ước tính cho tổng thu khoảng 16 - 17 triệu đồng, trừ tất cả chi phí dự kiến cho lãi khoảng gần 5 triệu đồng. Năm 2009 Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao tiếp tục đề nghị Trung tâm khuyến nông quốc gia, Viện Chăn nuôi tiếp tục tạo điều kiện quan tâm, mở rộng triển khai thêm một số mô hình với sự phối kết hợp sâu hơn giữa các cấp, các ngành, đơn vị và các hộ tham gia trong những năm tiếp theo để mô hình đạt được kết quả cao hơn [6, 20]. 3. Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học ở Hải Phòng Trung tâm khuyến nông Hải Phòng đã giới thiệu mô hình nuôi gà bố mẹ (500 con/hộ) theo chương trình chăn nuôi gà an toàn sinh học từ năm 2007 cho nông dân xã Lê Lợi (An Dương). Đến nay, mỗi tháng, gia đình thu lãi gần 4 triệu đồng. Tính toàn bộ 16 tháng nuôi, thu nhập hơn 66 triệu đồng. Tại xã, hiện có 6 hộ cùng tham gia nuôi gà sinh sản theo phương pháp an toàn sinh học. Các hộ được trung tâm cung cấp 3000 con giống bố, mẹ đạt chất lượng, dòng mẹ giống Lương Phượng hoa, dòng bố giống Sasso của Pháp. Toàn bộ số gà bố mẹ này được tiêm đủ các loại vắc-xin phòng bệnh. Trong quá trình nuôi, các hộ được Trung tâm khuyến nông hướng dẫn xây dựng chuồng trại khép kín với trang thiết bị chăn nuôi hiện đại như hệ thống chống nóng, máng ăn uống tự động, hệ thống quạt hút, điện sưởi, bạt che tự động và ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, an toàn thú y. Sản phẩm gà giống sau mỗi đợt nuôi được Công ty cổ phần gà giống Lượng Huệ trực tiếp thu mua để cung ứng cho người chăn nuôi. Trung tâm khuyến nông Hải Phòng cũng triển khai mô hình chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học tại xã Hồng Phong (An Dương). Kết quả bước đầu, tỷ lệ gà sống 95-97%, tỷ lệ gà đẻ từ tuần 33 ổn định trên 60% và 96% số trứng được ấp nở thành gà con làm giống chăn nuôi chất lượng cao. Thu nhập ban đầu của các hộ tham gia mô hình 55-60 triệu đồng/đợt. Trước khi triển khai mô hình chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học, Trung tâm khuyến nông Hải Phòng đã triển khai thành công chương trình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại 7 huyện. Theo trưởng Trạm khuyến nông huyện An Lão, đến nay, chương trình chăn nuôi gà, vịt năng suất cao, an toàn sinh học tại 2 xã Chiến Thắng và An Thái đang giúp các hộ dân đạt thu nhập cao, từng bước tạo chuyển biến tập quán chăn nuôi gia cầm tiến bộ, phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trưòng và sức khoẻ cộng đồng. Nhiều hộ chăn nuôi ở hai xã này đã quen với việc xây dựng chuồng trại hiện địa, khép kín, cách xa khu dân cư ít nhất 300m, tự nguyện thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Các hộ tham gia chương trình chăn nuôi gà thịt an toàn được Trung tâm Khuyến nông cung cấp cho gà giống Ri lai khỏe mạnh, sạch bệnh, tiêm đủ các loại vắc-xin phòng bệnh. Sau 1 năm, mỗi hộ tham gia mô hình đạt lãi 24.000đồng/con gà xuất bán. Đối với mô hình chăn nuôi vịt thịt năng suất cao tại xã Chiến Thắng, trừ chi phí, lãi 20.000đồng/con. Toàn bộ số gia cầm trong các mô hình đều khỏe mạnh, chưa xuất hiện bệnh truyền nhiễm nào sau 2 năm triển khai thực hiện [1]. Mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học của trung tâm đang được nhân rộng rất nhanh tại các địa phương. Bên cạnh sự hỗ trợ về con giống, thức ăn, các loại vắc-xin, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh, phun thuốc khử trùng của khuyến nông, nhiều hộ tự nguyện bỏ kinh phí để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm tập trung theo phương pháp an toàn sinh học. Số lượng gia cầm chăn nuôi theo phương pháp này hiện đã tăng gấp 2 lần lượng gia cầm nuôi trong các mô hình. Tại các huyện đều triển khai chương trình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. Một số địa phương mạnh dạn mời các doanh nghiệp cùng “vào cuộc” hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. Năm 2009, Trung tâm khuyến nông Hải Phòng tiếp tục nhân rộng mô hình này trên diện rộng, tạo hướng phát triển chăn nuôi bền vững. 4. Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học tại Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang Mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đang được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia triển khai tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang từ năm 2005. Đến nay, mô hình đã mang lại nhiều lợi ích và hạn chế được dịch bệnh... Điển hình là mô hình của gia đình anh Dương Văn Minh ở thôn Đa Thịnh, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Theo tiêu chuẩn đầu tiên của những hộ nuôi gà theo hướng ATSH là phải đảm bảo những yêu cầu về vệ sinh môi trường, trong đó trại chăn nuôi phải nằm cách xa khu dân cư, nên trại gà của anh Minh được xây dựng ở giữa cánh đồng. Trang trại của anh hiện đang nuôi 1.000 con gà thương phẩm giống Cabia 35 ngày tuổi. Tuy mới chuyển đổi sang mô hình này được 3 năm, nhưng trang trại gà nuôi theo hướng ATSH đã mang lại cho gia đình anh thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Anh Minh cho biết: Mỗi năm tổng thu của trang trại là 300 triệu đồng, trong đó riêng lợi nhuận từ gà là gần 100 triệu. Mặc dù giá bán ra thị trường chỉ 40.000-45.000 đồng/kg (thấp hơn giá gà ta từ 15.000-20.000 đồng/kg), nhưng lợi nhuận cho người chăn nuôi vẫn cao hơn (vì thời gian nuôi ngắn hơn, chỉ 60-70 ngày là xuất chuồng và lượng thức ăn tốn ít hơn). Từ những mô hình thí điểm nuôi gà ATSH thành công, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bắc Giang đang tiếp tục triển khai mô hình này ra nhiều huyện, thị của tỉnh như Lục Nam, Tân Yên, Yên Dũng [17]. Ông Thái Bá Hải - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Thái Nguyên cho biết, mô hình chăn nuôi gà ATSH đã triển khai ở Thái Nguyên từ năm 2005 và đến năm 2009 cả 9 huyện, thị trong tỉnh đã được tiếp cận với mô hình này. Sắp tới, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai nuôi khoảng 6.500 con gà theo hướng ATSH trên địa bàn xã Vinh Sơn (thị xã Sông Công). Gia đình chị Nguyễn Thị Gấm ở xóm Cầu Sắt, xã Tân Quang, thị xã Sông Công (Thái Nguyên) hiện đang “sở hữu” 300 con gà Lương phượng 1 tháng tuổi nuôi theo hướng ATSH. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, chị đã đầu tư vào làm chuồng và mua gà giống. Chị Gấm nhẩm tính, nếu lứa gà này xuất thành công, chị thu được hơn 20 triệu đồng, đủ số tiền trả nợ ngân hàng hơn 10 triệu vay làm chuồng trại và mua giống quay vòng. Theo ông Nguyễn Huy Thanh - Phó giám đốc Trạm khuyến nông thị xã Sông Công, mô hình nuôi gà theo hướng ATSH mới được triển khai ở địa phương từ tháng 5 với 12 hộ nuôi hơn 4.000 con gà (trung bình mỗi hộ nuôi từ 350-400 con). Hàng tuần, Trung tâm đều cử cán bộ xuống hướng dẫn bà con khử trùng theo đúng quy trình ATSH. Theo ông Thanh, tuy mô hình còn đang “thời kì trứng nước”, nhưng với tiêu chuẩn về giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh... chắc chắn mô hình sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao [8, 11]. 5. Nuôi gà ác theo hướng an toàn sinh học Mô hình nuôi gà ác công nghiệp theo hướng an toàn sinh học của chị Nguyễn Thị Tư ở ấp Long Hòa, thị trấn Chợ Mới đang là điểm đến của nhiều nhà hàng, quán ăn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1993, chị Nguyễn Thị Tư nuôi chim cút đẻ để lấy trứng. Trong một lần tình cờ tìm mua con cút giống ở Cần Thơ, chị nhìn thấy trong trang trại có để trứng gà ác vào ấp chung với đàn cút nên là chị quyết định mua vài chục con gà ác nhỏ về nuôi... Và chỉ sau 10 năm, trại gà ác của chị Tư đã tăng số lượng lên gần 11.000 con lớn nhỏ và có từ 4.500-5.000 trứng. Vào thời điểm dịch cúm gia cầm bùng phát, đàn gà ác có hiện tượng bị chết nên cán bộ thú y địa phương yêu cầu tiêu diệt, cả trại gà coi như mất sạch, tổng số vốn đầu tư hơn 300 triệu đồng đã không cánh mà bay. Tuy nhiên, có một điều là tỉnh An Giang hỗ trợ cho các chủ chăn nuôi rất sớm. Nhờ vậy, chị mới có vốn gây đàn lại. Lần này, chị Tư quyết định nuôi sao cho có lợi nhưng phải thật an toàn. Theo đó, cùng với việc không ngừng học hỏi ở các trại nuôi gà ác chuyên nghiệp về phương pháp chăm sóc, ấp trứng nhân tạo, vệ sinh chuồng trại, tìm con giống tốt... chị Tư đã đăng ký về Trạm thú y vắc-xin phòng bệnh H5N1, tiêm ngừa định kỳ 2 đợt/năm. Ngoài ra, chị còn tự phòng bệnh cho gà bằng một số loại vắc-xin khác như ngừa hô hấp, ngừa tả, chủng đậu... Chị cho biết: “Quy trình phải luôn được khép kín, tiêm ngừa đúng thời hạn, đúng tuổi và ngay cả khâu vệ sinh chuồng trại, sát trùng cũng phải luôn đảm bảo”. Trại gà ác của chị Nguyễn Thị Tư nằm khuất trong con hẻm nhỏ. Ở đó, chị đã sử dụng hơn 3 phần diện tích nhà dành để nuôi gà ác. Ngay bên trong nhà, chị đặt một cái lò ấp trứng, có công suất ấp 4.500 trứng; ra phía sau chút nữa có đến vài chục cái lồng là nơi ở của gà con mới nở và gà thịt. Tất cả lồng đều được đóng bằng cây tre và bao bọc xung quanh bằng bạc ni-lông; phía trên mỗi lồng đều được treo một cái bóng đèn tròn vì theo chị Tư “gà ác phải luôn được giữ ấm”. Sau cùng là gian trại gà bố mẹ được xây cất khá rộng rãi, với số lượng khoảng 500 con, mỗi ngày cho 200 trứng. Riêng gà ác thịt (từ 25-30 ngày tuổi) có hơn 2.500 con và gà ác con (từ 5-7 ngày tuổi) có gần 1.000. Tất cả đều được nuôi trong một quy trình khép kín, từ đẻ trứng đến ấp trứng nhân tạo, úm gà con và nuôi gà thịt, có chế độ kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh chuồng trại dưới sự giám sát của ngành chức năng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, đây là mô hình đầu tiên trong tỉnh nuôi gà ác quy mô công nghiệp đạt các tiêu chuẩn về an toàn sinh học. Gà ác nuôi rất mau lớn, khoảng 1 tháng 5 ngày hoặc 1 tháng 10 ngày là có thể xuất chuồng, với trọng lượng trung bình từ 200-250gr. Hiện nay, mỗi ngày chị Tư cho xuất chuồng trên 100 con gà thịt đến các nhà hàng, quán ăn trong toàn tỉnh và một số nơi ở tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, với giá 19.000 đồng/con; mỗi con thu lợi nhuận từ 1.500-2.000 đồng. Trong năm 2009, chị Tư dự định sẽ tăng đàn gà ác bố mẹ lên từ 1.000-1.500 con, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, chị cũng đã lập dự án trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang để được hỗ trợ vay vốn, mở rộng chăn nuôi thành trang trại quy mô rộng 3 ha. Không chỉ mở rộng chăn nuôi tại đây, chị còn dự tính đưa gà ác về Kiên Giang và ra đảo Phú Quốc để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước [15]. 6. Nuôi gà an toàn sinh học ở thành phố Hoà Bình (tỉnh Hòa Bình) Tuy mới được triển khai, nhưng mô hình nuôi gà sinh học của Trung tâm Khuyến khích Phát triển Thành phố Hòa Bình đã trở nên phù hợp với điều kiện sinh thái của Thành phố, mở ra hướng phát triển chăn nuôi hàng hoá. Anh Phạm Hồng Trọng, xã Dân Chủ cho biết: Với diện tích vườn chỉ có khoảng 1000 m2 trước kia anh cũng nuôi gà nhưng với số lượng nhỏ chỉ để cải thiện thêm bữa ăn gia đình. Khi tham gia mô hình, gia đình anh được hỗ trợ 100 con gà giống từ lúc gà con mới nở, một phần thức ăn, thuốc thú y và thuốc khử trùng tiêu độc. Nhờ áp dụng đúng những quy trình được tập huấn từ kỹ thuật úm gà con, phối trộn thức ăn đến các kỹ thuật phòng và chữa bệnh trong chăn nuôi an toàn sinh học đàn gà nhà anh phát triển rất tốt. Từ 100 con gà giống ban đầu, đến nay còn 97 con sống và đạt mức tăng trưởng trung bình là 2 kg/con, cá biệt có những con nặng 2,5kg. Với giá bán thị trường hiện nay trung bình 35.000 đồng/kg, hạch toán sơ qua đã có lãi tiền triệu. Anh Nguyễn Hồng Thanh, cán bộ KN-KL xã Dân Chủ khẳng định: Mô hình nuôi gà an toàn sinh học triển khai vào địa bàn xã được các hộ tham gia đồng tình ủng hộ. Điều đặc biệt những con gà nuôi theo kỹ thuật an toàn sinh học tránh được dịch bệnh, tỉ lệ sống cao. Đến nay, một số hộ đã xuất bán cho thu nhập khá. Từ mô hình thành công ban đầu nhiều hộ cũng có nguyện vọng tham gia mô hình và phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Anh Đỗ Đức Thịnh, cán bộ Trung tâm Khuyến khích Phát triển Kinh tế thành phố Hòa Bình cho biết: trên địa bàn thành phố, diện tích đất nông nghiệp không lớn, đất vườn rừng, đất vườn nhà thuận lợi cho chăn nuôi gà thả vườn. Nhiều hộ cũng đã tận dụng vườn nhà, lao động, huy động vốn nhàn rỗi mua các loại gà giống chăn nuôi song hiệu quả kinh tế còn thấp. Nguyên nhân chính các hộ chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, chế độ thức ăn, thuốc thú y nên sản phẩm c._.h gần mương tiêu của thôn và gần trục đường chính vào thôn, có cổng vào trại thông với đường trục nhưng gia đình thường xuyên rắc vôi bột sát trùng trên lối vào cổng đển hạn chế sự lây lan của mầm bệnh từ bên ngoài vào. Ngan giống mua ngoài thị trấn (khi mua ngan đã lớn) chọn con to và đều, gà con giống do gia đình tự sản xuất không mua (gà ta). Khi vào chuồng gà, chuồng ngan đều có thay quần áo bảo hộ lao động, đi găng tay và đi ủng để đảm bảo an toàn cho đàn gia cầm. Thông thường không sử dụng thuốc sát trùng mà chỉ dùng vôi và nước vôi để khử trùng chuồng gia cầm. Khi thấy thông báo có dịch mới tìm mua thuốc sát trùng để mua và phun xung quanh chuồng. Thông thường gia đình không cho người lạ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi gia cầm. Gà thuờng bị các bệnh như Gumboro, khô chân, cầu trùng. Ngan không thấy mắc bệnh. Khi gà bị bệnh, gia đình tự mua thuốc điều trị lấy, nếu không khỏi và bị chết thì chôn vào gốc cây. Gà của gia đình thường bán cho người tiêu dùng trong địa phương (mua về làm cỗ cưới, đám giỗ...) hoặc bán cho tư thương đến mua. Trứng ngan bán cho chủ lò ấp ngoài thị trấn hoặc trên thị xã Hưng Yên. Sau khi bán gà không để trống chuồng vì gà nuôi gói liên tục (nuôi gà ta). Quan sát chuồng trại chăn nuôi của gia đình chúng tôi thấy chuồng gà và chuồng lợn không sạch và không đảm bảo vệ sinh, riêng khu chuồng ngan sạch sẽ vệ sinh. Theo kinh nghiệm của gia đình, phát hiện bệnh của gia cầm thông qua quan sát đàn gà để từ đó có kế hoạch điều trị, chưa thật sự tin cậy vào dịch vụ thú y của địa phương. Gia đình cũng chưa được tham gia chăn nuôi tập huấn chăn nuôi gia cầm lần nào, còn kiến thức chăn nuôi, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Gia đình đề nghị dự án hỗ trợ thành lập và duy trì câu lạc bộ chăn nuôi để các hộ chăn nuôi gia cầm chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi kiến thức chăn nuôi với nhau. (5) Hộ gia đình anh Trịnh Kế Hoàng Gia đình anh Trịnh Kế Hoàng ở thôn Khoái Nhu 2, xã Yên Hoà, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Nhà anh có 4 người, anh có một trang trại nuôi 400 gà đẻ giống Đông Tảo, 1000 gà hậu bị, 150 vịt đẻ, 400 ngan đẻ, 500 gà gột, 5 lợn nái và 30 lợn thịt. Trang trại của anh nằm ngoài cánh đồng và mới được xây năm ngoái khi xã cho chuyển chuồng gà ra ngoài làng. Anh có 2,6 mẫu đất, trong đó 1,3 mẫu là thuê của xã, 1,3 mẫu là đất của gia đình, trong đó 1000m2 được dùng làm trại chăn nuôi, 1 mẫu đất trồng cam, 1 mẫu là ao thả cá và vịt ngan. Gia đình có 2 lao động, trong đó 1 nữ. Cả 2 lao động đều tham gia chăn nuôi gia cầm, khoảng 6 tiếng/ngày/người. Trang trại của anh có 4 chuồng gà, trị giá 11 triệu đồng, có 1 giếng khoan dùng cho gia đình và cung cấp nước uống cho vật nuôi. Tổng tài sản lưu động để sản xuất là 150 – 200 triệu đồng. Thu nhập của gia đình hàng năm từ chăn nuôi gia cầm chiếm 70% trong tổng thu nhập, 30% còn lại là làm vườn, nuôi cá và nuôi lợn. Anh Hoàng nuôi gà Đông Tảo theo phương thức nuôi nhốt. Chuồng gà sát lối đi vào nhà và sát nơi ở của gia đình, không có rào chắn, không có cổng, không có hố sát trùng, người ngoài có thể vào nơi nuôi gà. Chuồng gà sát ao thả cá và vịt ngan. Chuồng có nền và thềm bằng xi măng, tường bằng phên tre, mái lợp phibrô xi măng. Gia đình anh nuôi gà tại trang trại được 1 năm. Cũng như các hộ nuôi gà khác trong thôn, gia đình anh nuôi gà sinh sản lấy trứng ấp bán con giống và gột gà con bán. Mỗi chuồng gà của anh gồm 22 ô chuồng, mỗi ô nuôi 1 gia đình gà gồm 1 trống và 7 mái. Gà giống để thay đàn gia đình tự cung cấp, không mua bên ngoài. Thức ăn cho gà gồm thức ăn hỗn hợp mua của hãng Hồng Hà và thóc gia đình mua dự trữ từ vụ gặt. Chuồng gột gà con hiện đang còn tận dụng kho chứa dụng cụ chăn nuôi nên rất hẹp, bừa bãi và không sạch sẽ, sát giếng nước của gia đình. Gà con được sưởi bằng bóng điện. Độn chuồng bằng trấu. Chuồng gà con được thay độn 2 – 3 ngày một lần, chuồng gà đẻ 1 tháng 1 lần. Phân gà một phần dùng bón cây (không ủ, vung thẳng ra vườn như vung đạm), một phần đóng bao để bán. Nước thải từ chuồng gà chảy thẳng xuống ao. Hàng ngày, buổi tối anh đổ nước bẩn ở máng uống đi, để khô, mai lại dùng cho uống tiếp. Phun sát trùng chuồng gà tuỳ thuộc tình hình dịch bệnh. Nếu không có bệnh ở xung quanh anh phun sát trùng 1 tháng 1 lần, nếu có bệnh phun 1 tuần 1 lần, anh dùng thuốc sát trùng Han – Iodine. Đàn gà nhà anh thường mắc bệnh hen, ỉa chảy, khối u. Khi có gà ốm anh thường tự chữa, không gọi thú y. Sau khi bán hết gà đẻ chuồng được dọn hết phân, không rửa, đổ nước và vôi bột vào, để 1 tháng cho khô, trước khi cho gà mới vào dọn hết vôi bột và phun sát trùng 2 – 3 lần. Gà con có tiêm phòng bằng các loại vắc xin gồm Lasota, Niu-cat xơn H1, Gumboro, Tụ huyết trùng. Vắc xin x và thuốc thú y anh mua ở đại lý bán cám. Bình thường khi vào chuồng gà anh chỉ mang khẩu trang, còn quần áo bảo hộ chỉ dùng khi xung quanh có dịch hoặc khi dọn phân gà. Vì có ao rộng thả cá nên anh nuôi vịt và ngan thả ao để lấy trứng bán và lấy phân cho cá ăn. Gia đình có 5 lợn nái và 30 lợn thịt nuôi trong chuồng trên bờ ao. Tất cả chuồng gà, chuồng vịt, ngan, chuồng lợn đều nằm xung quanh bờ ao và không ngăn cách với nhau, nước thải từ các chuồng chảy thẳng xuống ao và ra mương, ra cánh đồng. Khi bán gà người buôn vào tận chuồng để bắt. Anh cho biết, do trang trại đang còn tiếp tục xây dựng nên chưa có cổng vào, do hạn chế về vốn và thói quen chăn nuôi đơn giản nên anh yên tâm với điều kiện đang có để nuôi gà, lợn, vịt ngan. Anh cũng muốn được học hỏi thêm về kỹ thuật chăn nuôi và cách phát hiện bệnh trên vật nuôi nhanh và điều trị mau khỏi. (6) Hộ gia đình anh Lê Văn Tuân Anh Tuân là một trong các gia đình chăn nuôi lớn của thôn Khóai Nhu đã chuyển trại chăn nuôi của mình ra khỏi khu dân cư và có trang trại chăn nuôi khá tốt. Gia đình được chia 5 sào đất và đấu thầu của xã thêm 15 sào đất của xã với giá 300.000 đồng/sào/năm. Diện tích trên được sử dụng như sau: Xây chuồng trại chăn nuôi 5 sào, đào ao thả cá 10 sào, còn lại 5 sào trồng cam Canh, cam Vinh và các loại cây ngắn ngày như ngô đỗ xen vào cam trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Gia đình anh Tuân có 5 nhân khẩu nhưng chỉ có 2 vợ chồng lao động chăm sóc đàn gia cầm và làm kinh tế trang trại, ngoài ra anh còn thuê thêm lao động thời vụ để chăm sóc vườn cây và trồng cây ngắn ngày. Hiện tại gia đình anh đang nuôi 400 con gà đẻ (gà ta) để lấy trứng ấp và nuôi kèm gà trống theo tỷ lệ 1/6. Anh cũng là người có máy ấp trứng công nghiệp kinh doanh luôn cả việc ấp trứng thuê và bán gà con. Theo anh Tuân cho biết, gà mái nhà anh mỗi năm đẻ khoảng 70 trứng/mái với tỷ lệ nở thành gà con là 55 con/70 trứng. Gà con sau khi nở có thể bán gà 1 ngày tuổi hoặc nuôi đến 1 tháng tuổi rồi bán, hiện gia đình đang áp dụng cả 2 phương thức này. Gà được bán cho người mua từ khắp nơi, họ mua về để làm gà giống. Ngoài nuôi gà ta, anh Tuân nuôi 500 con vịt siêu trứng, 200 ngan Pháp và 5 con lợn nái đẻ con ra nuôi thịt, mỗi năm anh xuất chuồng khoảng 100 con lợn thịt (6-7 tấn thịt lợn móc hàm tương đương 9-10 tấn lợn hơi). Về cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi, gia đình anh đã xây dựng 600 m2 chuồng gà, 250 m2 chuồng lợn, 600 m2 chuồng ngan vịt, tổng giá trị tài sản cố định vào khoảng 120 triệu đồng bao gồm nhà, chuồng trại chăn nuôi, máng ăn uống, máy bơm nước, hố biogas, máy ấp trứng gia cầm, máy phát điện ... Ngoài ra gia đình còn có số vốn lưu động để mua thức ăn, thuốc thú y,... khoảng 30 triệu đồng. Về hình thức chăn nuôi, gà và ngan nuôi nhốt, vịt vừa thả cho ăn ở ao vừa nhốt nhưng chủ yếu cho ăn thức ăn công nghiệp. Thức ăn được mua từ các đại lý cấp 1 trong xã. Gà, vịt, ngan nhốt riêng từng khu vực đảm bảo tách biệt. Có đường đi vào trang trại, có cổng ngăn cách đường với trại chăn nuôi, trong khu vực trại khi đi ra khu chăn nuôi phải đi qua hố vôi để sát trùng. Khi đi vào chuồng gà không thay quần áo, không đi ủng trừ khi có thông báo trên ti vi là có dịch xẩy ra. Gà con khi còn nhỏ được sưởi ấm bằng bóng điện và than tổ ong, thời gia dài ngắn tùy theo mùa và điều kiện nhiệt độ. Gia đình tự mua vắc xin về phòng bệnh cho gia cầm, khi gia cầm bị ốm thì tự mua thuốc chữa, thuốc mua ở các đại lý trong huyện cũng có khi mua ở Hà Nội hoặc Hà Tây. Chuồng gà độn trấu và cứ 10 ngày dọn 1 lần, phân gà sử dụng để bón cây, có lúc ử với vôi bột cũng có lúc không ủ. Chuồng trại được phun định kỳ mỗi tháng phun 4 lần. Nước rửa chuồng, rửa máng ăn uống đổ xuống ao cá nhưng không thông với rãnh thoát nước của làng. Người lạ không được vào khu vực chăn nuôi của gia đình, khi gà con chết thường bỏ vào hố ngâm ngoài vườn cây để tưới cho cây. Gà con thường bị các bệnh như cầu trùng, gumboro, ecoly, hen suyễn. Gia đình đã sử dụng vắc xin cho gà theo định kỳ. Từ khi nuôi chưa bị cúm gia cầm. Sau khi bán gà thanh lý (gà già) thì để trống chuồng 1 tuần kết hợp phun nước vôi cả nền chuồng, máng ăn uống. Các thông tin về dịch cúm gia cầm được biết qua tivi hoặc thông tin của xã. Cán bộ thú y xã năng lực còn yếu và chỉ đến trại khi tiêm phòng định kỳ. Gia đình chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm và các kiến thức tự học qua đọc tài liệu. (7) Hộ anh Nguyễn Văn Quân Gia đình anh Quân có 3 nhân khẩu nhưng chỉ có 2 lao động (2 vọ chồng) bà mẹ vẫn hỗ trợ được trong chăn nuôi gia cầm của gia đình. Hiện tại anh vừa nuôi gà, nuôi lợn và làm lò ấp thuê cho các gia đình khác và ấp trứng của gia đình để bán con giống. Thôn Khoá Nhu 2 có máy ấp trứng từ năm 2000, đến nay cả thôn có 20 hộ có máy ấp, trong đó 3 hộ có máy công suất cao 12 000-15 000 trứng, 17 hộ có máy công suất nhỏ 7000 trứng. Gia đình anh Nguyễn Văn Quân có 2 máy ấp công suất 7000 trứng/máy, 1 máy nở, 200 con gà đẻ giống Đông Tảo, 400 gà hậu bị, 3 lợn nái. Anh có 720m2 đất, trong đó 200m2 là đất ở, 70m2 dùng làm nơi để máy ấp và chuồng lợn , 100m2 cho chuồng gà. Máy ấp được đặt sát chuồng lợn nái, chuồng gà cạnh chuồng lợn và bếp nấu ăn, không có hàng rào ngăn, không có cổng và hố sát trùng. Người có thể ra vào thoải mái không cần bảo hộ lao động và các biện pháp vệ sinh sát trùng cá nhân. Hàng ngày anh vào trứng ấp và ra gà con. Trứng ấp không xông sát trùng, vỏ trứng sau khi gà nở được đổ ra bãi rác. Máy ấp được phun sát trùng bằng Han – Iodine 1 tháng 1 lần, dùng bình xịt 35.000đồng để phun. Các hộ chăn nuôi cứ hàng tuần mang trứng đến ấp. Hàng năm máy của anh ấp trứng từ tháng 2 đến tháng 11, nghỉ tháng 12 và tháng 1 vì các hộ chăn nuôi loại đàn gà đẻ nên không có trứng ấp, đó là thời gian anh sửa chữa, bảo hành và sát trùng máy. Công ấp 1 con gà nở ra là 400 đồng. Gia đình anh có máy phát điện trị giá 5,3 triệu đồng phòng khi mất điện. Thu nhập từ công ấp gà con không cao, khoảng 2.000.000đ/tháng, tuy nhiên thu nhập từ bán gà con 1 ngày tuổi của các gia đình mang trứng đến ấp cao hơn nhiều, trung bình anh thu được 700đồng/con, vào lúc hiếm gà giá cao có thể thu tới 2000đồng/con. Anh nuôi 200 gà mái đẻ và một đàn hậu bị chuẩn bị thay thế. Chuồng gà liền với bếp và chuồng lợn. Rãnh thoát nước nhỏ chạy giữa chuồng gà và bếp, sân rửa rất hẹp sát rãnh luôn luôn ướt. Gà đẻ và gà hậu bị nuôi cùng trong 1 chuồng thấp, tối, ẩm, kém thoáng. Thức ăn cho gà là cám hỗn hợp và thóc, uống nước giếng khoan. Độn chuồng bằng trấu. Phân gà dọn ra được đóng bao để ngoài đường chờ bán. Khi gà ốm anh thường đi mua thuốc về tự chữa, thuốc mua ở đại lý bán cám. Vắc-xin phòng bệnh cho gà cũng mua ở đại lý bán cám. Trong 2 năm làm máy ấp đàn gà nhà anh không bị lây bệnh gì từ trứng ấp do người chăn nuôi mang đến mặc dù trứng không được sát trùng. Anh cho biết tháng 11 năm ngoái khoảng 30% đàn gà của thôn bị bệnh Niu-cat-xơn xuất phát từ ổ dịch nhà bố vợ anh, dịch bệnh lây lan ra cả thôn vì người dân bán chạy gà ốm, vứt xác gà chết ra mương. Phải mất khoảng 2 tháng mới dập tắt được dịch. May mắn vào thời gian đó đàn gà đẻ của anh đã loại bán hết nên không bị mắc dịch. Do nhiều đàn gà hậu bị của các hộ chăn nuôi bị chết nên sau khi hết dịch họ gây lại vào khoảng tháng 2 năm nay, vì vậy năm nay có trứng ấp cả năm, máy không nghỉ 2 tháng cuối năm như thường lệ. Gia đình nuôi 3 lợn nái để tận dụng phế phụ phẩm từ ấp trứng và nuôi gà nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình và lấy phân cho trồng trọt. 4.4 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học 4.4.1 Định hướng phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học Trong mấy năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi với những diễn biến hết sức phức tạp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi ở nước ta. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cả xã hội đều đã biết đến các loại bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm; lở mồm long móng trên đàn gia súc; hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh tai xanh).v.v…là những bệnh nguy hiểm có thể bùng phát, lây lan trên diện rộng bất cứ lúc nào nếu người chăn nuôi lơ là, chủ quan và không có biện pháp quản lý hữu hiệu trong chăn nuôi. Thực tế những năm qua đã khẳng định an toàn sinh học là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ an toàn đàn gia cầm. An toàn sinh học là tổng hợp các giải pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn, từ đó bảo vệ đàn gia cầm an toàn dịch bệnh. Đặc biệt trong các đợt dịch cúm gia cầm vừa qua những cơ sở chăn nuôi nào làm tốt an toàn sinh học thì dịch cúm gia cầm không xảy ra. Từ lợi ích của mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, đòi hỏi của thực tiễn sản xuất và yêu cầu chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên đã có chủ trương đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học trong những năm tới ở địa phương. Tỉnh sẽ tiếp tục kết hợp với các công ty thuốc thú y, các tổ chức phi chính phủ để tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ những điều kiện cần thiết cho bà con nông dân áp dụng mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học, nhân rộng mô hình từ các địa phương làm tốt những năm qua sang các địa phương khác trong tỉnh. Đặc biệt Sở Nông nghiệp, chi cục thú y, trung tâm khuyến nông tỉnh đẩy mạnh việc xây dựng các câu lạc bộ chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học cộng đồng nhằm huy động lực lượng của cả xã hội cùng tham gia. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 phổ biến và thực thi mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học ở tất cả các xã trong tỉnh, khống chế dịch cúm gia cầm và không để xẩy ra các dịch bệnh trong chăn nuôi gà và gia cầm. 4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học 4.4.2.1 Tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí chăn nuôi gia cầm ở địa phương Đầu tư, cải tạo hệ thống cống rãnh trong làng đảm bảo dễ thoát nước ra mương chính của xã và huyện. Vận động các gia đình tự xây dựng rãnh thoát nước từ nhà ra rãnh chung của làng. Rãnh chung của làng sẽ gồm nhiều nhánh chạy theo các trục đường của làng và đổ ra mương tiêu nước chính ở trên. Quy hoạch chỗ để phân gà chờ bán ngoài khu vực dân cư, tiện đường ô tô vào chở phân và thuận lợi cho việc vệ sinh sát trùng định kỳ. Mỗi thôn cần xây dựng 2-3 khu vực gom phân gà xung quanh có tường bao và thuận tiện cho việc vận chuyển phân đến hoặc đi khỏi thôn. Tổ chức mạng lưới dịch vụ cung ứng thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y tại thôn, đào tạo nhân viên thú y cho thôn và hỗ trợ xây dựng tủ thuốc thú y, tủ lạnh bảo quản vắc-xin, phích lạnh để chuyên chở vắc-xin. Thành lập hợp tác xã chăn nuôi ở những nơi có điều kiện để tập hợp tất cả các hộ chăn nuôi gà vào một tổ chức hỗ trợ nhau cùng phát triển, phát huy thế mạnh của cộng đồng, kiểm soát những yếu tố cản trở, dần dần tạo nên thương hiệu cho con giống Đông Tảo và bảo vệ sinh thái để phát triển bền vững. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của ban chủ nhiệm hợp tác xã, thú y thôn, xã về giám sát và kiểm soát dịch bệnh, giám sát vệ sinh sát trùng, hỗ trợ người chăn nuôi khi có bệnh xảy ra trên đàn gà để tránh lây lan ra diện rộng. Kiểm soát việc xuất bán gà để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào thôn từ các xe và người ngoài đến địa phương mua gà bằng cách xây dựng chợ tiêu thụ sản phẩm tại xã, phun sát trùng các xe tải, xe máy từ nơi khác đến địa phương mua sản phẩm gia cầm và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi để họ có thể mang sản phẩm đi tiêu thụ tại các địa phương khác. 4.4.2.2 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương Nâng cao nhận thức về chăn nuôi an toàn sinh học cho cộng đồng (gồm cả người chăn nuôi và không chăn nuôi gia cầm, cán bộ và nhân dân nói chung) thông qua việc tuyên truyền trong các cuộc họp làng, xã và hệ thống loa truyền thanh của địa phương. Nâng cao nhận thức của người ấp trứng về đảm bảo vệ sinh phòng bệnh môi trường ấp, quy trình vệ sinh sát trùng đối với trứng ấp, máy ấp và máy nở. Tuyên truyền về các phương pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia cầm và xử lý rác, gia cầm chết đảm bảo không để nguồn bệnh lây lan trong công đồng. Có sự phối hợp hoạt động của hợp tác xã chăn nuôi gà với chính quyền địa phương để có các quy định về thu gom phân, về nước thải, về vệ sinh sát trùng cống rãnh, ao, mương, đường làng, chỗ chứa phân định kỳ nhằm mục đích bảo đảm an toàn sinh học. 4.4.2.3 Xây dựng chợ tiêu thụ sản phẩm cách ly khỏi khu dân cư và khu vực chăn nuôi gia cầm Kiểm soát việc xuất bán gà để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào thôn từ các xe và người ngoài đến địa phương mua gà bằng cách xây dựng chợ tiêu thụ sản phẩm tại xã, phun sát trùng các xe tải, xe máy từ nơi khác đến địa phương mua sản phẩm gia cầm và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi để họ có thể mang sản phẩm đi tiêu thụ tại các địa phương khác. Xây dựng chợ gia cầm để tiện mua bán trao đổi sản phẩm mà vẫn kiểm soát được dịch bệnh theo mô hình sau: Hoạt động Đơn vị phụ trách Khi nào làm - Lập đội kiểm dịch BQL phòng chống CGC Bắt đầu DA - Kiểm soát giết mổ Thú y, BQL chợ Các phiên hợ - Khử trùng tiêu độc Thú y, BQL chợ Trước, sau chợ - Xử lý gia cầm bệnh Thú y, BQL chợ Trước khi vào chợ Trong chợ - Qui định khu vực KD BQL chợ Bắt đầu DA - Tuyên truyền Thú y, ban văn hóa Các phiên chợ - Hỗ trợ PT bảo hộ cho DA hỗ trợ ban đầu Bắt đầu DA người bán và giết mổ - Thu gom xử lý rác Đội vệ sinh phòng dịch Sau các phiên chợ thải và khủ trùng tiêu độc - Hỗ trợ bao gói cho DA & người buôn bán Các phiên chợ người mua 4.4.2.3 Tăng cường bồi dưỡng và tập huấn về chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học cho cụm dân cư Những năm qua người chăn nuôi gà đều được tham gia các lớp tập huấn do cán bộ tiếp thị của các hãng thức ăn như JAPFA COMFEED, CP, NASCO... và một vài lớp do khuyến nông hoặc hội liên hiệp phụ nữ hoặc hội nông dân tổ chức. Tuy nhiên số người được tham gia tập huấn không nhiều vì các hãng thường chỉ quan tâm đến những người chăn nuôi qui mô lớn còn lớp của khuyến nông thì cả xã có 1 lớp nên số người được tham gia rất hạn chế. Vì vậy cả lãnh đạo địa phương, các ban ngành chuyên môn trong đó có nhân viên thú y cũng như người dân đều rất mong muốn được tập huấn. Các nội dung tập huấn được đề nghị là kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi gà đảm bảo an toàn sinh học, cách chọn và sử dụng thức ăn cho gà, các biện pháp phòng và chống dịch bệnh. * Phương pháp tập huấn: Sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia của người dân (PRA) * Nội dung tập huấn a) Các yêu cầu an toàn sinh học cho chuồng trại Quy hoạch nơi xây dựng chuồng trại Kích thước chuồng nuôi, mái, tường, trần, nền, thềm, thoát nước trong chuồng Hệ thống chống nóng Yêu cầu vệ sinh phòng bệnh đối với chuồng nuôi b) Các yêu cầu an toàn sinh học cho độn chuồng c) Các yêu cầu an toàn sinh học cho vườn thả gà Quy hoạch vườn thả Ngăn cách với nơi ở của người Yêu cầu vệ sinh phòng bệnh đối với vườn thả d) Các yêu cầu an toàn sinh học cho dụng cụ chăn nuôi Các loại dụng cụ chăn nuôi Yêu cầu vệ sinh phòng bệnh đối với dụng cụ chăn nuôi e) Chọn giống gà con, gà hậu bị, gà đẻ f) Các bệnh thường gặp và cách xử lý khi dịch bệnh xảy ra: Bệnh Cúm gia cầm Bệnh Niu-cat-xơn Bệnh Gumboro Bệnh Tụ huyết trùng Bệnh Hen gà (CRD) Bệnh Bạch lỵ Bệnh Cầu trùng g) Các biện pháp phòng bệnh Chọn con giống an toàn dịch bệnh Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi khi chuẩn bị nuôi gà Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi khi đang nuôi gà Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi sau khi xuất bán hết gà Các biện pháp cách ly Các chất sát trùng thường dùng h) Vắc-xin Vắc-xin là gì, tại sao cần dùng vắc-xin để phòng bệnh Cách chọn và bảo quản vắc-xin Cách sử dụngvắc-xin Lịch dùng vắc-xin i) Quản lý và xử lý chất thải Phân gà Nước thải 4.4.2.4 Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho cụm dân cư a) Mô hình chăn nuôi an toàn cho hộ chăn nuôi nhỏ lẻ dưới 100 gà Phương thức nuôi: Bán chăn thả hoặc nuôi nhốt Chuồng nuôi cách nơi ở của người với diện tích 15m2; cao 2,5m; nền gạch chống ẩm hoặc nền xi măng, xung quanh có hiên xi măng dốc để thoát nước, nền cao hơn mặt đất 30cm, chuồng có tường lửng cao 60cm kể từ nền, tường bằng lưới thép mắt cáo hoặc phên tre đan được gắn vào các cột trụ gạch. Chuồng có cửa đóng mở, có hố đựng chất sát trùng trước cửa. Có bạt kéo từ dưới lên để phòng khi mưa rét và phải có độn chuồng. Có quây úm bằng cót ép cao 45-50 cm, chụp sưởi có 1 bóng hồng ngoại, 1 bóng đèn sáng để cho gà ăn đêm. Có 2 khay ăn và 2 máng uống cho gà con, 5 máng ăn và 3 máng uống cho gà lớn (nếu nuôi nhốt). Nếu nuôi thả vườn chuồng có thể hẹp hơn khoảng dưới 10m2 để gà ngủ buổi tối, vườn thả gà cần có lưới quây xung quanh, khô, cao ráo, dễ thoát nước, không có rãnh nước trong khu thả gà hoặc nếu có thì cần rào lại. Lối vào vườn thả cần có cổng và có hố đựng vôi bột sát trùng trước hoặc sau cổng vào. Có rãnh thoát nước thải từ chuồng gà ra rãnh chung của xóm, rãnh cần cao hơn rãnh của xóm để khi mưa nước không chảy ngược trở lại chuồng gà. Có bình phun sát trùng 20 lít. Có phích lạnh bảo quản vắc-xin, cốc đong chia độ để pha văc-xin Ngăn khu nuôi vịt, ngan, gà tây, lợn cách xa khu nuôi gà. Người chăn nuôi có dép, khẩu trang khi vào cho gà ăn uống và có quần áo bảo hộ khi dọn chuồng gà. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về công tác giống, chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh cho gà, bảo quản và sử dụng vắc-xin, lịch dùng vắc-xin. b) Mô hình chăn nuôi an toàn cho hộ chăn nuôi bán công nghiệp trên 500 gà Phương thức nuôi: Nhốt hoàn toàn; Chuồng nuôi cách xa nơi ở, rộng 50 m2 trở lên; Có rào ngăn cách khu chăn nuôi với khu ở của người; Trước cửa vào khu chăn nuôi và mỗi chuồng gà cần có hố chứa chất sát trùng; Chuồng gà tách riêng, không nuôi chung với các vật nuôi khác; Chuồng gà con riêng, chuồng gà lớn riêng; Phân gà dọn ra cần được ủ kỹ hoặc để ở bãi chứa phân theo quy định của thôn; Tu sửa lại hệ thống cống rãnh thoát nước cho rộng, sâu hơn, thoát nước tốt hơn; Người chăn nuôi cần có quần áo bảo hộ lao động, mũ, khẩu trang, dép khi vào chuồng gà; Sát trùng tiêu độc xe đến mua gà; Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về công tác giống, chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh cho gà, bảo quản và sử dụng vắc-xin. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua khảo sát các địa phương và thảo luận với các hộ chăn nuôi cũng như nhóm cán bộ (lãnh đạo xã và thôn, các đoàn thể, cán bộ thú y,..) chúng tôi rút ra các kết luận sau về tình hình chăn nuôi gà theo hướng ATSH tại các tỉnh Hưng Yên như sau: Những năm qua, chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ở Hưng Yên khá phát triển đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và đáp ứng yêu cầu sản phẩm cho người tiêu dùng cho người dân địa phương cũng như cho Hà Nội và các vùng phụ cận. Mô hình chăn nuôi gà theo hướng ATSH đã được xây dựng và bắt đầu phát triển mang lại kết quả và hiệu quả chăn nuôi hơn hẳn hình thức chăn nuôi thông thường. Nhiều điển hình chăn nuôi theo hướng ATSH đã xuất hiện và là tấm gương tiêu biểu để các hộ tham quan học tập rút kinh nghiệm. Chăn nuôi gà nói chung và chăn nuôi gà theo hướng ATSH đã phát triển mạnh ở các xã thuộc hai huyện Yên Mỹ và Phù Cừ. Đây là hai huyện có truyền thống chăn nuôi gà của Hưng Yên. Huyện Yên Mỹ có giống gà Đông Tảo rất nổi tiếng ở xã Yên Hòa. Xã Tống Phan (huyện Phù Cừ) là một trong những xã có phong trào phát triển chăn nuôi gà mạnh mẽ và sớm của tỉnh Hưng Yên. Tại các địa phương này, chăn nuôi gà chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của hộ gia đình, chứng tỏ chăn nuôi gà là ngành chính của địa phương. Các mô hình chăn nuôi gà theo hướng ATSH đã khởi xướng và phát triển mạnh ở các địa phương này. Hiện nay, chính quyền nơi đây đang hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ chăn nuôi an toàn sinh học để tuyên truyền phổ biến kiến thức chăn nuôi ATSH đến các hộ khác và vận động các hộ gia đình có chăn nuôi hay không chăn nuôi thực hiện cam kết an toàn trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán vận chuyển gia cầm để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi và cho cả cộng đồng người tránh sự lây truyền của dịch H5N1 từ gia cầm sang người. Thực tế thời gian qua ở Hưng Yên đã xẩy ra dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh khác ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà. Việc để xẩy ra và lây lan dịch bệnh ở địa phương có thể do các nguyên nhân sau (i) Do người đến mua sản phẩm (gà giống, gà thịt, trứng) hoặc do người địa phương (cả người chăn nuôi và người không chăn nuôi) mang về; (ii) Do mua con giống bên ngoài nên không kiểm soát được chất lượng; (iii) Người chăn nuôi đã tiêm vac xin cho gia cầm nhưng có thể do chất lượng vắc xin chưa tốt hoặc do việc bảo quản và sử dụng vắc xin không hợp lý, không đúng kỹ thuật nên vắc xin không còn hiệu lực; (iv) Cũng có thể do mầm bệnh đã có sẵn trong địa phương; (v) Trình độ kỹ thuật của người dân còn hạn chế, đất vườn chật hẹp, mật độ chăn nuôi dày đặc dẫn đến dịch bệnh dễ lây lan; (vi) Do mạng lưới thú y yếu. Trên cơ sở phân tích thực trạng chăn nuôi gà ATSH ở Hưng Yên thời gian qua, luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi gà ATSH ở địa phương thời gian tới. Các giải pháp này tập trung vào (i) Tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí chăn nuôi gia cầm ở địa phương; (ii) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương; (iii) Tăng cường bồi dưỡng và tập huấn về chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học cho cụm dân cư; (iv) Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho cụm dân cư trong thời gian tới. 5.2 Kiến nghị a) Địa phương Qui hoạch đưa chăn nuôi gia cầm ra khỏi khu dân cư ở những nơi có điều kiện; Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia cầm và hướng dẫn kỹ thuật cho người định kỳ hàng năm. Nội dung tập huấn gồm kỹ thuật chọn con giống, mua thức ăn và cho ăn, nước uống, xây dựng và vệ sinh chuồng trại, chăm súc nuôi dưỡng đàn gia cầm,…); Thực hiện nghiêm túc các biện pháp dự phòng khi chưa có dịch bệnh xảy ra, cần làm tốt việc tập huấn nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi và cho cán bộ thú y cơ sở; và xử lý chất thải và chất độn chuồng cho chăn nuôi gia cầm. Xây dựng một chợ bán gia cầm cho xã và kiểm soát giết mổ, buôn bán, vận chuyển gia cầm ra khỏi khu dân; qui hoạch khu vực chứa phân gà ở những địa phương nuôi nhiều gà để xử lý nguồn phân rác; Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng trừ dịch bệnh đối với chăn nuôi gia cầm; Nếu có dịch xẩy ra, cán bộ địa phương, thú y viên lập biên bản, yêu cầu không được bán chạy gia cầm để kiểm tra; Kiên quyết tiêu hủy những đàn gà mắc bệnh hoặc có biểu hiện bất thường; b) Người chăn nuôi Hạn chế mua gia cầm từ bên ngoài không rõ nguồn gốc; Nếu có dịch xẩy ra không bán chạy gia cầm và ít tiếp xúc với người buôn bán gà; theo dõi chặt biến động về sức khỏe của đàn gà; làm tốt vệ sinh môi trường, phun thuốc sát trùng khu vực chăn nuôi, kiểm soát chặt người và phương tiện đi vào khu vực chăn nuôi. Không vứt gà chết ra mương hạn chế sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng; Đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ để không ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. Phân rác cần được thu gom để bán đúng nơi qui định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Việt Anh (2003), Chăn nuôi gà an toàn sinh học - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. 2. Nguyễn Văn Bắc (2007), Chăn nuôi vịt an toàn sinh học tại phía Nam - Báo Nông nghiệp. 3. Hoà Bình (2007), Giải pháp an toàn sinh học cho đàn gia cầm. 4. Nguyễn Hoài Châu (2006), An toàn sinh học trong chăn nuôi - Báo Nông nghiệp số 227 ra ngày 14/11/2006. 5. Nguyễn Hoài Châu (2006), An toàn sinh học trong chăn nuôi tập trung, Báo Nông nghiệp số 221 ra ngày 6/11/2006. 6. Hà Ngọc Giang (2009), Chăn nuôi gà an toàn sinh học ở Lâm Thao - Báo Phú Thọ 11/08/2009. 7. Đào Lệ Hằng (2008), Bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi. 8. Đặng Quang Huy (2008), Xây dựng vùng chăn nuôi thí điểm theo phương thức an toàn sinh học. 9. Hương Lan (2008), Nuôi gà an toàn sinh học - Hướng phát triển chăn nuôi hàng hóa thành phố Hoà Bình, Báo Hòa Bình 9/10/2008. 10. Nguyễn Lựu (2008), Chăn nuôi an toàn sinh học - Hướng phát triển bền vững. 11. Trần Nga (2008), Nuôi gà an toàn sinh học: Hướng đi bền vững. 12. Nguyễn Tuấn Sơn, Nguyễn Thị Tuyết Minh (2007), Đánh giá nhu cầu an toàn sinh học cho cụm dân cư chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Hưng Yên. Báo cáo nhóm tư vấn cho Tổ chức Abt Associates Inc của Hoa Kỳ tại Hà Nội. 13. Ngô Thắng (2007), Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học, mô hình cần được nhân rộng. 14. Hữu Thông (2008), Hấp dẫn nuôi gà an toàn sinh học, - Báo Nông thôn ngày nay số 196 ra ngày 18/8/2008. 15. Dương Đình Tường (2007), Chăn nuôi gà an toàn sinh học. 16. Đỗ Kim Tuyên (2007), Vấn đề an toàn sinh học trong chăn nuôi bò sữa hiện nay. 17. Vũ Minh Việt (2008), Bắc Giang: Nuôi gà an toàn sinh học hiệu quả cao. 18. Tạp chí Chăn nuôi, Số 4/2006, An toàn sinh học: Giải pháp hữu hiệu để bảo vệ an toàn đàn gia cầm. 19. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Báo Nông nghiệp Việt Nam: Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ - Kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học. Diễn đàn tổ chức tại Hải Dương ngày 05/11/2007. 20. Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia, Hiệu quả từ mô hình “Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học” ở Phú Thọ (19/10/2009). ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09050.doc
Tài liệu liên quan