Nghiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng nguyên- Tỉnh Nghệ An

1. Mở Đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Lâu nay nói đến đói ngèo thì nó chính là một vấn đề bức xúc nhất của mọi quốc gia trên thế giới.ở Việt nam chúng ta công tác xoá đói giảm ngèo đã trở thành một chương trình kinh tế xã hội trọng điểm. Trong nhiều năm qua, đất nuớc chúng ta đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn thử thách nhằm thoát khỏi cái nghèo và đã đạt được những kết quả to lớn(GDP bình quân đầu người năm 2000 khoảng 637,56 năm 2006, khống chế được mức gia tăng dân số từ 2,1 năm 1989 xuống

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng nguyên- Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn 1,26 năm 2006, tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế đã giảm từ 58% xuống còn 20% trong giai đoạn 1993- 2004) ( Theo UNDP, 2007). Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tổng số dân tính đến năm 2006 là 84,16 triệu người trong đó người ngèo khoảng 19% thì Đồng Bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ người ngèo cao nhất nước ( chiếm 14,4% ). Tài chính vi mô bắt đầu phát triển trong những năm 70 ở những nước đang phát triển thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo. ở Việt Nam chúng ta, tài chính vi mô được biết đến vào cuối thập kỷ 80, nhưng cho đến nay ít người hiểu được một cách đầy đủ về tài chính vi mô. Cho đến nay tại việt nam chúng ta đã có khá nhiều những tổ chức tài chính vi mô phát triển và hoạt động có hiệu quả trong việc giải quyết đói nghèo như : Quỹ Tình Thương của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ( TYM), Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm ( CEF), và mới đây trong năm 2006 có thêm mạng lưới tài chính vi mô ra đời gọi là nhóm M7 bao gồm các tổ chức tài chính thuộc các huyện Ninh Phước ,tỉnh Ninh Thuận; Can Lộc ,tỉnh Hà Tĩnh, Uông Bí và Đông triều, tỉnh Quảng Ninh ; Mai Sơn, Sơn La Thành Phố Điện Biên. ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An thì phần lớn các tổ chức tài chính vi mô chưa phát triển đủ mạnh về số lượng, cũng như quy mô hoạt động.Quan hệ giữa các tổ chức tài chính vi mô cũng như các chi nhánh ngân hàng đóng trên địa bàn huyện chưa thực gắn bó với hộ nghèo vì lý do ; Khả năng đảm bảo các khoản nợ vay của hộ nghèo không đảm bảo dễ dẫn đến rủi ro cao. Do vậy, làm thế nào phát triển được các tổ chức tài chính vi mô và các hộ nghèo đến được với các tổ chức này để các hộ nghèo không bị ám ảnh bởi cái nghèo? Câu trả lời là '' Nghiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng nguyên- tỉnh Nghệ An '' chính là điểm tựa cho các hộ nghèo ở huyện, và đây cũng chính là đề tài mà tôi nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 1.2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng nguyên- tỉnh nghệ an nhằm giúp những hộ nghèo trong huyện thoát khỏi đói nghèo và bảo vệ họ, giúp họ tránh tái nghèo. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng nguyên- tỉnh Nghệ An. Tìm hiểu thực trạng về tình hình phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng nguyên- tỉnh Nghệ An. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An, với tôn chỉ giúp các hộ nghèo trong huyện thoát nghèo và tránh tái nghèo. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tài chính vi mô. Nghiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô và các hoạt động của các tổ chức này đối với các hộ nghèo ở huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An ( Số lượng, quy mô hoạt động, thể chế hoạt động tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm...). 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Về nội dung : Phát triển các tổ chức tài chính vi mô cũng như hoạt động tín dụng của các tổ chức này đối với hộ nghèo ở huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An. Về không gian : Nghiên cứu phát triển và vai trò của các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An, tập trung ở các xã đặc biệt nghèo. Về thời gian: Các số liệu thu thập và khảo sát được ở huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An. 2. Cơ Sở lý luận và thực tiễn của phát triển tài chính vi mô 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số lý luận về tài chính vi mô 2.1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của tài chính vi mô. Tín dụng ra đời từ rất sớm sau đó là tín dụng nông thôn. Đến các năm từ 950- 1970 thì các chương trình tín dụng nông thôn đã chuyển thành cho vay nông thôn sau đó đến tài chính nông thôn và gần đây mới xuất hiện khái niệm tài chính vi mô. Do đó trước đây trong các tài liệu về tài chính nông thôn thường nói tới tín dụng nông thôn và đây là dạng tín dụng truyền thống. Các chương trình tín dụng điển hình gắn voái tín dụng nông thôn theo kiểu bao cấp, coi người nghèo chỉ có khả năng vay mà không có khả năng tiết kiệm. Từ đầu những năm 1950 cho đến những năm 1970 trong các tài liệu đã có rất nhiều phê phán về các chương trình tín dụng nông thôn theo kiểu bao cấp đó. Với những thất bại của các chương trình tín dụng nông thôn theo kiểu truyền thống nên cuối các năm 1970 đến đàu năm 1980 đã có sự chuyển sang một hướng khác. Từ đó dần xuất hiện lĩnh vực tài chính vi mô. Như vậy là từ tín dụng nông thôn đã chuyển sang tài chính vi mô. Tài chính vi mô được đánh dấu rõ vào năm 1996 theo quan điểm của thế giới. Chỉ trong năm này đã có ít nhất 9 quyển sách xuất bản về tài chính vi mô. Nhiều bài báo được đăng tải trên các tạp chí học tập vá các nghiên cứu của các tổ chức phát triển lớn như World Bank và các tổ chức phát triển của liên hợp quốc. Tháng 2 năm 1997 hội nghị quốc tế thượng đỉnh tín dụng ở Washington DC., đã có hơn 2.000 người tham gia. Mục đích của cuộc họp thượng đỉnh này nhằm đẩy mạnh sự hứa hẹn những nhà hoạt động thực tế , các chính phủ , các nhà tài trợ và các nhà hoạt động phát triển khác về việc coi tài chính vi mô như là một chiến lược nhằm xoá đói giảm nghèo bền vững. Trong các năm gần đây một lượng lớn tài liệu về lĩnh vực tài chính vi mô đã được viết và xuất bản nhằm tăng cường sự hiểu biết phổ biến cho cộng đồng trên thế giới ( Joe remenyi ...2000). Trung tâm phát triển Châu á Thái Bình Dương ( APDC) là một tổ chức liên chính phủ được tài trợ bởi 21 chính phủ và nhà nước chấp nhận tài chính vi mô cho người ngèo như là một chiến lược hàng đầu trong chương trình xoá đói giảm ngèo. Trong các năm gần đây, nhiều khởi xướng mới về tài chính vi mô đã xuất hiện ở Châu á và Thái Bình Dương. Tài chính vi mô đã được truyền bá vì sự thành công của Ngân Hàng Grammen, Uỷ ban tiến bộ nông thôn Bangldes(BRAC), Hội tiến bộ xã hội(ASA), Ngân hàng SEWA và nhiều tổ chức hoạt động với người ngèo(Joe Rêmnyi) Sự phát triển của tài chính vi mô dựa trên cơ sở của sự phát triển của công nghệ tín dụng với các thể chế tài chính (Wifram erhdardt,2002) và sau này là công nghệ tài chính ở thập kỷ 90. Trên thế giới tài chính vi mô phát triển qua 4 giai đoạn: - Thứ nhất là những năm 70 của thế kỷ XX: đây là giai đoạn bắt đầu của tài chính vi mô và được diễn ra ở các nước đang phát triển thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo. - Thứ hai là những năm 80 : Đây là giai đoạn phát triển của tài chính vi mô với sự phục vụ số đông khách hàng mà vẫn có lãi. - Thứ ba là những năm 90 : Tài chính vi mô phát triển như một ngành riêng.Tại một số nước có sự cạnh tranh mạnh giữa các tổ chức tài chính vi mô cung cấp tài chính vi mô cho người ngèo. - Thứ tư là những năm 2000: Mục tiêu của tài chính vi mô là đáp ứng được nhu cầu ở quy mô lớn về dịch vụ tài chính xoá đói giảm nghèo. Tài chính vi mô được các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu á, quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp coi là tiếp cận cơ bản để mang dịch vụ tài chính cho người nghèo, tạo điều kiện xoá đói giảm nghèo. 2.1.1.2 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của tài chính vi mô a. Khái niệm: Sự hiểu biết theo quy ước hoặc thông thường về tài chính vi mô có thể được hiểu là '' Ngân hàng của người nghèo''. Nếu như trước đây quy định đường nghèo với tiêu chuẩn thu nhập dưới 1 đôla/ ngày thì định nghĩa trên không đủ hướng dẫn và bao phủ của tài chính vi mô. Điều đó cũng không thể biện minh rằng sự dai dẳng của nghèo đói và sự thiếu khả năng thoát nghèo của quá nhiều người nghèo được gắn với sự thiếu các dịch vụ tài chính vi mô thích hợp với tình trạng và nhu cầu của người nghèo. Qua các tài liệu, rõ ràng trung gian tài chính như là dầu của các banh xe của hoạt động kinh tế trong '' nền kinh tế nghèo nàn''. Cách hiểu theo quy ước chỉ ra rằng tài chính vi mô được công nhận như là một bộ phận quan trọng thiết yếu cần có nếu các hộ nghèo thành công trong sự cố gắng để vượt qua nghèo và ở lại đó ( Joe Remenyi...2000 ). Cách hiểu theo quy ước trên là sự kết hợp các quan điểm của nhưnữg nhà hoạt động thực tế, kiến thức trong các tài liệu có tính học thuật đã phát triển về tài chính vi mô và vai trò của nó trong giảm nghèo cùng một số lý thuyết trong việc gắn kết giữa tăng thu nhập, táii tạo việc làm và phân phối các dịch vụ tài chính vi mô cho các hộ. Từ đó có thể khái niệm tài chính vi mô như sau: '' Tài chính vi mô là một bộ phận của tài chính nông thôn, Cung cấp tài chính qua các món cho vay nhỏ ; Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho người nghèo. Các tổ chức tài chính vi mô có thể được gọi là các ngân hàng cho người nghèo'' ( Usemi, 2002 ). Một số nhà khoa học nhân định rằng tuy tài chính vi mô liên quan đến những món tiền nhỏ nhưng về phạm vi thì không nhỏ, vì nó liên quan đến một lượng hộ nghèo lớn mà đông đảo nhất là ở các nước đang phát triển. Bởi vậy, tài chính vi mô còn là tài chính định hướng chính sách xoá đói giảm nghèo. Theo một số nhà chuyên môn của Việt Nam thì cũng có thể hiểu tài chính vi mô các dịch vụ tài chính tương đối nhỏ, đặc biệt là cung cấp là cung cấp tín dụng nhỏ cho các daonh nghệp vi mô hoặc các cá nhân và huy động tiết kiệm nhỏ của họ. Tuy nhiên phương pháp thông dụng và thực tiễn nhất là nhìn nhận tìa chính vi mô Việt Nam trên ba giác độ: Nhóm mục tiêu, quyb mô khoản vay và các cơ chế sữ dụng để cung cấp dịch vụ tới khách hàng là các hộ có thu nhập thấp. Theo tác giả Đào Văn Hùng ( Hùng, 2005 ) thì hộ có thu nhập thấp là các hộ có năng lực lao động sản xuất kinh doanh. Năm 1999 tác giả này lấy chuẩn khoản vay giá trị từ 3 triệu đồng trở xuống để định nghĩa về tài chính vi mô và ước tính có 6,7 triệu hộ thu nhập thấp ở Việt Nam . Tác giả chia các hộ ở nông thôn ra 3 loại là thu nhập rất thấp, thu nhập thấp và thu nhập cao hơn. Thị trường tài chính vi mô Việt Nam bao gồm 65% dân số nông thôn với 12 triệu hộ nông thôn thì hai loại hộ thu nhập rất thấp và thấp chiếm 10% và 55%. Theo khái niệm trên thì ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NHNN & PTNT ), Ngân hàng chính sách xã hội ( NHCSXH) , Qũy tín dụng nhân dân( QTDND) và Ngân hàng cổ phần nông thôn ( NHCPNT) có thể phần nào được coi là các tổ chức tài chính vi mô. Các tổ chức tài chính vii mô là các đơn vị cung cấp cac sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mà trọng tâm là khách hàng nghèo. Dịch vụ tài chính cho người nghèo là phưương thức giúp họ có được lượng tiền lớn khi họ cần tiền vay có cơ hội để đầu tư . Người nghèo có thể bán tài sản hoặc dùng tài sản thế chấp hay cầm cố tạm thời để có tiền mặt. Đây là các dịch vụ khá phổ biến nhưng người nghèo lại ít hoặc không có tài sản . Bởi vậy cách giải quyết tin cậy và bền vững cho họ không chỉ cho họ vay mà còn phải giúp họ tiết kiệm ( Đỗ Kim Chung, 2005). b. Mục tiêu của tài chính vi mô: Mục tiêu cơ bản của tài chính vi là khắc phục những thất bại của các Ngân hàng hiện đại trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo về các dịch vụ tài chính trung gian. Lý do thất bại của các Ngân hàng hiện đại trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo là các dịch vụ tài chính của các Ngân hàng này không đáp ứng yêu cầu thiết thực vốn cho người nghèo, có định kiến , cứng nhắc, thiếu các động cơ thúc đẩy và thờ ơ với người nghèo, xem đối tượng khách hàng này không có khả năng đảm bảo các khoản nợ vay. Trong cách hiểu thông thường về lưu thông của Ngân hàng thì người nghèo được đặc trưng là thiếu thế chấp đối với cho vay và '' các sản phẩm'' mà người nghèo yêu cầu gắn với các chi phí giao dịch rất cao, rủi ro khóquản lý qua việc sữ dụng '' công nghệ'' của Ngân hàng hiện đại (Usemi,2002). Các tổ chức tài chính vi mô vượt lên được tất cả các thất bại của Ngân hàng hiện đại vì chúng có 6 bài học cơ bản : (1) Tìm cách thay thế cho thế chấp bằng một cơ sở có hiệu lực để khách hàng lựa chọn (2) Sử dụng chính lãi suất để quản lý rủi ro và giữ tỷ lệ trả nợ đúng hạn gần như hoàn hảo (3) Tối thiểu hoá chi phí bằng tiền qua việc cho vay món nhỏ và thu nhập các khoản tiết kiệm nhỏ (4) Huy động lực lượng cùng ngang hàng hoặc cùng địa vị và đạo đức xã hội để bắt tuân theo các thoả thuận (5) Thiết kế và phân phối các sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của người nghèo (6) Phân đoạn thị trường để có sự tập trung vào người nghèo, vừa là mục tiêu vừa là kích thích Các dịch vụ Ngân hàng có thể phân thành 5 nhóm sản phẩm cơ bản sau: - Tín dụng (Hay thé chấp bằng cộng đồng, các nhóm đồng hành hoặc tiết kiệm bắt buộc) - Dịch vụ tiền gửi - Các sản phẩm bảo hiểm - Các dịch vụ tư vấn tài chính - Các dịch vụ biện hộ c. Vai trò của tài chính vi mô : Tác động của tài chính vi mô tới quá trình giảm nghèo vẫn còn gây tranh cãi, nhưng về mặt lý thuyết thì tài chính vi mô được xem là một việc cung cấp một phậm vi rộng các dịch vụ tài chính như các khoản vay, tiết kiệm, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo, các hộ có thu nhập thấp và các doanh nghệp nhỏ của họ. Tài chính là việc kinh doanh tiền vốn luỹ tiến và sau đó lại phân bố khắp nơi. Tài chính vi mô bao gồm việc phân bổ trong phần nhỏ của các thị trường tài chính nơi người nghèo mở rộnh các hoạt động kinh tế, tăng thu nhập và tài sản đồng thời cùng làm tăng thêm lòng tự tin cho người nghèo trong nền kinh tế thị trường khốc liệt này. Như vậy, nhìn nhận theo khía cạnh giảm nghèo, tài chính vi mô có tác động tích cực như sau: - Tài chính vi mô giúp người nghèo đấu tranh với đói nghèo bằng chính việc cải thiện thu nhập cho họ. Mức độ nhân lực và vốn trong hộ gia đình có thể tăng lên nhờ các nguồn vốn bổ sung, từ đó giúp các hộ phát triển các hoạt động kinh tế sinh lợi mới hoặc mở rộng quy mô kinh daonh hiện tại. Tài chính vi mô được mong đợi làm giảm các chi phí cơ hội của các tài sản vốn, khuyến khích việc sử dụng các công nghệ tiết kiệm sức lao động, tăng cường khả năng cho các hộ gia đình trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và ngoài nông nghiệp từ đó làm tăng năng suất lao động gia đình. - Tài chính vi mô sẽ làm giảm bớt sự tổn hại do các tác động bất thường. Các tác động bất thường như rủi ro thiên nhiên, bênh tật mà người nghèo dễ bị tổn thương nhất. Về khía cạnh kinh tế, những tác động trên được hiểu là mức tăng không khhông dự đoán của tiền trả ra vượt quá tiền thu vào. Tài chính vi mô sẽ giúp giả quyết về luồng tiền, tránh việc vay tiền với chi phí cao từ các nguồn không chính thức, giảm việc bán khẩn cấp các tài sản sản xuất với giá thấp, - Tài chính vi mô có thể tạo ra khả năng cho người nghèo và phụ nừ thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng. điều này cũng có nghĩa là tăng khả năng vị thế kinh tế và xã hội của hộ trong gia đình và cộng đồng. Tài chính vi mô có đóng góp quan trọng cho người nghèo trong việc thoát khỏi cái nghèo. Nhìn nhận thoe khía cạnh kinh tế một cách đơn giản thì các tổ chức tài chính vi mô có các tác dụng sau: (1) Đáp ứng tốt vốn lưư động cho người nghèo (2) Đề xuất cách đàu tư thích hợp cho người nghèo (3) Trình bày các ý kiến lựa chọn tiết kiệm để tích trữ tài sản (4) Đề xuất bảo hiểm cho quản lý rủi ro và tiết kiệm cho chu kỳ sống (5) Đáp ứng linh hoạt cho các thay đổi bất thưường ngoài kế hoạch hoặc không thuận lợi (6) Cung cấp các tư vấn sử dụng tiền cho hộ nghèo. Tiếp cận tài chính vi mô có thể dẫn đến các khoản thu nhập cao hơn cho người nghèo bằng một hoặc bằng một số cơ chế trong các hoạt động đầu tư hoặc tiết kiệm của các hộ nghèo như sau: (1) Tăng thu nhập hoặc giảm thiểu thất nghiệp với mức lương hiện tại (2) Có mức lương cao hơn do tăng năng suất với việc làm hiện tài và việc làm mới (3) Đầu tư vào các tài sản cho sản xuất hiện tại hoặc yêu cầu các tài sản sản xuất được bổ sung (4) Thu nhập cao hơn với việc tạo ra nhiều hơn các sản phẩm hàng hoá dịch vụ được bán trong thị trường do tiếp cận được các thị trường mới hoặc thị trường có giá trị cao hơn (5) Giảm chi phí sinh kế cho các hộ và chi phí sản xuất cho các tổ chức kinh doanh do chuyển giao được công nghệ, do vay nợ với chi phí thấp hoặc tiếp cận các nhu cầu cơ bản hoặc các hàng hoá dịch vụ trung gian rẻ. 2.1.1.3 Phân biệt tài chính vi mô với tài chính nông thôn và tín dụng nông thôn Như ta đã biết mỗi quốc gia đều có khu vực nông thôn và thành thị, các nước đang phát triển và kém phát triển luôn hướng vào chiến lược phát triển nói chung và trọng tâm phát triển nông thôn. Để có nguồn lực tài chính cho phát triển thì cần hình thành một lĩnh vực tài chính định hường vào khu vực nông thôn gọi là tài chính nông thôn, thị trường tìa chính nông thôn, các tổ chức tài chính nông thôn... Tài chính vi mô là một bộ phận cuat tài chính nông thôn và tập trung và tập trung vào thị trường hco người nghèo. Nói đúng hơn thì tài chính vi mô là một bộ phận tài chính nói chung nhưng lấy mục tiêu là phục vụ cho đại bộ phận người nghèo, đặc biệt là nhưnữg người nghèo nhất trong xã hội. Có thể phân người nghèo ra ba loại là; Ngèo, nghèo hơn và nghèo nhất. Mục tiêu hàng đầu của tài chính vi mô là tầng lớp nghèo nhất trong xã hội. Thực ra khu vực thành thị cũng có người nghèo, nhưng ở các nước đang phát triển thì người nghèo tập trung ở khu vực nông thôn, nên theo cách nhìn nhận tương đối và thông thường thì có thể coi tài chính vi mô là một bộ phận của tài chính nông thôn. Thị trường tài chính liên quan đến 3 bộ phận là tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm và được coi là tam giác có ba cạnh. Tài chính với bản chất của nó là lưư thông tiền tệ hoặc nguồn tài chính , còn tín dụng thông thường là chỉ nói đến cho vay. Thưc chất tín dụng nông thoon thực chất là một bộ phận của tìa chính nông thôn, nhưng vì nó là bộ phận ra đời sớm nhất và có vai trò to lớn nhất, dễ thấy nhất ở nông thôn của các nước đang phát triển nên người ta thường nói đến từ '' tín dụng'' thường xuyên hơn còn cụm từ '' Tài chính nông thôn'' ít đựoc nói tới. Thực chất các tổ chức tín dụng nông thôn cũng có hai loại hoạt động chính là cho vay và thu hút tiết kiệm nhưng trên thực tế tín dụng thường được hiểu đơn giản là cho vay. Tín dụng nông thôn lấy mục tiêu là phục vụ cho phát triển nông thôn nói chung, cho vay theo cơ chế chung của hoạt động tín dụng. Tài chính vi mô cũng là một bộ phận của tài chính nông thôn nên nó cũng là một tam giác có 3 cạnh là tín dụng vi mô, tiết kiệm vi mô và bảo hiểm vi mô. Hình 2.1 Vòng luẩn quẩn của việc hình thành vốn Thu nhập đầu người thấp Khả năng sản Tỷ lệ tiết kiệm Xuất thấp thấp Tỷ lệ đầu tư thấp Nguồn: Heidhues and Schrieder, 1999 Mục tiêu của tài chính vi mô là các hộ nghèo, nó là công cụ mạnh để xoá đói giảm nghèo nên phương thức hoạt động thể hiện chính sách thể chế và chiến lược giảm nghèo của quốc gia. Các tổ chức tín dụng thường là tổ chức thương mại. Trong đó chỉ có một bộ phận tín dụng bao cấp cho các nhóm mục tiêu. Bộ phận này thuộc tài chính vi mô. Tài chính vi mô là một phần của tài chính nông thôn nên bản chất của nó cũng là lưư thông những món tiền nhỏ và liên quan chủ yếu đến khách hàng nghèo và như vậy về bản chất tài chính vi mô cũng khác tín dụng nông thôn. Tuy vậy giữa các lĩnh vực luôn có sự giao thoa lẫn nhau. Tài chính vi mô cũng liên quan đến các khía cạnh như tổng kết của Usemi (Usemi, 2002). - Thể chế đối lịa với không thể chế. - Chính thức đối lại với không chính thức - Nông nghiệp đối lại với không nông nghiệp - Nghèo đối lại với không nghèo Lý do xuất hiện tài chính vi mô vì sự thất bại của cả tín dụng nông thôn và tài chính nông thôn. Sở dĩ rất nhiều các tài liệu trước đây đã phê phán các chương tín dụng nông thôn được hình thành từ các năm 1950 đến các năm 1970 vì chúnh liên quan đến tín dụng bao cấp, phân phối qua các thể chế tài chính nông thôn đặc biệt qua các chương trình của hợp tác xã nông thôn, hội nông dân hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân. Việc phân phối vốn và các thủ tục hành chính trong quá trình kiểm tra giám sát nằm trong tay các quan chức với sự kết hợp của những người lãnh đạo địa phương, những người được coi là mẫu mực hiện đại. Với tài chính thì hầu như các cố gắng trước đây nhằm đưa nó vào hướng phát triển nông thôn và cộng đồng trong các nước đang phát triển đã thất bại ( Joe Remenyi...2000). Đó là : (1) Không giúp tất cả người nghèo (2) Không kích thích nông nghiệp bền vững vì không có khả năng cấp vốn đầy đủ. (3) Không huy động được các nguồn lực trong nông thôn (4) Không chống được thất bại trong việc thu nợ (5) Không thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo (6) Không chống được việc rò rỉ các nguồn lực hạn chế giảm nghèo xuống các nhóm không mục tiêu (7) Các thất bại về tham nhũng và đạo đức Không chỉ bản chất mà ngay các từ ngữ dùng trong các tài liệu cũng có sự phân biệt giữa tín dụng nông thôn và tài chính vi mô (Usemi,2002). Với tín dụng nông thôn thường nói đến từ '' Cho vay '' ( '' lending'') và '' Khách hàng'' ( '' Customer '' ). Trong tài chính vi mô thường dùng 2 từ '' Tầm với hoặc '' Tầm bao phủ '' ( '' Outreach '' ) và '' Khách hàng'' ( '' Client '' ). Từ cho vay có thể hiểu đơn giản là sự troa đổi thoả thuận, tầm với còn có nghĩa là cố gắng tìm kiếm khách hàng. Khách hàng trong tài chính vi mô còn có nghĩa là bán chịu, là không cần thế chấp, tài chính vi mô sẽ biện hộ cho họ. Tài chính vi mô là tài chính có mục tiêu và tập trung vào người nghèo và định hướng vào người nghèo. Vậy ai là khách hàng ''Client'' của tài chính vi mô? Khách hàng của tài chính vi mô là người nghèo với các tiêu chuẩn xác định nghèo theo từng thời kỳ . Ví dụ ; Năm 1996 WB coi người nghèo có thu nhập không quá 1 đô la / ngày cho nhu cầu sống của họ, hiện nay là 2 đô la/ ngày. Tuy vậy có 4 điểm quan trọng cần nhấn mạnh là ( Joe Remenyi...2000): (1) Có sự đa dạng trong số những người nghèo mà không đồng nhất (2) Nghèo đói đối mặt với nhiều mặt và liên quan nhiều hơn đến kinh tế (3) Khi các tổ chức tài chính vi mô ( MFIs) thành công trong việc đẩy được khách hàng củav họ lên trên đường nghèo thì phần kinh doanh của họ cho các khách hàng không nghèo sẽ tăng lên cùng với sự lặp lại kinh doanh. (4) Nếu một tổ chức tài chính vi mô thực sự hướng vào mục tiêu người nghèo thì họ phải có các cách thức hiệu lực để phân định được người nghèo khỏi những người không nghèo trong một làng nghèo. 2.1.1.4 Các thách thức và bất lợi của tài chính vi mô Tài chính vi mô là công cụ mạnh trong thực hiện chiến lược giảm nghèo quốc gia. Với nhiều ưu thế nhưng như vậy không có nghĩa là hoàn hảo. Trên thực tế nó cũng có tác động tiêu cực đến người nghèo như : - Tiếp cận tài chính vi mô sẽ tăng rủi ro mà hộ phải gánh chịu. Không có tín dụng, nguồn vốn của gia định sẽ quá thấp để sinh lợi nhưng lại tạo ra ít rủi ro. Với tín dụng hộ gia đình sẽ có xu hướng bỏ dần cách thức truyền thống như đa dạng hoá mùa vụ, quảng canh sẽ giúp cho chống rủi ro. - Tín dụng có thể chuyển đổi từ người này sang người khác hoặc không được sữ dụng theo dự kiến thì việc phân bổ tín dụng phụ thuộc vào các chi phí cơ hội trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng. - Hầu hết các tổ chức tài chính vi mô kém hiệu quả so với khả năng của chúng, vì các tổ chức này coi người nghèo như một nhóm chưa định hình và tập trung chủ yếu vào chiến lược thúc đẩy giảm nghèo trong đó coi hệ thông giải ngân cứng nhắc hơn là đa dạng hoá các dịch vụ tiết kiệm và tín dụng. Hậu quả là những người nghèo nhất hầu như không tiếp cận với các chương trình trên , vì nếu tham gia thì họ có thể phải gánh chịu những rủi ro bất hợp lý. Từ đó những món lợi có thể đổ dồn vào những người nghèo có thu nhập trung bình và cao hơn hoặc những người đã vượt qua ngưỡng kinh tế tức là những người mà phần thu nhập của họ được đảm bảo. 2.1.1.5 Các ràng buộc về tầm bao phủ của tài chính vi mô tới hộ nghèo. Tài chính vi mô cung cấp trung gian tài chính qua phân phối các món vay nhỏ, tiếp cận các khoản tiết kiệm nhỏ, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác cho người nghèo. Trọng tâm của khái niệm tài chính vi mô với ý tưởng có thể xoá đói giảm nghèo một cách có hiệu ảu, vĩnh viến hoặc lâu dài trong một khoảng thời gian hợp lý bằng cách cung cấp cho người nghèo với sự tiếp cận các dịch vụ tài chính này. Trong khi coi tài chính vi mô là công cụ giảm nghèo dường như là vấn đề đơn giản và rõ ràng thì thực chất nó lại gắn với nhiều vấn đề phức tạp phải giải quyết. Có 4 hạn chế cốt lõi làm hạn chế bao phủ của dịch vụ tài chính vi mô cho hộ nghèo ( Jeo Remenyi...2000): + Khả năng tầm bao phủ của hộ nghèo Các tổ chức tài chính vi mô ( MEIs) có khả năng phát triển khách hàng cảu họ dựa trên vuệc cung cấp một số lượng lớn hơn các dịch vụ cho quyền lợi cảu người nghèo thực sự, đặc biệt là phụ nữ với các dịch vụ tài chính vi mô. Sự thôi thúc tăng len bằng cách thu hút khách hàng mới số '' gần nghèo'' hoặc '' không nghèo'' là khó chống lại, khó tránh khỏi. Việc để lọt những người nghèo là do một số lý do sau: - Khi những người cung cấp dịch vụ tài chính vi mô không định nghĩa được chữ ''nghèo'' ( Có thể giả định tất cả những người sống trong làng nghèo chính là người nghèo). - Định nghĩa có tính chất khái niệm hạot động không đầy đủ, không thích hợp cho việc sữ dụng dễ dàng cà chính xác của cán bộ thực địa ( ví dụ: Định nghĩa nghèo dựa trên mức thu nhập hoặc tiêu dùng Calo 1 ngày ). - Khi cán bộ thực địa không được đào tạo đầy đủ về mục tiêu hoặc động cơ thúc đẩy nghèo. Việc để lọt những người nghèo dễ hơn vì không nghèo thì dễ thúc đẩy hơn là nghèo. + Khả năng sống còn và phát triển của tài chính vi mô. Giảm nghèo qua các dịch vụ tài chính vi mô cần cố gắng bền vưũng vì một vòng cho vay hoặc hộ trợ với quản lý tiền không đủ đảm bảo cho các hộ nghèo vươn lên đường nghèo và ở lại đó. Nếu các nhà cung cấp tài chính vi mô phục vụ khách hàng của họ qua qua một đoạn đường dài thì chính họ phải trở nên có khả năng tồn tại về tài chính theo các dự án mà họ cấp tài chính, tức là các doanh nghiệp nhỏ và các dự án tạo thu nhập cho các hộ nghèo,tạo ra thuận lợi là điều quan trọng nhất để tạo khả năng cho những nghèo cung cấp tài chính vi mô xây dựng công bằng thu hút vốn đầu tư, cung cấp các khoản vay cho khách hàng nghèo và thấm nhuần một triết lý trong các cán bộ thực hiện chương trình. Khả năng tồn tại về tài chính là một sự lựa chon và có các chiến lược tốt để nhận được chúng. Tuy nhiên có hai lĩnh vực lớn về chính sách hoạt động và quản lý có thể được coi là đầy đủ và cần thiết đó là: - Các nhà cung cấp tài chính phải chấp nhận các chính sách giá mà các chính sách này đã bao gồm số hoàn trả cho vốn sữ dụng ít nhất ngang với chi phí cơ hội của các vốn đó. Có nghĩa là lãi suất phải trang trải được chi phí và các dịch vụ trên cơ sở bù đắp chi phí. Các chiến lược định giá trong phân phối vốn vay thấp hơn chi phí là không phù hợp với mục tiêu tạo nên những nhà cung cấp tài chính vi mô có khả năng phục vụ khách hàng của họ. - Kiểm soát chi phí là khó khăn. Số liệu từ các nghiên cứu chỉ ra rằng có một phạm vi thích hợp cho việc giảm chi phí đơn vị trong các dịch vụ cung cấp tài chính vi mô. Chi phí hoạt động trên một đơn vị dư nợ thay đổi lớn giữa các nhà hoạt động có chi phí cao và chi phí thấp. - Huy động nguồn để mở rộng tầm bao phủ cho người nghèo. Bổ sung các nguồn lực trực tiếp cho cung cấp tài chính vi mô sẽ dẫn đến tầm bao phủ cho người nghèo lớn hơn và sẽ có sự thiếu vốn cho các chương trình tài chính. Vì vậy, cung cấp tài chính vi mô làm nguồn vốn cho vay và dịch vụ được kết hợp bằng các cách sau: +(1) Các nguồn tài trợ bên ngoài được chuyển vào: . Cấp vốn từ các nhà tài trợ hảo tâm . Hỗ trợ kỹ thuật bao cấp . Các hàng hoá hiện vật . Các khoản nợ mềm dẻo +(2) Các nguồn tài trợ tái tạo nội bộ . Các khoản tiết kiệm thu từ nguồn vay và những người tham gia chương trình . Lợi nhuận qua kinh doanh nợ và những người tham gia chương trình . Lợi nhuận qua kinh doanh nợ và các dịch vụ phân phối tài chính . Các khoản quyên góp từ những người tham gia chương trình và các đại lý các doanh nghiệp hợp tác. . Các hàng hoá dạng hiện vật do khách hàng quyên góp . Các khoản trợ giúp từ những người tình nguyện bao gồm cả những khách hàng trong chương trình. + Cho vay thương mại: Từ việc phân thành hai nguồn như trên có thể coi việc cung cấp tài chính vi mô trong một thể liên tục được mô tả đơn giản qua việc xác định 3 giai đoạn huy động vốn cho mở rộng tầm và phát triển. Các giai đoạn này đặc trưng như sau: - Giai đoạn I: Phụ thuộc vào cấp vốn tài trợ - Giai đoạn II: Các khoản tiết kiệm định hướng tăng cường cho vay - Giai đoạn III: Vay từ các thị trường thương mại Việc chuyển từ giai đoạn I sang giai đoạn III sẽ phụ thuộc vào việc các đơn vị cung cấp tài chính vi mô khắc phục được các hạn chế của chúng. + Khuôn khổ chính sách và môi trường pháp lý điều chỉnh tầm với của người nghèo. Hầu hết các đơn vị cung cấp tài chính vi mô lại không phải là các ngân hàng và không thể bảo vệ khách hàng. Các đơn vị cung cấp tài chính vi mô muốn mở rộng và phát triển phải đăng ký như là các hội thân thiện, các tổ chức không vì lợi nhuận, các đơn vị tín dụng, các kiểu uỷ thác khác nhau, các hội thành viên, các chương trình của các tư nhân hoặc công cộng. Vì vậy đã hạn chế đáng kể khả năng huy động tiết kiệm, quản lý rủi ro, tìm kiếm các luật định khi cẩn mở rộng nguồn vốn cho thương mại. 2.1.2. Cách tiếp cận và nguyên tắc của tài chính vi mô 2.1.2.1. Các cách tiếp cận trong tài chính vi mô a) Tiếp cận truyền thống đối với tài chính nông thôn Cơ sở của tiếp cận truyền thống về phát triển tài chính nông thôn dựa vào tín dụng nông nghiệp. Nó được đặt cơ sở trên vòng luẩn quẩn của việc hình thành vốn. Tiếp cận truyền thống giả định là tiềm năng tiết kiệm trong nông thôn là quá trình thấp nên không đáng giá để thu nhận các khoản tiết kiệm hoặc xúc tiến khả năng tiết kiệm. Theo quan điểm này thì vòng luẩn quẩn của việc hình thành vốn chỉ có thể bị phá vỡ bằng hệ thống các kênh đưa vốn từ bên ngoài vào khu vực nông thôn nhằm giúp nâng tỷ lệ đầu tư lên. Với mục đích đó các tổ chức tín dụng đặc biệt đã được thiết lập. Thông thường chúng thuộc sở hữu Nhà nước và được cấp vốn từ ngân sách hoặc các nguồn bên ngoài. Sự uỷ thác của chúng là được mở rộng tín dụng cho các hoạt động và đầu tư và sản xuất nông nghiệp.Nhằm khuyến khích nông dân sử dụng tín dụng và thúc đẩy đầu tư nông thôn thì các tín dụng nông nghiệp được giảm sát, kiểm soát. Nó cũng được quy thành tín dụng theo mục tiêu. Kinh nghiệm của kiểu tín dụng nông nghiệp là buồn thảm, c._.hính sách tỷ lệ lãi suất thấp và thơ ơ với huy động tiết kiệm gắn chặt với kết quả trả nợ nghèo nàn và tăng sự bao cấp của chính phủ đã trở thành trung tâm của sự thất bại của chúng Các kinh nghiệm được tổng quát như sau: - Có ít bằng chứng về việc đóng góp của các chương trình tín dụng nông nghiệp cho phát triển kinh tế. Một thực tế là tỷ lệ lãi bao cấp đưa đến đầu tư với khả năng sinh lợi thấp đã dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển nông nghiệp. - Tiếp cận này hầu như có ảnh hưởng tiêu cực tới phân phối thu nhập. Chỉ một tỷ lệ nhỏ nông dân tiếp cận được các nguồn tín dụng bao cấp chính thống. Họ thường là nông dân lớn và các thành viên giàu có trong dân cư nông thôn ,nhu cầu tài chính của người nghèo phải nương tựa vào lĩnh vực không chính thức. - Kết quả trả nợ nghèo nàn, không có khả năng trang trải các chi phí(thường là do kết quả của chính sách lãi suất thấp).Sự quản lý không có hiệu quả và tổ chức quan liêu dẫn đến các tổ chức bị xói mòn vốn và tăng sự phụ thuộc vào bao cấp của chính phủ. Một số trong đó còn phải đối mặt trong việc không có khả năng trả các khoản bao cấp của Chính phủ và biến mất. Dựa trên các kinh nghiệm này và đồng thời cùng việc quan sát thị trường tài chính không chính thức thì một tiếp cận về tài chính nông thôn đã được phát triển. b) Tiếp cận mới đối với tài chính nông thôn Trong quá khứ các trường phái và những nhà hoạt động thực tiễn đã nhấn mạnh cầu đối với các tổ chức tài chính nông thôn về việc đưa ra các sản phẩm tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm thích hợp.Tuy nhiên, với việc thừa nhận tăng cường sức mạnh xây dựng tổ chức, hiệu quả va sự thoả mãn khách hàng mục tiêu là một nhiệm vụ phổ biến(thống lĩnh). Điều đó yêu cầu tạo ra luật lệ có khả năng và thiết lập các tổ chức thích hợp Các tổ chức này có thể là thương mại tư nhân, phi chính phủ hoặc chính phủ. Phải xem xét cầu của khách hàng trên cơ sở bền vững và linh hoạt. Các bằng chứng chỉ ra rằng các hộ nông thôn có cầu tiết kiệm cũng như tín dụng. Các chương trình phát triển thị trường tài chính nông thôn trong quá khứ lại coi thường các khoản tiết kiệm của khách hàng vì giả định rằng họ không có khả năng tiết kiệm. Với các bằng chứng kinh nghiệm thì trong năm 1980 các tổ chức phát triển chính đã xem xét lại chiến lược phát triển hệ thống tài chính của mình với việc bỏ qua phần huy động các khoản tiết kiệm Trong các công trình lý thuyết (Williamson, 19890),(Bardhan,1989)... đã xác định 3 hạn chế chính trong việc phát triển thị trường tài chính. Đó là sự không đối xứng giữa những người tham gia thị trường, thiếu thế chấp bền vững và kết quả là chi phí giao dịch cao. Tuy nhiên, các dạng thích hợp về các thoả thuận hợp đồng và các tổ chức có thể phá vỡ hoặc làm dễ dàng các ràng buộc của các trung gian tài chính hiệu quả. Các thông tin hoàn hảo ở mức đại lý tài chính liên quan đến khả năng và mong muốn của người vay tiềm năng về danh dự từ dự định trả nợ dẫn đến 3 vấn đề : (1) Che chắn (chống đỡ scereening): Người đi vay có thể bị vỡ nợ, sẽ tốn kém để người cho vay đi xác định rủi ro không trả được nợ của mỗi người vay. Cũng vậy sẽ có các thông tin không cân xứng giữa người đi vay và người cho vay vì người đi vay hiểu được khả năng không trả được nợ của mình trong khi người cho vay không hề biết. (2) Kích thích: Sẽ hao tiền tốn của để đảm bảo là những người đi vay đưa ra các hành động nhằm tạo ra sự trả nợ tốt hơn. (3) Bắt ép(áp lực enfrecement): Sẽ khó khăn để bắt ép trả nợ. Giả thiết rằng phản ứng của thị trường với 3 vấn đề trên giải thích cho các đặc trưng của thị trường tín dụng nông thôn nên chúng được xem xét khi tiếp nhận các chính sách thị trường tài chính và đề xuất các đổi mới tài chính. Người đi vay cố gắng khắc phục các vấn đề này bằng yêu cầu thế chấp để phòng trừ vỡ nợ. Vì nhiều người yêu cầu tín dụng thiếu tài sản thế chấp nên người cho vay không chính thức sử dụng các cách thức thay thế chấp như: - Các hợp đồng ràng buộc (tín dụng đặc biệt với cả lao động, với cả đất hoặc cả các thoả thuận Marketting) trong đó người cho vay kiểm soát từng phần đầu ra hoặc các nguồn lực sản xuất của người vay. - Sự bảo lãnh của bên thứ ba. - Đe doạ lấy mất sự tiếp cận các cơ hội vay nợ trong tương lai. - Trừng phạt có tính chất xã hội với các thành viên của hội gia đình lớn, các nhóm không chính thống hoặc cộng đồng rộng hơn. Trở ngại chính cho việc tăng tiếp cận của hộ với các dịch vụ tín dụng và tiết kiệm là các chi phí giao dịch mà các tổ chức tài chính phải gánh chịu khi phân phối tín dụng hoặc hộ phải chịu khi cầu các dịch vụ hoặc cả hai. Chi phí giao dịch bao gồm mọi chi phí liên quan trong trao đổi tài sản hoặc dịch vụ chứ không phải chỉ có giá tài sản hoặc dịch vụ. Giá của vay nợ lãi suất, chi phí giao dịch là các chi phí từ việc tìm kiếm thông tin, xâm nhập và rút khỏi thị trường với người vay, người tiết kiệm và các trung gian tài chính. Vì chi phí giao dịch có đặc điểm của chi phí cố định nên các giao dịch nhỏ hơn thì có chi phí giao dịch nhỏ hơn khi các điều kiện khác không đổi. Các thể chế tài chính nông thôn trong các nước đang phát triển thể hiện một cấu trúc đối ngẫu điển hình. Chúng kết hợp các trung gian tài chính thống và không chính thống với các mức độ khác nhau về sự tác động giữa chúng. Lĩnh vực chính thống bị bao vây bởi một số vấn đề và hoàn toàn thất bại. Các trung gian tài chính phụ thuộc vào các điều luật của Chính phủ và ngân hàng trung ương trong khi lĩnh vực tài chính không chính thống có thể bị ảnh hưởng bởi chính thống đóng góp dịch vụ cho thị trường tài chính nông thôn mà theo truyền thống thì đó là ngân hàng thương mại, các ngân hàng phát triển, các tổ chức tín dụng,đặc biệt là các Hợp tác xã tín dụng và tiết kiệm và từ những năm 1975 lại đây còn có các tổ chức phi chính phủ. Các kết quả của nhiều tổ chức tài chính nông thôn đã bị thất thiệt. Các ngân hàng thương mại phát triển ít quan tâm đến cho vay nông nghiệpvà các phi chính phủ là có khả năng phát triển tín dụng cho các khách hàng hạn chế. Họ thường phải chịu tỷ lệ bù đắp thấp và các giới hạn hẹp trong khi đó thi chi phí hành chính cao và thiếu hiệu quả thấp dẫn đến bị thua lỗ và phụ thuộc vào chính phủ. Ngoài ra họ còn có khó khăn là trong môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường tài chính bị bóp méo. Việc chịu các rủi ro trong việc cho vay nông thôn với quy mô nhỏ cùng vơíư việc mở rộng tín dụng mục tiêu theo mục đích sản xuất cũng như thất bại trong cung cấp các dịch vụ tài chính, đặc biệt là các cưo hội tiết kiệm đã dẫn đến sự phớt lờ và xa rời một bộ phận khách hàng nông thôn. ( Phạm Thị Mỹ Dung, 2006). Phát triển thị trường tài chính bền vững với việc tiếp cận các vùng nông thôn xa cách là một thách thức trong các chương trình tài chính nông thôn. Lời giải cho vấn đề này rhụ thuộc vào sự thay đổi trong chính sách lĩnh vực, chính sách kinh tế vĩ mô và khuôn khổ thể chế. Một tuyến rộng lớn các lĩnh vực vấn đề, tính chất phức tạp của chúng và thiếu các giải pháp dựa trên kinh nghiệm đã đóng góp cho việc đưa ra các tiếp cận mới ... Các điểm quan trọng trong thiết kế các đổi mới về thể chế tài chính và sự cần thiết trong nghiên cứu cần được chỉ ra ( Heidhues and Schrieder,2000) Xem xét các mức vĩ mô, tổ chức (lĩnh vực) và vĩ mô của quá trình trung gian môi giới, các đổi mới tài chính có thể được phân chia thành các loại như các đổi mới trong hệ thống tài chính, các đổi mới thể chế ( Institution), các đổi mới trong việc xử lý và các đổi mới sản phẩm , dịch vụ. Trong khi phân loại cúng cần lưu ý là gới hạn giữa các loại đổi mới đến một mức nào đó sẽ mờ nhạt đi và có sự gắn kết giữa chúng. (1) Các đổi mới hệ thống tài chính Các đổi mới trong tài chính có thể gắn với sự thay đổi trong hệ thống tài chính nói chung. Điển hình là chúng ảnh hưởng tới tất cả những người tham gia trong quá trình trung gian tài chính... Đổi mới hệ thống tài chính điển hình vào các năm 1980 khi các thị trường tài chính nông thôn của các nước đang phát triển được thay đổi cơ bản của các trung gian tài chính chính thống và không chính thống, chúng hoạt động tách rời nhau nhưng lịa tăng sự gắn kết với nhau. Cho vay theo nhóm như một dạng tổ chức mới của trung gian tài chính chính thống. Nó bắt nguồn từ các chiến lược môi giới trung gian tài chính trong trong thị trường tài chính không chính thống. Tiếp cận cho vay nhóm có thể thiết kế theo hai dạng : Hoặc các nhóm hiện tồn tại mở rộng vùng hoạt động của chúng và bổ sung các dịch vụ tài chính mới , chủ yếu là tín dụng ; Hoặc các nhóm tín dụng thành lập đặc biệt nhằm mục đích hướng vào cho vay. Mặc dù các ý kiến khác nhau nhưng việc cho vay theo nhóm hiện nay đang được sữ dụng thành công trong các tổ chức tài chính nông thôn. Với việc cho vay theo nhóm của các tổ chức như Grameen Bank và các vị dụ cho vay theo nhóm khác thì việc kết hợp các trung gian tài chính không chính thống không chỉ là phưương páhp thành coong trong việc vươn tới người nghèo mà còn tăng cường khả năng tồn tại về mặt tài chính của các trung gian tài chính chính thống. Cho vay theo nhóm kết hợp với nghĩa vụ tham gia ( Trách nhiệm góp tín dụng) là một cách tiếp cận mới trong việc tiếp cận người nghèo cùng chịu trach nhiệm thay thế cho thế chấp hiện vật qua bảo lãnh của nhóm. Vì không cần tài sản vốn nên nó thích hợp với người nghèo và an ninh lương thực. Với tổ chức cho vay nhóm thì có thể giảm rủi ro của việc không trả được nợ và chi phí thấp hơn nhằm vươn tới khách hàng có lượng tài chính thấp. Cho vay nhóm thưưong fràng buộc với huy động tiết kiệm tự nguyện. Điều này sẽ tăng khả năng tự cấp tài chính, tăng tiếp cận tín dụng và mở rộng khả năng vay nợ của các khách hàng. ( Phạm Thị Mỹ Dung,2006). Các hệ thống tài chính trong nhiều nước đang phát triển cũng có lợi từ việc giảm can thiệp chung của Chính phủ và giảm bớt sự ngăn cản các tổ chức tài chính tham gia thị trường, đặc biệt là với các hợp tác xã tín dụng và các tổ chức phi Chính phủ ( NGOs ). Một sự đổi mới hệ thống tài chính quan trọng là gắn với các thay đổi văn hoá- xã hội. Trong nhiều nền kinh tế đang phát triển chỉ những năm gần đây các tổ chức tài chính chính thống mơí bắt đầu chấp nhận phụ nữ là các khách hàng bản lĩnh(full-fleđged). Trong khi sự tiếp cận phụ nữ tới các dịch vụ tài chính đã thực sự được cải thiện thì họ vẫn chưa thể hiện được trong các chương trình tài chính thống mà chỉ coi họ có vai trò trong bảo trợ an ninh và lương thực (Phạm Thị Mỹ Dung,2006) (2) Các đổi mới trong hệ thống thể chế tài chính Điều này nói tới việc thay đổi cấu trúc,tổ chức và hình thức luật định về một tổ chức. Chúng được tạo bởi các thay đổi trong hệ thống tài chính. Các đổi mới thể chế tài chính thường tìm cách khắc phục các hạn chế về luật pháp học kinh tế trong việc phát triển các dịch vụ tài chính vào các thị trường mới như người ngeo nông thôn. Đổi mới thể chế tài chính theo quan điểm cổ điển có thể là chuyển đổi các thể chế tài chính không chính thống thành các hộ tài chính được công nhận chính thống. Từ quan điểm kinh tế thì việc tăng cường các dịch vụ tài chính cho khu vực nông thôn có thể đắt đỏ cho các Ngân hàng TCs trong cho vay các khách hàng phân tán trong các vùng địa lý với khối lượng giao dịch thấp mà đầu tư vào nông nghiệp lại rủi ro cao, thì việc kết hợp các nhóm tài chính không chính thống như là một tiềm năng để các thể chế nông thôn (RFIs) giảm chi phí và mở rộng các dịch vụ tài chính nông thôn. (3) Các đổi mới trong xử lý Điểm này tập trung vào hoàn thiện lĩnh vực tổ chức và phân phối dịch vụ . Chúng thường được đưa ra nhằm tăng hiệu quả và thị phần.Các tiến bộ công nghệ cũng như máy tính tạo cơ sở cung cấp thông tin, hạch toán và quản lý số liệu hiệu quả và điều đó lại chuyển thành đổi mới quá trình ở mức thể chế tài chín. Các đổi mới xử lý trong mở rộng tín dụng nông thôn là việc đơn giản hoá các đơn vay hoặc thủ tục xét duyệt, tăng quyền thẩm định của các nhân viên phụ trách. Đổi mới trong lĩnh vực Marketing có thể là tiếp cận tham gia của khách hàng. Muốn đảm bảo cho các đổi mới xử lý là có ích cho ngươi nghèo nông thôn thì nhóm mục tiêu cần được đưa vào thiết kế quá trình xây dựng thể chế nông thôn. (4) Các đổi mới sản phẩm Các đổi mới sản phẩm tài chính được định ngiã là các dịch vụ tài chính mới hoặc được thay đổi mà trước đây chưa có hoặc không bền vững trong các dịch vụ hiện hành. Có thể phân loại các đổi mới sản phẩm trên cơ sở ảnh hưởng rủi ro, khả năng thanh toán và sự ưu tiên tín dụng của một thể chế. Đưa ra các đổi mới sản phẩm có thể nhằm phản ánh tốt hơn cầu của khách hàng mục tiêu, nhằm tăng cường hiệu quả hoặc mở rộng thị trường hoặc tầm với một thể chế. Chúng có thể quan trọng cho việc đảm bảo khả năng tồn tại của một trung gian tài chính. Trong những năm gần đây đã nhấn mạnh là các đổi mới sản phẩm đóng một vai trò quan trọng nếu các thị trường tài chính nông thôn nhằm giảm nghèo trong các nền nông nghiệp bao cấp. Việc tiếp nhận công nghệ mới trong nông nghiệp đòi hỏi không chỉ sự tiếp nhận của nhóm mục tiêu với công cụ tài chính mà còn thiết kế các dịch vụ tài chính theo nhu cầu của họ. Việc bao cấp lãi suất trong các chương trình tín dụng nông thôn định hướng nghèo đói đang là vấn đề tranh cãi. Các chương trình cho vay nông nghiệp trước đây thường được hoạt động với lãi suất không bao cấp. Thay đổi lãi suất theo thị trường không phải là điều ngăn cản người nghèo tiếp cận thị trường tín dụng như giả định của chính sách tín dụng rẻ ( Phạm Thị Mỹ Dung,2006) Gần đây thảo luận về đôỉ mới sản phẩm tài chính tập trung vào nhu cầu cung cấp các dịch vụ tài chính cho dân cư nông thôn vì đa số dân cư có nhu cầu cho tuổi già còn có số trẻ từ nông thông đi ra thành thị ngày càng nhiều. Rất ít thấy các dự án bảo hiểm không chính thống trong các nước đang phát triển. Hiện đang tranh luận là việc tiếp nhận tín dụng có thể hoạt động như sự thay thế bảo hiểm. Ngoài ra các tranh luận về cơ hội để phát triển các dự án tiết kiệm thảo luận dưới dạng bảo hiểm hưu trí. Gần đây đổi mới sản phẩm tài chính bao gồm cả việc kích thích quản lý nguồn lực tự nhiên trong các nước đang phát triển từ đó có các dịch vụ tài chính khuyến khích các hoạt động nông nghiệp bảo vệ môi trường. 2.1.2.2 Các tiêu chuẩn đánh gía tính bền vững của các tài chính vi mô Mục tiêu của việc phát triển thị trường tài chính nông thôn (Heidhues and Schrieder,2000) là: - Thúc đẩy phát triển kinh tế qua huy động các nguồn lực và cung cấp tài chính cho các hoạt động kinh tế đầu tư - Phân bổ nguồn lực hiệu quả - Đóng góp cho phân phối thu nhập và giảm nghèo đói qua các việc tạo khả năng tiếp cận tạo thị trường tài chính cho người nghèo. - Hỗ trợ cho việc xây dựng các tổ chức tài chính bền vững, tự tài trợ cho hoạt động. Mục tiêu của chính sách tài chính là đóng góp cho phát triển kinh tế và giảm nghèo. Người làm chính sách không chỉ xem xét với khu vực nông thôn mà cả những nhóm người nghèo và thu nhập thấp ở khu vực thành thị. Không chỉ trong khu vực nông thôn mà khi chuyển sang cho vay ở các khách hàng nghèo nên có hai chỉ tiêu kết quả cần được phát triển là phạm vi bao phủ hoặc tầm với (Outreach ) và khả năng bền vững (Sustainability ) (AFR,1999), (Wolfram,2002). Phạm vi bao phủ nói về quy mô, phạm vi hoặc khoảng rộng mà trong đó một tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính có chất lượng cao cho một số lớn các khách hàng nhỏ. Nó bao gồm cả bề rộng của việc " che phủ" và được tính bằng số lượng khách hàng được dịch vụ cũng như chiều dọc theo "bề sâu" tức nói lên đặc trưng mức thu nhập của các khách hàng được tham gia. Các cố gắng còn nhằm đánh giá mức độ trong đó một tổ chức tài chính đáp ứng thực sự ( Effective demand ) về các dịch vụ tài chính vi mô của các khách hàng mục tiêu. Như vậy khái niệm phạm vi bao phủ ở đây bao gồm cả hướng chất lượng và số lượng. Đặc trưng của khả năng bền vững là tự đáp ứng đầy đủ tài chính hoặc khả năng của tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính lâu bền trên cơ sở bù đắp được chi phí cơ hội của vốn. Điều đó có nghĩa là một tổ chức tài chính phải trang trải được vốn vay, chi phí quản lý, bù đắp số lượng đã mất cũng như chống được lạm phát.Các tổ chức tài chính được coi là có khả năng tồn tại trên thương trường khi chúng tạo được lãi cao hơn tổng các chi phí giao dịch tài chính và có thể dùng lãi đó để trả các chi phí phát triển khi cần cung cấp các sản phẩm tài chính mới. Trong khi sự tự đáp ứng đầy đủ về tài chính là một điều kiện tiến quyết cho khả năng bền vững thì các yếu tố khác được xác định là điều kiện cần để có được sự bền vững an toàn. Chúng liên quan tới tính hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính như: - Phát triển các sản phẩm tài chính đáp ứng các cơ hội của thị trường. - Cung cấp các sản phẩm tài chính có chất lượng cao nhằm tăng cường tính cạnh tranh của các tổ chức tài chính. Điều này sẽ đảm bảo lòng tin cho khách hàng. - Có cấu trúc quản lý và điều hành hiệu quả. - Khả năng tiếp cận thị trường tài chính nhằm cung cấp các khoản vay ưu đãi phát triển và tăng vốn cổ phần của tổ chức tài chính. Bảng 2.1 Thể hiện việc sữ dụng 2 tiêu chuẩn để đánh giá 3 tổ chức vay nông nghiệp ( Tài chính vi mô ) là BAAC ở Indonexia, Calpia ở Salvador và CMACs ở Peru ( theo nguồn AFR, 1999). Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kết quả của các tổ chức cho vay nông nghiệp (năm 1996) Chỉ tiêu ĐVT BAAC Calpia CMACs 1. Tầm bao phủ Số chi nhánh 650 3-6 6-12 Số người vay Người 2.435.836 1.991 4.572 Dư nợ nông dân vay cá nhân Triệu USD 5.589 1,4 7,3 Dư nợ trung bình/người vay USD 2.286 450 1.607 GDP/người USD 3.024 1.909 2.545 Dư nợ so với GDP/người % 76 24 63 2. Khả năng tính bền vững Dư nợ nông thôn/ nhân viên tín dụng 450-500 77-350 325-583 Lĩnh vực cho vay nông nghiệp/nông thôn %( ngày) 12 (>1 ) 6,2(<30 ) 4,6(>30) Chi phí quản lý hành chính so với dư nợ % 3,3 20,4 22,2 Chi phí taidf chính so với dư nợ % 7,1 9,1 16,8 Thu nhập tài chinh so với dư nợ % 10,4 39,4 55,0 2.1.2.3 Các nguyên tắc của tài chính vi mô Các chương trình tài chính vi mô đã phát triển bền vững và được quan tâm vì chúng được đặc trưng bởi rất nhiều tiếp cận khác nhau so với các chương trình tín dụng nông thôn truyền thống. Các nguyên tắc của tài chính vi mô được tổng kết lên từ thực tiễn hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô mà trọng tâm nhất là ngân hàng Grameen củaBanglades. Như vậy đây là nguyên tắc được tiếp nhận từ hoạt tài chính vi mô tốt nhất trong thực tế hoạt động là nguyên tắc từ tổng kết thực tiễn. Hình 2.2 : Các nguyên tắc của tài chính vi mô Hoạt động nhóm Cho vay Nuyên tắc chung Tổ chức cố định và hệ thống bền vững Tiết kiện đi đôi với tín dụng Nguồn: Graham, 2000 a) Nguyên tắc hoạt động nhóm Cũng như nhiều chương trình tín dụng nông nghiệp truyền thống nhóm thường là cơ sở cho nhiều hệ thống tài chính vi mô. Tuy vậy quá trình hình thành nhóm và kết quả của các nhóm lại khác nhau. (1) Sử dụng thời gian Các tổ chức tài chính vi mô phải có thời gian với việc hình thành nhóm và đảm bảo cho các nhóm được tập huấn đầy đủ trước khi tiếp cận các khoản vay. Các tổ chức này thường phải có thời gian phân tích nhu cầu các dịch vụ tài chính trong cộng đồng. Bằng cách sử dụng kỹ thuật có tham gia cân nhắc "cánh quan tài chính" nhằm phát triển các hệ thống thích hợp hoặc các "sản phẩm". Trong quá trình này họ sẽ đưa ra lợi ích và nhận ra được trong số nhóm mục tiêu không sử dụng quyến rũ của các khoản vay để thu hút những người hưởng lợi. Sau đó sẽ dùng nhiều thời gian hơn để thử nghiệm các hoạt động và tập huấn cho các nhóm. Thường yêu cầu các thành viên của nhóm phải gặp nhau và tiết kiệm đều đặn khoảng 3-6 tháng trước khi kiểm tra để thừa nhận. Chỉ các nhóm đã qua kiểm tra thì các thành viên của chúng mới đủ tư cách vay nợ. (2) Tự lựa chọn cho nhóm Vì hệ thống đảm bảo theo nhóm và các thành viên phái gặp gỡ đều đặn nên các nhóm phải tự lựa chọn. Có nghĩa là các nhóm được hình thành bởi chính các thành viên trong cộng đồng mà không phải bởi các tổ chức bên ngoài. Kết quả nhóm nhỏ (điển hình 5-15 người ) và tin tưởng lẫn nhau. Thường dựa trên các nhóm địa phương hiện tại. Vì họ là bạn bè và hàng xóm tin cậy nên linh hoạt và mong muốn giúp đỡ nhau trong những lúc căng thẳng. (3) áp lực ngang nhau và hỗ trợ ngang nhau Đây là cơ sở của nguyên tắc nhóm tài chính vi mô điển hình. Theo kinh nghiệm thì nhóm từ 5-15 người là đủ nhỏ để áp lực nhóm và trách nhiệm tập thể có hiệu lực. Nó cũng đủ lớn để xử lý việc trả nợ mỗi lần khi các thành viên không trả được. Tương tự thì sự gắn kết thân mật của nhóm dẫn đến việc hỗ trợ ngang nhau khi thành viên của nhóm thất bại trong lúc khó khăn hoặc gặp các khó khăn về kinh tế xã hội. Khẩu hiệu của ý tưởng nhóm là "tất cả vì một người và một người vì tất cả" (4)Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu vào người nghèo và phụ nữ Các lý do đặt mục tiêu vào người nghèo là" - Mong muốn đáp ứng nhu cầu cảu nhiều thành viên không có lợi thế trong cộng đồng - Người nghèo là tốt hơn nếu rủi ro có tín dụng Trên khắp thế giới những người giàu hơn hoặc là những tinh hoa trong cộng đồng thường nắm giữ tín dụng, nhất là đối với tín dụng bao cấp hoặc tín dụng chi phí thấp do các đại lý hoặc các tổ chức cung cấp. Những người này có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn, được giáo dục tốt hơn, có khả năng ăn nói lưu loát hơn và có quyền lực hơn vì vậy dễ được vay hơn. Mặt khác, người nghèo thường cần tín dụng hơn nhưng lại ít được tiếp cận hơn với tín dụng và cả với tín dụng tài chính nói chung. Nhu cầu của người nghèo về các dịch vụ này đi cùng với quyền lực ít hơn đã chứng minh họ tốt hơn khi có rủi ro tín dụng và tín dụng có giá trị hơn so với người giàu. Tầm quan trọng của mục tiêu phụ nữ là ở chỗ trên khắp thế giới phụ nữ là người sử dụng ngân quỹ của gia đình và là người chịu trách nhiệm chính về sức khoẻ và phát triển của con cái. Từ đó làm cho họ quan tâm đến các chương trình tài chính vi mô. Chính họ đã chứng tỏ thực hiện tốt hơn việc tiết kiệm, khoản nợ đúng hạn, thu lợi nhuận trong đầu tư kinh doanh, không đánh bạc, không uống rượu, không hút thuốc...(Phạm Thị Mỹ Dung,2006) b) Các tổ chức cố định và các hệ thống bền vững Các chương trình tài chính vi mô bắt đầu với một mục tiêu rõ ràng là hình thành các tổ chức cố định lâu dài và các hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính trên cơ sở bền vững dài hạn. Mục tiêu này bao hàm các điểm như các sản phẩm và các dịch vụ tài chính có chất lượng tốt do có một tổ chức thích hợp phân phối trên cơ sở lợi ích của các khách hàng sử dụng các dịch vụ đó. + Các dịch vụ tài chính có chất lượng Các dịch vụ tài chính có chất lượng phản ánh các nhu cầu của cộng đồng mà không phải của tổ chức cấp tài chính. Các nhu cầu của người nghèo trong cộng đồng mà một chương trình tài chính vi mô dự định phục vụ phải được xác định bằng các kỹ thuật có tham gia với tư cách xem xét lại "cảnh quan tài chính". Các dịch vụ tài chính bao gồm không chỉ tín dụng mà thường cả áp lực tiết kiệm trên các khoản vay đặc biệt với người nghèo không thích hoặc sợ rủi ro. + Với các khách hàng không phải là người hưởng lợi Các tổ chưc tài chính vi mô còn được uỷ thác phục vụ bền vững các khách hàng không phải là người hưởng lợi từ các khoản cho vay bao cấp. Sự phân biệt này vì nó tạo ra đặc tính của các nhân viên thuộc các tổ chức tài chính vi mô đối với các thành viên của nhóm (các khách hàng được phục vụ còn những người hưởng lợi thì được chiếu cố) và đặc tính của các thành viên đối với tổ chức (khách hàng mua dịch vụ còn người hưởng lợi mong được giúp). Những đặc tính này tạo ra sự khác nhau giữ một tổ chức dịch vụ tài chính thành công và bền vững với một tổ chức dịch vụ tài chính kiểu kinh doanh. + Các hoạt động thử nghiệm thí điểm Việc này cho phép thực hiện tổ chức và cơ hội học tập làm việc. Thử nghiệm thí điểm sẽ giúp cho việc tổ chức và cơ hội khai thác phương pháp luận thực hiện tối ưu và hệ thống quản lý giám sát gắn với lĩnh vực kiểm soát và igảm sát. Ngoài ra còn cung cấp các cơ hội cho việc đào tạo nghề nghiệp cho các nhân viên. + Khuôn khổ thể chế Các chương trình tài chính vi mô thành công thường được các tổ chức phi chính phủ độc lập thực hiện nhằm giúp cho các tổ chức phi chính phủ độc lập thực hiện nhằm giúp cho các thành phần nghèo hơn trong cộng đồng. Trước đây các tổ chức này không bị ràng buộc bởi các chính sách và như vậy cũng tự do đưa ra các mục tiêu. Sau đó lấy mục tiêu vì người nghèo. Ngoài ra thì điều quan trọnglà các tổ chức điều hành, quản lý và đạo tạo nhân viên tốt để vận hành hệ thống, khía cạnh đặc biệt phổ biến với các chương trình thành công rộng khắp thế giới. c) Tiết kiệm đối lại với tín dụng Theo truyền thống thì ngân hàng Grameen đã đặt trọng tâm nhiều hơn vào lĩnh vực tín dụng nhưng sau đó đã thay đổi theo sự phát triển của các tổ chức tài chính vi mô, chuyển từ tiết kiệm bắt buộc, đóng kín(lấy một phần từ khoản vay và không thể rút ra ) sang tự nguỵên và mở (tiết kiệm do ý muốn các thành viên và có thể rút ra theo nhu cầu). Nguyên tắc này xuất phát từ hai lý do: + Tiết kiệm là đầu tiên Trong hệ thông ngân hàng Grameen ban đầu các thành viên của nhóm phải tiết kiệm một vài tháng trước khi được quyền vay nợ. Điều này cho phép các thành viên phát triển nguyên tắc gặp gỡ và để dành một số tiền nhỏ thường xuyên, yêu cầu tiết kiệm sẽ dẫn đến sự đầu tư vào tổ chức để cho họ vay. ý tưởng này sẽ dẫn đến khái niệm "tiền nóng và tiền lạnh". Tiền do các tổ chức bên ngoài cung cấp là tiền lạnh còn tiền do chính họ góp là tiền nóng. Người vay rất thích trách nhiệm trả các khoản tiền nóng. Ngoài tiết kiệm có thể giảm bớt nhu cầu vốn từ bên ngoài và phát triển các chương trình cho vay linh hoạt thích hợp với nhu cầu vốn của khách hàng địa phương so với việc tuân theo quy định điều chỉnh của chương trình mục tiêu về quy mô khoản vay, thời gian, lịch giải ngân và kế hoạch trả... + Phòng tránh rủi ro cho người nghèo Tiết kiệm còn có vai trò rất quan trọng khác là chống rủi ro. Vì những người rất nghèo với khả năng thành công khi tìm một khoản tiền trả nợ với kế hoạch đặc biệt và cố định là rất rủi ro. Những người này thường thích chống rủi ro từ vay nợ bằng cách góp dần từng số tiền nhỏ để có một khoản nào đó. d) Nguyên tắc cho vay Khía cạnh tín dụng trong các hoạt động của một tổ chức tài chính vi mô là nguồn thu nhập của nó, bởi vậy điều này đặc biệt quan trọng, là nguồn thu nhập nên cơ sở cho sự bền vững của một tổ chức là đảm bảo các khoản cho vay phải được hoàn trả. + Các khoản cho vay phải thu đầy đủ chi phí Các tổ chức tài chính do bên ngoài thiết lập phải bền vững nên sự sống còn về tài chính phải dựa trên cho vay với chi phí đầy đủ. Các tỷ lệ lãi bao cấp thường tạo nên những cách cho vay sai và kích thích các kiểu sai trái trong việc đưa ra các khoản cho vay. + Cho vay dựa trên cơ sở cá nhân Các kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra là cho vay trên cơ sở cá nhân sẽ dễ thu nợ hơn vì các lý do sau: - Các dự án hoạt động nhóm thường dẫn tới một trong hai vấn đề hoặc là dự án bị khống chế bởi một cá nhân trong nhóm hoặc có sự tranh chấp ai sẽ là người điều hành nhóm. - Nguyên tắc đảm bảo của nhóm phục thuộc vào các cá nhân bằng cách bắt người khác hoặc giúp người khác trả nợ và tạo nên các khoản nợ của cả nhóm, hoặc còn gọi là đồng rủi ro. Điều này có thể khuyến khích cả nhóm không trả nợ. - Đồng rủi ro với các khoản vay theo nhóm sẽ tạo ra cho các thành viên của nhóm tình trạng "Bỏ trứng vào cùng một giỏ". Có nghĩa là nếu dự án thành công thì sẽ tốt nhưng nếu thất bại thì tất cả gặp rắc rối. - Cho vay cá nhân thì tổ chức cho vay biết chính xác ai chịu trách nhiệm trả còn theo nhóm thì bị xoá nhoà trách nhiệm + Cho vay dựa vào sự bảo đảm của nhóm Cơ chế này cho phép các tổ chức tài chính vi mô cho các thành viên của nhóm khi họ không có khả năng thế chấp. Nguyên tắc cho vay này có nghĩa là các thành viên của nhóm tự thoả thuận trả nợ thay cho bất cứ người nào tron nhóm nếu họ không trả được. Điều này sẽ tạo ra áp lực ngang nhau và hỗ trợ ngang nhau. Vì nợ của một người là trách nhiệm của cả nhóm nên các tổ chức tài chính vi mô có thể giữ tài sản của nhóm cũng như tài sản cá nhân trong nhóm để trừ nợ. + Số trả ít và thường xuyên Một đặc trưng điển hình của tổ chức tài chính vi mô thành công trên thế giới là nợ được trả qua các khoản trả nợ và thường xuyên. Điều này xa lạ với các chương trình tín dụng nông nghiệp truyền thống vì tín dụng nông nghiệp truyền thống thường có kế hoạch thu nợ gốc vào sau vụ thu hoạch. Việc vạch ra lịch trả nợ thường xuyên nhằm cắt giảm dần số trả qua mỗi lần trả nên có thể tiết kiệm qua dòng thu nhập và chi tiêu trong kinh tế hộ. Trả các khoản nhỏ trong nhiều lần sẽ dễ trả hơn cho nông dân khi phải trả một khoản lớn. + Cho vay với mục đích linh hoạt Việc chi trả các khoản nhỏ và thường xuyên cũng gắn với một vấn đề quan trọng khác đó là vấn đề "chênh lệch hướng tín dụng". Các tín dụng trên khắp thế giới đều gặp vấn đề chệch hướng vay- người vay sử dụng tiền không giống như mục đích ghi trên hoá đơn mà dùng vào mục đích khác cấp thiết hơn. Thường các khoản vay được chia theo mục đích không sản xuất những cũng thường xuyên chuyển đổi khi nông dân tìm thấy những cơ hội khác. Cũng vì vậy các tổ chức tài chính vi mô thường không trói buộc các khoản nợ của họ vào các kiểu dự án đặc biệt. Khi các chính sách bắt buộc các khoản cho vay chỉ với mục đích tín dụng đáp ứng nhu cầu kiểu cầu may. + Thời hạn cho vay ngắn Những nhà hoạt động thực tiễn về tài chính vi mô trên phạm vi toàn cầu thấy rằng các khoản nợ cho vay dài hạn hơn thường gắn với việc trả nợ kém hơn,đặc biệt khi thu nợ không thường xuyên. Việc tập hợp lãi ( cả với nợ ngắn hạn ) sẽ giữ cho các khoản nợ "đối diện với người vay" nên họ luôn nhận ra trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ. Một cách tiếp cận khác là giảm rủi ro cho bên vay dài hạn bằng cách bắt buộc thế chấp hiện vật, tiếp cận có hai bất lợi là: - Tự động loại người nghèo ra khỏi sự tham gia vào chương trình có thế chấp - Tập hợp và sử dụng thế chấp là khó khăn cho các tổ chức tài chính chính thống đặc biệt khi họ được giao phó các hoạt động phát triển 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1.Tài chính vi mô trên thế giới 2.2.1.1 Các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới Các tổ chức tài chính vi mô đầu tiên ra đời ở Nam á vào các năm 1980, sau đó đã lan sang._. 4,1 - 14,88 12,88 ... 5.Tạo việc làm Người - 1.808 1.930 2.233 2.174 2.300 2089 2.350 2.600 ... -Xuất khẩu lao động Người - 450 500 720 605 650 495 700 800 ... 6.Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng % - 29 27,5 26,5 25,5 25 26,7 24 22,5 ... 7.Số làng cơ quan văn hoá Đ.Vị - 33 53 77 95 115 - 125 140 ... 8.Số xã đạt văn hoá Xã - - - - - 1 2 2 ... 9. Số gia đình văn hoá Hộ - 16.100 17.510 18.570 19.540 19.750 18.294 20.000 20.500 ... 10.Thu nhập bình quân/người/năm Triệu - 3,4 3,9 4,3 5,0 6,0 4.52 7,0 8,4 ... Nguồn: Phòng Thống kê UBND Hưng Nguyên 3.1.3 Tình hình Giáo dục - Đào Tạo, Ytế, sức khỏe cộng đồng trên địa bàn huyện Hưng Nguyên- Tỉnh Nghệ An - Giáo dục và đào tạo: Chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên, có 100% số xã, thị trấn đã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Số học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp năm sau nhiều hơn năm trước. Tỷ lệ tốt nghiệp của các cấp học hàng năm đạt tỷ lệ cao ( tiểu học đạt 99,5%, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt trên 95%). Đến nay đã có 20 trường học được công nhận đạt chuẩn Quốc Gia. Hội khuyến học từ huyện đến cơ sở, trung tâm giáo dục cộng đồng ở một thị trấn và 21 xã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Công tác hướng nghiệp dạy nghề phát triển bằng việc thành lập trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện Hưng Nguyên từng bước hoạt động có hiệu quả. 100% các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tổ chức hướng nghiệp nghề cho học sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo Dục, mở nhiều lớp dạy nghề cho nhân dân. ( Phòng Giáo Dục huyện Hưng Nguyên ).. - Y tế, sức khoẻ cộng đồng: Trong 2002 đến 2007 công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ tiếp tục đạt nhiều kết quả, mạng lưới Y tế cơ sở được củng cố và phát triển, trang thiết bị được tăng cường, đội ngũ cán bộ y tế có 20 bác sỹ/ 23 trạm trong đó có 6 bác sỹ đang theo học tại các trường Đại học trong tỉnh và ngoài tỉnh Nghệ An, có 22/23 trạm hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi chiếm tỷ lệ 95%. 87% khối xóm có y tá, lượng hoạt động của các trạm y tế cơ sở ngày càng được nâng cao. Công tác phòng chống dịch bệnh ở người được đẩy mạnh và làm tốt khống chế đẩy lùi được các bệnh như: bệnh sưởi, bệnh uốn ván trẻ sơ sinh, dịch sốt rét, thương hàn. Trong 5 năm qua, không có dịch lớn xảy ra, trẻ dưới 12 tháng tuổi được tiêm chủng đầy đủ vác xin đạt trên 95%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trong 5 năm qua từ 27% giảm xuống còn 4%. Công tác bảo hiểm y tế được đẩy mạnh và nhân rộng đến cả những người nông dân, phòng chống HIV-AIDS không ngừng được củng cố. Có 4 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở( Xã Hưng Thịnh, Xã Hưng Lợi, Xã Hưng Tây, Xã Hưng Chính). Công tác dân số gia đình trẻ em được triển khai và thực hiện tốt, đã phối hợp giữa tuyên truyền với dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, sử dụng đa dạng biện pháp phòng tránh thai. Vì vậy, tỷ lệ phát triển dân số trong 5 năm qua giảm từ 0,67% xuống còn 0,13%. Hiện nay có 47,3% số xóm thuộc các xã không có người sinh con thứ ba. Công tác chăm lo giáo dục trẻ em có nhiều tiến bộ các đoàn thể ở các khối xóm trong các xã đầu tư vật chất, kỹ thuật, lập các khu vui chơi , giải trí cho trẻ em .Đặc biệt thực hiện tốt dự án" Trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị nhiễm chất độc gia cam".( Phòng Y tế huyện Hưng Nguyên). 3.1.4 Tình hình phát triển các tổ chức Tài chính vi mô trên địa bàn huyện Hưng Nguyên- Tỉnh Nghệ An. 3.1.4.1 Tổ chức tài chính vi mô khu vực chính thức trên địa bàn huyện Hưng Nguyên-tỉnh Ngệ An: a) Ngân Hàng Chính Sách Xã hội Hưng Nguyên: Là một trong những Ngân hàng tạo được bước đột phá đầu tiên trong giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên. Những dẫn chứng cụ thể sau sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn sự đột phá này. Chỉ mới cách đây chừng 3,4 năm, gia đình anh Cường thuộc diện hộ nghèo nhất nhì trong xã Hưng Trung , cả nhà sống nhờ 4 sào ruộng khoán, làm vụ này lại phải lo vay để trả vụ trước. Lúc nào cũng thiếu đói. Năm 2005 gia đình anh vay 5 triệu đồng nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH. Nhờ sử dụng đồng vốn đúng hướng, đầu tư có hiệu quả vào chăn nuôi bò, lợn, đến năm 2007 anh đã trả toàn bộ cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng. Cũng năm 2007 anh được vay tiếp 7 triệu đồng, với số tiền này anh lại đầu tư mua thêm 1 con bò sinh sản và xây dựng mở rộng khu vực chuồng trại chăn nuôi gia súc. Hiện nay thu nhập của gia đình anh đạt 25 triệu đồng/năm. Nhờ vậy mà gia đình anh đã từng bước thoát nghèo vươn lên trở thành hộ khá giả của xã, xóm. Những năm gần đây, hộ nghèo ở Hưng nguyên đã có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình. Không riêng gia đình anh Cường mà các hộ gia đình ở Hưng Nguyên khi được vay vốn đã đầu tư đúng hướng,như xây dựng mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi lợn, bò kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, hoặc phát triển trang trại vườn rừng vườn đồi... Chính từ phong trào này, nhiều hộ gia đình ở Hưng nguyên không chỉ thoát nghèo mà còn vượt lên trở thành điển hình làm kinh tế giỏi. Tiêu biểu như gia đình anh Hoàng Văn Lĩnh, xóm Bùi Chương(Hưng Trung), Chị Lê thị Bé- khối 11 thị trấn... Đến thời điểm này NHCSXH huyện Hưng nguyên đã đưa tổng dư nợ cho vay lên đến 38,9 tỷ đồng. Riêng năm 2006 đã cho 3484 lượt khách hàng vay 16,3 tỷ đồng. Thông qua 217 tổ tiết kiệm và vay vốn trong toàn huỵên đã có 5143 lượt hộ nghèo được vay vốn với tổng dư nợ cho vay đạt gần 30 tỷ đồng. Bình quân mỗi hộ được vay 6 triệu đồng. Mức cho vay tăng từ 1-2 triệu đồng/hộ lên 5-7 triệu đồng/hộ so với năm 2004. Từ nguồn vốn vay này, trong năm 2007 Hưng nguyên đã có hơn 1.145 hộ thoát nghèo. Đặc biệt trong năm qua Dự án xóa nghèo bền vững đã đến được với người nghèo của 3 xã vùng khó khăn là vùng giáo Hưng Trung Xã Hưng Lĩnh và Hưng Lam. Tổng số vốn cho vay lên đến 3,78 tỷ đồng với 850 hộ tham gia vay vốn. Từ các dự án này, bà con đã mua được 1000 trâu bò để phát triển chăn nuôi. Không dừng lại ở cho vay hộ nghèo, NHCSXH Hưng Nguyên còn cho vay giải quyết việc làm với tổng dư nợ lên đến 2,7 tỷ đồng. Trong đó, năm 2007 đã cho 11 dự án giải quyết việc làm vay trên 1,1 tỷ đồng. Nhờ vậy, đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 800 lao động nhàn rỗi trong toàn huyện. Ngoài cho hộ nghèo vay, cho học sinh viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn vay vốn NHCSXH Hưng Nguyên còn thực hiện có hiệu quả chương trình vay vốn nước sạch với tổng dư nợ đạt 5,17tỷ đồng. Từ chính nguồn vốn vay này, toàn huyện đã làm mới được 1300 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ vậy không chỉ có cơ hội thoát nghèo mà người dân Hưng Nguyên còn được hưởng thụ các điều kiện sống cao hơn, được sử dụng nguồn nước sạch và các công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn, đảm bảo tốt cho sức khoẻ của cả cộng đồng. Xuất khẩu lao động hiện nay đang là hướng lựa chọn thoát nghèo của nhiều hộ gia đình ở Hưng Nguyên, chính vì vậy trong năm qua NHCSXH Hưng Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em các hộ gia đình trên địa bàn có nhu cầu xuất khẩu lao động, giải quyết cho vay nhanh, gọn, đảm bảo đúng thủ tục. Đến nay đã có 70 hộ chính sách trong huyện vay với số tiền trên 1 tỷ đồng để đi xuất khẩu lao động. Có thể khẳng định từ nguồn vay vốn ưu đãi của NHCSXH huyện, những năm qua Hưng nguyên đã có những bước đột phá trong công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đã phát huy hiệu quả đồng vốn, từng bước thúc đẩy kinh tế- xã hội trên địa bàn Hưng Nguyên đi lên đúng hướng. Nhờ vậy, đến nay ở Hưng Nguyên đã xuất hiện 600 mô hình làm kinh tế giỏi góp phần đưa số hộ nghèo trong toàn huyện giảm từ 22,54% xuống còn 17,99% vào cuối năm 2007. Là bà đỡ của những người nghèo, NHCSXH Hưng Nguyên đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các nguồn lực đầu tư nhằm phát huy có hiệu quả chương trình giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo ở Hưng Nguyên có điều kiện vươn lên xoá đói giảm nghèo. b) Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ( AGRIBANHK) đóng tại 146 thị trấn Hưng Nguyên, hiện là ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn trực thuộc NHNN và PTNT của tỉnh Nghệ An và Việt Nam, toàn chi nhánh ngân hàng có 21 cán bộ công nhân viên, ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong vốn đầu tư phát triển kinh tế Nông nghiệp Nông thôn cũng như với các lĩnh vực khác của kinh tế huyện Hưng Nguyên-tỉnh Nghệ An. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn là một tổ tài chính lớn nhất huyện cả về vốn và tài sản, có mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng khá rộng, đối tượng cho vay chủ yếu là các khách hàng nông dân ở khu vực trong huyện và vùng lân cận huyện ( huyện Nam Đàn) , với mức cho vay đối với người nông dân là 10.000.000 đ không đòi hỏi thế chấp nếu được các đoàn thể như Hội Phụ nữ , Hội Nông dân...đứng ra bảo lãnh. Còn nếu vay với mức vốn trên 10.000.000đ thì phải cần thế chấp. Thời hạn vay thường là 6 tháng và có thể được gia hạn thêm 6 tháng nữa. lãi suất thường là 0,8% đến 1,2% /tháng, phụ thuộc vào lãi suất thị trường.Việc hoàn trả theo phương thức có thể trả hết một lần hoặc trả dần từng phần vốn vay. Vì đối tượng chủ yếu là những người Nông dân nên việc đáo nợ xảy ra rất phổ biến tại Ngân hàng, nhưng theo quy định của Ngân hàng khi khách hàng đáo nợ sẽ phải trả lãi cao hơn cho những phần nợ trả chậm. Từ năm 2003 đến nay ngân hàng Nông nghiệp đã chuyển giao việc cho vay hộ nghèo cho Ngân hàng Chính Sách . Đến tháng 3/2007 , tổng dư nợ đạt gần 45,3 tỷ đồng , tỷ lệ nợ xấu là 0,3% . c) Quỹ tín dụng nhân dân. Được thành lập vào năm 1996, tại xã Hưng thịnh và xã Hưng Chính nhưng đến nay đã giải thể. 3.1.4.2 Tổ chức tài chính vi mô khu vực bán chính thức trên địa bàn huyện Hưng Nguyên-tỉnh Ngệ An. - Quỹ tình thương ( TYM) : Quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên-tỉnh nghệ an được thành lập 10/1997, thuộc một trong 13 ban của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và hạch toán độc lập. Mới đây vào ngày 20/03/2008, Quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên dã khánh thành và chính thức đi vào sữ dụng trụ sở làm việc đặt tại Khối 7 , thị trấn Hưng Nguyên, với diện tích sữ dụng 460m2 trên tổng diện tích đất 754 m2 cho 2 chi nhánh và văn phòng khu vực của huyện. Hiện chị Nguyễn Thị Minh Dịu làm trưởng chi nhánh khu vực. Từ khi được thành lập đến nay quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên có 18 cán bộ hoạt động tại 2 chi nhánh. Chi nhánh thứ nhất hoạt động tại huyện gồm ở 7 xã : Xã Hưng Tây, xã Hưng Yên, xã Hưng Chính, Xã Hưng Đạo, Xã Hưng Phúc, xã Hưng Trung, xã Hưng Tiến. Chi nhánh thứ 2 hoạt động ở huyện Nam Đàn ( nằm sát cạnh huyện Hưng Nguyên) bao gồm 4 xã : Xã Nam Anh, xã Nam Xưng,xã Nam Lĩnh, xã Nam Hưng. Mục đích tôn chỉ hoạt động quỹ là: + Mục đích kinh tế xã hội: Hộ trợ vốn và tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. + Đối tượng vay: Là những phụ nữ thuộc độ tuổi lao động và các phụ nữ có thu nhập thấp đưới mức đói nghèo là 200.000đ/tháng. + Cơ chế vay:Vay mức từ nhỏ đến lớn, có bảo lãnh của nhóm và trung tâm với khoản vay mức thấp nhất là 500.000đ mức cao nhất là 20.000.000đ, sau đó luỹ kế tăng dần theo thời gian tham gia hoạt động ở quỹ. Thời hạn vay từ 10 tuần đến 70 tuần với mức lãi suất 1%/tháng, tính lãi trừ lùi và trả hàng tuần. + Hoạt động tiết kiệm: Tiết kiệm bắt buộc đối với những phụ nữ có sử dụng vốn vay của quỹ nhằm ràng buộc đối tượng vay có trách nhiệm trả các khoản vay và tiết kiệm tự nguyện Bảng 3.2. Thông tin cơ bản về tổ chức quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An tính đến tháng 01/10/2008. ĐVT: VNĐ, tỷ giá 1USD=16.500 VNĐ STT Tên tổ chức Vùng Năm bắt đầu hoạt động Địa bàn hoạt động Số cán bộ tín dụng Số thành viên tham gia Số thành viên đang vay vốn Tổng tài sản (VNĐ) 1 Quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên-tỉnh Nghệ An Huyện Hưng nguyên 1997 Xã Hưng Tây, HưngYên, Hưng Chính, Hưng Tiến, Hưng Đạo,Hưng Phúc và Thị Trấn 14 4.815 4.200 9.540.428.329 2 Huyện Nam Đàn 2002 Xã Nam Anh, Nam Xưng,Nam Lĩnh, và Thị Trấn 4 227 144 4.234.214.431 Bảng 3.3. Thông tin cơ bản về tổ chức quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên -tỉnh Nghệ An tính đến tháng 01/10/2008. ĐVT: VNĐ, tỷ giá 1USD=16.500VNĐ Vùng Tổng dư nợ (VNĐ) Số dư tiết kiệm ( VNĐ) Số khách hàng/Cán bộ tín dụng Tiết kiệm bắt buộc Tiết kiệm tự nguyện Tổng Huyện Hưng Nguyên (6 xã,1 thị trấn) 8.420.320.000 2.485.545.000 33.520.000 2.879.065.000 300 Huyện Nam Đàn (3 xã, 1 thị trấn) 3.930.080.000 681.950.000 681.950.000 36 3.1.4.3 Tổ chức tài chính vi mô khu vực phi chính thức trên địa bàn huyện Hưng Nguyên-tỉnh Nghệ An. - Các hiệu cầm đồ: Mặc dù dịch vụ cầm đồ là hình thức cho vay nóng phát triển mạnh ở thành phố Vinh, nhưng trên địa bàn huyện Hưng Nguyên thì loại hình dịch vụ không phát triển. Theo Phòng đăng ký kinh doanh của huyện thì trên địa bàn huyện không có một loại hình dịch vụ cầm đồ nào. Nhưng trên thực tế thì tại xã Hưng Thịnh có 2 hiệu cầm đồ ( xã Hưng Thịnh là xã nằm ven Khu vực Chợ Vinh). Khi điều tra thu thập số liệu, thì 2 hiệu cầm đồ này đều có một điểm chung là: + Về Mức vay: Mức vay cao nhất là 150.000.00đ và mức thấp nhất là 100.000đ, mức thông thường mà 2 hiệu cầm đồ này cho vay giao động từ 500.000đ đến 12.000.000đ, mức vay dựa trên giá trị tài sản và mức độ quen biết với chủ hiệu cầm đồ. Nếu quen biết thì có thể vay đến 95% trị tài sản cầm cố. +Đặc điểm : Cả 2 Hiệu cầm đồ này có đối tượng khách hàng chủ yếu là ở trong xã ( Những người Nông dân có thu nhập trung bình trở lên)và vùng khu vực Chợ vinh.( Chợ tỉnh). Quy mô hoạt động với số vốn lưu động vào khoảng 350.000.000đ, và chỉ có một người là chủ làm việc. + Loại tài sản cầm cố : Thường là loại tài sản có giá trị từ 100.000đ trở lên mà có thể bán được trên thị trường như: Đồng hồ, xe đạp, giấy tờ xe, đồ điện tử. + Thủ tục và thời gian cho vay: Thủ tục vay chỉ cần viết giấy vay hoặc cầm cố tài sản. Thời hạn vay thông thường là 2 tháng với lãi suất cao 5%/tháng. Khách hàng đi vay và cầm cố chủ yếu là thanh thiếu niên ( Nam giới là chủ yếu). - Họ/hụi: Họ/hụi là một hình thức phổ biến nhất trong toàn huyện. Loại hình tín dụng này phát triển mạnh tại 21 xã và thị trấn, nhưng chưa được công nhận một cách chính thức. Đặc biệt là ở xã Hưng thịnh có đến 23 Họ/hụi, xã Hưng trung có 18 Họ /hụi, Thị trấn 8Họ/hụi, xã Hưng Phúc có 9 họ/hụi, mỗi họ hụi trung bình nhóm 5-8 người, được thiết lập trên cơ sở tự nguyện của các cá nhân tham gia. Mỗi nhóm huy động tiết kiệm từ chính các thành viện trong nhóm và chỉ dùng để cung cấp vốn cho các thành viên trong nhóm. Thành viên trong nhóm đóng bằng tiền mặt từ 50.000đ đến 1.000.000đ hàng tháng. Các quyết định về lãi suất, thành viên và mức vốn cho vay do tất cả các rhành viên trong nhóm thoả thuận và quy định. 3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn về phát triển các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn huyện Hưng Nguyên- Tỉnh Nghệ An 3.1.4.1 Những thuận lợi Tình hình kinh tế- xã hội trong tỉnh chuyển biến theo hướng tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng có tác động tích cực đến các tổ chức tài chính vi mô hoạt động trên địa bàn huyện. Việc ban hành nghị đinh 28/CP về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô sẽ có tác động không nhỏ tới việc chính thức hoá và chuyên môn hoá những tổ chức tài chính vi m ô, đặc biệt là quỹ tình thương( TYM). Nghị định sẽ giúp tổ chức này có khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ từ bên ngoài nhằm tăng vốn để tiếp tục tăng trưởng và mở rộng các chi nhánh tài chính vi mô tại các huyện, xã khác trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An. Theo Bà Nguyễn Thị Minh Dịu- Trưởng chi nhánh Quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên, tất cả chi nhánh có 18 cán bộ tài chính đều có trình độ học vấn chuyên môn từ trung cấp trở lên trong lĩnh vực tài chính, sẽ có tác động không nhỏ trong quá trình quản lý và thúc đẩy mở rộng các nhóm tài chính vi mô trong toàn huyện và vùng lân cận. Nhiều cơ chế chính sách mới của huyện sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Riêng trên địa bàn huyện vừa mới được xây dựng 5 tuyến đường lớn đi qua các xã, sẽ tạo điều kiện cho các nhóm tài chính vi mô trong tổ chức quỹ tình thương phát triển và sử dụng tốt các khoản vay nhằm phát triển các loại hình kinh tế dịch vụ để phát triển kinh tế hộ , từ đó để tăng khả năng tiết kiệm và hoàn trả vốn của các thành viên trong nhóm . 3.1.4.2 Những khó khăn Trong giai đoạn huyện chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông thành nền kinh tế hàng hoá phần nào cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo lập, phát triển mới của các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn. Trong đội ngũ cán bộ của các tổ chức tài chính đóng trên địa bàn có hạn chế về khả năng đánh giấ thẩm định dự án cho vay sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn cho vay và phát triển đến các tổ chức tài chính vi mô này. Tỷ lệ lạm phát, giá cả leo thang trong thời gian vừa qua phần nào đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô trong huỵên. Mặc dầu huỵên đã có thêm 5 đường lớn đi qua các xã, nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng trên toàn huyện chưa được hoàn thiện, nên ảnh hưởng đến qúa trình mở rộng, hoạt động của các tổ chức này. Đa số khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô trong huyện là những ngừơi nông dân có thu nhập trung bình và thấp, có trình độ văn hoá còn hạn chế nên quá trình thực hiện tư vấn và cho vay của các cán bộ tín dụng đối với họ gặp khó khăn. 3.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến rộng rãi và lâu đời nhất trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu tự nhiên, kinh tế -xã hội nên trong nghiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An cũng sử dụng phương pháp so sánh như các lĩnh vực khác. Có hai dạng so sánh. So sánh tuyệt đối bằng phép trừ và so sánh tương đối bằng phép chia. Các chỉ tiêu so sánh trong nghiên cứu thường là doanh số cho vay, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ khách hàng trên cán bô tín dụng ... Trong nghiên cứu tài chính vi mô đối với hộ có thu nhập thấp thường quan tâm nhất là so sánh sau: + So sánh theo địa điểm: Địa điểm đựơc hiểu theo đơn vị hành chính nhưng cũng có thể được hiểu theo địa bàn khi so sánh cần chọn địa điểm gốc so sánh và tính chỉ tiêu như mức tăng giảm, tỷ lệ đạt, tỷ lệ tăng giảm so với địa điểm gốc. + So sánh theo thời gian: Qua so sánh cho thấy sự biến động của chỉ tiêu qua thời gian. Có thể so sánh giữa hai kỳ, hai năm liền nhau hoặc so sánh giữa nhiều kỳ, nhiều năm. Trong so sánh cần tính các chỉ tiêu như mức tăng giảm, tỷ lệ đạt, tỷ lệ tăng giảm so với số cần so sánh. Nếu thời gian dài thì có thể vẽ đồ thị biến động theo thời gian. + So sánh với mức chuẩn: Ví dụ khi so sánh lượng vay bình quân với mức quy định vay tối đa là 20 triệu, hay tổng vốn huy động bình quân của một nhóm Họ/Hụi. Khi so sánh thì ta sẽ thấy chỉ tiêu nghiên cứu sẽ đạt được ở mức nào so với tình hình chung để có thể quyết định điều chỉnh hoặc phấn đấu. + So sánh với yêu cầu mục tiêu hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô nói riêng, nhưng khi so sánh các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng nội dung, đảm bảo thống nhất về phương pháp tính, đảm bảo thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường như thời gian vay, đơn vị tiền tệ. + So sánh thực hiện với kế hoạch cho vay của thể chế tài chính vi mô: Trong phân tích thường tính các chỉ tiêu như tăng giảm so với kế hoạch, tỷ lệ thực hiện kế hoạch.... Nếu so sánh một lúc nhiều chỉ tiêu thì thường lập biểu so sánh để thể hiện kết quả phân tích rõ hơn và ngắn gọn hơn. - Phương pháp thống kê mô tả: Đây là việc áp dụng phương pháp thống kê vào nghiên cứu tài chính vi mô nhằm thể hiện các mô tả định lượng và tổng quát các số liệu của đơn vị nghiên cứu. Thống kê mô tả cung cấp các thôn tin thống kê đơn giản theo các chỉ tiêu cần phân tích. Muốn tăng tác dụng của phương pháp này thì cần có một lượng các đơn vị nghiên cứu tính đại diện của mẫu, phải sử dụng các tiêu chuẩn kiểm định thích hợp cho phương pháp thống kê mô tả. Cũng như các nghiên cứu khác trong nghiên cứu tài chính vi mô các chỉ tiêu phổ biến thường được sử dụng nhiều nhất trong phân tích là số trung bình ( Mean), số lớn nhất (Max), số nhỏ nhất (Min). Bằng bảng tính excel Các đại lượng trên sẽ được tính cho các chỉ tiêu cần nghiên cứu như số tiền vay, mức tiết kiệm, số tiền bảo hiểm có thể mua, thu nhập của người vay... Ngoài ra, trong nghiên cứu tài chính vi mô cũng thường sử dụng đến phương pháp phỏng vấn.Địa điểm phỏng vấn là tại huyện , các xã, các xóm. - Phương pháp thu thập số liệu: + Thu thập số liệu thứ cấp: Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu đã công bố về tài chính vi mô trong nước như Semi, 2002: Bài giảng tài chính vi mô tại trường Đại Học Nông Nghiệp I tháng 11/2002. Doãn Hữu Tuệ,2005, Tài chính vi mô và một số khuyến nghị đối với hoạt động tài chính vi mô ở nước ta.Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 330. Đỗ Kim Chung,2005, tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo. Một số vấn đề lý luận cho thực tiễn. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 330... và các tài liệu thu thập từ quỹ tình thương, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội huyện Hưng Nguyên. + Thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, phỏng vấn các hộ có tham gia hoạt động nhóm tài chính vi mô, các trưởng nhóm, trưởng chi nhánh. + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trao đổi với các cán bộ của tổ chức tài chính tín dụng vi mô đóng trên địa bàn huyện. - Phương pháp xử lý số liệu: Toàn bộ số liệu thu thập được tôi sử dụng chương trình EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết 4. Kết Quả Nghiên Cứu 4.1 Tình hình phát triển các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn huỵên Hưng Nguyên -tỉnh Nghệ An 4.1.1 Các loại hình tài chính vi mô ở huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An. Trên địa bàn huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An tồn tại các loại hình tài chính vi mô chính thống như NHNN&PTNT, NHCSXH, Phi chính thống như hiệu Cầm Đồ, Họ/hụi, Bán chính thức như Quỹ tình thương (TYM). Riêng Ngân hàng chính sách xã hội huyện có 217 tổ tiết kiệm và vốn vay đã có 5143 lượt hộ nghèo được vay vốn, bình quân mỗi hộ được vay 6 triệu đồng. Đặc biệt trong 5 năm qua dự án xoá đói giảm nghèo bền vững đã đến được với người nghèo của 3 xã vùng khó khăn là vùng giáo Hưng Trung Xã Hưng Lĩnh và Hưng Lam. Từ dự án này những hộ nghèo đã giải quyết được công ăn việc làm cho hơn 800 lao động nhàn rỗi. Ngoài ra Ngân hàng còn cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn, ngân hàng còn thực hiện có hiệu quả chương trình cho vốn vay nước sạch toàn huyện đã làm mới được 1300 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.Không chỉ có vậy, Ngân hàng còn cho 70 hộ thuộc diện chính sách trong huyện vay với số tiền trên 1 tỷ đồng để đi xuất khẩu lao động. Nhờ vậy, đến nay ở Hưng Nguyên đã xuất hiện 600 mô hìnhlàm kinh tế giỏi góp phần đưa số hộ nghèo trong huyện giảm từ 22,54% xuống còn 17,99%. Ngoài ra ngân hàng còn hỗ trợ đóng góp cho những đối tượng chính sách xã hội, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn là một tổ tài chính lớn nhất huyện cả về vốn và tài sản, có mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng khá rộng, đối tượng cho vay chủ yếu là các khách hàng nông dân ở khu vực trong huyện và vùng lân cận huyện ( huyện Nam Đàn) , với mức cho vay đối với người nông dân là 10.000.000 đ không đòi hỏi thế chấp nếu được các đoàn thể như Hội Phụ nữ , Hội Nông dân...đứng ra bảo lãnh. Còn nếu vay với mức vốn trên 10.000.000đ thì phải cần thế chấp. Thời hạn vay thường là 6 tháng và có thể được gia hạn thêm 6 tháng nữa. lãi suất thường là 0,8% đến 1,2% /tháng, phụ thuộc vào lãi suất thị trường.Việc hoàn trả theo phương thức có thể trả hết một lần hoặc trả dần từng phần vốn vay. Từ năm 2003 đến nay ngân hàng Nông nghiệp đã chuyển giao việc cho vay hộ nghèo cho Ngân hàng Chính Sách . Đến tháng 3/2007 , tổng dư nợ đạt gần 45,3 tỷ đồng , tỷ lệ nợ xấu là 0,3% . Trên địa bàn toàn huỵên có hai hiệu cầm đồ đóng trên địa bàn xã Hưng Thịnh không đăng ký kinh doanh, theo phỏng vấn điều tra chủ hiệu cầm đồ. Khách hàng chủ yếu là các thanh thiếu niên ( chủ yếu là nam giới ) ở trong xã và vùng lân cận xã ( Chợ Vinh ) đến cầm đồ, mức vay có lúc lên đến 111 triệu đồng. Còn những người nông dân có thu nhập thấp gần như tìm đến dịch vụ này vì lý do dư luận xã hội đánh giá không tốt về hoạt động dịch vụ cầm đồ này. Còn các phường Họ/hụi diễn ra trong tất cả các xã trong huyện. Nhưng tập trung vào các xã: xã Hưng Thịnh có đến 23 Họ/hụi, xã Hưng trung có 18 Họ /hụi, Thị trấn 8Họ/hụi, xã Hưng Phúc có 9 họ/hụi, mỗi họ hụi trung bình nhóm 5-8 người và tổng vốn huy động trung bình từng họ hụi vào khoảng 3 đến 8 triệu cho một nhóm. Nguồn vốn này mang tính chất tiết kiệm và thể hiện được tình đoàn kết giúp đỡ nhau khi gặp rủi ro trong cuộc sống nông thôn. Hình thức này không mạo hiểm và ít rủi ro nên khá phát triển trong các xã. 4.1.2 Đặc điểm các loại hình tài chính vi mô ở huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An Nhìn chung các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn huyện Hưng Nguyên có nguyên tắc hoạt động bền vững và tương trợ lẫn nhau. Sản phẩm tài chính vi mô chủ yếu phục vụ những đối tượng khách hàng là những người dân có thu nhập thấp. Mức cho vay mà các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn huỵên thường giao động từ 5-20 triệu đồng, và đối tượng vay trả lãi theo năm, theo tháng, theo tuần với mức lãi suất thấp. Quản lý rủi ro tài chính vi mô của các tổ chức này thông thường là qua tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện. 4.1.3 Kết quả nghiên cứu tài chính vi môở huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An Các hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn huyện Hưng Nguyên đã góp phần giảm tỷ lệ các hộ nghèo trong toàn huyện xuống còn 13,99%, tăng thu nhập bình quân đầu người 6 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh đó, các hoạt động tín dụng của các tổ chức này cũng tác động không nhỏ vào mức tăng trưởng kinh tế bình quân của toàn huyện, từ năm 2000 đến nay đạt 13,2%, tăng 1,2%.Tỷ trọng của các ngành dịch vụ của huyện tăng từ 29,1% lên 32%, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 47% xuống còn 46,4%,cấp và cho vay vốn tạo việc làm xuất khẩu lao động từ 450 người đầu năm 2001 đến 2007 là 800 người. 4.2 Các giải pháp nhằm phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng Nguyên a. Giải pháp chung Đào tạo đội ngũ cán bộ tài chính vi mô ở tất cả các cấp có khả năng quản trị tài chính cao, bằng những cuộc hội thảo giữa các tổ chức tài chính vi mô với nhau để đúc rút được những kinh nghiệm trong qúa trình hoạt động. Vấn đề đặt ra là trong nghị định 28 của CP, mặc dầu đã mở ra cho các tổ chức tài chính vi mô khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ bên ngoài, nghị định cũng mở ra cơ hội cho các tổ chức tài chính vi mô tham gia vào thị trường tài chính, nhưng nghị định không đề cập tới vai trò của chính phủ trong ngành tài chính vi mô. Việc các đơn xin cấp giấy phép kể cả đơn xin mở chi nhánh mới phải được sự chấp nhận của uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, Thành phố, có nghĩa là CP sẽ tiếp tục nắm giữ vai trò ảnh hưởng tới việc quyết định xem tổ chức nào có thể cung cấp tài chính vi mô và có thể hoạt động ở những nơi nào. Như vậy, sự đồng ý của UBND sẽ là yếu tố hết sức quan trọng trong việc xin giấy cấp phép của một tổ chức tài chính vi mô. Để mạng lưới tài chính vi mô trong huyện hoạt động bền vững những nhà làm chính sách và các cán bộ thực hành tài chính vi mô cần phải cùng nhau xây dựng một chiến lược tài chính bền vững. b. Giải pháp cụ thể - Hỗ trợ kỹ thuật cho NHNN&PTNT lắp đặt hệ thống các thiết bị thanh toán trên địa bàn huyện. - UBND huyện phải thường xuyên giám sát và kiểm tình hình hoạt động của các dịch vụ cầm đồ.( Cụ thể là xã Hưng Thịnh). - Tăng cường thảo luận nhóm tài chính vi mô về khả năng quản lý và sử dụng vốn vay tại các xã dưới sự hướng dẫn của cán bộ tài chính vi mô. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận 5.2 Kiến nghị Tài liệu tham khảo Đỗ Kim Chung, 2005, tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 330 Nghị định số 28 năm 2005/ NĐ - CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ Phạm Thị Mỹ Dung (chủ biên), 2006: Tài chính vi mô lý luận, phương pháp nghiên cứu và vận dụng, NXBNN, Hà Nội Semi, 2002: Bài giảng tài chính vi mô tại trường ĐHNNI tháng 11 năm 2002 Doãn Hữu Tuệ, 2005 tài chính vi mô và một số khuyến nghị đối với hoạt động tài chính vi mô ở nước ta. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 330 Trường Đại học Tài chính kế toán, Hà Nội, 2000: Lý thuyết Tài chính, NXBTC Hà Nội Báo cáo chính trị của Đảng bộ huyện Hưng Nguyên – tỉnh Nghệ An http:/www.grameenfoundation.org Hướng tới một ngành tài chính vi mô tự vững ở Việt Nam: Các vấn đề đặt ra và những thách thức – Lê Thị Lân và Trần Như An Báo cáo của quỹ tình thương (TYM) huyện Hưng Nguyên – tỉnh Nghệ An Báo cáo Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hưng Nguyên – tỉnh Nghệ An Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp I ---------------  Ngô đình ký Nghiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng nguyên- tỉnh Nghệ An luận văn thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.ts. đỗ kim chung Hà nội – 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Ngô Đình Ký Lời cảm ơn mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 2.1. Các chỉ tiêu kết quả của các tổ chức cho vay nông nghiệp (năm 1996) 29 2.3 Phân loại các hình thức tài trợ bao cấp 38 2.4. Đối tác với Hội LHPNVN: các thế mạnh và cách thức 44 2.5 Cho vay nông nghiệp nông thôn của hệ thống ngân hàng quốc doanh Việt Nam 49 2.5 Hoạt động của một số tổ chức tài chính vi mô 57 3.1. Một số chỉ tiêu về kinh tế-xã hội chủ yếu huyện Hưng nguyên-tỉnh Nghệ An giai đoạn ( 2001-2007). 66 3.2. Thông tin cơ bản về tổ chức quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An tính đến tháng 01/10/2008. 74 3.3. Thông tin cơ bản về tổ chức quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên -tỉnh Nghệ An tính đến tháng 01/10/2008. 75 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGO DINH KY 16.10.doc
Tài liệu liên quan