Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Lợi NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO (TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU) Chuyên ngành: Địa Lý Học Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CÁM ƠN Sau hơn ba năm học tập, nghiên cứu khoa học tại phịng Khoa học – Cơng nghệ và Sau Đại Học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, nay luận văn tốt nghiệp thạc

pdf91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sĩ chuyên ngành Địa Lý học với đề tài: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH HUYỆN CƠN ĐẢO (TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU) hồn thành; tác giả xin trân trọng cám ơn: Các thầy cơ giáo khoa Địa Lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em nhiều kiến thức về lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt 3 năm học giúp em cĩ đủ kiến thức và sự tự tin để nghiên cứu, hồn thành luận văn. Thầy Phạm Xuân Hậu – Viện trưởng Viện Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tận tình cho em từ khâu xác định đề tài, sửa chữa đề cương nghiên cứu đến cách thiết kế các bảng số liệu…Bên cạnh đĩ thầy cĩ nhiều ý tưởng giúp em giải quyết được nhiều khúc mắc và phát hiện ra hướng phát triển luận văn của mình; thầy đã hiểu, thơng cảm và chia sẻ với em rất nhiều giúp em vượt qua khĩ khăn để hồn thành luận văn – em xin cám ơn thầy một lần nữa! Thạc sĩ Lê Xuân Aí – giám đốc Vườn quốc gia Cơn Đảo đã cung cấp cho em rất nhiều kiến thức về Cơn Đảo; tư vấn cho em các giải pháp quý báu về phát triển bền vững du lịch Cơn Đảo. Các Thầy, cơ và các anh chị phịng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Ban giám hiệu trường Đại học Hồng Bàng, trường THPT Tân Bình, giới thiệu và tạo điều kiện thuận lợi để tơi được yên tâm học tập tốt. Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phịng du lịch huyện Cơn Đảo, phịng kinh tế và Vườn quốc gia Cơn Đảo đã cung cấp cho tơi những tài liệu quý báu phục vụ luận văn. Gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ tơi trong suốt khĩa học và nghiên cứu. Do giới hạn về thời gian, tài liệu, trình độ, những khĩ khăn khách quan và chủ quan khác luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sĩt, rất mong nhận được sự đĩng gĩp của các thầy cơ và các bạn. Một lần nữa tơi xin chân thành cám ơn! Lê Thị Lợi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DLBV : Du lịch bền vững GDP : Tổng thu nhập quốc dân PGS.TS : Phĩ giáo sư tiến sĩ IUCN : Qũy bảo tồn thiên nhiên UNWTO : Tổ chức Du lịch thế giới WTTC : Hiệp hội lữ hành quốc tế WCED : Ủy ban Mơi trường và Phát triển thế giới VNAT : Ủy ban Kinh tế Trung ương UBND : Ủy ban Nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những thập niên gần đây, du lịch - ngành cơng nghiệp khơng khĩi cĩ tốc độ phát triển cực nhanh trên tồn thế giới. Nĩ trở thành nguồn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ngày nay, du lịch trở thành nhu cầu thiết thực khơng thể thiếu trong cuộc sống của con người khi mà: cuộc sống vất chất của họ ngày càng được nâng cao; thời gian nhàn rỗi nhiều hơn do chính sách điều chỉnh về lao động của chính phủ các nước; xu thế tồn cầu hố nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho việc vượt ranh giới các quốc gia dễ dàng hơn; đời sống đơ thị đầy tiếng ồn, bụi bặm và sự căng thẳng trong cơng việc…đã làm xuất hiện nhu cầu được hưởng thụ, giải trí đồng thời nâng cao hiểu biết của mình về lịch sử, văn hố của các dân tộc trên thế giới, sự kỳ bí của thiện nhiên… Vì thế, con người đến với du lịch ngày càng nhiều. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) và Hiệp hội lữ hành quốc tế (WTTC), năm 2000 thu nhập của ngành du lịch chiếm tới 10,7%GDP của tồn thế giới; năm 2006 là 11,5%. Tổ chức Du lịch thế giới nhận định rằng, số khách du lịch quốc tế năm 2005 là 720 triệu lượt người thì đến năm 2010 sẽ là 1100 triệu lượt người và năm 2020 sẽ là 1600 triệu lượt người. (nguồn: www.worldtourism.org). Ngành du lịch đại diện cho một trong năm lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất cho 83% quốc gia và là nguồn ngoại tệ chính cho 38% quốc gia trên thế giới (Conservation International 2003). Ngành du lịch và lữ hành hỗ trợ 200 triệu cơng việc trên tồn thế giới. Đến 2010, dự kiến số cơng việc được hỗ trợ từ ngành này sẽ tăng lên 250 triệu (WTTC and WEFA, 2000). Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam ngày càng được quan tâm và đĩng vai trị quan trọng trong nền kinh tế đất nước: năm 2008, Việt Nam đã đĩn được 4,2 triệu lượt khách quốc tế và 20 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 60 tỉ đồng(Theo Báo cáo Tổng kết cơng tác 2008 của TCDL). Dự báo năm 2010, nước ta sẽ đĩn 5,5 - 6 triệu lượt du khách quốc tế và 25 -26 triệu lượt khách du lịch nội địa; thu nhập từ du lịch sẽ đạt 4 - 4,5 tỉ đơ la Mĩ (nguồn: chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, tạp chí du lịch Việt Nam, 8/2002). Tuy nhiên, hơn bất cứ hoạt động nào khác, ngành du lịch rất phụ thuộc vào chất lượng của mơi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nhân văn. Nhưng du lịch lại mang đặc tính phát triển nhanh, ngắn hạn và "bùng nổ" - đặc biệt ở các nước đang phát triển, làm tổn hại đến tài sản của chính mình: sự phá huỷ, xuống cấp nghiêm trọng tài nguyên du lịch; mơi trường bị suy thối và tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Vậy "Làm thế nào để ngành du lịch được phát triển bền vững?" là câu hỏi đã được đặt ra và thu hút sự quan tâm của những người làm du lịch của tất cả các nước trên thế giới. Bản thân là cơng dân của một nước cĩ tiềm năng lớn về du lịch nhưng chưa được khai thác bao nhiêu; lại được học về Địa lý Du lịch, tơi hiểu vai trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của nĩ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời cùng trăn trở với những người làm du lịch trước câu hỏi "Làm thế nào để ngành Du lịch được phát triển bền vững?" bởi một số nơi cĩ tiềm năng du lịch lớn ở nước ta khai thác chưa hiệu quả, mang nặng tính tự phát và cĩ nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng. Là người làm cơng tác giáo dục bộ mơn Địa lý trong đĩ cĩ Địa lý Du lịch , tơi tự hỏi cĩ bao nhiêu người (kể cả những người trực tiếp tham gia hoạt động Du lịch) hiểu được "Thế nào là Du lịch bền vững?", "Các nguyên tắc phát triển bền vững Du lịch là gì?" và “Làm thế nào để phát triển bền vững Du lịch?”. Để củng cố lý thuyết về phát triển bền vững Du lịch trong một phạm vi khơng gian nhất định; đồng thời gĩp phần nhỏ trong việc nghiên cứu sự phát triển bền vững du lịch quê hương Cơn Đảo - nơi được thế giới biết đến với cái tên "địa ngục trần gian", với hệ sinh thái tự nhiên rừng - biển đa dạng hầu như cịn nguyên vẹn thuộc diện bảo tồn, chưa chịu tác động của các ngành kinh tế khác và là nơi đáp ứng được xu thế du lịch hiện đại của thế giới: Du lịch Sinh thái, tơi chọn:"NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH Ở HUYỆN CƠN ĐẢO (TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU)"làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học của mình. Luận văn được hồn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Xuân Hậu - Viện trưởng Viện giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, sự đĩng gĩp ý kiến quý báu của thạc sĩ Lê Xuân Ái - giám đốc Vườn quốc gia Cơn Đảo và sự giúp đỡ nhiệt tình của phịng du lịch huyện Cơn Đảo, phịng Du lịch Vườn quốc gia Cơn Đảo. Tơi xin chân thành tri ân. Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học về Du lịch bền vững dưới gĩc nhìn của người làm cơng tác giáo dục nên chắc chắn cĩ nhiều thiếu sĩt, rất mong sự đĩng gĩp ý kiến của quý vị. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của đề tài 2.1. Mục tiêu: - Xác lập cơ sở khoa học nghiên cứu sự phát triển bền vững du lịch. - Thấy được tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của huyện Cơn Đảo. - Xây dựng định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch Cơn Đảo đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới. 2.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu những tài liệu cĩ liên quan đến phát triển bền vững du lịch. - Phân tích, đánh giá sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến ngành Du lịch huyện Cơn Đảo. - Điều tra thực trạng hoạt động Du lịch huyện Cơn Đảo từ năm 1996 - 2007. - Đánh giá tính bền vững của ngành du lịch huyện Cơn Đảo và lợi thế so sánh du lịch địa phương với các địa phương khác trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Dựa vào đặc điểm tài nguyên và các điều kiện liên quan, đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Cơn Đảo. 2.3. Ý nghĩa của đề tài: - Củng cố lý thuyết về phát triển bền vững du lịch. - Xây dựng cơ sở lý thuyết phát triển bền vững du lịch cho huyện Cơn Đảo. - Hiểu đúng khái niệm “phát triển bền vững” để đưa ra định hướng và giải pháp hợp lý. 3. Lịch sử nghiên cứu: Cho tới nay, chưa cĩ một báo cáo quy hoạch hay chiến lược nào để định hướng phát triển bền vững cho du lịch Cơn Đảo. Năm 2004, Ủy ban Kinh tế Trung ương triển khai dự án “Phát triển Cơn Đảo”, và VNAT cũng hồn thành báo cáo “Định hướng Phát triển Du lịch Cơn Đảo”. Những tài liệu này đánh giá sơ bộ về tiềm năng du lịch của Cơn Đảo, đồng thời tổng kết về tình hình hoạt động du lịch của huyện. Những vấn đề được quan tâm bao gồm “huy động sức lực” để phát triển du lịch cùng với việc quan tâm tới nguồn tài nguyên đất và nước trên quần đảo. Những báo cáo này cũng đưa ra những giải pháp cho việc phát triển du lịch cũng như khẳng định quy hoạch du lịch đĩng vai trị then chốt 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: - Nội dung nghiên cứu:  Cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch  Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của huyện Cơn Đảo.  Định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Cơn Đảo. - Thời gian: từ năm 1996 đến năm 2007 - Khơng gian: tồn huyện Cơn Đảo. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: 5.1.1. Quan điểm và chính sách sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước: Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng lần thứ IX và X đều khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu phấn đấu của nhà nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh. Đồng thời Nhà nước cũng cĩ những chính sách phát triển du lịch thể hiện trong điều 6, chương I - Luật Du Lịch Việt Nam (năm 2005) như sau: - Nhà nước cĩ cơ chế, chính sách huy động mọi năng lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. - Nhà nước cĩ chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tính dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước đầu tư vào các lĩnh vực sau:  Bảo vệ, tơn tạo tài nguyên du lịch và mơi trường du lịch.  Tuyên truyền, quảng bá du lịch.  Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.  Nghiên cứu, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch.  Hiện đại hố các hoạt động du lịch.  Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; nhập khẩu phương tiện cung cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và du lịch quốc gia.  Phát triển du lịch tại nơi cĩ tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng cĩ điều kiện kinh tế - xã hội khĩ khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hố và dịch vụ tại chỗ, gĩp phần nâng cao dân trí, xố đĩi giảm nghèo. - Nhà nước bố trí ngân sách cho cơng tác quy hoạch; hỗ trợ dân trí, xây dựng kết cấu hạ tầng đơ thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ cơng tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ tơn tạo tài nguyên và mơi trường du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học và cơng nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. - Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngồi, người Việt Nam định cư ở nước ngồi vào Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngồi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. 5.1.2. Quan điểm hệ thống lãnh thổ: Phát triển du lịch ở bất kỳ cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một phần cấu thành khơng thể tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước. Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng phân hệ, giữa các phân hệ du lịch trong một hệ thống với nhau và các mơi trường xung quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa hệ thống lãnh tổ du lịch và hệ thống kinh tế - xã hội. Quan điểm hệ thống cịn đặc biệt cĩ ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù với sự phân hố theo lãnh thổ từ cấp quốc gia đến cấp vùng và điểm. Mặc khác, các đối tượng nghiên cứu của sinh thái cần được xác định trên một lãnh thổ để phân tích, nghiên cứu tìm ra những sự khác biệt và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. 5.1.3. Quan điểm phát triển du lịch bền vững: Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tồn nhân loại trong thế kỷ XXI. Phát triển du lịch bền vững trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Vì vậy quan điểm phát triển này cần được soi sáng, vận dụng trong việc tổ chức quản lý, triển khai đánh giá các hoạt động du lịch trong nghiên cứu phát triển du lịch. 5.1.4. Quan điểm tổng hợp: Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của địa lý học nĩi riêng và nghiên cứu tự nhiên nĩi chung được xét dưới hai gĩc độ khác nhau: - Nghiên cứu đồng bộ tồn diện về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch đứng từ gĩc độ tự nhiên và nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố, quy luật phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lý. - Sự kết hợp, phối hợp cĩ quy luật, cĩ hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và tồn diện các yếu tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý. 5.1.5. Quan điểm mơi trường – sinh thái: Du lịch hiện nay đã thật sự trở thành một ngành kinh tế, mà hoạt động kinh tế rõ ràng phải tính đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong hoạt động du lịch khơng chỉ cĩ ý nghĩa kinh tế và văn hố mà cịn phải tính đến lợi ích về mơi trường. Do đĩ phải tính đến những thiệt hại về mơi trường, các hệ sinh thái ở các điểm - tuyến du lịch do tác động của hoạt động du lịch. Điều này cĩ ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững du lịch bởi sự tồn tại của loại hình du lịch này phụ thuộc hồn tồn vào tình trạng của các hệ sinh thái và mơi trường. 5.1.6. Quan điểm viễn cảnh - lịch sử: quan điểm này thể hiện ở chỗ: - Chú ý tới khía cạnh địa lý, lịch sử khi xác định tổ chức khơng gian du lịch trên phạm vi khu vực và cả nước nĩi chung. - Phân tích quá trình hình thành và phát triển điểm - tuyến du lịch trong hồn cảnh lịch sử cụ thể. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu: 5.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt cĩ hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai thác lãnh thổ du lịch. Phát triển bền vững cĩ liên quan chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; vì vậy, trong nghiên cứu đây là phương pháp cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 5.2.2. Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn: Cơng tác thực địa cĩ mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch và các tài liệu liên quan khác; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại liên quan du lịch và sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc hình thành tổ chức khơng gian du lịch. 5.2.3. Phương pháp thống kê du lịch: Đây là phương pháp khơng thể thiếu trong quá trính nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và qúa trình , đối chiếu biến động, phát triển trong hoạt động du lịch. Phương pháp này áp dụng để thống kê các hệ sinh thái đặc thù, các tài nguyên du lịch quan trọng và phụ trợ, thống kê hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; thống kê đánh giá lượng khách; đánh giá tỷ lệ doanh thu; tỷ trọng và mức tăng trưởng du lịch nĩi chung để đưa ra bức tranh chung về hiện trạng. 5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Phương pháp này cho phép thu thập những nguồn thơng tin mới phát hiện phân bố trong khơng gian của các đối tượng nghiên cứu. Bản đồ cịn là phương tiện để cụ thể hố, biểu đạt kết quả nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố khơng gian của các đối tượng du lịch. Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kỳ tổ chức khơng gian lãnh thổ du lịch nào, đặc biệt là khi nghiên cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững du lịch nĩi chung và tổ chức khơng gian hoạt động du lịch nĩi riêng. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện sự phân bố lãnh thổ của các khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái đặc thù, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Phương bản đồ sẽ đặc biệt cĩ hiệu quả khi sử dụng cơng nghệ GIS (Geographic Information System - hệ thơng tin địa lý) để phân tích đánh giá tiềm năng du lịch căn cứ vào mức độ quan trọng và phân hố lãnh thổ của các tài nguyên và điều kiện cĩ liên quan cũng như để phân tích phát hiện các mối quan hệ trong tổ chức khơng gian du lịch. 5.2.5. Phương pháp xã hội học: Phương pháp này nhằm khảo sát đặc điểm xã hội của các đối tượng du lịch. Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của cộng đồng, du khách, các chuyên gia. Trong du lịch bền vững dùng để điều tra về sức hấp dẫn của các điểm du lịch, tài nguyên du lịch, chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực…; điều tra thái độ nhận thức của dân cư đối với các vấn đề bảo vệ tài nguyên mơi trường du lịch, mức sống của họ… Phương pháp điều tra xã hội học bao gồm các bước: xác định các vấn đề cần điều tra, thiết kế bảng hỏi, lựa chọn khu vực và đối tượng để điều tra, thời gian tiến hành điều tra, xử lý các kết quả điều tra. 5.2.6. Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia: Đề tài nghiên cứu cĩ nhiệm vụ rất quan trọng là xác lập cơ sở khoa học để tổ chức phát triển bền vững du lịch của huyện Cơn Đảo. Vì vậy phương pháp dự báo cĩ ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, tổ chức hướng khai thác xây dựng các điểm, tuyến du lịch; sử dụng tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững du lịch là dự báo về nguồn khách, cơ cấu khách và thị trường khai thác khách; dự báo về khả năng đầu tư, tơn tạo, nâng cấp các điểm du lịch bổ trợ; dự báo về phát triển cơ sở hạ tầng, mức tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch. Phương pháp chuyên gia nhằm thu thập những ý kiến đĩng gĩp để đề tài mang tính khách quan, đảm bảo kết quả của đề tài cĩ giá trị khoa học và thực tiễn cao, vì vậy phương pháp này cũng hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.1.1. Du lịch: Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử lồi người. Mỗi thời đại, quan niệm về Du lịch khác nhau, buổi ban đầu thường đi kèm với hoạt động truyền giáo, buơn bán hoặc thám hiểm các vùng đất mới. Việc cung ứng các dịch vụ cho du khách để thu lợi nhuận với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là thương mại hố các sản phẩm Du lịch. Từ đĩ xuất hiện hình thức Du lịch đầu tiên và tồn tại cho đến ngày nay tạm gọi là Du lịch thương mại hay Du lịch ồ ạt. Năm 1925, Hiệp hội Quốc tế các tổ chức Du lịch được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về Du lịch. Đầu tiên, Du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân họăc một nhĩm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Năm 1985, I.I.Pirogionic đưa ra khái niệm: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngồi nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về văn hố hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hố. Tháng 6/2005, Tổng cục Du lịch Việt Nam ban hành luật Du lịch (cĩ hiệu lực từ 1.1.2006) và đưa ra khái niệm: Du lịch là các hoạt động cĩ liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định. UNWTO thì cho rằng: Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này. Người đi Du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian 24 giờ với mục đích giải trí tiêu khiển . Cịn nhiều khái niệm khác nữa về Du lịch, song tơi cho rằng khái niệm về Du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam đầy đủ và ngắn gọn nhất. 1.1.2. Sự phát triển bền vững: Cụm từ "phát triển bền vững" cĩ nguồn gốc từ thực tiễn quản lý rừng ở Đức vào thế kỷ XIX, nhưng mãi đến thập niên 80 của thế kỷ XX mới được phổ biến rộng rãi. Năm 1980, IUCN cho rằng: "phát triển bền vững phải cân nhắc đến việc khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và khơng tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khĩ khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Năm 1987, Uỷ ban Mơi trường và phát triển thế giới WCED do bà Groharlem Brundtland thành lập đã cơng bố thuật ngữ "phát triển bền vững" trong báo cáo "tương lai của chúng ta" như sau: “phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển cĩ thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà khơng ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của những thế hệ mai sau”. Theo hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất năm 1992, được tổ chức Riodejaneiro thì: "phát triển bền vững được hình thành trong sự hồ nhập, xen cài và thoả hiệp giữa ba hệ thống là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội". Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia đều đề cập đến "phát triển bền vững" trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương thức và việc sử dụng cĩ trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển. Đối với Việt Nam, "phát triển bền vững" đựơc thể hiện trong chỉ thị 36/CT của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25.6.1998: mục tiêu và các quan điểm cơ bản của phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ mơi trường, bảo vệ mơi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành khơng thể tách rời của phát triển bền vững. 1.1.3. Du lịch bền vững: Khái niệm du lịch bền vững (Sustainable tourism) được xuất hiện vào năm 1996, trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thật sự gây được sự chú ý rộng rãi. Mặc dù chưa đạt đến giai đoạn chín muồi, nhưng nĩ cũng thể hiện được điểm đặc trưng cơ bản của DLBV, đĩ là : DLBV khơng chỉ cổ vũ cho hoạt động du lịch ít gây tổn hại cho mơi trường mà cịn thu hút và địi hỏi sự tham gia của tất cả các thành tố của ngành cơng nghiệp du lịch: các tổ hợp khách sạn tồn cầu, các tổ chức du lịch lữ hành, các khách sạn nhỏ bé biệt lập, với mục tiêu: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ văn hố và phúc lợi cộng đồng địa phương; tạo lập sự cơng bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ. "Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách cĩ trách nhiệm với mơi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên, các đặc điểm văn hố kèm theo (cĩ thể là cả trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, cĩ tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương" - (World Conservation Union, 1996) Cũng trong thời gian này, Hội đồng Du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) khái niệm: "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng Du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai". Du lịch bền vững địi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đĩ để chúng ta cĩ thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hố, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống (Hens L.1998). Theo quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam, phát triển Du lịch phải được định hướng và quản lí theo phương châm: kết hợp hài hồ nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai gĩc độ sản xuất và tiêu dùng Du lịch; khai thác, sử dụng hợp lí và phát triển tài nguyên Du lịch tự nhiên; chú trọng bảo tồn, tơn tạo và phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc; tránh hiện đại hố hoặc làm biến dạng mơi trường, cảnh quan di tích; xây dựng và giữ gìn mơi trường xã hội lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội đặc biệt là ở các đơ thị du lịch và các điểm tham quan du lịch. Như vậy, du lịch bền vững khơng phải là trào lưu du lịch mà đĩ là cương lĩnh phát triển du lịch của thời đại. 1.1.4. Điểm du lịch: Các nhà nghiên cứu và lập pháp đã đưa điểm du lịch vào Pháp lệnh Du lịch được chủ tịch nước ký và cơng bố vào tháng 2.1999, theo đĩ "điểm du lịch là nơi cĩ tài nguyên du lịch hấp dẫn, cĩ khả năng thu hút khách du lịch". Như vậy theo Pháp lệnh Du lịch, "điểm du lịch" là khái niệm tương đối mở, khơng hạn chế về quy mơ lãnh thổ. Đồng thời với khái niệm trên, "điểm du lịch" cĩ thể bao gồm:Điểm tài nguyên (tiềm năng), nơi cĩ tài nguyên du lịch hấp dẫn và cĩ khả năng thu hút khách song cĩ thể chưa đưa vào khai thác; và điểm chức năng - nơi các tài nguyên du lịch đã được khai thác đưa vào phục vụ nhu cầu khách du lịch (tức là đã cĩ sức thu hút khách du lịch). Tuy nhiên khái niệm trên vẫn để ngỏ vấn đề "quy hoạch" đối với điểm du lịch. Trong trường hợp lãnh thổ điểm du lịch được quy hoạch thì sự khác biệt với khái niệm "khu du lich" được xác định ngay trong Pháp lệnh Du lịch, theo đĩ "khu du lịch là nơi cĩ tài nguyên du lịch…, được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách…" là chưa rõ ràng. Trong thực tế cuộc sống, hai khái niệm này thường được sử dụng một cách vơ thức mà chưa cĩ sự phân biệt rõ ràng. 1.1.5. Tuyến du lịch: "Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau" (Pháp lệnh Du lịch, 1999). Tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt, là một đơn vị tổ chức khơng gian du lịch được tạo bởi sự kết nối nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mơ, chức năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch trên một lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác định tuyến du lịch là sự phân bố trong khơng gian hệ thống các điểm du lịch và hệ thống giao thơng liên kết chúng. Do vậy, tuyến du lịch cĩ thể là tuyến du lịch đường bộ, tuyến du lịch đường thuỷ, tuyến du lịch hàng khơng hoặc tuyến du lịch tổng hợp với các phân đoạn cĩ các loại phương tiện vận chuyển khác nhau. Tuyến du lịch cĩ thể là tuyến du lịch tổng hợp (liên kết các điểm du lịch chức năng khác nhau), hoặc tuyến du lịch chuyên đề (liên kết các điểm du lịch cĩ chức năng, sản phẩm du lịch tương đồng). Tuyến du lịch là một khái niệm khơng hạn chế bởi ranh giới hành chính. Các tuyến du lịch cĩ thể được xây dựng phát triển trong một đơn vị hành chính (trong trường hợp cĩ các điểm du lịch cần thiết phân bố trọn trong đơn vị hành chính đĩ), song trong nhiều trường hợp, tuyến du lịch được phát triển trên lãnh thổ xuyên ranh giới hành chính (lien xã, liên huyện, liên tỉnh/thành phố), thậm chí xuyên quốc gia. Trong xu thế hội nhập hợp tác cùng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch thì các tuyến du lịch liên vùng như vậy thường chiếm ưu thế. Điều này cũng làm tăng đáng kể sức hấp dẫn của các tuyến du lịch. 1.2. Những điều kiện cơ bản và nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững Du lịch : 1.2.1. Những điều kiện cơ bản để phát triển bền vững Du lịch: Để ngành du lịch phát triển một cách bền vững cần những điều kiện sau: 1.2.1.1. Sự đa dạng của tài nguyên du lịch. Đối với tài nguyên thiên nhiên, gắn với nĩ là loại hình du lịch sinh thái, địi hỏi tính đa dạng sinh học cao. Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng sinh thái, đa dạng di truyền và đa dạng lồi. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vơ sinh cĩ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu…đĩ là các hệ sinh thái (eco - systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc một số lồi sinh vật (theo cơng ước đa dạng sinh học được thơng qua tại hội nghị thượng đỉnh Rio De Janeiro về mơi trường). Đối với tài nguyên nhân văn bao gồm những di tích lịch sử, di tích cách mạng, những cơng trình văn hố, kiến trúc… kể cả những giá trị văn hố truyền thống cần được giữ gìn, bảo tồn để mỗi điểm du lịch mang nét độc đáo riêng tạo sự hấp dẫn đa dạng cho ngành du lịch. 1.2.1.2. Sự am hiểu về du lịch Người làm cơng tác du lịch đặc biệt là các nhà điều hành, hướng dẫn viên du lịch và dân địa phương phải thật am hiểu - đây cũng là một trong những nguyên tắc của du lịch bền vững. Sự am hiểu ở đây bao gồm hiểu về tài nguyên du lịch (các đặc điểm sinh thái tự nhiên, văn hố cộng đồng), tác động tiềm ẩn của hoạt động du lịch đối với tài nguyên - mơi trường và cả ngoại ngữ. Điều này rất quan trọng và cĩ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch . Muốn vậy cần phải cĩ chiến lược giáo dục thật hiệu quả đặc biệt đối với cộng đồng địa phương về những kiến thức về du lịch và bảo vệ mơi trường. Vì hơn ai hết chỉ cĩ họ mới ý thức được quyến lợi họ được hưởng và bảo vệ mơi trường du lịch chính là bảo vệ cuộc sống của chính họ. Họ cũng là những người truyền đạt những kiến thức đĩ đến du khách hiệu quả nhất. Từ đĩ tất cả các lực lượng tham gia du lịch, dân bản địa cùng nhau bảo vệ tài nguyên du lịch và mơi trường du lịch, là điều kiện quan trọng để du lịch phát triển một cách bền vững. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và khơng cĩ cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên và mơi trường. Họ chỉ đơn giản tạo cho du khách một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hố trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, để đạt được nền du lịch bền vững, các nhà điều hành du lịch phải cĩ được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, cộng ._.đồng địa phương và các lực lượng bảo vệ mơi trường với mục đích bảo vệ lâu dài các giá trị tự nhiên, nhân văn, văn hố địa phương và mơi trường; cải thiện cuộc sống , nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với du khách. 1.2.1.3. Đảm bảo về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch Giao thơng vận tải: đảm bảo nhu cầu đi lại cho du khách từ đất liền ra Cơn Đảo và ngược lại; đến các điểm du lịch. Thơng tin liên lạc: đảm bảo để du khách liên lạc với gia đình, người thân. Điện, nước: cung cấp đầy đủ cho các hoạt du lịch và sinh hoạt cho du khách. Cơ sở lưu trú: chất lượng và phù hợp với mơi trường du lịch của địa phương. Các dịch vụ du lịch khác: ăn, uống, mua sắm…phải đảm bảo trên tinh thần tươi sống, an tồn vệ sinh thực phẩm, giá cả phù hợp. 1.2.1.4. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về "sức chứa" Nhằm hạn chế tới tới mức tối đa tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch và mơi trường, đạt đến nền du lịch bền vững, cần tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về "sức chứa". Khái niệm "sức chứa" được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. Tất cả những khía cạnh này cĩ liên quan đến lượng khách ở một thời điểm trong cùng địa điểm. Đứng trên gĩc độ vật lý: "sức chứa" ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực đĩ cĩ thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về khơng gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Đứng ở gĩc độ sinh học: sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của mơi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Sức chứa này sẽ đạt tới khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu cĩ những ảnh hưởng tới tập tục sinh hoạt của các lồi thú hoang dã, làm cho hệ sinh thái xuống cấp (ví dụ: làm phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị xĩi mịn…); tài nguyên nhân văn bị tổn hại và các giá trị truyền thống dần mai mọt, mất đi. Đứng ở gĩc độ tâm lý: Sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá bản thân du khách cảm thấy khĩ chịu vì sự đơng đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự cĩ mặt của các du khách khác. Nĩi cách khác mức độ thoả mãn của du khách giảm xuống quá mức bình thường do tình trạng quá tải. Đứng ở gĩc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà ở đĩ bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hố - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương cĩ cảm giác bị phá vỡ, bị xâm nhập. Đứng ở gĩc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch cĩ khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này, năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý…) của khu du lịch sẽ khơng đáp ứng được nhu cầu của du khàch, làm mất khả năng quản lý kiểm sốt hoạt động của khách và kết quả sẽ ảnh hưởng đến mơi trường và xã hội. Do khái niệm sức chứa bao gồm cả tính định tính và định lượng, vì vậy khĩ cĩ thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực. Mặt khác mỗi khu vực khác nhau sẽ cĩ chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ cĩ thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm. Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là "quan niệm" về sự "đơng đúc" của các nhà nghiên cứu khác nhau sẽ khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã hội khác nhau. Rõ ràng, để đáp ứng yêu cầu này của du lịch, cần phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể và căn cứ vào đĩ sẽ cĩ những quyết định về quản lý. Điều này cần được tiến hành với các nhĩm đối tượng khách/thị trường khác nhau phù hợp với tâm lý và quan niệm của họ. 1.2.1.5. Thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của du khách. Việc thoả mãn nâng cao nhu cầu hiểu biết của du khách về tự nhiên, văn hố bản địa thường rất khĩ khăn song lại là nhu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch. Vì vậy những dịch vụ để làm hài lịng du khách cĩ vị trí quan trọng chỉ đứng sau cơng tác bảo tồn những gì họ tham quan. 1.2.2. Những nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch: 1.2.1.1. Sử dụng các nguồn lực một cách bền vững Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hố và xã hội là tối cần thiết, nĩ sẽ khiến cho việc kinh doanh phát triển lâu dài. Tất cả các hoạt động kinh tế đều liên quan tới việc sử dụng các nguồn tài nguyên (thiên nhiên và nhân văn). Nhiều nguồn trong đĩ khơng thể đổi mới, tái chế hay thay thế được. Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên khơng kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng. Ngăn ngừa những thay đổi khơng thể tránh được đối với tài sản mơi trường khơng cĩ khả năng thay thế, ngăn chặn sự mất đi của tầng ơzơn và các lồi sinh vật, sự phá hoại chức năng thiết yếu của các hệ sinh thái. điều này cũng cĩ nghĩa là việc tính tới các dịch vụ được mơi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch vụ này khơng phải là "hàng hố cho khơng" mà phải được tính vào chi phí các hoạt động kinh tế. Các nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng đối với tài nguyên nhân văn. Cần trân trong các nền văn hố địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai người ta dựa vào để sống. Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này là vấn đề sống cịn đối với việc quản lý hợp lý mang tính tồn cầu và cũng mang ý nghĩa kinh doanh tích cực. 1.2.1.2. Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về mơi trường và đĩng gĩp cho chất lượng du lịch. Sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn tới sự huỷ hoại mơi trường tồn cầu và đi ngược lại với sữ phát triển bền vững. Kiểu tiêu thụ này là đặc trưng của những nước cĩ nền cơng nghiệp phát triển và lan rộng rất nhanh trên tồn cầu. Sự tiêu dùng tài nguyên mơi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí, khơng cần thiết đã gây ra sự ơ nhiễm và xáo trộn về văn hố, xã hội. Sự phớt lờ hoặc khơng quản lí chất thải của các cơng trình mà dự án triển khai khơng cĩ đánh giá tác động đến mơi trường làm cho mơi trường xuống cấp lâu dài, khĩ khắc phục. Vì thế cần "phạt ơ nhiễm" đối với các cơng trình trên. 1.2.1.3. Duy trì tính đa dạng Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hố và xã hội là hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững du lịch và là chỗ dựa sinh tồn của ngành cơng nghiệp du lịch. Sự đa dạng trong mơi trường tự nhiên, văn hố và xã hội là thế mạnh mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực. Đa dạng cũng sự sống cịn để tránh việc quá phụ thuộc một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn. Phát triển bền vững chủ trương việc để lại cho thế hệ tương lai sự đa dạng cả về thiên nhiên và nhân văn khơng ít hơn những gì thế hệ trước được thừa hưởng. Nhận thức được rằng thay đổi về mơi trường sinh học, văn hố, kinh tế là kết cục khơng tránh khỏi của bất cứ loại hình phát triển nào. Chiến lược Bảo Tồn Thế Giới (1980) nhấn mạnh sự cần thiết bảo tồn đa dạng nguồn gien. Từ đĩ mục đích đã được mở rộng, trong đĩ cĩ sự đa dạng các cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội và các nền văn hố. 1.2.1.4. Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuơn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động mơi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch. Các mâu thuẫn quyền lợi, sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên và tình trạng quá phụ thuộc cĩ thể tránh hay giảm thiểu được bằng cách hợp nhất lĩnh vực này với lĩnh vực khác dựa trên hai qui tắc: quy hoạch chiến lược dài hạn và đánh giá tác động mơi trường. Khuơn khổ hoạch định cĩ tính chiến lược cho phép đánh giá các tác động của sự phát triển đối với các điều kiện kinh tế, xã hội và mơi trường ở cả cấp địa phương và khu vực trong khuơn khổ ngắn trung và dài hạn. Đánh giá tác động mơi trường được tiến hành trong các giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện của dự án sẽ làm giảm thiểu tổn hại đối với mơi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đánh giá tác động của mơi trường bao gồm tác động gián tiếp và trực tiếp của con người đối với các hệ động - thực vật, đất đai, nguồn nước, khí hậu và cảnh quan; và cả tác động qua lại của các nhân tố này với các tài nguyên nhân văn. Tuy nhiên sự đánh giá này mới diễn ra chủ yếu ở Cộng đồng Châu Âu, phần lớn các nước cịn lại đang trong giai đoạn thử nghiệm. 1.2.1.5. Hỗ trợ kinh tế địa phương Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương, tính đến các giá trị và chi phí về mặt mơi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương và tránh được sự tổn thất về mơi trường. Sự tăng trưởng kinh tế thể hiện qua sự tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) mà biểu hiện của nĩ là các giá trị hàng hố trên thị trường; cịn giá trị các loại hình dịch vụ và tài nguyên mơi trường khơng được tính, dẫn đến tình trạng huỷ hoại mơi trường. Sự phát triển bền vững, một mặt thoả mãn nhu cầu và phúc lợi của con người đồng thời vẫn duy trì và cải thiện mơi trường . Lưu tâm đến chức năng kinh tế và việc đánh giá tác động đến mơi trường của các dự án đầu tư cĩ ý nghĩa rất quan trọng. Cốt lõi của sự phát triển kinh tế bền vững là tính khơng phụ thuộc, ngày càng phát triển và đa dạng. Nĩ địi hỏi sự tái thiết lập hệ thống thị trường để hợp lý hố các dịch vụ ở gĩc độ mơi trường và các chi phí sản xuất cĩ tính xã hội rộng lớn hơn. Hoạt động kinh tế quan tâm đến mơi trường cũng là quan tâm đến lợi ích quần chúng địa phương. 1.2.1.6. Lơi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương Việc tham gia của cộng động địa phương vào Du lịch sẽ khơng chỉ mang lại lợi ích cho họ và mơi trường mà cịn nâng cao chất lượng Du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết để phát triển hợp lý và bền vững. Ngược lại sự phát triển bền vững sẽ đáp ứng được nhu cầu của dân bản địa bảo vệ mơi trường thiên nhiên và văn hố của họ. Để đạt được mục tiêu đĩ, cần cĩ chiến lược phát triển phù hợp của địa phương sở tại. Để sự tham gia của cộng đồng địa phương thật sự hiệu quả, cần cĩ chiến lược giáo dục bài bản, khoa học và cho phép họ tham gia vào quá trình hoạch định và tiến hành các chiến lược phát triển. 1.2.1.7. Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng cĩ liên quan Sự đồng lịng giữa cơng nghiệp Du lịch với cộng đồng địa phương, các tổ chức và các cơ quan khác nhau là rất cần thiết, đồng thời cùng nhau giải toả các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi. Tham khảo ý kiến quần chúng nhằm tranh thủ sự quan tâm của họ trong việc dung hồ giữa phát triển kinh tế (đặc biệt là cơng nghiệp) và sự tác động tiềm ẩn của nĩ lên mơi trường tự nhiên, xã hội và văn hố. Đĩ là việc làm cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hố sự đĩng gĩp của quần chúng địa phương. Thiếu sự tham khảo ý kiến giữa cơ quan nhà nước và cộng đồng địa phương cĩ thể đưa đến sự thù địch và đối kháng thậm chí khĩ cĩ thể giải quyết được các mâu thuẫn về quyền lợi. Các cộng đồng địa phương trên tồn thế giới nếu được trang bị kiến thức đầy đủ, họ sẽ là những người quan tâm nhất và đi đầu trong cơng tác bảo vệ mơi trường của chúnh mình. Phát triển bền vững là tính đến các nhu cầu hiện tại, tương lai và phúc lợi của con người dựa trên sự lựa chọn, hiểu biết về những chi phí phát triển mơi trường, xã hội và văn hố. Tham khảo ý kiến mang tính chất then chốt vì nĩ hàm nghĩa trao đổi thơng tin, ý kiến, đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng, kiến thức và các nguồn lực địa phương. 1.2.1.8. Đào tạo nhân viên Việc đào tạo nhân viên trong đĩ cĩ lồng ghép vấn đề Du lịch bền vững vào thực tiễn cơng việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch. một lực lượng lao động được đào tạo và cĩ kỹ năng thành thạo khơng những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà cịn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch gĩp phần nâng cao lịng tự hào nghề nghiệp, sự tự tin và tự nguyện cơng tác của nhân viên; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, lịng tin vào tính hiệu quả của tất cả các cấp đối với sự phát triển của ngành du lịch. Việc đào tạo phải bao gồm cả giáo dục đa văn hố nhằm tăng cường hiểu biết cho học viên giúp họ đem lại sự hài lịng cao nhất cho du khách. Đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương, đặc biệt là các cán bộ tổ chức và các hướng dẫn viên du lịch sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho ngành. Sự phát triển bền vững nhấn mạnh đén tăng cường giáo dục nhằm mục đích nâng cao sự phồn vinh về kinh tế - xã hội. Giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý mơi trường là then chốt cho sự phát triển tổng hợp bền vững cần phải bao hàm những vấn đề về xã hội, văn hố và kinh tế. 1.2.1.9. Tiếp thị du lịch một cách cĩ trách nhiệm Việc tiếp thị cung cấp thơng tin cho du khách một cách đầy đủ và cĩ trách nhiệm sẽ nâng cao sự tơn trọng của du khách đối với mơi trường thiên nhiên, văn hố, xã hội của địa phương đồng thời làm tăng thêm sự thoả mãn cho du khách. Tiếp thị và quảng cáo là vũ khí lợi hại giúp bán thành cơng bất cứ sản phẩm nào. Phát triển bền vững dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thơng tin về sản phẩm gĩp phần nâng cao chất lượng mơi trường tự nhiên, nhân văn và mức sống (cĩ tính đến giá thành của những giá trị về mơi trường). chiến lược tiềp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định, đánh giá và luơn rà sốt lại mặt cung của tài nguyên du lịch và những nguồn lực khác, đồng thời luơn quan tâm đến cán cân cung - cầu. Sự tăng trưởng của du lịch và sự hốn vị của các điểm tham quan tạo nên sự cạnh tranh trong tiếp thị du lịch. 1.2.1.10. Thường xuyên tiến hành cơng tác nghiên cứu Thường xuyên tiến hành cơng tác nghiên cứu và giàm sát ngành cơng nghiệp du lịch thơng qua việc sử dụng và phân tích hiệu quả các số liệu là cần thiết trong việc giải quyết những vấn đề tồn đọng, mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành và cả khách hàng. để ngành du lịch phát triển và tồn tại một cách bền vững, điều cốt yếu là cĩ dự đốn vấn đề và nắm được trước chi phí giải quyết vấn đề. Tốc độ phát triển nhanh của du lịch tại những khu vực dễ bị tổn thương về mặt mơi trường, kinh tế và xã hội; mà những khu vực này thường khĩ thu thập số liệu. Vì thế cần cấp bách nghiên cứu cơ bản hơn nữa để đảm bảo khơng chỉ cho hiệu quả kinh doanh mà cho cả sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên - mơi trường. Việc nghiên cứu tồn diện địi hỏi sự phối hợp giữa ngành du lịch với các trường đại học, các viện nghiên cứu, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về tiềm năng, kỹ năng nghiên cứu và tổ chức cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực và sự cam kết về nghiệp vụ. 1.2.3. Những điều kiện và chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch 1.2.3.1. Những điều kiện cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch: - Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề quan yrọng cơ bản để xây dựng nên các điểm, tuyến du lịch. Điều này đã được khẳng định ngay trong pháp lệnh du lịch: "Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao động sáng tạo của con người cĩ thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch". Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác để thoả mãn nhu cầu du lịch, nhiều tài nguyên du lịch cịn tồn tại ở dạng tiềm năng do:  Chưa được nghiên cứu điều tra và đánh giá đầy đủ.  Chưa cĩ nhu cầu khai thác do khả năng "cầu" cịn thấp.  Tính đặc sắc của tài nguyên thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để khai thác hình thành các sản phẩm du lịch.  Các điều kiện để tiếp cận và các phương tiện để khai thác hạn chế, do đĩ chưa cĩ khả năng hoặc gặp nhiều khĩ khăn trong khai thác.  Chưa đủ khả năng đầu tư để khai thác. Trong thực tế, ở nước ta, nhiều di tích văn hố lịch sử, lịch sử cách mạng mặc dù đã được xếp hạng sonh chưa được khai thác phục vụ du lịch; nhiều khu rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao, nhiều bãi biển đẹp ở miện Trung, nhiều lễ hội… vẫn chưa đầy đủ điều kiện đưa vào khai thác và sử dụng. Ngồi tài nguyên du lịch, nhân tố quan trọng cơ bản để xây dựng các điểm,tuyến du lịch cịn cĩ các yếu tố khác như vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên như mưa, giĩ, sương mù, dịng chảy…Các yếu tố này trong nhiều trường hợp quyết định mức độ sử dụng tài nguyên và ảnh hưởng rất nhiều đến sức hấp dẫn của các điểm, tuyến du lịch. - Cơ sở hạ tầng du lịch Nếu tài nguyên du lịch là yếu tố cơ sở quan trọng để tạo nên các điểm, các trung tâm, các vùng du lịch, qua đĩ hình thành các tuyến du lịch thì cơ sở hạ tầng du lịch là yếu tố đảm bảo cho việc khai thác những giá trị tài nguyên đĩ hình thành nên các điểm/khu du lịch. Đặc biệt cơ sở hạ tầng du lịch mà trực tiếp là hệ thống giao thơng là điều kiện khơng thể thiếu để hình thành nên các tuyến du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm: Hệ thống và phương tiện giao thơng: Đây được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu bởi hoạt động du lịch gắn liền với sự di chuyển của du khách từ nơi cư trú đến các điểm tham quan. Hệ thống giao thơng ở đây khơng chỉ là hệ thống đường (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng khơng) mà cịn bao gồm cả các d9ầu mối giao thơng như sân bay, nhà ga, bến cảng, các cửa khẩu quốc tế. Hệ thống cung cấp điện: Đối với hoạt động du lịch, điện là nguồn năng lượng khơng thể thiếu đảm bảo sinh hoạt của khách du lịch và các dịch vụ du lịch cĩ liên quan. Trong du lịch bền vững luơn khuyến khích các nguồn năng lượng tự nhiên tại chỗ như các máy thuỷ điện nhỏ, pin mặt trời… thân thiện mơi trường. Hệ với thống cấp, thốt nước: Là yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch khơng thể thiếu trong hoạt động du lịch vì nĩ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của du khách. Hệ thống cấp nước và xử lý nước thải trong hoạt động du lịch luơn là yếu tố được coi trọng khi xây dựng các điểm/khu du lịch. Đối với phát triển bền vững du lịch. vấn đề xử lý nước thải là đặc biệt quan trọng vì nước thải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái và ơ nhiễm mơi trường, huỷ hoại ngay nguồn tài nguyên chính mà điểm du lịch đĩ khai thác và phát triển. Hệ thống thơng tin liên lạc: Đảm bảo hệ thống hạ tầng thơng tin liên lạc để đáp ứng nhu cầu thơng tin liên lạc với bạn bè, người thân thậm chí cịn duy trì các mối liên hệ cơng việc mà người đĩ đảm nhận trong thời gian đi du lịch là rất quan trọng và khơng thể thiếu trong hoạt động du lịch. Ngồi những yếu tố hạ tầng cơ sở du lịch cơ bản trên, một số yếu tố khác cũng cần được lưu ý bao gồm: hạ tầng tài chính, hạ tầng y tế … để đáp ứng nhu cầu của hoạt động du lịch. - Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là những yếu tố trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch, cĩ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch, vì vậy chúng cĩ vai trị quan trọng trọng trong việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất của ngành du lịch và cơ sở vật chất của một số ngành dịch vụ cĩ liên quan. Những yếu tố cơ bản của hệ thống cơ sở vật chất du lịch bao gồm: Cơ sở lưu trú du lịch là: "cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều bãi cắm trại cho thuê, trong đĩ khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu"(pháp lệnh du lịch 1999). Đây được xem như loại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cơ bản thuộc hệ thống dịch vụ của ngành. Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí: đáp ứng nhu cầu thư giãn, vui chơi giải trí và tái tạo sức khoẻ cho du khách. những cơ sở này bao gồm các cơng trình thể thao, các cơng viên vui chơi giải trí ngồi cơ sở lưu trú… Các cơng trình thơng tin, văn hố, biểu diễn nghệ thuật như trung tâm văn hố - thơng tin, rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ nghệ thuật, phịng trưng bày triển lãm…Đây đồng thời cũng là những cơng trình phúc lợi xã hội. Các cơ sở dịch vụ bảo trợ khác như hiệu rửa ảnh, trạm xăng dầu, hiệu cắt tĩc, hiệu sửa chữa đồng hồ…Thực chất đây là các cơ sở dịch vụ xã hội tham gia vào các hoạt động cung ứng dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. 1.2.3.2. Những chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch Việc xây dựng các điểm và qua đĩ là các tuyến du lịch thường dựa trên những chỉ tiêu cơ bản sau: - Vị trí của điểm du lịch: Vị trí tương đối của điểm du lịch với thị trường cung cấp khách cĩ ý nghĩa quan trọng đối với khả năng phát triển hoạt động du lịch ở điểm du lịch đĩ. thực tế cho thấy những điểm du lịch cĩ tài nguyên du lịch với mức độ hấp dẫn tương đồng thì điểm du lịch nào cĩ vị trí gần với thị trường cung cấp khách hơn thì việc xây dựng phát triển điểm du lịch đĩ sẽ thuận lợi hơn. Xác định mức độ thuận lợi để xây dựng phát triển các điểm du lịch ở gĩc độ khoảng cách từ thị trường nguồn đến vị trí điểm du lịch, trên cơ sở thực tiễn hoạt động du lịch thường sử dụng 4 cấp: Rất thuận lợi: khoảng cách từ 10 - 100 km, thời gian đi đường ít hơn 3 giờ và cĩ thể sử dụng từ 2 - 3 phương tiện vận chuyển thơng dụng. Khá thuận lợi: khoảng cách 100 - 200 km, thời gian đi đường ít hơn 5 giờ và cĩ thể sử dụng từ 2 - 3 phương tiện vận chuyển thơng dụng. Thuận lợi: khoảng cách từ 200 - 500 km, thời gian đi đường ít hơn 12 giờ và cĩ thể sử dụng 1 - 2 phương tiện vận chuyển thơng dụng. Kém thuận lợi: khoảng cách trên 500 km, thời gian đi đường hơn 24 giờ và cĩ thể sử dụng từ 1 - 2 phương tiện vận chuyển thơng dụng. - Độ hấp dẫn của điểm du lịch: Độ hấp dẫn của điểm du lịch là chỉ tiêu mang tính tổng hợp các yếu tố như tính hấp dẫn của cảnh quan được nhiều du khách cơng nhận; sự thích hợp của khí hậu; tính đặc sắc và độc đáo của các đối tượng tham quan du lịch…Độ hấp dẫn này thường được chia thành 4 cấp: Rất hấp dẫn: cĩ ít nhất trên 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; cĩ ít nhất 5 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để cĩ thể phát triển được ít nhất 5 loại hình du lịch. Khá hấp dẫn: cĩ ít nhất 3 - 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; cĩ ít nhất 2 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để cĩ thể phát triển được từ 3 - 5 loại hình du lịch. Hấp dẫn: cĩ ít nhất 1- 2 cảnh quan đẹp được thừa nhận; cĩ ít nhất 1 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để cĩ thể phát triển được 1 -2 loại hình du lịch. Kém hấp dẫn: cĩ cảnh quan đơn điệu và chỉ cĩ thể phát triển được 1 loại hình du lịch. - Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đây được xem là chỉ tiêu cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển điểm, tuyến du lịch với 4 mức độ khác nhau: Rất tốt: điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với điều kiện này, việc khai thác các tiềm năng để phát triển các điểm, tuyến du lịch rất thuận lợi đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách ở trình độ cao. Khá tốt: cĩ cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia. Trung bình: cĩ được một số cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chát kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc gia nhưng khơng đồng bộ. Kém: điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, khơng đồng bộ. - Thời gian hoạt động của điểm du lịch: Thời gian hoạt động của điểm du lịch được xác định bởi khoảng thời gian thích hợp về các điều kiện khí hậu, thời tiết đối với sức khoẻ và đảm bảo an tồn cho du khách cũng như điều kiện thuận lợi để đưa khách đi du lịch theo chương trình. Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch, từ đĩ tác động đến kế hốch khai thác, đầu tư và hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm, tuyến du lịch. Để tiện lợi trong việc xem xét chỉ tiêu này trong tổng thể các chỉ tiêu liên quan đến việc xây dựng phát triển các điểm, tuyến du lịch, việc đánh giá thời gian hoạt động của điểm du lịch cũng cĩ thể chia làm 4 cấp: Rất dài: cĩ trên 200 ngày trong năm cĩ thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và cĩ ít nhất trên 180 ngày cĩ điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người. Khá dài: cĩ từ 150 - 200 ngày trong năm cĩ thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và cĩ từ 120 - 180 ngày cĩ điều kiện khí hậu phù hợp với sức khoẻ con người. Dài: cĩ từ 100 - 150 ngày trong năm cĩ thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và cĩ từ 90 - 120 ngày cĩ điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người. Ngắn: cĩ dưới 100 ngày trong năm cĩ thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và dưới 90 ngày cĩ điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người. - Sức chứa của điểm du lịch: Sức chứa của điểm du lịch phản ánh khả năng và quy mơ triển khai hoạt động của điểm du lịch mà khơng nảy sinh những tác động tiêu cực đến tài nguyên, mơi trường và xã hội. Điều này cĩ ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững du lịch. Trong thực tế, việc xác định "sức chứa" của một điểm du lịch rất khĩ bởi cần triển khai việc quan trắc bằng thực nghiệm. Trong nhiều trường hợp, nhiệm vụ này được thực hiện bằng việc kế thừa cĩ chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nước, đặc biệt các nước trong khu vực nơi cĩ những điều kiện tương đồng hoặc bằng kinh nghiệm thực tiễn. Sức chứa (chỉ khả năng tiếp nhận khách) của điểm du lịch cũng thường được chia thành 4 cấp: Rất lớn: trên 1.000 lượt khách/ngày. Khá lớn: từ 500 - 1.000 lượt khách/ngày. Trung bình: từ 100 - 500 lượt khách/ngày. Nhỏ: dưới 100 lượt khách/ngày. Tuy nhiên cĩ thể nhận thấy sức chứa của điểm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào qui mơ lãnh thổ của điểm du lịch đĩ. - Tính bền vững của điểm du lịch: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tồn tại, tự phục hồi của các thành phần tự nhiên của điểm du lịch trước áp lực tác động của hoạt động du lịch, hoặc các tác động tự nhiên, kinh tế - xã hội khác. Tính bền vững này cũng được chia thành 4 cấp: Rất bền vững: Khơng cĩ thành phần tự nhiên nào bị phá huỷ, nếu cĩ chỉ mức độ khơng đáng kể và được phục hồi lại sau một thời gian ngắn. Hoạt động du lịch khơng bị ảnh hưởng và cĩ thể diễn ra liên tục. Khá bền vững: Cĩ từ 1 - 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ ở mức độ nhẹ và cĩ khả năng tự phục hồi. Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên. Bền vững trung bình: Cĩ 1 -2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ nặng cần đến sự can thiệp của con người mới cĩ khả năng phục hồi. Hoạt động du lịch bị hạn chế. Kém bền vững: Cĩ từ 1- 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ nặng cần đến sự can thiệp của con người. Song khả năng phục hồi hạn chế và kéo dài. Hoạt động du lịch bị gián đoạn. Tính bền vững của các điểm du lịch phụ thuộc nhiều vào tính nhạy cảm, dễ phá huỷ của các hệ sinh thái. Ví dụ, hệ sinh thái san hơ rất dễ bị phá huỷ và quá trình phục hồi tự nhiên rất lâu trong khi hệ sinh thái rừng khơ hạn hoặc rừng tràm ít nhạy cảm trước những tác động và quá trình phục hồi nhanh hơn khi bị phá huỷ. Để đánh giá mức độ quan trọng (hấp dẫn, cĩ khả năng thu hút khách cao) và khả năng phát triển (cĩ tài nguyên đặc sắc, dễ tiếp cận, hoạt động thuận lợi, khả năng tồn tại cao) của các điểm du lịch, thường các chỉ tiêu trên được đánh giá cho điểm theo trọng số (tuỳ thuộc vào quan điểm đánh giá) và được tổng hợp lại. Điểm du lịch nào cĩ điểm càng cao thì càng cĩ vai trị quan trọng và khả năng phát triển càng tốt. Căn cứ vào đánh giá này, các nhà đầu tư và quản lý sẽ quyết định về mức đầu tư xây dựng phát triển điểm du lịch tương xứng với tiềm năng của nĩ . Căn cứ vào số lượng các điểm du lịch đạt yêu cầu đầu tư xây dựng phát triển và phân bố hợp lý của chúng trong khơng gian, việc xây dựng các tuyến du lịch cũng sẽ được quyết định. 1.2.4. Các phương pháp đánh giá tính bền vững của du lịch 1.2.4.1. Phương pháp phân tích SWOT Mục đích của việc đánh giá là để xác định rằng việc phát triển du lịch cĩ thể đĩng gĩp vào cơng tác bảo tồn và xố đĩi giảm nghèo, duy trì các tiêu chí phát triển bền vững, nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng và tính thực tế về giá trị kinh tế. SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats) là phương pháp phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những đe doạ. Đây là một khung lập kế hoạch mà thơng qua đĩ các cộng đồng cĩ thể nêu lên những ưu tiên, xác định mối quan tâm về du lịch như là một hoạt động triển vọng cho việc tạo thu nhập, sự sẵn sàng của cộng đồng cũng như những trăn trở của họ đối với việc phát triển du lịch địa phương. 1.2.4.2. Phương pháp thống kê các điểm thu hút Thành lập danh sách các điểm thu hút trong khu bảo tồn Các điểm thu hút tự nhiên: phong cảnh đẹp (các bãi biển, hang động, thác nước…), những sinh vật quý hiếm (chim, rùa…). Đa dạng sinh học và những điều kiện tự nhiên khác cĩ khả năng thu hút du khách rất lớn. Các thu hút về văn hố: những mơ hình về cách sống truyền thống, các nghi lễ, các lễ hội tơn giáo, các lễ hội và các sự kiện lớn khác, nghệ thuật và thủ cơng, ẩm thực…; các hoạt động kinh tế địa phương như: khai thác cá, làm muối, nơng nghiệp…khơng những tạo sự hấp dẫn cho du khách mà cịn cho phép du khách tìm hiểu và hỗ trợ văn hố địa phương. Các điểm thu hút về lịch sử và di sản: các pháo đài, chiến luỹ, bảo tàng , nhà thờ, chùa chiền, lăng tẩm, các kiến trúc đặc biệt, các điểm khảo cổ, các tượng đài kỷ niệm, các địa đạo, nhà tù… Các hoạt động giải trí: chạy tàu thuỷ, đi bộ, leo núi, đạp xe đạp, cắm trại, chèo thuyền, bơi lội… Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CƠN ĐẢO (BÀ RỊA – VŨNG TÀU) 2.1. Khái quát huyện Cơn Đảo Huyện Cơn Đảo thuộc tỉnh Bà Bịa - Vũng Tàu, cĩ toạ độ địa lý là: 8o34' - 8o4' vĩ độ Bắc và 106o31' - 106o43' kinh độ Đơng. Cơn Đảo cách Vũng Tàu 185km, thành phố Hồ Chí Minh 230km, cửa sơng Hậu (Cần Thơ) khoảng 83km. Cơn Đả._.m sát các hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo kinh hức các hội thảo cĩ sự tham gia quan chuyên trách về quản lý du lịch và tiếp thị. n Cơn Đảo – đây sẽ là lực lượng quản lý, cả các cơ quan Chính phủ và đơn vị kinh doanh, cần cĩ hiểu biết một cách hệ ành nơi tiên phong trong du lịch bền vững tại Việt Nam. Để đạt được thu phí đã được phổ biến tại các điểm du lịch nổi tiếng trong nước và trên thế giới như: di sản thế giới vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Sagamartha (Everest – Nêpan), khu di sản thế giới Angkor Wat (Campuchia)… Doanh thu y xây dựng một trung tâm chuyên trách cho Cơn Đảo. 3.3.2.4. Về quản lý, tiếp thị và xúc tiến du lịch - Hiện đại hĩa bộ máy quản lý du lịch:  Phân vùng chức năng biển – ven b lý.  ngư nghiệp, nơng nghiệp và phát triển nơng thơn trong vấn đề hoạt động và khai thác tài nguyên.  Đảm bảo cân đối giữa lực lượng sản xuất trực tiếp và gián tiếp, tăng cường sự phối hợp hiệu q giữa lữ hành, hàng khơng, khách sạn để tránh tình trạng tự phát, tạo mối quan hệ phụ thuộc để cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro.  Thường xuyên tiến doanh du lịch khơng gây tác động xấu đến tài nguyên mơi trường.  Thường xuyên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tổ c của các chuyên gia, các nhà khoa học để đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm phát triển bền vững du lịch huyện Cơn Đảo.  Thành lập cơ  Tăng cường năng lực cho Ban Quản lý các khu du lịch huyệ quản lý và tiếp thị du lịch dưới sự chỉ đạo của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; đồng thời cũng là lực lượng thúc đẩy phát triển du lịch cho Cơn Đảo và liên kết giữa ngành du lịch và các phịng ban chính quyền (cấp tỉnh và huyện), Ban Quản lý Phát triển Cơn Đảo, VQGCĐ và các bên liên quan đến du lịch.  Các nhà thống về du lịch bền vững  Cơn Đảo phấn đấu trở th điều này, việc phát triển du lịch bền vững tại huyện Cơn Đảo địi hỏi phải cĩ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ lãnh đạo, các ban ngành của huyện và tỉnh cũng như của các đơn vị kinh doanh du lịch từ khối tư nhân. Vì vậy, việc hiểu biết đầy đủ về những nguyên tắc căn bản của du lịch bền vững cĩ ý nghĩa chiến lược trong việc hoạch định, đầu tư phát triển.  Cần phải đào tạo cho các lãnh đạo, ban ngành của tỉnh và huyện cùng với các đơn vị kinh doanh du lịch về quản lý du lịch và nhận thức được rằng kinh nghiệm làm du lịch phải tích lũy từ hành động thực tế phát triển du lịch bền vững. - Quản lý khách du lịch bền vững để đảm bảo sức chứa: Theo quyế định 264/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thì lượng khách du lịch dự tính vào năm 2010 là 200 ngàn và 2020 là 700 ngàn. So với năng lực hiện tại của Cơn Đảo (được trình bày ở phần thực trạng) thì đĩ là con số khơng khả thi. Vì thế cần xem xét thật kỹ tính nhạy cảm của tài nguyên- mơi trường du lịch Cơn Đảo để đưa ra chỉ tiêu quản lý du khách bền vững là vấn đề khơng thể thiếu trong hoạch định quy hoạch phát triển bền vững du lịch tại Cơn Đảo. “Du lịch cĩ chất lượng” cũng là giải pháp hữu hiệu để quản lý khách du lịch đảm bảo sức chứa. - Tiếp thị du lịch và xúc tiến du lịch:  Chủ động xây dựng các thị trường mục tiêu quan tâm đến các di sản văn hĩa, động vật hoang dã và các hoạt động du lịch biển tại Cơn Đảo Phân tích thực trạng khách du lịch của huyện Cơn Đảo, ta thấy phần lớn khách đến đây là khách nội địa chủ yếu nghỉ ngơi, tắm biển, thăm các di tích lịch sử văn hĩa trong tâm thế hết sức thụ động. Khách quốc tế dù chiếm tỷ trọng rất ít nhưng cĩ xu hướng tăng nhanh. Để ngành du lịch của huyện phát triển bền vững theo hướng “du lịch dịch vụ chất lượng cao” thì thị trường mục tiêu chính hướng tới của ngành du lịch huyện Cơn Đảo là du khách quốc tế và nội địa cĩ thu nhập cao. Thị trường mục tiêu cho khách du lịch của huện Cơn Đảo:  Nội địa: Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thuộc Đơng Nam Bộ  Quốc tế: Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, châu ÂU, Bắc Mỹ, Úc…  Kế hoạch tiếp thị du lịch chiến lược và điều phối các hoạt động xúc tiến cho Cơn Đảo Hiện tại việc tiếp thị và xúc tiến du lịch cho Cơn Đảo mới chỉ ở mức độ tối thiểu. Cần chủ động thu hút khách du lịch tới tham quan Cơn Đảo, đặc biệt là những người coi trọng những gì mà Cơn Đảo cĩ thể đem đến cho họ, đồng thời làm tăng tối đa lợi ích của du lịch và nuơi dưỡng việc phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, cần phải cĩ bản kế hoạch tiếp thị chiến lược và điều phối các hoạt động xúc tiến cho Cơn Đảo, bao gồm:  Xây dựng một phịng ban chính quyền – trung tâm chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động tiếp thị và xúc tiến du lịch  Phương pháp tổng hợp để tiếp thị và xúc tiến du lịch đại diện cho cả khối nhà nước và tư nhân  Xây dựng các kênh phân phối cụ thể - xác định các cơng ty lữ hành và đại lý du lịch chính ở Việt Nam và quốc tế  Tập trung vào các thị trường mục tiêu  Giải quyết tính mùa vụ của Cơn Đảo – chẳng hạn các chiến dịch xúc tiến đặc biệt để thu hút khách du lịch vào mùa đơng.  Một kế hoạch hành động tiếp thị phác họa và điều phối các hoạt động xúc tiến  Tập trung vào phát triển du lịch bền vững và “du lịch cĩ chất lượng” cho Cơn Đảo Khuyến nghị Ban Quản lý các khu du lịch huyện Cơn Đảo sẽ là cơ quan thực hiện kế hoạch tiếp thị chiến lược và điều phối các hoạt động xúc tiến Cơn Đảo cĩ sự hợp tác chặt chẽ với VQG Cơn Đảo.  Tạo sản phẩm du lịch đặc thù: Cơn Đảo cĩ tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn mang tầm cỡ quốc tế. Để thu hút thị trường mục tiêu cần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù như:  Xem Vích đẻ và thả Vích về đại dương ở Bảy Cạnh, hịn Bà  Lặn cùng cá Heo ở Vịnh Đầm Tre.  Trồng cỏ nuơi Dugong ở vùng biển ven các hịn Tài Lớn, Trác Lớn. Bơng Lan.  Du ngoạn thủy cung lung linh sắc màu ở vùng biển quanh Hịn Tre Lớn, hịn Tre Nhỏ.  Bay lên cùng vơ số lồi chim ở Hịn Trứng, hịn Bơng Lan.  Đêm Vú Nàng với ơng Đụng:  “Ai qua Đất Thắm, Bãi Bàng  Hỏi thăm ơng Đụng, Vú Nàng lớn chưa?”  Nghịch ngợm với khỉ ở Núi Chúa, Sở Rẫy, hịn Tre Nhỏ  Đêm huyền diệu với những con mực lấp lánh ở Cầu Tàu 914  Thám hiểm rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh.  Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch đến thị trường mục tiêu và thế giới  Trung Tâm xúc tiến du lịch huyện cần thực hiện tốt chức năng đầu mối để cơng tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch cĩ hiệu quả và làm tốt cơng tác Marketing cho tồn ngành du lịch trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan hữu quan.  Cần nâng cao hơn nữa việc tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp địa phương, tạo mối quan hệ phối hợp với các cơng ty du lịch lớn ở các thị trường gởi như: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu…  Xây dựng các chương trình du lịch đặc thù theo mùa (đặc biệt là mùa Đơng) để thu hút du khách quốc tế; tăng cường đa dạng hĩa các ấn phẩm tuyên truyền để đưa những sản phẩm du lịch của Cơn Đảo đến tay càng nhiều người càng tốt.  Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Vườn Quốc Gia Cơn Đảo để đưa ra ấn phẩm tốt nhất về loại hình du lịch sinh thái.  Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các hãng thơng tin đại chúng đặc biệt là Internet qua đĩ giới thiệu các sản phẩm du lịch của huyện; thành lập trang web riêng giới thiệu về chương trình hành động, sản phẩm du lịch địa phương, qua đĩ cĩ thể trao đổi thơng tin với khách hàng nhằm rút ra những kinh nghiệm quý báu cho ngành du lịch.  Liên kết với các tổ chức du lịch quốc tế, tham gia các hội hiệp du lịch đặc biệt là du lịch bền vững của các nước trên thế giới; liên doanh liên kết vơí các cơng ty lữ hành nước ngồi để mở rộng thị trường. 3.3.2.5. Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch - Giao thơng vận tải: Cần tăng thêm chuyến bay đến Cơn Đảo Cơn Đảo nối với đất liền chủ yếu bằng 2 loại hình: tàu biển và hàng khơng. Tàu biển chở khách cĩ 2 chiếc Cơn Đảo 9, 10 chủ yếu dành cho dân địa phương và du khách nội địa bởi giá cả phù hợp và luơn ở trong trạng thái quá tải, ngồi ra cịn phụ thuộc vào thời tiết nên khơng thuận tiện cho du khách . Phần lớn du khách quốc tế và một phần khách nội địa đi bằng đường hàng khơng. Theo số liệu hiện tại, mỗi năm cĩ khoảng 20.000 chỗ ngồi trong các chuyến bay đến Cơn Đảo (xem Bảng ). Hiện nay, Cơn Đảo đang đĩn gần 18.000 lượt khách và vào lúc cao điểm du lịch (mùa hè và các ngày lễ) . Tăng thêm chuyến bay mỗi tuần lên 10 hoặc 12 chuyến và tăng thêm chuyến bay 2 chiều giữa Vũng Tàu và Cơn Đảo, giải pháp này mới cĩ thể đủ sức chuyên chở đáp ứng được nhu cầu trong tương lai. Bên cạnh đĩ, thêm chuyến bay sẽ giúp du khách cĩ thêm cơ hội và nhiều lựa chọn hơn để lên kế hoạch cho các chuyến đi của mình tới Cơn Đảo – ví dụ như các chuyến đi cuối tuần từ Thành phố Hồ Chí Minh. - Thơng tin liên lạc: Nhìn chung thơng tin liên lạc của Cơn Đảo đã đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, thơng tin du lịch chưa được quan tâm. Vì vậy cần xây dựng trung tâm du lịch gần cảng du lịch nhằm cung cấp các thơng tin về các điểm hấp dẫn và các hoạt động du lịch tại Cơn Đảo một cách nhanh nhất; đồng thời trung tâm này cịn cĩ chức năng đặt giữ chỗ cho các tuyến cũng như các hoạt động du lịch. Trung tâm du lịch nên được hoạt động phối hợp với Vườn quốc Gia Cơn Đảo, phịng quy hoạch và quản lý du lịch huyện, bảo tàng và các bên liên quan trong hoạt động du lịch. - Điện: Cần tăng cường khai thác và sử dụng năng lượng Mặt Trời. - Nước: Đảm bảo việc cung cấp nước sạch là phần cốt lõi trong quá trình quy hoạch phát triển bền vững du lịch. Quần đảo Cơn Đảo chỉ cĩ nước sạch trên đảo Cơn Sơn và hịn Cau; các hịn cịn lại khơng cĩ nước ngọt. Nước ngọt trên đảo Cơ Sơn chủ yếu được cung cấp từ hồ Quang Trung và mạch nước ngầm với cơng suất khoảng 2000m3/ ngày , trong đĩ mỗi ngày nước sinh hoạt và sản xuất tiêu thụ khoảng 1816m3 (năm 2007); như vậy khả năng cung cấp nước trong tương lai cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế là vấn đề cấp thiết của huyện Cơn Đảo. - Cơ sở lưu trú:  Tăng cường xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao Cơ sở lưu trú hiện nay ở Cơn Đảo chủ yếu tập trung ở 3 khu du lịch với tiêu chuẩn 2 sao. Các khu du lịch này cĩ xu hướng chủ yếu phục vụ khách nội địa và Tây balơ. Cần xây dựng cơ sở lưu trú cấp hơn cho thị trường khách mục tiêu dưới khách sạn nhỏ nhưng tiện nghi, nhà nghỉ sinh thái. Nên phát triển cơ sở lưu trú trong tương lai khơng dựa vào số lượng phịng hay giường mà là chất lượng.  Xây dựng các tiêu chuẩn hay quy chế về phát triển cơ sở lưu trú du lịch Hiện tại chưa cĩ tiêu chuẩn hay quy chế nào cho vấn đề xây dựng cơ sở lưu trú tại Cơn Đảo. Trong khi mơi trường Cơn Đảo rất nhạy cảm mà việc xây dựng cơ sở lưu trú tác động lớn đến cơ sở hạ tầng, tài nguyên và mơi trường du lịch. Để ngành du lịch được phát triển bền vững, nhất thiết mọi dự án xây dựng cơ sở lưu trú mới phải cĩ đủ các dịch vụ hỗ trợ nhằm tránh gây tổn hại đến cơ sở hạ tầng, tài nguyên và mơi trường du lịch. Tại những khu vực nhạy cảm, nên xây dựng cơ sở lưu trú phù hợp (nhà nghỉ sinh thái) để giảm thiểu tác động đến tài nguyên và mơi trường tự nhiên. 3.3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Lực lượng lao động đặc biệt là lao động địa phương là nhân tố quan trọng của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, do đĩ cần phải: - Trang bị kiến thức liên quan đến sự phát triển bền vững ngành du lịch cho các cơ quan quản lý, cho các đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động du lịch - Cần xây dựng các chương trình giáo dục về phát triển bền vững, làm cho người dân Cơn Đảo hiểu rằng: tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) trên đảo là mĩn quà vơ giá mà tạo hĩa ban cho họ, là di sản lớn lao, là nền tảng của sự sống và sự phát triển bền vững. Vì vậy họ phải trân trọng, cân nhắc khi sử dụng, khơng lạm dụng một cách thái quá và cĩ bổn phận bảo vệ các nguồn tài nguyên. - Thống nhất chương trình giảng dạy khoa học du lịch cho các cấp, đào tạo theo hướng chuyên mơn hĩa cao, kết hợp lý thuyết lẫn thực hành, đảm bảo chất lượng tồn diện. Mở rộng nghiên cứu thêm các chương trình đào tạo của các nước nhất là phương pháp thực hiện phát triển bền vững du lịch. - Nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử khi giao tiếp với du khách và du lịch bền vững… thơng qua các phương tiện truyền thơng đại chúng. Tổ chức các cuộc thi về du lịch bền vững. - Giáo dục và nâng cao tri thức và kinh nghiệm về phát triển bền vững du lịch trong mọi cấp, từ đội ngũ quản lý đến hướng dẫn viên và cả cộng đồng địa phương sao cho họ là lực lượng cĩ đủ năng lực truyền đạt, hướng dẫn, thuyết minh về cách bảo vệ tài nguyên, mơi trường cho du khách. - Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và các cơ sở đào tạo. Tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ đào tạo của các nước và các tổ chức quốc tế về mọi mặt để nâng cao nhận thức như: tham dự các khĩa học, khảo sát thực tế, tham quan và học kinh nghiệm của nước ngồi; tổ chức mời các chuyên gia nước ngồi đến dạy; truyền đạt kinh nghiệm, cung cấp tư liệu về du lịch bền vững. - Đào tạo kỹ nâng du lịch và ngoại ngữ cho nhân viên vườn quốc gia Cơn Đảo bởi họ quản lý và bảo vệ phần lớn tài nguyên thiên nhiên tại Cơn Đảo. 3.3.2.7. Về mơi trường du lịch Xây dựng mơi trường tự nhiên và mơi trường xã hội phục vụ phát triển bền vững du lịch: - Thực hiện cơng tác tuyên truyền, vận động và giáo dục các ban ngành đồn thể và nhân dân trong huyện về trách nhiệm đẩy mạnh kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Cơn Đảo; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện đề án : “Đảm bảo trật tự trị an tại các điểm, khu du lịch” của tỉnh phối hợp với chương trình xây dựng đời sống văn hĩa của ngành Văn hĩa Thơng tin cho 9 khu dân cư về thực hiện văn minh du lịch phục vụ cho sự phát triển bền vững du lịch. - Tổ chức sắp xếp các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ cá thể theo mơ hình hợp tác xã hoặc tổ hợp các dịch vụ thương mại; phát triển và củng cố những ngành truyền thống hộ gia đình hoặc làng nghề thủ cơng mỹ nghệ, hải sản… nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hĩa các sản phẩm phục vụ du lịch. - Xây dựng quy các quy định bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và mơi trường sinh thái của huyện; hướng dẫn các doanh nghiệp, tư nhân, nhân dân đảo và khách du lịch cùng thực hiện. - Cần xây dựng cơ chế quản lý đặc thù về quản lý, bảo vệ mơi trường để kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Khuyến khích khai thác sử dụng nguồn năng sạch (Mặt Trời, Gío…) sản xuất điện, gas cho phương tiện giao thơng. - Đảm bảo xử lý, tái chế và quản lý nước thải, chất thải rắn theo kinh nghiệm quốc tế tốt nhất Tổ chức quản lý mơi trường hiện tại của Cơn Đảo vẫn cịn rất yếu kém. Những vấn đề mấu chốt liên quan đến phát triển du lịch bền vững chủ yếu liên quan đến quản lý nước thải và chất thải rắn. Hiện tại ở Cơn Đảo chưa cĩ một hệ thống xử lý nước thải tinh vi nào, đồng thời việc tiêu hủy những chất thải và rác thải rắn thu được đang cịn là một vấn đề nghiêm trọng đối với mơi trường. Việc quản lý và xử lý nước thải và chất thải rắn một cách hợp lý là vấn đề trọng yếu đối với việc triển khai du lịch bền vững và tương lai của huyện Cơn Đảo. Mơi trường ở nơi đây rất nhạy cảm, và nếu như du lịch phát triển, những tác động tiêu cực của nước và chất thải rắn sẽ ngày một nhiều hơn. Lưu ý rằng triển khai bất cứ hoạt động du lịch nào cũng cần phải được thơng qua một quá trình đánh giá tác động mơi trường một cách nghiêm ngặt, làm được việc này khơng chỉ giúp hỗ trợ các dự án riêng biệt mà cịn gĩp phần vào tính bền vững ở mọi lĩnh vực trên huyện Cơn Đảo. Các quy định và chính sách tăng cường quản lý mơi trường Cơn Đảo cũng cần được đưa ra. Lập kế hoạch quản lý chất thải đối với mọi lĩnh vực quy hoạch của Cơn Đảo là một việc làm cấp bách hiện nay. - Xây dựng một chương trình theo dõi trực tiếp để đánh giá các tác động du lịch đối với mơi trường. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua việc thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CƠN ĐẢO (BÀ RỊA – VŨNG TÀU”, trên cơ sở tổng hợp các tài liệu và nghiên cứu được, tơi rút ra một số kết luận cơ bản sau: - Phát triển bền vững du lịch: được hiểu là sự phát triển cĩ thể đáp ứng được những nhu cầu du lịch hiện tại mà khơng ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của những thế hệ tương lai; phát triển bền vững du lịch phải cân nhắc đến việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch ( tái tạo và khơng tái tạo), đến các điều kiện thuận lợi cũng như khĩ khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau; phát triển bền vững du lịch là sự phát triển cĩ trách nhiệm với mơi trường và quyền lợi kinh tế của cư dân địa phương. - Cơn Đảo cĩ nhiều tiềm năng về du lịch: tài nguyên thiên nhiên phong phú, độc đáo, tính đa dạng sinh học cao; hệ thống di tích cách mạng, văn hĩa nổi tiếng trong và ngồi nước; cĩ mơi trường xã hội lành mạnh; thu hút ngày càng nhiều đầu tư; được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước; cơ sở hạ tầng tương đối tốt; thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngồi nước; doanh thu ngày càng tăng nhanh… đây là tiềm năng lợi thế quan trọng để xây dựng Cơn Đảo trở thành trung tâm du lịch dịch vụ tầm cở khu vực và quốc tế - Phát triển bền vững du lịch Cơn Đảo khơng chỉ cĩ ý nghĩa đối với nền kinh tế và cư dân địa phương mà cịn cĩ thể trở thành mơ hình kiểu mẫu cho sự phát triển bền vững du lịch ở các địa phương khác, gĩp phần phát triển bền vững du lịch cả nước. - Ngành du lịch của huyện Cơn Đảo cịn rất mới mẽ, hoạt động du lịch gần như chưa tác động gì đối với tài nguyên du lịch và các ngành kinh tế khác. Chính sự mới mẽ này cộng với sự hoang sơ của tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo nên sức hút cho ngành du lịch của Cơn Đảo. 2. Kiến nghị: Để xây dựng Cơn Đảo trở thành huyện đảo cĩ ngành du lịch phát triển bền vững phù hợp với mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch của đất nước cũng như mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Cơn Đảo đến năm 2020 được quy định tại Quyết định 264/2005/QĐ-TTg ngày 25/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, tơi xin cĩ một số đề nghị sau: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng cường đầu tư ngân sách và ban hành những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với đầu tư du lịch nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư phát triển du lịch Cơn Đảo. Ngành Du lịch cần cĩ những chỉ đạo sát sao và hợp lý đối với việc phát triển du lịch Cơn Đảo, đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển bền vững du lịch Cơn Đảo. Huyện Cơn Đảo cần xúc tiến ngay những vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững du lịch; các cấp, các ngành cần phối hợp nhịp nhàng nhằm tránh làm tổn hại đến tài nguyên du lịch; đồng thời các cấp cĩ thẩm quyền kêu gọi, khuyến khích các nhà khoa học - những người nghiên cứu về du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu trọng tâm sau:  Nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững cho huyện Cơn Đảo, trong đĩ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái rừng và biển là một bộ phận quan trọng trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị về lịch sử, văn hĩa và tài nguyên thiên nhiên của Cơn Đảo. Cần cĩ cơ chế thu hút chuyên gia quốc tế cĩ kinh nghiệm trên lĩnh vực du lịch sinh thái tham gia trong quá trình xây dựng quy hoạch.  Nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ những cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù cho Cơn Đảo về chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi về các loại thuế, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, quan hệ quốc tế…  Nghiên cứu xây dựng báo cáo đánh giá tác động mơi trường chiến lược cho quá trình phát triển tại Cơn Đảo để đảm bảo sự hài hịa giữa phát triển và bảo tồn các giá trị về lịch sử, văn hĩa và tài nguyên thiên nhiên tại Cơn Đảo.  Nghiên cứu sức chứa tại các điểm du lịch nhạy cảm nhằm đảm bảo tác động tối thiểu đến tài nguyên du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá (Chủ biên), Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2006), Tài nguyên Mơi trường và Phát triển bền vững, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Bùi Thị Ngọc Yến (2006), Quy hoạch Du lịch, NXB Giáo dục. 4. WWF, Cục Mơi trường (1998), “Bên kia chân trời xanh”, Báo cáo tham luận các nguyên tắc du lịch bền vững. 5. Khoa học Lịch sử Bà Rịa – Vũng Tàu (1996), Lịch sử Bà Rịa – Vũng Tàu, trang 13  trang 18. 6. UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban chỉ đạo Phát triển Du lịch (2003), Đề án Phát triển Du lịch Huyện Cơn Đảo giai đoạn 2003 – 2010, trang 10, 11, 12, 13. 7. Vườn Quĩc gia Cơn Đảo và Phân viện Điều tra quy hoạch rừng II (12 – 1999), Dự án Phát triển Du lịch Sinh thái Vườn Quốc gia Cơn Đảo, trang 5  trang 35. 8. UBND Huyện Cơn Đảo, Ban Quản lý các khu Du lịch (2007). Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư của các Dự án du lịch trên địa bán Huyện Cơn Đảo. 9. Ban Quản lý các khu Du lịch Cơn Đảo, Báo cáo kết quả hoạt động Du lịch trong các năm từ năm 1996 đến năm 2007. 10. Dave Bamford, Phạm Trung Lương, Lê Văn Lành, .. (2008). Chiến lượcđịnh hướng phát triển Du lịch bền vững cho Cơn Đảo, thời kỳ 2008 – 2012. 11. Lập kế hoạch Du lịch bền vững cho các khu bảo tồn biển trong biển Đơng. 12. Thủ tướng Chính phủ (2005), quyết định phê duyệt đề án phát triển KT – XH huyện Cơn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 13. Website Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 14. Website Cơn Đảo Natianal Park PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các dự án phát triển đề xuất hiện thời tại huyện Cơn Đảo UBND huyện Cơn Đảo Phịng Kinh tế Danh mục các dự án đầu tư du lịch tại Cơn Đảo (tính đến tháng 12/ 2007) STT Doanh nghiệp Mục đích đầu tư Ngày đệ trình/ chấp thuận Tình trạng Vốn đầu tư (triệu đồng) A. Các dự án đầu tư kinh doanh du lịch 1.016.906 1 Cơng ty Saigontourist Cơn Đảo Xây dựng khách sạn Đang hoạt động 2.200 2 Cơng ty TNHH Biển Đảo Xây dựng khu du lịch thể thao và giải trí 30/6/2004 Đang hoạt động 1.900 3 Nhà khách Phi Yến Du lịch Đang hoạt động 2.061 4 Nhà nghỉ Cơng đồn Xây dựng khách sạn Đang hoạt động 8.000 5 Cơng ty TNHH Trần Gia Ăn uống, vận chuyển khách du lịch và quảng cáo 2006 Đang hoạt động 60 6 BQL Dự án Cơn Đảo Trung tâm văn hĩa 2003 Đã hồn thành 10.000 7 BQL dự án Cơn Đảo Nhà nghỉ 29/10/2003 Đã hồn thành 8 Cơng ty TNHH Cầu Vồng Lặn biển 2/3/2004 Đã hồn thành 750 9 Cơng ty TNHH Xuân Anh Lăn biển 7/4/2005 Đã hồn thành 350 10 Cơng ty TNHH Tiến Thi Lữ hành 20/2/2004 Đã hồn thành 1.000 11 Cơng ty TNHH Tuấn Phát Du lịch và dịch vụ 4/4/2005 Đã hồn thành 3.000 12 Chi nhánh cơng ty ATC tại Cơn Đảo Xây dựng khu du lịch 15/9/2003 Đang đầu tư 12.800 13 Cơng ty Saigontourist Cơn Đảo Xây dựng khách sạn 22/4/2005 Đang đầu tư 80.000 14 Cơng ty TNHH Khu DL Cơn Đảo Xây dựng khu du lịch 12/5/2006 Đang đầu tư 320.000 15 Cơng ty dịch vụ dầu khí OSC Khu du lịch sinh thái Đang đầu tư 395.000 16 Cơng ty dịch vụ dầu khí OSC Dịch vụ du lchj 20/7/2004 Đang đầu tư 46.685 Tổng phụ 883.806 1 Tập đồn đầu tư Indochina Capital Xây dựng khu du lịch 1/6/2003 Đã chấp thuận 79.000 2 Cơng ty TNHH Hồng Anh Đào Xây dựng khách sạn và bãi biển 6/10/2004 Đã chấp thuận 5.000 3 Cơng ty TNHH San Hơ Xanh Khu du lịch sinh thái 31/3/2003 Đã chấp thuận 12.000 4 Cơng ty TNHH Thu Tâm Khu du lịch sinh thái 14/6/2004 Đã chấp thuận 10.000 5 Cơng ty TNHH Hiền Nga Xây dựng khách sạn 19/9/2003 Đã chấp thuận 7.500 6 Ban liên lạc tù chính trị Xây dựng khách sạn 9/8/2003 Đã chấp thuận 7 Văn phịng tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Nâng cấp nhà khách Phi Yến 2/12/2004 Đã chấp thuận 8 Cơng ty TNHH Thái Bình Xây dựng khách sạn và bãi biển Đã chấp thuận 5.500 9 Cơng ty TNHH Xuân Việt Xây dựng khách sạn 7/2/2004 Đã chấp thuận 10 VQGCĐ Du lịch sinh thái (Giai đoạn 1 + 2) Đã chấp thuận 14.100 11 Cơng ty du lịch và thể thao Sibgaz Treiding (Nga) Lữ hành, vận chuyển và khu du lịch Đã chấp thuận 12 BQL khu di tích lịch sử Cơn Đảo Xây dựng bảo tàng 16/1/2003 Đã chấp thuận 13 BQL khu di tích lịch sử Cơn Đảo Phân khu bảo tồn 27/7/2004 Đã chấp thuận Tổng phụ 133.100 B. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: 1 Bưu điện huyện Bưu điện và viễn thơng Đang hoạt động 2 Nhà máy cấp điện và nước Cấp điện và nước Đang hoạt động 3 BQLDA đầu tư xây dựng Cấp nước 17/1/2002 Đã hồn thành 4 BQLDA Trạm xử lý chất thải 24/4/2003 Đang đầu tư 5 BQLDA Cảng Bến Đầm Cầu tầu du lịch 22/9/2004 Đang đầu tư 6 Tổng cơng ty viễn thơng Vietel Viễn thơng 16/11/2005 Đang đầu tư 7 Cơng ty dịch vụ hàng khơng miền nam Xây dựng phịng vé máy bay 29/10/2003 Đang đầu tư 8 Cơng ty MH Golden Sands Cord Quy hoạch tổng thể khu du lịch Đầm Trâu – Suối Ĩt Đã chấp thuận 9 Cơng ty E & T Điện giĩ, nhà máy nước, trạm xử lý chất thải, khu du lịch Đã chấp thuận 10 VQGCĐ Xây dựng văn phịng 23/1/2003 Đã chấp thuận Phụ lục 2: Danh mục các cơ sở lưu trú và nhà hàng tại Cơn Đảo Cơ sở lưu trú Số phịng Số giường (1 phịng = 1,75 giường) Hạng Khu DL Saigon Cơn Đảo 38 phịng 67 giường 2-sao KS Cơng đồn 34 phịng + 7 biệt thự (21 phịng) 96 giường 2 sao Khu DL ATC 13 phịng + 4 nhà sàn (12 phịng) 44 giường 2 sao Nhà khách Phi Yen 10 phịng 18 giường Nhà nghỉ Nhà khách Hai Nga 8 phịng 14 giường Nhà nghỉ Nhà khách VQGCĐ 8 phịng 14 giường Nhà nghỉ Nhà khách huyện đội 5 phịng 9 giường Nhà nghỉ Nhà khách huyện ủy 5 phịng 9 giường Nhà nghỉ Nhà khách cơng an huyện 4 phịng 7 giường Nhà nghỉ Tổng số hiện tại 158 phịng 278 giường Khu DL Saigon Cơn ĐảoII (đang xây dựng) 85 phịng 149 giường 4-sao Evason Hideaway (đang xây dựng) 35 phịng + 16 villas (32 rooms) 117 giường 5-sao Tổng số tương lai (2010) 310 phịng 544 giường Danh mục các nhà hàng tại Cơn Đảo Nhà hàng Cơng suất Nhà hàng Saigon Cơn Đảo 80 ghế ăn Nhà hàng Cơng đồn 250 ghế ăn Nhà hàng Phi Yến 100 ghế ăn Nhà hàng ATC 300 ghế ăn Nhà hàng Phương Hạnh 100 ghế ăn Nhà hàng Tri Kỷ 50 ghế ăn PHỤ LỤC 3: DỰ THẢO HƯỚNG DẪN XEM RÙA TẠI CƠN ĐẢO Dự thảo hướng dẫn xem rùa tại Cơn Đảo Cần nhờ rằng bạn đang quan sát một lồi động vất rất đặc biệt và đang bị đe dọa – bạn phải cĩ trách nhiệm gĩp phần bảo vệ lồi sinh vật tuyệt vời này. Mọi hoạt động quan sát rùa phải được tiến hành theo các nhĩm nhỏ dưới sự chỉ dẫn của một cán bộ Vườn Quốc Gia. Hoạt động ngắm rùa phải được mở đầu bằng một bài giới thiệu ngắn của cán bộ vườn về cách hành xử thích hợp, xem gì và ở đâu. Chỉ được tiếp cận với những khu vực cĩ sự cho phép của Cán bộ Vườn Quốc gia và du khách phải tuân theo mọi sự chỉ dẫn. Những thơng tin về rùa:  Mọi loại rùa biển đều đang bị đe dọa và cần được bảo vệ  Rùa cĩ thể bị chết đuối nếu khơng được ngoi lên mặt nước để thở  Rác thải rất nguy hiểm, đặc biệt là các túi ny lơng thường dễ bị nhầm lẫn với lồi sứa – một loại thức ăn yêu thích của rùa.  Rùa sống ở một khu vực nhiều năm, khi trưởng thành, năm nào chúng cũng trở lại nơi tổ cũ. Nếu khu vực tổ bị phá hủy, nhiều khả năng rùa sẽ khơng bao giờ quay trở lại nơi đĩ.  Khơng bao giờ mua hoặc bán các sản phẩm từ rùa – rùa được bảo vệ nghiêm ngặt theo CITES (Hiệp định Thương mại Quốc tế về Các lồi bị đe dọa trong Hệ động vật và thực vật Hoang dã) và theo luật của Việt Nam. Trên mặt nước và dưới nước:  Ngắm rùa khi đang đi thuyền: Một lần khua mái chèo cĩ thể giết hại một con rùa  Khi ở dưới nước, giữ khoảng cách và tránh gây động với rùa. Khơng xâm phạm đến những con rùa đang nằm nghỉ, ngủ hoặc cho con ăn  Từ từ và bình tĩnh tiếp cận với rùa và phải rời đi nếu chúng tỏ dấu hiệu bị quấy nhiễu  Khơng được phép chọc, quấy rối, bắt hoặc cưỡi lên rùa.  Khơng chạm vào hoặc cho rùa ăn  Mang mọi rác thải theo bạn về nhà; rác thải cĩ thể giết hại rùa, đặc biệt là các lọai túi ny lơng rất dễ bị nhầm với thức ăn Trên bãi biển:  Tránh gây hại với các tổ đang ấp trứng. Tránh đi xe trên các bãi biển cĩ tổ rùa hoặc sử dụng các bãi này để đốt lửa trại hoặc tiệc nướng ngồi trời  Khơng để lại những đồ vật lớn (như ghế, ơ hoặc phương tiện đi lại) trên bãi biển cĩ tổ rùa vào ban đêm, vì những vật này cĩ thể sẽ cản đường đi của rùa và ngăn khơng cho rùa đẻ trứng.  Trơng chừng thú nuơi của bạn, đặc biệt là chĩ, giữ chúng xa khơng làm hại tới trứng và rùa non. Chỉ dẫn về ánh sáng:  Giảm thiểu thắp sáng trên bãi biển; ánh sáng nhân tạo cĩ thể làm rùa mất phương hướng và ngăn chúng khơng đẻ được trứng  Che hoặc tắt các loại ánh sáng cĩ thể thấy từ bãi biển. Gợi ý: đặt một tấm vải đỏ hoặc giấy bĩng kính đỏ để che đèn. Ánh sáng khơng được phép cĩ cường độ vượt quá một chiếc đèn pin 3 vơn, 2 pin. Khơng chiếu thẳng đèn vào rùa đang lên khỏi mặt nước, lên bờ, xây tổ và đẻ trứng. Chỉ dẫn về chụp ảnh Chụp ảnh cĩ đèn lĩe sáng với các tổ rùa ở một số khu vực là vi phạm quy định và sẽ ngăn khơng cho rùa cái đẻ trứng và gây ra nguy hiểm cho rùa. Hạn chế sử dụng đèn flash máy ảnh trong mọi trường hợp và chỉ nên chụp ảnh từ phía sau để tránh làm chột mắt rùa. Sử dụng giá ba chân và để chế độ chụp ảnh ban đêm. Nên thử chụp từ trước Quan sát rùa đang làm tổ  Rùa rất dễ bị tổn thương khi ở trên cạn, và nếu bị giật mình, chúng cĩ thể quay lại biển ngay khi chưa kịp đẻ trứng.  Giữ yên lặng và di chuyển từ từ  Khơng tiến lại gần hoặc chụp ảnh khi rùa chưa đẻ xong trứng  Hạn chế tối đa việc sử dụng đèn pin và khơng bao giờ được chiếu sáng thẳng vào mặt của rùa  Tiến lại từ phía sau và cúi thấp xuống  Phải rời đi ngay nếu rùa tỏ dấu hiệu của sự sợ hãi  Khơng bao giờ được xâm hại đến trứng rùa hoặc rùa con  Giới hạn mỗi lần xem tối đa là 30 phút. Quan sát rùa con  Che chở cho rùa con khỏi ánh sáng từ biển. Tắt ánh sáng trong khoảng thời gian đủ để rùa con chạm tới biển  Khơng ngăn cản rùa con bị ra biển  Khơng được phép sử dụng máy chụp ảnh cĩ flash để chụp rùa con vì chúng rất nhạy cảm với ánh sáng. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7432.pdf
Tài liệu liên quan