KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 43
NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH MÓNG BĂNG TRÊN NỀN ĐẤT YẾU
DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG PHỨC TẠP
TS. Trần Văn Thái, ThS. Nguyễn Hải Hà
Viện Thủy Công
Tóm tắt: Vấn đề tính toán ổn định của móng băng, chữ nhật dưới tác dụng tải trọng phức tạp
V:H:M đã có đề cập trong các quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam. Trong trường hợp đập xà lan
do tải trọng đứng nhỏ, có chênh lệch áp lực nước thượng hạ lưu, tạo ra lực ngang, góc xiên
11 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ổn định móng băng trên nền đất yếu dưới tác dụng của tải trọng phức tạp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của
lực tác dụng ’ lớn hơn nhiều lần góc nội ma sát của đất sét yếu, kết hợp cả momen làm cho
chúng ta khó xác định được mức độ an toàn của đập theo phương pháp đã trình bày trong các
tiêu chuẩn đó. Bài báo này trình bày các phương pháp tính toán ổn định của móng băng trên nền
đất sét khi chịu các tác dụng V: H: M, và trình bày phương pháp tính ổn định theo mặt bao phá
hoại không thứ nguyên. Tác giả đã thực hiện đẩy trượt 2 tổ hợp của 01 công trình thực tế (tỷ lệ
1:1), và 36 thí nghiệm kéo trượt bàn nén hiện trường có lích thước 70x70 và 100x100cm. Kết
quả thí nghiệm hiện trường, phù hợp với lời giải của lý thuyết về mặt bao phá hoại không thứ
nguyên của Ngo Tran (1996). Trên cơ sở đó, các tác giả kiến nghị sử dụng thêm phương pháp
mặt bao phá hoại không thứ nguyên để tính toán ổn định đập xà lan (ĐXL) trên nền đất yếu dưới
tác dụng tải trọng phức tạp.
Summary: So far, stability problem of strip footing or rectangular footing subjected to
combined loading V: H: M is mentioned in the Vietnamese standards and rules. In case of
moveable floating dam (DXL) on clay soil, have so low vertical load but large horizontal load
that oblique angles forces much greater than the friction angle of soft soil and combined with
moment load is getting more and more difficult to determine safety of footing flow Vietnamese
standards and rules. This study presents the method to calculate the stability of strip footing on
clay in combined load V: H: M as the bearing capacity envelope methods. The authors also
made 2 real work and 36 model test in the field experiment to confirm the suitability of the
theoretical methods on bearing capacity envelope of Ngo tran (1996). On this basis, the author
proposed formula and method to calculate stability DXL on soft soil clay under combined load.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề tính toán ổn định của móng băng, chữ
nhật dưới tác dụng tải trọng phức tạp V:H:M
đã có đề cập trong các quy phạm, tiêu chuẩn
của Việt Nam, nhưng chỉ tính toán được khi
góc xiên của lực tác dụng ’ nhỏ hơn góc ma
sát trong của nền . Trong trường hợp đập xà
lan do tải trọng đứng nhỏ, khi có chênh lệch
áp lực nước thượng hạ lưu, tạo ra lực ngang
lớn, góc xiên của lực tác dụng ’ lớn hơn
nhiều lần góc nội ma sát của đất, kết hợp cả
momen làm nên không xác định được mức độ
an toàn của đập theo các tiêu chuẩn qui phạm
hiện hành. Tại đại học Oxford, người ta đã
nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm phương
pháp tính toán ổn định của móng băng trên
nền đất sét khi chịu các tác dụng tải trọng V:
H: M bằng lý thuyết mặt bao phá hoại không
thứ nguyên. Các tác giả đã thực hiện đẩy
trượt 2 tổ hợp của 01 công trình thực tế (tỷ lệ
1:1), và 36 thí nghiệm kéo trượt bàn nén hiện
trường tỉnh Cà Mau, có lích thước 70x70 và
100x100cm. Kết quả thí nghiệm hiện trường,
phù hợp với lời giải lý thuyết về mặt bao phá
hoại không thứ nguyên của Ngo Tran (1996).
Trên cơ sở đó, các tác giả kiến nghị sử dụng
thêm phương pháp mặt bao phá hoại không
thứ nguyên để tính toán ổn định đập xà lan
(ĐXL) trên nền đất yếu dưới tác dụng tải
trọng phức tạp.
Người phản biện: PGS.TS Trịnh Minh Thụ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
44 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013
Mô hình bài toán
Cho móng công trình chịu tải trọng đứng V,
chịu tải ngang H, mô men M (hình 1, hình 2).
Nền đất đồng nhất có lực cắt cánh Su.
Cần đánh giá trạng thái ổn định của móng
công trình.
Mô hình thực tế
Mô hình bài toán móng chịu lực V:H;M
Tồn tại của các phương pháp giải bài toán trên
trong các tiêu chuẩn hiện nay:
Hiện nay nền công trình thủy công được tính
toán theo tiêu chuẩn TCVN 4253-86. Trong
trường hợp không thỏa mãn một trong ba điều
kiện N 0,45
(N; Cv; tan là 3 chỉ số về mô hình nền) thì
cần thiết tính toán thêm cả hình thức trượt
phẳng và trượt hỗn hợp theo công thức sau:
' '
2 1( '. tan ). .hh ghR p c B t B (1)
p’: áp suất trung bình tính toán đáy móng.
tgh: Cường độ chống trượt giới hạn của phần
trượt sâu.
Rhh: Sức chịu tải hỗn hợp của móng
B’1, B’2 : Lần lượt là chiều rộng tính toán của
phần trượt phẳng và trượt sâu của móng
'1 1
'. BB B
B
; '2 2
'. BB B
B
; (trong đó B’=B-2.e;
e=M/V; e là độ lệch tâm, B’ bề rộng tính toán
của móng khi xét đến mô men) Lúc đó lực
ngang giới hạn tgh và lực đứng giới hạn được
tính theo (2) và (3) và (4):
' .cos '
'
gh
gh
R
t
B
(2)
gh
gh
R' .cos δ'
p n
B'
n /tanφC
(3)
R’gh= Nc.C.B’+ Nq.q.B’+ N’2
(4)
Sơ đồ tính trượt hỗn hợp
Đồ thị quan hệ tgh ~ pgh
Trong đó tgh tra trên đồ thị hình 4, với giá trị
áp lực đáy móng trung bình, được thiết lập
bằng các công thức lý thuyết (2), (3) và (4).
Nc, Nq, N : là các hệ số không thứ nguyên
phụ thuộc vào giá trị , ’=0 tra ở tiêu chuẩn
TCVN42-53-86
Trong trường hợp không thỏa mãn ổn định thì
phải gia cố nền.
Vấn đề đặt ra là khi C lớn và nhỏ, pgh trong
công thức (3) nhỏ hơn 0, do đó ta gần như
không xây dựng được biểu đồ ở hình 4, do đó
không xác định được tgh để tính Rhh trong công
thức (1)
Lời giải lý thuyết theo trạng thái cân bằng tới
hạn không có nghiệm khi góc nghiêng của tải
trọng ’ lớn hơn góc nội ma sát . Trong
trường hợp móng đập xà lan trên nền đất yếu
2
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 45
đồng bằng sông Cửu Long có góc nghiêng tải
trọng ’>10o lớn gấp 3-4 lần , bao gồm cả
thành phần mô men nên không áp dụng được
bất kỳ bảng tra nào trong các tiêu chuẩn hiện
hành. Do đó cần nghiên cứu một phương pháp
khác để giải bài toán đặt ra.
Đường bao phá hoại của móng băng trên nền
đất yếu chịu tác dụng đồng thời của tải trọng
đứng, ngang và mô men V:H:M
Khi chịu tải trọng đúng tâm V
Cách tiếp cận từ đường bao mặt phá hoại. Từ
lý thuyết dẻo, lời giải chính xác cho móng
băng trên nền sét, đã thiết lập công thức (5)
tính sức chịu tải của nền Vo (Prandtl, 1920)
khi H=0, M=0 sau:
( 2). .Vo Su A (5)
B: bề rộng móng, Su là lực cắt cánh không
thoát nước. Công thức này Tccheng thí
nghiệm, kiểm chứng bằng mô hình móng băng
trên lớp mỡ có lực cắt cánh Su, =0, tiếp giáp
móng và mỡ là lớp cát mỏng. Kết quả sức chịu
tải của lớp mỡ đúng như lý thuyết của Prandt
(1920) ở công thức (5).
Khả năng chịu tải của móng khi chịu tải
đứng và Momen (V,M) đồng thời.
Theo Meyerhof khi có mô men gây ra độ lệch
tâm e = M/V, khi đó hợp lực chỉ tác dụng lên
diện tích hiệu quả của khối móng, có tâm đặt
tại tâm của hợp lực bề rộng móng hiệu quả là
B’ = B – 2e và tương ứng là diện tích móng
quy ước A’ = B’*L = B’
Chuyển đổi tải trọng tương đương
Diện tích móng hiệu quả Meyerhof, 1953; (a): Móng băng, (b),
móng tròn
Điều này dẫn đến ứng với mỗi giá trị V đều có
một giá trị mô men phá hoại M, giữa M và V
liên quan với nhau bởi biểu thức (6):
4 1M V V
Mo Vo Vo
(6)
Trong đó Vo là tải trọng đứng giới hạn khi chỉ
có tải trọng thẳng đứng, đặt đúng tâm tính theo
(5). Theo công thức trên, M đạt giá trị cực đại
Mo = 0.125BVo=B.Vo/8, khi V = 0,5.Vo hay
e = B/4.
Trên cơ sở đó vẽ lên đường cong quan hệ
M/BVo và V/Vo trên hình 1-7. Qua đó nhận
thấy rằng ảnh hưởng của mô men làm giảm
diện tích hiệu quả, qua đó làm giảm sức chịu
tải đứng của công trình.
Đường cong quan hệ M/BVo và V/Vo ở trạng thái phá hoại
khi H = 0
Khả năng chịu tải của móng khi chịu tải
đứng và ngang (V, H) đồng thời.
Lời giải chính xác cho trường hợp móng băng
chịu tải phức tạp V:H trên nền đất sét đồng
nhất được tìm ra bởi Bolton (1979), lực ngang
lớn nhất xác định bởi công thức (7):
Ho = A.su = Vo/( + 2 ) (7)
Mặt trượt xảy ra tại tải trọng ngang này
(không đổi) nếu V/Vo0,5. Khi tải trọng lớn
hơn, quan hệ V, H tại mặt trượt là:
2 11 1 ( / ) sin ( / )
2
H Ho H HoV
Vo
(8)
Gần đây trong lĩnh vực địa kỹ thuật một số bài
báo về tải trọng phức hợp thường thảo luận về
góc nghiêng của tải trọng. Họ cho rằng, khả
năng chịu tải trọng đứng giảm xuống khi góc
nghiêng tải trọng 1tan ( / )H V tăng lên,
Meyerhof(1956). Áp dụng cho cả móng băng
và móng tròn, đường bao (V,H) phá hoại xác
định bởi phương trình (9):
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
46 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013
2(1 )
90
o
o
V
Vo
(9)
Giá trị lớn nhất của lực ngang chống lại là
Ho=A.Su đối với móng nhám trên đất sét.
Phương trình (10) chỉ nói về góc nghiêng của
tải trọng.
1tan ( / )s H V
(10)
Đối với những góc nghiêng lớn hơn góc
nghiêng giới hạn s, móng bị phá hoạt trượt.
Cũng có thể chỉ ra rằng, đối móng băng nhám,
s=15,986, khi tải trọng đứng V =0,6763.Vo.
Meyerhof (1956), Hansen (1970) và Vesic
(1975) đã chấp nhận một hệ số góc nghiêng.
Đối với móng băng chịu tải trọng nghiêng đúng
tâm (M=0), công thức của Hansen(1970) là:
1 0,5 1 1 ( / , .V H Ho H A SuVo
(11)
Chú ý rằng, điểm chuyển tiếp trượt do tải
trọng (V, H) tại V=Vo/2. Công thức của Vesic
(1975) cho móng băng là:
2.1 , .
( 2).
V H H A Su
Vo Ho
(12)
Cả bốn công thức về phá hoại của tải trọng
(V, H) của các tác giả được biểu diễn trên hình
(8). Nó cho thấy rằng dường như Meyerhof
(1956), Hansen (1970) và Bolton (1979) giống
nhau. Đường Vesic (1975) khác 3 đường trên.
Cả bốn phương pháp trên dự báo khác nhau về
điểm chuyển tiếp giữa điểm phá hoại do tải
trọng đứng đến phá hoại do tải trong ngang.
Đường bao phá hoại của móng băng dưới tải trọng (V, H), tải
trọng xiên
Khả năng chịu tải của móng khi chịu tải
đồng thời V, H, M
Trường hợp này được thảo luận đầu tiên bởi
Meyerhof (1956). Một tải trọng nghiêng
2 2V H tác dụng đúng tâm, trên diện tích
hiệu quả bị giảm xuống do độ lệch tâm e=M/V
trong hình (5), (6). Đường bao cho móng băng
theo Meyerhof (1956), Hansen (1970), Vesic
(1975), Bolton (1979) có thể sử dụng để xác
định đường bao phá hoại:
Meyerhof (1956):
'(1 ). , '.
90
o
o
V A H A Su
Vo A
(13)
Hansen (1970):
'1 0,5 1 1 ( / ( '. ) . , '.V AH A Su H A SuVo A
(14)
Vesic (1975):
2. '1 . , '.
( 2). '.
V H A H A Su
Vo A Su A
(15)
Bolton (1979):
2 11 1 ( / '. ) sin ( / ( '. )) '. , '.
2
H A Su H A SuV A H A Su
Vo A
(16)
Tất cả các phương trình trên đều đưa vào hai
yếu tố, một là tải trọng xiên do lực ngang và
sự giảm diện tích do tác động của Momen.
Những phương trình trên được sử dụng để vẽ
đường bao (V/Vo, H/Vo, M/B.Vo) trong hình
9, 10, 11, 12. Đường phá hoại bởi sức chịu tải
đứng biểu diễn nét liền, đường phá hoại do
trượt được biểu diễn bởi đường nét đứt. Khi
V/Vo nhỏ, nơi mô hình phá hoại trượt xảy ra,
đường bao có 2 đoạn, một đoạn gần như thẳng
nối với điểm chuyển tiếp. Một đoạn giống như
biểu đồ phá hoại bởi Mô men khi H=0, tại mỗi
mức V/Vo, đường bao của Hansen(1970) và
Bolton(1979) gần giống nhau. Thêm nữa
đường cong trơn chuyển tiếp từ phá hoại do
sức chịu tải đến phá hoại trượt, hai ông chỉ ra
rằng nó quan hệ không tuyến tính với H và M.
Chú ý rằng, khi không có tải trọng đứng
V/Vo=0, chúng ta dường như chấp nhận từ thí
nghiệm rằng, tải trọng ngang và Momen bằng
không và đường bao sẽ phải bắt đầu từ gốc tọa
độ (H/Vo=0, M/BVo=0). Tuy nhiên lý thuyết
của Bolton (1979) đã trình bày ở công thức (7)
và Meyerhof, Hansen, Vesic đều chấp nhận sự
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 47
phá hoại xảy ra khi H=Ho. Điều đó là không
đúng trong thực tế, nên tất cả những luận giải
trên đều không cho ta được giải pháp nào đặc
biệt cho móng có tải trọng đứng (V/Vo) nhỏ
hơn 0,5.
Trần Văn Thái, Nguyễn Hải Hà (2011), đã làm
thí nghiệm kéo trượt bàn nén có đáy nhám có
kích thước 70x70 cm và 100 x100cm, tại Cà
Mau, với các giải V/Vo=0,10,4, kết quả cho
thấy rằng dường như khi V/Vo0,4, M=0,
quan hệ H/Vo và V/Vo có dạng tuyến tính
biểu diễn bằng phương trình:
. tanH V
Vo Vo
(17)
Phương trình (17) gần giống phương trình
chống trượt đối với đất rời. Kết quả giải bằng
phương pháp phần tử hữu hạn của Ngo Tran
(1996) cũng tương tự như vậy. Trong phương
trình (17), tan là hệ số ma sát giữa ĐXL và
nền. Một điểm cần lưu ý rằng , đối với móng
bê tông trên nền đất sét yếu đồng bằng sông
cửu long thường lớn hơn 10o, khác với suy
nghĩ thông thường của chúng ta là <=3-5o.
Đường bao phá hoại ứng các mức V/Vo, M/B.Vo, H/Vo theo
Meyerhof
Đường bao phá hoại ứng các mức V/Vo, M/B.Vo, H/Vo theo
Hansen
Đường bao phá hoại ứng các mức V/Vo, M/B.Vo, H/Vo
theo Vesic
Đường bao phá hoại ứng các mức V/Vo, M/B.Vo, H/Vo
theo Bolton
Đường bao phá hủy lồi của đất khi chịu tải
trọng phức tạp V:H:M
Các phương trình 13, 14, 15, 16 dựa trên phép
cân bằng giới hạn, tiếp theo là sử dụng kết hợp
giữa phương pháp kinh nghiệm và bán kinh
nghiệm để luận giải tác động của H, M. Sự
phức tạp này có thể tránh được nếu tiếp cận
cách khác, bằng cách sử dụng biểu đồ quan hệ
giữa (V, H, M).
Butterfied & Ticof (1979), dựa trên cơ sở hàng
trăm thí nghiệm, cho móng Spucand (hình 13),
đã đề nghị sử dụng đường Elip (H, M) tại mỗi
giá trị V/Vo (hình 14 và 15), Martin (1992),
(hình 16). Xa hơn nữa là kết hợp đường
Parabol (V, M) và (V, H) tại mỗi vị trí. Với giả
thiết mặt phá hủy có dạng như hình 15.
Butterfied & Ticof (1979), sử dụng giá trị cực
hạn Mo/Bvo=0,1; Ho/Vo=0,12 tại V/Vo=0,5
đối với móng băng trên đất cát công thức(18).
Đây là cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu
quan trọng, để đánh giá sức chịu tải của móng
dưới tác dụng của tải trọng phức tạp M, H, V.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
48 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013
Móng tròn Spucand, trong dàn khoan dầu
Phá hoại (H/Vo, M/Bvo) tại V/Vo=0,5, móng tròn trên đất cát
chặt.
Đường bao phá hoại theo Buterfield and Ticof, 1979
Đường bao mặt phá hoại của Martin, 1994
(18)
Giáo sư Guy Houlsby và MarTin (1992) đã chỉ
ra rằng phương trình (18) cũng phù hợp với
móng Spucand trên đất sét phương trình (19),
như sau:
(19)
Martin, 1994, chỉ ra rằng mặt phá hoại cho
móng Spucand trên đất sét phù hợp với thí
nghiệm của mình như hình 16, đó là biểu đồ
quan hệ M/R.Vo~H/Vo~V/Vo ứng với phương
trình (20).
(20)
Trong đó Mo=mo.2.R.Vo; Ho=ho.Vo; Phương
trình này phù hợp với tham số H/Vo=0,127
và M/R.Vo=0,166; e1=0,518; e2=1,18;
1=0,764; 2=0,882.
Trong trường hợp móng tròn, trên cát chặt,
dựa trên kết quả thí nghiệm, Gottardi et
al.(1999) đã đề xuất một mặt bao phá hủy dạng
elip có phương trình (21) như sau:
(21)
Mo, Ho như trong công thức của Martin,
(1994). Các hệ số là m=0,09; ho=0,1213; a=-
0,225.
Trong trường hợp móng Spucand trên đất cát
chặt, Casidy (1999) đã đề xuất một mặt bao
phá hủy có dạng giống như công thức (16) của
Model B của Martin (1994), nhưng các hệ số
là mo=0,086; ho=0,116; e1=-0,2; e2=0; 1=0,9;
2=0,99
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 49
Kết quả thí nghiệm của Martin (1994), móng tròn phù hợp
đường elip.
Đường bao mặt phá hủy lồi là duy nhất.
Ngo Tran (1996).
Thông qua các nghiên cứu ở trên, Ngo Tran
(1996) hy vọng rằng chỉ có một và chỉ một mặt
phá hủy (mặt chảy) cho bất kỳ loại móng nào.
Tuy rằng đường bao mặt phá hủy lồi được xuất
phát từ nghiên cứu thực nghiệm. Chúng ta
cũng cần thiết chứng minh rằng đường cong
đó sẽ được tìm ra bằng lý thuyết bằng cách sử
dụng phương pháp phần tử hữu hạn. Vấn đề
tính duy nhất của đường bao phá hủy lồi cũng
được giải quyết bởi Palmer et al. (1967), độ
lệch tải trọng tác dụng có quan hệ với ứng suất
biến dạng, phần tử nền và vật liệu nền.
Ở những phần khác của đường bao, nơi tải
trọng đứng nhỏ, độ lồi của đường bao cũng
tương tự như tính duy nhất của mặt bao lồi phá
hủy chưa thể chứng minh. Tuy nhiên tính lõm
của mặt bao cũng rất khó xác định, và thí
nghiệm cũng chỉ ra đó là phi thực tế.
Mở rộng thí nghiệm đường bao phá hoại cho
các loại móng quan trọng (móng băng, tròn)
cho đất cát và sét chỉ ra rằng, đường bao mặt
phá hoại là lồi ở cả hai miền V/Vo lớn và
V/Vo nhỏ (Butterfield & Ticof, 1979; Dean et
al, 1992; Huosby & Martin, 1992; Gottardi &
Butterfield, 1993; Martin, 1994). Đó là sự
thuần nhất ở vùng tải trọng có V/Vo nhỏ và đã
được chứng minh bởi lý thuyết phần tử hữu
hạn.
Phương pháp của Ngo Tran, 1996.
Xuất phát từ cơ sở nghiên cứu móng băng chịu
tải trọng phức tạp trên nền đất sét, cát, ở trên,
Ngo Tran, (1996), đã đi tìm lời giải lý thuyết
cho móng băng trên nền đất sét bằng phương
pháp phần tử hữu hạn dựa trên một số thủ
thuật chính sau:
Sử dụng phương pháp mặt trượt lan truyền.
Tương tự như việc điều khiển chuyển vị thẳng
đứng để xác định sức chịu tải đứng. Với mỗi
chuyển vị đứng đó, kiểm tra đường chuyển vị
của tải trọng, xác định được tải trọng giới hạn.
Với mỗi cặp lực phá hoại (V,H), sẽ có một cặp
chuyển vị đứng w và ngang u tương thích. Mỗi
(V,H) ứng với một điểm phá hoại, tập hợp tất
cả (V, H) cho ta hình ảnh về đường bao phá
hoại.
Giả thiết vật liệu dưới đất nền là đồng nhất. Đất
dùng để thử nghiệm trong mô hình toán theo tiêu
chuẩn dẻo với các chỉ tiêu như sau: Su=1,0;
G=100; =0,49
Tuy nhiên đường bao mặt phá hủy không phụ
thuộc vào tính chất của vật liệu và kích thước của
móng cũng như việc chia lưới trong bài toán, vì
V/Vo; H/Vo; M/BVo đều là các giá trị không thứ
nguyên. Hệ số poison liên quan đến điều kiện đến
tải trong không thoát nước.
Vật liệu mặt liếp xúc: Ks=Kn=10000; c1=0;
1=30o; 1=0.
Vật liệu nền có c2=2/ 3 ; 2=0o; 2=0; Su=1,0;
G=100; =0,49
Sở dĩ phải sử dụng phần tử tiếp xúc là vì nếu
để móng tiếp xúc với nền, việc huy động ma
sát sẽ không đủ, do đó nền và móng khó làm
việc đồng thời. Giá trị biểu đồ V/Vo; H/Vo;
M/Bvo không phụ thuộc vào tính chất của đất
nền mà chỉ phụ thuộc vào tính chất và vật liệu
của phần tử tiếp xúc.
Kết quả về lời giải của Ngo Tran (1996) cho
móng băng chịu tải phức tạp V:H:M
Kết quả lời giải về đường bao mặt phá hoại cho
móng băng chịu tải tọng phức tạp V:H:M trên nền
đất sét, của Ngo Tran (1996) bằng phương pháp
phần tử hữu hạn được biểu diễn trên hình 18 khi
V/Vo0,5 và hình 19 khi V/Vo0,5. Biểu đồ
đẳng M/Bvo khi (M>0) hình 20. Đó là các biểu
đồ quan hệ H/Vo~M/BVo~V/Vo.
Lời giải của Ngo Tran(1996) mang tính tổng quát
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
50 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013
nhất cho tất cả các vùng miền của tải trọng. Trên
biểu đồ ta nhận thấy vùng sử dụng móng hiệu quả
nhất là khi 0,3V/Vo0,8, lúc đó các giá trị H/Vo
và M/BVo đồng thời khá lớn.
Biểu đồ bao mặt phá hoại khi V/Vo0,5, Ngo Tran (1996)
Biểu đồ bao mặt phá hoại khi V/Vo0,5, Ngo Tran (1996)
Biểu đồ đẳng M/BVo, (M>), Ngo Tran (1996)
Đối chiếu kết quả nghiên cứu lý thuyết với thí
nghiệm bàn nén hiện trường.
Các tác giả của bài báo đã thực hiện 36 thí
nghiệm ở hiện trường cống Biện Nhị Cà Mau.
Sử dụng các tấm bê tông có kích thước 70x70
và 100x100. Bố trí thí nghiệm như hình 21, 22.
Sơ đồ thí nghiệm tải trọng V, H
Sơ đồ thí nghiệm tải trọng V, H, M
Qua thí nghiệm, thấy rằng đối với các trường
hợp góc tiếp xúc tương đối bằng 30 độ, kết
quả thí nghiệm cho kết quả tương đối sát với
kết quả nghiên cứu lý thuyết hình (18).
Thí nghiệm 3, ~26o, tấm nén có gờ, thì
[H/Vo]/H/Vo=[1,03;1;1,01]; điểm phá hoại
trượt gần trùng với kết quả của nghiên cứu lý
thuyết.
Thí nghiệm 7, ~26o, tấm nén phẳng, nhưng
xử lý tiếp xúc giữa tấm nén và nền bằng phụt
xi măng, [H/Vo]/H/Vo= [1,11;0,976;0,836].
Thí nghiệm 1, ~15,6o, tấm nén phẳng đặt trên
đất nguyên thổ có Su=16Kpa, kết quả thí
nghiệm điểm trên đường bao trượt thực tế thấp
hơn giá trị dự báo theo lý thuyết
[H/Vo]/H/Vo= [1,4;1,66;2,04], điều này có
nghĩa nếu sử dụng kết quả nghiên cứu hình 19,
để thiết kế thì giá trị [H/Vo] lớn hơn tế, nên
công trình bị trượt, không an toàn.
Thí nghiệm 11, 12, góc ~42o, tấm nén phẳng
đặt trên đất nguyên thổ có xử lý tiếp xúc tấm
nén và nền bằng đá dăm, kết quả thí nghiệm
điểm trên đường bao trượt thực tế cao hơn giá
trị dự báo theo lý thuyết là, [H/Vo]/H/Vo=
[0,856;0,972;0,722], điều này có nghĩa nếu sử
dụng [H/Vo] theo lý thuyết hình 19 để thiết kế
thì giá trị [H/Vo]nhỏ hơn giá trị thực tế, nên
công trình luôn an toàn.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 51
Về mặt lý thuyết góc ma sát , đối với đập xà
lan là rất khó kiểm soát, vì với một cách chuẩn
bị nền khác nhau, thì góc này khác nhau. Với
mỗi tấm nén có độ gồ ghề khác nhau, tấm có
gờthì góc khác nhau. Do đó để chuẩn hóa
trong tính toán thiết kế, tác giả đề nghị dùng
lớp đá dăm mỏng 3 cm rải xuống mặt nền
trước khi hạ chìm đập xà lan. Theo [4], và thí
nghiệm 11, 12 lớp đá này đảm bảo cho góc ma
sát giữa nền và đập xà lan bằng 42 o, lớn hơn
30o (là điều kiện biên của lời giải lý thuyết
Ngo Tran, 1996).
Lớp đá dăm này làm cho góc ma sát giữa đập
xà lan và đá dăm đảm bảo lớn hơn 30o. Với độ
xù xì của nó, nó lại truyền được toàn bộ lực
ngang xuống nền.
Đề xuất công thức kiểm tra ổn định của đập xà
lan trên nền có gia cố tiếp xúc bằng đá dăm.
Qua các nghiên cứu lý thuyết và thí nghiệm ở
trên, tác giả đề tài đề nghị công thức (22) kiểm
tra ổn định khi thiết kế đập xà lan:
;
.
. .c n
V M
Vo B V o
n K H H
m V o V o
(22)
;
. .
. .
c n
V H
V o V o
n K M M
m B V o B V o
(23)
Trong đó:
;
.
V M
Vo B Vo
H
Vo
là giá trị tra trên biểu đồ
18, 19, ứng ;
.
V M
Vo B Vo
thiết kế.
;. V H
Vo Vo
M
BVo
là giá trị giới hạn ứng với ;V H
Vo Vo
thiết kế, tra
trên hình 18, 19.
Kn: hệ số độ tin cậy theo cấp công trình.
m: Hệ số điều kiện làm việc, lấy 0,9
nc: Hệ số tổ hợp tải trọng tính toán
H: Tải trọng ngang tính toán
V: Tải trọng đứng tính toán ;
Vo: Tải trọng giới hạn khi chịu tải đứng đúng
tâm. Vo=5,14.Su.A
M: Tải trọng mô men tính toán
A: Diện tích móng
Su: Lực cắt cánh hiện trường.
Một số ví dụ tính ổn định đập xà lan
Đập xà lan Minh Hà có: MND=1,16; MNS
=0,34, chênh lệch lúc này h = 1,5m; Tổng hợp
lực: V=206; H=111,3T; M=208,5 T.m.
Vo=5,14.Sumax.B.L=9347kN; Khi đó
V/Vo=0,214; M/BVo=0,0155; H/Vo=0,116. Tra
hình 19, thay vào công thức (22) ta có:
. 1,15.1.0,116. 0,148 [ ] 0,116
0,9
n c
o
K n H H
m V Vo
( / ; / ). 0,148 [ ] 0,116M BVo V Vo
H H
m V Vo
;
Nên công trình bị mất ổn định về trượt
Cống Đập Đá, có tổ hợp tính toán như sau:
V H M B’ B=L Tổ hợp tính toán (T) (T) (Tm) (m) (m)
Tổ hợp ngăn mặn 291.36 31.26 26.02 6.5 15.0
Tổ hợp giữ ngọt 333.67 50.22 39.68 6.5 15.0
Sumax Vo Tổ hợp tính toán (T/m2) (T) V/Vo H/Vo M/BVo [H/Vo]
Tổ hợp ngăn mặn 1.59 796.83 0.366 0.039 0.0022 0.153
Tổ hợp giữ ngọt 1.59 796.83 0.419 0.063 0.0033 0.165
Đối với tổ hợp giữ ngọt:
M/B.Vo=0,0033 < 0,125; V/Vo =0,419 < 0,5
tra biểu đồ (19) với trường hợp V/Vo < 0,5
được [H/Vo]= 0,153.
05,0
4,291
26,31.
9,0
15,1.
oo
n
V
H
V
H
m
k
153,0366,0;005,0
.
oo V
V
VB
M
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
52 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013
Đối với tổ hợp ngăn mặn:
M/B.Vo=0,0022 < 0,125
V/Vo =0,419 < 0,5 tra biểu đồ với trường hợp
V/Vo < 0,5 được [H/Vo]= 0,165.
08,0
7,333
22,50.
9,0
15,1.
oo
n
V
H
V
H
m
k
165,0419,0;008,0
.
oo V
V
VB
M
Kết luận: Đất nền đảm bảo điều kiện chịu lực
phức hợp V:H:M
1.8 KẾT LUẬN
Trong bài báo này, các tác giả đã trình bày
phương pháp mặt bao phá hoại không thứ
nguyên V/Vo~H/Vo~M/BVo để kiểm tra ổn
định của móng công trình t. Các nghiên cứu
thực nghiệm và lý thuyết đều thống nhất ở
một điểm chung là mặt bao phá hoại
V/Vo~H/Vo~M/BVo, dưới tác dụng của tải
trọng phức tạp (V,H,M) chỉ có một hình thái
duy nhất đó là mặt dạng elip lồi cho cả đất cát,
đất sét và cho cả móng băng và móng tròn.
Một điểm vô cùng độc đáo nữa là mặt bao phá
hoại được xây dựng trên các trục không thứ
nguyên V/Vo, H/Vo, M/BVo, một loại móng
chỉ có duy nhất một mặt bao phá hoại. Điều
này vô cùng tiện lợi cho người thiết kế, vì chỉ
cần cùng cấp tải trọng V, H, M, dựa vào Su
của đất nền ta tính được Vo. Từ đó tính V/Vo,
H/Vo, M/Bvo, đặt điểm này vào hệ tọa độ 3
trục không thứ nguyên. Nếu điểm tải trọng
thực tế nằm trong mặt bao phá hoại thì công
trình ổn định, nếu nằm ngoài công trình mất ổn
định.Mặt bao phá hoại của móng băng trên đất
sét đã được Ngo Tran (1996) xây dựng khá
đầy đủ, và tiện lợi, kết quả thể hiện trên hình
18, 19, 20.
Nhóm đề tài, Trần Văn thái và Nguyễn Hải
Hà (2012), đã tổ chức các thí nghiệm hiện
trường để kiểm tra tính phù hợp của nghiên
cứu lý thuyết ở trên, ứng với điều kiện móng
đập xà lan trên nền đất yếu đồng bằng sông
cửu long. Các tác giả kiến nghị sử dụng công
thức (22),(23) và các mặt bao phá hoại hình
18, 19, 20 để thiết kế đập xà lan chịu tải
trọng V, H, M.
Đối với đập xà lan (mặt tiếp xúc xử lý đá
dăm) qua thí nghiệm hiện trường và lý thuyết
chứng tỏ rằng khi V/Vo<0,4, đập chủ yếu bị
phá hoại do trượt phẳng ở mặt tiếp xúc, khi
V/Vo>0,4, mặt trượt có thể lấn dần vào trong
đất nền. Có một điểm cần lưu ý rằng mặt bao
phá hoại lại phụ thuộc rất nhiều vào lớp đệm
tiếp xúc giữa móng và nền, đảm bảo cho móng
và nền làm việc đồng thời. Nếu lớp tiếp xúc
không đủ tốt, công trình có thể bị phá hoại
ngay ở mặt tiếp xúc mà chưa đạt đến mặt phá
hoại như lý thuyết. Trong kết quả nghiên cứu
khác các tác giả kiến nghị sử dụng lớp tiếp xúc
bằng đá dăm dày 3cm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trương Đình Dụ, Trần Đình Hoà, Trần Văn Thái và nnk(2007), Hướng dẫn thiết kế thi công
và quản lý vận hành đập xà lan di động, Viện khoa học thủy lợi.
[2]. Trần Văn Thái (2006), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đập Xà lan di động để xây dựng
công trình ngăn sông vùng triều, luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, trường Đại học thủy lợi Hà Nội.
[3]. Trần Văn Thái, Nguyễn Hải Hà, Ngô Thế Hưng (2012), “Nghiên cứu ổn định của đập xà lan
trên nền đất yếu bằng lý thuyết kết hợp thực nghiệm”, tạp chí khoa học và công nghệ Thủy Lợi,
Viện khoa học Thủy Lợi Việt nam, số 11-2012, ISN:1859-4255.
[4]. Nguyễn Hải Hà(2011), nghiên cứu ổn định của đập xà lan trên nền đất yếu, luận văn Thạc sỹ
kỹ thuật, trường Đại học thủy lợi Hà Nội.
[5]. Ngo Tran (1996) (1996), the analisys of offshore foundations subjected to combined loading,
a thesis submitted for the degree of dortor of philosophy at oxford.
[6]. Lam Nguyen – Sy (2005), the theoretical modeling of circular shallow foundation for
offshore win turbines, a thesis submitted for the degree of dortor of philosophy at oxford.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 14 - 2013 53
[7]. Christopher michael Martin (1994), Physical and nummerical modelling of offshore
foundation under combined loads, a thesis submitted for the degree of dortor of philosophy at
oxford.
[8]. Brinch Hansen (1970), A revised and extended formual for bearing capacity, Danish
Geotechnical Instititute Bullentin No.28,5-11.
[9]. G.T.Houlsby (1984), Foundation fixity of spudcan footings, Report prepared for Noble
Denton and Associates
[10]. Houlsby, G, T.& Martin, C.M. (1992) Modelling of behaviour of founditons of jack-up
units on clay, Proc, of the Wroth memorial symposium, Predictive soil mechanics Oxford, UK,
pp. 339-358.
[11]. Meyerhof (1953), The bearing capacity of foundations under eccentric and inclined loads,
3rd, ICSMFE, Vol. 1, 440-445.
[12]. Atkinson, J, (1993), an introduce to mechanics of soil and foundations, McGraw-Hill,
London.
[13]. Bell, R, W, (1991), The analysis of offshore foundatons subjected to combined loading,
Msc thesis, University of Oxford, UK
[14]. Bolton, M.D.(1979), A guide to soil mechanics, Macmillan, London.
[15]. Butterfield, R.& Ticof, J (1979). Design paramaters for granular soils (discussion
contribution), Proc, 7th Europen connf. Soil mech.Fndn.Engng., Brighton, UK, vol.4, pp.259-261
[16]. Gottardi, G. &Butterfield, R. (1993). On bearing capacity of surface footing on sand under
general planar loads, Soils and foundations of Japanese society of soil mechanics and
foundation engineering 33(3); 68-79.
[17]. Hansen, B.(1970), A revised and extended formular for bearing capacity, Bullentin of
Danish Geotechnical Institute, Copenhagen 28: 5-11.
[18]. Ross Wesley Bell (1991), The analysis of offshore foundations subjected to combined
loading, Wolfson College, Oxford.
[19]. Vesic A.S. (1975), Bearing capacity of shallow foundations, In: Foundation Engineering
Handbook, Ch.3 (eds. H.F.Winterkorn and H.Y.Fand).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_on_dinh_mong_bang_tren_nen_dat_yeu_duoi_tac_dung.pdf