LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp là kết quả tổng hợp những cố gắng không ngừng của bản thân, sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, sự động viên khuyến khích của bạn bè và gia đình trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Để đạt được kết quả trên :
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy hướng dẫn :
TS. Chế Đình Lý đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn sửa chữa và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Cô Khoa Môi Trườ
113 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu những vấn đề cơ bản phục vụ việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo TC ISO 14000 cho công ty sếp dỡ Khánh Hội TPHCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, Trường Đại Học kỹ thuật Công nghệ TP.HCM. Xin chân thành cám ơn tất cả các thầy cô đã truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập cũng như thực hiện đồ án này.
Xin gửi lời chân thành cám ơn đến BGĐ công ty xếp dỡ Khánh Hội đã giúp đỡ trong suốt thời gian tôi làm đồ án tốt nghiệp tại công ty.
Cám ơn bạn bè và gia đình đã đông viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án này.
TP.HCM, ngày tháng năm 2007
Sinh viên
TRẦN THỊ HẢI MINH
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Bảo vệ môi trường biển đến nay đã trở thành vấn đề sống còn và bức thiết, nhất là đối với những quốc gia có bờ biển dài. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả cho công ty xếp dỡ Khánh Hội trực thuộc Cảng Sài Gòn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn nhằm góp phần bảo vệ môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở điều tra, đánh giá các hoạt động của khu vực cảng Khánh Hội, từ đó đưa ra những nội dung cơ bản phục vụ cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho cảng Khánh Hội. Các kết quả của luận văn có thể tóm tắt như sau:
Đã nghiên cứu tập hợp một số thông tin về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO .
Đã phân tích công tác môi trường_ an toàn lao động tại công ty, những tác động môi trường do hoạt động của Cảng, và nêu ra kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ môi trường của Cảng Vancouver, cảng biển có môi trường trong sạch.
Đã xem xét môi trường ban đầu về công ty xếp dỡ Khánh Hội; Khảo sát và đối chiếu hiện trạng quản lý môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 1996, đánh giá khả năng đảm bảo về nguồn lực để áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo TC ISO 14001 tại công ty và phân tích và lập danh mục các khía cạnh môi trường ở công ty xếp dỡ Khánh Hội.
Kết quả chính của luận văn là đã đề xuất chính sách môi trường và lập kế họach xây dựng HTQLMT cho công ty xếp dỡ Khánh Hội. Nội dung gồm xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, xác định yêu cầu luật pháp đối với công ty xếp dỡ Khánh Hội, xây dựng chính sách môi trường, đề xuất thành lập nhóm chuyên trách HTQLMT, đề xuất các chương trình bảo vệ môi trường, xây dựng cơ cấu phân công trách nhiệm, đề xuất kế hoạch quan trắc - đo đạc - giám sát, chương trình đào tạo nâng cao nhận thức môi trường, đề nghị đánh gía xem xét cải tiến hệ thống QLMT và kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp trong công ty.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bảng 2: Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất(tháng 12/2005)
Bảng 3: Thống kê Doanh nghiệp Đạt chứng nhận ISO 14001 từ năm 1999 – 12/2005
Bảng 4: Các lọai hàng hóa xuất nhập tại cảng Khánh Hội
Bảng 5: Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chính tại cảng Khánh Hội
Bảng 6: Hơi khí độc
Bảng 7: Yếu tố vi khí hậu
Bảng 8: Yếu tố vật lý
Bảng 9: Các khía cạnh môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội
DANH MỤC HÌNH VẼ – ĐỒ THỊ
HÌNH VẼ
Hình 1 - Mô hình hệ thống quản lý môi trường
Hình 2 :Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ISO
Hình 3 :Sự kết hợp giữa môi trường, chất lượng, an toàn sức khỏe và trách nhiệm xã hội
Hình 4 : sơ đồ cơ cấu tổ chức – quản lý của công ty xếp dỡ khánh hội
Hình 5: Sơ đồ tổ chức công tác bảo hộ lao động
Hình 6 :Giải thuật hệ thống quản lý của Simon (1992)
Hình 7: Ứng dụng giải thuật Simon vào luận văn
Hình 8 : Qui trình xác định khía cạnh môi trườngcó ý nghĩa
Hình 9: Lưu đồ xây dựng chương trình môi trường
Hình 10: Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý môi trường
ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1 : Biểu đồ so sánh pH tại các trạm từ 7/2004 – 7/2005
Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh nồng độ DO giữa các trạm từ tháng 7/2004 – 7/2005
Biểu đồ 3: Biểu đồ so sánh nồng độ BOD5 tại các trạm từ 7/2004 – 7/2005
Biểu đồ 4: biểu đồ so sánh coliform tại các trạm từ tháng 7/2004 – 7/2005
Biểu đồ 5: biểu đồ so sánh nồng độ dầu tại các trạm từ 7/2004 – 7/2005
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTQLMT: Hệ thống quản lý môi trường
NĐ: Nghị định
CP: Chính Phủ
ISO: International Organization for Standardization
EMS: Environmental Managerment System
CSMT: Chính sách môi trường
BVMT: Bảo vệ môi trường
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việt Nam có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài trên 3200 km và hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và vùng bờ, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi những nổ lực rất lớn trong quản llí và bảo vệ môi trường biển. Hàng lọat những vấn đề môi trường ven biển nói chung và môi trường nước nói riêng đang là những thách thức đối với sự phát triển của đất nước. Trong đó các hoạt động hàng hải, đóng tàu đã góp phần gây nên ô nhiễm.
Phần lớn các nhà máy đóng tàu lớn đều nằm dọc ven biển miền Bắc, Trung, Nam. Bên cạnh đó còn có các công trình phục vụ công nghiệp đóng tàu như nhà máy nhiệt điện, nhà máy cán nóng thép tấm, công trình xếp dỡ và bảo quản nguyên vật liệu (hệ thống cầu tàu, kho chứa dầu FO, bãi chứa vật liệu). Tất cả hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu đã góp phần tạo thêm ô nhiễm môi trường vùng biển và ven bờ
Ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim lọai nặng, gây hủy diệt các loại cá, tôm thủy sinh và sinh vật đáy, nghiêm trọng hơn là khi lượng dầu trong nước cao hơn 0,2 mg/l sẽ không dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt được.
Bảo vệ môi trường biển đến nay đã trở thành vấn đề sống còn và bức thiết, nhất là đối với những quốc gia có bờ biển dài. Ô nhiễm môi trường biển là một vấn đề lớn gây hậu quả nghiêm trọng, việc ngăn ngừa giảm thiểu tác động này đang là vấn đề được đặt ra nhằm nâng cao chất lượng sống cho cư dân vùng duyên hải, đồng thời làm cho các nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. Cải thiện, bảo vệ môi trường ven biển cũng là một trong những cách ngăn ngừa những tác hại xấu đến môi trường trong tình hình hoạt động giao thông vận tải đường thủy phát triển mạnh như bây giờ. Hoạt động tại khu vực cảng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường biển, điển hình là Khu vực công ty xếp dỡ Khánh Hội trực thuộc Cảng Sài Gòn. Nhận thấy những tác động xấu từ hoạt động của việc khai thác cảng, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu lực cho công ty xếp dỡ Khánh Hội là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần bảo vệ môi trường cho Tp Hồ chí Minh.
Nhận thức từ sự cần thiết đó, “Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản phục vụ cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội” được chọn làm đề tài tốt nghiệp cho khóa luận tốt nghiệp ngành quản lý môi trường trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TpHCM.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
Hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản 1996 (ISO 14001:1996) được xây dựng theo chu trình quản lý của Deming (*) _ Chu trình PDCA : Plan – Do – Check – Act.
(*) Deming : tên nay đủ W.Ewards Deming – tiến sĩ quản lý chất lượng của Mỹ, người phát triển chu trình PDCA.
Cải tiến liên tục
Chính sách môi trường
Lập kế họach
Thực hiện và tác nghiệp
Kiểm tra và sửa chửa
Xem xét của lãnh đạo
Bắt đầu
Hình 1 - Mô hình hệ thống quản lý môi trường
3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
Đồ án được thực hiện theo phương pháp luận sau đây:
Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại công ty xếpp dỡ Khánh Hội theo tiêu chuẩn ISO 14001:1996
Đánh giá – phân tích
Xây dựng mô hình quản lý môi trường
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở điều tra, đánh giá các hoạt động của khu vực cảng Khánh Hội, từ đó đưa ra những nội dung cơ bản phục vụ cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho cảng Khánh Hội, bao gồm:
Xây dựng chính sách môi trường.
Xác định các khía cạnh và tách động môi trường
Xem xét các yêu cầu luật pháp có liên quan.
Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu
Xây dựng chương trình quản lí môi trường.
Các nội dung đo đạc, đánh giá, kiểm tra và cải tiến hệ thống
5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài này được thực hiện dựa trên khảo sát tình hình quản lý môi trường thực tế tại công ty xếp dỡ Khánh Hội và tham khảo các tài liệu môi trường liên quan đến cảng biển để đề xuất một số nội dung theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14001 để làm tiền đề xây dựng mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001 : 1996 cho các cảng ở Việt Nam. Để thực hiện ISO 14001, Công ty còn cần nghiên cứu nhiều nội dung khác như xây dựng hệ thống hồ sơ, kế hoạch đánh giá… mà đồ án chưa đề cấp đến. Công ty xếp dỡ Khánh Hội là đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn, được xem là một trong những Cảng lớn ở Việt Nam có thể làm đại diện cho các Cảng ở Việt Nam, rất thuận tiện cho việc thực hiện khảo sát làm cơ sở để nghiên cứu thực hiện đề tài.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, các nội dung nghiên cứu cần thực hiện bao gồm.
Nghiên cứu tổng quan những yêu cầu của hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001
Giới thiệu về công ty xếp dỡ khánh hội, công tác môi trường_ an toàn lao động tại công ty , ảnh hưởng môi trường do hoạt động của cảng và kinh nghiệm bảo vệ môi trường của cảng Vancouver, cảng biển có môi trường trong sạch.
Nghiên cứu xem xét môi trường ban đầu bao gồm hiện trạng quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 1996, đánh giá khả năng đảm bảo về nguồn lực để áp dụng ISO 14001, lập danh mục các khía cạnh môi trường.
Nghiên cứu đề xuất chính sách môi trường và lập kế họach xây dựng HTQLMT
Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, yêu cầu luật pháp , đề xuất các chương trình BVMT, cơ cấu phân công trách nhiệm, đề xuất kế hoạch quan trắc - đo đạc - giám sát, chương trình đào tạo nâng cao nhận thức, xem xét cải tiến hệ thống và kế họach ứng phó tình trạng khẩn cấp.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
7.1. Phương pháp tiếp cận quá trình:
Phương pháp này được sử dụng để xác định các khía cạnh môi trường của công ty xếp dỡ Khánh Hội. Công ty có nhiều phòng ban. Mỗi phòng ban có nhiều hoạt động / dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường. Ta xác định đầâu vào, đầu ra của mỗi hoạt động dịch vụ. Từ đầu vào và đầu ra ta xác định được khía cạnh môi trường
7.2. Phương pháp khảo sát – điều tra:
Khảo sát điều tra 02 vấn đề:
Khảo sát điều tra hiện trạng quản lý môi trường.
Xác định khía cạnh môi trường: Tiến hành khảo sát – điều tra các phòng ban trong công ty. Các phòng ban này là các mẫu đại diện cho các loại hình hoạt động gây ô nhiễm
7.3. Phương pháp phân tích - so sánh:
Các kết quả khảo sát - điều tra được phân tích và so sánh với các yêu cầu của ISO 14001 : 1996 từ đó đưa ra các hướng dẫn áp dụng và xây dựng mô hình quản lý môi trường.
7.4. Phương pháp thống kê mô tả:
Sử dụng phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của hệ thống quản lý môi trường và cách áp dụng hệ thống, theo quy trình sau:
XEM XÉT SƠ BỘ
HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH
PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG Ý NGHĨA
YÊU CẦU LUẬT PHÁP
MỤC TIÊU/ CHỈ TIÊU
ĐO ĐẠC – QUAN TRẮC
ỨNG PHÓ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
ĐÀO TẠO NÂNG CAO N HẬN THỨC
XEM XÉT CẢI TIẾN
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
CT MT 1
CT MT 2
CT MT 3
CT MT 4
7.5. Phương pháp chuyên gia:
Tham khảo ý kiến của các cán bộ thực hiện công tác quản lý môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội.
Chương 1:
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
Để có cơ sở khoa học trong việc áp dụng những nguyên lý của ISO 14001 vào trường hợp nghiên cứu, trong chương này giới thiệu một số thông tin về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm tổng quan về hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT), giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004, khó khăn và thuận lợi khi áp dụng ISO 14001, tình hình áp dụng ISO 14000 trên thế giới và trong nước.
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG (HTQLMT):
1.1.1 Khái niệm hệ hống quản lý môi trường
HTQLMT là một phần của toàn bộ cơ cấu quản lý trong một tổ chức. Nó xác định tác động tức thời và dài hạn của các quá trình, dịch vụ, hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp đối với môi trường. HTQLMT mang lại sự nhất quán trong tổ chức bằng cách xác định rõ các nguồn tài nguyên, phân công công việc cụ thể, liên tục và không ngừng đánh giá việc thực hiện các thủ tục và quá trình của Doanh nghiệp.
HTQLMT cần thiết cho doanh nghiệp để dự đoán và đáp ứng những tiêu chuẩn, những mục tiêu mong muốn đạt được về mặt môi trường và đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu trong nước và quốc tế. HTQLMT chỉ thành công khi tổ chức thực hiện việc quản lý môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và triển khai với sự quan tâm ưu tiên cao nhất.
1.1.2. Mục tiêu của HTQLMT:
HTQLMT mang lại cho các doanh nghiệp một cơ cấu tổ chức như sau:
Xây dựng chính sách môi trường thích hợp, bao gồm việc cam kết ngăn ngừa ô nhiễm
Xác định những yêu cầu pháp luật và các khía cạnh môi trường phù hợp với các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.
Phát triển việc quản lý và cam kết của nhân viên đối với việc bảo vệ môi trường, với sự phân công cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn.
Khuyến khích lập kế hoạch môi trường xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ chức từ khâu nhập nguyên liệu thô đến phân phối sản phẩm.
Xây dựng việc quản lí nhằm đạt được các mức độ thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Cung cấp nguồn tài nguyên một cách đầy đủ và thích hợp, kể cả đào tạo đạt mục tiêu.
Xây dựng và duy trì chương trình chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp.
Xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động và duy trì chương trình nhằm bào đảm việc thực hiện hệ thống được cải tiến liên tục.
Đánh giá lại các hoạt động môi trường, xem xét lại chính sách, mục tiêu,chỉ tiêu môi trường và cải tiến thích hợp.
Xây dựng quá trình quản lý nhằm xem xét lại và đánh giá HTQLMT, đồng thời xác định các cơ hội cải tiến hệ thống và mang lại kết quả cao trong công tác bảo vệ môi trường.
Khuyến khích các nhà thầu, nhà cung ứng xây dựng HTQLMT.
1.1.3. Nguyên tắc của HTQLMT:
Cải tiến liên tục
Chính sách môi trường
Lập kế họach
Thực hiện và tác nghiệp
Kiểm tra và sửa chửa
Xem xét của lãnh đạo
Bắt đầu
Hình 1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường
- Nguyên tắc 1: Cam kết và chính sách
Tổ chức can phải định ra chính sách môi trường và đảm bảo sự cam kết về HTQLMT của mình
- Nguyên tắc 2: Lập kế họach
Tổ chức phải đề ra kế họach để thực hiện chính sách môi trường của mình.
- Nguyên tắc 3: Thực hiện
Để thực hiện có hiệu quả tổ chức phải phát triển khả năng và cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt được chính sách, mục tiêu và chỉ tiêumôi trường của mình.
- Nguyên tắc 4: Đo và đánh giá
Tổ chức phải đo, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình.
- Nguyên tắc 5: Xem xét và cải tiến
Tổ chức phải xem xét lại và cải tiến liên tục HTQLMT nhằm cải tiến kết quả hoạt động tổng thể về môi trường của mình
Với nguyên tắc này, nên coi HTQLMT là cơ cấy tổ chức cần được giám sát liên tục và xem xét định kỳ để có một phương hướng có hiệu quả cho các hoạt động môi trường của tổ chức, đáp ứng những yếu tố thay đổi bên trong và bên ngoài. Mỗi cá nhân trong tổ chức phải có trách nhiệm cải tiến môi trường liên tục.
1.2.GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000:
1.2.1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO:
ISO : International Organization for Standadization.
- ISO là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa, được thành lập vào năm 1946 trên phạm vi toàn thế giới.
- ISO hoạt động trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, khoa học, kĩ thuật, kinh tế, môi trường và trụ sở chính của ISO ở Geneve (Thụy Sĩ), ISO có trên 100 thành viên. Việt Nam là thành viên của ISO từ năm 1977. Việt Nam được bầu là ban chấp hành ISO nhiệm kì 1997 – 1998.
- Hoạt động chủ yếu của ISO là chuẩn bị xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế ở nhiều lĩnh vực, nhất là các tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường, sở hữu trí tuệ và ban hành để áp dụng.
SCI EMS ANH
ISO
GENEVER
TC 176 CANADA
ISO 9000
TC 207 CANADA
ISO 14000
SC2 EA
HÀ LAN
SC3 EL
ÚC
SC4 EPE MỸ
SC5 LCA PHÁP
SC6 EAPS NA UY
Hình 2 :Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ISO
1.2.2. Sự ra đời của ISO 14000:
Một mặt do sự tiếp nhận tiêu chuẩn ISO 9000 đối với việc quản lý và đảm bảo chất lượng, và mặt khác do sự ra đời của hàng lọat các tiêu chuẩn về môi trường khác nhau trên thế giới, tổ chức ISO đã bắt đầu xem xét tới lĩnh vực quản lý môi trường.
Vào năm 1991, ISO lập ra nhóm hành động chiến lược về môi trường (SAGE) để đề xuất các tiêu chuẩn môi trường quốc tế.
Năm 1992, SAGE đã đề nghị thành lập một ủy ban kĩ thuật của ISO có nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường HTQLMT chung cho toàn cầu. Ủy ban này là ISO/TC207 họp đầu tiên tháng 6 năm 1993 và thời điểm đó SAGE được giải thể.
Phạm vi công tác của TC 207 là “Tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực các hệ thống về quản lý môi trường” ISO 14000, nghiên cứu và xây dựng các phương pháp và hệ thống quản lý chứ không phải là các tiêu chuẩn về sản phẩm hay các tiêu chuẩn kĩ thuật.
Mục đích là tăng sự tin cậy trong tất cả các cổ đông, rằng một tổ chức có một hệ thống thích hợp. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc thực hiện công tác quản lý môi trường tốt hơn.
1.2.2.1. Thành phần và cấu trúc TC207:
TC 207 được chia thành 6 tiểu ban quốc tế và một nhóm làm việc đặc biệt. Canada là ban thư ký của ủy ban kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu ban. Mỗi tiểu ban (TB) chịu trách nhiệm về một lĩnh vực quản lý môi trường cụ thể :
- TB1: Các hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) - Anh
- TB2: Kiểm toán môi trường (EA – environment auditing) – Hà Lan
- TB3: Cấp nhãn môi trường ( EL – environment label) - Úc
- TB4: Đánh giá kết quả về hoạt động môi trường (EPE – environment performance evaluation) – Hoa Kỳ
- TB5: Phân tích chu trình sống (LCA – life cycle analysis) – Đức, Pháp
- TB6: Khía cạnh môi trường trong các tính chất sản phẩm (EPAS – environment aspects of product standards) - Nauy
1.2.2.2. Phạm vi của TC 207:
Phạm vi hoạt động của TC 207 là “tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực các hệ thống và công cụ quản lý môi trường”. ISO 14000 nghiên cứu và xây dựng các phương pháp và hệ thống quản lý chứ không phải là các tiêu chuẩn về sản phẩm hay các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Mục đích cuối cùng của TC 207 sẽ là một hệ thống đầy đủ các tiêu chuẩn cho mọi khía cạnh quản lý môi trường.
Các tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn cho quá trình chứ không phải tiêu chuẩn để thực hiện công việc. Các tiêu chuẩn đó tập trung vào việc xây dựng một hệ thống để hoàn thành các chiến lược, các đối tượng và mục tiêu do công ty đề ra. Các tiêu chuẩn không chỉ đề ra cách thức để một tổ chức đạt được mục đích trên hoặc miêu tả những điều liên quan. Tóm lại ISO 14000 tập trung vào các quá trình cần thiết để đạt kết quả chứ không phải bản thân kết quả đó. Mục đích làm tăng sự tin cậy của khách hàng, một tổ chức có một hệ thống thích hợp thì sẽ dẫn đến việc thực hiện các công tác bảo vệ môi trường tốt hơn.
1.2.3. Tình hình xây dựng ISO 14000:
ISO có khoảng 180 Ủy ban kỹ thuật chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ ngành công nghiệp chế tạo điện – điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Ủy ban kỹ thuật vì đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu đầu vào từ chính phủ các ngành và các bên có liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn.
Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên của ISO chấp nhận nó được công bố là tiêu chuẩn quốc tế. Sau đó mỗi một nước có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm tiêu chuẩn quốc gia cho mình.
+ Sự nhất trí: ISO quan tâm các quan điểm của các phía có nhu cầu như : các nhà sản xuất, người bán hàng, người sử dụng, các nhóm tiêu thụ, các phòng kiểm nghiệm, các chính phủ, các nghề nghiệp kỹ thuật và các cơ quan nghiên cứu.
+ Quy mô: dự thảo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của các ngành và khách hàng trên tòan thế giới.
+ Tự nguyện: việc tiêu chuẩn hóa quốc tế chịu tác động của thị trường và do đó dựa trên cơ sở tự nguyện thực hiện của tất cả các bên có quan tâm.
1.2.4. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn:
Các tiêu chuẩn quốc tế do các Ủy ban kỹ thuật ISO xây dựng và được thực hiện qua một quá trình gồm 5 bước:
Đề nghị: đề nghị một vấn đề mới được đưa ra để các thành viên của Ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật có liên quan để thảo luận và lựa chọn. Đề nghị được chấp nhận nếu đa số các thành viên của Ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật đồng ý và ít nhất 5 thành viên cam kết tham gia tích cực vào đề án.
Chuẩn bị: Các chuyên gia trong nhóm công tác xây dựng một bản dự thảotiêu chuẩn được đề nghị. Khi nhóm công tác cho rằng dự thảo đã tương đối hòan thiện thì sẽ được đưa ra thảo luận trong các tiểu ban và Ủy ban. Dự thảo được đăng lý bởi ban thư ký của trung tâm ISO và được công bố cho các thành viên tham gia, các Ủy ban hay tiểu ban chuyên moan để lấy ý kiến.
Thảo luận trong các Ủy ban: Các dự thảo tuần tự được xem xét cho đến khi đạt được sự nhất trí về nôi dung. Sau đó là giai đọan dự thảo tiêu chuẩn quốc tế. Trong bước chấp thuận, bản tiêu chuẩn quốc tế dự thảo được chuyển tới tất cả các cơ quan thành viên của ISO để thu thập trong vòng 6 tháng.
Phê chuẩn: Bản dự thảo được phê chuẩn và được coi là tiêu chuẩn quốc tế nếu ¾ các thành viên của ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật đồng ý và chỉ dưới ¼ phiếu chống. Nếu cuộc biểu quyết không thành, bản tiêu chuẩn quốc tế dự thảo được đưa trở lại Ủy ban kỹ thuật xem xét lại.
Công bố: Nếu tiêu chuẩn được phê chuẩn, người ta chuẩn bị văn bản chính thức kết hợp với ý kiến đóng góp khi biểu quyết. Văn bản chính thức được gửi đến ban thư ký trung tâm của ISO
1.2.5. Nội dung cơ bản bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là những tiêu chuẩn về HTQLMT dùng để khuyến khích các tổ chức (doanh nghiệp, công ty) không ngừng cải thiện và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường bằng HTQLMT của mình.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với HTQLMT ( như ISO 14001 và ISO 14004) và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ quản lý môi trường (các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000). Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể áp dụng cho các công ty quốc doanh hay tư nhân.
Bảng 1: Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Tên gọi
Xuất bản
Chủ đề
ISO 14001:1996
1996
Hệ thống quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng
ISO 14004:1996
1996
Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ
ISO 14010:1996
1996
Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung
ISO 14011:1996
1996
Hướng dẫn đánh giá môi trường – Thủ tục đánh giá – Đánh giá hệ thống quản lý môi trường.
ISO 14012:1996
1996
Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh giá môi trường
ISO/WD 14015
Sẽ được xác nhận
Đánh giá môi trường của tổ chức
ISO 14020:1998
1998
Các loại hình nhãn môi trường – Nguyên tắc chung
ISO/DIS 14021
1999
Các lọai hình nhãn môi trường – Các yêu cầu tự công bố nhãn môi trường
ISO/FDIS 14024
1998
Các loại hình nhãn môi trường – Nhãn môi trường loại 1- nguyên tắc và thủ tục
ISO/WD/TR/14025
Đã được xác nhận
Các lọai hình nhãn môi trường – Nhãn môi trường loại 3 – Nguyên tắc và thủ tục – Hướng dẫn
ISO/DIS 14031
1999
Quản lý môi trường – Đánh giá kết quả hoạt động môi trường – Hướng dẫn
ISO/TR 14032
1999
Quản lý môi trường- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường – Hướng dẫn
ISO 14040:1997
1997
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm – Nguyên lý và khuôn khổ
ISO 14041:1998
1998
Quản lý môi trường –Đánh giá vòng đời sản phẩm- Mục tiêu, phạm vi xác định và phân tích
ISO/CD 14042
1999
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm – Giải thích vòng đời sản phẩm
ISO/CD 14043
1999
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm – Đánh giá tác động vòng đời sản phẩm
ISO/TR 14048
1999
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm – Biểu mẫu tài liệu đánh giá vòng đời sản phẩm
ISO/TR 14049
1999
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm – Ví dụ về sự áp dụng của ISO 14001
ISO 14050:1998
1998
Thông tin gíup cho các cơ quan lâm nghiệp trong việc sử dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001 và 14004
ISO Guide 64:1997
1997
Hướng dẫn cho việc bao gồm khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm
(nguồn : Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp, 1996)
Ghi chú:
CD : Ủy ban dự thảo
DIS : Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế
FDIS : Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế cuối cùng
TR : Báo cáo kỹ thuật
Để hiểu được quan hệ giữa các tiêu chuẩn, có thể chia bộ tiêu chuẩn ISO thành 7 nhóm:
Nhóm 1 : Các hệ thống quản lý môi trường bao gồm các tiêu chuẩn ISO 14001, ISO 14004
Nhóm 2 : Đánh giá môi trường bao gồm các tiêu chuẩn ISO 14010, ISO 14011, ISO 14011-1, ISO 14012, ISO 14015
Nhóm 3 : Cấp nhãn môi trường bao gồm các ISO 14020, ISO 14021, ISO 14022, ISO 14023, ISO 14024.
Nhóm 4 : Đánh giá tác động môi trường tiêu chuẩn ISO 14031
Nhóm 5 : Đánh giá chu trình chuyển hóa bao gồm các tiêu chuẩn ISO 14040, ISO 14041, ISO 14042, ISO 14043
Nhóm 6 : Các thuật ngữ và định nghĩa bao gồm các tiêu chuẩn ISO 14050
Nhóm 7 : Tiêu chuẩn sản phẩm ISO 14060
Đặc biệt trong nhiều tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đã và đang được xây dựng, chỉ có tiêu chuẩn ISo 14001 có các đặc điểm kỹ thuật cho hệ thống HTQLMT nhằm cho mục đích đăng ký thông qua bên thứ 3, tất cả các tiêu chuẩn khác chỉ dùng cho mục đích hướng dẫn.
1.3. GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 14001:
ISO 14001 là:
Nền tảng để quản lý các yếu tố môi trường quan trọng, cả trực tiếp lẫn gián tiếp
Tiêu chuẩn mà các công ty với mọi quy mô trên thế giới có thể áp dụng
Tiêu chuẩn tự nguyện
Tiêu chuẩn đề ra cách suy nghĩ và hành động phòng ngừa
Tiêu chuẩn dựa trên cơ sở hệ thống, không dựa vào chuyên gia riêng biệt
ISO 14001 không là:
Tiêu chuẩn cho sản xuất
Tiêu chuẩn đối với việc thực hiện
Không xây dựng những giá trị cho các mức độ ô nhiễm hoặc thực hiện
Không xây dựng các phương pháp thử nghiệm
Không yêu cầu hoặc xây dựng một mục tiêu thực hiện cuối cùng
Không yêu cầu thực hiện đạt đến mức phát thải bằng không hay mức tuân thủ luật lệ vượt trội hơn cả
Không đòi hỏi công nghệ tiên tiến nhất
Không đòi hỏi công bố những mức độ thực hiện
Không đòi hỏi công bố các kết quả giám sát
Không đòi hỏi thời hạn
1.3.1. Phiên bản mới ISO 14001:2004 _ những thay đổi chính:
Phiên bản đầu tiên của ISO 14001: 1996 trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đã được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành năm 1996, tới nay đã được 10 năm và đã được chấp nhận rộng rãi với trên 60.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng. Sau 10 năm áp dụng, tiêu chuẩn ISO 14001 đã bộc lộ những điểm mạnh, điểm yếu của mình và được xem lại, sửa đổi cho phù hợp với việc áp dụng trong thực tế.
ISO 14001: 1996 đã được thay thế bởi ISO 14001:2004 được ban hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2004. Thời hạn chuyển đổi là 18 tháng được quy định bởi IAF (International Accreditation Forum)
* Mục tiêu của việc sửa đổi :
Gia tăng tính tương thích với tiêu chuẩn 9001:2000
+ Phạm vi của HTQLMT được xác định và được lập thành văn bản.
+ Quy trình tương tự cho các hành động khắc phục và phòng ngừa (8.5.2, 8.5.3 – ISO 9001:2000)
+ Hệ thống tài liệu, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo giữa hai hệ thống đều như nhau (4.2.1, 4.2.4, 8.2.2, 5.6 – ISO 9001:2000)
Không thay đổi lớn về nội dung, làm rõ thêm các yếu tố
Phiên bản mới rõ ràng hơn, tốt hơn và gia tăng tín nhiệm đối với ISO 14001
Phiên bản mới cũng giúp ích cho những tổ chức đã áp dụng ISO 9001:2000, cụ thể là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
1.3.2. Tính tương thích của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 với các hệ thống quản lý khác:
Một doanh nghiệp có thể cùng lúc áp dụng nhiều hệ thống khác nhau để chứng tỏ sự lớn mạnh và tinh thần trách nhiệm của Doanh nghiệp mình đối với xã hội và môi trường. Các hệ thống quản lí như: Hệ thống quản lí môi trường ISO 14000, Hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm ISO 9000, Trách nhiệm xã hội SA 8000, Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18000…
Người làm đề tài xin nói rõ về sự tương thích của hệ thống quản lí môi trường với chất lượng, an toàn sức khỏe và trách nhiệm xã hội. Đây là bốn hệ thống thường được áp dụng ở tất cả các doanh nghiệp.
Quản lí môi trường không phải là khía cạnh duy nhất trong những hoạt động đòi hỏi sự quản lí từng ngày của mỗi Doanh nghiệp. Sức khỏe nghề nghiệp và quản lí an tòan cũng là vấn đề các nhà quản lí cần quan tâm, xác định rõ và truyền đạt tới các bên có liên quan. Việc đưa quản lí chất lượng vào trong công việc chung của tổ chức đã được sử dụng rộng rãi từ năm 1980 với sự ra đời của bộ tiêu chuẩn 9000.
Nếu quản lý môi trường đã đóng vai trò trung tâm trong những năm 1990 thì sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cũng sẽ nhận được sự quan tâm không kém. Ví dụ tiêu chuẩn BS 8800 của Anh, SA 8000 của Đức. Tiêu chuẩn hướng dẫn này được dựa trên hệ thống quản lý ISO 14000 đề ra. Cũng giống như vậy, tại Hà Lan, một tiêu chuẩn hướng dẫn về an toàn nghề nghiệp được soạn thảo. Trong tiêu chuẩn này, người ta cùng hướng tới sự thống nhất với tiêu chuẩn ISO 14000.
Chất lượng ISO
9000
Môi trường ISO 14000
Trách nhiệm xã hội
Tiêu chuẩn tích hợp
An toàn nghề nghệp OHS 18000
Hình 3 :Sự kết hợp giữa môi trường, chất lượng,
an toàn sức khỏe và trách nhiệm xã hội
Thử thách đối với việc tiêu chuẩn hóa trong thập kỉ tới là phải kết hợp hài hòa các khu vực quản lý khác nhau, hòa nhập chúng vào trong hệ thống quản lý thống nhất. Thụy Sĩ đề nghị với ban quản lý kĩ thuật của ISO về việc cần thành lập một nhóm cố vấn Chiến lược về hệ thống quản lý nhằm phát triển tầm nhìn chiến lược cho tổ chức ISO về vấn đề kết hợp, thống nhất các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý và những thủ tục có liên quan. Do vậy, Ủy ban quản lý kĩ thuật (một cơ quan của tổ chức ISO) đã quyết định nhu cầu thống nhất những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năm 1997.
Các hệ thống trên đều có chung các yêu cầu sau:
- Cam kết của lãnh đạo
- Chính sách
- Phân công trách nhiệm và quyền hạn
- Huấn luyện
- Văn bản
- Kiểm toán
- Xem xét của lãnh đạo
- Cải tiến liên tục
1.4. KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG ISO 14001:
1.4.1. Khó khăn:
1.4.1.1. Thiếu nguồn lực :
Các chuyên gia mô tả việc tiếp cận tới những thông tin về các tiêu chuẩn đối với các công ty tại hầu hết các nước đang phát triển là khó khăn. Kết quả là thiếu nhận thức và dẫn đến việc thực hiện chậm trễ các hệ thống quản lý môi trường - hoặc là hoàn toàn không có. Phần lớn các nước đang phát ._.triển không đủ nguồn tài chính thích hợp để cử các đoàn đại biểu tham dự các cuộc họp thường kỳ của TC207. Vì vậy càng khó khăn hơn đối với họ trong việc liên kết những quan tâm của mình và tác động tới tiến trình xây dựng tiêu chuẩn.
Ngay cả khi có nước đã cử đoàn đại biểu của mình tham dự các cuộc họp, song cũng không đảm bảo được là thông tin có thể được phổ biến tới các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại nước họ. Lý do về việc này là có thể thiếu sự hợp tác và sự trao đổi thông tin giữa các cơ quan tiêu chuẩn của nhà nước và các công ty thuộc khu vực tư nhân tại các nước đang phát triển. Các công ty thuộc khu vực tư nhân có thể không quan tâm tới việc thu nhận những thông tin về các tiêu chuân môi trường vì có thể họ xem chúng như một biện pháp của chính phủ nhằm gây sức ép đối với các doanh nghiệp.
So với các nước công nghiệp hoá, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải có các nguồn nhân lực bổ sung hoặc được đào tạo tốt hơn cho các công ty tại các nước đang phát triển để thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn. Những thay đổi trong cơ cấu và hoạt động của một tổ chức theo yêu cầu của các điều khoản của ISO14001 liên quan đến kinh nghiệm và trình độ chuyên môn mà ở các nước đang phát triển thì có thể là chưa có được.
Các chuyên gia cho rằng mặc dù hoàn cảnh là khác nhau ở các nước đang phát triển, một điều chắc chắn là việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn có thể cần có sự thay đổi về thiết bị công nghệ. Các thiết bị như vậy có thể là chưa có ở các nước này.
Thiếu nguồn lực như nguồn lực thông tin, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ, cơ sở đào tạo các cố vấn có trình độ và các kiểm toán viên có thể là hàng rào cản trở việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đối với các công ty tại các nước đang phát triển.
1.4.1.2. Thiếu cơ sở hạ tầng :
Các chuyên gia cho rằng, tùy thuộc vào hoàn cảnh hiện có, các nước đang phát triển nhìn chung là sẽ tụt hậu so với các nước công nghiệp hoá trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cấp chứng chỉ ISO 14001. Kinh nghiệm với ISO 9000 cho thấy nhiều nước đang phát triển không có các cơ quan ủy quyền quốc gia hoặc các cơ quan cấp chứng chỉ để đánh giá việc tuân thủ theo các đòi hỏi của các tiêu chuẩn. Lý do chủ yếu là thiếu kinh phí và thiếu trình độ chuyên môn. Do đó việc đánh giá sự tuân thủ hoặc là do các cơ quan cấp chứng chỉ đặt tại các nước công nghiệp hoá hoặc do các cơ quan quốc tế thực hiện. Như đối với ISO 9000, ngay cả khi có cơ sở hạ tầng cấp chứng chỉ tại các nước đang phát triển, các chứng chỉ được cấp bởi một cơ quan địa phương có thể không được các tổ chức hoặc các chính phủ chấp nhận trong thị trường có mục tiêu.
Thiếu độ tin cậy và cơ sở hạ tầng cấp chứng chỉ là những hàng rào cản trở tiềm tàng đối với các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển để có được chứng chỉ ISO 14001 tin cậy, cần cho việc tham gia vào thương mại quốc tế.
Một khía cạnh khác có thể tạo ra những vấn đề khó khăn đó là thiếu luật pháp môi trường quốc gia ở một số nước đang phát triển. ISO 14001 dựa vào quan điểm là việc quản lý một công ty là tự cam kết tuân thủ thực hiện luật pháp và các quy chế môi trường. Nếu luật pháp môi trường không được thực hiện, thì làm sao một công ty có thể xây dựng được một chính sách và định ra được các mục tiêu và các mục đích?
1.4.1.3. Các chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn:
Sự không sẵn có các nguồn lực tại chỗ và cơ sở hạ tầng đánh giá sự tuân thủ tại hầu hết các nước đang phát triển làm tăng các chi phí cho việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn đối với các nhà xuất khẩu các nước này. Họ có thể bị buộc phải đăng ký bởi những nơi đăng ký nước ngoài và thuê các nhà tư vấn nước ngoài có trình độ chuyên môn cần thiết để tiến hành đào tạo, xây dựng và kiểm toán hệ thống quản lý môi trường. Tất cả những việc này sẽ làm tăng các chi phí. Công ty có thể phải chi trả bằng ngoại tệ mà có thể là không dễ có tại nước sở tại. Do vậy, các nhà xuất khẩu đối đầu với sự bất lợi trong cạnh tranh so với các công ty tại các nước công nghiệp hoá là nơi có sẵn các nguồn lực cần thiết.
Nếu một công ty cần phải mua thiết bị công nghệ mới, điều đó sẽ làm tăng chi phí thậm chí là nhiều hơn khi các công nghệ đó là phải mua của nước ngoài.
Chi phí cao liên quan tới việc thực hiện ISO 14001 sẽ là một hàng rào cản trở đối với các công ty tại các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ khi họ thực hiện một hệ thống quản lý môi trường.
Các chuyên gia đều nhất trí là việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn ISO 14000 nói chung sẽ là rất tốn kém cho từng công ty. Các chi phí liên quan gồm có 3 loại như sau:
Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường
Các chi phí tư vấn; và
Chi phí cho việc chứng nhận của bên thứ ba
Những chi phí này phụ thuộc vào chi phí thời gian thực hiện và đăng ký hệ thống quản lý môi trường của công ty. Một công ty nhỏ hơn có thể do cơ cấu ít phức tạp hơn và các sản phẩm ít đa dạng hơn, cần ít thời gian hơn so với một công ty lớn và do đó chí phí thấp hơn. Các chuyên gia dự tính là một công ty nào có chương trình và chính sách môi trường rồi thì có thể giảm được thời gian cần cho việc thực hiện một hệ thống quản lý môi trường là khoảng 20% so với một công ty chưa có chương trình môi trường. Các chuyên gia nhất trí rằng sự có mặt của hệ lhống quản lý chất lượng ISO 9000 tạo tiền đề cho tiến trình thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 . Trong trường hợp này thì đã có sẵn một số các thủ tục và chuyên gia cần thiết. Các công ty có thể đáp ứng được các yêu cầu của ISO 14001 bằng cách bổ sung thêm vào hệ thống đã có hoặc sửa đổi lại nó.
Các công ty có thể cần khoảng 30% thời gian ít hơn để thực hiện một hệ thống quản lý môi trường. Một công ty nhỏ bắt đầu từ con số không và dự tính cần thời gian là khoảng 15 tháng, và có thể giảm được thời gian này xuống còn l2 tháng với một điều kiện tiên quyết là đã có một chính sách về môi trường, và 8 tháng nếu đã có hệ thống chất lượng ISO 9000.
a) Các chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường
Những chi phí cho việc xây dựng một hệ thống quản lý môi trường sẽ cần đến năng lực cuả các nhân viên trong công ty. Những chi phí này chủ yếu là những chi phí nội bộ của công ty, và như với ISO 9000, nó được xác định bằng chi phí thời gian của công nhân. Tuy nhiên các công ty không có kinh nghiệm thực hiện hệ thống môi trường và chất lượng cũng như các công ty nhỏ sẽ cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài để xây dựng một HTQLMT và do đó còn chịu các chi phí từ bên ngoài. Phần lớn các chuyên gia được hỏi ý kiến đều cho rằng việc thực hiện ISO 14001 sẽ không cần đến các nguồn nhân lực bổ sung. Các công ty lớn hơn có thể là đã có cán bộ làm việc trong các lĩnh vực về môi trường và các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ có lẽ sẽ sắp xếp công việc cho những người có các trách nhiệm công việc khác. Trong mọi công ty, việc đào tạo tiếp tục cán bộ sẽ còn là một yếu tố quan trọng đối với một HTQLMT có hiệu quả. Trong các công ty lớn hơn thì đã có một chương trình môi trường nào đó rồi và việc đào tạo đó có thể được thực hiện trên một cơ sở không chính quy. Đối với các công ty nhỏ hơn việc đào tạo sẽ tốn kém hơn nhiều vì họ phải sử dụng đến các khả năng đào tạo từ bên ngoài.
Việc thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý môi trường sẽ kéo theo một quá trình tư liệu hoá rất phức tạp và tốn kém thời gian. Kinh nghiệm với ISO 9000 đã cho thấy khi các tài liệu cẩm nang đã được xây dựng và các nhân viên đã quen với thuật ngữ của ISO, thì việc tư liệu hoá có thể mất ít thời gian hơn trong giai đoạn đầu. Có một số phê phán là ISO 9000 đáng ra là cải thiện về chất lượng thì ISO 9000 lại tập trung nhiều hơn vào việc tư liệu hoá. Khi cơ cấu và các nguyên tắc của ISO 14001 tương tự như ISO 9000 thì việc đó cũng có mối nguy cơ tương tự.
Theo ý kiến chuyên gia, việc thực hiện lSO 14001 nhìn chung sẽ không đòi hỏi trang thiết bị công nghệ khác nhau, vì tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống quản lý chứ không phải là chỉ tiêu cho hoạt động. Tuy nhiên yêu câu về "cải thiện liên tục" có thể cần đến sau đó. Nếu một công ty chuẩn bị cải thiện liên tục thì công ty sẽ phải giảm và thay thế đầu vào và đi theo các thành tựu công nghệ mới.
b) Chi phí tư vấn
Một công ty muốn chứng nhận tiêu chuẩn ISO cần phải thực hiện đánh giá nghiêm khắc các thủ tục và xác định là nó có đáp ứng được tiêu chuẩn ISO 14001 không. Để tránh việc tổ chức chứng nhận tuyên bố là không tuân thủ, các công ty có thể thuê các cố vấn để giúp đỡ họ thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Đối với các công ty nhỏ hơn nếu hệ thống đã được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của một công ty tư vấn có kinh nghiệm, tổ chức chứng nhận có thể cho rằng việc thực hiện đó là hợp lý hơn.
Kinh nghiệm với ISO 9000 cho thấy các chi phí tư vấn là rất lớn. Một số công ty tư vấn chỉ ra rằng các chi phí đó cho ISO 14000 có thể là cao hơn so với cho ISO 9000 vì nó cần đến các cố vấn có trình độ chuyên môn cao hơn.
Thí dụ tính toán cho một công ty nhỏ (dưới 100 nhân viên, không có chương trình môi trường và hệ thống quản lý chất lượng).
Các chi phí thực hiện: Thời hạn dự kiến 15 tháng: chi phí nội bộ tính cho 10 người.
Các chi phí tư vấn (dự vào phỏng vấn ông Ferrone, Excel Inc. 8/95)
Lệ phí tư vấn
79.200 $
(2 tháng 22 ngày, 1.800$/ngày)
Các chi phí đi lại
800 $
(cố vấn trong nước)
Khách sạn, v.v...
12.000 $
(200 $/ngày, 2 tháng 30 ngày, kể cả ngày cuối tuần)
92.000 $
3. Các chi phí đăng ký (dựa vào các lệ phí hiện tại cho đăng ký ISO 9000 do NSF, cơ quan đăng ký Mỹ. Xem: NSF International (1995)
Các dịch vụ chủ chốt:
Lệ phí đơn từ
600 $
Xem xét sổ tay chất lượng
1.200 $
Xem xét kế hoạch hành động khắc phục
450 $
(3 giờ)
Công tác phí để đánh giá sơ bộ
1.800 $
(kể cả 600 $ cho đi lại và chi tiêu)
Đánh giá chứng nhận
15.600 $
(2 đánh giá viên, 5 ngày, kể cả đi lại 1.600 $ và chi tiêu 2.000 $)
Báo cáo kết thúc
650 $
20.300 $
Duy trì đăng ký:
Lệ phí duy trì
550 $
Kiểm toán giám sát
7.200 $
(2 đánh giá viên, 2 ngày, kể cả đi lại 1.600 $ và chi tiêu 800 $)
Uỷ nhiệm công việc sửa chữa
2.400 $
(1 đánh giá viên, 2 ngày)
10.150 $
c) Các chi phí chứng nhận:
Kinh nghiệm với ISO 9000 cho thấy là gần 20% chi phí tuân thủ theo tiêu chuẩn sẽ là chi phí cho việc chứng nhận của bên thứ ba. Trong trường hợp việc chứng nhận kết hợp cả ISO 9000 và ISO 14000 thì lệ phí có thể là cao hơn so với chứng nhận chỉ một mình ISO 9000. Lý do là các lệ phí mà tổ chức chứng nhận phải chi cho các đánh giá viên có trình độ chuyên môn cao. Các công ty thực hiện đồng thời cả hai hệ thống tiêu chuẩn ISO có thể tránh được các chi phí chứng nhận nhiều lần.
Theo thí dụ trên, công ty nhỏ này mời tổ chức chứng nhận đưa hai đánh giá viên làm việc trong 5 ngày và chi gần 20.000 đôla cho việc đánh giá chứng nhận. Khi công ty đã được chứng nhận, công ty phải tiến hành các đánh giá giám sát định kỳ để có thể duy trì giấy chứng nhận. Đối với ISO 9000, đánh giá giám sát có thể được tiến hành 6 tháng một lần. Trong trường hợp đó, công ty phải chi gần 10.000 đôla cho 6 tháng một.
Phần lớn các chuyên gia cho rằng các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ gặp những khó khăn về nguồn tài chính, nhân lực để thực hiện ISO 14001. Tuy nhiên một số người tham gia vào tiến trình xây dựng tiêu chuẩn cho rằng ISO 14001 vì rất chung nên có thể áp dụng linh hoạt cho mọi công ty thực hiện hệ thống quản lý môi trường.
1.4.1.4.Khả năng phát sinh những hàng rào thương mại phi thuế quan:
- Rào cản phi thuế quan: Là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá trong nước. Các nước công nghiệp phát triển thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp phi thuế quan để giảm thiểu lượng hàng hoá nhập khẩu.
Các tiêu chuẩn quốc tế có thể tạo điều kiện thuận lợi cho một ngôn ngữ công nghiệp chung, mang lại niềm tin cho khách hàng và xúc tiến việc đảm bảo tính an toàn của sản phẩm. Các tiêu chuẩn cũng có thể thúc đẩy hoạt động thương mại thông qua việc tăng cường tính hữu hiệu của các hoạt động ấy, đồng thời đơn giản hoá những yêu cầu kiểm tra và xác nhận với các sản phẩm và các quá trình. Nhưng nếu không được sử dụng một cách đúng đắn thì các tiêu chuẩn đề ra có thể gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh toàn cầu thông qua hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT - Technical Barriers For Trade).
Mục đích cơ bản của ISO 14001 là tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và hạn chế đến mức thấp nhất các hàng rào kỹ thuật trong thương mại thông qua việc san bằng sân chơi nhưng các tiêu chuẩn được đề ra có thể có mặt trái là dẫn đến việc áp đặt các yêu cầu và các hệ thống quản lý của các nước công nghiệp tiên tiến đối với các nước đang phát triển, đó là những yêu cầu mà họ khó đáp ứng được vì thiếu kiến thức và nguồn lực.
1.4.2. Thuận lợi :
ISO 14001 được cấu tạo tương thích với ISO 9001 do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đã được chứng nhận ISO 9001 trước đó. Phần lớn các doanh nghiệp đều đã đạt được chứng nhận ISO 9000 rồi mới xây dựng ISO 14001. Khi đạt được chứng nhận ISO 9000, doanh nghiệp sẽ có sẵn một số các thủ tục và chuyên gia cần thiết, chỉ cần bổ sung thêm vào hệ thống đã có hoặc sửa đổi lại nó là có thể đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001. Nếu một doanh nghiệp có sẵn chương trình và chính sách môi trường rồi thì có thể giảm được thời gian cần thiết cho việc thực hiện một HTQLMT là 20% so với các doanh nghiệp chưa có chương trình môi trường.
Mối quan tâm của các doanh nghiệp đến công tác BVMT rất cao (khoảng 90.91% doanh nghiệp có quan tâm và rất quan tâm đến môi trường trong 77 doanh nghiệp được điều tra năm 2003); Nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận HQLMT ISO 14001 ngày càng cao. Hiện nay số lượng các cơ quan tiến hành các hoạt động tư vấn, đánh giá, cấp chứng chỉ ISO 14001 ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn một công ty tư vấn hay đánh giá cho HTQLMT của mình;
Ngược lại với hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu (ENAS) và của Anh (BS 7750), ISO 14001 ít khắt khe hơn và không đưa ra chỉ tiêu hoạt động. Việc cấp chứng chỉ có thể vì vậy mà dễ dàng hơn cho các công ty tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên tác động tới hoạt động môi trường vẫn phải được xem xét. Các công ty của các nước đang phát triển cùng có lợi ích ngang nhau từ việc giảm chi phí nhờ kết hợp việc chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp xây dựng quá trình sản xuất của mình trên cơ sở ứng dụng “Sản xuất sạch hơn”. Đây là một thuận lợi tốt cho các doanh nghiệp có thể tiến hành xin cấp chứng nhận ISO 14001 vì “Sản xuất sạch hơn” là một công cụ đắc lực cho tiêu chuẩn này;
Hệ thống các luật định và chính sách của chính phủ các nước ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp an tâm và mạnh dạn hơn trong việc thiết lập và duy trì HTQLMT cho đơn vị của mình.
1.5.TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14000:
1.5.1. Trên thế giới:
ISO 14001 đã khẳng định vai trò toàn cầu đối với các Doanh nghiệp và tổ chức mong muốn hoạt động với việc bảo đảm sự bền vững của môi trường. Đến cuối năn 2005, đã có 111.162 chứng chỉ ISO 14001 (cho cả phiên bản 1996 và 2004) được cấp tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 24% so với năm 2004 (với 89.397 chứng chỉ cấp tại 127 quốc gia và vùng lãnh thổ).
Theo số liệu của ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế), số lượng các quốc gia đạt chứng nhận ISO ngày càng tăng, trong đó Nhật Bản là nước có số công ty đạt chứng nhận cao nhất. Các quốc gia được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001:2004 theo thứ tự
Bảng 2 : Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất
(tháng 12/2005)
STT
QUỐC GIA
SỐ LƯỢNG
1
Nhật Bản
23.466
2
Trung Quốc
12.683
3
Tây Ban Nha
8.620
4
Italia
7.080
5
Vương Quốc Anh
6.055
6
Mỹ
5.061
7
Hàn Quốc
4.955
8
Đức
4.440
9
Thụy Điển
3.682
10
Pháp
3.289
(Nguồn: theo ISO Survey of Certification)
1.5.2. Tình hình áp dụng tại Việt Nam:
Đối với vấn đề môi trường hiện nay, các Doanh nghiệp Việt Nam không hẳn không quan tâm và ý thức được. Tuy nhiên, do còn nhiều yếu tố bất cập như vấn đề vốn, công nghệ, và lối moon suy nghĩ … khiến cho vấn đề ôi trường tại Việt Nam chưa thực sự được các Doanh nghiệp chú trọng đúng mức.
Với nhiều chương trình gia tăng nhận thức về môi trường cho công đồng, vấn đề giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Thêm vào đó, đối với các Doanh nghiệp có thị phần xuất khẩu, các yêu cầu của công đồng thế giới bao quanh vấn đề môi trường đã buộc các Doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện những yêu cầu về giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường thông qua các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn ISO 14001.
Tiêu chuẩn ISO 14001 đã giải thoát cho các Doanh nghiệp Việt Nam thoát ra khỏi tình thế nan giải trên. Tuy nhiên việc áp dụng ISO vẫn chưa thực sự phổ biến. Tính đến hết năm 2005, cả nước có khỏang 200.000 Doanh nghiệp (với khoảng trên 80% là Doanh nghiệp vừa và nhỏ) và trên 2 triệu hộ kinh doanh, nhưng số các Doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 14001 còn rất hạn chế (127 Doanh nghiệp được chứng nhận, thấp hơn 0,1%)
Có thể thấy được qua số liệu thống kê về số Doanh nghiệp đạt chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 từ năm 1999 cho đến tháng 12/2005 như sau:
Bảng 3 : Thống kê Doanh nghiệp Đạt chứng nhận ISO 14001 từ năm 1999 – 12/2005
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
12/2005
Tổng số
Số DN
3
7
22
12
32
30
21
127
Mặc dù vẫn có rất nhiều chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vấn đề môi trường hiện nay và nhất là đối với các Doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất thì vấn đề môi trường còn được thực hiện thông qua các quy định, luật lệ và các yêu cầu riêng do nhà nước đặt ra. Nhưng vấn đề môi trường tại các khu vực tập trung sản xuất công nghiệp của thành phố vẫn không được cải thiện nhiều, và thông qua những con số thống kê về ISO 14001 trên cho thấy rằng việc áp dụng các tiêu chuẩn và các HTQLMT còn rất nhiều trở ngại chưa được giải quyết. Đó là do vấn đề về nhận thức hay một trở ngại nào khác trong việc áp dụng HTQLMT này.
Chương 2:
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI
Để có căn cứ thực tiễn cho nghiên cứu ứng dụng hệ thống QLMT , trong chương này giới thiệu về công ty xếp dỡ khánh hội, phân tích công tác môi trường_ an toàn lao động tại công ty, những tác động môi trường do hoạt động của Cảng, và nêu ra kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ môi trường của Cảng Vancouver, cảng biển có môi trường trong sạch.
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI:
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cảng Sài Gòn :
Được xếp hàng thứ 8 trong số các cảng của nước Pháp, hàng thứ 3 trong số các cảng của thuộc địa Pháp (sau cảng Oran và cảng Alger, đều thuộc Algérie) và hàng thứ 12 trong số các quân cảng của Pháp về mặt trọng tải, cảng Sài Gòn đã từng có một vị trí trọng yếu đối với nền kinh tế của Đông Dương. Ngày nay, nó lại càng giữ vai trò đặc biệt, trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Đông Nam Bộ với thế giới. Mỗi năm lượng hàng hóa lưu chuyển qua cảng Sài Gòn khoảng 10 triệu tấn, chiếm 10% GDP của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 22-2-1860, ở Sài Gòn đã bắt đầu có hoạt động xuất nhập khẩu các loại hàng hóa do một số tư sản người Hoa ở Singapore sang nhận thầu. Một hệ thống cầu tàu bằng gỗ dài 1.800m trên bờ sông Sài Gòn được xây dựng để bốc xếp hàng hóa, xuất khẩu lúa gạo.
Tháng 2-1861, hãng vận tải Hoàng gia (Messageries Impérial) được chính phủ Pháp chỉ định phụ trách tuyến đường Viễn Đông đã quyết định xây dựng cơ sở ở Sài Gòn. Hãng cử người sang khảo sát và tìm địa điểm xây dựng cảng. Ngày 14-10-1861, kết quả được gửi về Pháp và một kế hoạch thực hiện được đề ra. Ngày 31-12-1866, Doumergue, tổng đại diện của hãng đã làm đơn xin lô đất ở góc đường Stratégique (nay là đường Lê Thánh Tôn và đường Nguyễn Thị Minh Khai). Ngày 5-2-1882, hãng lại xin thêm ba lô đất khác: một lô ở phía bắc của rạch Thị Nghè, sát sông Sài Gòn; một lô ở bờ nam rạch Thị Nghè (khoảng Sở Thú ngày nay); một lô ở ngã ba sông Sài Gòn với rạch Bến Nghé (cột cờ Thủ Ngữ).
Ngày 28-3-1862, Ginette, Tổng thanh tra của hãng xin đổi lô đất ở phía bắc rạch Thị Nghè lấy lô đất nhỏ hơn nhưng có vị trí thuận lợi hơn, là khu vực bến Nhà Rồng hiện nay. Ngày 22-5-1862, Phó Đô đốc Bonard ký quyết định nhượng lô đất này cho hãng vận tải Hoàng gia. Khoảng giữa năm 1862, hãng đã tiến hành xây dựng ngôi Nhà Rồng. Ngày 15-8-1862, khánh thành hải đăng Vũng Tàu. Tiếp đó, việc lắp đặt đường dây điện tín Sài Gòn - Vũng Tàu và cột cờ Thủ Ngữ để hướng dẫn tàu ra vào cảng Sài Gòn cũng được tiến hành.
Đầu năm 1864, thương cảng Sài Gòn được hoàn thành, bao gồm ba công trình lớn. Đầu tiên là hệ thống cầu tàu gồm ba cầu bằng gỗ, mỗi cầu dài 50m, riêng cầu số 3 nằm về phía nam dài 80m. Kế đến là dãy nhà kho chứa hàng nằm trên bờ, dọc theo ba cầu dài 350m (kinh phí gần 3 triệu franc trong khi dự trù chỉ có 1 triệu franc), từ ngã ba sông Sài Gòn - rạch Bến Nghé xuôi về phía nam. Riêng các xưởng thợ và kho đã phải lợp trên 18.000m2 mái ngói. Sau cùng là trụ sở làm việc của hãng vận tải Hoàng gia với tên gọi Hôtel des Messageries Impériales (Hôtel des MI).
Đến đầu thế kỷ XX, cảng Sài Gòn trở nên quá tải. Năm 1902, hãng Chargeur Réunis (còn gọi là hãng Năm Sao) đầu tư xây dựng thêm một bến đậu (không xây dựng cầu tàu) nữa trên đoạn sông từ đường Paul Blanchy (đường Hai Bà Trưng nay) chạy về phía Arsenal de Saigon (xưởng Ba Son), dài 250m.
Năm 1911, cảng Sài Gòn chia làm hai cảng chính: quân cảng và thương cảng. Quân cảng dài 600m, từ xưởng Ba Son đến bến Primauguet (công trường Mê Linh nay). Thương cảng Sài Gòn cũng dài 600m, từ bến Primauguet đến cầu Quay (xây 1904, nay là cầu Khánh Hội). Bến Nhà Rồng ở bên kia rạch Bến Nghé là phần nối tiếp của thương cảng.
Do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách tăng cao nên chính phủ Pháp mở thêm bến Khánh Hội vào năm 1912, mặc dù có quyết định xây dựng từ năm 1900 nhưng do hoàn cảnh còn nhiều khó khăn nên đến năm 1912 mới hoàn thành. Bến Khánh Hội được hoàn thành, thương cảng Sài Gòn kéo dài đến ngã ba Kinh Tẻ (cầu Tân Thuận nay). Bến tàu dài 1.100m, từ Nhà Rồng đến đồn Nam (pháo đài Hữu Bình dưới thời Nguyễn), đủ chỗ cho 9 chiếc tàu lớn đậu, mỗi chiếc dài 120m. Các kho hàng được dựng cách bờ sông 15m, tổng cộng là 24.225m2, 16 phao nổi được đặt làm chỗ cho tàu đậu tạm cả hai bên Khánh Hội và Thủ Thiêm.
Tháng 6-1922, chính thức sát nhập giang cảng Chợ Lớn với thương cảng Sài Gòn do sự thông thương thuận tiện qua ngõ kinh Tẻ, tạo thành một hệ thống đường thủy và cửa khẩu hoàn chỉnh để đẩy mạnh xuất khẩu gạo được quy tụ từ các tỉnh Nam Kỳ về Chợ Lớn. Tại Chợ Lớn, giang cảng dài trên 4.250m, có bể sửa tàu Lanessan, cơ sở đóng ghe thuyền quan trọng.
Theo Annuaire des Etats Associés (1953), cảng Sài Gòn (không kể quân cảng 537,02m), gồm ba phần:
- Hải cảng Sài Gòn dài 4.000m nằm ở hữu ngạn sông Sài Gòn, từ ranh giới quân cảng (bến đò Thủ Thiêm đầu đường Hai Bà Trưng), cũng chia làm ba đoạn. Từ ranh giới quân cảng đến vàm rạch Bến Nghé (đường Tôn Đức Thắng nay), có ba cầu tàu dài 81m, 64m và 43m cho tàu chạy đường sông. Từ rạch Bến Nghé đến kinh Tẻ (dọc đường Nguyễn Tất Thành), có hai bến: bến Nhà Rồng (ba cầu tàu, dài 380m) và bến Khánh Hội (9 cầu tàu, dài 1.032m). Trên sông có 21 phao neo tàu (5 phao bên phải và 16 phao bên trái).
- Hải cảng Nhà Bè: nằm trên sông Nhà Bè, cách Sài Gòn 16km, dành cho các tàu chở hàng dễ cháy nổ, gồm năm cầu tàu cho tàu dầu và ba phao neo tàu.
- Giang cảng Sài Gòn- Chợ Lớn dài 26.500m, nằm trên các rạch Tàu Hũ, Lò Gốm, kinh Tẻ, kinh Đôi, có nhiều cầu tàu công và tư.
Kho hàng gồm 7.600m2 thuộc hãng Nhà Rồng, 34.200m2 thuộc bến Khánh Hội, 36.000m2 thuộc bến Tân Thuận Đông (dành cho quân đội), tổng cộng là 77.800m2
Từ sau năm 1954, quân cảng dài 2.000m với 11 cầu tàu; thương cảng dài gần 2.000m, có 14 cầu tàu và 6 bến. Khi Mỹ đổ quân vào miền Nam, chúng lại xây thêm 6 cảng mới dọc trên sông Sài Gòn - Nhà Bè để tăng khả năng tiếp nhận hàng quân sự.
Năm 1976, khi mới tiếp quản, cảng Sài Gòn có tổng diện tích 475.000m2 với 1.600m cầu tàu, cơ sở vật chất nghèo nàn, cũ kỹ, khả năng bốc xếp chỉ hơn 1 triệu tấn hàng.
Đến tháng 4-2000, cảng Sài Gòn được nâng cấp hiện đại. Ngày nay, cảng Sài Gòn đã trở thành cảng biển quốc tế lớn nhất miền Nam, một cụm cảng trọng điểm quốc gia, có diện tích 560.000m2, gồm 2.977m cầu tàu, 34 bến phao, 276.094m2 bãi chứa hàng và 75.050m2 các kho bảo quản hàng hóa. Cảng Sài Gòn đang tiếp tục củng cố để trở thành cảng biển hiện đại nhất Việt Nam, có tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.
Kể từ ngày 1-8-2002, cảng Cần Thơ được sáp nhập vào cảng Sài Gòn để loại bỏ sự cạnh tranh không cần thiết giữa hai cảng và khơi dậy tiềm năng, phát huy đúng mức vai trò của một khu cảng đa dụng tại thành phố trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
2.1.2 Sự hình thành và phát triển công ty xếp dỡ Khánh Hội:
Ngày 23 tháng 07 năm 1975 Bộ Giao thông Vận Tải – Tổng cục đường biển ban hành quyết định số 28/TC chính thức thành lập Công ty Xếp Dỡ Khánh Hội. Từ ngày xây dựng đến nay Công Ty Xếp Dỡ Khánh Hội luôn đứng vị trí là 106 thương Cảng lớn của Việt Nam, là moat trung tâm giao tiếp hành hải của các tỉnh thành phố phía Nam với khu vực Đông Nam Á và Trung Ương.
Công ty Xếp Dỡ Khánh Hội được hình thành từ thời thực dân Pháp cai trị năm 1862. Công ty chính thức được công nhận là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Cảng Sái Gòn có tư cách pháp nhân không đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khỏan tại ngân hàng, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tài chính, tổ chức nhân sự theo phân cấp của Cảng và chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Cảng Sài Gòn theo sắc lệnh ngày 02 tháng 01 năm 1914 đến ngày 02 tháng 01 năm 1955 chính phủ Pháp giao lại cho chính quyền cũ (ngụy quyền Sài Gòn). Trải qua 2 thời kỳ thực dân cũ và mới do nhu cầu thống trị và xâm lược của đế quốc Mỹ đã xây dựng và trang bị cho 1 cơ sở vật chất khá hiện đại đó là hệ thống bến bãi kho tàng, dụng cụ cơ giới khá hùng hậu.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty xếp dỡ Khánh Hội
Chức năng:
Tổ chức xếp dỡ, giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa
Tổ chức quản lý, sữa chửa, sử dụng các phương tiện thiết bị, công cụ, kho bãi, nguyên nhiên vật liệu đúng quy định
Tổ chức khai thác các tuyến container và các dịch vụ kèm theo thông qua Cảng.
Nhiệm vụ và quyền lợi:
Công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc, được quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Công ty chịu sự quản lý toàn diện của Tổng Giám Đốc Cảng Sài Gòn trong việc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty.
Công ty được tổ chức, điều hành hoạt động theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở tôn trọng quyền làm chủ của người lao động
Công ty chỉ được phép trực tiếp quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và nước ngoài để giải quyết các thủ tục cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hợp tác kinh tế theo ủy quyền cụ thể của Tổng Giám Đốc Cảng Sài Gòn
2.1.4. Cơ cấu tổ chức – quản lý:
Đứng đầu công ty có 1 Giám Đốc điều hành chung, và 2 Phó Giám Đốc phụ trách hai lĩnh vực chính của công ty là khai thác và kỹ thuật, ngoài ra công ty còn có 5 phòng ban chức năng theo sơ đồ sau:
Hình 4 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC – QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
PHÓ GIÁM ĐỐC KHAI THÁC
BAN KHAI THÁC
BAN THƯƠNG VỤ
ĐỘI GIAO NHẬN KHO HÀNG
VĂN PHÒNG G.NHẬN KH
ĐỘI PHÓ GIAO NHẬN
ĐỘI PHÓ KHO HÀNG
3 TỔ GIAO NHẬN
3 KHO HÀNG
BAN HÀNH CHÁNH
BAN TÀI CHÁNH KT
BAN TC TIỀN LƯƠNG
ĐỘI QLÝ – KTHÁC CONT
GIÁM ĐỐC
ĐỘI PHÓ
V.PHÒNG CONT
KHO CFS
BÃI CONT
BỐC XẾP
25 TỔ BỐC XẾP
TỔ AN TOÀN
TỔ VỆ SINH
ĐỘI CƠ GIỚI
TỔ X.DỰNG
ĐỘI PHÓ KỸ THUẬT
TỔ VẬT TƯ
TỔ SC ĐIỆN
TỔ SC MÁY
TỔ BẢO DƯỠNG
ĐỘI PHÓ NỘI CHÍNH
V.PHÒNG CƠ GIỚI
TỔ BẢO VỆ
TỔ CẦN XÍCH
TỔ XE BEN
3 TỔ XE NÂNG
TỔ XE GÀU
TỔ CẦN ĐIỆN
TỔ DC BXẾP
2.1.5. Tình hình hoạt động của công ty:
Công ty Xếp dỡ Khánh Hội nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Một đầu mối giao thông đường biển vận chuyển hàng hóa đi trong nước và quốc tế. Công ty nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn với chiều dài 816m và tổng diện tích là 106.080 m2 do thiên nhiên ưu đãi công ty có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải 30.000 tấn
Với những điều kiện khách quan và thuận lợi trên đã làm cho công ty có một ưu thế hiếm có đối với một công ty nằm sâu trong nội địa cách bờ biển Vũng Tàu 54 km, do đó từ lâu công ty đã trở thành một trong những hải cảng biển quan trọng nhất của cả nước với chức năng xếp dỡ hàng hóa cần thiết phục vụ cho nhu cầu xuất – nhập khẩu trong và ngoài nước.
Sản lượng thực tế của công ty Xếp Dỡ Khánh Hội trong năm 2006 là 3.868.088, với các lọai hàng hóa được phân loại theo bảng sau:
Bảng 4: Các lọai hàng hóa xuất nhập tại cảng Khánh Hội
LỌAI HÀNG
NHÓM HÀNG
Loại hàng thùng tiêu chuẩn (C)
Contianer thông thường (C1)
Container đặc chủng (C2)
Loại hàng bao (B)
Gạo (B1)
Bắp (B2)
Đậu (B3)
Đường (B4)
Xi măng (B5)
Phân bón các loại (B6)
Hóa chất các loại (B7)
Loại hàng rời (R)
Than đá các loại (R1)
Cát, sỏi (R2)
Đá, thạch cao (R3)
Đồng, chì, gang, nhôm thỏi và các quặng kim loại (dạng cục) (R4)
Phân bón, lưu hùynh, vôi bột (R5)
Bắp đâu, lúa mì, bo bo (R6)
Thóc, lúa (R7)
Lạoi hàng thùng kiện (K)
Bách hóa thông thường: thực phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, trang trí nội that, thể thao, chi tiết phụ tùng xe đạp, xe máy, thuốc lá, chè, hạt giống, đồ hộp các loại thông thường hoặc đông lạnh (K1)
Bách hóa loại đặc biệt: máy móc vi tính, điện tử có giá trị cao, dụng cụ y tế, đồ cổ, đồ quý hiếm dễ vỡ, đồ thủy tinh các loại.(K2)
Kiện thiết bị, bách hóa thông thường nhưng có trọng lượng lớn hơn
Máy móc thiết bị
Bông vải sợi, đay, bao bố, giấy ram
Giấy cuộn tròn, cáp cuộn tròn
Tôn kẽm, Fibro ximăng đóng kiện
Loại hàng thùng phuy, nhựa (T)
Thùng xăng, dầu, mỡ
Thùng sơn, keo, mật ong, nước mắm
Thùng nhựa đường
Loại hàng sắt thép (S)
Sắt thép hình ống
Sắt thép thanh định hình: ray, I, U, V, H
Tôn tấm
Thiết bị máy móc để trần
Phương tiện máy móc vận hành
Loại hàng gỗ (G)
Gỗ cây lớn
Gỗ cây nhỏ
Gỗ thành kín, gỗ tấm tà vẹt, đồ gỗ thành phẩm
Gỗ củi, than củi
Loại hàng m._. nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (TCVN 5939 – 1995)
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (TCVN 5945 – 1995)
4.3.CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG:
Một hệ thống quản lý môi trường tốt phải dựa trên một chính sách môi trường vững mạnh do người lãnh đạo cao nhất của tổ chức đưa ra và tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã quy định người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm đưa ra chính sách môi trường
Trên cơ sở yêu cầu của ISO 14001, người làm luận văn đề xuất chính sách môi trường cho công ty như sau:
- Công ty xếp dỡ Khánh Hội cam kết tiến hành chỉ đạo giải quyết những sự cố tại tất cả các khu vực diễn ra các hoạt động của công ty một cách có trách nhiệm để bảo vệ môi trường, sức khỏe, và an toàn cho công nhân viên, khách hàng và cộng đồng dân cư xung quanh.
- Công ty xếp dỡ Khánh Hội cam kết duy trì sự phát triển kinh tế trong bối cảnh ngăn ngừa sự xấu đi của môi trường chung, và khắc phục những khu vực môi trường bị suy thoái xảy ra trong phạm vi của công ty.
- Công ty xếp dỡ Khánh Hội cam kết tuân thủ các yêu cầu luật pháp về môi trường trong nước cũng như quốc tế có thể áp dụng tại công ty.
Bất cứ doanh nghiệp nào muốn đọat giấy chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, thì sự cam kết và hỗ trợ của cấp lãnh đạo được xem là một vị trí rất quan trọng để đánh dấu sự thành công hay thất bại của công ty. Người đại diện cấp lãnh đạo tại công ty xếp dỡ Khánh Hội gồm có
1. Giám đốc
2. Phó Giám đốc kỹ thuật
3. Phó giám Đốc khai thác
4.4. THÀNH LẬP NHÓM CHUYÊN TRÁCH ISO:
Để có nhân lực thực hiện việc xây dựng hệ thống, công ty cần thành lập một nhóm môi trường EST (Environment Steering Team). Là những người sẽ trực tiếp làm việc nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Nhóm này sẽ là đầu mối hoạt động, có trách nhiệm thúc đẩy các thành viên khác trong công ty, hướng dẫn và giúp đỡ họ trong quá trình thực hiện, xây dựng ISO 14001:2004 tại công ty.
Thông thường thành viên của nhóm là trưởng các phòng ban của các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong công ty như sau:
1.Trưởng ban khai thác
2.Trưởng phòng tổ chức hành chánh
3.Trưởng phòng kế toán
4.5. ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH BVMT:
4.5.1. Mục tiêu và chỉ tiêu cho HTQLMT:
Các mục tiêu và chỉ tiêu phải được triển khai đến các phòng ban liên quan bằng văn bản để đào tạo cho những vị trí công việc tham gia thực hiện mục tiêu. Mục tiêu tổng quát của công tác bảo vệ môi trường “Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm” cho khu vực công ty xếp dỡ Khánh Hội
+ Căn cứ vào phân tích các khía cạnh ý nghĩa ở mục 4.1, các yêu cầu luật pháp ở mục 4.2 có thể đề xuất các mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu cho xí nghiệp xếp dỡ Khánh Hội như sau:
STT
CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU
CHỈ TIÊU
1
Sử dụng tài nguyên: điện nước, dầu,…
Kiểm sóat và tiết kiệm năng lượng
Giảm 5-10%
2
Chất lượng môi trường: nước thải, khí thải, tiếng ồn
Kiểm soát hệ thống xử lý nước thải
Đạt tiêu chuẩn xả thải về khí thải và tiếng ồn
3
Kiểm soát chất thải rắn theo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế
Kiểm soát các nguồn phát sinh chất thải rắn
Bảo đảm không rác thải
4
Chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng tình trạng khẩn cấp
Kiểm soát các tình trạng khẩn cấp: cháy, nổ, dịch bệnh,…
Không xảy ra sự cố nào trong năm
Để thực hiện các mục tiêu môi trường trên, một chương trình quản lý môi trường được đề xuất sẽ cụ thể phương pháp kiểm soát từng mục tiêu về thời gian, người thực hiện, chỉ tiêu thực hiện và phương pháp kiểm tra….Dựa trên các phân tích nêu trên, người làm luận văn đề xuất 4 chương trình quản lý môi trường sau cho công ty xếp dỡ Khánh Hội:
- Chương trình kiểm soát, tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng
- Chương trình k iểm soát chất lượng môi trường
- Chương trình kiểm soát chất thải rắn, vệ sinh môi trường
- Chương trình ứng phó tình trạng khẩn cấp
4.5.2. Các chương trình môi trường:
Chương trình quản lý môi trường là các kế họach hành động để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Chương trình quản lý môi trường phải được lập thành văn bản.
* Những điểm quan trọng cần xem xét khi xây dựng chương trình quản lý môi trường:
- Các bước thực hiện phải nêu rõ trách nhiệm thực hiện, việc cần làm, thời gian hoàn thành và các nguồn lực cần có
- Trách nhiệm thực hiện bao gồm người chịu trách nhiệm chính, các thành viên tham gia hỗ trợ, phòng ban hỗ trợ,…
- Học hỏi kinh nghiệm tại các Cảng khác đã thực hiện các vấn đề tương tự như thế nào?
- Xem các hương trình ngăn ngừa ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên nổi bật trong các tài liệu hướng dẫn.
- Không nhất thiết phải hòan thành các mục tiêu trong thời gian nhất định. Ưu tiên thực hiện các mục tiêu quan trọng và phù hợp với tình hình thực tế. Các mục tiêu có thể ngắn hạn, dài hạn, chia nhỏ mục tiêu lớn dài hạn (hơn một năm) thành các mục tiêu nhỏ, ngắn hạn để dễ thực hiện và theo dõi.
- Các chương trình quản lý môi trường phải được xem xét lại hằng năm và khi cần thiết để thích ứng kịp thời với mọi thay đổi. Khi hoàn thành, kết thúc một mục tiêu và thiết lập một mục tiêu mới thì chương trình quản lý môi trường cũng phải thay đổi tương ứng hoặc chấm dứt thay thế bằng một chương trình khác phù hợp.
- Thông tin cập nhập thường xuyên các chương trình quản lý đến ban quản lý môi trường.
* Chương trình kiểm soát trên được thực hiện theo một lưu đồ gồm các bước chính sau:
- Lập kế họach kiểm soát môi trường cụ thể cho từng mục tiêu khác nhau.
- Xây dựng chương trình kiểm soát môi trường
- Trình lãnh đạo phê duyệt: nếu được chấp thuận sẽ đưa vào thực hiện. Nếu không được phê duyệt sẽ xây dựng lại chương trình khác.
- Tổng kết và báo cáo, lưu lại các hồ sơ liên quan đến kế họach chương trình và kết quả kiểm tra theo mẫu qui định.
BẮT ĐẦU
LẬP KẾ HỌACH KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG
PHÊ DUYỆT
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG
TỔNG KẾT, BÁO CÁO
KẾT THÚC
Chấp thuận
Không chấp thuận
Hình 9: Lưu đồ xây dựng chương trình môi trường
4.5.2.1.Chương trình kiểm soát và tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng:
Mục tiêu của chương trình: kiểm soát việc tiêu thụ năng lượng điện,nước (2 vấn đề được xem là cấp bách trong điều kiện xã hội hiện nay), và nguyên liệu dầu. Vừa tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, vừa góp phần tham gia phong trào tiết kiệm điện nước trong năm và trong tương lai
Lập kế họach sử dụng điện, nước, dầu
STT
HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
NGƯỜI THỰC HIỆN
THỜI GIAN
TÀI LIỆU
1
Xem xét toàn bộ nhu cầu sử dụng điện, nước, xăng dầu
Tình hình sử dụng điện, nước, xăng dầu trong thời gian qua
Đội phó kỹ thuật
2 tháng/
Nhật ký vận hành
2
Lập kế họach sử dụng điện nước và dầu 5-10%
Kế họach và nhu cầu sử dụng quí
Đội phó kỹ thuật
1 tháng
3
Trình lãnh đạo xem xét
Đội phó kỹ thuật
15 ngày
Mẫu biểu kiểm soát và tiết kiệm điện, nước
STT
Nội dung thực hiện
Thời gian
Kết quả
1
Thống kê công suất tiêu thụ điện, hoạt động sử dụng nước, sử dụng dầu cho từng thiết bị
2
Chọn lựa đối tượng kiểm soát:
+ Phòng ban
+ Kho bãi
3
Thống kê các thiết bị, công đọan sử dụng điện, nước, dầu. Theo dõi đối tượng kiểm soát đã lựa chọn ở bước trên
4
Tính tóan lượng điện nước, số lượng nước, dầu trung bình tháng theo từng đối tượng kiểm soát (dựa theo số liệu ở những bước trên)
5
Gắn thiết bị đo năng lượng điện, số lượng nước tiêu thụ thực tế, lập sổ theo dõi nhu cầu sử dụng xăng dầu cho từng đối tượng kiểm soát và thu nhập số liệu tiêu thụ thực tế
6
Lựa chọn ra con số mục tiêu (so sánh số liệu tính tóan và số liệu thực tế để lựa chọn)
7
Lên kế họach thưc hiện tiết kiệm để đạt được mục tiêu đề ra, ví dụ:
Kiểm tra, thống kê và thay thế các thiết bị hao tổn năng lượng điện, nước, dầu.
Bảo trì máy móc
Kiểm tra đường dây điện, đường nước – thất thoát điện, nước từ các mối nối dây
Kiểm tra tình hình tắt neon, quạt, thiết bị, vòi nước
Vẽ biểu đồ tiêu thụ
8
Tính tóan chi phí thực hiện mục tiêu
9
So sánh chi phí thực hiện và kết quả thực hiện mục tiêu đem lại
4.5.2.2 Chương trình kiểm soát chất lượng môi trường: nước thải, không khí, tiếng ồn
- Mục tiêu: để giám sát sự thay đổi các yếu tố môi trường khác như chất lượng nước thải, các yếu tố ô nhiễm khác như hóa chất, dầu mỡ,…nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu gây ơ nhiễm để có biện pháp phòng ngừa và khắc phục. Theo thông tư của chính phủ, trong thời gian tới khu vực Cảng Khánh Hội phải di dời ra nơi khác, thiết nghĩ đây cũng là một thuận lợi để công ty có thể tiến hành xây dựng các hệ thống giám sát giúp ngăn ngừa các sự cố ngay từ giai đọan đầu hoạt động. Trong thời gian tới, khu vực cảng cần xây dựng được một số trạm giám sát tiếng ồn và sự ô nhiễm không khí trong khu vực cầu cảng, khu vực xếp dỡ các loại hàng hóa rời.
Lập kế họach kiểm soát
STT
Hoạt động
Sản phẩm
Người
Thời gian
1
Xác định thông số cần thiết
Thông số cụ thể
Nhóm ISO
1 tháng
2
Lập kế họach
Kế họach
Nhóm ISO
1 tháng
3
Lựa chọn đơn vị thực hiện
Nhóm ISO
1 tuần
4
Trình lãnh đạo
15 ngày
4.5.2.3. Chương trình kiểm soát chất thải rắn và vệ sinh môi trường:
Chất thải rắn trong công ty xếp dỡ Khánh Hội bao gồm chất thải sinh hoạt phát sinh do 2 nguồn:
Hoạt động của công ty (giấy, bút, bụi bẩn,…): loại rác này được tổ vệ sinh thu gom, sau đó được công ty môi trường đô thị thành phố thu gom chuyển đến khu vực xử lý.
Do các tàu thuyền neo đậu xả rác tại các khu vực cầu cảng, neo đậu thuộc sở hữu của công ty: theo quy định của IMO về việc quy định khu vực được phép thải bỏ chất thải rắn thì các tàu thuyền neo đậu tại cảng không được phép thải bỏ chất thải rắn xuống biển trong khu vực Cảng, thông thường thì việc thu gom xử lý rác thải, dầu thải từ tàu được công ty dịch vụ xử lý môi trường hàng hải thực hiện. Tuy nhiên cũng không thể loại trừ những thuyền tư nhân chưa tuân thủ các yêu cầu của quốc tế, công ty xếp dỡ Khánh Hội cũng nên xây dựng một chương trình kiểm soát chất thải rắn.
Dưới đây là bước đầu trong chương trình kiểm soát chất thải rắn với mục đích phân loại rác tại nguồn và kiểm kê chất thải rắn
Lập kế hoạch kiểm soát:
STT
Hoạt động
Sản phẩm
Người thực hiện
Thời gian
1
Xem xét toàn diện quá trình kiểm sóat chất thải rắn
Quá trình thu gom, phân loại, vận chuyển (đối với việc thu gom rác từ tàu)
Nhóm ISO
1 tháng
2
Lập kế họach kiểm soát
Kế họach
Các đội, tổ, phòng ban
2 tháng
3
Trình lãnh đạo
Nhóm ISO
2 tháng
Bảng kiểm tra:
STT
Nội dung thực hiện
Thời gian
Kết quả
1
Phân loại rác thải thành nhóm tận dụng được và không tận dụng được:
Tận dụng được:
Giấy, bao bì, carton
Kim loại: vỏ hộp, linh kiện máy không độc hại,…
Plastic: nylon, vỏ hộp nhựa
Không tận dụng được:
- Thực phẩm, các loại khác
2
Sử dụng 2 thùng rác có màu sắc khác nhau để phân loại rác tận dụng được và không tận dụng được
3
Kiểm tóan rác thải và đánh giá kết quả thực hiện
Phân loại
Thu gom
Số liệu ghi nhận
4
Hướng dẫn nhân viên phân loại rác tại nguồn
5
Lập kế họach triển khai
6
Theo dõi, kiểm tra và ghi nhận kết quả
7
Tính toán chi phí thực hiện
4.5.2.4. Chương trình đáp ứng tình trạng khẩn cấp:
Xác định rõ và chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng thích hợp với những trường hợp xảy ra. Khác với các cơ quan khác, khu vực cảng thủy có rất nhiều tình trạng khẩn cấp cần đáp ứng nhanh như: cháy nổ, bệnh dịch và khủng bố, va chạm giữa các tàu, và tràn dầu. Nhiệm vụ này đã được công ty cùng các đơn vị nhà nước chuẩn bị chu đáo, do đó nhiệm vụ của chương trình này giúp các cơ quan quản lý rà sát lại các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra một cách toàn diện cũng như thống nhất một phương án hoạt động và kiểm tra
Lập kế họach kiểm soát:
STT
Hoạt động
Sản phẩm
Người thực hiện
Thời gian
Tài liệu
1
Xác định, dự đóan tình huống
Tình huống bất thường khẩn cấp có thể xảy ra
Trưởng các bộ phận, phòng ban
1 tháng
PCCC, cứu thương,
2
Dự đóan khả năng tác động
Bản khả năng tác động các tình huống khẩn cấp
Nhóm ISO
1 tháng
Dịch bệnh, khủng bố, tràn dầu
3
Xác định hành động cần thiết
Hành động ứng phó, đào tạo
Trưởng các bộ phận, phòng ban
1 tháng
4
Xác định trách nhiệm
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm
Nhóm ISO
1 tuần
5
Trang thiết bị cần thiết
Liệt kê đầy đủ trang thiết bị
Trưởng các bộ phận
1 tuần
6
Thông tin liên lạc
Bản thông tin liên lạc cần thiết
Nhóm ISO
1 tuần
7
Trình lãnh đạo
Kế họac ứng phó tình trạng khẩn cấp
Nhóm ISO
2 tuần
4.6. ĐỀÀ NGHỊ CƠ CẤU PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:
4.6.1. Đề xuất sơ đồ quản lý môi trường khu vực Cảng Khánh Hội:
Bất cứ một hệ thống quản lý nào cũng cần có một cơ cấu tổ chức để vận hành, do đó công ty xếp dỡ Khánh Hội cần xây dựng một Ban môi trường (hay còn gọi là nhóm chuyên trách ISO) theo dõi và vận hành hệ thống quản lý môi trường như đã đề cập ở trên. Tất cả các thành viên trong ban môi trường quan tâm đến các vấn đề môi trường, tham gia đầy đủ các buổi họp, các khóa học cũng như cập nhật đầy đủ các thông tin về môi trường của Cảng. Sơ đồ quản lý môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội có thể xây dựng như sau:
GIÁM ĐỐC
Ban môi trường
Khối khai thác
Khối hành chính
Khối kỹ thuật
Hình 10: Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý môi trường
4.6.2. Cơ cấu trách nhiệm và quyền hạn:
a). Giám đốc:
* Trách nhiệm:
Thiết lập “ban quản lý môi trường”, giao trách nhiệm chính cho phó giám đốc kỹ thuật.
Cung cấp nguồn lực đại diện lãnh đạo để tiến hành xây dựng và duy trì HTQLMT.
Xây dựng phương án kinh tế để duy trì hoạt động cho bản quản lý môi trường khu vực cảng Khánh Hội
* Quyền hạn:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường do ban quản lý môi trường đề xuất
- Sử dụng các nguồn lực thực hiện việc xây dựng và duy trì HTQLMT.
Tổng kết và đánh giá hoạt động, mức độ hòan thành các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đã đề ra của ban quản lý môi trường khu vực Cảng Khánh Hội.
b). Ban quản lý môi trường:
Đứng đầu là phó giám đốc kỹ thuật.
* Trách nhiệm:
- Đảm bảo HTQLMT tại khu vực cảng được thiết lập
- Xác định rõ ràng trách nhiệm các thành viên trong ban quản lý môi trường khu vực cảng
- Theo dõi và báo cáo kết quả hoạt động của HTQLMT tại khu vực cảng Khánh Hội với Giám Đốc.
- Tổ chức chỉ đạo việc đánh giá nội bộ các hoạt động tại cảng
- Hoạch định các mục tiêu môi trường ngắn hạn vàdài hạn, tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc họach định chiến lược bảo vệ môi trường phù hợp với phát triển kinh doanh của công ty.
- Xác định và đề xuất các nguồn lực thích hợp về con người, vật chất (phương tiện, thiết bị,…) và tài chính thiết yếu cho việc thực hiện chính sách môi trường.
* Quyền hạn:
- Hoạch định chương trình đánh giá nội bộ hàng năm tại công ty.
- Đề xuất kế họach nhắm nâng cao hiệu quả HTQLMT và kết quả hoạt động môi trường
c). Các phòng ban liên quan:
* Trách nhiệm:
- Đại diện các phòng ban, xí nghiệp tại Cảng có nhiện vụ: tổ chức soạn thảo các tài liệu và thực hiện hồ sơ môi trường tại phòng ban mình.
- Tổ chúc quản lý công tác bảo vệ môi trường, thiết lập và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường của đơn vị mình. Lưu giữ và quản lý tài liệu HTQLMT
- Lập báo cáo trình ban quản lý môi trường.
* Quyền hạn:
- Đề xuất với lãnh đạo phương án bảo vệ môi trường của phòng ban mình
- Đề xuất ý kiến chỉ đạo nhân viên trong các trường hợp khẩn cấp, bất thường nhằm hạn chế các tác hại nghiêm trọng đến môi trường và xí nghiệp
- Hỗ trợ lãnh đạo các xí nghiệp tổ chức đón tiếp và làm việc với các bên tư vấn, đánh giá HTQLMT
4.6.3. Mối liên hệ giữa các phòng ban với các điều khỏan của tiêu chuẩn ISO 14001:
ISO 14001
Nội dung điều khỏan
TRÁCH NHIỆM CÁC BỘ PHẬN
A
B
C
D
E
F
G
H
I
4.1
Các yêu cầu chung
√
4.2
Chính sách môi trường
√
√
√
√
√
√
4.3.1
Khía cạnh môi trường
√
√
√
√
√
√
√
√
4.3.2
Yêu cầu luật pháp
√
√
√
√
√
√
√
√
√
4.3.3
Mục tiêu và chỉ tiêu
√
√
√
√
√
√
√
√
4.3.4
Chương trình quản lý môi trường
√
√
√
√
√
√
√
√
4.4.1
Cơ cấu và trách nhiệm
√
√
√
√
√
√
√
√
√
4.4.2
Đào tạo nhận thức
4.4.3
Thông tin liên laic
√
√
√
√
√
√
√
√
√
4.4.4
Tài liệu của HTQLMT
√
√
4.4.5
Kiểm soát tài liệu
√
√
√
√
√
√
√
√
√
4.4.6
Kiểm soát hoạt động
√
√
√
√
√
√
√
√
√
4.4.7
Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khan cấp
√
√
√
√
√
√
√
√
4.5
Kiểm tra và hành động khắc phục
√
√
√
√
√
√
√
√
4.5.1
Kiểm soát theo dõi và đo lường
√
√
√
√
√
√
4.5.2
Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa
√
√
√
√
√
√
√
√
4.5.3
Hồ sơ môi trường
√
4.5.4
Đánh giá HTQLMT
√
√
√
√
√
√
√
√
4.6
Xem xét lại của ban lãnh đạo
√
GHI CHÚ:
A : Đại diện lãnh đạo
B: Ban khai thác
C: Ban thương vụ
D: Ban tài chánh kế tóan
E: Phòng tổ chức hành chánh
F: Đội cơ giới
G: Đội kĩ thuật
H: Đội khai thác Container
I: Văn phòng giao nhận kho hàng
4.7. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH QUAN TRẮC - ĐO ĐẠC - GIÁM SÁT:
Dựa trên chính sách môi trường và các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, ban Giám Đốc công ty cùng với Ban môi trường lập chương trình quản lý đo, giám sát các mục tiêu và chỉ tiêu
Vị trí quan trắc:
+ Không khí, tiếng ồn: kho 8 kép, kho xi măng, khu vực xe nâng dỡ hàng ngoài cảng (tùy thuộc khu vực neo đậu của tàu)
+ Nước thải: gần kho 4, kho 8, bãi container với các thông số: dầu, SS,pH, BOD, COD, coliform
Tần suất quan trắc: nước thải 3 tháng/lần, không khí và tiếng ồn 6 tháng/lần
4.8. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NHẬN THỨC:
Đào tạo là chìa khóa thành công cho việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường bởi vì mỗi nhân viên đều có thể gây ra những tác động tiềm ẩn đối với môi trường cũng như có thể đóng góp ý kiến để cải tiến tác động tiềm ẩn đối với môi trường cũng như có thể đóng góp ý kiến để cải tiến các tác động này. Xác định nhu cầu đào tạo là bước quan trọng, định kỳ 6 tháng hoặc một năm tổ chức cần xác định lại các vấn đề môi trường cần đào tạo dựa trên:
Kết quả hoạt động của các bộ phận, nếu thấy yếu kém hoặc thiếu kỹ năng nào thì đào tạo bổ sung
Các yêu cầu – qui định môi trường: các yêu cầu của ISO 14001, các yêu cầu pháp luật, các yêu cầu của nội bộ công ty đề ra, các yêu cầu của các bên hữu quan (các yêu cầu quốc tế)
Theo ISO 14001, theo điều kiện thực tế của công ty, người làm luận văn đề xuất các khóa đào tạo sau:
Đào tạo cho cấp lãnh đạo
a) Mục đích đào tạo
- Nâng cao nhận thức về công tác quản lý môi trường trong chiến lược phát triển của tổ chức
- Có được sự cam kết và liên kết với chính sách môi trường của tổ chức
b) Phạm vi đào tạo
* Nhân sự:
Ban Giám đốc của Doanh nghiệp bao gồm Giám đốc, và 2 phó Giám đốc
* Nội dung đào tạo:
- Nắm rõ các điều luật, nghị định của Chính phủ Lý do phải chứng nhận ISO 14001
- Trách nhiệm và vai trò của ban lãnh đạo khi thực hiện ISO 14001
- Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện ISO 14001
- Duyệt chính sách môi trường
- Kết hợp các khía cạnh môi trường vào hoạch định chiến lược phát triển kinh tế và ra quyết định
- Duyệt hồ sơ đánh giá nội bộ để cải tiến
4.8.2. Ban quản lý ISO:
a) Mục đích đào tạo
Nâng cao kết quả hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù của Doanh nghiệp
Biết cách thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT
b) Phạm vi đào tạo
* Nhân sự:
Trưởng/ phó các phòng ban (kho), tổ trưởng, tổ phó các phân xưởng
* Nội dung đào tạo:
- Nắm các yêu cầu chung của bộ tiêu chuẩn ISO 14001 Thường xuyên cập nhật luật định
- Hướng dẫn viết sổ tay môi trường
- Hướng dẫn cách thức thực hiện hệ thống tài liệu môi trường
- Nhận dạng các khía cạnh môi trường và xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa
- Nhận dạng sự có môi trường và lập ra kế hoạch phòng ngừa/ khắc phục Lập kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Quản lý chất thải
- Tuyên truyền thông tin đến mọi người
- Hoạch toán môi trường
- Ghi chép hồ sơ - Kiểm toán môi trường (đánh giá nội bộ)
- Xây dựng chương trình huấn luyện và đào tạo (phục vụ công tác cải tiến liên
tục)
4.8.3 Khối văn phòng:
a) Mục đích đào tạo
- Nâng cao nhận thức chung về môi trường
- Có được sự cam kết với chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu và truyền đạt ý thức về trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng HTQLMT ISO 14001: 2004
b) Phạm vi đào tạo
* Nhân sự:
- Tất cả nhân viên làm việc văn phòng ở các phòng ban/ kho
* Nội dung đào tạo:
- Hệ thống quản lý môi trường là gì Yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì
- Lợi ích của nhân viên từ việc thực hiện ISO 14001
- Vai trò và trách nhiệm của nhân viên:
+ Nắm rõ chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu của công ty
+ Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của Doanh nghiệp
+ Nhận dạng các khía cạnh môi trường
+ Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Nhận dạng sự cố
+ Đối phó với tình trạng khẩn cấp
4.8..4 Khối công nhân:
a) Mục đích đào tạo
- Nâng cao nhận thức chung về môi trường
- Hiểu được các hành động của mình làm ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến sự phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn của ISO 14001
- Đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về quy ước và các yêu cầu nội bộ của công ty
b) Phạm vi đào tạo
* Nhân sự:
Tất cả công nhân trực tiếp tham gia sản xuất ở công tyxếp dỡ Khánh Hội
* Nhận thức:
- Hệ thống quản lý môi trường là gì
- Các yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì
- Lợi ích của công nhân từ việc thực hiện ISO 14001
- Vai trò và trách nhiệm của công nhân:
+ Nắm rõ chính sách môi trường của Doanh nghiệp
+ Nắm rõ mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình
+Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của Doanh nghiệp
+ Nhận dạng các khía cạnh môi trường
+ Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Nhận dạng sự cố
+ Đối phó với tình trạng khẩn cấp
+ Ngăn ngừa rủi ro
+ Công tác phòng cháy chữa cháy
4.9. ĐỀ XUẤT ĐÁNH GÍA XEM XÉT CẢI TIẾN HỆ THỐNG:
Quá trình xem xét của lãnh đạo là để cải tiến HTQLMT và cung cấp cho ban quản lý môi trường một phương tiện thay đổi HTQLMT nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
ISO 14001 yêu cầu lãnh đạo cao nhất xem xét HTQLMT định kỳ, nhằm đảm bảo HTQLMT luôn liên tục, phù hợp và hiệu quả. Tổ chức họp, xem xét lãnh đạo một, hai, ba hoặc bốn lần trong một năm. Bao giờ tổ chức họp thì tùy thuộc vào tình hình thực tế và những thay đổi trong HTQLMT
4.9.1. Nội dung họp xem xét lãnh đạo
- Xem xét các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và kết quả hoạt động trong thời gian vừa qua
- Các phát hiện thông qua đánh giá HTQLMT
- Đánh giá hiệu quả của HTQLMT
- Đánh giá tính phù hợp của Chính sách môi trường và nhu cầu thay đổi gồm:
+ Thay đổi luật pháp
+ Mong muốn và yêu cầu của các bên hữu quan
+Thay đổi trong hoạt động, dịch vụ của bệnh viện
+ Cải tiến khoa học và công nghệ
+ BaØi học kinh nghiệm từ các sự cố môi trường
+ Nhu cầu thị trường
+ BaÙo cáo và thông tin liên lạc
* Một số vấn đề cân nhắc khi xem xét HTQLMT:
- HTQLMT được xem xét lại định kỳ như thế nào?
- Thành phần tham gia, nội dung xem xét, các việc cần làm trong thời gian kế tiếp, ai chịu trách nhiệm thực hiện, và thời hạn hòan thành.
- Xem xét ý kiến của các bên hữu quan như thế nào
Họp xem xét lãnh đạo là một hình thức đào tạo rất tốt đối với cấp lãnh đạo của bệnh viện về HTQLMT. Ban lãnh đạo giữ vai trò chính, HTQLMT sẽ vận hành như thế nào và định hướng tương lai dựa trên sự xem xét và quyết định của ban lãnh đạo
4.9.2. Cải tiến:
CaÛi tiến liên tục là một trong những điểm khác biệt của phương pháp tiếp cận theo quá trình. Công việc cải tiến là phải liên tục, không phải chỉ khi có xu hướng xấu, xuất hiện sự không phù hợp mới cải tiến. HTQLMT của bệnh viện không hòan hảo và luôn còn thiếu xót …MỌi thứ luôn luôn vận động, thay đổi và cải tiến. Đánh giá HTQLMT luôn giúp chúng ta xác định các cơ hội cải tiến. Ban đầu, đánh giá HTQLMT tập trung vào tài liệu và sữa chữa hệ thống, hệ thống càng hoàn thiện thì công việc đánh giá nên chuyển theo hướng đánh giá kết quả hoạt động thực tế.
4.10. ĐỀ NGHỊ KẾ HỌACH ỨNG PHÓ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP:
Bước 1: Thông báo sự cố
Người phát hiện có sự cố xảy ra phải thông tin kịp thời đến những người có trách nhiệm:
+ BaÛo vệ
+ Tổ trưởng
+ Thường trực văn phòng an toòan lao động
+ PCCC
Thông báo cảnh báo thóat hiểm cho mọi người: lệnh báo cháy, tập trung, thông báo rộng rãi bằng các tín hiệu, phương tiện.
Bước 2: Xử lý sự cố
Ngay khi phát hiện sự cố xảy ra, đồng thời với việc phát hiện sự cố, phải có ngay biện pháp xử lý sự cố. Giải quyết sự cố bằng các nghi thức theo quy định
Với sự cố cháy nổ: Cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt gần nhất, sử dụng bình bọt chữa cháy với thiết bị điện, bình foam cho các bồn chứa dầu,…
Với tai nạn lao động: tách nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm, sơ cứu, hô hấp nhân tạo cho người bị nạn,…
Sự cố thiết bị thì thông báo ngay cho tổ trưởng, trưởng ca để có hướng giải quyết tốt nhất
Sự cố ngộ độc do ăn uống: chở đi bệnh viện
Đối với dịch bệnh: cách ly người bệnh khỏi khu vực làm việc, tránh lây lan, khám bệnh cho nhân viên khi cần
Đối với sự cố tràn dầu: dùng mọi phương tiện để thu gom dầu tràn, rò rỉ như giẻ, thùng chứa, hứng,…
Bước 3: Sơ tán
Ngừng máy,ứng cứu người bị nạn, di tản tài liệu, máy tính, thiết bị nhẹ và các bộ phận cần cách li…
Bước 4: Thực tập
Tập dợt phòng cháy chữa cháy định kỳ theo quy định nhà nước, ghi lại hồ sơ khi thực tập. Thực tập cấp cứu người khi cần
Qui trình này được xem xét lại và điều chỉnh khi cần thiết sau khi xảy ra sự cố
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Bảo vệ môi trường biển đến nay đã trở thành vấn đề sống còn và bức thiết, nhất là đối với những quốc gia có bờ biển dài. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả cho công ty xếp dỡ Khánh Hội trực thuộc Cảng Sài Gòn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn nhằm góp phần bảo vệ môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu, áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 vào công ty xếp dỡ Khánh Hội nhằm quản lý tốt những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động góp phần bảo vệ môi trường khu vực công ty theo hướng phát triển bền vững.
Các kết quả của luận văn có thể tóm tắt như sau:
Đã nghiên cứu tập hợp một số thông tin về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm tổng quan về hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT), giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004, khó khăn và thuận lợi khi áp dụng ISO 14001, tình hình áp dụng ISO 14000 trên thế giới và trong nước.
Luận văn đã khảo sát về công ty xếp dỡ khánh hội, phân tích công tác môi trường_ an toàn lao động tại công ty, những tác động môi trường do hoạt động của Cảng, và nêu ra kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ môi trường của Cảng Vancouver, cảng biển có môi trường trong sạch.
Để đánh giá khả năng xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho công ty xếp dỡ Khánh Hội, dựa vào các nguyên lý của tiêu chuẩn ISO 14001, đã xem xét môi trường ban đầu về đối tượng nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu này bao gồm hiện trạng môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội; Khảo sát và đối chiếu hiện trạng quản lý môi trường tại công ty xếp dỡ khánh hội theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 1996, đánh giá khả năng đảm bảo về nguồn lực để áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo TC ISO 14001 tại công ty và phân tích và lập danh mục các khía cạnh môi trường ở công ty xếp dỡ Khánh Hội.
Kết quả quan trọng của luận văn là đã đề xuất chính sách môi trường và lập kế họach xây dựng HTQLMT cho công ty xếp dỡ Khánh Hội. Nội dung gồm xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, xác định yêu cầu luật pháp đối với công ty xếp dỡ Khánh Hội, xây dựng chính sách môi trường, đề xuất thành lập nhóm chuyên trách HTQLMT, đề xuất các chương trình bảo vệ môi trường, xây dựng cơ cấu phân công trách nhiệm, đề xuất kế hoạch quan trắc - đo đạc - giám sát, chương trình đào tạo nâng cao nhận thức môi trường, đề nghị đánh gía xem xét cải tiến hệ thống QLMT và kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp trong công ty.
Để thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội, còn cần phải nghiên cứu nhiều nội dung khác như xây dựng hệ thống hồ sơ, kế hoạch đánh giá. . . Tuy nhiên, tác giả hi vọng các kết quả nghiên cứu trong luận văn sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho Công ty trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ môi trường, góp phần vào giữ gìn môi trường cho Thành phố Hồ Chí Minh./.
2. KIẾN NGHỊ
Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế. Do quá trình nghiên cứu có những thông tin thu thập từ các buổi phỏng vấn, trao đổi, quan sát trực tiếp và các văn bản chưa được công ty công bố nên không thể trích dẫn cụ thể vào bài làm cũng như phụ lục để phục vụ cho đề tài.
Qua nghiên cứu ban đầu về khả năng áp dụng của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc và một vài vấn đề chưa thực hiện được. Những khó khăn điển hình có thể kể ra như sau:
Thiếu nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của HTQLMT
Vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế
Chưa có một đội ngũ chuyên gia am hiểu về môi trường
Aùp dụng ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội đòi hỏi phải vận hành cả hệ thống, để bước đầu áp dụng ISO 14001 được hiệu quả nhất, đề tài xin đề xuất một số giải pháp sau:
Đào tạo nguồn nhân lực từ bây giờ
Nên tiến hành đánh giá thực trạng, báo cáo sự phù hợp và nêu lên những lợi ích và bất lợi trước khi áp dụng
Đào tạo, nâng cao nhận thức của tất cả mọi thành viên nhằm hiểu rõ hơn về HTQLMT
Việc xây dựng hệ thống không khó bằng duy trì và cải tiến liên tục hệ thống đó. Điều này đòi hỏi công ty phải đưa ra bộ phân quản lý môi trường ngang bằng với các bộ phận hiện có của công ty và phải có sự đầu tư đúng mức cho công tác vận hành, duy trì, và cải tiến hệ thống trong những năm kế tiếp ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Thị Hồng HaÏnh, 2006, nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật an giang – công ty cổ phần bảo vệ thực vật an giang, trường ĐH KTCN
Lê ngọc Khánh, 1998, tràn dầu và vật liệu hấp phụ trong xử lý dầu loang, trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM
Chế Đình Lý, Giáo trình hệ thống quản lý môi trường (bản thảo).
Tổ chức hàng hải quốc tế, 2005, MARPOL 73/78 (ấn phẩm hợp nhất, 2002),Cục đăng kiểm VN
ThS. Đặng Văn Huy, An toàn chuyên chở khí hóa lỏng trên tàu, trường ĐH Hàng Hải VN
Trung tâm năng suất VN, 2004, tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000, NXB thế giới
Tháng 9/1998, kỷ yếu hội thảo “Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trưởng Biển”
1996, ô nhiễm biển do các phương tiện vận tải và biện pháp khắc phục, trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ QG
01/2001, An Implementation Guide for Small and Medium-Sized Organizations, NSF international
._.