Nghiên cứu những giải pháp phát triển du lịch bền vững ở vịnh Hạ Long

Lời cảm ơn Để có thể hoàn thành tốt bài khoá luận theo đúng mong muốn của bản thân và yêu cầu của nhà trường tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên rất nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Văn hoá Du lịch trường Đại học Dân lập Đông Đô, của các bạn sinh viên lớp VĐ4, tôi vô cùng biết ơn về điều đó. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công tác trong chi nhánh Du lịch Quảng Ninh tại Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và thu thập tài liệu. Đặc biệt t

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu những giải pháp phát triển du lịch bền vững ở vịnh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới thầy Lê Hồng Phấn người đã định hướng và tận tình hướng dẫn tôi thực hiện bài khoá luận này. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, phát triển bền vững đã trở thành tiêu chí chung của mọi ngành kinh tế, không loại trừ ngành Du lịch. Phát triển du lịch bền vững là việc giải quyết tốt mâu thuẫn giữa khai thác và bảo tồn các giá trị tài nguyên tại điểm du lịch Vịnh Hạ Long với hai lần vinh dự được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mĩ (năm 1994) và giá trị địa mạo địa chất (năm 2000), đang được Đảng và nhà nước xác định là một trong những trọng điểm du lịch phía Bắc. Trong những năm qua, với kết quả đạt được, du lịch Hạ Long đang ngày càng thể hiện được vị thế của mình trong trường du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch Hạ Long là một nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường vùng Vịnh: Ô nhiễm khí và nước do xả thải quá khả năng tự làm sạch của môi trường, thay đổi cảnh quan để xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học, xung đột xã hội vào mùa du lịch, tệ nạn xã hội bùng phát, phần nào làm xói mòn bản sắc văn hoá của cộng đồng dân cư…Chính những yếu tố này sẽ quay lại tác động tiêu cực đến việc phát triển du lịch bền vững ở Hạ Long. Vì vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của vịnh Hạ Long là hết sức quan trọng và cấp bách. Sinh ra và lớn lên tại Quảng Ninh, lại được học và hiểu rất rõ vị trí quan trọng của ngành Du lịch trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.Vì lí do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu những giải pháp phát triển du lịch bền vững ở vịnh Hạ Long” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. mục tiêu và yêu cầu của đề tài. 2.1. Mục tiêu Mục tiêu của đề tài là tìm ra những phương pháp khả thi để bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long để đưa vào phục vụ phát triển du lịch bền vững. Đồng thời nâng cao được ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ Di sản thế giới . 2.2. Yêu cầu của đề tài Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, đề tài cần giải quyết tốt những nhiệm vụ sau: Tổng quan các vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài. Nghiên cứu hiện trạng du lịch ở Hạ Long và những ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên trong khu vực. Tìm hiểu công tác quản lý, bảo tồn giá trị của Hạ Long. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển du lịch bền vững ở Hạ Long. 3. đối tượng nghiên cứu - phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Di sản vịnh Hạ Long Các cơ quan quản lý và bảo tồn Di sản Hạ Long Các văn bản pháp quy liên quan đến việc quản lý và bảo tồn Di sản 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khoá luận, chúng tôi đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu. Phương pháp xã hội … 5. Bố cục của khoá luận. Bao gồm các phần: Mở đầu, kết luận và ba chương. Chương I: Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền vững. Chương II: Hiện trạng hoạt động du lịch ở Hạ Long . Chương III: Các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Hạ Long . Nội dung CHƯƠNG 1 Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền vững 1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững . 1.1 Khái niệm về phát triển bền vững . Phát triển là xu thế chung của mọi thời đại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích xã hội, nâng cao điều kiện sống cho con người, hoạt động phát triển cũng đã và đang làm cạn kiệt tài nguyên, gây ra tác động tiêu cực, làm suy thoái môi trường trái đất. Trước thực tế không thể phủ nhận là môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi chất thải từ các hoạt động kinh tế, nhiều hệ sinh thái bị suy thoái ở mức độ báo động, nhiều loại sinh vật đã và đang có nguy cơ bị diệt vong ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xã hội qua nhiều thế hệ…Từ nhận thức này đã xuất hiện một khái niệm mới của con người về hoạt động phát triển “phát triển bền vững”. Lý thuyết về phát triển bền vững xuất hiện khoảng giữa những năm 80 và chính thức được đưa ra tại hội nghị của Uỷ ban thế giới về phát triển và môi trường (WCED) năm 1987, trong đó định nghĩa “ Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau.” Hội nghị thượng đỉnh tại RIO de Janiero năm 1992 đã nhất trí lấy “phát triển bền vững” làm mục tiêu cho toàn nhân loại thế kỷ XXI. 1.2. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững không tách dời khái niệm phát triển bền vững. Có thể nhận thấy Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và sự phát triển của Du lịch gắn liền với môi trường. Chính vì vậy, sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung của toàn bộ xã hội. Phát triển du lịch bền vững phải luôn hướng tới ba mục tiêu: Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế ; đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường; đảm bảo bền vững về xã hội. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị Môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc tại RIO de Janeiro năm 1992 thì “du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và của người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người . Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC) năm 1996 thì “du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. ở Việt Nam khái niệm về du lịch bền vững còn khá mới mẻ, qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước bạn trong khu vực và trên quốc tế. Mặc dù còn những quan điểm chưa thực sự thống nhất nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch , có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên , duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”. 1.3. Phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bền vững. Hoạt động du lịch liên quan chặt chẽ đến môi trường (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn). Môi trường tương tác rất đa dạng với du lịch, nó vừa là đối tượng, là đầu vào của du lịch vừa là những trở ngại của du lịch . Vì vậy, để phát triển du lịch bền vững cần phải dựa trên nguyên tắc bền vững. Những nguyên tắc này được tổ chức WWFUK soạn thảo nhằm phát triển du lịch trong mối quan hệ liên quan đến môi trường và cân bằng lợi ích kinh tế. Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu bởi vì việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và xã hội sẽ là sự đảm bảo cho việc kinh doanh phát triển lâu dài. Nếu các tài nguyên du lịch được khai thác một cách hợp lý, đảm bảo quá trình tự duy trì hoặc tự bổ sung được diễn ra một cách tự nhiên hoặc thuận lợi hơn do có sự tác động của con người thông qua việc đầu tư, tôn tạo thì sự tồn tại của các tài nguyên đó sẽ lâu dài, đáp ứng được nhu cầu phát triển của thế hệ sau. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở các nghiên cứu kiểm kê, đánh giá và quy hoạch sử dụng cho các mục tiêu phát triển cụ thể. Nguyên tắc này cũng được áp dụng với các tài nguyên nhân văn. Việc phát triển du lịch cần được thực hiện trong sự trân trọng trong nền văn hoá địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai mà con người dân địa phương dựa vào đó để sống. Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Việc khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát lượng chất thải từ hoạt động du lịch sẽ dẫn đến sự suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế nói chung. Khi triển khai các dự án du lịch cần phải đánh giá tác động của môi trường và thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động môi trường, điều đó sẽ đảm bảo cho tài nguyên được khai thác và sử dụng một cách hợp lý phục vụ phát triển du lịch bền vững, đảm bảo giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường. Phát triển phù họp với quy hoạch kinh tế – xã hội . Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì vậy mọi phương án phát triển cần được tính toán kỹ lưỡng phù hợp với quy hoạch phát triển của các ngành liên quan như giao thông vận tải, xây dựng đô thị, bưu chính viễn thông, điện lực… nói riêng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi vùng, miền và quốc gia. Tiến độ phát triển du lịch phù hợp với hoàn cảnh địa phương sẽ tạo điều kiện về mặt thời gian để lập kế hoạch một cách đúng đắn, xây dựng, giám sát các dự án du lịch nhằm đem lại lợi ích lâu dài. Phát triển gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng tài nguyên . Để đảm bảo tính hấp dẫn ngoài việc nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch thì tính đa dạng và phong phú của chúng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Điều này cho phép thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách cũng như tăng cường sự phong phú về sản phẩm đối với ngành Du lịch Việt Nam, giúp tăng khả năng cạnh tranh để thu hút khách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Nguyên tắc này cũng phù hợp với quan điểm phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn các giá trị về văn hoá truyền thống, bảo vệ cảnh quan môi trường vốn rất đa dạng và phong phú ở Việt Nam . Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương. Ngành Du lịch hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị về chi phí về mặt môi trường thì sẽ được bảo vệ được các nền kinh tế địa phương này và tránh được sự tổn thất về môi trường. Thực tế cho thấy trên một địa bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình mà không có sự hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế và chia sẻ quyền lợi với cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho nền kinh tế và cuộc sống của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn, kém phát triển. Điều này buộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa tiềm năng tài nguyên của mình, gây tổn hại đến môi trường sinh thái. Kết quả các quá trình đó sẽ gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung. Chính vì vậy, việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển du lịch bền vững. Khuyến khích tham gia của cộng đồng địa phương. Du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang khách hàng đến sản phẩm chứ không phải mang sản phẩm đến khách hàng. Sản phẩm ở đây là bao gồm không chỉ không gian môi trường nơi cộng đồng địa phương sử dụng hoặc sở hữu mà còn là chính cộng đồng địa phương với bản sắc văn hoá của họ, hoạt động du lịch bền vững chỉ thực sự được thực thi nếu cộng đồng địa phương từ vai trò là “sản phẩm” du lịch hoặc đứng ngoài du lịch tham gia vào lĩnh vực du lịch. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, mà sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng đôi với sự phát triển của du lịch, bởi các lúc này quyền lợi của họ đã gắn liền với quá trình phát triển du lịch, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Thường xuyên trao đổi với cộng đồng địa phương. Thực tế cho thấy ở những mức độ khác nhau luôn luôn tồn tại mâu thuẫn xung đột về quyền lợi cho khai thác tài nguyên phục vụ sự phát triển giữa du lịch và cộng đồng địa phương, giữa du lịch với các ngành kinh tế khác. Vì vậy, việc thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và với các đối tượng khác liên quan là điều cần thiết nhằm bảo đảm sự gắn kết và có trách nhiệm hơn giữa các ngành kinh tế với nhau, góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của mỗi ngành, trong đó có du lịch. Đào tạo cán bộ. Con người luôn đóng vai trò quyết định đối với mỗi sự phát triển. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với du lịch khu vực quốc tế. Việc đào tạo nâng cao hiểu biết của đội ngũ cán bộ, nâng cao ý thức trách nhiệm góp phần bảo vệ các giá trị của tài nguyên môi trường đối với sự phát triển Tăng cường tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm Tiếp thị luôn là một khâu quan trọng đối với hoạt động du lịch. Việc cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao được sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hoá - xã hội và nhân văn ở nơi khách tham quan, đồng thời tăng đáng kể sự thoả mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch. Điều này sẽ làm giảm những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến môi trường, tăng cường khả năng thu hút khách, đảm bảo cho tính bền vững trong phát triển du lịch. Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Việc thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân tích xử lý thông tin là điều rất cần thiết, không chỉ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động kinh doanh, mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên môi trường. 2. Thực trạng và những vấn đề ĐặT ra 2.1. Thực trạng Mặc dù ngành Du lịch nước ta được hình thành và phát triển hơn 40 năm, song hoạt động du lịch chỉ thực sự diễn ra sôi động từ thập kỷ 90 gắn liền với chính sách mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành Du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú cũng phát triển nhanh. Năm 1991, cả nước mới có trên 11.400 phòng khách sạn thì đến năm 2001 đã có trên 66.000 phòng và năm 2002 là 72.000 phòng. Nhiều khách sạn cao cấp được xây dựng làm thay đổi diện mạo của hệ thống khách sạn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu lưu trú và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Một số khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, sân gôn đã đưa vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương. Song song với việc nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường không, đường sắt và đường biển trên phạm vi cả nước, phương tiện vận chuyển khách chuyên ngành gồm 7000 xe, tầu thuyền các loại đã góp phần nâng cao năng lực vận chuyển khách. Cuối năm 1999, Bộ Chính trị ra chỉ thị về phát triển du lịch trong tình hình mới và một hành lang pháp lý vững chắc hơn được thiết lập khi pháp lệnh du lịch ra đời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, người kinh doanh du lịch, giúp các đối tác nước ngoài, khách du lịch nước ngoài yên tâm khi đầu tư, hợp tác, đến du lịch tại Việt Nam. Đến năm 2001, đã có 194 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành Du lịch được cấp phép với tổng số vốn đăng kí là 5,78 tỷ USD. Năm 2004, đã có 15 dự án FDI đầu tư vào du lịch đã được cấp phép với tổng sỗ vốn trên 110 triệu USD. Năm 2000, chương trình hành động quốc gia về du lịch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của du lịch. Các ngành phục vụ cho sự phát triển của du lịch đã được quan tâm đầu tư, bưu chính – viễn thông với chính sách “đi tắt đón đầu” đã được trang bị các thiết bị hiện đại ngang tầm khu vực. Hiện nay, ngành Du lịch Việt Nam đã có 4 website, những website này có thể giúp du khách trong và ngoài nước thuận tiện trong việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Trong 5 năm gần đây (1999-2004) Tổng cục Du lịch đã tổ chức thành công hàng chục sự kiện xúc tiến du lịch ở nước ngoài như tổ chức các tuần văn hoá Việt Nam, các roodshow giới thiệu điểm đến, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn trên thế giới và trong khu vực nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam tới các thị trường trọng điểm. ở trong nước, Tổng cục Du lịch cũng đã hỗ trợ và chỉ đạo tổ chức rất nhiều sự kiện văn hoá - lễ hội như liên hoan du lịch Hà nội, lễ hội gặp gỡ đất phương Nam, Festival Huế, liên hoan nghệ thuật du lịch Thủ đô, năm du lịch Hạ Long 2003, kỷ niệm 350 năm thành phố Nha Trang, Kỉ niệm 110 năm thành phố Đà Lạt và 100 năm SaPa, kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ…, đăng cai và tổ chức thành công các hội thảo, hội nghị quốc tế về du lịch tổ chức tại Việt Nam như: Hội thảo “Quy trình tổ chức thành công một lễ hội đường phố và các sự kiện du lịch” của Hiệp hội Du lịch châu á - Thái Bình Dương (PATA), Hội nghị của Hội đồng xúc tiến du lịch Châu á (CPTA) lần thứ 2, tham gia Chương trình hợp tác du lịch ASEAN – Nhật Bản, Chiến dịch xúc tiến du lịch ASEAN – một điểm đến (Visit ASEAN)… Trong 2 năm gần đây, Việt Nam đã có chính sách song phương và đơn phương miễn visa cho một số nước như Thái Lan, Xingapo, Philippin, Indonêxia, Malayxia và Nhật Bản. Điều này càng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến du lịch và thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Du lịch phát triển đã đóng góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, khôi phục nhiều nghề, lễ hội truyền thống…ở một số nơi du lịch đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư. Những hiệu quả trên lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, đóng góp toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng kinh tế , hạn chế tác động của xã hội đến môi trường tự nhiên. 2.2. Những vấn đề cơ bản đặt ra Trong bức tranh chung rất đáng khích lệ về sự phát triển hoạt động du lịch cũng đã và đang nảy sinh các vấn đề bất cập ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Qua phân tích thực trạng phát triển du lịch, đối chiếu với những nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững, có thể thấy một số vấn đề cơ bản đặt ra cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. 2.2.1. Nhìn từ góc độ kinh tế Chất lượng nguồn khách du lịch đang là vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với sự phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam đứng từ góc độ kinh tế. Mặc dù trong những năm qua về số lượng khách du lịch và thu nhập từ du lịch, ta đều ghi nhận sự tăng trưởng, nhưng trong sự tăng trưởng ấy lại bộc lộ những suy yếu mà nếu cứ duy trì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Điều đó được chứng minh qua: số lượng khách quốc tế tăng song “chất lượng” (mức chi trả) còn hạn chế. Từ năm 1994 trở lại đây, tỷ lệ tăng trưởng khách từ thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…có xu thế chững lại và giảm xuống, trong khi đó khách từ thị trường có mức chi trả thấp, thời gian lưu trú ngắn như khách Trung Quốc lại tăng cao (năm 1992 chỉ chiếm 0,62% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, thì đến năm 2002 đã chiếm tới trên 30%, trong khi chỉ đạt 3,6% doanh thu từ khách du lịch quốc tế ). Thị trường khách nội địa cũng có chung một tình trạng trên, mặc dù có tốc độ tăng nhanh nhưng tỷ kệ khách hành hương, lễ hội với mức độ sử dụng dịch vụ du lịch thấp lại có xu thế tăng. Điều đó lý giải vì sao năm 1999 với số lượng khách khoảng 10,5 triệu, doanh thu từ khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng khoảng 22,3 % tổng thu nhập du lịch, song đến năm 2001 lượng khách tăng lên đến 11,7 triệu doanh thu lại giảm đi và chỉ chiếm 20,2%. Ta có thể gọi tên thực trạng trên là “tăng trưởng trong sự không tăng trưởng” và đây là vấn đề đặt ra cho ngành Du lịch Việt Nam. Kích thích sự tăng trưởng trở lại của thị trường trọng điểm, tìm kiếm thị trường mục tiêu và nghiên cứu thị trường tiềm năng. Con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mỗi sự phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam, nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng đang hội nhập với khu vực và quốc tế. Thực tế cho thấy chất lượng đội ngũ lao động trong ngành Du lịch Việt Nam là chưa cao. Số lượng lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn ít, còn lại là số lao động do nhu cầu của thị trường. Do chưa qua các lớp đào tạo hay đào tạo còn quá nông mà trình độ lao động còn rất nhiều hạn chế, hạn chế về ngoại ngữ và đặc biệt thái độ phục vụ du khách. Họ không ý thức được rằng việc hài lòng của du khách ngày hôm nay sẽ là nguồn lợi cho họ mai sau. Quan tâm đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch là một điều vô cùng cần thiết của ban ngành Du lịch. Nó là yếu tố quyết định có thể thực hiện được hay không mục tiêu phát triển du lịch bền vững . - Với tư cách là một ngành kinh tế, sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách sẽ có khả năng bán với giá cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Song, qua kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy trong nhiều năm qua những sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc riêng của Việt Nam và những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách từ những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam chưa được nghiên cứu xây dựng hoặc khi đã tìm được ra sản phẩm thì chưa được đầu tư tương xứng để phát triển. Đây được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất hạn chế hiệu quả kinh doanh của du lịch Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch bền vững. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh du lịch Việt Nam phải đứng trước thách thức lớn về cạnh tranh trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. - Công tác tuyên truyền quảng bá cho du lịch Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả thật đáng khích lệ. Điều đó được chứng minh qua số việc số lượng khách du lịch bao gồm cả khách nội địa và quốc tế tăng dần theo hàng năm. Song hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng bá lớn bao nhiêu thì hậu quả của nó cũng lớn bấy nhiêu. Đó là vì việc tuyên truyền quảng bá được thực hiện thiếu định hướng cả về thị trường lẫn thời điểm tiến hành, việc quảng cáo mới chỉ dựa trên những gì Việt Nam có mà chưa quan tâm đến quảng cáo sản phẩm mà thị trường cần. Nói một cách khác, hoạt động tuyên truyền quảng cáo hiện ít phù hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch , dẫn đến sự giảm sút hiệu quả kinh doanh của hoạt động du lịch tương lai. Một vấn đề nữa cũng đặt ra là “tính trách nhiệm” trong hoạt động tuyên truyền quảng bá hiện còn rất thấp. Phần lớn các sản phẩm quảng cáo thường không đúng với bản chất về nội dung và chất lượng. Điều này sẽ gây thất vọng đối với khách sau mỗi chuyến đi với cảm giác như bị lừa và sẽ tạo ra “ảnh hưởng ngược” đối với những gì mà công tác tuyên truyền quảng bá hướng tới. Hậu quả của kiểu tuyên truyền quảng cáo thiếu trách nhiệm này sẽ rất lớn và kéo dài, ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam và sự phát triển du lịch bền vững đứng từ góc độ kinh tế. Đây là một hiện tượng cần phải loại bỏ ngay trong sự phát triển của các ngành kinh tế – xã hội nói chung và ngành Du lịch nói riêng, vì nó đã vi phạm vào một trong những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, nguyên tắc: tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm. Để có thể làm được điều này đòi hỏi phải có sự nghiêm minh trong vấn đề kiểm tra, xử phạt các tổ chức, các doanh nghiệp vi phạm quy định. Phải nhanh nhạy với xu thế của thị trường, đáp ứng tối đa nhu cầu thì trường trong khả năng cho phép là những yếu tố đưa ngành Du lịch phát triển đi lên. 2.2.2. Nhìn từ góc độ tài nguyên, môi trường Nhận thức về quản lý bền vững nói chung, quản lý bền vững tài nguyên du lịch nói riêng còn rất hạn chế, thậm chí đối với cả các quản lý. Đây được xem là vấn đề lớn đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam . Vấn đề nghiên cứu, bao gồm kiểm kê, đánh giá chưa được thực hiện một cách có hệ thống ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều quy hoạch ở các cấp, nhiều đề tài khoa học, thậm chí ở cấp độ nhà nước đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu tài nguyên du lịch. Điều này hạn chế việc đề xuất một hệ thống quản lý bền vững, có hiệu quả cao trong khai thác các dạng tài nguyên du lịch đặc sắc ở Việt Nam. Do việc quản lý các tài nguyên du lịch còn chồng chéo giữa ngành với ngành, giữa ngành với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành, vì vậy việc khai thác và quản lý tài nguyên du lịch còn nhiều bất cập. Đây là nguyên nhân của tình trạng “Cha chung không ai khóc”, mạnh ngành nào ngành ấy khai thác, dẫn đến sự suy thoái tài nguyên, môi trường không được đảm bảo được sự phát triển bền vững nói chung, phát triển du lịch bền vững nói riêng. Một vấn đề quan trọng đặt ra cho quản lý bền vững tài nguyên du lịch là tình trạng đầu tư cho việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên du lịch là còn rất hạn chế. Mối quan tâm lớn hiện nay của các doanh nghiệp, của các ngành được quản lý tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật là khai thác các tiềm năng đó để thu lợi nhuận. Việc trích lại doanh thu đó để bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên du lịch rất ít được quan tâm. Để có thể giải quyết được những vấn đề nêu trên thì cơ quan quản lý về hoạt động du lịch cần tích cực nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện từng bước các cơ chế chính sách. Phải có những quy định về trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên du lịch tại nơi mà các doanh nghiệp đó được phép khai thác. Với các quy định như vậy thì các doanh nghiệp du lịch sẽ phải có những dự án khai thác nguồn tài nguyên du lịch trong khu vực mình quản lý. Một vấn đề nữa được đặt ra là năng lực quản lý nói chung và quản lý tài nguyên du lịch nói riêng của các cấp còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, cuộc sống của cộng đồng ở những nơi có tài nguyên du lịch nhìn chung còn rất lớn, nhiều nơi rất nghiêm trọng. Để xẩy ra tình trạng trên một phần do các ngành kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh đã chỉ biết đến lợi ích của mình mà không có sự hỗ trợ đối với sự phát triển và chia sẻ quyền lợi với cộng đồng địa phương, đã vi phạm vào một trong những nguyên tắc của phát triển bền vững. Kết quả sẽ gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung. Sự phối hợp liên ngành, giữa ngành Du lịch và chính quyền các địa phương, đặc biệt các địa phương trọng điểm phát triển du lịch còn nhiều bất cập. Đây là nguyên nhân cơ bản của tình trạng thiếu nhất quán trong sử dụng tài nguyên du lịch giữa các ngành trên một lãnh thổ đang còn phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Môi trường biển, đặc biệt ở một số khu vực trọng điểm phát triển du lịch biển như Hạ Long, Cát Bà, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tầu … đã có sự suy thoái do hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Nguy cơ ô nhiễm dầu do sự cố có chiều hướng gia tăng. Để có thể khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển thì cần phải bổ sung thêm những chính sách mới như: Chính sách ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong một thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần tuý cho hoạt động bảo vệ môi trường du lịch biển hoặc đầu tư trong các lĩnh vực khác với công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường biển; chính sách khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ du lịch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển. 2.2.3. Nhìn từ góc độ xã hội và đảm bảo công bằng trong phát triển du lịch Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch còn hạn chế và mang tính tự phát, thiếu hướng dẫn, tạo điều kiện từ phía Ngành và chính quyền địa phương. Chính vì vậy lợi ích của cộng đồng chưa được chăm lo thoả đáng và khoảng cách công bằng trong phát triển du lịch chưa được thu hẹp như mong muốn. Nhận thức xã hội về du lịch còn chưa được đầy đủ và nhất quán ảnh hưởng nhiều đến việc phối hợp liên ngành, địa phương để thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Nhiều địa phương cho đến nay vẫn không coi du lịch là ngành kinh tế đặc thù có tác dụng và hiệu quả nhiều mặt, vì vậy chưa quan tâm thích đáng tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch, chưa khơi dậy được tiềm năng và huy động các ngành kinh tế khác tham gia phát triển du lịch. Cũng do ảnh hưởng của yếu tố này nên cho đến nay hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam chưa được xây dựng đồng bộ nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch. Nhận thức xã hội về du lịch từ phía cộng đồng cũng chưa đầy đủ, dẫn tới tình trạng đeo bám khách, khai thác bừa bãi các tài nguyên du lịch như các loài động thực vật quý hiếm làm đặc sản; san hô, nhũ đá…làm hàng lưu niệm…ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh du lịch Việt Nam, làm suy kiệt nguồn tài nguyên du lịch. Đây là vấn đề bức xúc đặt ra đối với sự phát triển du lịch Việt Nam đứng từ góc độ xã hội . Bên cạnh những kết quả tích cực của việc xã hội hoá du lịch như: tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập cho cộng đồng nơi có hoạt động du lịch, việc phát triển quá nhanh hệ thống các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lữ hành, vượt quá năng lực quản lý của ngành đã tạo thêm sức nặng cho xã hội về những tiêu cực này sinh. Đây là một vấn đề sẽ ảnh hưởng ngược lại đối với sự phát triển du lịch bền vững từ góc độ xã hội . Sẽ tồn tại một ranh giới rất mong manh giữa “phát huy” và “biến đổi” các ._.giá trị truyền thống sinh hoạt của cộng đồng do tác động của hoạt động du lịch. Nếu du lịch phát triển song hành với việc “phát huy” truyền thống sinh hoạt cộng đồng thì đó sẽ là sự phát triển bền vững, trong trường hợp có sự “biến đổi” thì sẽ dẫn đến sự phát triển không bền vững bởi bản thân hoạt động du lịch phát triển được nhờ việc khai thác các giá trị nguyên bản đặc sắc của sinh hoạt truyền thống. Kết quả điều tra xã hội về mức độ hài lòng của người dân đối với việc phát triển hoạt động du lịch ở một số điểm du lịch điển hình như Hạ Long, Hương Sơn (Hà Tây) Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình)…cho thấy cộng đồng chưa hài lòng ( ở những mức độ khác nhau) về sự tồn tại và phát triển du lịch ở địa phương mình. Nguyên nhân cơ bản là do sự đóng góp chưa thoả đáng từ du lịch cho việc bảo tồn các giá trị văn hoá địa phương; chưa có những biện pháp có hiệu quả để hạn chế những tệ nạn xã hội nảy sinh do hoạt động du lịch, tình trạng vệ sinh môi trường bị xuống cấp; chưa chú ý đến đời sống của người dân nơi có hoạt động du lịch; không có hướng dẫn kỹ năng du lịch khi họ có cơ hội được tham gia vào hoạt động du lịch …đây thực sự là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến phát triển Du lịch Việt Nam từ góc độ xã hội. Năm 2004 đã qua đi, đánh dấu một năm nhiều khó khăn thách thức đối với ngành Du lịch Việt Nam. Nhưng bằng nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời, phát huy tính sáng tạo chủ động của toàn ngành, Du lịch nước ta đã một lần nữa lại vượt qua khó khăn, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tiếp tục duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá. Cả nước đã đón được khoảng 2,9 triệu lượt khách quốc tế, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra (2,8 triệu) và tăng trưởng gần 20% so với năm 2003; khách du lịch nội địa đạt khoảng 14 triệu lượt, thu nhập du lịch đạt khoảng 26 ngàn tỷ đồng (kế hoạch đặt ra là 25 ngàn tỷ). Năm 2005 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm 2001-2005, cũng là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và của Ngành Du lịch: 60 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, 75 năm thành lập Đảng, 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 45 năm ngày thành lập Ngành Du lịch. Năm 2005 cũng là năm Việt Nam có thể gia nhập Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO). Cơ hội và thuận lợi sẽ mở ra, nhưng thách thức và khó khăn cũng sẽ không ít đan xen lẫn nhau, chuyển hoá nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, Ngành Du lịch đã phải vuơn lên mạnh mẽ trên tất cả các mặt để phấn đấu đón trên 18 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng trên 14% so với năm 2004 và hơn 15 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng khoảng 6,5% so với năm 2004. Tổng doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch đạt khoảng 30 ngàn tỷ đồng, tăng trên 15% so với thực hiện năm 2004. Nhiệm vụ sẽ rất nặng nề, thử thách cũ chưa hết, khó khăn mới sẽ phát sinh. Song, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự ủng hộ hiệu quả của các cấp, các ngành, của toàn thể nhân dân, với kinh nghiệm và bản lĩnh của mình, với quyết tâm và ý thức trách nhiệm, tin tưởng rằng toàn Ngành sẽ tiếp tục cố gắng để vượt qua những khó khăn, thử thách, tranh thủ thuận lợi và cơ hội để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra. Du lịch Việt Nam phấn đấu hoàn thiện những điều kiện đã hội tụ đủ để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. CHƯƠNG 2 Hiện trạng phát triển du lịch ở Hạ Long 1. tiềm năng du lịch của Hạ Long . 1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm về phía Đông Bắc Việt Nam là một vùng biển đảo bao gồm phần biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn, là phần rìa của lục địa Châu á bị chìm xuống với độ sâu lớn nhất không quá 200m. Tổng diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo chiếm 2/3 tổng số đảo của Việt Nam, trong đó 980 đảo có tên, 989 đảo chưa có tên. Vị trí Hạ Long được xác định trong toạ độ từ 20045’ đến 20050’ vĩ độ Bắc và từ 106058’ đến 107022’ kinh độ Đông. Khu vực vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thế giới giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ ( phía Tây), Hồ Ba Hầm ( phía Nam) và Đảo Cống Tây (phía Đông) Với diện tích 434 km2, gần 775 hòn đảo trong đó có 411 hòn đảo đã được đặt tên. 1.1.2. Địa hình Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng, gồm đảo núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng bằng cát mặn có sú vẹt mọc và những đảo đã vôi vách đứng, rất tương phản nhau. Có thể tìm thấy ở Hạ Long những dạng địa hình có ý nghĩa du lịch : - Dạng địa hình đá vôi: được hình thành cách đây khoảng 250 đến 280 triệu năm, qua quá trình vận động tạo sơn vỏ của trái đất. Đây là một phần rìa của đại lục Châu á bị chìm xuống, nơi sâu nhất không quá 200m. Mặt Vịnh rộng khoảng1500 km2, có hàng ngàn đảo đá và hang động được bàn tay kỳ diệu của thiên nhiên sắp đặt đẹp như một bức tranh khổng lồ. Một phần diện tích đáng kể của đảo là núi. Các đảo nhỏ ngoài khơi cũng có ngọn cao tới 150 m đến 200m, thường là những đảo núi dài và hẹp, chủ yếu cấu tạo bằng đá phiến tựa những chiếc mộc bản chạy song song với các rặng núi trong đất liền. Du ngoạn trên vịnh Hạ Long là điều lý thú bởi ngoài hệ thống các đảo và quần đảo một phần được cấu tạo bằng đá phiến và một phần mang đặc trưng của một miền núi đá vôi cổ vốn phát sinh trên đất liền tuổi Cacbon Pecmi sau lại bị nước biển dâng lên làm chìm ngập. Ta có thể thấy các điều đó qua các bồn nước tròn vành vạnh được bao bọc xung quanh bởi các vách núi đá vôi thẳng đứng. Hệ thống các hang động đá vôi cũng thường có tuổi Cacbon pecmi thiên hình vạn trạng, do thiên nhiên tạo ra thành như hang Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ…nằm ở độ cao khác nhau và đã làm chứng cho thời kỳ xa xưa về sự xâm thực của nước biển ở mức cao bấy giờ. - Địa hình bờ bãi biển: nét đặc trưng chính của bãi biển vùng này là sườn thoải, cát trắng, nước biển trong xanh do nồng độ phù xa ít… những yếu tố này rất phù hợp cho việc phát triển du lịch biển. Các bãi biển đẹp đã được khai thác phục vụ du lịch là: Bãi Cháy, Titốp, Quan Lạn, Ba Trái Đào…với nhiệt độ nước biển lý tưởng là 250C. 1.1.3. Khí hậu Vịnh Hạ Long nằm trong vùng nhiệt đới gần chí tuyến Bắc nên khí hậu mang tính chất cơ bản là nhiệt đới nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt là mùa hạ và mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm là 200C, độ ẩm trung bình là 82%. Bảng 1: Các đặc trưng khí hậu cơ bản ở Bãi Cháy Nhiệt độ không khí (oC) Độ ẩm (%) Mưa (năm) Nắng Năm Tháng 1 Tháng 7 Năm Tháng 1 Tháng 7 Lượng mưa Số ngày mưa Số giờ 23 16 28.5 82 79 83 1997.3 126.6 1710.8 Hạ Long còn chịu ảnh hưởng của luồng gió “Đất-Biển” là đặc trưng ở đây, đã góp phần điều hoà khí hậu trong ngày làm cho mùa hạ ở đây mát hơn, mùa đông ấm hơn. Chế độ nhật chiều ở Hạ Long khá thuần nhất, trong một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Thời gian giữa hai lần cách đều nhau. Biên độ thuỷ triều khá lớn 70-90 cm. Vịnh Hạ Long được che chắn ở ba phía cùng với địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng nên đây là vùng vịnh khá tĩnh. Tần suất lặng sóng chiếm khoảng 83-86% ưu thế tuyệt đối. Thời gian lặng gió chiếm khoảng 80-84%. Nhìn chung khí hậu Hạ Long khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là từ tháng 4 đến tháng 11, đây là thời kỳ gió mùa nồm nam rất thuận lợi với các loại hình du lịch biển. Tránh sắp xếp các cuộc tham quan vào những ngày mưa bão, áp thấp nhiệt đới ( đặc biệt là từ tháng1 đến tháng 3) để đảm bảo chất lượng chuyến tham quan và an toàn cho khách. Bảng 2: Mùa nóng và lạnh ở Hòn Gai và Cửa Ông Địa điểm Mùa nóng Mùa lạnh Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Độ dài ngày Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Độ dài ngày Hòn Gai 5-5 8-10 153 25-11 23-3 122 Cửa Ông 5-5 7-10 152 25-11 27-3 128 1.1.4. Tài nguyên nước Quanh vùng vịnh Hạ Long, lượng nước sông với phù sa đổ vào biển hầu như không có nên nước biển thường trong, có độ mặn cao, đáy cát mịn. Hiếm có nơi nào mặt nước lại trong xanh và đẹp tĩnh lặng như nơi đây. Mầu của trời hoà trộn với của màu núi xanh lục đổ bóng toạ nên mặt nước biển có mầu xanh lam pha mầu lục rất hấp dẫn. Bên cạnh các núi đá, mặt nước như một tấm gương lớn in hình của cả trời và đất. Hạ Long chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều, lớn nhất là 4,5m, nhỏ nhất là 0,2m. Riêng ở vùng Vịnh Cửa Lục sâu 20m rất thuận lợi cho các tầu trọng tải lớn qua lại. Dao động thuỷ triều làm cho khả năng trao đổi nước biển rất tốt, nước ngầm đáp ứng một phần cho nhu cầu khai thác du lịch và sinh hoạt của nhân dân trong vùng, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như: du thuyền, lướt ván, lặn biển, tham quan vãn cảnh biển. 1.1.5. Tài nguyên động thực vật Do khu vực Vịnh Hạ Long chịu ảnh hưởng chung của cả chế độ khí hậu lục địa Đông Bắc Việt Nam và chế độ khí hậu biển Bắc Bộ, có sự phân di mạnh cả các yếu tố địa chất, địa hình, thuỷ văn nên hình thành nhiều kiểu cảnh quan đẹp, hấp dẫn, nhiều hệ sinh thái nhiệt đới như hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới ẩm, hệ sinh thái biển và ven bờ. Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Phát triển chủ yếu ở không gian lục địa ven biển và các đảo ven bờ gồm cả đảo đồi núi đá lục nguyên (Đảo Tuần Châu, Hòn Kều, Hòn Gạc…) và các đảo đá với tính đa dạng sinh học cao. Tổng số 1224 loài thực vật, trong đó có 27 loài quý hiếm: Chò đãi, Kim giao, Lát khói, Lát hoa, Dẻ hương… được ghi nhận vào sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt các nhà nghiên cứu của văn phòng Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tại Hà Nội đã phát hiện 7 loài đặc hữu chỉ có ở vịnh Hạ Long: Thiên tuế Hạ Long, Khổ cử đại tím, Cọ Hạ Long, Khổ cử đại nhung, Móng tai Hạ Long, Ngũ gia bì Hạ Long, Hài vệ nữ hoa vàng. Theo thống kê, hệ sinh thái rừng thường kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Hạ Long , Bái Tử Long có: 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ, 20 loài thực vật ngập mặn; đối với động vật người ta cũng thống kê được 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú. - Hệ sinh thái biển và ven bờ: bao gồm hệ sinh thái đất ướt và hệ sinh thái biển khu vực Hạ Long và vùng phụ cận, có khoảng 20 loài thực vật ngập mặn. Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Hải dương học Hải Phòng, đây là môi trường sống cho 169 loài giun nhiều tơ, 91 loài rong biển, 400 loài cá, 200 loài chim, 10 loài bò sát và 6 loài khác. Hệ sinh thái san hô là một trong những đặc thù của vùng biển nhiệt đới. Hệ sinh thái này ở Việt Nam khá giầu về thành phần loài, tương đương với các khu vực giầu san hô ở Tây Thái Bình Dương. Vùng biển Hạ Long, khu vực đáy biển bị chia cắt bởi hàng nghìn đảo nhỏ, tạo ra nhiều thuỷ vực tùng, áng, vũng, vịnh. Các rạn san hô ở đây thường có kiểu riềm bờ, với cấu trúc hình thái giống rạn kinh điển như lagun riềm bờ, mặt bằng rạn trong và ngoài, mào rạn, sườn dốc nền chân rạn. các rạn san hô trong vùng vịnh kín cũng phát triển nhiều ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Do đặc điểm địa hình kín, ít gió sóng nhưng có nhiều nước lưu thông nên nhóm san hô dạng càng phát triển với mật độ cao, tạo điều kiện tích tụ nhanh chóng trầm tích từ sinh vật. Hiện nay, người ta đã thống kê được 170 loài san hô trên vùng vịnh Hạ Long. Hạ Long cũng là nơi sinh cư của nhiều loài chân bụng, loài hai mai vỏ, loài giun nhiều tơ và loài cua. Cỏ biển ở Hạ Long là nơi cư trú của nhiều loài có tác dụng chắn sóng và tham gia hấp thụ nhiều chất hữu cơ, làm sạch nước biển. - Đa dạng nguồn gen: Báo cáo kết quả phối họp Việt Nam và Italia vào tháng 4-2003 tại 3 khu vực trọng điểm vịnh Hạ Long là Đầu Bê, Hang Trai và Cống Đỏ cho thấy: chất lượng nước DO (nồng độ oxy trong nước) ở tất cả các khu khảo sát đều cao ( lớn hơn 5mg/l), thể hiện môi trường nước không bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ. Đã tìm thấy một số loài quý hiếm ở khu vực này cũng như ốc đụn cái, ốc đụn đực, ốc xoắn vắt, bàn mai quạt, tu hài, mực thước, mực nang vân hổ. Khoảng 19 loài hải miên lần đầu tiên được xác định ở vịnh Hạ Long. Các loài này không chỉ có giá trị về đa dạng sinh học mà còn là nguồn dược liệu biển quan trọng. - Với những giá trị toàn cầu như vậy, vịnh Hạ Long đã và đang sẽ là điểm đến của du khách 4 phương. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên của Vịnh như thế nào để phục vụ du lịch cho tương xứng với giá trị của Vịnh lại tuỳ thuộc vào ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch, các cấp các ngành có liên quan và cộng đồng địa phương. 1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 1.2.1. Dân cư và các giá trị văn hoá truyền thống Theo thống kê 01-04-1999 tỉnh Quảng Ninh có 1.004.461 người, với nhiều dân tộc cùng chung sống như: Việt, Tày, Dao, Sán chỉ, Sán Dìu, CaoLan, Hoa… mỗi dân tộc cùng có phong tục, tập quán riêng nhưng tất cả đều đoàn kết để xây dựng và bảo vệ quê hương. Thành phố Hạ Long với dân số trên 200.000 người chủ yêú là người Kinh sinh sống, theo đà tăng trưởng của kinh tế, văn hoá nơi đây tập trung dân cư ngày càng đông đúc hơn, là nguồn cung cấp lực lượng lao động ổn định cho các ngành kinh tế ở Hạ Long nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Với việc đầu tư mở các trường chuyên, trường đào tạo dạy nghề đã nâng cao được trình độ và tay nghề cho người lao động là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề trong đó có ngành Du lịch. ẩn chứa bên trong cái vẻ náo nhiệt của một thành phố công nghiệp trẻ là cả một kho tàng các giá trị văn hoá quý giá, đặc sắc, phong phú phản ánh đậm nét sự tồn tại và phát triển liên tục của vùng đất Hạ Long và của dân tộc ta từ thời tiền sử đến nay. Một trong sỗ những loại hình văn hoá phi vật thể đặc trưng của vùng biển Hạ Long là hát giao duyên của những người làm nghề chài lưới. Ngưòi dân chài Hạ Long không chỉ hát trên bờ lúc hội hè, lễ tết, khi thuyền đã về đỗ bến, mà cả hát khi đang chèo thuyền trên Vịnh, hoặc lúc neo thuyền đợi quăng lưới, thả câu, hát cả vào tuần trăng mỗi khi cá ăn tản, thuyền không đánh cá, neo đậu lại trên trũng biển. Lối hát giao duyên của dân chài Hạ Long về cơ bản là hát đúm, nhưng căn cứ vào hình thức và mục đích trình diễn, có thể chia làm ba loại hình: hát hội, hát chèo thuyền, hát đám cưới. 1.2.2. Các di tích khảo cổ Vịnh Hạ Long mang trong mình những giá trị về địa chất mang tính ngoại hàng toàn cầu. Các nhà khoa học nhận định, lịch sử địa chất địa mạo của Vịnh Hạ Long được trải qua ít nhất trên 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý khác nhau, nhiều lần tạo sơn, biển thoái, sụt chìm, biển tiến. Vịnh Hạ Long còn giữ lại được những dấu ấn của quá trình sơn tạo, địa mang vĩ đại của trái đất, có cấu tạo địa luỹ, địa hào cổ. Vịnh Hạ Long được biết đến là một trong những nơi cư trú của người Việt cổ, nơi đây đã trải qua liên tục ba nền văn hoá kế tiếp nhau: Văn hóa Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long - Văn hoá Soi Nhụ (cách ngày nay 18000 - 7000 năm), phân bố trong khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, ngoài ra còn phân bổ ở ngoài các hang động ven bờ thuộc các vịnh. Các di chỉ tiêu biểu: Mê Cung, Tiên Ông, Thiên Long…các di vật còn lại chủ yếu là ốc núi và ốc suối, một số nhuyễn thể nước ngọt và một số công cụ lao động thô sơ. Phương thức sống chủ yếu của người dân Soi Nhụ là “bắt sò ỗc, có cả hái lượm hoa quả, đào củ, rễ cây”, biết bắt cá mà chưa có nghề đánh cá. Tích tụ cấu tạo tầng văn hoá chủ yếu là ốc núi và ốc suối cùng một số loài nhuyễn thể nước ngọt khác. So với các dân cư Hoà Bình, Bắc Sơn cùng thời thì cư dân Soi Nhụ có lẽ sống với biển gần gũi, tiếp xúc với biển sớm, chịu sự chi phối của biển nhiều hơn, trực tiếp hơn. - Văn hoá Cái Bèo (cách ngày nay 7000-5000), là giai đoạn gạch nối giữa Văn hoá Soi Nhụ và Hạ Long. Di chỉ Cái Bèo thuộc đảo Cát Bà (Hải Phòng). ở khu vực Hạ Long có những di chỉ thuộc văn hoá này như Giáp Khẩu, Hà Gián…di chỉ Cái Bèo là một trong những đầu tiên khẳng định rằng tổ tiên của người Việt Cổ từ rất sớm đã đương đầu với biển khơi và đã phát triển ở đây một văn hoá rực rỡ, là điểm tụ hội của nhiều sắc tố, sắc thái khác biệt vào một dòng văn hoá truyền thống rất lâu đời trong khu vực văn hoá và Đông Nam á, dòng văn hoá cuội. Phương thức cư trú và sinh sống của người Cái Bèo ngoài săn bắn, hái lượm đã có thêm khai thác biển . - Văn hoá Hạ Long (cách ngày nay 4500 - 3500 năm) chia làm 2 giai đoạn: sớm và muộn. Giai đoạn sớm: là kết quả trực tiếp của đợt biển tiến Holocen Trung vào khoảng 6000-5000 năm trước. Đợt biển tiến này đã làm mất đi môi trường sống của cư dân văn hoá Cái Bèo. Kết quả là một số bộ phận chủ yếu của cộng đồng người thuộc văn hoá Cái Bèo theo hệ thống đảo đá của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long chuyển dần lên phía Đông Bắc, rồi định cư tại vùng ven biển Hải Ninh (thị xã Móng Cái ngày nay), tạo nên loại hình sớm Thoi Giếng của Văn hoá Hạ Long. Địa bàn cư trú của chủ nhân nền văn hoá này chủ yếu thuộc các di chỉ Thoi Giếng, Gò Bà Mừng, Xóm Chùa, thôn Nam…thuộc xã Vạn Ninh (Móng Cái), có độ cao khoảng 6m so với mực nước biển hiện tại. Phương thức sống của họ là săn bắn, hái lượm. Người Thoi Giếng đã phát triển kỹ nghệ mài theo truyền thống công cụ mài Bắc Sơn. Nghệ thuật chế tác công cụ lao động, đồ gốm bắt đầu phát triển mạnh với sự trợ giứp của kĩ thuật bàn xoay. - Giai đoạn muộn: là kết quả của mực nước biển dâng cực đại rồi sau đó rút dần (trong khoảng 4000-3000 năm trước). Đặc trưng đầu tiên của văn hoá Hạ Long muộn là những bộ phận người Hạ Long di cư vào các khu vực đồng bằng, trung du miền núi Bắc Bộ. Địa bàn cư trú của người Hạ Long cực kỳ phong phú, bao gồm một số hang động, chân núi ven biển, nhưng chủ yếu trong giai đoạn này, người Hạ Long cư trú trên các doi cát, các bậc thềm và mặt đồng bằng cổ cạnh biển. Khai thác biển tạo nên những công cụ đá độc đáo mang đặc trưng văn hoá Hạ Long như rìu, bôn có vai có nấc…gốm xốp là nét đặc trưng của gốm Hạ Long. Nét nổi bật của thời kì này là giao lưu văn hoá , thương mại phát triển. Khu vực Hạ Long đã trở thành trung tâm giao lưu văn hoá, trao đổi hàng hoá ở giữa Đông Bắc á tạo điều kiện cho nền văn minh Việt Cổ nói chung tiếp thu những tinh hoa thế giới để phát triển nền văn hoá của mình đến ngày nay. 1.2.3. Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội Bên cạnh các di chỉ khảo cổ minh chứng cho một quá trình lịch sử thời kỳ cổ đại, Hạ Long còn có các di tích lịch sử văn hoá ghi dấu thời kỳ lịch sử dân tộc hào hùng: thương cảng Vân Đồn tồn tại dưới thời Lý Anh Tông thế kỷ XII, là thương cảng sầm uất đầu tiên của Việt Nam với các hoạt động trao đổi buôn bán, giao lưu văn hoá suốt một thời gian dài từ thời Lý, Trần đến Lê. Bãi cọc Bạch Đằng Hạ Long là nơi ghi dấu ba trận thắng trên sông Bạch Đằng của quân và dân ta dưới sự chỉ huy của ba vị anh hùng: Ngô Quyền (938), Lê Hoàn (981), Trần Hưng Đạo (1288) cùng với đó là chiến công của nhân dân Quảng Ninh qua hai cuộc kháng chiến chống giặc Pháp và Mỹ. Ngoài ra nơi đây ghi dấu các cuộc viếng thăm của Bác Hồ. Cụm di tích núi Bài Thơ với lễ hội đền Đức Ông, được tổ chức hàng năm tại chùa Long Tiên dưới chân núi Bài Thơ vào ngày 24-3 (âm lịch). Đền thờ Trần Quốc Tuấn và một số tướng lĩnh thời Trần. Đền Cửa Ông toạ lạc trên một ngọn núi nhìn ra vịnh Bái Tử Long, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả. Đền được xây dựng đầu thế kỷ 19, thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng - con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo, người có công trấn giữ vùng Cửa Suốt. Từ lâu đền Cửa Ông đã nổi tiếng linh thiêng, không những với người trong tỉnh mà còn được người dân ở tất cả mọi miền tổ quốc biết đến. Lễ hội đền Cửa Ông diễn ra từ ngày 3-2 âm lịch và kéo dài suốt 3 tháng xuân. Đình Quan Lạn nằm trên đảo Quan Lạn của quần đảo Vàm Thư - Cẩm Phả. Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê (khoảng TK XVII), thờ Thành Hoàng làng là các vị tiên công đã có công lập ra xã Quan Lạn và thờ Trần Khánh Dư, người có công lớn trong trận đánh đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn Cửa Lục góp phần quan trọng trong đại thắng Bạch Đằng 1288. Lễ hội đền Quan Lạn được tổ chức vào ngày 18-6 âm lịch nhưng không khí của lễ hội thì càng kéo dài trong suốt tháng 6. Với nguồn tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn) phong phú và đa dạng, chúng ta có thể tự tin rằng Hạ Long có đủ “lực” để phát triển được nhiều loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá …Du lịch Hạ Long sẽ góp sức mình vào sự phát triển chung của du lịch cả nước, nhằm đạt tới mục tiêu “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn..” mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra. 1.3. Vịnh Hạ Long hành trình trở thành Di sản thiên nhiên thế giới Năm 1987, Chính phủ Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước Quốc tế về bảo vệ di sản thế giới. Ngày 21-2-1991, tại Công văn số 441/TG Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam cùng Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với một số địa phương tiến hành lập hồ sơ khoa học giới thiệu 5 di sản văn hoá và thiên nhiên của nước ta để trình UNESCO và Hội đồng Di sản thế giới xem xét công nhận đưa vào danh mục di sản thế giới. 5 di sản đó là: khu di tích Cố Đô Huế, khu di tích Đinh-Lê (Ninh Bình), Khu thắng cảnh Hương Sơn (Hà Tây), Rừng quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), khu thắng cảnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trong hàng nghìn những di sản văn hoá, tự nhiên của nước ta, vịnh Hạ Long vinh dự được chọn là một trong 5 di sản tiêu biểu đầu tiên được chính phủ chủ trương giới thiệu ra cộng đồng quốc tế, mở đầu sự hoà nhập và quốc tế hoá việc bảo tồn phát huy di sản của Việt Nam. Căn cứ tiêu chí để công nhận một khu vực là di sản thiên nhiên thế giới , căn cứ vào kết quả khảo sát, nghiên cứu bước đầu của các chuyên gia UNESCO và quốc tế, cùng với khu di tích Cố Đô Huế, khu thắng cảnh Hạ Long được đánh giá là có ưu thế trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn cần có của một di sản nhân loại. Bởi vậy, Vịnh Hạ Long đã được UNESCO khuyến nghị đưa xem xét trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ khoa học cho Di sản vịnh Hạ Long theo yêu cầu của UNESCO là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định. UNESCO yêu cầu ngoài việc chứng minh rõ giá trị có tính chất nổi trội toàn cầu của di sản vịnh Hạ Long bằng một số loại hình tài liệu, tư liệu, viết khảo tả, đánh giá, quay phim, chụp ảnh, bản vẽ đặc hoạ, phim slide, bản đồ… chúng ta còn phải cung cấp đầy đủ các thông tin về tổ chức quản lý, khai thác cũng như các hoạt động kinh tế – xã hội có liên quan đến Di sản. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, việc thành lập hồ sơ theo đúng nội dung và kỹ thuật mà UNESCO yêu cầu với chúng ta là điều rất khó khăn, phức tạp. Vì chúng ta chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này và trong thực tế, việc tổ chức quản lý khu di sản vào thời điểm đó còn nhiều hạn chế. Trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ, Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam đã có sự phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Quảng Ninh, thương xuyên cử các cán bộ, chuyên gia trực tiếp tham gia, hướng dẫn khảo sát, lập hồ sơ Di sản. Sau gần hai năm chuẩn bị, tháng 10-1993, bộ hồ sơ Vịnh Hạ Long cơ bản được hoàn thành và gửi đến trung tâm Di sản thế giới. Theo thông lệ, sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng di sản đã cử chuyên gia của IUCN (tổ chức Bảo tồn thiên nhiên) và ICOM (Hội đồng di tích – di chỉ) trực tiếp đến Hạ Long để nghiên cứu, thẩm định. Qua nhiều lần kiểm tra, đánh giá, các chuyên gia nhất trí công nhận rằng Vịnh Hạ Long đáp ứng được các tiêu chuẩn của di sản nhân loại. Song thật đáng tiếc, tại Hội nghị Di sản thế giới lần thứ 17 họp tại Colombia (12-1993), khu thắng cảnh Vịnh Hạ Long bị gác lại chưa đưa được ra xem xét vì một số lý do: việc lập hồ sơ và vấn đề xác định ranh giới khu thắng cảnh cũng như trình độ tổ chức bộ máy quản lý di sản cần có sự điều chỉnh thích hợp…Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng bên cạnh những lý do kỹ thuật thuần tuý còn có lý do tế nhị khác, đó là sự cạnh tranh lợi ích lâu dài của một số nước trong khu vực đối với nước ta, trong đó có việc thu hút khách du lịch khi Vịnh Hạ Long trở thành Di sản thế giới. Với nhận thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của việc Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thế giới, nó không chỉ có giá trị về mặt văn hoá, mà còn có giá trị về mặt chính trị, kinh tế lâu dài đối với Việt Nam. Chính vì vậy, không quản khó khăn, Bộ Văn hoá-Thông tin, Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh đã quyết tâm, nỗ lực, gấp rút chỉnh lý, bổ sung lại hồ sơ về Vịnh Hạ Long theo yêu cầu của UNESCO, đồng thời chủ trương cử đoàn đại diện của ta đi tham dự kỳ họp thứ 18 của Uỷ ban Di sản thế giới tổ chức tại Phùkẹt(Thái Lan). Hội nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản thế giới được tổ chức trong 6 ngày (từ 12 đến 17-12-1994). Tham gia hội nghị có 19 quốc gia thành viên chính thức của Uỷ ban (Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Italia…), có 32 nước và tổ chức tham dự với tư cách là quan sát viên (Lào, Campuchia…). Trước khi hội nghị chính thức khai mạc, Ban chấp hành Uỷ ban Di sản đã họp kín hai ngày (từ 9 đến 10/12/1994). Tại cuộc họp, Ban chấp hành một lần nữa quyết định gác bỏ hồ sơ Vịnh Hạ Long không đưa ra thảo luận tại Hội nghị chính thức nữa với một số lý do không thuyết phục (kỹ thuật lập hồ sơ, bảo vệ di sản, kế hoạch quản lý…). Mặc dù trước đó, chúng ta đã cung cấp các hồ sơ bổ sung đầy đủ theo yêu cầu. Trước tình hình đó, đoàn ta đã chủ động tích cực vận động, giải thích với các đoàn bạn, đặc biệt tranh thủ vai trò cá nhân của ông Chủ tịch hội nghị và ông Chủ tịch Ban chấp hành Uỷ ban di sản, ngoài ra ta chú ý vận động các đoàn: Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật. Cuối cùng, sự nỗ lực hết mình của đoàn ta cũng được đền đáp xứng đáng. Sau khi nhận được chính thức được vấn đề đoàn ta nêu ra, ông Chủ tịch Hội nghị đã hoan nghênh và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đối với công việc bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên ở Việt Nam, và đến phút chót, được sự đồng ý của Chủ tịch Hội nghị, Ban chấp hành đã phải bổ sung vấn đề Hạ Long vào tài liệu làm việc của Hội nghị chính thức. Tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Di sản thế giới lần thứ 18, ngày 14-12-1994, sau khi các chuyên gia quốc tế trình bầy xong về Hạ Long, đại biểu các đoàn Đức, Pháp, Trung Quốc, Philippin, Nigieria và Oman đã lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ việc đưa Hạ Long vào danh sách Di sản thế giới. Vào lúc 17 giờ 17 phút cùng ngày, với số phiếu bầu tuyệt đối 100%, Hội nghị đã biểu quyết chính thức công nhận Vịnh Hạ Long của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới với tiêu chuẩn về giá trị thẩm mĩ của một cảnh quan thiên nhiên có giá trị toàn cầu nổi bật. Sáu năm sau, lại với sự cố gắng, nỗ lực hết mình, ban quản lý Vịnh Hạ Long đã hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học tổ chức triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nhằm nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện những giá trị cấu thành di sản, tiến hành kiểm kê, nghiên cứu lập hồ sơ khoa học các đảo núi, hang động, các loài thực vật đặc hữu trên mặt nước…Đặc biệt, Ban đã hoàn thiện hồ sơ khoa học về giá trị địa chất địa mạo trình UNESCO và tại Hội nghị thường niên lần thứ 24 ngày 29/11/2000, Hội đồng Di sản thế giới đã quyết định công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ hai về giá trị địa chất-địa mạo. Điều này, một lần nữa khẳng định giá trị ngoại hạng toàn cầu của Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam trở thành Di sản thế giới, không chỉ là niềm tự hào to lớn của tỉnh Quảng Ninh, của Việt Nam mà còn của cả nhân loại. Đối với Việt Nam, đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức đặc biệt to lớn về mặt văn hoá lẫn mặt chính trị và kinh tế. Từ sau ngày Vịnh Hạ Long trở thành Di sản thế giới cho đến nay, việc quản lý, bảo vệ và phát huy khu thắng cảnh này đã và đang được Đảng và Chính phủ Việt Nam, trực tiếp là Đảng bộ và UBND tỉnh Quảng Ninh quan tâm thực hiện. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long – Cơ quan trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy Di sản - đã và đang hoạt động hết sức có hiệu quả, góp phần không nhỏ vào sự phát triển du lịch của Thành phố Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung. 1.4. Khai thác toàn diện cảnh quan Vịnh Hạ Long phục vụ phát triển du lịch . Vịnh Hạ Long là một vùng biển đảo nằm ở Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, với tổng diện tích 1.553 km2, bao gồm 1.969 hòn đảo, trong đó có 980 hòn đảo đã được đặt tên và 989 hòn chưa có tên. Đã từ lâu, Vịnh Hạ Long nổi tiếng với vẻ đẹp kỳ quan thiên nhiên đầy kỳ thú và hấp dẫn. Bởi vậy, ngay từ năm 1962, Vịnh Hạ Long đã được nhà nước Việt Nam quyết định khoanh vùng bảo vệ cấp quốc gia và ngày 17-12-1994, Vịnh Hạ Long được tổ chức UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ. Sáu năm sau, ngày 29-12-2000, một lần nữa Vịnh Hạ Long lại được tôn vinh là di sản thế giới về giá trị địa chất địa mạo. Với sức hút đó, trong vài năm gần đây, khu vực Vịnh Hạ Long - Cát Bà đã trở thành một trong những nơi hấp dẫn khách du lịch lớn nhất trong hệ thống các điểm du lịch trên toàn quốc. Nhưng hiện nay việc khai thác cảnh quan của Vịnh Hạ Long đưa vào phục vụ du lịch còn gặp nhiều thách thức. Chưa có những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc các giá trị cảnh quan, thành phần quan trọng tạo nên tính hấp dẫn của vùng Di sản thiên nhiên này. Việc khai thác du lịch đang diễn ra một cách manh mún, làm mất đi những nét hấp dẫn đặc trưng của Vịnh Hạ Long. Để tạo lên cảnh quan Vịnh Hạ Long thu hút, sống động là sự hoà trộn của rất nhiều yếu tố: địa hình, mặt nước, bầu trời, các hệ sinh thái kết hợp với nhiều yếu tố phi vật thể như truyền thuyết, phong tục tập quán của người dân địa phương. Muốn đưa du lịch Hạ Long phát triển xứng tầm với giá trị mà nó mang trong mình thì phải khai thác được tất cả yếu tố tạo lên cảnh quan Vịnh Hạ Long đem phục vụ du lịch. Địa hình ở vùng đảo ven bờ Đông Bắc là một trong những giá trị cảnh quan đặc sắc nhất. Có những đảo độc lập chông chênh trên mặt nước, lại có những đảo đứng đan xen chạy dài hàng chục cây số trong xa như bức tường thành, nối mặt biển xanh với chân trời. Hình thù của chúng rất đa dạng, gợi sự liên tưởng đến thế giới của sự sống, có đảo giống ông già ngồi câu cá (hòn Lã Vọng), đảo giống nàng tiên cá (Đảo Cô Tiên), đảo giống hệt đầu người (đảo Đầu Người), đảo giống như đôi gà chọi (Đảo Gà Chọi), đảo lại giống một ngón tay rất ngộ nghĩnh và hàng trăm các đảo được đặt tên theo các hình dân địa phương cảm nhận, liên tưởng như đảo Con Cóc, Hòn Đũa, Hòn Đỉnh Hương…và thấp thoáng đâu đó là hình ảnh con rồng ẩn hiện, bay lượn, nhấp nhô trên mặt vịnh gắn liền với truyền thuyết rồng hạ. Các đảo đá vôi đẹp không chỉ vì hình dáng của chúng phong phú, mà còn hấp dẫn vì sắc thái không gian mà chúng tạo ra._.n phát huy giá trị Vịnh Hạ Long đến năm 2005. Thực hiện nhiệm vụ này, Ban quản lý Vịnh Hạ Long phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh triển khai chương trình thí điểm ở sáu trường học trong TP.Hạ Long trong hai năm học 2000-2001 và 2001-2002 và mở rộng quy mô ra tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn TP Hạ Long năm 2002-2003. Năm 2003-2004 chương trình đã được nhân rộng quy mô thêm huyện, thị: thị xã Cẩm Phả, các huyện Cô Tô, Vân Đồn và Yên Hưng. Chương trình đã trang bị cho các em học sinh những hiểu biết về Vịnh Hạ Long , ý thức bảo vệ môi trường Di sản. 2.2. Công tác quản lý khai thác, phát huy giá trị di sản “Vừa bảo tồn vừa khai thác” một điểm rất rõ ràng được đặt ra bởi Ban quản lý Vịnh Hạ Long. Vấn đề đặt ra tưởng như mâu thuẫn nhưng chúng lại thống nhất với nhau hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Hiểu được điều đó, Ban quản lý Vịnh đã có những dự án quản lý khai thác,phát huy giá trị Di sản một cách phù hợp nhất. 2.2.1 Công tác quản lý hang động. Công tác quản lý hang động chỉ thực sự được thực hiện từ năm 1996 sau khi Ban quản lý Vịnh được thành lập. UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định giao quản lý các hang động cho Ban. Đội quản lý hang động chịu trách nhiệm chính : Đón tiếp khách du lịch tại điểm du lịch, bảo vệ hang động,quản lý trang thiết bị, bảo vệ môi trường tại điểm. Vịnh Hạ Long có rất nhiều hang động đẹp nhưng do một vài lý do khác nhau mà Ban chỉ đưa vào khai thác phục vụ du lịch một số hang tiêu biêu như: động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Bồ Nâu, động Mê Cung, đảo Ti Tốp… tại các hang động này cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị đã được đầu tư đạt tiêu chuẩn, thực hiện tốt công tác đón tiếp khách an toàn chu đáo, lịch sự. - Tại động Thiên Cung: hệ thống chống sập và xây dựng đường dẫn trong động đã được đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho khách. Bên cạnh đó, Ban còn tiến hành xây dựng đường vào động, cầu tầu bổ sung với mục đích thuận tiện cũng như an toàn cho khách tham quan. Về cơ sở vật chất ở đây cũng được đảm bảo: hệ thống cây cảnh, bàn ghế đá, biển nội quy, nhà vệ sinh di động, đèn chiếu sáng. Các yếu tố này nhằm tạo cảnh quan sạch, đẹp và lịch sự. Bên cạnh đó động còn được trang bị các thiết bị: máy phát điện, âm thanh loa máy, máy bơm, téc nước, súng hơi cay, gây điện. - Tại hang Đầu Gỗ: Ban Quản lý Vịnh đã hoàn thành phần xây lắp, tôn tạo đường trong hang tạo sự thuận lợi cho khách tham quan hang động, điện chiếu sáng, điện tự động, hệ thống cấp nước, nhà vệ sinh di động, phần thiết bị điện được lắp đặt hoàn chỉnh. - Tại hang Sửng Sốt: Ban quản lý Vịnh đã cho xây dựng nhà dừng chân bán vé, nhà đặt máy phát điện, đường lên xuống hang, nhà vệ sinh lưu động, đèn điện chiếu sáng trong hang. - Tại đảo Ti Tốp: Đây là một trong những điểm du lịch chính có bãi tắm. Ban đã cho xây dựng tuyến kè, quầy Bar, nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng tráng nước ngọt, hệ thống cấp thoát nước, lầu ngắm Vịnh, hệ thống thoát nước mưa. Ngoài ra, tại mỗi điểm tham quan trên đều được những thùng đựng rác với hình dáng ngộ nghĩnh, vừa bảo vệ được môi trường, vừa làm đẹp cảnh quan. Hệ thống đèn chiếu sáng nhiều màu càng làm tăng thêm độ huyền ảo của các hang động. 2.2.2. Công tác quản lý phương tiện, bến bãi tại điểm du lịch. Do đặc điểm Vịnh Hạ Long là du ngoạn tham quan ngắm cảnh trên Vịnh nên tầu thuyền du lịch là phương tiện vận chuyển hiện nay phục vụ khách du lịch ở Hạ Long. Hiện nay, có khoảng 300 thuyền du lịch hoạt động trên vịnh, trong đó có 163 tầu loại 1; 145 tầu loại 2 và một số tầu loại 3. Như vậy, so với năm 1998 số lượng tàu thuyền đã tăng lên gấp hơn 2 lần (1998 có 130 chiếc). Ban Quản lý Vịnh đang cho triển khai dự án gắn sao cho các tàu đạt tiêu chuẩn. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh giữa các tầu thuyền và hàng loạt tầu thuyền với chất lượng cao sẽ ra đời. 2.2.3 Công tác quản lý, tổ chức bán vé thu phí tham quan. Theo quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 12-12-1995, UBND tỉnh Quảng Ninh giao chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn quản lý Vịnh Hạ Long cho Ban quản lý Vịnh. Theo đó, Ban có quyền thu và sử dụng nguồn thu phí tham quan Vịnh Hạ Long theo kế hoạch chi phí khi UBND tỉnh phê duyệt cụ thể. Mức thu phí được UBND tỉnh cho phép với từng đối tượng khách nhau: + Người Việt Nam : 10.000 đ/ người lớn 5.000 đồng/ trẻ em + Người nước ngoài: 30.000 đ/người lớn 15.000 đồng / trẻ em Theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 3347/VPCP-KTT cho phép tỉnh Quảng Ninh giữ lại 100% khoản thu phí này để chi phí cho việc quản lý và duy trì chất lượng khu vực Vịnh Hạ Long, đầu tư tôn tạo Vịnh Hạ Long từ năm 1999 đến 2010. Nguồn thu phí này được sử dụng vào các hoạt động: chi phí cho việc bảo vệ, kiểm soát, bảo vệ và làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quyền quản lý, chi phí cho hoạt động của bộ máy Ban quản lý Vịnh Hạ Long: chi cho đầu tư xây dựng tu bổ hang động, thi công các công trình khai thác nhằm bảo vệ và tôn tạo cảnh quan Vịnh Hạ Long. Trên thực tế, nguồn thu này chỉ đủ trang trải cho các công việc trên. Để tránh tình trạng trốn vé và quay vòng vé, tại cảng tàu du lịch Bãi Cháy, Hòn Gai cũng như các hang động, tàu biển nước ngoài, đã có điểm kiểm tra vé của hành khách. 2.2.4. Công tác quản lý hoạt động dịch vụ du lịch Số lượng khách du lịch thăm quan Vịnh Hạ Long ngày càng tăng, các loại hình dịch vụ du lịch càng phong phú, công tác quản lý của Ban quản lý Vịnh càng phức tạp. - Hiện nay UBND phê duyệt 3 điểm neo đậu ban đêm cho du khách. Tại điểm neo đậu này sẽ rất thuận lợi cho nghỉ ngơi, tham quan của du khách. Những tàu muốn neo đậu ban đêm phải đăng kí và phải đạt tiêu chuẩn về độ an toàn . Tại các điểm neo đậu, cơ sở dịch vụ du lịch phát triển ngày một nhanh và rất đa dạng về loại hình: nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản rất phong phú, mang đậm phong cách Hạ Long. Nhà hàng với các dịch vụ vui chơi giải trí như karaoke, massage… Các nhà hàng này được xây dựng theo mô hình nhà nổi, hầu hết là nhà hàng tư nhân. Bên cạnh đó nhiều tàu thuyền của dân chài cũng tham gia vào việc bán hàng trên Vịnh với những mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ chính cuộc sống của họ cũng như nhu cầu của khách khi cần thiết. Tuy nhiên, sản phẩm chính đem bán của người dân chài là các loại hải sản tươi sống do chính họ vừa đánh bắt như: tôm, cua, cá, ghẹ… Một loại hình dịch vụ phổ biến đối với những vùng sông nước là dịch vụ chở thuê bằng thuyền nhỏ vào thăm hang động khi những tàu du lịch không thể vào sâu bên trong vào những ngày thuỷ triều lên cao, loại hình này phổ biến khi khách tham quan Hang Luồn, Hồ Ba Hầm. Việc bảo vệ môi trường cảnh quan Vịnh Hạ Long là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu. Thời gian qua, trước sức ép lớn về môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, Tỉnh luôn nỗ lực thực hiện các giải pháp cơ bản nhằm cải thiện tình hình và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ, quản lý môi trường Vịnh Hạ Long. Cụ thể như đưa toàn bộ hoạt động vận chuyển và chế biến than ra khỏi trung tâm thành phố Hạ Long; lập dự án nghiên cứu đánh giá tác động của sản xuất than và du lịch tới môi trường Di sản; xúc tiến thực hiện quy hoạch quản lý môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2010. Triển khai thực hiện dự án cấp thoát nước thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả do chính phủ Đan Mạch tài trợ; xây dựng Trung tâm xử lý nước thải thành phố đặt tại khu du lịch Bãi Cháy; quy hoạch làng chải nổi trên Vịnh nhằm quản lý tốt môi trường, vận động nhân dân tham gia chương trình bảo vệ Di sản. Đặc biệt, Tỉnh đã kiến nghị với Chính phủ về việc di chuyển cảng nổi Trà Báu ra khỏi khu vực Di sản, phân công trách nhiệm quản lý cho các cơ quan, đơn vị, nhà máy xí nghiệp đóng trên địa bàn vịnh Hạ Long và vùng phụ cận. Hiện nay, Ban quản lý Vịnh đang khẩn trương triển khai dự án thu gom chất thải rắn trên Vịnh, đặc biệt là tại các khu vực hang động, bãi tắm, các làng chài trong khu Di sản, tiếp tục tiến hành các chương trình giáo dục cộng đồng bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Đến năm 2010, các dịch vụ vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long phải được đưa vào hoạt động. - Đối với rác thải: Thành lập đội quản lý vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long trực thuộc Ban quản lý Vịnh Hạ Long, có trách nhiệm thu gom rác thải trôi nổi trên mặt Vịnh (cách bờ từ 500m nước trở ra Vịnh) bằng mọi biện pháp thích hợp, vận chuyển vào bờ giao cho Công ty môi trường đô thị thành phố Hạ Long xử lý. - Đối với nước thải: Các tầu tham gia giao thông trên Vịnh bắt buộc phải có thùng chứa rác và nước thải, có bơm phù hợp để bơm nước thải đổ vào các cống chung của thành phố để xử lý. - Xây dựng hoàn thiện hệ thống trạm bơm nước thải từ các thùng chứa của các tầu tại những cảng tàu chính của TP Hạ Long. - Xây dựng hệ thống thu gom và chứa chất thải tại các điểm du lịch trên Vịnh Hạ Long. - Tại các đảo du lịch trên Vịnh, lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh sinh thái, khắc phục được hiện tượng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường chung và chất lượng nước của Hạ Long. Môi trường Vịnh Hạ Long là một vấn đề nhạy cảm, có phần phức tạp. Mục đích cuối cùng của các giải pháp trên là bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long luôn xanh, sạch, đẹp, phục vụ phát triển bền vững Di sản Vịnh Hạ Long. Để đảm bảo chất lượng môi trường Vịnh Hạ Long, cần phải có sự tham gia của nhiều cơ quan có liên quan và cộng đồng trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp quy quy định cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường Vịnh cần phải được huy động rộng rãi từ nhiều nguồn. Trong quá trình thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội từ Trung ương đến địa phương cần phải có sự tôn trọng những nguyên tắc bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, kêu gọi ý thức tự giác bảo vệ môi trường của ngư dân làng chài, khách du lịch và cộng đồng dân cư trên và ven bờ Vịnh. Nhìn lại 10 năm qua, kể từ khi Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, tỉnh Quảng Ninh nói chung, Ban quản lý Vịnh nói riêng đã có những cố gắng vượt bậc trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của Di sản. Mười năm đối với một số cơ quan quản lý Di sản hai lần được thế giới tôn vinh chưa phải là dài. Nhưng những thành tựu đạt được qua hành trình ấy khiến chúng ta có thể tự hào và hy vọng tin tưởng rằng trong tương lai Vịnh Hạ Long sẽ ngày càng được quản lý, bảo vệ tốt hơn. 3. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Hạ Long. 3.1. Đa dạng hoá hơn nữa các loại hình hoạt động du lịch biển. Ngoài những loại hình du lịch đã được khai thác để phục vụ phát triển du lịch Hạ Long như: du lịch sinh thái, du lịch tham quan Vịnh, du lịch tắm biển, du lịch thể thao nước, du lịch thăm quan các di tích lịch sử văn hoá… để tạo nhiều hơn nữa sức hút cho du lịch Hạ Long thì các doanh nghiệp du lịch cần mở rộng hơn nữa các loại hình du lịch biển như: 3.1.1. Du lịch lặn biển Hạ Long có các rạn san hô ở một số nơi như: đảo Ngọc Vừng, đảo Quan Lạn, đảo Cô Tô với rất nhiều hệ sinh thái biển đặc thù, phong phú đây là tiền đề để phát triển loại hình du lịch lặn ở biển Hạ Long. Trước khi đưa các tour du lịch lặn biển vào hoạt động thì các nhà tổ chức phải thực hiện các bước nghiên cứu, khảo sát những khu vực có rạn san hô, hệ sinh thái biển có cảnh quan đẹp để khai thác du lịch, lập dự án với điều quan trọng đặt lên hàng đầu là phải thật sự an toàn với du khách và phải đảm bảo các tour du lịch này không gây ảnh hưởng xấu gì tới hệ sinh thái dưới đáy biển. Khi triển khai dự án phải chú tâm đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách. 3.1.2. Du lịch leo núi. Các đảo đá vôi ở Hạ Long có độ cao từ 150 đến 200 m, độ hiểm trở trung bình nên có thể khai thác loại hình du lịch leo núi. Với một độ cao trung bình lại không quá khó khăn trong việc chinh phục, các yếu tố này sẽ kích thích sự tham gia đông đảo của khách du lịch. Từ trên cao du khách có thể ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long đẹp như một bức tranh khổng lồ sống động. Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du khách là trách nhiệm của các nhà tổ chức hoạt động du lịch. Vì vậy, trước khi đưa loại hình du lịch này vào hoạt động thì các nhà tổ chức phải cho nghiên cứu, thực nghiệm nhiều lần, phải đầu tư các trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, phải quan tâm đến việc quảng cáo thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. 3.1.3. Du lịch chèo thuyền phao (KAYAKING) Đây là kiểu du lịch lãng mạn, hoang dã và mạo hiểm, là loại hình du lịch mang tính chất khám phá rất được ưa chuộng trên thế giới. Với hình thức một chiếc tầu lớn đưa du khách cùng với những chiếc thuyền nhỏ bằng chất dẻo ra những vùng biển vắng còn ít người biết đến. Tầu neo lại và du khách cùng với những chiếc thuyền nhỏ được bơm hơi sẽ tự chèo đi thám hiểm vào những điểm mới lạ và có thể dựng lều trại ngủ qua đêm trong các hang động. Tàu lớn sẽ giúp ở mọi phương diện khi du khách cần. Tham quan loại hình du lịch này du khách sẽ cảm thấy rất thoải mái và chủ động theo đúng ý nghĩa của chuyến đi du lịch là nghỉ ngơi, thư giãn. Chính vì vậy, loại hình du lịch chèo thuyền phao có thể sẽ nhận được sự quan tâm của rất nhiều du khách, sẽ làm tăng thêm sự hấp dẫn cho du lịch Hạ Long. 3.1.4. Du lịch cáp treo Các nhà tổ chức có thể dựa vào độ cao của núi Bài Thơ để xây dựng hệ thống cáp treo từ Bãi Cháy sang đỉnh núi Bài Thơ. Du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh Vịnh và thành phố Hạ Long từ trên cao. Loại hình du lịch này đang rất được ưa chuộng trên thế giới và với tiềm năng là một vùng biển Đông Bắc đẹp như vậy, việc đưa du lịch cáp treo vào hoạt động sẽ có rất có tương lai. 3.1.5. Du lịch trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn. Dự án trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn đã được chính phủ nước Việt Nam phê duyệt và chính phủ Na Uy tài trợ, do Ban Quản Lý vịnh Hạ Long thực hiện từ tháng 7-2003 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2005. Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn là nơi giữ gìn những giá trị văn hoá làng chài và nơi diễn ra các hoạt động giao lưu của ngư dân Cửa Vạn với cộng đồng và với du khách. Với 6 mục tiêu cụ thể dưới đây, chúng ta sẽ thấy một hướng nghiên cứu và áp dụng những thành tựu văn hoá rất mới. Các hình thức diễn xướng dân gian, các nghề truyền thống và các đặc trưng làng chài sẽ được thể hiện, trình diễn trực tiếp tại chỗ hết sức sinh động. Không những đó sẽ là nơi sinh hoạt của ngư dân vạn chài, mà còn thu hút sự quan tâm của cộng đồng, khách tham quan, các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh khắp nơi trên thế giới. Sáu mục tiêu chính mà trung tâm văn hoá hướng tới là: Bảo tồn, giới thiệu các giá trị văn hoá của ngư dân vạn chài. không chỉ văn hoá truyền thống mà cả văn hoá đương đại, không chỉ văn hoá điển hình mà cả văn hoá đời thường Tuyên truyền, quảng bá giáo dục cộng đồng ngư dân và du khách giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của ngư dân làng chài, của di sản thế giới Vịnh Hạ Long Là nơi giao lưu văn hoá giữa ngư dân làng chài Cửa Vạn với các làng chài khác trong khu vực, với cộng đồng dân cư và với du khách. Là nơi thu hút học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu đến tham quan, học tập, nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm. Trưng bầy, trình diễn các loại hình văn hoá bản địa phục vụ khách tham quan. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho người dân làng chài Cửa Vạn. Để thực hiện những mục tiêu trên, ngoài những hạng mục công trình thiết yếu của một số nhà văn hoá cộng đồng, Trung tâm Văn hoá Cửa Vạn có các phòng trưng bầy cố định và triển lãm chuyên đề, ở đây luôn cập nhật những thành tựu, thông tin mới nhất về các hình thức kiếm sống, các ngư cụ đánh bắt, các hình thức tín ngưỡng, phong tục tập quán, kiêng kị…và cuộc sống thường nhật của ngư dân vạn chài. Ngoài ra, trung tâm sẽ được thiết kế xây dựng các khu trình diễn, trình chiếu những giá trị văn hoá dân gian. Như vậy, phần trình diễn sẽ là mảng quan trọng, hấp dẫn đối với tất cả mọi người khi đến với Trung tâm. Các hình thức văn nghệ dân gian như hát đám cưới, hát đúm, hò biển truyền thống sẽ được các thế hệ nam nữ làng chài trực tiếp thể hiện. Mọi người sẽ được sống trong môi trường văn hoá làng chài “xịn” chứ không sợ là “nhái” do đối tượng khác trình chiếu, Trung tâm sẽ giới thiệu toàn bộ các hình thức diễn xướng dân gian làng chài qua hệ thống màn hình. Du khách sẽ có cái nhìn toàn cảnh về đời sống văn nghệ của ngư dân qua những bộ phim này. Với Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn, chúng ta hy vọng rằng những giá trị văn hoá truyền thống làng chài sẽ được bảo tồn và phát huy, đời sống văn hoá và đời sống kinh tế của ngư dân làng chài sẽ được nâng cao, Vịnh Hạ Long một lần nữa sẽ lại được toàn thế giới ngưỡng mộ bởi một cộng đồng dân cư bản địa sống ngay trong lòng một Di sản thế giới với biết bao điều bí ẩn, kỳ thú, hấp dẫn cần khám phá. 3.2. Đa dạng hoá các chương trình du lịch biển Hạ Long Để du khách đã đến Hạ Long sẽ quay trở lại, để giữ chân du khách lưu lại lâu hơn ở Hạ Long thì cần phải tạo thêm những tuyến điểm du lịch mới, kết hợp với các loại hình du lịch phong phú đa dạng, làm cho du khách luôn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, không bao giờ có cảm giác nhàm chán (vì các tour du lịch quá giống nhau, lặp đi lặp lại), phải làm cho du khách thấy Hạ Long là một điểm đến kì diệu không thể chỉ một lần nữa mà có thể khám phá được hết cái đẹp của nó. Thiết lập một số tuyến thăm quan các hòn đảo có phong cảnh ngoạn mục: Bãi Cháy – Hòn Đũa - Đảo Rều Bãi Cháy - đảo Cửa Ông – Ngọc Vừng – Tiền Tiêu – Quan Lạn - Đảo Cô Tô Bãi Cháy - Đảo Rều – Cái Rồng – Cát Bà. Bãi Cháy - Đảo Rều – Trà Cổ. Các tuyến điểm du lịch này sẽ đưa du khách tham quan được nhiều đảo nổi bật ở Vịnh Hạ Long, tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: ngủ qua đêm trên tầu, tắm biển, thể thao nước, câu cá, leo núi, lặn biển… Trên tàu, khách được phục vụ những món ăn đặc sản biển, được phục vụ những buổi biểu diễn ca nhạc dân tộc, đây luôn là điều thú vị đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Ngoài giá trị kinh tế đem lại, việc mở rộng các chương trình, tuyến điểm du lịch sẽ thúc đẩy việc tìm kiếm và khôi phục lại những lễ hội, những nét văn hoá truyền thống tưởng chừng như đã mất đi. Thúc đẩy sự năng động, sáng tạo và tính trách nhiệm của các CBCNV hoạt động trong ngành Du lịch tìm ra các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn mới. 3.3. Thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư vào các đảo Việc mở rộng hướng phát triển là việc làm rất cần thiết cho việc phát triển du lịch bền vững ở Hạ Long. Thay vì chỉ đầu tư phát triển du lịch vào các hang trọng điểm như: động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt… thì việc đầu tư phát triển du lịch biển đảo sẽ tạo ra một sức hấp dẫn mới, làm tăng khả năng cạnh tranh của du lịch Hạ Long trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong mục tiêu phát triển du lịch biển đảo Quảng Ninh giai đoạn 1998-2010 đã khẳng định: đầu tư phát triển đảo Quan Lạn nhằm mục tiêu chủ yếu là khai thác giá trị các bãi biển Minh Châu, Quan Lạn…hình thành một trung tâm trong tổng thể các điểm du lịch phụ cận như : Ngọc Vừng, Ba Đồn… Một ví dụ điển hình cho việc mở rộng hướng đầu tư phát triển vào du lịch biển đảo là việc xây dựng bán đảo Tuần Châu thành khu du lịch Quốc tế, quy mô lớn với hơn 50 hạng mục phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách. Tuần Châu đang là điểm sáng của du lịch Hạ Long. Tiềm năng du lịch các đảo thực sự là kho báu dự trữ cho sự phát triển du lịch biển Hạ Long. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài, khuyến khích nguồn nội lực đầu tư vào các dự án phát triển du lịch biển trên đảo. Đỏi hỏi sự nỗ lực hết mình của Ban quản lý Vịnh Hạ Long phối hợp với các ngành có liên quan. 3.4. Tăng cường quản lý nhà nước(QLNN) về công tác xúc tiến du lịch (XTDL) Các cơ quan QLNN về du lịch cần hoàn thiện môi trường pháp lý đối với công tác XTDL để các cơ sở trong ngành, các đối tác nước ngoài có thể hoạt động một cách thuận lợi nhất. Đồng thời, phải tuyên truyền, quán triệt, thực hiện tốt những văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. Bộ máy tổ chức của các cơ quan QLNN về du lịch cần kiện toàn cả ở cấp trung ương và địa phương nhằm thống nhất hoạt động XTDL theo kế hoạch và định hướng. Những cán bộ làm việc trong lĩnh vực này phải được đào tạo chuyên môn sâu ở trong và ngoài nước. Chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường du lịch, xác định các thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch XTDL cụ thể. Hiện tại, các thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam là thị trường Tây Bắc Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Đông Nam á và các nước ASEAN. Trong tương lai, công tác XTDL cần vươn tới thị trường tiềm năng như ấn Độ, Nam Phi, các nước Đông Âu. Tăng cường các phương tiện, công nghệ, cách thức (các ấn phẩm như tập gấp, các báo trong và ngoài nước, đài truyền hình trung ương, các phòng thông tin ở sân bay quốc tế, thông qua mạng Internet) để tuyên truyền quảng bá trong và ngoài nước, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, nâng cao nhu cầu du lịch trong nước. Ngành Du lịch cần tiếp tục phối hợp với Tổng cục Hàng không, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin…để tăng cường tuyên truyền du lịch Việt Nam ra nước ngoài bằng mở các văn phòng XTDL tại các thị trường trọng điểm (Nhật, Hàn quốc, Mỹ, Anh, Pháp và các nước Đông nam á) chú trọng tập trung quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên một số kênh truyền hình quốc tế phổ biến như CNN, TV5, NHK… Tổ chức các Farm tour, Press tour cho đại diện các hãng lữ hành lớn ở các thị trường trọng điểm. Nghiên cứu và tiếp tục đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh, miễn thị thực cho công dân một số nước có nhiều khách du lịch tới Việt Nam. Khuyến khích, tạo điều kiện để các dự án nước ngoài đầu tư vào du lịch được thực hiện tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là dự án cho các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề tại các địa bàn trọng điểm, đồng thời, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhanh chóng thành lập Quỹ hỗ trợ và phát triển du lịch để tạo ra cơ sở huy động nguồn cho công tác XTDL địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nhanh chóng kí thoả thuận hợp tác với bộ Ngoại giao để phối hợp thực hiện các hoạt động XTDl ở nước ngoài, tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào ngành Du lịch cũng như tranh thủ sự ủng hộ của Quỹ Hỗ trợ hoạt động phục vụ kinh tế của Bộ ngoại giao và các ngành có liên quan. 3.5. Phân vùng bảo vệ . Vùng bảo tuyệt đối với di sản thế giới Trong vùng bảo tồn tuyệt đối, đối tượng bảo tồn là những núi đá, hang động, bãi tắm, san hô, hệ động thực vật, môi trường nước và cảnh quan tự nhiên. Duy trì bảo vệ vùng ngập mặn, rừng mưa nhiệt đới, rạn san hô, thảm cỏ biển phục hồi những vùng san hô bị suy thoái. phát triển các khu bảo vệ tự nhiên, các loài sinh vật cảnh, bảo tàng tự nhiên và nhân tạo về đời sống của sinh vật biển. Hạn chế nuôi trồng hải sản trong các cửa hang hay trên mặt Vịnh. Hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình có quy mô lớn, khai thác tài nguyên với quy mô lớn ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên. Giảm thiểu đến mức tối đa các loại ô nhiễm do chất thải, dầu và tiếng ồn. Phòng ngừa cháy rừng, tảo nở hoa, tràn dầu, tai nạn thuyền hay khai thác quá mức. Quản lý nghiêm ngặt các hoạt động du lịch như: tiêu chuẩn tầu thuyền để đảm bảo môi trường, điểm neo đậu, các hoạt động dịch vụ du lịch trên Vịnh. Bảo tồn dáng vẻ tự nhiên của quần thể đảo, bề mặt đảo, chất lượng nước, ấn tượng cảnh quan tự nhiên. Khuyến khích các hoạt động tham quan, thắng cảnh, nghiên cứu khoa học. Khai thác tài nguyên tự nhiên, song không phương hại đến các nguyên tắc về bảo tồn . Vùng bảo tồn sinh thái . Bao gồm các khu vực bãi triều, khu vực rừng ngập mặn, khu vực san hô, khu vực bảo tồn thiên nhiên, khu vực bảo tồn tài nguyên nước. Các khu vực bảo tồn sinh thái cần phải có những giải pháp khác nhau, đáp ứng hiệu quả bảo tồn cho từng khu vực: bãi triều, ngập mặn…Mọi hoạt động của con người trong khu vực này cần tránh tác động xấu đến môi trường, đặc biệt không làm biến dạng hệ sinh thái tự nhiên. + Khu vực quản lý chủ động – khu vực đệm thuộc Di sản thế giới Phát triển thêm các tuyến du lịch hang động, tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau. Bảo tồn vùng san hô, xác định các vùng nuôi cấy ngọc trai, vùng đánh cá. Kiểm soát chặt chẽ quy định lấn biển để xây dựng khu đô thị, cảng và dịch vụ du lịch. Cần thực hiện báo các đánh giá tác động môi trường trong quá trình lấn biển. Quản lý kiểm soát chặt chẽ các hoạt động dịch vụ cảng biển, các quá trình vận chuyển than và các loại hàng hoá khác. Trong khi vực đệm, hầu hết các hoạt động của con người đều bị cấm nếu không có giấy phép chính thức. Do đó các nhà đầu tư vào khu vực này bắt buộc phải trình cho các cơ quan chức năng báo cáo đánh giá tác động của môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường + Khu vực phát triển - Vùng phát triển bao bồm khu vực phát triển hiện nay và dự kiến là trung tâm các hoạt động kinh tế của khu vực Vịnh Hạ Long bao gồm các khu vực phát triển công nghiệp, khu vực phát triển cảng biển, khu vực phát triển du lịch , khu vực phát triển nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, khu vực phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng. Kết luận Phát triển bền vững là hướng đi đúng đắn đang được lựa chọn bởi tất cả các ngành nghề. Trong những năm qua, phát triển du lịch theo hướng bền vững được các nhà hoạch định đặc biệt quan tâm với một trong những nội dung quan trọng là thúc đẩy da dạng sinh học bảo tồn và tôn tao các cảnh quan tự nhiên. Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới - điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, đang là đối tượng khai thác của các ngành kinh tế như: ngành Du lịch khai thác than, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, hoạt động giao thông cảng biển… sức ép mà nó đang phải chịu là vô cùng lớn, chính điều đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình du lịch phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, nghiên cứu những giải pháp bảo tồn giá trị Vịnh Hạ Long phục vụ phát triển du lịch bền vững là nhiệm vụ cấp thiết. Đồng thời, cần góp phần giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường di sản. Nghiên cứu công tác bảo tồn, khóa luận đã tìm hiểu và giải quyết các vấn đề sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới về du lịch bền vững, nguyên tắc của du lịch bền vững đây được coi là cơ sở lý luận trong việc đưa ra những giải pháp tổng quát cho công tác quản lý và bảo tồn Vịnh Hạ Long. Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch Hạ Long, những thành tựu đã đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục. Tác động của du lịch đến những ngành kinh tế khác đến môi trường Vịnh Hạ Long, đặc biệt môi trường nước- một yếu tố cấu thành nên cảnh quan của Vịnh. Trước tình hình đó, Ban quản lý đã được thành lập để giúp UBND tỉnh trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của Vịnh. Các hoạt động của Ban trong thời gian qua đã góp phần tích cực làm giảm các hiện tượng vi phạm ảnh hưởng đến cảnh quan của di sản. tuy nhiên, do những hạn chế về cơ chế quản lý, trình độ quản lý địa bàn lại quá rộng nên công tác còn nhiêu bất cập. Trong tương lai cùng với sự đổi mới cải cách về cơ chế quản lý nhà nước và đầu tư, với sự nỗ lực của ban quản lý và sự đóng góp của cộng đồng địa phương, công tác này sẽ được giải quyết một cách triệt để hơn. Các giải pháp quản lý bảo tồn di sản cần mang tầm vĩ mô. Sự phát triển du lịch phải đảm bảo hoàn chỉnh trong tổng thể phát triển chung của các ngành kinh tế Tài liệu tham khảo 1/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Báo cáo kết quả công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long năm 2003 - phương hướng nhiệm vụ năm 2004. 2/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Báo cáo kết quả công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long năm 2004 - phương hướng nhiệm vụ năm2005. 3/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Chuyên đề quản lý môi trường Vịnh Hạ Long, Hạ Long – 2003. 4/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long và Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, Đặc điểm khí tượng hải văn Vịnh Hạ Long, Hạ Long 10-2003. 5/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Vịnh Hạ Long Di sản thiên nhiên thế giới - Hạ Long 1-2003. 6/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Một số văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn khu Di sản Vịnh Hạ Long, Hạ Long 1-2003. 7/ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Hạ Long những lời đánh giá và ca ngợi, Hạ Long 4-2000. 8/ Bộ KH-CN-MT và Viện nghiên cứu phát triển Du lịch,Tổng quan kinh nghiệm các nước về phát triển Du lịch bền vững, Hà Nội 12-2000. 9/ Bộ xây dựng, Viện quy hoạch đô thị nông thôn, Báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long đến 2020. 10/ Cơ quan JICA Nhật Bản, Đánh giá môi trường Vịnh Hạ Long , 2000. 11/ Nguyễn Đình Hoè,Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, NXB ĐHQG – HàNội ,Hà Nội 2001. 12/ Trần Đức Thanh, Nhập môn Du lịch, NXB ĐHQG-Hà Nội 2001. 13/ Tỉnh uỷ Quảng Ninh, Nghị quyết của Ban Thường Vụ Tỉnh Uỷ về công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến 2005, số 09 NQ/TU, Hạ Long 30-11-2001. 14/ UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Du lịch Quảng Ninh, Quy hoạch phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ninh thời kì 2001-2010. 15/ UBND tỉnh Quảng Ninh ,Bộ Văn hoá Thông tin, UBQG UNESCO của Việt Nam, Hội thảo Vịnh Hạ Long 5 năm Di sản thế giới, Hạ Long 4-2000. 16/ Phạm Hồng Hải, Cẩm nang du lịch Vịnh Hạ Long, NXB Thế giới và Ban Quản lý vịnh Hạ Long - 2001 17/ Non nước Hạ Long – Thi Sảnh, Hội khoa học lịch sử Quảng Ninh 10-2002. 18/ Tạp chí Du lịch Việt Nam Số ra tháng 8/2004; tháng10/2004; tháng11/2004; tháng 12/2004; tháng 1/2005; tháng 2/2005. 19/ Tạp chí Chân trời UNESCO Số ra tháng 12/2004 ; tháng 1/2005; tháng 2/2005 20/ Tạp chí Quản lý Nhà Nước 21/ Website :http:// WWW.Viet nam tourism.com Mục lục Trang Nhận xét và đánh giá của giáo viên phản biện về chất lượng của khóa luận Tôi đánh giá khóa luận này đạt điểm: …../10 Hà Nội, ngày….. tháng …. năm 2005 Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học dân lập đông đô Khoa du lịch ----o0o---- Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu những giải pháp phát triển du lịch bền vững ở vịnh hạ long Sinh viên  : Trần Phượng Loan Mã sinh viên  : 721425 Giáo viên hướng dẫn  : Lê Hồng Phấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn ý kiến của người nhận xét ý kiến của chủ tịch hội đồng Hà Nội - 2005 Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34170.doc