Nghiên cứu nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể và phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm gốm Phù Lãng - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------------------- HỒ NGỌC CƯỜNG NGHIÊN CỨU NHU CẦU XÂY DỰNG NHÃN HIỆU TẬP THỂ VÀ PHÁT TRIỂN KÊNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM GỐM PHÙ LÃNG – HUYỆN QUẾ VÕ – BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : KINH TẾ NƠNG NGHIỆP Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN VĂN SONG HÀ NỘI - 2010 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..i LỜI CAM ðOAN Tơi xin cam đoan rằng, nội

pdf203 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2653 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể và phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm gốm Phù Lãng - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tơi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tơi. Tác giả luận văn Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..ii LỜI CẢM ƠN ðể hồn thành luận văn này cũng như hồn thành cả quá trình học tập, rèn luyện là nhờ sự dạy dỗ động viên và dìu dắt nhiệt tình của các thầy giáo, cơ giáo trong Viện ðào tạo Sau ðại học, Khoa kinh tế và phát triển nơng thơn cùng gia đình và tồn thể bạn bè. Nhân dịp này tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến BGH, Ban chủ nhiệm Viện, Khoa, các thầy giáo, cơ giáo đã chỉ dẫn, dạy dỗ cho tơi những kiến thức vơ cùng quý giá để tơi cĩ thể trưởng thành một cách vững vàng. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cơ giáo trong Bộ mơn Bộ mơn Kinh tế Tài nguyên Mơi trường - Khoa Kinh tế và phát triển nơng thơn. ðặc biệt tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Song, trưởng Bộ mơn Kinh tế Tài Nguyên Mơi trường - Khoa Kinh tế và phát triển nơng thơn Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, đĩng gĩp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ tơi vượt qua những khĩ khăn trong quá trình nghiên cứu để hồn chỉnh bản luận văn tốt nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn ðảng ủy, UBND cùng tồn thể bà con nhân dân xã Phù Lãng đã tạo điều kiện cho tơi tiếp cận và thu thập những thơng tin cần thiết để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Qua đây, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, sẻ chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tơi trong cuộc sống và trong quá trình học tập, nghiên cứu! Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Tác giả luận văn Hồ Ngọc Cường Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..iii MỤC LỤC - Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục biểu đồ viii Danh mục sơ đồ ix 1. MỞ ðẦU i 1.1 Tính cấp thiết 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6 2.1 Cơ sở lý luận về xác định nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể và kênh tiêu thụ 6 2.2 Cơ sở thực tiễn 42 2.3 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM 52 3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CƯU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56 3.1 ðặc điểm địa bàn nghiên cứu 56 3.2 Phương pháp nghiên cứu 72 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 83 4.1 Thực trạng sản xuất sản phẩm Gốm Phù Lãng tại Phù Lãng 83 4.1.1 ðặc trưng sản xuất sản phẩm Gốm Phù Lãng 83 4.1.2 Tình hình phát triển sản xuất Gốm Phù Lãng một số năm gần đây 85 4.2 Xác định nhu cầu về tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể Gốm Phù Lãng 103 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..iv 4.2.1 Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh doanh gốm về nhãn hiệu tập thể 103 4.2.2 Nhu cầu của người sản xuất và kinh doanh gốm về xây dựng NHTT “Gốm Phù Lãng” 106 4.2.3 Những lợi ích của các hộ sản xuất, kinh doanh mong muốn khi xây dựng NHTT gốm Phù Lãng 109 4.2.4 Mức kinh phí bằng lịng đĩng gĩp, điểm cầu của các hộ sản xuất, kinh doanh gốm cho hoạt động xây dựng NHTT gốm Phù Lãng 111 4.2.5 Mơ hình hồi quy mức bằng lịng trả để xây dựng, phát triển và quản lý NHTT Gốm Phù Lãng của các hộ sản xuất, kinh doanh Gốm Phù Lãng 117 4.2.6 Nhu cầu về tổ chức tập thể đứng tên đăng ký và quản lý NHTT “gốm Phù Lãng” 126 4.2.7 Nhu cầu về quản lý và phát triển NHTT gốm Phù Lãng 127 4.2.8 Nhu cầu của một số tổ chức liên quan về xây dựng, quản lý và phát triển NHTT “gốm Phù Lãng” 131 4.3 Kênh tiêu thụ và chuỗi giá trị sản phẩm Gốm Phù Lãng 134 4.3.1 Thị trường tiêu thụ và vấn đề cạnh tranh sản phẩm gốm phù Lãng 134 4.3.2 Chuỗi giá trị sản phẩm Gốm Phù Lãng- Hướng tác động 144 4.4 Giải pháp nhằm xây dựng nhãn, phát triển, quản lý nhãn hiệu tập thể Gốm Phù Lãng và hồn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng 168 4.4.1 Giải pháp xây dựng nhãn hiệu tập thể, phát triển và quản lý nhãn hiệu tập thể Gốm Phù Lãng 168 4.4.2 Giải pháp phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng 172 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 176 5.1 Kết luận 176 5.2 Kiến nghị 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO 181 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BQ Bình quân CC Cơ cấu CHXHCN Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNH-HðH Cơng nghiệp hĩa – Hiện đại hĩa CP Chính phủ CVM Contingent Value Method GT Giá trị HTX Hợp tác xã KT –XH Kinh tế xã hội Nð-CP Nghị định – Chính phủ NHCN Nhãn hiệu chứng nhận NHTT Nhãn hiệu tập thể Qð Quyết định SHTT Sở hữu trí tuệ SL Số lượng SX - KD Sản xuất – Kinh doanh TTCN Tiểu thủ cơng nghiệp WTP Willingness to Pay Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Tình hình đất đai của xã Phù Lãng năm 2007 – 2009 62 3.2 Tình hình dân số - lao động xã Phù Lãng 2007 – 2009 65 3.3 Kết quả phát triển kinh tế xã Phù lãng năm 2007 – 2009 69 3.4 Số lượng cơ sở sản xuất gốm tại Phù Lãng năm 2009 75 4.1 ðặc trưng về hình thái, tính chất một số sản phẩm gốm Phù Lãng 84 4.2 Tình hình phát triển nghề Gốm Phù Lãng 2007- 2009 86 4.3 Giá trị sản xuất Gốm Phù Lãng 2007- 2009 88 4.4 Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất gốm Phù Lãng 91 4.5 ðiều kiện sản xuất của nhĩm hộ điều tra 92 4.6 Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra 93 4.7 Chi phí sản xuất gốm của nhĩm hộ 96 4.8 Kết quả sản xuất của các nhĩm hộ điều tra 98 4.9 Kết quả và hiệu quả sản xuất gốm của các nhĩm hộ điều tra 101 4.10 Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh về NHTT 104 4.11 Tổng hợp ý kiến người SX, KD gốm về xây dựng NHTT gốm Phù Lãng 107 4.12 Mức phí bằng lịng đĩng gĩp của các hộ sản xuất quy mơ 1 111 4.13 Mức phí bằng lịng đĩng gĩp của các hộ sản xuất quy mơ 2 112 4.14 Mức phí bằng lịng đĩng gĩp của các hộ sản xuất quy mơ 3 113 4.15 Mức phí bằng lịng đĩng gĩp của nhĩm hộ sản xuất 114 4.16 Mức bằng lịng đĩng gĩp của các hộ kinh doanh 117 4.17 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP 120 4.18 Mức bằng lịng đĩng gĩp theo thu nhập từ Gốm Phù Lãng 121 4.19 Mức bằng lịng đĩng gĩp bình quân theo trình độ học vấn 122 4.20 Mức bằng lịng đĩng gĩp bình quân theo kinh nghiệm 123 4.21 Mức bằng lịng đĩng gĩp bình quân phân theo quy mơ 124 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..vii 4.22 Tổng hợp ý kiến của các hộ sản xuất, kinh doanh về tổ chức đứng tên đăng ký và quản lý NHTT “gốm Phù Lãng” 126 4.23 Tiêu chí lựa chọn thành viên tham gia Hội Gốm Phù Lãng 128 4.24 Thị trường tiêu thụ chính sản phẩm Gốm Phù Lãng 135 4.25 Kết quả và hiệu quả của hộ sản xuất chậu cây cảnh Phù Lãng 145 4.26 ðặc điểm chung tác nhân đại lý kinh doanh sản phẩm Gốm Phù Lãng 147 4.27 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân đại lý kinh doanh sản phẩm Chậu cảnh Phù Lãng 149 4.28 ðặc điểm chủ yếu của người bán buơn sản phẩm Gốm Phù Lãng 151 4.29 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của người bán buơn 153 4.30 ðặc điểm chung của tác nhân người bán lẻ sản phẩm Gốm Phù Lãng 154 4.31 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của người bán lẻ Gốm Phù Lãng 155 4.32 ðặc điểm chung của tác nhân mơi giới 156 4.33 Kết quả, hiệu quả hoạt động của tác nhân mơi giới 157 4.34 ðặc điểm chung của tác nhân doanh nghiệp 158 4.35 Kết quả, hiệu quả hoạt động của tác nhân doanh nghiệp 159 4.36 Hình thành giá chậu cây cảnh và giá trị gia tăng của các tác nhân 164 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..viii DANH MỤC BIỂU ðỒ STT Tên biểu đồ Trang 3.1 Cơ cấu diện tích đất tự nhiên Xã Phù Lãng (2007 -2009) 61 3.2 Cơ cấu lao động của xã Phù Lãng năm 2009 66 3.3 Cơ cấu tỷ trọng đĩng gĩp giá trị sản xuất xã Phù Lãng qua 3 năm 2007 -2009 70 3.4 Số lượng cơ sở sản xuất phân theo quy mơ năm 2009 76 4.1 Biến động về cơ sở sản xuất, số mẻ lị, lao động làm gốm tại Phù lãng (2007 -2009) 86 4.2 Biến động về số lượng các cơ sở sản xuất gốm Phù Lãng theo quy mơ (2007 -2009) 87 4.3 Tổng giá trị sản lượng Gốm Phù Lãng qua 3 năm 2007 -2009 88 4.4 Cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động của các nhĩm hộ 94 4.5 Cơ cấu vốn tự cĩ và vốn đi vay của các nhĩm hộ 94 4.6 Kết quả và hiệu quả sản xuất gốm của các nhĩm hộ 102 4.7 Nhận thức về lợi ích của NHTT mang lại 106 4.8 Thứ tự đánh giá lợi ích của các hộ sản xuất, kinh doanh mong muốn khi xây dựng NHTT gốm Phù Lãng 109 4.9 Mức bằng lịng đĩng gĩp của nhĩm hộ quy mơ 1 112 4.10 Mức bằng lịng đĩng gĩp của nhĩm hộ quy mơ 2 113 4.11 Mức bằng lịng đĩng gĩp của nhĩm hộ quy mơ 3 114 4.12 Mức phí bằng lịng đĩng gĩp của các hộ sản xuất 115 4.13 Mức bằng lịng đĩng gĩp bình quân theo quy mơ 125 4.14 Ý kiến của hộ sản xuất, kinh doanh trong cơng việc quản lý của Hiệp hội 129 4.15 Ý kiến của hộ sản xuất, kinh doanh về quản lý Hiệp hội 130 4.16 Tiêu chí cạnh tranh Sản phẩm Gốm Phù lãng 143 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..ix DANH MỤC SƠ ðỒ TT Tên sơ đồ Trang 2.1 Tháp nhu cầu Abraham H.Maslow 9 2.2 ðường cầu minh họa 10 2.3 Quy trình tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể 23 2.4 Trung gian làm giảm mối quan hệ 31 4.1 Mơ hình quản lý NHTT Gốm Phù Lãng 134 4.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm gốm của các cơ sở sản xuất 138 4.3 Hình thành giá và giá trị gia tăng qua các tác nhân 161 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..1 1. MỞ ðẦU 1.1 Tính cấp thiết Làng nghề cĩ vai trị rất quan trọng trong tiến trình phát triển nơng thơn Việt Nam, khơng chỉ trên phương diện gĩp phần tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho nơng dân mà cịn tạo nên những dấu ấn, bản sắc văn hĩa đặc trưng của mỗi vùng, mỗi miền. Tại nhiều làng nghề trên cả nước, ngành nghề truyền thống khơng cịn là một nghề phụ mà đã thực sự trở thành nguồn thu chính của người sản xuất, cĩ thể kể ra đây tên của các làng nghề như làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), gốm sứ Phù Lãng, làng nghề mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Tây cũ) hay làng nghề gỗ mỹ nghệ ðồng Kỵ.... ðến nay mặc dù chưa cĩ số liệu nào chính thức tổng kết đĩng gĩp của các làng nghề đối với sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nước, tuy nhiên theo kết quả của dự án điều tra lập bản đồ ngành nghề thủ cơng (MARD- JICA), Việt nam cĩ 2017 làng nghề. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở ðồng bằng sơng Hồng (chiếm 80%), tạo thêm việc làm và lao động cho khoảng 1.4 triệu lao động. Sản phẩm của làng nghề Việt Nam được tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu sang 136 quốc gia trên thế giới với kim ngạch lên tới 750 triệu USD (năm 2007). ðặc biệt là xuất khẩu sản phẩm gốm sứ. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2008 đạt 175.7 triệu USD, Quý I/2009 đạt 51.7 Triệu USD cĩ mặt trên 40 quốc gia trên thế giới gĩp phần tạo thu nhập cho người dân, thay đổi bộ mặt nơng thơn. Tuy nhiên sản phẩm gốm Việt nam vẫn đang bị cạnh tranh bởi các nước như Trung Quốc, Thái Lan... vì vấn đề thương hiệu và vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, vấn đề thương hiệu ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các đơn vị sản Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..2 xuất kinh doanh. Cĩ thể khẳng định, áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất hiện nay khơng cịn chỉ dừng lại ở chuyện giá cả và chất lượng sản phẩm mà thách thức nằm ở vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu. ðây là yếu tố quyết định “sức sống” của mỗi sản phẩm và sự cơng nhận của người tiêu dùng dựa trên việc phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm. Nhãn hiệu tập thể là một vấn đề về thương hiệu được nhà nước quan tâm và hỗ trợ. ðặc biệt là nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm của các làng nghề truyền thống - làng nghề vốn cĩ từ lâu đời. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu được một tổ chức (như hiệp hội, hợp tác xã, câu lạc bộ, tổng cơng ty, tập đồn...) đứng ra đăng ký để các thành viên trong tổ chức cùng sử dụng. ðương nhiên, thành viên nào muốn sử dụng thì phải tuân thủ điều kiện chung. Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể sẽ giúp cho các làng nghề bảo hộ cho sản phẩm của mình đồng thời xâm nhập, tạo lập, giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu, chống lại mọi hành vi vi phạm, cạnh tranh khơng lành mạnh. ðồng thời cần phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm để mở rộng thị trường, tạo ra sự ảnh hưởng tích cực, đưa sản phẩm ngày càng được phổ biến rộng rãi trên thị trường. Làng nghề gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng – Huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh vốn là một trong 3 trung tâm gốm nổi tiếng nhất Miền Bắc cĩ tuổi đời hơn 600 năm. Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành...Trong quá trình phát triển nghề truyền thống, gốm Phù Lãng đã trải qua những bước thăng trầm, nhiều lúc tưởng như khơng thể phát triển, song nĩ vẫn tồn tại duy trì và kết quả là hiện nay gốm Phù Lãng đã cĩ mặt ở một số thị trường xuất khẩu như Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc... bởi những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, muốn khơi phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng các nghệ nhân thế hệ mới đã và đang thổi hồn vào cho đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn, ... các nghệ nhân đã tạo ra được nhiều sản Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..3 phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương...cĩ giá trị. Những sản phẩm này đã và đang được khách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước quan tâm, đĩn nhận. Mặc dù vậy, mới chỉ cĩ một số rất ít nhà sản xuất gồm Phù Lãng tham gia các thị trường này, cịn lại số đơng là các hộ sản xuất nhỏ lẻ các sản phẩm cĩ giá trị hàng hĩa thấp. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng cũng như cơ hội của các sản phẩm gốm trên thị trường quốc tế, vấn đề tiêu thụ sản phẩm cũng như xây dựng nhãn hiệu tập thể, phát triển nhãn hiệu này để tồn tại cạnh tranh trên thị trường đang là vấn đề được chính quyền địa phương và các hộ sản xuất phải quan tâm tới. Vậy nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể của các chủ thể tham gia vào sản xuất tiêu thụ sản phẩm gốm Phù Lãng như thế nào? Vấn đề phát triển kênh tiêu thụ ra sao? ðang là 2 vấn đề lớn trên địa bàn. Xuất phát từ thực tế đĩ, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể và phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng – huyện Quế Võ – Bắc Ninh”. ðề tài sẽ phải giải quyết được các câu hỏi lớn: 1. Nhãn hiệu tập thể là gì? Xây dựng nhãn hiệu tập thể cĩ ích lợi gì? 2. Kênh tiêu thụ? Các vấn đề về kênh tiêu thụ? 3. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng 4. Nhu cầu xây dựng nhãn hiệu ra sao 5. Phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm như thế nào? Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc đề ra giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển làng nghề, giữ gìn các văn hĩa cổ truyền và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương gĩp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HðH nơng nghiệp, nơng thơn và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu về nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể và phát Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..4 triển kênh tiêu thụ sản phẩm gốm Phù Lãng, nhằm nâng cao giá trị và thương hiệu cho sản phẩm từ đĩ phát triển làng nghề Gốm Phù Lãng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hĩa cơ sở lý luận về nhu cầu, cầu, nhãn hiệu tập thể, kênh tiêu thụ - Phản ánh thực trạng tình hình sản xuất sản phẩm gốm Phù Lãng. - Xác định nhu cầu của các chủ sản xuất, thương lái, các tổ chức về xây dựng, phát triển và quản lý nhãn hiệu tập thể Gốm Phù Lãng. - Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm gốm Phù Lãng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kênh tiêu thụ. - Giải pháp nhằm xây dựng nhãn, phát triển, quản lý nhãn hiệu tập thể Gốm Phù Lãng và hồn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng. 1.3 ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 ðối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cĩ tính chất lý luận và thực tiễn về nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể và phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm. - ðối tượng nghiên cứu chủ yếu là các chủ lị gốm, người buơn bán và một số tổ chức liên quan. Cụ thể là các hộ, các HTX, các doanh nghiệp, một số cơ quan chuyên mơn,... 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: + Nghiên cứu thực trạng sản xuất Gốm Phù Lãng. + Xác định nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể sản phẩm Gốm Phù Lãng. + Kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng. Chuỗi giá trị sản phẩm chậu hoa cây cảnh. + ðề xuất giải pháp thích hợp nhằm gĩp phần xây dựng nhãn hiệu tập thể và phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..5 - Phạm vi khơng gian: + ðề tài tập trung nghiên cứu các chủ lị gốm, hộ sản xuất, các tổ chức tại Làng nghề Gốm Phù Lãng – Quế Võ – Bắc Ninh cũng như các cơ quan ban ngành liên quan trong việc xây dựng nhãn hiệu và phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng. - Phạm vi thời gian: + ðề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5/2009 đến tháng 10/2010. + Số liệu của đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian 2007 - 2010. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..6 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận về xác định nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể và kênh tiêu thụ 2.1.1 Nhu cầu (Needs) 2.1.1.1 Khái niệm Từ lâu, nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nghiên cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, vấn đề nhu cầu được tìm thấy trong các nghiên cứu của các nhà khoa học cĩ tên tuổi như: Jeremy Bentham, Benfild, William Stanley Jeavons, John Ramsay MrCulloch, Eward Herman. ðĩ là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu xuất hiện ở bất kỳ sinh vật nào, bất kỳ xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đĩ với mơi trường xung quanh. Cho tới nay, chưa cĩ một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách giáo khoa hay cơng trình nghiên cứu khoa học thường cĩ những định nghĩa mang tính riêng biệt. Nhu cầu trong kinh tế học: ðược hiểu là nhu cầu tiêu dùng, là sự cần thiết của một cá thể về một hàng hĩa hay dịch vụ nào đĩ. Khi nhu cầu của tồn thể các cá thể trong nền kinh tế gộp lại ta cĩ nhu cầu thị trường. Khi nhu cầu của tồn thể các cá thể về tất cả các mặt hàng ta cĩ tổng cầu. Theo Kotler (2000): “Nhu cầu là trạng thái hay cảm giác thiếu hụt cần được đáp ứng”. Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đĩ. Nhưng “cái gì đĩ” chỉ là hình thức biểu hiện bên ngồi của nhu cầu. Sau hình thức biều hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu mà cĩ thể tạm gọi là “nhu yếu”. Nhu yếu đang nĩi đến lại cĩ thể được xem là hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..7 hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu yếu mang tính tương đối với nhau. ðiều đĩ cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vơ số các chuỗi mắt xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, cĩ khả năng phát triển và đa dạng hĩa. Tuy nhiên, để dễ dàng nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện. Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hĩa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định. ðối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và cĩ thể làm thỏa mãn nhu cầu đĩ. Một đối tượng cĩ thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu cĩ thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đĩ mức độ thỏa mãn khác nhau. Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vơ hạn của nhu cầu. Chính vậy mà “Khơng cĩ số đếm nhu cầu và ước muốn”- Alfred Marshall (1842-1924). Về vấn đề cơ bản của khoa học kinh tế – vấn đề nhu cầu con người – hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu cầu khơng cĩ giới hạn. 2.1.1.2. Cấu trúc nhu cầu Aristotle đã cho rằng con người cĩ hai loại nhu cầu chính : thể xác và linh hồn. Sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nĩ đã ảnh hưởng đến tận ngày nay và người ta đã quen với việc phân nhu cầu thành “ nhu cầu vật chất” và “nhu cầu tinh thần”. Trọng tâm chú ý của các nhà khoa học là xếp đặt nhu cầu theo một cấu trúc thứ bậc. ý tưởng về thứ bậc của nhu cầu bắt đầu nảy sinh từ đầu thế kỷ trước. Quan điểm đầu tiên của luận thuyết về nhu cầu nĩi rằng sự thỏa mãn nhu cầu bậc thấp trong thang độ nhu cầu sẽ sinh ra mong muốn được thỏa mãn nhu cầu bậc cao hơn. Với Abraham H.Maslow (1943): “con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hanh động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lịng và khuyến khích họ hành động của con người”. Chính vậy mà nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..8 sẽ thay đổi được hành vi của con người. Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “ đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ “cơ bản” của nĩ đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. (Sơ đồ 2.1). Như vậy: 1. Nhu cầu thấp nhất nhưng cũng là nền tảng, cơ bản nhất là nhu cầu tự nhiên – nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sống cịn – Physiolosogical đĩ là nhu cầu về ăn, mặc, ở… để tồn tại, để sống và duy trì nịi giống. 2. Nhu cầu tiếp đến là nhu cầu An tồn – Safety: Nhu cầu an tồn cĩ an tồn về tính mạng và an tồn về tài sản sau khi con người cĩ được nhu cầu cơ bản đĩ rồi thì họ mới phát sinh ra các nhu cầu về mặt xã hội bao gồm sự mong muốn là một thành viên của một cộng đồng nào đĩ. 3. Nhu cầu xã hội – Belonging: Nhu cầu này quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người cĩ nhu cầu giao tiếp để phát triển. Và cấp độ cao hơn tinh hội nhập trong cộng đồng đĩ là cĩ uy thế trong cộng dồng đĩ. 4. Nhu cầu được tơn trọng – Prestige hay nĩi cách khác cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và tơn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “ mắt xích” khơng thể thiếu trong hệ thống phân cơng lao động xã hội. Việc họ được tơn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng trong xã hội mà họ đang sống và làm việc. Cuối cùng con người luơn muốn hồn thiện bản thân mình. Dẫn đến nhu cầu thứ 5 – trong thuyết Maslow. 5. Nhu cầu tự khẳng định mình – Self actualization. ðây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một cơng việc nào đĩ theo sở thích và chỉ khi cơng việc đĩ được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lịng. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..9 Như vậy theo thuyết của Abraham H. Maslow thì những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng. Và tháp nhu cầu trong thuyết nhu cầu Maslow cho thấy sự thể hiện tính cá nhân của con người được đề cao. Sơ đồ 2.1. Tháp nhu cầu Abraham H. Maslow 2.1.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhu cầu Qua nghiên cứu ta thấy rằng, nhu cầu là địi hỏi, là mong muốn và nguyên vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đĩ mà con người cảm nhận được. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao… Do đĩ, khi nghiên cứu được nhu cầu sẽ là cơ sở để định hướng các hoạt động được đúng đắn, điều chỉnh các hoạt động khi trái thực tiễn. Khi nắm bắt được nhu cầu, định hướng, tùy từng điều kiện hồn cảnh cụ thể mà cần phải xác định nhu cầu nào cần giải quyết tiên quyết, nhu cầu nào là cơ sở nền tảng đưa đến nhu cầu nào. Từ đĩ tùy trong từng tình huống Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..10 để áp dụng. Cĩ giải quyết tốt nhu cầu thì mới cĩ nền tảng vững chắc cho các hoạt động tiếp theo. Các hoạt động đĩ đạt được, một mặt quay lại gĩp phần thỏa mãn nhu cầu. 2.1.2 Cầu (Demand) 2.1.2.1 Một số khái niệm về cầu Cầu là số lượng hàng hĩa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và cĩ khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Như vậy cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đĩ là ý muốn mua và khả năng mua. Tức là cầu đối với hàng hĩa hoặc dịch vụ chỉ tồn tại khi người tiêu dùng vừa mong muốn mua hàng hĩa đĩ và sẵn sàng chi trả tiền cho hàng hĩa đĩ. Lượng cầu chính là lượng hàng hĩa hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và sẵn sàng mua tại một mức giá nhất định. Chúng ta cĩ thể biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng đồ thị như sau: Sơ đồ 2.2 ðường cầu minh họa Lưu ý: - Trục tung biểu diễn giá cịn trục hồnh biểu diễn sản lượng. Trong trường hợp này thì đường cầu là một đường thẳng tuyến tính. P Q P1 Q3 Q2 Q3 P2 P3 D1 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..11 - ðồ thị chỉ minh họa mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Cịn các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu như thu nhập, thị hiếu, giá của hàng hĩa liên quan. Theo Luật cầu: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hĩa hoặc dịch vụ hơn nếu như giá của hàng hĩa hoặc dịch vụ đĩ giảm xuống. Theo luật cầu thì đường cầu là đường dốc từ bên trái qua bên phải như minh họa trên sơ đồ 2.2. Ta cĩ thể thấy sự khác nhau căn bản giữa nhu cầu và cầu. Nhu cầu là trạng thái tâm lý của con người chỉ sự ham muốn, cần thiết, ước muốn của con người. Cịn cầu là lượng hàng hĩa mà người tiêu dùng muốn mua và cĩ khả năng mua tại các mức giá tương ứng. Cầu thể hiện mức nhu cầu đã được thỏa mãn. ðây là nét căn bản nhất thể hiện sự khác biệt giữa cầu và nhu cầu. 2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu Trước hết chúng ta khẳng định rằng cĩ nhiều nhân tố khác ngồi bản thân hàng hĩa tác động đến cầu đĩ là thu nhập, thị hiếu, giá của các hàng hĩa cĩ liên quan, thơng tin, số lượng người tiêu dùng, quy định của chính phủ, lãi suất, tín dụng, quảng cáo… + Thu nhập: là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng. Một nhà thống kê học người ðức tên là Ernst Engel (March 26, 1821 – December 8, 1896) đã nghiên cứu cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình và phát biểu mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hĩa thành quy luật Engel. Quy luật này được các nhà kinh tế khác thừa nhận là một trong những quy luật kinh tế quan trọng. ðối với đa số hàng hĩa và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với chúng tăng lên và ngược lại. Các hàng hĩa đĩ được gọi là các hàng hĩa bình thường. ðối với một số hàng hĩa và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua ít đi và ngược lại. + Thị hiếu: Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hĩa mà người tiêu dùng muốn mua. Thị hiếu thường rất khĩ quan sát và các nhà kinh tế thường giả định là thị hiếu khơng phụ thuộc vào giá của hàng hĩa và thu nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..12 tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tơn giáo.. + Giá của các hàng hĩa cĩ liên quan: Khi mua sắm hàng hĩa, người tiêu dùng cịn rất quan tâm đến giá của các hàng hĩa liên quan. ðĩ là những hàng hĩa bổ sung, hàng hĩa thay thế. + Số lượng người tiêu dùng: hay quy mơ thị trường là một trong những nhân tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì tiềm năng sẽ càng lớn. + Các kỳ vọng: Khi mua sắm hàng hĩa, người tiêu dùng khơng chỉ quan tâm đến các yếu tố trên. Bên cạnh đĩ, kỳ vọng cũng chi phối rất nhiều quyết định mua sắm của họ. Như vậy, cĩ thể kết luận rằng sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào khác giá bản thân hàng hĩa sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cầu chứ khơng phải là sự vận động dọc theo đường cầu. Khi đường cầu dịch chuyển sang phải, chúng ta gọi là cầu tăng và dịch chuyển sang bên trái chúng ta gọi là cầu giảm. 2.1.2.3 Hàm cầu Cầu đối với hàng háo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chúng ta cĩ thể biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu đối với hàng hĩa và các yếu tố ảnh hưởng dưới dạng: Qdx=f(Px,Py,Pz,I,N...) Trong đĩ - Qdx lượng cầu đối với hàng hố X, - Px giá của hàng hố X, - Py giá của hàng hố Y, - Pz giá của hàng hố Z, - I thu nhập của người tiêu dùng, - N số lượng người tiêu dùng. Tổng hợp các đường cầu: Nếu chúng ta biết được đường cầu của các cá nhân tiêu dùng riêng biệt thì làm cách nào để xác định tổng cầu của họ? Câu Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..13 trả lời là tổng lượng cầu tại một mức giá đã cho bằng tổng lượng cầu của tất cả người tiêu dùng tại mức giá đĩ. Giả sử một trường hợp đơn giản nhất của thị trường chỉ cĩ hai người tiêu dùng với các hàm cầu tương ứng của họ là Q1= f1(P); Q2= f2(P) với mức giá P: Tổng cầu sẽ là Q = Q1 + Q2 = f1(P) + f2(P) Như vậy, cầu cho chúng ta biết được ý muốn và khả năng chi trả của người mua. Cầu phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố và cĩ thể biểu diễn dưới dạng phương trình. Cầu thị trường là tổng của tất cả cầu cá nhân. 2.1.3 Nhãn hiệu 2.1.3.1 Khái niệm nhãn hiệu ðể phân biệt sản phẩm của mình với những sản phẩm khác, từ xa xưa người ta đã dùng nhiều biện pháp để đánh dấu. Ở Ireland, những người chủ trang trại đã dùng sắt lung đỏ để đĩng lên lưng những con cừu của mình. Theo tiếng Ireland từ “Brand” cĩ nghĩa là ” đĩng dấu”. Cĩ lẽ đây cũng chính là nguyên ._.nhân dẫn đến việc hình thành từ “nhãn hiệu“ được sử dụng rộng rãi đến ngày nay và qua đĩ quyền sở hữu đối với sản phẩm được khẳng định. Hiện nay thì nhãn hiệu hàng hĩa bắt đầu đĩng vai trị quan trọng trong đời sống hiện đại, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Hàng hĩa ngày càng đa dạng hơn dẫn đến người tiêu dùng cần được chỉ dẫn để cĩ thể lựa chọn chính xác và nhanh chĩng sản phẩm hàng hĩa cần lựa chọn, và việc đặt tên cho sản phẩm dịch vụ là tất yếu. Từ “Nhãn hiệu” được dùng phổ biến trên khắp thế giới để phân biệt từng loại sản phẩm hàng hố khác nhau. Nhưng mỗi nước, mỗi tổ chức đều xây dựng một khái niệm khác nhau về nhãn hiệu. Theo Bộ Luật dân sự của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ðiều 875 quy định: “Nhãn hiệu hàng hố là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hố, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hố cĩ thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đĩ được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc” [1]. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..14 Theo tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO: “Nhãn hiệu hàng hố được hiểu là một dấu hiệu đặc trưng để chỉ rõ một loại hàng hố hay dịch vụ nào đĩ được một cá nhân hay doanh nghiệp nhất định sản xuất hoặc cung cấp”. Theo điều 15 Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ (TRISP)” Nhãn hiệu hàng hố là bất kỳ một dấu hiệu hay tổ hợp dấu hiệu nào, cĩ khả năng phân biệt hàng hố hay dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hố hay dịch vụ của một doanh nghiệp khác [3]. Hiệp định thương mại Việt Mỹ cĩ quy định cụ thể dấu hiệu cĩ khả năng phân biệt bao gồm từ ngữ, tên, hình chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình dạng của hàng hố hoặc hình dạng của bao bì hàng hố. Ngày nay, các yếu tố cấu thành nên nhãn hiệu hàng hố được mở rộng, người ta cho rằng bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào giác quan của người khác cũng cĩ thể được coi là một phần của nhãn hiệu, miễn là chúng cĩ tính phân biệt. Nhãn hiệu đã cĩ từ rất xa xưa, trước cả khi con người cĩ sự trao đổi hàng hĩa với nhau trên thị trường. Người Ấn ðộ với chữ ký được chạm khảm trên đồ kim hồn mỹ nghệ, người Trung Quốc với những nét bút tinh tế trên đồ gồm, sứ để xuất khẩu, người Nhật Bản với những con dấu trên giấy viết. ðến nay, nhãn hiệu hàng hĩa bắt đầu đĩng vai trị rất quan trọng đối với đời sống hiện đại, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Hàng hĩa ngày càng đa dạng hơn dẫn đến người tiêu dùng cần được chỉ dẫn để cĩ thể lựa chọn chính xác, nhanh chĩng sản phẩm hàng hĩa cần lựa chọn, và việc đặt tên cho sản phẩm, dịch vụ là điệu kiện tất yếu Do vậy, cĩ thể nhận thấy vai trị của nhãn hiệu đĩ là: Nhãn hiệu cĩ khả năng giúp người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người cung cấp dịch vụ từ đĩ khuyến khích hơn nữa sự tái tạo sản xuất và phát triển kinh tế. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..15 2.1.3.2. Phân biệt Nhãn hiệu và nhãn hàng hĩa và thương hiệu 2.1.3.2.1. Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hĩa Nghị định số 89/2006/Nð-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng chính Phủ, thì nhãn hàng hĩa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chop của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hĩa, bao bì thương phẩm của hàng hĩa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hĩa, bao bì thương phẩm của hàng hĩa. Thực hiện việc ghi nhãn hàng hĩa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hĩa lên nhãn hàng hĩa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hĩa của mình và để cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm sốt. Cịn nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hĩa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Các dấu hiệu đĩ cĩ thể là từ ngữ (dấu hiệu chữ), cĩ thể là hình ảnh (hình vẽ, hình chụp hoặc hình 3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đĩ được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Như vậy, nhãn hiệu là một chỉ dẫn thương mại, dùng để phân biệt các hàng hĩa, dịch vụ do một cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể sản xuất hoặc cung ứng với các hàng hĩa và dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất khác. Sự khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm “ nhãn hàng hĩa” và “ nhãn hiệu” là thể hiện chức năng của nĩ. Nhãn hàng hĩa, theo quy định của Nghị định số 89/2006/Nð-CP phải được gắn trên hàng hĩa, bao bì thương phẩm của hàng hĩa ở vị trí khi quan sát cĩ thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà khơng phải tháo rời các chi tiết, các phẩn của hàng hĩa. Các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hĩa là: tên hàng hĩa, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hĩa, định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ…Như vậy lơ hàng hĩa khác nhau thì nhãn hàng hĩa cũng khác nhau. Trái lại, “Nhãn hiệu” hàng hĩa hay dịch vụ cĩ thể được dùng chung cho tồn bộ hoặc từng hàng hĩa một chủ; nhãn hiệu cũng luơn được đặt ở những Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..16 vị trí dễ nhận biết trên một sản phẩm hàng hĩa hoặc bao bì hàng hĩa, hoặc cĩ thể dùng cho quảng cáo, sử dụng trong các giấy tờ giao dịch thương mại mà khơng cần thiết chỉ dẫn xuất xứ. Như vậy cĩ thể nĩi rằng, về bản chất “ nhãn hàng hĩa” chỉ thực hiện chức năng thơng tin về hàng hĩa cho người tiêu dùng, cịn “ nhãn hiệu’ hàng hĩa hay dịch vụ lại thực hiện chức năng phân biệt hàng hĩa, dịch vụ cùng loại từ các nhà sản xuất khác nhau và cĩ giá trị như một tài sản nếu đăng ký bảo hộ. 2.1.3.2.2. Phân biệt Nhãn hiệu và thương hiệu Hiện nay, vẫn cĩ nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thương hiệu. Cĩ quan điểm cho rằng thương hiệu chính là tên thương mại, nĩ được dùng cho doanh nghiệp. Cĩ người cho rằng thương hiệu chính là nhãn hiệu, hồn tồn khơng cĩ gì khác với nhãn hiệu. Thương hiệu chính là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, được pháp luật thừa nhận và cĩ thể trao đổi mua bán trên thị trường. Cĩ quan điểm cho rằng thương hiệu là thuật ngữ chỉ chung cho các đối tượng sở hữu cơng nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu hàng hố, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hố. Quan điểm này ngày càng được nhiều người ủng hộ. Thương hiệu cĩ thể được coi như là một phát ngơn viên của doanh nghiệp, nĩ đại diện cho những gì tinh tuý, đặc trưng của doanh nghiệp. Gắn với thương hiệu phải là chất lượng của sản phẩm và uy tín đối với các khách hàng. Thương hiệu theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO: “ Thương hiệu là dấu hiệu hữu hình và vơ hình đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hĩa hay một dịch vụ nào đĩ được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức”. Như vậy, qua nghiên cứu về nhãn hiệu và thương hiệu hàng hĩa cho thấy: Thương hiệu bao gồm nhãn hiệu hàng hố, là đối tượng sở hữu cơng Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..17 nghiệp cĩ số lượng lớn; Tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại của các tổ chức là các đối tượng cĩ số lượng ít hơn rất nhiều. Như vậy, cĩ thể coi thương hiệu chứa phần chủ yếu nhãn hiệu hàng hố. Nhãn hiệu hàng hố thuộc phạm trù về pháp lý, về sở hữu cơng nghiệp: được tạo ra bởi các sản phẩm mới, cĩ thể chuyển giao quyền sở hữu và địi hỏi các doanh nghiệp phải làm marketing tốt. Thương hiệu thuộc phạm trù nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Thương hiệu theo chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ được xây dựng trên các sản phẩm cĩ danh tiếng, mặc nhiên được thừa nhận, khơng được chuyển giao quyền sở hữu và là cơng cụ marketing tốt ở Việt Nam và trên thế giới. Thương hiệu thuộc về bản chất cịn nhãn hiệu, tên thương mại, xuất xứ hàng hố là hình thức thể hiện. Cĩ thể minh họa sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu như sau: Nhãn hiệu Thương hiệu - Nhìn nhận dưới gĩc độ Pháp lý: - ðược bảo hộ bởi pháp luật (do luật sư, bộ phận pháp chế của cơng ty phụ trách. - Cĩ tính hữu hình: giấy chứng nhận, đăng ký… - Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hĩa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. - Nhãn hiệu hàng hĩa cĩ thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đĩ được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. - Nhìn nhận dưới gĩc độ quản trị tiếp thị của Doanh nghiệp: - Do Doanh nghiệp xây dựng và cơng nhận bởi khách hàng. - Cĩ tính vơ hình: tình cảm, lịng trung thành của khách hàng.. - Một nhà sản xuất thường được đặc trừng bởi một thương hiệu, nhưng cĩ thể cĩ nhiều nhãn hiệu hàng hĩa khác nhau. - Thương hiệu là sự kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ bất kỳ. 2.1.3.3 Nhãn hiệu tập thể 2.1.3.3.1 Khái niệm Nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành viên thuộc một Hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..18 sở khơng phải là thành viên. Nhãn hiệu chứng nhận là loại nhãn hiệu dùng để chỉ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đã được chủ nhãn hiệu chứng nhận về xuất xứ địa lý, vật liệu sản xuất ra sản phẩm, phương pháp sản xuất sản phẩm, tiêu chuẩn thực hiện dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, hoặc các phẩm chất khác. ðề tài tập trung vào lý luận về nhãn hiệu tập thể, do đĩ cần làm rõ thêm để hiểu rõ khái niệm về nhãn hiệu tập thể. Nghị định số 63/ CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 (Bộ Luật dân sự Nước CHXHCN Việt Nam) cho rằng: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu hàng hĩa được tập thể, các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng. Trong đĩ, mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đĩ quy định”. Năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hĩa hoặc dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đĩ với hàng hĩa/ dịch vụ của tổ chức, cá nhân khơng phải là thành viên của tổ chức đĩ”. Theo Cục sở hữu Trí tuệ thì : “Nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hĩa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đĩ với hàng hĩa hoặc dịch vụ của tổ chức, cá nhân khơng phải là thành viên của tổ chức đĩ”. Trong luật Sở hữu trí tuệ của hầu hết các nước trên thế giới đều cĩ những điều khoản về quy định về việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu tập thể thường được định nghĩa: “Nhãn hiệu tập thể là các dấu hiệu phân biệt nguồn gốc địa lý, nguyên vật liệu, mơ hình sản xuất hoặc cĩ các đặc tính chung khác của hàng hĩa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau cùng sử dụng nhãn hiệu tập thể. Chủ sở hữu cĩ thể là các hiệp hội mà các doanh nghiệp là thành viên hoặc chủ thể khác là một tổ chức cơng hoặc hợp tác xã”. Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể cĩ trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các yêu Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..19 cầu nhất định của các thành viên (thường được quy định trong các quy chế liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu tập thể). Do đĩ chức năng của nhãn hiệu tập thể là chỉ dẫn cho cơng chúng về những đặc tính cụ thể nhất định của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu tập thể thường được sử dụng nhằm khuếch trương các sản phẩm mang đặc trưng của một vùng nhất định. Trong các trường hợp như vậy, việc tạo ra một nhãn hiệu tập thể khơng chỉ hỗ trợ tiếp thị sản phẩm ở thị trường trong nước và cĩ thể trên trường quốc tế mà cịn cung cấp cơ sở cho việc hợp tác giữa các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên việc tạo nhãn hiệu tập thể trên thực tế phải đi kèm với sự phát triển các tiêu chuẩn nhất định cùng với chiến lược chung. Khi đĩ nhãn hiệu tập thể mới trở thành một cơng cụ hữu hiệu cho phát triển trong nước. Cần xem xét các sản phẩm cĩ những đặc tính nhất định đặc trưng riêng của người sản xuất ở một vùng nhất định cĩ liên quan tới đời sống, văn hĩa, xã hội của vùng. Một nhãn hiệu tập thể cĩ thể được sử dụng để thể hiện các đặc trưng đĩ và là cơ sở để Marketing các sản phẩm nĩi trên. Do đĩ, nhãn hiệu tập thể cĩ thể coi là cơng cụ hữu hiệu hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất nhỏ, lẻ, bà con nơng dân vượt qua những thách thức vì quy mơ nhỏ và tạo lập thị trường. 2.1.3.3.2 ðặc tính của nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu tập thể cũng cĩ những đặc tính như một nhãn hiệu nĩi chung. ðể xem xét đặc tính của nhãn hiệu tập thể cần phải xem xét dưới các giác độ khác nhau như là một sản phẩm, một tổ chức, một con người, một biểu tượng. Tại sao lại coi nhãn hiệu như một sản phẩm? Lý do đơn giản đĩ là các đặc tính cơ bản của sản phẩm cũng là một bộ phận cấu thành của nhãn hiệu. Thơng qua nhãn hiệu đĩ, người tiêu dùng biết mình tiêu dùng sản phẩm gì? chất lượng ra sao? VD: Nĩi đến LG là nĩi đến các sản phẩm điện tử,..v.v Một Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..20 nhãn hiệu tốt sẽ gieo được vào tâm trí khách hàng ngay khi khách hàng cĩ nhu cầu về sản phẩm đĩ. Nhãn hiệu cũng cĩ thể được coi như một tổ chức. Khi xét trên phương diện này thì nhãn hiệu cĩ thể xem xét là những đặc tính của tổ chức. Về đặc tính xem xét với giác độ con người, ta thấy rằng nhãn hiệu cũng cĩ thể được cảm nhận với cá tính vượt trội, tính cạnh tranh độc đáo… Những cá tính này thể hiện những nhãn hiệu mạnh qua các cách khác nhau. Ta cĩ thể thấy rằng, với nhãn hiệu Lihncohn, Maybach hay Merrcedes chúng ta cĩ thể liên tưởng tới sự sang trọng của chủ nhân. Một biểu tượng cũng là một khía cạnh xem xét của nhãn hiệu tập thể. Biểu tượng thể hiện dấu hiệu, gợi nhớ trong tâm trí người tiêu dùng. Ví như biểu tượng của Toyota, Nike, Adidas.v.v 2.1.3.3.3 Vai trị của nhãn hiệu tập thể trong mối quan hệ với kênh tiêu thụ Nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hĩa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đĩ với hàng hĩa hoặc dịch vụ của tổ chức, cá nhân khơng phải là thành viên của tổ chức đĩ. Do vậy qua khái niệm đã cho thấy nĩ là một đặc trưng. Cùng một sản phẩm nhưng sản phẩm đĩ của tổ chức này thì khác tổ chức khác thì khác. Như vậy, cĩ thể nĩi vai trị của nhãn hiệu tập thể cũng như vai trị của nhãn hiệu nĩi chung trong mối quan hệ với kênh tiêu thụ sản phẩm như sau: - Trong kênh tiêu thụ, nhãn hiệu giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn hàng hĩa dịch vụ đĩ mỗi khi cĩ nhu cầu sử dụng. - Nhãn hiệu cịn gián tiếp bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng và nhà sản xuất. Khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ sẽ là rào cản cho những hàng hĩa nhái nhãn mác, thương hiệu, hàng kém chất lượng nhằm lừa gạt người tiêu dùng. - Một nhãn hiệu mạnh thể hiện sức mạnh, sự chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh lịng tin của người tiêu dùng của sản phẩm đĩ trong một lĩnh vực. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..21 - Trong nền kinh tế mở cửa, hội nhập nhãn hiệu là biểu tượng cho sức mạnh và niềm tự hào của một quốc gia. Một quốc gia cĩ nhãn hiệu nổi tiếng và truyền thống lâu đời là biểu hiện của sự trường tồn và biểu hiện của sự phát triển đi lên của quốc gia đĩ. Nếu nhãn hiệu của một quốc gia mà cĩ ấn tượng và được tin tưởng của người tiêu dùng nước ngồi thì nhãn hiệu đĩ sẽ được củng cố và vị thế của quốc gia đĩ cũng sẽ được khẳng định trên trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, các quốc gia cần chú trọng xây dựng cho mình những nhãn hiệu mạnh, chính các nhãn hiệu này sẽ là rào cản, chống lại sự xâm nhập của các hàng hĩa và dịch vụ kém chất lượng, hàng nhái, bảo vệ thị trường nội địa. 2.1.3.3.4 Quy trình tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể * Những điều kiện cần thiết để tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể: - Về nhận thức của hộ sản xuất và doanh nghiệp: ðể tạo lập và quản lý nhãn hiệu trước tiên các doanh nghiệp, các hộ sản xuất phải tự nhận thức được vai trị, tác dụng của nhãn hiệu hàng hĩa. Tuy nhiên, ở nước ta việc xem xét đăng ký nhãn hiệu hàng hĩa cũng chưa được các hộ sản xuất chú trọng. Do đĩ, cần phải nâng cao năng lực cũng như mặt nhận thức cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất về nhãn hiệu và thương hiệu, sở hữu trí tuệ.v.v. - Cơ sở pháp lý cũng là một trong những điều kiện cần thiết trong việc thiết lập và quản lý nhãn hiệu. Trên cơ sở hành lang pháp lý, luật thương mại, nhãn hiệu cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất. Mặt khác, điều kiện pháp lý để xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu cịn thể hiện ở chỗ: Nhà nước đã tham gia các cơng ước, thoả thuận quốc tế liên quan đến nhãn hiệu hàng hố hay chưa? Nếu đã cĩ những thoả thuận thì doanh nghiệp sẽ cĩ điều kiện thuận lợi để đăng ký và thực hiện các biện pháp bảo vệ Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..22 thương hiệu của mình từ đĩ cĩ cơ hội phát triển thương hiệu mạnh hơn. Hiện nay, trên thế giới đã cĩ hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hố quốc tế Madrid nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu hàng hố trên phạm vi quốc tế. Hệ thống đĩ hoạt động trên cơ sở hai văn kiện Madrid (1891), Nghị định thư (1995). Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid cho phép tiết kiệm thời gian và chi phí do được bảo hộ nhãn hiệu hàng hố tại nhiều nước. ðiều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất quyền lợi khi bị xâm phạm. Ban đầu, nhãn hiệu được bảo hộ đối với việc sử dụng liên quan đến hàng hĩa, nhưng trong những năm gần đây thì nhãn hiệu cũng được sử dụng đối với cả dịch vụ. Hiệp định TRIPS và Hiệp ước Luật nhãn hiệu quy định rằng nhãn hiệu được đăng ký cho cả hàng hĩa và dịch vụ. ðây là điều mới, phù hợp với thực tiễn khách quan. Cơng ước Paris quy định cho các bên ký kết “ cam kết bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ”, nhưng nghĩa vụ này khơng mang tính bắt buộc. Ngày nay, hầu hết các nước bao gồm cả Việt nam áp dụng hệ thống Phân loại quốc tế về hàng hĩa và dịch vụ theo Thỏa ước Nice, trong đĩ quy định việc đăng ký nhãn hiệu cho 38 nhĩm hàng hĩa và 8 nhĩm dịch vụ. - Tiềm lực tài chính: ðây cũng là yếu tơ vơ cùng quan trọng trong việc tạo lập và quản lý nhãn hiệu bởi bất cứ một hoạt động gì diễn ra cũng đều phải cĩ nguồn lực. ở đây là tiềm lực tài chính cho các hoạt động. Bởi để xây dựng, quản bá, bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm, gìn giữ, gieo niềm tin vào khách hàng, vào thị trường. Do đĩ cần phải chuẩn bị tài chính đảm bảo cho các hoạt động tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu. * Quy trình tạo lập và quản lý: Theo nguồn từ Luis Alongso Garcia M, (2007), trong báo cáo của mình về chọn lựa cơng cụ phát triển “alternative development tools - collevtive trademarks, certification marks and indications of geographich origin” cho thấy thực thi sử dụng nhãn hiệu tập thể cần cĩ các nhân tố sau: Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..23 Thứ nhất, các kế hoạch của các hội viên phải được thống nhất trong hội. Thứ hai, phải cĩ các tiêu chí đo lường chất lượng thống nhất. Thứ 3, cơ chế tự quản lý đối với từng người sản xuất. Thứ 4, marketing phải được thống nhất cho Hội để nhân rộng và quảng bá nhãn hiệu của hội. Thứ 5, nên đăng ký nhãn hiệu tập thể ở những nước cĩ bảo hộ sản phẩm và dịch vụ. Sơ đồ dưới đây cĩ thể coi là quy trình chung để xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể: Sơ đồ 2.3: Quy trình tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể 2.1.3.3.4 Các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với Nhãn hiệu tập thể ðiều kiện bảo hộ: - Nhãn hiệu tập thể được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây (ðiều 72 Luật SHTT): Các thành viên (Bước 1) Chọn nhãn hiệu (Bước 2) Quản lý và phát triển nhãn hiện tập thể (Bước 7) Luật sử dụng nhãn hiệu tập thể (Bước 3) Quảng bá, khuyếch trương nhãn hiệu (Bước 6) Xác định thẩm quyền nhãn hiệu tập thể (Bước 5) Bảo vệ nhãn hiệu tập thể (Bước 4) Nhãn hiệu tập thể Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..24 + Nhãn thấy được: Thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đĩ, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; + Cĩ khả năng phân biệt: Cĩ thể dùng để phân biệt hàng hố, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hố, dịch vụ của chủ thể khác (Theo quy định tại ðiều 74 Luật SHTT). - Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể: Quyền nộp đơn đăng ký NHTT thuộc về tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp. Trường hợp nhãn hiệu chứa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hố, dịch vụ thì tổ chức tập thể tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đĩ cĩ quyền nộp đơn (ðiều 87 – Luật SHTT). ðơn đăng ký nhãn hiệu tập thể: - ðơn đăng ký nhãn hiệu tập thể bao gồm các tài liệu sau (ðiều 100, 104 Luật SHTT; ðiểm 7.37 Thơng tư số 01): + Tờ khai: theo mẫu quy định. + Mẫu nhãn hiệu: 9 mẫu, đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ, cĩ ảnh chụp hoặc hình vẽ phối cảnh nếu nhãn hiệu là hình ba chiều; + Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể: Quy chế phải cĩ đủ nội dung tối thiểu theo quy định (ðiều 105 Luật SHTT và ðiểm 37,6 Thơng tư 01), bao gồm: tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể; tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu; điều kiện sử dụng nhãn hiệu; biện pháp xử lý vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu; thơng tin về nhãn hiệu và hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu; nghĩa vụ của người được sử dụng nhãn hiệu; quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, cơ chế cấp phép, kiểm sốt, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..25 + Chứng từ nộp lệ phí. - Mẫu nhãn hiệu phải được mơ tả rõ ràng nêu rõ nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể; các yếu tố cấu thành; ý nghĩa của nhãn hiệu. - Danh mục hàng hố, dịch vụ phải được nêu rõ và xếp nhĩm phù hợp theo bảng phân loại quốc tế về hàng hố dịch vụ Sở hữu và sử dụng nhãn hiệu tập thể: - Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là tổ chức tập thể (được thành lập theo pháp luật, gồm nhiều tổ chức, cá nhân thành viên tự nguyện gia nhập, hoạt động độc lập với nhau nhưng tuân theo điều lệ và các quy tắc hoạt động chung của tổ chức tập thể - cú thể là Hiệp hội; Hợp tác xã;Tổng cơng ty,…) được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. - Tổ chức tập thể sở hữu nhãn hiệu cho phép các thành viên sử dụng nhãn hiệu theo quy chế chung; Các thành viên sử dụng NHTT phải được sự đồng ý của tổ chức tập thể và phải tuân thủ đầy đủ các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu; - Quản lý nhãn hiệu tập thể: Tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện việc quản lý nhãn hiệu căn cứ vào quy chế sử dụng nhãn hiệu đĩ được các thành viên thống nhất áp dụng. 2.1.3.4 Nhu cầu tạo lập quản lý NHTT và các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tạo lập quản lý NHTT 2.1.3.4.1 Nhu cầu tạo lập quản lý NHTT Nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành viên thuộc một Hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ sở khơng phải là thành viên. Như vậy nĩ chính là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hĩa dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Chính những vai trị, tác dụng của nhãn hiệu đĩ là: khả năng giúp người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người cung cấp dịch vụ Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..26 từ đĩ khuyến khích hơn nữa sự tái tạo sản xuất và phát triển kinh tế. Chính vì lẽ đĩ, ngày nay trong thời kỳ hội nhập, khơng chỉ người tiêu dùng địi hỏi phải tiêu dùng những hàng hĩa cĩ nhãn hiệu, thương hiệu mà người sản xuất cũng cĩ nhu cầu tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu của sản phẩm mình trước mơi trường cạnh tranh khốc liệt mà chỉ cĩ nhãn hiệu mới là sự chỉ rõ cái khác biệt lợi thế của mình. Cĩ thể khái quát về nhu cầu tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể như sau: Nhu cầu về tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể của các nhà sản xuất cĩ thể hiểu là sự cần thiết của các nhà sản xuất đĩ về nhãn hiệu tập thể về hàng hĩa hay dịch vụ nào đĩ. ðể dựa vào đĩ, nhờ vào nhãn hiệu tập thể này các sản phẩm hàng hĩa dịch vụ này của các nhà sản xuất này được phân biệt dựa trên các dấu hiệu qua nhãn hiệu. ðồng thời thơng qua nhãn hiệu này cũng thể hiện phong cách, giá trị truyền thống mang tính bảo tồn và duy trì của các nhà sản xuất. ðánh giá nhu cầu tạo lập và quản lý nhãn hiệu để từ đĩ xác định đúng thời điểm, điều kiện cần và đủ để phát triển cho sản phẩm, cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức, đất nước. Hiện nay cĩ các phương pháp đánh giá nhu cầu tạo lập và quản lý tập thể như phương pháp sử dụng giá sẵn lịng chi trả WTP (Willingness to Pay). Cơ sở của phương pháp này (Phương pháp tạo dựng thị trường) là tìm hiểu khả năng bằng lịng chi trả của khách hàng (WTP) về sự thay đổi của chất lượng hàng hĩa dịch vụ…v.v. Chủ yếu là sử dụng phương pháp CVM sử dụng các kỹ thuật điều tra phỏng vấn trực tiếp. Tại những nơi mà khơng cĩ giá thị trường, chúng ta cĩ thể thành lập, xây dựng một thị trường nhằm tìm ra khoản người tiêu dùng bằng lịng trả (WTP), hoặc bằng lịng chấp nhận (WTA). Ngồi ra cĩ thể xác định bằng hàm tuyến tính xác định cầu tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể thơng qua các mẫu điều tra giữa giá giả định và các mức chấp nhận. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..27 2.1.3.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tạo lập và quản lý NHTT Trình độ nhận thức Trình độ nhận thức cĩ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể. Trước kia, khi trình độ nhận thức của các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp ở mức độ nào đĩ đã ít nhiều khơng quan tâm tới thương hiệu, nhãn hiệu, và các lợi ích mang lại nên đã dẫn đến nhiều tình trạng sản xuất tự phát, mạnh ai nấy làm bị ảnh hưởng của hàng nhái, hàng chất lượng thấp nên trước những làn sĩng đĩ đã nhanh chĩng bị mất uy tín và bị ảnh hưởng trong kinh doanh. Ngày nay, với giáo dục trình độ nhận thức đã được nâng lên các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đã nhận thức được vấn đề đúng đắn của tạo lập nhãn hiệu và làm sao để quản lý nĩ ngày càng phát triển, quy mơ, thơng tin được ngày càng lan rộng. Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh Cùng với nhận thức, thì kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu xây dựng, tạo lập nhãn hiệu. Những cá nhân, những tổ chức qua năm tháng, đúc rút được sự cạnh tranh, mặt lợi thế của sản phẩm. Lý do tại sao sản phẩm của họ khi người tiêu dùng nghe đến đã cĩ một sự quan tâm. Do đĩ, các cá nhân, tổ chức này đã cĩ sự quan tâm đến những dấu hiệu tạo ra sự khác biệt. ðĩ chính là các yếu tố cấu thành nên nhãn hiệu. Do đĩ, kinh nghiệm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể. ðiều kiện sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính - ðối với những cá nhân, hộ, doanh nghiệp, tổ chức hồn thiện được quy trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo được chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm, cĩ uy tín với người tiêu dùng thì cĩ thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện nhu cầu tạo lập nhãn hiệu. Và ngược lại khi chưa cĩ đủ cơng nghệ, dây chuyền, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo, chưa cĩ uy tín đối với người tiêu dùng thì chưa cĩ nhu cầu. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..28 - Thu nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cầu tạo lập và quản lý. Cụ thể là ảnh hưởng của thu nhập đến mức bằng lịng đĩng gĩp của các cá nhân, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp, các tổ chức. Chiến lược kinh doanh Thật vậy, đối với các cá nhân, nhà sản xuất, doanh nghiệp hay tổ chức nếu trong chiến lược kinh doanh mà chuyên về mặt hàng nào đĩ. Họ nhận thức được vai trị của nhãn hiệu thì họ cĩ nhu cầu về nhãn hiệu. Tuy nhiên đối với các tổ chức, cá nhân khơng cĩ dự định, chiến lược gì cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ gần như rất ít quan tâm đến vấn đề này. 2.1.3.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhu cầu tạo lập và quản lý NHTT Như vậy, qua nghiên cứu về lý luận nhu cầu, cầu và các lý luận về nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, vai trị của nhãn hiệu tập thể và khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể ta thấy rằng: Việc nghiên cứu nhu cầu tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể cĩ ý nghĩa vơ cùng quan trọng do vai trị của nhãn hiệu nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Ngày càng nhiều các cá nhân, tổ chức sản xuất hiểu rằng, việc một hàng hĩa được bán ra trên thị trường ngồi phụ thuộc vào thuộc tính sử dụng, marketing mà cịn phụ thuộc rất lớn vào sự hấp dẫn của sản phẩm. ðĩ chính là những dấu hiệu, những yếu tố cấu thành nên nhãn hiệu đem lại. Do vậy, cần phải nghiên cứu xem việc xây dựng, tạo lập nhãn hiệu đĩ cĩ cần thiết hay khơng? phù hợp với nhu cầu hay khơng? Bởi nếu đúng nhu cầu khi thiết lập nhãn hiệu sẽ vơ cùng thuận lợi cho việc tạo lập cũng như quản lý nhãn hiệu đĩ và phát triển nhãn hiệu đĩ sâu rộng. Và càng đặc biệt quan trọng hơn trong nghiên cứu nhu cầu tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể. Việc này yêu cầu phải địi hỏi phải nghiên cứu tỷ mỷ, kỹ lưỡng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức sản xuất, doanh nghiệp bởi họ là người quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..29 2.1.4 Cơ sở lý luận về kênh tiêu thụ 2.1.4.1 Khái niệm về kênh tiêu thụ Hiện nay, cĩ nhiều định nghĩa khác nhau về kênh tiêu thụ. Kênh tiêu thụ cĩ thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nĩ cũng được coi như một dịng chuyển quyền sở hữu các hàng hĩa khi chúng được mua bán qua các tác nhân khác nhau. Một số người lại mơ tả kênh tiêu thụ là các hình thức liên kết lỏng lẻo của các cơng ty để._. Cần thành lập một Hiệp Hội hỗ trợ cho những thơng tin về thị trường cũng như liên hệ với các cơ quan cĩ thẩm quyền của nhà nước cũng như liên hệ, đại diện ký kết các hợp đồng lớn... Sản phẩm đưa ra thị trường được bảo vệ và quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng là giải pháp hữu hiệu mở rộng thị Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..174 trường đầu tăng được giá bán, tăng được thu nhập cho tác nhân sản xuất. - ðại lý, Người bán buơn ðại lý, người bán buơn là mắt xích kết nối rất quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm Gốm Phù Lãng. Nhĩm tác nhân này thu mua trên đa số lượng sản phẩm Gốm sản xuất ra tại Làng Phù Lãng tiêu thụ trong nước. Trong tương lai, quy mơ hoạt động của tác nhân này sẽ mở rộng hơn. Tác nhân này giúp cho khâu lưu chuyển hàng hĩa nhanh, rộng hơn. Khĩ khăn mà người bán buơn gặp phải đĩ là thiếu thơng tin đầy đủ về thị trường, các khoản chi phí lớn, giá cả thị trường bấp bênh và hay bị động trong thu mua và trao đổi. Do đĩ, với đại lý và người bán buơn cần được hỗ trợ thơng tin đầy đủ về thị trường, chủ động được các mối hàng. ðể làm được việc này cần sự hỗ trợ của Hiệp Hội và thiết lập mối quan hệ bền vững với tác nhân sản xuất cũng như các tác nhân khác trong chuỗi để liên kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Việc cung ứng sản phẩm và nhập sản phẩm đầu vào cũng cần phải cĩ kế hoạch và hợp đồng rõ ràng để tăng cường sự hợp tác. Ký hợp đồng đầu vào ổn định với tác nhân sản xuất hoặc cơng ty thu gom, đại lý để chủ động được nguồn hàng của mình. Sau đĩ họ cần phải thường xuyên tìm hiểu thị trường nơi họ đang trao đổi mua bán và các thị trường khác xung quanh. ðồng thời họ nên phối hợp, cơng tác với các cơ quan nghiên cứu cĩ liên quan để khảo sát và tìm kiếm các thị trường tiềm năng. Thị trường tiêu thụ chính của tác nhân bán buơn hiện nay vẫn là thị trường trong nước, trong những năm tiếp theo, nhĩm tác nhân này cần mạnh dạn tìm kiếm những thị trường tiêu thụ mới nhất là mở rộng vào thị trường các tỉnh chưa cĩ sản phẩm Phù Lãng và các nước trên thế giới. Mỗi tác nhân kinh doanh cần được trang bị kiến thức về Marketing, kiến thức chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và chuỗi giá trị tồn cầu nhất là khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước khác trên thế giới. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..175 - Người bán lẻ Người bán lẻ được hình thành và hoạt động theo nhu cầu của thị trường và thực hiện theo sự điều phối cung cầu của thị trường. Trước kia, các đại lý bán lẻ đã từng kinh doanh một vài sản phẩm gốm, do nhu cầu thị trường về các sản phẩm gốm gia dụng cũng như các sản phẩm gốm mỹ nghệ nên các đại lý bán lẻ đã lấy về kinh doanh. Ta thấy rằng trong hai kênh chính tiêu thụ sản phẩm trong nước trước khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng đều phải thơng qua tác nhân bán lẻ. Như vậy, những tác nhân này gĩp phần tiêu thụ lượng sản phẩm Gốm là lớn nhất và hoạt động tích cực nhất. Do đĩ, xu hướng phát triển trong lâu dài là các tác nhân bán lẻ cũng cần xác định rõ chiến lược hoạt động và phát triển của mình để cĩ sự thay đổi phù hợp với xu hướng thị trường và thị hiếu của khách hàng. Tĩm lại, qua nghiên cứu nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể và phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù lãng thấy rằng cần giải quyết một loạt các vấn đề hồn thiện: Nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất, kinh doanh về NHTT cũng như tạo điều kiện cho vay vốn phát triển sản xuất, lập phương án khai thác thị trường. Quy hoạch các vùng sản xuất càng sớm càng tốt. ðồng thời xây dựng Hiệp hội Gốm để hỗ trợ sự phát triển. Xây dựng nhãn hiệu tập thể sản phẩm Gốm Phù Lãng cĩ tem nhãn hoặc biểu tượng sản phẩm khi đưa ra thị trường. Tăng cường các hoạt động tập huấn, nâng cao kỹ năng cho các hộ sản xuất về cơng nghệ sản xuất tiên tiến, hiệu quả cũng như các kiến thức, hiểu biết về luật kinh tế khi tham gia thị trường quốc tế cho các tác nhân tham gia thị trường gốm Phù Lãng. ðồng thời các tác nhân cũng nên xác định chiến lược phát triển cụ thể và dài hạn. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..176 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Làng nghề gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là một trong những làng nghề gốm truyền thống cĩ từ lâu đời của tỉnh Bắc Ninh. Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, muốn khơi phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng các nghệ nhân thế hệ mới đã và đang thổi hồn vào cho đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm với nghệ thuật như Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương...đã và đang được khách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước quan tâm, đĩn nhận . Tuy nhiên do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân mà trong những năm qua, sự phát triển của Làng nghề gốm Phù Lãng đã giảm đáng kể. Quy mơ số lượng cơ sở sản xuất qua ba năm giảm bình quân 6,63%. Một trong những nguyên nhân của khĩ khăn trên là sản xuất ở Phù Lãng hiện cịn manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, mạnh ai nấy làm. Cả xã hiện cĩ 136 hộ sản xuất đồ gốm song lại chưa cĩ một ngơi nhà chung để cùng nhau phát triển. Việc sản xuất gốm ở Phù Lãng hiện nay vẫn chưa cĩ người dẫn dắt, chưa hình thành được hiệp hội sản xuất gốm của làng nghề, vẫn mạnh ai lấy làm, sản xuất mang tính thụ động, chủ yếu khách hàng là người đi tìm làng nghề chứ khơng phải là làng nghề đi tìm khách hàng. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng cũng như cơ hội của các sản phẩm gốm trên thị trường quốc tế, vấn đề tiêu thụ sản phẩm cũng như xây dựng nhãn hiệu tập thể, phát triển nhãn hiệu này để tồn tại cạnh tranh trên thị trường đang là vấn đề được chính quyền địa phương và các hộ sản xuất phải quan tâm tới. Xuất phát từ thực tế đĩ, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể và phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng – huyện Quế Võ – Bắc Ninh”. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..177 Những kết quả đạt được của đề tài: 1. Hệ thống hĩa cơ sở lý luận về Nhu cầu, cầu, nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, xây dựng, phát triển và quản lý NHTT, kênh tiêu thụ sản phẩm, phương pháp nghiên cứu WTP; Tĩm tắt chủ trương, chính sách của nhà nước về Sở hữu trí tuệ; Rút ra bài học xây dựng NHTT gốm Phù Lãng từ các kinh nghiệm xây dựng NHTT các sản phẩm chè, gạo,...v.v; Tĩm tắt những nghiên cứu cĩ sử dụng phương pháp WTP. 2. ðánh giá thực trạng phát triển của Làng nghề gốm Phù Lãng trong những năm qua. Số hộ làm gốm giảm đáng kể. Năm 2009 cịn 136 hộ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các đơn đặt hàng giảm làm ảnh hưởng tới các hộ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên giá trị sản xuất Gốm vẫn đạt 16,2 tỷ đồng. Thu nhập bình quân /lao động/năm làm gốm đạt 24,62 triệu đồng. 3. Nghiên cứu về nhu cầu xây dựng, phát triển và quản lý NHTT Gốm Phù Lãng của các hộ sản xuất và kinh doanh cho thấy: 65,3% các hộ được hỏi chưa nghe về NHTT bao giờ; cĩ 12,6% là hiểu rõ; Cĩ 85,26% ý kiến cho rằng cần thiết xây dựng, phát triển và quản lý NHTT cho sản phẩm Gốm Phù Lãng; 93,68% số hộ được hỏi đồng ý đĩng gĩp kinh phí. Tổng kinh phí dự kiến đĩng gĩp của các hộ sản xuất là 41,52 triệu đồng/năm. Các yếu tố ảnh hưởng chính tới WTP của các hộ là: thu nhập, kinh nghiệm. Bên cạnh đĩ các yếu tố như: quy mơ sản xuất, kinh doanh, chiến lược sản xuất kinh doanh cũng cĩ ảnh hưởng tới nhu cầu xây dựng, phát triển và quản lý NHTT Gốm Phù lãng. 4. Nghiên cứu về kênh tiêu thụ cho thấy rằng: Sản phẩm gốm Phù Lãng được tiêu thụ ở khắp các thị trường trong nước như Hà Nội, Hải Phịng, thành phố Hồ Chí Minh,…và một thị trường nước ngồi như Mỹ, Hàn Quốc, Tây Ban nha, Ý,…Tuy nhiên giai đoạn này các sản phẩm gốm tiêu thụ ở tất cả các thị trường đều giảm. ðánh giá chuỗi giá trị sản phẩm chậu hoa cây cảnh Gốm Phù Lãng cho thấy hiện nay kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng nĩi chung Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..178 và sản phẩm chậu cây cảnh nĩi riêng rất đa dạng. Càng giảm bớt khâu trung gian thì giá trị gia tăng cho một tác nhân đạt được càng cao. ðiều đĩ mới khuyến khích được tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng. 5. ðể xây dựng NHTT Gốm Phù Lãng và phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng cần: Nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất, kinh doanh về NHTT cũng như tạo điều kiện cho vay vốn phát triển sản xuất, lập phương án khai thác thị trường. Quy hoạch các vùng sản xuất càng sớm càng tốt. ðồng thời xây dựng Hiệp hội Gốm để hỗ trợ sự phát triển. Xây dựng nhãn hiệu tập thể sản phẩm Gốm Phù Lãng cĩ tem nhãn hoặc biểu tượng sản phẩm khi đưa ra thị trường. Tăng cường các hoạt động tập huấn, nâng cao kỹ năng cho các hộ sản xuất về cơng nghệ sản xuất tiên tiến, hiệu quả cũng như các kiến thức, hiểu biết về luật kinh tế khi tham gia thị trường quốc tế cho các tác nhân tham gia thị trường gốm Phù Lãng. 5.2 Kiến nghị Xây dựng nhãn hiệu tập thể và phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng – Quế Võ – Bắc Ninh là hai vấn đề lớn cần giải quyết trong thời gian tới. Qua nghiên cứu, chúng tơi đưa ra các kiến nghị sau: • ðối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Một là, các cơ sở sản xuất trong làng nghề phải giữ nét bản sắc riêng cĩ của Làng nghề truyền thống về kỹ thuật, tính nghệ thuật vốn cĩ cũng như chất liệu tạo ra đặc trưng riêng cĩ cho sản phẩm làm dấu hiệu nhận biết cho khách hàng đối với sản phẩm Gốm Phù Lãng. Hai là, cần phải chú trọng đổi mới mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế trên thị trường đồng thời hiện đại hĩa trong khâu sản xuất, tăng tính bền của sản phẩm, tăng giá trị sử dụng sản phẩm, quan tâm tới việc đào tạo lớp người kế cận nối tiếp các thế hệ trong sản xuất sản phẩm truyền thống. Ba là, các cơ sở sản xuất phải đảm bảo được chất lượng của các sản Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..179 phẩm khi mang ra thị trường đồng thời nâng cao hình thức sản phẩm tạo sự hấp dẫn với khách hàng… phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thứ tư, Các hộ phải chủ động nâng cao năng lực, tìm hiểu về tổ chức cũng như kiến thức về thương hiệu, nhãn hiệu để chủ động tham gia tổ chức Hội Gốm Phù Lãng, sử dụng NHTT Gốm Phù Lãng đảm bảo quyền lợi khi tham gia thương mại, tránh bị thiệt thịi và bị nhái hàng hĩa sản phẩm. • ðối với chính quyền địa phương Thứ nhất, tiếp tục phát huy bản sắc của Làng nghề Gồm Phù Lãng bằng việc coi trọng nghề gốm truyền thống như là nghề chính của làng, nghề làm vinh dự cho cả làng. Thứ hai, khi hiệp hội được thành lập cần hỗ trợ ủng hộ về mốt số chủ trương chính sách để phát triển cho việc triển khai xây dựng các hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu một cách phù hợp. Thứ ba, cần hỗ trợ ngay kinh phí xây dựng, lắp đặt biển chỉ dẫn làng nghề cạnh đường quốc lộ 18 để quảng bá và chỉ dẫn. ðồng thời quy hoạch xây dựng thành cơng làng gốm Phù Lãng trở thành một trọng điểm du lịch làng nghề ở Bắc Ninh và của cả nước. Thứ tư, thực hiện cơng tác quản lý nhà nước nhằm phát triển Làng nghề Gốm Phù Lãng. • ðối với nhà nước và các cơ quan hữu quan Cục Sở hữu trí tuệ hợp tác với Sở Khoa học Cơng nghệ tỉnh Bắc Ninh nhanh chĩng xem xét về vấn đề xin cấp phép NHTT Gốm Phù Lãng cho Làng nghề. ðồng thời tham gia đánh giá các tiêu chí chọn các hộ sản xuất kinh doanh đủ điều kiện tham gia vào mơ hình xây dựng, phát triển và quản lý NHTT cho sản phẩm Gốm Phù Lãng Cĩ những chính sách khuyến khích giúp đỡ vốn với lãi suất ưu đãi cho các hộ sản xuất và kinh doanh Gốm Phù Lãng. ðồng thời đầu tư xây dựng cơ Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..180 sở hạ tầng, đường giao thơng hỗ trợ cho phát triển Làng nghề Phù Lãng Khuyến khích các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu quan tâm tới cơng nghệ kỹ thuật sản xuất mới dựa trên cơng nghệ sản xuất cổ truyền để vừa đảm bảo được sản xuất tốt vừa bảo vệ được mơi trường. Khuyến khích sự liên kết, phối hợp giữa các nhà tạo mẫu, sáng tác với các cơ sở sản xuất trong việc nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, phối hợp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, tạo ra sức cạnh tranh mạnh với các nước trong khu vực và quốc tế. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..181 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật dân sự nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/10/1995, NXB chính trị quốc gia Hà Nội . 2. Vũ Trọng Bình; ðào ðức Huấn (2006) Những giải pháp để phát triển đăng ký cho các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam. 3. Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập (Tháng 7 năm 2002) Chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam-Thuỵ Sỹ về sở hữu trí tuệ. 4. Báo cáo kết quả xây dựng danh mục các dự án thuộc chơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để tuyển chọn cho thực hiện trong năm 2010. 5. Danh mục các dự án thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để thực hiện 2006 -2007. 6. Tống Yến ðan (2008), ðịnh giá tài nguyên mơi trường. 7. Navrud, S. (1999), The Contingent Valuation Method. Step-by-Step. Lecture Note, Norwegian University of Life Sciences. 8. Văn Nhật (2007), ðiều gì làm nên một thơng hiệu mạnh. Tạp chí doanh nhân Sài Gịn cuối tuấn số 217. 9. ðào Minh ðức (2004), Thử tìm một vị trí pháp lý cho thuật ngữ Thương hiệu, Tạp chí Tịa án Nhân dân, số 5-2004, tr. 14-16. 10. ðào Minh ðứ (2003), (Thương hiệu, lơ-gơ và nhãn hiệu”, Thời báo Kinh tế Sài Gịn, 22-2003, tr. 32,33. 11. ðào Minh ðức, Khía cạnh pháp luật của nhãn hiệu, Tạp chí Thương mại, số 39, tr. 13, 30. 12. ðào Minh ðức, Vận dụng luật nhãn hiệu trong cạnh tranh, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 2-2004. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..182 13. David A. Weinstein, Trade name means any name a business uses to identify itself, tr. 10. 14. "Các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập, nhãn hiệu chứng nhận". Cục sở hữu trí tuệ. Hội thảo Xây dựng, triển khai dự án xác lập, quản lý và phát triển NHTT, NHCN tại TP. Hồ Chí Minh (31/7-01/8/2008). 15. Văn kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – Khĩa đào tạo về thủ tục phản đối và khiếu nại đối với nhãn hiệu và kiểu dáng cơng nghiệp (2007), Tổ chức Office for Harmonization in the National Market – Trade mark and Design. 16.Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho đặc sản của địa phương (2007) Bộ khoa học cơng nghệ 17. Sở hữu trí tuệ dành cho Doanh nghiệp – Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO. Website: 18. Randall Frost (An Nhiên – Cơng ty Thương hiệu Lanta Brand. 2005. Nhãn hiệu tồn cầu trên con đường hội nhập của từng quốc gia. Website: 19. Noel Capon & J. M. Hulbert. Quản lý Nhãn hiệu. Quản lý Marketing trong thế kỷ thứ 21. website : 20. Minh Chánh. 2007. Phát triển từ nhãn hiệu đến thương hiệu. Website: 21. Những điều cần biết về đăng ký nhãn hiệu.Website: 22. Phạm Thành Long. 2008. Nhãn hiệu hàng hĩa là gì? website: 23. Phạm Hồng Mạnh. 2008. ðánh giá giải trí du lịch của du khách trong nớc đối với khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Estimation of the Recreative value of the dometics visitors to Nha Trang Bay marin Protected Area.Website: 24. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..183 PHỤ LỤC T r ư ờ n g ð ạ i h ọ c N ơn g n gh iệ p H à N ộ i – Lu ậ n vă n th ạ c sĩ ki n h tế … … … … … . . 1 8 4 K ết qu ả ch ạy hà m W TP i = 11 32 55 . 66 + 0. 00 26 23 5 X 1 + (-4 73 3. 48 7)X 2 + (-1 88 6. 97 6)X 3 + 62 59 . 72 03 ) D SU M M AR Y O UT PU T Re gr e ss io n St at ist ics M u ltip le R 0. 91 65 88 43 2 R Sq u ar e 0. 84 01 34 35 4 Ad jus te d R Sq u ar e 0. 83 30 29 21 5 St an da rd Er ro r 72 46 8. 79 80 6 O bs er va tio n s 95 AN O VA df SS M S F Si gn ifi ca n ce F Re gr e ss io n 4 2. 48 39 2E + 12 6. 20 98 1E + 11 11 8. 24 31 84 1 5. 72 63 9E - 35 Re si du al 90 4. 72 65 5E + 11 52 51 72 66 92 To ta l 94 2. 95 65 8E + 12 Co ef fic ie n ts St a n da rd Er ro r t S ta t P- va lu e Lo w er 95 % Up pe r 95 % Lo w e r 95 . 0% Up pe r 95 . 0% In te rc e pt 11 32 55 . 65 77 40 75 8. 84 13 6 2. 77 86 77 06 6 0. 00 66 43 54 32 28 1. 10 70 7 19 42 30 . 20 8 32 28 1. 10 70 7 19 42 30 . 20 84 Th u n hậ p 0. 00 26 23 52 5 0. 00 01 24 60 2 21 . 05 52 74 06 1. 54 55 6E - 36 0. 00 23 75 98 2 0. 00 28 71 07 0. 00 23 75 98 2 0. 00 28 71 06 9 Tr ìn h độ vă n hĩ a - 47 33 . 48 67 71 32 15 . 11 70 84 - 1. 47 22 59 53 1 0. 14 44 39 25 5 - 11 12 0. 87 78 9 16 53 . 90 43 5 - 11 12 0. 87 78 9 16 53 . 90 43 45 Ki n h n gh iệ m - 18 86 . 97 63 88 98 2. 68 62 25 1 - 1. 92 02 22 69 2 0. 05 79 96 48 3 - 38 39 . 25 40 5 65 . 30 12 73 9 - 38 39 . 25 40 5 65 . 30 12 73 85 G iớ i t ín h 62 59 . 72 02 99 15 30 2. 62 16 1 0. 40 90 61 95 4 0. 68 34 66 01 5 - 24 14 1. 60 78 36 66 1. 04 84 - 24 14 1. 60 78 36 66 1. 04 84 Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..185 PHIẾU ðIỀU TRA THƠNG TIN HỘ SẢN XUẤT GỐM PHÙ LÃNG Xây dựng thương hiệu theo hình thức nhãn hiệu tập thể là hình thức hiệu quả giúp làng nghề Phù Lãng nâng cao giá trị và danh tiếng cho sản phẩm gốm trên thị trường. Nhận biết và phân biệt sản phẩm gốm Phù Lãng trên thị trường. Phiếu điều tra ý kiến này nhằm thu thập thơng tin về nhu cầu xây dựng, quản lý và phát triển NHTT “Gốm Phù Lãng” làm cơ sở xây dựng phương án xây dựng, quản lý và phát triển NHTT gốm Phù Lãng đạt hiệu quả cao. I – Thơng tin chung của các hộ 1. Họ và tên chủ hộ (Người được phỏng vấn):...................................................... . Tuổi: ……………………………………………………………… 2. Giới tính: Nam , Nữ  3. ðịa chỉ: Thơn …………………… Xã : Phù Lãng - Quế Võ –Bắc Ninh 4. Trình độ học vấn:  Cấp I  Cấp III  Cấp II  Cao đẳng. đại học  Khác……………… 5. Trình độ chuyên mơn:  Qua truyền nghề  Cao đẳng, ðại học  Trung cấp 6. Mơ hình sản xuất  Chuyên ngành nghề  Kiêm ngành nghề 7. Mức độ kinh tế (Theo phân loại của địa phương) Khá, giàu , Trung bình , Nghèo  8. Số nhân khẩu:........................................................................................................... 9. Số lượng lao động chính của hộ gia đình:…………………………………….. Trong đĩ: …………..Nam. …………..Nữ Lao động làm gốm:………………………. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..186 II. Thơng tin liên quan tới hoạt động sản xuất gốm Phù Lãng 11. Ơng (Bà) đã cĩ kinh nghiệm làm nghề gốm bao nhiêu năm?..............năm 12. Số mẻ lị ra hàng năm ( Xác định quy mơ) Năm 2007: Năm 2008: Năm2009: 13. Tài sản dùng cho sản xuất gốm: Diễn giải ðVT Số lượng 1.Tổng diện tích đất - ðất xưởng sản xuất m2 - ðất xây kho hàng m2 - ðất lị nung m2 - ðất khác m2 II. Tài sản cố định - Lị nung Chiếc - Mơ tơ điện Chiếc - Máy nghiền đất Chiếc - Khác: Quạt Chiếc Bàn xoay Chiếc Khuơn…. Chiếc Giá trị tài sản cố định: II. Tài sản cố định ðVT Nguyên giá Số năm đã SD Cịn lại - Lị nung Tr.đồng - Diện tích xưởng Tr.đồng - Mơ tơ điện Tr.đồng - Máy nghiền đất Tr.đồng - Các thiết bị khác Tr.đồng 14. Tình hình vốn phục vụ sản xuất gốm Phù Lãng Vốn của hộ đầu tư cho 1 mẻ lị Cơ cấu vốn Tr.đ % CC 1. Huy động vốn Tự cĩ ði vay 2. Tổng số vốn Vốn cố định Vốn lưu động Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..187 15. Chi phí tổ chức hoạt động sản xuất gốm Phù Lãng: Diễn giải ðVT Chi phí Tiền ðất sét Men Mầu Củi ðiện sản xuất Bao nung Sửa chữa thường xuyên Vận chuyển, dịch vụ Lãi suất tiền vay Thuế Lao động gia đình Lao động làm thuê Chi phí khác Tổng chi phí 16. . Lượng sản phẩm gốm sản xuất năm 2009 và mức tiêu thụ Số lượng sản phẩm sx và tiêu thụ SP loại 1 SP loại 2 SP loại 3 Tên sản phẩm ðVT SL Giá SL Giá SL Giá Tổng thu 1. Gốm mỹ nghệ a. Trong nhà Gạch ốp tường lọ hoa Tượng ðèn trang trí Tranh gốm b. Ngồi trời Chậu cây cảnh ðèn vườn Tượng vườn 3. Gốm gia dụng Chum Vại Tiểu sành Ống sành Tổng Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..188 17. Chi phí sản xuất SP Lọ hoa Sản phẩm: Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu phụ Chi phí nhân cơng (nếu hộ gia đình cĩ thuê lao động) Chi phí khác (hĩa chất, bao gĩi,….) Tổng chi phí 18. Chi phí sản xuất SP Chậu cảnh Sản phẩm: Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu phụ Chi phí nhân cơng (nếu hộ gia đình cĩ thuê lao động) Chi phí khác (hĩa chất, bao gĩi,….) Tổng chi phí 19.Ơng/bà hãy đánh giá về sản phẩm mà hộ gia đình mình sản xuất Tiêu chí đánh giá Tự đánh giá So sánh Tốt hơn So sánh Như nhau So sánh Kém hơn Về chất lượng Về kiểu dáng Về mẫu mã 20. Ơng (Bà) cĩ gặp khĩ khăn trở ngại gì trong quá trình sản xuất gốm  Chi phí sản xuất cao  Thời tiết khí hậu khơng thuận lợi  Cơng nghệ sản xuất lạc hậu  Nguồn nguyên liệu khan hiếm  Thiếu lao động giỏi  Thiếu vốn sản xuất 21. Ơng (Bà) cĩ định mở rộng quy mơ sản xuất gốm hay khơng ?  Cĩ  Khơng Lý do:…………............................................................................................................ 22 – Xin ơng (bà) cho biết thơng tin về tình hình tiêu thụ sản phẩm làm ra Năm vừa qua, Ơng ( Bà) đã tiêu thụ được bao nhiêu % lượng sản xuất:………….. TT Kênh tiêu thụ % tiêu thụ Ghi chú 1 Cơng ty Thương mại 2 Bán lại cho các đại lý, các cửa hàng, siêu thị 3 Bán buơn 4 Bán lẻ 5 Xuất khẩu 6 Cách thức khác (đề nghị nêu rõ): ………… Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..189 23 - Thị trường tiêu thụ sản phẩm Gốm Phù Lãng gia đình sản xuất ra chủ yếu ở đâu: Trong nước:……. Nước ngồi:……. 24. Ơng (Bà) nghĩ giá bán các sản phẩm gốm của Phù Lãng cao hay thấp so với các sản phẩm gốm của các nơi khác?  Giá hơi cao  Giá thấp  Giá rất cao  Giá quá thấp 25. Theo Ơng (Bà) Giá bán sản phẩm Gốm Phù Lãng phụ thuộc những yếu tố nào ?  Chất lượng sản phẩm  Thị trường tiêu thụ  kiểu dáng, mẫu mã  Danh tiếng của nhãn hiệu 26. Ơng (Bà) thấy các sản phẩm gốm Phù Lãng sản xuất ra tiêu thụ khĩ hay dễ ?  Rất khĩ  Dễ  Khĩ  Rất dễ  Bình thường Giải thích………. 27. Phương thức nhận thanh tốn chủ yếu khi bán sản phẩm gốm là gi?  Tiền mặt  Chuyển khoản 28. Hình thức bán là gì? ……….  Hợp đồng  Thoả thuận miệng  Khác……… 29. Ơng (Bà) cĩ kế hoạch gì cho việc tiêu thụ sản phẩm gốm trong thời gian tới?  Tăng lượng tiêu thụ  Tìm kiếm thị trường  Dự định khác Cụ thể .................................................................................................................. … ............................................................................................................................ … 30. Tình hình thu nhập của gia đình - Tổng thu nhập/năm.............................trđ. + Thu từ làm gốm:..........................trđ. + Thu từ hoạt động sản xuất khác:.........................trđ. III - Xác định nhu cầu xây dựng, quản lý và phát triển NHTT “Gốm Phù Lãng” A. Nhu cầu Xây dựng nhãn hiệu tập thể Gốm Phù Lãng 31. Ơng (Bà) cĩ hiểu biết như thế nào về NHTT cũng như lợi ích khi xây dựng NHTT?  Chưa nghe bao giờ  Cĩ nghe nĩi, chưa hiểu rõ  Biết khá rõ  Biết rất rõ Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..190  Ý kiến khác………………………………………………... 32. Ơng (Bà) cĩ quan tâm tới việc tạo lập nhãn hiệu cho sản phẩm gốm Phù Lãng khơng? Cĩ  Khơng  33. Ơng (Bà) cĩ gặp khĩ khăn, trở ngại gì khi tìm hiểu việc tạo lập NHTT cho Gốm Phù Lãng? .................................................................................................................................... 34. Ơng (Bà) cĩ cho rằng xây dựng NHTT cho Gốm Phù Lãng là cần thiết hay khơng?  Rất cần thiết  Bình thường  Khơng hề cần thiết  Ý kiến khác:............................................................................ 35. ðã bao giờ Ơng (Bà) cĩ ý kiến về việc xây dựng NHTT cho Gốm Phù Lãng chưa? Cĩ  Khơng  36. Nếu được hướng dẫn xây dựng NHTT cho Gốm Phù Lãng thì Ơng (Bà) cĩ tham gia khơng? Cĩ  Khơng  37. Những lợi ích mà Ơng (Bà) mong đợi là gì?  Giá bán cao hơn  Sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn  Sản phẩm được kiểm sốt cĩ chất lượng hơn  ðược hỗ trợ về vốn, quy trình kỹ thuật  Nâng cao danh tiếng Gốm Phù Lãng 38. Gia đình Ơng (Bà) cĩ nhu cầu xây dựng, quản lý và phát triển NHTT gốm Phù Lãng, cụ thể là tham gia tổ chức tập thể của người sản xuất, kinh doanh gốm khơng? Cĩ  Khơng  Nếu Cĩ xin chuyển qua câu 38 Nếu khơng, vì sao?  Khơng cĩ lợi gì  Thêm kinh phí đĩng gĩp  Khơng tin tưởng dự án 39. Nếu phải đĩng gĩp kinh phí khi tham gia mơ hình xây dựng NHTT Ơng (Bà) cĩ đồng ý khơng?  ðồng ý  Khơng đồng ý Lý do……………………………………………………………........... 40. Ơng (Bà) sẵn sàng trả bao nhiêu tiền khi tham gia xây dựng NHTT gốm Phù Lãng ? Cụ thể: .....................ngh.đ/Năm Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..191 41. Và khi tham gia xây dựng NHTT gốm Phù Lãng Ơng (Bà) phải tuân thủ và chịu sự quản lý của hiệp hội về tiêu chuẩn về sản xuất cũng như tiêu thụ nghiêm ngặt Ơng (Bà) đồng ý chứ? Cĩ  Khơng  B. Phương án xây dựng Hiệp hội quản lý nhãn hiệu tập thể Gốm Phù lãng 42. Ơng (Bà) cĩ biết cơ quan nào quản lý Nhãn Hiệu tập thể Gốm Phù Lãng hay khơng?  Cĩ  Khơng 43. Hiện nay mới đang cĩ dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể Gốm Phù Lãng. Thực tế chưa cĩ tổ chức nào. Ơng (Bà) mong muốn tổ chức nào sẽ đứng tên đăng ký và quản lý NHTT gốm Phù Lãng?  Hội nơng dân  Hợp tác xã Gốm Phù Lãng  Hội cựu chiến binh  Thành lập hiệp hội các nhà sản xuất, kinh doanh gốm Phù Lãng 44. Ơng( Bà) cĩ mong muốn tham gia vào xây dựng, quản lý và phát triển NHTT Gốm Phù Lãng? Lý do tại sao?  Cĩ  Khơng ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 45. Những đề xuất của Ơng (Bà) trong việc xây dựng NHTT cho gốm Phù Lãng? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 46. Theo Ơng (Bà) thì tiêu chuẩn để lựa chọn hộ tham gia mơ hình xây dựng NHTT gốm Phù Lãng?  Quy mơ sản xuất lớn  Cĩ kinh nghiệm sản xuất  Kinh tế khá  Thu nhập chính từ sản xuất gốm  Nhiệt tình, được tín nhiệm  Tiêu chuẩn khác…………………………………………………. C. Quản lý và phát triển NHTT Gốm Phù Lãng 47. Sau khi được thành lập Ơng (Bà) cho ý kiến về Quản lý NHTT gốm Phù Lãng Hội phải xây dựng quy chế sử dụng NHTT “gốm Phù Lãng” trên cơ sở lấy ý kiến đĩng gĩp của hội viên và các chuyên gia. Hội phải thường xuyên kiểm tra chất lượng các sản phẩm mang NHTT gốm Phù Lãng đảm bảo cơng bằng cho tất cả các thành viên tham gia Hội sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi của các thành viên khi cĩ tranh chấp kinh tế xảy ra. Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ……………..192 Phát triển thị trường và khai thác thương mại đối với với NHTT gốm Phù Lãng Hội sẽ đứng ra thử nghiệm các kênh tiêu thụ sản phẩm gốm Phù Lãng Hội thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về quy trình kỹ thuật, kiến thức về thị trường,… Hội thường xuyên theo dõi thơng tin nghiên cứu thị trường, phân tích xu hướng tiêu dùng của thị trường Hội đứng ra thu mua sản phẩm cho các thành viên của hiệp hội Tổ chức quảng bá, phát triển NHTT gốm Phù Lãng Tổ chức hội chợ triển lãm các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ Tổ chức thăm quan các mơ hình hợp tác sản xuất gốm hiệu quả ở các địa phương khác D. Tem phiếu, in ấn và sử dụng, quản lý 48. Theo Ơng(Bà) Sản phẩm Gốm Phù Lãng cĩ nên được dán tem nhãn để chứng nhận  Cĩ  Khơng 49. Nếu cĩ, xin ơng bà cho ý kiến về tiêu chuẩn của tem phiếu; Thể hiện được hình ảnh, thuộc tính của sản phẩm Chất lượng tốt Khác biệt hĩa để phân biệt trên thị trường Tránh được sự sao chép, làm nhái, giả Khác…………………………………….. 50. Sử dụng tem phiếu 50.1. Quản lý tem Theo Ơng(Bà) các tem được in ấn ai sẽ quản lý: - Hiệp Hội - Ban Kiểm sốt của Hiệp Hội - Khác…………………………………. 50.2. Cấp tem: Theo Ơng (Bà) việc cấp phát tem cho những sản phẩm như sau: - Tất cả sản phẩm gốm được sản xuất tại Làng Gốm Phù Lãng - Tất cả sản phẩm gốm của các hộ sản xuất trong Hiệp Hội - Tất cả sản phẩm gốm của các hộ sản xuất sản xuất trong Hiệp Hội theo đúng tiêu chuẩn của Hiệp Hội đề ra - Ý kiến khác …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Xin cám ơn Ơng(Bà) đã giúp tơi hồn thành phiếu điều tra này. Ngày........tháng.......năm 2010 Phỏng vấn viên (Ký và ghi rõ họ tên Người được phỏng vấn (Kí và ghi rõ họ tên) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2736.pdf
Tài liệu liên quan