Tài liệu Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹I häc n«ng nghiÖp hµ néi
------ ¶ ------
luËn v¨n
tèt nghiÖp ®¹i häc
§Ò tµi:
“Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
Gi¸o viªn híng dÉn : ThS. nguyÔn MINH §øC
Sinh viªn thùc hiÖn : L£ THÞ THUú CHUNG
Líp : PTNT& kn - K50
Khoa : KT & PTNT
Hµ Néi - 2009
Lêi cam ®oan
- T«i xin cam ®oan r»ng, sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ cha hÒ ®îc sö dông ®Ó b¶o vÖ trong mét kho¸ luËn nµo.
- T«i xin cam ®oan r»ng, mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®îc c¶m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®îc ghi râ nguån gèc.
Hµ Néi, ngµy 20 th¸ng 5 n¨m 2009
Sinh viªn
Lª ThÞ Thuú Chung
Lêi c¶m ¬n
Trong thêi gian thùc tËp tèt nghiÖp võa qua, ®Ó hoµn thµnh ®îc luËn v¨n tèt nghiÖp, t«i ®· nhËn ®îc rÊt nhiÒu sù quan t©m gióp ®ì cña c¸c tËp thÓ, c¸c c¸ nh©n trong vµ ngoµi trêng.
Tríc hÕt, t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o Khoa KT & PTNT – Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi ®· t¹o mäi ®iÒu kiÖn gióp ®ì t«i. §Æc biÖt, t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c ®Õn thÇy gi¸o ThS. NguyÔn Minh §øc ®· tËn t×nh híng dÉn t«i trong suèt qu¸ tr×nh lµm luËn v¨n..
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n ban l·nh ®¹o Uû Ban Nh©n D©n x· §«ng D huyÖn Gia L©m thµnh phè Hµ Néi vµ nh©n d©n x· §«ng D ®· t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho t«i trong ®ît thùc tËp tèt nghiÖp nµy.
Cuèi cïng, t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n tíi gia ®×nh vµ b¹n bÌ ®· khÝch lÖ, cæ vò t«i hoµn thµnh luËn v¨n thùc tËp tèt nghiÖp nµy.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
Hµ Néi, ngµy 23 th¸ng 5 n¨m 2009
Sinh viªn
Lª ThÞ Thuú Chung
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, đặc biệt khi nước ta gia nhập WTO nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Phụ nữ nông thôn là những người có kiến thức kém hơn nam giới, việc tiếp cận với thông tin thị trường hạn chế trong khi họ dần dần trở thành những nguời lao động chính trong nông nghiệp nông thôn .
Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách để phát triển kinh tế xã hội, vì sự tiến bộ của phụ nữ, trong đó các chính sách về xoá đói giảm nghèo, chính sách bình đẳng giới và lồng ghép giới. Việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ ngày nay là một vấn đề dược quan tâm.
Năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ trong đề tài được hiểu là năng lực của cá nhân, thể hiện ở những kiến thức của phụ nữ về kinh tế thị trường, năng lực lựa chọn các yếu tố đầu vào, khả năng hạch toán kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ, khả năng phân tích tình huống và ứng xử trong kinh tế thị trường và khả năng tiêu thụ nông sản của mình.
Đông Dư là một xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông sản hàng hoá đang là một xu thế và đóng góp lớn trong kinh tế cuả xã. Phụ nữ Đông Dư ngày càng đảm nhiệm vai trò chính trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Kiến thức của những phụ nữ được điều tra về kinh tế thị trường cho thấy tỷ lệ phụ nữ hiểu biết về kinh tế thị trường khá cao. Những ứng xử của họ theo kiến thức chiếm tỷ lệ thấp vì do điều kiện nguồn lực có hạn. Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều phụ nữ có kiến thức còn hạn chế. Vì vậy cần nâng cao kiến thức của họ để có thể tham gia vào thị trường một cách tốt nhất.
Về thực trạng tham gia thị trường: Mức độ sản xuất nông sản hàng hoá phản ánh mức độ tham gia thị trường của phụ nữ. Các hộ được điều tra tham gia sản xuất nông sản hàng hoá ở mức độ cao, đặc biệt là với các sản phẩm rau, ổi.
Thông tin thị trường là một yếu tố quan trọng tuy nhiên bên cạnh tỷ lệ phụ nữ tiếp cận thông tin thị trường cao còn nhiều phụ nữ hạn chế, không nắm bắt được tình hình giá cả. Việc hạn chế biết thông tin không phải do thiếu phương tiện tiếp cận mà do thời gian của phụ nữ bị hạn hẹp.
Khi tham gia thị trường vật tư, giống đầu vào cho nông sản mức đọ tham gia của phụ nữ cao hơn nam giới, và các phụ nữ thuộc nhóm hộ nghèo hạn chế hơn các hộ trung bình và giàu, giữa phụ nữ chủ hộ và nam giới chủ hộ.
Trong tiêu thụ nông sản tỷ lệ phụ nữ tiêu thụ ngay tại ruộng rất cao, rất ít phụ nữ mang nông sản đi nơi khác tiêu thụ, các phương tiện vận chuyển nông sản là điều kiện cần cho việc tiêu thụ của họ. Phụ nữ cũng là người tham gia nhiều nhất trong quyết định và trực tiếp tiêu thụ nông sản. Giữa phụ nữ có điều kiện kinh tế khác nhau thì mức độ tham gia và khả năng cung ứng nông của họ khác nhau.
Do quy mô sản xuất nhỏ, lấy nguồn lực của hộ là chủ yếu, và thói quen của phụ nữ mà họ hầu như không tham gia hạch toán kinh tế. Trong những hộ hạch toán kinh tế, phụ nữ là người tham gia toàn bộ.
Qua nghiên cứu cho thấy năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc bản thân phụ nữ như trình độ học vấn, khả năng nắm giữ các kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, đặc điểm hộ gia đình, sức khoẻ bản thân, nguồn lực và quyền tiếp cận các nguồn lực đất đai, tài chính, phương tiện đi lại vận chuyển. Ngoài ra các yếu tố khác như chính sách, chủ trương của Nhà nuớc, địa phương; kênh thông tin mà phụ nữ có thể tiếp cận và điều kiện vị trí, khoảng cách từ nhà tới các điểm cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Đông Dư qua 3 năm 2006 – 2008 26
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Đông Dư qua 3 năm 2006-2008 29
Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng của xã Đông Dư năm 2008 31
Bảng 3.4: Tình hình phát triển kinh tế của xã qua 3 năm 2006 - 2008 34
Bảng 4.1: Phân tích một số kiến thức của phụ nữ xã Đông Dư về kinh tế thị trường 40
Bảng 4.2 Lựa chọn của phụ nữ khi mua phân bón cho cây trồng 43
Bảng 4.3: Thông tin chung về phụ nữ được điều tra 48
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất nông sản hàng hoá của các hộ điều tra 49
Bảng 4.5: Tình hình tiếp cận thông tin thị trường của một số phụ nữ xã Đông Dư 51
Bảng 4.6: Tình hình tham gia các lớp tập huấn của nam giới và phụ nữ xã Đông Dư 53
Bảng 4.7: Tình hình tham gia làm trực tiếp và quyết định trong mua đầu vào của phụ nữ và nam giới 55
Bảng 4.8: Mức độ tham gia của các nhóm phụ nữ đối với thị trường đầu vào 56
Bảng 4.10: Tình hình tham gia làm trực tiếp và quyết định trong tiêu thụ nông sản của phụ nữ và nam giới 59
Bảng 4.11: Phân tích tình hình tham gia thị trường tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã Đông Dư 62
Bảng 4.12: Mức độ trả lời đúng một số câu hỏi về kiến thức kinh tế thị trường của phụ nữ phân theo trình độ học vấn. 65
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Mức độ tham gia các lớp tập huấn của nam và nữ 53
Biểu đồ 4.2: Mức độ tham gia của phụ nữ trong thị trường đầu vào 57
Biểu đồ 4.3: Mức độ tham gia thị trường tiêu thụ nông sản của phụ nữ 60
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BQ
Bình quân
CC
Cơ cấu
CNH – HĐH
Công nghiệp hoá hiện đại hoá
GDI
Chỉ số phát triển giới
GDP
Gross Domestic Product tổng sản phẩm trong nước
GTSX
Giá trị sản xuất
HDI
Chỉ số phát triển con người
HTX
Hợp tác xã
IPM
Quản lý dịch hại tổng hợp
LĐNN
Lao động nông nghiệp
NN
Nông nghiệp
NXB
Nhà xuất bản
SL
Số lượng
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 17/01/2007 là cơ hội mở ra cho sự phát triển kinh tế nước ta, tuy nhiên đã có không ít khó khăn và thách thức mà chúng ta gặp phải, đặc biệt trong nông nghiệp nông thôn. Hàng nông sản kém sức cạnh tranh do chất lượng thấp, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chi phí sản xuất quá cao...và nhiều vấn đề khác. Trong bối cảnh hội nhập, nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiếu thách thức: sự hạn chế trong khả năng tiếp cận thị trường, không tận dụng được lợi ích do quá trình hội nhập mang lại; áp lực cuộc sống dưới tác động của sự tăng giá mạnh, những hậu quả có thể của tình trạng biến đổi khí hậu...
Kinh tế thị trường đòi hỏi người nông dân phải có những kiến thức nhất định, nhận thức đúng đắn trong thời kỳ mới để không bị tụt hậu. Thông tin thị trường đối với người nông dân là một yếu tố quan trọng, thế nhưng theo Bộ NN& PTNT mới chỉ có khoảng 25% nông dân tiếp cận được với thông tin thị trường.
Lực lượng nữ lao động nông thôn chiếm phần đông và họ chiếm 49,95% lực lượng lao động trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp (Lê Thị Quý, 2008). Phụ nữ nông thôn là những người phải cáng đáng hầu hết các công việc chăm sóc con cái, làm việc nhà, việc đồng áng... họ ít được tiếp cận với các nguồn lực, không có thời gian để tham gia vào hoạt động của cộng đồng, trao đổi thông tin điều đó càng làm cho khả năng tham gia vào thị trường, nắm bắt thông tin thay đổi từng ngày là rất hạn chế.
Trong khi đó CNH – HĐH, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá hiện nay và tình trạng nữ hoá trong nông nghiệp ngày càng diễn ra mạnh mẽ, người phụ nữ phải đối mặt với nhiều công việc hơn, trước đây họ cấy, gặt, làm cỏ, bón phân thì bây giờ nhiều phụ nữ phải cáng đáng cả việc cầy bừa, phun thuốc trừ sâu - những công việc mà trước đây người nam giới thường làm và dĩ nhiên họ phải tham gia vào thị trường như mua vật tư đầu vào, bán sản phẩm làm ra....Nhưng với kiến thức thị trường hạn chế và nhiều nguyên nhân khác có thể làm cho những quyết định trong tham gia thị trường không được chính xác hoặc lúng túng, và họ chính là những người chịu thiệt thòi trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển.
Xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội là một xã có điều kiện tự nhiên đặc trưng của vùng Đồng Bằng Sông Hồng có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay sản xuất nông nghiệp của xã không chỉ đáp ứng nhu cầu địa phương mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ đi các nơi. Các nông sản chủ yếu như rau, cây ăn quả của xã được nhiều thị trường tin dùng. Bên cạnh đó Đông Dư lại là một xã thuộc Thủ đô – trung tâm kinh tế của cả nước, vị trí cách không xa các trung tâm kinh tế xã hội nên những biến động của kinh tế thị trường có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất của người dân.
Không nằm ngoài so với đặc điểm chung của phụ nữ nông thôn của cả nước, phụ nữ xã cũng có những khó khăn trong việc tham gia vào thị trường. Để có đầu vào cho sản xuất, và mang lại thu nhập cho gia đình từ tiêu thụ nông sản người nông dân nói chung, phụ nữ nói riêng phải tham gia vào thị trường. Vậy khả năng tham gia vào thị trường của họ là đến đâu và họ chịu những tác động nào? Để có những giải pháp nâng cao năng lực tham gia thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã thì việc nghiên cứu năng lực tham gia thị trường, và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia đó là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản và những nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận đó của phụ nữ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phụ nữ nông thôn.
- Tìm hiểu kiến thức thị trường của phụ nữ xã Đông Dư.
- Phân tích thực trạng khả năng tham gia thị trường đầu vào và tiêu thụ của phụ nữ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tham gia thị trường của phụ nữ xã Đông Dư, huyện Gia lâm, Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu là phụ nữ xã Đông Dư, huyện gia Lâm, thành phố Hà Nội, vấn đề nghiên cứu là năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của họ.
Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về nội dung
+ Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
+ Phân tích thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng khả năng tham gia thị trường đầu vào và đầu ra trong sản xuất tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường đầu vào lacác vật tư nông nghiệp mà không quan tâm đến thị trường lao động, vốn, dịch vụ y tế, đất đai…Về thị trường đầu ra là quá trình tiêu thụ nông sản của họ.
1.4.2 Phạm vi không gian
- Đề tài nghiên cứu tại xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.4.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian từ năm 2006 đến 2008.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 08/01/2009 đến ngày 23/05/2009.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN
2.1.1 Thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
* Khái niệm thị trường
- Theo quan điểm kinh tế học: thị trường là nơi người bán và người mua gặp gỡ nhau để thoả mãn nhu cầu của mình bằng cách trao đổi hàng hoá hay dịch vụ.
- Theo quan điểm Marketing: thị trường là toàn bộ khách hàng hiện tại, tương lai của một sản phẩm nào đó.
- Theo quan điểm về địa lý: Thị trường là một môi trường được xác định bởi hai yếu tố: sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) và khu vực địa lý của sản phẩm. Sản phẩm bao gồm toàn bộ hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế một cách hợp lý cho hàng hoá, dịch vụ mà cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét. Khu vực địa lý của sản phẩm là khu vực ở đó các điều kiện cung và cầu của các sản phẩm nói trên được coi là đồng nhất.
- Theo quan điểm thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Bùi Ngọc Chưởng - Mai Trung Hậu, 2007): Thị trường là lĩnh vực trao đổi hàng hóa, đồng thời là một trong những hình thức biểu hiện quan hệ sản xuất của những người sản xuất hàng hóa, nên thị trường hoàn toàn có thể mang bản chất xã hội - kinh tế khác nhau, phụ thuộc vào tính chất của quan hệ sản xuất, trước hết vào chế độ sở hữu thống trị trong từng chế độ xã hội cụ thể.
Có thể nói có nhiều cách hiểu về thị trường, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán của con người. Đối với nông dân khi tham gia thị trường đó chính là nơi mà họ có thể mua được các đầu vào để sản xuất; bán được các sản phẩm mà mình làm ra.
* Sản xuất nông nghiệp hàng hoá
- Sản xuất nông nghiệp không nhằm mục đích tự cấp, tự túc, đáp ứng nhu cầu trực tiếp của bản thân người sản xuất, mà là thông qua thị trường đáp ứng các nhu cầu về nông sản và thực phẩm của xã hội.
Đó là phương hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế cao, chuyên môn hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất, khai thác các ưu thế về đất đai, khí hậu có lợi nhất. Muốn vậy, phải áp dụng khoa học và kĩ thuật mới, đẩy mạnh thâm canh, cải biến cơ cấu sản xuất, đưa sản xuất đi vào chuyên môn hoá đi đôi với sản xuất tổng hợp, hợp tác, liên kết nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và giao thông vận tải,…
* Thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đặc biệt với nền kinh tế ngày càng mở của thì thị trường là yếu tố rất quan trọng. Thị trường nông sản mang tính chất rộng lớn, tự do, có tính cạnh tranh cao. Thị trường nông sản bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
- Thị trường cho sản xuất nông sản: hay gọi là thị trường đầu vào của nông sản bao gồm thị trường vốn, lao động, đất đai, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống mới...
- Thị trường tiêu thụ nông sản
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào quá trình lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Đối với nông dân hiểu một cách đơn giản, tiêu thụ là bán nông sản của mình để mang lại thu nhập. Thị trường tiêu thụ nông sản là thị trường của các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.
Thị trường đầu vào trong đề tài hiểu hẹp hơn, chúng tôi không đề cập đến thị trường lao động, vốn, đất đai trong sản xuất của các hộ nông dân xã Đông Dư mà chỉ quan tâm đến việc tiếp cận thị trường giống; vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, thú y và thị trường tiêu thụ các nông sản chính của phụ nữ xã Đông Dư. Để thấy việc tham gia của họ với các thị trường này ở mức độ nào, năng lực của họ tới đâu.
Thị trường giống, vật tư nông nghiệp hiện nay rất phong phú. Các sản phẩm công nghệ cao, chất lượng tốt ngày càng đa dạng, bên cạnh đó có nhiều sản phẩm trên thị trường không đảm bảo tiêu chuẩn, giá cả không hợp lý. Nếu không hiểu biết cụ thể có người sản xuất nông sản có thể gặp những bất lợi vì đầu vào tác động không nhỏ đến năng suất chất lượng sản phẩm. Đối với tiêu thụ nông sản chúng tôi tìm hiểu kiến thức của họ về tiêu thụ và thực trạng tham gia thị trường tiêu thụ của họ.
2.1.2 Một số lý luận về giới
- Giới là thuật ngữ chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Hoặc Giới là thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và các kỳ vọng liên quan đến nam và nữ.
- Bình đẳng giới: Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.
Bình đẳng giới được hiểu là nam giới và phụ nữ có cùng vị thế bình đẳng trong xã hội, cùng hưởng những điều kiện bình đẳng để phát huy hết khẳnng của mình, cùng có cơ hội như nhau để tham gia đóng góp và hưởng lợi từ công cuộc phát triển.
Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau và cùng:
+ Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình.
+ Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát triển.
+ Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
- Lồng ghép giới: là một chiến lược mang tính thiết chế nhằm mục đích tạo cơ hội và quyền bình đẳng cho nam và nữ với tư cách là người thụ hưởng, người tham gia và ra quyết định bằng cách giải quyết sự bất bình đẳng giới một cách có hệ thống về mặt pháp lý, chính sách, chương trình và ngân sách trong tất cả các giai đoạn của quá trình lập chương trình.
Điều kiện để làm tốt lồng ghép giới:
+ Tất cả mọi người phải nhận thức được tầm quan trọng của giới trong phát triển nông thôn
+ Nắm vững và vận dụng tốt các phương pháp tiếp cận về giới
+ Sự vận dụng những phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án sẽ mang lại hiệu quả cao.
+ Kết hợp phát huy thế mạnh, sự tham gia của tất cả các bên. Đặc biệt phải chú ý tới sự tham gia của phụ nữ, người nghèo trong phân tích thành phần tham gia dự án phát triển nông thôn.
Những kết quả mong đợi của việc lồng ghép giới:
+ Có sự tham gia bình đẳng của nam và nữ vào các quá trình ra quyết định trong việc phân bổ nguồn lực. Hiểu và giải quyết các nhu cầu và vấn đề ưu tiên của nam giới và phụ nữ
+ Có sự tiếp cận và kiểm soát một cách bình đẳng của nam và nữ đối với các cơ hộ, nguồn lực và các thành quả của sự phát triển.
+ Có sự công nhận quyền bình đẳng, vị thế, quyền con người giữa nam giới và phụ nữ
+ Có sự đảm bảo các điều kiện cải thiện ngang nhau về mức sống và chất lượng cuộc sống, thành quả phát triển được chia sẻ công bằng cho nam giới và phụ nữ, giảm nghèo cho cả nam và nữ.
+ Mức độ hiệu quả về tăng trưởng kinh tế, xã hội và phát triển bền vững được cải thiện và công bằng.
2.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất, tiêu thụ nông sản cho phụ nữ nông thôn
a, Năng lực
Có nhiều cách hiểu về năng lực, dưới đây xin trích dẫn 3 khái niệm:
- Năng lực của một con người là sự tương ứng giữa một bên là những đặc điểm tâm sinh lý của một con người với một bên là những yêu cầu của hoạt động nghề đối với con người đó. Người ta ai cũng có năng lực, một người thường có nhiều năng lực khác nhau. Năng lực không sẵn có mà phải học hỏi và rèn luyện mới có (Nguyễn Thị Hà, 2008).
- Theo nghĩa hẹp: Năng lực là thuộc tính tâm lý, là khả năng tiềm ẩn của cá nhân, là phẩm chất, nhân cách cho phép thực hiện có hiệu quả những hoạt động nhất định (Nguyễn Thị Hiên, Lê Ngọc Hùng, 2004)
Năng lực cá nhân được hiểu tương đồng với khả năng, tiềm năng, quyền năng của cá nhân trong việc thực hiện hành vi, hoạt động nhất định một các thành thạo, nhanh chóng và hiệu quả.
Theo cách hiểu này thì năng lực là khả năng của cá nhân trong việc thực hiện thành công những vai trò, chức năng và những hành vi, hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lành mạnh của nhân cách con người. Tuỳ vào mức độ biểu hiện từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp mà năng lực được biểu hiện là năng khiếu, tài năng, thiên tài...Người ta phân loại ra các loại năng lực cá nhân như sau:
+ Năng lực trí tuệ: khả năng trí nhớ, tư duy tưởng tượng.
+ Năng lực tình cảm: khả năng cảm thụ, biểu lộ cảm xúc hay chế ngự, kiểm soát tình cảm.
+ Năng lực vận động: khả năng thực hiện những động tác, sự khéo léo, linh hoạt và sức bền bỉ, dẻo dai về thể lực.
- Năng lực hiểu theo nghĩa rộng hơn: là khả năng của cá nhân, nhóm tổ chức, cộng đồng và hệ thống xã hội bộc lộ, hình thành phát triển trong quá trình hoạt động và thực hiện các vai trò, chức năng nhất định một cách hiệu lực, hiệu quả và bền vững. (Nguyễn Thị Hiên, Lê Ngọc Hùng, 2004)
Ta thấy nghĩa rộng bao hàm cả quyền lực, vai trò, vị thế của cá nhân, tổ chức, các cộng đồng và cả hệ thống xã hội; bao hàm cả quá trình hình thành, biểu hiện và phát triển năng lực chứ không nhấn mạnh vào tiềm năng, hoạt động sẵn có của cá nhân tổ chức.
Từ đó có cách phân loại năng lực thành:
+ Năng lực phân tích tình huống
+ Năng lực đánh giá nhu cầu
+ Năng lực xây dựng chiến lược
+ Năng lực hoạt động
+ Năng lực quan sát, đánh giá và điều chỉnh
+ Năng lực thích ứng
+ Năng lực học tập: khả năng tiếp thu, thông tin và hình thành những kĩ năng mới để đối phó với những thay đổi. Đây được coi là năng lực quan trọng, trung tâm hình thành các năng lực khác.
b. Năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ nông thôn
Năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ nông thôn trong đề tài nghiên cứu được hiểu là năng lực của cá nhân phụ nữ bao hàm những kiến thức, hiểu biết của bản thân họ về sản xuất và tiêu thụ nông sản trong thị trường sản xuất hàng hoá, từ đó họ có những ứng xử để tiếp cận thị trường cho phù hợp. Đồng thời năng lực bản thân họ chịu tác động của cả hoản cảnh, điều kiện xung quanh. Do đó năng lực tiếp cận thị trường của họ thể hiện trong:
- Những kiến thức của phụ nữ về kinh tế thị trường: Năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ trong đề tài nghiên cứu này được thể hiện qua kiến thức của họ về kinh tế thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Những kiến thức đó quyết định sự tham gia của họ vào thị trường, và chịu ảnh hưởng của các nhân tố như trình độ học vấn, kĩ thuật, sự cần cù chăm chỉ, điều kiện của hộ...để họ tham gia vào thị trường sản xuất và tiêu thụ nông sản của mình.
- Năng lực lựa chọn các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra. Từ có những kiến thức nhất định cộng với các điều kiện khác nhau trong kinh tế thị trường, để có thể sản xuất nông sản người nông dân cần có các đầu vào, và biết tiêu thụ nông sản sao cho có lợi nhất. Điều đó cũng cần có năng lực, kĩ năng nhất định, từ đó mà họ có cách bố trí sản xuất sao cho phù hợp.
- Khả năng hạch toán kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ: Hạch toán kinh tế là việc cần phải có nhất là trong sản xuất nông sản hàng hoá. Khả năng hạch toán của phụ nữ đến đâu, cách hạch toán của họ có thực sự chính xác và mức độ tham gia hạch toán của họ như thế nào sẽ phản ánh kết quả sản xuất của họ. Nếu không có khả năng hạch toán kinh tế sẽ hạn chế xác định sự lãi lỗ trong sản xuất đồng thời hạn chế phụ nữ khi tham gia thị trường.
- Khả năng phân tích tình huống và ứng xử trong kinh tế thị trường. Đây được coi là khả năng khá quan trọng của phụ nữ. Có kiến thức nhất định, kinh nghiệm sản xuất và thực tế đang diễn ra trong thị trường nông sản thì người phụ nữ rất cần có đầu óc, khả năng phân tích tình huống để ứng xử trong hoàn cảnh cụ thể mang lại độ thoả mãn cho mình.
- Khả năng tiêu thụ nông sản của mình: tuỳ từng đối tượng phụ nữ mà họ có thể tham gia mức độ khác nhau vào thị trường tiêu thụ, có phụ nữ bán được số lượng nhiều hơn, giá cao hơn, hay tham gia nhiều kênh tiêu thụ hơn, và ngược lại. Điều này đã phản ánh năng lực tiếp cận thị trường tiêu thụ nông sản của họ.
Với năng lực tiếp cận thị trường thì phụ nữ có khả năng tham gia thị trường ở một mức độ nhất định nào đó. Do đó thực tế mức độ tham gia thị trường sẽ phản ánh năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ.
c. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất, tiêu thụ nông sản cho phụ nữ nông thôn
Tại sao phải nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn? Đó là vì những lý do sau:
-Phụ nữ nông thôn chiếm số lượng đông trong cơ cấu dân số, lao động của nông thôn. Nông nghiệp nông thôn muốn phát triển thì phải quan tâm tới chủ thể chính của nông thôn đó chính là phụ nữ nông thôn.
- Họ ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ở nông thôn tỷ lệ lao động nam chuyển sang làm ở các ngành nghề khác hoặc đi làm ăn xa đông hơn tỷ lệ nữ, do đó tình trạng nữ hoá trong sản xuất nông nghiệp diễn ra gây lên sự chênh lệch trong nông thôn.
- Phụ nữ nông thôn là đối tượng chịu thiệt thòi nhiều hơn nam giới về quyền tiếp cận các nguồn lực, các định kiến giới, phong tục lạc hậu, họ có kiến thức về kinh tế thị trường thấp hơn nam giới. Trong khi đó nền kinh tế thị trường đang mở cửa, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá buộc người sản xuất phải có những kiến thức nhất định để tham gia vào thị trường. Nếu không phụ nữ nông thôn đã thiệt thòi thì ngày càng chịu thiệt, lạc hậu, tụt lùi hơn so với xã hội. Quan tâm đến đối tượng phụ nữ trong đó là phụ nữ nghèo, vùng sâu vùng xa là một chủ trương của Đảng và toàn xã hội ngày nay.
- Nếu năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ được nâng cao thì sự đóng góp của phụ nữ cho xã hội ngày càng cao, cần phải phát huy vai trò của họ trong nền kinh tế thị trường.
Do đó nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn có những ý nghĩa
- Tăng khả năng tham gia của phụ nữ vào thị trường giúp họ chủ động hơn trước những biến động của thị trường về giá cả, cung cầu, họ ít bị lệ thuộc hay gặp nhiều rủi ro hơn trong sản xuất.
- Nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường và khả năng ra quyết định của phụ nữ.
- Góp phần hạn chế bất bình đẳng giới. Phụ nữ chủ động hơn trong đời sống của mình. Phụ nữ có thể cải thiện đáng kể kinh tế gia đình từ đó tác động tốt tới xã hội. Việc nâng cao nhận thức, kiến thức của họ sẽ hạn chế sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ về học vấn và khả năng cải thiện đời sống của mình
- Nâng cao năng suất lao động trong sản xuất tiêu thụ nông sản, từ đó cải thiện đời sống, thu nhập của người dân trong đó có phụ nữ nông thôn.
Hoạt động sản xuất của nông dân có hiệu quả hơn do tiết kiệm được chi phí, sử dụng đầu vào tiết kiệm, hợp lý; trong tiêu thụ nông sản hạn chế được những rủi ro hơn.
- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện, cân bằng, bền vững. Mọi đối tượng đều được hưởng quyền lợi tiếp cận với kinh tế thị trường, quan tâm tới người nghèo và những đối tượng thiệt thòi của xã hội.
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp nông thôn.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ nông thôn
Đối với người dân khi tham gia thị trường nói chung, phụ nữ nông thôn nói riêng họ luôn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài những yếu tố cấu thành lên năng lực của bản thân họ còn có các yếu tố bên ngoài chi phối. Các yếu tố đó theo chúng tôi bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
* Các yếu tố chủ quan
- Kiến thức về kinh tế thị trường của phụ nữ nông thôn. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên năng lực cho phụ nữ trong khi tham gia và thị trường. Nếu kiến thức bị hạn chế thì trước những biến động của nền kinh tế, giá cả, chất lượng các mặt hàng, tình hình cung cầu trên thị trường người phụ nữ sẽ kém những phản ứng linh hoạt, dễ dẫn đến thất bại trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt kiến thức về kinh tế thị trường giúp người sản xuất có thể chủ động sản xuất, kinh doanh, dám chấp nhận rủi ro để đầu tư có hiệu quả.
- Kinh nghiệm, thói quen trong sản xuất, tiêu thụ nông sản giúp họ tận dụng những thế mạnh của mình, có nhiều kinh nghiệm thì sẽ đúc rút ra những bài học khi sản xuất và tiêu thụ khi tham gia thị trường cho lần sau. Các thói quen trong sản xuất có thể có lợi hoặc hạn chế sự tiếp cận thị trường.
- Trình độ học vấn của phụ nữ: Phụ nữ nông thôn có trình độ học vấn thường thấp, với suy nghĩ sản xuất nông nghiệp không cần thiết phải học hành nên hầu hết phụ nữ chỉ có trình độ trung học, tiểu học thậm chí mù hcữ. Hơn nữa họ luôn chịu sự bất bình đẳng, trình độ của họ thường thấp hơn nam giới. Trình độ học vấn thấp cũng làm hạn chế việc tiếp thu, chấp nhận các kiến thức mới từ bên ngoài, chậm đổi mới, từ đó ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận thị trường của họ.
- Yếu tố nguồn lực: Yếu tố nguồn lực ở đây là đề cập tới đất đai, tài chính, để đầu tư sản xuất. Đó là điều kiện cần thiết để người sản xuất trong đó phụ nữ có thể tham gia sử dụng và tiếp cận với các thị trường. Có nguồn lực tốt thì tăng đầu tư, dẫn tới tăng khả năng cung ứng và mức độ tham gia vào thị trường sản xuất nông sản, từ đó tham gia vào thị trường tiêu thụ nông sản ngày càng thường xuyên.
Quyền quyết định trong tiếp cận, sử dụng nguồn lực. Các nguồn lực vốn, đất đai chủ yều trong gia đình phụ thộc nhiều vào nam giới. Người đàn ông trong gia đình nắm giữ quyền ra quyết định. Đất đai trong sổ đỏ được đứng tên chủ hộ thường là đàn ông nên khi tiếp cận các nguồn lực trong đó có đất đai là khó khăn đối với phụ nữ.
- Yếu tố sức khoẻ của phụ nữ. Mọi người vẫn nói sức khoẻ là món quà quý giá nhất của con người, có sức khoẻ thì có thể làm được tất cả. Phụ nữ đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn gặp rất nhiều khó khăn, họ chịu nhiều áp lực từ gia đình, công việc nhà, con cái. Do đó sức khoẻ của họ có vai trò quan trọng trong cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác ngày nay những công việc trong sản xuất nông nghiệp hầu hết người phụ nữ phải đảm nhận do đó có tác động không nhỏ đến sức khoẻ của họ. Lao động nông nghiệp đòi hỏi rất nhiều ở hoạt động chân tay, sức khoẻ có tác động kkhông nhỏ tới năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ.
- Một số đức tính trong tiếp cận thị trường: Sự chăm chỉ cần cù, tìm tòi kiến thức mới, tính sáng tạo, năng động của phụ nữ góp phần không nhỏ trong sản xuất kinh doanh, làm tăng mức độ tiếp cận thị trường của họ.
- Đặc điểm hộ gia đình của phụ nữ: tình trạng kinh tế gia đình, hộ nông dân có phụ nữ hay nam giới là chủ hộ, hộ nghèo hay trung bình hay khá có ảnh hưởng nhiêu tới việc tiếp cận thị trường của phụ nữ. Theo nghiên cứu của tổ chức FAO phụ nữ thuộc nhóm người bị thiệt thòi nhất trong xã hội và đặc biệt là những người phụ nữ làm chủ gia._. đình, những người phụ nữ nghèo ở miền núi.
* Các yếu tố bên ngoài tác động
- Kênh thông tin mà phụ nữ thu nhận được. Thông tin thị trường là một thứ không thể thiếu trong tham gia thị trường. Nó quyết định và ảnh hưởng tới sự chính xác của các ứng xử của phụ nữ. Nếu không nắm bắt được thông tin thì cũng giống như đi mò mẫm trong đêm, dễ bị ngã và lạc đường. Điều cần biết ở thông tin là đó là thông tin gì, có từ đâu, có đáng tin cậy không, và họ làm gì khi biết thông tin đó. Phụ nữ có thể tiếp nhận thông tin của thị trường từ sách vở, đài báo, truyền hình, những người xung quanh, tuyên truyền của địa phương...Và những thông tin đó có thật sự hữu ích, xác thực, kịp thời trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của họ? Do đó mà thông tin thị trường rất quan trọng và ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận thị trường của họ.
- Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường của phụ nữ. Các cơ sở hạ tầng như đường giao thông, chợ, hệ thống thông tin liên lạc có tác động thúc đẩy tới việc tiêu thụ nông sản của nông dân. Họ có thể biết được nhiều thông tin về thị trường hơn nếu có hệ thống thông tin tốt, vận chuyển nông sản hàng hoá, mua vật tư nông nghiệp, giống mới dễ dàng hơn...
- Chính sách của Chính phủ, pháp luật của nhà nước: các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước có tác động chi phối toàn bộ xã hội. Các chính sách như chính sách thị trường tiêu thụ nông sản, đầu vào, đầu ra, chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn có thể tạo điều kiện cho nông dân tham gia thị trường
Nước ta tiến hành thực hiện luật bình đẳng giới và các chương trình phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đó là một quá trình lâu dài, khó khăn, đặc biệt là ở nông thôn. Việc lồng ghép giới thực hiện như thế nào, các tổ chức có tích cực, và những định kiến giới trong xã hội có tác động không nhỏ tới nhận thức của mỗi cá nhân và xã hội. Phụ nữ có thể được bình đẳng, nâng cao khả năng nhận thức, khả năng tham gia của mình trong quyết định và trực tiếp lao động.
- Phong tục, tập quán của địa phương. Nông thôn là nơi có rất nhiều phong tục tập quán thậm chí là hủ tục, có thể ngăn cản, hạn chế người phụ nữ tham gia thị trường. Lấy ví dụ với quan niệm người phụ nữ phải chăm no công việc nội trợ, con cái, nên họ ít ra ngoài, tiếp xúc với các thông tin kinh tế xã hôị. Tập quán sản xuất tự cung tự cấp còn tồn tại ở nhiều nơi; sự manh mún trong sản xuất với nhân khẩu đông ở nông thôn sẽ hạn chế sản xuất nông sản hàng hoá nên họ không cần thiết lắm tiếp cận với thị trường tiêu thụ nông sản. Từ đó cũng hạn chế năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN
2.2.1 Thực tiễn và kinh nghiệm của các nước về nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ nông thôn
* Thực tiễn và kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một đất nước láng giềng của nước ta, trong quá trình phát triển nông thôn, đặc điểm kinh tế xã hội có một số điểm tương đồng, và nhiều bài học kinh nghiệm trong kinh tế xã hội mà nước ta học tập.
Phụ nữ ở khu vực nông thôn Trung Quốc sống trong cảnh nghèo khổ chiếm hơn 60% tổng số lao động nông thôn. Bên cạnh đó, thu nhập của những người này thường thấp hơn nam giới và khoảng cách vẫn đang mở rộng tỷ lệ mù chữ trong phụ nữ Trung Quốc là 16% trong khi ở nam giới con số này là 6%.
Hiện nay nước này đã có nhiều chính sách trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Nông nghiệp Trung Quốc được coi trọng, nhiều thời kỳ gặp khó khăn nhưng đã có bước phát triển mới. Các chính sách xoá đói giảm nghèo, quan tâm đến đời sống của phụ nữ.
Khi gia nhập WTO nông nghiệp Trung Quốc gặp không ít khó khăn, người phụ nữ nông thôn đặc biệt là pn nghèo, phụ nữ vùng núi chịu sức ép nặng nề, họ lạc lõng trước nền kinh tế thị trường, bị tụt hậu và bần cùng hơn. Năm mục tiêu xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa được Trung Quốc đưa ra là: phát triển sản xuất, mở rộng cuộc sống, làm văn minh vùng quê, chỉnh tề bộ mặt nông thôn và thực hiện dân chủ trong quản lý đang trên đà thực thi. Hội Liên hiệp phụ nữ mở nhiều chiến dịch giáo dục, mang trình độ sản xuất và kỹ năng lao động đến tận mỗi vùng quê. Các chương trình khám chữa bệnh miễn phí, tập huấn kiến thức cho phụ nữ nghèo nông thôn đã góp phần hạn chế những chênh lệch về giới của Trung Quốc.
Tư tưởng của phụ nữ nông thôn nghèo đang dần mở rộng theo xu hướng hiện đại hóa. Họ thật sự đã có nhiều đổi mới, biết tích cực tiếp thu và học hỏi những điều hay. Qua chính sách nâng cao tri thức và khuyến khích người phụ nữ làm giàu, chính phủ Trung Quốc đã có bước tiếp cận gần hơn với ước mơ vươn lên của người phụ nữ nông thôn. Có thể thấy một tương lai tốt đẹp và tươi sáng hơn cho những phụ nữ này đang được mở rộng ở phía trước.
* Thực tiễn và kinh nghiệm của nước Hàn Quốc
Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống, vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia đình. Phụ nữ ít được tham gia vào công tác xã hội như nam giới và vai trò của họ bị hạn chế trong các công việc nhà.
Phong trào xây dựng nông thôn mới hay “làng mới” đã dần thay dổi nhận thức của nông dân trong đó có phụ nữ nông thôn. Họ bớt mặc cảm và đã vươn lên phát triển kinh tế.
Tháng 6-2005, chính phủ Hàn Quốc nâng cấp Bộ Bình đẳng giới thành Bộ bình đẳng giới và gia đình nhằm xử lý các chính sách về gia đình. Kể từ năm 2003 chính phủ đã tạo ra các công việc dành cho phụ nữ cải thiện hệ thống chăm sóc trẻ em và tạo ra một môi trường khuyến khích cho phép phụ nữ phát huy năng lực cao nhất và công nhận khả năng của họ.
Tháng 3-2005, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện xóa bỏ hệ thống chủ hộ vốn là tiêu biểu về việc đối xử đối với phụ nữ. Việc dỡ bỏ hệ thống này tạo ra cơ sở cho một phong cách văn hóa gia đình mới dựa trên các giá trị dân chủ và bình đẳng giới. Phụ nữ được tiếp cận nhiều hơn với thông tin thị trường và dần làm chủ cuộc sống của họ.
Học tiểu học và cơ sở là bắt buộc và miễn phí ở Hàn Quốc do đó phụ nữ dần được bình quyền với nam giới, trình độ học vấn của họ cũng tăng. Chính phủ Hàn Quốc đang tạo ra nhiều cách sáng tạo để tận dụng kiến thức và năng lực kỹ thuật của phụ nữ để đạt tới mức thu nhập bình quân đầu người 20.000 đô la. Phụ nữ Hàn Quốc ngày nay tiếp tục tham gia vào các lĩnh vực đa dạng, rộng rãi đang đóng góp lớn cho xã hội.
2.2.2 Thực tiễn và kinh nghiệm của nước ta về nâng cao năng lực tiếp cận thị trường tiêu thụ nông sản của phụ nữ nông thôn
* Vấn đề bình đẳng giới và lồng ghép giới trong phát triển kinh tế xã hội:
Vấn đề giới trong nông nghiệp nông thôn nước ta nổi lên một số vấn đề trong quá trình hội nhập kinh tế. Tỷ lệ phụ nữ trong nông thôn đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp rất cao, chiếm 63% lao động cả nước. Phụ nữ làm nông nghiệp số gời lao động của họ trung bình cao hơn nam giới 8h/ngày. Sự tiếp cận của phụ nữ với thông tin thị trường rất hạn chế (Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, 2005). Vấn đề giới trong đó có quan tâm tới đời sống của phụ nữ được nhà nước ta rất quan tâm. Nhất là trong thời kỳ hội nhập nhân thấy tầm quan trọng của vấn đề giới, Nhà nước đã có nhiều chính sách đúng đắn. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ.
Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (khóa X) đề ra các mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình.
Thành tựu về giới và bình đẳng giới:
Trong khu vực, Việt Nam đã trở thành một nước khá về bình đẳng giới, có khả năng thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực như giáo dục, tiếp cận chăm sóc sức khoẻ và một số khái cạnh công ăn việc làm. Nước ta đứng vị trí thứ 109 trong tổng số 177 quốc gia về chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức 0,709 (2006), xếp vào nhóm nước trung bình về chỉ số HDI; đứng thứ 80 trên thế giới trong tổng 136 quốc gia về chỉ số phát triển giới (GDI) và trở thành quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất trong xoá bỏ khoảng cách giới trong vòng 20 năm trở lại đây ở Đông Nam Á. Là một trong những nước có tỷ lệ tham gia kinh tế khá cao trên thế giới: 83% nam giới và 83% nữ giới trong độ tuổi 15 đến 60 vào lực lượng lao động (Ngân hàng thế giới, 2006). Việt Nam được xếp hạng bình đẳng giới cao hơn nhiều nước có GDP cao hơn đó là do chính sách tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong chính trị, có sự cải thiện trình độ học vấn và năng lực của phụ nữ, các chuyển dịch truyền thông tuyên truyền về tầm quan trọng của sự tham gia của phụ nữ về bình đẳng giới
Vai trò của phụ nữ ngày càng được nhấn mạnh, phụ nữ làm giàu, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế ở khắp các vùng nông thôn; các lớp tập huấn đào tạo tay nghề, thực hiện ưu đãi vốn cho phụ nữ nông thôn tham gia kinh doanh ở các địa phương diễn ra mạnh.
- Các hoạt động mang tính đa dạng sự tham gia, tăng cường hoạt động hợp tác của các tổ chức. Các tổ chức, hội tham gia đông đảo vào việc phát triển kinh tế. Ở nông thôn phụ nữ có thể tham gia vào hội nông dân, hội phụ nữ, hợp tác để tổ chức các buổi truyền thông, tập huấn kiến thức mới, chuyển giao khoa học công nghệ.
* Chương trình xoá đói giảm nghèo cuả Nhà nước, tổ chức các cấp , quan tâm nhiều hơn tới đối tượng phụ nữ nông thôn đặc biệt là phụ nữ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của nước ta đã giảm đáng kể. Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 7,5%, đồng thời giảm thấp được tỷ lệ hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước năm 2008 ước tính 13,5%, thấp hơn với mức 14,8% của năm 2007. (Tổng cục thống kê, 2008)
* Phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn những năm qua tạo ra sự thay đổi đáng kể kinh tế xã hội nông thôn. Kinh tế thị trường xâm nhập vào nông thôn như một lẽ tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Gia nhập WTO tạo ra thị trường rộng lớn, đa dạng, người tiêu dùng có thể tự do chọn lựa, nhiều người sản xuất biết nắm bắt những thông tin của thị trường. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá ngày càng mở rộng. Nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã tiếp cận, mở rộng thị trường trên thế giới. Tuy nhiên có nhiều vấn đề khó khăn cho nông nghiệp, nông thôn và sẽ tác động tới đời sống của người sản xuất chính trong nông nghiệp - phụ nữ.
* Tiếp cận thị trường là vấn đề hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Khi mở rộng sản xuất nông sản hàng hoá nhu cầu của thị trường tăng cao. Chỉ có 25% nông dân tiếp cận được với thông tin thị trường, tỷ lệ phụ nữ nông thôn càng hạn chế hơn. Đồng Bằng sông Hồng là nơi tập trung nhiều dân cư, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp do đó sản xuất nông nghiệp hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn do sự manh mún. Sự hạn chế về năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ trong sản xuất, tiêu thụ nông sản gây khó khăn cho phát triển kinh tế nông thôn. Do đó càng đòi hỏi phải tích cực phát huy những tiềm năng của phụ nữ nông thôn, giúp họ nhanh chóng có đủ năng lực và sự tự tin để đóng vai trò là lực lượng quan trọng của ngành, tham gia có hiệu quả và ngang bằng với nam giới.
PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội
a, Vị trí địa lí, địa hình
Đông Dư là một xã nằm ven đô, thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội nằm trên lưu vực sông Hồng có vị trí địa lý khá thuận lợi cho các hoạt động kinh tế.
- Phía bắc giáp phường Cự Khối quận Long Biên
- Phía nam giáp xã Bát Tràng
- Phía đông giáp thị trấn Trâu Quỳ, xã Đa Tốn.
- Phía tây giáp quận Hoàng Mai - Hà Nội
Có thể thấy Đông Dư có vị trí tương đối thuận lợi cho tiếp cận thông tin thị trường, do gần với nội thành Hà Nội có thể vận chuyển nông sản vào để tiêu thụ thu được lợi nhuận cao hơn.
Đặc biệt là nơi gần hai cơ quan nghiên cứu khoa học là trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Viện Nghiên Cứu Rau Quả là điều kiện cho nông dân trong đó có phụ nữ được tiếp cận với các kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông sản hàng hoá như rau sạch, cây ăn quả. Các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật ở đây được diễn ra thường xuyên. Đặc biệt như các lớp về quản lý dịch hại tổng hợp IPM, sản xuất rau an toàn... Hai trung tâm lớn này là nơi cung cấp giống cây trồng chủ yếu cho địa bàn xã. Do những thuận lợi trên mà Đông Dư là một xã thường xuyên tiếp cận các thành tựu kỹ thuật mới trong nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt.
Đông dư có địa hình vàn thấp, bộ phận của sông Hồng nên sản xuất nông nghiệp của xã gặp nhiều thuận lợi như nước tưới dồi dào, hệ thống tưới cung cấp phù sa bồi đắp cho đất đai màu mỡ, đặc biệt là đất ven sông. Đất trong đê thì việc tưới tiêu thuận lợi, có thể phát triển tốt cây lương thực, rau màu...
Cách Hà Nội khoảng 10km về phía bắc, các trung tâm huyện Gia Lâm 3km nên việc tiếp cận thông tin cũng như hoạt động mua đầu vào, tiêu thụ sản phẩm của người dân xã gặp nhiều thuận lợi. Ngoài ra những thông tin về xã hội, kiến thức bình đẳng giới ở địa phương có thể được tiếp cận sớm.
b, Điều kiện khí hậu - thuỷ văn
Là một trong những xã của Gia Lâm Hà Nội có đặc điểm thời tiết khí hậu tương đối đặc trưng của vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh khô và mưa ít. Do nằm trong vùng nhiệt đới cho nên quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6°C. Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng tác động tới việc phân hoá mùa vụ từ đó ảnh hưởng đến sản xuất của hộ nông dân.
Độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1245 mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Độ ẩm và lượng mưa phân bố không đều trong năm. Lượng mưa lớn vào tháng 6, 7, 8. Độ ẩm cao nhất là 95%, thấp nhất 75% vào tháng 11, 12. Do lượng mưa phân bố không đều vào các tháng nên các hiện tượng ngập úng, hạn hán ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản của nông dân.
c, Đặc điểm dân số, xã hội
* Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai
Đông dư là một địa phương có diện tích đất đai rất màu mỡ, sản xuất nông nghiệp là một thế mạnh của địa phương. Đất đai ở xã chủ yếu là thuộc loại đất thịt nhẹ và đất cát pha có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp để phát triển sản xuất rau màu và một số loại cây ăn quả.
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 353,61 ha, qua 3 năm không thay đổi do không có sự phân bố lại địa giới hành chính. Trong đó diện tích chiếm chủ yếu là đất nông nghiệp, qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp có giảm nhưng không đáng kể 0,34% do sản xuất nông nghiệp vẫn được coi trọng, ít có sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác. Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã năm 2008 là 209,89 ha chiếm 59,36 %. Diện tích đất canh tác có tăng bình quân 3 năm là 0,26%, cho thấy việc trong nông nghiệp của xã trồng trọt được coi là vị trí hàng đầu; trong đó diện tích này qua 3 năm sự chuyển đổi cơ cấu: diện tích trồng cây lương thực chiếm tỷ lệ cao nhưng đã giảm dần một phần chuyển đổi sang trồng màu. Đất rau màu tăng diện tích thể hiện xu thế sản xuất của nông nghiệp tập trung vào các nông sản hàng hoá hơin là lương thực đáp ứng nhu cầu đời sống tiêu dùng của các hộ. Diện tích canh tác tăng lên là do xã đã tận dụng đất hoang, đất nông nghiệp ở bãi bồi của sông Hồng.
Đất vườn tạp giảm trung bình 4,09% trong 3 năm là nguyên nhân chủ yếu làm diện tích đất nông nghiệp giảm. Đó là do sự chuyển đổi diện tích đất vườn này sang đất ở của một số hộ dân hoặc sử dụng vào mục đích khác. Bên cạnh đó diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã lại tăng lên 1,21 ha tương đương 2,48% qua 3 năm thể hiện một sự chuyển đổi mới vừa phát triển lợi thế ngành trồng trọt vừa khai thác diện tích mặt nước dồi dào, đặc biệt là ở khu vực giáp sông Hồng.
Trong cơ cấu đất phi nông nghiệp diện tích đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ cao trên 70%, tất cả các loại diện tích đều tăng. Đất chuyên dùng tăng 1,25%; đất ở tăng 0,62%, diện tích đất khác tăng bình quân 1,23%. Mức tăng này cho thấy xu hướng ngày càng giảm diện tích đất nông nghiệp để phục vụ cho xây dựng và nhà ở của người dân. Dân số càng tăng dẫn tới diện tích đất nông nghiệp bình quân càng giảm.
Diện tích đất chưa sử dụng của xã tương đối lớn, chiếm tỷ lệ 14,76% năm 2008. Đất chưa sử dụng đã giảm qua các năm bình quân 0,73% mức giảm này quá thấp, trên 14% đất chưa sử dụng là quá cao. Chủ yếu đây là diện tích đất mặt nước sông Hồng của xã, diện tích này giảm đi do tận dụng diện tích mặt nước, canh tác trên đất bãi bồi. Cần phát huy sử dụng hợp lý, hiệu quả để mang lại thu nhập cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp.
Diện tích nông nghiệp bình quân trên nhân khẩu của xã vào loại thấp. Từ bảng số liệu phân tích cho thấy diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất canh tác bình quân trên nhân khẩu của xã giảm qua 3 năm do sự tăng dân số và giảm diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời các diện tích bình quân trên lao động cũng đều giảm. Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp càng dần giảm đi do nguồn đất thì có hạn nhưng dân số và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Với diện tích đất ngày càng giảm dần và dân số ngày càng tăng buộc sản xuất nông nghiệp của xã phải chuyển đổi theo hớng mới đó là sản xuất nông nghiệp theo hưưóng chuyên môn hoá, tăng năng suất cây trồng đồng thời xu hướng chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực kinh tế khác.
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Đông Dư qua 3 năm 2006 – 2008
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
SL(ha)
CC(%)
SL(ha)
CC(%)
SL(ha)
CC(%)
07/06
08/07
BQ
I - Tổng diện tích đất tự nhiên
353,61
100
353,61
100
353,61
100
100
100
100
1. Đất nông nghiệp
211,30
59,77
210,79
59,61
209,89
59,36
99,74
99,57
99,66
a. Đất canh tác
144,87
77,36
145,04
77,97
145,61
79,14
100,12
100,39
100,26
- Đất trồng cây lương thực
94,13
64,98
94,09
64,87
94,03
64,58
99,96
99,94
99,95
- Đất trồng rau màu các loại
50,74
35,02
50,95
35,13
51,58
35,42
100,41
101,24
100,83
b. Đất vườn tạp
42,39
29,26
40,99
22,03
38,99
21,19
96,70
95,12
95,91
c. Đất nuôi trồng thuỷ sản
24,08
11,39
24,76
11,75
25,29
12,05
102,82
102,14
102,48
2. Đất phi nông nghiệp
89,30
25,25
90,15
25,49
91,52
25,88
100,95
101,52
101,24
a. Đất ở
18,97
21,24
19,30
21,41
19,42
21,22
101,74
100,62
101,18
b. Đất chuyên dùng
66,70
74,69
67,16
74,50
68,38
74,72
100,69
101,82
101,25
- Đất trụ sở công trình
0,38
0,57
0,38
0,57
0,39
0,57
100,00
102,63
101,31
- Đất có mục đích công cộng
66,32
99,43
66,78
99,43
67,99
99,43
100,69
101,81
101,25
c. Đất khác
3,63
4,06
3,69
4,09
3,72
4,07
101,65
100,81
101,23
3. Đất chưa sử dụng
52,97
14,98
52,67
14,89
52,20
14,76
99,43
99,11
99,27
II - Một số chỉ tiêu bình quân
1. DT đất NN/khẩu NN (m2/người)
635,42
-
614,01
-
601,40
-
96,63
97,95
97,29
2. Diện tích đất NN/LĐ NN (m2/lđ)
1390,39
-
1338,35
-
1289,25
-
96.26
96,33
96,29
3. Diện tích canh tác/LĐ NN (m2/lđ)
953,09
-
920,89
-
894,41
-
96,62
97,12
96,87
4. DT canh tác/nhân khẩu NN (m2/người)
435,57
-
422,49
-
417,22
-
97,00
98,75
97,88
Nguồn: Ban thống kê xã Đông Dư
* Tình hình dân số và lao động
Lao động là một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất của con người, lao động dư thừa quá nhiều cũng là một áp lực đối với địa phương. Sự biến động dân số và lao động có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến đời sống kinh tế. Sự biến động dân số lao động cũng phản ánh tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tình hình sử dụng lao động trong các lĩnh vực kinh tế.
Năm 2008 xã Đông Dư có 1186 hộ với 4284 nhân khẩu tăng 2,71% so với năm 2007. Tốc độ tăng dân số trung bình của Đông Dư qua 3 năm là 3,26% và tổng số hộ cũng tăng trung bình 6,64% từ 1043 hộ lên 1186 hộ, nguyên nhân do sự tách hộ của các cặp vợ chồng trẻ là chủ yếu. Các hộ sản xuất nông nghiệp và nhân khẩu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hộ và nhân khẩu của xã. Số hộ sản xuất nông nghiệp năm 2008 là 970 hộ chiếm 81,89% cho thấy sản xuất nông nghiệp của Đông Dư vẫn là lĩnh vực chủ đạo trong hoạt động kinh tế của xã. So sánh giữa các năm thì hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp đều tăng nhưng tốc độ tăng của hộ nông nghiệp năm 2008 đã giảm thấp hơn so với năm 2007.
Số nhân khẩu của xã trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao và số lượng lao động đặc biệt là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp khá dồi dào. Nhân khẩu nông nghiệp chiếm 81,47% năm 2008, lao động nông nghiệp cũng chiếm một con số tương đương 82,68% tức 1628 người. Lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu là những người đã lập gia đình hoặc những người trung tuổi. Lao động trẻ hầu như tập trung sản xuất trong lĩnh vực khác. Và trong đó tỷ lệ lao động nữ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Điều này cho thấy sự chênh lệch trong cơ cấu lao động. Lao động của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ thu hút hầu hết lao động trẻ và lao động nam.
Chia theo giới tính ta thấy tỷ lệ nhân khẩu nữ của xã Đông Dư cao hơn tỷ lệ nam giới. Nữ dân số của xã chiếm 53,17% trong khi đó tỷ lệ nam chỉ là 46,83% cho thấy sự chênh lệch khá cao về cơ cấu giới tính của dân số xã. Kéo theo số lao động nữ nói chung và lao động nữ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Các lao động nam chủ yếu đi làm ăn xa hoặc hoạt động trong lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp tai địa phương. Còn phụ nữ ngày càng giữ vai trò quan trọng với sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình CNH – HĐH sự phân bố lại lao động, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ là sự tất yếu. Tuy nhiên một thực tế đang diễn ra là tỷ lệ phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng cao, còn nam giới thì chuyển sang ngành nghề khác. Điều này sẽ tạo ra sự chênh lệch thu nhập giữa hai giới. Phụ nữ phải đảm nhiệm nhiều công việc gia đình và thiệt thòi hơn trong cuộc sống, đây chính là hiện tượng nữ hoá trong sản xuất nông nghiệp. Tốc độ tăng nhân khẩu nam và nữ qua 3 năm ở mức độ ngang nhau. Riêng với lao động nữ thì tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ lao động nam và từ 2006 đến 2008
Số hộ phi nông nghiệp tăng lên với tốc độ khá cao, trung bình 3 năm hộ phi 12,11% từ 172 lên 216 hộ. Bên cạnh đó lao động phi nông nghiệp cũng tăng cao là 16,58%. Thể hiện sự chuyển đổi lao động sang thương mại dịch vụ và công nghiệp cao hơn tốc độ tăng nhân khẩu phi nông nghiệp. Bình quân nhân khẩu/hộ của xã là 3,61 năm 2008, qua 3 năm có xu hướng giảm do ý thức của người dân đã được nâng cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 thấp bên cạnh đó do sự tách hộ từ các hộ nhiều thế hệ thành các hộ trẻ. Các chỉ tiêu bình quân lao động/hộ, bình quân lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp có xu hướng giảm. Bình quân lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp cao hơn bình quân lao động/hộ cho thấy trong các hộ nông nghiệp tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn cao hơn tỷ lệ lao đông trong các hộ khác.
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Đông Dư qua 3 năm 2006-2008
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh (%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
07/06
08/07
BQ
I - Tổng số hộ
1043
100,00
1120
100,00
1186
100,00
107,38
105,89
106,64
1. Hộ nông nghiệp
871
83,51
933
83,30
970
81,79
107,12
103,97
105,54
2. Hộ phi nông nghiệp
172
16,49
187
16,70
216
18,21
108,72
115,51
112,11
II - Tổng số nhân khẩu
4018
100,00
4171
100,00
4284
100,00
103,81
102,71
103,26
1. Chia theo giới tính
Số nam
1882
46,85
1939
46,49
2006
46,83
103,03
103,46
103,24
Số nữ
2136
53,15
2232
53,51
2278
53,17
104,49
102,06
103,28
2. Chia theo lĩnh vực
Số nhân khẩu NN
3326
82,78
3433
82,31
3490
81,47
103,22
101,66
102,44
Số nhân khẩu phi NN
692
17,22
738
17,69
794
18,53
106,65
107,59
107,12
III - Lao động
1771
100,00
1862
100,00
1969
100,00
105,14
105,75
105,44
1. Chia theo giới tính
Lao động nam
789
44,55
846
45,44
906
46,01
107,22
107,09
107,16
Lao động nữ
982
55,45
1016
54,56
1063
53,99
103,46
104,63
104,04
2. Chia theo lĩnh vực
Lao động NN
1520
85,83
1575
84,59
1628
82,68
103,62
103,37
103,49
Lao động phi NN
251
14,17
287
15,41
341
17,32
114,34
118,82
116,58
IV - Chỉ tiêu BQ
- BQ NK/hộ
3,85
-
3,72
-
3,61
-
96,62
97,04
96,83
- BQ LĐ/hộ
1,70
-
1,66
-
1,66
-
97,65
100,00
98,82
- BQ LĐNN/hộ NN
1,75
-
1,69
-
1,68
-
96,73
99,42
98,08
Nguồn: Ban Thống kê xã Đông Dư
* Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một một yếu tố rất quan trọng cho phát triển kinh tế xã hộ của địa phương, gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng như điện đường, trường trạm, chợ... có tác động đến việc tiếp cận thông tin thị trường, năng lực tiếp cận thị trường của nông dân cũng như phụ nữ nông thôn.
Về giao thông: Hiện nay Đông Dư có và quản lý tổng 18,3km đường giao thông đường bộ, trong đó 100% đều là đường bê tông và đường trải nhựa, không có đường gạch và đường đất. Tất cả đường liên thôn, đường liên xã tỉnh lộ đều đã được bê tông hoá. Qua xã có con đường 195 giúp cho giao thông đến các xã trong huyện hoặc vào nội thành tương đối thuận lợi.
Về thuỷ lợi : Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành rất quan trọng với kinh tế của xã vì thế thuỷ lợi luôn là vấn đề được quan tâm. Xã có một trạm bơm nước và 3600 m kênh mương phục vụ cho hoạt động tưới tiêu. Do tính chất thuận lợi của địa hình nên xã không có hệ thống máy bơm tiêu nước mà chủ yếu tự chảy. Hàng năm xã luôn tổ chức các buổi lao động nạo vét một số kênh mương chính, tạo thuận lợi cho việc tiêu thoát nước tốt, đặc biệt trong mùa mưa. Tổng số mương cứng của xã là 700 m. Do tính chất nằm trên lưu vực sông Hồng nên tên địa bàn xã có quản lý 2,8km đê chắn lũ giúp cho việc sản xuất nông nghiệp khu vực trong đê gặp thuận lợi.
Các công trình điện: Hiện tại trên địa bàn xã có 4 trạm biến thế với 7400 m đường dây cao và hạ thế cung cấp điện cho nhu cầu của nhân dân. Hệ thống đường dây điện, trạm, cột được xây dựng kiên cố, hoàn tất từ năm 2001 tới nay.
Chợ: trên địa bàn xã có 1 chợ nằm ở trung tâm xã, là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán mang lại thu nhập cho nhiều hộ kinh doanh, là đầu mối tiêu thụ khá nhiều nông sản của nông dân.
Hệ thống thông tin liên lạc: Xã có một trung tâm phát thanh thuộc uỷ ban nhân dân xã, tại các xóm đều có loa truyền thanh để thường xuyên cung cấp thông tin về văn hoá, xã hội, kinh tế, nhất là các thông báo về hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Các công trình phúc lợi khác của xã tương đối đầy đủ phục vụ nhu cầu đời sống văn hoá của người dân. Các lĩnh vực như y tế, giáo dục luôn được chính quyền các cấp quan tâm, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho giáo dục. Nhà mẫu giáo, nhà thể chất... đang được nâng cấp dây dựng tiếp tục trong năm 2009. Số liệu về cơ sở hạ tầng của xã Đông Dư qua 3 năm 2006- 2008 không có sự thay đổi và được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng của xã Đông Dư năm 2008
Diễn giải
ĐVT
Số lượng
I. Giao thông
- Đường tỉnh lộ
Km
2,8
- Đường liên xã
Km
3,5
- Đường thôn bản, ra khu sản xuất
Km
12
- Đường thuỷ
Km
2,8
II. Công trình thuỷ lợi
1. Trạm bơm tưới
trạm
1
2. Kênh mương cứng
m
700
3. Kênh mương chưa cứng
m
2900
4. Đê chống lũ
km
2,8
III. Công trình điện
1. Trạm biến thế
trạm
4
2. Số đường dây cao và hạ thế
m
7400
IV. Công trình phúc lợi
1. Trường cấp I
Phòng
16
2. Trường cấp II
Phòng
12
3. Nhà trẻ mẫu giáo
Phòng
10
4. Trạm y tế
Cái
1
6. Bưu điện
Cái
1
7. Đài phát thanh
Cái
1
8. Tượng đài tưởng niệm
Cái
1
V. Một số chỉ tiêu
1. Tỷ lệ hộ dùng điện
%
100
2. Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố
%
100
Nguồn: Ban thống kê xã Đông Dư
3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của địa phương
Là một xã những năm gần đây có những cải thiện rất đáng kể trong đời sống của người dân. Năm 2008 thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 622.000đồng/ người/tháng tương đương 7.470.000 đồng/người/năm là mức thu nhập tương đối cao. Tỷ lệ hộ giàu là 38%, hộ nghèo giảm 1,51% so với năm 2007 từ 21 hộ xuống còn 18 hộ. Con số tỷ lệ hộ nghèo này là thấp cho thấy mức sống của người dân xã Đông Dư ngày càng được cải thiện.
Với thế mạnh phát triển cây rau và một số cây ăn quả nên kinh tế xã Đông Dư chủ yếu sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo đóng góp tới 52,90% giá trị sản xuất. Tuy nhiên cơ cấu của ngành này những năm qua đã có xu hướng giảm. Bên cạnh đó những năm gần đây thì tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ cũng có những bước tăng trưởng đáng kể.
Qua bảng số liệu dưới đây có thể thấy: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp qua 3 năm 2006 – 2008 đều tăng, đóng góp của ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo cho nền kinh tế xã. Trong đó đóng góp chủ yếu là ngành trồng trọt với 72,92%, ngành chăn nuôi và thuỷ sản những năm qua liên tục tăng về giá trị sản xuất tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng 27,08% ngành nông nghiệp và 15% tổng giá trị sản xuất năm 2008. Cho thấy trong nông nghiệp ngành có vai trò chủ đạo được quan tâm nhất là ngành trồng trọt. Nông nghiệp xã đã phát huy vai trò hiệu quả của đất đai vùng Đồng Bằng sông Hồng. Bên cạnh đó ngành thuỷ sản cũng có xu hướng được quan tâm sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước của địa phương.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm từ 54,57% năm 2006 xuống còn 52,90% năm 2008 tuy nhiên đóng góp của nó với tổng giá trị sản xuất lại tăng. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp thấp hơn tốc độ tăng cảu các ngành khác.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Những năm gần đây có sự phát triển khá nổi bật thúc đẩy phát triển kinh t._.n thu chi là không được coi trọng.
Qua những kiến thức đến ứng xử và thực tế tham gia vào thị trường sản xuất và tiêu thụ của phụ nữ Đông Dư cho thấy mức độ tiếp cận thị trường giữa các nhóm phụ nữ khác nhau là khác nhau. Kiến thức của họ với thực tế ứng xử trong điều kiện của họ cũng có nét khác biệt. Có sự khác nhau trong mức độ tiếp cận thị trường giữa nam giới và phụ nữ trong. Năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ bị hạn chế như khả năng tiếp cận thông tin, và thể hiện ở khả năng tham gia vào các thị trường. Vậy những yếu tố nào đã tác động tới năng lực tiếp cận thị trường của họ, căn cứ vào đó đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của phụ nữ Đông Dư.
4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA PHỤ NỮ XÃ ĐÔNG DƯ, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI
Ngoài những yếu tố cấu thành năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ thì năng lực tiếp cận thị trường còn tác động bởi các yéu tố bên ngoài. Do đó chúng tôi phân chia ra các yếu tố chủ quan và khách quan tác động tới năng lực tiếp cận của họ
4.3.1 Các yếu tố của bản thân
4.3.1.1 Trình độ học vấn của phụ nữ
Trình độ học vấn là điều kiện để cho phụ nữ tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, một phần phản ánh khả năng tiếp thu kiến thức thị trường. Qua điều tra cho thấy sự khác nhau về kiến thức và khả năng tham gia của phụ nữ ở các trình độ học vấn khác nhau
Kiến thức khác nhau: So sánh giữa các nhóm phụ nữ có trình độ học vấn khác nhau nhận thấy có sự khác nhau về kiến thức thị trường của họ. 100% phụ nữ trình độ cấp III trả lời đúng các các câu hỏi về kinh tế thị trường, đối với phụ nữ trình độ cấp II tỷ lệ này thấp hơn nhưng vẫn đạt trên 87%. Riêng nhóm phụ nữ trình độ cấp I là tỷ lệ trả lời thấp hơn cả. Cho thấy hiểu biết về kinh tế thị trường của nhóm phụ nữ có trình độ cao hơn thì tốt hơn
Bảng 4.12: Mức độ trả lời đúng một số câu hỏi về kiến thức kinh tế thị trường của phụ nữ phân theo trình độ học vấn.
Mức độ trả lời đúng của phụ nữ (%)
Trình độ học vấn của phụ nữ
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Cung tăng thì giá giảm
50,00
96,83
100
Cung giảm làm tăng giá
75,00
96,83
100
Cầu tăng tác động làm tăng giá
75,00
87,50
100
Số liệu điều tra năm 2009
Sự tham gia thị trường khác nhau:
Trong những người phụ nữ được điều tra, tỷ lệ phụ nữ có trình độ cấp II chiếm tỷ cao nhất 80%, họ hầu hết là hộ có kinh tế trung bình. Trong 16, 67% phụ nữ có trình độ cấp 3 thì tất cả là hộ kiêm, họ vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại. Chiếm 60% trong 16, 67% đó là phụ nữ có kinh tế là hộ giàu. Điều này phản ánh có sự khác biệt giữa các phụ nữ có trình độ học vấn khác nhau. Những phụ nữ có trình độ cấp I, có những ứng xử kém hơn. Không có phụ nữ nào trình độ cấp I, II tham gia hạch toán kinh tế. Trong lựa chọn đầu vào, tham gia thị trường tiêu thụ phụ nữ cấp II và cấp III có khả năng tốt hơn. Đa phần phụ nữ cấp III hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đều có liên quan đến sản phẩm nông nghiệp của họ. Họ thu gom hoặc mang sản phẩm nông sản của mình đi bán mang lại thu nhập cao hơn, ngoài ra họ còn tham gia các lớp tập huấn rất tích cực, tham gia các tổ chức, đoàn thể của địa phương như hội phụ nữ, hội nông dân, hoặc là Đảng viên. Có thể nói trình độ học vấn có ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ.
4.3.1.2 Công nghệ, kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất
Trong sản xuất nông nghiệp, tạo nên các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường thì sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế lớn. Rất nhiều nông dần dần học hỏi những kỹ thuật tiến bộ, áp dụng công nghệ vào sản xuất tạo ra sản phẩm có giá trị rất cao. Đối với các hộ có kỹ thuật tốt như kỹ thuật chăm sóc cho cây ăn quả ra quả sớm hoặc chín muộn sẽ bán sản phẩm của mình với giá cao hơn. Hay các sản phẩm rau được thu hoạch với mẫu mã đẹp, ngon mắt, đã tiêu thụ được rất nhanh. Kết quả điều tra có 10% phụ nữ cho biết vì không biết chăm sóc, kỹ thuật tốt mà ổi không cho quả đầu vụ khi giá ổi đang cao, 6,67% phụ nữ cho rằng vì rau của hộ không đạt chất lượng tốt mà không mang đi tiêu thụ ở xa hay bán cho Hợp tác xã.
Kỹ thuật và công nghệ sản xuất kém kéo theo giảm sản lượng năng suất cây trồng, tác động giảm khả năng tham gia thị trường của phụ nữ, thu nhập của hộ. Kỹ thuật và công nghệ có được một phần do tham gia học hỏi các lớp tập huấn mà trong khi đó một số phụ nữ hạn chế với việc tham gia các lớp tập huấn của địa phương thậm chí không tham gia. Ngoài ra khả năng tạo ra sản phẩm tốt còn có kinh nghiệm sản xuất đúc rút vì thế những kinh nghiệm của phụ nữ khi tham gia thị trường là rất quan trọng.
4.3.1.3 Nguồn lực và quyền tiếp cận các nguồn lực đất đai, tài chính, phương tiện đi lại vận chuyển
Nguồn lực: Để có thể tham gia thị trường sản xuất và tiêu thụ nông sản vấn đề nguồn lực là quan trọng hàng đầu. Nguồn lực chính là những thứ đảm bảo cho sản xuất thiết yếu như đất đai, vốn, công cụ và các phương tiện để có thể mang nông sản đi tiêu thụ.
Đất đai đối với nông nghiệp là đối tượng lao động, tư liệu lao động không thể thiếu. Khả năng cung ứng nông sản của hộ phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất nông nghiệp của hộ. Diện tích đất bình quân trên nhân khẩu hay lao động đều rất thấp, do đất đai manh mún mà khả năng sản xuất hàng hoá của hộ bị hạn chế. Những hộ có nhân khẩu ít trong khi lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp như các hộ nghèo thì diện tích đất cũng ít khó khăn trong canh tác sao cho có hiệu quả. Với quy mô sản xuất lớn hơn như có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, diện tích canh tác lớn hơn thì sẽ cần nhiều đầu vào, cung nhiều đầu ra do đó mà việc tham gia thị trường của họ sẽ được quan tâm hơnn để sản xuất và tiêu thụ nông sản. Một số phụ nữ được sử dụng với diện tích đất lớn hơn do lao động của hộ chuyển hết sang lĩnh vực lao động khác hoặc họ thuê thêm đất để sản xuất thì khả năng cung ứng sản phẩm của họ ra thị trường tốt hơn. Diện tích đất đai hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn tới hạn chế khả năng tham gia thị trường đầu vào, phụ nữ sẽ ít tiếp cận với thị trường tiêu thụ hơn, họ cũng không tạo ra khối lượng sản phẩm nhiều để có thể hạch toán kinh tế.
Vốn: là điều kiện cần để phụ nữ đầu tư cho sản xuất. Những hộ nghèo, cận nghèo nguồn vốn sẵn có của họ bị hạn chế, bên cạnh đó họ cũng khó có khả năng vay vốn để tiếp tục mở rộng sản xuất. Ngược lại nếu phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn vay, hoặc nguồn vốn sãn có thì họ có thể cung ứng nông sản tốt hơn.
Các điều kiện để tiếp cận thông tin và tham gia thị trường: phương tiện nghe nhìn, phương tiện vận chuyển nông sản. Đó là những điều kiện không thể thiếu để tham gia vào thị trường một cách có hiệu quả. Điều này phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế gia đình của họ. Tức là các hộ giàu và trung bình có khả năng tham gia vào thị trường tốt hơn các hộ nghèo và cận nghèo. kết quả phân tích đã được thể hiện rõ trong phần 4.2.4.
Quyền tiếp cận, quyết định và sử dụng các nguồn lực:
Trong nhiều nghiên cứu về giới cho thấy ở nông thôn việc tiếp cận các nguồn lực người vợ và người chồng đều có xu hướng chia sẻ, nhưng vai trò quyết định trong việc kiểm soát các nguồn lực quan trọng như đất đai, phương tiện sản xuất lại thuộc về nam giới. (Lê Ngọc Văn, 2005). Trong các hộ hầu hết nam giới là người đứng tên sổ đỏ, có quyền quyết định tới đất đai, phân bổ cơ cấu sản xuất. Các hộ khi người chồng tham gia vào các công việc khác ngoài nông nghiệp thì phụ nữ được quyền tiếp cận với các nguồn lực đó, họ đựơc quyết định cơ cấu sản xuất, việc tham gia thị trường đầu vào và tiêu thụ nông sản. Do đó mà năng lực tiếp cận thị trường của họ có thể được nâng cao. Đối với hộ mà hầu hết người chồng còn quản lý, có quyền quết định nhiều hơn thì phụ nữ thường hạn chế hơn trong tham gia thị trường. Phụ nữ là người tham gia chính nhưng khả năng quyết định của họ lại lệ thuộc vào nam giới.
4.3.1.4 Đặc điểm hộ gia đình
- Chủ hộ là ai:
Trong các hộ, chủ hộ chính thường là nam giới 86,67%, những quyết định quan trọng chủ yếu trong gia đình là do nam giới. Thường thì người chồng có khả năng tốt hơn trong tham gia thị trường, họ tham gia nhiều hơn trong các tổ chức cộng đồng, có quyền tiếp cận các nguồn lực...Nhiều phụ nữ được chia sẽ những kiến thức kinh tế thị trường cũng như những kỹ thuật trong sản xuất họ có khả năng hiểu biết và tham gia thị trường tốt hơn. Kiến thức của người chồng, có ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường của phụ nữ. Qua kết quả điều tra có một số phụ nữ cho biết họ được biết họ nhận được sự chia sẻ kiến thức từ người chồng và tham gia thị trường có sự giúp đỡ của người chồng. Các hộ có nam giới là chủ hộ thì điều kiện kinh tế thường khá hơn các hộ chủ hộ là nữ.
Những phụ nữ làm chủ hộ hầu như là những phụ nữ có chồng mất, hoặc đi làm ăn xa họ phải toàn quyền quyết định các công việc trong gia đình. Phụ nữ có chồng mất đều là những hộ nghèo, việc sản xuất của họ khó khăn cả về kỹ thuật, khả năng tham gia đầu vào kém do điều kiện kinh tế. Từ khó khăn này dẫn tới nhiều khó khăn khác mà dẫn tới họ bị hạn chế rất nhiều về kinh tế và năng lực tiếp cận thị trường.
- Lĩnh vực sản xuất của hộ cũng có ảnh hưởng khá lớn tới năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ. Có thể thấy ở một số phân tích trên các hộ thuần nông thì phụ nữ đảm nhiệm khá nhiều công việc nhưng họ lại ít được tham gia các quyết định trong lựa chọn đầu vào và đầu ra. Họ đóng vai trò phụ trong mức độ tham gia thị trường. Ngược lại các hộ kiêm phần lớn lao động trong các lĩnh vực khác là nam giới do đó các công việc nông nghiệp họ được làm chủ nhiều hơn vừa trực tiếp làm nhưng có thể tự ra quyết định. Các hộ kiêm thì phụ nữ có thể tham gia cả trong các công việc khác như công nghiệp, thương mại dịch vụ do đó họ được tiếp cận nhiều hơn với thị trường và có hiểu biết hơn về kiến thức thị trường, khả năng ứng xử cũng tốt hơn.
- Điều kiện kinh tế của hộ: Giữa các hộ giàu, trung bình, nghèo thì năng lực tham gia thị trường của họ khác nhau dẫn đến mức độ tham gia thị trường của họ khác nhau, như trên đã phân tích.
4.3.1.5 Sức khoẻ
Sức khoẻ có ảnh hưởng rất lớn tới năng lực của cá nhân. Sức khẻ tốt sẽ giúp cho phụ nữ có khả năng tiếp thu kiến thức, sự minh mẫn, khả năng phân tích tình huống và ứng xử tốt trong thị trường, năng lực cung ứng nông sản của họ cũng tốt hơn. Có sức khoẻ là có tất cả.
Những phụ nữ nghèo lại thường là người phải lao động vất vả và sức khoẻ của họ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra họ có ít thời gian tham gia các buổi chăm sóc sức khoẻ, khi ốm đau lại thiếu tiền mua thuốc. Và vì thế đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tham gia thị trường của họ.
4.3.2 Các yếu tố bên ngoài tác động
4.3.2.1 Kênh thông tin mà phụ nữ nhận được
Thông tin thị trường phụ nữ có thể được tiếp cận từ nhiều kênh khác nhau. Phụ nữ có thể tham gia vào các tổ chức, nhóm, tham gia buôn bán nông sản thì khả năng cập nhật thông tin tốt hơn những phụ nữ dành quá nhiều thời gian cho công việc đồng áng. Thông tin mà họ nhận được có thể từ các phương tiện nghe nhìn, chợ, người chồng.
4.3.2.2 Vị trí, địa điểm hay khoảng cách từ nhà đến chợ, các điểm buôn bán vật tư nông nghiệp
Có thể thấy qua kết quả điều tra, những phụ nữ ở gần trung tâm xã như các xóm thuộc thôn Thượng, thôn Hạ khá gần với HTX dịch vụ nông nghiệp xã Đông Dư, thì thường họ chỉ mua vật tư, giống nông nghiệp tại HTX. Những phụ nữ ở thôn Thuận Phú vừa gần HTX vừa gần Trung tâm xã Trâu Quỳ hơn nên một số phụ nữ có thể mua đầu vào ở các cửa hàng tư nhân ở thị trấn Trâu Quỳ, họ có thể thay đổi địa điểm mua vật tư trong điều kiện có thể. Những phụ nữ có đồng ruộng ở gần chợ, HTX thì việc tiêu thụ nông sản cũng thuận tiện hơn.
4.3.2.3 Chính sách, chủ trương, hỗ trợ của nhà nước, định hướng phát triển của địa phương
Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nên nghười nông dân chịu tác động lớn từ những biến động giá cả của kinh tế thị trường. Những chính sách kinh tế của nhà nước, kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế của địa phương vì vậy mà ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ.
Lấy ví dụ như vụ rau đông xuân 2008 - 2009, do thiên tai úng lụt, nông dân được Nhà nước và địa phương đã cung ứng hạt giống rau để sản xuất. Đến vụ thu hoạch, lượng nông sản trên thị trường quá nhiều, giá bán rất thấp, nhiều hộ phải bỏ rau đi hoặc bán với giá rất thấp. Nông dân Đông Dư nhất là phụ nữ - những người lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp bị thiệt hại nhiều. Công sức của họ bỏ ra đã bị lãng phí. Rõ ràng khi nhà nước tác động đến sản xuất của nông dân tức là tác động vào cung sản phẩm là vì lợi ích của nông dân nhưng lại không tính toán đến đầu ra của sản phẩm thì người chịu thiệt chính là nông dân. Điều đó ảnh hưởng tới thị trường và tác động trực tiếp tới việc ứng xử trước thị trường của phụ nữ.
Ngoài ra những chính sách chủ trương tích cực có thể đem lại cho phụ nữ nhiều lợi ích, họ có thể tiếp cận thị trường tốt hơn. Những chính sách về bình đẳng giới, lồng ghép giới; nâng cao năng lực, kiến thức của phụ nữ nông thôn, hay những chính sách tác động của Nhà nước nhằm phát triển thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân…
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Sản xuất nông nghiệp là một ngành chính của kinh tế xã Đông Dư. Phụ nữ Đông Dư ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng của mình trong sản xuất nông sản hàng hoá. Khi tham gia thị trường sản xuất và tiêu thụ nông sản của mình họ đã có những kiến thức nhất định về cung cầu, về bố trí co cấu sản xuất, lựa chọn đầu vào và tham gia tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên trong ứng xử thực tế của họ là có những điểm khác so với kiến thức vốn có của họ do điều kiện kinh tế, nguồn lực của hộ.
Năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ được thể hiện bằng việc thực tế tham gia vào thị trường của họ. Qua điều tra cho thấy nông sản của hộ được mang đi tiêu thụ với mức độ sản xuất hàng hoá cao, đặc biệt là sản phẩm cây trồng. Phụ nữ tham gia nhiều hơn trong trực tiếp làm và ra quyết định đối với việc tham gia thị trường đầu vào, đầu ra. Có sự khác nhau trong mức độ tiếp cận thị trường của các nhóm phụ nữ khác nhau về điều kiện kinh tế gia đình, phụ nữ là chủ hộ và phụ nữ không phải là chủ hộ, khác nhau giữa nam giới và phụ nữ. Phụ nữ trong các hộ kiêm thì mức độ tham gia của họ vào quyết định trong nông nghiệp nhiều hơn những phụ nữ thuộc hộ thuần nông. Hộ nghèo khả năng cung ứng nông sản, năng lực tham gia thị trường thấp hơn các hộ trung bình và hộ giàu. Sự khác nhau của các nhóm phụ nữ này ở tham gia thị trường đầu vào, tiêu thụ và cả trong hạch toán kinh tế của hộ. Trong hạch toán kinh tế mức độ tham gia của phụ nữ rất thấp, và người tham gia hạch toán đều là phụ nữ.
Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ xã Đông Dư, nhận thấy ngoài các yếu tố thuộc năng lực của bản thân thì năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ còn bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Các yếu tố thuộc bản thân phụ nữ như sức khoẻ, trình độ học vấn, kĩ thuật sản xuất, nguồn lực và quyền tiếp cận các nguồn lực, đặc điểm của hộ. Các yếu tố bên ngoài như kênh thông tin mà họ tiếp cận, khoảng cách từ nhà tới nơi mua đầu vào và nơi tiêu thụ, chính sách và chủ trương của Nhà nước, địa phương. Năng lực tiếp cận thị trường của các phụ nữ còn hạn chế đặc biệt là các phụ nữ nghèo. Vì thế cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ xã.
5.2 KIẾN NGHỊ
Từ những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực của phụ nữ chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị như sau.
- Đối với nhà nước
Cần đưa ra và áp dụng rộng rãi các chủ trương, chính sách như các vấn đề về lồng ghép giới, bình đẳng giới, phát triển thị trường sản xuất hàng hoá, để cho phụ nữ ngày càng tiếp cận hiểu biết hơn về sản xuất kinh doanh, họ có cơ hội tham gia vào thị trường, phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá. Những chính sách khuyến khích liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu sẽ giúp cho phụ nữ ngày càng thể hiện vai trò của mình, những phụ nữ có điều kiện mạnh dạn đầu tư, sản xuất.
- Đối với địa phương:
Cơ quan chính quyền các cấp, các tổ chức tạo điều kiện giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn về vốn, kỹ thuật để họ phát huy hết khả năng lao động của mình, giảm bớt sự chênh lệch phân hoá giàu nghèo và khả năng tiếp cận thị trường của họ.
Tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho phụ nữ, đặc biệt hiện nay chưa có lớp tập huấn nào về kinh tế thị trường cho chị em phụ nữ trên địa bàn xã vì vậy cần tổ chức các lớp này giúp mở rộng hiểu biết của họ, họ sẽ mạnh dạn hơn trong sản xuất.
Do sự manh mún của sản xuất thì cần có sự liên kết giữa người nông dân để sản xuất hàng hoá theo cánh đồng, để mang lại giá trị hàng hoá lớn hơn. Địa phương cần tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức làm hợp tác liên kết, ví dụ như sự tham gia của HTX dịch vụ trong việc tạo hợp đồng sản xuất cho bà con đồng thời thu gom, tiêu thụ nông sản.
Thường xuyên, kịp thời cung cấp các thông tin về thị trường, tình hình kỹ thuật sản xuất trên các hệ thống loa truyền thanh của xã. Thông báo tình hình dịch bệnh và giá cả, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để người sản xuất nói chung phụ nữ nói riêng định hướng và đưa ra các quyết định đúng đắn trong đầu tư vào sản xuất nhằm mang lai hiệu quả kinh tế cao nhất.
Kết hợp các tổ chức xã hội tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới như hội phụ nữ, hội nông dân. Khuyến khích phụ nữ tham gia vay vốn phát triển kinh tế gia đình.
- Đối với phụ nữ:
Cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Tạo sự liên kết, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực tìm hiểu thị trường và nâng cao trình độ kỹ thuật trong sản xuất, tìm hiểu phương thức quản lý có hiệu quả nhất. Trong bố trí cơ cấu sản xuất, đặc biệt các hộ sản xuất có quy mô lớn hơn cần hạch toán kinh tế để xác định kết quả sản xuất để có hướng đầu tư hợp lý.
Vai trò của người chồng với việc tiếp cận của thị trường là rất quan trọng, do đó cần có sự chia sẻ, giúp đỡ của những người trong gia đình. Một số phụ nữ cần học hỏi tìm hiểu những kỹ thuật, kiến thức thị trường của người chồng. Để ngày càng tiếp cận ngang bằng về kiến thức cũng như năng lực tham gia quyết định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Quý (2008), Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong những năm gần đây, Tạp chí Cộng Sản số 6 (150) năm 2008.
2. Bùi Ngọc Chưởng - Mai Trung Hậu, 2007, Góp phần tìm hiểu cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa, Tạp chí cộng sản Số 1 (122) năm 2007
3. Nguyễn Thị Hà, 2008, tìm hiểu năng lực của bản thân và truyền thống nghề nghiệp gia đình.
8. Nguyễn Thị Hiên, Lê Ngọc Hùng, 2004, Nâng cao năng lực phát triển bền vững bình đẳng giới giảm nghèo. NXB lý luận chính trị.
9. Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Vụ phát triển quốc tế Vương Quốc Anh, Cơ quan phát triển quốc tế Canada, tháng 12 năm 2006, Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam, NXB lao động xã hội.
10. Tổng cục thống kê, 2008, Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2008.
11. Lê Ngọc Văn, 2005, Vấn đề giới trong các nghiên cứu về gia đình, tạp chí khoa học về phụ nữ số 5/2005
12. Tài liệu từ internet
- Báo quân đội nhân dân
- Bách khoa toàn thư
-
-
-
-
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ NĂNG LỰC THAM GIA THỊ TRƯỜNG CỦA PHỤ NỮ XÃ ĐÔNG DƯ
Ngày…..tháng……năm 2009
I. Thông tin chung về hộ điều tra
1. Họ và tên người được phỏng vấn: tuổi
- Địa chỉ: Xóm ... Thôn ...................... xã Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội
- Trình độ học vấn: ........................................................................
- Chức vụ trong gia đình: chủ hộ Không phải chủ hộ
- Thuộc hộ: Khó khăn Trung bình Khá/giàu
- Hoạt động kinh tế của hộ (có thể chọn nhiều phương án):
Thuần nông Hộ kiêm Phi nông nghiệp
Trong các hoạt động trên bà đóng vai trò chính trong những hoạt động nào?
Nông nghiệp TTCN
TM-DV
Công chức
- Bà có tham gia vào các tổ chức nào ở địa phương? (được chọn nhiều đáp án)
Hội phụ nữ
Hội nông dân
Chính quyền
Câu lạc bộ/tổ nhóm
Đảng/Đoàn Mặt trận TQ
Ghi cụ thể:…................
2. Một số thông tin về lao động
Chỉ tiêu
Tổng
Nam
Nữ
Số người trong gia đình
Trong độ tuổi lao động
Ngoài độ tuổi lao động
Dưới độ tuổi lao động
Số lao động nông nghiệp
3. Hiện tại gia đình bà đang sản xuất loại hàng hóa nông sản nào?
…………………………………………………………………………
4.. Tổng diện tích canh tác: …… sào (ha)
Diện tích trồng lúa .......... sào
Trong đó diện tích trồng ổi:......... sào
Diện tích trồng rau: ………. sào
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ……sào
II. Kiến thức về kinh tế thị trường
1. Kiến thức về ứng xử trong quyết định cơ cấu sản xuất
Giá ổi (nông sản khác) năm nay giá tăng cao theo bác thì giá năm sau sẽ như thế nào?
Tăng Giảm Không rõ
Tại sao?..........................................................................................
2. Nếu năm nay giá ổi tăng cao thì vụ sau bác có trồng thêm ổi không?
Có Không Xem ý kiến chồng tôi
Tại sao?....................................................................................
Giá rau năm nay giảm rất thấp, người nông dân thua lỗ, năm sau nhà bác có thay đổi diện tích trồng không?
Có
Không
Nếu có thì bác thay đổi như thế nào?
Giảm diện tích .............
Tăng diện tích trồng ......
4. Nếu giá đầu vào (phân bón, giống…) năm nay thấp hơn thì theo bác thì bác có quyết định như thế nào trong sản xuất?
Tăng diện tích Giảm diện tích Không đổi
Vì sao bác lại có quyết định đó?..................................................................
5. Nếu có nhiều người trồng ổi hơn theo bác giá ổi sẽ như thế nào?
Rẻ hơn Đắt hơn Giữ nguyên
6. Nếu như số người mua rau (ổi..) vì một lý do nào đó giảm mạnh thì theo bác giá bán của mặt hàng đó sẽ thay đổi như thế nào? (ví dụ như tin đồn rau có chất độc hại)
Tăng Giảm Không đổi
7. Theo bác bán nông sản (rau, ổi, lúa, ngô...) bác thấy giá bán lúc nào là cao nhất?
Đầu vụ
Giữa vụ
Cuối vụ
Tất cả các thời điểm trong vụ
Trái vụ
Tại sao?..................................................................................................
8. Nếu mang nông sản đi bán mà có nhiều người mua hơn bác bán với giá sẽ thay đổi như thế nào?
Tăng lên Giảm xuống Giữ nguyên
Ví sao?..............................................................................................................
9. Theo bác thì tại sao giá nông sản lại giảm (ví dụ như rau nông dân trồng quá rẻ đến mức phải đổ đi trong vụ xuân 2009)?
Do nhiều người cùng sản xuất và sản xuất nhiều
Tôi không rõ
Do số lượng tiêu dùng giảm
Do thời tiết thuận lợi nên rau tốt quá nên dư thừa
Kiến thức về ứng xử trong quyết định các yếu tố đầu vào, đầu ra
10. Theo bác thì yêu cầu quan trọng của các loại phân bón, thuốc BVTV (vật tư) là gì?
Bao bì phải rõ ràng
Chất lượng tốt
Giá rẻ là quan trọng
………………………………………………………….
11. Khi mua vật tư cho sản xuất bác thường:
Chọn lựa giống, phân bón theo các chỉ dẫn chất lượng mà bác biết
Thấy người ta mua nhiều thì mua?
Hỏi người bán hàng, họ khuyên như thế nào thì mua thế đấy.
…………………………………………………
12. Có bao giờ bác đổi địa điểm mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu không? nếu có thì vì sao?
Giá bán của họ đắt hơn người khác bán
Vì chất lượng không tốt
Lý do khác ………………………………………………..
13. Theo bác thì giữa sử dụng phân bón đơn về tự mình kết hợp với phân bón tổng hợp thì cái nào tốt hơn? Vì sao?
…………………………………………………………………………………..
14. Chỉ tiêu quan trọng của sản phẩm nông sản là gì?
Chất lượng tốt
Giá rẻ
Vệ sinh, an toàn thực phẩm
Mẫu mã đẹp
Ý kiến khác.....
c. Kiến thức về hạch toán kinh tế
14 Theo chị, thu nhập của một hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ là?
Thu nhập = Tổng thu
Thu nhập = Tổng thu - Tổng chi phí
Không có ý kiến
15. Khi tính toán chi phí, chị chỉ quan tâm tới:
Các khoản phải đi mua
Cả các khoản đi mua và các khoản của hộ tạo ra
Không có câu trả lời
16. Trước khi tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó thì chị có thử tính toán xem hoạt động đó lỗ hay lãi không?
Có Không
14. Nếu năm nay bác tăng đầu tư cho một loại nông sản nào đó (ổi, rau, cá) thì bác sẽ lấy vốn từ đâu?
Tôi đi vay thêm Giảm bớt đầu tư của sản phẩm khác
15. HTX có bán chịu vật tư cho nông dân với giá trả sau không? Có thì mức lãi là ………..%. Theo bác thì với mức lãi này trả trước hay trả sau thì tốt?
Trả trước
Trả sau
Vì sao?..................................................................................................................
16. Mỗi vụ sản xuất bác có tính toán xem sản xuất lỗ hay lãi không? Nếu có bác tính theo hình thức nào?
- Ghi chép tổng thu, tổng chi trong vụ, trừ đi ra lãi
- Tôi không ghi chép gì cả, chủ yếu lấy công làm lãi
………………………………………………
III. Mức độ tham gia thị trường của phụ nữ
1. Mức độ sản xuất hàng hoá của hộ
16. Tỷ lệ sản phẩm bác sản xuất để đem bán là bao nhiêu? (%)
Sản phẩm
Bán (%)
Tiêu dùng(%)
Ghi chú
Rau
ổi
lúa
ngô
bò
gà
cá
2. Mức độ nắm bắt thông tin thị trường
17. Nhà bác có phương tiện nghe nhìn nào?
Ti vi
Đài
Báo, tạp chí
Khác
18. Nhà bác có các loại phương tiện đi lại, vận chuyển nào?
xe đạp
xe máy
xe thồ
xe cải tiến
khác
19. Bác tìm hiểu kỹ thuật bón phân, thông tin về giống, thuốc BVTV, thức ăn gia súc... ở đâu?
Học hỏi kinh nghiệm Học từ sách báo, truyền hình
Tập huấn Chồng tôi biết và nói cho
Từ người xung quanh (chợ, xóm) Tư vấn
20. Bác tiếp nhận các thông tin về thị trường, giá cả sản phẩm mà bác muốn tiêu thụ ở mức độ nào?
Thường xuyên (nghe hàng tuần)
Hiếm khi (có khi nghe được)
Không nghe bao giờ
21. Bác có khi nào bán sản phẩm của mình khi không biết hiện tại giá trên thị trường là bao nhiêu không?
Có Không
Tại sao? ...................................................................................
22. Nếu giá bán ở nơi khác cao hơn bán tại nhà thì bác có mang tới đó để bán không nếu bán ở nơi khác có lãi hơn:
Chỉ bán ở nhà Tôi sẽ mang đi bán Ý kiến khác .................
3. Ra quyết định và thực hiện trong mua đầu vào cho sản xuất
23. Bác thường mua vật tư ở đâu? ............................................
Mua đầu vào lúc nào?
Khi thấy giá rẻ
Mua lúc cần
Tại sao lại chọn mua ở đấy? (được chọn nhiều phương án):
Giá cả phải chăng
Chất lượng tốt
Thuận tiện
Cho nợ
Có tư vấn kỹ thuật
Không quan tâm
Lý do khác
25. Những khó khăn gặp phải trong quá trình mua đầu vào?
..........................................................................................................……………
Khó khăn nào là lớn nhất? ............................................................................
Vì sao?...........................................................................................................
24. Trong gia đình bác ai làm những việc sau?
Công việc
Đi làm
Quyết định
nam
Nữ
Cả hai
Nam
Nữ
Cả hai
Mua phân bón
Mua thuốc BVTV
Mua giống cây trồng
Mua giống vật nuôi
Mua giống thuỷ sản
Mua thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản
Mua thuốc thú y
4. Trong tiêu thụ nông sản
26. Ai là người trong gia đình làm và quyết định công việc sau
Bán sản phẩm
nam
nữ
cả hai
Cây trồng
Vật nuôi
Thuỷ sản
27. Bác bán sản phẩm khi nào?
Khi đến thời điểm phải thu hoạch
Khi cần tiền
Khi giá cao
Khác
28. Bác tham gia quyết định những việc trên ở mức độ như thế nào?
Toàn quyền
Chính
Phụ (tham gia góp ý)
Không tham gia
29. Bác có mang sản phẩm đi bán ở địa phương khác hay không?
Có
Không
Vì sao?…………………………………………………………………………
30. Theo bác thấy thì bán cho ai thì nhà mình chịu thiệt nhất? ………………..
Vì sao? ………………………………………………………………………….
31. Hình thức tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch như thế nào?
Sản phẩm
Bán ở đâu?
Bán cho ai?
Hình thức bán?
Tại sao bán cho họ?
Rau
ổi
lúa
ngô
bò
gà
cá
32. Khi tiêu thụ nông sản bác thấy có những khó khăn gì?
Khó bán.
Không có phương tiện vận chuyển đi xa
Giao thông kém
Không nắm được thông tin thị trường
Không có thời gian mang đi bán
Ý kiến khác ………………………………………
5. Về hạch toán kinh tế
33. Bác, chị có thường xuyên theo dõi chi tiêu cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của hộ không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
- Nếu không, tại sao chị không theo dõi chi tiêu? ..............................
- Nếu có, chị theo dõi chi tiêu bằng cách nào?
Ghi chép cụ thể Nhớ trong đầu Khác (ghi rõ) .....
34.Trong gia đình ai là người ghi chép?..............Tính toán?.............
35. Mức độ tham gia của bà/cô/chị trong việc hạch toán trên (đánh giá giữa nam và nữ trong hộ) như thế nào?
Toàn quyền
Chính
Tham gia
Phụ
Làm theo
II. Ý kiến về các lớp tập huấn mà phụ nữ tham gia
36. Ở địa phương có tổ chức các buổi tập huấn về kinh doanh, sản xuất sản phẩm không bác?
Có
Không
37. Nếu có buổi đi tập huấn thì thường trong gia đình bác ai đi:
Chồng
Vợ
Cả hai, số buổi chồng đi …..số buổi vợ đi……
Không ai đi
38. Bác thấy những lớp tập huấn đó có thật sự phù hợp và bổ ích?
Bổ ích
Phù hợp
Tôi không quan tâm
Tôi thấy không thích hợp vì ..................................................
39. Các lớp tập huấn theo bác đã đáp ứng nhu cầu của phụ nữ chưa?
Rồi Chưa Không quan tâm Không biết
Vì sao?...........................................................................................................
40. Bác áp dụng kiến thức từ các lớp tập huấn vào sản xuất như thế nào?
Áp dụng nhiều Áp dụng ít Không áp dụng
Lý do?..........................................................................……………………
......................................................................................................................
41. Theo bác thì cần tổ chức lớp tuập huấn về cái gì?
Kĩ thuật trồng trọt
Kĩ thuật chăn nuôi, thuỷ sản
Kiến thức về kinh doanh
Kiến thức lựa chọn các loại vật tư tốt nhất
42. Bác thấy có cần thiết tổ chức lớp tập huấn để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ hay không?
Có
Không
Nếu có thì tại sao? .................................................................................................
43. Bác thấy khó khăn của chị em phụ nữ khi tham gia lớp tập huấn là gì?
Không có thời gian rỗi để tham gia
Các buổi tập huấn chưa đáp ứng nhu cầu của phụ nữ
Địa điểm tổ chức quá xa
Lý do khác..............................
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP.doc