Tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất cá rô phi (Oreochromis niloticus) đơn tính đực vụ xuân ở các tỉnh phía bắc: ... Ebook Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất cá rô phi (Oreochromis niloticus) đơn tính đực vụ xuân ở các tỉnh phía bắc
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3496 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất cá rô phi (Oreochromis niloticus) đơn tính đực vụ xuân ở các tỉnh phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------
NGÔ VĂN CHIẾN
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus) ðƠN TÍNH ðỰC
VỤ XUÂN Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Mã số : 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học : TS. PHẠM ANH TUẤN
HÀ NỘI – 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i
Lời cam ñoan
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Ngô Văn Chiến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii
Lời cảm ơn
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy giáo hướng dẫn
TS. Phạm Anh Tuấn, người ñã ñịnh hướng và chỉ dẫn tận tình trong suốt quá
trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện ñề tài tốt nghiệp Thạc sĩ tại Viện nghiên cứu
nuôi trồng thuỷ sản I, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của các cán bộ
nhân viên phòng Di truyền ñặc biệt Ths Nguyễn Hữu Ninh và bộ phận sản
xuất cá rô phi ñã cùng tôi triển khai và thu thập số liệu trong thí nghiệm này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ñến các giảng viên của trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội; Dự án NORAD, Phòng ðào tạo - Viện nghiên cứu nuôi trồng
thuỷ sản I ñã giảng dạy và tài trợ cho tôi trong suốt cả khoá học thạc sỹ.
Nhân ñây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến những người thân trong gia
ñình và bạn bè ñã ñộng viên, giúp ñỡ trong thời gian tôi theo học khoá học
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của mọi người!
Bắc Ninh, tháng 11 năm 2008
Học viên
Ngô Văn Chiến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii
MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN 1. MỞ ðẦU 1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Nguồn gốc xuất xứ và một số ñặc ñiểm sinh học của cá rô phi 3
2.1.1. Nguồn gốc xuất xứ 3
2.1.2. ðặc ñiểm sinh học của cá rô phi 4
2.1.2.1. ðặc ñiểm hình thái 4
2.1.2.2. Môi trường sống 5
2.1.2.3. ðộ mặn 6
2.1.2.4. pH 6
2.1.2.5. Oxy hoà tan 6
2.1.3. ðặc ñiểm dinh dưỡng và sinh trưởng 7
2.1.3.1. Tập tính ăn 7
2.1.3.2. Sinh trưởng 9
2.1.3.3. ðặc ñiểm sinh sản 10
2.2. Tình hình nuôi và thị trường xuất khẩu cá rô phi trên thế giới 11
2.2.1. Nuôi cá rô phi ở châu Á 11
2.2.2. Nuôi cá rô phi ở châu Phi 12
2.2.3. Nuôi cá rô phi ở Nam Mỹ 13
2.2.4. Cá rô phi ở thị trường châu Âu 14
2.2.5. Thị trường cá rô phi ở Mỹ 15
2.3. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam 16
2.4. Khó khăn của việc nuôi cá rô phi 19
2.5. Các giải pháp tạo quần ñàn cá rô phi ñơn tính ñực 19
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv
2.6. Tổng quan về các nghiên cứu chuyển giới tính cá rô phi bằng 17-α
Methyltestosterone 21
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Nội dung 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu 24
3.2.1. ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 24
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu 24
3.2.2.1. Cá bố mẹ 24
3.2.2.2. Thức ăn 25
3.2.2.3. Ao nuôi vỗ - ao ương 25
3.2.2.4. Giai nuôi vỗ và giai ương 26
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 26
3.3.1.Phương pháp sinh sản trong giai thưa thu trứng về ấp 26
3.3.2.Phương pháp sinh sản trong giai mau vớt cá bột 26
3.3.3. Phương pháp sinh sản trong ao ñất vớt cá bột 27
3.4. Phương pháp xác ñịnh các chỉ tiêu trong thí nghiệm 28
3.5. Phương pháp phân tích số liệu 30
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
4.1. Môi trường nuôi trong các ao thí nghiệm 31
4.1.1. Nhiệt ñộ của 3 ao sinh sản 31
4.1.2. Oxy hoà tan của 3 ao thí nghiệm sinh sản 32
4.1.3. pH ở 3 ao thí nghiệm sinh sản 33
4.1.4. Các chỉ tiêu NH3, NO2, NO3 của 3 ao sinh sản 34
4.2. Kết quả sinh sản 35
4.2.1. Năng suất cá bột 35
4.2.2. Tỷ lệ sống 37
4.2.3. Tỷ lệ giới tính 40
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v
4.3. Hiệu quả kinh tế 42
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT 44
5.1. Kết luận 44
5.2. ðề xuất 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Phụ lục 51
Ảnh minh hoạ 63
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi
DANH MỤC BẢNG
Số Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1. ðặc ñiểm sinh sản và những loài rô phi quan trọng trong nuôi trồng
thuỷ sản 3
Bảng 2. Nhu cầu Protein trong khẩu phần ăn của một số loài cá rô phi 8
Bảng 3. Khẩu phần ăn của cá rô phi ở các cỡ cá khác nhau 9
Bảng 4. Phân biệt cá ñực, cá cái qua các ñặc ñiểm hình thái 11
Bảng 5. Tổng nhập khẩu cá rô phi của Mỹ - theo dạng sản phẩm 16
Bảng 6. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm 23
Bảng 7. Năng suất cá bột (con/kg cá cái) của 3 phương pháp sinh sản 35
Bảng 8: Tỷ lệ sống của 3 phương pháp sinh sản 38
Bảng 9: Kết quả kiểm tra giới tính ñực của 3 phương pháp sinh sản 40
Bảng 10: Kết quả kiểm tra giới tính ñực ở giai 30 ngày và 40 ngày 42
Bảng 11: Bảng tổng hợp thu, chi của 2 phương pháp sinh sản 43
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii
DANH MỤC ðỒ THỊ
Số ñồ thị Tên ñồ thị Trang
ðồ thị 1: Nhiệt ñộ nước ở 3 ao thí nghiệm sinh sản 31
ðồ thị 2: Biến ñộng nhiệt ñộ trong bể ấp cá rô phi 32
ðồ thị 3: Biến ñộng oxy ở ao thí nghiệm sinh sản 33
ðồ thị 4. Biến ñộng pH ở ao của 3 ao sinh sản 33
ðồ thị 5: Biến ñộng các yếu tố, NH3, NO3, NO2, trong 3 ao sinh sản 34
ðồ thị 6. Năng suất cá bột của 3 phương pháp sinh sản 36
ðồ thị 7. Tỷ lệ sống trung bình của cá bột trong giai ñoạn xử lý ñơn tính
của 3 phương pháp sinh sản 39
ðồ thị 8. Tỷ lệ cá ñực trung bình của 3 phương pháp sinh sản 41
DANH MỤC ẢNH
Số ảnh Tên ảnh Trang
Ảnh 1. Hình thái bên ngoài cá rô phi vằn 24
Ảnh 2. Tuyến sinh dục cá rô phi 30
Ảnh 3:Thu trứng cá rô phi 63
Ảnh 4: Lọc trứng cá rô phi 63
Ảnh 5: ðưa trứng vào khay ấp 64
Ảnh 6: Thu cá bột ngoài ao 64
Ảnh 7: Cá bột ñang ấp trong khay 65
Ảnh 8: Cá bột thu ngoài ao 65
Ảnh 9: Mổ kiểm tra giới tính cá rô phi 66
Ảnh 10: Soi kiểm tra giới tính cá rô phi 66
Ảnh 11: Giai xử lý ñơn tính ñực cá rô phi 67
Ảnh 12: Giai nuôi cá sau khi xử lý xong ñể kiểm tra giới tính 67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1
PHẦN 1. MỞ ðẦU
Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) là ñối tượng nuôi chính ở nhiều
nước trên thế giới và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay có nhiều
chương trình lai tạo, xử lý ñơn tính ñực, chọn giống cá rô phi theo các mục
tiêu cụ thể khác nhau ñang ñược thực hiện trên thế giới, nhằm nâng cao chất
lượng như sinh trưởng, chịu lạnh, ñộ dầy thân, chuyển giới tính ñực, ñảm bảo
chất lượng cung cấp cho người nuôi.
Nuôi cá rô phi ở nước ta, những năm gần ñây phát triển. Cá rô phi dễ
nuôi, nuôi ñược mọi hình thức nuôi, thịt cá ngon không cá xương dăm, giá
thành phù hợp với người dân. Nên ñược xác ñịnh là loài cá nuôi chủ yếu trong
cơ cấu ñàn cá nuôi nước ngọt.
Thực tế nhu cầu về con giống cá rô phi ñơn tính ñực ở nước ta ngày
càng tăng trong khi ñó những cở sở sản xuất giống hiện không ñáp ứng ñủ
nhu cầu của người nuôi. Mặt khác do sử dụng các dòng cá rô phi ñịa phương
ñể sản xuất giống ñơn tính nên chất lượng con giống của nhiều cơ sở sản xuất
vẫn chưa ñảm bảo về chất lượng khiến cho người nuôi gặp nhiều rủi ro như cá
chậm lớn, cỡ cá thương phẩm nhỏ dẫn ñến năng suất nuôi thấp. Việc phát
triển nuôi cá rô phi thương phẩm ở các hệ thống ao, lồng trên sông, hồ theo
hướng công nghiệp tập trung ñòi hỏi cần có quy trình công nghệ tiên tiến, ổn
ñịnh ñể áp dụng. Tuy nhiên trong quá trình nuôi với các hình thức khác nhau,
người nuôi ñều nhận thấy rằng: cá rô phi vằn có khả năng tự sinh sản, tuổi
thành thục từ 6-7 tháng tuổi, ñẻ nhiều lần trong năm, cá cái ấp trứng trong
miệng, không ăn do vậy kích cỡ cá thương phẩm thường nhỏ hơn cá ñực rất
nhiều khi ñược nuôi cùng một ñiều kiện, mà lại không quản lý ñược mật ñộ cá
nuôi, kích cỡ cá không ñồng ñều, ảnh hưởng ñến năng xuất của sản phẩm.
Chính vì vậy cá rô phi vằn cần ñược ñược chuyển giới tính ñực ñể ñạt năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2
xuất cao, giá trị sản phẩm cao.
Từ những năm 1994 Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I ñã tiếp thu
công nghệ sản xuất cá rô phi ñơn tính ñực, từ Học Viện công nghệ châu Á.
Bước ñầu công nghệ ñi vào sản xuất ổn ñịnh trong ñiều kiện ở nước ta. Nhờ
có công nghệ sản xuất này ñã chủ ñộng ñược một số lượng nhất ñịnh cá rô phi
ñơn tính ñực phục vụ cho nhu cầu nuôi trong cả nước. Tuy nhiên do khí hậu ở
Miền Bắc có mùa ñông lạnh, sản xuất cá rô phi ñơn tính ñực vào ñầu vụ xuân
khi ấp trứng ở nhiệt ñộ thấp thời gian ấp kéo dài, tỷ lệ trứng hỏng nhiều và
khi nở thành cá bột dị hình nhiều, ñưa ra giai xử lý ñơn tính ñực tỷ lệ sống
thấp chỉ ñạt ñược khoảng 10-30% . Việc nâng cao hiệu quả sản xuất cá rô phi
ñơn tính trong ñiều kiện vụ xuân có nhiệt ñộ tương ñối thấp là cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn. Với lý do trên tôi xin thực hiện ñề tài: “Nghiên
cứu nâng cao hiệu quả sản xuất cá rô phi (Oreochromis nilotcus) ñơn tính
ñực vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cá rô phi ñơn tính ñực vụ xuân ở
các tỉnh phía Bắc.
Nội dung nghiên cứu:
Thử nghiệm sản xuất cá rô phi ñơn tính ñực theo 3 phương pháp sinh
sản thu cá bột khác nhau ñó là: (1) cá sinh sản trong giai thưa thu trứng ấp,
(2) cá sinh sản tự nhiên trong ao thu cá bột, (3) cá sinh sản tự nhiên trong giai
thưa thu cá bột.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc xuất xứ và một số ñặc ñiểm sinh học của cá rô phi
2.1.1. Nguồn gốc xuất xứ
Cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi, chủ yếu ở lưu vực sông Nile. Hiện
chúng ñang ñược nuôi trên thế giới và ngày càng chiếm ưu thế rõ rệt trong
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, ñáng chú ý nhất là loài cá rô phi vằn
O.niloticus.
Cá rô phi có hệ thống phận loại như sau
Bộ cá vược - Perciformes
Bộ phụ - Percoidae
Họ - Cichlidae
Cá rô phi có tên gọi chung của khoảng 80 loài cá và căn cứ vào ñặc
ñiểm sinh sản, các nhà nghiên cứu ñã phân loại thành 3 giống chính.
Bảng 1. ðặc ñiểm sinh sản và những loài rô phi quan trọng trong nuôi
trồng thuỷ sản [36].
Tên giống Kiểu sinh sản Một số loài quan trọng
Tilapia ðẻ có giá thể T. zillii
T. rendalli
Sarotherodon Cá bố hoặc cá mẹ ấp trứng
trong miệng
T. galilaeus
Oreochromis Cá mẹ ấp trứng trong
miệng
O. niloticus
O. mossambicus
O. aureus
O. andersoni
O. urolepis-hornorum
O. macrochiir
O. spirulus
Trong 3 giống trên có khoảng 8-9 loài có giá trị trong nuôi trồng thuỷ
sản. Trong các loài có giá trị, cá rô phi vằn O. niloticus, cá rô phi xanh O.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4
aureus và cá rô phi hồng Oreochromis sp. ñược coi là quan trọng nhất hiện
nay, ñang ñược nuôi phổ biến ở hầu hết các nước nhiệt ñới và cận nhiệt ñới
trên thế giới.
Cá rô phi ñược di nhập vào nước ta lần ñầu tiên là cá rô phi ñen
Oreochromis mossambicus. Cá rô phi ñen có khả năng thích ứng cao với các
ñiều kiện nuôi khác nhau, có tỷ lệ sống cao ở môi trường ao nuôi kể cả khi có
hàm lượng oxy hoà tan thấp, cá thích ứng tốt với môi trường nước có ñộ
mặn…. tuy nhiên cá chậm lớn, ñẻ nhiều và sớm, kích cỡ cá nhỏ, do vậy
không ñược người nuôi ưa thích. Năm 1973 cá rô phi vằn O reochromis
niloticus ñược nhập từ ðài Loan vào nước ta, cá rô phi vằn nhanh lớn, nhịp ñẻ
thưa hơn so với cá rô phi ñen, cá nhanh chóng trở thành ñối tượng nuôi có
triển vọng, ñược nuôi rộng rãi trong cả nước. Tuy nhiên do công tác giữ giống
thuần không tốt, nên hiện tượng lại tạp giữa cá rô phi vằn với cá rô phi ñen
xảy ra khá phổ biến, làm suy giảm chất lượng cá giống.
Năm 1994, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I ñã nhập nội một số
giống cá rô phi: Cá rô phi vằn dòng Thái Lan, cá rô phi vằn dòng GIFT chọn
giống thế hệ thứ 5, cá rô phi vằn dòng Swansea và cá rô phi xanh O. aureus từ
Philippin, cá rô phi hồng O reochromis sp. từ ðài Loan và Thái Lan. Các
giống cá rô phi nhập nội thử nghiệm cho thấy: Cá rô phi vằn dòng GIFT,
dòng Thái Lan, cá rô phi hồng ñã thể hiện ưu thế về sinh trưởng, thích ứng
với ñiều kiện nuôi ở nước ta.
2.1.2. ðặc ñiểm sinh học của cá rô phi
2.1.2.1. ðặc ñiểm hình thái
Cá rô phi vằn O. niloticus toàn thân phủ vẩy sáng bóng, phần lưng có
màu xám nhạt, phần bụng có màu trắng sữa hoặc xanh nhạt. Trên thân mình
có 7-9 vạch ñậm chạy từ lưng xuống bụng. Vây ñuôi có màu sọc ñen ñậm
song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bố khắp vây ñuôi. Vây lưng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5
có những sọc trắng chạy song song trên nền xám ñen. Viền vây lưng và vây
ñuôi có viền hồng nhạt. Cá rô phi vằn là loài cá có kích thước lớn, tốc ñộ tăng
trưởng nhanh, ñẻ thưa, chất lượng thịt ngon thơm.
2.1.2.2. Môi trường sống
Do có nguồn gốc ở châu Phi nên khả năng chịu lạnh của cá rô phi kém
hơn so với khả năng thích nghi ở nhiệt ñộ cao. Cá rô phi có thể chịu ñựng
ñược ở nhiệt ñộ 400C và chết nhiều khi nhiệt ñộ xuống dưới 100C (Capili, J.B,
1995). Khi nhiệt ñộ xuống dưới 200C kéo dài làm cho cá chậm phát triển,
nhiệt ñộ thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của cá rô phi là 20-350C.
Nhiệt ñộ càng thấp thì cá rô phi càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng
rủi ro nhiều bệnh.
Khi nhiệt ñộ xuống thấp dưới 140C kéo dài làm cho cá rô phi ñực mất
khả năng tiết sẹ, chúng chỉ tiết sẹ trở lại khi nhiệt ñộ nước tăng cao hơn (Lê
Quang Long, 1961). Nhiệt ñộ thích hợp nhất cho ấp trứng cá rô phi là trên
200C (Pillay T.V.R, 1990). Khi nhiệt ñộ dưới 200C trứng sẽ bị ung, cá bột
phát triển bình thường ở nhiệt ñộ 20-300C (Rana, K.L, 1990). Theo Macintosh
và Little (1995) cá rô phi ấp trứng trong miệng kéo dài khoảng 10-15 ngày ở
nhiệt ñộ 200C, 4-6 ngày với nhiệt ñộ 280C và 3-5 ngày khi ở nhiệt ñộ ở mức
350C.
Khả năng chịu lạnh của các loài cá rô phi ở mỗi loài ñều có sự khác
biệt, loài O. aures và T. zillii có khả năng chịu lạnh tốt nhất, tiếp ñến là O.
mossambicus và O. hornorum, cuối cùng là O. niloticus (Behrends, Kingley
và Bulls, M. J 1990). Nghiên cứu về giới hạn nhiệt ñộ thấp của Capili (1995)
về một số loài cá rô phi cho thấy giới hạn nhiệt ñộ thấp của O. aures là 8-
8.50C, cao là 410C, O. niloticus thấp là 11-130C, cao là 420C, O. mossambicus
thấp là từ 8-100C và cao là 420C. Trong cùng một loài thì ngưỡng chịu nhiệt
của các dòng cũng có sự sai khác về khả năng chịu lạnh, khả năng chịu lạnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6
của loài O. niloticus dòng GIFT là 100C, dòng Ivory Coast là 12,20C và dòng
Ghana là 14,40C (Khater và Smistherman, 1988). Khả năng thích ứng với các
biên ñộ nhiệt của cá rô phi còn phụ thuộc kích cỡ cá, sự thuần hoá và ñộ mặn
của môi trường nước. Cá hương chịu lạnh kém hơn và ở môi trường nước lợ
cá chịu lạnh tốt hơn do ở môi trường này hạn chế ñược tối ña sự gây bệnh của
nấm (Lê Quang Long, 1961).
2.1.2.3. ðộ mặn
Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống ñược trong môi trường
nước sông, suối, ñập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có ñộ muối
từ 0-40‰. Khả năng thích ứng với ñộ mặn ở mỗi loài cũng ñều khác nhau.
Loài O. niloticus có ngưỡng muối thấp nhất và loài có ngưỡng muối cao nhất
là T. zillii, O. aureus (Philipart và Ruwet, 1982).
Khả năng chịu lạnh của cá rô phi mang tính ñặc trưng của loài, song
tính bảo thủ không cao vì thế nên ñây là một cơ hội tốt cho việc di giống và
thuần hoá một số loài có giá trị kinh tế ñến các môi trường khác nhau. Loài T.
nilotica có thể sinh trưởng tốt trong môi trường có ñộ mặn lên ñến 32‰ sau
khi chúng ñược thuần hoá trong ñiều kiện các nồng ñộ muối khác nhau.
2.1.2.4. pH
Môi trường có pH từ 6,5-8,5 là thích hợp cho sự phát triển và sinh
trưởng của cá rô phi, tuy vậy cá rô phi có thể chịu ñựng trong môi trường
nước có pH giảm xuống 4 và lên cao tới 11. Theo Philipart và Ruwet (1982)
cá rô phi chết ở pH = 3.5 hay lớn hơn 12 sau 2-3 giờ.
2.1.2.5. Ôxy hoà tan
Cá rô phi có thể sống ñược trong ao, ñầm có màu nước ñậm, mật ñộ tảo
dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao và hàm lượng ôxy hào tan trong nước
thấp. Yêu cầu hàm lượng ôxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp
hơn 5-10 so với tôm sú. Theo Magid và Babiker (1995) loài O. niloticus và O.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7
mossambicus có thể chịu ñựng ñược khi ngưỡng ôxy xuống còn 0.1 mg/l. Tuy
nhiên hàm lượng ôxy thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng ñến sinh trưởng và sinh sản
của cá rô phi Tilapia (Culture, 1994).
2.1.3. ðặc ñiểm dinh dưỡng và sinh trưởng
2.1.3.1. Tập tính ăn
Tính ăn của cá rô phi có liên quan mật thiết ñến cấu tạo của cơ quan
tiêu hoá của cá. Cá rô rô phi có thực quản gắn, dạ dày nhỏ, ruột dài xoắn
nhiều rất phù hợp với tập tính ăn tạp.
Tính ăn của cá rô phi thay ñổi theo từng loài, từng giai ñoạn phát triển
và môi trường nuôi. Khi còn nhỏ cá rô phi ăn sinh vật phù du như tảo và
ñộng vật phù du nhỏ là chủ yếu. Khi trưởng thành, cá ăn mùn bã hữu cơ lẫn
các loại tảo lắng ở ñáy ao, ăn ấu trùng côn trùng, thực vật thuỷ sinh [19]. Tuy
nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp,
cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột ngô, bột sắn, khoai lang, cám mịn, bã ñậu tương,
bã lạc.
Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi thay ñổi theo từng giai ñoạn phát
triển. Trong các yếu tố dinh dưỡng thì Protein ñóng vai trò quan trọng nhất cả
về số lượng và chất lượng. Các loài cá khác nhau có nhu cầu Protein khác
nhau, ngay trong cùng một loài nhu cầu Protein cũng khác nhau, giữa các ñộ
tuổi và ñiều kiện môi trường nuôi khác nhau. ðối với cá nhỏ nhu cầu Protein
trong khẩu phần thức ăn nhiều hơn cá lớn, cá nuôi trong hệ thống nghèo thức
ăn tự nhiên, ñòi hỏi hàm lượng Protein trong khẩu phần thức ăn cao hơn so
với cá nuôi trong môi trường giàu thức ăn tự nhiên hay trong ao có bón phân
(Lê Văn Thắng, 1999). Nhu cầu Protein của một số loài cá rô phi ñược thể
hiện ở bảng 2.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8
Bảng 2. Nhu cầu Protein trong khẩu phần ăn của một số loài cá rô phi
Loài Giai ñoạn
Khẩu phần
Protein (%)
Hệ thống
nuôi
Nguồn
Rô phi
Hồng
Florida
Cá bột-cá thịt 20-30 Bể nước mặn Clark và ctv,
1990
Tilapia Cỡ cá lớn 28 Lồng nước
mặn
Utanabe và ctv,
1990
Rô phi
Hồng
Cá bột 30-40 Nước ngọt Santiago, và
Laron, 1991
O. niloticus Cá nhỏ 24 Bể nước mặn Shiau và Huang,
1990
O. niloticus Cá bột 40 Ao nước ngọt Siddiqui và ctv,
1988
O. niloticus Cá lớn 27.5-35 Bể nước ngọt Tuấn và ctv,
1998
Khẩu phần ăn của cá rô phi phụ thuộc vào loài, kích cỡ, mức năng
lượng trong khẩu phần cho ăn, chất lượng nước, tần số và lượng thức ăn tự
nhiên trong thuỷ vực. ðiều ñáng chú ý là khẩu phần tối ưu về mặt sinh học
không hẳn tối ưu về mặt kinh tế. ñiều này ñặc biệt chú ý với cá O. niloticus vì
loài cá này có thể sử dụng thức ăn dưới mức tối ưu mà vẫn tăng trưởng tốt (Lê
Văn Thắng, 1999). Thực tế trong quá trình nuôi ñể ñạt ñược hiệu quả, năng
suất và sản lượng cao khi cá ñược cho ăn với khẩu phần hợp lý, phù hợp với
từng ñiều kiện ao nuôi. Thông thường khẩu phần ăn của cá giảm dần theo %
khối lượng quần ñàn khi cá ñang tăng trưởng. Tuy nhiên khẩu phần thức ăn
của cá cần ñược ñiều chỉnh thường xuyên theo ñiều kiện thời tiết, chất lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9
nước và tình trạng sức khoẻ của cá.
Bảng 3. Khẩu phần ăn của cá rô phi ở các cỡ cá khác nhau
Cỡ cá (gam/con) Khẩu phần ăn ( % khối lượng quần ñàn)
0-5 30 gảm xuống 20
5-20 14 giảm xuống 12
20-40 7 giảm xuống 6.5
40-100 6 giảm xuống 4.5
100-200 4 giảm xuống 2
200-300 1.8 giảm xuống 1.5
(Nguồn Melard và Philipart, 1981; Trích dẫn của Taco, 1988)
Trong tự nhiên cá rô phi chủ yếu kiếm mồi vào ban ngày, cá có thể bắt
mồi hầu hết các giờ trong ngày. Ruột cá rô phi thích nghi với việc thu nhận
thức ăn từng ít một. Do vậy trong quá trình nuôi hoặc chuyển giới tính ñực
cần phải chia lượng thức ăn thành nhiều lần trong ngày sẽ thuận lợi cho việc
theo dõi thức ăn thừa, quản lý ñược chất lượng nước và giai xử lý ñơn tính
ñực, ñảm bảo cho cá sinh trưởng (Macintosh và Little, 1995).
2.1.3.2. Sinh trưởng
Sự sinh trưởng của cá rô phi mang tính chất ñặc trưng của loài, các loài
rô phi khác nhau có tốc ñộ sinh trưởng khác nhau. Loài O. niloticus có tốc ñộ
tăng trưởng và phát triển nhanh vượt trội so với các loài O. mossambicus (ðại
học Cần Thơ, 1994). Cá rô phi O. niloticus có tốc ñộ tăng trưởng nhanh nhất
sau ñó ñến O. galilaeus và O. aureu (Low – McConnell,R.H 1983).
Trong cùng một loài các dòng khác nhau cũng có tốc ñộ sinh trưởng
khác nhau. Khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của cá O. niloticus dòng GIFT
và Ivory Coast và dòng Ghana trong cùng một ñiều kiện nuôi cho thấy dòng
GIFT có tốc ñộ tăng trưởng nhanh nhất, kém nhất là dòng Ghana (Khater và
Smistherman, 1988). Nghiên cứu về sinh trưởng ở Philippin ñối với cá O.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10
niloticus dòng Israel, dòng Singapor và dòng ðài Loan kết quả cho thấy dòng
Israel có tốc ñộ sinh trưởng tốt nhất, kém nhất là dòng ðài loan (Tayamen và
Guerrero, 1988).
2.1.3.3. ðặc ñiểm sinh sản
Cá rô phi thường phát dục sớm, trong tự nhiên khi cá ñược 4-5 tháng
tuổi ñã có khả năng tham gia sinh sản. Cá rô phi có thể sinh sản tới 12 lần
trong 1 năm (Macintosh và Little, 1995). Khi nhiệt ñộ nước xuống dưới 200C
cá ngừng sinh sản. Sự hình thành và phát triển tuyến sinh dục của cá rô phi
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi cá, cỡ cá, chế ñộ dinh dưỡng, nhiệt ñộ
nước, ñộ muối… Ở Việt Nam, do ñiều kiện nhiệt ñới nên cá sinh sản gần như
quanh năm, riêng Miền bắc nước ta có mùa ñông nên thời ñiểm ñầu vụ xuân
và cuối vụ thu thường xảy ra hiện tượng cá bố mẹ thì ñẻ ñược nhưng trứng ấp
kéo dài dẫn ñến khi nở thành cá bột bị dị hình nhiều, ñưa vào xử lý ñơn tính
ñực hay bị bệnh nên hao nhiều tỷ lệ sống chỉ ñạt ñược khoảng 10-30%.
Các loài cá rô phi khác nhau có tuổi thành thục và sinh sản khác nhau,
loài rô phi vằn O. niloticus phát dục sau 5-6 tháng nuôi, chu kỳ sinh sản là 30-
35 ngày, lượng trứng tối ña trong 1 lần sinh sản ñạt tới 2000 trứng trên cá thể,
phụ thuộc vào rất nhiều kích thước cá thể. Trứng sau khi ñẻ ñược cá mẹ ấp
trong miệng khoảng 4-6 ngày ở nhiệt ñộ 25-300C thì cá nở và ñược mẹ ấp
trong miệng cho tới khi hết noãn hoàng chúng ñược mẹ nhả ra bơi lội tự do
trong nước. Theo Mair, G. C., Abucay, J.S., Skibiski, D. O. F., Abella và
Beardmore (1997) chu kỳ sinh sản của cá rô phi O. niloticus chia làm 5 giai
ñoạn: Giai ñoạn xây tổ và ghép ñôi, giai ñoạn rụng trứng, giai ñoạn ấp trứng,
giai ñoạn chăm sóc con, giai ñoạn dinh dưỡng và phục hồi cho chu kỳ sinh
sản tiép theo. ðể phân biệt cá ñực cá cái người ta dựa vào hình thái bên ngoài
và dựa vào kết quả giải phẫu tuyến sinh dục.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11
Bảng 4. Phân biệt cá ñực, cá cái qua các ñặc ñiểm hình thái
ðặc ñiểm Cá ñực Cá cái
ðầu To và nhô cao Nhỏ, hàm dưới trề do
ngậm trứng và con
Màu sắc Vây lưng và vây ñuôi có
màu sắcỡ
Màu nhạt hơn
Lỗ sinh dục 2 lỗ: Lỗ niệu sinh dục
và lỗ hậu môn
3 lỗ: Lỗ niệu, lỗ sinh
dục, lỗ hậu môn
Hình dạng huyệt ðầu thoát lỗ niệu sinh
dục dạng lồi, hình nón
dài và nhọn
Dạng tròn hơi lồi và
không nhọn như cá ñực
Dựa vào phương pháp giải phẫu tuyến sinh dục: Khi cá ñạt cỡ 3-5 gam,
mổ lấy tuyến sinh dục sau ñó nhuộm dung dịch Aceto-Carmin, dùng kính hiển
vi quan sát thấy những chấm nhỏ li ti ñấy là tế bào sinh dục ñực, con cái cho
thấy những vòng tròn nhỏ ñồng ñều hoặc có một vài cỡ khác nhau ñó là cá thể
cái (Guerrero và Shelton, 1974).
2.2. Tình hình nuôi và thị trường xuất khẩu cá rô phi trên thế giới
2.2.1. Nuôi cá rô phi ở châu Á
Tốc ñộ tăng sản lượng cá rô phi của các nước châu Á trong thời gian từ
1950-2002 là trên 20,5% một năm, nhanh nhất thế giới. ðiều ñáng chú ý là
sản lượng ñược công bố của FAO thấp hơn rất nhiều so với sản lượng thực tế,
vì sản lượng của một số nước châu Á như Việt Nam, Bangladesh, Ấn ðộ, và
Pakistan không ñược ñưa vào báo cáo của Fao (2004). Thêm vào ñó còn do
một phần sản phẩm ñược tiêu thụ ngay tại nông hộ, làm cho ñánh giá tổng sản
lượng cá rô phi của châu Á không ñược chính xác.
Mặc dù trên thực tế, châu Á là ñịa bàn sản xuất cá rô phi quan trọng nhất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12
thế giới chỉ với 21 nước nuôi cá rô phi, cùng với Trung Quốc là quốc gia sản
xuất cá rô phi nhiều nhất. Trong năm 2002, Trung Quốc ñóng góp khoảng
60% tổng sản lượng cá rô phi của châu Á. Nếu như không tính ñến sản lượng
của Trung Quốc, sản lượng của châu Á giảm từ 79% xuống còn 32,2% sản
lượng cá rô phi của thế giới. Tất cả sản phẩm cá rô phi của Trung Quốc ñều là
cá nuôi trong nước ngọt, chủ yếu là trong các hệ thống nuôi bán thâm canh.
Nuôi cá rô phi cũng phát triển mạnh ở các nước châu Á khác như
Philippines, Inñônêsia, Thái Lan, và ðài Loan. Bốn nước này cùng với Trung
Quốc ñã ñóng góp 94% tổng sản lượng cá rô phi của châu Á năm 2002 (Fao,
2004). Nuôi cá rô phi ở các nước châu Á khác như Ả-rập Xê-út, Israel,
Jordan, Syria, Ấn ðộ, Bănglades và Việt Nam bắt ñầu tạo ra sự chú ý ñáng kể
trong những năm vừa qua.
Cá rô phi vằn hiện nay là loài chiếm ưu thế trong nuôi cá rô phi ở châu
Á, với tổng sản lượng là 1.001.302 tấn năm 2002, chiếm 84% của tổng sản
lượng cá rô phi ở lục ñịa này (Fao, 2004).
2.2.2. Nuôi cá rô phi ở châu Phi
Mặc dù cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi nhưng nghề nuôi cá rô phi ở
châu lục này còn tương ñối mới, chỉ chiếm 12% tổng sản lượng cá rô phi toàn
thế giới năm 2002. Tuy nhiên, nghề nuôi cá rô phi ở châu Phi cũng có sự tăng
trưởng mạnh mẽ trong những năm gần ñây. Sản lượng cá rô phi tăng từ
43.946 tấn năm 1997 lên ñến 67.421 tấn năm 1998, với tốc ñộ tăng trưởng là
53,3%. Và sự tăng trưởng mạnh khác trong thời gian từ năm 1999-2002 với
119.416, 177.202, 174.985 và 193.240 tấn sản phẩm lần lượt từ năm 1999,
2000, 2001 và 2002 (Fao, 2004). Sản lượng cá rô phi tăng trung bình trong
thời kỳ từ 1998-2002 là 37,6%.
Năm 2001, ở châu Phi ñã có 32 nước nuôi cá rô phi; tuy nhiên năm 2002
có một số nước trong số ñó thông báo không nuôi nữa. Không giống như châu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13
Á, hầu hết cá rô phi ở châu Phi ñược nuôi trong môi trường nước lợ. Năm
2002, sản phẩm cá rô phi nuôi nước lợ là 138.923 tấn, chiếm 71% tổng sản
lượng cá rô phi ở châu Phi (Fao, 2004). Ở châu Phi, nước sản xuất cá rô phi
chính là Ai Cập. Sản lượng cá rô phi nuôi của Ai Cập chiếm khoản 86%
(167.735 tấn) tổng sản lượng rô phi của châu Phi năm 2002. Nếu không tính
ñến ñóng góp của Ai Cập thì ñóng góp của châu Phi vào sản lượng của thế
giới giảm từ 12,8% xuống còn 1,7%. Nghề nuôi cá rô phi của Ai Cập phát
triển chủ yếu ở các vùng nước lợ phía Bắc dọc theo bờ biển ðịa Trung Hải.
Năm 2002, sản lượng cá rô phi từ các hệ thống nuôi nước lợ ñạt 138.456 tấn
chiếm 82% tổng sản lượng cá rô phi của lục ñịa này (Fao, 2004). Nuôi cá rô
phi cũng phát triển ở một số nước khác như Nigeria, Ghana, Zambia, Congo,
Zimbabwe.
Hiện nay, ở châu Phi có 7 loài cá rô phi ñược nuôi. Cá rô phi vằn là loài
ñược nuôi phổ biến nhất. Theo báo cáo của Fao (2004) năm 2001 cá rô phi
vằn ñã ñược nuôi ở 23 nước châu Phi. Ngoài ra còn một số loài cũng ñược
nuôi nhưng sản lượng thấp như cá rô phi ba chấm, rô phi cổ ñỏ, rô phi ñen rô
phi bụng ñỏ . Sản lượng của những loài này chỉ ñứng thứ 2 sau cá rô phi vằn.
2.2.3. Nuôi cá rô phi ở Nam Mỹ
Nuôi cá rô phi ở Nam Mỹ còn tương ñối mới. ðầu những năm 1970,
Nuôi cá rô phi ñược bắt ñầu với quy mô nhỏ, chủ yếu ñể tiêu thụ ngay tại chỗ.
Theo Fao (2004) sản lượng cá rô phi nuôi của Nam Mỹ tăng từ 3.475 tấn năm
1991 lên ñến 12.732 tấn năm 1992, với mức tăng trưởng là 266%. Năm 1995,
sản lượng cũng tăng vọt với tỷ lệ 136%. Sản lượng vẫn tiếp tục tăng với tốc
ñộ cao ñạt 75.328 tấn năm 2002, chiếm 5% sản lượng cá rô phi thế giới. Do
ñó số nước nuôi cá rô phi cũng tăng lên 10 nước. Tốc ñộ tăng trưởng trung
bình hàng năm từ năm 1996 – 2002 là 15,7% và hơn 99% cá rô phi ñược nuôi
trong nước ngọt .
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14
Năm 2002, có 10 nước nuôi cá rô phi. ðiều bất ngờ là Braxin mới chỉ
bắt ñầu nuôi từ năm 1995 nhưng chỉ từ năm 1995 – 2002 sản lượng cá rô phi
của nước này tăng từ 12.047 tấn lên 42.003 tấn. ðiều ñó có nghĩa Braxin có
tốc ñộ tăng sản lượng cá rô phi nhanh nhất Nam Mỹ với tốc ñộ trung bình
hàng năm là 20%. Theo Fao (2004) Braxin ñóng góp 55,8% sản lượng rô phi
cho lục ñịa này.
Một trong những vấn ñề lớn liên quan ñến nuôi cá rô phi ở Nam Mỹ là
hầu hết cá rô phi ñược nuôi ở ñây ñều không ñược xác ñịnh nguồn gốc. Nhiều
dòng cá rô phi và con lai của nó ñược sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản với sự
quản lý không chặt chẽ. Theo thống kê của Fao (2004) hầu hết sản phẩm cá rô
phi của Nam Mỹ ñều ñược báo cáo vào loại không ñược xác ñịnh. Trong số
75.328 tấn cá rô phi năm 2002 thì có 62.723 tấn không ñược xác ñịnh là loài
nào chiếm 83%. Cá rô phi vằn là loài cá nuôi quan trọng thứ 2 ở Nam Mỹ chỉ
chiếm có 16,5% (12.422 tấn) của tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.
2.2.4. Cá rô phi ở thị trường châu Âu
Một nhóm các nhà ñầu tư ñang thực hiện dự án xây dựng trại nuôi cá rô
phi lớn nhất châu Âu với số vốn ñầu tư lên ñến 15 triệu EUR. Trại nuôi cá rô
phi khép kín và nhà máy chế biến ñược xây dựng gần Mouscron của Bỉ, với
mục tiêu sản xuất ñược 3.000 tấn sản phẩm tươi mỗi năm, cung cấp cho các
thị trường bán lẻ lớn ở châu Âu. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cá rô phi ở châu
Âu gặp phải một số khó khăn, chi phí sản xuất cá rô phi ở Mouscron cao hơn
nhiều so với các._. nước ở Nam Mỹ và châu Á – các nước sản xuất cá rô phi
chính trên thế giới với chi phí thấp và sản lượng cao. Tuy nhiên, việc các nhà
ñầu tư quyết ñịnh bỏ ra số tiền lớn như vậy cho dự án này dường như cho thấy
rằng, cá rô phi là loài ñáng ñể ñầu tư. Với khối lượng nhập khẩu khoảng
10.000 tấn thì cá rô phi chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường châu Âu. Cá tra và
basa Việt Nam ñang tăng trưởng mạnh ở thị trường châu Âu trong những năm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15
gần ñây, với giá tương ñối thấp và chất lượng cao cũng là một trở ngại cho sự
phát triển thị trường cá rô phi.
Tuy nhiên, tại hội chợ thủy sản quốc tế Brussels mới ñây, các nhà nhập
khẩu EU ñã tỏ ra rất quan tâm tới mặt hàng này, trong khi trước ñây nhu cầu
của họ khá hạn chế. Cá tra của Việt Nam dường như không tăng như ñã dự
ñoán và gần ñây cũng gặp phải một số vấn ñề về chất lượng. Do ñó, nhiều
nhận ñịnh cho rằng, cá rô phi là mặt hàng ñáng ñược chú ý, sớm hay muộn sẽ
phát triển nhanh chóng trong thị trường cá thịt trắng của EU.
2.2.5. Thị trường cá rô phi ở Mỹ
Trong 5 năm qua, nhập khẩu cá rô phi của Mỹ ñã tăng với tốc ñộ trung
bình 25%/năm. Năm 2005 ñược coi là năm kỷ lục với lượng nhập khẩu lên tới
135.000 tấn, chủ yếu vẫn là cá rô phi nguyên con ñông lạnh, nhưng năm vừa
qua nhập khẩu dạng sản phẩm này lại không tăng. ðóng góp chủ yếu vào sự
gia tăng nhập khẩu là philê ñông lạnh và philê tươi. Năm 2005 là năm ñầu
tiên philê cá rô phi chiếm 58% tổng khối lượng cá rô phi nhập khẩu vào Mỹ.
Xu hướng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong những năm tới.
Thị trường Mỹ tiếp tục có xu hướng tăng trưởng trong những tháng ñầu
năm 2007. Tổng nhập khẩu cá rô phi tăng vọt, vượt 100.000 tấn trong 7 tháng
ñầu năm. Nhập khẩu các sản phẩm, từ cá nguyên con ñến philê, ñều mạnh,
trong ñó nhập khẩu philê cá rô phi tăng 34%. Philê ñông lạnh là dạng sản
phẩm chủ yếu, chiếm 56% tổng nhập khẩu (V. A, 2007).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16
Bảng 5. Tổng nhập khẩu cá rô phi của Mỹ - theo dạng sản phẩm
(ñơn vị: 1000tấn)
Nhập khẩu cá Rô phi của Mỹ theo dạng sản phẩm (1000 tấn)
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1-7/2007
ðông lạnh
nguyên con
27,3 27,8 38,7 40,7 49,0 57,3 56,5 60,8 30
Philê ñông lạnh 5,0 5,2 7,4 12,3 23,2 36,2 55,6 74,4 56,3
Philê tươi 5,3 7,5 10,2 14,2 18,0 19,5 22,7 23,1 15,6
Tổng 37,6 40,5 56,3 67,2 90,2 112,9 134,9 158,3 101,9
(Nguồn: V.A theo Globefish)[31]
2.3. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam
Ở Việt Nam nuôi cá rô phi từ ñầu những năm 1950, ban ñầu là loài cá rô
phi ñen O. mossambicus ñược nhập vào Việt Nam từ Philippin. ðây là loài cá
ăn tạp, có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở cả môi trường nước ngọt và nước
lợ nhưng lại có nhiều nhược ñiểm như thành thục sớm, chậm lớn, có màu ñen
xẫm, cỡ cá nhỏ, chịu ñựng ñiều kiện nhiệt ñộ thấp kém, năng suất nuôi và giá
trị thương phẩm thấp nên giá trị kinh tế của loài này thấp.
ðến năm 1973, cá rô phi vằn O. niloticus ñược nhập vào nước ta từ ðài
Loan. Trong thời gian ñầu, cá rô phi vằn lớn rất nhanh, thịt thơm ngon, nên ñã
nhanh chóng ñược thị trường chấp nhận và trở thành loài cá nuôi kinh tế quan
trọng trong các loại hình thủy vực khác nhau. Tuy nhiên, những năm sau ñó
do việc giữ giống thuần thiếu thận trọng ñã ñể cá rô phi vằn và cá rô phi ñen
tạp giao trong các hệ thống nuôi tạo ra con lai cũng mang ñặc ñiểm chậm lớn,
cỡ cá nhỏ và giá trị thương phẩm thấp. Do vậy nghề nuôi cá rô phi không phát
triển ñược và sản lượng cá rô phi giảm sút ñáng kể (Trần Mai Thiên Và Trần
Văn Vỹ, 1994).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17
Phải hơn 20 năm sau ngày những con cá rô phi vằn ñầu tiên có mặt ở
nước ta, từ năm 1994 ñến năm 1997, các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản I mới nhập về 3 dòng cá rô phi vằn từ Thái Lan và
Philippin trong ñó dòng GIFT (Genetic Improvement of Farmed Tilapia) có
tốc ñộ tăng trưởng cao nhất khi nuôi thử nghiệm ở nước ta. Kết quả cho thấy,
cá dòng GIFT có sức tăng trưởng cao hơn các dòng khác (Nguyễn Công Dân,
2000).
Một bài học lớn ñã rút ra qua những lần nhập nội cá rô phi trước ñây là,
nếu muốn nuôi có hiệu quả thì, phải giữ ñược chất lượng dòng thuần, ñồng
thời nghiên cứu tìm biện pháp nâng cao chất lượng di truyền của chúng và
khả năng thích ứng với ñiều kiện nước ta thông qua quá trình chọn giống.
Việc nâng cao chất lượng di truyền trên cơ sở lựa chọn tính trạng thích hợp
ñòi hỏi phải có một chương trình chọn giống, trong ñó theo dõi chặt chẽ mối
quan hệ của các ñời trong phả hệ ñể tăng mức ñộ chính xác trong chọn lọc và
giảm tỷ lệ giao phối cận huyết có thể xảy ra. Có như vậy mới mong tạo ra
ñược thế hệ con có giá trị di truyền trung bình cao hơn thế hệ bố mẹ, ñể ñưa
vào xử lý ñơn tính ñực, hoàn thiện về chất lượng con giống cung cấp cho
người nuôi ổn ñịnh về chất lượng cũng như sản lượng.
Sản lượng cá rô phi của Việt Nam ñạt khoảng 20-30 nghìn tấn năm 2004
chiếm khoảng 3% tổng sản lượng thủy sản của nước ta 967.502 tấn (Phạm
Anh Tuấn, 2006). Tổng sản lượng cá rô phi nuôi ñạt 54.487 tấn chiếm 9.08%
tổng sản lượng cá nuôi (Phạm Anh Tuấn, 2007).
Hai khu vực ñồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng là hai vùng nuôi
chủ yếu, lần lượt chiếm 58.4% và 17.6% tổng sản lượng cá rô phi của cả
nước, còn lại các tỉnh miền núi phía Bắc chiếm 5.3%, Miền trung chiếm
9.1%, Tây Nguyên chiếm 4.1%. Sản lượng cá rô phi của cả nước bao gồm:
Nuôi trong ao, ñầm 37.931,8 tấn, nuôi lồng bè 10.182 tấn, còn lại 6.373 tấn là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18
các hình thức khác.
Nhưng trên thực tế tỷ lệ này lớn hơn rất nhiều do sản phẩm cá rô phi của
nước ta chủ yếu phục vụ tại chỗ ñáp ứng nhu cầu nội ñịa. Hình thức và
phương thức nuôi cá rô phi của nước ta rất ña dạng như nuôi ñơn nuôi thâm
canh còn rất ít chỉ chiếm khoảng 10% diện tích nuôi cá nên năng suất ñạt
không cao. Nuôi quảng canh chỉ ñạt 0.1-1.82 tấn/ha, nuôi bán thâm canh với
mật ñộ 1-3 con/m2 năng suất ñạt 5-15 tấn/ha. Nuôi thâm canh cá rô phi trong
ao, ñầm (Mật ñộ 4-10 con/m2), năng suất ñạt ñược 15-20 tấn/ha, nuôi lồng bè
(Mật ñộ 50-100 con/m3) năng suất ñạt 25-100kg/m3.
Nhìn chung sản phẩm cá rô phi của Việt Nam vẫn chủ yếu tiêu thụ trong
nước (Phạm Anh Tuấn, 2007). Theo thống kê năm 2004 trong số 64 tỉnh thành
trong cả nước chỉ có 6 tỉnh tham gia xuất khẩu cá rô phi với tỷ lệ khiêm tốn từ 5-
6% sản lượng cá rô phi nuôi. Sản phẩm cá rô phi xuất khẩu năm 2006 ñạt 869 tấn,
kim ngạch xuất khẩu ñạt 1,9 triệu USD (Phạm Anh Tuấn, 2007).
Từ năm 2002, Bộ Thuỷ sản mới phát ñộng phong trào nuôi cá rô phi xuất
khẩu. Năm 2003, sản lượng cá rô phi nuôi của cả nước mới chỉ ñạt khoảng 30
nghìn tấn và chỉ xuất gần 120.000 USD phi lê cá rô phi ñông lạnh, chiếm vị trí
rất khiêm tốn so với các nước xuất khẩu khác (Trung Quốc xuất hơn 85 triệu
USD) (Phạm Anh Tuấn, 2006). Hiện nay, cá rô phi ñược ñịnh hướng trong thời
gian tới là một trong những mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam. Tuy
nhiên, khả năng cung cấp nguyên liệu của nước ta hiện chưa ñáp ứng ñược nhu
cầu cho chế biến xuất khẩu do kích cỡ cá nuôi còn nhỏ. Hướng tới trong tương
lai gần, mục tiêu của ngành nuôi thuỷ sản là nâng cao sản lượng cá rô phi lên
120.000 – 150.000 tấn, trong ñó dành 2/3 sản lượng cá này cho xuất khẩu. Dự
kiến, ñến năm 2010, Việt Nam có thể sản xuất ñược 200.000 tấn cá rô phi
thương phẩm, trong ñó khoảng 50% sản lượng dành cho xuất khẩu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19
2.4. Khó khăn của việc nuôi cá rô phi
Cá rô phi lần ñầu ñược coi là ñối tượng nuôi thả tại châu Phi năm 1940.
Từ ñó, rất nhiều loài cá rô phi ñã ñược nhập ñến các nước nhiệt ñới và cận
nhiệt ñới (Mair, 1993).
ðối với cá rô phi, sự phát dục và sinh sản sớm trong quần ñàn cá nuôi trở
thành vấn ñề hết sức phức tạp mà các nhà nghiên cứu ñã ñưa ra nhiều phương
pháp ñể giải quyết vấn ñề trên (Macintosh và Little, 1995). Do cá rô phi có
tuổi thành thục sớm, sinh sản lần ñầu khi cỡ cá còn rất nhỏ (< 40g), ñẻ nhiều
lần và ñẻ tự nhiên trong ao nên mật ñộ thả không thể kiểm soát ñược trong
các hệ thống nuôi (Macintosh và Little,1995) dẫn ñến sự cạnh tranh thức ăn
giữa cá thả và cá con. Hơn nữa, trong quá trình sinh sản cá rô phi mẹ thường
ngậm trứng trong miệng nên hoạt ñộng tìm bắt mồi bị hạn chế. ðó là hai yếu
tố ảnh hưởng rất lớn ñến tốc ñộ tăng trưởng của cá rô phi nuôi và làm giảm
năng suất cá rô phi nuôi dẫn ñến hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá rô phi
chưa cao (Calhoun và Shelton, 1983; Hulata, Wohlfarth và Rothbard, 1983;
Mair và Little; Mair, Abucay, Skibiki, Abella và Beardmore). Nâng cao năng
suất và hiệu quả của việc nuôi cá rô phi là yêu cầu cấp bách không chỉ của
nuôi cá rô phi ở nước ta mà còn là yêu cầu chung của các nước nuôi cá rô phi
trên thế giới. Nâng cao năng suất nuôi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế,
tác ñộng trực tiếp ñến sự phát triển và mở rộng diện tích nuôi cá rô phi.
2.5. Các giải pháp tạo quần ñàn cá rô phi ñơn tính ñực
Do ñặc ñiểm sinh sản của cá rô phi như ñã trình bày ở trên (thành thục
sớm, ñẻ nhiều lần trong ao và cá ñẻ không ñồng loạt…) nên dẫn ñến tình
trạng không kiểm soát ñược mật ñộ cá nuôi trong ao, cỡ cá nhỏ và không
ñồng ñều khi thu hoạch. Vì vậy, năng suất cá thường không cao, cỡ cá thương
phẩm nhỏ.
Có nhiều phương pháp ñã ñược sử dụng ñể tạo quần ñàn ñơn tính ñực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………20
như:
Chọn lọc dựa vào hình thái ngoài: Khi cá ñạt cỡ 7-10 cm có trọng lượng
≥ 30g (Mc Andrew, 1993) thì tiến hành lựa chọn dựa vào sự khác biệt hình
thái bên ngoài ñể tách nuôi riêng cá ñực, cá cái, phương pháp này tuy ñơn
giản, nhưng cần nhiều công lao ñộng có trình ñộ và nhiều kinh nghiệm, tốn
nhiều thời gian và ñộ chính xác không cao (với phương pháp chọn lọc ñộ
chính xác chỉ ñạt khoảng 80%) (Guerrero, 1975).
− Phương pháp chuyển giới tính bằng việc xử lý trực tiếp hóc môn như:
phương pháp ngâm, phương pháp cho ăn thức ăn trộn hóc môn; hiện nay
phương pháp này ñã và ñang ñược nhiều nước trên thế giới như Thái Lan,
Philippine, ðài Loan, Brazil và Việt Nam ứng dụng. Phương pháp ngâm bằng
hóc môn triển khai tại Miền Bắc Việt Nam chỉ mang tính nghiên cứu khoa
học chứ không áp dụng vào thực tế ñược, vì thời tiết miền Bắc thay ñổi thất
thường không ổn ñịnh, nên hiệu quả chuyển giới tính không cao, nhất là thời
ñiểm ñầu vụ xuân và cuối vụ thu. Phương pháp trộn hóc môn với thức ăn cho
thấy ổn ñịnh về chuyển giới tính ñực nhưng ñầu vụ xuân và cuối vụ thu tỷ lệ
sống còn quá thấp không ñạt như mong muốn.
− Tạo quần ñàn ñơn tính ñực bằng lai giữa hai loài thuộc giống
Oreochromis, một số nước như Israel, ðài Loan, Trung Quốc ñã và ñang ứng
dụng. Một số công thức lai cho quần ñàn ñơn tính ñực. Tuy nhiên tỷ lệ cá ñực
ở thế hệ con lai F1 của một số công thức lai không ổn ñịnh, ngay cả cùng
công thức lai tỷ lệ cá ñực ở con lai thay ñổi theo nguồn gốc ñịa lý của cá bố
mẹ. Việc lai khác loài yêu cầu công tác lưu giữ ñược dòng bố, mẹ thuần một
cách nghiêm ngặt.
− Tạo cá ñơn tính ñực bằng cá siêu ñực (YY) cho sinh sản với cá cái
thường cho phép tạo một lượng lớn cá giống trong cùng một thời gian. Song
tỷ lệ giới tính ở thế hệ con của cá siêu ñực ở một số dòng cá không thật ổn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………21
ñịnh và thời gian ñể tạo ra con siêu ñực (YY) dài mất 3 – 4 năm và phải áp
dụng các biện pháp kỹ thuật phức tạp.
2.6. Tổng quan về các nghiên cứu chuyển giới tính cá rô phi bằng 17-α
Methyltestosterone
Những thí nghiệm dùng hóc môn sinh dục trộn, tắm, ngâm ñể chuyển
giới tính bắt ñầu từ những năm 1930. Sản xuất cá rô phi ñơn tính ñực bằng
hóc môn ñược áp dụng rộng rãi trên thế giới trong vòng 20 năm gần ñây như
ở Thái lan, Philippin, Braxin, Israel, Trung Quốc, Colombia...
Công nghệ sản xuất giống cá rô phi ñơn tính ñực bằng hóc môn 17α-
Methyltestosterone, thu trứng trong giai thưa, ñược Viện nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản I nhập từ Học Viện công nghệ châu Á. Công nghệ tương ñối
ñơn giản, dễ áp dụng kết quả ổn ñịnh, tạo ñàn cá có tỷ lệ ñực ñạt 95-100%,
trong ñiều kiện quản lý và chăm sóc tốt.
Công nghệ sản xuất giống cá rô phi ñơn tính ñực bằng hóc môn 17α-
Methyltestosterone, thu bột trong giai mau. Công nghệ này khó thu bột và ñẻ
muộn nên chỉ áp dụng trong nghiên cứu hoặc tạo quần ñàn ñực bằng phương
pháp lai.
Công nghệ sản xuất giống cá rô phi ñơn tính ñực bằng hóc môn 17α
Methyltestosterone, thu bột trong ao ñất. Công nghệ này ñược áp dụng nhiều
nước như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin... Nhưng ở nước ta công nghệ này
chưa ñược áp dụng rộng rãi. Năm 1999 sản xuất cá rô phi bột tại vùng nước
nóng Duyên Hải – Hưng Hà – Thái Bình, sinh sản trong ao ñất ñạt tỷ lệ trung
bình trên 20% trong mỗi lần thu trứng, kết luận cho cá bố mẹ sinh sản trong
ao giảm ñược chi phí và vẫn cho hiệu quả như sinh sản trong giai thưa
(Nguyễn Dương Dũng và ctv, 1999).
Cá rô phi ở nhiệt ñộ thích hợp 24-320C, sau 10-15 ngày kể từ khi thả cá
vào ao, cá sẽ ñẻ. Sau khi cá ñẻ 15-17 ngày tiến hành thu cá bột. Cá bột thu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………22
theo cách sau:
Dùng lưới mắt thưa 2a = 10-12 cm kéo dồn cá bố mẹ vào một góc, bắt
cá bố mẹ ra khỏi ao cá ñẻ, chuyển sang ao khác nuôi vỗ cho ñẻ lứa tiếp theo
và dùng chính ao cho ñẻ ñể ương cá bột. Dùng vợt vớt cá bột, ñể lại cá bố mẹ
ở lại ao cho ñẻ tiếp lứa sau.Tuy nhiên cá ñẻ tiếp lứa sau có những hạn chế:
Việc bắt cá rô phi bố mẹ ra khỏi ao cho ñẻ gây ảnh hưởng cho cá bột trong ao.
Bắt cá bột ra khỏi ao ñể lựa cá bố mẹ trong ao sẽ không thể thu triệt ñể cá bột.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………23
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung
- Thử nghiệm sản xuất cá rô phi ñơn tính ñực ở vụ Xuân: (1) cá sinh
sản trong giai thưa thu trứng ấp, (2) cá sinh sản tự nhiên trong ao thu cá bột từ
ao, (3) cá sinh sản trong giai mau thu cá bột từ giai sinh sản.
- So sánh năng suất cá bột/kg cá cái, tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển giới tính
và hiệu quả kinh tế của 3 phương pháp sản xuất/sinh sản
Bảng 6. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm
Phương pháp 1 Phương pháp 2 Phương pháp 3
Vớt bột ngoài ao tính
năng suất cá bột
ðưa cá bột ra giai xử lý
ñơn tính 21 ngày
Tính tỷ lệ sống sau xử lý
ðưa cá bột ra giai xử lý
ñơn tính trong thời gian
21, 30 và 40 ngày
Tính tỷ lệ sống sau xử
lý
Nuôi tiếp ngẫu nhiên
200 con
Kiểm tra tỷ lệ giới tính
Nuôi tiếp ngẫu nhiên
200 con
Kiểm tra tỷ lệ giới tính
Hoạch toán kinh tế Hoạch toán kinh tế
Thu bột vào khay ấp
Tính năng suất cá bột
Ao cắm giai thưa sinh
sản: 180m2
Cắm 3 giai 20m2, mật ñộ:
6con/m2
Tỷ lệ ghép: 2♀:1♂
Dùng cám Cargill, ñạm
22%
Lượng thức ăn hàng
ngày: 1-1,5% trọng lượng
quần ñàn
Sinh sản ngoài ao vớt
bột
Diện tích: 180m2
Mật ñộ: 2con/m2
Tỷ lệ ghép: 2♀:1♂
Dùng cám Cargill, ñạm
22%
Lượng thức ăn hàng
ngày: 1-1,5% trọng
lượng quần ñàn
Ao cắm giai mau sinh
sản: 180m2
Cắm 3 giai 20m2, mật
ñộ: 6con/m2
Tỷ lệ ghép: 2♀:1♂
Dùng cám Cargill,
ñạm 22%
Lượng thức ăn hàng
ngày: 1-1,5% trọng
lượng quần ñàn
Vớt bột trong giai tính
năng suất cá bột
ðưa cá bột ra giai xử
lý ñơn tính trong thời
gian 21, 30 và 40 ngày
Tính tỷ lệ sống sau xử
lý
Nuôi tiếp ngẫu nhiên
200 con
Kiểm tra tỷ lệ giới tính
Hoạch toán kinh tế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………24
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
+ ðối tượng: Cá rô phi vằn (Oreochrmis niloticus) dòng GIFT
+ ðịa ñiểm: Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I (ðình Bảng - Từ
Sơn - Bắc Ninh).
+ Thời gian: Từ tháng 2 – 5 năm 2008
Ảnh 1. Hình thái bên ngoài cá rô phi vằn
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.2.1. Cá bố mẹ
Sử dụng cá rô phi bố mẹ dòng GIFT hiện có tại Viện nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản I. Cá rô phi GIFT trong quá trình thuần hoá vào nước ta thể
hiện có tốc ñộ sinh trưởng tốt và thích ứng với các ñiều kiện nuôi khác nhau ở
Việt Nam.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………25
Trong quá trình chọn lọc, các nhà nghiên cứu ñã sử dụng 8 dòng cá rô
phi có nguồn gốc từ sông Nile. Kết quả cho thấy dòng GIFT thể hiện có nhiều
ưu ñiểm nổi bật như: tỷ lệ sống và tốc ñộ tăng trưởng tăng lần lượt 50 và 60%
so với các dòng cá nuôi khác (Lowe – McConnel, 1988).
Cá rô phi dòng GIFT ñược nhập vào nước ta năm 1994 trong chương
trình phát triển nuôi thả cá rô phi ở nước ta. Kết quả nuôi thử nghiệm tại Viện
nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I và nhiều ñịa phương miền Bắc cho thấy cá
rô phi dòng GIFT có tốc ñộ tăng trưởng nhanh hơn cá rô phi dòng Thái và cá
rô phi dòng Việt (Nguyễn Công Dân, 1998).
3.2.2.2. Thức ăn
Thức ăn dùng nuôi cá bố mẹ là thức ăn công nghiệp Cargill có hàm
lượng ñạm 22%. Hàng ngày cho ăn 2 lần sáng - chiều.
Thức ăn cho cá bột trong giai ñoạn xử lý hóc môn là loại thức ăn có 2
thành phần chính là bột cá mịn trộn với hóc môm 17α - Methyltestosteron. Công
thức phối trộn loại thức ăn này ứng với liều lượng 60 mg hormone 17α -
Methyltestosteron ñược hoà tan trong 0,5 lít cồn tuyệt ñối rồi trộn vào 1 kg bột
cá mịn. Thức ăn sau khi ñược phối trộn xong phơi trong bóng mát cho ñến khi
cồn bay hết và thức ăn khô, sau ñó ñược bảo quản nơi khô ráo tránh bị mốc. Cho
cá ăn hàng ngày, với khẩu phần cho ăn: 6 ngày ñầu cho ăn 25% trọng lượng cá,
5 ngày tiếp theo cho ăn 20% trọng lượng cá, 5 ngày tiếp theo cho ăn 15% trọng
lượng cá, 5 ngày cuối lượng thức ăn cho ăn bằng 10% trọng lượng cá.
3.2.2.3. Ao nuôi vỗ - ao ương
Thí nghiệm sử dụng:
+ Ao sinh sản trong giai thưa thu trứng về ấp có diện tích 180m2.
+ Ao sinh sản tự nhiên trong ao thu cá bột ở ao có diện tích 180m2.
+ Ao sinh sản tự nhiên trong giai mau thu cá bột ở giai có diện tích
180m2.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………26
+ Ao cắm giai xử lý giới tính ñực và tiến hành nuôi tiếp cá con ñã xử lý
xong hóc môn có diện tích 600m2.
3.2.2.4. Giai nuôi vỗ và giai ương
Giai cá bố mẹ: Dùng giai có kích thước 20m2, thành giai ñược may
bằng lưới A12 và ñáy giai ñược may bằng loại cước mịn có cỡ mắt lưới
0,1cm
Giai ương cá con trong thời gian xử lý hóc môn cũng ñược làm bằng
lưới cước mắt dày, kích thước, 2m2, 3m2, 5m2.
Giai nuôi cá con sau khi xử lý hoc môn ñược làm bằng lưới cước mắt
dày.
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Tiến hành dọn ao, ghép cá bố mẹ ñưa vào sinh sản. Bố trí 3 phương
pháp sinh sản.
3.3.1.Phương pháp sinh sản trong giai thưa thu trứng về ấp
Gồm 3 giai thưa có kích thước; 5 x 4 x 1.2m2, Thành giai ñược may
bằng lưới A 12, ñáy giai ñược may bằng loại cước mịn có cỡ mắt lưới 0,1 cm,
ao 200 m2, số lượng cá mỗi giai 120 con, tỷ lệ ghép 2 cái 1 ñực, mật ñộ thả 6
con/m2, sau 10-15 ngày thu trứng về ấp, cân tổng lượng trứng sau khi thu
trứng về ấp, theo dõi nhiệt ñộ trong quá thình ấp và thời gian ra cá bột, cân
tổng số cá bột sau mỗi lần thu trứng trước khi ñưa cá bột ra giai xử lý ñơn
tính ñực.
Sau khi cá bột nuôi ñủ 21 ngày ta tiến hành cân tổng số cá ñể tính tỷ lệ
sống, nuôi tiếp 200 con ñể mổ kiểm tra giới tính. Sau khoảng 60-75 ngày nuôi
ta tiến hành mổ kiểm tra giới tính.
3.3.2.Phương pháp sinh sản trong giai mau vớt cá bột
Gồm 3 giai mau có kích thước; 5 x 4 x 1.2m2, thành vá ñáy giai ñược
may bằng cước mịn có cỡ mắt lưới là 0,1 cm, ao 200 m2, số lượng cá mỗi giai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………27
120 con, tỷ lệ ghép 2 cái 1 ñực, mật ñộ thả 6 con/m2, sau khoảng 15 ngày ta
tiến hành theo dõi xem cá ñã nhả bột chưa và tiến hành thu bột, tốt nhất ta tiến
hành thu bột vào buổi sáng sớm và ban ñêm, cân tổng số cá bột sau mỗi lần
vớt bột trước khi ñưa cá bột ra giai xử lý ñơn tính ñực
Vì thu cá bột trong giai, kích cỡ cá bột thu ñược không ñồng ñều, ñã
tiến hành thử nghiệm kéo dài ngày cho cá ăn, thức ăn trộn hóc môn từ 21
ngày, 30 ngày và 40 ngày.
Sau khi cá bột nuôi ñủ 21,30,40 ngày ta tiến hành cân tổng số cá ñể tính
tỷ lệ sống, nuôi tiếp 200 con ñể mổ kiểm tra giới tính. Sau khoảng 60-75 ngày
nuôi tiến hành mổ kiểm tra giới tính.
3.3.3. Phương pháp sinh sản trong ao ñất vớt cá bột
Gồm ao 200 m2, số lượng cá thả 120 con, tỷ lệ ghép 2 cái 1 ñực, mật ñộ
thả 2 con/m2 sau khoảng 15 ngày ta tiến hành theo dõi Thường xuyên xem cá
mẹ ñã nhả cá bột chưa và tiến hành thu cá bột, dùng lưới màn thu cá bột hoặc
vợt thu trứng ñể thu cá bột, tốt nhất ta tiến hành thu cá bột vào buổi sáng sớm
và ban ñêm, nên thắp khoảng 2 bóng ñèn ở hai ñầu ao, khi cá mẹ nhả cá bột
ra, cá bột thường tụ vào chỗ có ánh sáng và tiến hành thu bột tại ñó hiệu quả
hơn, nên thu triệt ñể, cân tổng số cá bột sau mỗi lần vớt bột trước khi ñưa cá
bột ra giai xử lý ñơn tính ñực.
Vì thu cá bột trong ao, kích cỡ cá bột không ñồng có thể ảnh hưởng ñến
hiệu quả xử lý hóc môn, nên tiến hành thử nghiệm kéo dài ngày cho cá ăn
thức ăn trộn hóc môn từ 21 ngày, 30 ngày và 40 ngày.
Sau khi cá bột nuôi ñủ 21,30,40 ngày ta tiến hành cân tổng số cá ñể tính
tỷ lệ sống, nuôi tiếp 200 con ñể mổ kiểm tra giới tính. Sau khoảng 60-75 ngày
nuôi ta tiến hành mổ kiểm tra giới tính.
- Trong quá trình sinh sản cá bố mẹ ñược cho ăn bằng cám Cargill có
hàm lượng ñạm 25%, lượng thức ăn hàng ngày chiếm 1 - 1,5% trọng lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………28
quần ñàn, cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều.
- Khi ñưa cá bột ra giai xử lý ñơn tính ñực áp dụng công nghệ xử lý
ñơn tính ñực như sau:
Mật ñộ thả cá bột; 10- 15 con/l, trộn thức ăn xử lý: Bột cá nhạt mịn;
1kg, VitaminC; 10g, hóc môn 17α Methyltestosterone; 60mg, cồn 960; 0.3-
0.5l, ngày cho ăn bốn lần vào các giờ; 8 giờ; 10 giờ; 14 giờ; 16 giờ. Lượng
thức ăn hàng ngày ñược tính:
5 ngày ñầu lượng thức ăn bằng 25% khối lượng quần ñàn
5 ngày tiếp theo lượng thức ăn bằng 20% khối lượng quần ñàn
5 ngày kế tiếp lượng thức ăn bằng 15% khối lượng quần ñàn
6 ngày cuối cùng lượng thức ăn bằng 10% khối lượng quần ñàn.
Tính lượng thức ăn cần thiết cho cá bột ta cân 200 cá thể và tính theo
công thức sau:
A = (P X K) x Q/200
A: là số lượng thức ăn lần sau
P: là khối lượng của mẫu
K: là số lượng cá thả ban ñầu
Q: là tỷ lệ % thức ăn theo quy trình
Hàng ngày ta tiến hành ño môi trường ở ao cá bố mẹ và ao cắm giai xử
lý ñơn tính ñực và trong bể ấp; nhiệt ñộ, Ôxy hoà tan,
pH, theo dõi tuần 1 lần
NH3, NO2, NO3.
3.4. Phương pháp xác ñịnh các chỉ tiêu trong thí nghiệm
- Tỷ lệ sống của cá ñược tính theo công thức
T1
Tỷ lệ sống (%) = ----------- x 100
T2
T1: Số cá thu ñược sau thí nghiệm; T2: Số cá thả ban ñầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………29
- Tỷ lệ cá ñực trong quần ñàn ñược tính theo công thức sau
L1
Tỷ lệ cá ñực (%) = --------- x 100
L2
L1: Số cá ñực; L2: Tổng số cá kiểm tra.
- Tính năng suất cá bột
Tổng số cá bột (con)
Năng suất cá bột (con/kg cá cái) = -------------------------
Khối lượng cá cái (kg)
- Tính lượng cá bột ñưa ra giai xử lý ñơn tính ñực
A = N x 200 / X
A: là số lượng cá bột
N: là tổng trọng lượng cá bột
X: là trọng lượng trung bình của 200 cá bột
- Phương pháp xác ñịnh giới tính dựa vào phương pháp của
Guerrere và Shelton (1974) chi tiết các bước như sau
Chuẩn bị dung dịch Carmin:
Lấy 0,5 gam bột Carmin pha vào 100 ml dung dịch 45% axits Acetic
rồi ñun sôi trong thời gian 2-4 phút. Sau ñó ñể nguội dung dịch và lọc băng
giấy lọc ñể loại bỏ cặn thì ñược dung dịch Carmin.
Mổ cá xác ñịnh giới tính:
Thu mỗi lô thí nghiệm 100 con cá, cỡ cá ≥ 3g/con, ñộ tuổi ñạt 60-70
ngày (sau khi nở). Mổ cá lấy tuyến sinh dục (hai dải trắng nằm sát xương
sống) cắt lấy một ñoạn làm tiêu bản ñem nhuộm dung dịch Carmin – Aceto
trên lamen kính. Sau ñó ép nát tuyến sinh dục ñưa lên quan sát trên kính hiển
vi có ñộ phóng ñại 100 lần ñể phân biệt ñực cái.
Cá ñực: Tiêu bản có nhiều chấm nhỏ, min
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………30
Cá cái: Tiêu bản có nhiều chấm hình cầu có kích thước khác nhau
Ảnh 2. Tuyến sinh dục cá rô phi
Tuyến sinh dục cá ñực Tuyến sinh dục cá cái
3.5. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu thu thập ñược xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên
phần mềm Excel. Tỷ lệ ñực cái ñược kiểm nghiệm bằng phân tích χ2. Phân
tích ANOVA ñể so sánh kết quả giữa các lô thí nghiệm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………31
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Môi trường nuôi trong các ao thí nghiệm
4.1.1. Nhiệt ñộ của 3 ao sinh sản
Nhiệt ñộ nước các ao thí nghiệm thể hiện ở ñồ thị 1.
ðồ thị 1: Nhiệt ñộ nước ở 3 ao thí nghiệm sinh sản
0
5
10
15
20
25
30
TuÇn 1 TuÇn 2 TuÇn 3 TuÇn 4 TuÇn 5 TuÇn 6 TuÇn 7 TuÇn 8
NhiÖt ®é ao K1 NhiÖt ®é ao K2 NhiÖt ®é ao K3
Ghi chú: Ao K1; ao sinh sản trong giai thưa thu trứng ấp, ao K2 sinh sản
tự nhiên trong ao thu cá bột, ao K3 sinh sản tự nhiên trong giai mau thu cá bột.
Qua ñồ thị trên cho ta thấy về nhiệt ñộ của 3 ao sinh sản không có sự
sai khác quá lớn, cho thấy sự tăng dần của nhiệt ñộ, nhiệt ñộ trung bình của ao
sinh sản trong giai thưa thu trứng ấp trong ñợt thí nghiệm là 24,90 ± 0,93,
nhiệt ñộ trung bình của ao sinh sản tự nhiên ngoài ao thu cá bột là 24,83 ±
0,90, nhiệt ñộ trung bình của ao sinh sản tự nhiên trong giai mau thu cá bột là
24,83 ± 0,97, nhiệt ñộ phù hợp cho cá rô phi sinh sản nhất là thời gian sau của
thời gian bố trí thí nghiệm 27 – 280C.
Nhiệt ñộ nước trong bể ấp thể hiện ở ñồ thị 2. Nhiệt ñộ dao ñộng là
23,110C – 25,140C ñó không phù hợp với các giai ñoạn trứng 1,2 và giai ñoạn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………32
ñầu của giai ñoạn 3, thường hỏng và thời gian ấp kéo dài dẫn ñến khi cá bột
yếu và dị hình nhiều. Chính vì trứng hỏng tan vào nước làm môi trường nước
ở bể ấp bẩn dẫn ñến một số khay ở giai ñoạn 4 bị ô nhiễm và bị chết, nguồn
nước ấp cá rô phi bơm từ giếng khoan lên bể sataro xong mới dẫn xuống bể
ấp cá rô phi, trong thời gian ñó cũng tiến hành thay nước thường xuyên.
ðồ thị 2: Biến ñộng nhiệt ñộ trong bể ấp cá rô phi
NhiÖt ®é
23,11
24,34
24,55
25,14
22
22,5
23
23,5
24
24,5
25
25,5
§ît 1 §ît 2 §ît 3 §ît 4
NhiÖt ®é
Từ ñồ thị trên và thực tế ấp trứng cá rô phi ở nhiệt ñộ 23,110C –
25,140C là nhiệt ñộ không thích hợp ấp trứng cá rô phi.
4.1.2. Ôxy hoà tan của 3 ao thí nghiệm sinh sản
Biến ñộng hàm lượng ôxy hoà tan ở các ao thí nghiệm thể hiện ñồ thị 3
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………33
ðồ thị 3: Biến ñộng ôxy ở ao thí nghiệm sinh sản
4,70
4,75
4,80
4,85
4,90
4,95
5,00
5,05
5,10
5,15
5,20
TuÇn 1 TuÇn 2 TuÇn 3 TuÇn 4 TuÇn 5 TuÇn 6 TuÇn 7 TuÇn 8
Oxy ao K1 Oxy ao K2 Oxy ao K3
Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước của 3 ao sinh sản biến ñộng không
ñáng kể, từ 5mg/l – 5,1mg/l, ñảm bảo cho cá bố mẹ rô phi sinh sản, lượng ôxy
trung bình của ao K1 là 5,05± 0,02, ao K2 là 5,08 ± 0,02, ao K3 là 5,05 ± 0,04.
4.1.3. pH ở 3 ao thí nghiệm sinh sản
pH ao nuôi sinh sản ñược thể hiện ở ñồ thị 4
ðồ thị 4. Biến ñộng pH ở ao của 3 ao sinh sản
7,3
7,4
7,5
7,6
7,7
7,8
7,9
8
8,1
TuÇn 1 TuÇn 2 TuÇn 3 TuÇn 4 TuÇn 5 TuÇn 6 TuÇn 7 TuÇn 8
pH ao K1 pH ao K2 pH ao K3
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………34
pH của cả 3 ñều theo chiều hướng tăng và không có sự sai khác nhau,
sự biến ñộng này ở khoảng cho phép cá rô phi sinh sản ñó là thấp nhất là 7,6
mg/l và cao nhất là 8 mg/l.
4.1.4. Các chỉ tiêu NH3, NO2, NO3 của 3 ao sinh sản
Các yếu tố như NH3, NO3, NO2, biến ñộng của 3 yếu tố thể hiện ở ñồ thị 5.
ðồ thị 5: Biến ñộng các yếu tố, NH3, NO3, NO2, trong 3 ao sinh sản
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
lÇn
1
lÇn
2
lÇn
3
lÇn
4
lÇn
5
lÇn
6
lÇn
1
lÇn
2
lÇn
3
lÇn
4
lÇn
5
lÇn
6
lÇn
1
lÇn
2
lÇn
3
lÇn
4
lÇn
5
lÇn
6
Ao K1 Ao K2 Ao K3
NH3 NO2 NO3
Qua ñồ thị 5 ta thấy NH3 dao ñộng từ 0,25 – 1,5 mg/l, hàm lượng này
trong nước ao không ảnh hưởng ñến sinh sản cá rô phi. NO2 dao ñộng từ <01
– 0,6 mg/l, hàm lượng này biến ñộng ít và không ảnh hưởng ñến cá rô phi
sinh sản. NO3 dao ñộng từ 0 – 2,5 mg/l như vậy hàm lượng này có biến ñộ khi
ñưa cá bố mẹ vào lâu hàm lượng này càng tăng như vậy ta thay nước ñể phù
hợp hàm lượng cho cá rô phi sinh sản không bị ảnh hưởng. Hàm lượng trung
bình các yếu tố NH3 của ao K1 là 0,84 ± 0,20, NO2 0,44 ± 0,05, NO3 1,0 ±
0,61, các yếu tố trung bình của ao K2 là NH3 1,04 ± 0,02, NO2 0,48 ± 0,04,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………35
NO3 1,3 ± 0,54, các yéu tố trung bình của ao K3 là NH3 1,04 ± 0,02, NO2 0,44
± 0,04, NO3 1,4 ± 0,58.
Qua kết quả phân tích của các yếu tố môi trường trên thấy rằng trong 3
ao thí nghiệm sinh sản không có sai khác có ý nghĩa thống kê (α = 0,05), ở
các yếu tố này cho phép khi cá rô phi sinh sản, và phát triển.
4.2. Kết quả sinh sản
4.2.1. Năng suất cá bột
Bảng 7. Trình bày năng suất sinh sản vụ xuân của cá rô phi ở 3 hình
thức sản xuất.
Bảng 7. Năng suất cá bột (con/kg cá cái) của 3 phương pháp sinh sản
Ao ðợt
thu
Ngày thu Khối lượng
cá cái (kg)
Số cá bột thu
ñược (con)
Năng suất cá bột
(con/kg cá cái)
Sinh 1 24/03/2008 94,8 9644 101,7
sản 2 08/04/._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2731.pdf