Tài liệu Nghiên cứu mức độ gây hại, biến động số lượng và biện pháp phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki smiley hại lúa vụ mùa 2009 và vụ xuân 2010 tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang: ... Ebook Nghiên cứu mức độ gây hại, biến động số lượng và biện pháp phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki smiley hại lúa vụ mùa 2009 và vụ xuân 2010 tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu mức độ gây hại, biến động số lượng và biện pháp phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki smiley hại lúa vụ mùa 2009 và vụ xuân 2010 tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
NGÔ KHẮC GIANG
NGHIÊN CỨU MỨC ðỘ GÂY HẠI, BIẾN ðỘNG
SỐ LƯỢNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
NHỆN GIÉ Steneotarsonemus spinki Smiley HẠI
LÚA VỤ MÙA 2009 VÀ VỤ XUÂN 2010 TẠI
HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN ðĨNH
HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan:
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị, một công trình nghiên cứu nào.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñều ñược cảm ơn, các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
NGÔ KHẮC GIANG
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực phấn ñấu của
bản thân tôi còn nhận ñược nhiều rất nhiều sự giúp ñỡ quý báu khác.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn ðĩnh
ñã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và các
thầy cô giáo trong Bộ môn Côn Trùng, Khoa Nông học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các ñồng nghiệp ở Chi cục BVTV
tỉnh Bắc Giang ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, bạn
bè và người thân ñã ñộng viên khích lệ tôi trong thời gian học tập tại
trường và thực hiện ñề tài tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2010
Tác giả luận văn
Ngô Khắc Giang
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ii
MỤC LỤC.....................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT...................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................vii
DANH MỤC CÁC ẢNH...............................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................ix
1. MỞ ðẦU....................................................................................................1
1.1. ðặt vấn ñề ........................................................................................1
1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài .........................................................2
1.2.1 Mục ñích...........................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..................................................4
2.1. Tình hình nghiên cứu nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley
trên thế giới ......................................................................................4
2.1.1 Mức ñộ gây hại .................................................................................5
2.1.2 ðặc ñiểm hình thái và sinh học của nhện gié ....................................6
2.1.3 Triệu chứng và ñặc ñiểm gây hại của nhện gié..................................8
2.1.4 Khả năng tăng quần thể của nhện gié................................................9
2.1.5 Phạm vi ký chủ, khả năng xâm nhập và truyền lan .........................10
2.1.6 Biện pháp phòng trừ nhện gié .........................................................11
2.2. Tình hình nghiên cứu nhện gié Steneotarsonemusspinki Smiley
trong nước......................................................................................15
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................21
3.1. ðối tượng, thời gian, ñịa ñiểm, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ......21
3.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................21
3.3.1. Phương pháp nhân nuôi quần thể nhện gié......................................21
3.3.2 Phương pháp xác ñịnh ngưỡng gây hại kinh tế của nhện gié...........22
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… iv
3.3.3. Phương pháp ñiều tra diễn biến mật ñộ nhện gié trên các giống......24
3.3.4. Phương pháp xác ñịnh biến ñộng mật ñộ nhện gié trên giống lúa
KD18 ở các chân ñất khác nhau......................................................24
3.3.6. Phương pháp khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng
trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley. ................................25
3.4 Chỉ tiêu theo dõi và ñánh giá ..........................................................27
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................28
4.1 Tình hình sản xuất lúa của huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang ...............28
4.1.1 Diện tích và cơ cấu giống lúa trong một số năm qua.......................28
4.1.2 Tình hình sản xuất vụ mùa 2009.....................................................28
4.1.3 Tình hình sản xuất vụ xuân 2010 ....................................................29
4.2 Mức ñộ gây hại của nhện gié trên các giống lúa ñang trồng tại
huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang mùa 2009 và vụ xuân 2010 ..............31
4.2.1 Triệu chứng, vị trí gây hại của nhện gié..........................................31
4.2.2 Chiều dài vết hại trên các giống lúa trồng phổ biến tại huyện Hiệp
Hòa – Bắc Giang vụ mùa 2009 .......................................................34
4.2.3 Chiều dài vết hại trên các giống lúa trồng phổ biến tại huyện Hiệp
Hòa – Bắc Giang vụ xuân 2010 ......................................................36
4.2.4 Diễn biến mật ñộ nhện gié trên các giống lúa trồng phổ biến tại
huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang vụ mùa 2009.....................................38
4.2.5 Diễn biến mật ñộ nhện gié trên các giống lúa trồng phổ biến tại
huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang vụ xuân 2010....................................41
4.2.6 Mối tương quan giữa số lượng nhện gié và vị trí gây hại giai ñoạn
lúa sắp trỗ trên các giống lúa trồng phổ biến tại huyện Hiệp Hòa –
Bắc Giang vụ mùa 2009..................................................................43
4.2.7 Diễn biến mật ñộ nhện gié ở các chân ñất khác nhau trên giống
KD18 tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang vụ mùa 2009 .....................45
4.2.8 Diễn biến mật ñộ nhện gié ở các trà khác nhau trên giống KD18 tại
huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang vụ mùa 2009 ....................................47
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… v
4.3 Xác ñịnh ngưỡng gây hại kinh tế ....................................................49
4.3.1 Mức ñộ gây hại của nhện gié ở các công thức lây nhện khác nhau
giai ñoạn lúa ñẻ nhánh trên giống KD18 tại huyện Hiệp Hòa - Bắc
Giang vụ mùa 2009.........................................................................49
4.3.2 Mức ñộ gây hại của nhện gié ở các công thức lây nhện khác nhau
giai ñoạn lúa làm ñòng trên giống KD18 tại huyện Hiệp Hòa - Bắc
Giang vụ mùa 2009.........................................................................52
4.3.3 Tương quan giữa chiều dài vết hại trên thân và khối lượng thóc/bông..55
4.4 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ nhện gié
hại lúa tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang vụ mùa 2009 ....................57
4.4.1 Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hóa học phòng trừ nhện
gié trên ñồng ruộng tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang vụ mùa 2009 57
4.4.2 Năng suất lúa khi xử lý một số loại thuốc hóa học phòng trừ nhện gié .59
V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ.....................................................................61
5.1 Kết luận ..........................................................................................61
5.2 ðề nghị ...........................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................63
PHỤ LỤC.....................................................................................................67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
KD18 Khang dân 18
Nếp HV Nếp hoa vàng
HT số 1 Hương thơm số 1
Ngày ðT Ngày ñiều tra
GðST Giai ñoạn sinh trưởng
SLN Sau lây nhiễm
TL Tỷ lệ
Nếp NL
VK
Nếp Nang Liêu
Vi khuẩn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp thiệt hại do bệnh lem lép hạt và nhện gié gây ra trong
năm 2007 và 2008.....................................................................16
Bảng 3.1. Các công thức thí nghiệm thuốc................................................26
Bảng 4.1. Diện tích nhiễm một số ñối tượng sâu, bệnh hại chính và
kết quả phòng trừ trên cây lúa vụ mùa 2009..............................28
Bảng 4.2. Diện tích nhiễm một số ñối tượng sâu, bệnh hại chính và kết quả
phòng trừ trên cây lúa vụ xuân 2010 .........................................29
Bảng 4.3. Cơ cấu các giống lúa trồng vụ xuân và vụ mùa trong 5 năm gần
ñây tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang (2005-2009) ....................30
Bảng 4.4. Chiều dài vết hại trên các giống lúa trồng phổ biến tại huyện
Hiệp Hòa – Bắc Giang vụ mùa 2009.........................................35
Bảng 4.5. Chiều dài vết hại trên các giống lúa trồng phổ biến tại huyện
Hiệp Hòa – Bắc Giang vụ xuân 2010........................................37
Bảng 4.6. Diễn biến mật ñộ nhện gié trên các giống lúa trồng phổ biến tại
huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang vụ mùa 2009...............................39
Bảng 4.7. Diễn biến mật ñộ nhện gié trên các giống lúa trồng phổ biến tại
huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang vụ xuân 2010 ..............................42
Bảng 4.8. Số lượng nhện gié/chiều dài vết hại ở các vị trí hại khác nhau
trên các giống lúa trồng phổ biến tại huyện Hiệp Hòa – Bắc
Giang vụ mùa 2009...................................................................44
Bảng 4.9. Diễn biến mật ñộ nhện gié ở các chân ñất khác nhau trên giống
KD18 tại huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang vụ mùa 2009...............46
Bảng 4.10. Diễn biến mật ñộ nhện gié trên giống KD 18 ở các trà lúa khác
nhau tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang vụ mùa năm 2009..........48
Bảng 4.11. Mức ñộ gây hại của nhện gié trên giống KD18 ở các công
thức lây nhện khác nhau vào giai ñoạn lúa ñẻ nhánh rộ vụ mùa
năm 2009 tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang .........................50
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ………
viii
Bảng 4.12. Khối lượng thóc khô ở các công thức lây nhện trên giống lúa
KD18 giai ñoạn lúa ñẻ nhánh rộ tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang
vụ mùa 2009..............................................................................51
Bảng 4.13. Mức ñộ gây hại của nhện gié trên giống KD18 ở các công
thức lây nhện khác nhau vào giai ñoạn lúa làm ñòng tại huyện
Hiệp Hòa - Bắc Giang vụ mùa năm 2009.................................53
Bảng 4.14. Khối lượng thóc khô ở các công thức lây nhện trên giống lúa
KD18 giai ñoạn lúa làm ñòng tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang........................................................................................54
Bảng 4.15. Tương quan giữa chiều dài vết hại và khối lượng thóc..............55
Bảng 4.16. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ nhện gié
ngoài ñồng ruộng......................................................................58
Bảng 4.17. Khối lượng thóc khô thu ñược ở các công thức phun thuốc ......59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… ix
DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 4.1. Triệu chứng vết hại trên gân lá.......................................................32
Ảnh 4.2. Các pha nhện gié trong khoang mô gân lá......................................32
Ảnh 4.3. Triệu chứng vết hại trong bẹ lá.......................................................33
Ảnh 4.4. Triệu chứng vết hại trên thân lúa....................................................33
Ảnh 4.5. Triệu chứng vết hại trên bông và hạt ..............................................34
Ảnh 4.6. Lượng thóc trên 1 bông lúa có kích thước vết hại khác nhau..........57
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ ñồ thí nghiệm khảo sát hiệu lực của thuốc hóa học ñối với
nhện gié ngoài ñồng ruộng............................................................26
Hình 4.1. Chiều dài vết hại trên các giống lúa trồng phổ biến tại huyện
Hiệp Hòa – Bắc Giang vụ mùa 2009.............................................36
Hình 4.2. Chiều dài vết hại trên các giống lúa trồng phổ biến tại
huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang vụ xuân 2010 .................................38
Hình 4.3. Diễn biến số lượng nhện gié trên các giống lúa trồng phổ biến
tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang vụ mùa 2009..............................40
Hình 4.4. Diễn biến mật ñộ nhện gié trên các giống lúa trồng phổ biến tại
huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang vụ xuân 2010 .................................43
Hình 4.5. Diễn biến mật ñộ nhện gié ở các chân ñất khác nhau trên giống
KD18 tại huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang vụ mùa 2009...................47
Hình 4.6. Khối lượng thóc khô ở các công thức lây nhện trên giống lúa KD18
giai ñoạn lúa ñẻ nhánh rộ tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang
vụ mùa 2009..................................................................................52
Hình 4.7. Khối lượng thóc khô ở các công thức lây nhện trên giống lúa
KD18 giai ñoạn lúa làm ñòng tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang
vụ mùa 2009..................................................................................54
Hình 4.8. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học ñối với nhện gié
ngoài ñồng ruộng..........................................................................58
Hình 4.9. Khối lượng thóc khô thu ñược ở các công thức phun thuốc...........59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu của nhân loại (lúa mỳ,
lúa, ngô). Cây lúa có nguồn gốc nhiệt ñới, dễ trồng và cho năng suất cao.
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 100 nước trồng lúa (Nguyễn ðình Giao,
2001). Với ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới, Việt Nam cũng là một trong những cái
nôi sản xuất lúa nước. ðã từ lâu, cây lúa ñã trở thành cây lương thực chủ yếu,
có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế xã hội của nước ta. Trong những năm
qua, năng suất và sản lượng lúa tăng nhanh nhưng kéo theo ñó sự gây hại của
các loại dịch hại ngày càng tăng cao. Có nhiều loại dịch hại trên cây lúa, ñó
là: sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột hại và nhện hại ñã và ñang là những ñối
tượng hại nguy hiểm.
Nhện gié là một trong nhiều loài dịch hại quan trọng ở các vùng trồng
lúa trên thế giới. Chúng có thể làm giảm năng suất trung bình từ 5-20%, cao
có thể lên tới 30-90% (Trung Quốc). Tại Brazin, thiệt hại do loài nhện này
gây ra ñã làm giảm từ 30% ñến 70% năng suất lúa (tương ñương 3,8 ñến 8,9
triệu tấn/năm)[11].
Ở Việt Nam, nhện gié Stenjeotarsonemus spinki Smiley ñã ñược Ngô
ðình Hòa (1992), Nguyễn Văn ðĩnh (1994, 2000), Viện Bảo vệ thực vật
(1999) ghi nhận gây hại trên lúa. Trong vài năm gần ñây, nhện gié là loài gây
hại ñáng chú ý nhất trong 9 loài nhện hại trên lúa ở vùng Hà Nội (Nguyễn
Văn ðĩnh, 2006)[6]. Tại ñồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh Miền
Trung, chúng ñã gây hại ñáng kể và thường ñược gọi là bệnh “cạo gió hay
nám bẹ”. Trước ñây, loài nhện này chỉ xuất hiện và gây hại ở các tỉnh phía
Nam nhưng hiện nay chúng bắt ñầu tấn công gây hại ở cả các tỉnh phía Bắc,
ñặc biệt là trên lúa vụ mùa. Năm 2007, lúa mùa của một số tỉnh như Hải
Dương, Hà Nội, ðiện Biên, Thái Nguyên… ñã bị nhện gié tấn công nhưng do
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 2
chưa xác ñịnh ñược nguyên nhân nên nông dân phòng trừ không có hiệu quả,
dẫn ñến năng suất một số nơi giảm 25-30%, cá biệt có nơi lên tới 60%.
Trong những năm qua, sâu bệnh và chuột hại luôn ñược coi là những
ñối tượng gây hại chủ yếu. Nhện hại lúa là ñối tượng ít ñược quan tâm, chú ý
nhất, trong ñó nhện gié hại lúa là ñối tượng gây hại mới ñược biết ñến. Chúng
có kích thước cơ thể nhỏ bé, phương thức sống khác với nhóm côn trùng gây
hại ñã biết.
Bắc Giang là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có tổng diện
tích tự nhiên là 382.200 ha trong ñó diện tích ñất nông nghiệp 123.733 ha
chiếm 32,37%. Cây lúa là loại cây có diện tích cao nhất. Tổng diện tích lúa
năm 2008 trên toàn tỉnh là 110.000 ha [11]. Trong một số năm gần ñây, nhện
gié ñã phát sinh, gây hại trên lúa tại một số huyện nhưng chưa có sự ñiều tra
ñánh giá cụ thể về tình hình gây hại của cơ quan chuyên môn.
Trước tình hình gây hại của nhện gié trên lúa ở Việt Nam nói chung và
tỉnh Bắc Giang nói riêng. Vấn ñề ñặt ra cho chúng tôi là làm thế nào ñể hạn
chế ñến mức thấp nhất thiệt hại do nhện gié gây ra. Sự gây hại, biến ñộng số
lượng và hiệu lực của một số loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật ñặc trị nhện
trong việc phòng chống chúng ra sao? ðể tìm hiểu những vấn ñề trên chúng
tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu mức ñộ gây hại, biến ñộng số
lượng và biện pháp phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley
hại lúa vụ mùa 2009 và vụ xuân 2010 tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”
1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
Nghiên cứu tác hại, biến ñộng số lượng của nhện gié Steneotarsonemus
spinki Smiley và khảo sát hiệu lực của 05 loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật
ñối với nhện gié từ ñó ñề xuất biện pháp phòng chống chúng hợp lý và thân
thiện với môi trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 3
1.2.2 Yêu cầu
- ðiều tra mức ñộ gây hại của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley
trên một số giống lúa vùng Hiệp Hòa – Bắc Giang.
- Xác ñịnh ngưỡng gây hại kinh tế của nhện gié hại lúa.
- Xác ñịnh diễn biến số lượng của nhện gié hại lúa trên các giống, thời
vụ và chân ñất khác nhau.
- Xác ñịnh hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ nhện gié
hại lúa S. spinki.
1.2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả góp phần tìm hiểu mức ñộ gây hại của nhện gié trên ñồng
ruộng.
+ Bước ñầu cung cấp những dẫn liệu về xác ñịnh ngưỡng gây hại kinh
tế của nhện gié.
+ Kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu cho nghiên cứu và giảng dạy.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Các kết quả nghiên cứu dùng ñể phòng trừ nhện gié có hiệu quả trong
ñiều kiện ngày nay khi nhện gié ñang ngày càng trở thành dịch hại nguy hiểm
ở nước ta.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley trên
thế giới
Nhện gié Steneotarsonemus spinki ñược mô tả lần ñầu tiên năm 1967
(Smiley)[18], sau ñó cộng hoà ðôminica, Haiti, Cu Ba, Costa Rica, Panama
thông báo rằng loài nhện này ñã làm giảm tới 70% năng suất lúa ở các nước
này [26].
Nhện gié có nguồn gốc từ châu Á (Ochoan 2004), nó ñược phát hiện
hại trên lúa ở Trung Quốc, Philippin và ðài Loan (smiley etal, 1993), Ấn ðộ
và Kenya (Rao và Das 1977), Cu ba (Ramos and Rodríguez 2001), Cộng Hòa
Dominica (Ramos et al. 2001), Nhật Bản (Shikata et al. 1984), Hàn Quốc
(Schall 2004) và gần ñây ở Haiti và Columbia ( Ochoa 2004)[12].
Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley thuộc ngành chân ñốt
(Arthroppoda), lớp nhện (Arrachnidae), bộ ve bét (Acari), tổng họ
Tarsonemoidae (Santos dẫn, 2004)[28], họ Tarsonemidae (Canestrini &
Fanzago, 1877), giống Steneotarsonemus Beer, 1954; loài Steneotarsonemus
spinki Smiley, 1967[17]. Trong họ Tarsonemidae có 3 loài nhện gây hại lúa:
Steneotarsonemus spinki , Steneotarsonemus furcates và Steneotarsonemus
spirifex. Trong ñó loài loài S. spinki là loài nguy hiểm nhất vì ngoài những
thiệt hại do nó trực tiếp gây ra; nó còn là môi giới truyền bệnh nấm
Sarocladium oryzae Sawada và bệnh vi khuẩn [27].
Về phân bố ñịa lý, loài nhện này thường xuất hiện nhiều ở các nước
Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Ấn ðộ, Sri Lanca, Thái Lan, ðài Loan,
Costa Rica, Cu Ba, Haiti, Panama (Ramos& Rodríguez, 2001); Mỹ (Smiley,
1967) (Smiley et al, 1967; Cho et al, 1999; Lo & Ho, 1979)[26],[30],[13].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 5
2.1.1 Mức ñộ gây hại
Nhện gié là loài dịch hại nguy hiểm ở các vùng trồng lúa ở châu Á như
Trung Quốc, Ấn ðộ, ðài Loan, Hàn Quốc, Philipin và Thái Lan từ những năm
1930 (Lo & Ho, 1979; Xu et al., 2001)[15],[28]. ðến năm 1967, tác giả
Smiley ñã có những nghiên cứu ñầu tiên trên ñối tượng nguy hiểm này [17].
Những năm 1970, Trung Quốc và ðài Loan ñã công bố thiệt hại do nhện gié
gây ra làm giảm năng suất trung bình 5-20%, một số nơi bị hại nặng lên ñến
70-90% (Emprapa, 2004)[25]. Ở ðài Loan, nhện gié gây hại trên diện tích
17.000 ha năm 1976 và 19.000 ha năm 1977, thiệt hại do chúng gây ra ước
tính là 9,2 triệu ñô la Mỹ (Nguyễn Văn ðĩnh, 2004 dẫn)[5].
Nhện gié cũng ñược phát hiện ở Cuba năm 1997 khi nó làm giảm năng
suất lúa ñáng kể (30-90%). Là tác nhân gây hại chính ñến an ninh lương thực
và làm suy giảm nghiêm trọng ñến nền sản xuất lúa gạo của Cu Ba[28]. Sau
ñó nó lần lượt ñược phát hiện ở cộng hoà ðôminica, Haiti, Nicaragua, Costa
Rica và Panama làm thiệt hại khoảng 30% năng suất lúa (Fernando Correa
Victoria, CIAT, 2007, (Emprapa, 2004)[25]. Ở Brazil, nước ñứng ñầu về sản
xuất lúa ở Nam Mỹ, thu hoạch trung bình mỗi năm 12,7 triệu tấn lúa, thiệt hại
do loài nhện này gây ra ñã làm giảm từ 30% ñến 70% năng suất lúa (tương
ñương 3,8 ñến 8,9 triệu tấn/năm)[24]. Năm 2003-2004, nhện gié làm giảm từ
40 ñến 60% năng suất lúa ở Trung Mỹ, Costa Rica, Panama, Nicaragua. ðến
năm 2005, nhện gié gây thiệt hại kinh tế ñến Côlômbia, Hoduras và
Guatemala (Boris A. Castro, Ronald Ochoa và Federico E. Cuevas, 2006)[12].
Ở Ấn ðộ, thiệt hại do nhện gié gây ra biến ñộng 1-20% diện tích. Mật ñộ nhện
khác nhau, mức ñộ thiệt hại khác nhau. Mật ñộ biến ñộng 7-600 con/bẹ tương
ứng với mức giảm 4-90% năng suất (Santos, 2004)[29]. Tháng 7-2007, nhện
gié ñã ñược phát hiện ở bang Taxes - Mỹ và gần ñây ñã có những báo cáo
chính thức về sự gây hại của nhện gié ở Mexico.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 6
Ở Châu Á và vùng Caribê cho thấy thiệt hại còn do loài nhện gié kết
hợp với bệnh nấm S. oryzae (Cho et al, 1980; Ramos e Rodríguez,
2003)[13],[27]. Nấm hại này bao gồm: Pyricularia, Rhychosporium,
Rhizoctonia tổng hợp gây ra. Nó còn gián tiếp gây ra các bệnh nấm và vi
khuẩn cho cây như Fusarium moniliform (bệnh lúa von), Currvularia lunata,
Alternaria padwickii, Pseudomonas glumae (ñen lép hạt). Do ñó, phải phân
biệt ñược nguyên nhân gây bệnh do nhện gié hay các bệnh trên hạt khác.
2.1.2 ðặc ñiểm hình thái và sinh học của nhện gié
Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học của loài nhện gié
Steneotarsonemus spinki cho thấy, vòng ñời của nhện gié trải qua các pha
phát triển: trứng (egg), nhện non di ñộng (larva), nhện non không di ñộng
(nymph) và nhện trưởng thành (adult) (Ramos và Rodríguez, 2000; Xu ,
2001)[18],[27]. Trứng có màu trắng sáng, hình ôvan dài, kích thước của trứng
110×74µm, ñược ñẻ rải rác từng quả, chúng thường dính lại với nhau. Nhện
non có 3 ñôi chân, cơ thể màu trắng sáng, kích thước (147 - 186)×( 73 -
110)µm. Nhện trưởng thành có hình ôvan dài, màu vàng nhạt, có 4 ñôi chân,
ñôi chân thứ 4 của con cái thoái hoá thành dạng vuốt dài, của con ñực biến
thành dạng kẹp (Smiley, 1967)[17]. Trưởng thành cái 274×108µm, trưởng
thành ñực 217×121µm (Ramos và Rodríguez, 1998)[27].
ðặc ñiểm hình thái của nhện gié có sự khác nhau rõ rệt giữa con ñực và
con cái. Con ñực mang ñặc ñiểm ñiển hình của giới tính do có một ñôi kìm
dùng ñể mang con cái ñi trong quá trình giao phối. Con cái có ñôi chân thứ tư
biến thành dạng vuốt dài. Theo tác giả Reyes Herrera (2005)[30], ngoài ñôi
kìm ñặc trưng ở con ñực và ñôi vuốt dài ñặc trưng của con cái, nhện gié cái
còn có một bộ phận ở phần dưới ñôi chân thứ nhất là một ñôi ống thở ñối
xứng nhau ở hai bên thân nhện rất dễ quan sát thấy.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 7
Các nghiên cứu ở Cu Ba chỉ ra rằng, ở nhiệt ñộ phòng trung bình 24,42
± 1,1oC và ñộ ẩm trung bình 70,07 ± 4,7%, thời gian từ trứng ñến trưởng
thành là 7,7 ngày, thấp nhất là 5,75 ngày và cao nhất là 9,64 ngày. Thời gian
phát triển của trứng, nhện non di ñộng và nhện non không di ñộng tương ứng
là 2,94, 2,22 và 2,74 ngày (Ramos và Rodríguez, 2000)[27]. Cũng tại Cu Ba
nghiên cứu Santos et al (2004) cho thấy thời gian từ trứng ñến trưởng thành
ngắn nhất là 3 ngày ở 30oC và 20 ngày ở 20oC[29].
Vòng ñời của nhện gié nghiên cứu tại các nhiệt ñộ 34oC; 24oC; 20oC
tương ứng là 4,88, 7,77, 11,33 ngày. Trong ñiều kiện môi trường 29oC, vòng
ñời nhện là 5,11 ngày. Ở 30oC khoảng thời gian từ trứng ñến trưởng thành là 3
ngày. Nhiệt ñộ thích hợp cho nhện gié phát triển trong khoảng 20 - 29oC
(Almaguel et al, 2004)[22]. Cabrera (1998) cho biết vòng ñời nhện gié thay
ñổi theo nhiệt ñộ. Ở 15oC, chúng chết gần như hoàn toàn, ở 16oC chúng giảm
mọi hoạt ñộng, ngừng phát triển và sinh sản, tỷ lệ chết cao. Các nghiên cứu
Santos (1998) về sự ảnh hưởng của ñiều kiện nhiệt ñộ ñến khả năng sống và
tồn tại của nhện gié cũng cho kết quả tương tự [23].
Các nghiên cứu ở Trung Quốc chỉ ra rằng thời gian phát triển của một
thế hệ phụ thuộc nhiệt ñộ. Ở các mức nhiệt ñộ 30oC, 28oC và 25oC tương ứng
là 8,5 ngày, 9,9 ngày và 13,6 ngày (Xu , 2001)[19].
Về số lượng trứng ñẻ của nhện gié, một cá thể nhện cái có thể ñẻ ñược
trung bình khoảng 55,5 trứng, thời gian ñẻ tập trung trong 7 ngày ñầu. Trong
tổng số trứng nở ra, con cái chiếm 52,7% (Xu et al.,2001) [18]. Tại ðài Loan,
những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho kết quả, một cá thể nhện cái ñẻ
ñược 59,5 trứng ở 30oC và 20 trứng cái ở 20oC (Lo & Ho, 1979) [14]. Các
nghiên cứu ở Cu Ba cho kết quả, một con cái ñẻ ñược tối ña là 78 trứng, trung
bình là 30,8 ± 3,4 trứng (Ramos và Rodríguez, 2000)[27]. Các thí nghiệm ở
Trung Quốc cho kết quả, thời gian ñẻ trứng của nhện gié ở 30oC, 28oC và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 8
25oC tương ứng là 17,2 ngày, 20,2 ngày và 25,6 ngày (Xu , 2001) [18]. ở ðài
Loan, thời gian này khoảng 10 ngày (Lo & Ho, 1979) [14].
Tỷ lệ cái ñực trong một quần thể nhện ñẻ ra khoảng 3 con cái: 1con
ñực, trong một số trường hợp tỷ lệ này có thể lên ñến 8 con cái: 1 con ñực (Lo
& Ho, 1979) [14].
Nhện gié có 2 phương thức sinh sản là hữu tính và ñơn tín. Con cái
không qua giao phối vẫn có thể ñẻ trứng nhưng tỷ lệ nở ra con ñực cao hơn so
với trứng ñã qua giao phối, do ñó quần thể nhện tăng nhanh. Trứng không qua
giao phối tỷ lệ con cái/con ñực là 1,94/1. Nhện trưởng thành cái sinh sản ñơn
tính ñẻ trung bình 79,4 trứng, nhiều nhất 206 trứng trong khoảng 17 ngày
(Santos M. et al., 2004) [29].
2.1.3 Triệu chứng và ñặc ñiểm gây hại của nhện gié
Nhện gié thích sống ở trong khoang mô bẹ lá. Trong khi ñó nhện trưởng
thành hay bắt gặp trên bông lúa ở giai ñoạn hình thành hạt (chín sữa) [19].
Triệu chứng gây hại của nhện gié là các vết thâm kéo dài trên gân lá, bẹ
lá, thân lúa, làm cho bông bạc, hạt biến dạng. Ngoài việc gây hại trực tiếp,
chúng còn là môi giới truyền bệnh thối ñen Sarocladium oryzae và bệnh ñen
lép hạt Pseudomonas oryzae làm hạt lúa bị biến màu, biến dạng, lép và mất
sức nảy mầm (Santos M., 2002) [28]. Triệu chứng gây hại của nhện gié thể
hiện rõ và ñặc trưng nhất sau 35 ngày nhiễm.
Triệu chứng trên bẹ cũng tương tự như trên gân lá. Kích thước vết hại
thường lớn hơn vết hại trên gân lá vì kích thước khoang mô trong bẹ lá dài và
rộng hơn, vách ngăn khoang mô bẹ lá mềm và xốp hơn, vết hại có màu vàng
nâu ñến nâu ñen, chiếm toàn bộ bẹ lá và lan sang các bẹ kế tiếp. Triệu chứng
trên thân có màu sắc tương tự như trên bẹ. Triệu chứng trên bông, cổ bông có
màu thâm ñen và trỗ không thoát, nếu trỗ thoát thì hạt lép, bông dễ gẫy ñổ khi
gặp gió, mưa. Nếu mật ñộ nhện cao, bông bị bạc, nghẹn hoàn toàn. Nếu bông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 9
trỗ thoát, hạt bị biến dạng, vặn vẹo, hạt lép. Nếu hạt ñang giai ñoạn chín sữa
thì hạt ngừng tích lũy dinh dưỡng, hạt lửng, có màu nâu ñen. Nếu hạt ñang
chín sáp, thì tinh bột của hạt lúa bị mủn và trắng bạc, vỏ lụa có màu nâu, vỏ
trấu có màu nâu ñen. Triệu chứng trên nhị, nhụy và ñài hoa bị nhện hại hoàn
toàn có màu vàng nâu và teo khô lại. Thành phần quần thể nhện gié trong hạt
cũng ñầy ñủ các pha phát dục, chúng thường tập trung vào vùng gốc ñài hoa
và chích hút dinh dưỡng tại ñó [17].
Nhện gié ưa thích phá hại hạt ở giai ñoạn lúa chín sữa hơn giai ñoạn
chín sáp và chín hoàn toàn. Nhện ñược phát hiện chủ yếu ở trong bẹ lá ở pha
nhện non và trưởng thành. Nhện cũng dễ thấy ở phần trong hạt lúa. ðôi khi
chúng rất khó phát hiện trên cánh ñồng vì cơ thể trong suốt không màu, kích
thước cơ thể nhỏ bé và vị trí sống ở trong bẹ lá [30].
2.1.4 Khả năng tăng quần thể của nhện gié
Trong ñiều kiện thuận lợi, ñặc biệt là yếu tố nhiệt ñộ thích hợp, nhện
gié phát triển mạnh và mật ñộ quần thể tăng nhanh. Quần thể nhện gié thường
có ñầy ñủ các pha phát triển từ trứng ñến trưởng thành, vào giai ñoạn cuối vụ,
quần thể nhện gié chủ yếu là trưởng thành ñực.
Ở Cu Ba, kết quả thí nghiệm trên giống lúa J-104 cho thấy mật ñộ quần
thể nhện gié ñạt 55,5 con/dảnh sau 105 - 110 ngày lây nhiễm và 47,6 con/dảnh
sau 91 - 100 ngày lây nhiễm ở tháng 11; 27,5 con sau 80 ngày nhiễm và 63,6
con/dảnh sau 135 ngày ở tháng 6. Ở ñiều kiện tháng 6, mật ñộ nhện gié có thể
ñạt 24,5 con/dảnh sau 60 ngày lây nhiễm, 121,9 con/dảnh sau 66,8 ngày và
129,4 con/dảnh sau 100 ngày lây nhiễm (Almaguel et al., 2000) [21].
Yudith et al (2003) [31] ñã nghiên cứu sự phát triển của quần._. thể nhện
gié trên 2 giống IAcuba 28 và J-104. Kết quả cho thấy khả năng tăng quần thể
trên 2 giống ở các thời ñiểm trong năm là khác nhau. Mật ñộ quần thể cao
nhất vào tháng 8, 9, 12 và thấp nhất vào tháng 1, 6, 11. Mật ñộ quần thể tăng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 10
dần từ tháng 2 ñến tháng 4 và giảm dần ñến tháng 6, sau ñó tháng 7 mật ñộ
nhện gié lại tăng dần và ñạt cao nhất trong năm vào tháng 9.
2.1.5 Phạm vi ký chủ, khả năng xâm nhập và truyền lan
Nhện gié truyền lan qua hai con ñường chính:
- Theo con ñường hạt giống (theo Rao 2001)
- Theo con ñường tự nhiên: nhờ gió, nước, côn trùng và chim (theo
Almaguel, 2000).
Nhện gié xâm nhập vào các vùng trồng lúa qua việc du nhập giống
nhưng sự di chuyển của côn trùng trên lúa ñóng vai trò quan trọng trong sự
phát tán tự nhiên của nhện gié.
Nhện gié có thể truyền lan nhờ hạt giống, gió, nước, côn trùng, chuột,
công cụ sản xuất nông nghiệp, tàn tích thực vật qua các vụ... Ở Texas, Ron
Ochoa quan sát thấy nhện gié nổi lên trên mặt nước, chúng bơi ñể tìm con cái,
những cái mà cũng chủ ñộng rơi từ cây xuống nước ñể tìm con ñực (Ochoa,
2006) [12]. Nhờ những tác nhân truyền lan diệu kỳ này mà nhện gié ñược phát
tán trên ñồng ruộng và từ vụ này qua vụ khác.
Những nghiên cứu hiện nay ở cộng hoà ðôminica cho thấy nhện gié
có khả năng qua ñông ở gốc rạ khi gặt lúa còn sót lại, những gốc rạ này vẫn
còn dinh dưỡng ñể phát triển lên thành cây lúa mới (lúa chét), tuy nhiên
nhện gié tồn tại trong ñó và trong những mẩu thân gẫy rơi rụng trên ñồng
ruộng sau ñó xâm nhập vào lúa chét, tồn tại trên cây lúa này cho ñến khi nó
gặp ký chủ khác.
Ký chủ chính của nhện gié là lúa nước (Oryzae sativae L.). Ngoài ra
nhện gié cũng hoàn thành vòng ñời trên một loài ký chủ phụ là loài lúa dại
Mỹ (Oryzae latifolia) và loài Cynodon dactylon (Ochoa, 2006) [12],
Cyperus iria (PPQ, 2007; CRRI, 2006), Echinochloa colona và Digitania
spp. (Ochoa, 2006)[12]. Tuy nhiên, tác giả Ochoa (2006) cũng tin tưởng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 11
rằng khả năng S.Spinki thích hợp với các cây thuộc Oryza spp. Là rất cao.
Có 7 loài ñã ñược kể ñến là Oryza bathii, O. glaberrima, O. latifolia,
O. longsistaminata, O. punctata, O. rufipogon và O. sativa (USDA-NRCS,
2007). Kết luận này rất quan trọng ñể xác ñịnh phổ ký chủ của nhện trong
nghiên cứu phòng trừ nhện gié.
Theo Santos et al (2004)[29], nhện gié là loài ñặc biệt nguy hiểm.
Chúng có thể phát sinh thành dịch trong thời gian ngắn, lan truyền trong
khoảng không gian hẹp nhờ gió, nước, côn trùng. Chúng có thể truyền từ vụ
trước sang vụ sau, từ vùng này sang vùng khác và từ quốc gia này sang quốc
gia khác thông qua hạt giống.
Ngày nay, người ta dựa vào triệu chứng ñể ñánh giá mức ñộ gây hại của
nhện gié. Ở Ấn ðộ, mức ñộ gây hại ñược xác ñịnh thông qua sự thay ñổi của
triệu chứng và thường căn cứ vào vết hại trên bẹ lá. Phần lớn nhện thường tập
trung tại vết hại và vùng xung quanh ñó (Santos, 2004)[29]. Triệu chúng gây
hại của nhện gié thể hiện rõ và ñặc trưng nhất sau 35 ngày lây nhiễm
(Almaguel, 2002) [22]. Dựa vào triệu chứng này, người ta có thể ñưa ra
hướng phòng trừ thích hợp nhằm ngăn chặn sự bùng phát thành dịch làm ảnh
hưởng ñến năng suất và chất lượng lúa.
2.1.6 Biện pháp phòng trừ nhện gié
Phòng trừ nhện gié ở các vùng trồng lúa hiện nay gặp nhiều khó khăn
vì cơ thể nhện nhỏ bé, không màu lại sống ở trong bẹ lá hay hạt lúa, khả năng
tăng quần thể nhanh... Vì vậy ñể phòng trừ nhện gié nhiều biện pháp ñã ñược
sử dụng.
- Biện pháp sử dụng giống chống chịu
Biện pháp sử dụng giống chống chịu nhện gié cũng ñược các nhà khoa
học quan tâm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 12
Phản ứng kháng nhiễm của các giống lúa khác nhau với nhện gié ñược
quan sát trên một số giống lúa nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy: có một số
giống có thể làm giảm thiệt hại do nhện gié S. spinki gây ra. Tuy nhiên nhện
gié có khả năng gây hại trên rất nhiều giống lúa khác nhau. Theo Zhang et al
(1995) [23], loài S. spinki và Tarsonemus talpae gây hại cho 335 giống lúa lai.
Nước cộng hoà ðôminica có 4 giống lúa ở các ñiều kiện sinh thái khác nhau:
ISA-40, JUMA-57, Prosedoca-97 và Prosequisa-4 chúng có mức ñộ nhiễm
nhện gié khác nhau. Giống ISA-40 và JUMA-57có khả năng nhiễm cao, còn 2
giống Prosedoca-97 và Prosequisa-4 nhiễm nhện gié ở mức thấp hơn. Ở các
giai ñoạn thí nghiệm từ khi lúa ñẻ nhánh, phân hoá ñòng, trỗ, hai giống ISA-
40 và JUMA-57 nhiễm nhện khá cao, hai giống còn lại tỏ ra không nhiễm.
Nhưng ở giai ñoạn lúa hình thành hạt và chín, mức ñộ nhiễm của 2 giống
Prosedoca-97 và Prosequisa-4 có mức ñộ nhiễm nhện gié tăng lên rõ rệt
(Ramos M., et al, 2000) [27]. Cu Ba ñã chọn tạo ñược các giống chống chịu
ñược nhện như: IA Cuba -29, IA Cuba -30, IA Cuba -31. Ở Costa Rica một
số giống ñược giới thiệu có khả năng kháng nhện gié là FEDEAROZ 50, CFX
18 và CR 4477 (Santos, 2004 dẫn) [29]. Ở Cu Ba, Yudith (2003) [31] cho biết
một số giống chống chịu nhện gié là IACuba-28, IACuba-29, IACuba-30,
IACuba-21. Nước cộng hoà ðôminica có 2 giống kháng với nhện gié là
Prosedoca-97 và Prosequisa-4. Hai giống này chỉ bị nhiễm nhẹ vào giai ñoạn
mẫn cảm của cây lúa, giai ñoạn trỗ với tỷ lệ hại 33%, mật ñộ nhện 0,26
con/dảnh (Prosedoca-97) và 0,55 con/dảnh (Prosequisa-4).
- Biện pháp sinh học
Những nghiên cứu cho thấy ở các vùng nhiệt ñới ñó có ñiều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae, ñây sẽ là biện
pháp sinh học hiệu quả nếu tỷ lệ nhện bắt mồi/mật ñộ nhện hại thích hợp. Các
loài nhện trong họ Phytoseiidae, bộ ve bét Acarina có khả năng khống chế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 13
ñược nhện gié S. spinki (Lo & Ho, 1979) [14]. Ở Châu Á ñã xác ñịnh mối
quan hệ của loài Amblyseius asetus, Galendromus sp, Typhlodromus sp, nhện
bắt mồi có thể tấn công và khống chế nhện hại. Từ những nghiên cứu quần
thể nhện ở Cu Ba, Almaguel et al (2003) [22], ñã ñưa ra kết luận với mật ñộ
3,3 con bắt mồi/cây là có khả năng khống chế nhện hại. Theo Santos M.
(2002) [26], có 7 loài nhện bắt mồi nhện gié hại lúa là Galenromimus
alveolaris (De Leon); Proprioseiopsis asetus (Chants), Neoseiulus
paraibensis (Moraes & Mc Murtry); N. Baraki (Athias-Henriot); N.
Paspalivorus; Ascapineta (De Leon) và Aceodrous asternalis (Lindquist &
Chants). Ngoài ra, các nghiên cứu về ký sinh ñược tiến hành, Cabrera (2005)
[24] còn cho biết nấm Hirsutela nodunosa có khả năng ký sinh gây chết nhện
gié ñến 71%. Năm 2006, tác giả Navie và cộng sự bổ sung thêm các loài nhện
bắt mồi là thiên ñịch của nhện gié bao gồm: Amblyseus taiwannicus,
Lasioeius parberlesei, Aceodromus asternalis, Asca pineta, Hypoaspis sp.,
Proctolaelaps bickleyi, Galendrminus alveolaris, Galendromus longipilus,
Galendromus sp., Neoseiulus parabensis, N, baraki, N. paspalivorus,
P.roprioseiopsis asetus, Typholodromus sp.
- Biện pháp hóa học
Việc sử dụng thuốc hoá học ñể phòng trừ nhện gié là biện pháp không
ñược khuyến khích tại các nước trồng lúa trên thế giới do khả năng kháng
thuốc của nhện gié dễ hình thành. Xu hướng chung hiện nay là nghiên cứu ñể
giảm lượng thuốc, giảm dư lượng thuốc và bảo vệ môi trường. Tại Trung
Quốc, ñể trừ nhện S. spinki người ta dùng các loại thuốc gốc Sulphua hoặc
Clo. Kết quả cho thấy dùng thuốc Dimethion 30EC nồng ñộ 0,04% có thể trừ
ñược nhện S. spinki. Ở Cu Ba, người ta sử dụng thuốc Hostathion 40EC trừ
nhện gié trong ñiều kiện ở phòng thí nghiệm. Hiệu lực của thuốc ñạt tới 93%
trong 15 ngày (Cabrera 1998) [23]. Ở Cu Ba, Panama và một số nước khác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 14
vùng Trung Mỹ, người dân ñã sử dụng chế phẩm sinh học IDIAP ñể phòng
trừ nhện gié. Ở Úc, người ta ñã thành công trong việc dùng Phosphine (PH3)
và luân phiên với một số loại thuốc khác ñể xử lý hạt giống ñạt hiệu quả cao.
Một số chế phẩm ñược làm từ một số sinh vật có ích gây bệnh cho nhện gié
như: Bacillus thuringiensí, Beauveria bassiana, Verticillin lecanii và
Metazhium anisopliae. Mỗi chế phẩm sinh học phòng trừ nhện gié chứa hàm
lượng vi sinh vật nhiều hay ít khác nhau. Sau khi phun 36 ngày, hiệu lực của
thuốc ñạt 89-98% (Cabera, 1998). Cabrera et al (2005) [24] thử hiệu lực của
thuốc Bacillus thuringiensis sepa LBT-13, kết quả: hiệu lực phòng trừ ñạt
41,58% trong vòng 14 ngày. Tuy nhiên các tác giả khuyến cáo người nông
dân nên thường xuyên thay ñổi loại thuốc trong xử lý và phòng trừ nhện gié
ñể ñạt hiệu quả cao nhất.
- Biện pháp canh tác kỹ thuật
Biện pháp canh tác kỹ thuật có tác dụng lớn nhất trong phòng trừ nhện
gié. Làm ñất, vệ sinh ñồng ruộng, dọn cỏ dại ñều có tác dụng diệt nhện gié,
không cho chúng có cơ hội lây lan từ vụ trước sang vụ sau. Ngoài ra việc kéo
dài thời gian giữa 2 vụ ít nhất là 25 ngày cũng có khả năng làm chết và làm
giảm khả năng tồn tại của nhện gié trên ñồng ruộng (Santos, 2004) [29]. Các
mức phân bón khác nhau sẽ tương ứng với mật ñộ nhện phát triển trên bẹ.
Mức bón ñạm càng cao, mật ñộ nhện gié càng nhiều. Ngoài ra cũng có sự
khác nhau giữa các giống gieo trồng. Theo tác giả này, giống Acuba 28 là
giống nhiễm nhện, khi không bón phân ñạm, mật ñộ nhện là 12,7 con/bẹ, khi
mức ñạm bón là 160 kg/ha tương ứng mật ñộ nhện 26,1 con/bẹ ; giống LC-88-
86 không có sự gia tăng mật ñộ nhện ở các mức phân ñạm bón khác nhau, nếu
không bón ñạm, mật ñộ trung bình ñạt 0,2 con/bẹ, nhưng khi tăng mức ñạm
lên 120, 140 và 160, mật ñộ nhện không tăng chỉ ñạt 0,3 con/bẹ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 15
Tuy nhiên, tốt nhất và hiệu quả nhất trong phòng trừ nhện gié hiện nay
ñược các chuyên gia khuyến cáo là biện pháp quản lý phòng trừ tổng hợp
nhện gié. Các chuyên gia kỹ thuật ñưa ra các biện pháp, quy trình khuyến cáo
ñể phòng trừ nhện gié hiệu quả trong ñiều kiện nhà kính như sau: Phải khử
trùng tất cả và thường xuyên các dụng cụ có khả năng tiếp xúc và lây nhện ñể
hạn chế thấp nhất sự lây lan, phát tán của nhện gié. Hạt ñem sử dụng phải
ñược khử trùng theo quy trình riêng bằng nhiệt ñộ cao, thấp, methyl bromine.
Thời gian cây không sinh trưởng cũng phải xử lý, ngăn chặn và tiêu huỷ tất cả
nguồn bệnh của nhện gié, tiến hành khử trùng nếu thấy cần thiết.
2.2. Tình hình nghiên cứu nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley
trong nước
Nguyễn Văn ðĩnh (1994, 2004) cho biết lúa có 2 loài nhện nhỏ gây hại
chính trên lúa là nhện cà rốt bẹ lá Aceria tulipa và nhện gié Steneotarsonemus
spinki. Năm 1994, mật ñộ nhện gié hại lúa vẫn còn rất thấp [4],[6].
Thành phần nhện hại trên lúa khá ña dạng, trong ñó loài nhện gié
Steneotarsonemus spinki Smiley là loài nhện hại nguy hiểm nhất. Thuộc họ
Tarsonemidae, nhện gié cũng mang một số ñặc ñiểm ñặc trưng của họ nhện
này. Nhìn chung, họ Tarsonemidae có cơ thể rất nhỏ 0,1- 0,3mm, cơ thể và
chân sau có lông mỏng và thưa. ðặc biệt ở chân trước ñốt cuối có nhiều lông
rậm và lông chuyên cảm giác với hình dạng và kích thước khác nhau.
Thành phần nhện hại lúa ở Vùng Hà Nội và phụ cận gồm có 8 loài
Schizotetranychus sp, Oligonychus oryzae, Tetranychus cinnabarinus Koch,
Polyphagotarsonemus latus Bankz, Steneotarsonemus sp, Steneotarsonemus
spinki Smiley, Aceria tulipae Keifer, Aceria sp. Trong vụ xuân, thường gặp 3
loài nhện thuộc họ nhện chăng tơ Tetranychidae là nhện ñỏ son Tetranychus
cinnabarinus, nhện bạc trắng Schizotetranychus sp và nhện 6 ñốm
Oligonychus oryzae. Trong số này có loài nhên bạc trắng Schizotetranychus sp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 16
và nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley xuất hiện tương ñối phổ biến
(Nguyễn Văn ðĩnh và Vương Tiến Hùng, 2007) [7].
Theo Ngô ðình Hoà (1992) [8], tại Thừa Thiên - Huế, diện tích lúa bị
nhện gié gây hại 40 ha và 15% hạt lép. Triệu chứng gây hại chủ yếu trên bẹ lá
là vết thâm, xám hoặc ñen nhạt dài vài centimet. Hiện nay, ký chủ của nhện
gié là cây lúa, kể cả lúa hoang và lúa cỏ. Ngoài ra chưa phát hiện ñược cây
nào khác bị tấn công.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm bảo vệ thực vật phía Bắc, trong
hai năm 2007 và 2008 có sự khác nhau về diện tích nhiễm và nhiễm nặng giữa
2 loài dịch hại là bệnh lem lép hạt và nhện gié. Năm 2008, diện tích nhiễm
lem lép hạt thấp hơn so với 2007 nhưng diện tích nhiễm nặng lại cao hơn, do
ñó thiệt hại ñến năng suất nhiều hơn và nguy hiểm hơn năm 2007. Trong khi
ñó, năm 2008, nhện gié lại có diện tích nhiễm cao hơn 2007 khá nhiều (269%
so với năm 2007) và diện tích nhiễm nhện gié nặng ở cả 2 năm ñều thấp. ðiều
này chứng tỏ, nhện gié dễ dàng bắt gặp ở mọi nơi, mọi lúc nhưng hầu hết chưa
gây thiệt hại lớn về kinh tế cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 2.1. Tổng hợp thiệt hại do bệnh lem lép hạt và nhện gié gây ra
trong năm 2007 và 2008
DT nhiễm (ha) DT nhiễm nặng (ha)
Tên dịch
hại 2007 2008
% so với
2007
2007 2008
% so với
2007
Lem lép hạt 6048 4008 -34 300 551 +84
Nhện gié 315 1162 +269 0 7
Ghi chú: + (-): Tăng (giảm) so với cùng kỳ 2007
(Nguồn: Trung tâm bảo vệ thực vật phía Bắc)
Bệnh nám bẹ do nhện gié gây ra là một trong những bệnh hại quan
trọng trên lúa và mới xuất hiện trong các năm 1997-1998, ñược phát hiện ñầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 17
tiên ở An Giang sau ñó lan dần sang ðồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang và
Bạc Liêu.
Nhện thuộc họ Tarsonemidae có tính dị hình rõ rệt. Con ñực phía cuối
có cấu tạo ñặc thù ñược gọi là u lồi sinh dục hay ñĩa sinh dục. Trong ñĩa này
có dương cụ hình kim. Con cái có cấu tạo ñặc trưng, hình trùy ñược gọi là lỗ
thở giả nằm giữa ñốt háng thứ I và II. Lỗ thở là ñiểm ñặc trưng của con cái,
nằm ở bên lưng gần mép của propodosoma
Nhện gié vừa mang ñặc ñiểm hình thái ñặc trưng của họ nhện trắng vừa
có những ñặc ñiểm khác biệt về mặt hình thái, cấu trúc cơ thể và chức năng
của một số bộ phận
Trứng nhện hình ôvan, màu trắng trong, sáng bong, bề mặt có nhiều
chất nhầy. Trứng mới ñẻ có màu trắng ñục, sau chuyển sang màu trắng, trong
suốt, trứng sắp nở có màu trong suốt, dễ lẫn và khó phát hiện. Một ñầu trứng
có sọc màu trắng ñục ở chính giữa theo chiều dọc của quả trứng. Nhện ñẻ
trứng rời rạc từng quả rồi dính lại với nhau nhờ có chất kết dính trên bề mặt
trứng. Thường một con cái chỉ ñẻ trong một khoang mô của lá. Khi nở, vỏ
trứng nứt ngang và nhện non chui ra, vỏ trứng màu trong suốt dần dần teo lại.
( Nguyễn Thị Nhâm, 2008)[9].
Nhện non mới nở (nhện non di ñộng) rất nhỏ bé, chỉ bằng kích thước
của trứng, có màu trắng trong với 3 ñôi chân. Mặt lưng nhện sần sùi, lớp da
bên ngoài mỏng và có nhiều ngấn ngang, dọc. Cuối cơ thể có một sọc màu
trắng ñục chia phần cuối lưng thành hai nửa bằng nhau. Nhện non mới nở có
khả năng di chuyển chậm chạp xung quanh vỏ trứng, sau ñó bò ñến vị trí có
các con nhện non khác cùng tuổi. Chúng dùng kim chích hút cắm vào vách
ngăn khoang mô hoặc mô và ñứng im tại chỗ ñể chích hút nhựa, làm cho cả
khoang mô thâm ñen. Nhện non di ñộng lớn rất nhanh và có nhiều biến ñổi về
kích thước cơ thể và hình thái. Nhện non di ñộng sắp chuyển sang pha nhện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 18
non không di ñộng cơ thể căng tròn và chuyển sang màu trắng ñục. Trước khi
chuyển sang giai ñoạn mới, nhện non di ñộng di chuyển chậm lại. Pha nhện
non di ñộng chưa thể phân biệt ñược ñực, cái (Nguyễn Thị Nhâm, 2008)[9].
Nhện non không di ñộng cơ thể căng tròn, trắng ñục. Chúng có 3 ñôi
chân duỗi thẳng và thường dính vào nhau thành cụm lên tới 15 con/cụm
(Trần Thị Thu Phương, 2006)[10].
Nhện trưởng thành có hình ôvan dài, màu vàng nhạt. Cơ thể con cái
thường dài hơn cơ thể con ñực, nhưng chiều rộng lại hẹp hơn. Cơ thể nhện có
4 ñôi chân, mặt bụng có một ñôi lông dài gần vị trí mỗi gốc chân và hai bên
bụng (Trần Thu Phương, 2006)[10]. Trưởng thành ñực có một ñốm màu trắng
ñục giữa lưng, có 4 ñôi chân to khỏe trong ñó ñôi chân thứ 4 biến thành kìm
ñể giữ con cái trong quá trình giao phôi. Nhện ñực di chuyển rất nhanh nhẹn
trong khoang mô ñể tìm con cái sắp hóa trưởng thành. Khi bắt gặp nhện non
không di ñộng chuẩn bị hóa trưởng thành, nó nhanh chóng dùng kìm cắp con
cái lên lưng rồi cõng ñi. Quá trình giao phối diễn ra khá lâu, con ñực dung kìm
kẹp chặt con cái còn con cái chỉ nằm im và thực hiện giao phối. Nhện trưởng
thành cái ( ñã giao phối hoặc chưa giao phối) trước khi ñẻ trứng có màu vàng
ñậm, thon nhỏ và di chuyển rất nhanh trong khoang mô và cả bên ngoài
khoang mô. Sau khi ñẻ trứng nhện cái di chuyển chậm chạp hơn (Nguyễn Thị
Nhâm, 2008) [9].
Có thể thấy trưởng thành trên 2 mặt lá lúa nhưng chủ yếu trong bẹ lá
lúa. Trong bẹ lúa, chúng ñục mặt trong bẹ tạo thành ñường hầm, sinh sống
và ñẻ trứng trong ñó. Do ñó, chúng tạo nên triệu chứng gây hại trên bẹ lá lúa,
tạo nên các vết hại màu xám nhạt hoặc ñen dài vài centimet. Nếu nặng lúa
không trỗ ñược hoặc nếu trỗ ñược thì hạt biến màu méo mó, vỏ trấu màu
xám trắng. Trên lá vết nhện hại ban ñầu có một lỗ ñục nhỏ 0,3 - 0,5mm xung
quanh màu trắng vàng. Sau ñó, vết hại hình chữ nhật dài màu trắng vàng ñến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 19
vàng nâu. Kích thước vết hại 0,2-15cm. Chúng ñục thông các khoang mô và
tạo ra mùn [7].
Nhện gié có vòng ñời ngắn, trung bình 9,33 ngày ở 24,6oC và 5,83 ngày
ở 29,9oC. Mức thiệt hại nặng nhất là công thức lây nhiễm 20 nhện vào giai
ñoạn kết thúc ñẻ nhánh giảm 42,3 - 48,3% năng suất so với ñối chứng. Trên
các giống lúa khác nhau có sự gây hại là khác nhau (Nguyễn Văn ðĩnh và
Trần Thị Thu Phương, 2006) [6].
Thiên ñịch của nhện gié là Bù lạch ñen thuộc họ Phlaeraothrippidae và
nhện bắt mồi Amblyseius sp. (Nguyễn Văn ðĩnh, 1994) [5].
Nhện gié xuất hiện vào giai ñoạn lúa khoảng 40 ngày nhưng do kích
thước quá nhỏ nên rất khó phát hiện sớm ñến khi thấy bẹ lá cờ có màu bầm
tím hay còn gọi là bệnh cạo gió thì chúng ñã có khoảng 3 - 4 thế hệ với mật ñộ
rất cao. Nhện gié sống trong bẹ lá cờ nên khi phun thuốc tiếp xúc gặp rất
nhiều khó khăn. Cách gây hại của nhện gié là chích hút nhựa từ mặt trong của
bẹ lá lúa tạo thành những ñốm màu nâu nhỏ khoảng 2-3 cm. Sau ñó vết nâu
lan dần ra giống như vết cạo gió rất ñặc trưng có thể phân biệt với bệnh khô
vằn và thối bẹ lúa. Khi mật ñộ cao chúng chích hút gié lúa non làm cho gié
lúa vặn vẹo, hạt lúa bị lép lửng.
ðiều kiện thời tiết nóng khô thích hợp cho nhện gié phát triển gây hại.
Trong vụ hè thu nhện thường phát sinh gây hại vào tháng 5 - 6 lúc lúa có ñòng
ñến trỗ. Sự phát sinh gây hại của nhện gié có liên quan ñến việc sử dụng thuốc
trừ sâu quá mức làm giảm mật ñộ các loài thiên ñịch và quản lý mực nước
trong ruộng. Những năm nào tiến hành ñốt ñồng sau vụ ñông xuân khi qua hè
thu nhện gié không gây hại nặng. Trong vụ ñông xuân, nhện gié ít là do có
mùa lũ, nước ñẩy rơm rạ và nhện gié trong ruộng ñi xuống phía dưới, nhưng
nó sẽ nhân mật ñộ lên ñể khi qua vụ hè thu gây hại nặng cho lúa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 20
Nhện gié có khả năng sống sót ở nhiệt ñộ thấp và có khả năng sống qua
vụ trên lúa chét cả vụ xuân và vụ mùa. Chúng có khả năng lây lan qua dòng
nước, gió và có khả năng xâm nhiễm rất mạnh qua vết thương cơ học.
ðể phòng trừ nhện gié có hiệu quả, nên luân canh lúa với một loại cây
họ ñậu nhằm cắt ñứt nguồn ký chủ, ñồng thời tăng ñộ phì cho ñất nhất là ở
những vùng trồng 3 vụ lúa. Chú ý sau vụ lúa ñông xuân, rải rơm ñều trên mặt
ruộng rồi ñốt, cày ải phơi ñất, vệ sinh ñồng ruộng ñể hạn chế nguồn nhện ban
ñầu. ðặc biệt chú ý giữ mực nước trong ruộng ñầy ñủ vì ruộng khô là ñiều
kiện thích hợp cho nhện gié phát triển. Có thể kết hợp phun thuốc hoá học ñể
phòng nhện gié, Ngoài ñồng ruộng, hiệu lực phòng trừ nhện gié của thuốc
Kinalux 25 EC là cao nhất (86,62%), thứ hai là Padan 95SP (84,08%) và thấp
nhất là Vertimex 1,8EC (63,03%) (Nguyễn Văn ðĩnh và Trần Thị Thu
Phương, 2006) [6]. ðối với những vùng lúa năm nào cũng bị nhện gié gây hại,
nên phun vào giai ñoạn 40-50 ngày sau sạ, có thể phun 2 lần cách nhau
khoảng 10 ngày, kết hợp phòng trừ sâu cuốn lá, sâu ñục thân và cần phun với
nhiều nước ñể thuốc len vào bẹ lá lúa mới có hiệu quả cao. Ngoài ra, áp dụng
các biện pháp ñốt rơm rạ của ruộng nhiễm nhện nhẹ trong vụ ðông Xuân ñể
cắt ñứt sự tồn lưu của nhện gié từ vụ này qua vụ khác.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 21
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ðối tượng, thời gian, ñịa ñiểm, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- ðối tượng
Loài nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley hại lúa vụ mùa 2009 và
vụ xuân 2010.
- Thời gian, ñịa ñiểm
+ Thời gian: từ tháng 7 năm 2009 ñến tháng 6 năm 2010
+ ðịa ñiểm: tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
- Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
+ Các giống lúa gieo trồng phổ biến tại Hiệp Hòa - Bắc Giang như
Khang Dân 18, Q5, TH3-3, Hương thơm số 1, Nếp.
+ Dụng cụ ñiều tra gồm vợt, khung, khay ñiều tra, thước ñiều tra, sổ ghi
chép, bút viết, máy tính bỏ túi, túi nilon...
+ Dụng cụ thí nghiệp ñánh giá mức ñộ gây hại: bình bơm thuốc trừ sâu,
thuốc trừ nhện Kinalux 25 EC, Ortus 5 SC, Pegasus 500 SC, Comite 73 EC và
Kumulus 80 DF.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- ðiều tra diễn biến mật ñộ của nhện gié hại lúa Steneotarsonemus spinki
Smiley vụ mùa 2009 và vụ xuân 2010 tại Hiệp Hòa – Bắc Giang
- Thí nghiệm xác ñịnh triệu chứng, mức ñộ gây hại và thiệt hại do nhện
gié gây ra
- Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học ñối với nhện gié ngoài
ñồng ruộng
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nhân nuôi quần thể nhện gié
- Trồng giống lúa Khang dân 18 làm nguồn thức ăn cho nhện gié:
Ngâm thóc trong nước ấm 54oC (3 sôi, 2 lạnh) 1 ngày, ñem ủ 1 ngày
trong ñiều kiện phòng sau ñó ñem gieo vào khay mạ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 22
Khi cây mạ ñược 15 ngày tuổi tiến hành ñem cấy vào ô thí nghiệm.
Chăm sóc ñể lúa phát triển tốt. Khi lúa ñẻ nhánh rộ thì tiến hành lây nhện gié.
- Phương pháp lây nhiễm nhện: lấy mẩu lá lúa sạch cắt thành ñoạn 3 – 5
cm, dùng kim côn trùng số 00 lấy số cá thể nhện cho vào mẩu lá theo công
thức. Lây nhiễm bằng cách cài mẩu lá trên vào nách lá lúa, mỗi dảnh kẹp
một mẩu bẹ lá lúa như vậy, sau 2 tuần tiến hành lây nhện lần 2, làm tương tự
như lần 1.
3.3.2 Phương pháp xác ñịnh ngưỡng gây hại kinh tế của nhện gié
- Chuẩn bị thí nghiệm ngoài ñồng ruộng:
+ Giống lúa ñược thí nghiệm là giống lúa Khang dân 18.
+ Ngâm ủ, gieo mạ: Hạt giống lúa thí nghiệm ñược ngâm trong nước ấm
(3 sôi, 2 lạnh) 1 ngày, ñem ủ 1 ngày sau khi hầu hết các hạt lúa ñã nảy mầm
thì tiến hành ñem gieo.
+ Cấy theo ô mật ñộ 40 khóm/m2, mỗi ô 0,5 x 0,5m. Ô nọ cách ly với ô
kia bằng băng rãnh nước rộng 30 cm có bờ nhỏ. Từng ô ñược quây ni lôn cao
0,6 m, phía trên che vải màn hoặc lưới. Toàn bộ diện tích các ô ñược ñóng
cọc chắc chắn và quây ni lôn phía ngoài cao 0,8 – 1m, nhằm tránh sự xâm
nhập của nhện gié.
+ Các mức phân bón và chăm sóc theo tập quán canh tác của người dân
ñịa phương.
- Lây nhện:
Tiến hành thí nghiệm lây nhện ở 2 giai ñoạn: ñẻ nhánh rộ và làm ñòng.
+ Khi lúa bắt ñầu ñẻ nhánh rộ tiến hành lây nhện: Lấy bẹ lá lúa sạch cắt
thành ñoạn 3 – 5 cm, dùng kim côn trùng số 00 chuyển các lượng nhện cần
lây vào.
Các thí nghiệm ñược bố trí theo khối ngẫu nhiên ñầy ñủ, gốm 6 công
thức với 3 lần nhắc lại.
Thí nghiệm 1: lây nhện giai ñoạn lúa ñẻ nhánh rộ (trước trỗ 5% 40 ngày)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 23
Công thức 1: lây 2 cặp nhện
Công thức 2: lây 5 cặp nhện
Công thức 3: lây 10 cặp nhện
Công thức 4: lây 15 cặp nhện
Công thức 5: lây 20 cặp nhện
Công thức 6 (ð/C): không lây nhện
Thí nghiệm 2: tiến hành lây nhện khi lúa có ñòng (trước trỗ 5% 10 ngày)
Công thức 1: lây 2 cặp nhện
Công thức 2: lây 5 cặp nhện
Công thức 3: lây 10 cặp nhện
Công thức 4: lây 15 cặp nhện
Công thức 5: lây 20 cặp nhện
Công thức 6 (ð/C): không lây nhện
Sau 10 ngày lây nhiễm bắt ñầu theo dõi sự phát triển của nhện gié và
mức ñộ gây hại của chúng trên các ô thí nghiệm. Theo dõi toàn bộ khóm lúa
trên ô thí nghiệm, tính tỷ lệ dảnh bị hại và ño chiều dài vết hại dài nhất. Tiến
hành theo dõi 5 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Tỷ lệ dảnh bị hại ñược tính theo công thức:
Tổng số dảnh bị nhện hại
Tỷ lệ dảnh bị hại (%) = × 100
Tổng số dảnh ñiều tra
+ Khi lúa chín hoàn toàn tiến hành gặt riêng rẽ từng ô, phơi khô (ñộ ẩm
hạt thóc ñạt 13%) và loại bỏ hết hạt lửng lép sau ñó cân khối lượng thóc khô
của từng ô ñể ñánh giá mức ñộ gây hại của nhện gié ở các công thức lây nhện
khác nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 24
3.3.3. Phương pháp ñiều tra diễn biến mật ñộ nhện gié trên các giống.
Trên khu ñồng, chọn các ruộng ñại diện cho các giống KD18, Q5, TH3-
3, Hương Thơm số 1, Nếp. Trên mỗi ruộng ñiều tra theo phương pháp 5 ñiểm
chéo góc, mỗi ñiểm ñiều tra 1m2, mỗi m2 ñiều tra 10 khóm, mỗi khóm lấy 1
dảnh. ðem về phòng soi và ñếm toàn bộ số nhện trên 1 cm bẹ lá, mặt trong
của bẹ lá (nơi tiếp giáp với thân lúa), gân lá, lá lúa; Dùng thước kẻ (ô kẻ ly)
ñể ño chiều dài vết hại dài nhất (cm). ðiều tra ñịnh kỳ 7 ngày/lần.
Mật ñộ nhện ñược tính theo công thức:
Tổng số nhện hại ñiều tra (con)
Mật ñộ nhện (con/dảnh hoặc con/cm) =
Tổng số dảnh hoặc lá ñiều tra
3.3.4. Phương pháp xác ñịnh biến ñộng mật ñộ nhện gié trên giống lúa
KD18 ở các chân ñất khác nhau
- Phương pháp ñiều tra: Trên khu ñồng chọn 3 ruộng ñại diện cho các
chân ñất vàn cao, vàn và vàn thấp. Trên mỗi ruộng ñiều tra 10 ñiểm, mỗi ñiểm
10 cây lúa. Lấy toàn bộ các dảnh lúa ñem về phòng ñếm số nhện gié trong các
tổ và ño chiều dài vết hại dài nhất. Dùng kính lúp 40 x ñếm số nhện gié trong
các tổ, mặt trong của bẹ lá (nơi tiếp giáp với thân lúa) và trên lá; Dùng thước
(ô kẻ ly) ñể xác ñịnh ñộ dài vết hại (cm) trên bẹ lá, gân lá và trên thân. ðiều
tra ñịnh kỳ 7 ngày 1 lần.
3.3.5. Phương pháp xác ñịnh biến ñộng mật ñộ nhện gié trên giống lúa
KD18 ở các trà gieo cấy khác nhau
- Phương pháp ñiều tra: Trên khu ñồng chọn 3 ruộng ñại diện cho các
trà gieo cấy khác nhau (trà sớm, trà chính vụ và trà muộn). Trên mỗi ruộng
ñiều tra 10 ñiểm, mỗi ñiểm 10 cây lúa. Lấy toàn bộ các dảnh lúa ñem về
phòng ñếm số nhện gié trong các tổ. Dùng kính lúp 40 x ñếm số nhện gié
trong các tổ, mặt trong của bẹ lá (nơi tiếp giáp với thân lúa) và trên lá. ðối với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 25
vết hại trên bẹ lá, cắt ngẫu nhiên 1 cm bẹ lá. ðối với vết hại trên gân lá, cắt
ngẫu nhiên 1 cm gân lá.
3.3.7. Phương pháp xác ñịnh mối tương quan giữa khối lượng thóc trên
bông với chiều dài vết hại
Thu các bông lúa có chiều dài vết hại trên thân lần lượt là 0 cm, 3 cm, 5
cm, 10 cm, 15 cm, 20 cm, 25 cm, 30 cm. Mỗi kích thước vết hại trên lấy 10
bông, sau ñó tuốt riêng ra và cân khối lượng thóc khô, rồi tính khối lượng
thóc trung bình/ bông tương ứng với các kích thước vết hại. Từ kết quả thu
ñược lập phương trình hồi quy tuyến tính bội.
3.3.6. Phương pháp khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng
trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley.
- Thí nghiệm sử dụng nhóm thuốc hoá học phòng trừ nhện ñã ñược ñăng
ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam: Kinalux 25 EC, Ortus 5
SC, Pegasus 500 SC, Comite 73 EC và Silsau 1.8 EC.
- Thí nghiệm gồm 6 công thức 3 lần nhắc lại bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh (RCB). Diện tích ô thí nghiệm là 25m2, dải bảo vệ và dãnh
rộng 1m, khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 0,5m.
- Tiến hành phun thuốc toàn bộ ô thí nghiệm. Lấy mẫu ñiều tra xác ñịnh
hiệu lực của thuốc sau 3, 5, 7, 14 ngày, mỗi ô lấy 5 ñiểm, mỗi ñiểm lấy 10
dảnh, ñếm số nhện trưởng thành còn sống, tính hiệu lực của từng loại thuốc.
- ðánh giá năng suất lúa khi xử lý 5 loại thuốc hóa học phòng trừ nhện
gié: Khi lúa chín hoàn toàn tiến hành gặt riêng rẽ từng ô thí nghiệm, phơi khô
(ñộ ẩm hạt thóc ñạt 13%), loại bỏ hết hạt lửng lép sau ñó ñem cân khối lượng
thóc khô của từng ô.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 26
Dải bảo vệ (1m)
0,5
m
5m
Dải bảo vệ (1m)
5m
Ghi chú: I, II, III, I V, V, VI,: công thức phun thuốc
1, 2, 3: lần nhắc lại
Hình 3.1. Sơ ñồ thí nghiệm khảo sát hiệu lực của thuốc hóa học ñối
với nhện gié ngoài ñồng ruộng.
Bảng 3.1. Các công thức thí nghiệm thuốc
Công thức Tên thuốc Tên hoạt chất Nồng ñộ hoạt chất (ai%)
I Kinalux 25 EC Quinalphos 0,06
II Ortus 5 SC Fenpyroximate 0,01
III Pegasus 500 SC Diafenthiuron 0,05
IV Comite 73 EC Propargite 0,06
V Silsau 1.8 EC Abamectin 0,01
VI Không phun 0 0
II1
I1
III1
IV1
V1
VI1
III2
III3
IV3
IV2
VI2
V2
I2
II2
VI3
V3
II3
I3
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 27
3.4 Chỉ tiêu theo dõi và ñánh giá
Tổng số ñiểm ñiều tra có nhện hại
Tần suất xuất hiện của = × 100
nhện gié hại lúa (A%) Tổng số ñiểm ñiều tra
- Mức ñộ phổ biến của nhện hại theo thời gian sinh trưởng của cây lúa.
Xác ñịnh mức ñộ phổ biến của nhện gié dựa trên việc tính tần suất xuất hiện
nhện ở các ñiểm ñiều tra.
Mức ñộ phổ biến: - : xuất hiện rất ít A< 5%
+ : xuất hiện ít A từ 5 - 20%
++ : xuất hiện trung bình A> 20 – 50%
+++: xuất hiện nhiều A> 50%
∑ [(N1×1) × (N2×2) + (N3×3)]
Chỉ số hại = × 100
N × n
Trong ñó: N là số dảnh ñiều tra
n là cấp nhện hại cao nhất
N1, N2, N3...là số dảnh có cấp nhện hại tương ứng 1, 2, 3...
- Công thức Henderson – Tilton:
Cb × ._.. Khi chiều dài vết hại trên thân là 5 cm thì
làm giảm 9% khối lượng thóc/bông.
Ảnh 4.6. Lượng thóc trên 1 bông lúa có kích thước vết hại khác nhau
4.4 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ nhện gié
hại lúa tại huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang vụ mùa 2009
Với ñặc ñiểm là khả năng tăng quần thể nhanh và sống trong khoang
mô nên việc phòng trừ nhện gié là không dễ. Việc tìm ra loại thuốc ñặc trị
nhện gié là rất thiết thực trong thực tế sản xuất lúa. Xuất phát từ yêu cầu ñó,
bước ñầu chúng tôi tiến hành khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hóa
học ñặc trị ñối với nhện gié ở quy mô nhỏ.
4.4.1 Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hóa học phòng trừ nhện gié
trên ñồng ruộng tại huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang vụ mùa 2009
Kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học
phòng trừ nhện gié thể hiện ở bảng 4.16.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 58
Bảng 4.16. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ nhện gié
ngoài ñồng ruộng
Hiệu lực của thuốc sau xử lý (%)
Tên thuốc
Nồng ñộ
(ai %) 3 ngày 5 ngày 7 ngày 14 ngày
Kinalux 25 EC 0,06 59,13a 59,48a 71,32a 63,86a
Ortus 5 SC 0,01 52,09a 59,75a 66,64a 60,37a
Pegasus 500 SC 0,05 53,62a 55,01a 58,30b 47,54b
Comite 73 EC 0,06 48,21b 44.52b 56,60b 48,40b
Silsau 1.8 EC 0,01 36,71b 42,22b 49,58b 41,10c
CV (%) 10,6 7,3 7,0 6,1
LSD0,05 10,01 7,17 7,98 6,71
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Hiệu lực (%)
3 NSP 5 NSP 7 NSP 14 NSP
Kinalux
Pegasus
Otus
Comite
Silsau
Hình 4.9. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ nhện gié
ngoài ñồng ruộng
Qua kết quả ở bảng 4.16 cho thấy, 5 loại thuốc thí nghiệm có hiệu lực
tăng dần ở 3 ngày và 5 ngày sau xử lý ñến 7 ngày sau xử lý ñạt hiệu lực
phòng trừ cao nhất, sau ñó hiệu lực của các thuốc ñều giảm dần. Trong 5 loại
thuốc xử lý thì thuốc Kinalux 25EC cho hiệu lực phòng trừ cao nhất (71,32%
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 59
ở 7 ngày sau xử lý) còn thuốc Silsau 1.8EC có hiệu lực phòng trừ thấp nhất
(49,58% ở 7 ngày sau xử lý). Như vậy khi mật ñộ nhện gié rất cao chúng ta có
thể tiến hành phun kép, khoảng cách giữa 2 lần phun là 5 - 7 ngày thì sẽ cho
hiệu lực phòng trừ cao.
4.4.2 Năng suất lúa khi xử lý một số loại thuốc hóa học phòng trừ nhện gié
Sau khi ñánh giá hiệu lực của 5 loại thuốc, chúng tôi tiến hành cân khối
lượng thóc khô ở các công thức phun thuốc ñể ñánh giá hiệu quả của từng
công thức. Kết quả thể hiện ở bảng 4.17.
Bảng 4.17. Khối lượng thóc khô thu ñược ở các công thức phun thuốc
Tên thuốc Nồng ñộ (ai %)
Khối lượng thóc
khô (kg)
Tăng so với ñối
chứng (%)
Kinalux 25 EC 0,06 15,97a 33.42
Ortus 5 SC 0,01 15,16ab 26.65
Pegasus 500 SC 0,05 14,60bc 21.97
Comite 73 EC 0,06 14,21bc 18.71
Silsau 1.8 EC 0,01 13,70c 14.45
Không phun 0 11,97d
CV (%) 4,7
LSD0,05 1,22
15.97 15.16 14.6 14.21 13.7
11.97
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Khối lượng (kg)
Kinalux Pegasus Otus Comite Silsau ð/C
Hình 4.10. Khối lượng thóc khô thu ñược ở các công thức phun thuốc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 60
Qua bảng 4.17 cho thấy các công thức phun thuốc khác nhau cho năng
suất lúa khác nhau có ý nghĩa ở mức α=0,05. Trong ñó công thức phun thuốc
Kinalux 25 EC cho khối lượng thóc cao nhất 15,97 kg (mức a) và công thức
phun thuốc Silsau 1.8EC cho khối lượng thóc thấp nhất 13,7 kg (mức c).
Nhận xét: Sử dụng thuốc Kinalux 25EC và Ortus 5 SC ñể phun phòng
trừ nhện gié ở giai ñoạn trước trỗ 7 ngày cho hiệu quả phòng trừ cao.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 61
V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
1. Nhện gié gây hại trên cả 5 giống lúa ñiều tra tại huyện Hiệp Hòa –
Bắc Giang, mật ñộ cao nhất trên giống KD18 và thấp nhất trên giống Q5.
2. Nhện gié gây hại trên cả vụ xuân và vụ mùa nhưng mật ñộ ở vụ mùa
cao hơn vụ xuân. Mật ñộ nhện gié trên giống KD18 ở giai ñoạn trỗ vụ mùa là
77,05 con/dảnh, vụ xuân là 24,43 con/dảnh.
3. Trong vụ mùa nhện gié gây hại trên cả 3 chân ñất vàn cao, vàn và
vàn thấp nhưng mật ñộ nhện cao nhất trên chân ñất vàn cao (72,56 con/dảnh)
và thấp nhất trên chân ñất vàn thấp (57,32 con/dảnh) ở giai ñoạn trỗ.
4. Nhện gié gây hại trên cả 3 trà lúa trà sớm, trà trung và trà muộn
trong vụ mùa nhưng mật ñộ nhện gié cao nhất trên trà sớm (69,08 con/dảnh)
và thấp nhất trên trà muộn (46,18 con/dảnh) ở giai ñoạn trỗ.
5. Giai ñoạn lúa làm ñòng, mật ñộ nhện gié cao nhất trên gân lá ñòng,
tiếp ñến là bẹ lá ñòng còn trên lá ñòng mật ñộ nhện gié rất thấp.
6. Khi nhiễm cùng một lượng nhện gié như nhau các giai ñoạn sinh
trưởng khác nhau của cây lúa thì thiệt hại tới năng suất là khác nhau. Ở giai
ñoạn ñẻ nhánh, nhiễm 5 cặp nhện làm giảm 13,5% khối lượng thóc nhưng ở
giai ñoạn làm ñòng phải nhiễm tới 10 cặp nhện thì mới làm giảm 13,3 % khối
lượng thóc.
7. Khối lượng thóc thu ñược trên bông tương quan nghịch với chiều dài
vết hại trên thân cây lúa
8. Trong 5 loại thuốc sử dụng phòng trừ nhện gié thì thuốc Kinalux
25EC cho hiệu lực phòng trừ cao nhất (71,32%) , thuốc Silsau 1.8 EC có hiệu
lực phòng trừ thấp nhất (49,58%).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 62
5.2 ðề nghị
1. ðiều tra diễn biến nhện gié trên một số giống lúa lai mới ñược ñưa
vào sản xuất ñể xác ñịnh ñược những giống nào kháng với nhện gié.
2. Tiếp tục nghiên cứu khả năng và mức ñộ gây hại của nhện gié ñể xác
ñịnh ngưỡng gây hại kinh tế.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Bộ NN & PTNT (2003), Tiêu chuẩn nghành 10TCN 224-2003 –
Phương pháp ñiều tra, phát hiện sinh vật hại cây trồng.
2. Bộ NN & PTNT, Danh mục thuốc BVTV ñược phép sử dụng ở Việt
Nam năm 2008.
3. Phạm Tiến Dũng (2002), Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy tính bằng
IRRISTAT 4.0 trong Windows, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Văn ðĩnh (1994), Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học và khả năng
phòng chống một số loài nhện hại cây trồng ở Hà Nội và vùng phụ cận,
Luận án phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, ðại học Nông nghiệp I Hà
Nội.
5. Nguyễn Văn ðĩnh (2004), Giáo trình nhện nhỏ hại cây trồng, Nxb
Nông nghiệp Hà Nội
6. Nguyễn Văn ðĩnh, Trần Thị Thu Phương (2006), “ Kết quả nghiên cứu
bước ñầu về nhện gié”, tạp chí BVTV số 4.
7. Nguyễn Văn ðĩnh, Vương Tiến Hùng (2007), “Thành phần nhện hại
lúa ở vùng Hà Nội”, tạp chí BVTV số 3,2007
8. Ngô ðình Hòa (1992) , “ Nhện nhỏ hại lúa ở Thừa Thiện Huế”, tạp chí
BVTV 6 (126), pp.31-32
9. Nguyễn Thị Nhâm (2009), Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh vật học,
sinh thái học của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley liên quan
ñến sự tồn tại, phát tán va chu chuyển trên ruộng lúa trong vụ mùa
2008 – vụ xuân năm 2009 tại Hà Nội và một số tỉnh phụ cận, Luận văn
thạch sĩ Nông nghiệp, ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
10. Trần Thị Thu Phương (2006), Nghiên cứu ñặc ñiểm sin học, sự gây hại
và khả năng phòng trừ nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley, 1967
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 64
hại lúa vụ xuân, hè thu năm 2006 tại Gia Lâm, Hà Nội, Luận văn thạc
sỹ Nông nghiệp, ðại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
11. Tổng cục thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
II. Tiếng Anh
12. Castro, B.A., R.Ochoa, and F.e.Cuevas, 2006. The threat of the panicle
rice mite Stenenotarsonemus spinki Smiley, to rice production in the
United States. Rice technical working group meeting. The woodlands,
Texas, Feb 26-March.2006
13. Cho M.R (1999) “A new record of tarsonemid mite, Steneotarsonemus
spinky ( Acari: Tersonemidae) and its damage on rice in Korea “, Korea
Journaj Appl. Entomology, Suwon, voi.38, n0.2, pp 157-164.
14. Ho (1979) “ A survey of the host ranges of Steneotarsonemus spinky (
Acari: Tersonemidae)” Resumo, Biological Abtracts, Philadelphia,
vol.71, no.44, pp.2452.
15. Ho (1999) “Agricultural mite problems in Taiwan requiring additional
studies” Chinese Journal of Entomology, vol.12, pp.121-135.
16. Lo K.C., C.C .Ho (1980), “ The rice tarsonemid mite,
Steneotarsonemus spinky ( Acari: Tersonemidae)” Resumo, Biological
Abtracts: Economic Entomology, Philadelphia, vol.72, no.3, pp.1-10.
17. Smiley R.L. (1967), “Further studies on the Tarsonemidae (Acarina) “
Proceeding of the Entomological Society of Washington, Washington,
vol.69, no.2, pp 127-14.
18. Xu G.L(2001), “Study on reproductive characteristics of rice mite,
Steneotarsonemus spinki (Acari: Tarsonemidae), Systematic and
Applies Acarology”, vol.6, pp.45-49.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 65
19. Zang, B.D; Z.H. Dan (1983) “Preliminary obsercations on the
Biological Charecteristics ot Steneotarsonemus sp” Insect knowledge
(Kunchong Zhishi), 1981, recd. 18:2, 55-56.
20. Zang, W.X., Jiang, P.2.; Xie, X.J; Chen, X.; Cao, S.Y (1995),
Investigation on resistance of rice varieties to Steneotarsonemus spinki
smiley Guang dong Agricultural science, V.6, p 39.
III. Tiếng Tây Ban Nha
21. Almaguel L., I. Sandoval (2000), “Biologia y ecologia de
Steneotarsonemus spinki (Acari: Tarsonemidae) y el hongo
Sarocladium oryzae, causantes del caneado de la panicula y pudricion
de la vain del aroz en Cuba” Informe técnico, Inisav, 60p.
22. Almaguel L., Santos., Torron P. “Dinámica de Doblacion e indicadores
ecológicos del Ácaro Steneotarsonemus spinki Spinki Smiley, 1967
(Acari: Tarsonemidae) en arroz de riego en Cuba” Fitosanidad vol.7,
no.1, marzo.
23. Cabrera I. R. (1998), “Evaluación de plaguicidas quimicos para et
control del ácaro Tarsonemidae del arroz Steneotarsonemus spinki (
Acari: Tarsonemidae)”, Libro de Resúmenes I Encuentro Internacion al
del arroz, La Habana, pp. 188.
24. Cabrera I. R. (2005), Hirsutela nodulosa y otros hongos asociados al
ácaro Tarsonemidae del arroz Steneotarsonemus spinki (Acari:
Tarsonemidae) en Cuba, Folia Entomal, Mex., vol. 44, no. 2, pp. 115 -
121.
25. Embrapa (2004), Steneotarsonemus spinki Smiley (Acari:
Tarsonemidae) Uma emeaca para a culrura do arros no Brasil.
Documentos 0102-0110. Septiembre. 48p.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 66
26. Ramos M., H. Rodríguez (1998), “Steneotarsonemus spinki Smiley
(Acari: Tarsonemidae): Nuevo informe para Cuba”, Revista Protección
vegetal, vol. 13, no. 4, pp. 25- 28.
27. Ramos M., H. Rodríguez (2000), “Ciclo de desarrole de
Steneotarsonemus spinki Smiley (Acari: Tarsonemidae) en laboratorio”,
Revista de Protección Vegetal, Havana, Vol. 15, no. 2, pp. 130- 131.
28. Santos A., Almaguel L. R. (2002), “Ciclo biológico del ácaro
Steneotarsonemus spinki (Acari: Tarsonemidae) en arroz (Oryza sativa)
en Cuba”, Fitosanidad, La Habana, vol. 6, no.2, pp 15- 18.
29. Santos M. R. (2004), Steneotarsonemus spinki (Acari: Prostigmata:
Tarsonemidae) uma ameaça para a cultura do arroz no Brasil,
Embrapa Recursos Genéticos e Biotecnologia, 54p.
30. Reyes Herrera.(2005), Ácaro del vaneamiento derarraz
Steneotarsonemus spinki Smiley ( Acari: Prostigmata- Tarsonemidae)
uma ameaca para a cultura do arroz no Brasil, Embrapa. Recursos
Gneticose Biotecnologia, 54p.
31. Yudith F. (2003) “ Resultados preliminares de la dinamica pobiacional
del acaro Steneotarsonemus spinki” Revista Electrómica Granma
Ciencia, Vol.7, no.1.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 67
PHỤ LỤC
Số liệu khí tượng, thủy văn vụ mùa 2009 và vụ xuân 2010
Trung tâm khí tượng huyện Hiệp Hòa-Bắc Giang
Tháng 5/2009 Tháng 6/2009
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng mưa
(mm)
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng
mưa (mm)
1 24,8 89 03 1 27,8 84 -
2 24,6 82 - 2 28,4 89 13
3 26,0 70 - 3 23,9 95 765
4 25,2 78 - 4 26,5 86 -
5 25,3 84 - 5 28,0 84 01
6 24,3 89 - 6 29,3 84 -
7 24,7 93 20 7 30,3 68 24
8 24,1 97 813 8 31,8 73 -
9 24,8 96 56 9 34,2 78 07
10 26,2 92 08 10 31,0 80 -
11 27,5 92 63 11 28,4 87 432
12 27,8 89 - 12 29,4 82 -
13 25,6 88 - 13 29,1 83 39
14 26,4 93 10 14 30,3 83 -
15 26,3 93 309 15 28,9 87 342
16 27,6 96 256 16 27,0 92 155
17 26,0 92 143 17 27,9 90 90
18 27,1 96 203 18 29,5 85 -
19 26,2 91 02 19 31,1 78 -
20 26,4 85 58 20 31,8 79 -
21 26,6 88 - 21 31,8 79 -
22 27,6 87 - 22 32,0 78 -
23 28,3 84 03 23 30,1 81 01
24 29,1 79 - 24 30,9 81 -
25 29,2 79 - 25 29,5 85 -
26 29,2 79 - 26 27,8 92 135
27 29,5 83 241 27 27,7 88 04
28 28,8 87 - 28 29,9 85 -
29 23,3 94 657 29 29,6 83 -
30 26,0 79 - 30 30,0 80 -
31 27,3 83 - 31
TBT 26,5 87 2848 TBT 29,3 83 2007
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 68
Tháng 7/2009 Tháng 8/2009
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng mưa
(mm)
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng
mưa (mm)
1 29,2 83 04 1 29,5 87 73
2 39,0 79 - 2 30,1 86 -
3 29,7 87 - 3 30,4 88 -
4 27,4 90 235 4 31,1 86 -
5 25,6 95 14 5 30,9 83 -
6 26,4 91 68 6 29,9 81 08
7 27,2 91 95 7 29,0 85 68
8 29,0 83 - 8 30,7 74 -
9 29,4 84 - 9 31,1 69 -
10 30,5 83 22 10 31,5 76 -
11 31,0 85 - 11 28,1 88 -
12 30,1 83 300 12 27,9 87 117
13 27,3 92 149 13 29,1 89 15
14 29,5 87 - 14 28,3 90 297
15 30,7 88 - 15 29,2 89 04
16 29,2 88 40 16 29,4 89 47
17 27,3 95 105 17 29,5 87 49
18 29,8 83 - 18 29,1 87 -
19 30,7 86 - 19 29,3 87 -
20 25,3 94 848 20 26,0 84 -
21 28,0 91 348 21 28,5 86 -
22 29,1 90 216 22 30,0 92 214
23 29,9 98 157 23 29,5 86 -
24 30,7 86 09 24 29,8 82 -
25 31,0 85 - 25 29,8 84 -
26 28,6 87 141 26 30,0 84 -
27 31,5 84 - 27 29,8 81 -
28 28,3 92 79 28 30,0 83 -
29 28,5 91 14 29 29,8 84 -
30 29,7 87 01 30 28,1 87 -
31 29,7 89 16 31 27,6 82 -
TBT 29,1 88 2861 TBT 29,4 85 892
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 69
Tháng 9/2009 Tháng 12/2009
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng mưa
(mm)
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng
mưa (mm)
1 28,4 82 02 1 20,8 78 -
2 29,0 84 - 2 18,2 84 -
3 28,0 84 04 3 19,5 64 -
4 28,4 83 01 4 17,1 83 -
5 29,0 81 - 5 19,0 71 -
6 29,8 81 - 6 19,1 82 -
7 29,9 80 - 7 21,6 87 -
8 29,8 80 - 8 22,2 88 -
9 30,0 87 - 9 21,2 91 -
10 29,5 78 - 10 22,3 84 -
11 28,6 82 06 11 23,2 83 -
12 26,3 93 222 12 23,2 87 -
13 28,4 88 23 13 23,1 83 -
14 29,6 86 - 14 22,5 86 -
15 30,0 85 - 15 22,6 79 -
16 25,9 94 140 16 23,9 63 02
17 26,9 92 49 17 18,3 63 -
18 29,0 88 - 18 16,3 73 -
19 29,8 84 - 19 15,0 64 -
20 30,6 85 - 20 14,5 61 -
21 27,9 90 237 21 14,8 65 -
22 25,3 83 - 22 15,9 77 -
23 26,8 83 - 23 13,3 86 -
24 27,8 80 - 24 20,2 87 -
25 27,6 86 160 25 21,7 85 -
26 27,9 87 37 26 21,0 89 -
27 28,3 79 01 27 20,4 83 -
28 27,8 64 - 28 15,9 58 -
29 27,0 61 - 29 16,3 85 -
30 2,57 73 14 30 18,1 97 10
31 31 17,2 95 17
TBT 28,3 83 896 TBT 19,3 79 29
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 70
Tháng 1/2010 Tháng 2/2010
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng mưa
(mm)
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng
mưa (mm)
1 16,1 95 31 1 23,5 88 -
2 16,3 98 13 2 23,6 87 -
3 19,0 97 - 3 24,2 89 01
4 19,1 86 - 4 24,5 87 02
5 21,7 90 - 5 23,0 93 03
6 20,4 84 02 6 24,3 91 -
7 16,1 82 - 7 24,9 88 03
8 15,4 75 02 8 24,9 85 -
9 15,9 92 - 9 25,7 84 -
10 19,0 90 08 10 25,8 83 -
11 16,3 80 02 11 25,9 69 09
12 14,3 65 - 12 19,6 73 -
13 13,8 59 - 13 14,2 95 -
14 14,4 64 - 14 13,7 78 -
15 15,3 77 - 15 13,2 74 10
16 15,9 81 47 16 12,9 69 03
17 17,8 82 - 17 12,9 61 -
18 16,8 81 - 18 12,7 68 -
19 18,0 85 01 19 15,2 74 -
20 19,9 89 01 20 15,8 86 -
21 20,3 97 263 21 17,6 92 -
22 18,9 98 607 22 18,7 93 01
23 13,9 91 88 23 21,3 83 06
24 15,5 86 - 24 23,9 80 -
25 17,0 88 02 25 24,3 85 -
26 16,0 82 - 26 23,4 88 -
27 16,3 90 29 27 25,5 82 -
28 18,7 94 14 28 19,5 85 -
29 19,9 93 - 29
30 20,0 91 - 30
31 23,4 88 - 31
TBT 17,5 85 2112 TB 18,7 83 39
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 71
Tháng 3/2010 Tháng 4/2010
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng mưa
(mm)
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng
mưa (mm)
1 24,8 92 07 1 24,6 91 -
2 25,7 87 - 2 21,8 92 133
3 24,9 89 - 3 29,3 95 10
4 25,4 87 - 4 20,6 96 22
5 25,7 87 - 5 23,3 95 33
6 25,3 86 - 6 29,8 97 23
7 20,5 75 - 7 22,1 95 191
8 16,9 91 42 8 21,6 85 06
9 15,7 62 - 9 21,1 92 01
10 14,5 90 - 10 22,5 95 18
11 14,9 64 - 11 25,5 92 -
12 16,1 81 - 12 26,4 90 -
13 18,8 97 19 13 26,7 90 -
14 22,2 96 12 14 23,7 94 12
15 23,4 93 01 15 16,9 85 149
16 19,5 85 84 16 16,7 90 01
17 19,5 83 - 17 18,1 93 -
18 21,4 89 01 18 20,5 90 -
19 21,0 96 - 19 24,4 89 10
20 21,7 94 01 20 26,4 90 -
21 22,1 97 21 21 25,9 89 35
22 22,9 95 24 22 26,0 68 113
23 24,1 95 07 23 22,6 85 -
24 25,3 92 01 24 21,6 89 -
25 20,5 54 01 25 23,4 84 -
26 19,1 58 - 26 24,9 80 -
27 18,7 74 01 27 22,9 83 -
28 20,2 79 - 28 23,4 82 -
29 21,7 81 - 29 25,3 90 -
30 21,3 92 - 30 25,1 68 -
31 22,4 93 - 31
TB 21,2 84 202 TB 24,0 89 757
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 72
Tháng 5/2010 Tháng 6/2010
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng mưa
(mm)
Ngày Nhiệt ñộ
(0C)
ðộ ẩm
(%)
Lượng
mưa (mm)
1 23,5 95 - 1 25,7 61 -
2 23,7 96 85 2 24,7 72 572
3 25,1 92 01 3 23,2 50 -
4 26,3 91 - 4 24,4 53 -
5 28,2 87 - 5 25,5 60 -
6 28,9 86 - 6 23,3 71 -
7 28,1 89 - 7 27,5 74 397
8 28,8 88 - 8 27,9 69 -
9 29,5 85 - 9 25,2 67 -
10 25,2 92 288 10 25,0 72 29
11 24,3 88 - 11 25,2 65 665
12 26,3 89 - 12 24,0 75 151
13 28,0 90 - 13 27,0 76 -
14 29,2 88 - 14 28,5 66 -
15 26,0 90 40 15 28,7 57 -
16 28,2 88 - 16 28,4 69 24
17 28,9 90 - 17 29,1 55 -
18 29,4 88 - 18 28,5 52 -
19 30,3 82 - 19 27,8 60 -
20 30,5 78 - 20 27,2 75 184
21 30,2 79 08 21 24,7 70 202
22 30,7 80 - 22 25,4 75 -
23 28,3 80 35 23 26,5 79 -
24 27,4 79 04 24 27,3 67 04
25 27,2 87 - 25 28,5 59 133
26 28,4 90 142 26 25,5 71 -
27 27,8 94 494 27 27,4 81 -
28 28,5 87 - 28 28,1 64 380
29 27,0 88 109 29 24,7 73 02
30 28,5 90 22 30 24,5 79 405
31 29,1 83 - 31 26,3 79 2743
TB 27,8 87 1220 TB 26,2 67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 73
PHỤ LỤC XỬ LÝ THỐNG KÊ
1. Khối lượng thóc khô ở các công thức lây nhện khác nhau ở giai ñoạn
lúa ñẻ nhánh
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KL FILE Giang2 4/ 8/** 0:19
--------------------------------------------------------------PAGE 1
Thiet ke thi nghiem theo khoi ngau nhien day du (RCB)
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB
E
SQUARES SQUARES LN
=========================================================================
1 NL 2 425.214 212.607 1.90 0.199
3
2 CT$ 5 12329.9 2465.97 22.02 0.000
3
* RESIDUAL 10 1119.80 111.980
------------------------------------------------------------------------
--
* TOTAL (CORRECTED) 17 13874.9 816.169
------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE Giang2 4/ 8/** 0:19
------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NL
------------------------------------------------------------------------
NL NOS KL
1 6 121.460
2 6 111.049
3 6 111.253
SE(N= 6) 4.32011
5%LSD 10DF 13.6128
------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS KL
CT1 3 138.705
CT2 3 126.392
CT3 3 115.098
CT4 3 86.8829
CT5 3 74.2863
CT6 3 146.162
SE(N= 3) 6.10956
5%LSD 10DF 19.2514
------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE Giang2 4/ 8/** 0:19
-------------------------------------------------------------- PAGE
3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$
|
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 74
NO. BASED ON BASED ON % | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
|
KL 18 114.59 28.569 10.582 9.2 0.1991 0.0001
2. Khối lượng thóc khô ở các công thức lây nhện khác nhau ở giai ñoạn
lúa làm ñòng
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KL FILE Giang4 4/ 8/** 0:40
------------------------------------------------------------- PAGE 1
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien day du (RCB)
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB
ER
SQUARES SQUARES
LN
=========================================================================
1 NL 2 489.750 244.875 2.55 0.126
3
2 CT$ 5 10392.0 2078.40 21.64 0.000
3
* RESIDUAL 10 960.224 96.0224
------------------------------------------------------------------------
--
* TOTAL (CORRECTED) 17 11842.0 696.587
------------------------------------------------------------------------
--
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE Giang4 4/ 8/** 0:40
------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NL
------------------------------------------------------------------------
NL NOS KL
1 6 124.141
2 6 111.674
3 6 115.486
SE(N= 6) 4.00047
5%LSD 10DF 12.6056
------------------------------------------------------------------------
--
MEANS FOR EFFECT CT$
------------------------------------------------------------------------
-
CT$ NOS KL
CT1 3 138.705
CT2 3 126.392
CT3 3 115.098
CT4 3 101.959
CT5 3 74.2863
CT6 3 146.162
SE(N= 3) 5.65751
5%LSD 10DF 17.8270
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 75
------------------------------------------------------------------------
--
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE Giang4 4/ 8/** 0:40
------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$
|
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
|
KL 18 117.10 26.393 9.7991 8.4 0.1263 0.0001
3. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hóa học ñối với nhện gié
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 3NSP FILE Giang5 31/ 8/** 23:18
------------------------------------------------------------- PAGE 1
Thí nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien day du (RCB)
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB
ER
SQUARES SQUARES
LN
=========================================================================
1 N.L 2 69.6457 34.8228 1.23 0.342
3
2 CT$ 4 841.724 210.431 7.45 0.009
3
* RESIDUAL 8 226.033 28.2541
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 1137.40 81.2430
------------------------------------------------------------------------
--
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5NSP FILE Giang5 31/ 8/** 23:18
-------------------------------------------------------------- PAGE
2
VARIATE V004 5NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES
LN
=========================================================================
1 N.L 2 16.1571 8.07854 0.66 0.547
3
2 CT$ 4 1425.29 356.322 29.03 0.000
3
* RESIDUAL 8 98.1891 12.2736
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 1539.63 109.974
------------------------------------------------------------------------
--
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE Giang5 31/ 8/** 23:18
------------------------------------------------------------- PAGE 3
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 76
VARIATE V005 7NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES
LN
=========================================================================
1 N.L 2 .908322 .454161 0.03 0.976
3
2 CT$ 4 882.281 220.570 12.27 0.002
3
* RESIDUAL 8 143.828 17.9785
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 1027.02 73.3584
------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 14NSP FILE Giang5 31/ 8/** 23:18
------------------------------------------------------------- PAGE 4
VARIATE V006 14NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB
ER
SQUARES SQUARES
LN
========================================================================
1 N.L 2 47.7314 23.8657 1.88 0.214
3
2 CT$ 4 262.830 65.7075 5.18 0.024
3
* RESIDUAL 8 101.536 12.6920
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 412.097 29.4355
------------------------------------------------------------------------
--
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE Giang5 31/ 8/** 23:18
-------------------------------------------------------------- PAGE 5
MEANS FOR EFFECT N.L
------------------------------------------------------------------------
N.L NOS 3NSP 5NSP 7NSP
14NSP
1 5 46.9860 53.8940 60.8080
59.3900
2 5 52.0420 51.4540 60.2120
59.6380
3 5 50.8260 52.0560 60.4320
55.7360
SE(N= 5) 2.37714 1.56676 1.89623
1.59323
5%LSD 8DF 7.75163 5.10904 6.18342
5.19538
------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
------------------------------------------------------------------------
-
CT$ NOS 3NSP 5NSP 7NSP 14NSP
Kinalux 3 59.1267 64.2067 71.3167
63.8633
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 77
Pegasus 3 52.0933 60.5100 66.6367
60.3700
Otus 3 53.6167 52.7233 58.2967
57.5367
Comite 3 48.2100 48.4433 56.5933
58.4000
Silsau 3 36.7100 36.4567 49.5767
51.1033
SE(N= 3) 3.06888 2.02268 2.44803
2.05686
5%LSD 8DF 10.0073 6.59574 7.98277
6.70720
------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE Giang5 31/ 8/** 23:18
------------------------------------------------------------- PAGE 6
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |N.L |CT$
|
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
|
3NSP 15 49.951 9.0135 5.3155 10.6 0.3424 0.0088
5NSP 15 52.468 10.487 3.5034 6.7 0.5473 0.0001
7NSP 15 60.484 8.5650 4.2401 7.0 0.9759 0.0020
14NSP 15 58.255 5.4255 3.5626 6.1 0.2135 0.0238
4. Khối lượng thóc khô thu ñược ở các công thức xử lý thuốc hóa học
phòng trừ nhện gié
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KL FILE Giang6 7/ 8/** 9:48
------------------------------------------------------------- PAGE 1
Thiet ke thi nghiem thoi khoi ngau nhien ñay du ( RCB)
VARIATE V003 KL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB
ER
SQUARES SQUARES
LN
=========================================================================
1 NL 2 1.03023 .515117 1.15 0.357
3
2 CT$ 5 28.2622 5.65244 12.60 0.001
3
* RESIDUAL 10 4.48664 .448664
------------------------------------------------------------------------
--
* TOTAL (CORRECTED) 17 33.7791 1.98700
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 78
------------------------------------------------------------------------
--
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE Giang6 7/ 8/** 9:48
------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NL
------------------------------------------------------------------------
NL NOS KL
1 6 14.2017
2 6 14.5933
3 6 14.0200
SE(N= 6) 0.273454
5%LSD 10DF 0.861665
------------------------------------------------------------------------
-
MEANS FOR EFFECT CT$
------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS KL
CT1 3 15.9733
CT2 3 15.1600
CT3 3 14.6067
CT4 3 14.2167
CT5 3 13.7033
CT6 3 11.9700
SE(N= 3) 0.386723
5%LSD 10DF 1.21858
------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE Giang6 7/ 8/** 9:48
------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$
|
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
|
KL 18 14.272 1.4096 0.66982 4.7 0.3569 0.0006
5. Kết quả phân tích hồi quy
Regression Statistics
Multiple R 0.9787027
R Square 0.957859
Adjusted R Square 0.9473238
Standard Error 0.1149896
Observations 6
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ……… 79
ANOVA
df SS MS F Significance F
Regression 1 1.2021929 1.202192895 90.91949 0.0006755
Residual 4 0.0528904 0.01322261
Total 5 1.2550833
Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0%
Intercept 2.3886454 0.0688562 34.69035185 4.12E-06 2.19747 2.57982085 2.19747 2.579820847
X Variable 1 -0.084761 0.0088893 -9.53517112 0.000676 -0.109442 -0.0600803 -0.1094416 -0.06008031
RESIDUAL OUTPUT PROBABILITY OUTPUT
Observation Predicted Y Residuals Standard Residuals Percentile Y
1 2.3886454 0.0413546 0.402087018 8.3333333 1.24
2 2.3038845 0.0061155 0.059460845 25 1.36
3 2.1343625 0.0456375 0.443728978 41.666667 1.93
4 1.9648406 -0.0348406 -0.3387525 58.333333 2.18
5 1.5410359 -0.1810359 -1.76019596 75 2.31
6 1.1172311 0.1227689 1.193671624 91.666667 2.43
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2439.pdf