PHẦN 1 : TỔNG QUAN
1.Nguyên liệu:
1.1.Bắp đường :
1.1.1.Nguồn gốc [10]:
Bảng 1.1: Tên khoa học của bắp đường
Giới
Plantae
Ngành
Angiospermae
Lớp
Monocots
Lớp phụ
Commelinids
Bộ
Poales
Họ
Poaceae
Chi
Zea
Loài
Z.mays
Loại bắp đường còn có tên khác là ngô ngọt, bắp ngọt hay bẹ (danh pháp khoa học: Zea mays L. ssp. mays ) thuộc họ cỏ (Gramineae hoặc là Poaceae). Trước công nguyên 3000 năm, bắp đã được trồng tại Mexico. Loại bắp nguyên thủy (Zea mays) được tìm thấy trong hang đ
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một vài thông số trong quy trình lên men rượu bắp sữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng Puebla ở Mexico có tuổi ở vào khoảng 5.000 năm trước công nguyên. Bắp nguyên thủy được trồng làm lương thực. Bắp lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Vào giữa thế kỷ thứ 19, mới có loại bắp đường (phỏng đoán là qua sự đột biến của gene). Bắp đường chín mau hơn loại bắp thường và có hột nhỏ, mềm cũng như rất ngọt.
1.1.2.Tình hình sản xuất [10]:
Bảng 1.2: Các nhà sản xuất bắp hàng đầu năm 2005
Các nhà sản xuất hàng đầu — năm 2005(triệu tấn)
Hoa Kỳ
280
Trung Quốc
131
Brasil
35
Mexico
21
Argentina
20
Ấn Độ
15
Pháp
13
Indonesia
12
Cộng hòa Nam Phi
12
Ý
11
Toàn thế giới
692
Bắp được gieo trồng rộng khắp thế giới với sản lượng hàng năm cao hơn bất kỳ cây lương thực nào. Trong khi Hoa Kỳ sản xuất gần một nửa sản lượng chung của thế giới thì các nước sản xuất hàng đầu khác còn có Trung Quốc, Brasil, Mexico, Argentina, Ấn Độ, Pháp, Indonesia, Nam Phi và Italia. Sản lượng toàn thế giới năm 2003 là trên 600 triệu tấn — hơn cả lúa và lúa mì. Năm 2004, gần 33 triệu ha bắp đã được gieo trồng trên khắp thế giới, với giá trị khoảng trên 23 tỷ USD.
1.1.3.Giá trị sử dụng [10]:
Tại Hoa Kỳ và Canada, sử dụng chủ yếu của bắp là nuôi gia cầm và gia súc, cỏ khô, cỏ ủ chua hay lấy hạt làm lương thực. Cỏ ủ chua được sản xuất bằng cách lên men các đoạn thân cây bắp non.
Bảng 1.3: Giá trị dinh dưỡng trên 100g bắp đường
Bắp đường (hạt)Giá trị dinh dưỡng trên 100 g
Năng lượng 90 kcal 360 kJ
Cacbohydrat
19,0 g
- Đường 3,2 g
- Xơ tiêu hóa 2,7 g
Chất béo
1,2 g
Protein
3,2 g
Vitamin A 10,0 μg
1,0%
Thiamin (Vit. B1) 0,2 mg
15,0%
Niacin (Vit. B3) 1,7 mg
11,0%
Folat (Vit. B9) 46,0 μg
12,0%
Vitamin C 7,0 mg
12,0%
Sắt 0,5 mg
4,0%
Magiê 37,0 mg
10,0%
Kali 270,0 mg
6,0%
Các phần trăm là theokhuyến cáo của Mỹ cho người lớn.Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA
Hạt bắp có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, như chuyển hóa thành chất dẻo hay vải sợi. Một lượng bắp nhất định được thủy phân hay xử lý bằng enzym để sản xuất xi rô, cụ thể là xi rô chứa nhiều fructoza, gọi là xirô bắp, một tác nhân làm ngọt và đôi khi được lên men để sau đó chưng cất trong sản xuất một vài dạng rượu. Rượu sản xuất từ bắp theo truyền thống là nguồn của wisky bourbon. Etanol từ bắp cũng được dùng ở hàm lượng thấp (10% hoặc ít hơn) như là phụ gia của xăng làm nhiên liệu cho một số động cơ để gia tăng chỉ số octan, giảm ô nhiễm và giảm cả mức tiêu thụ xăng.
Sự tiêu thụ bắp từ phía con người như là một loại lương thực chính diễn ra tại nhiều khu vực trên thế giới. Trong nhiều nền văn hóa người ta sử dụng các món cháo bắp, như polenta ở Italia, angu ở Brasil, mămăligă ở Romania hay mush tại Hoa Kỳ hoặc các thức ăn gọi là sadza, nshima, ugali và mealie pap tại châu Phi. Bắp cũng là thành phần chính trong tortilla, atole và nhiều món ăn khác trong ẩm thực Mexico, hay chicha, một loại đồ uống lên men ở Trung và Nam Mỹ. Việc ăn bắp còn trên lõi cũng tùy thuộc vào từng nền văn hóa. Nó là khá phổ biến tại Hoa Kỳ nhưng dường như không thấy tại châu Âu.
Hình1.1 : Các món ăn chế biến từ bắp
Bắp ngọt là dạng biến đổi gen chứa nhiều đường và ít tinh bột, được dùng như một loại rau.
Hình 1.2: Bắp sử dụng để chế biến
Bỏng bắp là các hạt bắp từ một vài giống, thứ bắp sẽ nổ để xốp hơn khi bị rang nóng. Nó là một loại đồ ăn chủ yếu dành cho những người thích ăn quà vặt.
Hình 1.3: Bỏng bắp
Bắp cũng có thể được chế biến thành bánh đúc bắp, với các hạt bắp được tẩy trắng bằng một số chất kiềm. Bánh đúc bắp nói chung hay được sử dụng tại khu vực đông nam Hoa Kỳ, loại thức ăn này là học tập từ cách chế biến của thổ dân Mỹ. Một loại thức ăn phổ biến khác từ bắp là bánh bông bắp. Bột bắp cũng được sử dụng làm một loại bánh mì và món tortilla của Mexico.
Một vài dạng bắp cũng được trồng làm cây cảnh. Đối với mục đích này, các dạng với lá hay bắp nhiều màu được sử dụng. Ngoài ra, các dạng bắp với kích thước lớn, ví dụ bắp cao tới 9,4 m (31 ft) hay bắp với bắp dài tới 60 cm (24 inch), là các dạng bắp cảnh trong ít nhất là một thế kỷ đã qua.
Lõi bắp cũng có thể khoan lỗ và dùng như một loại tẩu hút thuốc rẻ tiền, lần đầu tiên được sản xuất tại Mỹ vào năm 1869. Lõi bắp cũng có thể dùng như một nguồn nhiên liệu. Bắp tương đối rẻ tiền và các lò sưởi tại gia với việc sử dụng hạt bắp làm nguồn nhiên liệu cũng đã được tạo ra.
Một công dụng không thông thường khác của bắp là tạo ra các mê cung bắp nhằm thu hút du khách. Các mê cung này được tạo ra trên các cánh đồng bắp. Ý tưởng về mê cung bắp do Adrian Fisher, một nhà thiết kế mê cung hiện đại nhiều ý tưởng đưa ra, cùng với Công ty The American Maze đã đưa ra mê cung loại này tại Pennsylvania vào năm 1993. Các mê cung truyền thống tại Mỹ nói chung dùng các hàng rào thủy tùng, nhưng chúng phải mất vài năm mới có thể đủ lớn. Sự phát triển nhanh chóng của các cánh đồng bắp cho phép việc sắp xếp các mê cung bằng sử dụng Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vào đầu mùa và tạo ra mê cung khi bắp đủ cao để che khuất tầm nhìn của du khách vào mùa hè. Tại Canada và Hoa Kỳ, các “mê cung bắp” khá phổ biến trong nhiều cộng đồng nông dân.
Hình 1.4: Mê cung bắp hình Nữ thần tự do ở Anh
Bắp ngày càng gia tăng vai trò như là một nguồn nhiên liệu sinh học, chẳng hạn etanol.
Bắp cũng được dùng như một loại mồi câu gọi là "viên bột nhão". Nó là phổ biến tại châu Âu để câu nhấp.
Các núm nhụy từ hoa cái của bắp (râu bắp), cũng được buôn bán như là một loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu.
Hình 1.5: Râu bắp
Hạt bắp cũng có thể dùng thay cho cát sỏi trong một số chỗ vui chơi cho trẻ em.
1.1.4.Hình thái thực vật
Chú thích hình:
A – thân cây
B – đốt
C – lóng
D – cuống
E – chồi non
F – lá bao
G – lá nhánh
H – lõi ngô
I – hạt bắp non
J – vòi nhụy
K – vỏ của lá tiếp theo
L – bắp
M – cuống hoa khác
N – lóng khác
O – lá gốc
Hình 1.6: Cấu tạo một tai bắp
Cây thảo lớn mọc hằng năm, có thể cao tới 2,5m.
Thân: Thân cây bắp đặc, dày, trông tương tự như thân cây của các loài tre và các khớp nối (các mấu hay mắt) có thể có cách nhau khoảng 20–30 cm (8–12 inch).
Lá: hình mũi mác rộng bản, dài 50–100 cm và rộng 5-10 cm (2–4 ft trên 2-4 inch) to, mép có nhiều lông mi ráp.
Hoa: Hoa đực màu lục, tạo thành bông dài họp thành chuỳ ở ngọn. Hoa cái họp thành bông to hình trụ ở nách lá và bao bởi nhiều lá bắc dạng màng; các vòi nhuỵ dạng sợi, màu vàng, dài tới 20cm, tạo thành túm vượt quá các lá bắc; các thuỳ đầu nhuỵ mảnh màu nâu nâu.
Hình 1.7: Hoa bắp đực và hoa bắp cái
Rễ: hệ thống rễ nông
Hạt: Các hạt bắp là các dạng quả thóc với vỏ quả hợp nhất với lớp áo hạt, là kiểu quả thông thường ở họ Hòa thảo (Poaceae). Nó gần giống như một loại quả phức về cấu trúc, ngoại trừ một điều là các quả riêng biệt (hạt bắp) không bao giờ hợp nhất thành một khối duy nhất. Các hạt bắp có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng tương đối đều xung quanh một lõi trắng để tạo ra bắp bắp. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và vàng.
Hình 1.8: Cấu trúc hạt bắp
Bắp: Mỗi bắp bắp dài khoảng 10 – 25 cm (4 - 10 inch), chứa khoảng 200 - 400 hạt.
Hình 1.9: Bắp
1.1.5.Điều kiện ngoại cảnh:
Bắp là loại thực vật cần thời gian ban đêm dài và chịu lạnh kém. Nhiệt độ ở vào khoảng 24 – 29°C, nhiều ánh sáng. Không khí có độ ẩm thấp và nhiệt độ cao có hại cho sự gieo phấn. Những vùng đất ẩm lạnh, có nước đọng không thích hợp cho bắp.
1.1.6.Một số giống bắp đường ở Việt Nam [12] :
a/Giống bắp đường Sakita: Là giống bắp lai nhập nội. Bắp đường Sakita có thời gian sinh trưởng 60 – 65 ngày, cây cao trung bình 1,5 – 1,7m, chiều cao đóng bắp thấp, chống đổ tốt, số bắp trên cây 1 – 2 bắp, chiều dài bắp 20cm, bắp có hình thuôn đẹp, hạt đóng sít, có màu trắng – vàng xen kẽ. Bắp Sakita có độ ngọt rất cao (nhiều nơi bà con gọi là bắp siêu ngọt), luộc ăn mềm, thơm được nhiều người ưa thích. Giống bắp này chống chịu sâu bệnh khá, năng suất trung bình 12 tấn/ha (khoảng trên 4 tạ/sào Bắc bộ).
b/Giống bắp đường TN115: Là giống bắp lai nhập nội, do công ty Trang Nông nhập và phát triển. Thời gian sinh trưởng 68 – 70 ngày, cây cao trung bình 2,0 – 2,2m, chiều cao đóng bắp thấp, chống đổ khá, cây sinh trưởng mạnh, dễ trồng, số bắp trên cây trung bình 1 – 2 bắp; bắp dài 20cm, hạt màu vàng, đóng sít, ít đuôi chuột. Bắp luộc mềm, hạt ngọt, thơm ngon. TN115 kháng sâu bệnh khá, năng suất trung bình 12 tấn/ha.
Bắp đường TN115 yêu cầu thoát nước tốt, mật độ trồng thích hợp 70x25cm (khoảng 2.000 cây/sào). Cần tỉa chồi, tỉa bắp triệt để trước khi trỗ cờ phun râu, mỗi cây chỉ để 1 bắp. Thu hoạch sớm khi 10% số cây có bắp thâm râu là thích hợp để tiêu thụ ăn luộc.
c/Bắp đường lai TN103: Là giống bắp lai nhập nội từ công ty Navartis. Giống bắp TN103 có thời gian sinh trưởng 60 – 70 ngày, chiều cao cây trung bình 2,1 – 2,6m, chiều cao đóng bắp thấp, chống đổ tốt, số bắp hữu hiệu 1 – 2 bắp/cây, chiều dài bắp trung bình 16 – 20cm, đường kính bắp 4,3 – 4,8cm; hạt đóng sít, sâu, ít đuôi chuột. Màu hạt vàng tươi, bắp luộc mềm, rất ngọt, thơm ngon. Khả năng chống chịu sâu bệnh của TN103 khá, năng suất trung bình 12 tấn/ha.Có thể trồng bắp TN103 quanh năm, khoảng cách trồng 75x25cm (khoảng 1.800 – 1.900 cây/sào), khi trồng cần cách ly với các giống bắp khác ít nhất 300m hay cách ly thời gian bắt đầu trổ cờ với ruộng khác lệch ít nhất 15 ngày để hạn chế giao phấn chéo, làm giảm chất lượng sản phẩm. Bắp bắp TN103 thu hoạch có thể ăn tươi, luộc, nấu hay đóng hộp, là giống bắp ngon, được nhiều người ưa chuộng.
1.1.7.Sâu bệnh và dịch hại [16] :
a/Bệnh phấn đen (hoặc bệnh ung thư)
Triệu chứng: Lúc mới đầu chỗ bị bệnh chỉ nổi lên như một bọc nhỏ, mầu trắng nhẵn, sau đó cứ lớn dần và tạo thành dạng vô định hình, phình to ra, nhiều khía cạnh, mầu trắng, bên trong là một khối rắn mầu vàng nhạt, sau biến dần thành bột mầu đen, bóp dễ vỡ.
Hình 1.10: Bắp bị bệnh phấn đen
Tác nhân gây bệnh: bệnh do nấm Ustilago zeae Ung gây ra.
Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh:
Khi những khối u này chín thuần thục thì bên trong chứa một khối lớn sợi nấm đã biến thành bào tử hậu. Khi những khối u này vỡ ra, bào tử hậu sẽ được tung ra, đây chính là nguồn bệnh lây lan trên đồng ruộng. Trong điều kiện tự nhiên bào tử hậu có thể bảo tồn đến 3 – 4 năm, thậm chí đến 6 – 7 năm trong tàn dư của cây bệnh hay trong các khối u rơi rụng trên đồng ruộng.
Nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng trước khi gieo trồng vụ bắp sau chính là bào tử hậu chứa trong các khối u trên ruộng, hoặc bám dính trên hạt giống...của vụ trước để lại. Nguồn bệnh thường lan truyền nhờ gió, nhờ nước tưới. Nấm bệnh xâm nhập vào cây qua các vết thương cơ giới do mưa gió, do con người vô ý tạo ra trong qúa trình chăm sóc hoặc qua những vết thương do côn trùng sâu bại cắn, gặm, chích hút...Trong tự nhiên, bệnh thường phát sinh và gây hại nhiều hơn ở những ruộng gieo trồng dầy, những ruộng bón qúa nhiều phân đạm.
Hình 1.11: Vòng phát sinh phát triển của bệnh phấn đen
Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ bệnh bạn phải kết hợp một cách đồng bộ nhiều biện pháp ngay từ đầu vụ. Cụ thể như sau:
Sau mỗi vụ thu họach cần dọn sạch tàn dư của cây bị bệnh, đưa ra khỏi ruộng rồi tiêu hủy. Cày bừa kỹ ruộng, nếu có điều kiện tốt nhất là cho nước vào ruộng để đất ướt sẽ có tác dụng giết chết bào tử nấm đang nắm trong đất.
Không nên lấy hạt ở những ruộng đã bị bệnh ở vụ trước để làm giống cho vụ sau, vì chính hạt giống là nguồn truyền bệnh cho vụ sau, nên sử dụng nguồn giống từ những ruộng sạch bệnh.
Trước khi gieo cần sử lý khô hạt giống bằng thuốc Caram 85WP hoặc Pro-Thiram 80WP với lương 300-500 gram cho một 100 kg hạt giống.
Khi ruộng bị bệnh bạn nên ngắt bỏ kịp thời các bộ phận bị bệnh và các khối u trước khi các khối u này chín vỡ tung bào tử hậu ra xung quanh, sau đó đem ra khỏi ruộng rồi tiêu hủy, rồi dùng một trong những lọai thuốc như Viram Plus 500SC; Caram 85WP hoặc Pro-Thiram 80WP phun xịt kỹ cho ruộng bắp. Nếu làm tốt biện pháp này sẽ có tác dụng hạn chế bệnh lây lan rất nhiều.
Phun thuốc diệt trừ sâu ăn lá, sâu đục bắp, đục hột, rệp bắp kịp thời để hạn chế những vết thương cơ giới do chúng cắn phá gây ra. Trong quá trình chăm sóc bạn cố gắng hạn chế gây ra những vết xây xát cho cây để hạn chế con đường xâm nhập của nấm bệnh vào trong cây.
Nếu ruộng thường xuyên bị bệnh gây hại nặng bạn nên luân canh một vài vụ với cây trồng nước như lúa, một số lọai rau trồng nước để tiêu diệt nguồn bệnh trong đất, biện pháp này nếu làm đồng lọat trên diện rộng mới có hiệu qủa cao.
b/Bệnh khảm ở bắp
Triệu chứng: Ở gốc lá có các chấm màu đậm xen lẫn với màu nhạt, sau đó hoà hợp với nhau thành từng vết dọc theo phiến lá, lá bệnh chuyển dần sang màu vàng, về sau ở ria và đỉnh lá có pha sắc đỏ, màu đỏ dần hiện rõ lên. Cây thấp, lá co ngắn, có hiện tượng khảm đặc biệt rõ ở lá non và lá bánh tẻ. Bệnh sớm và nặng làm cho bắp bé đi, không có hạt hoặc rất ít hạt.
Hình 1.12: Các dấu hiệu của bệnh khảm
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do virus Maize dwarf mosaic gây ra
Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Môi giới truyền bệnh là rệp. Virus có thể truyền qua tiếp xúc, qua hạt giống.
Bắp ở vùng thâm canh, được chăm bón tốt, số cây bị nhiễm bệnh cao hơn nhưng mức độ bệnh nhẹ hơn. Còn ở vùng ít thâm canh, tỷ lệ cây bệnh thấp hơn song mức độ bệnh nặng hơn ở từng cây.
Biện pháp phòng trừ:
Chọn cây sạch bệnh để lấy hạt làm giống
Diệt côn trùng môi giới truyền bệnh (rệp)
Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, thâm canh cây bắp.
c/Bệnh héo lá Stewart
Đặc điểm nhận biết: Trên lá có những vết sọc màu vàng nhạt, khi vết bệnh phát triển lan dần vào thân làm cho cây bị thấp lùn, phát triển kém, héo nhanh và chết. Cắt ngang thân cây bắp bị bệnh, từ các bó mạch tiết ra các giọt dịch màu vàng chứa đầy vi khuẩn.
Hình 1.13: Các dấu hiệu bệnh héo lá
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Bacterial Stewarti E.F.Smith gây ra.
Điều kiện phát sinh phát triển
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, mưa nhiều.
Điều kiện thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng là nhiệt độ 30oC, pH 6 – 8. Bệnh lây lan qua hạt giống, tàn dư cây bệnh trong đất và đặc biệt là côn trùng môi giới Chaetocnema pulicaria (cánh cứng đục lá).
Biện pháp phòng trừ
Chọn, tạo và gieo trồng giống kháng bệnh.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng hoặc bằng thuốc.
Phun thuốc trừ sâu lan truyền bệnh.
Phun chất kháng sinh trừ vi khuẩn: 2S Sea & Sec 12WP; 12DD; hòa tiếp 50SP Sat 4SL. Có thể dùng các loại thuốc: Kasumil; TP – Zep 18EC.
d/Bệnh gỉ sắt
Đặc điểm nhận biết: Vết bệnh đầu tiên là những chấm màu vàng trong đến vàng nhạt, nằm rải rác trên phiến lá. Sau tạo những u nổi làm cho tế bào bị nứt, bên trong chứa một khối bột có màu nâu đỏ vàng, khi còn non có màu vàng gạch. Cuối giai đoạn sinh trưởng bệnh phát triển nhiều, phủ kín lá, ổ màu đen tạo thành các vết đen dài trên phiến lá.
Hình 1.14: Các dấu hiệu bệnh gỉ sắt
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Puccinia maydis gây ra.
Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Bệnh tồn tại trên tàn dư lá bệnh, hạt, bắp. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 17 – 180C. Những ruộng chăm sóc không đầy đủ, cây sinh trưởng kém, bệnh phát sinh sớm, hại nặng, lá khô rụi, tàn sớm, năng suất giảm 20%.
Nấm giữ lại vụ sau chủ yếu bằng bào tử hạ trên tàn dư cây bắp và trên hạt giống.
Bệnh xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa.
Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt nguồn bệnh, tăng cường thâm canh.
Dùng thuốc trừ nấm: New Kasuran; Dithane; Anvil; Kumulus; Cavil; Tilvil; Vectra; Copper – zin C…
e/Bệnh đốm lá xám
Đặc điểm nhận biết:
Tiêu bản nấm bệnh: Vết bệnh dài và có dạng tròn hoặc bầu dục, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng.
Nếu bệnh nặng, nhiều vết hòa lẫn với nhau làm cho cả phiến lá khô táp. Lá mất màu, héo khô và giòn.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Helminthosporium turcicum gây ra
Điều kiện phát sinh phát triển bệnh
Bệnh đốm lá lớn thường phát sinh gây hại ở những ruộng bắp xấu, kém phát triển; những ruộng đất xấu, đất trũng hay bị úng nước, ruộng có kết cấu thịt nặng, chặt, dễ đóng váng, hoặc những ruộng thường xuyên bị thiếu nước...làm cho cây bắp sinh trưởng kém, còi cọc, không phát triển được cũng là điều kiện để bệnh phát sinh gây hại nhiều hơn những ruộng khác, lá già sát gốc thường phát sinh trước, bệnh nặng có thể lan lên những lá trên. Nấm xâm nhập vào lá chủ yếu qua khí khổng, phần lớn ở các bộ phận non trên cây. Nhiệt độ sinh trưởng của nấm là 5 – 8 oC, 27 – 35 oC.
Biện pháp phòng trừ
Luân canh trồng bắp với cây họ đậu.
Dùng giống bắp chống bệnh.
Thu gom tàn dư cây bắp rồi đưa ra khỏi ruộng tiêu huỷ.
Bón phân đầy đủ và cân đối cho cây bắp. Tăng cường bón kali cho bắp.
Xử lý hạt giống bắp bằng nước nóng 52oC trong 10 phút.
f/Bệnh thối thân và tướp lá bắp
Triệu chứng
Bệnh làm thối phần trên của thân và gây ra các vết bệnh trên lá.
Trên lá, ban đầu vết bệnh ươn ướt như giọt dầu, về sau phần giữa vết bệnh khô, nhưng chung quanh vẫn còn một viền màu nhạt, sau tạo thành vết bệnh trên lá dài, kích thước rất khác nhau, cuối cùng lá bị bệnh rách theo chiều dọc và tướp ra.
Thân cây bắp thường bị thối bắt đầu ở phần trên ngang gần mắt đóng bắp. Trên bề mặt dóng thân xuất hiện các sọc màu nâu đỏ, còn phần bên trong thân thì bị thối nâu hoặc thối đen.
Hiện tượng thối thân càng phát triển, ngọn cây bắp bị héo và chết, hoa cờ không phát triển được.
Hình 1.15: Các dấu hiệu bệnh thối thân
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas alboprecipitanas Rosen gây ra
Điều kiện phát sinh phát triển bệnh: Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn lây lan và phát triển là 25 – 35 oC. Vi khuẩn giữ lại trên vụ sau trong tàn dư cây trồng trên đồng ruộng.
Biện pháp phòng trừ
Thực hiện chế độ luân canh bắp với cây lúa nước và các cây rau đậu…
Sau thu hoạch dọn sạch tàn dư cây trồng đem ra khỏi ruộng và tiêu huỷ.
Chăm sóc, làm cỏ cho bắp. Tránh gây ra những vết thương cho cây và lá hạn chế sự xâm nhập qua các vết thương cơ giới.
Gieo trồng các giống bắp chống bệnh.
Diệt sạch cỏ dại trên đồng ruộng
Dùng một số loại thuốc trừ vi khuẩn đặc hiệu phun trừ bệnh trên bắp theo chỉ dẫn.
g/Sâu xám hại bắp (Agrotis ypsilon)
Đặc điểm nhận biết
Sâu non có 6 tuổi. Sâu có mầu xám đất hoặc đen bóng. Đẫy sức sâu chui xuống đất sâu khoảng 2 – 5 phân để làm nhộng. Nhộng mầu cánh gián, cuối bụng có một đôi gai ngắn.
Bướm mầu nâu tối. Chúng hoạt động về ban đêm. Con cái đẻ trứng rải rác hoặc thành từng cụm 2 – 3 qủa trên những lá nằm gần với mặt đất hay trong các kẽ nẻ của đất.
Trứng hình bán cầu, lúc mới đẻ có mầu sữa, sau chuyển dần sang mầu hồng, khi sắp nở có mầu tím thẫm.
Hình 1.16: Sâu xám
Quy luật gây hại:
Sâu thường phá hại nghiêm trọng các cây rau mầu,ở giai đoạn cây con nhiều khi thành dịch rất nặng, làm mất cây trên ruộng, phải trồng dặm nhiều đợt, khiến cho ruộng bắp phát triển không đồng đều, gây giảm năng suất.
Sau khi nở sâu non tuổi 1 sống trên cây, gặm lá bắp non làm cho lá bắp bị thủng từng chỗ, hoặc bị khuyết mép lá.
Từ tuổi 2 trở đi, ban ngày sống ở dưới đất, gần xung quanh gốc cây bắp, ban đêm chui lên cắn hại cây bằng cách gặm quanh thân cây hoặc cắn ngang phiến lá.
Từ tuổi 3 tuổi trở đi sâu cắn đứt ngang thân cây (mỗi con một đêm có thể cắn đứt 3 – 4 cây bắp non). Sâu gây hại cho bắp chủ yếu ở giai đọan cây con (từ lúc mọc đến 4 – 5 lá). Khi cây bắp đã lớn sâu thường đục vào thân cây chui vào bên trong ăn phần non, phần mềm của ruột cây làm cho cây bị héo lá đọt và chết.
Sâu phá từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 2.
Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh bờ. Cày bừa, xới ruộng, phơi đất để diệt bớt sâu nhộng trong đất trước khi xuống giống.
Luân canh với cây lúa nước hoặc những loại rau ưa nước khác, để diệt sâu nhộng đang sống trong đất và cắt đứt nguồn thức ăn phù hợp cho sâu.
Có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu dạng bột như Basudin 10G; Vibasu 10 H; Furadan 3G; Vibaba 5H; Regent 0,2/0,3G; Vifuran 3G; Padan 4G; Vicarp 4H...rải xuống hàng hoặc hốc gieo hạt để diệt sâu theo liều lượng khuyến cáo hoặc có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu để phun như: Sumithion 50EC; Sherpa 10EC/25EC; Visher 25ND; Cyperan 5EC/10EC/25EC; Fastocid 5EC; Bi58 40EC; Bian 40EC/50EC; Ofatox 400EC/400WP; Karate 2,5EC...Nên xịt vào buổi chiều mát để đến đêm sâu bò ra gây hại dễ bị trúng độc hơn.
Dùng đèn soi bắt sâu bằng tay vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm khi sâu chưa kịp chui xuống đất; sử dụng bả chua ngọt để diệt bướm vào đầu vụ bắp.
h/Sâu đục thân cây bắp (Ostrinia nubilalis )
Đặc điểm nhận biết:
Khi còn nhỏ sâu non cắn nõn lá bắp hay cuống hoa đực, khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau, nếu bị hại nặng có thể làm rách lá. Khi lớn sâu đục vào thân cây hay bắp, làm cho cây suy yếu, còi cọc, nếu gặp gió to cây có thể bị gẫy ngang.
Sâu non có 5 tuổi, khi đẫy sức sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi bắp, lá bao.
Bướm cái có cánh trước mầu vàng nhạt, đẻ trứng thành ổ trên bề mắt lá mà vàng nhạt.
Nhộng có dạng thuôn dài nằm trong thân bắp.
Hình 1.17: Sâu đục thân cây bắp (Sâu, ngài, nhộng) và bắp bị sâu
Quy luật gây hại:
Bắp mới hình thành bị sâu đục thường không tiếp tục phát triển được. Bắp bắp có thể bị sâu đục từ cuống vào lõi bắp. Nếu bắp đã cứng, sâu đục từ đầu bắp đến giữa bắp.
Cây bắp non bị sâu đục vào thân ở giai đoạn sớm có thể bị gãy gục và ngừng phát triển. Khi cây bắp đã lớn sâu đục vào bên trong thân để lại phân ở đường đục. Cây bắp lớn bị sâu đục thường không chết nhưng khi gặp gió to cây có thể bị gãy ngang thân
Sâu non tuổi nhỏ thích ăn các bộ phận non, mềm, nhiều nước, có xơ. Sâu non tuổi lớn thích ăn những bộ phận ít nước nhiều đường
Biện pháp phòng trừ:
Luân canh với cây trồng nước như lúa, các loại rau trồng nước... để cắt đứt nguồn thức ăn liên tục của sâu trên đồng ruộng. Ở những vùng thường xuyên bị sâu gây hại nặng nên chọn những giống bắp có khả năng ít bị nhiễm sâu đục thân...
Sau khi thu hoạch, sử dụng thân cây bắp cho trâu bò ăn, làm chất đốt càng sớm càng tốt, để tiêu diệt những con sâu, con nhộng còn nằm bên trong thân cây , hạn chế sâu truyền qua vụ sau.
Ngắt ổ trứng sâu trên ruộng rồi tiêu hủy.
Kiểm tra ruộng bắp thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời diệt sâu non mới nở còn đang sinh sống và cắn phá trên lá chưa kịp đục vào bên trong thân cây. Có thể sử dụng một trong các lọai thuốc như: Padan 95SP; Binhdan 95WP; Regent 5SC; Viphensa 50ND; Phetho 50ND; Forsan 50EC/60EC; Fantasy 20EC; Diazol 60EC...Cũng có thể sử dụng một vài lọai thuốc trừ sâu dạng hạt bón theo hàng, hốc cây như : Binhdan 10H; Padan 4G; Vibasu 10H; Regent 0,2G/ 0,3G; Tigidan 4G...để diệt sâu.
i/Sâu keo ( Spodoptera mauritia Borsduval )
Đặc điểm nhận biết:
Sâu non có hình ống, màu nâu. Trên lưng và 2 bên có sọc màu nâu vàng, đen, nâu thẫm.
Bướm sâu keo có màu nâu đen. Cánh bướm có màu nâu hay xám với những chấm màu vàng sẫm và một đường viền màu xám ở gần mép cánh. Cánh sau có màu trắng.
Hình 1.18: Sâu keo và bướm sâu
Đặc điểm phát sinh gây hại:
Sâu keo thường xuất hiện vào mùa mưa. Sâu non hoạt động và ăn lá cây vào ban đêm và ở những ngày nhiều mây chúng ăn cả vào ban ngày. Dịch sâu keo thường xảy ra sau thời gian khô hạn kéo dài vào thời kỳ có mưa. Đó là thời kỳ thích hợp cho sâu keo nở ra thành từng đàn.
Sâu thường phát sinh với mật độ cao, cắn cụt ngang thân cây con. Chúng thường di chuyển hàng đàn từ ruộng này sang ruộng khác. Một năm sâu có 2 – 3 lứa, lứa đầu tiên trên cỏ dại sau đó chúng chuyển sang phá cây trồng vào các tháng 6, 7, 8.
Biện pháp phòng trừ:
Thực hiện chế độ vệ sinh đồng ruộng. Diệt sạch cỏ dại trên đồng ruộng.
Khi sâu xuất hiện nhiều, phun thuốc để trừ như: alpha – cypermethrin, deltamethrin, Triazophos…
j/Sâu cắn lá nõn bắp (Leucania loreyi)
Triệu chứng: Trên lá nõn bắp bị sâu cắn lỗ chỗ thủng. Trong nõn có phân đùn ra ngoài dễ nhận biết.
Đặc điểm hình thái:
Trưởng thành màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt, hoạt động về đêm ban ngày ẩn nấp chỗ tối.
Con cái đẻ trứng thành từng ổ trên lá nõn, bẹ lá, trên cờ hoặc râu bắp.
Trứng hình bầu dục, mới đẻ mầu trắng sữa sau chuyển sang màu nâu. Sau khoảng một tuần trứng nở.
Hình 1.19: Sâu cắn lá nõn
Đặc điểm phát sinh gây hại:
Sâu phá hại chủ yếu trong vụ bắp thu – đông, phá hại mạnh từ tháng 12 đến tháng 2.
Ngài hoạt động về ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong bẹ lá bắp hoặc bờ cỏ. Ngài thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng thành từng ổ, các ổ xếp liền với nhau như vẩy cá.
Sâu phá hại bắt đầu từ thời kỳ bắp có 5 – 8 lá. Sâu hoạt động nhiều vào ban đêm, ban ngày thường ẩn trong nõn bắp, trong bẹ lá hoặc chui xuống đất ở gần gốc.
Khi cây còn nhỏ sâu hóa nhộng ở dưới đất (sâu 2-5 cm). Từ khi cây trỗ cờ trở đi sâu hóa nhộng trong bẹ lá, lá bi hoặc trong bắp.
Biện pháp phòng trừ:
Làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ.
Bẫy diệt ngài bằng bả chua ngọt từ tháng 12 đến đầu tháng 2. Cách làm bả như sau: dùng 4 phần mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước, sau đó cứ 100 phần hỗn hợp này cho thêm vào 1 phần thuốc trừ sâu Dịch bách trùng (hoặc Regent; Regell; Dip 80 SP). Bả pha xong đặt trong chậu sành, nhựa...mỗi chậu khoảng 0,25 – 0,5 lít, đặt cao khỏi mặt đất khoảng 0,2 – 0,3m nơi đầu gió, mỗi ha khoảng 7 – 10 chậu , cứ khoảng một tuần thay bả mới một lần. Hoặc có thể thay chậu sành bằng búi nhùi rơm, rạ; cách làm: lấy rơm, rạ buộc vào cọc cao 1,2 – 1,5m sau đó vảy nước chua ngọt vào búi, mỗi ha 20 búi. Biện pháp này muốn có kết quả phải được tiến hành đồng loạt trên diện rộng, tránh làm đơn lẻ một mình vì sẽ thu hút trưởng thành từ ruộng khác đến đẻ trứng gây hại nặng cho ruộng nhà mình
Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh đợt sâu phá hại vào tháng 1 và 2.
Dùng thuốc trừ sâu như: Sadavi 95WP, Padan 95SP; Sudin 20EC; Basudin 40EC.. theo liều lượng trên bao bì.
k/Rệp hại bắp (Rệp cờ - Aphis maydis)
Đặc điểm nhận biết:
Rệp non và trưởng thành có màu sắc khác nhau đến hút nhựa ở trên nõn bắp, bẹ lá, bông cờ, lá bi, làm cho cây bắp mất hết dinh dưỡng, trở nên gầy yếu, bắp bé đi, chất lượng hạt xấu kém. Bắp bị hại lúc còn non có thể không ra bắp được. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất bắp rõ rệt. Rệp phá hại nặng từ khi bắp xoáy nõn đến thu hoạch.
Ngoài gây hại trực tiếp rệp bắp còn được coi là một loài môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá và bệnh đốm lá trên bắp.
Hình 1.20: Rệp hại bắp
Đặc điểm và điều kiện phát sinh:
Đầu vụ bắp đông xuân, rệp cái có cánh từ các cây ký chủ bay tới các ruộng bắp. Ở đây, rệp tiếp tục sinh sản và phát triển. Rệp non lớn lên gây hại trên cây bắp.
Rệp bắp thường phát triển nhiều trong tháng 1, tháng 2 lúc ẩm độ không khí cao.
Từ tháng 4 trở đi số lượng rệp giảm dần. Rệp thường phá hại ở cây bắp từ giai đoạn 8 – 10 lá cho tới khi bắp chín sáp đến chín hoàn toàn. Cuối vụ khi cây bắp đã già, thức ăn kém thì rệp có cánh phát triển mạnh để đi phân tán và tiếp tục phát triển các thế hệ sau trên cây ký chủ.
Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng: Trước khi gieo trồng làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ để tránh rệp từ các ký chủ dại lan sang phá hại bắp.
Trồng với mật độ thích hợp (tùy theo giống) và chân đất.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi tình hình phát sinh, phát triển của rệp và các loại thiên địch có ích để có chế độ quản lý thích hợp nhằm bảo vệ mật độ thiên địch của rệp trên đồng ruộng như: Bọ rùa, bọ rùa ăn rệp. Những thiên địch này có vai trò quan trọng trong việc hạn chế rệp bắp phát sinh trên đồng ruộng.
Khi thấy mật độ rệp cao, khả năng gây hại lớn, có thể dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như Selecron 500ND/EC, Ofatox 400EC/WP, Trebon 40EC, Actara 25WG... pha theo hướng dẫn của từng loại thuốc. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học và thảo mộc.
1.1.8.Bảo quản và thu hoạch
a/Thu hoạch: Thời gian thu hoạch của bắp ngọt rất ngắn, chỉ trong 2 – 3 ngày. Khi nhìn các hạt bắp căng đều có màu vàng cam, râu hơi chớm héo thì thu hoạch.
b/Bảo quản: Các bước bảo quản bắp khỏi vi khuẩn và côn trùng:
Thu hoạch.
Tuốt tẽ hạt.
Làm sạch và phân loại.
Làm khô.
Làm nguội.
Phân loại theo chất lượng.
Bảo quản trong các thung , chum hay kho silô.
Bắp trong kho phải thông thoáng , sạch sẽ , không có lỗ hở nhỏ từ trong ra ngoài nhà kho.
1.2.Bột sữa gầy
Chỉ tiêu cảm quan của bột sữa gầy:
Màu sắc: từ màu trắng sữa đến màu kem nhạt
Mùi vị: mùi thơm đặc trưng của sữa, không có mùi lạ.
Trạng thái: dạng bột, đồng nhất, không bị vón cục,không có tạp chất lạ, có khả năng hòa tan cao.
Giới hạn tối đa độc tố vi nấm aflatoxin M1 trong sữa bột ≤0,5 µg/kg.
Bảng 1.4: Chỉ tiêu lý hóa của bột sữa gầy
Tên chỉ tiêu
Mức cho phép
Độ ẩm
≤ 5%
Protein
≥10%
Lipid
5 – 25 %
Đường tổng
15 – 35 %
Bảng 1.5: Hàm lượng kim loại nặng
Tên chỉ tiêu
Mức tối đa
Asen, mg/kg
0,01
Đồng, mg/kg
0,16
Kẽm, mg/kg
1,90
Bảng 1.6: Các chỉ tiêu vi sinh vật trong sữa bột
Loại vi khuẩn
Giới hạn vi sinh vật (trong 1g sản phẩm)
TSVSVHK
5X105
Colifroms
10
B.cereus
102
E.coli
Không có hoặc <3 MPN
S.aureus
10
Listeria monocytogenes
Không có trên 25g sản phẩm
Salmonella.spp
Không có trên 25g sản phẩm
1.3.Phụ gia – Gelatin [7,8,14,15]
1.3.1.Định nghĩa:
Gelatin là sản phẩm thuỷ phân của collagen có nguồn gốc tự nhiên như da, mô của khớp nối và xương động vật. Đây là một loại protein dễ hấp thụ và chứa tất cả các aminoacit thiết yếu ngoại trừ tryptophan.
Gelatin không phải là hoá chất hóa học hay chất đã được làm biến đổi hoá học và cấu trúc. Chữ gelatin được xuất phát từ tiếng Latin “gelata” có nghĩa là tạo gel trong nước.
Gelatin là một hỗn hợp dị thể của các protein cao phân tử tan trong nước(Budvan – 1996).
Gelatin là một hỗn hợp không đồng nhất các polypeptit đơn hoặc đa nhánh mỗi nhánh được trải rộng về bên trái của prolin có dạng đường xoắn ốc và chứa khoảng 300 – 400 các amino axit. Cấu trúc bậc 3 của collagen loại I thu được từ da và xương được hợp thành từ 2 chuỗi anpha và 1 chuỗi anpha 2, mỗi coll._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0174.doc