Nghiên cứu một số phương pháp phụ phẩm vỏ đầu tôm và hiệu quả của nó trong chăn nuôi vịt đẻ

Đề TàI “NghiÊn cứu một số phương pháp bảo quản phụ phẩm vỏ đầu tôm và hiệu qủa của nó trong chăn nuôi vịt đẻ” _________ Cơ quan chủ quản: sở khoa học công nghệ môi trường Cơ quan chủ trì: sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư nguyễn thị thu vân, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau. đề tài hòan thành và bảo vệ năm 1997 TóM TắT Vỏ đầu tôm thường được sử dụng để nuôi vịt đẻ, nhưng nguồn cung cấp không được liên tục, ảnh hưởng bởi hai lượt thu hoạch và chế

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2710 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số phương pháp phụ phẩm vỏ đầu tôm và hiệu quả của nó trong chăn nuôi vịt đẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến tôm trong tháng. Để đảm bảo có vỏ đầu tôm thường xuyên sử dụng nuôi vịt đẻ, chúng tôi tiến hành 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 nhằm xác định phương pháp ủ chua phù hợp để bảo quản vỏ đầu tôm thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số gồm 2 nhân tố, mỗi nhân tố có 3 mức độ: (1) mật đường (M) và (2) bột khoai mì (B) gồm 9 tổ hợp nghiệm thức và lặp lại 3 lần. Phương pháp ủ chua sử dụng 25% mật đường, không bổ sung bột khoai mì (nghiệm thức M1BO), với 3% muối, 25% nước so với trọng lượng nguyên vỏ đầu tôm tươi có chủng vi khuẩn lactic là tốt nhất. Điều kiện ủ không đòi hỏi phải xay nghiền nguyên liệu như một số tác giả đã thực hiện, và quá trình ủ được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ thường 29 - 32o C. pH sau khi ủ 3 ngày là 4,33; sau khi ủ 6 ngày và 9 ngày là 4,22 và 4,21; đạt điều kiện bảo quản. Giá trị dinh dưỡng vỏ đầu của nghiệm thức M1BO sau 6 ngày ủ có Protein thô là 20%, năng lượng trao đổi 2874 kcal/ kg, calci 3,75%, phospho 0,80% tính trên vật chất khô. Phương tiện ủ rất đơn giản, phù hợp với hộ chăn nuôi gia đình. Sản phẩm ủ 6 ngày có thể sử dụng được và có thể tồn trữ khoảng một tháng mà không có biến đổi lớn về giá trị dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc bổ sung vào khẩu phần nuôi vịt đẻ. Thí nghiệm 2 được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên để xác điịnh tỉ lệ thích hợp vỏ đầu tôm ủ chua thay thế vỏ đầ tôm tươi trong khẩu phần nuôi vịt đẻ gồm 4 nghiệm thức, 4 lần lập lại. Thay thế 20% vỏ đầu tôm tươi bằng vỏ đầu tôm ủ chua nuôi vịt đẻ cho kết quả tốt. Tỷ lệ đẻ có giảm chút ít 3%, nhưng chi phí thức ăn hơn 24đ/ trứng có khả năng tăng thêm thu nhập cho người nuôi. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng thì khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng. Triển vọng của việc sử dụng vỏ đầu tôm ủ chua không chỉ ở hiệu quả kinh tế mà còn mở ra khả năng giải quyết phế phẩm vỏ đầu tôm một cách hiệu quả, vừa tránh ô nhiễm môi trường trong những lúc ối thừa, vừa giúp ổn định nguồn thức ăn bổ sung đạm khoáng cho ngành nuôi vịt đẻ trong nhân dân. Chương I ĐặT VấN Đề Cà Mau là một trong những tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh là tỉnh nuôi trồng, đánh bắt tôm và chế biến tôm xuất khẩu cao nhất. Tổng diện tích nuôi tôm năm 1996 là 106.000 ha. Sản lượng trên 35.000 tấn/ năm trong đó chủ yếu là tôm bạc, tôm đất, chiếm 80% tổng sản lượng. Trong tỉnh có 11 cơ sở chế biến tôm đông lạnh. Vỏ và đầu tôm là sản phẩm phụ của công đoạn bóc vỏ sơ chế, nó chiếm 30 - 40% sản phẩm tôm đông. Cà mau hàng năm có đến 20.000 tấn phụ phẩm này. Vỏ và đầu tôm có chứa một lượng protein nhất định, có thể sử dụng làm nguồn thức ăn bổ sung đạm thay thế một phần bột cá. Đặc biệt sử dụng vỏ đầu tôm tươi hoặc hấp chín, vỏ đầu tôm phơi khô nuôi vịt đẻ thì chi phí thức ăn thấp hơn sử dụng bột cá vì đây là nguồn phụ phẩm lý tưởng cho thủy cầm đẻ, không tranh chấp nguồn thức ăn đạm trong việc nuôi heo, nên có giá thấp. Đồng thời, khai thác nguồn phụ phẩm vỏ đầu tôm để chăn nuôi vịt đã góp phần giải quyết làm giảm thấp mức độ gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển đàn vịt đẻ cung cấp số lượng trứng đáng kể, đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong vùng. Tuy nhiên, mặt hạn chế khi sử dụng đầu tôm để nuôi vịt là còn phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch tôm. Hàng tháng có hai kỳ thu hoạch vào các thời điểm triều cường gồm kỳ thứ nhất vào ngày 12 đến 17 và kỳ thứ hai vào ngày 28 đến ngày 4, tổng số khoảng 10 đến 13 ngày thu hoạch tôm trong tháng. Do đó khi nuôi vịt bằng vỏ đầu tôm, có tình trạng lúc thừa mồi - vào những ngày thu hoạch tôm, lúc thiếu mồi – vào những ngày không đúng chu kỳ thu hoạch. Người nuôi vịt thường cho vịt ăn đầu tôm tươi trong ngày và phơi dự trữ cho những ngày không có vỏ đầu tôm. nhưng biện pháp phơi vỏ đầu tôm còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, sân bãi và đặc biệt là không đảm bảo mặt vệ sinh môi trường. Ngoài ra, vỏ đầu tôm cũng đã được sử dụng trong chăn nuôi heo với tỷ lệ thích hợp thay thế một phần bột cá, mang lại hiệu quả tốt. Xuất phát từ thực tiễn sản xuất trên, chúng tôi nghiên cứu phương pháp bảo quản thích hợp để giữ đầu vỏ tôm không hư trong quá trình tồn trữ và sử dụng tới đợt thu hoạch sau, hầu giúp cho người chăn nuôi giải quyết nhu cầu thức ăn bổ sung đạm liên tục cho đàn gia súc. Việc bảo quản được vỏ đầu tôm cũng giúp hạn chế chi phí vận chuyển, thời gian đi lại đối với những hộ chăn nuôi ở xa các nhà máy chế biến. Biện pháp ủ chua đã được nhiều tác giả nghiên cứu để bảo quản cá, phụ phẩm chế biến cua, tôm với nhiều phương pháp sử dụng acid, mạch nha, mật đường, có bổ sung hoặc không bổ sung carbohydrate và vi khuẩn. ủ chua có lợi điểm là bảo quản được phụ phẩm bằng quá trình lên men lactic nhanh làm giảm pH, ức chế các vi khuẩn có hại cà có thể áp dụng dễ dàng đặc biệt ở quy mô nhỏ với những trang thiết bị dễ tìm. Do đó, cần xác định biện pháp ủ chua thích hợp, đơn giản dễ áp dụng trong nhân dân để bảo quản phụ phẩm vỏ đầu tôm nhằm sử dụng lâu dài, thuận lợi trong chăn nuôi. Mục tiêu của đề tài là: - Nghiên cứu tỷ lệ mật đường thích hợp trong việc bảo quản đầu tôm bằng phương pháp ủ chua. - Thử nghiệm đầu tôm ủ chua trong khẩu phần nuôi vịt đẻ. Chương II LƯợc khảo tài liệu 2.1- TìNH HìNH NGHIÊN CứU Vỏ ĐầU TÔM Và LúA LàM THứC ĂN GIA SúC Vỏ đầu tôm, phụ phẩm trong ngành chế biến thủy hải sản, đã được nhiều tác giả nghiên cứu và sử dụng làm thức ăn gia súc. Có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của đầu và vỏ tôm. Theo Vũ Duy Giảng và ctv. (1955), bột đầu tôm được chế biến từ đầu, càng, vỏ tôm là nguồn protein động vật tốt cho gia súc. Giá trị dinh dưỡng của bột đầu tôm thấp hơn bột cá và bột máu. Bột đầu tôm có 33 - 34% protein, trong protein có 4-5% lýsin và 2,7% methionin. Theo S.W. Yeong (1985), bột tôm có protein thô từ 33-42% tùy thuộc thành phần chất lượng đầu vỏ tôm. Devendra và Gohl (1970) cho biết bột tôm chứa 48,9% protein thô, giàu choline và bột đầu tôm chứa nhiều chất chitin. Chitin là một loại protein khó tiêu, trong 10% protein thô bột đầu tôm được phân tích có thể 50% chất đạm là chitin. Theo Dương Xuân Tuyển và ctv. (1992), vỏ đầu tôm tươi đem đun cách thủy (hấp) có chứa vật chất khô 26,40% và protein thô khoảng 11,38%, trong khi protein thô trong vỏ đầu tôm ủ chua 11,2% (Lê Văn Liễn, R.Sansouya và N. Thiện 1993). Chất sơ trong vỏ đầu tôm khá cao và biến động tùy theo thành phần vỏ đầu tôm, hàm lượng thay đổi từ 3,3 - 6,0%. Caici, phospho là thành phần khá quan trọng trong vỏ đầu tôm. Vỏ đầu tôm tươi đem hấp chứa 3,68% và phospho 0,22%, tro và vỏ đầu tôm ủ chua có hàm lượng calci 2,15% và phospho 0,44%. Bột đầu tôm sấy khô chứa 5,2 % calci và 0,9% phospho (Dương Xuân Tuyển, Lê văn Liễn và Vũ Duy Giảng). 2.1.1- Sử dụng vỏ đầu tôm trong chăn nuôi gia súc gia cầm Vỏ đầu tôm tươi ít được sử dụng nuôi heo nhưng được sử dụng khá phổ biến như nguồn bổ sung thức ăn đạm trong chăn nuôi vịt đẻ đã được S.W.Yeong (1985) sử dụng 10% trong khẩu phần vịt đẻ. Tỷ lệ đẻ thu được là 76,4% và tiêu tốn thức ăn trên khối lượng trứng là 2,86 so với khẩu phần sử dụng bột cá là 72,1% và 3,05. Vỏ đầu tôm cung được sử dụng dưới dạng tươi đem hấp đã được Dương Xuân Tuyển (1992) sử dụng đến 46% và lúa làm nguồn thức ăn năng lượng chính nuôi vịt đẻ CV super M tại trại Vigova cho năng suất trứng 160 quả/ năm so với tiêu chuẩn của Anh về năng suất trứng đối với giống vịt bố mẹ 170 quả/ năm . Một vài tác giả cũng sử dụng vỏ đầu tôm ủ chua nuôi heo thịt. Lê Văn Liễn, Nguyễn Thiện (1993), dùng 5% vỏ đầu ủ chua thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn nuôi heo thịt cho kết quả tăng trọng và tiêu tốn thức ăn tương đương khẩu phần có 105 bột cá. 2.1.2- Sử dụng lúa trong chăn nuôi. Lúa là cây lương thực chính ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngòai ra lúa còn được sử dụng một phần làm thức ăn năng lượng chủ lực cho gia súc gia cầm. Lúa có hàm lượng protein trung bình là 7,8- 8,7%, năng lượng 2630- 2860 Kcal/ kg và xơ tương đối cao 10-12% (Nguyễn Văn Thưởng và ctv, 1992). Một kết quả nghiên cứu khác của Hoàng Đức Nhi (1988) cho biết lúa có hàm lượng protein thô 14,3%, xơ thô 6,3% và chất béo 18,1%. ở nông thôn, nông dân có tập quán sử dụng lúa nguyên hạt để nuôi gà vịt theo phương thức chăn thả gia đình. Lúa là thức ăn chủ yếu cho vịt đàn, ngoài việc tận thu lúa rụng sau thu hoạch ngoài đồng, một lượng lớn lúa hạt được bổ sung cho vụt vào buổi chiều sau khi chăn thả về. 2.2- tính chất vỏ đầu tôm trong quá trình tồn trữ tự nhiên Tôm tép sau khi thu hoạch được bảo quản bằng cách ướp nước đá và vận chuyển đến nhà máy. Đầu vỏ tôm là sản phẩm phụ của quá trình sơ chế của tôm bóc vỏ, do vậy đầu vỏ tôm chỉ giữ được trạng thái tươi trong vai giờ, sau đó nó biến thành màu đỏ. Phần vỏ tôm ở trạng thái khô và đầu tôm sẽ có mùi hôi nếu không được bảo quản. Mùi hôi của vỏ đầu tôm do quá trình xâm nhập phân hủy của vi khuẩn gây thối gồm vi khuẩn háo khí và yếm khí. Chúng tiết ra men phân giải chất đạm và NH3 cũng được sản sinh trong quá trình phân giải protid. Một số chất khác cũng được tạo ra như acid carbonic, a. sunfydric, a. formic, a. acetic, a. succinic và một số độc tố (Nguyễn Vĩnh Phước,1980). Để khống chế quá trình phân giải đạm trong thời gian tồn trữ, đối với nguồn đạm động vật như thịt, cá, tôm tép, người ta đã áp dụng một số phương pháp bảo quản đơn giản bao gồm phơi, sấy, muối mặn, muối chua. 2.3- các phương pháp bảo quản vỏ đầu tôm 2.3.1- Phơi Là cách sử dụng nhiệt độ do bức xạ mặt trời để làm khô các nguyên liệu cần được bảo quản như hạt nông sản (lúa, đậu, bắp) và sản phẩm động vật gồm cá, tôm. Cùng với sự lưu thông không khí tự nhiên, do kết quả của nhiệt độ cao và ẩm độ thấp của không khí so với nguyên liệu, sẽ có quá trình bốc hơi nước từ sản phẩm cần được phơi khô. 2.3.2- Sấy Sử dụng nhiệt từ sự đốt cháy nguyên liệu như than, củi, dầu, trấu hoặc dòng điện qua điện trở phát nhiệt làm nóng không khí và không khí nóng được thổi trực tiép vào buông sấy. 2.3.3- ủ chua ủ chua để dự trữ thức ăn ở trạng thái tươi là phương pháp bảo quản thức ăn rất kinh điển, có từ lâu và được cải tiến nhiều về kỹ thuật. Phương pháp ủ chua được ứng dụng rộng rãi với quy mô lớn ở Châu Âu từ sau đại chiến thế giới thứ I. Nước ta đã sử dụng thức ăn ủ chua cây và phụ phẩm có nguồn gốc thực vật để nuôi trâu, bò từ nhiều năm qua, nhưng số lượng còn ít. Ngoài việc ủ chua thức ăn có nguồn gốc thực vật, một số tác giả đã nghiên cứu thành công ủ chua các loại thức ăn và phụ phẩm có nguồn gốc động vật bằng hai phương pháp ủ lên men và ủ bằng acid. Phương pháp ủ lên men sinh học được ứng dụng rộng rãi ở Cuba, sử dụng cá ủ tươi để chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò. Nguyên tắc ủ cá hoặc phụ phẩm động vật cũng giông như những thức ăn khác, tạo điều kiện yếm khí và quá trình lên men nhanh để nguyên liệu ủ không bị hư. Sử dụng mật đường trong quá trình ủ chua. Chất giúp quá trình lên men nhanh thường được dùng là mật đường hoặc tinh bột có từ cám, lúa mì, khoai tây, khoai mì, bắp... ý nghĩ tất cả phế phẩm cá có thể được bảo quản trực tiếp bằng mật đường đầu tiên được nêu ra trong hội thảo của FAO năm 1986 Và chỉ sử dụng để nuôi ngỗng. Theo Lê Văn Liễn và CTV (1992), ủ hỗn hợp đầu tôm, máu tươi và mật đường theo tỷ lệ 5: 3 : 2, thời kỳ lên men là 10 ngày, pH = 4,3 - 4,5; sản phẩm có màu hơi hồng, mùi dễ chịu. C. Devendra, B.O. Gold (1970) giới thiệu nhiều công thức ủ gồm: 50% cá,20% bột lúa mì và 10% mật đường, hoặc 58% cá, 40% bột lúa mì và 2% mạch nha. Trong thành phần ủ chua, đảm bảo nguyên liệu cá chiếm 60% và nguồn carbohydrat khô chiếm 40%. D.T. Evé và D.T. Carrol (1996) đã sử dụng mật đường khô từ 0, 10, 15, 25% để ủ chua vỏ đầu tôm. Domunguez (1988) đề nghị sử dụng bột các loại khoai như nguồn carbohydrat để ủ cá với tỷ lệ sau: 30 - 50% bột khoai củ, 10% mật đường và 40 – 60% phụ phẩm cá. ở morocco, trộn (50 : 50 trọng lượng) mật đượng và cá khô nghiền, không đậy kín và khuấy trộn hàng ngày, sau 10 ngày cho sản phẩm có độ pH ổn định 4,5. Nguyễn Xuân Thâm (1988) thực hiện muối tôm chua với tỷ lệ đường chiếm 17,5% và nước mắm (có độ muối khoảng 6,6%) để chế biến và tồn trữ tôm trong công nghệ muối tôm chua. Bổ sung vi khuẩn trong quá trình ủ. D.T. Evers và D.T Carrol (1996) đã sử dụng vi khuẩn để chủng với liều dùng là 1,0 x 108 vi khuẩn/ gr vỏ đầu tôm (0,01%). Nguyễn Xuân Thâm (1988) đã sử dụng vi khuẩn đông khô của Hungary (Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophilus, Streptococcus lactis, Streeptococcus cremoris) để muối tôm chua. R. Perz (1995), Bettos và ctv. (1981) đã sử dụng 5% Lactobacillus, 5% mật đường và 30% bắp nghiền để ủ chất thải cá. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình ủ chua Nguyên lý của phương pháp ủ chua là quá trình lên men yếm khí với sự tham gia của vi khuẩn lên men lactic không điển hình Streptococcus, Lactobacillus, Leuconostoc ... Các vi khuẩn này khi lên men đường thì tạo ra acid lactic, khi lượng acid lactic sản sinh nhiều thì đạt pH 4 - 4,5; ở môi trường pH thấp, các vi khuẩn lên men thối sẽ bị khống chế, do đó có thể bảo quản được lâu. Khi pH giảm đến 4,5 thì vi khuẩn E.coli bị ức chế. Những loại vi khuẩn butyvic, nấm mốc vẫn chịu được môi trường pH thấp, nhưng không chịu được môi trường yếm khí; do đó chỉ phát triển trên bề mặt thức ăn ủ nơi tiếp giáp không khí. Khi pH thức ăn ủ xanh càng thấp thì lượng acid lactic càng nhiều, do đó phải cho lượng acid này tăng cao trong thức ăn ủ mới có tác dụng giữ thức ăn được lâu. a. ảnh hưởng nhiệt độ Theo kết quả nghiên cứu của Mehring (1955) thì nhiệt đô mẻ ủ làm thay đổi kiểu lên men vi sinh vật, nhiệt độ 25 - 300 C thích hợp cho cầu khuẩn lactic lên men, nhiệt độ 35 - 400 C tạo điều kiện cho vi khuẩn bytyric hoạt động. Như vậy, có hai loại lên men ủ chua thức ăn gồm loại lên men nóng nhiệt độ hố ủ từ 40 –500 C, loại lên men lạnh nhiệt độ hố ủ từ 15 - 350 C. Phương pháp ủ lạnh yêu cầu nhiệt độ khối thức ăn không vượt quá 30 - 350 C, tạo điều kiện yếm khí tốt. Khi nhiệt độ thức ăn ủ lên đến 300 C, cao hơn nhiệt độ môi trường từ 2 - 50C thì rất có lợi cho vi khuẩn lactic lên men lạnh phát triển. b. ảnh hưởng hàm lượng nước Theo Dương Thanh Liêm và ctv. (1982), hàm lượng nước của thức ăn quá thấp thì khó nén chặt được khối thức ăn, không khí còn sót lại trong mẻ ủ tạo điều kiện tăng nhiệt độ gây bất lợi cho kết quả ủ lạnh. Để khắc phục tình trạng trên, đối với thức ăn khô cứng người ta thêm nước; ngược lại, thức ăn thừa nước cũng gây tác hại thúc đẩy sự lên men sinh acid acetic làm thức ăn quá chua, thú không thích ăn. c. Mật đường Để đạt được lượng acid lactic cần thiết trong hố ủ thì thức ăn khi ủ phải có đủ lượng đường hoặc nguồn carbohydrat thích hợp, có thể bổ sung hoặc thay thế bằng tinh bột (Dương Hữu Thời, 1982). Sử dụng mật đường hoặc carbohydrat để ủ thức ăn xanh có lượng đạm cao như cây họ đậu, dây khoai lang, lá khoai mì. Tùy theo loại cây họ đậu mà tỷ lệ mật đường cần bổ sung từ 3 - 7%. Đối với thức ăn đạm động vật, cần thêm tỷ lệ đường cao hơn, vi khuẩn lactic sẽ sử dụng nguồn đường lên men sing ra acid làm giảm nhanh độ pH tạo mùi thơm chua (Bohl, B.O.1970) Gluco Fru-1,6P Fru-1,6P Glc-6P Acetyl-P + Erythrose-4P 6P-Gluconate Fru-6P Aldolase Heptose-P Xylulose-5P + C02 + Pentose-P Phosphoketolase Triose-3P Acetyl-P + Triose-3P Triose-3P+Acetyl-P ADP ADP ADP ATP ATP ATP Pyruvate Pyruvate Pyruvate Lactate Acetate Lactate LactateAcetate (Ethanol) Phân giải đường Chuỗi phản ứng Bifidus Chuỗi phản ứng 6P-Gluconate Các chuỗi phản ứng phosphoketolase (Lên men đồng lactic) (Lên men dị lactic) Hình 1. Các chuỗi phản ứng lên men hexose ở vi khuẩn lactic (Kandler, 1983) 2.4- giống vịt đẻ và cấu tạo trứng vịt Trong nghề nuôi vịt đẻ ở DDBSCL và sông Hồng, người dân thường sử dụng giống vịt Tàu hoặc Khaki Campell để sản xuất (Trương Văn Đa, 1978; Nguyễn Thiện và ctv,1983). Theo truyền thống chăn nuôi lâu đời, vịt trong giai đoạn đẻ thường được chăn thả tận dụng lúa rơi vãi và các nguồn đạm tự nhiên như ốc, cua, trùng, dế,...v.v trong ruộng sau thu hoạch (Lâm Sài Sến, 1982) để thỏa mãn nhu cầu năng lượng và đạm cho sản xuất. Điều này hạn chế sự hiểu biết về nhu cầu đạm của vịt ở giai đoạn đẻ trong thực tế chăn nuôi nhân dân. 2.4.1- Giống vịt chuyên trứng 2.4.1.1 Vịt Tàu Vịt Tàu ở dDDBSCL là giống vịt chuyên sản xuất trứng được gọi nhiều tên khác nhau tùy theo màu sắc lông như là: vịt Tàu Cò, Tàu Ô, Tàu Phèn, Tàu Rằn, Tàu Khoang, v.v... Chúng có khả năng chịu đựng cao với điều kiện khí hậu nước ta và kiếm ăn ngoài đồng rất giỏi. Vịt mái có trọng lượng trưởng thành trung bình là 1,3- 1.5 kg vịt trống là 1,5- 1,8 kg. Trong điều kiện nuôi tốt vịt đẻ 170 - 190 trứng/ con/ năm theo Trương Văn Đa (1978) Nguyễn Thiện (1993) báo cáo vịt Tàu được nuôi ở hầu hết các địa phương ở nước ta, lai tạp và phân ly, tập tính đàn cao, di chuyển nhanh, kiếm mồi giỏi, trung bình trọng lượng trứng là 60 - 70 gam, và sản lượng trứng trung bình là 160 - 180 trứng/ con/ năm. Trọng lượng vịt bắt đầu đẻ là 1,2 - 1,4 kg. 2.4.1.2- Vịt Khaki Campell Vịt Khaki Campell được tạo ra ở nước Anh vào đầu thế kỷ 19. Đây là kết quả lai tạo giữa vịt chạy đồng ấn Độ (Coureur Indien) với giống vịt Rouen - Clair. ở những thế hệ sau được bổ sung thêm máu vịt trời (Colvert) do tính chịu đựng với tự nhiên tốt và thịt có hương vị thơm ngon. Vịt Kha ki Campell có sức đẻ trứng tốt, du nhập vào miền Nam Việt Nam từ năm 1958. Trứng có trọng lượng 60 –70g, trọng lượng vịt mái trưởng thành là 1,3-1,5 kg. Kết quả theo dõi ở Thanh Hóa cho thấy vịt trưởng thành đạt trọng lượng 1,8- 2,5 kg, năng suất trứng 240-289 quả / năm / con (Nguyễn Song Hoan và ctv, 1993). 2.4.2- Cấu tạo trứng vịt Theo kết quả nghiên cứu của T.F Shen, chiều dài tổng cộng các phần của ống dẫn trứng của vịt là 47,2 cm, ngắn hơn so với ở gà và được chia như sau: phễu 4,8 cm, thân ống dẫn trứng 24,4 cm, eo ống dẫn trứng 10,6 cm; tuyến vỏ 7,3 cm và thời gian cần cho thành lập hoàn tất một trứng trong ống dẫn trứng của vịt khoảng24,4 giờ sau khi trứng đi vào ống dẫn trứng đi ống dẫn trứng. Trứng vịt gồm các phần với các chức năng sau: - Vỏ trứng, được cấu tạo bởi lớp vôi có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi trùng. - Màng vỏ trứng, có hai màng dính vào nhau và ở đầu lớn của quả trứng tách ra tạo thành buồng khí. - Buồng khí bình thường nằm ở đầu to, trứng mới đẻ buồng khí nhỏ và tròn. Tác dụng buồng khí là làm chất độn cho các bộ phận bên trong của trứng không bị sáo trộn. - Lòng trắng trứng, bao trùm lòng đỏ trứng dùng để nuôi thai và gồm 3 lớp: lớp ngoài loãng, lớp giữa đặc và một lớp bao quanh lòng đỏ. - Lòng đỏ được bao bởi noãn hoàng. Nếu trứng có phôi thì đĩa phôi to hơn và có quầng trắng đục. 2.5- dinh dưỡng và thức ăn cho vịt đẻ 2.5.1- Prtein và năng lượng. Protein và năng lượng là thành phần chủ yếu của khẩu phần. Những nhu cầu quan trọng này cần phải được nêu lên đầu tiên. Theo Nguyễn Chí Bảo và Đào Đức Long (1980), vịt đẻ chạy đồng có nhu cầu 16-17% CP và 2400- 2700 Kcal ME/ kg thức ăn. Trương Văn Đa (1978) cho rằng tỷ lệ ME/ CP là 158-165 và năng lượng là 2500-2700Kcal ME/ kg thức ăn. Trần Ngọc Chi (1977) cho rằng nhu cầu vịt đẻ là 19% CP và 2850 Kcal ME/ kg thức ăn. Hoàng Văn Tiệu và Lương Tất Nhợ (1993) đề nghị tiêu chuẩn ăn cho vịt đẻ Khaki Campell là 17% CP và 2800 Kcal ME/kg thức ăn, bên cạnh đó các nhu cầu khác là lysine 8,5 g, methionin 6,0g, Ca 27g và P 6,5g cho 1kg thức ăn. Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Minh Hải cho thấy vịt đẻ được nuôi tại Xí nghiệp Vịt biển với khẩu phần 18% CP và năng lượng là 2500 Kcal ME/ kg cho kết quả về sản lượng và chất lượng trứng tốt hơn so với các khẩu phần 14 và 16%CP với cùng mức năng lượng (Lâm Lài Sến, 1982). Pan và ctv. (1981) đã báo cáo kết quả thí nghiệm trên vịt đẻ (bảng 21, 22). Trong thí nghiệm này, vịt đẻ được nuôi bằng khẩu phần bắp và đậu nành có mức protein và năng lượng được điều chỉnh theo các mức độ bố trí bằng cách thay đổi tỷ lệ bắp, bột đậu nành và mỡ thực vật. Kết quả cho thấy sản lượng và trọng lượng trứng gia tăng protein thô của khẩu phần từ 15 lên 19%. Mức năng lượng trao đổi 11,08 và 11,92 MJ/ kg đã không ảnh hưởng có ý nghĩa lên năng suất trứng, nhưng những trứng được đẻ từ vịt nuôi với khẩu phần có năng lượng thấp thì nặng hơn trứng của những vịt nuôi với khẩu phần cao năng lượng (11,92 MJ / kg) một cách có ý nghĩa. Vịt được nuôi với khẩu phần 11,92MJ / kg và 19% CP có hệ số chuyển hóa thức ăn tốt nhất. Bằng cách tính năng suất trứng và lượng thức ăn ăn vào hằng ngày, Vịt được nuôi với năng lượng cao trong khẩu phần sử dụng năng lượng tốt hơn, tiét kiệm 0,46 KJ ME cho mỗi kg trứng sản xuất. Bảng 2.1- ảnh hưởng của protein thô (CP) và năng lượng trao đổi (ME) trong khẩu phần trên sản xuất trứng của vịt đẻ lông trắng Nghiệm thức Tỉ lệ đẻ (%) Trọng lượng Trứng (gm) CP (%) ME (MJ/ kg) 15 15 17 17 19 19 21 21 11,08 11,92 11,08 11,92 11,08 11,92 11,08 11,92 58,4 57,0 61,0 57,6 70,2 69,1 63,4 67,9 61,4 56,9 63,1 59,4 63,2 61,8 62,9 62,5 Bảng 2.2- ảnh hưởng của protein thô (CP) và năng lượng trao đổi (ME) trên năng suất và trọng lượng trứng của vịt đẻ Tsaiya trắng. Nghiệm thức Năng suất trứng (%) Trọng lượng Trứng + SD (g) CP (%) ME (MJ/ Kg) 15 11.08 58,41a* 61,4 + 5,2ab 15 11.92 57,0a 56,9 + 5,0a 17 11.08 61,0a 6,31 + 5,0a 17 11.92 57,6a 59,4 + 4,2a 19 11.08 70,2a 63,2 + 5,4b 19 11.92 69,1b 61,8 + 5,8b 21 11.08 63,4a 62,9 + 5,8b 21 11.92 67,9a 62,5 + 6,1b 11.08** 63,2a 62,6 + 5,5a 11.92 62,9a 60,1 + 5,6b 15*** 57,7a 59,1 + 5,5a 17 59,3a 61,2 + 5,5ab 19* 69,7b 62.5 + 5,4b 21 65,7ab 62,7 + 5,7b * Những giá trị mang chữ số sai khác nhau có ý nghĩa ở mức độ 1% ** ảnh hưởng chính năng lượng khẩu phần Theo tiêu chuẩn ISI ấn Độ (1988), nhu cầu chất dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm đẻ trứng 20- 80 tuần cuối cần 2900 Kcal ME, 18% CP, 8%CF, 2,7% Ca và 0,5% P dễ hấp thu. Theo tiêu chuẩn Mỹ NRC (1984), năng lượng trao đổi (ME) cần cho vịt đẻ là 11,1 MJ, CP 160g, Ca 35g cho 1kg thức ăn. 2.5.2- Calci (Ca) và phospho (P). Vịt đẻ có yêu cầu cao về Ca và P. Cần phải cung cấp Ca và P cân bằng để cho năng suất trứng tối đa. Có một vài thử nghiệm về nhu cầu Ca và P được thực hiện trên vịt nhà, tuy nhiên tỷ lệ Ca/P chưa được xác định rõ. Theo Nguyễn Chí Bảo (1978) tỷ lệ Ca/P là 4 và theo Trương Văn Đa (1978) tỷ lệ này là 3. Wu, C. L (1978) làm một thí nghiệm về nhu cầu Ca và giải thích mức Ca tối hảo là 2,5-3,0% trong khẩu phần vịt đẻ. Pan và ctv. Làm thí nghiệm về mức độ phospho trong khẩu phần được giữ ở một hằng số 0,7% (phospho hữu dụng 0,47%) và thay đổi các mức độ Ca. Chất lượng vỏ trứng tốt nhất ở mức Ca là 2,52%. Năng suất trứng sai khác không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, trừ nhóm cho ăn khẩu phần chứa 1,5% calci cho năng suất trứng thấp hơn các thí nghiệm khác 5%. Chen và ctv. (1983) thực hiện một thí nghiệm về nhu cầu Ca của vịt Tsaiya trắng. Kết quả được trình bày ở bảng 2.7 và 2.8 Bảng 2.3- Tác dụng của calci trên năng suất và chất lượng vỏ trứng của vịt Tsaiya trắng. Calci (%) Năng suất trứng (%) Độ bền TB + SD vỏ trứng (Kg lực/ cm2) Tính toán Phân tích 1,5 1,6 48,1b* 3,6 + 0,56b 2,0 2,1 64,0a 3,6 + 0,36b 2,5 2,5 65,3a 3,6 + 0,49b 3,0* 3,0 63,8a 4,1 + 0,28a 3,5 3,4 69,5a 3,5 + 0,39b Sự sai khác có ý nghĩa 5%. Tác giả cho rằng 2,9- 3,0 caicium là đáp ứng đủ nhu caawuf vịt đẻ Tsaiya nuôi khẩu phần 0,52% phospho hữu dụng (phospho tổng số 0,82%). Thường vịt đẻ sẽ bị sụt cân sau thời gian đẻ. Để duy trì năng suất trứng và để làm tối thiểu sự giảm cân, dường như mức calci dưới 2,4% hoặc trên 3% là nguyên nhân của vấn đề tăng tỷ lệ chết và giảm cân nhiều. Dean và Hayden (1981) thử nghiệm trên giống vịt trắng Bắc Kinh nuôi khẩu phần bắp-đậu nành cung cấp 2,25; 3,2 và 3,7% calci suốt chu kỳ đẻ trứng đầu tiên thì hiệu quả tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ có phôi, tỷ lệ ấp nở, độ dày vỏ trứng và số trứng nứt sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên, thí nghiệm cho thấy có sự tăng năng suất trứng một ít khi calci tăng lên 3,2%. Thí nghiệm khác giảm calci còn 1,25%, cho thấy sản lượng trứng, độ dày vỏ trứng và tiêu tốn thức ăn thì thấp hơn rất đáng kể trong nhóm nhận 1,25% khi so sánh với nhóm 1,7%; 2,25% và 2,75% calci. Bảng 2.4- ảnh hưởng của các mức độ calci* trên năng suất trứng và sự thay đối thể trọng cuối kỳ thí nghiệm (% so với thể trọng ban đầu) của vịt Tsaiya trắng. Mức độ Calci (%) Năng suất trứng (%) Thay đổi thể trọng (%) 2,2 58,2a** 87,5 2,4 67,9b 100,7 2,6 66,2b 96,3 2,8 67,9b 92,5 3,0 76,6c 97,8 3,2 71,3bc 88,9 3,4 75,3c 85,8 * Phospho hữu dụng được cố định ở mức 0,52% ** Sai khác có ý nghĩa 5%. Số liệu trong bảng 2.5 cho thấy năng suất trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn và độ bền vỏ trứng, tất cả đều có ảnh hưởng bởi hàm lượng phospho trong khẩu phần. Các tác giả đề nghị phospho tổng số tối thiểu để duy trì chất lượng vỏ trứng tối đa trong khẩu phần là 0,75% (0,47% phospho hữu dụng) và phospho tổng số và phospho hữu dụng tối thiểu của khẩu phần cho năng suất trứng và chuyển hóa thức ăn tối đa tương ứng là 0,81 và 0,54%. Bảng 2.5- ảnh hưởng của các mức độ phospho * trên vịt đẻ P Tổng số (%) P hữu dụng (%) NS trứng mỗi ngày (%) Thức ăn/ trứng Độ bền vỏ trứng (Kg/ cm2 ) Tỷ lệ chết (%) 0,41 0,61 0,61 0,71 *0,81 0,91 1,01 0,14 0,24 0,34 0,44 0,54 0,64 0,74 70,1 + 12,9a 70,3 + 10,7a 69,7 + 12,7a 71,8 + 11,4a 80,0 + 8,4b 76,3 + 16,2b 75,9 + 10,6b 3,58 3,56 3,64 3,86 3,06 3,22 3,38 3,6 + 0,56a 3,8 + 0,33ab 3,8 + 0,36ab 4,1 + 0,28b 3,9 + 0,35b 3,9 + 0,31b 3,8 + 0,43ab 12,5 0 3,1 3,1 0 0 6,25 * Mức Calci cố định ở mức 2,8% ** Sai khác có ý nghĩa 5%. Vịt đẻ cho ăn khẩu phần P thấp (P hữu dụng 0,14%) chân phát triển bất thường và bị què hoặc có thể bị run. Tỷ lệ chết cao 13-16 giờ vào mùa nóng (Bảng 2.5). Tỷ lệ Ca/ P tối hỏa trong khẩu phần vịt đẻ chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên có một số tài liệu nghiên cứu trên thí nghiệm một số nhân tố chỉ ra tỷ lệ Ca/ P hữu dụng từ 5,2-5,9 : 1 có lẽ là đủ. 2.5.3 - Natrium. Na tri là thành phần để duy trì áp suất thẩm thấu, nhu cầu đề nghị cho vịt giống là 0,15% và 0,14%. Đối với vịt đẻ, Chen (1984) chứng minh rằng vịt nuôi với khẩu phần bắp-đậu nành (0,08% Na) mà không thêm muối vào sẽ làm giảm năng suất trứng, trọng lượng trứng và hệ số chuyển hóa thức ăn, độ bền vỏ trứng, tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở. Để đạt năng suất trứng, trọng lượng trứng, và hiệu quả sử dụng thức ăn tối đa, các mức độ Na phải tăng từ 0,19-0,28%. Vịt đẻ có thể chịu được lượng muối cao. Việc bổ sung 1,5% muối iod vào khẩu phần chỉ có ảnh hưởng một ít lên năng suất của vịt. Theo Đào Đức Long (1980), nhu cầu muối cho vịt là 0,5-1% khẩu phần. Chương III Vật liệu và phương pháp thí nghiệm Đề tài gồm 2 thí nghiệm và được chia ra làm 2 giai đoạn tiến hành từ tháng 01 năm 1996 đến tháng 05 năm 1997 tại khoa nông nghiệp, Viện nghiên cứu và phát triển Công nghệ Sinh học trường DDH Cần Thơ và hộ chăn nuôi vịt ở ấp Cây Trâm, xã Định Bình, thị xã Cà Mau. 3.1- Vật liệu nghiên cứu. 3.1.1- Vỏ đầu tôm. Phụ phẩm vỏ đầu tôm gồm đầu, vỏ và chân tôm được thu từ nhà máy chế biến Hải sán tại thị xã Cà Mau vào buổi sáng mỗi ngày. Đầu vỏ tôm được chọn đồng nhất về chủng loại tôm giang có vỏ cứng màu đỏ và giữ được độ lạnh trong vài giờ. 3.1.2- Mật đường Chọn mật đường trong vụ thu hoạch mía đường và nhận 4 đợt từ nhà máy đường huyện Thới Bình trong thời gian thí nghiệm. 3.1.3- Chất phụ gia. Bột khoai mì, vi khuẩn Lactobacillus (Antibio), muối ăn. 3.1.4- Vịt nuôi thí nghiệm. Chọn hộ gia đình đang nuôi vịt đẻ sau giai đoạn chạy đồng. Thời gian thiếu đồng, người chăn nuôi vịt cho ăn lúa và vỏ đầu tôm hoặc chuyển vịt đến cánh đồng có thu hoạch lúa hè thu. Vịt chọn bố trí thí nghiệm lấy từ đàn vịt có quy mô 800 con, giống vịt tàu, 72 tuần tuổi. 3.1.5- Chuồng vịt. Chuồng vịt sử dụng tre và lưới để ngăn lô, có kích thước ngang 2m, dọc 8m cho mỗi lô thí nghiệm. Chuồng được bố trí dọc theo mặt ao đảm bảo điều kiện cho vịt ăn, nghỉ và bơi lội. 3.1.6- Trang thiết bị và dụng cụ thí nghiệm. Sử dụng trang thiết bị kỹ thuật của Phòng Phân tích Dinh dưỡng Thức ăn Gia súc Khoa Nông nghiệp ĐH Cần Thơ, máy đo pH của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Minh Hải. Các dụng cụ khác gồm sô mủ và túi nylon để ủ vỏ đầu tôm. 3.2- phương pháp thí nghiệm. 3.2.1- Thí nghiệm 1. Xác định mức độ mật đường và bột khoai mì thích hợp để ủ chua vỏ đầu tôm. Phương pháp thí nghiệm thừa số gồm 2 nhân tố: - Nhân tố 1 (1) mật đường có 3 mức độ 25%, 35%, 45% ký hiệu M1,, M2, M3. - Nhân tố 2 (B) bột khoai mì với 3 mức độ 0%, 10%, 15%, ký hiệu B0 , B1 , B2. Ngoài nguyên liệu chính là mật đường, có bổ sung 3% muối ăn, 25% nước và vi khuẩn (Antibio) với số lượng 6,6 x 106 tế bào/ kg nguyên liệu ủ. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại (bảng 1) Bảng 3.1- Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 Thí nghiệm 1 gồm 9 tổ hợp nghiệm thức. Nhân tố 2 Nhân tố 1 B0 B1 B2 M1 M1 B0 M1 B1 M1 B2 M2 M2 B0 M2 B1 M2 B2 M3 M3 B0 M3 B1 M3 B2 Trong đó nghiệm thức: - M1 B0, M2 B0, M3 B0 có tỉ lệ mật đường tương ứng 25, 35, 45%, không bột. - M1 B1, M2 B1, M3 B1 thêm 10% bột khoai mì. - M1 B2, M2 B2, M3 B2 thêm 15% bột khoai mì. 3.2.2- Thí nghiệm 2 Nuôi vịt thử nghiệm. Từ kết quả thử nghiệm 1, vỏ đầu tôm ủ chua được sử dụng nuôi vịt đẻ trong thí nghiệm 2 (bảng 3.2). Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức 20 vịt đẻ và 4 lần lập lại. Bảng 3.2 - Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2. Sử dụng vỏ đầu tôm ủ chua nuôi vịt đẻ 72 tuần tuổi. Lập lại Nghiệm thức 1 2 3 4 Đối chứng (ĐC) ĐC 1 ĐC 2 ĐC 3 ĐC 4 Nghiệm thức I (I) I 1 I 2 I 3 I 4 Nghiệm thức II (II) II 1 II 2 II 3 II 4 Nghiệm thức III (III) III 1 III 2 III 3 III 4 Trong giai đoạn thử nghiệm, vịt đẻ được nuôi dựa trên cơ sở thực tế tập quán chăn nuôi của địa phương, sử dụng thức ăn năng lượng chủ yếu là lúa, bổ sung đạm bằng vỏ đầu tôm tươi làm đối chứng. Thử nghiệm thay thế vỏ đầu tôm tươi bằng vỏ đầu tôm ủ chua trong các nghiệm thức I, II, III với các tỷ lệ tương ứng 20%, 30%, 50%. 3.3- phương pháp thực hiện 3.3.1 - Thí nghiệm 1: ủ chua vỏ đầu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA8011.doc
Tài liệu liên quan