Nghiên cứu một số hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hoá tại Thành phố Vinh- Nghệ An

Tài liệu Nghiên cứu một số hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hoá tại Thành phố Vinh- Nghệ An: ... Ebook Nghiên cứu một số hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hoá tại Thành phố Vinh- Nghệ An

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hoá tại Thành phố Vinh- Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nằm ở vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, TP Vinh hội nhập đủ các điều kiện như hội đủ các tuyến giao thông quan trọng, thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên và khí hậu. Có núi sông lại nằm kề cạnh biển Đông, hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ, thuỷ và đường hàng không Vinh cú một vị trí đặc biệt tiềm lực nhân văn, thiên nhiên cũng như tinh hoa xứ Nghệ. Vinh là trung tâm chính trị-kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục và du lịch của Nghệ An. Bên cạnh những thuận lợi, TP.Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mùa hè tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ lên tới 420C, độ ẩm thấp <38%, thời gian hạn hán kéo dài. Vụ Đông Xuân tháng 10 đến tháng 3 năm sau thường xuyên có mưa phùn, độ ẩm cao. Do đó cơ cấu cây trồng ở TP.Vinh chủ yếu vẫn là cây lương thực như: lúa, ngô... Tính tới năm 2006, thành phố Vinh có 242.666 người với mật độ dân số đông nhất trong toàn tỉnh là 3.792 người/km2. Khu vực nông thôn chỉ có 52.978 người chiếm 11,83% nhưng đây là lực lượng chính hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Vinh là một thành phố năng động. Do đang trong quá trình quy hoạch và phát triển mở rộng nên thành phố có nhiều biến động về mặt sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên 6692.368 ha. Trong đó diện tích đất gieo trồng cây hàng năm của thành phố là 3.528 ha năm 2003, 1.539 ha năm 2004, 3.065 ha năm 2005 và 2.763 ha năm 2006, rõ ràng có sự biến động rất lớn qua các năm. Với phần diện tích đất canh tác rất nhỏ và ngày càng thu hẹp nên sản lượng rau của thành phố không lớn. Tính đến năm 2006 diện tích trồng rau 375 ha, diện tích chỉ chiếm từ 11,31 % diện tích sản xuất đất nông nghiệp. Năng suất trung bình 229,76 tạ/ha. Đạt khoảng 65-75%% so với vùng đồng bằng Sông Hồng. Mặt khác thời vụ trồng sớm và muộn đối với nhiều loại rau có thời vụ dài trong năm cũng chưa được khai thác làm hạn chế đến khả năng cung ứng rau cho thị trường. - Năm 2010 và 2015, dự kiến nhu cầu tiêu thụ rau của Tỉnh là 280.500 tấn và 306.000 tấn và của Thành phố Vinh là 22.950 tấn và 25.500 tấn đã cho thấy hiện trạng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh và Thành phố Vinh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân, vì vậy, để sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, rất cần thiết phải mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao hệ số sử dụng đất và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống và kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất sản phẩm. Xuất phát từ những lý do trên, được sự đồng ý của Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ’’Nghiên cứu một số hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hoá tại Thành phố Vinh- Nghệ An’’ 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Đánh giá thực thực trạng sản xuất, tiềm năng phát triển rau an toàn trên địa bàn TP.Vinh, tiến tới xây dựng một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, tiến tới làm sản xuất hàng hóa xuất khẩu, ổn định thu nhập và phát triển bền vững. 1.2.2. Yêu cầu. - Đánh giá được thực trạng sản xuất rau nói chung, rau an toàn nói riêng trên địa bàn TP.Vinh, những thuận lợi, khó khăn cơ hội, rủi ro của vùng trồng rau TP.Vinh - Khảo nghiệm, đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa trên địa bàn TP.Vinh. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của TP.Vinh. 2.2.2. Cơ sở lý luận của việc phát triển nông nghiệp bền vững. 2.2.3. Cơ sở lý luận của việc sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa. a.Sản xuất Có nhiều khái niệm về sản xuất, sau đây là 2 khái niệm chính. Theo giáo trình Phân tích kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp I (1996): Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất con người là lực lượng sản xuất chủ yếu đóng vai trò quyết định. Do có 2 quan niệm khác nhau về sản xuất nên dẫn đến cách tính khác nhau: -Theo quan niệm của hệ thống sản xuất vật chất thì sản xuất là tạo ra của cải vật chất nên trong xã hội chỉ có 2 ngành sản xuất là nông nghiệp và công nghiệp. -Theo hệ thồng thống tài khoản quốc gia của Liên hiệp quốc thì quan niệm về sản xuất rộng hơn. Sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ nên trong xã hội có 3 ngành sản xuất là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Quá trình sản xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào để tiến hành sản xuất đến khi có các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho. Có 2 phương thức sản xuất là: -Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường. -Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ hàng hóa cao. Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Tuy nhiên cho dù sản xuất theo hướng nào cũng phải trả lời được 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? và Sản xuất như thế nào? b.Tiêu thụ và kênh tiêu thụ Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, là quá trình chuyển hóa quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế. Quá trình tiêu thụ, hàng hóa, dịch vụ được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ , vòng quay chu chuyển vốn của đơn vị kinh doanh được hoàn thành. Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tạo điều kiện thu hồi chi phí sản xuất kinh doanh và tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng. hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: chủ thể tham gia vào quá trình tiêu thụ là người sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, người tiêu thụ các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, các tác nhân trung gian trong khâu tiêu thụ và đối tượng tiêu thụ là các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ. Kênh tiêu thụ: có rất nhiều khái niệm về kênh tiêu thụ, theo Giáo trình Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Một số người cho rằng kênh tiêu thụ là đường đi của sản phẩm hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng, một số khác lại nói kênh tiêu thụ là một dãy chuyển quyền sở hữu các sản phẩm hàng hóa khi chúng chuyển qua các tác nhân tới tay người tiêu dùng.... Các thành viên tham gia kênh tiêu thụ: người sản xuất, người thu gom, nười bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng. Tóm lại các kênh tiêu thụ như sau: -Kênh trực tíếp: là kênh cấp không, bao gồm người sản xuất và người tiêu dùng (người sử dụng cuối cùng), không qua tác nhân trung gian nào. -Kênh gián tiếp: gồm 3 kênh chủ yếu như sau: + Kênh một cấp bao gồm một tác nhân trung gian là người bán lẻ + Kênh hai cấp bao gồm hai tác nhân trung gian là người bán buôn, người bán lẻ + Kênh ba cấp bao gồm ba tác nhân trung gian là người bán buôn, người môi giới, người bán lẻ. c. Rau xanh Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngngày của con người. Rau xanh cung cấp các loại dinh dưỡng như vitamin, chất khoáng, chất xơ và có tính dược lý mà các loại thực phẩm khác không thể thay thế được. Do vậy, rau xanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Rau có thể được tiêu dùng dưới dạng tươi hoặc đã được chế biến. Theo phân loại sản phẩm thì rau tươi là sản phẩm nông nghiệp còn rau đã được chế biến là sản phẩm công nghiệp. Do yêu cầu của vệ sinh an toàn thực phẩm, rau xanh được chia thành nhiều loại theo mức độ an toàn của sản phẩm bao gồm rau phổ thông và rau an toàn. -Rau phổ thông là loại rau được canh tác theo phương pháp truyền thống. -Rau an toàn: Theo Bộ NN&PTNT rau an toàn là loại rau được canh tác theo phương pháp canh tác tổng hợp trên các vùng đất và nước không bị nhiễm kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As), dư lượng hóa chất BVTV, NO3- cũng như các VSV gây bệnh cho con người ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Về hình thức không bị héo úa, dập nát, hư hỏng, sạch đất cát và các tạp chất khác, không bị ủ dấm bằng hóa chất độc hại. d. Sản xuất rau xanh và các nhân tố ảnh hưởng *. Vai trò của sản xuất rau xanh - Cung cấp loại thực phẩm không thể thiếu được do nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người. - Sản xuất rau cho hiệu quả kinh tế cao so với một số cây trồng khác tạo nhiều việc làm cho người sản xuất, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người sản xuất. - Cung cấp nguyên liệu chế biến, sản phẩm hàng hóa cho xuất khẩu tạo khả năng thu ngoại tệ quan trọng cho xuất khẩu nông sản. *. Một số đặc điểm trong sản xuất rau xanh 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, nông sản an toàn nói chung và rau an toàn nói riêng được quan tâm từ rất sớm, đặc biệt tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, ..., Đài Loan, Singapo, Thái Lan, cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu xác định tiêu chuẩn rau an toàn, quy trình công nghệ và các giải pháp kỹ thuật về quản lý, giám định chất lượng, tổ chức sản xuất và thiết lập thị trường tiêu thụ rau an toàn đã được tiến hành tương đối đồng bộ, thường tập trung theo những hướng sau : - Chọn tạo giống chống chịu đồng thời với nhiều loại sâu bệnh. - Nghiên cứu phát triển các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, các biện pháp đấu tranh sinh học ở mức độ phân tử. - Nghiên cứu các loại phân bón hữu cơ, phân sinh học cùng các biện pháp canh tác hữu cơ. Tại Đài Loan, đã có khoảng 8 trạm xét nghiệm nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả bằng phương pháp sinh học đặt ở hầu hết các vùng sản xuất, kinh doanh rau, quả của nước này. Tại mỗi chợ đầu mối rau, quả ở các thành phố lớn như Đài Bắc, Đài Trung hay Kaohsiung đều có một trạm xét nghiệm sinh học nhanh. Do giá thành xét nghiệm thấp, thời gian xét nghiệm ngắn nên có đến 1% số sản phẩm lưu thông trong ngày ở các chợ đầu mối này được xét nghiệm để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm của những người cung cấp lớn cũng được xét nghiệm ít nhất là ba tháng một lần. Tại Hàn Quốc, mặc dù mới phổ biến biện pháp xét nghiệm sinh học để xác định dư lượng thuốc BVTV trong rau, quả nhưng đến nay liên đoàn các hợp tác xã nông nghiệp toàn quốc đã thành lập được khoảng 100 trạm xét nghiệm phân bố trên khắp các vùng trong nước. Nhìn chung, ban đầu nông dân tỏ ra nghi ngờ kết quả xét nghiệm của phương pháp xét nghiệm sinh học nhanh và không cho lấy mẫu từ các sản phẩm của mình. Nhưng đến khi các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành rộng rãi các xét nghiệm này thì nông dân lại hiểu rõ sự cần thiết của nó. Họ bắt đầu mang mẫu đến các trạm xét nghiệm địa phương trước khi thu hoạch một cách tự nguyện và họ nhận thấy rằng người tiêu dùng thích mua loại sản phẩm đã qua xét nghiệm sinh học hơn. Theo Joseph Ekman (2007), thời gian gần đây, việc đề xuất và áp dụng quy trình nông nghiệp an toàn, còn gọi là quy trình nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) đã được triển khai tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, đã và đang mang lại hiệu quả to lớn trong sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau an toàn nói riêng. Quy trình GAP là một quy trình hướng dẫn, kiểm soát và ngăn chặn những mối nguy có thể xảy ra trong tất cả các khâu sản xuất nông sản, từ khâu đầu tiên sửa soạn vườn trại, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cho đến khâu sau thu hoạch, bao bì và cuối cùng là khâu bầy bán ở chợ. Ngày nay, trong bối cảnh thị trường toàn cầu hoá, GAP trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với thị trường xuất nhập khẩu. Mặc dầu có nhiều quy trình GAP có tên gọi khác nhau nhưng các quy trình vẫn có các điểm chung được thế giới công nhận đối với việc xuất khẩu nông sản. Theo nhiều tác giả, quy trình GAP với an toàn thực phẩm bao gồm: - Sử dụng hoá chất. - Phân bón và phụ gia cho đất. - Sử dụng nước. - Địa điểm sản xuất và điều kiện đất đai. - Trang thiết bị và vật liệu gieo trồng. - Thiết bị làm sạch và điều khiển sinh vật gây hại. - Vệ sinh cá nhân. - Phương tiện vận chuyển, trang thiết bị đóng gói và bảo quản. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nuóc Tại Việt Nam, rau an toàn là yêu cầu cấp bách và sự quan tâm của người tiêu dùng, của cả cộng đồng; đối với người sản xuất vừa là trách nhiệm trước xã hội, vừa là đảm bảo tiêu thụ tốt sản phẩm do mình sản xuất ra tăng sức cạnh tranh trong thị trường, vừa đảm bảo tốt môi trường sản xuất và duy trì sản xuất nông nghiệp bền vững. Đề cập đến sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, cần kể đến sự quan tâm của các cấp các ngành thuộc cơ quan và các tổ chức nước ngoài đã quyết tâm triển khai và phát động các chương trình rau an toàn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996, sau đó đã phát triển ra rất nhiều địa phương trên cả nước. Về lĩnh vực kỹ thuật thỡ cũng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu đưa ra các yêu cầu của rau an toàn; qui định trồng rau an toàn; kỹ thuật trồng rau an toàn một số loại rau như cà chua, cà tím, ớ ngọt, đậu bắp, xu hào, cải củ, súp lơ, đậu vàng - đậu cô ve, đậu Hà Lan, rau gia vị; sản xuất rau an toàn theo tiờu chuẩn thực hành nụng nghiệp tốt. Theo tác giả Trần Khắc Thi: Sản phẩm rau được coi là sạch (an toàn) phải đáp ứng các yêu cầu: + Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn, tạp chất, thu đúng độ chớn, khụng cú triệu trứng bệnh, cú bao bỡ vệ sinh, hấp dẫn. + Sạch, an toàn về chất lượng: sản phẩm rau chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrat, kim loại nặng và lượng vi sinh vật có hại không vượt ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế Thế giới. Theo tỏc giả Tụ Kim Oanh: RAT là rau không bị dập nát, hư hỏng, không có đất bụi bao quanh, dư lượng chất hoá học, độc hại, hàm lượng nitrat, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo tiêu chuẩn RAT và được trồng trên đất không bị nhiễm kim loại nặng, canh tác theo những quy trỡnh kỹ thuật được gọi là quy trỡnh tổng hợp, hạn chế việc sử dụng phõn bún vụ cơ và thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu cho phép. Theo Quyết định số 67 - 1998/QĐ - BNN - KHCN ngày 28/4/1998 về sản xuất rau an toàn của Bộ Nụng nghiệp và PTNT thỡ “rau an toàn“ được khái niệm như sau: những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thỡ được coi là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn. Áp dụng các nguyên tắc HACCP vào sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), nguyên tắc 6 có đoạn viết: Người nông dân sản xuất sản xuất RAT buộc phải làm đúng theo luật quốc tế và trong nước. Mọi nông dân đều có khả năng chứng tỏ sự cam kết của họ về: + Duyt trì trách nhiệm với khách hàng về chất lượng vệ sinh an thực phẩm + Giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đến môi trường, đồng thời bảo vệ nguồn có ích trong tự nhiên và đời sống của động vật hoang dó. + Giảm việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật. + Tăng hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. + Đảm bảo thái độ có trách nhiệm đối với sức khoẻ và sự an toàn của người lao động. Căn cứ vào điều kiện sản xuất cụ thể nước ta và yêu cầu về rau sạch, Hà Nội đó ra quyết định số 562 QĐ/KH - CN quy định tạm thời về tiêu chuẩn chất lượng rau sạch. Theo tác giả Đào Duy Tâm - Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, rau an toàn là rau được sản xuất tuân thủ theo một quy trỡnh an toàn cho sức khoẻ con người, do Sở khoa học - Công nghệ và Môi trường quy định. Cụ thể là rau phải được trồng trên vùng thổ nhưỡng không có nguồn nước ô nhiễm, không có kim loại nặng, cây giống không có bệnh và việc chăm bón phân, thuốc bảo vệ thực vật phait theo lịch trình chặt chẽ, để đến khi đưa ra thị trường trong rau không có vi lượng độc hại và không cũn cú dư lượng thốc bảo vệ thực vật. Như vậy ở giác độ các nhà kỹ thuật, nhà quản lí và người sản xuất đều đó đưa ra các khái niệm về rau an toàn. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về rau an toàn, nhưng tựu trung lại rau an toàn là loại rau đảm bảo các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây hại của tổ chức y tế thế giới và Việt Nam. An toàn cho người tiêu dùng và môi trường. Nghiên cứu về các nguyên nhân gây ô nhiễm tới môi trường canh tác và sản phẩm rau xanh. Đó là các hoá chất dùng trong nông nghiệp (thuốc BVTV, phân khoáng) được các đề tài cấp nhà nước KC.02.07 và KN.01.12 thực hiện giai đoạn 1991 - 1995 đề cập. Đó là các vi sinh vật gây hại có trong nước tưới, trong phân hữu cơ, trong đất được nghiên cứu trong giai đoạn 1996 - 2000. Đó cũn là tỏc động của các kim loại nặng tồn dư trong đất và nước tưới (Cheang hong, 2003). - Trồng rau an toàn tại Hà N ội: Từ năm 1996, căn cứ vào mục tiêu phát triển sản xuất rau an toàn (RAT) cũng như điều kiện, nhu cầu và tình hình thực tế ở các địa phương, thành phố Hà Nội đó triển khai đề án RAT. Năm 2000 thành phố đó có quy hoạch tổng thể những vựng phát triển sản xuất RAT đến năm 2010 và 2020. Theo kết quả điều tra của Chi cục BVTV Hà Nội (2006) thỡ toàn Thành phố hiện có 112/117 xó phường ngoại thành có tham gia sản xuất rau. Tổng diện tích gieo trồng rau ở các xó, phường hiện nay là 7.927,5 ha; trong đó diện tích RAT có cán bộ kỹ thuật Chi cục chỉ đạo, giám sát là 5.651,5 ha, chiếm trên 70% so với tổng diện tích rau của Thành phố Hà Nội. Sản lượng rau của Hà Nội sản xuất mới chỉ đáp ứng được xấp xỉ 40% sản lượng tiêu thụ, cũn lại gần 60% lượng rau được cung cấp từ các tỉnh lân cận Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Lào Cai... . - Trồng rau nụng nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh Hiện thành phố có 1.663 ha sản xuất rau an toàn với sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm. Hiện nay thành phố đang xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao trên 100 ha tại huyện Củ Chi, áp dụng công nghệ trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng và canh tác trên giá thể không đất và nuôi cấy mô cho rau. Tình hình tiêu thụ rau an toàn thụng qua hợp đồng giữa các hợp tác xó (HTX) trồng rau và doanh nghiệp đang có chiều hướng phát triển tốt, góp phần giải quyết đầu ra, tạo thuận lợi cho việc thu hỳt cỏc nụng hộ tham gia vào chuỗi liờn kết, hợp tỏc. Hiện có hơn 30 doanh nghiệp đang tham gia vào việc tiêu thụ và công bố tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn, gắn trách nhiệm của người nông dân trồng rau với người tiêu dùng. Tổng công ty Nụng nghiệp Sài Gũn và cỏc cụng ty trỏch nhiệm hữu hạn trờn cơ sở các hợp đồng tiêu thụ đó tổ chức sản xuất theo quy trỡnh an toàn và cung cấp hàng năm khoảng 430 - 550 tấn rau cho các siêu thị và cho xuất khẩu. Hiện thành phố đang xây dựng dự án phát triển rau an toàn với quy mô 6.000ha/9.000 ha đất trồng rau ngoại thành. Ngoài ra, nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ cũng đó tham gia tớch cực trong việc tiờu thụ rau an toàn. - Vùng sản xuất rau ôn đới tỉnh Lâm Đồng Diện tích trồng rau tại Lâm Đồng năm 2005 đạt khoảng 27.315 ha, sản lượng 67.700 tấn, sản lượng xuất khẩu khoảng 17.324 tấn. Chủng loại rau phong phú, có nhiều loại rau chất lượng cao như cải bắp, cải thảo, súp lơ (chiếm 55 – 60%), nhóm rau ăn củ chiếm 20 - 25% (khoai tây, cà rốt, củ dền), nhóm rau ăn quả chiếm 10 -12% (cà chua, đậu Hà lan...). Trong sản xuất rau an toàn đó ỏp dụng biện phỏp tưới nhỏ giọt, tưới thấm dẫn nước bằng ống nhựa cũng đó được áp dụng. Cách tưới này không chỉ hiệu quả đối với vùng thiếu nước mà ở đâu nếu áp dụng cũng góp phần hạn chế sâu bệnh hại do giảm ẩm độ xung quanh cây trồng. Sử dụng nhà lưới dùng vỉ để ươm cây con trong canh tác rau là xu thế phát triển mạnh những năm gần đây đặc biệt là Lâm Đồng và các vùng chuyên canh rau. Các biện pháp trên dù đơn lẻ hay đồng bộ cũng đều nằm trong khuyến cáo của quy trỡnh sản xuất rau an toàn. Hiện nay tại Đà Lạt (Lâm Đồng) đó xõy dựng vựng trồng rau an toàn 600/3.500 ha trong nhà lưới với 2 dạng: - Sản xuất rau trong nhà lưới không sử dụng các hoá chất, chỉ sử dụng nông dược hữu cơ. - Sản xuất trong nhà lưới có sử dụng hạn chế các hoá chất bảo vệ thực vật và phân khoáng. Mụ hỡnh thử nghiệm được triển khai tổng số khoảng 20ha (Công ty TNHH Kim Băng - 7ha, Công ty TNHH Trang Food - 3ha, các hộ nông dân - 10 ha) cho kết quả tốt. Rau được đảm bảo an toàn và người sản xuất có hiệu quả. - Vựng trồng rau tỉnh Tiền Giang Hiện nay, diện tích rau của Tiền Giang lên đến 30.000 ha, mỗi năm cho sản lượng xấp xỉ 450.000 tấn với tổng thu nhập khoảng 150 tỷ đồng. Vùng trồng rau an toàn của tỉnh được qui hoạch ở các xó Thõn Cửu Nghĩa, Long An, Phước Thạnh, Tân Hiệp (Châu Thành); Long Bỡnh Điền, Bỡnh Phan, Bỡnh Phục Nhất (Chợ Gạo); Bỡnh Nhỡ, Long Vĩnh (Gũ Cụng Tõy); Mỹ Phong, Tõn Mỹ Chỏnh (thành phố Mỹ Tho) và Long Hưng (thị xó Gũ Cụng). Hiện tại dự án sản xuất rau an toàn 500 ha đó được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt. Dự kiến mở rộng lên 1000 ha vào những năm tiếp theo. Thời gian gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định 106/2007/QĐ-BNN ra ngày 28 tháng 12 năm 2007 về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn là cơ sở pháp lý rất cần thiết để các địa phương trong cả nước quy hoạch phát triển, tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn nhằm từng bước tiến tới toàn bộ diện tích trồng rau đều là rau an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, đảm bảo an toàn cho người sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường góp phần vào việc giữ gìn sản xuất nông nghiệp bền vững. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2008 đến tháng 10/2009 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu Trên địa bàn hành chính TP.Vinh và vùng phụ cận 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của TP.Vinh. * Đặc điểm điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Tài nguyên khí hậu( nhiệt độ, độ ẩm, cường độ chiếu sáng…) Tài nguyên đất Tài nguyên nước - Tài nguyên sinh vật (sự đa dạng các loại giống rau rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ) - Con người và lao động 3.2.2. Đánh giá hiện trạng và sự phát triển hệ thống sản xuất rau trên địa bàn TP.Vinh. - Hiện trạng quy hoạch và sản xuất rau, rau an toàn trên địa bàn TP.Vinh. - Hiện trạng hệ thống sản xuất thời vụ trên địa bàn TP.Vinh. - Hiện trạng cơ cấu giống rau trên địa bàn TP.Vinh. - Hệ thống sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP.Vinh. - Hiện trạng đầu tư đầu vào hệ thống rau an toàn( phân bón, nước tưới, phòng trừ dịch hại) - Hiện trạng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP.Vinh. - Hiện trạng thu hoạch, vận chuyển rau an toàn trên địa bàn TP.Vinh. - Nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng cung cấp về rau, rau an toàn trên địa bàn TP.Vinh. 3.2.3 Một số thực nghiệm: - Thử nghiệm sản xuất rau mầm trên các giá thể khác nhau - Thử nghiệm sản xuất rau ăn lá (cải các loại) an toàn sử dụng hệ thống vòm che thấp. * Các chỉ tiêu theo dõi trên các thử nghiệm - Tỷ lệ nảy mầm. - Tình hình sinh trưởng rau mầm trên các giá thể khác nhau. - Lượng giống tiêu tốn trên 1 ha. - Khối lượng rau mầm thu được trên 1 ha. - Tỷ lệ đồng đều. - Tình hình dịch hại. 3.3. Phương pháp nghiên cứu: 3.3.1. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân, nông thôn PRA/RRA với 3 công cụ trợ giúp: - Công cụ KIP: Thu thập thông tin từ nhóm người am hiểu về chuyên đề nào đó hoặc kiểm chứng những thông tin đã có từ trước - Công cụ WEB: Dùng phân tích những khó khăn, tìm hiểu ý kiến người nông dân, đánh giá những khó khăn của nông hộ và cộng đồng - Công cụ SWOT: Dùng phân tích, đánh giá thông tin thu thập được từ nông dân để mô tả điểm nghiên cứu về thế mạnh, điểm yếu, triển vọng mong muốn và độ rủi ro nguy hiểm 3.3.2 Sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống nông trại ( FFR). 3.3.3 Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp quan trắc trực tiếp. 3.3.4 Thu thập thông tin nông hộ theo phương pháp dùng phiếu điều tra. 3.3.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất rau an toàn. Các chỉ tiêu theo dõi: + Tổng thu nhập: GR=(Y1 x P1) + (Y2 x P2) +( Y3 x P3) Trong đó: Y1 , Y2 , Y3 là sản phẩm chính, phụ trong hệ thống. P1,P2,P3 là giá trị sản phẩm tương ướng ở thời điểm thị trường * Lợi nhuận: RAVC = GR - TVC Trong đó : GR là tổng thu TVC là tổng chi phí khả biến RAVC > 30% giải pháp kinh tế mới chấp nhận * Tính hiệu quả của từng yếu tố khả biến, áp dụng công thức HA = Tổng thu- Tổng chi phí khả biến không tính yếu tố A Số lượng yếu tố A * Tính hiệu quả nguồn vốn đầu tư Hiệu quả vốn đầu tư = Lãi thuần Tổng nguồn vốn đầu tư * So sánh hiệu quả của 2 hệ thống cũ và mới, áp dụng công thức tính tỷ trọng chênh lệch thu nhập trên chênh lệch chi phí (MBCR) MBCR = GRn - GRo TVCn -TVCo Trong đó : GRo là tổng thu nhập của hệ thống cũ GRn là tổng thu nhập của hệ thống mới TVCo là tổng chi phí của hệ thống cũ TVCn Tổng chi phí của hệ thống mới - Điều kiện để áp dụng hệ thống cây sản xuất rau an toàn. TVCn – TVCo > 0 ; MBCR > 2 - Xác định độ đa dạng của hệ thống V=log2n - Tỷ suất lợi nhuận so với vốn PV = P/V * 100 PV : Tỷ suất lợi nhuận so với vốn % P: lợi nhuận tính bằng đồng V: Vốn cố định và vốn lưu thông - Hiệu suất sử dụng vốn cố định theo giá trị số lượng HTC = G/K 3.3.5. Tính toán, xử lý số liệu - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả trên Excel và phân tích kết quả thí nghiệm bằng phần mềm IRRISTAT + Xác định sai khác nhỏ nhất: LSD 0,05, LSD 0,001. + Xác định phương sai, hệ số biến động: CV%. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của TP.Vinh. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Vinh có toạ độ địa lý từ 180 38’50” đến 18043’38” vĩ độ Bắc, từ 105056’30” đến 105049’50” kinh độ Đông, cách Hà Nội 295 km (về phía bắc) và cách Huế 350 km; Đà Nẵng 472km; Thành phố HCM 1447km (về phía Nam). Lµ trung t©m cña khu vùc B¾c MiÒn Trung nªn Vinh cã nhiÒu ®iÒu kiÖn thuËn lîi c¶ vÒ giao th«ng ®­êng th«ng, ®­êng bé vµ ®­êng thuû. §©y còng lµ mét trong nh÷ng lîi thÕ ®Ó Vinh héi tô c¸c ®iÒu kiÖn nh»m ph¸t triÓn kinh tÕ. b. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn - Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,90 - 24,6oC. Số giờ nắng trung bình khoảng 1.500-1.700 giờ/năm. Các tháng giữa mùa Hè có số giờ nắng lớn từ 179 - 260 giờ/tháng, các tháng giữa mùa Đông có số giờ nắng xấp xỉ 100 giờ/tháng. - Chế độ mưa Lượng mưa trung bình khoảng 1.400-1.700 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Đây cũng là mùa tập trung lũ lụt tuy nhiên thành phố Vinh có hệ thống tiêu thoát khá chủ động nên tình trạng ngập úng là ít khi xảy ra. - Gió, bão, lũ lụt, sương muối Các hiện tượng thời tiết bất lợi đối với Thành phố Vinh là gió Lào khô nóng (xuất hiện từ tháng 3 đến cuối tháng 7, nhiều nhất vào tháng 6, trung bình trên 10 ngày) và bão. Bão là một thiên tai đối với Nghệ An nói chung và Vinh nói riêng, tần suất bão nhiều nhất vào tháng 9 (37%). Bão bắt đầu xuất hiện từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11. - Độ ẩm tương đối Độ ẩm tương đối trung bình qua các năm khoảng 83-85%, phân bố khá đều trong năm. Ngoại trừ tháng 6-7 có độ ẩm tương đối thấp khoảng 76-77%, các tháng còn lại trong năm đều có độ ẩm lớn hơn 83%. Các tháng có độ ẩm cao nhất tập trung vào tháng 2-3 và tháng 9-12. + Nhận xét Tính chất chung của khí hậu Vinh khá khô, nóng. Kiểu khớ hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Mưa nhiều trong các tháng 9, 10, 11, các tháng 6,7 là thời điểm gió Lào khô nóng mạnh nhất. Khó có thể sản xuất trên diện rộng nếu không chủ động về nguồn nước tưới trong các tháng khô và tiêu trong thời kỳ mưa nhiều. c. Điều kiện địa hình, đất đai và tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh Là trung tâm của vùng Bắc Trung bộ nhưng thành phố Vinh được ưu đãi rất lớn từ thiên nhiên, toàn vùng chủ yếu là đất đồng bằng ven biển với độ dốc không lớn (nhỏ hơn 5%). Địa hình núi, đồi có xuất hiện trong địa bàn tuy nhiên chỉ nằm ở vùng ven thành phố. Nông nghiệp thành phố Vinh có những tiềm năng rất cơ bản để có thể phát triển đa ngành. Cơ cấu và diện tích đất nông nghiệp của Thành phố Vinh năm 2005 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của thành phố Vinh năm 2005 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tổng số đất tự nhiên Trong đó: 1. Đất nông nghiệp Trong đó: - Đất trồng cây hàng năm - Đất trồng cây lương thực thực phẩm khác - Đất vườn - Đất trồng cây lâu năm - Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 2. Đất lâm nghiệp có rừng Trong đó: -Đất có rừng tự nhiên: -Đất có rừng trồng:. 3. Đất và sông suối chưa sử dụng Trong đó: - Đất bằng. - Đất mặt nước. 6692.368 3.306,03 2.167,75 276,55 848,24 6,36 283,68 109,46 55,83 53,63 642,04 113,26 194,09 Qua bảng số liệu ta thấy: + Diện tích đất trồng cây hàng năm trong đó bao gồm lúa, rau đậu các loại còn rất thấp, chiếm chưa tới 40% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố. + Một phần diện tích khá lớn đất sông suối chưa sử dụng vào mục đích phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nuôi thuỷ sản. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội a. Tổ chức hành chính, dân số và lao động. Tổ chức hành chính: Thành phố Vinh có tổng số 20 phường, xã; 286 khối xóm phân bố cả ở thành thị và nông thôn. Là trung tâm của tỉnh Nghệ An, Vinh là một thành phố rất năng động. Do đang trong quá trình quy hoạch và phát triển mở rộng nên thành phố có nhiều biến động về mặt sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất gieo trồng cây hàng năm của thành phố là 3.528 ha năm 2003, 1.539 ha năm 2004, 3.065 ha năm 2005 và 2.763 ha năm 2006, rõ ràng có sự biến động rất lớn qua các năm. Cùng với quá trình đô thị hoá, chính sách chuyển dịch cơ cấu giữa ngành trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản thì trong thời gian tới, phần diện tích trồng cây trồng hàng năm sẽ còn bị thu hẹp lại. Cơ cấu ngành nông nghiệp của thành phố tập trung chủ yếu vào 2 phân ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi trong đó có nuôi trồng thuỷ sản. Thực hiện chủ trương của tỉnh cũng như của thành phố sẽ khuyến khích chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt không có hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanduc09.doc
  • pptDUC.ppt
Tài liệu liên quan