BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHẠM HỒNG NGÂN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC TÍNH GÂY BỆNH
CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI, SALMONELLA
GÂY TIÊU CHẢY Ở BÊ GIỐNG SỮA NUƠI TẠI NGOẠI
THÀNH HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG, TRỊ
Chuyên ngành: Vi sinh vật thú y
Mã số: 62 62 50 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG
HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… i
LỜI CAM ðOAN
Tơi x
175 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính gây bệnh của vi khuẩn ESCHERICHIA, SALMONELLA gây tiêu chảy ở bê giống sữa nuôi tại ngoại thành Hà Nội và biện pháp phòng, trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thơng tin trích dẫn
trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Phạm Hồng Ngân
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… ii
LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tơi luơn nhận được sự giúp đỡ, ủng
hộ vơ giá về kiến thức, tài liệu, kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như động viên
khuyến khích về tinh thần của thầy hướng dẫn. Tơi vơ cùng trân trọng và ghi
nhớ bền lâu cơng ơn của PGS. TS. Trương Quang.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ðại học Nơng nghiệp
Hà Nội, Ban Chủ nhiệm cùng tập thể cán bộ Khoa Thú y, Viện ðào tạo Sau
đại học về sự giúp đỡ tận tình và đầy tinh thần trách nhiệm.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn cán bộ, cơng nhân viên Bộ mơn Vi sinh vật -
Truyền nhiễm, Bộ mơn Ký sinh trùng, Bộ mơn Thú y cộng đồng, Bộ mơn Nội
- Chẩn - Dược - ðộc chất Khoa Thú y, Truờng ðại học nơng nghiệp Hà Nội,
Bộ mơn Vi trùng Viện Thú y, Chi cục Thú y Hà Nội, Cơng ty giống gia súc
Hà Nội, Trạm thú y Gia Lâm, Long Biên, ðơng Anh, Thanh Trì vì sự giúp đỡ
tinh thần và ủng hộ cơ sở vật chất, thiết bị trong quá trình thực hiện đề tài.
Một số kết quả nghiên cứu trong luận án này thực hiện được nhờ sự tài
trợ của dự án Ford Foundation (Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội), Dự án
Việt – Bỉ, FAO Việt Nam. Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Trong quá trình thực hiện đề tài tơi đã nhận được sự giúp đỡ về nguyên
vật liệu, dụng cụ và tài liệu của G.S. Maria Fe C. Vizmanos ðại học Quốc gia
Philippin, G.S. Chris J. Murray Viện khoa học y học và thú y, Úc, GS Marion
Duchet-Suchax Viện nghiên cứu nơng nghiệp Quốc gia Cộng hồ Pháp, tơi vơ
cùng biết ơn sự giúp đỡ quý báu đĩ.
Nhân dịp này, tơi xin chân thành cảm ơn sự động viên, khuyến khích,
ủng hộ về tinh thần và vật chất của bạn bè, bố, mẹ, vợ và các con.
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Tác giả luận án
Phạm Hồng Ngân
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt viii
Danh mục bảng x
Danh mục hình xii
Danh mục ảnh xiii
MỞ ðẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Một số yếu tố độc lực cơ bản của vi khuẩn E.coli 5
1.1.1 Giáp mơ 7
1.1.2 Thành tế bào 8
1.1.3 Kháng nguyên pili 9
1.1.4 Plasmid 13
1.1.5 Enterotoxin 13
1.1.6 Hệ thống thu nhận sắt 19
1.2 ðặc điểm cấu tạo và đặc tính huyết thanh học các yếu tố kháng
nguyên của vi khuẩn E.coli 20
1.2.1 Kháng nguyên O 20
1.2.2 Kháng nguyên K 25
1.2.3 Kháng nguyên pili 29
1.2.4 Kháng nguyên M 35
1.2.5 Kháng nguyên H 35
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… iv
1.3 Một số yếu tố độc lực cơ bản của vi khuẩn Salmonella 36
1.3.1 Lipopolisaccharide (LPS) 36
1.3.2 Enterotoxin 43
1.3.3 Cytotoxin 44
1.3.4 Flagella 45
1.3.5 Khơng bào chứa sắt 45
1.3.6 Heat - Shock protein 46
1.3.7 Khả năng bám dính và xâm nhập tế bào 46
1.3.8 Plasmid độc lực 46
1.3.9 Khả năng tồn tại và nhân lên trong tế bào đại thực bào 47
1.4 Phương pháp phịng và điều trị bệnh do E.coli và Salmonella gây
ra ở bê 48
1.4.1 Phịng bệnh 48
1.4.2 ðiều trị 53
Chương 2 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54
2.1 Nội dung 54
2.2 Nguyên liệu 54
2.2.1 ðộng vật thí nghiệm 54
2.2.2 Giống vi khuẩn và kháng huyết thanh 55
2.2.3 Dụng cụ, hố chất và mơi trường 55
2.3 Phương pháp nghiên cứu 56
2.3.1 Phương pháp lấy mẫu 56
2.3.2 Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn 56
2.3.3 Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí, số lượng E.coli và
Salmonella trong 1g phân 56
2.3.4 Xác định kháng nguyên pili của các chủng E.coli 57
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… v
2.3.5 Xác định khả năng sản sinh độc tố enterotoxin của vi khuẩn
E.coli và Salmonella 58
2.3.6 Phương pháp xác định LD50 59
2.3.7 Phương pháp kiểm tra độc lực các chủng E.coli, Salmonella
phân lập 60
2.3.8 Phương pháp kiểm tra tính mẫn cảm của các chủng E.coli và
Salmonella với kháng sinh và hố dược 60
2.3.9 Phương pháp xác định serotype của các chủng Salmonella 61
2.3.10 Phương pháp xác định Coliform và E.coli trong nước thải 63
2.3.11 Phương pháp xác định các chỉ tiêu lâm sàng 63
2.3.12 Xác định các chỉ tiêu sinh lý, sinh hố máu 63
2.3.13 Phương pháp gây bệnh thực nghiệm trên bê với vi khuẩn
enterotoxigenic E.coli 64
2.3.14 Bố trí thí nghiệm xử lý phân bị sữa bằng kỹ thuật ủ hiếu khí
vi sinh vật 65
2.3.15 Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu lý, hĩa, vi sinh vật của
đống ủ thí nghiệm kỹ thuật ủ hiếu khí vi sinh vật xử lý phân
bị sữa 65
2.3.16 Xử lý số liệu 66
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 67
3.1 Kết quả phân lập, xác định tỷ lệ nhiễm E.coli, Salmoneella ở bê
giống sữa 67
3.1.1 Kết quả xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong
phân bê khơng tiêu chảy và tiêu chảy 67
3.1.2 Kết quả xác định số lượng vi khuẩn E.coli trong 1 gram phân
của bê khơng tiêu chảy và bê tiêu chảy 69
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… vi
3.1.3 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ phân bê tại một số
cơ sở chăn nuơi bị sữa ở Hà Nội 73
3.1.4 Kết quả xác định số lượng vi khuẩn Salmonella spp trong 1
gram phân bê khơng tiêu chảy và bê tiêu chảy 75
3.2 Kết quả nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn E.coli
và Salmonella 77
3.2.1 Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh học các chủng E.coli
phân lập từ bê giống sữa 77
3.2.2 Kết quả nghiên cứu một số đặc tính sinh học của một số
chủng Salmonella spp phân lập từ bê giống sữa 83
3.3 Kết quả nghiên cứu một số yếu tố độc lực cơ bản của vi khuẩn
E.coli và Salmonella 86
3.3.1 Kết quả nghiên cứu một số yếu tố độc lực cơ bản của vi khuẩn
E.coli 86
3.3.2 Kết quả nghiên cứu một số yếu tố độc lực của vi khuẩn
Salmonella 100
3.4 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hĩa máu
của bê gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn Enterotoxigenic E.coli 110
3.4.1 Số lượng hồng cầu, tỷ khối hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố ở
bê gây bệnh thí nghiệm với enterotoxigenic Escheriachia coli 110
3.4.2 Số lượng và cơng thức bạch cầu ở bê gây bệnh thí nghiệm với
vi khuẩn enterotoxigenic E.coli 112
3.4.3 Hàm lượng đường huyết và độ dự trữ kiềm trong máu bê gây
nhiễm enterotoxigenic E.coli 116
3.4.4 Kết quả xác định hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần
protein trong huyết thanh bê gây nhiễm enterotoxigenic E.coli 118
3.5 Kết quả nghiên cứu một số biện pháp phịng và điều trị bệnh 122
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… vii
3.5.1 Kết quả nghiên cứu một số biện pháp xử lý mơi trường
chuồng nuơi bị sữa vì mục đích phịng bệnh 122
3.5.2 Kết quả điều trị tiêu chảy do E.coli và Salmonella gây ra ở bê sữa 132
KẾT LUẬN - ðỀ NGHỊ 138
1 Kết luận 138
2 ðề nghị 139
Danh mục các cơng trình đã cơng bố cĩ liên quan đến luận án 140
Tài liệu tham khảo 141
Phụ lục 157
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATP Adenosin triphosphate
BGA Brilliant green agar
BHI Brain Heart Infusion
cAMP Cyclic adenosine monophosphate
CFA Colonization factor antigen
CFU Colony forming unit
CHO Chinese Hamster Ovary
CNF Cytotoxic necrotizing factors
CT Choleratoxin
DNA Deoxyribonucleic axit
E.coli Escherichia coli
EAEC Enteroaggrigative E.coli
EHEC Enterohaemorrhagic E.coli
EIEC Enteroinvasive E.coli
EM Effective Microorganisms
EMB Eosin-Methylene Blue
EPEC Enteropathogenic E.coli
ETEC
FAO
Enterotoxigenic E.coli
Food and Agriculture Organization
FDA Food & Drug Administration
Gr (-) Gram âm
Gr (+) Gram dương
GTP Guanosin triphosphate
Hb Hemoglobin
HF Holstein Friesian
hLT Human heat labile enterotoxin
HSP Heat-shock protein
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… ix
IMViC Indole, Methyl Red, Voges Proskauer và Citrat
kDa Kilodalton
KDO 2-keto-3-deoxymanlunosotonic axit
LD50 Lethal Dose 50
LPS Lipopolysaccharide
LT Heat labile enterotoxin
MacC. MacConkey
mEq Milliequivalent
MPN Most Probable Number
MR Methyl red
mRNA Messenger Ribonucleic Axit
NAD Nicotinamide Adenine Dinucleotide
NADP Nicotinamide Adenine Dinucleotide Phosphate
NADPH Dihydronicotinamide Adenine Dinucleotide Phosphate
PGE2 Prostaglandin E2
pLT Porcine heat labile enterotoxin
PMN Polymorphonuclear Leukocytes
RNA Ribonucleic axit
SLT Shigalike toxin
ST Heat stable enterotoxin
TNF Tumor necrosis factor
TSA Triple soy agar
TSI Triple sugar iron
VP Voges proskauer
VT Verotoxin
WHO
XLD
World Health Organization
Xylolysin deoxychocolat
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… x
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1 Tổng số vi khuẩn hiếu khí và số loại khuẩn lạc trong 1 gram
phân bê khơng tiêu chảy và tiêu chảy 68
3.2 Tổng số vi khuẩn E.coli trong 1 gram phân bê khơng tiêu chảy
và tiêu chảy 70
3.3 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trong phân bê 73
3.4 Kết quả xác định số lượng vi khuẩn Salmonella trong phân bê
khơng tiêu chảy và bê tiêu chảy 77
3.5 Kết quả kiểm tra một số đặc tính nuơi cấy, sinh vật hố học của
các chủng E.coli phân lập từ bê khơng tiêu chảy và tiêu chảy 79
3.6 Kết quả xác định kháng nguyên pili cĩ mặt ở các chủng E.coli
phân lập từ bê 87
3.7 Tỷ lệ các chủng E.coli phân lập từ bê sản sinh enterotoxin 93
3.8 Kết quả xác định LD50 của chủng enterotoxigenic E.coli 95
3.9 Kết quả kiểm tra độc lực của vi khuẩn enterotoxigenic E.coli
trên chuột bạch 96
3.10 Kết quả kiểm tra lâm sàng bê gây nhiễm enterotoxigenic E.coli 97
3.11 Kết quả kiểm tra tổng số vi khuẩn hiếu khí và số lượng vi khuẩn
E.coli trong chất chứa ruột non bê thí nghiệm 99
3.12 Kết quả kiểm tra khả năng bám dính của các chủng Salmonella
spp phân lập từ bê 100
3.13 Khả năng sản sinh độc tố đường ruột của các chủng Salmonella
phân lập từ bê 102
3.14a Kết quả định type kháng nguyên O theo nhĩm các chủng
Salmonella spp phân lập từ bê 104
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… xi
3.14b Kết quả xác định kháng nguyên H của vi khuẩn Salmonella phân
lập từ bê 106
3.15 Kết quả xác định LD50 của vi khuẩn Salmonella phân lập từ bê 107
3.16 Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng Salmonella trên chuột bạch 108
3.17 Kết quả kiểm tra lâm sàng trên bê gây nhiễm Salmonella dublin 109
3.18 Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và tỷ khối hồng cầu
của bê gây bệnh bằng enterotoxigenic E.coli 110
3.19 Số lượng và cơng thức bạch cầu của bê gây bệnh thực nghiệm
với enterotoxigenic E.coli. 112
3.20 Hàm lượng đường huyết, hàm lượng Natri, Kali huyết thanh và
hàm lượng kiềm dự trữ trong máu bê thí nghiệm 117
3.21 Hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein ở bê thí
nghiệm 119
3.22 Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu vi sinh vật nước thải chuồng
nuơi bị sữa 123
3.23 Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu vi sinh vật nước thải chuồng
nuơi bị sữa sau khi xử lý bằng chế phẩm EM 124
3.24a ðộ ẩm mẫu nguyên liệu ban đầu 128
3.24b ðộ ẩm của các lơ thí nghiệm trong quá trình xử lý 128
3.25a Một số chỉ tiêu vi sinh vật của nguyên liệu compost 129
3.25b Một số chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm compost sau khi ủ 28 ngày 130
3.26 Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh và hĩa dược của
các chủng enterotoxigenic E.coli phân lập từ bê 133
3.27 Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng
Salmonella spp phân lập từ bê 135
3.28 Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy ở bê 136
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… xii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1 Biến động số lượng vi khuẩn hiếu khí trong 1 gram phân bê 72
3.2 Biến động số lượng vi khuẩn E.coli trong 1 gram phân bê 72
3.3 Kết quả phân lập Salmonella ở bê giống sữa 76
3.4 Số lượng vi khuẩn Salmonella trong 1 gram phân bê 76
3.5 Kết quả xác định kháng nguyên pili cĩ mặt ở các chủng E.coli
phân lập từ bê 93
3.6 Tỷ lệ các chủng E.coli phân lập từ bê sản sinh enterotoxin 94
3.7 Số lượng hồng cầu của bê gây bệnh bằng enterotoxigenic E.coli 113
3.8 Số lượng bạch cầu ở bê gây bệnh thí nghiệm enterotoxigenic E.coli 113
3.9a Hàm lượng Natri trong huyết thanh bê thí nghiệm 120
3.9b Hàm lượng Kali huyết thanh bê thí nghiệm 120
3.10 Biểu đồ biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ của 3 lơ thí nghiệm 126
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… xiii
DANH MỤC ẢNH
STT Tên ảnh Trang
3.1 Khuẩn lạc E.coli trên mơi trường MacC 80
3.2 Khuẩn lạc E.coli trên mơi trường Min ca 80
3.3 Vi khuẩn E.coli phát triển trên mơi trường TSI 81
3.4 Khuẩn lạc E.coli trên mơi trường EMB 81
3.5 Vi khuẩn E.coli (x 900) 82
3.6 Các phản ứng sinh hĩa của vi khuẩn E.coli 82
3.7 Khuẩn lạc Salmonella spp trên mơi trường MacC 83
3.8 Khuẩn lạc Salmonella spp trên mơi trường BGA 84
3.9 Khuẩn lạc Salmonella spp trên mơi trường XLD 84
3.10 Vi khuẩn Salmonelle phát triển trên mơi trường TSI 85
3.11 Vi khuẩn Salmonella (x 900) 86
3.12 Chuột bạch sơ sinh thí nghiệm 90
3.13 Kiểm tra độc tố ruột 91
3.14 Bê thí nghiệm 98
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 1
MỞ ðẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Chăn nuơi bị là một trong những nghề truyền thống, gắn bĩ với người
nơng dân Việt Nam. Từ lâu, người ta chăn nuơi bị để lấy sức kéo, phân bĩn
cho cây trồng, thịt, sữa và nguyên liệu phục vụ cơng nghiệp, thủ cơng mỹ
nghệ. Sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước đạt 262160 tấn trong năm 2008,
234438 tấn trong năm 2007, năm 2006 là 215953 tấn so với 64703 tấn năm
2001 (Tổng cục thống kê, 2009).
Chăn nuơi bị đang giữ vị thế quan trọng trong tiến trình phát triển kinh
tế của đất nước, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xĩa đĩi giảm nghèo.
Tốc độ tăng trưởng đàn bị liên tục tăng lên trong suốt 10 năm qua. Năm 2001
tổng đàn bị trong cả nước là 3899700 con, năm 2007 đạt con số 6724700 con
so với năm 2006 là 6510800 con (Cục Chăn nuơi, 2007). Từ năm 2001 đến
nay số lượng đàn bị sữa tăng lên rất nhanh. Chính phủ đã cĩ chủ trương đẩy
mạnh phát triển chăn nuơi bị sữa ở Việt Nam thơng qua Quyết định
167/2001/Qð/TTg về chính sách phát triển chăn nuơi bị sữa. Theo chủ trương
này từ năm 2001 đến 2004 một số địa phương trong cả nước đã nhập một số
lượng lớn bị sữa (10000 con) từ các nước cĩ ngành chăn nuơi bị sữa phát
triển như Mỹ, New Zealand. Cho đến năm 2006 tổng đàn bị sữa của cả nước
đạt trên 113.200 con, tăng trưởng bình quân 25%/năm. Sản lượng sữa năm
2006 đạt 215953 tấn, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 31%/năm. Hiện cả
nước cĩ khoảng 19600 hộ chăn nuơi bị sữa, trung bình 5,3 con/hộ (Hà Yên,
2006). Theo ước tính, 94,5% đàn bị sữa được nuơi trong khu vực gia đình,
khoảng 0,5% trong các liên doanh, cịn lại 5% thuộc sở hữu các cơ sở chăn
nuơi Nhà nước. Nhu cầu tiêu thụ sữa tươi của người tiêu dùng nước ta đang
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 2
ngày càng tăng, hiện nay mức tiêu thụ bình quân trong nước chỉ mới đạt 7
kg/người/năm. Khả năng tự sản xuất sữa tươi trong nước mới đạt 0,8
kg/người/năm, như vậy nước ta phải nhập khẩu 90% lượng sữa phục vụ nhu
cầu tiêu dùng trong nước (Nguyễn Hữu Lương, 2003).
Như vậy cĩ thể thấy bức tranh tổng quan về lợi ích thiết thực và xu thế
phát triển của nghề chăn nuơi bị, đặc biệt chăn nuơi bị sữa ở nước ta. Cùng
với chủ trương phát triển đàn bị sữa của Chính phủ, chăn nuơi bị sữa đang
ngày càng phát triển, trong đĩ cĩ Hà Nội. Mặc dù vậy, chăn nuơi bị ở nước
ta, đặc biệt bị sữa đang đối mặt với một số nguy cơ làm chậm tốc độ tăng
trưởng. Trong đĩ cĩ những nguyên nhân về điều kiện tự nhiên như khí hậu
nĩng ẩm, thiếu đồng cỏ xanh, thiếu nguồn nước sạch và dịch bệnh là những
thách thức phát triển đàn bị sữa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả điều tra dịch bệnh ở gia súc và gia cầm các tỉnh phía Bắc cho
thấy: Một số bệnh thường gặp ở trâu, bị khơng gây thành dịch lớn nhưng lại
cĩ tỷ lệ chết trung bình hàng năm lên đến (6,62%). Hội chứng tiêu chảy do
một số nguyên nhân gây ra gĩp phần làm tăng tỷ lệ chết ở đàn trâu, bị nước
ta. Tỷ lệ chết do các bệnh đường tiêu hĩa (ngoại trừ các bệnh ký sinh trùng
đường tiêu hĩa) trung bình là 1,28%, giao động trong phạm vi 0,39 - 2,83%
(Hồ ðình Chúc, 1999). Bệnh tiêu chảy đặc biệt trầm trọng ở gia súc non, phổ
biến ở hầu khắp các vùng sinh thái nước ta. ðặc biệt ở bê, nghé, cĩ tới 70% -
80% tổn thất nằm trong thời kỳ nuơi dưỡng bằng sữa đầu và 80% - 90% trong
số đĩ là do hậu quả của tiêu chảy gây ra (Lê Minh Chí, 1995; Trích dẫn bởi
Nguyễn Văn Sửu, 2005).
E.coli và Salmonella là hai thành viên của họ vi khuẩn đường ruột
(enterobacteriaceae) đĩng vai trị quan trọng gây nên các quá trình bệnh lý ở
đường tiêu hĩa các lồi gia súc. Bệnh do chúng gây ra cĩ phạm vi phân bố
rộng trên tồn thế giới (Wray và Sojka, 1977). Ở Việt Nam, một số tác giả đã
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 3
nghiên cứu vai trị gây bệnh của vi khuẩn E.coli, Salmonella ở trâu, bị, bê,
nghé địa phương, trên nhiều khía cạnh khác nhau như nghiên cứu của các tác
giả: Hồ Văn Nam và cs (1994), Nguyễn Quang Tuyên (1996), Phạm Ngọc
Thạch (1998), Nguyễn Bá Hiên (2001), Nguyễn Văn Quang và cs (2002),
Nguyễn Thị Oanh, Phùng Quốc Chướng (2003), Nguyễn Văn Sửu (2005).
Các cơng trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá tác động và vai trị của vi
khuẩn gây tiêu chảy ở trâu, bị, bê, nghé.
Mặc dù vậy, chưa cĩ tác giả nào nghiên cứu một cách hệ thống về các
yếu tố gây bệnh của vi khuẩn enterotoxigenic E.coli gây ra trên đàn bê giống
sữa nuơi tại thành phố Hà Nội và một số tỉnh chăn nuơi bị sữa chủ yếu ở miền
Bắc Việt Nam.Từ năm 2001 đến nay khi đàn bị sữa tăng nhanh về số lượng
đã bộc lộ những yếu kém về chăm sĩc, nuơi dưỡng và quản lý dịch bệnh tại
một số địa phương, trong đĩ cĩ bệnh tiêu chảy ở bê đã gây khơng ít khĩ khăn
cho nghề chăn nuơi bị sữa. Chính vì vậy tại Hội nghị về Chương trình phát
triển đàn bị sữa Việt Nam vào ngày 15/08/2006 tại Long An, Bộ trưởng Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn đã nhận xét: “Năm năm qua, chăn nuơi
bị sữa đang chập chững những bước đi đầu tiên. ðây là ngành chăn nuơi cơng
nghệ cao, khơng giống nuơi trâu, bị thường nên cần phải học tập” (Hà Yên,
2006). Xuất phát từ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn nêu trên,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc tính gây bệnh
của vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella gây tiêu chảy ở bê giống sữa
nuơi tại ngoại thành Hà Nội và biện pháp phịng trị”.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Xác định một số đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E.coli, Salmonella
phân lập từ bê tiêu chảy.
+ ðề xuất biện pháp phịng trị bệnh tiêu chảy do E.coli và Salmonella
gây ra ở bê.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 4
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung, làm phong phú thêm lý luận
cơ sở về căn bệnh E.coli và Salmonella.
+ Bổ sung, ứng dụng các phương pháp nghiên cứu về vi khuẩn E.coli
và Salmonella.
+ Kết quả nghiên cứu thu được của đề tài là cơ sở khoa học cho các
nghiên cứu tiếp theo đồng thời đĩng gĩp thêm tài liệu tham khảo cho nghiên
cứu, giảng dạy chuyên mơn chuyên ngành Thú y tại tại các trường ðại học,
Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, cho cán bộ thú y và người chăn nuơi.
+ Bổ sung các biện pháp phịng, trị hội chứng tiêu chảy ở bê, gĩp
phần giải quyết một số vấn đề mà thực tiễn sản xuất đặt ra, đặt biệt là chăn
nuơi bị sữa.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 MỘT SỐ YẾU TỐ ðỘC LỰC CƠ BẢN CỦA VI KHUẨN E.COLI
E.coli tên của vi khuẩn bắt nguồn từ tên của người phát hiện Theobald
Escherich và nơi cư trú thường xuyên của chúng ở kết tràng (colon). Vi khuẩn
E.coli cĩ mặt rất sớm trong đường tiêu hố của động vật cĩ vú, chỉ 24h kể từ
khi động vật non sinh ra, chúng đã đạt số lượng cực đại. Theo sự tăng lên về
lứa tuổi của gia súc, số lượng E.coli giảm dần rồi ổn định khi đến tuổi trưởng
thành của vật chủ và tồn tại ở đường tiêu hố trong suốt đời sống của chúng
như một vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện chính của hệ vi khuẩn đường ruột. Hầu hết
các chủng E.coli là vơ hại; Vì vậy, trong một thời gian dài, vai trị gây bệnh của
chúng bị bỏ qua. Tuy nhiên những tổn thất kinh tế do chúng gây ra ngày càng
nghiêm trọng đã thu hút nhiều nhà khoa học lưu tâm nghiên cứu đối với một số
chủng cĩ khả năng gây bệnh nhờ cĩ các yếu tố độc lực (Timoney và cs, 1988).
E.coli là căn bệnh quan trọng nhất gây ỉa chảy và nhiễm trùng ngồi
đường tiêu hĩa kể cả nhiễm trùng huyết ở bê sơ sinh. Một số chủng E.coli
nhất định phân lập ở động vật là nguyên nhân gây bệnh ở người truyền qua
thực phẩm bị ơ nhiễm. Vi khuẩn E.coli thường cư trú tự nhiên trong đường
tiêu hĩa của động vật, do vậy việc phân biệt các chủng gây bệnh với các
chủng thuộc hệ vi sinh đường ruột bình thường dựa trên cơ sở xác định các
yếu tố độc lực của chúng (Guler và cs, 2008).
Các chủng E.coli gây bệnh mang các yếu tố độc lực khác nhau vì vậy
thể hiện bệnh ở động vật dưới các biểu hiện bệnh lý lâm sàng khác nhau. Dựa
vào các yếu tố độc lực và triệu chứng lâm sàng ở vật chủ, cho đến nay, bảy
nhĩm E. coli gây tiêu chảy chính đã được thừa nhận. Chúng bao gồm:
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 6
ETEC (enterotoxigenic E.coli) là nhĩm E.coli mang kháng nguyên pili và sản
sinh độc tố đường ruột enterotoxin; EPEC (enteropathogenic E.coli) khơng
sản sinh độc tố enterotoxin và gây viêm ruột bởi những cơ chế cho đến nay
vẫn chưa được hiểu biết tường tận; EIEC (enteroinvasive E.coli) xâm nhập
vào trong tế bào niêm mạc ruột gây nên các biến đổi bệnh lý giống như trực
khuẩn lỵ Shigella; EHEC (enterohaemorrhagic E.coli) gây xuất huyết ruột;
VTEC (verotoxin E.coli) hay cịn gọi STEC (Shigaliketoxin E.coli) sản sinh
độc tố tế bào (verotoxin hoặc Shigalike toxin) tác động đến kết tràng, hệ tiết
niệu và hệ thần kinh; EAEC (enteroaggregative E. coli) bám dính và kết tập
đường ruột đặc trưng bởi hiện tượng tập trung số lượng lớn, bám dính cục bộ
trên vùng biểu mơ lơng nhung và sản sinh độc tố ST; Nhĩm NTEC
(necrotoxigenic E. coli) sản sinh độc tố hoại tử tế bào ruột (Bela và Peter,
2005; Nagi và cs, 2008). Trong các nhĩm trên đây, ETEC là căn bệnh phổ
biến gây tiêu chảy ở bê (Varnam và Evan, 1996; DeBroy và Maddox, 2001;
Guler và cs, 2008).
Nhĩm ETEC gây tiêu chảy ở hầu hết các lồi động vật và người. Chúng
được ghi nhận như một căn bệnh phổ biến gây tiêu chảy cho trẻ em sơ sinh
các nước đang phát triển và là nguyên nhân gây bệnh cho khách du lịch từ các
quốc gia phát triển đến các quốc gia đang phát triển. Bệnh được gọi là:
“Traveller disease”. Người trưởng thành ở các nước đang phát triển thường
khơng mắc bệnh này. Bệnh đặc biệt nặng ở gia súc non trong thời kỳ bú sữa,
gặp ở hầu hết các lồi gia súc. Nhĩm EPEC gây tiêu chảy chính cho lợn. Các
nhĩm EIEC và EAEC gây bệnh chính ở người, riêng ở động vật ít gặp. Những
vụ dịch tiêu chảy, gây chết trẻ em được mơ tả trong thời gian gần đây ở Mỹ,
Nhật, Tây Ban Nha là do nhĩm VTEC gây ra với các loại độc tố mạnh như
verotoxin hoặc Shigalike toxin. Một vài thành phần cấu trúc của tế bào vi
khuẩn E.coli và sản phẩm do chúng tiết ra tham gia vào các yếu tố độc lực, tác
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 7
động lên ruột và các mơ bào khác. Thành phần cấu trúc liên quan đến độc lực
của vi khuẩn bao gồm: Giáp mơ (capsule), thành tế bào, kháng nguyên pili.
Sản phẩm do chúng tiết ra đảm nhận chức năng các yếu tố độc lực bao gồm:
độc tố đường ruột (enterotoxin), độc tố tế bào (cytotoxins), yếu tố dung huyết
(hemolysin) và aerobactin (Gyles và Theoen, 1993).
1.1.1 Giáp mơ
Rất nhiều serotypes E.coli gây tiêu chảy ở động vật cĩ khả năng sinh
giáp mơ với bản chất hố học là polysaccharide mà cấu tạo, đặc tính huyết
thanh học, di truyền học đã được nghiên cứu kỹ từ nhiều năm qua. Bằng các
phương pháp nghiên cứu siêu cấu trúc tế bào vi khuẩn E.coli cho thấy giáp mơ
gĩp phần giúp cho vi khuẩn xâm nhập vào tế bào biểu mơ ruột. Do cĩ bản
chất hố học là polysaccheride mang tính axit, chúng tạo ra trên bề mặt vi
khuẩn điện tích âm gây nên một lực hút với lớp màng trong tế bào biểu mơ
ruột mang điện tích dương. Hiện tượng trên giúp cho vi khuẩn bám dính, xâm
nhập tế bào vật chủ một cách thuận lợi (Orskov và cs, 1977).
Giáp mơ cịn được coi là một yếu tố bảo vệ tế bào vi khuẩn chống lại
hiện tượng thực bào bằng cách ngăn trở quá trình hoạt hố bổ thể, đặc biệt là
thành phần bổ thể C3b. Bổ thể C3b liên quan đến quá trình sản sinh
anaphylatoxin, một chất hình thành trong huyết thanh sau khi bổ thể C3b hoạt
hố, đến lượt mình anaphylatoxin phân giải tế bào mặt nạ giải phĩng histamin
và tăng tính thấm thành mạch. Hai kết quả trên do hoạt động của bổ thể C3b
dẫn đến phản ứng viêm phịng vệ. Giáp mơ ngăn trở bổ thể C3b hoạt hố và
do vậy bảo vệ tế bào vi khuẩn đề kháng với quá trình tiêu diệt trung gian bổ
thể của huyết thanh và quá trình thực bào của bạch cầu nhân đa hình thái
(Gyles và Thoen, 1993).
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 8
1.1.2 Thành tế bào
Thành tế bào vi khuẩn E.coli cĩ cấu tạo phức tạp, một số thành phần
cấu trúc gĩp phần tăng độc lực của chúng. Quan trọng nhất là
lipopolysaccharide (LPS) và protein màng ngồi của chúng. Mặc dù kháng
nguyên O khơng liên quan đến cơ chế gây tiêu chảy ở động vật nhưng nĩ
được coi là một yếu tố quan trọng tương tác với vật chủ. Chiều dài và thành
phần hố học chuỗi kháng nguyên O tác động ảnh hưởng đến tế bào và hệ
thống phịng vệ của cơ thể. Chiều dài chuỗi kháng nguyên O làm tăng độc lực
của vi khuẩn bởi vì chúng tạo phức hợp với bổ thể ở một vị trí cách xa màng
nguyên sinh chất tế bào vi khuẩn do vậy bảo vệ chúng khơng bị dung giải.
Thành phần hố học của chuỗi kháng nguyên O hoạt hố bổ thể ở mức độ
chậm hơn so với khả năng của chúng vì vậy làm chậm quá trình opsonin hố,
tiêu diệt tế bào vi khuẩn (Gyles và Thoen, 1993).
Tác động độc lực chính của LPS là do thành phần lipit A quyết định.
Lipit A kích thích tế bào đại thực bào và một số tế bào khác sản sinh một loạt
hoạt chất sinh học thuộc nhĩm cytokine gây nên những biến đổi đáng kể ở cơ
thể vật chủ. TNF (tumor necrosis factor) và interleukin – 1 là những hoạt chất
sinh học nĩi trên được sản sinh dưới tác động của lipit A. Phản ứng shock,
tăng tính thấm thành mạch, rối loạn hoạt động tuần hồn và hơ hấp là những
triệu chứng thường thấy trong chứng nhiễm trùng do E.coli gây ra (Gyles,
1992). Protein màng ngồi tế bào vi khuẩn E.coli là một yếu tố làm tăng độc
lực của chúng. Dạng protein này được gọi là TraT, cĩ bản chất hố học là
lipoprotein. Yếu tố độc lực này liên quan đến khả năng đề kháng với hoạt
động diệt khuẩn của huyết thanh. Hiện nay TraT được chiết tách từ màng
ngồi tế bào vi khuẩn và chức năng sinh học của nĩ đã được chứng minh.
TraT ngăn trở quá trình kết kợp với bổ thể C6. Nghiên cứu các chủng ETEC
gây tiêu chảy ở gia súc cho thấy vai trị gây tiêu chảy của LPS là khơng rõ
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 9
ràng. Tuy nhiên một số nhĩm kháng nguyên O đảm bảo điều kiện thuận lợi
đối với plasmid mang nguyên liệu di truyền mã hố cho quá trình tổng hợp
độc tố đường ruột enterotoxin và kháng nguyên pili. Vì lẽ đĩ, chỉ cĩ một số
nhĩm kháng nguyên O nhất định của E.coli là cĩ khả năng gây tiêu chảy cho
động vật và người nhờ các yếu tố độc lực: kháng nguyên pili và độc tố đường
ruột enterotoxin (Acres, 1977).
1.1.3 Kháng nguyên pili
Một số serotype E.coli cĩ khả năng hình thành pili, yếu tố bám dính
quan trọng giúp cho vi khuẩn tiếp cận các tế bào đích của cơ thể vật chủ. Mỗi
seotype lại sản sinh các loại pili khác nhau và hướng tới các tổ chức mơ bào
khác nhau và do vậy cũng gây nên các biểu hiện bệnh lý phân biệt. Nhờ khả
năng bám dính, vi khuẩn vượt qua hàng rào bảo vệ đầu tiên đĩ là nhu động
ruột. Pili là yếu tố độc lực quan trọng nhất của vi khuẩn E.coli. Nhờ yếu tố
độc lực này, vi khuẩn bám dính vào tế bào đích và gây nên các quá trình bệnh
lý. Yếu tố độc lực này bao gồm một số dạng pili cơ bản sau:
1.1.3.1 Type 1 pili
ðĩ là những sợi protein mảnh nhơ lên trên bề mặt tế bào vi khuẩn.
Dưới kính hiển vi điện tử chúng cĩ dạng hình mũi tên, chiều dài 2µ, khác biệt
với các dạng pili khác cĩ cấu tạo hình sợi xoắn. Hơn nữa phân tử bám dính
nằm ở đỉnh của pili. Type 1 pili là yếu tố độc lực của các chủng E.coli gây nên
bệnh đường tiết niệu, khơng tham gia vào các quá trình bệnh lý đường tiêu
hố gây tiêu chảy ở động vật (Jones và cs, 1992). Type 1 pili cĩ khả năng
ngưng kết hồng cầu người nhĩm A, hồng cầu chuột lang, khả năng đĩ bị cản
trở bởi đường D-manoza. Gen điều khiển tổng hợp type 1 pili nằm trên
plasmid bao gồm 10-11 gen mã hố cho quá trình tổng hợp type 1 pili quyết
định chiều dài và đỉnh của chúng (De Graff và Roorda, 1982).
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 10
1.1.3.2 F4 pili
F4 pili là một yếu tố độc lực của một số serotypes E.coli gây tiêu chảy
ở lợn con. F4 pili giúp cho E.coli bám dính vào tế bào biểu mơ nhung mao
phần trước ruột non lợn con, đặc biệt vùng khơng tràng và hồi tràng tập trung
một số lượng lớn vi khuẩn, nơi mà trong điều kiện sinh lý bì._.nh thường, số
lượng E.coli thấp hoặc khơng cĩ mặt. ðể cĩ thể gây bệnh, F4 pili cần cĩ các
receptor đặc hiệu trên tế bào biểu mơ nhung mao ruột non cho quá trình bám
dính. Những receptor đĩ là đặc hiệu với lồi, các lồi gia súc khác khơng cĩ
receptor cho F4 pili và do vậy chúng cĩ khả năng đề kháng với các chủng
E.coli thuộc nhĩm này. Hơn nữa những receptor này chỉ tồn tại trong thời gian
nhất định ở lợn con sơ sinh. Sau đĩ, theo lứa tuổi tăng lên chúng bị mất dần,
vì vậy lợn trưởng thành mang mầm bệnh E.coli cĩ F4 pili nhưng chúng cĩ khả
năng đề kháng với vi khuẩn này. Hơn nữa trong cùng lồi, một số cá thể lợn
khơng cĩ receptor đặc hiệu nĩi trên nên chúng cĩ khả năng đề kháng với căn
bệnh. Gen mã hố quá trình tổng hợp receptor đặc hiệu cho F4 là gen trội,
những cá thể mang gen lặn đồng hợp tử cĩ khả năng đề kháng với yếu tố độc
lực F4 (Gaastra và De Graaf, 1982).
1.1.3.3 F5 pili
Giống như F4, F5 pili thực hiện chức năng bám dính vào tế bào biểu
mơ nhung mao ruột non. Bám dính của các chủng ETEC mang yếu tố độc lực
F5 là cơ chế chính cho phép vi khuẩn vượt qua hàng rào bảo vệ đầu tiên,
khơng bị nhu động ruột đào thải ra ngồi theo phân. Dựa vào khả năng này vi
khuẩn tăng nhanh về số lượng, đủ để gây bệnh cho động vật. Trong điều kiện
sinh lý bình thường, số lượng E.coli trong chất chứa ruột non (khơng tràng,
hồi tràng) chỉ giao động trong phạm vi 104-106 CFU/g, ít khi vượt quá 107
CFU/g. Khi bê bị tiêu chảy do E.coli, số lượng vi khuẩn này tăng lên trên 1010
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 11
CFU/g. Trong điều kiện sinh lý tiêu hĩa bình thường, bê khơng tiêu chảy,
phần lớn E.coli lơ lửng trong chất chứa ruột, rồi bị đào thải ra ngồi theo phân
(Acres, 1975).
Nghiên cứu cơ chế bám dính ở mức phân tử của yếu tố độc lực F5,
Acres (1985) thơng báo: cấu trúc bề mặt màng ngồi tế bào vi khuẩn E.coli và
bề mặt màng ngồi tế bào biểu mơ nhung mao ruột đều mang điện tích âm.
Theo lẽ tự nhiên, chúng sẽ đẩy nhau bằng lực đẩy trái dấu điện tích. Nhờ cấu
trúc pili lồi lên khỏi bề mặt màng tế bào, vượt qua vùng chịu ảnh hưởng của
lực đẩy trái dấu điện tích nĩi trên, tiếp cận với các receptor đặc hiệu trên tế
bào biểu mơ nhung mao ruột. Sau khi bám được vào tế bào ruột, giáp mơ phát
huy vai trị như một chất bao bọc và kết dính vi khuẩn với tế bào ruột, đảm
bảo cho chúng khơng bị đào thải rồi nhân lên nhanh chĩng.
Yếu tố độc lực F5 thường phát hiện được ở các chủng E. coli gây tiêu
chảy ở bê, nghé, dê, cừu và lợn (Gyles và Thoen, 1993).
1.1.3.4 F6 pili
Yếu tố độc lực F6 pili thực hiện chức năng bám dính lên các receptor
đặc hiệu của tế bào biểu mơ nhung mao ruột theo cơ chế giống như F4 và F5.
F6 pili cĩ mặt ở các chủng E.coli, phân lập được từ gia súc nhai lại và lợn. Một
số serotype O:9, O:20, O:101, O:141 mang yếu tố độc lực F6, gây tiêu chảy ở
lợn con sơ sinh. Lợn lớn tuổi hơn cĩ khả năng đề kháng với yếu tố độc lực này.
Một số chủng ETEC gây tiêu chảy ở lợn con sơ sinh mang cả hai yếu tố độc lực
F4 và F6 (Schneider và cs, 1982).
1.1.3.5 F41 pili
F41 pili là yếu tố độc lực của các chủng ETEC thuộc nhĩm O9, O101
gây tiêu chảy ở gia súc nhai lại và lợn. Thành phần cấu tạo hố học và chức
năng sinh học của yếu tố độc lực F41 pili giống như F4, F5 và F6. Chúng đều
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 12
là protein và thực hiện chức năng bám dính. Dưới kính hiển vi điện tử chúng
cĩ hình thái khác biệt với các dạng pili nĩi trên (Duchet-Suchaux và cs, 1988).
1.1.3.6 Pili liên hệ với bệnh tiêu chảy và phù ở lợn con sau cai sữa.
Một số các chủng ETEC thuộc nhĩm O:25, O:108, O:138, O:139,
O:141và O:147 gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa. Các chủng E.coli này
khơng mang các dạng pili F4, F5, F6 và F41 giống như đã mơ tả trên đây,
chúng hình thành một dạng pili mới được gọi là F107 pili. F107 pili cĩ bản
chất hố học và đặc tính hình thái gần giống với các dạng pili đã mơ tả trên
đây. Tuy nhiên, F107 cĩ đặc tính kháng nguyên và chức năng sinh học khác
với các dạng pili đã mơ tả. F107 pili thực hiện chức năng độc lực gây tiêu
chảy ở lợn con sau cai sữa bằng cách bám dính vào tế bào biểu mơ nhung mao
ruột non tạo điều kiện cho vi khuẩn nhân lên và sản sinh độc tố. Tuy nhiên,
chúng chỉ bám được vào các receptor đặc hiệu cĩ mặt ở lợn con sau cai sữa.
Trong khi đĩ ở lợn con sơ sinh và trước cai sữa khả năng bám dính của chúng
là rất kém và do vậy chúng chỉ gây bệnh ở lợn con sau cai sữa với tên bệnh
postweaning diarrheal and edema disease (Nagy và cs, 1992).
Gen mã hố quá trình tổng hợp F107 pili nằm trên plasmid và cĩ quan
hệ gần gũi với gen điều khiển tổng hợp độc tố Shigalike toxin gây phù đầu ở
lợn ký hiệu là fedA. Gen này cĩ mặt ở 20-24 serotype E.coli gây bệnh tiêu
chảy và phù ở lợn con sau cai sữa (Methyiapun và cs, 1984).
1.1.3.7 Một số yếu tố kháng nguyên pili khác
CFAI và CFAII (colonization factors I, II) là những yếu tố độc lực của
các chủng ETEC phân lập từ người. ðĩ là những pili thực hiện chức năng
bám dính tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xâm nhập tế bào ruột và gây
tiêu chảy ở trẻ em. CFAI và CFAII ngưng kết tế bào hồng cầu người, đề
kháng với manoza, mang đặc tính kháng nguyên khác các dạng pili trên đây.
Gen mã hố tổng hợp chúng nằm trên plasmids (Gyles và Thoen, 1993).
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 13
Một số ít các chủng E.coli gây nhiễm trùng bại huyết ở gia súc sản sinh
Vir pili. Cho đến nay cĩ rất ít thơng tin về dạng pili này. Các chủng E.coli
phân lập từ bị sữa viêm vú sản sinh curli, chúng thực hiện chức năng bám
dính vào các tế bào biểu mơ tuyến vú, để từ đĩ gây bệnh viêm vú ở bị sữa do
E.coli gây ra. Bệnh viêm vú do E.coli khá phổ biến ở bị sữa. Theo thống kê, ở
Mỹ 49-50% số bị sữa bị viêm vú là do các chủng E.coli này gây ra (Acres và
cs, 1977).
1.1.4 Plasmid
Các chủng ETEC gây tiêu chảy cho động vật nhờ hai yếu tố độc lực cơ
bản: kháng nguyên pili và độc tố đường ruột. Hai sản phẩm trên được điều
khiển bởi các gen nằm ngồi nhiễm sắc thể, trong plasmids tồn tại trong nguyên
sinh chất tế bào vi khuẩn E.coli. ðiều đĩ cho thấy plasmid là yếu tố độc lực
gắn liền với một số nhĩm kháng nguyên O và K nhất định. Những serotype này
được coi như là những cá thể mang và bảo tồn yếu tố độc lực plasmid. Bằng
phương pháp đột biến làm thay đổi các đoạn DNA mã hố quá trình tổng hợp
kháng nguyên pili và độc tố đường ruột enterotoxin, tạo ra các chủng khơng cĩ
khả năng tổng hợp các yếu tố độc lực trên. Các chủng đột biến này khơng cĩ
khả năng gây bệnh. Như vậy một lần nữa khẳng định rằng palasmid là một yếu
tố độc lực mang thơng tin di truyền mã hố cho quá trình tổng hợp một số yếu
tố độc lực cơ bản của vi khuẩn E.coli (Acres, 1985).
1.1.5 Enterotoxin
Các chủng ETEC cĩ khả năng sản sinh hai loại độc tố đường ruột: heat
labile enterotoxin (LT) và heat stable enterotoxin (ST).
1.1.5.1 Heat labile enterotoxin
Các chủng ETEC gây tiêu chảy ở lợn con và trẻ em cĩ khả năng sản
sinh độc tố LT chịu tác động của nhiệt. ðộc tố LT của các chủng ETEC nguồn
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 14
gốc từ người ký hiệu là hLT (human LT), cịn ở lợn ký hiệu là pLT (porcine
LT). Các chủng ETEC cĩ nguồn gốc từ lợn sản sinh một loại độc tố LT giống
nhau, trong khi đĩ hLT cĩ hai dạng khác nhau được ký hiệu là LTI và LTII,
chúng cĩ cùng cơ chế tác động nhưng khác nhau về đặc tính kháng nguyên và
đặc tính sinh vật học. LT là một protein, trọng lượng phân tử lớn (88 kDa),
cấu tạo bởi một tiểu phần A và 5 tiểu phần B. Tiểu phần A, trọng lượng phân
tử 30 kDa, bao gồm hai đoạn A1 và A2 (21kDa). ðoạn A1 chiếm các vị trí
hoạt động và đoạn A2 với các chức năng nối đoạn A1 với tiểu phần B. Tiểu
phần B chứa các điểm thực hiện chức năng liên kết với tế bào biểu mơ ruột.
Tiểu phần A và B được tổng hợp bên trong tế bào rồi được vận chuyển qua
màng tế bào, tại đây chúng liên kết với nhau tạo thành độc tố LT tồn phần
(Gyles và Thoen, 1993).
Cơ chế tác động của LT dựa trên hoạt động kích hoạt hệ thống men
adenylat cyclaza tồn tại trên màng tế bào ruột, làm tăng cAMP dẫn đến tăng
cường bài xuất nước và các chất điện giải từ tế bào vào xoang ruột, gây nên
hiện tượng tiêu chảy (Fishman, 1990).
Cơ chế tác động đĩ được tĩm tắt như sau: tiểu phần B của LT gắn với
tế bào biểu mơ ruột thơng qua các receptor đặc hiệu trên bề mặt màng tế bào.
Tiếp đĩ đoạn A1 được vận chuyển qua bề mặt màng nhầy cho phép chúng
tương tác với hệ thống adenylat cyclaza, tồn tại bên trong màng tế bào. Hệ
thống adenylat cyclaza bao gồm ít nhất là 3 thành phần: phần thứ nhất thực
hiện chức năng chuyển ATP thành cAMP. Phần thứ hai điều khiển chức năng
enzym phụ thuộc GTP và phần thứ ba hoạt động như một receptor cho hĩc
mơn. Bình thường hệ thống men này sẽ hoạt động hay liên kết các hĩc mơn
với các receptor của chúng sau đĩ gắn GTP vào vị trí hoạt động nằm trên
protein điều khiển. Adenylat cyclaza được hoạt hố khi nĩ tạo thành protein
phức hợp với GTP và protein điều khiển. Hệ thống trên bị vơ hoạt khi GTP
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 15
chuyển thành GDP với sự xúc tác của men GTPaza. ðoạn A1 của phân tử LT
cĩ bản chất là một enzym adenosin diphotphat ribosyltransferaza xúc tác
chuyển ADP – riboza từ nicotinamid adenin dinucleotit (NDA) tới protein
điều khiển gây nên hiện tượng ức chế GTPaza. Do GTPaza bị ức chế, hệ
thống enzym trên thường xuyên hoạt động, dẫn đến tăng cAMP, hậu quả cuối
cùng là bài xuất nước và các chất điện giải như Cl-, Na+ từ tế bào vào xoang
ruột gây nên hiện tượng tiêu chảy (Gyles, 1992). Bằng thực nghiệm trên tế
bào thận chuột cống trắng, Lasaro và cộng sự (2009) cho biết với liều 1 µg LT
đã làm tăng nồng độ cAMP trong tế bào. Mức cAMP trong tế bào đạt giá trị
3500 pmol/ml sau 2 h thí nghiệm.
1.1.5.2 Heat stable enterotoxins (STs)
STs là độc tố đường ruột chịu nhiệt, trọng lượng phân tử thấp. Cĩ hai
nhĩm độc tố ST chúng được ký hiệu là STa và STb hay STI, STII.
STa: Kích thích tập trung dịch mơ bào ruột vào ống ruột ở chuột bạch
sơ sinh sau khi cho uống hoặc tiêm thẳng độc tố vào dạ dày, ruột. Cơ chế tác
động trên được áp dụng rộng rãi như là một phương pháp phát hiện độc tố
STa chính xác, tiết kiệm và đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Dạng độc tố
này cĩ thể được sản sinh bởi các chủng ETEC nguồn gốc từ người, động vật
nhai lại và lợn. ðây là dạng độc tố đường ruột chính do các chủng ETEC phân
lập từ bê, nghé, dê, cừu sản sinh, cĩ bản chất cấu trúc là một mạch peptit. STa
do các chủng ETEC nguồn gốc từ lợn và các gia súc sản sinh bao gồm 18
amino axit, trong khi đĩ peptit cấu tạo nên STa chứa 6 gốc cystein tham gia
tạo nên các cầu nối disulfit. Vị trí hoạt động nằm ở các bon cuối cùng của 14 -
amino axit. STa đề kháng với nhiệt, chịu đựng điều kiện pH thấp và khơng bị
các men phân giải protein phân huỷ (Gyles và Thoen, 1993).
Cơ chế tác động chính của STa cĩ thể được tĩm tắt như sau: cGMP
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 16
hoạt hố enzym 86 - kDa proteinkinaza cĩ mặt ở tế bào biểu mơ ruột dẫn đến
hiện tượng photphoryl hố phosphotidyl enositol tạo ra diacyl glycerol và
enositol 1, 4, 5 triphosphat, đồng thời hoạt hố enzym C – kinaza. Ba sản
phẩm trên làm tăng hàm lượng Ca+2 nội bào. Chính nồng độ Ca+2 nội bào cao
cản trở hấp thu Na+ và Cl- bởi nhĩm tế bào vili và kích thích bài xuất Cl- từ
nhĩm tế bào crypt vào xoang ruột (Acres, 1985).
Receptor cho STa là protein hoặc glycoprotein, thực hiện chức năng
như là điểm bám dính đặc hiệu của độc tố với tế bào ruột. Bên cạnh đĩ, bản
thân enzym guanylat cyclaza tự nĩ cũng là receptor cho STa. Khả năng bám
dính của STa vào receptor đặc hiệu phụ thuộc vào lứa tuổi động vật. Lợn sơ
sinh dưới 1 tuần tuổi cho khả năng bám dính STa vào tế bào ruột gấp 2 lần lợn
sau cai sữa và lợn trưởng thành. Số lượng receptor cho STa ở tế bào kết tràng
lớn gấp 3 lần ở hồi tràng. ðiều đĩ cho thấy hiện tượng cản trở hấp thu các
chất điện giải ở kết tràng, kết hợp tăng cường phân tiết ở hồi tràng gây nên
tình trạng tiêu chảy do STa gây ra (Gyles và Thoen, 1993).
STb: STb là độc tố đường ruột bền với nhiệt được sản sinh bởi các
chủng ETEC phân lập từ lợn và trẻ em tiêu chảy. Nĩ cĩ thể được sản sinh đơn
lẻ hoặc kết hợp với STa, LT. ðộc tố này khơng hồ tan trong cồn methanol,
khơng cĩ khả năng kích thích bài xuất dịch từ mơ bào vào ruột non chuột bạch
sơ sinh và do vậy khơng phát hiện được độc tố này bằng phương pháp dùng
chuột bạch sơ sinh. Chính những khác biệt trên đã dẫn tới ký hiệu độc tố ST
thành 2 dạng riêng rẽ STa và STb (Acres, 1985).
Trong thời gian gần đây độc tố STb đã được tinh chiết, bản chất cấu tạo
là một chuỗi polypeptide bao gồm 48 amino axit với 2 cầu nối disulfit
(Dubreuil và cs, 1991; Bela và Peter, 2005). Cho đến nay, những hiểu biết về
cơ chế tác động của STb vẫn cịn rất ít. Urban và cs (1990), Dubreuil (1997)
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 17
cho rằng độc tố này khơng tác động đến hệ thống men guanilat cyclaza trên
màng tế bào biểu mơ ruột vật chủ, STb tác động mở kênh trao đổi Ca2+ màng
tế bào, tăng nồng độ Ca+2 trong tế bào, do vậy hoạt hĩa enzyme prostaglandin
endoperoxydaza làm tăng hàm lượng prostaglandin E2 (PGE2) ở tế bào màng
nhày ruột gây nên hiện tượng tiêu chảy. Tác động chính là kích thích bài xuất
các muối bicarbonat từ mơ bào vào xoang ruột.
Hiện tượng tiêu chảy được giải thích bằng cơ chế do LT, ST gây ra như
đã trình bày ở trên đây. Ngồi ra một số tác giả như Stephen và Osborne
(1988), Peterson và Ochoa (1989) cho rằng LT và ST tác động lên tế bào
enterochromafin, nhĩm tế bào liên quan đến việc sản sinh serotonin và một số
peptide hoạt động thành mạch đường ruột làm tăng cường quá trình phân tiết
dịch từ mơ bào vào xoang ruột gây hiện tượng tiêu chảy. Bên cạnh đĩ LT và
ST cịn tác động lên lớp tế bào villi làm mất chức năng hấp thu, gây tiêu chảy
giống như tác động do nhĩm rotavirus gây ra. Cịn nhĩm ST tác động mạnh
lên nhĩm tế bào crypt làm biến đổi nhĩm tế bào này, kích thích bài xuất Cl- và
Na+ từ tế bào vào xoang ruột.
1.1.5.3 Shigalike toxin (Verotoxin)
Một nhĩm độc tố khơng bền vững với nhiệt do các chủng E.coli phân
lập từ lợn con cai sữa bị phù đầu (edema disease) sản sinh được gọi là
shigalike toxin (SLT) hoặc verotoxin (VT). Nhĩm độc tố này là một thành
viên của nhĩm độc tố cĩ bản chất protein. Tên gọi verotoxin dựa trên tác động
của độc tố, gây chết tế bào vero dùng nuơi cấy tế bào. Cịn shigalike toxin bản
thân tên gọi đĩ cho biết độc tố này cĩ cấu trúc và chức năng sinh học giống
với độc tố shiga do Shigella dysenteria sản sinh. Nhĩm độc tố này liên quan
đến bệnh phù ở lợn con cai sữa được gọi là VTe hay SLT-IIe (trước đây gọi là
SLT-IIv). Một số chủng E.coli phân lập từ bơ, sản phẩm của bị sữa cĩ khả
năng sản sinh verotoxin, chúng được gọi là verotoxigenic E.coli (VTEC).
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 18
VTEC cĩ nguồn gốc kể trên là nguồn gây bệnh quan trọng cho con người
(Karmali, 1989). VTs cĩ bản chất cấu tạo là protein bao gồm tiểu phần A và 5
tiểu phần B. Tiểu phần A gồm hai đoạn A1 và A2 giống như đã mơ tả với LT
(Gyles và Thoen, 1993).
Cơ chế tác động của VTs đã được Gyles và Thoen (1993) tĩm tắt như
sau: VTs gắn với globotriosyl hoặc globotetraosyl-ceramit ở màng tế bào rồi
gây tác động độc bằng cách ức chế hoạt động của men glycosidaza cĩ mặt ở
hệ thống men 28S ribosome thuộc RNA. Hoạt động trên cản trở quá trình gắn
amino acyl-tRNA với ribosome, từ đĩ cản trở quá trình tổng hợp protein. Một
đặc điểm phổ biến đối với bệnh do VTEC gây ra là quá trình phá huỷ nội mạc
thành mạch do VTs. Quá trình gây bệnh hình như cĩ liên quan đến quá trình
xâm nhập tế bào ruột bởi EIEC, sau đĩ sản sinh VTs ở ruột non, rồi chúng
được hấp thu vào máu và gắn vào tế bào nội mạc thành mạch ở các cơ quan
đích, gây tổn thương các tế bào đĩ dẫn tới triệu chứng phù, sốt, xuất huyết và
tắc mạch (thrombosis). Rất nhiều nghiên cứu trong phịng thí nghiệm đã
chứng minh rằng quá trình tổng hợp và bài xuất VTs sẽ được tăng cường khi
cĩ các yếu tố như sắc tố mật, trypsin, và các tác nhân diệt khuẩn tồn tại trong
đường tiêu hố.
1.1.5.4 Hemolysin
Alpha - hemolysin được sản sinh bởi một số serotype E.coli gây tiêu
chảy và phù ở lợn con sau cai sữa. Hemolysin cũng là một sản phẩm do các
chủng E.coli liên quan đến các quá trình nhiễm trùng khác ngồi đường ruột ở
người và bị. ðộc tố này giữ vai trị duy trì và nâng cao hàm lượng sắt cần
thiết cho sự phát triển của vi sinh vật bằng cách dung giải tế bào hồng cầu vật
chủ. Gen mã hố cho quá trình tổng hợp độc tố này nằm trên nhiễm sắc thể.
Một số ít chủng VTEC cĩ nguồn gốc từ động vật nhai lại và người cĩ khả
năng sản sinh enterohemolysin cĩ tác dụng dung giải chậm tế bào hồng cầu và
xuất huyết ruột. Các chủng enteroinvasive E.coli (EIEC) sản sinh dạng
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 19
hymolysin khác gọi là contact hemolysin. ðộc tố này đĩng vai trị quan trọng
trong quá trình gây bệnh của chủng EIEC, phân giải các thể vùi nội bào cho
phép vi khuẩn xâm nhập vào nguyên sinh chất tế bào ruột. Gen mã hố cho
quá trình tổng hợp độc tố này nằm trên plasmid (Gyles và Thoen, 1993).
1.1.5.5 Cytotoxic necrotizing factors (CNF)
Một số chủng E.coli cĩ độc lực mạnh gây nhiễm trùng bại huyết ở gia
súc sản sinh dạng độc tố gọi là vir toxin. Vir toxin là một thành viên của họ
độc tố cytotoxic necrotizing factors (CNF) gần đây được đặt tên là CNF2.
CNF1 là độc tố liên hệ với các chủng E.coli phân lập từ các trường hợp trẻ em
tiêu chảy, hoặc các trường hợp nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường tiết niệu
ở người. CNF2 là độc tố liên quan đến các chủng E.coli gây tiêu chảy ở lợn,
người, bê, nghé, dê, cừu, chĩ. CNF2 là một protein cĩ trọng lượng phân tử
100-KDa, cĩ quan hệ miễn dịch với 115 - kDa CNF1 protein. Bằng thực
nghiệm cho thấy cả hai dạng CNF gây phân chia nhân và biến đổi hoại tử tế
bào Hela và tế bào da thỏ (De Rycke và cs, 1990).
1.1.6 Hệ thống thu nhận sắt
Một số chủng E.coli gây bại huyết ở người và gia súc cĩ khả năng thu
nhận sắt nhờ một hệ thống đặc biệt. Hệ thống này cho phép vi khuẩn tồn tại và
nhân lên trong điều kiện mơi trường cĩ nồng độ sắt thấp khơng đáp ứng nhu cầu
phát triển của chúng ở trong tế bào và dịch mơ bào vật chủ. Hệ thống này bao
gồm acrobactin (một dạng khơng bào chứa sắt) và protein màng ngồi tế bào vi
khuẩn. Protein đảm bảo chức năng như một receptor phức hợp sắt - acrobactin.
Trong điều kiện nồng độ sắt thấp vi khuẩn tổng hợp acrobactin và bài xuất chúng
vào mơi trường. Do cĩ ái lực mạnh với sắt, acrobactin tăng cường khả năng thu
nhận sắt và hình thành phức hợp sắt - acrobactin. Phức hợp trên bám trở lại trên
các receptor protein màng ngồi tế bào và được vận chuyển vào trong tế bào. Tại
đây sắt được giải phĩng cho nhu cầu của vi khuẩn (Gyles và Thoen, 1993).
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 20
1.2 ðẶC ðIỂM CẤU TẠO VÀ ðẶC TÍNH HUYẾT THANH HỌC
CÁC YẾU TỐ KHÁNG NGUYÊN CỦA VI KHUẨN E.COLI
1.2.1 Kháng nguyên O
Kháng nguyên O là một thành phần của lipopolysaccharide (LPS). LPS
là thành phần cơ bản cấu tạo nên màng ngồi của các vi khuẩn Gram âm (Gr-)
như E.coli, Salmonella và là một yếu tố độc lực của chúng. Kháng nguyên O là
nhĩm kháng nguyên bề mặt thành tế bào, bền vững với nhiệt, cĩ khả năng đề
kháng với nhiệt độ 1000C trong 2 - 4h, được phát hiện ở hầu hết các thành viên
thuộc họ vi khuẩn đường ruột dạng S. Do đặc tính chịu nhiệt nên vi khuẩn bảo
tồn khả năng kích thích miễn dịch, thực hiện phản ứng ngưng kết sau khi đã bị
đun sơi. Các chủng biến dị thường thiếu các nhĩm kháng nguyên O trong thành
phần LPS do vậy làm giảm đi một phần độc lực của chúng. Như vậy kháng
nguyên O được cấu tạo bởi chuỗi đường trên phân tử LPS. Người đầu tiên phân
chia E.coli theo nhĩm kháng nguyên O dựa trên phản ứng huyết thanh học là
Kauffmann. Sơ đồ nhĩm kháng nguyên O đầu tiên theo ơng bao gồm 20 nhĩm,
sau đĩ Knipschildt đã ghi thêm vào sơ đồ 5 nhĩm nữa và cho đến nay đã cĩ ít
nhất trên 200 dạng kháng nguyên O đã được phát hiện, chúng được ký hiệu bởi
chữ O và các chữ số ả rập, ví dụ: O8, O9, O149 (Gyles và Thoen, 1993).
1.2.1.1 Cấu trúc và đặc tính hố học của kháng nguyên O
Cấu trúc kháng nguyên O của vi khuẩn đường ruột đã được nghiên cứu
khá đầy đủ từ những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, cĩ những đặc tính
của chúng mãi đến những năm 80 của thế kỷ trước mới được cơng bố. Cấu
trúc kháng nguyên O liên quan chặt chẽ đến cấu trúc và là một trong ba thành
phần cấu tạo nên LPS. Vì lẽ đĩ mà trong một số tài liệu người ta coi LPS như
là kháng nguyên O. Tuy nhiên, cần phải hiểu một cách chính xác rằng LPS
cịn cĩ 2 thành phần khác giữ các chức năng đặc biệt quan trọng trong các quá
trình bệnh lý.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 21
ðặc điểm cấu trúc phân tử LPS của vi khuẩn Gr (-) được mơ tả như sau:
Kháng nguyên O được cấu tạo bởi các đơn vị oligosaccharide kế tiếp
nhau. ðĩ là kiểu cấu trúc đa đường thường gặp ở vi khuẩn. Thành phần và cấu
trúc của chúng là cơ sở hố học của kháng nguyên O thuộc các nhĩm vi khuẩn
Gr (-), vì vậy trật tự và thành phần các loại đường sẽ quyết định tính đặc hiệu
của kháng nguyên O. Bằng các phương pháp điện di, sắc ký người ta đã xác
định được một số đường chính cấu tạo nên kháng nguyên O, đĩ là các đường
cơ bản, bao gồm: glucoza, galactoza, heptoza…và một số dẫn xuất của một số
đường cơ bản đĩ: glucosamine, 2 – keto - 3 - deoxymanlunosotonic axit
(KDO). Trong rất nhiều nhĩm kháng nguyên O cĩ thể gặp một hoặc một vài
đường cơ bản. Một số cơng bố trước đây về thành phần đường của chuỗi
kháng nguyên O đã cĩ những sai lầm do đưa vào danh sách đĩ các đường của
tồn bộ phân tử LPS. Chuỗi đa đường cấu tạo nên kháng nguyên O cĩ thể là
chuỗi đa đường trung tính hoặc chuỗi đa đường axit. Như vậy, cĩ thể thấy
rằng các đường cĩ gắn gốc amin rất ít gặp trong cấu trúc kháng nguyên O vi
khuẩn E.coli, trong khi đĩ rhamnoza là thành phần khá phổ biến. Kháng
nguyên O cĩ thể được cấu tạo từ 1 đến 6 loại đường khác nhau. Duy chỉ cĩ
hai nhĩm kháng nguyên O8 và O9 được cấu tạo từ một loại đường mannoza.
Từ một số đường trên đây, kháng nguyên O trung tính của vi khuẩn E.coli
được cấu tạo bởi sự liên kết các đường đơn tạo thành chuỗi đa đường (Orskov
và cs, 1977).
Chuỗi đa đường axit (axitic polysaccharide chains): Trong một thời
gian rất dài đã quan niệm rằng kháng nguyên O vi khuẩn E.coli chỉ được cấu
O – specific
polysaccharide
Phần lõi
Oligosaccharide Lipid A
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 22
tạo từ các đường trung tính. Cho đến những năm 80 của thế kỷ trước, khi
nghiên cứu kỹ về LPS, người ta thấy rằng trong thành phần kháng nguyên O
của E.coli cĩ chứa các thành phần đường mang tính axit như glycerolphosphat,
hexuronic axit, neuraminic axit, glucolactilic axit. Những thành phần trên đã
cấu tạo nên kháng nguyên O và LPS. Tương ứng với đặc tính khơng lắng cặn
khi ly tâm siêu tốc, khác với kháng nguyên O cấu tạo từ các đường trung tính
cĩ khả năng lắng cặn trong điều kiện trên (Orskov và cs, 1977).
ðặc tính hố học của kháng nguyên R: Các chủng biến dị E.coli cĩ
nguồn gốc từ dạng S cĩ thể được tạo ra trong phịng thí nghiệm bằng cách xử
lý với các tác nhân gây biến dị. Những chủng biến dị đĩ bị khiếm khuyết
trong cấu tạo LPS. Với các chủng khơng bị biến dị (dạng S), LPS được cấu
tạo đầy đủ bởi 3 thành phần cơ bản như đã trình bày ở trên. Trong khi đĩ các
chủng biến dị (dạng R) LPS thiếu thành phần kháng nguyên O. Các dạng LPS cĩ
cấu tạo khiếm khuyết đĩ được gọi là kháng nguyên R. Kháng nguyên R được
cấu tạo bởi phần lõi oligosaccharide và phần lipid A, mà ở đây phần lõi
oligosaccharide cĩ thể đầy đủ hoặc khơng đầy đủ, ví dụ chủng E.coli K12 là
chủng biến dị cĩ cấu tạo phần lõi đầy đủ, chủng E.coli B là chủng cĩ cấu tạo
phần lõi khơng đầy đủ. Kháng nguyên R với phần lõi đầy đủ: những nghiên cứu
từ trước năm 1940 cho rằng phần lõi trong cấu trúc LPS của tất cả các vi khuẩn
Gr (-) chỉ cĩ một dạng và giống nhau. Mãi đến năm 1948, Moller phát hiện ra
rằng cĩ hai dạng lõi khác nhau trong cấu trúc LPS của E.coli O8: K42, chúng
được gọi là coli R1 và coli R2. Phần lõi trên cĩ thể cĩ các cấu trúc phụ do liên
kết giữa KDO với galactoza như trong cấu trúc của E.coli K12 hoặc do liên kết
giữa gốc đường glucoza cuối cùng với glucosamine hay N-acetyl
mannosaminuronic axit. Tuy nhiên chức năng và ý nghĩa sinh học của phần cấu
trúc phụ trên đây vẫn chưa rõ ràng. ðiều đáng lưu tâm ở đây là tất cả cấu trúc lõi
oligosaccharide đều cĩ mạch nối với phosphate hoặc phosphorylethanolamine,
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 23
pyrophosphorylethanolamine thơng qua gốc carboxyl của KDO. Chính nhờ cấu
trúc đĩ mà hình thành nên các cấu trúc bền vững trên thành tế bào cũng như duy
trì cấu trúc màng ngồi của tế bào vi khuẩn và giữ vai trị quan trọng trong quá
trình tương tác giữa tế bào vi khuẩn với các yếu tố thực bào cũng như kháng
sinh. Kháng nguyên R với cấu trúc lõi khơng đầy đủ: khi xử lý các chủng E.coli
dạng A hay dạng R với các tác nhân gây biến dị sẽ tạo nên các chủng E.coli biến
dị cĩ kháng nguyên R với cấu trúc lõi khơng đầy đủ do mất đi một số đường
trong lõi oligosaccharide. E.coli B, một chủng cổ điển trong phịng thí nghiệm,
cĩ cấu trúc điển hình trên đây (Orskov và cs, 1977).
1.2.1.2 ðặc tính huyết thanh học của kháng nguyên O
Như đã trình bày ở phần cấu tạo, kháng nguyên O cĩ bản chất là
polysaccharide, cĩ khả năng chịu nhiệt 1000C trong 2h, kháng nguyên O của
một vài chủng dạng nhầy cĩ khả năng chịu được nhiệt độ 1200C trong
khoảng thời gian 2 h. Kháng nguyên O kích thích các cơ quan đáp ứng miễn
dịch hình thành kháng thể đặc hiệu ngưng kết với kháng nguyên O tương
ứng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu một số đặc điểm huyết thanh học, rất nhiều
tác giả nhận thấy cĩ hiện tượng ngưng kết chéo giữa các nhĩm kháng
nguyên O với nhau. Hiện tượng ngưng kết chéo đã gây nên rất nhiều khĩ
khăn khi phân nhĩm huyết thanh E.coli, do vậy đã cĩ rất nhiều nghiên cứu
tập trung giải quyết mối liên hệ trên đây (Orskov và cs, 1977).
+ Hiện tượng ngưng kết chéo giữa các nhĩm kháng nguyên O E.coli
Kháng nguyên O khơng phải là kháng nguyên đơn lẻ, được cấu tạo bởi
một vài thành phần kháng nguyên, do vậy được gọi là kháng nguyên nhĩm O.
Các kháng nguyên nhĩm O cĩ một vài thành phần giống nhau do vậy chúng
cĩ thể ngưng kết chéo với nhau. Rất nhiều phản ứng ngưng kết chéo xảy ra
giữa các nhĩm kháng nguyên O. Một số yếu tố huyết thanh O hấp phụ chéo là
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 24
điều cần quan tâm khi xem xét kháng nguyên O. Tuy nhiên, khi sử dụng
những huyết thanh này chúng ta gặp phải những khĩ khăn để cĩ thể kết luận
liệu một chủng chưa biết thực sự thuộc một nhĩm kháng nguyên O nhất định,
phân biệt rõ ràng với các nhĩm khác. Chỉ những huyết thanh sau khi đã hấp
phụ chéo mới cho kết quả chính xác (Edwards và Ewing, 1972).
+ Hiện tượng ngưng kết chéo giữa các nhĩm kháng nguyên O vi
khuẩn E.coli với một số thành viên họ vi khuẩn đường ruột
Rất nhiều phản ứng ngưng kết chéo xảy ra giữa các nhĩm kháng
nguyên O vi khuẩn E.coli với kháng thể kháng kháng nguyên O Shigella.
Ewing và cộng sự (1952), Edwards và Ewing (1972) cho biết cĩ một số
serovar Shigella cĩ các nhĩm kháng nguyên O gần giống với một vài
serotype E.coli gây bệnh giống bệnh lỵ (dysentery-like disease). E.coli
O28ac ngưng kết chéo với Shigella boydii 13, E.coli O53 với Shigella boydii,
E.coli O124 với Shigella dysenteriae 3, E.coli O144 với Shigella dysenteriae
10, E.coli O144 với Shigella dysenteriae 10.
Ngưng kết chéo giữa kháng nguyên O của E.coli với Klebsiella
pneumoniae cũng xảy ra trong một số serotype cĩ các nhĩm kháng nguyên O
tương đồng. Hiện tượng trên đã được Kauffmann (1949), Orskov và cs (1977)
kiểm tra: Kháng nguyên O9 của E.coli ngưng kết với O3 Klebsiella
pneumoniae, O20 với O4, O8 với O5, O19ab với O1, O19b.
+ Hiện tượng ngưng kết chéo giữa kháng nguyên O vi khuẩn E.coli
với vi khuẩn khác
Ngồi hiện tượng ngưng kết chéo giữa các kháng nguyên O của các
thành viên thuộc họ vi khuẩn đường ruột, kháng nguyên O của vi khuẩn E.coli
cịn cĩ khả năng ngưng kết với các nhĩm kháng nguyên khác. Winkle và cộng
sự (1972) (trích dẫn bởi Orskov và cs, 1977) đã mơ tả mối quan hệ giữa kháng
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 25
nguyên O vi khuẩn Vibrio cholerae với các thành viên thuộc họ vi khuẩn
đường ruột và đi đến kết luận một số nhĩm kháng nguyên O vi khuẩn Vibrio
cholerae cĩ khả năng ngưng kết chéo với một số nhĩm kháng nguyên O của
vi khuẩn E.coli, Salmonella, Citrobacter.
Nghiên cứu hiện tượng ngưng kết xảy ra trong các nhĩm máu người,
tác giả đã phát hiện kháng nguyên O86 của vi khuẩn E.coli cĩ khả năng
ngưng kết chéo với kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu thuộc nhĩm máu B ở
người. Tương tự như vậy, một số nhĩm kháng nguyên O E.coli cĩ khả năng
ngưng kết với kháng nguyên bề mặt tế bào động vật cĩ vú như tế bào thận và
một số tế bào nuơi cấy mơ khác (Orskov, 1962).
1.2.2 Kháng nguyên K
Năm 1945, Kaufmann và Vahlne (trích dẫn bởi Orskov và cs, 1977) đã
đưa ra khái niệm kháng nguyên K, K là chữ đầu của kapsel nguồn gốc từ tiếng
ðức là ký hiệu chỉ vỏ bọc của chúng hoặc kháng nguyên vỏ bọc hay gi._.dụng làm giảm
số lượng Coliform, E.coli và Salmonella.
1.8. Xử lý phân bằng kỹ thuật ủ hiếu khí vi sinh vât là biện pháp tối ưu. Nhiệt
độ trong đống ủ tăng lên đến giá trị 71,10C vượt quá ngưỡng giới hạn chịu
nhiệt của vi khuẩn E.coli và Salmonella. Số lượng Coliform, E.coli, giảm tới
giá trị tối thiểu sau khi xử lý phân 28 ngày: Coliform <102/g, E.coli = 3 MPN/g,
Salmonella đã bị tiêu diệt hồn tồn.
1.9. ðiều trị bê tiêu chảy theo các phác đồ thí nghiệm cho kết quả khỏi bệnh
từ 71,39% đến 91,93%. Sử dụng norfloxacin 10%, với liều 1 ml/10 kg P, tiêm
bắp, ngày 2 lần, trong 3 - 5 ngày; kết hợp tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch
ringerlactat với liều 500 ml/con/ngày, trong 3 - 5 ngày; khơi phục hoạt động
tuần hồn, hơ hấp bằng cafein 5% với liều 5 ml/con/ngày. Sử dụng phác đồ
trên cho kết quả điều trị cao nhất 91,93%.
2 ðỀ NGHỊ
2.1. Giải quyết tốt các biện pháp vệ sinh mơi trường chăn nuơi, xử lý phân,
rác thải, chống ơ nhiễm, hạn chế sự lan truyền mầm bệnh vào đồng cỏ, nguồn
nước gĩp phần hạn chế bệnh do Salmonella và E.coli gây ra ở bê, đặc biệt khu
vực chăn nuơi bê tập trung.
2.2. Nghiên cứu bổ sung các phương pháp phịng bệnh tiêu chảy do E.coli,
Salmonella gây ra ở bê giống sữa.
2.3. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh do E.coli gây ra ở bê
giống sữa sơ sinh cũng như Salmonella ở các cơ sở chăn nuơi bị sữa.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 140
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ðà CƠNG BỐ
CĨ LIÊN QUAN ðẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Hồng Ngân (2008), “Phân lập, xác định serotype và một số yếu tố
gây bệnh của Salmonella từ bê dưới 6 tháng tuổi”. Tạp chí Khoa học kỹ
thuật thú y. Hội Thú y Việt Nam. Tập XV, Số 2: 39-44.
2. Phạm Hồng Ngân, Trương Quang, Maria Fe C. Vizmanos (2008), “Biến
đổi một số chỉ tiêu huyết học ở bê gây bệnh thí nghiệm với vi khuẩn
enterotoxigenic Escherichia coli”. Tạp chí Khoa học và Phát triển. ðại
học Nơng nghiệp Hà Nội. Tập VI, Số 2: 139-145.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Triêu An (1978), ðại cương sinh lý bệnh học, Nxb Y học Hà Nội, tr.
171-153.
2. Báo Nơng nghiệp (09.04.2009), Cỏ hương bài giải pháp mới xử lý chất thải
chăn nuơi.
3. Hồ ðình Chúc (1999), “Kết quả điều tra dịch bệnh gia súc, gia cầm ở năm
tỉnh phía Bắc”, Khoa học kỹ thuật thú y, (3), tr. 75-78.
4. Cục Chăn nuơi (2007), Số liệu thống kê,
5. Cục Thú y – Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn (2006), Tiêu chuẩn,
quy trình ngành Thú y (Vệ sinh thú y và vệ sinh an tồn thực phẩm),
Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, tr. 225-226.
6. Vũ ðạt, ðồn Thị Băng Tâm (1995), “Vai trị gây bệnh của vi khuẩn
Salmonella trong hội chứng tiêu chảy của trâu và nghé”, Kỷ yếu kết quả
nghiên cứu khoa học Chăn nuơi – Thú y (1991-1995), Nxb Nơng
nghiệp, Hà Nội, tr. 158-161.
7. Hồng Kim Giao, ðào Lệ Hằng (2006), “Phát triển chăn nuơi và bảo vệ
mơi trường”, Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật, Viện Chăn nuơi, tr.
75-76.
8. Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), “Khả năng mẫn cảm của
Salmonella, E.coli phân lập từ gia súc tiêu chảy nuơi tại ngoại thành Hà
Nội với một số loại kháng sinh, hĩa dược và ứng dụng kết quả để điều trị
hội chứng tiêu chảy”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa Chăn
nuơi – Thú y (1999 – 2001), Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, tr: 156-162.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 142
9. Nguyễn Bá Hiên (2001), “Một số vi khuẩn thường gặp và biến động số
lượng của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuơi tại vùng
ngoại thành Hà Nội. ðiều trị thử nghiệm”, Luận án tiến sĩ nơng nghiệp.
Trường ðại học Nơng nghiệp I Hà Nội, 174 tr.
10. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1999), “Một số kết quả nghiên cứu tính
kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trong thú y”, Kết quả nghiên cứu
khoa học kỹ thuật Khoa Chăn nuơi - Thú y (1996-1998), Nxb Nơng
nghiệp, Hà Nội, tr. 134 -138.
11. Phạm Khắc Hiếu, Hồng Văn Kỳ, Lê Thị Ngọc Diệp, Bùi Thị Tho, Phạm
Ngọc Thạch, Chu ðức Thắng, Phạm Thị Khánh (2001), “Nghiên cứu
tác dụng dược lý của chế phẩm EM đối với Salmonella và E.coli của
lợn mắc tiêu chảy”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa Chăn
nuơi- Thú y (1999 - 2001), Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, tr: 154-155.
12. Nguyễn Hữu Lương (2003), Hiện trạng chăn nuơi bị sữa ở nước ta. Viện
Chăn nuơi, 3 tr.
13. Hồ Văn Nam, Nguyễn Huy Thơng, Nguyễn Thị ðào Nguyên, Trương
Quang, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Bá Hiên, ðặng Như Phả (1994),
“Bệnh viêm ruột ở trâu”, Báo cáo khoa học phần thú y, Hà Nội, tr.
107-111.
14. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị ðào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Bệnh
viêm ruột ỉa chảy ở gia súc, Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb
Nơng nghiệp, Hà Nội, tr. 205-210.
15. Nguyễn Ngã, Nguyễn Thiên Thu, Lê Lập, Lê Thị Thi, Vũ Khắc Hùng
(2000), “ ðiều tra nghiên cứu hệ vi khuẩn trong hội chứng ỉa chảy của
bê, nghé khu vực miền Trung”, Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật
Thú y, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, tr. 36-40.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 143
16. Nguyễn ðình Nhung, Trương Quang (2001), “Tìm hiểu sự biến động của
một số vi khuẩn đường ruột trong phân trâu khỏe bình thường và trâu
tiêu chảy sau khi uống chế phẩm EM và hiệu quả phịng trị tiêu chảy ở
trâu bằng chế phẩm EM”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa
Chăn nuơi – Thú y (1999 – 2001), Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, tr. 91-96.
17. Nguyễn Thị Oanh, Phùng Quốc Chướng (2003), “Tình hình nhiễm
Salmonella và một số đặc tính gây bệnh của Salmonella phân lập được
trên trâu, bị tại ðắc Lăk”, Khoa học kỹ thuật thú y, tr. 26-32.
18. Phạm Văn Phú (2009), Phương pháp chế biến và sử dụng phân hữu cơ
trong nơng nghiệp, 2 tr.
19. Cao Hồng Phú (2009), “Chơn lấp xác gia súc, gia cầm bị dịch bệnh đảm
bảo an tồn”, 2 tr.
20. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh, ðỗ Ngọc Thuý (2000),
“Kết quả phân lập E.coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác
định một số đặc tính sinh hố học của các chủng vi khuẩn phân lập
được và biện pháp phịng trị”, Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật
Thú y 1996-2000, Nxb Nơng nghiệp Hà Nội.
21. Vincent Porphyre, Nguyễn Quế Cơi (2006), Thâm canh chăn nuơi lợn, quản
lý chất thải và bảo vệ mơi trường, CIRAD và Viện Chăn nuơi, 221 tr.
22. Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Tạo, Nguyễn Ngã, Nguyễn Thiên Thu, Lê
Thị Thi, ðào Duy Hưng (2002), “ ðộc lực và khả năng gây bệnh trên
động vật thí nghiệm của E.coli phân lập từ bê tiêu chảy ở các tỉnh
Nam Trung Bộ”, Khoa học kỹ thuật Thú y (3), tr. 39-42.
23. Nguyễn Văn Sửu (2005), “Nghiên cứu tình hình tiêu chảy của bê, nghé
dưới 6 tháng tuổi tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc và xác định một số yếu
tố gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli, Samonella và Clostridium
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 144
perfringens phân lập được”, Luận án tiến sĩ nơng nghiệp, Viện Thú y
Quốc gia, 159 tr.
24. Phạm Ngọc Thạch (1998), “Một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng ở trâu
viêm ruột ỉa chảy và biện pháp phịng trị”, Luận án tiến sĩ nơng
nghiệp, Trường ðại học Nơng nghiệp I, Hà Nội, 174 tr.
25. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), Giáo
trình Vi sinh vật Thú y, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, tr. 81-85.
26. Nguyễn Như Thanh (2001), Cơ sở của phương pháp nghiên cứu dịch tễ
học thú y, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, tr. 56-57.
27. Chu ðức Thắng, Lê Thị Ngọc Diệp, Bùi Thị Tho, Phạm Ngọc Thạch
(2001), “Ứng dụng chế phẩm EM phịng bệnh viêm ruột tiêu chảy ở
lợn con theo mẹ”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa Chăn
nuơi – Thú y (1999 – 2001), Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, tr. 136-138.
28. Vũ ðình Tơn, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Duy (2008), “ðánh giá hiệu quả
xử lý chất thải bằng bể Biogas của một số trang trại chăn nuơi lợn
vùng đồng bằng sơng Hồng”, Tạp chí Khoa học và Phát triển. Tập IV,
(6), tr. 556-561.
29. Tổng cục thống kê Việt Nam (2009), Số liệu thống kê,
30. Nguyễn Quang Tuyên, ðồn Thị Băng Tâm (1994),“Vai trị của vi khuẩn
trong rối loạn tiêu hố ở bê, nghé tại Bắc Thái”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú y, (1), tr. 24-31.
31. Nguyễn Quang Tuyên (1996), “Nghiên cứu đặc tính của một số chủng vi
khuẩn Salmonella gây bệnh tiêu chảy ở bê, nghé và biện pháp phịng
trị”, Luận án Phĩ tiến sĩ Khoa học nơng nghiệp, tr. 53-92.
32. ðặng Khánh Vân, Bùi Thị Tho (1995), Tính mẫn cảm và tính kháng thuốc
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 145
của E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng ở Trung tâm gia súc
Mỹ Văn, Hải Hưng, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, tr. 110-114.
33. ðỗ ðức Việt (2006), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hĩa, hình
thái máu bị sữa Holstein Friesian (HF) nhập nội nuơi thích nghi ở một
số tỉnh miền Bắc Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa
học cơng nghệ cấp Bộ. Mã số B2004 - 32 - 58, 34 tr.
34. Hà Yên (2006), Hơn 10 tỉnh sẽ phải xem xét ngừng nuơi bị sữa.
Vietnamnet, 2 tr.
Tài liệu tiếng Anh
35. Acres S. D., C. J. Laing, and O. M. Radostits (1975), “Acute
undifferentiated neonatal diarrhea in beef calves I. Occurrence and
distribution of infectious agents”, Ca. J. Comp. Med., (39), pp. 116-132.
36. Acres S. D., J R. Saunder and O. M. Radostits (1977), “Acute
undifferentiated neonatal diarrhea of beef calves: the prevalence of
enterotoxigenic E. coli, Reo-like (Rota) virus and other enteropathogens
in cow-calf herds”, Can. Vet. J., (18), pp. 113-124.
37. Acres S. D. (1985), “Enterotoxigenic Escherichia coli in newborn calves
- A review”, J. Dairy. Sci., (68), pp. 229-256.
38. Bela, N., and Z. F. Peter (2005), “Enterotoxigenic Escherichia coli in
veterinary medicine”, Inter. J. Med. Microbiol., (295), pp: 443-435.
39. Benjamin, W. H., C. N. Turnbough, B. S. Posey, and D. E. Briles (1985),
“The ability of Salmonella typhimurium to produce siderophore
enterobactin, a virulence factors”, Infect. Immun., (50), pp. 392-397.
40. Bradley, S. G. (1979), “Cellular and molecular mechanism of action of
bacterial endotoxin”, Ann. Rev. Microbiol., (33), pp. 69-74.
41. Bradshow, M., R. Schneerson, J. C. Parke and J. B. Robbins (1971)
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 146
“Bacterial antigens cross - reactive with the capsular polysaccharide of
Haemophilus influenza type B. Lancet,” pp. 1095-1096.
42. Briancesco, R., A. M. Coccia, G. Chiaretti, S. D. Libera, M. Semproni and
L. Bonadonna (2008), “Assessment of microbiological and
parasitological quality of composted wastes: health implication and
hygienic measures”, Waste Management & Research, (26), pp. 196-202
43. Burton, C. H., and C. Turner (2003), “Heath risks from pathogens in
livestock manures”, Manure management, treatment strategies for
sustainable agriculture, Lister & Durling Printer, Flitwick, Bedford,
UK, pp. 109-142.
44. Busque, P., A. Letellier, J. Harel, J. D. Dubrenil (1995), “Production of
Escherichia coli ST Enterotoxin is subject to catabolite repression”,
Microbiol., (141), pp. 1621-1627.
45. Carter, G. A., and J. R. Cole (1990), Diagnostic Procedures in Veterinary
Bacteriology and Mycology, California, USA Academic Press, pp.114-
125.
46. Clarke, R. C., and C. L. Gyles (1993), “Salmonella”, Pathogenesis of
bacterial infections in animals, Iowa State University Press, Iowa, pp.
133-153.
47. Clarke, R. C. (1988), “Virulence of wild and mutant strains of Salmonella
typhimurium in calves”, J. Med. Microbiol., (25), pp. 139-146.
48. DebRoy, C., and C. W. Maddox (2001), “Identification of virulence
attributes of gastrointestinal Escherichia coli isolates of veterinary
significance”, Anim. Health. Res. Rev., (2), pp. 129-140.
49. De Graaf, F. K. and I. Roorda (1982), “Production, puricafition and
characterization of the fimbrial adhisive antigen F41 isolates from calf
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 147
enteropathogenic Escherichia coli strain B41 M”, Infect. Immun., (36),
pp. 751-758.
50. De Rycle J., E. A. Gonzales, and M. Balanco (1990), “ Evidence for two
type of cytotoxic necrotizing factors in human and animal clinical
isolates of Escherichia coli”, J. Clinical. Microbiol.,( 28), pp. 694-699.
51. Dean, A. G., Y. C. Ching, R.G. William and L.B. Harden (1972), “Test
for Escherichia coli enterotoxin using infant mice: application in a
study of diarrhea in children in Honolulu”, J. Infect. Dis., (125), pp.
407-411.
52. Dubreuil, J. D., J. M. Fairbrother, R. Lallier, and S. Lariviere (1991),
“Production and purification of heat stable enterotoxin from a porcine
Escherichia coli”, Infect. Immun, (60), pp. 3953-3961.
53. Dubreuil, J. D., (1997), “Escherichia coli STb enterotoxin”, Microbiolgy
(143), pp. 1783-1795.
54. Duchet-Suchaux, M., A. Bertin and G. Dubray (1988), “Morphological
description of surface structures on strain B41 of bovine
enterotoxigenic Escherichia coli bearing both K99 and F41 antigens”,
Infect. Immun., (134) 983-995.
55. Duchet-Suchaux, M. (1992), “Characteristic of enterotoxigenic
Escherichia coli bearing F5, F41 antigens”, Infect Immun., (60), pp.
4468-4474.
56. Edwards R. D., and W. H. Ewing (1972), “Indentification of
enterobacteriaceae”, Burgess Publishing Company, Minneapolis pp.
163-189.
57. Evans, D. J., D. G. Evans, H. L. Dupont, F. Orskov and I. Orskov (1977),
“Patterns loss of enterotoxigenic by E. coli isolated from adults with
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 148
diarrhea: suggestive evidence for an interrelationship with serotype”,
Infect. Immun., (17), pp. 105-111.
58. Evans, M. G., G. L. Waxle and J. P. Newman (1986), “Prevalence of K88,
K99, and 987P pili of E.coli in neonatal pig with enteric colibacillosis”,
Amer. J. Vet. Res., (47), pp. 2431-2434.
59. Ewing, W. H., M. C. Huchs and M. W. Taylor (1952), “Interrelationship
of certain Shigella and Escherichia coli cultures”, J. Bacteriol., (63),
pp. 319-325.
60. Fishman, P. H. (1990), “Mechanism of action choleratoxin”, American
Society for Microbiology, Washington, pp. 129-140.
61. Frost, A. J., A. P. Bland, T. S. Wallis (1997), “The early dynamic
response of the calf ileal ephithelium to Salmonella typhimurium”, Vet.
Pathol., (34), pp. 369-386.
62. Gaastra, W., and F. De Graaf (1982), “Host-specific fimbrial adheshins of
noninvasive enterotoxigenic Escherichia coli strains”, Microbiol. Rev.,
(46), pp. 129-161.
63. Ghazifard, A., R. K. Kermashahi, Z. E. Far (2001), “Identification of
thermophilic and mesophilic bacteria and fungi in Esfahan (Iran)
municipal solid waste compost”, Waste Management & Research, (19),
pp. 257-261.
64. Giannella, R. A. (1976), “Suckling mouse model for detection of heat-
stable Escherichia coli enterotoxin: characterstic of the model”, Infect.
Immun., (14:95-99.
65. Gibson, E. A. (1961), “Symposium: Salmonellosis in man and animals. 1.
Salmonellosis in caves”, Vet. Rec., (73), pp. 1284-1295.
66. Guinee, P. A. M., J. Veldkamp and W. H. Jansen (1977), “Improved
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 149
Minca medium for the detection of K99 antigen in calf enterotoxigenic
strains of Escherichia coli isolated from calves and correlation with
enterotoxigenicity”, Infect. Immun., (13), pp. 1369-1377.
67. Guler, L., K. Gunduz and U. Ok (2008), “Virulence factors and
antimicrobial susceptibility of Escherichia coli isolated from calves in
Turkey”, Zoonoses Public Health, (58), pp. 249-257.
68. Gyles, C. L., (1992), Escherichia coli cytotoxin and enterotoxin, Can. J.
Microbiol., (53), pp. 734-746.
69. Gyles, C. L., and C. O Thoen (1993), “Escherichia coli”, Pathogenesis of
bacterial infection in animals”, Iowa State University Press, USA, pp.
164-187.
70. Gyles, C. L., and C. O Thoen (1993), “Salmonella”, Pathogenesis of
bacterial infection in animals, Iowa State University Press, USA, pp.
133-163.
71. Hanajiama, D., S. Haruta, T. Hori, M. Ishii, K. Haga and Y. Igarashi
(2009), “Bacterial community dynamics during reduction of odourous
compound in aerated pig manure slurry”. Waste Management &
Research, (106), pp. 118-129.
72. Isaacson, R. E. (1977), “K99 surface antigen of Escherichia coli,
purification and partical characterization”, Infect. Immun., (15), pp.
272-279.
73. Isaacson, R. E., H. W. Moon and R. A. Schneider (1978), “Distribution
and virulence of Escherichia coli in the small intestine of calves with
and without diarrhea”, Amer. J. Vet. Res., (39), pp. 1750-1755.
74. Jacks, T. M., and B. J. Wu (1974), “Biochemical properties of
Escherichia coli low-molecula-weight, heat stable enterotoxin”, Infec.
Immun., (9), pp. 342-347.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 150
75. Jones, C. H., F. Jackob-Dubuisson, K. Dodson and L. Solonim (1992),
“Adhesin presentation in bacteria requires molecular chaperones and
ushers”, Infect. Immun., (60), pp. 4445-4451.
76. Karmali, M. A. (1989), “Infection by verocytotoxin - producing
Escherichia coli”, Clin. Microbiol. Rev., (2), pp. 15-38.
77. Kauffmann, F. (1949), “On the serology of the Klebsiella group”, Acta.
Pathol. Microbiol. Scand., (26), pp. 381-406.
78. Kiyohiko Nakasaki, A. Ohtaki, H. Takano (2001), “Effec of bulking
agent on the reduction of NH3 emissions during thermophilic
composting nigh-soil sludge”, Waste Management & Research, (19),
pp. 301-307.
79. Kuehne, R. W. (1983), “Rapid determination of Log10 50% Lethal Doses
or 50% infective doses”, J. Clin. Microbiol., (17), pp. 702-703.
80. Lance, S. E., G. Y. Miller, D. D. Hancock, P. C. Bartlett and L. E. Heider
(1992), “Salmonella infection in neonatal dairy calves”, Vet. Med.
Assoc., (201), pp. 864-868.
81. Lasaro, M. A., C. M. Santos, J. F. Rodrigues, and L. C. S. Ferreira (2009),
“Functional and immunological characterization of a natural
polymorphic variant of a heat-labile enterotoxin (LT-I) produced by
enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC)”, FEMS Immunol. Med.
Microbiol., (55), pp. 93-99
82. Laviriere, S., R. Lallier and M. Morin (1979), “Evoluation of various
methods for the detection of enterotoxigenic Escherichia coli in
diarrhea calves”, Amer. J. Vet. Res., (40), pp. 130-134.
83. Maria, E. S., L. T. Lemos, A. Cristina Cunha – Queda, O. C. Nunes
(2009), “Co-composting of poultry manure with low quantities of
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 151
carbon – rich materials”, Waste Management & Research, (27), pp.
119-128.
84. Mayer, H., C. Rapin, G. Schmidt and H. G. Boman (1976),
“Immunochemical studies on lipopolysaccharide from wild-type and
mutants of Escherichia coli K-12”, Eur. J. Biochem., (66), pp. 357-358.
85. Methyiapun, S., I. F.L. Pohlenz and H. U. Bertschingger (1984),
“Ultrastructure of the intestine mucose in pigs experimentally
inoculated with an edema disease-producing strain of Escherichia coli”,
Vet. Pathol., (21), pp. 516-520.
86. Ministry of Agriculture, Food and Fisheries, Canada (2006), On – Farm
Composting Hand Book. Northeast Regional Agricultural Engineering
Services, 186 p.
87. Misra, R. V., and R. N. Roy (2006), “On - Farm Composting Methods”
F.A.O. , Rome, 26 p.
88. Moon, H. W., S. C. Whipp and S. M. Skartvedt (1976), “Etiologic
diagnosis of diarrheal diseases of caves: frequency and methods for
detecting enterotoxin and K99 antigen production by Escherichia coli”,
Amer. J. Vet. Res., (37), pp. 1025-1029.
89. Moon, H. W., B. Nagy, R. E. Isacson and O. Ida (1977), “Occurrence of
K99 antigen on Escheriachia coli iaolated from pig and colonisation of
pig ileuum by K99+ enterotoxigenic E.coli from calves and pigs”,
Infect. Immun., (15), pp. 614-620.
90. Morin, M., S. Lariviere and R. Lallier (1976), “Pathological and
microbilogical observations on spontaneous case of acute neonatal calf
diarrhea”, Can. J. Comp. Med., (40), pp. 247-251.
91. Murray, C. J., (1987), “Detection of K88 and K99 fimbrial antigens on
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 152
Escherichia coli by coagglutination”, Aust. Vet. J., (64), pp. 239-240.
92. Myers, L. L., and P. A. N. Guinee (1976), “Occurrence and characteristics
of enterotoxigenic Escherichia coli isolated from calves with diarrhea”,
Infect. Immun., (13), pp. 1117-1119.
93. Myers, L. L. (1980), “Enteric colibacillosis in calves: immunogenicity and
antigenicity of Escherichia coli antigens”, Amer. J. Vet. Res., (39), pp.
761-765.
94. Nagi, A. A., N. S. Mariana, A. R. Raha, and Z. Ishak (2008), “Detection
of diarrheagenic Escherichia coli isolated using molecular approaches”,
Res. J. Microbiol., (3), pp. 359-367.
95. Nagy, B., T. A. Casey, S. C. Whipp, and H. W. Moon (1992),
“Susceptibility of porcine intestine topilus-mediated adhesion by some
isolates of piliated enterotoxigenic Escherichia coli increase with age”,
Infect. Immun., (60) pp. 1285-1294.
96. Nakazawa N., N. Hisshasi (1982), “Enterophathogenic Escherichia coli”,
Jap. J. Vet. Sci., (45), pp. 178-191.
97. Nguyen Xuan Thanh and Ninh Minh Phương (2008), Effects of multiple-
purpose microoganic compost B2006-32-21 on paddy rice in degraded
and alluvial soil in the North of Vietnam. Journal of Science and
Development, (2), pp. 119-122.
98. Orskov, F. (1962), “Studies on a number of Escherichia coli strains
belonging to O group 86”, Acta. Pathol. Microbiol. Scand., (55), pp.
99-109.
99. Orskov, I., F. Orskov, B. Jann and K. Jann (1977), “Serology, chemistry
and genetic of O and K antigens of E.coli”, Bacteriol. Rev., (41), pp.
667-710.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 153
100. Patrick, A. D. G., and Francois - Xavier Weill (2007), “Antigenic
formular of the Salmonella serovar”, 9th ed, W.H.O. collaborating
center for reference and research on Samonella, Pari, Institute Pasteur,
166 p.
101. Peterson, J. W., and L. G. Ochoa (1989), “Role of prostagladin and
cAMP in the secretory effects of choleratoxin”, Science, (245), pp. 867-
859.
102. Pham Hong Ngan, Nguyen Thu Thuy, Nguyen Thị Trang, Nguyen Thị
Hoang Yen, Nguyen Thị Hong Chien, Aldrew Almond (2009), “To
evaluate the effectiveness of aerobic composting process on carcass
degradation of poultry, pathogen reduction potention and odour release”,
Project report in cooperation between FAO Hanoi and Faculty of
Veterinary Medicine, Hanoi University of Agriculture, 42 p.
103. Quinn, P. J., M. E. Carter, B. Markey and R. G. Carter (1994),
“Bacterial cell counting technique”, Clinical Veterinary Microbiology,
Wolfe Publishing, Mosby – Year Book Europe Limited, England, pp.
61-66.
104. Quinn, P. J., M. E. Carter, B. Markey, G. R. Carter (1994),
“Enterobacteriaceae”, Clinical Veterinary Microbiology, Wolfe
Publishing, Mosby – Year Book Europe Limited, England, pp. 209-236.
105. Radostits, O. M., D. C. Blood, and C. C. Gay (1994), “Colibacillosis of
newborn calves, piglets, lambs and foals”, Veterinary Medicine - A
Textbook of the Diseases of Cattle, Sheep, Pigs, Goats and Horses,
Bailliere Tindall, Great Britain by The Bath Press, pp. 707-730.
106. Rahman, H., V. B. Singh, V. D. Sharma, and S. D. Harne (1992),
“Salmonella cytotonic and cytolytic factor, their detection in Chinese
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 154
hamster ovary cells and antigenic relatedness” Vet. Microbiol., (31), pp.
397-398.
107. Reed, L. J., and H. Muench (1938), “A simple method of estimating fifty
percent endpoints”. Amer. J. Hygiene., (27), pp. 493-497.
108. Schalm, O. V. (1964), “A simple and rapid method for staining blood
films with new methylene blue”, J. Amer. Vet. Med. Ass., (145), pp.
1184-1190.
109. Schalm, O. V., N. C. Jain, E. J. Carroll (1975), “The leukocytes:
structure, kinetics, function, and clinical interpretation”, Veterinary
Hematology, Lea & Febiger, Philadelphia, Printed in the United State
of America, pp. 471 – 538.
110. Schalm, O. V., N. C. Jain, E. J. Carroll (1975), “The plasma protein”,
Veterinary Hematology, Lea & Febiger, Philadelphia, Printed in the
United State of America, pp. 602-630.
111. Schifferli, D. M., E. H. Beachay, and R. K. Taylor (1991), “Genetic
analysis of 987 adhesion and fimbriation of Escherichia coli: The fas
genes link both phenotypes”, J. Bacteriol., (173), pp. 1230-1240.
112. Schneider, R. A., and S. C. M. To (1982), “Enterotoxigenic Escherichia
coli strains that express K88 and 987P pilus antigens” Infect. Immun.,
(36), pp. 417-418.
113. Sojka W. J., (1965). Escherichia coli in domestic animals and poultry.
Weybridge, England. Commenwealth Agricultural Bureau, pp. 36-45.
114. Sojka, W. J., (1971), “Enteric disease in newborn piglets, calves and
lambs due to Escheriachia coli infection”, Vet. Bull., (41), pp. 509-522.
115. Stephen, J., and M. P. Osborne (1988), Pathophysiological mechanism of
diarrhea disease. IRL press. Washington D. C., pp: 149-169.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 155
116. Steven, W. D., Robert, L. Jones and A. Rosychuk (1989),
“Bacteriological specimens selection, collection, and transport for
optimum results”, Small Animal, (11), pp. 686-701.
117. Stirm, S., I. Orskov, F. Orskov (1967), “Episome-caried surface K88 of
Escherichia coli, isolated and chemical analysis”, J. Bacteriol., (93),
pp. 731-739.
118. Sunderman, F. W. (1953), “Symponium on clinical hemoglobinometry”,
Amer. J. Clin. Path., (23), pp. 519-524.
119. Suvawamy, S., and C. L. Gyle (1976), “Characterzation of
enterotoxigenic bovine Escherichia coli” Can. J. Comp. Med., (40), pp.
247-251.
120. Suvawamy, S., and C. L. Gyle (1976), “The prevalence of
enterotoxigenic Escherichia coli in the feces of calves with diarrhea”
Can. J. Comp. Med., (40), pp. 241-246.
121. Timoney, J. F., J. H. Gillespie, F. W. Scott, J. E. Barlough (1988), “The
Enterobacteriaceae – The Lactose Fermenters”, Hagan and Bruner’s
microbiology and infectious diseases of domestic animals. Ithaca and
London Comstock Publishing Associates. A Division of Cornel
University Press, pp. 61-71.
122. Timoney, J. F., J. H. Gillespie, F. W. Scott, J. E. Barlough (1988), “The
Enterobacteriaceae – The Non Lactose Fermenters”, Hagan and
Bruner’s microbiology and infectious diseases of domestic animals,
Ithaca and London Comstock Publishing Associates. A Division of
Cornel University Press, pp. 74-88.
123. Urban, R. G., L. A. Dreyfus and S. C. Whipp (1990), “Contruction of a
bifunctional Escherichia coli heat - stable enterotoxin (STb) alkaline
phosphatase fusion protein” Infect. Immun., (50), pp. 307-313.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 156
124. Ueda, H., N. Terakado, T. Sekizaki, K. Hashimoto and K.Takesue
(1982), “Distribution of enterotoxigenic Escherichia coli in diarrheal
calves and healthy cattle”, Jpn. J. Vet. Sci., (44), pp. 751-757.
125. Varnam, A. H., and M. G. Evan (1996), “Escherichia coli”, Foodborne
pathogens, Monson Publishing, Corringham Road, London, UK, pp.
101-128.
126. Waltner-Tower, D., S. W. Martin, and A. H. Meek (1986), “An
epidemiological study of selected calf pathogens on Holstein dairy
farms in Ontario”, Amer. J. Vet. Res., (50), pp. 307-313.
127. Wintrobe, M. M. (1929), “The volum and hemoglobin content of the red
blood corpuscle”, Amer. J. Med. Sci., (177), pp. 513-519.
128. Wray, C., and W. J. Sojka (1977), “Reviews of the progress of dairy
science: bovine Salmonellosis”, J. Dairy Res., (44), pp. 383-425.
129. Wray, C., I. M. McLaren and P. J. Caroll (1993), “Escherichia coli
isolated from farm animals in England and Wales between 1986 and
1991”, Vet. Rec., (133), pp. 439-442.
130. Zeman, D. H., J. U. Thomson, D. H. Fransis (1989), “Diagnosis,
treatment and management of enteric colibacilosis” Veterinary
Medicine, (84), pp. 794-802.
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 157
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Sơ đồ 1. Phân lập và giám định vi khuẩn E.coli
(Theo Carter và Cole, 1990)
ðộc tố ruột
(enterotoxin)
Mẫu xét
nghiệm
Mơi trường
MacC
Mơi trường
EMB
Mơi trường
BGL
Mơi trường
TSI
Indole MR VP C Ureaza Lên men đường
Kiểm tra đặc tính gây
bệnh
Kháng nguyên
pili
Mơi trường TSA
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 158
Phụ lục 2
Sơ đồ 2. Xác định kháng nguyên pili của vi khuẩn E.coli
(Theo Murray, 1987)
Vi khuẩn E.coli Kháng thể đồng ngưng kết
Mơi trường Minca
(370C, 24h)
F5 F41 F6 F5 +
F41
Phản ứng đồng ngưng kết
trên phiến kính
ðối chứng dương ðối chứng âm
Kết luận, giữ giống
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 159
Phụ lục 2
Sơ đồ 3. Phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella
(Theo Quinn và cộng sự, 1994)
Mẫu xét nghiệm
Muller Kauffmann
(24-48h)
Mơi trường
MacCA
Mơi trường
XLD
Mơi trường
BGA
Mơi trường
TSI
Hình thái
Indole MR VP C Ureaza Lên men đường
ðịnh type
Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội - Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp ……… 160
Phụ lục 3
Sơ đồ 4. Phát hiện và đếm số vi khuẩn hiếu khí, E.coli, Salmonella
(Theo Quinn và cộng sự, 1994).
Mẫu xét nghiệm
Pha lỗng theo đậm độ thập phân
Cấy 0,1ml
MacC
ðếm số khuẩn lạc
E.coli
BGA
ðếm số khuẩn lạc
Salmonella
PCA
ðếm khuẩn lạc
Kiểm tra đặc tính
sinh hĩa. Xác định
tỷ lệ
Kiểm tra đặc tính
sinh hĩa. Xác
định tỷ lệ
Tính tốn kết quả
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2500.pdf