Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên: ... Ebook Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
------------------------
NGUYỄN GIANG NAM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
DO LAO TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
------------------------
NGUYỄN GIANG NAM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM
SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TRÀN DỊCH
MÀNG PHỔI DO LAO TẠI BỆNH VIỆN LAO
VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA
MÃ SỐ: 60 72 20
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học : PGS. TS Nguyễn Văn Tƣ
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau
đại học Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Đảng bộ, Ban giám hiệu
Trường cao đẳng y tế Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - Tiến sĩ Nguyễn
Văn Tư, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, người thầy đã
tận tình dạy dỗ cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu
và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các Thầy cô Bộ môn Nội Trường Đại học Y
Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy trong hội
đồng, những người thầy đã góp ý cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, phòng KHTH, các khoa lâm
sàng, xét nghiệm, Bệnh viện Lao - Bệnh phổi Thái nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin vô cùng biết ơn Cha, Mẹ hai bên, Vợ và những người thân trong
gia đình đã giành cho tôi những gì tốt đẹp nhất để tôi học tập và hoàn thành
luận văn. Các bạn thân, các đồng nghiệp đã cùng chia sẻ khó khăn, nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin ghi nhận những tình cảm và công ơn ấy.
Thái nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2008
Nguyễn Giang Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
AFB : Acid Fast Bacilli
AIDS : Acquired Immuno Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch)
BK : Bacillus Koch (Trực khuẩn lao)
BN : Bệnh nhân
CLVT : Cắt lớp vi tính
DMP : Dịch màng phổi
DOTS : Directly Observed Treatment Short - course
(Điều trị hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát)
HIV : Human Immuno Defficiency Virus
L : Lymphocyte
n : Số bệnh nhân
PCR : Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng chuỗi polymerase)
Se : Sensitivity (độ nhạy)
Sp : Specificity (độ đặc hiệu)
TDMP : Tràn dịch màng phổi
T/ l : Tera/ lít, 1T = 1012
G/ l : Giga/ lít, 1G = 109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu .................... Error! Bookmark not defined.3
1.1. Sơ lược về giải phẫu, mô học, sinh lý học và cơ chế tràn dịch màng
phổi do lao.............................................................................................3
1.2. Những nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của TDMP do
lao .......................................................................................................... 7
Chương 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 18
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 18
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu ...................................................................... 23
2.6. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 23
2.7. Xử lý số liệu ......................................................................................... 23
Chương 3: Kết quả nghiên cứu .................................................................... 26
3.1. Một số thông tin chung về tuổi, giới, nghề nghiệp .............................. 26
3.2. Một số đặc điểm lâm sàng .................................................................... 28
3.3. Đặc điểm một số xét nghiệm trong TDMP do lao ............................... 33
Chương 4: Bàn luận ...................................................................................... 40
4.1. Một số thông tin chung. ....................................................................... 40
4.2. Đặc điểm về lâm sàng .......................................................................... 42
4.3. Đặc điểm một số xét nghiệm................................................................ 49
4.4. Hình ảnh Xquang phổi chuẩn............................................................... 53
4.5. Hình ảnh siêu âm màng phổi................................................................ 55
Kết luận .......................................................................................................... 61
Khuyến nghị ................................................................................................... 63
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC
BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi và giới.........................................25
Biểu đồ 3.1. Giới tính và các độ tuổi ở bệnh nhân TDMP do lao...................25
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................................26
Biểu đồ 3.2. Kết quả phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................26
Bảng 3.3. Thời gian khởi phát bệnh đến khi được xác định chẩn đoán.........27
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính chất sốt.........................................................27
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá mức độ sốt...........................................................28
Biểu đồ 3.3. Tương quan tỷ lệ giữa các mức độ sốt........................................28
Bảng 3.6. Các triệu chứng cơ năng.................................................................29
Bảng 3.7. Các triệu chứng thực thể.................................................................29
Bảng 3.8. Màu sắc DMP.................................................................................30
Bảng 3.9. Tổng lượng DMP trong quá trình điều trị.......................................30
Bảng 3.10. Số lần chọc hút DMP trong quá trình điều trị...............................31
Bảng 3.11. Thời gian hết DMP trong quá trình điều trị..................................31
Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm máu...............................................................32
Bảng 3.13. Kết quả phản ứng Rivalta, nồng độ protein trong dịch màng phổi...33
Bảng 3.14. Kết quả xét nghiệm AFB trong dịch màng phổi...........................33
Bảng 3.15. Kết quả thử nghiệm Mantoux.......................................................34
Bảng 3.16. Vị trí tràn dịch màng phổi..........................................................34
Bảng 3.17. Loại tràn dịch................................................................................35
Bảng 3.18. Mức độ tràn dịch màng phổi.........................................................35
Bảng 3.19. Tổn thương nhu mô phổi phối hợp...............................................35
Bảng 3.20. Vị trí tràn dịch màng phổi............................................................36
Bảng 3.21. Loại tràn dịch màng phổi.............................................................36
Bảng 3.22. Tổn thương màng phổi..................................................................37
Bảng 3.23. Kết quả đánh giá tương quan mức độ dịch của hình ảnh siêu âm
với kết quả chọc hút DMP..............................................................................37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràn dịch màng phổi do lao là một tình trạng bệnh lý gặp phổ biến
trên lâm sàng nó đứng hàng đầu trong các thể lao ngoài phổi, bệnh thường để
lại hậu quả rất nặng nề ở màng phổi nếu không được chẩn đoán sớm và điều
trị kịp thời [18]. Theo tổ chức y tế thế giới hiện nay có khoảng 1/3 dân số thế
giới tiếp xúc với vi khuẩn lao, mỗi năm có từ 8-9 triệu người mắc lao mới và 3
triệu người chết do lao [8]; Trong số đó tỷ lệ lao ngoài phổi chiếm 20 -30%
[28].
Theo một số tác giả trên thế giới và ở Việt Nam thì tỷ lệ lao màng
phổi trong số các thể lao ngoài phổi là 25 -27% [18], [44]. Tại Mỹ hàng năm
có khoảng 4000 bệnh nhân lao ngoài phổi, trong đó lao màng phổi chiếm
24%. Ở Việt Nam tỷ lệ tràn dịch màng phổi do lao vào viện điều trị chiếm 7-
11% ở các cơ sở chống lao [29]. Tại một số địa phương cho thấy tỷ lệ lao
màng phổi cũng khá cao, theo Nguyễn Khắc Bạt nghiên cứu trong hai năm
1989 - 1990 tại Hà Nội số bệnh nhân lao màng phổi chiếm tỷ lệ 13,4% [4].
Năm 1991 trong nghiên cứu của Trần Văn Sáu cho thấy trong số 284 bệnh
nhân TDMP thì có tới 80,63% do lao [34]. Trong một nghiên cứu khác của
Ngô Quý Châu thấy có 548 bệnh nhân TDMP vào điều tại khoa hô hấp Bệnh
Viện Bạch Mai từ 1996 đến 2000 thì nguyên nhân TDMP do lao gặp với tỷ lệ
cao nhất, chiếm tới 72,3% [8].
Hiện nay có nhiều phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán TDMP
do lao như “ sinh thiết màng phổi chẩn đoán mô bệnh học, phương pháp PCR,
CT Scanner vv..." Nhưng các phương pháp trên chưa được áp dụng rộng rãi
do giá thành cao cộng với trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu, do đó tại rất nhiều
cơ sở chống lao trong nước hiện nay số bệnh nhân chẩn đoán dựa vào lâm
sàng, cận lâm sàng, có đáp ứng điều trị với thuốc chống lao hay không vẫn
còn chiếm tỷ lệ khá cao [34], [35]. Đặc biệt trong tình hình hiện nay cùng với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sự gia tăng của đại dịch HIV/AIDS, sự kháng thuốc của vi khuẩn lao thì ít
nhiều đã làm thay đổi bộ mặt lâm sàng, cận lâm sàng của TDMP do lao.
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên là một cơ sở y tế chuyên
sâu, nơi chuyên tiếp nhân các bệnh nhân bị bệnh phổi từ tuyến trước chuyển
lên hoặc đến trực tiếp trong đó TDMP rất thường gặp, đặc biệt là những
trường hợp TDMP do lao, nhưng hiện nay lại chưa có mấy tác giả nghiên cứu
một cách đầy đủ về đề tài này tại viện. Vì vậy nghiên cứu về lâm sàng, cận
lâm sàng của TDMP do lao vẫn là hết sức cần thiết nó giúp cho việc chẩn
đoán sớm và hạn chế một phần di chứng của loại bệnh này. Xuất phát từ thực
tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của TDMP do lao tại
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lƣợc về giải phẫu, mô học, sinh lý học và cơ chế tràn dịch màng
phổi do Lao
1.1.1. Về giải phẫu
- Màng phổi là một thanh mạc gồm 2 lá
* Lá tạng: bọc sát và dính chặt vào nhu mô phổi lách cả vào các khe
giãn thuỳ phổi. Ở rốn phổi màng phổi tạng quặt ra để liên tiếp với màng phổi
thành.
Đường quặt có hình một cái vợt bóng bàn mà cán quay xuống dưới, nơi
hai lá màng phổi sát vào nhau để tạo nên dây chằng phổi [13], [38].
* Lá thành: áp sát phía ngoài màng phổi tạng gồm có.
- Màng phổi trung thất: áp sát phần trung thất của màng phổi tạng.
- Màng phổi sườn: áp sát vào mặt trong lồng ngực.
- Màng phổi hoành: dính sát vào mặt trên của cơ hoành.
- Đỉnh màng phổi: là phần màng phổi thành tương ứng với đỉnh phổi.
* Ổ màng phổi: là một khoang ảo nằm giữa lá thành và lá tạng, hai
màng áp sát vào nhau và có thể trượt lên nhau làm cho phổi nở ra hoặc bé lại
lúc hít vào hoặc thở ra [38].
* Lá tạng chủ yếu do các nhánh của động mạch phổi tưới máu, dẫn lưu
tĩnh mạch bằng tĩnh mạch phổi và một phần bằng tĩnh mạch phế quản. Lá
thành do động mạch vú trong và động mạch gian sườn tưới máu, dẫn lưu tĩnh
mạch do hệ thống tĩnh mạch do hệ thống tĩnh mạch bảo đảm đi về thân tĩnh
mạch cánh tay đầu và tĩnh mạch chủ trên [35], [36].
* Lá tạng có các nhánh của thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Lá
thành
có một số sợi thần kinh chi phối có nguồn gốc từ dây thân kinh liên sườn [11].
1.1.2. Về mô học
Màng phổi có cấu trúc như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Lớp trung sản: là những tế bào hình dài liên kết chặt chẽ với nhau.
- Lớp liên kết trung sản: lớp này ở lá thành có những khoang có tác
dụng lưu thông hệ thống bạch mạch với lớp dưới trung sản.
- Lớp xơ chun nông.
- Lớp liên kết dưới màng phổi, lớp này có nhiều mạch máu và bạch
mạch.
- Lớp xơ chun sâu tiếp giáp với nhu mô phổi ở lá tạng và tiếp giáp với
thành ngực ở lá thành [40].
1.1.3. Sinh lý học màng phổi
Ở trạng thái bình thường khoang màng phổi có áp suất âm khoảng -
4mmHg ở cuối thì thở ra và -7mmHg ở cuối thì hít vào, khi hít vào hết sức áp
suất âm trong khoang màng phổi có thể xuống tới -30mmHg, khi thở ra hết sức
áp suất âm trong trong khoang màng phổi còn khoảng -1mmHg [11], [16].
Bình thường trong khoang màng phổi có một lớp dịch lỏng khoảng
5 - 10 ml để hai lá trượt lên nhau được dễ dàng. Sự tạo ra và tái hấp thu dịch
tuân theo định luật Starling (theo [23]).
Năm 1963 Landis và Papenheimer biến đổi định luật trên trong nghiên
cứu DMP (theo [23]).
Áp lực vận chuyển dịch = k [(HPc - HPif) - (COPc - COPif)]
k: hệ số lọc tính bằng ml/giây/cm2/ cmH2O
HPc: áp lực thủy tĩnh trung bình trong mao mạch tính bằng cmH2O
HPif : áp lực thủy tĩnh trung bình quanh mao mạch tính bằng cmH2O
(Ở đây là áp lực trung bình trong khoang màng phổi).
COPc: áp lực thẩm thấu keo của huyết tương tính bằng cmH2O
COPif: áp lực thẩm thấu keo quanh mao mạch tính bằng cmH2O
(Ở đây là áp lực thẩm thấu keo của DMP)
Nếu theo công thức trên không tính đến hệ số lọc k thì công thức trên sẽ là:
áp lực vận chuyển dịch = [(HPc - HPif) - (COPc - COPif)]
- Ở màng phổi thành: áp lực vận chuyển dịch = 9 cm H2O
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Như vậy nếu không kể đến tác dụng của trọng lực thì áp lực vận chuyển
dịch của màng phổi thành là 9 cm H2O. Do vậy dịch mao mạch màng phổi
thành có khuynh hướng được đẩy vào khoang màng phổi.
- Ở màng phổi tạng: áp lực vận chuyển dịch = -10 cm H2O
Nếu không kể đến tác dụng của trọng lực thì áp lực vận chuyển dịch của
mao mạch màng phổi tạng sẽ là -10 cm H2O.
Do vậy mao mạch màng phổi tạng có khuynh hướng kéo dịch từ
khoang màng phổi vào mao mạch màng phổi tạng.
Trong điều kiện sinh lý dịch thấm ra từ đầu mút mao mạch màng phổi
thành được vào khoang màng phổi và hấp thu một phần ở mao mạch màng
phổi tạng. Còn phần lớn được hấp thu qua bạch mạch ở lá thành [23].
1.1.4. Cơ chế của tràn dịch màng phổi do lao
Trực khuẩn lao (BK) khi vào màng phổi gây nên tổn thương lao, cơ thể
cần có mẫn cảm lao từ trước để tạo nên TDMP do lao, đây là một phản ứng
miễn dịch xuất tiết nhiều dịch rỉ viêm [36].
Năm 1998 theo Yilmaz MU và CS thì tràn dịch màng phổi do lao có hai
giả thuyết [61].
- Một giả thuyết cho rằng: TDMP do lao là do sự đáp ứng miễn dịch - dị
ứng quá mạnh của màng phổi ở một số bệnh nhân trước đó đã mẫn cảm với
trực khuẩn lao, nhưng 80% các trường hợp sinh thiết màng phổi tìm thấy nang
lao. Vì vậy tràn dịch màng phổi do lao là lao ở màng phổi mà BK đi tới bằng
đường máu hoặc đường bạch huyết.
- Một giả thuyết khác coi: TDMP do lao là hậu quả trực tiếp của vi
khuẩn lao đi vào khoang màng phổi. Nhận định này dựa vào việc cấy DMP
thấy BK (+) tính trong 50% các trường hợp, nhưng sự có mặt của BK trong
DMP cũng không đủ để giải thích được những trường hợp DMP tự khỏi mà
không cần điều trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bằng thực nghiệm người ta đưa BK vào khoang màng phổi nhưng
không gây được TDMP vì vậy hai giả thuyết cổ điển trên không còn được
chấp nhận nữa.
- Theo Wongtim S, et al (2002) cho rằng: TDMP bắt nguồn từ xung đột miễn
dịch giữa Tuberculin (Protein của BK sống) với các lymphoT mẫn cảm. Do đó
sản sinh ra các lymphokin làm biến đổi tính thấm của các mạch máu màng phổi
và làm biến đổi sự hoạt hoá của các tế bào đơn nhân, thực bào và các nguyên
bào sợi của màng phổi [59].Theo Shuller D, cho thấy TDMP xuất tiết xuất hiện
khi mạch máu hoặc màng của màng phổi bình thường bị tổn thương hoặc bị
dập vỡ, do đó làm tăng tính thấm của mao quản hoặc làm giảm dẫn lưu bạch
huyết [55].
1.2. Những nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của TDMP
do lao
1.2.1. Lâm sàng
Từ thời Hypocrate, người ta đã biết đến tràn dịch màng phổi nhưng
mãi đến cuối thế kỷ thứ 18 người ta mới phân biệt được tràn dịch màng phổi
với nhiễm khuẩn khác của thanh mạc màng phổi (trích từ [23]).
Năm 1761 Auenbruggen ở Vienne (Áo), rồi năm 1808 Orvisart ở Pháp
dùng cách gõ lồng ngực để chẩn đoán tràn dịch màng phổi, Villemin (1865),
Jaccoud và Landouzy (1882) xác định tràn dịch màng phổi thanh tơ huyết
hầu hết là do lao (trích từ [23]).
Hiện nay trên thế giới áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại và có giá trị cao
trong chẩn đoán TDMP do lao nhưng những dấu hiệu lâm sàng TDMP vẫn
được chú ý và được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn với các công trình của
Chan C.H, Follador E.C [42], [45].
Cùng với sự tiến bộ của các biện pháp phòng bệnh, sự điều trị có hiệu
quả thì bệnh cảnh lâm sàng của TDMP do lao cũng có ít nhiều thay đổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Tuổi
Qua rất nhiều nghiên cứu cho thấy TDMP do lao thường gặp ở độ tuổi
dưới 40 tuổi. Theo Phạm Thị Hoà Mỹ và CS nhận thấy TDMP do lao chiếm
52% trong độ tuổi từ 16 đến 30 [25]; Hoàng Thị Phượng thấy rằng TDMP do
lao chiếm 59,6% trong độ tuổi 13 - 40 [30]; Trần Văn Sáu gặp ở độ tuổi dưới
40 là 60,5% [34].
Theo Valdes L. và CS nghiên cứu 254 bệnh nhân TDMP do lao cho
thấy có tới 62,2% là dưới 35 tuổi [58].
* Tính khởi phát của bệnh
Thường diễn biến cấp tính chiếm đa số các trường hợp (sốt cao, mạch
nhanh, kém ngủ, ho khan). Có thể trước đó có biểu hiện một giai đoạn suy
nhược, gầy sút, xanh xao, kém ăn [35].
Theo Phạm Khắc Quảng tỷ lệ khởi phát TDMP do lao đột ngột 50%
từ từ 30% và 20% không có triệu chứng lâm sàng [31]; Trần Văn sáu có 78%
số trường hợp khởi đầu là cấp tính [34]; Năm 2002 Mai Văn Khương cho
thấy tỷ lệ này là 50% và khoảng 30% diễn biến từ từ [18].
* Triệu chứng cơ năng
- Đau ngực: đau có thể có trước TDMP vài tuần hoặc vài tháng vì vậy
các bệnh nhân có triệu chứng đau ngực cần phải khám kỹ để tránh bỏ sót, đau
liên tục, tăng lên khi bệnh nhân ho, đau xuyên ra sau lưng và lên lách [31]; Tỷ
lệ đau ngực trong TDMP do lao cũng khác nhau tuỳ theo từng nghiên cứu cụ
thể.
Theo Follardor E.C và CS có 93,2% số bệnh nhân đau ngực [45]. Phạm
Thị Hoà Mỹ, Nguyễn Ngọc Hùng thấy đau ngực gặp 100% các trường hợp
[25]; Vũ Thị Hạnh và CS là 67,7% [12].
- Khó thở: khó thở thường xuyên cả 2 thì và tăng dần. Khi DMP ít
bệnh nhân thường nằm nghiêng về bên lành, khi dịch nhiều hơn bệnh nhân
phải nằm nghiêng về bên bệnh hoặc ngồi dựa vào tường để đỡ khó thở [18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Theo Nguyễn Đình Kim cho rằng DMP trên 2000ml trong khoang
màng phổi sẽ làm bệnh nhân khó thở nhiều, thở nhanh nông, vã mồ hôi dễ suy
hô hấp cấp và phải chọc hút dịch cấp cứu, lượng dịch lấy ra trên 1000ml bệnh
nhân mới bớt khó thở [19].
Theo Miyamoto J. và CS nhận xét ở những bệnh nhân có tuổi thì hay
khó thở nhiều và khạc đờm, do hay có phối hợp tổn thương nhu mô phổi [50].
- Ho: ho khan từng cơn, ho xuất hiện đột ngột khi thay đổi tư thế [18].
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hoà Mỹ và CS có 91% bệnh nhân có
ho trong đó ho khạc máu 1% và khạc đờm 20% [25].
* Triệu chứng toàn thân
- Sốt: đa số các nghiên cứu đều cho thấy sốt trong TDMP do lao
chiếm
tỷ lệ cao, thường gặp sốt về chiều.
Theo Nakamuza E. và Haga T. cho thấy tỷ lệ sốt trong TDMP do lao
là 75,6%, trong đó sốt cao chiếm 9,3% còn lại chủ yếu là sốt nhẹ và sốt vừa
[51].
Theo Trần Văn Sáu sốt gặp 92% trường hợp [34]; Cũng trong một
nghiên cứu tại Bệnh viện Lao Hải Phòng sốt về chiều gặp 71% trường hợp
[12].
* Triệu chứng thực thể
- Nhìn: lồng ngực bên TDMP thường vồng lên, khoang liên sườn bị
rộng ra, di động lồng ngực giảm hơn so với bên lành, mỏm tim bị đẩy sang
bên lành.
- Hội chứng 3 giảm.
+ Sờ: rung thanh giảm
+ Gõ: gõ đục, có thể xác định được giới hạn trên của vùng đục nếu
tràn dịch vừa, đó là đường cong Damoiseau, nếu TDMP nhiều gõ đục toàn bộ
nửa lồng ngực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Nghe: rì nào phế nang giảm hoặc mất có thể nghe thấy tiếng cọ
màng phổi, tiếng thổi màng phổi.
Nếu nghe thấy ran nổ, ran ẩm là có tổn thương ở nhu mô phổi [18].
- Chọc dò màng phổi: giúp chẩn đoán xác định tràn dịch [23].
+ Vị trí: chọc ở khoảng giữa khối dịch nơi thành ngực phồng nhất,
trường hợp tràn dịch trong khoang mang phổi nhiều, điểm chọc thường ở
đường nách giữa, tránh chọc nơi vùng da có nhiễm khuẩn.
+ Dịch hầu hết là màu vàng chanh, đôi khi thấy máu hoặc mủ.
Năm 1995, theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hùng và CS gặp 97%
trường hợp TDMP là dịch đỏ máu [15]; Trần Văn Sáu gặp 100% TDMP là
dịch vàng chanh [34].
TDMP thường là tràn dịch ở mức độ trung bình, tiến triển từ từ tái
phát chậm, thường chỉ chọc hút dịch vài ba lần [40].
Những thể TDMP khu trú chẩn đoán lâm sàng khó khăn lúc đó cần kết
hợp chẩn đoán hình ảnh và chọc dò dịch màng phổi.
1.2.2. Xét nghiệm chẩn đoán vi sinh
Xét nghiệm chuẩn đoán vi sinh tìm được BK trong DMP là một xét
nghiệm không thể thiếu trong các nghiên cứu của TDMP do lao đây là một
xét
nghiệm để góp phần chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
Có nhiều phương pháp, kỹ thuật để xác định trực khuẩn lao tùy điều
kiện và mục đích để áp dụng cho phù hợp.
- Phương pháp soi trực tiếp với kỹ thuật nhuộm Ziehl - Neelsen tìm
(AFB) trong DMP.
Đây là một kỹ thuật đơn giản, chi phí ít tốn kém và cho kết quả nhanh,
dễ dàng triển khai rộng rãi ở các tuyến y tế cơ sở. Nhưng phương pháp này
đạt hiệu quả thấp do mật độ trực khuẩn lao rất ít trong DMP [1].
Theo Hoàng Long Phát và CS tỷ lệ (AFB) dương tính trong DMP đạt
5,5% [27]; Hoàng Minh là 1-2% [23]. Nghiên cứu của Trần Văn Sáu nhuộm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
soi trực tiếp tìm AFB trong dịch màng phổi ở 95% bệnh nhân TDMP do lao cho
kết quả âm tính 100% [34].
- Phương pháp soi trực tiếp kèm theo kỹ thuật thuần nhất bệnh phẩm.
Phương pháp này cho phép sử dụng khối lượng lớn bệnh phẩm. Sau
khi xử lý bệnh phẩm bằng hoá chất rồi quay ly tâm lấy cặn được dàn tiêu bản
xét nghiệm. So với soi trực tiếp phương pháp này đạt được độ nhạy cao hơn,
nhưng vì có thêm kỹ thuật thuần nhất nên phương pháp này chưa được áp
dụng rộng rãi [1].
Soi thuần nhất dịch màng phổi cho tỷ lệ AFB dương tính từ 5 – 10% [18].
- Phương pháp nuôi cấy tìm BK
Phương pháp này thường dùng môi trường nuôi cấy đặc biệt:
Lowenstein - Jensen.
+ Nuôi cấy tìm BK trong DMP kết quả dương tính cũng thấp, tỷ lệ không
quá 20% [23], có tác giả cho rằng tỷ lệ dương tính chỉ khoảng 13% [18].
1.2.3. Xét nghiệm sinh hoá DMP
* Định lượng Protein và phản ứng Rivalta trong DMP
Định lượng Protein và phản ứng Rivalta giúp phân biệt dịch thấm và
dịch tiết [2], [15], [37]:
- Phản ứng Rivalta dương tính, Protein >30g/l: dịch tiết.
- Phản ứng Rivalta âm tính, Protein <30g/l: dịch thấm.
Theo Bùi Xuân Tám [36] cho rằng 3 tiêu chuẩn phân biệt dịch xuất tiết
và dịch thấm đạt Se=99% và Sp= 98% là:
- Tỷ lệ Protein DMP/huyết thanh > 0,5; LDH (Lactatdehydrogenase) của
DMP > 200u/l; LDH của DMP/huyết thanh > 0,6: dịch tiết.
- Tỷ lệ Protein DMP/huyết thanh < 0,5; LDH < 200u/l; LDH của
DMP/huyết thanh < 0,6: dịch thấm
Nghiên cứu của Trần Văn Sáu trên 64 bệnh nhân TDMP do lao nhận
thấy phản ứng Rivalta DMP dương tính 100%, Protein DMP > 30g/l chiếm
95% trường hợp [34]; Richard W. Light cho rằng TDMP do lao luôn là dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tiết. Thông thường Protein DMP >50 g/l và kết quả này gợi ý viêm màng phổi
do lao [52].
1.2.4. Phản ứng Manoux và xét nghiệm máu
1.2.4.1. Phản ứng Mantoux
Trong lao màng phổi phản ứng Mantoux thường dương tính mạnh [18]. Tuy
nhiên mỗi phản ứng âm tính cũng không thể loại trừ chuẩn đoán viêm màng
phổi do lao, những bệnh nhân HIV/AIDS hoặc suy dinh dưỡng nặng thì phản
ứng Matoux thường âm tính [32].
- Kỹ thuật: dung dịch Tuberculin được pha chế với nồng độ cần thiết,
dùng loại bơm tiêm chuyên dụng tiêm vào trong da (vị trí 1/3 trên mặt trước
ngoài cẳng tay) với liều lượng 1/10ml tương đương với 10đv Tuberculin. Tại
nơi tiêm phải nổi một nốt sần có đường kính khoảng 5-6mm, đọc kết quả sau
72 giờ bằng đo đường kính cục sẩn theo chiều vuông góc với trục cẳng tay
(tính bằng mm) [32].
Richard W. Light cho rằng trong TDMP do lao thì phản ứng Mantoux
thường dương tính ở những bệnh nhân trẻ. Giai đoạn sớm phản ứng Mantoux
có thể âm tính vào khoảng 30% số trường hợp nhưng thử lại sau 8 tuần sẽ
dương tính, tuy nhiên những bệnh nhân TDMP do lao suy kiệt thì phản ứng
Mantoux có thể vẫn âm tính [52].
1.2.4.2. Xét nghiệm máu
Đánh giá tốc độ lắng máu trong TDMP do lao trong nghiên cứu của
Nakamura E. nhận thấy 273 bệnh nhân TDMP do lao, tốc độ lắng máu trung
bình sau 1 giờ là 63,6 31,6 mm [51].
Theo Hoàng Minh và Trần Văn Sáu nhận thấy tốc độ lắng máu 1 giờ
dưới 50 mm gặp 61% trường hợp, 1 giờ trên 50 mm gặp 39% trường hợp.
(Giá trị trung bình của lắng máu sau 1 giờ là 41,55 mm) [24].
1.2.5. Xquang phổi chuẩn
Không thể phủ nhận vai trò của Xquang trong chẩn đoán TDMP, mức độ
TDMP và phát hiện một số tổn thương ở nhu mô phổi, đây là một phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng sâu rộng ở mọi tuyến vì nó dễ thực
hiện đơn giản, rẻ tiền, cho kết quả nhanh.
Theo đa số các tác giả cho rằng [7], [18], [23], [33], [35], [40].
- TDMP ít: đám mờ đều vùng đáy phổi làm mất góc sườn hành (số lượng
dịch khoảng 0,5 lít).
- TDMP trung bình: đám mờ đậm đều, chiếm 1/2 hoặc 2/3 trường phổi
(lượng dịch khoảng 1-2 lít), thấy đường cong Damoisseau. (Giới hạn trên của
vùng mờ là một đường cong mặt lõm hướng lên trên).
- TDMP nhiều: mờ đều, đậm toàn bộ trường phổi, trung thất bị đẩy sang
bên đối diện, khe gian sườn dãn rộng, số lượng dịch trên 2000ml.
- TDMP khu trú: tuỳ theo vị trí tràn dịch có những vùng mờ tương ứng.
+ Tràn dịch rãnh liên thùy: đám mờ đều hình thoi nằm tương ứng
với rãnh liên thùy.
+ TDMP vùng nách: trên phim Xquang thẳng thấy đám mờ đều
giới hạn rõ nằm tiếp giáp lồng ngực phía ngoài.
+ Tràn dịch vùng trung thất: bóng trung thất rộng ra không đối xứng
+ TDMP thể hoành: bóng mờ bề dày vòm hoành tăng lên.
+ Nói chung TDMP khu trú khó xác định trên phim Xquang
thường.
- Dày dính màng phổi có thể gặp những hình ảnh tổn thương sau.
+ Hình ảnh đường viền thành ngực hoặc đường viền chóp mũ.
+ Vòm hoành biến dạng, góc sườn hoành tù.
+ Nửa lồng ngực tối mờ co nhỏ lại, ít di động, dãn nở kém.
- Tổn thương nhu mô phổi phối hợp: tổn thương thâm nhiễm, nốt,
hang lao, xơ.
+ Tổn thương thâm nhiễm: thường là một đám mờ nhạt ở dưới xương
đòn kích thước khác nhau, giới hạn không rõ, đôi khi tổn thương tập trung thành
đám mờ tròn (đường kính trung bình 1-2cm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Tổn thương nốt: kích thước nốt có thể khác nhau, trung bình 5-
10mm, các nốt có thể rải rác khắp hai phổi hoặc tập trung nhiều hơn ở một vùng
của phổi.
+ Tổn thương hang lao: trên phim là một hình sáng bờ khép kín kích
thước hang có thể to, nhỏ khác nhau. Khi hang có phế quản thông, trên phim có
thể thấy hình của phế quản là hai đường mờ song song nối hang với vùng cuống
phổi. Những hang mới có thành hang dày còn hang cũ thành mỏng và độ cản
quang đậm.
- Các tổn thương trên đây hay xen kẽ nhau xung quanh hang có thể có thâm nhiễm
và nốt.
+ Tổn thương xơ: hình dạng phức tạp, có khi chỉ là một vài dải xơ có
khi là những đám xơ rộng co kéo cả một thuỳ hoặc một phổi.
- Xquang phổi chuẩn chỉ nhìn thấy hình ảnh TDMP khi số lượng dịch trên
300ml, số lượng dịch từ 100 đến 300ml có thể phát hiện được bằng chụp
Xquang nằm nghiêng phía bên tràn dịch, có khi chỉ thấy góc sườn hoành tù
hoặc tối mờ [36].
+ TDMP khu trú vòm hoành chiếm 11,82% [37].
+ TDMP thường gặp một bên, mức độ trung bình [12], [25].
Qua nghiên cứu của Trần Văn Sáu nhận thấy hình ảnh xquang có
TDMP mức độ nhiều chiếm 13%, TDMP mức độ vừa chiếm 88%, tổn thương
nhu mô phổi phối hợp chiếm 23,91% [34].
1.2.6. Siêu âm màng phổi
* Trang thiết bị: máy siêu âm có độ phân giải cao, sử dụng các đầu dò
tần số cao từ 5-7,5 MHz, đầu dò hình dẻ quạt tạo điều kiện thăm khám qua
khe liên sườn dễ dàng hơn [57].
Theo Kinasewitz G.T khi siêu âm có tần số cao hướng trực tiếp vào
khoang lồng ngực thì sóng siêu âm không được phản chiếu do nhu mô phổi
chứa đầy khí, nhưng khi trong khoang màng phổi có dịch thì sóng siêu âm
được phản chiếu do vậy trên màn hình xuất hiện khoảng trống siêu âm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Khoảng trống siêu âm này thay đổi theo nhịp thở, nhìn thấy được giữa thành
ngực và nhu mô phổi [48].
* Kỹ thuật thăm khám siêu âm và tư thế bệnh nhân: có thể thăm khám
siêu âm màng phổi được tiến hành trên bệnh nhân ở các tư thế nằm hoặc ngồi.
Siêu âm vùng đáy phổi để phát hiện TDMP tự do và TDMP khu trú thể hoành
thì tư thế nằm là thuận lợi nhất. Thăm khám siêu âm ở vùng màng phổi thành
ngực thường được tiến hành ở tư thế bệnh nhân ngồi, vị trí thăm khám là các
điểm thuộc khe liên sườn bắt đầu từ đường nách lần lượt từ dưới lên trên ra
phía sau và ra phía trước. Để thăm khám siêu âm vùng đỉnh phổi nên thăm
khám qua hố thượng đ._.òn và các khe liên sườn trước [3].
Có thể chia thành ngực ra 3 vùng.
- Thành ngực trước: từ đường nách trước ra bờ xương ức.
- Thành ngực sau: từ bờ nách sau tới bờ cạnh cột sống.
- Thành ngực bên: vùng ngực giữa hai đường nách trước và sau.
* Dấu hiệu về siêu âm màng phổi [21], [46], [49], [53], [57].
- Mặt da và lớp mỡ dưới da là một dải tăng âm trên cùng.
- Các cung nhỏ cản âm và có mặt lõm quay vào phía trong và có bóng
cản phía sau là mặt ngoài xương sườn.
- Hai đường tăng âm rõ nét và trượt lên nhau theo nhịp thở là lá thành
và lá tạng màng phổi. Chiều dày của mỗi đường vào khoảng 1 0,2 mm.
- Dày dính màng phổi.
+ Dày màng phổi: khi độ dày của hai lá màng phổi >3mm
+ Dính màng phổi: khi bệnh nhân hít vào, thở ra hết sức thấy mất
dấu hiệu “trượt” hai lá màng phổi, xuất hiện dấu hiệu “giằng co”
của hai lá màng phổi.
- TDMP tự do.
+ Hình ảnh siêu âm màng phổi của TDMP tự do thể hiện bằng một
khoảng trống âm giữa hai lá của màng phổi. Tư thế bệnh nhân nằm ngửa thì
khoảng trống âm hình lưỡi liềm ở phía trên cơ hoành. Khi tràn dịch nhiều có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thể thấy cơ hoành nằm ngang, khi tràn dịch ít thấy khoảng trống âm trong góc
sườn hoành bên ở tư thế ngồi.
+ Đánh giá mức độ dịch.
Mức độ ít: chỉ thấy dịch trong các góc sườn hoành
Mức độ trung bình: khi thấy có dịch xấp xỉ mặt hoành hoặc dịch đã
vượt qua mặt hoành song chiều cao cột dịch đo từ điểm cao nhất vòm hoành
lên trên không quá 2cm.
Mức độ nhiều: khi chiều cao cột dịch nói trên lớn hơn 2cm [5].
- TDMP khu trú: thấy hình ảnh trống âm ở vị trí bất kỳ trên thành ngực
trong khi ở vùng thấp như góc sườn hoành lại không thấy hình ảnh trống âm.
- TDMP có vách ngăn: thấy hình ảnh nhiều ổ trống âm hoàn toàn
hoặc các ổ thưa âm với kích thước không đều nhau, cách nhau bởi các bờ
tăng âm và nằm trong khoang màng phổi.
- Vôi hoá màng phổi: hình mảng tăng âm, thường thấy trên nền màng
phổi dày, thường là lá tạng, phát hiện rõ khi có TDMP.
Theo Sostman H.D và CS (2000) thì siêu âm không những cho biết
thông tin về số lượng dịch, vị trí tràn dịch chính xác mà còn cho biết tính chất
của dịch [56]. Nguyễn Văn Bản nghiên cứu siêu âm màng phổi ở 75 bệnh
nhân có hình ảnh TDMP hoặc nghi ngờ TDMP trên phim Xquang phổi chuẩn
nhận thấy: TDMP tự do 21,3%, TDMP có vách 64%, TDMP khu trú chiếm
12%, dày dính màng phổi chiếm 2,7%. Nếu chọc hút màng phổi khu trú dựa
vào Xquang và lâm sàng thì độ nhạy (Se) = 28% còn nếu chọc hút dịch dựa
vào hướng dẫn của siêu âm thì Se = 97,4% [3].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 55 bệnh nhân đã được chẩn đoán và đang
điều trị nội trú TDMP do lao tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái Nguyên.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 8/2007-8/2008
- Địa điểm: tại 3 khoa lao nam, lao nữ và khoa xét nghiệm ở Bệnh viện
Lao và bệnh phổi Thái nguyên.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp nghiên cứu dịch
tễ học mô tả kết hợp với tiến cứu.
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu nghiên cứu theo kỹ thuật chọn
mẫu không xác suất (mẫu thuận tiện)
2.3.3. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu
* Thời gian mắc bệnh trong giai đoạn cấp tính.
* Bệnh nhân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán TDMP dựa
trên lâm sàng, Xquang hoặc siêu âm, chọc dò màng phổi có dịch.
* Xác định chẩn đoán TDMP do lao: những bệnh nhân nghiên cứu này
được chẩn đoán dựa vào.
+ Sự có mặt của vi khuẩn lao trong DMP bằng các kỹ thuật (nhuộm soi
trực tiếp, soi thuần nhất).
+ Tất cả các bệnh nhân đều có kết quả tốt sau điều trị bằng thuốc chống
lao, corticoid và hút dịch.
+ Dựa vào hội chẩn với các Bác sỹ chuyên khoa giầu kinh nghiệm về
Lao và bệnh phổi, các triệu chứng lâm sàng cũng như những thay đổi sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hoá, tế bào trong DMP, hình ảnh tổn thương trên Xquang và các xét nghiệm
khác (Mantoux, máu lắng…)
* Bệnh nhân không có các tiêu chuẩn trên sẽ được loại trừ ra khỏi nhóm
nghiên cứu.
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Một số thông tin chung
- Tuổi
- Giới tính, nghề nghiệp
- Thời gian từ lúc khởi phát đến khi được xác định chẩn đoán TDMP do
lao
2.4.2. Các chỉ số lâm sàng
* Triệu chứng toàn thân:
- Sốt: + Mức độ: sốt nhẹ, sốt vừa, sốt cao
+ Tính chất: sốt liên tục, sốt về chiều
* Triệu chứng cơ năng:
- Đau ngực, khó thở
- Ho: đánh giá tính chất ho: - Ho khan
- Ho có đờm
- Ho ra máu
* Triệu chứng thực thể:
Đánh giá: - Lồng ngực bình thường
- Lồng ngực vồng
- Cử động lồng ngực giảm
- Dấu hiệu mỏm tim bị đẩy
- Hội chứng ba giảm
- Nghe ran nổ, ran ẩm ở đỉnh phổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Nghiên cứu về dịch màng phổi:
- Nhận định màu sắc DMP
- Đánh giá tổng lượng DMP
- Số lần chọc hút DMP
- Thời gian hết DMP
2.4.3. Các chỉ số về xét nghiệm
* Xét nghiệm máu:
- Số lượng hồng cầu
- Số lượng bạch cầu
- Công thức bạch cầu
- Tốc độ lắng máu sau 1 giờ
* Kết quả phản ứng Rivalta và định lượng protein trong dịch màng phổi
* Xét nghiệm tìm AFB (Acid Fast Bacilli) trong DMP
* Đánh giá kết quả phản ứng Mantoux
* Hình ảnh X quang phổi chuẩn:
- Vị trí TDMP: - Bên phải
- Bên trái
- Hai bên
- Loại tràn dịch: tự do, khu trú.
- Mức độ TDMP: ít, trung bình, nhiều.
- Tổn thương nhu mô phổi phối hợp với hình ảnh: thâm nhiễm, nốt, hang
lao, xơ.
* Hình ảnh siêu âm:
- Vị trí của tràn dịch: - TDMP phải
- TDMP trái
- TDMP hai bên
- Loại tràn dịch màng phổi: - TDMP tự do
- TDMP khu trú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Tổn thương màng phổi: - Vách hoá màng phổi
- Dày màng phổi đơn thuần
- Dày dính màng phổi
- Vôi hoá màng phổi
- Kết quả tổn thương màng phổi trên hình ảnh siêu âm và phim Xquang
phổi chuẩn.
- Tương quan mức độ dịch của hình ảnh siêu âm với kết quả chọc hút
dịch màng phổi.
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
* Mỗi bệnh nhân có một mẫu bệnh án nghiên cứu.
* Thu thập các triệu chứng lâm sàng bằng các phương pháp hỏi bệnh,
khám lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu bởi học viên và các Bác sỹ
chuyên khoa sâu có kinh nghiệm về Lao bệnh phổi.
- Tuổi: bệnh nhân được chia thành các nhóm tuổi: (18 - 30, 31 - 40, 41 -
50, 51 - 60, >60)
- Giới: nam, nữ
- Nghề nghiệp: được chia làm 6 nhóm nghề (làm ruộng, tự do, hưu trí,
công chức, công nhân, học sinh sinh viên)
- Thời gian từ lúc khởi phát bệnh đến khi được xác định chẩn đoán
TDMP do lao được đánh giá ở 3 mức thời gian: (<2 tuần, từ 2 - 4 tuần,
>4 tuần)
- Sốt: được đánh giá ở 4 mức độ theo cách chia của Nakamuza và CS
[51].
+ Mức độ sốt: Không sốt: 370C
Sốt nhẹ: từ 37,5o đến 38oC
Sốt vừa: từ 38o1 đến 39oC
Sốt cao: > 39oC
+Tính chất sốt: kiểm tra nhiệt độ buổi sáng, buổi chiều, buổi tối.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Các triệu chứng cơ năng: khai thác các triệu chứng đau ngực, khó thở,
ho, thông qua khám lâm sàng.
- Các triệu chứng thực thể: (được thu thập thông qua các kỹ năng thăm
khám: nhìn, sờ, gõ, nghe)
- Nhận định màu sắc DMP bằng mắt thường dưới ánh sáng tự nhiên.
+ Đánh giá màu dịch: vàng chanh, đục mủ, đỏ máu
- Tổng lượng DMP được chia làm 3 mức độ: (<500ml, từ 500 - 2000ml,
>2000ml)
- Số lần hút dịch được chia làm 3 nhóm: (1 lần, 2 - 3 lần, 4 lần)
- Thời gian hết DMP được chia ra: (<2 tuần, từ 2 - 4 tuần, 4 tuần)
+ Đánh giá hết dịch được tính từ lúc chọc DMP cho đến khi khám hết
dịch qua lâm sàng, siêu âm.
* Các kỹ thuật xét nghiệm.
- Xét nghiệm máu: được làm tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Lao và bệnh
phổi Thái Nguyên
. Số lượng hồng cầu: đánh giá 4 mức độ.
2 T/l: thiếu máu nặng.
Từ 2,1 - 3 T/l: thiếu máu vừa
Từ 3,1 - 3,69 T/l: thiếu máu nhẹ
3,7 T/l: không thiếu máu.
. Số lượng bạch cầu: đánh giá ở 3 mức độ.
Số lượng bạch cầu giảm: < 5 G/l
Số lượng bạch cầu bình thường: từ 5 - 9 G/l
Số lượng bạch cầu tăng: > 9 G/l
. Công thức bạch cầu.
Tỷ lệ (%) bạch cầu đa nhân trung tính
< 60% giảm
từ 60 - 70% bình thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
> 70% tăng
Tỷ lệ (%) Lymphocyte.
20% giảm
Từ 20-30% bình thường
> 30% tăng
. Tốc độ lắng máu sau 1 giờ đánh giá kết quả ở 3 mức độ.
Từ 11 đến 30mm
> 30 đến 50mm
> 50mm
+ Nhận định kết quả dựa theo Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương
(2005) về đánh giá hằng số huyết học người Việt Nam [17].
- Xét nghiệm dịch màng phổi:
+ Lấy DMP ngay sau lần chọc hút dịch màng phổi lần đầu tiên, tiến hành
xét nghiệm.
+ Xác định kết quả tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Lao và bệnh phổi
Thái nguyên.
. Đánh giá kết quả: - Nồng độ protein: < 30 g/l là dịch thấm
30 g/l là dịch tiết
- Phản ứng Rivalta: - Dương tính
- Âm tính
+ Tìm AFB trong dịch màng phổi bằng phương pháp soi trực tiếp với kỹ
thuật nhuộm Ziehl- Neelsen, nuôi cấy.
. Đánh giá kết quả: âm tính, dương tính
+ Phản ứng Mantoux: tiến hành thử phản ứng cho tất cả các bệnh nhân
bằng dung dịch Tuberculin với liều lượng 1/10ml, tiêm vào trong da ở vị trí
1/3 trên mặt trước ngoài cẳng tay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
. Đánh giá kết quả phản ứng Mantoux dựa theo chương trình chống lao
quốc gia bằng cách đo đường kính ngang cục sẩn sau tiêm 72h bằng thước
nhựa có vạch [32].
d 5mm là phản ứng (-)
d = 5 - 10mm là (±)
d = 10 - 15mm là (+) (nhẹ)
d = 15 - 20mm là (++) (trung bình)
d > 20mm là (+++) (mạnh)
* Chụp Xquang phổi chuẩn và nhận định kết quả được thực hiện tại khoa
chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái nguyên
* Siêu âm màng phổi được thực hiện tại phòng siêu âm khoa xét nghiệm
Bệnh viện Bệnh phổi Thái Nguyên với các máy siêu âm có độ phân giải cao;
Kontron sigma 21, Logig 200. Sử dụng đầu dò lồi, đầu dò hình dẻ quạt, đầu
dò quét thẳng có tần số 5 MHz và 7,5 MHz.
- Thăm khám siêu âm ở các bình diện khác nhau với tư thế bệnh nhân
nằm, ngồi. Lần lượt thăm khám các vị trí: vùng đáy phổi, thành ngực trước,
sau và hai bên.
* Ghi nhận về các dấu hiệu hình ảnh siêu âm.
- Hình ảnh màng phổi bình thường: hai đường tăng âm rõ nét trượt lên
nhau theo nhịp thở là lá thành và lá tạng màng phổi. Chiều dày của mỗi
đường vào khoảng 1 0,2mm.
- Hình ảnh TDMP tự do: ổ trống âm hình lưỡi liềm ở phía trên cơ hoành
khi bệnh nhân được khám ở tư thế nằm ngửa.
Ở tư thế ngồi dịch tập trung ở phần thấp, lấp đầy các túi cùng sườn
hoành
+ Đánh giá mức độ dịch: ở 3 mức độ
. TDMP mức độ I: chỉ thấy dịch trong các góc sườn hoành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
. TDMP mức độ II: khi thấy có dịch xấp xỉ mặt hoành hoặc dịch đã vượt
qua mặt hoành song chiều cao cột dịch đo từ điểm cao nhất vòm hoành lên
trên không quá 2cm.
. TDMP mức độ III: khi chiều cao cột dịch nói trên lớn hơn 2cm.
- Hình ảnh TDMP có vách ngăn: thấy nhiều ổ trống âm hoàn toàn hoặc
các ổ thưa âm có hình dạng và kích thước khác nhau, ngăn cách giữa các ổ
dịch là các vách (thể hiện là các dải tăng âm nằm trong khoang màng phổi).
- Hình ảnh TDMP khu trú: ổ trống âm hoặc thưa âm thành mỏng hay dày
nằm ở các vị trí bất kỳ, ít thay đổi khi bệnh nhân chuyển tư thế.
- Hình ảnh dày dính màng phổi: khi thấy đường tăng âm màng phổi dày
> 3mm. Không thấy ổ trống âm và không thấy sự trượt của hai đường tăng âm
màng phổi khi thở.
- Vôi hoá màng phổi: hình mảng tăng âm thường thấy trên nền màng
phổi dày, thường là lá tạng, phát hiện rõ khi có TDMP.
- Với các trường hợp có dịch: nghiên cứu hình dạng ổ dịch, đánh dấu vị
trí chọc hút dịch màng phổi.
2.6. Vật liệu nghiên cứu
- Bệnh án nghiên cứu, bơm kim tiêm, ống nghiệm, máy xét nghiệm sinh
hóa, huyết học, máy siêu âm, xquang vv...
2.7. Xử lý số liệu: xử lý bằng thuật toán thống kê y học sử dụng phần
mềm Epi-Info 6.0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số thông tin chung về tuổi, giới và nghề nghiệp
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi và giới
Giới
Tuổi
Nam Nữ Tổng số BN
Số lượng
BN
Tỷ lệ%
Số lượng
BN
Tỷ lệ% n = 55 Tỷ lệ%
18- 30 12 42,1 ± 16,3 21,8 5 9,0 17 30,8
31 - 40 10 18,2 2 3,6 12 21,8
41 - 50 4 7,3 5 9,0 9 16,3
51 - 60 1 1,8 2 3,6 3 5,4
>60 10 18,2 4 7,4 14 25,6
Tổng số 37 67,2% 18 32,6 55 100,0
X
± SD 42,1 ± 16,3
Nhận xét:
- Độ tuổi gặp nhiều nhất từ 18 đến 40 tuổi (chiếm 52,6%)
- Tuổi trung bình của bệnh nhân là 42,1 ± 16,3
- BN nam chiếm 67,2% gấp 2 lần BN nữ (chiếm 32,6%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
11.6
52.6
9.1
12.6
21.7
18.2
7.4
25.6
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
55
18-40 41-60 >60
§é tuæi
Tû lÖ %
Nam
N÷
Tæng
Biểu đồ 3.1. Giới tính và các độ tuổi ở bệnh nhân TDMP do lao
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
BN
Nghề nghiệp
Số lƣợng BN
Tỷ lệ%
Làm ruộng 23 41,8
Nghề tự do 10 18,2
Hưu trí, mất sức 10 18,2
Cán bộ, công chức 5 9,1
Công nhân 4 7,3
Học sinh, sinh viên 3 5,5
Tổng số 55 100,0
Nhận xét:
- Số BN có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất (41,8%)
- BN nghỉ hưu, mất sức, nghề tự do đều gặp tỷ lệ ngang nhau (18,2%).
- Công nhân, học sinh chiếm 12,8%.
- Cán bộ công chức chiếm 9,1%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41.8
18.2
7.3
5.5
9.1
18.2
0
10
20
30
40
50
Lµm ruéng H•u trÝ, mÊt
søc
C«ng nh©n Häc sinh, sinh
viªn
C¸n bé, c«ng
chøc
NghÒ tù do NghÒ nghiÖp
Tû lÖ (%)
Biểu đồ 3.2. Kết quả phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
3.2. Một số đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.3. Thời gian từ lúc khởi phát bệnh đến khi được xác định chẩn
đoán
BN
Thời gian
Số lƣợng BN
Tỷ lệ%
< 2 tuần 34 61,8
2 - 4 tuần 15 27,3
> 4 tuần 6 10,9
Tổng số 55 100,0
X ± SD (ngày) 16,3 ± 11,5 (ngày)
Nhận xét:
- Bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán sớm trước 2 tuần chiếm tỷ
lệ cao nhất 61,8%.
- Số BN được chẩn đoán trong thời gian 2- 4 tuần chiếm 27,3%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Số BN đến khám và xác định chẩn đoán muộn trên 4 tuần chiếm tỷ
lệ thấp nhất (10,9%).
- Thời gian xác định chẩn đoán trung bình là 16,3 ± 11,5 (ngày)
3.2.1. Triệu chứng toàn thân, cơ năng, thực thể
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính chất sốt
Tính chất sốt Liên tục Về chiều Tổng
Số lượng bệnh nhân 5 42 47
Tỷ lệ % 9,1 76,4 85,5
Nhận xét:
- Có 85,5% bệnh nhân TDMP do lao có sốt, trong đó sốt về chiều gặp hay
gặp nhất, (chiếm 76,4%), sốt liên tục gặp 9,1%.
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá mức độ sốt
BN
Mức độ sốt
Số lƣợng BN
Tỷ lệ%
Sốt nhẹ 23 41,8
Sốt vừa 20 36,4
Sốt cao 3 5,5
Không sốt 9 16,4
Tổng 55 100,0
X ± SD (
0
C ) 38,5 ± 0,6
0
C
Nhận xét:
- Tỷ lệ sốt nhẹ gặp nhiều nhất, chiếm 41,8%.
- Sốt cao chỉ gặp 3/55 các trường hợp, chiếm 5,5%.
- Nhiệt độ trung bình của 55 bệnh nhân nghiên cứu là 38,5 ± 0,6 0C.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41.8
36.4
5.5
16.4
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Møc ®é sèt
Tû lÖ (%)
Sèt nhÑ
Sèt võa
Sèt cao
Kh«ng sèt
Biểu đồ 3.3. Tương quan tỷ lệ giữa các mức độ sốt
Bảng 3.6. Các triệu chứng cơ năng
BN
Triệu chứng
Số lƣợng BN Tỷ lệ%
Đau ngực 48 87,3
Khó thở 44 80,0
Ho 52 94,5
Ho khan 46 83,6
Ho có đờm 6 10,9
Nhận xét:
- Đau ngực chiếm 87,3%.
- Ho thường gặp chiếm 94,5%, chủ yếu là ho khan (chiếm 83,6%), ho
có đờm chiếm 10,9%.
- Khó thở chiếm 80%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.7. Các triệu chứng thực thể
BN
Triệu chứng
Số lƣợng BN Tỷ lệ%
Hội chứng 3 giảm 55 100,0
Cử động lồng ngực giảm 50 90,9
Dấu hiệu mỏm tim bị đẩy 37 67,3
Lồng ngực vồng 27 49,1
Lồng ngực bình thường 28 50,9
Nghe phổi có ran nổ, ran ẩm ở đỉnh 5 9,1
Nhận xét:
- Hội chứng 3 giảm gặp ở tất cả các BN trong nhóm nghiên cứu.
- Triệu chứng cử động lồng ngực giảm thường gặp, chiếm 90,9%.
- Dấu hiệu mỏm tim bị đẩy chiếm tỷ lệ 67,3 % và lồng ngực vồng là 49,1%.
- Có 5 bệnh nhân nghe được ran nổ, ran ẩm ở đỉnh phổi (chiếm 7,2%).
3.2.2. Nghiên cứu về dịch màng phổi
Bảng 3.8. Màu sắc DMP
BN
Màu sắc DMP
Số lƣợng BN Tỷ lệ%
Vàng chanh 55 100,0
Đỏ máu 0 0,0
Đục mủ 0 0,0
Tổng 55 100,0
Nhận xét:
- DMP màu vàng chanh gặp 100% bệnh nhân.
- DMP màu đỏ, đục mủ không gặp trường hợp nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.9. Tổng lượng DMP trong quá trình điều trị
BN
Số lƣợng dịch (ml)
Số lƣợng BN Tỷ lệ%
< 500 6 10,9
500 - 2000 27 49,1
> 2000 22 40,0
Tổng 55 100,0
X
± SD (ml) 1944,3 ± 985,4
Nhận xét:
- Lượng DMP mức độ 500 – 2000 ml chiếm tỷ lệ cao nhất (49,1%).
- Lượng DMP < 500ml chiếm tỷ lệ thấp nhất (10,9%).
- Lượng DMP > 2000ml chiếm tỷ lệ 40,0%.
- Lượng dịch trung bình là1944,3± 985,4 ml.
Bảng 3.10. Số lần chọc hút DMP trong quá trình điều trị
BN
Số lần chọc hút
Số lƣợng BN
Tỷ lệ%
2 -3 lần 20 36,4
> 4 lần 35 63,6
Tổng 55 100,0
Nhận xét:
- Số BN được chọc hút DMP từ 4 lần trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất
(63,6%), chọc hút 2-3 chiếm tỷ lệ 36,4%.
Bảng 3.11. Thời gian hết DMP trong quá trình điều trị
BN
Thời gian
Số lƣợng BN Tỷ lệ%
< 2 tuần 40 72,7
2 - 4 tuần 14 25,5
> 4 tuần 1 1,8
Thời gian nằm điều trị Min 5 ngày, Max 28 ngày
X ± SD (ngày) 12,2 ± 5,6
Nhận xét: - Trong 55 BN nghiên cứu những trường hợp điều trị hết DMP sớm
nhất là 5 ngày, lâu nhất là 28 ngày, thời gian hết DMP trung bình là 12,2 ± 5,6
ngày.
- Thời gian hết DMP trước 2 tuần thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 72,7%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2. Đặc điểm một số xét nghiệm trong TDMP do lao
Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm máu
Bệnh nhân
Xét nghiệm máu
Số bệnh nhân
(n = 55)
Tỷ lệ
%
Số lượng
hồng cầu
< 3,1 T/l
1 1,8
3,1 - 3,69 T/l 4 7,3
3,7 T/l 50 90,9
Số lượng
bạch cầu
< 5 G/l 4 7,3
5-9 G/l
42 76,4
> 9 G/l
9 16,4
Công thức
bạch cầu
Đa nhân
trung tính
(%)
< 60 3 5,4
60 - 70 17 30,9
> 70 35 63,6
Lymphocyte
(%)
30 47 85,5
> 30 8 14,5
Tốc độ lắng
máu sau 1
giờ
< 30mm 2 3,6
30 - 50mm 11 20,0
> 50mm 42 76,4
X ± SD (mm) 52,02 ± 6,58
Nhận xét:
- Số lượng HC 3,7 T/l gặp đa phần ở các trường hợp nghiên cứu,
(chiếm 90,9%).
- Số lượng bạch cầu 5 - 9 G/l gặp với tỷ lệ cao nhất (chiếm 76,4%).
- Tỷ lệ bạch cầu trung tính trên 70% chiếm cao nhất (63,6%), gần gấp
đôi so với nhóm bạch cầu đa nhân trung tính từ 60-70% và dưới 60% (chiếm
36,3%).
- Bạch cầu Lymphocyte 30% chiếm 85,5% ca bệnh.
- Tốc độ lắng máu sau 1 giờ > 30mm chiếm 96,4%, trong đó tốc độ
lắng máu 1 giờ > 50mm chiếm 76,4%.
- Giá trị trung bình của tốc độ lắng máu sau 1 giờ là 52,02 ± 6,58 mm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.13. Kết quả phản ứng Rivalta, nồng độ protein trong dịch màng phổi
Phản ứng Rivalta
Protein
Dƣơng tính
Số lượng Tỷ lệ%
Protein
(g/l)
< 30 1 1,8
30-50 20 36,4
> 50 34 61,8
Tổng 55 100,0
Nhận xét:
- Nồng độ protein trên 50 g/l chiếm ưu thế (61,8%).
- Phản ứng Rivalta dương tính ở 100% các ca bệnh, mặc dù tỷ lệ
Protein < 30g/ lit chiếm tỷ lệ 1,8%.
Bảng 3.14. Kết quả xét nghiệm AFB trong dịch màng phổi
Phƣơng pháp
AFB
Nhuộm soi trực tiếp
Số lượng BN Tỷ lệ%
Dương tính 4 7,3
Âm tính 51 92,7
Nhận xét:
- Đa phần nhuộm soi trực tiếp cho kết quả âm tính (chiếm 92,7)
- Chỉ có 7/55 trường hợp tìm thấy BK trong DMP (chiếm7,3).
Bảng 3.15. Kết quả thử nghiệm Mantoux
BN
Dƣơng tính
Số lƣợng BN
Tỷ lệ%
Nhẹ 9 16,4
Vừa 15 27,3
Mạnh 27 49,1
Tổng 51 92,8
Nhận xét:
- Tỷ lệ Mantoux dương tính của TDMP do lao là 92,8%, trong đó
phản ứng Mantoux ở mức độ mạnh và vừa gặp với tỷ lệ 76,4% gấp 3 lần so
với mức độ nhẹ 16,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.3. Hình ảnh Xquang phổi chuẩn và siêu âm trong TDMP do lao
3.3.1. Hình ảnh Xquang
Bảng 3.16. Vị trí tràn dịch màng phổi
BN
Vị trí tràn dịch
Số lƣợng BN Tỷ lệ%
TDMP Bên phải 26 47,3
TDMP Bên trái 29 52,7
TDMP Hai bên 0 0
Tổng 55 100,0
Nhận xét:
- TDMP ở bên phải chiếm 47,3%, bên trái chiếm 52,7%.
- TDMP hai bên không gặp trường hợp nào
Bảng 3.17. Loại tràn dịch
BN
Vị trí tràn dịch
Số lƣợng BN Tỷ lệ%
TDMP tự do 54 98,2
TDMP khu trú 1 1,8
Nhận xét:
- TDMP tự do trên hình ảnh Xquang gặp ở 98,2% các trường hợp
nghiên cứu, TDMP khu trú chỉ gặp duy nhất một trường hợp (chiếm 1,8%).
Bảng 3.18. Mức độ tràn dịch màng phổi
BN
Mức độ tràn dịch
Số lƣợng BN
Tỷlệ%
TDMP ít 5 9,3
TDMP trung bình 39 72,2
TDMP nhiều 10 18,5
Tổng 55 100,0
Nhận xét:
- Trên hình ảnh Xquang TDMP ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ nhiều
nhất (72,2%).
- TDMP mức độ ít chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,3%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.19. Tổn thương nhu mô phổi phối hợp
BN
Tổn thƣơng nhu mô phổi
Số lƣợng BN
Tỷ lệ%
Thâm nhiễm 14 25,4
Nốt 3 5,4
Hang lao 0 0
Xơ 3 5,4
Tổng 20 36,2
Nhận xét: trên hình ảnh Xquang gặp chủ yếu là tổn thương thâm
nhiễm, chiếm tỷ lệ 25,4%.
- Tổn thương nốt, xơ đều gặp với tỷ lệ ngang nhau là 5,4%.
- Tổn thương hang không gặp trường hợp nào.
3.3.2. Hình ảnh siêu âm màng phổi trong TDMP do lao
Bảng 3.20. Vị trí tràn dịch màng phổi
BN
Vị trí tràn dịch
Số lƣợng BN Tỷ lệ%
TDMP phải 26 47,3
TDMP trái 29 52,7
TDMP hai bên 0 0
Tổng 55 100,0
Nhận xét:
- TDMP bên phải chiếm tỷ lệ 47,3%, bên trái là 52,7%.
- TDMP hai bên không gặp trường hợp nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.21. Loại tràn dịch màng phổi
BN
Loại tràn dịch
Số lƣợng BN
Tỷ lệ%
TDMP tự do 54 98,2
TDMP khu trú đơn thuần 1 1,8
Tổng 55 100,0
Nhận xét:
- TDMP tự do gặp tỷ lệ cao nhất (98,2%).
- TDMP khu trú đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp (1,8%).
Bảng 3.22. Tổn thương màng phổi
BN
Hình ảnh siêu âm
Số lƣợng BN Tỷ lệ%
Vách hoá màng phổi 32 58,2
Dày màng phổi đơn thuần 20 36,4
Dày dính màng phổi 3 5,5
Vôi hoá màng phổi 0 0
Nhận xét:
- Tổn thương màng phổi có vách hoá màng phổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(58,2%).
- Dày màng phổi đơn thuần gặp là 36,4%.
- Dày dính màng phổi gặp tỷ lệ ít nhất (5,5%).
- Vôi hoá màng phổi không gặp trường hợp nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.23. Kết quả đánh giá tương quan mức độ dịch của hình ảnh
siêu âm với kết quả chọc hút DMP.
Hình ảnh siêu âm
mức độ
Lƣợng dịch
TDMP chọc hút (ml)
Mức độ I
Mức độ II
Mức độ III Tổng
n % n % n % n %
< 500 5 9,1 1 1,8 0 0 6 10,9
500 - 2000 5 9,1 16 29,1 6 10,9 21 38,2
> 2000 0 0 9 16,4 13 26,6 22 40
Tổng 10 18,2 26 47,3 19 34,5 55 100,0
X ± SD (ml)
1016,0
± 691,9
1960,6
±963,69
2410,5
± 821,85
Nhận xét:
- TDMP mức độ I chiếm 18,2%, trong đó tỷ lệ tràn dịch ở mức độ ít và
trung bình chiếm tỷ lệ ngang nhau (9,1%), TD mức độ nhiều không gặp
trường hợp nào.
- TDMP mức độ II chiếm 47,3%, trong đó 16 trường hợp có tổng
lượng dịch từ 500 - 2000 ml/1 BN chiếm 29,1%, 9 trường hợp có tổng
lượng dịch > 2000 ml/1 BN (chiếm 16,4%), chỉ có 1 trường hợp tổng lượng
dịch 490 ml (1,8%).
- TDMP mức độ III chiếm 34,5%, trong đó 13 trường hợp có tổng
lượng dịch > 2000 ml/1 BN chiếm 26,6%, 6 trường hợp có tổng lượng dịch
từ 500 - 2000 ml/1 BN (chiếm 10,9%), không gặp trường hợp nào tổng lượng
dịch < 500ml.
- Hình ảnh siêu âm TDMP mức độ I là 1016,0 ± 691,9 ml.
- Hình ảnh siêu âm TDMP mức độ II là 1960,6 ± 963,69 ml.
- Hình ảnh siêu âm TDMP mức độ III là 2410,5 ± 821,8 ml.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 4. BÀN LUẬN
4.1. Một số thông tin chung
4.1.1. Tuổi và giới
* Tuổi
Tuổi trung bình trong 55 bệnh nhân TDMP do lao là 42,1 16,3. Số
bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 52,6%, trên 60 tuổi là 25,6%. Kết quả nghiên
cứu này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trong nước.
Trần Văn Sáu cho rằng tuổi trung bình của bệnh nhân TDMP do lao là
39,3 11,7 [34]; Hoàng Thị Phượng và CS gặp 59,6% số bệnh nhân dưới 40
tuổi [30]. Nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài cũng có nhận xét tương
tự như nghiên cứu của chúng tôi.
Theo Follador EC và CS khi nghiên cứu trên 44 bệnh nhân lao màng
phổi thấy tuổi trung bình là 40 [45]; Hsu CJ và CS khi phân tích bệnh án của
các bệnh nhân TDMP do lao từ tháng 12/1990 - 11/1995 thấy tuổi trung bình
của bệnh nhân TDMP do lao là 47,5 (từ 15 - 90 tuổi) [47]; Gần đây hơn năm
2001 theo Richard W Light cho thấy bệnh nhân viêm màng phổi do lao
thường trẻ hơn bệnh nhân bị lao nhu mô phổi, tuổi trung bình của bệnh nhân
là 28 [52].
Qua kết quả nghiên cứu về tuổi mắc bệnh cho thấy rằng ở nước ta
hiện nay TDMP do lao thường gặp hầu hết ở lứa tuổi trẻ, điều đó có thể được
giải thích rằng tình hình nhiễm lao ở nước ta còn cao.
Theo WHO (2004) Việt Nam đứng thứ 13 trong số 22 nước có số
bệnh nhân lao cao trên toàn cầu [1], [6]. Nước ta lại là nước có kết cấu dân số
trẻ do đó người trẻ tuổi vẫn là đối tượng mắc bệnh nhiều hơn.
Như vậy theo nghiên cứu của chúng tôi cũng như một số nghiên cứu
của các tác giả khác đều thấy rằng tuổi mắc bệnh hiện nay của bệnh nhân
TDMP do lao đa số là dưới 40 tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Giới
Tỷ lệ nam, nữ cũng là một vấn đề được lưu ý. Qua kết quả nghiên cứu
chúng tôi thấy tỷ lệ nam chiếm 67,2%, nữ chiếm 32,6% (bảng 3.1). Kết quả
nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả của Phạm Thị Hoà Mỹ, Nguyễn
Ngọc Hùng cho thấy tỷ lệ nam là 64% [25]; Đỗ Châu Hùng thấy tỷ lệ bệnh
nhân nam là (70,3%) [14]; Trần Văn Sáu thấy tỷ lệ nam mắc gần gấp 2 lần so
với nữ [34]. Một số tác giả nước ngoài cũng có nhận xét tương tự như vậy;
Theo Suzuki H. tỷ lệ nam/ nữ là 2/1 [54]; HSu CJ. và CS tỷ lệ nam là 68%,
còn nữ là 32%[47].
Nhìn chung tỷ lệ người TDMP do lao ở nam giới thường mắc cao
hơn rất nhiều so với nữ, điều này có liên quan đến cường độ lao động và
sức đề kháng, mặt khác nghề nghiệp và cách sống ở nam giới có nhiều
nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây nên dễ dàng tiến triển từ nhiễm lao thành
bệnh lao hơn so với nữ [1].
* Liên quan đến giới tính và các độ tuổi.
Kết quả nghiên cứu về tuổi mắc bệnh và tỷ lệ nam/ nữ cho thấy rằng ở
độ tuổi trên 60 số bệnh nhân nam chiếm 18,2%, nhiều gấp 3 lần số bệnh nhân
nữ (chiếm 7,4%). Phải chăng điều này là do ở độ tuổi trên 60 nam giới vấn có
những thói quen không tốt cho sức khoẻ như hút thuốc lá, tự chăm sóc sức
khoẻ bản thân kém, do vậy ảnh hưởng tới sức đề kháng và tăng khả năng mắc
bệnh lên nhiều lần. Kết quả của chúng tôi tương đối là phù hợp với nghiên
cứu của Chan và CS trước đó khi nghiên cứu về TDMP do lao cho thấy rằng
nam giới có độ tuổi cao thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,6 lần so với nữ [42].
4.1.2 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Kêt quả bảng 3.2 cho thấy TDMP do lao xuất hiện ở những đối tượng
khác nhau, trong đó những người làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất (41,8%), sau
là số bệnh nhân có nghề tự do và hưu trí chiếm tỷ lệ ngang nhau (18,2%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Điện
số bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ (30%), lao động tự do là
(27,5%) [10]; Điều này chứng tỏ những người có nghề nghiệp nặng nhọc, thu
nhập thấp hoặc già yếu thì sức đề kháng giảm, khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên.
4.2. Đặc điểm về lâm sàng
4.2.1. Về thời gian bị bệnh
Thời gian này được tính từ khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đầu
tiên cho đến khi được xác định chẩn đoán.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số bệnh nhân TDMP do lao đến
khám và được chẩn đoán sớm trước 2 tuần chiếm 61,8%, từ 2 - 4 tuần là
27,3%, trên 4 tuần chiếm tỷ lệ ít nhất là 10,9%. Thời gian bị bệnh đến khi
được xác định chẩn đoán trung bình là 16,3 11,5 ngày (bảng 3.3).
Nguyễn Huy Điện khi nghiên cứu trên tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi
Hải Phòng thấy số bệnh nhân có thời gian chẩn đoán bệnh sớm hơn 2 tuần là
37,5%, từ 2 - 4 tuần là 20%, tỷ lệ này thấp hơn của chúng tôi, số bệnh nhân
được chẩn đoán muộn trên 4 tuần là 42,5% và cao hơn kết quả của chúng tôi
[10]. Sở dĩ có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu như vậy chúng tôi cho
rằng xã hội ngày càng phát triển, vấn đề về sức khoẻ của mỗi người ngày
càng được quan tâm nhiều hơn nên họ đã ý thức được tầm quan trọng của việc
khám chữa bệnh cộng thêm với sự phát triển của các kỹ thuật chẩn đoán hiện
có, so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Điện thì tỷ lệ bệnh nhân vào
viện được xác định chẩn đoán dưới 4 tuần của chúng tôi cao hơn, đặc biệt thời
gian từ lúc khởi phát đến khi được xác định chẩn đoán dưới 2 tuần chiếm
61,8% so với 37,5% [10].
Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy rằng TDMP do lao
vào viện trong giai đoạn cấp tính chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cũng tương
đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Richard W Light nghiên cứu trên 71
bệnh nhân thấy có 50 bệnh nhân (chiếm 72%) có triệu chứng bệnh khởi phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
diễn biến bệnh chưa đến một tháng, trong đó 25 bệnh nhân (chiếm 45,5%) có
triệu chứng ban đầu chưa đến 1 tuần [52].
Theo Mai Văn Khương và Hoàng Minh thì cần phải tiến hành chọc
hút dịch màng phổi một cách sớm nhất, triệt để sẽ tránh được hiện tượng dầy
dính và vách hoá màng phổi sau này [18], [23]; Vì vậy mà thời gian xác định
chẩn đoán bệnh sớm khi vừa mới khởi phát là việc làm hết sức cần thiết nó có
tác dụng tích cực đến kết quả điều trị.
4.2.2. Về triệu chứng toàn thân, cơ năng và thực thể
* Sốt: đây là một triệu chứng khá điển hình trong TDMP do l._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9255.pdf