Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.COLI trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé tại Sơn La và thử nghiệm phác đồ điều trị: ... Ebook Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.COLI trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé tại Sơn La và thử nghiệm phác đồ điều trị
110 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.COLI trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé tại Sơn La và thử nghiệm phác đồ điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LỪ VĂN TRƢỜNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN E. COLI
TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở BÊ, NGHÉ TẠI
SƠN LA VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LỪ VĂN TRƢỜNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN E. COLI
TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở BÊ, NGHÉ TẠI
SƠN LA VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60.62.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CÙ HỮU PHÚ
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố trong bất cứ cong trình
nghiên cứu nào khác.Các tài liệu tham lhaor trích dẫn đều được ghi tên tác giả
và tên tài liệu trích dẫn trong phần tài liệu tham khảo.
Tác giả luận văn
Lừ Văn Trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên,
Viện Thú y, Chi cục Thú y Sơn La đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn: GS.TS. Cù Hữu Phú; TS. Nguyễn Văn Sửu đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Bộ môn Vi trùng Viện Thú y, cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp
đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức
Chi cục Thú y tỉnh Sơn La, đặc biệt là KS. Lò Văn Tăng Chi cục trưởng Chi
cục Thú y đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn trạm Thú y, cán bộ Thú y xã thuộc các
huyện Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên và Sông Mã đã
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Để góp phần thực hiện thành công luận văn, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ đáng kể của gia đình và đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mọi
sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả luận văn
Lừ Văn Trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé 4
1.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn 4
1.1.2. Nguyên nhân do vi rút 6
1.1.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng 6
1.1.4. Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu 7
1.1.5. Ảnh hưởng của nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật 8
1.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở bê, nghé 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 14
1.3. Một số đặc tính của Vi khuẩn E. coli 16
1.3.1. Đặc tính về hình thái 16
1.3.2. Đặc tính nuôi cấy 16
1.3.3. Đặc tính sinh hoá 18
1.3.4. Sức đề kháng 18
1.3.5. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli 19
1.3.5.1. Kháng nguyên O (Somatic-kháng nguyên thân) 19
1.3.5.2. Kháng nguyên H (flagellar-kháng nguyên lông) 20
1.3.5.3. Kháng nguyên K (Capsular-kháng nguyên bề mặt) 21
1.3.5.4. Kháng nguyên giáp mô (kháng nguyên vỏ bọc) 21
1.3.5.5. Kháng nguyên K (Fimbriae-kháng nguyên bám dính) 22
1.4. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.4.1. Các yếu tố không phải là độc tố 24
1.4.1.1. Khả năng bám dính của vi khuẩn 24
1.4.1.2. Khả năng xâm nhập của vi khuẩn 26
1.4.1.3. Khả năng dung huyết 26
1.4.1.4. Khả năng kháng kháng sinh 27
1.4.1.5. Yếu tố kháng khuẩn của vi khuẩn 30
1.4.2. Độc tố-yếu tố gây bệnh của vi khuẩn 30
1.4.2.1. Ngoại độc tố (Exotoxin) 30
1.4.2.2. Nội độc tố (Endotoxin) 31
1.5. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E. coli 33
1.6. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn gây ra ở bê, nghé 36
1.6.1. Triệu chứng 36
1.6.2. Bệnh tích 37
1.6.3. Chẩn đoán bệnh 37
1.6.4. Phòng bệnh 38
1.6.5. Điều trị bệnh 39
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
40
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 40
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 40
2.2. Vật liệu dùng trong nghiên cứu 40
2.2.1. Mẫu bệnh phẩm 40
2.2.2. Môi trường, hoá chất, dụng cụ và động vật thí nghiệm 40
2.2.2.1. Các loại hoá chất môi trường 40
2.2.2.2. Động vật dùng cho thí nghiệm 41
2.2.2.3. Các loại kháng huyết thanh chuẩn để định type vi khuẩn E.
coli phân lập được
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
2.2.2.4. Các loại hoá chất và môi trường dùng trong phản ứng PCR 41
2.2.2.5. Máy móc thiết bị 41
2.3. Nội dung nghiên cứu 41
2.3.1. Điều tra hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé nuôi tại Sơn La 41
2.3.2. Nuôi cấy phân lập và xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli gây
bệnh tiêu chảy ở bê, nghé
42
2.3.3. Xác định đặc tính sinh vật, hoá học các chủmg vi khuẩn E. coli
phân lập được
42
2.3.4. Xác định serotype vi khuẩn E. coli phân lập được 42
2.3.5 Xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân lập được 42
2.3.6. Xác định độc lực của vi khuẩn E. coli phân lập được trên động
vật thí nghiệm
42
2.3.7. Xác định khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được
42
2.3.8. Xây dựng một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do vi
khuẩn gây ra tại Sơn La
42
2.4. Phương pháp nghiên cứu 42
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ 42
2.4.1.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra 42
2.4.1.2. Các phương pháp đo lường trong dịch tễ 42
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu 43
2.4.3. Phương pháp phân lập và xác định của vi khuẩn E. coli 43
2.4.3.1. Phương pháp phân lập vi khuẩn E. coli 43
2.4.3.2. Phương pháp xác định số lượng vi khuẩn E. coli 45
2.4.3.3. Giám định một số đặc tính sinh hoá chủ yếu của các chủng E. coli
phân lập được
45
2.4.3.4. Xác định type của vi khuẩn E. coli phân lập được 48
2.4.3.5. Xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân lập được 48
2.4.4. Phương pháp xác định độc lực của vi khuẩn E. coli phân lập
được trên động vật thí nghiệm
51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
2.4.5. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của
các chủng E. coli phân lập được
51
2.4.6. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do
vi khuẩn E. coli gây ra tại Sơn La
52
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé tại
Sơn La
53
3.1.1. Tỷ lệ bê, nghé bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại Sơn La 53
3.1.2. Tỷ lệ bê, nghé bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi tại
Sơn La
55
3.1.3. Tỷ lệ bê, nghé bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa tại
Sơn La
58
3.1.4. Bệnh tích đại thể ở bê, nghé bị chết do tiêu chảy tại Sơn La 60
3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy bê, nghé tại
Sơn la
61
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phân bê, nghé bị tiêu chảy
và bình thường
61
3.2.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ một số loại bệnh phẩm bê,
nghé bị chết do tiêu chảy
63
3.2.3. Biến động số lượng vi khuẩn E. coli ở phân bê, nghé bị tiêu
chảy và bình thường
64
3.3. Kết quả giám định đặc tính sinh vật hoá học của các chủng E.
coli phân lập được
65
3.4. Kết quả xác định type vi khuẩn E. coli phân lập được 66
3.5. Kết quả xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân
lập được
69
3.5.1. Xác định khả năng dung huyết 69
3.5.2. Kết quả xác định khả năng sản sinh độc tố chịu nhiệt và không 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
chịu nhiệt của một số chủng vi khuẩn E. coli phân lập được
3.5.3. Kết quả xác định yếu tố bám dính của vi khuẩn E. coli phân
lập được
71
3.5.4. Tổ hợp các yếu tố gây bệnh mang trong các chủng E. coli phân
lập được
72
3.6. Kết quả xác định độc lực vi khuẩn E. coli phân lập được bằng
tiêm truyền chuột bạch
73
3.7. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng E. coli phân
lập được với một số loại kháng sinh
76
3.8. Kết quả một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do vi
khuẩn E. coli gây ra tại Sơn La
77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 80
4.1. Kết luận 80
4. 2. Đề nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
A. Tài liệu tham khảo bằng tiếng việt 83
B. Tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 1.1. Các serotype và yếu tố gây bệnh chủ yếu của vi khuẩn E. coli
ở bò, bê
13
Bảng 2.1. Chu trình của phản ứng PCR 50
Bảng 3.1. Kết quả xác định tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu
chảy tại một số địa bàn Sơn La
54
Bảng 3.2. Kết quả xác định tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu
chảy theo lứa tuổi tại một số địa bàn Sơn La
55
Bảng 3.3. Kết quả xác định tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu
chảy theo mùa tại một số địa bàn Sơn La
59
Bảng 3.4. Bệnh tích đại thể ở bê, nghé bị chết do tiêu chảy tại Sơn La 61
Bảng 3.5. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phân bê, nghé tiêu
chảy và bình thường tại Sơn La
62
Bảng 3.6. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli từ một số nội tạng bê,
nghé chết do tiêu chảy tại Sơn La
64
Bảng 3.7. Kết quả xác định biến động số lượng vi khuẩn E. coli ở
phân bê, nghé bị tiêu chảy và bình thường
65
Bảng 3.8. Kết quả giám định đặc tính sinh hoá các chủng vi khuẩn
E. coli phân lập được tại Sơn La
66
Bảng 3.9. Kết quả xác định type vi khuẩn E. coli phân lập được tại
Sơn La
68
Bảng 3.10. Kết qủ xác định khả năng gây dung huyết của vi khuẩn
E. coli phân lập được tại Sơn La
69
Bảng 3.11. Kết quả xác định độc tố đường ruột các chủng vi khuẩn
E. coli phân lập được tại Sơn La
70
Bảng 3.12. Kết quả xác định yếu tố bám dính vi khuẩn E. coli phân 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
lập được
Bảng 3.13. Tổ hợp các yếu tố gây bệnh mang trong các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được
72
Bảng 3.14. Các yếu tố gây bệnh các chủng vi khuẩn E. coli được lựa
chọn để thử độc lực
74
Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra độc lực một số chủng vi khuẩn E. coli
trên chuột bạch
75
Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng E. coli
phân lập được với một số loại kháng sinh
77
Bảng 3.17. Kết quả điều trị thực nghiệm một số phác đồ điều trị
bệnh tiêu chảy bê, nghé tại Sơn la
78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi 56
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa 58
Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả xác định type vi khuẩn E. coli phân lập được 67
Biểu đồ 3.4. So sánh các yêu tô gây bệnh trong các chủng vi khuẩn E.
coli phân lập được
72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN : Acid Deboxy nucleic
AEEC : Adhereneia Enteropathogenic E. coli
AMP : Adenosine Monophosphate
ATP : Adenosin Triphosphate
BHI : Brai-heart infusion
Colv : Colicin V
C. perfrigens : Clostridium perfringens
E. coli : Escherichia coli
EMB : Eosin Methylene Blue Agar
EPEC : Enteropathogenic E. coli
ETEC : Eneterotoxigenic E. coli
ETEE : Enterotoxinic E. coli
F : Fimbriae
GTP : Guanosin 5-Triphosphate
Hly : Heamolyzin
LT : Heat-Labile-Toxin
LTa : Heat-Labile-Toxin a
LTb : Heat-Labile-Toxin b
NTEC : Nectrotoxigenic E. coli
PCR : Polymerase Chain Reaction
TLCTLT : Tỷ lệ chết theo lứa tuổi
TLTCTLT : Tỷ lệ tiêu chảy theo lứa tuổi
ST : Heat-Stable-Toxin
VTEC : Verotoxigenic E. coli
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sơn La là một tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc
phát triển chăn nuôi trâu, bò. Tỉnh đã đưa ra mục tiêu phát triển chăn nuôi là
theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, toàn diện vững chắc, ưu tiên những
loại gia súc ăn cỏ có khả năng thích ứng cao với địa hình bãi chăn thả và
nguồn thức ăn đa dạng, đặc biệt là phát triển bò sữa, bò thịt chất lượng cao,
phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi đạt từ 30-35% trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp. Do có cơ chế chính sách thích hợp và việc áp dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi số lượng đàn trâu, bò tăng bình quân
hằng năm: trâu 2,9%, bò 5,8% [22] Chăn nuôi trâu, bò ngoài cung cấp thịt,
sữa, sức kéo, còn đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ gia đình, nhiều hộ
đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu bò. Song song với việc phát triển đàn trâu
bò, việc phòng và trị bệnh cũng luôn được coi trọng. Trong khi một số các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, nhiệt
thán ... đã được khống chế thì bệnh tiêu chảy ít được quan tâm cho nên đã gây
thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi trâu bò, nhất là bê, nghé. Theo số
liệu dịch tễ của Chi cục Thú y tỉnh từ năm 2005-2007 [1] số bê, nghé bị tiêu
chảy trung bình hằng năm trên 2.000 con trong đó tỷ lệ chết là 8,30%/ năm
trong số con bị mắc bệnh.
Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở bê, nghé nói riêng là một
hiện tượng bệnh lý rất phức tạp gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều
nguyên nhân, bao gồm các nhân tố điều kiện ngoại cảnh bất lợi gây ra các
stress cho cơ thể như: chăm sóc, quản lí kém, thời tiết... và do bản thân con
vật tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho việc xâm nhập các vi sinh vật gây
bệnh vào vật chủ, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh ở đường tiêu hoá dẫn tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
sự nhiễm khuẩn loạn khuẩn. Theo Lê Minh Chí (1995) [2] thì ở bê, nghé 70 -
80% tổn thất trong thời kỳ nuôi dưỡng và 80 - 90% trong số đó là hậu
quả của bệnh tiêu chảy gây ra. Các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở bê,
nghé như: E. coli, Salmonella, C. perfringens, Streptococcus ... Trong
đó vi khuẩn E. coli đã được nhiều tác giả trên thế giới thống nhất là
một trong các nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất gây bệnh
tiêu chảy ở bê, nghé.
Vì vậy nghiên cứu xác định dịch tễ của bệnh để có một cách nhìn tổng
quát về nguyên nhân gây bệnh theo mùa, tuổi có liên quan đến bệnh đồng thời
đề ra những biện pháp phòng, trị bệnh đạt hiệu quả cao. Mặt khác, trong
những năm gần đây việc dụng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị
bệnh tiêu chảy ở bê, nghé không được hướng dẫn và quản lý chặt chẽ,
phần lớn phụ vào sự chủ quan của người bán thuốc và sử dụng tuỳ tiện
của người chăn nuôi dẫn tới tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn hiệu
quả điều trị không cao, thậm chí còn một số thuốc không còn tác dụng.
Như vậy, đã có hiện tượng một số vi khuẩn chính gây bệnh trong đó có
E. coli đã kháng lại kháng sinh dùng để điều trị. Để góp phần hạn chế
thiệt hại bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra ở bê, nghé và giải
quyết yêu cầu cấp thiếp cho chăn nuôi trâu, bò ở địa phương chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, yếu
tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé
tại Sơn La và thử nghiệm phác đồ điều trị".
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé.
- Phân lập, giám định đặc tính, vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli
trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé tại Sơn La.
- Xây dựng một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do vi khuẩn
E. coli gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy do vi khuẩn
E. coli gây ra ở bê, nghé trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đồng thời xác định được
nguyên nhân chính gây bệnh để có cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp
phòng trị hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé.
- Xây dựng và áp dụng quy trình phòng chống bệnh tiêu chảy bê, nghé
phù hợp với điều kiện ở Sơn La, góp phần thúc đẩy chăn nuôi trâu bò phát
triển về cả số lượng và chất lượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở bê nghé
Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù của
đường tiêu hoá. Hiện tượng lâm sàng này tuỳ theo đặc điểm, tính chất diễn
biến, tuỳ theo độ tuổi mắc bệnh, tuỳ theo yếu tố được coi là nguyên nhân
chính mà nó được gọi theo nhiều tên khác nhau: chứng khó tiêu, chứng rối
loạn tiêu hoá, Colibacillosis…
Tuy nhiên, thực chất tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên quan đến rất
nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh, ký sinh trùng,
vi khuẩn, vi rút trong đó có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là
nguyên nhân thứ phát và việc phân biệt rõ ràng nguyên nhân gây tiêu chảy là
rất khó khăn. Cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả
của nó cũng là gây viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối
cùng là quá trình nhiễm khuẩn (Trịnh Văn Thịnh, 1964) [28], (Hồ Văn Nam
và cộng sự, 1997) [11]. Dù nguyên nhân nào thì tiêu chảy cũng dẫn đến triệu
chứng chung là: tiêu chảy, mất nước, mất chất điện giải, suy kiệt, nếu trầm
trọng dễ bị trụy tim mạch và có thể chết.
Bằng nhiều nghiên cứu và thực nghiệm, người ta đã tìm ra những nguyên
nhân chính gây hội chứng tiêu chảy ở bê nghé, bao gồm:
1.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn
Trong đường ruột của gia súc nói chung và của bê, nghé nói riêng có
rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Chúng tồn tại dưới dạng cân bằng và có
lợi cho cơ thể vật chủ. Dưới tác động của sự bất lợi nào đó, trạng thái cân
bằng của khu hệ vi sinh vật trong đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một
loài nào đó sinh sản quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn, hấp thu ở ruột
bị rối loạn, hậu quả là bê, nghé bị ỉa chảy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Fetisova K, (1989) [51], Contrepois M, (1990) [43] đã nghiên cứu hội
chứng viêm dạ dày, ruột ở bê sơ sinh và vai trò của E. coli và Salmonella
trong bệnh viêm dạ dày, ruột ở bê.
Hồ Văn Nam và cộng sự, 1997) [11] khi nghiên cứu trâu bị ỉa chảy, đã
cho thấy: thấy số lượng vi khuẩn thường gặp trong phân trâu như: E. coli,
Salmonella, Klebsiella, Staphylococcus, Streptococcus tăng lên rất rõ so với
bình thường, nhất là trâu già và nghé bị bệnh.
Nguyễn Ngã và cộng sự (2000) [15] qua theo dõi 425 bê, nghé dưới 12
tháng tuổi tại 2 tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận cho thấy có 115 bê, nghé bị ỉa
chảy (26,71%) chủ yếu tập trung vào tháng 9-10 và tháng 4-5 và ở bê, nghé 1-
9 tháng tuổi. Xác định lượng vi khuẩn trong phân bê, nghé ỉa chảy cho thấy
nhiều gấp 3 lần so với bê, nghé khoẻ mạnh. Phân lập và giám định vi khuẩn
trong 189 mẫu phân ỉa chảy cho thấy có 4 loài chính: E.coli, Salmonella,
Klebsienlla và Shigella, trong đó cao nhất là E. coli (72,48%) và Salmonella
(51,32%).
Nguyễn Văn Quang (2004) [20] khi nghiên cứu vai trò của Salmonella
và E. coli trong hội chứng tiêu chảy của bò, bê đã cho biết khi bò, bê bị tiêu
chảy E. coli và Salmonella bội nhiễm với số lượng cao (vi khuẩn /1g phân).
E. coli gấp 3 lần, Salmonella gấp 1, 98 lần.
Theo Nguyễn Văn Sửu (2005) [23] khi nghiên cứu ở 3 tỉnh miền núi
phía Bắc đã kết luận: vi khuẩn E. coli, Salmonella và Cl. Perfringens thấy ở
bê, nghé bị tiêu chảy cao hơn bê, nghé ở trạng thái bình thường.
Trương Văn Quang và cộng sự (2006) [21] khi bê nghé bị tiêu chảy thì
số lượng và tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được mang các yếu gây
bệnh và sản sinh độc tố tăng rất cao so với bê nghé bình thường. Điều này
khẳng định vi khuẩn E. coli có vai trò đặc biệt quan trọng và thực sự là tác
nhân làm cho quá trình tiêu chảy ở bê nghé càng trầm trọng hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Phạm Hồng Ngân (2007) [14], ở bê dưới 6 tháng tuổi khi bị tiêu chảy:
61,35% số mẫu phân phân lập được Salmonella với số lượng rất lớn: 26,00 -
43,70 x 10
6
CFU/g phân.
Như vậy, các loài vi khuẩn như: E. coli, Salmonella, Clostridium perfringens
là những vi khuẩn thường gặp trong các loại vi khuẩn gây tiêu chảy cho bê, nghé.
1.1.2. Nguyên nhân do vi rút
Ngoài nguyên nhân gây tiêu chảy do vi khuẩn còn có vi rút. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò của một số vi rút: nhóm
Rotavirut, Adenovirut, vi rút dịch tả trâu bò, vi rút viêm ruột bò (Bovine
Rhinotracheitis Infection- IBR). Các vi rút này tác động gây viêm ruột và gây
rối loạn quá trình tiêu hoá, hấp thu của bê, nghé và cuối cùng dẫn đến triệu
chứng tiêu chảy.
1.1.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng
Ký sinh trùng ở đường tiêu hoá là một trong những nguyên nhân gây
tiêu chảy ở gia súc. Tác hại của chúng không chỉ cướp đi các chất dinh dưỡng
của vật chủ mà còn tiết ra độc tố đầu độc vật chủ làm giảm sức đề kháng, gây
trúng độc, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh. Theo Phạm Văn Khuê,
Phan Lục (1996) [8], chính phương thức sống ký sinh ở đường tiêu hoá của
các loài giun sán đã làm tổn thương niêm mạc ruột, nhờ đó các loại mầm bệnh
dễ xâm nhập gây viêm ruột, gây rối loạn quá trình tiêu hoá hấp thu, kích thích
nhu động ruột, gây ỉa chảy và hiện tượng nhiễm trùng.
Theo tài liệu của Lương Tố Thu (1996) (theo trích dẫn của Phạm Sĩ
Lăng 2002) [10] kết quả khảo sát ở một số cơ sở chăn nuôi trâu bò sữa cho
thấy có 7 loài cầu trùng là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy ở bê,
nghé non.
Phạm Sĩ Lăng và cộng sự (2002) [10] cho biết giun đũa Toxocara
vitulorum thường gây ỉa chảy phân trắng ở bê, nghé non 1-3 tháng tuổi. Sán lá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
gan Fasciola gigantica, Fasciola hepatica trong quá trình ký sinh cũng tiết
độc tố gây ỉa chảy cho bê, nghé non.
Ký sinh trùng là nguyên nhân tiền phát cho nhiễm khuẩn và ỉa chảy ở
bê, nghé.
1.1.4. Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu
Môi trường ô nhiễm là điều kiện để bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli
phát thành dịch, ở những nơi nuôi bê nhốt thì bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli
phát nhiều hơn là những nơi thả ngoài đồng. Bệnh có thể lây qua con vật
mang trùng hoặc qua thức ăn như: bột thịt, bột xương của con vật ốm không
tiệt trùng hoặc qua đệm lót chuồng, các loài gặm nhấm, chim nuôi, chim trời
đều có thể là nguồn truyền bệnh. Edward Aliame (1990) [46].
Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân (1997) [9] mùa xuân mùa có mưa phùn
ẩm ướt và mùa hè nóng ẩm, bệnh ỉa chảy bê, nghé xảy ra nhiều có khi chiếm
40-50% tổng số trâu, bò ở cơ sở giống như một ổ dịch. Các cơ sở chăn nuôi
bò sữa, thường thấy bê non phát bệnh nhiều vào mùa hè thời tiết nóng ẩm, sau
các trận mưa rào làm chuồng trại bãi chăn ẩm ướt và ô nhiễm.
Tác nhân stress: là yếu tố nguy hại lớn, dù không phải là tác nhân đặc
biệt. Bê, nghé thường sinh ra trong vụ đông xuân, phải đương đầu với tác
nhân lạnh ẩm. Để chống lại tác nhân stress lạnh ẩm, các catecolamin sản sinh
nhiều hơn, hoạt động hệ trục H-H-H (hypothalamus, hypophyis, hyponephra)
thay đổi để tự điều chỉnh, nếu tác nhân stress tiếp tục kéo dài hoạt động hệ
trục H-H-H đi vào rối loạn. Các hormon kích thích viêm ở vỏ thượng thận
tiết nhiều. Các receptor thụ cẩm với hormon này có ở dạ dày, ruột và khớp.
Kết quả là dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đây là cơ hội tốt nhất để các vi
khuẩn độc hại (E. coli, Salmonella ...) tấn công, lúc này gia súc non bị ỉa chảy
là không thể tránh khỏi (Phạm Khắc Hiếu, 1997) [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
1.1.5. Ảnh hưởng của nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật
Trong chăn nuôi bê, nghé phải thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng: bê, nghé phải phải bú đầy đủ sữa đầu, đảm bảo vệ sinh chuồng trại,
dụng cụ chăn nuôi. Khi thay đổi thức ăn đột ngột, đặc biệt là tăng lượng đạm
và chất béo làm cho bê, nghé rối loạn tiêu hoá, dẫn đến viêm ruột. Thức ăn bị
ôi thiu, nấm mốc đặc biệt là nấm Candia albicans xâm nhập vào ruột cũng
gây tác hại tương tự như các vi khuẩn. Ngoài tác hại phá hoại tổ chức dạ dày,
ruột gây ỉa chảy, nấm còn tiết độc tố gây nhiễm độc toàn thân.
* Như vậy, có thể nói hội chứng tiêu chảy của bê, nghé là một hội
chứng bệnh lý rất phức tạp ở đường tiêu hoá, do nhiều nguyên nhân, nhiều
yếu tố tác động. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin trình bày
vai trò của vi khuẩn E. coli ở bê, nghé.
1.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy ở bê, nghé
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ lâu, trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về
vi khuẩn E. coli, đặc biệt là trong thập kỷ 60, 70 của thế kỷ 20 và những năm
gần đây.
Vi khuẩn E. coli được bác sĩ nhi khoa người Đức Theodor Escherich
(1857-1911) mô tả lần đầu tiên vào năm 1885, vi khuẩn E. coli thuộc họ
Enterobacteriace. Escherichia coli thường xuất hiện sớm ở ruột người và động
vật sơ sinh (sau khi đẻ 2 giờ) chúng thường cư trú ở phần sau của ruột, ít khi
thấy ở dạ dày hay ruột non. vô hoạt sống trong ruột già của người và động vật.
Smith (1963) [77] đã cho thấy có hai loại độc tố là thành phần chính
của Enterotoxin được phát hiện ở các vi khuẩn E. coli gây bệnh. Hai loại đó
có sự khác biệt ở khả năng chịu nhiệt. Độc tố chịu nhiệt ST (Heat-stabletoxin)
chịu nhiệt ở nhiệt độ 100oC trong 15 phút. Độc tố không chịu nhiệt LT (Heat-
labile toxin) bị vô hoạt ở nhiệt độ 60oC trong 15 phút.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Theo Smith và cộng sự (1968) [78] cho biết: trong nước bị ô nhiễm các
loại vi khuẩn gây bệnh mang Plasmid kháng thuốc kháng sinh có thể sống rất
lâu. Nước nhiễm E. coli, Salmonella chủ yếu là do động vật thải trực tiếp hoặc
gián tiếp vào nước.
Minhew và cộng sự (1978) [70] đã phát hiện có 48% số chủng vi khuẩn
E. coli phân lập ở ngoài đường ruột có khả năng gây dung huyết, trong khi đó
vi khuẩn E. coli phân lập từ phân chỉ có từ 8-10% các chủng gây dung huyết.
Evan và cộng sự (1981) [48] đã xác định được 48,0% chủng E. coli
phân lập ngoài đường ruột, 8-10,0% E. coli phân lập từ phân, 42,0% E. coli
phân lập từ bàng quang và 29,0% phân lập từ máu và có khả năng dung huyết.
Theo Sokol (1981) [80] vi khuẩn E. coli từ cộng sinh thường trực trong
đường ruột trở thành vi khuẩn gây bệnh vì trong quá trình sống vi khuẩn có
thể tiếp nhận các yếu tố gây bệnh, bao gồm các yếu tố dung huyết (Hly), yếu
tố cạnh tranh (Colv) và yếu tố bám dính. Có 5 yếu tố bám dính gồm F4 hay
còn gọi là K88 (K88ac, K88ab, K88ad); F5 hay còn gọi là K99; F6 hay còn
gọi là 987P. Loại kháng nguyên F4 cho phép vi khuẩn có khả năng bám dính
vào tế bào biểu mô của toàn bộ ruột non. Kháng nguyên F5, F6 chỉ kết dính ở
tế bào biểu mô phần giữa và phần sau của ruột non. Các kháng nguyên F4 và
F6 chỉ có ở vi khuẩn E. coli gây bệnh trên lợn, F5 tìm thấy chủ yếu ở vi
khuẩn E. coli gây bệnh trên bê. Các yếu tố gây bệnh này không được di
truyền bằng ADN của nhiễm sắc thể mà di truyền bằng ADN nằm ngoài
nhiễm sắc thể được gọi là Plasmid. Qua hiện tượng di truyền bằng tiếp hợp,
chính yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn bám dính vào được tế bào
nhung mao của ruột non, xâm nhập vào thành ruột. Từ đây, vi khuẩn thực
hiện quá trình gây bệnh và sản sinh độc tố, gây phá huỷ tế bào niêm mạc ruột,
gây dung huyết, nhiễm độc huyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Felix B, (1983) [50] cho rằng Plasmid mang mã thông tin ngoài nhiễm
sắc thể của tế bào vi khuẩn. Mã di truyền này có cấu trúc AND hình tròn hai
nhánh xoẵn, có khả năng tái sinh. Thông qua Plasmid, vi khuẩn có khả năng
kháng kháng sinh, kháng tia tử ngoại và có khả năng tạo colicin.
Tại Iraq, Abdul-rudha và cộng sự (1984) [34] cho biết khi nghiên cứu 103
bê bị tiêu chảy đã thấy 41 chủng E. coli gây bệnh phân lập được thuộc 12 nhóm
huyết thanh khác nhau, trong đó chủ yếu là O9 và O20 và kháng nguyên K99.
Acres (1985) [35] nghiên cứu nhiễm khuẩn E. coli ở bê sơ sinh đã
khẳng định: tiêu chảy do Enterotoxigenic E. coli (ETEC) là bệnh nhiễm khuẩn
của bê xảy ra từ ngày đầu sau sinh. ETEC gây bệnh có độc lực giúp chúng
phát triển ở ruột và tạo ra Enterotoxin.
Gunther và cộng sự (1985) [57] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi gia
súc đối với tiêu chảy của bê do vi khuẩn E. coli gây ra, đã khẳng định sức đề
kháng của bê đối với E. coli tăng nhanh theo lứa tuổi.
Al-Dabbas và Willinger (1986) [36] qua nghiên cứu tính chất của các
chủng E. coli ở bê bị tiêu chảy từ năm 1970-1983 cho biết: trong 274 chủng
E. coli phân lập được thì type O101 chiếm 59,1%; O9 chiếm 25,9%; O8 chiếm
6,6% và O35 chiếm 2,6%. Có 12% số chủng phân lập được không xác định
được type và 25,8% số chủng có độc tố.
Theo Janke và cộng sự (1989) [65] tuổi của bê, nghé cảm nhiễm
Adherencia Enteropathogenic E. coli (AEEC) từ 2 ngày đến 4 tháng tuổi, sự
cảm nhiễm với AEEC dường như là nguyên nhân duy nhất của bệnh tiêu chảy
và nguyên nhân tử vong của một số gia súc. Hiện tượng xuất huyết đường
ruột kèm theo các tổn thương biến đổi từ các đám nhỏ lác đác trên các vết
thương lớn lan rộmg khắp màng nhày ruột là do quá trình bám dính của vi
khuẩn gây ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Trong năm 1986-1987, Fialova (1989) [51] đã phân lập được 400
chủng E. coli từ bê mắc bệnh và hầu hết các bê này tiêu chảy trầm trọng,
viêm tĩnh mạch rốn, viêm khớp hoặc một số trường hợp bị nhiễm trùng máu.
Từ năm 1986-1987, Tominaga (1989) [83] đã xác định được các đặc
điểm sinh hoá và khả năng gây bệnh của E. coli phân lập được từ bê bị bệnh
tiêu chảy. Các đặc điểm sinh hoá đặc biệt của vi khuẩn này là kỵ khí, di động
và sản sinh enzym, phân huỷ urea. Các serotype huyết thanh của chúng là O5:
K. Các chủng E. coli không điển hình phân lập từ 2 bê, có sản sinh Verotoxin,
nhưng không sản sinh ST và LT (Eterotoxin).
Otoi (1990) [73] đã nghiên cứu sự cảm nhiễm E. coli có cấu trúc kháng
nguyên K99 ở bê và kết quả điều tra huyết thanh học cho thấy có 11 chủng E. coli
mang K99. Các chủng E. coli phân lập được từ phân của 50 bê bị tiêu chảy đã
xác định được khả năng sản sinh độc tố chịu nhiệt ST và không sản sinh độc
tố không chịu nhiệt LT và có 9 chủng mang k._.háng nguyên O9, 2 chủng có
kháng nguyên O8 . Kết quả nghiên cứu huyết thanh học của 100 gia súc từ 92
trang trại cho thấy có 34 gia súc được kiểm tra sau 6-9 tháng có hiệu giá
kháng thể với kháng nguyên K99 cao gấp 4 lần.
Baljer và cộng sự (1990) [38], Janke và cộng sự (1990) [66] khi nghiên
cứu các chủng E. coli tại Mỹ, Anh từ năm 1985-1988 đều đi đến kết luận: E. coli
gây bệnh tiêu chảy ở bê chủ yếu đều cư trú ở đoạn xoắn ốc của kết tràng,
chúng gây ra các tổn thương đặc biệt ở đây như viêm kết tràng, xuất huyết ở
đại tràng. Kết quả quan sát cho thấy có trên 40% bê và gần 90% gia súc cảm
nhiễm là sơ sinh, tuổi trung bình là 11,8 ngày, xuất hiện hiện tượng viêm này.
Baljer (1990) [38] bằng phương pháp kiểm tra tế bào nuôi cấy và xác
định ADN của E. coli phân lập được ở bê bị tiêu chảy để xác định độc tố
Verotoxin do E. coli này sản sinh ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Fairbrother (1992) [49] căn cứ vào kết quả nghiên cứu các yếu tố
gâybệnh của từng chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ các bệnh khác
nhau, các chủng vi khuẩn E. coli đã được phân loại theo những yếu tố gây
bệnh mà chúng có khả năng sản sinh như: Enterotoxigenic E. coli được ký
hiệu là ETEC, Enterotoxinic E.coli được ký hiệu ETEEC, Enterotopathogenic
E. coli được ký hiệu EPEC, Verotoxigenic E.coli được ký hiệu VTEC,
Adherence Enterotopathogenic E. coli được ký hiệu AEEC. Từ đó xác định
các serotype mang các yếu tố gây bệnh đặc trưng cho từng loại vi khuẩn E. coli
trên từng nhóm gia súc khác nhau.
Blanco (1993) [41] đánh giá vai trò của Enterotoxigenic (ETEC),
Verotoxigenic (VTEC) và Necrotoxigenic (NTEC) của vi khuẩn E. coli trên bò
bị tiêu chảy, đã đi đến kết luận: bò đang là nguồn chứa đựng VTEC và đó là
tác nhân gây bệnh cho con người. Còn với ETEC đang là nguyên nhân không
bình thường của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra ở bò nuôi tại tây
bắc Tây Ban Nha. Ngoài ra các kết luận của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
VTEC và NTEC mà E. coli sản sinh ra CNF2 (nhân tố hoại độc tế bào) có thể
là một phần của hệ vi sinh vật đường ruột bình thường của bò.
Cray (1995) [45] nghiên cứu sự thải hồi của độc tố E. coli O157: H7 theo
phân và có sự biến động rất lớn trong số các gia súc trong cùng một nhóm tuổi.
Maria de Fatima Martins và cộng sự (2000) (dẫn theo Đỗ Ngọc Thuý,
2002) [31] khẳng định: Đã phát hiện các chủng vi khuẩn E. coli kháng thuốc
với tỷ lệ và mức độ khá cao, có đến 50,5% số chủng đã kháng lại ít nhất 1 loại
kháng sinh và 20,87% số chủng kháng lại 2 hay nhiều hơn các loại kháng sinh
khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Bảng 1.1: Các serotype và yếu gây bệnh của vi khuẩnE. coli ở bò, bê
KN
bám
dính
Serotype
mang KN
Thể bệnh
Loại
VK
E.coli
Sản sinh độc tố Tác giả
năm công
bố
S
T
L
T
C
S
3
2
A
C
o
lv
C
N
F
2
K99 O9; O8 Gây tiêu chảy ở bê ETEC +
Otoi
(1990) [73]
KH7 O157
Gây xuất huyết đai
tràng, gây tán huyết,
ure huyết ở bê
VTEC +
Gonzalez
(1989)
[55]
K
O2; O103; O104;
O128; O123
nt VTEC + nt
K87 O8 Tiêu chảy ở bê NTEC nt
K14 O15 nt NTEC nt
K80 O18 nt NTEC nt
K
O15;O54;O76O88
; O123
O139
nt NTEC nt
K99 O20, O9 nt
Abdul-
rudha
[1984)(34 )
K88
hoặc
K99
O15;O2;O10O8;O
9;O149
Tiêu chảy trầm
trọng, viêm tĩnh
mạch rốn, viêm
khớp, nhiễm trùng
máu ở bê
VTEC
Jain (1989)
[67]
H11
hoặc
H16
O26;O111
O118
Tiêu chảy ở bò VTEC
Pohl
(1997)
[75]
O26; O103
O113; O157
Tiêu chảy ở bò VTEC +
Blanco
(1993)
[41]
O1; O3; O15
O55;O88;O123
+
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở nước ta, bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra ở bê, nghé xuất hiện
rất lâu, bệnh đã được báo cáo có ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong toàn
quốc, bệnh đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn nuôi trâu bò ở tất
cả các hình thức và quy mô chăn nuôi. Vì vậy, nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở
bê, nghé do vi khuẩn E. coli gây ra đã có nhiều nhà khoa học thú y trong nước
quan tâm.
Nguyễn Như Thanh và cộng sự (1997) [27], Cù Hữu Phú và cộng sự
(1996-2000) [17] nghiên cứu phân lập vi khuẩn từ những gia súc mắc hội
chứng tiêu chảy cho thấy tỷ lệ cũng như số lượng của vi khuẩn E. coli cao
trên 85-100% số mẫu dương tính, tiếp theo là vi khuẩn Salmonella và
Streptococcus.
Theo Phạm Quang Phúc (2003) [18] khi nghiên cứu một số đặc điểm
dịch tễ học, vai trò của vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở bê, nghé tại tỉnh Thái
Nguyên đã cho thấy:
- Bê, nghé dưới một năm tuổi bị tiêu chảy và chết giảm dần theo tháng
tuổi, tháng tuổi càng cao tỷ lệ bị tiêu chảy và chết càng thấp.
- Bê, nghé bị tiêu chảy và chết vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu. Nguy cơ
bị tiêu chảy và chết của bê, nghé thay đổi theo lứa tuổi và theo vùng.
- Trong 213 chủng E. Coli xác định được type có 25,82% là O101,
16,43% là O9, 15,96% là O20 và O8 chiếm 15,02%.
Nguyễn Văn Quang (2004) [20] khi nghiên cứu vai trò của vi khuẩn
Salmonella và E. coli trong hội chứng tiêu chảy của bò, bê ở các tỉnh Nam
Trung bộ, cho biết: khi bò, bê bị tiêu chảy E. coli bội nhiễm với số lượng cao
(số vi khuẩn /1gam phân) E. coli gấp 3 lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
- Các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ bò, bê bị tiêu chảy sản
sinh ra độc tố ST là 83,3%, LT là 41,6% cả ST và LT là 41,6%. 30% có khả
năng dung huyết, 50% sản sinh F4 (K88) và 55% sản sinh F5 (K99).
Nguyễn Văn Sửu (2005) [23] khi nghiên cứu tình hình tiêu chảy của bê,
nghé dưới 6 tháng tuổi tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc và xác định một số yếu tố
gây bệnh của vi khuẩn E. coli, Salmonella và Clostridium perfringens phân
lập được kết luận:
- Tiêu chảy ở bê, nghé cao nhất là mùa Xuân: bê 23,61% nghé 21,38%
tiếp đó là mùa Hè và mùa Đông, thấp nhất là mùa Thu: bê 15,48% nghé
17,19%. Tỷ lệ chết cao nhất vào mùa Đông: 9,00%, mùa Xuân: 7,32%, mùa
Hè: 5,90% và thấp nhất là mùa Thu: 5,65%.
- Bê, nghé bị tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi.
- Bê, nghé bị tiêu chảy số lượng vi khuẩn E. coli gây bệnh tăng cao hơn
với trạng thái bình thường không tiêu chảy: trung bình tăng 81,04% ở bê và
184,62% ở nghé.
Trương Văn Quang và cộng sự (2006) [21] khi nghiên cứu vai trò gây
bệnh của vi khuẩn E. coli trong bệnh tiêu chảy của bê, nghé cho biết: khi bê,
nghé bị tiêu chảy thì số lượng và tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli phân lập
được mang các yếu tố gây bệnh và sản sinh độc tố tăng rất cao so với bê, nghé
bình thường:
- Số lượng vi khuẩn /1g phân: bê gấp 2,99 lần, nghé gấp 2,79 lần.
- Tỷ lệ các chủng mang kháng nguyên bám dính: bê gấp 3,4 lần, nghé
gấp 2,9 lần.
- Tỷ lệ các chủng có khả năng dung huyết: bê gấp 2,1 lần, nghé gấp 2,77 lần.
- Tỷ lệ các chủng sản sinh độc tố đường ruột: đối với độc tố chịu nhiệt
(ST) ở bê gấp gấp 4,33 lần, nghé gấp 3,5 lần; đối với độc tố không chịu nhiệt
(LT) ở bê gấp gấp 5,48 lần, ở nghé gấp 2,7 lần; cả 2 thành phần độc tố ở bê là
6,93 lần, nghé là 3,69 lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
1.3. Một số đặc tính của vi khuẩn E.coli
Trực khuẩn ruột già E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, tộc Escherichae,
giống Escherichia, loài Escherichia coli. Trong các vi khuẩn đường ruột, E. coli
phổ biến nhất còn có tên là Bacterium coli commune, Bacillus coli communis
do Theodor Escherich phân lập được đầu tiên vào năm 1885 từ phân trẻ em.
Về mặt huyết thanh học, người ta chia các chủng vi khuẩn E. coli thành
nhiều serotype khác nhau. Cho đến nay đã phát hiện được 279 serotype, trong
đó có 250 serotype có độc lực và có vai trò quan trọng trong một số bệnh của
gia súc.
Ở điều kiện bình thường, các chủng vi khuẩn E. coli không gây bệnh,
khi điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y kém, điều kiện ngoại cảnh
bất lợi, dẫn đến sức đề kháng của con vật giảm thì vi khuẩn E. coli trở nên
cường độc và có khả năng gây bệnh.
1.3.1. Đặc tính về hình thái
Theo Bergey's (1957) [39], Nguyễn Vĩnh Phước (1970) [19], Nguyễn
Lân Dũng và cộng sự (1976) [4], Nguyễn Như Thanh và cộng sự (1997) [27]
vi khuẩn E. coli là một trực khuẩn ngắn, kích thước 2-3 x 0,6 µm. Có trong
môi trường nuôi cấy hai đầu tròn, có lông nên đa số là di động được, một số
không di động được. Vi khuẩn E. coli không hình thành nha bào, có thể có
giáp mô, bắt màu gram âm. Trong cơ thể gia súc, vi khuẩn có hình cầu riêng
rẽ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Dưới kính hiển vi điện tử người ta quan sát
thấy những Pili - yếu tố mang kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E. coli.
1.3.2. Đặc tính nuôi cấy
E. coli trực khuẩn hiếu khí tuỳ tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 5-
40
0C, nhiệt độ thích hợp là 370C trong 24 giờ, pH thích hợp là 7,2-7,4 nhưng
có thể phát triển ở pH từ 5,5-8. Vi khuẩn E. coli phát triển dễ dàng trên các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
môi trường nuôi cấy thông thường, một số chủng có thể phát triển được ở môi
trường tổng hợp đơn giản:
- Trên môi trường nước thịt: sau thời gian nuôi cấy ở 370C trong 24 giờ
nuôi cấy, vi khuẩn E. coli phát triển rất nhanh, môi trường rất đục, có cặn màu
tro trắng nhạt lắng xuống đáy, đôi khi hình thành màng mỏng xám nhạt trên
bề mặt môi trường, môi trường có mùi phân thối.
- Trên môi trường thạch thường: bồi dưỡng ở 37oC trong 24 giờ vi
khuẩn phát triển hình thành những khuẩn lạc tròn ướt, bóng láng, không trong
suốt, màu tro nhạt, hơi lồi đường kính 2-3 mm. Nếu nuôi lâu hơn, khuẩn lạc
chuyển màu gần như màu nâu nhạt và mọc rộng ra. Có thể quan sát thấy cả
những khuẩn lạc dạng M (Mucoid) và dạng R (Rough).
- Trên môi trường thạch máu: sau 24 giờ nuôi cấy ở 37oC, vi khuẩn E. coli
hình thành khuẩn lạc to, ướt, lồi, viền không gọn, màu sáng, kích thước từ 1-2
mm, có thể có hoặc không có dung huyết tuỳ thuộc vào chủng.
- Trên môi trường thạch peptone: sau 18-24 giờ bồi dưỡng trong tủ ấm
37
oC, vi khuẩn mọc thành những khuẩn lạc tròn ướt, màu xám, kích thước
trung bình, mặt khuẩn lạc hơi lồi lên, có nếp nhăn và bề mặt láng bóng.
- Trên môi trường thạch MacConkey: sau khi nuôi cấy 24 giờ ở tủ ấm
37
oC, hình thành khuẩn lạc màu hồng, tròn nhỏ, hơi lồi, không nhầy, rìa gọn,
không làm chuyển màu môi trường.
- Trên môi trường Endo: sau 24 giờ nuôi cấy ở 370C vi khuẩn hình
thành khuẩn lạc màu đỏ mận chín, có hoặc không có màu ánh kim.
- Trên môi trường EMB (Eosin Methyl Blue): sau 24 giờ nuôi cấy ở
37
0C, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc màu tím đen có ánh kim.
- Trên môi trường thạch SS (Salmonella Shigella): sau 24 giờ nuôi cấy
ở 370C, vi khuẩn E. coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ.
- Trên môi trường thạch Brilliant Green Agar: sau 24 giờ nuôi cấy ở
37
oC hình thành khuẩn lạc dạng S (Smooth), màu vàng chanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Vi khuẩn không mọc lên ở các môi trường Malasit và Mulerkauffmann,
bị kiềm chế khi nuôi trong môi trường Wilson Blair.
1.3.3. Đặc tính sinh hoá
- Đặc tính lên men các loại đường.
Nhóm Escherichia coli gồm những trực khuẩn di động hoặc không di
động, có khả năng lên mên sinh hơi các loại đường Glucoza, Fructoza,
Galactoza, Lactoza, Maniton, Mannit, Levuloza, Xyloza. Lên men không
chắc chắn với các loại đường Dulciton, Sacaroza, Lactose trong khi đó vi
khuẩn Salmonella thì không có đặc tính này, đây là đặc điểm quan trọng để
phân biệt vi khuẩn E. coli và Salmonella (Nguyễn Như Thanh và cộng sự,
(1997) [27].
- Một số phản ứng khác bao gồm:
Indon: + Di động: +
MR: + Catalase: +
VP: - H2S: -
Citrate: - ureaza: -
(+): phản ứng dương tính; (-): phản ứng âm tính
+ Làm đông sữa sau khi ủ ở 37oC trong vòng 24-72 giờ.
+ Không làm tan chảy gelatin.
+ Vi khuẩn E. coli có khả năng khử Nitrat thành Nitrit, khử Cacboxyl
trong môi trường Lysine decacboxylase.
1.3.4. Sức đề kháng
Vi khuẩn E. coli không hình thành nha bào nên có sức đề kháng yếu, bị
diệt ở nhiệt độ 55oC trong một giờ hoặc 60oC trong vòng 30 phút, đun sôi
100
oC thì chết ngay. Những chủng vi khuẩn E. coli trong phân có xu hướng
đề kháng cao hơn những chủng phân lập được ở môi trường bên ngoài. ở môi
trường bên ngoài, các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh có thể tồn tại đến 4
tháng (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 1997) [27].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
1.3.5. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli
Dựa vào cấu trúc bề mặt và cấu trúc bên trong tế bào vi khuẩn E. coli, các
nhà khoa học đã xác định được cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli gồm
kháng nguyên thân O (Somatic), kháng nguyên lông H (flagellar), kháng
nguyên vỏ K (Capsular) và kháng nguyên F (Fimbriae).
Hiện nay người ta xác định được 170 nhóm kháng nguyên O, 70 type
kháng nguyên K, 56 type kháng nguyên H và một số nhóm kháng nguyên F
Bertschinger H.U và cộng sự (1992) [40].
Bằng phản ứng ngưng kết, các nhà khoa học đã phát hiện được các tính
chất phức tạp các yếu tố kháng nguyên của vi khuẩn E. coli, bao gồm các loại
kháng nguyên sau:
1.3.5.1. Kháng nguyên O (Somatic - kháng nguyên thân)
Theo Zinner và Perter (1983) [86] đây là thành phần chính của vi khuẩn
và cũng được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn. Kháng nguyên O được coi
như một ngoại độc tố, có thể tìm thấy ở màng ngoài vỏ của vi khuẩn và thường
xuyên được giải phóng vào môi trường nuôi cấy. Trong trạng thái chiết xuất tinh
khiết, nó có bản chất là lypopolysaccharide, bao gồm 2 nhóm sau:
- Polysaccharide có nhóm hydro ở thành ngoài vi khuẩn, mang tính
chất đặc trưng cho kháng nguyên từng giống.
- Polysaccharide không có nhóm hydro nằm ở phía trong, không mang
tính đặc trưng mà chỉ tạo sự khác biệt về khuẩn lạc (từ dạng S sang dạng R).
Kháng nguyên O có những đặc tính sau: chịu nhiệt (không bị phá huỷ
khi đun nóng ở 100oC trong 2 giờ); các chất cồn, axit HCL nồng độ 1N chịu
được 20 giờ. Kháng nguyên O rất độc chỉ cần 1/20mg đã đủ giết chết chuột
nhắt trắng sau 24 giờ, nhưng bị phá huỷ bởi Formol 0,5%.
Kháng nguyên O được cấu trúc bởi các phân tử lớn với thành phần các
phân tử gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
+ Protein: làm cho phức hợp mang tính kháng nguyên.
+ Polyosit: tạo ra tính đặc hiệu của kháng nguyên.
+ Lypit: kết hợp với Polyosit và là cơ sở của độc tính.
Theo Medearis, 1968 (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Nội, 1986) [16], khi
làm mất dần từng phân tử đường của chuỗi polysaccharide hay thay đổi vị trí
của các phân tử này sẽ dẫn đến thay đổi độc lực của vi khuẩn. Tất cả kháng
nguyên O đều cư trú ở bề mặt, do vậy có thể liên kết trực tiếp với hệ thống
miễn dịch. Kháng nguyên O khi gặp kháng huyết thanh tương ứng sẽ xảy ra
phản ứng ngưng kết gọi là “Hiện tượng ngưng kết O”. Thân vi khuẩn ngưng
kết với nhau dưới dạng những hạt khô, rất khó tan khi lắc.
1.3.5.2. Kháng nguyên H (flagellar - kháng nguyên lông)
Kháng nguyên H được cấu tạo bởi thành phần lông vi khuẩn, có bản
chất là protein giống như chất myosin của cơ và mang các đặc tính sau:
+ Bị phá huỷ ở 60oC trong 1 giờ.
+ Dễ bị cồn, acid yếu và các enzym phân giải protein phá huỷ.
+ Kháng nguyên H vẫn tồn tại khi sử dụng formol 0,5% xử lý.
Kháng nguyên H khi gặp kháng thể tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng
ngưng kết, trong đó các vi khuẩn được ngưng kết lại với nhau nhờ lông dính
lông. Các kháng thể kháng H cố định trên lông và là cầu nối với các lông bên
cạnh. Kết quả tạo nên các hạt ngưng kết giống như cục bông nhỏ. Các hạt
ngưng kết rất dễ tan khi lắc vì lông rất nhỏ và dài, dễ đứt. Các vi khuẩn di
động khi tiếp xúc với kháng thể tương ứng và sẽ trở thành không di động.
Kháng nguyên H của vi khuẩn E. coli không có vai trò về bám dính,
đồng thời không có vai trò đáp ứng miễn dịch nên ít được quan tâm nghiên
cứu, nhưng nó có ý nghĩa lớn trong việc xác định giống, loài của vi khuẩn và
bảo vệ vi khuẩn khỏi bị tiêu diệt trong tế bào đại thực bào, giúp vi khuẩn sống
lâu và tồn tại trong đại thực bào (Weinstein, 1984) [85].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
1.3.5.3. Kháng nguyên K (Capsular - kháng nguyên bề mặt)
Kháng nguyên K còn gọi là kháng nguyên bề mặt, chúng bao quanh tế
bào vi khuẩn và có bản chất hoá học là polysaccharide. Vai trò của kháng
nguyên K chưa được thống nhất lắm, có tác giả cho rằng nó không có ý nghĩa
về độc lực, vì vậy chủng E. coli có kháng nguyên K cũng giống như chủng
không có kháng nguyên K (Orskov, 1980) [72], cũng có ý kiến cho rằng
kháng nguyên K có ý nghĩa về độc lực vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trước
các yếu tố phòng vệ của cơ thể (Evan và cộng sự, 1981) [48]. Phần lớn các ý
kiến cho rằng kháng nguyên K có 2 nhiệm vụ chính:
+ Hỗ trợ phản ứng ngưng kết với kháng nguyên O.
+ Tạo ra hàng rào bảo vệ giúp vi khuẩn chống lại điều kiện ngoại lai và
hiện tượng thực bào.
Theo Nguyễn Như Thanh (1997) [27] kháng nguyên K gồm 3 loại
kháng nguyên: L, A, B.
+ Kháng nguyên L: ngăn không cho hiện tượng ngưng kết O của vi
khuẩn sống xảy ra, khi đun 100oC trong 1 giờ kháng nguyên L bị phá huỷ.
+ Kháng nguyên A: ngăn hiện tượng ngưng kết O, kháng huyết thanh A
trộn với E. coli có kháng nguyên A gây hiện tượng phình vỏ. Với nhiệt độ
120
oC trong 2 giờ kháng nguyên A mới bị phân huỷ.
+ Kháng nguyên B: gồm nhiều thành phần: B1, B2, B3, B4, B5. Kháng
nguyên B của vi khuẩn sống xảy ra. Đun 100oC trong 1 giờ kháng nguyên
này bị phá huỷ một phần.
Dựa vào cấu tạo kháng nguyên O, vi khuẩn E. coli được chia làm nhiều
nhóm, căn cứ vào cấu tạo kháng nguyên O, K, H E. coli được chia làm nhiều
type, mỗi type đều được ghi thứ tự các yếu tố kháng nguyên O, K, H.
1.3.5.4. Kháng nguyên giáp mô (kháng nguyên vỏ bọc)
Chất nhầy giáp mô phần lớn không có tính định hình vì khuyếch tán,
thường được cấu trúc bởi hợp chất polysaccharide nhưng cấu trúc của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
polysaccharide lại phụ thuộc vào từng họ vi khuẩn khác nhau thì cấu trúc
khác nhau, do đó mà tính kháng nguyên của từng loại vi khuẩn khác nhau.
Tuy nhiên ở vi khuẩn E. coli nói riêng kháng nguyên giáp mô không đóng vai
trò quan trọng, vì vậy chủ yếu đi sâu tìm hiểu kháng nguyên K88, K99 (kháng
nguyên Fimbriae) (Nguyễn Thị Nội, 1986) [16].
Một số vi khuẩn trong quá trình phát triển tiết ra một chất nhầy có khả
năng tan vào nước ở một mức độ nhất định, chất nhầy này bao bọc xung
quanh bên ngoài vách vi khuẩn giúp vi khuẩn chống lại sự tác động của môi
trường ngoại cảnh, có thể quan sát thấy ở trạng thái ướt, dễ bị mất đi khi thay
đổi điều kiện phát triển gọi là giáp mô (Capsul) (Nguyễn Như Thanh và cộng
sự, 1997) [27].
1.3.5.5. Kháng nguyên F (Fimbriae - Kháng nguyên bám dính)
Ngoài lông ra, ở nhiều vi khuẩn gram âm nói chung và vi khuẩn E. coli
nói riêng còn có những bộ phận khác hình sợi gọi là pili. Pili hay Fimbriae có
bản chất là protein bao phủ trên toàn bộ bề mặt vi khuẩn. Dưới kính hiển vi
điện tử, chúng có hình ảnh giống như một chiếc áo lông bao bọc xung quanh
vi khuẩn, pili vi khuẩn đường ruột khác lông ở chỗ nó cứng hơn, không lượn
sóng và không liên quan đến chuyển động. Trước đây, kháng nguyên bám dính
được ký hiệu là K (K88; K99), nay đổi là F (K88 =F4; K99 = F5; 987P = F6).
Một số kháng nguyên bám dính thường gặp ở các chủng vi khuẩn E. coli phân
lập được từ gia súc ỉa chảy bao gồm F4, F5, F6, F18 và F41. Riêng đối với
giống E. coli phân lập từ lợn thì kháng nguyên Fimbriae F4 (K88) còn ở bê,
nghé là F5 (K99) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bám dính (Parry và
Porter,1978) [74].
* Kháng nguyên F4 (K88)
Kháng nguyên F4 có khả năng gây ngưng kết hồng cầu, đặc tính này
không bị cản trở bởi manose (đề kháng với manose). Kháng nguyên này chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
có mặt ở các chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ phân lợn con bị ỉa chảy, đây
là một yếu tố độc lực đối với lợn và không có khả năng gây bệnh đối với loài
gia súc khác. Điều đó phụ thuộc vào receptor đặc hiệu, có trên bề mặt tế bào
biểu mô ruột non của các loài gia súc khác nhau chỉ cho phép một số serotype
E. coli nhất định nào đó gắn với kháng nguyên pili mà thôi. Kháng nguyên F4
được sản sinh ở nhiệt độ 37oC, trong khi ở nhiệt độ phòng (20oC), vi khuẩn
không có khả năng tạo kháng nguyên này. Thông tin mã hoá cho tổng hợp
cho kháng nguyên nằm ngoài nhiễm sắc thể, trên plasmid (Gyles, 1992) [58].
* Kháng nguyên F5 (K99)
F5 trước kia được cho là kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E. coli
bê, nghé và cừu. Sự sản sinh của F5 phụ thuộc vào nhiều yếu tố của vi khuẩn
như: tốc độ sinh trưởng, pha sinh trưởng, nhiệt độ và alanine trong môi
trường, các gen mã hoá cho sự tổng hợp F5 nằm trên ADN của plasmid
(Isaacson, 1983) [62].
Tuy nhiên hiện nay chúng cũng được tìm thấy với tỷ lệ thấp ở các
chủng ETEC phân lập từ lợn tiêu chảy (Lindhl và cộng sự, 1990) [69].
* Kháng nguyên F6 (987P)
Giống như F4, F5, kháng nguyên F6 thường có mặt trong ở các nhóm
có kháng nguyên O9, O20, O101, O149. Vật liệu di truyền má hoá quá trình tổng
hợp kháng nguyên pili F6 cũng nằm ngoài nhiễm sắc thể, trên plasmid của tế
bào vi khuẩn (Orskov, 1980) [72].
* Kháng nguyên F41
Những nghiên cứu đầu tiên về kháng nguyên F5 cho rằng, đây chỉ là
kháng nguyên gồm 1 đơn vị, nhưng gần đây điện phân thấy rằng F5 có 2 đơn
vị nhỏ, 1 đi về cực dương và 1 đi về cực âm. Đơn vị đi về cực dương được
cho là 1 Fimbriae riêng biệt đặt tên là F41. Khối lượng phân tử của F41 là
30,5 KDa (Jacobs và cộng sự, 1985) [63], (Raybould và cộng sự, 1987) [76].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Cox và cộng sự (1993) [44] đã nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về
khả năng mẫn cảm và sức đề kháng của lợn đối với vi khuẩn E. coli có F41.
Kết quả cho thấy các chủng có F41 bám vào lông nhung (với số lượng thấp)
của 23 lợn trong số 30 lợn 4 đến 5 tuần tuổi được kiểm tra. Tại đó tác giả cho
thấy rằng, chỉ có lợn lớn tuổi hơn có sức đề kháng với sự bám dính của các
chủng E. coli có F41 do các receptor tương ứng với F41 bị giảm đi.
* Kháng nguyên F18
Kháng nguyên F18 đã được Rippinger và cộng sự (1995) (dẫn theo Đỗ
Ngọc Thuý, 2002) [31] mô tả là có mỗi quan hệ với các chủng vi khuẩn E. coli
phân lập được từ bệnh tiêu chảy ở lợn trước cai sữa và bệnh phù đầu. Dựa vào
đặc điểm hình thái, huyết thanh học và đặc điểm kháng nguyên, người ta chia
F18 thành 2 loại là: F18ab và F18ac. F18ab thường thấy trong bệnh phù đầu,
trong khi đó F18ac phân lập được từ lợn con tiêu chảy trước cai sữa.
1.4. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli
Vi khuẩn đường ruột nói chung hay vi khuẩn E. coli nói riêng đều bao
gồm các yếu gây bệnh quan trọng sau:
1.4.1. Các yếu tố không phải là độc tố
1.4.1.1. Khả năng bám dính của vi khuẩn
Khả năng bám dính của vi khuẩn là yếu gây bệnh vô cùng quan trọng
để thực hiện bước đầu tiên của quá trình gây bệnh của vi khuẩn E. coli nói
riêng và vi khuẩn đường ruột nói chung. Đó là quá trình liên kết vững chắc
giữa bề mặt vi khuẩn với bề mặt tế bào vật chủ (Jones G, 1976) [67].
Ngày nay, bằng phương pháp chụp vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử
và các phản ứng sinh hoá, PCR đã xác định cấu trúc vi thể thực hiện chức
năng bám dính, giúp vi khuẩn cố định lên niêm mạc ruột, đó là các pili
(fimbriae). Fimbriae bao gồm các đơn vị cấu trúc nhỏ, gọi là sợi bám dính có
kháng nguyên gọi là kháng nguyên bám dính (kháng nguyên F) (Elsinghorst.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
E. A and Weit. J. A, 1994) [47]. Mỗi loại kháng nguyên bám dính có các
quyết định kháng nguyên tương xứng, phù hợp với cấu trúc điểm tiếp nhận
trên bề mặt biểu mô nhung mao ruột non.
Lê Văn Tạo và cộng sự (1996) [25] đã nghiên cứu về cấu trúc Fimbriae
và vai trò K88 trong quá trình gây bệnh, về tổ hợp các yếu gây bệnh có trong
một chủng E. coli phân lập, trong đó nêu rõ vai trò của kháng nguyên K88.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu xác định các kháng nguyên bám
dính của vi khuẩn E. coli như: F4 có ở E. coli gây bệnh tiêu chảy ở lợn con,
F18 gây bệnh phù đầu ở lợn con sau cai sữa, F5 có ở E. coli gây bệnh cho bê
nghé, F41 có ở E. coli gây bệnh cho trẻ em (Nagy, 1999) [71].
Hiện tượng bám dính của vi khuẩn lên bề mặt tế bào vừa mang tính
chất hoá học, vừa mang tính chất sinh học và thực hiện theo 3 bước sau:
Bước1: vi khuẩn liên kết từng phần với bề mặt tế bào, thực hiện quá
trình này đòi hỏi vi khuẩn phải có khả năng di động (Jones, 1983) [68]. Sự
liên kết này tăng lên khi bề mặt của vi khuẩn có các ion hoá học hoạt động
mạnh, nhờ có ion hoá học này vi khuẩn mới được giữ lại trong lớp dịch nhầy
của niêm mạc ruột.
Bước 2: đây là quá trình hấp phụ, nó phụ thuộc vào đặc tính bề mặt của
vi khuẩn và tế bào mà vi khuẩn bám dính và thực hiện theo hướng thuận nghịch,
dưới sự tác động của những lực tương hỗ khác nhau (Freter, 1981) [53]. Việc
chuyển động thẳng tiến của vi khuẩn cũng có thể giúp vi khuẩn cố định và
bám chắc trên bề mặt tế bào tham gia vào sự hấp thụ của quá trình bám dính
(theo Uhllman, 1982) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Nội, 1986) [16].
Bước 3: quá trình tác động tương tác giữa các yếu tố bám dính của vi
khuẩn với các điểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào như màng glucoprotein của tế
bào ruột non (nhung mao, tế bào biểu mô, các vi tế bào trên tế bào nhung
mao), nó là hợp chất protein mạch thẳng, được tạo bởi những đơn vị tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
phần, số lượng tiểu phần quyết định trọng lượng, độ dài của yếu tố bám dính.
Lực lượng để giữ và liên kết giữa các tiểu phần trong yếu tố bám dính đến nay
chưa rõ ( Isaacson, 1980) [61].
1.4.1.2. Khả năng xâm nhập của vi khuẩn
Sau khi bám dính, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong lớp tế bào. Tại
đây vi khuẩn E. coli phát triển nhân lên với tốc độ lớn, sản sinh độc tố đường
ruột, gây phản ứng niêm mạc và đầu độc cơ thể.
Khả năng xâm nhập của vi khuẩn đường ruột là một khái niệm để chỉ
quá trình chưa được xác định rõ mà nhờ đó vi khuẩn đường ruột qua được
hàng rào bảo vệ của lớp màng nhầy trên bề mặt niêm mạc để xâm nhập vào tế
bào biểu mô, đồng thời sản sinh và phát triển trong lớp tế bào này. Trong khi
đó các vi khuẩn khác không có khả năng xâm nhập, không thể qua được hàng
rào bảo vệ lớp màng nhầy hoặc đi qua được lớp hàng rào này sẽ bị vây bắt bởi
tế bào đại thực bào của tổ chức hạ niêm mạc (Giannella, 1976) [54].
1.4.1.3. Khả năng dung huyết (Hly)
Vi khuẩn E. coli phát triển trong tổ chức cơ quan vật chủ, F3+ được
cung cấp cho sự dinh dưỡng phụ thuộc vào chất Siderofor do vi khuẩn sinh ra.
Chất này có khả năng phân huỷ sắt liên kết trong tổ chức của vật chủ thông
qua sự phá vỡ hồng cầu để vi khuẩn sử dụng dạng hợp chất HEM. Vì vậy,
việc sản sinh ra chất dung huyết (haemolyzin) của vi khuẩn có thể coi là một
yếu tố độc lực của vi khuẩn.
Có 4 kiểu dung huyết của vi khuẩn E. coli nhưng quan trọng nhất là
kiểu và . Trong đó kiểu gắn với tế bào vi khuẩn do vậy mà không có tác
dụng độc lực (Smith, 1963) [77].
Kiểu α hình thành là do một protein thẩm thấu qua lọc, không được gắn
với tế bào vi khuẩn, được giải phóng vào môi trường nuôi cấy ở pha logarit của
chu trình phát triển vi khuẩn và được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Các nhà khoa học đã chứng minh được mức độ gây chết của
Haemolyzin trên chuột, trên thai trứng, gây hoại tử trên da thỏ, trên tế bào xơ
thai gà, tế bào thận chuột... Trọng lượng phân tử của Haemolyzin khoảng
300.000 Dalton, được cấu tạo chủ yếu là protein còn có cả hydrocacbon
(Cavalieri, 1982) [42]. Theo Smith (1967) [79] thì gen này nằm ở Plasmid
được đặt tên là Hlyplasmid chỉ sản sinh Haemolyzin có trọng lượng phân tử
41 Md. Gen trong ADN sản sinh Haemolyzin có trọng lượng phân tử 3,2 Md.
Những gen di truyền này không cố định ở plasmid hay ADN và không giống
nhau ở các loại vi khuẩn.
1.4.1.4. Khả năng kháng kháng sinh
Trong thực tế, để điều trị bệnh đường ruột người ta sử dụng nhiều loại
kháng sinh, ngoài ra còn trộn chúng vào thức ăn với tỷ lệ thấp để phòng bệnh
và kích thích tăng trọng gia súc, gia cầm đã gây nên hiện tượng kháng thuốc
của vi khuẩn. Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn nói chung và vi khuẩn đường
ruột nói riêng đang ngày càng gia tăng làm hiệu quả điều trị thấp, thậm chí
nhiều liệu pháp kháng sinh còn vô hiệu hoá hoàn toàn.
Hosoda và cộng sự (1990) [59] nghiên cứu sự kháng thuốc của vi khuẩn
E. coli về các plasmid - R của vi khuẩn này phân lập được từ bê tiêu chảy. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kháng mỗi loại kháng sinh là: Tetracycline 59,7%,
Chloramfenicol 21,0%, Streptomycin 52,9%, Sulfadimethoxine 37,8%, Kanamycin
45,4%, Aminobenzyn penicillin 43,7% và Nalidixic axit 28,6%. Trong các
chủng kháng thuốc có tới 53,7% số chủng mang các plasmid - R.
Theo Lê Văn Tạo và cộng sự (1993) [24] đã xác định được khả năng
kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh phân trắng và tác
giả đi đến kết luận: khả năng kháng sinh được di truyền ngang và dọc bởi các
loại plasmid.
Bùi Thị Tho (1995) [30], cần có một chiến lược sử dụng thuốc kháng
sinh trong chăn nuôi và thú y hợp lý để ngăn chặn kịp thời hiện tượng kháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
thuốc vì nó ảnh hưởng đến đời sống gia súc và con người, đến môi sinh. đặc
biệt sử dụng thuốc kháng sinh như một chất kích thích tăng trọng cần phải
được kiểm tra nghiêm ngặt trong sản xuất và đời sống vì nó góp phần không
nhỏ vào sự hình thành kháng thuốc và truyền kháng của vi khuẩn E. Coli.
Phạm Khắc Hiếu (1996) [5] kiểm tra tính kháng kháng sinh của các
chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng ở những cơ sở
chăn nuôi ở các tỉnh phía Bắc từ._.
6 NSM O20 + + - - +
Ghi chú BTC chủng phân lập từ bê ở huyện Thuận Châu
BMS chủng phân lập từ bê ở huyện Mai Sơn
BMC chủng phân lập từ bê ở huyện Mộc Châu
NMS chủng phân lập từ nghé ở huyện Mai Sơn
NPY chủng phân lập từ nghé ở huyện Phù Yên
NSM chủng phân lập từ nghé ở huyện Sông Mã
- Chủng NSM: mang kháng nguyên O20, có tổ hợp các yếu tố gây bệnh
STa + STb + F5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Các chủng vi khuẩn E. coli được trình bày ở bảng 3.15 được tiến hành
thử độc lực trên chuột bạch theo phương pháp thường quy bằng cách tiêm cho
chuột bạch mỗi con 0,2 ml canh trùng nguyên (ở 370C/24 giờ) của từng chủng
riêng rẽ vào xoang phúc mạc. Mỗi chủng được thử trên 2 chuột theo dõi thời
gian chuột chết trong vòng 7 ngày, mổ khám kiểm tra bệnh tích... Kết quả
được trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.15: Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn
E. coli trên chuột bạch
S
TT
Ký hiệu
(Chủng)
Số chuột
tiêm
(con)
Số chuột
chết
(con)
Tỷ lệ
chết
(%)
Thời gian
chuột chết
trung bình
(giờ)
Kết quả gây
bệnh
1 BTC 2 2 100 18- 24
Tiêu chảy,
ruột đầy hơi
và xuất
huyết; lách,
gan sưng tụ
huyết
2 BMS 2 1 50 24- 36
3 BMC 2 2 100 18- 24
4 NMS 2 2 100 18- 24
5 NPY 2 1 50 36- 48
6 NSM 2 2 100 18- 24
Tổng cộng 12 10 83,33 30,0
Qua bảng 3.15 cho thấy:
Có 4 chủng gây chết 100% số chuột trong vòng 18-24 giờ, gồm các
chủng: BTC, BMC, NMS và NSM. Có 2 chủng giết chết 50% số chuột trong
vòng 24- 48 giờ. Vi khuẩn E. coli gây chết chuột trung bình 83,33%.
Các chuột chết đều bị tiêu chảy ruột đầy hơi và xuất huyết; lách gan sưng
và tụ huyết. Lấy máu tim phân lập lại đều thu được vi khuẩn E. coli thuần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Kết quả của chúng tôi đều cao hơn kết quả của Phạm Quang Phúc
(2003) [18] và Nguyễn Văn Sửu (2005) [23] khi xác định độc lực của vi
khuẩn E. coli phân lập từ bê, nghé bị tiêu chảy là 74,00% và 75,79%.
Các chủng giết chết 100% chuột (BTC, BMC, NMS và NSM), ngoài
các độc tố, đặc biÖt là chúng đều mang kháng nguyên bám dính F5.
Theo Parry và Porter (1978) [74] kháng nguyên bám dính F5 đóng vai trò
quan trọng trong việc bám dính gây bệnh tiêu chảy ở bê, còn ở lợn là kháng
nguyên bám dính F4. Do đó theo chúng tôi có thể vì không mang kháng nguyên
F5 mà mang kháng nguyên bám dính F4 nên các chủng (BMS, NPY) chỉ giết
chết 50% số chuột thí nghiệm trong vòng 38 - 48 giờ. Vì vậy qua khi xác định
độc lực vi khuẩn E. coli càng khẳng định kháng nguyên bám dính F5 có vai
trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở bê, nghé tại Sơn La.
3.7. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng vi khuẩn E.coli
phân lập đƣợc với một số loại kháng sinh
Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh
rằng hiện tượng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn đường ruột ngày
càng tăng. Ở tại các địa phương đang sử dụng rất nhiều loại kháng sinh để
điều trị bệnh tiêu chảy cho gia súc, với liều lượng khác nhau, dẫn đến hiện
tượng nhờn thuốc và thực tế đã có một số loại kháng sinh điều trị không có
hiệu quả. Xác định mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân
lập được, với mục đích chọn những loại kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh
đạt hiệu quả cao.
Chúng tôi đã chọn 57 chủng vi khuẩn E.coli phân lập được để thử
kháng sinh đồ. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh được trình
bày ở bảng 3.16.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Bảng 3.16: Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng vi khuẩn
E.coli phân lập được với một số loại kháng sinh
S
TT
Tên kháng
sinh
Số
chủng
kiểm
tra
Rất mẫn
cảm
Mẫn cảm trung
bình
Kháng thuốc
Số
chủng
%
Số
chủng
%
Số
chủng
%
1 Kanamycin 57 0 0,00 10 17,50 47 82,46
2 Gentamycin 57 35 61,40 9 15,79 13 22,81
3 Neomycin 57 32 56,14 9 15,79 16 28,07
4 Erythromycin 57 0 0,00 12 21,05 45 78,95
5 Streptomycin 57 3 5,26 6 10,53 48 84,21
6 Ampicillin 57 0 0,00 7 12,28 50 87,72
7 Penicillin 57 0 0,00 0 0,00 57 100
8 Ofloxacin 57 52 91,22 4 7,02 1 1,75
9 Norfloxacin 57 51 89,47 5 8,77 1 1,75
10 Amox/clavu 57 50 87,72 6 10,53 1 1,75
Qua bảng 3.16 cho thấy: Các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ
bê, nghé bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện ở Sơn La. Mẫn
cảm mạnh với các kháng sinh: Ofloxacin 91,22%, Norfloxacin 89,47%,
Amox/clavu 87,72%, Gentamycin 61,40%, Neomycin 56,14%. Kháng mạnh
với các loại kháng sinh thông thường như Penicillin 100%, Ampicillin
87,72%, Strepyomycin 84,21%, Kanamycin 82,46%, Ethromycin 78,95%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cúu của
Phạm Quang Phúc (2003) [18] đã khẳng định vi khuẩn E. coli phân lập từ bê,
nghé bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy rất mẫn cảm với Ofloxacin và
Norfloxacin.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi kết luận để điều trị bệnh tiêu chảy
bê, nghé do vi khuẩn E. coli gây ra, có thể sử dụng các loại kháng sinh
Ofloxaci, Norfloxacin, Amox /clavu, Gentamycin và Neomycin.
3.8. Kết quả của một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở bê, nghé
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Bảng 3.17: Kết quả điều trị thực nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở bê nghế
Phác đồ
điều trị
Loại thuốc Liều lƣợng và cách dùng
Số đƣợc
điều trị
(con)
Thời
gian điều
trị
(ngày)
Kết quả điều trị
Số khỏi
bệnh
(con)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
I
Norfloxacin 1ml/10 kg TT; tiêm bắp, 2 lần/ngày
93 3 75 80,6
điện giải Pha nước uống, 10g/con/ngày
ADE B-complex 1-2 ml/con; tiêm bắp, 2 ngày/1 lần
Glucose 30% Plus
vitamin C
1ml/6-8 kgTT; phúc xoang hoặc uống,
2 lần /ngày
II
Gentamycin 80mg 4-6 mg/kg TT; tiêm bắp, 2 lần/ngày
52 3 33 63,4
điện giải Pha nước uống, 10g/con/ngày
ADE B-complex 1-2 ml/con; tiêm bắp, 2 ngày/1 lần
Glucose 30% Plus
vitamin C
1ml/6-8 kgTT; tiêm phúc xoang hoặc uống,
2 lần /ngày
III
Neomycin 10 – 15 mg/kgTT, tiêm bắp, 2 lần/ngày
37 3 19 51,3
Điện giải Pha nước uống, 10 g/con/ngày
ADE B-complex 1-2 ml/con; tiêm bắp, 2 ngày/1 lần
Glucose 30% Plus
vitamin C
1ml/6-8 kgTT; tiêm phúc xoang hoặc uống,
2 lần/ngày
7
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Qua kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh ở bảng 3.17
cho thấy: Khi bê nghé bị mắc bệnh tiêu chảy, nên sử dụng kháng sinh như
Ofloxaci, Norfloxacin, Amox /clavu, Gentamycin và Neomycin để điều trị sẽ
đạt hiệu quả cao nhất cho người chăn nuôi trâu bò.
Tuy nhiên, do điều kiện thực tế hiện nay, trên thị trường hiện chưa có
các loại kháng sinh mới như: Ofloxacin, Amox /clavu dùng cho gia súc, nên
không thể sử dụng các loại kháng sinh đã nêu trên để điều trị thực nghiệm.
Nhưng để đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất là phải chọn được loại kháng có
tính chất phổ thông, giá thành hợp lý và có hiệu quả, chúng tôi đã chọn và thử
nghiệm 3 loại kháng sinh dùng cho 3 phác đồ là: Norfloxacin, Gentamicin và
Neomycin, các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, thuốc bổ, các chất điện
giải với liều lượng và cách dùng giống nhau ở cả 3 phác đồ là: Bột điện giải,
ADE B-Complex, Glucose 30% Plus vitamin C. Kết quả điều trị được trình
bày ở bảng 3.17.
Bảng 3.17 cho thấy:
- Với 3 phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cho bê, nghé bị tiêu chảy, tỷ lệ
khỏi bệnh giữa các phác đồ có sự chênh lệch khá lớn, biến động từ 51,3-80,6%.
- Phác đồ I có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao nhất (80,6%), tiếp theo là
phác đồ II (63,4%) và phác đồ III (51,3%).
Như vậy, để điều trị bệnh tiêu chảy cho bê nghé, có thể dùng phác đồ I,
tức là dùng kháng sinh : Norfloxacin để điều trị tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây
ra. Đồng thời, kết hợp với sử dụng các loại thuốc bột như: bột điện giải cho uống
để bù nước và lượng ion Cl-, Na+, HCO3
-
bị mất do tiêu chảy; ADE-Complex tức
là thuốc tổng hợp các loại vitamin: A, D, E và vitamin nhóm B để tăng cường
sức đề kháng của cơ thể và tăng quá trình tiêu hoá thức ăn. Glucose (30%) ưu
trương làm tăng cường hoạt động của lưới nội mô, kích thích đông máu, điều
hoà nước trong cơ thể, tăng cường chức năng gan, khích thích quá trình trao đổi
chất, hấp thụ các vitamin, các chất khoáng... (Nguyễn Hữu Vũ và cs, 2000) [32],
chống nhiễm độc, tự nhiễm độc (Nguyễn Phước Tương, 1994) [33].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi rút ra một số kết
luận như sau:
1.1. Bê nghé nuôi tại Sơn La bị tiêu chảy và chết khá cao. Trong giai đoạn từ
sơ sinh đến 12 tháng tuổi tỷ lệ tiêu chảy ở bê là 18,29%, nghé là 16,37%; tỷ lệ
chết ở bê là 15,63%, ở nghé là 13,51%.
1.2. Bê, nghé bị tiêu chảy và chết giảm dần theo tháng tuổi, tháng tuổi càng
cao thì tỷ lệ tiêu chảy và chết càng thấp.
- Bê từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi tỷ lệ tiêu chảy là 29,41%, ở 4-6 tháng
tuổi là 18,40% và 7-12 tháng tuổi là 8,00%. Tỷ lệ chết tương ứng là 20,64%,
13,21% và 0%.
- Nghé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi tỷ lệ tiêu chảy là 27,21%, ở 4-6 tháng
tuổi là 13,04% và 7-12 tháng tuổi là 7,14%. Tỷ lệ chết tương ứng là 17,50%,
11,11% và 0%.
1.3. Mùa vụ và thời tiết ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết của bê nghé.
- Tiêu chảy ở bê, nghé cao nhất là mùa Xuân ở bê là 22,60%, ở nghé là
23,85%; tiếp đó là mùa Hè ở bê là 17,60%, nghé là 15,74%; mùa Đông ở bê
là 17,39%, ở nghé là 14,18%; thấp nhất là mùa Thu ở bê là 16,52%, ở nghé là
11,88%.
- Bê, nghé chết cao nhất vào mùa Đông: ở bê là 27,50%, ở nghé là
15,79%; tiếp đó là mùa Xuân ở bê là 16,50%, ở nghé là 15,38%; mùa Hè ở bê
là 11,9%, ở nghé là 11,76%; thấp nhất là mùa Thu ở bê là 6,41%, ở nghé là
8,33%.
1.4. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli ở mẫu phân bê nghé bị tiêu chảy: ở bê là
94,05%, ở nghé là78,12% cao hơn ở mẫu phân bình thường: ở bê là 78,78%,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
ở nghé là 65,33%. Đồng thời số lượng vi khuẩn cũng tăng cao, bê, nghé bị
tiêu chảy số lượng vi khuẩn bình quân tăng so với bình thường ở bê là 3,12
lần, ở nghé là 3,03 lần.
1.5. Vi khuẩn vi khuẩn E.coli phân lập được mang đầy đủ các đặc tính sinh
hoá như các tài liệu đã mô tả.
1.6. Số chủng vi khuẩn E. coli thuộc về 4 serotype kháng nguyên O chính đó
là: O101, O8, O9, O20. Trong đó số chủng thuộc nhóm kháng nguyên O101
chiếm tỷ lệ cao nhất là 25,35%, O8 là 15,49%, O9 là 14,08%, O20 là 11,27%
1.7. Vi khuẩn E. coli phân lập từ bê, nghé tại Sơn La mang đặc tính gây bệnh
tiêu chảy:
- Có 11/71 chủng gây dung huyết kiểu (15,49%), 16/71 chủng dung
huyết kiểu (22,53%).
- Có 26/57 chủng sản sinh ra STa (45,61%), 22/57 chủng sản sinh STb
(38,60%), 3/57 chủng sản sinh LT (5,26%), 19/57 chủng mang cả 3 độc tố
STa+STb+LT (33,33%).
- Trong 57 chủng kiểm tra, có 6 chủng mang yếu tố bám dính F4 (K88)
chiếm 10,53%, có 18 chủng mang yếu tố bám dính F5 (K99) chiếm 31,58%.
1.8. Các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh ở bê, nghé ở Sơn La mang các yếu
tố gây bệnh thuộc các tổ hợp chính:
- Tổ hợp STa + STb + LT + F5 (8,77%)
- Tổ hợp STa + STb + LT + F4 (7,02%)
- Tổ hợp STa + STb + F5 (52,63%)
- Tổ hợp STa + STb + F4 (14,03%)
- Tổ hợp STa+STb (12,28%)
1.9. Vi khuẩn E. coli phân lập được có độc lực mạnh có 4/6 chủng vi khuẩn
gây chết chuột 100% trong vòng 18-24 giờ, có 2/6 chủng vi khuẩn gây chết
50% số chuột trong vòng 24-48 giờ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
1.10. Vi khuẩn E.coli phân lập được tại Sơn La rất mẫn cảm với 5 loại kháng sinh
là Ofloxacin 91,22%, Norfloxacin 89,47%, Amox/clavu 87,72%, Gentamycin
61,40%, Neomycin 56,14% .
Có thể sử dụng Norfloxacin để điều trị cho bê nghé bị tiêu chảy nuôi tại
Sơn La.
2. Đề nghị
Triển khai áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế sản
xuất chăn nuôi của các hộ, trang trại trên địa bàn tỉnh cũng như cũng như
trong công tác quản lý của cơ quan thú y.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG TIẾNG VIỆT
1. Chi cục Thú y tỉnh Sơn La (2007), Báo cáo tình hình dịch bệnh gia súc,
gia cầm hàng tháng, năm từ năm 2006-2007, Sơn La.
2. Lê Minh Chí (1995),"Bệnh tiêu chảy ở gia súc", Báo cáo hội thảo khoa
học, Bộ nông nhgiệp và Công nghiệp thực phẩm, tr 20-22.
3. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường
tiêu hoá lợn con, Nxb Nông nghiệp.
4. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đăng Đức, Đặng Hồng Miên và cs (1976),
Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, Tập II, Nxb Khoa
học Kỹ thuật, Hà nội.
5. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1996), "Kết quả kiểm tra tính kháng
kháng sinh của E. coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các
tỉnh phía bắc trong 20 năm qua (1975-1995)", Tạp chí KHKT Thú y, 3
(4), tr 57-63.
6. Phạm Khắc Hiếu (1997), "Một số vấn đề dược lý học đối với gia súc
non", Tạp chí KHTY, số 1 tr 72.
7. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1999), "Một số kết quả tính kháng thuốc
của vi khuẩn gây bệnh trong thú y", Kết quả nghiên cứu KHKT khoa
Chăn nuôi Thú y, Nxb Nông nghiệp, tr 134-138.
8. Phạm Văn Khuê, Phan Văn Lục (1996), Giáo trình ký sinh trùng thú y,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Phạm Sĩ Lăng, Phan Địch Lân (1997), Bệnh trâu bò ở việt nam và biện
pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, tr 217.
10. Phạm Sĩ Lăng, Lê Văn Tạo, Bạch Đằng Phong (2002), Bệnh phổ biến ở
bò sữa, Nxb Nông nghiệp, tr 227 và 276.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
11. Hồ Văn Nam, Nguyễn Huy Thông, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương
Quang, Phạm Văn Khẩn, Nguyễn Hiệp, Phùng Quốc Chướng, Chu
Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), "Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở
lợn", Tạp chí KHKT thú y, số 2, tr 39-45.
12. Hồ Văn Nam, Nguyễn Huy Thông Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương
Quang, Phạm Văn Khẩn, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Bá Hiên,
Đặng Như Phả (1997), "Bệnh viêm ruột ở trâu" .Tạp chí KHKT thú
y, số 2, tr 6.
13. Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Đỗ Ngọc Thuý, Âu Xuân Tuấn,
Nguyễn Xuân Huyên, Văn Thị Hường và Vũ Ngọc Quý (2003),
"Kết quả điều tra tiêu chảy của lợn con theo mẹ tại một số trại lợn
miền bắc Việt Nam, xác định tỷ lệ kháng kháng sinh và các yếu tố
gây bệnh của các chủng E. coli phân lập được", Báo cáo khoa học
Viện Thú y Quốc gia, tr 6-7, 11-12.
14. Phạm Hồng Ngân (2007), "Phân lập, xác định serotype và một số yếu tố
gây bệnh của Salmonella từ bê dưới 6 tháng tuổi", Tạp chí KHKT
thú y 4 (2), tr 44.
15. Nguyễn Ngã, Nguyễn Thiên Thu, Lê Lập, Lê Thị Thi, Vũ Khắc Hùng
(2000)," Điều tra nghiên cứu hệ vi khuẩn trong hội chứng tiêu chảy của
bê, nghé khu vực miền Trung", Tạp chí KHKT Thú y, 7(2), tr 36-40.
16. Nguyễn Thị Nội (1986), Tìm hiểu vai trò Escherichia coli trong bệnh
phân trắng của lợn con và vắc xin dự phòng, Luận án Phó tiến sĩ
nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
17. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh, Đỗ Ngọc Thuý
(2000), "Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella ở lợn mắc
bệnh tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh hoá của các chủng vi
khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị", Kết quả nghiên cứu
KHKT Thú y năm 1996 - 2000, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
18. Phạm Quang Phúc (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, vai
trò của E.coli gây tiêu chảy ở bê, nghé tại tỉnh Thái Nguyên và biện
pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Vĩnh Phước (1970), Vi sinh vật học thú y, Tập II, Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Quang (2004), Vai trò của Salmonella và E.coli trong hội
chứng tiêu chảy của bò, bê ở các tỉnh Nam trung bộ và bước đầu
chế tạo thử kháng thể phòng trị bệnh, Luận án tiến sĩ khoa học nông
nghiệp, Hà Nội.
21. Trương Văn Quang, Phạm Hồng Ngân, Trương Hà Thái (2006), "Kết
quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của E.coli trong bệnh tiêu chảy bê,
nghé", Tạp chí KHKT thú y, 4 (8).
22. Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La (2006), Báo cáo tình hình phát triển
chăn nuôi năm 2006 và định hướng phát triển chăn nuôi đến năm
2010, Sơn La.
23. Nguyễn Văn Sửu (2005), Nghiên cứu tình hình tiêu chảy của bê, nghé
dưới 6 tháng tuổi tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc và xác định một số
yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli, Salmonella và Clostridium
perfringens phân lập được, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Lê Văn Tạo, Khương Bích ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993),
"Xác định các yếu tố di truyền bằng Plasmid của vi khuẩn E. coli để
chọn giống sản xuất vắc xin phòng bệnh phân trắng lợn con", Công
trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1990-1991), Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội, tr 77-81.
25. Lê Văn Tạo (1996), "Cấu trúc Fimbriae, kháng nguyên bám dính K88
của vi khuẩn E. coli và vai trò của nó trong quá trình gây bệnh phân
trắng lợn con", Tạp chí Nông nghiệp, Công nghiệp thực phẩm, số 2
năm 1996, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
26. Lê Văn Tạo, Nguyễn Ngã và cộng sự (2003)," Độc lực và một số yếu tố
gây bệnh của vi khuẩn E.coli phân lập từ bê tiêu chảy tại các tỉnh
Nam Trung Bộ", Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y 3 (8).
27. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), Vi
sinh vật học Thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 81-85.
28. Trịnh Văn Thịnh (1964), Giáo trình bệnh nội khoa và bệnh ký sinh trùng
thú y, Nxb Nông thôn, Hà Nội.
29. Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Sơn La (2008), Thông báo khí
tượng thuỷ văn từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008, Sơn La.
30. Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu (1995), "Tình hình kháng thuốc của E.
coli phân lập từ lợn con phân trắng trong thời gian qua", Tạp chí
KHKT Thú y, 2 (1), tr 92-93.
31. Đỗ Ngọc Thuý, Drraen Trot, Alan Forst, Kirsty Townsend, Cù Hữu Phú,
Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Xuân Huyên, Âu Xuân Tuấn, Văn Thị
Hường và Vũ Ngọc Quý, "Tính kháng kháng sinh của các chủng
Escherichia coli phân lập từ lợn tiêu chảy của một số tỉnh miền Bắc
Việt Nam (2002)", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập IX, (số 2-
2005), tr 21-27.
32. Nguyễn Phước Tương (1994), Thuốc và biệt dược Thú y, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, tr 363-354.
33. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Loan (2000), Thuốc Thú y và cách sử
dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 326-328.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƢỚC NGOÀI
34. Abdul-rudha G.S., Hassan F.K., Sharma V.K. (1984), "Charaterisation of
Escherichia coil from diarrhoeic calves", Veterinary Record. 114 (20),
pp. 39.
35. Acres S.D. (1985), "Enterotoxingenic Escherichia coli infections in newborn
calves", A review, Journal of dairy science. 68 (1), pp 229- 256.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
36. Al-Dabbas A.H.M., Willinger H (1986)," Properties of Escherichia coli
Strains from calves with diarrhoea before weaning", Wiener
Tiararztliche Monatsschrif, pp. 217-222.
37. Arkhangelxky I.I., Akmedov A.M. (1969), "Guide diagnosis of infection
animal diseases", Press “ Kolos” Moskva, pp. 147- 156.
38. Baljer G, Wieler L, Buaerfeind. R, Ludwig. S.W., Mayr A (1990),
"Demonstration of verotoxin production by Escherichia coli by a
cell culture test and DNA hybridization applied to faeces from
calves with diarrhoea", Tierartliche-Umschau, 45(2), pp. 71-78.
39. Bergeys (1957), Manual of Determinative bacteriology-9, London,
Bailiere, Tindll and cox, Itd, pp. 179-180.
40. Bertschinger H.U., Fairbrather. J.M., Nielsen. N.O., Pohlenz. J. F, Escherichia
coli infection. Diseases of swine, IOWA state University press/AMES,
IOWA U.S.A. 7
th
Edition, 1992, pp. 487- 488.
41. Blanco M, Blanco J, Blanco J.E. Ramos J (1993), "Enterotoxingenic,
verotoxigenic, and necrotoxigenic Escherichia coli isolated from
cattle in Spain", American Journal of veterinary reseach (USA),
54(9), pp. 1446-1451.
42. Cavalieri S.J, Snyder I (1982), Cytotoxin activity of a partially purifield
Escherichia coli alpha-haemoltsin, J. Med. Microbiology 15, 1982,
pp. 11-12.
43. Contrepois M, Baroux D, Nevetat H, Espinasse J, Chevalier A, Hamm
C.A., Chauveau J.F. (1990), " Study of a new syndrome of newborn
charolais calves: Paralytic gastroenteritis .II. study of the virulence
markers CS31A and col V of Escherichia coli isolated from faeces",
Bulletin de I
,
Academie Veterinaire de France, 63 (3), pp. 289-294.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
44. Cox E, Houvenagel A (1993), Comparison of the invitro adhension of
K88, K99, F41 and 987P positive Escherichia coli to intestinal villi
of 4 to 5 week old pigs.Vet. Microbiol, pp. 7-18.
45. Cray W.C., Moon H.W. (1995), "Experimental infection of calves and adult
cattle with Escherichia coli O157:H7", Applied and Environmental
Microbiology (USA), 61(4), pp. 1586-1590.
46. Edward Aliam J (1990), Foodborne and waterborne bacterial diseases of
Huma, pp. 538-544.
47. Elsingshorst E.A and Weit J.A. (1994), Epithelial cell invasion and
adherence directed by the enterotoxigenic E. coli tib locus is assocated
with a 104 kilodalton outer membrance protein, Infect. Immun, 62, pp.
3463- 3471.
48. Evan D.G., Evans D.J., Gorbach S.L. (1981), "Production of vascular
permeability factor by enterotoxigenic Escherichie coli isolated
from man", Infect.Immun, V8, pp. 725- 730.
49. Fairbrother J. M., Alleman B.E., Straw W. L., Mengelign S, Dallare E.T.,
Taylor D.J. (1992), Entric colibacillosis, Diseases of swin. iowa
state University press, Ames, pp. 489.
50. Felix B, Margadant A, Peduzzi Y, Piffaceti J.C. (1983), "The plasmid
pattern as an epidemiologic tool for Salmonella typhymurium
epidemic comparison with the lysotype", The Journal of Infections,
148 (1), pp. 243-244.
51. Fetisova K (1989), "Role of Escherichia coli and Salmonella
ingastroenteritisn of newborn calves", Veterinarna Sbirka, 87(70),
pp. 29-32.
52. Fialova J (1989), "Survey of the results of serotyping Escherichia coli
strains isolated from intestinal infections of piglets and calves in
1986 and 1987", Veterinarstvi, 39 (1), pp. 23-26.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
53. Freter R, Alweiss B, O,brien P. C. M. (1981), "Roce of chemotoxin in the
association of motile bacteria with intestinal mucose, in vitro
studies", Infect Immun, (34), pp.241-249.
54. Gianella R.A., Rout W.R., Formal S.P., Colling H (1976), "Role of
plasma filtration in the intestinal fluid secretion medicated by
infection with Salmonella typhymurium", pp. 470- 474.
55. Gonzalez E. A., Blanco J (1989), "Serotypes and antibiotic resistance of
verotoxigenic (VTEC) and necrotizing (NTEC) Escherichia coli
strains isolated from calves with diarrhoea", FEMS Microbiology
Letters, 60(1), pp. 31-36.
56. Guerrant R.L. (1985), "Microbial toxins and diarrhoeal diseases:
introduction and overview", Ciba Found Symp, (112), pp. 1-13.
57. Gunther H, Schulze F (1985), "Influence of age on ther resistance of
calves to Echerichia coli diarrhoea", Monatsshefte fur Veterina
medzin, 40(12), pp. 419-422.
58. Gyles G.L (1992), Escherichia coli cytotoxins and enterotoxin Can. J.
Microbiol. 38- 2 p. 734-746.
59. Hosoda N, Ito H, Sameshima T, Hamaoka Y, Terakado N (1990), "Drug
resistance and R plasmids of Escherichia coli isolated from diseases
calves and pigs", Jour of the Japan Veterinary Medical- Association,
43 (1), pp. 25-28.
60. Hutyra M, Manninger M (1978), Patologia y terapeutica especiales de los
animals domesticos- Educion Revolucionaria. Cuba, pp. 103-128.
61. Issacson R.E., Dean E.A., Morgan R.I., Moon H.W. (1980),
"Immunization of suckling pigs against enterotoxigenic Escherichia
coli-induced diarrhoea disease by vacinating dams with purifued H99
or 987P pili Antileody production in response to vaccination", Infect
Immun, 29, pp. 824-826.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
62. Issacson R.E. (1983), Regulation of expression of Escherichia coli pilus
K99, infec,. Immun (40), pp. 633-639.
63. Jacob A.A.C and de Graaf F. K. (1985), Production of K88, K99 and
F41 fimbriae in relation to growth phage and rapid procedure for
adhesion Purinfication, FEMS. Micribiol, lett, (26), pp 15-19.
64. Jain N.C., Vegad J.L., Shivastava A.B., Jain N.K., Garg U.K., Kolte
G.N. (1989), "Heamatological changes in buffalo calves inoculated
with Escherichia coli endotoxin and corticosteroids", Research in
Veterinary Science, 47(3), pp. 305-308.
65. Janke B.H., Francis D.H., Collins J.E., Libal M.C., Zeman D.H., Johson
D.D. (1989), "Attaching and effacing Escherichia coli infections in
calves, pigs, lambs, and dogs", Journal of Veterinary Diagnostic-
nvestigation, 1919, pp 6-11.
66. Janke B.H., Francis D.H., Collins J. E., Libal M.C., Zeman D.H.,
Johnson D.D., Neiger R.D. (1990), "Attaching and effacing
Escherichia coli infections as a cause of diarrhoea in young
calvesa", Journal of the Americal Veterinary Medical Association,
196(6), pp. 897-901.
67. Jones G, Freter R (1976), "Adhesive properties of Vibrio cholerae nature
of the interaction with isolated rabbit brush border membranes and
human erythrocytes", Infect. Immun, (13), pp. 240-245.
68. Jones G.W., Issacson R.E. (1983), Proteinaceous bacterial adhesins and
receptor, Crit Rev Microbiol, 10(3), pp. 229-60.
69. Lindhl M and Carlstedt I (1990), Binding of K99 fimbriae of
enterotoxigenic E. coli to pig small intestinal mucin glycopeptide, J.
Gene. Microbiol, pp. 1609-1614.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
70. Minhew (1978), Development of a Universal Intimin Antiserum and PCR
Primers. American Society for Microbiology, pp. 3822.
71. Nagy B, Fekete P.Z. (1999), "Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC)
in farm animal", Vet. Res, 30, pp. 259-284.
72. Orskov I, Birich F, Andersen A (1980), Comparison of Escherichia coli
fimbriae antigen f7 with type I. Fimbriae Infect, Immun. 27. pp.657-66.
73. Otoi T, Toujou H, Hasimoto M (1990), "Outbreak of K99 + Escherichia
coli infection in calves and a serogolical survey", Journal of the
Japan Veterinary Medical Associaction, 43(3), pp. 193-196.
74. Parry S.H., Porter P (1978), "Immunological aspects of cell membrance
adhesion demonstrated by porcince enteropathogenic Escherichia
coli", Immunogogy, Jan 34(1), pp. 9-41.
75. Pohl P, Cleenweerck I, Imberechts H, Marin M, Jacquemin E, China B,
Mainil J (1997), "Differences betwween pathotypes and serogroups
of verotoxin producing Escherichia coli strains (VTEC) isolated
from diarrhoeic or health calves", Annales de Medecine Veterinaire
(Belgium), 141(2), pp. 155-159.
76. Raybould T.J.G., Grouch C.F., Acres S.D. (1987), Monoclonal antibody
response, hemagglutination and capure enxyme linked in immuno
sorbet assays for direct detection and quantitation of F41 and K99
fimbrial antigen in enterotoxigenic Escherichia coli J. Clin,
Microbiol, pp. 278-284.
77. Smith H.W.(1963), "The haemolysins of Escherichia coli". J. Pathol.
Bacterial, 85), pp. 197-212.
78. Smith H.W., Halls S (1967), The transmissible nature of the gentic factor
in E. coli that controls hemolysin production, J. Gren. Micrpbiol, 47
1967, pp. 153-161.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
79. Smith H.W, Halls (1968), "The transmissible nature of the gentic factor
in E. coli that controls enterotoxin production", J. Gren. Micrpbiol,
V52, pp.319-388.
80. Sokol A, Mikula I, Sova C (1981), Neonatal Coli Infencie, ich
Laboratorina doanostina aprevencia UOLV-Kosice.pp.40-45.
81. Sojka W.J., Erskine R.G., Lioyd M.K. (1957), “Haemolytic Escherichia
coli and oedema disease of pigs”. Vet. Rec (4), pp. 293.
82. Sydney M, Finegold, Elen jo Baron (1986), "Bailey and Scotts,
Diagnostic Microbiology". Seventh edition, pp. 398-421.
83. Tominaga K, Nakazawa M, Haritani H (1989), "Biochemical
characteristics and pathogenicity of attaching and effacing Escherichia
coli (AEEC) isolated from calves with diarrhoea". Journal of the
Japan Veterinary Medical Association, 42 (11), pp. 775-779.
84. Virginal L, Waterst and Jorge H.C. (1991), Colicin virulence Plasmids.
Microbiologycal, Review, Sep, pp. 473-450.
85. Weistien D.L., Carsiotis M, Lissner C.R., Osrien A.D. (1984), "Flagella
help Salmonella typhimurium survive within murine macrophages",
Infectionnand Immunity, (46), pp 819-825.
86. Ziner S.H., Peter G (1983), "The potential role of cell wall core
glycolipids in the immunoprophylaxis and immunotheropy of Gram-
negative rod bacteraomia" Medical Microbiology London and New
York, pp. 7185.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ
Thể trạng Bê bị tiêu chảy
Phân Bê đang bị tiêu chảy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
Ruột Bê chết do bị tiêu chảy căng đầy hơi
Khuẩn lạc vi khuẩn E.coli trên môi trường thạch Mac Conkey
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
Phản ứng lên men đường xác định vi khuẩn E.coli
Hình thái vi khuẩn E.coli chụp dưới kính hiển vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Khả năng mẫn cảm kháng sinh của một số chủng E.coli phân lập được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
2: Negative control; 8: F4 positive control; 15: F18: field isolate;
3: STa positive control; 9: F41 positive control; 16: F4 field isolate;
4: STb positive control; 10: F18 positive control; 17:F4+F6 filed isolate;
5: LT positive control; 12:STa field isolate; 18: F4+F5 field isolate;
6: F6 positive control; 13: STb field isolate; 19: F18 field isolate
7:F5 positive control; 14: STb+LT field isolate; Lane 1, 11, 20: 100 bp
DNA marker
Phản ứng PCR xác định cấu trúc kháng nguyên vi khuẩn E.coli
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9254.pdf