Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma Evansi ở trâu bò tại Lạng Sơn và biện pháp phòng trị

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma Evansi ở trâu bò tại Lạng Sơn và biện pháp phòng trị: ... Ebook Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma Evansi ở trâu bò tại Lạng Sơn và biện pháp phòng trị

pdf103 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2474 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma Evansi ở trâu bò tại Lạng Sơn và biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------------- HOÀNG QUY MỘT SỐ ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH TIÊN MAO TRÙNG DO TRYPANOSOMA EVANSI Ở TRÂU, BÒ TẠI LẠNG SƠN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học:TS. NGUYỄN VĂN THỌ HÀ NỘI – 2008 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ ñể thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Hoàng Quy Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ tận tình của các thầy, cô giáo Bộ môn Ký sinh trùng – Kiểm nghiệm thú sản – Vệ sinh thú y; các thầy, cô giáo Khoa Sau ñại học Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội cũng như các thầy cô giáo ñã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. ðặc biệt, tôi xin cảm ơn TS Nguyễn Văn Thọ - người Thầy ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành Luận văn này. Chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của Ban Lãnh ñạo Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi Cục Thú y Lạng Sơn, bạn bè, ñồng nghiệp và gia ñình ñã giúp ñỡ, ñộng viên tôi hoàn thành chương trình học tập. Tác giả luận văn Hoàng Quy Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục biểu ñồ vi 1. Mở ñầu 1 1.1 ðặt vấn ñề 1 1.2 Mục tiêu của ñề tài 2 1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2 2. Tổng quan tài liệu 3 2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu Tiên mao trùng, bệnh Tiên mao trùng 3 2.2 ðặc ñiểm hình thái và phân loại Tiên mao trùng 5 2.3 Một số ñặc ñiểm sinh học của Tiên mao trùng 8 2.4 Những nghiên cứu về dịch tễ học bệnh Tiên mao trùng 9 2.5 Những nghiên cứu về bệnh lý học Tiên mao trùng 18 2.6 Những nghiên cứu về miễn dịch Tiên mao trùng 20 2.7 Các nghiên cứu về phòng trị bệnh Tiên mao trùng 27 2.8 Xây dựng và thực hiện quy trình phòng bệnh Tiên mao trùng cho trâu, bò 29 3. ðịa ñiểm, thời gian, ðối tượng, nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 31 3.1 ðịa ñiểm nghiên cứu 31 3.2 Thời gian nghiên cứu 31 3.3 ðối tượng nghiên cứu 31 3.4 Nội dung nghiên cứu 32 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv 3.5 Vật liệu nghiên cứu 32 3.6 Phương pháp nghiên cứu 32 4. Kết quả và thảo luận 41 4.1 Vài nét về ñiều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Lạng Sơn ảnh hưởng ñến bệnh Tiên mao trùng trâu, bò 41 4.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên 41 4.1.2 Tình hình kinh tế -xã hội 42 4.1.3 ðặc trưng khí hậu 43 4.1.4 Tình hình chăn nuôi trâu, bò tỉnh Lạng Sơn 45 4.1.5 Tình hình trâu bò bị chết trong vụ ñông xuân 2007-2008 47 4.2 Tình hình nhiễm Trypanosoma evansi ở trâu bò nuôi tại Lạng Sơn 52 4.3 Tình hình nhiễm T. evansi ở trâu, bò các lứa tuổi nuôi tại Lạng Sơn 57 4.4 Tình hình nhiễm T. evansi ở các giống bò nuôi tại tỉnh Lạng Sơn. 62 4.5 Tình hình nhiễm T. evansi ở trâu, bò nuôi tại các vùng sinh thái 64 4.6 Tình hình nhiễm T. evansi ở trâu, bò nuôi tại tỉnh Lạng Sơn theo mùa 68 4.7 ðặc tính gây bệnh của T. evansi cho chuột bạch, chuột lang, thỏ 70 4.8 Thành phần loài và hoạt ñộng của ruồi, mòng hút máu truyền bệnh Tiên mao trùng trâu, bò. 72 4.8 Hiệu lực của thuốc Azidin ñiều trị trâu, bò nhiễm T. evansi ở Lạng Sơn 75 4.8.1 Mức ñộ an toàn của thuốc Azidin 76 4.8.2 Hiệu lực của thuốc Azidin ñiều trị trâu, bò nhiễm T. evansi ở Lạng Sơn 79 4.9 Xây dựng biện pháp phòng chống bệnh Tiên mao trùng trâu, bò nuôi tại tỉnh Lạng Sơn. 81 5. Kết luận 82 Tài liệu tham khảo 84 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v Phụ lục 92 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi DANH MỤC VIẾT TẮT BQMð Bình quân mùa ñông BQMH Bình quân mùa hè DTC Dài thân chéo TMT Tiên mao trùng TL Trọng lượng T.EVANSI Trypanosoma evansi VN Vòng ngực Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Sự biến ñộng nhiệt ñộ, ñộ ẩm, lượng mưa và giờ nắng Lạng Sơn các tháng mùa ñông 44 4.2 Sự biến ñộng nhiệt ñộ, ñộ ẩm, lượng mưa và giờ nắng ở Lạng Sơn các tháng mùa hè 44 4.3 Tổng ñàn trâu, bò của Lạng Sơn từ 2002 - 2007 46 4.4 Tình hình trâu bò bị chết trong vụ rét ñông xuân 2007-2008 48 4.5 Tình hình nhiễm T. evansi ở trâu, bò ở các ñịa phương 52 4.6 Kiểm ñịnh sự sai khác tỷ lệ nhiễm T. evansi giữa trâu và bò 54 4.7 Biến ñộng nhiễm T. evansi ở trâu các lứa tuổi 58 4.8 Biến ñộng nhiễm T. evansi ở bò các lứa tuổi. 59 4.9 Tình hình nhiễm T. evansi ở các giống bò nuôi tại Lạng Sơn. 62 4.10 Kiểm ñịnh sự sai khác tỷ lệ nhiễm T. evansi giữa các giống bò. 63 4.11 Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu, bò Lạng Sơn theo vùng sinh thái 65 4.12 Kiểm ñịnh sự sai khác tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu, bò theo vùng sinh thái 66 4.13 Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu, bò theo mùa. 69 4.14 Khả năng gây bệnh của T. evansi cho chuột bạch, chuột lang, thỏ 71 4.15 Thành phần ruồi, mòng môi giới trung gian truyền bệnh. 73 4.16 Một số chỉ tiêu sinh lý trâu, bò trước và sau khi dùng thuốc Azidin ñiều trị 78 4.17 Kết quả ñiều trị T. evansi ở trâu, bò Lạng Sơn 79 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ STT Tên biểu ñồ Trang 4.1 T×nh h×nh nhiÔm T. evansi ë tr©u, bß c¸c ®Þa ph−¬ng 53 4.2 BiÕn ®éng nhiÔm T.evansi ë tr©u c¸c løa tuæi. 58 4.3 BiÕn ®éng nhiÔm T.evansi ë bß c¸c løa tuæi 59 4.4 Tû lÖ nhiÔm T. evansi theo gièng bß L¹ng S¬n 62 4.5 Tû lÖ nhiÔm T.evansi ë tr©u, bß nu«i t¹i L¹ng S¬n theo vïng 66 4.6 Tû lÖ nhiÔm T. evansi ë tr©u, bß L¹ng S¬n theo mïa 69 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1 1. MỞ ðẦU 1.1 ðặt vấn ñề Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới ðông bắc Việt Nam với diện tích tự nhiên 8305,21 km2, có những ñặc ñiểm riêng về vị trí ñịa lý, thời tiết khí hậu, ñất ñai, ñiều kiện kinh tế xã hội, về phong tục tập quán. ðặc biệt là trình ñộ dân trí còn thấp vì vậy việc tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Là một tỉnh có ñồng cỏ rộng có nhiều tiềm năng ñể phát triển ñàn trâu bò, ngoài việc cung cấp lượng phân bón và sức cày kéo quan trọng trong nông nghiệp và còn là nguồn thực phẩm chất lượng cao cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu. ðể ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng ñạt hiệu quả cao tương xứng với tiềm năng sẵn có thì ngoài công tác giống, thức ăn, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng thì công tác phòng chống dịch bệnh là hết sức quan trọng. Cùng với quá trình phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu, bò nói riêng, bên cạnh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì các bệnh ký sinh trùng vẫn tồn tại gây tác ñộng xấu tới súc vật nuôi. Chúng th- ường làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, giảm chất lượng thực phẩm, phẩm chất da lông, giảm sức cày kéo, giảm sản lượng sữa …. Tuy nhiên, do phần lớn các ký sinh trùng gây bệnh cho vật nuôi ở thể mạn tính, tác hại của chúng là âm thầm và dai dẳng nên ở nhiều ñịa phương các cấp chính quyền cũng như người chăn nuôi chưa quan tâm ñúng mức tới việc phòng trị các bệnh ký sinh trùng cho gia súc. Một trong những bệnh ký sinh trùng gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi ñó là bệnh Tiên mao trùng trâu, bò (Trypanosomiasis). ðây là bệnh ký sinh trùng do loài Trypanosoma evansi (T. evansi) gây ra. Lạng Sơn có ñịa hình chủ yếu là ñồi núi thấp với khí hậu nhiệt ñới gió mùa, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều là ñiều kiện thuận lợi cho ruồi trâu, mòng (vật Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2 môi giới trung gian truyền bệnh Tiên mao trùng). Sự lan truyền căn bệnh phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của ruồi, mòng. Chúng hút máu truyền mầm bệnh Tiên mao trùng từ trâu bò bệnh sang trâu bò khoẻ làm cho bệnh phát tán, lây lan. Theo số liệu báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn, bệnh Tiên mao trùng trâu bò năm nào cũng xảy ở hầu hết các huyện, thành phố và gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Song việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình dịch tễ của bệnh cho từng vùng trong tỉnh vẫn chưa ñược tổ chức nghiên cứu một cách có hệ thống. Do ñó việc nghiên cứu về dịch tễ và ñề ra biện pháp phòng chống bệnh Tiên mao trùng trâu bò ở Lạng Sơn là một yêu cầu cấp thiết. ðể thấy rõ thực trạng tình hình bệnh Tiên mao trùng ở trâu bò nuôi tại tỉnh Lạng Sơn, từ ñó làm cơ sở ñể xây dựng biện pháp phòng trị có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài " Một số ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma evansi ở trâu, bò tại Lạng Sơn và biện pháp phòng trị ". 1.2 Mục tiêu của ñề tài - Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma evansi ở trâu, bò nuôi tại tỉnh Lạng Sơn. - Tìm hiểu thành phần loài và hoạt ñộng của ruồi, mòng môi giới trung gian truyền bệnh Tiên mao trùng trâu, bò tại các ñịa ñiểm nghiên cứu. - Thử nghiệm thuốc Azidin ñiều trị trâu, bò nhiễm T. evansi. - Xây dựng biện pháp phòng chống bệnh Tiên mao trùng trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài Kết quả nghiên cứu của ñề tài nhằm bổ xung các cơ sở lý luận về tình hình bệnh Tiên mao trùng do T. evansi ở trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn. ðồng thời góp phần ứng dụng vào công tác chẩn ñoán và xây dựng các biện pháp phòng chống bệnh Tiên mao trùng trâu, bò ñạt hiệu quả. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu Tiên mao trùng, bệnh Tiên mao trùng Trypanosoma ñã ñược các nhà khoa học phát hiện rất sớm: năm 1837, Donne phát hiện một loài Trychomonas trong ruột người, năm 1841, Vanletin ñã tìm ra Trypanosoma ñầu tiên trong máu một loài cá. Sau ñó nhiều loài Tiên mao trùng khác ñã ñược phát hiện trong máu nhiều loài ñộng vật, trong các loài ñược phát hiện thì loài Trypanosoma evansi ký sinh, gây bệnh cho ñộng vật ñóng vai trò ñặc biệt quan trọng [14]. Gruby. (1843) ñã phát hiện thấy Tiên mao trùng trong máu ếch, ñặt tên là Eryganosoma sanguinis. Tiếp sau ñó nhiều loài Tiên mao trùng khác thuộc giống Trypanosoma Gruby lần lượt ñược phát hiện ký sinh, gây bệnh cho ñộng vật có vú và người [14]. Evans. (1880), ñã tìm thấy Tiên mao trùng gây bệnh trong máu la, ngựa, lạc ñà ở bang Punjab, Ấn ðộ. Nó ñược xác ñịnh là một thủ phạm gây bệnh chung cho ngựa, la, lạc ñà, trâu bò ở Ấn ðộ ñược gọi chung là bệnh “Surra” [14]. Steel. (1885), phát hiện Trypanosoma trong máu la Miến ðiện, mô tả hình thái ký sinh trùng, ñặt tên Spirochaete evansi, sau ñổi là Trypanosoma evansi [14]. Blanchard. (1886), cũng thông báo tìm thấy Trypanosoma evansi trong máu la nhập nội vào Bắc Bộ, Việt Nam. Tác giả ñã mô tả rất tỷ mỉ hình thái ký sinh trùng, những biểu hiện lâm sàng ở vật bệnh do Trypanosoma evansi [14]. Laveran và Mesnil. (1906), trong tác phẩm kinh ñiển nói về Tiên mao trùng, những bệnh do Tiên mao trùng ñã trình bày về bệnh lý do Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4 Trypanosoma evansi gây ra cho các loài ñộng vật, vai trò ký chủ trung gian của một loài ruồi hút máu họ Stomoxydinae, loài mòng họ Tabanidae [14]. Trong khoảng thời gian 1885 ñến 1920, nhiều bệnh ở gia súc, dã thú tương tự như bệnh “Surra” lưu hành ở nhiều nước trên thế giới: bệnh “m’bori” của lạc ñà các nước thuộc miền tây Châu Phi. Bệnh “eldebab”, bệnh “Tahaga” của lạc ñà An-giê-ri và Ni-gie-ria. Bệnh “Zousifana” của ngựa, chó các nước ở nam sa mạc Sahara. Bệnh “Su-suru” của lạc ñà ở tây nam Liên Xô cũ. Bệnh “murvina” của ngựa ở Trung Mỹ. Bệnh ñau mông “mal de cadera” ở ngựa, la các nước Nam Mỹ… ñã ñược các nhà khoa học nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân. ðó là những Tiên mao trùng có hình thái, tính chất sinh học gần giống như Trypanosoma evansi, ñược ñặt nhiều tên khác như: Trypanosoma hippicum, Trypanosoma equinum, Trypanosoma vietnamense, Trypanosoma soudanense, Trypanosoma ninae Kohl – Yakimovi, Trypanosoma berberum, Trypanosoma venezuelense [14]. Hoare C.A, Sulsby E.J (1972) [53] nghiên cứu lịch sử phát triển, hình thái, tính chất sinh vật học của Tiên mao trùng trên, ñi ñến kết luận: tất cả ñều là những chủng gốc châu Á, gốc châu Phi, gốc châu Mỹ và gốc châu Âu của một loài duy nhất là Trypanosoma evansi Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) ñã thông báo hiện nay có 7 loài Tiên mao trùng gây bệnh cho ñộng vật có vú và người là Trypanosoma evansi, Trypanosoma vivax, Trypanosoma brucei, Trypanosoma congolence, Trypanosoma gambiense, Trypanosoma simiae, Trypanosoma cruzi. Trong số các loài Tiên mao trùng kể trên thì Trypanosoma evansi là loài phổ biến nhất, phân bố ở khắp nơi trên thế giới, gây bệnh cho hầu hết các loài ñộng vật có vú trừ người, chiếm ưu thế ở vùng cận ñông, châu Á và châu Mỹ la tinh. Năm 1907 Schein.H, khi nghiên cứu bệnh Tiên mao trùng ở ðông Dương, cho rằng ñây là bệnh Surra. Ở nước ta 1906, Vassal, ở viện Pasteur Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5 Nha Trang ñã nghiên cứu khá ñầy ñủ về bệnh và gửi Tiên mao trùng về Viện Pasteur Paris ñể xác ñịnh rõ thêm về chúng [14]. Tiếp ñến các báo cáo về Tiên mao trùng của Lorh, K.F (1986) [58]. ðến nay ba loài Tiên mao trùng ký sinh ở ñộng vật có vú ñược tìm thấy ở nước ta là: 1. T. evansi, Steel 1885, ký sinh ở trâu, bò. 2. T. Theileri, Laveran 1902, ký sinh ở trâu, bò. 3. T.lewisi , Kent 1980, ký sinh ở chuột. 2.2 ðặc ñiểm hình thái và phân loại Tiên mao trùng 2.2.1 ðặc ñiểm hình thái Trypanosoma evansi Chen Qijun (1992) [46] cho biết Trypanosoma evansi ñược xếp vào loại ñơn hình thái. Trypanosoma evansi hình suốt chỉ hay hình thoi, ở giữa có nhân, không có Cytochrome. Cuối thân có Kinetoplast và Kinetosome, màng rung ñộng rộng, gấp nếp rõ. Trong nguyên sinh chất có những hạt nhỏ bắt màu. Vickerman, K (1974) [70] cho biết: về cơ bản cấu tạo của các loài Tiên mao trùng của họ Trypanosomatidae giống nhau. Tế bào có hình con suốt là nhờ các vi ống xếp song song nằm dọc theo chiều dài dưới màng tế bào. Chuyển ñộng liên tục của Tiên mao trùng ñược hoạt hoá bởi một cái roi bắt nguồn từ thể cơ ñộng. Ở chỗ cái roi nhập vào thân tế bào có một chỗ lõm trên bề mặt tế bào gọi là túi roi. Chính phần này của màng tế bào là nơi thực hiện chủ yếu các quá trình bài tiết, quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của Tiên mao trùng. Phạm Sỹ Lăng (1982) [14] cho biết: Trypanosoma evansi thuộc giống Trypanosoma. Gruby. 1984, là những Tiên mao trùng có hình suốt chỉ thoi, mảnh, hai ñầu thót tròn hoặc nhọn. Thân là một khối nguyên sinh chất, giữa có một nhân, cuối thân có một thể cơ ñộng (kinetoblast), hay còn gọi là hạch cơ ñộng. Từ thể cơ ñộng hoặc gần thể cơ ñộng xuất hiện một roi ñính vào Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6 thân, chạy dọc lên phía trước tạo thành màng rung ñộng nhiều nếp gấp do có một ñoạn tự do ở phía trước. Cũng có Tiên mao trùng trong giai ñoạn phát triển không có roi. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [12] Trypanosoma evansi là loại ký sinh trùng ký sinh ngoài hồng cầu, có hình thoi, dài 18 -34 µ giữa thân có một roi bắt nguồn từ thể hình roi, cách ñuôi Trypanosoma evansi khoảng 1,5 µ. Roi này chạy dọc thân, tạo thành nhiều màng ngăn rung ñộng, cuối cùng roi này lơ lửng ở phần ñầu thành roi tự do dài 6 µ. Nhờ có roi, màng rung ñộng mà Trypanosoma evansi chuyển ñộng ñược trong máu ñộng vật. Tiêu bản máu nhuộm Giemsa, nguyên sinh chất của Trypanosoma evansi bắt màu xanh nhạt. Nhân bắt màu hồng, Tiên mao trùng ký sinh trong máu hoặc ở một số tổ chức của ñộng vật có xương sống, ñược truyền từ ñộng vật này sang ñộng vật khác theo phương thức cơ giới nhờ những côn trùng hút máu thuộc họ mòng Tabanidae, họ ruồi Stomoxydinae. Trypanosoma evansi ñược xếp vào loại ñơn hình thái (Monomorpha) Kilick - Kendrick, R. [55] ñã gặp những thể bị biến mất thể cơ ñộng (diskinetoplas). Sau khi sử dụng thuốc ñiều trị Berenil, Prothidium, Trypanosoma evansi khó nuôi cấy trong môi trường, những thay ñổi tính kháng nguyên mất ñộc lực, không gây bệnh cho cả những ñộng vật dị cảm. Một số loài Tiên mao trùng có thể quan sát thấy nhiều hình thái trong quá trình phát triển ở ký chủ trung gian, ký chủ cuối cùng. Hình thái Tiên mao trùng thường gặp là: 1. Thể Crithidia: thể cơ ñộng ở trước, gần thân, từ thể cơ ñộng xuất phát một roi, giới hạn một màng rung ñộng ngắn, roi tự do ở phía trước. 2. Thể Leptomonas: thể cơ ñộng hoàn toàn ở phía trước, từ thể cơ ñộng xuất hiện một roi tự do, không có màng rung ñộng. 3. Thể Leishmania: hình bầu dục hay hình cầu có một nhân to, một bào từ thể hình gậy, từ ñó xuất phát một cái roi chưa thành hình kết thúc ở giữa thân. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7 4. Thể Trypanosoma: trong côn trùng có hình dạng bình thường, nhưng có roi dính vào thân, chạy thẳng lên phía trước, không tạo thành màng rung. 2.2.2 Vị trí của Tiên mao trùng trong hệ thống phân loại ñộng vật [36] Ngành : Protoza Phân ngành: Sarcomastiphoza Siêu lớp : Mastigophoza Lớp : Zoomastigophoze Bộ : Kinetoplastid Phân bộ : Trypanosomatin Họ : Trypanozomatidae Giống : Trypanosoma Loài : Trypanosoma evansi Giống Trypanosoma bao gồm rất nhiều loài ñã ñược phát hiện ở ñộng vật có xương sống thuộc lớp cá, lớp bò sát, lớp ếch, lớp ñộng vật có vú, lớp chim. Việc phân biệt các loài Tiên mao trùng của các lớp ñộng vật khác nhau thì tương ñối dễ. Nhưng việc phân biệt các loài tiên mao trùng trong lớp ñộng vật có vú thì phức tạp hơn nhiều. Phạm Sỹ Lăng (1982) [14], cho biết: 1943 Neveu – Lemarie, ñã chia các loài thuộc giống Trypanosoma ký sinh ở ñộng vật có vú và người thành năm nhóm căn cứ theo ñặc tính hình thái học, sinh vật học của chúng. Các nhóm ñó là nhóm Lewisi, nhóm Evansi, nhóm Vivax, nhóm Congolense, nhóm Brucei. Theo ñề nghị của Lapage. [56], nhóm Evansi thuộc nhóm Brucei gồm bảy loài, nhóm này lại chia làm ba nhóm phụ, nhóm phụ Suis có một loài Trypanosoma suis, nhóm phụ Evansi có 4 loài Trypanosoma brucei, Trypanosoma evansi, Trypanosoma gambiense, Trypanosoma rhodesiense. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8 Trịnh Văn Thịnh (1982) [36], Trypanosoma evansi ñược truyền từ ñộng vật này sang ñộng vật khác bằng phương thức cơ giới, chủ yếu nhờ các loài ruồi họ Stomoxydinae, các loài mòng họ Tabanidae. Trong chu kỳ phát triển của Trypanosoma evansi không có giai ñoạn phát triển trong ký sinh trung gian như một số Tiên mao trùng khác. 2.3 Một số ñặc ñiểm sinh học của Tiên mao trùng Theo Phan ðịch Lân (1994) [18], Tiên mao trùng sống trong máu (huyết tương, ngoài hồng cầu), nó có hình chỉ suốt thon và mảnh, hai ñầu thót tròn hoặc nhọn. Thân Tiên mao trùng là một khối nguyên sinh chất, giữa thân có nhân và cuối thân có một thể cơ ñộng, xuất phát một roi dính vào thân chạy dọc lên phía trước tạo ra một màng rung ñộng có nhiều nếp gấp. Roi có một ñoạn tự do ở phía trước nhìn rất rõ khi tiên mao trùng bơi lội trong máu. Tiên mao trùng sống trong máu nhiều loài ñộng vật như trâu bò, ngựa, chó, mèo, lạc ñà, voi, hươu, hoẵng, thỏ, chuột cống, chuột lang, chuột bạch. Tiên mao trùng sinh sản bằng cách trực phân theo chiều dọc. ðầu tiên, nó tăng thể tích, thể cơ ñộng phân chia, rồi nhân phân chia hình thành roi mới. Lúc này Tiên mao trùng có thể tách ra thành 2 hoặc 4 con mới. Trong thời gian sống trong máu nó tiết ra ñộc tố Trypanotoxin tác ñộng vào các cơ quan nội tạng của con vật và gây những biến ñổi bệnh lý. T. evansi ñược truyền từ ñộng vật này sang ñộng vật khác bằng phương thức cơ giới chủ yếu nhờ các loài ruồi giống Stomoxys và các loài mòng họ Tabanidae. Trong chu kỳ phát triển của T. evansi không có giai ñoạn phát triển trong ký chủ trung gian như một số Tiên mao trùng khác. Về khả năng truyền bệnh Tiên mao trùng của côn trùng, tác giả ñã kiểm tra ở nhiều ñịa ñiểm cho thấy hai loài mòng T.rubidus và T.striatus có tỷ lệ mang Tiên mao trùng là 15,2% và 14%; loài ruồi hút máu Stomoxys calcitrans có tỷ lệ mang Tiên mao trùng 12,5%. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9 Ở ruồi mòng, Tiên mao trùng sau khi theo máu vào cơ thể ruồi mòng, nó vẫn sống và hoạt ñộng ñến giờ thứ 53, thời gian hoạt ñộng mạnh nhất từ giờ thứ nhất ñến giờ thứ 34, trung bình là 24 giờ, sự hoạt ñộng của Tiên mao trùng yếu và giảm dần từ giờ thứ 35 ñến giờ thứ 42. Từ 46 - 53 giờ sau thì tiên mao trùng ngừng hoạt ñộng. Ở bê, sau khi bị mòng ñốt 24 ngày, do trong máu có Tiên mao trùng, bê phát bệnh kéo dài 90 ngày với các triệu trứng: sốt cao gián ñoạn, suy nhược cơ thể. Ngoài ra Tiên mao trùng có thể nuôi cấy trong bào thai gà, môi trường dịch tổ chức, T. evansi rất khó nuôi cấy trong môi trường, trong một số ñiều kiện ñặc biệt chúng có thể phát triển trong môi trường, nhưng nó thay ñổi tính kháng nguyên, mất ñộc lực, không gây bệnh cho các ñộng vật dị cảm, ñặc tính ñã ñược dùng ñể phân biệt với loài Trypannosoma bruicei, ñây là loài rất khó phân biệt với T. evansi về hình thái và khả năng gây bệnh. 2.4 Những nghiên cứu về dịch tễ học bệnh Tiên mao trùng 2.4.1 Nguyên nhân gây bệnh Tiên mao trùng ở trâu, bò Theo Trịnh Văn Thịnh (1982) [36], hàng năm khi mùa ñông tới, trâu, bò ở các tỉnh miền Bắc nước ta thường bị ñổ ngã. ðặc biệt ở Lạng Sơn theo dõi qua các năm chúng tôi thấy hàng năm trâu, bò vẫn bị chết nhiều, tỷ lệ chết phụ thuộc vào thời tiết năm ñó, giá rét kéo dài trâu, bò chết càng nhiều. Như vụ rét ðông xuân 2007 – 2008, cả tỉnh Lạng Sơn số trâu bò chết rét ñã lên tới 25.758 con gây thiệt hại to lớn về kinh tế. ðể hạn chế, tiến tới ngăn chặn ñược bệnh Tiên mao trùng, các nhà nghiên cứu ký sinh trùng phải tìm hiểu nguyên nhân gây chết ở trâu, bò. ðàn trâu ở miền núi có mang trùng, trong ñiều kiện thức ăn ñầy ñủ chúng vẫn khoẻ mạnh. Khi chuyển về các tỉnh ñồng bằng do làm việc nặng nhọc, thức ăn quá thiếu thốn, gặp thời tiết giá rét, thể trạng suy yếu dần, dẫn ñến sức ñề kháng kém, vì thế T. evansi có ñiều kiện phát triển, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10 làm cho trâu từ thời kỳ mang bệnh T. evansi ñã trở thành thời kỳ phát bệnh, chết hàng loạt.. với triệu chứng cước chân, có hiện tượng trâu ỉa chảy, trâu ngã nước có liên quan ñến bệnh Tiên mao trùng. Khi xét nghiệm bệnh Tiên mao trùng ở những hợp tác xã có trâu, bò chết nhiều, thấy tỷ lệ nhiễm từ 3,5 ñến 7%. Tác giả kết luận: nguyên nhân trâu chết trong vụ ñông xuân ở vùng ñồng bằng sông Hồng là do thức ăn thiếu nghiêm trọng, chế ñộ dinh dưỡng quá kém, làm việc nhiều, giá rét là ñiều kiện ñể Tiên mao trùng phát triển gây tác hại cho trâu, bò. Trịnh Văn Thịnh (1982) [36], ðoàn Văn Phúc (1985) [27], Phạm Sỹ Lăng (1982) [14], nghiên cứu, kết luận: T. evansi tác nhân gây bệnh Tiên mao trùng, là một trong những tác nhân gây thiệt hại cho ñàn trâu, bò ở nước ta. T.evansi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, kết hợp với một số nguyên nhân khác như các bệnh truyền nhiễm, sán lá gan, thức ăn thiếu nghiêm trọng, làm việc quá nặng nhọc, giá rét kéo dài ñã làm cho trâu bò ñổ ngã hàng loạt trong vụ ñông xuân. 2.4.2 Phân bố ñịa lý của Tiên mao trùng Tiên mao trùng, nguyên trùng gây bệnh Surra có một phạm vi phân bố ñịa lý cực kỳ rộng trước khi nó ñược phát hiện ở vật nuôi trong nhà và các ñộng vật hoang dã. T. evansi phân bố rộng nhất trong số các loài Tiên mao trùng, chúng ñã gây bệnh ở Bắc Phi, Trung ðông, dọc theo Ấn ðộ Dương tới gần ñại lục Châu Âu tới châu Á; ở vùng ñất mới như Trung và Nam Mỹ cũng ñã tìm thấy T. evansi. Lorh, K.F (1986) [58], ñã cho biết: T. evansi có sự phân bố sau: Châu Á, các ñảo phụ thuộc: Ấn ðộ, Srilanca, Mianma, Nam Trung Hoa, Inñônêxia, Malaixia, Pakistan, Thái Lan, Lào, Cam pu chia, Việt Nam, Iran, Irắc, Ả rập (Arabic) Palestin, Philippin. Châu Phi: Marốc, Angieri, Tunisie, Ai Cập, Triponidat. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11 Nam Phi: Soudan, Xomali, Madagasca, Ethiopa, Yemen, Moritani, Zaia, Nigeria. Châu Âu: Tây Nam Liên Xô. Bắc Mỹ: nước Mỹ Trung Mỹ: Panama Nam Mỹ: Venezuela, Brazin, Bolivia, Paraguay, Uruguay, Achentina.. Châu ðại Dương: Oxtralia. Phạm Sỹ Lăng (1982) [14] cho biết: 1949, Brumpt ñã tìm thấy T.evansi ký sinh, gây bệnh cho nhiều loài ñộng vật, trừ người. Trâu, bò, ngựa, chó, dê, mèo, ở các nước châu Á ñều cảm nhiễm T. evansi tự nhiên. Nhưng bò ít mẫn cảm, thường ở thể mãn tính, mang trùng. Trâu, bò truyền bệnh thực nghiệm ñều thể hiện trạng thái bệnh lý rõ ràng, chết trong khoảng thời gian từ 22 ñến ngày thứ 96. Tuy nhiên tác giả cũng cho biết có thể gặp một số trường hợp trâu, bò ngoài tự nhiên tự khỏi bệnh, trở thành vật mang trùng. Lạc ñà thường bị nhiễm T.evansi, bị chết khá nhiều ở một số nước châu Á, châu Phi. Lạc ñà ở Tasken, Samarkan, Boukhara Turkestan bị bệnh Tiên mao trùng do T.evansi, thường bị chết nếu như không ñiều trị kịp thời. Nishikawa, H, Tunlasuvan. (1990) [61], ñiều tra tình hình dịch tễ bệnh Tiên mao trùng do T. evansi phân bố ở hầu khắp các tỉnh của Thái Lan, tỷ lệ nhiễm bệnh ở trâu thường cao hơn bò. Theo Chen Qijun. (1992) [47], Trung Quốc ñã xét nghiệm ñược năm loài Tiên mao trùng Trypanosoma evansi, Trypanosoma equiperdum, Trypanosoma theileri, Trypanosoma gallinarum, Trypanosoma brucei, ñặc biệt T.evansi ñã gây bệnh cho hầu hết các loài ñộng vật như trâu, bò, ngựa, la, chó. Phạm Sỹ Lăng (1982) [14], cho biết: các nhà khoa học sau ñây ñã tìm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12 thấy Trypanosoma evansi trong máu ngựa ở Nha Trang, Blin. (1903), ngựa Hà Tiên (Kermorgant, 1903). Yersin (1904), thấy ở ngựa Vinh bị mắc bệnh T. evansi. Montel (1904), thấy ngựa ở Hà Tiên bị mắc bệnh T. evansi. Bodin (1905), thấy ngựa Nam ðịnh bị mắc bệnh T. evansi Brau (1906), nghiên cứu triệu chứng bệnh ở bò, ngựa vùng Sài Gòn. Năm 1906, Viện Pasteur Nha Trang nghiên cứu khá ñầy ñủ về bệnh, gửi ký sinh trùng về Viện Pasteur Paris, Laveran, Mesnil. (1906), làm miễn dịch chéo với chủng Maurice và chủng Ấn ðộ kết luận: không hoàn toàn giống T.evansi, ñặt tên là Trypanosoma annamense (Vietnamese). Năm 1911, một ổ dịch làm chết nhiều ngựa ở hang Hít (Thái Nguyên), nhiều trường hợp chết tại chuồng ngựa của Công ty Khai thác rừng Hà Nội. Năm 1922 -1926 ở Nam Bộ, ngựa, chó mắc bệnh Tiên mao trùng ñã chết hàng trăm con, Phạm Sỹ Lăng(1982) [14]. Trịnh Văn Thịnh (1967) [35], cho biết: năm 1925, bệnh Tiên mao trùng xảy ra ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ như Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Yên, Yên Bái, Hà ðông, Nam ðịnh, Ninh Bình, Sơn Tây, Vĩnh Yên làm chết 148 ngựa, bò. Trước năm 1945 ngựa nước ta chủ yếu phục vụ cho mục ñích của thực dân Pháp như vận chuyển, ñi lại, chiến ñấu. Vì thế lúc ñó con ngựa ñược quan tâm bảo vệ sức khoẻ, bệnh tật của ngựa ñược phát hiện, ñiều trị trong ñó có bệnh Tiên mao trùng. Những gia súc khác như trâu, bò rất quan trọng ñối với người nông dân thì không ñược chú ý tới. Năm 1945 sau khi ñất nước ñược giải phóng, ñàn trâu, bò mới ñược quan tâm tới, bệnh tật của nó mới ñược tập trung nghiên cứu phòng trị. Những năm sau này Tiên mao trùng và bệnh Tiên mao trùng ñã ñược các nhà khoa học quan tâm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13 nghiên cứu nhiều. Phạm Sỹ Lăng (1982) [14], khi nghiên cứu về tình hình dịch tễ của bệnh Tiên mao trùng ñã thấy có ở các vùng: miền núi, trung du, ñồng bằng, ven biển. Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở các gia súc, ở các vùng cũng khác nhau, tỷ lệ nhiễm bệnh ở trâu cao hơn ở bò. Tác giả ñã khảo sát 2.457 trâu, 364 bò trên 71 cơ sở cho biết, tỷ lệ nhiễm chung của trâu, bò là 8,8%. Trâu ñồng bằng nhiễm T. evansi từ 3- 20% cao hơn vùng núi 2,5 - 6,3%. Trâu, bò nhiễm T. evansi ở tất cả các lứa tuổi, nhưng nhiễm cao chủ yếu ở lứa tuổi 5 - 8 năm là 16, - 18%. Lê Ngọc Mỹ, Lương Tố Thu, Vũ ðình Hưng (1994) [19], ñiều tra tình hình nhiễm T.evansi ở trâu, bò cho thấy, ở miền núi, trung du, ñồng bằng, trâu, bò vẫn còn bị nhiễm T. evansi với tỷ lệ tương ñối cao. Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở các tỉnh miền núi, trung du cao hơn trâu ở ñồng bằng. Phan ðịch Lân (1983) [18], trong ñợt ñiều tra cơ bản về côn trùng thú y tại các vùng ñịa lý khác nhau ở miền Bắc cho biết: trâu, bò ở miền núi, trung du nhiễm ký sinh trùng máu nói chung cao hơn trâu, bò ở vùng ñồng bằng ven biển. Các giống bò ngoại có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng máu nói chung cao hơn các giống bò lai, bò nội. Bò nhiễm ghép 2 loài ký sinh trùng máu là phổ biến, ít gặp nhiễm ghép 3 loài. Tỷ lệ bò nhiễm T. evansi chung toàn ñàn là 0,29%. Phan Lục, Trần Văn Quyên, Nguyễn Văn Thọ (1996) [11], ñiều tra tình hình bò nhiễm T. evansi ở các tỉnh phía Bắc cho biết: bò vùng trung du, miền núi, ñồng bằng Bắc Bộ nhiễm T. evansi với tỷ lệ 9,9%. Bò ở vùng trung du nhiễm T. evansi 11,2% cao hơn tỷ lệ nhiễm T. evansi ở vùng ñồng bằng, ven biển 8,7%. Bò từ 2 - 8 năm tuổi nhiễm T. evansi với tỷ lệ 11,5% cao hơn tỷ lệ nhiễm T. evansi ở bò dưới 2 năm tuổi 2,8%. Hồ Thị Thuận và cộng sự [33], [34], Hoàng Thạch, Phan Hoàng Dũng, Hồ Thị Thuận [32], ñiều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng máu trên ñàn bò ở Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14 các tỉnh phía Nam cho biết: tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng máu nói chung từ 20 – 60%, trong ñó ñàn bò sữa ở trại thực nghiệm ðà Lạt nhiễm ký sinh trùng máu với tỷ lệ 22,._.7%, ñàn bò sữa ở Xí nghiệp bò sữa An Phước, ðồng Nai nhiễm T. evansi với tỷ lệ 12,6%. Lê ðức Quyết, Hà Viết Lượng, Nguyễn ðức Tân, Bùi Lập [28], Nguyễn ðức Tân, Lê ðức Quyết, Phạm Chiên [29], ñiều tra tình hình nhiễm T. evansi ở một số tỉnh duyên hải nam Trung Bộ cho biết: bò nhiễm chung toàn ñàn 6,0%; trong ñó ñàn bò ở Phú Yên nhiễm cao nhất 31,6%; ñàn bò tỉnh Khánh Hoà nhiễm 7,6%; bò ở ðắk lắk nhiễm thấp nhất 3,0%. 2.4.3 Những nghiên cứu về loài ñộng vật mắc bệnh Tiên mao trùng Theo Trịnh Văn Thịnh (1982) [36], Trypanosoma evansi là loài gây bệnh phổ biến nhất trong các loài Tiên mao trùng, chúng gây bệnh cho hầu hết các loài gia súc trên thế giới: trâu, bò, ngựa, chó, mèo. Ở các nước trâu, bò ñều nhiễm T.evansi tự nhiên, nhưng bò ít mẫn cảm thường ở thể mãn tính, mang trùng. Lạc ñà thường nhiễm T. evansi ở thể cấp tính, chết khá nhiều ở một số nước Châu Phi, Châu Á. Theo Chen qijun (1992) [47], ở Trung Quốc, T. evansi ñã gây bệnh cho các gia súc như trâu, bò, ngựa, la, chó... Gill, B.S. Singh, J (1987) [52], cho biết ở Ấn ñộ ñã thấy 13 lợn chết ở trại Khara (Punab), sau khi tiêm truyền qua chuột bạch, có 7 lợn nhiễm T.evansi. Tperrone, M.C, Leseur and L., Renveom. [74], kiểm tra bò ở Venezuela, thấy bò dưới 3 tháng nhiễm T. evansi 13%, bò trên 36 tháng nhiễm 50%. Nishikawa, H, Tunlasuvan, D.N. [61] cho biết ở Thái Lan, trâu, bò của hầu khắp các tỉnh trong cả nước ñều nhiễm T. evansi, nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh ở bò cao hơn trâu. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15 Trịnh Văn Thịnh (1967) [35], cho biết: Launoy. (1943), cũng ñã phát hiện thấy mèo nhiễm T. evansi. Hoare, C.A., Sulsby E.J (1972) [53], ñã kiểm tra phát hiện các thú hoang Châu Á nhiễm T.evansi tự nhiên: hươu sao, (cervus unicolor) ở ñảo Maurice, nai (cervus timdressis) ở Indonesia, cừu hoang (ovis amnion), hoẵng (careolus), linh dương ở Kazachtan (Liên Xô), tinh tinh (orang outang) ở ñảo Soumatra, chuột hamster ở Ấn ðộ, khỉ (kacacun rhegus) ở một số nước. Ở Nam Mỹ, Trung Mỹ một số loài thú cũng mắc bệnh Tiên mao trùng do T.evansi gây ra ở thể cấp tính, chết, chó rừng (canis azarae), khỉ (mucelles ursimus) ở Vernezuela, con Carpinxo (hyderochoerus hyderochoeris), nai ñuôi trắng (odoeciluns chiriquenst), hươu (mazuma hutavi), dơi hút máu (demodue rotundus) ở Panama, Colombia. Ngoài ra các tác giả còn phát hiện một số ổ dịch ở hổ, báo nuôi ở vườn bách thú Ấn ðộ. Ngoài những ñộng vật nhiễm T. evansi tự nhiên, trong phòng thí nghiệm có thể truyền bệnh cho các loài ñộng vật nhỏ: chuột nhắt trắng, chuột cống, thỏ, chuột lang, chồn, cầy hương, chó mèo trong ñó chuột nhắt trắng và chuột cống ñặc biệt mẫn cảm với T.evansi (Lemaire, 1943; Lapage, 1968). [56]. 2.4.4 Các nghiên cứu về côn trùng môi giới truyền bệnh Tiên mao trùng Theo Trịnh Văn Thịnh (1967) [35], cho biết: năm 1949, Brumpt E. ñã tìm ra những loài ruồi hút máu họ Stomoxydinae, loài mòng họ Tabanidae ñóng vai trò môi giới truyền bệnh chủ yếu của T. evansi. T. evansi không có chu kỳ phát triển trong ký chủ trung gian, mà chỉ ñược truyền theo phương thức cơ giới. Theo Phạm Sỹ Lăng (1982) [14], ở Nam Mỹ, Ligniere, Elmasson, ñã truyền bệnh thực nghiệm thành công bằng ruồi Stomoxys calcitrans, Snobolosa. Ở Angêri cũng truyền T.evansi cho ñộng vật bằng ruồi Stomoxys calcitrans và xác ñịnh khoảng cách ruồi ñốt vật ốm sang vật khoẻ không quá 24 giờ. Crosse H.E (1932) ñã thành công trong thí nghiệm truyền T.evansi Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16 cho chó bằng ve mềm Ornithodorus roasi ở Ấn ðộ. Một loài dơi hút máu ở Nam Mỹ cũng ñóng vai trò truyền T. evansi cho ngựa (Desmodus rotundus). Kasansky, I.I. (1957). Kênh ñào Panama, một số nước ở Nam Mỹ, T.evansi cũng có thể truyền bệnh bằng thịt tươi của súc vật bị bệnh. Phan ðịch Lân (1983) [18], cho biết: ở nước ta có khí hậu, ñiều kiện sinh thái thích hợp cho những ký chủ trung gian thuộc họ mòng Tabanidae, họ ruồi Stomoxydinae, chúng cần có thảm thực vật ñể cư trú, ñẻ trứng, cần khí hậu nóng (160C – 300C), ñộ ẩm (50 – 100%), mặt ñất ướt ñể trứng nở, các giai ñoạn ấu trùng phát triển, cuối cùng cần có trâu, bò ñộng vật thích hợp ñể hút máu, duy trì sự sống ñồng thời truyền bệnh T. evansi cho những ñộng vật này. Ở miền bắc Việt Nam mòng hoạt ñộng tới 9 tháng, ruồi hút máu hoạt ñộng quanh năm. Nhưng tập trung vào những tháng nóng nực. ðiều kiện này giải thích tại sao bệnh Tiên mao trùng phân bố rộng rãi, mang tính chất mùa vụ. Theo Phạm Sỹ Lăng(1982) [14], từ những nghiên cứu về ký chủ trung gian ñều khẳng ñịnh mùa phát triển, lây lan của bệnh xảy ra vào những tháng thời tiết ấm áp ruồi, mòng xuất hiện hoạt ñộng mạnh. Ở Liên Xô mùa bệnh khoảng 3,5 tháng, từ tháng 5 ñến tháng 8. Ở các nước nhiệt ñới thì mùa lây lan bệnh có thể xảy ra quanh năm. Touratier, L, Aims (1979) [67], cho biết: ñặc tính này ñã ñược dùng ñể phân biệt với T.evansi về hình thái, ñặc tính gây bệnh. Ở nước ta họ mòng môi giới trung gian truyền T. evansi ñã ñược các nhà khoa học nghiên cứu về thành phần, khả năng truyền bệnh của chúng. Thành phần họ mòng Tabanidae ở miền Bắc ñã ñược Trịnh Văn Thịnh (1967) [35], cùng Ban ñiều tra Côn trùng thú y công bố 77 loài như sau: Họ mòng Tabanidae. Họ phụ Tabaninae. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17 Giống Tabanus: 55 loài Giống phụ Ochrops: 1 loài Giống Chrysops: 9 loài Giống Chrysozona: 12 loài Trong số những loài ñã phát hiện có 47 loài ñược xác ñịnh tên chính thức. Loài mòng phổ biến ở các vùng là Tabanus rubidus, Chrysops dispar, một số loài có tính chất khu vực như Chrysops vandervulpi chỉ thấy ở miền núi, trung du. Hoạt ñộng của mòng theo giờ trong ngày ảnh hưởng ñến vai trò truyền bệnh của chúng. Trong một ngày, sự hoạt ñộng của Tabanus ở vùng trung du, ñồng bằng giống nhau xuất hiện lúc 6 - 8 giờ, nhiều nhất 12 - 14 giờ, ít nhất và không xuất hiện từ 16 - 18 giờ. Ở miền núi Tabanus xuất hiện nhiều vào 9 - 10 giờ, 17 – 18 giờ và 10 - 14 giờ xuất hiện ít. Phan ðịch Lân ( 1983) [18], cho biết: thành phần họ mòng Tabanidae ở miền Bắc gồm có 65 loài thuộc 3 giống và những ñặc ñiểm sinh học của từng loài. Phạm Sỹ Lăng, Chu Huy Bào (1971) [17], ñã xác ñịnh vai trò của họ mòng Tabanidae truyền bệnh T. evansi cho bê bằng cách cho mòng Tabanus rubidus ñốt và kết luận Tabanus rubidus ñã truyền ñược mầm bệnh cho bê. Khoảng cách mòng ñốt bê ốm và bê khoẻ là 43 phút, ñã gây cho bê một thể bệnh Tiên mao trùng mãn tính. T.evansi sống tới giờ thứ 53 sau khi xâm nhập vào ruột mòng nhưng chỉ có khả năng gây bệnh ñến giờ thứ 7. Cũng năm 1971, tác giả ñã thông báo về tỷ lệ mang mầm bệnh T.evansi của một số loài ruồi, mòng như sau: ở Hà Nội mòng Tabanus rubidus mang mầm bệnh 26,58%; mòng Tabanus striatus 25,8%; mòng Chrysops dispar 7,55%; ở Lục Bình mòng Tabanus rubidus 25,1%; Tabanus striatus 24,7%. Tabanus kiangsuensia 19,5%, ruồi Stomoxys calcitrans 20,4%. Theo Nguyễn Minh Châu (1991) [3], bệnh ký sinh trùng ñường máu nói chung trong ñó có bệnh Tiên mao trùng trong quá trình phát sinh và phát Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18 triển có sự tham gia của vật chủ trung gian ñó là ve, mòng, mà vật chủ trung gian thì chịu nhiều tác ñộng của môi trường sinh thái và mùa vụ. 2.5 Những nghiên cứu về bệnh lý học Tiên mao trùng 2.5.1 Triệu chứng bệnh Tiên mao trùng do T.evansi gây ra ở trâu, bò Theo Phạm Sỹ Lăng (1982) [14] cho biết, ñã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bệnh Tiên mao trùng trên trâu, bò. Hytyra, F, Marik, J, Maninger, R (1949) quan sát triệu chứng lâm sàng của bò nhiễm T. evansi thể cấp tính như sau: sốt cao, gián ñoạn, thiếu máu, suy nhược, chảy nước mắt, bại liệt chân sau, thuỷ thũng dưới mõm ức, phần bụng sau, ñôi khi bị kéo dài tới 6 tháng. Một số trường hợp bò nhiễm T.evansi thể cấp tính chết nhanh, chỉ trong vòng vài ngày. Verma, B.B. Gautam, O.P (1988) [69], cho biết: trâu, bò nhiễm T.evansi, thể hiện rất rõ trạng thái bệnh lý, chết trong khoảng 22 - 96 ngày sau khi gây nhiễm. Một số bò lại khỏi bệnh tự nhiên trở thành vật mang trùng. Triệu chứng lâm sàng của nghé 6 tuổi nhiễm T.evansi ở Ấn ðộ như sau: sốt 390C – 400C, bỏ ăn, ñau ñớn. Khi lấy máu nghé bị bệnh tiêm truyền cho chuột bạch ñã phát hiện thấy T.evansi. Ở nước ta, Phạm Sỹ Lăng (1982) [14], Hồ Văn Nam (1963) [24], ðoàn Văn Phúc (1985) [26], Trịnh Văn Thịnh (1982) [36], cũng ñã phát hiện thấy trâu bị bệnh cấp tính rất nặng, sốt cao, bỏ ăn, ñiên loạn, chết nhanh. Trâu nhiễm bệnh thể mãn tính thường sốt gián ñoạn, gầy còm, thiếu máu kéo dài, viêm giác mạc, phù thũng ở bụng, liệt chân sau, chết do kiệt sức. ðối với bệnh Tiên mao trùng bò, những biểu hiện lâm sàng gần giống như ở trâu, ít thấy các trường hợp cấp tính, con vật sốt gián ñoạn, chậm chạp, hạch lâm ba trước ñùi sưng, một số con thuỷ thũng ở vùng hàm, vùng cổ nhưng không ñau, gần chết thì bại liệt. Nguyễn Văn Duệ và cộng sự (1995) [5], quan sát triệu chứng lâm sàng của bò nhiễm bệnh Tiên mao trùng miêu tả như sau: một số bò nhiễm bệnh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19 Tiên mao trùng cơ thể gầy còm, ỉa chảy dai dẳng, niêm mạc nhợt nhạt, chảy nước mắt, nước mũi liên tục, viêm kết mạc, giác mạc, có hiện tượng thủy thũng, bại liệt chân sau. Bò thường sốt ngắt quãng, sốt rất cao vào buổi sáng, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, ñi khập khiễng ñôi lúc còn có triệu chứng thần kinh, run rẩy, sẩy thai, lồng lên trước khi chết. Ở ngựa, bệnh thường thể hiện cấp tính, rất nặng so với trâu, bò, sốt cao, phù thũng ở dịch hoàn, trước ngực, chân bị bại liệt nặng, nhưng vẫn ăn cho ñến khi chết. Bùi Quý Huy, Trần Ngọc Thắng, ðặng Khánh Vân (1988) [9], cũng cho biết: ở nông trường trâu sữa Phùng Thượng tỉnh Ninh Bình, ñàn trâu nái Murra nhập từ Ấn ðộ về ñã bị sẩy thai. Năm 1987 có 65 con chửa từ ngày 3 tháng 5 có một con sẩy thai, sau ñó dồn dập trong 9 ngày có 8 con bị sẩy thai, ñến ngày 13 tháng 9 có 28 con sẩy thai chiếm 43% trong ñó nguyên nhân chính là T.evansi gây ra. Năm 1991 ở huyện Kỳ Sơn, huyện ðà Bắc tỉnh Hoà Bình trâu chửa cũng bị sẩy thai nhiều. Huyện Kỳ Sơn có 63 con bị sẩy thai, ñã lấy máu những trâu này tiêm nhiễm chuột bạch 21 con thì 9 con dương tính, huyện ðà Bắc có 35 trâu bị sẩy thai, ñã lấy máu những trâu này tiêm truyền cho 31 con chuột bạch thì 6 con dương tính, Lê Ngọc Mỹ, Lương Tố Thu, Vũ ðình Hưng(1994) [19]. 2.5.2 Bệnh tích của bệnh Tiên mao trùng trâu, bò Trypanosoma evansi ký sinh trong máu gây cho gia súc một thể bệnh toàn thân. Trong quá trình ký sinh, T. evansi lấy các chất dinh dưỡng trong máu, thải ra các chất cặn bã, các chất này là ñộc tố cho cơ thể, khi T. evansi bị tiêu tan cũng là những chất ñộc, chất ñộc do T. evansi thải ra các tác giả gọi là Trypanotoxin. ðộc tố theo máu ñi khắp cơ thể, tác ñộng lên các nội quan của vật bệnh, ñặc biệt là hệ thống tuần hoàn, gây ra một số bệnh tích ñặc biệt. Ikede, B.O (1975) [54] ñã thấy ở những nơi thuỷ thũng của bò bệnh có chất keo vàng lầy nhầy. Theo tác giả thì T. evansi sinh sản nhiều trong quá Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………20 trình di hành trong máu ñã làm tắc các ñộng mạch nhỏ dưới da, gây ra hiện tượng tụ máu, làm tổn thương vách mạch máu nhỏ dưới da, nên huyết dịch tiết ra ngoài tạo thành các ổ thuỷ thũng. Morales, G.A., Caresaure (1976) [60], ñã quan sát thấy ñộng vật mắc bệnh Tiên mao trùng có các bệnh tích như sau: thể trạng gầy, bao tim có dịch vàng, tràn dịch màng phổi, lách, gan sưng to, màu nhạt hoặc tụ huyết tuỳ theo giai ñoạn phát triển của bệnh. Elamin, E.A (1992) [49], thấy dê nhiễm T. evansi thì Hemosderin lắng ñọng ở tế bào Kupffer gan, bạch cầu ñơn nhân thấm qua ống cửa gan làm cho tế bào gan bị hoại tử, dẫn ñến cơ tim thoái hoá, bạch cầu ñơn nhân chui qua phế quản, gây xung huyết, khí thủng phổi, tế bào ống thận bị hoại tử, bong ra. Hồ Văn Nam (1963) [24], cùng các tác giả khác cũng thấy những bệnh tích ñặc trưng ở trâu nước ta. Bệnh Tiên mao trùng trâu, bò chết thường bị thuỷ thũng ở ức có dịch màu vàng lầy nhầy, thịt nhão chứa nhiều nước, trong xoang bụng, xoang ngực có dịch màu vàng chanh, gan sưng to, có khi cứng lại, có màu xám nhạt, cơ tim nhão, ñáy tim thuỷ thũng. 2.6 Những nghiên cứu về miễn dịch Tiên mao trùng Theo ðặng ðức Trạch, Nguyễn ðình Hường và cộng sự (1987) [39], khi có bất kỳ virus, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể có thể chống lại chất lạ tạo ra miễn dịch cho cơ thể khi chất lạ xâm nhập lần sau. Thể hiện dưới hai hình thức ñáp ứng miễn dịch: miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào. Vũ Triệu An (1997) [1], cho biết: ñáp ứng miễn dịch dịch thể (humoral immunorseponse) giữ vai trò bảo vệ cơ thể thông qua những kháng thể hoà tan có trong mọi dịch sinh học của cơ thể. Kháng thể có bản chất là globulin, nên còn ñược gọi là globulin miễn dịch (Immunoglobulin - Ig). ðó là sản phẩm của các tương bào Plasma ở giai ñoạn cuối cùng của quá trình biệt hoá tế bào lymphô B. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………21 Khi kháng nguyên tiếp xúc với globulin miễn dịch có trên mặt tế bào lympho B thì ñược hoạt hoá thông qua tế bào lympho T hỗ trợ (T.help - Th). Tế bào B ñược hoạt hoá sản xuất ra kháng thể dịch thể tương ứng với từng loại kháng nguyên. Theo Nguyễn Như Thanh (1996) [31], trong các loại Ig thì IgG chiếm 75% và thường ñược truyền qua nhau thai, nên con non sinh ra ñã ñược miễn dịch. ðối với trâu, bò do nhau thai có 6 lớp màng nên IgG không truyền qua ñược nhau thai, mà truyền qua sữa ñầu, vì vậy việc cho bê, nghé bú sữa ñầu sớm là rất quan trọng ñể tạo miễn dịch cho con non. ðáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (cell mediated immunoresponse). Thông qua các cơ quan tiếp nhận (recepter) mà ñại thực bào trình diễn kháng nguyên cho lympho T. Sự kết hợp kháng nguyên ngay trên bề mặt làm chúng ñược hoạt hoá, kích thích tế bào tiết ra lymphokin ñóng vai trò tương tác, ñiều hoà miễn dịch. Khi tế bào lympho T trở thành những tế bào hoạt hoá thành các tế bào như tế bào T quá mẫn muộn, T ñộc, T cảm ứng. Các lympho T tăng lên nhanh chóng, nhanh chóng hoạt hoá ñại thực bào, bạch cầu ñể tiêu diệt kháng nguyên. Nhóm tế bào T là một quần thể hỗn tạp, nên ñược phân biệt theo chức năng, trong ñó chức năng ñiều hoà ñáp ứng miễn dịch là tế bào T hỗ trợ, T ức chế. Tuy nhiên, miễn dịch của ñơn bào khác với miễn dịch của virus, vi khuẩn. Với mỗi loài virus, vi khuẩn ñều có những quyết ñịnh kháng nguyên phù hợp trên bề mặt ñại thực bào, bạch cầu, do ñó sẽ tạo ra kháng thể tương ứng, Interferon ñể tiêu diệt. Còn với ñơn bào, chúng có ñặc tính chung là luôn luôn thay ñổi kháng nguyên bề mặt, do vậy khi cơ thể sản xuất kháng thể tương ứng ñủ ñể trung hoà kháng nguyên thì kháng nguyên bề mặt lại biến ñổi tạo ra loại kháng nguyên khác, làm cho cơ thể rất khó tạo ra miễn dịch hoàn toàn bền vững, chống lại ñơn bào. Theo Zhao, J.Z, Yuan, C.H.G (1992) [72], thành phần C3 và C19 sinh ra từ biểu mô phế quản gốc của thỏ ñược phân bổ dọc theo niêm mạc, IgG có Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………22 ở phổi, một ít ở tuyến lệ. IgG mới sinh ra, ñược giải phóng cùng với IgG ñang có ở tổ chức trên. Kháng nguyên T. evansi không tìm thấy ở mũi,, mắt, chứng tỏ ở ñó có kháng thể kháng T. evansi. Weir. C et al (1986) [71], ñã nhận thấy những ñộng vật mẫn cảm, thời gian sinh kháng thể kháng Tiên mao trùng chậm hơn những ñộng vật ít mẫn cảm, tới khi Tiên mao trùng ñã xuất hiện ở khắp cơ thể mà vẫn chưa xuất hiện kháng thể Tiên mao trùng, khi gây nhiễm Trypanosoma brucei, lần thứ nhất chỉ xuất hiện IgG, gây nhiễm lần thứ hai mới thấy xuất hiện IgG1, IgG2. Các yếu tố vật lý cũng có vai trò trong kháng bệnh tự nhiên. Hàm lượng kẽm trong huyết thanh của loài ñộng vật mẫn cảm cao hơn của loài ñộng vật không mẫn cảm với Tiên mao trùng. Giả thiết rằng kẽm tăng quá mức gây cản trở sự hiện diện của kháng nguyên ñồng thời kìm hãm kích thích tạo phân chia tế bào lymphocyte ở ñộng vật mẫn cảm. Theo Phạm Sỹ Lăng (1982) [14], những nghiên cứu rõ nhất về miễn dịch học là sự ứng dụng các phản ứng huyết thanh học trong chẩn ñoán ñối với T.evansi. Jatkar. (1973), tại Trung tâm Thú y Nhiệt ñới ñã xác ñịnh lượng IgM, IgG tăng lên trong huyết thanh lạc ñà nhiễm T.evansi ñã ứng dụng IFAT, ELISA ñã phát hiện kháng thể ñặc hiệu trong huyết thanh lạc ñà bệnh. Các phản ứng này ñược xem như chính xác hơn các phản ứng chẩn ñoán huyết thanh học trước ñây (phản ứng Formol, phản ứng Chlorremercure), nhưng chưa ñược ứng dụng rộng rãi, dụng cụ ñắt tiền, cồng kềnh. Theo Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1997) [10], ký sinh trùng ký sinh trong máu kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể gia súc sinh ra kháng thể chống lại ký sinh trùng, kháng thể xuất hiện làm ngưng kết hoặc tiêu tan ký sinh trùng. Quá trình này làm giảm sự sinh sôi, hạn chế quá trình phát triển của ký sinh trùng, kháng thể xuất hiện với nồng ñộ cao làm ký sinh trùng suy yếu có thể gây nên thể bệnh mãn tính, hoặc gia súc tự khỏi bệnh. Qua nhiều Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………23 nghiên cứu về miễn dịch của ký sinh trùng ñường máu, người ta nhận ñịnh về cơ chế ñáp ứng miễn dịch của cơ thể, sự lẩn tránh ñáp ứng miễn dịch của Tiên mao trùng như sau: ñáp ứng miễn dịch không hoàn toàn ñối với các loại ký sinh trùng nói chung có tính miễn dịch yếu. ðiều này không ñúng trong trường hợp ký sinh trùng có tính kháng nguyên ñầy ñủ, nhưng khi ký sinh trong máu của ñộng vật chủ. Tiên mao trùng ñã tạo ra một cơ chế cho phép chúng tồn tại trước sự ñáp ứng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, cũng giống các phần tử kháng nguyên khác, Tiên mao trùng có thể kích thích cơ thể sản sinh kháng thể dịch thể, kháng thể tế bào. Kháng thể phục vụ chủ yếu việc kiểm soát số lượng ký sinh trùng có tự do trong máu, trong dịch mô, còn kháng thể tế bào có thể trực tiếp chống lại ký sinh trùng ở trong tế bào. Kháng thể dịch thể ức chế trực tiếp các kháng nguyên bề mặt của Tiên mao trùng không chuyển ñộng ñược. Kháng thể cùng với chất tiết của tế bào (cytotoxit) có thể giết chết Tiên mao trùng. Mặt khác, kháng thể có thể ức chế hoạt ñộng của các men tham gia vào quá trình sinh sản của Tiên mao trùng (sao chép). Song bản thân Tiên mao trùng cũng có cơ chế ñể chống lại ñáp ứng miễn dịch của vật chủ rất mạnh. Nhưng cách thức hoạt ñộng của nó chưa ñược làm sáng tỏ, một số quan ñiểm cho rằng: Tiên mao trùng cũng có khởi ñộng sự phát triển của những tế bào ức chế (Suppresser cells) hoặc hệ thống tế bào lympho B. Trong khi ñó một số nhà nghiên cứu lại cho rằng: Tiên mao trùng giải phóng ra các yếu tố ức chế miễn dịch, Tiên mao trùng còn có 2 phương thức lẩn tránh ñáp ứng miễn dịch rất có hiệu quả. Thứ nhất là trở thành tính kháng nguyên thấp (hypoantigenis) hoặc không có tính kháng nguyên (nolmmunogenie). Cách thức thứ hai là có khả năng thay ñổi kháng nguyên bề mặt rất mạnh, giữ ñược kháng nguyên cũ. Trypanosoma theileri ở trâu, bò, Trypanosoma lewisi ở chuột, cả hai loài này ñều là Trypanosoma không gây bệnh. Cho nên chúng có thể sống ñược trong máu của các ñộng vật bị nhiễm. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………24 Bởi vì chúng ñược bao phủ một lớp proteine huyết thanh của vật chủ, do ñó chúng không ñược nhận biết như là một vật lạ. Trong ñiều kiện thí nghiệm, Tiên mao trùng phát triển trong môi trường nuôi cấy tế bào, cũng cho ta thấy những trường hợp biến ñổi kháng nguyên lẻ tẻ. Bằng kính hiển vi ñiện tử có thể quan sát thấy sự biến ñổi kháng nguyên, hình thành một lớp bao phủ trên bề mặt của Tiên mao trùng. Khi sự thay ñổi kháng nguyên xảy ra, các protein ở lớp bao phủ cũ mất ñi, ñược thay thế bởi loại protein có tính kháng nguyên khác. Sự phân tích di truyền của quá trình này chỉ ra rằng: Tiên mao trùng có một số lượng gen rất lớn ñể chi huy tổng hợp loại protein ñó, sự biến ñổi tính kháng nguyên xảy ra là do kết quả của việc gen sắp xếp lại, chọn lọc, Chard, K., Sinett, R.P (1970) [45]. Chính vì những lý do trên, việc chẩn ñoán Tiên mao trùng còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong thời kỳ Tiên mao trùng không xuất hiện ở mạch máu ngoại vi. Bởi vậy việc tìm ra một phương pháp chẩn ñoán chính xác, nhanh nhạy ñang là một vấn ñề ñược các nhà khoa học quan tâm ñến. ðối với bệnh Tiên mao trùng do T.evansi gây ra, từ lâu một số nhà khoa học có nhận xét: sau một cơn bệnh cấp tính con vật tiếp tục mang trùng trong nhiều tháng, ñến cả nhiều năm, chỉ phát hiện ký sinh trùng khi tiêm truyền cho ñộng vật mẫn cảm. Lê Ngọc Vinh (1992) [41], ñã nghiên cứu ứng dụng phản ứng ngưng kết trực tiếp ñể chẩn ñoán bệnh Tiên mao trùng trâu, bò ñạt tỷ lệ phát hiện 80 - 85% lại nhanh, thuận tiện, ñồng thời cũng sử dụng qui trình phòng trị bệnh của Trịnh Văn Thịnh (1982) [36] và Phạm Sỹ Lăng (1982) [14], ñã công bố cho kết quả tốt. Lê Ngọc Vinh (1992) [41], khi nghiên cứu về bệnh Tiên mao trùng cho biết: trâu gây nhiễm T.evansi sau 24 ñến 30 ngày hàm lượng kháng thể xuất hiện trong máu cao nhất, giảm dần sau 90 ngày. Sau khi ñiều trị một Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………25 tuần bằng Trypamidium với liều 1 mg/kg thể trọng, hàm lượng kháng thể kháng T.evansi vẫn còn cao trong máu, bắt ñầu giảm dần sau từ 2 ñến 3 tuần ñiều trị. Bò sau khi ñiều trị 3 tháng, hàm lượng kháng thể kháng T.evansi vẫn còn tồn tại trong máu. Lê Ngọc Mỹ (1991) [20], Lương Tố Thu và cộng sự (1994) [37], Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ (1995) [38], sử dụng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng T.evansi trong máu trâu nhiễm T.evansi cho biết, kháng thể lưu hành ñược phát hiện trong vòng 7 - 14 ngày sau gây nhiễm. Hàm lượng kháng thể trong máu trâu gây nhiễm Tiên mao trùng sau 2 - 5 tuần là cao nhất. Lê Ngọc Mỹ, Lương Tố Thu, Vũ ðình Hưng (1994) [19], Lê Ngọc Mỹ, Vương Lan Phương, Phạm Sỹ Lăng (2001) [21], Lê Ngọc Mỹ (1991-1994) [20], Trần ðình Từ, Hoàng Thạch và cộng sự (1987) [41] ñã sử dụng kỹ thuật ELISA ñể xác ñịnh kháng nguyên ở những trâu gây nhiễm thấy rằng, kháng nguyên lưu hành ñược phát hiện trong vòng 7 - 14 ngày sau khi gây nhiễm và sau 83 ngày sau khi ñiều trị khỏi bằng Berenil. Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Giang Thanh, Lê Minh Hà, Phạm Thị Tâm, Nguyễn Anh Dũng (2001) [22], cho biết: bò sau khi nhiễm bệnh Tiên mao trùng, hai tuần trong máu xuất hiện kháng thể kháng Tiên mao trùng lưu hành, hàm lượng kháng thể bắt ñầu cao dần ở tuần thứ 4 ñạt hàm lượng cao nhất ở tuần thứ 7 sau khi nhiễm bệnh. Bê sau khi ñiều trị bệnh Tiên mao trùng bằng Trypamidium với liều 1 mg/kg thể trọng trong một tuần, hàm lượng kháng thể vẫn còn cao trong máu (0,90), bắt ñầu giảm dần ở tuần thứ hai, tuần thứ ba nhưng vẫn còn tồn tại trong máu kéo dài sau khi ñiều trị 2 - 3 tháng. Weir C.et a (1986) [71], Uilenberg, G (1988) [68], cho biết: Glycoprotein chịu trách nhiệm về sự thay ñổi tính kháng nguyên của T.evansi. Cấu trúc kháng nguyên, ñặc tính, chức năng của Glycoprotein bề mặt là khó hiểu nhất của một kháng nguyên ký sinh trùng. Giai ñoạn nhân lên của Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………26 T.evansi ở trong máu dài hơn, còn giai ñoạn Trypamastigote ngắn ngủi. Sự nhân lên của T.evansi tiếp tục tới khi ký chủ có kháng nguyên sản sinh kháng thể làm ngưng kết, tiêu tan T.evansi. Kháng thể xuất hiện làm số lượng T.evansi giảm tụt xuống. T.evansi mới ñược xuất hiện lần ñâu, ngay sau ñó T.evansi ñợt mới bị kháng thể tiêu diệt, tới khi T.evansi phát triển giai ñoạn thứ ba. Quá trình phát triển nhịp nhàng của T.evansi , kháng thể của ký chủ ñã làm T.evansi suy yếu, trở nên dạng chỉ có thể gây nên thể bệnh mãn tính. Chu kỳ xuất hiện variants thường là bảy ngày. Sự thay ñổi tính kháng nguyên là do có sự thay ñổi ñộ dày chất bề mặt của T.evansi. Phạm Sỹ Lăng, Vương Lan Phương, Lê Ngọc Mỹ (2001) [16] cho biết: khi bị bệnh do T.evansi, gia súc chứa một lượng lớn các kháng nguyên khác nhau, hàng trăm glycoprotein khác nhau về tính kháng nguyên ñược gây nhiễm một lần. Sự khác nhau của glycoprotein bề mặt trong thời gian gây nhiễm là ngẫu nhiên, mặc dầu không phải là tuyệt ñối. Những sự thay ñổi kháng nguyên ñặc biệt tạo ra tần số trong những khoảng thời gian có thể sớm, muộn hay trung bình. Khi gây nhiễm T.evansi, trong thời gian xuất hiện kháng thể của ký chủ, T.evansi biến ñộng có lựa chọn hơn là vai trò kích thích của kháng thể. Thường có khoảng 104 - 105 kháng nguyên T.evansi khác nhau. Garcia, F, Also, P.M (1992) [50], khi nghiên cứu trên ngựa gây nhiễm cho biết, ngựa gây nhiễm 106 T.evansi dạng Trypamastigote hai lần, mười ngày gây nhiễm một lần, thời gian ñầu mật ñộ T.evansi giảm xuống, sự ngưng kết có thay ñổi, chứng tỏ ký sinh ñã sản sinh kháng thể kháng T.evansi. Lê Ngọc Vinh (1992) [41] khi theo dõi về sự biến ñộng kháng thể T.evansi trong máu ñộng vật gây nhiễm cho biết, trâu gây nhiễm từ ngày 24 – 30 thì nồng ñộ kháng thể cao nhất, sau 90 ngày kháng thể giảm dần, sau ñiều trị 4 – 5 tháng kháng thể không còn trong máu. Thỏ gây nhiễm sau 4 – 5 ngày kháng thể T.evansi bắt ñầu xuất hiện, 8 – 15 ngày kháng thể cao nhất, sau 65 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………27 ngày kháng thể thấp dần. Theo Turner (1984) [66], lứa tuổi cũng có quan hệ ñến sức ñề kháng bệnh Tiên mao trùng. Bê từ hai tháng ñến một năm có kháng nguyên sản sinh kháng thể kháng Tiên mao trùng cao với bò già. Authie, E (1974) [43], cũng cho biết: trong cùng một giống gia súc, sự mẫn cảm của các loài Tiên mao trùng cũng khác nhau. Ở Châu Phi, bò Taurine như Baoule, N’dama, Muturu vẫn sống ñược ở những vùng có mật ñộ côn trùng gây nhiễm cao, trong khi ñó bò Zebu bị chết do bệnh Tiên mao trùng. Sự gây nhiễm tự nhiên rất quan trọng, thậm chí ñến ñời thứ ba của ñộng vật mẫn cảm cũng không có kháng nguyên sống sót ở những vùng gây nhiễm nặng. Phan Lục (1996) [12], miễn dịch mang trùng ở bò có thể kéo dài 6 - 10 tháng số ký sinh trùng ấy chết ñi thì con vật lại có thể tái nhiễm. Nếu con vật tiếp tục nhiễm bệnh rồi lại qua khỏi nhiều lần thì sức miễn dịch ñó càng ñược củng cố. 2.7 Các nghiên cứu về phòng trị bệnh Tiên mao trùng Trypanosoma evansi ñã gây bệnh cho nhiều loài ñộng vật như trâu, bò, lạc ñà, ngựa, nhiều loại thú hoang dã. Khả năng phân bố T.evansi rộng rãi trong các loài Tiên mao trùng, chúng có ở khắp các châu lục, gây thiệt hại ñáng kể về kinh tế cho người chăn nuôi trâu, bò. Ở nước ta bệnh ký sinh trùng phát triển quanh năm trong ñó bệnh Tiên mao trùng gây nhiều thiệt hại cho ñàn trâu, bò. Năm 1963 - 1964 ở miền Bắc ñã có trên 2 vạn trâu, bò chết trong vụ ñông xuân, ðoàn Văn Phúc (1985) [28]. Hiện nay T.evansi không còn gây chết trâu, bò hàng loạt, nhưng vẫn gây thiệt hại ñáng kể cho trâu, bò cần ñược tiếp tục nghiên cứu ñể tìm ra những biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả nhất, tiến tới khống chế hoàn toàn ñược bệnh. ðể phòng chống bệnh Tiên mao trùng T.evansi nói riêng, khoa học thế Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………28 giới ñã ñạt ñược nhiều thành tựu quan trọng, nhiều loại hoá dược ñặc hiệu ñã ñược chế tạo, sử dụng rộng rãi ñể phòng chống dịch. Naganol ñược xem như một loại thuốc kinh ñiển có hiệu lực cao trong ñiều trị, phòng nhiễm T.evansi cho hầu hết các loại gia súc, ngựa, lạc ñà, trâu, bò, chó, mèo kể cả tự nhiên cũng như thực nghiệm. Theo Touratier, L, Aims (1979) [67], Trypamidium có khả năng ñiều trị, phòng bệnh do T.evansi trong thời gian 4 tháng. Các loại thuốc có hiệu lực phòng trị T.evansi ñã ñược sử dụng trong khoảng 20 năm trở lại ñây. - Nhóm hợp chất có Phenanthridinium Haumidium bromide (Ethidium) Haumidium chloride (Novidium) Pyrithidium bromide (Prothidium) Isome’tamidium chloride (Trypamidium) - Nhóm Quinapyramine Quinapyramine metha – sulfate (Antrycide) Quinapyramine chloride (Pyraldin) Quinapyramine prophyllactik (Antrycide presalt) - Nhóm Diamidine Diminazène acéturate (Berénil) - Nhóm Suramine Naganol (Naganin, Bayer 205) Phạm Sỹ Lăng (1982) [14], cho biết: ở nước ta sau năm 1954 ñã áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật của thế giới trong phòng trị bệnh Tiên mao trùng cho ñàn trâu, bò cày kéo, lấy thịt, lấy sữa ñã ñem lại nhiều kết quả. Dưới ñây là một số hoá dược chính ñã sử dụng ñể phòng chống bệnh Tiên mao trùng ở nước ta. 1. Naganin, liều 10mg/kg trọng lượng, thuốc có tác dụng rất tốt ñiều trị Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………29 bệnh Tiên mao trùng trâu, bò do T.evansi gây nên ở nước ta, Phan ðịch Lân [18], Hồ Văn Nam [24], Phạm Sỹ Lăng [15], ðoàn Văn Phúc, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn ðăng Khải [25], Nguyễn Văn Duệ, Phan Văn Chinh và cộng sự [4]. 2. Novarsennobenzol, liều 0,01 g/kg trọng lượng, ñiều trị 2 lần cách nhau 2 ngày, hiệu lực của thuốc ñạt 80%, tỷ lệ an toàn 80,3% - 825, Hồ Văn Nam [24], Phạm Sỹ Lăng [14]. 3. Trypamidium, liều 1 mg/kg trọng lượng, tiêm bắp sâu rất an toàn, hiệu lực của thuốc ñạt 100%. ðoàn Văn Phúc, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn ðăng Khải [25], Hồ Thị Thuận [33], Nguyễn Văn Duệ, Phan Văn Chinh và cộng sự [5]. 4. Berenil, liều ñiều trị 7 mg/kg trọng lượng, tiêm bắp, Hồ Thị Thuận [33], Lê Ngọc Mỹ [23], Nguyễn Văn Duệ, Phan Văn Chinh và cộng sự [5]. 5. Trypamidium samorin, liều 1 mg/kg trọng lượng, tiêm bắp sâu rất an toàn, hiệu lực của thuốc ñạt 100%. Lê Ngọc Mỹ[23].._.ra tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu bò, chúng tôi ñã tiến hành thu thập 220 mẫu ruồi, mòng môi giới trung gian truyền bệnh T. evansi của trâu, bò tại 8 xã thuộc 4 huyện ñại diện cho 2 vùng sinh thái. - Thời gian lấy mẫu: từ tháng 5/2008 – 6/2008. ðây là thời gian ruồi, mòng hoạt ñộng mạnh nhất trong năm. Qua thu thập và sơ bộ ñịnh loại theo Arthur (1960), Ricardo, Stekhoven, Toumanoff, Trịnh Văn Thịnh [36], Từ Hán ðường (1969), Phan ðịch Lân [19]. Chúng tôi xác ñịnh có 5 loài ruồi, mòng, trong ñó có 4 loài mòng thuộc 2 giống Tabanus và Chrysops thuộc họ mòng Tabanidae và một loài ruồi thuộc họ Stomoxydinae ở các khu vực ñiều tra ở Lạng Sơn. Kết quả xác ñịnh thành phần loài côn trùng môi giới trung gian truyền bệnh ñược trình bày ở bảng 4.15 Bảng 4.15 Thành phần ruồi, mòng môi giới trung gian truyền bệnh. ðịa ñiểm TT Tên côn trùng Bình Gia Văn Lãng Lộc Bình Hữu Lũng 1 Tabanus rubidus + + + + 2 T. kiangsuensis + + + + 3 T. striatus + + + + 4 Chrysops dispar + + + + 5 Stomoxys calcitrans + + + + Qua bảng 4.15 cho thấy: ðã xác ñịnh ñược bốn loài mòng thuộc họ Tabanidae ñó là Tabanus rubidus, T. kiangsuensis, T. striatus, Chrysops dispar và một loài ruồi Stomoxys calcitrans rất phổ biến ở tất cả trong các vùng ñiều tra. Theo Phan ðịch Lân (1983) [19], ruồi, mòng hút máu ký sinh ở trâu, bò Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………74 vùng ñồng bằng bắc bộ gồm: Tabanus rubidus, T. striatus, Chrysops dispar và Stomoxys calcitrans. Phạm Sỹ Lăng (1982) [15], từ năm 1969 - 1979 kiểm tra 3460 tiêu bản mòng, 2036 tiêu bản ruồi hút máu, cho biết có 8 loài mòng, 3 loài ruồi phổ biến. Chúng ñược phân bố ở các sinh cảnh khác nhau, chúng ñều hút máu, truyền mầm bệnh T. evansi cho trâu, bò. ðiều ñó chứng tỏ mùa phát bệnh liên quan mật thiết với sự xuất hiện T. evansi trong máu trâu, bò phát bệnh ở các thời ñiểm trong năm. Trong ñiều kiện thời tiết ở Lạng Sơn có nhiệt ñộ, ñộ ẩm, hệ thảm thực vật phong phú là ñiều kiện thuận lợi cho ruồi mòng phát triển truyền mầm bệnh. Trong các vùng kiểm tra tình hình nhiễm T. evansi ở trâu, bò thì tỷ lệ nhiễm có liên quan với môi giới trung gian truyền bệnh, nơi nào ruồi, mòng xuất hiện nhiều thì tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu bò cũng cao hơn. ðiều ñó cũng phản ánh ñúng thực tế 2 ñịa phương là Hữu Lũng và Lộc Bình thuộc vùng thấp của tỉnh Lạng Sơn, nơi có các ñiều kiện tự nhiên, xã hội phù hợp cho sự phát triển của ruồi, mòng môi giới trung gian truyền bệnh nên tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu bò cũng cao hơn các ñịa phương vùng khác. Mòng Tabanus hoạt ñộng quanh năm, qua theo dõi chúng tôi thấy chúng bắt ñầu hoạt ñộng từ tháng 4, ñạt cao ñiểm vào tháng 5, hoạt ñộng mạnh từ tháng 6-9, ngừng hoạt ñộng tháng 11 ñến tháng 3 năm sau. Mòng Chrysops hoạt ñộng giống mòng Tabanus , chỉ khác là tháng 10 vẫn còn hoạt ñộng nhiều. Qua theo dõi vào tháng 5, 6, chúng tôi thấy hoạt ñộng trong ngày của các loài mòng thuộc giống Tabanus bắt từ 7 - 8 giờ sáng, ñạt cao ñiểm từ 12-14 giờ, ngừng hoạt ñộng lúc 18 giờ. ðối với các loài Tabanus thì loài Chrysops dispar hoạt ñộng ngược lại, bắt ñầu hoạt ñộng từ 6 – 11 giờ sáng, ngừng hoạt ñộng từ 11- Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………75 14 giờ, sau 15 giờ hoạt ñộng trở lại, ñạt cao ñiểm từ 17-18 giờ, ngừng hoạt ñộng lúc 19 giờ. Cùng ñiều kiện ngoại cảnh như trên, loài ruồi Stomoxys calcitrans bắt ñầu hoạt ñộng từ 6 giờ sáng, ñạt cao ñiểm từ 12-13 giờ trưa, ngừng hoạt ñộng lúc 18 giờ tối. Ruồi hoạt ñộng Stomoxys calcitrans hoạt ñộng quanh năm từ tháng 1 ñến tháng 12, ñạt cao ñiểm từ tháng 5, 6,7, 8. ðây là thời gian nóng ẩm nên ruồi mòng hoạt ñộng mạnh nhất. Nhưng trong thực tế bệnh T. evansi lại thường phát và gây chết trâu, bò vào vụ ñông xuân thời tiết lạnh. ðiều ñó giảI thích trâu bò nhiễm T. evansi vào vụ hè thu, nhưng ñến mùa ñông xuân gặp thời tiết lạnh, thức ăn thiếu, làm việc nặng nhọc, sức ñề kháng thấp, T. evansi có ñiều kiện phát ra và giết hại nhiều trâu, bò. Theo Phan ðịch lân (1983) [18], ở nước ta khí hậu, ñiều kiện sinh thái thích hợp cho môi giới trung gian truyền bệnh thuộc họ mòng Tabanidea, họ ruồi Stomoxydinae, chúng cần có thảm thực vật ñể cư trú, ñẻ trứng, cần khí hậu nóng (16 OC - 30 OC), ñộ ẩm (50-100%), mặt ñất ướt ñể trứng nở, các giai ñoạn ấu trùng phát triển, cuối cùng cần có trâu, bò, ñộng vật thích hợp ñể hút máu duy trì sự sống, ñồng thời truyền mầm bệnh T. evansi cho những ñộng vật này. Ở miền Bắc mòng hoạt ñộng tới 9 tháng, ruồi hoạt ñộng quanh năm. Nhưng tập trung vào những tháng nóng nực. ðiều này giải thích tại sao bệnh do T. evansi phân bố rộng rãi, mang tính chất mùa vụ. Phạm Sỹ Lăng (1982) [14], từ những nghiên cứu về vật chủ trung gian truyền bệnh T. evansi ñều khảng ñịnh, mùa phát triển, lây lan của bệnh xẩy ra vào các tháng thời tiết ấm áp, ruồi, mòng xuất hiện hoạt ñộng mạnh. 4.8 Hiệu lực của thuốc Azidin ñiều trị trâu, bò nhiễm T. evansi ở Lạng Sơn Sau khi ñiều tra tình hình nhiễm T. evansi ở trâu bò tại các ñiểm nghiên cứu, chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu bò Lạng Sơn là tương ñối cao. ðể ñiều trị cho ñàn trâu, bò bị nhiễm T. evansi ñạt hiệu quả thì vấn ñề lựa chọn thuốc ñiều trị là rất quan trọng. Hiện nay, ở nước ta ngành thú y ñã sử Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………76 dụng các loại thuốc: Naganin, Novarsenobenzol, Trypamidium và Berenyl (Azidin) ñể ñiều trị bệnh Tiên mao trùng trâu, bò. Chúng tôi lựa chọn thuốc Azidin của Công ty Cổ phần Dược và vật tư thú y ( Hanvet) sản xuất ñể ñiều trị thử nghiệm trước cho 5 trâu và 5 bò bị nhiễm T. evansi ñể xác ñịnh ñộ an toàn và hiệu lực ñiều trị của thuốc. Azidin là thuốc trị bệnh ký sinh trùng ñường máu do Công ty Cổ phần Dược và vật tư thú y ( Hanvet) sản xuất. Trong 1 lọ Azidin có 1,18 g chứa 525 g Diminazen aceturate. ðiều trị trâu, bò bị nhiễm T. evansi bằng Azidin với phác ñồ ñiều trị sau: - Liều lượng : 5 mg/1kg thể trọng. - Tiêm sâu bắp thịt (thích hợp nhất là vùng cổ). - 1 lọ Azidin 1,18 gam pha 7 ml nước cất tiêm với liều lượng 5ml/100kg thể trọng, sau một tuần tiêm tiếp với liều trên. - Trước khi dùng thuốc phải tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: Vitamin C, Cafein hoặc Long não nước. ðể biết ñược mức ñộ an toàn của thuốc, trước và sau khi dùng thuốc chúng tôi tiến hành theo dõi và kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý của trâu, bò thí nghiệm. 4.8.1 Mức ñộ an toàn của thuốc Azidin ðể ñánh giá ñộ an toàn của thuốcAzidin ñiều trị trâu, bò bị nhiễm T. evansi , chúng tôi kiểm tra các chỉ tiêu lâm sàng như: thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở. Các chỉ tiêu sinh lý trâu, bò bị nhiễm T. evansi trước và sau ñiều trị ñược xác ñịnh trong hoàn cảnh gia súc không bị tác ñộng mạnh, kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng là ống nghe, nhiệt kế và kiểm tra bằng mắt. Kết quả ñược trình bày trong bảng 4.16. Qua bảng 4.16 chúng tôi có nhận xét: Trâu, bò bị nhiễm T. evansi trước và sau khi dùng thuốc ñiều trị các Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………77 chỉ tiêu sinh lý theo dõi có xu hướng tăng lên tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn sinh lý cho phép. Ngoài ra khi theo dõi những trâu, bò dùng thuốc không có biểu hiện khác thường nào, trâu vẫn ăn uống bình thường. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………78 `Bảng 4.16 Một số chỉ tiêu sinh lý trâu bò trước và sau khi dùng thuốc Azidin ñiều trị Trước khi dùng thuốc Sau khi dùng thuốc Loài gia súc STT Số hiệu gia súc Thân nhiệt (0C) mxx ± Nhịp tim (l/p) mxx ± Nhịp thở (l/p) mxx ± Thân nhiệt (0C) mxx ± Nhịp tim (l/p) mxx ± Nhịp thở (l/p) mxx ± 1 A 38,61 ± 0,35 41,33 ± 1,08 21 ± 0,71 38,93 ± 0,29 42 ± 0,71 22,33 ± 0,41 2 B 38,63 ± 0,23 42,67 ± 0,41 20,33 ± 0,82 39,1 ± 0,25 44 ± 0 21,33 ± 0,41 3 C 38,25 ± 0,28 40,72 ± 1,08 21,67 ± 1,08 38,83 ± 0,25 44 ± 0,71 22,67 ± 0,41 4 D 38,67 ± 0,2 43,67 ± 0,41 20,67 ± 0,82 39,07 ± 0,08 43,67 ± 0,41 21,67 ± 0,82 Trâu 5 E 37,83 ± 0,2 45,33 ± 1,08 20,67 ± 0,41 38,3 ± 0,19 46,33 ± 0,82 20,67 ± 0,41 mxx± 38,39 ± 0,25 42,74 ± 0,71 20,87 ± 0,25 38,85 ± 0,16 44 ± 0,77 21,73 ± 0,39 1 A 38,7 ± 0,29 52,67 ± 0,41 21,67 ± 0,41 39,07 ± 0,22 58,16 ± 0,41 22,33 ± 0,41 2 B 37,9 ± 0,25 54,32 ± 1,63 22,35 ± 1,08 38,53 ± 0,22 55,32 ± 1,63 23,14 ± 0,71 3 C 37,73 ± 0,29 53,34 ± 0,82 23,17 ± 0,41 38,33 ± 0,29 59,34 ± 0,82 24 ± 0,71 4 D 38,25 ± 0,22 51,56 ± 0,82 20,33 ± 0,41 38,77 ± 0,18 60,56 ± 0,82 22,67 ± 0,41 Bò 5 E 38,23 ± 0,27 55,33 ± 1,08 21,57 ± 0,41 38,83 ± 0,2 59,33 ± 1,08 24,12 ± 0,82 mxx± 38,16 ± 0,18 53,44 ± 0,44 22,25 ± 0,39 38,71 ± 0,14 58,93 ± 0,39 23,93 ± 0,32 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………79 Với trâu thí nghiệm: Nhiệt ñộ trước khi tẩy là 38,390C, sau khi tẩy là 38,85 0C (tăng 0,460C). Nhịp tim trước khi tẩy là 42,74 lần/phút, sau khi tẩy là 44,00 lần/phút (tăng 1,26 lần/phút). Nhịp thở trước khi tẩy là 20,87 lần/phút, sau khi tẩy là 21,73 lần/phút (tăng 0,86 lần/ phút). Với bò thí nghiệm: Nhiệt ñộ trước khi tẩy là 38,160C, sau khi tẩy là 38,71 0C (tăng 0,55 0C). Nhịp tim trước khi tẩy là 53,44 lần/phút, sau khi tẩy là 58,93 lần/phút (tăng 4,49 lần/phút). Nhịp thở trước khi tẩy là 22,25 lần/phút, sau khi tẩy là 23,93 lần/phút (tăng 1,68 lần/ phút). 4.8.2 Hiệu lực của thuốc Azidin ñiều trị trâu, bò nhiễm T. evansi ở Lạng Sơn Ngoài việc thuốc ñiều trị phải ñảm bảo an toàn thì vấn ñề quan trọng hơn là thuốc ñiều trị có hiệu lực tốt . ðể xác ñịnh hiệu lực của thuốc Azidin ñiều trị trâu, bò bị nhiễm T. evansi , sau khi ñiều trị 15 ngày, 30 ngày, chúng tôi lấy máu trâu bò ñã ñược ñiều trị, tiêm truyền cho chuột bạch ñể xác ñịnh sự tồn tại tiên mao trùng trong những trâu bò ñã ñiều trị. Kết quả ñược trình bày trong bảng 4.17 Bảng 4.17 Kết quả ñiều trị T. evansi ở trâu, bò Lạng Sơn Loài gia súc Số khỏi TMT/số ñiều trị (con) Phản ứng cục bộ (con) An toàn (con) Tỷ lệ khỏi TMT về lâm sàng (%) Trâu 5 0 5 100 Bò 5 0 5 100 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………80 Qua bảng 4.17 chúng tôi có nhận xét: Thuốc Azidin dùng ñể ñiều trị trâu bò bị nhiễm T. evansi cho kết quả tốt và an toàn, không gây phản ứng phụ. Nhưng trong quá trình dùng thuốc ñể ñiều trị cần chú ý sau khi dùng thuốc cần cho trâu, bò nghỉ ngơi, chăm sóc tốt, cần kết hợp tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: Vitamin C, Cafein hoặc long não. Chúng tôi lấy máu trâu, bò ñiều trị tiêm truyền cho chuột bạch kiểm tra sau 15 ngày ñể xác ñịnh sự tồn tại của T. evansi ở trâu, bò ñã ñiều trị, nhưng không phát hiện thấy T. evansi trong máu chuột nữa, chứng tỏ Azidin ñiều trị cho trâu, bò bị nhiễm T. evansi an toàn và hiệu quả. Qua theo dõi những trâu bò cảm nhiễm sau khi ñược ñiều trị bằng thuốc Azidin sức khoẻ ñều ñược nâng lên rõ rệt, phục hồi nhanh chóng, sức sinh trưởng, sức sinh sản tốt hơn. Như vậy dùng Azidin ñiều trị cho trâu, bò nhiễm T. evansi vừa an toàn và có hiệu lực tốt. Toàn bộ số 108 trâu, bò nhiễm Tiên mao trùng còn lại ñược cán bộ thú y chuyên ngành kết hợp với thú y cơ sở theo dõi và ñược ñiều trị bằng thuốc Azidin theo phác ñồ trên. Qua theo dõi tất cả trâu, bò ñược ñiều trị tỷ lệ khỏi Tiên mao trùng về lâm sàng ñạt 100%. Việc ñiều trị kịp thời ñã ñem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần ñảm bảo sức khoẻ cho ñàn gia súc và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, giảm ñáng kể thiệt hại kinh tế do bệnh tiên mao trùng gây ra cho trâu, bò của các hộ nông dân. Phan Văn Chinh (2006) [4], ñã sử dụng hai loại thuốc là Trypamidium, Azidin ñiều trị cho trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng ở các tỉnh miền Trung. Với Aziin liều 5 mg/kg trọng lượng, pha với nước cất tiêm bắp, Trypamidium liều 1mg/1kg trọng lượng, pha với nước cất tỷ lệ 1 - 2 % , tiêm bắp thịt sâu, sau một tuần tiêm tiếp với liều ñó, kết quả 100% trâu, bò ñiều trị khỏi bệnh. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………81 4.9 Xây dựng biện pháp phòng chống bệnh Tiên mao trùng trâu, bò nuôi tại tỉnh Lạng Sơn. Căn cứ các kết quả ñiều tra nghiên cứu về dịch tễ học, tình hình nhiễm T.evansi ở trâu, bò, kết quả ñiều tra về ruồi mòng môi giới trung gian truyền bệnh, hiệu lực và ñộ an toàn của thuốc Azidin ñối với trâu bò Lạng Sơn, chúng tôi xây dựng biện pháp phòng chống bệnh Tiên mao trùng trâu, bò ñiều kiện Lạng Sơn như sau: - Chẩn ñoán phát hiện sớm trâu, bò nhiễm mầm bệnh T.evansi bằng phương pháp ngưng kết SAT [27], dễ sử dụng, tiến hành ñịnh kỳ hàng năm vào các tháng 4 và 8. ðiều trị triệt ñể những trâu, bò nhiễm T.evansi (có phản ứng dương tính) bằng thuốc Azidin với liều lượng 5 mg/1kg thể trọng. Tiêm sâu bắp thịt (thích hợp nhất là vùng cổ), mỗi lọ Azidin 1,18 gam pha 7 ml nước cất tiêm với liều lượng 5ml/100kg thể trọng, sau một tuần tiêm tiếp với liều trên. Kết hợp tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: Vitamin C, Cafein, long não. - Làm hạn chế sinh sản và phát triển của ruồi, mòng bằng các biện pháp phát quang bụi rậm, lấp các bãi bùn lầy, tháo cạn các vùng nước tù. Chống ruồi mòng môi giới trung gian truyền bệnh bằng cách ñịnh kỳ 1 tháng/1 lần phun thuốc diệt côn trùng xung quanh chuồng trại bằng Héctomin 0,3 % hoặc Hantox spray. - ðảm bảo vệ sinh chuồng trại thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa ñông. - Tăng cường bồi dưỡng chăm sóc, quản lý gia súc, ñặc biệt cần có kế hoạch dự trữ thức ăn về mùa ñông cho trâu bò nhằm tăng cường sức ñề kháng và tăng khả năng chống chịu bệnh cho trâu bò. - Nhập giống: lựa chọn những trâu, bò có ngoại hình và thể trạng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và ñã ñược kiểm dịch theo ñúng quy ñịnh của nhà nước. - Tăng cường công tác kiểm tra vận chuyển, mua bán gia súc giữa các ñịa phương trong và ngoài tỉnh nhằm giảm thấp nguy cơ lây nhiễm. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………82 5. KẾT LUẬN Từ kết quả thực hiện ñề tài ”Một số ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma evansi ở trâu, bò tại Lạng Sơn và biện pháp phòng trị.” Chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Tỷ lệ nhiễm T. evansi chung ở trâu là 22,29%, ở bò là 9,09%. Tỷ lệ nhiễm T. evansi thấp nhất là lứa tuổi 1 – 3 năm tuổi ở trâu là 13,51%, cao nhất ở lứa tuổi 4-8 năm tuổi là 27,23 % và giảm ở trâu trên 8 năm tuổi là 25,20 %. Ở bò lứa tuổi 1-3 năm tuổi là 6,45%, cao nhất lứa tuổi 4 – 8 năm tuổi là 11,11%, giảm ở bò trên 8 năm tuổi là 9,67%. Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu, bò theo vùng sinh thái thì ở vùng thấp trâu, bò nhiễm cao hơn so với vùng cao. Tỷ lệ nhiễm T. evansi trâu, bò vùng thấp là 23,49 %, vùng cao là 14,10%. Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở giống bò vàng ñịa phương thấp hơn giống bò Laisind, ở bò vàng là 7,05 %, bò Laisind có tỷ lệ nhiễm T. evansi là 11,25%. 2. Ruồi mòng thu thập ñược ở các vùng ñiều tra qua ñịnh loại gồm bốn loài mòng thuộc giống Tabanus: Tabanus rubidus, T. kiangsuensis, T. striatus, Chrysops dispar và một loài ruồi Stomoxys calcitrans. 3. ðặc tính gây bệnh của T. evansi phân lập ở trâu bò nhiễm tự nhiên Lạng Sơn có ñộc lực cao với các loài ñộng vật thí nghiệm là chuột bạch, chuột lang, thỏ. Trong ñó chuột bạch là loài mẫm cảm nhất và phát bệnh ở thể cấp tính. 4. Trypanosoma evansi ký sinh ở trâu, bò ở Lạng Sơn rất mẫm cảm với thuốc Azidin, thuốc sử dụng an toàn và hiệu quả. Sau khi dùng thuốc ñiều trị 118/118 trâu, bò bị nhiễm T. evansi ñã khỏi về lâm sàng ñạt tỷ lệ 100%. Các chỉ tiêu sinh lý của trâu, bò nhiễm T. evansi trước và sau khi ñiều trị không có biểu hiện sai khác ñều nằm trong giới hạn sinh lý cho phép. Biện pháp phòng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………83 bệnh Tiên mao trùng cho ñàn trâu, bò Lạng Sơn cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng. Chẩn ñoán phát hiện sớm trâu, bò nhiễm T.evansi, ñiều trị triệt ñể những trâu, bò nhiễm T.evansi bằng thuốc Azidin với liều lượng 5 mg/1kg thể trọng, tiêm sâu bắp thịt, kết hợp tiêm thuốc trợ sức, trợ lực. Sau một tuần tiêm tiếp với liều trên và thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh cho ñàn trâu, bò. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………84 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Vũ Triệu An, Jean Claude Homberg (1997), Miễn dịch học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Trang 60 - 80. 2. Nguyễn Mạnh Anh (1963), So sánh các phương pháp chẩn ñoán bệnh Tiên mao trùng của Trâu ở thể mãn tính. Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, (10), Trang 6420. 3. Nguyễn Minh Châu (1991), Các bài chọn lọc từ tạp chí ñộng vật thế giới. Ve và các bệnh do ve truyền, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang 3 - 27. 4. Phan Văn Chinh (2006), Bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma evansi ở trâu, bò nuôi tại các tỉnh miền trung và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội. 5. Nguyễn Văn Duệ, Phan Văn Chinh và cộng sự (1995), Kết quả ñiều tra sự phân bố Tiên mao trùng và huyết bào trùng trâu, bò miền Trung. Nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, (10). Tr 386 - 387. 6. Nguyễn Văn Duệ, Phan Văn Chinh và cộng sự (1993), So sánh hiệu lực ñiều trị bệnh Tiên mao trùng Trypanosomiasis của trâu, bò bằng một số thuốc khác nhau, Tập san khoa học, công nghệ, trang 91 - 93. 7. Nguyễn Quốc Doanh, Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ, Phạm Sỹ Lăng (12/1996), Kết quả dùng Trypamidium ñiều trị bệnh Tiên mao trùng trâu, bò do Trypanosoma evansi gây ra, Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý. Trang 500 - 501. 8. Nguyễn Quốc Doanh, Phạm Sỹ Lăng (1997), Hiệu lực của Trypazen trong ñiều trị bệnh Tiên mao trùng trâu do Trypanosoma evansi gây ra, Tạp chí khoa học, công nghệ và quản ký kinh tế (4). Trong 87 - 88. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………85 9. Bùi Quí Huy, Trần Ngọc Thắng, ðặng Khánh Vân (1988). Một số ổ dịch sẩy thai ở ñàn bò do Tiêu mao trùng, Thông tin thú y. Trang 6. 10. Lương văn Huấn, Lê Hữu Khương (1997). Giáo trình ký sinh trùng Thú y, Trường ðại học Nông Lâm Thủ ðức. 11. Phan Lục, Nguyễn Văn Thọ (1996). Tình hình nhiễm ñơn bào ký sinh ở trâu, bò ở một số vùng trung du và ñồng bằng Bắc bộ Việt Nam, Khoa học kỹ thuật thú y tập III (4) Trang 59 - 62. 12. Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Trường ðại học Nông nghiệp I. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Trong 293. 13. Phạm Văn Khuê (1962). Chẩn ñoán phòng trị bệnh Tiên mao trùng trâu, Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp, (4). Trang 34 - 38. 14. Phạm Sỹ Lăng (1982), Một số ñặc ñiểm dịch tễ học của bệnh Tiên mao trùng trâu, bò do Trypanosoma evansi ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học Thú y. 15. Phạm Sỹ Lăng (1972), Kết quả khảo sát ñiều trị bệnh Tiên mao trùng (Trypanosoma evansi) ở trâu bò nước ta, Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, (11). Trang 835. 16. Phạm Sỹ Lăng, Vương Lan Phương, Lê Ngọc Mỹ (4/2001), Nghiên cứu chế kháng nguyên. Trypanosoma evansi dùng cho phản ứng huỳnh quang kháng thể gián tiếp ñể chẩn ñoán bệnh Tiên mao trùng, Báo cáo khoa học chăn nuôi Thú y 1999 - 2000. Trang 6 - 26. Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Phạm Sỹ Lăng, Chu Duy Bào (1971), Vai trò truyền bá mầm bệnh Trypanosoma evansi của loài mòng Tabanus rubidus ở miền Bắc Việt Nam, Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp , (5). Trang 367. 18. Phan ðịch Lân (1983), Họ mòng Tabanidae côn trùng môi giới truyền bệnh Tiên mao trùng, Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, 252. Trang 22 - 24. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………86 19. Lê Ngọc Mỹ, Lương Tố Thu, Vũ ðình Hưng (1994). Một số ñặc ñiểm dịch tễ học bệnh Tiên mao trùng (do Trypanosoma evansi) những năm (1990 - 1994) dựa trên các phương pháp phát hiện kháng nguyên, kháng thể và ký sinh trùng học, Khoa học kỹ thuật Thú y, (5). Trang 6 - 15. 20. Lê Ngọc Mỹ (1991 - 1994). Bước ñầu thiết lập ELISA ñể chẩn ñoán bệnh Tiên mao trùng, Công trình nghiên cứu Khoa học kỹ thuật thú y. Trang 111 - 115. 21. Lê Ngọc Mỹ, Vương Lan Phương, Phạm Sỹ Lăng (4/2001). Nghiên cứu kháng nguyên Trypanosoma evansi dùng cho phản ứng huỳnh quang kháng thể gián tiếp ñể chẩn ñoán bệnh Tiên mao trùng, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 1999- 2000, Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 16 - 26. 22. Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Giang Thanh, Lê Minh Hà, Phạm Thị Tâm, Nguyễn Anh Dũng (4/2001). Kháng nguyên hoà tan Trypanosoma evansi trong phản ứng ELISA chẩn ñoán Tiên mao trùng trên bò, Báo cáo khoa học. Chăn nuôi Thú y 1999 - 2000, Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 9 - 16. 23. Lê Ngọc Mỹ và cộng sự (1996 - 2000). ðộ nhậy của Trypanosoma evansi với các thuốc ñiều trị Tiên mao trùng, Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Thú y. Trang 275 - 281. 24. Hồ Văn Nam (1963). Một số nhận xét về bệnh Tiên mao trùng ở nông trường Hà Trung (Thanh Hoá), Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. Tr. 644. 25. ðoàn Văn Phúc, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn ðăng Khải (1981). Thí nghiệm dùng Trypamidium ñiều trị Tiên mao trùng, Thông tin Thú y Viện Thú y (1). Trang 11. 26. ðoàn Văn Phúc (1985). Các phương pháp chẩn ñoán bệnh Tiên mao trùng gia súc, Khoa học kỹ thuật Thú y. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………87 27. ðoàn Văn Phúc, Lương Tố Thu, Phạm Ngũ Doanh, Vũ Văn Xông, Quy trình chẩn ñoán bằng phản ứng ngưng kết SAT dùng phát hiện nhanh kháng thể chống tiên mao trùng. Báo cáo tổng kết hoạt ñộng chương trình KN02B, giai ñoạn 1986-1990, Hà Nội, 1992 (64-65). 28. Lê ðức Quyết, Hà Viết Lượng, Nguyễn ðức Tân, Bùi Lập (1995). Về tình hình trâu, bò nhiễm Tiên mao trùng (Trypanosoma sp ) ở một số tỉnh Duyên Hải miền Trung và Tây Nguyên, Khoa học kỹ thuật thú y. Trang 59. 29. Nguyễn ðức Tân, Lê ðức Quyết, Phạm Chiên (1999). Kết quả khảo sát về ký sinh trùng máu trên trâu, bò ở huyện M D rắk (ðắc Lắk), Khoa học kỹ thuật Thú y. Trang 56 – 57. 30. Nguyễn Như Thanh (1996), Miễn dịch học, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang 148 - 1960. 31. Nguyễn Như Thanh (2001), Dịch tễ học thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang 107 - 124. 32. Hoàng Thạch, Phan Hoàng Dũng, Hồ Thi Thuận (1996). ðiều tra tình hình nhiễm bệnh Tiên mao trùng và nghiên cứu qui trình phòng trị bệnh cho trâu, bò sữa các tỉnh phía Nam, Khoa học kỹ thuật Thú y. Tr 50 - 56. 33. Hồ Thị Thuận (1980). Kết quả bước ñầu ñiều tra và ñiều trị bệnh ký sinh trùng ñường máu của trâu, bò ở một số cơ sở chăn nuôi phía nam Việt Nam. Khoa học kỹ thuật và Nông nghiệp, (3). Trang 103. 34. Hồ Thị thuận, Nguyễn Hữu Hưng, Phạm Văn Sơn (1983). Kết quả ñiều tra và bệnh ký sinh trùng ñường máu ở trâu, bò các tỉnh phía Nam, Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. trang 514 - 516. 35. Trịnh Văn Thịnh (1967). ðiều tra cơ bản về côn trùng thú y, Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp. Trang 63: 115 và 66: 224. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………88 36. Trịnh Văn Thịnh (1982). Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội. 37. Lương Tố Thu và cộng sự (1994), Kết quả sản xuất Conjugat, huỳnh quang chẩn ñoán bệnh ký sinh trùng và so sánh ñộ nhậy với các phương pháp khác, Khoa học kỹ thuật thú y. Trang 12 - 24. 38. Lương Tố Thu, Lê Ngọc Mỹ (1995). Nghiên cứu ứng dụng phương pháp ngưng kết trên bản (CATT) ñể chẩn ñoán và ñánh giá tình hình bệnh Tiên mao trùng (do Trypanosoma evansi) trên ñàn trâu Việt Nam, Khoa học kỹ thuật Thú y. Trang 10 - 12. 39. ðặng ðức Trạch, Nguyễn ðình Hường và cộng sự (1987). Miễn dịch học, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 40. Trần ðình Từ, Hoàng Thạch, Phan Văn Chinh và cộng sự (1987). Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật miễn dịch hình quang trong chẩn ñoán bệnh ký sinh trùng máu ở bò, Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp (5). Trang 101 - 108. 41. Lê Ngọc Vinh (1992). Sử dụng phản ứng ngưng kết ñể chẩn ñoán bệnh Tiên mao trùng và ứng dụng trong cải tiến qui trình phòng trị ở nước ta, Luận án phó tiến sĩ khoa học thú y. 42. Well.E.A. (3-1982). Những nghiên cứu bệnh Tiên mao trùng Trypanosoma evansi ở ñộng vật, Báo cáo tại cục thú y Hà Nội. TIẾNG ANH 43. Authie, E. (1974). Trypanosomiasis and Trypanotolerance in cattle: a role for congopain, Elsevir science Ltd, 0169-4758/94/07.00. 45. Chard, K., Sinett, R.P. (1970). Therapeutic effect of Samorin donkey: and dog experimentally with Trypanosoma evansi, Indian Vet.J., 47: pp.475. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………89 46. Chen Qijun. (1992). Study on cross immunity of antibodies against different strains of Trypanosoma evansi, Seminar Paris, (10), pp. 152. 47. Chen Qijun. (1992) Trypanosoma evansi in China, Seminar Paris, (10), pp. 200. 48. Dones, T.W. (1992). Antigenic diversity among stock of Trypanosoma evansi in Indonesia, Seminar in France, (10), pp. 38. 49. Elamin, E.A. (1992). Efficacy of diminazene aceturate (berenil) against experimental Trypanosoma evansi infection in goats. Seminar Paris, (10), pp.98. 50. Garcia, F., Aso, P.M (1992). Association between Trypanosoma evansi and equine infectionus anemia in horses of apure state, Venezuela. Seminar France, (10), pp.64. 51. Gill, B.S. (1965). Study on protective immunority of Trypanosoma evansi infection, J. Comp. Path. (7), pp.223. 52. Gill, B.S., Singh, J., and Gill, J.S. (1987). Trypanosoma evansi infection in pigs in India, Vet. Record, 120 (4), pp.92. 53. Hoare C.A, Sulsby E.J. (1972). Bovins Trypanosomiasis and Lymphoceutosis parellet studies Biol, Haemat, 36, pp. 504 - 517. 54. Ikede, B.O. (1975). Pathogenic mechanisms in Trypanosomiasis, A. Rivier, 14 th meeting CBTRT, Dakar., 74, pp. 49. 55. Killick-kendrick, R. (1964). The apparent loss of the kinetoplast of Trypanosoma evansi after treatment of experimentally infected horse with Berenil, Annales Trop. Med. Parasite, (58),pp. 481. 56. Lapage. G. (1968) Parasitology of medical and veterinary, London. 57. Liu and Ou, Y.C. (1992), Trypanosomiasis in China (1980-1981), Seminar Paris, (10), pp.160. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………90 58. Lorh, K.F (1986). Trypanosoma evansi infection a frequent cause of abortion in buffaloes (Thailand), International Conference Kuala Lampur. 59. Lui, O. C., Dong, W.Q., Yang, D. W. (1992). Trypanosome vaccine: on the way to success, Seminar Paris, (10), pp. 96. 60. Morales, G. A. Caraenore (1976). "The proenchimya rat: a potential laboratory best and model, or the study of Trypanosoma avensi, " Tropical Animal Health Prod., (8) pp.122. 61. Nishikawa, H., Tunlasuvan, D.N. (1990). Serological survey of Trypanosomiasis and Babe sionsis in cattle and buffalo in Thailand, In: Proceedings of the 7th congress of Federation of Asian veterinary association, pattaya, (10), pp.199. 62. Raina, A.K., Peskin, P.K. (1987). Acid base status and blold cases in buffalo calves infected Trypanosoma evansi, Indian J. Vet. Med. pp. 106 - 1100. 63. Raisinghami, P.M, Lodha, K.R. (1989). Incidence of Trypanosoma evansi infection in camels of Rajasthan. Indian J. Animal Science 59 (1), 1390 - 1392 , Seances Soe Biol. Ses. Fil. (64), pp.38 - 40. 64. Sirivan, R, Punyahotra, Mepuch, Y.(1987). Trypanosomiasis in pigs occurrence of Trypanosomiasis in pigs farms in Suphanbruri. In Proccedings of the 6th Annual livestock conference, Depatment of liverstok development, Bangkok, (5), pp. 18-20. 65. Tamasankas, R. (1992). Epidemiological diagnosis of bovine Trypanosomiasis in farm of Guarico state. Part 1. Prevalence, Seminar Paris, (10), pp. 194. 66. Turner (1984). Trypanosomes (reviewed by Turner, Cross, 1984 and Turner, (1985). Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………91 67. Touratier, L, Aims (1979). Achievements and prospects of the international working group in Trypanosoma evansi infection, A Suroerf 5 th international Conference Kuala Lampur, (8), pp/ 18-22. 68. Uilenberg, G. (1988). Nomenclarure of Trypanosomes the last word Transaction of the royal society of Tropical, Medicone and hygiene, 82 (5), pp.799-800. 69. Verma, B.B, Gautam, O.P. (1988). Studies on experimental surra (Trypanosoma evansi infection) in buffalo and calves, Indian Vet.J., pp. 55-68. 70. Vickerman, K. (1974a). The ultastructure of pathogenic flagellates. In "Trypanosomiasis and Leishmaniasis with special reference to chagus disease". Ciba found. Symp. N.20 (new ser), (K.Ellott, M.O Connor, and G.E.W. Wolstenholme, eds), Assoc. Sci. Publ, Amsterdam. 71. Weir C.et al. (1986). Some methods used in the isolation and characterization of pasesite antigens. 72. Zhao, J.Z, Yuan, C.H.G. (1992). Immunopathological changes in lachrymal gland and lung from rabbit infected with trypanosome evansi, Seminar Paris, (10), pp.204. 73. Zhao-rong Lun, Brun R. (1992). The biochemical characterization of Trypanosoma evansi strains from China, Seminar Paris, (10), pp.112. 74. Tperrona, M.C, Leseurand L., Renveom (1992). Seroepidemiology of vovine Trypanosomiasis in the area of Santamaria de ipire, Venezuela. Seminar Paris (10), pp.96. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………92 PHỤ LỤC Ảnh 1. Nu«i chuét b¹ch thÝ nghiÖm ¶nh 2. CÊy truyÒn qua chuét b¹ch ảnh 3: Cố ñịnh trâu, bò ảnh 4: Lấy mẫu máu trâu, bò Ảnh 5: LÊy m¸u tim chuét b¹ch ¶nh 6: Soi kÝnh hiÓn vi Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………93 Ảnh 7: Tiên mao trùng Trypanosoma evansi ký sinh trong huyết tương của trâu bò bệnh Ảnh 8: Tabanus. Kiangsuensis Ảnh 9: Mßng Tabanus rubidus Ảnh 10: Một số hình ảnh ñàn trâu, bò Lạng Sơn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2392.pdf
Tài liệu liên quan