Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng khả năng duy trì độ sạch bệnh của củ giống khoai tây bắt nguồn từ nuôi cấy in vitro cho vùng Đồng bằng Sông Hồng

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng khả năng duy trì độ sạch bệnh của củ giống khoai tây bắt nguồn từ nuôi cấy in vitro cho vùng Đồng bằng Sông Hồng: ... Ebook Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng khả năng duy trì độ sạch bệnh của củ giống khoai tây bắt nguồn từ nuôi cấy in vitro cho vùng Đồng bằng Sông Hồng

pdf114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng khả năng duy trì độ sạch bệnh của củ giống khoai tây bắt nguồn từ nuôi cấy in vitro cho vùng Đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -----------------------------*--------------------------- NGUYỄN PHÙNG HOAN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG DUY TRÌ ðỘ SẠCH BỆNH CỦA CỦ GIỐNG KHOAI TÂY BẮT NGUỒN TỪ NUÔI CẤY MÔ TẠI NAM ðỊNH Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học GS.TS. Nguyễn Quang Thạch Hà Nội - 2008 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam ðịnh, Sở Nông nghiệp & PTNT và Trung tâm giống cây trồng Nam ðịnh – cơ quan ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện ñề tài và hoàn thiện bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Quang Thạch ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thiện bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI), Phòng ðào tạo sau ñại học (VASI), Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Ban ðào tạo sau ñại học – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành khoá học của mình. Chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo ñã hết lòng ñào tạo và dạy dỗ, cung cấp thông tin, hỗ trợ ñể tôi hoàn thành chương trình ñào tạo và luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Văn phòng dự án khoai tây Việt - ðức (Bộ NN&PTNT) ñã tạo ñiều kiện và hỗ trợ kinh phí ñể tôi hoàn thành các nội dung của ñề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Sinh học nông nghiệp – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia (Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp & PTNT) và các hợp tác xã: Hồng Phong, Trực Chính, Lương Kiệt và Bắc Cường ñã tạo ñiều kiện thuận lợi và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thiện bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia ñình, tất cả người thân, bạn bè ñã ñộng viên giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện bản luận văn này. Nam ðịnh, ngày 02 tháng 3 năm 2008 Học viên Nguyễn Phùng Hoan Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii Lời cam ñoan Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñựơc chỉ rõ nguồn gốc. Nam ðịnh, ngày 02 tháng 3 năm 2008 Học viên Nguyễn Phùng Hoan MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa .............................................................................................. i Lời cảm ơn .................................................................................................. ii Lời cam ñoan ............................................................................................... iii Mục lục ....................................................................................................... iv Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ............................................................... vii Danh mục các bảng ..................................................................................... viii Danh mục các hình vẽ, ñồ thị ...................................................................... x MỞ ðẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết ................................................................................. 2 2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài ...................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài ...................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................... 2 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài ................................ 2 4.1. ðối tượng ..................................................................................... 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI ...................................................................................................... 4 1.1. Nguồn gốc, sự phân bố và vai trò của cây khoai tây trong nền kinh tế .. 4 1.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường ñến sinh trưởng và phát triển khoai tây................................................................................................... 12 1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ........................................................... 12 1.2.2. Ảnh của nước ............................................................................ 14 1.2.3. Ảnh hưởng của ánh sáng ......................................................... 14 1.3. Các phương pháp nhân giống khoai tây ........................................ 15 1.3.1. Nuôi cấy ñỉnh sinh trưởng......................................................... 15 1.3.2. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào ............................................. 15 1.3.3. Phương pháp tách hoặc cắt mầm ............................................. 15 1.3.4. Phương pháp cắt củ .................................................................. 16 1.3.5. Phương pháp dùng hạt (TPS) ................................................... 16 1.4. Thoái hoá giống do nhiễm virus ..................................................... 17 1.5. Phát triển các hệ thống nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ở Việt Nam và sự giúp ñỡ của dự án Việt ðức ..................................... 19 1.6. Thực trạng sản xuất khoai tây ở Nam ðịnh .................................. 22 1.6.1. Thực trạng ................................................................................ 22 1.6.2. Những vấn ñề lớn cần giải quyết ñể sản xuất khoai tây ở Nam ðịnh phát triển bền vững ................................................................... 34 1.6.3. Các vấn ñề ñặt ra cho ñề tài nghiên cứu ................................... 35 1.7. Cơ sở khoa học của ñề tài ............................................................... 35 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 37 2.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 37 2.2. Vật liệu ............................................................................................ 37 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 37 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho nội dung 1 .................. 37 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho nội dung 2 .................. 39 2.3.3. Phương pháp tiến hành nội dung 3 .......................................... 43 2.3.4. Phân tích và sử lý số liệu .......................................................... 44 2.4. ðịa ñiểm nghiên cứu ....................................................................... 44 2.4.1. Khái quát các ñịa ñiểm thực hiện ñề tài .................................... 44 2.4.2. ðịa ñiểm thực hiện các thí nghiệm trong vụ ñông năm 2006 .......... 46 2.4.3. ðịa ñiểm thực hiện các thí nghiệm kiểm tra, vụ ñông 2007 ..... 47 2.5. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 50 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 51 3.1. Ảnh hưởng của biện pháp cách ly côn trùng ñến mức ñộ sạch bệnh trong sản xuất giống cấp nguyên chủng và xác nhận ........................... 51 3.1.1. Ảnh hưởng của biện pháp cách ly côn trùng ñến mức ñộ sạch bệnh trong sản xuất giống Diamant cấp NC từ củ giống siêu nguyên chủng trồng trong 5 ñiều kiện khác nhau .......................................... 51 3.1.1.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển .............................. 51 3.1.1.2. Ảnh hưởng của các ñiều kiện cách ly khác nhau tới mức ñộ nhiễm bệnh virus ở ruộng sản xuất giống khoai tây cấp nguyên chủng từ củ giống siêu nguyên chủng .......................................................... 52 3.1.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ở các công thức thí nghiệm kiểm tra vụ ñông năm ...................................................... 57 3.1.2. Ảnh hưởng của biện pháp cách ly côn trùng ñến mức ñộ sạch bệnh trong sản xuất giống Diamant cấp xác nhận từ củ giống nguyên chủng trồng trong 5 ñiều kiện khác nhau .......................................... 58 3.1.2.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển ............................. 59 3.1.2.2. Ảnh hưởng của các ñiều kiện cách ly khác nhau tới mức ñộ nhiễm bệnh virus ở ruộng sản xuất giống khoai tây cấp xác nhận từ củ giống nguyên chủng........................................................................... 60 3.1.2.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ở các công thức thí nghiệm kiểm tra vụ ñông năm 2007 ............................................. 64 3.2. Ảnh hưởng của biện pháp thanh lọc ñồng ruộng tới mức ñộ sạch bệnh trong sản xuất giống cấp nguyên chủng, cấp xác nhận ............... 66 3.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp thanh lọc ñồng ruộng tới mức ñộ sạch bệnh trong sản xuất giống Diamant cấp nguyên chủng từ củ siêu nguyên chủng tại ruộng sản xuất của Trung tâm............................... 66 3.2.1.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển .............................. 66 3.2.1.2. Ảnh hưởng của biện pháp thanh lọc tới mức ñộ sạch bệnh virus trong ruộng sản xuất giống nguyên chủng từ củ siêu nguyên chủng . 67 3.2.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất trong thí nghiệm kiểm tra vụ ñông 2007 ...................................................................... 72 3.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp thanh lọc ñồng ruộng tới mức ñộ sạch bệnh trong sản xuất giống Diamant cấp xác nhận từ củ nguyên chủng tại ruộng sản xuất của HTX Trực Chính ............................................ 74 3.2.2.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển ............................. 74 3.2.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp thanh lọc tới mức ñộ sạch bệnh virus trong ruộng sản xuất giống xác nhận từ củ nguyên chủng ................. 75 3.2.2.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất trong thí nghiệm kiểm tra vụ ñông 2007 ...................................................................... 81 3.3. ðánh giá ảnh hưởng cuả bệnh virus tới năng suất khoai tây ........ 84 3.4. Kết quả mô hình ............................................................................. 87 3.5. Ứng dụng giải pháp cách ly bằng nhà màn ñể tăng hệ số nhân trong hệ thống giống ........................................................................................ 91 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 97 4.1. Kết luận ........................................................................................... 97 4.2. Kiến nghị ......................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 100 PHỤ LỤC ................................................................................................... 105 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - CT: Công thức thí nghiệm - EU: Cộng ñồng châu Âu - ELISA: Phản ứng miễn dịch liên kết men (Enzime linked immunosorbent assay) - FAO: Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc - GCT: Giống cây trồng - GTZ: Tổ chức hợp tác kỹ thuật ðức - HTX: Hợp tác xã nông nghiệp - KL: Khối lượng - NC: Củ giống nguyên chủng - NSLT: Năng suất lý thuyết - NSTT: Năng suất thực thu - SNC: Củ giống siêu nguyên chủng - TPS: Hệ thống nhân giống khoai tây sử dụng hạt lai - TGST: Thời gian sinh trưởng - XC: Củ giống xác nhận - 10 TCN 316 -2003: Tiêu chuẩn ngành, khoai tây giống, Yêu cầu kỹ thuật Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên Bảng Trang 1.1 Năng suất protein và năng lượng của một số cây lương thực 7 1.2 Diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam 8 1.3 Tổng nhu cầu khoai tây tươi của Việt Nam (tấn) 10 1.4 Dự báo nhu cầu khoai tây ăn tươi năm 2005 và 2010 10 1.5 Kết quả nhân giống của các ñơn vị tham gia dự án 20 1.6 Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Nam ðịnh 23 1.7 Những công thức luân canh có sử dụng khoai tây ở Nam ðịnh 24 3.1 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của khoai tây ở thí nghiệm 1, 2006 51 3.2 Tỷ lệ bệnh virus trên giống Diamant trong các ñiều kiện cách ly khác nhau của thí nghiệm 1, vụ ñông 2006 52 3.3 Tỷ lệ bệnh virus ở thí nghiệm1, vụ ñông năm 2007 56 3.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ở thí nghiệm 1, 2007 57 3.5 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của khoai tây ở thí nghiệm 2, 2006 59 3.6 Tỷ lệ bệnh virus trên giống Diamant trong các ñiều kiện cách ly khác nhau của thí nghiệm 2, vụ ñông 2006 60 3.7 Tỷ lệ bệnh virus ở thí nghiệm 2, vụ ñông năm 2007 63 3.8 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ở thí nghiệm 2, 2007 64 3.9 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của khoai tây ở thí nghiệm 3, 2006 66 3.10 Tỷ lệ bệnh virus ở thí nghiệm 3, vụ ñông 2006 67 3.11 Tỷ lệ bệnh virus ở thí nghiệm 3, vụ ñông năm 2007 70 3.12 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ở thí nghiệm 3, 2007 72 3.13 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của khoai tây ở thí nghiệm 4, 2006 74 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3 3.14 Tỷ lệ bệnh virus ở thí nghiệm 4, vụ ñông năm 2006 75 3.15 Tỷ lệ bệnh virus ở thí nghiệm 4, vụ ñông năm 2007 80 3.16 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ở thí nghiệm 4, 2007 82 3.17 Năng suất cá thể của những cây khoẻ, cây bệnh virus 84 3.18 Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và chất lượng lô giống 88 3.19 Hiệu quả kinh tế trong mô hình sản xuất khoai tây giống 89 3.20 Giá thành sản xuất củ siêu nguyên chủng 1 từ củ invitro 94 3.21 Giá thành sản xuất củ siêu nguyên chủng 2 từ củ siêu nguyên chủng 1 95 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên Hình Trang 1.1 Sự phân bố cây khoai tây trên thế giới 5 1.2 Vùng sản xuất khoai tây chủ yếu của Việt Nam 9 1.3 Mối tương quan giữa bệnh virus và năng suất khoai tây 18 2.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm vụ ñông 2007 50 3.1 Biến ñộng quần thể rệp hại trong thí nghiệm 1, vụ ñông 2006 54 3.2 Biến ñộng quần thể bọ trĩ ở thí nghiệm 1, vụ ñông năm 2006 55 3.3 Biến ñộng quần thể rệp hại ở thí nghiệm 2, vụ ñông năm 2006 61 3.4 Biến ñộng quần thể bọ trĩ ở thí nghiệm 2, vụ ñông năm 2006 62 3.5 Biến ñộng quần thể rệp hại ở thí nghiệm 3, vụ ñông năm 2006 69 3.6 Biến ñộng quần thể rệp hại ở thí nghiệm 4, vụ ñông năm 2006 77 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4 MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết Khoai tây là cây vụ ñông quan trọng của ñồng bằng Sông Hồng nói chung và Nam ðịnh nói riêng. Diện tích trồng khoai tây khoai tây của tỉnh Nam ðịnh hàng năm từ 3.500 – 4.000 ha. Thiếu lượng giống có chất lượng tốt cung cấp cho nông dân ở thời ñiểm gieo trồng ñang là vấn ñề bức xúc và tồn tại lớn nhất trong phát triển khoai tây ở Nam ðịnh. Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay giống khoai tây cho sản xuất ở Nam ðịnh chủ yếu ñược cung cấp từ nguồn giá rẻ của Trung Quốc (69%). Lượng giống ñược sản xuất từ nguồn nhập khẩu ở châu Âu và nuôi cấy mô trong tỉnh ñược bảo quản bằng kho lạnh mới ñáp ứng ñược 30% nhu cầu hiện tại của nông dân. Giống khoai tây trong các hệ thống sản xuất chỉ ñạt chất lượng khi nó ñáp ứng ñược các tiêu chuẩn quy ñịnh tại: 10 TCN 316 –2003. Trong ñó mức ñộ sạch bệnh củ giống là tiêu chuẩn cơ bản ñể phân cấp giống. Chính vì lẽ ñó, việc sản xuất giống sạch bệnh có ý nghĩa quyết ñịnh. Nhưng sản xuất khoai tây giống, ñặc biệt là sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, mặc dù củ/cây giống gốc từ invitro hoàn toàn sạch bệnh nhưng ñể có giống cho sản xuất ñại trà phải trải qua nhiều chu kỳ, nhiều thế hệ ở những ñiều kiện trồng trọt khác nhau. Giống ñược nhân liên tiếp bằng củ (nhân giống vô tính), do ñó có nhiều sâu bệnh hại ñược lan truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau, sau mỗi một thế hệ tỷ lệ sâu bệnh càng tăng, nhất là bệnh virus. Giống bị nhiễm bệnh Virus là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn ñến thoái hoá giống, năng suất thấp không ñạt tiêu chuẩn làm giống và không ñược nông dân chấp nhận. Vấn ñề ñặt ra là: làm thế nào nâng cao số thế hệ trong chu kỳ nhân giống nhằm giảm giá thành sản xuất trong khi vẫn ñảm bảo ñộ sạch bệnh theo quy ñịnh. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5 Trong bối cảnh ñó, việc thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng khả năng duy trì ñộ sạch bệnh của củ giống khoai tây bắt nguồn từ nuôi cấy mô tại Nam ðịnh” là rất cần thiết. 2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài - Kéo dài ñộ sạch bệnh của củ giống qua các thế hệ từ nguồn nuôi cấy mô trong ñiều kiện sản xuất tại Nam ðịnh. - Sản xuất ñược củ giống các cấp: siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận ñạt tiêu chuẩn ngành theo 10 TCN 316 –2003 từ củ/cây sạch bệnh. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - ðề tài ñược thực hiện sẽ góp phần xác ñịnh vai trò của biện pháp: cách ly côn trùng và thanh lọc ruộng giống tới ñộ sạch bệnh Virus, từ ñó bước ñầu xác ñịnh và bổ sung những cứ liệu khoa học cho hệ thống sản xuất khoai tây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ở Nam ðịnh. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - ðề tài sẽ góp phần ñề ra các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng duy trì ñộ sạch bệnh Virus áp dụng trong hệ thống sản xuất giống khoai tây của tỉnh Nam ðịnh. 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 4.1. ðối tượng ðề tài tập trung nghiên cứu: - Một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng duy trì ñộ sạch bệnh của củ giống sản xuất bắt nguồn từ nuôi cấy mô tại Nam ðịnh. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Biện pháp cách ly côn trùng và thanh lọc ñồng ruộng trong quá trình sản xuất giống Diamant các cấp: siêu nguyên chủng –> nguyên chủng –> xác nhận từ nguồn củ/cây nuôi cấy mô. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI 1.1. Nguồn gốc, sự phân bố và vai trò của cây khoai tây trong nền kinh tế Cây khoai tây (Solanum tuberosum L) có nguồn gốc ở vùng cao nguyên thuộc dãy núi Andes, Nam châu Mỹ, ở ñộ cao 2.000-5.000m. Người Tây Ban Nha lần ñầu tiên phát hiện ra cây khoai tây khi họ ñặt chân ñến thung lũng Magdalenna (Nam Mỹ) vào giữa thế kỷ 16 (Salaman, 1949) [34]. Khoai tây ñược du nhập vào Tây Ban Nha vào khoảng năm 1570 và Anh Quốc năm 1590. Sau ñó, nó ñược lan truyền khắp châu Âu và tiếp ñó là châu Á (Hawkes, 1978) [27]. Khoai tây thuộc họ cà (Solanaceae), nhóm Solanum, section petota, gồm 150 loài có khả năng cho củ. Tập ñoàn giống khoai tây là một tập hợp các dạng ña bội có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 24-72 (Hawkes, 1978) [27]. Các dạng khoai tây ñược phân loại theo số lượng nhiễm sắc thể như sau: (1) Loại lục bội (2n = 6x = 72); (2) Loại ngũ bội (2n = 5x = 60); (3) Loại tứ bội (2n = 4x = 48); (4) Loại tam bội (2n = 3x = 36); và (5) Loại nhị bội (2n = 2x = 24). Loại tứ bội phân bố rộng rãi nhất, chiếm khoảng 70% chi Solanum là do sự chọn lọc của con người. Khoai tây trồng làm lương thực, thực phẩm hiện nay là Solanum tuberosum L. Loài này ñược phân thành 2 nhóm là: Group Andigena và Group Tuberosum. Một số tác giả cho rằng nên coi là 2 loài phụ (subsp. tuberosum và subsp. andigena). - Nhóm Tuberosum ñược hình thành do quá trình chọn lọc từ nhóm Andigena từ khi di thực về châu Âu theo hướng thích ứng với ñiều kiện ngày dài và sau này là Bắc Mỹ (vùng ôn ñới). Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8 - Nhóm Andigena qua quá trình chọn lọc trong ñiều kiện ngày ngắn, nhiệt ñộ thấp (vùng núi cao nhiệt ñới) ñã hình thành nên các giống ngày ngắn trồng ở vùng Trung và Nam Mỹ, ra củ rất tốt trong ñiều kiện ngày ngắn. Theo số liệu của Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc năm 2003 (Food and Agriculture Organization, FAO) diện tích khoai tây trên thế giới là 18.380.000ha với tổng sản lượng 295 triệu tấn. Trong ñó, diện tích trồng khoai tây của châu Âu chiếm 52,6% và sản lượng ñạt 52,3% của thế giới. Ở châu Á, diện tích trồng khoai tây chiếm 30,6% với 28,2% tổng sản lượng của thế giới. Cây khoai tây là cây lương thực quan trọng thứ 4 trên thế giới sau lúa mì, lúa gạo và ngô, và ñược trồng ở 148 nước kéo dài từ 710 vĩ tuyến Bắc ñến 400 vĩ tuyến Nam. Hình 1.1. Sự phân bố cây khoai tây trên thế giới (Nguồn: R.J. Hijmans, International Potato Center, Lima, Peru, 2000) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9 54% sản lượng khoai tây của thế giới ñược dùng làm lương thực ñể ăn tươi, chế biến theo kiểu khoai chiên thái vuông (french fries), khoai chiên giòn thái mỏng (chips), khoai tây ñông lạnh (chiếm 19%) và chế biến tinh bột (chiếm 8%), ngoài ra còn một lượng nhất ñịnh ñể làm giống (chiếm 19%) (Song Jian, 2004) [35]. Trung Quốc, Liên Xô, Ba Lan và Mỹ là những quốc gia dẫn ñầu thế giới về diện tích trồng khoai tây. Với 4,7 triệu ha bằng 25% diện tích trồng khoai tây của thế giới, Trung Quốc là nước có diện tích trồng khoai tây lớn nhất. Sản lượng khoai tây của Trung Quốc ñạt 75 triệu tấn/năm tương ñương với 19% tổng sản lượng khoai tây thế giới và 70% tổng sản lượng khoai tây của châu Á. Năng suất khoai tây giữa các quốc gia trên thế giới chênh lệch rất lớn, dao ñộng từ 7- 65 tấn/ha. Năng suất khoai tây cao nhất ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Năng suất khoai tây bình quân ở Pháp là 35 tấn/ha, Hà Lan 45 tấn/ha, bang Washington Mỹ 65 tấn/ha. Theo Leviel (1986) [42], khoai tây có sản lượng chất khô trên ñơn vị diện tích ñạt cao nhất, vượt lúa mì 3,04 lần, ngô 1,12 lần, ñại mạch 2,68 lần và sản lượng protein, vượt lúa mì 2,02 lần, lúa nước 1,33 lần và ngô 2,2 lần. Khi sử dụng 100g khoai tây có thể ñảm bảo ít nhất 8% nhu cầu protein, 3% năng lượng, 10% Fe, 10% B1 và 20-50% nhu cầu Vitamin C cho người trong một ngày (Beukema và cộng sự, 1990) [26]. Vander Zaag (1976) [38] cho rằng cây khoai tây sinh lợi hơn bất kỳ cây trồng nào khác vì nó cho năng suất về năng lượng và protein là cao nhất. Ngoài ra, khoai tây còn ñược dùng làm thức ăn cho gia súc. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10 Bảng 1.1. Năng suất protein và năng lượng của một số cây lương thực (P. Vander Zaag, 1976) Cây trồng Kcal/100g Tỷ lệ Protein (%) Năng suất Protein (kg/ngày/ha) Khoai tây 90,82 2,0 1,1 Sắn 185,87 0,7 0,2 Khoai lang 138,30 1,5 0,5 ðậu ñỗ 400,24 22,0 0,6 Lúa 420,90 7,0 0,6 Ngô 138,91 9,5 0,8 Bên cạnh giá trị lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc, khoai tây còn là nguyên liệu có giá trị cho nhiều ngành công nghiệp như tinh bột khoai tây ñược dùng nhiều trong công nghiệp dệt, sợi, gỗ (ván ép), giấy, ñặc biệt trong công nghiệp sản xuất các loại axít hữu cơ (lactic, xitric), các dung môi hữu cơ như butanol, xeton....Xu hướng chung của các nước có nền sản xuất khoai tây tiên tiến trên thế giới là giảm diện tích nhưng vẫn ñảm bảo sản lượng trên cơ sở tăng năng suất bằng cách sử dụng giống mới cùng với việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật tiên tiến. Ở nước ta, cây khoai tây ñược người Pháp ñưa vào trồng từ cuối thế kỷ 19, trải qua hơn 100 năm sản xuất khoai tây ở Việt Nam ñã trải qua nhiều giai ñoạn thăng trầm. Trước những năm 70 của thế kỷ 20, diện tích khoai tây chỉ vào khoảng vài ngàn ha. Vào những năm 70-80 của thế kỷ trước, khi Việt Nam thiếu lương thực trầm trọng và ñược Cộng hoà dân chủ ðức viện trợ về giống, diện tích khoai tây tăng rất nhanh và ñạt ñỉnh cao vào năm 1979 -1980 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11 là 104.400 ha (ðỗ Kim Chung, 2006) [2]. Trong những năm 1990 – 1995 thì diện tích khoai tây giảm mạnh và chỉ còn khoảng 20 ngàn ha do không còn nguồn giống viện trợ từ ðức và Việt Nam ñã sản xuất ñủ lương thực ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Từ năm 1996 trở lại ñây, do có giống giá rẻ từ Trung Quốc và nhu cầu thị trường khoai tây tăng nên diện tích khoai tây có chiều hướng tăng chậm nhưng ổn ñịnh. Cũng theo tác giả ðỗ Kim Chung (2006) [2], năng suất khoai tây trong những năm 1976- 1990 chỉ ñạt dưới 10 tấn/ha và dao ñộng khoảng 10 tấn/ha trong những năm 1991 – 1996 và 11-12 tấn những năm 1997 – 2002 và cải thiện hơn, ñạt 12,5 – 13 tấn/ha vào những năm 2003-2005. Theo kết quả ñiều tra của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia tổng diện tích trồng khoai tây năm 2003 – 2004 là: 47.340 ha trong ñó vụ ñông 2003 là 40.257 ha chiếm 85% và vụ ñông xuân 2004 là 7.083 ha chiếm 15%. Cây khoai tây ở nước ta ñược trồng ở 4 vùng sinh thái như sau: Bảng 1.2. Diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam Diện tích khoai tây năm 2003 – 2004 (ha) TT Vùng trồng Vụ ñông 2003 Vụ ðX 2004 Tổng 1 Trung du miền núi phía bắc 6.947 2.319 9.266 2 ðồng bằng sông Hồng 31.184 7.083 38.267 3 Duyên hải Bắc trung bộ 10 1.696 1.686 4 Vùng Tây nguyên 440 686 1.126 (Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, SP cây trồng và phân bón quốc gia) Toàn cảnh về diện tích và vùng phân bố của cây khoai tây ở Việt Nam trong 10 năm qua ñược thể hiện ở hình 1.2. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12 Hình 1. 2. Vùng sản xuất khoai tây chủ yếu của Việt Nam Kết quả ñiều tra của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia thì giống khoai tây trồng ở nước ta như sau: Giống chọn tạo trong nước chiếm 7,9%; giống nhập nội từ EU chiếm 22%; giống nhập từ Trung Quốc chiếm 63,3% và giống khoai tây hạt lai khoảng 6,8%. Năng suất khoai tây bình quân cả nước cả vụ ñông 2003 và ñông xuân 2004 ñều ñạt 148 tạ/ha, năng suất này còn rất khiêm tốn so với các nước trên thế giới. Các giống khoai tây trồng phổ biến ở nước ta như: VT2, Diamant, Hồng hà 7, Mariella, Xuyên Vu 56 (Phạm ðồng Quảng, 2006) [12] (Nguồn: Dự án thúc ñẩy sản xuất khoai tây ở Viêt Nam) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13 Thị trường khoai tây tươi của Việt Nam ñược tác giả ðỗ Kim Chung ñánh giá là ñầy tiềm năng với những dự báo rất khả quan. Bảng 1.3. Tổng nhu cầu khoai tây tươi của Việt Nam (tấn) Loại nhu cầu Năm 2003 Năm 2005 Năm 2010 Ăn t−¬i 481.927,8 531.319,7 705.730,5 Làm giống 37.336,0 34.477,0 39.490,0 Chế biến 12.000,0 20.000,0 40.000,0 Xuất khẩu 4.200,0 12.000,0 20.000,0 Tổng nhu cầu 535.463,8 597.796,7 805.220,5 (Nguồn: ðỗ Kim Chung, Thị trường khoai tây Việt Nam, 2006) Bảng 1.4 Dự báo nhu cầu khoai tây ăn tươi năm 2005 và 2010 Hạng mục 2003 2005 2010 Dân số dự báo (1000 người) 80.902,4 83.016,7 88.116,8 Số người tiêu dùng khoai tây (1000 người) 71.517,3 73.386,7 77.895,2 Thu nhập bình quân khẩu (ðô la Mỹ) 412,9 512,3 734,2 Mức tăng thu nhập/khẩu (%) 107,4 124,0 177,8 Mức tăng tiêu dùng khoai tây (%) 102,4 107,7 125,2 Mức tiêu dùng khoai tây/khẩu (kg/khẩu) 6,73 7,24 9,06 Tổng cầu khoai tây ăn tươi (tấn) 481.927,8 531.319,7 705,730,5 Ghi chú:Dân số năm 2003 là số thực tế. Dân số tăng 1,2%/năm (GSO, 2003). Mức tăng về tiêu dùng khoai tây tươi tính từ hệ số co giãn cầu theo thu nhập (0,324) từ kết quả ước lượng hàm Cobb-Douglas trong mục 2.1.3 (Nguồn: ðỗ Kim Chung, Thị trường khoai tây Việt Nam, 2006) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14 Nhu cầu ngày một tăng của thị trường (cả ăn tươi lẫn nguyên liệu cho chế biến), ñiều kiện thời tiết vụ ñông và ñông xuân khá phù hợp cho cây khoai tây sinh trưởng và phát triển, diện tích ñất cát pha và thịt nhẹ của Miền Bắc lên ñến 500.000 ha trong ñó có 200.000 ha khá phù hợp cho việc trồng khoai tây. Hạ tầng, ñặc biệt là hệ thống tưới tiêu khá hoàn chỉnh cùng với chính sách khuyến khích việc chuyển ñổi và ña dạng hoá cây trồng, chính sách khuyến khích phát triển cây vụ ñông của Bộ Nông nghiệp & PTNT và của các tỉnh ñang là những ñiều kiện và ñộng lực quan trọng ñể thúc ñẩy ngành sản xuất khoai tây ở Miền Bắc nước ta. Tiềm năng phát triển rất lớn song sản xuất còn manh mún, chưa thành vùng tập trung, thiếu khoai tây giống có chất lượng vào thời ñiểm gieo trồng, khoai tây giống nhập khẩu quá ñắt, cơ sở vật chất cho sản xuất, bảo quản và chế biến còn rất hạn chế ñang là những khó khăn và thách thức không nhỏ ñối với sản xuất khoai tây ở nước ta. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có chủ trương mở rộng và phát triển khoai tây và coi khoai tây là cây trồng vụ ñông ñầy tiềm năng. Một số tỉnh ðồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Nam ðịnh, Hải Phòng, Bắc Giang ... coi khoai tây là cây chính trong vụ ðông và ñưa vào cơ cấu của những cánh ñồng 50 triệu. Các tỉnh này có chính sách hỗ trợ cho phát triển khoai tây như hỗ trợ tiền giống và hỗ trợ xây kho lạnh. Ở tầm vĩ mô, vai trò của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phát triển ngành khoai tây thể hiện thông qua dự án “Sản xuất khoai tây sạch bệnh” và dự án hợp tác quốc tế với Công hoà Liên bang ðức về “Thúc ñẩy sản xuất khoai tây ở Việt Nam”. Với hai dự án này Bộ có vai trò: - Thúc ñẩy xây dựng hệ thống nhân giống khoai tây có chất lượng áp dụng công nghệ nuôi cấy mô và nhân nhanh. Mục tiêu là sản xuất ra khoai tây giống có chất lượng, cung cấp cho nông dân trồng khoai thương phẩm. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………._.…15 - Tăng cường công tác xác nhận khoai tây giống là ñiều quan trọng khác mà Bộ ñang thực hiện ñể thúc ñẩy sản xuất khoai tây ở Việt Nam. Thông qua dự án khoai tây Việt ðức, Bộ ñã và ñang tăng cường năng lực cho các ñơn vị có nhiệm vụ về kiểm ñịnh, kiểm nghiệm giống cây trồng. Việc tăng cường xác nhận giống là biện pháp hữu hiệu ñể bảo vệ quyền lợi của người nông dân khi sử dụng giống cây trồng nói chung và giống khoai tây nói riêng. - Tăng cường công tác kiểm dịch khoai tây giống nhập khẩu ñược ñẩy mạnh, góp phần ngăn chặn việc xâm nhập sâu bệnh từ khoai tây nhập khẩu. - ðẩy mạnh công tác khảo nghiệm và công nhận giống mới nhằm tìm ra nhiều giống tốt hơn cho sản xuất ñặc biệt là giống cho chế biến sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ nhập khẩu khoai nguyên liệu. - Tăng cường công tác khuyến nông về khoai tây như mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng khoai tây giống và khoai tây thương phẩm, xây dựng các mô hình về hệ thống nhân giống, về giống mới và sản xuất khoai tây hàng hoá. - Khuyến khích mối liên doanh liên kết giữa các ñối tác có liên quan trong ngành sản xuất khoai tây như người sản xuất, thương nhân, các cơ sở chế biến, các ñơn vị nghiên cứu nhằm trao ñổi thông tin, hợp tác và phát triển. 1.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường ñến sinh trưởng và phát triển khoai tây 1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ Nhiệt ñộ ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh trưởng phát triển của cây khoai tây. Ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, cây khoai tây có thể thích ứng ñược với biên ñộ nhiệt ñộ từ 10-30 0C. Nhiệt ñộ không khí thích hợp cho thân lá khoai tây phát triển là 18-200C. Nhiệt ñộ cao trên 250C thân phát triển dài ra, lá nhỏ ñi, quá trình quang hợp vẫn diễn ra nhưng hô hấp tăng do ñó hiệu suất Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16 tích luỹ về vật chất thấp. Sự hình thành và phát triển tia củ, khoai tây cần nhiệt ñộ thấp dưới 19-20 0C. Nếu nhiệt ñộ cao sẽ có ảnh hưởng xấu và làm tăng nhanh quá trình thoái hoá giống. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao, nhiệt ñộ tối thấp trên 190C và tối cao không cao quá 300C kéo dài, cây sinh trưởng thân lá mạnh, nhưng quá trình tạo củ bị ức chế, tia củ nhiều và dài ra có xu hướng mọc thành thân. Một số giống chịu nhiệt có thể hình thành củ nhưng cho nhiều củ nhỏ. ðể hình thành củ và kiến tạo năng suất tốt, khoai tây cần nhiệt ñộ tối thấp không quá 190C. Do vậy, những mùa ðông ấm năng suất khoai tây rất thấp. Nhiệt ñộ dưới 150C kéo dài sẽ hạn chế ñến sinh trưởng thân lá. Nếu nhiệt ñộ hạ xuống dưới 100C, cây khoai tây sẽ ngừng sinh trưởng. Nhiệt ñộ không khí thích hợp nhất cho củ phát triển từ 18-190C và nhiệt ñộ ñất 16-170C. Nếu nhiệt ñộ từ 200C trở lên, quá trình hình thành củ của khoai tây bắt ñầu bị kìm hãm. Nhiệt ñộ lên cao quá 250C sẽ trở ngại cho quá trình hình thành và phát triển củ (tốc ñộ tích luỹ về củ giảm, củ nhỏ và năng suất thấp). Trong thời kỳ hình thành củ, nhiệt ñộ cao kéo dài gây ra hiện tượng củ không ñược tích lũy chất khô một cách ñầy ñủ, dẫn ñến năng suất và chất lượng giống giảm rõ rệt ở các ñời sau. Những củ giống ñã qua thời kỳ ngủ nghỉ có thể nảy mầm và sinh trưởng tốt ở 150C. Ở nhiệt ñộ dưới -10C cây sẽ bị chết rét. Nếu nhiệt ñộ lên tới 29-300C cây hô hấp tăng, sẽ dẫn tới tiêu hao chất dinh dưỡng trong củ làm ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng phát triển của cây sau này. Ở các nước ôn ñới, khoai tây ñược trồng trong mùa Xuân và cây chỉ bắt ñầu mọc bình thường khi nhiệt ñộ ñạt từ 8-100C trở lên. Tổng nhu cầu tích ôn trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây từ 1.600-1.8000C. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17 1.2.2. Ảnh hưởng của nước Trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển cây khoai tây cần rất nhiều nước. Theo một số nghiên cứu, một hecta khoai tây cho năng suất củ từ 19-33 tấn/ha thì cần từ 2.800-2.900m3 nước. ðể tạo ra 100kg củ khoai tây cần 12- 15m3 nước (Ngô ðức Thiệu và Nguyễn Văn Thắng, 1978) [20]. Cây khoai tây ñòi hỏi ẩm ñộ ñất ở giai ñoạn trước hình thành củ khoảng 60%, trong thời gian tạo củ 80%. Nếu thiếu nước ở thời kỳ phình củ thì năng suất khoai tây sẽ bị giảm rõ rệt. ðảm bảo ñủ nước trong suốt thời kỳ khoai tây hình thành và phát triển củ là một trong những yếu tố quan trọng ñể ñạt năng suất cao. 1.2.3. Ảnh hưởng của ánh sáng Phản ứng ánh sáng ðộ dài ngày (quang chu kỳ) có ảnh hưởng sâu sắc ñến sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây. Ở ñiều kiện ngày dài (> 12 giờ chiếu sáng), sinh trưởng thân lá chiếm ưu thế, cây khoai tây ra hoa tốt nhưng quá trình hình thành củ bị ức chế. ðiều kiện ngày ngắn thì ngược lại sẽ ức chế sự ra hoa và phát triển thân lá nhưng kích thích quá trình tạo củ. Cường ñộ ánh sáng Khoai tây là loại cây trồng theo chu kỳ C3 và cường ñộ ánh sáng là ñiều kiện cơ bản ñể tiến hành quang hợp. ðiểm bão hoà ánh sáng ở thực vật C3 chỉ bằng một phần ba ánh sáng mặt trời toàn phần. Cường ñộ ánh sáng tối ưu, cường ñộ quang hợp ở thực vật C3 ñạt 10-35 mg CO2 .dm-2.h-1, trong khi ñó ñối với thực vật C4 các chỉ tiêu trên cao hơn nhiều (40-60 mg CO2 .dm-2.h-1). Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18 1.3. Các phương pháp nhân giống khoai tây 1.3.1. Nuôi cấy ñỉnh sinh trưởng (meristem) ðây là biện pháp tốt ñể loại bỏ một số bệnh virus và tạo ra cây khoai tây hoàn toàn sạch bệnh. Tuy nhiên, một số loại virus có thể vẫn theo mô phân sinh hoặc nhu mô kề cận không tách ra ñược mà lây sang thế hệ sau. Vì vậy, khi tiến hành phương pháp này người ta thường kết hợp với xử lý nhiệt (370C trong vòng 30 ngày) trước khi tách ñỉnh sinh trưởng ñể nuôi cấy hoặc xử lý với một số hoá chất ức chế virus (virozales) trong quá trình nuôi cấy. Vì ở ñiều kiện 370C kéo dài, một số loại viuus bị ức chế và loại bỏ chẳng hạn như Potato virus L (virus cuốn lá). Nếu cây khoai tây sạch bệnh trồng liên tiếp ở môi trường không cách ly thì sẽ bị tái nhiễm virus (Nguyễn Quang Thạch, 1993) [16] và (Nguyễn Thị Kim Thanh, 1996) [14]. 1.3.2. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào Nuôi cấy mô tế bào không chỉ áp dụng cho việc nhân giống khoai tây mà còn nhân giống trên nhiều ñối tượng cây trồng khác. Từ một cá thể hay mắt mô ban ñầu có thể nhân hàng loạt cá thể mới trong một thời gian ngắn. Các nhà khoa học Pháp ñã chứng minh rằng có khả năng tạo ñược 25 triệu cây in vitro/năm bắt nguồn từ một cây ban ñầu, trong khi ñó bằng phương pháp thông thường chỉ ñược 10 cây. Vì vậy, kỹ thuật này ñược áp dụng ở Pháp từ năm 1973 (Martin, 1983) [30], (Molet, 1990) [31] sau ñó ñược phổ biến rộng ở nhiều nước trên thế giới. 1.3.3. Phương pháp tách hoặc cắt mầm Việc nhân giống vô tính trên khoai tây là rất phổ biến. Trong ñiều kiện thiếu giống có thể sử dụng phương pháp tách hoặc cắt mầm ñể tăng hệ số nhân giống. Phương pháp nhân giống này ñã ñược áp dụng khá phổ biến ở Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19 nhiều nước trên thế giới, trong ñó có Việt Nam. Từ một lượng vật liệu ban ñầu, trong một thời gian ngắn có thể nâng cao hệ số nhân từ 5-10 lần. ðây thực sự là con ñường nhân giống ñơn giản và cho hiệu quả cao. Trương Văn Hộ và Vander Zaag (1986) [33] ñã áp dụng phương pháp này ở ñồng bằng Bắc bộ từ năm 1983-1986 cho kết quả tốt và năng suất có thể ñạt 19,7 tấn/ha. Phương pháp này ñã góp phần làm tăng hệ số nhân giống khoai tây trong thời gian ñó. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này làm tăng khả năng bị nhiễm virus và các bệnh nấm khuẩn khác nếu như nguồn giống ñem nhân mang bệnh. 1.3.4. Phương pháp cắt củ ðể tiết kiệm giống, giảm thiểu ñầu tư trên một ñơn vị diện tích, phương pháp cắt củ giống là một giải pháp hữu ích, nhất là khi nguồn củ giống có kích cỡ lớn trên 60 gam/củ. Nhiều kết quả nghiên cứu ñã chứng minh rằng khi cắt chia ñôi củ giống 50-60g, năng suất không có sự khác biệt so với củ nguyên vẹn có khối lượng tương ñương. Ở một số nước (Úc, Mỹ, Hà Lan, ðức…), cắt củ giống là một biện pháp thông dụng. Công việc này ở các nước trên ñược thực hiện bằng máy, còn ở nước ta ñược tiến hành thủ công. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khả năng nhiễm và lây lan bệnh hại là rất lớn, nhất là các bệnh virus, thối củ và héo xanh vi khuẩn nếu như xử lý dao cắt và chọn lọc giống không tốt (Vander Zaag, 1976) [38]. 1.3.5. Phương pháp dùng hạt (TPS) Trong nhiều năm qua ở một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ, Châu Á ñã và ñang dùng hạt khoai tây trong hệ thống nhân giống và ñã ñem lại hiệu quả kinh tế cao (Upadhya, 1988) [37]. Ưu ñiểm của phương pháp này là cho hệ số nhân cao, ñầu tư giống trên ñơn vị diện tích thấp, giảm thiểu chi phí vận Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………20 chuyển và cất giữ. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là giống thường ít ñồng nhất về dạng thân lá và củ, năng suất ñời ñầu thường thấp, kỹ thuật canh tác phức tạp hơn so với phương pháp trồng thông thường. 1.4. Thoái hoá giống do nhiễm bệnh virus Có 2 nguyên nhân chính gây thoái hoá giống khoai tây ở Việt Nam ñó là thoái hoá do nhiễm bệnh virus và thoái hoá do già hoá (già sinh lý) củ giống. Hiện tượng khoai tây thoái hoá do nhiễm virus ñã ñược Parmentier (Pháp) phát hiện năm 1788. Sau ñó khoảng 1 thế kỷ người ta mới xác ñịnh ñược những ñặc tính của virus và khẳng ñịnh chúng là nguyên nhân gây thoái hoá khoai tây. Cây khoai tây có thể là ký chủ của 60 loại virus gây bệnh, trong ñó có 6 loại virus hại khoai tây ñiển hình là: 1. PLRV (Potato Leaf Roll Virus): gây cuốn lá làm giảm năng suất 49 – 90% 2. PVY (Potato Virus Y): gây xoăn lá, khảm hoa, khảm lá, làm giảm năng suất 50 – 90 %. 3. PVA (Potato Virus A): gây khảm lá, khảm hoa, làm giảm năng suất 50%. 4. PVX (Potato Virus X): gây khảm lá, khảm hoa nhưng không biến dạng, làm giảm năng suất 10 – 25% . 5. PVS (Potato Virus S): triệu chứng ẩn có thể làm giảm diện tích lá, gây ñổ cây, làm giảm năng suất 10 - 15%. 6. PVM (Potato Virus M): gây cuốn là nhẹ ở ngọn, khảm gân lá, làm giảm năng suất 60 - 70% (Vũ Triệu Mân 1986) [6]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………21 Hình 1.3. Mối tương quan giữa bệnh virus và năng suất khoai tây Nguồn: (Beukema and Van der Zaag, 1990) Bệnh virus là một bệnh hại vô cùng nguy hiểm cho cây trồng và lây lan rất nhanh nhờ côn trùng môi giới hay qua tiếp xúc cơ giới. Do có sự xâm nhiễm vật chất di truyền của virus vào vào genom tế bào chủ nên bệnh virus là bệnh không thể chữa ñược, là nguyên nhân chủ yếu nhất làm giảm năng suất khoai tây một cách nghiêm trọng và gây hiện tượng thoái hoá giống. Ở Việt Nam bệnh virus hại khoai tây bắt ñầu ñược ñề cập vào những năm 1960. Hiện nay bệnh virus ñã có ở khắp các vùng trồng khoai tây ở nước ta với tỷ lệ bệnh từ 20 - 70%. Ngay cả với các giống khoai tây ñược coi là có triển vọng khi nhập vào Việt Nam chỉ sau ba vụ trồng và bảo quản ñã bị nhiễm bệnh nặng. ðặc biệt trong ñiều kiện nguồn bệnh virus và môi giới Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………22 truyền bệnh (như các loại rệp) cao thì các giống khoai tây nhập nội khi trồng trong ñiều kiện tự nhiên sẽ nhiễm bệnh rất nhanh. Nếu vụ thứ nhất chỉ có 0,63% cây bệnh thì ñến năm thứ tư, tỷ lệ bệnh là 21,98% và sau 10 vụ sẽ lên tới 48,3%. Ước tính thiệt hại năng suất do virus gây ra giảm từ 28 - 70% trong ñó bệnh xoăn lùn gây tác hại nhiều nhất. ðây là nguyên nhân chính gây thoái hoá giống. 1.5. Phát triển các hệ thống nhân giống khoai tây bằng nuôi cấy mô ở Việt Nam và sự giúp ñỡ của Dự án Việt ðức Ở Việt Nam, hiện ñang tồn tại 4 hệ thống sản xuất giống khoai tây khác nhau, ñó là: tự duy trì, sử dụng hạt lai (TPS), nhân giống nhập khẩu và nhân giống áp dụng công nghệ nuôi cấy mô và nhân nhanh. Trước năm 2000, việc triển khai hệ thống nhân giống khoai tây bằng nuôi cấy mô gặp nhiều khó khăn, ñặc biệt là vùng ðồng bằng sông Hồng – nơi chiếm phần lớn diện tích khoai tây cả nước. Từ năm 2000 trở lại ñây, Dự án Việt - ðức về thúc ñẩy sản xuất khoai tây ñược triển khai dưới sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp &PTNT, sự ñiều phối của Cục Khuyến Nông và Khuyến lâm (nay là Cục Trồng trọt) với sự hỗ trợ của Tổ chức hợp tác kỹ thuật ðức (GTZ). Mục tiêu cơ bản của dự án là tăng thu nhập cho các hộ nông dân ở miền Bắc thông qua tăng cường thâm canh khoai tây. Trong 8 năm qua (2000- 2007), Dự án ñã tiến hành một loạt các hoạt ñộng bao gồm việc ñầu tư trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ sản xuất khoai tây giống ... với mục tiêu 1) xây dựng hệ thống nhân giống khoai tây, 2) tăng cường công tác kiểm ñịnh giống khoai tây, 3) tăng cường công tác ñăng ký giống mới, 4) tăng cường công tác kiểm dịch khoai tây ñể phục vụ lợi ích của những người sản xuất và tiêu dùng khoai tây ở Việt Nam. Nhờ sự hỗ trợ ñầy hiệu quả của Dự án và nỗ lực không ngừng của các ñơn vị, ñến nay các hệ thống nhân giống Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………23 khoai tây bằng nuôi cấy mô hình thành và có bước phát triển ñáng khích lệ như: Hệ thống của Công ty Cổ phần giống cây trồng trung ương, Hệ thống của Trung tâm Cây có củ – Viện cây lương thực, cây thực phẩm, Hệ thống của Viện Sinh học Nông nghiệp - ñại học Nông nghiệp 1, Hệ thống nhân giống của Nam ðịnh, Hệ thống nhân giống của Hải Phòng. Trong ñó Hệ thống sản xuất khoai tây giống sạch bệnh bắt nguồn từ nuôi cấy mô của Viện Sinh học Nông nghiệp – trường ñại Học Nông nghiệp I là một ñiển hình với nhiều thành tựu nổi bật. Hàng năm, hệ thống sản xuất khoai tây giống của Viện sinh học Nông nghiệp có thể ñạt: 1 – 1,5 triệu củ siêu nguyên chủng, 300 tấn giống nguyên chủng và 3.500 tấn giống xác nhận (Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, 2006) [19]. Theo thống kê của Dự án khoai tây Việt ðức, từ năm 2004 trở lại ñây, hệ thống nhân giống bằng nuôi cấy mô và công nghệ nhân nhanh có bước phát triển ổn ñịnh và vững chắc với qui mô ngày càng lớn, chất lượng sản phẩm ngày càng ñược cải thiện. Bảng 1.5. Kết quả nhân giống của các ñơn vị tham gia dự án Lượng giống sản xuất phân theo các cấp giống Niên vụ Củ siêu nguyên chủng (củ mini) (củ) Củ giống cấp nguyên chủng (tấn) Củ giống cấp xác nhận (tấn) 2004-2005 1.765.767 174,99 1.164,20 2005-2006 2.071.740 789,68 3.867,90 2006-2007 2.245.000 862,45 4.163,18 (Nguồn: Dự án khoai tây Việt ðức) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………24 Nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và nhân nhanh ñang ñược ñánh giá là hệ thống có tiềm năng trong thời gian tới. Theo tác giả Lê Hưng Quốc [13], hệ thống sản xuất khoai tây giống ở Việt Nam cũng cần bảo ñảm các yêu cầu sau: Một là: Áp dụng công nghệ invitro, bán vitro (semiinvitro) sản xuất ra củ siêu nhỏ (microtubers) và củ nhỏ (minitubers) trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật. Hai là: Hệ thống sản xuất khoai tây mới áp dụng phương pháp nhân giống nhanh của công nghệ sinh học RPB (Rapid Propergation Biotechnology) của ñại học Cororado (Mỹ) ñiều khiển ra củ bằng dinh dưỡng, có thể 1m2 sản xuất từ 500 – 1.000 củ siêu nhỏ. Ba là: Xây dựng hệ thống mạng lưới các HTX tiên tiến ở vùng ñồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ sản xuất tại chỗ giống xác nhận 1, 2,3 trên cơ sở áp dụng phương pháp chọn lọc quần thể thải loại các cây nhiễm virus nghiêm ngặt kết hợp với hệ thống BVTV hiệu quả. Bốn là: Xây dựng vùng sản xuất khoai tây giống cách ly theo ñịa hình và kết hợp cách ly theo thời gian do ñịa hình ở miền núi và ñồng bằng hẹp, nhỏ, phân tán không cho phép tạo các vùng sản xuất tập trung, cách ly lớn. Theo hướng này một số HTX ở ven bãi sông Hồng, Sông ðuống, Sông Luộc nhờ thực hiện luân canh trên lúa nước, xác ñịnh tỷ lệ trồng vụ ñông và vụ xuân hợp lý … ñã sản xuất thành công giống khoai tây sạch bệnh góp phần ñưa năng suất khoai tây từ 10-15 tấn/ha lên trên 20 tấn/ha. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………25 Năm là: Thay thế hệ thống bảo quản giống khoai tây truyền thống tại hộ gia ñình thời gian dài bằng bằng hệ thống kho lạnh của các thành phần kinh tế bảo ñảm giống có tuổi sinh lý trẻ, ít hao hụt, giá thành hạ. Hàng năm hệ thống này cần: sản xuất 500.000 củ giống siêu bi; 5 ha sản xuất giống SNC (Pre-basic 2rd generation); 50 ha sản xuất giống khoai tây NC1 (basic seed first gen.); 350 ha sản xuất giống khoai tây NC2 (basic seed 2 gen.); 1500 ha sản xuất giống xác nhận 1 (certifiel seed 1st gen.); 8000 ha sản xuất giống XN2 (Certifiel seed 2). Mục tiêu của hệ thống sản xuất khoai tây giống có chất lượng chủ yếu ñể phục vụ vùng sản xuất khoai tây hàng hoá ñang ñược hình thành ở nước ta. 1.6. Thực trạng sản xuất khoai tây ở Nam ðịnh 1.6.1. Thực trạng Ở Nam ðịnh, khoai tây là cây vụ ñông có nhiều lợi thế. So với ngô và ñậu tương ñông ñòi hỏi thời vụ trồng rất nghiêm ngặt trong khi ñó thời vụ trồng khoai tây có thể kéo dài từ 15 tháng 10 ñến giữa tháng 12. Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn dao ñộng từ 80 – 90 ngày, năng suất cao, có nhiều ñịa phương năng suất ñạt 25 – 30 tấn/ha. Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại hoá. Diện tích trồng khoai tây khoai tây của tỉnh Nam ðịnh giai ñoạn 2001 -2005 dao ñộng từ 3.100 ñến 3.800 ha. Vụ ñông năm 2006 diện tích khoai tây của Nam ðịnh là 3.376 ha bằng 19% diện tích trồng cây vụ ñông của toàn tỉnh với năng suất trung bình 136,77 tạ/ha sản lượng ñạt 46.173 tấn và giá trị hàng hoá ước ñạt: 115,4 tỷ ñồng. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………26 Bảng 1.6. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Nam ðịnh TT Năm Diện tích. (ha) Năng suất (tạ.ha) Sản lượng (tấn) 1 2001 3.353,00 116,45 39.045,69 2 2002 3.709,00 121,63 45.112,57 3 2003 3.859,00 128,32 49.518,69 4 2004 3.519,00 129,84 45.690,70 5 2005 3.167,00 139,33 44.125,81 6 2006 3.376,00 136,77 46.173,55 BQ 3.497,17 128,.72 44.944,50 (Nguồn Cục thống kê Nam ðịnh) Vụ ñông ngày càng trở nên có tầm quan trọng ñặc biệt trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá và góp phần ñáng kể vào thu nhập của nông dân Nam ðịnh. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, hệ thống thu gom, lưu thông sản phẩm sau thu hoạch ña dạng, hoạt ñộng rất hiệu quả nên từ năm 2004 trở lại ñây sản lượng khoai tây của Nam ðịnh sản xuất ñều ñược tiêu thụ triệt ñể với mức giá khá hấp dẫn. Theo ñiều tra của Trung tâm giống cây trồng Nam ðịnh, tại Hồng Phong- Giao Thuỷ, thời ñiểm 25 -30/1/2008 giá thu mua khoai ðức, Hà Lan tại ruộng là 3.500 ñ/kg, nhưng thời ñiểm 4/2/2008 giá khoai ðức, Hà Lan là 3.700 – 4.000ñ/kg. Với mức giá này, nông dân Hồng Phong thu ñược từ 2,3 triệu ñến 2,8 triệu ñồng/sào khoai tây, trừ chi phí còn lãi ròng 1,5 – 1,9 triệu ñồng/sào. Tại vùng bắc tỉnh (Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực) giá thu mua của các ñại lý phổ biến từ 3.000 – 3.300 ñ/kg khoai Hà Lan và 3.300 – 3.700 ñ/kg khoai ðức. Tại các chợ giá khoai tây bán lẻ ñều trên 5000 ñ/kg. ðến thời ñiểm 4/2/2008 hầu hết các vùng sản xuất không còn khoai ðức, Hà Lan thu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………27 gom cho ñại lý. Có thể nói lượng khoai ðức và khoai Hà Lan sản xuất ra chưa ñáp ứng ñược nhu cầu thị trường nội tiêu. 10 huyện, thành của Nam ðịnh ñều trồng khoai tây nhưng vùng sản xuất chính tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Ý Yên, Vụ Bản và Nam Trực với 80.67% diện tích của toàn tỉnh. Cây khoai tây giữ vai trò khá quan trọng trong các công thức luân canh. Thống kê tại 6 HTX (Hồng Phong, Lương Kiệt, Bắc Cường, Yên ðồng, Trực Chính, ðại Lộc) thuộc 4 huỵên, năm 2006 nông dân ở ñây ñã áp dụng: 20 công thức luân canh khác nhau, trong ñó 15 công thức (chiếm 75%) có sử dụng khoai tây, ñiều này cho thấy khoai tây là cây trồng ñược nông dân và các HTX rất ưa dùng trong việc bố trí công thức luân canh của mình. 15 công thức luân canh của 6 HTX ñưa lại cho nông dân thu nhập từ 50 triệu ñến 210 triệu ñồng/ha/năm, trong ñó thu nhập từ cây khoai tây chiếm từ: 16 % ñến 56% và phổ biến là 35% ñến 45%. Trong cùng một công thức luân canh nếu trồng khoai tây giống Hà Lan, ðức luôn luôn cho thu nhập cao hơn trồng các giống Trung Quốc từ: 16 triệu ñến 20 triệu ñồng/ha. Bảng 1.7 Những công thức luân canh có sử dụng khoai tây tại Nam ðịnh, 2006 TT Công thức luân canh Diện tích (ha) ðơn vị thực hiện Tổng thu (Triệu ñ/ha/năm) % thu nhập từ khoai tây 1 Lạc xuân-Dưa hấu hè thu- Lúa mùa-khoai tây ñông (ðức, Hà Lan) 50 Hồng Phong- Giao Thuỷ 156,1 37,67 2 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây ñông (ðức, Hà Lan) 15 Hồng Phong- Giao Thuỷ 103,5 56,82 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………28 3 Khoai tây xuân (ðức, Hà Lan) – Dưa hấu xuân hè – Lúa mùa sớm – Dưa hấu ñông 10 Hồng Phong- Giao Thuỷ 210,4 29,81 4 Lạc xuân – Lúa mùa sớm – Khoai tây giống (NCM) 5 Lương Kiệt – Vụ Bản 92,1 51,37 5 Lạc xuân – Lúa mùa sớm – Khoai tây Thương phẩm (NCM) 10 Lương Kiệt – Vụ Bản 80,2 44,15 6 Lạc xuân – Lúa mùa sớm – khoai tây ñông (TQ) 18 Bắc Cường – ý Yên 72,1 31,07 7 Lạc xuân – Lúa mùa sớm – khoai tây ñông (Hà Lan) 14 Bắc Cường – ý Yên 91,7 45,80 8 Lạc xuân – Lạc hè thu – củ cải – khoai tây ñông (ðức) 70 Yên ðồng – ý Yên 156,1 24,66 9 Lạc xuân – Lạc hè thu – củ cải – khoai tây ñông (TQ) 30 Yên ðồng – ý Yên 140,0 16,00 10 Lạc xuân – Lúa mùa sớm – củ cải – khoai tây (ðức) 70 Yên ðồng – ý Yên 112,7 34,16 11 Lạc xuân - ðậu xanh hè – Rau các loại – khoai tây ñông (ðức) 40 Yên ðồng – ý Yên 123,9 31,07 12 Khoai tây xuân giống (Hà Lan NCM) – Lạc xuân muộn – Lúa mùa trung 6 Trực Chính – Trực Ninh 88,6 46,93 13 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây ñông (Hà Lan) 5 ðại Lộc – ý Yên 70,7 56,61 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………29 14 Lúa xuân – Lúa mùa – khoai tây (TQ) 30 ðại Lộc – ý Yên 50,0 38,63 15 Lạc xuân – Lúa mùa – Khoai tây ñông (TQ) 30 ðại Lộc – ý Yên 59,8 32,3 (Nguån Trung t©m gièng c©y trång Nam §Þnh) Mặc dù vậy, diện tích trồng khoai tây thực tế những năm qua ở Nam ðịnh chỉ bằng 50% so với quỹ ñất có thể khai thác ñược. Chỉ có một số ñịa phương như: Yên Nhân, Yên ðồng, Hồng Phong, Nam Giang ... có cánh ñồng khoai tây với quy mô lớn, có sự quy hoạch rõ ràng; còn lại phần lớn các HTX vẫn thiếu quy hoạch vùng sản xuất khoai tây hàng hoá. Trên một thửa ruộng có rất nhiều loại cây trồng. Trên một cánh ñồng khoai tây tồn tại nhiều loại giống, nhiều cấp giống, giống sản xuất ñến từ nhiều nguồn với chất lượng rất khác nhau. Tình trạng trên làm cho tính chất sản xuất hàng hoá không ñược thể hiện rõ ở nhiều ñịa phương trong tỉnh. Nhiều cánh ñồng khoai bị bệnh tràn lan, ñặc biệt là bệnh héo xanh, một số ruộng mất trắng. Năng suất khoai không cao, không tương xứng với tiềm năng, và mức ñầu tư. Một số hộ nông dân mất niềm tin vào khoai tây. Tại sao vậy? Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là: Thiếu vùng sản xuất giống khoai tây và nhận thức về công tác giống của nông dân còn nhiều hạn chế. Ở Nam ðịnh số HTX có vùng sản xuất khoai tây giống riêng biệt với vùng sản xuất khoai thương phẩm không nhiều, thật ñáng tiếc là tình trạng này chủ yếu rơi vào những vùng sản xuất lớn của tỉnh như: Ý Yên, Nam Trực. Nhận thức về giống và công tác giống của nông dân ở hầu hết các HTX không cao. Nông dân rất nhiều ñịa phương tự duy trì giống bằng cách: sản xuất khoai thương phẩm chọn củ to ñể bán, củ nhỏ tiếp tục gửi vào kho lạnh HTX ñể giống cho năm sau. Quá trình tự duy trì này kéo dài ñã làm cho nguồn củ giống bị nhiễm bệnh nặng và thoái hoá nhiều. Một số ñịa phương kkác tổ chức sản xuất giống khoai tây trong vụ Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………30 xuân, ở cánh ñồng riêng nhưng không làm tốt công tác thanh lọc, quản lý ruộng giống, ñặc biệt giai ñoạn cuối khi thu hoạch, công tác tuyển chọn, phân loại, và xử lý khoai trước khi ñưa vào kho không tốt. Nông dân nhiều vùng dễ dàng chấp nhận mua khoai không rõ nguồn gốc từ chợ ñể làm giống sản xuất do vậy gặp rất nhiều rủi ro về chất lượng giống. Việc ñánh giá và lựa chọn bộ giống cho từng ñịa phương, từng vùng, từng chân ñất, từng nhóm thời vụ chưa rõ ràng, chưa hợp lý. Việc bố trí công thức luân canh cây trồng ở một số hợp tác xã chưa khoa học dẫn ñến tình trạng nguồn bệnh tích luỹ quá nhiều trên ñồng ruộng và trong ñất. ðiều này thể hiện rất rõ ở Yên ðồng nơi nông dân liên tục áp dụng công thức luân canh: Lạc xuân – Lạc Hè thu – Khoai tây ñông trong nhiều năm nên tình trạng khoai bị bệnh héo xanh nặng là ñiều khó tránh khỏi. Trong khi cánh ñồng ñã bị bệnh nông dân ở ñây áp dụng phương pháp tưới rãnh, vô hình trung ñã dẫn truyền nguồn bệnh từ ruộng này sang ruộng khác, từ thửa này sang thửa khác và làm cho mức ñộ bị bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh ñó, diễn biến thời tiết, khí hậu trong những vụ ñông vừa qua có ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất cây vụ ñông nói chung và khoai tây nói riêng. Cụ thể: + Vụ ñông năm 2005: do ảnh hưởng mưa lớn của cơn bão số 7 (29- 30/10) làm cho phần lớn diện tích khoai tây trồng trong tháng 10 bị ảnh hưởng nặng nề, cây, củ giống bị thối hỏng nhiều ... + Vụ ñông năm 2006: trong nửa cuối tháng 10 và tháng 11 trời khô hạn, không mưa, nắng nóng làm cho khoai tây sinh trưởng, phát triển kém, ra củ ít, năng suất các trà khoai sớm rất thấp. + Vụ ñông năm 2007: trong nửa cuối tháng 10, cả tháng 11 và nửa ñầu tháng 12 khô, hạn. Tháng 10 nền nhiệt ñộ cao, tháng 11 chủ yếu lạnh về ñêm, ngày nóng, 20 ngày ñầu tháng 12 trời nóng, chênh lệch biên ñộ nhiệt ngày Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………31 ñêm thấp, gió nồm nam nhiều ngày kết hợp trời nắng gắt (ví dụ ngày 22/12) làm cho các ruộng khoai, ñặc biệt khoai sớm tàn rất nhanh, nhiều ruộng nông dân phải thu hoạch khi khoai mới ñược 60 – 65 ngày. ðể ứng phó với tình trạng vụ ñông ấm và những rủi ro về thời tiết cần phải ñiều chỉnh thời vụ trồng khoai thích hợp cho từng giống cụ thể. Việc hội tụ của những nguyên nhân trên cùng với vai trò tổ chức, tư vấn sản xuất ở nhiều ñịa phương chưa rõ ràng ñã làm cho sản xuất khoai tây ở Nam ðịnh những năm qua chưa ñạt hiệu quả như mong muốn và tiềm năng vốn có của nó. Trên cơ sở phân tích ñầy ñủ ñiều kiện ñất ñai, khí hậu, trình ñộ, kinh nghiệm thâm canh, nhu cầu thị trường cũng như những lợi thế của cây khoai tây trong nền nông nghiệp hội nhập toàn cầu, Trong nội dung “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ñảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập trên ñơn vị diện tích” của Chương trình trọng ñiểm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn giai ñoạn 2006 – 2010 Tỉnh Uỷ Nam ðịnh ñặc biệt coi trọng phát triển cây khoai tây ðức, Hà Lan với mục tiêu: “Mở rộng nhanh diện tích chân hai lúa có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc cát pha của tất cả các huyện, mỗi năm mở rộng từ 500 – 700 ha. Dần thay thế giống khoai tây Trung Quốc bằng các giống ðức, Hà Lan sạch bệnh có năng suất và chất lượng cao, hàng năm thay thế từ 20 –25% diện tích, ñến năm 2010 toàn bộ diện tích khoai tây của Nam ðịnh ñược trồng bằng giống ðức, Hà Lan bảo quản kho lạnh. Cụ thể diện tích ñạt 7.000 ha, năng suất ñạt 180 tạ/ha, sản lượng 126.000 tấn và giá trị sản lượng ñạt 264,6 tỷ ñồng”. Hàng năm ñể sản xuất 3.500 ha khoai tây Nam ðịnh cần ít nhất 3.500 tấn giống, nếu mục tiêu của Tỉnh uỷ ñạt ñược thì từ 2010 mỗi năm tỉnh Nam ðịnh cần ít nhất 7.000 tấn giống. Bức xúc lớn nhất ở Nam ðịnh hiện nay là Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………32 thiếu lượng lớn giống khoai tây chất lượng tốt cung cấp cho nông dân. Nhằm tháo gỡ khó khăn này và từng bước xây dựng hệ thống sản xuất khoai tây giống tại chỗ, tỉnh Nam ðịnh ñã triển khai ñồng bộ các chính sách và giải pháp như: - Hỗ trợ các HTX xây dựng kho lạnh bảo quản khoai tây giống; - Hỗ trợ nông dân sản xuất khoai tây giống nhập khẩu từ Hà Lan, ðức, từ nguồn nuôi cấy mô tế bào; - Triển khai các dự án sản xuất giống khoai tây bằng nuôi cấy mô trong tỉnh. - Hỗ trợ các mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua chương trình khuyến nông - Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ ñể phát triển sản xuất khoai tây giai ñoạn 2006 -2010 theo Chương trình Tỉnh Uỷ là: 21,5 tỷ ñồng, trong ñó hỗ trợ sản xuất giống: 12,5 tỷ và hỗ trợ xây dựng kho lạnh là 9 tỷ ñồng. Cùng với chính sách của tỉnh, những năm qua Nam ðịnh luôn nhận ñược sự hỗ trợ ñầy hiệu quả từ Dự án khoai tây Việt ðức. Thông qua các hoạt ñộng Dự án ñã hỗ trợ Nam ðịnh các trang thiết bị, máy móc, nhà lưới, kho lạnh phục vụ công tác nhân giống, bảo quản khoai tây giống. Hỗ trợ ñào tạo nguồn nhân lực thông qua các chương trình ñào tạo chuyên sâu, các khoá tập huấn ngắn hạn, Hỗ trợ khảo nghiệm tuyển chọn giống mới, hỗ trợ sản xuất giống ... Những chính sách, giải pháp và sự hỗ trợ trên ñã góp phần tạo thêm những ñộng lực mới giúp cho sản xuất khoai tây ở Nam ðịnh có thêm nhiều bước tiến mới. Nam ðịnh ñang phát triển cả 2 hệ thống nhân giống khoai tây: Hệ thống 1: Nhập khẩu giống xác nhận từ ðức, Hà Lan nhân trong vụ xuân, thu khoai bảo quản trong kho lạnh và cung cấp cho nông dân trồng trong vụ ñông. Hệ thống này ñơn giản, dễ làm, ñiều kiện cần thiết là: HTX Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………33 phải có kho lạnh, vùng cách ly. Nhược ñiểm là: không chủ ñộng ñược thời vụ gieo trồng, ảnh hưởng ñến cây trồng vụ tiếp theo do ñó ảnh hưởng tới tổng thu nhập trong một năm trên một ñơn vị diện tích; mặt khác giá giống nhập khẩu ca._.ội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………86 Trong bảng 3.16, năng suất khoai tây cao nhất ở công thức 4 (18,24 tấn/ha) sau ñó ñến công thức 6 (17,53 tấn/ha) và công thức 1 (17,45 tấn/ha), năng suất thấp nhất ở công thức 7 (13,33 tấn/ha). ðối chiếu với số liệu ở bảng 15 thì những công thức có năng suất cao nhất là những công thức có tỷ lệ bệnh virus thấp, ngược lại công thức 7 có năng suất thấp nhất là công thức có tỷ lệ bệnh virus cao nhất. Giống như ở thí nghiệm 3, trong thí nghiệm 4 cũng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa biện pháp thanh lọc cây bệnh ở thế hệ trước với tỷ lệ cây bệnh và năng suất khoai tây ở thế hệ kế sau. Cụ thể: - CT1- thế hệ 1 thanh lọc 1 lần sau trồng 40 ngày, thế hệ 2 tỷ lệ cây bệnh virus: 7,47% và năng suất ñạt 17,45 tấn/ha; - CT2- thế hệ 1 thanh lọc 1 lần sau trồng 65 ngày, thế hệ 2 tỷ lệ cây bệnh virus: 15,86% và năng suất ñạt 15,06 tấn/ha; - CT3- thế hệ 1 thanh lọc 1 lần sau trồng 80 ngày, thế hệ 2 tỷ lệ cây bệnh virus: 17,54% và năng suất ñạt 15,22 tấn/ha; - CT4- thế hệ 1 thanh lọc kép (sau trồng 40 ngày và sau trồng 65 ngày), thế hệ 2 tỷ lệ cây bệnh virus: 8,54% và năng suất ñạt 18,24 tấn/ha; - CT5- thế hệ 1 thanh lọc kép (sau trồng 65 ngày và sau trồng 80 ngày), thế hệ 2 tỷ lệ cây bệnh virus: 18,59% và năng suất ñạt 13,69 tấn/ha; - CT6- thế hệ 1 thanh lọc 3 lần (sau trồng 40 ngày, sau trồng 65 ngày và sau trồng 80 ngày), thế hệ 2 tỷ lệ cây bệnh virus: 5,26% và năng suất ñạt 17,53 tấn/ha; Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………87 - CT7- thế hệ 1 không thanh lọc, thế hệ 2 tỷ lệ cây bệnh virus: 32,74% và năng suất ñạt 13,33 tấn/ha. Như vậy biện pháp thanh lọc cây bệnh không chỉ làm giảm tỷ lệ cây bệnh virus ở vụ hiện tại mà góp phần hạn chế tỷ lệ cây bệnh ở ñồng ruộng và ảnh hưởng tới năng suất khoai tây ở vụ kế tiếp. Nhờ vậy biện pháp này ñã góp phần duy trì ñược mức ñộ sạch bệnh của khoai tây trong hệ thống sản xuất giống. 3.3. ðánh giá ảnh hưởng của bệnh virus tới năng suất khoai tây Trong quá trình thực hiện ñề tài, ñể góp phần tìm hiểu ảnh hưởng trực tiếp của bệnh virus tới năng suất khoai tây, vụ ñông năm 2007 chúng tôi ñã lựa chọn, cắm cọc theo dõi cố ñịnh 30 cây bị bệnh khảm lá (virus X), 30 cây bị bệnh xoăn lùn (virus Y) và 30 cây khoẻ (không tìm thấy triệu chứng bệnh) ở trong cùng một thửa ruộng. Thu hoạch riêng từng cây, chúng tôi thu ñược bảng số liệu sau: Bảng 3.17. Năng suất cá thể của những cây khoẻ, cây bệnh virus Cây khoẻ Cây bị bệnh khảm lá (Virus X) Cây bị bệnh xoăn lùn (virus Y) TT Củ/kh KL (g/kh) Củ/kh KL (g/kh) Củ/kh KL (g/kh) 1 5 320 5 210 6 80 2 12 520 3 190 4 180 3 5 580 8 210 6 120 4 10 310 5 210 3 100 5 4 220 7 170 5 40 6 8 500 4 170 5 130 7 6 220 5 180 7 120 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………88 8 10 200 5 280 6 130 9 6 360 2 180 7 120 10 8 420 5 140 2 70 11 7 400 2 140 8 100 12 4 380 3 220 5 220 13 8 300 5 220 5 100 14 5 340 14 160 4 80 15 6 300 3 80 5 100 16 5 220 5 240 5 100 17 7 330 4 110 3 70 18 5 300 3 100 7 120 19 3 260 6 170 6 80 20 9 420 3 200 4 80 21 7 340 5 60 8 110 22 10 700 2 70 10 100 23 9 230 4 100 7 120 24 6 300 7 200 4 60 25 11 400 11 210 2 80 26 7 280 5 60 4 60 27 5 340 5 260 4 40 28 6 300 4 140 1 20 29 8 280 2 180 4 180 30 5 240 7 180 1 50 TB 6,90 343,67 4,97 168,00 4,93 98,67 % so với cây Khoẻ 100,00 100,00 71,98 48,88 71,50 28,71 KL củ TB (g/củ) 50 36 21 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………89 - Xét về số củ/khóm: + Ở những cây khoẻ số củ nhiều nhất: 12 củ/khóm, số củ ít nhất: 3 củ/khóm, trung bình: 6,9 củ/khóm; + Ở những cây bệnh khảm lá (virus X) số củ nhiều nhất: 14 củ/khóm, số củ ít nhất: 2 củ/khóm, trung bình: 4,97 củ/khóm bằng 71,98% so với nhóm cây khoẻ; + Ở những cây bệnh xoăn lùn (virus Y) số củ nhiều nhất: 10 củ/khóm, số củ ít nhất: 1 củ/khóm, trung bình: 4,93 củ/khóm bằng 71,5% so với nhóm cây khoẻ; - Xét về năng suất cá thể: + Ở những cây khoẻ năng suất cao nhất: 700 gam/khóm, năng suất thấp nhất: 200 gam/khóm, trung bình: 343,67 gam/khóm; khối lượng củ trung bình: 50gam/củ. + Ở những cây bệnh khảm lá (virus X) năng suất cao nhất: 280 gam/khóm, năng suất thấp nhất: 60 gam/khóm, trung bình: 168,0 gam/khóm bằng 48,88% so với nhóm cây khoẻ; khối lượng củ trung bình: 36 gam/củ. + Ở những cây bệnh xoăn lùn (virus Y) năng suất cao nhất: 220 gam/khóm, năng suất thấp nhất: 20 gam/khóm, trung bình: 98,67 gam/khóm bằng 28,71% so với nhóm cây khoẻ; khối lượng củ trung bình: 21 gam/củ. Như vậy phần lớn những cây bị bệnh virus ñều cho số củ ít, củ nhỏ hơn vì vậy năng suất thường thấp hơn nhiều so với cây khoẻ. Trong hai loại bệnh virus quan sát ñược thì bệnh xoăn lùn do virus Y làm giảm năng suất khoai trầm trọng hơn nhiều so với bệnh khảm lá do virus X. Trong khi năng suất cá thể ở nhóm cây bị bệnh khảm lá bằng 48,88% so với nhóm cây khoẻ thì năng suất của nhóm cây bị bệnh xoăn lùn chỉ bằng 28,71% so với cây Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………90 khoẻ. Kết quả khảo sát này cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả trước ñây. Thực tế này một lần nữa khẳng ñịnh bệnh virus là nguyên nhân cơ bản gây thoái hoá giống và cũng khẳng ñịnh tầm quan trọng của việc duy trì ñộ sạch bệnh củ giống trong hệ thống nhân giống khoai tây ở Nam ðịnh hiện nay. 3.4. Kết quả mô hình Mô hình trình diễn sản xuất giống khoai tây các cấp ñược thực hiện tại HTX Lương Kiệt: qui mô 1,5 ha trong ñó 0,5 ha sản xuất giống nguyên chủng từ củ siêu nguyên chủng, 05 ha sản xuất giống xác nhận từ củ nguyên chủng và 0,5 ha sản xuất khoai thương phẩm từ nguồn giống xác nhận. Giống sử dụng cho mô hình là giống Diamant, trồng cùng thời vụ và chế ñộ chăm sóc. Toàn bộ mô hình ñược trồng trong công thức luân canh: lạc xuân – lúa mùa – khoai tây ñông. Lượng phân bón sử dụng: phân chuồng ủ mục: 8 tấn/ha; Phân urê: 300 kg/ha; Phân Supe lân: 560 kg/ha và Phân kali: 280 kg/ha. Với ñặc ñiểm của một tỉnh ñồng bằng sông Hồng diện tích ñất canh tác bình quân thấp, chỉ khoảng 500m2/người, nông dân Nam ðịnh ñang nỗ lực thâm canh tăng vụ ñể nâng cao thu nhập trên một ñơn vị diện tích. Việc tìm kiếm những vùng có ñặc ñiểm ñịa hình lý tưởng ñảm bảo cách ly như vùng núi và hải ñảo ngay tại Nam ðịnh là ñiều không thể. Do vậy trong quá trình sản xuất giống khoai tây trên diện rộng ở các hợp tác xã, việc lựa chọn vùng cách ly chỉ mang tính tương ñối dựa trên cơ cấu cây trồng, công thức luân canh của ñịa phương. ðể khắc phục hạn chế về vùng cách ly chúng tôi ñặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ thực vật và thanh lọc ruộng giống. Vận dụng kết quả nghiên cứu trong vụ ñông 2006, khi tiến hành thanh lọc ruộng giống chúng tôi ñặc biệt quan tâm và thực hiện triệt ñể ngay từ khi khoai tây ñược 35- 40 ngày. Bởi vì ở khi quan sát trong thực tiễn ở ñịa phương, thời kỳ Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………91 này những bệnh virus phổ biến như virus X, virus Y trên khoai tây ñều ñã xuất hiện với triệu trứng khá rõ và rất dễ xác ñịnh bên cạnh ñó quần thể rệp và các côn trùng môi giới khác trong ruộng mới xuất hiện với mật ñộ thấp nên thanh cây bệnh sẽ ñạt hiệu quả cao. Việc thanh lọc sớm và triệt ñể còn khắc phục ñược tình trạng bỏ sót cây bệnh bởi vì ở khoai tây có hiện tượng một số cây bệnh virus nhẹ (bệnh khảm) giai ñoạn ñầu triệu chứng bệnh khá rõ nhưng về sau khi gặp ñiều kiện thuận lợi cây sinh trưởng tốt hơn thì triệu trứng bệnh mất ñi. Hiện tượng này cũng góp phần giải thích tại sao trong thí nghiệm 3 và 4 những công thức thanh lọc muộn thường ñạt hiệu quả thấp hơn những công thức có lần thanh lọc sớm. Trong ruộng sản xuất giống nguyên chủng và xác nhận ở mô hình, công tác thanh lọc ñược thực hiện nghiêm túc 3 lần trong vụ nhưng ñặc biệt triệt ñể ở lần 1 và lần 2. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi mời Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia kiểm ñịnh ruộng giống, cấp chứng chỉ ñồng thời ghi chép ñầy ñủ các thông tin về chi phí sản xuất, năng suất, sản lượng, giá bán … ñể hạch toán hiệu quả kinh tế. Kết quả thực hiện mô hình ñược ghi lại tại bảng 3.18 và 3.19. Bảng 3.18. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và chất lượng lô giống TT Chỉ tiêu Ruộng SX giống NC Ruộng SX giống xác nhận Ruộng SX khoai thương phẩm 1 Diện tích (ha) 0,5 0,5 0,5 2 Mật ñộ trồng (cây/m2) 8,0 6,0 5,0 3 Số thân/khóm 3,5 3,8 3,0 4 Chiều cao cây (cm) 47,0 46,0 43,0 5 Thời gian từ trồng - thu hoạch (ngày) 90,0 90,0 90,0 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………92 6 Tỷ lệ cây khác dạng (%) (*) 0,0 0,0 1,2 7 Bệnh virus nhẹ (%) (*) 1,0 2,0 10,0 8 Bệnh virus nặng (%) (*) 1,0 1,0 9,0 9 Bệnh héo xanh vi khuẩn (%) (*) 0,1 0,1 0,1 10 Bệnh mốc sương (cấp bệnh) (*) 3 3 3 11 Diện tích lô kiểm ñịnh ñạt yêu cầu (*) 0,5 0,5 - 12 Diện tích lô kiểm ñịnh không ñạt yêu cầu (*) 0,0 0,.0 - 13 Năng suất thực thu (kg/ha) 17.640 19.684 19.600 Ghi chú: (*) Kết quả kiểm ñịnh của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia. Kết quả kiểm ñịnh cho thấy 100% diện tích sản xuất giống nguyên chủng và giống xác nhận ở mô hình ñều ñạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy ñịnh hiện hành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế trong mô hình sản xuất khoai tây giống TT Chỉ tiêu SX. Cấp nguyên chủng SX. Cấp xác nhận SX. Thương phẩm từ củ xác nhận I Chi phí sản xuất 1 Giống (ñ/ha) 17.598.000 10.000.000 6.000.000 2 Phân chuồng ủ mục (ñ/ha) 1.600.000 1.600.000 1.600.000 3 Phân Ure (ñ/ha) 1.800.000 1.800.000 1.800.000 4 Phân lân (ñ/ha) 952.000 952.000 952.000 5 Phân kali (ñ/ha) 1.680.000 1.680.000 1.680.000 6 Bảo vệ thực vật (ñ/ha) 280.000 280.000 280.000 7 Chi phí làm ñất (ñ/ha) 1.120.000 1.120.000 1.120.000 8 Công trồng, chăm sóc, thu hoạch (ñ/ha) 9.800.000 9.800.000 9.800.000 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………93 9 Chi phí khác (ñ/ha) 420.000 420.000 420.000 Cộng chi phí 35.250.000 27.652.000 23.652.000 II Sản phẩm 2.1 Năng suất (kg/ha): 17.640 19.684 19.600 2.1.1. SP ñạt tiêu chuẩn làm giống 14.112 11.810 0 2.1.2. SP ñạt tiêu chuẩn hàng hoá 3.175 6.889 17.640 2.1.3. SP làm thức ăn chăn nuôi 353 984 1.960 2.2 Giá bán (ñ/kg) 2.2.1. Giá Khoai làm giống 4.300 3.300 0 2.2.2. Giá khoai ñạt TC hàng hoá 2.900 2.900 2.900 2.2.3. Giá SP làm thức ăn chăn nuôi 1.000 1.000 1.000 2.3 Giá trị các loại Sản phẩm 2.3.1. Giá trị SP khoai giống 60.681.600 38.974.320 0 2.3.2. Giá trị SP khoai ñạt tiêu chuẩn hàng hoá 9.208.080 19.979.260 51.156.000 2.3.3. Giá trị SP khoai làm thức ăn chăn nuôi 352.800 984.200 1.960.000 Tổng giá trị sản phẩm/ha 70.242.480 59.937.780 53.116.000 III Thu nhập (ñ/ha) 34.992.480 32.285.780 29.464.000 Số liệu thu ñược ở bảng 3.19 cho thấy chi phí sản xuất giống nguyên chủng cao nhất: 35.250.000 ñ/ha bằng 1,27 lần chi phí sản xuất củ giống xác nhận và 1,49 lần sản xuất khoai thương phẩm. Sự chênh lệch về chi phí sản xuất chủ yếu do chênh lệch về chi phí tiền giống ñưa lại: ñể có ñủ giống cho sản xuất củ nguyên chủng cần chi 17.598.000 ñồng bằng 1,76 lần chi phí giống ñể sản xuất củ xác nhận và gần 3 lần chi phí giống ñể sản xuất khoai thương phẩm. Xét về cơ cấu ñầu tư: chi phí giống ñể sản xuất củ nguyên chủng chiếm tỷ trọng cao nhất 49,9% (17.598.000ñ/35.250.000ñ) trong khi ñó tỷ lệ này trong sản xuất củ xác nhận là 36,16% (10.000.000ñ/27.652.000ñ) và trong sản xuất khoai thương phẩm là 25,37% (6.000.000ñ/23.652.000ñ). Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………94 Mặc dù năng suất không cao và chi phí lớn nhưng do tỷ lệ củ giống cao và giá bán giống nguyên chủng cao nên hiệu quả kinh tế thu ñược từ ruộng sản xuất nguyên chủng cao nhất, ñạt 34.992.480 ñ/ha bằng 1,08 lần sản xuất giống xác nhận và 1,19 lần sản xuất khoai thương phẩm. Tuy nhiên hiệu quả ñầu tư cao nhất không thuộc về sản xuất củ giống nguyên chủng mà thuộc về sản xuất khoai thương phẩm vì cứ bỏ 1 ñồng vốn ñể sản xuất củ giống nguyên chủng chúng ta chỉ thu ñược gần 2 ñồng (70.242.480ñ/35.250.000ñ = 1,99 lần), bỏ 1 ñồng vốn sản xuất củ giống xác nhận thu ñược 2,16 ñồng (59.937.780ñ/27.652.000ñ = 2,16 lần) trong khi ñó bỏ 1 ñồng vốn sản xuất khoai thương phẩm thu ñược 2,24 ñồng (53.116.000ñ/23.652.000ñ =2,24 lần). Thực tế trên ñã góp phần giải thích tại sao các công ty và nông dân không mặn mà lắm với việc sản suất khoai tây giống nói chung và sản xuất giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng nói riêng. Bởi vì khi sản xuất củ giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng cần phải ñảm bảo cách ly nghiêm ngặt, quy trình sản xuất phức tạp, ñầu tư chi phí cao trong khi ñó hiệu quả trên một ñồng vốn ñầu tư thấp. Do vậy, trong sản xuất giống khoai tây cần phải hạch toán cho cả một chu kỳ từ sản xuất củ siêu nguyên chủng cho tới giống xác nhận. 3.5. Ứng dụng giải pháp cách ly bằng nhà màn ñể tăng số thế hệ nhân trong hệ thống giống Có hai yếu tố quan trọng ñể thúc ñẩy hệ thống sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bắt nguồn từ nuôi cấy mô ở Nam ðịnh phát triển bền vững ñó là: duy trì ñộ sạch bệnh của củ giống qua các thế hệ nhân nhằm làm chậm tốc ñộ thoái hoá giống và làm giảm giá thành sản xuất củ giống, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thông qua ứng dụng các giải pháp kỹ thuật. Bên cạnh những giải pháp kỹ thuật nhằm làm tăng hệ số nhân qua mỗi thế hệ (số củ giống thu ñược/ñơn vị diện tích/vụ) của Trung tâm, thông qua kết quả nghiên Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………95 cứu năm 2006, ñề tài ñã ñề xuất tăng thêm 1 ñời nhân siêu nguyên chủng trong nhà màng theo sơ ñồ sau: Sơ ñồ nhân giống của Trung tâm Sơ ñồ ñề xuất Vật liệu sạch bệnh khởi ñầu Vật liệu sạch bệnh khởi ñầu Củ invitro (phòng thí nghiệm) Củ invitro (phòng thí nghiệm) Củ SNC (trong nhà màng TT) Củ SNC 1 (trong nhà màng TT) Củ NC (ruộng cách ly của TT) Củ SNC 2 (trong nhà màng TT) Củ xác nhận (ruộng cách ly ở HTX) Củ NC (ruộng cách ly của TT) Sản xuất khoai thương phẩm (ruộng sản xuất của ND) Củ xác nhận (ruộng cách ly ở HTX) Sản xuất khoai thương phẩm (ruộng sản xuất của ND) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………96 Việc tăng thêm một ñời nhân củ siêu nguyên chủng trong nhà màng không phải là vấn ñề mới nhưng là lần ñầu tiên ñược áp dụng trong hệ thống giống ở Nam ðịnh. Trong hệ thống giống khoai tây ở Nam ðịnh thì Trung tâm phải ñảm bảo 2 khâu ñó là nhân giống siêu nguyên chủng và giống nguyên chủng ñể cung cấp cho các hợp tác xã sản xuất giống xác nhận. Do vậy ñể có ñược củ giống nguyên chủng ñảm bảo chất lượng nhưng giá bán phù hợp với khả năng cạnh tranh cao cung cấp cho các hợp tác xã trong tỉnh sản xuất củ giống xác nhận là rất cần thiết. Muốn vậy trước hết chúng tôi tập trung các giải pháp nhằm giảm giá thành sản xuất củ giống siêu nguyên chủng, khi giá thành củ siêu nguyên chủng thấp thì chi phí sản xuất củ nguyên chủng sẽ giảm. Trung tâm giống cây trồng Nam ðịnh có 3500 m2 nhà màn ñể sản xuất củ gống siêu nguyên chủng. Trong mỗi chu kỳ nhân giống trước chỉ nhân 1 ñời siêu nguyên chủng trong nhà màn, vụ ñông 2007 Trung tâm ñã thử nghiệm nhân và giành 50% diện tích nhân củ siêu nguyên chủng 2 từ củ siêu nguyên chủng 1. Kết quả cho thấy giá thành sản xuất củ siêu nguyên chủng 2 từ siêu nguyên chủng 1 là 222ñ/củ chỉ bằng 66,09% giá thành sản xuất củ siêu nguyên chủng 1 từ củ invitro (336 ñ/củ). Chi tiết tại bảng 3.20 và 3.21. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………97 Bảng 3.20. Giá thành sản xuất củ siêu nguyên chủng 1 từ củ invitro TT Nội dung chi ðVT Số l- ượng ðơn giá Thành tiền (ñ) 1 Giống (củ invitro) Củ 70.000 1.000 70.000.000 3 Phân bón các loại m2 3.500 3.000 10.500.000 4 Thuốc BVTV m2 3.500 1.000 3.500.000 5 ðiện nước, xăng dầu m2 3.500 500 1.750.000 6 Vật rẻ mau hỏng m2 3.500 500 1.750.000 7 Công kỹ thuật m2 3.500 1.500 5.250.000 8 Công chăm sóc m2 3.500 1.500 5.250.000 9 vật rẻ khác m2 3.500 2.000 7.000.000 10 Quản lý phí, chi khác m2 3.500 428 1.498.000 11 Văn phòng phẩm ñồng 1.000.000 12 Chi phí bảo quản ñồng 4.000.000 13 Khấu hao nhà màn ñồng 6.000.000 13 Tổng chi ñồng 117.498.000 14 Số củ thu ñược Củ 350.000 15 Giá thành sản xuất (ñ/củ) 336 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………98 Bảng 3.21. Giá thành sản xuất củ siêu nguyên chủng 2 từ củ siêu nguyên chủng 1 TT Nội dung chi ðVT Số l- ượng ðơn giá Thành tiền (ñ) 1 Giống Củ 70.000 336 23.499.600 3 Phân bón các loại m2 3.500 3.000 10.500.000 4 Thuốc BVTV m2 3.500 1.000 3.500.000 5 ðiện nước, xăng dầu m2 3.500 500 1.750.000 6 Vật rẻ mau hỏng m2 3.500 500 1.750.000 7 Công kỹ thuật m2 3.500 1.500 5.250.000 8 Công chăm sóc m2 3.500 1.500 5.250.000 9 vật rẻ khác m2 3.500 2.000 7.000.000 10 Quản lý phí, chi khác m2 3.500 428 1.498.000 11 Văn phòng phẩm ñồng 1.000.000 12 Chi phí bảo quản ñồng 4.000.000 13 Khấu hao nhà màn ñồng 6.000.000 13 Tổng chi ñồng 70.997.600 14 Số củ thu ñược Củ 320.000 15 Giá thành sản xuất (ñ/củ) 222 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………99 Số liệu ở bảng 3.20 và 3.21 cho thấy tổng chi phí và cơ cấu ñầu tư rất khác nhau giữa sản xuất củ siêu nguyên chủng 1 và siêu nguyên chủng 2. Nếu tổng chi phí sản xuất củ siêu nguyên chủng 1 từ củ invitro cần 117.498.000 ñồng thì sản xuất củ siêu nguyên chủng 2 chỉ cần 70.997.600 ñồng bằng 60,42% so với chi phí sản xuất siêu nguyên chủng 1. Chi phí giống gốc (invitro) ñể sản xuất củ siêu nguyên chủng 1 cần 70.000.000 ñồng, chiếm 59,58% tổng chi phí sản xuất thì chi phí giống gốc ñể sản xuất củ siêu nguyên chủng 2 chỉ cần 23.499.600 ñồng, chiếm 33,10% tổng chi phí sản xuất. Như vậy việc tăng thêm 1 ñời nhân siêu nguyên chủng trong nhà màn là một giải pháp thật sự có ý nghĩa về kinh tế trong khi vẫn duy trì ñược chất lượng củ giống. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………100 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận. Từ các kết quả nghiên cứu trong thời gian thực hiện ñề tài chúng tôi có một số kết luận sau: 1./. Từ nguồn giống sạch bệnh ban ñầu, trồng ở các ñiều kiện cách ly khác nhau chỉ sau một vụ, chất lượng củ giống thu ñược ñã thay ñổi rất nhiều do nhiễm bệnh virus với mức ñộ khác nhau. Nguyên nhân dẫn ñến sự khác nhau về chất lượng củ giống (mức ñộ nhiễm virus) sau một vụ trồng là do sự khác biệt về quần thể rệp ở các ñiều kiện cách ly khác nhau. Mật ñộ rệp càng cao, thời gian hiện diện của chúng trong ruộng càng dài thì tỷ lệ cây bệnh virus càng lớn. Trong sản xuất giống, ñảm bảo ñược các yêu cầu cách ly sẽ làm chậm quá trình thoái hoá ở các thế hệ tiếp theo. 2./. Từ nguồn giống sạch bệnh ban ñầu, trồng và chăm sóc trong cùng một ñiều kiện, sau một vụ ở những công thức áp dụng biện pháp thanh lọc tỷ lệ bệnh virus ñều thấp hơn ở những công thức không thanh lọc. Công thức thanh lọc nhiều lần có tỷ lệ cây nhiễm bệnh virus thấp hơn ở các công thức thanh lọc 1 lần. Công thức nào có một lần thanh lọc sớm (sau trồng 40 ngày) ñều có tỷ lệ cây nhiễm bệnh virus thấp hơn. Thậm chí ở công thức 1- thanh lọc ñơn sớm (sau trồng 40 ngày) sau một vụ tỷ lệ cây nhiễm bệnh virus thấp hơn ở công thức 5 thanh lọc kép muộn (sau trồng 65 ngày và sau trồng 80 ngày). Biện pháp thanh lọc không chỉ làm giảm tỷ lệ cây bệnh virus ở vụ hiện tại mà góp phần hạn chế tỷ lệ cây bệnh và ảnh hưởng tới năng suất khoai tây ở vụ kế tiếp. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………101 3./. Tỷ lệ bệnh virus ban ñầu trong củ giống càng cao thì tỷ lệ cây bệnh trên ruộng sản xuất càng lớn. Tỷ lệ cây nhiễm bệnh virus càng cao năng suất củ thu ñược càng thấp. 4./. 100% diện tích sản xuất giống nguyên chủng và giống xác nhận ở mô hình ñều ñạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy ñịnh hiện hành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong mô hình trình diễn, cứ bỏ 1 ñồng vốn ñể sản xuất củ giống nguyên chủng chỉ thu ñược gần 2 ñồng trong khi ñó bỏ 1 ñồng vốn sản xuất củ giống xác nhận thu ñược 2,16 ñồng và 1 ñồng vốn sản xuất khoai thương phẩm thu ñược 2,24 ñồng. 5./. Tăng thêm một ñời nhân củ siêu nguyên chủng trong nhà màn có ý nghĩa rất lớn trong việc hạ giá thành sản xuất các thế hệ củ giống tiếp sau của hệ thống giống. Kết quả sản xuất thử nghiệm cho thấy giá thành sản xuất củ siêu nguyên chủng 2 từ siêu nguyên chủng 1 là 222ñ/củ chỉ bằng 66,09% giá thành sản xuất củ siêu nguyên chủng 1 từ củ invitro (336 ñ/củ). Trong khi chất lượng củ giống vẫn ñược duy trì. 4.2. Kiến nghị Xây dựng và phát triển hệ thống nhân giống khoai tây bằng phương pháp nuôi cấy mô tại chỗ là một hướng ñi thích hợp nhằm góp phần giải quyết những bức xúc về vấn ñề thiếu lượng giống chất lượng cung cấp cho nông dân ở thời ñiểm gieo trồng của Nam ðịnh hiện nay. ðể duy trì ñược ñộ sạch bệnh của củ giống qua các thế hệ nhân và hạ giá thành sản xuất cần triệt ñể áp dụng biện pháp cách ly và thanh lọc ñồng ruộng. Từ kết quả ñề tài chúng tôi có một số ñề nghị sau: 1./. Khai thác triệt ñể hệ thống nhà màn của Trung tâm giống cây trồng Nam ðịnh ñể sản xuất củ giống siêu nguyên chủng. Mỗi chu kỳ nhân giống, cần tăng từ 4 thế hệ như hiện nay lên 5 thế hệ, trong ñó có 2 thế hệ nhân siêu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………102 nguyên chủng trong nhà màn ñể giảm giá thành sản xuất củ giống các cấp tiếp theo. 2./. Sử dụng tốt quỹ ñất (10 ha) ñảm bảo các yêu cầu cách ly và ñội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm giống cây trồng Nam ðịnh trong việc sản xuất khoai tây giống cấp nguyên chủng. 3./. Việc lựa chọn vùng cách ly ñể sản xuất khoai giống cấp xác nhận ở Nam ðịnh cần dựa vào ñặc ñiểm ñịa lý, cơ cấu cây trồng, công thức luân canh và ñặc biệt là cơ cấu cây vụ ñông của ñịa phương. Ở ñiều kiện Nam ðịnh, từ thực tiễn ñề tài cho thấy tốt nhất nên chọn những HTX có vùng bãi ven các con sông lớn, vụ ñông nông dân không sản xuất khoai tây thương phẩm và các loại cây họ cà ñể quy hoạch thành vùng sản xuất giống khoai tây. 4./. Trong sản xuất giống khoai tây cần thực hiện ñồng bộ các biện pháp cách ly, bảo vệ thực vật và ñặc biệt phải thực hiện nghiêm ngặt biện pháp thanh lọc kép, trong ñó cần triệt ñể thực hiện lần thanh lọc sớm (sau trồng 35 – 40 ngày) ñể duy trì ñộ sạch bệnh của củ giống. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………103 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2004), Tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 2. ðỗ Kim Chung (2006), Thị trường khoai tây Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Hoá, Hà Nội, Tr. 11. 3. Nguyễn Công Chức (2007), Phát triển sản xuất khoai tây ở Việt Nam và vai trò của Bộ NN&PTNT, Bản tin Trồng trọt, Giống – công nghệ cao, ban ñiều hành chương trình giống – công nghệ cao, Hội giống cây trồng Việt Nam, Số 1/2007, Hà Nội, (Trang 22-23). 4. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình cây rau, NXBNN, Hà Nội. 5. ðường Hồng Dật (2005), Cây khoai tây và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, NXBNN, Hà Nội. 6. Vũ Triệu Mân (1986), Bệnh virus hại khoai tây, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 7. Vũ Triệu Mân (2003), Chuẩn ñoán nhanh bệnh hại thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Vũ Triệu Mân (1993), Sản xuất giống khoai tây sạch bệnh theo kiểu cách ly ñịa hình ở vùng ñồng bằng Sông Hồng miền Bắc Việt Nam, Tạp chí bảo vệ thực vật số tháng 6/1993, Hà Nội. 9. Vũ Triệu Mân (1978), “Nghiên cứu loại trừ virút X khoai tây ra khỏi ñồng ruộng”, Tạp chí KHKTNN số 127, Hà Nội. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………104 10. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (2001), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 11. Trịnh Khắc Quang (2000), Nghiên cứu biện pháp sản xuất và duy trì chất lượng khoai tây giống từ nguồn củ nhỏ và từ hạt lai cho ñồng bằng sông Hồng, Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội. 12. Phạm ðồng Quảng (2006), Kết quả ñiều tra giống 13 cây trồng chủ lực của cả nước, Nxb Hà Nội, (Tr. 171-173) 13. Lê Hưng Quốc) (2006), Xây dựng hệ thống sản xuất khoai tây giống ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 21/2006, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Kim Thanh (1996), Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất củ giống khoai tây sạch bệnh có kích thước nhỏ bắt nguồn từ nuôi cấy in-vitro, Kết quả nghiên cứu khoa học trồng trọt 1994 – 1995, NXBNN, Hà Nội, Tr. 89-93. 15. Phạm Trí Thành (1979), Giáo trình phương pháp thí nghiệm ñồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Nguyễn Quang Thạch (1993), Một số biện pháp khắc phục sự thoái hoá giống khoai tây Solanum tuberosum L. ở ñồng bằng Bắc bộ, Luận án PTS KHNN, Trường ñại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 17. Nguyễn Quang Thạch, Ths. Nguyễn Xuân Trường, TS. Nguyễn Thị Lý Anh (2004), Ứng dụng công nghệ cao sản xuất khoai tây giống sạch bệnh, thông tin chuyên ñề do Trung tâm Khuyến nông quốc gia – Trung tâm tin học phát hành. 18. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Hương, Lại ðức Lưu (2006), Bước ñầu nghiên cứu ứng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………105 dụng công nghệ khí canh trong nhân nhanh giống cây khoai tây nuôi cấy mô. Báo cáo khoa học kỷ niệm 50 năm thành lập trường ðại học NN1 Hà Nội. 19. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường (2006), Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống sản xuất khoai tây giống sạch bệnh, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 21/2006. 20. Ngô ðức Thiệu, Nguyễn Văn Thắng (1978), Kỹ thuật trồng khoai tây, NXBNN, Hà Nội. 21. Tỉnh Uỷ Nam ðịnh (2006), Chương trình trọng ñiểm phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn giai ñoạn 2006 – 2010 tỉnh Nam ðịnh. 22. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam ðịnh (2006), Kế hoạch thực hiện chương trình trọng ñiểm phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn giai ñoạn 2006-2010 tỉnh Nam ðịnh. 23. Nguyễn Văn Viết (1991), Xác ñịnh mức ñộ nhiễm bệnh virus trên khoai tây trồng từ củ, từ hạt và nghiên cứu biện pháp nhân giống sạch bệnh, Tóm tắt luận án PTS khoa học nông nghiệp, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Viết, Sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng phương pháp trồng và chọn lọc giống theo vùng tập trung và cách ly, Một số kết quả nghiên cứu khoa học cây khoai tây (1986-1990), do Trung tâm nghiên cứu khoai tây – rau, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam phát hành, NXBNN, Hà Nội -1990 25. Viện bảo vệ thực vật (2000), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập III – Phương pháp ñiều tra, ñánh giá sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại cây trồng cạn, NXBNN, Hà Nội Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………106 Tiếng Anh 26. Beukema, H.P. and D.E. Vander Zaag (1990), Introduction to potato production, Pudoc Wageningen, 208p 27. Hawkes (1978), History of potato, Biosystematics in the crop, pp. 1-69. 28. Ir. Jan Morrenhof (1998), The road to seed potato production, NIVAA, the netherlands Potato Consultative Institute, Den Haag, P. 16 – 36. 29. Ir E. Asscheman, Dr Ir J.A. Bokx, Ing H. Brinkman, Ir C.B.Bus, Ing P.H. Hotsma, Ing C.P. Meijers, Dr Ir A. Mulder, Dr Ing K. Scholte, Dr Ir L.J. Turkensteen, Ir R. Wustman, Dr Ir D.E. van der Zaag (1996), Potato Diseases, NIVAA-Holland, Casparie, Den Haag. 30. Martin, L.O. (1983), Immediate germination of certain seed and hybrid potato seed, Am. Pot. J., pp. 67-71. 31. Morllers, C., G. Wenzel (1990), Somatic hybridization of diploid potato protoplasts as a tool for potato breeding. Acta Botanica, pp. 63-67. 32. P.C. Struik and S.G. Wiersema (1999), Seed Potato Technology, Wageningen Pers, Wageningen The Netherlands, P. 280 33. Truong Van Ho and P. Vander Zaag (1986), Potato production using sprouts in Vietnam, In: Potato in Southest Asia and the Pacific region, Manila, The Philippines, pp. 153-178. 34. Salaman, R.N. (1949), Some notes on the history of curl, pp. 118-128. 35. Song Jian (2004), Preface at the Fifth World Potato Congress. 36. Nguyen Van Uyen and P. Vander Zaag (1987), Vietnamese farmers use tissue culture for commercial potato production. In Potato Research and Development in Vietnam a collaborative experience from 1982 to Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………107 1987, Ministry of Agriculture and Food Industry, Hanoi, Vietnam and The International Potato Center (CIP). P. 87. 37. Upadhya, M.D. (1988), Technology and economic of hybrid true potato seed production. 38. Vander Zaag, D.E. (1976), Potato production and utilization in the world, Potato Res, pp. 37-72. 39. Wiersema, S.G. (1982), Evaluation of technology for production of seed tubers from true potato seed, In: Technology evaluation, series No1, CIP. 40. Wiersema, S.G. (1985), Production of seed potatoes drived from true seed, CIP circular. 41. Wiersema, S.G. (1985), The potato production and utilization of seed tubers derived from true seed, CIP, Lima, Peru, 251p. Tiếng Pháp 42. Leviel (1986), La pomme de terre Francaise, 173p. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………108 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2299.pdf
Tài liệu liên quan