BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------***-------------
DƯƠNG THỊ THUỶ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHẰM RẢI VỤ, TĂNG NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CÂY NA
TẠI HUYỆN LỤC NAM - BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chuyên ngành đào tạo: Trồng trọt
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. ðỒN VĂN LƯ
HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... i
LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kế
102 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm rải vụ, tăng năng suất, phẩm chất cây na tại huyện Lục Nam - Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày 20 tháng 12 năm 2010
DƯƠNG THỊ THỦY
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu tơi luơn nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của cơ quan, nhà trường, của các thầy cơ giáo,các
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới ban lãnh đạo Trạm Khuyến Nơng huyện
Lục Nam – Bắc Giang, chi cục Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều
kiện cho tơi được tham gia khĩa đào tạo và thực hiện tốt luận văn này.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. ðồn Văn Lư đã hướng
dẫn tận tình, cặn kẽ tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo khoa Nơng Học, Viện Sau
ðại Học, đặc biệt các thày cơ giáo trong bộ mơn Rau Hoa Quả - trường ðại
Học Nơng Nghiệp Hà Nội, đã trực tiếp đĩng gĩp nhiều ý kiến quý báu về
chuyên mơn cho tác giả hồn thành luận văn.
Qua đây, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tao điều kiện cho tơi trong quá trình học tập, cơng tác và thực hiện
luận văn này.
Ngày 20 tháng 12 năm 2010
DƯƠNG THỊ THỦY
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục bảng vi vi
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Nguồn gốc phân loại và các giống na 4
2.2 Tình hình sản xuất na trên thế giới và ở Việt Nam 6
2.3 ðặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái 16
2.4 Những nghiên cứu về cây na 19
3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 36
3.1 ðối tượng và vật liệu nghiên cứu 36
3.2 Nội dung nghiên cứu 36
3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: 39
3.4 Xử lí số liệu 39
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
4.1 ðiều kiện khí hậu đất đai vùng na Lục Nam 40
4.1.1 ðiều kiện khí hậu, đất đai. 40
4.3 Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát
triển, năng suất và chất lượng na 48
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... iv
4.3.1 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến đến sinh
trưởng phát triển, năng suất và chất lượng na 48
4.3.2 Ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến sinh trưởng phát triển,
năng suất và chất lượng na 54
4.3.3 Ảnh hưởng của một số phân bĩn qua lá đến sinh trưởng phát
triển, năng suất và chất lượng na 59
4.3.4 Ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn để thụ phấn bổ sung đến tỷ lệ
đậu quả và số mắt na 67
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 70
5.1 Kết luận: 70
5.2 Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CAQ : Cây ăn quả
CT : Cơng thức
SL : Số lá
DL : Dài lộc
CV% : Hệ số biến động
LSD0,05 : Sai khác nhỏ nhất ở mức ý nghĩa α= 0,05
FAO : Tổ chức lương thực – nơng nghiệp của Liên Hợp
Quốc (Food and Agriculture Organization)
ðC : ðối chứng
TBN : Trung bình ngày
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Chất lượng của mãng cầu so với hai loại trái phổ biến 7
2.2 Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả tỉnh Bắc Giang 13
2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả tại huyện Lục
Nam 14
4.1 Một số đặc trưng về khí hậu thời tiết tại Bắc Giang
4 tháng cuối năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 41
4.2 Thời gian ra lộc rộ và ra hoa rộ của na ở các độ tuổi 43
4.3 Số lộc trên cành, chiều cao cây, đường kính tán của na ở các
độ tuổi 44
4.4 ðộng thái ra hoa trên cành của na ở các độ tuổi 45
4.5 Khối lượng quả và số mắt của na ở các độ tuổi 46
4.6 Tỷ lệ đậu quả, số quả/cây và năng suất của na ở các độ tuổi 47
4.7 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra
lộc, ra hoa na 48
4.8 Ảnh hưởng của đốn tỉa sau thu hoạch đến động thái tăng trưởng
số lá, chiều dài lộc na 50
4.9 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến yếu tố câu
thành năng suất và năng suất na 51
4.10 Ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến ra lộc, ra hoa na 54
4.11 ðộng thái tăng trưởng số lá, chiều dài cành lộc na qua phương
pháp đốn 55
4.12 Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tỉa tới đường kính cành lộc, tỷ lệ
đậu quả và số mắt na. 56
4.13 Ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa tới năng suất, các yếu tố cấu
thành năng suất na 57
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... vii
4.14 Ảnh hưởng của phân bĩn qua lá đến động thái tăng trưởng số lá,
chiều dài cành lộc na 60
4.15 Ảnh hưởng của phân bĩn lá đến động thái ra hoa trên cành lộc 62
4.16 Ảnh hưởng của phân bĩn qua lá đến tỷ lệ đậu quả, số quả trên
cây và khối lượng quả 64
4.17 Ảnh hưởng của phân bĩn qua lá đến kích thước quả và năng
suất na 65
4.18 Ảnh hưởng của phân bĩn qua lá đến chất lượng và màu sắc
quả na 66
4.19 Ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn đến tỷ lệ đậu quả, số mắt na 68
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 ðộng thái ra hoa trên cành của na ở các độ tuổi 46
4.2 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến tỷ lệ đậu quả na 52
4.3 Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa sau thu hoạch đến năng suất na 52
4.4 ðộng thái tăng trưởng số lá, chiều dài cành lộc na qua phương
pháp đốn 55
4.5 kích thước quả qua các kỹ thuật đốn 58
4.6 năng suất của na qua các kỹ thuật đốn 58
4.7 Ảnh hưởng của phân bĩn qua lá đến động thái tăng trưởng số lá,
chiều dài cành lộc na 61
4.8 Ảnh hưởng của phân bĩn lá đến động thái ra hoa trên cành lộc 61
4.9 Ảnh hưởng của phân bĩn qua lá đến năng suất na 65
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn đề
Tỉnh Bắc Giang hiện cĩ tới trên 48 nghìn ha cây ăn quả, đứng thứ hai
tồn quốc, cĩ nhiều lợi thế về sản xuất cây ăn quả. Theo thống kê hiện tại thì
diện tích na ở Bắc Giang đạt 2478 ha, chỉ đứng sau nhãn, vải. Với diện tích
59.678,76 ha đất tự nhiên trong đĩ cĩ 19.158,23 ha đất nơng nghiệp, huyện Lục Nam
- một trong những huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang cĩ điều kiện khí hậu, đất đai,
kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho phát triển nghề trồng cây ăn quả với đa dạng về
chủng loại: vải, na, nhãn, hồng…trong đĩ đặc biệt cĩ cây na.
Na (Annona squamosa L) là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và
được trồng khá phổ biến ở các vùng kinh tế của đất nước. Trong những năm
gần đây, cây na đã trở thành một loại cây xố đĩi giảm nghèo cho bà con
vùng đồi núi huyện Lục Nam. Do nhận thấy hiệu quả cây na mang lại là rất
cao nên huyện đã mở rộng diện tích trồng na và coi đây là hướng phát triển
cây ăn quả chủ đạo. Ngồi huyện Lục Nam cĩ diện tích trồng na khá lớn, hiện
nay tỉnh Bắc Giang đã và đang mở rộng thêm diện tích trồng na ở một số
huyện khác như Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên…
Cây na đã gĩp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
làm tăng giá trị sử dụng ruộng đất giúp tăng thêm thu nhập, gĩp phần xố
đĩi giảm nghèo cho người dân trong huyện, phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, cải thiện mơi sinh. Tuy nhiên, sản xuất na theo hướng hàng hĩa tập
trung đang gặp phải một số vấn đề như: Quả na chín tập trung, quả bé, vẹo
vọ, khơng đồng đều, người trồng chưa áp dụng quy trình kỹ thuật tốt vào
thâm canh na. Do đĩ, hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng của
loại cây ăn quả này.
Nhằm gĩp phần tháo gỡ các khĩ nhăn trong sản xuất na hiện nay ở Lục
Nam – Bắc Giang, dựa trên đặc tính nơng sinh học của cây na, chúng tơi đã
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 2
tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật: ðốn tỉa, thụ phấn bổ khuyết
bằng các nguồn phấn khác nhau và một mốt số loại phân bĩn qua lá trong các
năm 2009 – 2010 với đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm
rải vụ, tăng năng suất, phẩm chất cây na tại huyện Lục Nam - Bắc Giang”
gĩp phần hồn thiện quy trình sản xuất na theo hướng hàng hĩa, mang lại
hiệu quả cao trong sản xuất na.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật (đốn tỉa, thụ phấn bổ khuyết,
phân bĩn lá cho cây na) và ảnh hưởng của những biện pháp này đến sự sinh
trưởng cành, ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả na tại Lục Nam -
Bắc Giang nhằm gĩp phần xây dựng quy trình thâm canh na trên đất đồi
huyện Lục Nam – Bắc Giang theo hướng sản xuất hàng hĩa.
1.2.2 Yêu cầu
- Khảo sát đặc điểm nơng sinh học, so sánh sinh trưởng, phát triển, ra
hoa, đậu quả ở các độ tuổi khác nhau của cây na tại Lục Nam
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất phẩm chất na
theo hướng hàng hĩa. (đốn tỉa, bĩn phân qua lá, thụ phấn bổ khuyết)
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả đánh giá đặc điểm nơng sinh học của cây na tại Lục Nam là
cơ sở để xác định được vùng trồng và khả năng mở rộng diện tích na ở Bắc
Giang.
- Các kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật là cơ sở để xây
dựng quy trình thâm canh và nâng cao năng suất, phẩm chất na, là tài liệu cho
các nghiên cứu tiếp sau về cây na, tài liệu tham khảo, tập huấn khuyến nơng
tại địa phương.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 3
Kết quả của đề tài là cơ sở cho cơng tác nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật thâm canh na hợp lý theo hướng sản xuất hàng hĩa.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở đánh giá khả năng sinh trưởng, ra hoa và khả năng đậu quả
của cây na qua các biên pháp kỹ thuật đốn tỉa nhằm rải vụ, gĩp phần khắc
phục tình trạng thu hoạch ồ ạt tập trung, Kéo dài thời gian thu hoạch na.
Trên cơ sở đánh giá khả năng đậu quả và năng suất qua biện pháp kỹ
thuật thụ phấn bổ khuyết và sử dụng một số phân bĩn qua lá nhằm bổ sung,
sây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh na hợp lý theo hướng sản xuất quả chất
lượng cao tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ gĩp phần xây dựng hồn thiện
quy trình thâm canh na tại Bắc Giang nĩi riêng và các vùng trồng na trong cả
nước nĩi chung.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc phân loại và các giống na
2.1.1. Nguồn gốc phân bố của cây na
Cây na được coi là cĩ nguồn gốc phát sinh từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ.
Từ thế kỷ 16, các cây họ Na đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới khác và
do tính thích nghi rộng hiện nay na được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới.
Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa rõ, do hiện nay nĩ
được trồng khắp nơi nhưng các nhà thực vật học cho rằng nĩ là cây bản địa
của các nước thuộc Trung và Nam Mỹ. Song trồng với quy mơ lớn tập trung ở
Châu Á và chỉ phổ biến ở các nước nằm trong vĩ độ 20o Bắc – 30o Nam cĩ khí
hậu tương đối ẩm và khơ nĩng. Tại châu Á: Thái Lan, Campuchia,
Malayxia… và rất ít ở Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, na dai được trồng
rộng rãi cả ngồi Bắc và trong Nam, cịn na xiêm chỉ trồng trong Nam, ở
miền Bắc chỉ mới trồng thí nghiệm. Ở nước ta nay cĩ một số vùng trồng
na khá tập trung cĩ tiếng trong nước như: Na Chi Lăng ở Lạng Sơn, mãng
cầu ta Bà ðen ở Tây Ninh, Ninh Thuận, Bà Rịa, Vũng Tàu, na dai Huyền
Sơn ở Lục Nam - Bắc Giang… [3], [24], [25].
2.1.2. Phân loại và các giống na hiện nay đang trồng
Cây na thuộc chi Na (Annona), họ na (Annonaceae). Chi na cĩ nhiều lồi,
ở Việt Nam cĩ bốn lồi là Na dai (Annona Squamosa), Na xiêm (Annona
Muricata), Nê (Annona reticulata), Bình bát (Annona glabra). Trong đĩ chỉ cĩ
na dai, na xiêm được trồng tập trung với mục đích kinh doanh, cịn nê thì trồng
lẻ tẻ vài cây trong vườn, vì quả ăn được nhưng chất lượng kém. Bình bát cũng ăn
được quả nhưng chất lượng cịn kém hơn nữa, chủ yếu là cây mọc dại [3].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 5
Theo yêu cầu sinh thái:
- A. Squamosa (na, mãng cầu ta): Khá chịu lạnh, cần khơ và được trồng
khá phổ biến ở các nước nhiệt đới ở độ cao 300 – 500m so với mặt nước biển.
- A. Muricata (mãng cầu xiêm): Ưa nhiệt, ẩm nên chỉ trồng được ở các
vùng nhiệt đới cĩ nhiệt độ, độ ẩm cao.
- A. Glabra (bình bát): Chịu mặn, ánh sáng nên được trồng ở vùng
duyên hải nhiệt đới để làm cây chắn sĩng, giữ đất hoặc làm gốc ghép, chọn
tạo giống.
- A. Reticulata (nê): ðược trồng ở vùng nhiệt đới cĩ nhiệt độ khơng cao
nhưng ẩm. được trồng để làm vật liệu tạo giống. Nhiều vùng cịn gọi nê là na
núi vì nĩ trồng ở vùng nhiệt đới cao.
Tên gọi Mãng cầu hay Annona ở nước ta cĩ sự khác nhau. Ở miền Bắc
gọi Annona Squamosa là na, gồm 2 loại là na dai và na bở, gọi Annona Muricata
là mãng cầu, Annona glabra là bình bát, Annona reticulata là nê. Ở miền Nam
chỉ khác là gọi Annona Squamosa là mãng cầu dai và gọi Annona Muricata là
mãng cầu xiêm [1].
Vị trí của cây na trong hệ thống phân loại thực vật:
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Magnoliales
Họ: Anonaceae
Chi: Anona
Lồi: A. Squamosa
Tên khoa học: Anona Squamosa [3], [25].
Hiện nay cĩ Khoảng 900 lồi ở Trung và Nam Mỹ, 450 lồi ở châu
Phi, và các lồi khác ở châu Á [24].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 6
Cho đến nay, chưa cĩ một cơng trình nào nghiên cứu thật đầy đủ về
giống na ở Việt Nam. Việc phân định các giống na thường dựa vào màu vỏ và
độ bở của cùi quả. Với mãng cầu xiêm (A. Muricata) ở miền Nam thường
phân ra các giống sau:
+ Mãng cầu xanh: loại mãng cầu màu xanh, lá và quả đều màu xanh,
khi quả chín vỏ quả cĩ màu xanh nhạt.
+ Mãng cầu nâu: loại mãng cầu màu nâu, lá xanh đậm quả màu nâu.
+ Mãng cầu vàng: là loại mãng cầu mà lá và quả cĩ màu vàng nhạt.
Ở các tỉnh miền bắc người ta phân biệt na (A. Squamosa) thành hai
loại: Na dai và na bở dựa vào độ bở của cùi quả.
+ Na dai: Vỏ mỏng, dễ tách bĩc khỏi thịt quả, ít hạt nhều thịt, thịt
chắc, ngọt đậm và thơm ngon. Hạt nhỏ và hạt rễ tách khỏi thịt quả. Xu hướng
hiện nay của người làm vườn là thích trồng loại na dai vì bán được giá cao,
quả sau hái cất giữ được lâu hơn so với na bở.
+ Na bở: Vỏ màu xanh, thịt bở, khĩ bĩc vỏ hơn so với na dai, quả
thường hay nứt, ăn ngọt song thịt quả khơng chắc [2], [24].
2.2 Tình hình sản xuất na trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Giá trị của cây na
Na là cây nhiệt đới cĩ giá trị dinh dưỡng cao, riêng Annona cherimosa
là loại na thích hợp ở vùng cao và hiện khơng được trồng nhiều, chủ yếu dùng
làm vật liệu nghiên cứu trong chọn tạo giống. Nĩ là cây được đánh giá cao
nhất về mặt chất lượng – ngang tầm với cây dứa. Tuy là cây nhỏ nhất nhưng
na dai lại là cây quan trọng và trồng nhiều nhất trong các loại na và được đánh
giá cao về mặt chất lượng chỉ sau cherimosa, cĩ hương vị được nhiều người
ưa thích vì độ ngọt cao, hơi cĩ vị chua, lại cĩ hương thơm, giàu sinh tố, giàu
chất khống [8].
Hiện nay, ở một số nước châu Á (ðài Loan, Thái lan, Philippin…) đã
và đang phổ biến trồng giống lai giữa A. squamosa với A. muricata với tên
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 7
gọi là Cherimosa cĩ quả to, chất lượng quả tốt, ít hạt. Việt Nam đã du nhập và
đang trong quá trình khảo nghiệm để đưa ra sản xuất.
Về mặt dinh dưỡng
Quả na là một trong những loại quả cĩ giá trị dinh dưỡng cao. Theo
GS.TS Trần Thế Tục (2008), trong 100g phần ăn được của quả na cho 66cal,
1,6g protein, 14,5g gluxit, 0,12% axit, 30mg vitamin C, 0,54% chất béo và
1,22% xenlulozơ. Na chủ yếu dùng để ăn tươi, làm nước giải khát, làm rượu
[12],[13].
Theo GS.TS Vũ Cơng Hậu, trong quả na dai chứa nhiều đường, canxi,
photpho và rất giàu vitamin, trừ vitamin A. Hàm lượng dinh dưỡng chứa
trong 100g phần ăn được của quả na so với na xiêm, xồi, chuối sứ [4], [28]:
Bảng 2.1 Chất lượng của mãng cầu so với hai loại trái phổ biến
(Hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100g phần ăn được, khơng tính vỏ, hạt, lõi)
Giá trị dinh dưỡng Na dai Na xiêm Xồi Chuối sứ
Năng lượng (cal) 78 59 62 100
ðộ ẩm (%) 77,5 83,2 82,2 71,6
ðạm (g) 1,4 1 0,6 1,2
Chất béo (g) 0,2 0,2 0,3 0,3
Cacbonhidrat (g) 20 15,1 15,9 26,1
Xenlulozơ (g) 1,6 0,6 0,5 0,8
Tro (g) 0,9 0,5 0,6 0,8
Canxi (mg) 30 14 10 12
Photpho (mg) 36 21 15 32
Sắt (mg) 0,6 0,5 0,3 0,8
Natri (mg) 5 8 3 4
Kali (mg) 299 293 214 401
Vitamin A (µg) 5 _ 1880 225
Vitamin B1 (mg) 0,11 0,08 0,06 0,03
Vitamin B2 (mg) 0,1 0,1 0,05 0,04
Vitamin PP (mg) 0,8 1,3 0,6 0,6
Vitamin C (mg) 36 24 36 14
Triptophan (mg) 9 11 14
Metionin (mg) 7 7 7
Lizin (mg) 60 60 44
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 8
Theo FAO (1976), giá trị dinh dưỡng của quả na dai trong 100g phần ăn
được so với một số loại quả khác [3]:
Thành phần Cam Dứa Nhãn Ổi ðu đủ Na dai
Nước (%) 88,6 87 81 80,6 87,1 77,5
Năng lượng (cal) 41 47 71 69 45 78
Gluxit (g)
(cả xenlulozơ)
9,9 11,6 15,6 17,3 11,8 20,0
Protein (g) 0,7 0,7 1,0 1,0 0,5 1,4
Lipit (g) 0,2 0,3 1,4 0,4 0,4 0,2
Tro (g) 0,3 0,4 1,0 0,7 0,5 0,9
Canxi (mg) 26 17 23 15 24 30
Photpho (mg) 14 12 36 24 22 36
Sắt (mg) 0,2 0,5 0,4 0,7 0,7 0,6
Vitamin A (µg) 465 35 _ 75 710 5
Vitamin B1(mg) 0,09 0,06 0,3 0,05 0,03 0,11
Vitamin C (mg)
42 22 56 132 71 36
Như vậy, về mặt dinh dưỡng và cả hương vị, na dai xứng đáng được xếp
vào loại trái cây nhiệt đới cĩ giá trị.
Về mặt dược liệu
Ở nhiều nước khác nhau, người ta sử dụng các bộ phận của cây na để
làm thuốc chữa nhiều chứng bệnh. Người ta dùng rễ na và vỏ na trị ỉa chảy và
trục giun. Ở Vân Nam – Trung Quốc, lá na dùng để trị trẻ em bị lịi dom, quả
dùng trị u ác tính. Ở Thái Lan, lá tươi và rễ dùng để trị chấy, mụn nhọt, nấm
tĩc, lang ben. Ở Ấn ðộ, rễ được dùng để gây xổ, hạt kích thích và gây sẩy
thai. Tại Ấn ðộ, nước sắc cành non, nước sắc lá cịn được dùng để chữa tổn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 9
thương bàng quang, ho, tiêu chảy, chứng khĩ tiêu, thậm chí cĩ tác dụng hỗ trợ
phụ nữ sau khi sinh con. Tại Guiana, nước ép từ trái na dùng để chữa say
rượu, cịn ở Ecuado dùng để giảm đau, trị chứng co thắt. Tại Hà Lan, lá na
được cho vào bao gối hoặc khăn trải giường để hi vọng cĩ một giấc ngủ ngon.
Nhai lá na đắp lên vết thương hở hoặc vết mổ làm mất sẹo lồi. Lá na giã thành
bột nhão, làm thuốc đắp, chữa vết chàm bội nhiễm, thấp khớp. Nhựa lá na non
cĩ tác dụng kích thích nhanh lên da non. Bột thịt quả na non cĩ tác dụng làm
se mặt vết thương. Nước ép của quả na chín được xem như một phương thuốc
lợi tiểu, giúp chữa bệnh huyết liệu [28].
Rễ, lá, hạt, quả na xanh cĩ thể dùng làm thuốc trợ tim, tiêu độc các vết
thương cho người [12]. Quả na xanh cịn làm săn da, tiêu sưng. Quả chín vị
ngọt, hơi chua, tính ấm, cĩ tác dụng hạ khí ách, tiêu đờm, bồi bổ khí huyết,
kiện tỳ, nhuận táo [18], [19].
Hạt na chứa 38,5- 42% dầu, các axit myristic, palmitic, stearic, arachidic,
hexadecanoic, oleic, ancanoit annonain cĩ tính diệt trùng, trừ chấy rận. Lá, vỏ
thân và rễ chứa axit hydrocyanic độc [18].
Một số bài thuốc ở Việt Nam sử dụng na:
+ Lỵ ra nhầy mãi: 10 quả na ương, ăn thịt quả và lấy vỏ, hạt sắc uống.
+ Mọc mụn ở vú: Quả na điếc mài giấm bơi nhiều lần.
+ Mụn nhọt, sưng tấy: Lá na và lá bồ cơng anh lấy cùng lượng giã, đắp.
+ Sốt rét mãn tính: Lá 20-30g giã, chiết nước ép, phơi sương, thêm rượu,
hâm nĩng, uống liền 5-7 ngày, chặn cơn sốt.
+ Giun đũa ngoi lên, ợ nước trong: Rễ na 3-6g sao vàng, sắc uống cho
ra giun.
+ Chấy, rận: Giã hạt na, sắc nước, gội đầu hay ngâm quần áo. Tránh
vương vào mắt vì độc. Cĩ thể giã hạt ngâm rượu dùng dần [18].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 10
Về mặt kinh tế, xã hội và mơi trường sinh thái
Tất cả các bộ phận rễ, thân, lá, quả, hạt của na đều cĩ giá trị sử dụng.
Rễ, lá, quả xanh, hạt dùng làm thuốc. Thân cĩ hàm lượng xellulozơ từ 65-
76%, là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho ngành cơng nghiệp giấy. Quả na
được dân vùng đảo Virgin dùng làm mồi đánh bắt cá [4].
Cây na sớm cho quả, năng suất cao, ít sâu bệnh, cho thu nhập cao. Vùng
núi đá vơi ở ðồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn nhiều gia đình làm giàu nhờ trồng
na. Riêng xã Chi Lăng cĩ 800 hộ trồng na với tổng diện tích khoảng 350 ha,
tổng sản lượng khoảng 1400 tấn và thu nhập 6-8 tỉ đồng/năm. Năm 2005, tỉnh
Tây Ninh cĩ 3036ha na với sản lượng 23136 tấn. Diện tích na tập trung ở
chân núi Bà ðen, thị xã Tây Ninh, ở đây 1ha na cho thu hoạch 7-8 tấn
quả/năm, thậm chí 12 tấn quả/năm nhờ làm thêm quả trái vụ. Với 7-8 tấn
quả/năm/ha bán xơ 10000-12000đồng/kg thì 1ha cho thu nhập khoảng 70-100
triệu đồng/năm, trừ chi phí đầu tư trung bình 1ha na là 20 triệu đồng, lợi
nhuận thu được 50-80 triệu đồng/ha. Na Bà ðen được trở đi tiêu thụ ở Thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh miền ðơng, miền Tây Nam bộ, miền
Trung, miền Bắc. Những năm gần đây, một số cơng ty kinh doanh ở Thành
phố Hồ Chí Minh đã đem na Bà ðen xuất khẩu sang Pháp, Úc, Canada... Tuy
nhiên, na vẫn chưa được xuất khẩu nhiều chủ yếu vì khơng chịu vận chuyển,
khĩ bảo quản [4], [12].
Na dai hồn tồn cĩ thể xuất khẩu nếu được cải tiến giống, giảm tỉ lệ hạt,
vỏ, tổ chức đĩng gĩi, chuyên chở tốt, hoặc chế biến thành đồ hộp, thức uống.
Một ưu điểm lớn của cây na dai là tính thích ứng rộng. Ví dụ, trên đất cát
ven biển miền Nam Trung bộ đất xấu đến độ cỏ mọc cũng khĩ nhưng người ta
vẫn trồng được na dai do nĩ chịu được mùa khơ khắc nghiệt, khơng cần tưới
[4]. Tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang hiện nay, ở những vùng trồng lúa hay
bị hạn thiếu nước tưới người dân cịn chuyển đổi trồng lúa sang trồng na dai.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 11
Cây na đã tham gia vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều
kiện tự nhiên và đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng lúa.
Một quả chín nặng khoảng 150-250g cĩ 60-70% thịt vừa một người ăn
nên rễ bán. Nghề trồng na dai dễ phát triển vì những lý do sau:
Hương vị quả na được nhiều người ưa thích, độ ngọt cao, hơi cĩ vị chua
nên khơng lạt, lại cĩ hương thơm của hoa hồng. Giàu sinh tố, giàu chất khống.
Thích ứng với nhiều vùng đất khác nhau, dễ trồng, dễ chăm sĩc, nhanh cho quả.
Cây na được chăm sĩc tốt chỉ sau 2-3 năm trồng đã cho quả [4].
Cĩ thể sử dụng cây na làm cây phủ xanh đất chống, đồi núi trọc, đặc biệt
là ở vùng gị đồi, vùng trồng lúa thiếu nước tưới để hạn chế xĩi mịn rửa trơi
đất, bảo vệ mơi trường sinh thái và cho thu nhập cao.
2.2.2. Sản xuất na trên thế giới
Cây na dai cĩ nguồn gốc ở vùng Caribê và Nam Mĩ, nĩ rất được ưa thích
và được trồng nhiều nhất ở đây (chưa kể những cây mọc nửa dại) như ở các
nước Mehico, Braxin, Cuba [3].
Từ miền nhiệt đới châu Mỹ, cây na được du nhập sang miền nhiệt đới châu
Á từ rất sớm. Hiện nay cây na được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới của cả Bắc
và Nam bán cầu, thậm chí ở cả vùng á nhiệt đới Florida của nước Mỹ.
Chi na (Annona) cĩ khoảng 50 lồi khác nhau [20] trong đĩ cĩ hàng chục
lồi cĩ trái ăn được nhưng chỉ cĩ hai lồi được trồng phổ biến nhất đĩ là
mãng cầu dai (na dai - Annona squamosa) và mãng cầu xiêm (na xiêm -
Annona muricata) [4].
Trong các lồi na (Annona) thích hợp với khí hậu nhiệt đới đứng đầu
bảng là na dai, do hương vị thích hợp với nhiều người, nhiều dân tộc và cũng
do nĩ khá dễ tính, trồng được cả ở vùng nĩng và vùng cĩ mùa đơng lạnh nên
được trồng nhiều nhất trong các lồi na trên phạm vi tồn thế giới. Ngoại trừ
na (Annona cherimola) là cây á nhiệt đới, na dai cũng được đánh giá cao nhất
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 12
về mặt chất lượng. Những nước đánh giá na dai rất cao là ấn ðộ, Cuba,
Braxin [4].
Riêng ở Thái Lan, 1986-1987, trồng trên 51500 ha với sản lượng 188900
tấn, một con số khơng nhỏ với một loại quả được coi là thứ yếu. [3]
Ở Ấn ðộ, na dai được nhập nội từ lâu và được trồng rộng đến mức độ nĩ
trở thành cây dại và cĩ nhiều tác giả đã cho rằng Ấn ðộ là đất tổ của na dai.
Theo Venkataratnam (1963), diện tích trồng na ở Ấn ðộ đã đạt 44613 ha [18].
Ngay ở Nam Trung Quốc, ðài Loan na dai cũng được đánh giá cao và
được trồng rộng rãi với tên gọi là phan lệ chi [18], [4].
Mặc dù na được trồng phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới, song những
nghiên cứu về na lại rất ít. Chủ yếu tập trung vào việc tuyển lựa giống quả to,
ít hạt, độ đường cao, kỹ thuật nhân giống, bĩn phân, cắt tỉa nhưng cịn rất hạn
chế. Nhiều nghiên cứu đã cung cấp thơng tin về giá trị dinh dưỡng của quả na
dai ở thời kỳ ăn được nhưng chưa thực sự quan tâm đến biến đổi sinh lý, hố
sinh theo tiến trình phát triển của quả na.
2.2.3. Sản xuất na ở Việt Nam
Vùng phân bố cây na ở nước ta khá rộng, trừ những nơi cĩ mùa đơng lạnh
và sương muối khơng trồng được na, cịn hầu hết các tỉnh đều cĩ na. Phần lớn
cây na được trồng lẻ tẻ trong các vườn gia đình với mục đích thu quả để ăn tươi,
cải thiện khẩu phần ăn, cịn một ít đem ra chợ địa phương bán, khơng trở thành
hàng hố lớn [12].
Các vùng trồng na tập trung ở miền Bắc: xã Thái ðào, Lạng Giang, Bắc
Giang; xã ðơng Phú, ðơng Hưng, Mai Sơn, Trường Sơn, Lục Sơn, Vơ Tranh
huyện Lục Nam, Bắc Giang thị trấn ðồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn [13], các
xã Hồ Lạc, Cai Kinh, ðồng Tân huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Miền Nam:
huyện Tân Thành, Châu ðức thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; tỉnh
Tây Ninh, ngồi ra cịn ở Ninh Thuận và ðồng Nai.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 13
Những nghiên cứu về na ở trong nước cũng rất hạn chế. Cho đến nay
chưa cĩ một cơng trình nào nghiên cứu thật đầy đủ về các giống na. Qua điều
tra, GS.TS Trần Thế Tục nhận thấy, ở các vùng trồng cĩ những giống na cĩ
màu vỏ khác nhau: loại vỏ màu xanh nhạt, loại vỏ màu nâu, loại mầu vàng
nhạt; được xếp theo hai nhĩm: nhĩm na dai và nhĩm na bở. Xu hướng người
dân thích trồng na dai vì bán được giá cao và quả cất giữ được lâu hơn sau thu
hoạch [12].
*Sản xuất na ở Bắc Giang
Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả tỉnh Bắc Giang
Diện tích (ha) Sản Lượng (tấn) Năm
Cây 2005 2006 2007 2008 2005 2006 2007 2008
Nhãn, vải 42217 41576 41694 41063 73955 72602 236613 215998
Hồng 1562 1562 1567 1567 7089 7572 12295 8038
Na 2541 2480 2478 2478 4394 4140 4316 5177
Xồi 417 417 414 414 1232 1185 1749 2100
Dứa 1246 1006 1009 907 9390 10664 8813 8322
Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Bắc Giang 2005-2008 [6]
Xem bảng 2.2 cho thấy năm 2008 cây na cĩ diện tích khá lớn (2478
ha), đứng thứ hai sau nhãn vải (41063 ha) tại Bắc Giang. Sản lượng na năm
2008 tại Bắc Giang đạt 5177 tấn. Cây na là cây gĩp phần đáng kể trong cơ
cấu cây trồng nhằm xố đĩi giảm nghèo ở vùng miền núi Bắc Giang.
Huyện Lục Nam cĩ diện tích na 1700 ha, đứng thứ 2 sau nhãn vải,
chiếm 68,6 % diện tích na của cả tỉnh. Những năm gần đây xu thế phát triển
cây ăn quả nĩi chung và cây na nĩi riêng đang cĩ thế mạnh trong chuyển dịch
cơ cấu cây trồng của tỉnh Bắc Giang đối với nền sản xuất nơng nghiệp cây
hàng hố cĩ giá trị kinh tế cao, đa dạng. Là huyện trung du miền núi thuộc
tỉnh Bắc Giang, cĩ diện tích vườn đồi khá lớn, huyện Lục Nam cĩ tiềm năng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 14
phát triển kinh tế vườn đồi phong phú đa dạng như: Vải thiều, hồng, nhãn, na
dai… Vải thiều, na dai đang là cây trồng chủ lực, chiếm ưu thế và cĩ giá trị
kinh tế cao. Năm 2008, huyện Lục Nam cĩ 9124ha đất trồng cây ăn quả trong
đĩ diện tích trồng na là 1710ha chiếm 18,74% diện tích cây ăn quả tồn
huyện. Năng suất, sảm lượng năm 2009 cao hơn nhiều so với năm 2008 do
nơng dân đâng dần biết áp dụng quy trình thâm canh na vào sản xuất. Năng
suất na năm 2008 đạt 21,2 tạ/ha, năm 2009 đạt 32,4 tạ/ha. Sản lượng na năn
2008 đạt 3600 tấn, năm 2009 đạt 5500 tấn [5]. Các số liệu được thể hiện ở
bảng 2.3 dưới đây.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng một số
cây ăn quả tại huyện Lục Nam
Cây trồng Nhãn,
vải
Xồi Hồng Na Chuối Dứa
Năm 2005 6552,0 125,0 245,0 1710,0 15,0 295,0
Năm 2006 6552,0 125,0 245,0 1710,0 15,0 190,0
Năm 2007 6512,0 125,0 245,0 1710,0 17,0 250,0
Năm 2008 6465,0 123,0 235,0 1700,0 17,0 250,0
Diện
tích
(ha)
Năm 2009 6465,0 125,0 240,0 1700,0 17,0 250,0
Năm 2005 14,7 19,6 25,0 15,9 100,0 61,4
Năm 2006 11,9 19,7 25,1 15,2 102,7 95,3
Năm 2007 60,4 29,8 27,6 16,5 94,1 72,0
Năm 2008 71,2 35,0 32,0 21,2 112,9 100,0
Năng
suất
(tạ/ha)
Năm 2009 20,1 54,0 40,0 32,4 115,9 106,0
Năm 2005 9610 245,0 612,0 2720,0 150,0 1810,0
Năm 2006 7770,0 246,0 615,0 2600,0 154,0 1810,0
Năm 2007 39350,0 372,0 675,0 2830,0 160,0 1800,0
Năm 2008 46000,0 430,0 752,0 3600,0 192,0 2500,0
Sản
lượng
(tấn)
Năm 2009 20257,0 675,0 960,0 5500,0 197,0 2650,0
Nguồn: Niên gián thống kê huyện Lục Nam 2005 – 2009 [5]
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 15
Huyện Lục Nam cĩ dịng sơng Lục chảy qua, những dải đất ven sơng
được bồi đắp phù sa thích hợp với sự phát triển của cây na. Từ lâu, na dai ở
đây nổi tiếng bởi hương vị thơm mát ngọt bùi, dẻo dai, được nhiều người biết
đến. Trước đây, nơng dân ở Lục Nam đã trồng na dai nhưng chủ yếu xen canh
cùng với một số cây ăn quả khác trong vườn của gia đình. Nhận thấy trồng na
dai mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên nhiều hộ dân mạnh dạn đưa loại cây
trồng này sản xuất đại trà trên những chân ruộng cao cấy lúa một vụ khơng ăn
chắc. Qua ðơng Phú sang Huyền Sơn, Nghĩa Phương, Cẩm Lý rồi đến Cương
Sơn,._. Lan Mẫu… đâu đâu cũng thấy những vườn na xanh mướt. Tuy nhiên, do
nơng dân quen chăm sĩc na theo lối truyền thống để na tự thụ phấn, bĩn phân
khơng cân đối, khơng đốn thân và tỉa thưa cành sau mỗi vụ thu hoạch nên
năng suất, chất lượng sản phẩm khơng cao, quả na nhỏ, khơng đồng đều, tiêu
thụ gặp nhiều khĩ khăn. ðể nâng cao chất lượng sản phẩm na dai, từ năm
2006 đến nay, UBND huyện Lục Nam tăng cường phối hợp với các ngành
chức năng khảo sát điều kiện đất đai để hướng dẫn nơng dân trồng na trên
những chân ruộng thích hợp. ðồng thời, xây dựng nhiều mơ hình thử nghiệm
áp dụng kỹ thuật thâm canh và thụ phấn nhân tạo cho na dai. Theo đĩ, thay vì
sản xuất theo lối truyền thống, các hộ trồng na được hướng dẫn kỹ thuật đốn
cành cao, tỉa thưa kết hợp bĩn phân cân đối. Sau lập xuân khoảng 20 ngày,
dùng kéo cắt sạch đầu cành 20 cm và tiếp tục bĩn phân chuồng và NPK, tưới
1-2 lần thuốc kích rễ và phun kích phát tố để làm bật mầm hoa rồi tiến hành
thụ phấn. Áp dụng kỹ thuật chăm sĩc mới, cây na được cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng nên phát triển mạnh, tỷ lệ đậu quả cao, cho thu hoạch quả sớm hơn 30
ngày. ðặc biệt, chất lượng na được nâng lên. Quả na mắt to đều, căng mịn,
màu sáng đẹp, trung bình đạt 0,2-0,3 kg/quả, được thị trường ưa chuộng.
Những vườn áp dụng kỹ thuật thâm canh tốt cho năng suất na bình quân đạt
hơn 12 tấn/ha, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp đơi so với sản
xuất theo phương pháp cũ.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 16
2.3. ðặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái
2.3.1. ðặc điểm thực vật học
*Rễ na
Cây na cĩ bộ rễ phát triển, ăn sâu tuỳ thuộc vào loại đất và mực nước
ngầm. Bộ rễ gồm một rễ cọc to, dài và nhiều rễ ngang nhỏ hơn.
*Thân cành na
Cây cao 2-8 mét, vỏ cĩ nhiều lỗ bì nhỏ, trịn, trắng [12], [14], [11].
Cành na nhỏ, mềm kiểu cành la, thường mọc trên cành mẹ (cành của năm
trước). Trên tán cây, phần từ giữa trở xuống cành cho quả tốt hơn [20].
* Lá na
Lá hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc ở phần dưới, thường dài khoảng
10cm, rộng 4cm, cĩ 6-7 đơi gân phụ [17]. Lá nguyên mềm, dài, nhẵn, mọc so le
[13]. Lá mỏng hình thuơn dài hoặc hình trứng, mặt lá mầu xanh lục, lá non cĩ
lơng thưa đến khi già thì khơng cịn nữa, vị lá cĩ mùi thơm. Cuống lá ngắn, cĩ
lơng nhỏ, chiều dài cuống khoảng 1,5-1,8cm. Na thuộc nhĩm cây ăn quả rụng lá
vào mùa đơng. Lá rụng xong trơ cuống lúc đĩ mới mọc mầm mới.
* Hoa na
Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chùm 2-4 hoa trên nách lá hoặc đỉnh cành
năm trước hoặc mọc trên đoạn dưới của các lá già. Hoa nhỏ, mầu xanh lục,
mọc đối với lá, cĩ cuống dài 2-3cm. Chiều dài hoa khoảng 2-4cm, hoa bé 1,4-
2cm. Hoa thường rũ xuống cĩ ba lá đài mầu lục, cánh hoa xếp hai vịng, mỗi
vịng ba cánh, ba cánh hoa ngồi hẹp và dầy, các cánh hoa ở trong rất hẹp
hoặc thiếu hẳn.
Nhiều nhị và nhiều lá nỗn, nhị và nhụy của hoa na mọc trên cùng một
hoa. Nhị bé nhưng nhiều tạo thành một lớp bọc ở vịng ngồi của nhụy. Nhụy
cũng rất nhiều, xếp thành hình trịn, nhọn.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 17
Cây na thụ phấn chéo do nhụy thường chín sớm hơn so với nhị của cùng
một hoa nên thời gian tiếp nhận phấn ngắn nếu khơng cĩ cơn trùng hoặc thụ
phấn bổ sung thì đậu quả kém [12], [14],[11].
Cây na thường ra hoa vào tháng 4-5 dương lịch, những lứa hoa đầu
thường rụng nhiều, sau đĩ khi bộ lá đã khoẻ, quang hợp đủ thì đậu quả.
Những lứa hoa cuối vào tháng 7-8 cũng rụng nhiều, quả tạo thành nhỏ, vì vậy
na thuộc loại trái cây cĩ mùa [4].
* Quả na
Quả mọng, kép, mầu xanh mốc, gần như hình cầu, đường kính từ 7-
10cm, cĩ từng múi, mỗi múi ứng với một lá nỗn, thịt quả trắng, hạt đen, vỏ
hạt cứng. Thời gian sinh trưởng và phát triển của quả từ khi hoa nở đến khi
quả chín khoảng 90-100 ngày [20].
Mùa na chín từ tháng 6-9 dương lịch. Miền Nam thu hoạch sớm hơn
miền Bắc. Quả được thu hoạch làm nhiều đợt, khi quả đã mở mắt, vỏ quả
chuyển sang mầu vàng xanh, kẽ mắt na cĩ mầu trắng [20].
Dấu hiệu na chín là mầu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa hai mắt,
các kẽ này dày lên, đỉnh múi thấp xuống. ðối với giống na bở, kẽ cĩ thể nứt
tốc. Vỏ quả khi vận chuyển nếu bị sát vào nhau dễ thâm lại và nát quả, mã
xấu đi [4].
2.3.2. Yêu cầu sinh thái của cây na
2.3.2.1. Về khí hậu
Na cĩ nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu ấm áp và
khơ. Tuy vậy, na vẫn sinh trưởng được trong điều kiện nĩng ẩm. Cây na dai
tương đối chịu rét nhưng khả năng chịu rét kém vải và nhãn. Cây trưởng
thành cĩ thể chịu được nhiệt độ O0C trong thời gian ngắn. Người ta thấy ở
40C cây đã cĩ thể bị thiệt hại do nhịêt độ thấp, vì vậy ít thấy na mọc ở các
điểm vùng cao của các tỉnh phía Bắc, nơi hàng năm cĩ sương muối. Về mùa
đơng, ở các tỉnh phía Bắc cây na ngừng sinh trưởng, rụng hết lá, mùa xuân ấm
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 18
áp lại ra đợt lá mới, nhờ đĩ mà na khơng những được trồng ở miền Bắc mà
cịn được trồng ở Nam Trung Quốc, ðài Loan, Bắc Ấn ðộ...[4].
Nhưng nếu ở các vùng mà nhiệt độ mùa hè quá cao trên 400C, lại bị hạn
hoặc khơ nĩng cũng khơng thích hợp cho việc thụ phấn, thụ tinh của na và sự
phát triển của quả, dễ gây hiện tượng rụng quả sau khi thụ tinh hoặc nếu quả
cĩ phát triển được cũng kém về năng suất và phẩm chất [12].
Na sinh trưởng phát triển thích hợp ở nhiệt độ trung bình hàng năm 20-
250C, số giờ chiếu sáng trung bình 2500 giờ/năm [17].
2.3.2.2 ðất trồng
Na khơng kén đất, chịu hạn tốt, khơng thích đất úng. ðất cát sỏi, đất
thịt nặng, đất cĩ vỏ xị, hến, đất đá vơi đều trồng được na. Nhưng tốt nhất là
đất cĩ tầng canh tác dầy, đất rừng mới khai phá, đất đồi ven sơng suối, đất
chân núi đá vơi thốt nước nhiều mùn giàu dinh dưỡng là thích hợp hơn cả.
ðộ PH: 5,5 - 7,4. Na ưa khơ để rụng lá và sẽ mọc chồi hoa. Ở Bà Rịa - Vũng
Tàu, Bình Thuận vào mùa khơ sau khi thu hoạch quả xong cây na rụng lá một
phần [3], [11], [12].
2.3.3 Một số đặc tính sinh lý, sinh thái đặc trưng của cây na dai
Ngồi các đặc điểm trên, về mặt sinh lý, sinh thái, na dai cùng với nê
được coi là loại cây rễ tính nhất trong họ na, trồng được ở các vùng khí hậu
nhiệt đới và cả á nhiệt đới như ðài Loan. Ở đồng bằng sơng Hồng hay sơng
Cửu Long, đất tốt, đủ ẩm hay ở ven biển Nam Trung Bộ với khí hậu nĩng,
hạn, trên đất cát gần như bỏ hoang đều cĩ thể trồng được na dai và cĩ sản
lượng, duy ở đồng bằng thâm canh thì quả to, sản lượng và chất lượng tốt
hơn [3].
Cịn một ưu điểm nữa là trong các lồi na, na dai là lồi ra quả nhanh
nhất, đầu tư cho một vườn na chĩng thu vốn và đầu tư khơng nhiều.
Bệnh cây nguy hại hầu như khơng cĩ, sâu nguy hiểm nhất chỉ cĩ rệp sáp,
rệp mềm và các lồi này dễ trị bằng thuốc.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 19
Về đất đai, na dai cũng rất dễ tính. Dọc đường quốc lộ ở Phan Giang và
Phan Thiết nhiều người đã gặp những vườn na trên đất cát gần như trắng và
trong vườn nhà trên đất xấu nhất, miễn là thốt nước, đặt cây na vào cũng cĩ
thể cho quả [3].
Về độ pH đất, nơi nào cĩ thể trồng trọt được, khơng kể cây gì là cĩ thể
trồng được na dai (giới hạn pH rất rộng).
Cũng vì na dai dễ tính nên ở Việt Nam người ta trồng na dai rất quảng
canh: khơng chọn giống, cĩ khi khơng dùng vườn ương mà trồng bằng hạt
gieo thẳng vào chỗ cố định. Ở các nơi đất xấu khơng trồng được cây gì,
thường là đất cát, khơng tưới nước, bỏ phân rất ít mà vườn na vẫn cho quả.
Tuy nhiên, quả nhỏ, khi ăn chỉ thấy hạt. So sánh quả na dai của ta bán ở chợ,
hai bên đường với những quả na bán ở chợ các nước ðơng Nam Á thấy ngay
trình độ thâm canh na của ta cịn thấp. ðĩ cũng là một thiệt thịi lớn cho nghề
trồng na vì người tiêu thụ khơng mua, trong khi nhu cầu tiêu thụ quả tươi của
ta đang tăng lên [3].
2.4. Những nghiên cứu về cây na
2.4.1 nghiên cứu về chọn tạo giống
2.4.1.1 Gieo hạt
Là phương pháp nhân giống hữu tính được người dân sử dụng rộng
rãi và phổ biến nhất hiện nay do cây mọc khoẻ, chống chịu tốt, dễ làm và hệ
số nhân giống cao. Nếu trồng và chăm sĩc tốt sau 2 - 3 năm cây cĩ thể cho
thu hoạch.
- Cách làm:
+ Chọn quả ở cây na sai quả liên tục nhiều năm, quả ăn ngon, quả to,
chọn quả ở ngồi tán, quả chính vụ đem ăn và lấy hạt làm giống. Hạt được rửa
sạch 2 - 3 lần, hong khơ, phun thuốc trừ nấm rồi cất giữ vào nơi lạnh (cĩ thể
cất giữ được từ 3 - 5 năm).
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 20
Trước khi gieo cĩ thể đập nhẹ cho nứt vỏ hoặc trà lẫn cát khơ cho
thủng vỏ để hạt nhanh nẩy mầm. Tốt nhất là gieo hạt khi mới thu hoạch.
Sau khi gieo từ 10 - 20 ngày hạt mới nảy mầm, nếu hạt để lâu thì phải tới
120 ngày.
Trước khi trồng na ra vườn người ta trồng na trong bầu. Cách làm
này rất phổ biến vì khơng làm thương tổn đến rễ như cách gieo hạt vào vườn
ươm và khi trồng phải đánh bầu.
Ươm cây trong bầu nilon và cĩ đục lỗ ở đáy. ðường kính bầu khoảng
15cm chiều cao 18cm, trọng lượng đất và phân trong mỗi bầu từ 1,0 - 1,5kg,
trên 1m2 vườn ươm cĩ thể đặt được 30 - 35 bầu. Trong mỗi bầu cĩ thể gieo từ
1 - 2 hạt, khi cây mọc chọn cây sinh trưởng khoẻ giữ lại, chăm sĩc cho đến đủ
tuổi trồng. Nĩi chung, cây con từ 3 - 12 tháng tuổi là cĩ thể đem trồng, nhưng
cây 3 tháng tuổi cịn bé cao khoảng 15 - 20 cm trồng khơng tốt bằng cây từ 8 -
12 tháng tuổi. Khi trồng chú ý thời vụ trồng.
ðất độn bầu cĩ thể dùng đất phù sa, đất bùn ao, cho thêm ít lân, trộn
phân chuồng hoai và phân hữu cơ [12], [24].
Tuy nhiên nhân giống bằng hạt cĩ một số nhược điểm: Cĩ nhiều biến
dị về các chỉ tiêu kinh tế như chậm cĩ quả, số quả trên cây khơng đồng đều, tỷ
lệ đậu quả, tỷ lệ phần ăn được so với quả và hạt, phẩm chất quả ...vì vậy ngày
nay ở nhiều nước người ta đã thay thế phương pháp gieo hạt bằng phương
pháp nhân giống vơ tính như chiết cành, ghép cành.
2.4.1.2 Chiết cành
Chọn cành chiết: ðường kính gốc cành từ 1,0 - 1,5cm. Chiều dài
cành chiết từ 40 - 60cm, cĩ hai nhánh, cành bánh tẻ, ngồi tán cây, khơng sâu
bệnh. Cây chiết phải chọn trên cây mẹ đã cho quả liên tục nhiều năm, phẩm
chất tốt.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 21
- ðất bĩ bầu: ðất bùn ao phơi khơ, đất vườn, đập nhỏ trộn mùn cưa,
trấu, rơm rác mục... Hỗn hợp 2/3 đất và 1/3 hỗn hợp kể trên. Bầu chiết cĩ
đường kính 6 - 8cm, chiều dài bầu từ 10 - 12cm.
- Cắt khoanh vỏ: Chiều dài khoanh vỏ bằng 1,5 – 2,0 lần đường kính
gốc (2 - 3cm). Bĩc lớp vỏ ngồi, cạo sạch lớp vỏ trắng đến lớp gỗ, dùng giẻ
lau sạch vết cắt.
- Phía ngồi bầu chiết bọc giấy PE sau đĩ buộc chặt 2 đầu túi bầu.
- Sau chiết từ 30 - 60 ngày quan sát rễ mọc qua túi bầu. Khi rễ đã
chuyển từ màu trắng sữa sang vàng ngà hoặc hơi xanh thì cưa cành chiết giâm
vào vườn ươm, hàng ngày tưới nước và che bớt 50% ánh sáng [2], [12].
2.4.1.3 Ghép cành
Nhiều loại cây trong họ na, do huyết thống gần cĩ thể ghép loại nọ lên
loại kia. Ở châu Mỹ La tinh cĩ tới 9, 10 loại na cĩ thể kết hợp tốt với nhau
thành từng cặp cịn ở Việt Nam chỉ cĩ 4 loại : Na dai, na xiêm, bình bát, nê.
Từ các tài liệu và thực tế sản xuất cho biết:
Các lồi thuộc chi na đều cĩ thể ghép lên nhau dược nhưng nếu muốn
cĩ hiệu quả kinh tế phải chọn cặp ghép tiếp hợp tốt với nhau.
Na xiêm ghép lên nê hay na dai khơng tốt nhưng na xiêm ghép lên bình
bát thì tiếp hợp tốt, sinh trưởng, kết trái bình thường và ở miền Nam đã sử
dụng rộng rãi kinh nghiệm này để sản xuất cây na xiêm ghép.
Na dai ghép lên bình bát hay na xiêm thì tuy cĩ thể sống nhưng sau đĩ
tiếp hợp khơng tốt do đường kính gốc ghép và cành ghép khác nhau nhiều,
trao đổi nhựa giữa cành ghép và gốc ghép khĩ sau một thời gian thì cành ghép
chết dần.
Na dai ghép lên nê thì tiếp hợp, sinh trưởng phát dục rất tốt nhờ nê cĩ
tính thích ứng tốt nhưng chỉ cĩ thể trồng ở đất cao, khơng úng nước.
Với na dai, na xiêm, nê, bình bát, chắc chắn nhất là ghép cùng lồi
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 22
Hiện nay cĩ 2 phương pháp nhân giống vơ tính na được sử dụng
phổ biến nhất là ghép cành và ghép mắt. Ở Việt Nam, ghép mắt mới áp
dụng cho ghép na xiêm lên bình bát, các phương pháp ghép khác ít sử
dụng trong sản xuất.
- Các phương pháp ghép:
Ghép áp: Gốc ghép trồng trong bầu, được kê hay buộc lên cao gần cành
ghép. Cắt hai lát để lộ tượng tầng rồi buộc áp vào nhau. Khoảng 2 tháng sau
khi ghép cĩ thể cắt dời cành ghép đưa vào vườn ươm chăm sĩc tới khi cây
con đủ tiêu chuẩn xuất vườn thì đem trồng vườn ăn quả. Ở miền Nam, người
ta cải tiến ghép áp bằng cách cắt cụt ngọn gốc ghép rồi cắt hai lát chéo nhau
thành hình nêm, ở cành ghép chỉ cắt một lát, xiên từ dưới lên sau đĩ lùa gốc
ghép vào và buộc chặt [2], [10].
Ghép chẻ bên: Là phương pháp ghép tốt nhất hay cịn gọi là "ghép bên
vào gốc ghép cắt ngọn".
Gốc ghép: Lát cắt vào gỗ dài khoảng 2,5cm, vát với độ nghiêng 45o.
Cành ghép: Cắt chéo dài khoảg 3 - 4cm, vát nghiêng gĩc 45o. ðiều
quan trọng là làm sao khi đặt cành ghép vào thì phải khớp với gốc ghép. Sau
đĩ dùng dây buộc chắc, che kín để nước mưa khơng thấm vào được, sau 3
tuần mới được mở dây. Nếu cành ghép nhú chồi thì cắt ngọn gốc ghép và chờ
cho ra lá ổn định mới đem đi trồng.
Ghép luồn dưới vỏ:
Gốc ghép: Cĩ đường kính từ 1,0 - 3,0cm, cắt vỏ theo kiểu chữ U lộn
ngược, dài 3,75cm, rộng gần bằng đường kính gốc ghép.
Cành ghép: Chọn cành bánh tẻ cĩ màu xanh hơi nâu, nhiều mắt, trịn
cạnh, cắt cành cĩ chiều dài 7,5cm trên đĩ cĩ ít nhất là 2 mắt, mặt lát cắt cĩ chiều
dài 2,0 - 2,5cm, mặt cắt đối diện vát với độ nghiêng 45o. Khi ghép, cho phía cĩ lát
cắt dài áp vào phần gỗ của gốc ghép. Ghép xong dùng dây nilon buộc chặt. Sau 3
tuần mở dây thấy mắt sống mới cắt ngọn gốc ghép [2], [3], [10], [12].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 23
- Thời vụ ghép: Từ đầu mùa mưa tới cuối mùa mưa.
Ở Cu Ba - nơi cĩ nghề trồng na từ lâu đời và rất được coi trọng , các
giống na đều được nhân bằng phương pháp ghép cành hay ghép mắt. Dù ghép
cành hay ghép mắt người ta đều chủ trương dùng gốc ghép đã cứng cáp,
đường kính từ 12 - 15mm hoặc hơn, 12 - 24 tháng tuổi để cĩ cây ghép to,
khoẻ đánh đi trồng chĩng phục hồi, ra hoa quả nhanh, vườn na đồng đều. Chỉ
ghép khi na đang trong thời gian nghỉ. Thực tế cho thấy ghép cành được ưa
chuộng hơn ghép mắt vì cây ghép khoẻ hơn. Cành ghép là cành 12 tháng tuổi,
đường kính từ 5 - 10 mm, dài 15 cm, cắt ở chỗ lá đã rụng rồi ngâm 1- 2 phút
để khử trùng trong dung dịch CuSO4 60g trong 20 lít nước. Gốc ghép đường
kính thường phải đạt 15 mm trở lên (gốc ghép 18 - 24 tháng tuổi) và cũng cĩ
thể ghép trên cây lớn đường kính gốc 15 cm và dài hơn, khi đốn đi để đổi
giống [3], [24].
Với nhân giống vơ tính thì chỉ cĩ phương pháp ghép, ghép cành và
ghép mắt là 2 phương pháp ghép hay được sử dụng phổ biến vì cắm cành cịn
đang nghiên cứu; cịn chiết cành, theo các tác giả Ấn ðộ ít cĩ triển vọng thực
hiện rộng rãi trong sản xuất [3].
* Chọn tạo giống
- Với na dai
Từ xưa tới nay, na được trồng chủ yếu bằng hạt, hơn nữa chúng khá dễ
tính và ít được chú trọng nên chúng khơng giữ được những phẩm chất tốt ban
đầu: quả nhỏ, nhiều hạt, chất lượng kém… Song các nhà nghiên cứu lại nhận
định rằng việc cải tiến giống na dễ vì na dai là loại quả ngon lại dễ tính mặc
dù khơng những ở Việt Nam mà cả trên thế giới việc cải tiến gống na chưa
làm được bao nhiêu [3]. Dẫn chứng là trong một cuộc điều tra ở bang
Maharashtra, Ấn ðộ người ta thấy ở na dai trọng lượng quả từ 130 đến 370g, số
hạt trong một quả từ 14 đến 66, tỷ lệ cùi (phần ăn được) từ 34,4% đến 60,6%, chất
hồ tan từ 18,0 - 28,2, độ chua từ 0,20% - 0,80% [21]. Với những biến thiên lớn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 24
như vậy, chỉ cần chọn cây tốt nhân rộng ra. Lai tạo ra giống mới cũng nhanh vì dù
gieo bằng hạt, na dai cũng chỉ cần từ 2 - 3 năm là cĩ quả. Canizares cho biết, ở Cu
Ba đã cĩ những giống na khơng hạt nhưng quả nhỏ, sản lượng thấp nên cần phải
cải tiến thêm [22].
- Với na xiêm
Cũng như na dai, ở trong nước cơng tác chọn giống na xiêm chưa làm
được nhiều. Chưa nĩi đến dịng vơ tính ngay đến vùng chuyên canh cũng
chưa cĩ. Phải bắt đầu bằng việc chọn những cây mẹ, cĩ những đặc tính như :
đậu trái nhiều, hình thù đều đặn (cĩ khả năng thụ phấn tốt) ít xơ, tỷ lệ cơm
(phần ăn được) cao, mùi thơm hấp dẫn rồi nhân vơ tính, so sánh để tạo ra
những dịng vơ tính [3].
2.4.2. Nghiên cứu về phân bĩn và các chế phẩm phun lá cho na
* Phân bĩn cho na
Cây ăn trái cần nhiều loại dinh dưỡng để sinh trưởng và cho năng suất,
chất lượng nhưng trong đĩ, đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều
nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng trái cây.
- Phân đạm: Phân đạm giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm
đọt.... Nếu thiếu phân đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, cịi cọc, làm giảm năng suất
đáng kể, nhưng bĩn thừa phân đạm, sẽ làm cho cây cĩ nhiều cành lá sum suê,
dễ bị sâu bệnh tấn cơng... làm giảm chất lượng, tăng tỷ lệ hao hụt, thất thốt.
- Phân lân: Lân cần thiết trong việc giúp cây đâm rễ, đâm chồi,…. Nếu
thiếu lân, cây sẽ cịi cọc, ít đâm đọt, khĩ ra hoa, đậu trái...
- Phân kali: Tăng cường vận chuyển dinh dưỡng, tăng tính chống chịu
của cây đối với điều kiện bất lợi, giúp chồi mau thuần thục, dễ ra hoa, kali
giúp tăng phẩm chất trái cây...
ðể cây na sớm cho quả và năng suất cao cần bĩn kết hợp giữa phân
hữu cơ và vơ cơ đủ số lượng và đáp ứng nhu cầu của cây ở các thời kỳ sinh
trưởng, ra hoa kết quả trong năm. Cĩ thể bĩn theo liều lượng sau:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 25
Lượng phân bĩn cho na theo tuổi cây
Lượng bĩn (kg/cây) Tuổi cây
Loại phân 1 - 4 năm 5 - 8 năm Trên 8 năm
Hữu cơ 15 - 20 2 – 25 30 - 40
ðạm Ure 0,6 – 0,8 1,0 - 1,5 1,5 - 2,0
Supe lân 0,3 – 0,4 0,5 - 0,8 0,7 - 1,0
Clorua kali 0,2 – 0,3 0,5 - 0,7 0,7 - 1,0
Thời vụ bĩn
Lượng bĩn mỗi lần
(% so với cả năm) Lần
bĩn
Tháng Mục đích
Hữu
cơ
Supe
lân
ðạm
Ure
Clorua
kali
1 2 - 3 ðĩn hoa, đĩn lộc - - 50 30
2 6 - 7 Nuơi quả, cành - - 50 40
3 10-11
Bĩn lĩt kết hợp
đổ đất quanh gốc
100 100 - 30
Cách bĩn: Cuốc rãnh hoặc hố quanh tán. Nếu bĩn thúc thì cuốc nơng
10cm, bĩn lĩt cuối năm cuốc rộng 20cm, sâu 30cm, bĩn xong lấp đất [3], [8].
Cây na được trồng trên tất cả các loại đất nhưng thích hợp nhất là loại
đất đồi vì cây ưa chịu hạn. Cày bừa 1 - 2 lần, nhặt sạch cỏ làm cho đất tơi
xốp, sau đĩ đào hố trồng. Nếu khơng cĩ điều kiện cày bừa vì đất dốc thì nên
đào hố sâu, cho phân hữu cơ và rác xuống trước 1 - 2 tháng trước khi trồng.
ðào hố sâu và rộng 50 cm, bĩn lĩt 15 - 20 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg Supe
lân + 0,2 kg Sunfat Kali, lấp đất đầy hố để chờ trồng.
* Một số chế phẩm phun qua lá cho na
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 26
Ngồi các yếu tố đa lượng thì các yếu tố trung lượng, vi lượng cũng
đĩng vai trị quan trọng trong việc làm tăng chất lượng trái cây. Trung, vi
lượng thường cĩ mặt khá đầy đủ trong các loại phân bĩn lá. Bên cạnh đĩ,
phân hữu cơ cũng đĩng vai trị rất quan trọng, giúp cung cấp một phần dinh
dưỡng cho cây, nhưng cơ bản nhất là làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất,
giảm thất thốt phân bĩn...
ðể sử dụng phân bĩn đạt hiệu quả, cĩ nhiều điều cần phải lưu ý như
điều kiện đất đai, giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh trưởng của cây, giống
trồng.... Trong đĩ, quan trọng nhất là chủng loại, liều lượng phân bĩn theo
từng giai đoạn sinh trưởng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cây và cách bĩn
thích hợp để cây sử dụng được nhiều nhất.
Cây hút chất dinh dưỡng chủ yếu qua rễ, đồng thời cũng cĩ thể hấp thu
một lượng ít qua lá. Vì vậy, để gĩp phần cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho
cây, nhất là các chất vi lượng cần thiết, người ta thường dùng dưới dạng phân
bĩn qua lá. Nĩi cách khác, phân bĩn qua lá chủ yếu là các chất vi lượng, do
cây cần với số lượng rất ít nên bĩn qua lá sẽ cĩ hiệu quả cao hơn và đỡ lãng
phí hơn nhiều so với bĩn qua đất. Cây cũng cĩ thể hấp thu chất đa lượng qua
lá, nên trong nhiều loại phân bĩn qua lá, ngồi các chất vi lượng, người ta
cũng cho thêm các chất đa lượng để cung cấp thêm cho cây. Hiện nay người
dân đã sử dụng phân bĩn, biện pháp kỹ thuật và một số chế phẩm phun qua lá
cho na để điều khiển ra hoa trái vụ cho na.
ðây là một yêu cầu của thị trường làm sao để cĩ thể kéo dài thời gian
thu hoạch na hàng năm. ðiều khiển ra hoa trái vụ cũng là một khâu trong quy
trình kỹ thuật thâm canh na.
ðặc điểm của na là sau khi rụng lá, cành sẽ nảy chồi lá mới, trên đĩ cĩ
mang theo hoa. Tùy từng vùng mà cĩ cách xử lý ra hoa rải vụ như sau:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 27
Ở những vùng khơ hạn cục bộ trong năm cĩ thể thơng qua việc điều tiết
nước kết hợp với việc bĩn phân như kiểu "xiết nước" với vườn quýt ở ðồng
bằng sơng Cửu Long, làm cho cây ra hoa chậm lại [15], [24].
ðể tự nhiên na rụng lá vào tháng 12 - 1, ra hoa, quả vào tháng 5 - 6,
chín vào tháng 9. Muốn na ra hoa sớm, kết quả vào tháng 4, thu hoạch vào 5 -
15/8 thì cần thực hiện đồng thời một số biện pháp kỹ thuật sau:
Sau thu hoạch tỉa bỏ cành la, cành vĩng, cành sâu bệnh để tán thơng
thống. Vào tháng 11 vặt hết lá xanh trên tán. Cĩ thể dùng thuốc dấm hoa quả
Trung Quốc (dung dịch Ethlen 45%), pha 1 lọ 5ml với 1lít nước, phun ướt tán.
Sau 10 - 15 ngày thì na sẽ rụng hết lá. Vào đầu tháng 2, cần tưới ẩm, bĩn thúc
phân sớm. Bĩn mỗi cây 20 - 30 kg phân chuồng hoai mục và 3 - 10kg NPK
(5:10:3) đồng thời giữ ẩm liên tục, cây sẽ ra hoa và kết quả vào tháng 4 như ý
muốn [26].
Kinh nghiệm trồng na ở Thái Lan, người ta cịn kết hợp việc cắt tỉa với
tuốt lá để làm cho hoa ra muộn hơn. Thường cắt tỉa vào tháng 5 chọn cắt
những cành non, chỉ để lại đoạn cành bánh tẻ cĩ màu xanh nâu. Sau đĩ tuốt
hết lá, cành này sẽ mọc chồi mới cĩ hoa và quả thu hoạch vào tháng 10 - 11.
Các biện pháp làm cho na ra quả trái vụ đều cĩ kết hợp với việc bĩn phân và
tưới nước [24].
Theo kinh nghiệm thì phương pháp cụ thể cĩ thể làm như sau:
1. Sau thu hoạch:
- Bĩn 5 kg phân hữu cơ + 1-2 kg NPK 16.16.8 + 0,4 kg vơi/cây. Cuốc
xới đất để vùi lấp phân khi bĩn.
- Muốn Na ra hoa rải vụ thì áp dụng kỹ thuật tuốt lá: pha 800g Urê với
8 lít nước, phun ướt đẫm cây làm rụng lá già, số lá cịn lại thì tuốt bỏ luơn.
- Sau khi lá rụng, cắt bỏ tồn bộ những cành nhỏ mọc trong tán, chừa
lại những cành to bằng ngĩn tay út trở lên và trên những cành ấy, cắt bỏ tất cả
ngọn. Vết cắt ở nơi tiếp giáp giữa đoạn cành bánh tẻ và cành non. Sau khi cắt,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 28
ta cĩ 1 bộ cành trụi lá tồn cành hữu hiệu, sẵn sàng ra cành mới và hoa đồng
thời, tưới nước đẫm lại cho na.
2. Xử lý ra hoa:
- Sau cắt 10 ngày, ở mỗi cành mọc ra 1 chùm chồi, nên tỉa bớt chừa lại
khoảng 4 – 6 chồi khoẻ nhất/cành.
- Pha 35 ml RA HOA C.A.T + 15 g F.Bo/8 lít phun sương đều các cành
mới này 2 lần (5 ngày/lần) để kích ra hoa. 20 – 30 ngày sau khi cắt tỉa, trên
đỉnh và nách lá của những tược vừa mới ra sẽ xuất hiện hoa.
- Bĩn phân: 1 kg NPK 16.16.8/cây khi nhú lá mới.
3. Làm 2 đợt trái trong 1 vụ ( kinh nghiệm ở Tây Ninh ):
Từ ngày tuốt lá đến khi thu hoạch là 4 tháng 10 ngày. Khi Na cho trái
non, tuyển trái tốt, trịn đều chừa lại, tỉa bỏ trái xấu, méo. Cây Na nuơi ít trái,
chất lượng trái tốt giá bán cao hơn. Sau khi Na đậu trái đến 3 tháng cho cắt
nhánh già trong thân cây mẹ, tỉa sạch nhánh con ngồi cành. ðồng thời phun
định kỳ F.Bo để nuơi trái và cho hoa.
Như vậy khi thu hoạch xong đợt 1, nhánh cắt trong thân mẹ và cành
ngồi đã đâm chồi, trổ bơng cho trái đợt 2 trước vụ chính 1 tháng. Vườn Na
sẽ bán được giá cao.
4. Nuơi trái:
- Khi trái to bằng hột sen bĩn 1 kg NPK 16.16.8 + 1 kg vơi cho 1 cây.
- Khi trái to bằng trứng cút, phun định kỳ dưỡng trái ( 35 ml/8 lít) +
F.Bo (15 g/8 lít) 10 ngày/lần giúp trái to, múi lớn, cơm dày, ngon ngọt.
- Trước thu hoạch 15 ngày pha 15 ml NUTRIMIX/8 lít phun 1 lần giúp
trái bĩng đẹp và bảo quản tốt.
5. Tỉa và bao trái dành cho xuất khẩu:
Mục đích là làm cho trái to, sáng đẹp đều, khơng bị tỳ vết đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu và cịn hạn chế sâu bệnh, rệp phá trái nên bán được giá cao.
Cách làm: Khi trái to bằng trứng cút, tỉa bỏ trái nhỏ, cành lá vướng trái xong
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 29
phun thuốc để diệt trứng, sâu hay nấm cĩ sẵn trên trái. Sau đĩ 1 ngày dùng
túi bao loại 16 x 20 cm bao trái lại, nhớ xiết chặt miệng bao [26].
6. Thu hoạch
Na dai khi đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh là quả đã già, cần
thu hoạch ngay, mùa thu hoạch bắt đầu vào tháng 6 cho đến tháng 9 - 10 âm
lịch. Từ khi bắt đầu nở hoa tới khi thu hoạch là 110 - 120 ngày. Quả cho thu
hoạch sớm hay muộn phụ thuộc nhiệt độ, điều kiện cung cấp nước tưới ở nơi
trồng. Nhiệt độ cao, nước đầy đủ thì quả to và sớm thu hoạch hơn.
Quả hái lúc đã già: Na mở mắt, khe hở giữa các mắt nơng và hạt cĩ
màu nâu hoặc nâu đen. Dùng kéo cắt sao cho quả mang theo một đoạn cuống.
Quả na già hái về, bảo quản ở nhiệt độ 25 - 30oC sau 2 - 3 ngày là chín.
Với na xiêm: thu hoạch khi vỏ quả từ màu xanh tối, bĩng chuyển sang
vàng và kém bĩng đi một chút, rõ hơn nữa là các gai trên lưng mỗi múi tách
nhau ra và trương nước. Khác na dai, na xiêm hầu như chín quanh năm.
Thường dùng nhiệt độ thấp để bảo quản. Theo Prasanna, K.N.V (2000)
để đảm bảo được cảm quan và chất lượng quả tốt nhất là bảo quản trong nhiệt
độ 15 - 20oC, độ ẩm khơng khí 85 – 90%. Trước khi bảo quản cần dùng 0,5 -
1,0 g/lít Benlate xử lí quả trong 5 giây hay 500mg/lít Carbendazin ngâm trong
1 phút để chống nấm bệnh làm thối quả [11], [12], [23], [25].
Các vùng trồng na ở nước ta thuộc các vùng sinh thái khác nhau, cĩ
điều kiện khí hậu trong năm khác nhau. Do vậy cần căn cứ vào điều kiện tự
nhiên từng vùng mà áp dụng các biện pháp rải vụ thích hợp.
2.4.3 Nghiên cứu về thụ phấn bổ khuyết cho na
Hoa na là hoa lưỡng tính, thơng thường hoa cái nở sớm hơn hoa đực
hai ngày do đĩ khi nhị đực tung phấn thì khả năng tiếp nhận của đầu nhuỵ đã
kém hơn rất nhiều nên việc thụ phấn và thụ tinh sẽ khĩ khăn. Việc thụ phấn
cho na nhờ vào một lồi bọ cánh cứng rất nhỏ thuộc chi Carpaphilus thực hiện
[6], [23], [24]. Xong nếu để hoa thụ phấn tự nhiên thì tỷ lệ đậu quả rất thấp.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 30
Hiện nay người ta dùng phương pháp thụ phấn nhân tạo đã làm tăng tỷ lệ đậu
quả lên rất nhiều.
Theo GS.Trần Thế Tục, chọn hoa để thụ phấn là những hoa to mọc ở
thân chính, cành chính để lấy phấn. Khơng lấy phấn ở những hoa nhỏ, cuống
hoa nhỏ, hoa phát triển khơng cân đối, hoa ở chĩp cành hoặc những cành nhỏ
[12]. Theo GS. Vũ Cơng Hậu thì: Hoa để lại, thụ phấn cho kết thành quả là
những hoa to ở trên cành to, phía gần thân. Hoa ở gần ngọn các cành hoặc
trên cành nhỏ thường khơng đậu được quả nên ngắt dùng làm hoa cho phấn.
Hiện trong thực tế bà con đang áp dụng cách chọn hoa này. Thường thì người
ta lấy những hoa sắp nở vào chiều tối cho vào hộp pêtri, giữ trong phịng ở
nhiệt độ bình thường để nở hoa, tung phấn. Sáng hơm sau dùng chổi lơng
chấm nhẹ hạt phấn lên đầu nhụy để thụ phấn cho hoa cái [3].
Thao tác thụ như sau: dùng bàn tay trái ngửa lên trời, ngĩn trỏ và ngĩn
giữa kẹp lấy cuống hoa định thụ phấn, ngĩn cái uốn cong 1 trong 3 cánh hoa,
động tác phải nhẹ nhàng tránh làm gãy cuống hoa hoặc cánh hoa bị uốn cong.
Tay phải dùng một cái bút lơng chấm vào trong bình đựng phấn để cho phấn
dính vào đầu bút, khe khẽ lùa vào khe giữa các cánh hoa đã được tách ra, xoay
trịn đầu bút lơng cho phấn quệt vào đầu nhuỵ và dính vào đĩ [3], [12], [25].
Kinh nghiệm và kết quả thụ phấn nhân tạo cho thấy lấy hạt phấn khi
hoa vừa tung phấn để thụ phấn cho hoa cái hiệu quả sẽ tốt hơn. Tỷ lệ nảy
mầm của hạt phấn đạt 53,1%, tỷ lệ đậu quả đạt đến 90%; nếu lấy phấn từ
hơm trước thì tỷ lệ nảy mầm chỉ cịn 8,8%, tỷ lệ đậu quả chỉ đạt 64,5% [3].
Thời gian thụ phấn:
Cĩ thể chia thời kì nở hoa của na thành 3 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1: Hoa mới nở, cánh hoa bắt đầu tách.
+ Giai đoạn 2: Hoa nở, 3 cánh hoa đã rời nhau, nuốm nhuỵ đã chuyển
sang màu trắng, đầu nuốm nhuỵ cĩ nhiều chất nhầy, dính.
+ Giai đoạn 3: Hoa nở rõ, 3 cánh hoa đã xoè hết cỡ.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 31
Ở giai đoạn 1 hoa vừa mới tách thao tác thụ khĩ khăn nên thụ phấn cho
na ở giai đoạn 2 thao tác sẽ dễ dàng hơn, tỷ lệ đậu quả đạt 87,9%. Ở giai đoạn
3 tỷ lệ đậu chỉ đạt 5,3%, cịn đối chứng khơng thụ phấn chỉ đạt 4,4% [3].
Ngồi thụ phấn nhân tạo cho na để tăng tỷ lệ đậu, nhiều nơi đã sử dụng
các chất kích thích sinh trưởng để phun cho cây đều thấy kết quả:
+ Sundarajan S. và cộng sự (1968) sau khi hoa nở dùng GA3 với nồng
độ 10, 25, 50 mg/lít hay NAA với nồng độ 5, 10, 25 mg/lít; 2,4D với nồng độ
2, 5, 10 mg/lít để xử lý, nhận thấy tỷ lệ đậu quả, độ lớn của quả, trọng lượng
quả và sự giảm bớt số hạt trong quả cho thấy dùng GA3 50mg/lít đạt kết quả
khá tốt.
+ Keskar B.G và cộng sự (1986) dùng NAA nồng độ 10 - 30mg/lít
trong thời gian nở hoa, 8 ngày phun 1 lần, tổng cộng phun 4 lần cho thấy cĩ
tác dụng làm tăng số quả trên cây.
+ Kalarni, S.S (1995) dùng GA3 50mg/lít hoặc 100mg/lít, NAA 20 hoặc
30 mg/lít, 2,4D 15 - 30mg/lít để phun cho cây cũng làm tăng tỷ lệ đậu quả rõ rệt.
Những kết quả trên đã làm rõ thêm tác dụng của các chất kích thích
sinh trưởng đối với việc làm tăng tỷ lệ đậu quả đối với cây na. ðây là những
gợi ý bổ ích để các chủ vườn na suy nghĩ chọn lọc và ứng d._. tuổi. Cây na đạt năng suất cao nhất
trong độ tuổi 8-10 năm, sau 12 năm thì giảm dần.
3. Do đặc điểm khí hậu miền Bắc nhiệt độ rất thấp và khơ hanh từ tháng
10 năm trước đến tháng 01 năm sau nên cĩ đốn tỉa na từ sớm (tháng 10,11,12)
thì cây cũng khơng ra lộc ra hoa sớm hơn nhiều so với đốn tỉa vào tháng 01,
tháng 02. ðốn tỉa vào tháng 02 cho năng suất na cao nhất (13,8 tấn/ha), cao
hơn 6,3 tấn/ha so với đốn vào tháng 10.
4. Kỹ thuật đốn ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng quả na.
ðốn lửng cây na đạt năng suất cao nhất, cao hơn 5,4 tân/ha so với để nguyên
khơng cắt tỉa. ðốn đau cây cĩ khối lượng quả lớn nhất (253,3g) nhưng số quả
trên cây lại thấp (44,3 quả) nên năng suất vẫn giảm hơn áp dụng kỹ thuật đốn
lửng. ðể nguyên khơng cắt tỉa cây na cho năng suất thấp nhất so với cĩ sử
dụng các biện pháp cắt tỉa khác.
5. Lấy phấn bằng phấn lấy từ hoa hé nở, cánh hoa cịn mầu trắng để thụ
thì cho tỷ lệ đậu quả na cao nhất (86%).
6. Phân bĩn qua lá ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ đậu quả và năng suất na.
Loại phân bĩn cĩ tác động rõ rệt làm tăng năng suất na là Botrac và PHC.
Antonik làm giảm tỷ lệ đậu quả 12,5% so với đối chứng.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 71
5.2 Kiến nghị
- Áp dụng các kết quả nghiên cứu trên vào sản xuất na tại Lục Nam và
một số vùng trồng na cĩ điều kiện tương tự.
- Tiếp tục đầu tư kinh phí để nghiên cứu khoa học về giống, kỹ thuật,
tuyên truyền tập huấn kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến sản phẩm và tổ
chức thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Do thời gian và khối lượng cơng việc thực hiện đề tài cĩ hạn nên chúng
tơi chưa tiến hành thí nghiệm thời gian đốn tỉa vào các tháng 3, tháng 4, tháng
5 nhằm rải vụ, thu hoạch na muộn. ðề nghị tiếp tục cĩ nghiên cứu về thời gian
đốn tỉa để tìm ra phương pháp rải vụ na tốt nhất, phù hợp với điều kiện Bắc
Giang nĩi riêng và miền Bắc nĩi chung.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. ðường Hồng Dật (2000), Nghề làm vườn cây ăn quả ba miền, Nhà
xuất bản văn hĩa dân tộc.
2. Bùi Thanh Hà (2001), Phương pháp nhân giống cây ăn quả, nhà xuất
bản Thanh hĩa.
3.Vũ Cơng Hậu (2000). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nxb Nơng nghiệp
TP Hồ Chí Minh.
4. Vũ Cơng Hậu (1996). Trồng mãng cầu. Nxb Nơng Nghiệp.
5. Chi cục thống kê huyện Lục Nam (2005 – 2009), Niên giám thống kê
huyện Lục Nam.
6. Cục thống kê Bắc Giang (5005 – 2008), niên gián thống kê tỉnh Bắc
Giang.
7. Trần Văn Ngịi (2005), Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và khả năng
sinh trưởng phát triển của một số cây ăn quả ở tỉnh Bắc Cạn, Luận văn thạc
sỹ nơng nghiệp, ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội.
8. Viện quy hoạch và thiết kế nơng nghiệp (2005), Rà sốt bổ sung quy
hoạch phát triển rau, quả, hoa cây cảnh đến năm 2010.
9. Bộ nơng Nghiệp và phát triển nơng thơn (2004), Sổ tay trồng và chăm
sĩc một số loại cây ăn quả, Nhà xuất bản nơng Nghiệp, Hà Nội.
10. GS. Trần Thế Tục, PTS. Hồng Ngọc Thuận (1991), Nhân giống cây
ăn quả (chiết, ghép, giâm cành, tách chồi), Nhà xuất bản nơng Nghiệp – Hà
Nội.
11. GS. Trần Thế Tục; PTS. Cao Anh Long; PGS. PTS. Phạm Văn Cơn;
PTS. Hồng Ngọc Thuận; TS. ðồn Thế Lư (1998), Giáo trình Cây ăn quả,
Nhà xuất bản nơng Nghiệp – Hà Nội.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 73
12. GS. Trần Thế Tục (2008), Kỹ thuật trồng và chăm sĩc Na – Thanh
long, Nhà xuất bản nơng Nghiệp – Hà Nội.
13. Trần Thế Tục, Nguyễn Ngọc Kính(2007). Kỹ thuật trồng một số cây
rau, quả giàu vitamin. Nxb Nơng nghiệp Hà Nội.
14. Trần Thế Tục (1994), Kỹ thuật trồng và chăm sĩc Xồi, na, hồng
xiêm. Nxb Nơng Nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Xuân Thuỷ (2008), Kỹ thuật trồng, chăm sĩc thâm canh, thụ
phấn nhân tạo cây na dai cho hội nơng dân.
16. Nguyễn Danh Vàn (2002), Hỏi đáp về phịng trừ dịch hại cây trồng
Cây Ăn Quả (quyển 6), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn ðăng Nghĩa (2006). Trồng – chăm sĩc
và phịng trừ sâu bệnh Nhãn – Chơm chơm – Mãng cầu, quyển 3, Nxb Nơng
Nghiệp, TPHCM .
18. Trần Bá Cừ, Minh ðức (2007). Thuốc nam chữa bệnh từ rau, hoa, củ,
quả - Tập 2 Quả làm thuốc. Nxb Phụ nữ.
19. Lê Minh Nguyệt (2005). Bộ y tế, vụ y học cổ truyền, Cây quả cây
thuốc. NXB Y học Hà Nội.
20. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài (2005). Hưỡng dẫn trồng, chăm sĩc
táo-bưởi-hồng-na. Nxb Lao động, Hà Nội.
Tài liệu nước ngồi
21. Bose T, K, Fruits (1990), Tropical and subtropical calcutta, India.
22. Canizares Zayas Jesus (1968), Cây na, La Habana.
Tài liệu mạng
23. www.Agroviet.com.vn
24. www.rauhoaquavietnam,vn
25.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 74
26. FAO, ProdSTAT, FAOSTAT,từ
“
A3”
27. www2.hcmuaf.edu.vn/.../logohoinongdanTN.jpg
28.
Mãng cầu và cơng dụng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 75
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: ảnh cành lộc,quả na khi phun Botrac, Atonik
Ảnh 1:Cành lộc, quả na khi phun Botrac
Ảnh 2: Cành lộc và quả na khi phun Atonik
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 76
Phụ lục 2: ảnh cành lộc,quả na khi khơng phun hồn tồn
Ảnh 3: Cây và quả na khơng phun hồn tồn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 77
Phụ lục 3: ảnh cành lộc,quả na khi khơng cắt tỉa
Ảnh 4: Cành lộc, hoa và quả na khi khơng cắt tỉa
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 78
Phụ lục 4: ảnh cành lộc,quả na khi đốn phớt
Ảnh 5: Cành lộc, hoa và quả na khi áp dụng phương pháp đốn phớt
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 79
Phụ lục 5: ảnh cành lộc,quả na khi đốn lửng
Ảnh 6: Cành lộc, hoa và quả na khi áp dụng phương pháp đốn lửng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 80
Phụ lục 6: ảnh cành lộc, hoa, quả na khi đốn đau
Ảnh 7: Cành lộc, hoa và quả na khi áp dụng phương pháp đốn đau
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 81
Phụ lục 7: Kết quả xử lý số liệu IRRISTAT
Thi nghiem 1: Anh huong cua thoi gian don tia sau thu hoach:
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE THUY1 15/11/** 10:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Anh huong cua thoi gian don tia sau thu hoach den nang suat
VARIATE V003 NS
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 4 80.3693 20.0923 28.19 0.000 2
* RESIDUAL 10 7.12667 .712667
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 87.4960 6.24971
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THUY1 15/11/** 10:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Anh huong cua thoi gian don tia sau thu hoach den nang suat
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS NS
1 3 7.46667
2 3 9.43333
3 3 10.6000
4 3 13.0333
5 3 13.7667
SE(N= 3) 0.487397
5%LSD 10DF 1.53581
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THUY1 15/11/** 10:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Anh huong cua thoi gian don tia sau thu hoach den nang suat
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
NS 15 10.860 2.4999 0.84420 7.8 0.0000
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 82
Thi nghiem 2:
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK LOC FILE CATTIA1 18/ 9/** 16:25
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
anh huong cua phuong phap cat tia toi duong kinh loc
VARIATE V003 DK LOC DAU DAU DAU
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 3 7.67209 2.55736 35.10 0.001 3
2 R 2 .651500E-01 .325750E-01 0.45 0.662 3
* RESIDUAL 6 .437184 .728641E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 8.17442 .743130
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CATTIA1 18/ 9/** 16:25
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
anh huong cua phuong phap cat tia toi duong kinh loc
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS DK LOC
1 3 1.39000
2 3 1.69000
3 3 2.69333
4 3 3.39667
SE(N= 3) 0.155846
5%LSD 6DF 0.539097
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT R
-------------------------------------------------------------------------------
R NOS DK LOC
1 4 2.36000
2 4 2.32750
3 4 2.19000
SE(N= 4) 0.134967
5%LSD 6DF 0.466871
------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CATTIA1 18/ 9/** 16:25
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
anh huong cua phuong phap cat tia toi duong kinh loc
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |R |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DK LOC 12 2.2925 0.86205 0.26993 11.8 0.0006 0.6623
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 83
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAO QUA FILE CATTIA7 23/ 9/** 9:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
anh huong cua phuong phap cat tia toi chieu cao qua
VARIATE V003 CAO QUA QUA QUA QUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 3 9.15667 3.05222 16.38 0.003 3
2 R 2 .216666E-01 .108333E-01 0.06 0.944 3
* RESIDUAL 6 1.11833 .186389
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 10.2967 .936061
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CATTIA7 23/ 9/** 9:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
anh huong cua phuong phap cat tia toi chieu cao qua
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS CAO QUA
1 3 6.60000
2 3 7.26667
3 3 8.06667
4 3 8.93333
SE(N= 3) 0.249258
5%LSD 6DF 0.862224
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT R
-------------------------------------------------------------------------------
R NOS CAO QUA
1 4 7.67500
2 4 7.77500
3 4 7.70000
SE(N= 4) 0.215864
5%LSD 6DF 0.746708
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CATTIA7 23/ 9/** 9:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
anh huong cua phuong phap cat tia toi chieu cao qua
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |R |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CAO QUA 12 7.7167 0.96750 0.43173 5.6 0.0033 0.9440
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 84
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK QUA FILE CATTIA5 18/ 9/** 16:30
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
anh huong cua phuong phap cat tia toi duong kinh qua
VARIATE V003 DK QUA QUA QUA QUA QUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 3 9.29667 3.09889 16.19 0.003 3
2 R 2 .650000E-01 .325000E-01 0.17 0.848 3
* RESIDUAL 6 1.14833 .191389
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 10.5100 .955455
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CATTIA5 18/ 9/** 16:30
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
anh huong cua phuong phap cat tia toi duong kinh qua
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS DK QUA
1 3 6.70000
2 3 7.43333
3 3 8.20000
4 3 9.06667
SE(N= 3) 0.252579
5%LSD 6DF 0.873712
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT R
-------------------------------------------------------------------------------
R NOS DK QUA
1 4 7.82500
2 4 7.95000
3 4 7.77500
SE(N= 4) 0.218740
5%LSD 6DF 0.756657
------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CATTIA5 18/ 9/** 16:30
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
anh huong cua phuong phap cat tia toi duong kinh qua
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |R |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DK QUA 12 7.8500 0.97747 0.43748 5.6 0.0034 0.8478
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 85
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KL QUA FILE CATTIA6 23/ 9/** 9: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
anh huong cua phuong phap cat tia toi khoi luong qua
VARIATE V003 KL QUA QUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 3 15832.3 5277.44 33.90 0.001 3
2 R 2 28.5000 14.2500 0.09 0.913 3
* RESIDUAL 6 934.167 155.695
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 16795.0 1526.82
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CATTIA6 23/ 9/** 9: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
anh huong cua phuong phap cat tia toi khoi luong qua
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS KL QUA
1 3 165.667
2 3 173.667
3 3 225.333
4 3 253.333
SE(N= 3) 7.20404
5%LSD 6DF 24.9199
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT R
-------------------------------------------------------------------------------
R NOS KL QUA
1 4 202.750
2 4 206.500
3 4 204.250
SE(N= 4) 6.23888
5%LSD 6DF 21.5813
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CATTIA6 23/ 9/** 9: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
anh huong cua phuong phap cat tia toi khoi luong qua
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |R |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
KL QUA 12 204.50 39.075 12.478 6.1 0.0006 0.9132
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 86
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE THUY2 15/11/** 10:45
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
anh huong cua phuong phap cat tia toi nang qua na
VARIATE V003 NS
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 3 66.3930 22.1310 26.19 0.000 2
* RESIDUAL 8 6.76047 .845058
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 73.1535 6.65031
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THUY2 15/11/** 10:45
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
anh huong cua phuong phap cat tia toi nang qua na
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS NS
1 3 7.66667
2 3 8.53667
3 3 13.0067
4 3 12.4967
SE(N= 3) 0.530741
5%LSD 8DF 1.73069
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THUY2 15/11/** 10:45
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
anh huong cua phuong phap cat tia toi nang qua na
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
NS 12 10.427 2.5788 0.91927 8.8 0.0003
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 87
Thi nghiem 3
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAI QUA FILE PHANBON3 9/ 9/** 23: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
anh huong cua phan bon qua la toi chieu cao qua
VARIATE V003 DAI QUA QUA QUA QUA QUA QUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 4 6.51067 1.62767 5.97 0.016 3
2 R 2 1.70533 .852667 3.13 0.098 3
* RESIDUAL 8 2.18133 .272667
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 10.3973 .742667
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE PHANBON3 9/ 9/** 23: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
anh huong cua phan bon qua la toi chieu cao qua
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS DAI QUA
1 3 6.93333
2 3 7.10000
3 3 8.60000
4 3 8.30000
5 3 8.00000
SE(N= 3) 0.301478
5%LSD 8DF 0.983089
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT R
-------------------------------------------------------------------------------
R NOS DAI QUA
1 5 7.50000
2 5 7.60000
3 5 8.26000
SE(N= 5) 0.233524
5%LSD 8DF 0.761497
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PHANBON3 9/ 9/** 23: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
anh huong cua phan bon toi chieu cao qua
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |R |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DAI QUA 15 7.7867 0.86178 0.52217 6.7 0.0163 0.0985
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 88
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONG QUA FILE PHANBON4 9/ 9/** 23: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
anh huong cua phan bon toi duong kinh qua
VARIATE V003 RONG QUA QUA QUA QUA QUA QUA QUA QUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 4 6.26267 1.56567 4.26 0.039 3
2 R 2 2.02533 1.01267 2.75 0.122 3
* RESIDUAL 8 2.94133 .367667
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 11.2293 .802095
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE PHANBON4 9/ 9/** 23: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
anh huong cua phan bon toi chieu rong qua
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS RONG QUA
1 3 7.33333
2 3 7.43333
3 3 9.10000
4 3 8.33333
5 3 8.16667
SE(N= 3) 0.350079
5%LSD 8DF 1.14157
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT R
-------------------------------------------------------------------------------
R NOS RONG QUA
1 5 7.62000
2 5 8.08000
3 5 8.52000
SE(N= 5) 0.271170
5%LSD 8DF 0.884259
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PHANBON4 9/ 9/** 23: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
anh huong cua phan bon toi chieu rong qua
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |R |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
RONG QUA 15 8.0733 0.89560 0.60636 7.5 0.0391 0.1222
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 89
BALANCED ANOVA FOR VARIATE P QUA FILE PHANBON5 9/ 9/** 23:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
anh huong cua phan bon den khoi luong qua
VARIATE V003 P QUA QUA QUA QUA QUA QUA QUA QUA QUA QUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 4 5023.33 1255.83 3.46 0.064 3
2 R 2 10.0000 5.00000 0.01 0.987 3
* RESIDUAL 8 2906.67 363.333
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 7940.00 567.143
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE PHANBON5 9/ 9/** 23:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
anh huong cua phan bon den trong luong qua
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS P QUA
1 3 178.333
2 3 173.333
3 3 211.667
4 3 216.667
5 3 210.000
SE(N= 3) 11.0050
5%LSD 8DF 35.8864
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT R
-------------------------------------------------------------------------------
R NOS P QUA
1 5 198.000
2 5 197.000
3 5 199.000
SE(N= 5) 8.52448
5%LSD 8DF 27.7974
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PHANBON5 9/ 9/** 23:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
anh huong cua phan bon den trong luong qua
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |R |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
P QUA 15 198.00 23.815 19.061 9.6 0.0639 0.9874
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL DAU FILE THUY7 16/11/** 18:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
anh huong cua mot so loai phan bon la den nang suat
VARIATE V003 TL DAU DAU
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 90
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 4 87.0760 21.7690 18.08 0.001 3
2 R 2 .413334E-01 .206667E-01 0.02 0.984 3
* RESIDUAL 8 9.63200 1.20400
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 96.7493 6.91067
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THUY7 16/11/** 18:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
anh huong cua mot so loai phan bon la den nang suat
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS TL DAU
1 3 8.83333
2 3 9.46667
3 3 13.6333
4 3 14.3667
5 3 9.06667
SE(N= 3) 0.633509
5%LSD 8DF 2.06581
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT R
-------------------------------------------------------------------------------
R NOS TL DAU
1 5 11.1000
2 5 11.0000
3 5 11.1200
SE(N= 5) 0.490714
5%LSD 8DF 1.60017
------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THUY7 16/11/** 18:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
anh huong cua mot so loai phan bon la den nang suat
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |R |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TL DAU 15 11.073 2.6288 1.0973 9.9 0.0006 0.9840
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 91
Thi nghiem 4
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MAT/Q FILE HATPHAN2 9/ 9/** 19:12
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
anh huong cua chat luong hat phan toi so mat/qua
VARIATE V003 MAT/Q QUA QUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 4 276.933 69.2333 2.02 0.184 3
2 R 2 166.800 83.4000 2.44 0.148 3
* RESIDUAL 8 273.867 34.2333
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 717.600 51.2571
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HATPHAN2 9/ 9/** 19:12
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
anh huong cua chat luong hat phan toi so mat/qua
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS MAT/Q
1 3 88.0000
2 3 90.6667
3 3 86.3333
4 3 97.6667
5 3 95.3333
SE(N= 3) 3.37803
5%LSD 8DF 11.0154
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT R
-------------------------------------------------------------------------------
R NOS MAT/Q
1 5 87.0000
2 5 93.0000
3 5 94.8000
SE(N= 5) 2.61661
5%LSD 8DF 8.53251
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HATPHAN2 9/ 9/** 19:12
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
anh huong cua chat luong hat phan toi so mat/qua
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |R |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
MAT/Q 15 91.600 7.1594 5.8509 6.4 0.1837 0.1483
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOMAT FILE THUY4 15/11/** 10:55
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
chat luong hat phan toi so mat lep tren qua
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ........... 92
VARIATE V003 SOMAT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 T 4 98.4440 24.6110 35.81 0.000 2
* RESIDUAL 10 6.87333 .687333
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 105.317 7.52267
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THUY4 15/11/** 10:55
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
chat luong hat phan toi so mat lep tren qua
MEANS FOR EFFECT T
-------------------------------------------------------------------------------
T NOS SOMAT
1 3 11.4000
2 3 9.16667
3 3 5.50000
4 3 4.86667
5 3 10.0000
SE(N= 3) 0.478655
5%LSD 10DF 1.50826
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THUY4 15/11/** 10:55
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
chat luong hat phan toi so mat lep tren qua
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOMAT 15 8.1867 2.7427 0.82906 10.1 0.0000
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2377.pdf