Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lạc vùng đồi huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp hà nội ---------------  nguyễn thị ngọc lan Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lạc vùng đồi huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây luận văn thạc sĩ NÔNG NGHIệP Chuyên ngành: TRồNG TRọT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. ĐOàN THị THANH NHàN   Hà nội – 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tô

doc146 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lạc vùng đồi huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Lan Lời cảm ơn Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các cấp lãnh đạo, các tập thể và cá nhân. Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới các thầy cô giáo trong bộ môn Cây công nghiệp, các thầy cô giáo khoa Nông học, khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đặc biệt là PGS.TS. Đoàn Thị Thanh Nhàn, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng, khoa, bạn bè đồng nghiệp - Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Trung tâm NC & PT Đậu đỗ - Viện CLT & CTP; phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Chương Mỹ; Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Đông đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ tận tình của gia đình, người thân và bạn bè! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Lan mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình viii Danh mục các chữ viết tắt CLT Cây lương thực CTP Cây thực phẩm NC Nghiên cứu PT Phát triển KHKTNNVN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam ĐC Đối chứng TB Trung bình NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu NXB Nhà xuất bản Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới 6 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn 1997 - 2007 8 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây 42 4.2. Kết quả theo dõi các yếu tố khí tượng từ tháng 2 - tháng 6 năm 2008 44 4.3. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số cây trồng chính ở huyện Chương Mỹ năm 2007 48 4.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc vùng đồi của huyện Chương Mỹ từ năm 2003 - 2007 50 4.5. Khả năng mọc mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm vụ xuân 2008 55 4.6. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc thí nghiệm vụ xuân 2008 57 4.7. Khả năng phân cành của các giống lạc ở thời điểm thu hoạch vụ xuân 2008 59 4.8. Chỉ số diện tích lá và khả năng tích luỹ chất khô của các giống lạc ở các giai đoạn sinh trưởng vụ xuân 2008 60 4.9. Mức độ nhiễm một số loại bệnh chính và khả năng chịu hạn của các giống lạc vụ xuân 2008 63 4.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc vụ xuân 2008 65 4.11. Khả năng mọc mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lạc L14 vụ xuân 2008 69 4.12. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống lạc L14 vụ xuân 2008 72 4.13. Khả năng phân cành của giống lạc L14 vụ xuân 2008 73 4.14. Chỉ số diện tích lá và khả năng tích luỹ chất khô của giống lạc L14 vụ xuân 2008 75 4.15. Khả năng hình thành nốt sần của giống lạc L14 vụ xuân 2008 78 4.16. Tình hình bệnh hại của giống lạc L14 vụ xuân 2008 80 4.17. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 vụ xuân 2008 81 4.18. Hiệu quả kinh tế của biện pháp che phủ nilon và bón phân cho lạc L14 vụ xuân 2008 tại vùng đồi huyện Chương Mỹ 85 Danh mục hình STT Tên hình Trang 4.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lạc 67 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống lạc L14 72 4.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lạc L14 84 1. Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Lạc (Arachis hypogaea. L) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, cây họ đậu cải tạo đất tốt và là cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ chế quản lý, sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, vấn đề lương thực về cơ bản đã được giải quyết, từ đó người nông dân có nhiều điều kiện chủ động chuyển sang những cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao mà trong đó cây lạc là một trong những cây trồng mũi nhọn trong việc bố trí sản xuất và khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới. Với vị trí là cửa ngõ ra vào phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây, có địa hình bán sơn địa và tập quán canh tác thuần nông, đã tạo cho huyện Chương Mỹ một sự đa dạng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại những chân đất đồi không chủ động nguồn nước tưới thì việc định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các cây có khả năng thích ứng với điều kiện hạn, đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và dần hình thành các chuyên vùng sản xuất hàng hoá rất có giá trị. Trong đó, cây lạc hiện đang là cây trồng được chú trọng phát triển trên các chân đất đồi, điều đó được thể hiện là trong một số năm gần đây, tỉnh Hà Tây đã đưa ra nhiều chủ trương và chính sách nông nghiệp để phát triển trồng lạc. Tuy nhiên, năng suất lạc của Hà Tây hiện nay còn thấp so với một số tỉnh lân cận như Nam Định, Thanh Hoá… Yếu tố hạn chế chủ yếu đối với sản xuất lạc của Hà Tây được nhận định là: - Việc xây dựng cơ cấu giống để phù hợp cho từng vùng sản xuất lạc của tỉnh chưa được nghiên cứu. Các vùng trồng lạc chủ yếu có địa hình bán sơn địa, đồi gò, đất đai ít màu mỡ, thiếu hệ thống tưới tiêu nên dẫn tới năng suất thấp. - Hệ thống sản xuất và cung ứng giống chưa được chú trọng nên tỷ lệ giống mới được áp dụng vẫn còn nhiều hạn chế. Đồng thời, chưa xây dựng hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật cho từng giống và vùng trồng. Nhằm từng bước khắc phục các hạn chế trên, để thúc đẩy phát triển sản xuất lạc của tỉnh (đặc biệt là trên các chân đất đồi) góp phần mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng lạc, tăng thu nhập cho người dân, tạo ra sự đa dạng hoá cây trồng và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lạc vùng đồi huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây”. 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Xác định một số giống và biện pháp kỹ thuật phù hợp (liều lượng phân bón và biện pháp che phủ nilon) nhằm nâng cao năng suất lạc vùng đồi, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Trên cơ sở đó, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất lạc vùng đồi của huyện. 1.2.2 Yêu cầu - So sánh một số giống lạc để lựa chọn ra giống có năng suất cao, phù hợp với vùng đất đồi góp phần bổ sung vào cơ cấu giống lạc của huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. - Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón vô cơ (N, P, K) và biện pháp che phủ nilon đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc với giống L14 tại vùng đồi của huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. 1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 ý nghĩa khoa học - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng đồi, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây làm cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho sản xuất lạc của vùng. - Xác định được 01-02 giống lạc có năng suất cao, chất lượng hạt tốt và một số biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất lạc vùng đồi, góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật phù hợp cho lạc của vùng đồi, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. 1.3.2 ý nghĩa thực tiễn - Thông qua kết quả của đề tài khuyến cáo cho người nông dân trong vùng có thể sử dụng các giống lạc mới cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp (liều lượng phân bón N, P, K, che phủ nilon cho lạc...) sẽ góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lạc và hiệu quả sản xuất của vùng đồi, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Vùng lạc thuộc đất đồi, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. - Tìm hiểu một số giống và liều lượng phân bón N:P:K phù hợp đất lạc vùng đồi. - Thời gian và biện pháp che phủ nilon phù hợp cho đất lạc vùng đồi, vụ xuân 2008. 2.Tổng quan tài liệu 2.1 Nguồn gốc, lịch sử, tình hình sản xuất lạc trên thế giới và trong nước 2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây lạc Lạc (Arachis hypogeae L,) còn gọi là “đậu phộng” có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Nhờ khảo cổ học và địa thực vật học, người ta có thể xác định nguồn gốc cây lạc. Người Tây Ban Nha và Bồ Đầu Nha đã phát hiện sự phân bố rộng rãi các vùng trồng lạc ở Nam Mỹ, đặc biệt trên những vùng đảo Tây ấn, Mêhicô, vùng biển Đông - Đông Bắc Braxin, trên những dải đất ấm áp của vịnh Rio Plata (Achentina, Paragoay, Bôlivian, cực Tây Nam Braxin, Pêru). Nguồn gốc cây lạc ở châu Mỹ được khẳng định khi Skiê (E,G,Squier, 1877) tìm thấy những quả lạc được chôn trong các ngôi mộ cổ Ancon gần Lima, thủ đô Pêru, lạc được đựng trong các vại cùng với một số thực phẩm khác, niên đại của các ngôi mộ cổ này có từ năm 1500 - 1200 trước Công nguyên. Theo Engen thì lạc được trồng cách đây khoảng 3800 năm, thuộc thời kỳ tiền đồ gốm ở Las Haidas, Theo các nhà sử học, người Inca - thổ dân Nam Mỹ- đã trồng lạc như một loại cây thực phẩm ở dọc vùng duyên hải Pêru với tên “ynchis”, Còn Garcilaso de la vega (1609), người Tây Ban Nha thì gọi những cây lạc trồng ở Pêru là “mani”. Những bằng chứng cổ nhất này đã khẳng định Nam Mỹ là cái “nôi” của cây lạc và lạc được phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trước và cùng với thời gian khám phá ra châu Mỹ. Krapovickas (1968) cho rằng, vùng Bolivian (Nam Bolovia - Tây Bắc Achentina) là vùng nguyên sản của loài lạc trồng. Theo ông, vùng này có 5 trung tâm phát nguyên của lạc trồng, Gregory (1976) bổ sung thêm trung tâm thứ 6. Đó là các vùng: Vùng Guarani (Paragoay, Parana); vùng Goias và Minas Gerais (Tocantin, San, Franxisco); vùng Rondonia và Tây Bắc Mato (Nam Amazon); vùng Bolovian (Tây Nam Amazon); vùng Peruvian (trên Amazon và ven biển miền tây) và Đông Bắc Braxin (bổ sung của Gregory). Những bằng chứng đều chứng minh cây lạc có nguồn gốc ở Nam Mỹ, sau đó phổ biến ở châu Âu, tới vùng bờ biển châu Phi, châu á (Trung Quốc, Indonesia, ấn Độ), tới quần đảo Thái Bình Dương và cuối cùng tới vùng Đông Nam Hoa Kỳ. Do đó, từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ, bằng nhiều con đường, lạc đã được đưa đi khắp nơi trên thế giới và nó nhanh chóng thích ứng với các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và các vùng có khí hậu ẩm như ở Việt Nam. 2.1.2 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới Cây lạc (arachis Hypogaea L,) là một cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Cây lạc mặc dù có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng hiện nay được phân bố rộng trong phạm vi từ 40o vĩ Bắc đến 40o vĩ Nam. Hiện nay, lạc được trồng ở hơn 100 nước và là cây trồng đứng thứ 2 sau cây đậu tương về diện tích trồng cũng như sản lượng trên thế giới. Theo số liệu thống kê tháng 5 năm 2008, diện tích trồng lạc của thế giới đã đạt 21,62 triệu ha, năng suất bình quân đạt 1,54 tấn/ha và sản lượng đạt 33,23 triệu tấn. ấn Độ tuy là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc (6,4 triệu ha) nhưng năng suất lạc bình quân của ấn độ còn thấp (1,03 tấn/ha) do cây lạc được trồng chủ yếu trong điều kiện khô hạn. Kinh nghiệm của ấn độ cho thấy, nếu chỉ áp dụng giống mới mà vẫn áp dụng kỹ thuật canh tác cũ thì năng suất chỉ tăng lên khoảng 26- 30%. Nếu áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ nhưng vẫn dùng giống cũ thì năng suất lạc chỉ tăng 20- 43%. Nhưng khi áp dụng giống mới kết hợp với kỹ thuật canh tác tiến bộ đã làm tăng năng suất lạc từ 50 - 63 % trên đồng ruộng của nông dân. Vì vậy, ấn Độ rất quan tâm đến công tác nghiên cứu và thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật trồng lạc trên đồng ruộng của nông dân với sự tham gia trực tiếp của nông dân. Phương pháp nghiên cứu chuyển giao này đã thực sự đem lại hiệu quả ở ấn độ và hiện nay đang được nhiều quốc gia khác ở châu á áp dụng trong công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 05/06 06/07 07/08 05/06 06/07 07/08 05/06 06/07 07/08 Thế giới 21,76 21,04 21,62 1,52 1,54 1,54 33,09 32,47 33,23 ấn độ 6,86 5,91 6,40 0,92 0,91 1,03 6,30 5,39 6,60 Trung Quốc 4,66 4,57 4,60 3,08 3,21 3,04 14,34 14,67 14,00 Nigieria 1,24 1,24 1,25 1,23 1,23 1,25 1,52 1,52 1,55 Senegal 0,77 0,59 0,65 0,91 0,77 0,65 0,70 0,46 0,42 Inđonesia 0,74 0,75 0,72 1,58 1,60 1,60 1,17 1,20 1,15 Mỹ 0,66 0,49 0,48 3,35 3,21 3,51 2,21 1,57 1,70 Việt Nam 0,27 0,26 0,26 1,80 1,77 1,77 0,49 0,46 0,46 Dự báo tháng 5 năm 2008 Nguồn: Production Estimates and Crop Assessment Div, Foreign Agricultural Service, USDA Năm 2008, diện tích trồng lạc của Trung Quốc là 4,6 triệu ha chiếm 21,28 % tổng diện tích trồng lạc của thế giới và là nước đứng thứ 2 sau ấn Độ về diện tích trồng lạc. Tuy nhiên, sản lượng lạc của Trung Quốc lại đứng hàng đầu thế giới, đạt 14 triệu tấn, chiếm 42,13% tổng sản lượng toàn thế giới và năng suất lạc đạt 3,04 tấn/ha cao gấp 2 lần năng suất lạc bình quân của thế giới. Nhiều năm nay, sản phẩm lạc của Trung Quốc là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu nổi tiếng trên thị trường thế giới. Sở dĩ những thành tựu trong sản xuất lạc mà Trung Quốc đã đạt được là nhờ vào chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc thực hiện song song cả về 2 hướng là cải tiến giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây lạc nên đã khai thác được các tiềm năng của các vùng sinh thái với diện tích rộng lớn trồng lạc của Trung Quốc. Ngoài ra nhờ có mạng lưới khuyến nông hoạt động mạnh mẽ mà nhiều giống lạc mới và biện pháp kỹ thuật nhằm đạt năng suất cao đã được nông dân Trung Quốc chấp nhận và áp dụng rộng rãi. Các biện pháp kỹ thuật canh tác đó là: cày sâu, bón phân cân đối phù hợp cho từng loại đất, mật độ trồng thích hợp, đặc biệt là kỹ thuật che phủ nilon được coi là “Cuộc cách mạng trắng trong sản xuất lạc” đã góp phần làm tăng năng suất, sản lượng lạc của Trung Quốc. Mỹ là nước tuy có diện tích trồng lạc chỉ đứng thứ 7 thế giới với 0,48 triệu ha nhưng năng suất lạc đạt cao nhất thế giới với 3,51 tấn/ha và sản lượng lạc đứng thứ 3 thế giới. Tất cả các nước đã thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc đều rất chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Rõ ràng rằng tiềm năng to lớn của cây lạc trong sản xuất chỉ có thể được khơi dậy thông qua việc áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trên đồng ruộng. 2.1.3 Tình hình sản xuất lạc ở trong nước ở nước ta, cây lạc được trồng rộng rãi khắp các vùng, trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau. - Về diện tích: Diện tích trồng lạc của nước ta có sự biến động giữa các năm. Nếu như diện tích trồng lạc năm 1998 là 269,4 nghìn ha thì từ năm 1999 đến năm 2001, diện tích trồng lạc có xu hướng giảm, chỉ còn 241,4 nghìn ha (năm 2001). Sau đó diện tích trồng lạc lại tăng lên và đạt cao nhất là 270,0 nghìn ha năm 2005. Nhưng đến năm 2007, diện tích trồng lạc của nước ta lại giảm còn 260,0 nghìn ha. - Về năng suất: Nhìn chung năng suất lạc ở Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trồng lạc trên thế giới cũng như trong khu vực Đông Nam á. Tuy nhiên, năng suất lạc trong 10 năm trở lại đây (1997 - 2007) có chiều hướng gia tăng và đạt 18,0 tạ/ha năm 2005, tăng 28,9% so với năm 1999. - Về sản lượng: Từ năm 1997 đến năm 2007, sản lượng lạc ở nước ta thấp nhất vào năm 1999 với 318,1 nghìn tấn và sau năm 1999 sản lượng lạc tăng lên, đạt cao nhất vào năm 2005 với 490,0 nghìn tấn. Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn 1997 - 2007 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1997 253,5 13,9 351,3 1998 269,4 14,3 386,0 1999 247,6 12,8 318,1 2000 244,9 14,5 355,3 2001 241,4 14,6 352,8 2002 246,8 16,1 397,0 2003 250,0 16,6 417,5 2004 254,6 17,9 462,0 2005 270,0 18,0 490,0 2006 260,0 17,7 460,0 2007 260,0 17,7 460,0 Nguồn: Tổng cục thống kê, MARD và USDA Sản xuất lạc được phân bố ở trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Trên thực tế cho thấy, ở nước ta đã hình thành 6 vùng sản xuất lạc chính như sau: * Vùng Đồng bằng sông Hồng, lạc được trồng tập trung ở các tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình với diện tích 31400 ha, chiếm 29,3%. * Vùng Đông Bắc, lạc được trồng chủ yếu ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên với diện tích 31000 ha, chiếm 28,9%. * Vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ là vùng trọng điểm lạc của các tỉnh phía Bắc với diện tích 74000 ha, chiếm 30,5%, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Thanh Hoá (16800 ha), Nghệ An (22600 ha), Hà Tĩnh (19900 ha). * Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, lạc được trồng tập trung ở hai tỉnh: Quảng Nam, Bình Định, với diện tích trồng là 23100 ha (chiếm 9,5%). * Vùng Tây Nguyên, diện tích trồng lạc là 22900 ha (chiếm 9,4%), chủ yếu ở tỉnh Đắc Lắc (18200 ha). * Vùng Đông Nam Bộ, lạc được trồng tập trung ở các tỉnh: Bình Dương, Bình Thuận và Tây Ninh với diện tích 42000 ha. Năng suất lạc ở phía Bắc thường thấp hơn năng suất lạc ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bước đầu đã có một số tỉnh đạt năng suất lạc bình quân cao như: Nam Định 37,7 tạ/ha nhờ áp dụng giống mới và kỹ thuật che phủ nilon; Hưng Yên 27,7 tạ/ha. Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Hà Tây giai đoạn 1996 - 2006 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sảnlượng (1000 tấn) 1996 4,5 12,7 5,7 1997 4,5 13,3 6,0 1998 4,2 11,9 5,0 1999 4,4 12,3 5,4 2000 4,2 13,6 5,7 2001 4,0 16,0 6,4 2002 4,2 15,7 6,6 2003 4,5 15,6 7,0 2004 4,7 18,7 8,8 2005 5,0 19,6 9,8 2006 4,5 20,2 9,1 Nguồn: Tổng cục thống kê. Nhìn chung, trong vòng 10 năm trở lại đây, năng suất lạc bình quân của Việt Nam đã được cải thiện, song vẫn ở mức thấp. ở Hà Tây, theo số liệu của tổng cục thống kê thì tình hình sản xuất lạc của tỉnh trong những năm qua chưa ổn định cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhìn chung, năng suất lạc ở Hà Tây còn ở mức thấp đặc biệt từ năm 1996 đến năm 2000 năng suất lạc chỉ đạt từ 11,9 - 13,6 tạ/ha. Tuy nhiên, sau năm 2000, năng suất lạc có xu hướng tăng lên và đạt tới 20,2 tạ/ha năm 2006, tăng 37,1% so với năm 1996, tăng 41,1% so với năm 1998. 2.2 Tầm quan trọng và vị trí của cây lạc 2.2.1 Giá trị dinh dưỡng và vai trò của cây lạc đối với chăn nuôi Đối với cây lạc thì bộ phận sử dụng chủ yếu là hạt. Thành phần hoá học của hạt lạc như sau: Nước 8-10%, dầu thô (Lipit): 40 - 60 %, prôtêin thô: 26 - 34%, gluxit: 6 - 22%, xenlulô: 2 - 4,5%. Với hàm lượng dầu (lipit) và protein cao, hạt lạc là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao và từ lâu loài người đã sử dụng lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng. Ngoài việc sử dụng để luộc, rang, nấu canh, ép dầu để làm dầu ăn thì gần đây, nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, con người đã chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như lạc rút dầu, bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc… Về mặt cung cấp năng lượng: do hạt lạc có hàm lượng dầu cao nên năng lượng cung cấp rất lớn. Trong 100g hạt lạc, cung cấp 590 calo, trong khi trị số này ở hạt đậu tương là 411, gạo tẻ là 353, thịt lợn nạc là 286, trứng vịt là 189 và cá chép là 99. Ngoài ra, khô dầu lạc, thân lá xanh còn là nguồn thức ăn giàu protein được dùng làm thức ăn cho gia súc. Với giá trị chiếm tới 25 - 30% trong khẩu phần thức ăn gia súc, khô dầu lạc đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi. Thân lá xanh của lạc với năng suất 5 - 15 tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch quả) có thể dùng trong chăn nuôi đại gia súc. Mặt khác, người ta có thể lấy vỏ quả lạc rồi đem nghiền thành cám đề dùng cho chăn nuôi. Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương đương cám gạo dùng để nuôi lợn, gà, vịt công nghiệp đều rất tốt. Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả cám vỏ quả lạc để làm thức ăn gia súc, góp phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi [2]. 2.2.2 Vai trò của cây lạc trong hệ thống cây trồng Ngoài giá trị kinh tế của lạc đối với công nghiệp ép dầu, công nghiệp thực phẩm và chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn đối với việc cải tạo đất do khả năng cố định đạm của nó. Cũng như các cây họ đậu khác, rễ lạc có thể tạo các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm đó là Rhizobium vigna hình thành. Theo nhiều tác giả, lượng N cố định của lạc có thể đạt 70 - 110 kg N/ha/vụ. Chính nhờ khả năng cố định đạm này mà thành phần hoá tính của đất trồng sau khi thu hoạch lạc được cải thiện rõ rệt, lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật hảo khí trong đất được tăng cường có lợi đối với các cây trồng sau, nhất là đối với các loại cây trồng cần sử dụng nhiều N. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu của Mỹ, Trung Quốc, ấn Độ đều cho thấy trồng lạc liên tục 4-5 năm, năng suất lạc có thể giảm 12 - 60 %. ở nước ta (theo Ưng Định, Đặng Phú) liên canh lạc liên tục 4 năm, năng suất lạc giảm 20 - 38% [2]. Do vậy, đối với mỗi vùng sản xuất lạc việc chọn một chế độ luân canh thích hợp là rất quan trọng. Các cây trồng luân canh phổ biến ở vùng sản xuất lạc là: lúa nước, mía, ngô… ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, do vụ hè trùng với mùa mưa, địa hình thuận lợi cho cấy lúa mùa cho nên vùng sản xuất lạc thường trồng lạc xuân luân canh với lúa mùa (2 vụ/năm) hoặc thêm cây vụ đông (ở vùng sản xuất được 3 vụ/năm). Vùng không cấy được lúa thường luân canh lạc với ngô, mía, bông… Tại Việt Nam, khi nghiên cứu cơ cấu cây trồng ở các vùng chuyên canh lạc phía Bắc, Ngô Đức Dương [13] đã cho rằng, lạc luân canh tốt nhất với cây hoà thảo đặc biệt là cây lúa nước. Sau một năm luân canh lạc - lúa, chế độ dinh dưỡng được cải thiện rõ như: tăng pH đất, tăng lượng chất hữu cơ, đạm tổng số và hàm lượng lân dễ tiêu trong đất. Trong điều kiện vùng đồi huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, sau vụ lạc xuân thường luân canh với lúa mùa, ngô, rau hoặc đậu tương. 2.3 Yêu cầu của cây lạc đối với điều kiện ngoại cảnh Các yếu tố khí hậu là nhân tố quyết định sự phân bố lạc trên thế giới, Trong các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ và chế độ nước ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của lạc. 2.3.1 Nhiệt độ Lạc là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới. Tuy nhiên, tuỳ theo nguồn gốc của từng giống mà yêu cầu của chúng với điều kiện nhiệt độ cũng khác nhau. Tổng tích ôn hữu hiệu đối với các giống lạc loại hình Valencia là 3200 - 35000C và các giống loại hình Spanish có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, trị số này chỉ đạt 2800 - 32000C. Nhiệt độ tối thấp sinh vật học của lạc cho các giai đoạn sinh trưởng và phát triển là 12 - 130C, cho sự hình thành của các cơ quan sinh thực là 17- 200C, (Degeus I. G, 1998) [9]. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt thời kỳ sống của cây lạc khoảng 25 - 300C, thay đổi tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ là một trong 2 yếu tố chính (nhiệt độ, ẩm độ đất) ảnh hưởng đến thời gian mọc của lạc và là yếu tố khí hậu quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian sinh trưởng sinh dưỡng của lạc. Thời kỳ nảy mầm cần tích ôn 250 - 320oC, nhiệt độ trung bình thích hợp 25 - 30oC. Nhiệt độ tối thấp sinh học cho thời kỳ nảy mầm là 12oC [2]. Fortanaier (1958) và De beer (1963) lại cho rằng, tốc độ tăng trưởng của lạc mạnh nhất ở nhiệt độ trung bình ngày từ 20 - 300C, nếu nhiệt độ thấp dưới 180C thì sự nảy mầm bị chậm lại và tỷ lệ mọc của lạc trên đồng ruộng bị giảm, (Degeus I. G, 1998) [9]. Theo Vũ Công Hậu và cộng sự, nhiệt độ đất là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với sự nảy mầm của hạt, ngoi lên mặt đất của cây con và sinh trưởng ban đầu của cây. Nếu nhiệt độ đất thấp hơn 18oC, cây con mọc chậm [17]. Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, tích ôn tổng số yêu cầu 700 -1000oC. Nhiệt độ trung bình tối thích trong thời kỳ này là 25oC. Nhiệt độ không khí quá cao (30 - 35oC) rút ngắn thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng làm giảm chất khô tích luỹ và giảm số hoa trên cây, do đó làm giảm số quả và trọng lượng hạt của lạc [2]. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới cường độ ra hoa và nó cũng là yếu tố chính quyết định độ dài của thời gian hình thành và nở những hoa đầu tiên. Sinh trưởng sinh thực của lạc mạnh nhất trong khoảng nhiệt độ 24 - 270C. Nhiệt độ ở mức 330C trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến sức sống của hạt phấn (De Beer, 1963) [33]. Thời kỳ ra hoa, kết quả là thời kỳ yêu cầu nhiệt độ cao nhất, đòi hỏi tích ôn bằng 2/3 tổng tích ôn của cả đời sống cây lạc. Nhiệt độ tối thấp sinh học cho sự hình thành các cơ quan sinh thực của lạc là 15 - 20oC [2]. Tốc độ hình thành tia quả tăng từ 190C đến 230C, nhiệt độ tối ưu cho quả phát triển nằm trong khoảng 30 - 340C (Dreyer, 1980) [34]. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm cho hạt lạc bé đi [17]. Trong thời kỳ chín, nhiệt độ trung bình 25 - 28oC là thích hợp. Trong thời kỳ này, sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm lớn (khoảng 8 - 10oC) có lợi cho quá trình vận chuyển chất vào hạt [2]. 2.3.2 ánh sáng ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lạc thông qua hai chỉ tiêu đó là cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng trong ngày. Lạc là cây ngày ngắn song phản ứng với quang chu kỳ của lạc là rất yếu và đối với nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ [2]. Nhưng khi trồng trong điều kiện ngày ngắn, cây lạc ra hoa chậm hơn và nở ít hoa hơn so với khi trồng trong điều kiện ngày dài (Wynne và Emery, 1974) [54]. Theo Forestier (1957) thì việc ra hoa không phụ thuộc vào quang chu kỳ nhưng phân hoá mầm hoa và tổng số hoa hình thành quả phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng [36]. Ono và Otaki (1971) [46] quan sát thấy, 60% bức xạ mặt trời trong 60 ngày sau khi mọc là cần thiết cho cây lạc. Sinh trưởng và phát triển của các cành sinh sản bị ức chế làm cho tổng số hoa giảm nếu cường độ ánh sáng thấp. Cây lạc có phản ứng tích cực với cường độ ánh sáng mạnh (Pallmas và Samish, 1974) [47]. Tuy nhiên, cường độ ánh sáng thấp trong giai đoạn sinh trưởng làm tăng nhanh chiều cao cây nhưng giảm khối lượng lá và số hoa (Hang và MC Cloud, 1976) [38]. Sự ra hoa rất nhạy cảm khi cường độ ánh sáng giảm và nếu cường độ ánh sáng giảm trước thời kỳ ra hoa sẽ gây nên rụng hoa. Nếu cường độ ánh sáng thấp ở thời kỳ ra tia, hình thành quả thì làm cho số lượng tia, quả giảm đi một cách có ý nghĩa, đồng thời khối lượng quả cũng bị giảm theo (Hudgens và Mc Cloud, 1974) [39]. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng. Trong thời kỳ nở hoa, trong những ngày nắng, hoa nở sớm (6 - 8 giờ sáng), nở tập trung và quá trình thụ phấn, thụ tinh cũng thuận lợi hơn so với những ngày không có nắng [2]. 2.3.3 Yêu cầu về nước Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy rằng, lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Nói chung, trong suốt thời gian sinh trưởng, lạc yêu cầu độ ẩm đất khoảng 70 - 80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80 - 85%) và giảm ở thời kỳ chín của hạt. Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc từ mọc đến thu hoạch là 450 - 700mm. Nhu cầu này thay đổi tuỳ thuộc giống và thời kỳ sinh trưởng khác nhau. Hệ số sử dụng nước của lạc trung bình khoảng 400 - 520 [2]. Theo John (1949) [41], lượng mưa lý tưởng để trồng lạc đạt kết quả tốt trong khoảng 80 - 120 mm trước khi gieo để dễ dàng làm đất, khoảng 100 - 120 mm khi gieo vì đây là lượng mưa cần thiết để cho lạc mọc tốt và đảm bảo mật độ, khoảng 200 mm từ khi bắt đầu ra hoa đến khi tia quả đâm xuống đất, khoảng 200 mm từ khi quả bắt đầu lớn đến khi quả chín. ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, nhu cầu nước của lạc là tương đối thấp và cây lạc có khả năng chịu hạn tốt vào thời gian ngay sau khi lạc mọc mầm và xoè 2 lá tử diệp trên mặt đất [2]. Tuy nhiên, thiếu ẩm thời gian đầu thì lạc ra hoa quả chậm. Ngược lại, mưa liên tục dẫn tới sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh và năng suất thấp [17]. Nhu cầu nước của cây lạc lớn nhất ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực (sau 45 ngày với dạng Virginia và sau 30 ngày với Valencia) và cao nhất ở thời kỳ hình thành quả và hạt. Nhiều tác giả như: Billaz và Ochos (1961), Fourrier và Prevot (1958), Holford (1971), Su và Lu (1963), Subramanyam (1974) khi nghiên cứu về thời kỳ khủng hoảng nước của cây lạc đều nhận định rằng, các thời điểm khủng hoảng nước của cây lạc là thời kỳ ra hoa rộ, thời kỳ đâm tia và thời kỳ hình thành quả và hạt [2]. Theo Duan Shufen (1999), hạn vào bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào cũng làm ảnh hưởng đến năng suất lạc. Hạn vào giai đoạn hình thành quả là nguy hiểm nhất, thứ đến là giai đoạn giữa ra hoa, đâm tia và quả mẩy [10]. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 90% tổng số diện tích trồng lạc phụ thuộc vào nước trời. Vì vậy, tổng lượng mưa và lượng mưa phân bố trong suốt chu kỳ sống của cây lạc là một trong những yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn đến năng suất lạc. Nhiều nghiên cứu cho rằng năng suất lạc khác nhau giữa các năm ở một vùng sản xuất là do chế độ mưa quyết định [11]. Trên thực tế cho thấy, vùng lạc đồi huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây được trồng trong vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 6 trong năm. Nhìn chung có điều kiện nhiệt, ẩm độ và ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của cây lạc. Tuy nhiên, vào thời gian sinh trưởng đầu kể từ khi gieo hạt, lạc thường gặp nhiệt và ẩm độ thấp, ánh sáng yếu, làm lạc mọc chậm, tỷ lệ mọc mầm thấp. Do đó, các biện pháp kỹ thuật làm tăng nhiệt, ẩm độ, ánh sáng ngay từ thời gian đầu khi gieo, có ý nghĩa rất quan trọng để lạc có tỷ lệ mọc mầm cao đảm bảo số cây trên đơn vị diện tích, cây sinh trưởng khoẻ ngay từ giai đoạn cây con, thông qua đó ảnh hưởng thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo và năng suất của lạc. 2.3.4 Yêu cầu đất đai của cây lạc Do đặc tính sinh lý của cây lạc, cây lạc yêu cầu chặt chẽ về điều kiện lý tính của đất. York và Codwell (1951) mô tả đất lý tưởng cho lạc là đất phải thoát nước nhanh, có màu sáng, lỏng, dễ vỡ, phù sa pha cát có đầy đủ canxi và 1 lượng chất hữu cơ vừa phải. ở đất lỏng, dễ vỡ, phù sa pha cát tạo điều kiện tốt cho lạc mọc mầm, đâm tia, thu hoạch dễ dàng, ít bị sót lại quả trong đất và đất không bám chặt lấy quả lạc [17]. Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn (1979) [11] cũng cho rằng, đất trồng lạc thích hợp thường là đất nhẹ và màu sáng, tơi xốp và thoá._.t nước. Đất thoát nước, tơi xốp tạo điều kiện tối thích cho cây lạc mọc mầm, sinh trưởng và kết quả. Theo tài liệu dẫn của Đoàn Thị Thanh Nhàn, do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải đảm bảo luôn tơi, xốp để thoả mãn các yêu cầu cơ bản của cây lạc như: Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang, đủ oxy cho vi sinh vật nốt sần phát triển và hoạt động cố định N, tia quả đâm xuống đất dễ dàng, dễ thu hoạch. Bởi vậy, tiêu chuẩn đầu tiên chọn đất trồng lạc là thành phần cơ giới đất. Đất thích hợp trồng lạc phải là đất nhẹ, có thành phần cát thô, cát mịn nhiều hơn đất sét, nói chung các loại đất pha cát, đất thịt nhẹ, có kết cấu viên là thích hợp với trồng lạc [2]. Lạc yêu cầu đất hơi chua đến gần trung tính, pH từ 5,5 - 7,0 là thích hợp song khả năng thích ứng của lạc cũng rất cao. Lạc có thể chịu được pH từ 4,5 tới 8 - 9. Trên thế giới, lạc được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, điều đó chứng tỏ khả năng thích ứng rộng của lạc đối với các điều kiện đất đai. Đất kiềm không tốt, khi pH = 7,5 - 8,5, lá trở nên vàng và vết đen xuất hiện trên vỏ quả [17]. 2.3.5 Nhu cầu về dinh dưỡng của cây lạc 2.3.5.1. Nhu cầu về đạm Nitơ có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc bởi nó tham gia vào thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng trong các hoạt động sống của cây như: Protein, diệp lục, ADN, ARN… Do đó, thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá vàng, thân có màu đỏ, chất khô tích luỹ bị giảm, số quả và khối lượng quả đều giảm, nhất là thiếu đạm ở giai đoạn sinh trưởng cuối. Thiếu đạm nghiêm trọng dẫn tới lạc ngừng phát triển quả và hạt [2]. Vì vậy, đạm là yếu tố dinh dưỡng có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng, phát triển thân, lá, cành của cây lạc và số củ, số hạt và khối lượng hạt nên có ảnh hưởng đến năng suất của cây lạc [16]. Lạc được cung cấp bởi 2 nguồn đạm là đạm do bộ rễ hấp thu từ đất và đạm cố định ở nốt sần do hoạt động cố định N2 của vi khuẩn cộng sinh cố định đạm. Chính nhờ hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần mà nguồn đạm cố định được có thể đáp ứng được 50 - 70% nhu cầu đạm của cây [2]. Vì vậy, lượng đạm bón cho lạc thường giảm, đặc biệt trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt và pH trung tính (Lê Song Dự và cộng sự, 1979) [11]. Tuy nhiên, quá trình cộng sinh cố định đạm sinh học giữa vi khuẩn và cây lạc xảy ra có ý nghĩa nhất khi lạc ra hoa rộ, đâm tia. ở giai đoạn đầu khi cây có 3, 4 lá thật, tại nốt sần lạc là quan hệ ký sinh về phía vi khuẩn nên trong cây trở nên thiếu đạm. Do đó, lúc này cần bón cho lạc một lượng đạm nhỏ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng mạnh, cũng như thúc đẩy sự phát triển gia tăng của khối lượng và số lượng vi khuẩn cố định đạm (Rhizobium Vigna - loại vi khuẩn không chuyên tính) và có tỷ lệ vi khuẩn hữu hiệu cao, đạt tới lượng đạm cộng sinh tối đa ở giai đoạn sau. Lượng đạm lạc hấp thu rất lớn: để đạt 1 tấn lạc quả khô cần sử dụng tới 50 - 70 kg N. Thời kỳ lạc hấp thu đạm nhiều nhất là thời kỳ ra hoa - làm quả và hạt. Thời kỳ này chỉ chiếm 25% thời gian sinh trưởng của lạc nhưng hấp thu tới 40 - 45% nhu cầu đạm của cả chu kỳ sinh trưởng [2]. Song lúc này nhờ có lượng đạm sinh học của quá trình cố định đạm giữa vi khuẩn và cây chủ cung cấp hầu như thỏa mãn cho yêu cầu của cây. Sẽ trở nên dư thừa đạm nếu bón đạm cho lạc lúc này, cây lạc có thể bị vống lốp. 2.3.5.2 Nhu cầu về lân Lân là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với lạc. Ngoài những vai trò sinh lý bình thường như đối với cây trồng khác, lân còn đóng vai trò rất lớn đối với sự cố định đạm và với sự tổng hợp lipit ở hạt lạc trong thời kỳ chín. Lân cũng có tác dụng kéo dài thời kỳ ra hoa, tăng tỷ lệ hoa có ích và khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh hại cho cây lạc. Do đó, cây lạc thiếu lân, có bộ rễ kém phát triển, hoạt động cố định N giảm [16]. Lân có trong thành phần của phân tử cao năng ATP, có ý nghĩa làm tăng số lượng và mật độ nốt sần, làm nốt sần sinh trưởng nhanh và tăng lượng đạm cố định được trên một gam nốt sần. Bón phân lân cũng có thể tăng đáng kể việc hút các chất dinh dưỡng khác và chất dinh dưỡng hút lên có hiệu lực hơn [9]. Tuy lượng lân cây hấp thu không lớn, để đạt một tấn quả khô, lạc chỉ sử dụng 2 - 4 kg P2O5 nhưng việc bón lân cho lạc ở nhiều loại đất trồng là rất cần thiết và lượng phân lân bón cho lạc đòi hỏi tương đối cao vì lạc có khả năng hấp thu lân kém. Bón phân lân thường là mấu chốt tăng năng suất ở nhiều vùng trồng lạc [2]. Mặc dù, cây lạc hút lân trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng lạc hút lân nhiều nhất ở giai đoạn từ ra hoa đến hình thành hạt. Trong giai đoạn này, cây lạc hút tới 45% tổng nhu cầu lân của cây. Sự hút lân giảm rõ rệt ở thời kỳ chín [16]. Trong điều kiện đất đai của Việt Nam, đa số đất thuộc loại feralit nên lân thường bị keo đất giữ lại trên bề mặt làm khó khăn cho việc hút lân của rễ lạc. Để tăng hiệu lực hút lân của lạc, cần phải ủ lân với phân chuồng, tạo ra kết hợp tạm thời giữa lân và phân chuồng dùng để bón lót cho lạc. Trong quá trình phân giải, lân sẽ được giải phóng, thuận lợi cho rễ lạc hút trực tiếp và đồng thời các chất dinh dưỡng từ phân chuồng và lân. 2.3.5.3 Nhu cầu về kali Mặc dù kali không có vai trò cấu tạo nên một chất hữu cơ nào của cây nhưng kali có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất và các hoạt động sinh lý của cây. Vai trò quan trọng nhất của K là xúc tiến quang hợp và sự phát triển của quả. Ngoài ra, K còn làm tăng cường mô cơ giới, tăng tính chống đổ của cây, tăng khả năng chịu hạn và đặc biệt tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại cho cây lạc [16]. Do đó, thiếu kali thân cây lạc chuyển thành màu đỏ sẫm và lá chuyển màu xanh nhạt. Tác hại lớn nhất của thiếu kali là cây bị lùn, khả năng quang hợp và hấp thu nitơ giảm, tỷ lệ quả 1 hạt tăng, khối lượng hạt giảm và năng suất lạc giảm rõ rệt [2]. Mặt khác, thiếu kali các quá trình tổng hợp đường đơn và tinh bột, sự vận chuyển gluxit, khử nitrat, tổng hợp protein và phân chia tế bào không thực hiện được bình thường [11]. Cây hấp thu kali tương đối sớm và có 60% nhu cầu K của cây được hấp thu trong thời kỳ ra hoa - làm quả. Thời kỳ chín, nhu cầu về K hầu như không đáng kể (5 - 7% tổng nhu cầu K). Lạc có khả năng hút lượng K rất lớn, trong môi trường giàu K nó có khả năng hấp thu K quá mức cần thiết. Lượng K lạc hấp thu cao hơn lượng lân nhiều, khoảng 15 kg K2O/1tấn quả khô [2]. 2.3.5.4 Nhu cầu về canxi Canxi là một nguyên tố không thể thiếu khi trồng lạc. Ngoài tác dụng ngăn ngừa sự tích luỹ nhôm và các cation gây độc khác, canxi còn tạo điều kiện làm môi trường trung tính thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần hoạt động nên làm tăng nguồn đạm cho cây. Mặt khác, canxi giúp cho sự chuyển hoá N trong hạt nên có tác dụng chống lốp đổ và tăng khối lượng hạt. Vì vậy, canxi có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hạt [16]. Hiện tượng quả óp lép thường xảy ra khi lượng canxi hữu hiệu trong đất thấp và do ảnh hưởng xấu có thể gây ra bởi các loại phân khoáng hoặc thời tiết đến sự hút canxi của quả [2]. Trong thời kỳ hình thành quả, nếu thiếu canxi quả không chắc hay có quả một nhân hoặc quả lép, năng suất, chất lượng và tỷ lệ quả chắc cũng giảm. ở đất chua, hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần kém, nếu bón nhiều vôi cho lạc thì phải bón nhiều lần. Tuy nhiên, tránh bón quá nhiều vôi cho lạc vì thừa vôi có thể làm cho cây còi cọc [9]. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành hoa, đậu quả, quả ốp, hạt không mẩy [7]. 2.3.5.5 Nhu cầu về magiê, lưu huỳnh và các nguyên tố vi lượng - Magiê là thành phần của diệp lục, vì vậy magiê có liên quan trực tiếp đến quang hợp của cây. Tuy nhiên, ít thấy có biểu hiện thiếu magiê trên đồng ruộng tuy rằng lượng magiê cây hấp thu là tương đương hoặc cao hơn chút ít so với lượng lân hấp thu. - Lưu huỳnh (S) là thành phần của nhiều loại axitamin quan trọng trong cây, vì vậy, nó có mặt trong thành phần prôtêin của lạc. Thiếu lưu huỳnh, sự sinh trưởng của lạc bị cản trở, lá có biểu hiện vàng nhạt, cây chậm phát triển [2]. - Các nguyên tố vi lượng có vai trò điều chỉnh các hoạt động sống của cây. Đối với lạc, có hai nguyên tố vi lượng quan trọng nhất là molipđen và bo. Molipđen rất cần thiết cho hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Thiếu molipđen, hoạt động cố định đạm bị giảm sút nên cây có biểu hiện thiếu đạm. Bo đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn, thụ tinh của lạc. Thiếu bo, tỷ lệ hoa có ích giảm rõ rệt, số lượng hoa cũng giảm và dẫn đến giảm số quả trên cây [2]. Phun dung dịch Axit Boric có thể làm tăng năng suất 4 - 10% [7]. Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác như sắt, đồng, kẽm cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với năng suất lạc. 2.4 Các kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và trong nước 2.4.1 Các kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới 2.4.1.1 Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc Việc cải tiến giống lạc, tạo ra các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng được sâu bệnh, thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất và sản lượng lạc trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu về chọn tạo giống lạc đang ngày càng được chú trọng trên thế giới. Viện nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) là cơ sở lớn nhất nghiên cứu về cây lạc. Tính đến năm 1993 Viện đã thu thập được 13915 lượt mẫu giống lạc từ 99 nước trên thế giới, trong đó Châu Phi 4078; Châu á 4609; Châu âu 53; Châu Mỹ 3905; Châu úc và Châu đại Dương 59; còn 1245 mẫu giống chưa rõ nguồn gốc (Mengesha M. H, 1993) [44]. Trong số 13915 lượt mẫu giống đã thu thập, bằng các đặc tính hình thái - nông học, sinh lý - sinh hoá và khả năng chống chịu sâu bệnh ICRISAT đã được phân lập theo các nhóm tính trạng khác nhau phục vụ cho nghiên cứu chọn tạo giống như: nhóm kháng bệnh, nhóm chống chịu hạn, nhóm hàm lượng dầu cao, nhóm chín trung bình, nhóm chín muộn, nhóm chín sớm… Trong đó, các giống chín sớm điển hình là Chico, 91176, 91776, ICGS (E)71 [49]. Hiện nay, công tác chọn tạo giống lạc của Trung Quốc được tập trung vào các mũi nhọn như: năng suất cao, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, mốc vàng, chịu hạn…Con đường tạo giống chủ yếu vẫn là lai hữu tính nhưng gần đây, Trung Quốc quan tâm nhiều đến việc lai xa, lai khác loài để tạo ra các giống mới có khả năng chống chịu cao, 4 giống lạc mới ra đời có tiềm năng năng suất 14 tấn/ha (Huayu 19, Huayu 16, Huayu 17, Huayu 14) (Li Jianping (1992) [43]. ấn Độ cũng là một nước đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao trong công tác chọn tạo giống lạc nói chung và giống lạc chín sớm nói riêng bằng nhiều cách: nhập nội, lai, đột biến… Trong chương trình hợp tác nghiên cứu với ICRISAT, bằng con đường thử nghiệm các giống lạc của ICRISAT, ấn Độ đã phân lập và phát triển được hai giống lạc chín sớm phục vụ cho sản xuất đó là ICGV 86014 và ICGV 86143. Hiện nay hai giống này đang được phát triển rộng rãi trong sản xuất [52]. ở Australia, theo số liệu FAO (1991) đã thu thập được 12160 lượt mẫu giống từ nhiều nước trên thế giới như: Châu Phi, Trung và Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu á, Châu Âu, Châu Đại Dương. Hầu hết các mẫu giống đều thuộc 2 kiểu phân cành liên tục và xen kẽ, đó là nguồn vật liệu khởi đầu phong phú để tạo các con lai cho loại hình trung gian có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và phân cành liên tục [35]. ở thái Lan cũng đã đưa vào trong sản xuất các giống lạc với những đặc tính chín sớm, năng suất cao, chịu hạn và kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt, kích thước hạt lớn như: Khon Kean 60 - 3; Khon Kean 60 - 1; Khon Kean 60 - 2 và Tainan 9 (Sanun Jogloy và cộng sự, 1996) [51]. ở philippin, các giống đã đưa vào sản xuất trong những năm 1986 - 1990 là UPLP N06, UPLP N08 và BPIP N02, các giống này đều kháng với bệnh đốm lá muộn và gỉ sắt, đều có kích thước hạt lớn đồng thời có 2 - 3 hạt trên quả rất phù hợp cho sử dụng gia đình (Perdido, 1996) [48]. Tại Inđônêxia, việc chọn tạo giống cũng được tập trung vào các mục tiêu như: Năng suất cao, chín sớm, phẩm chất tốt và kháng bệnh héo do vi khuẩn, đốm lá muộn và gỉ sắt. Các giống triển vọng đã được khuyến cáo và đưa vào sản xuất từ năm 1991 là Mahesa, Badak, BiaWar và Koinodo [32]. Mỹ đã đưa vào sản suất 16 giống lạc mới (9 giống thuộc loại hình Runer, 5 giống thuộc loại hình Virginia, 2 giống thuộc loại hình Spanish) (S,Y - Nigam, 1992). Hiện đang có 3 chương trình nghiên cứu sử dụng lạc dại lai với lạc trồng để tạo ra giống chống chịu sâu bệnh ở Carolina Oklahoma và Texas. Viện nghiên cứu nông nghiệp Quốc gia Benin (gọi tắt là INRAB) đã chọn được hai giống lạc chín sớm đó là: ICGV - SM83011 và ICGV 86072 cho năng suất cao (2 tấn/ha) và rất ổn định (Monstafa Adoniou, 1995) [45]. 2.4.1.2 Kết quả nghiên cứu về bón phân cho lạc Vấn đề bón phân cho lạc được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Chokhey Singh và Pathak (1969) cho rằng, việc bón phân cho lạc có hiệu quả kinh tế, dù trong điều kiện nước trời. Kết quả của 200 thí nghiệm bón phân cho lạc ở ấn Độ dẫn tới kết luận là bón trên 22 kg N cho một ha thì không có hiệu quả. Cũng theo 2 tác giả này, trên đất nhẹ hoặc trung bình, khi bón phối hợp 11,0 kg N/ha, 10 kg P2O5/ha và 19 kg K2O/ha tăng năng suất lạc nước trời 154% so với đối chứng và cao hơn một cách có ý nghĩa khi bón đơn độc N, P và K hoặc khi bón cùng lúc 2 trong 3 yếu tố trên [17]. ở ấn Độ, kết quả các thí nghiệm phân bón cho thấy, việc bón phối hợp 30 kg N/ha với 17 kg P2O5/ha thì năng suất lạc tăng gấp đôi so với chỉ bón 30 kg N/ha (Kanwar J.S, 1977) [42]. Bón phối hợp 10 - 40 kg N, 30 - 40 kg P2O5, 20 - 40 kg K2O cho 1 ha là mức bón tối ưu cho lạc ở ấn Độ (Sankara Reddy, 1988) [50]. ở trung Quốc, bón Gypsun (hợp chất có hàm lượng Can xi cao) với lượng 375 kg/ha cho đất nâu ở Wubei đã làm tăng năng suất quả lạc 4,61 tấn/ha, tăng 11,8% so với đối chứng không bón. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, so với bón riêng lẻ N, P, K thì bón kết hợp đã làm tăng khả năng hấp thu đạm của cây lên 77,33%, của lân lên 3,75%. Tỷ lệ bón phối hợp N, P, K thích hợp nhất đối với lạc là 1:1,5:2 (Duan Shufen, 1999) [10]. Theo Cornejo (1961) [2], người Tây Ban Nha trồng lạc sau khoai tây và tập trung phân bón cho cây khoai tây với lượng: 60 tấn phân chuồng, 600 kg Supe lân, 200 - 300 kg KCl cho 1 ha thì vẫn có thể đạt năng suất của lạc (trồng sau khoai tây) là 2,5 - 3,5 tấn/ha. ở Mỹ, nhiều vùng trồng lạc cũng cho thấy bón P, K cho cây bông là cây trồng trước của lạc có hiệu quả hơn bón trực tiếp cho lạc. 2.4.1.3 Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật che phủ nilon cho lạc Từ các kết quả nghiên cứu của Nhật Bản, kỹ thuật che phủ nilon cho lạc đã được đưa vào nghiên cứu ở Trung Quốc từ năm 1978. Kỹ thuật này có những ưu điểm là: làm tăng nhiệt độ đất, duy trì độ ẩm đất, cải thiện kết cấu đất, hạn chế sự thất thoát dinh dưỡng, tăng khả năng phát triển của hệ thống rễ nên giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt (Xu Zeyong, 1992) [53]. Kỹ thuật che phủ nilon nhằm hạn chế bốc hơi nước, giảm tưới, hạn chế rửa trôi phân bón, hạn chế cỏ dại và một số sâu bệnh hại…được coi là cuộc “cách mạng trắng” góp phần tăng năng suất, sản lượng lạc của Trung Quốc. Chính nhờ việc áp dụng kỹ thuật này đã tạo ra nhiều tiềm năng to lớn cho việc cải thiện năng suất và khả năng gieo trồng vụ lạc Xuân sớm ở các tỉnh phía Bắc, Trung Quốc khi nhiệt độ còn thấp. Các kết quả điều tra cho thấy: Việc áp dụng kỹ thuật che phủ nilon ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã làm tăng năng suất lạc 36,6%. Năm 1984, kỹ thuật phủ nilon đã được áp dụng trên 260000 ha lạc ở Trung Quốc (Cheng Dong Wean, 1990) [31]. Năm 1984, ở Trung Quốc, kết quả khảo nghiệm kỹ thuật che phủ nilon trên 16 tỉnh thành cho thấy năng suất lạc đạt bình quân từ 37 - 45 tạ/ha [17]. Đến năm 1993, tổng diện tích sử dụng kỹ thuật che phủ nilon ở Trung Quốc đã lên tới 2,37 triệu ha và đây là kỹ thuật có hiệu quả nhất trong việc cải thiện năng suất lạc ở Trung Quốc (Gai Shuran và CS, 1996) [37]. Kỹ thuật che phủ nilon cũng được áp dụng ở ấn độ và thu được những kết quả tốt. Trong điều kiện thử nghiệm ở nông trại có tưới, năng suất lạc biến động từ 5,4 - 9,5 tấn/ha so với năng suất trung bình là 2,6 tấn/ha ở điều kiện không che phủ nilon [40]. 2.4.2 Những kết quả nghiên cứu về cây lạc ở trong nước 2.4.2.1 Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc Trong những năm vừa qua, công tác chọn tạo giống ở Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi. Nhiều giống mới đã được tạo ra và đưa vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lạc trong cả nước. Nếu như trước năm 1985, trong sản xuất chỉ có một số giống lạc như: Sen Nghệ An, Chùm Nghi Lộc, Cúc Nghệ An, Bạch Sa, Trạm Xuyên… năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém thì từ năm 1990 trở lại đây, công tác nghiên cứu chọn tạo giống lạc đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ với sự ra đời của nhiều giống lạc được công nhận là giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật. Các giống mới ra đời đáp ứng được cho các mục tiêu sản xuất, mùa vụ và các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước có tính bền vững cao [3]. Những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác chọn tạo giống ở Việt Nam đã và đang tập trung vào các mục tiêu: Năng suất cao thích hợp với từng vùng sinh thái, thời gian sinh trưởng khác nhau phù hợp với các công thức luân canh cây trồng trong đó chú trọng giống có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 120 ngày), giống có khả năng kháng/ chống chịu với bệnh trên lá (gỉ sắt, đốm đen), với bệnh héo xanh vi khuẩn, giống có khả năng chịu hạn, giống kháng bệnh mốc vàng (aspegillus ssp), giống chịu sâu, giống có chất lượng cao phục vụ cho ép dầu và xuất khẩu hạt [7]. ở Việt Nam, công tác chọn tạo giống theo thời gian sinh trưởng đặc biệt chọn tạo giống theo hướng thời gian sinh trưởng ngắn đã được quan tâm thích đáng trong những năm vừa qua. Chọn lọc 79 nguồn gen ngắn ngày nhập nội từ ICRISAT, Nguyễn Thị Chinh (1996) cho rằng, chỉ có một số mẫu giống có thời gian sinh trưởng từ 105 - 110 ngày trong điều kiện miền bắc đó là các giống ICGV 86055, 87883, số còn lại có thời gian sinh trưởng xấp xỉ 120 ngày. Tác giả cũng đã chọn được 2 giống JL24 và L05 (ICGV 86143) vừa có thời gian sinh trưởng ngắn vừa có năng suất cao. Tại miền nam, kết quả đánh giá 15 giống ngắn ngày của Viện Khoa học Nông nghiệp Miền nam cho thấy, 3 giống: ICGV87883, 87391, 90068 là những giống có triển vọng. Trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ, Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã tiến hành lai tạo, nhập nội và chọn lọc ra những giống lạc có thời gian sinh trưởng trung bình cho năng suất cao. Kết quả nhập nội và lai tạo đã chọn ra được 12 giống có nhiều triển vọng cho vùng thâm canh là: TQ3, TQ6, QĐ1, QĐ2, QĐ3, QĐ4, QĐ5, QĐ6, QĐ7, QĐ8, QĐ9, ĐL1. Tại Viện Cây có dầu Miền Nam, Ngô Thị Lam Giang và các cộng tác viên đã đánh giá trên 400 mẫu giống nhập nội, lai tạo và chọn lọc ra một số giống có triển vọng là: VD1, VD2, VD3, VD4, VD5, VD9 [7]. Xuất phát từ quan điểm nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài để cải tiến, áp dụng phục vụ phát triển sản xuất, thời gian qua, trong khuôn khổ chương trình Đậu đỗ Quốc gia đã nhập nội hàng nghìn mẫu giống với các đặc tính quí, trong đó có những giống đặc biệt ưu việt như: Năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng xuất khẩu cao, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn…đã góp phần quan trọng trong công tác cải tiến giống lạc trong nước. Giống lạc L08 được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể từ dòng lạc mang tên QĐ2 trong tập đoàn nhập nội của Trung Quốc năm 1996. Giống lạc L08 đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2004. ở hầu hết các điểm khảo nghiệm, giống L08 có ưu điểm nổi bật so với các giống khác là có tỷ lệ nhân, khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt cao, hạt to đều, vỏ lụa hồng cánh sen đẹp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng. L08 có năng suất cao và thích hợp với chân đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp và có thể thâm canh [19]. Giống lạc MD7 được chọn lọc từ tập đoàn nhập nội của Trung Quốc năm 1996 theo hướng kháng héo xanh vi khuẩn. Ưu điểm nổi bật của MD7 là khối lượng hạt lớn, tỷ lệ nhân cao 70 - 75%, kháng héo xanh vi khuẩn, thích ứng rộng, năng suất trung bình từ 30 - 35 tạ/ha. Giống lạc MD7 được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2002. Giống lạc L14 được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể từ dòng lạc mang tên QĐ5 trong tập đoàn nhập nội của Trung Quốc năm 1996. Giống L14 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày (110 - 120 ngày), tỷ lệ nhân 73 - 75%, năng suất ổn định từ 30 - 40 tạ/ha trong vụ Xuân và 20 - 25 tạ/ha trong vụ Thu Đông, có khả năng chịu hạn khá, kháng bệnh lá cao. L14 được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2002. Ngoài ra, những giống khác như: L02, LVT, 1660, L05 cũng được tuyển chọn từ tập đoàn nhập nội với những ưu điểm nổi bật là năng suất cao, khả năng chịu thâm canh cao, chống chịu sâu bệnh khá và cũng được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật. Mặt khác, từ những nguồn vật liệu nhập nội, nhiều giống mới đã được cải tiến bằng con đường lai hữu tính đã có những đóng góp nhất định trong sản xuất lạc như: Giống lạc Sen lai 75/23 được chọn tạo từ tổ hợp lai giữa Trạm Xuyên x Mộc châu trắng, giống lạc L12 được chọn lọc từ tổ hợp lai giữa V79 x ICGV 87157 năm 1992 và được công nhận giống Quốc gia năm 2004 [3]. Lê Song Dự, Trần Nghĩa và cộng tác viên (1995) đã nghiên cứu thành công giống lạc V79 bằng cách dùng tia Rơnghen gây đột biến giống Bạch Sa (Trung Quốc). Giống lạc V79 thuộc nhóm chín trung bình, năng suất cao hơn giống địa phương từ 15 - 25%, vỏ mỏng, tỷ lệ nhân cao như Sen Nghệ An, thích hợp trên chân đất cát pha, phụ thuộc nước trời. Giống lạc V79 được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống Quốc gia năm 1995 [12]. Qua nghiên cứu tuyển chọn giống lạc trong khoảng thời gian 1991 - 1995, Ngô Thị Lam Giang và CTV đã chọn được giống lạc VD-1 với thời gian sinh trưởng 90 ngày, đạt năng suất bình quân trong điều kiện thí nghiệm là 3493 kg/ha, vượt 19% so với đối chứng, ra hoa tập trung nên chín đều. Giống lạc VD -1 đã được Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cho phép khu vực hoá ở vùng Đông Nam Bộ [15]. Từ 1996 - 1998, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu Đỗ đã đánh giá bộ giống kháng bệnh lá nhập nội từ ICRISAT thấy rằng, có 6 giống vừa có năng suất khá vừa kháng bệnh là: ICGV 91227, 87846, 91234, 98256, 91215, 91222 [7]. 2.4.2.2 Kết quả nghiên cứu về bón phân cho lạc Hầu hết các loại đất trồng lạc của nước ta có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, nông dân lại ít chú trọng đến việc bổ sung phân bón nên năng suất lạc thấp. Xuất phát từ thực tế sản xuất, nhiều công trình nghiên cứu về phân bón ở Việt Nam đã được ưu tiên giải quyết. Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón N P K hợp lý cho lạc Xuân và lạc Thu trên đất bạc màu Bắc Giang cho thấy: Nền 10 tấn phân chuồng và 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O vừa cho năng suất cao, vừa cho hiệu quả kinh tế cao hơn những công thức khác [7]. Nguyễn Thị Chinh (1999) [5] khi nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân bón NPK đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc trên đất bạc màu Hà Bắc thì thấy năng suất lạc vụ Xuân cũng như lạc vụ Thu đều đạt cao nhất ở mức bón 10 tấn phân chuồng + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O. Còn ở Nho Quan, Ninh Bình, năng suất lạc đạt cao nhất ở mức 400 kg vôi + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O. Phân kali thường có hiệu lực đối với lạc trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và nghèo dinh dưỡng như đất cát thô ven biển, đất bạc màu. Hiệu suất 1 kg K2O trong các thí nghiệm biến động từ 5,0 - 11,5 kg quả khô. Lượng kali bón thích hợp cho lạc ở các tỉnh phía Bắc là 40 kg K2O trên nền 20 kg N và 80 kg P2O5 [11]. Nguyễn Như Hà [16] nhận định rằng, lượng phân bón nguyên chất bón cho 1 ha lạc thường tuỳ theo loại đất trồng. Đối với các đất bạc màu, đất xám, đất cát, bón cho lạc với lượng: 25 - 40 kg N + 50 - 80 kg P2O5 + 60 - 90 kg K2O. Còn trên các loại đất khác thì bón với lượng: 20 - 30 kg N + 40 - 60 kg P2O5 + 40 - 60 kg K2O. Tạ Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Luật [28] khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón NP khác nhau đến sinh trưởng và năng suất lạc trên nền đất lúa vùng Tứ Giác Long Xuyên đã thấy rằng, sự phối hợp giữa các mức bón 60, 90, 120 kg P2O5/ha trên cùng một mức bón 200 kg N/ha đều cho năng suất cao tương tự với việc đầu tư thêm phân đạm ở mức 240 kg N/ha trên cùng các mức lân. Một số kết quả nghiên cứu của Viện Nông hoá thổ nhưỡng trên nhiều vùng đất trồng lạc khác nhau ở các tỉnh phía Bắc cho thấy, với nền phân chuồng 8 - 10 tấn/ha, bón bổ sung 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 30 kg N đạt giá trị kinh tế cao nhất. Trung bình hiệu suất 1 kg P2O5 đạt 4 - 6 kg lạc vỏ với giống lạc V79 [27]. Lân là yếu tố dinh dưỡng chủ đạo đối với lạc và là một trong những yếu tố hạn chế lạc trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ. Đất càng nghèo lân thì hiệu lực của lân càng cao. Trung bình hiệu suất 1 kg P2O5 cho từ 4 - 6 kg lạc, lượng phân bón đạt hiệu quả kinh tế cao dao động từ 60 - 90 kg P2O5/ha (Nguyễn Thị Dần và cộng sự, 1991) [8]. Nghiên cứu về hiệu lực của phân lân đối với lạc trên đất xám bạc màu vùng Đông Nam Bộ cho thấy, trên nền đất xám bạc màu, lân dễ tiêu thấp nên khi bón lân với liều lượng 60 - 90 kg P2O5, khối lượng nốt sần tăng 22 - 34%, khối lượng hạt tăng 3 - 6%, năng suất tăng 10 - 23% so với không bón. Hiệu suất 1 kg P2O5 đạt 6,3 - 9,2 kg lạc vỏ với giống lạc Lỳ . Cũng theo Nguyễn Thị Dần (1991) thì việc bón kali cho lạc trên đất bạc màu đã mang lại hiệu quả cao. Hiệu suất 1kg K2SO4 trên đất cát biển là 6 kg lạc vỏ và trên đất bạc màu là 8 - 10 kg lạc vỏ [27]. Để đưa ra mức phân bón NPK thích hợp cho giống lạc L18, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Chinh và cộng sự [26] đã tiến hành nghiên cứu các mức bón khác nhau cho L18 từ: 0 N, 15 N, 30 N, 45 N, 60 N, 75 N phối hợp với P, K theo tỷ lệ 1N: 3P: 2K kết hợp bón với 20 tấn phân chuồng + 500 kg vôi bột cho 1 ha ở cả 2 vụ xuân và thu đông. Kết quả cho thấy ở mức phân bón 45 N + 135 P2O5 + 90 K2O thì L18 cho năng suất cao nhất trong thí nghiệm. 2.4.2.3 Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật che phủ nilon cho lạc Quy trình sản xuất lạc che phủ nilon được triển khai nghiên cứu ở Việt Nam từ năm 1995 và được Hội đồng khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận quy trình tiến bộ kỹ thuật mới ngày 16/11/2000. Hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ hai sau Trung Quốc về diện tích áp dụng kỹ thuật che phủ nilon. Kỹ thuật che phủ nilon cho lạc đã góp phần đưa vụ lạc thu đông thành vụ lạc mới ở Việt Nam [27]. Theo Trần Đình Long và cộng sự (1999) [23], việc áp dụng kỹ thuật che phủ nilon cho lạc Xuân đã đem lại hiệu quả rõ rệt đó là: Tăng tỷ lệ cây mọc, cây mọc nhanh, phân cành sớm, sinh trưởng khoẻ hơn, tỷ lệ quả chín cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 8 - 12 ngày và đặc biệt năng suất có thể tăng từ 30 - 60%, trên diện hẹp có thể tới 80% so với lạc không che phủ nilon. Kết quả thử nghiệm qua 3 vụ thu - đông (1996 -1998) tại một số tỉnh của miền Bắc đã cho thấy, kỹ thuật che phủ nilon tác động đến số quả chín/cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, năng suất tăng hơn so với không che phủ nilon [7]. ở Bắc Giang, áp dụng kỹ thuật che phủ nilon cho trên 20 ha lạc vụ xuân đã làm tăng năng suất lạc từ 25 - 35% so với không che phủ nilon. Một số nông hộ đạt năng suất tới 4,0 tấn/ha [21]. Kỹ thuật che phủ nilon cho lạc đã được Hội đồng khoa học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép khu vực hoá năm 1997. Qua 2 vụ, thu đông 1998 và xuân 1999 đều cho năng suất cao đáng kể. Năng suất lạc của 20 ha trong vụ thu đông có áp dụng kỹ thuật che phủ nilon ở Đông Anh đã đạt 41 tạ/ha, 92 ha trong vụ xuân ở Nam Định đạt 44,0 tạ/ha và ở tỉnh Hà Nam, lạc trồng trong vụ xuân trên quy mô 12 ha cũng đạt năng suất trung bình 43 tạ/ha [7]. Biện pháp che phủ nilon trên đất cát biển Thanh Hoá, đã rút ngắn thời gian sinh trưởng của giống lạc L14 ở các thời vụ gieo từ 7 - 9 ngày, năng suất trung bình đạt 39,9 tạ/ha, tăng 26,7% so với không che phủ nilon [1]. Tóm lại: Để thúc đẩy, phát triển sản xuất cây lạc nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thì việc đầu tiên là phải tìm ra được các yếu tố hạn chế đối với sản xuất lạc ở từng vùng sinh thái, sau đó đi sâu nghiên cứu các biện pháp khắc phục những yếu tố hạn chế đó. Do đó, việc nghiên cứu về cây lạc đặc biệt là nghiên cứu về những tiến bộ kỹ thuật trong trồng lạc trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng được sâu rộng và đã đem lại nhiều kết quả tốt. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất, sản lượng lạc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do mỗi vùng có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau nên yêu cầu về giống và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ trong trồng lạc cũng khác nhau, vì vậy đã dẫn đến năng suất có sự chênh lệch khá rõ giữa các vùng. Hà Tây là tỉnh có một nửa diện tích đất thuộc vùng đồng bằng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lương thực và rau màu. Còn một nửa diện tích thuộc vùng trung du thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp như chè, lạc… Việc phát triển cây lạc ở vùng đồi sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh. Tuy nhiên, cây lạc ở vùng đồi của tỉnh Hà Tây vẫn chưa phát huy được thế mạnh và chưa đem lại hiệu quả. Vì vậy, để góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của cây lạc ở vùng đồi của tỉnh thì việc nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật sản xuất lạc đặc biệt là các khâu: giống, phân bón và kỹ thuật che phủ nilon đang là một yêu cầu bức thiết. 3.Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1 Vật liệu nghiên cứu - Gồm 07 giống lạc (có danh sách và nguồn gốc kèm theo TT Tên giống Nguồn gốc Cơ quan chọn tạo giống 1 Sen lai (ĐC) Sen Nghệ An x Mộc Châu trắng Lê Song Dự và cộng sự 2 L12 V79 x ICGV 87157 Trung tâm NC&PT Đậu đỗ, Viện CLT&CTP 3 L14 Trung Quốc Trung tâm NC&PT Đậu đỗ, Viện CLT&CTP 4 L08 Trung Quốc Bộ môn Di truyền miễn dịch, Viện KHKTNNVN 5 MD7 Trung Quốc Bộ môn Di truyền miễn dịch, Viện KHKTNNVN 6 L23 Trung Quốc Trung tâm NC&PT Đậu đỗ, Viện CLT&CTP 7 ._.GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS %NHAN Sen lai DC 3 71.1000 L12 3 74.0333 L14 3 71.4333 L08 3 73.3667 MD7 3 72.0667 L23 3 69.5000 L24 3 68.7000 SE(N= 3) 0.558579 5%LSD 12DF 1.72117 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIONG 2/ 6/ 4 4:39 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Thiet ke thi nghiem kieu khoi ngau nhien hoan chinh RCB F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NHAC |GIONG$ | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | %NHAN 21 71.457 2.0011 0.96749 1.4 0.3407 0.0002 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE GIONG 2/ 6/ 4 4:41 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Thiet ke thi nghiem kieu khoi ngau nhien hoan chinh RCB VARIATE V003 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NHAC 2 7.58953 3.79476 0.90 0.434 3 2 GIONG$ 6 134.139 22.3565 5.32 0.007 3 * RESIDUAL 12 50.4638 4.20532 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 192.192 9.60962 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GIONG 2/ 6/ 4 4:41 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Thiet ke thi nghiem kieu khoi ngau nhien hoan chinh RCB MEANS FOR EFFECT NHAC ------------------------------------------------------------------------------- NHAC NOS NSTT 1 7 26.8000 2 7 26.6857 3 7 25.4714 SE(N= 7) 0.775087 5%LSD 12DF 2.38831 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NSTT Sen lai DC 3 23.8667 L12 3 21.5333 L14 3 27.9333 L08 3 26.3000 MD7 3 27.1000 L23 3 29.3667 L24 3 28.1333 SE(N= 3) 1.18396 5%LSD 12DF 3.64820 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIONG 2/ 6/ 4 4:41 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Thiet ke thi nghiem kieu khoi ngau nhien hoan chinh RCB F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NHAC |GIONG$ | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSTT 21 26.319 3.0999 2.0507 7.8 0.4340 0.0071 BALANCED ANOVA FOR VARIATE Q/CAY FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:43 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Thiet ke kieu Split plot VARIATE V004 Q/CAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NHAC 2 6.24867 3.12433 5.39 0.016 6 2 PPCP$ 1 21.0003 21.0003 30.42 0.028 3 3 Error (a) 2 1.38067 .690334 1.19 0.330 6 4 CTPHAN$ 4 33.3180 8.32950 14.37 0.000 6 5 PPCP$*CTPHAN$ 4 1.32467 .331167 0.57 0.690 6 * RESIDUAL 16 9.27733 .579833 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 29 72.5497 2.50171 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:43 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Thiet ke kieu Split plot MEANS FOR EFFECT NHAC ------------------------------------------------------------------------------- NHAC NOS Q/CAY 1 10 11.1200 2 10 10.0400 3 10 10.3300 SE(N= 10) 0.240797 5%LSD 16DF 0.721914 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ NOS Q/CAY KP 15 9.66000 CP 15 11.3333 SE(N= 15) 0.214528 5%LSD 2DF 1.28732 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT Error (a) ------------------------------------------------------------------------------- NHAC PPCP$ NOS Q/CAY 1 KP 5 10.4400 1 CP 5 11.8000 2 KP 5 8.90000 2 CP 5 11.1800 3 KP 5 9.64000 3 CP 5 11.0200 SE(N= 5) 0.340539 5%LSD 16DF 1.02094 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- CTPHAN$ NOS Q/CAY p1 6 8.85000 p2 6 9.86667 p3 6 10.5667 p4 6 11.5500 p5 6 11.6500 SE(N= 6) 0.310868 5%LSD 16DF 0.931987 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$*CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ CTPHAN$ NOS Q/CAY KP p1 3 8.20000 KP p2 3 9.23333 KP p3 3 9.73333 KP p4 3 10.3333 KP p5 3 10.8000 CP p1 3 9.50000 CP p2 3 10.5000 CP p3 3 11.4000 CP p4 3 12.7667 CP p5 3 12.5000 SE(N= 3) 0.439634 5%LSD 16DF 1.31803 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:43 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Thiet ke kieu Split plot F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NHAC |PPCP$ |Error (a|CTPHAN$ |PPCP$*CT| (N= 30) -------------------- SD/MEAN | | |) | |PHAN$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | Q/CAY 30 10.497 1.5817 0.76147 7.3 0.0161 0.0280 0.3303 0.0000 0.6897 BALANCED ANOVA FOR VARIATE QCHAC FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Thiet ke kieu Split plot VARIATE V004 QCHAC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NHAC 2 3.80467 1.90233 4.23 0.033 6 2 PPCP$ 1 8.53333 8.53333 12.47 0.070 3 3 Error (a) 2 1.36867 .684333 1.52 0.248 6 4 CTPHAN$ 4 28.5333 7.13333 15.85 0.000 6 5 PPCP$*CTPHAN$ 4 .626667 .156667 0.35 0.842 6 * RESIDUAL 16 7.20000 .450000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 29 50.0667 1.72644 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Thiet ke kieu Split plot MEANS FOR EFFECT NHAC ------------------------------------------------------------------------------- NHAC NOS QCHAC 1 10 9.12000 2 10 8.25000 3 10 8.63000 SE(N= 10) 0.212132 5%LSD 16DF 0.635975 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ NOS QCHAC KP 15 8.13333 CP 15 9.20000 SE(N= 15) 0.213594 5%LSD 2DF 1.28172 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT Error (a) ------------------------------------------------------------------------------- NHAC PPCP$ NOS QCHAC 1 KP 5 8.62000 1 CP 5 9.62000 2 KP 5 7.44000 2 CP 5 9.06000 3 KP 5 8.34000 3 CP 5 8.92000 SE(N= 5) 0.300000 5%LSD 16DF 0.899405 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- CTPHAN$ NOS QCHAC p1 6 6.96667 p2 6 8.25000 p3 6 9.01667 p4 6 9.61667 p5 6 9.48333 SE(N= 6) 0.273861 5%LSD 16DF 0.821041 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$*CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ CTPHAN$ NOS QCHAC KP p1 3 6.46667 KP p2 3 7.90000 KP p3 3 8.33333 KP p4 3 8.90000 KP p5 3 9.06667 CP p1 3 7.46667 CP p2 3 8.60000 CP p3 3 9.70000 CP p4 3 10.3333 CP p5 3 9.90000 SE(N= 3) 0.387298 5%LSD 16DF 1.16113 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Thiet ke kieu Split plot F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NHAC |PPCP$ |Error (a|CTPHAN$ |PPCP$*CT| (N= 30) -------------------- SD/MEAN | | |) | |PHAN$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | QCHAC 30 8.6667 1.3139 0.67082 7.7 0.0331 0.0701 0.2479 0.0000 0.8422 BALANCED ANOVA FOR VARIATE P100Q FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:46 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Thiet ke kieu Split plot VARIATE V004 P100Q LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NHAC 2 92.1248 46.0624 7.20 0.006 6 2 PPCP$ 1 265.816 265.816 90.34 0.008 3 3 Error (a) 2 5.88471 2.94235 0.46 0.644 6 4 CTPHAN$ 4 627.495 156.874 24.53 0.000 6 5 PPCP$*CTPHAN$ 4 13.5486 3.38716 0.53 0.718 6 * RESIDUAL 16 102.324 6.39525 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 29 1107.19 38.1791 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:46 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Thiet ke kieu Split plot MEANS FOR EFFECT NHAC ------------------------------------------------------------------------------- NHAC NOS P100Q 1 10 143.840 2 10 139.630 3 10 142.460 SE(N= 10) 0.799703 5%LSD 16DF 2.39752 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ NOS P100Q KP 15 139.000 CP 15 144.953 SE(N= 15) 0.442896 5%LSD 2DF 2.65770 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT Error (a) ------------------------------------------------------------------------------- NHAC PPCP$ NOS P100Q 1 KP 5 141.480 1 CP 5 146.200 2 KP 5 136.440 2 CP 5 142.820 3 KP 5 139.080 3 CP 5 145.840 SE(N= 5) 1.13095 5%LSD 16DF 3.39061 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- CTPHAN$ NOS P100Q p1 6 133.967 p2 6 139.717 p3 6 145.083 p4 6 145.617 p5 6 145.500 SE(N= 6) 1.03241 5%LSD 16DF 3.09519 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$*CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ CTPHAN$ NOS P100Q KP p1 3 130.467 KP p2 3 135.700 KP p3 3 142.600 KP p4 3 142.967 KP p5 3 143.267 CP p1 3 137.467 CP p2 3 143.733 CP p3 3 147.567 CP p4 3 148.267 CP p5 3 147.733 SE(N= 3) 1.46005 5%LSD 16DF 4.37726 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:46 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Thiet ke kieu Split plot F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NHAC |PPCP$ |Error (a|CTPHAN$ |PPCP$*CT| (N= 30) -------------------- SD/MEAN | | |) | |PHAN$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | P100Q 30 141.98 6.1789 2.5289 1.8 0.0059 0.0080 0.6441 0.0000 0.7179 BALANCED ANOVA FOR VARIATE P100H FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:47 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Thiet ke kieu Split plot VARIATE V004 P100H LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NHAC 2 2.00467 1.00233 1.39 0.278 6 2 PPCP$ 1 34.3470 34.3470 82.37 0.009 3 3 Error (a) 2 .834000 .417000 0.58 0.578 6 4 CTPHAN$ 4 45.4087 11.3522 15.70 0.000 6 5 PPCP$*CTPHAN$ 4 3.31133 .827833 1.14 0.372 6 * RESIDUAL 16 11.5680 .723000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 29 97.4737 3.36116 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:47 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Thiet ke kieu Split plot MEANS FOR EFFECT NHAC ------------------------------------------------------------------------------- NHAC NOS P100H 1 10 54.4400 2 10 53.9300 3 10 53.8600 SE(N= 10) 0.268887 5%LSD 16DF 0.806126 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ NOS P100H KP 15 53.0067 CP 15 55.1467 SE(N= 15) 0.166733 5%LSD 2DF 1.00052 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT Error (a) ------------------------------------------------------------------------------- NHAC PPCP$ NOS P100H 1 KP 5 53.6000 1 CP 5 55.2800 2 KP 5 52.7000 2 CP 5 55.1600 3 KP 5 52.7200 3 CP 5 55.0000 SE(N= 5) 0.380263 5%LSD 16DF 1.14003 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- CTPHAN$ NOS P100H p1 6 51.9500 p2 6 53.4500 p3 6 54.7333 p4 6 55.2333 p5 6 55.0167 SE(N= 6) 0.347131 5%LSD 16DF 1.04070 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$*CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ CTPHAN$ NOS P100H KP p1 3 50.6667 KP p2 3 52.1000 KP p3 3 53.7333 KP p4 3 53.9667 KP p5 3 54.5667 CP p1 3 53.2333 CP p2 3 54.8000 CP p3 3 55.7333 CP p4 3 56.5000 CP p5 3 55.4667 SE(N= 3) 0.490917 5%LSD 16DF 1.47178 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:47 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Thiet ke kieu Split plot F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NHAC |PPCP$ |Error (a|CTPHAN$ |PPCP$*CT| (N= 30) -------------------- SD/MEAN | | |) | |PHAN$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | P100H 30 54.077 1.8333 0.85029 1.6 0.2783 0.0090 0.5776 0.0000 0.3715 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %NHAN FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:49 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Thiet ke kieu Split plot VARIATE V004 %NHAN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NHAC 2 2.36600 1.18300 1.28 0.306 6 2 PPCP$ 1 6.72134 6.72134 ****** 0.000 3 3 Error (a) 2 .466671E-02 .233335E-02 0.00 0.998 6 4 CTPHAN$ 4 5.82533 1.45633 1.57 0.228 6 5 PPCP$*CTPHAN$ 4 .838661 .209665 0.23 0.918 6 * RESIDUAL 16 14.7960 .924751 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 29 30.5520 1.05352 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:49 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Thiet ke kieu Split plot MEANS FOR EFFECT NHAC ------------------------------------------------------------------------------- NHAC NOS %NHAN 1 10 71.0200 2 10 71.2700 3 10 70.5900 SE(N= 10) 0.304097 5%LSD 16DF 0.911688 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ NOS %NHAN KP 15 70.4867 CP 15 71.4333 SE(N= 15) 0.124722E-01 5%LSD 2DF 0.748426E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT Error (a) ------------------------------------------------------------------------------- NHAC PPCP$ NOS %NHAN 1 KP 5 70.5600 1 CP 5 71.4800 2 KP 5 70.7800 2 CP 5 71.7600 3 KP 5 70.1200 3 CP 5 71.0600 SE(N= 5) 0.430058 5%LSD 16DF 1.28932 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- CTPHAN$ NOS %NHAN p1 6 70.3833 p2 6 70.5333 p3 6 71.0167 p4 6 71.4833 p5 6 71.3833 SE(N= 6) 0.392588 5%LSD 16DF 1.17698 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$*CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ CTPHAN$ NOS %NHAN KP p1 3 69.7667 KP p2 3 70.0333 KP p3 3 70.7667 KP p4 3 70.8000 KP p5 3 71.0667 CP p1 3 71.0000 CP p2 3 71.0333 CP p3 3 71.2667 CP p4 3 72.1667 CP p5 3 71.7000 SE(N= 3) 0.555203 5%LSD 16DF 1.66451 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:49 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Thiet ke kieu Split plot F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NHAC |PPCP$ |Error (a|CTPHAN$ |PPCP$*CT| (N= 30) -------------------- SD/MEAN | | |) | |PHAN$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | %NHAN 30 70.960 1.0264 0.96164 1.4 0.3055 0.0003 0.9978 0.2285 0.9181 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Thiet ke kieu Split plot VARIATE V004 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NHAC 2 27.2447 13.6223 3.28 0.063 6 2 PPCP$ 1 68.4030 68.4030 264.10 0.002 3 3 Error (a) 2 .518000 .259000 0.06 0.939 6 4 CTPHAN$ 4 480.719 120.180 28.95 0.000 6 5 PPCP$*CTPHAN$ 4 11.3320 2.83300 0.68 0.616 6 * RESIDUAL 16 66.4174 4.15109 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 29 654.634 22.5736 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Thiet ke kieu Split plot MEANS FOR EFFECT NHAC ------------------------------------------------------------------------------- NHAC NOS NSTT 1 10 23.1100 2 10 20.9400 3 10 21.2800 SE(N= 10) 0.644289 5%LSD 16DF 1.93159 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ NOS NSTT KP 15 20.2667 CP 15 23.2867 SE(N= 15) 0.131403 5%LSD 2DF 0.788512 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT Error (a) ------------------------------------------------------------------------------- NHAC PPCP$ NOS NSTT 1 KP 5 21.7800 1 CP 5 24.4400 2 KP 5 19.3800 2 CP 5 22.5000 3 KP 5 19.6400 3 CP 5 22.9200 SE(N= 5) 0.911163 5%LSD 16DF 2.73168 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- CTPHAN$ NOS NSTT p1 6 16.3000 p2 6 18.0167 p3 6 22.6333 p4 6 26.2333 p5 6 25.7000 SE(N= 6) 0.831774 5%LSD 16DF 2.49367 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT PPCP$*CTPHAN$ ------------------------------------------------------------------------------- PPCP$ CTPHAN$ NOS NSTT KP p1 3 15.8333 KP p2 3 16.8667 KP p3 3 20.5667 KP p4 3 24.2667 KP p5 3 23.8000 CP p1 3 16.7667 CP p2 3 19.1667 CP p3 3 24.7000 CP p4 3 28.2000 CP p5 3 27.6000 SE(N= 3) 1.17631 5%LSD 16DF 2.82658 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PB SLY 7/ 9/ 8 22:50 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Thiet ke kieu Split plot F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NHAC |PPCP$ |Error (a|CTPHAN$ |PPCP$*CT| (N= 30) -------------------- SD/MEAN | | |) | |PHAN$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | NSTT 30 21.777 4.7512 2.0374 9.4 0.0629 0.0024 0.9394 0.0000 0.6164 Thang điểm đánh giá bệnh hại lá lạc Điểm Mô tả bệnh gỉ sắt Mô tả bệnh đốm lá Mức độ hại (%) 1 - Không có vết bệnh. - Không có vết bệnh. 0 2 -Vết bệnh xuất hiện nhiều ở tầng lá dưới. -Vết bệnh xuất hiện ở tầng lá dưới cùng không rụng lá. 1-5 3 -Vết bệnh nhiều ở tầng lá dưới, một vài chấm ở tầng lá giữa. -Vết bệnh nhiều ở tầng lá dưới, một vài vết bệnh ở tầng lá giữa. Rụng một vài lá dưới. 6 -10 4 -Vết bệnh nhiều ở tầng lá dưới và lá giữa một vài lá bị khô. -Vết bệnh nhiều ở tầng lá dưới và giữa . Một vài lá tầng dưới bị rụng. 11 - 20 5 - Một vài lá tầng giữa và tầng dưới bị khô, vết bệnh có thể xuất hiện ở tầng ngọn nhưng rất ít. -Vết bệnh xuất hiện ở cả tầng lá dưới và tầng giữa, trên 50% số lá bị rụng. 21- 30 6 -Lá tầng dưới bị hại hoàn toàn, vết bệnh ở tầng lá giữa dày đặc hơn, vết bệnh ở tầng ngọn xuất hiện nhiều hơn. -Vết bệnh xuất hiện ở cả tầng ngọn và tầng dưới lá bị rụng hoàn toàn, một vài lá tầng giữa bị rụng. 31 - 40 7 -Tầng lá dưới và giữa bị hại nhiều, mật độ vết bệnh dày hơn ở tầng lá trên -Bệnh xuất hiện trên cả 3 tầng lá chỉ còn lại vài lá trên ngọn, lá tầng dưới và tầng giữa rụng hoàn toàn 41 - 60 8 -100% lá ở tầng dưới và tầng giữa bị hại, ở tầng trên một vài lá bị hại -Lá tầng dưới và tầng giữa rụng hoàn toàn, vết bệnh xuất hiện trên tất cả các tầng lá, một vài lá tầng ngọn bị rụng 61 - 80 9 - Hầu hết lá ở 3 tầng bị héo khô -Hầu hết lá ở 3 tầng đều bị rụng, chỉ để lại thân và cuống lá 81 - 100 Phụ lục IV. Số liệu khí tượng Số LIệU CáC YếU Tố KHí TƯợNG TRạM Hà ĐÔNG THáNG 2 NĂM 2008 Yếu tố Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ Độ ẩm Số giờ Lượng Ngày Trung bình Max Min Trung bình nắng mưa 1 7.3 8.1 6.8 89 0.0 0.4 2 9.2 12.5 6.8 85 0.0 5.6 3 11.6 13.5 10.4 75 0.0 - 4 12.1 14.2 10.3 70 0.0 - 5 12.5 14.2 11.0 83 0.0 0.1 6 12.7 14.4 11.8 76 0.0 - 7 12.5 14.0 11.9 72 0.0 - 8 12.6 14.6 11.2 74 0.0 - 9 12.7 15.4 11.5 55 0.0 - 10 11.8 13.0 11.4 63 0.0 - 11 10.8 11.6 10.4 78 0.0 - 12 12.0 14.4 10.3 61 0.0 - 13 12.0 13.8 10.0 52 0.0 - 14 11.6 14.8 9.4 59 0.0 - 15 13.3 16.8 11.1 66 0.0 0.0 16 14.2 16.5 12.8 68 0.0 - 17 11.6 14.3 11.2 93 0.0 2.6 18 12.0 13.0 11.2 90 0.0 0.8 19 12.3 13.2 11.8 91 0.0 0.3 20 13.8 16.1 12.5 88 0.0 - 21 16.2 22.5 10.6 81 8.1 - 22 17.8 24.9 12.3 80 8.0 - 23 19.8 25.8 14.8 80 6.7 - 24 18.9 22.4 17.5 88 0.0 1.4 25 18.4 19.8 17.4 95 0.0 1.5 26 17.1 19.1 15.5 86 0.0 - 27 14.7 17.0 13.2 55 0.0 - 28 14.3 15.9 13.6 69 0.0 1.7 29 14.8 19.7 11.8 75 5.7 [ Số LIệU CáC YếU Tố KHí TƯợNG TRạM Hà ĐÔNG THáNG 3 NĂM 2008 Yếu tố Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ Độ ẩm Số giờ Lượng Ngày Trung bình Max Min Trung bình nắng mưa 1 15.7 22.5 10.3 74 7.8 - 2 17.2 24.9 12.0 74 8.8 - 3 18.7 25.4 12.8 71 8.0 - 4 18.9 25.6 13.4 67 8.0 - 5 18.2 22.3 14.4 80 1.9 - 6 19.3 23.0 17.3 84 1.4 - 7 19.7 22.8 18.5 87 1.4 - 8 20.0 24.1 16.7 84 1.1 - 9 19.7 22.0 18.5 83 0.0 - 10 19.2 21.2 18.0 88 0.0 - 11 21.0 23.9 18.5 83 0.0 - 12 20.3 25.3 18.0 88 4.9 0.0 13 19.7 21.5 18.2 94 0.0 0.1 14 20.5 22.4 19.5 95 0.0 1.4 15 21.0 24.5 18.9 90 0.0 0.0 16 21.7 24.0 20.6 95 0.0 0.4 17 22.8 27.0 21.1 90 0.2 0.3 18 23.1 26.0 21.9 92 0.4 10.2 19 22.2 23.8 21.5 91 0.0 - 20 23.2 27.6 20.8 90 3.3 - 21 24.4 26.5 22.8 89 0.3 - 22 22.7 24.6 21.8 93 0.0 8.9 23 21.8 26.3 18.9 73 6.4 0.8 24 21.3 25.1 18.3 72 6.7 - 25 21.4 24.4 19.3 76 0.2 - 26 21.4 24.3 20.0 79 1.1 0.3 27 20.0 22.8 18.4 88 0.2 - 28 21.9 26.7 19.2 89 1.8 0.1 29 24.6 28.8 22.0 88 0.3 0.1 30 24.7 27.8 23.4 92 0.0 0.2 31 22.4 23.0 21.4 95 0.0 4.6 Số LIệU CáC YếU Tố KHí TƯợNG TRạM Hà ĐÔNG THáNG 4 NĂM 2008 Yếu tố Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ Độ ẩm Số giờ Lượng Ngày Trung bình Max Min Trung bình nắng mưa 1 19.9 21.7 18.3 91 0.0 1.8 2 18.4 20.7 17.3 89 0.0 1.2 3 18.3 20.3 16.6 93 0.0 0.2 4 20.6 23.6 18.5 95 0.0 0.2 5 22.8 25.5 21.1 95 0.8 0.3 6 25.1 29.5 22.8 89 1.7 - 7 26.0 29.9 24.3 90 4.4 - 8 26.4 31.7 23.3 88 5.1 - 9 27.2 32.4 23.7 85 6.5 - 10 25.3 27.5 24.1 93 0.0 0.0 11 25.5 27.4 24.3 94 0.0 - 12 25.9 28.3 24.7 93 0.0 0.0 13 24.6 26.5 24.3 96 0.0 3.4 14 25.3 30.4 22.2 85 7.5 0.7 15 24.8 29.4 20.6 89 5.7 13.2 16 25.6 28.7 23.7 87 5.1 - 17 25.6 30.4 22.4 85 6.7 - 18 26.2 31.1 22.3 83 7.6 - 19 26.5 30.5 23.9 81 5.5 - 20 27.2 31.0 24.6 87 5.0 - 21 27.7 31.0 25.6 87 4.7 - 22 26.0 28.2 24.0 92 0.0 4.1 23 21.7 24.5 19.8 85 0.0 0.5 24 20.8 23.8 19.3 81 0.3 0.7 25 22.1 26.4 20.5 82 2.3 - 26 22.6 26.1 19.7 83 2.7 - 27 23.5 27.8 21.2 87 0.2 - 28 23.8 27.9 22.2 81 1.7 - 29 24.8 29.0 21.5 83 1.5 - 30 25.4 29.0 22.7 86 0.6 0.9 Số LIệU CáC YếU Tố KHí TƯợNG TRạM Hà ĐÔNG THáNG 5 NĂM 2008 Yếu tố Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ Độ ẩm Số giờ Lượng Ngày Trung bình Max Min Trung bình nắng mưa 1 26.3 30.7 24.2 90 1.5 17.8 2 27.7 31.9 25.2 86 6.3 - 3 27.4 31.5 24.9 90 3.0 0.0 4 28.1 32.7 25.5 87 8.2 - 5 23.3 28.5 27.0 95 0.0 4.0 6 24.5 28.0 21.8 89 1.6 4.6 7 26.9 32.0 23.5 87 7.6 - 8 28.2 32.8 25.2 87 7.2 0.4 9 26.7 32.5 23.3 89 3.0 13.0 10 24.2 27.4 22.2 75 0.7 8.3 11 23.6 27.2 20.9 77 0.0 - 12 26.2 30.1 21.9 78 6.9 - 13 25.9 30.4 22.7 81 2.9 - 14 26.1 30.4 22.0 76 10.4 - 15 25.7 30.8 21.6 79 7.1 - 16 26.5 31.2 23.1 80 8.2 - 17 26.9 30.9 23.7 79 1.5 - 18 26.8 32.4 24.3 89 4.1 74.8 19 22.2 24.8 21.0 95 0.0 90.2 20 24.4 29.2 21.9 87 4.4 - 21 26.1 30.5 22.9 85 7.9 - 22 26.3 30.0 23.8 89 0.5 - 23 27.8 32.9 25.0 87 5.6 - 24 28.5 33.3 26.0 88 5.2 - 25 28.6 34.0 26.2 85 6.4 - 26 29.2 34.4 26.0 87 8.5 0.0 27 30.7 36.4 27.0 81 9.4 - 28 30.4 34.3 26.5 73 6.1 - 29 31.2 35.8 27.5 76 9.5 - 30 27.8 33.0 25.0 85 2.4 3.2 31 25.5 30.0 23.3 81 3.3 14.2 Số LIệU CáC YếU Tố KHí TƯợNG TRạM Hà ĐÔNG THáNG 6 NĂM 2008 Yếu tố Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ Độ ẩm Số giờ Lượng Ngày Trung bình Max Min Trung bình nắng mưa 1 27.2 30.7 24.8 85 1.0 - 2 26.8 30.4 23.5 87 0.6 2.5 3 26.8 32.4 23.5 81 3.2 0.5 4 27.2 31.4 25.4 89 0.2 - 5 27.0 31.6 25.2 88 3.1 - 6 27.0 31.4 24.9 87 2.3 0.6 7 27.3 33.0 24.4 88 5.3 3.8 8 27.9 34.0 24.3 87 3.1 8.9 9 30.7 32.2 25.1 82 7.4 0.4 10 27.6 30.2 24.8 89 2.1 0.0 11 27.7 32.2 25.4 84 5.6 - 12 27.9 33.0 25.0 90 1.8 1.1 13 27.5 31.3 25.7 89 1.2 1.8 14 27.5 32.2 24.7 89 2.9 31.3 15 28.5 33.6 26.0 91 6.1 25.8 16 27.8 30.8 25.5 89 0.0 1.0 17 27.8 30.0 26.5 90 0.9 0.0 18 26.0 31.2 23.8 93 0.5 136.7 19 26.0 27.8 24.3 95 0.0 15.7 20 27.5 33.2 24.5 88 6.8 18.3 21 29.0 34.4 24.6 81 8.4 0.2 22 30.6 35.5 27.2 82 10.5 - 23 31.4 37.2 27.7 82 10.7 - 24 28.2 33.2 24.5 89 5.6 123.0 25 30.2 34.4 27.3 81 2.7 - 26 31.2 36.0 28.5 79 7.4 0.9 27 27.2 32.0 25.1 88 2.3 25.4 28 25.0 27.6 24.0 93 0.0 27.9 29 25.4 32.8 23.8 83 9.5 - 30 29.5 34.9 27.0 84 8.4 6.3 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan