Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật có hiệu quả sản xuất nguyên liệu Chè an toàn cho vùng tân cương - Thành phố Thái Nguyên

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật có hiệu quả sản xuất nguyên liệu Chè an toàn cho vùng tân cương - Thành phố Thái Nguyên: ... Ebook Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật có hiệu quả sản xuất nguyên liệu Chè an toàn cho vùng tân cương - Thành phố Thái Nguyên

pdf106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật có hiệu quả sản xuất nguyên liệu Chè an toàn cho vùng tân cương - Thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẦO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------------------*-------------------- NGUYỄN THỊ HƯỜNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CÓ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU CHÈ AN TOÀN CHO VÙNG TÂN CƯƠNG - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Hệ Thống Nông Nghiệp Mã số : 60.62.20 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ QUỐC DOANH HÀ NỘI - 2008 ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn khoa học, các thầy cô giảng dạy. Sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các cơ quan, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới: TS. Lê Quốc Doanh - Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế - Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Phòng Đào tạo Sau đại học - Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Ban đào tạo sau đại học - Viện khoa học Nông nghiệp Việt nam. Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang. Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, anh chị em đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Tác giả Nguyễn Thị Hường iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu dưới đây là hoàn toàn trung thực, những kết quả nghiên cứu này chưa được sử dụng hay công bố trong bất cứ báo cáo hay phương tiện truyền thông nào. Tác giả Nguyễn Thị Hường iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa.................................................................................................i Lời cảm..........................................................................................................ii Lời cam..........................................................................................................iii Mục lục..........................................................................................................iv Danh mục các chữ viết tắt...........................................................................viii Danh mục các bảng.......................................................................................ix Danh mục các hình ......................................................................................xi MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1 2.Mục tiêu của đề tài.....................................................................................2 3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................2 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..............................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................................................4 1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................4 1.2. Giá trị của cây chè.................................................................................5 1.3. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè.........................6 1.3.1. Nguồn gốc của cây chè....................................................................6 v 1.3.2. Phân loại cây chè.............................................................................7 1.3.3. Quy luật phân bố của cây chè..........................................................7 1.4. Sản xuất và tiêu thu chè.........................................................................8 1.5. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài........8 1.5.1. Những nghiên cứu ngoài nước........................................................8 1.5.1.1 Tình hình chung về sản xuất chè an toàn trên thế giới...............8 1.5.1.2. Nghiên cứu sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc....................12 1.5.1.3. Nghiên cứu sản xuất chè an toàn tại Nhật Bản........................16 1.5.1.4. Nghiên cứu, sản xuất chè an toàn, hữu cơ tại Ấn Độ...............18 1.5.2. Nghiên cứu trong nước...................................................................19 1.5.2.1. Tình hình chung về sản xuất, xuất khẩu chè Việt Nam.............19 1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu về sản xuất chè an toàn và chất lượng cao..21 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................................30 2.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................30 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu...............................................30 2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng kỹ thuật tủ rác, tưới nước đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chè.................................................................31 2.2.2. Nghiên cứu thời vụ đốn và kỹ thuật hái trong sản xuất chè an toàn tại Tân Cương.................................................................................................32 2.2.2.1. Thời vụ đốn chè. .....................................................................32 2.2.2.2. Kỹ thuật hái chè.......................................................................33 2.2.3. Nghiên cứu về phân bón................................................................34 2.2.3.1. Nghiên cứu hiệu lực của một số loại phân hữu cơ sinh học...34 vi 2.2.3.2. Nghiên cứu liều lượng bón phân Hữu cơ sinh học Sông Gianh thay thế ½ lượng phân khoáng cho chè (SHHC)........................................35 2.2.3.3. Nghiên cứu thay thế một phần phân khoáng bằng phân HCSH Sông Gianh và kết hợp chế phẩm phân giải xenlulo...................................36 2.2.4. Nghiên cứu quản lý dịch hại tổng hợp theo nguyên tắc IPM trên mô hình sản xuất chè an toàn............................................................................37 2.2.5. Mô hình áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật........................39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................40 3.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất chè ở xã Tân Cương.....................40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội................................40 3.1.2. Tình hình sản xuất vùng trồng chè Tân Cương..............................41 3.1.3. Kết quả điều tra đất trồng chè tại xã Tân Cương, Thái Nguyên.....42 3.1.4. Tình hình sử dụng phân bón cho cây chè ở Tân Cương................43 3.1.5. Kỹ thuật canh tác chè ở Tân Cương...............................................46 3.2. Kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật sản xuất chè an toàn..........54 3.2.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật tủ gốc, tưới nước đến sinh trưởng cây chè54 3.2.2. Thời vụ đốn hợp lí và kỹ thuật hái chè.............................................58 3.2.2.1. Thời vụ đốn chè.........................................................................58 3.2.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến năng suất và phẩm cấp nguyên liệu..................................................................................................60 3.2.3. Kết quả nghiên cứu về bón phân.....................................................61 3.2.3.1. Kết quả hiệu lực một số loại phân bón HCSH..........................61 3.2.3.2. Nghiên cứu lượng bón phân lân HCSH Sông Gianh đối với chè.63 3.2.4. Một số kết quả phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) sản xuất chè an toàn..............................................................................................................72 vii 3.2.4.1 Lựa chọn một số thuốc hoá học và sinh học cho mô hình sản xuất chè an toàn tại Tân Cương..........................................................................72 3.2.4.2. Mật độ sâu hại ở trong MH sản xuất chè an toàn và ngoài MH74 3.2.4.3. Hiệu quả của việc phòng trừ dịch hại theo nguyên tắc IPM trên MH sản xuất chè an toàn tại Tân Cương.....................................................76 3.2.5. Kết quả áp dụng tổng hợp các biện pháp sản xuất chè an toàn.......80 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................83 I. Kết luận.....................................................................................................83 II. Đề nghị.....................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................85 I. Tài liệu trong nước....................................................................................85 II. Tài liệu nước ngoài..................................................................................89 PHỤ LỤC....................................................................................................93 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ BVTV Bảo vệ thực vật VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm MH Mô hình SXKD Sản xuất kinh doanh KTCB Kiến thiết cơ bản Đ/C; đ/c Đối chứng QT Qui trình HCSH Hữu cơ sinh học KHCN Khoa học công nghệ BNN và PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TN Thí nghiệm CT Công thức SHHC Sinh hóa hữu cơ ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1 Kết quả phân tích đất tại Tân Cương (năm 2004) 42 3.2 Mức đầu tư phân bón của 3 nhóm hộ nông dân 44 3.3 Kết quả xác định kim loại nặng trong mẫu nước thu tại Tân Cương 47 3.4 Kết quả xác định kim loại nặng trong mẫu đất thu tại Tân Cương 47 3.5 Mức độ phổ biến của sâu hại chè ở Tân Cương và phụ cận 48 3.6 Chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên chè ở vùng Tân Cương và phụ cận (2006-2007) 49 3.7 Cơ cấu chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên chè ở vùng Tân Cương và phụ cận (2006 - 2007) 52 3.8 Số lần phun thuốc trên chè trong 1 năm (Thái Nguyên, 2006) 53 3.9 Ảnh hưởng của tưới nước và tủ rác đến sinh trưởng búp (2006-2007) 54 3.10 Sản lượng chè của các công thức tủ rác, tưới nước 55 3.11 Diễn biến độ ẩm đất của các công thức tưới nước và tủ gốc 55 3.12 Ảnh hưởng của tủ rác và tưới nước đến hiệu qủa của các công thức(2006) 57 3.13 Sản lượng chè trên các công thức đốn 59 3.14 Ảnh hưởng kỹ thuật hái đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất búp chè 60 3.15 Ảnh hưởng của các công thức hái đến tốc độ sinh trưởng búp 60 3.16 Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu năng suất (2005 - 2006) 63 x 3.17 Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ mù xoè và phẩm cấp nguyên liệu(2005 – 2006) 64 3.18 Ảnh hưởng của phân bón đến diện tích lá, hệ số diện tích lá 65 3.19 Kết quả thử nếm cảm quan chè thành phẩm 66 3.20 Năng suất búp tươi trong các công thức thí nghiệm với mức đầu tư 20N/tấn sản phẩm 69 3.21 Năng suất búp tươi trong các công thức thí nghiệm với mức đầu tư 30N/tấn sản phẩm 71 3.22 Chủng loại thuốc BVTV sử dụng trên chè trong mô hình sản xuất chè an toàn năm 2006 (Hồng Thái II, 2006) 73 3.23 Mật độ rầy xanh hại chè tại một số cao điểm (Hồng Thái II, Tân Cương 2006) 74 3.24 Số lần phun thuốc BVTV trên chè (Hồng Thái, Tân Cương, 2006) 77 3.25 Năng suất búp tươi trong mô hình tổng hợp sản xuất chè an toàn 78 3.26 Một số chỉ tiêu hóa học đất trong MH(2007) 81 3.27 Hiệu quả kinh tế canh tác chè an toàn 81 xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 3.1 Vị trí địa lý xã Tân Cương 40 3.2 Cơ cấu giống chè tại Tân Cương 41 3.3 Cơ cấu diện tích chè theo tuổi tại xã Tân Cương 42 3.4 Diễn biến độ ẩm đất của tưới nước, tủ gốc 56 3.5 Ảnh hưởng một số phân bón hữu cơ sinh học đến năng suất búp chè (Tân Cương - 2006) 62 3.6 Kết quả phân tích chỉ tiêu NO3 trong chè thành phẩm 67 3.7 Năng suất hè búp tươi sau lứa hái trong các công thức thí nghiệm có đầu tư ở mức 20N/tấn sản phẩm 69 3.8 Năng suất chè búp tươi trong các công thức thí nghiệm đầu tư ở mức 30N/tấn sản phẩm 71 3.9 Diễn biến mật độ của rầy xanh hại chè trên chè ở trong và ngoài MH (Tân Cương - Thái Nguyên, 2006) 75 3.10 Diễn biến mật độ nhện đỏ nâu hại chè ở trong MH và ngoài MH 75 3.11 Tỷ lệ hại của bọ cánh tơ trên chè ở trong mô hình và ngoài MH 76 3.12 Vườn chè hộ gia đình ông Thắng 82 xii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày. Trong đó, chè là một trong những loại cây công nghiệp có lịch sử phát triển sớm nhất ở nước ta. Chè có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng và giá trị văn hoá cao. Nước chè là thứ nước uống phổ biến của 2/3 dân số trên toàn thế giới có tác dụng bảo vệ sức khỏe. Trồng chè đúng qui trình kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật phủ xanh đất dốc, có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, cây chè còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế xã hội khác cho con người như: giải quyết công ăn việc làm, thu nhập kinh tế ổn định cho người lao động, là mặt hàng xuất khẩu thu lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Những nghiên cứu của thế giới về lợi ích của việc uống chè đối với sức khoẻ đặt ra một cái nhìn mới đối với đồ uống chè trên toàn cầu. Ở Việt Nam cũng như ở các nước phát triển, vấn đề sức khoẻ đang được đặt lên hàng đầu đang chuyển sang dùng chè theo xu hướng chè với sức khỏe. Vì vậy, sản xuất chè an toàn được đặt ra như một yêu cầu tất yếu. Trong những năm gần đây, việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, phân hoá học trong sản xuất chè đã dẫn đến tồn dư hoá chất độc hại trong sản phẩm ở một số vùng khá cao đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ người tiêu dùng. Trong thực tế, việc sản xuất sản phẩm chè không an toàn đã dẫn đến giá chè nội tiêu và xuất khẩu không cao, sức cạnh tranh của chè Việt Nam thấp. Để khắc phục tình trạng đó, các nhà khoa học Việt Nam đã và đang xiii nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp để sản xuất ra chè an toàn chất lượng cao. Trong những năm gần đây, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã nghiên cứu xây dựng nhiều mô hình sản xuất chè an toàn tại các tỉnh trồng chè trọng điểm và bước đầu đem lại thành công cho người sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề phát triển sản xuất, mở rộng quy mô còn đòi hỏi phải có sự xem xét hiệu quả kinh tế cụ thể cho từng biện pháp, sao cho an toàn cho sản phẩm và môi trường, đồng thời phải đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Từ những thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật có hiệu quả sản xuất nguyên liệu chè an toàn cho vùng Tân Cương - thành phố Thái Nguyên" 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được hệ thống các giải pháp kỹ thuật thâm canh nương chè để tạo nguyên liệu chè an toàn trong điều kiện Tân Cương. - Xác định được hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất nguyên liệu chè an toàn tại xã Tân Cương, Thái Nguyên. - Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chè, tăng thu nhập cho người dân trồng chè và sản xuất chè bền vững. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học: - Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đề xuất giải pháp kỹ thuật vào quá trình canh tác để sản xuất nguyên liệu chè an toàn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. - Làm cơ sở để đề xuất định mức đầu tư hợp lý, có hiệu quả để phát triển sản phẩm chè an toàn ở quy mô mở rộng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: xiv Hiện nay việc sử dụng phân hoá học, thuốc hoá học, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất chè, các sản phẩm chè tồn tại trong sản phẩm chè cao quá mức cho phép gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đặc biệt là môi trường và khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm chè.Vì vậy, việc sản xuất chè an toàn là cần thiết. Góp phần bảo vệ sức khoẻ, tạo dựng môi trường sinh thái trong sạch bền vững trên các vùng chè trọng điểm. Góp phần xây dựng kinh tế vùng chè, xoá đói giảm nghèo do sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao sẽ mở ra một thị trường tiêu thụ triển vọng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là giống chè Trung Du hỗn hợp, thuộc thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis Var. Macrophilla), là giống chiếm diện tích chủ lực trong cơ cấu ở các tỉnh trồng chè miền núi phía Bắc Việt Nam. Thuộc dạng cây thân bụi hoặc gỗ nhỏ cao 5 – 7 mét, khả năng phân cành trung bình, lá hình bầu dục, có diện tích khoảng 30 cm2, có 8 – 9 đôi gân lá, lá mầu xanh nhạt, búp có khối lượng 0,5 – 0,6 gam. Nguyên liệu từ giống chè Trung du hỗn hợp trồng tại Tân Cương, chế biến ra sản phẩm chè xanh đặc thù có hương thơm, vị dịu ngọt, ngậy, mầu nước đặc trưng cho thương hiệu chè nổi tiếng Tân Cương. 4.2.Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên diện tích chè kinh doanh tại thôn Hồng Thái 2 xã Tân Cương TP Thái Nguyên. xv CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận Thái Nguyên là một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng chè lớn của cả nước. Sản phẩm chè truyền thống của Thái Nguyên (Đặc biệt là vùng Tân Cương) rất nổi tiếng không những ở thị trường trong nước mà còn cả thị trường thế giới. Trong sản xuất hiện nay các yếu tố đầu vào bao gồm: Vật tư, công lao động và khoa học công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất. Về nguyên tắc khi giảm chi phí sản xuất sẽ dẫn đến giảm đồng bộ tất cả các yếu tố đầu vào. Trong điều kiện sản xuất hiện nay, coi trọng các giải pháp khoa học công nghệ nên đã phát huy hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật. Việc lựa chọn đồng bộ các biện pháp kỹ thuật với sự tác động qua lại của các biện pháp đơn lẻ, phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng sẽ phát huy tối đa hiệu quả của các yếu tố đầu vào. Với điều kiện sản xuất của vùng chè truyền thống Tân Cương là kinh tế nông hộ, giống chè trung du hỗn hợp chiếm trên 80%, vườn chè đã được thâm canh cao và sử dụng lượng lớn thuốc trừ sâu và phân hoá học. Cơ sở khoa học để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo kiểm soát các yếu tố đầu vào để đáp ứng được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường cần được đặc biệt quan tâm: Biện pháp kỹ thuật áp dụng sản xuất nguyên liệu chè an toàn như tủ gốc kết hợp tưới nước sẽ làm giảm xói mòn, rửa trôi, tăng độ ẩm, khống chế được cỏ dại, quá trình phân huỷ vật liệu tủ sẽ cung cấp bổ sung cho đất lượng dinh dương cân đối đa, trung và vi lượng. Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong canh tác chè, đặc biệt là sản xuất chè an toàn, bền vững nâng cao chất lượng sản phẩm. xvi Quá trình sử dụng phân vô cơ liên tục cho chè sẽ làm cho các tính chất vật lý của đất bị suy giảm và mất cân đối dinh dưỡng trong đất, làm đất bị suy thoái, giảm vi sinh vật có lợi trong đất, để khắc phục tình trạng này cần áp dụng biện pháp giảm dần bón phân vô cơ, tăng bón phân vi sinh và nguyên liệu hữu cơ. Chè là cây công nghiệp đặc thù với biện pháp đốn hàng năm và thu hái sản phẩm. Kỹ thuật đốn, hái cho mỗi giống chè và tập quán sản xuất mỗi vùng là biện pháp quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Việc áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp theo IPM trên chè nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ sinh thái cây chè, an toàn với sản phẩm và môi trường, lợi dụng thiên địch trong phòng trừ dịch hại, khống chế được sự phát triển của sâu chính hại chè, làm giảm đáng kể số lần phun thuốc. Bởi vậy, nghiên cứu lựa chọn hệ thống các giải pháp kỹ thuật hợp lý cho mỗi vùng chè để sản xuất nguyên liệu chè an toàn chất lượng cao, giảm giá thành sản xuất, tiến tới sản xuất chè bền vững thân thiện với môi trường là mục tiêu chủ yếu của đề tài. 1.2. Giá trị của cây chè Chè là loại thức uống phổ biến nhất trên thế giới, nước chè ngoài tác dụng giải khát, còn có nhiều tác dụng khác rất có lợi cho sức khỏe của con người như: Có tác dụng an thần, chữa bệnh, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ. Đối với nhiều nơi, uống chè còn là một tập quán, một thú vui, là sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Đối với một số quốc gia, uống chè gắn liền với phong tục tập quán, gắn liền với lễ hội, cưới xin, chè là văn hóa giao tiếp, là cách đối nhân xử thế [21]. Chè là cây trồng dễ dàng đưa vào cơ cấu hệ thống cây trồng khai thác và sử dụng đất dốc bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao tại nhiều nước trồng chè trên thế giới. Ở việt nam hiện nay diện tích đất trống, đồi núi trọc còn rất xvii lớn, phát triển cây chè kết hợp với trồng các loại cây khác là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cân bằng sinh thái, góp phần bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi [18] [27]. 1.3. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè 1.3.1. Nguồn gốc của cây chè. Nguồn gốc là vấn đề phức tạp, cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học. Một số quan điểm được nhiều người công nhận nhất là: Theo Cal Von Linnaeus, nhà thực vật học Thụy Điển, lần đầu tiên trên thế giới đã xác nhận Trung Quốc là vùng nguyên sản cây chè của thế giới và định tên khoa học cây chè là Thea sinensis, phân thành 2 thứ chè là: Thea bohea (chè đen) và Thea viridis (chè xanh). Cây chè có nguồn gốc từ các tỉnh Miền núi phía Bắc của việt nam và tỉnh Vân Nam trung Quốc. Theo Daraselia-1989 [25] đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ như sau: tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu hàng loạt các con sông đổ về các con sông lớn ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện. Đầu tiên cây chè mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè được di chuyển đến các nước nói trên. Theo R.Bruce, 1923, phát hiện được những cây chè lá dại, lá to ở vùng Atssam (Ấn Độ) và cho rằng nguyên sản của cây chè là ở vùng Atssam (Ấn Độ). Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Những công trình nghiên cứu của Djemukhatde (1962-1971) về phức catechin của lá chè có nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa chè được trồng và chè hoang dại, ông đã nêu luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè. Dựa trên cơ sở đó Demukhatde đã đi đến kết luận "nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam", theo Demukhatde-1976 [7] . xviii Tuy còn có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các quan điểm trên đều thống nhất rằng: Cây chè có nguồn gốc ở châu Á nơi có điều kiện khí hậu nóng và ẩm. 1.3.2. Phân loại cây chè. Tên gọi cây chè đã trải qua nhiều tranh luận và có rất nhiều cách đặt tên. Tên gọi đầu tiên được nhà khoa học Thụy Điển Linne đặt là Thea sinensis vào năm 1753. Đến nay, tên khoa học của cây chè được nhiều người công nhận nhất là: Camellia sinensis (L) Okuntze. Xếp trong hệ thống phân loại thực vật như sau [19, 26, 48]: - Ngành hạt kín: Angiosepermae. - Lớp 2 lá mầm: Dicotyledonae - Bộ chè: Theales. - Họ chè: Theaceae - Chi chè: Camellia (Thea). - Loài: Sinensis. Dựa vào đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh hóa, nguồn gốc phát sinh của cây chè, Cohen Stuart (1919) chia loài Camellia Sinensis thành 4 thứ, đã được nhiều tác giả phân loại chấp nhận như sau: Chè Trung Quốc lá nhỏ: (Camellia Sinensis Var. Bohea (Microphylla)) Chè Trung Quốc lá to: (Camellia Sinensis Var. Macrophylla) Chè Shan: (Camellia Sinensis Var. Shan) Chè Ấn Độ: (Camellia Sinensis Var. Assamica) 1.3.3. Quy luật phân bố của cây chè. Sự phân bố của cây chè chịu ảnh nhưởng rất lớn vào điều kiện tự nhiên, khí hậu. Tuy nhiên, khởi thủy của cây chè có điều kiện khí hậu nhiệt đới và Á nhiệt đới, do đó cây chè được phân bố khá rộng từ 33 vĩ độ nam đến 49 vĩ độ xix Bắc, là những nơi khác xa với điều kiện khí hậu nguyên sản. Điều dó chứng tỏ cây chè có biên độ thích nghi khí hậu rất rộng [48]. 1.4. Sản xuất và tiêu thu chè. Không một loại cây trồng nào đi vào đời sống con người sâu sắc như cây chè. Ngày nay khó có thể thấy một dân tộc nào trên thế giới xa lạ với sản phẩm chè. Ở Việt Nam, uống chè là một thói quen, một thú vui. Ở Nhật Bản có trà đạo như một đạo lý tĩnh dưỡng tâm hồn, một thanh tao trong cuộc sống. Ngày nay chè được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới với những sản phẩm đa dạng theo tập quán và thị hiếu của các dân tộc khác nhau. 1.5. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 1.5.1. Những nghiên cứu ngoài nước 1.5.1.1 Tình hình chung về sản xuất chè an toàn trên thế giới Cây chè (Camellia sinensis L O.Kuntze) phân bố từ 45o vĩ Bắc đến 34o vĩ Nam. Hiện nay có 58 nước sản suất chè bao gồm Châu Á: 20; châu Phi: 21; châu Mỹ: 12; châu Đại Dương: 3; châu Âu: 2. Có 115 nước uống chè trên thế giới bao gồm châu Âu: 28, châu Mỹ: 28, châu Á: 29, châu Phi: 34, châu Đại Dương: 5, như vậy cây chè có một thị trường rộng lớn trên thế giới. Trên thế giới hiện nay có diện tích chè khoảng 2,55 triệu ha. Ấn Độ là nước sản xuất chè lớn nhất đạt 870.000 tấn/năm, nước sản xuất thứ hai là Trung Quốc với 685.000 tấn/năm. Srilanka tiếp tục tăng sản lượng đạt mức kỷ lục trong vài năm trở lại đây (320.000 tấn, năm 2002). Kenya đứng thứ tư với mức sản lượng 290.000 tấn, Indonexia là 121.000 tấn, như vậy sản lượng chè thế giới đã đạt mức kỷ lục trong những năm gân đây, khoảng 3 triệu tấn/năm [47]. Theo FAO, trong 20 năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu hướng tăng, sản lượng chè tăng 65% (từ 1,79 triệu tấn năm 1978 lên tới gần 3 xx triệu tấn năm 1998), phần lớn các nước sản xuất chè đều tăng sản lượng. Một trong những nước sản xuất chè lớn nhất là Trung Quốc tăng gấp đôi sản lượng, Kenya tăng gấp ba, Ấn Độ, Srilanka là những nước sản xuất chè giàu kinh nghiệm [55]. Với đà tăng trưởng như trên, các nước xuất khẩu chè cạnh tranh gay gắt với nhau, cộng thêm sự cạnh tranh truyền thống lâu đời giữa chè và cà phê cùng các đồ uống khác.Vì vậy, thị trường xuất khẩu chè thế giới có nhiều biến động. Trong 20 năm qua thị phần xuất khẩu chè của châu Á từ 72% đã giảm xuống còn 64% năm 1998. Trong khi đó, châu Phi tăng từ 22% lên 33% cùng thời gian. Theo ước tính của FAO, xuất khẩu chè thế giới tăng gần 2% trong thập niên qua, đây là mức tăng chậm trong các loại đồ uống. Trong thời gian gần đây, những nghiên cứu của thế giới về lợi ích của uống chè đối với sức khoẻ, cộng với sự quảng cáo mạnh mẽ của FAO về chè với sức khoẻ con người, đã đặt ra một cái nhìn mới đối với chè toàn cầu. Khách hàng ở các nước phát triển, những nước mà vấn đề sức khoẻ được đặt lên hàng đầu, người dân ở đây chuyển sang dùng chè rất đông theo xu hướng chè với sức khoẻ, chè an toàn, chè hữu cơ là loại chè được sản xuất để phục vụ xu hướng này. Trước tình hình nêu trên, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ có chất lượng cao nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường chè thế giới. Mặt khác, trước xu thế phát triển sản phẩm hữu cơ trên thế giới, ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, các nước phát triển phương Tây nhận thức tính cần thiết của nông nghiệp hữu cơ. Đến đầu thập niên 70 các nước Mỹ, Anh, Pháp, Thuỵ Sĩ, Nam Phi,… bắt đầu xây dựng Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), đến nay đã có trên 100 nước và trên 1000 tổ chức tham gia IFOAM. Từ đó IFOAM đã lập ra các tiêu chuẩu cơ bản cho nông nghiệp hữu cơ và chế biến. Các tiêu chuẩn cơ bản này xxi phản ánh tình trạng sản xuất nông sản hữu cơ và thực hiện các phương pháp chế biến trong phong trào nông nghiệp hữu cơ. Đây là một sự đóng góp vào phong trào canh tác hữu cơ trên thế giới. - Các tiêu chuẩn cơ bản này là cơ sở để thực hiện các chương trình chứng nhận chất lượng nhằm phát triển các tiêu chuẩn cụ thể như ở Ấn Độ. - Khi sản phẩm được bán trên thị trường với nhãn hiệu “hữu cơ”, thì trang trại và những người chế biến sản phẩm làm việc trong chương trình được cấp giấy chứng nhận về tiêu chuẩn này. Chúng có tác dụng tăng lòng tin của người tiêu dùng. - Các tiêu chẩn của IFOAM cũng lập ra một cơ sở mà chương trình tạo sự tín nhiệm của IFOAM căn cứ vào để hoạt động. Từ đó IFOAM đã nêu ra các yêu cầu cơ bản của một nền nông nghiệp hữu cơ: + Mục đích cơ bản của việc chế biến và nông nghiệp hữu cơ. + Các yêu cầu chủ yếu của việc chế biến nông nghiệp hữu cơ + Sự chuyển tiếp sang nông nghiệp hữu cơ, nguyên tắc chung và những yêu cầu tối thiểu. + Việc sản xuất mùa vụ: IFOAM đặc biệt nhấn mạnh sự lựa chọn mùa vụ và giống; luân canh mùa vụ; phương pháp bón phân theo hướng tăng cường độ phì nhiêu cho đất, hạn chế và cấm không sử dụng các loại phân ô nhiễm đất và không có lợi cho sức khoẻ con người; kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại nhấn mạnh loại bỏ sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, nấm, côn trùng tổng hợp và các loại thuốc trừ sâu khác; các nhân tố điều chỉnh tăng trưởng; kiểm soát tình hình ô nhiễm; bảo vệ đất và nước; các sản phẩm hoang dã chỉ được công nhận sản phẩm hữu cơ nếu làm ra từ một môi trường trồng trọt ổn định bền vững. Việc thu hoạch sản phẩm không được vượt quá sản lượng ổn định của hệ sinh thái và được kiểm soát thường xuyên đảm bảo an toàn môi trường, xxii cảnh quan và sự đa dạng sinh học; + Bảo quản và vận chuyển: những nguyên tắc trong bảo quản và vận chuyển sản phẩm hữu cơ, kiểm soát sâu bệnh. + Chế biến: trong trường hợp mỗi thành phần của nông nghiệp hữu cơ không đủ chất lượng hay số lượng từ gốc hữu cơ chương trình chứng nhận có thể cho phép sử dụng các nguyên liệu thô để đánh giá định kỳ và đánh giá lại; các thành phần và dụng cụ chế biến khác; các phương pháp chế biến và đóng gói. + Công bằng xã hội: các sản phẩm hữu cơ được sản xuất phải dựa trên các tiêu chuẩn của luật pháp xã hội quy định . + Dán nhãn và thông tin cho người tiêu dùng: các thông tin đầy đủ về các sản phẩm hữu cơ trên bao bì: Tên địa chỉ của người chịu trách nhiệm pháp lý, thành phần sản phẩm hữu cơ... Cũng từ đó, IFOAM hướng dẫn những sản phẩm sử dụng trong quá trìn._.h bón phân và cải tạo điều kiện đất. Các sản phẩm dùng để kiểm soát sâu bệnh thực vật. + Xuyên suốt quá trình sản xuất sản phẩm hữu cơ đó là quá trình kiểm tra, thanh tra và chứng nhận để đảm bảo lòng tin của khách hàng và tính pháp lý của sản phẩm hữu cơ. Trên cơ sở các tiêu chuẩn của IFOAM, các nước đã vận dụng vào từng sản phẩm của mình trong quá trình tiếp cận một nền nông nghiệp hữu cơ [24]. Chè hữu cơ lần đầu tiên xuất hiện ở thị trường Anh vào mùa thu năm 1989 và được bán với nhãn hiệu “Natureland” do Công ty dược thảo và gia vị London tổ chức chế biến từ chè trồng ở đồn điền Luponde nằm ở độ cao 2.150 m trên núi Livingstoria của Tanzania. Nhu cầu chè hữu cơ tăng bình quân 25 % mỗi năm và dự đoán cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 có thể chiếm 5% tổng nhu cầu chè thế giới. Giá chè hữu cơ cao gấp 2 đến 4 lần giá chè thường. xxiii Trước tình hình đó hiện nay trên thế giới có nhiều nước đang nghiên cứu sản suất chè hữu cơ như Srilanka, Ấn Độ, Nhật Bản, Kênia,… Chính phủ các nước trên và các tổ chức phi chính phủ đều đang tích cực phát triển chè hữu cơ [18]. 1.5.1.2. Nghiên cứu sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc. * Tình hình chung : Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới, Năm 2000, tổng diện tích chè của Trung Quốc là 1.106.933 ha, tổng sản lượng 683.324 tấn, gồm có 498.057 tấn chè xanh, 67.608 tấn chè Ô long, 47.294 tấn chè đen, 22.558 tấn chè bánh và 47.807 tấn các loại chè khác. Trong những năm của thập kỷ 90, Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho sản phẩm chè không an toàn, do sử dụng quá lớn thuốc trừ sâu, phân hoá học và không quan tâm đến ngăn ngừa ô nhiễm của vùng sản xuất. Những năm gần đây, Trung Quốc đang chuyển mạnh sang sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ. Sau năm 2000, diện tích trồng chè để sản xuất chè hữu cơ đạt 6.700 ha, chủ yếu ở Triết Giang, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc... Tổng sản lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4.000 tấn, tổng trị giá sản xuất đạt khoảng 150 triệu Tệ. Trong đó, khoảng 3000 – 3500 tấn chè xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, và châu Âu, nội tiêu khoảng 500 tấn Nhằm khuyến khích sản suất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo VSATTP và có các chính sách hỗ trợ như cho vay vốn, bù giá trong những năm đầu, giảm thuế v.v. Trong hiện tại và tương lai sản xuất chè đảm bảo VSATTP là hướng ưu tiên lớn của ngành chè Trung Quốc [14]. Viện Nghiên cứu Chè Hàng Châu (TQ) đã xây dựng vùng sản xuất chè an toàn, bền vững gồm các bước [18, 50]: Thứ nhất: Chọn vùng và quy hoạch Thứ hai: Xây dựng vùng sinh thái (Trồng rừng, xây dựng đồng ruộng, chăn nuôi ...) xxiv Thứ ba: Kỹ thuật quản lý vùng chè - Xây dựng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn IFOAM - Làm giàu độ phì đất chè - Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại cho chè Thứ tư: Quản lý chất lượng trong vùng chè - Ban hành “Bộ tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng chè và kiểm định”. - Các điều kiện đảm bảo thực hiện được bộ tiêu chuẩn Để xây dựng vùng chè an toàn, chè hữu cơ, các tiêu chuẩn VSATTP được Trung Quốc rất coi trọng. Bắt đầu từ nước, không khí, hàm lượng kim loại nặng trong đất, trong chè, và dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè. Nhiều xí nghiệp và sản phẩm chè đã áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP (điển hình là chế biến chè Phổ Nhĩ của tỉnh Vân Nam). Đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng trong canh tác chè nhằm tăng sức cạnh tranh của chè trong nội tiêu và xuất khẩu [12]. * Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn tại tỉnh Triết Giang (Trung Quốc): Triết Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn của trung Quốc, việc sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ của Triết Giang đã có từ những năm 90 của thế kỷ XX, nhưng phải từ những năm 1998 đến nay mới thực sự được coi trọng. Các bước đi trong việc thực hiện chế biến và sản xuất chè an toàn được tỉnh Triết Giang thực hiện rất bài bản, đúng cách, lộ trình phù hợp với sự phát triển chung của cả Tỉnh. Trước hết, Tỉnh thực hiện việc thống nhất trong tư tưởng nhận thức về sản xuất chè an toàn cho các ngành và cả người dân. Bắt đầu bằng việc mở các cuộc hội thảo, toạ đàm về chè và chất lượng chè. Ngay từ năm 1999, Tỉnh đã ra văn bản cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu có dư lượng cao. Sang năm 2000, tỉnh xây dựng lộ trình phát triển chè với khẩu hiệu “Ra sức phát triển sản xuất chè an toàn trong phạm vi toàn Tỉnh, phát triển có điều kiện chè hữu cơ”, đồng thời tuyên truyền một cách hiệu qủa xxv bằng nhiều hình thức khác nhau. Tận dụng đề xuất tích cực môi giới, xúc tiến việc kịp thời nhận thức về chất lượng vệ sinh chè cho người dân trong toàn Tỉnh, nhằm đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển chè an toàn và hữu cơ của Tỉnh. Để phối hợp sản xuất chè an toàn, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm đã tích cực hợp tác, cùng tổ chức lực lượng để chế định và ban hành tiêu chuẩn chè an toàn và chè hữu cơ cấp Tỉnh (năm 2000), đồng thời tuyên truyền và quán triệt các tiêu chuẩn đó, xúc tiến các địa phương trong tỉnh bắt đầu triển khai nhiều điểm sản xuất chè theo hướng sản phẩm an toàn và hữu cơ. Nhiều huyện trong tỉnh đã biết kết hợp thực tế của địa phương xây dựng những quy trình thực hiện tương ứng, phù hợp (ví dụ như huyện Toại Xương đã thông qua quy trình thao tác xây dựng vườn chè trình diễn sản xuất an toàn của toàn Huyện và thúc đẩy toàn diện việc xây dựng các công trình chè an toàn). Song song với quá trình tuyên truyền phổ biến về xây dựng các điểm sản xuất chè an toàn, tỉnh Triết Giang đã tích cực mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về chè. Chương trình tập huấn không chỉ hướng dẫn về thu hoạch chè an toàn do Bộ Nông nghiệp tổ chức mà còn tham gia trao đổi thông tin, tập huấn, thực tập về chè an toàn do ngành chè mở. Đã có hàng ngàn lượt người được tập huấn về kỹ thuật chè an toàn trong một năm (Ví dụ: chỉ trong năm 2000, huyện Vũ Nghĩa đã tổ chức được 19 lớp tập huấn với hơn 1.200 lượt người tham gia, in ấn và phát hành hơn 2.000 tài liệu kỹ thuật). Tiếp đó là việc xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất chè an toàn cấp tỉnh ở Tân Xương, Khai Hoá và An Các, riêng hai huyện Khai Hoá và An Các được xếp vào danh sách các huyện mẫu mực về kỷ luật sản xuất chè toàn quốc. Đồng thời, tỉnh Triết Giang cũng đã cho phát triển một loạt các xí nghiệp sản xuất chè an toàn và chỉ đến năm 2001 toàn tỉnh đã có 50 xí nghiệp xxvi tham gia đăng ký sản xuất sản phẩm chè an toàn với diện tích ước khoảng 15.000 mẫu (1 mẫu tương đương 667 m2). Cơ quan cấp chứng chỉ sản xuất chè an toàn của tỉnh đã cấp chứng nhận cho 46 cơ sở và có 4 cơ sở được cơ quan có thẩm quyền về chè hữu cơ quốc gia cấp giấy chứng nhận. Để khuyến khích nhanh chóng phát triển chè an toàn, hữu cơ trên toàn tỉnh, các cấp quản lý từ tỉnh, huyện, thị xã đều có những chính sách hỗ trợ tương ứng bằng nhiều cách khác nhau. Trọng điểm của tỉnh là hỗ trợ huyện về ô mẫu trình diễn và các cơ sở trình diễn chè an toàn cấp Tỉnh; còn các huyện, thị xã thì trọng điểm hỗ trợ về vốn, thuế, thị trường,… cho các xí nghiệp sản xuất chè an toàn. Ví dụ như tại huyện Vũ Nghĩa, Thừa Châu, chính quyền không những đã đưa việc sản xuất chè an toàn thành trọng điểm của cả nước mà còn đưa ra mức hỗ trợ cụ thể 100 – 200 tệ/mẫu cho các vườn chè an toàn. Cùng với việc nâng cao ý thức chung về chất lượng sản xuất sản phẩm chè an toàn, việc kiểm tra chất lượng vệ sinh cũng được coi trọng và đảm bảo thực hiện ngay từ các tuyến huyện, thị. Tỉnh đã đưa chương trình chủ động kiểm tra các mẫu hàng và mẫu của các hộ tham gia sản xuất để nắm bắt được tình hình diễn biến dự lượng các chất có trong chè. Qua đó nhận thấy chè Triết Giang đã có nhiều chuyển biến, làm cơ sở vững chắc cho uy tín chè Triết Giang trên thị trường nội tiêu và xuất khẩu. Liên tục từ 2001 đến nay, các sản phẩm chè của Triết Giang đều được đánh giá đủ tiêu chuẩn an toàn. Cuối cùng, theo đà phát triển của sản xuất, các hoạt động tuyên truyền trên thị trường chè an toàn cũng đã tăng dần lên. Một loạt các nhãn hàng chè an toàn nổi tiếng đã ra đời như An Các Bạch Trà, Thiên Đảo Ngọc Diệp, Chư Hí Lục Kiếm, Thiên Đảo Ngân Chân, Khai Hoá Long Tỉnh, Vũ Nghĩa Cánh Hương,… Kèm theo đó là một loạt các danh hiệu cho các địa phương có thành tích nổi trội về sản xuất chè an toàn hữu cơ của tỉnh như “Quê hương của chè an toàn Trung Quốc”, “Quê hương của chè hữu cơ Trung Quốc” và xxvii “Danh trà Quốc tế năm 2001” cho thị xã Chư Hí và huyện Vũ Nghĩa và sự xuất hiện của các thương hiệu chè sản phẩm chè nói trên đã làm nền móng vững chắc cho sự phát triển của chè an toàn và hữu cơ của tỉnh Triết Giang ngày hôm nay. 1.5.1.3. Nghiên cứu sản xuất chè an toàn tại Nhật Bản. Nhật Bản cũng chú ý đến sản xuất chè hữu cỏ và được trồng ở vùng núi cao thuộc Kanaguwa, Shiga, Migazaki, Shizuoka. Tuy nhiên, phổ biến ở Nhật Bản là sản xuất chè an toàn dựa trên sự kiểm soát đồng bộ về các giải pháp kỹ thuật như cơ giới hoá, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch bảo quản chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ở mức thị trường cho phép. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đầu tư một lượng kinh phí lớn khai thác sản phẩm chè tự nhiên (sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu VSATTP), rất nhiều tiệm chè hữu cơ và chè không có thuốc trừ sâu được khai trương. Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã dùng nhãn hiệu nông sản hữu cơ cho chè hữu cơ, năm 2001 Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã giới thiệu một hệ thống tiêu chuẩn chè hữu cơ Nhật Bản. Sản xuất chè ở Nhật Bản được thực hiện bởi các hộ nông dân, các công ty tư nhân, mỗi hộ sản xuất chè thường có khoảng 2 - 3 ha và một nhà máy chế biến (Nếu tính theo công suất sản xuất chè ở Việt Nam sản xuất 220 ngày/năm thì công suất tương đương là 12 tấn/ngày) thiết bị hiện đại nhiều công đoạn sản xuất đã được tự động hoá. Ngoài ra, sản xuất chè ở Nhật Bản cũng có tổ chức khác là các hợp tác xã sản xuất chè đó là khoảng 40 hộ sản xuất chè, với quy mô, diện tích khoảng 80 - 120 ha cùng với nhà máy chế biến, quản lý theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Các hộ sản xuất và các hợp tác xã đều sản xuất ra chè bán thành phẩm sau đó tiêu thụ trên thị trường [59]. xxviii Thị trường chè trong nước: thông qua các kênh tiêu thụ theo hình thức đấu giá thường diễn ra tại các trụ sở Hiệp hội nông nghiệp chè, những người sản xuất mang sản phẩm đến Hiệp hội nông nghiệp chè của vùng (thường là huyện) để bán, bên cạnh chợ, có kho bảo quản chè của Hiệp hôi nông nghiệp chè làm dịch vụ bảo quản chè cho người mua bán, cho các công ty kinh doanh chè, khi có nhu cầu cho bảo quản lạnh 00C, cũng lắp đặt các thiết bị tự động hoá, chỉ cần một người quản lý điều hành qua mạng máy vi tính, người gửi chè đến kho bảo quản chỉ cần đến lấy mã số lô hàng cần trả, các thiết bị sẽ tự động chuyển đúng lô hàng cần trả ra cửa kho. Các sản phẩm chè được các công ty kinh doanh chè hay kinh doanh đồ uống tiếp tục chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao hơn chè bột, chè uống liền, kẹo, bánh chế biến từ chè,… Các sản phẩm đó được tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Chỉ đạo và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật sản xuất chè ở Nhật Bản được thực hiện thông qua Hiệp hội nông nghiệp chè kết hợp với các Viện Nghiên cứu chè đảm nhiệm. Ví dụ, Hiệp hội chè gắn các thiết bị quan sát đồng ruộng tại các vị trí nhất định (thông qua các đầu đo trên đồng ruộng), hàng giờ các thiết bị tự động thu thập các thông số kỹ thuật, các chỉ số, ẩm độ, nhiệt độ, hàm lượng NPK và báo cáo kết quả thu thập được về máy vi tính, từ các thông số thu được, máy tính xử lý và đưa ra các phương hướng sử dụng phân bón, tưới,… khuyến cáo người sản xuất chè. Về bảo vệ thực vật, dựa trên số liệu quan sát, điều tra dự tính, dự báo và khuyến cáo người sản xuất quy trình phòng chống sâu bệnh hại chè dưới dạng các lịch phòng chống và các hướng dẫn cụ thể cho nông dân các chỉ tiêu về chất lượng chè bán thành phẩm (tanin, chất hoà tan, cafein, acid amin ). Khi cần phân tích chất lượng chè cũng do bộ phận của Hiệp hội phân tích và trả lời theo đúng yêu cầu, như vậy các dịch vụ kỹ thuật và thị trường chè trong nước đều do Hiệp hội nông nghiệp chè đảm nhận, rất thuận tiện và xxix chính xác. Biên chế cho một hiệp hội nông nghiệp rất gọn, phí dịch vụ mà hiệp hội nông nghệp chè thu thông qua các dịch vụ khoảng 2% giá trị sản phẩm được cung cấp dịch vụ. Dư lượng thuốc hoá học trong sản phẩm chè của Nhật Bản là vấn đề được nhà nước và người tiêu dùng quan tâm, nhưng thực tế dư lượng thuốc trừ sâu trong chè sản xuất ở Nhật Bản không có, do qui trình canh tác và điều kiện sinh trưởng chè ở nước này một năm chỉ hái chè 3 – 4 lứa, khoảng cách giữa hai lứa hái cách nhau 1 – 2 tháng, thuốc trừ sâu trong chè đã phân giải hết. Người Nhật Bản rất thích dùng chè, nên lượng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nội tiêu. Vì vậy, người trồng chè ở Nhật Bản không phải lo lắng về tiêu thụ chè [23]. 1.5.1.4. Nghiên cứu, sản xuất chè an toàn, hữu cơ tại Ấn Độ: Công ty Bombay Burmah với diện tích 2.822 ha, hàng năm sản xuất khoảng 8.000 tấn chè thành phẩm đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ. Công ty đã nghiên cứu sản xuất chè hữu cơ từ năm 1988 tại đồn điền Oothu có rừng bao quanh, trong quá trình canh tác không dùng bât cứ loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, thuốc trừ cỏ nào. Biện pháp canh tác để có năng suất cao là dùng phân ủ khô dầu để bón cho chè. Giun đất cũng được sử dụng rộng rãi để nhanh chóng phân giải chất hữu cơ, làm tăng độ phì nhiêu của đất, giữa các hàng chè được trồng xen cây bộ đậu [48]. Hiện nay, Ấn Độ có khoảng 10 công ty chè sản xuất chè hữu cơ, trong đó Oothu đã có tới 312 ha chè hữu cơ. Nhìn chung, hiện nay, chính phủ các nước Trung Quốc, Srilanka, Ấn Độ, Nhật Bản, Kênia,…cùng các tổ chức phi chính phủ của họ đang tích cực phát triển chè hữu cơ nhằm chiếm lĩnh thị trường. Do đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao, nhiều nước sản xuất chè trên thế giới đã đặc biệt chú ý đến sản suất chè an toàn và tiến tới sản xuất chè hữu cơ nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường chè thế giới. Hướng sản xuất chè an toàn dựa trên sự đồng xxx bộ về các giải pháp kỹ thuật như cơ giới hoá giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ở mức thị trường cho phép. Tìm giống cho búp sớm, điều chỉnh kỹ thuật hái búp đảm bảo chất lượng búp. Tập trung chủ yếu vào lứa hái chè vụ xuân chiếm tới 50 % sản lượng cả năm có chất lượng cao, ít sâu bệnh hại [50]. Hệ thống quản lý phân bón, thuốc trừ sâu chặt chẽ thông qua hiệp hội nông nghiệp của các địa phương gắn chặt với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với hướng sản xuất chè hữu cơ, nhiều nước trong khu vực đã tiến hành xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn khoa học từ không khí, nước, đất, dư lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu trong đất, trong chè, chọn vùng và quy hoạch, xây dựng vùng sinh thái, kỹ thuật quản lý vùng chè (Quản lý chất lượng trong nội bộ vùng chè hữu cơ; Thành lập các nhà máy chuyên sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu sinh học sản xuất chè hữu cơ; Thành lập các cơ quan nghiên cứu chè hữu cơ, các cơ quan quản lý, thanh tra công nhận chè hữu cơ có tính quốc gia) 1.5.2. Nghiên cứu trong nước 1.5.2.1. Tình hình chung về sản xuất, xuất khẩu chè Việt Nam: Tính đến hết năm 2005, cả nước có tổng số 123.742 ha chè, diện tích chè kinh doanh 102 ngàn ha, sản lượng 133.350 tấn chè khô. Cả nước có khoảng 260 doanh nghiệp xuất khẩu chè, kim ngạch đạt 96.887.000 USD, giá bán bình quân 1.102 USD/tấn. Cơ cấu chủng loại chè có sự chuyển biến tích cực: chè xanh từ 24% lên 32%, ngược lại chè đen 71% xuống 66%, số lượng doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu chè đã tăng từ 235 lên 260 năm 2003. Hiện nay, chè của Việt nam đã được xuất đến gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những năm gần đây, Việt Nam có đến trên 60% tổng số chè xuất khẩu là chè đen còn lại gần 40% là chè xanh và các loại chè khác. xxxi Chè đen chế biến theo công nghệ Orthodox, phần lớn xuất sang thị trường Trung Cận Đông và các nước SNG. Chè đen chế biến theo công nghệ CTC được xuất sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ. Chè xanh hầu như chỉ xuất được sang thị trường Châu Á [35, 36]. Nhìn chung, sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam còn có nhiều điểm yếu như chất lượng chưa cao, còn có nhiều khuyết tật, dư lượng nhiều độc tố quá mức cho phép do sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu và phân hoá học, nguồn nước ô nhiễm, v.v. và chưa có uy tín trên thị trường thế giới. Giá bán chè đen của Việt Nam bình quân chỉ đạt 1,0 - 1,1 USD/kg, trong khi giá bán bình quân các nước khác từ 1,4 – 2,2 USD/kg. Xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn đạt thấp [60]. Vấn đề được đặt ra là, tại sao chè của chúng ta lại khó phát triển vào thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Đã có nhiều nhà chuyên môn lý giải điều này, và tất cả đều đi đến thống nhất là chè của chúng ta chưa có thương hiệu, chưa khẳng định được vị thế của chè Việt Nam trong thị trường này. Uống chè Việt Nam họ nghi ngại về công tác VSATTP, chưa để lại ấn tượng cho người sử dụng sau khi đã thưởng thức chè của Việt Nam. Trong những năm tới, mục tiêu của ngành chè Việt Nam là phát triển thương hiệu chè Việt, thị trường tiềm năng cần hướng tới là thị trường Mỹ và EU, nhằm có những bước nhảy về giá để cải thiện đời sống người trồng chè. Để làm được điều này, không có cách nào khác là chúng ta phải nâng cao chất lượng chè, sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh (ISO, HACCP, GMP, GAP…). Để đảm bảo chất lượng chè Việt Nam đạt tiêu chuẩn VSATTP, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, số 1329/2002/BYT/QĐ, ngày 18 /4 / 2002, có đề cập đến: xxxii - Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ (Có 32 chỉ tiêu được quy định) - Hàm lượng của các chất hữu cơ (Có 26 chỉ tiêu được quy định) - Hoá chất bảo vệ thực vật (Có 33 chỉ tiêu được quy định) - Hoá chất khử trùng và sản phẩm phụ (Có 17 chỉ tiêu được quy định) - Mức độ nhiễm xạ (Có 2 chỉ tiêu được quy định) - Vi sinh vật (Có 2 chỉ tiêu được quy định) Tổng số có 112 chỉ tiêu được ban hành và được kiểm tra thường xuyên. Bộ Y tế còn ban hành quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 về danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm, trong đó có chè [37] Đây là căn cứ pháp lý rất quan trọng để quy hoạch và xây dựng lựa chọn và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất chè an toàn. 1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu về sản xuất chè an toàn và chất lượng cao Tại tỉnh Phú Thọ, được tổ chức CIDSE phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Tỉnh tiến hành chương trình phát trển các vùng chè an toàn (VO11). Qui mô 38 xã/6 huyện, bắt đầu năm 2003. Các mô hình được nghiên cứu kỹ, tập trung vào huyện Thanh Ba nhằm nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người nông dân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian kinh doanh trên cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ vướng mắc nhất của người sản xuất là thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh không cân đối, quá lạm dụng vào chất hóa học, chưa có ý thức nhìn nhận về nền canh tác bền vững và lâu dài dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng tăng độ bạc màu và trai cứng đồng thời dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng tới chất lượng chè khô xuất khẩu. Với mục tiêu ưu xxxiii tiên những hộ nông dân nghèo có diện tích canh tác nằm trong vùng sản xuất chè tập trung của địa phương, hỗ trợ và huấn luyện cho họ nắm được khoa học kỹ thuật để làm thay đổi tập quán sản xuất về lâu dài tạo thành vùng chè IPM có năng suất chất lượng cao [6]. Trong 3 năm (2003 - 2005), vùng chè huyện Thanh Ba đã xây dựng được 6 câu lạc bộ IPM với tổng số 237 hội viên, tập trung lồng ghép nhiều nội dung hoạt động như mở lớp huấn luyện, tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình ứng dụng xây dựng quỹ vốn, thu mua và tiêu thụ sản phẩm: Kết quả đã mở được 14 lớp huấn luyện IPM cho 420 học viên, qua đó đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của nông dân về tập quán sản xuất, biết vận dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp vào đầu tư thâm canh trên cây trồng, bón phân cân đối, hái đúng kỹ thuật, trồng cây che bóng hợp lý. Sử dụng thuốc BVTV theo điều tra hệ sinh thái giảm số lần phun thuốc từ 10-12 lần/ năm xuống còn 5-6 lần/năm. Hàng năm trên các diện tích áp dụng IPM đã tăng năng suất bình quân 14,7%/năm [32]. Đồng thời với mở lớp tập huấn, huyện Thanh Ba đã triển khai thực hiện được 18 mô hình với tổng số 88 hộ nông dân đã qua huấn luyện IPM tham gia. Trong đó, có 2 mô hình cải tạo thay thế giống chè địa phương bằng giống chè Trung Quốc tại 2 xã Đồng Xuân – Thanh Vân bước đầu cây chè sinh trưởng tốt. 8 mô hình cải tạo chè xuống cấp kết quả qua áp dụng tổng hợp các biện pháp từ bón phân cân đối đầy đủ giữa phân hữu cơ và phân hóa học [17]. Đốn hái đúng kỹ thuật, quản lý cỏ bằng biện pháp tủ gốc, trồng cây che bóng hợp lý đã làm cho nương chè phục hồi nhanh, có bộ khung tán to khỏe cho năng suất cao hơn những nương không được áp dụng từ 20-25%. 7 mô hình quản lý cỏ bằng biện pháp tủ gốc và bón phân vi sinh qua áp dụng đã chống được cỏ dại, giữ ẩm cho đất, tăng được nguồn hữu cơ do vật liệu tự mục nát tạo cho nương chè sinh trưởng tốt, cải tạo được độ chai cứng đất cho xxxiv năng suất tăng bình quân là 15% so với nương không áp dụng. Một mô hình nghiên cứu bón phân vi sinh kết quả cây chè sinh trưởng tốt có bộ tán lá dày, thời gian cho thu hái búp kéo dài, khả năng gây hại của các đối tượng sâu bệnh giảm hơn so với các nương chè bón phân hóa học, năng suất tăng 5-7% [41]. Qua các kết quả nghiên cứu và ứng dụng đã giúp nông dân khẳng định được việc áp dụng tổng hợp các biện pháp canh tác trên cây chè là rất hiệu quả, nâng cao được năng suất chất lượng sản phẩm, cải tạo phục hồi được những diện tích chè bị xuống cấp, kéo dài được thời gian kinh doanh. Năm 2001, được sự giúp đỡ của dự án Dialogs và UBND xã Gia Điền - huyện Hạ Hoà - tỉnh Phú Thọ, tổ khuyến nông xã cùng 20 hộ nông dân có nhu cầu tự nguyện tham gia thành lập câu lạc bộ (CLB) sản xuất chè an toàn. Với mục tiêu của CLB đề ra “sản xuất chè an toàn có giá trị và hiệu quả cao, an toàn cho người tiêu dùng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân”. Từ những mục tiêu đó đến năm 2005, đã có tổng số 72 hộ với 72 thành viên tham gia vào CLB và bầu ra 4 người vào ban quản lý. Ngay từ những ngày đầu thành lập CLB đã xây dựng kế hoạch hoạt động như cải tạo và thâm canh 12 ha chè từ 6-15 năm tuổi có năng suất từ 5 tấn/năm lên 8-10 tấn/năm, phấn đấu đạt tổng sản lượng từ 90-120 tấn chè búp tươi/năm, giá thu nhập bình quân của mỗi hội viên từ 5-8 triệu/năm. Song song với xây dựng kế hoạch, CLB cũng xây dựng nội quy hoạt động như thường xuyên sinh hoạt vào ngày 15 hàng tháng với 85%-95% các hội viên tham gia. Các buổi sinh hoạt nội dung đánh giá kết quả hoạt động trong tháng, thông báo giá chè, tình hình sâu bệnh, tháo gỡ những khó khăn thắc mắc của hội viên, tìm ra giải pháp trong tháng tiếp theo, tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời những hội viên khi ốm đau, thân nhân qua đời. Trong 5 năm, CLB đã kết hợp với các dự án, ban, ngành tổ chức được 13 buổi tập huấn với 655 lượt xxxv người tham gia. Qua các lớp tập huấn này các hội viên đã nắm được một số kỹ thuật cơ bản để thâm canh tăng năng suất chè. Xây dựng được 5 mô hình bón phân vi sinh và 13 mô hình thâm canh năng suất có 11/18 hộ tham gia, các hộ tham gia đều thực hiện đúng theo mục tiêu đề ra nên kết quả đạt cao. Tuy nhiên, hoạt động này gặp một số khó khăn là, một số hội viên chưa có khả năng đầu tư cho cây chè theo đúng quy trình kỹ thuật, do giá cả thị trường không ổn định, lên xuống thất thường, thời tiết diễn biến phức tạp, thiếu hệ thống giám sát đánh giá, chưa có qui trình chuẩn để áp dụng [19]. Tỉnh Thái Nguyên thực hiện dự án đào tạo IPM chè với sự trợ giúp của CIDSE, thực hiện mô hình nghiên cứu tại xã Minh Lập - Đồng Hỷ với mô hình quy 1 ha, sản xuất chè theo hướng chè hữu cơ, đã được tổ chức ACT của Thái Lan cấp giấy chứng nhận chè hữu cơ. Sản xuất chè đi theo hướng không sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học. Năng xuất chè giảm khoảng 40- 50% chủ yếu bị bọ xít muỗi hại nặng. Tiêu thụ sản phẩm bước đầu do Hanoi Oganic đảm nhiệm nhưng không ổn định. Hiện nay, việc mở rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn. Trung tâm Tài nguyên môi trường miền núi, Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên cùng với trường đại học IGCI Newtheland phối hợp với BNN và PTNT, Tổng Công ty Chè Việt Nam đã tiến hành chương trình nghiên cứu “Hệ thống sản xuất chè hữu cơ ở tỉnh Thái Nguyên, miền Bắc Việt Nam” (2001- 2003) nhằm giải quyết một số vấn đề chính giúp cho BNN và PTNT có cơ sở để phát triển hệ thống sản xuất nông sản hữu cơ, giúp cho người dân vùng chè Tân Cương và Sông Cầu có đủ năng lực tự sản xuất chè hữu cơ và các nông sản đáp ứng cho thị trường nông sản khác. Tuy nhiên, sau khi kết thúc chương trình các mô hình đã không tiếp tục duy trì được. Tại xã Tức Tranh (Thái Nguyên), Hội làm vườn Việt Nam xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ nhưng do thiếu các biện pháp quản lý tổng xxxvi hợp nương chè nên chè bị sâu bệnh nhiều, năng suất giảm, chất lượng không cao đồng thời gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Do đó không phát triển mở rộng được. Tại Công ty chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Viện Nghiên cứu Chè (nay là Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã phối hợp xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng không phun thuốc trừ sâu, tăng bón hữu cơ và phân hỗn hợp, không bón phân hoá học dạng đơn trên diện tích 5 ha. Tuy nhiên, khi triển khai đã gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mô hình do chưa giải quyết được những vấn đề khoa học công nghệ có tính hệ thống trong sản xuất chè và đặc biệt là chi đầu vào cao, song giá bán lại chưa được cải thiện. Trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có một doanh nghiệp chè, chủ doanh nghiệp là người Đài Loan, thuê đất của Yên Bái để thành lập doanh nghiệp, đặt tên là Công ty chè Phú Tài. Công ty này thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ, diện tích chè hiện nay có khoảng gần 30 ha. Chè được trồng 100% là giống của Đài Loan (giống Vân Xương, Kim Tuyên và lượng không nhiều giống Ôlong Thanh Tâm) [24]. Thiết bị chế biến được đưa từ Đài Loan sang để chế biến các loại chè cao cấp. Toàn bộ công nghệ áp dụng từ trồng trọt đến chế biến theo công nghệ Đài Loan. Trồng trọt theo quy trình canh tác hữu cơ (không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học, chỉ sử dụng phân khô dầu, đậu tương, mật mía...do Công ty chế biến tại chỗ). Sản phẩm chè chế biến rất đa dạng (chè Ôlong, chè hoà tan, chè túi lọc, chè bánh...). Hàng năm Công ty đều đưa sản phẩm đi tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm trên thị trường Trung Quốc. Sản phẩm chủ yếu là tiêu thụ ở Đài Loan và Trung Quốc, giá bình quân trên 1.000.000 VNĐ/1kg. xxxvii Ngành chè Việt Nam đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, phiên bản 2000 ở Công ty chè Mộc Châu, Công ty cổ phần chè Quân Chu, Công ty cổ phần chè Kim Anh. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP đối với Công ty chè Bắc Sơn – Thái Nguyên (2002), Công ty chè Mộc Châu (2004). Tuy nhiên, các hệ thống tiêu chuẩn chỉ mới áp dụng được ở nhà máy, còn khâu sản xuất nguyên liệu đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, hệ thống quản lý chất lượng chè theo các tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần cần giải quyết [37]. Những kết quả nghiên cứu về sản xuất chè an toàn ở Viện Nghiên cứu Chè Việt Nam: Năm 1998 – 2000, Viện Nghiên cứu Chè Việt Nam đã cùng phối hợp với tổ chức Cidse, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội tiến hành khảo nghiệm ứng dụng phân vi sinh, phân ủ trên chè. Với mục đích tìm dạng phân khác thay thế phân hoá học làm cho đất ngày càng phì nhiêu, năng suất chè ổn định, sản phẩm an toàn có lợi cho sức khoẻ con người và môi trường; giảm dần đến mức không dùng thuốc trừ sâu hoá học thay thế bằng quản lý dịch hại tổng hợp IPM và sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học khác. Qua 3 năm nghiên cứu cho thấy, khi thay thế phân vô cơ (NPK) bằng phân ủ (compost) và phân vi sinh, không phun thuốc trừ sâu. Năng suất giảm 28 – 40 % so với sản xuất theo quy trình bình thường có bón đủ phân vô cơ và phun thuốc [4]. Đốn hái bằng máy Nhật Bản làm cho đợt sinh trưởng giảm còn 5 đợt sinh trưởng so với hái bình thường 7 đợt sinh trưởng. Tuy nhiên, mật độ búp tăng khoảng 36,8%, tạo thời gian cách ly dài, thuốc sử dụng trên chè phân huỷ hoàn toàn, không để lại dư lượng trên sản phẩm. Khi thay thế dần phân hoá học bằng phân hữu cơ và phân ủ (Compost) năng suất chè không giảm, chất lượng chè được cải thiện. Khi kết xxxviii hợp 30 tấn phân ủ (Compost) + NPKMg 3 : 1,5: 1 : 0,3 đã làm cho năng suất chè tăng 15% so đối chứng, chất lượng chè được cải thiện [1, 2, 3]. Khi dùng cây che bóng cho chè ở mức độ giảm 50% cường độ ánh sáng trực xạ đã làm cho nhện đỏ, bọ cánh tơ, rầy xanh dưới ngưỡng phòng trừ. Riêng bọ xít muỗi khi có cây che bóng, không phun thuốc có thể gây hại gấp từ 8 - 10 lần. Đây là một vấn đề rất quan trọng, nếu giải quyết phòng trừ bọ xít muỗi bằng thuốc trừ sâu sinh học có kết quả thì hoàn toàn có thể giảm thuốc trừ sâu tiến tới không sử dụng thuốc trừ sâu hoá học đảm bảo điều kiện tiên quyết giảm dư lượng thuốc trừ sâu trên chè [31]. Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Cây công nghiệp tỉnh Lâm Đồng với mong muốn phát triển mô hình sản xuất chè bền vững và sản phẩm an toàn, đã ban hành quy trình tạm thời xây dựng mô hình vườn chè an toàn, chè hữu cơ [11, 42]. Quy trình tạm thời đã đề cập đến: Thâm canh vườn chè kết hợp với trồng xen cây trồng khác tr._. năng suất giữa hai công thức dùng chế phẩm phân giải hữu cơ và công thức dùng thêm chế phẩm Phytobacterin (do LSD0,05 = 0,098) Bảng 3.20. Năng suất búp tươi trong các công thức thí nghiệm với mức đầu tư 20N/tấn sản phẩm Công thức thí nghiệm Mật độ (búp/m2) Khối lượng búp (g/búp) Năng suất (tấn/ha/lứa hái) % CT1(Đ/C) 369,500 0,367 1,358 100,00 CT2 399,250 0,385 1,535 110,83 CT3 420,000 0,412 1,730 127,39 CT4 412,750 0,418 1,723 126,88 LSD0,05 15,390 0,016 0,098 1.358 1.535 1.730 1.723 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 N ¨ n g s u Ê t (t Ê n b ó p t − ¬ i/ lø a h ¸ i) CT 01 - C1 CT 02 - C1 CT 03 - C1 CT 04 - C1 Hình 3.7. Năng suất chè búp tươi các lứa hái thí nghiệm có đầu tư ở mức 20N/tấn sản phẩm lxxxi Ghi chú: CT01 – C1 (CT1), CT 02 – C1 (CT2), CT 03 – C1 (CT3), CT 04 – C1 (CT3). Đánh giá cảm quan cho điểm của 4 công thức thí nghiệm cơ bản cho thấy CT1 đạt thấp nhất (14, 68 điểm, xếp loại đạt). Các công thức còn lại đều đạt loại khá, CT2 đạt 15, 99 điểm, CT3 đạt 16, 29 điểm, CT4 đạt 16, 38 điểm. Hàm lượng Tanin cao nhất trong CT1 (chỉ sử dụng phân khoáng với lượng 200N), đạt 31,662%. Các công thức còn lại đều thấp hơn và không khác nhau nhiều. Tổng chất hoà tan cũng cho kết quả tương tự, CT1 cao nhất (46,705%). Công thức CT2 đạt 44,789%, CT3 đạt 45,731%, CT4 đạt 45,978%. b). Thí nghiệm ở mức đầu tư 30N/tấn sản phẩm, tỷ lệ NPK = 3:1:1 (năng suất chè 13 tấn /ha): Nghiên cứu 4 mức bón phân, CT1- Đ/C (30N/tấn SP, tỷ lệ NPK : 3 : 1 : 1 + 20 tấn hữu cơ /ha), CT2 (thay 40% giá trị tiền phân khoáng ở CT1 bằng phân hữu cơ Sinh học Sông Gianh, CT3 (CT2 + Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulo), CT4 (CT2 + Chế phẩm Phytobacterin). Trong thí nghiệm này, tỷ lệ NPK được tiến hành theo đúng như khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Chè cũ. Tuy nhiên, lượng N sử dụng có thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương (mức N = 300 kg/ha/năm là mức dùng đại trà tại Tân Cương). Từ kết quả thí nghiệm (bảng 3.21, hình 3.8) cho thấy nếu như chúng ta thay thế 40% giá trị tiền đầu tư phân khoáng (CT1) bằng phân lân hữu cơ sinh học Sông Gianh thì tăng năng suất búp chè tươi 14,81%. Sử dụng thêm chế phẩm phân giải xenllulo (CT3) cũng như Phytobacterin (CT4) không làm tăng đáng kể năng suất so với nền có sử dụng phân lân hữu cơ sinh học (CT2). Tuy nhiên, nếu so với nền chỉ sử dụng phân lxxxii khoáng (CT1) thì mức tăng này là có ý nghiã (+24,661%) Giữa công thức có sử dụng thêm chế phẩm phân giải xenllulo (CT3) và công thức sử dụng thêm Phytobacterin (CT4), mặc dù không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về năng suất búp nhưng chế phẩm phân giải xenllulo có hiệu quả hơn về mật độ búp trong khi đó phun Phytobacterin lại làm tăng trọng lượng búp. Bảng 3.21. Năng suất búp tươi trong các công thức thí nghiệm với mức đầu tư 30N/tấn sản phẩm Công thức Mật độ (búp/m2) P. búp (g/búp) Năng suất (tấn/ha/lứa hái) so Đ/C (%) CT1 429,500 0,395 1,695 100,00 CT2 480,000 0,406 1,946 114,81 CT3 509,750 0,415 2,113 124,66 CT4 474,250 0,446 2,116 124,84 LSD0,05 21,218 0,016 0,111 1.695 1.946 2.113 2.116 1.500 2.000 2.500 CT 01 - C2 CT 02 - C2 CT 03 - C2 CT 04 - C2. N ¨ n g s u Ê t b ó p t − ¬ i ( tÊ n /h a /l ø a t h u h o ¹ ch ) Hình 3.8. Năng suất chè búp tươi trong các công thức thí nghiệm đầu tư ở mức 30N/tấn sản phẩm lxxxiii Ghi chú: CT 01 – C2 (CT1), CT 02 – C2 (CT2), CT 03 – C2 (CT3), CT 04 – C2 (CT4) Kết quả phân tích sinh hóa chè cho thấy: Hàm lượng Tanin cao nhất trong công thức CT1(chỉ sử dụng phân khoáng với lượng 200N), đạt 29,705%. Thấp nhất là CT3 (26,911%), CT4 (27,049%). CT2 đạt 28,452%. Tổng chất hoà tan ở 3 công thức CT2, CT3, và CT4 không khác nhau, đạt khoảng 46,366 – 46,521%. CT1 đạt cao nhất (47,022%). Điểm thử nếm của 4 công thức thí nghiệm đều đạt loại khá. 3.2.4. Một số kết quả phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) sản xuất chè an toàn. 3.2.4.1 Lựa chọn một số thuốc hoá học và sinh học cho mô hình sản xuất chè an toàn tại Tân Cương Năm 2006, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã khảo nghiệm 7 thuốc hoá học được phép sử dụng trên chè và 5 loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, đã xác định một số thuốc có hiệu lực trừ sâu sau: Đối với thuốc hoá học: Padan 95SP có hiệu lực khá trừ Rầy xanh hại chè, Bulldock 0,25EC có hiệu lực khá trừ Bọ xít muỗi hại chè, Admire trừ có hiệu lực khá trừ rầy và Bọ trĩ xanh hại chè, Nisorun 5EC có hiệu lực khá trừ Nhện hại chè. Đối với thuốc có nguồn gốc sinh học: SH01 có hiệu lực khá với Bọ xít muỗi hại chè và Rầy xanh, Sukopi hiệu lực khá với Rầy xanh, Bọ cánh tơ và Bọ xít muỗi Năm 2006, thống kê được các loại hoá chất BVTV trên chè ở mô hình sản xuất chè ở Tân cương được trình bầy tại bảng 3.22. lxxxiv Do có sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật phòng trừ sâu hại của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc trong mô hình sản xuất chè an toàn ở Tân Cương, nên hầu hết các hoạt chất trong thuốc sử dụng ở mô hình đều thuộc nhóm độc III tức là nhóm ít độc đối với người và động vật máu nóng. Chỉ có một hoạt chất abamectin (gốc sinh học) thuộc nhóm độc II tức là độc trung bình đối với người và động vật máu nóng. Qua đây thấy rằng qua tập huấn và chỉ đạo, các hộ trong MH đã có chuyển biến tích cực trong vấn đề sử dụng thuốc BVTV. Bảng 3.22. Chủng loại thuốc BVTV sử dụng trên chè trong mô hình sản xuất chè an toàn năm 2006 (Hồng Thái II, 2006) TT Tên hoạt chất Tên thương phẩm Nhóm chế phẩm Nhóm độc 1 Abamectin + dầu khoáng + dầu hoa tiêu sông mã Gốc sinh học + dầu khoáng II + III 2 Azadirachtin xanh green Thảo mộc IV 3 B. thuringiensis (var. Kurstaki) + Abamectin kuraba Sinh học + gốc sinh học III + II 4 B. thuringiensis (var.T36) TP-thần tốc Sinh học III 5 Dầu khoáng DC-tron plus Dầu khoáng III 6 Imidacloprid admire, midan, confidor Hóa học III 7 Matrine sokupi Thảo mộc III 8 Thiamethoxam actara Hoá học III 7 hoạt chất 10 thương phẩm có SH01) - - lxxxv 3.2.4.2. Mật độ sâu hại ở trong MH sản xuất chè an toàn và ngoài MH * Rầy xanh hại chè: Kết quả điều tra cho thấy (bảng 3.23) trong hầu hết các kỳ điều tra, mật độ rầy xanh trên chè trong MH sản xuất chè an toàn luôn luôn thấp hơn mật độ rầy xanh trên chè ở ngoài MH (hình 8) Bảng 3.23. Mật độ rầy xanh hại chè tại một số cao điểm (Hồng Thái II, Tân Cương 2006) Mật độ rầy xanh tại đỉnh cao (con/khay) Ngày đạt đỉnh cao Trong mô hình Ngoài mô hình 30/IV 6,6 ± 0,51 7,6 ± 2,18 28/V 11,0 ± 0,63 12,0 ± 2,21 25/VI 7,0 ± 0,71 9,0 ± 1,67 16/VII 5,0 ± 0,84 7,0 ± 1,87 26/VIII 8,6 ± 1,33 12,4 ± 1,12 07/X 3,6 ± 0,51 6,0 ± 0,89 26/XI 5,2 ± 1,07 6,4 ± 0,40 lxxxvi 0 1 2 3 4 5 6 7 31 /5 15 /6 5/ 7 20 /7 10 /8 8/ 9 21 /9 19 /1 0 2/ 11 30 /1 1 Ngµy ®iÒu tra M Ët ® é (c on /k h ay ) RÇy xanh MH RÇy xanh NMH Hình 3.9. Diễn biến mật độ của rầy xanh hại chè trên chè ở trong và ngoài MH (Tân Cương - Thái Nguyên, 2006) *Nhện đỏ nâu hại chè Kết quả điều tra năm 2006 trong hầu hết các kỳ điều tra, mật độ nhện đỏ nâu hại chè trong mô hình sản xuất chè an toàn, luôn luôn thấp hơn mật độ nhện đỏ nâu hại chè ngoài mô hình (hình 3.10). 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 31 /5 15 /6 5/ 7 20 /7 10 /8 8/ 9 21 /9 19 /1 0 2/ 11 30 /1 1 Ngµy ®iÒu tra M Ët ® é (c on /k h ay ) NhÖn ®á MH NhÖn ®á NMH Hình 3.10. Diễn biến mật độ nhện đỏ nâu hại chè ở trong MH và ngoài MH lxxxvii * Bọ cánh tơ hại chè: Kết quả điều tra định kỳ tại Hồng Thái II (Tân Cương) cho thấy: trong phần lớn các kỳ điều tra, tỷ lệ búp chè bị bọ cánh tơ hại chè gây ra trên chè trong MH sản xuất chè an toàn, chất lượng cao luôn luôn thấp hơn tỷ lệ búp chè bị bọ cánh tơ hại chè gây ra trên chè ở ngoài MH (hình 3.11). 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 31 /5 15 /6 5/ 7 20 /7 10 /8 8/ 9 21 /9 19 /1 0 2/ 11 30 /1 1 Ngµy ®iÒu tra T û lÖ h ¹i ( % ) Bä c¸nh t¬ MH Bä c¸nh t¬ NMH Hình 3.11. Tỷ lệ hại của bọ cánh tơ trên chè ở trong mô hình và ngoài mô hình 3.2.4.3. Hiệu quả của việc phòng trừ dịch hại theo nguyên tắc IPM trên MH sản xuất chè an toàn tại Tân Cương. * Số lần phun thuốc: Tại vùng Tân Cương chè được hái theo lứa. Người trồng chè ở vùng này thường phun 2-3 lần thuốc cho mỗi lứa chè (phần lớn phun 3 lần), trong đó lứa chè thu trong tháng 4 thường phun 4 lần. Từ tháng 4/2006 đến đầu tháng 12/2006, số lần phun thuốc trên chè trong mô hình là 11-14 lần và ngoài mô hình là 20-21 lần. Như vậy, trong năm 2006, số lần phun thuốc trên chè trong mô hình đã giảm được 7-9 lần so với số lần phun thuốc ngoài mô hình (bảng .... Năm 2007, sau 7 lứa hái, trên chè ngoài mô hình đã phun 19-20 lần thuốc (phần lớn phun 15 lần) và trên chè trong mô hình đã phun 11-12 lần lxxxviii thuốc. Như vậy, trong năm 2007, số lần phun thuốc trên chè trong mô hình đã giảm được 8 lần so với số lần phun thuốc ngoài mô hình bảng ... Bảng 3.24. Số lần phun thuốc phun thuốc BVTV trên chè (Hồng Thái, Tân Cương, 2006) Số lần phun thuốc trong năm Năm 2006 Năm 2007 Tháng Trong mô hình Ngoài mô hình Trong mô hình Ngoài mô hình 4 3 - 4 3 - 4 3 3 - 4 5 2 3 2 3 6 2 4 2 3 7 1 - 2 3 1 - 2 3 8 1 - 2 3 1 3 9 1 2 1 2 10-12 1 2 1 2 Tổng 11-14 20-21 11-12 19-20 Mặc dù số lần phun thuốc trên chè ở trong mô hình ít hơn, nhưng mật độ một số sâu hại chính (rầy xanh hại chè, nhện đỏ nâu hại chè, bọ cánh tơ hại chè) trên chè ở trong mô hình lại luôn thấp hơn so với trên chè ở ngoài mô hình. Như vậy, mỗi năm các hộ nông dân ở trong mô hình đã tiết kiệm được chi phí của 7-9 lần phun thuốc (gồm tiền thuốc BVTV và công phun thuốc). Việc giảm chi phí đầu vào sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế của mô hì * Về năng suất: Kết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn chất lượng cao ở Tân Cương, Thái nguyên cho thấy: Năng suất chè đạt cao hơn so với ngoài mô hình tlới 17%. Búp chè mập hơn, mật độ búp đạt tới 180 búp/m2, là cơ sở để đạt năng suất cao. lxxxix Bảng 3.25. Năng suất búp tươi trong mô hình tổng hợp sản xuất chè an toàn (Bình quân 7 lứa hái/năm) Chỉ tiêu Mật độ búp (búp/m2) Khối lượng búp1 tôm 2 lá (g/búp) Năng suất (tấn/ha/lứa) Tăng so Đ/C (%) Đ/C 129,5 0,395 1,695 100 MH 180,0 0,414 1,986 117 * Hiệu quả về mặt xã hội của mô hình: Do tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất chè an toàn và chất lượng cao đã làm tăng sự hiểu biết của người trồng chè trong mô hình về dịch hại chính cũng như biện pháp phòng chống chúng theo hướng IPM và làm thay đổi nhận thức của nông dân ở trong mô hình về phòng chống sâu hại chè. Những thay đổi nhận thức này biểu hiện ở việc thay đổi chủng loại thuốc BVTV đã sử dụng trong mô hình theo hướng giảm thiểu dùng thuốc hóa học (nhất là các thuốc hóa học thuộc nhóm độc I và nhóm độc II), tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc hoặc chế phẩm thuốc có nguồn gốc sinh học trong sản xuất chè. Các chế phẩm đã sử dụng trên chè ngoài MH thuộc nhóm độc trung bình (nhóm độc II) và nhóm ít độc (nhóm độc III). Tuy nhiên, trong các thương phẩm thuốc BVTV được sử dụng trên chè vẫn có thương phẩm (abafax, abatimec) không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở nước ta. Tại Tân Cương, người trồng chè ngoài mô hình thường để thời gian cách ly 7-10 ngày. Những hộ nông dân ở trong mô hình để thời gian cách ly dài hơn, kéo dài khoảng 15 ngày. xc Như vậy, người trồng chè ở trong MH dùng thuốc hợp lý hơn so với nông dân trồng chè ở ngoài MH. *Về sinh thái của mô hình: Chỉ tiêu đơn giản nhất để đánh giá hiệu quả về sinh thái của mô hình là sự ảnh hưởng của các tác động trong mô hình đối với quá trình tích luỹ số lượng của những thiên địch phổ biến trong hệ sinh thái cây chè. Nhện lớn bắt mồi là nhóm thiên địch phổ biến nhất trong hệ sinh thái cây chè. Viện KHKTNLNMNPB đã tiến hành theo dõi sự tích luỹ số lượng của nhóm thiên địch này trên chè ở trong mô hình và ở ngoài mô hình. Qua theo dõi định kỳ trong 2 năm trên chè ở trong và ngoài mô hình cho thấy trong tất cả các kỳ điều tra đều bắt gặp đại diện của nhóm thiên địch này. Tuy nhiên, mật độ quần thể của chúng không lớn. Trong năm 2006, mật độ chung của các loài nhện lớn bắt mồi cao nhất đã điều tra được trung bình đạt 9,0 con/khay trên chè ở trong mô hình và 7,0 con/khay trên chè ở ngoài mô hình. Mật độ chung của các loài nhện lớn bắt mồi trên chè ở trong mô hình tại nhiều kỳ điều tra đều cao hơn so với trên chè ở ngoài mô hình. * Dư lượng hóa chất BVTV trong chè khô: Phân tích 9 mẫu chè trong MH, chọn ngẫu nhiên 5 hộ. Phân tích được tiến hành tại Trung tâm kiểm định thuốc BVTV (Thuộc Cục BVTV). Trong tất cả các mẫu đều phân tích 3 hoạt chất là cypermethrin, thiamethoxam, profenofos. Kết quả cho thấy hoạt chất thiamethoxam, profenofos đều không tìm thấy hoặc thấy với dư lượng rất thấp trong các mẫu chè khô đem phân tích. Mức dư lượng này còn rất thấp so với giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRL). Chỉ tiêu này của hoạt chất cypermethrin FAO cho phép là 20 mg/kg chè khô. xci 3.2.5. Kết quả áp dụng tổng hợp các biện pháp sản xuất chè an toàn Trong MH áp dụng các biện pháp cụ thể là bón 300 N/ha (tương đương 30N/tấn búp tươi), tỷ lệ NPK là 3:1:1, thay 40% giá trị tiền phân khoáng bằng phân lân HCSH Sông Gianh (2 tấn/ha), trên nền đất chè được tủ gốc 20 tấn tế guột/ha (chu kỳ 3 - 4 năm). Đây là công thức tối ưu trong kết quả thí nghiệm, mục tiêu của MH là thử nghiệm kết quả trên diện tích rộng hơn. Chọm 02 hộ làm đối chứng so sánh, canh tác theo tập quán của người dân, chỉ sử dụng phân khoáng. Theo số liệu phỏng vấn và qui đổi thì năng suất chè trong 8 hộ được chọn làm MH năng suất khoảng 10 tấn/ha. 2 hộ đối chứng bón phân đạm với lượng khoảng 25 – 35N (theo số liệu hỏi 2 năm liền kề), diện tích chè có chỗ tủ gốc được, có chỗ không tủ được. Áp dụng phương pháp hái triệt để, hái chè đợt đầu vụ xuân chừa cách vết đốn 10 cm, tưới nước khi thời tiết gặp. Chu kỳ hái 1 tháng 1 lần và phun thuốc trừ sâu ngay sau khi thu hái và thời gian cách ly tối thiểu 10- 15 ngày (dài hơn 3 ngày theo khuyến cáo ghi trªn nhIn ®èi víi thuèc ho¸ häc). Về quản lý dịch hại, trên mô hình được điều tra định kỳ liên tục để phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại. Khi có phát hiện mật độ cao thì khuyến khích sử dụng thuốc thuốc thảo mộc SH1 và Sukopi. Người dân dùng thuốc hoá học trong danh mục thuốc được phép sử dụng khi sâu hại có nguy cơ bùng phát. Nước tưới cho chè đã được tập huấn kỹ cho các hộ, không sử dụng nước sinh hoạt, nước từ cống rãnh thải ra... Sau 2 năm thực hiện, MH đã thu được kếtt quả rõ rệt: Về thành phần hóa lý đất tầng mặt (0-20cm) ở các hộ bắt đầu xây dựng mô hình từ năm 2004, cho thấy đất ở các hộ trong MH Tân Cương, đất có phản ứng rất chua, giầu mùn (do có đầu tư chất hữu cơ cao). Nitơ và phôtpho tổng số ở mức trung bình, CEC và K2O dễ tiêu đạt mức trung bình. xcii Bảng 3.26. Một số chỉ tiêu hóa học đất trong Mô hình (2007) Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100 g đất) Me/100 g đất OM N P K P K Al3+ Ca2+ Mg2+ CEC 3,18 0,123 0,089 0,150 27,04 9,73 4,50 0,85 0,15 11,92 Như vậy, đất ở các hộ xây dựng mô hình (tầng 0-20cm) có hàm lượng mùn 3,18%, cao hơn nhiều so với đất của các hộ khi trồng chè không sử dụng phân hữu cơ và không tủ gốc hàm lượng mùn chỉ đạt 1,50%. Về hiệu quả kinh tế, chúng tôi phân tích tính toán áp dụng qui trình tổng hợp các biện pháp canh tác chè an toàn và so sánh với không áp dụng biện pháp canh tác chè an toàn. Kết quả thu được ở bảng sau: Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế sản xuất chè an toàn TT Chỉ tiêu Đơn vị Hộ Ông Thắng (SX theo QT an toàn) Hộ ông Thái (QT bình thường- đ/c) So đối chứng (%) 1 Diện tích chè ha 0,80 0,60 2 Sản lượng búp kg 10.250 8.100 126,54 3 Giá trị sản lượng đồng 71.750.000 45.500.000 157,69 4 Chi phí vật chất đồng 19.800.000 17.600.000 112,50 5 Giá trị gia tăng đồng 51.950.000 27.900.000 186,20 6 Thu nhập hỗn hợp đồng 47.450. 000 24.400.000 194,46 xciii Hộ ông Thắng do áp dụng qui trình canh tác chè an toàn đã tạo ra sản phẩm chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho hộ gia đình. Giá bán sản phẩm của hộ ông Thắng cao hơn hộ ông Thái 40%, thu nhập/1ha tăng 94,46%. Hình 3.12 : Đồi chè hộ ông Thắng xciv KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận 1. Qua kết quả điều tra cho thấy vùng chè Tân Cương là nơi đầu tư thâm canh chè cao và thường xuyên tưới nước cho chè. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng quá mức phân hoá học và thuốc trừ sâu còn khá phổ biến ở vùng chè nghiên cứu. Đặc biệt, qua phân tích còn có một số mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu cao và một số hộ vẫn sử dụng thuốc trừ sâu ngoài quy định phun cho chè. Hiện nay, người dân vẫn chưa quan tâm nhiều đến quy trình đồng bộ sản xuất chè an toàn, chưa có mô hình hiệu quả rõ rệt sản xuất chè an toàn bền vững. 2. Từ kết quả các thí nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất chè an toàn đã rút ra được một số kết luận sau: - Biện pháp tủ gốc cho chè với lượng 20 tấn/ha bằng vật liệu tế (guột) và cỏ TD58 (cỏ Ghi nê), với chu kỳ 3 – 4 năm làm tăng năng suất chè 20,54% (không tưới), 37,87% (có tưới). Tủ gốc làm tăng ẩm độ đất (12,41-12,62%), tăng hàm lượng chất hữu cơ, giảm cỏ dại và tăng hiệu quả sản xuất chè (13.080.000 đ/ha). - Kỹ thuật hái chè vụ xuân lần đầu cách vết đốn phớt 10 cm, những lứa hái tiếp theo áp dụng quy trình, các lứa hái cách nhau 15 – 45 ngày, sau mỗi lứa hái sửa tán bằng, không làm giảm năng suất, làm tăng chất lượng, tạo cây chè khoẻ do hệ số diện tích lá tăng và giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm do thời gian cách ly dài. - Đốn chè chính vụ (tháng 12), năng suất chè tăng hơn so đốn trái vụ tháng 4, tháng 7). Tuy nhiên nếu đốn trái vụ có tưới nước thì vẫn đảm bảo năng suất ( bằng 98,3% so đối chứng) và có thể áp dụng được ở vùng chè Tân Cương Thái nguyên, do chè thu hoạch trái vụ có giá trị cao. - Trong số 3 loại phân HCSH nghiên cứu thay thế 30% lượng phân khoáng, phân bón sinh hoá tổng hợp NPK hữu cơ sông Gianh có hiệu quả nhất đối với năng suất và chất lượng chè. xcv Nghiên cứu sử dụng phân sinh hoá tổng hợp NPK hữu cơ sông Gianh thay thế 50% lượng bón phân khoáng (mức đầu tư 35 kg N/tấn búp, tỷ lệ NPK 2:1:1) cho hiệu quả tốt về năng suất, chất lượng chè. Khi tăng mức đầu tư lượng phân HCSH lên 8 tấn/ha, năng suất chè tăng tới 14,87%. - Bón phân HCSH có bổ sung chế phẩm phân giải xenlulo Phytobacterin làm tăng năng suất và chất lượng chè. - Thay thế phân đạm khoảng 40% (qui giá trị) bằng phân HCSH Sông Gianh làm tăng năng suất từ 10,83% đến 14,81%, chất lượng và hiệu quả sản xuất chè tăng. - Việc quản lý dịch hại tổng hợp theo hướng IPM đã khống chế sự phát triển của các sâu hại chè chính. Làm giảm đáng kể số lần phun thuốc BVTV trên chè trong hàng năm so với sản xuất đại trà từ 7 – 9 lần, xác định được ngưỡng phòng trừ thích hợp, người trồng chè nhận thức được dùng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học và thảo mộc có hiệu quả tốt đến sức khoẻ và môi trường. 3. Mô hình sản xuất áp dụng đồng bộ các biện pháp sản xuất chè an toàn sau 2 năm đã kiểm soát được sâu bệnh, giảm sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học, tăng sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo mộc và phân HCSH, độ phì đất tăng, bảo vệ được môi trường sinh thái. Năng suất, chất lượng chè và hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chè an toàn tăng ( 94,46% so với đối chứng). Sản phẩm chè an toàn đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm. II. Đề nghị. - Tiếp tục nghiên cứu thêm về tổ chức, quản lý và cơ chế chính sách sản xuất chè an toàn, để mở rộng mô hình ra sản xuất. - Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nông dân để mở rộng mô hình sản xuất chè an toàn. xcvi TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước: 1. Chu Xuân Ái, Đinh Thị Ngọ, Lê Văn Đức (1998), Kết quả 10 năm nghiên cứu về phân bón đối với cây chè. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè (1988-1997), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 208-221. 2. Nguyễn Thị Ngọc Bình và Cs (2005), Sử dụng phân lân hữu cơ sinh học Sông Gianh trong sản xuất chè an toàn, Hội thảo: “Sử dụng phân hữu cơ sinh học Sông Gianh trong sản xuất chè an toàn và chất lượng cao”, Viện Nghiên cứu Chè, Phú Thọ, tr. 1-4. 3. Bùi Minh Chí (2004), Tối ưu hoá, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Phạm Văn Chương và cộng sự (2006), Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới xây dựng mô hình trồng chè năng suất và chất lượng cao ở Nghệ An, Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 2001- 2005, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 510 - 522. 5. Hoàng Cự, Nguyễn Văn Tạo (2004), Thành phần sinh hoá nguyên liệu các giống chè mới trồng tại Phú Hộ, Phú Thọ, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 11/2004. tr.1488-1490 6. Ngô Xuân Cường, Nguyễn Văn Tạo (2004), Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chè xanh đặc sản, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 10/2004, tr. 1334 - 1336. 7. Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn (2003), Nông nghiệp vùng cao: thực trạng và giải pháp, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. xcvii 8. Lê Quốc Doanh (2004), Quan hệ giữa phát triển sản xuất lượng thực và phục hồi rừng ở miền núi phía Bắc, Hội thảo quốc gia về quan hệ thâm canh đất nông nghiệp và quản lý sử dụng đất dốc ở vùng cao Việt Nam. 9. Lê Quốc Doanh (2001), Nghiên cứu một số mô hình cây trồng thích hợp trên đất dốc huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hoá, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội. 10. Vũ Năng Dũng và tập thể tác giả (2001), Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh và thành phố, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 98 - 100. 11. Lê Xuân Đính (1998), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài ứng dụng các biện pháp thâm canh cây chè và dâu tằm trên đất dốc tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao đất phân. 12. Dự án phát triển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp & PTNT (2002), Báo cáo kết quả khảo sát, nghiên cứu chè tại Trung Quốc, Đài Loan. 13. Lê Văn Đức và CTV (2004), Ảnh hưởng của Mg đến năng suất và chất lượng cây chè, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 10/2004, tr.1386 - 1388. 14. Hiệp Hội chè Việt Nam (2007), Tạp chí Thế giới chè, các số năm 2007, 2008. 15. Nguyễn Văn Hùng, Đoàn Hùng Tiến, Nguyễn Khắc Tiến (1998), Sâu bệnh, cỏ dại hại chè và biện pháp phòng trừ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 118-120. 16. Nguyễn Văn Hùng, Đoàn Hùng Tiến (2000), sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trên chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 66 - 67. 17. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Tạo (2006), Quản lý cây chè tổng hợp, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. xcviii 18. Nguyễn Ngọc Kính (1979), Giáo trình cây chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 21 - 23. 19. Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn thế Truyền (1999), Nông nghiệp và môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 36 - 37. 20. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam: Năng lực canh tranh xuất khẩu và phát triển. Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. 21. Đặng Hanh Khôi (1983), Chè và công dụng, Nxb KHKT, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Minh (2004), Xác định ngưỡng đánh giá chất lượng đất trong sản xuất chè bền vững, Tạp chí Khoa học đất số 20/2004, tr. 120- 123. 23. Michael R., Zeis S., Koenden B. (2001), Tài liệu dịch, Hướng dẫn sinh thái quản lý tổng hợp trên cây chè, Người dịch: Trần Thành Nam, Tổ chức CIDSE tại Việt Nam tr. 148 - 149. 24. Diệp Cẩm Phương (2001), Tài liệu dịch, Chè Ô long, kiến thức trồng trọt và chăm bón cây chè, Người dịch: Đỗ Ngọc Quỹ, Tổng Công ty Chè Việt Nam, tr. 29 - 30. 25. Đỗ Ngọc Quỹ (1980), Trồng chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 48 – 50, 93 – 95, 161 - 162. 26. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 48 – 50, 211 - 213. 27. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000), Giáo trình cây chè, sản xuất chế biến và tiêu thụ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 92 - 93. 28. Nguyễn Văn Tạo (1999), Cơ sở khoa học một số biện pháp thâm canh tăng năng suất chè, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè 1988 – 1997, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội tr. 224 - 226. xcix 29. Nguyễn Văn Tạo (2005), Ảnh hưởng của bón phân chuồng và nguyên liệu cành lá chè đốn hàng năm đến tính chất đất nương chè kinh doanh, Tạp chí Khoa học đất, số 24, tr. 83 – 89. 30. Nguyễn Văn Tạo (1998), Các phương pháp quan trắc thí nghiệm đồng ruộng chè, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè (1988-1997), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Nguyễn Khắc Tiến, Nguyễn Văn Hùng (1999), Sâu bệnh cỏ dại tình hình và triển vọng, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè 1988 – 1997, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 66 - 67. 32. Vũ Bội Tuyền (1981), Kỹ thuật sản xuất chè, Nxb Công nhân Kỹ thuật, Hà Nội. 33. Phạm Chí Thành, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên, Phạm Tiến Dũng (1996), Hệ thống nông nghiệp, Giáo trình cao học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 43 - 44. 34. Đào Bá Yên, Đỗ Văn Ngọc (1998), Hiệu quả của đầu tư thâm canh trong sản xuất chè ở Phú Thọ, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè (1988-1997), Chủ biên: Đoàn Hùng Tiến, Đỗ Văn Ngọc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 235 - 243. 35. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, Tập IV, tiêu chuẩn nông sản, Phần II, tiêu chuẩn chè, Trung tâm thông tin nông nghiệp, Hà Nội. 36. Bộ Nông nghiệp & PTNT (4/2005), Báo cáo định hướng phát triển Ngành chè Việt Nam đến năm 2010. 37. Cục Khuyến nông và Khuyến lâm (1996), Giới thiệu một số giống chè mới và kỹ thuật trồng chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. c 38. Hội Đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1991), Từ Điển bách khoa Nông nghiệp, Trung tâm biên soạn từ điển Việt Nam, Hà Nội. 39. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 2000. 40. Tổng cục cây trồng, Bộ Nông nghiệp (1978), Sổ tay kỹ thuật trồng cây công nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 41. Thủ tướng Chính phủ, 1999, Quyết định số 43/1999/QĐ-TTg về định hướng phát triển chè Việt Nam đến năm 2010. 42. Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng (2002), Sổ tay kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến chè Lâm Đồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 51 - 52. II. Tài liệu nước ngoài: 43. Anon (2002), Tea Growers Handbook (5th Edition), Tea Research Foundation of Kenya, pp. 61 - 62. 44. Alan H. K. et al. Introduction to business statistics. Second edition, West Publishing company, New York. 45. AVRDC (1992) Asian Vegetable Reseach and Development Center. Vegetable production training manual, pp 447. 46. Atlas. R (1997), Handbook of Microbiological Media, Fourth Edition, pp 1370, Cole-Parmer’s. 47. Barua. D. N. (1989), Science and Practice in Tea Culture, Calcutta – Jorhat, India, First Published, pp. 81 -82. ci 48. Brock D. T, Smith U. D et al (1984), Biology of Microorganisms, PHI. Craswell E. T., Lonneragen J. E. and Pirmpoon K. K. (1987), Mineral contraints to food legume crop production in Asia, Food legume improvement for Asia farming systems, pp. 99 – 109. 49. Usha Chakraborty and Bishwanath Chakraborty (2004), Current status of Tea research and production in India, Proceedings of International Conference on Tea Culture and Science, November, 4 - 6, Shizuoka, Japan, pp. 47 - 50. 50. D. Michael, Krutilla V. John (1989), Multiple use management: The economics of puplic forestlands, Resources for the Future, Washington DC. 51. Dexian Dong (Huazhong Agricultural Univ., P. R. China), Yongming Zhou (Jiayu Agriculture Bureau, P. R. China) (2001), Origin and development of Chinese tea culture, Session I - Culture and History, Proceedings of International conference on Tea Culture and Science, October 5-8, Shizuoka, Japan, pp. 12-13. 52. Decision N0 43/2007/QĐ-BNN on 16 May 2007 (2007), regulates management on manufacturing, processing and granting safety tea certificate, applied to domestic organizations, individuals and overseas organizations in manufacturing, processing and granting certification for conditions of manufacture and certification for safety tea in Vietnam, 53. Erangelista P. P., Urriza G. I. P (1999), Effect of organic matter, lime and phosphorus fertilizers on acid upland soil, ACIAR project 9414 annual report, Philippines. cii 54. International Plant Genetic Resources Institute (IPGRI) (March, 1997), Descriptors for Tea (Camellia Sinensis). 55. FAO (1967), A Practical Manual of Soil Microbiology Laboratory Methods, Rome. 56. Francis. N. Wachira and Wilson Ronno (2004), Current Research Tea in Kenya, Session I, Proceedings of Internationnal Conference on Tea Culture and Science, November 4 - 6, Shizuoka, Japan, pp. 51 - 54. 57. Jan G. de Geus (1973), Fertilizer guide for the tropics and subtropics, Centre d’ Etude de I’ Azote, Zurich, pp. 474 - 494. 58. Harrington Winston et al (1991), Economics and Episodic disease: The benefits of preventing a Giardiasis outbreak. Resources for the Future, Washington DC. 59. Hill P. (1999) Ecological farming: Principles, techniques that work and farmer innovators in the Philippinnes. Misereor – Agtalon, Philipine. 60. Martin. C (1993), Soil sampling and methods of Analysis. Lewis Publishers, pp 958- 959. ciii PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN TẠI TÂN CƯƠNG - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Hình A.1: Vùng nguyên liệu quý hiếm Tân Cương civ Hình A.2 : Mô hình sản xuất chè an toàn Hình A.3: Giống chè Trung Du vùng Tân Cương Hình A.4: Tủ gốc cho chè cv Hình A.5 : Bón phân Sông Gianh cho chè Hình A.6: Kỹ thuật đốn chè cvi Hình A.7: Nguyên liệu sản xuất chè an toàn Hình A.8: Tập huấn mở rộng mô hình sản xuất chè an toàn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2602.pdf
Tài liệu liên quan