Nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- DƯƠNG THANH XUÂN NGHIÊN CỨU LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- DƯƠNG THANH XUÂN NGHIÊN CỨU LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ H

pdf132 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3211 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỌC MÃ SỐ: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO NGỌC CẢNH Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 LỜI CAM ĐOAN    Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN    Trước tiên tôi xin lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo, người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Ngọc Cảnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã dạy tôi trong suốt khóa học Cao học, cảm ơn Khoa Địa lý Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng tôi có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức khoa học của mình. Xin cảm ơn các đồng nghiệp trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Địa lý, Khoa Sư Phạm trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng; cảm ơn Hiệp hội du lịch Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ về nguồn tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ, chia sẽ những khó khăn, điều đó đã tạo thêm động lực cần thiết để tôi hoàn thành đề tài này. TPHCM, tháng 8 năm 2011 Tác giả Dương Thanh Xuân DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Gross domestic product Tổng thu nhập quốc nội IUOTO International of Union Official Travel Organization Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế ODA Official Development Assistant Vốn hỗ trợ phát triển chính thức TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNWTO United Nations World Tourism Organization Tổ chức du lịch thế giới USD United States Dollars Đô la Mỹ VH-TT&DL Văn hóa thể thao và du lịch DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 1 Bản đồ hành chính ĐBSCL Bản đồ 2 Bản đồ phân bố các lễ hội ở ĐBSCL Bản đồ 3 Bản đồ các cụm du lịch lễ hội ĐBSCL DANH MỤC BIỂU BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số ĐBSCL năm 2009 35 Bảng 2.2. Các lễ hội quan trọng ở ĐBSCL (theo Âm lịch) 39 Bảng 2.3. Khả năng khai thác du lịch của một số lễ hội ở ĐBSCL 48 Bảng 2.4. Lượt khách du lịch đến ĐBSCL hai năm 2009 – 2010 70 Bảng 2.5. Doanh thu du lịch ĐBSCL giai đoạn 2000 – 2010 72 Bảng 2.6. Lao động du lịch các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2000 – 2008 73 Bảng 2.7. Xếp hạng cơ sở lưu trú ở ĐBSCL năm 2008 75 Bảng 2.8. Lượt khách du lịch lễ hội ở ĐBSCL giai đoạn 2008 – 2010 76 Bảng 2.9. Đối tượng khách du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL 77 Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch quốc tế đến vùng ĐBSCL đến năm 2020 109 Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu lao động du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020 110 Bảng 3.3. Nhu cầu nguồn nhân lực du lịch của ĐBSCL đến 2020 110 Bảng 3.4. Dự báo thu nhập du lịch vùng ĐBSCL đến 2020 111 Bảng 3.5. Dự kiến các nguồn vốn đầu tư du lịch vùng ĐBSCL đến 2020 112 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3 4. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................ 4 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 4 6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 7 7. Bố cục đề tài .................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 8 1.1. Du lịch ............................................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm về du lịch .................................................................................. 8 1.1.2. Các loại hình du lịch ............................................................................... 10 1.1.3. Tài nguyên du lịch ................................................................................... 15 1.2. Một số vấn đề về văn hóa và du lịch văn hoá ........................................... 15 1.2.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................... 15 1.2.2. Cấu trúc của văn hóa .............................................................................. 17 1.2.3. Du lịch văn hoá ....................................................................................... 18 1.3. Lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội .......................................................... 19 1.3.1. Khái niệm và phân loại lễ hội.................................................................. 19 1.3.2. Lễ hội truyền thống .................................................................................. 20 1.3.3. Vai trò của lễ hội truyền thống đối với du lịch....................................... 23 1.3.4. Khái quát lễ hội truyền thống ở Việt Nam ............................................... 26 CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở ĐBSCL TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................... 29 2.1. Tổng quan ĐBSCL ....................................................................................... 29 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 29 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................... 30 2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................... 31 2.2. Tiềm năng du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL ..................................... 32 2.2.1. Khái quát chung về lễ hội truyền thống ở ĐBSCL .................................. 32 2.2.2. Tiềm năng lễ hội truyền thống ở ĐBSCL trong phát triển du lịch .......... 40 2.3. Thực trạng khai thác các lễ hội truyền thống trong phát triển du lịch ở ĐBSCL ............................................................................................................................... 59 2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch ở ĐBSCL .................................................. 59 2.3.2. Thực trạng khai thác lễ hội truyền thống trong phát triển du lịch ở ĐBSCL 65 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở ĐBSCL ............................................................................... 82 3.1. Vấn đề bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống ....................................... 82 3.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống 82 3.1.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống ................................. 85 3.2. Định hướng phát triển du lịch lễ hội truyền thống ĐBSCL .................... 89 3.2.1. Định hướng phát triển du lịch của vùng ................................................. 89 3.2.2. Các chỉ tiêu dự báo phát triển du lịch của vùng ..................................... 91 3.2.3. Định hướng phát triển du lịch lễ hội truyền thống .................................. 95 3.3. Giải pháp phát triển du lịch lễ hội truyền thống ĐBSCL ........................ 99 3.3.1. Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch lễ hội .............................. 99 3.3.2. Đầu tư xây dựng cơ hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch lễ hội .... 99 3.3.3. Xúc tiến quảng bá, tiếp thị mở rộng thị trường ..................................... 100 3.3.4. Hợp tác liên kết khu vực và quốc tế....................................................... 102 3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội ............................................... 103 3.3.6. Phát triển du lịch lễ hội gắn với phát triển cộng đồng ......................... 104 3.3.7. Quản lý tốt vấn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự trong mùa lễ hội ......................................................................................................................... 106 3.3.8. Xây dựng và đưa vào khai thác hiệu các tuyến du lịch lễ hội mới ....... 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 113 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 116 PHẦN MỞ ĐẦU    1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một xu thế toàn cầu hóa, là xu hướng phát triển tất yếu khách quan của thời đại đối với mọi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển. Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, thập kỷ qua ngành du lịch Việt Nam đã được đẩy mạnh phát triển. Việt Nam là một trong số các quốc gia có ngành du lịch phát triển nhanh trong thập niên qua. Từ năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến rất quan trọng kể cả về doanh thu lẫn lượt khách du lịch. Năm 1990, khách du lịch nội địa là 1 triệu lượt, khách quốc tế là 250 ngàn lượt, đến 2010 số lượng này lần lượt là 28 triệu lượt khách nội địa, 5 triệu lượng khách quốc tế. Doanh thu du lịch năm 1990 chỉ là 1.350 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 con số này đã là 96.000 tỷ đồng. Tiềm năng du lịch hiện nay của Việt Nam khá phong phú và đa dạng, tài nguyên du lịch dồi dào cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Vừa qua, Tổng cục du lịch cũng đã chọn slogan “Việt Nam – sự khác biệt Á Đông”, qua đó cũng phần nào thấy được sức hút, vẻ đẹp tiềm ẩn của du lịch Việt Nam. Ở Việt Nam, bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục,... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế trong đó có du lịch lễ hội truyền thống. Với sự phong phú của hệ thống lễ hội tại Việt Nam (khoảng hơn 8.000 lễ hội) với sự trải dài cả về không gian và thời gian của các lễ hội (ở mọi miền đất nước, ở mọi thời điểm), sức hấp dẫn của lễ hội với du khách quốc tế với những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo. Lễ hội truyền thống của Việt Nam là một tài nguyên vô giá đối với sự phát triển của du lịch. So với các khu vực khác trong cả nước, tiềm năng của du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL không nhiều, song nơi đây có những lễ hội rất đặc sắc thu hút khách du lịch mà những địa phương khác không có. Với truyền thống hàng trăm năm xây dựng, kế thừa nết văn hóa của nhiều dân tộc, ĐBSCL là nơi diễn ra nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch như: lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội đua bò Bảy Núi, lễ hội đua ghe ngo Ok Om Bok, lễ hội nghinh ông Nam Hải, lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội Gò Tháp,... trong đó có những lễ hội thu hút hàng triệu lượt khách như lễ hội vía Bà Chúa Xứ ở An Giang. Trong những năm qua, vấn đề khai thác phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL bước đầu đã có sự quan tâm, tính tích cực của du lịch lễ hội đã được các cấp các ngành quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên sự phát triển du lịch lễ hội truyền thống nơi đây vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng, mặc dù du lịch lễ hội truyền thống đã được xem là rất thuận lợi do có những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả, chưa thu hút được du khách như mong muốn. Do đó, việc đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng hoạt động du lịch và trên cơ sở đó có những đề xuất các giải pháp về mặt bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống, định hướng và giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ mong muốn trên, tôi chọn vấn đề “Nghiên cứu lễ hội truyền thống ở ĐBSCL phục vụ phát triển du lịch” làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch dù chỉ nổi lên trong thời gian gần đây những nhưng đã được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Có nhiều Hội thảo khoa học đã được tổ chức với các tham luận nghiên cứu về lễ hội truyền thống ở Việt Nam và ĐBSCL như: Lễ hội và du lịch Việt Nam của Trương Thìn (1993); Một số công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống ở ĐBSCL có liên quan đến đề tài: Lễ hội ở Kiên Giang, thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp quản lý cần trao đổi của Bùi Công Ba (2010); Phát triển bền vững lễ hội truyền thống của người Việt ở ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay của ThS. Nguyễn Xuân Hồng (2010). Ngoài ra còn có một số tham luận nghiên cứu về du lịch lễ hội là: Lễ hội dân gian và du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Phương Thảo (1993); Hội lễ đạo Mẫu và triển vọng du lịch của PGS.PTS. Đặng Văn Lung (1993); Lễ hội dân gian và hoạt động du lịch ở các tỉnh miền núi, dân tộc thiểu số hiện nay của TS. Vũ Trọng Bình (2007). Gần đây, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại - trường hợp Hội Gióng” (2010) với các tham luận: Khai thác lễ hội một cách hợp lý để đẩy mạnh phát triển du lịch của TS. Nguyễn Văn Lưu; Từ kinh nghiệm của Tây Ban Nha, nhìn lại việc phát huy lễ hội cổ truyền thành tài sản du lịch ở Việt Nam của Nguyễn Thị Khánh Trâm; Tương lai cho các lễ hội truyền thống: Những thực hành văn hoá mang tính địa phương trong phát triển du lịch của GS.TS. Hyung Yu Park; Lễ hội ở Nam Định trong bối cảnh giao lưu kinh tế- thương mại-du lịch vùng đồng bằng sông Hồng của TS. Nguyễn Xuân Năm. Ngoài ra, có thể kể đến Đề án Phát triển du lịch ĐBSCL đến 2020 của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam (2010) và một số đề án phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng cũng đã đưa du lịch lễ hội trở thành một trong những sản phẩm du lịch chiến lược cần tập trung phát triển bên cạnh các loại hình du lịch đặc thù khác. Tuy nhiên, trên đây chỉ là các tham luận trong các hội thảo khoa học với các nghiên cứu rất khai quát chứ chưa đi sâu. Còn các sách xuất bản về lễ hội truyền thống hiện nay chủ yếu giới thiệu tổng hợp chung về các lễ hội ở Việt Nam, tập trung vào phần giá trị văn hóa của các lễ hội trong đó có đề cập các lễ hội ở ĐBSCL chứ chưa có đề tài nào nghiên cứu về lễ hội truyền thống của vùng, về vai trò của nó đối với phát triển du lịch ở vùng đất châu thổ này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Đề tài nghiên cứu nhằm những mục tiêu chủ yếu sau: - Đặc điểm lễ hội truyền thống vùng ĐBSCL - Thực trạng khai thác du lịch lễ hội ĐBSCL - Định hướng và giải pháp pháp triển du lịch lễ hội ĐBSCL 3.2. Nhiệm vụ Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Tổng quan một số vấn lý luận về du lịch, văn hóa, lễ hội và du lịch lễ hội. - Khảo sát, kiểm kê, phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL. Qua đó, làm rõ mặt đạt được và hạn chế trong phát triển du lịch lễ hội truyền thống của vùng. - Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống cũng như đưa ra định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL trong thời gian tới. 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1. Về nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau: Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL và nêu lên định hướng, giải pháp phát triển du lịch lễ hội của vùng. 4.2. Về thời gian và không gian Luận văn tập trung thu thập, nghiên cứu, phân tích số liệu trong giai đoạn từ 2008 - 2010 và nêu những chỉ tiêu dự báo định hướng phát triển du lịch lễ hội vùng ĐBSCL trong thời gian tới. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Đối tượng nghiên cứu của du lịch là hệ thống lãnh thổ, hệ thống này bao gồm nhiều thành phần (tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa), có mối liên hệ qua lại, tác động chặt chẽ với nhau. Do đó, bất kỳ một sự thay đổi nào dù lớn hay nhỏ của một thành phần tất yếu nào đó dù lớn hay nhỏ sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong toàn bộ hệ thống. Đối với các lễ hội truyền thống ở ĐBSCL cũng vậy, chỉ cần thay đổi nhỏ về môi trường, khâu tổ chức,… thì sẽ kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức, ảnh hưởng đến lượt khách du lịch,… Do đó, trong nghiên cứu cần phải thấy được mối quan hệ này để đưa ra các giải pháp đúng đắn giúp cho du lịch lễ hội ở ĐBSCL pháp triển. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Trong nghiên cứu du lịch nói chung và các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở ĐBSCL nói riêng, việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc điệt quan trọng. Các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan luôn có quan hệ mật thiết với nhau bằng các mối quan hệ tác động, ảnh hưởng, liên kết, chuyển hoá, thúc đẩy hay ức chế lẫn nhau rất phức tạp. Các lễ hội truyền thống ở ĐBSCL rất phong phú và đa dạng, chúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa chúng với nhau, giữa chúng với các đối tượng khác. Quán triệt quan điểm tổng hợp đòi hỏi người nghiên cứu phải xem xét các sự vật hiện tượng được nghiên cứu trong mối quan hệ tác động giữa chúng, tránh tách rời hoặc xem xét chúng một cách riêng rẻ. 5.1.3. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ còn gọi là quan điểm vùng là quan điểm đặc thù của các hiện tượng kinh tế xã hội. Trong thực tế các sự vật, hiện tượng kinh tế xã hội luôn có sự phân hoá trong không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Sự khác biệt đó còn gọi là “sự sai biệt lãnh thổ”. Quán triệt quan điểm “lãnh thổ”, người nghiên cứu phải chú ý đến sự sai biệt lãnh thổ của các sự vật hiện tượng nhằm tìm ra những nét độc đáo của lãnh thổ nghiên cứu. Ở mỗi vùng lãnh thổ, việc phát phát triển du lịch nhờ vào các lễ hội truyền thống đang là một vấn đề đang được đầu tư mở rộng. Nhưng với mỗi địa phương, đặc biệt như ở khu vực ĐBSCL thì lễ hội nơi đây cũng có những thế mạnh, những sức hút riêng đối với khách du lịch. Vì thế khi tiến hành qui hoạch, xúc tiến các giải pháp pháp triển du lịch lễ hội nơi đây người nghiên cứu phải đảm bảo vừa phát huy được nguồn lực này trong phát triển du lịch nhưng đồng thời phải ưu tiên phát triển du lịch lễ hội mang tính chuyên biệt tạo ra sức hút, sức cạnh tranh cho khu vực trong vấn đề phát triển du lịch dựa vào các lễ hội truyền thống. 5.1.4. Quan điểm viễn cảnh Nghiên cứu các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch là một công việc không chỉ phục vụ cho phát triển hiện tại mà phải xét đến sự phát triển trong tương lai. Khi nghiên cứu, tổ chức quản lý, khai thác, bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch đạt kết quả cao, tiết kiệm thời gian, công sức,… người nghiên cứu phải xem xét thực trạng phát triển du lịch lễ hội của vùng ở thời điểm hiện tại đồng thời dự báo các định hướng, chiến lược phát triển du lịch lễ hội trong tương lại. 5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững đã trở thành xu hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung, nó phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng cho tương lai của nhân loại. Đối với việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội, phát triển bền vững có thể được coi vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu nghiên cứu. Lễ hội truyền thống được coi như một sản phẩm du lịch quan trọng, là mục đích khám phá của du khách, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở một khu, một điểm du lịch của địa phương. Cho nên, địa phương đó muốn đạt được sự phát triển bền vững, trước hết cần phải bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống, khai thác phục vụ du lịch theo hưỡng bền vững. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu kinh tế xã hội nói riêng. Khoa học không thể phát triển được nếu thiếu tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của quá khứ. Các nguồn tài liệu cần thu thập tương đối đa dạng, phong phú bao gồm tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ, các tài liệu trên thực báo đài và cả tài liệu trên mạng internet,… Đây là phương pháp thu thập tài liệu để áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, đồng thời thu thập thông tin, số liệu thực tiễn để bổ sung cho các vấn đề lý luận hoàn chỉnh hơn. Khi nghiên cứu các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch cần thu thập các tài liệu bằng sách vở, văn bản, kỷ yếu của các công trình khoa học, các tư liệu đã có trước đó, đồng thời phải tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập những thông tin thu thập từ thực tế để đảm bảo tính xác thực, cập nhật. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao. 5.2.2. Phương pháp thực địa Đối với đề tài nghiên cứu có địa điểm và thời gian cụ thể, nhất thiết phải có quá trình thực địa. Quá trình này giúp người nghiên cứu thu thập thêm tài liệu có liên quan đến đề tài (ở dạng ấn phẩm tại điểm hoặc ghi chép), đồng thời kiểm chứng tính chính xác của thực tế so với sách vở. Qua đó, phương pháp này còn giúp người người nghiên cứu phần nào phát huy tính độc lập độc tập của mình trong nghiên cứu và có cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn từ thực tế. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành đi thực địa để thu thập dữ liệu, quan sát, phỏng vấn, chụp ảnh một số lễ hội như: Lễ hội bà chúa Xứ Núi Sam, lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực, lễ hội cúng biển Mỹ Long, lễ hội đua bò Bảy Núi, lễ hội đua ghe Ngo,...). 5.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Sau khi thu thập được nguồn thông tin tư liệu từ các công trình nghiên cứu, từ thực tiễn, người nghiên cứu cần phải tiến hành xử lý theo mục tiêu của việc nghiên cứu. Trong quá trình xử lý tài liệu, hàng loạt phương pháp truyền thống được sử dụng như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,… Việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc làm “sạch” tài liệu, đặc biệt là số liệu. Bởi vì số liệu thu thập được cho cùng một đối tượng từ nhiều nguồn chắc chắn có sự chênh lệch, và phương pháp này, số liệu đó sẽ được xử lý sao cho phù hợp với thực tế khách quan. Tiếp theo tài liệu được phân tích tổng hợp, đối chiếu để từng bước biến chúng thành cơ sở cho những nhận định hoặc kết luận khoa học cho công trình nghiên cứu của mình. 5.2.4. Phương pháp bản đồ Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Bản đồ thể hiện sự phân bố, mối liên hệ và động thái của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau. Cho nên bản đồ vừa là nguồn tư liệu quý giá giúp người nghiên cứu có thể khai thác nhưng thông tin cần thiết, đồng thời là phương tiện thể hiện một cách trực quan, khái quát một số đối tượng nghiên cứu của đề tài. Các bản đồ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: - Bản đồ hành chính ĐBSCL - Bản đồ phân bố các lễ hội ĐBSCL - Bản đồ các cụm du lịch lễ hội ĐBSCL 6. Đóng góp của đề tài Đề tài có những đóng góp chính sau: - Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội truyền thống. - Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch lễ hội ở ĐBSCL. - Định hướng phát triển du lịch lễ hội ở ĐBSCL. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác hợp lý tiềm năng lễ hội ở ĐBSCL phục vụ phát triển du lịch. 7. Bố cục đề tài Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Tiềm năng và thực trạng hoạt động của lễ hội truyền thống ở ĐBSCL trong phát triển du lịch Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN    1.1. Du lịch 1.1.1. Khái niệm về du lịch 1.1.1.1. Du lịch là một dạng hoạt động của con người Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội còn rất mới mẻ so với nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Ngành khoa học về du lịch trên thế giới được hình thành vào đầu thế kỷ XX và đến nay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Trong mấy thập kỷ qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế (IUOTO - International of Union Official Travel Organization) tại Hà Lan năm 1925 đến nay, khái niệm du lịch vẫn luôn được tranh luận. Thuật ngữ “Tourism” (Du lịch) hiện nay trở nên rất thông dụng. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và trở thành một từ trong tiếng Pháp: “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, đi dạo chơi,… Trong tiếng Việt, “Du lịch” là một từ Hán - Việt, trong đó “Du” cũng có nghĩa tương tự như chữ “Tour” (du khảo, du ngoạn, du xuân…). Du lịch, trước hết có thể hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hay một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình đi đến các vùng xung quanh để tham quan, nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Trong nhiều thế kỉ trước đây, người đi du lịch hầu hết là những người hành hương, lái buôn, sinh viên và các nghệ sĩ. Vào đầu thế kỉ XX, du lịch vẫn là hoạt động của những người khá giả, họ đi du lịch để giải trí. Theo Glusman (Thụy Sỹ, 1930) định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”. Tuyên bố La Hay (Hà Lan) về du lịch đã nêu: “Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại. Bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ giữa con người với con người”. Như vậy, trước hết du lịch được hiểu là hoạt động của cá nhân hoặc nhóm dân cư. Du lịch là hiện tượng những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoại trừ mục đích kiếm tiền; đồng thời những người này phải tiêu tiền mà họ kiếm được ở nơi khác. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản tất cả các dạng hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước, ngoại trừ việc đi cư trú chính trị, đi tìm việc làm và đi xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch. Theo I.I.Pirojnic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rảnh rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức-văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”. Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Canađa (1991) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ». 1.1.2.2. Du lịch là một ngành kinh tế Thuở ban đầu du lịch là sự tự thoả mãn nhu cầu của bản thân người đi du lịch. Người đi du lịch phải tự lo liệu tất cả các khâu trong chuyến đi du lịch của mình. Đến năm 1841 với sự kiện Thomas Cook tổ chức một chuyến du lịch tập thể bằng tầu hoả đã mở đầu cho sự ra đời hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, cho đến đầu thế kỷ XX, du lịch vẫn chủ yếu là hoạt động mang tính cá nhân, khách du lịch phải tự lo lấy việc đi lại, ăn nghỉ,… Sau chiến tranh thế giới 2, khi dòng khách du lịch tăng lên, việc đáp ứng nhu cầu ăn ở, giải trí,… đã trở thành một cơ hội kinh doanh. Trên cơ sở đó, ngành kinh tế du lịch đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Với căn cứ nêu trên, du lịch còn được hiểu là một hoạt động kinh tế hay một ngành kinh doanh. Theo nghĩa này, du lịch là toàn bộ các hoạt động phối hợp nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Đứng trên góc độ kinh tế có thể định nghĩa: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động: tổ chức, hướng dẫn du lịch; sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch. Như vậy, khái niệm du lịch thể hiện mối quan hệ tác động tổng hợp của các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch: Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động du lịch trong mối quan hệ tác động lẫn nhau; trong đó, khách du lịch là trung tâm của toàn bộ hoạt động du lịch. + Khách du lịch: du lịch thể hiện ở nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu (sự hài lòng). + Nhà kinh doanh du lịch: du lịch thể hiện ở cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua việc cung ứng các dịch vụ du lịch cho khách du lịch. + Chính quyền sở tại: du lịch tạo sự phát triển kinh tế địa phương (giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo nguồn thu…). + Dâ._.n cư địa phương: du lịch là cơ hội “làm ăn” của họ đồng thời khách du lịch lại coi họ là đối tượng du lịch (sự hiếu khách, đặc điểm văn hoá…). Có thể biểu diễn công thức về du lịch như sau: Du lịch = Đi lại + Lưu trú, nghỉ ngơi + Vui chơi, giải trí + Tham quan, tìm hiểu Từ những góc độ nêu trên, có thể định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hoá, dưỡng sức… và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống” (UNWTO, 1994). Kết luận: Du lịch là một hiện tượng phức tạp, du lịch liên quan đến hoạt động nghỉ ngơi của con người cũng như các hoạt động kinh tế phục vụ mục đích đó. Trong quá trình phát triển, nội dung của khái niệm du lịch không ngừng mở rộng. Khó có thể nói định nghĩa nào là chính xác nhất, đầy đủ nhất. Việc chúng ta chọn định nghĩa nào sẽ tuỳ theo quan điểm, góc độ tiếp cận và mục đích sử dụng. 1.1.2. Các loại hình du lịch Phân loại các loại hình du lịch giúp xác định được những đóng góp về kinh tế cũng như hạn chế của từng loại hình du lịch, trên cơ sở đó các tổ chức quản lý du lịch sẽ hoạch định những chính sách phù hợp để khuyến khích hoặc hạn chế đối với từng thể loại du lịch Du khách Nhà kinh doanh du lịch Dân cư sở tại Chính quyền sở tại tuỳ theo mục tiêu và chính sách phát triển chung của một vùng, một địa phương hay một quốc gia. Phân loại các loại hình du lịch làm cơ sở cho hoạt động marketing của các nơi đến và các tổ chức kinh doanh du lịch. Mỗi loại hình du lịch có những đặc trưng riêng của nhóm khách du lịch. Thông qua việc phân tích các loại hình du lịch, mỗi vùng, mỗi địa phương, quốc gia có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình để lựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp. 1.1.2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi - Du lịch thuần túy + Du lịch tham quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi mặt. + Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí đề phục hồi sức khỏe (thể chất và tinh thần) sau những thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Đời sống xã hội càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí của con người ngày càng tăng. + Du lịch thể thao không chuyên là loại hình nhằm đáp ứng lòng ham mê thể thao của mọi người. Khách du lịch có thể tự mình chọn chơi một môn thể thao nào đó để giải trí. + Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những mục đích mới lạ về thế giới xung quanh. Tùy thuộc vào mức độ và yêu cầu có thể chia thành hai loại là du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm. + Du lịch nghĩ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục sức khỏe của con người sau những ngày lao động vất vả. Địa điểm yêu thích đối với các du khách tham gia hoạt động nghỉ dưỡng thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp,… - Du lịch kết hợp + Du lịch tôn giáo là một hình thức du lịch tâm linh. Khách đến hành hương, chiêm ngưỡng, cúng bái trong sự tôn kính nghiêm trang, gìn giữ bản sắc tự nhiên cùng với tín ngưỡng của dân bản xứ. + Du lịch học tập, nghiên cứu là loại hình du lịch ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Một trong những hình thức biểu hiện của loại hình này là sinh viên của các ngành như địa lý, du lịch, lịch sử, văn hóa, môi trường,… được tổ chức đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế. + Du lịch thể thao kết hợp khác với du lịch thể thao thuần túy ở chỗ chuyến đi của các vận động viên có mục đích chính là tập luyện, tham dự các hoạt động thể thao. Vì vậy hoạt động thể thao của vận động viên, huấn luyện viên được coi như một nghề chuyên nghiệp, giống như nhiều nghề khác của xã hội. Ngoài thời gian tập luyện thi đấu, họ có thể tìm hiểu các giá trị tự nhiên, văn hóa xã hội ở nơi đến. Vì thế có thể xem chuyến đi của họ là chuyến du lịch thể thao kết hợp. + Du lịch công vụ bao gồm những người đi dự hội nghị, hội thảo, hoặc tham gia các cuộc họp, đàm phán, kinh doanh,… Bên cạnh mục đích chính của chuyến đi là đi thực hiện các công việc, họ có thể tranh thủ nghĩ dưỡng, tham quan, ngắm cảnh trong thời gian rãnh rỗi. Ở loại hình du lịch này, khách thường là những đối tượng có khả năng chi trả cao. + Du lịch chữa bệnh với mục đích chính của chuyến đi là để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho khách du lịch. Địa điểm đến thường là những khu an dưỡng, chữa bệnh, khu vực có nguồn nước khoáng, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp,… + Du lịch thăm thân nhân là loại hình du lịch kết hợp trong chuyến đi với mục đích thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè,… Loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng với các nước có nhiều Kiều bào sống xa Tổ quốc. 1.1.2.2. Phân loại theo tài nguyên du lịch - Du lịch văn hóa “là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. (Luật du lịch Việt Nam, 2005). Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội với sự tham gia của cộng đồng, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm. Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các di tích văn hóa – lịch sử, bảo tàng, lễ hội địa phương, liên hoan nghệ thuật, thể thao,… - Du lịch sinh thái “là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa đị phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” (Luật du lịch Việt Nam, 2005). Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách về tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Địa điểm tổ chức loại hình du lịch sinh thái thường là những khu vực có hệ sinh thái còn tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hóa bản địa đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn như các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng, bản văn hóa,… Loại hình này hiện đang thu hút được sự chú ý của hầu hết các du khách yêu chuộng thiên nhiên và văn hóa trên toàn thế giới. 1.1.2.3. Phân loại theo lãnh thổ hoạt động - Du lịch nội địa là tất cả các hoạt động phuc vụ cho nhu cầu của du khách ở trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi đất nước mình, chi phí bằng tiền nội tệ. - Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà điểm đi và điểm đến của du khách nằm ở các quốc gia khác nhau. Trong quá trình thực hiện loại hình này sẽ nảy sinh sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch quốc tế được chia thành: + Du lịch quốc tế chủ động (Inbound): là loại hình du lịch quốc tế, đón tiếp, phục vụ khách nước ngoài đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch tại đất nước của cơ quan cung ứng du lịch, còn gọi là du lịch chủ động nhận khách và thu ngoại tệ. + Du lịch quốc tế thụ động (Outbound): là loại hình du lịch phục vụ và tổ chức đưa khách từ trong nước đi nước ngoài và mất một khoản ngoại tệ. 1.1.2.4. Phân loại theo vị trí địa lý - Du lịch nghỉ biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho các hoạt động tắm biển, thể thao biển,… Loại hình này có tính mùa vụ rõ rệt nên thường được tổ chức vào mùa nóng với nhiệt độ nước biển và không khí trên 20oC. - Du lịch núi là loại hình du lịch gắn liền với các khu vực có địa hình cao, hoạt động du lịch ở đây thuận lợi để nghỉ mát vào mùa hè ở các nước nhiệt đới và nghỉ đông ở các nước xứ lạnh với nhiều hoạt động thể thao mùa đông,… - Du lịch đô thị mà điểm đến là các thành phố lớn, trung tâm hành chính nổi tiếng với những kiến trúc tầm cỡ quốc gia, quốc tế đặc biệt cả những khu thương mại lớn phục vụ chiêm ngưỡng và mua sắm,… - Du lịch đồng quê thường diễn ra ở những nơi có không khí trong lành yên tĩnh, thanh bình và thoáng mát. Vì vậy, khu vực này thường có sức hút đối với người dân đô thị, nhất là các đô thị lớn. 1.1.2.5. Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình - Du lịch ngắn ngày là loại hình du lịch thường kéo dài dưới một tuần, tập trung vào những ngày cuối tuần, loại hình này thích hợp với đối tượng du khách có ít thời gian. - Du lịch dài ngày là loại hình du lịch thường gắn với các kỳ nghỉ kéo dài từ vài tuần đến một năm ở các địa điểm cách xa nơi ở của khách, kể cả trong nước và ngoài nước. 1.1.2.6. Phân loại theo việc sử dụng phương tiện giao thông - Du lịch xe đạp là loại hình sử dụng phương tiện chính là xe đạp, phát triển ở các khu vực có địa hình bằng phẳng, con người thân thiện với môi trường. Du lịch xe đạp là loại hình phổ biến ở các phát triển, du khách có thể dễ dàng thâm nhập vào đời sống của cư dân bản địa,… - Du lịch ô tô là loại hình du lịch phổ biến và chiếm ưu thế so với các phương tiện khác, giá rẻ, dễ tiếp cận với các điểm du lịch. - Du lịch máy bay là loại hình vận chuyển tiên tiến nhất, trang bị tiện nghi đầy đủ, tốc độ cực lớn, đi xa mà tốn ít thời gian song giá cả cao, khả năng rủi do lớn. Tuy nhiên ngày nay số khách đi du lịch bằng máy bay vẫn tăng lên đáng kể. - Du lịch tàu hoả là loại hình du lịch phổ biến của nhiều du khách với giá thành rẻ, có thể tranh thủ ngắm cảnh bên đường, tiết kiệm thời gian vì có thể thực hiện hành trình vào ban đêm, tuy nhiên không chủ động và phải kết hợp với các phương tiện vận chuyển khác,… - Du lịch tàu thuỷ là loại hình du lịch xuất hiện từ khá lâu, ngày nay nhiều tàu du lịch với đầy đủ tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, bể bơi, sân thể thao… đảm bảo nhiều loại dịch vụ. Tuy nhiên hình thức du lịch này giá thành cao và không thích hợp cho những người có vấn đề về sức khỏe. 1.1.2.7. Phân loại theo hình thức tổ chức - Du lịch có tổ chức theo đoàn là loại hình du lịch có sự chuẩn bị chương trình từ trước, mỗi thành viên trong đoàn biết được kế hoạch đi du lịch của mình. - Du lịch cá nhân là hoạt động du lịch do cá nhân tự quyết định chuyến đi, kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống. Đây là loại hình ngày càng phát triển và dần chiếm ưu thế trong hoạt động du lịch. - Du lịch gia đình là loại hình du lịch do các gia đình tự tổ chức hoặc thông qua các công ty cung ứng dịch vụ trong thời gian sao cho phù hợp với công việc và thu nhập của mình. Kết luận: Hoạt động du lịch có tính phong phú và đa dạng về loại hình. Việc nghiên cứu các thể loại du lịch và xu hướng phát triển của nó giúp những người làm du lịch xác định được mục tiêu, nội dung và phương thức kinh doanh thích hợp, có hiệu quả nhất. Trong thực tế, nhìn chung các loại hình du lịch thường kết hợp với nhau, do đó phải có cách nhìn tổng hợp về loại hình du lịch. 1.1.3. Tài nguyên du lịch 1.1.4.1. Khái niệm Tài nguyên hiểu theo nghĩa chung nhất là tất cả các nguồn vật chất, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu trong đời sống và sản xuất của mình. Tài nguyên được phân thành tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên còn tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tài nguyên du lịch luôn được coi là tiền đề, là điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển của du lịch. Bản thân tài nguyên du lịch cũng có tính lịch sử và có xu hướng ngày càng mở rộng do nhu cầu phát triển du lịch. Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Như vậy, có thể hiểu rằng: Tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng khai thác và sử dụng để thoả mãn nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch chia làm 2 nhóm: - Tài nguyên tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên sinh vật. - Tài nguyên nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện khác. 1.2. Một số vấn đề về văn hóa và du lịch văn hoá 1.2.1. Khái niệm văn hóa Muốn nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển, trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó. Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng. Điều đó, theo tôi, có những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, trong số những người nghiên cứu văn hóa, hoặc, như người ta thường gọi, những nhà văn hóa, ngoài những định kiến và những hạn chế có tính chất lịch sử, rất nhiều người bị mắc những bệnh nghề nghiệp. Họ thường qui văn hóa vào những lĩnh vực hạn hẹp cụ thể, thường bói văn hóa, cũng như bói cuộc sống nói chung, theo kiểu thầy bói xem voi, bằng cách xem xét những bộ phận cá biệt của nó chứ chưa có một cách tiếp cận tổng thể. Thứ hai, văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa. Khi đề cập đến nó mỗi người có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của họ là điều dễ hiểu. Thứ ba, giống như tất cả các ngành khoa học xã hội khác, ngành văn hóa học có lịch sử phát sinh và phát triển lâu dài trong lịch sử loài người. Trong quá trình lịch sử đó nội dung của khái niệm văn hóa cũng thay đổi theo. Đã có rất nhiều các tổ chức, các quốc gia và các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá đưa ra các khái niệm về văn hoá và các vấn đề liên quan, và hiện tại chưa có một khái niệm nào về văn hoá được thống nhất tuyệt đối. Có thể đưa ra một số quan niệm, khái niệm và định nghĩa về văn hoá như sau: Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mexico (1982) để bắt đầu thập kỷ văn hoá UNESCO. Đã thống nhất đưa ra một khái niệm về văn hoá như sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” . Cựu Tổng Giám đốc UNESCO GS Federico Mayor khi ông đưa ra một định nghĩa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sông động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng địinh bản sắc riêng của mình”. GS Viện sĩ Trần Ngọc Thêm đưa ra khái niệm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Nhìn chung, mọi định nghĩa đều thống nhất văn hoá có các đặc điểm sau: Thứ nhất, văn hoá là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì không do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hoá. Từ đó, văn hoá là đặc trưng căn bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hoá xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn hoá cũng là kết quả của sự thích nghi ấy. Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó không phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá trị chân - thiện - mỹ. Thứ ba, văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần, chứ không chỉ riêng tinh thần mà thôi. Thứ tư, văn hoá không chỉ có nghĩa chỉ là văn học nghệ thuật như thông thường người ta hay nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hoá mà thôi. Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên có thể kết luận: Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.2.2. Cấu trúc của văn hóa Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, do vậy, con người cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Từ đó, văn hóa như một hệ thống thường được chia làm hai dạng: văn hóa vật chất (vật thể) và văn hóa tinh thần (phi vật thể). - Văn hóa vật chất bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại,... - Văn hóa tinh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương,... Sự phân chia này mới nhìn tưởng như khá rõ ràng và hiển nhiên, song nhìn kỹ sẽ thấy xuất hiện hàng loạt trường hợp phức tạp. Trong thực tế, văn hóa vật chất và tinh thần luôn gắn bó mật thiết với nhau và có thể chuyển hóa cho nhau: không phải ngẫu nhiên mà K.Marx nói rằng “Tư tưởng sẽ trở thành những lực lượng vật chất khi nó được quần chúng hiểu rõ”. Bởi vậy mà tuỳ theo những mục đích khác nhau, việc phân biệt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần sẽ phải dựa vào những tiêu chí khác nhau. 1.2.3. Du lịch văn hoá Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”. Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục,... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Du lịch văn hoá là một trong những lại hình du lịch bền vững, hấp dẫn du khách, có nhiều điều kiện, nguồn lực để phát triển, được quan tâm đầu tư phát triển ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam. Du lịch văn hoá là một sản phẩm du lịch sử dụng những giá trị văn hoá dậm đà bản sắc của địa phương, thông qua các vật dẫn hoặc phương thức biểu đạt, cung cấp cho du khách cơ hội để chiêm ngưỡng, thử nghiệm và cảm thụ văn hoá của các địa phương. Vật hấp dẫn bao gồm các công trình kiến trúc mỹ thuật, các di tích lịch sử, hoạt động tôn giáo, nghi thức xã hội đặc thù, đồ ăn, thức uống, biểu diễn âm nhạc kịch, vũ điệu địa phương, nghệ thuật sản xuất thủ công truyền thống và làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán. 1.3. Lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội 1.3.1. Khái niệm và phân loại lễ hội 1.3.1.1. Khái niệm Có thể nói từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ đưa ra những quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá về lễ hội, chứ chưa đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về lễ hội. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì “Lễ hội là một sự kiện xã hội có tính văn hóa và tâm linh được tổ chức mang tính cộng đồng”. Định nghĩa về lễ hội của M. Bakhtin như sau: “Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể trở thành lễ hội được nếu như chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu; đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả”. Định nghĩa bổ sung về lễ hội của Giáo sư người Nhật Kurahayashi cho định nghĩa về lễ hội của M. Bakhtin như sau: “Xét về tính chất xã hội của lễ hội, lễ hội là quảng trường tâm hồn; xét về tính chất văn nghệ, lễ hội là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nghệ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật giải trí, trò diễn và với ý nghĩa đó, lễ hội tồn tại và có liên hệ mật thiết với sự phát triển của văn hoá”. Rõ ràng, định nghĩa và bổ sung trên cho thấy rõ lễ hội bao gồm hai thành phần tế lễ và hội hè, vui chơi, giải trí mà không thể thiếu một phần nào được. Như vậy, có thể thấy rằng, lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và thời gian xác định. 1.3.1.2. Phân loại lễ hội Hiện tại ở nước ta lễ hội được chia thành hai loại là: lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. - Lễ hội truyền thống có số lượng nhiều nhất (khoảng trên 7.000 lễ hội trong tổng số gần 9.000 lễ hội), phạm vi phân bố rộng (cả nông thôn, đô thị, vùng núi các dân tộc), có lịch sử lâu đời nhất. Người ta có thể phân loại lễ hội truyền thống theo thời gian các mùa trong năm, trong đó quan trọng nhất là mùa xuân, mùa thu (xuân thu nhị kỳ); phân chia theo phạm vi lớn nhỏ: Lễ hội làng, lễ hội vùng, lễ hội quốc gia; phân loại theo tính chất của lễ hội: Lễ hội nghề nghiệp (nông, ngư, nghề buôn bán...), lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc, người có công với quê hương, đất nước, lễ hội gắn với các tôn giáo tín ngưỡng cụ thể như lễ hội của Phật giáo, Ki-tô giáo, tín ngưỡng dân gian,... - Lễ hội hiện đại gắn với các sự kiện lịch sử hiện đại, cách mạng, lễ hội sự kiện gắn với du lịch quảng bá du lịch, lễ hội nhân kỷ niệm những năm chẵn thành lập thành phố, tỉnh, huyện,... 1.3.2. Lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử; có giá trị đặc biệt trong sự cố kết cộng đồng ngày càng bền chặt hơn; đồng thời, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau hiểu được công lao của tổ tiên, tỏ lòng tri ân công đức của các vị anh hùng dân tộc, các bậc tiền bối đã có công dựng nước, giữ nước và đấu tranh giải phóng dân tộc. Việc tổ chức lễ hội truyền thống còn góp phần tích cực trong giao lưu với các nền văn hóa thế giới, tạo nền tảng vững chắc cho văn hoá Việt Nam có sức mạnh chống lại sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai. 1.3.2.1. Đặc điểm chung của lễ hội truyền thống  Tính thiêng Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do mang tính “thiêng” nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc bị tử thương, ngã xuống mảnh đất ấy, lập tức được mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người anh hùng bỗng dưng hiển thánh, bay về trời. Cũng có khi đó chỉ là một bờ sông, nơi có một xác người chết đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không trôi nữa; dân vớt lên, chôn cất, thờ phụng,... Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành nhằm ngày sinh, ngày mất của một người có công với làng với nước, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (có người chữa bệnh, có người dạy nghề, có người đào mương, có người trị thủy, có người đánh giặc,...). Song, những người đó bao giờ cũng được “thiêng hóa” và đã trở thành “Thần thánh” trong tâm trí của người dân. Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm: chữa bệnh, làm nghề, sản xuất, đánh giặc,... mà còn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống. Chính tính “thiêng” ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến.  Tính cộng đồng Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước.  Tính địa phương Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng,...  Tính cung đình Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của người Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu,... đều mô phỏng sinh hoạt cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, động tác đi lại,... Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện vọng của người dân.  Tính đương đại Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới, những cách bài trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới như rađio, cassete, video, tăng âm, micro,... đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới. Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện của nhân dân, được cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy tiện, vô lý,...  Lễ hội truyền thống mang 3 đặc trưng cơ bản sau: - Lễ hội truyền thống gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng mang tính thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời sống trần gian, trần tục. Có nhiều sinh hoạt, trình diễn trong lễ hội nhìn bề ngoài là trần tục, như các trò vui chơi giải trí, thi tài, các diễn xướng mang tính phồn thực, nên nó mang tính “tục”, nhưng lại là cái trần tục mang tính phong tục, nên nó vẫn thuộc về cái thiêng. - Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa mang tính phức hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm gần như tất cả các phương diện khác nhau của đời sống xã hội của con người: sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễn xướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu...), các cuộc thi tài, vui chơi giải trí, ẩm thực, mua bán,... Không có một sinh hoạt văn hóa truyền thống nào của nước ta lại có thể sánh được với lễ hội cổ truyền, trong đó chứa đựng đặc tính vừa đa dạng, vừa nguyên hợp này. - Chủ thể của lễ hội truyền thống là cộng đồng, đó là cộng đồng làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và lớn hơn cả là cộng đồng quốc gia dân tộc. Nói cách khác, không có lễ hội nào lại không thuộc về một dạng cộng đồng, của một cộng đồng nhất định. Cộng đồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động và hưởng thụ các giá trị văn hóa của lễ hội. Ba đặc trưng trên quy định tính chất, sắc thái văn hóa, cách thức tổ chức, thái độ và hành vi, tình cảm của những người tham gia lễ hội, phân biệt với các loại hình lễ hội khác, như lễ hội sự kiện, các loại festival,... 1.3.2.2. Thời gian mở hội Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội. 1.3.2.3. Đối tượng tham gia Sứt hút của các lễ hội đối với người dân rất lớn và có sự khác nhau tùy theo đối tượng tôn vinh, cảnh đẹp của di tích hay danh thắng mà có ít hay nhiều các đối tượng tham gia đến với lễ hội. Thông thường, người ta căn cứ vào các đối tượng được tôn thờ và số lượng người hành hương trẩy hội để phân biệt lễ hội lớn hay nhỏ, lễ hội mang tính chất quốc gia hay lễ hội của vùng miền, địa phương, làng xã. Lễ hội ở Việt Nam đã tồn tại và phát triển từ bao đời nay, người đi trẩy hội hoàn toàn tự nguyện với tấm lòng chân thành, đến với lễ hội là thể hiện sự tôn trọng, tưởng nhớ tới các vị thần thánh đã che chở, giúp đỡ, bảo vệ cho cuộc sống của nhân dân. 1.3.3. Vai trò của lễ hội truyền thống đối với du lịch  Khi đánh giá lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần chú ý những đặc điểm sau đây: - Thời gian của lễ hội: các lễ hội không phải diễn ra quanh năm, mà chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Có lễ h._.g xử đúng đắn đối với lễ hội. Có như vậy mới tạo ra cơ sở cho hoạt động du lịch lễ hội phù hợp với lễ hội về quy mô, sức tải và cách ứng xử đúng từ phía chủ thể và khách thể của lễ hội. Trên cơ sở các giá trị của các lễ hội định đưa vào khai thác để phát triển du lịch lễ hội và dựa vào kết quả điều tra nhu cầu của khách du lịch lễ hội phải xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch lễ hội theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm du lịch lễ hội là loại hình sản phẩm du lịch đặc biệt, chứa đựng hàm lượng các yếu tố văn hoá cộng đồng, dân tộc rất cao và đa dạng, nhất là những yếu tố tâm linh, thành kính, linh thiêng. Vì vậy phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa chuyên gia xây dựng sản phẩm du lịch với chuyên gia văn hóa, nhất là những người am hiểu về lễ hội trong quá trình thiết kế, xây dựng, xúc tiến quảng bá và thực hiện sản phẩm du lịch lễ hội. Tác giả xin đưa một một số giải pháp sau: - Xây dựng hệ thống thu thập thông tin phản hồi thường xuyên của khách du lịch lễ hội để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà các nhà tổ chức, quản lý lễ hội, các nhà làm du lịch chưa chú trọng và chưa thực hiện thường xuyên. - Xây dựng hình ảnh, thương hiệu đặc trưng của các lễ hội tiêu biểu phát triển du lịch của vùng một cách thống nhất, độc đáo, hấp dẫn, làm cơ sở cho công tác tiếp thị điểm đến. - Sử dụng mọi phương tiện, hình thức quảng bá về lễ hội du lịch ở ĐBSCL như truyền hình, triển lãm, ấn phẩm, quảng bá trên internet (các công cụ quảng bá, quảng cáo như trang chuyên về văn hóa, lữ hành, các banner quảng cáo, blog du lịch,…). Đặc biệt coi trọng thông tin truyền khẩu như hình thức quảng bá hiệu quả nhất. Đối với những lễ hội lớn mang tẩm quốc gia cần phải có các website với đầy đủ thông tin được cập nhật để du khách tra cứu và tham khảo trên mạng Internet. Hiện nay ở ĐBSCL, chỉ có lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực là có trang web giới thiệu về lễ hội, tuy nhiên hiệu quả tuyên truyền, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách vẫn chưa cao. - Các seri sách về lễ hội truyền thống cần phải được xuất bản và tái bản rộng rãi trong xã hội để người dân có nguồn tìm hiểu kỹ và sâu về ý nghĩa, nội dung, tính nhân văn, thông điệp,… của lễ hội hay phong tục tập quán gắn liền với lễ hội ấy cũng như kiến trúc, nghệ thuật của di tích. Đối với các hướng dẫn viên du lịch thì đây là cẩm nang hành nghề. Hiện tượng thường thấy khi hướng dẫn viên giới thiệu về di tích và lễ hội rất qua loa cũng chỉ vì thiếu thông tin. Ngoài sách ra, các ấn phẩm khác như băng, đĩa, sách bỏ túi, bưu ảnh cũng cần được sản xuất và phát hành rộng rãi trong các nhà sách, tiệm báo ngoài chức năng lưu niệm còn dùng để quảng cáo. - Lịch tổ chức lễ hội tuyền thống cần phải được quảng bá rộng rãi và quảng bá sớm vì ở ĐBSCL có rất nhiều lễ hội hay nhưng do Việt Nam sử dụng âm lịch nên thay đổi hàng năm. Có nhiều người muốn tham dự nhưng bỏ lỡ cơ hội vì tính sai ngày. Lịch tổ chức cần phải đi kèm nội dung chương trình, địa điểm làm lễ, khu vui chơi, khu có trò diễn dân gian,... cũng như những chỉ dẫn về nơi đậu xe, gửi xe, nơi nghỉ ngơi, ăn uống và lưu trú. - Ở những địa chỉ du lịch lễ hội truyền thống đạt chuẩn như lễ hội Bà chúa Xứ núi Sam, lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội Ok Om Bok,… các công ty du lịch cần đưa vào nội dung của Tour để du khách nước ngoài biết thêm một nét đẹp văn hóa của Việt Nam nói chung, của ĐBSCL nói riêng. 3.3.4. Hợp tác liên kết khu vực và quốc tế Cần tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL, giữa các công ty du lịch, các trung tâm du lịch cả nước, các nước Đông Nam Á với ĐBSCL nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch lễ hội của vùng nói riêng và sản phẩm du lịch của vùng nói chung. - Liên kết hợp tác xây dựng các sự kiện du lịch, nâng tầm lễ hội du lịch của địa phương: cần chọn lựa và nâng tầm các lễ hội truyền thống thành lễ hội có qui mô cấp vùng và cấp quốc gia. Thí dụ như lễ hội Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang), kỷ niệm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang), lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội đua bò (An Giang), đua ghe ngo (Sóc Trăng, Trà Vinh), lễ hội Gò tháp (Đồng Tháp), lễ hội nghinh Ông (Cà Mau, Trà Vinh),... thành những lễ hội du lịch có sự tham gia của tất cả các địa phương, với qui mô tầm cỡ cấp vùng, cấp khu vực. - Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cần đẩy mạnh chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa 4 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, gồm: Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ. Tăng cường, làm tốt việc kết nối các tour, tuyến du lịch, khai thác hiệu quả các loại hình du lịch ở các địa phương, như du lịch lễ ở An Giang; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, biển đảo và lễ hội của Kiên Giang, du lịch sông nước miệt vườn, sinh thái rừng ngập mặn ở thành phố Cần Thơ và Cà Mau. - Ngoài liên kết nội vùng, Hiệp hội du lịch ĐBSCL và Sở VH – TT & DL các địa phương trong vùng xúc tiến liên kết, quảng bá, đẩy mạnh thị trường du lịch truyền thống là TPHCM, Đông Nam Bộ mà còn phải mở rộng ra miền Trung, miền Bắc, nơi có những thị trường du lịch rất tiềm năng. - Đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết phát triển du lịch với nước láng giềng Campuchia với hai con đường chủ yếu là các cửa khẩu quốc tế ở hai tỉnh Kiên Giang và An Giang. Trong tương lai với Dự án liên vùng đó là Dự án đường cao tốc Cần Thơ - An Giang – Phnom Penh được khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng sẽ là một tiến đề quan trong trong phát triển du lịch của vùng nói chung, đặc biệt là tuyến điểm Cần Thơ – Châu Đốc – Phnom Penh sẽ ngày càng phát triển, thậm chí thúc đẩy tận thị trường Thái Lan. 3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội Nguồn nhân lực này bao gồm cả nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, quản trị kinh doanh và nhân lực kinh doanh phục vụ trực tiếp. Trong đó chú trọng đến nhân lực trực tiếp phục vụ khách du lịch lễ hội, nổi lên là các hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên du lịch lễ hội. Họ cần có kiến thức toàn diện, chú trọng đến sự hiểu biết về giữ gìn lễ hội, hiểu biết về môi trường tự nhiên và đặc trưng văn hoá của chủ nhà và của khách tham quan du lịch lễ hội. Yếu tố con người là quyết định đối với mọi lĩnh vực, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, chính vì vậy công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch cần được coi là khâu đột phá trong phát triển du lịch lễ hội đột phá ở ĐBSCL. ĐBSCL cần tập trung đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch, văn hóa (Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,…), hình thành mạng lưới đào tạo nhiều cấp độ để tăng nhanh qui mô đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch, đồng thời chú trọng dạy nghề ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về du lịch, văn hóa cho lao động gián tiếp và người dân trong vùng có tham gia du lịch lễ hội. Du lịch lễ hội ở ĐBSCL hầu như mới được quan tâm phát triển gần đây, nên đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức và kinh nghiệm để hướng dân loại hình du lịch này còn hạn chế. Trong khi đó du khách đến một lễ hội truyên thống đều muốn tiếp thu những điều mới lạ do hướng dẫn viên giới thiệu. Hơn nữa, bất cứ hoạt động của một cơ quan nào cũng cần có một độ ngũ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và ở đây tôi đang muốn nhắc đến các nhà quản lý văn hóa, các ban trị sự của di tích lễ hội. Bởi vị hiện nay trình độ của đội ngũ cán bộ ở Ban quản lý di tích lễ hội truyền thống ở ĐBSCL chưa cao và hầu hết chưa được đào tạo chuyên sau về du lịch. Để giải quyết vấn đè này, tôi xin đưa ra một số giải pháp: - Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại các Sở VH – TT & DL các địa phương. Bồi dưỡng nghiệp vụ các cán cộ đương nhiệm kết hợp có chính sách ưu đãi tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn cho công tác quản lý và hoạch định chính sách. - Cần mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên của các di tích gắn với lễ hội thông qua các buổi nói chuyện với chuyên gia du lịch. - Tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho cán bộ nhân viên trong ban quản lý di tích, lễ hội đến các điểm du lịch lễ hội truyền thống điển hình cả nước ta để họ có cơ hội, tiếp xúc, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm khai thác lễ hội phục vụ du lịch. - Nên nhận và đào tạo thêm một số cán bộ là người địa phương để có thể phục vụ thuyêt mình tại điểm. - Cần chú ý tuyển dụng và đào tạo đội ngũ lao động du lịch tại các điểm du lịch nói chung, các điểm du lịch gắn với lễ hội nói riêng những người địa phương nhằm tạo công ăn việc làm cho họ và đảm bảo công tác thuyết minh, hướng dẫn cho du khách được tốt hơn. - Có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thực hiện đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên về tác phong du lịch, kiến thức văn hóa, lịch sử,… - Hiệp hội du lịch ĐBSCL phối hợp với các địa phương, các cơ sở đào tạo tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng kinh doanh du lịch, văn hóa du lịch cho người dân tại các địa bàn du lịch lễ hội tiêu biểu. Bên cạnh đó, việc tổ chức hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch, văn hóa, lịch sử cũng hết sức cần thiết. 3.3.6. Phát triển du lịch lễ hội gắn với phát triển cộng đồng Đến với lễ hội, du khách được hòa vào trong không gian văn hóa đặc sắc, cô đọng, thẩm nhận các giá trị văn hóa của dân tộc. Đồng thời khách du lịch cũng sẽ làm thay đổi một phần diện mạo của lễ hội, tăng tính thu hút, hấp dẫn của lễ hội, góp phần làm xóa đi sự nhàm chán, đơn điệu của lễ hội tại địa phương. Từ đó sẽ đem đến cho địa phương nguồn lợi kinh tế, tạo việc làm cho người dân nơi đây thông qua dịch vụ như vận chuyển khách, trông giữ xe, bán hàng hóa - đồ lưu niệm, phục vụ lưu trú và ăn uống,... Nội dung trong lễ hội vừa quảng bá hình ảnh về văn hóa, về đời sống mọi mặt của địa phương, vừa có dịp để giao lưu, học hỏi các tinh hoa văn hóa đem đến từ phía du khách. Cho nên: - Các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan quản lý du lịch, quản lý văn hóa và chính quyền địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ để giáo dục du lịch toàn dân, trang bị cho cộng đồng dân cư ở nơi có lễ hội được khai thác phục vụ phát triển du lịch lễ hội năng lực giao tiếp, biết giữ gìn và phát huy lòng mến khách, thuần phong mỹ tục, tính tự tôn cộng đồng, tự tôn dân tộc để có cư xử đúng trong giao tiếp và trong hoạt động du lịch lễ hội. - Cần chú ý khôi phục và phát triển các ngành thủ công truyền thống của địa phương có lễ hội để góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao trách nhiệm của cư dân địa phương trong bảo vệ lễ hội và tham gia vào phát triển du lịch lễ hội. Có như thế mới mở rộng được không gian lễ hội và tạo thêm cơ hội để khai thác hợp lý các yếu tố cầu thành của không gian lễ hội, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó, làm tăng tính hấp dẫn du lịch. Chẳng hạn như ở Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam có thể kết hợp mua sắm đặc sản của “vương quốc mắm Châu Đốc”, lễ hội Ramadan thì mua sắm thổ cẩm ở làng dệt Châu Phong,… - Ngoài ra, cộng đồng địa phương cũng có thể tham gia vào lễ hội để phục vụ du khách và có thêm thu nhập bằng các hình thức: + Cung cấp dịch vụ ăn uống cho du khách với các món đặc sản của địa phương. + Sản xuất, bán hàng lưu niệm đặc trưng của địa phương mình. + Làm hướng dẫn viên dẫn khách tham quan. + Cung cấp dịch vụ lưu trú và vui chơi cho khách. + Sản xuất và cung cấp thực phẩm cho du khách. - Cần xây dựng mô hình du lịch cộng đồng người Khmer nhằm kết hợp khai thác văn hóa dân tộc với lễ hội dân gian hiệu quả hơn. Trong thời gian diễn ra lễ hội, ở phần trò chơi dân gian có thể cho du khách cùng tham gia nhằm tạo sự phấn khởi và để lại kỷ niệm về chuyến đi trong lòng du khách. Những vấn đề trên đây khi được đầu tư, hướng dẫn cụ thể sẽ góp phần tạo điều kiện tối đa cho các cộng đồng dân cư nơi có lễ hội tham gia vào hoạt động phát triển du lịch lễ hội tại địa phương và được hưởng lợi một cách công bằng từ sự phát triển du lịch lễ hội đem lại. Như vậy thì du lịch lễ hội mới thành công thực sự và cộng đồng sẽ là lực lượng phát triển du lịch lễ hội tự nguyện vì chính lợi ích của họ. Để người dân với tư cách là chủ thể của lễ hội, lại vừa là người bảo tồn, phát triển nó, chúng ta cần phải có phương hướng, giải pháp để hướng dẫn người dân. Xã hội hoá càng mạnh thì việc định hướng phải càng nghiêm ngặt, cụ thể để cho hoạt động lễ hội đúng hướng. Có như vậy mới ngăn chặn được tình trạng “dịch vụ hoá” việc tổ chức hoạt động lễ hội, hạn chế được các mặt trái của quy luật kinh tế thị trường. Và như thế họ mới thấy giá trị của mình và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động văn hóa du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa trong đó có lễ hội. Vấn đề rất quan trọng ở đây làm làm thế nào để vừa giải quyết được công ăn việc làm cho người dân địa phương mà không gây ra mâu thuẫn giữa người được tham gia với người chưa được tham gia vào họat động du lịch vì cùng một lúc không thể tạo điều kiện cho tất cả người dân tham gia vào hoạt động du lịch được. 3.3.7. Quản lý tốt vấn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự trong mùa lễ hội - Tổ chức giao thông vận tải thân thiện với môi trường trong khu vực lễ hội, cả giao thông động và giao thông tĩnh. - Tăng cường đội ngũ cán bộ để bảo vệ, tuần tra nhằm đảm bảo an toàn và an ninh cho du khách, đồng thời kiểm soát các hoạt động có khuynh hướng mê tín dị đoan trong dịp diễn ra lễ hội. Tiến hành phân luồng giao thông để tránh tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn có thể xảy ra vào những ngày chính lễ. Thanh tra, kiểm tra để tránh tình trạng tăng giá vào mùa lễ hội. - Sử dụng các biện pháp can thiệp trong tình huống cần thiết và khẩn cấp để bảo vệ lễ hội, đặc biệt là việc điều tiết lượng du khách không để vượt quá khả năng của sức chứa của lễ hội, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở tham gia kinh doanh du lịch lễ hội. Đây là vấn đề rất quan trọng, cần có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ các cấp, các ngành có liên quan kết hợp với Ban tổ chức lễ hội cũng như người dân. - Giáo dục người dân ý thức trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời trang bị các dụng cụ chứa đựng rác và nhắc nhở du khách giữ gìn vệ sinh môi trường nơi diễn ra lễ hội. Khi vào mùa lễ hội, khách du lịch tấp nập, đông đúc dễ dẫn đến tình trạng các thực phẩm ở các hàng quán xung quanh lễ hội kém chất lượng, không an toàn. Hàng năm các địa phương nên tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị, cá nhân kinh doanh mặt hàng ăn uống. Và vấn đề này nên được đưa vào quy chế bắt buộc trong hoạt động du lịch dịch vụ đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh nào để xảy ra ngộ độc thực phẩm thì không chỉ bị cơ quan chức năng xử phạt, hoặc rút giấy phép kinh doanh. Có như thế, các khách sạn, nhà hàng,… sẽ lựa chọn những đơn vị, cá nhân có uy tín cung cấp thực phẩm cho mình. Đồng thời xây dựng bếp ăn đúng quy chuẩn và chọn lựa đội ngũ cán bộ nhân viên chế biến thức ăn đảm bảo sức khỏe và có tay nghề cao. 3.3.8. Xây dựng và đưa vào khai thác hiệu các tuyến du lịch lễ hội mới Hiện nay, chương trình tour du lịch của các công ty du lịch ở ĐBSCL cũng khá đa dạng, phần nào cũng đã đáp ứng được nhu cầu của khách. Tuy nhiên, hầu hết chỉ tập trung khai thác các tuyến truyền thống, còn những lễ hội cũng hết sức hấp dẫn và có tiềm năng khai thác vẫn chưa được các nhà điều hành du lịch đua vào chương trình tour của mình. Việc mở thêm tuyến mới nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, có nhiều lựa chọn cho du khách đồng thời giảm sức ép lên các tuyến điểm truyền thống. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế, tác giả xin thiết kế một vài tuyến du lịch lễ hội kết hợp với các loại hình du lịch khác. Tuyến 1: Long An – Đồng Tháp (khai thác lễ hội Gò Tháp và du lịch vùng Đồng Tháp Mười cho chuyến này) Các điểm tham quan của tuyến: Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, khu di tích Núi Đất, vườn cò Tháp Mười, Vườn quốc gia Tràm Chim, tham dự lễ hội Gò Tháp (tháng 3 hoặc tháng 11 Âm lịch), Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Xẻo Quýt,… Với tuyến này, hiện nay hầu như rất ít thấy các công ty du lịch đưa vào khai thác và giới thiệu trong chương trình tour, chủ yếu là các tour du lịch bụi mang tính tự phát. Và từ tuyến này chúng ta có thể nối tuor đến An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long,… để tham quan các điểm du lịch nổi tiếng đều rất thuận lợi. Tuyến 2: Vĩnh Long – Trà Vinh – Bến Tre (Khai thác lễ hội cúng biển Mỹ Long hoặc lễ hội của đồng bào Khmer ở Trà Vinh) Các điểm tham quan của tuyến: Du lịch miệt vườn trên các cù lao, tham quan Văn Thánh Miếu, hệ thống các chùa ở Trà Vinh như chùa Âng, chùa Nôdol, chùa Hang, ao Bà Om, biển Ba Động hoặc tham dự lễ hội cúng biển Mỹ Long (nếu khách đi đúng vào thời điểm diễn ra lễ hội tháng 5 Âm lịch); đến Bến Tre có thể tham quan hệ thống các cù lao, sân chim Vàm Hồ, Khu lăng mộ hai vị Nguyễn Đình Chiểu và Phan Thanh Giản. Tuyến 3 (quốc tế): Châu Đốc – Tịnh Biên – Phnom Penh - Siem Reap (khai thác tuyến này cho lễ hội vía Bà Chúa Xứ hoặc đua bò Bảy Núi đều được và có thể nối tour với các điểm du lịch khác tùy theo nhu cầu của khách). Ngoài việc tham quan các điểm du lịch ở Châu Đốc và Tịnh Biên thì điểm du lịch tại Campuchia khách sẽ đến là: tham quan thị xã Kong Pong Thom, cầu Kong Pong Kdey, Cổng Thành Phía Nam đền Angkor Thom: đền Bayon (ngôi đền có nhiều khối đá khổng lồ); đền Ta Prohm - nơi hãng phim Hollywood (Mỹ) dựng cảnh phim “Bí mật ngôi mộ cổ”, tham quan Hoàng Cung, chùa Bà Pênh (Wat Phnom). Ngoài ra, cũng nên đưa vào khai thác tuyến tổng hợp: - Long An – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Hậu Giang – Cần Thơ – Vĩnh Long – Tiền Giang. - Long An – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Vĩnh Long – Đồng Tháp – Cần Thơ - Kiên Giang – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Hậu Giang Với hai tuyến này, dựa vào thời điểm khách đi rơi vào mùa lễ hội ở địa phương nào thì sẽ tham dự lễ hội ở địa phương đó, đây là tuyến có thể khai thác tổng hợp các loại hình du lịch ở ĐBSCL trong đó có du lịch lễ hội truyền thống. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ    1. Kết luận Trong thời đại toàn cầu hóa, du lịch có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế quốc gia. Du lịch văn hóa là xu hướng của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu lễ hội truyền thống ở ĐBSCL phục vụ phát triển du lịch, có thể rút ra một số kết luận sau: Du lịch văn hóa, trong đó có du lịch lễ hội truyền thống ở Việt nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng ngày càng được sự quan tâm của nhiều người bởi vì nó là loại hình du lịch dựa vào giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam và văn hóa bản địa, có trách nhiệm cao đối với vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và phát triển cộng đồng. Dựa trên cơ sở tiềm năng lễ hội truyền thống vốn có của vùng, kếp hợp với xu thế, nhu cầu của thực tiễn, các địa phương ở ĐBSCL hiện đã đẩy mạnh khai thác lọai hình du lịch này. ĐBSCL là nơi sinh sống của cộng đồng 4 dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Đó là vùng đất có nền văn hóa đa dạng với nhiều lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo. Trong những năm qua, lễ hội truyền thống ở ĐBSCL bước đầu đã được các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các địa phương, các công ty lữ hành và đặc biệt là của khách du lịch xem là một sản phẩm du lịch hấp dẫn. Qua đó, vừa tạo điều kiện để các địa phương có thể có thêm kinh phí bảo tồn và phát huy các lễ hội, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập của người địa phương và đồng thời quảng bá, giới thiệu đặc điểm văn hóa nói chung, lễ hội truyền thống của vùng nói riêng một cách rộng rãi hơn. Vấn đề khai thác du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCLTuy nhiên, thực trạng khai thác du lịch lễ hội truyền thống của vùng cũng còn rất nhiều vấn đề tồn đọng, chưa mạng lại hiệu quả so với tiềm năng vốn có. Bởi vì du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL vẫn chưa thực sự thu hút và quan tâm của các công ty du lịch và các nhà quản lý văn hóa, du lịch mặc dù trên thực tế, du lịch lễ hội của vùng đầy tìm năng và hấp dẫn. Trên cơ sở phân tích tiềm năng, hiện trạng, những điểm mạnh, những vẫn đề còn tồn đọng trong khai thác phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL, các định hướng phát triển du lịch lễ hội của vùng bao gồm: - Xây dựng các sản phẩm du lịch lễ hội để phù hợp với thị trường khách du lịch và tiềm năng lễ hội của vùng. - Về tổ chức không gian du lịch, xác định cụm và các tuyến du lịch trọng tâm trong khai thác sản phẩm du lịch lễ hội. - Đưa ra các định hướng về phát triển nguồn nhân lực và đầu tư phục vụ cho phát triển du lịch. Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch lễ hội của vùng như: đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp đầu tư và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho phát triên du lịch, giải pháp về gắn phát triển du lịch lễ hội với cộng đồng địa phương, xây dựng và đưa vào khai thác một số tuyến du lịch mới để giảm tải sức ép lên các tuyến truyền thống, giải pháp hợp tác liên kết khu vực và quốc tế, xúc tiến tiếp thị quảng bá mở rộng thị trường, các pháp quản lý vấn đề vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường. 2. Kiến nghị  Đối với UBNDcác tỉnh - Nên quan tâm đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phát triển du lịch, đặc biệt là mạng lưới giao thông phục vụ phát triển du lịch. - Đổi mới về cơ chế, cần có chủ trương, chính sách ưu đãi để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh nhà. - Cần có cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, nhanh gọn; việc thanh, kiểm tra nên tế nhị và hết sức tinh tế, giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch được kinh doanh dễ dàng thuận tiện; đem lại sự tin tưởng, hài lòng của du khách.  Đối với Sở VH – TT & DL các tỉnh - Cần tiến hành rà soát, kiểm kê và qui hoạch cụ thể những lễ hội truyền của địa phương có khả năng khai thác du lịch để có kế hoạch đầu tư, nâng cấp bảo tồn và phát triển nhằm phục vụ nhân dân và thu hút du khách. - Cần gắn kết chặt chẽ với các ngành chức năng trong tỉnh trong tổ chức các hoạt động văn hóa lễ hội đặc sắc mang tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn. - Cần tư vấn hoặc hỗ trợ các điểm lễ hội truyền thống mà Ban quản lý nơi đó vì thiếu trình độ hay thiếu vốn đầu tư mà để cho di tích nhếch nhác, nhuốm màu mê tín hay mang tính buôn thần bán thánh. Với sự giúp đỡ của ngành du lịch, các lễ hội ấy sẽ khởi sắc hơn để góp phần vào ngành công nghiệp không khói của địa phương. - Cần biên soạn và tổng hợp các tư liệu chính xác về các lễ hội truyền thống của tỉnh mình bằng cách thu thập những tài liệu đã có, tu chỉnh lại nếu cần, biên soạn thêm những nơi chưa có tư liệu để tập hợp lại thành một cuốn sách nói về các lễ hội truyền thống của vùng. Thiết nghĩ công việc này mặc dù tốn nhiều công sức, thời gian và kinh phí, nhưng là việc làm cần thiết, xem như một phần của kinh phí đầu tư cho ngành du lịch. - Xây dựng băng đĩa ghi lại nội dung về hoạt động lễ hội nhằm quảng bá và giới thiệu đến du khách; trên các hàng lưu niệm khuyến khích doanh nghiệp, tiểu thương khắc tên địa điểm diễn ra lễ hội và lấy biểu tượng, hình ảnh liên quan đến lễ hội làm dấu tích. - Cần mở những lớp chuyên đào tạo hướng dẫn viên du lịch lễ hội hoặc văn hóa, hoặc mở rộng mạng lưới cộng tác viên làm việc bán thời gian cho ngành du lịch hoặc có thể tìm cộng tác viên tại chỗ, như thế sẽ đỡ thời gian, kinh phí và công sức đào tạo. - Cần đẩy mạnh các hoạt động liên kết khai thác tiềm năng du lịch văn hóa lễ hội với các tỉnh bạn trong khu vực  Đối với các đoàn thể, ban ngành chức năng của các tỉnh - Có sự kết hợp giữa chính quyền, ngành du lịch và đoàn thể, cá nhân đang quản lý các lễ hội truyền thống. - Phổi hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh nhà trong việc xây dựng các chính sách hợp lý, các kế hoạch bài bản để huy động vốn đầu tư cho du lịch cũng như quản lý hiệu quả hoạt động du lịch trên địa bàn của mình.  Đối với Ban quản lý, Ban tổ chức các lễ hội truyền thống - Phải có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội truyền thống, tránh tình trạng mai một làm biến đổi nguyên bản gốc của lễ hội. - Kết hợp với lực an ninh quản lý, bảo vệ vấn đề trật tự, bài trù mê tín dị đoan, tệ nạn ăn xin, móc túi,… xử lý những tình trạng mua bán, lấn chiếm trái phép không gian diễn ra lễ hội. - Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sách hướng dẫn, tờ rơi, tờ bướm,… để du khách có thể tham gia lễ hội được dễ dàng, tiện lợi. - Xây dựng những chương trình lễ hội kết hợp tổ chức các trò chơi dân gian, văn nghệ truyền thống,… để phục vụ người dân và thu hút khách du lịch. - Trang bị các dụng cụ chứa đựng rác và nhắc nhở du khách giữ gìn vệ sinh môi trường nơi diễn ra lễ hội. Như vậy, để du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL phát triển, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền địa phương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, Ban quản lý – Ban tổ chức các lễ hội và các công ty du lịch lữ hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO    1. Bùi Công Ba (2010), Lễ hội ở Kiên Giang thực trạng tiềm năng và một số giải pháp quản lý cần trao đổi, Tham luận Hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, Hà Nội. 2. Ban Quản Trị Lăng miếu núi Sam (2004), Lịch sử miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Hội Văn nghệ Châu Đốc, An Giang. 3. Đào Ngọc Cảnh (2008), Giáo trình Tổng quan du lịch, Trường đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 4. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, TP.HCM. 5. Ngô Thị Kim Doan (2003), Những lễ hội Việt Nam tiêu biểu, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 6. Nguyễn Xuân Hồng (2010), Bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống của người Việt ở ĐBSCL trong xã hội đương đại, Tham luận Hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Hiệu (2009), Khai thác lợi thế văn hóa trong hoạt động du lịch, Tạp chí Đại học Sài Gòn (11). 8. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Lưu (2010), Khai thác lễ hội một cách hợp lý để đẩy mạnh phát triển du lịch, Tham luận Hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, Hà Nội. 10. Lê Hồng Lý (2008), Khai thác các giá trị văn hóa và lễ hội truyền thống ở các tỉnh ĐBSCL phục vụ phát triển du lịch, Tạp chí Văn hóa dân gian. 11. Hoàng Nam (2005), Một số giải pháp quản lý lễ hội dân gian, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 12. Thích Minh Nhẫn (2010), Du lịch tâm linh ĐBSCL, Tham luận Hội thảo Hoằng pháp toàn Quốc, Kiên Giang. 13. Thạch Phương (1993), “Mấy đặc điểm của sinh hoạt lễ hội cổ truyền của người Việt ở Nam Bộ”, Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, tr.117-127. 14. Lâm Tâm (1994), Một số tập tục người Chăm An Giang, Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh An Giang, An Giang. 15. Nguyễn Phương Thảo (2008), Văn hóa dân gian Nam Bộ những phát thảo, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 16. Tổng cục du lịch - Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2010), Đề án Phát triển du lịch ĐBSCL đến 2020, Hà Nội. 17. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Diệp (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Đinh Thị Minh Tuyết (2010), Bảo tồn lễ hội truyền thống – nhìn từ góc độ quản lý, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (7). 20. Lê Thị Vân (2006), Giáo trình Văn hóa du lịch, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 21. Viện Văn hóa – Bộ phận thường trú tại TP.HCM và Nhà xuất bản tổng hợp tỉnh Hậu Giang (1988), Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb Tổng hợp Hậu Giang, Hậu Giang (cũ). 22. Viện Văn hóa (Chủ biên), Trường Lưu (1993), Văn hóa người Khmer vùng ĐBSCL, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 23. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên), Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Các wedsite: 25. www.angiang.gov.vn 26.www.baclieu.gov.vn 27. www.bvhttdl.gov.vn 28. www.cantho.gov.vn 28. www.camau.gov.vn 30. www.chinrong.com 31. www.cinet.gov.vn 32. www.dongthap.gov.vn 33. www.giacngo.vn 34. www.hoidisan.vn 35. www.itdr.org.vn 36. www.kiengiang.gov.vn 37. www.kiengiangvn.vn 38. www.longan.gov.vn 39. www.mdta.vn 40. www.soctrang.gov.vn 41. www.tanchauxulua.com 42. www.tapchicongsan.org.vn 43. www.tiengiang.gov.vn 44. www.travinh.gov.vn 45. www.vanhoahoc.edu.vn 46. www.vicas.org.vn 47. www.vietgle.vn 48. www.vietnamtourism.gov.vn 49. www.vinhlong.gov.vn PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐBSCL Hình 1: Hội đua ghe Ngo Nguồn: otosaigon.com Hình 2: Hội đua bò Bảy núi Nguồn: vnexpress.net Hình 3: Lễ hội Quán Âm Nam Hải Nguồn: vietbalo.vn Hình 4: Lễ hội nghinh Ông Gành Hào Nguồn: diendanbaclieu.net Hình 5: Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Nguồn: dantri.com.vn Hình 6: Lễ hội Bà Chúa Xứ Gò Tháp Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam Hình 7: Lễ hội cúng biển Mỹ Long Nguồn: vinabooking.vn Hình 8: Lễ hội Chol Chnam Thmay Nguồn: soctrang.gov.vn Hình 9: Lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực Nguồn: tuoitre.vn Hình 10: Lễ hội Ramadan Nguồn: vnexpress.net Biên tập: Dương Thanh Xuân Bản đồ được thành lập dựa trên bản đồ Hành chính Đồng bằng sông Cửu Long tỉ lệ 1/1.000.000 Biên tập: Dương Thanh Xuân Bản đồ được thành lập dựa trên bản đồ Hành chính Đồng bằng sông Cửu Long tỉ lệ 1/1.000.000 Biên tập: Dương Thanh Xuân Bản đồ được thành lập dựa trên bản đồ Hành chính Đồng bằng sông Cửu Long tỉ lệ 1/1.000.000 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5886.pdf
Tài liệu liên quan