Nghiên cứu khả năng tách loại, thu hồi Cu(ii), Ni(ii) của các vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm và cuống lá chuối

Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 61 - 68 61 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁCH LOẠI, THU HỒI Cu(II), Ni(II) CỦA CÁC VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ RƠM VÀ CUỐNG LÁ CHUỐI Lê Hữu Thiềng*, Phạm Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Vân Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này thông báo các kết quả nghiên cứu khả năng tách loại, thu hồi Cu(II), Ni(II) trong dung dịch nước của vật liệu hấp phụ (VLHP) chế tạo từ rơm (VLHP1) và cuống lá chuối (VLHP2). Các thí nghiệ

pdf8 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu khả năng tách loại, thu hồi Cu(ii), Ni(ii) của các vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm và cuống lá chuối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m được tiến hành theo các thông số sau: khối lượng VLHP: 1,218g đối với VLHP1 và 1,428g đối với VLHP2; pH = 5,0 đối với Cu(II) và pH = 6,0 đối với Ni(II). Các kết quả thí nghiệm cho thấy cả 2 VLHP đều có khả năng tách loại Cu(II), Ni(II) khá tốt. Dùng HNO3 làm chất rửa giải để thu hồi các ion kim loại. Nghiên cứu khả năng tái sử dụng VLHP sau khi hấp phụ các ion Cu(II), Ni(II) cho thấy VLHP tái sinh còn khả năng hấp phụ Cu(II), Ni(II). Từ khóa : hấp phụ, rơm, cuống lá chuối, kim loại nặng, đồng, niken. MỞ ĐẦU* Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước đang là vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Các ion kim loại nặng như: Cu(II), Ni(II), Cd(II), thường được tìm thấy trong nước thải công nghiệp, nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường thì hậu quả là nguồn nước sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe của con người. Một số phương pháp đã được đề xuất và áp dụng để loại bỏ ion kim loại ra khỏi nguồn nước bị ô nhiễm như trao đổi ion, lọc, đông tụ Tuy nhiên, phương pháp sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp hay các vật liệu có nguồn gốc thực vật để tách loại các ion kim loại nặng ra khỏi nguồn nước bị ô nhiễm có ưu điểm hơn cả bởi: chi phí thấp, dễ kiếm, quá trình xử lý đơn giản và đặc biệt là thân thiện với môi trường [1, 2, 3, 4, 5, 6]. Việt Nam là nước nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống bằng nghề trồng lúa và rau quả nên rơm và cuống lá chuối rất sẵn có. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng tách loại, thu hồi Cu(II), Ni(II) của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm và cuống lá chuối. THỰC NGHIỆM Hóa chất và thiết bị * Hóa chất:, CuSO4.5H2O, NaOH, HNO3, NiSO4.6H2O, C6H8O7.H2O, nước cất hai lần. * Tel: 0982 859002 Các hóa chất dùng cho các thí nghiệm đều là loại tinh khiết PA. * Thiết bị: - Máy nghiền, máy lắc, tủ sấy, máy đo pH. - Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Thermo (Anh). - Nồng độ của các ion Cu(II), Ni(II) trong dung dịch trước và sau khi hấp phụ được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F- AAS). Các điều kiện đo phổ F-AAS của Cu và Ni được chỉ ra ở bảng 1. Bảng 1. Các điều kiện đo phổ F-AAS của Cu và Ni Nguyên tố Cu Ni Bước sóng 324,8 nm 232 nm Khe đo 0,5 nm 0,5 nm Cường độ đèn HCL 75% Imax 75% Imax Chiều cao đèn 7 mm 7 mm Tốc độ dòng khí 1,1 ml/phút 1,1 ml/phút Khoảng tuyến tính 0,05 ÷ 2,5 mg/l 0,1 ÷ 8,0 mg/l Chế tạo vật liệu hấp phụ Chế tạo vật liệu hấp phụ từ rơm (VLHP1) Rơm được rửa sạch bằng nước máy, phơi khô, sau đó được rửa lại bằng nước cất và sấy khô ở 60oC. Rơm khô được nghiền nhỏ bằng máy nghiền và rây thu được nguyên liệu. Lấy 10g nguyên liệu cho vào cốc thủy tinh chứa 50ml HNO3 1,0M; khuấy trong 1 giờ, lọc và Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 61 - 68 62 rửa sạch bã rắn bằng nước cất đến khi hết axit dư. Cho bã rắn vào cốc thủy tinh chứa 100ml dung dịch NaOH 0,75M, khuấy trong 1 giờ, tiếp theo lọc và rửa sạch với nước cất để loại bỏ kiềm dư. Cuối cùng, sấy khô bã rắn thu được VLHP1 [3]. Chế tạo vật liệu hấp phụ từ cuống lá chuối (VLHP2) Nguyên liệu cuống lá chuối được chuẩn bị tương tự như nguyên liệu rơm. Lấy 40g nguyên liệu cho vào cốc chứa 1 lít dung dịch axit xitric 0,1M, ngâm trong 48 giờ rồi lọc lấy bã rắn đem sấy ở 600C trong 5 giờ, tiếp theo sấy ở 1050C trong 8 giờ sau đó lọc rửa bằng nước cất cho hết axit dư. Cuối cùng, bã rắn này được sấy khô ở 600C thu được VLHP2 [5]. Phương pháp thực nghiệm và các thí nghiệm nghiên cứu Phương pháp thực nghiệm Trong mỗi thí nghiệm hấp phụ, chúng tôi sử dụng: Cột hấp phụ là cột thủy tinh có chiều cao 25cm và đường kính trong 1cm. Quá trình chuẩn bị cột hấp phụ được tiến hành như sau: Ngâm VLHP trong nước cất để loại bỏ hết bọt khí sau đó tiến hành nạp cột. Cột được nạp sao cho trong cột hoàn toàn không có bọt khí. Thể tích VLHP trong cột là 10ml. Điều chỉnh tốc độ dòng chảy qua các dung dịch nhờ một van ở đầu ra của cột. Cho chảy qua cột dung dịch chứa ion cần nghiên cứu có nồng độ ban đầu Co. Dung dịch sau khi chảy qua cột được lấy liên tục theo từng Bed-Volume (BV) để tiến hành xác định hàm lượng ion. Định nghĩa Bed-Volume (hay đơn vị thể tích cơ sở): là thể tích của dung dịch chảy qua cột đúng bằng thể tích chất hấp phụ nhồi trong cột đó. - Các thí nghiệm tiến hành ở nhiệt độ phòng (25 ±10C). Các thí nghiệm nghiên cứu - Khảo sát ảnh hưởng của tốc độ dòng - Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất giải hấp (dung dịch axit HNO3) đến sự giải hấp Cu(II), Ni(II). - Nghiên cứu khả năng tái sử dụng vật liệu hấp phụ. Hiệu suất hấp phụ của các VLHP được tính theo công thức: H = %100.1 1 ∑ = − n i o to C CC n Trong đó: C0: nồng độ đầu của ion kim loại (mg/l) Ct: nồng độ của ion kim loại sau khi ra khỏi cột hấp phụ tại thời điểm t (mg/l) H: hiệu suất của quá trình hấp phụ (%) n: số Bed – Volume trong mỗi lần thí nghiệm KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khảo sát ảnh hưởng của tốc độ dòng Điều chỉnh tốc độ dòng trên cột với các giá trị: 2,0 ml/phút; 2,5 ml/phút; 3,0 ml/phút (thí nghiệm riêng rẽ đối với mỗi tốc độ). Kết quả được chỉ ra ở các bảng 2; 3 và các hình 1-4. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 2 4 6 8 10 12 14 16 N ồn g độ th o át (m g/ l) Bed - Volume v=2ml/ph út v=2.5ml/p hút Hình 1. Đường cong thoát của Cu(II) ứng với các tốc độ dòng khác nhau của VLHP1 Cu 0 10 20 30 40 50 60 70 0 2 4 6 8 10 12 Bed - volume N ồ n g đ ộ th o át (m g/ l) v=2ml/phút v=2.5ml/phút v=3ml/phút Hình 2. Đường cong thoát của Cu(II) ứng với các tốc độ dòng khác nhau của VLHP2 Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 61 - 68 63 Bảng 2. Nồng độ Cu(II) khi ra khỏi cột hấp phụ ứng với các tốc độ dòng BV VLHP1 Co = 107,82 (mg/l) VLHP2 Co= 110,35 (mg/l) Tốc độ dòng (ml/phút) v=2,0 v=2,5 v=3,0 v=2,0 v=2,5 v=3,0 Nồng độ thoát (mg/l) 1 Nd Nd Nd Nd Nd Nd 2 Nd Nd Nd Nd Nd 2,35 3 Nd 0,41 0,73 0,18 1,47 3,75 4 0,49 0,84 1,40 2,35 3,47 18,40 5 0,56 0,97 1,67 5,17 12,29 23,24 6 0,69 1,12 2,31 9,20 20,46 28,54 7 1,56 12,67 17,50 20,43 34,27 39,01 8 7,45 24,15 33,68 30,78 47,76 54,11 9 17,09 40,09 45,35 31,68 48,68 57,03 10 24,12 45,58 59,30 32,04 50,71 58,23 11 36,24 50,30 63,55 - - - 12 40,31 54,07 69,64 - - - 13 44,76 58,55 71,27 - - - 14 47,38 61,17 73,18 - - - 15 47,76 61,45 73,26 - - - H% 83,40 74,56 68,29 88,06 80,15 74,21 (Nồng độ thoát: Nồng độ ion sau khi ra khỏi cột hấp phụ) (Nd: Nằm dưới giới hạn phát hiện của máy) (“-“: Không thực hiện thí nghiệm) Bảng 3. Nồng độ Ni(II) khi ra khỏi cột hấp phụ ứng với các tốc độ dòng BV VLHP1 Co= 101,08 (mg/l) VLHP2 Co= 111,52 (mg/l) Tốc độ dòng (ml/phút) v=2,0 v=2,5 v=3,0 v=2,0 v=2,5 v=3,0 Nồng độ thoát (mg/l) 1 Nd Nd Nd Nd Nd Nd 2 Nd Nd Nd Nd 1,74 3,28 3 Nd Nd Nd 2,14 6,23 10,38 4 Nd Nd Nd 6,65 15,39 20,64 5 Nd Nd 2,65 18,38 2204 27,55 6 Nd 1,26 3,61 25,30 30,21 37,49 7 3,58 5,18 9,40 34,27 43,19 50,33 8 9,28 12,29 24,47 37,13 45,14 52,27 9 14,76 20,78 38,89 37,64 46,95 53,04 10 26,92 36,45 56,65 39,04 47,21 54,62 11 35,54 45,30 62,82 - - - 12 42,30 60,78 71,39 - - - 13 51,92 64,46 73,55 - - - 14 55,24 66,63 74,82 - - - 15 56,07 66,72 74,67 - - - H% 80,64 75,12 67,70 82,02 76,86 72,24 Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 61 - 68 64 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 2 4 6 8 10 12 14 16 N ồn g độ th o át (m g/ l) Bed - Volume v=2ml/phú t v=2.5ml/p hút Hình 3. Đường cong thoát của Ni(II) ứng với các tốc độ dòng khác nhau của VLHP1 Ni 0 10 20 30 40 50 60 70 0 2 4 6 8 10 12 Bed - volume N ồ n g đ ộ th o át (m g/ l) v=2ml/phút v=2,5ml/phút v=3ml/phút Hình 4. Đường cong thoát của Ni(II) ứng với các tốc độ dòng khác nhau của VLHP2 Các kết quả ở các bảng 2; bảng 3 và các hình 1- 4 cho thấy: trong khoảng tốc độ dòng khảo sát, khi tốc độ dòng càng chậm thì hiệu suất hấp phụ Cu(II), Ni(II) càng cao. Điều đó có thể giải thích như sau: tốc độ dòng càng chậm thì thời gian tiếp xúc giữa các ion và VLHP tăng, do đó lượng ion bị giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ tăng. Vì vậy, chúng tôi chọn tốc độ dòng 2,0 ml/phút cho các thí nghiệm tiếp theo. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit HNO3 giải hấp Tiến hành giải hấp các ion Cu(II), Ni(II) ở tốc độ dòng 2,0 ml/phút bằng dung dịch HNO3 có các nồng độ là: 0,5M; 1,0M; 1,5M (thí nghiệm riêng rẽ trên mỗi cột đã hấp phụ đối với từng nồng độ axit). Kết quả được chỉ ra ở bảng 4; 5 và các hình 5-8. Hiệu suất giải hấp được tính theo công thức: H= .100%GH HP m m Trong đó: mHP: lượng chất hấp phụ được (mg) mGH: lượng chất giải hấp được (mg) Bảng 4. Nồng độ thoát của Cu(II) ứng với các nồng độ axit HNO3 giải hấp khác nhau BV VLHP1 Co= 107,82 (mg/l) VLHP2 Co= 110,35 (mg/l) Nồng độ HNO3 giải hấp (M) 0,5 1,0 1,5 0,5 1,0 1,5 Nồng độ thoát (mg/l) 1 437,43 492,14 560,26 574,58 608,05 714,95 2 339,78 417,21 470,73 316,74 288,96 229,47 3 6,60 11,22 11,58 15,55 18,06 4,98 4 2,05 0,94 4,35 8,37 3,71 1,08 5 0,64 0,89 1,87 2,49 0,75 0,50 6 0,34 0,61 0,89 0,29 0,10 Nd 7 0,22 0,55 0,52 0,08 Nd Nd 8 Nd 0,17 0,43 Nd Nd Nd 9 Nd Nd Nd Nd Nd Nd 10 Nd Nd Nd Nd Nd Nd mHP (mg) 13,49 13,49 13,49 9,72 9,72 9,72 mGH (mg) 7,87 9,24 10,50 9,18 9,20 9,51 H% 58,34 68,46 77,85 94,54 94,61 97,81 Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 61 - 68 65 Bảng 5. Nồng độ thoát của Ni(II) ứng với các nồng độ axit HNO3 giải hấp khác nhau BV VLHP1 Co= 101,08 (mg/l) VLHP2 Co= 111,52 (mg/l) Nồng độ HNO3 giải hấp (M) 0,5 1,0 1,5 0,5 1,0 1,5 Nồng độ thoát (mg/l) 1 546,75 565,90 625,42 709,55 749,44 790,83 2 322,41 367,59 406,14 130,04 105,97 93,95 3 7,40 14,33 40,12 20,54 18,04 9,47 4 Nd 5,23 6,32 3,06 5,11 4,07 5 Nd Nd Nd 1,11 0,72 0,85 6 Nd Nd Nd 0,07 Nd Nd 7 Nd Nd Nd Nd Nd Nd 8 Nd Nd Nd Nd Nd Nd 9 Nd Nd Nd Nd Nd Nd 10 Nd Nd Nd Nd Nd Nd mHP (mg) 12,21 12,21 12,21 9,72 9,72 9,72 mGH (mg) 8,77 9,53 10,78 8,64 8,79 8,99 H% 71,79 78,05 88,29 88,89 90,46 92,49 Hình 5. Ảnh hưởng của nồng độ axit HNO3 đến sự giải hấp Cu(II) ứng với VLHP1 Hình 6. Ảnh hưởng của nồng độ axit HNO3 đến sự giải hấp Cu(II) ứng với VLHP2 Hình 7. Ảnh hưởng của nồng độ axit HNO3 đến sự giải hấp Ni(II) ứng với VLHP1 Hình 8. Ảnh hưởng của nồng độ axit HNO3 đến sự giải hấp Ni(II) ứng với VLHP2 0 100 200 300 400 500 600 700 0 2 4 6 8 10 N ồn g đ ộ th o át (m g/ l) Bed - Volume HNO3 1M HNO3 0,5M Ni 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 0 2 4 6 8 10 12 Bed-volume N ồ n g đ ộ th o át (m g/ l) Caxit=0,5M Caxit=1M Caxit=1,5M 0 100 200 300 400 500 600 0 2 4 6 8 10 N ồn g đ ộ th o át (m g/ l) Bed - Volume HNO3 1M HNO3 0.5M HNO3 1.5M Cu 0 100 200 300 400 500 600 700 800 0 2 4 6 8 10 12 Bed-volume N ồ n g đ ộ th oá t (m g/ l) Caxit=0,5M Caxit=1M Caxit=1,5M Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 61 - 68 66 Các kết quả ở bảng 4; 5 và các hình 5-8 cho thấy: với cùng một nồng độ axit, sự giải hấp các ion Cu(II), Ni(II) đối với VLHP2 tốt hơn VLHP1. Trong khoảng nồng độ axit HNO3 khảo sát, khi tăng nồng độ axit thì hiệu suất giải hấp tăng. Tái sử dụng vật liệu hấp phụ Các VLHP sau khi được giải hấp bằng axit HNO3 1,5M được rửa sạch axit tới môi trường trung tính, để khô, thu được VLHP tái sinh. Nghiên cứu sự hấp phụ Cu(II), Ni(II) của VLHP tái sinh tương tự như VLHP mới ở tốc độ dòng 2,0 ml/phút. So sánh khả năng hấp phụ của VLHP tái sinh và VLHP mới trong cùng điều kiện về nồng độ đầu. Kết quả được chỉ ra ở các bảng 6; 7 và các hình 9; 10. Các kết quả ở bảng 6; 7 và hình 9; 10 cho thấy VLHP tái sinh vẫn còn khả năng hấp phụ Cu(II), Ni(II), hiệu suất hấp phụ của VLHP tái sinh giảm không nhiều so với hiệu suất hấp phụ của VLHP mới. Khả năng tái sử dụng của VLHP2 tốt hơn VLHP1. Hình 9. Đường cong thoát của Cu(II)ứng với VLHP mới và VLHP tái sinh Hình 10. Đường cong thoát của Ni(II)ứng với VLHP mới và VLHP tái sinh Bảng 6. Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ Cu(II) của các VLHP mới và VLHP tái sinh BV VLHP1 Co= 107,82 (mg/l) VLHP2 Co= 110,358(mg/l) VLHP mới VLHP tái sinh VLHP mới VLHP tái sinh Nồng độ thoát (mg/l) 1 Nd Nd Nd Nd 2 Nd Nd Nd Nd 3 Nd 1,56 0,18 0,22 4 0,49 1,68 2,35 4,28 5 0,56 4,82 5,17 7,30 6 0,69 6,91 9,20 13,28 7 1,56 17,60 20,43 27,31 8 7,45 25,76 30,78 35,19 9 17,09 32,51 31,68 36,02 10 24,12 37,45 32,04 36,95 11 36,24 48,55 - - 12 40,31 51,18 - - 13 44,76 55,96 - - 14 47,38 57,82 - - 15 47,76 58,32 - - H% 83,40 74,97 88,06 85,45 0 10 20 30 40 50 60 70 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Bed - Volume Nồ n g đ ộ th oá t (m g/ l) VLHP1 mới VLHP1 tái sinh VLHP2 mới VLHP2 tái sinh 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Bed - Volume Nồ n g đ ộ th oá t (m g/ l) VLHP1 mới VLHP1 tái sinh VLHP2 mới VLHP2 tái sinh Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 61 - 68 67 Bảng 7. Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ Ni(II) của các VLHP mới và VLHP tái sinh BV VLHP1 Co= 101,08 (mg/l) VLHP2 Co= 111,52 (mg/l) VLHP mới VLHP tái sinh VLHP mới VLHP tái sinh Nồng độ thoát (mg/l) 1 Nd Nd Nd Nd 2 Nd Nd Nd 0,94 3 Nd Nd 2,14 3,48 4 Nd 2,33 6,65 8,29 5 Nd 2,73 18,38 20,20 6 Nd 8,65 25,30 26,95 7 3,58 12,16 34,27 36,01 8 9,28 20,15 37,13 43,19 9 14,76 26,92 37,64 45,07 10 26,92 40,38 39,04 45,29 11 35,54 46,25 - - 12 42,30 55,67 - - 13 51,92 63,61 - - 14 55,24 65,94 - - 15 56,07 67,81 - - H% 80,64 72,79 82,02 79,43 KẾT LUẬN Nghiên cứu khả năng sử dụng VLHP để tách loại, thu hồi Cu(II), Ni(II) của VLHP chế tạo từ rơm và cuống lá chuối trong dung dịch nước theo phương pháp hấp phụ động, kết quả thu được cho thấy: 1. Các VLHP chế tạo từ rơm và cuống lá chuối có khả năng hấp phụ Cu(II), Ni(II) trong dung dịch nước. 2. Với tốc độ dòng càng chậm thì hiệu suất hấp phụ Cu(II), Ni(II) của các VLHP càng cao. 3. Dung dịch axit HNO3 có khả năng rửa giải (thu hồi) Cu(II), Ni(II) ra khỏi VLHP khá tốt. Khi nồng độ axit HNO3 càng lớn thì hiệu suất giải hấp các ion Cu(II), Ni(II) của VLHP càng cao. 4. Các VLHP tái sinh còn có khả năng hấp phụ Cu(II), Ni(II) khá tốt. Kết quả này đã mở ra hướng sử dụng rơm và cuống lá chuối để tách loại các kim loại nặng ra khỏi nguồn nước bị ô nhiễm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Abia, A. A. and Asuquo, E. D (2006), Lead(II) and Nicken (II) adsorption kinetics from aqueous metal solutions using chemically modified and unmodified agriculturaladsorbents, African Journal of Biotechnology Vol. 5 (16), pp. 1475-1482. [2]. Devi Prasad A.G and Mohammed Abdulsalam Abdullah (2009), Biosorption of Fe(II) from aqueous solution using tamarind bark and potato peel waste: equilibrium and kinetic studies, Journal of Applied Sciences in Environmental anitation, 4(3), pp.273-282, ISSN 0126-2807. [3]. El-Sayed G O, Dessouki H A, Ibrahim S S (2010), Biosorption of Ni(II) and Cd(II) ions from aqueous solution onto rice straw, Chemical Sciences Journal, pp. 263-274, ISSN 2150-3494. [4]. Garg, V.K., Amita, Kumar M., R., Gupta, R. (2004), Basic dye (methylene blue) removal from Simulated wastewater by adsorption using Indian Roswood Sandust: a timber industry. Dyes and Pignents, 63, pp. 343-250. [5]. Mas Rosemal H. Mas Haris and Kathiresan Sathasivam (2009), The removal of Methyl Red from aqueous solutions using banana pseudostem fibers, Amerian Journal of Applied Sciences, 6(9), pp. 690-1700, ISSN 1546-9239. [6]. Suleman Qaiser, Anwar R. Saleemi, Muhammad Mahmood Ahmad (2007), Heavy metal uptake by agro based waste materials, Electronic Journal of Biotechnology, Vol. 10, No. 3, July 15, pp. 409-416. Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 61 - 68 68 SUMMARY RESEARCH POSSIBILITY SEPARATION, RECOVERY OF Cu (II), Ni (II) OF ADSORBENTS MADE FROM STRAW AND BANANA STEM Le Huu Thieng*, Pham Thi Huyen Trang, Nguyen Thi Van College of Education - TNU This paper reported the research results of studying the possibility of separation, recovery of Cu(II), Ni(II) in aqueous solution of the adsorbent made from straw (adsorbent 1) and banana stem (adsorbent 2). The experiments were conducted using the following parameters: adsorbent mass: 1.218 g of adsorbent 1 and 1.428 g of adsorbent 2; pH = 5,0 for Cu (II) and pH = 6,0 for Ni (II). The results of experimental indicate that the two adsorbents are able to separate Cu (II), Ni (II) is quite good. HNO3 is used to recover metal ions. After adsorption of Cu (II), Ni (II), the adsorbent is regenerated adsorption capacity of Cu (II), Ni (II) is quite good. Keywords: adsorption, straw, banana stalks, heavy metals, copper, nickel. Ngày nhận bài: 12/7/2012, ngày duyệt đăng:25/7/2012, ngày phản biện:10/12/2012 * Tel: 0982 859002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_tach_loai_thu_hoi_cuii_niii_cua_cac_vat.pdf
Tài liệu liên quan