Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống Ngô lai tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương th ực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, góp phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngày nay ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước về diện tích, đứng đầu về năng suất và sản lượng (FAO, 1995) [7]. Ngô là cây trồng đã giúp loài người giải quyết nạn đói thường xuyên bị đe doạ (Nguyễn Hữu Lộc, 1969) [9]. Vào cuối thế kỷ XX,

pdf86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống Ngô lai tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuộc cách mạng về ngô lai đã tạo nên các thành tựu kỳ diệu ở các châu lục, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Ý... Đi đôi với việc áp dụng ưu thế lai trong quá trình chọn tạo giống, những tiến bộ về kỹ thuật canh tác tiên tiến như cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, bảo vệ thực vật ... cũng được áp dụng kịp thời để khai thác t ối đa ưu thế của giống ngô lai. Ngô lai đã được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong việc phát triển nông nghiệp thế giới của thế kỷ XX. Từ những nhận thức về vai trò của cây ngô trong nền kinh tế thế giới nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và phương hướng đúng đắn cho công tác nghiên cứu khoa học, tiếp thu những thành tựu của thế giới với mục đích duy trì diện tích, đột phá về năng suất và tăng nhanh sản lượng. Tuy nhiên, năng su ất ngô ở nước ta vẫn chưa thật ổn định ở các vùng sinh thái, năng suất bình quân còn thấp so với khu vực, giá thành ngô ở nước ta cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới, nhu cầu ngô cho thức ăn chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng đủ. Để góp phần làm giảm những hạn chế trên cần xác định đúng những giống ngô lai mới có năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của từng vùng, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất để có những hướng cụ thể từ khi chọn vật liệu lai tạo giống đến sử dụng các biện pháp canh tác phù hợp, phát huy tối đa tiềm năng của từng giống, tại mỗi vùng sinh thái. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 2 khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại tỉnh Thái Nguyên” 2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI. 2.1. Mục đích Chọn được những giống ngô năng suất cao, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tại tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc điểm nông học của các giống. - Đánh giá kh ả năng chống chịu điều kiện bất thuận và sâu bệnh của các giống. - Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống. - Xác định mối tương quan giữa thời gian sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất của giống tham gia thí nghiệm có triển vọng. 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống ngô trong điều kiện vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008, để làm cơ sở cho việc lựa chọn những giống ngô lai mới cho năng suất cao, chống chịu tốt phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. GIẢ THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau 2 vụ nghiên cứu và đánh giá, có thể tìm ra được một số giống ngô lai sinh trưởng, phát triển và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao hơn đối chứng 10 - 15%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. NGUỒN GỐC VÀ SỰ LAN TRUYỀN CỦA CÂY NGÔ Với những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng Vavilov (1926) [35] đã chứng minh miền Trung Nam Mehico là Trung tâm phát sinh thứ nhất và vùng núi Andet thuộc Peru là Trung tâm phát sinh thứ hai của cây ngô (Vavilov, 1926) [35]. Nhận định này của ông đã được nhiều nhà khoa học chia sẻ (Galinat, 1977; Kato, 1988) [30], [31]. Đặc biệt Harsberger (1893) đã kết luận ngô bắt nguồn từ một cây hoang dại từ miền Trung Mehico trên độ cao 1500 m của vùng bán hạn có lượng mưa mùa hè khoảng 350 mm (Wilkes, 1988) [36]. Vào năm 1948 người ta đã tìm thấy hoá thạch của phấn ngô được khai quật ở Bellar Arter - Mehicô, điều này đã khẳng định những nhận định của Vavilov là đúng đắn. Từ đây, bằng nhiều con đường ngô đã lan truyền ra hầu hết các nước thuộc Châu Mỹ, lên phía Bắc, sang phía Tây của Hoa Kỳ và vượt đại dương đến các đảo thuộc Vịnh Caribe. Dưới sự tác động mạnh mẽ của con người trong công tác cải tạo giống, cây ngô đã nhanh chóng thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau và đã hình thành một vùng “vành đai ngô’’ nổi tiếng của Mỹ với các giống ngô lai đầu tiên. Từ Peru cây ngô lan truyền xuống phía Nam Chile, đến Ecuador, Columbia và nhiều vùng thuộc đất nước Brazin. Cây ngô được đưa vào Châu Âu từ sau chuyến thám hiểm của Colombus năm 1493. Ở đây người ta đã nhanh chóng nhận ra giá trị lương thực của nó, nên cây ngô đã được trồng rộng rãi và nhanh chóng lan truyền ra các nước trong Châu lục. Vào khoảng năm 1521 cây ngô được đưa vào trồng ở Ấn Độ, Indonesia và năm 1575 ngô được nhập vào Trung Quốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 4 Theo nhà bác học Lê Quý Đôn, cây ngô được đưa vào Việt Nam cuối thế kỷ 17 (thời Khang Hy) do ông Trần Thế Vinh đi sứ Trung Quốc về và được trồng đầu tiên ở Sơn Tây và gọi là “ngô”. Ông cũng trích dẫn Lý Thời Trân gọi cây trồng này là “Ngọc thử”. Nhờ những đặc điểm quý, cây ngô sớm được người Việt Nam chấp nhận và mở rộng sản xuất, coi như là một trong các cây lương thực chính chỉ sau cây lúa nước về mặt diện tích nhưng lại là cây màu số một cho năng suất và giá trị kinh tế cao nhất. Cây ngô có khả năng thích ứng rộng, có thể trồng được nhiều vụ trong năm và trồng được hầu hết các vùng sinh thái khác nhau trong nước, đặc biệt là vùng đất cao không có khả năng tưới nước. Đối với vùng núi Phía Bắc và Tây Nguyên ngô là cây lương thực chính của đồng bào các dân tộc. Trải qua các giai đoạn phát triển, cây ngô ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và tăng mạnh về diện tích cũng như năng suất. Việc mở rộng diện tích trồng ngô, cùng với sử dụng những giống cho năng suất cao đã góp phần to lớn trong giải quyết nhu cầu lượng thực, thực phẩm, làm thức ăn gia súc và sử dụng trong các ngành công nghiệp. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG NGÔ LAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô lai trên thế giới Có thể nói n gô lai đ ã thàn h côn g rực rỡ ở Mỹ. Các nhà di tru yền, cải lương giống ngô Mỹ đã sớm thành công trong việc chọn lọc và lai tạo giống cây trồng này. Vào cuối thế kỷ 19, Mỹ đã có 770 giống ngô chọn lọc cải lương. Theo E.Rinke (1979) việc sử dụng giống ngô lai ở Mỹ bắt đầu từ năm 1930, giống lai ba và lai kép được sử dụng cho đến năm 1957, sau đó giống lai đơn cải tiến và lai đơn đã được tạo ra và sử dụng, chiếm 80 – 85% tổng số giống lai (Trần Hồng Uy, 1985)[21]. Hiện nay, Mỹ là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới và 100% diện tích được trồng bằng ngô lai, trong đó hơn 90% là giống lai đơn. Năng suất ngô tăng từ 1,5 tấn/ha năm 1930 đến 7 tấn/ha vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 5 những năm 90 (S.K.Vasal, et al., 1990)[33]. Theo tính toán của Duvick (1990)[28] mức tăng năng suất ngô của Mỹ trong giao đoạn 1930 – 1986 là 103 kg/ha/năm, trong đó đóng góp do cải tiến di truyền là 63 kg/ha/năm. Năm 1997 – 1999, năng suất ngô trung bình của Mỹ là 8,3 tấn/ha trên diện tích là 29,1 triệu ha (CIMMYT, 1999/2000)[27], đứng vào hàng ngũ các nước có năng suất ngô cao nhất trên thế giới. Việc nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Châu Âu bắt đầu muộn hơn ở Mỹ 20 năm và đã đạt được thành công rực rỡ. Tỷ lệ sử dụng giống ngô lai ở Châu Âu rất lớn và nó đã góp phần tạo nên năng suất cao ở nhiều nước (S.K.Vasal, et al., 1999)[34]. Theo N.Tomov (1979)[32]: Công tác tạo dòng thuần và giống lai ở Bungaria được bắt đầu từ năm 1951. Năm 1956 – 1958 những giống lai kép đầu tiên là VIR-42, Wiscosin – 641 và Ohio-92 đã được thử nghiệm và khu vực hoá. Giống lai đơn đầu tiên được đưa vào sản xuất năm 1956 là SK-4, và sau đó một số lượng lớn giống lai giữa các dòng thuần được tạo ra và đưa thử nghiệm. Theo CIMMYT (1999/2000)[27], năm 1997-1999, một số nước có năng suất ngô bình quân cao là Italia (9,6 tấn/ha), Bỉ (9,5 tấn/ha), Tây Ban Nha (9,3 tấn/ha), Hylap (9,2 tấn/ha), Pháp (8,8 tấn/ha). Việc nghiên cứu tạo giống ngô lai ở một số nước đang phát triển bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 60 như Achentina, Braxin, Colombia, Chile, Mehico, Ấn Độ, Pak istan, Hylạp, Zimbabwe, Kenya, Tanzania và mộ t vài nước ở Trun g Mỹ. Trong thời kỳ 1966-1990 có xấp xỉ 852 giống ngô được tạo ra, trong đó 59% là giống thụ phấn tự do, 27% là giống lai quy ước, 10% là giống ngô lai không quy ước và 4% là các giống khác (S.K.Vasal, el al., 1999) [34]. Từ con số trên cho thấy số giống lai ít hơn giống thụ phấn tự do. Nhìn chung, ở các nước đang phát triển, tác dụng của giống lai chậm và không rõ lắm (trừ một số nước như Achentina, Braxin, Chilê, Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbabwe, Kenya, Hylạp, Mehicô và Ấn Độ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 6 Ngô lai đang tiến triển tốt đẹp ở Trung Quốc. Có thể nói Trung Quốc là một cường quốc ngô lai Châu Á, với diện tích 25 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha, sản lượng ngô hàng năm trên 120 triệu tấn, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Giống ngô lai được đưa vào Trung Quốc từ những năm 60, giống lai đơn đưa vào từ những năm cuối của thập kỷ này (S.K. Vasla, el al., 1999)[34]. Năm 1992, có 27 giống ngô lai được gieo trồng trên diện tích 100.000 ha (CIMMYT, 1993)[37]. Hiện nay giống lai đơn chiếm trên 90% diện tích ngô (Zhang S.per Commun). Năng suất ngô bình quân của Trung Quốc đã tăng từ 1,5 tấn/ha những năm 50 đến 4,9 tấn/ha năm 1999 (CIMMYT, 1999/2000)[27]. Theo báo cáo của P.Trakoontiwakorn (1998) (FAO, UNDP , VIE/80/004, 1988) [29], trong s ản xuất ngô của Thái Lan từ những năm 1991 đến nay có 70% là giống lai đơn, giống lai đơn cải tiến và lai ba. Năm 1999, năng suất ngô bình quân là 3,6 tấn/ha. Trong một vài năm tới Thái Lan sẽ trồng giống lai đơn ở diện rộng. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống ngô lai ở Việt Nam Ngay từ những năm 1972 – 1973, các nhà nghiên cứu ngô Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho chương trình tạo giống ngô lai và được tập trung cao độ từ năm 1990 đến nay. Năm 1992 – 1994, Viện N ghiên cứu Ngô đã lai tạo ra 5 giống ngô lai không quy ước là: LS-3, LS-5, LS-6, LS-7, LS-8. Bộ giống ngô lai này gồm giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, có năng suất từ 3 -7 tấn/ha đã được mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, mỗi năm diện tích gieo trồng trên 80.000 ha, tăng năng suất 1tấn/ha so với giống thụ phấn tự do (Trần Hồng Uy, 1997) [22]. Từ những năm đầu thập kỷ 90, công tác tạo dòng thuần và giống lai được chú trọng. Tuy nhiên trong tập đoàn dòng, phần lớn dòng thuần được tạo ra từ giống địa phương, giống thụ phấn tự do và quần thể, tuy có độ đồng đều cao nhưng sức sống yếu, năng suất thấp, một số giống lai được tạo ra nhưng khó có thể sản xuất hạt giống lai thương mại. Những năm gần đây, có sự đổi mới trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 7 việc sử dụng nguồn nguyên liệu. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu là giống lai, dạng F2 và Backcross để rút dòng đã đạt hiệu quả cao hơn, tạo ra nhiều dòng ưu tú cho công tác tạo giống lai. Hàng loạt giống lai quy ước đã được tạo ra và đưa vào sản xuất như: LVN10, LVN5, LVN 12, LVN4 (giống lai đơn cải tiến), LVN 20, LVN 17, LVN 23 (ngô rau). Những giống lai này có tiềm năng năng suất từ 5-12 tấn/ha, không thua kém các giống ngô lai của các công ty nước ngoài và của Trung Quốc. Đặc biệt, giống lai LVN10 đã được trồng hàng trăm nghìn hecta mỗi năm trên khắp cả nước. Năm 1999, bốn giống ngô lai chín sớm và chín trung bình là LVN24, LVN25, LVN32, LVN33 được cho phép khu vực hoá rộng (trong đó LVN33 là giống lai ba cải tiến). Như vậy chương trình tạo giống ngô lai của Việt Nam đã từng bướ c từ giống lai không quy ước đến lai kép, lai ba, lai đơn cải tiến và lai đơn. Những thành tích đó đã đưa chương trình ngô lai của Việt Nam đứng trong hàng ngũ các nước tiên tiến ở Châu Á. Tỷ lệ diện tích trồng giống lai ở Việt Nam tăng từ 0,1% (1990) lên gần 82% (2008); đưa năng suất bình quân từ 1,5 tấn/ha (năm 1990) lên 3,98 tấn/ha (năm 2008); tổng sản lượng ngô từ trên 700.000 tấn (1990) lên 4.530.900 tấn (năm 2008) (FAO 2008) [14]. Hiện nay, những giống ngô lai Việt Nam chiếm trên 50% thị phần ngô lai trên toàn quốc (khoảng gần 200.000 ha) làm tăng năng suất ngô rõ rệt. Mỗi năm Việt Nam có khả năng sản xuất 4000 - 5000 tấn hạt giống lai chất lượng cao, đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất trong nước (Trần Hồng Uy, 1999) [23]. Để đưa ngành sản xuất ngô của Việt Nam theo kịp các nước tiên tiến và đạt năng suất trung bình của thế giới cần phải đẩy mạnh công tác tạo giống ngô lai, không ngừng mở rộng diện tích trồng giống ngô lai và tăng cường đầu tư thâm canh. Đến năm 2020, phấn đấu đưa diện tích trồng ngô lên 1,3-1,4 triệu ha, đạt năng suất bình quân 60-65 tạ/ha để đáp ứng nhu cầu 7-8 triệu tấn ngô vào năm 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 8 1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Trung du Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.562.82 km2, dân số hiện nay khoảng 1.046.000 người, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước [6]. Với địa hình đồi núi phức tạp, diện tích canh tác nhỏ hẹp, đất bạc màu, điều kiện tưới tiêu còn nhiều khó khăn, diện tích trồng ngô chủ yếu trên đất hai lúa ở vụ Đông và trên đất đồi dốc ở vụ Xuân Hè. Từ 1995 trở về trước, sản xuất ngô ở Thái Nguyên chủ yếu dùng các giống cũ, giống địa phương có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp. Sau một thời gian với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, có sự tham gia tích c ực của đội ngũ các nhà khoa học, diện tích trồng ngô lai ngày càng tăng, thay thế dần các giống ngô địa phương. Đến nay, diện tích trồng ngô lai tăng mạnh, chiếm trên 90% diện tích mang lại năng suất, sản lượng vượt trội trong sản xuất. Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên từ 1996 - 2007 Năm Diện tích (1000 ha ) Năng suất (Tạ /ha ) Sản lượng (1000 tấn) 1996 7,3 25,6 18,7 1998 10,7 28,8 30,8 2000 10,7 28,8 30,8 2002 11,6 32,8 30,0 2004 15,9 34,3 54,6 2006 15,3 35,2 53,8 2007 17,8 42,1 74,9 Nguồn: Tổng cục thống kê 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 9 Qua số liệu bảng 1.1 cho thấy: Diện tích trồng ngô trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau 11 năm tăng hơn hai lần, năng suất tăng trên 60,81% và sản lượng tăng gần gấp 2,5 lần. Có được kết quả này là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng các giống ngô lai có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt, năng suất cao ngày càng phổ biến ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Để không ngừng nâng cao năng suất và sản lượng ngô, chúng ta cần phải có các giống ngô lai mới, phù hợp với điều kiện mỗi địa phương. 1.3. ƯU THẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ƯU THẾ LAI TRONG CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ 1.3.1. Khái niệm ưu thế lai Charles Darwin trong tác phẩm “Tác động của giao phối và tự giao phối trong thế giới thực vật” lần đầu tiên (1876) đã đưa ra lý thuyết về ưu thế lai. Qua nghiên cứu những cá thể giao phối và tự giao phối ở các loài khác nhau như ngô và đậu đỗ, ông nhận thấy sự hơn hẳn của cây giao phối so với cây tự phối về chiều cao cây, tốc độ nảy mầm của hạt, số quả, sức chịu đựng và năng suất. Qua kiểm chứng, các nhà khoa học đều nhất quán rằng ưu thế lai là hiện tượng tổ hợp lai có sức sống mạnh hơn bố mẹ, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, cho năng suất và phẩm chất cao hơn bố mẹ của chúng (Taktajan, 1977) [15]. Ưu thế lai là khái niệm chỉ một quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một chu kỳ sống. Thực chất ưu thế lai (biểu hiện qua sự khác biệt giữa tổ hợp lai và bố mẹ) về kiểu hình là do sự khác biệt về kiểu gen (dị hợp tử) quy định. Vì vậy sức sống tổ hợp lai là biểu hiện nhìn thấy của ưu thế lai, do đó là một thành phần của ưu thế lai. Sức mạnh của những cơ thể dị hợp tử, biểu hiện ở tổ hợp lai trên các tính trạng đã được các nhà di truyền chọn giống cây trồng (Trần Hồng Uy, 1972, 1985) [20] [21] chia làm các dạng biểu hiện chính như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 10 1. Ưu thế về hình thái: Biểu hiện qua sức mạnh phát triển trong thời gian sinh trưởng như tầm vóc của cây, diện tích lá, chiều dài và số lượng rễ v.v... 2. Ưu thế lai về năng suất: Là hiện tượng quan trọng nhất đối với nông nghiệp, biểu hiện qua sự tăng hơn của các yếu tố cấu thành năng suất như tỉ lệ hạt trên cây (hệ số kinh tế), khối lượng hạt, số hạt trên bông (bắp), số hàng hạt trên bắp, chiều dài bắp, số bắp trên cây. Ưu thế lai về năng suất (đối với cây ngô) ở các giống lai đơn giữa dòng có thể đạt 193 - 263% so với năng suất trung bình của bố mẹ (Trần Hồng Uy,1985) [21]. 3. Ưu thế lai về tính thích ứng: Được biểu hiện qua khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của môi trường như: hạn, rét, sâu và bệnh. Khả năng chống chịu của những giống lai giữa dòng, đối với điều kiện môi trường bất thuận, cũng như đối với sâu bệnh hại, chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm di truyền (kiểu gen) kế thừa từ bố mẹ. 4. Ưu thế lai về tính chín sớm: Biểu hiện tổ hợp lai chín sớm hơn so với bố mẹ, nguyên nhân là do sự tăng cường hoạt động của quá trình sinh lý, sinh hoá, trao đổi chất trong cơ thể tổ hợp mạnh hơn bố mẹ. 5. Ưu thế lai về sinh lý sinh hoá: Là sự tăng cường biểu hiện ở quá trình trao đổi chất. Ví dụ những cây ngô là tổ hợp lai giữa dòng tự phối có kích thước lớn hơn bố mẹ nguyên nhân là do sự tăng lên về kích thước tế bào (10,6%), về số lượng tế bào (84%). Ví dụ khác là chất kích thích sinh trưởng nhóm A (Auxin và Heteroauxin) ở tổ hợp lai và bố mẹ là ngang nhau; các chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm B (Biotin, Tiamin, Rhbophlavin ...) ở cây lai thường cao hơn bố mẹ (Matkov và Manziuk, 1961). Ví dụ khác về ưu thế lai năng suất có quan hệ đến hoạt tính men, khi nghiên cứu quan hệ của hàm lượng isozyme estelaza và isozyme peroxydaza ở tổ hợp lai F1 so với bố mẹ ở một số dòng tự phối. Kết quả nhận thấy rằng tổ hợp lai F1 (tổ hợp lai Bi/34) có hàm lượng isozyme Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 11 peroxydaza cao hơn bố mẹ và cho ưu thế lai cao về năng suất và cao cây hơn các tổ hợp lai khác (Nguyễn Văn Cương, 1995) [2]. 1.3.2. Các học thuyết về ưu thế lai Từ lâu nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu cơ chế của hiện tượng ưu thế lai, song cho đến nay chưa có một giả thuyết nào đưa ra có thể giải thích được đầy đủ về cơ chế của hiện tượng di truyền này. Darwin đã giải thích ưu thế lai là do sự khác biệt di truyền của tế bào sinh dục bố và mẹ. Shull và East năm 1908 đã cho rằng ưu thế lai gắn liền với trạng thái dị hợp của các gen, tính dị hợp tử có tác dụng kích thích sinh lý bên trong cơ thể và bản thân nó, là nguồn gốc sức mạnh của tổ hợp lai, còn tính đồng hợp thể thì kìm hãm sự phát triển của cơ thể (Nguyễn Lộc và Trịnh Bá Hữu, 1975)[10]. Tiếp theo Shull và East một số nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một số giả thuyết để giải thích hiện tượng ưu thế lai sau: • Giả thuyết tính trội: Học thuyết tính trội được đề xướng bởi Bruce (1908), tiếp theo là Jones (1917) và được bổ xung bởi Collins (CIMMYT, 1990) [25]. Thuyết tính trội cho rằng các đặc điểm tính trạng trội hình thành trong quá trình tiến hoá của sinh vật để phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. Những gen tác động có lợi cho quá trình phát triển, có thể trở thành gen trội hoặc bán trội, còn những gen gây tác động bất lợi có thể trở thành gen lặn. Sự tích luỹ và hoạt động của gen trội có lợi lấn át ảnh hưởng của các gen lặn gây hại. Giả thuyết tính trội khẳng định hiện tượng ưu thế lai có liên quan đến bởi hiệu quả của gen trội dưới đây: + Các alen trội k ìm chế tác động gây hại của các gen lặn tương ứng cùng locut trên nhiễm sắc thể tương đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 12 Kiểu gen ở tổ hợp lai F1 là dị hợp thể AaBbCcDdEe, các gen trội ABCDE ức chế gen lặn abcde, vì vậy vai trò của các gen lặn bị lấn át và các yếu tố gây hại bị kìm chế. Ví dụ: Lai giữa dòng thuần có kiểu gen khác nhau P: AAbbCCddEE x aaBBccDDee F1: AaBbCcDdEe Trong đó P là bố mẹ ; F1 là tổ hợp lai đời thứ nhất + Hiệu quả cộng gộp của các gen trội để hình thành tính trạng biểu hiện ưu thế lai Thực tế phần lớn các tính trạng ch ịu sự ch i phối của nh iều gen. Keeple (1910) đã lai hai dạng đậu thấp cây cho tổ hợp lai F1 cao cây: P: Aabb (thấp cây) x aaBB (thấp cây) F1: AaBb (cao cây) Ông giải thích rằng gen A quyết định độ dài lóng, gen B quyết định số lóng, gen A và B đều có mặt ở thế hệ F1, nên tổ hợp lai tăng về chiều dài lóng và tăng về số lượng lóng, dẫn đến tăng về chiều cao cây. + Tác động bổ xung tương hỗ giữa các gen trội nằm trê n các locut khác nhau Tác động này dẫn đến sự xuất hiện ưu thế lai ở thế hệ F1, tác động này có thể gây ảnh hưởng mạnh hơn hiện tượng cộng gộp đơn thuần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 13 Hạn chế của giả thuyết này là không giải thích được tại sao ưu thế lai chỉ có ở đời F1 không duy trì được đến các thế hệ sau (nếu không có sự can thiệp của con người). Thường năng suất ở F2 giảm từ 30 – 35%, F3 giảm 45-50% so với F1. Giả thuyết này cũng không giải thích được khi các dòng thuần ở trạng thái đồng hợp thể, các gen trội đã đạt mức cao nhưng lại không cho ưu thế lai. Ví dụ một dòng tự phối có kiểu gen AABBCCDD nhưng sức sống và năng suất lại thấp hơn nhiều so với quần thể gốc hoặc các giống bình thường. • Thuyết siêu trội: Thuyết này giải thích hiện tượng ưu thế lai bằng tương tác của các alen thuộc cùng một gen trong tình trạng dị hợp đặc biệt. Ở trạng thái dị hợp, tổ hợp lai có sức sống mạnh và năng suất cao hơn các dạng đồng hợp tử trội và lặn của nó, được biểu thị ở một tính trạng: AAaa Thuyết siêu trội giải thích ưu thế lai là do sự tích luỹ các gen ở trạng thái dị hợp thể và cũng giải thích được sự giảm sức sống và năng suất của các thế hệ sau F1 là do sự tăng dần của trạng thái đồng hợp tử (Ngô Hữu Tình, 1990) [16]. Tuy vậy thuyế t siêu trội không giải thích được trong các lai 3 và lai kép thường có năng suất thấp hơn, độ đồng đều kém hơn so với các giống lai đơn là bố mẹ của nó, mặc dù trong nó luôn biểu hiện các kiểu gen dị hợp. Một số tác giả đề xuất thêm cách giải thích hiện tượng ưu thế lai đó là sau khi lai giữa các nguồn có nguồn gốc khác nhau nên giữa các alen nảy sinh mâu thuẫn nội tại (Luxenco) và giả thuyết về tính đồng nhất tế bào (Nilsson), đến nay cả hai giả thuyết này đều bị lu mờ vì không đi sâu giải thích được cơ chế của hiện tượng do tác động của gen, là vật chất quan trọng nhất điều khiển hoạt động sống của cơ thể sinh vật. Các đặc điểm sinh lý, sinh hoá, tổng hợp protein, chất kích thích sinh trưởng, thực chất chỉ là biểu hiện hoạt động của các gen trong cơ thể sinh vật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 14 1.3.3. Thành tựu của việc ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp Những kết quả thu được trong sản xuất nông nghiệp nhờ ứng dụng ưu thế lai, ở các loại cây trồng như lúa mì, ngô, lúa nước, cao lương, các loại rau, cây công nghiệp và trong c hăn nuôi, đã mang lại lợi ích to lớn cho con người. Cuộc cách mạng xanh trên thế giới vào những năm đầu thập kỷ 60 đã đánh dấu một thời kỳ mới - thời kỳ sử dụng công nghệ ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp. Các nhà nông nghiệp đã tổng kết mức độ tăng nă ng suất nhờ sử dụng ưu thế lai ở một số giống cây trồng như sau: ngô (20 - 30%), thuốc lá (30 - 40%), cà chua (40 - 45%), dừa (100 - 300%), cọ dầu (100 - 200%), lúa gạo (20 - 30%). Nhờ hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống lúa lai vào năm 1975 ở Trung Quốc, tính đến năm 1991 Trung Quốc đã trồng khoảng 132 triệu ha lúa lai cho sản lượng tăng hơn lúa thường là 200 triệu tấn. (Trần Việt Chi, 1993)[1]. Phát triển ngô lai được coi là thành tựu khoa học có ý nghĩa lớn nhất trong nền nông nghiệp thế giới, nhờ s ử dụng giống ngô lai và kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, năng suất ngô của thế giới đã tăng 1,83 lần trong vòng 30 năm (1960 - 1990). Mỹ và một số nước Đông Âu có năng suất ngô tăng từ 2 -3 lần trong thời kỳ trên (Petrop, 1994)[13]. Diện tích ngô lai ở Việt Nam tăng từ 0,1% (1990) lên gần 82% (2008); đưa năng suất bình quân từ 1,5 tấn/ha (năm 1990) lên 3,98 tấn/ha (năm 2008); tổng sản lượng ngô từ trên 700.000 tấn (1990) lên 4.530.900 tấn (năm 2008). Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của ngành di truyền phân tử đã và đang phát hiện nhiều gen quý chưa được khai thác, rồi chuyển nạp các gen này vào các giống cây trồng, nhưng vẫn không ngoài mục đích khai thác nhiều hơn về ưu thế lai ở sinh vật. Ưu thế lai đang là mảnh đất tốt cho các nhà tạo giống hôm nay và mai sau, nó s ẽ tạo ra những biến đổi to lớn cho nền nông nghiệp thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 15 CHƯƠNG II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU Vật liệu thí nghiệm gồm 12 giống ngô lai và giống LVN 99 được chọn làm đối chứng. LVN 99 có thời gian sinh trưởng 100 - 107 ngày, năng suất đạt 50 - 80 tạ/ha. Bảng 2.1: Nguồn gốc và dạng hạt của các giống tham gia thí nghiệm TT Tên giống Nguồn gốc Dạng hạt 1 SB 07-70 Viện nghiên cứu Ngô Đá 2 CN 07-1 Viện nghiên cứu Ngô Bán răng ngựa 3 H06-1 Viện nghiên cứu Ngô Đá 4 TX 2003 Viện nghiên cứu Ngô Răng ngựa 5 LS 07-12 Viện nghiên cứu Ngô Bán đá 6 H07-2 Viện nghiên cứu Ngô Bán răng ngựa 7 LS 07-51 Viện nghiên cứu Ngô Răng ngựa 8 KK62 Viện nghiên cứu Ngô Bán răng ngựa 9 CH 06-8 Viện nghiên cứu Ngô Răng ngựa 10 H 06-5 Viện nghiên cứu Ngô Bán đá 11 BB- 5 Viện nghiên cứu Ngô Bán đá 12 CN 07-2 Viện nghiên cứu Ngô Bán đá 13 LVN 99 (Đ/C) Viện nghiên cứu Ngô Bán răng ngựa 2.2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Thí nghiệm được thực hiện trong hai vụ: Vụ Thu Đông 2007, Xuân 2008: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của 13 giống thí nghiệm tại Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 16 Vụ Thu Đông 2008: Xây dựng mô hình trình diễn giống ưu tú tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và huyện Đan Phượng, Hà Nội. 2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Nội dung nghiên cứu * Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống thí nghiệm: - Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống ngô lai thí nghiệm trong vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008. - Đánh giá một số chỉ tiêu nông học của giống thí nghiệm. - Nghiên cứu khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm. * Đánh giá khả năng thích nghi và mức độ ổn định của giống có triển vọng qua mô hình trình diễn * Xác định mối tương quan giữa 1 số chỉ nông học với năng suất của giống có triển vọng trong thí nghiệm. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 2.3.2.1. Đối với thí nghiệm khảo nghiệm giống * Cách bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 13 giống, được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoà n chỉnh, 3 lần nhắc lại, xung quanh có dải bảo vệ. Diện tích ô thí nghiệm: 11,2 m2 (chiều dài: 2,8 m, chiều rộng: 4m) Đất đai: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chuyên trồng màu. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ 1 4 3 2 9 6 10 8 5 7 13 12 11 12 3 5 1 7 8 11 9 10 2 13 4 6 10 2 6 5 12 9 4 1 11 3 7 13 8 Dải bảo vệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 17 *Công thức thí nghiệm: Công thức 1: SB-07-70 Công thức 8: KK-62 Công thức 2: CN-07-1 Công thức 9:CH-06-8 Công thức 3: H-06-1 Công thức 10: H-06-5 Công thức 4: TX - 2003 Công thức 11: BB-5 Công thức 5: LS-07-12 Công thức 12: CN-07-2 Công thức 6: H-07-2 Công thức 13: LVN99 (đối chứng) Công thức 7: LS-07-51 *Qui trình kỹ thuật + Mật độ khoảng cách: - Khoảng cách gieo: 70cm x 25 cm (1 cây/hốc). - Mật độ: 5,7 vạn cây/ha. - Thời gian gieo: Vụ Thu - Đông (2007): 31/8/2007 Vụ Xuân (2008): 1/3/2008 + Phân bón: - Phân chuồng: 10 tấn/ha. - N:P:K = 160kg : 80kg : 80kg/ha. + Phương pháp bón: - Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân. - Bón thúc: chia làm 3 lần: + Lần thứ nhất: 1/3 N + 1/2 K20 khi cây được 3 - 4 lá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 18 + Lần thứ hai: 1/3 N + 1/2 K20 khi cây được 7 - 9 lá. + Lần thứ ba: 1/3 N bón trước khi trỗ cờ 5 đến 8 ngày + Chăm sóc: - Theo dõi diệt sâu xám lúc cây còn nhỏ. - Khi cây 3 - 4 lá tiến hành tỉa, xới phá váng, nhổ cỏ,bón thúc lần 1. - Khi cây được 7 - 9 lá bón thúc lần 2 kết hợp với vun cao chống đổ. - Vào giai đoạn trước trỗ cờ 5 - 8 ngày tiến hành bón thúc lần cuối. + Thu hoạch : Thu hoạch khi chín sinh lý: thân, lá ngô đã chuyển sang vàng, chân hạt ngô có xuất hiện điểm đen, độ ẩm hạt khoảng 30 - 35%. (Quy trình kỹ thuật áp dụng theo quy trình theo dõi thí nghiệm của Viện nghiên cứu Ngô và hướng dẫn theo dõi thí nghiệm ngô của Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mì Qu ốc tế CIMMYT) * Các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo hướng dẫn đánh giá và thu thập số liệu ở các thí nghiệm so sánh giống ngô của CIMMYT - 1985 và quy phạm khảo nghiệm giống ngô TCN 341 - 2006. + Chỉ tiêu sinh trưởng - Ngày mọc: Được tính từ gieo đến khi có > 50% số cây đã mọc trên ô. - Ngày trỗ cờ: Tính từ gieo đến khi có > 50% số cây đã trỗ cờ trên ô. - Ngày tung ph ấn: Tính từ gieo đến khi có > 50% số cây đã tung phấn trên ô. - Ngày phun râu: Tính từ gieo đến khi có > 50% số cây/ô có râu dài 2 - 3 cm. - Ngày chín sinh lý: Ghi số ngày có > 75% số bắp có hạt xuất hiện điểm đen ở chân hạt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 19 + Các chỉ tiêu về hình thái - Tốc độ tăng ._.trưởng của cây: Đo 5 lần, lần 1 sau trồng 20 ngày, các lần đo cách nhau 10 ngày. Đo t ừ mặt đất đến mút lá + Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây sau trồng 20 ngày = h1 t1 + Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây sau trồng (30) ngày = h2 - h1 t2 - t1 h1: Cao cây sau tr ồng 20 ngày h2: Cao cây sau tr ồng 30 ngày t1: Thời gian sau trồng 20 ngày t2: Thời gian sau trồng 30 ngày Các giai đo ạn sau trồng 40, 50, 60 ngày tính tương tự sau trồng 30 ngày. - Đo chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến cổ bông cờ. - Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp hữu hiệu (trên cùng). Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp đo sau phun râu 2 tuần: Mỗi ô đo 10 cây đã định vị. - Số lá: Đếm tổng số lá trên cây. Để xác định chính xác cắt đánh dấu lá thứ 5, 10, 15. - Trạng thái cây: Cho điểm từ 1 - 5 khi lá bi vàng nhưng cây vẫn còn xanh, bắp phát triển đầy đủ (theo độ đồng đều cây, độ cân đối giữa cao cây/cao đóng bắp, sâu bệnh và đổ gãy) điểm 1 là điểm tốt, điểm 5 là rất kém. - Độ bao bắp: Đánh giá vào lúc thu ho ạch theo thang điểm từ 1 - 5. + Điểm 1: Lá bi che kín đầu bắp và kéo dài khỏi bắp. + Điểm 2: Lá bi bao kín đầu bắp. + Điểm 3: Hở đầu bắp, lá bi không bao chặt đầu bắp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 20 + Điểm 4: Lá bi không che kín bắp đầu bắp để hở hạt. + Điểm 5: Bao bắp rất kém, đầu bắp hở nhiều. + Các chỉ tiêu về chống chịu - Đổ rễ(%): Đếm số cây nghiêng 1 góc 300 hoặc lớn hơn so với chiều thẳng đứng của cây, chú ý theo dõi chỉ tiêu này khi có mưa bão và theo dõi vào thời kỳ cuối trước khi thu hoạch. - Đổ thân(%): Đếm số cây gãy dưới bắp khi thu hoạch. - Bệnh: Theo dõi vào th ời kỳ sau trỗ cờ: + Bệnh khô vằn(%): Đếm số cây bị bệnh. Tỷ lệ cây bị bệnh = Số cây bị bệnh/ tổng số cây điều tra x 100 + Các b ệnh khác: Bạch tạng, thân đen, thối thân (ghi số cây nhiễm bệnh) - Sâu: + Sâu đục thân: Tính % số cây bị sâu đục thân (đục lỗ dưới bắp). + Các chỉ tiêu về năng suất - Tổng số bắp: Đếm tổng số bắp trên 2 hàng thu hoạch/ô. - Trọng lượng bắp tươi (kg/ô). - Trọng lượng 10 bắp mẫu (kg/ô). - Chiều dài bắp (cm): Được đo từ đầu bắp đến mút bắp. Đo 10 bắp/ô. - Đường kính bắp ( cm): Được đo ở giữa bắp. Đo 10 bắp /ô - Đếm số hàng hạt/bắp: 1 hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất, đếm 10 bắp /ô - Số hạt trên hàng: Đếm số hạt/hàng có chiều dài trung bình trên bắp. - Độ ẩm: Được đo bằng máy đo độ ẩm (%) chuyên dùng JiKeyJon. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 21 - Khối lượng 1000 hạt (g): Ở độ ẩm thu hoạch, cân 2 mẫu. Mỗi mẫu 500 hạt nếu hiệu số của hai lần cân không chênh lệch quá 5% so với khối lượng trung bình của hai mẫu ta có khối lượng 1000 hạt: P1000 tươi = P1 + P2 P1: Là khối lượng 500 hạt cân lần 1. P2: Là khối lượng 500 hạt cân lần 2 P1000 khô = P1000 tươi x (100- A0) 100-14 Năng suất thực thu (NSTT) được tính theo công thức: Tỷ lệ hạt/bắp 100-A0 100 NSTT (tạ/ha) = x Pô x x 100-14 Sô Trong đó: A0: ẩm độ của hạt khi thu hoạch. 14%: ẩm độ quy định bảo quản. Sô: Là diện tích của ô (m2). Pô: Là trọng lượng bắp của ô thí nghiệm (kg) Năng suất lý thuyết (NSLT) được tính theo công thức: NSLT(tạ/ha) = cây/m2 x bắp/cây x hàng/bắp x hạt/hàng x P1000 hạt 10.000 2.3.2.2. Xây dựng mô hình trình diễn * Bố trí thí nghiệm - Mô hình trình diễn được thực hiện tại 2 điểm: Phổ Yên, Thái Nguyên và Đan Phượng, Hà Nội. - Giống ưu tú là TX 2003 và 1 giống đối chứng LVN 99 - Tại mỗi điểm theo dõi trên 3 hộ gia đình. Mỗi hộ 600m2/2 giống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 22 (1 giống = 300 m2) - Diện tích mô hình tại mỗi điểm là 1800m2 - Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng, độ bao bắp, màu sắc hạt, độ sâu cây, năng suất dự kiến theo phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của nông dân. 2.4. THU THẬP SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG Bao gồm nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa, số giờ nắng, số ngày có mưa từ gieo đến thu hoạch trong thời gian tiến hành thí nghiệm. 2.5. PHÂN TÍCH XỬ LÝ SỐ LIỆU Các số liệu xử lý thống kê trên chương trình IRRISTAT. Phân tích tương quan theo chương trình Mic rosofl Excel Version 5.0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 23 CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU CỦA THÁI NGUYÊN VỤ THU ĐÔNG 2007 VÀ VỤ XUÂN 2008 Ngô là loài cây có khả năng thích nghi rộng nên được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, từ những vùng đồng bằng có điều kiện sinh thái thuận lợi cho đến những vùng núi xa xôi có khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, không phải ở vùng sinh thái nào cây ngô cũng có thể sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Việc tìm hiểu những đặc tính sinh thái của từng vùng rồi từ đó tạo ra được những giống ngô có khả năng thích ứng với vùng sinh thái đó là điều cần thiết. Bởi vì, cây ngô chỉ biểu hiện tiềm năng năng suất trong điều kiện sinh thái phù hợp. Đây vẫn còn là vấn đề khó khăn cho các nhà chọn tạo giống vì nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, trên lãnh thổ lại chia làm các vùng khác nhau như: vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Tây Nguyên... Mỗi vùng lại có những đặc điểm sinh thái khác nhau và các đặc điểm sinh thái này luôn luôn thay đổi nhất là trong những năm gần đây. Vì vậy, cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các đặc điểm sinh thái của từng vùng, để lựa chọn những giống ngô thích hợp. Qua theo dõi diễn biến tình hình thời tiết khí hậu vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại Thái Nguyên chúng tôi thu được bảng 3.1 sau: 3.1.1. Nhiệt độ Ngô là cây ưa nóng, nhu cầu về nhiệt của ngô cao hơn nhiều cây trồng khác. Từ lúc cây nảy mầm đến lúc ngô chín cần tổng tích ôn từ 1700 - 3700oC tuỳ theo giống và thời gian sinh trưởng. Theo các chuyên gia Trung tâm Cải lương giống ngô và lúa mỳ thế giới (CIMMYT): ngô phát triển tốt trong khoảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 24 nhiệt độ từ 24oC - 30oC. Nhiệt độ tối thấp: <10oC. Nhiệt độ cao không hạn chế sinh trưởng nhưng ảnh hưởng đến năng suất. Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Thái Nguyên Năm Tháng Nhiệt độ(0C) Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm) 2007 8 84,0 28,5 120,8 9 26,8 84,0 273,3 10 25,4 80,0 45,7 11 20,3 75,0 9,90 12 19,5 84,0 23,8 2008 2 77 13,5 18,4 3 20,8 86 24,6 4 24,0 129,7 87 5 26,7 80 120,8 6 28,1 83 238,8 Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, 2007- 2008 [18] Ở những vùng ban đêm có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20oC, năng suất cây ngô sẽ giảm do ngô hô hấp mạnh. Ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cây ngô yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Có hai thời kỳ nhiệt độ ảnh hưởng mạnh đến quá trình sống của cây ngô: + Thời kỳ nảy mầm: Nếu gặp nhiệt độ thấp thì cây ngô sẽ nảy mầm kém, thời gian nảy mầm kéo dài, khi đó chất lượng cây con sẽ giảm. Nếu nhiệt độ thấp hơn 13oC thì phần lớn các giống không nảy mầm. Nhiệt độ thấp hơn 15 oC thì thời gian nảy mầm kéo dài, tỷ lệ nảy mầm thấp, độ đồng đều của ruộng ngô sau này sẽ kém, chăm sóc khó khăn dẫn đến năng suất thu hoạch thấp. Vì vậy hạt ngô nảy mầm tốt nhất khi nhiệt độ dao động trong khoảng từ 25 - 30oC . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 25 + Thời kỳ trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh: lúc này cây ngô rất mẫn cảm với nhiệt độ. Giai đoạn này cây ngô cần nhiệt độ thích hợp trong khoảng từ 20 - 22oC. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 13oC thì hạt phấn ngô sẽ c hết. Nhiệt độ từ 13 - 15oC thì sức sống của hạt phấn giảm, khả năng thụ tinh kém, bắp ngô ít hạt. Nếu nhiệt độ cao hơn 35oC hạt phấn bị chết không thụ tinh được làm cho bắp thiếu hạt. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp còn gây ảnh hưởng lớn hơn khi kết hợp với ẩm độ không khí thấp trong thời kỳ thụ phấn thụ tinh (Nguyễn Thế Hùng, 2002) [8]. Vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại Thái Nguyên có nhiệt độ trung bình tương đối phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, nhiệt độ dao động 28,5 - 26,80C (tháng 8 - 9/2007) và 20,80C (tháng 3/2008) phù hợp, thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt. Giai đoạn trỗ cờ nhiệt độ dao động 25,4 - 19,50C (2007) và 24,0 - 28,10C (2008) tương đối thuận lợi cho quá trình trỗ cờ, tung phấn, phun râu và quá trình phát triển của hạt. 3.1.2. Ẩm độ. Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001)[24], đã xác định mức độ thuận lợi của ẩm độ không khí và ẩm độ đất đối với cây ngô trong giai đoạn hình thành năng suất là 71 - 85% và 61 - 85%. Do đó, khi theo dõi ẩm độ trung bình trong thời gian làm thí nghiệm có thể thấy ở giai đoạn đầu ẩm độ không khí rất thuận lợi cho sự nảy mầm và sinh trưởng của cây với ẩm độ cả hai vụ biến động từ 80 - 87%. Giai đoạn bắt đầu trỗ cờ tung phấn phun râu ẩm độ vụ Thu Đông giảm xuống chỉ còn 75% (T11/2007) nhưng không ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển của hạt. 3.1.3. Lượng mưa. Nước là yếu tố môi trường rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây ngô đòi hỏi một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 26 lượng nước khá lớn để quang hợp tạo ra vật chất khô. Một cây ngô trong vòng đời cần phải có 200 lít nước để sinh trưởng và tạo năng suất. Một ha ngô cần một lượng nước từ 3000 - 4000 m3 tương đương với lượng mưa từ 300 - 400 mm được phân bố đều trong suốt vụ. (Nguyễn Thế Hùng, 2002)[8]. Ngô là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển nhanh nên có khả năng hút nước khoẻ và nhiều hơn so với các loại cây trồng cạn khác. Không những vậy cây ngô còn có khả năng sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả. Do đó lượng nước cần thiết để cây ngô tạo ra một đơn vị chất khô rất thấp. Để hình thành 1 đơn vị vật chất khô, cây ngô cần 260 đơn vị nước đối với vùng ít nước và 349 đơn vị nước đối với vùng mưa nhiều. Lượng nước này ít hơn nhiều so với cây lúa, cây lúa cần 400 - 500 đơn vị nước (Đường Hồng Dật, 2004)[4]. Cây ngô là cây sinh trưởng nhanh mạnh, tạo ra khối lượng chất xanh lớn nên cần nước trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhu cầu về nước và khả năng chịu hạn của cây ngô qua từng thời kỳ có sự khác biệt nhau. + Ở thời kỳ đầu: cây ngô sinh trưởng chậm, tích lũy ít chất xanh nên không cần nhiều nước. + Ở thời kỳ 7 - 13 lá: cây ngô cần 28 - 35 m3 nước/ha/ngày. + Ở thời kỳ xoáy nõn, trỗ cờ, tung phấn, phun râu: cây ngô cần 65 - 70 m3 nước/ha/ngày. Ngô là cây cần nhiều nước nhưng rất nhạy cảm với ẩm độ đất. Trong các thời kỳ sinh trưởng, thời kỳ cây con tuy có nhu cầu nước lớn nhưng rất mẫn cảm với ẩm độ đất. Vào thời kỳ này chỉ cần ngập nước 1- 2 ngày cây ngô có thể bị chết. Do đó phải duy trì ẩm độ thích hợp cho cây con sinh trưởng. Nguyên nhân cây con dễ bị chết khi bị ngập úng là do đỉnh sinh trưởng của thân còn nằm dưới đất. Qua theo dõi diễn biến lượng mưa vụ Thu Đông năm 2007 tại Thái Nguyên chúng tôi thấy tháng 9 lượng mưa lớn đạt 273, 3 mm đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây con giai đoạn đầu. Thời kỳ trỗ cờ, tung phấn, phun râu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 27 nhu cầu nước của cây ngô lớn nhưng lượng mưa các tháng 10 - 11 - 12 giảm. Tháng 11 chỉ đạt 9,9 mm nên đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành phát triển của hạt. Vụ Xuân 2008 lượng mưa bình quân tháng 2, tháng 3 là 18,4 – 24,6mm đây là giai đoạn ngô mọc mầm đến 5-7 lá, giai đoạn này lượng mưa thấp hơn nhiều so với nhu cầu của cây (60-80mm) nên cây sinh trưởng và phát triển chậm. Đến tháng 4, tháng 5 lượng mưa bình quân đạt 129,7 và 120,8 mm rất phù hợp với nhu cầu của cây ngô. Tháng 6 lư ợng mưa bình quân là 138,8 mm, khi đó ngô đang bước vào giai đoạn chín sinh lý nên không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Vào thời kì tung phấn, phun râu ẩm độ không khí trung bình là 80- 87%, rất thích hợp cho quá trình tung ph ấn, phun râu. 3.2. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG THÍ NGHIỆM 3.2.1. Các giai đo ạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. Theo Sabinin: Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trú c (các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới) thường dẫn đến tăng kích thư ớc của cây. Phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua chu kỳ sống của mình. Đây là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy nhau và không tách rời nhau (Nguyễn Đức Lương và cộng sự, 2000)[11]. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô có hai giai đoạn đó là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ khi gieo hạt đến khi cây ngô bắt đầu trỗ cờ và được chia làm nhiều thời kỳ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 28 + Thời kỳ nảy mầm đến mọc: Rễ mầm sơ sinh là bộ phận đầu tiên xuất hiện, tiếp đến là bao lá mầm, rễ thứ sinh. Cuối cùng hạt mọc lên khỏi mặt đất nhờ sự kéo dài nhanh chóng của trụ gian lá mầm. + Thời kỳ mọc đến 3 lá: Lá đầu tiên xuất hiện rất nhanh, sau 5 - 7 ngày đã xuất hiện 3 lá thật. + Thời kỳ 7 lá đến xoắn ngọn: Thân lá phát triển mạnh, cây có sự tăng trưởng chiều cao nhanh chóng đặc biệt là 15 - 20 ngày trước trỗ. + Thời kỳ từ xoắn ngọn đến trỗ cờ: Giai đoạn này được tính khi đầu của bông cờ nhú ra khỏi lá cuối cùng và kết thúc khi nhánh cuối cùng của bông cờ đã thấy rõ hoàn toàn. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Tính từ khi phun râu đến chín sinh lý, trong đó bao gồm quá trình phun râu, thụ tinh, phát triển hạt. Giai đoạn tung phấn, thụ tinh kéo dài trong khoảng thời gian 8 - 12 ngày, là giai đoạn có ý nghĩa rất lớn quyết định đến năng suất của cây ngô. Qua theo dõi thời gian sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chúng tôi thu được kết quả như sau: Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Các giống ngô lai trong thí nghiệm có thời gian từ gieo đến trỗ cờ biến động từ 50 - 56 ngày (vụ Thu Đông) và 64 - 69 ngày (vụ Xuân). Vụ Thu Đông có 1 giống có thời gian trỗ cờ dài hơn đối chứng là các giống CH - 06-8, giống CN -07-1 là giống trỗ cờ sớm nhất (50 ngày). Các giống còn lại trong thí nghiệm đều có thời gian trỗ cờ tương đương với đối chứng. Vụ Xuân có 6 giống LS 07-70, CN07-1, LS07-51, KK- 62, H-06-5, CN07-2 tương đương với đối chứng. Các giống còn lại đều trỗ cờ dài hơn giống đối chứng, đặc biệt là giống BB-5 có thời gian trỗ cờ muộn nhất (69 ngày) muộn h ơn đối chứng 4 ngày. Trong 2 vụ: Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008, giống CH06 - 8 đều có thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ muộn hơn giống đối chứng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 29 Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN. Đơn vị: ngày Thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống ngô lai trong thí nghiệm biến động từ 51 - 57 ngày (vụ Thu Đông) và 65 - 70 ngày (vụ Xuân). TT Chỉ tiêu Giống Thời gian từ gieo đến … Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín sinh lý Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân 1 SB-07-70 55 66 55 67 57 67 113 117 2 CN-07-1 66 50 67 51 68 53 113 117 3 H-06-1 54 68 54 68 56 68 112 119 4 TX-2003 53 68 53 69 53 69 113 119 5 LS-07-12 54 67 55 69 55 69 112 118 6 H-07-2 55 67 55 68 54 68 111 118 7 LS-07-51 55 56 64 56 65 66 116 111 8 KK-62 54 65 54 67 54 67 111 116 9 CH-06-8 68 56 69 57 59 70 112 119 10 H-06-5 55 64 55 66 56 66 112 115 11 BB-5 54 55 69 54 70 70 114 120 12 CN-07-2 52 66 53 67 54 67 112 118 13 LVN - 99 (Đ/C) 54 65 54 67 55 68 113 118 CV % 1,5 1,9 1,2 1,1 1,4 1,3 0,9 0.87 LSD0,05 1,37 1,7 1,11 0,98 1,32 1,23 1,61 1.66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 30 Vụ Thu Đông, có 1 giống có thời gian từ gieo đến tung phấn sớm hơn đối chứng là CN-07-1. Hai giống LS -07-51; CH-06-8 có thời gian tung phấn muộn hơn đối chứng. Các giống còn lại đều tương đương với đối chứng (54 ngày). Vụ Xuân, có giống LS-07-51(65 ngày) có thời gian từ gieo đến tung phấn sớm hơn so với đối chứng 2 ngày. 4 giống có thời gian tung phấn dài hơn đối chứng là TX 2003, LS-07-12, CH-06-8, BB-5. Các giống còn lại có thời gian tung phấn tương đương với đối chứng. Giống CH-06-8 có thời gian từ gieo đến tung phấn dài hơn đối chứng ở cả hai vụ. Thời gian từ gieo đến phun râu của các giống ngô trong thí nghiệm biến động từ 53 - 59 ngày (vụ Thu Đông) và 66 - 70 ngày (vụ Xuân). Vụ Thu Đông 2007, có hai giống CN-07-1; TX2003 có thời gian từ gieo đến phun râu sớm nhất (53 ngày ) sớm hơn đối chứng 2 ngày. Hai giống CH-06-8 (59 ngày) và giống SB -07-70 (57 ngày) có thời gian phun râu muộn hơn đối chứng 2-4 ngày. Các giống còn lại có thời gian tung phấn tương đương với đối chứng (55 ngày) ở mức tin cậy 95%. Vụ Xuân 2008, hai giống LS-07-51 và H-06-5 có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất (66 ngày), ngắn hơn đối chứng 2 ngày. Giống CH06 - 8 và BB-5 có thời gian đến phun râu muộn hơn so với giống đối chứng là 2 ngày. Các giống còn lại có thời gian phun râu tương đương với đối chứng (68 ngày) ở mức tin cậy 95%. Giống CH-06-8 có thời gian từ gieo đến phun râu muộn trong cả hai vụ, muộn hơn đối chứng từ 2- 4 ngày. Thời gian từ tung phấn đến phun râu của các giống ngô trong thí nghiệm biến động từ 0 - 2 ngày, một số giống có thời gian tung phấn trùng với thời gian phun râu ở cả hai vụ nh ư: TX-2003; LS-07-12; KK-62. Vụ Xuân khoảng cách giữa thời gian tung phấn đến phun râu của các giống từ 0-1 ngày, ngắn h ơn vụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 31 Thu Đông (0-2 ngày).Vụ Thu Đông có một số giống có thời gian phun râu trước tung phấn là 1 ngày như H-07-2 và BB-5. Giống LVN 99(đ/c) xảy ra ở cả hai vụ. Nhìn chung, các giống ngô lai trong thí nghiệm đều đáp ứng đủ các mục tiêu của các nhà chọn giống. Quá trình phun râu của hoa cái xảy ra trước tung phấn không ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh vì hoa cái có sức sống dài hơn so với hạt phấn. Hạt phấn của hoa đực sau khi rời khỏi bao phấn sẽ mất sức nảy mầm nhanh chóng và nếu gặp nhiệt độ cao trên 35oC và ẩm độ không khí thấp thì hạt phấn sẽ chết. Nếu không thực hiện được sự thụ tinh với hoa cái sẽ dẫn đến hiện tương ngô đuôi chuột. Trường hợp này thường xảy ra khi gặp điều kiện bất thuận, khoảng cách tung phấn và phun râu bị kéo dài. Nếu phần đuôi chuột càng lớn thì năng suất càng giảm. Nhiệt độ tốt nhất cho quá trình thụ phấn thụ tinh ở ngô là 20 - 22oC, ẩm độ không khí đạt 80%. Qua theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu vụ Thu Đông 2007, chúng tôi thấy những ngày cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhiệt độ không khí quá cao, trời nắng gay gắt và khô hạn nên ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh của các giống thí nghiệm. Vụ Xuân 2008, cuối tháng 4 đầu tháng 5 nhiệt độ cao, nắng gắt nhưng do lượng mưa nhiều nên ẩm độ ở mức thích hợp (80 - 87 %), chính vì vậy không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn thụ tinh của các giống trong thí nghiệm. Thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông dao động từ 111- 114 ngày, vụ Xuân từ 115- 120 ngày. Vụ Thu Đông, giống có thời gian sinh tr ưởng ngắn nhất là H-07-2; LS-07-51; KK-62, ngắn hơn so với đối chứng 2 ngày. Giống BB-5 thời gian sinh trưởng dài nhất, dài hơn đối chứng 1 ngày. Các giống còn lại tương đương và bằng đối chứng (113 ngày). Vụ Xuân, giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là H-06-5 (115 ngày), tiếp đến là giống LS-07-51; KK-62 (116 ngày) ngắn h ơn so với đối chứng từ 3-2 ngày. Giống BB-5 có thời gian sinh trưởng dài nhất (120 ngày), dài hơn so với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 32 đối chứng là 2 ngày. Các giống còn lại bằng hoặc tương đương với đối chứng (118 ngày) ở mức tin cậy 95%. Thời gian sinh trưởng của các giống vụ Thu Đông ngắn h ơn 6 ngày so với vụ Xuân. Nguyên nhân là do thời tiết vụ Thu Đông 2007 có chế độ nhiệt, ẩm độ, ánh sáng tốt nên các giai đoạn phát dục và thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với vụ Xuân. Tóm lại, các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh tr ưởng thuộc nhóm chín trung bình. Trong đó giống H-06-5 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, giống BB-5 có thời gian sinh trưởng dài nhất. 3.2.2. Một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý của các g iống ng ô lai tham g ia thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN Các chỉ tiêu về hình thái và sinh lý bao gồm chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/cây, chỉ số diện tích lá. Thông qua các chỉ tiêu này chúng ta có thể xác định được hình thái của các giống cũng như trạng thái sinh lý để có thể tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giống ngô sinh trưởng phát triển. 3.2.2.1. Chiều cao cây (cm). Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chọn tạo giống ngô, nó liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của cây. Giống có chiều cao cây thấp có khả năng chống đổ tốt được quan tâm nhiều hơn trong công tác chọn tạo giống mới. Chiều cao cây phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như: giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng,… Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng mạnh nhất là giai đoạn từ 9 lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi thụ tinh xong. Qua bảng 3.3 cho thấy chiều cao cây của các giống ngô lai trong thí nghiệm biến động từ 147,3 - 228,7 cm (vụ Thu Đông) và 191,4 - 246,4cm (vụ Xuân). Trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 33 đó, giống H-06-1 có chiều cao cây thấp nhất và giống BB-5 chiều cao cây cao nhất ở cả hai vụ so với đối chứng. Vụ Thu Đông, có 4 giống: LS -07-51; KK-62; H-06-5; BB-5 có chiều cao cây đạt 207,8 - 228,7cm, cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. 2 giống có chiều cao cây thấp h ơn đối chứng là H-06-1(147,3cm); CN-07-2 (149cm). Các giống còn lại trong thí nghiệm có chiều cao t ương đương với đối chứng (175,2 cm) một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Vụ Xuân, tất cả các giống đều có chiều cao cây tương đương với đối chứng một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%. 3.2.2.2. Chiều cao đóng bắp (cm) Cùng với chiều cao cây thì chiều cao đóng bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ, gẫy, chống chịu sâu bệnh và khả năng cơ giới hoá của các giống ngô. Những giống có chiều cao đóng bắp cao thì khả n ăng chống đổ kém. Tuy nhiên, nhưng giống có chiều cao đóng bắp thấp thì khả năng cơ giới hoá thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện canh tác, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với giống ngô có thời gian sinh trưởng dài. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp của giống có thời gian sinh trưởng dài thường bằng khoảng 45-60% chiều cao cây, những giống ngô có thời gian sinh tr ưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp bằng khoảng 35-38% chiều cao cây. Nhìn chung, chiều cao đóng bắp tối ưu là bằng 1/2 chiều cao cây. Qua bảng 3.3 cho thấy chiều cao đóng bắp của các giống ngô lai trong thí nghiệm biến động từ 68,8 - 141,6 cm (vụ Thu Đông) và 83,5- 118,6 cm (vụ Xuân). Vụ Thu Đông, giống LS07 - 51 có chiều cao đóng bắp đạt cao nhất 141,6 cm và giống H06 - 5 có chiều cao đóng bắp đạt 118 cm, cao hơn giống đối chứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 34 một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Hai giống H06 - 1 và CN07 - 2 có chiều cao đóng bắp thấp hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có chiều cao đóng bắp dao động từ 94,2 - 115,9 cm, tương đương v ới giống đối chứng ở mức chắc chắn 95%. Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về hình thái và sinh lý của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 Ghi chú: CC cây: Chiều cao cây (cm); CC đóng bắp: Chiều cao đóng bắp (cm) Chiều cao đóng bắp của các giống trong thí nghiệm vụ Thu Đông bằng 46,2 - 66,5% chiều cao cây. Giống có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây TT Chỉ tiêu Giống Chiều cao cây (cm) CC đóng bắp (cm) Tỷ lệ CCcây/CC đóng bắp Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân 1 SB-07-70 163,2 207,0 97,6 99,0 59,8 47,8 2 CN-07-1 164,1 218,8 94,2 102,8 57,4 47,0 3 H-06-1 147,3 70,6 191,4 47,9 83,5 43,6 4 TX-2003 166,0 213,3 94,2 105,8 56,8 49,6 5 LS-07-12 188,5 225,5 110,3 111,9 58,5 49,6 6 H-07-2 195,6 231,1 113,7 109,0 58,1 47,2 7 LS-07-51 213,1 236,2 141,6 118,6 66,5 50,2 8 KK-62 207,8 223,5 107,1 111,2 51,5 49,8 9 CH-06-8 197,3 235,6 98,4 116,0 49,9 49,2 10 H-06-5 227,4 238,2 118,0 113,0 51,9 47,4 11 BB-5 228,7 115,9 246,4 112,5 50,7 45,7 12 CN-07-2 149,0 203,2 100,0 68,8 49,2 46,2 13 LVN - 99 (Đ/C) 175,2 210,4 105,4 105,1 60,2 50,0 CV (%) 8,3 9,8 6,7 3,3 LSD0,05 25,8 37,24 11,6 5,86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 35 nhỏ hơn 50% là: H06 - 1; CN07 - 2. Giống KK- 62; CH-06-8; H-06-5; BB-5 có chiều cao đóng bắp bằng 1/2 chiều cao cây, do đó đảm bảo khả năng chống đổ tốt cho cây. Các gi ống còn lại đều có chiều cao đóng bắp/ chiều cao cây cao hơn 50%. Vụ Xuân, giống LS-07-51 có chiều cao đóng bắp đạt 118,6cm cao nhất, tiếp đó là giống CH -06-8; H-06-5; BB-5; LS-07-12; KK-62 đều cao hơn đối chứng một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống H-06-1 và SB-07-70 có chiều cao đóng bắp thấp nhất đạt 83,5 cm và 99 cm thấp hơn so với đối chứng. Các giống còn lại có chiều cao đóng bắp tương đương với đối chứng (105,1 cm). Tỷ lệ giữa chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây của các giống dao động từ 43,6 - 50,2%. Giống có tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây nhỏ hơn 50% là SB-07-70; CN-07-1; H-06-1; H-07-2; H-06-5 và BB-5, nhỏ hơn đối chứng. Các giống còn lại trong thí nghiệm đều có chiều cao đóng bắp bằng 1/2 chiều cao cây và tương đương với đối chứng. 3.2.2.3. Số lá trên cây Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây ngô, đồng thời còn làm nhiệm vụ trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây. Vì vậy số lượng lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ lá có vai trò quan trọng đối với năng suất ngô cũng như phẩm chất của hạt. Ngoài ra số lá trên cây còn quyết định đến mật độ cây trồng của từng giống trên một đơn vị diện tích. Đối với cây ngô, số lá trên cây ngoài phụ thuộc vào giống, còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Số lá trên cây của ngô là một đặc điểm khá ổn định có quan hệ chặt với thời gian sinh trưởng. Những giống có thời gian sinh trưởng dài thường có số lá trên cây nhiều hơn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn. Qua bảng 3.4 cho thấy số lá/cây của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông và vụ Xuân biến động từ 18 - 21 lá. Vụ Thu Đông có 2 giống là KK-62; BB-5 có số lá/cây biến động từ 20,3 -21 lá, cao hơn đối chứng trong đó giống KK -62 là cao nhất (21 lá). Hai giống có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 36 số lá thấp hơn đối chứng là CN -07-1 (18,3 lá); H-06-1 (18 lá). Các giống còn lại đều có số lá/cây tương đương với đối chứng (19,3 lá) một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Vụ Xuân, giống H-06-1 có số lá thấp nhất, thấp hơn đối chứng là 0,9 lá, giống TX -2003; H-07-2; CN-07-2 có số lá tương đương với đối chứng (19 lá), các giống còn lại trong thí nghiệm đều có số lá cao hơn đối chứng từ một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Bảng 3.4. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Trường ĐHNLTN TT Chỉ tiêu Giống Số lá trên cây (lá) Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân 1 SB-07-70 20,74 19,8 2,74 3,4 2 CN-07-1 18,3 19,9 2,86 3,2 3 H-06-1 18,0 18,1 3,5 2,14 4 TX-2003 19,0 19,1 3,18 3,6 5 LS-07-12 19,7 19,9 2,46 3,5 6 H-07-2 20,0 19,1 3,08 2,9 7 LS-07-51 20,0 20,0 3,10 3,7 8 KK-62 20,0 21,0 3,2 3,28 9 CH-06-8 19,7 20,0 2,88 3,7 10 H-06-5 18,6 19,8 2,38 3,4 11 BB-5 20,3 2,76 21,0 3,5 12 CN-07-2 19,0 19,0 2,54 3,2 13 LVN - 99 (Đ/C) 19,3 19,0 2,64 3,1 CV (%) 2,2 1,2 17,7 3,3 LSD 0,05 0,7 0,4 0,82 0,89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 37 3.2.2.4. Chỉ số diện tích lá (LAI): m2 lá/m2 đất, Cũng như các loại cây trồng khác, lá ngô là cơ quan dinh dưỡng chính làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra vật chất khô cho cây, có tới 60% vật chất khô trong hạt do lá vận chuyển đến và 38% là do thân rễ tạo nên. Đặc biệt, lá ngô có nhiều khí khổng, trung bình một lá ngô có khoảng 2 - 6 triệu khí khổng và có 500 - 900 khí khổng/ 1 mm2 lá. Do cấu tạo đặc biệt nên tế bào khí khổng của lá ngô rất nhạy cảm với điều kiện bất thuận của thời tiết khí hậu. Khi bị hạn, tế bào khí khổng khép lại nhanh để hạn chế một phần thoát hơi nước. Mặt khác, lá ngô cong theo hình máng nên có thể hứng và dẫn nước từ trên lá xuống gốc ngô dù với lượng mưa rất nhỏ, chỉ cần lượng mưa khoảng 7 - 8 mm thì 8% diện tích đất xung quanh gốc ngô ở độ sâu 25-30 cm đã chứa một lượng nước chiếm 70- 80% tổng lượng mưa (Nguyễn Đức Lương và cs, 2000)[11]. Như vậy, lá ._., biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Ở vụ Thu Đông 2007, NSLT của các giống trong thí nghiệm biến động 78,3 - 102 tạ/ha. Trong đó có giống KK-62 có năng suất cao nhất (102 tạ/ha), tiếp đến là TX-2003 (95,9 tạ/ha), H -06-5 (95 tạ/ha). Giống có năng suất thấp nhất là CH-06-8 (78,3 tạ/ha). Các giống trong thí nghiệm đều tương đương với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Vụ Xuân, các giống trong thí nghiệm có NSLT dao động trong khoảng 77,26 - 99,47 tạ/ha. Các giống H -06-1, CH-06-8, SB-07-70 có năng suất đạt 82,14 - 85,77 tạ/ha tương đương với đối chứng, các giống còn lại có NSLT cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. 3.2.6.8. Năng suất thực thu (NSTT) NSTT là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống cũng như trong sản xuất ngô. NSTT là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất về đặc điểm di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển của g iống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống có tiềm năng năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng năng suất tốt nhất khi giống đó được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp. Do vậy, trong cùng một điều kiện khí hậu, đất đai, cùng chế độ chăm sóc như nhau, những giống nào phù hợp thì mới có khả năng sinh trưởng và phát triển, chống chịu tốt và cho năng suất cao. Qua bảng 3.9 v à 3.10 cho chúng tôi thấy, năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 biến động từ 54,6 - 70,6 tạ/ha. Giống LS-07-51 đạt năng suất 70,6 tạ/ha, KK-62 (70,6 tạ/ha), TX-2003 (69,9 tạ/ha) cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các g iống còn lại có NSTT sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng LVN 99. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 58 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 SB -07 -70 CN -07 -1 H-0 6-1 TX -20 03 LS -07 -12 H-0 7-2 LS -07 -51 KK -62 CH -06 -8 H-0 6-5 BB -5 CN -07 -2 Giống Nă ng s u Thu Đông 2007 Xuân 2008 Vụ Xuân 2008, NSTT của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 68,4 - 90,96 tạ/ha. Trong đó giống CH-06-8 có NSTT đạt 72,99 tạ/ha không sai khác so với đối chứng, các giống còn lại đều có NSTT cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Biểu đồ 3.1: Biểu diện năng suất thực thu của các giống trong thí nghiệm cho thấy: Năng suất thực thu của hai giống TX-2003 và LS-07-51 tương đối ổn định và cao hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả hai vụ. Biểu đồ 3.1. Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐH NLTN 3.3. KẾT QUẢ TRÌNH DIỄN GIỐNG NGÔ ƯU TÚ Qua khảo nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên cùng với kết quả thu được tại vụ Thu 2007, Xuân 2008 tại Viện Nghiên cứu Ngô, chúng tôi đã lựa chọn giống TX-2003 là giống ngô có triển vọng trình diễn tại Phổ Yên - Thái Nguyên và Đan Phượn g, Hà Nội v ụ Thu Đông 2008. * Tại Phổ Yên, Thái Nguyên, vụ Thu Đông 2008 - Điều kiện khí hậu: Thời điểm gieo thời tiết khá thuận lợi, đất ẩm, nên cây mọc đều, sinh trưởng, phát triển tốt. Giai đoạn sau trỗ gặp phải mưa to, kéo dài, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 59 gây ngập úng trên toàn diện rộng đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đây là yếu tố quan trọng làm giống TX 2003 chưa phát huy hết tiềm năng năng suất. - Giống TX 2003 đã được phòng nông nghiệp huyện Phổ Yên khuyến cao và bà con nông dân thực hiện theo quy trình chăm sóc của Viện nghiên cứu Ngô. Ý kiến của các hộ trồng ngô: - Giống ngô lai TX 2003 được các hộ nông dân đánh giá là sinh trưởng mạnh, ít nhiễm sâu bệnh. - Thời điểm cây trước trỗ tuy bị ngậm úng trong 1 thời gian dài (5 ngày) nhưng sau khi nước rút cây phục hồi nhanh và phát triển tốt hơn 1 số giống địa phương đang trồng và LVN 99. - Có thời gian sinh trưởng trung bình, trỗ tập trung và đều. - Mức độ đầu tư phân bón thấp hơn so với giống khác như C919, DK999 - Kết hạt tốt, bắp phát triển nhanh. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến của các hộ tham gia hội nghị đầu bờ về mô hình giống TX 2003. Các chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm: 1-3 (điểm 1 - kém, điểm 2- trung bình, điểm 3 - tốt). Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của nông dân được trình bày ở bảng 3.11. Bảng 3.11: Kết quả đánh giá của nông dân đối với giống ngô lai có triển vọng TX 2003 (Đơn vị: Điểm) TT Giống Chỉ tiêu TX 2003 LVN 99 (đ/c) 1 TGST 2,67 2,33 2 Độ bao bắp 2 2,33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 60 3 Màu sắc hạt 2,33 3 4 Độ sâu cay 2,67 2 5 Năng suất 3 2,67 Qua bảng 3.11 chúng tôi thấy: Giống TX 2003 được nông dân đánh giá là giống có thời gian sinh trưởng, phù hợp với công thức luân canh của vùng, độ bao bắp, độ sâu cây và NSTT cao hơn đối chứng. Riêng chỉ tiêu màu sắc thì có 2/3 hộ cho rằng màu sắc của giống LVN 99 vàng đỏ, đẹp và bóng hơn so với giống TX 2003. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của các hộ nông dân cho thấy TX 2003 đạt 12,67 điểm và LVN99 đạt 12,33 điểm. Tất cả các hộ nông dân tham gia phỏng vấn đều muốn sử dụng giống TX 2003 trong các vụ tiếp theo. Kiến nghị: - Tiếp tục hỗ trợ giống cho bà con thử nghiệm giống TX 2003 trên đồng ruộng qua 1-2 vụ để có kết luận chính xác hơn về khả năng thích ứng và cho năng suất của giống tại Thái Nguyên. - Kết hợp với kết quả đánh giá của nông dân, chúng tôi tiến hành tính năng suất thực thu của giống TX 2003 tại 2 điểm xây dựng mô hình trình diễn trong vụ Thu Đông 2008, được thể hiện qua bảng 3.12. Qua bảng 3.12 ta thấy: Vụ Thu Đông 2008 tại 2 điểm trình diễn giống TX 2003 đều sinh trưởng, phát triển rất tốt. Năng suất của giống TX 2003 đạt 85,57 tạ/ha (Hà Nội) và 80,76 tạ/ha (Thái Nguyên) đều cao hơn đối chứng LVN99 chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Bảng 3.12: Năng suất thực thu của giống TX 2003 tại các điểm khảo nghiệm trong vụ Thu Đông 2008 Địa điểm Năng suất (tạ/ha) CV(%) LSD(0,05) TX - 2003 LVN 99(đ/c) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 61 Đan Phượng, Hà Nội 85,57 75,61 4,0 7,3 Phổ Yên, Thái Nguyên 80,76 70,51 4,1 7,0 3.4. XÁC ĐỊNH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC VỚI NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ CÓ TRIỂN VỌNG TX- 2003 Các chỉ tiêu nông học có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất của cây. Các chỉ tiêu nông học tương quan chặt với năng suất sẽ là cơ sở và nền tảng trong quá trình chọn tạo giống và được các nhà khoa học quan tâm và chú trọng. Chính vì vậy , chúng tôi đã xác định mối tương quan giữa các tính trạng như: thời gian sinh trưởng , cao cây , cao đóng bắp , số lá /cây, LAI, dài bắp , đường kính bắp , hàng/bắp, hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt với năng suất . Số liệu được xử lý theo chương trình Microsoft Excel version 5.0, kết quả được trình bày trong bảng 3.13: Qua bảng 3.13 cho thấy mối tương quan giữa các tính trạng nghiên cứu là khác nhau. Kết quả chỉ ra thời gian sinh trưởng tương quan thuận chặt với số lá (r = 0,76) ở mức tin cậy 99%, cao đóng bắp (r = 0,46), dài bắp (r = 0,44) có mức tin cậy 95% ở vụ Thu Đông, và với đường kính bắp, hạt trên hàng, M1000 hạt và NSLT có mức tin cậy 99% ở vụ Xuân. Tương quan giữa thời gian sinh trưởng với năng suất có hệ số dương với mức độ khác nhau: vụ thu đông có r = 0,56 tương quan chặt với mức tin cậy 95%, vụ Xuân hệ số tương quan r = 0,38, chưa đủ mức tin cậy. Chiều cao cây là chỉ tiêu tương quan thuận, chặt với năng suất với mức tin cậy 99% (r = 0,91 – Thu Đông; r = 0,86 – Xuân). Ở cây ngô , chiều cao cây phụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 62 thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh , nếu chiều cao cây vượt quá ngưỡng giới hạn nhất định thì chính chiều cao cây sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết (gẫy, đổ...), ảnh hưởng tới khả năng thụ phấn , thụ tinh . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 63 Bảng 3.13: Tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất của giống ngô lai có triển vọng TX -2003 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 64 Chỉ tiêu Thời vụ trồng TGST Cao cây Cao đ .bắp Số lá LAI Dài bắp ĐK bắp hàng/ bắp Hạt/ hàng M 1000 hạt NSLT NSTT TGST Thu đông 07 1 Xuân 08 1 Cao cây Thu đông 07 - 0,85 1 Xuân 08 -0,14 1 Cao đ.bắp Thu đông 07 0,46* - 0,86 1 Xuân 08 -0,81 0,69** 1 Số lá Thu đông 07 0,76** -0,3 -0,23 1 Xuân 08 0,38 0,87** 0,24 1 LAI Thu đông 07 -0,11 0,62* -0,93 0,56* 1 Xuân 08 0,14 0,96** 0,47* 0,97** 1 Dài bắp Thu đông 07 0,44* 0,1 -0,59 0,92** 0,84* * 1 Xuân 08 -0,07 0,99** 0,64* 0,9** 0,98** 1 ĐK bắp Thu đông 07 0,24 0,3 -0,75 0,82** 0,94* * 0,98* * 1 Xuân 08 0,96** 0,16 -0,6 0,63* 0,42 0.22 1 Hạt/bắp Thu đông 07 - 0,87 1** -0,85 -0,33 0,59* 0,07 0,28 1 Xuân 08 0,73** 0,57* -0,2 0,91** 0,78* * 0,63* 0,9** 1 Hạt/hàng Thu đông 07 - 0,72 0,98** -0,95 -0,09 0,77** 0,31 0,5* 0,97* * 1 Xuân 08 -0,07 0,99** 0,65* 0,9** 0,98** 1** 0,22 0,62* 1 M1000 hạt Thu đông 07 - 0,29 0,75** -0,98 0,4 0,98** 0,73* * 0,86* * 0,73* * 0,87* * 1 Xuân 08 0,95** 0,17 -0,59 0,64* 0,44* 0,24 1* 0,91** 0,24 1 NSLT Thu đông 07 - 0,68 0,96** -0,97 -0,03 0,81** 0,39 0,55* 0,95* * 0,99* * 0,9** 1 Xuân 08 0,82** 0,46* -0,32 0,84** 0,68* * 0,52* 0,95* * 0,99* * 0,51* 0,96* * 1 Thu đông 07 0,56* 0,91** -0,99 0,12 0,89** 0,5* 0,67* 0,89* * 0,98* * 0,95* * 0,99* * 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 65 r 0,05 = 0,444; r 0,01 = 0,679; n = 13; * biểu thị ở mức có ý nghĩa tin cậy 0,05; ** mức có ý nghĩa tin cậy 0,01 Ghi chú: ĐK bắp - đường kính bắp; M1000 hạt - khối lượng 1000 hạt; LAI - chỉ số diện tích lá; NSLT- năng suất lý thuyết; NSTT – Năng suất thực thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 66 Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lưu, (1999) [12], tương quan giữa cao cây với năng suất là tương quan rất chặt như: r = 0,799 (giống ngắn ngày , vụ Đông 1995), r = 0,740 (giống dài ngày , vụ Đông 1995), Kiều Xuân Đàm (2002) [5] cũng cho thấy : tương quan giữa cao cây với năng suất là tương quan thuận , khá chặt Nghiên cứu tương quan giữa số lá với năng suất chúng tôi thấy: Mối tương quan này thể hiện theo chiều thuận, với mức độ khác nhau ở các thời vụ, tương quan không chặt ở vụ Thu Đông (r = 0,12) và rất chặt ở mức tin cậy 99% tại vụ Xuân (r =1 ). Diện tích lá và LAI là một thành phần cơ bản của yếu tố nguồn (Tanaka, 1965) và Tsunoda , (1965) [trích dẫn Kiều Xuân Đàm, 2002] [5]. Khác với các giống ngô thụ phấn tự do , các giống ngô lai giữa các dòng thuần có năng suất kinh tế p hụ thuộc vào năng suất sinh học , LAI và hiệu suất quang hợp . Sự tương quan giữa LAI với năng suất kinh tế của các giống ngô lai được thể hiện rất rõ với r = 0,575 (Bùi Mạnh Cường ,1994) [3]. Khi nghiên cứu đặc điểm sinh lý ruộng ngô năng suất cao Đào Thế Tuấn và cộng sự , (1978)[25] đã xác định LAI là đặc điểm sinh lý quan trọng nhất đối với năng suất kinh tế và cho rằng bằng các biện pháp canh tác và di truyền để tăng LAI sẽ dẫn tới tăng năng suất kinh tế . Qua kết quả nghiên cứu tương quan giữa chỉ số diện tích lá với năng suất của các giống thí nghiệm cho thấy: tương quan giữa chỉ số diện tích lá với năng suất là tương quan thuận, rất chặt ở mức tin cậy 99% r = 0,89 (Thu Đông 2007) và r = 0,97 (Xuân 2008). Số hàng/bắp là chỉ tiêu do giống quyết định, ngoài ra tỷ lệ số hạt/hàng còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Mối tương quan giữa số hàng/bắp với năng suất phụ thuộc nhiều vào giống và mùa vụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 67 Tương quan giữa số hàng/bắp với năng suất là tương quan thuận , chặt ở mức tin cậy 99% ở vụ Thu Đông (r = 0,89) và vụ Xuân (r = 0,91). Điều đó chứng tỏ số hàng trên bắp ảnh hưởng đến NSTT do giống quyết định . Trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tính chống hạn của cây ngô nhiệt đới thông qua năng suất và một số đặc tính phù hợp Edmeades và ctv (1997) tìm thấy mối tương quan rất chặt giữa năng suất trong điều kiện hạn với số số hạt/hàng (R2 = 0,71). Từ đó các tác giả cho rằng để cải tạo năng suất và tính ổn định năng suất trong điều kiện khô hạn thì chọn lọc năng suất kết hợp với số hạt trên hàng sẽ cho kết quả tốt hơn và nhanh hơn. Nhận định này cũng được các nhà khoa học khác thống nhất (Vasal và ctv, 1997), (Banziger và Lafitte, 1997) (Trích theo Nguyễn Thị Lưu, 1999) [12]. Kết quả nghiên cứu tương quan giữa số hạt trên hàng với năng suất vụ Thu Đông 2007 và Xuân 2008 cho thấy: đây là mối tương quan thuận, rất chặt r = 0,98 (Thu Đông 2007) và r = 0,89 (Xuân 2008). Số hạt/hàng tăng thì năng suất cũng tăng, vì vậy để tăng số hạt trên hàng có thể chọn những giống có chiều dài bắp lớn, khoảng cách giữa thời gian tung phấn và phun râu nhỏ, trồng trong điều kiện thời tiết thích hợp để tăng khả năng kết hạt. Số liệu kết quả bảng 3.13 cho ta thấy: Khối lượng 1000 hạt cao thì năng suất hạt cũng sẽ tăng. Tương quan giữa khối lượng 1000 hạt với NSTT của các giống tham gia thí nghiệm là tương quan thuận và rất chặt ở mức tin cậy 99%, r = 0,95 (Thu Đông 2007) và tương quan thuận, chặt r = 0,65 (vụ Xuân 2008). Kết quả này phù hợp với một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như: Mai Xuân Triệu 1998 [19], Kiều Xuân Đàm,2002 [5]. Trong sản xuất để tăng khối lượng 1000 hạt bên cạnh việc nghiên cứu chọn tạo giống có khối lượng 1000 hạt lớn cần xác định thời vụ gieo trồng hợp lý để tăng quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng vào hạt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 68 Tóm lại qua thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ xuân 2008 chúng tôi nhận thấy: Các chỉ tiêu nông học có mối tương quan với năng suất ở mức độ khác nhau tuỳ vào thời vụ, riêng chỉ tiêu chiều cao cây, LAI, dài bắp, đường kính bắp, hàng trên bắp, hạt trên hàng và khối lượng 1000 hạt có mối tương quan thuận, rất chặt ở mức tin cậy 95% và 99% ở cả hai vụ. Ch ính v ì vậy trong quá trình chọn tạo giống cần chú trọng đến các chỉ tiêu trê n nhằm nâng cao được năng suất của cây ngô. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 69 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN * Qua đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận như sau: - Các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng nhỏ hơn hoặc bằng 120 ngày, đều thuộc nhóm trung ngày - phù hợp với vụ Thu - Đông và Xuân ở Thái Nguyên. - Khả năng chống đổ của các giống ngô lai trong thí nghiệm rất tốt. - Khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống ngô thí nghiệm đều ở mức khá. Giống TX - 2003 là giống có khả năng chống bệnh tốt nhất. Giống H06 - 5 là giống có khả năng kháng sâu đục thân và sâu cắn râu tốt nhất. Năng suất của hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều tương đương hoặc cao hơn so với đối chứng. Trong đó hai giống TX - 2003 và LS-07-51 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả hai vụ Thu Đông 2007 và Xuân 2008. * Giống TX 2003 có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái tại Thái Nguyên. Tại mô hình trình diễn năng suất của TX 2003 đạt 80,76 tạ/ha (Thái Nguyên) và đã được nông dân chấp nhận trong sản xuất. * Các chỉ tiêu nông học như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá/cây, chỉ số diện tích lá, số hàng/bắp, số hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt đều tương quan thuận với năng suất nhưng mức độ tương quan thay đổi tùy thuộc vào mùa vụ. Trong đó có cao cây, chỉ s ố diện tích lá, hàng/bắp và hạt/hàng tương quan thuận, chặt với năng suất ở mức tin cậy 99% ở cả hai vụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 70 2. ĐỀ NGHỊ - Tiếp tục tiến hành thí nghiệm canh tác (thời vụ, phân bón, mật độ ...) đối với giống TX 2003 để xác định quy trình kỹ thuật tối ưu cho giống ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. - Tiếp tục thử nghiệm giống TX-2003 ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm xác định được vùng sinh thái phù hợp cho giống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO A Tiếng Việt 1 Trần Việt Chi (1993), Sử dụng ưu thế lai đối với Ngô và lúa. Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm, tháng 6, 1993. 2 Nguyễn Văn Cương (1995), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một số dòng tự phối ngô trong công tác chọn tạo giống, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. 3 Bùi Mạnh Cường (1994), Một số đặc điểm hình thái sinh lý giống ngô năng suất cao, hướng cải thiện năng suất ngô ở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ KHNN, Vi ện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 125 tr. 4 Đường Hồng Dật (2004), Cây ngô - kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, NXB Lao Động - Xã hội. 5 Kiều Xuân Đàm (2002), Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai lá đứng, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 170 trang. 6 Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên , http:// www.thainguyen.gov.vn 7 Vũ Đình Hoà và Bùi Thế Hùng (Dịch), Ngô nguồn dinh dưỡng của loài người, tài liệu FAO (1995), NXB Nông Nghiệp. 8 Nguyễn Thế Hùng (2002), Ngô lai và kỹ thuật thâm canh, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9 Nguyễn Hữu Lộc (dịch), Kuperman F.M.(1969), Đặc điểm phát tiển sinh trưởng và hình thành cơ quan của cây ngô, Sinh lý Nông nghiệp - Tập V, NXB Trường ĐH Tổng Hợp Matxcova. 10 Nguyễn Lộc và Trịnh Bá Hữu (1975), Di truyền học, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 11 Nguyễn Đức Lương, Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh (2000), Giáo trình cây ngô, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 72 12 Nguyễn Thị Lưu (1999), Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai nhiều bắp, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13 D.Ph. Petrop (1994), (Nguy ễn Thị Thuận và Nguyễn Mộng Hùng dịch từ tiếng Nga) Di truyền học và di truyền chọn giống, NXB MIR Matxcova, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 14 Số liệu thống kê của FAO (2008), 15 Taktjan (1977), Những nguyên lý tiến hoá của thực vật hạt kín, NXB Khoa học Kỹ thuật, Nguyễn Lộc dịch, Hà Nội, 15-17. 16 Ngô Hữu Tình (1990), Thực hành toán học về khả năng kết hợp, Viện Nghiên cứu Ngô. 17 Đào Thế Tuấn, Nguyễn Thị Ngân (1978), Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp, 1976 - 1978, Viện KHKTNN Việt Nam, NXB Nông thôn, Hà Nội. 18 Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên, 2007 – 2008. 19 Mai Xuân Triệu (1998), Đánh giá KNKH của một số dòng thuần có nguồn gốc địa lý khác nhau, phục vụ chương trình tạo giống ngô, Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiêp Việt Nam, Hà Nội, 166 trang. 20 Trần Hồng Uy (1972), Nghiên cứu khả năng kết hợp của một số dòng ngô thuần, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp Nicolaie Balcescu, Rumania. 21 Trần Hồng Uy (1985), Những nghiên cứu về di truyền tạo giống liên quan tới phát triển sản xuất ngô nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luận án tiến sĩ Khoa h ọc Nông nghiệp (bản dịch), Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Xôphia, Bungaria. 22 Trần Hồng Uy (1997), Báo cáo kết quả nghiên cứu ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo h ội nghị tổng kết 5 năm phát triển ngô lai, Viện Nghiên cứu Ngô, Hà Tây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 73 23 Trần Hồng Uy (1999), Một số vấn đề về triển khai sản xuất và cung ứng hạt giống ngô lai ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2005, Vi ện Nghiên cứu Ngô, Hà Tây. 24 Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001), Công trình nghiên cứu “Kiểm kê và đánh giá tài nguyên khí hậu nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Hồng” B Tiếng Anh 25 CIMMYT (1990), Maize Improvement Course, 4-9 June, 1990. 26 CIMMYT(1993), Proceedings of the Fifth Asian Regional Maize, Workshop, Hanoi, HoChiMinh city, Vietnam. 27 CIMMYT (1999/2000), World Maize Facts and Trends, CIMMYT, El Batan, Mexico. 28 Duvick, D.N (1990), Ideotype evolution of hybrid maize in the USA 1930 – 1990, II Conferenza Nationle Sui Mais Grado (GO), Italia. 29 FAO/UNDP/VIE/80/004,(1988), Proceedings of the planning workshop: Maize research and development. Project, HCM city. 30 Galinat W.C. (1977), The origin of corn. Corn and corn Improvement. Ed G.F. Sprague.P.1 - 47. 31 KatoA. (1988), Cytological Classification of Maize Race Populations and Its Potential Use. Preeding of Global Maize Germplasm Worshop. Pp: 106- 117 32 Tomov,N. (1979), trands of Maize breeding in Bulganria, Sem.Res. Assoc 33 Vasal,S.K., Mc Lean,S., Felix,S.V.(1990), Achievements, challenges and future dirctions of hybrid maize research and development in CIMMYT, Lecture for CIMMYT advanced course of maize improvement, CIMMYT, El Bata, Mexico. 34 Vasal, S.K., Dhillon, B.S. and Srinivasan, J.(1999), Changing sceario of Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 74 hybrid maize breeding and research strategies to develop two – parent hybrids, CIMMYT, El Batan, Mexico. 35 Vavilop N.I. (1926), Studies on the Combining Ability of CIMMYT Germplasm. CIMMYT Rearch Highlights. Pp: 24-33 36 Wilkes G. (1988), Teosinte and other wild relatives of maize. Proceeding of the Global Maize Germplasm Workshop. Pp 70 – 80. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác từ trước tới nay. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Phương Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản, các cá nhân trong và ngoài nước. Tôi xin chân thành cảm ơn: Tiến sỹ Phan Thị Vân, Trưởng Bộ môn Cây Lương thực, trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên là người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Đào tạo Sau Đại học, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn quan tâm giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 FAO Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc 2 CIMMYT Trung tâm cải tạo Ngô và lúa mì Quốc tế 3 LAI Chỉ số diện tích lá 4 NSLT Năng suất lý thuyết 5 NSTT Năng suất thực thu 6 CC đóng bắp Chiều cao đóng bắp 7 CC cây Chiều cao cây 8 ĐHNLTN Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 9 CV Hệ số biến động 10 LSD0,05 Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 95% 11 LSD0,01 Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 99% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ A. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1 Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên từ 1996 - 2007 8 Bảng 2.1 Nguồn gốc và dạng hạt của các giống tham gia thí nghiệm 15 Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Thái Nguyên 24 Bảng 3.2 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN. 29 Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu về hình thái và sinh lý của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 34 Bảng 3.4 Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Trường ĐHNLTN 36 Bảng 3.5 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN 39 Bảng 3.6 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN 42 Bảng 3.7 Tỷ lệ gẫy thân, đổ rễ của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐH NLTN 46 Bảng 3.8 Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN 48 Bảng 3.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai trong thí nghi ệm vụ Thu Đông 2007 tại ĐHNLTN 51 Bảng 3.10 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai trong thí nghi ệm vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.11 Kết quả đánh giá của nông dân đối với giống ngô lai có triển vọng TX 2003 58 Bảng 3.12 Năng suất thực thu của giống TX 2003 tại các điểm khảo nghiệm trong vụ Thu Đông 2008 59 Bảng 3.13 Tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất của giống ngô lai có triển vọng TX-2003 61 B. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐH NLTN 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2 2.1. Mục đích 2 2.2. Yêu cầu 2 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2 4. GIẢ THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3 1.1. NGUỒN GỐC VÀ SỰ LAN TRUYỀN CỦA CÂY NGÔ 3 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG NGÔ LAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 4 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô lai trên thế giới 4 1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống ngô lai ở Việt Nam 6 1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên 8 1.3. ƯU THẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ƯU THẾ LAI TRONG CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.1. Khái niệm ưu thế lai 9 1.3.2. Các học thuyết về ưu thế lai 11 1.3.3. Thành tựu của việc ứng dụng ưu thế lai trong sả n xuất nông nghiệp 14 CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 15 2.2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 15 2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.3.1. Nội dung nghiên cứu 16 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.2.1 . Đối với thí nghiệm khảo nghiệm giống 16 2.3.2.2 . Xây dựng mô hình trình diễn 21 2.4. THU THẬP SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG 22 2.5. PHÂN TÍCH XỬ LÝ SỐ LIỆU 22 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 3.1. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU CỦA THÁI 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn NGUYÊN VỤ THU ĐÔNG 2007 VÀ VỤ XUÂN 2008 3.1.1. Nhiệt độ 23 3.1.2. Ẩm độ 25 3.1.3. Lượng mưa 25 3.2. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG THÍ NGHIỆM 27 3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. 27 3.2.2. Một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN 32 3.2.2.1 . Chiều cao cây (cm). 32 3.2.2.2 . Chiều cao đóng bắp (cm) 33 3.2.2.3 . Số lá trên cây 35 3.2.2.4 . Chỉ số diện tích lá (CSDTL): m2 lá/m2 đất 37 3.2.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô lai 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn trong thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại Trường ĐHNLTN 3.2.4. Khả năng chống chịu của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và Vụ Xuân 2008 tại Trường ĐHLNTN. 41 3.2.4.1 . Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô lai trong thí nghiệm 41 3.2.4.2 . Khả năng chống đổ của các giống trong thí nghiệm 46 3.2.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 47 3.2.5.1 . Trạng thái cây 47 3.2.5.2 . Trạng thái bắp 48 3.2.5.3 . Độ bao bắp 49 3.2.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 49 3.2.6.1 . Số bắp trên cây 50 3.2.6.2 Chiều dài bắp 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn . 3.2.6.3 . Đường kính bắp 53 3.2.6.4 . Số hàng hạt trên bắp 53 3.2.6.5 . Số hạt trên hàng 54 3.2.6.6 . Khối lượng 1000 hạt 55 3.2.6.7 . Năng suất lý thuyết (NSLT) 55 3.2.6.8 . Năng suất thực thu (NSTT) 56 3.3. KẾT QUẢ TRÌNH DIỄN GIỐNG NGÔ ƯU TÚ 57 3.4. XÁC ĐỊNH TƯƠNG Q UAN GIỮA CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC VỚI NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ CÓ TRIỂN VỌNG TX- 2003 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65 1. KẾT LUẬN 65 2. ĐỀ NGHỊ 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM .............. ................ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẠNH TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN – 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM .............. ................ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẠNH TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ VÂN THÁI NGUYÊN – 2009 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9238.pdf
Tài liệu liên quan