Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên: ... Ebook Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên

pdf110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYÔN THÞ V©N NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤTHOA ĐỒNG TIỀN HÀ LAN TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP CHUY£N NGµNH: tRåNG TRäT M· sè: 60.62.01 Th¸i Nguyªn - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYÔN THÞ V©N NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤTHOA ĐỒNG TIỀN HÀ LAN TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP CHUY£N NGµNH: tRåNG TRäT M· sè: 60.62.01 Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: PGS. TS. §µo Thanh V©n Th¸i Nguyªn - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tháng 3 năm 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tôi luôn nhận được sự quan tâm tận tình của: Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS Đào Thanh Vân, đã giúp đỡ tận tình về mặt phương hướng và phương pháp nghiên cứu cũng như việc hoàn thiện luận văn. Khoa sau đại học, khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm TháiNguyên. Các bạn sinh viên khóa 37A khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Cho phép tôi được bầy tỏ lời cám ơn trân thành đến tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó. Thái nguyên, 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: Mở đầu 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 Chƣơng 2: Tổng quan tài liệu 4 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam 4 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 4 2.1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa đồng tiền trên thế giới 6 2.1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa châu Á 6 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Việt Nam 8 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 13 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Thái Nguyên 13 2.2.1.1. Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên 13 2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên 14 2.2.1.3. Nhu cầu thị trường tiêu thụ hoa cây cảnh tại Thái Nguyên 15 2.2.1.4. Hiện trạng sản xuất hoa cây cảnh tại Thái Nguyên 15 2.2.2.Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển hoa, cây cảnh Thái Nguyên. 17 2.2.2.1. Thuận lợi 17 2.2.2.2. Khó khăn 17 2.2.2.3. Định hướng phát triển hoa Thái Nguyên trong tương lai 18 2.2.3. Những nghiên cứu chung về cây hoa đồng tiền 18 2.2.3.1. Nguồn gốc 18 2.2.3.2. Phân loại 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 2.2.4. Giới thiệu các giống, đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng của cây hoa đồng tiền 19 2.2.4.1. Đặc điểm thực vật học 20 2.2.4.2. Giá trị sử dụng 20 2.2.5. Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa đồng tiền 21 2.2.5.1. Yêu cầu sinh thái 21 2.2.5.2. Nhu cầu dinh dưỡng 22 2.2.6. Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền 23 2.2.6.1. Kỹ thuật trồng đồng tiền trên nền đất 23 2.2.6.2. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ 27 2.2.7. Các nghiên cứu về giống hoa 29 2.2.8. Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá 31 2.2.8.1.Dinh dưỡng Mg qua lá của cây trồng 35 2.2.8.2. Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá 35 2.2.9 Đặc điểm một số phân dinh dưỡng qua lá sử dụng trong sản xuất hoa 36 Chƣơng 3 : Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 38 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 38 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 38 3.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 38 3.2.1. Nội dung nghiên cứu 38 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 39 3.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 41 3.2.3.1. Theo dõi thời gian sinh trưởng của hoa thí nghiệm 41 3.2.3.2. Theo dõi tình hình phát triển của hoa thí nghiệm 41 3.2.3.3. Theo dõi các chỉ tiêu về nằng suất, chất lượng hoa 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 3.2.3.4. Theo dõi thành phần, mức độ sâu bệnh hại 42 3.2.4. Phương pháp sử lý số liệu 42 Chƣơng 4: Kết quả và thảo luận 43 4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu tỉnh Thái Nguyên 43 4.2. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của một số giống hoa đồng tiền Hà Lan 45 4.2.1. Đặc điểm thực vật học của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm 45 4.2.2. Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của các giống hoa thí nghiệm 46 4.2.3. Động thái ra lá và tốc độ ra lá của các giống hoa thí nghiệm 50 4.2.4. Động thái đẻ nhánh của các giống đồng tiền thí nghiệm 54 4.2.5. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm 56 4.2.6. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống đồng tiền thí nghiệm 59 4.3. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa Salan 62 4.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của hoa Salan 62 4.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái ra lá của giống hoa Salan 64 4.3.3. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan 67 4.3.4. Ảnh hưởng của khoảng cách đến năng suất, chất lượng giống hoa Salan 69 4.3.5. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến sâu bệnh hại hoa Salan 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 4.4. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng hoa đồng tiền Salan 74 4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của giống hoa Salan 74 4.4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của giống hoa Salan 76 4.4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan 80 4.4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất, chất lượng giống hoa Salan 82 4.4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến diễn biến sâu bệnh hại hoa Salan 85 4.5. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm 87 Chƣơng 5: Kết luận đề nghị 89 5.1. Kết luận 89 5.2. Đề nghị 89 Tài liệu tham khảo 90 Phụ lục 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Tình hình xuất khẩu hoa của một số nước trên thế giới 4 2.2 Tình hình nhập khẩu hoa một số nước trên thế giới 5 2.3 Tình hình sản xuất hoa các nước châu Á 7 2.4 Diện tích và giá trị sản lượng hoa cây cảnh ở Việt Nam năm 2003 10 2.5 Tốc độ sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 1994-2006 10 2.6 Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt nam qua các năm 11 2.7 So sánh hiệu quả kinh tế cây hoa với một số cây trồng khác 13 2.8 Phân loại hoa đồng tiền. 25 2.9 Tiêu chuẩn phân cấp hoa đồng tiền 26 4.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu năm 2006- 2007 tại thành phố Thái Nguyên. 43 4.2 Đặc điểm thực vật học của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm 45 4.3 Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của giống hoa thí nghiệm 4.4 Động thái ra lá của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm 51 4.5 Tốc độ ra lá của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm 52 4.6 Động thái đẻ nhánh của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm 54 4.7 Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng các giống hoa đồng tiền 57 4.8 Diễn biến sâu bệnh hại trên hoa đồng tiền thí nghiệm 60 4.9 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hoa Salan. 63 4.11 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng tới tốc độ ra lá của giống hoa đồng tiền Salan. 4.12 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái đẻ 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 nhánh của giống hoa Salan. 4.13 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến năng suất và chất lượng hoa. 70 4.14 Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa Salan 72 4.15 Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống hoa đồng tiền Salan. 74 4.16 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của giống hoa Salan. 77 4.17 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tốc độ ra lá của giống hoa đồng tiền Salan. 78 4.18 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của hoa Salan 80 4.19 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất chất lượng hoa Salan. 83 4.20 Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tình hình sâu bệnh hại. 86 4.21 Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng phân bón lá cho hoa đồng tiền 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1 Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm (TN1) 48 4.2 Tốc độ ra lá của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm (TN1) 53 4.3 Động thái đẻ nhánh của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm (TN1) 55 4.4 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến tốc độ ra lá của giống hoa Salan. (TN2) 66 4.5 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan (TN2) 68 4.6 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tốc độ ra lá giống Salan (TN3). 79 4.7 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nói đến vẻ đẹp thiên nhiên, không thể không nhắc đến hoa. Hoa là sự chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh túy mà thế giới cỏ cây ban tặng cho con người. Mỗi loài hoa ẩn chứa một vẻ đẹp, một sức quyến rũ riêng mà qua đó con người có thể gửi gắm tâm hồn mình [18]. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thư thái thoải mái khi thưởng thức mà nó còn đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất hoa. So với các lĩnh vực nông nghiệp khác, hoa cây cảnh là một ngành kinh tế còn non trẻ nhưng những năm qua đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ nhờ giá trị mà nó đem lại, giá trị sản lượng hoa cây cảnh toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 66 tỷ USD [4]. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nhằm đảm bảo an ninh lương thực, góp phần thúc đảy kinh tế phát triển là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay. Hoa đồng tiền là một loại hoa đẹp, hình dáng, mầu sắc phong phú đa dạng với đủ các loại mầu sắc khác nhau từ đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím… Hoa có kích thước to, cánh hoa cứng nên là hoa lý tưởng để làm bó hoa, lẵng hoa và cắm hoa nghệ thuật được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Hơn nữa hoa có độ bền lâu và đặc biệt là khả năng ra hoa quanh năm, tỷ lệ hoa thương phẩm cao, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư một lần có thể cho thu liên tục trong 4 đến 5 năm, hình dáng hoa cân đối, hài hòa, giá trị thẩm mỹ rất cao nên hiện nay đang là một trong 10 loại hoa tiêu thụ mạnh nhất thế giới. Vì thế diện tích trồng hoa đồng tiền ngày càng được mở rộng, lượng tiêu thụ và giá cả ngày một tăng [5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Nhờ đặc điểm ưu việt đó, mặc dù mới du nhập vào nước ta song hoa đồng tiền đã được thị hiếu của người tiêu dùng rất ưa chuộng và hiện đang là loại hoa có giá trị kinh tế cao. Nắm bắt được thực trạng đó rất nhiều người làm vườn đã chuyển sang trồng hoa đồng tiền và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên hoa đồng tiền Hà Lan là giống hoa nhập nội, mới chỉ xuất hiện trên địa bàn Thái Nguyên trong một thời gian ngắn, việc thí nghiệm bố trí các giống hoa khác nhau để tìm ra những giống phù hợp với điều kiện trồng trọt riêng của Thái Nguyên và áp dụng các kỹ thuật trong sản xuất đặc biệt là việc bố trí mật độ thích hợp cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý cho hoa đồng tiền Hà Lan, để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất hoa cao hiện đang là vấn đề mà rất nhiều bà con quan tâm trăn trở và là việc làm cấp bách hiện nay. Mặt khác, Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, nơi tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học của cả Trung ương và địa phương, đây là thị trường tiêu thụ hoa lớn cả về số lượng và chủng loại. Tuy nhiên, thực tế sản xuất hoa ở Thái Nguyên hiện nay còn mang tính chất mang mún nhỏ lẻ, trình độ canh tác lạc hậu, sản lượng hoa thấp, chủng loại hoa đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Với những lợi thế của mình Thái Nguyên không chỉ thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, phát triển du lịch, thương mại mà nơi đây còn ẩn chứa một tiềm năng phát triển các loại hoa có giá trị kinh tế cao. Để giải quyết những khó khăn trên nhằm làm phong phú thêm các giống hoa trong tập đoàn hoa tại Thái Nguyên và tìm ra mật độ tối ưu cũng như loại phân bón lá thích hợp góp phần làm tăng năng suất, chất lượng hoa đồng tiền chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: " Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xác định được giống hoa đồng tiền có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện trồng trọt tại Thái Nguyên. - Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài. - Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học: bổ xung những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, góp phần củng cố lý thuyết đã học. - Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: xác định được giống hoa có năng suất cao, chất lượng tốt, và một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình trồng trọt có thu nhập cao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới Song song với sự phát triển của các ngành công nghiệp, ngành sản xuất hoa, cây cảnh trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và đã trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa cây cảnh đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa. Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị, sản lượng hoa cây cảnh của toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD, đến năm 2004 tăng lên 66 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân năm 20%) trong đó giá trị xuất khẩu đạt từ 20-50 tỷ USD/năm [4]. Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu hoa của một số nƣớc trên thế giới năm 2002 Stt Nƣớc %thị trƣờng Loại hoa 1 Hà Lan 64.8 Lily, hồng, layơn, đồng tiền, cẩm chướng 2 Colombia 12.0 Cúc, hồng, layơn, đồng tiền 3 Isarael 5.7 Cẩm chướng, hồng, đồng tiền 4 Italia 5.0 Cẩm chướng, hồng, 5 Tây Ban Nha 1.9 Cẩm chướng, hồng 6 Thái Lan 1.6 Cẩm chướng, phong lan 7 Kenya 1.1 Cẩm chướng, hồng, đồng tiền 8 Các nước khác 7.9 Hồng, layơn, cúc, đồng tiền…. Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2002 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Bảng 2.2: Tình hình nhập khẩu hoa một số nƣớc trên thế giới năm 2002 Stt Nƣớc % thị trƣờng Loại hoa 1 Đức 36.0 Cẩm chướng, cúc, hồng, layơn, lan 2 Mỹ 21.9 Cẩm chướng, cúc, hồng, đồng tiền 3 Pháp 7.4 Cẩm chướng, cúc, hồng, layơn, đồng tiền 4 Anh 7.0 Cẩm chướng, cúc, hồng, layơn, 5 Thụy Điển 4.9 Cẩm chướng, cúc, hồng 6 Hà Lan 4.0 Hồng, lay ơn, lan 7 Italia 2.9 Cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền 8 Các nước khác 15.9 Cẩm chướng, cúc, hồng lay ơn, lan… Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2002 Giá trị nhập khẩu hoa, cây cảnh của thế giới tăng hàng năm. Năm 1996 là 7,5 tỷ đô la trong đó thị trường hoa Hà Lan chiếm gần 50%, sau đó đến các nước Côlômbia, Italia, Đan Mạch, USA, Bỉ, Israel… Mỗi năm trên thế giới đã tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và giống hoa mới, đã xây dựng nhiều nhà máy "sản xuất" hoa với hàng tỷ bông hoa chất lượng cao, cung cấp cho người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Theo phân tích và dự báo của các chuyên gia kinh tế thì ngành sản xuất, kinh doanh hoa trên thế giới còn tiếp tục phát triển ở tốc độ cao (12-15%) trong những năm tới. [4]. Sản xuất hoa thế giới tiếp tục phát triển và mạnh mẽ nhất ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh, hướng sản xuất hoa là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu sản xuất hoa trong tương lai cần hướng tới là giống hoa đẹp, tươi lâu, chất lượng cao và giá thành thấp. Hiện nay có rất nhiều loài hoa được ưa chuộng trên thế giới trong đó loài hoa đồng tiền đang được đánh giá là loài hoa có sản lượng và giá trị kinh tế cao [5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 2.1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa đồng tiền trên thế giới Hoa đồng tiền là một trong 10 loại hoa quan trọng nhất thế giới chỉ sau hoa hồng, cúc, cẩm chướng, layơn. Hoa đồng tiền đã trở thành một loại hoa mang tính thương mại cao và có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới. Từ năm 1980, mỗi năm trên thế giới đã tạo ra được trên 80 chủng loại giống hoa đồng tiền khác nhau, hoa có đường kính từ 8 cm trở lên, và tạo ra những giống lai, cánh hoa kép. Hiện nay các giống đồng tiền kép, có giá trị đang được trồng rộng rãi trong sản xuất, phần lớn các giống đồng tiền mới là do các nhà tạo giống Hà Lan tạo ra. Các nước có sản lượng hoa đồng tiền lớn trên thế giới là: Hà Lan, Côlômbia, Pháp, Trung Quốc…Ở các nước này hầu hết hoa đồng tiền được trồng trong nhà có mái che, có trang bị hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tưới nước, phân bón bằng hệ thống tự động. Do đó năng suất, chất lượng hoa của các nước này đạt rất cao 4,8 triệu bông hoa/ha/năm [5]. 2.1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở châu Á Nghề trồng hoa châu Á có từ rất lâu đời nhưng trồng hoa mang tính thương mại mới phát triển mạnh ở những năm 80 của thế kỷ, khi châu Á mở cửa, tăng cường đầu tư, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu hoa cho khách sạn, du lịch lớn nên thị trường hoa phát triển theo [17]. Diện tích trồng hoa châu Á đạt khoảng 134.000 ha, chiếm 60% diện tích hoa toàn thế giới, nhưng diện tích trồng hoa thương mại nhỏ. Tỷ lệ thị trường hoa chỉ chiếm khoảng 20% thị trường hoa thế giới. Nguyên nhân là do các nước châu Á có phần lớn diện tích trồng hoa trong điều kiện tự nhiên và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa. Trong đó các nước có diện tích trồng hoa lớn là Trung Quốc (sản lượng đạt 2 tỷ cành/năm 2000) với các loại hoa chính như hoa hồng, cúc, phăng, layơn, đồng tiền; Ấn Độ 65.000 ha (giá trị đạt 2050 triệu R.S/năm); Thái Lan 5.452ha (sản lượng 1.667 cành /năm); Việt Nam 3.500ha [2]. Tình hình sản xuất hoa ở các nước châu Á được thể hiện qua bảng sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất hoa ở các nƣớc châu Á Stt Tên nƣớc Diện tích Sản lƣợng giá trị/năm Các loại hoa chính 1 Trung Quốc 2tỷ cành/ năm 2000 Hồng, phăng, cúc, lay ơn, đồng tiền, 2 Ấn Độ 65.000 2.050 triệu RS / năm Anthurium, huệ gysophila, cúc, xuxi, nhài, hồng, lan, các loại hoa ôn đới, 3 Malaysia 1.218 3.370 triệu RM/năm Phăng, hồng, Static, cúc huệ, gysophila 4 Srilanka 500 1.667 triệu cành /năm Hồng, phăng, Static, cúc huệ, gysophila 5 Thái Lan 5.452 Lan, hồng, cúc, phăng, nhài 6 Việt Nam 3.500 Lan, Anthurium, hồng 7 Philippin Lay ơn, heliconia 8 Inđônêsia Lan, hồng, huệ nhài Nguồn: Nguyễn Xuân Linh,2002 Các loại hoa chủ yếu được trồng ở châu Á gồm hai nhóm giống hoa, giống có nguồn gốc ôn đới và giống có nguồn gốc nhiệt đới. Nhóm có nguồn gốc nhiệt đới bao gồm các loại hoa chính như: hoa Lan (Orchidacea), anthurium, hoa đồng tiền (Gerbera)… Nhóm có nguồn gốc ôn đới như: cúc (Chysanthemum sp), layơn (Gladiolus), huệ… Đặc biệt hoa lan là sản phẩm hoa nhiệt đới, đặc sản hoa châu Á được thị trường châu Âu và châu Mỹ rất ưa chuộng [17]. Sản xuất hoa ở châu Á là một tiềm năng quan trọng thúc đẩy nghề trồng hoa phát triển trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay sự phát triển hoa ở các nước châu Á gặp các điều kiện thuận lợi và khó khăn sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 - Điều kiện thuận lợi của sản xuất hoa các nước châu Á + Có nguồn gen cây phong phú và đa dạng. + Khí hậu nhiệt đới, đất đai phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại hoa. + Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp. + Chính phủ đầu tư, khuyến khích phát triển nghề trồng hoa + Đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu hoa tươi ngày càng lớn. Bên cạnh những thuận lợi trên nghề trồng hoa châu Á còn gặp nhiều những khó khăn, hạn chế. - Các mặt hạn chế trong sản xuất hoa các nước châu Á: + Thiếu giống hoa đẹp, chất lượng cao, giống hoa thường phải nhập từ bên ngoài. + Chưa đủ kỹ thuật sản xuất hoa thương mại. + Vốn đầu tư cao, vay vốn với lãi xuất cao. + Cơ sở hạ tầng cho sản xuất, bảo quản, vận chuyển còn thiếu. + Thông tin về thị trường chưa đầy đủ. + Thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ. + Thuế cao, sự kiểm dịch khắt khe của các nước nhập khẩu hoa 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Việt Nam Trước đây ở nước ta, hoa thường chỉ được dùng trong những ngày vui, hội hè, lễ tết, cưới xin, ma chay….Nhưng hiện nay nhu cầu tiêu dùng hoa tươi quanh năm và bất kể ở thành thị hay nông thôn. Với lợi thế về khí hậu, nước ta có thể gieo trồng cây hoa quanh năm, chủng loại hoa đa dạng, phong phú có nhiều giống hoa quý như hoa lan, hoa trà…Do nhu cầu dùng hoa và thưởng thức hoa của người dân ngày càng được nâng cao nên trong thực tế sản xuất ta cũng đã có những giống hoa nhập nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 như Viôlet, layơn, phăng, lily, thược dược, đồng tiền…..đều sinh trưởng và phát triển tốt. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất hoa Việt Nam phát triển, không những cung cấp đủ cho nhu cầu nội địa mà còn xuất khẩu, góp phần vào việc thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta phát triển. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi công tác điều tra, quy hoạch mở rộng diện tích trồng và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa là vấn đề cấp thiết hiện nay. Việt Nam có diện tích tự nhiên là 33 triệu ha trong đó diện tích trồng hoa còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 0,02% diện tích đất trồng trọt. Diện tích hoa tập trung chủ yếu ở các vùng sản xuất hoa truyền thống như: Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, thị xã Thanh Hóa (Thanh Hóa), Gò Vấp, Hoóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh), Đà Lạt (Lâm Đồng)….với tổng diện tích trồng hoa là 3.500 ha [6]. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2003 cả nước có khoảng 9.430 ha hoa và cây cảnh với các loại giá trị sản lượng đạt 482,6 tỷ đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Bảng 2.4: Diện tích và giá trị sản lƣợng hoa ở Việt Nam năm 2003 Tên tỉnh Diện tích (ha) Giá trị sản lƣợng (Tr.đ) Cả nước 9.430 482.606 Hà Nội 1642 81.729 Hải Phòng 814 12.210 Vĩnh Phúc 1.029 38.114 Hưng Yên 658 26.320 Nam Định 546 8.585 Lào Cai 52 12.764 TP. Hồ Chí Minh 572 24.194 Lâm Đồng 1.467 193.500 Bình Thuận 325 6.640 Các tỉnh khác 2.325 78.520 Nguồn: Số liệu cục Thống kê, 2003 Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được đầu tư và ngày càng phát triển, diện tích hoa ngày một tăng nhanh do điều kiện khí hậu, đất đai đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại hoa, trong đó phát triển các loại hoa thâm canh đã và đang được nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhờ giá trị mà cây hoa đem lại nên phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng rất nhanh, tăng theo từng năm cụ thể như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Bảng 2.5: Tốc độ sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 1994-2006 Chỉ tiêu Năm 1994 Năm 1997 Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Tổng diện tích (ha) 3.500 4.800 7.600 10.300 13.400 Giá trị sản lượng (Tr. Đ) 175.000 268.800 463.600 964.800 1.045.200 Giá trị thu nhập TB (Tr. đ/ha/năm) 51 56 61 72 78 Mức tăng diện tích so với 1994 (lần) 1,0 1,38 2,17 2,94 3,83 Nguồn: số liệu điều tra tổng hợp của Viện nghiên cứu Rau quả, 2006 Qua số liệu bảng 2.5 ta thấy: so với năm 1994, diện tích hoa, cây cảnh năm 2006 đã tăng 3,8 lần, giá trị sản lượng tăng gấp 6 lần (đạt 1.045 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu xấp xỉ 10 triệu USD). Mức tăng giá trị thu nhập/ha là 153% (đã có nhiều mô hình đạt 600 triệu đến 2,5 tỷ đồng/ha/năm). Tốc độ tăng trưởng này rất cao so với ngành nông nghiệp khác [4] Theo Viện nghiên cứu Rau quả thì hiện nay lợi nhuận thu được từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10-15 lần so với trồng lúa và cao hơn 7-8 lần so với trồng rau. (Đặng Văn Đông, Nguyễn Xuân Linh). [2]. Về cơ cấu chủng loại hoa, cây cảnh ở Việt Nam: trước năm 1995, Việt Nam chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền thống, thông dụng như quất, đào, mai, hồng, cúc, thược dược, layơn, huệ…Những năm gần đây một số chủng loại hoa, cây cảnh mới, cao cấp đã dần được chú trọng và đang có xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Bảng 2.6: Cơ cấu số lƣợng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua các năm Đơn vị tính:% Chủng loại Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 I Cây cảnh 100 100 100 1. Đào 25 24 22 2. Quất 32 32 30 3. Mai 24 23 22 4. Cây cảnh khác 19 21 26 II Cây hoa 100 100 100 1. Hồng 25 24 22 2. Cúc 24 23 21 3. Layơn 15 14 14 4. Thược dược 6 4 2 5. Huệ 11 11 10 6. Đồng Tiền 5 7 9 7. Lily 2 3 5 8. Cẩm chướng 3 3 3 9.Lan 2 3 4 10.Hoa khác 7 8 10 Nguồn: Viện nghiên cứu Rau quả năm 2006 Như vậy các loại hoa, cây cảnh truyền thống có xu hướng ổn định về diện tích (tức là giảm dần về cơ cấu) để thay vào đó là chủng loại hoa, cây cảnh mới có giá trị cao (trà, hải đường, đỗ quyên, lily, lan, salem, đồng tiền..). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Sở dĩ có sự thay đổi trên là do nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn hướng đến những chủng loại hoa, cây cảnh mới lạ có chất lượng cao (mầu sắc đẹp, độ bền lâu, hương thơm), do sự hội nhập với bên ngoài ngày càng sâu rộng nên đã có nhiều loại hoa, cây cảnh mơi lạ được nhu nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, cùng với sự đóng góp của các cơ quan khoa học trong việc lai tạo, thu thập, tuyển chọn các giống hoa mới lạ góp phần làm cho các giống hoa nước ta ngày càng phong phú, đa dạng. * Tình hình sản xuất hoa đồng tiền tại Việt Nam Ở Việt Nam giống hoa đồng tiền đơn được nhập về trồng đầu tiên khoảng từ những năm 1940. Đặc điểm của giống hoa này là hoa đơn, cây sinh trưởng khỏe, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên nhưng nhược điểm là hoa nhỏ, cánh đơn, mầu sắc đơn điệu vì vậy hiện nay người ta ít trồng [29]. Từ những năm 1990, một vài Công ty và những nhà trồng hoa Việt Nam đã bắt đầu nhập những giống hoa đồng tiền lai (hoa kép) từ Đài Loan, Hà Lan, Trung Quốc về trồng. Các giống này tỏ ra có nhiều ưu điểm: hoa to, cánh dày, gồm nhiều tầng hoa xếp lại với nhau, mầu sắc phong phú, đa dạng, hình dáng hoa cân đối rất đẹp, khá phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta và cho năng suất cao. Vì vậy những giống này đã được tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi vùng, mọi tỉnh trên cả nước và dần thay thế cho các loại hoa truyền thống trước đây [5]. 2.1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên. 2.1.3.1. Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên Trong 3 năm gần đây (2004-2006) diện tích sản xuất hoa liên tục tăng nhanh, tốc độ phát triển về diện tích sản xuất bình quân tăng 37,98%, từ 38 ha năm 2004 đến 58 ha năm 2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Thu nhập từ hoa cây cảnh cao hơn rất nhiều so với trồng lúa, rau và các loại cây trồng khác. So sánh hiệu quả kinh tế cây hoa với một số cây trồng khác (tính cho 1 ha sản xuất tại Thái Nguyên) cho kết quả như sau: Bảng 2.7: So sánh hiệu quả kinh tế cây hoa với một số cây trồng khác ĐVT: triệu đồng TT Chỉ tiêu Chủng loại cây trồng So sánh 1 2 3 3/1 3/2 Lúa Rau Hoa 1 Tổng thu nhập TB/1ha 45.833 122.040 179.550 3.92 1.47 2 Tổng chi phí BQ cho 1 ha 39.083 74.790 92.070 2.36 1.23 3 Tổng lãi thu được BQ/1ha 6.750 44.250 87.480 12.96 1.85 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên Như vậy bình quân 1 ha sản xuất hoa, cây cảnh cho thu nhập đạt 179 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được 87 triệu đồng/ ha, cao hơn 12,96 lần so với trồng lúa 1,85 lần so với trồng rau [4]. 2.1.3.2. Tình hình tiêu thụ hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên. Qua kết quả điều tra, khảo sát thị trường tiêu thụ hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua cho thấy: Hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn được tiêu thụ theo hình thức trực tiếp giữa người sản xuất đến người tiêu dùng (chiếm 65% sản lượng hoa, cây cảnh của vùng). Hình thức tiêu thụ này chỉ phù hợp với sản xuất hoa có quy mô nhỏ. Hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện chất lượng còn thấp, số lượng chưa nhiều nên thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội tỉnh, tại các khu tập trung dân cư đông như: Thành phố Thái Nguyên, các thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Số lượng hoa sản xuất trong tỉnh mới chỉ đáp ứng được 62,3% nhu cầu thị trường, còn lại hoa được vận chuyển từ nơi khác đến. Chủng loại hoa vận chuyển từ thị trường hoa khác đến Thái Nguyên chủ yếu là các loại hoa mà người dân địa phương trên địa bàn tỉnh chưa sản xuất được hoặc sản xuất với số lượng còn hạn chế như: Hoa lily, đồng tiền, hoa hồng, cẩm chướng, layơn… 2.1.3.3. Nhu cầu thị trường tiêu thụ hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên. Theo niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên năm 2006: dân số thành thị là 260.000 người, nông thôn là 849.000 người. Khi đời sống người dân ngày c._.àng được nâng cao thì nhu cầu thẩm mỹ ngày càng lớn, vì vậy với sự phát triển về kinh tế của tỉnh, nhu cầu hoa ở đây trong những năm tới sẽ ngày một tăng cao, đây sẽ là một trong những điều kiện rất thuận lợi để phát triển, mở rộng sản xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh. 2.1.3.4. Hiện trạng sản xuất hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên a. Mật độ trồng: Mật độ trồng hoa ở Thái Nguyên nhìn chung chưa đảm bảo so với yêu cầu kỹ thuật, tất cả các loại hoa đều trồng với mật độ quá dày. Người dân với tư tưởng trồng dày năng suất sẽ cao, số tiền thu được sẽ nhiều, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, nếu trồng dày không những không tăng được năng suất do tỷ lệ hoa hữu hiệu thấp mà còn giảm chất lượng rất nhiều, vì vậy hiệu quả sẽ không cao. Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên thì mật độ trồng cúc thường cao hơn so với yêu cầu từ 1,8-2 lần (2-2,5 vạn cây/sào, trong khi khuyến cáo chỉ nên trồng với mật độ 1,2-1,5 vạn cây/sào). Hồng trồng dày hơn từ 1,2-1,5 lần (2.300-2.500 cây/ sào so với yêu cầu 1.800-2000cây/sào). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 b. Phân bón: Hoa là loại cây trồng rất phàm ăn vì vậy nhu cầu về phân bón cho hoa là tương đối cao. Phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng hoa. Nhưng ở Thái Nguyên hầu như chưa được người dân quan tâm. c. Kỹ thuật canh tác: Chủ yếu sản xuất hoa vẫn theo phương thức truyền thống, chưa được áp dụng nhiều các quy trình, kỹ thuật mới vào sản xuất như: - Cây hoa chủ yếu được trồng ở điều kiện ngoài đồng ruộng, không có hệ thống nhà lưới, nhà che bảo vệ nên năng suất hoa thấp, chất lượng hoa kém chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường. - Các kỹ thuật mới về chăm sóc, điều tiết sinh trưởng (sử dụng đèn chiếu, chất điều hòa sinh trưởng….), phân bón lá hầu như chưa được áp dụng, do vậy sản xuất hoa cây cảnh, vẩn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó tính rủi ro lớn. d. Phòng trừ sâu bệnh: Hoa là loại cây trồng rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh, nếu cây bị bệnh không phun thuốc phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng hoa. Tình trạng chung hiện nay đối với vùng trồng hoa là các loại thuốc trừ sâu, bệnh đang được sử dụng bừa bãi và quá lạm dụng, vì vậy các loại sâu bệnh hại ngày một gia tăng và thuốc bảo vệ thực vật cũng được sử dụng ngày càng nhiều hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sinh thái môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. g. Bảo quản sau thu hoạch: Các công nghệ bảo quản, bao gói và thu hái sản phẩm vẫn còn ở mức độ thô sơ và chủ yếu theo kinh nghiệm là chính. Hiện tại trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo quản hoa như: kho lạnh, dây truyền phân loại, bao bì đóng gói trước khi đi tiêu thụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 2.1.4. Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển hoa, cây cảnh Thái Nguyên 2.1.4.1. Thuận lợi - Thái Nguyên có vị trí gần thủ đô Hà Nội và là trung tâm của vùng trung du Bắc bộ, có hệ thống giao thông thận lợi, nối liền các tỉnh. - Thành phố phát triển từ lâu, dân cư đông đúc, là nơi tập trung của nhiều trường đại học và các cơ quan Trung ương khác, đây là thị trường có nhiều tiềm năng và là đầu mối thuận lợi cho việc tiêu thụ hoa, cây cảnh. - Địa hình đa dạng, nhiều chủng loại đất ở các độ cao khác nhau, có thể phát triển nhiều chủng loại hoa. - Khí hậu Á nhiệt đới có 4 mùa rõ rệt, có một số tiểu vùng khí hậu nhỏ, vì vậy có thể phát triển các loại hoa cây cảnh nhiệt đới, á nhiệt đới và cả ôn đới. - Được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ và chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp các ngành từ tỉnh đến huyện, xã, phường trên địa bàn Thái Nguyên trong việc phát triển nghề hoa. - Người dân trồng hoa tại Thái Nguyên đều có một số kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực trồng, sản xuất hoa, cây cảnh. - Sản xuất hoa đã khẳng định được hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với các loại cây trồng khác trên địa bàn, vì vậy việc phát triển sản xuất trong thời gian tới sẽ được sự ủng hộ rất lớn của người dân. 2.1.4.2. Khó khăn - Đất đai phân tán, nhỏ lẻ cho nhiều hộ gia đình quản lý và sử dụng nên việc phát triển sản xuất hoa, cây cảnh mang tính đồng bộ, tập trung với quy mô lớn sẽ gặp nhiều khó khăn do điều kiện của mỗi hộ khác nhau. - Nguồn lao động dồi dào nhưng số lao động có hiểu biết về phát triển sản xuất hoa, cây cảnh còn ít. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất hoa. - Kỹ thuật sản xuất hoa cây cảnh của người dân vẫn còn lạc hậu, việc sản xuất chủ yếu là ngoài tự nhiên, áp dụng theo phương pháp truyền thống và dựa vào kinh nghiệm là chính nên năng suất, chất lượng hoa thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. - Hình thức sản xuất và tiêu thụ mang tính tự cung tự cấp, chưa được chuyên môn hóa một cách rõ nét. 2.1.4.3. Định hướng phát triển hoa Thái Nguyên trong tương lai. Phát triển ổn định diện tích hoa đến năm 2015 là 200 ha trong đó có 120 ha hoa thời vụ, 80 ha hoa lưu niên, đạt giá trị sản lượng gần 50 tỷ đồng/năm, thu nhập 250 triệu /ha/năm. Trong đó 60% sản lượng hoa, cây cảnh sản xuất ra cung ứng cho nhu cầu tại chỗ, 40% sản phẩm cung ứng cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận [4]. 2.2. Những nghiên cứu chung về cây hoa đồng tiền. 2.2.1. Nguốn gốc - Tên gọi: Tên chung: Gerbera, Cúc transvaal, Cúc Baberton Tên khoa học: Gerbera jamesonii Bolus [5] - Nguồn gốc: Chi hoa đồng tiền (Gerbera) là một chi của một số loài cây cảnh trong họ cúc (Asteraceae). Được Robert Jameson phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi năm 1697. Nơi đây, cây này mọc tự do ở những nơi dâm mát, ở độ cao so với mặt biển từ 1.100 đến 1.700m và vĩ độ 260oNam [8]. Hoa này được ông đưa về vườn thực vật nước Anh. Irwin Lynch là người đầu tiên tiến hành lai tạo giữa các giống đồng tiền với nhau. Sau đó người Pháp và người Hà Lan cũng tiến hành lai tạo và dần dần hai nước này trở thành trung tâm lai tạo giống hoa Đồng tiền lớn của thế giới. [10] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Chi Gerbera có khoảng 30-100 loài, các loài trong chi này có cụm hoa dạng đầu lớn với các hoa tia hai môi nổi bật có mầu vàng, da cam, trắng, hồng, hay đỏ… cụm hoa dạng đầu có bề ngoài dường như một bông hoa, trên thực tế là tập hợp của hàng trăm hoa nhỏ riêng biệt. Chi Gerbera rất phổ biến và được trồng làm cây cảnh trang trí trong các mảnh vườn hay được cắt để cắm. Các giống tồn tại trong vườn chủ yếu là lai ghép chéo giữa G.jamesoni và một loài hoa khác ở Nam Phi là G.viridifolia, giống lai ghép chéo này có tên khoa học là Gerbera hybrida [26]. 2.2.2.. Phân loại Phân loại [10] Giới (Regnum) : Plantae Ngành (Divisio) : Magnoliophyta Lớp (Class) : Magnoliosida Bộ (Ordo) : Asterales Họ (Familia) : Asteracea Phân họ (Subfamilia) : Mutisioideae Tông (Tribus) : Mutisieae Chi (Genus) : Gerbera 2.2.3. Giới thiệu các giống, đặc điểm thực vật học và giá trị sử dụng của cây hoa đồng tiền Hoa đồng tiền thuộc loại hoa lưu niên, ra hoa quanh năm, hoa đẹp, có rất nhiều hoa. Cây hoa có thể trồng ở vườn, ngoài ruộng, trong chậu, sử dụng để cắm lọ hoa, cắm châm trên bát, đĩa… Hoa đồng tiền được chia ra các nhóm sau: - Hoa kép: cánh hoa gồm nhiều tầng, cánh dày, bông to, đường kính có thể đạt tới 12-15cm, hoa tụ lại thành bông nằm ở đầu trục chính, cuống hoa dài từ 20-60cm (tùy theo giống và điều kiện trồng trọt), hoa bền, mầu sắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 phong phú vì vậy hoa đồng tiền kép được ưa chuộng hơn cả. Điển hình là các chủng loại: kép đỏ, kép trắng, kép tím, kép hồng, kép vàng gạch, kép vàng... - Hoa đơn: cánh hoa có một tầng hoặc 2 tầng xếp xen kẽ, mỏng và yếu, yếu hơn so với hoa kép. Điển hình là các loại đơn: đơn trắng, đơn đỏ, đơn tím, đơn hồng, đơn nhựa (mầu xám sẫm, nâu như mầu nhựa). - Hoa đơn nhị kép: bên ngoài cùng vành cánh hoa đơn, bên trong cánh kép dày đặc, thông thường mầu trắng, trong lớp kép mầu cánh sen [5] 2.2.3.1. Đặc điểm thực vật học Cây hoa đồng tiền thuộc loại cây thân thảo họ cúc. - Thân lá: thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân. Lá mọc chếch so với mặt đất một góc từ 15-45o, hình dáng lá thay đổi theo quá trình sinh trưởng của cây. Lá dài 15-25cm, rộng 5-8cm, có hình lông chim, xẻ thùy nông hoặc sâu, mặt lưng lá có lớp lông nhung. - Rễ: rễ hoa đồng tiền thuộc loại rễ chùm , phát triển khỏe, rễ hình ống, ăn ngang và nổi phía trên mặt luống, rễ thường vươn dài tương ứng với diện tích lá tỏa ra. - Hoa: hoa đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa đơn hình đầu. Hoa hình lưỡi tương đối lớn mọc ở phía ngoài xếp thành một vòng hoặc vài vòng nhỏ, do sự thay đổi hình thái và mầu sắc nên được gọi là tâm hoa hoặc mắt hoa. Trong quá trình nở hoa, cánh hoa hình lưỡi nở trước, cánh hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một. - Quả: dạng quả bế có lông, không có nội nhũ, hạt nhỏ, 1 gram hạt có khoảng 280 - 300 hạt [11]. 2.2.3.2. Giá trị sử dụng Hoa đồng tiền có mầu sắc tươi sáng, phong phú đa dạng với đủ các mầu sắc: đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím…Và nhiều mầu sắc khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Hoa to vừa phải, cứng và rất lý tưởng cho việc tạo bó, cắm lẵng nghệ thuật. Cây hoa có thể trồng trong chậu và chơi với thời gian dài. Hoa đồng tiền là một loài hoa có sản lượng và giá trị kinh tế cao. Trong điều kiện thích hợp cây cho hoa quanh năm, tỉ lệ hoa cắt và tỉ lệ hoa thương phẩm (có chất lượng tốt) đều cao. Hơn nữa kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc đơn giản, ít tốn công sức, đầu tư một lần có thể thu liên tục 4-5 năm, hình dáng hoa cân đối, hài hòa, giá trị thẩm mỹ rất cao, hoa tươi lâu, là một trong 10 loại hoa tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Vì thế diện tích trồng đồng tiền ngày càng mở rộng, lượng tiêu thụ ngày một tăng rất rễ tiêu thụ ở thị trường trong nước và thế giới [5]. 2.2.4. Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa đồng tiền 2.2.4.1. Yêu cầu sinh thái * Nhiệt độ: là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa. Đa số các giống hoa đồng tiền ưa khí hậu mát mẻ nhiệt độ từ 15-25oC, tuy nhiên một số giống lại thích hợp với nhiệt độ cao hơn từ 30-34oC. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 12oC hoặc nhiệt độ lớn hơn 35oC cây phát triển kém, chất lượng hoa xấu, mầu sắc hoa nhợt nhạt. Nói chung trong thời kì ra hoa cần đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho từng giống thì hoa sẽ to và đẹp [7]. * Ánh sáng: ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây, chính nhờ phản ứng quang hợp, cây hoa tạo ra chất Hyđratcácbua cho quá trình sinh trưởng. Quang hợp phụ thuộc vào thành phần quang phổ của ánh sáng, cường độ chiếu sáng và chất lượng ánh sáng. Song khi cường độ ánh sáng vượt quá chỉ số tới hạn thì cường độ quang hợp bắt đầu giảm, nắm bắt được đặc điểm trên trong trồng trọt người ta có thể trồng đồng tiền vào mùa nằng nóng bằng cách che lưới đen để giảm bớt cường độ ánh sáng, giúp cho đồng tiền sinh trưởng, phát triển tốt [7]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 * Ẩm độ: Cây hoa đồng tiền là cây trồng cạn nên không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất thích hợp từ 60-70%, độ ẩm không khí từ 55-65% là điều kiện thuận lợi cho hoa đồng tiền sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt vào thời gian thu hoạch cần ẩm độ vừa phải để tránh nước đọng trên các vết cắt, gây thối hoa và tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Trong quá trình sinh trưởng tùy theo thời tiết mà luôn phải cung cấp đủ nước cho đồng tiền bằng các biện pháp tưới nhỏ giọt hoặc bơm tưới cho cây [3]. * Đất: cây hoa đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, nhưng để thâm canh có hiệu quả cần chú ý một số đặc điểm sau: - Đất phải tơi xốp, nhiều mùn, thoáng khí (đất thịt pha cát) - Đất có pH từ 6,0-6,5 - Đất có khả năng giữ và thoát nước tốt không bị đọng nước trong mùa mưa (mực nước ngầm thấp, ổn định), hết sức tránh trồng đồng tiền ở những nơi đất trũng [5]. 2.2.4.2. Nhu cầu về dinh dưỡng Các loại phân hữu cơ (phân bắc, phân chuồng, nước giải, phân vi sinh…) phân vô cơ (phân đạm, phân lân, phân kali) và phân vi lượng bao gồm: (Cu, Fe, Zn, Mo, Bo, Co…) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất cũng như chất lượng hoa đồng tiền [5]. + Phân hữu cơ bao gồm các loại phân bắc, phân chuồng, nước giải, phân xanh….có tác dụng giúp cây sinh trưởng tốt, bền, khỏe, hoa đẹp, phân hữu cơ chứa hầu hết các nguyên tố đa lượng và vi lượng mà cây cần do đó không làm mất cân đối dinh dưỡng trong cây. Tuy nhiên cần ngâm ủ hoai mục trước khi sử dụng phân hữu cơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 + Phân vô cơ: - N: đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây, đạm tạo nên nguyên sinh chất của tế bào, tham gia vào cấu tạo diệp lục của lá, là thành phần chính của quang hợp. Đồng tiền cần nhiều đạm vào giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng để kiến tạo bộ lá [5]. - P: lân tham gia chính vao sự hình thành chất nucleoproteit của nhân tế bào do đó toàn bộ bộ phận của cây: rễ, thân, hoa, lá đều cần lân, lân giúp cho bộ rễ sinh trưởng mạnh, cây con có tỷ kệ sống cao, thân cứng, hoa có độ bền lâu, mầu sắc hoa đẹp. - K: kali có nhiều trong cây đồng tiền non, trước lúc ra hoa. Ở trong cây kali xâm nhậm vào tế bào làm tăng tính thẩm thấu của màng đối với nhiều chất, ảnh hưởng mạnh tới quá trình trao đổi gluxit, đến nguyên sinh chất từ đó giúp cho sự tổng hợp và vận chuyển các chất bột đường cho cây. - Ca: canxi rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, và sự sinh trưởng của bộ rễ. Nếu thiếu Ca trên lá non xuất hiện đốm mầu xanh nhạt. Canxi còn giúp cho đồng tiền tăng khả năng chịu nhiệt, hạn chế được tác dụng độc của axit hữu cơ [5]. 2.2.5. Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền 2.2.5.1. Kỹ thuật trồng đồng tiền trên nền đất a. Chuẩn bị đất, phân bón - Làm đất kỹ, sạch cỏ, lên luống cao 35-40cm, mặt luống rộng 0,7-1m. trên luống rạch hàng hoặc bổ các hốc để bón phân lót (mỗi luống trồng 2 hàng trồng cách mép luống 15 cm). - Phân bón: bón lót: lượng bón cho 1 ha hoa đồng tiền bao gồm 30 tấn phân chuống hoai mục + 300 kg phân NPK trộn đều bón vào từng hốc (hàng) bón trước khi trồng từ 10 đến 15 ngày. Bón xong trộn đều phân với đất, lấp đất lên trên [5], [17]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 b. Chuẩn bị nhà che Cây hoa đồng tiền không chịu được mưa nhiều, sương muối, và cường độ ánh sáng cao, do vậy nơi trồng cần có mái che [5], [15]. c. Cây giống để trồng Cây giống hoa đồng tiền có thể chọn cây nuôi cấy mô hoặc cây tách thân. - Cây nuôi cấy mô: cây nuôi cấy mô ban đầu tuy nhỏ nhưng sinh trưởng, phát triển rất khỏe, sạch bệnh, năng suất và chất lượng hoa sau này cao hơn cây tách nhánh nhưng giá thành cây giống cao.Tiêu chuẩn cây nuôi cấy mô trồng ngoài sản xuất phải có 3 lá thật, trong túi bầu nilon [5], [14]. - Cây tách thân: cây tách thân ban đầu to, sinh trưởng mạnh, nhanh ra hoa nhưng giai đoạn sinh trưởng chậm, nhanh già cỗi, trồng cây tách thân phải chú ý che nắng giai đoạn đầu [5], [17]. Khi tách đào cả bụi, rũ sạch đất, dùng tay và dao sắc nhẹ nhàng tách từng thân ra sao cho không bị đứt rễ và mỗi thân cây mới phải mang ít nhất 1-2 rễ trở lên [17]. d. Kỹ thuật trồng - Mật độ khoảng cách: hoa đồng tiền kép phát triển khỏe mạnh, lá rộng, bản lá to nên trồng với khoảng cách 30x30cm. Mật độ 50.000cây/ha (tức khoảng 1800-2000 cây/sào Bắc bộ [25]. - Trồng xong tưới nước đẫm, nếu cây đồng tiền bị đổ ngả nghiêng dựng lại và bổ sung đất vào gốc cây [13]. e. Chăm sóc hoa đồng tiền. - Tưới nước: tưới phun nhẹ nhàng lên khắp mặt luống hoặc tưới rãnh cho nước ngấm lên trên, không để đất và vi sinh vật hại bắn lên gây hại cho cây. Nếu có điều kiện nên lắp đặt hệ thống tưới nhỏ nhỏ giọt vào giữa hai hàng cây. Hoa đồng tiền không ưa ẩm quá vì vậy 2-3 ngày tưới 1 lần tùy theo điều kiện thời tiết. Nếu dùng hệ thống tưới nhỏ giọt thì mỗi ngày tưới từ 1-2 giờ [5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 - Bón thúc: Hoa đồng tiền rất mẫn cẩm với phân bón, phân bón càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Tuy nhiên cần bón cân đối N:P:K theo tỷ lệ: 1:2:2. Nếu bón đạm nhiều, cành hoa mềm yếu, khi cắt cắm lọ hoa dễ bị gục xuống. Lượng phân bón thúc 1 lần cho 1 ha: 20Kg đạm + 40 kg lân + 40 kg kali. Định kỳ 15-20 ngày bón bón 1 lần bằng cách hòa tan với phân hữu cơ tưới cho cây hoặc dùng phân ủ định kỳ 3 tháng 1 lần bón thúc cho cây. Ngoài việc bón phân qua rễ, cần phun thêm phân bón lá. Các loại phân bón lá có tác dụng kích thích chio cây phát triển tốt là: Spray-N-Grow, Growmore, E2001, Thiên Nông [5]. - Tỉa lá định hoa: sau khi trồng 80-90 ngày, đồng tiền sẽ cho hoa và bắt đầu cho thu hoạch. Số lá, nụ và hoa của mỗi cây cần có tỷ lệ hợp lý. Để đảm bảo cho nụ phát dục bình thường và ra hoa, cần phải có 5 lá công năng cung cấp dinh dưỡng. Trung bình 1 cây trong 1 năm cho 3-4 nhánh cần từ 15-20 lá công năng có như vậy mới đảm bảo được 1 tháng lúc hoa nở rộ có thể đạt được 5-6 hoa/ cây. Như vậy cây 2-3 năm tuổi, cần 20-25 lá mới đảm bảo được trong 1 đợt hoa nở rộ có 7-8 hoa [5]. - Thu hoa: sau trồng 80-90 ngày với cây nuôi cấy mô và 75-80 ngày với cây tách thân là có thể cho thu hoạch hoa, chỉ nên thu hoa vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thu hoa dùng tay cầm cuống hoa vặn nhẹ, không dùng kéo và dao cắt, sẽ tạo ra vết thương làm nước, nấm và vi khuẩn xâm nhiễm gây thối cây. Khi thu hoa song không nên tưới phân ngay làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào thân cây gây hại cho hoa [5], [15]. Sau khi thu hái thì tiến hành phân loại hoa để xử lý tiêu chuẩn phân cấp hoa theo bảng 2.8 và 2.9 sau: Bảng 2.8: Phân loại hoa đồng tiền Loại (mã số) Chiều dài cành hoa (cm) Đƣờng kính hoa (cm) I >50 15-18 II 40-50 13-15 III <40 10-13 Nguồn: Đặng Văn Đông- Đinh Thế Lộc- Hoa đồng tiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Bảng 2.9: Tiêu chuẩn phân cấp hoa đồng tiền Chỉ tiêu Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Sự cân đối giữa hoa, cành và lá Rất cân đối, không cong, gãy Tương đối cân đối không cong, gãy Bình thường không cong gãy Hính dáng, mầu sắc hoa Hình dáng mầu sắc hoa rất đẹp, đúng giống Hình dáng mầu sắc hoa đẹp, đúng giống Hình dáng mầu sắc hoa bình thường đúng giống Sâu, bệnh Không có vết sâu bệnh Có vết sâu bệnh nhưng không rõ Có vết sâu bệnh nhưng không nghiêm trọng Khuyết tật Không gẫy, dập cong queo, không phai mầu biến dạng, bụi, bẩn; không có đốm, vết cháy, vết thuốc trừ sâu; cho phép 3% hoa có khuyết tật nhẹ. Không gẫy,dập cong vênh, không có vết bẩn, đốm, vết cháy, vết thuốc trừ sâu; cho phép 5% hoa có khuyết tật nhẹ. Không có các vết gãy, dập,cong; không có đốm, vết cháy, vết thuốc trừ sâu; cho phép10% hoa có khuyết tật nhẹ. Nguồn: Đặng Văn Đông- Đinh Thế Lộc- Cây hoa đồng tiền. Sau khi phân cấp, cắt bỏ đoạn cuống hoa từ 2-5cm rồi đem cắm ngay vào nước, bảo quản trong kho mát 6-10oC, cho hút no nước trong 24 giờ, sau đó tiến hành bao gói hoa. Cứ 10 cành bó lại thành 1 bó xếp vào từng hộp, hộp nhỏ 10 bó, hộp vừa 15-20 bó, hộp to 30 bó [5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 2.2.5.2. Sâu bệnh hại và cách phòng trừ a. Sâu hại Sâu hại hoa đồng tiền chủ yếu bao gồm bọ phấn trắng, rệp nhảy, nhện chân tơ, nhện đỏ, bọ trĩ, song đối tượng nghiêm trọng nhất là nhện chân tơ. * Nhện chân tơ (chân màng): chủ yếu phát sinh ở lá nõn, mặt dưới lá non và nụ non, chúng chích hút dịch nhựa của lá và nụ. Lá bị hại cong ngược lên, có nhiều nốt phồng, có bóng dầu, lá dòn cứng. Nụ bị hại cánh hoa nhạt mầu, phần lớn không nở được, nếu có nở được thì cánh hoa cũng bị xám, co ngắn lại và có rất nhiều đốm trắng nhỏ màu tối. Điều kiện thích hợp cho sự sinh sản của nhện chân tơ là nhiệt độ 25-30oC và ẩm độ không khí thấp (tháng 4-5 và tháng 9-10) Phòng trừ bằng cách vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, sử dụng các loại thuốc để phòng trừ như: Polytrin P440EC (15-20ml/bình 8lít), Pegasus 500 EC (5-10 ml/bình 8lít), Kelthane 18,5EC (10-15ml/bình 8 lít) [5]. * Rệp nhảy (họ Aphicliae) Rệp nhảy gây hại rất nghiêm trọng cho cây hoa đồng tiền, rệp nhảy có mầu xanh vàng, mình dài khoảng 2mm, bụng hình ống dài, đuôi hình thùy có miệng chích hút, hút dịch lá và nụ non. Cây bị rệp hại sinh trưởng chậm, lá cong lại, trên lá có nhiều chất bài tiết dính mầu nâu đen làm ảnh hưởng đến quang hợp, bị nặng cây sẽ chết khô [5]. Điều kiện thích hợp cho sự sinh sản của rệp là nhiệt độ 20-25oC, ẩm độ không khí 50-80%, vòng đời của rệp từ 5- 7 ngày, chúng thường xuất hiện đầu xuân tháng 1, 2, 3 [21]. Cần phun phòng trừ bằng thuốc Supracide 40ND (10-15ml/bình 8 lít), Politrin P440EC (15- 20ml/bình 8 lít), Ofatox 440EC (8-10ml/bình 8 lít) [5] * Bọ trĩ (pranklimella sp) Sâu non và trưởng thành chích hút hoa. Cánh hoa bị hại có chấm trắng, cong lại. Con trưởng thành có chiều dài 1mm, con cái mầu nâu, con đực mầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 trắng vàng, có viền, cánh trước và cánh sau xếp thành hàng, con non không có cánh [5]. Bọ trĩ phát triển quanh năm, vòng đời 33-65 ngày, có nhiều lứa khác nhau, thích điều kiện khô hạn và nhiệt độ trên 23oC [21], có thể phun phòng trừ bằng thuốc Bassa 50EC (15-20ml/bình 8 lít), Suprathion 40EC (15- 20ml/bình 8 lít) [5]. b. Bệnh hại Nguồn bệnh là mối nguy hại lớn nhất với tất cả các loại cây trồng trong đó có cây hoa đồng tiền, nguồn bệnh chủ yếu do nấm gây ra các bệnh như: mốc tro, bệnh khuẩn hạch, bệnh thối gốc, trong đó thối gốc là loại bệnh chủ yếu. * Bệnh thối gốc (Furaium sp) Thời kỳ đầu triệu chứng biểu hiện là lá cong cuộn lại, héo vàng, sau đó biến thành mầu đỏ tím, lá khô và chết. Gốc cổ rễ bị thối có mầu nâu, vỏ long ra khi nhổ cây rễ trong đất long ra. Nguồn lây bệnh là một loại nấm hình lưỡi liềm, cây sau khi nhiễm bệnh thường khoảng sau 10-15 ngày thì chết. Nhiệt độ thấp và thời kỳ cây con bị bệnh nhẹ, khi cây ra nụ bệnh thường phát sinh rất mạnh. Bệnh này khi đã phát sinh thành dịch thì rất khó chữa nên chủ yếu phòng là chính, cách phòng bệnh như sau: - Tiêu độc đất bằng Foocmon công nghiệp làm loãng 30 lần, phun vào đất rồi dùng nilon phủ đất 10-15 ngày, sau đó xới đất cho thuốc bốc hơi lên hết rồi trồng cây. - Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên. - Trong quá trình sinh trưởng của cây định kỳ rắc bột lưu huỳnh vào đất. Sử dụng một số loại thuốc hóa học trừ bệnh: Benlate C (15-20g/bình 8lít), Validamycin 50SC (10-20ml/bình 8lít phun 2 bình/ sào bắc bộ) [5] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 * Bệnh đốm lá (Ceriospora sp) Do nấm Ceriospora gây ra lúc đầu xâm nhiễm vào lá hình thành các vết nhỏ như đầu mũi kim, sau đó lan rộng thành các đốm hoặc nhiều miếng tròn, gần tròn, mầu nâu, đen, xám…Bệnh phát sinh quanh năm nhưng điều kiện không khí nóng, ẩm phát triển mạnh, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển 15-25 oC ẩm độ 90%, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Anvil 5SC (10-15ml/bình 8lít, Vimonyl 72BTN (25-30g/bình 8 lít) [5]. * Bệnh phấn trắng (Didium geberathium) Thời kỳ đầu trên lá có đốm mốc trắng, sau đó lan rộng thành những đốm hình tròn hoặc hình bầu dục to hơn, mầu trắng vàng trên phủ một lớp phấn trắng. Cây bị bệnh lá cong lại, bệnh nặng lá ít, nhỏ, lá mầu nâu vàng và khô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây. Điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển: khi nhiệt độ và ẩm độ cao [5]. Dùng các loại thuốc sau: Ridomil 500SC (5-8ml/bình 8 lít), Score 250 ND (10-15 ml/bình 8 lít), Newkausan 16.6 BTN (10-15g/bình 8 lít nước) [5]. Ngoài ra ta còn thấy trên hoa đồng tiền xuất hiện một số loại bệnh sau: bệnh mốc tro, bệnh nấm hạch, bệnh đốm vi khuẩn, bệnh virút hoa lá. 2.2.6. Các nghiên cứu về giống hoa Mặc dù là một loại hoa mới nhưng hiện nay chúng ta đã có rất nhiều nghiên cứu về giống hoa đồng tiền cũng như việc áp công nghệ trong sản xuất hoa đã có nhiều thành công. Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp đã nghiên cứu lai tạo ra được giống hoa đồng tiền ĐTH 125, ĐTH 199 [28]. Năm 2005, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Hà Tây đã thực hiện thành công đề tài khoa học "Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa" qua đó tạo ra được 2 giống hoa hồng và 7 giống hoa đồng tiền có mầu sắc khác nhau, Trung tâm tiến hành đưa các giống mới vào sản xuất đại trà phục vụ tiêu thụ trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu [26]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Cũng năm 2005, tại Vĩnh Phúc, Trung tâm Kỹ thuật Rau quả của tỉnh đã thực hiện đề tài: "Xây dựng mô hình sản xuất và bảo quản một số giống hoa công nghệ cao có triển vọng xuất khẩu tại Vĩnh Phúc". Các giống hoa tham gia thí nghiệm có 6 giống hoa đồng tiền F123, F125, F131, F142, F160 và giống đối chứng F129. Các biện pháp kỹ thuật mới được áp dụng: che chắn, sử dụng nhà lưới để sản xuất hoa có tác dụng làm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, không chịu tác động của điều kiện thời tiết bên ngoài, hạn chế nắng gắt và một số loài côn trùng gây hại cho hoa và có thể trồng hoa trái vụ. Sử dụng biện pháp tưới nước nhỏ giọt có tác dụng tránh được kết váng mặt đất, giảm được sự bốc hơi nước qua bề mặt đất, phân được trộn cùng một lúc, tập trung xung quanh vùng rễ, giảm tổn thất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm ô nhiễm môi trường. Kết hợp với việc sử dụng một só chất điều hòa sinh trưởng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hoa. Kết quả hoa đồng tiền từ khi trồng đến khi thu hoa đợt một là 82-92 ngày, về chất lượng: hoa đồng tiền có chiều dài cành từ 48,6-52,7cm, đối chứng là 47,7cm đường kính hoa dao động trong khoảng 11.3-13,9cm, đối chứng là 11,6cm. Năng suất hoa phụ thuộc vào yếu tố bông/khóm và tỷ lệ hoa hữu hiệu các giống F123 cho 68.600bông/sào/năm, thấp nhất là F131 cho 62.210 bông /sào/năm, các giống còn lại dao động trong khoảng 62.720 - 66.460 bông/sào /năm: thời gian bảo quản trong điều kiện lạnh ẩm 14-16 ngày, trong điều kiện lạnh khô 10-12 ngày; hiệu quả kinh tế với đầu tư ban đầu 16.2 triệu đồng/sào /năm, cho thu từ 50,4-55,6 triệu đồng [31]. Bên cạnh những nghiên cứu của các Trung tâm, các Viện nghiên cứu, nhiều nông dân cũng tiến hành thử nghiệm về giống, áp dụng các biện pháp chăm sóc mới cho hoa. Điển hình năm 2006, anh Phạm Anh Tuấn một nông dân ở phường 3 - TP Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng đã thành công trong việc nhân giống các giống hoa đồng tiền bằng phương pháp vô tính. Từ nguồn gen của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 các giống hoa đồng tiền lâu năm tại Lâm Đồng và một số giống hoa đồng tiền mới du nhập vào Thành phố Đà Lạt từ các nước Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, anh Tuấn đã tạo ra được gần 3.000 chủng loại hoa đồng tiền mới lạ. Với thành công này, từ đầu năm 2006 đến nay, anh Tuấn đã cung cấp trên 10.000 giống hoa đồng tiền mới lạ cho các huyện của tỉnh Lâm Đồng với giá bán 4000đ/cây giống. Thành công trong công tác nhân giống hoa đồng tiền giúp giảm chi phí đầu tư và tăng thêm thu nhập cho người dân [27]. Tại Yên Bái, Công ty TNHH Tổng công ty hoa Bình Minh cũng đã đầu tư gần 4 tỷ đồng để thực hiện một dự án trồng hoa công nghệ cao tại xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái. Để dự án trồng hoa phát huy được hiệu quả, Công ty đã đầu tư khu nhà lạnh có dung tích 103m3, 2600m2 nhà lưới cao cấp, có hệ thống làm mát, để trồng hoa hồng mầu đặc biệt và hoa đồng tiền Hà Lan. Hiện nay diện tích hoa đã trồng được 4 ha, chủ yếu đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, bước đầu mới cho thu hoạch 600 m2 hoa đồng tiền và 1 ha hoa hồng [27]. Tại Thái Nguyên Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên đã xây dựng đề án phát triển hoa, cây cảnh của tỉnh giai đoạn 2007-2015 với mục tiêu đến năm 2015 diện tích hoa cây cảnh của tỉnh là 200 ha, trong đó 120 ha hoa thời vụ, 80 ha hoa lưu niên và cây cảnh đạt giá trị sản lượng gần 50 tỷ đồng/năm. Trong đó 60% sản lượng hoa, cây cảnh sản xuất ra phục vụ thị trường tại chỗ (thỏa mãn khoảng 80% nhu cầu của tỉnh), 40% sản phẩm cung ứng cho thị trường Hà Nội và các tỉnh khác. Với các vùng trồng hoa chính như: Đồng hỷ, phường Túc Duyên, phường Gia Sàng, huyện Phổ Yên…[4] 2.2.7. Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá Các cơ quan trên mặt đất của cây đều có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng dưới dạng khí: CO2, O2,SO2 …đặc biệt là lá cây, các chất này được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 hấp thu rất nhiều qua khí khổng, do vậy sự hấp thu các nguyên tố khoáng dưới dạng ion từ dung dịch qua các cơ quan trên mặt đất là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tầng cutin bên ngoài cùng của lá có thể thay đổi theo loài thực vật và tuổi thọ của cây, ở trên tầng này có nhiều lỗ siêu nhỏ, mật độ của các lỗ trên tầng cutin rất cao (1010 lỗ/ cm2). Các lỗ này có đường kính 1 nm do đó dễ dàng cho các chất hòa tan có kích cỡ lớn nhất là urê (đường kính 0,04 nm) đi qua nhưng nó lại không cho các phân tử có đường kính lớn hơn (phân tử hữu cơ) đi qua (Horst,J,1992) [33]. Thuật ngữ "Foliar application" đã rất nổi tiếng ở các nước phát triển châu Âu và châu Mỹ, đó là một phương._. tích lũy từ lúc cây con. Sang giai đoạn từ khi trồng đến khi số cây ra nụ 50% đây là giai đoạn mà cây cần rất nhiều dinh dưỡng nên đã có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức, trong đó công thức phun PBL Thiên Nông có thời gian này sớm nhất sớm hơn công thức đối chứng 4 ngày (48 ngày), công thức phun PBL Trung Quốc sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày (50 ngày), công thức đối chứng (52 ngày). Đây là giai đoạn quan trọng đối với cây hoa, nó quyết định đến năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình, giai đoạn này cây cần nhiều dinh dưỡng để nuôi dưỡng mầm nụ và hoa. Như vậy công thức phân bón lá đã làm cho hoa Salan ra nụ sớm hơn công thức không phun phân bón lá. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong việc điều khiển cây ra hoa theo ý muốn vào những dịp lẽ tết, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng hoa. Thời gian từ khi trồng đến khi đẻ nhánh 50% giữa các công thức có sự chênh lệch đáng kể, trong đó công thức phun PBL Thiên Nông có giai đoạn từ khi trồng đến khi cây đẻ nhánh 50% sớm nhất (60 ngày), công thức phun PBL Trung Quốc (62 ngày), công thức đối chứng (63 ngày). Cùng với giai đoạn ra nụ, giai đoạn đẻ nhánh có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh tế của cây hoa. Cây đẻ nhánh sớm, số nhánh trên cây nhiều sẽ là tiền đề quan trọng cho năng suất hoa cao và ngược lại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Thời gian từ trồng đến khi cây nở hoa 50%, sự khác biệt giữa các công thức thể hiện rõ nhất, cụ thể công thức phun PBL Thiên Nông có giai đoạn từ trồng đến nở hoa 50% sớm nhất (77 ngày) sớm hơn công thức đối chứng 5 ngày, công thức phun PBL Trung Quốc sớm hơn đối chứng 4 ngày (78 ngày), công thức đối chứng (82 ngày) Nhìn chung ảnh hưởng của phân bón lá đến quá trình sinh trưởng, phát triển của hoa Salan rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn ra nụ, đẻ nhánh và nở hoa, chúng đều làm cho các giai đoạn này diễn ra sớm hơn công thức đối chứng (không phun) từ 1 đến 7 ngày, đặc biệt là công thức phun PBL Thiên Nông đã làm cho các quá trình luôn luôn diễn ra sớm. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá có ý nghĩa quan trọng trong nông nghiệp giúp ta thấy được vai trò quan trọng của phân bón lá với quá trình sinh trưởng, phát triển, góp phần nâng cao năng suất cây trồng góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích đất. 4.4.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến đến động thái ra lá của giống hoa Salan Như chúng ta đã biết, bộ lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây trồng ngoài chức năng chính là quang hợp tạo tạo nên vật chất hữu cơ cho cây trồng, lá còn góp phần làm tăng thêm tính thẩm mỹ của hoa đặc biệt đối với hoa để chậu. Trong xã hội ngày nay, người yêu hoa không chỉ quan tâm đến mầu sắc hoa, số lượng hoa mà họ còn đánh giá chất lượng hoa thông qua hình dáng bông hoa cũng như hình dáng cây hoa. Số lá trên cây và mầu sắc lá là yếu tố cơ bản tạo nên hình dáng đẹp của cây hoa, điều này càng có ý nghĩa hơn đối với hoa để chậu, ngoài yếu tố di truyền thì PBL có tác dụng rất lớn đối với mầu sắc lá cũng như mấu sắc hoa, dinh dưỡng đầy đủ, cân đối là tiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 đề để tạo ra những cây hoa đẹp. Việc giữ cho bộ lá luôn luôn phát triển ổn định sẽ góp phần làm cho năng suất hoa ổn định ở mức cao. Có thể khẳng định dinh dưỡng có ý quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển của cây đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng dinh dưỡng. Qua nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của hoa Salan chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 4.16: Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của giống hoa Salan Đơn vị tính: lá/cây Công thức Ngày sau trồng 10 30 50 70 90 110 130 150 Không phun (ĐC) 4,7 6,9 9,1 11,7 14,6 18,3 22,1 26,5 PBL. Trung Quốc 4,8 6,9 9,3 12,1 16,1 20,9 25,2 30,7 PBL.Thiên Nông 4,7 7,2 10,2 13,5 18,3 23,2 28,2 34,2 CV% 5,1 5,1 4,4 LSD05 0,7 0,9 2,7 Qua bảng số liệu 4.16 ta thấy: ở những giai đoạn đầu, giai đoạn từ sau trồng đến 30 ngày, sự khác nhau giữa các công thức thể hiện không rõ rệt dao động từ 6,9-7,2 lá/cây, trong đó công thức PBL Thiên Nông cho 7,2 lá/cây, công thức đối chứng và công thức PBL Trung Quốc đều cho số lá/cây 6,9 lá/cây. Gai đoạn này lượng dinh dưỡng cây cần chưa cao cây vẫn chủ yếu sử dụng lượng dinh dưỡng tích lũy từ cây con. Nhưng sang giai đoạn từ sau trồng đến 50 ngày sự khác nhau giữa các công thức rất rõ rệt, trong đó công thức phun Thiên Nông cho số lá trên cây cao nhất (10,2lá/cây) cao hơn công thức đối chứng 0,9 lá/cây chắc chắn ở mức độ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 tin cậy 95%, công thức phun PBL Trung Quốc có số lá trên cây đạt 9,3 lá/cây, công thức đối chứng 9,1 lá/cây). Số lá trên cây tiếp tục tăng ở các giai đoạn sau và đến giai đoạn 150 ngày sau trồng số lá trên cây của công thức phun PBL Thiên Nông đạt 34,2 lá cao hơn công thức đối chứng 7,7 lá chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức phun PBL Trung Quốc cũng cho kết quả (30,7 lá/cây) cao hơn công thức đối chứng 4,2 lá/cây, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức đối chứng có số lá trên cây thấp nhất chỉ đạt 26,5 lá/cây. Như vậy phân bón lá đã ảnh hưởng rõ rệt đến động thái ra lá của giống hoa đồng tiền Salan. Trong đó công thức phun PBL Thiên Nông cho kết quả số lá/cây cao nhất, công thức phun PBLTrung Quốc cũng cho kết quả cao hơn công thức đối chứng. Căn cứ vào kết quả theo dõi động thái ra lá ta còn biết được động thái ra lá của từng giai đoạn, từ đó ta có thể chủ động tác động vào các giai đoạn chính quyết định đến năng suất, chất lượng hoa. Bảng 4.17: Ảnh hƣởng của phân bón lá đến tốc độ ra lá của giống hoa đồng tiền Salan Đơn vị tính: lá/10 ngày Công thức Thời gian từ sau trồng đến …..(ngày) 10- 20 20- 30 40- 50 50- 60 60- 70 80- 90 100- 110 120- 130 140- 150 Không phun (ĐC) 1,2 1,0 1,3 1,3 1,1 1,5 1,3 2,1 2,2 PBL Trung Quốc 0,9 1,1 0,9 1,4 1,7 2,2 1,9 2,7 2,6 PBL Thiên Nông 0,9 1,5 1,4 1,4 1,9 2,5 1,9 2,9 3,0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 Biểu đồ 4.6: Ảnh hƣởng của phân bón lá đến tốc độ ra lá giống Salan Biểu đồ 4. Tốc độ ra lá của các công thức phân bón lá. Qua bảng 4.17 và biểu đồ 4.6 ta thấy ở giai đoạn khi cây còn bé từ sau trồng đến khi cây 40-50 ngày tuổi tốc độ tăng rất chậm lúc này các công thức phân bón khác nhau hầu như không làm thay đổi nhiều đến tốc độ ra lá của các công thức. Sở dĩ có kết quả này do giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của cây chưa cao. Nhưng bước sang giai đoạn 60-70 ngày sau trồng sự khác nhau giữa các công thức biểu hiện rất rõ rệt, đây là giai đoạn cây bước vào thời kỳ ra nụ và đẻ nhánh nên cây cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi dưỡng nụ và nhánh làm cho tốc độ ra lá của các công thức phân bón khác nhau đã có sự khác nhau rõ rệt, trong đó công thức phun PBL Thiên Nông cho số lá/cây cao nhất 1,9 lá/10 ngày, công thức phun PBL Trung Quốc đạt 1,7 lá/10 ngày, công thức không phun (ĐC) chỉ đạt 1,1 lá/10 ngày. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến tốc độ ra lá càng rõ rệt ở các giai đoạn sau, cụ thể ở giai đoạn 140-150 ngày sau trồng tốc độ ra lá của công thức phun PBL Thiên Nông đạt 3 lá/10 ngày, công thức phun PBL L á / 1 0 n g ày 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 10- 20 20- 30 40- 50 50- 60 60- 70 80- 90 100- 110 120- 130 140- 150 Không phun (ĐC PBL Trung Quốc PBL Thiên nông Ngày sau trồng (ngày) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Trung Quốc đạt 2,6 lá/ 10 ngày, trong khi đó công thức đối chứng (không phun) chỉ đạt 2,2 lá/10 ngày. Như vậy các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ ra lá của hoa đồng tiền Salaan đặc biệt là giai đoạn cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn phát triển. 4.4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan. Giai đoạn đẻ nhánh là một trong những giai đoạn quan trọng là tiền đề quyết định năng suất, chất lượng hoa đồng tiền, giai đoạn này cây chịu tác động của rất nhiều nhân tố như giống, nhiệt độ ẩm độ đặc biệt là chế độ dinh dưỡng, dinh dưỡng đầy đủ sẽ tạo điều kiện tốt cho số nhanh/cây cao. Qua theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 4.18: Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của hoa Salan Đơn vị: nhánh/cây Công thức Thời gian từ sau trồng đến …(ngày) 10 30 50 70 90 110 130 150 Không phun (ĐC) 1,0 1,0 1,1 1,6 2,0 2,1 2,5 2,9 PBL Trung Quốc 1,0 1,0 1,0 1.7 2,2 2,7 3,1 3,7 PBL Thiên Nông 1,0 1,0 1,4 2.1 2,6 3,2 3,9 4,6 CV% 5,9 13,9 10,0 LSD05 0,1 0,4 0,7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 Biều đồ 4.7: Ảnh hƣởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan Qua bảng 4.18 và biểu đồ 4.7 ta thấy: ở giai đoạn đầu từ khi trồng đến giai đoạn 50 ngày sau, tốc độ đẻ nhánh chậm, các công thức khác nhau hầu như cho kết quả không khác nhau vì đây là giai đoạn cây chưa đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao số nhánh/cây chỉ dao động từ 1,0-1,4 nhánh/cây, trong đó công thức phun PBL Thiên Nông đạt 1,4 nhánh/cây, công thức không phun (ĐC) đạt 1,1 nhánh/cây, thấp nhất ở công thức phun PBL Trung Quốc chỉ đạt 1,0 nhánh/cây. Nhưng sang giai đoạn 70 ngày sau trồng lúc này cây bước vào giai đoạn ra nụ đẻ nhánh cây cần rất nhiều dinh dưỡng, nên ảnh hưởng của các công thức phân bón khác nhau đã cho kết quả khác nhau, cụ thể công thức phun Thiên Nông cho tốc độ đẻ nhánh cao nhất (2,1 nhánh/cây) cao hơn công thức đối chứng 0,4 Ngày sau trồng (ngày) N h á n h /c â y 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 10 30 50 70 90 110 130 150 Không phun(ĐC) PBL Trung Quốc PBL Thiên Nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 nhánh/cây, công thức phun PBL Trung Quốc cho kết quả (1,6 nhánh/cây), công thức đối chứng đạt 1,7 nhánh/ cây. Ảnh hưởng của các công thức khác nhau đến tốc độ đẻ nhánh của giống hoa Salan càng biểu hiện rõ ở những giai đoạn tiếp theo, đến giai đoạn cây đạt 150 ngày sau trồng, sự khác biệt giữa các công thức phun phân bón lá khác nhau biểu hiện rõ rệt nhất. Ở giai đoạn này công thức phun Thiên Nông đạt tốc độ 4,6 nhánh/cây cao hơn công thức đối chứng 1,7 nhánh/cây, công thức phun PBL Trung Quốc cũng cho tốc độ 3,7 nhánh/cây, trong khi công thức không phun (ĐC) chỉ đạt tốc độ 2,9 nhánh/cây. Như vậy các công thức phân bón lá khác nhau cho tốc độ đẻ nhánh khác nhau đặc biệt ở giai đoạn từ khi cây bắt đầu giai đoạn đẻ nhánh, ra nụ, do đó nghiên cứu ảnh hưởng của PBL đến giai đợn đẻ nhánh có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ta có thể tăng cao tốc độ đẻ nhánh góp phần nâng cao năng suất cây trồng bằng việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng ở giai đoạn quan trọng này. 4.4.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất, chất lượng hoa Salan Theo nghiên cứu của Th.S Đặng Văn Đông và PGS.TS Đinh Thế Lộc: hoa đồng tiền là cây hoa rất mẫn cẩm với phân bón. Phân bón càng đầy đủ hoa càng đẹp, mầu sắc hoa càng đậm, Qua theo dõi ảnh hưởng của PBL đến năng suất, chất lượng hoa Salan chúng tôi thu được kết quả như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 Bảng 4.19: Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến năng suất, chất lƣợng hoa Salan Công thức Số hoa /khóm (B/khóm) Đƣờng kính hoa (cm) Chiều dài cuống hoa(cm) Số cánh hoa/ bông (cánh/B) Độ bền hoa cắt cắm (ngày) Độ bền hoa tự nhiên (ngày) Không phun (ĐC) 13,1 9,8 33,7 205,6 13,6 15,6 PBL Trung Quốc 14,6 10,6 39,7 208,1 12,0 13,6 PBL Thiên Nông 16,3 11,0 40,2 209,3 12,3 13,9 CV% 4,7 3,6 7,4 4,7 8,2 10,0 LSD05 1,3 0,7 5,6 1,3 1,9 2,8 Số hoa trên khóm là chỉ tiêu hàng đầu không chỉ của những nhà chọn tạo giống mà nó còn là mục đích lớn nhất mà người trồng hoa quan tâm, qua bảng 4.19 ta thấy số hoa/khóm của các công thức phân bón lá khác nhau cho kết quả khác nhau, trong đó công thức phun PBL Thiên Nông cho kết quẩ cao nhất (16,3 bông/khóm), cao hơn công thức đối chứng 3,2 bông/khóm chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức phun PBL Trung Quốc cũng cho kết quả 14,6 bông/ khóm, cao hơn công thức đối chứng 1,5 bông chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, thấp nhất là công thức không phun (ĐC) số hoa/khóm chỉ đạt 13,1 bông/khóm. Như vậy công thức phun PBL Thiên Nông đã cho số hoa/ khóm cao nhất Đối với hoa đồng tiền nói chung và hoa Salan nói riêng, đường kính hoa là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định đến giá trị giá thẩm mỹ cũng như giá thành của hoa, thông thường đường kính hoa càng lớn tính thẩm mỹ và giá thành của hoa càng cao và ngược lại. Kết quả ảnh hưởng của các công thức phân bón lá cho thấy: PBL Thiên Nông cho đường kính hoa to nhất (11cm/bông) to hơn công thức đối chứng 1,2cm chắc chắn ở mức độ tin cậy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 95%, công thức phun PBL Trung Quốc cho đường kính (10,6cm/bông), công thức đối chứng có đường kính hoa bé nhất chỉ đạt (9,8cm/bông). Cùng với đường kính hoa, chiều dài cuống hoa là chỉ tiêu quan trọng quyết định tính thẩm mỹ và giá thành của hoa, đồng thời đây còn là chỉ tiêu để phân loại hoa trước khi đem ra thị trường. Qua bảng 4.19 ta thấy ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến chiều dài cuống hoa là rất rõ rệt, công thức phun PBL Thiên Nông cho chiều dài cuống hoa dài nhất (40,2cm), dài hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến công thức phun PBL Trung Quốc cho chiều dài cuống hoa (39,7cm) trong khi công thức đối chứng chỉ có chiều dài cuống hoa là (33,7cm). Số cánh hoa trên bông cũng là một trong những chỉ tiêu chúng tôi theo dõi, qua theo dõi ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến số cánh hoa trên bông chúng tôi thấy ảnh hưởng của chúng không rõ rệt, các công thức dao động từ 205,6-209,3 cánh/bông. Tuy nhiên qua sử lý thống kê cho thấy sự khác nhau giữa các công thức phân bón lá không làm ảnh hưởng đến số cánh hoa trên khóm chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Độ bền của hoa là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà người yêu hoa quan tâm, hoa đẹp, hương thơm mà sớm nở chiều tàn thì cũng không được người yêu hoa lựa chọn, hoa đồng tiền nói chung và hoa Salan nói riêng được đánh giá là một trong những loài hoa có độ bền hoa tự nhiên cao. Kết quả theo dõi cho thấy các công thức phân bón khác nhau cho độ bền hoa tự nhiên khác nhau, trong đó công thức phun PBL Trung Quốc có thời gian tồn tại ngắn nhất 13,6 ngày, công thức phun Thiên Nông 13,9 ngày, công thức đối chứng 15,6 ngày. Như vậy phân bón lá đã làm giảm độ bền tự nhiên của hoa đặc biệt là phun PBL Trung Quốc làm giảm 2 ngày, phun phân bón lá Thiên Nông giảm 1,5 ngày so với đối chứng không phun. Tuy nhiên qua sử lý thống kê cho thấy giữa các công thức không có sự sai khác chắc chắn ở mức 95%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 Độ bền hoa cắt cắm giữa các công thức khác nhau cũng cho kết quả khác nhau, trong đó công thức đối chứng có độ bền cao nhất 13,6 ngày, công thức phun PBL Trung Quốc có độ bền hoa cắt cắm ngắn nhất 12 ngày, công thức phun Thiên Nông 12,3 ngày, tuy nhiên qua sử lý thống kê cho thấy cũng không có sự sai khác giữa các công thức chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Qua theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất, chất lượng hoa đồng tiền Salan chúng tôi thấy, phân bón lá Thiên Nông có ảnh hưởng rõ rệt nhất, không chỉ làm tăng số hoa trên khóm, đường kính hoa mà còn làm tăng chiều dài cuống hoa Salan. 4.4.5. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến diễn biến sâu bệnh hại trên giống hoa Salan Có thể nói, sâu bênh hại là yếu tố hạn chế cả về năng suất, chất lượng của các loại cây trồng. Đối với hoa đồng tiền nói chung và hoa Salan nói riêng nếu không khống chế được sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng hoa đều giảm, đặc biệt trong giai đoạn từ khi cây ra nụ đến khi hoa nở. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại để nắm bắt được thành phần sâu bênh hại, quy luật phát sinh phát triển của chúng để đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả là việc làm không thể thiếu trong công tác nghiên cứu nông nghiệp. Quá trình theo dõi diễn biến sâu bênh hại đối với các công thức PBL khác nhau trên giống hoa đồng tiền Salan chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 4.20: Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến tình hình sâu bệnh hại Công thức Sâu hại Bệnh hại Sâu xanh Sâu xám nhện rệp Thối đen lá Phấn trắng Không phun (ĐC) * * * - + + PBL TQ ** ** * * ++ + PBL thiên nông ** ** * - ++ + Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 Ghi chú: Bệnh : - Không gây hại + Mức độ nhẹ : < 10% cây bị bệnh ++ Mức độ trung bình : 11 - 25% cây bị bệnh +++ Mức độ nặng : 26 - 25% cây bị bệnh ++++ Mức độ rất nặng : >50% cây bị bệnh Sâu: - Không gây hại * Mức độ lẻ tẻ : Từ 1 đến vài cá thể/m2 ** Mức độ phổ biến : 11 - 25% cây bị hại *** Mức độ nhiều : 26 - 25% cây bị hại **** Mức độ rất nhiều : >50% cây bị hại (Viện bảo vệ thực vật, 1997, 1999, 2000) Qua bảng theo dõi diễn biến sâu bệnh hại chúng tôi nhận thấy: ở công thức phun phân bón lá Thiên Nông và phân bón lá Trung Quốc mức độ sâu bệnh xuất hiện nhiều hơn công thức đối chứng, đặc biệt giai đoạn lá non 40- 60 ngày tuổi, sâu xanh, sâu xám ăn lá xuất hiện nhiều, tuy nhiên sau khi phun thuốc, mức độ xuất hiện sâu bệnh hại không gây hại đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, giai đoạn khi cây nở hoa tất cả các công thức đều xuất hiện sâu xanh, sâu xám, nhện chân tơ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng ít khi phun thuốc là khỏi. Bệnh hại: ở công thức phun PBL Thiên Nông và PBL Trung Quốc xuất hiện bệnh thối đen lá nhiều hơn công thức đối chứng tuy nhiên mức độ hại là không đáng kể. Nguyên nhân phun PBL làm cho lá non hơn khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao nấm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh, sau khi chúng tôi tiến hành phun thuốc Anvil 5SC phun thì bệnh đỡ dần rồi khỏi sau đó tiếp tục phun phòng đề phòng bệnh tái phát. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 Nhìn chung các công thức phân bón khác nhau không làm ảnh hưởng đến tình hình sâu bệnh hại mặc dù xuất hiện nhiều hơn nhưng đều ở mức độ nhẹ không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho năng suất của giống hoa đồng tiền Salan. Qua thí nghiệm 3 cho thấy: nhìn chung xử lý phân bón lá có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của giống hoa đồng tiền Salan. Xử lý PBL Thiên Nông làm rút ngắn thời gian ra hoa 5 ngày so với đối chứng, làm tăng đường kính hoa, chiều dài cuống hoa, đặc biệt làm tăng số lượng hoa/khóm 3,2 bông/khóm so với công thức đối chứng. 4.5. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm (Tính cho 1 sào Bắc bộ/ năm) Trong cùng một điều kiện thí nghiệm về giống, mật độ, đất đai, thời vụ, quy trình chăm sóc như nhau nhưng có sự sai khác là ở công thức đối chứng không phun phân bón lá còn ở các công thức khác phun phân bón lá khac nhau. Qua hạch toán kinh tế chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau: Bảng 4.21: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng phân bón lá cho hoa đồng tiền Đơn vị: Triệu đồng Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi Lãi do sử dụng phân bón lá Không phun (ĐC) 52,63 13,12 39,51 - PBL.Trung Quốc 58,86 13,14 45,72 6,21 PBL. Thiên Nông 68,06 13,30 54,76 15,25 (Chi tiết ở phần phụ lục) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Qua hạch toán kinh tế ở bảng 4.21 cho thấy: công thức phun phân bón lá thiên Nông có Tổng thu - Tổng chi đạt cao nhất và đạt 54,76 triệu đồng/sào, cao hơn so với công thức đối chứng là 15,25 triệu đồng/sào; công thức phun phân bón lá Trung Quốc đạt 45,72 triệu đồng/sào cao hơn công thức đối chứng 6,21 triệu đồng/sào. Như vậy việc sử dụng phân bón lá đã tạo điều kiện cho cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy được tiềm năng năng suất của mình làm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cho người trồng hoa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đi đến một số kết luận và đề nghị như sau: 1. Các giống hoa đồng tiền thí nghiệm tại Thái Nguyên đều sinh trưởng và phát triển tốt và cho năng suất cao, đạt năng suất cao nhất là giống hoa Salan (25 bông/ khóm). Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống khác nhau, giống có khả năng chống chịu kém nhất là giống Bạch Mã Vương, và Linh Long, giống có khả năng kháng bệnh cao là giống Salan. 2. Ở khoảng cách 30x40cm và khoảng cách 30x30cm (ĐC) đã tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao, ngược lại ở khoảng cách 20x30cm đã làm hạn chế năng suất, chất lượng giống hoa đồng tiền Salan. 3. Sử dụng các loại phân bón lá cho hoa đồng tiền Salan đều có ảnh hưởng tốt và có hiệu quả kinh tế cao. Trong đó phân bón lá Thiên Nông là loại phân thích hợp hơn phân bón lá Trung Quốc, phân bón lá Thiên Nông đã làm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao hơn phân Trung Quốc, đồng thời lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất cũng cao hơn công thức sử dụng phân bón lá Trung Quốc. 5.2. Đề nghị - Sử dụng giống hoa đồng tiền Salan vào sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhờ ưu điểm vượt trội về năng suất, phẩm chất và khả năng kháng sâu bệnh cao. - Tiếp tục làm thí nghiệm với nhiều giống hoa đồng tiền mới làm tăng độ đa dạng và làm phong phú cho tập đoàn hoa đồng tiền trên địa bàn Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TRONG NƢỚC 1. Báo tiền phong, "Hái" tiền từ hoa đồng tiền 31-01-2007 2. Bùi Bảo Hoàn (biên dịch), trồng hoa lily cắt cành và hoa chậu, trung tâm hoa thế giới 3. Đặng Văn Đông, Nguyễn Xuân Linh (2000), hiện trạng và các giải pháp phát triển hoa cây cảnh ngoại thành Hà nội, kết quả nghiên cứu về rau quả 1998-2000, NXB Nông nghiệp, Hà nội 4. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2003), công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao cây hoa hồng, NXB Lao động xã hội 5. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2003), công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao cây hoa đồng tiền, NXB Lao động xã hội 6. Đặng Văn Đông. Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng mô hình trồng hoa cắt chất lượng cao tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng 2001-2002. Báo cáo khoa học nghiên cứu Rau Quả 2-2003 7. Điền Viên (2/1994), thị trường hoa nước ngoài, tạp trí người làm vườn 8. Hướng tới một ngành sản xuất hoa có tính công nghiệp, công nghệ cao. Trang thôn tin Nông thôn đổi mới. 9. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1994), Giáo trình sinh lý thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 10. Hoa đồng tiền, Trang thông tin điện tử điện tử bách khoa toàn thư mở Wikipedia 11. Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền, cúc, lay ơn (2005), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà nội. 12. Một số thành tựu chủ yếu của Viện khoa học Nông nghiệp, Trang thông tin Viện khoa học Nông nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 13. Lê Thị Phƣơng Thảo, nghiên cứu khả năng giâm cành của một số dòng chè Shan chọn lọc và biện pháp kỹ thuật giâm cành chè Shan, luận án Th.S khoa học nông nghiệp, Trường ĐHNL Thái nguyên 14. Nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp vô tính, trang wed: www.khoa học.com.vn 15. Nguyễn Thị Kim Lý (2005), Bài giảng kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh, trường nông nghiệp I -Hà nội 17. Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (1999) Kết quả nghiên cứu một số giống cúc vụ xuân-hè tại Hà nội, tạp chí Nông nghiệp, CN thực phẩm. 18. Nguyễn Xuân Linh (2002), Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh, NXB Nông nghiệp 19. Nguyễn Xuân Linh (chủ biên), Hoa và k ỹ thuật trồng hoa. NXB Nông nghiệp (1988) 20. Nguyễn Ngọc Nông, Phân bón và dinh dưỡng cây trồng, Thái nguyên năm 2002, 21. Nguyễn Đức Thạnh (2005), Bài giảng côn trùng chuyên khoa, khoa nông học trường ĐH Nông Lậm Thái nguyên. 22. Ngành hoa Việt Nam, Trang thông tin Rauhoaquavietnam.vn 23.Nghiên cứu thành công 9 giống hoa mới (2005), Trang wed www.monre.gov.vn 24. Phương pháp trồng hoa đồng tiền (2005), Trang thông tin điện tử Cần Thơ. 25. Phương pháp trồng hoa đồng tiền (10/2005), Trang thông tin Vĩnh Phúc 26. Phạm Thị Mai Chinh, Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa Lily tại Lạng Sơn, luận án Th.S khoa học nông nghiệp. Trường ĐHNL Thái nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 27. Phân bón lá làm tăng hàm lượng iốt trên cây trồng (16/6/2003), Trang thông tin báo Nông thôn ngày nay. 28. Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp Nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010. Trang thông tin Thái nguyên. 29. Tình hình sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới và ở Việt Nam (3/2007), Trang thông tin nhà nông hỏi-Nhà khoa học trả lời 30. Trần Văn Mão (biên dịch), Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh tập I. 31. Trần Hợp. Hoa, cây cảnh Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp 2003 32. Vũ Phạm Hông Oanh, Hương hoa hồng, hoa cảnh số 4- Hội hoa lan, cây cảnh thành phố Hồ Chí Minh 1996 33. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thái Nguyên (2007), Đề án phát triển hoa cây cảnh tỉnh thái nguyên giai đoạn 2007-201, Thái Nguyên. 34. XD mô hình SX và bảo quản một số hoa công nghệ cao có triển vọng xuất khẩu tại Vĩnh Phúc, trang Web vinhphucdost.gov.vn II. TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI 35 . M.K Papademetiou and Naredra K. Dadlani Cut flower production in Asia- Bangkok, Thailan, 1997. 36. Horst, J (1992), Nitrogen nutrion for high plant PP 242-245 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 2. Chi phí riêng Stt Hạng mục đầu tƣ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1 Phân bón lá Thiên Nông Gói 18 10000 180.000 2 Phân bón lá Trung Quốc Gam 1080 2500/100g 27.000 3. Phần thu: Hiệu quả kinh tế cho 1 sào cho 1 năm. - Tổng chi công thức phun Thiên Nông là: 13.120.000 + 180.000 = 13.300.000 Triệu đồng - Tổng chi công thức phun PBL Trung Quốc là: 13.120.000 + 27.000 = 13.147.000 triệu đồng - Tổng chi công thức đối chứng là: 13.120.000 triệu đồng PHỤ LỤC SƠ BỘ HẠCH TOÁN THU CHI CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM 1. Chi phí chung Stt Hạng mục đầu tƣ ĐV Số lƣợng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1 Lưới đen khấu hao 3 năm m2 360 2000 720.000 2 Giống nuôi cây mô Cây 1800 5000/4năm 2.250.000 3 Phân gà Kg 2000 400 800.000 4 Phân hóa học 600.000 5 Thuốc trừ sâu 750.000 6 Công Lao động Công 150 50000 7.500.000 7 Vật tư, điện nước, 500.000 Tổng: 13.120.000 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 * Công thức phun PBL Thiên Nông Thu được là: - Hoa loại 1 chiếm 90% = 105.624 bông - Hoa loại 2 chiếm 10% = 11736 bông - Hoa loại 3 chiếm: 0% = 0 Tổng thu = (105.624 x 600) + (11736 x400) = 68. 068.000 triệu đồng ≈ 68,1 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 68,1- 13,30 = 54.67 triệu đồng * Công thức phun PBL.Trung Quốc Thu được là: - Hoa loại 1 chiếm 86% = 90403 bông - Hoa loại 2 chiếm 2% = 2102 bông - Hoa loại 3 chiếm: 12% = 12614 bông Tổng thu = (90403x600)+(2102x400)+(12614x300) = 58.867.000 triệu đồng ≈ 8,9 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 58,9- 13,14 = 45,72 triệu đồng * Công thức đối chứng Thu được là: - Hoa loại 1 chiếm 82% = 77342 bông - Hoa loại 2 chiếm 12% = 11318 bông - Hoa loại 3 chiếm: 6% = 5659 bông Tổng thu = (77342x700)+(11318x400)+(5659x300) = 52.630.000 triệu đồng ≈ 52,6 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 52,6 - 13,12 = 39.51 triệu đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 PHỤ LỤC SƠ BỘ HẠCH TOÁN THU CHI CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM 1. Chi phí chung Stt Hạng mục đầu tƣ ĐV Số lƣợng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1 Lưới đen khấu hao 3 năm m2 360 2000 720.000 2 Giống nuôi cây mô Cây 1800 5000/4năm 2.250.000 3 Phân gà Kg 2000 400 800.000 4 Phân hóa học 600.000 5 Thuốc trừ sâu 750.000 6 Công Lao động Công 150 50000 7.500.000 7 Vật tư, điện nước, 500.000 8 Tổng 13.120.000 2. Chi phí riêng Stt Hạng mục đầu tƣ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1 Phân bón lá Thiên Nông Gói 18 10000 180.000 2 Phân bón lá Trung Quốc Gam 1080 2500/100g 27.000 3. Phần thu: Hiệu quả kinh tế cho 1 sào cho 1 năm. - Tổng chi công thức phun Thiên Nông là: 13.120.000 + 180.000 = 13.300.000 Triệu đồng - Tổng chi công thức phun PBL Trung Quốc là: 13.120.000 + 27.000 = 13.147.000 triệu đồng - Tổng chi công thức đối chứng là: 13.120.000 triệu đồng * Công thức phun PBL Thiên Nông Thu được là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 - Hoa loại 1 chiếm 90% = 105.624 bông - Hoa loại 2 chiếm 10% = 11736 bông - Hoa loại 3 chiếm: 0% = 0 Tổng thu = (105.624 x 600) + (11736 x400) = 68. 068.000 triệu đồng ≈ 68,1 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 68,1- 13,30 = 54.67 triệu đồng * Công thức phun PBL.Trung Quốc Thu được là: - Hoa loại 1 chiếm 86% = 90403 bông - Hoa loại 2 chiếm 2% = 2102 bông - Hoa loại 3 chiếm: 12% = 12614 bông Tổng thu = (90403x600)+(2102x400)+(12614x300) = 58.867.000 triệu đồng ≈8,9 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 58,9- 13,14 = 45,72 triệu đồng * Công thức đối chứng Thu được là: - Hoa loại 1 chiếm 82% = 77342 bông - Hoa loại 2 chiếm 12% = 11318 bông - Hoa loại 3 chiếm: 6% = 5659 bông Tổng thu = (77342x700)+(11318x400)+(5659x300) = 52.630.000 triệu đồng ≈52,6 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 52,6 - 13,12 = 39.51 triệu đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 Mét sè h×nh ¶nh minh ho¹ Salan NhiÖt ®íi th¶o nguyªn Linh Long Hoµng kim thêi ®¹i B¹ch m· v•¬ng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9237.pdf
Tài liệu liên quan