Tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển một số dòng đậu tương nhập nội từ australia năm 2005 -2006 tại Thái Nguyên: ... Ebook Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển một số dòng đậu tương nhập nội từ australia năm 2005 -2006 tại Thái Nguyên
134 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển một số dòng đậu tương nhập nội từ australia năm 2005 -2006 tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ LAN ANH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƢƠNG NHẬP NỘI TỪ AUSTRALIA
NĂM 2005 -2006 TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Luân Thị Đẹp
2. Th.s Trần Văn Điền
Thái nguyên 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trong suốt quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
cô giáo PGS.TS Luân Thị Đẹp và thầy giáo TH.S Trần Văn Điền đã
chỉ bảo tận tình về phương hướng và phương pháp nghiên cứu cũng
như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Luân
Thị Đẹp và thầy giáo TH.S Trần Văn Điền người đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau Đại học,
Khoa Nông học đã tạo điều kiện trong quá trình học tập và nghiên
cứu, các bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................. 01
1. Đặt vấn đề............................................................................................ 01
2. Mục đích yêu cầu................................................................................. 02
2.1. Mục đích........................................................................................... 02
2.2.Yêu cầu.............................................................................................. 02
Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................
04
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài................................................................. 04
1.2. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống cây đậu tương trên thế giới và
trong nước........................................................................................ 04
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới............ 04
1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới................................. 04
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới.... 10
1.2.2. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam ...... 19
1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam.................................. 19
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam.... 21
1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên.................................. 28
Chƣơng 2:VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 30
2.1. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................ 30
2.3. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 31
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm....................................................... 31
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................ 32
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................... 36
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu của Thái Nguyên................................... 36
3.2. Kết quả khảo sát một số 28 dòng đậu tương nhập nội năm 2005 tại
Thái Nguyên.............................................................................. 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2.1. Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của một số dòng đậu tương
thí nghiệm..................................................................................... 38
3.2.2. Khả năng chống chịu của các dòng đậu tương.............................. 43
3.2.3. Một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm 46
3.2.4. Đặc điểm thực vật học của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm 50
3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đậu tương tham gia
thí nghiệm..................................................................................... 53
3.3. Kết quả so sánh một số dòng đậu tương nhập nội có triển vọng vụ
Xuân 2006....................................................................................... 59
3.3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các dòng đậu tương
thí nghiệm..................................................................................... 59
3.3.2. Một số đặc điểm hình thái cuả các dòng đậu tương..................................... 64
3.3.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của các dòng đậu
tương tham gia thí nghiệm............................................................................... 67
3.3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm
vụ Xuân 2006 ............................................................................... 69
3.3.5. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng đậu tương thí nghiệm
vụ Xuân 2006 ................................................................................... 72
3.3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu
tương tham gia thí nghiệm............................................................. 74
3.3.6.1. Khả năng hình thành quả và hạt của các dòng đậu tương......... 74
3.3.6.2. Năng suất của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm............ 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 78
1. Kết luận............................................................................................... 78
1.1. Kết quả khảo sát một số dòng đậu tương tham gia thí nghiệm..... 78
1.2. Kết quả so sánh một số dòng đậu tương có triển vọng................... 78
2. Đề nghị................................................................................................ 78
Tài liệu tham khảo................................................................................ 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trên thế giới
5 năm gần đây 2001-2005................................................... 05
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất đậu tương ở Mỹ năm 2001-2005 .......... 07
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất đậu tương ở Brazil năm 2001-2005...... 08
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất đậu tương ở Achentina năm 2001-2004 09
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất đậu tương ở Trung Quốc năm 2001-2005 09
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt nam năm 2001-2005. 20
Bảng 1.7: Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái nguyên năm 2001-2005 29
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết khí hậu năm 2005-2006 tại Thái nguyên 37
Bảng 3.2: Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các dòng đậu
tương thí nghiệm năm 2005 .............................................. 40
Bảng 3.3: Khả năng chống chịu của các dòng đậu tương tham gia thí
nghiệm năm 2005............................................................... 44
Bảng 3.4: Một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương tham
gia thí nghiệm năm 2005 ................................................... 47
Bảng 3.5: Đặc điểm thực vật học của các dòng đậu tương tham gia
thí nghiệm năm 2005.......................................................... 51
Bảng 3.6: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng
đậu tương tham gia thí nghiệm năm 2005 ...................................... 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3.7 Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng đậu
tương có triển vọng vụ Xuân 2006........................... 60
Bảng 3.8 Một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương có triển
vọng vụ Xuân 2006 .............................................. 65
Bảng 3.9: Một số sâu hại chính và khả năng chống đổ của các dòng
đậu tương có triển vọng vụ Xuân 2006.................... 68
Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu sinh lý của các dòng đậu tương có triển
vọng vụ Xuân 2006 ................................................. 70
Bảng 3.11: Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng đậu
tương có triển vọng vụ Xuân 2006.......................... 73
Bảng 3.12: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng
đậu tương có triển vọng vụ Xuân 2006........................ 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Chiều cao cây của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ
Xuân và vụ Đông 2005....................................................... 49
Biểu đồ 3.2: Năng suất cá thể của các dòng đậu tương tham gia thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2005..................................... 58
Biểu đồ 3.3: Chiều cao cây của các dòng đâu tương có triển vọng vụ
Xuân 2006........................................................................ 66
Biểu đồ 3.4: Chỉ số diện tích lá của các dòng đâu tương có triển vọng vụ
Xuân 2006............................................................ 71
Biểu đồ 3.5: Số lượng nốt sần của các dòng đâu tương có triển vọng vụ
Xuân 2006............................................................ 74
Biểu đồ 3.6: Năng suất thực thu của các dòng đâu tương có triển vọng
vụ Xuân 2006............................................................ 77
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đậu tương có tên khoa học là Glycine Max.(L) Merrill, thuộc họ đậu
(Fabaceae), còn gọi là đậu nành, là một trong những cây trồng cổ nhất của
nhân loại, nó được xem là loại “cây kỳ lạ”, “vàng mọc từ đất”, “ cây thần
diệu”... Sở dĩ được đánh giá như vậy là do giá trị kinh tế của nó.
Khó có thể tìm ra loại cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu
tương, vừa cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức
ăn gia súc và cây làm tốt đất. Từ 5000 năm lại đây, Châu Á đã coi cây Đậu
tương là “ cây vào hàng cốc ngọc thực nuôi sống con người” và là nguồn
cung cấp Protein quan trọng nhất (Ngô Thế Dân và CS,1999) [5].
Các phân tích sinh hoá cho thấy rằng hạt đậu tương chứa từ 38% - 45%
Protein, 18 %– 22% lipit, nhiều vitamin và khoáng chất. Hiện nay đậu tương
đang cung cấp 10 – 20% nhu cầu dinh dưỡng đạm cho người và 50% thức ăn
cho gia súc trên toàn thế giới với sản lượng 245 triệu tấn/năm (năm 2002)
(Hội thảo đậu tương quốc gia, 2003)[13]. Ngoài giá trị làm thực phẩm, đậu
tương còn là nguyên liệu trong công nghiệp như chế biến mỹ phẩm, cao su
nhân tạo, thuốc trừ sâu, chất dẻo, mực in, xà phòng...đến chế biến dầu bôi
trơn động cơ (Đoàn Thị Thanh Nhàn và CS,1996) [26]. Hơn nữa đậu tương
còn chứa những axit amin cần thiết như Xixtin, Metionin, Lyzin và nhiều loại
Vitamin B1, B2, C, A, D, E, K. Khi thiếu Protein trong thành phần thức ăn sẽ
hạn chế sự sinh trưởng và phát triển trí tuệ của trẻ em và giảm mức độ đề
kháng với bệnh truyền nhiễm.Việc phát triển cây đậu tương là một trong
những biện pháp nhanh chóng để khắc phục nạn đói Protein ở các nước nghèo
và là biện pháp làm tốt đất. Vì các nốt sần trên cây Đậu tương là các “ nhà
máy phân đạm tí hon”, những vi khuẩn Rhizobium Japonicum trong các nốt
sần sống cộng sinh với cây họ đậu lao động cần mẫn để tổng hợp đạm khí
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trời, làm giàu đạm cho đất mà không hề gây ô nhiễm môi trường, hơn thế nữa
nó còn làm sạch bầu khí quyển giúp không khí trong lành hơn. Chính vì vậy
mà diện tích, sản lượng đậu tương trên thế giới tăng lên rất nhanh, chỉ trong
vòng 10 năm, từ 1970 - 1980 sản lượng đậu tương tăng gấp 2 lần, từ 46,7
triệu tấn lên 94 triệu tấn (Ngô Thế Dân và CS,1999)[5]. Trong điều kiện nhiệt
đới ẩm của nước ta, Đậu tương là cây trồng ngắn ngày dễ đưa vào hệ thống
luân canh, xen canh, gối vụ với cây trồng khác, góp phần nâng cao năng suất
cho cây trồng , cũng như nâng cao hệ số sử dụng đất. Điều này có ý nghĩa
quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hoá cây trồng ở nước ta hiện
nay, đặc biệt trong chiến lược thâm canh tăng vụ.
Trước những nguồn lợi to lớn do cây đậu tương đem lại, cũng như để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm đậu tương ở nước ta, đồng thời
góp phần đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chúng ta cần quan tâm
phát triển đậu tương theo 2 hướng vừa tăng năng suất, vừa tăng diện tích.
Trong đó, năng suất là yếu tố quan trọng, bởi tăng năng suất sẽ làm giảm giá
thành sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Do đó, cần nhanh chóng nghiên
cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm tạo ra
những giống có năng suất cao, phẩm chất tốt có khả năng thích ứng rộng.
Để đáp ứng được đòi hỏi cấp bách của thực tiễn sản xuất chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một
số dòng đậu tương nhập nội từ Australia năm 2005 -2006 tại Thái Nguyên”.
2 Mục đích yêu cầu
2.1 Mục đích
Xác định những dòng Đậu tương có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt phù
hợp với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên để đưa vào thí nghiệm so sánh.
2.2 Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số dòng đậu tương
tham gia thí nghiệm.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Đánh giá khả năng chống chịu và một số chỉ tiêu sinh lý của các dòng
đậu tương tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu
tương tham gia thí nghiệm.
- So sánh một số dòng đậu tương có triển vọng trong vụ Xuân 2006.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Để có đủ nguồn lương thực, thực phẩm chất lượng nuôi sống toàn cầu trong
bối cảnh khí hậu, môi trường sinh thái có nhiều biến đổi, con người phải tiến
hành một nền thâm canh hiện đại. Nền sản xuất này dựa trên việc áp dụng một
cách khoa học các yếu tố giống, nước phân bón và kỹ thuật chăm sóc…, đồng
thời phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh ô nhiễm môi trường.
Trong những yếu tố trên, giống giữ vai trò quan trọng hàng đầu, sử dụng
giống tốt năng suất chất lượng được tăng lên, phẩm chất cây trồng được cải
thiện. Muốn phát huy được hiệu quả của giống cần phải sử dụng chúng phù
hợp với điều kiện đất đai và kinh tế xã hội của từng vùng. Bằng con đường
nhập nội hoặc tạo ra các giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt,
phối hợp với khả năng chống chịu với các yếu tố ngoại cảnh bất lợi và chống
chịu các loại sâu bệnh hại, đồng thời có khả năng cải tạo và bảo vệ đất. Đó
chính là quá trình phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
1.2 Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tƣơng trên thế giới và trong nƣớc
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Trong cơ cấu cây trồng, cây đậu tương xuất hiện sớm nhưng chỉ phát triển
mạnh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Cây đậu tương được phân bố từ vùng ôn đới đến vùng nhiệt đới, từ độ
cao thấp hơn mặt biển đến độ cao gần 2.000 m và được phân bố rộng rãi từ
55
0
vĩ độ Bắc đến 550 vĩ độ Nam.
Đậu tương có nguồn dầu và Protein quan trọng. Trên thế giới khoảng 80%
sản lượng đậu tương được sản xuất ở 4 nước là: Mỹ (52%); Brazil (17%);
Achentina (10%) và Trung Quốc (10%).
Mặc dù cây đậu tương có nguồn gốc từ Viễn Đông nhưng hiện nay sản
xuất đậu tương ở Bắc Mỹ đã vượt xa vùng Viễn Đông. Trong tất cả các loại
cây đậu đỗ thì đậu tương có năng suất, sản lượng lớn nhất.
Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây
được thể hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1: Diện tích, sản lƣợng, năng suất đậu tƣơng trên thế giới
5 năm gần đây (2001 - 2005)
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng ( tấn)
2001 76.833.406 23,006 176.761.491
2002 78.852.995 22,943 180.909.511
2003 83.460.899 22,671 189.213.383
2004 91.610.834 22,531 206.409.525
2005 91.386.621 22,928 209.531.558
(Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database 2006)
Qua bảng 1.1 cho ta thấy: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới có
xu hướng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.Về năng suất đậu tương
đạt 23,006 tạ/ha (năm 2001) và giữ mức ổn định qua các năm 2002, 2003,
2004, 2005 khoảng trên 22 tạ/ha.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Năm 2001, diện tích trồng đậu tương trên thế giới đạt 76.833.406 ha,
đến năm 2005 đạt 91.386.621 ha. Chính vì diện tích và năng suất ổn định, do
vậy sản lượng đậu tương đã tăng qua các năm từ 2002 đến 2005.
Từ những năm 1980 đến nay, Mỹ luôn là nước đứng đầu về sản xuất
đậu tương trên thế giới, thị trường xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên hạt, vì
nhiều nước nhập khẩu dùng làm thức ăn cho người và chế biến thành bột hoặc
ép dầu. Điều đó chứng tỏ các sản phẩm được chế biến từ đậu tương rất đa
dạng và phong phú.
Các nước nhập khẩu lớn gồm: Cộng đồng kinh tế châu Âu, Đức, Anh,
Pháp, Hà Lan, Bỉ....Đến sau chiến tranh thế giới thứ hai 2, quốc gia vẫn đứng
đầu trong danh sách xuất khẩu lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên do có
sự gia tăng về dân số cho nên việc xuất khẩu của Trung Quốc có chiều hướng
giảm và bắt đầu chuyển sang xu thế nhập khẩu thêm đậu tương để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Đậu tương đối với nước Mỹ được coi là một mặt hàng có giá trị chiến
lược trong xuất khẩu và thu đổi ngoại tệ. Một trong bốn nguyên nhân thúc đẩy
nền sản xuất đậu tương ở Mỹ lớn mạnh là do việc tăng năng suất đậu tương
(Nguyễn Thị Thanh Thanh, 1974 [29]). Việc tăng năng suất đậu tương có ý
nghĩa lớn đối với ngành sản xuất đậu tương ở Mỹ, vì năng suất tăng sẽ làm
giảm giá thành của một đơn vị sản phẩm. Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho các
nhà chọn giống ở Mỹ là:
1. Khai thác những giống có năng suất hạt cao.
2. Nâng cao tỷ lệ dầu và Protein trong hạt.
3. Cải tiến chất lượng hạt.
4. Nâng cao tính chống chịu sâu bệnh.
5. Tạo nên hàng loạt các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6. Nâng cao khả năng chống hạt bị tách khi chín.
7. Tạo nên chiều cao cây thích hợp.
8. Nâng cao tính chống đổ của cây.
Ở Mỹ hiện nay, diện tích trồng đậu tương đứng thứ 3 sau lúa mỳ, ngô
và được coi là mặt hàng có giá trị chiến lược trong xuất khẩu và thu đổi ngoại
tệ. Nguyên nhân thúc đẩy sản xuất đậu tương ở Mỹ phát triển là do áp dụng
các biện pháp kỹ thuật, tăng năng suất trong đó yếu tố giống được chú ý hơn
cả. Chính vì vậy diện tích, năng suất, sản lượng của cây đậu tương ở nước này
không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.
Qua bảng 1.2 cho thấy: Năng suất đậu tương của Mỹ ổn định đạt trung
bình khoảng 25,836 tạ/ha, do diện tích tăng dần từ năm 2001 là 29.532.250 ha
đến năm 2004 lên tới 29.943.010 ha. Về sản lượng đạt 78.671.472 tấn (năm
2001) và 85.740.952 tấn (năm 2004). Do năng suất tăng từ 26,639 tạ/ha (năm
2001) lên 28,635 tạ/ha (năm 2004).
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Mỹ năm 2001 - 2005
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng ( tấn)
2001 29.532.25 26,639 78.671.472
2002 29.314.53 25,525 74.824.768
2003 29.330.31 22,768 66.777.820
2004 29.943.01 28,635 85.740.952
2005 29.952.00 28,391 85.035.000
(Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database - 2006)
Ở Mỹ cây đậu tương là một trong những loại cây trồng được coi là mặt
hàng có giá trị chiến lược trong xuất khẩu và đặc biệt việc tăng năng suất là
nguyên nhân thúc đẩy nền sản xuất đậu tương ở Mỹ ngày càng phát triển
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
mạnh. Việc tăng năng suất có ý nghĩa rất lớn tới việc hạ giá thành sản phẩm,
do vậy họ rất chú trọng tới khâu chọn tạo các loại giống mới cho năng suất
cao và tìm các giống thích nghi với từng điều kiện sinh thái.
Tiếp sau Mỹ phải kể đến Brazil nước đứng thứ 2 trên thế giới về tổng
diện tích và sản lượng. Về diện tích chiếm 18,5%, sản lượng 20,12% so với
sản lượng đậu tương thế giới
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Brazil năm 2001 - 2005
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng ( tấn)
2001 13.985.100 27,105 37.907.300
2002 16.345.200 25,712 42.026.500
2003 18.436.500 27,959 51.547.300
2004 21.474.870 22,913 49.205.268
2005 22.948.870 22,303 51.182.000
(Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database - 2006)
Qua số liệu bảng 1.3 cho thấy: Diện tích trồng đậu tương tăng dần
trong 5 năm qua. Năm 2001 diện tích trồng đậu tương của Brazil là 13.985.100
ha tăng dần đến năm 2004 đạt 21.474.870 ha, năng suất bình quân biến động
từ 22,913 tạ/ha đến 27,959 tạ/ha. Sản lượng tăng mạnh từ 37.907.300 tấn (năm
2001) đến 51.547.300 tấn (năm 2003), Còn năm 2004 năng suất và sản lượng
có phần giảm so với năm 2003.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đậu tương ở Braxil hầu hết được dùng làm bột và ép dầu. Chính phủ
Braxil khuyến khích đẩy mạnh công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu
khô dầu, bột đậu...
Achentina là nước sản xuất đậu tương lớn thứ ba sau Mỹ và Braxil. Ở
Achentina, đậu tương thường được luân canh với lúa mỳ. Đậu tương bắt đầu
phát triển tương đối mạnh từ 1961 – 1962 do chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Sau đó diện tích và sản lượng hàng năm đều tăng. Hiện nay để mở rộng
diện tích sản xuất đậu tương Achentina đang tiếp tục tìm kiếm thêm diện
tích đất cho trồng đậu tương. Đất mới để trồng đậu tương sẽ được lấy từ
đất trồng ngũ cốc, đặc biệt là các vùng Zona Nuclêo, trung tâm Achentina
(WAP, Tune 2005).
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Achentina năm 2001 - 2004
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng ( tấn)
2001 10.400.778 25,829 26.864.000
2002 11.414.000 26,441 30.180.000
2003 12.421.000 28,017 34.800.000
2004 13.954.000 22,932 32.000.000
(Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database- 2005 )
Qua số liệu bảng 1.4: ta thấy diện tích, năng suất và sản lượng đậu
tương ở Achentina trong 4 năm qua ( 2001-2004) tương đối ổn định và tăng
tương đối đều giữa các năm. Năm 2001 có diện tích là 10.400.778 ha, năng
suất đạt 25,829 tạ/ha và sản lượng đạt 26.864.000 tấn, thấp nhất trong 4
năm.Còn năm 2004 diện tích trồng đậu tương cao nhất 12.421.000 ha, nhưng
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
năng suất và sản lượng cao nhất vào năm 2003 với năng suất đạt 28,017 tạ/ha
và sản lượng đạt 34.800.000 tấn.
Ở Châu á Trung Quốc có diện tích gieo trồng và sản lượng đậu tương
lớn nhất. Hiện nay Trung Quốc có diện tích trồng đậu tương chiếm 11,6%
diện tích trồng đậu tương với sản lượng 17.750.340 triệu tấn, chiếm 8,59%
sản lượng đậu tương trên thế giới.
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Trung quốc năm 2001 - 2005
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng ( tấn)
2001 9.481.968 16,249 15.407.328
2002 8.719.669 18,931 16.507.368
2003 9.312.655 16,814 15.658.341
2004 10.580.150 16,777 17.750.340
2005 9.593.140 17,513 16.800.000
(Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database- 2006 )
Qua số liệu bảng 1.5 cho thấy: Trong 4 năm gần đây nhìn chung diện
tích, năng suất và sản lượng đậu tương của Trung Quốc tăng dần. Năm 2002
diện tích gieo trồng đạt 9.306.913 ha, năm 2004 là 10.580.150 ha. Còn về
năng suất thấp nhất là năm 2001 với 16.249 tạ/ha, cao nhất là năm 2003 đạt
18.931 tạ/ha. Sản lượng thấp nhất là năm 2001 là 15.407.328 tấn, cao nhất là
năm 2004 với 17.750.340 tấn.
Như vậy, năm 2003 mặc dù diện tích trồng đậu tương của Trung Quốc
ít nhất trong 4 năm, song do năng suất đạt cao nhất dẫn đến sản lượng cao
nhất. Như vậy năng suất là yếu tố vô cùng quan trọng. Cho nên Trung Quốc
đã áp dụng khoa học kỹ thuật lai tạo và nhập nội giống. Ngoài ra Trung Quốc
còn tổ chức hàng loạt các chương trình cải tiến giống từ dạng cũ sang dạng
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
mới có khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên
của từng vùng, nhằm tạo ra những giống tốt có năng suất cao trên 20 tạ/ha.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của đậu tương, cũng như nhu
cầu của con người mà nhiều nước đã đầu tư lớn cho việc tăng năng suất và diện
tích gieo trồng cây đậu tương. Do diện tích đất gieo trồng có hạn, đòi hỏi các nhà
khoa học nghiên cứu chọn tạo để tìm ra giống mới có năng suất cao, ổn định.
Để thực hiện được điều đó thì cần phải đẩy mạnh phát triển nền khoa
học kỹ thuật chọn tạo giống nhờ các phương pháp chọn lọc, nhập nội, lai tạo,
gây đột biến để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt thích
nghi với điều kiện ngoại cảnh của các vùng sinh thái khác nhau.
Hiện nay nguồn gen đậu tương trên thế giới được lưu giữ chủ yếu ở 15
nước: Đài loan, Australia, Trung quốc, Pháp, Nigienia, Ấn độ, Inđonesia,
Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy điển, Thái Lan, Mỹ và Liên xô với tổng
số 45.038 mẫu giống (Trần Đình Long, 1991)[22].
Mỹ là nước đứng đầu trên thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương.
Nhờ các phương pháp chọn lọc và nhập nội, gây đột biến và lai tạo họ đã tạo
ra được những giống đậu tương mới. Những dòng nhập nội có năng suất cao
đều được sử dụng làm giống gốc trong các chương trình lai tạo và chọn lọc.
Từ thí nghiệm đầu tiên ở Mỹ được tiến hành vào năm 1804 tại bang
Pelecibuahina, đến năm 1893 ở Mỹ có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu
thập từ các nơi trên thế giới. Giai đoạn 1928 – 1932, trung bình mỗi năm
nước Mỹ nhập nội trên 1190 dòng từ các nước khác nhau. Hiện nay Mỹ đã
đưa vào sản xuất trên 100 dòng giống đậu tương, đã tạo ra một số giống có
khả năng chống chịu tốt với bệnh Phytopthora và thích ứng rộng như Amsoy
71, Lec 36, Clark 63, Harkey 63. Hướng chủ yếu của công tác nghiên cứu
chọn giống là sử dụng các tổ hợp lai cũng như nhập nội, thuần hóa trở thành
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
giống thích nghi với từng vùng sinh thái, đặc biệt là nhập nội để bổ sung vào
nguồn quỹ gen. Mục tiêu của công tác chọn giống ở Mỹ là chọn ra những
giống có khả năng thâm canh cao, phản ứng yếu với quang chu kỳ, chống
chịu tốt với điều kiện bất thuận, hàm lượng Protein cao, dễ bảo quản và chế
biến (Johnson H.W, Bernard, 1967)[39].
Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương bằng phương pháp đột biến ở Mỹ
cũng đạt nhiều kết quả. Các giống đậu tương năng suất cao, chất lượng tốt lần
lượt được đua ra bởi Williams L.F 1950, Williams,1961. Đặc biệt những năm
1988 -1990 Tulman - netto, Nazim đã tạo được giống đột biến chống chịu bệnh
gỉ sắt và bệnh virut (Cơ cấu mùa vụ đậu tương đồng bằng trung du bắc bộ)[3].
Đặc biệt sau nhiều năm dầy công kiểm tra hàng nghìn giống đậu tương,
cuối cùng thì các chuyên gia Mỹ đã tìm ra giống không gây dị ứng. Nhà di
truyền thực vật Ted Hymowitz và cộng sự Leina Mary thuộc Đaị học Linois
đã bắt đầu nghiên cứu hạt của 15.000 giống trong bộ sưu tập của bộ nông
nghiệp Mỹ. Họ phải mất chừng 8 tháng mới tìm thấy một loại hạt thiếu P34 –
protein gây phần lớn trong các phản ứng dị ứng. Các nhà khoa học đã sử dụng
kỹ thuật chuyển gen để ức chế gen tạo P34 ở phần lớn đậu tương. Cuối cùng
sau khi đã kiểm tra gần 15.000 giống và tìm thấy giống không có P34
(Vietnamad.com )[33].
Trung Quốc là nước gần Việt Nam và có tập quán canh tác tương tự,
hiện nay Trung quốc là nước đứng thứ 4 trên thế giới về sản xuất đậu tương.
Diện tích đậu tương năm 2004 là 10.580.150 ha. Sản lượng 17.750.340 tấn
(Trần Đình Long và CS, 1991)[21] ). Sở dĩ đạt được kết quả trên là do Trung
Quốc đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lai tạo và nhập nội
giống. Ngoài ra họ còn tổ chức hàng loạt các chương trình cải tiến giống từ
dạng cũ ra dạng mới có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và cỏ dại, phù
hợp với khí hậu tiểu vùng các giống điển hình là CN001, CN002, YAT12,
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
HTF 18 đều cho năng suất bình quân 34 - 42 tạ/ha trên diện tích sản xuất rộng
tại nhiều tỉnh (FAO, 2003).
Trong những năm gần đây Trung quốc đã tạo được nhiều giống mới
băng phương pháp đột biến thực nghiệm như giống Tiefeng 18 do sử lý bằng
tia gamma, chịu được phèn cao, không đổ, năng suất cao, phẩm chất tốt.
Giống Heinou No16 sau khi sử lý bằng tia gamma đã cho hệ rễ tốt, lóng thân
ngắn, nhiều cành, chịu hạn, khả năng thích ứng rộng (Trần Đình
Đông,1994)[8]. Giống Trung chi số 8, năng suất 30 - 40 tạ/ha, thích hợp với
vùng Hồ Bắc; giống Trung Đậu số 20 được chọn từ tổ hợp lai 87-141/ Merit
kết hợp bằng tác nhân vật lý có tỷ lệ quả 4 hạt cao, năng suất 26-37 tạ/ha (Hội
thảo đậu tương quốc gia, 2003)[13].
Vùng Đông Nam Á ngày nay cũng là một vùng trọng điểm của công
tác phát triển giống đậu tương và được coi là quan trọng được ưu tiên hàng
đầu trong hệ thống nông nghiệp.
Tại Indonesia, các nhà nghiên cứu nhằm mục đích cải tiến giống có
năng suất cao trồng ở đất thấp sau vụ lúa và thời gian sinh trưởng ngắn 70-80
ngày, chống chịu bệnh gỉ sắt và có hạt dài. 15 giống có năng suất cao đã được
tạo ra và khuyến cáo trồng trong đó có giống Wilis được trồng phổ biến nhất,
giống này có thời gian sinh trưởng 85 ngày, đạt năng suất 2,5 tấn/ha. Một số
giống ngắn ngày như giống Tidar, Petek, Lawu... đạt 1,7 tấn/ha. Những đóng
góp từ viêc cải tiến giống là đưa năng suất đạt 2,5 tạ/ha, thời gian sinh trưởng
ngắn (75 ngày), thích ứng với điều kiện môi trường không thuận lợi ( không
cày đất, đất tiêu nước khó khăn), cải tiến chất lượng hạt, tăng chống
đổ...(Sumarno and T.Adisan wanto, 1991)[51]. Họ đã tạo ra được một số
giống: Kerinci, Rinjani, Lompobatang, B 3341 trồng trên đất ướt sau vụ lúa với
việc làm đất hoặc kh._.ông làm đất trong mùa khô vẫn cho năng suất cao 1,47-
1,68 tấn/ha. (Buitrago G, L.A; Orzcos, S.H. and Camacho M. L.H,1971)[35].
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Để đáp ứng nhu cầu dùng đậu tương, đồng thời nhằm giảm nhập khẩu,
nhiều nước ở Châu âu đã quan tâm tới viêc nghiên cứu và phát triển cây đậu
tương. ở Liên xô (cũ) từ năm 1945 A. Kosenco đã xác định được hiệu quả đột
biến cao nhất của các liều lượng chiếu xạ đối với hạt đậu tương khô là 5 kr,
với mầm non và cây đang nở hoa là 2 kr. Enken (1957) bằng đột biến phóng
xạ đã thu được các dạng chín sớm, năng suất cao, hàm lượng protein cao, chịu
rét khá. Các nghiên cứu của Masenco (1955-1956) khi sử lý tia gamma và hóa
chất Ethylenimin ( EI ), Diethylsunphat ( DES ) tạo các giống chín sớm hơn
giống khởi đầu từ 8 -12 ngày, một số giống có năng suất vượt giống khởi đầu
từ 23- 24%.(Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở đồng bằng trung du bắc bộ)[3]
Ở Bungari ( 1984 - 1986) C.Nikolov sử lý tia gamma liều 5 -30 kv và
hóa chất EMS nồng độ 0,1 - 0,4% lên các giống đậu tương đã thu các dạng
đột biến chín sớm 10 -20 ngày so với giống gốc, số nốt sần nhiều hơn.
Goranova lai tạo được các dòng có hàm lượng dầu vượt giống gốc từ 6 - 13%.
(Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở đồng bằng trung du bắc bộ)[3].
Hiện nay công tác nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới đã được
tiến hành với qui mô rộng lớn. Nhiều một số giống đậu tương đã được tổ chức
quốc tế khảo nghiệm ở rất nhiều vùng sinh thái khác nhau nhằm thực hiện
một số nội dung chính sau: thử nghiệm tính thích nghi của giống ở từng điều
kiện, môi trường khác nhau tạo điều kiện so sánh giống địa phương với giống
nhập nội, đánh giá phản ứng của các giống trong những điều kiện môi trường
khác nhau.
Đã có nhiều thành công trong việc xác định các dòng giống tốt, có tính
ổn định và khả năng thích ứng khác nhau với các điều kiện môi trường khác
nhau. Sanbuichi và Gotoh (1969)[46] đã xác định từ số liệu thu được ở 7 địa
điểm trong 6 năm và cho thấy: một số giống có tính thích ứng rộng về không
gian nhưng lại nhạy cảm về thời gian, một số giống được xác định và thích
ứng rộng cho năm trồng và thích ứng hẹp cho nơi trồng. Một số kết quả của
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Silva và CS (1970)[48] tại Braxin cho thấy: có những giống chỉ cho năng suất
cao ở môi trường thuận lợi, còn ở những môi trường không thuận lợi, những
giống khác lại cho năng suất cao hơn. Khi nghiên cứu 14 dòng, giống qua 4
vụ, Buitrago và CS (1971)[35] đã xác định được một số giống có khả năng
thích ứng rộng với tất cả các môi trường nghiên cứu, nhưng một số giống
khác lại chỉ thích ứng với từng môi trường riêng rẽ. Khi nghiên cứu 6 giống
đậu tương, Rohewal (1970)[45] đã xác định giống Bragg và giống Lee thích
hợp cho vùng có năng suất cao, giống Punjabl và giống Pelican thích hợp cho
vùng có năng suất thấp ở Ấn độ. Tác giả không xác định được giống lý tưởng
phù hợp với mọi môi trường. Singh và Chaudhary (1985)[49] đã xác định
được có 6 trong 32 giống đậu tương triển vọng có năng suất cao, nhạy cảm
trên trung bình và ổn định: HM 93, PK 73-92, PK 73-94, PK 321, Bragg và
SH1. Weber (1992)[52] cho rằng ở cây đậu tương sự thích ứng về năng suất
chủ yếu là do yêu cầu của quang chu kỳ. Còn Leng (1968)[42] lại cho rằng sự
thích ứng về năng suất là do cảm ôn.
Santos và Vieira (1975)[47] nghiên cứu sự thích ứng của các giống đậu
tương ở các nơi trồng khác nhau đã xác định được 4 giống có năng suất cao
và yếu nhạy cảm nhất với sự thay đổi của điều kiện môi trường, 3 giống có
tính ổn định trung bình ở tất cả các môi trường nhưng có năng suất thấp hơn
năng suất trung bình.
Kết quả thí nghiệm ở một số nước cho thấy tính ổn định kiểu hình về
năng suất của những giống đậu tương chịu lạnh - ở một thí nghiệm, giống
Fiskeby - V cho năng suất cao hơn các giống khác cả ở điều kiện lạnh hơn và
nóng hơn nhiệt độ trung bình. Ở thí nghiệm khác, giống Fiskeby - V cho năng
suất cao hơn các giống khác ở điều kiện lạnh, nhưng ở vụ ấm nhất nó chỉ vượt
năng suất một giống.
Như vậy việc nghiên cứu nhằm đánh giá sự ổn định và khả năng thích
ứng có ý nghĩa to lớn trong công tác chọn tạo giống đậu tương, cho phép chọn
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ra những dòng, giống đậu tương có năng suất cao, ổn định, thích hợp với các
vùng sinh thái khác nhau.
Bên cạnh việc cải tiến năng suất, phẩm chất thì việc nghiên cứu để tạo
ra các giống có sức đề kháng đa hiệu, kháng được nhiều loại sâu bệnh hại và
các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng đang được các nhà chọn giống trên
thế giới quan tâm. Đặc biệt là vấn đề tạo giống chống bệnh...Một số nước có
nền nông nghiệp phát triển như Mỹ, Úc đã sử dụng công nghệ tế bào phân tử
để xác định các gen kiểm tra về sâu bệnh hại, tuyến trùng, phản ứng thuốc, vi
khuẩn nốt sần và quá trình phát triển cây đậu tương, mặt khác còn chuyển
ghép gen tạo ra vật liệu khởi đầu mới, áp dụng công nghệ tế bào để phân lập
được gen chịu hạn thành công.(Hội thảo đậu tương quốc gia)[13]
Đậu tương vốn là cây trồng tự thụ phấn nên phương pháp tạo giống và
chọn lọc giống như những cây tự thụ khác, nhưng cũng có đặc thù riêng của
nó. Song song với việc chọn lọc các giống theo phương pháp thông thường thì
công tác chọn lọc các giống theo chỉ số cũng đã được áp dụng đối với nhiều
cây trồng khác nhau, trong đó có cây đậu tương. Tuy nhiên những kết quả
thông báo về việc nghiên cứu và áp dụng chỉ số chọn lọc ở đậu tương còn hạn
chế và chưa thống nhất.
Để tạo được giống đậu tương có chất lượng hạt cao người ta thường
dùng hai phương pháp chính là đột biến và lai tạo. Hoặc dùng các tia phóng
xạ với liều lượng khác nhau, xử lý hạt rồi đem gieo. Quá trình gây đột biến
thường cho kết quả mong muốn nhanh, rút ngắn thời gian lai tạo. Nhưng tạo
giống bằng phương pháp gây đột biến thường tốn kém và các thế hệ sau biến
dị ngày càng lớn hơn, do đó chất lượng giống giảm dần.
Lai hữu tính để tạo giống có chất lượng cao người ta thường dùng
phương pháp lai trở lại. Con lai trở lại với bố mẹ đã thích ứng để hoà nhập
các gen mong muốn từ gen nhập. Mức độ trở lại phụ thuộc vào độ khác biệt
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
giữa hai bố mẹ. Phương pháp này cho ra giống ổn định, lâu bền nhưng đòi hỏi
mất nhiều thời gian lai tạo.
Johnson và cộng tác viên, (1955b) [40] khi nghiên cứu hiệu quả chọn
lọc theo chỉ số gồm một hoặc nhiều tính trạng cho thấy chọn lọc theo các tính
trạng gián tiếp như thời gian đậu quả, tính chín muộn, hạt to, tính chống tách
hạt, chống đổ, hàm lượng Protein thấp có thể cải lương về năng suất hạt,
nhưng mức độ hiệu quả có khác nhau giữa các tính trạng. Trong đó các tính
trạng như thời gian sinh trưởng ở quần thể 1 và khối lượng 1000 hạt ở quần
thể 2 có thể thực sự là các tính trạng khác nhau, các kết quả cho thấy chọn lọc
chỉ dựa trên chỉ số gồm thời gian đậu quả và khối lượng hạt cho hiệu quả
tương đương như là chọn lọc trực tiếp. Khi đưa thêm tính trạng chống đổ,
hàm lượng dầu và đạm vào chỉ số trên thì hiệu quả chọn lọc tăng lên tương
đối rõ rệt. Hiệu quả chọn lọc tương đối theo chỉ số gồm năng suất, thời gian
đậu quả, khối lượng hạt, tính chống đổ, hàm lượng dầu và hàm lượng đạm đạt
140,8% ở quần thể 1 và 126,1% ở quần thể 2.
Khi nghiên cứu chọn lọc các giống theo chỉ số bao gồm các dạng kết
hợp khác nhau của 6 tính trạng là: Chiều cao cây, số qủa/ cây, số cành cấp 1,
khối lượng 100 hạt, số ngày gieo từ khi gieo đến khi chín và năng suất hạt.
Singh và Dalal, (1979) đã cho thấy chọn lọc theo chỉ số cho hiệu quả
trực tiếp về năng suất hạt. Trong đó hiệu quả tương đối cao nhất là 106,4%,
được xác định khi chọn lọc dựa theo chỉ số gồm: Số quả/cây, số ngày đến khi
chín và số cành cấp I. Chọn lọc theo chỉ số gồm các tính trạng gián tiếp và khối
lượng 100 hạt, số quả/cây và số cành cấp I cho hiệu quả tương đối là 104%.
Pritchard và cộng tác viên, (1973) [44] cho thấy chọn lọc theo chỉ số
dựa trên 7 tính trạng cho hiệu quả cao hơn so với chọn lọc trực tiếp về năng
suất hạt. Ở các tổ hợp lai khác nhau về vai trò tương đối của các yếu tố năng
suất trong chỉ số chọn lọc.
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Sự tương tác giữa các giống và môi trường có vai trò quan trọng trong
qúa trình cải lương các giống cây trồng trong nông nghiệp. Đối với cây đậu
tương đã có một số kết quả nghiên cứu về sự tương tác giữa các giống với
điều kiện môi trường khác nhau.
Johnson và cộng tác viên, (1955 a) [41]; Byth và Weber, (1968) [36]
cho thấy có sự tương tác cao giữa các giống với môi trường cho năng suất hạt
và sự tương tác rất thấp có chiều cao cây và tương tác trung bình cho kích
thước hạt, sự đổ sớm, hàm lượng đạm và hàm lượng dầu.
Sự tương tác giữa giống và môi trường còn được một số tác giả phân
tích thành các thành phần tương tác tuyến tính và phi tuyến tính. Rohewal,
(1970) [45]; Gopani và cộng tác viên, (1972) [37] đã xác định sự tương tác
phi tuyến tính có ý nghĩa đối với hầu hết các tính trạng nghiên cứu và điều đó
có thể là nguyên nhân của sự thích ứng có giới hạn của cây đậu tương.
Qua phân tích ổn định kiểu hình dựa theo mẫu hình khác nhau, đã có nhiều
công trình thông báo về việc xác định các dòng giống đậu tương tốt, có tính ổn
định và khả năng thích ứng khác nhau đối với điều kiện môi trường khác nhau.
Sanbuichi và Gotok, (1969) [46] đã xác định được hệ số hồi qui cho 5
giống đậu tương ở Hohkaido (Nhật Bản) từ số liệu lấy ở 7 nơi trong 6 năm.
Các kết quả cho thấy giống có thích ứng rộng về không gian nhưng nhậy cảm
về thời gian. Một số giống được xác định là thích ứng rộng cho năm trồng và
thích ứng hẹp (nhạy cảm) cho nơi trồng. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính
ổn định của các thành phần khác nhau, một số kết quả cho thấy sự thích ứng
hạn chế của cây đậu tương về năng suất chủ yếu là do yêu cầu về quang chu
kỳ và có thể là do cảm ôn (Leng, 1968 [42]). Còn Smith và cộng tác viên,
(1967)[50] đã xác định được tính ổn định của cành cấp I, chiều cao cây, thời
gian sinh trưởng, số quả/ cây và sự nhậy cảm của giai đoạn từ ra hoa đến chín
là những thành phần chính của tính ổn định về năng suất hạt của đậu tương.
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Baihaki và cộng tác viên, (1976)[34] đã cho ra đời giống đậu tương “Stone
wall” (D.I.531068) ở Mỹ. Giống này được công nhận năm 1988, được tuyển
chọn từ F5 của tổ hợp N73 - 693 x F76 - 8757, tại trường tổng hợp Georgia
vào năm 1979. Stone Wall có hạt vàng, rốn đen, khối lượng 1000 hạt là 14,5g;
với kích thước hạt 2,2 so với 14,9g và 2,5 cm của giống Braxton. Hàm lượng
Protein và dầu cao là 41,5% và 21,4% so với 41,8% và 20,4% của Braxton.
Stone Wall sớm hơn Braxton 3 ngày, có chiều cao thấp hơn 13 cm.
Liu X.H, (1990) [43] phân tích khả năng kết hợp và di truyền của
Protein, dầu và thành phần của chúng ở F2 của đậu tương tại Viện hàn lâm
khoa học nông nghiệp Tilin - Trung Quốc. Ông cho biết có 3 giống từ Trung
Quốc và 5 giống từ Mỹ đã được nghiên cứu sử dụng cho 11 đặc tính bao gồm:
Năng suất hạt và Protein tổng số/ đơn vị diện tích và sản lượng dầu tổng
số.....Với các giống Trung Quốc và trong 5 đặc tính cho các giống của Mỹ
như: Protein, axit Oleic và axit Linolenic..... Bởi giá trị GCA và giá trị di
truyền cho Protein, dầu, axit Oleic và axit Linolenic, Protein tổng số và sản
lượng dầu tổng số/ đơn vị diện tích là cao, chọn những điểm đó sẽ đạt được ở
thế hệ F2.
Hartwig E.E và Kilen T.C, (1992) [38] nghiên cứu khả năng cho năng
suất của đậu tương với những cặp bố mẹ khác nhau về hàm lượng Protein,
giống nhau về năng suất tại Mỹ. Họ cho rằng năng suất đậu tương thường
không kết hợp với Protein thô. Mục đích của nghiên cứu là xác định sự kết
hợp sẽ xảy ra rất ít bằng sự tạp giao của những dòng có hàm lượng Protein
cao và bình thường còn năng suất hạt như nhau. Thế hệ F2 của 1000 cây đã
trưởng thành, cây được thu hoạch riêng và xác định hàm lượng dầu sử dụng
kỹ thuật cộng hưởng sức hút hạt nhân. hai phần quần thể được phát triển: 1
phần gồm 8% hàm lượng dầu cao nhất và phần kia 8% hàm lượng dầu thấp
nhất. Với sự tương quan nghịch giữa Protein thô và dầu, quần thể có hàm
lượng dầu thấp chắc chắn sẽ cung cấp những dòng tập trung Protein thô cao.
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lấy 200 cây từ hai quần thể trên, tiếp tục làm như vậy với F6, F7 thu được 18
dòng có hàm lượng đạm cao nhất và 18 dòng này dùng để đánh giá trong 5
môi trường cho năng suất hạt, Protein và dầu. Hầu hết năng suất hạt trung
bình của những dòng có hàm lượng Protein cao giảm 6% so với dòng có hàm
lượng dầu cao, mặc dù khi so sánh năng suất hạt của 2 dòng có hàm lượng
Protein cao nhất với hai dòng có hàm lượng dầu cao nhất trong cùng môi
trường, những dòng có hàm lượng Protein cao cho tăng 1% năng suất hạt,
18% Protein thô và giảm 20% dầu. Kết quả cho thấy rằng tiềm năng cho năng
suất của những dòng đậu tương có chứa hàm lượng Protein cao và hàm lượng
dầu cao là như nhau.
Tóm lại, phương pháp phân tích ổn định kiểu hình đã được ứng dụng
nhiều trong công tác chọn giống đậu tương. Bằng phương pháp này cho phép
đánh giá được các dòng, giống đậu tương về tính ổn định và xác định được
các dòng, giống đậu tương tốt và có khả năng thích ứng với điều kiện môi
trường khác nhau ở nhiều nước trên thế giới. (Sanbuichi và Gotohk, 1969
[46]; Santos và Vieira, 1975 [47]; Singh và Chaudhary, 1985 a [49]).
1.2.2. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tƣơng ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam là nước nông nghiệp có lịch sử trồng đậu tương lâu đời.
Trong thư tích thế kỷ VI đã cho biết ở Bắc Bộ có trồng đậu tương. Sách “Vân
đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII cho rằng cây đậu tương được
trồng từ ngàn năm nay nhưng trước đây cây đậu tương trồng với diện tích còn
thấp. Hiện nay cây đậu tương ở Việt Nam chiếm một vị trí rất quan trọng
trong nền nông nghiệp. Đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo, kinh tế chưa
phát triển. Ngoài ra, cây đậu tương còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn
nuôi, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Có thể nói cây đậu
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tương ở Việt Nam đã và đang phát triển không ngừng và ngày càng có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Cây đậu tương thích ứng với nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác
nhau, là cây có hiệu quả kinh tế cao trên đất bạc màu và khô hạn. Cây đậu
tương đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, tạo
thêm công ăn việc làm, sử dụng hợp lý đất đai, lao động, tiền vốn. Trong
vòng 10 năm trở lại đây, cây đậu tương đã phát triển khá nhanh cả về diện
tích và sản lượng, nhưng sản xuất đậu tương ở nước ta chưa được đầu tư cao,
năng suất còn thấp hơn nhiều so với thế giới.
Khi đánh giá về tốc độ phát triển sản xuất đậu tương thì Việt Nam cũng
là nước có tốc độ phát triển nhanh so với các nước khác trên thế giới.
Chính phủ đã rất quan tâm đến việc phát triển cây đậu tương. Văn kiện Đại
hội V Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 trang 37 đã ghi:
“ Đậu tương cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho
người, cho gia súc, cho đất đai và trở thành một loại hàng xuất khẩu chủ lực
ngày càng quan trọng”.
Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong 5 năm gần đây được
trình bày trong bảng 1.6:
Bảng 1.6 . Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam 2001 - 2005
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng ( tấn)
2001 140.300 12,381 173.700
2002 158.600 12,963 205.300
2003 166.500 13,532 225.300
2004 190.000 12,632 240.000
2005 185.000 13,430 245.000
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
(Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database- 2006)
Qua bảng 1.6 cho thấy diện tích, đậu tương của nước ta tăng nhanh từ
140.300 ha (năm 2001) đến190.000 ha (năm 2004). Tuy nhiên với năng suất
13,43 tạ/ha (năm 2005), Việt Nam vẫn là nước có năng suất thấp so với năng
suất bình quân của thế giới là 22,928 tạ/ha (năm 2005).
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ (Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam) thì cây đậu tương được trồng ở
hầu khắp các tỉnh trong cả nước với diện tích hàng năm là 129,4 ngàn ha,
năng suất trung bình là 11,3 – 14,3 tạ/ha. Có 3 vùng trồng đậu tương lớn nhất
là Miền núi và Trung du Bắc bộ, Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam
bộ, chiếm 72,2% tổng diện tích trồng cả nước. Các tỉnh trồng nhiều đậu tương
như: Cao Bằng, Sơn La, Đồng Nai, Đồng Tháp...
Theo dự báo quốc gia. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm đậu
tương ngày càng tăng ở trong nước và xuất khẩu thì sản lượng đậu tương của
cả nước phải đạt 1.000.000 tấn vào năm 2010 (Trần Đình Đông, 1994)[8].
Như vậy, nhu cầu về sản phẩm đậu tương của các ngành thương mại,
chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm ngày càng phát triển nên cây đậu tương
ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp
nước ta. Xuất phát từ vấn đề trên trong những năm gần đây, cây đậu tương đã
được các Viện, Trường Đại học đầu tư nghiên cứu và tuyển chọn ra nhiều
giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng được nhiều vụ trong năm
(K.S Vũ Danh Ca, 2004)[2]. Trong công tác chọn tạo giống đậu tương được
tập trung vào một số hướng chính sau đây: (Ngô Thế Dân và CS, 1999)[5].
- Chọn tạo giống thích hợp cho từng thời vụ gieo trồng khác nhau: ở
Miền nam, chọn bộ giống thích hợp cho 2 vụ: mùa khô và mùa mưa. ở các
tỉnh phía Bắc, chọn bộ giống thích hợp cho vụ Xuân, vụ hè và vụ Đông.
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Xác định các bộ giống thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau.
- Chọn giống có năng suất cao. Đồng thời đưa ra định hướng cho
những năm sau.
- Chọn tạo giống đậu tương chín sớm để đưa vào chân đất 2 lúa – 1 đậu
tương hè ở Bắc Giang với thời gian sinh trưởng 70-75 ngày.
- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ Đông với các tỉnh phía
Bắc, đặc biệt là Đồng bằng Sông Hồng, thời gian sinh trưởng 80-90 ngày.
- Chọn giống đậu tương thích hợp cho vùng đất bãi và trung du các tỉnh
phía Bắc, năng suất đạt từ 20-25 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 90-100 ngày,
chống chịu với bệnh gỉ sắt.
- Chọn tạo giống đậu tương hè thích hợp cho các tỉnh miền Núi phía
Bắc, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, năng suất từ 15-20 tạ/ha, chịu hạn, ít
nhiếm virut.
- Chọn giống đậu tương cho vùng Tây nguyên có tiềm năng năng suất
từ 25-27 tạ/ha trong vụ Xuân hè gieo từ tháng 3, đậu tương hè cho vùng Đông
nam bộ gieo từ tháng 4, đậu tương Xuân hè cho vùng đồng bằng sông Cửu long.
- Chọn giống đậu tương có hàm lượng dầu cao từ 25-27%.
- Chọn giống đậu tương hạt to, chất lượng cao phục vụ cho chế biến
thực phẩm và làm rau.
- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp rộng có thể trồng được ở cả 3 vụ
có khả năng cố định đạm cao.
- Chọn giống đậu tương trồng xen, gối vụ góp phần tăng thu nhập trên
đơn vị diện tích, vừa tăng độ phì nhiêu cho đất vừa tăng hiệu quả hàng hóa
cho sản xuất nông nghiệp.
Mười năm gần đây, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công
nhận và áp dụng rộng rãi trong sản xuất nhiều giống đậu tương quốc gia, hàng
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
chục giống được phép khu vực hóa và hàng chục giống khác có triển vọng
trong khảo nghiệm quốc gia. Các giống này có thời gian sinh trưởng dưới 100
ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt, protein có thể đạt tới 47%, hạt to
tròn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Viện di truyền nông nghiệp hàng năm áp dụng
phương pháp di truyền học hiện đại, kết hợp giữa phương pháp lai hữu tính và
đột biến thực nghiệm đã chọn tạo nhiều giống đậu tương mới theo tiêu chuẩn và
thích ứng rộng cho năng suất cao có thể trồng cả vụ nóng và vụ lạnh một cách ổn
định, chất lượng hạt tốt (Đậu nành, 1996)[11].
Cây đậu tương đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đặc biệt là
công tác nghiên cứu về giống. Các phương pháp tạo giống đậu tương như lai
xa, xử lý đột biến, nhập nội...đều đã được áp dụng. Đi theo hướng nghiên cứu
đó có nhiều tác giả.
Tác giả Trần Đình Long, (1977) [23] nghiên cứu về sự biến dị và tương
quan của một số tính trạng số lượng với năng suất hạt ở quần thể đột biến đậu
tương cho rằng để chọn lọc các dạng đậu tương năng suất cao trước hết phải
dựa vào số lượng hạt/cây, số quả chắc/cây và khối lượng 1.000 hạt. Sau khi
tiến hành nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ.
Bằng phương pháp lai hữu tính đậu tương cho thấy các tính trạng khác
nhau có hệ số biến dị và di truyền khác nhau. Một số tính trạng như số quả
chắc/cây, khối lượng hạt/cây có hệ số biến dị cao. Chiều cao cây và số đốt/thân
chính có hệ số di truyền thấp. Một số tính trạng có hệ số tương quan thuận khá
cao ở các quần thể lai cũng dựa vào các tính trạng như: Số lượng hạt/cây, số quả
chắc/cây và khối lượng 1.000 hạt. Tuy nhiên, ở các thế hệ đầu khi chọn lọc cần
chú ý đến tính trạng có hệ số di truyền cao và mối quan hệ năng suất hạt như:
Chiều cao cây và số đốt/thân chính (Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự, 1984) [17].
Một trong những yếu tố hạn chế năng suất ở đậu tương nhóm ngắn
ngày là diện tích lá. Kết quả nghiên cứu tương quan cho thấy có mối tương
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
quan thuận rất chặt giữa năng suất và tính trạng này (r = 0,8904). Yếu tố hạn
chế khác được xác định là trọng lượng hạt và số quả /cây (trọng lượng
hạt/cây) từ đó đề xuất hướng chọn giống mới là ngắn ngày, diện tích lá lớn và
năng suất hạt/cây cao (Trần Văn Lài và cộng tác viên, 1987) [20].
Các kết quả nghiên cứu của Đào Thế Tuấn và Trần Văn Lài, (1989) [30]
cho thấy: Trong điều kiện năng suất và ngoại cảnh biến động cao, năng suất hạt
có tương quan mạnh nhất với các yếu tố như diện tích lá, sản lượng, quang hợp,
số quả và số hạt. Bằng phương pháp phân tích thành phần đã xác định được 4
thành phần chính, trong đó thành phần I và II (đại diện cho các yếu tố của sức
chứa), chiếm 72,4% và các thành phần III và IV (đại diện cho yếu tố nguồn),
chiếm 13,6% biến động năng suất chung cho 3 vụ và tương ứng cho vụ Xuân hè
là 55,8% và 23,6%. Theo nhận xét của các tác giả thì năng suất đậu tương còn
thấp, vai trò cải tiến sức chứa (tăng diện tích lá, tăng yếu tố quyết định số lượng
hạt) là quan trọng. Còn năng suất đã lên cao thì việc cải tiến nguồn (hiệu suất
quang hợp sau nở hoa, khối lượng 1.000 hạt) trở thành quan trọng hơn.
Nghiên cứu chỉ số chọn lọc và các tham số ổn định kiểu hình trong
công tác chọn tạo giống đậu tương, Nguyễn Tấn Hinh, (1992) [15] cho rằng
năng suất hạt đậu tương có hệ số biến động kiểu hình rất lớn nhưng lại có hệ
số di truyền tương đối thấp, đồng thời có hệ số tương quan kiểu hình và tương
quan di truyền thuận chặt với số quả chắc/cây, số đốt mang quả, số cành cấp
I, số đốt trên thân chính và số hạt/quả. Chọn lọc các dòng, giống đậu tương
dựa theo chỉ số cho hiệu quả rõ rệt so với chọn lọc trực tiếp về năng suất hạt.
Có thể đánh giá tính ổn định kiểu hình của đậu tương bằng các thời vụ hoặc
các vụ gieo trồng khác nhau. Có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa giống
với môi trường về năng suất hạt. Sự biểu hiện kiểu hình của năng suất hạt,
chiều cao cây, số đốt mang quả và số hạt chắc/cây có hệ số tương quan thuận
chặt với sự nhậy cảm của chúng.
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tính ổn định kiểu hình của thời gian sinh trưởng là thành phần chính
kiểu hình của năng suất hạt ở đậu tương.
Khi nghiên cứu biến động của một số tính trạng số lượng ở các giống
đậu ăn hạt qua các đợt gieo trồng ở đồng bằng sông Hồng, Vũ Tuyên Hoàng
và Đào Quang Vinh, (1984) [17] cho biết sự biến động theo giống thấp hơn
sự biến động theo đợt trồng. Một số tính trạng như số đốt/thân, số đốt mang
quả có hệ số biến động theo đợt trồng. Theo các tác giả còn cho biết giữa
năng suất hạt với các tính trạng số lượng có mối quan hệ với nhau, xác định
được mối quan hệ của năng suất với các tính trạng số lượng và phạm vi biến
động giữa các tính trạng đó sẽ đưa ra được phương hướng tác động hợp lý để
nâng cao năng suất nhưng biến động theo điều kiện trồng trọt thì nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật tác động, những tính trạng tương đối ổn định (hệ số
biến động thấp) có thể căn cứ khi chọn giống.
Khi nghiên cứu biến động của một số đặc tính sinh lý và mối quan hệ
của chúng với năng suất hạt, Đào Quang Vinh, (1984) [31] đã đưa ra nhận
xét: Chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp thuần và lượng chất khô tích luỹ
biến động rất mạnh theo điều kiện trồng trọt.
Lượng chất khô tích luỹ tương quan thuận với diện tích lá và hiệu suất
quang hợp, ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực vai trò của diện tích lá và hiệu
suất quang hợp đối với sự tích luỹ chất khô tương đương nhau. Giữa năng
suất hạt và sự tích luỹ chất khô có tương quan thuận khá chặt chẽ (r = 0,48 -
0,69). Theo tác giả muốn tăng lượng chất khô tích luỹ nhằm tăng năng suất
hạt cần tăng sự phát triển bộ lá ở giai đoạn đầu, duy trì bộ lá và tăng khả năng
quang hợp ở giai đoạn sau.
Nguyễn Tấn Hinh, (1990) [14] khi nghiên cứu về sự khác biệt di truyền
ở đậu tương cho thấy: Thời gian sinh trưởng có vai trò quan trọng nhất, tiếp
đến là trọng lượng 1.000 hạt và số quả chắc/cây. Năng suất hạt có tỷ lệ ảnh
hưởng thấp nhất. Các giống đậu tương nghiên cứu đã được tác giả xếp vào 11
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhóm khác biệt nhau về mặt di truyền và có thể ứng dụng chọn tạo giống đậu
tương về năng suất hạt và một số tính trạng khác.
Vũ Đình Chính, (1995) [4] khi nghiên cứu một số đậu tương đã phân lập
các chỉ tiêu thành 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất hạt.
Nhóm thứ nhất gồm 18 chỉ tiêu không tương quan chặt với năng suất (số
quả/cây, tỷ lệ quả chắc, số đốt mang quả, số nốt sần, diện tích lá, khối lượng chất
khô tích luỹ....). Nhóm thứ 3 là nhóm các chỉ tiêu có tương quan nghịch với năng
suất bao gồm 5 chỉ tiêu đó là: tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virus, tỷ lệ
bệnh đốm vi khuẩn và tỷ lệ sâu đục quả. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra mô hình
cây đậu tương có năng suất cao là: Số quả/cây nhiều, tỷ lệ quả chắc cao, trọng
lượng 1.000 hạt lớn, tỷ lệ quả 2 - 3 hạt cao, diện tích lá thời kỳ mẩy lớn, trọng
lượng tươi và khô thời kỳ hoa rộ, quả mẩy cao và số nốt sần/cây nhiều.
Trần Đình Đông và cộng tác viên, (1994) [9] khi đánh giá khả năng
thích ứng của một số dòng đậu tương đột biến qua các thời vụ đã xác định
được các dòng S13, S25, S31, S52 ít nhậy cảm với điều kiện môi trường (bi < 1)
và có năng suất ổn định qua các thời vụ (S2di < 0). Các tác giả cho rằng,
những giống này có thể gieo trồng cả 3 vụ (vụ Xuân hè, hè, Đông).
Khi nghiên cứu quan hệ giữa chất lượng hạt với các giai đoạn sinh trưởng
yếu tố cấu thành năng suất và đặc điểm hạt ở đậu tương, Phạm Thị Đào, (1998)
[10] thấy rằng: chất lượng hạt giống hoặc khả năng bảo quản hạt không bị ảnh
hưởng bởi các giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng của cây. Chất lượng hạt sau thu
hoạch có tương quan thuận với khối lượng riêng của hạt, độ nhẵn vỏ hạt và
tương quan nghịch với kích thước hạt, nếp nhăn/vỏ hạt. Tác giả cho biết năng
suất hạt có tương quan thuận với chiều cao cây, số quả/ cây và số đốt/thân chính.
Nguyễn Huy Hoàng, (1992) [18] nghiên cứu khả năng chịu hạn của
1.004 mẫu giống đậu tương nhập nội ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả đã xây
dựng được phương trình biểu diễn mối tương quan phụ thuộc giữa khả năng
chịu hạn với một số đặc tính khác của cây đậu tương như: Mật độ lông phủ và
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
mật độ khí khổng/đơn vị diện tích lá, thời gian sinh trưởng ở nhóm giống chín
sớm và cực sớm....Hàm lượng Protein, hàm lượng dầu và hệ số vi phân bổ có
tương quan rất yếu với khả năng chịu hạn của giống. Những kết quả phân tích
sự biểu hiện của tính chịu hạn của con lai F1 bước đầu cho thấy khả năng chịu
hạn ở con lai F1 nhìn chung di truyền theo qui luật trung gian.
Bằng phương pháp “Chọn lọc phả hệ (Pedigree)” Trần Đình Long và
cộng sự, (1995) [24] đã chọn ra được các giống đậu tương Việt Xô 9-2 (VX 9 -
2) và cho phép khu vực hoá VX 9 - 1. Các giống này đều có ưu điểm là năng
suất cao, ổn định, hạt to đẹp, màu sáng, hàm lượng Protein và dầu tương đối cao,
có khả năng chống chịu khác từ trung bình đến trung bình khá, không dài ngày.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng kháng bệnh gỉ sắt với một tính
trạng ở đậu tương để phục vụ cho công tác tạo giống chống bệnh (Nguyễn Thị
Bình ,1990) [1] đã cho thấy mật độ lông phủ/cm2 mặt dưới lá có quan hệ chặt với
khả năng chống bệnh gỉ sắt của cây. Với các tính trạng khác như thời gian sinh
trưởng, chiều cao cây và mật độ khí khổng thì có tương quan không chặt chẽ.
Ở nước ta chỉ trong vòng 10 năm qua, công tác nghiên cứu về cây đậu
tương nói chung cũng như công tác chọn tạo giống đậu tương nói riêng đã đạt
được nhiều thành tựu. Hàng chục giống đậu tương được chọn bằng các phương
pháp khác nhau, có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất: Giống đậu tương
M103 được chọn tạo bằng phương pháp xử lý đột biến Ethyleninin nồng độ
0,01% từ giống V70 (Trần Đình Long và cộng sự, 1995) [25] giống đậu tương
hè DT80 được tạo ra bằng con đường lai hữu tính giữa vàng Mộc Châu (giống
địa phương Sơn La) và V70, một số giống nhập nội từ Trung Quốc, (Ngô Đức
Dương và cộng sự, 1995) [6].
Theo Trần Thị Đính, (1995)[12] thì giống AK05 được chọn ra từ dạng
hình phân ly của G - 2216 nhập từ AVRGC, là giống chịu rét khá, sinh trưởng
khỏe, chống bệnh khá, có tiềm năng năng suất cao, mẫu mã đẹp đáp ứng được
nhu cầu thị hiếu, thích hợp cho vụ Xuân và vụ Đông.
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Giố._.= 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
so dot tren thanchinh (dot)
1 2 3
T1 12.90 12.80 12.90
T2 10.30 10.60 9.50
T3 13.40 12.90 14.00
T4 13.00 14.00 14.60
T5 13.60 13.60 12.80
T6 14.20 14.80 15.20
T7 12.00 11.20 11.60
REP TOTALS 89.40 89.90 90.60
REP MEANS 12.77 12.84 12.94
ANALYSIS OF VARIANCE FOR so dot tren thanchinh
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 0.10380952 0.05190476 <1
CT (T) 6 42.29238095 7.04873016 22.76 **
ERROR 12 3.71619048 0.30968254
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 46.11238095
===============================================================================
cv = 4.3%
101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
** = significant at 1% level
TABLE OF CT (T) MEANS FOR so dot tren thanchinh (dot)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 12.87 1.27 *
T2 10.13 -1.47 **
T3 13.43 1.83 **
T4 13.87 2.27 **
T5 13.33 1.73 **
T6 14.73 3.13 **
T7 (CONTROL) 11.60 -
------------------------------------------
MEAN 12.85
------------------------------------------
** = significant at 1% level
* = significant at 5% level
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 0.45 0.99 1.39
TABLE OF CT (T) MEANS FOR so dot tren thanchinh (dot)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 3 12.87 c
2 1 10.13 a
3 5 13.43 c
4 6 13.87 cd
5 4 13.33 c
6 7 14.73 d
7 2 11.60 b
------------------------------------------
MEAN 12.85
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
O
FILENAME : anh6
TITLE : csdt hoaro
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
chi so dtl hoa ro (m2la/m2d)
1 2 3
T1 2.06 2.20 2.37
T2 2.00 1.85 1.81
T3 2.19 3.29 3.03
T4 3.10 3.23 2.80
T5 2.60 2.73 2.63
T6 3.20 3.04 3.06
T7 2.47 3.28 3.30
REP TOTALS 17.62 19.62 19.00
REP MEANS 2.52 2.80 2.71
ANALYSIS OF VARIANCE FOR chi so dtl hoa ro
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 0.29946667 0.14973333 1.80 ns
CT (T) 6 3.89179048 0.64863175 7.78 **
103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ERROR 12 1.00006667 0.08333889
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 5.19132381
===============================================================================
cv = 10.8%
** = significant at 1% level; ns = not significant
TABLE OF CT (T) MEANS FOR chi so dtl hoa ro (m2la/m2d)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 2.21 -0.81 **
T2 1.89 -1.13 **
T3 2.84 -0.18 ns
T4 3.04 0.03 ns
T5 2.65 -0.36 ns
T6 3.10 0.08 ns
T7 (CONTROL) 3.02 -
------------------------------------------
MEAN 2.68
------------------------------------------
** = significant at 1% level
ns = not significant
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 0.24 0.51 0.72
TABLE OF CT (T) MEANS FOR chi so dtl hoa ro (m2la/m2d)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 2 2.21 ab
2 1 1.89 a
3 4 2.84 c
4 6 3.04 c
5 3 2.65 bc
6 7 3.10 c
7 5 3.02 c
------------------------------------------
MEAN 2.68
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
O
FILENAME : anh7
TITLE : csdt chacxanh
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
chi so dtl chacxanh (m2la/m2d)
1 2 3
T1 5.39 5.49 5.98
T2 2.43 2.34 2.14
T3 5.30 5.06 5.02
T4 2.44 3.41 3.50
T5 3.34 3.95 3.77
T6 3.25 3.43 4.16
T7 3.37 3.50 3.70
REP TOTALS 25.52 27.18 28.27
REP MEANS 3.65 3.88 4.04
ANALYSIS OF VARIANCE FOR chi so dtl chacxanh
===============================================================================
105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 0.54791429 0.27395714 2.86 ns
CT (T) 6 23.64571429 3.94095238 41.18 **
ERROR 12 1.14848571 0.09570714
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 25.34211429
===============================================================================
cv = 8.0%
** = significant at 1% level; ns = not significant
TABLE OF CT (T) MEANS FOR chi so dtl chacxanh (m2la/m2d)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 5.62 2.10 **
T2 2.30 -1.22 **
T3 5.13 1.60 **
T4 3.12 -0.41 ns
T5 3.69 0.16 ns
T6 3.61 0.09 ns
T7 (CONTROL) 3.52 -
------------------------------------------
MEAN 3.86
------------------------------------------
** = significant at 1% level
ns = not significant
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 0.25 0.55 0.77
TABLE OF CT (T) MEANS FOR chi so dtl chacxanh (m2la/m2d)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 7 5.62 c
2 1 2.30 a
3 6 5.13 c
4 2 3.12 b
5 5 3.69 b
6 4 3.61 b
7 3 3.52 b
------------------------------------------
MEAN 3.86
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
O
FILENAME : anh4
TITLE : kntlck
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
kn tich luy vck (g/cay)
1 2 3
T1 3.45 3.91 4.52
T2 5.30 4.02 4.23
T3 5.30 5.21 5.55
T4 7.60 5.70 5.79
T5 5.32 4.56 4.37
T6 5.98 5.92 5.14
T7 5.71 7.15 7.16
REP TOTALS 38.66 36.47 36.76
REP MEANS 5.52 5.21 5.25
107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ANALYSIS OF VARIANCE FOR kn tich luy vck
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 0.40429524 0.20214762 <1
CT (T) 6 17.61045714 2.93507619 6.06 **
ERROR 12 5.81117143 0.48426429
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 23.82592381
===============================================================================
cv = 13.1%
** = significant at 1% level
TABLE OF CT (T) MEANS FOR kn tich luy vck (g/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 3.96 -2.71 **
T2 4.52 -2.16 **
T3 5.35 -1.32 *
T4 6.36 -0.31 ns
T5 4.75 -1.92 **
T6 5.68 -0.99 ns
T7 (CONTROL) 6.67 -
------------------------------------------
MEAN 5.33
------------------------------------------
** = significant at 1% level
* = significant at 5% level
ns = not significant
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 0.57 1.24 1.74
TABLE OF CT (T) MEANS FOR kn tich luy vck (g/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 1 3.96 a
2 2 4.52 ab
3 4 5.35 bc
4 6 6.36 c
5 3 4.75 ab
6 5 5.68 bc
108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7 7 6.67 c
------------------------------------------
MEAN 5.33
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
O
FILENAME : anh5
TITLE : knchac xanh
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
kntlck chac xanh (g/cay)
1 2 3
T1 33.48 29.32 41.60
T2 15.67 19.54 18.00
T3 27.18 24.84 26.84
T4 25.74 24.88 23.23
T5 25.30 20.65 31.55
T6 26.23 26.92 29.78
109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
T7 18.33 12.40 16.01
REP TOTALS 171.93 158.55 187.01
REP MEANS 24.56 22.65 26.72
ANALYSIS OF VARIANCE FOR kntlck chac xanh
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 57.9239238 28.9619619 2.92 ns
CT (T) 6 738.3638476 123.0606413 12.42 **
ERROR 12 118.9100095 9.9091675
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 915.1977810
===============================================================================
cv = 12.8%
** = significant at 1% level; ns = not significant
TABLE OF CT (T) MEANS FOR kntlck chac xanh (g/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 34.80 19.22 **
T2 17.74 2.16 ns
T3 26.29 10.71 **
T4 24.62 9.04 **
T5 25.83 10.25 **
T6 27.64 12.06 **
T7 (CONTROL) 15.58 -
------------------------------------------
MEAN 24.64
------------------------------------------
** = significant at 1% level
ns = not significant
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 2.57 5.60 7.85
TABLE OF CT (T) MEANS FOR kntlck chac xanh (g/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 7 34.80 c
2 2 17.74 a
3 5 26.29 b
110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4 3 24.62 b
5 4 25.83 b
6 6 27.64 b
7 1 15.58 a
------------------------------------------
MEAN 24.64
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
O
FILENAME : anh10
TITLE : slns hoa ro
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
so luong ns hoa ro (cai/cay)
1 2 3
T1 8.40 10.60 9.00
111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
T2 8.00 12.20 9.00
T3 11.00 7.00 14.20
T4 7.50 7.20 13.20
T5 9.20 8.60 12.00
T6 7.20 9.40 8.40
T7 10.60 10.30 11.40
REP TOTALS 61.90 65.30 77.20
REP MEANS 8.84 9.33 11.03
ANALYSIS OF VARIANCE FOR so luong ns hoa ro
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 18.44095238 9.22047619 2.11 ns
CT (T) 6 13.24666667 2.20777778 <1
ERROR 12 52.31904762 4.35992063
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 84.00666667
===============================================================================
cv = 21.5%
ns = not significant
TABLE OF CT (T) MEANS FOR so luong ns hoa ro (cai/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 9.33 -1.43 ns
T2 9.73 -1.03 ns
T3 10.73 -0.03 ns
T4 9.30 -1.47 ns
T5 9.93 -0.83 ns
T6 8.33 -2.43 ns
T7 (CONTROL) 10.77 -
------------------------------------------
MEAN 9.73
------------------------------------------
ns = not significant
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 1.70 3.71 5.21
TABLE OF CT (T) MEANS FOR so luong ns hoa ro (cai/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
------------------------------------------
1 3 9.33 a
2 4 9.73 a
3 6 10.73 a
4 2 9.30 a
5 5 9.93 a
6 1 8.33 a
7 7 10.77 a
------------------------------------------
MEAN 9.73
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
O
FILENAME : anh11
TITLE : slns chac xanh
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
113
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
so luong ns chac xanh (cai/cay)
1 2 3
T1 20.10 23.00 22.60
T2 24.60 20.63 25.30
T3 18.40 23.60 19.23
T4 14.80 23.20 25.00
T5 19.20 21.15 26.21
T6 20.00 27.34 28.42
T7 10.00 19.40 10.40
REP TOTALS 127.10 158.32 157.16
REP MEANS 18.16 22.62 22.45
ANALYSIS OF VARIANCE FOR so luong ns chac xanh
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 89.5065524 44.7532762 4.21 *
CT (T) 6 260.1661238 43.3610206 4.08 *
ERROR 12 127.6768476 10.6397373
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 477.3495238
===============================================================================
cv = 15.5%
* = significant at 5% level
TABLE OF CT (T) MEANS FOR so luong ns chac xanh (cai/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 21.90 8.63 **
T2 23.51 10.24 **
T3 20.41 7.14 *
T4 21.00 7.73 *
T5 22.19 8.92 **
T6 25.25 11.99 **
T7 (CONTROL) 13.27 -
------------------------------------------
MEAN 21.08
------------------------------------------
** = significant at 1% level
* = significant at 5% level
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 2.66 5.80 8.13
114
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TABLE OF CT (T) MEANS FOR so luong ns chac xanh (cai/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 4 21.90 b
2 6 23.51 b
3 2 20.41 b
4 3 21.00 b
5 5 22.19 b
6 7 25.25 b
7 1 13.27 a
------------------------------------------
MEAN 21.08
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
O
FILENAME : anh8
TITLE : khns hoaro
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
T7 = 7
kl not san hoa ro (g/cay)
1 2 3
T1 0.341 0.500 0.437
T2 0.270 0.380 0.320
T3 0.543 0.310 0.523
T4 0.330 0.280 0.430
T5 0.357 0.426 0.520
T6 0.390 0.402 0.396
T7 0.560 0.420 0.590
REP TOTALS 2.791 2.718 3.216
REP MEANS 0.399 0.388 0.459
ANALYSIS OF VARIANCE FOR kl not san hoa ro
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 0.02066467 0.01033233 1.69 ns
CT (T) 6 0.08270791 0.01378465 2.26 ns
ERROR 12 0.07317067 0.00609756
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 0.17654324
===============================================================================
cv = 18.8%
ns = not significant
TABLE OF CT (T) MEANS FOR kl not san hoa ro (g/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 0.426 -0.097 ns
T2 0.323 -0.200 **
T3 0.459 -0.065 ns
T4 0.347 -0.177 *
T5 0.434 -0.089 ns
T6 0.396 -0.127 ns
T7 (CONTROL) 0.523 -
------------------------------------------
MEAN 0.415
------------------------------------------
** = significant at 1% level
* = significant at 5% level
116
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ns = not significant
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 0.064 0.139 0.195
TABLE OF CT (T) MEANS FOR kl not san hoa ro (g/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 4 0.426 ab
2 1 0.323 a
3 6 0.459 ab
4 2 0.347 a
5 5 0.434 ab
6 3 0.396 ab
7 7 0.523 b
------------------------------------------
MEAN 0.415
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
O
FILENAME : anh9
TITLE : klns chacxanh
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
117
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
klns chac xanh (g/cay)
1 2 3
T1 0.960 0.800 1.032
T2 1.414 1.034 1.434
T3 1.010 1.670 1.300
T4 0.802 1.350 1.018
T5 1.090 1.514 1.344
T6 1.340 1.386 2.012
T7 0.370 0.720 0.480
REP TOTALS 6.986 8.474 8.620
REP MEANS 0.998 1.211 1.231
ANALYSIS OF VARIANCE FOR klns chac xanh
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 0.23359124 0.11679562 1.99 ns
CT (T) 6 2.13984533 0.35664089 6.08 **
ERROR 12 0.70446210 0.05870518
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 3.07789867
===============================================================================
cv = 21.1%
** = significant at 1% level; ns = not significant
TABLE OF CT (T) MEANS FOR klns chac xanh (g/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 0.931 0.407 ns
T2 1.294 0.771 **
T3 1.327 0.803 **
T4 1.057 0.533 *
T5 1.316 0.793 **
T6 1.579 1.056 **
T7 (CONTROL) 0.523 -
------------------------------------------
118
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MEAN 1.147
------------------------------------------
** = significant at 1% level
* = significant at 5% level
ns = not significant
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 0.198 0.431 0.604
TABLE OF CT (T) MEANS FOR klns chac xanh (g/cay)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 2 0.931 ab
2 4 1.294 bc
3 6 1.327 bc
4 3 1.057 b
5 5 1.316 bc
6 7 1.579 c
7 1 0.523 a
------------------------------------------
MEAN 1.147
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
O
FILENAME : anh2
TITLE : qua chac
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
qua chac tren cay (qua)
1 2 3
T1 66.30 71.10 83.70
T2 33.10 41.60 42.00
T3 36.90 34.90 45.50
T4 33.50 47.40 45.90
T5 42.00 46.20 55.30
T6 40.00 47.70 44.10
T7 21.10 17.90 24.20
REP TOTALS 272.90 306.80 340.70
REP MEANS 38.99 43.83 48.67
ANALYSIS OF VARIANCE FOR qua chac tren cay
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 328.345714 164.172857 9.58 **
CT (T) 6 4426.636190 737.772698 43.07 **
ERROR 12 205.540952 17.128413
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 4960.522857
===============================================================================
cv = 9.4%
** = significant at 1% level
TABLE OF CT (T) MEANS FOR qua chac tren cay (qua)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 73.70 52.63 **
T2 38.90 17.83 **
T3 39.10 18.03 **
T4 42.27 21.20 **
120
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
T5 47.83 26.77 **
T6 43.93 22.87 **
T7 (CONTROL) 21.07 -
------------------------------------------
MEAN 43.83
------------------------------------------
** = significant at 1% level
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 3.38 7.36 10.32
TABLE OF CT (T) MEANS FOR qua chac tren cay (qua)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 7 73.70 d
2 2 38.90 b
3 3 39.10 b
4 4 42.27 bc
5 6 47.83 c
6 5 43.93 bc
7 1 21.07 a
------------------------------------------
MEAN 43.83
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
O
FILENAME : anh3
TITLE : hatchac
121
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
hat chactren qua (hatchac)
1 2 3
T1 2.47 2.50 2.45
T2 2.46 2.56 2.50
T3 2.54 2.51 2.46
T4 2.28 2.29 2.19
T5 2.18 2.31 2.41
T6 2.27 2.26 2.26
T7 1.96 1.79 1.62
REP TOTALS 16.16 16.22 15.89
REP MEANS 2.31 2.32 2.27
ANALYSIS OF VARIANCE FOR hat chactren qua
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 0.00882857 0.00441429 <1
CT (T) 6 1.13312381 0.18885397 24.82 **
ERROR 12 0.09130476 0.00760873
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 1.23325714
===============================================================================
cv = 3.8%
** = significant at 1% level
TABLE OF CT (T) MEANS FOR hat chactren qua (hatchac)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
122
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
------------------------------------------
T1 2.47 0.68 **
T2 2.51 0.72 **
T3 2.50 0.71 **
T4 2.25 0.46 **
T5 2.30 0.51 **
T6 2.26 0.47 **
T7 (CONTROL) 1.79 -
------------------------------------------
MEAN 2.30
------------------------------------------
** = significant at 1% level
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 0.07 0.16 0.22
TABLE OF CT (T) MEANS FOR hat chactren qua (hatchac)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 5 2.47 c
2 7 2.51 c
3 6 2.50 c
4 2 2.25 b
5 4 2.30 b
6 3 2.26 b
7 1 1.79 a
------------------------------------------
MEAN 2.30
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
O
123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
FILENAME : anh12
TITLE : kl 1000hat
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
khoi luong 1000hat (g)
1 2 3
T1 132.15 135.17 135.09
T2 127.13 130.43 129.08
T3 165.44 171.43 162.57
T4 162.93 176.76 174.68
T5 148.29 161.03 156.16
T6 148.04 148.37 147.75
T7 175.92 192.07 175.81
REP TOTALS 1059.90 1115.26 1081.14
REP MEANS 151.41 159.32 154.45
ANALYSIS OF VARIANCE FOR khoi luong 1000hat
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 222.859124 111.429562 6.73 *
CT (T) 6 6775.014257 1129.169043 68.23 **
ERROR 12 198.581143 16.548429
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 7196.454524
===============================================================================
cv = 2.6%
** = significant at 1% level; * = significant at 5% level
124
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TABLE OF CT (T) MEANS FOR khoi luong 1000hat (g)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 134.14 -47.13 **
T2 128.88 -52.39 **
T3 166.48 -14.79 **
T4 171.46 -9.81 *
T5 155.16 -26.11 **
T6 148.05 -33.21 **
T7 (CONTROL) 181.27 -
------------------------------------------
MEAN 155.06
------------------------------------------
** = significant at 1% level
* = significant at 5% level
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 3.32 7.24 10.14
TABLE OF CT (T) MEANS FOR khoi luong 1000hat (g)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 2 134.14 a
2 1 128.88 a
3 5 166.48 c
4 6 171.46 c
5 4 155.16 b
6 3 148.05 b
7 7 181.27 d
------------------------------------------
MEAN 155.06
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
125
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
O
FILENAME : anh13
TITLE : nstt
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E
RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN
REPLICATION (R) = 3
TREATMENT : CT (T) = 7
T1 = 1
T2 = 2
T3 = 3
T4 = 4
T5 = 5
T6 = 6
T7 = 7
nstt (ta/ha)
1 2 3
T1 36.43 33.57 32.86
T2 28.57 30.00 25.71
T3 32.86 33.57 36.43
T4 30.71 37.86 33.57
T5 29.29 30.00 29.29
T6 30.00 32.14 31.43
T7 21.43 22.14 21.43
REP TOTALS 209.29 219.28 210.72
REP MEANS 29.90 31.33 30.10
ANALYSIS OF VARIANCE FOR nstt
===============================================================================
SV DF SS MS F
===============================================================================
NL (R) 2 8.3389810 4.1694905 1.13 ns
CT (T) 6 379.4297810 63.2382968 17.08 **
ERROR 12 44.4400190 3.7033349
-------------------------------------------------------------------------------
TOTAL 20 432.2087810
===============================================================================
cv = 6.3%
** = significant at 1% level; ns = not significant
126
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TABLE OF CT (T) MEANS FOR nstt (ta/ha)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT MEANS DIFFERENCE
------------------------------------------
T1 34.29 12.62 **
T2 28.09 6.43 **
T3 34.29 12.62 **
T4 34.05 12.38 **
T5 29.53 7.86 **
T6 31.19 9.52 **
T7 (CONTROL) 21.67 -
------------------------------------------
MEAN 30.44
------------------------------------------
** = significant at 1% level
Comparison S.E.D. LSD(5%) LSD(1%)
2-T means 1.57 3.42 4.80
TABLE OF CT (T) MEANS FOR nstt (ta/ha)
(AVE. OVER 3 REPS)
------------------------------------------
CT RANKS MEANS
------------------------------------------
1 6 34.29 c
2 2 28.09 b
3 6 34.29 c
4 5 34.05 c
5 3 29.53 b
6 4 31.19 bc
7 1 21.67 a
------------------------------------------
MEAN 30.44
------------------------------------------
Means followed by a common letter are not
significantly different at the 5% level by
DMRT.
*** END OF ANALYSIS OF VARIANCE RUN ***
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9235.pdf