Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống và thời vụ gieo trồng cho lạc vụ xuân trên đất chuyên màu thị xã Phú Thọ- Tỉnh Phú Thọ

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ------------------ lê minh tân nghiên cứu KHả NĂNG SINH TRƯởNG PHáT TRIểN CủA MộT Số GiốNG Và thời vụ gieo trồng CHO lạc vụ xuân TRÊN ĐấT CHUYÊN MàU THị Xã PHú THọ- TỉNH phú thọ Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: trồng trọt Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: ts. vũ đình chính Hà Nội - 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp thực hiện trong vụ xuân 2008, dướ

doc119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống và thời vụ gieo trồng cho lạc vụ xuân trên đất chuyên màu thị xã Phú Thọ- Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sự hướng dẫn của tiến sỹ Vũ Đình Chính. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố và sử dụng trong một luận văn nào trong và ngoài nước. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự trích dẫn và giúp đỡ trong luận văn này đã được thông tin đầy đủ và trích dẫn chi tiết và chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê minh tân Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới các thầy cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa Nông Học, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Cây công nghiệp trườngĐại học Nông nghiêp Hà Nội. Thầy giáo, tiến sỹ Vũ Đình Chính, người đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài và trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cho phép tôi được xin cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Trung học Nông lâm nghiệp Phú Thọ, cán bộ và nhân dân xã Thanh Minh, uỷ ban nhân dân, phòng kinh tế tổng hợp thị xã Phú Thọ, nơi tôi thực hiện đề tài, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của nhà trường đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Một lần nữa cho phép tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thành viên với sự giúp đỡ này. Tác giả luận văn Lê minh tân Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii danh mục viết tắt Từ viết tắt Từ viết đầy đủ CS Cộng sự CLAN Mạng lưới đậu đỗ và cây cốc châu á CP Che phủ CTTD chỉ tiêu theo dõi ĐC Đối chứng FAO Tổ chức lương thực thế giới HH Hữu hiệu ICRISAT Viện quốc tế nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn KCP Không che phủ LAI chỉ số diện tích lá N Đạm NN Nông nghiệp NL Nhắc lại NXB Nhà xuất bản PTNT Phát triển nông thôn TCN Tiêu chuẩn ngành TB Trung bình TGST Thời gian sinh trưởng TV Thời vụ TS Tổng số danh mục bảng STT Tên bảng Trang 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới trong những năm qua (1998 – 2006) 16 4.1.. Diễn biến một số yếu tố khí hậu trung bình qua các năm tại Phú Thọ 48 4.2. Diễn biến một số yếu tố khí hậu vụ xuân 2008 49 4.3. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Phú Thọ qua các năm 51 4.4. Tình hình sản xuất lạc ở thị xã Phú Thọ qua các năm 53 4.5. Thời gian và tỷ lệ mọc của một số giống lạc 56 4.6. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc 58 4.7. Chỉ số diện tích lá của các giống lạc 60 4.8. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống 62 4.9. Tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu của các giống 63 4.10. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lạc 65 4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc 66 4.12. Năng suất của các giống lạc 68 4.13. ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian và tỷ lệ mọc 71 4.14. ảnh hưởng của thời vụ gieo đến chỉ số diện tích lá 73 4.15. ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích lũy chất khô 75 4.16. ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng hình thành nốt sần của các công thức thí nghiệm 77 4.17. ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng phân cành 79 4.18. ảnh hưởng của thời vụ gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất 82 4.19. ảnh hưởng của thời vụ gieo đến năng suất lạc 84 4.20. Hiệu quả kinh tế của các thời vụ gieo trồng 86 danh mục Hình STT Tên hình Trang 4.1. Diễn biến nhiệt độ 6 tháng đầu năm 2008 49 4.2. Diễn biến lượng mưa 6 tháng đầu năm 2008 50 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính 59 4.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống 69 4.5. ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất của giống thí nghiệm 85 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao. Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ do được gieo trồng trên diện tích lớn ở trên 100 nước, mà còn vì hạt lạc chứa 22- 26% prôtêin và 45- 50% lipít, là nguồn bổ sung đạm, chất béo quan trọng cho con người, hạt lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Bên cạnh giá trị to lớn về dinh dưỡng cho con người và là nguyên liệu cho các ngành khác, cây lạc còn là cây quan trọng nhất trong hệ thống luân canh cây trồng đạt hiệu quả cao vì nó còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng ở các quốc gia trên thế giới. Từ những ưu điểm trên, cây lạc đang được quan tâm phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20, sản xuất lạc ở nhiều nước trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn. bí quyết thành công trong chiến lược phát triển sản xuất lạc của các quốc gia là nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ mới trên đồng ruộng của nông dân. Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống mới, kỹ thuật canh tác tiến bộ như che phủ nilon, thời vụ gieo trồng, phân bón. Đặc biệt việc đưa cây lạc vào trồng trong vụ thu đông ở nước ta đã làm tăng sản lượng lên 30- 40%. Theo kế hoạch của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2010 phấn đấu đưa diện tích lạc lên 400.000 ha và sản lượng đạt khoảng một triệu tấn, trong đó tập trung vào các vùng; Trung du Bắc bộ là 50.000 ha Vùng duyên hải Bắc trung bộ là 99.535 ha Vùng Đông Nam Bộ 70.000 ha (Nguồn: viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 2000) Để đạt được mục tiêu đó, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và triển khai áp dụng tiến bộ cho nông dân trên đồng ruộng. Theo các nhà khoa học đã khẳng định một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lạc là do chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chưa khai thác, tận dụng hết tiềm năng để tăng năng suất và sản lượng lạc. Năng suất giữa các vùng, quốc gia và lãnh thổ còn có sự chênh lệch lớn, năng suất giữa thí nghiệm và thực tiễn sản xuất của nông dân còn cách biệt khá xa. Vì vậy việc tập trung nghiên cứu tìm ra các giải pháp kỹ thuật, giúp nông dân thâm canh tăng năng suất lạc là đòi hỏi cấp bách, trong sản xuất. Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng để mở rộng và phát triển cây lạc, nhưng năng suất chưa cao, mới đạt 15,74 tạ/ ha năm 2007, còn thấp so với điều kiện và tiềm năng. Năng suất lạc còn thấp là do nhiều nguyên nhân như: trình độ thâm canh của nông dân còn hạn chế, bộ giống mới đưa vào sản xuất còn ít, tỷ lệ diện tích sử dụng giống mới chưa cao, ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, thời vụ gieo trồng, tập quán canh tác.Thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội mà Đảng bộ thị Xã Phú Thọ đã đề ra giai đoạn 2005- 2015 trong lĩnh vực nông nghiệp là phấn đấu đạt mức thu nhập trên diện tích canh tác cây hàng năm là 50.000.000đ/ ha/ năm. Để đạt được mục tiêu đó, cần phải quan tâm đến các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài là bố trí giống phù hợp với điều kiện sinh thái và trình độ canh tác, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và sản lượng lạc. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của tiến sỹ Vũ Đình Chính, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống và thời vụ gieo trồng cho lạc vụ xuân trên đất chuyên màu thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Đề xuất một số giống lạc có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, thay thế cho những giống cũ đang sử dụng và xác định thời vụ gieo trồng lạc trong vụ xuân phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của người dân địa phương. 1.2.2. Yêu cầu Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tinh hình sản xuất lạc tại địa phương. Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và mức độ nhiễm sâu bệnh của một số giống lạc trên đất chuyên màu của thị xã Phú Thọ trong vụ xuân năm 2008. Tìm hiểu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống lạc L14 trên đất chuyên màu ở thị xã Phú Thọ vụ xuân 2008. 1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. ý nghĩa khoa học Xác định có cơ sở khoa học, đề xuất những giống lạc cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Xác định có cơ sở khoa học về thời vụ gieo trồng lạc thích hợp trong vụ xuân đối với giống lạc L14, góp phần hoàn thiện quy trình gieo trồng lạc trong điều kiện khí hậu và đất đai của Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp và bổ sung vào tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, và chỉ đạo sản xuất tại địa phương. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn Bổ sung những giống lạc phù hợp với điều kiện sinh thái, có năng suất cao để gieo trồng trong vụ xuân tại Phú Thọ. Xác định được thời vụ gieo trồng phù hợp với đặc điểm thời tiết, khí hậu và đất đai của địa phương. Kết quả nghiên cứu góp phần tăng nhanh năng suất, mở rộng diện tích trồng lạc tại địa phương, nâng cao thu nhập cho nông dân, hạn chế rủi ro trong sản xuất. Góp phần cung cấp đủ nhu cầu về lạc cho sử dụng, chế biến và xuất khẩu trên địa bàn. 1.4. Giới hạn của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc trong điều kiện vụ xuân năm 2008 trên đất phù sa trong đê sông Hồng thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc L14 trong điều kiện không che phủ và có che phủ nilon ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong vụ xuân 2008. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây lạc Căn cứ trong tài liệu của các nhà sử học, tự nhiên học, khảo cổ học và ngôn ngữ học, nhiều nhà khoa học đã xác định rằng lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Theo Skie (E.G.S quier) thì quả lạc được tìm thấy ở các ngôi mộ cổ Ancôn – thủ đô của Peru vào năm 1897. Lạc được đựng trong các chum vại khác nhau. Nhờ khảo cổ học và địa thực vật học con người đã xác định được nguồn gốc cây lạc. Những ghi chép đầu tiên về cây lạc do thuyền trưởng Gorzalo Fernandez, ông cũng là người đầu tiên phổ biến tên “mani” của cây lạc. Từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ bằng nhiều con đường, lạc được đưa từ Peru tới Mexico và sau đó ngang qua Thái Bình Dương theo các thương thuyền tới Philippin và đi khắp các vùng trên thế giới, nó nhanh chóng thích ứng với các vùng có các điều kiện thích hợp. Người da đỏ Inca ở Peru đã đạt tới một nền văn minh nông nghiệp khá cao và họ đã trồng lạc suốt dọc các vùng ven biển Peru. Theo Gregory (1979 – 1980) tất cả các loài hoang dại thuộc chi arachis chỉ tìm thấy ở Nam Mỹ và phân bố vùng Đông Bắc Braxin đến Tây Nam Achentina và từ bờ biển nam Uruquay đến Tây Bắc Mato Grosso. Về mặt lịch sử học, chắc chắn người Inđiêng đã biết ăn lạc theo nhiều cách: rang, luộc, giã nhỏ, nấu canh, ép dầu, Trung Quốc và ấn Độ cũng đã biết ép dầu trước khi kỹ nghệ ép dầu lạc xuất hiện ở Châu Âu. Sau khi xâm chiếm Xênêgan, Pháp đã chú ý tới khả năng phát triển lạc ở vùng này để có thể nhập một lượng lạc lớn dùng cho công nghiệp. Nhà hoá học Pháp Roussean năm 1841 lần đầu tiên đã nhập vào Pháp một lượng lớn 70 tấn lạc cho nhà máy ép dầu. Lịch sử Việt Nam tới nay chưa xác minh được rõ ràng cây lạc có nguồn gốc từ đâu. Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán danh từ “Lạc” có thể do từ Hán “Hoa sinh” là người Trung Quốc gọi là cây lạc. Như vậy cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỳ XVII, XVIII (Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn, 1979) [24] *Sự phân bố lạc trồng trên thế giới Những tài liệu ghi chép sớm nhất về cây lạc của người châu Âu là ở thế kỷ 16. Năm 1587 nhà tự nhiên học người Bồ Đào Nha Gabriel Soares de sauza đã mô tả cây lạc và Jean de Lery (1578) mô tả kỹ về quả lạc. Có lẽ cây lạc đầu tiên được đưa từ Nam Mỹ (Pêru) tới châu Âu vào năm 1574 theo báo cáo của Nicolas Monardes. Krapovickas (1968) cho rằng lạc được đưa từ bờ biển phía tây Pêru tới Mêxico và sau đó ngang qua Thái Bình Dương theo các thương thuyền Tây Ban Nha tới Philíppin và các vùng khác thuộc châu á- Thái Bình Dương. Tại Hoa Kỳ, thành công trồng lạc sớm nhất là đối với các giống quả nhỏ, dạng cây bò và có thời gian sinh trưởng dài (Var. hypogeae), có lẽ được đưa từ châu Phi tới. Còn dạng quả nhỏ, có thời gian sinh trưởng ngắn thuộc dạng Spanish (Var. vulgaris) có thể do Thomat B.Rowland đưa từ Tây Ban Nha tới năm 1871 (Anonymous, 1918), Dạng Valencia (Var.fastigiata) được đưa từ Paragoay và trung tâm Braxin. Tóm lại, từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ, bằng nhiều con đường- lạc đã được đưa đi khắp nơi trên thế giới và nó nhanh chóng thích ứng với các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và các vùng có khí hậu ẩm. Đặc biệt lạc đã tìm được mảnh đất phát triển thuận lợi ở châu Phi và vùng nhiệt đới châu á. Lạc được trồng rộng rãi ở châu Phi rồi từ đây, theo các thuyền buôn nô lệ, lạc lại được đưa trở lại châu Mỹ và châu Âu. Chính vì vậy đã hình thành nhiều vùng gen thứ cấp và làm phong phú thêm hệ gen của lạc. 2.1.2 Yêu cầu sinh thái của cây lạc Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ và chế độ nước ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển và khả năng cho năng suất của lạc. Các yếu tố khí hậu là nhân tố quyết định sự phân bố lạc trên thế giới. + Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có tương quan đến thời gian sinh trưởng của lạc. Theo Nguyễn Thế Côn tổng tích ôn hữu hiệu của lạc là 2600- 4.800oC thay đổi tuỳ theo giống [3]. Nhiệt độ là một trong hai yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian mọc của lạc (nhiệt độ, ẩm độ đất) và là yếu tố khí hậu quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp hưởng đến thời gian mọc của lạc đến thời gian sinh trưởng dinh dưỡng (thời kỳ cây con) của lạc. - Thời kỳ nảy mầm cần tích ôn 250-320oc, nhiệt độ trung bình thích hợp ở thời kỳ này từ 25-30oc, tốc độ nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 32-34oc. Nhiệt độ cao hơn, sức sống của hạt giảm đi và hạt mất sức nảy mầm ở nhiệt độ 54oc. Nhiệt độ thấp kéo dài thời gian nảy mầm, nhiệt độ tối thấp ở thời kỳ nảy mầm là 12oc, hạt có thể chết ở nhiệt độ 5oc trong thời gian ngắn. Cũng theo Nguyễn Thế Côn, trong điều kiện đồng ruộng, nhiệt độ 28- 300c là thích hợp nhất với quá trình nảy mầm, với nhiệt độ trên lạc có thể mọc sau gieo 5- 6 ngày là thích hợp. Thời gian mọc quá ngắn do nhiệt độ cao có thể dẫn tới làm yếu cây con, vì cường độ hô hấp của hạt quá lớn dưới ảnh hưởng nhiệt độ của nhiệt độ cao, làm tiêu hao dinh dưỡng của hạt trong thời kỳ nảy mầm. Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, tổng tích ôn yêu cầu 700- 1000oc. Khi nhiệt độ trung bình 20- 30oc, các quá trình sinh trưởng dinh dưỡng được tiến hành thuận lợi, nhất là sự phân cành và phát triển bộ rễ. Thời gian trước ra hoa của lạc được kéo dài thích hợp (30- 35 ngày) ở nhiệt độ trung bình 25- 28oc khi đó khả năng tích luỹ chất khô ở các bộ phận dinh dưỡng được tiến hành thuận lợi, thời kỳ phân hoá mầm hoa cũng được kéo dài hơn tạo điều kiện tăng số hoa, quả và trọng lượng hạt của lạc. Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ 28- 30oc, thời gian sinh trưởng dinh dưỡng thích hợp nhất là 30 ngày. Nếu nhiệt độ không khí quá cao (30- 35oc) rút ngắn thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, làm giảm lượng chất khô tích luỹ và giảm số hoa trên cây, do đó làm giảm số lượng quả và trọng lượng của hạt. Khả năng chịu rét của lạc cao nhất là ở thời kỳ trước ra hoa, tuy nhiên nhiệt dưới 18- 20oc làm ức chế sinh trưởng, phát triển của lạc, cản trở sự phân hoá mầm hoa và giảm trọng lượng khô của cây. Nhiệt độ xuống quá thấp dù trong thời gian ngắn cũng có thể làm chết cây (Gillier, 1968). Quá trình ra hoa của lạc đòi hỏi nhiệt độ tương đối cao, theo Gillier (1968) nhiệt độ thuận lợi cho sự ra hoa của lạc là 24- 33oc, và hệ số hoa có ích cao nhất 21% đạt được ở nhiệt độ ban ngày 29oc, ban đêm 23oc. Thời kỳ ra hoa kết quả là thời kỳ yêu cầu nhiệt độ cao nhất, thời kỳ này chỉ chiếm 1/3 chu kỳ sinh trưởng của lạc nhưng tích ôn đòi hỏi bằng 2/3 tổng tích ôn của cả đời sống cây lạc. Nhiệt độ tối thấp sinh học cho sự hình thành các cơ quan sinh thực của lạc là 15- 20oc. Quá trình chín đòi hỏi nhiệt độ giảm hơn so với thời kỳ trước. Trong thời kỳ chín, nhiệt độ trung bình 25- 28oc là thích hợp. Theo ý kiến của nhiều tác giả, trong điều kiện nhiệt độ ban đêm 19oc, ban ngày 28oc có lợi cho quá trình tích luỹ chất khô vào hạt. Trong thời kỳ này, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn (khoảng 8-10oc) có lợi cho quá trình vận chuyển vật chất vào hạt. + ánh sáng Theo nghiên cứu của Bùi Huy Đáp, Nguyễn Danh Đông cho thấy: thời gian sinh trưởng của lạc hầu như chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí mà không phụ thuộc vào quang chu kỳ. Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc, quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng. ở các tỉnh phía Bắc, trong điều kiện vụ xuân, nên bố trí thời vụ để lạc ra hoa vào tháng tư, nếu lạc ra hoa sớm hơn, số giờ nắng thấp, làm giảm số hoa nở/ngày, kéo dài thời gian ra hoa, làm giảm tổng số hoa. + Yêu cầu về nước Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất của lạc, tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực tế lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70- 80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng, yêu cầu này cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa kết quả cần ẩm độ đất 80- 85% và giảm ở thời kỳ chín của hạt. Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời kỳ sinh trưởng của lạc từ mọc đến thu hoạch là 450- 700mm (Gillier, 1968), nhu cầu này thay đổi tuỳ giống và thời kỳ sinh trưởng khác nhau. Thời kỳ khủng hoảng nước của lạc được nhiều tác giả công nhận là thời kỳ ra hoa rộ, thời kỳ đâm tia, thời kỳ hình thành quả và hạt, trong đó thời kỳ ra hoa rộ mẫn cảm nhất nếu thiếu nước. Nếu được cung cấp đủ nước trong thời kỳ ra hoa - làm quả và hạt, năng suất tương đương với cây được cung cấp nước trong cả quá trình sinh trưởng Thời kỳ cây lạc cần ít nước nhất và cũng là thời kỳ lạc có khả năng chịu hạn tốt nhất là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu hạn kéo dài cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và năng suất lạc. Khi cây bị thiếu ẩm chiều cao cây giảm rõ rệt, lá nhỏ và dày hơn, cứng hơn trong điều kiện bình thường. Lin (1963) thấy rằng ở điều kiện hạn rễ có thể ăn sâu hơn 5 - 10%, nhưng bán kính phân bố rễ giảm 2/3. Theo dõi ở vùng Bambe (Senegal) cho thấy: nếu lượng mưa giảm từ 700 mm xuống còn 400 mm, năng suất lạc giảm 50%. Vùng Luga lượng mưa trung bình 450 mm/năm, khi lượng mưa tăng lên 100 mm, năng suất lạc tăng 150kg/ha [3]. Nhu cầu về lượng mưa trong vụ lạc còn phụ thuộc vào khả năng giữ nước và thoát nước của đất và địa hình đồng ruộng. Theo các nhà khoa học, lạc không yêu cầu khắt khe về mặt độ phì đất, do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải luôn tơi xốp để thoả mãn ba yêu cầu là giúp bộ rễ phát triển, tăng cường hoạt động của vi sinh vật cố định đạm, thuận lợi cho quá trình hình thành quả vả thu hoạch. Do vậy tiêu chuẩn đầu tiên trong chọn đất trồng lạc là thành phần cơ giới đất: đất thích hợp trồng lạc phải là đất nhẹ có thành phần cát thô mịn nhiều hơn đất sét, nói chung các loại đất pha cát, đất thịt nhẹ, có kết cấu viên, dung trọng đất 1,1- 1,35 độ hổng 38- 50% là thích hợp với trồng lạc, những loại đất này dễ tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Theo Nguyễn Thị Chinh (2005) lạc yêu cầu đất có pH hơi chua, gần trung tính (pH từ 5,5- 7,0) là rất thích hợp. Tuy nhiên, khả năng chịu đựng với pH đất của lạc rất cao, lạc có thể chịu được pH từ 4,5- 8,9 [13]. Nói chung lạc ưa đất sáng màu, hàm lượng chất hữu cơ dưới 2%, trên những đất này, lạc thường đạt kích thước quả lớn và vỏ quả sáng màu, thu hoạch dễ, chất lượng quả và hạt đều cao. * Tiềm năng phát triển lạc ở Việt Nam - Về nguồn lợi tự nhiên: lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, nên khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái khá rộng. Với điều kiện khí hậu của Việt Nam khá phù hợp để cây lạc có thể phát triển tốt, mặc dù có một số vùng sự phân bố lượng mưa và nhiệt độ không đều trong năm ảnh hưởng đến năng suất lạc. Yêu cầu về đất đai đối với cây lạc không khắt khe lắm, tất cả các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp thoát nước tốt, pH 4,5 - 7 đều có thể trồng được lạc. Theo tài liệu đánh giá đất ở 9 vùng sinh thái nông nghiệp của viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp, đối chiếu với nhu cầu về đất của cây lạc thì diện tích từ rất thích hợp đến ít thích hợp cho đậu đỗ trên cả nước là 4,592 triệu ha. Trong đó diện tích có thể trồng lạc là 1,814 triệu ha và được phân bố trên một số loại đất chính như: đất cát ven biển từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận, đất bạc màu, đất xám, đất đỏ bazan, đất dốc tụ miền núi, đất phù sa thành phần cơ giới nhẹ dễ thoát nước [13] 2.1.3. Yêu cầu dinh dưỡng + Vai trò N - N cấu thành prôtêin và các hợp chất có N khác ở trong các bộ phận non của cây, N có mặt trong các enzim quan trọng trong các hoạt động sống của cây. - N là thành phần không thể thiếu được ở prôtêin dự trữ trong hạt.. ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, N tập trung ở các phần non của cây, các mô phân sinh đang hoạt động, ở các phần sống của tế bào. Khi hạt chín, phần lớn N trong cây tập trung ở hạt. Vì vậy thiếu đạm cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng, chất khô tích luỹ chất khô giảm, số quả và trọng lượng quả đều giảm, nhất là thiếu N ở thời kỳ sinh trưởng cuối. Thiếu đạm nghiêm trọng dẫn tới ngừng phát triển quả và hạt (Reid và York). Theo Thái Phiên & CS bón đạm hợp lý vào giai đoạn đầu là cần thiết và xúc tiến quá trình cố định đạm được sớm hơn [45] Lượng N lạc hấp thu rất lớn, để đạt được 1 tấn lạc quả khô cần sử dụng tới 50 – 75 kg đạm. Thời kỳ lạc hấp thu nhiều đạm nhất là thời kỳ ra hoa- làm quả và hạt. Thời kỳ này chỉ chiếm 25% thời gian sinh trưởng của lạc, nhưng hấp thu tới 40- 45% nhu cầu đạm của cả chu kỳ sinh trưởng. Có hai nguồn cung cấp đạm cho cây lạc là do bộ rễ hấp thu từ đất và đạm cố định ở nốt sần do hoạt động của vi khuẩn cộng sinh cố định đạm. Nguồn N cố định có thể đáp ứng được 50- 70% nhu cầu đạm của cây. ngài ra, lá cũng có khả năng hấp phụ N. Vì vậy phương pháp bón bổ xung N qua lá rất có ý nghĩa, nhất là thời kỳ sinh trưởng cuối, + Vai trò hấp thu lân Thiếu lân bộ rễ kém phát triển, ảnh hưởng hoạt động cố định đạm,lân còn đóng vai trò quan trọng đối với sự cố định N và sự tổng hợp lipít ở hạt trong thời kỳ chín. Ngoài ra, bón lân còn kéo dài thời kỳ ra hoa và tăng tỷ lệ hoa có ích. Đối với quá trình cố định đạm, lân trong thành phần của mối liên kết cao năng ATP, chuyển năng lượng cho hoạt động cố định. ở hạt khi chín, lân nằm trong các enzim xúc tiến tổng hợp lipít. Người ta thấy rằng trong thời kỳ này, 50% lượng lân của cây tập trung ở hạt. Bón đủ lân hàm lượng dầu trong cây tăng lên đáng kể. Các loại đất bạc màu, đất khô cằn nhiệt đới thường thiếu lân, bón phân lân thường là mấu chốt tăng năng suất ở nhiều vùng trồng lạc [3] Lạc hấp thu lân nhiều nhất ở thời kỳ ra hoa- hình thành quả, trong thời gian này, lạc hấp thu tới 45% lượng lân hấp thu của cả thời kỳ sinh trưởng của lạc. Theo Nguyễn Thị Dần và Thái Phiên (1991) [18] cho biết trên nhiều vùng đất trồng lạc ở Việt Nam với liều lượng bón 60 kg lân, 10 tấn phân chuồng, 30 kg đạm và 30 kg kaly thì đạt hiệu quả cao nhất. + Vai trò hấp thu kali Kali trong cây dưới dạng muối vô cơ hoà tan và muối của axít hữu cơ trong tế bào. Kali không trực tiếp đóng vai trò là thành phần cấu tạo của cây, nhưng tham gia vào hoạt động của các enzim, nó đóng vai trò chất điều chỉnh xúc tác. Chính vì vậy kali tham gia chủ yếu vào các hoạt động chuyển hoá chất ở cây. vai trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến quang hợp và sự phát triển của quả, ngoài ra kali còn làm tăng cường mô cơ giới, tăng tính chống đổ của cây. Trong cây kali tập trung chủ yếu ở các bộ phận non, lá non và lá đang hoạt động quang hợp mạnh. Cây hấp thu kali tương đối sớm và tới 60% nhu cầu kali của cây được hấp thu trong thời kỳ ra hoa - làm quả.Thời kỳ chín, nhu cầu về kali hầu như không đáng kể (5- 7% nhu cầu kali). Thiếu kali, thân cây chuyển thành màu đỏ sẫm và lá chuyển màu xanh nhạt. Tác hại lớn nhất của thiếu kali là cây bị lùn, khả năng quang hợp và hấp thu N giảm, tỷ lệ quả một hạt tăng, trọng lượng hạt giảm và năng suất lạc giảm rõ rệt. Theo Nguyễn Thị Dần (1991) [18] bón kali cho đất bạc màu đã mang lại hiệu quả, hiệu suất 1 kg K2SO4 trên đất bạc màu là 8- 10 kg lạc vỏ. Lạc có thể hút lượng kali rất lớn, trong môi trường giàu kali, nó có khả năng hấp thu kali quá mức cần thiết. Lượng kali thích hợp cho các tỉnh phía bắc là 40kg/ ha trên nền 20 kg N + 80 kg P2O5 (Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn, 1979) [24] Vai trò và sự hấp thu can xi: Dinh dưỡng canxi đối với lạc được coi là nguyên tố thường, lượng can xi lạc hấp thu gấp gần 2- 3 lần lượng lân hấp thu. Các nhà khoa học đã đánh giá vai trò của can xi giúp ngăn ngừa tích luỹ nhôm và các cation gây độc, tăng hoạt động của vi khuẩn nốt sần, tăng hấp thu đạm. Để quả phát triển bình thường, can xi phải có ở quả đang phát triển (collwell & Brady, 1945; Bledso & harrit, 1960) [ 73]. Hàm lượng can xi cao trong lá theo (Gillier, 1968) [19] ở mức tới hạn là 2%, các năng suất lạc cao đều chuyển tới các bộ phận của cây, kể cả hoa và tia đang phát triển, nhưng ngay sau khi tia quả đâm vào đất và phát triển quả, can xi từ rễ không được vận chuyển tới tia quả nữa mà để hình thành và phát triển quả, tia phải trực tiếp hút can xi từ đất (Wander, 1944; Bledso, 1966), điều này giải thích vì sao phải có can xi trực tiếp vùng hình thành quả. Hiện tượng quả lép, ốp thường xảy ra khi lượng can xi hữu hiệu trong đất thấp và do ảnh hưởng xấu có thể gây ra bởi các loại phân khoáng hoặc thời tiết đến sự hút can xi của quả. Can xi ít di động trong cây, và hàm lượng can xi ở các bộ phận của cây phụ thuộc vào sự cung cấp can xi ở thời điểm bộ phận đó hình thành. Phân can xi được sử dụng ở hầu hết các vùng sản xuất lạc to quả, các dạng can xi có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp thu canxi của lạc. Bón 60 kg CaSO4 có tác dụng ngang với bón 1000 kg vôi bột [3]. Tuy nhiên, ở hầu hết các vùng trồng lạc, nhất là ở các nước nghèo, dạng can xi phổ biến bón cho lạc vẫn là vôi bột. Trần Danh Thìn và Nguyễn Đức Lương (2000) [13] cho biết nếu bón 300- 800 kg vôi/ ha trên đất đồi làm tăng năng suất giống V79 lên 22,2- 42,7% so với không bón. + Vai trò của Mg và S - Mg là thành phần của diệp lục, vì vậy Mg có liên quan trực tiếp tới quang hợp của cây, nếu thiếu Mg cây giảm hàm lượng diệp lục ở lá, lá vàng úa, cây lùn. ở nước ta hiện nông dân chưa bón Mg cho lạc, phân dolomite- một dạng phân tự nhiên có chứa Ca, Mg thường đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên loại phân này không nhiều nên tính ứng dụng của nó không lớn (chủ yếu tập trung ở Thanh Hoá) - Lưu huỳnh là thành phần của nhiều loại axit amin quan trọng trong cây, vì vậy S có mặt trong thành phần prôtêin của lạc. Thiếu S sự sinh trưởng của lạc bị cản trở, lá có biểu hiện vàng nhạt, cây chậm. Phát triển (Gopalakrishnan và Nagarajan, 1958). Theo GeenWood (1954) tác dụng tăng năng suất lạc của thạch cao (CaSO4) ở Nigeria là nhờ S chứ không phải Ca. Sự hút S có liên quan đến sự hút N và P2O5 để hình thành các axit amin, S có thể hấp thu bằng cả rễ và quả, lượng S lạc hấp thu tương đương lân. Reich xác định hàm lượng S trong lá trong chu kỳ sinh trưởng của lạc là khoảng 0,2% (Reid P.H. and Cox F.R, 1973) [67] - Như vậy đối với lạc, có thể coi 6 nguyên tố dinh dưỡng: N,P,K,Ca,Mg,S là những nguyên tố đa và thường lượng trong cây. Ngoài ra các nguyên tố vi lượng như: Mo, Bo, Fe, Cu, Zn đóng vai trò là chất xúc tác, hoặc là một phần của các enzim hoặc các chất hoạt hoá của hệ enzim cho các quá trình sống của cây và có vai trò rất quan trọng đối với năng suất lạc [3] - Bo đống vai trò quan trọng trong sự thụ phấn thụ tinh của lạc và giúp cho bộ rễ phát triển, tăng khả năng chịu hạn, giúp cho quả không bị nứt, hạn chế bệnh xâm nhập (Nguyễn Thị Chinh, 2005) [13]. Phun dung dịch axit boric có thể làm tăng năng suất lên 4- 10% [3]. Sử dụng sunphat mangan cũng góp phần làm tăng năng suất lạc (Trần Văn Lài, 1993) [19], [36] - Molipđen (Mo) là nguyên tố vi lượng nằm trong thành phần của men nitrogenaza, có tác dụng làm tăng hoạt tính của vi khuẩn nốt sần, tăng việc đồng hoá đạm, mặc dù rất quan trọng nhưng lượng Mo cây cần là rất ít, vì thế theo định luật tối thiểu về dinh dưỡng của cây trồng, Mo được coi là nguyên tố vi lượng quan trọng nhất. Hàm lượng Mo trong cây rất thấp, khoảng 0,1- 0,93 mg/kg chất khô. Việc cung cấp Mo cho cây bằng con đường qua lá là biện pháp kỹ thuật quan trọng để lạc đạt năng suất cao [60]. Nhìn chung trên nền đất có pH thấp, thì việc bón Mo có hiệu quả rõ nhất (Vũ Hữu Yêm, 1996) [65]. Một số nguyên tố vi lượng khác như Fe, Zn, Mn cũng có vai trò rất quan trọng với năng suất lạc, tuy nhiên, các nguyên tố dinh dưỡng này có sẵn trong đất và lạc có khả năng hấp thu mạnh các nguyên tố này nên trong sản xuất ít khi phải bổ xung các dinh dưỡng này. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Cây lạc là cây trồng cho sản phẩm có giá trị cung cấp dinh dưỡng cho con người, hạt lạc cung cấp thành phần chất béo và protein trong khẩu phần ăn hàng ngày cho con người. Ngoài ra hạt lạc còn chứa một lượng hydrat các bon, đặc biệt các vitamin nhóm B, các nguyên tố vi lượng. Dầu lạc là loại dầu tốt cho thực phẩm, chứa hàm lượng axit béo không no cao, tạo thêm hương vị cho bữa ăn, Uỷ ban chung của FAO/WHO đề nghị phải có 18- 20% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn cần được tiêu thụ dưới dạng chất béo hoặc dầu (tài liệu về thực phẩm và dinh dưỡng của FAO) được chế biến từ lạc. Lạc dùng trực tiếp làm thực phẩm thường là loại lạc tốt, còn lạc chất lượng thấp hơn được dùng để ép hoặc chiết xuất dầu. Bên cạnh giá trị to lớn là cung cấp dinh dưỡng cho con người, các sản phẩm phụ như khô dầu, thân lá lạc sử dụng cho chăn nuôi, cây lạc còn có giá trị vô cùng quan trọng là cây có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng đất và là cây trồng nằm trong hệ thống luân canh cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần cải tạo đất. Mặt khác lạc là cây trồng có khả năng thâm canh cao, cho thu nhập cao và đem lại lợi ích về nhiều mặt. Từ giá trị to lớn và vai trò quan trọng của cây lạc, căn cứ điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương phù hợp cho cây lạc sinh trưởng phát triển và cho năng s._.uất cao. Mặt khác điều kiện kinh tế xã hội của Phú Thọ cũng rất thuận lợi cho việc mở rộng phát triển về diện tích, năng suất và sản lượng lạc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và phục vụ cho xuất khẩu. Thế nhưng trong những năm qua mặc dù năng suất cây lạc đã có tăng song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của địa phương. Việc lựa chọn, tìm ra những giống lạc phù hợp với điều kiện sinh thái, cho năng suất cao đang là đòi hỏi cấp bách trong kế hoạch phát triển sản xuất của địa phương. Để tìm ra các biện pháp kỹ thuật trong canh tác nhằm nâng cao năng suất cây lạc cũng được đặc biệt coi trọng và điều đó quyết định đến tình hình sản xuất lạc trong thời gian tới. 2.3. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới Cây lạc tuy đã trồng lâu đời ở nhiều nơi trên thế giới nhưng cho đến giữa thế kỷ 18, sản xuất lạc vẫn có tính tự cung, tự cấp cho từng vùng. Cho tới khi công nghiệp ép dầu lạc phát triển mạnh, việc buôn bán lạc trở nên tấp nập và trở thành động lực thúc đẩy mạnh sản xuất lạc, trên thế giới hiện nay nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với diện tích ngày càng lớn. Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới trong những năm qua (1998 – 2006) Chỉ tiêu Năm Diện tích (Triệu ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1998 23,30 14,70 34,10 1999 23,50 13,60 32,10 2000 24,10 14,50 34,90 2001 24,04 15,00 36,08 2002 24,10 13,48 33,30 2003 26,46 14,03 35,66 2004 22,73 14,71 33,45 2005 25,22 14,47 36,49 2006 21,67 15,60 33,80 Trong số các cây lấy dầu, cây lạc có diện tích, sản lượng đứng thứ 2 sau đỗ tương và được trồng rộng rãi ở hơn 100 nước trên thế giới, từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Tổng hợp từ nguồn số liệu của FAO (2006) cho thấy diện tích trồng lạc trên toàn thế giới từ năm 1990 – 2006 có biến động. Năm 1990 diện tích là 20,1 triệu ha, năm 2000 diện tích là 24,1 triệu ha, tăng 4 triệu ha (19%) đến năm 2006 diện tích 21,67 triệu ha, giảm 4,79 triệu ha so với năm 2003. Xét về năng suất lạc, những nước có diện tích trồng lạc lớn, lại có năng suất thấp và mức tăng năng suất không đáng kể. Trong những năm gần đây nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật và sử dụng giống lạc mới nên năng suất lạc trên thế giới không ngừng tăng. Năng suất lạc trung bình trong những năm 1980 là 11,0 tạ/ha, năm 1990 là 11,5 tạ/ha, từ năm 2000 đến nay năng suất ổn định 14,4 tạ/ha, tăng so với năm 1980 là 30,9%, năm 90 là 25,2%. Năng suất lạc trên thế giới tăng, song không đều giữa các khu vực, có nhiều nơi giảm. Năng suất giữa các quốc gia trên thế giới có sự chênh lệch nhau khá lớn. Khu vực Bắc Mỹ tuy có diện tích trồng lạc không nhiều (820- 850 nghìn ha), nhưng lại là vùng có năng suất cao nhất (20,0- 28,0 tạ/ha). Trong khi đó Châu Phi trồng khoảng 6.400 nghìn ha, nhưng năng suất chỉ đạt 7,8 tạ/ha. (Nguyễn Thị Dần và CS, 1996) [19], [15]. Châu á nhờ sự nỗ lực của các quốc gia đầu tư, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất lạc tăng nhanh; tăng từ 14,5 tạ/ha năm 90 lên 16,4 tạ/ha năm 2005. Sản lượng lạc trên thế giới trong những năm gần đây liên tục tăng, sản lượng trung bình hàng năm thập kỷ 90 là 23,2 triệu tấn đến năm 2005 là 36,49 triệu tấn, tăng 13,29 triệu tấn (57%) so với những năm 90. Châu á sản lượng lạc tăng 104,69%. Tuy vậy, nghiên cứu tình hình sản xuất lạc trên thế giới cho thấy, sản lượng lạc được sản xuất ra hàng năm, chủ yếu do một số nước có sản lượng trên một triệu tấn/năm tạo ra là: ấn Độ (8,0 triệu ha), Trung Quốc (3,76 - 5,12 triệu ha), Mỹ (0,53 - 0,65 triệu ha), Trong số các nước trồng lạc thì ấn Độ, Trung Quốc, Nigieria, Mỹ và Inđônêxia là những nước có sản lượng lạc hàng năm cao nhất [19]. Ngô Thế Dân cho biết theo thống kê của Florkowski W.J (1994) [19], ấn Độ là quốc gia có diện tích trồng lạc đứng đầu thế giới (8,0 triệu ha), song lạc chủ yếu được trồng ở vùng khô hạn và bán khô hạn, nên năng suất lạc rất thấp (9,3 - 9,8 tạ/ha), thấp hơn năng suất trung bình của thế giới, sản lượng lạc hàng năm chỉ đạt 7,5 - 8,0 triệu tấn. Kinh nghiệm của ấn Độ cho thấy, nếu chỉ áp dụng giống mới mà vẫn áp dụng kỹ thuật canh tác cũ thì năng suất lạc chỉ tăng 20 - 43%. Nhưng khi áp dụng giống mới kết hợp với kỹ thuật canh tác tiến bộ đã làm tăng năng suất lạc từ 50 - 63% trên các ruộng trình diễn của nông dân [13]. Mỹ là nước có diện tích, năng suất lạc khá ổn định. Năng suất trung bình đạt 29,6 tạ/ha. Gấp 3 lần so với năng suất lạc của các nước khác, thập niên 80 diện tích trồng lạc của Mỹ là 0,597 triệu ha, năng suất đạt trung bình hàng năm là 27,9 tạ/ha, thập kỷ 90, diện tích hàng năm là 0,569 triệu ha, năng suất đạt 27,9 tạ/ha [19]. Năm năm gần đây diện tích trồng lạc là 0,58 triệu ha/năm, năng suất bình quân đạt 31,7 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình những năm 90 là 13,6%, đây là năng suất bình quân cao nhất thế giới. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do sự đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, đầu tư, thâm canh khác nhau, cũng như do các yếu tố kinh tế xã hội, yếu tố môi trường khác nhau chi phối. Khu vực Đông Nam á, diện tích trồng lạc không nhiều, chỉ chiếm 12,95% sản lượng lạc của châu á. Năng suất lạc ở Đông Nam á nhìn chung chưa cao, năng suất bình quân đạt 11,7 tạ/ha. Malayxia là nước có diện tích trồng lạc không nhiều, nhưng lại là nước có năng suất lạc cao nhất trong khu vực, trung bình đạt 23,3 tạ/ha. Về xuất khẩu lạc chỉ có 3 nước Thái Lan, Việt Nam và Inđônêxia. Trong đó Việt Nam là nước có khối lượng xuất khẩu lạc lớn nhất với 33,8 ngàn tấn (chiếm 45,13% khối lượng lạc xuất khẩu trong khu vực) [13]. Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất và sản lượng lạc của các nước còn rất lớn cần phải khai thác.Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới mới đạt 1,3 tấn/ha thì ở Trung Quốc trồng thử nghiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn/ha, cao hơn 9 lần so với năng suất bình quân của thế giới. Gần đây, tại viện Quốc tế nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) ấn Độ đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên các trạm trại nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4- 5 tấn/ ha. Trong khi cây lúa mì và lúa nước đã gần đạt tới trần và có xu hướng giảm dần ở nhiều vùng trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất còn cách rất xa so với tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của thế giới (Ngô Thế Dân và CS, 2000) [19]. ở ấn Độ, nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc đã thực hiện chương trình phát triển và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc nhằm giải quyết cơ bản vấn đề tự túc dầu ăn cho đất nước từ những năm 1980. Các kỹ thuật được nông dân áp dụng và chấp nhận phải là những kỹ thuật ít đòi hỏi đầu tư chi phí, dễ hiểu, dễ áp dụng và phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương. Vì vậy, ấn Độ rất quan tâm đến công tác nghiên cứu và thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật trồng lạc trên đồng ruộng với sự tham gia trực tiếp của nông dân. Phương pháp này đã đem lại hiệu quả ở ấn Độ và sau đó được nhiều nước khác ở châu á áp dụng trong trình diễn và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất (Ngô Thế Dân, 2000) [19] Trung Quốc là nước đứng thứ hai sau ấn Độ về diện tích trồng lạc với trên 3 triệu ha/năm, chiếm 16% tổng diện tích trồng lạc của cả thế giới. Nhiều năm nay, sản phẩm lạc của Trung Quốc là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu nổi tiếng trên thị trường thế giới. Trung Quốc cũng là nước gặt hái được nhiều thành tựu nhất trong phát triển sản xuất lạc, đặc biệt trong thập kỷ 90. Vào những năm 1960, năng suất lạc của Trung Quốc mới chỉ đạt 1,14 tấn/ha, năm 1970 là 1,21 tấn/ ha, năm 1980 là 1,78 tấn/ha, còn vào những năm 1990 năng suất lạc trung bình đạt 2,5 tấn/ ha. Năm 1994 năng suất trung bình lạc của Trung Quốc đã đạt 2,69 tấn/ha và năm 2000 năng suất là 3,0 tấn/ha. Tỉnh Sơn Đông là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất Trung Quốc chiếm 23% diện tích, 33% tổng sản lượng lạc của cả nước. Năng suất trung bình lạc ở Sơn Đông Trung Quốc cao hơn năng suất trung bình lạc của Trung Quốc là 34% theo USDA, FAS, 2000 [71]. Vậy yếu tố nào đã quyết định bước tiến nhảy vọt về năng suất và sản lượng lạc của Trung Quốc. Các nhà khoa học của Trung Quốc và thế giới đều khẳng định rằng thành tựu nói trên đạt được là nhờ chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc nhằm phát huy tiềm năng to lớn của cây lạc còn ít được khai thác trong sản xuất. Thật vậy, Trung Quốc là nước đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nhiều năm qua. Có tới 60 viện, trường và trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc triển khai các hướng nghiên cứu trên cây lạc. Trong giai đoạn 1982- 1995 đã có trên 82 giống mới có nhiều ưu điểm nổi bật như năng suất, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất thuận, thích ứng rộng, đã được chọn tạo và đưa ra sản xuất đại trà. Diện tích gieo trồng các giống lạc mới năng suất cao ở Trung Quốc đạt 90- 95% tổng diện tích lạc cả nước nhờ mạng lưới khuyến nông hoạt động rất có hiệu quả. Cùng thời gian này, nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm đạt năng suất cao đã được phát triển và áp dụng rộng rãi. Các biện pháp đó là cày sâu, bón phân cân đối, mật độ gieo trồng hợp lý, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp và đặc biệt kỹ thuật che phủ nilon được coi là cuộc cách mạng trắng góp phần tăng năng suất, sản lượng lạc của Trung Quốc. Trong những năm tới, chiến lược phát triển sản xuất lạc ở Trung Quốc là ổn định diện tích 4.2 triệu ha/năm, phấn đấu tăng năng suất lên trên 3,0 tấn/ha, sản lượng 13 triệu tấn/năm trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. Achentina cũng là một nước thành công trong nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất lạc. Trong suốt 50 năm (1932- 1982) năng suất lạc của Achentina chỉ ở mức khiêm tốn, trên dưới 700 kg lạc hạt tương đương 1,0 tấn lạc vỏ/ha. Vào thời gian này lạc ở Achentina chủ yếu được sử dụng để ép dầu, vì vậy hiệu quả kinh tế sản xuất lạc thấp. Đứng trước nhu cầu sản xuất lạc phục vụ công nghiệp mứt kẹo, Achentina đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để đạt chất lượng cao hơn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc của đất nước. Từ năm 1982 nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã được tăng cường. Năm 1991 năng suất lạc bình quân của Achentina đã đạt 2,0 tấn/ha, gấp 2 lần so với năm 1980. Các giống mới chất lượng cao được gieo trồng trên 70% diện tích lạc cả nước, đã đưa Achentina trở thành nước xuất khẩu lạc đứng thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc, mặc dù diện tích trồng lạc của nước này không lớn, chỉ khoảng 180.000 ha/ năm (Ngô Thế Dân và CS, 2000) [19]. Hàn Quốc là một nước khá phát triển ở châu á, nổi tiếng về đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trên cây lạc. Chương trình nghiên cứu khoa học trên cây lạc ở Hàn Quốc được tăng cường rất sớm, bắt đầu từ những năm 1960. Nhờ kết hợp giống mới, với biện pháp kỹ thuật che phủ nilon đến đầu những năm 1990 năng suất lạc của Hàn Quốc đã tăng gấp 4 lần so với năm 1960. Hiện nay trên những nông trại lớn của Hàn Quốc có sử dụng giống lạc mới và kỹ thuật tiến bộ, năng suất lạc đã đạt trên 6,0 tấn/ha. Những thông tin trên đây cho thấy, tất cả các nước đã thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc đều rất chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Tiềm năng to lớn của cây lạc trong sản xuất chỉ có thể được khơi dậy thông qua việc áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trên đồng ruộng. 2.3.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Những năm trước đây Việt Nam do còn thiếu về lương thực nên trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất cây lương thực, vì vậy cây lạc chưa được quan tâm chú trọng đúng, năng suất, sản lượng lạc thấp. Những năm gần đây do có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất hàng hoá đã góp phần thúc đẩy tăng về diện tích, năng suất và sản lượng lạc. Năm 2005 Việt Nam đứng thứ 12 về diện tích, đứng thứ 9 về sản lượng lạc trên thế giới. Theo Ngô Thế Dân và CS (2000) [19] thì sự biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lạc từ những năm 1970 đến nay như sau: Trong thập kỷ 70 diện tích lạc từ 97.100 ha giảm xuống còn 91.800 ha, giảm 5%, năng suất từ 10,3 tạ/ ha giảm xuống còn 8,8 tạ/ha, giảm 14,6%. Đến những năm 80 diện tích, năng suất và sản lượng bắt đầu tăng từ 97.100 ha lên 237.800 ha. Thập kỷ 90, trong vòng 10 năm, diện tích, năng suất và sản lượng tăng rất nhanh, riêng năng suất lạc tăng gần 30%. Diện tích lạc tăng mạnh nhất là giai đoạn 1990- 1995, diện tích 1991 đạt 210.900 ha thì năm 1995 đạt 259.900 ha, tăng 23,2%. Năm 1996- 2000 diện tích trồng lạc cũng có biến động, năm 2005 diện tích trồng lạc đạt 263.680 ha. Việt Nam, từ những năm 1980 sản xuất lạc có chiều hướng phát triển ngày càng tăng. Trong 10 năm từ 1981 đến năm 1990, diện tích lạc tăng bình quân 7% trên năm, sản lượng tăng 9% trên năm. Từ năm 1990 đến 1995, sản xuất lạc tăng về diện tích và sản lượng song năng suất vẫn còn thấp, chỉ đạt khoảng 1,0 tấn/ha. Nhưng những năm gần đây diện tích và sản lượng lạc tăng rõ rệt, năng suất đạt gần 1,5 tấn/ha. Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao năng suất lạc là do việc áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật. Từ năm 1990 đến nay công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc ở nước ta đã được quan tâm hơn trước. Các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp ngành, các dự án trong nước, quốc tế về nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên cây lạc đã được triển khai thu hút sự tham gia của một đội ngũ đông đảo các cán bộ nghiên cứu và khuyến nông trong cả nước. Phát triển cây lấy dầu, trong đó có cây lạc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là một trong những vấn đề trọng điểm trong chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của nước ta. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cây lạc đã được tăng cường. Thông qua chương trình hợp tác với ICRISAT và mạng lưới đậu đỗ và cây cốc châu á (CLAN), Việt Nam đã có điều kiện cử cán bộ nghiên cứu và khuyến nông đi đào tạo nâng cao trình độ, đồng thời tiếp thu được các thành tựu mới, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới và khu vực. Một số tiến bộ phổ biến của các nước đã được chọn lọc, thử nghiệm và ứng dụng đem lại hiệu quả ở Việt Nam. Dự án nghiên cứu thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật trồng lạc trên đồng ruộng nông dân giai đoạn 1990- 1995, thực hiện ở một số tỉnh trọng điểm trồng lạc ở Việt Nam đã được nông dân, cán bộ địa phương, mạng lưới CLAN và các nước trong khu vực đánh giá cao. Các yếu tố hạn chế chính đối với sản xuất lạc ở nước ta đã được xác định và trên cơ sở đó các hướng nghiên cứu chính nhằm đáp ứng yêu cầu của nông dân đã được xây dựng và thực hiện bước đầu đem lại hiệu quả rất đáng khích lệ như việc sử dụng tro dừa bón cho lạc, việc chọn tạo ra các giống kháng bệnh, chịu hạn. Theo Ngô Thế Dân và Nguyễn Thị Chinh một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc cũng đã được áp dụng như bón phân cân đối, mật độ gieo thích hợp, kỹ thuật che phủ nilon đã làm tăng năng suất lạc lên 30- 40% [19], [13] Nhiều mô hình thâm canh lạc đạt năng suất cao trên 3,0 tấn/ha đã được trình diễn trên đồng ruộng nông dân ở nhiều địa phương. Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta còn rất lớn. Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy trên diện tích rộng hàng chục ha, gieo trồng giống mới với các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nông dân có thể dễ dàng đạt năng suất lạc 4,0-5,0 tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất lạc bình quân trong sản xuất đại trà. Điều đó chứng tỏ rằng nếu các kỹ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ góp phần đáng kể trong việc tăng năng suất và sản lượng lạc ở nước ta. Vấn đề chính hiện nay là làm sao để các giống mới và các kỹ thuật tiên tiến đến được với nông dân và được nông dân chấp nhận. Nhà nước ta đã đề ra chỉ tiêu đưa diện tích cây lạc lên 400.000 ha, với năng suất bình quân 2,0 tấn/ha. Để đạt được mục tiêu đó, trước hết cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật một cách rộng rãi trong sản xuất. Trên cơ sở áp dụng hệ thống các giải pháp kỹ thuật tổng hợp, đồng bộ, tiếp thu kinh nghiệm của các nước, trong thời gian tới sản xuất lạc ở nước ta sẽ có điều kiện để đạt được những thành tựu mới, góp phần phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Trước thời kỳ đổi mới đất nước, nền nông nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, kém phát triển, còn là nước thiếu về lương thực, hầu hết diện tích gieo trồng cây hàng năm tập trung chủ yếu trồng cây lương thực do vậy diện tích lạc chưa được chú trọng, năng suất, sản lượng thấp. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là đổi mới về chính sách phát triển nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập trên diện tích gieo trồng thì cây lạc càng được quan tâm phát triển. Theo số liệu của tổng cục thống kê về diện tích, năng suất và sản lượng lạc giai đoạn 1995- 2006 cho thấy. Năm 1995 diện tích lạc là 259,9 nghìn ha, năm 1996 diện tích 262,8 nghìn ha tăng 2.800 ha. Năm 1997 diện tích giảm xuống còn 253,5 nghìn ha, giảm so với năm 1995 là 6.400 ha, năm 1998 diện tích lạc tăng lên 269.400 ha cao hơn năm 1995 là 9.500 ha, năm 1999 diện tích giảm mạnh 21.800 ha còn 247.600 ha. Năm 2000 diện tích tiếp tục giảm xuống còn 244.900 ha, năm 2001, 2002 và 2003 diện tích lạc dao động từ 243.800 ha đến 246.700 ha, năm có diện tích gieo trồng thấp nhất là 2003 diện tích 243.800 ha giảm hơn so với năm 1995 là 16.100 ha. Năm 2004 diện tích lạc tiếp tục được tăng lên 263.700 ha cao hơn so với năm 2003 là 19.900 ha năm 2005 diện tích tăng lên 269.600 ha cao hơn 9.700 ha, nhưng năm 2006 diện tích lại giảm xuống còn 249.300 ha. Nhìn chung diện tích lạc trong giai đoạn 1995- 2006 có sự biến động và thiếu tính ổn định do các nguyên nhân như thời tiết khí hậu, tình hình giá cả và tiêu thụ cũng làm ảnh hưởng đến diện tích trồng lạc qua các năm. Về năng suất lạc khác với diện tích, năng suất lạc tăng tương đối đều qua các năm và từ năm 1990, năng suất lạc đạt 10,6 tạ/ha/, năm 1995 sau 5 năm năng suất tăng lên 12,9 tạ/ha, tăng 21,7%, năm 2000 năng suất lạc đạt 14,5 tạ/ha, tăng 12,4% so với năm 1995. Năm 2005 năng suất lạc tiếp tục tăng và đạt 18,1 tạ/ha, tăng so với năm 2000 là 29,7% và tăng so với năm 1995 là 40,3%, so với năm 1990 là 70,8%. Năm 2006 năng suất lạc đạt 18,6 tạ/ha/, tăng so với 2005 là 2,8%. Như vậy trong vòng 16 năm từ năm 1990- 2007 diện tích biến động không đáng kể, nhưng năng suất lạc năm sau thường tăng cao hơn năm trước, từ 1990- 2006 năng suất tăng 75,5% so với năm 1990. Về phân bố, lạc được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Diện tích lạc chiếm 28% tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm (đay, cói, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá), tuy nhiên, có 6 vùng sản xuất chính như sau: Vùng Đồng bằng sông Hồng: lạc được trồng chủ yếu ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình với diện tích 31.400 ha, chiếm 29,3%. Vùng Đông Bắc: lạc được trồng chủ yếu ở Bắc Giang, Phú Thọ. Thái Nguyên với diện tích 31.000 ha, chiếm 28,9%. Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ là vùng trọng điểm lạc của các tỉnh phía Bắc với diện tích 74.000 ha (chiếm 30,5%), tập trung ở các tỉnh Thanh Hoá (16.800 ha), Nghệ An (22.600 ha), Hà Tĩnh (19.900 ha). Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: diện tích trồng 23.100 ha (chiếm 9,5%), được trồng tập trung ở 2 tỉnh Quảng Nam, Bình Định. Vùng Tây Nguyên: diện tích trồng Lạc 22.900 ha (chiếm 9,4%), chủ yếu ở tỉnh Đắc Lắc (18.200 ha). Vùng Đông Nam Bộ: lạc được trồng tập trung ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Dương với tổng diện tích 42.000 ha [13]. Trong vòng 10 năm qua, sản xuất lạc ở Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực về năng suất và sản lượng, nhưng diện tích trồng tăng không đáng kể. Tuy nhiên, diện tích lạc ở các tỉnh phía Bắc có xu hướng tăng dần từ 123,3 ngàn ha năm 1995 lên 250,0 ngàn ha năm 2003. ở các tỉnh phía Bắc, diện tích lạc tăng chủ yếu ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và Phú Thọ. Diện tích trồng lạc ở các tỉnh phía Nam giảm từ 133,6 ngàn ha năm 1995 xuống 98,5 ngàn ha năm 2003, diện tích giảm mạnh nhất ở tỉnh Tây Ninh (từ 41,1 ngàn ha năm 1995 xuống còn 19,8 ngàn ha năm 2003) và tiếp đó ở tỉnh Long An. Diện tích Lạc ở các tỉnh phía Nam giảm do cây ăn quả và cây cà phê phát triển ồ ạt. Năng suất lạc ở phía Bắc thường thấp hơn năng suất lạc ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bước đầu đã có một số tỉnh đạt năng suất lạc bình quân cao như: Nam Định 37,7 tạ/ha (nhờ áp dụng giống lạc mới và kỹ thuật che phủ nilon); Hưng Yên 27,7 tạ/ha; thành phố Hồ Chí Minh 28,7 tạ/ha; Trà Vinh 28,8 tạ/ha; Khánh Hoà 26,0 tạ/ha, Phú Thọ 15,74 tạ/ha. 2.3.3. Tình hình sản xuất lạc ở Phú Thọ Phú Thọ có diện tích đất tự nhiên của tỉnh 352.384 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp (nông lâm thuỷ sản) là 267.612 ha. Dân số 1.326.813 người, mật độ dân số bình quân 367,5 người/km2, tập trung ở 250 xã và 24 phường, thị trấn, trong đó có 50 xã đặc biệt khó khăn. Về lao động xã hội, tổng số lao động là 787.500 lao động, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 765.500, có khả năng lao động là 749.900 lao động, mất khả năng lao động là 15.600 lao động. Số người ngoài độ tuổi lao động là 37.600 người. Số lao động trong lĩnh vực nông lâm, thuỷ sản là 489.200 lao động, chiếm. 62,12 % tổng lao động [44]. Phú Thọ là tỉnh miền núi có các điều kiện tự nhiên và sinh thái phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển và nâng cao năng suất, sản lượng lạc. Kết hợp với điều kiện xã hội, là tỉnh đông dân cư, mật độ dân số tương đối cao (367,5 người/ km2), người dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời. Cây lạc là cây trồng chính cho thu nhập cao đã được nông dân quan tâm phát triển. Trước khi thực hiện cơ chế khoán 10, cây lạc được sản xuất tập trung ở các hợp tác xã, do vậy năng suất không cao. Từ khi thực hiện cơ chế khoán 10, người dân được làm chủ ruộng đất của mình và được chủ động trong sản xuất do vậy cây lạc được chú trọng hơn và là cây mang tính sản xuất hàng hoá sớm nhất trong số các cây trồng chính tại địa phương. Đặc biệt trong 10 năm trở lại (từ 1998 đến nay), diện tích lạc giữ ổn định trên 6000 ha, nhưng năng suất tăng lên đáng kể. Nếu năm 1998, năng suất lạc đạt 11,8 tạ/ha thì năm 2007 năng suất lạc tăng lên 15,74 tạ/ ha, tăng hơn 50% trong vòng 10 năm. Trong những năm gần đây do việc áp dụng giống mới và kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác sẽ hứa hẹn năng suất lạc tiếp tục tăng cao phù hợp với tiềm năng sẵn có và lợi thế của địa phương. 2.4. Một số nghiên cứu về lạc trên thế giới và Việt Nam 2.4.1. Những nghiên cứu về lạc trên thế giới 2.4.1.1 Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Mục tiêu chính của các nhà chọn tạo giống là tạo ra các giống có tiềm năng năng suất cao, thích ứng với các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau, các điều kiện đầu tư và canh tác khác nhau, kháng hoặc chống chịu với một số loại sâu bệnh hại chủ yếu. Vì lạc được trồng ở các hệ thống luân canh cây trồng và điêù kiện sinh thái khác nhau do vậy mục tiêu cụ thể trong công tác chọn tạo giống cũng luôn thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tiễn đạt ra. Để làm tốt công tác này, việc thu thập, đánh giá và bảo quản nguồn gen của cây lạc là việc làm rất quan trọng, đã được nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới làm tốt. ở Mỹ đã thu thập được gần 29.000 lượt mẫu (Bank, 1976), ở ấn Độ đã thu thập được 6.920 mẫu giống, ở Australia thu thập được gần 12.200 lượt mẫu giống, Trung Quốc là quốc gia có diện tích và năng suất lạc cao trên thế giới cũng đã thu được trên 6000 lượt mẫu giống từ các vùng khác nhau (liao Boshou, 1975). Viện nghiên cứu các cây trồng Quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) Hyderabat, ấn Độ đã được chỉ định thực hiện việc thu thập, đánh giá, bảo quản và phân phối các vật liệu di truyền cây lạc. Tại đây đang lưu giữ một tập đoàn lạc toàn cầu bao gồm trên 13.915 mẫu giống thu thập từ 89 nước trên thế giới (Mengesha, 1993). Toàn bộ số mẫu đó thuộc loại lạc trồng ngoài ra có khá nhiều loài dại cũng đang được bảo quản tai ICRISAT (Stalker & Moss, 1987) [19]. Một số loài đã được sử dụng như những loài cỏ gia súc (Prine, 1981) còn phần lớn được sử dụng trong các chương trình cải tiến giống theo các hướng kháng sâu bệnh, chống chịu với các điều kiện môi trường khó khăn như hạn, lạnh… hoặc cải tiến đặc tính quả, hạt (Guok, 1986). Các nước đang lưu giữ và bảo quản một số lượng lớn các mẫu giống lạc là Mỹ, Trung Quốc, Malawi, Indonexia. Tuy nhiên các tập đoàn này thường có các mẫu trùng lặp với tập đoàn quốc tế đang bảo quản tại ICRISAT, ấn Độ, số lượng mẫu giống đã thu thập được là rất lớn song thực tế vẫn còn thiếu nhiều so với tiềm năng. Nhiều vùng trồng lạc trên thế giới vẫn chưa tiến hành thu thập được, vì vậy IBPGR (Simpson, 1990) [69] đã cho rằng cần ưu tiên thu thập trong thời gian tới đối với cây lạc và các mẫu giống tại 8 quốc gia với 22 vùng. Nhờ công tác thu thập, đánh giá và bảo quản nguồn gen lạc tốt đã giúp các nhà chọn tạo giống chọn được nhiều giống có năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất lợi, phù hợp với các vùng sinh thái. ICRISAT đã tuyển chọn được các giống cho năng suất cao, kháng bệnh tốt như: ICGV- SM83005, ICGV-88438, ICGV86699 kháng bệnh gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn là giống ICGV- SM86715, ICGV87165 (Moss & cộng sự, 1998) [19] Theo Duan Shufen (1998) [64] cho biết ở Trung Quốc các nhà khoa học đã chọn tạo được nhiều giống mới bằng các phương pháp khác nhau như: đột biến sau khi lai, đột biến trực tiếp, lai đơn, lai kết hợp. Hơn 200 giống lạc đã được phát triển và phổ biến cho sản xuất từ những năm cuối của thập kỷ 50, với những giống có năng suất cao là Haihua 1, Xuzhou 68-4, hua 37 các giống có chất lượng tốt như Baisha 1016, Hua 11, Hua 17, Luhua 10 đưa vào sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Một số giống kháng cao với bệnh héo xanh vi khuẩn, gỉ sắt như Luhua 3, Zhonghua 2, Zhonghua 4, Yueyou 92 đã được sử dụng rộng rãi ở các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Viện nghiên cứu lạc tỉnh Sơn Đông đã chọn được một số giống mới có năng suất cao là Luhua 6, Luhua 8, Luhua 9, 1830, đạt năng suất 50- 75 tạ/ha. Viện cây lấy dầu Vũ Hán đã lai tạo được giống Zhoghua No4 chín sớm và có năng suất cao. Trong những năm 1980, các giống chín sớm với những đặc tính nông học tốt như Shan you 116, Yue suan 58, Yue you 92 đã thay thế những giống thuộc loại chín trung bình Spanish, Virginia ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Quốc [19]. Mỹ là một nước không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ cấu giống lạc và đã chọn tạo được nhiều giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như: giống lai F2VA93B chín sớm, hạt to, năng suất cao, giống Florigant được trồng rộng rãi ở nhiều vùng ở nước Mỹ, VGP9 có khả năng kháng bệnh thối trắng thân, bệnh thối quả (Cofelt và cộng sự 1994). Giống NC12C là giống hạt to, có khả năng kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn, năng suất cao 30 – 50 tạ/ha. ấn Độ cũng là một nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác chọn giống. Trong chương trình hợp tác với ICRISAT, bằng con đường thử nghiệm các giống lạc của ICRISAT, ấn Độ đã phân lập và phát triển được giống lạc chín sớm phục vụ rộng rãi trong sản xuất, đó là BSR (D.Sudhakar và CS, 1995) [19]. Một số nước khác trồng lạc trên thế giới đã chọn tạo được nhiều giống lạc có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được với một số loại sâu bệnh như Inđônêxia đã chọn tạo được giống Mahesa, Badak, Brawar và Komdo có năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm và kháng sâu bệnh. ở Thái Lan đã chọn tạo và đưa vào sản xuất các giống Khon Kean 60-3; Khon Kean 60- 2; Khon Kean 60 – 1 và Tainan 9 có năng suất cao, chín sớm, chịu hạn, kháng sâu bệnh đốm lá, gỉ sắt có kích thước hạt lớn (Sanun Jognog và CS, 1996) [68]. Còn ở Hàn Quốc đã chọn tạo được giống ICGS năng suất đạt tới 56 tạ/ha.Philippin đã chọn tạo được một số giống UPLPN06; UPLP N08 và BPIP N02, các giống này đều kháng với bệnh đốm lá muộn và gỉ sắt, đều có kích thước hạt lớn đồng thời có 2- 3 hạt trên quả rất phù hợp cho sử dụng gia đình (Perdido V.C and E.L. Lopez, 1996) [66]. 2.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 2.4.2.1. Những nghiên cứu về giống Theo Ngô Thế Dân và cộng sự thì ở Việt Nam công tác thu thập và bảo quản sử dụng tập đoàn lạc đã được tiến hành từ rất lâu ở các trường Đại học Nông nghiệp, các trung tâm và các viện nghiên cứu, nhưng không mang tính hệ thống. Đến những năm 1980, Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Việt Xô thuộc viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thu thập, nhập nội một cách có hệ thống các giống cây trồng trong đó có cây lạc. Số lượng mẫu giống trong tập đoàn lạc lên tới 1.271 (Trần Đình Long &CTV, 1991) [41]. Trong đó có 100 giống địa phương và 1.171 mẫu giống nhập nội từ 40 nước trên thế giới. Từ năm 1990- 2000 Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ viện KHKTNN Việt Nam đã nhập trên 1894 mẫu giống từ ICRSAT ấn Độ để đánh giá, chọn lọc. 250 mẫu giống đã và đang được nghiên cứu tại viện KHNN Miền Nam, trong số đó 150 mẫu nhập từ Viện nghiên cứu Vavilop (VIR), 24 mẫu từ ICRISAT (Phạm Ngọc Quý, 1990). Tại Viện nghiên cứu cây có dầu miền Nam, 433 mẫu thuộc 8 nhóm giống như ngắn ngày, trung ngày, bánh kẹo, kháng bệnh lá, bệnh héo xanh vi khuẩn đã được nhập nội để khảo sát, đánh giá (Ngô Thị Lâm Giang, 1998) [28]. Ngoài các cơ quan trên Viện nghiên cứu ngô, Viện Di truyền nông nghiệp, trường Đại học NNI đang lưu giữ những tập đoàn công tác để phục vụ cho công tác cải tiến giống. 2.4.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật che phủ nilon cho lạc Kế thừa các kết quả nghiên cứu của Nhật Bản, kỹ thuật che phủ nilon cho lạc đã được đưa vào nghiên cứu ở Trung Quốc từ năm 1978, năm 1984, kết quả khảo nghiệm trên 16 tỉnh thành đã cho năng suất bình quân từ 37- 45 tạ/ha. Ước tính đến năm 1995, diện tích trồng lạc có che phủ nilon đã chiếm tới 80 – 90%, diện tích trồng lạc._.95989 SE(N= 7) 0.382665E-01 0.650645E-01 0.604304E-01 5%LSD 12DF 0.117912 0.200486 0.186207 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CSDTL 13/ 9/ 8 3:14 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 Chi so dien tich la cua cac giong thi nghiem F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | RH 21 2.4464 0.58227 0.10124 4.1 0.0000 0.9631 HR 21 4.9452 0.32526 0.17214 3.5 0.0006 0.3639 QC 21 3.0037 0.33811 0.15988 5.3 0.0002 0.6339 BALANCED ANOVA FOR VARIATE RH FILE TLCK 13/ 9/ 8 8:16 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Tich luy chat kho cua cac giong VARIATE V003 RH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 13.5895 2.26492 15.92 0.000 3 2 NL 2.232381 .116191 0.82 0.468 3 * RESIDUAL 12 1.70762 .142302 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 15.5295 .776476 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HTQ FILE TLCK 13/ 9/ 8 8:16 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Tich luy chat kho cua cac giong VARIATE V004 HTQ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 15.0162 2.50270 3.02 0.049 3 2 NL 2 1.27623 .638115 0.77 0.488 3 * RESIDUAL 12 9.95497 .829581 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 26.2474 1.31237 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TH FILE TLCK 13/ 9/ 8 8:16 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Tich luy chat kho cua cac giong VARIATE V005 TH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 621.305 103.551 45.51 0.000 3 2 NL 2 8.98666 4.49333 1.97 0.180 3 * RESIDUAL 12 27.3067 2.27556 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 657.598 32.8799 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLCK 13/ 9/ 8 8:16 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 Tich luy chat kho cua cac giong MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS RH HTQ TH SL75/23(éC) 3 5.10000 9.27333 38.2333 S12 3 4.80000 8.74667 51.6333 L14 3 4.00000 7.80000 34.4000 MD7 3 4.06667 7.95333 41.4000 L08 3 5.40000 9.30667 45.3000 CT1 3 6.26667 10.0533 38.0000 D43 3 3.93333 7.64667 45.9000 SE(N= 3) 0.217793 0.525858 0.870930 5%LSD 12DF 0.671095 1.62035 2.68363 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS RH HTQ TH 1 7 4.92857 8.50286 43.0000 2 7 4.78571 8.51429 41.9429 3 7 4.67143 9.03143 41.4286 SE(N= 7) 0.142579 0.344255 0.570158 5%LSD 12DF 0.439335 1.06077 1.75685 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TLCK 13/ 9/ 8 8:16 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 Tich luy chat kho cua cac giong F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | RH 21 4.7952 0.88118 0.37723 7.9 0.0001 0.4682 HTQ 21 8.6829 1.1456 0.91081 10.5 0.0490 0.4884 TH 21 42.124 5.7341 1.5085 3.6 0.0000 0.1803 BALANCED ANOVA FOR VARIATE RH FILE TSNSAN 13/ 9/ 8 8:24 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Tong so not san VARIATE V003 RH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 529.283 88.2138 4.96 0.009 3 2 NL 2 3.36380 1.68190 0.09 0.910 3 * RESIDUAL 12 213.403 17.7836 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 746.050 37.3025 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HTQ FILE TSNSAN 13/ 9/ 8 8:24 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Tong so not san VARIATE V004 HTQ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 3659.21 609.869 6.49 0.003 3 2 NL 2 336.226 168.113 1.79 0.208 3 * RESIDUAL 12 1128.44 94.0368 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 5123.88 256.194 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TH FILE TSNSAN 13/ 9/ 8 8:24 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Tong so not san VARIATE V005 TH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 3694.13 615.688 4.97 0.009 3 2 NL 2 352.683 176.341 1.42 0.279 3 * RESIDUAL 12 1486.44 123.870 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 5533.25 276.662 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TSNSAN 13/ 9/ 8 8:24 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 Tong so not san MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS RH HTQ TH SL75/23(éC) 3 30.5000 88.9333 86.7333 S12 3 37.8000 113.767 110.533 L14 3 39.7000 92.4000 91.2000 MD7 3 42.6667 131.300 130.033 L08 3 31.3667 109.000 107.200 CT1 3 37.3667 112.567 110.700 D43 3 27.9667 103.833 101.300 SE(N= 3) 2.43472 5.59871 6.42572 5%LSD 12DF 7.50220 17.2515 19.7998 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS RH HTQ TH 1 7 35.7857 102.043 99.6000 2 7 35.4143 108.500 107.986 3 7 34.8143 111.657 108.571 SE(N= 7) 1.59390 3.66522 4.20662 5%LSD 12DF 4.91134 11.2938 12.9620 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TSNSAN 13/ 9/ 8 8:24 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 Tong so not san F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | RH 21 35.338 6.1076 4.2171 11.9 0.0092 0.9099 HTQ 21 107.40 16.006 9.6973 9.0 0.0032 0.2082 TH 21 105.39 16.633 11.130 10.6 0.0091 0.2787 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TT FILE NSTAN 13/ 9/ 8 3:20 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Nang suat thuc thu VARIATE V003 TT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 317.359 52.8932 39.36 0.000 3 2 NL 2 4.40667 2.20333 1.64 0.234 3 * RESIDUAL 12 16.1267 1.34389 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 337.892 16.8946 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSTAN 13/ 9/ 8 3:20 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Nang suat thuc thu MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS TT SL75/23(éC) 3 28.0333 S12 3 29.1000 L14 3 32.5333 MD7 3 34.0333 L08 3 26.0333 CT1 3 37.8333 D43 3 27.7000 SE(N= 3) 0.669301 5%LSD 12DF 2.06234 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS TT 1 7 30.4143 2 7 30.4429 3 7 31.4000 SE(N= 7) 0.438160 5%LSD 12DF 1.35012 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSTAN 13/ 9/ 8 3:20 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Nang suat thuc thu F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TT 21 30.752 4.1103 1.1593 3.8 0.0000 0.2340 BALANCED ANOVA FOR VARIATE RH FILE DTL 14/ 9/ 8 2:30 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Dien tich la o cac thoi vu VARIATE V004 RH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TVU$ 3.447868 .149289 23.78 0.001 5 2 CPKCP$ 1.107231E-01.107231E-01 0.33 0.589 6 3 NL 2.860440E-01.430220E-01 1.31 0.324 6 4 TVU$*CPKCP$ 3.161743E-01.539143E-02 0.16 0.917 6 5 error(a) 6.376614E-01.627690E-02 0.19 0.970 6 * RESIDUAL 8.263441 .329302E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23.861912 .374745E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE LQ FILE DTL 14/ 9/ 8 2:30 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Dien tich la o cac thoi vu VARIATE V005 LQ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TVU$ 3 1.54154 .513848 2.44 0.162 5 2 CPKCP$ 1.110643E-01.110643E-01 0.60 0.467 6 3 NL 2 1.12340 .561701 30.25 0.000 6 4 TVU$*CPKCP$ 3.106800E-01.355999E-02 0.19 0.899 6 5 error(a) 6 1.26468 .210780 11.35 0.002 6 * RESIDUAL 8.148568 .185710E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 4.09994 .178258 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TH FILE DTL 14/ 9/ 8 2:30 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Dien tich la o cac thoi vu VARIATE V006 TH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TVU$ 3.310740 .103580 2.19 0.190 5 2 CPKCP$ 1.596167E-01.596167E-01 2.90 0.125 6 3 NL 2.275878 .137939 6.70 0.020 6 4 TVU$*CPKCP$ 3.601560E-01.200520E-01 0.97 0.453 6 5 error(a) 6.283961 .473269E-01 2.30 0.137 6 * RESIDUAL 8.164642 .205803E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1.15499 .502172E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DTL 14/ 9/ 8 2:30 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 Dien tich la o cac thoi vu MEANS FOR EFFECT TVU$ ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ NOS RH LQ TH 1 6 2.04789 5.00002 3.20623 2 6 2.19340 5.20917 3.43540 3 6 2.42480 5.67197 3.37978 4 6 2.27840 5.45882 3.51639 SE(N= 6) 0.323442E-01 0.187430 0.888134E-01 5%LSD 6DF 0.111884 0.648350 0.307220 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CPKCP$ ------------------------------------------------------------------------------- CPKCP$ NOS RH LQ TH 1 12 2.25726 5.35646 3.43429 2 12 2.21499 5.31352 3.33461 SE(N= 12) 0.523849E-01 0.393394E-01 0.414128E-01 5%LSD 8DF 0.170822 0.128282 0.135043 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS RH LQ TH 1 8 2.19941 5.54058 3.42227 2 8 2.32056 5.42844 3.23838 3 8 2.18840 5.03595 3.49269 SE(N= 8) 0.641582E-01 0.481807E-01 0.507201E-01 5%LSD 8DF 0.209213 0.157112 0.165393 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT TVU$*CPKCP$ ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ CPKCP$ NOS RH LQ TH 1 1 3 2.09239 4.99379 3.21201 1 2 3 2.00339 5.00625 3.20044 2 1 3 2.23034 5.22163 3.56178 2 2 3 2.15647 5.19671 3.30902 3 1 3 2.45017 5.70045 3.44252 3 2 3 2.39944 5.64349 3.31703 4 1 3 2.25615 5.50999 3.52084 4 2 3 2.30065 5.40764 3.51194 SE(N= 3) 0.104770 0.786788E-01 0.828256E-01 5%LSD 8DF 0.341644 0.256564 0.270086 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT error(a) ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ NL NOS RH LQ TH 1 1 2 1.99449 4.82469 3.20000 1 2 2 2.18540 5.13842 3.25473 1 3 2 1.96378 5.03695 3.16395 2 1 2 2.12799 5.34667 3.57113 2 2 2 2.22011 5.40007 3.27209 2 3 2 2.23212 4.88076 3.46299 3 1 2 2.40033 6.08226 3.37354 3 2 2 2.52315 5.48151 3.22135 3 3 2 2.35093 5.45214 3.54443 4 1 2 2.27484 5.90871 3.54443 4 2 2 2.35361 5.69378 3.20534 4 3 2 2.20676 4.77396 3.79941 SE(N= 2) 0.128316 0.963614E-01 0.101440 5%LSD 8DF 0.418427 0.314225 0.330786 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DTL 14/ 9/ 8 2:30 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 Dien tich la o cac thoi vu F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TVU$ |CPKCP$ |NL |TVU$*CPK|error(a)| (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | |CP$ | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | RH 24 2.2361 0.19358 0.18147 8.1 0.0014 0.5888 0.3235 0.9173 0.9697 LQ 24 5.3350 0.42221 0.13628 2.6 0.1623 0.4673 0.0003 0.8989 0.0019 TH 24 3.3844 0.22409 0.14346 4.2 0.1900 0.1247 0.0196 0.4526 0.1366 BALANCED ANOVA FOR VARIATE RH FILE CKHO 14/ 9/ 8 2:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 TICH LUY CHAT KHO O CAC CONG THUC VARIATE V004 RH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TVU$ 3.352046 .117349 1.81 0.246 5 2 CPKCP$ 1.198375E-01.198375E-01 0.85 0.385 6 3 NL 2.630332E-01.315166E-01 1.36 0.311 6 4 TVU$*CPKCP$ 3.354584E-02.118195E-02 0.05 0.983 6 5 error(a) 6.389767 .649611E-01 2.80 0.090 6 * RESIDUAL 8.185667 .232083E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1.01390 .440824E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DQ FILE CKHO 14/ 9/ 8 2:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 TICH LUY CHAT KHO O CAC CONG THUC VARIATE V005 DQ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TVU$ 3 7.89181 2.63060 2.23 0.186 5 2 CPKCP$ 1 1.24670 1.24670 2.19 0.175 6 3 NL 2 13.4622 6.73111 11.83 0.004 6 4 TVU$*CPKCP$ 3 1.48661 .495538 0.87 0.497 6 5 error(a) 6 7.09207 1.18201 2.08 0.167 6 * RESIDUAL 8 4.55323 .569154 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 35.7327 1.55359 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TH FILE CKHO 14/ 9/ 8 2:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 TICH LUY CHAT KHO O CAC CONG THUC VARIATE V006 TH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TVU$ 3 659.169 219.723 58.11 0.000 5 2 CPKCP$ 1 1122.03 1122.03 346.41 0.000 6 3 NL 2 15.6915 7.84573 2.42 0.150 6 4 TVU$*CPKCP$ 3 663.887 221.296 68.32 0.000 6 5 error(a) 6 22.6887 3.78145 1.17 0.408 6 * RESIDUAL 8 25.9124 3.23905 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 2509.38 109.104 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CKHO 14/ 9/ 8 2:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 TICH LUY CHAT KHO O CAC CONG THUC MEANS FOR EFFECT TVU$ ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ NOS RH DQ TH 1 6 4.05833 6.87000 40.3067 2 6 4.14167 6.94167 45.7233 3 6 4.28000 7.58167 54.3583 4 6 3.94833 5.97167 50.3383 SE(N= 6) 0.104052 0.443849 0.793877 5%LSD 6DF 0.359933 1.53535 2.74615 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CPKCP$ ------------------------------------------------------------------------------- CPKCP$ NOS RH DQ TH 1 12 4.13583 7.06917 54.5192 2 12 4.07833 6.61333 40.8442 SE(N= 12) 0.439776E-01 0.217783 0.519539 5%LSD 8DF 0.143406 0.710169 1.69416 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS RH DQ TH 1 8 4.16625 6.38125 48.7900 2 8 4.04125 6.24500 47.3713 3 8 4.11375 7.89750 46.8838 SE(N= 8) 0.538613E-01 0.266729 0.636303 5%LSD 8DF 0.175636 0.869776 2.07492 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT TVU$*CPKCP$ ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ CPKCP$ NOS RH DQ TH 1 1 3 4.09000 6.70000 39.2133 1 2 3 4.02667 7.04000 41.4000 2 1 3 4.17667 7.36667 59.4300 2 2 3 4.10667 6.51667 32.0167 3 1 3 4.32000 7.78667 61.7067 3 2 3 4.24000 7.37667 47.0100 4 1 3 3.95667 6.42333 57.7267 4 2 3 3.94000 5.52000 42.9500 SE(N= 3) 0.879552E-01 0.435566 1.03908 5%LSD 8DF 0.286813 1.42034 3.38833 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT error(a) ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ NL NOS RH DQ TH 1 1 2 4.05000 7.06000 40.9650 1 2 2 4.02000 5.94500 41.3200 1 3 2 4.10500 7.60500 38.6350 2 1 2 4.15000 6.25500 46.7050 2 2 2 3.91000 6.21500 43.7950 2 3 2 4.36500 8.35500 46.6700 3 1 2 4.54000 5.99500 54.9500 3 2 2 4.23000 7.72000 54.9200 3 3 2 4.07000 9.03000 53.2050 4 1 2 3.92500 6.21500 52.5400 4 2 2 4.00500 5.10000 49.4500 4 3 2 3.91500 6.60000 49.0250 SE(N= 2) 0.107723 0.533458 1.27261 5%LSD 8DF 0.351273 1.73955 4.14984 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CKHO 14/ 9/ 8 2:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 TICH LUY CHAT KHO O CAC CONG THUC F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TVU$ |CPKCP$ |NL |TVU$*CPK|error(a)| (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | |CP$ | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | RH 24 4.1071 0.20996 0.15234 3.7 0.2460 0.3853 0.3111 0.9833 0.0900 DQ 24 6.8413 1.2464 0.75442 11.0 0.1855 0.1750 0.0043 0.4969 0.1667 TH 24 47.682 10.445 1.7997 3.8 0.0002 0.0000 0.1496 0.0000 0.4078 BALANCED ANOVA FOR VARIATE RH1 FILE NSAN 14/ 9/ 8 2:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 TONG SO NOT SAN O CAC THOI VU VARIATE V004 RH1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 error(a) 3 14.1746 4.72486 4.74 0.051 5 2 CPKCP$ 1 1.00042 1.00042 1.97 0.197 6 3 NL 2 166.263 83.1317 163.40 0.000 6 4 TVU$*CPKCP$ 3 4.12459 1.37486 2.70 0.116 6 5 TVU$*NL 6 5.98667 .997778 1.96 0.185 6 * RESIDUAL 8 4.07000 .508750 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 195.620 8.50520 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE LQ1 FILE NSAN 14/ 9/ 8 2:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 TONG SO NOT SAN O CAC THOI VU VARIATE V005 LQ1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 error(a) 3 95.6712 31.8904 3.10 0.111 5 2 CPKCP$ 1 26.6705 26.6705 2.85 0.127 6 3 NL 2 377.751 188.875 20.17 0.001 6 4 TVU$*CPKCP$ 3 13.9646 4.65487 0.50 0.697 6 5 TVU$*NL 6 61.7324 10.2887 1.10 0.438 6 * RESIDUAL 8 74.9300 9.36625 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 650.719 28.2922 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TH1 FILE NSAN 14/ 9/ 8 2:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 TONG SO NOT SAN O CAC THOI VU VARIATE V006 TH1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 error(a) 3 1466.76 488.921 26.70 0.001 5 2 CPKCP$ 1 835.440 835.440 24.37 0.001 6 3 NL 2 25.5033 12.7517 0.37 0.704 6 4 TVU$*CPKCP$ 3 10.1700 3.39001 0.10 0.958 6 5 TVU$*NL 6 109.857 18.3094 0.53 0.770 6 * RESIDUAL 8 274.200 34.2750 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 2721.93 118.345 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSAN 14/ 9/ 8 2:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 TONG SO NOT SAN O CAC THOI VU MEANS FOR EFFECT error(a) ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ NOS RH1 LQ1 TH1 1 6 42.0333 129.967 115.250 2 6 42.4500 130.867 122.633 3 6 43.3167 135.133 135.667 4 6 41.1833 131.017 130.917 SE(N= 6) 0.407794 1.30950 1.74688 5%LSD 6DF 1.41063 4.52977 6.04272 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CPKCP$ ------------------------------------------------------------------------------- CPKCP$ NOS RH1 LQ1 TH1 1 12 42.0417 130.692 132.017 2 12 42.4500 132.800 120.217 SE(N= 12) 0.205903 0.883471 1.69004 5%LSD 8DF 0.671427 2.88091 5.51107 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS RH1 LQ1 TH1 1 8 45.6125 127.675 127.375 2 8 41.9375 137.125 126.125 3 8 39.1875 130.438 124.850 SE(N= 8) 0.252178 1.08203 2.06987 5%LSD 8DF 0.822327 3.52838 6.74965 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT TVU$*CPKCP$ ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ CPKCP$ NOS RH1 LQ1 TH1 1 1 3 41.7667 129.700 122.000 1 2 3 42.3000 130.233 108.500 2 1 3 42.3000 130.067 128.933 2 2 3 42.6000 131.667 116.333 3 1 3 43.7000 134.300 141.067 3 2 3 42.9333 135.967 130.267 4 1 3 40.4000 128.700 136.067 4 2 3 41.9667 133.333 125.767 SE(N= 3) 0.411805 1.76694 3.38009 5%LSD 8DF 1.34285 5.76182 11.0221 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT TVU$*NL ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ NL NOS RH1 LQ1 TH1 1 1 2 45.2500 124.900 117.000 1 2 2 41.5000 134.400 112.000 1 3 2 39.3500 130.600 116.750 2 1 2 45.7500 127.000 123.000 2 2 2 41.6500 134.000 121.000 2 3 2 39.9500 131.600 123.900 3 1 2 46.4500 131.900 137.000 3 2 2 43.0000 142.600 137.900 3 3 2 40.5000 130.900 132.100 4 1 2 45.0000 126.900 132.500 4 2 2 41.6000 137.500 133.600 4 3 2 36.9500 128.650 126.650 SE(N= 2) 0.504356 2.16405 4.13975 5%LSD 8DF 1.64465 7.05676 13.4993 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSAN 14/ 9/ 8 2:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 TONG SO NOT SAN O CAC THOI VU F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |error(a)|CPKCP$ |NL |TVU$*CPK|TVU$*NL | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | |CP$ | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | RH1 24 42.246 2.9164 0.71327 1.7 0.0509 0.1966 0.0000 0.1156 0.1854 LQ1 24 131.75 5.3190 3.0604 2.3 0.1107 0.1275 0.0009 0.6968 0.4381 TH1 24 126.12 10.879 5.8545 4.6 0.0011 0.0012 0.7040 0.9576 0.7704 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NANGS 13/ 9/ 8 3:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 NANG SUAT THUC THU VARIATE V004 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 error(a) 3 61.1250 20.3750 5.49 0.038 5 2 CPKCP$ 1 63.3750 63.3750 32.36 0.001 6 3 NL 2 4.08333 2.04167 1.04 0.398 6 4 TVU$*CPKCP$ 3 8.45833 2.81944 1.44 0.302 6 5 TVU$*NL 6 22.2500 3.70833 1.89 0.198 6 * RESIDUAL 8 15.6667 1.95833 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 174.958 7.60688 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NANGS 13/ 9/ 8 3:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 NANG SUAT THUC THU MEANS FOR EFFECT error(a) ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ NOS NSTT 1 6 30.6667 2 6 34.5000 3 6 34.5000 4 6 32.5000 SE(N= 6) 0.786165 5%LSD 6DF 2.71947 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CPKCP$ ------------------------------------------------------------------------------- CPKCP$ NOS NSTT 1 12 34.6667 2 12 31.4167 SE(N= 12) 0.403973 5%LSD 8DF 1.31732 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSTT 1 8 32.5000 2 8 33.1250 3 8 33.5000 SE(N= 8) 0.494764 5%LSD 8DF 1.61338 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT TVU$*CPKCP$ ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ CPKCP$ NOS NSTT 1 1 3 32.3333 1 2 3 29.0000 2 1 3 37.0000 2 2 3 32.0000 3 1 3 35.3333 3 2 3 33.6667 4 1 3 34.0000 4 2 3 31.0000 SE(N= 3) 0.807946 5%LSD 8DF 2.63463 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT TVU$*NL ------------------------------------------------------------------------------- TVU$ NL NOS NSTT 1 1 2 29.5000 1 2 2 30.5000 1 3 2 32.0000 2 1 2 35.0000 2 2 2 33.5000 2 3 2 35.0000 3 1 2 32.5000 3 2 2 36.5000 3 3 2 34.5000 4 1 2 33.0000 4 2 2 32.0000 4 3 2 32.5000 SE(N= 2) 0.989528 5%LSD 8DF 3.22675 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NANGS 13/ 9/ 8 3:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 NANG SUAT THUC THU F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |error(a)|CPKCP$ |NL |TVU$*CPK|TVU$*NL | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | |CP$ | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | NSTT 24 33.042 2.7581 1.3994 4.2 0.0378 0.0005 0.3977 0.3017 0.1976 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan