Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa: ... Ebook Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa

doc112 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------&---------- PHẠM VĂN TIỀM NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG BRAHMAN NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH MÔNCAĐA LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã số: 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học : TS. LÊ VĂN THÔNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các tài liệu tham khảo trích dẫn trong Luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ thực tế và đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày..... tháng..... năm 2009 Tác giả luận văn Phạm Văn Tiềm LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Lê Văn Thông, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Lãnh đạo và tập thể các thầy cô trong Viện sau đại học, Các thầy cô trong Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản; các thầy cô trong Bộ môn chăn nuôi Chuyên khoa - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dạy dỗ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin trân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2009 Tác giả luận văn Phạm Văn Tiềm MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Tên viết tắt Tên viết đầy đủ A Hoạt lực tinh trùng C Nồng độ tinh trùng CS Cộng sự FSH Follicle Stimulating Hormone g gram K Tinh trùng kỳ hình KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm LH Luteinizing Hormone SE Standard error PTNT Phát triển Nông thôn TCN Tiêu chuẩn ngành TC Tiêu chuẩn V Thể tích tinh dịch VAC Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá hoạt lực tinh trùng 43 Bảng 4.1. Thể tích tinh dịch của bò đực giống Brahman .. 47 Bảng 4.2. Thể tích tinh dịch của bò đực giống Brahman theo mùa vụ 49 Bảng 4.3. Tần suất xuất hiện màu sắc tinh dịch của bò đực giống Brahman 51 Bảng 4.4. Nồng độ tinh trùng của bò đực giống Brahman 52 Bảng 4.5. Nồng độ tinh trùng của bò đực giống Brahman theo mùa vụ 55 Bảng 4.6. Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống Brahman... 57 Bảng 4.7. Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống Brahman theo mùa vụ .... 59 Bảng 4.8. pH tinh dịch của bò đực giống Brahman 61 Bảng 4.9. pH tinh dịch của bò đực giống Brahman theo mùa vụ 63 Bảng 4.10. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống Brahman.... 65 Bảng 4.11. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống Brahman theo mùa vụ 66 Bảng 4.12. Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực giống Brahman 68 Bảng 4.13. Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực giống Brahman theo mùa vụ ............69 Bảng 4.14. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/ lần khai thác của bò đực giống Brahman 71 Bảng 4.15. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/ lần khai thác của bò đực giống Brahman theo mùa vụ 73 Bảng 4.16. Tỷ lệ lấy tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực giống Brahman 75 Bảng 4.17. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác đạt tiêu chuẩn của bò đực giống Brahman ... 77 Bảng 4.18. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống Brahman.... 78 Bảng 4.19. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống Brahman theo mùa vụ ........ 81 Bảng 4.20. Kết quả sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của bò đực giống Brahman 84 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Giải phẫu định vị các cơ quan sinh dục của bò đực 6 Hình 2.2. Mặt cắt dịch hoàn và phụ dịch hoàn bò đực 7 Hình 2.3. Sơ đồ hình thành tinh trùng 11 Hình 2.4. Quá trình tạo hình tinh trùng .. 13 Hình 2.5. Cấu trúc của tinh trùng bò .. 14 Hình 2.6. Các dạng kỳ hình của tinh trùng bò 20 Hình 2.7. Quá trình đông lạnh dung dịch....... 25 Hình 2.8. Đông lạnh nước muối sinh lý .. 26 Hình 2.9. Ảnh hưởng của glycerol trong dung dịch NaCl so với nồng độ NaCl trong dung dịch còn lại khi dung dịch NaCl (0,15M) được đông lạnh 32 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1. Sơ đồ nghiên cứu của đề tài 42 Biểu đồ 4.1. Thể tích tinh dịch của bò đực giống Brahman 48 Biểu đồ 4.2. Thể tích tinh dịch của bò đực giống Brahman theo mùa vụ.. 50 Biểu đồ 4.3. Nồng độ tinh trùng của bò đực giống Brahman 54 Biểu đồ 4.4. Nồng độ tinh trùng của bò đực giống Brahman theo mùa vụ... 56 Biểu đồ 4.5. Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống Brahman .. 58 Biểu đồ 4.6. Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống Brahman theo mùa vụ ... 60 Biểu đồ 4.7. pH tinh dịch của bò đực giống Brahman 62 Biểu đồ 4.8. pH tinh dịch của bò đực giống Brahman theo mùa vụ 64 Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống Brahman .... 65 Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực giống Brahman .. 69 Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực giống Brahman theo mùa vụ ... 70 Biểu đồ 4.12. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/ lần khai thác của bò đực giống Brahman 72 Biểu đồ 4.13. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/ lần khai thác của bò đực giống Brahman theo mùa vụ .. 74 Biểu đồ 4.14. Tỷ lệ lấy tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực giống Brahman 75 Biểu đồ 4.15. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống Brahman 79 Biểu đồ 4.16. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống Brahman theo mùa vụ 82 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, nhu cầu thực phẩm thịt, trứng, sữa ngày càng tăng không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao về số lượng và chất lượng thịt, sữa, đồng thời cạnh tranh trong xu thế hội nhập WTO, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng phải đẩy mạnh và phát triển cả quy mô số lượng và chất lượng. Nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020” tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008, với mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng ngày càng cao trong nước và tiến tới xuất khẩu. Đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2010 đạt 32%, 2015 đạt 38% và 2020 đạt trên 42% trong đó đàn bò sữa đến năm 2020 tăng bình quân trên 11% năm đạt khoảng 500 ngàn con và 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh. Đàn bò thịt đến năm 2020 tăng bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó bò lai đạt trên 50% (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008)[8] Theo di truyền mỗi cá thể bò bố và bò mẹ sẽ truyền nguồn gen cho thế hệ sau là 50% từ bố và 50% từ mẹ. Một bò cái tốt, một năm chỉ có thể cho ra đời 01 bê nhưng một bò đực giống tốt khai thác sản xuất tinh đông lạnh và thụ tinh nhân tạo cho bò cái động dục một năm có thể cho ra đời hàng ngàn bê con, đồng thời sản phẩm tinh đông lạnh có thể bảo quản hàng vài chục năm vẫn cho kết quả thụ thai tốt vì vậy vai trò của con đực vô cùng quan trọng trong chăn nuôi. Thụ tinh nhân tạo là biện pháp kỹ thuật tiên tiến, vô cùng quan trọng và hữu hiệu trong cải tiến phát huy cao tiềm năng di truyền của những bò đực giống cao sản quí giá, giúp nhân nhanh đàn gia súc, nâng cao năng suất-chất lượng-hiệu quả cho người chăn nuôi, khắc phục được các hạn chế thiếu bò đực giống tốt, về không gian, thời gian và lây lan các bệnh trong sinh sản so với dùng đực nhảy trực tiếp. Để sản xuất tinh bò đông lạnh, việc hiểu biết chất lượng tinh dịch dựa trên các đặc điểm sinh học tinh dịch là rất cần thiết vì tinh dịch đạt chất lượng tốt mới được đưa vào sản xuất tinh. Chỉ khi biết được thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng, hoạt lực tinh trùng, tỉ lệ tinh trùng kỳ hình, tỉ lệ tinh trùng sống v.v… mới có thể xác định lượng môi trường pha loãng, số lượng liều tinh cọng rạ có thể sản xuất được để chuẩn bị các công đoạn tiếp theo trong công nghệ sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ (Lê Bá Quế, 2007) [24] Tinh dịch là sản phẩm chủ yếu của con đực phục vụ cho phối giống, phản ánh khả năng sinh sản của mỗi cá thể bò đực, khả năng sinh sản là đặc điểm chính để đánh giá tính thích nghi và giá trị kinh tế tại Việt Nam. Đặc điểm sinh học tinh dịch, kết hợp với nguồn gốc và các đặc điểm khác của đực giống sẽ giúp cho việc chọn lọc giống tốt hơn (Nguyễn Ân, 1972)[4]. Đặc điểm sinh học tinh dịch giúp cho người chăn nuôi đực giống hiểu biết để nâng cao hiệu quả áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, khai thác tinh để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục những nhược điểm nhằm nâng cao sức sản xuất tinh của bò đực giống (Arthur, 1992)[33]. Bò Brahman là giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra từ Mỹ bằng cách lai 4 giống bò Zêbu với nhau (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006)[29], hiện nay đã được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bò Brahman được nhập vào Việt Nam từ những năm 1975, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt nhất trong nhóm bò Zêbu, khả năng chống chịu bệnh tật cao, thích nghi điều kiện nhiệt đới nên bò đã được ưa chuộng và phát triển mạnh ở Việt Nam. Hiện nay, bò Brahman được chọn là một trong những giống bò chính để cải tiến, nâng cao chất lượng giống bò Việt Nam. Bò đực giống Brahman nhập khẩu từ Australia và chọn lọc từ đàn giống gốc nhập từ Cuba sinh ra ở Việt Nam được nuôi dưỡng và sản xuất tinh đông lạnh tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa để phục vụ công tác giống bò Việt Nam. Vai trò của đực giống trong sản xuất tinh đông lạnh là vô cùng quan trọng, tuy nhiên muốn chọn lọc được bò đực giống tốt để sản xuất tinh đông lạnh ngoài đánh giá chất lượng di truyền của đực giống cần chọn lọc chất lượng và khả năng sản xuất tinh đông lạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá khả năng sản xuất tinh bò đông lạnh của bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa nhằm tuyển chọn được những cá thể bò đực giống tốt nhất để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ cho chương trình Zê bu hoá và chương trình cải tiến nâng cao chất lượng đàn bò thịt Việt Nam, đồng thời góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống và công nghệ sản xuất tinh đông lạnh ở nước ta chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa ” 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xác định được khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa. - So sánh khả năng sản xuất tinh giữa bò Brahman Cuba và Brahman Australia - Xác định được ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của Brahman Cuba và Brahman Australia nuôi tại Môncađa. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Đánh giá một cách đầy đủ (số lượng và chất lượng) khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa làm cơ sở cho nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất. - Cung cấp kết quả nghiên cứu giúp cho cơ sở sản xuất đánh giá, tuyển chọn được những bò đực giống sản xuất tinh đông lạnh tốt, loại thải những bò đực giống sản xuất tinh kém, đồng thời giúp cơ sở chăn nuôi có kế hoạch chủ động số lượng bò đực giống cần thiết để sản xuất tinh đông lạnh cung cấp thoả mãn nhu cầu thị trường góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò đực giống. - Qua nghiên cứu đánh giá được ảnh hưởng của mùa vụ và nguồn gốc giống đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh để cơ sở chăn nuôi có những biện pháp và giải pháp khắc phục những ảnh hưởng đó nhằm khai khác tối đa những tiềm năng di truyền của những bò đực giống tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Sinh lý sinh dục bò đực 2.1.1.1. Sự thành thục về tính Trong quá trình trưởng thành một con đực hoặc cái đạt được mức thành thục về tính dục là khi chúng có khả năng sản sinh giao tử và biểu hiện đầy đủ các hệ quả tập tính sinh dục. Ở con đực thành thục về tính là lúc bộ máy sinh sản đã đủ phát triển, sản sinh ra tinh trùng có khả năng làm con cái có chửa (Kunitada, 1992)[48]. Thành thục về tính là kết quả của sự điều chỉnh dần dần của sự tăng tiết hoạt động của Gonadotropin và khả năng của các tuyến sinh dục để đảm nhiệm đồng thời việc sản sinh Sertoli và sản sinh giao tử. Sự thành thục về tính dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi, khối lượng cơ thể, điều kiện nuôi dưỡng và môi trường. Ở bò đực trong ống sinh tinh lúc 3-4 tháng tuổi xuất hiện các tinh bào sơ cấp, lúc bê đực 6 tháng tuổi xuất hiện các tinh trùng trưởng thành. Lúc 8-10 tháng tuổi đã có nhiều tinh trùng có thể sử dụng thụ tinh nhân tạo được (Hafer, 1987)[43]. 2.1.1.2. Cấu tạo bộ máy sinh dục bò đực Bộ máy sinh dục bò đực bao gồm các bộ phận chính như: Dịch hoàn, bao dịch hoàn, dây treo dịch hoàn, tuyến sinh dục phụ, các ống dẫn tinh, cơ quan giao cấu (Hình 1) (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006)[29] Bao dịch hoàn: là do nếp tiền đình của tuyến sinh dục ở giai đoạn phôi biệt hóa thành. Nó là một túi do da bụng thõng xuống ở vùng bụng bên trong chứa 2 dịch hoàn, làm cho bao dịch hoàn có hình ô van chia thành hai phần bằng nhau, phần phía trên bao dịch hoàn gọi là cổ bao gắn vào vùng bẹn trong chứa các hệ thống dây treo, các mạch máu, dây thần kinh và ống dẫn tinh. Bao dịch hoàn có nhiều lớp cơ khác nhau hợp thành có tác dụng bảo vệ và điều hoà nhiệt độ ở dịch hoàn. Tùy thời tiết nó tạo nhiệt độ thích hợp cho sự sinh tinh và bảo tồn tinh trùng trong cơ thể bò đực trước khi xuất tinh ra ngoài (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan, 1998)[3]. Hình 2.1. Giải phẫu định vị các cơ quan sinh dục của bò đực (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006) [29] - Dịch hoàn: gồm hai dịch hoàn có dạng hình trứng nằm trong bao dịch hoàn. Kích thước dài khoảng 11-12 cm, đường kính 5-7 cm và khối lượng khoảng 250-350 gam. Dịch hoàn là cơ quan sinh dục nguyên thủy ở con đực, nơi sản xuất ra tinh trùng và hormone sinh dục đực (testosteron). Dịch hoàn chứa các ống sinh tinh. Ống sinh tinh có đường kính rất nhỏ (200 μm) được xếp ngoằn ngoèo trong dịch hoàn, chiều dài tổng cộng của chúng tới 5.000 m. Những tế bào kẽ (tế bào Leydig) nằm giữa các ống sinh tinh sản sinh ra hormone sinh dục đực. Những tế bào đỡ (Sertoli) và tế bào mầm trong ống sinh tinh biệt hoá thành tế bào tinh và thành tinh trùng (Đinh Văn Cải và Nguyễn Ngọc Tấn, 2007)[9] Ở bò đực tuyến yên tiết hormon FSH (Follice Sitmulating Hormone) và LH (Luteinizing Hormone). FSH kích thích sự phát triển của ống sinh tinh, xúc tiến quá trình hình thành tinh trùng. LH kích thích tế bào kẽ tiết hormone testosteron, Androgen... trong đó testosteron có hoạt lực mạnh nhất tạo nên đặc tính thứ cấp của con đực và làm tăng quá trình đồng hoá, trước hết là đồng hoá protein. Quá trình sinh tinh và tác động của các nhân tố điều khiển diễn ra liên tục vì vậy hoạt động sinh dục của bò đực diễn ra thường xuyên kể từ khi thành thục về tính (Nguyễn Văn Đức và CS 2006)[16]. Hình 2.2. Mặt cắt dịch hoàn và phụ dịch hoàn bò đực (Đinh Văn Cải và Nguyễn Ngọc Tấn, 2007 )[9] Dịch hoàn cùng với bao dịch hoàn điều hòa nhiệt độ trong dịch hoàn trong một điều kiện nhất định, nhưng nhìn chung nếu nhiệt độ môi trường là 50C - 210C thì nhiệt độ bên trong dịch hoàn thấp hơn nhiệt độ cơ thể 40C - 70 C. Vì vậy, dịch hoàn là bộ phận chính của bộ máy sinh sản của con đực và cũng là bộ phận mà các nhà thụ tinh nhân tạo chú ý nhiều nhất trong khi chọn lọc đực giống. Dịch hoàn phải có kích thước có tỷ lệ tương ứng với tầm vóc con đực, có hình dạng cân đối, cấu tạo hoàn chỉnh và hoạt động tốt. Dịch hoàn phụ: các ống dẫn ra từ dịch hoàn tập trung lại hình thành nên một ống đơn gọi là dịch hoàn phụ. Mỗi dịch hoàn có một dịch hoàn phụ. Cấu tạo dịch hoàn phụ gồm có đầu, thân, đuôi và có thể sờ thấy được qua bìu dái. Mặc dù chỉ có một ống nhưng dịch hoàn phụ rất gấp khúc và có chiều dài khoảng 40-60m (Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [27] Dịch hoàn phụ có một số chức năng chính: - Vận chuyển tinh trùng: là một ống nối từ dịch hoàn đến ống dẫn tinh ngoài, dịch hoàn phụ có chức năng vận chuyển tinh trùng từ dịch hoàn đến ống dẫn tinh ngoài. Hoạt động này xảy ra nhờ các chu kỳ co bóp của lớp cơ trên dịch hoàn phụ và lực hút chân không được tạo ra trong ống dẫn tinh ngoài. Thời gian vận chuyển tinh trùng qua hết ống dịch hoàn phụ khoảng 9-11 ngày. - Làm đậm đặc nồng độ tinh trùng: tinh trùng từ dịch hoàn vào đầu dịch hoàn phụ có nồng độ loãng (khoảng 1.000 triệu tinh trùng/ml), suốt trong quá trình vận chuyển trong ống dịch hoàn phụ, quần thể tinh trùng được làm đặc lên, khoảng 4.000 triệu tinh trùng/ml (Canadian Association Animal Breeders, 1991)[40]. - Làm thành thục tinh trùng: khi mới được hình thành và còn lưu trú trong các ống dẫn tinh trong, năng lực vận động và khả năng thụ tinh của tinh trùng còn rất kém hoặc không có. Trong quá trình di chuyển trong ống dịch hoàn phụ, năng lực vận động và khả năng thụ tinh của tinh trùng tăng lên khá nhanh. Nếu tinh trùng nào còn giọt bào tương bám theo thì tinh trùng đó được coi là tinh trùng kỳ hình và không có khả năng thụ tinh. - Bảo tồn và lưu giữ tinh trùng: đuôi dịch hoàn phụ của bò đực trưởng thành có thể chứa được 50 -70 tỷ tinh trùng sống. Ở đây có điều kiện tối ưu cho sự tồn tại của tinh trùng trong một thời gian khá dài (khoảng 60 ngày) cụ thể là có: pH thấp, độ nhớt cao, nồng độ CO2 cao, tỷ lệ giữa nồng độ K+ và Na+ lớn, có sự ảnh hưởng của testosterone kết hợp với những yếu tố khác đã làm giảm quá trình trao đổi chất của tinh trùng và do đó kéo dài được tuổi thọ của chúng. Tuy nhiên, nếu thời gian lưu giữ nói trên quá dài thì số lượng tinh trùng chết của lần xuất tinh này sẽ cao và làm cho khả năng thụ tinh kém (Hiroshi, 1992)[45]. Ống dẫn tinh: là một ống có cơ chắc chạy từ đuôi dịch hoàn phụ ở đáy dịch hoàn ngược theo dịch hoàn đến phồng ống dẫn tinh (ampullae). Khác với dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh là một ống thẳng và khá ngắn. Hai ống dẫn tinh hợp lại với nhau tạo thành phồng ống dẫn tinh, gặp ống dẫn nước tiểu từ bàng quang cùng với chất tiết của một số tuyến sinh dục phụ đổ vào ống chung gọi là niệu đạo (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2004)[28] Niệu sinh dục: vừa là cơ quan tiết niệu vừa là cơ quan sinh dục nối từ hai đoạn phồng ống dẫn tinh đến đầu dương vật, nên nó vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh dịch khi bò đực xuất tinh. Khi bò đực xuất tinh, đầu tiên có một ít tinh thanh được tiết ra (chất tẩy rửa đường dẫn tinh dịch trong quá trình xuất tinh), việc hòa lẫn tinh trùng vào tinh thanh sẽ hoàn thiện trong đường niệu sinh dục này. Các tuyến sinh dục phụ: các tuyến sinh dục phụ gồm các tuyến tinh nang, tiền liệt, tuyến cầu niệu đạo. Chúng nằm dọc theo phần thân của của ống niệu đạo và cùng với hai ống dẫn tinh đổ chất tiết vào niệu đạo. Chất tiết của các tuyến sinh dục phụ tham gia khoảng 3/4 lượng tinh dịch là nguồn năng lượng, chất đệm vv... cho tinh trùng (Trần Cừ và CS, 1975)[14]. - Tuyến tinh nang: gồm hai tuyến có hình quả trứng, màu vàng nhạt, trong xoang chậu, trên bàng quang và ống dẫn tinh. Tuyến này tiết ra chất keo màu trắng hoặc vàng, chất keo này gặp dịch tiết của tuyến tiền liệt thì kết lại tạo thành một cái nút để đóng cổ tử cung sau quá trình giao phối, mục đích không cho tinh trùng chảy ngược ra ngoài. Chất keo này còn có glucoza và axit béo để tăng cường dinh dưỡng và hoạt lực cho tinh trùng (Trần Tiến Dũng và CS, 2002) [15] - Tuyến tiền liệt: là tuyến đơn nằm dọc và bao quanh niệu đạo, ngay gần sát sau lỗ thoát của tuyến tinh nang. Chất tiết của tuyến tiền liệt chứa nhiều các ion Na+, Cl-, Ca2+, Zn2+, và Mg2+ là những nguyên tố có khả năng trung hòa điện tích trong tinh dịch. Ngoài ra còn có chứa protein đặc trưng hấp thụ CO2 trong môi trường niệu đạo, chứa các prostaglandin có tác dụng làm tăng co bóp cơ trơn ở niệu đạo, làm tăng tốc độ phóng tinh theo từng đợt và kích thích co bóp thành âm đạo để đưa tinh trùng vào sâu trong đường sinh dục con cái (Lubos, 1970)[51]. - Tuyến cầu niệu đạo (tuyến củ hành): là tuyến có lỗ tiết gần dương vật nhất (đổ vào ống niệu đạo dưới van u ngồi), nó tiết ra dịch “rửa” ngay trước mỗi lần phóng tinh, có tác dụng làm vệ sinh đường sinh dục con đực và con cái (Nguyễn Xuân Trạch, 2003)[27] Dương vật: là cơ quan giao cấu của con đực. Dương vật bò đực dài, có đoạn cong hình chữ S nối với cơ co duỗi để đẩy dương vật ra vào. Thân dương vật được cấu tạo bởi các mô xốp bao lấy niệu quản. Các mô này khi có máu dồn đến sẽ làm cho dương vật to thêm, dài ra tạo hiện tượng cương cứng, kết hợp với cơ quan thần kinh cảm giác ở đầu dương vật kích thích con đực thúc mạnh vào âm đạo, phóng tinh theo từng đợt. Chức năng chính của dương vật là đưa tinh dịch vào âm đạo con cái khi giao cấu. Nếu vì một lý do nào đó dương vật không cương cứng tác dụng của con đực sẽ bị vô hiệu hóa (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997)[2] Bao dương vật: là phần thõng xuống của da bụng bao lấy dương vật bảo vệ dương vật. Nhưng đồng thời cũng là nơi tồn lưu chất bẩn và vi khuẩn gây bệnh, nên trước khi khai thác tinh nhân tạo phải được thụt rửa sạch bằng nước muối sinh lý 0,9 %. 2.1.1.3. Tinh dịch Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực khi nó thực hiện có kết quả phản xạ sinh dục. Tinh dịch chỉ được hình thành một cách tức thời khi con đực phóng tinh nghĩa là lúc nó hưng phấn cao nhất trong quá trình thực hiện phản xạ giao phối (Trần Tiến Dũng và CS, 2002)[15]. Tinh dịch gồm: tinh trùng (3-5%) và tinh thanh (95-97%). Tinh trùng được sinh ra từ những ống sinh tinh ở dịch hoàn, còn tinh thanh được sinh ra từ các tuyến sinh dục phụ. a.Tinh thanh Sinh ra từ tuyến sinh dục phụ chủ yếu là nước, còn lại là vật chất khô (8,76% có nguồn gốc hữu cơ; 0,9% có nguồn gốc vô cơ). Tinh thanh chứa nhiều loại muối, axit amin và men góp phần vào hoạt động sống và trao đổi chất của tinh trùng. Đường Fructoza do túi tinh tiết ra là nguồn năng lượng chủ yếu cho tinh trùng, đồng thời nó chứa một số dung dịch đệm làm pH không bị thay đổi. Do vậy trong thụ tinh nhân tạo để duy trì các liều tinh đông lạnh trong một thời gian dài nhất định người ta sử dụng nhiệt độ thấp (-1960C) nhằm giảm khả năng vận động của tinh trùng và bảo tồn đường Fructoza. Các chất pha loãng tinh dịch cũng có các chất đệm để ổn định pH. b. Tinh trùng - Sự hình thành tinh trùng ở bò đực Hình 2.3. Sơ đồ hình thành tinh trùng (Junichi, 1992) [47] Sự hình thành tinh trùng của bò đực là một quá trình liên tục trong ống sinh tinh từ khi con đực thành thục về tính đến khi già yếu. Các tế bào mầm nguyên thuỷ phát triển thành tinh nguyên bào rồi biệt hoá thành tinh trùng. Các tế bào Sertoli có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình hình thành tinh trùng. Quá trình hình thành tinh trùng có thể chia làm 3 giai đoạn chính: + Sản sinh tinh trùng: quá trình sinh tinh và thành thục của tinh trùng diễn ra liên tục trong năm, tuy nhiên cường độ có thay đổi theo mùa. Quá trình tạo tinh bắt đầu từ tế bào mầm biệt hoá thành tinh nguyên bào A1, rồi một tinh nguyên bào A1 chia thành 2 tinh nguyên bào A2, một trong hai tinh nguyên bào A2 bị tiêu hủy ngay sau đó, tế bào A2 còn lại sẽ phân bào nguyên nhiễm thành các tinh nguyên bào trung gian, sau đó chúng tạo thành tế bào tinh bào sơ cấp và nhanh chóng phân bào giảm nhiễm thành các tinh bào thứ cấp có n nhiễm sắc thể. Mỗi tinh bào thứ cấp phân chia thành hai tinh tử. Như vậy từ một tinh nguyên bào tạo thành 64 tinh tử trong thời gian 32-45 ngày ở bò đực (Junichi, 1992) [47]. + Sự tạo hình tinh trùng: là giai đoạn tinh tử biến đổi hình thái trở thành tinh trùng đặc trưng cho từng loài. Một tinh tử biến đổi hình thái thành một tinh trùng và chúng thường chụm quanh tế bào Sertoli, sau đó chúng tách rời, di chuyển tự do trong ống sinh tinh và di chuyển đến xoang dịch hoàn cuối cùng đến dịch hoàn phụ. + Sự thành thục tinh trùng: ngay sau khi hình thành, tinh trùng không có khả năng hoạt động, càng không có năng lực hoạt động tiến thẳng hoặc nhiều tinh trùng còn có giọt bào tương bám theo. Chỉ sau khi tinh trùng đi qua dịnh hoàn phụ, do sự co thắt của ống dịch hoàn phụ và sức hút của ống dẫn tinh, giọt bào tương mất đi, khả năng vận động tiến thẳng, năng lực thụ tinh của tinh trùng mới được hình thành. Hình 2.4. Quá trình tạo hình tinh trùng (Junichi, 1992) [47] 1- Tinh bào sơ cấp 2- Pha hạt 3,4- Pha đỉnh 5- Pha acrosome 6,7- Pha thành thục 8- Tinh trùng Cấu tạo và đặc điểm của tinh trùng bò đực Tinh trùng bò đực hình dạng giống con “nòng nọc”, có chiều dài 68,0-74,0m, có thể chia làm bốn phần chính như: Đầu, cổ, thân và đuôi. - Đầu tinh trùng: Đầu tinh trùng bò đực dẹt, có hình ô van, dài 8,0-9,2m, rộng 3,3-4,6m, chứa nhân tế bào nơi có ADN là vật chất di truyền các đặc điểm của con đực. Trong màng trên cùng của đầu là hệ thống Acrosom. Trong bao đầu tập trung enzym hyaluronidaza, enzym này giúp tinh trùng chui qua màng phóng xạ của trứng, màng mucopolysacarit của tế bào trứng bị hoà tan. Khi bảo tồn, hệ thống Acrosom dễ bị trương phồng lên, rời khỏi đầu tinh trùng làm tinh trùng mất khả năng thụ tinh. Men hyaluronidaza dễ bị thẩm xuất ra ngoài, đây là vấn đề nghiên cứu cần quan tâm trong pha chế, bảo tồn, sử dụng tinh dịch nhằm tăng tỷ lệ thụ tinh. Sau hệ thống Acrosom là nhân tinh trùng chiếm hầu hết phần đầu (76,7-80,3%) nó là nhân tố duy nhất chứa hệ thống di truyền con đực. Bản chất của nhân là nucleoprotit gồm hai thành phần cơ bản là histin và protein. Chúng được nối với nhau bởi cầu nối NH2-P. Mạch này dễ bị đứt bởi các tác động ngoại cảnh như: Cơ giới, nhiệt độ, hoá chất. Do đó khâu kiểm tra và xử lý tinh dịch phải hết sức chú ý. - Cổ tinh trùng: là phần rất ngắn chứa hai trung tử, trung tử gần nhân và trung tử xa nhân, là nơi bắt nguồn bó trục của đuôi tinh trùng. Nó là phần đính với phần đầu rất lỏng lẻo, khi đầu xâm nhập vào trứng thì cổ bị gẫy và đuôi rơi ra. Chính vì thế nó dễ bị đứt bởi tác động của cơ giới, nhiệt, hoá chất dẫn đến làm giảm tỷ lệ thụ tinh hoặc không còn khả năng thụ tinh nữa. Hình 2.5. Cấu trúc của tinh trùng bò (Hiroshi, 1992)[45] - Thân: nằm giữa cổ và vòng jensen có chiều dài 14,8µm, đường kính 0,7-1,0 µm. Lõi của nó cùng với toàn bộ chiều dài của đuôi tạo nên bó trục sợi, chúng gồm 9 đôi vi ống ngoài, xếp đồng tâm xung quanh 2 vi ống đơn. Trung tâm ngoài cùng có 9 sợi thô bao bọc tạo thành một bó trục sợi, bó trục sợi của thân giữa được bao bên ngoài bằng những ty thể xếp theo hình xoắn trôn ốc (lò xo ty thể) quanh bó trục sợi phía trong. Trong đoạn giữa chứa nhiều photpholipid, lexitin và plasmalogen là nguồn dự trữ năng lượng, nên lò xo ty thể được xem như là “kho” năng lượng cần thiết cho sự hoạt động của tinh trùng (Lubos, 1970)[51]. - Đuôi tinh trùng: là đoạn còn lại từ vòng jensen cho đến hết chót đuôi, có chiều dài 45,0 - 50,0 µm, đường kính 0,3 - 0,7 µm. Gồm hai phần là đoạn chính và chót đuôi. Đoạn chính chỉ có bó trục ở giữa và những sợi ưa osmi vây bên ngoài (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997)[2]. Nếu phân đoạn theo chức năng của từng bộ phận thì tinh trùng có thể chia thành hai phần chính: - Phần đầu lưu giữ yếu tố di truyền và các men liên quan đến năng lực thụ tinh của tinh trùng. - Phần đuôi là cơ quan có chức năng vận động bằng nguồn năng lượng của ty thể và cấu trúc của đuôi. + Hoạt động của tinh trùng: tinh trùng hoạt động tiến thẳng, nhờ cấu trúc đặc biệt của đuôi và nguồn năng lượng từ lò xo ty thể. Theo giả thuyết “Trượt vi ống” của Afzelius (1960) trích từ Hà Văn Chiêu (1999) [12], bọc ty thể cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các tay Dynein của cặp vi ống. Các tay Dynein thực chất là những phân tử của Adenozin TriphosPhatase có khả năng phân hủy ATP giải phóng năng lượng để chuyển động đuôi của tinh trùng. + Mỗi cặp vi ống ngoài có hai dãy tay Dynein (ngoài và trong) chĩa về phía cặp vi ống kề bên. Khi kích thích bởi ATP, các tay này hoạt động như một “cá líp” và đi dọc theo cặp kề bên, làm cho cặp này trượt lên cặp khác. Việc gá lắp cầu nối hình tia giữa các cặp vi ống ngoài với vi ống trung tâm cưỡng lại hiện tượng trượt làm cho đuôi uốn lượn, do các cặp vi ống ngoài trượt liên tục nên sự uốn lượn hình thành và được lan truyền tạo nên sự chuyển động đặc trưng của đuôi tinh trùng. Đó là sự chuyển động tiến thẳng bằng cách đầu và đuôi uốn lượn hình làn sóng nhờ nguồn năng lượng từ ty thể và cấu trúc đặc biệt của đuôi (Gibbons, 1975 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999 [12]). + Hoạt lực tinh trùng (A) thường xếp theo thang % (0-100%). Hoạt lực tinh trùng kết hợp với thể tích tinh dịch (V) và nồng độ tinh trùng (C), sẽ có tổng số tinh trùng sống và hoạt động tiến thẳng (VAC) trong lần xuất tinh đó. Trong sản xuất tinh đông lạnh, tinh dịch phải có hoạt lực tinh trùng 70% mới đủ tiêu chuẩn để pha chế. 2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá số lượng và chất lượng tinh dịch bò đực 2.1.2.1. Thể tích Thể tích (V) là tổng số ml tinh dịch của một lần lấy tinh (ml/lần). Thể tích tinh dịch liên quan chặt chẽ tới giống, tuổi, chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, kích thước dịch hoàn, mùa vụ, mức độ kích thích tính dục trước khi lấy tinh, phản xạ nhẩy giá và kỹ thuật khai thác tinh. Ở bò đực lượng xuất tinh bình quân thường là 5-6 ml, (dao động 2-12ml hoặc hơn). Nếu lấy tinh hai lần thì thể tích tinh dịch thu được lần lấy thứ hai thường cao hơn lần lấy đầu. Trong thực tế sản xuất, không phải tinh dịch của lần lấy tinh nào cũng đạt tiêu chuẩn pha chế và đông lạnh (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997)[18]. Chỉ có những lần lấy tinh qua kiểm tra đánh giá có hoạt lực tinh trùng 70%, nồng độ tinh trùng 800 triệu tinh trùng/ml, kỳ hình tinh trùng < 20% vv... mới đủ tiêu chuẩn pha chế và đông lạnh. Còn nếu không đạt tiêu chuẩn thì loại bỏ ngay. 2.1.2.2. Hoạt lực tinh trùng Hoạt lực tinh trùng (A) là sức sống hay sức hoạt động của tinh trùng, nó có tầm quan trọng đặc biệt trong pha loãng tinh dịch và khả năng thụ thai của tinh trùng. Tinh trùng ở phụ dịch hoàn không hoạt động nhưng khi ra ngoài cơ thể được tinh thanh hoạt hoá nên đã hoạt động với tất cả sức sống của mình. Tuỳ theo sức sống mà tinh trùng sẽ vận động theo một trong ba phương thức (Trần Tiến Dũng và CS, 2002)[15] - Tiến thẳng: là sự vận động của tinh trùng mà phương thức vectơ vận động ổn định - Xoay vòng: là vận động của tinh trùng mà phương của vectơ luôn bị thay đổi - Lắc lư: là sự vận động của tinh trùng nhưng hầu như không có vectơ vận động, không thay đổi vị trí tương đối của chúng. Chỉ có tinh trùng vận độn._.g tiến thẳng mới có khả năng tham gia quá trình thụ tinh. Do vậy người ta đánh giá chất lượng tinh dịch thông qua ước lượng tỷ lệ % tinh trùng tiến thẳng hoặc mức "sóng động’’ của mặt thoáng vi trường tinh dịch do hoạt lực của tinh trùng tạo nên. Trong sản xuất tinh bò đông lạnh thì chỉ những tinh nguyên tươi có hoạt lực của tinh trùng từ 70% trở lên mới được đưa vào pha chế và sản xuất. 2.1.2.3. Nồng độ tinh trùng Nồng độ tinh trùng (C) là số lượng tinh trùng có trong một ml tinh dịch (tỷ/ml). Ở bò đực nồng độ tinh trùng khoảng 200 triệu - 3.200 triệu tinh trùng/ml, trung bình 1.200-1.500 triệu tinh trùng/ml (American Breeders Service, 1991) [30]. Nếu nồng độ tinh trùng đạt 800 triệu/ml thì đủ tiêu chuẩn pha chế và đông lạnh. Số lượng tinh trùng sản sinh ra hàng ngày có liên quan chặt chẽ tới độ lớn của dịch hoàn, những bò đực có dịch hoàn lớn sẽ sản xuất số lượng tinh trùng lớn hơn những bò có dịch hoàn nhỏ (Joel, 2008) [46]. Ngoài ra, sự sản sinh tinh trùng cũng biến động nhiều qua các cá thể bò đực, lứa tuổi cũng như giữa các giống. Bò đực Bos indicus có nồng độ tinh trùng lớn hơn bò đực Bos taurus (Brito và CS, 2002) [37]. Laing và CS (1988) [49] cho biết, bò đực có nồng độ tinh trùng giao động từ 0,5 - 2,5 tỷ/ml. Có nhiều cách xác định nồng độ tinh trùng, nhưng hiện nay nồng độ tinh trùng được xác định bằng máy so màu rất nhanh và chính xác. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là: Tinh dịch có nồng độ tinh trùng khác nhau sẽ tạo nên các mức độ mờ đục khác nhau, làm cho độ sáng đến tế bào quang học có kết quả khác nhau và được chuyển thành dòng điện tích làm lệch kim điện kế, nhờ chương trình cài đặt sẵn máy tự động tính toán và hiện thông số nồng độ tinh trùng khá chính xác. Nếu ta nhập dữ liệu thể tích tinh dịch và hoạt lực tinh trùng thì máy có thể tính toán cho ta thông số về lượng môi trường cần pha, số lượng cọng rạ có thể sản xuất được. Nồng độ tinh trùng có ý nghĩa khoa học thực tiễn, nó xác định số lượng tinh trùng trên một lần lấy tinh, phân loại tinh dịch, quyết định loại bỏ hay sử dụng cho các công đoạn sau. Nồng độ tinh trùng (C) khi phối hợp với V và A cho biết tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng của lần xuất tinh đó (Hà Văn Chiêu, 1999)[12]. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng = VAC, từ thông số này giúp ta xác định được số liều tinh có thể sản xuất, số lượng môi trường pha loãng cần sử dụng. 2.1.2.4. Màu sắc tinh dịch Tinh dịch bò thường có màu trắng đục, trắng sữa hay trắng ngà. Màu sắc tinh dịch phụ thuộc vào nồng độ tinh trùng cũng như sự hiện diện của các chất khác. Tinh dịch có màu trắng đục, trắng sữa hoặc trắng ngà, thường có nồng độ tinh trùng cao, màu trắng trong, loãng là tinh dịch có nồng độ tinh trùng thấp. Tinh dịch có màu xanh hoạc xám thường có lẫn mủ, có màu cà phê hay màu nâu, thường do lẫn máu hay sản phẩm viêm của đường sinh dục (Hà Văn Chiêu, 1999)[12]. 2.1.2.5. pH tinh dịch pH của tinh dịch do nồng độ ion H+, nếu nồng độ H+ cao thì tinh dịch toan tính, pH trong trường hợp này có liên quan đến năng lực đệm, khả năng sống sót và năng lực thụ tinh của tinh trùng. pH tinh dịch có thể xác định bằng máy đo pH hoặc dùng giấy đo pH. pH của tinh dịch bò thường dao động trong khoảng 6,2-6,8. Theo Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997) [18], tinh dịch bò có pH 6,2-6,8, theo Lobos (1970)[51], pH của tinh dịch bò là 6,2-6,9, các trường hợp ngoại lệ là do nguyên nhân khách quan gây ra. pH tinh dịch có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định bước đầu chất lượng tinh dịch. Độ pH kết hợp với các đặc điểm khác sẽ gúp cho người chăn nuôi đực giống quyết định loại thải hay sử dụng tinh dịch vừa mới khai thác được. 2.1.2.6. Tinh trùng kỳ hình Trong điều kiện bình thường, tinh trùng có hình dạng đặc trưng cho mỗi loài, nếu vì một lý do nào đó trong quá trình sinh tinh, hoặc xử lý tinh dịch, tinh trùng có hình thái khác thường như giọt bào tương bám theo, biến dạng hay khuyết tật ở đầu, đuôi như: đầu méo, to, hình quả ké, hai đầu, đuôi gấp khúc, hai đuôi, đuôi xoăn, có giọt bào tương, thể đỉnh phù, tháo rời, vỡ vv... Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình được tính bằng %, được xác định bằng cách đếm. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện nuôi dưỡng, thời tiết, bệnh tật, di truyền kỹ thuật sử lý tinh dịch vv... Kỳ hình tinh trùng có thể xảy ra trong 3 trường hợp (Lê Bá Quế, 2007)[24] - Trường hợp 1: là do quá trình sinh tinh bị tổn thương - Trường hợp 2: xẩy ra khi tinh trùng đi qua dịch hoàn phụ - Trường hợp 3: xẩy ra khi tác động bên ngoài khi lấy tinh, khi kiểm tra chất lượng tinh, khi cân bằng và đông lạnh tinh dịch. Nếu kỳ hình ở trường hợp 1 và 2 cao thì tỷ lệ thụ tinh thấp và những bò đực này nên loại thải. Nếu trường hợp 3 cần hạn chế những nguyên nhân gây ra kỳ hình bằng cách thực hiện nghiêm các quy trình kỹ thuật qua các khâu khai thác tinh, đánh giá chất lượng tinh dịch và sản xuất tinh đông lạnh. Hình 2.6. Các dạng kỳ hình của tinh trùng bò Trong đó: A. Acrosom lồi (dạng phổ biến) I. Phản xạ xa tâm B. Acrosom lồi (dạng hạt) J. Đuôi gập đôi (đoạn giữa bị gãy) C. Đầu quả lê (nghiêm trọng) K. Đuôi gập đôi (đoạn giữa uốn cong mạnh) D. Đầu quả lê (vừa phải) L. Giọt bào tương gần tâm E. Đầu quả lê (nhẹ) M. Giọt bào tương xa tâm F. Không bào nhân N. Dạng quái lạ (nghiêm trọng) G. Khiếm khuyết vòng miện O. Dạng quái lạ (vừa phải) H. Đầu tách rời P. Tinh trùng bình thường 2.1.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống Tỷ lệ tinh trùng sống liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng. Dựa vào nguyên lý màng của tinh trùng chết hoặc đang chết có khả năng cho các chất nhuộm màu thấm qua, do sự rối loạn tính thẩm thấu của màng tinh trùng. Trong khi đó những tinh trùng sống màng tinh trùng không cho các chất nhuộm màu thấm qua nên không bắt màu khi nhuộm. Bằng cách này người ta đã sử dụng thuốc nhuộm màu Eosine 5% để nhuộm tinh trùng chết rồi đếm chúng trên kính hiển vi và tính tỷ lệ sống, chết. 2.1.2.8. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác VAC (tỷ/lần) là chỉ tiêu tổng hợp của cả 3 chỉ tiêu V, A và C (là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh). Qua đó có thể đánh giá được năng xuất đực giống thông qua số liều tinh sản xuất trong một lần khai thác, tổng số liều tinh của đực giống trong một năm. Chỉ tiêu VAC cao thì phẩm chất tinh dịch tốt. 2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh dịch 2.1.3.1. Giống và cá thể bò đực Tuỳ từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay yếu, khả năng thích nghi với thời tiết khí hậu tốt hay không mà có số lượng và chất lượng tinh dịch sản xuất khác nhau. Ví dụ bò đực giống ôn đới (800 - 1.000kg) mỗi lần lấy tinh có thể cho 8-9 ml hay thậm chí 10-15 ml, còn bò nội của ta chỉ cho được 3-5 ml. Bò ôn đới nhập vào nước ta do thích nghi với khí hậu mùa hè kém nên lượng tinh dịch giảm và tính hăng cũng kém (Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [27]. 2.1.3.2. Tuổi bò đực Thể tích tinh dịch và số lượng tinh trùng của con đực già thường nhiều và ổn định hơn so với đực trẻ. Bò đực sản xuất tinh dịch tốt một cách rất ổn định vào khoảng 3-6 năm tuổi. Tinh dịch được lấy từ những bò đực già hơn thể hiện những đặc trưng như giảm tỷ lệ tinh trùng sống, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và giảm khả năng có thể đông lạnh (Hiroshi, 1992)[45] Tuổi thọ của bò đực giống có thể đạt 18-20 năm nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thường chỉ được sử dụng 5-8 năm (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006)[29] 2.1.3.3. Thời tiết khí hậu Như mọi cơ thể sống khác, bò đực chịu tác động trực tiếp của môi trường, chủ yếu là các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng vv... Theo quy luật giới hạn sinh thái (Hà Văn Chiêu, 1999[12], mỗi loài hoặc mỗi cơ thể đều có một khoảng thích hợp của một yếu tố khí hậu nào đó. Nếu ngoài giới hạn thích hợp sẽ làm giảm khả năng sống của cơ thể và bị tác động cộng hưởng bởi các yếu tố môi trường. Trong mối quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật, tác động của môi trường tới sinh sản là quan trọng nhất, việc tác động của môi trường đến sản xuất tinh dịch của con đực là rất phức tạp, khó xác định được nhân tố nào là quan trọng vào từng thời điểm nhất định. Cùng một giống, được nuôi trong cùng một điều kiện, lượng tinh dịch khác nhau rõ rệt. Đến nay chưa rõ yếu tố nhiệt độ hay độ dài ngày, tác động mạnh hơn đến chất lượng và số lượng tinh dịch. Ở nhiệt độ không khí 60C, dịch hoàn được nâng lên gần với thân bò đực, khi nhiệt độ không khí 240C dịch hoàn buông thõng xuống để điều hòa nhiệt độ dịch hoàn. Thông qua sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm không khí, yếu tố mùa vụ biểu hiện khá rõ rệt. Ở các tháng mát mẻ, nhiệt độ không khí 18-200C và độ ẩm thích hợp là 83-86%, bò đực HF, bò Zêbu đều thể hiện sức sản xuất tinh cao hơn. Vào các tháng nắng nóng nhiệt độ không khí trên 300C và độ ẩm quá cao trên 90%, hoặc thấp < 40%, sức sản xuất tinh của bò đực giống giảm đi rõ rệt (Hà Văn Chiêu, 1999[12]. Ở các nước ôn đới chất lượng tinh dịch kém nhất vào mùa đông, tốt nhất vào mùa hè và mùa thu. Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng. Nhưng ở nước ta tinh dịch thường kém nhất vào mùa hè do nắng nóng. Tinh dịch tốt nhất là vụ Đông - Xuân, mùa Hè giảm nhiều, mùa Thu lại tăng lên (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006)[29] Nghiên cứu của Lê Bá Quế và CS (2007) [25] cho biết khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực Holstein Friesian trong vụ Đông - Xuân cao hơn vụ Hè - Thu. 2.1.3.4. Chế độ dinh dưỡng Thức ăn là một trong những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Trao đổi chất của bò đực giống cao hơn bò thường 10-12%, thành phần tinh dịch cũng đặc biệt hơn các sản phẩm khác. Vì vậy, nhu cầu thức ăn cho đực giống dòi hỏi đầy đủ cả về số lượng và chất lượng (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2004)[28] Chế độ dinh dưỡng kém làm chậm thành thục về tính, giảm tính hăng của đực giống, giảm sự hình thành tinh trùng, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình. Chế độ nuôi dưỡng tốt, cân bằng dinh dưỡng có tác dụng làm cho con đực sớm thành thục về tính, khả năng sinh tinh cao. Nhưng nếu chế độ dinh dưỡng quá cao sẽ làm bò đực béo, trong thân thể và dịch hoàn tích mỡ, tuần hoàn máu kém lưu thông, làm giảm khả năng sinh tinh, tăng tỉ lệ tinh trùng chết và tỉ lệ tinh trùng kỳ hình cao (Bùi Đức Lũng và CS, 1995)[22]. Khẩu phần ăn cân đối, giàu đạm, giàu vitamin sẽ làm tăng số lượng tinh dịch và tinh trùng. Thức ăn thiếu vitamin A hoặc ít caroten, quá trình sinh tinh bị giảm đi rõ rệt, khẩu phần thức ăn giàu chất xanh sẽ khắc phục được nhược điểm trên. Trong thực tế chăn nuôi vào vụ Đông - Xuân do thiếu thức ăn xanh bò chỉ ăn các thức ăn như cỏ khô thì nên quan tâm bổ sung vào khẩu phần ăn các loại vitamin cần thiết cũng như các chất khoáng đặc biệt là khoáng vi lượng. Khẩu phần ăn cho bò phải đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của chúng, theo tuổi, giống, tốc độ tăng trọng, khối lượng cơ thể và năng lực sản xuất tinh dịch. Trong khẩu phần các vitamin A, D và E vô cùng quan trọng trong chăn nuôi bò nói chung và bò đực giống nói riêng. Bò trưởng thành thiếu vitamin A có bộ lông xơ xác, da thô. Kéo dài mắt bị ảnh hưởng, đục giác mạc rồi phát triển hiện tượng khô kết giác mạc, thần kinh thị giác bị teo dẫn đến quáng gà. Ở bò làm giống thì không có khả năng sinh sản (Vũ Duy Giảng, 2007)[17] 2.1.3.5. Khoảng cách lấy tinh Thời gian từ ngày lấy tinh này đến ngày lấy tinh tiếp theo là khoảng cách lấy tinh của đực giống. Khoảng cách lấy tinh ảnh hưởng đến lượng xuất tinh, chất lượng, nồng độ và hoạt lực của tinh trùng. Đối với bò đực giống thường khoảng cách 3-5 ngày lấy tinh một lần là tốt nhất, nếu khoảng cách lấy tinh ngắn có thể mỗi lần lấy tinh được ít, nhưng số lần lấy tinh thì nhiều (Hà Văn Chiêu, 1996)[10], nên tổng thể tích tinh dịch trong một khoảng thời gian nhất định tăng so với lấy tinh có khoảng cách dài. Nếu khoảng cách lấy tinh dài, thể tích tinh dịch lấy được nhiều nhưng tỷ lệ tinh trùng chết cao, hoạt lực tinh trùng yếu. Việc xác định khoảng cách lấy tinh phải căn cứ vào thể tích và chất lượng tinh lấy được lần trước của từng con đực để xác định lần lấy tinh tiếp theo. Để duy trì khả năng sinh sản lâu dài của bò đực thì khoảng cách lấy tinh thích hợp cho bò là 3-4 ngày/lần (Cheng, 1992)[41]. 2.1.3.6. Chăm sóc Chăm sóc là công việc tác động trực triếp lên cơ thể bò đực gồm: cách cho ăn, tắm trải vận động, thái độ của người chăm sóc và lấy tinh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng tinh khai thác. Có thể sẽ không lấy được tý tinh nào trong một thời gian dài và có thể làm cho hỏng bò đực giống nếu chăm sóc quản lý không tốt (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006)[29]. Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, bò được tắm, chải, vận động thoải mái hàng ngày, tuần hoàn máu lưu thông vv…, giúp bò đực khoẻ mạnh sẽ làm tăng khả năng sinh tinh và chất lượng tinh cũng được tăng lên. 2.1.4. Một số nguyên lý cơ bản về đông lạnh tinh dịch Tinh trùng là một tế bào sống, vận động ngoài cơ thể, rất mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện môi trường xung quanh. Trong quá trình đông lạnh tinh dịch, ngoài việc dựa vào nguyên lý, lý học, hóa học còn phải dựa vào nguyên lý sinh học và mối tương tác của chúng sao cho tinh trùng khi đông băng vẫn giữ nguyên hình thái, trao đổi chất tạm ngừng và sau khi giải đông tinh trùng vẫn hoạt động bình thường (Ditto, 1992[42]; Nguyễn Xuân Hoàn, 1994[19]). 2.1.4.1. Hiện tượng đông băng chất lỏng Khi một chất lỏng được làm lạnh, quá trình đông băng xảy ra, quá trình này gồm các giai đoạn: Tiền đông băng (Supercooling), tạo nhân (nucleation), giãn nở của tinh thể băng (growth of ice crystals) và kết tinh hoàn thiện tại một nhiệt độ nhất định (Eutectic Point), diễn biến nhiệt độ trong quá trình đông băng theo đồ thị như hình số 8. Khi đông lạnh tinh dịch sự tạo tinh thể và giãn nở tinh thể băng chỉ xảy ra trong điều kiện đông lạnh chậm, còn khi đông lạnh cực nhanh thì hai hiện tượng trên không xảy ra, mà xảy ra hiện tượng thủy tinh hóa (Vitrification), tạo ra các hạt băng nhỏ li ti, loại trừ được hiện tượng giãn nở tinh thể (Mazur, 1989)[53]. Quá trình làm lạnh và đông băng của một dung dịch sảy ra như hình 8 và hình 9. Hình 2.7. Quá trình đông lạnh dung dịch (Hiroshi, 1992)[45] Hình 2.8. Đông lạnh nước muối sinh lý (Hiroshi, 1992)[45] a. Hiện tượng tiền đông băng Khi làm lạnh một chất lỏng nếu tốc độ làm lạnh chậm, nhiệt độ của chất lỏng hạ xuống điểm đông băng, thậm chí còn xuống thấp dưới điểm đông băng mà chất lỏng vẫn giữ nguyên trạng thái, chưa có tinh thể băng. Quá trình này gọi là tiền đông băng (Supercooling). Trạng thái của chất lỏng không ổn định, chỉ cần một tác động nhẹ sẽ xảy ra hiện tượng tạo nhân, hoặc phá vỡ hiện tượng tạo tinh thể, thay vào đó sẽ xảy ra hiện tượng kết hạt (Ditto, 1992)[42]. b. Hiện tượng tạo nhân tinh thể Một chất lỏng đông băng phải có một hạt nhỏ làm “nhân” cho các phân tử nước lần lượt bám vào để hình thành tinh thể. Hiện tượng tạo nhân tinh thể có hai hình thức. Ở nước nguyên chất việc tạo nhân là từ các hạt tinh thể nước, còn ở dung dịch có chất tan, các hạt chất tan này sẽ là nhân cho các phân tử nước bám vào tạo tinh thể. Vì thế ở trường hợp đầu việc tạo tinh thể nước xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn so với trường hợp sau (Barios, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999[12]). c. Sự dãn nở của tinh thể băng Khi đông băng các tinh thể hình thành, thể tích của chúng sẽ tăng, sự dãn nở thể tích này giải phóng năng lượng tiềm ẩn sẵn trong các phân tử nước, làm nhiệt độ của dung dịch tăng đến điểm đông băng, mặc dù quá trình làm lạnh vẫn tiếp tục nhưng tại thời điển này nhiệt độ của dung dịch không đổi trong một giai đoạn nhất định và giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào tốc độ đông băng. Nếu tốc độ đông băng nhanh thì giai đoạn trên sẽ ngắn và sự rãn nở của tinh thể băng sẽ bị loại trừ và thay vào đó là hiện tượng thuỷ tinh hoá (Ditto, 1992)[42]. d. Điểm đông băng hoàn chỉnh và sự kết tinh tinh thể của dung dịch Khi hiện tượng làm lạnh tiếp tục, lượng tinh thể nước tăng lên và pha loãng giảm dần, nồng độ dung dịch tăng. Dung dịch sẽ tách làm hai phần: Pha tinh thể nước và pha lỏng. Nếu hiện tượng làm lạnh tiếp tục thì pha lỏng sẽ bị biến mất tại một nhiệt độ nhất định. Điểm đó gọi là điểm đông băng hoàn chỉnh của một dung dịch (Rodriguez và Duverger, 1997 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999[12]) 2.1.4.2. Ảnh hưởng của đông băng lên tế bào tinh trùng Tinh trùng rất mẫn cảm và luôn tồn tại trong tinh thanh, khi đông lạnh, tinh trùng chịu sự tác động của các hiện tượng sau (Ditto, 1992)[42]: a. Hiện tượng đông băng nội bào Tinh trùng bị chết, hoặc mất năng lực hoạt động, khi cấu tạo nội bào bị phá vỡ do việc hình thành tinh thể nước nội bào. Nếu tinh trùng nằm trong dung dịch muối sinh lý có thể loại trừ được hiện tượng này vì được các phân tử nước dạng lỏng bao quanh, mặc dù dung dịch ngoại bào bắt đầu đông băng ở nhiệt độ - 20C hoặc -50C. Như vậy quá trình đông băng sẽ không làm hại tới tế bào tinh trùng cho đến khi nước nội bào đông lạnh mặc dù dung dịch môi trường bao quanh đã đông lạnh (Mazur, 1989)[53]. b. Sự mất nước của tế bào tinh trùng Nếu nước nội bào thoát ra ngoài, tinh trùng sẽ bị teo lại, nhưng vẫn có tinh trùng sống được ở nhiệt độ thấp hoặc siêu thấp chẳng hạn -1960C. Trong quá trình làm lạnh tinh dịch, nước ngoại bào đông băng làm áp suất thẩm thấu chênh lệch, nước nội bào thoát ra khỏi ngoài tinh trùng và tiếp tục đông băng phần ngoại bào. ở -150C có 80% nước nội bào bị đông lạnh và được thoát ra ngoài do đó ngăn ngừa được hiện tượng đông băng nội bào (Maria, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999[12]). Ở -300C phần lớn nước nội bào thoát ra khỏi tinh trùng. Với tinh trùng có thể chịu lạnh ở -300C, có thể tồn tại được ở -1960C, còn tế bào bình thường thì bị phá hủy, tuy nhiên cũng có tinh trùng không có khả năng chịu lạnh do các biến đổi lý - hoá - sinh xảy ra. Những biến đổi hóa sinh có thể xảy ra trong tế bào bị phá hủy ở nhiệt độ thấp như vậy, bao gồm thay đổi trong cấu trúc nội bào, do thay đổi trong cấu trúc nội bào, do thay đổi liên kết hydro ở chuỗi polyme. Sự đông đặc hóa không thể quay trở lại như cũ và sự kết tủa protein do mất nước của nguyên sinh chất (Aritani, 1989)[32]. c. Hiện tượng đông băng ngoại bào Trong khi đông lạnh ngoại bào, sẽ xảy ra hiện tượng nồng độ chất hòa tan kèm theo áp suất thẩm thấu tăng lên và kéo theo những thay đổi về độ pH. Các chất điện giải như Natri và kali có nhiều nhất trong tinh thanh và chúng tồn tại ở dạng Natri clorua, Kali clorua. Ở điểm eutectic, nồng độ các muối này cao nhất, là khi nhiệt độ -21,20C đối với Natri clorua và -11,10C đối với Kali clorua và biên độ nhiệt độ này có hại cho tinh trùng. Do có sự tăng nồng độ chất hòa tan đi kèm với tăng áp suất thẩm thấu cũng như pH thay đổi tất cả xảy ra trong biên độ nhiệt độ này, mà người ta không rõ cái gì có tác hại nhất đến tinh trùng (Maria, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999[12]). d. Chuyển động của nước và sự dãn nở của tinh thể nước gây ra huỷ hoại cơ học đối với tinh trùng Hiện tượng giải đông giống như đông lạnh cũng làm huỷ hoại tinh trùng do chênh lệch áp suất thẩm thấu, sự di chuyển của nước qua màng tế bào tinh trùng và sự dãn nở của các tinh thể nước đá trong quá trình đông lạnh hoặc tan băng có thể gây tổn thương tế bào tinh trùng. Các bọt khí tồn tại trong tinh thể băng cũng có thể gây tổn hại tinh trùng trong quá trình này (Maria, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999[12]) Các tổn thương trên có thể loại trừ được bằng cách giảm kích cỡ các tinh thể băng và làm tăng số lượng tinh thể nhỏ hơn. Tốc độ làm lạnh nhanh có thể làm tăng tinh thể nhỏ đó khi đông lạnh. Nói cách khác là khi làm lạnh nhanh sẽ ngăn chăn được sự lớn lên của các tinh thể băng trong dung dịch và tạo điều kiện đông lạnh giống như thủy tinh hóa. Tuy vậy, băng thủy tinh gồm các tinh thể băng sẽ không ổn định ở nhiệt độ trên -1290C và sự chuyển động và tái tinh thể hóa của chúng sẽ gây tổn hại tế bào tinh trùng. Chuyển động sẽ tăng lên ở trên -400C và dễ gây tổn hại tinh trùng đặc biệt là ở khoảng -200C. (Hiroshi, 1992)[45]. 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng khi đông lạnh hoặc giải đông Khi đông lạnh hoặc giải đông, các hiện tượng nêu trên sẽ đe doạ sự sống của tinh trùng, nhưng khi có biện pháp chống đông thì khả năng tồn tại của tinh trùng là thực tế. Các nhân tố sau đây giúp tinh trùng tồn tại khi đông lạnh hoặc giải đông (Ditto, 1992)[42]. 2.1.5.1. Sức đề kháng của tinh trùng đối với đông lạnh Khả năng của tinh trùng chịu đựng được đông lạnh gọi là sức kháng đông và thường được đo bằng tỷ lệ hồi phục lại của tinh trùng sau khi đông lạnh và giải đông. Ở bò đực, sức kháng đông của tinh trùng là khác nhau, tùy theo từng cá thể bò đực, điều kiện lúc lấy tinh và tuổi của bò đực. Cụ thể như sau: a. Giống, cá thể và tuổi Sự khác nhau về sức kháng đông của tinh trùng thể hiện rõ giữa các cá thể bò đực, nhưng không rõ ràng giữa các giống mặc dù chúng ta có thể thấy sự khác nhau này. Giống có một yếu tố cận huyết cao thì có thể, thể hiện sức kháng đông của tinh trùng thấp. Tuổi của bò đực giống cũng ảnh hưởng tới sức kháng đông. Bò đực có tuổi 1-1,5 năm tuổi, tinh trùng có sức kháng đông thấp, từ 2 năm tuổi trở lên có sức kháng đông cao. Nhưng từ 6 năm tuổi trở lên tinh trùng của chúng có sức kháng đông giảm xuống. b. Mùa vụ Vào mùa hè nhiệt độ không khí cao nên sức kháng đông của tinh trùng vào mùa này thường thấp. Hiện tượng giảm này còn tùy thuộc vào từng cá thể và tuổi của chúng, bò đực nào già hơn thì dễ bị tác động của nhiệt hơn. Tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng trong mùa hè nóng bức có thể thấp hơn so với tinh trong mùa mát mẻ (Ditto, 1992)[42]. c. Lấy tinh nhiều lần Khi lấy tinh liên tiếp thì tinh trùng thu được từ lượt phóng tinh thứ hai cho thấy sức kháng đông tốt hơn so với tinh trùng thu được từ lượt phóng tinh đầu. Tinh trùng thu được từ lượt phóng tinh thứ ba và thứ tư sẽ duy trì được sức kháng đông tốt, nhưng tinh trùng thu được từ lần phóng tinh thứ năm trở đi có sức kháng đông thấp hơn (Bidot, 1985)[39]. 2.1.5.2. Thành phần của môi trường pha loãng Thành phần cơ bản của môi trường pha loãng tinh dịch là đường saccharid, chất đệm và lòng đỏ trứng gà. Sức sống của tinh trùng khi đông lạnh và giải đông khác nhau tùy theo các thành phần này. Nồng độ tối ưu của lòng đỏ trứng là 15-20%, nếu nồng độ này quá thấp hoặc quá cao thì không tốt cho tinh trùng, mặc dù lòng đỏ trứng đã bảo vệ tinh trùng không bị tổn hại trong khi đông lạnh. Chức năng này chủ yếu do tác động của lipoprotein và lecithin trong lòng đỏ. Đường saccharide đóng vai trò quan trọng trong môi trường, do tác động đến áp suất thẩm thấu, nó có tác dụng bảo vệ tinh trùng khi ở nhiệt độ thấp và là nguồn năng lượng cho tinh trùng. Những saccharide có khối lượng phân tử cao, làm cho hoạt lực của tinh trùng tốt hơn sau khi đông lạnh và giải đông. Các saccharide có phân tử lượng cao (tính theo phân tử lượng giảm dần) bao gồm: Trisaccharide, disaccharide, hexoses và pentone. Trong số hexose thì glucose có hiệu quả nhất, còn các chất đa đường polysaccharide thì ít có tác dụng. Bảo vệ lạnh bằng saccharide là nhờ có nhiều nhóm hydroxy (-OH) trong cấu trúc, do đó có xu hướng hình thành liên kết hydro. Chất đệm có vai trò quan trọng trong duy trì màng sinh chất của tinh trùng khi đông lạnh và khi giải đông, trong kích thích trao đổi chất diễn ra bình thường ở tinh trùng sau giải đông đồng thời duy trì sức sống của chúng. Chất đệm phải phù hợp như là môi trường khi đông lạnh và phải có đặc tính sau: - Duy trì mức thấp nhất về sự tổn hại cho tinh trùng do các muối gây ra - Phải tan trong nước với hằng số phân ly điện tích là 6-8 2.1.5.3. Bảo quản ở 50C trước khi đông lạnh Bảo quản ở 50C trước khi đông lạnh sẽ tăng cường sức kháng đông cho tinh trùng bò đực. Thông thường tinh bò đực sau khi khai thác và đủ tiêu chuẩn pha chế thì tiến hành xử lý gồm: - Pha loãng lần đầu tinh dịch ở 350C - Làm lạnh dần xuống 50C và bảo quản trong thời gian 1,5-2 giờ (cách 1) - Pha loãng lần hai với môi trường có chứa glycerol - Cân bằng trong 2-3 giờ - Đông lạnh tinh trùng - Bảo quản tinh trùng đã làm lạnh ở 50C trước khi pha loãng lần hai đã nâng cao đáng kể tỷ lệ sống của tinh trùng sau khi đông lạnh và giải đông. Một cách khác (cách 2) của phương pháp này là bảo quản qua đêm (20-22 giờ), tinh trùng đã làm lạnh ở 50C, trước khi pha loãng lần hai. Sức sống của tinh trùng theo cách xử lý hai tốt hơn so với cách sử lý thông thường (cách 1). Cách thứ ba là bảo quản tinh trùng qua đêm khi đã cân bằng với glycerol trong 20-22 giờ, ở 50C sau khi pha loãng lần hai. Cách hai tốt hơn nhiều so với cánh thứ ba và điều này thể hiện sức kháng đông của tinh trùng có khác nhau tùy theo giai đoạn nhạy cảm với nhiệt độ thấp (Tsuyoshi, 1992)[57]. 2.1.5.4. Nồng độ của glycerol và thời gian cân bằng Nồng độ glycerol trong môi trường pha loãng cuối cùng để làm đông lạnh tinh trùng bò vào khoảng 7%, nhưng tỷ lệ này có hơi khác nhau tùy theo các thành phần của môi trường pha loãng. Nồng độ tối ưu cho sức sống của tinh trùng là 11% với sữa khử bơ. Nồng độ glycerol trong môi trường pha loãng có mối tương quan đáng tin cậy với tốc độ giải đông, đó là nồng độ glycerol cao trong môi trường pha loãng là cần thiết cho tốc độ giải đông nhanh (Hiroshi, 1992)[45]. Thời gian từ lúc bổ sung glyceryl vào môi trường pha loãng (pha loãng lần hai) đến khi bắt đầu làm đông lạnh được gọi là thời gian cân bằng glycerol. 2.1.5.5. Tốc độ làm lạnh Hình 2.9. Ảnh hưởng của glycerol trong dung dịch NaCl so với nồng độ NaCl trong dung dịch còn lại khi dung dịch NaCl (0,15M) được đông lạnh (Hiroshi, 1992[45] Tốc độ làm lạnh quá cao sẽ gây tổn hại tới tinh trùng vì nó gây ra siêu lạnh, thể vẩn và nước lưu giữ trong tế bào. Điều đó gây ra đông lạnh ngoại bào và sau đó đông lạnh nội bào. Tốc độ làm lạnh chậm sẽ gây ra tập trung nồng độ cho cả dung dịch ngoại bào và dung dịch nội bào và sẽ làm rối loạn tế bào, đây được coi là ảnh hưởng của dung dịch. Tốc độ làm lạnh tối ưu là tốc độ làm giảm tối đa cả đông lạnh nội bào và ảnh hưởng của dung dịch. Tốc độ làm lạnh tối ưu này khác nhau không chỉ theo loại tế bào mà còn theo các yếu tố như các thành phần của thể vẩn tế bào và loại chất chống đông băng. Chẳng hạn dung dịch đường saccharide được đông lạnh nhanh (đông lạnh 2-4 phút, 50C xuống -790C), cho hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao hơn so với đông lạnh chậm (đông lạnh 45 phút, từ 50C xuống -790C), vì đã ngăn cản được ảnh hưởng của dung dịch. Môi trường pha loãng có nồng độ glycerol 5-7% được đông lạnh nhanh (đông lạnh 3-5 phút, từ 50C xuống -1300C) cho hoạt lực tinh trùng cao hơn so với đông lạnh chậm (đông lạnh 20- 40 phút, từ 50C xuống -790C) (Hiroshi, 1992)[45]. 2.1.5.6. Tốc độ giải đông Tốc độ giải đông tinh đông lạnh có ảnh hưởng lớn đến sức sống, hoạt lực, tỷ lệ acrosome bình thường và quá trình trao đổi chất bình thường của tinh trùng. Giải đông tinh cọng rạ bằng nước 350C sức sống tinh trùng cao hơn so với nước 4 họăc 200C. Giải đông ở nước 35-750C cũng cho tỷ lệ acrosome bình thường cao hơn so với nước 4 hoặc 200C. Nhưng nếu giải đông bằng nước có nhiệt độ cao hơn nữa, chẳng hạn nước 900C, sẽ không làm tăng sức sống của tinh trùng. Nếu tinh được bảo quản ở nhiệt độ 370C sau khi giải đông, cọng rạ nào được giải đông nhanh ở nhiệt độ cao hơn thì sẽ duy trì được sức sống tinh trùng cao hơn. 2.1.5.7. Thời gian bảo quản Tinh trùng đông lạnh phải luôn luôn được bảo quản ngập chìm trong nitơ lỏng (-1960C), nếu bảo quản tốt sau vài chục năm, tỷ lệ sống và hoạt lực tinh trùng của tinh trùng vẫn không thay đổi, khả năng thụ tinh vẫn không bị giảm (Hà Văn Chiêu, 1997) [11]. Ở Thụy Sỹ tinh đông lạnh bảo quản 20 năm vẫn thụ tinh và bò mẹ đẻ bê con ngày 25-7-1975 (America Breeders Service, 1991)[30]. Ở Nhật Bản tinh cọng rạ bảo quản 4-13 năm vẫn có hoạt lực tinh trùng 45-55% và có tỷ lệ thụ tinh 54%. Có nhiều trường hợp tinh đông lạnh bảo quản 20 năm vẫn có tỷ lệ thụ tinh là 69,8% (Hiroshi, 1992)[45]. 2.1.6. Môi trường pha loãng tinh dịch bò Nhờ pha loãng nên đã phát huy được tính ưu việt của thụ tinh nhân tạo như tăng khả năng chịu lạnh, tăng hiệu quả sử dụng tinh dịch bò. Môi trường pha loãng cần đảm bảo những tính chất sau đây: 2.1.6.1. Áp suất thẩm thấu Áp suất thẩm thấu của một chất lỏng phụ thuộc vào nồng độ hòa tan của các phân tử và các ion có trong dung dịch đó. Để cho tinh trùng tồn tại được, áp suất thẩm thấu của môi trường (áp suất ngoại bào) phải tương đương như áp suất thẩm thấu bên trong tinh trùng (áp suất nội bào), tức là có hiện tượng đẳng trương. Các dung dịch ưu trương (áp suất ngoại bào lớn hơn áp suất nội bào) sẽ làm cho tinh trùng teo lại. Các dung dịch nhược trương (áp suất ngoại bào thấp hơn áp suất nội bào) sẽ làm cho tinh trùng trương phồng lên và có thể gây vỡ màng tinh trùng (Nguyễn Tấn Anh, 1984)[1]. Tuy nhiên trong thực tế khả năng chịu đựng áp suất thẩm thấu của tinh trùng không chặt chẽ mà chúng chịu đựng và tồn tại được trong một khoảng giá trị áp suất thẩm thấu biến thiên nhất định dao động từ 250 đến 500 mosmol, nhờ khả năng thích ứng và độ bền thẩm thấu của màng tế bào (Innecda, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999[12]). Vì vậy nồng độ của các chất tan trong môi trường pha loãng cần tạo nên một áp suất thẩm thấu phù hợp với khả năng chịu đựng của tinh trùng. 2.1.6.2. pH và năng lực đệm của môi trường pH của môi trường phụ thuộc vào nồng độ H+ có trong môi trường. Nồng độ H+ càng tăng thì môi trường càng toan tính và ngược lại. Môi trường pha loãng tinh dịch phải có pH 6,2-6,8 (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997)[2]. Trong sản xuất để môi trường pha loãng tinh dịch có khả năng duy trì một cách ổn định độ pH ở mức thích hợp, người ta đưa vào môi trường loại hoá chất có tác dụng làm giảm khả năng kiềm hoá hoặc toan hoá của môi trường. 2.1.6.3. Chất điện giải và không điện giải trong môi trường Chất không điện giải làm giảm độ dẫn điện của môi trường giúp tinh trùng tránh được mất điện tích, ngăn ngừa hiện tượng tụ dính của tinh trùng và tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng duy trì sự sống. Chất không điện giải giữ vai trò chất khử, gánh chịu sự tác động của oxy nên có tác dụng như chất chống oxy hoá và ._.chẽ và tương quan thuận với chỉ tiêu tổng hợp VAC. Nếu thể tích tinh dịch (V), hoạt lực tinh trùng (A) trong tinh dịch và nồng độ (C) tinh trùng càng cao thì số lượng cọng rạ sản xuất ra trong một lần khai thác tinh càng nhiều. Ngược lại chỉ cần một trong 3 chỉ tiêu đạt thấp thì VAC thấp, dẫn đến số lượng cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh sẽ bị giảm. Trường hợp cả ba chỉ tiêu V; A; C không cao thì số lượng cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh càng thấp. Để đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của bò đực giống Brahman trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và kết quả được trình bày ở Bảng 4.17. Bảng 4.17. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác đạt tiêu chuẩn của bò đực giống Brahman (liều/lần khai thác) Nhóm bò Số lượng tinh sản xuất Số lượng tinh đạt tiêu chuẩn đưa vào sử dụng Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh (%) n Mean ± SE n Mean ± SE Brahman Cuba 336 283,74a ± 4,53 297 286,20a ± 4,87 88,39 Brahman Australia 448 248,82b ± 4,16 404 249,63b ± 4,26 90,18 Tổng 784 263,79 ± 3,13 701 265,12 ± 3,28 89,41 Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình giữa hai nhóm bò có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Qua kết quả trên thì thấy khả năng sản xuất tinh cọng rạ bình quân trong một lần khai thác tinh của bò Brahman là 263,79 liều/lần khai thác, trong đó bò Brahman Cuba đạt (283,74 liều/lần khai thác), cao hơn nhóm bò Brahman Australia (248,82 liều/lần khai thác) với sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cho thấy khả năng sản xuất tinh đông lạnh của nhóm bò Brahman CuBa cao hơn bò Brahman Australia. Tinh đông lạnh đạt tiêu chuẩn đưa vào sử dụng là những lô tinh có hoạt lực sau giải đông phải lớn hơn hoặc bằng 40%. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ tinh đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh trung bình của bò Brahman là 89,41%. Điều này chứng tỏ không phải tất cả các lần khai thác tinh tinh đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất là có thể đưa ra sử dụng mà còn bị loại sau đông lạnh trung bình 10,59%. Tỷ lệ loại thải sau đông lạnh phụ thuộc vào khả năng chịu lạnh sâu của tinh trùng từng cá thể đực giống và kỹ thuật trong quá trình đông lạnh tinh dịch. 4.2.3. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông Hoạt lực tinh trùng sau giải đông có ý nghĩa quan trọng trong TTNT bởi nếu hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao thì tỷ lệ thụ thai cao và ngược lại. Kết quả nghiên cứu về hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò Brahman được trình bày ở bảng 4.18 và Biểu đồ 4.15. Bảng 4.18. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống Brahman (%) Nhóm bò A sau giải đông A sau giải đông đạt tiêu chuẩn đưa vào sử dụng Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn n Mean ± SE n Mean ± SE Brahman Cuba 336 40,34 ± 0,17 297 41,09 ± 0,14 88,39 Brahman Australia 448 40,54 ± 0,14 404 41,21 ± 0,12 90,18 Tổng 784 40,45 ± 0,11 701 41,16 ± 0,09 89,41 Qua kết quả trên cho thấy hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình của bò Brahman đạt 40,45%, trong đó hoạt lực tinh trùng của bò Brahman Cuba (A=40,34%) thấp hơn Brahman Australia (A=40,54%), song sai khác nhau này không có ý nghĩa ở mức thống kê (P > 0,05). Hoạt lực sau giải đông đạt tiêu chuẩn đưa vào sử dụng là những lô tinh có A ³ 40%, những lô tinh A < 40% thì loại bỏ. Hoạt lực sau giải đông đạt tiêu chuẩn đưa vào sử dụng trung bình của bò Brahman là 41,16% và đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam 10TCN 531-2002. Tỷ lệ hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò Brahman đạt tiêu chuẩn đưa vào sử dụng của các cá thể trong từng nhóm là khác nhau, trung bình đạt 89,41%, giao động từ 88,39% đến 90,18%. Điều này cho thấy không phải tất cả các lần lấy tinh có các chỉ tiêu sinh học tinh dịch đạt tiêu chuẩn và đưa vào pha chế, sản xuất tinh đông lạnh thì đều cho sản phẩm đủ tiêu chuẩn. Mà còn có nhiều lần lấy tinh đã được pha chế và đông lạnh bị loại thải sau khi đông lạnh, vì không đủ tiêu chuẩn. Nguyên nhân là trong quá trình làm lạnh để đông băng tinh trùng có khoảng 10-50% tinh trùng bị chết do quá trình đông băng xảy ra (theo Maria, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu,1999) [12]. Đầu tiên nước ngoại bào đông băng làm cho nồng độ chất tan tăng lên, áp suất thẩm thấu thay đổi, nước nội bào thoát ra ngoài làm cho tinh trùng teo lại kết hợp với pH thay đổi gây ra các rối loạn hóa - sinh khác trong tinh trùng làm cho tinh trùng bị chết (Mahmoud, 1986)[52]. Biểu đồ 4.15. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống Brahman (%) Hiện tượng đông băng còn làm giãn nở tinh thể nước tạo lực đẩy và chèn ép tinh trùng, tinh trùng bị biến đổi hình thái, thất thoát các lipit như Cholineplasmalogen, lecithin làm hỏng màng tế bào, thất thoát các hợp chất vô cơ nội bào, làm hỏng cấu trúc nội bào. Do đó làm mất hoạt lực tinh trùng hoặc quá trình trao đổi chất của tinh trùng (Nguyễn Xuân Hoàn, 1994)[19]. Theo Maria (1995) trích từ (Hà Văn Chiêu,1999) [12], sau khi giải đông còn khoảng 50% đến 90% tinh trùng sống được nhờ: - Khả năng chịu lạnh của chính bản thân tinh trùng. - Tác dụng hỗ trợ của các chất hóa học có trong môi trường pha loãng tinh dịch. + Đường có tác dụng cân bằng áp suất thẩm thấu, chống đông và là nguồn năng lượng cho tinh trùng hoạt động sau giải đông (Dương Đình Long, 1978)[21], vì cấu trúc hóa học của đường có nhiều nhóm Hydroxy để tạo mối liên kết hydrogen trong cấu trúc của tế bào tinh trùng. + Các lipoprotein, lecitin trong lòng đỏ trứng gà có tác dụng như một chất chống đông cho tinh trùng. + Chất đệm tris có tác dụng giữ nguyên màng tinh trùng trong quá trình đông lạnh và thúc đẩy trao đổi chất sau giải đông. + Glyceryl trong môi trường pha tinh có tác dụng như một chất chống đông, chính vì có khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, có khả năng hòa tan trong nước mạnh, nên có tác dụng như là một dung môi cho các chất tan khác trong môi trường pha loãng, làm hạn chế sự tạo tinh thể nước và thúc đẩy quá trình thủy tinh hóa tạo hạt nhỏ tránh sự giãn nở của tinh thể nước, đồng thời có tác dụng ngấm vào tinh trùng thay thế nước nội bào bị thoát ra ngoài giúp tinh trùng không bị teo do mất nước. Đây là một vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu để giảm sự ảnh hưởng xấu cho tinh trùng trong qúa trình sản xuất tinh đông lạnh nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò đực giống. Để đánh giá ảnh hưởng của mùa vụ đến hoạt lực của tinh trùng sau đông lạnh. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu theo mùa vụ Đông - Xuân và Hè - Thu trên hai nhóm bò Brahman. kết quả được trình bầy ở Bảng 4.19 và Biểu đồ 4.16. Bảng 4.19. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống Brahman theo mùa vụ (%) Chỉ tiêu Brahman Cuba Brahman Australia Đông-Xuân Hè - Thu Đông-Xuân Hè - Thu A sau giải đông n 167 169 249 199 Mean±SE 40,69a ± 0,26 40,00b ± 0,20 41,02a ± 0,19 39,95b± 0,20 A sau giải đông đạt tiêu chuẩn đưa vào sử dụng n 147 150 230 174 Mean±SE 41,53a ± 0,22 40,67b ± 0,15 41,59a ± 0,17 40,72a ± 0,15 Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn (%) Mean 88,02 88,76 92,37 87,44 Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình giữa hai mùa vụ có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Qua kết quả bảng 4.19 cho thấy hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò Brahman Cuba ở vụ Đông - Xuân (40,69%) cao hơn ở vụ Hè - Thu (40,00%); Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò Brahmam Australia ở vụ Đông - Xuân (41,02%) cũng cao hơn ở vụ Hè - Thu (39,95%). Sự khác nhau ở vụ Đông - Xuân và Hè - Thu của cả hai nhóm đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt tiêu chuẩn đưa vào bảo quản và sử dụng là những lô tinh có hoạt lực sau giải đông đạt từ 40% trở lên. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt tiêu chuẩn đưa vào bảo quản và sử dụng trung bình của bò Brahman Cuba ở vụ Đông - Xuân (41,53%) cao hơn vụ Hè - Thu (40,67); ở bò bò Brahmann Australia vụ Đông - Xuân (41,59%) cao hơn vụ Hè - Thu (40,72%). Sự khác nhau ở vụ Đông - Xuân và Hè - Thu của cả hai nhóm đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Nguyên nhân là do ở vụ Đông - Xuân hoạt lực tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch trước đông lạnh cao hơn trong vụ Hè - Thu. Như vậy chất lượng tinh sau đông lạnh tại Môncađa chủ yếu ảnh hưởng bởi số lượng, chất lượng tinh dịch khai thác, ít bị ảnh hưởng bởi môi trường pha chế, các công đoạn trong quy trình sản xuất tinh đông lạnh. Điều này chứng tỏ môi trường pha chế tinh, tay nghề kỹ thuật, các quy trình kỹ thuật trong sản xuất tinh đông đông lạnh tại Môncađa là khá tốt và được thực hiện nghiêm túc. Biểu đồ 4.16. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống Brahman theo mùa vụ (%) Tỷ lệ hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt tiêu chuẩn đưa vào bảo quản và sử dụng ở hai mùa vụ Đông - Xuân và Hè - Thu của cả hai nhóm đạt từ 88,02% đến 92,37%, kết quả này đồng nghĩa với sau đông lạnh số lượng tinh không đạt tiêu chuẩn bị loại thải từ 7,63% đến 11,98%. Kết quả này cũng cho thấy không phải tất cả các tinh đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất tinh đông lạnh đều được đưa vào sử dụng mà còn bị loại từ 7,63% đến 11,98% 4.2.4. Tổng số liều tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/con/năm Tổng số liều tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/con/năm là tổng số liều tinh cọng rạ sản xuất được trong một năm của mỗi bò đực giống. Chỉ tiêu này giúp các nhà chăn nuôi biết được khả năng sản xuất tinh đông lạnh của mỗi bò đực giống để có kế hoạch chọn lọc, loại thải và kế hoạch về số lượng, cơ cấu đực giống trong sản xuất tinh đông lạnh đáp ứng thoả mãn nhu cầu thị trường. Số cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh là thước đo hiệu quả trong chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh đông lạnh nói chung và đối với từng bò đực giống nói riêng. Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với số lần khai thác tinh và số lượng tinh dịch đạt tiêu chuẩn. Nếu số lần khai thác tinh và số lượng tinh dịch đạt tiêu chuẩn của một bò đực càng cao thì số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong năm sẽ cao. Ngược lại số lần khai thác tinh và số lượng tinh dịch đạt tiêu chuẩn của một bò đực thấp thì số tinh cọng rạ sản xuất trong năm sẽ thấp. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ trên 10 bò đực giống Brahman chúng tôi thu được kết quả như trong Bảng 4.20. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ đạt tiêu chuẩn trung bình của nhóm bò Brahman CuBa là 21.253 liều/con/năm cao hơn trung bình của bò Brahman Australia, chỉ đạt 16.808 liều/con/năm. Hơn nữa, khả năng sản xuất tinh đông lạnh của nhóm bò Brahman CuBa đồng đều hơn của nhóm bò Brahman Australia. Sự sai khác giữa giá trị trung bình về khả năng sản xuất tinh của 2 nhóm bò Brahman Cuba và Brahman Australia có ý nghĩa ở mức thống kê (P<0,05). Tổng số liều tinh cọng rạ của mỗi bò đực sản xuất ra hàng năm phản ánh chung nhất và chính xác nhất về khả năng sinh sản của mỗi bò đực giống, trình trạng sức khỏe của cá thể bò đực, phản ánh chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn, điều kiện chuồng trại và thời tiết khí hậu. Bảng 4.20. Kết quả sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của bò đực giống Brahman Nhóm bò Số hiệu Số lượng cọng rạ đạt tiêu chuẩn (liều/con/năm) Brahman CuBa 894 27.180 847 22.347 8015 18.843 8014 16.641 Trung bình nhóm 21.253 Brahman Australia 8060 23.365 8017 20.135 8016 17.077 8071 15.694 8069 14.221 8056 10.359 Trung bình nhóm 16.808 Trung bình hai nhóm 18.586 So sánh khả năng sản xuất tinh đông lạnh của nhóm bò Brahman Cuba và Brahman Australia với trung bình hai nhóm (18.586 liều/con/năm) cho thấy: - Nhóm bò Brahman Cuba có 3/10 con đạt trên mức trung bình (chiếm 30%), trong lúc đó, nhóm bò Brahman Australia chỉ có 2/10 con đạt trên mức trung bình (chiếm 20%). - Nhóm bò Brahman Cuba có 1/10 con nằm dưới mức trung bình (chiếm 10%) và nhóm bò Brahman Australia có tới 4/10 con nằm dưới mức trung bình (chiếm 40%). Như vậy, khả năng sản xuất tinh của nhóm bò Brahman Cuba cao hơn nhóm Brahman Australia. Theo nghiên cứu của tác giả Hà Văn Chiêu (1999)[12], số lượng tinh viên trung bình sản xuất được trong một năm của bò đực Zêbu là 3.708 viên. Hà văn Chiêu (1999) [12], nghiên cứu “So sánh số lượng tinh cọng rạ với số lượng tinh viên trên cùng một lượng tinh dịch” đã công bố hệ số quy đổi giữa tinh viên và tinh cọng rạ là 1:2,3. Điều này có nghĩa là cùng một lượng tinh dịch nếu sản xuất tinh cọng rạ sẽ được số cọng rạ gấp 2,3 lần nhiều hơn số tinh viên. Như vậy, theo kết quả công bố số lượng tinh viên sản xuất được trung bình của mỗi bò đực Zêbu trong một năm thành tinh cọng rạ thì trung bình sản xuất được là 8.528,4 liều/con/năm. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi thu được 18.586 liều/con/năm, cao hơn 2 lần kết quả của Hà Văn Chiêu cũng nghiên cứu tại Môncađa trong thời gian trước năm 1999. Kết quả nghiên cứu của Lê Bá Quế và CS (2001) [23] cho biết khả năng sản xuất tinh viên cao nhất của bò Zêbu đạt 6.439 viên/con/năm. Quy đổi giữa tinh viên và tinh cọng rạ là 1:2,3 cho thấy khả năng tối đa sản xuất tinh cọng rạ của bò Zêbu trong nghiên cứu của Lê bá quế và CS là 14.810 cọng rạ/con/năm. So sánh với kết quả sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ trên bò Brahman trong nghiên cứu của chúng tôi cao nhất đạt 27.180 cọng rạ/con/năm thì thấy kết quả của chúng tôi gấp gần 2 lần. Kết quả này cao hơn kết quả công bố của Herliantien (2009)[44] nghiên cứu về khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò Brahman tại Trung tâm thụ tinh nhân tạo Quốc gia Singosari ở Inđonesia (14.350 liều/con/năm). So sánh với tiêu chuẩn của bò Brahman giống gốc của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Quyết định 1712/ QĐ-BNN-CN)[7], bò Brahman giống gốc sản xuất tinh đạt ≥ 10.000 liều/con/năm thì cả 10 bò đực giống Brahman trong nghiên cứu này đều đat tiêu chuẩn bò Brahman giống gốc. Điều đó chứng tỏ trong quá trình nhập khẩu giống, bò đực giống đã được tuyển chọn rất kỹ các đặc tính kỹ thuật thông qua lý lịch ông bà, bố mẹ và bản thân, đồng thời trong sản xuất công tác chọn lọc đã được chú trọng nên đã loại thải những bò chất lượng giống và khả năng sản xuất tinh kém vì vậy cho kết quả tốt trong sản xuất. Kết quả này cho thấy công nghệ sản xuất tinh đông lạnh tại Môncađa đã được cải tiến lên rõ rệt so với trước đây. Có kết quả này là do những năm gầy đây Trạm Môncađa đã được đầu tư các thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ sản xuất tinh đông lạnh hiện đại của thế giới, đồng thời các quy trình kỹ thuật không ngừng được cải tiến, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên sâu ở trong và ngoài nước, đặc biệt từ các chuyên gia Nhật Bản, Canada.. hướng dẫn, giúp đỡ tại Môncađa. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa thuộc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương đạt tiêu chuẩn giống gốc quốc gia theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được phép sản xuất, bảo quản, tiêu thụ tinh đông lạnh (thương hiệu VINALICA) cho cả nước và xuất khẩu. Qua kết quả nghiên cứu về khả năng sản xuất tinh của 10 bò đực giống Brahman tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncada chúng tôi có kết luận sau: 5.1.1. Số lượng, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman - Nguồn gốc giống khác nhau cho số lượng và chất lượng tinh là khác nhau. - Trong sản xuất tinh bò đông lạnh chỉ tiêu V, A và C là những chỉ tiêu chính, ảnh hưởng rõ rệt tới kết quả sản xuất tinh bò đông lạnh. Trong đó hoạt lực tinh trùng là chỉ tiêu ảnh hưởng nhiều nhất. - Số lượng và chất lượng tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman sản xuất tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa (thương hiệu VINALICA) trước và sau đông lạnh đều đạt tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam 10TCN 531-2002. 5.1.2. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman - Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của giống bò Brahman nuôi tại Trạm Môncađa đạt cao, trung bình 18.586 liều/con/năm; trong đó nhóm bò Brahman Cuba trung bình (21.253 liều/con/năm) cao hơn nhóm bò Brahman Australia trung bình (16.808 liều/con/năm). 5.1.3. Ảnh hưởng của mùa vụ - Mùa vụ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh của cả hai nhóm bò; trong đó nhóm bò Brahman Australia chịu ảnh hưởng nhiều hơn nhóm Brahman Cuba. - Khả năng sản xuất tinh của bò Brahman ở mùa vụ Đông - Xuấn tốt hơn Hè - Thu. 5.2. Đề nghị Do thời gian làm đề tài Luận văn ngắn vì vậy đề nghị tiếp tục nghiên cứu đánh giá tỷ lệ thụ thai, chất lượng bê sinh ra từ tinh đông lạnh của bò Brahman kết hợp với kết quả khả năng sản xuất tinh đông lạnh để chọn lọc những bò đực giống tốt nhất, sản xuất tinh đông lạnh đáp ứng thoả mãn nhu cầu tinh bò đông lạnh cho thị trường góp phần nhân và cải tiến nâng cao nhanh chất lượng đàn bò thịt trong nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Nguyễn Tấn Anh (1984), Nghiên cứu sử dụng môi trường tổng hợp để pha loãng bảo tồn tinh dịch một số giống lợn nuôi ở Miền Bắc Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn quốc Đạt (1997), Thụ tinh nhân tạo gia súc gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Ân (1972), Di truyền học động vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt nam, tập V Tiêu chuẩn chăn nuôi thú y, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tinh bò sữa, bò thịt, Hà Nội, tr.192 – 194. Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT (2005), QuyÕt ®Þnh sè 66/2005/Q§-BNN, ngµy 31/10/2005, Ban hµnh quy ®Þnh vÒ qu¶n lý vµ sö dông bß ®ùc gièng. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008), Quyết định số 1712/ QĐ-BNN-CN, ngày 09/6/ 2008, Phê duyệt các chỉ tiêu kỹ thuật đối với giống gốc vật nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Chiến lược Phát triển Chăn nuôi đến năm 2020, Hà Nội. Đinh Văn Cải và Nguyễn Ngọc Tấn (2007) Truyền tinh nhân tạo cho bò, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Hà Văn Chiêu (1996), "Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của một số giống bò cao sản nuôi ở Việt Nam", Tạp chí khoa học-công nghệ và quản lý kinh tế, 9, tr 11-19. Hà Văn Chiêu (1997), “Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh trùng đông lạnh của một số giống bò nuôi tại Trung tâm Môncađa”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1996-1997, tháng 8 năm 1997, Nha Trang. Hà Văn Chiêu (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF, Zêbu) và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Chăn nuôi. Cục Chăn nuôi (2008), Danh sách bò đực giống gốc Quốc gia (2008-2009), Hà Nội. Trần Cừ, Cù Xuân Dần và Lê Thị Minh (1975), Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Hữu Cường (2006), Di truyền giống và dinh dưỡng bò sữa, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Vũ Duy Giảng (2007), Thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997), Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Xuân Hoàn (1994), “Xác định các chỉ tiêu sinh học tinh trùng, phục vụ công nghệ sản xuất tinh đông viên lợn đại bạch”, Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học toàn quốc về công nghệ sinh học và hóa sinh phục vụ sản xuất, đời sống, tháng 12/1994, Hà nội. Hoàng Tích Huyền (1994), Dược lý học, tập II, NXB Y học, Hà Nội. Dương Đình Long (1978), “Một số vấn đề về tinh dịch gia súc và kiểm tra pha chế môi trường tinh dịch gia súc”, Báo cáo tại hội nghị thụ tinh nhân tạo lợn Việt Nam lần thứ I, Hà nội. Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến và Bùi Văn Chính (1995), Thức ăn và dinh dưỡng gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Bá Quế, Đào Đức Tiến, Doãn Thị Cánh, Võ Thị Xuân Hoa, Trần Trung Châu và Hà Văn Dinh (2001), “Xác định chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống nuôi tại Môncađa”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Phần thức ăn dinh dưỡng, TP. Hồ Chí Minh 10-12/4/2001, Tr 110-115. Lê Bá Quế (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch của bò đực giống Holstein Friesian Mỹ và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam, Luận văn Thạc Sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phùng Thế Hải, Nguyễn Hữu Sắc, Phạm Văn Tiềm, Trần Công Hoà, Võ Thị Xuân Hoa và Nguyễn Thị Thu Hoà (2007), “Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian phục vụ công tác giống bò Việt Nam”, Báo cáo khoa học năm 2007, Phần di truyền-giống vật nuôi, Hà Nội 4-5/9/2008, Tr105-116. Nguyễn Văn Thiện, Lê Quang Nghiệp, Hoàng Kim Giao, Đỗ Kim Tuyên, Trần Trọng Thêm, Nguyễn Văn Đức, Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm và Võ Thị Xuân Hoa (2008), Danh bạ bò đực giống cao sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Xuân Trạch (2003), Chăn nuôi bò sinh sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004), Giáo trình chăn nuôi trâu bò (dùng cho sinh học viên cao học ngành chăn nuôi), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn Ban (2006), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh America Breeders Service (1991), A.I. Management manual- third edition. Anwar Muhammad, Sayed Murtara, Hassan Andrabi, Abid Mehmood and Nemat Ullah (2008), “Effeet of low lenperature thawing on the Motility and Fertility of Cryo preserved Water Berffalo and Zêbu Bull Semen”, Turk. J. Vet. Anim. Sci., 32(6), p. 413-416. Aritani (1989), Problems of Freezing spermatozoa different species. 9th internationan congress on animal reproduction and artificial insemination, Madrit 7/1989. Arthur da silva Mariante (1992), Semen and cryoconservation the training course on gene preservation in Asia, Nanjing- China. Aumiiller R, Willeke.H. (1998), Computer controled analysis of boar semen with the “cell saff system” 11th International congress, Ireland. Bajwa.M.A (1986), Semen production unit Qadir Aba (Red Sindhi và Sahiwal), Pakistan. Brito L.F.C., A.E.D.F. Silva, L.H. Rodrigues, F.V. Vieira, L.A.G. Deragen, J.P. Kastelic (2002), “Effects of age and genetic group on characteristiCS of the scrotum, testes and testicular vascular cones, and on sperm production and semen quality in AI Bulls in Brazil”, Theriogenology, 58, p. 1175 – 1186. Brito L.F.C., A.E.D.F. Silva, L.H. Rodrigues, F.V. Vieira, L.A.G. Deragen, J.P. Kastelic (2002), “Effects of environmental factors, age and genotype on sperm production on semen quality in bos indicus and bos taurus AI Bulls in Brazil”, Animal Reproduction Science, 70, p. 181-190. Brito Leonardo F.C, Antonio E.D.F. Silva, Rogerio T.Barbosa. and John P.Kastelic (2004), “Testicular thermoregulation in Bos indicus, crossbred and Bos taurus bulls: relationship with scrotal, testicular cone and testicular morphology, and effects on semen quality and sperm production” Theriogenology, 61, p. 511 – 528 Bidot A. (1985), Relationship between season of insemination and semen collection, Revista de salud animal. Canadian association of animal breeders (1991), Bovine semen collection and processing technigues, Revised second edition printed. Cheng Ruihe (1992), A riview on sire selection and AI in domestic anmals, Nanjing agricultural University. Ditto (1992), Theory of spematozoal freezing, artificial insemination for cattle, Association of livestock technology, p. 111-123. Hafer E.S.E. (1987), Reproduction in farm animals, Lea & Febiger Philadelphia. Herliantien, DVM. MP (2009), Production of Frozen semen, Development country training course of artificial Insemination on Dairy cattle, February 16th-March 15th, 2009 in Singo Sari National Artificial Insemination center, Indonesia Hiroshi Masuda (1992), Reproduction function of male livestock and semen physiology, Artificial inseminstion for cattle, Assosiation of Livestock Technology, Tokyo, Japan, p. 93 - 107. Joel Yelich (2008), Fertility and breeding Evaluation of Bulls, Florida beef cattle short course, pp. 55-62. Junichi Mori (1992), Hormones in farm animal reproduction Artificial insemination for cattle, Assosiation of Livestock Technology, Tokyo, Japan. Kunitada Sato (1992), The male Reproductive system, Artificial inseminstion manual for cattle, Assosiation of Livestock Technology, Tokyo, Japan, p. 7-13. Laing, J.A., W.J.B. Morgan and W.C. Wagner (1988), Fertility and Infertility in Veterinary Practice. 4thed. Tindall, 24 – 28, Oval road, London.pp:41 Leon H.; A.A. Porras, C.S. Galina and P. Navarro-Fierro (1991), “Effect of collection method on semen characteristiCS of Zêbu and European type cattle in the tropiCS”, Theriogenology, 36(3), p. 349-355. Lubos Holy (1970), Biotechnology of reproduction on cattle, Institute Libro, Lahabana, Cuba. Mahmoud Ragab (1986), “Comparative study of the phosphatases activity on fresh and frozen semen of bovine”. Indian veterinary Journal. Mazur P. (United States) (1989), Fundamental aspects of the freezing of cells with emphasis on mammalian ova and embryos, International congress on animal Reproduction and Artificial inseminstion, Madrid 7/1989. Michael J.F., James F., Hentges Jr. and Kenneth W. Cornellisse (1982), “Aspects of the sexual Development of Brhman versus angus Bulls in Florida”, Theriogenology, 18(1), p. 17-31. Risco C.A., P.J. Chenoweth, R.E. Larsen, J. Velez, N. Shaw, T. Tran and C.C. Chase, (1993), "The effect of gossypol in cottonspeed meal on performance and on hematological and semen traits in postpubertal Brahmam Bulls", Theriogenology, 40, p. 629-642. Tatman Shaawn R., Don A. Neuendorff, Timothy W. Wilson, Ronald D. Randel (2004), “Influence of season of birth on growth and reproductive development of Brahman bulls”, Theriogenology, 62, p. 93 – 102. Tsuyoshi Takahashi (1992), Collection, processing, Freezing semen-artificial insemination for cattle, Association of Livestock Technology, p.131-154. PHỤ LỤC Một số hình ảnh về đối tượng nghiên cứu dùng trong đề tài luận văn Hình 1: Bò đực giống Brahman Cuba số hiệu 847 Hình 2: Bò đực giống Brahman Cuba số hiệu 894 Hình 3: Bò đực giống Brahman Cuba số hiệu 8014 Hình 4: Bò đực giống Brahman Cuba số hiệu 8015 Hình 5: Bò đực giống Brahman Australia số hiệu 8016 Hình 6: Bò đực giống Brahman Australia số hiệu 8017 Hình 7: Bò đực giống Brahman Australia số hiệu 8056 Hình 8: Bò đực giống Brahman Australia số hiệu 8060 Hình 9: Bò đực giống Brahman Australia số hiệu 8069 Hình 10: Bò đực giống Brahman Australia số hiệu 8071 Hình ảnh toàn cảnh khu vực chăn nuôi và sản xuất tinh bò đông lạnh tại Trung tâm tinh đông lạnh Môncađa Hình 11. Cổng vào Trung tâm Môncađa Hình 12. Cửa vào phòng công nghệ Sản xuất tinh đông lạnh Hình 13. Khu vực chăn nuôi bò đực giống và sản xuất tinh đông lạnh Một số hình ảnh về thiết bị sản xuất tinh đông lạnh dùng trong đề tài luận văn Hình 14: Kiểm tra đánh giá hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch Hình 15: Máy đo nồng độ tinh trùng SDM4 Hình 16. Xác định độ pH tinh dịch bằng giấy đo pH Hình 17: Đánh giá tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch bò Hình 18:In ký hiệu và thông tin trên cọng rạ Hình 19: Pha loãng tinh dịch Hình 20: Máy nạp tinh và hàn đầu cọng rạ Hình 21: Buồng cân bằng trong buồng 5oC Hình 22: Máy đông lạnh tinh cọng rạ Hình 23: Ghi đồ thị về nhiệt độ trong buồngđông lạnh Hình 24: Kiểm tra hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh Hình 25: Bình bảo quản tinh đông lạnh trong nitơ lỏng (-1960C) 4- Chế độ nuôi dưỡng bò đực giống Bảng 4.1: Nhu cầu dinh dưỡng của bò đực giống Brahman sản xuất tinh tại Môncađa theo ( N.R.C-1987) Khối lượng bò (kg) Tăng trọng ngày (g) Nhu cầu dinh dưỡng Vật chất khô(kg) Protein thô(g) Năng lượng trao đổi (Mcal) Ca(g) P(g) Vit A 1000UI Vit D 1000UI 300 1.000 7,4 862 18,7 27 20 13 1980 400 1.000 9,0 947 22,9 29 23 17 2640 500 900 10,0 923 25,6 29 23 21 3300 600 700 10,8 988 26,6 29 23 25 3960 700 500 11,4 998 26,9 30 23 30 4620 800 300 12,0 1040 26,4 30 23 34 2580 900 - 12,1 1017 24,8 31 23 38 - 1000 - 13,1 1093 26,9 34 25 12 - 1100 - 14,1 1169 28,8 36 27 47 - 1200 - 15,4 1244 30,8 39 29 51 - 1300 - 16,0 1316 32,7 41 31 55 - 5- Điều kiện khí hậu của địa bàn nghiên cứu (Khu vực huyện Ba Vì Thành phố Hà Nội) Bảng 5.1: Nhiệt độ qua các tháng trong năm 2008 (0C) Nhiệt độ không khí Các tháng trong năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình 15,7 18,6 20,1 23,8 26,5 29,5 29,3 28,4 27,3 23,5 21,4 16,5 Tối đa tuyệt đối 28,1 27,3 32,1 32,4 34,5 39,4 36,5 37,9 34,1 31,6 30,6 27,5 Trung bình nhiệt độ tối đa 19,7 22,8 23,4 27,5 30,9 34,6 33,9 33,0 32,0 28,7 26,3 21,8 Nhiệt độ tối đa thấp tuyệt đối 5,2 7,0 11,6 15,7 20,0 24,2 23,2 22,6 21,3 15,0 12,0 6,6 Nhiệt độ tối đa thấp trung bình 13,3 15,8 18,0 21,4 23,6 26,1 26,2 25,6 24,2 20,2 18,0 13,2 Nguồn: Trạm khí tượng Ba Vì (2008) Bảng 5.2: Độ ẩm không khí qua các tháng trong năm 2008 ( %) Độ ẩm không khí Các tháng trong năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Trung bình 85 86 87 87 84 82 83 85 85 83 81 84 84 Tương đối 80 85 88 87 87 80 84 86 86 79 80 78 83,3 Độ ẩm tối thấp tuyệt đối 27 35 61 59 36 48 48 46 51 29 36 32 27 Độ ẩm tối đa 90 90 90 - - - - - - - - 90 90 Nguồn: Trạm khí tượng Ba Vì (2008) Bảng 5.3: Lượng mưa qua các tháng trong năm 2008 Lượng mưa Các tháng trong năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình(mm) 30 31 54 124 276 297 337 344 270 219 68 13 Tỷ lệ (%) 1,5 1,5 2,6 6,0 13,4 14,3 16,2 16,6 13,4 10,6 3,3 0,6 Số ngày có mưa 10 18 20 21 25 15 17 15 11 7 4 5 Nguồn: Trạm khí tượng Ba Vì (2008) Bảng 5.4: Giờ chiếu sáng qua các tháng trong năm 2008 ( %) Giờ chiếu Các tháng trong năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Số giờ sáng (Giờ/tháng) 21 16 17 27 54 56 60 56 60 50 45 40 502 Tỷ lệ giờ chiếu sáng(%) 4,2 3,2 3,3 5,4 10,7 11,2 11,9 11,2 11,9 10,0 9,1 7,9 100 Nguồn: Trạm khí tượng Ba Vì (2008) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHAM VAN TIEM (NYV).doc
  • docBIA LUAN VAN.doc
Tài liệu liên quan