Tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống Ngan pháp R71 SL nhập nộ: ... Ebook Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống Ngan pháp R71 SL nhập nộ
128 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4160 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống Ngan pháp R71 SL nhập nộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------------------------------
PHẠM ĐỨC HỒNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA NGAN PHÁP R71 SL NHẬP NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học : TS. PHÙNG ĐỨC TIẾN
HÀ NỘI − 2008
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được sử dụng để bảo
vệ một học
vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2008
Học viên
Phạm Đức Hồng
ii
LỜI CẢM ƠN
Có được công trình nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và
kính trọng sâu sắc tới Ban giám đốc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy
Phương - Viện Chăn nuôi, Khoa sau Đại học và Khoa Chăn nuôi thủy
sản - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tiến sỹ Phùng Đức Tiến - Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, đã đầu tư nhiều công sức
và thời gian chỉ bảo tận tình tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Các Thầy, Cô giáo Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa - Khoa Chăn nuôi
thủy sản - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã động viên tinh thần
trong thời gian làm đề tài và hoàn thành luận văn.
Sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên
cứu gia cầm Thụy Phương, Phòng phân tích – Viện Chăn nuôi trong quá
trình nghiên cứu và thí nghiệm.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các
nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi nâng cao kiến thức, hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện động viên tôi
hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Phạm Đức Hồng
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình ảnh, sơ đồ
viii
Danh mục các biểu đồ, đồ thị ix
1. Më ®Çu ............................................................................................... 1
1.1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi..............................................................................1
1.2. Môc tiªu ®Ò tµi ............................................................................................2
2. Tæng quan tµi liÖu vµ c¬ së khoa häc cña ®Ò tµi ...................................... 3
2.1. C¬ së khoa häc cña ®Ò tµi ...........................................................................3
2.2. T×nh h×nh nghiªn cøu trong vµ ngoµi n−íc ...............................................37
3. §èI T¦¥NG, §ÞA §IÓM Néi dung vµ ph−¬ng ph¸p
nghiªn cøu........................................................................................ 43
3. 1. §èi t−îng nghiªn cøu ..............................................................................43
3. 2. §Þa ®iÓm nghiªn cøu................................................................................43
3. 3. Thêi gian nghiªn cøu ...............................................................................43
3. 4. Néi dung nghiªn cøu ...............................................................................43
3. 5. Ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu..........................................................................43
3. 6. Xö lý sè liÖu.............................................................................................51
4. KÕt qu¶ vµ th¶o luËn............................................................ 53
4. 1. Ngan «ng bµ.............................................................................................53
4. 2. Chi phÝ thøc ¨n cho 10 trøng vµ 10 ngan gièng.......................................71
4. 2 Ngan bè mÑ...............................................................................................72
iv
4. 3. Ngan th−¬ng phÈm...................................................................................88
4. 4. KÕt qu¶ chuyÓn giao vµo s¶n xuÊt .........................................................103
4. 5. Tæng kÕt kh¶ n¨ng s¶n xuÊt cña ngan R71SL .......................................106
5. KÕt luËn vµ ®Ò nghÞ............................................................... 107
5.1. KÕt luËn...................................................................................................107
5.2. §Ò nghÞ ...................................................................................................108
Tµi liÖu tham kh¶o.................................................................... 109
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ca: Can xi
Cs Cộng sự
ĐVT: Đơn vị tính
TĂ Thức ăn
TL: Tỷ lệ
TLNS: Tỷ lệ nuôi sống
TT Tuần tuổi
TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
NS: Nuôi sống
TB: Trung bình
Me: Năng lượng trao đổi `
P: Phốt pho.
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 3. 1. Chế độ dinh dưỡng nuôi ngan Pháp ông bà, bố mẹ ................. 45
Bảng 3. 2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ngan Pháp ông bà, bố mẹ ......... 45
Bảng 3. 3. Chế độ dinh dưỡng nuôi ngan thương phẩm ........................... 46
Bảng 4. 1. Kích thước các chiều đo lúc 12 tuần tuổi ................................ 55
Bảng 4. 2: Tỷ lệ nuôi sống ..................................................................... 56
Bảng 4. 3: Khối lượng cơ thể.................................................................. 59
Bảng 4. 4: Lượng Thức ăn tiêu thụ ......................................................... 60
Bảng 4. 5: Tuổi đẻ 5%, 30% và 50% ...................................................... 62
Bảng 4. 6: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn TĂ/10 trứng ...................... 64
Bảng 4. 7: Khối lượng trứng................................................................... 67
Bảng 4. 8: Khảo sát chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi................................ 69
Bảng 4. 9: Kết quả ấp nở ........................................................................ 71
Bảng 4. 10: Chi phí thức ăn cho 10 trứng giống và 10 ngan giống ........... 72
Bảng 4. 11. Kích thước các chiều đo lúc 12 tuần tuổi .............................. 73
Bảng 4. 12 : Tỷ lệ nuôi sống................................................................... 74
Bảng 4. 13: Khối lượng cơ thể................................................................ 77
Bảng 4. 14: Lượng thức ăn tiêu thụ từ 1 - 24 tuần tuổi ............................ 78
Bảng 4. 15: Tuổi đẻ 5%, 30% và 50%..................................................... 80
Bảng 4. 16: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn TĂ/10 trứng .................... 82
và tỷ lệ nuôi sống................................................................................... 82
Bảng 4. 17: Khối lượng trứng................................................................. 84
Bảng 4. 18: Khảo sát chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi .............................. 85
Bảng 4. 19 : Kết quả ấp nở ..................................................................... 86
Bảng 4. 20 : Chi phí thức ăn cho 10 trứng giống và 10 ngan giống .......... 88
Bảng 4. 21. Kích thước các chiều đo ở 11 tuần tuổi................................. 89
vii
Bảng 4. 22 : Tỷ lệ nuôi sống, ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống....................... 90
Bảng 4. 23. Lượng cơ thể ngan bố mẹ nuôi thịt, ngan thương phẩm và ưu
thế lai .................................................................................................... 92
Bảng 4. 24: Sinh trưởng tương đối, sinh trưởng tuyệt đối ........................ 94
Bảng 4. 25: Tiêu tốn thức ăn và ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn.................. 96
Bảng 4. 26: Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế .......................................... 97
Bảng 4. 27: Khảo sát năng suất thịt ở 11 tuần tuổi................................. 101
Bảng 4. 28: Thành phần hóa học của thịt .............................................. 102
Bảng 4. 29: Kết quả nuôi ngan bố mẹ trong nông hộ ............................. 103
Bảng 4. 30: Kết quả nuôi ngan thương phẩm ........................................ 105
Bảng 4. 31. Hạch toán nuôi ngan thương phẩm ..................................... 105
Bảng 4. 32: Tổng kết khả năng sản xuất của ngan R71 SL..................... 106
viii
DANH MỤC CÁC ẢNH, SƠ ĐỒ
STT TÊN ẢNH TRANG
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ công nghệ tạo ngan thương phẩm R71SL…………………42
¶nh 4.1. Ngan con 01 ngµy tuæi ............................................................... 54
¶nh 4.2. Ngan tr−ëng thµnh lóc 24 tuÇn tuæi ............................................ 54
¶nh 4.3. Mæ kh¶o s¸t ngan th−¬ng phÈm................................................... 99
¶nh 4.4. M« h×nh nu«i ngan sinh s¶n ngoµi d©n .................................... 104
¶nh 4.5. M« h×nh nu«i ngan th−¬ng phÈm ngoµi d©n ............................. 104
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
STT TÊN HÌNH TRANG
§å thÞ 1: Tû lÖ ®Î ..................................................................................... 66
§å thÞ 2: Tû lÖ ®Î ..................................................................................... 83
§å thÞ 3: Khèi l−îng c¬ thÓ ...................................................................... 93
BiÓu ®å 1: Sinh tr−ëng tuyÖt ®èi (g/con/ngµy) .......................................... 95
BiÒu ®å 2: Sinh tr−ëng t−¬ng ®èi (%) ....................................................... 95
BiÓu ®å 3: ChØ sè kinh tÕ (EN).................................................................. 98
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi thủy cầm ở nước ta trong những năm qua đã có bước phát
triển nhanh chóng. Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát chuyển dần
sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Năng suất và chất lượng sản phẩm
ngày càng cao.
Trước năm 1992, giống ngan chủ yếu là ngan nội, năng suất thấp đạt 65
- 70 quả/mái/năm. Tỷ lệ phôi 75 - 87%; nuôi thịt 120 ngày ngan mái đạt 1,7-
1,8kg; ngan trống đạt 2,4 - 2,6kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ 62%. Hệ thống giống chưa
có, giống ngan chủ yếu là ngan trâu, ngan loang và tỷ lệ nhỏ ngan trắng, nuôi
trong các hộ nông dân theo từng cỗ 1 trống 3 - 4 mái, tổng đàn toàn quốc đạt
2,3 triệu con.
Từ năm 1993 đến nay, các dòng ngan Pháp R31, R51, R71 và siêu nặng
được nhập vào nước ta, chúng có khả năng sinh sản cao. Năng suất trứng
đạt150 - 175 quả/mái/2chu kỳ đẻ. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 72 - 74% chất lượng thịt
thơm ngon, tỷ lệ nạc cao. Hệ thống giống ngan cũng được chú ý xây dựng và
từng bước hoàn thiện. Các dòng ngan Pháp cho năng suất, chất lượng cao,
phù hợp với yêu cầu nên đã và đang phát triển mạnh, góp phần tích cực đưa
tổng đàn ngan toàn quốc đạt 14 triệu con năm 2003.
Để chăn nuôi ngan phát triển như một nghề mới cần phải xây dựng được
đàn hạt nhân có qui mô thích hợp, đáp ứng yêu cầu con giống cho sản xuất thì
việc khôi phục phát triển hệ thống giống ba cấp: Ông bà, bố mẹ và thương
phẩm là hết sức cần thiết. Việc tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, đồng
thời cải tiến, nâng cao công nghệ truyền thống, thay đổi cơ bản tập quán chăn
nuôi và phát triển nhanh các giống chuyên dụng có năng suất chất lượng thịt
cao là yếu tố không thể thiếu được nhằm phát triển chăn nuôi ngan.
2
Ngan Pháp R71SL đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho
nhập vào nước ta nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương. Đây
là giống ngan có khả năng sinh trưởng và cho thịt cao. Theo tài liệu cung cấp
của Hãng Grimaud Frères ngan R71SL khi mới nở lông có màu vàng rơm, có
hoặc không có đốm đen ở đầu, khi trưởng thành có bộ lông trắng tuyền.
Để đánh giá khả năng sản xuất của ngan Pháp ông bà R71S L nhập nội
có hệ thống chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu khả năng sản xuất của
ngan Pháp R71SL nhập nội"
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1. Xác định khả năng sản xuất của ngan Pháp R71S L giống ông bà nhập
nội.
2. Từ kết quả đã đạt được. Rút ra một số yếu tố kỹ thuật góp phần hoàn
thiện quy trình chăn nuôi ngan ở Việt Nam.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về ngan
pháp R71SL ở Việt Nam.
Đánh giá được khả năng sản xuất của ngan pháp R71SL gồm ông bà bố
mẹ và khả năng cho thịt của ngan R71SL thương phẩm, từ đó góp phần tạo cơ
sở cho việc xây dung quy trình chăn nuôi ngan.
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Tính trạng vật nuôi
Phần lớn các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng.
Cơ sở di truyền học của tính trạng số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc
thể quy định. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), [41] tính trạng số lượng
(puantitative character) là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau giữa
các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ cao hơn là sự sai khác nhau về
chủng loại và như Darwin C đã chỉ rõ: Sự khác nhau này chính là nguồn vật
liệu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo.
Tính trạng số lượng còn được gọi là tính trạng đo lường (metvic
character) vì sự nghiên cứu chúng phụ thuộc vào sự đo lường, ví dụ như mức
độ tăng trọng của con vật, kích thước các chiều đo cơ thể, khối lượng trứng…
Tuy nhiên có những tính trạng mà giá trị chúng có được bằng cách đếm như
số lượng trứng đẻ ra trong năm, số trứng có phôi, số ngan con nở v..v…. Vẫn
được coi là tính trạng số lượng, đó là những tính trạng số lượng đặc biệt.
Bộ phận di truyền có liên quan đến tính trạng số lượng gọi là di truyền
học số lượng (puantitative genetic). Phương pháp nghiên cứu trong di truyền
học số lượng khác với những phương pháp nghiên cứu trong di truyền học
Mendel về hai phương diện: thứ nhất là các đối tượng nghiên cứu không chỉ
dừng ở mức độ cá thể mà phải được nghiên cứu ở mức độ quần thể bao gồm
các nhóm cá thể khác nhau, thứ hai là sự sai khác nhau giữa các cá thể không
thể chỉ là sự phân loại mà nó đòi hỏi phải có sự đo lường các cá thể.
Nghiên cứu đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng, bên cạnh vận
dụng các quy luật di truyền của Mendel còn phải sử dụng các khái niệm toán
thống kê xác suất để phân tích các giá trị di truyền.
4
Giá trị đo lường của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là
giá trị kiểu hình (phenotype value) của cá thể đó. Các giá trị có liên hệ
với kiểu gen là giá trị kiểu gen (genotype value) và giá trị có liên hệ đến
môi trường là sai lệch môi trường (environmental deviation). Như vậy,
có nghĩa là kiểu gen quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi
trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc
hướng khác. Quan hệ trên có biểu thị như sau:
P = G + E
Trong đó: P: Giá trị kiểu hình.
G: Giá trị kiểu gen.
E: Sai lệch môi trường.
Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ
(minorgene) cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen
thì rất nhỏ nhưng tập trung lại thì có ảnh hưởng rất lớn đến tính trạng được
nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen hoặc polygene. Giá trị
kiểu gen được phân theo ba thành phần như sau:
G = A + D + I
Trong đó: G: Giá trị kiểu gen (Genotype value)
A: Giá trị cộng gộp (Additive value)
D: Sai lệch do tác động trội lặn (Dominance deviation)
I: Sai lệch do tương tác giữa các gen (Interaction deviation)
- Giá trị cộng gộp hay giá trị giống: là tổng các hiệu ứng của các gen có
trong các lô cút. Giá trị cộng gộp còn đựợc gọi là giá trị giống.
- Sai lệch trội lặn: là sai lệch được sản sinh ra do tác động qua lại giữa
các gen cùng alen ở trong cùng một lô cút, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử.
- Sai lệch tương tác giữa các gen (sai lệch át gen):
5
Khi kiểu gen do từ hai lô cút trở lên cấu tạo thành lúc đó giá trị kiểu
gen có thêm một sai lệch do tương tác của các gen không cùng một lô
cút, sai lệch này thường thấy trong di truyền học số lượng hơn là trong
di truyền học Mendel.
Ngoài kiểu gen, môi trường có ảnh lớn tới tính trạng số lượng và được
chia làm hai loại sai lệch do môi trường là Eg và Es.
- Eg: Sai lệch môi trường chung (general anvironmental deviation) là sai
lệc do các nhân tố môi trường có tính chất thường xuyên và không cục bộ tác
động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi.
- Es: Sai lệch môi trường đặc biệt (special anvironmental deviation) là
sai lệch do các nhân tố môi trường có tính chất không thường xuyên và cục bộ
tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong cùng một nhóm vật nuôi.
Tóm lại, khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai lô cút trở
lên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị bằng:
P = A + D + I + Eg + Es
Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ở cá thể,
ta thấy rằng muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
+ Tác động về mặt di truyền (G).
- Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc.
- Tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng phối giống tạp giao.
+ Tác động về môi trường (E) bằng cải tiến điều kiện chăn nuôi như thức
ăn, thú y, chuồng trại.
Trong chăn nuôi, các giống vật nuôi luôn nhân được từ bố mẹ một số
gen quy định tính trạng số lượng nào đó và xem như nhận được từ bố mẹ một
khả năng di truyền, tuy nhiên khả năng đó có phát huy tốt hay không còn phụ
thuộc rất lớn vào điều kiện của vật nuôi.
2.1.2. Sức sống
6
Sức sống bao gồm sự chống đỡ một số nguyên nhân gây chết. Sức sống
cao hay thấp của thuỷ cầm ngoài sự phụ thuộc vào bản chất di truyền của
giống còn phụ thuộc rất lớn và sự cản nhiễm bệnh, sức chống đỡ với môi
trường. Sức sống của thuỷ cầm được tính bằng (%) của số con đầu kỳ so với
cuối kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Người ta đã xác nhận mối
tương quan giữa sức sản xuất trứng và sức sống là r = 0,4 theo Nguyễn Văn
Thiện (1992) (Trích theo Phùng Đức Tiến, “Con ngan ở Việt Nam” 2004),
[49] Chọn giống theo sức sống có thể làm giảm tỉ lệ gây chết. Hệ số di truyền
về sức sống của gia cầm nói chung thấp, chỉ từ 0,05 - 0,1. Chính vì vậy, để cải
tiến tính trạng này dùng phương pháp chọn lọc theo gia đình mới có khả năng
mang lại hiệu quả cao qua các thế hệ. Sức sống của thuỷ cầm, được xác định
theo các giai đoạn khác nhau: giai đoạn gột, giai đoạn dò, giai đoạn hậu bị đến
tuổi trưởng thành và giai đoạn sinh sản đến hết kì sử dụng. Tuỳ theo các
giống khác nhau mà phân chia các giai đoạn. Ví dụ ở ngan thường chia ra:
giai đoạn gột: 1- 4 tuần; giai đoạn dò: 5 - 10, 12 tuần; giai đoạn sinh sản: từ
23 tuần trở lên.
2.1.3. Đặc điểm sinh học của ngan
2.1.3.1. Nguồn gốc của con ngan
* Nguồn gốc và một số đặc điểm sinh học
Năm 1502, Cristop Colong trong chuyến đi thám hiểm lần thứ tư vào
miền đất chưa được biết đến ở Nam Mỹ. Trong nhật ký hải trình của mình,
ông đã biểu lộ sự sửng sốt về việc những thổ dân đã thuần được “con vật đặc
biệt to như ngỗng, tiếng kêu không lớn, có mũi riêng, thường sống đậu trên
những cành cây cao nhiệt đới”. Nhưng người Tây Ban Nha (là những nhà
thám hiểm khôn khéo, những nhà buôn thông minh) đã bắt những con vật lạ
lùng đó về nuôi ở nước họ và đặt cho chúng nhiều cái tên khác nhau: Vịt xạ,
vịt câm, vịt Ấn độ. Còn những người Uruguay, Paraguay và Braxin đã gọi
7
chúng là vịt Tây Ban Nha, vịt bản xứ, vịt Hoàng gia, Người Pháp thích nó
hơn vịt Nàng tơ, còn ở Đức thì người ta dùng nó để thay thế cho tất cả các
giống vịt khác ở trong nước, người ta đặt tên cho nó là ngan theo Nguyễn Tấn
Anh (1992), [1].
Bắt đầu từ năm 1970 trở đi, bằng con đường chọn lọc, cải tạo và nhân
giống, trong vòng 20 năm Hãng nông nghiệp Grimaud Frères đã tạo được 6
chủng ngan có kiểu hình tương đối thuần nhất, mỗi chủng có những đặc tính
sinh học riêng biệt.
1 dòng lông nâu “Dominant”, tỷ lệ phôi: 93 - 94%.
1 dòng lông trắng “Cabreur”, tỷ lệ phôi: 90 - 95%.
1 dòng lông trắng “R66”, tỷ lệ phôi: 90 - 91%.
- 3 dòng ngan mái:
1 dòng lông nâu “Dinamic”.
1 dòng lông trắng “Casablanca”.
1 dòng lông nâu “Typique”.
Sự phối hợp giữa các giống thuần này đã cho ra các giống ngan thịt sau đây:
a, Ngan R31: Có màu lông văn ngang và xám đen vào lúc trưởng thành:
Ngan R31 là con lai máu (Dominant x (Casablanca x Typique). Loại này
chiếm 80% sản phẩm thịt ngan Pháp. Đây là giống có năng suất và sức sống
tốt nhất, thân hình đẹp, có độ đồng đều cao.
b, Ngan R32: được tạo ra do con trống Dominant phối với con mái
Typique. Lúc nhỏ lông màu vàng đen, lúc trưởng thành màu đen. Dáng vẻ
loại này nặng nề, thích hợp với nuôi chăn thả.
c, Ngan R51: Được tạo ra do lai con trống Cabreur với con mái
Casablanca, màu lông lúc nhỏ vàng, khi trưởng thành có màu trắng. Ngan
R51 chủ yếu dùng để xuất khẩu cho Đức và Đan Mạch. Loại này thích hợp
theo yêu cầu của khách hàng vì sản phẩm không có vết đen trên da.
8
Các dòng ngan R71, Siêu nặng của Pháp được ra đời cũng có tác dụng
tích cực đối với sản xuất.
2.1.3.2. Đặc điểm ngoại hình
a. Đặc điểm ngoại hình:
Sơ khai ngan có hai mầu đen và trắng, sau quá trình thuần hoá ngan có
nhiều mầu khác nhau: trắng, đen, sôcôla và xanh. Ngan có đầu nhỏ, trán phẳng.
Mào có màu đỏ tía, ở con trống mào to, rộng hơn con mái. Khác với vịt, tiếng
kêu của ngan khàn gần như câm, có mồng thịt ở gốc đỏ màu rượu vang kéo dài
đến tận mang tai, mắt sáng, dáng đi nặng nề và chắc chắn. Mỏ của ngan dẹt, dễ
tiếp xúc thức ăn dưới nước và đưa vào miệng dễ dàng. So với vịt, tính bầy đàn
của ngan kém hơn, hiền lành và chậm chạp hơn.
b. Sự mọc lông
Tốc độ mọc lông cũng là một trong những đặc tính di truyền liên quan
đến trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển gia cầm. Đây là một chỉ tiêu phản
ánh tính thành thục tính dục. Biến dị di truyền về sự mọc lông cũng phụ thuộc
vào giới tính. Những con trống mọc lông chậm, có 2 nhiễm sắc thể giới tính
và do đó cá 2 yếu tố mọc lông chậm hơn những con mái (Hays, 1952) (Siegl,
1962).[88] Trong một dòng mọc lông nhanh, thì con mái lại mọc lông đều
hơn con trống. Điều này có liên quan đến hoocmon, vì hoocmon có tác động
ngược chiều với gen liên kết giới tính quy định sự mọc lông nhanh.
Theo Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn (1972), [31]; Phan Sĩ
Điệt (1975), [11]; Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), [29]; Jaap và
Mirris (1973); Marren và Payne (1945) dẫn theo Phùng Đức Tiến (2004), [49]
cho rằng: Gia cầm con một ngày tuổi đã mọc rất nhanh 6 lông cánh, chính là
tiêu chuẩn về sự mọc lông nhanh, và đó cũng là sinh trưởng nhanh. Đối với
chất lượng lúc giết thịt, tốc độ mọc lông rất quan trọng, nó cũng phụ thuộc cả
vào giống, cá thể, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Ở thuỷ cầm nói chung có
9
đặc tính là được bao phủ cơ thể một lớp da và lông rất dầy. Croutte và
Carville cho biết: xác định tuổi giết mổ thích hợp ở ngan liên quan rất lớn đến
độ phát triển của lông, cho biết ở con mái 10 tuần tuổi lông cánh đã thành
thục và ở con trống là 11 tuần. Ở nước ta, theo kinh nghiệm cổ truyền, thường
xác định tốc độ mọc lông ở ngan theo các giai đoạn người ta gọi là răng lược,
nửa lưng, chấm khấu, chéo cánh. . .
Tốc độ mọc lông có tương quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, cho
phép ta sử dụng tính trạng này trong công tác chọn lọc, chọn phối thích hợp
để nâng cao chất lượng thịt của thuỷ cầm.
c. Kích thước các chiều đo
Kích thước các chiều đo cơ thể có mối tương quan với khối lượng cơ thể
và hướng sản xuất của giống. Nghiên cứu về các chiều đo cơ thể của vịt Bắc
Kinh dòng bố và dòng mẹ đã được tác giả Pingel. H (1977), [83]; Hoàng Văn
Tiệu (1993), [57] đều thống nhất rằng: Mọi kích thước chiều đo cơ thể đều có
tương quan rõ nét với khối lượng cơ thể (0,27- 0,99) và khối lượng trứng
(0,39 - 0,67) ở phần lớn các lứa tuổi.
Tạo ra giống có khả năng sản xuất thịt ngực, thịt đùi cao, người ta có thể
dựa vào các số tính toán cơ ngực, cơ đùi của bản thân cá thể thuỷ cầm hoặc
thông qua mối quan hệ đo được của các nhóm con mái. Pingel. H (1969), [82]
đã sử dụng độ dày của cơ ngực, thấy rằng, chúng có mối tương quan dương
giữa các số đo và tỉ lệ (%) thịt ức của ngan, vịt và ngỗng. Đặc biệt, cho đến
nay người ta không thấy mối tương quan giữa độ dày lớp cơ ngực với tỉ lệ da
và mỡ dưới da. Janiszeweska và cộng sự (1982) đã sử dụng đầu nhọn compa
kỹ thuật để đo độ dày lớp cơ ngực. Bochno và cộng sự (1978); Boesting
(1981) cũng xem độ dày cơ ngực như là một chỉ số quan trọng để đánh giá
chất lượng thịt. Ngoài ra, Bochno, Mazanowski (1988) còn đề nghị, cần chú ý
đến cả chu vi lườn. Theo ông, các giống vịt thịt lúc 49 ngày, chu vi lườn biến
10
động từ 32,5 - 35,7cm, chiều dài lườn từ 12,3 - 14,6 cm. Độ dày cơ lườn từ
1,4 - 1,9cm (Dẫn theo Phùng Đức Tiến “Con ngan ở Việt nam” 2004), [49]
Độ dài chân cũng là một chỉ số đáng tin cậy để chọn lọc. Theo Negm
Kosba và Sayed (1981) (Dẫn theo Phùng Đức Tiến “Con ngan ở Việt nam”
2004), [49] chỉ số này biến động từ 61,2 mm - 65,2 mm ở vịt Bắc Kinh. Cũng
theo các tác giả này, giới tính ảnh hưởng có ý nghĩa đến độ dài chân và khối
lượng thịt. Ở nước ta, các nhà chăn nuôi thường dùng các chiều đo dài thân,
dài lườn, vòng ngực, sâu ngực, cao chân để nghiên cứu, đánh giá tốc độ sinh
trưởng và là cơ sở để chọn lọc kiểu hình giống thuỷ cầm.
2.1.4. Cở sở khoa học về khả năng sinh sản và sản xuất trứng
Sinh sản là một quá trình để tạo ra thế hệ sau. Sự phát triển hay huỷ diệt
của một loài trước tiên phụ thuộc vào sự sinh sản của loài đó.
2. 1. 4.1. Cơ sở giải phẫu của năng suất trứng
Các thời kỳ nghiên cứu của nhiều tác giả như Vương Đống (1968), [13],
Card L. E và Nesheim M. C (1970), [98] đều xác định ở giai đoạn phôi thai,
hai phía phải và trái của ngan mái đều có buồng trứng phát triển nhưng sau
khi nở thì buồng trứng bên phải tiêu biến chỉ còn buồng trứng bên trái.
Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi
một tầng tế bào, tầng tế bào này phát triển và trở thành nhiều tầng và tiến dần
tới trở thành buồng trứng, cấu tạo này gọi là follicun. Bên trong follicun có
một khoang hở chứa đầy dịch, bên ngoài follicun trông giống như một cái túi.
Trong thời kỳ đẻ trứng, nhiều follicun chín dần làm thay đổi hình dạng buồng
trứng trông giống như “chùm nho”. Sau thời kỳ đẻ trứng, buồng trứng trở lại
hình dạng ban đầu, các follicun trứng vỡ ra, quả trứng chín chuyển ra ngoài
cùng với dịch của follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu
tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục.
11
Các nhà phôi thai học cho rằng trứng gia cầm là một tế bào sinh sản
khổng lồ gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng và vỏ. Theo Vương Đống (1968),
[13], Orlov (1974), [99] và Predrix (1969), [100] tỉ lệ các phần so với khối
lượng trứng thì vỏ chiếm 10 - 11. 6%; lòng trắng 57 - 60% và lòng đỏ chiếm
30 - 32%.
Buồng trứng có chức năng tạo lòng đỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng
tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ và lớp keo mỡ bao ngoài
vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20 - 24 giờ.
Lòng đỏ được tạo thành trước khi đẻ trứng 9 - 10 ngày. Trong 1- 3 ngày
đầu, tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ chậm, khi đường kính đạt 6 mm trong 24
giờ cho tới khi đạt 40 mm. Tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ không tương quan
đến cường độ đẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và rụng trứng là một quá
trình sinh lý phức tạp do sự điều khiển của hoocmon. Thời gian từ khi đẻ
trứng đến khi rụng trứng tiếp theo kéo dài từ 15 - 17 phút.
2. 1. 4. 2. Tuổi đẻ quả trứng đầu
Tuổi đẻ quả trứng đầu là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục,
cũng được coi là một yếu tố cấu thành năng suất. Tuổi đẻ trứng đầu được xác
định bằng số ngày tuổi kể từ khi ngan nở đến khi ngan đẻ trứng lần đầu. Chỉ
tiêu này được xác định bằng tuổi đẻ 5% số cá thể trong đàn.
Gudeil, Lerner và một số tác giả khác cho rằng: có các gen trên nhóm
sắc thể giới tính cùng tham gia hình thành tính trạng này dẫn theo Trần
Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), [29]: có ít nhất hai cặp gen cùng
quy định. Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, các yếu
tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu sáng dài sẽ
thúc đẩy gia cầm đẻ sớm Khavecman (1972) dẫn theo Phạm Thị Minh Thu
(1996), [43].
12
Nicola và cộng sự tính được hệ số tương quan di truyền giữa tuổi thành
thục với sản lượng trứng là 0,11. Theo Sigel và Dunmington (1982) thì khối
lượng cơ thể và cấu trúc thành phần cơ thể là những nhân tố ảnh hưởng đến
tính thành thục ở gà mái, Dunmington và cộng sự (1985) dẫn theo Bùi Thị
Oanh (1996), [32] trước đây người ta đề cập đến chọn lọc khối lượng cơ thể
lúc gà còn non để giúp cho quá trình tăng sự phát triển của nang trứng và sức
đẻ trứng, nhưng thực tế gà nặng cân lại đẻ ít trứng.
Theo tài liệu nghiên cứu của Hãng Grimaud Frères thì ngan pháp đẻ
trứng ở đầu tuần tuổi thứ 28, tăng lên nhanh ở tuần thứ 29, đẻ 50% ở tuần thứ
30 và tỉ lệ đẻ đỉnh cao ở tuần thứ 34.
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến, Mạc Thị Quý, Trần Công
Xuân và cộng sự (1999), [53] với điều kiện chăn nuôi ở các tỉnh phía Bắc
Việt Nam ngan Pháp đã đẻ trứng sớm, tuổi đẻ trứng đầu ở các tuần thứ 21 -
23, đẻ 5% ở tuần thứ 24 - 25 và đẻ đỉnh cao ở tuần tuổi thứ 35 - 36.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Cương (2003), [7] ngan Pháp R51
đẻ trứng đầu lúc 182 ngày, đẻ đạt 5% lúc 185 ngày, đẻ đạt 50% lúc 217 ngày
và đẻ đỉnh cao lúc 244 ngày.
2. 1. 4. 3. Sản lượng trứng
Sản lượng trứng là số lượng thu được trong một khoảng thời gian sinh
sản của ngan, nó phụ thuộc vào cường độ đẻ và thời gian đẻ. Cường độ đẻ
trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian nhất định, cường độ này được xác
định theo khoảng thời gian hoặc 30 ngày hoặc 60 ngày hoặc 100 ngày trong
giai đoạn đẻ.
Theo F. B. Hutt (1978), [78] thì hệ số tương quan giữa sản lượng trứng 3
tháng đầu với sản lượng cả năm là rất chặt chẽ (từ 0,7-0,9), Levie và Tailor
(1943) dẫn theo Phạm Minh Thu (1999), [43] cho rằng thời gian khéo dài đẻ
trứng là yếu tố quyết định đến sản lượng trứng. Tuy nhiên, mốc xác định thời
13
gian đẻ để tính sản lượng trứng hiện còn nhiều ý kiến và nó phụ thuộc vào
nhiều nước khác nhau. Theo H. Brandshe và H. Bulchel (1978), [6] thì sản
lượng trứng được tính theo năm sinh học 365 ngày kể từ ._.khi đẻ quả trứng đầu
tiên.
Theo Dickerson (1952): Yyop và Merat (1975) dẫn theo Trần Long
(1994), [26] đã tính toán hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể
chưa trưởng thành với sản lượng trứng thường có giá trị âm (- 0,21 đến –
0,16).
2. 1. 4. 4. Khối lượng trứng chỉ số hình dạng và chất lượng trứng
Khối lượng trứng là một tính trạng khối lượng chịu ảnh hưởng của một
số lượng lớn các gen. Cho đến nay, người ta xác định được chính xác số
lượng gen quy định số lượng trứng, vì ngoài các yếu tố trực tiếp khối lượng
trứng còn do các yếu tố gián tiếp tác động như : Khối lượng cơ thể mái khi
thành thục sinh dục; chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Trong khái niệm “năng
suất” ở gia cầm sinh sản, có 2 yếu tố hợp thành đó là số lượng trứng đẻ ra và
khối lượng trứng. Nghiên cứu trên gà, Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên
(1972), [31] đã phát hiện: thể trọng gà tăng thì khối lượng trứng tăng, song
mối tương quan này không phải là mối tương quan tuyến tính, bởi vì những
giống gia cầm nặng cân nhiều khi có thể trọng gấp đôi giống nhẹ cân, song
trứng đẻ ra chỉ cao hơn 1/3. Phan Sỹ Điệt (Gudeil) (1975), [11] đã tìm thấy
mối quan hệ giữa 3 tính trạng: Tuổi thành thục sinh dục, khối lượng trứng và
khối lượng cơ thể. Hệ số di truyền về khối lượng trứng khá cao h2 = 52. Khối
lượng trứng là một chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả trong chăn nuôi lấy trứng
thương phẩm, đồng thời khối lượng trứng cũng phản ánh sinh lực, sức sống
của gia cầm non.
Khi nghiên cứu về các tính trạng chất lượng trứng, ta thường quan tâm
đến khối lượng, hình dạng, độ bền, độ dày vỏ và các chỉ số hình thái của lòng
trắng, lòng đỏ.
14
Trứng gia cầm chủ yếu là hình ô van. Marble (1951), [80] và gần đây H.
Brandsch, Hbulchel (1978), [6] cho rằng chỉ số này không biến đổi theo mùa.
Đối với quả trứng đẻ đầu tiên sau một thời gian ngừng đẻ cũng như mỗi quả
trứng đẻ đầu tiên của mỗi trận đẻ có dài hơn so với các quả trứng sau.
M. V. Orlov (1974), [99] cho rằng giống thuần, điều kiện nuôi dưỡng
càng tốt, thì hình dạng trứng của chúng đều nhau, còn nếu ngược lại thì trứng
có nhiều hình dạng. Cũng theo Ông chỉ số hình dạng có ý nghĩa nhất định đến
sự phát triển của phôi vì nó ảnh hưởng đến vị trí của đĩa phôi khi ấp và vị trí
này lại ảnh hưởng đến quá trình nở của gia cầm.
Chất lượng vỏ trứng được thể hiện bằng độ bền và độ dày của vỏ trứng.
Chất lượng vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng đối với việc vận chuyển và quá
trình ấp trứng. Theo Jull (1967) và nhiều tác giả khác cho rằng: Độ dày vỏ
trứng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Lerner M. I và D. Cruden (1951),
[79] đã tính được hệ số di truyền là 0,15 - 0,03; Farnsworth và Nodskog
(1955) tính được là 0,27 và A. S Marco và cộng sự (1982) tính được là 0,3 -
0,6. Ngoài ra độ dày vỏ trứng còn chịu tác động của môi trường như : Thức
ăn, tuổi, nhiệt độ xung quanh, stress và nhiều nhân tố khác (Dẫn theo Phùng
Đức Tiến “Con ngan Việt nam” 2004), [49]
Lê Thị Thuý (1993), [44] nghiên cứu trên trứng ngan nội cho biết độ dày
vỏ đạt từ 0,44 - 0,49 mm. Vì trứng có vỏ dày nên trên thực tế trứng ngan ít
dập vỡ hơn rất nhiều so với trứng gà, trứng vịt. Và đây cũng có thể là một
nguyên nhân làm cho thời gian ấp của trứng ngan là dài nhất.
Lòng trắng trứng chủ yếu là albumin, nó là thành phần quan trọng trong
việc cung cấp nước và muối khoáng cho phôi phát triển trong quá trình ấp.
Đối với trứng giống, lòng đỏ không những quan hệ chặt chẽ đến việc
cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển mà còn liên quan đến sinh lực phôi
và sức sống của gia cầm mới nở.
15
Tỷ lệ giữa các thành phần bên trong quả trứng khác nhau tuỳ thuộc
giống, khối lượng tuyệt đối của quả trứng, tuổi, khối lượng cơ thể mẹ và vào
chế độ dinh dưỡng cho con mẹ.
Theo kết quả khảo sát trứng ngan nội của Lê Thị Thuý (1993), [44] cho
thấy tỷ lệ lòng đỏ đạt 37,95 - 38,16%. Tỷ lệ trắng đạt 48,98 - 49,75% so với
khối lượng quả trứng, còn ở gà tỷ lệ lòng đỏ là 33,00%, tỷ lệ lòng trắng là
57,00%.
Về đơn vị Haugh, theo Lê Hồng Mận và cộng sự (1989), [28] cho rằng
trứng coi là mới và đảm bảo chất lượng phải có đơn vị Haugh từ 75 trở lên.
Các tác giả Nguyễn Ân (1977), [2], đã cho biết đơn vị Haugh của gà là 78,1 -
94,25.
2. 1. 4. 5. Khả năng thụ tinh và ấp nở
Kết quả thụ tinh hay tỷ lệ phôi là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng
sinh sản của ngan trống và ngan mái. Tỷ lệ phôi phụ thuộc vào tuổi, tỷ lệ
trống mái trong đàn, mùa chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng và chọn đôi giao
phối.
Tỷ lệ nở phụ thuộc vào tỷ lệ trứng có phôi, chất lượng trứng và chế độ
ấp, nó là chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển phôi và sức sống của gia cầm non.
Hệ số di truyền của tỷ lệ nở thấp, theo Critlen (1957) thì h2 = 0,03 - 0,05%.
Trần Đình Miên và cộng sự (1977) dẫn theo Phạm Thị Minh Thu (1999), [43]
đã viết: “con người chú trọng đến sinh sản của gia cầm vì không những chức
năng đó liên quan đến sự sinh tồn của loài mà từ đó con người mới có số
lượng đông đảo gia cầm để sử dụng hai sản phẩm quan trọng trứng và thịt”.
Do vậy, sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm hàng đầu và lâu dài trong
công tác giống gia cầm nhằm tăng số lượng và chất lượng con giống, các tính
trạng sinh sản của chúng như: tuổi đẻ quả trứng đầu, năng suất trứng, khối
16
lượng trứng và tỷ lệ ấp nở…. ở những gia cầm khác nhau thì những đặc điểm
sinh sản cũng khác nhau rất rõ rệt.
2. 1. 4. 6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
* Tuổi thành thục về sinh dục
Người ta cho rằng có ít nhất hai gen tham gia vào yếu tố này: một là gen
E (gen liên kết giới tính) và e; cặp thứ hai là E’ và e’. Gen trội E chịu trách
nhiệm tính thành thục về sinh dục.
- Cường độ đẻ: yếu tố này do hai cặp gen R - r và R’- r’ phối hợp cộng
lại để điều hành.
- Bản năng đòi ấp do hai gen A và C điều khiển, phối hợp với nhau.
- Thời gian nghỉ đẻ (đặc biệt là nghỉ đẻ vào mùa đông) do các gen M và
m điều khiển. Gia cầm có gen mm thì mùa đông vẫn đẻ đều.
- Thời gian kéo dài của chu kỳ đẻ, do cặp gen P và p điều hành.
Yếu tố thứ 5 và yếu tố thứ nhất là hai yếu tố kết hợp với nhau, cũng có
nghĩa là các cặp gen Pp và Ee có phối hợp với nhau.
Tất nhiên ngoài các gen chính tham gia vào việc điều khiển các yếu tố
trên, có thể còn có nhiều gen khác phụ lực vào.
* Tuổi đẻ
Tuổi của thuỷ cầm khi đẻ quả trứng đầu tiên cũng như tuổi đẻ, lứa đẻ,
năm đẻ, liên quan trực tiếp đến sản lượng trứng/năm. Khác với ngỗng, S.
Hejja, 1987 - 1984 Nguyễn Đăng Vang (1983), [60] qua các thí nghiệm của
mình đã đi đến kết luận: Nếu sản lượng trứng ngỗng năm thứ nhất là 100% thì
năm thứ hai 110%, năm thứ ba là 120% và năm thứ tư là 105%. Ở gà sản
lượng trứng cao nhất đạt ở năm thứ nhất, sau đó giảm theo độ tuổi. Đối với
ngan, tuổi cũng ảnh hưởng đến khả năng phối giống. Theo Carville, ngan
trống thành thục sinh dục lúc 30 - 34 tuần tuổi, ngan mái buớc vào thời kì đẻ
trứng ở tuần tuổi (26 - 28 tuần tuổi). Tài liệu của Gormot (1985) lượng tinh
17
dịch của ngan phóng không nhiều (mỗi lần được 0,6 ml so với 0,9 ml ở vịt
Bắc Kinh). Độ đậm đặc về tinh dịch quá yếu (3,109 so với vịt Bắc Kinh
8,109). Sự khác nhau về nguồn gốc của hai loài này (ngan ở miền nhiệt đới,
vịt ở phương Bắc) có lẽ giữ một vai trò quan trọng trong giai đoạn phối giống
theo mùa vụ (ghép đôi giao phối, đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con). Và cũng
theo giáo sư Gormot, chắc chắn rằng các vật nuôi này không ở vào cùng một
giai đoạn của sự thuần hoá theo Carville de H, Sauveur B (1985), [64].
* Ảnh hưởng của mùa vụ
Mùa vụ có ảnh hưởng nhất định đến tuổi thành thục sinh dục, do đó ảnh
hưởng đến khả năng sản xuất trứng của thuỷ cầm. Chu kì ánh sáng tự nhiên
giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự điều chỉnh chu kì sinh sản hàng
năm của gia cầm. Các thí nghiệm của Larare, 1983 trên ngỗng Rheinland cho
thấy: với chu kì đẻ trứng vào mùa xuân (106 ngày đẻ trứng đã tăng 29,5
trứng/mái). Như vậy, sản lượng trứng không chỉ ảnh hưởng của mùa vụ mà
còn bị ảnh hưởng của số ngày đẻ trứng. Croutte cũng thấy ngan mái nở vào
mùa thu (ngày ngắn) sẽ đẻ sớm hơn ngan mái đẻ vào mùa xuân (ngày dài).
Hay theo Nguyễn Đức Hưng (1981), [18] thấy hệ số di truyền của tính trạng
nghỉ đẻ thay lông là 0,34. Tài liệu của INRA cho biết: người ta đã làm thí
nghiệm 1 chu kì đẻ 1: ngan được nuôi trong điều kiện tốt; ổ đẻ tốt, quạt gió
lưu động, được sưởi ấm, có chế độ ăn, chiếu sáng, cho sản lượng 75 quả/mái,
tỉ lệ đẻ 40,86%. Tác giả Giuliotti; Romboli, 1989 cũng cho biết kết quả thí
nghiệm của ông trên ngan mái đen, trong chu kì đẻ 2: nhóm 1 nuôi tốt nhất,
được chiếu sáng 16h/ngày, nhóm 2 nuôi chăn thả tự nhiên. Kết quả, nhóm 1
cho sản lượng trứng 96,6 quả; khối lượng trứng 82,9g/quả. Nhóm 2: cho 86,9
quả; khối lượng trứng 80,4g/quả.
18
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng đến sản lượng
trứng ấp. Nguyễn Chí Bảo (1978), [5] cho biết: hàm lượng protein và vitamin
trong thức ăn ảnh hưởng đến sự tạo thành tinh dịch. Từ lâu người ta biết, chất
lượng tinh dịch phụ thuộc vào sự có mặt của vitamin A. Các chất dinh dưỡng
trong thức ăn ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành trứng. Nếu thiếu hoặc
hoàn toàn không có mặt vài chất dinh dưỡng, muối khoáng, các chất có hoạt
tính sinh học thì gia cầm có thể hoàn toàn ngừng đẻ. Theo Bùi Quang Toàn, Lê
Xuân Đồng, Nguyễn Xuân Sơn (1975), [55] cho biết trứng ấp từ đàn gia cầm
nuôi thiếu dinh dưỡng cho chất lượng kém, tỉ lệ nở không cao, gia cầm con nở
ra không khoẻ mạnh bình thường. Thí nghiệm của Nugere kết luận: tỉ lệ protein
tăng cao hơn bình thường trong khẩu phần ăn không nâng cao được sản lượng
trứng nhưng cải thiện được tỉ lệ nở, còn tỉ lệ Methionin và Lizin tăng cao trong
khẩu phần ăn sẽ nâng cao mức đẻ, nhưng không nâng cao được tỉ lệ nở. Hàm
lượng protein trong khẩu phần dưới 12% đã ảnh hưởng xấu đến kết quả ấp nở.
Võ Hồng Huê (1985) cho biết: Dinh dưỡng đàn bố mẹ ảnh hưởng đến số trứng
đẻ và chất lượng trứng. Bố mẹ nuôi không đúng kỹ thuật, quá nhiều năng lượng
sẽ gây béo hoặc quá ít sẽ gầy, ảnh hưởng đến số trứng đẻ ra. Có thể điều khiển
việc thay lông cưỡng bức, thời gian dập đẻ, thời gian đẻ trứng cũng như cường
độ đẻ trứng của ngan qua việc điều chỉnh chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Như
vậy, trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì thức ăn và kỹ thuật
nuôi dưỡng giữ một vai trò quan trọng.
2. 1.5. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và khả
năng cho thịt
19
2. 1. 5.1. Sinh trưởng
* Cơ sở giải phẫu sinh lý của sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do quá trình đồng
hoá và dị hoá, là sự tăng chiều cao, bề dài, bề ngang khối lượng của cơ thể và
các bộ phận của cơ thể con vật.
Theo các thí nghiệm cổ điển của Hammond J (1952), [95], sự sinh
trưởng của các mô, cơ diễn biến theo trình tự sau:
- Hệ thống chức năng tiêu hoá, nội tiết.
- Hệ thống xương.
- Hệ thống cơ bắp.
- Mỡ.
Ứng dụng các kết quả nghiên cứu của Hammond vào việc nuôi gia súc,
gia cầm lấy thịt, chúng ta thấy rằng trong giai đoạn đầu của sự sinh trưởng
thức ăn dinh dưỡng được dùng tối đa cho sự phát triển của xương, mô cơ, cơ,
một phần rất ít dùng để lưu giữ cho cấu tạo mỡ. Đến giai đoạn cuối của sự
sinh trưởng, nguồn dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ thống
xương, cơ. Nhưng lúc này hệ xương cơ đã giảm dần sự phát triển, càng ngày
con vật càng già, càng tích luỹ dinh dưỡng để cấu tạo mỡ. Sự sinh trưởng chủ
yếu là các tế bào của mô cơ có tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều
đo. Tuỳ thuộc vào sự khác nhau của cấu trúc hiển vi sợi cơ và sự khúc xạ của
ánh sáng mà được chia ra thành cơ trơn và cơ vân, ngoài ra còn một loại cơ
trung gian là cơ tim. Trong tất cả các tổ chức cơ thể của gia cầm, thì trọng
lượng cơ chiếm tỷ lệ nhiều nhất. So với trọng lượng của nó thì mô cơ ở gà
chiếm 42-45%; vịt 40 - 43%; gà tây 52- 54% trích theo Ngô Giản Luyện
(1994), [27].
Khối lượng cơ của con trống luôn luôn cao hơn con mái, không phụ
thuộc vào lứa tuổi hay loại gia cầm. Lúc 70 ngày tuổi khối lượng của tất cả
20
các cơ của gà trống 530g còn của gà mái 467g trích theo Ngô Giản Luyện
(1994), [27].
Hệ cơ vân là bộ phận chính của cơ quan vận động, bao gồm những cơ
mạnh. Người ta phân biệt cơ mình (phần giữa hay phần thân), cơ đầu (phần
trước) và cơ cuối (phần cuối). Các cơ có thể có một vài đầu cơ hay phân
nhánh, thường có gân bao bọc.
* Cơ sở khoa học của khả năng sinh trưởng
Theo W. Rouse (1992) và H. Driesech (1990) thì sự tăng khối lượng của
cơ thể do các xoang và các tế bào trong cơ thể đều tăng. Theo F. Siec (1998)
sự sinh trưởng bao giờ cũng phải có các quá trình: tế bào phân chia, tăng thể
tích và các chất giữa tế bào, trong đó hai quá trình đầu là quan trọng nhất.
Gatner (1992) cho rằng trong quá trình sinh trưởng trước hết là kết quả của
phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (trích trong “chọn
giống và nhân giống gia súc” Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992),
[29]). Theo tài liệu của Chambers J. R (1990), [68] định nghĩa sinh trưởng là
tổng sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này
không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ
dinh dưỡng. Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất, tốc độ và sự tổng
hợp protein, nên tốc độ và khối lượng tích luỹ các chất, tốc độ và sự tổng hợp
protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng
của cơ thể Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), [29].
Về mặt sinh học, sự sinh trưởng được xem như là sự tổng hợp protein
nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu tăng trưởng. Tuy
nhiên, có khi tăng trọng không phải là tăng trưởng (chẳng hạn béo mỡ, chủ
yếu là tích nước không có sự phát tiển của mô cơ). Sự tăng trưởng thực sự là
các tế bào của mô cơ có tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều. Sự tăng
trưởng của sinh vật, từ khi trứng thụ tinh cho đến lúc cơ thể trưởng thành
21
được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài
thai. Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.
Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng được chia làm hai quá trình: tế bào
sinh sản và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Tất cả các đặc tính
của gia súc, gia cầm như ngoại hình, thể chất, đều không phải đã có sẵn trong tế
bào sinh dục, trong phôi, cũng không phải đã có đầy đủ khi hình thành và hoàn
chỉnh suốt quá trình sinh trưởng tuy là sự tiếp tục thừa hưởng được tính di truyền
của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường.
Sinh trưởng là một quá trình sinh học phức tạp, duy trì từ khi phôi thai
hình thành đến khi con vật thành thục về tính. Để có được các số đo chính xác
về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải là sự dễ dàng dẫn theo Chambers J.
R (1990), [68]. Các nhà làm giống gia cầm có xu hướng đơn giản hoá và thực
tế hoá các phép đo, đó là:
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích
cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát theo TCVN 2. 39-77
(1997), [36] Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol, giá trị sinh trưởng
tuyệt đối càng cao thì càng có hiệu quả kinh tế lớn. Sinh trưởng tuyệt đối
thường được tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần.
- Sinh trưởng tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng,
kích thước và thể tích cơ thể, lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát dẫn
theo TCVN 2. 90 (1997), [37]. Đơn vị tính là %. Đồ thị sinh trưởng tương đối
có dạng hypebol. Gia cầm còn non sẽ có sinh trưởng tương đối cao, sau đó
giảm dần theo tuổi.
- Đường cong sinh trưởng: đường cong sinh trưởng không chỉ biểu thị
tốc độ sinh trưởng của gia cầm mà của gia súc nói chung. Theo tài liệu của
22
Chambers J. R (1990), [68] đường cong sinh trưởng của gia cầm nuôi thịt có
4 đặc điểm chính, gồm 4 pha:
Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc nhanh sau khi nở.
Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất.
Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gia cầm trưởng thành.
Thông thường người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi thể hiện
bằng đồ thị sinh trưởng tích luỹ, cũng cho biết đơn giản nhất về đường cong sinh
trưởng.
Theo Sorviski, các loại thuỷ cầm (Water Powl) ngan, ngỗng, vịt có tốc
độ tăng trọng khá nhanh. Theo trích dẫn của Nguyên Ân (1979), [3] mười
ngày đầu khối lượng vịt tăng so với khối lượng lúc sơ sinh là 230 - 250% và
giảm dần ở các giai đoạn sau. Đối với ngan có cường độ sinh trưởng mạnh, so
với lúc sơ sinh, sau bốn tuần tuổi số lượng ngan mái gấp 9 lần, ngan trống gấp
11 lần, tăng trọng mạnh nhất là ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 10 ở ngan mái, và
tuần thứ 4 đến tuần thứ 11 ở ngan trống và sau đó giảm dần theo Lê Thị Thuý,
Nguyễn Thiện, Bùi Quang Tiến, Lê Viết Ly (1995), [45].
Pingel. H (1977), [83] cũng có nhận xét tương tự và ông cho biết thêm;
khi giết thịt ở 7 - 8 tuần tuổi đối với vịt, 9 tuần tuổi đối với ngỗng và 10 - 11
tuần tuổi đối với ngan chúng ta đạt được 70 - 80% khối lượng trưởng thành.
Trong khi gà broiler khối lượng khi giết thịt chỉ đạt 40% so với khối lượng
khi trưởng thành.
Sự khác nhau về tốc độ tăng trọng giữa các giống hay trong cùng một
giống là do yếu tố di truyền và một phần do các gen liên kết giới tính theo H.
Braudsche, H. Bulche (1978), [6]. Theo G. A Clayton và Powell J. C (1979),
[69] cho biết tốc độ tăng trọng có hệ số di truyền cao: giá trị h2 = 0,73.
23
2. 1. 5. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
* Ảnh hưởng của dòng, giống
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cá
thể giữa các giống có sự khác nhau, gia cầm hướng thịt có tốc độ sinh trưởng
nhanh hơn gia cầm hướng trứng. Giữa các dòng của một giống cũng có sự
khác nhau về sự sinh trưởng.
Theo tài liệu của Hãng Grimaud Frères (1995), [75] cho biết dòng ngan
siêu nặng đã nặng cân hơn dòng ngan R51 từ 400 - 900g ở 80 ngày tuổi.
Các tác giả Bùi Quang Tiến, Mạc Thị Quý, Trần Công Xuân và cộng sự
(1999), [53] cho biết ngan nhập từ Pháp đã cho khối lượng thịt gấp 1,44 - 1,53 lần
ở con trống và 1,23 - 1,31 lần ở con mái so với ngan nội, với cùng tuổi giết thịt 84
ngày tuổi.
* Ảnh hưởng của tính biệt
Đối với ngan, theo nghiên cứu của Viện Nông nghiệp quốc gia Pháp,
tốc độ phát triển của ngan trống và ngan mái từ sơ sinh trở đi rất khác nhau, ví
dụ lúc mới nở, khối lượng cơ thể của con mái so với con trống là 100% thì
đến 70 ngày tuổi chỉ còn 58%. Tốc độ sinh trưởng của con ngan đạt mức cao
nhất là lúc 2 - 7 tuần tuổi ở con mái và 2 - 8 tuần tuổi ở con trống, cơ thể tăng
500g/ tuần. Sau đó, tốc độ sinh trưởng chậm dần đi rồi đột nhiên dừng lại vào
tuần thứ 9.
Theo H. Đơcacvin và AĐơcrut (1978), [12] lúc 10 tuần tuổi, thể trọng
ngan mái đạt 2100 g; ngan trống đạt 3500 g. Lương Vĩnh Lạng, Đặng Minh
Tháp (1962), [22] thì chỉ sau 20 - 25 ngày tuổi ngan có khối lượng gấp 10 lần
lúc sơ sinh; 30 - 35 ngày tuổi gấp 20 lần và 80 - 90 ngày gấp 40 lần.
* Tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào tốc độ mọc lông
Người ta thường căn cứ vào tốc độ mọc lông của gia cầm như một trong
những yếu tố để xem xét sự sinh trưởng phát dục. Theo kinh nghiệm cổ truyền,
24
ở nước ta những người nuôi thuỷ cầm thường xác định tốc độ mọc lông theo
các giai đoạn: Bật rạch, răng lược, nửa lưng, chấm đuôi và chéo cánh.
Nguyễn Ân và cộng sự (1983), [4] cho rằng: tốc độ mọc lông có liên
quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng. Tốc độ mọc lông là một tính trạng di
truyền có liên quan đến quá trình trao đổi chất và sinh trưởng, phát triển của
ngan. Những con ngan lớn nhanh, thì mọc lông nhanh và ngược lại, những
con ngan lớn chậm thì mọc lông chậm. Đây là một tính trạng di truyền liên
kết giới tính.
Sự thành thục của ống lông cánh có tầm quan trọng đối với việc vặt lông
được dễ dàng và sự trình bày thân thịt được đẹp mắt. Giết mổ quá sớm hay
quá muộn đều không đem lại hiệu quả kinh tế. Ngược lại, giết mổ ở tuổi thích
hợp sẽ cho ta thịt xẻ cao, thịt nạc nhiều, chất lượng thịt ngon.
* Tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng
Chambers J. R (1990), [68] cho thấy sinh trưởng còn chịu ảnh hưởng của
dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác
nhau và gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô
khác. Dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn ảnh hưởng
đến biến động di truyền về sinh trưởng.
Mi Ller David Soanes và Josephh S. R (1972) dẫn theo Phùng Đức Tiến,
(1996), [47] đã xác định được hàm lượng sulfat, canxi, photpho trong chế độ
dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm.
Bùi Đức Lũng (1992), [25] cho biết để phát huy được sinh trưởng cần
phải cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ dinh dưỡng được cân bằng nghiêm
ngặt giữa protein với năng lượng, các axit amin với năng lượng. Ngoài ra,
trong thức ăn hỗn hợp cho chúng còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm
hoá sinh học không mang theo ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh
trưởng làm tăng chất lượng thịt.
25
* Các yếu tố môi trường
Các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ nuôi có
ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của ngan. Đặc biệt là ngan thương phẩm.
Ẩm độ và nhiệt độ cao dễ làm ngan mắc bệnh đường hô hấp và đường
ruột, làm giảm tăng trưởng, do vậy cần cải thiện điều kiện chuồng nuôi để có
độ thông thoáng tốt, ẩm độ và nhiệt độ thích hợp, cung cấp đủ oxy, kết hợp
với chế độ chiếu sáng và mật độ nuôi hợp lý.
* Ảnh hưởng của mật độ
Trong chăn nuôi ngan thịt, mật độ nuôi thường là 7 - 20 con/m2. Mật độ
nuôi quá cao, tăng khối lượng cơ thể chậm, tiêu tốn thức ăn cao, tỷ lệ hao hụt
lớn và thường gây hiện tượng mổ nhau.
2.1.5.3. Đặc tính lý học của thịt ngan
* Độ pH của thịt ngan
Độ pH chính là một chỉ thị của chu kỳ glycogen hoá sau khi con vật chết,
trong đó glycogen, nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ bị phá vỡ do
hoạt động của các vi khuẩn yếm khí tạo ra axít lactic trong cơ và nó không thể
trở thành CO2 và nước như trong cơ thể sống được. Khoảng 70% glycogen bị
phân huỷ thành acid lactic (Ristic, 1984), [96]. Sự tạo acid lactic trong cơ làm
tăng độ acid, làm giảm độ pH. Trong cơ thể sống pH thông thường là 7,0,
ngay sau khi chết pH là 6,8. Độ pH tiếp tục giảm với một tốc độ và mức độ
nào đó phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Hàm lượng glycogen ban đầu trong cơ
Hình thái của cơ (type of muscle)
Tốc độ làm mát của thân thịt
Tốc độ giảm pH của cơ sau khi giết mổ và phạm vi của nó ảnh hưởng
lớn đến chất lượng thịt. Giữa hàm lượng acid lactic được sản sinh ra và độ pH
có quan hệ mật thiết với nhau.
26
Khi nhiệt độ trong cơ lên trên 30 0C, làm cho protein bị biến tính và kết
tủa, do đó làm giảm số lượng vật mang điện và giảm khả năng giữ nước vì
vậy thịt bị mất nước khi các sợi cơ co lại và làm cho thịt xốp, vơi những sợi
cơ co lại thì ánh sáng chiếu vào bị phản xạ lại làm cho thịt trở lên sáng màu.
Thịt PSE bị hao hụt khối lượng khá nhanh khi nấu, mặt khác sự liên kết giữa
các sợi cơ thấp. Loại thịt này thường được sản sinh ra ở những con vật mẫn
cảm với stress. Thịt DFD có giá trị pH >5,7, thông thường việc sử dụng năng
lượng sau khi giết mổ là không còn, đây chính là nguyên nhân làm cho cơ giữ
lại hầu hết các dịch chiết và nước xung quanh bề mặt của nó. Hàm lượng
nước cao của cơ trương to lên và chúng hấp thụ hầu hết ánh sáng chiếu lên bề
mặt làm cho thịt trở lên sẫm màu. Thịt có màu sẫm và thớt cơ có độ dính làm
giảm hàm lượng nước mất đi trong khi nấu và chế biến do đó độ pH cao và
khả năng giữ nước cao.
Hàm lượng nước liên kết (khả năng giữ nước)
Khả năng giữ nước (Water Holding Caapcity) là yếu tố quan trọng nhất
của chất lượng thịt, không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với nhà chế
biến. Protein của cơ chứa các hợp chất mang điện có khả năng hút và giữ
những phân tử nước vào bề mặt của chúng. Sau khi con vật chết, cơ bị co
cứng, hàm lượng acid trong cơ tăng lên làm tăng vật mang điện âm, nó sẽ
trung hoà protein mang điện dương và giải phóng các phần tử nước. Khi vật
mang điện âm và dương cân bằng, cơ không còn vật mang điện dương để giữ
nước và như vậy thịt sẽ đạt đến điểm đẳng điện. Ở điểm này khả năng giữ
nước của thịt là thấp nhất và lúc này pH đạt giá trị khoảng 5,4 dẫn theo Trần
Thị Mai Phương (2003), [33].
Nước bao quanh bề mặt protein của cơ ảnh hưởng lớn đến chất lượng
thịt. Để đạt được chất lượng thịt cao khi chế biến, hay nấu nướng, xông khói
đòi hỏi thịt phải có khả năng giữ nước cao, tức là vật mang điện dương phải
27
cao nhất. Một miếng thịt sau khi cắt ra để bảo quản hoặc sau khi rán lên bị
nhăn nhúm lại thì không phải là mong muốn của người tiêu dùng theo Pingel.
H và Jeroch (1977), [83]. Thông thường thịt có độ pH ở trên điểm đẳng điện.
Độ pH cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng giữ nước. Khả năng giữ nước
có thể giảm về cơ bản chính là kết quả của độ pH thấp, nguyên nhân là do sự
phát triển của vi khuẩn trong thịt. Khi độ pH giảm sẽ làm tăng độ acid trong
thịt và thịt sẽ đạt gần tới điểm đẳng điện (Ristic, 1984), [97].
Theo Pingel. H và Scholtysak (1989), [84] thì hàm lượng nước tuyệt đối
không phải là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng giữ nước. Thịt có hàm lượng
nước tuyệt đối cao hoàn toàn có thể có khả năng giữ nước kém, độ mất nước
lớn và do đó hàm lượng nước liên kết thấp và ngược lại.
Theo Afifi (1975), [94] thì khả năng giữ nước của thịt gia cầm kém hơn
thịt các loài động vật khác.
2. 1. 5. 4. Đặc tính hoá học của thịt ngan
Thành phần hoá học của thịt xẻ là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất
lượng thịt, nó phản ánh giá trị dinh dưỡng của thịt cao hay thấp.
Theo tài liệu của lớp đào tạo về chăn nuôi vịt ở Bangkok Thailan (1989)
Dr. N. E Votila, FAO BKK ở 7 tuần tuổi, thành phần hoá học của thịt vịt có tỷ
lệ nước chiếm khoảng 60%, vật chất khô khoảng 40%. Trong vật chất khô có
68% mỡ, 29% protein và 3% khoáng toàn phần (tro).
Nguyễn Minh Quang (1994), [34] thành phần hoá học của thịt vịt Bạch
Tuyết bình quân cả trống lẫn mái như sau: ở thịt đùi nước chiếm 76,39%;
protein 18,27%; lipit 2,38% và khoáng 0,98%. Thịt ức nước chiếm 76,49%;
protein 18,96%; lipit 12,24%; khoáng 1,01%.
Pingel. H cho biết: thân thịt xẻ của ngan và Mulard đều có tỷ lệ mỡ thấp
nhất và tỷ lệ protein cao nhất. H. de Carville và B Sauveur (1985), [64] cũng
đưa ra kết luận tương tự. Nghĩa là hàm lượng nước trong thân thịt của ngan
28
giảm dần theo độ tuổi từ 93,1% ở 2 tuần tuổi giảm còn 55,00% ở 10 tuần tuổi
(tính tỷ lệ phần trăm so với khối lượng sống), tỷ lệ lipit cũng bắt đầu giảm từ
tuần thứ 9 là 19,3% đến tuần thứ 10 còn 18,3%, trong khi đó protein toàn
phần lại tăng lên ở tuần thứ 2 là 16,7%, đến tuần thứ 10 tăng lên 21,1%. Hàm
lượng khoáng cũng tăng từ 2,4% ở 2 tuần tuổi lên 3,3% ở 10 tuần tuổi.
Tuy nhiên các tỷ lệ trên có sự biến động tuỳ theo giống, tuổi, tính biệt và
chế độ nuôi dưỡng.
Ngoài việc thông qua thành phần hoá học của thịt có thể đánh giá chất
lượng thịt dựa vào độ béo, tròn trĩnh, thể hình đẹp. Các khuyết tật như bị
phồng rộp có chứa u nang, lở loét da, những tổn thương như gẫy cánh, gãy
lườn là hạ thấp loại thịt. Đồng thời có thể đánh giá chất lượng thịt thông qua
mùi vị, độ ngọt, độ cứng của thịt.
2. 1. 5. 5. Tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng là chỉ tiêu thể hiện tỷ lệ chuyển hoá
thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng, vì tăng trọng là một chức năng chính
của quá trình chuyển hoá thức ăn, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn là hiệu
suất giữa thức ăn trên 1kg tăng trọng.
Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn/kg
tăng trọng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Khi hai cơ thể
có cùng một khối lượng xuất phát, để đạt được một khối lượng nhất định nào
đó thì cơ thể sinh trưởng chậm, mất thời gian hơn, trong thời gian dài hơn đó
ngan tăng trọng chậm phải mất năng lượng duy trì cao hơn nhiều so với ngan
tăng trọng nhanh, điều đó dẫn tới tiêu tốn thức ăn cao. Mặt khác tăng trọng
nhanh thì cơ thể đồng hoá và dị hoá tốt hơn, khả năng trao đổi chất tăng
cường hơn, làm cho hiệu quả sử dụng thức ăn cao, dẫn đến tiêu tốn thứ ăn
thấp. Chambers J. R và cộng sự (1984), [66] đã xác định được hệ số tương
quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn
29
thường là rất cao (0,5 - 0,9), còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng và
chuyển hoá thức ăn là âm và thấp (- 0,2 đến - 0,8).
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng còn phụ thuộc vào độ tuổi, khi con vật
còn non chỉ tiêu này thấp, càng về sau lượng thức ăn tiêu tốn cho 1kg tăng
trọng càng cao.
Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh
tế trong chăn nuôi. Do vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tạo ra tổ
hợp lai có sức sinh trưởng nhanh và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp. Và
cũng nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng nhằm xác định
chế độ dinh dưỡng thích hợp cho các tổ hợp lai, từ đó phát huy được các tiềm
năng sinh trưởng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2. 1. 5.6. Khả năng cho thịt
Khả năng sản xuất thịt là khả năng tạo nên khối lượng cơ ở độ tuổi đem
giết thịt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Khả năng sản xuất thịt của ngan được tính
trên hai góc độ năng suất thịt và chất lượng thịt.
* Năng suất thịt
Năng suất thịt có thể biểu thị bằng tỉ lệ thân thịt, tỷ lệ các bộ phận và tỷ
lệ các phần nạc, mỡ, da cụ thể là tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực và tỷ lệ mỡ
bụng.
Ricard F. H và Pouvier (1967), [87] đã tính toán được mối tương quan
giữa khối lượng sống và khối lượng từ phần giết mổ rất cao, thường là 0,9 và
tương quan giữa khối lượng sống và mỡ bụng thấp hơn.
Tỷ lệ thịt đùi so với khối lượng sống có khuynh hướng giảm đi khi tuổi
t._.Çn tuæi
T
−
¬n
g
®
èi
(
%
)
SCD SAB SABCD
Biểu đồ 1: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Biều đồ 2: Sinh trưởng tương đối (%)
96
Sinh trưởng tương đối: Đường cong biểu diễn sinh trưởng tương đối có
dạng Hyperbol, cao ở giai đoạn sơ sinh và giảm dần đến khi trưởng thành.
Sinh trưởng tương đối được thể hiện ở bảng 4. 24 và biểu đồ 2, kết quả
cho thấy tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo các tuần tuổi. Ở tuần tuổi
thứ nhất, tốc độ sinh trưởng tương đối đạt từ 93,65 - 96,57% sau đó giảm dần
đến 9 tuần tuổi chỉ đạt từ 12,90 - 13,53%. Đặc biệt giai đoạn 10 - 11 tuần tuổi
giảm nhanh. Kết thúc 11 tuần tuổi chỉ còn 6,29 - 7,38%, do đó để đảm bảo hiệu
quả sinh trưởng nên giết thịt ngan mái ở 10 tuần tuổi và ngan trống ở 11 tuần
tuổi.
4. 3. 6. Tiêu tốn thức ăn và ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn
Hiệu quả chuyển hoá thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi.
Mục đích của nuôi gia cầm là lấy thịt là làm sao cho tốc độ sinh trưởng tuyệt
đối cao với tiêu tốn thức ăn thấp. Hiệu quả chuyển hoá thức ăn liên quan chặt
chẽ với tốc độ sinh trưởng của ngan.
Bảng 4. 25: Tiêu tốn thức ăn và ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn (n=120
tróng, 120 mái)
Tuần tuổi SLCD SLAB SLABCD TBBM
1 1,53 1,54 1,45 -2,77
2 1,7 1,72 1,67 -2,34
3 1,98 2,03 1,93 -1,87
4 2,3 2,39 2,. 20 -2,45
5 2,57 2,59 2,43 -2,91
6 2,7 2,73 2,64 -2,12
7 2,76 2,59 2,77 -1,44
8 3,18 2,86 2,83 -6,33
9 3,20 2,88 2,87 -5,56
10 3,70 3,29 3,27 -6,56
11 4,56 3,96 3,94 -7,62
97
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được trình bày ở bảng 4. 25.
Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg thịt tăng dần theo tuần tuổi. Kết quả cũng
cho thấy ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn của ngan thương phẩm so với bố mẹ
chúng là âm. Đến 11 tuần tuổi ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là -7,62%.
Điều đó chứng tỏ tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng của ngan thương phẩm
thấp hơn so với bố mẹ chúng.
4. 3. 7. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế
Chỉ số sản xuất là chỉ tiêu tổng hợp về cả tốc độ tăng trọng, tỷ lệ nuôi
sống, tiêu tốn thức ăn ở những thời gian nhất định. Chỉ số sản xuất tỷ lệ
nghịch với tiêu tốn thức ăn.
Bảng 4. 26: Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế
Chỉ số Sản xuất Chỉ số kinh tế
Tuần
tuổi SLCD SLAB SLABCD SLCD SLAB SLABCD
1 135,19 138,10 145,21 12,62 12,81 14,31
2 138,85 144,67 148,17 11,67 12,02 12,68
3 147,85 148,48 157,33 10,67 10,45 11,65
4 149,84 149,47 164,24 9,31 8,93 10,66
5 150,87 154,82 168,00 8,87 8,54 9,88
6 163,40 158,90 165,59 8,65 8,32 8,96
7 155,25 177,23 162,73 6,23 7,10 8,3
8 136,27 162,31 165,08 5,35 7,00 7,14
9 134,65 161,28 163,95 5,26 6,93 6,98
10 114,34 140,11 143,48 3,86 5,32 5,49
11 89,86 113,95 116,63 2,46 3,59 3,70
Kết quả được thể hiện trên bảng 4. 26 đến tuần tuổi thứ 11 chỉ số sản
xuất của con bố SAB là 113,95, con mẹ SCD là 89,86 và con thương phẩm
98
tính chung trống mái là 116,63. Chúng ta thấy ở hai tuần 10 và 11 ngan
thương phẩm giảm một cách rõ rệt. Qua đó, khẳng định tuổi giết thịt của ngan
thương phẩm ở 11 tuần tuổi là hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế.
Đối với các nhà chăn nuôi thì hiệu quả kinh tế là mối quan tâm lớn nhất
để đánh giá toàn bộ các chỉ êu kinh tế kỹ thuật. Chỉ số sản xuất (PN) có thể
cao nhưng chi phí tiền thức ăn/kg tăng trọng cao thì hiệu quả kinh tế thấp đi
nghĩa là chỉ số sản xuất cao, chi phí thức ăn thấp thì chỉ síi kinh tế cao, hiệu
quả kinh tế cao và ngược lại.
Biểu đồ 3: Chỉ số kinh tế
0
4
8
12
16
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Tuần tuổi
T
ỷ
lệ
(
%
)
SCD
SAB
SABCD
Biểu đồ 3: Chỉ số kinh tế (EN)
4. 3. 8. Kết quả mổ khảo sát ngan thương phẩm
*Kết quả mổ khảo sát
Để đánh giá năng suất và chất lượng thịt chúng tôi tiến hành mổ khảo sát
ngan thương phẩm ở 84 ngày tuổi. Năng suất thịt biểu thị bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ
các bộ phận gồm thịt đùi, thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng.
Kết quả được thể hiện ở bảng 4. 27: tỷ lệ thân thịt của ngan thương phẩm
73,92%, tỷ lệ thịt đùi của ngan thương phẩm SABCD là 17,82%, tỷ lệ mỡ bụng
của là 1,86%. Khối lượng thịt ngực và thịt đùi từ : 476,88- 559,30g.
99
Ảnh 4.3. Mổ khảo sát ngan thương phẩm
100
101
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả
Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân, Dương Thị Anh Đào và cộng sự (2003), [48],
khi tiến hành mổ khảo sát trên đàn ngan R71 thương phẩm.
Powell J. C (1980), [85] chất lượng thịt xẻ không những thay đổi theo
tuổi mà còn có sự khác nhau theo tính biệt. Tác giả thí nghiệm ở hai lứa tuổi
khác nhau: 41ngày và 50 ngày, kết quả cho thấy thịt ức tăng từ 8,9% - 11,8 ở
vịt trống; 10,2% - 13,4% ở vịt mái.
Bảng 4. 27: Khảo sát năng suất thịt ở 11 tuần tuổi (n=3 trống + 3 mái)
STT Chỉ tiêu ĐVT SABCD
1 Khối lượng sống g 3620,23
2 Khối lượng thân thịt g 2676,07
3 Tỷ lệ thân thịt % 73,92
4 Khối lượng thịt ngực g 559,30
5 Tỷ lệ thịt ngực % 20,9
6 Khối lượng thịt đùi g 476,88
7 Tỷ lệ thịt đùi % 17,82
8 Tỷ lệ mỡ bụng % 1,86
* Thành phần hóa học của thịt
Chất lượng thịt được phản ánh qua thành phần hóa học của thịt, các chỉ tiêu
được đánh giá thông qua thịt đùi, thịt ngực bao gồm: tỷ lệ vật chất khô, Protein,
Lipit và tỷ lệ khoáng. Ngoài ra thành phần hóa học của thịt xẻ còn là chỉ tiêu chủ
yếu để đánh giá chất lượng thịt, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát ngan thương
phẩm lúc 77 ngày tuổi (3 trống + 3 mái). Kết quả được thể hiện ở bảng 4. 28.
Kết quả phân tích trên thịt ngan R71 SL lúc 77 ngày tuổi được phân tích
tại phòng Phân tích - Viện Chăn nuôi, cho kết quả: Về tỷ lệ thịt đùi của con
thương phẩm SABCD cho thấy: Tỷ lệ vật chất khô 23,97%, Protein 20,68%,
Mỡ 0,59% và Khoáng tổng số là 1,36%.
102
Bảng 4. 28: Thành phần hóa học của thịt
STT Chỉ tiêu ĐVT SABCD
Thịt đùi
Vật chất khô % 23,97
Protein % 20,68
Mỡ % 0,59
1
Khoáng tổng số % 1,36
Thịt ngực
Vật chất khô % 25,89
Protein % 21,78
Mỡ % 1,44
2
Khoáng tổng số % 1,61
Tỷ lệ thịt ngực: Tỷ lệ vật chất khô 25,89%, Protein 21,78%, Mỡ 1,44%
và khoáng tổng số1,61%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với
kết quả nghiên cứu của các tác giả.
Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân, Dương Thị Anh Đào và cộng sự
(2003), [48] cho biết thành phần hóa học của thịt ngan R51: Tỷ lệ vật chất
khô từ 22,78 - 24,51%; Protein: 19,69 - 21,70%; Khoáng tổng số: 1,15 -
1,23%.
Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân, Dương Thị Anh Đào và cộng sự
(2003), [44] thành phần hóa học của thịt ngan R71: Tỷ lệ vật chất khô từ
22,16 - 25,52%; Protein: 19,39 - 21,90%; Khoáng tổng số: 1,22 - 1,23%.
Theo Phạm Văn Trượng (1993), [54] thành phần hoá học của thịt xẻ vịt
nuôi nhốt có tỷ lệ protein 13,53% - 14,45%, như vậy hàm lượng protein của
ngan R71SL cao hơn thịt vịt Anh Đào Hung, Anh Đào Tiệp.
103
4. 4. KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO VÀO SẢN XUẤT
4. 4. 1. Kết quả nuôi ngan bố mẹ
Trung tâm đã chuyển giao vào sản xuất gồm 8000 ngan bố mẹ và 24000
ngan thương phẩm. Ngan R71SL thích nghi rộng rãi ở các vùng sinh thái khác
nhau và được các hộ nông dân tiếp nhận.
Theo dõi ngan bố mẹ R71SL nuôi trong nông hộ tại Việt Yên - Bắc
Giang và Mê Linh - Hà Nội cho kết quả được thể hiện ở bảng 4. 26. Ngan bố
mẹ R71SL nuôi trong nông hộ có tỷ lệ nuôi sống đạt từ 90,5 - 91,5%, năng
suất trứng/mái/2 chu kỳ đạt từ 175,5 quả - 176,5 quả. Tỷ lệ phôi đạt từ 90,4-
91,2%, tỷ lệ nở/ tổng trứng vào ấp đạt 82,51 - 83,25%, chi phí cho 10 ngan
con từ 40. 519 - 41. 043 đồng.
Bảng 4. 29: Kết quả nuôi ngan bố mẹ trong nông hộ
Chỉ tiêu ĐVT
Ông Nhận
(Việt yên - Bắc
Giang)
Ông Sơn
(Mê Linh –
Hà Nội)
Số con con 500 400
Tỷ lệ nuôi sống % 91,5 90,5
Năng suất trứng/mái/2 chu
kỳ quả 175,5 176,5
TTTĂ/10 trứng kg 5,21 5,15
Đơn giá Thức ăn đồng 6500 6550
Tổng tiền thức ăn đồng 33865 33732,5
Tỷ lệ trứng chọn ấp % 90 90,5
Số trứng ấp quả 157,95 159,73
Tỷ lệ phôi % 90,4 91,2
Tỷ lệ nở loại I/tổng % 82,51 83,25
Số ngan con loại I/mái con 111,11 110,50
104
Chi phí thức ăn/10 ngan con đồng 41043,51 40519,52
Ảnh 4.4. Mô hình nuôi ngan sinh sản ngoài dân
Ảnh 4.5. Mô hình nuôi ngan thương phẩm ngoài dân
105
4. 4. 2. Kết quả nuôi ngan thương phẩm
Bảng 4. 30: Kết quả nuôi ngan thương phẩm
Chỉ tiêu
ĐVT
Ông Bẩy
(Đan Phượng)
Ông Cường
(TháiNguyên)
Ông Đức
(Mê Linh- Hà Nội)
Con giống 01 ngày Con 450 520 550
Tỷ lệ nuôi sống % 95,5 96,2 95
KL cơ thể 11 tuần
Trống Kg 4,42 4,45 4,4
Mái Kg 2,45 2,52 2,54
Khối lượng chung Kg 3,435 3,485 3,47
TTTĂ/ kg P Kg 3,15 3,17 3,21
Bảng 4. 31. Hạch toán nuôi ngan thương phẩm
Chi ĐVT
Ông Bẩy
(Đan Phượng)
Ông Cường
(Thái Nguyên)
Ông Đức
(Mê Linh- Hà Nội)
Con gièng 01 ngµy tuæi Con 450 520 550
Gi¸ con gièng ®ång 8.000 8.000 8.000
Tæng tiÒn gièng ®ång 3.600.000 4.160.000 4.400.000
Tæng thøc ¨n ®ång 4.869 5.745 6.126
§¬n gi¸ thøc ¨n ®ång 6.200 6.240 6.260
Tæng tiÒn thøc ¨n ®ång 30.188.498 35.846.766 38.350.544
TiÒn thuèc thó y ®ång 900.000 1.040000 1.100.000
TiÒn ®iÖn n−íc ®ång 450.000 520.000 550.000
Tæng chi ®ång 35.138.498 41.566.766 44.400.544
Thu ®ång
Sè ngan xuÊt chuång Kg 430 500 523
Tæng Kl xuÊt b¸n Kg 1.476 1.743 1.813
Gi¸ b¸n ®ång 30.500 31.200 30.000
Tæng thu ®ång 45.023.833 54.392.096 54.392.250
Lli ®ång 9.885.336 12.825.330 9.991.706
Thu bq/100 con ®ång 2.196.741 2.466.410 1.816.674
106
Ngan th−¬ng phÈm nu«i trong c¸c hé n«ng d©n ®Òu ®¹t hiÖu qu¶ kinh tÕ
t−¬ng ®èi cao, kÕt qu¶ thÓ hiÖn trªn b¶ng 4. 30 vµ b¶ng 4. 31. Tû lÖ nu«i sèng
tõ 95 - 96,20%; tiªu tèn thøc ¨n/kg t¨ng träng: 3,15 - 3,21kg. Khèi l−îng
trung b×nh trèng m¸i khi kÕt thóc 11 tuÇn ®Î ®¹t 3,43 - 3,48kg, thu nhËp b×nh
qu©n/100 con tõ 1. 816. 674 - 2. 466. 410 ®ång.
4. 5. TỔNG KẾT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NGAN R71SL
Tổng kết các chỉ tiêu sản xuất của cả quy trình nuôi ngan ông bà R 71 SL
chúng tôi thấy từ một ngan mái ông bà sản xuất ra 148,96 bố mẹ một ngày
tuổi. Mỗi ngan mái bố mẹ sản xuất ra 148,90 ngan thương phẩm. Trung bình
mỗi ngan thương phẩm đạt khối lượng 3,62kg/con. Như vậy từ một ngan bố
mẹ sản xuất ra 539,01kg thịt hơi
Bảng 4. 32: Tổng kết khả năng sản xuất của ngan R71 SL
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
Trứng/ mái ông bà/ 2 pha quả 191,14
Tỷ lệ trứng chọn ấp % 94,98
Tổng trứng ấp/ mái quả 182,30
Tỷ lệ nở loại I/ tổng trứng ấp % 77,61
Số ngan bố mẹ 1 ngày tuổi/ mái con 148,96
Trứng/ mái bố mẹ/2pha quả 190,51
Tỷ lệ trứng chọn ấp % 95,27
Tổng trứng ấp/ mái quả 181,50
Tỷ lệ nở loại I/tổng trứng ap % 78,16
Số ngan thương phẩm ngày tuổi/ mái con 148,90
Tỷ lệ nuôi sống ngan thương phẩm % 99,17
Khối lượng bình quân (trống, mái) đến 11 tuần tuổi kg 3,627
Khối lượng thịt hơi/ 1 ngan bố mẹ kg kg 539,01
107
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
5.1. 1. Ngan ông bà R 71 SL.
- Tỷ lệ nuôi sống cao: giai đoạn ngan con (0- 12 tuần tuổi) đạt: 96,88 -
99,86%; giai đoạn ngan dò, hậu bị (13 - 24 tuần tuổi) đạt: 93,75 - 99,86%;
giai đoạn sinh sản: 98 - 99,34%.
- Khối lượng cơ thể khống chế hợp lý, đến 24 tuần tuổi con trống đạt:
4623,33 - 5210,74g, con mái đạt: 2633,33 - 2993,33g. Lượng thức ăn tiêu thụ
tương ứng: trống là 29,33 – 30,06; mái là 14,46 – 17,09 kg.
- Tuổi thành thục sinh dục là 196 - 205 ngày tuổi. Năng suất trứng đạt
174,40 - 191,14 quả/mái/2 chu kỳ đẻ, tiêu tốn 4,78 - 5,34 kg thức ăn/10 trứng,
cho ra 132,86 - 148,34 ngan loại I.
5.1. 2. Ngan bố mẹ R 71 SL.
- Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn ngan con (0 - 12 tuần tuổi) đạt: 98 - 99%;
giai đoạn ngan dò, hậu bị (13- 24 tuần tuổi) đạt: 96-98,50%; giai đoạn sinh
sản đạt: 98,95%.
- Khối lượng cơ thể đến 24 tuần con trống đạt 4851,38g, con mái đạt
2731,67g. Lượng thức ăn tiêu thụ tương ứng: trống 27,25; mái 15,42 kg.
- Tuổi thành thục sinh dục là 198-199 ngày. Năng suất trứng đạt 190,51
quả/mái 2 pha đẻ, tiêu tốn 5,27kg thức ăn/10 trứng. Tỷ lệ nở/tổng trứng vào
ấp là: 81,26%. Số ngan thương phẩm/1 mái bố mẹ đạt 148,90 con.
5.1. 3. Ngan thương phẩm.
Tỷ lệ nuôi sống đến 11 tuần tuổi đạt cao 98,33 %, ưu thế lai về tỷ lệ
nuôi sống là 0,8475%.
- Khả năng chuyển hoá thức ăn, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng đến
11 tuần tuổi đạt 3,96kg ở con trống; 4,56kg ở con mái và ở con thương phẩm
108
tính chung trống mái là 3,94kg, ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn so với trung bình
bố mẹ đạt 7,62% ở 11 tuần tuổi.
- Khối lượng cơ thể đạt 3627,86g khi kết thúc 11 tuần tuổi. Ưu thế lai
về khối lượng cơ thể đạt 7,64% ở 11 tuần tuổi so với trung bình bố mẹ chúng.
- Tỷ lệ thân thịt chung trống mái là 73,92%, tỷ lệ thịt đùi là 17,82%,
chất lượng thịt được phản ánh qua thành phần hoá học của thịt. Hàm lượng
vật chất khô của thịt đùi và thịt ngực là 23,97 - 25,89%, tương ứng hàm lượng
protein là 20,68 - 21,78%, hàm lượng khoáng tổng số là 1,36 - 1,61%.
5.1. 4. Kết quả triển khai nuôi ngan R71SL trong các hộ nông dân.
- Đối với ngan bố mẹ: Tỷ lệ nuôi sống đạt 90,50 - 91,50%, năng suất
trứng/mái/2 chu kỳ đẻ: 176 - 177 quả và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng 5,15-
5,21kg. Tỷ lệ phôi: 90,40 - 91,20%; tỷ lệ nở loại I/tổng trứng ấp: 82,51-
83,25%. Số ngan con loại I/ mái mẹ là 110 - 111 con.
- Đối với ngan thương phẩm: Tỷ lệ nuôi sống 95 - 96,20%; tiêu tốn
thức ăn/kg P: 3,15 - 3,21kg, khối lượng trung bình trống mái khi kết thúc 11
tuần tuổi đạt 3,43 - 3,48 kg. Thu nhập bình quân từ 1. 816. 674 - 2. 466. 410
đồng trên 100 ngan thương phẩm.
5.1. 5. Tổng hợp kết quả nuôi ngan R71SL.
Ngan có màu lông trắng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, sức đề
kháng tốt. Nuôi một ngan mái ông bà sản xuất ra 148,96 ngan bố mẹ, mỗi
ngan bố mẹ sản xuất ra 148,90 ngan thương phẩm. Trung bình mỗi ngan
thương phẩm đạt khối lượng 3,62kg/con ở 11 tuần tuổi. Như vậy bình quân
mỗi ngan bố mẹ sản xuất được 539,01kg thịt hơi.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Cho mở rộng nuôi ngan Pháp R71SL vào sản xuất.
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tấn Anh và cộng sự (1992). Kết quả thụ tinh nhân tạo ngan.
Thông tin khoa học kỹ thuật - Viện chăn nuôi 1-2.
2. Nguyễn Ân (1977), “Đặc tính sinh thái, cấu tạo hoá học và hoá sinh học
của trứng gà ri 11 tháng tuổi”, tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp,
số 182, tháng 8/ 1977, tr 593 - 597.
3. Nguyễn Ân (1979), Nghiên cứu một số tính trạng về năng suất của vịt Bầu
ở một số địa phương miền Bắc Việt Nam, luận án PTS khoa học sinh học,
Hà Nội – 1979.
4. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ
(1983), Di truyền học động vật. Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 86- 185,
196-198.
5. Nguyễn Chí Bảo (1978), Cơ sở nhân giống và di truyền ở gia cầm, Nhà
xuất bản KHKT Hà Nội, trang 129 - 191.
6. H. Brandsche, H. Bulche (1978), “ Cơ sở của sự nhân giống và di truyền
giống gia cầm”, Cơ sở sinh học của chọn giống và nuôi dưỡng gia cầm
(Nguyễn Chí Bảo, dịch). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, trang 22 - 25.
7. Trần Thị Cương (2003), Nghiên cứu khả năng sản xuất của các tổ hợp lai
giữa hai dòng ngan Pháp R51 và Siêu nặng. Luận văn thạc sỹ KHNN-
Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam.
8. Trần Thế Dị (1982), “ Kết quả lai kinh tế Vịt Anh Đào x Cỏ”, Tạp chí
khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tháng 8, Tr 598- 603.
9. Nguyễn Huy Đạt (1991), Nghiên cứu một số tính trạng của các dòng gà
thuần bộ giống gà Leghorn trắng nuôi trong điều kiện Việt Nam. Luận án
tiến sĩ, trang 5, 13, 210.
10. Dương Thị Anh Đào, Phùng Đức Tiến và cộng sự (2003), “Chọn lọc nâng cao
khả năng sản xuất của dòng ngan Pháp Siêu nặng”. Báo cáo khoa học 2003.
110
11. Phan Sỹ Điệt (Gudeil) (1975), Nguyên lý sinh học của năng suất động vật,
Nhà xuất bản KHKT nông nghiệp - 1975, trang 283, 338.
12. H. Đơcácvin, A. Đơcrút (1978), Ngan vịt (người dịch Đào Hữu Thanh,
Dương Công Nhuận, Mai Phụng), Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1985.
13. Vương Đống (1968), Dinh dưỡng động vật, tập 2 (Vương Văn Khê dịch).
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, trang 14 - 16.
14. Lê Xuân Đồng, Đào Đức Long (1980), “ Một số đặc tính sinh học và sinh
sản của Vịt Bắc kinh”, Tạp chí khoa học ỹ thuật nông nghiệp, tháng 3/1987
15. Lê Xuân Đồng, Hoàng Thị Lan, Lương Thị Bột (1989), “Sản lượng trứng
của vịt F1, F2 Anh Đào x Cỏ”, “Tạp chí Khoa học và kỹ thuật nông
nghiệp, số 319, tháng 1/ 1989”.
16. Nguyễn Phúc Giác Hải, Lasley J. F (1974), Di truyền học ứng dụng vào
cải tạo gia súc, Nhà xuất bản KHKT, tr. 281 - 283.
17. Đỗ Văn Hoan, (2004) Nghiên cứu khả năng sản xuất của ngan Pháp R51
nhập nội. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Viện KHKT nông nghiệp
Việt Nam, Hà Nội - 2004.
18. Nguyễn Đức Hưng (M. Nugene, Hays)(1981), Nghiên cứu các tổ hợp lai
giữa gà nhập nội với gà Ri, Luận văn khoa học cấp 1- ĐHNN II - 1981
19. Nguyễn Hưng (1996), Khả năng sản xuất con lai xa giữa ngan với vịt ở
nông thôn miền Bắc Việt Nam. Luận án PTS khoa học nông nghiệp Viện
KHKT nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội - 1996.
20. Nguyễn Hưng, Võ Hồng Hạnh, Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Văn Tiệu
(1997), “ Đặc điểm năng suất con lai giữa vịt bầu và ngan mái trắng”, Kết
quả nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp 1996 - 1997, tr. 220.
21. Jonhanson (1972), Cơ sở di truyền của nghiên cứu và chọn giống động vật
(Người dịch Phạm Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn, Trần Đình Trọng).
Nhà xuất bản KHKT, trang 254 - 274.
111
22. Lương Vĩnh Lạng, Đặng Minh Tháp (1962), Đời sống ngan ngỗng, Nhà
xuất bản khoa học Hà Nội, 1962.
23. Đặng Hữu Lanh (1985), “Một số kết quả bước đầu lai kinh tế ba dòng (Cỏ
x Bầu) x Anh Đào”, Báo cáo nghiệm thu đề tài 4801- 01- 05 và 028- 01-
11, Hà Nội.
24. Bùi Đức Lũng (1992), “Nuôi gà thịt Broiler năng suất cao”, Báo cáo
chuyên đề hội nghị quản lý kỹ thuật ngành gia cầm thành phố Hồ Chí
Minh, tháng 12/1992, tr. 1- 24.
25. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao.
Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, trang 90 - 114.
26. Trần Long (1994), Xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng sản xuất
và lựa chọn phương pháp chọn giống thích hợp đối với các dòng gà thịt
Hybro HV85. Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện KHKT nông
nghiệp Việt Nam, Hà Nội - 1994, trang 90 - 114.
27. Ngô Giản Luyện (1994), Nghiên cứu một số tính trạng sản xuất của các
dòng thuần V1, V3, V5 giống gà thịt cao sản Hybro nuôi trong điều kiện
Việt Nam. Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp
Việt Nam, Hà Nội, trang 8-12.
28. Lê Hồng Mận, Lê Hồng Hải, Nguyễn Phúc Độ, Nguyễn Huy Đạt (1989).
Lai kinh tế giữa gà Leghorn với giống gà Rhode Island Red tạo gà trứng
thương phẩm. Kết quả nghiên cứu khoa học về gia cầm. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà nội, trang 47-48
29. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống
gia súc. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
30. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995), Chọn giống, nhân giống vật
nuôi, Nhà xuất bản nông nghiệp. Tr: 73-80, 94-95.
112
31. Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn, Trần Bình Trọng (Shaffner và
Hutt, 1995) (1972), Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật,
Nhà xuất bản KHKT Hà nội-1972, tập II, trang 31-80.
32. Bùi Thị Oanh (1996), ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein, lizin,
methionin trongkhẩu phần đến năng suất gà sinh sản hướng thịt và Broiler
nuôi tại đồng bằng sông Hồng. Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện
Chăn nuôi, Hà nội.
33. Trần Thị Mai Phương (2003), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng
và chất lượng thịt của giống gà ác Việt Nam. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp-
2003. Viện Chăn nuôi.
34. Nguyễn Minh Quang (1994), “Khảo sát công thức lai giữa vịt Szavas và
vịt Bạch Tuyết nuôi tại 2 điểm Cẩm Bình và Vĩnh Long”, Báo cáo khoa
học tiểu gia súc- tập II, Bộ Nông nghiệp và CNTP- Hà nội, tháo 7/1994,
trang 281-286.
35. Lê Minh Sắt, Phạm Thị Dung (1994), “Nghiên cứu kiểu nhân của một số
giống gia cầm và thuỷ cầm ở Việt Nam”, Các báo cáo khoa học phần tiểu
gia súc, tập II- Bộ nông nghiệp và CNTP, trang 135-145.
36. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN. 2. 39-77
37. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN. 2. 90-77
38. Đào Hữu Thanh, Dương Công Thuấn, Mai Phụng (1985), Chăn nuôi ngan
vịt, nhà xuất bản nông nghiệp.
39. Vũ Thị Thảo (1997), Nghiên cứu ảnh hưởng của mức protein khác nhau
đến khả năng sản xuất của ngan Pháp R51 và ngan lai. Luận án thạc sỹ,
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Trang 41, 46, 58, 59, 64.
40. Nguyễn Văn Thiện (1994), “Khảo nghiệm năng suất ngan trống với vịt
mái, vịt trống với ngan mái”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1993, Nhà xuất
bản nông nghiệp 1994, trang 152-158.
113
41. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn
nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, trang 3-12.
42. Phạm Thị Minh Thu (1996), Nghiên cứu lai kinh tế Tam Hoàng dòng 882
với gà Rhoderi. Luận văn thạc sỹ KHNN. Viện KHKT nông nghiệp Việt
Nam, trang 220-222.
43. Phạm Thị Minh Thu, Trần Đình Miên, Trần Công Xuân,Phùng Đức Tiến
(1999), Xác định một số tổ hợp lai kinh tế thích hợp giữa gà Rhoderi, Tam
Hoàng 882 và Jiangcun để chăn nuôi hộ gia đình. Báo cáo khoa học chăn
nuôi thú y. Phần chăn nuôi gia cầm.
44. Lê Thị Thuý, (1993) Một số đặc tính sinh vật học và khả năng sản xuất
của ngan nội tại một số tỉnh phía Bắc, luận án ths KHNN-1993. Tr18- 22,
48,79.
45. Lê Thị Thuý, Nguyễn Thiện, Bùi Quang Tiến, Lê Viết Ly và cs (1995),
Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm và động vật mới nhập
1989-1999, Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 250-252.
46. Phùng Đức Tiến (1996), Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học và khả
năng sản xuất của ngan nội tại một số tỉnh phía Bắc, Luận án thạc sỹ
KHNN-1993, trang 18,22,48,79.
47. Phùng Đức Tiến (1996), Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà Broiler giữa các
dòng gà hướng thịt Ross 208 và Hybro HV 85. Luận án PTS khoa học
nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà nội, trang
14-16,32,109,124.
48. Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân, Dương Thị Anh Đào (2003) Nghiên
cứu khả năng sản xuất của ngan Pháp R71. Báo cáo khoa học năm 2003.
49. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thiện, Bạch Thị Thanh Dân (2004). Con ngan
ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội
114
50. Phùng Đức Tiến, Dương Thị Anh Đào, Trần Thị Cương (2007) Nghiên
cứu khả năng sản xuất của ngan Pháp R71 Ông bà nhập nội. Báo cáo khoa
học năm 2007.
51. Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Tiệu, Trần Thị Cương, Vũ Thị Thảo, Lê Thị
Nga, Phạm Đức Hồng, Nguyễn Quyết Thắng, Tạ Hương Giang, Đặng Đào
Tuân, Nguyễn Liên Hương (2007). Nghiên cứu chọn lọc tạo một số dòng
ngan giá trị kinh tế cao.
52. Bùi Quang Tiến, (1993)”Phương pháp mổ khảo sát gia cầm”, thông tin
KHKT chăn nuôi, số 4, Viện chăn nuôi, 1993.
53. Bùi Quang Tiến, Mạc Thị Quý, Trần Công Xuân, Trần Thị Cương và
cộng sự (1999). Kết quả bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sản xuất
của ngan Pháp nuôi tại các tỉnh phiá Bắc. Tuyển tập công trình nghiên
cứu khoa học kỹ thuật gia cầm và động vật mới nhập 1989-1999. Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà nội, Tr 210-216.
54. Bùi Quang Tiến, Lê Thị Thuý (2001), Cẩm nang chăn nuôi gia súc- gia
cầm, tập II, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 348.
55. Bùi Quang Toàn, Lê Xuân Đồng, Nguyễn Xuân Sơn (1975), Sổ tay chăn
nuôi gia cầm, nhà xuất bản nông thôn - Hà nội.
56. Hoàng Văn Tiệu, (1982), “Kết quả bước đầu lai kinh tế giữa vịt Anh đào
và vịt cỏ”, Tạp chí KHKT nông nghiệp, số 241, tháng 7.
57. Hoàng Văn Tiệu, Lê Xuân Đồng, Lương Tất Nhợ và cộng sự (1993),
Nghiên cứu chọn lọc các dòng vịt nội, ngoại và tạo các cặp vịt lai có năng
suất cao phù hợp với phương thức nuôi chăn thả, Tuyển tập các công trình
nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt 1988-1992, Nhà xuất bản nông nghiệp,
Hà nội- 1993.
58. Đoàn Xuân Trúc (Frei- 1967, Vladimirov-1969, Sonkov)(1994) Nghiên
cứu xác định các tổ hợp lai kinh tế gà Broiler giữa 3 dòng của giống gà,
Luận án PTS, 1994, Tr 44.
115
59. Phạm Văn Trượng (1993). Nghiên cứu khả năng sản xuất của các tổ chợp
lai giữa vịt CV. Super M với vịt Anh Đào Hung, Anh Đào Tiệp nhập nội.
60. Nguyễn Đăng Vang (1983), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của ngỗng
Rhein Land. Thông tin khoa học và kỹ thuật chăn nuôi- Viện Chăn nuôi số
3/1983.
II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI:
61. Avorin de K. L (1991), “Body weight in crease of indigenous pearl guinea
fowin nigeria throught cross breeding”, British poultry sci, 3-2.
62. M. Bagliacca, P. Marzoni, M. Fecia Coccato, H. Pingel (1989), Egg
fertility of muscovy duck, Game farm Mallard and their interspecific
crossbreeds – proceeding – 8th international sumposium of water- fowl –
Hungary, pp: 109-111.
63. Bloom S. E (1969), A current list of chromosome number and variations
for species of the Asian bubclass carinati, J. Hered. pp: 217-220.
64. Carville de H, Sauveur B (1985), “Recent studies on the management of
muscovy breeding ducks in France”, Ducks production science and world
practive, pp: 293-305.
65. Campbell R. G, Kazunajcewa H and Bagol I (1985), “Influence of food
intake and severe on the gowth and carcass composition of pekin ducks”,
Br. Poultry Sci. 26, pp: 43-50.
66. Chambers J. R, D. E Bermon and J. S Gavora (1984), Symthesis and
paramater of new populations of meat, Type chicken theoz appl genet, 69,
pp: 627-628.
67. Chambers J. R and Lin C. V (1988), “Age-constant versus weight sonstant
geed consumption and efficiency in broiler chicken”, Poultry sci. 67, pp:
565-576
68. Chambers J. R (1990), Genetic of growth and meat production in chiken.
R. D. Cawfoded Elsevier Amsterdam,pp: 627-628.
116
69. Clayton G. A and Powell J. C (1979), “Gowth food conversion careass
yields and their heritabilities in ducks (Anas platyrhynchos)”, Brit. Poultry
sci. 20,pp: 121-127.
70. Coligado. E. C (1985), “Duck production in the Philipnes”, Duck
production science and world pratice, Farrell D. J and Stapleton P (ED),
University of New England, 1985,pp: 372-379.
71. Dimu M, M. D Ture (1965), Astudy of heterrosis in reciprocal crrosses
bewteen 4 breed fowl, A. B. A. (35).
72. Fairfull (1990), Heterosis page 916 in poultry breeding and genetic, R. D
Cawforded Elsevier Amsterdam.
73. Falconer P. S (1960), Quantitative genetic, Kmald press New York.
74. Farnswoth G. M and Nodskog A. W (1955), Breeding for egg quality 3
genetic deffrences in shell characteristics and other egg quality sci. 31-12-
26.
75. Grimaud Frères selection, Rearing guide muscovy ducks breeders, vol 1
and vol 2.
76. Huang H (1973), “The duck industry of Taiwan”, Animal industry series,
No. 8, Chinese- American Joinst conwision on rural reconstruction Taipei,
Taiwan.
77. Hull and Cole (1973), “Selection and heterosis in cornell white leghorns
an reveew with special consideration of interstrain hybrids”, Animal breed
Abst. 41, pp: 103-118.
78. Hutt F. B (1978), Di truyền học động vật (người dịch, Phan Cự Nhân).
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội, trang 348-350
79. M. I. Lerner and D. Cruden (1951), “The heritability of egg weight. The
advantage of mass selection and early measuremts”, Poultry sci. 30, pp:
34- 41.
80. Marble D. R (1951), “Genetic of egg shape”, Poultry sci, 22, pp: 61-71.
117
81. Moultrie P. King D. F, Cottie GJ (1953),”Influence of heterosis and
material of feeds on viability in an interstrain cross of white Leghorn,
Poultry sci, 32”
82. Pingel H. (1969). and S. Jung (1969)untersuchengen berdie slektion and
Brusrsnh keldicke bei enten, Artierzucht 22. pp. 281-286.
83. Pingel H. (1977). Genetiscche analyse de leg mastund achlach tleistung
von enten archiv tierucht, 19 (5), pp: 315-359
84. Pingel H, Klemm R (1989), “Effective breeding progamme in waterfowl
for improving breast museting and feed convertion ratio”, Proc, 8th
intenationnal symposium on waterfowl, Hungary.
85. Powell J. C (1980), “Age related change in the careass of domestic
ducks”, Proc 6th European poultry coference, Hamburg 8-12 Sep IV Publ,
Germany, Federal republie, Worlds puoltry sci. Assm, pp: 457- 463.
86. Ralph Say R. (1987), Manual of poultry production in the tropics,
Published by CAB international.
87. Ricard F. H and Pouvier (1967), Study of the anatomical composition of
the chicken.
88. Siegel P. B (1962), Selection for body weight at 8 weeks age. Short term
response and heritabilities. Poultry sci. 41
89. Stevens P.; B. Sauveur (1985), “Duck production and management in
France”, Duck production science and world practice, Printed and
Pubbshed by The University of New England, page 250.
90. Votila N. E (1989), Ducks production training course, BKK Thailand 27
th November- 9th December, FAO BKK.
91. Watanabe M. (1961), “Exterrimental studies on the artificial insemi-
nation of domestic ducks with special reference to the production of mule
ducks”, J. Fac. Fish. Avium, Husb. Hiroshima Univ. 3.
118
92. Castro Mo (1979), Aptitu des combinatorias deaves para engorde, Rev.
Avichultura 23.
93. Rouvier R, Babile R, Salzmanf, Quvergne A, Poujardien B (1987),
“Repetabilite de fertillte des eands rouen et pekin (Anaspplatyryn-chos) en
coisment interspecdifique avec la Barbie (Carina moschata) par
insemination artificielle”, Genet. Set. E, vol 19(1), pp:103-112.
94. Afifi R. M (1975), Vergleichende Untersuchengen uber Mast und
Auschlachtungs – leistungen sowie Fleichqualitatmerkmale beim
verschiedenen Geflugelarten und – herkunfen. Diss. Landwirt. Fak. Uini.
Bonn.
95. Hammond J (1952), Objektive Tets fur die Qualiat des Fleisches (Engl).
Ann de la Nutrit et Aliment Paris, IV, C, P, pp. 119.
96. Ristic M. (1984a): Schlachtwert bei Broilern in Abhangigkeit von
Schlachtalter. DGS. 46. P 1566-1568.
97. Ristic M. (1984b) Methoden zu Objektiven beurteilung der
Fleischbeschaffenheit. Fleischwirtschaft. Deutscher Fachverlag GmbH.
Radakion: Dr. Hans Groβman.
98. Card L. E, Nesheim M. C (1970), Production avicola Ciencia Tecnica, La
Habana.
99. Orlov M. V (1974), Control biologico en la incubacion.
100. Perdrix J (1969), La Incuibacion y las enfermedades.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2586.pdf