Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Hubbard Redbro nhập nội

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Hubbard Redbro nhập nội: ... Ebook Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Hubbard Redbro nhập nội

pdf122 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4626 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Hubbard Redbro nhập nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------------------------------- NGUYỄN TRỌNG THIỆN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ HUBBARD REDBRO NHẬP NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : CHĂN NUÔI Mã số : 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học : TS. PHÙNG ĐỨC TIẾN HÀ NỘI − 2008 i LỜI CAM ĐOAN ! Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2008 Học viên Nguyễn Trọng Thiện ii LỜI CẢM ƠN ! Có được công trình nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới Ban giám đốc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện Chăn nuôi, Khoa sau Đại học và Khoa Chăn nuôi thủy sản - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn: TS. Phùng Đức Tiến, người hướng dẫn khoa học, đồng thời là - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, đã đầu tư nhiều công sức và thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Các Thầy, Cô giáo Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa - Khoa Chăn nuôi thủy sản - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã động viên tinh thần, chỉ bảo trong thời gian làm đề tài và hoàn thành luận văn. Sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Phòng phân tích – Viện Chăn nuôi trong quá trình nghiên cứu và thí nghiệm. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện động viên tôi hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Thiện iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình ảnh, sơ đồ vii Danh mục các biểu đồ, đồ thị viii 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1 1.1.ĐẶT VÂN ĐỀ..........................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................2 1.3. Ý NGHĨA NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................3 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......39 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...............................................................39 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU........................................39 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................40 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................40 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................50 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐÀN GÀ ÔNG BÀ .........................50 iv 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐÀN GÀ BỐ MẸ............................69 4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐÀN GÀ NUÔI THỊT THƯƠNG PHẨM ( GÀ BROILER) ..............................................................................84 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................... 101 5.1. KẾT LUẬN......................................................................................... 101 5.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 103 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SS: Sơ sinh CS Cộng sự ĐVT: Đơn vị tính TĂ Thức ăn TL: Tỷ lệ TLNS: Tỷ lệ nuôi sống TT Tuần tuổi TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam NS: Nuôi sống ME: Năng lượng trao đổi TB: Trung bình vi DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN STT TÊN BẢNG TRANG B¶ng 3.1. ChÕ ®é ch¨m sãc nu«i d−ìng gµ sinh s¶n ...................................... 41 B¶ng 3.2. chÕ ®é dinh d−ìng nu«i gµ sinh s¶n .............................................. 41 B¶ng 3.3.ChÕ ®é dinh d−ìng nu«i gµ thÞt th−¬ng phÈm................................. 42 B¶ng 4.1. Tû lÖ nu«i sèng giai ®o¹n 0 - 20 tuÇn tuæi (%) .............................. 52 B¶ng4.2. Khèi l−îng c¬ thÓ giai ®o¹n 0 – 20 tuÇn tuæi (g) ............................ 54 B¶ng 4.3. L−îng thøc ¨n thu nhËn giai ®o¹n 0 -20 tuÇn tuæi ......................... 58 B¶ng 4.4. Mét sè chØ tiªu trong giai ®o¹n thành thôc sinh dôc ...................... 60 B¶ng 4.5. Tû lÖ ®Î vµ n¨ng suÊt trøng ........................................................... 62 B¶ng 4.6. Tû lÖ nu«i sèng vµ tiªu tèn thøc ¨n ®Ó s¶n xuÊt 10 qu¶ trøng ........ 65 B¶ng 4.7. Kh¶o s¸t chÊt l−îng trøng ë 38 tuÇn tuæi (n=30 qu¶).................... 67 B¶ng 4.8. KÕt qu¶ Êp në................................................................................ 68 B¶ng 4.10. Khèi l−îng c¬ thÓ giai ®o¹n 0 – 20 tuÇn tuæi............................... 73 B¶ng 4.11. L−îng thøc ¨n thu nhËn giai ®o¹n 0 -20 tuÇn tuæi ....................... 75 B¶ng 4.12.Mét sè chØ tiªu trong giai ®o¹n thµnh thôc sinh dôc ..................... 77 B¶ng 4.13. tû lÖ ®Î vµ n¨ng suÊt trøng, tiªu tèn thøc ¨n/10 trøng .................. 79 B¶ng 4.14. Kh¶o s¸t chÊt l−îng trøng ë 38 tuÇn tuæi (n=30qu¶).................... 82 B¶ng 4.15. KÕt qu¶ Êp në.............................................................................. 83 B¶ng 4.16. Tû lÖ nu«i sèng ........................................................................... 84 B¶ng 4.17. Khèi l−îng c¬ thÓ, sinh tr−ëng tuyyÖt ®èi vµ t−¬ng ®èi ............... 86 B¶ng 4.18. Tiªu tèn vµ chi phÝ thøc ¨n/kg t¨ng khèi l−îng c¬ thÓ ................. 89 B¶ng 4.20. N¨ng suÊt thÞt cña gµ th−¬ng phÈm ë 9 tuÇn tuæi......................... 93 B¶ng 4.21.Thµnh phÇn ho¸ häc cña thÞt gµ th−¬ng phÈm ë 9tuÇn tuæi ........... 95 B¶ng 4.22. N¨ng suÊt thÞt s¶n xuÊt ra tõ mét gµ m¸i mÑ................................ 96 B¶ng 4.23. KÕt qu¶ nu«i gµ thÞt trong n«ng hé.............................................. 98 vii DANH MỤC CÁC ẢNH, SƠ ĐỒ STT TÊN ẢNH TRANG ẢNH 3.1. SƠ ĐỒ TẠO CON THƯƠNG PHẨM: ........................................39 ẢNH: 4.1. GÀ ÔNG BÀ REDBRO..............................................................50 ẢNH 4.2. GÀ BỐ MẸ REDBRO .................................................................70 ẢNH 4.3. MỔ KHẢO SÁT GÀ NUÔI THỊT THUƠNG PHẨM (ABCD) LÚC 9 TUẦN TUỔI ....................................................................................94 ẢNH 4.4.MỘT SỐ ẢNH GÀ REDBRO NUÔI NGOÀI NGOÀI SẢN XUẤT ................................................................................................................... 100 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ STT TÊN BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ TRANG §å thÞ 4.1: Tû lÖ ®Î qua c¸c tuÇn tuæi ........................................................... 63 BiÓu ®å 4.1: n¨ng suÊt trøng qua c¸c tuÇn tuæi .............................................. 64 §å thÞ 4.2. Tû lÖ ®Î tõ 24 – 64 tuÇn tuæi........................................................ 80 BiÓu ®å 4.2.: N¨ng suÊt trøng tõ 24 – 64 tuÇn tuæi ........................................ 80 §å thÞ 4.3. Khèi l−¬ng c¬ thÓ tõ s¬ sinh ®Õn 9 tuÇn tuæi ............................... 87 §å thÞ 4.4. Sinh tr−ëng tuyÖt ®èi................................................................... 87 §å thÞ 4.5. Sinh tr−ëng t−¬ng ®èi.................................................................. 88 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2000 – 2010 là phấn đấu đa tổng đàn gia cầm tăng bình quân hàng năm 11 – 12%. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm đạt mục tiêu trên là nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lĩnh vực di truyền giống của thế giới ,thông qua việc nhập các giống gà ông bà có năng suất chất lượng cao, dễ nuôi, ít bệnh tật để phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước. Đi theo hướng này Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã đi sâu nghiên cứu và phát triển các giống gà lông màu như Tam Hoàng, Lương Phượng của Trung Quốc, Kabir của Israen, Sasso của Cộng hoà Pháp...và đều cho kết quả tốt. Để tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng giống gà lông màu, gần đây Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương đã nhập về giống gà ông bà Hubbard Redbro. Gà Redbro là giống gà nặng cân nằm trong bộ giống gà Hubbard Isa của Cộng hoà Pháp. Gà có đặc điểm lông màu nâu ,da và chân màu vàng, thân hình chắc khoẻ, cân đối. Trống A khối lượng cơ thể lúc 38 - 40 tuần tuổi đạt 4,3 - 4,5 kg, mái D năng suất sinh sản đến 64 tuần tuổi đạt 174 quả/mái, gà thương phẩm nuôi lúc 63 ngày tuổi đạt 2585g/con [15]. Đây là giống gà có ưu điểm tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng cho thịt cao phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Để có cơ sở khoa học đánh giá đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà ông bà trên chúng tôi tiên hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Hubbard Redbro nhập nội”. 2 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được khả năng sản xuất của gà ông bà Hubbard Redbro nhập nội. - Xác định khả năng sản xuất của đàn gà bố mẹ và con thương phẩm. 1.3. ý nghĩa nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Lần đầu tiên ở Việt Nam, gà ông bà Hubbad Redbro được nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và phát triển, khả năng sinh sản, khả năng chuyển hoá thức ăn, sức đề kháng của cơ thể và phẩm chất thịt, trứng. Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý có cơ sở khoa học để quyết định hướng phát triển giống gà này. Ngoài ra các dữ liệu thu được trong nghiên cứu, sẽ giúp chúng ta có thể xây dựng được quy trình kỹ thuật chăn nuôi, và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật về gà Hubbard Redbro vào sản xuất, làm phong phú các giống gà lông màu phù hợp với các điều kiện sinh thái khác nhau, góp phần thúc đẩy sự phát triển nghành chăn nuôi gia cầm Việt Nam trong những năm tới. 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận về đặc điểm ngoại hình của gia cầm Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những đặc trưng cho giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. Đầu: cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết luận về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Gà trống có ngoại hình đầu giống gà mái sẽ có tính sinh dục kém, gà mái có ngoại hình của gà trống sẽ không cho năng suất cao, trứng thường không phôi (Nguyễn Chí Bảo, 1978) [4] . Mào: Mào và tích là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp nên có thể phân biệt trống - mái. Mào rất đa dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc, có thể đặc trưng cho từng giống gà. Mào là dẫn xuất của da. Theo Phan Cự Nhân (1971) [33] khi có mặt gen Ab gà sẽ có dạng mào hoa hồng, gen aB sẽ có dạng mào nụ và gen ab sẽ có dạng mào cờ. ở gà trống sự phát triển của mào, tích phản ánh sự thành thục sinh dục sớm hay muộn, còn ở gà mái nếu mào, tích phát triển không rõ ràng là dấu hiệu có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Mỏ: Mỏ là sản phẩm của da, được tạo thành từ lớp sừng (Stra tumcorneum). Mỏ phải ngắn và chắc chắn. Gà có mỏ dài và mảnh thì khả năng sản xuất không cao. Màu sắc của mỏ có nhiều loại: vàng, đỏ, đen, hồng. Màu của mỏ th- ường phù hợp với màu của chân. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc này có thể bị nhạt đi vào cuối thời kỳ đẻ trứng. Bộ lông: lông là một dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm di truyền của giống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Khi mới nở, gia cầm con được lông tơ che phủ, trong quá trình phát triển lông tơ sẽ dần được thay thế 4 bằng lông cố định. Tốc độ mọc lông là sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, có liên quan chặt chẽ với cường độ sinh trưởng.Theo Brandsch Biilchel (1978) [4] những gia cầm lớn nhanh thì có tốc độ mọc lông nhanh. Theo Siegel và Dunington (1978) [88] những alen quy định mọc lông nhanh phù hợp với khả năng tăng trọng cao.Tốc độ mọc lông. Hayer và cộng sự (1970) [78] cho biết gà mái mọc lông đều hơn gà trống trong cùng một dòng và ảnh hưởng của hormon có tác dụng ngược với gen liên kết qui định tốc độ mọc lông. Màu lông do một số gen qui định, phụ thuộc và sắc tố chứa trong bào tương của tế bào. Lông gia cầm có màu sắc khác nhau là do mức độ oxy hoá các chất tiền sắc tố melanin (melanogene) trong các tế bào lông. Nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom (carotinoit) thì lông có màu vàng, xanh tươi hoặc màu đỏ, nếu không có chất sắc tố thì lông có màu trắng. Màu lông do một số gen quy định phụ thuộc vào sắc tố chứa trong bào tương của tế bào. Màu sắc da lông là mã hiệu của giống, một tín hiệu để nhận dạng con giống. Màu sắc da lông là một chỉ tiêu cho chọn lọc. Thông thường màu sắc đồng nhất là giống thuần, trên cơ sở đồng nhất đó mà loang là không thuần. Màu sắc da lông do một số ít gen kiểm soát nên có thể sử dụng để phân tích di truyền, dự đoán màu của đời sau trong chọn lọc, Đặng Hữu Lanh và cộng sự, (1999) [23]. Chân: Chân gia cầm có 4 ngón, rất ít 5 ngón, Trần Kiên và Trần Hồng Việt, (1998) [22]. Chân thường có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Chân thường có vuốt và cựa, cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài, Trần Thị Nguyệt Thu, (1999) [45]. Gà có chân cao thường cho thịt thấp và phát dục chậm. 2.1.2. Tính trạng số lượng của vật nuôi Phần lớn các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền học của tính trạng số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [41], các tính trạng số lượng (Quantitative character) là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau giữa các 5 cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn, là sự sai khác nhau về chủng loại và như Drarwin C đã chỉ rõ: sự khác nhau này chính là nguồn vật liệu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. Tính trạng số lượng còn được gọi là tính trạng đo lường (Metric character) vì sự nghiên cứu của chúng phụ thuộc vào sự đo lường như mức độ tăng trọng của gà, kích thước các chiều đo, khối lượng trứng… tuy nhiên, có những tính trạng mà giá trị của chúng có được bằng cách đếm như: số lợn con đẻ ra trong một lứa, số lượng trứng gà đẻ ra trong một năm vẫn được coi là các tính trạng số lượng. Đó là những tính trạng số lượng đặc biệt. Di truyền học số lượng vẫn lấy các quy luật của di truyền học Mendel làm cơ sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính trạng số lượng so với các tính trạng chất lượng (qualitative character) đối tượng nghiên cứu của di truyền học Mendel, nên phương pháp nghiên cứu trong di truyền học số lượng khác với phương pháp nghiên cứu trong di truyền học Mendel về 2 phương diện: thứ nhất là các đối tượng nghiên cứu không thể chỉ dừng lại ở mức độ cá thể mà đuợc mở rộng tới mức độ quần thể bao gồm các nhóm cá thể khác nhau, thứ hai là sự sai khác nhau giữa các cá thể không thể chỉ là sự phân loại mà nó đòi hỏi phải có sự đo lường các cá thể. Giá trị đo lường được của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (phenotypic va lue) của cá thể đó. Các giá trị có liên hệ với kiểu gen là giá trị kiểu gen (genotypicvalue) và giá trị có liên hệ với môi trường là sai lệch môi trường (environmental eviation). Như vậy có nghĩa là kiểu gen quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ trên có thể biểu thị như sau: P = G + E Trong đó: P: là giá trị kiểu hình G: là giá trị kiểu gen E: là sai lệch môi trường 6 Nếu trung bình sai lệch môi trường của một quần thể bằng (0), thì trung bình giá trị kiểu hình bằng trung bình giá trị kiểu gen. Khi đó, thuật ngữ trung bình quần thể (population mean) là trung bình giá trị kiểu hình hoặc trung bình giá trị kiểu gen của quần thể và trung bình quần thể là tổng các tích số của từng giá trị kiểu gen với tần số của nó khi đề cập đến các thế hệ kế tiếp nhau. Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (polygene). Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến tính trạng số lượng, trong khi đó đối với tính trạng chất lượng là những tính trạng đơn gen thì rất ít bị ảnh hưởng do môi trường. Tác động của các nhân tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, nước uống, không khí .v.v.. lên tính trạng số lượng rất lớn có thể làm kìm hãm, hoặc phát huy mà làm thay đổi các giá trị của tính trạng. Giá trị kiểu gen được phân theo 3 phương thức hoạt động, đó là sự cộng gộp, sai lệch trội lặn và t- ương tác giữa các gen như sau: G = A + D + I Trong đó: G: là giá trị kiểu gen (geneotypic value). A: là giá trị cộng gộp (aditive value). D: là sai lệch do tác động trội lặn (do minancedeviation). I: là sai lệch do tương tác giữa các gen (in teraction deviation). Giá trị cộng gộp hay giá trị giống: để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ cho đời con phải có một giá trị đo lường mới có liên hệ với gen chứ không phải có liên hệ với kiểu gen, đó là hiệu ứng trung bình của các gen. Tổng các hiệu ứng trung bình của các gen quy định tính trạng (tổng các hiệu ứng được thực hiện với từng cặp gen ở mỗi lô cút và trên tất cả các lô cút) được gọi là giá trị cộng gộp hoặc giá trị giống của cá thể. Nó là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và có thể di truyền cho đời sau. Sai lệch trội lặn: khi xem xét một lô cút duy nhất, sai lệch trội (D) được sinh ra từ tác động qua lại giữa các cặp alen ở trong cùng một lô cút (đặc biệt là các alen dị hợp tử) rất có ý nghĩa trong lai giống. 7 Sai lệch tương tác giữa các gen: là sai lệch do tương tác của các gen không cùng một lô cút, sai lệch này thường thấy trong di truyền học số lượng hơn là di truyền học Men Del. Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường E (environmental) và được chia thành hai loại sai lệch do môi trường là Eg và Es. Sai lệch môi trường chung (general environmental deviation) : là sai lệch do các yếu tố môi trường có tính chất thường xuyên và không cục bộ tác động lên toàn bộ các cá thể trong một nhóm vật nuôi. Sai lệch môi trường riêng (Special environmental deviation) là sai lệch do các nhân tố môi trường có tính chất không thường xuyên và cục bộ tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong cùng một nhóm vật nuôi. Tóm lại khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tạo bởi từ hai lô cút trở lên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị như sau: P = A+ D + I + Eg+ Es Theo Dickenson (1952) (dẫn theo Nguyễn Văn Thiện 1996) [42] thì vấn đề tương tác giữa kiểu di truyền và môi trường rất quan trọng đối với ngành chăn nuôi gia cầm. Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ở trên, ta thấy rằng: muốn nâng cao năng suất của vật nuôi cần phải: Tác động về mặt di truyền (G) Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen I bằng cách phối giống tạp giao Tác động về môi trường bằng cải tiến điều kiện chăn nuôi như thức ăn, thú y, chuồng trại. Trong chăn nuôi, các giống vật nuôi luôn nhận được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó và được xem như là được nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, tuy nhiên khả năng đó có phát huy tốt hay không còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của vật nuôi. 2.1.3.Sức sống và khả năng kháng bệnh 8 Sức sống và khả năng kháng bệnh ở đàn gia cầm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm. Tổn thất do bệnh tật ở gia cầm có nơi, có lúc gây thiệt hại rất lớn. Vì khi đàn gia cầm mắc bệnh sức đề kháng suy giảm, dễ nhiễm các bệnh khác, tỷ lệ chết tăng cao. Đặc biệt khi đàn gà mắc bệnh truyền nhiễm sẽ phải tăng thêm chi phí vacxin, tiêm phòng và các biện pháp thú y khác (Gavora, 1990) [77]. Sức sống và khả năng kháng bệnh thường được thể hiện gián tiếp thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống. Theo Brandsch, Bilchel (1978) [4] tỷ lệ nuôi sống của gà con là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sức sống của gia cầm sau khi nở ra, sự giảm sức sống được thể hiện ở tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng. Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn sống ở cuối kỳ so với số cá thể có mặt đầu kỳ. Mac Laury, Nordskog (trích theo Khavecman, 1972) [20] cho rằng cận huyết làm giảm tỷ lệ nuôi sống, ưu thế lai làm tăng tỷ lệ sống. Sự giảm sức sống sau khi nở phần lớn là do tác động của môi trường (Theo Brandsch, Bilchel, 1978) [4]. Có thể nâng cao tỷ lệ nuôi sống bằng các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt, vệ sinh tiêm phòng kịp thời. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi vùng ôn đới (Theo Trần Đình Miên và cộng sự 1994) [30]. Tỷ lệ nuôi sống của gà con phụ thuộc vào sức sống của đàn bố mẹ. Gia cầm mái có chất lượng tốt thì tỷ lệ nuôi sống của gia cầm con cao hơn so với con của những gia cầm mái có chất lượng kém. Theo Lê Viết Ly (1995) [26], động vật thích nghi tốt thể hiện ở các đặc trưng: giảm khối lượng thấp nhất trong quá trình tiếp xúc với stress, sức sinh sản cao, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp… Xét về khả năng thích nghi, khi điều kiện sống bị thay đổi, như thay đổi thức ăn, thời tiết khí hậu qui trình chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung 9 quanh…của gia súc và gia cầm nói chung thì gà lông màu nói riêng có khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối với môi trường sống (Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên, 1998) [34]. Theo Lerner và Taylor (1943) [81] hệ số di truyền sức sống của gà là 0,13 còn Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên (1995) [41] lại cho biết hệ số di truyền sức sống của gà là 0,33. Theo tài liệu của Gavora (1990) [77] hệ số di truyền về tỷ lệ chết là 0,07 và hệ số di truyền của sức kháng bệnh là 0,25 Thật vậy, theo Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) [34] dù chăn nuôi gia cầm theo phương thức nào thì đàn gia cầm nuôi tập trung đều có số lượng lớn tác nhân truyền nhiễm bệnh là vi khuẩn, cho nên việc phòng dịch bệnh phải trở thành một quan niệm, một biện pháp bảo đảm an toàn sinh học (Biology security). Do vậy, ngoài việc chọn lọc những cá thể, những dòng có sức đề kháng cao, người ta còn chú trọng đến các tập tính bẩm sinh của con vật về sinh sản, sinh trưởng,…để cải tiến cách chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác con vật…đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Xu hướng đó phù hợp với hướng công nghiệp hoá nói chung, nghành chăn nuôi sản phẩm nói riêng trên toàn cầu. 2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt ở gia cầm. 2.1.4.1. Khái niệm về sinh trưởng Sinh trưởng là quá trình tích luỹ hữu cơ do đồng hoá và dị hoá là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính là tích luỹ dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ và khối lượng tích luỹ các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein chính cũng là tốc độ hoạt động của 10 các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường 1992) [31]. Theo Driesch (1990) (dẫn theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992) [31] thì sự tăng thể tích và khối lượng cơ thể chính là sự tăng lên về khối lượng và kích thước của các tế bào trong cơ thể. Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên có khi tăng trọng mà không phải tăng trưởng (chẳng hạn như béo mỡ, chủ yếu là do tích nước mà không có sự phát triển của mô cơ). Vì vậy sự tăng trưởng từ khi trứng rụng cho đến lúc cơ thể đã trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai, đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Như vậy sinh trưởng sẽ thông qua ba quá trình: phân chia tế bào để tăng số lượng, tăng thể tích của tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào. Tất cả các đặc tính của gia súc gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều không phải đã sẵn có trong tế bào. Trong phôi cũng không phải đã có đầy đủ khi hình thành và hoàn chỉnh suốt quá trình sinh trưởng của cơ thể con vật. Các đặc tính của các bộ phận hình thành quá trình sinh trưởng, tuy khối lượng là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường. Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục. Phát dục là quá trình thay đổi về chất tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật hình thành từ khi trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp cho đến khi trưởng thành. Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể gia súc gia cầm. Sinh trưởng được coi là quá trình thay đổi cấu tạo chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận. Phát dục diễn ra từ khi trứng thụ tinh, qua các giai đoạn khác nhau đến khi trưởng thành. Hai quá trình này không có ranh giới. Có phát dục, đồng thời cũng có sinh trưởng và ngược lại. ở bộ phận 11 này có phát dục thì ở bộ phận khác có sinh trưởng. 2.1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng Có rất nhiều yếu tố về di truyền và ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như: giống, tính biệt, tốc độ mọc lông, ngoại hình và sự phát triển của cơ lưỡi hái, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chăn nuôi... Ảnh hưởng của giống dòng đến sinh trưởng: giống, dòng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cá thể giữa các giống, các dòng, có sự khác nhau, gà thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà kiêm dụng và gà hướng trứng, giữa các dòng của một số giống cũng có sự khác nhau về sinh trưởng. Letner và Asmundsen (1938) [80] đã so sánh tốc độ sinh trưởng của các giống gà Leghorn trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần tuổi và thấy gà Plymouth Rock sinh trưởng nhanh hơn gà Leghorn trắng ở 2 – 6 tuần tuổi và sau đó không có sự khác nhau. Theo tài liệu của Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) [13], sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng 500 – 700 g (13- 30%). Giữa các dòng trong cùng một giống cũng có sự khác nhau. Theo tài liệu tổng hợp của Chambers J.R (1990) [75] có rất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng tới sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. Những nghiên cứu trước đây dự báo có hai hoặc bốn gen chính ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng. Sau này nhiều tác gỉa cho rằng có ít nhất 15 cặp gen quy định tính trạng số lượng này. ảnh hưởng của giống dòng, đến tốc độ sinh trưởng, thể hiện qua sự di truyền các đặc điểm của chúng qua đời sau, được đặc trưng bởi hệ số di truyền . Đã có nhiều tác giả nghiên cứu hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể. Marco (1982) [83] cho biết hệ số 12 di truyền của tốc độ sinh trưởng từ 0,4 – 0,5. Theo tài liệu của Chambers (1990) [75], thì Siegel và Kiney đã tổng kết một cách hoàn chỉnh hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng, kết quả qua phân tích phương sai dựa theo con bố từ 0,4 – 0,6. Ảnh hưởng của tính biệt: Sự khác nhau giữa khối lượng cơ thể còn do giới tính. Theo Jull (1923) gà trống nặng cân hơn gà mái khoảng 24 - 32 %. Nhưng sai khác này cũng được biểu hiện về cường độ sinh trưởng, được qui định không phải do hoocmon sinh dục mà do các gen liên kết với giới tính. Những gen này ở gà trống (hai thể nhiễm sắc giới tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (một thể nhiễm sắc giới tính). Sự sai khác về mặt sinh trưởng do giới tính còn thể hiện rõ hơn đối với dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm (Khavecman, 1963 trích theo Chamber J.R, 1990) [75]. North M.O (1990) [84] đã rút ra kết luận: lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi: hơn 5 %; 3 tuần tuổi hơn 11 %; 5 tuần tuổi hơn 17 %; 6 tuần tuổi hơn 20 %; 7 tuần tuổi hơn 23 %; 8 tuần tuổi hơn 27 %. Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông: tốc độ mọc lông của gà có ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng. Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã xác định trong cùng một giống, cùng tính biệt ở gà có tốc độ mọc lông nhanh cũng có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Theo Brandsch và Bilchel (1978) [4] tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền có liên quan đến đặc điểm trao đổi chất , sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể trọng sớm hơn, chất lượng thịt tốt hơngia cầm mọc lông chậm. Song dù có tốc độ mọc lông chậm thì từ 8 – 12 tuần tuổi gà cũng mọc lông đủ. (Warren, 1994 dẫn theo Trần Long,1994) [24]. Hayer và cộng sự (1970) [78] đã xác định trong cùng một giống thì gà 13 mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hormon có tác dụng ngược chiều với gen liên kết giới tính qui định tốc độ mọc lông. Siegel và Dunington(1978) [88] cho rằng những alen qui định mọc lông nhanh phù hợp với tăng trọng nhanh. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng: dinh dưỡng có mối liên quan chặt chẽ với sự duy trì sự sống, khả năng sản xuất của gia súc, gia cầm. Dinh dưỡng là một quá trình sinh học nhằm duy trì cơ thể và không ngừng đổi mới những vật chất tạo lên cơ thể. Cơ thể đòi hỏi ._.được cung cấp các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và phát triển. Do đó, trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng việc xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng hay chế độ dinh dưỡng hợp lý cho vật nuôi là rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của vật nuôi. Sinh trưởng là tổng sự phát triển các phần của cơ thể như thịt, xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng các phần này khác nhau ở độ tuổi và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng. Theo Chambers(1990) [75] thì chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển các bộ phận khác nhau của cơ thể mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô này đối với mô khác. Hơn thế nữa, dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng. Những kết quả của của Bùi Đức Lũng và cộng sự (1992) [25] chỉ ra rằng để phát huy được tốc độ sinh trưởng tối đa cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng dược cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và các axit amin với năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hoá sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng làm tăng năng suất và chất lượng thịt. Nhgiên cứu của Bagel và Pradhan (1989) [71] cho thấy khi gà ăn thức ăn năng lượng cao (3200 Kcal/kg thức ăn) kết hợp với protein cao (25 – 24 – 14 23%) ở 3 giai đoạn nuôi sẽ cho tăng trọng và hiệu quả chuyển hoá tốt nhất so với gà các lô ăn mức năng lượng và protein thấp hơn. Nguyễn Thị Mai (1994) [27], (1998), và (2001) [28] đã cho biết mức năng lượng và protein khác nhau trong khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng của gà broiler. Tác giả đã khuyến cáo mức năng lượng và protein thích hợp cho gà broiler vào mùa đông là 3200 Kcal ME với 25, 23 và 21% protein tương ứng với 3 giai đoạn nuôi (0 – 2; 3 – 5 và 6 – 7 tuần tuổi). Đồng thời tác giả cũng cho biết có sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng của gà broiler theo mùa vụ trong năm. Vào vụ hè, mức năng lượng và protein thích hợp cho gà broiler là 3050 Kcal ME với 25% protein trong giai đoạn 0 – 5 tuần tuổi và 23% protein trong giai đoạn 6 – 7 tuần tuổi. Các yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng và mật độ nuôi có ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng của gia cầm nói chung và gà nói riêng. Nhiệt độ ở từng mùa vụ ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận do đó khẩu phần ăn của gà cần thay đổi thích hợp. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2001) [28] cho biết ở miền Bắc nước ta khi nuôi gà broiler trong vụ đông nhu cầu năng lượng thích hợp là 3200 Kcal ME/kg thức ăn, nếu vào vụ hè thì mức năng lượng giảm xuống còn 3050 Kcal ME/kg thức ăn. Tác giả cũng cho biết vào vụ hè cần phải tăng nhu cầu các chất dinh dưỡng trong khẩu phần như protein, vitamin và khoáng cao hơn vụ đông để gà broiler có tốc độ sinh trưởng cao. Các tác giả Lewis, Perry và morris (1992) [82] cho biết các giống khác nhau thì bị tác động của thời gian chiếu sáng cũng khác nhau, đặc biệt các tuần tuổi 9, 12, 15. Từ 9 tuần tuổi nếu tăng thời gian chiếu sáng sẽ làm phát dục sớm . Ngoài ra ẩm độ môi trường cũng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng 15 của gia cầm. ẩm độ quá thấp sẽ làm tăng lượng bụi trong chuồng nuôi nên gia cầm dễ mắc một số bệnh hô hấp, bệnh về mắt ...Mặt khác độ ẩm thấp còn làm da khô, gầy yếu và khó chịu nên làm tăng hội chứng mổ cắn nhau. Song nếu ẩm độ cao dễ làm gà mắc bệnh đường ruột, làm giảm khả năng tăng trưởng nhất là trong điều kiện nóng ẩm nước ta. 2.1.4.3. Các giai đoạn sinh trưởng và cách đánh giá sức sinh trưởng Sinh trưởng là một quá trính sinh l ý, sinh hoá phức tạp từ khi phôi thai được hình thành đến khi con vật thành thục về thể vóc. Gia cầm cầm sau khi nở ra, quá trình sinh trưởng được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ gà con: trong thời kỳ gà con quá trình sinh trưởng rất mạnh do sự phát triển của các tế bào trong giai đoạn này rất lớn chúng tăng nhanh cả về khối lượng, kích thước và khối lượng tế bào, trong khi đó các cơ quan nội tạng nhất là bộ máy tiêu hoá lại chưa hoàn thiện về chức năng, dạ dày chưa tiêu hoá được thức ăn cứng, các men tiêu hoá chưa đầy đủ vì vậy chất lượng thức ăn ảnh rất lớn đến tốc độ tăng trưởng. ở gà con còn diễn ra quá trình thay lông, đây là một quá trình sinh l ý quan trọng của gia cầm. Vì thế thời kỳ này phải chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gia cầm nhất là protein và các axit amin không thay thế được. Trong giai đoạn gà con, chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi điều kiện môi trường, mười ngày đầu thân nhiệt gà con chưa ổn định nên phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường. Vì thế giai đoạn này cần phải cho gà con sống trong môi trường có ẩm độ và nhiệt độ thích hợp thì chúng mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra gà con rất mẫn cảm với các loại bệnh vì sức đề kháng còn kém. Thời kỳ gà trưởng thành: trong giai đoạn này tất cả các cơ quan, tổ chức trong cơ thể gà dần hoàn thiện. Tốc độ sinh trưởng chậm lại do số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là tăng lên về kích thước và khối lượng. Thời kỳ này gà đã có khả năng thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của điều kiện môi trường. 16 Trong cơ thể gà lúc này sảy ra quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng và năng lượng một phần để duy trì cơ thể, một phần dùng để tích luỹ mỡ do vậy tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn kém hơn so với thời kỳ gà con. Sinh trưởng là một quá trình sinh học phức tạp, để có được các phép đo chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers,1990) [75]. Để đánh gía tốc độ sinh trưởng, người ta có khuynh hướng sử dụng cách đơn giản hoá và thực tế các phép đo. Theo Chamber (1990) [75], để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm ngưới ta thường dùng các chỉ tiêu chính như: sinh trưởng tích luỹ (khối lượng cơ thể ), sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối và đường cong sinh trưởng . Sinh trưởng tích luỹ (Khối lượng cơ thể): khối lượng cơ thể ở một thời điểm nào đó là một chỉ số được sử dụng quen thuộc nhất về sinh trưởng. Khối lượng cơ thể là một chỉ số thích hợp nhất về sinh trưởng (tính theo tuổi), song chỉ tiêu này không nói lên được mức độ khác nhau về tốc độ sinh trưởng trong một thời gian. Xác định được khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau, như ở các tuần tuổi ta có thể biểu thị trên đồ thị gọi là đồ thị sinh trưởng tích luỹ. Đối với gà broiler, đây là tính trạng năng suất quan trọng được tính bằng kg hoặc g/con và cũng là căn cứ để so sánh được khối lượng cơ thể của các tổ hợp lai, từ đó lựa chọn tổ hợp lai tốt nhất. Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39, 1977) [47]. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng Parapol, với gà broiler hướng thịt thư- ờng đạt đỉnh cao từ 6 - 8 tuần tuổi. Sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày. Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát 17 (T.C.V.N 2.40, 1997) [48]. Đơn vị tính %. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng Hypepol. Gà broiler thường có tốc độ tương đối tăng từ tuần tuổi đầu đến tuần tuổi thứ 3 sau đó giảm dần qua các tuần tuổi. Đường cong sinh trưởng: đường cong sinh trưởng không chỉ biểu thị tốc độ sinh trưởng của gà và của gia súc nói chung. Theo tài liệu của Chambers (1990) [75] đường cong sinh trưởng của gà thịt có 4 đặc điểm chính, gồm 4 pha: - Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc độ nhanh sau khi nở - Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất - Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn - Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành - Thông thường người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi thể hiện bằng đồ thị sinh trưởng tích luỹ, cũng cho biết một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng. Ở nước ta, Nguyễn Đăng Vang (1983) [66] khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng của ngỗng Rheiland từ sơ sinh đến 77 ngày tuổi thấy hoàn toàn phù hợp với qui luật sinh trưởng nói chung. Xác định phương trình biểu diễn quá trình sinh trưởng từ sơ sinh đến 77 ngày tuổi, đường cong sinh trưởng thể hiện rõ 4 giai đoạn sinh trưởng. 2.1.5. Khả năng cho thịt Sức sản xuất thịt là đặc điểm kinh tế quan trọng nhất trong nghành chăn nuôi gia cầm lấy thịt. Thịt gia cầm là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nó có chứa đủ các axit amin không thay thế được đối với con người. Hơn nữa, tỷ lệ mỡ ở thịt gia cầm tương đối thấp, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Khả năng sản xuất thịt là khả năng tạo lên khối lượng cơ thể khi ở độ tuổi giết thịt cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Khả năng này của các loài gia cầm 18 liên quan mật thiết với đặc điểm ngoại hình, thể chất, tốc độ sinh trưởng…khả năng cho thịt của gia cầm nói chung và của gà nói riêng được biểu hiện trên hai góc độ là năng suất thịt và chất lượng thịt . *Năng suất thịt: năng suất thịt biểu thị bằng các chỉ tiêu chính như khối lượng sống, khối lượng và tỷ lệ phần ăn được, khối lượng và tỷ lệ thân thịt, khối lượng và tỷ lệ thịt đùi, khối lượng và tỷ lệ thịt ngực. Theo Ricard, Pouvier(1967) [87], thì hệ số tương quan (r) giữa khối lượng sống và khối lượng thịt xẻ là khá cao, thường là 0,9 còn giữa khối lượng sống và khối lượng mỡ bụng thì thấp hơn chỉ thường từ 0,2 đến 0,5. Các giống, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau. Giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng xuất các phần như thịt đùi, thịt ngực… và từng phần thịt, da, xương (Chamber, 1990) [75]. Thông qua khối lượng cơ thể, Davis và Plymouth cho thấy có tương quan dương giữa khối lượng và năng suất thịt xẻ. Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận , Nguyễn Huy Đạt, Trần Long và cộng sự (1993) [63] khi mổ khảo sát 4 tổ hợp lai V135; V153; AV35 vàAV53 ở 49 ngày tuổi và 56 ngày tuổi ,tỷ lệ thân thịt đạt 67,75%; tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực đạt 39-41% so với khối lượng thân thịt. *Chất lượng thịt: được phản ánh qua thành phần hoá học của thịt. Chỉ tiêu đánh giá thường là hàm lượng vật chất khô, tỷ lệ proein, Lipit, khoáng tổng số, …vật chất khô thể hiện độ chắc của thịt, protein thể hiện giá trị dinh dưỡng, mỡ thể hiện độ béo của thịt, khoáng tạo nên độ đậm đà. Giá trị dinh dưỡng của thịt còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như hàm lượng và tỷ lệ các acid amin, hàm lượng vitamin, khoáng đa vi lượng, các hoạt chất sinh học,…ngoài ra các chất có ảnh hởng xấu tới sức khoẻ con ngời như 19 cholesterol cũng được xem xét. Mặt khác DHA là một loại acid béo có vai trò rất quan trọng trong phát triển não bộ của trẻ nhỏ và thần kinh thị giác. Nguyễn Văn Thạch (1996) [40] phân tích thịt gà Ri lúc 21 ngày tuổi đư- ợc nuôi theo phương pháp bán thâm canh, có thành phần hoá học như sau: thịt đùi có tỷ lệ protein 20,99 %; mỡ thô 2,31 %; khoáng tổng số 1,13 %; PH 6,91 % và thịt lườn có tỷ lệ tương ứng là 24,27 %; 1,25 %; 1,25 %; PH 6,51 %. Các giống gia cầm khác nhau thì thành phần hoá học của thịt cũng khác nhau. Theo tài liệu của Chambers (1990) [75] tốc độ sinh trưởng có tốc tương quan âm với tỷ lệ mỡ (-0,39), và tương quan dương với tỷ lệ protein (0,53), hàm lượng nước (0,32)và khoáng tổng số (0,14). * Thành phần hoá học của thịt xẻ có sự khác nhau giữa các dòng, các giống. Theo Chambers (1990) [75] thịt của các dòng khác nhau về hàm lượng nước, protein và mỡ, tác giả cho biết rằng kết quả nghiên cứu đã xác định thành phần thịt xẻ gà Cornish, Plymouth Rock trắng có 2- 4% mỡ so với hàm lượng nước, cao hơn các giống khác riêng hàm lượng nước và tỷ lệ protein là tương đương nhau. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự khác nhau về hàm lượng nước, protein, mỡ và khoáng giữa gà Plymouth và gà Lerghorn và gà Cornish, gà Brahma sinh trưởng chậm nhất nhưng có độ béo cao nhất, gà Cornish nhiều lạc nhất. Trong thí nghiệm ở gà Cornish và gà Plymouth lại thấy giống gà Cornish nhiều lạc hơn. Ngoài việc thông qua thành phần hoá học của thịt còn có thể đánh giá chất lượng thịt dựa vào sự ảnh hưởng của bảo quản, chế biến và nuôi dưỡng như thông qua mùi vị, màu sắc, độ ngọt, độ mịn của sợi cơ và độ cứng của thịt. 2.1.6. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng, vì tăng trọng là một chức năng chính của quá trình chuyển hoá thức ăn, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn là hiệu suất giữa thức ăn trên kilôgam tăng trọng. 20 Trong chăn nuôi thức ăn thường chiếm 70% giá thành sản phẩm, do vậy thức ăn/1 đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn đã được Chambers (1984) [74] xác định là (0,5 - 0,9). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm và thấp từ (- 0,2 đến - 0,8). Box và Bohren (1954) [72], Willson (1969) [89] đã xác định hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả chuyển hoá thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = + 0,5. Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hay 1 kg trứng. Hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí thức ăn cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến kết thúc 1 năm đẻ. Theo Phùng Đức Tiến, Nguyễn thị Mười và cộng sự (1999) [58] gà Ai Cập tiêu tốn 2,33 kg thức ăn/10 trứng trong 43 tuần đẻ. Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi, giai đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, giai đoạn sau cao hơn. Phương pháp áp dụng là tính mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Huy đạt và cộng sự (1999) [61] cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà AA, ISA - MPK và BE88 khi nuôi đến 7 tuần tuổi tương ứng 2,09; 2,06 và 2,13. Ngoài ra tiêu tốn thức ăn còn phụ thuộc và tính biệt, điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khoẻ của đàn gia cầm. Tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng có liên quan đến tính biệt, biện pháp nuôi dưỡng và những tác động kỹ thuật. Do vậy, để hạ thấp TTTĂ cần thực hiện 21 cho gia cầm ăn theo nhu cầu đặc điểm sinh lý, cải thiện khả năng tăng trọng, giảm thời gian nuôi vỗ béo kết hợp với quy trình chọn lọc. 2.1.7. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm Khác với các loài động vật khác, các nhà phôi thai học cho rằng: trứng của gia cầm nói chung và của gà nói riêng là một tế bào sinh sản khổng lồ, được bao bọc bởi lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng tạo thành lòng đỏ. Các bộ phận khác như lòng trắng, màng vỏ và vỏ do ống dẫn trứng tạo thành. Nhiều tài liệu nghiên cứu của Jull (1939 – 1948), (dẫn theo Phạm Thị Minh Thu 1996) [44], Vương Đống (1968) [8]; M. V. OrLov (1974) [85]; Perdric (1969) [86]; Card L.E và Nesheim(1970) [73] đều xác nhận ở gà mái, trong quá trình phát triển phôi thai bên trái, phải đều có buồng trứng phát triển, nhưng sau khi nở ra thì buồng trứng bên phải mất đi, còn lại buồng trứng bên trái. Một số tác giả còn cho rằng: trường hợp cá biệt thấy ở một gà mái đẻ cao sản có buồng trứng ở cả hai bên đều phát triển. Trong thời gian phát triển lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào, không có liên kết gì với biểu bì phát sinh. Tầng tế bào này trở thành nhiều tầng, sự tạo thành tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này được gọi là Follicun, bên trong Follicun có một khoang hở chứa đầy dịch, bên ngoài Follicun trông giống như một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng nhiều Follicun trở nên chín làm thay đổi hình dạng buồng trứng, lúc này buồng trứng giống như “chùm nho”, sau thời kỳ đẻ trứng lại trở thành hình dạng ban đầu, các Follicun chín vỡ ra, quả trứng chín ra ngoài cùng với dịch của Follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục. Nhiều tác giả cho rằng, hầu hết lòng đỏ được tạo thành trước khi đẻ trứng 9 – 10 ngày, từ 1 – 3 ngày tốc độ phát triển của lòng đỏ rất chậm. Khi đường kính của lòng đỏ đạt tới 6mm bắt đầu vào thời kỳ sinh sản cực nhanh, và có thể tăng 4mm trong 24 giờ cho tới khi đạt 40 mm. Tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ 22 không tương quan đến cường độ đẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp do sự điều khiển của hocmon. Thời gian từ lúc đẻ trứng cho đến khi rụng quả trứng tiếp theo kéo dài từ 15 – 75 phút. Tế bào trứng được giải phóng ra sau khi vỡ Follicun và rơi vào ống dẫn trứng. Thời gian lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20 – 24 giờ. Theo các tác giả Per dixJ. (1969) [86], Vương Đống (1968) [8], Card và Nesheim (1970) [73 ] tỷ lệ các phần so với khối lượng trứng thì vỏ chiếm 10 – 11,6%, lòng trắng 57 – 60%, lòng đỏ 30 – 32%. Thành phần hoá học của trứng không vỏ: nước chiếm 73,5 – 74,4%, protein 12,5 – 13%. 2.1.7.2. Tuổi đẻ quả trứng đầu: Tuổi của gà mái khi đẻ quả trứng đầu tiên là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục. Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố cấu thành năng suất: tuổi đẻ trứng đầu được xác định bằng số ngày tuổi kể từ khi nở đến khi đẻ quả trứng đầu. Trong một đàn, được xác định bằng tuổi đẻ của 5% số cá thể trong đàn. Gudeil, Lerner và một số tác giả khác cho rằng: có các gen trên nhiễm sắc thể giới tính cùng tham gia hình thành tính trạng này (dẫn theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [31] có ít nhất 2 cặp gen cùng quy định. Theo Hays (dẫn theo Brandsh và Biilchel (1978) [4] thì những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu >245 ngày cho sản lượng trứng thấp hơn những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu < 215 ngày là 6,9 quả. Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc và chế độ nuôi dưỡng, các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ trứng sớm (Khavecman, 1972) [20]. Theo Dickerson (1952); Yyob và Merat (1975) (dẫn theo Trần Long 1994) [24] đã tính toán hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể chưa trưởng thành với sản lượng trứng thường có giá trị âm (- 0,21 đến – 0,16). Còn Nicola và cộng sự tính được hệ số tương quan di truyền giữa tuổi 23 thành thục với sản lượng trứng là 0,11. Theo Siegel và Dunmington (dẫn theo Bùi Thị Oanh 1996) [37] thì khối lượng cơ thể và cấu trúc thành phần cơ thể là những nhân tố ảnh hưởng đến tính thành thục của gà mái. Dunmington và cộng sự (1985) [76] cho rằng trước đây người ta đề cập đến chọn lọc khối lượng cơ thể lúc gà còn non để giúp cho quá trình tăng sự phát triển của nang trứng và sức đẻ trứng. Nhưng thực tế, gà nặng cân lại đẻ ít trứng. HocKing và cộng sự (dẫn theo Chambers,1990) [75] giải thích rằng nguyên nhân gây nên hiện tượng đẻ trứng ít của gà nặng cân là do tồn tại nhiều bao noãn, chúng thường xuyên lấn át buồng trứng. Theo Brandsch H và Biilchel H (1978) [4] hệ số di truyền tính trạng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà h2 = 0,15 – 0,14. Giữa tuổi thành thục sinh dục và kích thước cơ thể có mối tương quan nghịch. Chọn lọc theo hướng tăng khối lượng quả trứng sẽ dẫn đến sự tăng khối lượng cơ thể và tăng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Trong cùng một giống, cá thể nào được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, điều kiện thời tiết, khí hậu và chế độ chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn. 2.1.7.3. Sức sản xuất trứng của gia cầm Sức đẻ trứng của gia cầm là chỉ tiêu chủ yếu của gia cầm hướng trứng và là chỉ tiêu quan trọng của gia cầm hướng thịt hoặc kiêm dụng, đồng thời nó cũng là đặc điểm sinh vật học quan trọng và là chỉ tiêu kinh tế, sử dụng trong việc sản xuất trứng thương phẩm và trứng ấp để bổ sung đàn và sản xuất gia cầm con. Sức đẻ trứng là số lượng trứng một gia cầm mái sinh ra trên một đơn vị thời gian. Thông thường người ta tính sản lượng trứng cho một năm, cũng có khi tính sản lượng trứng theo một năm sinh học (số trứng đẻ ra trong 365 ngày kể từ khi quả trứng đầu tiên hay 500 ngày tuổi kể từ khi gia cầm nở ra ). 24 Đối với gia cầm đẻ trứng thì đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Sức đẻ trứng là một tính trạng số lượng và hệ số di truyền không cao, dao động lớn. Theo Hutt(1978) [14] cho biết hệ số di truyền năng suất trứng gà Lerghorn là 0,09- 0,22; của gà Plymouth là 0,25 – 0,41. Như vậy, sức đẻ trứng không những phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh mà còn phụ thuộc yếu tố di truyền – giống . Trong sản xuất, người ta thường đánh giá sức sản xuất trứng qua tỷ lệ đẻ. Tỷ lệ đẻ là chỉ tiêu quan trọng phản ánh cường độ đẻ trứng của toàn đàn, là chỉ tiêu đánh gía chất lượng giống và mức độ ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sức sản xuất của đàn giống. *Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng Theo Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999) [23] sức sản xuất trứng chịu sự chi phối của các tập hợp gen khác nhau; các gen quy định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởi giới tính. Năng suất trứng được truyền lại cho đời sau từ bố mẹ. Hayer và cộng sự (1994) cho rằng sức dẻ trứng của gà mái chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố di truyền cá thể là: thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, cường độ đẻ, tính nghỉ đẻ mùa đông, tính ấp bóng, tuổi thành thục sinh dục. - Tuổi thành thục sinh dục: Thường tuổi thành thục sinh dục của gà dao động trong khoảng 19 – 24 tuần tuổi. Tuổi thành thục sinh dục càng sớm thì thời gian gian đẻ trứng càng dài, năng suất trứng càng cao. Tuy nhiên nếu tuổi thành thục sinh dục sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc thì sức bền đẻ trứng không cao. Vì lúc này cơ thể gà mái chưa thành thục về thể vóc và vẫn đang sinh trưởng phát dục để hoàn thiện cấu chúc chức năng cơ thể, nhưng chất dinh dưỡng không thể tập trung cho hoàn thiện cấu trúc cơ thể được mà phải cung cấp cho quá trình tạo trứng nên ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng về sau Sản lượng trứng 3 - 4 tháng đầu tiên có mối tương quan dương với sản lượng trứng của cả năm. Vì vậy, để xác định chỉ tiêu về sức đẻ trứng người ta 25 thường tính sản lượng trứng của 3 - 4 tháng đầu để có phán đoán sớm và kịp thời trong công tác giống. Brandsch và cộng sự (1978) [4] cho biết hệ số di truyền của tính trạng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là h2 = 0,14 - 0,15. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài, giới tính, thời gian nở trong năm… Cụ thể, giống gà hướng trứng có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn giống gà hướng thịt, gà thành thục sinh dục sớm hơn vịt và ngỗng. Gà con nở vào mùa thu thường có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn các mùa khác trong năm. - Cường độ đẻ: cường độ đẻ trong 3 – 4 tháng đầu có tương quan rất chặt chẽ với sản lượng trứng của gia cầm. Nếu cường độ đẻ trứng càng cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại. - Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học: chu kỳ đẻ trứng sinh học được tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên đến khi gia cầm nghỉ đẻ để thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất và lại tiếp tục chu kỳ thứ hai. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, thời gian này càng dài càng tốt. Chỉ tiêu này có tương quan dương với tuổi thành thục sinh dục, sức bền đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng khác nhau tuỳ từng cá thể. Những gia cầm đẻ tốt có chu kỳ đẻ trứng dài, nhịp độ đẻ trứng đều và thời gian nghỉ đẻ ngắn, còn những gia cầm đẻ kém có dấu hiệu ngược lại. Nói chung, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có tính di truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhất là chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, mùa vụ. - Tính nghỉ đẻ mùa đông: vào mùa đông nhiệt độ thấp nên cơ thể phải huy động năng lượng để chống rét, tuy nhiên với những giống gà tốt thì thời gian nghỉ đẻ rất ngắn thậm chí là không có. Tính nghỉ đẻ có mối tương quan nghịch với năng suất trứng, tính nghỉ đẻ mùa đông càng dài thì năng suất trứng càng thấp. - Tính ấp bóng: ấp bóng là gà mái ấp không có trứng theo tập tính, tính ấp bóng càng dài thì năng suất trứng càng thấp. Hiện nay quá trình chọn lọc nghiêm ngặt nên đã loại trừ bản năng ấp trứng của gà mái. 26 Ngoài 5 yếu tố di truyền cá thể, sức đẻ trứng còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như giống, dòng gia cầm, tuổi gia cầm, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng nuôi… - Giống, dòng ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất trứng của gia cầm. Giống gia cầm khác nhau sức sản xuất trứng khác nhau. Trong cùng một giống các dòng khác nhau cho năng suất trứng khác nhau; những dòng được chọn lọc kỹ thường cho sản lượng trứng cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹ khoảng 15 – 20%. - Tuổi gia cầm cũng có liên quan đến năng suất trứng của nó. ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, thường sản lượng trứng trung bình năm thứ hai giảm 15 – 20% so với năm thứ nhất. - Mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của gia cầm. ở nước ta, mùa hè sức đẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa xuân và đến mùa thu sức đẻ trứng lại tăng lên. - Nhiệt độ môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến sản lượng trứng. ở nước ta nhiệt độ thích hợp đối với gia cầm đẻ trứng là 14 -220C. Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn thấp gia cầm phải huy động năng lượng để chống rét; nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ giới hạn trên, gia cầm thải nhiệt nhiều ảnh hưởng đến sản lượng trứng và làm giảm sản lượng trứng. - Ánh sáng ảnh hưởng đến sản lượng trứng qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu thời gian chiếu sáng với gà đẻ là 12 – 16 giờ với cường độ chiếu sáng là 3 – 3,5 W/m2. Theo Bôgiơcô gà thường đẻ từ 7 – 17 giờ, nhưng đa số đẻ vào buổi sáng. Cụ thể, từ 7 -9 giờ đẻ 17,7%; 9 – 11 giờ đẻ 28,5%; 11 -13 giờ đẻ 27,3%; 13 – 15 giờ đẻ 19,5% và 15 – 17 giờ đẻ 15% so với tổng số gà đẻ trong ngày. ở nước ta cường độ đẻ cao nhất vào khoảng 8 – 12 giờ, chiếm hơn 60 – 70% (dẫn theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự, 1994) [13]. 27 - Thay lông: sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm nghỉ đẻ và thay lông. Trong điều kiện bình thường, lúc thay lông lần đầu tiên là thời điểm quan trọng để đánh giá gia cầm đẻ tốt hay xấu. Những đàn gà thay lông sớm, thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 6 – 7 và quá trình thay lông diễn ra chậm kéo dài 3 – 4 tháng là những đàn gà đẻ kém. Ngược lại, có những đàn gà thay lông muộn thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 10 – 11, quá trình thay lông lại diễn ra nhanh là những đàn gà đẻ tốt. Đặc biệt ở một số đàn cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 -5 tuần và đẻ lại ngay khi chưa hình thành xong bộ lông mới, có những con đẻ ngay trong thời gian thay lông. Như vậy, thay lông liên quan mật thiết đến sản lượng trứng của gia cầm. Trong chăn nuôi có một yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả kinh tế suốt cả quá trình chăn nuôi là tác động của con người. Ngày nay, mô hình chăn nuôi từng bước đã thay đổi, dù là cơ sở chăn nuôi lớn hay chăn nuôi nhỏ đều rất quan tâm đến các tiến bộ kỹ thuật về mọi lĩnh vực trong chăn nuôi như: con giống, dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi …Dưới ảnh hưởng của công tác giống, điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng đã không ngừng nâng cao hiệu quả của chăn nuôi nói chung và chă nuôi gia cầm nói riêng. 2.1.7.4. Khối lượng trứng Một tính trạng số lượng quan trọng là thành phần thứ hai cấu thành năng suất trứng đó là khối lượng trứng. Khối lượng trứng phụ thuộc vào chiều đo của quả trứng, vào khối lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ. Ngoài ra khối lượng trứng còn phụ thuộc vào giống, khối lượng cơ thể, tuổi đẻ và chế độ dinh dưỡng. Nó là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng giống, tỷ lệ nở, chất lượng và sức sống của gà con. Ranch (1971) dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Bình, (1998) [3] đã cho rằng khối lượng trứng tăng dần đến cuối chu kỳ đẻ. Khối lượng trứng và sản lượng trứng thường có hệ số tương quan âm, theo JanVa (1967) dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Bình, (1998) [3] xác định hệ 28 số này là - 0,11. Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao (1985) [53] khi nghiên cứu trên gà RhodeRi cho thấy hệ số này là - 0,33. Nguyễn Huy Đạt (1991) [5] khi nghiên cứu tính trạng năng suất của các dòng gà Leghorn nuôi tại Việt Nam đã cho biết khối lượng trứng phụ thuộc vào yếu tố môi trường như thức ăn, nhiệt độ. Khối lượng trứng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Theo OrLov (1974) [85] thì trong số trứng của cùng một gà mẹ đẻ ra, những trứng có khối lượng trung bình cho tỷ lệ nở cao hơn những trứng có khối lượng quá lớn hoặc quá nhỏ. Nguyễn Duy Nhị, Nguyễn Thị San (1984) [35] khi nghiên cứu ấp trứng gà Plymouth Rock dòng TD3 đời 8 đã kết luận trứng có khối lượng 50 – 54g nở đạt 72,6%. Còn trứng có khối lượng 56 – 60g nở 57,9%. Trứng > 60g và dới 50g đều cho tỷ lệ nở thấp. 2.1.7.5. Hình dạng và chất lượng trứng Nhiều tác giả cho rằng chất lượng của trứng gồm hai phần: Chất lượng bên ngoài gồm: khối lượng, hình dạng, màu sắc, độ dày và bền của vỏ trứng. Chất lượng bên trong gồm các thành phần: lòng đỏ, lòng trắng, giá trị dinh dưỡng, màu sắc và mùi vị, các chỉ số hình thái của lòng đỏ và lòng trắng. Trứng gia cầm có hình ô van, theo Marble (1943) dẫn theo nguyễn Thị Thanh Bình, (1998) [3] chỉ số hình dạng được xác định bằng tỷ lệ giữa đường kính lớn và đường kính nhỏ. Sarenke (1978) dẫn theo vũ Quang Ninh (2002) [36], cho rằng chỉ số hình dạng là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tỷ lệ ấp nở và độ bền vững của vỏ trứng, nếu trứng đồng đều sẽ cho quá trình phát triển của phôi đồng đều, số gà con nở cùng một thời gian nhiều, nếu kích thước trứng không đều khi đưa vào ấp, những trứng nhỏ phôi phát triển nhanh hơn, nở sớm hơn những trứng có kích thước lớn. Theo OrLov. M.V. (1974) [85] thì điều kiện nuôi dưỡng có ảnh hưởng đến hình dạng quả trứng. Nuôi dưỡng tốt trứng sẽ đều nhau và ngược lại. 29 Độ dày vỏ trứng ảnh hưởng tới độ bền của trứng và có ý nghĩa trong việc vận chuyển, quá trình trao đổi chất và là nguồn gốc cung cấp ca._.nuôi thích hợp gà sẽ ăn tốt, nhiệt độ chuồng nuôi cao quá gà ăn ít, tốc độ sinh trưởng bị chậm lại, nếu nhiệt độ thấp quá gà thiếu nhiệt đứng chụm vào nhau và ăn ít, một phần năng lượng của thức ăn được huy động để chống rét nên cũng dẫn đến tốc độ sinh trưởng bị chậm lại. Mặt khác chất lượng thức ăn cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới đàn gà, thức ăn hôi, mốc gà sẽ kém ăn, ngược lại thức ăn mới, thơm, ngon sẽ kích thích tính thèm ăn của chúng. Ngoài ra nếu chúng ta chăm sóc nuôi dưỡng tốt, vệ sinh thú y đảm bảo cũng nâng cao hiệu quả chuyển hoá thức ăn của đàn gà. Khi nói về vấn đề này Farrell (1983) (dẫn theo Phùng Đức Tiến, 1996) [55] cho rằng cần chú ý đến 3 yếu tố chính là đặc điểm gia cầm, điều kiện môi trường và tính chất của khẩu phần. Bảng 4.18. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể Gà (ABCD) Tuần tuổi TĂ thu nhận (g/con/ngày) TTTĂ/kg tăng P (kg) Chi phí TĂ/kgP (đồng) 1 16,86 1,39 7172 90 2 37,61 1,51 10311 3 64,43 1,63 12156 4 76,38 1,73 13200 5 89,50 1,78 13796 6 104,17 1,88 14615 7 125,30 1,98 15517 8 134,52 2,08 16292 9 154,76 2,28 17970 Qua bảng 4.18: chúng tôi thấy rằng lượng thức ăn thu nhận của gà Redbro thương phẩm (ABCD) tăng dần qua các tuần tuổi. Cụ thể lượng thức ăn thu nhận tuần thứ nhất là 16,86g/con/ngày, đến tuần thứ 6 là 104,17g/con/ngày và kết thúc thí nghiệm ở tuần thứ 9 là 154,76 g/con/ngày. Hiệu quả sử dụng thức ăn là mức độ tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm (Theo Chambers, 1990) [75]. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi gia cầm, nó quyết định giá thành sản phẩm vì chi phí thức ăn chiếm 70% giá thành sản phẩm. Hiệu quả chuyển hoá thức ăn cũng như lượng thức ăn thu nhận, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chambers và cộng sự (1984) [74] đã xác định được hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng với khối lượng thức ăn tiêu thụ là rất cao, r = 0,5 – 0,9, còn hiệu quả chuyển hoá thức ăn có giá trị âm và biến động từ – 0,2 đến – 0,8. Fox và Bohrew (1954), Will San SP (1969) (dẫn theo Phùng Đức Tiến, 1996) [55] xác định hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả chuyển hoá thức ăn từ 1 – 4 tuần tuổi là r = - 0,5. Từ kết quả bảng 4.18: chúng tôi thấy hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Redbro thương phẩm (ABCD) giảm dần qua các tuần tuổi và qua các giai 91 đoạn tuổi, điều này có nghĩa là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tăng dần theo các tuần tuổi. Cụ thể gà Redbro thương phẩm (ABCD) tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở 1tuần tuổi là 1,39kg; đến 5 tuần tuổi là 1,78kg; và ở 9 tuần tuổi là 2,28kg. Điều này chỉ ra rằng khi gà càng lớn lên thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng kém đi và đến thời điểm nhất định nào đó hiệu quả sử dụng thức ăn trở lên rất kém. Cho nên hiệu quả sử dụng thức ăn có ý nghĩa quan trọng để quyết định thời gian giết thịt thích hợp của gia cầm. Sau khi tính được hiệu quả sử dụng thức ăn, cùng với bảng giá thức ăn chúng tôi đã tính được chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng. Cụ thể, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà Redbro thương phẩm (ABCD) ở 1 tuần tuổi là 7172 đồng; ở 5 tuần tuổi là 13796 đồng và 9 tuần tuổi là 17970 đồng. 4.3.4. Chỉ số sản xuất (PN), chỉ số kinh tế (EN) Chỉ số sản xuất là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả nuôi gà lấy thịt, chỉ số này càng cao hiệu quả chăn nuôi càng lớn. Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.19: cho thấy gà Redbro thương phẩm (ABCD) có chỉ số sản suất cao nhất ở 8 tuần tuổi: 186,69 và giảm dần ở 9 tuần tuổi chỉ còn 168,93. 92 Bảng 4.19. Chỉ số sản suất, chỉ số kinh tế Gà (ABCD) Tuần tuổi Chỉ số sản xuất Chỉ số kinh tế 1 137,52 19,18 2 143,28 13,90 3 163,33 13,44 4 172,73 13,09 5 179,74 13,03 6 185,81 12,71 7 186,67 12,03 8 186,69 11,47 9 168,93 9,40 Đối với các nhà chăn nuôi hiệu quả kinh tế là mối quan tâm lớn nhất để đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Chỉ số sản xuất (PN) có thể cao nhưng chi phí tiền thức ăn/kg tăng khối lượng cao thì hiệu quả kinh tế sẽ thấp đi, nếu chi phí tiền thức ăn/kg tăng khối lượng thấp thì chỉ số kinh tế cao và hiệu quả kinh tế cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số kinh tế của gà Redbro thương phẩm (ABCD), cao nhất ở 1 tuần tuổi : 19,18, sau đó giảm dần và thấp nhất ở 9 tuần tuổi: 9,40. Kết quả trên cho thấy lên giết mổ ở thời điểm 8 tuần tuổi là cho hiệu quả kinh tế nhất. 4.3.5. Kết quả mổ khảo sát Năng suất và chất lượng thịt là những chỉ tiêu quan trọng để dánh giá sức sản xuất thịt của gia cầm, thịt đùi và thịt ngực là phần thịt chủ yếu và chất lượng nhất của gia cầm nói chung và gà nói riêng. Đối với gà broiler hướng thịt thường tỷ lệ thịt ngực cao hơn tỷ lệ thịt đùi, kết quả nghiên cứu trên gà 93 Ross 208 và Ross 208 – V35 giết thịt vào lúc 56 ngày tuổi có tỷ lệ thịt ngực là 22,05 – 24,31%; còn tỷ lệ thịt đùi là 20,79 – 22,86% (Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến và cộng sự ,1999). Nhưng đối với các giống gia cầm kiêm dụng nói chung thì tỷ lệ thịt ngực thấp hơn tỷ lệ thịt đùi . Kết quả nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2000) [64], khảo sát gà Kabir12 tuần tuổi cho biết tỷ lệ thịt ngực là 17,89%; tỷ lệ thịt đùi là 19,24% hay kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Sơn (1999) [38], trên gà Lương Phượng cho biết tỷ lệ thịt ngực là 15,2% và tỷ lệ thịt đùi là 19,5%. Để đánh giá năng suất và chất lượng thịt chúng tôi tiến hành mổ khảo sát gà nuôi thịt thương phẩm (ABCD) thí nghiệm ở 9 tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.20: Bảng 4.20. Năng suất thịt của gà thương phẩm ở 9 tuần tuổi Gà (ABCD) Chỉ tiêu Đơn v ị Trống (n = 3) Mái (n =3) TB (n = 3) Khối lượng sống g 2964,20 2132,40 2548,30 Khối lương thân thịt g 2114,96 1500,14 1807,55 Tỷ lệ thân thịt % 71,35 70,35 70,85 Khèi l−îng thÞt ®ïi g 454,72 338,43 396,57 Tû lÖ thÞt ®ïi % 21,50 22,56 22,03 Khèi l−¬ng thÞt ngùc g 381,33 291,78 336,55 Tû lÖ thÞt ngùc % 18,03 19,45 18,74 Khèi l−îng thÞt ®ïi + ngùc g 836,04 630,21 733,13 Tû lÖ thÞt ®ïi + ngùc % 39,53 42,01 40,77 Khèi l−îng mì bông g 49,70 32,25 40,98 Tû lÖ mì bông % 2,35 2,15 2,25 94 KÕt qu¶ nghiªn cøu cña chóng t«i trªn gµ Redbro th−¬ng phÈm (ABCD) cho thÊy, tû lÖ thÞt ®ïi cña gµ trèng lµ 21,50%; gµ m¸i lµ 22,56%; vµ trung b×nh lµ 22,03%. Tû lÖ thÞt ngùc cña gµ trèng lµ 18,03%; gµ m¸i lµ 19,45%; trung b×nh lµ 18,74%.Tû lÖ thÞt ®ïi + Tû lÖ thÞt ngùc cña gµ trèng lµ 39,53%; gµ m¸i lµ 42,01%; vµ trung b×nh lµ 40,77%. KÕt qu¶ nghiªn cøu cña chóng t«i lµ phï hîp víi c¸c kÕt qu¶ nghiªn cøu kh¸c vÒ kh¶ n¨ng s¶n xuÊt thÞt ngùc vµ thÞt ®ïi cña c¸c gièng gµ kiªm dông. Trong l« thÝ nghiÖm tû lÖ thÞt ngùc cña con m¸i cao h¬n con trèng, gµ cïng tÝnh biÖt mçi l« tû lÖ thÞt ngùc ®Òu thÊp h¬n tû lÖ thÞt ®ïi. KÕt qu¶ mæ kh¶o s¸t cßn cho biÕt tû lÖ mì bông cña gµ Redbro th−¬ng phÈm (ABCD) nu«i thÞt. Cô thÓ tû lÖ mì bông cña gµ trèng lµ 2,35%; cña gµ m¸i lµ 2,15%; vµ trung b×nh lµ 2,25%. ¶nh 4.3. Mæ kh¶o s¸t gµ nu«i thÞt thu¬ng phÈm (ABCD) lóc 9 tuÇn tuæi 4.3.6. Thành phần hoá học của thịt Thành phần hoá học của thịt phản ánh phẩm chất, chất lượng và hương vị thịt. Mỗi giống khác nhau thành phần hoá học của thịt cũng khác nhau, do đó độ ngon của thịt cũng khác nhau. Các chỉ tiêu chủ yếu được đánh giá thông qua thịt đùi và thịt ngực bao gồm tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit, khoáng tổng số ở 9 tuần tuổi .Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt gà Redbro thương phẩm (ABCD) nuôi thịt được trình bày ở bảng 4.21: 95 Qua bảng 4.21: cho thấy gà thương phẩm Redbro (ABCD) có hàm lượng protein thịt ngực trung bình là 23,61%. Hàm lượng protein thịt đùi trung bình là 21,48%, cao hơn so với gà Ri 12 tuần tuổi trung bình hàm lượng protein thịt ngực và thịt đùi (21,45%), Nguyễn Văn Hải, 1999 [ 9]. Mỡ thô ở thịt ngực trung bình là 0,73%,.Mỡ thô ở thịt đùi trung bình là1,59%. Tỷ lệ khoáng tổng số ở thịt ngực trung bình là 1,42%, ở thịt đùi 1,35%, trung bình là 1,38%, tương đương của gà Ri (1,37%), Nguyễn Văn Hải,1999 [9]. Bảng 4.21.Thành phần hoá học của thịt gà thương phẩm ở 9tuần tuổi Chỉ tiêu Trống (n=3) Mái (n=3) TB (n=3) Thành phần hoá học của thịt ngực(%) Tỷ lệ VCK 25,14 25,16 25,15 Tỷ lệ protein 23,45 23,76 23,61 Tỷ lệ lipit 0,75 0,71 0,73 T,lệ khoáng tổng số 1,47 1,36 1,42 Thành phần hoá học của thịt đùi (%) Tỷ lệ VCK 24,12 24,38 24,25 Tỷ lệ protein 21,32 21,64 21,48 Tỷ lệ lipit 1,62 1,55 1,59 T,lệ khoáng tổng số 1,34 1,35 1,35 4.3.7. Năng suất thịt sản xuất ra từ một gà mái mẹ Từ các kết quả nghiên cứu trên xác định được năng suất thịt của một gà mái mẹ được thể hiện ở bảng 4.22. 96 Kết quả trên cho thấy năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi của ♂AB x ♀CD đạt 175,07 quả, tỷ lệ chọn trứng ấp 92,50%, tỷ lệ phôi 97,63%, tỷ lệ gà loại I/tổng trứng ấp là 86,84%, khối lượng gà thương phẩm nuôi thịt đến 63 ngày tuổi đạt 2533,13g/con. Từ các kết quả nghiên cứu trên bảng 4.22. chúng tôi tính được số kg thịt hơi/mái sinh sản/ 64 tuần tuổi của ♂AB x ♀CD đạt 346 kg. Bảng 4.22. Năng suất thịt sản xuất ra từ một gà mái mẹ ♂AB x ♀CD Chỉ tiêu Đơn vị Tổng Tỷ Lệ Khối lượng cơ thể Trứng/mái/64tuần tuổi quả 175,07 Tỷ lệ chọn trứng ấp % 92,50 Tỷ lệ phôi % 97,63 Tỷ lệ gà loại I/tổng trứng ấp % 86,84 Số gà loại I/mái con 142,10 Tỷ lệ nuôi sống gà thịt % 96,00 Khối lượng gà thịt 63 ngày g 2533,13 Khối lượng thịt hơi/mái kg 346 4.3.8.Kết quả nuôi gà thịt thương phẩm ngoài sản xuất Cùng với việc nuôi con thương phẩm tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, chúng tôi tiến hành triển khai đưa đến một số hộ nông dân thành phố Hà Nội, và tỉnh Vĩnh Phúc . Kết quả thể hiện ở bảng 4.23: 97 Qua số liệu bảng 4.23: chúng tôi nhận thấy rằng: Tỷ lệ nuôi sống đến 9 tuần tuổi đạt: 95,83 – 96,00; khối lượng cơ thể: 2517 – 2524g; tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể: 2,35 – 2,36 kg, tương đương với kết quả nuôi tại trung tâm. Hoạch toán sơ bộ chi phí giống, tiền thức ăn, tiền điện, tiền vaccin, kháng sinh và khối lượng bán cuối kỳ. Thu nhập bình quân nuôi 100 con từ 992153,40 – 1021431,04 đồng. 98 Bảng 4.23. Kết quả nuôi gà thịt trong nông hộ Chỉ tiêu Đơn vị tính Phú Xuyên - Hà Nội Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Số lượng đầu kỳ con 500,00 600,00 Số lượng cuối kỳ con 480,00 575,00 Tỷ lệ nuôi sống % 96,00 95,83 Khối lượng cơ thể 9tt g 2524,00 2517,00 TTTĂ/kg tăng khối lượng kg 2,35 2,36 Phần chi đ 28815404,80 34570,779,60 Tổng thức ăn kg 2847,07 3415,57 Tiền thức ăn đ 23915404,80 28690,779,60 Tiền giống/con đ 6500,00 6500,00 Tổng tiền giống đ 3250000,00 3900000,00 Tiền vacxin + kháng sinh đ 1100000,00 1300000,00 Tiền điện đ 550000,00 680000,00 Phần thu đ 33922560,00 40523700,00 Tổng khối lượng cuối kỳ kg 1211,52 1447,28 Giá bán/kg đ 28000,00 28000,00 Chênh lệch đ 5107155,20 5952920,40 Thu nhập nuôi 100 con đ 1021431,04 992153,40 99 100 Ảnh 4.4.Một số ảnh gà Redbro nuôi ngoài ngoài sản xuất 101 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1.Trên đàn gà ông bà Gà ông bà Redbro trưởng thành con trống lông màu cánh dán, con mái lông màu nâu nhạt, chân, da, mỏ màu vàng . Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn gà con, dò, hậu bị đạt 97,14 – 98,72 %. Khối lượng cơ thể ở 20 tuần tuổi của trống A, mái B, trống C, mái D là 2901,20g; 2306,67g; 2906,77g; 2002,67g. Lượng thức ăn thu nhận cả giai đoạn (0– 20 tuần tuổi) tương ứng là 10757,18g/con; 8915,55g/con; 10829,84g/con; 7952,84g/con. Tỷ lệ đẻ trung bình đến 64 tuần tuổi: mái B là 37,82%; mái D là 60,86%. Năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi mái B đạt 99,09 quả; mái D đạt 168,80 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: mái B là 4,06 kg; mái D là 2,52 kg. Tỷ lệ trứng có phôi của ♂A x ♀B là 96,78% và ♂C x ♀D là 97,43%. Tỷ lệ gà con loại I/tổng trứng ấp của ♂A x ♀B : 84,22%; ♂C x ♀D : 85,52%. 5.1.2. Trên đàn gà bố mẹ Đàn gà gà bố mẹ ngoại hình đồng nhất so với thế hệ ông bà, con trống có lông màu nâu sẫm, con mái màu nâu nhạt, chân, da, mỏ đều có màu vàng. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn (0 – 20 tuần tuổi) đạt 97,33 - 98,63%. Khối lượng cơ thể ở 20 tuần tuổi của trống AB: 2893,03g và mái CD là 2148,27g. Lượng thức ăn thu nhận cả giai đoạn (0 – 20 tuần tuổi) tương ứng là 10728,97g/con; 8291,22g/con. Tỷ lệ đẻ trung bình đến 64 tuần tuổi của mái CD là 61,41%, năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi đạt 175,07 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,51 kg. 102 Tỷ lệ trứng có phôi của (♂AB x ♀CD) là 97,63%. Tỷ lệ gà loại I/tổng trứng ấp là 86,84%. Số gà con loại I/mái: 142,10 con. 5.1.3 Trên đàn gà thương phẩm nuôi thịt Tỷ lệ nuôi sống đến 9 tuần tuổi đạt 96%. Khối lượng cơ thể đạt 2533,13g/con. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 2,28kg. Chỉ số sản xuất đạt 168,93; chỉ số kinh tế đạt 9,40. Tỷ lệ thân thịt trung bình đạt 70,85%; tỷ lệ thịt (đùi + thịt ngực): 40,77%; tỷ lệ mỡ bụng: 2,25%. Tỷ lệ protein thịt ngực: 23,61%; tỷ lệ lipit: 0,73%; tỷ lệ khoáng tổng số: 1,42%. Tương ứng thịt đùi: 21,48%; 1,59%; 1,35%. Số kg thịt hơi/mái sinh sản/64 tuần tuổi của (♂AB x ♀CD) đạt 346kg 5.1.4. Trên đàn gà thương phẩm nuôi ngoài sản xuất Đến 9 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống: 95,83 – 96%. Khối lượng cơ thể: 2517 – 2524g/con. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể: 2,35 – 2,36kg. Thu nhập bình quân nuôi 100 con từ 992153 – 1021431 đồng. 5.2. Đề nghị Cho mở rộng nuôi gà Hubbard Redbro vào sản xuất. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ (1983), Di truyền học động vật, Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr: 86; 88; 185; 196-198; 200. 2. Tạ An Bình (1973), Những kết quả bước đầu về lai kinh tế gà”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, tr: 598-603. 3. Nguyễn Thị Thanh Bình (1998), Nghiên cứu khả năng sinh sản và sản xuất của gà Ri, Luận án thạc sỹ khoa học, Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam, tr: 35-50. 4. Brandsch H., Biilchel H. (1978), Cơ sở của sự nhân giống và di truyền giống ở gia cầm, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (Nguyễn Chí Bảo dịch), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr: 7; 129- 158. 5. Nguyễn Huy Đạt (1991), Nghiên cứu một số tính trạng sản xuất của các dòng thuần bộ giống gà leghorn trắng trong điều kiện Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam, tr: 40-50. 6. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng, Lê Thanh Ân, Hồ Xuân Tùng, Phạm Bích Hường và cộng sự (2001), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà màu Lương Phượng hoa nuôi tại Traị thực nghiệm Liên Ninh, Phần chăn nuôi gia cầm, Báo cáo Khoa học chăn nuôi thú y tại thành phố Hồ Chí Minh, tr: 62-70. 7. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng, Vũ Thị Hương, Nguyễn Văn Đồng và cộng sự, Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà RA thế hệ I tại trại thực nghiệm Liên Ninh, Báo cáo khoa học Viện 104 chăn nuôi (2007), phần di truyền giống vật nuôi, tr: 294 – 306. 8. Vương Đống (1968), Dinh dưỡng động vật tập 2 (người dịch: Vương Văn Khể), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr: 14-16. 9. Nguyễn Văn Hải, Lê Thị hoa, Nguyễn Xuân Khoái, Nguyễn Văn Tuấn (1999), Chế biến một số sản phẩm từ thịt gà công nghiệp và thịt gà ác nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1998-1999. 10. Lê Thị Thu Hiền (2001), Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lương Phượng Hoa nhập nội và con thương phẩm. 11. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1999), Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho cao học và nghiên cứu sinh chăn nuôi), Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 3-11; 30-34. 12. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn (1994), Chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 11-12; 15-17; 24-25. 13. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai (1994), Chăn nuôi gia cầm, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr: 104-108; 122-123; 170 14. Hutt F.B. (1978), Di truyền học động vật (người dịch Phan Cự Nhân), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trang 349. 15. Hướng dẫn chăn nuôi gà ông bà Hubbard Redbro – Hãng Hubbard- Isa (2002). 16. Hướng dẫn chăn nuôi gà bố mẹ Hubbard Redbro – Hãng Hubbard-Isa (2002). 17. Hướng dẫn chăn nuôi gà bố mẹ Sasso SA31L- Tổng công ty chăn 105 nuôi Việt Nam (2002). 18. Johansson, (1972), Cơ sở di chuyền của năng suất và chọn giống động vật (Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn, Trần Đình Trọng.dịch), NXB Khoa học, tr. 254-274. 19. Nguyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Vũ Quang Ninh (2001), Kết quả chọn lọc nhân thuần gà Tam Hoàng dòng 882 và JiangCun vàng tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương, Phần chăn nuôi gia cầm, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2001, tr: 3-12. 20. Khavecman (1972), ”Sự di truyền năng suất ở gia cầm”, Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, tập 2, Johansson chủ biên, Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng Dịch, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr: 31; 34 – 37; 49; 51; 53; 70; 88. 21. Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Bạch Thị Thanh Dân (1999), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng và kết quả ấp nở trứng gà Tam Hoàng, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1998-1999, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hội đồng khoa học ban động vật thú y, phần chăn nuôi gia cầm, 1999, tr: 1-9. 22. Trần Kiên, Trần Hồng Việt (1998), Động vật học có xương sống, NXB Giáo dục 1998, tr: 86. 23. Đặng Hữu Lanh (chủ biên), Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống động vật, NXB Giáo dục, 1999, tr: 36; 51-52; 71-78; 376-380; 367; 349. 24. Trần Long (1994), Xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng sản xuất và lựa chọn phương pháp chọn giống thích hợp với các dòng gà thịt Hybro HV85, (Luận án PTS. Nông nghiệp), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, trang 36; 90-114. 106 25. Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán, Nguyễn Tài Lương, Hà Đức Tính, Nguyễn Kim Anh, Hà Thị Hiển, Nguyễn Như Liên (1992), Nghiên cứu sản xuất và sử dụng một số chế phẩm Premix VTM và khoáng nội để nuôi gà Broiler, Tuyển tập nghiên cứu khoa học kĩ thuật gia cầm 1986-1996, Liên hiệp xí nghiệp gia cầm Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, 1996, tr: 131-134. 26. Lê Viết Ly (1995), Sinh lý thích nghi, Sinh lý gia súc (Hoàng Văn Tiến chủ biên). Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 27. Nguyễn Thị Mai (1994), Xác định mức năng lượng và protein thô thích hợp cho gà Hybro từ 0 – 5 tuần tuổi, Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội. 28. Nguyễn Thị Mai (2001), Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) của một số loại thức ăn cho gà và mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần ăn cho gà Broiler, Luận án tiến sỹ nông nghiệp. 29. Lê Hồng Mận, Lê Hồng Hải, Nguyễn Phúc Độ, Trần Long và cộng sự (1993), Kết quả lai tạo gà thương phẩm trứng giữa giống Rhode Island Red với giống Leghorn trắng, Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật gia cầm (1986-1996), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 64-68. 30. Trần Đình Miên (1994), "Di truyền học quần thể”, Di truyền chọn giống động vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 60-101 31. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 40-41-84-99-116. 32. Lê Thị Nga (1997), Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Đông Tảo và con lai giữa giống gà Đông Tảo và gà Tam Hoàng, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tr: 30-60, 90-91. 33. Phan Cự Nhân (1971), Một số ý kiến về nghiên cứu và ứng dụng di 107 truyền học vào thực tiễn của Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, tr: 823-833. 34. Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên (1998), Di truyền học tập tính, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, tr: 60. 35. Nguyễn Duy Nhị, Nguyễn Thị San (1984), Xác định khối lượng trứng giống gà Plymouth dòng TD3 thích hợp để có tỉ lệ cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 36. Vũ Quang Ninh (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và khả năng sản xuất của giống gà xương đen Thái Hoà Trung Quốc, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội. 37. Bùi Thị Oanh (1996), Nghiên cứu ảnh hưởng các mức năng lượng, tỷ lệ protein, lysine, methionine và cystine trong thức ăn hỗn hợp đến năng suất của gà sinh sản hướng thịt và gà broiler theo mùa vụ, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, tr: 36-37- 60-95. 38. Vũ Ngọc Sơn (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của gà Lương Phượng Hoa. Luận án thạc sỹ nông nghiệp Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tr: 28-60. 39. Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình và cộng sự (1984), "Một số chỉ tiêu về tính năng sản xuất và chất lượng trứng, thịt của gà Ri", Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi (1969-1984), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 100-107. 40. Nguyễn Văn Thạch (1996), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt và sinh sản của gà Ri nuôi bán thâm canh, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp. 41. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền số lượng, Giáo trình cao học Nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 191-194. 108 42. Nguyễn Văn Thiện (1996), Thuật ngữ thống kê, Di truyền, giống trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 58. 43. Phạm Công Thiếu, Hoàng Văn Tiệu, Lương Thị Hồng, Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà HB7 nuôi sinh sản tại Trạm nghiên cứu và thử nghiệm thức ăn Viện chăn nuôi, Báo cáo khoa học và công nghệ của Viện chăn nuôi, 2006. 44. Phạm Thị Minh Thu (1996), Xác định một số tổ hợp lai kinh tế giữa gà Rhoderi,Tam Hoàng 882 và Jiangcun, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, tr: 220-222. 45. Trần Thị Nguyệt Thu (1999), Chìa khoá vàng, phần động vật, NXB Giáo dục, 1999, tr: 60. 46. Lê Thị Thuý, Nguyễn Văn Thiện, Bùi Quang Tiến (1994), Kết quả bước đầu ấp nhân tạo trứng ngan, Kết quả nghiên cứu khoa học quyển IV- NXB Nông Nghiệp,1994, tr: 274-277. 47. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối, TCVN. 2.39-77 48. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối, TCVN. 2. 40-77. 49. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Phương pháp xác định vật chất khô, TCVN. 43. 26-86. 50. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Phương pháp xác định hàm lượng protein tổng số, TCVN. 43. 28-86. 51. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Phương pháp xác định hàm lượng mỡ tổng số, TCVN. 43. 31-86. 52. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số, TCVN. 43. 27-86. 53. Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao và cộng sự (1985), Kết quả nghiên cứu tạo giống gà Rhoderi, tr: 47-48. 109 54. Bùi Quang Tiến, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga (1999), Nghiên cứu chọn lọc nâng cao hai dòng gà Ross – 208, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 55. Phùng Đức Tiến (1996), Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà broiler giữa các dòng gà hướng thịt Ross 208 và Hybro HV 85, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tr: 20-23, 83. 56. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Lành, Khuất Thị Tuyên, Lê Thị Thu Hiền vầ cộng sự, (2007), Nghiên cứu khả năng sản xuất của bốn dòng gà Sasso ông bà nhập nội, Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi năm 2007, phần di truyền giống vật nuôi, tr: 254 – 265. 57. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Đỗ Thị Sợi (2004), "Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Sasso X44 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương. Phần di truyền chọn tạo giống", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ chăn nuôi gà, phần Chăn nuôi gà. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2004, tr: 118- 128. 58. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thu Hiền (1999), Một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cập, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, 1999, tr: 151-153. 59. Phùng Đức Tiến, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Quý Khiêm, Lê Thị Thu Hiền, Hà Thị Len (2003), "Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai 3/4 máu Lương Phượng và 1/4 máu Sasso với gà mái Hoa", Báo cáo khoa học năm, phần Giống vật nuôi, Hà Nội 12/2003, tr: 157 - 165. 60. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Doãn Văn Xuân, (2007), Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà màu GRIMAUD, Báo cáo khoa 110 học Viện chăn nuôi, phần di truyền - giống vật nuôi, tr: 434 – 441. 61. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thị San, Nguyễn Thanh Sơn, Đỗ Thị Tính, Vũ Thị Hưng (1999), Khảo sát các chỉ tiêu sinh sản của gà bố mẹ BE, AA, ISA- MPK và nghiên cứu một số công thức lai giữa chúng nhằm nâng cao năng suất thịt của giống gà BE, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1998-1999, Huế 28-30/6/1999, phần chăn nuôi gia cầm, tr: 105-117. 62. Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận, Nguyễn Huy Đạt, Hà Đức Tính, Trần Long (1993), “Khả năng cho thịt của gà Đông Tảo và con Lai giữa gà Đông Tảo với gà Tam Hoàng”, Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật gia cầm và động vật mới nhập (1989 – 1999), Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 63. Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận, Nguyễn Huy Đạt, Hà Đức Tính, Trần Long (1993), "Nghiên cứu các tổ hợp lai 3 máu của bộ giống gà chuyên dụng thịt cao sản Hybro HV85", Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 207-209. 64. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Trung, Đặng Ngọc Dư, Nguyễn Thúy Mỵ (2000), Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống gà lông màu bán chăn thả Kabin CT3 tại xí nghiệp gà giống Châu Thành, Báo cáo khoa học phần chăn nuôi thú y. 65. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Thị Tiếp và cộng sự (2004), "Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà ông bà và bố mẹ Sasso nuôi tại Xí nghiệp gà giống Tam Đảo và Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc", Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr: 96- 97. 66. Nguyễn ĐăngVang (1983), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của 111 ngỗng Rheinland, Thông tin khoa học kĩ thuật chăn nuôi, Viện chăn nuôi số (3), tr: 1 – 12 67. Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Nguyễn Mạnh Hùng (1997), Nghiên cứu khả năng sản xuất gà Đông Tảo nuôi tại Thuỵ Phương, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, tr:114-116. 68. Trần Công Xuân, Vũ Xuân Dịu, Phùng Đức Tiến, Vương Tuấn Ngọc, Nguyễn Quý Khiêm, Đỗ Thị Sợi, Hoàng Văn Lộc (2004), "Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống dòng X44 (Sasso) với gà mái Lương Phượng Hoa", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ chăn nuôi gà, phần Di truyền chọn tạo giống, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2004, tr: 238- 251. 69. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga (2000), Nghiên cứu khả năng cho thịt của con lai giữa gà Kabir với gà Lương Phượng Hoa. Báo cáo nghiên cứu khoa học, phần chăn nuôi gia cầm, thành phố Hồ Chí Minh. 70. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Văn Trung, Lê Thị Nga, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Liên Hương, Đào Thị Bích Loan, Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của bốn dòng gà Kabir ông bà nhập nội trong dự án giống, Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học – Công nghệ chăn nuôi gà năm 2004, tr: 77 – 95. II. Tiếng nước ngoài 71. Bagel R., Pdadhan K. (1989), The effect of different energy sources on growth perfomance in broiler. Veterinary – Fakulteri. 72. Box, T.W and Bohrep, B. (1954), An analysis of feed efficiency among chickens and its relationship of growth, Poultry, Sci., 33, pp: 549-561. 73. Card L.E, Nesheim M.C (1970), produccionaviola. ciencia- Tecnica 112 laha bana, p.p: 68- 70. 74. Chambers J.R., Bernon D.E. and Gavora J.S. (1984), Synthesis and parameter of new populations of meat type chickens theoz. Apply. Genet 69, pp. 23-30. 75. Chambers J.R. (1990), Genetic of growth meat production in chicken. Poultry breeding and genetics, R.D.Cawford, Amsterdam, Holland, pp. 627-628. 76. Dunington, E.A and Siegel, P.B., (1985), Long term selection for 8 week body weight in chicken direct correlated responses theoretical and applied genetics 71 (2), pp: 303-313 77. Gavora J.F. (1990), Disease genetic in poultry breeding and genetic. R.P. Cawford ed Elsevier Amsterdam, pp. 806-809. 78. Hayer J.F. and Mc Carthy J.C. (1970), The effect of selection at different ages for high and low weight are the pattern of deposition in mice. Genet Res, pp. 27. 79. Jull M.A, (1976), Avicultura, Edition revolutionaria a la habana. [ơ 80. Letner T.M. and Asmundsen V.S. (1938), Genetics of growth constants in domestic fowl, Poultry Science 17, pp. 286-294. 81. Lerner J.M. and Taylor W (1943), ‘Theinheritace of egg productinon in the domestic fowl", Ames Nat, 77, pp. 119 – 132 82. Lewis, P.D, Perry G.C and Morris T. R (1992), Effect of timing and size of light increase on sexual maturity in two breeds of domestic hen, Proceeding World’s, Poultry congress, volume 1, 19th, Holland, pp: 189- 197. 83. Macro, A.S (1982), Collaborators manual de genetic animal II yIII. 113 Editions empress Lahabana, pp: 19-28. 84. North M.O., Bell P.D. (1990), Commercial chicken production manual (Fourth edition), Van Nostrand Reinhold, New York. 85. Orlov .M.V (1974), Control biologico en la incubacion 86. Perdrix J. (1969), La incubaccion y las enferneda der del los pollue los. Edicion revolutionaria lahabana, pp: 80-83. 87. Ricard, F.H and Pouvier (1967), Study of the anal to mical composition of the chicken. 88. Siegel P.B and Dunington E.A (1978), Selection for growth in chicken C.R.SCrit.Rev.Poutry boil. 1, pp: 1-24 89. Willson S.P (1969), Genetic aspect of feed efficiency in Broiler, Poultry Sci 48, pp: 495. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2342.pdf
Tài liệu liên quan