Tài liệu Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang: ... Ebook Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
153 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
®¹i häc Th¸i Nguyªn
Tr•êng §¹i häc N«ng L©m
----------------------
Lý V¨n ThÞnh
“Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng
một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang”
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
Thái Nguyên, 04/2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
®¹i häc Th¸i Nguyªn
Tr•êng §¹i häc N«ng L©m
----------------------
Lý V¨n ThÞnh
"Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng
một số giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang”
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Hằng
Thái Nguyên, 04/2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC
Trang
Phần thứ nhất đặt vấn đề ............................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.................................................................. 3
1.2.1Mục đích………. .................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................. 3
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................. 4
1.2.3.1 Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 4
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 4
PHẦN THỨ II: Tổng quan tài liệu ............................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễm của đề tài .................................................. 5
2.2. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép cây ăn quả ................................ 5
2.3. Nguồn gốc và phân loại c ây vải ............................................................ 8
2.3.1. Nguồn gốc cây vải .............................................................................. .8
2.3.2. Một số giống vải chính trên thế giới ................................................... .9
2.4: Đặc điểm một số giống vải chín sớm và chính vụ ở Việt Nam ............. 11
2.4.1. Giống vải lai chua ............................................................................... 11
2.4.2. Giống vải U Hồng- Tân Mộc .............................................................. 11
2.4.3. Giống vải lai Thanh Hà ...................................................................... 12
4.2.4: Giống vải Hùng Long ......................................................................... 12
2.4.4. Giống vải lai Bình khê ........................................................................ 12
2.4.5. Giống vải U Trứng Thanh Hà ............................................................. 12
2.4.6: Giống vải Lai Yên Hưng .................................................................... 13
2.2.7. Giống vải lai Phúc Hoà ....................................................................... 13
2.4.8. Giống vải thiều Thanh Hà ................................................................... 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2.5: Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới Việt Nam trong nước .... 14
2.5.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới .................................... 14
2.5.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Việt Nam ................................... 17
2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Bắc giang ...................................... 19
2.6.1. DiÖn tÝch, n¨ng suÊt vµ s¶n l•îng v¶i cña B¾c Giang qua c¸c n¨m ...... 19
2.6.2. Diện tích, năng suất sản lượng vải của các huyện trong tỉnh năm 2007 ..... 20
2.6.3. Về cơ cấu giống vải ............................................................................ 21
2.6.4. Tiêu thụ và chế biến vải ..................................................................... 22
2.6.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại huyện Lục Ngạn ....................... 22
2.7. Nghiên cứu cây vải ở Việt Nam và thế giới .................................................. 23
2.7.1.Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái .................. 23
2.7.1.1. Đặc điểm thực vật học ..................................................................... 23
2.7.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây vải ................................ 26
2.7.1.3. Yêu cầu về sinh thái của cây vải ...................................................... 27
2.7.2. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây vải .......................................... 32
2.7.3. Những kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp ghép ......... 35
2.7.4. Những kết luận về phân tích tổng quan ............................................... 37
PHẦN THỨ III: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu .................. 39
3.1. Vật liêu nghiên cứu ............................................................................... 39
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 39
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 39
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 40
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................... 43
3.6 . Phương pháp xử lý số liệu và tính toán ................................................. 44
PHẦN THỨ TƢ: Kết quả và thảo luận ......................................................... 45
4.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu ..................................................................... 45
4.1.1.Vị trí địa lý .......................................................................................... 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
4.1.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ...................................................... 45
4.1.3. Điều kiện giao thông, thị trường ......................................................... 46
4.2.4. Điều tra tình hình sản xuất vải tại huyện Lục Ngạn ............................ 46
4.1.4.1. Tình hình chung ............................................................................... 46
4.1.4.2. Cơ cấu giống ................................................................................... 47
4.1.4.3. Kỹ thuật canh tác ............................................................................. 49
4.2. Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng vai sớm ........ 50
4.2.1. Nghiên cứu các đợt lộc giống vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn......... 50
4.2.2. Điều tra nghiên cứu, năng suất chất lượng giống vải chín sớm của một
số xã tại huyện Lục Ngạn ............................................................................. 57
4.4: Nghiên cứu ghép giống vải thiều Thanh Hà bằng giống vải chín sớm
phương thức ghép cao thay tán tại Lục Ngạn Bắc Giang .............................. 62
4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến khả năng
tiếp hợp (ghép sống) của một số giống vải khi ghép cao thay tán ................. 63
4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến thời gian
bật mầm của phương pháp ghép cao thay tán ............................................... 64
4.4.3. nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến thời gian
thuần thục cành ghép của một số giống vải khi ghép cao thay tán ............... 65
4.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến chiều dài
thuần thục cành ghép của một số giống vải khi ghép cao thay tán ............... 66
4.4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến của đường
kính cành ghép giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán…………………67
4.4.6. Ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến sự phù hợp của cành
ghép/gốc ghép của một số giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán............67
4.5: Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải thiều Thanh Hà bằng một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
số giống vải chín sớm phương thức ghép đốn cành ghép mầm tại Lục Ngạn
Bắc Giang .................................................................................................... 69
4.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến khả năng tiếp
hợp (tỷ lệ ghép sống) của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ...... 69
4.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến khả năng bật .... 70
4.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến thời gian
thuần thục cành ghép của giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ....... 71
4.5.4. Nghiêm cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến chiều dài cành
ghép của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ...................... 72
4.5.5: Nghiêm cứu Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến đường kính của
cành ghép phương pháp đốn cành ghép mầm.................................................74
4.5.6. Nghiêm cứu Ảnh hưởng của kích thước gốc ghép đến sự hòa hợp của cành
ghép/gốc ghép của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ................ 74
4.6. Nhận xét chung của 2 phương pháp ghép cao thay tán và phương pháp
đốn cành ghép mầm...................................................................................... 76
4.6.1. Về tỷ lệ sống sau ghép ........................................................................ 76
4.6.2. Về tỷ lệ bật mầm sau ghép .................................................................. 76
4.6.3. Nhận xét về tốc độ tăng trưởng chiều cao cành ghép .......................... 76
4.6.4. Đánh giá khả năng hòa hợp giữa cành ghép/gốc ghép……………….77
4.7. Tình hình sâu bệnh hại trên vườn vải sau ghép ...................................... 77
PhÇn thø V: KÕt luËn vµ ®Ò nghÞ ................................................................... 79
5.1. KÕt luËn ................................................................................................. 79
2- §Ò nghÞ ................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. .......................................................................... 82
A. Tài liệu tiếng Việt .................................................................................... 82
B. Tài liệu tiếng Anh .................................................................................... 85
PHỤ LỤC .................................................................................................... 88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
2.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới ....................... 14
2.2. Tình hình sản xuất vải ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam ........................... 17
2.3. Sản lượng các sản phẩm chế biến vải ở Việt Nam năm 2007 ................. 18
2.4. Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng năm 2007 ................. 18
2.5. DiÖn tÝch, n¨ng suÊt vµ s¶n lîng v¶i cña tØnh B¾c Giang qua c¸c n¨m .... 18
2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng vải của các huyện trong tỉnh năm 2007 ... 21
2.7. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chính ở huyện Lục Ngạn .......... 22
2.8. Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ ........ 33
2.9. Lượng phân bón cho vải ở một số nước ................................................. 34
4.1: Tình hình sản xuất vải tại huyện Lục Ngạn qua các năm ....................... 46
4.2.Thời gian xuất hiện lộc Hè các giống vải chín sớm năm 2008 ................ 50
4.3. Thời gian, chiều dài, đường kính lộc Hè giống vải chín sớm năm 2008 ..... 51
4.4. Thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc Thu các giống vải chín sớm năm .. 52
4.5. Thời gian xuất hiện và sinh trưởng của lộc Đông năm 2008 .................. 52
4.6. Thời gian xuất hiện và sự phân hóa của lộc Xuân 2009 ......................... 54
4.7. Ảnh hưởng của lộc đông đến khả năng phân hóa lộc Xuân năm 2009 ... 56
4.8. Điều tra tỷ lệ các giống vải chín sớm được trồng ở 5 xã năm 2008 ...... 58
4.9. Năng suất một số vải chín sớm trồng bằng cây ghép ............................. 59
4.10. Thời gian thu hoạch và giá bán quả của các giống vải chín sớm .......... 60
4.11. kết quả phân tích một số thành phần sinh hoá của một số giống vải chín
sớm trồng bằng cây ghép và chiết cành ....................................................... 60
4.12. Đánh giá một số đặc điểm về quả các giống vải chín sớm ghép trồng
bằng cây ghép .............................................................................................. 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
4.13. Ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến khả năng tiếp hợp (ghép sống)
của một số giống vải khi ghép cao thay tán .................................................. 63
4.14. Ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến khả năng bật mầm của
một số giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán ......................................... 64
4.15. Ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến thời gian thuần thục
cành ghép của một số giống vải khi ghép cao thay tán ................................. 65
4.16. Ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến chiều dài cành ghép của
phương pháp ghép cao thay tán .................................................................... 66
4.17. Ảnh hưởng của đường kính cành gốc ghép đến đường kính cành ghép
của giống vải chín sớm khi ghép cao thay tán……………………………….67
4.18. Tỷ lệ đường kính cành ghép/ gốc ghép sau bật mầm 12 tháng của một
số giống vải khi ghép cao thay tán ................................................................ 69
4.19. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến khả năng ghép sống của một
số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ............................................ 70
4.20. Ảnh hưởng của đương kính gốc ghép đến khả năng bật mầm của một số
giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ................................................. 71
4.21. Ảnh hưởng của kích thước cành gốc ghép đến thời gian thuần thục
cành ghép của một số giống vải khi đốn cành ghép mầm ............................. 72
4.22. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến chiều dài sinh trưởng của
cành ghép ..................................................................................................... 73
4.23. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến đường kính của cành ghép
phương pháp đốn cành ghép mầm…………………………………………..74
4.24. Ảnh hưởng của kích thước gốc ghép đến sự hòa hợp của cành ghép/gốc
ghép của một số giống vải chín sớm khi đốn cành ghép mầm ..................... 75
4.25. Một số sâu bệnh hại trên vườn sau ghép .............................................. 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Đồ thị Tỷ lệ diện tích cây vải so với các loại cây ăn quả khác của
huyện Lục Ngạn năm 2008.. ......................................................................... 23
Hình 4.1: Biểu đồ Cơ cấu diện tích các giống vải trồng tại huyện Lục Ngạn
năm 2008 ....................................................................................................... 48
Hình 4.2.Biểu đồ Phân hóa lộc xuân các giống vải chín sớm năm 2009 ..... 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn mọi sự giúp đỡ đều
đã được cám ơn và các trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Lý Văn Thịnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Hữu Hồng người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Cây ăn quả Khoa
Nông học, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo Thường trực huyện
Uỷ, Thường trực UBND huyện Lục Ngạn, tập thể cán bộ Trạm Khuyến Nông
huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Lục Ngạn, UBND các xã Quý Sơn, Tân Quang, Thanh Hải, Tân Mộc,
Phượng Sơn, đã góp ý, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, anh
em, bạn bè, đồng nghiệp những người luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn.
Tác giả
Lý Văn Thịnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây vải (Litchi chinensis Sonn) là một trong những cây ăn quả đặc sản
có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trên thị trường thế giới, quả vải
được xếp sau dứa, chuối, cam, quýt, xoài, bơ. Đặc biệt về mặt chất lượng, nó
là một trong những loại quả á nhiệt đới được đánh giá cao nhất. Cây vải có
khung tán lớn, tròn đều, lá sum xuê, xanh quanh năm có thể làm cây bóng
mát, cây chắn gió, cây cảnh, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế sự
xói mòn... góp phần cải thiện điều kiện môi sinh.
Phát triển cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng còn góp phần
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao
giá trị kinh tế đang là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm. Trồng vải trong vườn gia đình đem lại thu nhập khá cao so
với một số cây ăn quả khác. Những năm gần đây việc phát triển cây vải thực
sự trở thành một phong trào rộng khắp trong cả nước. Nhiều vùng trồng vải
đã trở nên nổi tiếng như huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương, huyện Lục Ngạn
tỉnh Bắc Giang.
Diện tích trồng vải nước ta năm 2007 là 93.962,4ha sản lượng ước tính
khoảng 428.310 tấn/ năm và phân bố chủ yếu từ vĩ tuyến 18 trở ra phía Bắc
với các giống chủ yếu là vải Thanh Hà.
Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là:
101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp 27000 ha (chiếm 26.7% tổng diện
tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loài cây ăn
quả á nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, đào, mơ, mận, cam, chanh… trong đó
vải thiều chiếm vị trí quan trọng. Theo điều tra nông nghiệp nông thôn tháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
10/2008 Lục Ngạn có tổng diện tích cây ăn quả là 21.599 ha, trong đó vải
thiều là 18.500 ha tổng sản lượng 100.300 tấn, giá trị thu nhập khoảng 450 tỷ
đồng, chủ yếu trồng bằng giống vải thiều Thanh Hà chính vụ thời gian chín
của giống vải này ngắn tập trung khoảng 30 ngày, với sản lượng lớn như vậy
việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đầu vụ giá bán sản phẩm còn cao,
giữa vụ giá thấp làm thiệt hại kinh tế cho người trồng vải
Trong những năm qua thấy rõ được vị trí kinh tế của cây vải, tại Đại
hội Đảng bộ huyện Lục Ngạn lần thứ XVII, ra nghị quyết về định hướng phát
triển ngành nông nghiệp nói chung, cây ăn quả nói riêng và xây dựng đề án “
Phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả
giai đoạn 2006-2010” nhằm đa dạng hoá và thâm canh cây ăn quả, đa dạng
sản phẩm hàng hoá, cơ cấu lại giống vải để rải vụ thu hoạch giảm áp lực cho
tiêu thụ: cơ cấu diện tích trồng vải chín sớm chiếm 15-20% bằng các giống
vải chín sớm U Trứng, Bình Khê, U Hồng, Hùng Long … bằng phương pháp
trồng lại và ghép cải tạo. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sản lượng
lớn, thời gian thu hoach ngắn, giá vải xuống thấp làm giảm đáng kể thu nhập
của người trồng vải. Một trong những nguyên nhân làm quả vải rớt giá là do
cơ cấu giống vải chưa hợp lý, các nhà làm vườn tập trung trồng giống vải
chính vụ quá nhiều, không chú trọng bố trí trồng các giống vải chín cực sớm,
chín sớm có chất lượng tốt, gây nên tình trạng đầu vụ thiếu sản phẩm giữa vụ
sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn gây dư thừa khó tiêu thụ làm cho giá
vải thiều xuống thấp có lúc xuống đến 1.500-2.000đ/kg gây hoang mang lo
lắng cho người trồng vải. Từ thực tế sản xuất, tiêu thụ vải cho thấy việc cơ
cấu lại các trà vải, tăng cường rải vụ là rất bức thiết. Để cơ cấu lại các trà vải
có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau: phá trồng mới, tỉa thưa theo
hình nanh sấu để trồng mới…nhưng hiệu quả hơn là áp dụng phương pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
ghép cải tạo để cơ cấu lại các trà vải. Việc áp dụng các phương pháp ghép của
các hộ làm vườn hiện nay còn mang tính chất tự phát, manh mún, chưa có
định hướng, không tuân thủ theo quy trình hiệu quả không cao. Mặt khác trên
địa bàn huyện chưa có đơn vị nào nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp hợp giữa
mắt ghép và gốc ghép, ảnh hưởng của cành mắt ghép khi ghép trên gốc vải
thiều chính vụ.
Để kéo dài thời gian thu hoạch vải từ 20- 30 ngày lên 50-60 ngày, cần
đưa các giống vải chín sớm có chất lượng tốt, thời gian chín sớm hơn giống
vải thiều Thanh Hà từ 15-20 ngày như giống vải Bình Khê, Hùng Long, U
Hồng, U Trứng… vào thay thế một phần giống vải Thanh Hà chính vụ là hết
sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
"Nghiên cứu khả năng ghép cải tạo giống vải Thanh Hà bằng một số giống
vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang".
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Xác định kỹ thuật ghép phù hợp một số giống vải chín sớm trên cây
vải Thanh Hà phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng
- Rải vụ thu hoạch vải thiều tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra đánh giá tình hình sản xuất vải tại Lục Ngạn- Bắc Giang.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số giống vải chín sớm tại
huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu khả năng tiếp hợp của một số giống vải chín sớm khi
ghép cải tạo trên cây vải Thanh Hà chính vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất vải thiều ở huyện Lục Ngạn tỉnh
Bắc Giang, từ đó cơ cấu lại giống vải cho phù hợp với sản xuất và tiêu thụ.
- Hoàn thiện qui trình ghép cải tạo giống vải chín sớm lên giống vải
Thanh Hà chính vụ.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu thảo khảo
trong quá trình thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại huyện Lục
Ngạn tỉnh Bắc Giang.
1.2.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Cơ cấu lại các trà vải, nhằm rải vụ thu hoạch vải, giảm áp lực cho tiêu
thụ vải, tăng hiệu quả thu nhập cho người trồng vải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Cũng như các loại cây ăn quả khác, bên cạnh công tác chọn giống thích
hợp với vùng sinh thái và mục đích sử dụng việc nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật để nâng cao năng suất và chất lượng cây vải có ý nghĩa quan trọng.
Cây vải chịu ảnh hưởng rõ rệt của các điều kiện ngoại cảnh, biểu hiện
qua sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất quả vải. Việc điều tra
phân tích đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống vải chín sớm ở
các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, sẽ phân biệt và xác định được khả năng
thích ứng của một số giống vải chín sớm, ghép trên gốc vải Thanh Hà chính
vụ, tạo cơ sở cho việc rải vụ thu hoạch vải. Đồng thời nghiên cứu phương
pháp ghép thích hợp cho cây vải chín sớm trên cây vải Thanh Hà, sẽ là cơ sở
đề ra các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp mới có hiệu quả, tăng thu nhập
trong sản xuất nông nghiệp.
2.2. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp ghép cây ăn quả
Ghép là một hình thức nhân giống vô tính được thực hiện bằng sự kết
hợp của bộ phận cây này với bộ phận cây khác tạo thành tạo thành một tổ hợp
ghép cùng sinh trưởng, cùng phát triển như một cây thống nhất. Khi ghép ta
gắn một bộ phận của cây giống (mắt ghép hoặc cành ghép) sang một gốc cây
khác (gọi là gốc ghép) để tạo nên một cây trồng mới mà vẫn giữ được các đặc
tính của cây giống ban đầu, bằng các biện pháp nhất định làm cho tượng tầng
của gốc ghép và mắt ghép hoặc cành ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt
động và tái sinh của mô phân sinh tượng tầng làm cho gốc ghép và mắt ghép
gắn liền, cây ghép sẽ phát triển thành một thể thống nhất[15],[30].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Kỹ thuật ghép xuất hiện và ra đời từ hiện tượng tự nhiên của cây trồng,
sống gần nhau do va chạm cọ và ép sát vào nhau trong một thời gian dài, sau
một thời gian liền lại. Trên cơ sở đó kỹ thuật ghép được phát triển mạnh trong
công tác nhân giống vô tính các loại cây trồng, trước hết là cây thân gỗ. Các
lý thuyết về ghép cây đều khẳng định: để ghép thành công, cây trồng phải có
quan hệ họ hàng gần gũi, và trong khi ghép, bắt buộc các lớp tượng tầng của
gốc ghép và cành ghép phải tiếp xúc với nhau. Ngoài kỹ thuật ghép, điều điện
sinh thái môi trường, sức sinh trưởng và hình thái của cây cũng là yếu tố
quyết định đến khả năng ghép sống [15],[30].
Giữa gốc ghép và cành ghép có sức hợp sinh học, do có quan hệ ảnh
hưởng qua lại với nhau. Các loài cây thân gỗ nói chung và cây ăn quả thân gỗ
nói riêng đều tuân theo quy luật sinh trưởng, đó là nhờ có mô phân sinh, các
tế bào ở đỉnh sinh sôi rất nhanh giúp cho cây tăng trưởng về chiều cao, các
mô phân sinh bên giúp cho cây tăng trưởng về chiều ngang (đường kính). Giải
phẫu theo lát cắt ngang của cây thân gỗ, ta thấy gồm 3 phần chính: Phần trong
cùng là các bó mạch tế bào gỗ (libe), làm nhiệm vụ giữ cho cây vững chắc,
thẳng đứng theo tính hướng dương của thực vật, đồng thời đảm bảo cho vận
chuyển nước, muối khoáng, dòng nhựa nguyên lên lá và những phần vỏ non
có diệp lục phục vụ cho quang hợp [56].
Cành ghép và gốc ghép có kết hợp với nhau chặt chẽ hay không là do
sự tiếp hợp và mỗi quan hệ dẫn truyền của chúng quyết định, vì thế trong khi
ghép cần phải chú ý làm cho cành ghép áp chặt vào gốc ghép trong một thời
gian nhất định, sớm làm cho cành ghép và gốc ghép trở thành một tổ hợp
đồng nhất dựa trên sự cộng sinh của 2 cá thể khác nhau. Lợi dụng đặc tính
cộng sinh này để tạo nên một cây ghép khoẻ thì việc chọn lựa tổ hợp gốc-
cành hoặc mắt ghép là hết sức quan trọng [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Nguyên tắc để ghép thành công thì yếu tố quan trọng nhất là gốc ghép
và cành ghép phải gần nhau về mặt di truyền, nghĩa là có cấu trúc, tổ chức mô
tế bào và thành phần dòng nhựa luyện tương đối giống nhau. Quan hệ qua lại
giữa gốc ghép và cành ghép là sâu sắc và toàn diện trên mọi quá trình sinh lý
của cây nhưng không thay đổi tính di truyền của nhau. Điều này có nghĩa là:
gốc ghép và cành ghép độc lập về mặt di truyền. Cành ghép sao chép đầy đủ
các đặc tính di truyền của cây mẹ cần nhân giống. Sự tác động qua lại giữa
gốc ghép và cành ghép sẽ làm cho cành ghép chịu ít nhiều ảnh hưởng của gốc
ghép nhờ tuổi thọ, quá trình phân hoá mầm hoa, hoa sớm hay muộn, sinh
trưởng mạnh hay yếu, tính chịu hạn hay úng, năng suất và phẩm chất … Tuy
nhiên sự tác động này không di truyền lại cho thế hệ sau. Gốc ghép càng
khoẻ, càng thích ứng với điều kiện sinh thái của địa phương và tiếp hợp tốt
với cành hoặc mắt ghép sẽ cho cá thể ghép có tuổi thọ và sản lượng cao. Đôi
khi ta thường gặp trường hợp sau khi ghép, cây ghép thay đổi nhiều về hình
thái bên ngoài như lá, hình dạng và chất lượng quả, nhất là ở những vùng
lạnh, với kiểu ghép mắt. Hiện tượng này là do quá trình đột biến tự nhiên của
mắt ghép dưới tác động của yếu tố bên ngoài, hoàn toàn không phải do tác
động tương hỗ giữa gốc ghép và cành hay mắt ghép tạo nên [12].
* Phƣơng pháp ghép thay giống cây ăn quả
Kỹ thuật ghép cây ăn quả đã được nghiên cứu và cải tiến thành kỹ
thuật ghép cải tạo một số giống cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế thấp. Ưu
điểm chính của phương pháp này là sử dụng ngày cây giống đó làm gốc ghép
nên không mất công chặt bỏ và cây sau ghép cải tạo sẽ cho giống mới sớm
cho quả. Tuỳ theo tuổi và độ lớn của cây giống định ghép cải tạo mà ghép
trực tiếp để thay tán hoặc cưa đốn rồi ghép trên chồi mới bật. Cho đến nay
một số mô hình ghép chuyển đổi giống nhãn, giống vải chính vụ ghép trên
gốc vải chua ở các tỉnh Hoà Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Quảng Ninh và chuyển đổi giống xoài ở các vùng trồng xoài Yên Minh, Yên
Châu…Biện pháp ghép cải tạo cây ăn quả hiện nay mới đi vào nghiên cứu
chưa hoàn thiện [29].
Nghiên cứu về ghép cải tạo giống vải chín sớm trên gốc vải thiều chính
vụ chưa có một nghiên cứu nào, do vậy cần sớm có nghiên cứu để có quy
trình ghép vải chín sớm trên vải chính vụ nhằm rải vụ thu hoạch.
2.3. Nguồn gốc và phân loại cây vải
2.3.1. Nguồn gốc cây vải
Cây vải có tên khoa học là Litchi chinenis Sonn (Nephelium litchi
Cambess) thuộc họ Bồ hòn có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc. Hiện nay ở
Trung Quốc có những cánh rừng vải dại xanh tốt ở núi Kim Cổ Lĩnh, tỉnh Phúc
Kiến có cây vải đã 1200 tuổi và vẫn cho quả (Trần Thế Tục, 2004) [27]. Mặc dù
lịch sử trồng vải lâu đời như vậy nhưng cho đến cuối thế kỷ 17 vải mới được
mang sang Bumar, 100 năm sau mới được đưa sang Ấn Độ vào năm 1775. Cây
vải được đưa sang trồng ở Hawai năm 1873 bởi một thương gia người Trung
Quốc, trồng ở Florida năm 1883, trồng ở Califonia năm 1897 và đến Israen năm
1914. Vào khoảng những năm từ 1875 - 1876 cây vải được đưa sang các nước
châu Phi là Madagatca, Runion, Mauritius (Morton,j 1987) [32],[60].
Theo FAO (1989) [47] theo tài liệu này viết về cây vải đã ghi lại thời
gian vào năm 100 trước công nguyên, Hoàng Đế Hán Vũ đã đem vải vào
miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Inđônêxia.
Theo Trần Thế Tục (2004) [27] nguồn gốc cây vải có ở giữa miền Nam
Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam và bán đảo Malaisia. Người ta thấy ._.vải
dại mọc trong rừng 4 tỉnh phía nam Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo
Hải Nam và có nơi vải dại mọc thành rừng trên diện rộng và theo điều tra của
các nhà khoa học Trung Quốc thì trên sáu vạn núi lớn ở huyện giáp ranh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc của tỉnh Quảng Tây đều có cây vải dại
chứng tỏ cây vải có nguồn gốc từ Trung Quốc [21].
Ở Việt Nam, cây vải được trồng từ cách đây khoảng 2000 năm và phân
bố từ 18-190 vĩ Bắc trở ra nhưng chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sông Hồng,
trung du miền núi phía Bắc và một phần khu 4 cũ [27]. Theo các tài liệu lịch
sử thì cách đây 10 thế kỷ dưới thời Bắc thuộc vải là một trong những cống vật
hằng năm mà Đại Việt phải mang cống nộp cho Trung Hoa [12], [25]. Cây
vải dại cũng đã được tìm thấy ở vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây và nhiều nơi
khác. Từ đó, miền Bắc Việt Nam cũng được coi là nguồn gốc của cây vải [12]
Theo giáo sư Vũ Công Hậu (1999) [12]: khi điều tra cây ăn quả ở một số
tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung có gặp một số cây vải dại, vải rừng. Ở khu
vực chân núi Tam Đảo có nhiều cây vải dại quả giống vải nhà nhưng hương vị
kém hơn. Do vậy, một số tài liệu nước ngoài cũng cho rằng cây vải cũng có thể
có nguồn gốc ở Việt Nam.
2.3.2. Một số giống vải chính trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống vải được trồng, trong đó
Trung Quốc được coi là nơi có nhiều giống vải nhất trên thế giới. Tuy nhiên
trong hơn 200 giống được trồng thì chỉ có 8 giống là có ý nghĩa kinh tế và
được phát triển rộng rãi. Ở tỉnh Quảng Đông các giống Baila, Baitangying,
Heiye, Fezixiao, Gwiwei, Nuomici và Huazhi được trồng với diện tích khá
lớn khoảng hơn 140.000 ha, trong đó hai giống Gwiwei, Nuomici chiếm hơn
80% diện tích. Tỉnh Phúc Kiến trồng chủ yếu giống vải Lanzhu với diện tích
khoảng hơn 25.000 ha. Các giống vải ở Trung Quốc có hai nhóm chính: đó là
nhóm khi chín thì thịt quả thường nhão và ướt còn nhóm kia khi chín thì cùi
ráo và khô (Chen and Huang, 2000) [44].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Tại Đài Loan, giống vải chủ yếu là giống Hap Ip, chiếm hơn 90% tổng
diện tích ngoài ra còn có giống Yuher Pau được trồng ở miền Nam và giống
No Mi Tsu được trồng ở miền Trung (Anonymous, 2000) [38].
Tại Nam Phi giống vải được trồng chủ yếu là Kwaimi nhưng thường
được gọi là "Mauritius" vì giống có nguồn gốc từ hòn đảo này, giống này có
kích thước quả trung bình, tán cây thấp, chất lượng tốt. (Morton,j 1987) [60].
Các giống vải được trồng ở Ấn Độ hiện nay là: Shadi, Bombai, Rose,
China, Seented và Mazaffarpur (Ghosh S.P, 2000) [48].
Có hơn 40 giống được trồng ở Australia, các giống trồng phổ biến ở
đảo Queesland bao gồm Kwai May Pink, FayZee Siu và Souey Tung, giống
Kwai May Pink được trồng ở miền Trung, miền Nam trồng chủ yếu giống
Waichee (Mitra -2005) [63].
Các giống vải trồng chủ yếu ở Thái Lan là các giống Hap Ip, Tai So và
Waichee ngoài ra còn có khoảng hơn 30 giống vải khác nhau. Các giống vải ở
Thái Lan được chia ra làm hai nhóm, nhóm cần có nhiệt độ lạnh trong mùa
đông và nhóm yêu cầu nhiệt độ lạnh trong mùa đông ít hơn, nhóm này trồng ở
khu vực trung tâm của Thái Lan, còn nhóm kia thì trồng ở các tỉnh phía Bắc
(Yapwattanaphun và cộng sự, 2000) [67].
Ở Nam Mỹ có nhiều giống vải đã được nhập về từ Ấn Độ và Trung
Quốc nhưng trong 43 giống được nhập nội chỉ có hai giống hiện nay còn tồn
tại và được trồng phổ biến đó là Hap Ip và Kwaimi (Morton, j 1987) [60].
Ở Hawai có 3 giống trồng phổ biến đó là giống Hap Ip, Kwaimi và
Brewster. Vào năm 1942, Groff tiến hành lai tạo giữa 3 giống vải trên nhằm
tìm ra một giống vải tốt nhất và đến năm 1953 đã chọn ra được một giống
mang tên Groff. Giống này có tính di truyền ổn định, chín muộn, quả có kích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
cỡ trung bình, thịt quả trắng và ráo, hương vị thơm ngon, hầu hết các hạt đều
bị teo nên rất nhỏ (Groff, 1954) [50].
Ở Florida giống vải được trồng chủ yếu là giống Brewster [57].
2.4: Đặc điểm một số giống vải chín sớm và chính vụ ở Việt Nam
2.4.1. Giống vải lai Chua
Đặc điểm: là giống có nguồn gốc từ Thanh Hà (Hải Dương), chín sớm
chín từ 5/5-25/5 hàng năm. Quả hình trái tim, khi chín có màu đỏ tươi phần
cuối quả có màu hơn xanh. Quả to trung bình 30-35 quả/kg, khi chín vỏ quả
mỏng. Quả xanh có vị chua, khi chín thì ngọt hơi chua. Hạt quả to, tỷ lệ cùi từ
50-55%, lá to xanh đậm, cây sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt. Thân
cây vặn dãnh múi khế, cây phân cành thưa, chùm hoa thưa, dài và khỏe. Lá
non, hoa, cuống, nụ hoa và quả có phủ một lớp lông màu nâu sẫm. Năng suất
thấp hơn vải chính vụ [2], [4].
2.4.2. Giống vải U Hồng- Tân Mộc
Đặc điểm: là giống có nguồn gốc từ Thanh Hà - Hải Dương, chín sớm,
từ 25/5-5/6 hàng năm, là giống vải chín sớm được trồng đầu tiên ở xã Tân Mộc
của huyện Lục Ngạn (nên thường gọi là U Hồng Tân Mộc) quả hình tim, cuống
quả sâu, vai quả nhô cao nên khi bổ theo chiều dọc quả thì mép trên có hình
chữ u (nên gọi là U Hồng). Giống vải U Hồng có đặc điểm: cây phát triển ít
cành tăm hương, cành thưa, lá to dài và có màu xanh sáng cây sinh trưởng
mạnh. Cuống hoa dài, bông thưa, từ cuống hoa đến nụ hoa phủ một lớp lông
màu nâu. Quả đóng thưa và khoe quả. Thuộc giống quả to trung bình, khối
lượng 23-25 quả/kg. Khi chín vỏ quả mỏng, vai quả có màu hồng đỏ tươi, phần
cuối quả có màu vàng hoặc xanh sáng. Quả khi còn xanh hơi chua, khi chín quả
ngọt vừa. Tỷ lệ cùi ăn được chiếm từ 55-60%. Hạt quả nhỏ hơn vải lai chua,
năng suất bằng và cao hơn vải chính vụ [2], [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
2.4.3. Giống vải lai Thanh Hà
Đặc điểm: là giống có nguồn gốc từ Thanh Hà - Hải Dương, giống chín
hơi sớm. Cây mọc khỏe, ít cành tăm, thân và cành hơi vặn. Lá màu xanh đậm,
thuôn dài nhỏ hơi vặn. Từ cuống hoa đến nụ hoa phủ một lớp lông màu xanh
sáng. Hoa cái màu trắng, quả chín vào đầu tháng 6, sớm hơn vải chính vụ sau U
Hồng. Quả to tròn, khối lượng quả 35-40 quả/kg. Tỷ lệ cùi ăn được từ 60-65%.
Khi chín ăn vị chua ngọt, sau khi ăn có vị hơi chát. Quả chín có màu đỏ tươi đều,
vỏ quả dầy, gai quả to và lỳ, năng suất thấp hơn vải chính vụ [2], [4], [5].
2.4.4. Giống vải Hùng Long.
Có nguồn gốc từ xã Hùng Long huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
Đặc điểm: cây sinh trưởng rất tốt, tán cây hình bán cầu, lá hình lòng
máng phẳng, màu xanh đậm, chùm hoa to hình tháp, cuống hoa có màu nâu
đen. Quả hình tròn hơi dài, khi chín có màu đỏ sẫm, gai thưa, nổi. Khối lượng
quả trung bình 23,5g (40-50 quả/kg), tỷ lệ phần ăn được 72%, độ Brix 17-
20%, vị ngọt hơi chua nhẹ, năng suất trung bình cây 8-10 tuổi đạt 80kg/cây.
Đây là giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch từ 15/5-20/5 [2], [4], [5].
2.4.5. Giống vải Bình Khê
Đặc điểm: là giống vải có nguồn gốc xã Bình Khê huyện Đông Triều
tỉnh Quảng Ninh. Cây sinh trưởng tốt, tán cây hình bán cầu dẹt, lá có màu
xanh tối, chùm hoa to, phân nhánh thưa, dài, cuống hoa có màu nâu đen. Quả
hình trứng, khi chín có màu đỏ sẫm, vỏ mỏng, gai thưa, ngắn. Khối lượng quả
trung bình 33,5g (28-35 quả/kg, tỷ lệ phần ăn được trung bình 71,5%, đọ Brix
17-20%, vị ngọt thanh. Năng trung bình 10 tuổi đạt 80 kg/ cây là giống chín
sớm, thời gian cho thu hoạch 5/5-15/5 [2], [4], [5].
2.4.6. Giống vải U Trứng Thanh Hà
Đặc điểm: vải U Trứng Thanh Hà có nguồn gốc từ Thanh Hà- Hải
Dương. Là giống chín sớm, từ 10/5-15/5 hàng năm, quả hình trứng, cuống quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
sâu. Giống vải U Trứng có đặc điểm cây phát triển ít cành tăm hương, cành
thưa, lá to, dài màu xanh hơi vàng, lá vặn hình vỏ đỗ. Cây sinh trưởng mạnh.
Cuống hoa dài, bông thưa, từ cuống hoa đến nụ hoa phủ một lớp lông màu nâu.
Quả đóng thưa trên chùm. Thuộc giống quả to trung bình, khối lượng 30-35
quả/kg. Khi chín vỏ quả mỏng, quả có màu hồng đỏ tươi, phần cuối quả có
màu vàng hoặc xanh sáng. Khi còn xanh quả ăn có vị hơi chua, khi chín quả
ngọt vừa. Tỷ lệ cùi ăn được chiếm 72%. Hạt quả nhỏ hơn vải lai chua, năng
suất trung bình cây 10 tuổi đặt 80kg/ cây/năm, độ Brix 18-20% [5],[11].
2.4.7. Giống vải Lai Yên Hưng
Nguồn gốc: xã Đông Mai huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh.
Đặc điểm: cây sinh trưởng khoẻ, tán cây hình bán cầu, lá màu xanh hơi
vàng. Chùm hoa to trung bình, phân nhánh dài, cuống hoa có màu nâu đen.
Quả hình tim, khi chín có màu đỏ vàng, gai thưa trung bình. Khối lượng quả
30,1gam (30-35quả/kg), tỷ lệ phần ăn được trung bình 72,2%, độ Brix 18-
20%, vị hơi chua nhẹ, năng suất trung bình cây 10 tuổi 80-90 kg/cây. Đây là
giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch 10/5-20/5 [5], [6], [11].
2.2.8. Giống vải lai Phúc Hoà
Nguồn gốc: xã Phúc Hoà huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
Đặc điểm: cây sinh trưởng khoẻ, khi còn nhỏ tán cây hình nấm, khi lớn
lên có hình cây rơm. Lá to, xanh đậm, mút lá nhọn, cuống lá dài, có 6-8 lá
chét. Chùm hoa to hơn chùm hoa vải thiều Thanh Hà. Quả hình tim hơi thót ở
đỉnh, vai quả bằng, màu đỏ tươi. Trọng lượng trung bình 33,3g/quả (28-32
quả/kg), vỏ mỏng cùi màu trắng sữa, ăn giòn ngọt, có vị hơi chua. Là giống
vải chín sớm, năng suất ổn định cây 10 tuổi đạt trung bình 80kg/ cây /năm,
quả chín từ 15/5-20/5 hàng năm [5], [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
2.4.9. Giống vải thiều Thanh Hà
Cây sinh trưởng tốt, lá mầu xanh đậm. Quả hình cầu khi chín màu đỏ
tươi, gai thưa, ngắn. Trọng lượng quả trung bình 20,7g (45-50 quả/kg), tỷ lệ
ăn được trung bình 75,0%, độ Brix 18-21%. Đây là giống chính vụ thời gian
cho thu hoạch 5/6-25/6 [27].
2.5: Tình hình sản xuất, tiêu thụ quả vải trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới
* Tình hình sản xuất.
Bảng 2.1: diện tích và sản lƣợng vải của một số nƣớc trên thế giới
Tên quốc gia Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)
Trung Quốc (cả Đài Loan) 592.000 1.270.000
Ấn Độ 56.000 429.000
Thái Lan 22.937 81.388
Nepan 2.830 13.875
Úc 1.500 3.500
Mỹ 100 40
Nguồn: Hội thảo tình hình sản xuất và xuất khẩu vải châu Á,Thái Bình
Dương tại Băng Cốc, Thái Lan 9/2001
Diện tích sản lượng vải tập trung chủ yếu ở các nước thuộc châu Á.
Quốc gia sản xuất lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc với tổng diện tích là
592.000 ha, sản lượng đạt 1.270.000 tấn. Ngoài ra, cây vải còn được trồng ở
một số quốc gia và khu vực khác như châu Mỹ, châu Úc…
Hiện nay sản lượng vải trên thế giới khoảng hơn 2 triệu tấn/năm, tập
trung chủ yếu ở châu Á.
Tuy nhiên sản lượng vải tập trung chủ yếu vào một số nước có điều
kiện tự nhiên thích hợp và sản xuất có tính chất hàng hoá như: Trung Quốc
1.270.000 tấn, Ấn Độ 430.000 tấn, Đài Loan 110.000 tấn, Thái Lan 85.000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
tấn. Việt Nam 120.000 tấn (Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày
24/4/2002). Hiện nay, thị trường về quả vải tươi cũng như sản phẩm được chế
biến từ quả vải trên thế giới còn rất lớn.
Theo Sauco [47] năng suất vải trên giới đạt trung bình khoảng 60-70
kg/cây (2,5 - 5,4 tấn/ha), cây tốt có thể đạt tới 125 - 130 kg/cây (8-10 tấn/ha).
Năm 1993 Đài Loan đã xuất khẩu quả vải tươi với tổng số 6.989 tấn,
Hồng Kông là thị trường tiêu thụ vải lớn nhất của Đài Loan (1.925 tấn), tiếp
theo là Canada (1.248 tấn), Nhật Bản (1.227 tấn) Philippin (1.061 tấn),
Singapore (990 tấn). Trung Quốc xuất khẩu năm 1993 là 533 tấn vải tươi.
Hồng Kông là thị trường tiêu thụ vải lớn nhất của Trung Quốc với 476 tấn,
tiếp theo là Pháp (30 tấn) [16].
Thái Lan chủ yếu trồng các giống: HongHuay, O-Hia, Chakrapud,
Kom, Jean và Sam poaw Koew. Năm 1993 Thái Lan xuất khẩu 7.651 tấn về
đóng hộp (thu 256,1 triệu Bath) cho các nước Malaixia (2.514 tấn), Singapore
(1.133 tấn), Mỹ (1.085 tấn), Hà Lan (472 tấn) [16].
Vải ở Ấn Độ được sản xuất tập trung tại phía Bắc tỉnh Bihar với các
giống vải chính: Shahi, China, Longina và Madras. Hiện nay Ấn Độ xuất
khẩu vải tươi không nhiều, chủ yếu xuất khẩu ở dạng đóng gói 2kg/hộp, trong
khi sản phẩm nội tiêu thường là 15 - 18 kg hoặc 20kg/thùng.
Ở Úc, thời gian sản xuất vải từ tháng 11- 3 đỉnh cao từ tháng 12 - 2 với
giống vải chủ yếu là Taiso và Bengal. Năm 1993 Úc đã xuất khẩu 17 tấn vải
cho Liên minh châu Âu và 14 tấn cho Singapore.
Ở Mỹ vải được trồng nhiều ở Florida. Sản lượng vải năm 1992 đạt
39.000 tấn. Tại Hawai các giống Brewtes và Mauritius được trồng ở đây với
thời gian thu hoạch từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7 [16].
Tóm lại, quả vải ngày càng phổ biến trên thị trường các nước thuộc liên
minh châu Âu (EU), các nước Pháp, Đức, Anh mỗi năm nhập khoảng 15.000 tấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
vải từ Nam Phi, Mauritius, Reunion, Madagasca, Israel, Thái Lan và một phần từ
Trung Quốc thông qua Hồng Kông. Ở Đông Nam Á, Hồng Kông, Singapore,
Nhật Bản mỗi năm nhập khoảng 10.000 tấn vải (gồm cả vải tươi, khô và vải hộp)
chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan (Nguyễn Thị Ngà, 1999) [16].
* Tình hình tiêu thụ vải
Tổng sản lượng vải xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng
100.000 tấn/năm. Thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới có thể nói đến Hồng
Kông và Singapore. Trong tháng 6 và 7, thị trường này tiếp nhận khoảng
12.000 tấn vải từ Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Đức và Pháp nhập
10.000 - 12.000 tấn vải từ Madagasca và Nam Phi trong tháng 10 đến đầu
tháng 3 năm sau. Một lượng nhỏ được nhập từ Israel trong tháng 7 đến tháng
8 và từ Australia tháng 5, tháng 6. Sau năm 1980, vải từ Thái Lan, Đài Loan,
Trung Quốc được bán sang châu Âu và năm 1990 một lượng được xuất sang
Ấn Độ. Vải đóng hộp chất lượng tốt được xuất sang Malaixia, Singapore, Mỹ,
Australia, Nhật và Hồng Kông (Ghosh, 2000) [48].
Năm 2000, Thái Lan xuất khẩu 12.475 tấn vải tươi và sấy khô trị giá 15,4
triệu Đôla Mỹ sang thị trường Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Mỹ (Anupunt,
2003) [39].
Theo Xuming H, Lian Z.(2001), gần một nửa sản lượng vải của Trung
Quốc tiêu thụ tại thị trường nội địa. Hàng năm, Trung Quốc chỉ xuất khẩu một
lượng khoảng 10.000 - 20.000 tấn (chiếm khoảng 2% sản lượng vải). Thị
trường xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là: Singapore và một số nước Đông
Nam Á. Giá vải của Trung Quốc giao động từ 0,5 đến 2,5 USD/kg tùy thuộc
vào chất lượng quả và thời vụ thu hoạch, cao nhất là giá của các giống No Mai
Chee và Kwai May hạt nhỏ với giá 10,0 USD/kg, giá trung bình tại Singapore
và Anh là 6 USD/kg, tại Nam Mỹ là 15 USD/kg [58], [66]. Đài Loan hàng năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
xuất khẩu khoảng 5.700 tấn vải cho các nước: Philppines: 2000 tấn; Nhật:
1000 tấn; Singapore: 500 tấn; Mỹ: 1.200 tấn và Canada: 1.000 tấn.
Australia là nước sản xuất vải với số lượng ít, nhưng lại tập trung chủ
yếu cho xuất khẩu. khoảng 30% sản lượng vải của Australia xuất khẩu cho
Hồng Kông, Singapore, châu Âu và các nước Ả Rập nhưng Australia lại phải
nhập khẩu vải của Trung Quốc vào những tháng trái vụ.
Thị trường nội địa là thị trường mạnh tiêu thụ vải tươi của hầu hết các
quốc gia sản xuất vải trên thế giới. Các nước hàng năm chỉ xuất khẩu một
lượng vải rất nhỏ trong thị trường thế giới (Menzel, 2002) [58].
2.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Việt Nam
* Tình hình sản xuất
Cây vải được trồng ở các tỉnh phía Bắc, tập trung ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ
(Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương… dọc hai
bờ sông Đáy trên địa bàn Hà Tây, hai bên bờ sông Hồng từ Việt Trì ngược lên).
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất vải ở các tỉnh miền Bắc
Chỉ tiêu
Vùng trồng
Diện tích
(ha)
Diện tích thu
hoạch (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn/ha)
Bắc Giang 39.985,4 39.387 55,5 218.758,3
Hải Dương 14.219 12.634 37,7 47.630,1
Lạng Sơn 7.473 5.501 23,1 12.707,3
Thái Nguyên 6.861 4.692 18,7 8.774,0
Quảng Ninh 5.174 3.847 45,1 17.349,9
Các tỉnh khác 20.250 20.080 61,3 123.090,4
Tổng 93.962,4 86.141 49,72 428.310
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2007)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Số liệu bảng 2.2. cho thấy, đến năm 2007, diện tích trồng vải của nước
ta đạt 93.962,4 ha với sản lượng 428.310 tấn.
Ở miền Nam các vùng cao như: Đà Lạt, Buôn Mê Thuật, Kon Tum
đang trồng thử và bước đầu đã có kết quả. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long ở
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, có trồng vài chục cây vải 40 - 50 tuổi, cây
ra hoa, kết quả bình thường nhưng quả nhỏ (6g) chất lượng quả ngon.
Theo Vũ Công Hậu năm (1999) [12], ưu thế lớn nhất của cây vải là: dễ
trồng, chăm sóc đơn giản, chịu được đất chua, đất đồi dốc là loại đất rất phổ
biến ở vùng đồi núi phía Bắc, thêm vào đó công tác bảo vệ thực vật đơn giản
hơn các cây trồng khác.
* Tình hình tiêu thụ
Ở nước ta, khoảng 75% sản lượng vải của cả nước được tiêu thụ ngay
trong thị trường nội địa, phần còn lại được sơ chế, xuất khẩu tươi và chế biến.
Các sản phẩm sơ chế và chế biến gồm vải sấy khô, vải lạnh đông, vải nước
đường và Purê vải. Thị trường xuất khẩu vải tươi còn rất hạn chế do nhiều
nguyên nhân như: khả năng bảo quản của quả vải ngắn, chất lượng về sinh an
toàn thực phẩm hạn chế, điều kiện vệ sinh cơ sở hạ tầng sau thu hoạch kém.
Thị trường xuất khẩu vải của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hồng
Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sĩ, Mỹ và một số quốc gia khác
trong khu vực và thị trường châu Âu.
Bảng 2.3: Sản lƣợng các sản phẩm chế biến vải ở Việt Nam năm 2007
TT Loại sản phẩm
Sản lƣợng
(tấn)
Ghi chú
1 Vải hộp, lọ 1.114 Chủ yếu sản phẩm đóng hộp
2 Purê vải 600
3 Vải lạnh đông IQF 200
4 Vải lạnh đông Block 246
Tổng số 2.160
(Nguồn: Tổng Công ty Rau quả Việt Nam - 2007)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Thị trường vải tươi chủ yếu ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, vải
sấy khô chủ yếu bán sang Trung Quốc và một phần sang Lào, Campuchia.
Hầu hết sản phẩm vải do tư thương tiêu thụ, có rất ít tổ chức đứng ra thu mua
vải cho người sản xuất.
Bảng 2.4: Lƣợng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng năm 2007
TT Mặt hàng Nƣớc nhập khẩu
Sản lƣợng
(tấn)
Giá trị
(USD)
1 Vải tươi Hàn Quốc - 34.000
2 Vải hộp
Nhật Bản
Pháp
17.35
125.84
14.700
116.225
3 Vải đông lạnh
Hà Lan,
Hàn Quốc
46.00
22.00
51.750
22.810
Tổng cộng 211.19 239.485
(Nguồn: Tổng công ty Rau quả Việt Nam - 2007)
2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Bắc Giang
2.6.1. Diện tích, năng suất và sản lượng vải của Bắc Giang qua các năm
Ở Bắc Giang diện tích vải thiều chiếm 78 % tổng diện tích cây ăn quả và
được trồng ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Trong đó, diện tích lớn và
được trồng tập trung ở các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động,
Tân Yên và Lạng Giang.
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Bắc Giang cho biết về diện
tích, năng suất sản lượng vải từ năm 2002 - 2007được trình bày ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lƣợng vải thiều của tỉnh Bắc Giang
từ năm 2002-2007
TT
Chỉ tiêu theo
dõi
Năm theo dõi
2002 2003 2004 2005 2006 2007
1 Diện tích (ha) 23.482 26.405 31.873 34.691 39.945 39.387
2 Năng suất(tạ/ha) 25,5 22,9 51,2 21,3 18,9 55,5
3 Sản lượng (tấn) 59.879 60.467 163.190 73.892 75.496 218.758,3
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy hàng năm diện tích trồng vải trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang ngày càng được mở rộng, năm sau cao hơn năm trước, điều đó chứng
tỏ cây vải rất thích hợp với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu ở đây. Hơn nữa
người dân ở đây đã thấy rõ hiệu quả đem lại từ cây vải nên họ đã cố gắng đầu tư
vốn và kỹ thuật để phát triển cây vải.
Năng suất vải có sự biến động qua các năm, điều đó bị chi phối bởi
nhiều yếu tố khách quan liên quan đến khí hậu. Năm 2005 mưa nhiều vào giai
đoạn vải chuẩn bị phân hóa mầm hoa nên hầu hết các vườn vải đều ra lộc
đông. Năm 2006 ở giai đoạn đầu thời tiết rất thuận lợi cho quá trình phân hóa
và nở hoa, đậu quả. Tuy nhiên đến giữa và cuối tháng 4, thời tiết khô hạn kéo
dài gây khủng hoảng về nước trong cây vải làm cho quả vải rụng nhiều. Có
những huyện quả non rụng đến 80 - 90% như huyện Yên Thế, Sơn Động, Lục
Nam... Chính những nguyên nhân khách quan đó đã làm cho sản lượng vải ở
Bắc Giang một số năm qua giảm đáng kể.
Năm 2007, do điều kiện thời tiết đầu vụ khi cây phân hóa mầm hoa lúc
này thời tiết có mưa xen kẽ, nên ở một số vùng bị ảnh hưởng làm cho vải ra
lộc Đông, tuy nhiên thời gian mưa ngắn, lượng mưa trung bình nên các chủ
vườn đã khắc phục kịp thời bằng các biện pháp diệt trừ lộc Đông, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa của vải. Từ khi hoa nở cho
đến khi thu hoạch thì điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, trời nắng ấm vào
tháng 3 và tháng 4 xen kẽ có các trận mưa rào nhẹ tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình phát triển của quả vải. Chính vì vậy năm 2007 được coi là năm được
mùa vải ở Bắc Giang, sản lượng đạt 218.758,3 tấn.
2.6.2. Diện tích, năng suất và sản lượng vải của các huyện trong tỉnh năm 2007
Điều tra về diện tích, năng suất và sản lượng vải của các huyện năm
2007 của tỉnh thu được kết quả ở bảng 2.6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Theo số liệu thống kê bảng 2.6 cho thấy Lục Ngạn là huyện có diện
tích cũng như năng suất và sản lượng vải đứng đầu toàn tỉnh với diện tích
18.500ha, năng suất 54,21 tạ/ha, sản lượng đạt 100.300 tấn, sau đó là Lục
Nam, Yên Thế, Sơn Động, tiếp đến là Tân Yên và Lạng Giang...
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lƣợng vải của các huyện
trong tỉnh năm 2007
STT Tên huyện
Diện tích
(ha)
Diện tích
cho sản
phẩm(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn)
1 TP Bắc Giang 22,4 20 25,9 44,8
2 Lục Ngạn 18.500 18.500 54,21 100.300
3 Lục Nam 6.160 6.100 62,3 38.003
4 Sơn Động 3.943 3.943 30,0 11.829
5 Yên Thế 6.038 5.957 65,9 39.256
6 Hiệp Hòa 651 620 32,3 2.002
7 Lạng Giang 1.432 1.420 82,4 11.700
8 Tân Yên 2.161 1.952 62,4 12.180
9 Việt Yên 124 113 35,0 395,5
10 Yên Dũng 954 762 40,0 3.048
Tổng cộng: 39.985,4 39.387 55,5 218.758,3
Nguồn: Cục thống kê Bắc Giang, ngày 23 tháng 01 năm2008
2.6.3. Về cơ cấu giống vải
Đến năm 2005, theo điều tra toàn tỉnh có hơn 10 giống vải, tập trung
vào hai nhóm giống đó là nhóm vải chính vụ (Vải Thiều) chiếm 92 % và
nhóm vải chín sớm chiếm 7,5 % tổng diện tích vải, Nhóm vải chín sớm gồm
các giống vải Phúc Hòa, U hồng, U Trứng, Bình Khê. Hiện nay, Sở Nông
nghiệp và PTNT đang chỉ đạo xây dựng mô hình thí điển cải tạo, thay nhanh
giống vải bằng phương pháp sử dụng cành ghép của các giống vải chín sớm
ghép trực tiếp lên gốc vải giống chính vụ hiện có, tạo ra cây mới nhanh cho
thu hoạch, thời gian thay giống nhanh và hiệu quả kinh tế cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
2.6.4. Tiêu thụ và chế biến vải
Quả vải được tiêu thụ trên thị trường dưới hai dạng chính là quả tươi và
một số sản phẩm chế biến chủ yếu là dạng vải sấy khô nguyên quả. Trong
những năm mất mùa thì vải được tiêu thụ đáp ứng nhu cầu ăn tươi là chủ yếu;
những năm được mùa, sản lượng lớn, lượng vải đưa vào sấy khô thường
chiếm trên 50% tổng sản lượng vải của tỉnh. Một số sản phẩm chế biến khác
từ vải như cùi vải đóng hộp, cùi vải lạnh đông, rượu vang vải…nhưng với sản
lượng nhỏ, hàng năm chỉ chiếm 3 đến 5% tổng sản lượng vải của tỉnh.
Thị trường tiêu thụ vải hiện nay ngoài thị trường trong nước còn lại chủ yếu
là xuất khẩu sang Trung Quốc. Hàng năm, lượng vải xuất bán sang Trung Quốc
chiếm tới trên 80% tổng lượng vải sấy khô và trên 30% lượng vải tiêu thụ tươi của
tỉnh. Như vậy, Trung Quốc hiện nay vẫn là thị trường chính tiêu thụ vải thiều của
tỉnh. Tuy nhiên, quan hệ xuất khẩu vải sang Trung Quốc hiện nay vẫn chủ yếu là
quan hệ biên mậu và xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch nên giá cả không ổn
định, tác động lớn đến sản xuất của nông dân và các nhà thu mua chế biến
2.6.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại huyện Lục Ngạn
Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả chính của huyện Lục Ngạn
được trình bày qua bảng 2.7.
Bảng 2.7: Diện tích, sản lƣợng một số cây ăn quả chính ở huyện Lục Ngạn
STT
Loại cây
ăn quả
Diện tích
(ha)
Diện tích cho
thu hoạch (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn)
1 Xoài 102 90 70,0 630
2 Nhãn 720 695 63,1 4.370
3 Vải 18.500 18.500 54,2 100.300
4 Cây có múi 258 202 18,8 380
5 Na 220 220 27,0 594
6 Hồng 1080 1080 60,0 6.480
7 Cây ăn quả khác 679 569 49,0 2.793
Tổng 21.559 21.356 54,1 115.547
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lục Ngạn 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Số liệu bảng 2.7 cho thấy, cây vải có diện tích rất lớn so với diện tích
cây ăn quả trong toàn huyện. Toàn huyện có 21.559 ha cây ăn quả các loại
trong đó riêng cây vải diện tích cho thu hoạch là 18.500 ha. Tỷ lệ diện tích
cây vải so với các cây ăn quả khác trong toàn huyện thể hiện qua hình 2.1.
85%
15%
Vải thiều
CAQ khác
Hình 2.1: Đồ thị Tỷ lệ diện tích cây vải so với các loại cây ăn quả
khác của huyện Lục Ngạn năm 2008
Qua hình 2.1 cho thấy diện tích cây vải chiếm tỷ lệ 85% trong tổng số
diện tích cây ăn quả của toàn huyện, điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của
loại cây ăn quả này trong cơ cấu diện tích cây ăn quả của huyện Lục Ngạn.
Tuy có diện tích lớn song thị trường tiêu thụ vải của huyện Lục Ngạn gặp
nhiều khó khăn. Do sản lượng lớn và chín tập trung việc tiêu thụ quả tươi
chiếm chỉ chiếm một lượng nhỏ (chiếm 1/3) chủ yếu là tiêu thụ trong nước,
còn lại quả vải được sấy khô và tiêu thụ qua đường tiểu ngạch sang Trung
Quốc. Một số khu vực trồng vải chín sớm của huyện đã cho thu hoạch nhưng
diện tích còn ít, năng suất thấp do nhiều nguyên nhân.
2.7. Một số nghiên cứu về cây vải ở Việt Nam và trên thế giới
2.7.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái
2.7.1.1. Đặc điểm thực vật học
a. Đặc điểm rễ:
Cây vải có bộ rễ rất khoẻ gồm rễ ăn đứng và rễ ăn ngang, rễ ăn nông,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
sâu, rộng, hẹp phụ thuộc cách nhân giống, đất trồng, nước, phân bón và chế độ
nhiệt trong đất. Vải trồng bằng hạt rễ ăn sâu 4-5m, trồng bằng cành chiết rễ ăn
nông 1,2 - 1,6m. Đại bộ phận rễ tập trung ở tầng 60cm, độ lan xa của rễ thường
gấp 1,5 - 2 lần tán cây, rễ tơ tập trung trong khu vực hình chiếu của tán và độ
sâu 40 cm trở lại. Rễ vải có khả năng hấp thu mạnh nên cây có khả năng chịu
hạn tốt. Rễ vải có nấm cộng sinh tạo thành nội khuẩn căn giúp cho rễ hút được
nước, cung cấp dinh dưỡng trong điều kiện khô hạn (Trần Thế Tục 1997) [24].
b. Đặc điểm thân, cành:
Cây vải là cây thân gỗ thường xanh, cây trưởng thành cao từ 10 - 15m,
thân to, vỏ phẳng, nhẵn, mầu nâu xám hoặc nâu đen, gỗ có vân mịn mầu nâu.
Tán cây hình mâm xôi, hình bán cầu, đường kính tán 7 - 12m. cành chính to
khoẻ, phân nhánh nhiều, hơi cong, phân bố đều về các phía. thế cây tùy thuộc
theo giống, các giống vải Nếp, Trần Tử, Lam Trúc tán hơi doãng rộng, các giống
Quế vị, Ô Diệp vươn thẳng, các giống Hoài Chi, Lam Trúc cành mọc dày, ngắn,
tán khít, các giống Thuỷ Đông, Tam Nguyệt Hồng cành thưa, dài. Cây vải dù
nhân giống bằng phương pháp chiết hay ghép từ khi trồng đến 3 năm tuổi chủ
yếu là sinh trưởng dinh dưỡng. Trong thời kỳ này bộ khung tán phát triển mạnh,
một năm có thể ra 5 - 6 đợt lộc (Nghê Diệu Nguyên,Ngô Tố Phần (1991) [17].
c. Đặc điểm lá
Lá vải thuộc loại lá kép lông chim gồm 2 - 4 đôi, mọc so le, lá chét
cứng, dai có chất sừng. Cuống lá ngắn, mặt lá xanh đậm, gân nhẵn, không nổi
rõ trên lá. Mút lá nhọn, gốc lá hơi tù, lá non khi mới ra mầm tím đỏ, khi thuần
thục mầu xanh đậm, hình dạng và màu sắc lá có thể dùng để phân loại các
giống khác nhau. Tuổi thọ của lá từ 1 - 2 năm, trong cùng một giống lá ra ở
các mùa cũng không hoàn thành giống nhau do ảnh hưởng của nhiệt độ, nước,
dinh dưỡng (Trần Thế Tục 1997) [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
d. Đặc điểm hoa
Vải có 3 loại hoa cơ bản: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính, hoa vải rất
bé, không có cánh, hoa đực có khả năng tung phấn để thụ tinh, hoa cái được thụ
tinh sẽ phát triển thành quả. Hoa lưỡng tính có thể kết quả được nhưng ít thấy,
hoa cái thường có 2 bầu, sau khi thụ tinh xong thì quả phát triển, thường chỉ có
một bầu phát triển thành quả (Trần Thế Tục 1997) [24].
- Hoa cái: hoa cái phát triển hoàn toàn, ba bộ phận bầu nọuy, vòi nhụy
và đầu nhụy phân hoá khá rõ. Bầu nhụy phát triển thường có 2 - 3 tâm bì. Bầu
nhụy có 3 tâm bì thì cả hai đều mọc sóng đôi hàng đều, bầu nhị có 3 tâm bì
sắp xếp theo hình chân đỉnh. Trong bầu nhị có phôi chân mọc ngược có thể
thụ tinh kết quả. Khi nhụy đã chín thì đầu nhụy tiết ra dịch dính là thời điểm
thụ phấn tốt nhất. Chỉ nhị của hoa này rất ngắn khoảng 0,5 cm chỉ cao bằng
bầu nhị bao phấn to, thông thường không nứt ra, cho dù có nứt cũng không có
phấn ra được (Nguyễn Văn Dũng, Vũ Mạnh Hải, Đào Quang nghị 2005) [5].
Hoa cái sau khi thụ phấn, thụ tinh sẽ đậu quả. Với sản xuất, hoa cái có
ý nghĩa quan trọng, nó chiếm khoảng 30%. Với các giống khác nhau, tuổi cây
khác nhau, ra hoa sớm hoặc muộn, tỷ lệ hoa cái cũng khác nhau [5],[6].
- Hoa đực: Thường gọi là “hoa giả” bao gồm hoa đực mà nhụy này hoàn
toàn thoái hoá, nhụy cái phát triển không hoàn toàn, nhụy thoái hoá chỉ còn dấu
vết nhị được mọc trên mầm hoa, phấn nhiều 6 - 8 nhị. Chỉ nhị dài, bao phấn to,
phấn hoa khi chín có màu vàng, nhị đực thường có hạt phấn tốt, hoa đực tiêu
hao dinh dưỡng nhiều, nên cần có biện pháp giảm tỷ lệ hoa đực [5],[6].
- Hoa lưỡng tính: có nhị đực, nhụy cái cùng phát triển, nhị có thể tung
phấn bình thường, đầu nhụy có thể nứt ra để thụ phấn, thụ tinh. Đây là loại
hoa hoàn toàn có thể kết thành quả, nhưng._.(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
BAT6 12 70.000 13.484 12.910 18.4 0.3303
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
136
Tỷ lê bat mầm ghep don DK 2.0-2.5
BALANCED ANOVA FOR VARIATE BAT7 FILE BAT7 15/ 5/** 9:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'Ty le bat don DK2.1-2.5'
VARIATE V003 BAT7
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 900.000 300.000 2.25 0.159 2
* RESIDUAL 8 1066.67 133.333
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1966.67 178.788
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BAT7 15/ 5/** 9:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'Ty le bat don DK2.1-2.5'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS BAT7
1 3 60.0000
2 3 60.0000
3 3 53.3333
4 3 73.3333
SE(N= 3) 6.66667
5%LSD 8DF 21.7393
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BAT7 15/ 5/** 9:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'Ty le bat don DK2.1-2.5'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
BAT7 12 61.667 13.371 11.547 18.7 0.1593
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
137
Tỷ lê bat mầm ghep don DK 2.5-3.0
BALANCED ANOVA FOR VARIATE BAT8 FILE BAT8 15/ 5/** 9:25
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'Ty le bat don DK2.1-3.0'
VARIATE V003 BAT8
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 366.667 122.222 0.61 0.629 2
* RESIDUAL 8 1600.00 200.000
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1966.67 178.788
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BAT8 15/ 5/** 9:25
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'Ty le bat don DK2.1-3.0'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS BAT8
1 3 53.3333
2 3 60.0000
3 3 53.3333
4 3 66.6667
SE(N= 3) 8.16497
5%LSD 8DF 26.6251
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BAT8 15/ 5/** 9:25
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'Ty le bat don DK2.1-3.0'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
BAT8 12 58.333 13.371 14.142 24.2 0.6289
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
138
Thoi gia thuan thuc ghep đon DK1.0-1.5
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TDON1 FILE TDON1 16/ 5/** 22:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'Thoi gian thuan thuc ®onK1.0-1.5'
VARIATE V003 TDON1
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 16.6667 5.55556 0.26 0.854 2
* RESIDUAL 8 172.000 21.5000
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 188.667 17.1515
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TDON1 16/ 5/** 22:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'Thoi gian thuan thuc ®onK1.0-1.5'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS TDON1
1 3 40.3333
2 3 39.0000
3 3 44.6667
4 3 37.3333
SE(N= 3) 2.67706
5%LSD 8DF 8.72963
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TDON1 16/ 5/** 22:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'Thoi gian thuan thuc ®onK1.0-1.5'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
TDON1 12 39.333 4.1414 4.6368 11.8 0.8540
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
139
Thoi gia thuan thuc ghep đon DK11.6-2.0
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TDON2 FILE TDON2 16/ 5/** 22:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'Thoi gian thuan thôc ghep Don DK 1.5-2.0'
VARIATE V003 TDON2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 10.4167 3.47222 0.13 0.942 2
* RESIDUAL 8 221.333 27.6667
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 231.750 21.0682
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TDON2 16/ 5/** 22:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'Thoi gian thuan thôc ghep Don DK 1.5-2.0'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS TDON2
1 3 39.5000
2 3 37.1667
3 3 42.0000
4 3 40.3333
SE(N= 3) 3.03681
5%LSD 8DF 9.90273
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TDON2 16/ 5/** 22:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'Thoi gian thuan thôc ghep Don DK 1.5-2.0'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
TDON2 12 38.750 4.5900 5.2599 13.6 0.9416
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
140
Thoi gian thuan thuc ghep đon DK1 2.1-2.5
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TDON3 FILE TCAO3 16/ 5/** 22:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Thoi gian thuan thuc®onK 2.1-2.5'
VARIATE V003 TDON3
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 100.250 33.4167 2.05 0.186 2
* RESIDUAL 8 130.667 16.3333
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 230.917 20.9924
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TCAO3 16/ 5/** 22:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Thoi gian thuan thuc®onK 2.1-2.5'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS TDON3
1 3 39.6667
2 3 37.0000
3 3 41.0000
4 3 35.0000
SE(N= 3) 2.33333
5%LSD 8DF 7.60876
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TCAO3 16/ 5/** 22:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Thoi gian thuan thuc®onK 2.1-2.5'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
TDON3 12 37.917 4.5817 4.0415 10.7 0.1856
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
141
Thoi gian thuan thuc ghep đon DK1 2.6-3.0
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TDON4 FILE TDON4 16/ 5/** 22:48
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'Thoi gian thuan thôc §onK2.6-3.0'
VARIATE V003 TDON4
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 17.4167 5.80555 0.39 0.765 2
* RESIDUAL 8 119.000 14.8750
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 136.417 12.4015
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TDON4 16/ 5/** 22:48
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'Thoi gian thuan thôc §onK2.6-3.0'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS TDON4
1 3 38.3333
2 3 36.3333
3 3 39.1667
4 3 35.5000
SE(N= 3) 2.22673
5%LSD 8DF 7.26115
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TDON4 16/ 5/** 22:48
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'Thoi gian thuan thôc §onK2.6-3.0'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
TDON4 12 37.083 3.5216 3.8568 10.4 0.7652
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
142
Chiều cao mầm ghép PP ghép đốn ĐK 1.0-1.5
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCAO1 FILE CCAO1 17/ 5/** 7:17
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'ChiÒu cao ghÐp cao DK1.0-1.5'
VARIATE V003 CCAO1
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 2.21347 .737822 3.68 0.062 2
* RESIDUAL 8 1.60213 .200266
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 3.81560 .346872
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCAO1 17/ 5/** 7:17
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'ChiÒu cao ghÐp cao DK1.0-1.5'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS CCAO1
1 3 18.0000
2 3 18.5667
3 3 18.1000
4 3 18.5133
SE(N= 3) 0.258371
5%LSD 8DF 0.842521
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCAO1 17/ 5/** 7:17
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'ChiÒu cao ghÐp cao DK1.0-1.5'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCAO1 12 18.410 0.58896 0.44751 2.4 0.0622
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
143
Chiều cao mầm ghép PP ghép đốn ĐK 1.6-2.0
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCAO2 FILE CCAO2 17/ 5/** 7:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'chiÒu dai cµnh ghep cao DK 1.6-2.0'
VARIATE V003 CCAO2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 1.76730 .589099 0.19 0.903 2
* RESIDUAL 8 25.4643 3.18304
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 27.2316 2.47560
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCAO2 17/ 5/** 7:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'chiÒu dai cµnh ghep cao DK 1.6-2.0'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS CCAO2
1 3 18.5533
2 3 19.5267
3 3 18.5067
4 3 21.0867
SE(N= 3) 1.03005
5%LSD 8DF 3.35890
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCAO2 17/ 5/** 7:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'chiÒu dai cµnh ghep cao DK 1.6-2.0'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCAO2 12 19.468 1.5734 1.7841 9.2 0.9033
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
144
Chiều cao mầm ghép PP ghép đốn ĐK2.1-2.5
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCAO3 FILE CCAO3 17/ 5/** 7:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'chiÒu cao mÇm ghep cao DK2.1-2.5'
VARIATE V003 CCAO3
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 1.02053 .340178 0.52 0.684 2
* RESIDUAL 8 5.24774 .655967
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 6.26827 .569843
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCAO3 17/ 5/** 7:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'chiÒu cao mÇm ghep cao DK2.1-2.5'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS CCAO3
1 3 19.2667
2 3 20.0400
3 3 19.4800
4 3 20.5467
SE(N= 3) 0.467606
5%LSD 8DF 1.52482
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCAO3 17/ 5/** 7:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'chiÒu cao mÇm ghep cao DK2.1-2.5'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCAO3 12 19.633 0.75488 0.80992 4.1 0.6835
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
145
Chiều cao mầm ghép PP ghép đốn ĐK 2.6-3.0
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCAO4 FILE CCAO4 17/ 5/** 7:43
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'chiÒu cao mÇm ghep ®«n DK 2.6-3.0'
VARIATE V003 CCAO4
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 15.0404 5.01346 1.61 0.262 2
* RESIDUAL 8 24.8968 3.11210
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 39.9372 3.63065
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCAO4 17/ 5/** 7:43
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'chiÒu cao mÇm ghep ®«n DK 2.6-3.0'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS CCAO4
1 3 19.5467
2 3 21.0133
3 3 19.5333
4 3 22.1000
SE(N= 3) 1.01851
5%LSD 8DF 3.32126
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCAO4 17/ 5/** 7:43
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'chiÒu cao mÇm ghep ®«n DK 2.6-3.0'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCAO4 12 20.498 1.9054 1.7641 8.6 0.2617
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
146
Đường kính cành ghép đốn ĐK 1.0-1.5
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK D1 FILE DK D1 17/ 5/** 9:33
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'§êng kÝnh mÇm ghep ®èn §K 1.0-1.5'
VARIATE V003 DK D1
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 .133333E-02 .444445E-03 0.35 0.790 2
* RESIDUAL 8 .100667E-01 .125833E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .114000E-01 .103636E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DK D1 17/ 5/** 9:33
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'§êng kÝnh mÇm ghep ®èn §K 1.0-1.5'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS DK D1
1 3 0.353333
2 3 0.383333
3 3 0.356667
4 3 0.401667
SE(N= 3) 0.204803E-01
5%LSD 8DF 0.667843E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DK D1 17/ 5/** 9:33
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'§êng kÝnh mÇm ghep ®èn §K 1.0-1.5'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DK D1 12 0.37000 0.32193E-010.35473E-01 9.6 0.7898
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
147
Đường kính cành ghép đốn ĐK1.6-2.0
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK D2 FILE DK D2 17/ 5/** 9:39
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'§êng kÝnh mÇm ghÐp ®èn DK1.6-2.0'
VARIATE V003 DK D2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 .491667E-03 .163889E-03 0.12 0.942 2
* RESIDUAL 8 .105333E-01 .131667E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .110250E-01 .100227E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DK D2 17/ 5/** 9:39
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'§êng kÝnh mÇm ghÐp ®èn DK1.6-2.0'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS DK D2
1 3 0.363333
2 3 0.400000
3 3 0.360000
4 3 0.411667
SE(N= 3) 0.209497E-01
5%LSD 8DF 0.683148E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DK D2 17/ 5/** 9:39
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'§êng kÝnh mÇm ghÐp ®èn DK1.6-2.0'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DK D2 12 0.38250 0.31659E-010.36286E-01 9.5 0.9423
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
148
Đường kính cành ghép đốn ĐK2.1-2.5
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK D3 FILE DK D3 17/ 5/** 9:45
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'Dêng kÝnh mµm ghÐp don DK2.-2.5'
VARIATE V003 DK D3
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 .546666E-02 .182222E-02 3.08 0.090 2
* RESIDUAL 8 .473333E-02 .591667E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .102000E-01 .927272E-03
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DK D3 17/ 5/** 9:45
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'Dêng kÝnh mµm ghÐp don DK2.-2.5'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS DK D3
1 3 0.380000
2 3 0.412667
3 3 0.393333
4 3 0.420000
SE(N= 3) 0.140436E-01
5%LSD 8DF 0.457947E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DK D3 17/ 5/** 9:45
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'Dêng kÝnh mµm ghÐp don DK2.-2.5'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DK D3 12 0.40000 0.30451E-010.24324E-01 6.1 0.0901
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
149
Đường kính cành ghép đốn ĐK2.6-3.0
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK D4 FILE DK D4 17/ 5/** 9:51
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'dêng kinh mµm ghep don Dk2.6-3.0'
VARIATE V003 DK D4
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 .422500E-02 .140833E-02 1.15 0.387 2
* RESIDUAL 8 .980000E-02 .122500E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .140250E-01 .127500E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DK D4 17/ 5/** 9:51
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'dêng kinh mµm ghep don Dk2.6-3.0'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS DK D4
1 3 0.393333
2 3 0.410000
3 3 0.413333
4 3 0.443333
SE(N= 3) 0.202073E-01
5%LSD 8DF 0.658938E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DK D4 17/ 5/** 9:51
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'dêng kinh mµm ghep don Dk2.6-3.0'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DK D4 12 0.41250 0.35707E-010.35000E-01 8.5 0.3873
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
150
Ghép đốn (U)
BALANCED ANOVA FOR VARIATE U DON2 FILE U DON2 23/ 4/** 14:52
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
'DK canh ghep /goc ghep U DON'
VARIATE V003 U DON2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 .430688E-01 .143563E-01 7.47 0.005 2
* RESIDUAL 12 .230750E-01 .192292E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 15 .661438E-01 .440958E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE U DON2 23/ 4/** 14:52
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
'DK canh ghep /goc ghep U DON'
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS U DON2
1 4 1.13250
2 4 1.11000
3 4 1.05000
4 4 1.00000
SE(N= 4) 0.219255E-01
5%LSD 12DF 0.675600E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE U DON2 23/ 4/** 14:52
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
'DK canh ghep /goc ghep U DON'
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |
(N= 16) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
U DON2 16 1.0731 0.66405E-010.43851E-01 4.1 0.0046
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
151
PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Họ và tên chủ hộ: .........................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................
3. Loại cây trồng điều tra: Vải thiều ghộp vải chớn sớm
4. Tuổi cây ghộp……………
5. Thời gian ghép năm………………
7. Số cây ghép …………..
8. Phương thức ghép: - Số cây ghép cao thay tán……….cây
- số cây đốn cành ghép mầm………..cây
9. Diện tích, năng suất, sản lượng
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ ha) Sản lƣợng (tấn)
2004
2005
2006
2007
2008
10. Tình hình về đất trồng
Đất tốt Đất trung bình Đất xấu
11. Dạng hình thái tán cây
Dạng mâm xôi Tròn đều Hình chóp
12. Tình hình canh tác và chăm sóc
12.1 Loại phân bón và lượng phân bón/ năm
- Phân chuồng:………… kg/ cây.
- Đạm urê:……………… kg/ cây.
- Lân supe:…………….. kg/ cây.
- Kaliclorua: ………….. kg/ cây.
- NPK…………………. kg/ cây.
- Phân bón lá…………. ml/ cây.
12.2 Thời điểm bón
Thời kỳ bón Phân
chuồng
(kg/ cây)
Đạm urê
(kg/ cây)
Lân supe
(kg/ cây)
Kali
(kg/ cây)
NPK
(kg/ cây)
Phân
bón lá
(ml/
cây)
Sau thu hoạch
Thúc hoa
Thúc quả
12.3 Điều kiện về nước tưới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
152
Thuận lợi Khó khăn Rất khó khăn
12.4 Số lần làm cỏ / năm
Một lần Hai lần Ba lần
12.5 Đốn tỉa cành
Một lần Hai lần
- Thời điểm đốn tỉa lần 1: ......................................................................
- Thời điểm đốn tỉa lần 2: .......................................................................
12.6 Tình hình sử dụng thuốc BVTV/ năm
Ba lần Bốn lần Năm lần Lớn hơn năm lần
- Loại thuốc và liều lượng:
Loại thuốc Thời điểm sử dụng Đối tƣợng phòng trừ Liều lƣợng
13. Số đợt lộc/ năm
-LộcXuân ..........................................................................................
- Lộc Hè:.................................................................................................
- Lộc Thu:................................................................................................
- Lộc Đông:.............................................................................................
14. Thị trường tiêu thụ
Loại hàng Địa điểm tiêu thụ Giá bán (đ/ kg)
2006 2007 2008
Vải tươi
Vải xấy
11. Một số kinh nghiệm trong thâm canh vải
............................................................................................................................. ..........
.......................................................................................................................................
............................................................................................................................. ..........
...............................................................................................12. Nhận xét, đánh giá
............................................................................................................................. ..........
.......................................................................................................................................
............................................................................................................................. ..........
...............................................................................................
Ngày tháng năm 2007.
NGƢỜI ĐIỀU TRA CHỦ HỘ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
153
Bảng: Đặc điểm thời tiết, khí hậu huyện Lục Ngạn qua các năm
Các
tháng
2006 2007 2008
Nhiệt
độ TB
(0C)
Lƣợng
mƣa
TB
(mm)
Độ ẩm
TB
(%)
Nhiệt
độ TB
Lƣợng
mƣa
TB
(mm)
Độ ẩm
TB
(%)
Độ ẩm
TB
(%)
Lƣợng
mƣa
TB
(mm)
Độ ẩm
TB
(%)
1 15,5 10 76 17 7,5 77,5 17 7,5 75
2 16 15 80 17,5 15 84 18 22,5 82,5
3 17,5 25 75 19 30 86 20 40 83,5
4 23 80 76 24,5 75 80 23,5 75 75
5 28,5 160 80 28 200 81,5 27 190 82,5
6 29 250 75 28,5 225 82,5 28,5 225 82,5
7 29,5 260 76 29 275 83,5 29 275 83,5
8 27,5 300 82 28 350 84,5 28 350 85
9 27 90 70 27,5 150 75 26,5 150 82,5
10 23,5 80 65 24 65 68,5 24 65 75
11 19,5 10 70 20 7,5 72 20 7,5 77,5
12 15 9 70 17,5 5 67 17 10 77,5
Cả năm 22,6 1289 74,6 23,4 1405 78,5 23,2 1417,5 80,2
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9229.pdf