Tài liệu Nghiên cứu kết quả thực hiện giải pháp trợ giúp cho huyện nghèo ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá: ... Ebook Nghiên cứu kết quả thực hiện giải pháp trợ giúp cho huyện nghèo ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá
111 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu kết quả thực hiện giải pháp trợ giúp cho huyện nghèo ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eêf----------
VŨ QUỲNH HƯƠNG
Nghiªn cøu kÕt qu¶ thùc hiÖn
gi¶i ph¸p trî gióp cho huyÖn nghÌo
ë huyÖn nh xu©n, tØnh Thanh Ho¸
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vũ Quỳnh Hương
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Đỗ Kim Chung, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Sau đại học, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin cảm ơn Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hoá, UBND, các phòng chuyên môn huyện Như Xuân đã giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tác giả
Vũ Quỳnh Hương
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANQP An ninh quốc phòng
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
CN-TTCN Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
CP Chính phủ
CT135-II Chương trình 135 giai đoạn II
CT 134 Chương trình 134/CP
GTZ Dự án hỗ trợ giảm nghèo của Đức
KTXH Kinh tế xã hội
LĐTB&XH Lao động Thương binh và xã hội
MTTQ Mặt trận tổ quốc
NĐ Nghị định
NQ Nghị quyết
HTX Hợp tác xã
QĐ Quyết định
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TTTD Thể dục thể thao
UBND Uỷ ban nhân dân
XĐGN Xoá đói giảm nghèo
WTO Tổ chức thương mại quốc tế
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất cả nước 9
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Như Xuân giai đoạn 2006-2008 37
Bảng 3.2.Tình hình nghèo đói của huyện Như Xuân năm 2006-2008 39
Bảng 3.3. Nguyên nhân nghèo của các hộ năm 2008 40
Bảng 3.4. Thu nhập bình quân/đầu người của huyện và tỉnh năm 2006-2008 42
Bảng 4.1. Các xã thuộc CT 135 và tình hình nghèo tại các xã năm 2007 50
Bảng 4.2. Các hạng mục công trình được đầu tư xây dựng năm 2007-2008 51
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế 53
Bảng 4.4. Tình hình lớp học, giáo viên và học sinh giai đoạn 2006-2008 54
Bảng 4.5. Kết quả hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt cho người nghèo 55
giai đoạn 2006-2008 55
Bảng 4.6.Kết quả thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá năm 2007-2008 56
Bảng 4.7. Kết quả dạy nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2008 59
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến của người nghèo về nhu cầu giải quyết việc làm. 59
Bảng 4.9. Công trình đường giao thông hiện có trên địa bàn huyện 64
Bảng 4.10. Trình độ đào tạo của cán bộ cơ sở tại 3 xã điều tra 67
Bảng 4.11. Trình độ đào tạo của cán bộ cấp cơ sở toàn huyện 68
Bảng 4.12. Ý kiến cán bộ tham gia công tác giảm nghèo về khó khăn trong tổ chức thực hiện 69
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện và tỉnh năm 2008 41
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng diễn ra nhanh trong suốt thập niên 90 và những năm của thập niên 2000; công cuộc giảm nghèo triển khai mạnh mẽ từ những năm 1993 đã đem đến kết quả rất tốt về giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống còn 38% năm 1998; 18,1% năm 2004; 15,5% năm 2006 và 14,87% năm 2007. Trong vòng 15 năm qua Việt Nam đã giảm 3/4 số người nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 830 UDS năm 2007; đời sống của đại đa số người dân được cải thiện đáng kể, nhất là nhóm hộ nghèo.
Báo cáo việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam đã khẳng định tốc độ giảm nghèo nhanh là do tăng trưởng kinh tế có lợi cho người nghèo và triển khai đồng bộ các chương trình giảm nghèo diễn ra từ năm 1993 đến nay.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có tỷ lệ nghèo cao,tốc độ giảm nghèo vẫn diễn ra chậm. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 1993 và năm 2006 cho thấy tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chậm hơn người Kinh và người Hoa. Tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số từ 86,4% năm 1993 xuống còn 52,3% năm 2006, trung bình mỗi năm giảm 2,4%; trong khi đó tỷ lệ nghèo của người Kinh và Hoa là 53,9% năm 1993 giảm còn 10,36% năm 2006 trung bình mỗi năm giảm 3,15%.
Tình trạng nghèo khổ, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo lường mức sống khác ở vùng đồng bào dân tộc vẫn còn ở mức thấp mặc dù có rất nhiều chính sách, chương trình đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các huyện này và đồng bào dân tộc thiểu số. Tình trạng nghèo của nhóm dân tộc thiểu số cao gấp 4,5 lần so với người Kinh và người Hoa, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm tới 13% dân số cả nước nhưng số người nghèo lại chiếm 40% tổng số người nghèo vào năm 2004. Sự giảm nghèo của các huyện vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra chậm hơn các huyện trung du, đồng bằng. Tính đến cuối năm 2006 cả nước có 58 huyện có tỷ lệ nghèo cao gấp 3,5 lần tỷ lệ nghèo chung của cả nước, thu nhập bình quân đầu người ở các huyện này đạt từ 2,3-4,3 triệu/năm chỉ bằng 1/3 mức bình quân đầu người chung của cả nước. Đầu năm 2007 bổ sung thêm 03 huyện do mới chia tách và tái nghèo, nâng tổng số lên 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao trong cả nước. Vấn đề đặt ra là cần phải có giải pháp gì hỗ trợ các huyện nghèo để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, về thu nhập, mức sống giữa các huyện này với các địa phương khác trong nước.
Thanh Hoá là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, kinh tế chưa phát triển, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hay xảy ra thiên tai, lũ lụt nên đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Từ hơn 10 năm nay, xoá đói giảm nghèo- giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội ở Thanh Hoá. Người nghèo đã bước đầu có nhận thức đúng để tự vươn lên, biết tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ổn định ở mức bình quân 9,1% năm trong giai đoạn 2001-2005 là yếu tố có tính chất quyết định đến XĐGN trên diện rộng và cải thiện đáng kể tình trạng của người nghèo về thu nhập, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và phát triển nguồn lực.
Nhờ huy động tốt các nguồn lực, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, chương trình, dự án, tình trạng nghèo đói ở Thanh Hoá đã giảm cả ở nông thôn và thành thị, cả người Kinh và dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng ngoại vi các thành phố, thị xã và những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Mặc dù đã đạt được thành quả đáng kể trong công tác XĐGN, song thu nhập bình quân đầu người ở Thanh Hoá còn thấp và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao so với bình quân chung của cả nước. Hiện nay Thanh Hoá là tỉnh có số huyện nghèo cao nhất cả nước (có 7 huyện nghèo trong danh sách 61 huyện nghèo của cả nước), trong đó Như Xuân là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, các cấp, các ngành của huyện đã phối hợp và tổ chức tốt các chương trình chính sách giảm nghèo. Tuy vậy, tỷ lệ nghèo tại huyện vẫn cao, năm 2007 tỷ lệ nghèo là 52,31%, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 6,5 triệu đồng/năm năm 2008. Do đó làm thế nào giúp các huyện nghèo giảm nhanh tỷ lệ nghèo và phát triển ngang bằng với các huyện khác là một vấn đề quan tâm hàng đầu đối với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội huyện Như Xuân.
Từ thực tiễn nêu trên cho thấy cần thiết phải có các giải pháp, chính sách phù hợp trợ giúp cho các huyện nghèo để các huyện có thể giảm nghèo nhanh và bền vững. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kết quả thực hiện giải pháp trợ giúp cho huyện nghèo ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá”. Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực trên cơ sở nghiên cứu các kết quả thực hiện các giải pháp, chính sách nhằm đưa ra các đề xuất giúp huyện nghèo Như Xuân có thể giảm nhanh tỷ lệ nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thu nhập, nhất là đối với các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số và làm cơ sở để Thanh Hóa có thể hoàn thành mục tiêu giảm nghèo theo đúng kế hoạch đề ra.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất một số giải pháp phù hợp trợ giúp cho huyện nghèo Như Xuân ở tỉnh Thanh Hoá giảm nghèo nhanh, chống tái nghèo, thu hẹp khoảng cách về thu nhập và mức sống giữa các huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận về trợ giúp cho các huyện nghèo, vùng nghèo
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện giải pháp trợ giúp huyện nghèo thông qua các chính sách hỗ trợ giảm nghèo ở huyện nghèo Như Xuân của tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp trợ giúp huyện nghèo Như Xuân của tỉnh Thanh Hoá giảm nhanh tỷ lệ nghèo.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ huyện nghèo.
- Các xã thuộc huyện nghèo Như Xuân của tỉnh Thanh Hoá
- Người nghèo, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ dân tộc thiểu số
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: huyện nghèo Như Xuân của tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian nghiên cứu: Thu thập thông tin về giảm nghèo tập trung chủ yếu ở giai đoạn 2001-2005; từ năm 2006-2008.
- Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của các ngành, lĩnh vực, tình hình nghèo đói; các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói; kết quả thực hiện các chính sách, giải pháp trợ giúp giảm nghèo hiện có trên địa bàn huyện nghèo Như Xuân của tỉnh Thanh Hoá bao gồm: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh; hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội, từ đó đề xuất các chính sách, giải pháp cho phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở huyện này.
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRỢ GIÚP CHO HUYỆN NGHÈO
2.1. Cơ sở lý luận về trợ giúp huyện nghèo
2.1.1. Khái niệm về trợ giúp huyện nghèo
Mỗi quốc gia có những điểm khác biệt nhau về điều kiện địa lý tự nhiên, dân số, bản sắc văn hóa, trình độ phát triển kinh tế- xã hội, chế độ chính trị...Nhưng dù các nước có những khác biệt đến đâu thì vẫn có những vấn đề chung cần quan tâm giải quyết. Một trong những vấn đề đó là đói nghèo. Có những quốc gia dù rất phát triển nhưng vẫn tồn tại sự chênh lệch, khác biệt giữa người giàu có, người nghèo, vẫn có những vùng nghèo nhưng tùy điều kiện phát triển của mỗi quốc gia mà sự chênh lệch đó là cách xa hay được thu hẹp. Vấn đề giải quyết tình trạng nghèo tại mỗi quốc gia cũng theo đó có sự khác biệt, quan điểm về vấn đề này qua mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Những năm trước việc xóa đói giảm nghèo được coi là trách nhiệm nặng nề của Nhà nước cần thực hiện và chủ yếu là do Nhà nước thực hiện nhưng nay chúng ta đã dần nhận thức và thấy được sự cần thiết phải xã hội hóa công tác giảm nghèo. Quốc gia nào thực hiện tốt xã hội hóa giảm nghèo thì vấn đề nghèo ở quốc gia đó được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn.
Quan điểm về trợ giúp huyện nghèo cũng vậy, nó được đưa ra trên cơ sở cách nhìn nhận để giải quyết vấn đề nghèo tại mỗi địa phương tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán cũng như trong từng giai đoạn.
Chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo là một khái niệm động, được xác định dựa trên nhu cầu chi tiêu cơ bản tối thiểu của con người trong từng giai đoạn và được tính bằng tiền dùng để đo lường xác định ai là người nghèo và người không nghèo; chuẩn nghèo có thể thay đổi theo thời gian và không gian và do Chính phủ quy định.
Chuẩn nghèo là yếu tố quan trọng quyết định quy mô và tỷ lệ nghèo trên phạm vi toàn quốc. Những số liệu về số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng việc xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo, từ việc xác định mục tiêu (số hộ nghèo giảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm,...) đến nhu cầu về nguồn lực của chương trình (kinh phí để thực hiện các chính sách, giải pháp phù hợp với qui mô hộ nghèo...)
Hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng thấp hơn chuẩn nghèo theo qui định hiện hành.
Chuẩn nghèo của nước ta ban hành từ năm 1993, đến nay đã 5 lần thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, song nhìn chung còn thấp so với quốc tế và chưa phản ánh đúng thực trạng nghèo đói của đất nước; mặt khác một số tỉnh thành phố đã đưa ra chuẩn nghèo cao hơn chuẩn quốc gia.
Đến nay chuẩn nghèo đang được áp dụng trong giai đoạn 2006-2010 (theo Quyết định số 170/2005/QĐ-LĐTBXH) là:
Đối với khu vực thành thị: 260.000 đồng/người/tháng
Đối với khu vực nông thôn: 200.000 đồng/người/tháng
Vùng nghèo
Là một vùng liên tục gồm nhiều làng, xã, huyện, hoặc chỉ một làng, một xã, một huyện mà tại đó chứa đựng nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi cho sự phát triển của cộng đồng, như: đất đai khô cằn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp, sản xuất tự cung tự cấp và có mức sống dân cư trong vùng thấp hơn so với mức sống chung của cả nước xét trong cùng một thời điểm.
Xã nghèo
Xã nghèo là xã có một trong các đặc trưng sau:
+ Tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 40 % số hộ của xã
+ Kết cấu hạ tầng gồm đường giao thông, điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, chợ… chưa có hoặc rất hạn chế: thiếu 1/6 các công trình kết cấu hạ tầng về kinh tế và xã hội.
+ Tỷ lệ mù chữ cao
+ Dân còn sống du canh du cư.
Huyện nghèo
Theo thống kê về số liệu rà soát hộ nghèo tính đến ngày 31/12/2006 cả nước có 60 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Năm 2007 đã bổ sung thêm 1 huyện vào danh sách các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nâng tổng số huyện nghèo từ 60 lên 61 huyện và đã được lập thành danh sách các huyện nghèo, vùng khó khăn. Tuy nhiên đến cuối năm 2008, số huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% đã giảm xuống, hiện có 21 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 40-50%, 40 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Tại mỗi một thời điểm thống kê thì tỷ lệ nghèo tại các huyện nghèo cũng khác nhau. Hiện nay nước ta chưa có các tiêu chí cụ thể để xác định huyện nghèo. Do đó có thể gọi 61 huyện này là 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất cả nước. Theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo thì huyện nghèo được xác định là huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Danh sách 61 huyện nghèo được xác định tại thời điểm cuối năm 2006.
Do đó trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng khái niệm về huyện nghèo như sau: Huyện nghèo là huyện có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% tổng số hộ của huyện [12].
Với tiêu chí về huyện nghèo như trên theo nhận định của tác giả thấy có hạn chế đó là: chỉ dựa vào tỷ lệ hộ nghèo để xác định huyện nghèo, chưa có tiêu chí cụ thể, việc xác định huyện nghèo nếu chỉ căn cứ vào một tiêu chí là tỷ lệ hộ nghèo trên 50% thì chưa bảo đảm tính công bằng bởi mức độ “rò rỉ”cũng như độ chính xác trong khâu xác định đối tượng trong qui trình rà soát hộ nghèo ở các địa phương có thể khác nhau. Như việc xác định các xã nghèo cũng cần xét tới các tiêu chí như kết cấu hạ tầng, mức sống dân cư... Do đó để đảm bảo tính khoa học và công bằng hơn, trong thời gian tới cần phải xét đến việc sửa đổi, bổ sung tiêu chí xác định huyện nghèo.
Trong luận văn này, tác giả đề xuất khái niệm về huyện nghèo như sau: Huyện nghèo là huyện đáp ứng ít nhất 2 trong 4 tiêu chí sau đây:
- Tỷ lệ hộ nghèo trên 50%
- Thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 50% thu nhập bình quân chung của cả nước.
- Cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, tỷ trọng trong nông nghiệp trong tổng thu nhập chiếm từ 40% trở lên.
- Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế và đời sống dân sinh chưa phát triển thể hiện: chưa đủ đường giao thông trải nhựa hoặc bê tông tới trung tâm xã; điện lưới quốc gia chưa phủ hết 80% số xã, thiếu trường học phổ thông, thiếu trạm xá ở cấp xã.
Bảng 2.1: Danh sách 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất cả nước
TT
Tên tỉnh
Số huyện
Tên Huyện
1
Hà Giang
6
Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ;Yên Minh, Xín Mần, Hoàng Su Phì
2
Cao Bằng
5
Thông Nông, Bảo Lâm, Hà Quảng, Bảo Lạc, Hạ Lang
3
Lào Cai
3
Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà
4
Yên Bái
2
Mù Căng Chải, Trạm Tấu
5
Phú Thọ
1
Tân Sơn
6
Bắc Kạn
2
Ba Bể, Pắc Nặm
7
Bắc Giang
1
Sơn Động
8
Sơn La
5
Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp
9
Lai Châu
4
Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Than Uyên
10
Điện Biên
4
Tủa Chùa, Mường Ảng, Mường Nhé, Điện Biên Đông
11
Thanh Hoá
7
Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân, Bá Thước
12
Nghệ An
3
Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn
13
Quảng Bình
1
Minh Hoá
14
Quảng Trị
1
Đa Krông
15
Quảng Nam
3
Nam Trà My, Tây Giang, Phước Sơn
16
Quảng Ngãi
6
Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long, Tây Trà, Ba Tơ
17
Bình Định
3
An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh
18
Ninh Thuận
1
Bắc Ái
19
Lâm Đồng
1
Đam Rông
20
Kon Tum
2
Kon Plong, Tu Mơ Rông
(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Theo kết quả khảo sát năm 2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì các huyện nghèo có những đặc điểm nổi bật sau:
- Về địa lý: Các huyện nghèo nằm ở vùng cao, xa các trung tâm kinh tế xã hội, địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ; điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nhiều xã vùng cao thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, hàng năm lũ quét thường xẩy ra gây khó khăn cho giao thông và đời sống của nhân dân; nhiều xã nằm sát đường biên giới, nhiệm vụ đảm bảo an ninh- quốc phòng được đặt lên hàng đầu. Diện tích đất tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người lại không cao và chất lượng đất thấp, do bị mưa bào mòn lớp mùn bề mặt.
- Về dân số và dân tộc: Số lượng dân cư ít, dân số chủ yếu ở các huyện này là đồng bào dân tộc thiểu số, quá một nửa dân số của huyện là đồng bào dân tộc, mật độ dân cư thấp, lại sống phân tán, thiếu tập trung, không thuận lợi cho quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân và phát triển kinh tế xã hội. Đồng bào dân tộc thiểu số thường có quy mô hộ gia đình cao hơn mức bình quân chung của cả nước, tỷ lệ trẻ em, người già phải nuôi dưỡng cao, ngược lại tỷ lệ lao động lại thấp; kèm theo là tập tục lạc hậu với chi phí tốn kém và ít có tích luỹ.
- Về phát triển kinh tế- xã hội: Trình độ phát triển kinh tế xã hội còn ở mức thấp, đa số lao động chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp; tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm của các huyện chiếm từ 65-80%, tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và xây dựng chiếm từ 8-33%; tỷ trọng sản phẩm thương mại dịch vụ chiếm từ 14-23%. Thu nhập bình quân đầu người từ 2,1- 4,3 triệu đồng/năm. Thu ngân sách trên địa bàn mức phổ biến từ 4,3 tỷ đồng đến 6 tỷ đồng một năm; hầu hết chi ngân sách trên địa bàn là do trung ương và tỉnh hỗ trợ.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tập quán sản xuất còn lạc hậu, đa phần người dân còn sản xuất theo mô hình tự cung tự cấp là chính, chỉ có một phần nhỏ để bán trên thị trường tại địa phương, chưa có sản xuất theo mô hình hàng hoá.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi không biết chữ và chưa tới trường còn cao, chất lượng giáo dục, y tế còn thấp so với vùng nông thôn đồng bằng; việc tiếp cận thông tin, văn hoá còn hạn chế và nhiều hủ tục ma chay, cưới xin còn lạc hậu chưa xoá bỏ được.
- Về hạ tầng cơ sở: Nhìn chung cơ sở hạ tầng cơ sở thiết yếu có cải thiện, nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực trung tâm xã, từ xã xuống các thôn bản cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu; xét trên tổng thể hạ tầng cơ sở thiết yếu vẫn ở tình trạng thấp kém; đường giao thông từ huyện đến nhiều xã không đi được 4 mùa; điện lưới quốc gia chỉ bảo đảm khu trung tâm xã; thuỷ lợi không đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu; hầu hết các xã có trạm y tế song cơ sở vật chất và cán bộ y tế không đủ dẫn đến chất lượng dịch vụ y tế thấp, người dân ít đến khám chữa bệnh; tình trạng cơ sở vật chất và cán bộ cho giáo dục tương tự như y tế.
- Về đội ngũ cán bộ quản lý: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã hạn chế, trình độ học vấn thấp, hầu hết thiếu hiểu biết về quản lý kinh tế, quản lý các chương trình dự án và quản lý hành chính, họ thường làm theo cảm tính, kinh nghiệm và sự hiểu biết ít ỏi của cá nhân; những quy định về thủ tục đầu tư phức tạp một chút là trở ngại chính đối với họ trong việc quản lý các chương trình dự án.
Khái niệm về trợ giúp huyện nghèo
- Trợ giúp: Trợ giúp được hiểu là hỗ trợ một khoản tiền nhất định hoặc hỗ trợ giải quyết một vấn đề có thể nào đó.
- Trợ giúp huyện nghèo là hỗ trợ một khoản tiền nhất định hoặc hỗ trợ, cùng giải quyết cho một vấn đề cần thiết nào đó tại huyện nghèo.
Trợ giúp huyện nghèo là một giải pháp mang tính tạm thời của Chính phủ bằng việc hỗ trợ một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời gian nào đó nhằm giúp huyện nghèo giải quyết cơ bản vấn đề nghèo đói và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế xã hội và tình hình nghèo đói so với các huyện khác trên cùng địa bàn hoặc trên vùng lãnh thổ.
Sự khác biệt giữa trợ giúp với bao cấp:
+ Bao cấp là những hoạt động mang tính áp đặt trước, đối tượng hưởng lợi không có tính chủ động mà lệ thuộc vào kế hoạch, sự ấn định trước. Bao cấp mang ý nghĩa là cung cấp toàn bộ sự cần thiết để thực hiện một hoạt động nào đó.
+ Trợ giúp có thể là sự hỗ trợ tài chính nhưng cũng có thể chỉ là sự hỗ trợ kĩ thuật, về cách thức để tìm ra cách giải quyết 1 vấn đề cần thiết nào đó. Trợ giúp không mang tính áp đặt, đối tượng hưởng lợi có sự chủ động trong kế hoạch.
Theo tác giả, sự khác biệt giữa trợ giúp huyện nghèo với thực hiện cơ chế bao cấp cho các huyện nghèo thể hiện trước hết ở tính chất của giải pháp. Trợ giúp mang tính chất tạm thời, ngắn hạn; đó là sự giúp đỡ thêm và mang tính mục tiêu là nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, nâng cao năng lực của chính quyền địa phương. Sự hỗ trợ này thường gắn với những điều kiện nhất định. Quyền quyết định sử dụng khoản kinh phí trợ giúp này như thế nào là do chính quyền địa phương, do nhu cầu thực tế, các Bộ, ngành Trung ương chỉ đóng vai trò giám sát, đánh giá và tháo gỡ khó khăn bằng cơ chế hoặc đề nghị Chính phủ hỗ trợ thêm nguồn lực.
Bao cấp là nói đến cơ chế mang tính chất lâu dài, đảm bảo; bao cấp thường gắn liền với cơ chế “xin và cho”. Đối tượng được hưởng chính sách bao cấp thường do các Bộ, ngành xác định, chế độ cụ thể cho các khoản bao cấp cũng thường do Trung ương ấn định “từ trên xuống”. Ví dụ cơ chế bao cấp thể hiện qua chế độ tem phiếu thời kì chưa đổi mới, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho mỗi người 13-15kg gạo/tháng..., các loại hàng hóa trên được bán với giá do nhà nước ấn định trước, thường không đúng với giá trị thật của nó trên thị trường.
Phương pháp tiếp cận để trợ giúp huyện nghèo
- Hỗ trợ trọn gói theo chương trình, kế hoạch hàng năm, lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
- Tạo điều kiện cho huyện nghèo phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở xác định nhu cầu đầu tư thực tế tại mỗi địa phương.
- Tạo điều kiện cho huyện nghèo, xã thuộc huyện nghèo chủ động trong xây dựng kế hoạch giảm nghèo, nâng cao năng lực cán bộ.
- Tạo điều kiện để người dân tại các huyện nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội, thông tin thị trường, phát triển sản xuất hàng hóa.
- Phân cấp, trao quyền gắn với trách nhiệm đầy đủ cho cấp huyện, xã.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân và nhu cầu thực tiễn của địa phương (huyện nghèo), do vậy phương pháp tiếp cận để trợ giúp huyện nghèo dựa vào nhu cầu sẽ là phương pháp chủ đạo. Nhu cầu này sẽ được thể hiện bằng kế hoạch 5 năm và hàng năm. Việc xây dựng kế hoạch phải đi từ dưới lên tức là từ cấp xã lên cấp huyện và có sự tham gia của người dân.
2.1.2. Vai trò của trợ giúp huyện nghèo
Kinh tế thị trường phát triển, bên cạnh những thành tựu mà nó đem lại như tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh, nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến mạnh, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập cùng kinh tế thế giới. Bên cạnh những thành tựu mà kinh tế thị trường đem lại thì không thể phủ nhận được những khuyết điểm, thất bại do nó gây ra. Một trong những thất bại đó là quy luật giá trị và lợi nhuận tối đa có thể tạo ra sự phân bổ không mong muốn về nguồn lực và của cải xã hội. Sự cạnh tranh tạo ra sự phân phối không công bằng về thu nhập, giữa các vùng, các nhóm dân cư. Có sự khác biệt, chênh lệch về thị trường, bên cạnh sự đầu tư, phát triển thị trường ở các thành phố, đô thị thì hầu hết thị trường ở các vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm đầu tư đúng mức dẫn đến sự thiếu thông tin thị trường, tạo độc quyền gây bất lợi cho cả sản xuất và tiêu dùng. Nghèo đói tiếp tục tồn tại, sự bất bình đẳng vẫn còn. Các lĩnh vực như giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến nông, môi trường, thông tin... không thu hút được sự đầu tư của tư nhân đòi hỏi phải có sự đầu tư công để có thể phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn.
Với thách thức, yêu cầu đặt ra hiện nay, XĐGN là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, vì vậy các chính sách phát triển kinh tế- xã hội đều hướng vào người nghèo, xã nghèo, tạo động lực, tạo tiền đề cho XĐGN, ưu tiên nguồn lực cho vùng khó khăn nhất, đối tượng khó khăn nhất. Do đó trợ giúp cho các huyện nghèo đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc XĐGN nhằm mục tiêu giảm bớt sự cách biệt về thu nhập mức sống của dân cư ở các huyện nghèo với các huyện khác trong vùng; thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện, nâng cao năng lực phát huy thế mạnh của từng địa phương.
2.1.3. Các giải pháp, chính sách trợ giúp huyện nghèo
Qui định về trợ giúp hiện nay
Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, về cơ bản nước ta phải bãi bỏ các trợ cấp từ ngân sách được coi là bóp méo thương mại hàng hoá, ví dụ như: trợ giá thu mua, cước vận chuyển, thu mua tạm trữ để tránh sụt giá, trợ cấp xuất khẩu… Tuy nhiên, quy định của WTO vẫn cho phép một số loại trợ cấp không trực tiếp đối với hàng hoá, không ảnh hưởng đến tính công bằng và tự do trong hoạt động thương mại toàn cầu.
Trong hoạt động thương mại toàn cầu, nông nghiệp là ngành dễ bị ảnh hưởng, nên WTO có cả một Hiệp định về nông nghiệp, trong đó có các quy định về trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Đây là toàn bộ những hỗ trợ bằng tiền ngân sách, cũng như tất cả các khoản được phép để lại của Chính phủ để giúp đỡ cho ngành nông nghiệp. Còn việc phân chia giữa trợ cấp xuất khẩu và trong nước được quy định bởi một tiêu chí là chính sách đó có tác động đến xuất khẩu hay không. Tức là, nếu chính sách trợ cấp mà thúc đẩy xuất khẩu sẽ bị coi là hỗ trợ xuất khẩu, còn nếu hỗ trợ chung cho nông nghiệp được coi là hỗ trợ trong nước.
Đối với nhóm chính sách hỗ trợ trong nước, WTO cho phép các nước thành viên được áp dụng 3 loại hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, bao gồm: trợ cấp đầu tư cho nông nghiệp; trợ cấp đầu vào cho người nông dân vùng khó khăn, người nghèo, khó tiếp cận nguồn lực bình thường; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu để xoá bỏ cây thuốc phiện, chuyển sang trồng loại cây khác.
Ngoài ra còn có trợ cấp được phép khác là trợ cấp thông qua các chương trình rút lao động ra khỏi ngành nông nghiệp, chuyển sang các ngành khác như: có thể đa dạng hoá sản phẩm, chuyển từ trồng lúa sang cây trồng khác thì được phép trợ cấp. Chính sách chi trả trực tiếp cho người sản xuất bằng tiền mặt, bảo hiểm, chi phí. Ngoài ra, còn các chi trả cho các chương trình môi trường, cho các vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất… Đây là những chính sách sẽ dùng nhiều trong tương lai.
Tóm lại, khi gia nhập WTO các chính sách về trợ cấp được thể hiện ở 3 nhóm chính:
- Chính sách hộp xanh là các chính sách ít làm bóp méo giá thương mại, được xây dựng theo chương trình của Chính phủ để hỗ trợ cho các chương trình:
+ Dịch vụ công như các hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến nông, bảo vệ thực vât, thú y, phát triển cơ sở hạ tầng...
+ Trợ cấp lương thực thực phẩm gồm các hoạt động trợ cước nước mắm, mưối, thuốc chữa bệnh.
+ Chương trình giảm nhẹ thiên tai
+ Trợ cấp về thu nhập cho người dưới mức thu nhập
+ Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu sản xuất đất nông nghiệp sang mục đích khác.
+ Chương trình về môi trường và trợ giúp vùng là những hỗ trợ nhằm giảm thiểu những ngoại ứng tiêu cực của thị trường.
- Chính sách hộp vàng là những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất thông qua việc hạn chế sản xuất, thường áp dụng cho những sản phẩm dư thừa của các nước phát triển.
- Chính sách hộp đỏ là những chính sách nghiêm cấm áp dụng do hỗ trợ trực tiếp vào giá làm méo mó giá gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường. Thưc hiện qui định của WTO cấm các nước trợ cấp xuất khẩu bao gồm:
+ Trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng xuất khẩu như bán, thanh lý hàng nông sản dự trữ cho xuất khẩu với giá rẻ.
+ Tài trợ các khoản chi phí cho xuất khẩu như giảm thuế, các khoản để lại
+ Trợ cấp lượng hàng xuất khẩu
+ Ưu đãi cước phí vận tải quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơn là hàng tiêu dùng nội địa.
Do vậy các chương trình, chính sách hỗ trợ cho đầu tư công tại các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa để phát triển sản xuất thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản bằng ngân sách nhà nước cũng như huy động các nguồn lực trong xã hội vẫn tiếp tục được khuyến khích thực hiện và là một trong những vấn đề được ưu tiên hiện nay.
2.1.3.1. Nhóm chính sách giảm nghèo hiện hành
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và cộng đồng đã nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công tác giảm nghèo trên phạm vi toàn quốc và đạt được những thành tựu đáng kể thông qua giải pháp trợ giúp được thực hiện bởi các chính sách giảm nghèo sau:
* Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010
Theo Quyết định số 20/2/2007QĐ- TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ thì Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Mục tiêu: Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 10 - 11% năm 2010; Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005; 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển ._.và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn
- Nội dung chủ yếu bao gồm các chính sách, dự án sau:
+ Nhóm chính sách, dự án để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, bao gồm: Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; Chính sách để hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số; Dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Dự án dạy nghề cho người nghèo; Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.
+ Nhóm chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội: Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt; Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.
+ Nhóm dự án nâng cao năng lực và nhận thức: Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo cán bộ giảm nghèo và hoạt động truyền thông); Hoạt động giám sát, đánh giá.
*Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II)
Chương trình 135 giai đoạn II được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 07/2006/QĐ- TTg với những nội dung chủ yếu như sau:
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu tổng quát: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.
Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Mục tiêu cụ thể:
Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010.
Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập.
Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến tất cả thôn, bản; trên 80% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất trồng lúa nước; 100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn, bản có điện ở cụm dân cư; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.
Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 80% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí.
Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn.
- Nội dung chủ yếu:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế; đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng.
+ Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
Chương trình MTQG-GN và CT 135-II là hai chương trình đặt nền móng cho nỗ lực giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam trong gia đoạn này. Bên cạnh hai chương trình giảm nghèo mang tính “trọng điểm” nêu trên, Chương trình hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất (thực hiện theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, gọi tắt là Chương trình 134/CP) là một chương trình lớn được thực hiện với mục đích giải quyết đất sản xuất theo định mức quy định cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số không còn đất hoặc thiếu đất để phát triển sản xuất, duy trì thu nhập ổn định và từng bước tăng thu nhập, vượt nghèo bền vững.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2006- 2010, Chính phủ còn ban hành hàng loạt chính sách, cơ chế, chương trình có liên quan đến giảm nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn, đặc biệt là các chính sách mới như: Hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói, giảm nghèo; góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại các địa phương (Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg); Chính sách cho vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định đời sống, sớm vượt qua đói nghèo (Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg); Chính sách dạy nghề cho học sinh dân tộc nội trú tại các cơ sở dạy nghề công lập với thời gian từ 3 tháng trở lên (Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg); Chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn - bao gồm một số đối tượng xã hội trong hộ nghèo (Nghị định 67/2007/NĐ-CP); Chính sách cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (bao gồm con em hộ nghèo) theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg…(Phụ lục 2)
Các chính sách trên được ban hành thực hiện với mục đích giải quyết các vấn đề về nghèo đói, là giải pháp trợ giúp cho các địa phương giảm nghèo tích cực và hiệu quả nhất. Tuy nhiên tính chất trợ giúp trong thời gian qua chưa được thể hiện đúng. Quá trình hoạch định chính sách cho tới triển khai vẫn mang nặng tính bao cấp “từ trên xuống”, chưa phát huy tính tự chủ cũng như nâng cao được năng lực, thế mạnh của mỗi địa phương.
2.1.3.2. Các chính sách đặc thù trợ giúp huyện nghèo
Trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo đối với các vùng, các xã đặc biệt khó khăn nhưng chỉ tập trung vào 1 số vùng trọng điểm, các xã nghèo, đặc biệt khó khăn. Do đó sự phát triển, giảm nghèo chỉ thực hiện có hiệu quả, tích cực ở địa bàn được hỗ trợ, đầu tư. Mặt khác chương trình giảm nghèo quốc gia được thực hiện trên phạm vi toàn quốc nhưng cũng chỉ tập trung vào nhóm người nghèo. Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra trước 2 năm, ngày 27 tháng 12 năm 2008, Chính phủ đã đề ra nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% (gọi tắt là Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo).
- Mục tiêu của chương trình hỗ trợ các huyện nghèo là: Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Nghị quyết đưa ra giải pháp trợ giúp huyện nghèo với những chính sách đặc thù bao gồm:
- Tiếp tục thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành về hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở các huyện nghèo có sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ, mức đầu tư.
- Xây dựng một số nhóm giải pháp với các chính sách đặc thù cho các huyện nghèo theo các ngành, lĩnh vực như sau:
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm 28 chính sách
Hỗ trợ xây dựng trung tâm dịch vụ tổng hợp về nông, lâm, ngư nghiệp.
Bố trí kinh phí để rà soát quy hoạch, sản xuất nông lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng huyện, xã, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai.
Về lâm nghiệp:
Hỗ trợ kinh phí khoán chăm sóc và bảo vệ bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất rừng sản xuất (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) với mức 200.000 đồng/ha/năm.
- Hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất từ 02 - 05 triệu đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể căn cứ giá giống của từng địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định) đối với hộ gia đình được giao rừng sản xuất (các loại rừng sau khi quy hoạch lại là rừng sản xuất, nhưng không thuộc loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng được khoán chăm sóc, bảo vệ) và giao đất để trồng rừng sản xuất theo quy hoạch. Được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng sản xuất được giao và trồng.
- Hỗ trợ hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời gian trợ cấp gạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, nhưng tối đa không quá 7 năm).
+ Hỗ trợ hộ nghèo 05 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất.
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay tại ngân hàng thương mại nhà nước để trồng rừng sản xuất.
- Hỗ trợ kinh phí 10 triệu đồng/ha đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang.
Hỗ trợ kinh phí 05 triệu đồng/ha để phục hoá
Hỗ trợ kinh phí 10 triệu đồng/ha để tạo ruộng bậc thang
- Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; ưu tiên hỗ trợ trồng lúa lai, ngô lai.
- Hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay tại ngân hàng thương mại nhà nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
+ Cho hộ nghèo vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc (trâu, bò, dê) hoặc giống gia cầm chăn nuôi tập trung hoặc giống thuỷ sản.
Hỗ trợ hộ nghèo một lần: 01 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thuỷ sản và 02 triệu đồng/ha mua giống để trồng cỏ nếu chăn nuôi gia súc.
+ Hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm.
Ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp: Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ, với lãi suất 0% (một lần) để phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập nếu không có điều kiện chăn nuôi.
Về thủy lợi:
Hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi cấp huyện, liên xã.
Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, duy tu công trình thủy lợi cấp xã, thôn bản.
Hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng kênh mương nội đồng.
Về khuyến nông:
Hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung các huyện khác.
Hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
Hỗ trợ người dân tham gia đào tạo, huấn luyện tài liệu, 100% tiền ăn ở, đi lại và 10.000 đồng/ngày/người.
Hỗ trợ mỗi thôn, bản ít nhất một suất trợ cấp khuyến nông viên cơ sở (gồm cả khuyến nông, lâm, ngư).
Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp công trình cấp nước tập trung.
Hỗ trợ công trình cấp nước phân tán (đào giếng, xây bể, mái hứng mái che).
Bố trí lại dân cư:
Quy hoạch các điểm dân cư ở những nơi thường xảy ra thiên tai.
Quy hoạch các điểm dân cư ở những nơi có điều kiện phát triển kinh tế.
Ngành Công thương:
Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp, duy tu chợ trung tâm xã.
Hỗ trợ mỗi huyện 100 triệu đồng xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thuỷ đặc sản của địa phương; thông tin thị trường cho nông dân.
Hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại đối với cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo.
Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp duy tu hệ thống phục vụ sản xuất và dân sinh.
Hỗ trợ xử lý nước thải khu công nghiệp.
Hỗ trợ tạo mặt bằng khu công nghiệp và làng nghề.
Ngành Xây dựng: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đang ở nhà tạm.
Ngành Giao thông:
Đầu tư đường giao thông từ tỉnh đến huyện.
Đầu tư đường giao thông từ huyện đến xã, cụm xã.
Đầu tư đường giao thông liên xã.
Hỗ trợ, nâng cấp, duy tu cầu, cống, đường vào khu kinh tế sản xuất tập trung.
Hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa đường liên thôn, liên bản.
Khoa học công nghệ: khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu đãi thu hút các tổ chức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ở địa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất ở các huyện nghèo.
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội:
Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang cấp ban đầu, chi phí làm thủ tục và cho vay vốn ưu đãi) để lao động các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động.
Đầu tư xây dựng mỗi huyện 1 cơ sở dạy nghề
Hỗ trợ kinh phí cho đào tạo nghề tại chỗ cho lao động nông thôn.
Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để đi lao động xuất khẩu
Hỗ trợ hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
Ngành Văn hóa thông tin:
Hỗ trợ trạm chuyển tiếp phát thanh xã.
Hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa xã.
Hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, bản.
Ngành Giáo dục và đào tạo:
Đầu tư xây dựng trường trung học phổ thông huyện.
Đầu tư xây dựng trường dân tộc nội trú cấp huyện.
Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp, duy tu trường học ở xã (trường học mầm non, lớp mẫu giáo, nhà ở cho giáo viên).
Hỗ trợ xây dựng nhà bán trú dân nuôi.
Hỗ trợ kinh phí để bố trí đủ giáo viên tiểu học, trung học.
Hỗ trợ nhà ở cho giáo viên ở thôn bản.
Hỗ trợ kinh phí cho cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số đi học.
Cấp học bổng cho học sinh nghèo dân tộc thiểu số đi học ở trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ngành Y tế:
Hỗ trợ xây dựng bệnh viện huyện.
Hỗ trợ xây dựng trung tâm y tế dự phòng huyện.
Hỗ trợ nâng cấp, duy tu trạm y tế xã.
Đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ y tế thôn bản, xã, huyện.
Trợ cấp kinh phí tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Ngành Nội vụ:
Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn cấp tỉnh, huyện, xã về quản lý KTXH, dự án và kế hoạch.
Trợ cấp ban đầu đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường.
Trợ cấp vùng đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường có gia đình đi theo.
Trợ cấp 70% tiền lương đối với cán bộ luân chuyển và tăng cường.
Trợ cấp tiền tàu xe đi nghỉ phép năm đối với cán bộ luân chuyển tăng cường.
Hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương cho tri thức trẻ về tham gia tổ công tác thuộc xã nghèo nhưng không hưởng lương.
Hỗ trợ tiền công hàng tháng cho tri thức tình nguyện tương đương cán bộ công chức có cùng trình độ đào tạo.
Phụ cấp cho tri thức trẻ tình nguyện như đối với cán bộ công chức xã.
Hỗ trợ tiền đóng BHXH và BHYT cho tri thức trẻ tình nguyện.
Hỗ trợ tri thức trẻ tình nguyện nhà ở công vụ.
Tóm lại, Chương trình hỗ trợ 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2009/NQ-CP là tổng thể các chính sách trợ giúp cho các huyện nghèo trong cả nước đẩy nhanh được tốc độ giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội gắn với giảm nghèo theo hướng đầu tư tập trung, giải quyết dứt điểm những khó khăn tại các huyện nghèo. Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo hướng đến trao quyền và giúp các huyện tự lực hơn trong việc xây dựng các giải pháp giảm nghèo phù hợp với địa phương. Với cách tiếp cận này chương trình sẽ giúp các huyện nghèo cải thiện cuộc sống của người dân, phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, tạo cơ hội tốt để cải thiện việc xác định đối tượng và cung cấp dịch vụ công [5, tr 20-21].
2.2. Kinh nghiệm của các địa phương và quốc tế đối với việc giảm nghèo cấp huyện
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước
* Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giảm nghèo đối với cấp xã (tương đương cấp huyện của nước ta)
Trung Quốc là một trong những quốc gia đạt được những thành tựu rất ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo mà Trung Quốc thường gọi là giải quyết nhu cầu “no” và “ấm” của người dân trong những năm cuối của thế kỷ XX và ngày nay gọi là “giảm nghèo và phát triển”.
Trung quốc chủ yếu quan tâm giải quyết vấn đề nghèo ở vùng nông thôn mà các giải pháp chủ yếu là hỗ trợ phát triển cộng đồng ở các xã nghèo. Việc hỗ trợ trực tiếp người nghèo, hộ nghèo cũng có song mức độ ít hơn nhiều so với ở nước ta. Mặt khác Trung Quốc rất coi trọng việc giảm nghèo và phát triển, hay nói cách khác là gắn rất chặt giảm nghèo với phát triển kinh tế.
Trung Quốc có 9 nhóm giải pháp giảm nghèo và phát triển cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục trọng điểm phát triển ngành trồng trọt, tập trung giúp dân nghèo các chương trình phát triển cây đặc sản mà thị trường có nhu cầu; lấy tăng thu nhập cho dân làm trung tâm, dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, ưu hoá giống cây nâng cao phẩm chất, tăng hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, tăng cường đẩy mạnh kinh doanh ngành hàng, căn cứ theo phương hướng phát triển và nhu cầu của ngành hàng, đối với nông sản có ưu thế của địa phương mà thị trường có nhu cầu cần được quy hoạch tổ chức liên vùng, hình thành vùng sản xuất ngành hàng đặc sản chủ đạo. Tích cực phát triển hình thái tổ chức sản xuất “xí nghiệp đầu tầu” gắn với nông hộ và ký hợp đồng nông nghiệp. Cổ vũ các xí nghiệp chế biến nông sản lớn và vừa đến các vùng nghèo xây dựng vùng nguyên liệu, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ trước, trong và sau sản xuất cho nông dân, hình thành nông, công, mậu nhất thể hoá trong vòng khép kín kinh doanh ngành hàng.
Thứ ba, tăng cường vốn đầu tư và vốn vay cho giảm nghèo, đồng thời có tổ chức chuyên quản; giúp đỡ tạo điều kiện cho các xí nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, lưu thông lao động lớn có khả năng làm tăng thu nhập cho dân nghèo; tăng cường cho vay vốn nhỏ phát triển sản xuất.
Thứ tư, cải thiện điều kiện cơ bản cho cuộc sống và sản xuất của vùng nghèo, lấy thôn xã làm đơn vị tăng cường xây dựng đồng ruộng, cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường và tăng cường dịch vụ công cộng.
Thứ năm, nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật và tố chất của dân nghèo.
Thứ sáu, cổ vũ mọi thành phần kinh tế xã hội tham gia công cuộc giảm nghèo, Chính phủ tạo môi trường chính sách, môi trường đầu tư thuận lợi.
Thứ bảy, chủ động động viên mọi nguồn lực xã hội giúp đỡ, tiếp tục động viên vùng khá giúp vùng nghèo (miền đông giúp miền tây), đặc biệt là sự hợp tác giữa các xí nghiệp để cùng phát triển
Thứ tám, tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế phục vụ cho giảm nghèo.
Thứ chín, tăng cường qui phạm hoá việc thực hiện chương trình giảm nghèo và phát triển, triệt để thực hiện chế độ trách nhiệm, tỉnh chịu tổng trách nhiệm, huyện tổ chức thực hiện, công việc tới thôn, giảm nghèo tới hộ. Tăng cường công tác xây dựng đội ngũ cán bộ vùng nghèo, xây dựng chính quyền dân chủ cơ sở, không ngừng nâng cao năng lực cán bộ và tổ chức cơ sở dẫn dắt dân thoát nghèo vươn lên dư dật.
Với quan điểm và chủ trương trong công tác giảm nghèo đó, có thể đúc rút một số kinh nghiệm giảm nghèo của Trung Quốc:
Chọn trọng điểm và lập kế hoạch giảm nghèo và phát triển toàn diện: Việc chọn trọng điểm đã thay đổi từ việc chọn huyện điểm (592 huyện điểm) xuống tới xã điểm và nay là làng trọng điểm (hiện nay Trung Quốc có 14.800 làng trọng điểm). Làng trọng điểm phải lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện cho 5 năm và hàng năm theo nguyên tắc có sự tham gia của người dân trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được cấp huyện phê duyệt nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện theo kế hoạch. Có thể nói đây là khâu đột phá quan trọng của Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2005, bài học tốt cho nước ta học tập.
Việc giám sát và đánh giá nghèo đói cũng được triển khai và thực hiện khá bài bản ở cả 4 cấp và cấp thôn; Thông qua hệ thống báo cáo hành chính; khảo sát đánh giá nghèo đói hàng năm; điều tra nghèo đói đầu kỳ kế hoạch, giữa kỳ và cuối kỳ với bộ công cụ điều tra khá hoàn chỉnh. Vì vậy việc thông tin báo cáo có độ tin cậy cao và phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của các cấp.
Việc chỉ đạo thực hiện ở các cấp về giảm nghèo cũng rất quyết liệt thông qua việc phân công cho các đơn vị ở cấp trung ương, tỉnh, huyện giúp các thôn trọng điểm từ 2 đến 3 năm; cán bộ đảng viên ở các cấp từ trung ương đến địa phương giúp từ 1-2 hộ nghèo trong vòng 2-3 năm; nếu các thôn trọng điểm, các hộ chưa thoát nghèo thì các đơn vị, cá nhân tiếp tục hỗ trợ thêm 2-3 năm. Cán bộ của các đơn vị nhận giúp các thôn trọng điểm, các hộ nghèo hàng năm phải đến tận thôn và gia đình nghèo để thảo luận, bàn bạc hỗ trợ cách làm, kể cả hỗ trợ kinh phí; thăm hỏi động viên trong những ngày tết…động viên họ phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Việc nâng cao tố chất người nghèo được coi là một giải pháp quan trọng thông qua việc thực hiện dân chủ cơ sở ở thôn để dân tham gia các hoạt động của làng xã (lập kế hoạch phát triển thôn; giám sát đánh giá các hoạt động của chính quyền thôn; xây dựng các tổ tự quản về nước sạch, thuỷ lợi, chăn nuôi), thông qua việc dạy nghề để xuất khẩu lao động ra ngoài huyện, ngoài tỉnh.
Vai trò của trưởng thôn trong công tác giảm nghèo rất quan trọng: Trung Quốc coi trọng việc lựa chọn trưởng thôn theo cơ chế dân bầu trực tiếp, xây dựng ban lãnh đạo thôn, bồi dưỡng kiến thức, năng lực, kỹ năng quản lý điều hành thôn và quy hoạch, lập kế hoạch triển khai các hoạt động phát triển thôn một cách toàn diện, trong đó giảm nghèo làm gốc; việc theo dõi giám sát xác định hộ nghèo, biến động nghèo đói cũng được thực hiện nghiêm túc với sự tham gia trực tiếp của người dân và các tổ chức đoàn thể và trực tiếp chỉ đạo của ban quản lý thôn [2].
Với cách làm như vậy, Trung Quốc đã giảm được 225 triệu người nghèo trong hơn 20 năm qua theo chuẩn của Trung Quốc; Về đời sống của nhân dân ở các thôn trọng điểm cao hơn khá nhiều so với nhân dân ở các xã nghèo ở nước ta; Cơ sở hạ tầng phát triển khá đầy đủ, ô tô có thể đi vào làng, dân có điện hoặc sử dụng biôga, có nước sạch, hệ thống thuỷ lợi tốt, trường học, trạm xá, trụ sở làm việc đầy đủ kể cả trụ sở làm việc của thôn.
* Băng-la-đét: Nổi lên như một điển hình về chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất cho người nghèo thông qua việc cho vay tín dụng đối với người nghèo. Từ năm 1976, Ngân hàng Grameen Bank ra đời nhằm cung cấp tín dụng cho người nghèo dưới hình thức tín chấp, không có ràng buộc về tài sản thế chấp, cho vay các khoản nhỏ, khuyến khích trách nhiệm cộng đồng... Grameen Bank có một cơ chế hoạt động rất đặc biệt, bất cứ người nông dân nào không có đất canh tác, thu nhập dưới 100 USD/năm đều được vay vốn không cần tài sản hay vật thế chấp. Mức vay thấp nhất là 200USD (tương đương 5000 Cata - tiền của Băng-la-đét). Không chỉ cho vay vốn, ngân hàng này còn tìm hiểu rất kỹ đặc tính tâm lý, điều kiện sống và lao động của người nghèo... nhằm khơi dậy những mặt tích cực của họ, hướng dẫn họ cách làm ăn, nhờ đó người nghèo tự vươn lên thoát nghèo bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tính đến hết tháng 5/2007, tròn 30 năm tồn tại và phát triển với chủ trương trợ giúp người nghèo đói, số thành viên của Grameen Bank đã lên đến 7.166.944 người, trong đó phụ nữ: 6.935.639 người, chiếm gần 96,8% tổng số người được vay vốn. Nhờ sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống ngân hàng này mà người nghèo ở Băng- La- đét đã có chỗ dựa tin cậy, và đây được coi là mô hình chủ chốt giúp người dân thoát nghèo ở quốc gia Nam á này.
[ Nguồn: http: //www.grameen-info.org/]
2.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương
* Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Những năm qua, công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đạt được kết quả to lớn. Điều này đã tạo nét nhân văn trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Bài học rút ra là, những chính sách, hỗ trợ của các cấp, các ngành mới là điều kiện đủ, điều kiện cần để xoá đói giảm nghèo bền vững chính là sự nỗ lực của bản thân mỗi người dân... Với những cơ chế, chính sách kịp thời của Nhà nước đề ra và sự quyết tâm vươn lên của chính người dân tại địa phương đã trở thành những điểm sáng trong công cuộc giảm nghèo tại Việt Nam.
Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế trước đây được coi là vùng đất “khó”của tỉnh bởi địa bàn miền núi, xa xôi, cách trở. Huyện có 12 xã - thị trấn thì có tới 7 xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 1.628/4.145 hộ, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 35,4% (năm 2001). Nhưng đến năm 2005, Nam Đông dường như đã mang một bộ mặt mới, những con đường trải bê -tông thẳng băng giúp huyện “gần” với thành phố Huế hơn; trường học, trạm y tế cũng được xây dựng mới khang trang, sạch đẹp. Năm 2005, huyện chỉ còn hơn 10% hộ nghèo và đã chính thức xin rút khỏi Chương trình 135.
Sở dĩ có được thành tựu đó là do huyện đã tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng, làm nền tảng phát triển kinh tế – xã hội. Để có thêm nguồn vốn, ngoài hỗ trợ của Chương trình 135 và của tỉnh, Nam Đông đã thực hiện chính sách tiết kiệm, mỗi năm dôi ra 400 – 500 triệu đồng dùng xây dựng hạ tầng. Đối với xã, huyện khuyến khích khai thác nguồn thu, nơi nào vượt kế hoạch được thưởng 0,5 – 1%. Để có đủ giáo viên mầm non, ngoài chế độ của Nhà nước, huyện còn hỗ trợ 15% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, nhằm thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con, huyện coi trọng việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi và các mô hình phát triển kinh tế vườn, cây công nghiệp, trồng rừng. Tuy nhiên, một “bí quyết” quan trọng nhất giúp Nam Đông XĐGN thành công chính là khơi dậy ý thức tự vươn lên của mỗi hộ nông dân bởi khi người dân không có khát vọng làm giàu, tinh thần quyết tâm học hỏi thì sự hỗ trợ, đầu tư bên ngoài cũng khó phát huy tác dụng.
Có thể nói đây là một kinh nghiệm thực tế của địa phương mà chúng ta có thể học tập để có giải pháp, chính sách phù hợp nâng cao năng lực của huyện nghèo, đề cao sự tham gia của người dân, phát huy sự tự lực, vươn lên thoát nghèo của họ.
* Huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang: là một huyện nghèo tuy còn gặp nhiều khó khăn và có đông đồng bào dân tộc thiếu số sinh sống nhưng lại là 1 trong những địa phương triển khai tốt Chương trình 134-135; đồng thời là 1 trong 7 địa phương được vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho những thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chương trình này.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc ông Sùng Mí Thề cho biết, Chương trình 134-135 là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, được đồng bào các dân tộc thiểu số ở Mèo Vạc rất ủng hộ.
Huyện Mèo Vạc đã triển khai Chương trình 134-135 xuống cơ sở thôn, bản với chủ trương minh bạch, dân chủ để dân biết, dân bàn, dân làm. Ngoài nguồn vốn của Trung ương, huyện đã huy động nguồn nhân lực tại chỗ. Như về hỗ trợ nhà ở, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, còn huyện đã huy động cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội đóng góp ngày công lao động, vật tư để xây dựng nhà cho đồng bào dân tộc nghèo. Đồng thời huyện tích cực tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thấy rõ trách nhiệm của mình trước sự giúp đỡ của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo.
Khó khăn đối với huyện Mèo Vạc chính là việc hỗ trợ đất sản xuất. Mèo Vạc không có nhiều đất nông nghiệp. Vì vậy, huyện đã vận động những hộ dân có đất nhiều san sẻ cho những hộ không có đất để cùng nhau tăng gia sản xuất.
* Tỉnh Bình Dương: “An cư lạc nghiệp”là một trong những thế mạnh mà Bình Dương đã thực hiện để giúp người nghèo nhanh chóng thoát nghèo. Đây được xem là một trong những chính sách “đặc trưng”của Bình Dương không dùng kinh phí Nhà nước mà chỉ sử dụng kinh phí từ “Quỹ vì người nghèo”ở các cấp để xây tặng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Theo kế hoạch đến cuối năm 2009, Bình Dương sẽ xây tặng khoảng 580 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Như vậy, Bình Dương sẽ cơ bản hoàn thành nhà ở cho hộ nghèo.
Đi đôi với sự hỗ trợ của Nhà nước thì công tác XĐGN ở Bình Dương đã được xã hội hóa bằng nhiều hình thức phong phú nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho những hộ nghèo khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Điển hình như ở xã Thường Tân (Tân Uyên) từ cấp ủy, UBND, UBMTTQ đến các đoàn thể của xã đều quan tâm đến việc chăm lo cho người nghèo. Xã đã cấp đất cho 16 hộ nghèo (mỗi hộ từ 200 - 300m2), UBMTTQ huyện cho mượn vốn không tính lãi 3 năm để giúp hộ nghèo nuôi heo, bò; UBMTTQ tỉnh xây dựng nhà đại đoàn kết... đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân nghèo thoát khỏi cảnh khó khăn một cách bền vững. Song song đó, để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người nghèo nhằm thực hiện việc lắng nghe và tìm các giải pháp đồng bộ giúp người nghèo tiếp cận với các phương thức làm ăn, vay vốn kinh doanh, buôn bán. Bước vào giai đoạn mới (2006-2010), ngay từ những ngày đầu năm 2006, Ban chủ nhiệm XĐGN đã tổ chức nhiều lượt đối thoại trực tiếp với hộ nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Qua những lần đối thoại, Ban chủ nhiệm XĐGN lắng nghe được những tâm tư nguyện vọng của người dân. Qua đó các sở, ngành tìm ra những giải pháp thiết thực để giúp cho hộ nghèo, xã nghèo có nhiều cơ hội, điều kiện phấn đấu thoát nghèo bền vững.
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Như Xuân nằm phí Tây nam tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện cách thành phố 60 km. Phía bắc giáp huyện Thường Xuân, phía Nam và Tây giáp tỉnh._.huyến khích giáo viên giỏi về công tác tại các trường của huyện, đồng thời động viên thầy cô đi bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ.
* Y tế – chăm sóc sức khoẻ nhân dân
- Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ y bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện. Chuẩn hóa y tế xã, mở rộng danh mục và cơ chế thuốc đối với trạm y tế xã, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh thông thường đến tận thôn, bản, phấn đấu đến 2015 mỗi xã có 1 bác sĩ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và mỗi trạm y tế xã đều có đồng bộ bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý, nữ hộ sinh.
- Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Phấn đấu 100% bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh được tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh. Năm 2020: giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; tỷ lệ mắc bệnh sốt rét giảm 15%/năm; tỷ lệ mắc bệnh bứu cổ giảm 5%/năm.
- Tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm viện phí đối với đồng bào dân tộc, hộ có điều kiện khó khăn.
* Văn hoá - thông tin, phát thanh truyền hình
- Từng bước đáp ứng hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc, kể cả thông tin trong nước và quốc tế. Chú trọng phát triển mạng lưới bưu điện, bưu cục nông thôn. Đảm bảo chất lượng và thời lượng phát sóng, phát thanh và truyền hình, mở rộng vùng phủ sóng đến các vùng cao, đảm bảo đến hết năm 2010 có 100% dân số trong huyện được xem truyền hình quốc gia và nghe đài.
- Hằng năm khai trương xây dựng mới 10 làng văn hoá. Đến 2020, mỗi xã có 1 đội văn nghệ, trên 90% gia đình được công nhận gia đình văn hóa.
- Xây dựng hiệu sách, thư viện tại các xã, cụm xã với đa dạng các loại sách, trong đó chú trọng các loại sách về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, các mô nhình sản xuất giúp nhân dân có thêm kiến thức khoa học để áp dụng vào sản xuất và đời sống.
- Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội truyền thống, khuyến khích lưu truyền ngôn ngữ của các dân tộc.
*Phát triển nguồn nhân lực cơ sở
Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ; thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ cơ sở về các lĩnh vực hành chính, kinh tế, luật, nông lâm nghiệp và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý kinh tế, chương trình, chính sách, dự án.
* Môi trường và bảo vệ môi trường bền vững
- Quy hoạch các bãi chôn rác thải đến năm 2010 có 01 bãi rác thải tại xã Yên Lễ; năm 2020 quy hoạch thêm 01 bãi chôn rác thải tại xã Bãi Trành.
- Trạm xử lý và thu gom rác: năm 2010 quy hoạch 01 trạm xử lý thu gom rác thải tại thị trấn Yên Cát; năm 2020 thêm 01 trạm tại xã Bãi Trành.
- Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn năm 2010 đạt 65%, năm 2015 đạt 75%, năm 2020 đạt 85%.
- Diện tích rừng phòng hộ năm năm 2020 là 12.291,27 ha; diện tích rừng đặc dụng năm 2010 là 8.170,30 ha, năm 2020 là 8.132,10 ha. Độ che phủ năm 2010 là 63,5%; giai đoạn 2011 -2015 là 65%; giai đoạn 2016 – 2020 là 68%.
Tập trung tuyên truyền, phổ biến quy định và chính sách về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy rừng, hạn chế tình trạng chặt phá rừng làm nương rãy. Tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, các quy định xử phạt về gây ô nhiễm môi trường.
*An ninh quốc phòng
Đi đôi với phát triển kinh tế cần phải xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, thường xuyên tập luyện để sẵn sàng chiến đấu khi có chiến sự xảy ra. Bố trí nguồn ngân sách nhất định cho công tác quốc phòng địa phương, hàng năm thực hiện tốt công tác diễn tập. Đảm bảo an ninh quốc phòng toàn dân, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các dân tộc trên địa bàn huyện. Thành lập các tổ an ninh dân cư, thường xuyên đảm bảo công tác an ninh trật tự, trấn áp tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Xây dựng Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể vững mạnh, thường xuyên củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, của chính quyền các cấp.
Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, củng cố và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. Kết hợp chặt chẽ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội với nhiệm vụ quốc phòng – an ninh.
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chiến lược an ninh quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Đẩy mạnh thực hiện các Chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm hình sự, tội phạm ma tuý và các tệ nạn xã hội, thường xuyên giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thực hiện các giải pháp tích cực kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông.
4.2.3. Các giải pháp thực hiện chính sách trợ giúp huyện nghèo
. *Tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo hiện hành có sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ, mức đầu tư.
- Tập trung nguồn lực đầu tư của các chính sách giảm nghèo hiện hành trên địa bàn các huyện nghèo, đầu tư trọng điểm có mục tiêu, tiến tới giảm nghèo nhanh và bền vững, như: các Chương trình mục tiêu quốc gia (Giảm nghèo, Việc làm, Nước sạch vệ sinh môi trường, giáo dục đào tạo...).
- Đề xuất Chính phủ nâng định mức hỗ trợ, mức đầu tư cho các chính sách xóa đói giảm nghèo tại huyện nghèo Như Xuân nói riêng:
+ Chính sách y tế: nâng mệnh giá thẻ BHYT (hiện tại là 4,5% mức lương tối thiểu); thời hạn thẻ BHYT: 2 năm;
+ Chính sách giáo dục: Nâng mức học bổng và trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên
+ Chính sách dạy nghề cho người nghèo: Nâng mức hỗ trợ cho đối tượng học nghề, đảm bảo thu nhập hàng ngày của họ trong thời gian theo học. Xây dựng cơ chế gắn kết giữa dạy nghề và giới thiệu việc làm ổn định cho người nghèo.
- Các Bộ, ngành, địa phương trước khi phân bổ vốn của các chương trình dự án cần xây dựng các chỉ tiêu phân bổ vốn gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh cho các huyện nghèo.
* Những giải pháp thực hiện chính sách đặc thù
Quán triệt tinh thần của Nghị quyết 30a, tích cực triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các huyện nghèo. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện sớm đưa những chính sách đặc thù đối với các huyện nghèo mà Chính phủ đã ban hành để các huyện có thể thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và đồng bộ.
Xuất phát từ thực trạng các ngành, nguyên nhân nghèo, những tồn tại về cơ chế, chính sách giảm nghèo đang thực hiện tại huyện, để có bước phát triển phù hợp với đặc thù của địa phương đạt được mục tiêu đề ra, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các chính sách đặc thù trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu thực tế và theo định hướng đã xác định, cần có những giải pháp đặc thù như sau:
Nhóm giải pháp về huy động, quản lý vốn đầu tư:
- Hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách Nhà nước bố trí vốn thực hiện các mục tiêu cụ thể, trong đó ưu tiên bảo đảm vốn cho các dự án cấp bách, quan trọng, trực tiếp tạo ra điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của Huyện; Uỷ ban nhân dân huyện phải chủ động thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn; đồng thời, bố trí ngân sách hợp lý để bảo đảm thực hiện đúng tiến độ. Nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách tạo điều kiện hấp dẫn khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện tham gia đầu tư vào các công trình, dự án theo danh mục đầu tư. Trong đó, ưu tiên cho đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, đầu tư phát triển sản xuất.
- Tập trung chỉ đạo quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh số vốn được bố trí theo đúng quy định; tăng cường phân cấp quản lý đầu tư để nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ cơ sở.
Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực:
- Thực hiện tốt chính sách ưu đói về giaó dục, đào tạo nghề đối với con em các dân tộc, đồng thời có cơ chế, chính sách thích hợp để khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo và sử dụng lao động tại chỗ.
- Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại chỗ nhằm bổ sung vào lực lượng cán bộ còn thiếu của huyện, của các xã và từng bước thay thế lớp cán bộ kế cận (riêng cấp xã, mỗi năm xã cần lựa chọn 2 – 3 cán bộ xã có năng lực gửi đi đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng – ưu tiên đào tạo các lĩnh vực luật, quản lý đất đai, kinh tế, kỹ thuật nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản); trước mắt thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài đến làm việc tại các xã, nhất là cán bộ có kiến thức kinh tế, khoa học kỹ thuật nụng, lâm nghiệp, luật, hành chính để giúp xã triển khai thực hiện Nghị quyết 30a và các chương trình, dự án khác.
- Đối với các chủ trang trại, hộ gia đình, sẽ tập trung đào tạo, tập huấn về kỹ thuật và trình độ quản lý theo mô hình “quản lý trang trại mở”nhằm hướng tới mỗi chủ trang trại, mỗi hộ gia đình là một tế bào vững mạnh, sản xuất ra hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ:
- Đẩy mạnh tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh; tăng cường sử dụng tuyển chọn cây, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của huyện; tăng cường cán bộ có trình độ về khoa học, kỹ thuật để hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; phổ biến rộng rãi kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch.
- Có cơ chế khuyến khích chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật về nông nghiệp, chế biến nông, lâm sản đến các cơ sở sản xuất và các hộ dân nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hoá có giá trị cao trên thị trường.
- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm giúp đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với quy hoạch.
Nhóm giải pháp về thị trường:
- Sớm hình thành chợ đầu mối tại các trung tâm cụm xã; đồng thời, có cơ chế khuyến khích thương nhân, doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu nông sản phẩm của nông dân, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa.
- Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, trong đó tập trung vào phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả kinh tế cao như: sắn, lạc, mía, chè, cao su; phát triển đàn trâu bò nhằm khai thác thế mạnh của vùng.
- Tổ chức giới thiệu, quảng bá các dự án, các sản phẩm trong các dịp mời gọi, xúc tiến đầu tư.
Nhóm giải pháp về phát triển sản xuất:
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cụ thể:
- Mở rộng tối đa diện tích đất trồng lúa nước, đẩy mạnh khai hoang tạo quỹ đất giao cho hộ nghèo thiếu đất sản xuất; tập trung đầu tư nhân rộng các giống lúa đặc sản của địa phương; phát triển mạnh ngô lai; phát triển các vùng cây có giá trị kinh tế tập trung; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa; ban hành cơ chế, chính sách tạo mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật để thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn.
- Từng bước kiên cố hệ thống thuỷ lợi (nâng cấp và xây dựng mới các công trình cấp nước), đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt.
- Tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá, đặc biệt là trâu, bò gắn với quy hoạch bãi chăn thả, kết hợp trồng cỏ.
- Đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho hộ, nhóm hộ, thôn bản và liên thôn bản, chú trọng tới hộ nghèo thiếu đất; thực hiện tốt việc trồng rừng phòng hộ theo kế hoạch; khuyến khích người dân, doanh nghiệp trồng rừng sản xuất gắn với xây dựng nhà máy chế biến lâm sản tại cơ sở.
Nâng cao nhận thức, tính tự chủ của người thụ hưởng chính sách:
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách xoá đói giảm nghèo đến tận các xã, thôn, bản: Tổ chức tập huấn chính sách, hoặc thông qua phát thanh, truyền hình tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện các chính sách xoá đói giảm nghèo để người dân hiểu được quyền và lợi ích của mình, từ đó chủ động trong việc thực hiện các chính sách. Xóa dần tư tưởng trông chừ ỷ lại vào nhà nước, để người dân, cán bộ các cấp hiểu rõ bản chất của chính sách trợ giúp.
- Thành lập các tổ, nhóm hộ có cùng nguyên nhân nghèo, phương hướng sản xuất giúp nhau xoá đói giảm nghèo (nhóm hộ sản xuất cây cao su, hộ trồng rừng, nhóm hộ trồng chè...)
Tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách giảm nghèo
- Giám sát, đánh giá từ trung ương đến địa phương, trên mọi cấp, ngành thực hiện công tác giảm nghèo. Đặc biệt là tại cơ sở.
- Xây dựng cơ chế phản hồi chính sách nhằm sửa đổi, hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
- Tổ chức tuyên truyền chủ trương chính sách nhà nước đi đôi với việc tiếp nhận, truyền đạt các ý kiến phản hồi của người dân (đối tượng thụ hưởng) và người tổ chức thực hiện.
- Ban hành Khung giám sát, đánh giá và Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá đối với các cấp. Do kinh phí hỗ trợ cho các huyện nghèo là rất lớn (khoảng 25 tỷ năm 2009) cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, hiệu quả.
- Nghiên cứu ban hành các chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm trong quản lý và thực hiện triển khai các chính sách giảm nghèo.
Tổ chức thực hiện
Để thực hiện đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/CP của Chính phủ đạt được các mục tiêu của đề án, Ban Thường vụ Huyện uỷ Như Xuân thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án do đồng chí Bí thư Huyện uỷ làm trưởng ban, đồng chí chủ tịch UBND huyện làm phó Ban trực, các đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm phó trưởng ban, phòng Lao động – TBXH làm cơ quan thường trực và các thành viên gồm lãnh đạo các phòng Nông nghiệp- PTNT, Tài chính- Kế hoạch, Nội vụ, Văn phòng HĐND – UBND, Dân tộc, Công thương, Giáo dục, Y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Huyện đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ.
- Phòng Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực chương trình giảm nghèo, chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của chương trình; xây dựng Đề án xuất khẩu lao động; xây dựng phương án hỗ trợ học nghề và xuất khẩu lao động; đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề, tổ chức đào tạo nghề gắn với việc làm và xuất khẩu lao động và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho nhân dân.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch: chủ trì đề xuất với Sở Tài chính cân đối vốn đầu tư phát triển hàng năm cho huyện; chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng, ban có liên quan phân bổ vốn sự nghiệp cho các công trình và các xã.
- Phòng Dân tộc chủ trì, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện các chính sách chính sách dân tộc hiện có (chương trình 135/CP, Trung tâm cụm xã, Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, chính sách trợ giá trợ cước và đề án phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số) và các chính sách đặc thù thực hiện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ - CP.
- Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch bố trí dân cư; thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông- lâm trên địa bàn; hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách đã có, nhất là các chính sách về sản xuất nông, lâm kết hợp. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển giao công nghệ, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng thôn, từng xã.
- Phòng Y tế: Chủ trì với các phòng chức năng đến năm 2010 tổ chức xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện và các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Chỉ đạo Bệnh viện và các Trung tâm ytế của các xã thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ và khám chữ bệnh cho nhân dân, chỉ đạo thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm nâng cao chất lượng dân số.
- Phòng Công thương: Chủ trì phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thẩm định, việc lập dự toán, thiết kế và kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn của huyện. Thực hiện có hiệu quả phương án khuyến công, chính sách thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan thực hiện chính sách ưu đãi đối với giáo viên, học sinh; tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường học đạt tiêu chuẩn vào năm 2010.
- Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan đề xuất phương án luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã; chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về làm việc tại các xã, các thôn. Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ cấp xã, cấp thôn bản.
- Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan trình, thực hiện chính sách hỗ trợ tuyên truyền pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân.
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch hàng năm có sự tham gia của người dân trình ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Như Xuân: chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giúp đỡ nhân dân, giảm nghèo nhanh và bền vững như phong trào ngày vì người nghèo, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư..., xây dựng nông thôn mới; động viên, khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tốt cuộc vận động phong trào thanh niên, trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các xã, thôn có điều kiện đặc biệt khó khăn./.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Xóa đói giảm nghèo luôn là chủ trưởng được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Vấn đề trợ giúp cho các huyện nghèo là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo một cách hiệu quả và toàn diện. Nội dung trợ giúp các huyện nghèo đã được nêu khái quát trong luận văn nhưng cũng cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn.
Huyện Như Xuân là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa và nằm trong danh sách 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất cả nước. Trong những năm qua đã có sự đầu tư của các chương trình, dự án giảm nghèo song tỷ lệ nghèo con cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn chiếm tỷ lệ cao, lao động nông nghiệp là chủ yếu. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm đúng mức, các dịch vụ cơ bản, cơ hội phát triển sản xuất còn yếu kém. Năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế. Ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân cũng như chính cán bộ làm công tác giảm nghèo còn chưa cao, ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Các chính sách, dự án được triển khai vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn của Trung ương, chưa xác định được vai trò chủ đạo của cấp huyện cũng như phát huy tính tích cực của người dân tham gia vào quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch, hoạt động.
Các chính sách hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết 30a trên cơ sở hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thực tế tại mỗi địa phương sẽ giúp cho huyện Như Xuân có thể phát huy thế mạnh của địa phương.
Để thực hiện tốt các chính sách đặc thù theo ngành, lĩnh vực để phát triển một cách toàn diện trong thời gian tới huyện Như Xuân cần tập trung vào các nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp về huy động, quản lý vốn đầu tư, nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhóm giải pháp về khoa học công nghệ, Nhóm giải pháp về thị trường, nhóm giải pháp phát triển sản xuất, nhóm giải pháp nâng cao năng lực người thụ hưởng chính sách.
5.2. Đề nghị
- Đối với các Bộ, ngành Trung ương
Để các huyện nghèo có thể triển khai thực hiện được các cơ chế, chính sách khi Đề án được duyệt, các Bộ cần khẩn trương hoàn thiện văn bản hướng dẫn các chính sách đặc thù theo lĩnh vực được phân công, cụ thể:
+ Ban hành các văn bản hướng dẫn lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn huyện nghèo;
+ Có cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo; văn bản hướng dẫn Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện cho vay ưu đãi đối với các huyện nghèo; hướng dẫn các doanh nghiệp hạch toán khoản kinh phí hỗ trợ các huyện nghèo vào chi phí, giá thành và các khoản được loại trừ không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Có cơ chế giám sát công tác chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các huyện nghèo được phân công; định kỳ hàng quý tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo ở các huyện nghèo.
- Đối với tỉnh:
+ Tiếp tục chỉ đạo các huyện nghèo hoàn thiện Đề án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn; chỉ đạo các huyện nghèo tổ chức thực hiện ngay vốn bố trí để thực hiện các chương trình, dự án hiện hành để thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù.
+ Bố trí kinh phí để tổ chức xây dựng quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, bố trí dân cư đối với các huyện nghèo trên địa bàn.
+ Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ cơ sở và người dân.
+ Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện của địa phương, cơ sở, báo cáo tiến độ thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù theo quy định.
- Đối với cấp huyện:
+ Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện trước các chính sách: hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng, hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo trồng rừng sản xuất và hộ nghèo biên giới; chính sách tăng cường luân chuyển cán bộ chủ chốt, thu hút trí thức trẻ tình nguyện, cán bộ kỹ thuật phục vụ tại các xã nghèo; đẩy mạnh việc đào tạo, hỗ trợ xuất khẩu lao động...
+ Tổ chức để người dân bàn thảo, đề xuất nhu cầu và tham gia thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù trên địa bàn.
+ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của cơ sở, báo cáo tiến độ thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù theo quy định.
+ Bố trí, phân bổ ngân sách đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện các chương trình.
+ Phát huy tính tự chủ, nội lực của địa phương, tăng cường công tác đào tạo tại chỗ nhằm năng lực cho cán bộ xã, thôn để đảm trách được nhiệm vụ được giao.
+ Nghiên cứu xây dựng cơ chế thu hút các doanh nghiệp về xây dựng tại huyện để phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp cũng như giải quyết việc làm cho lao động tại huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2007), Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - Thành tựu, thách thức và giải pháp, NXB Thống Kê, Hà Nội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Báo cáo Kết quả đợt khảo sát nghiên cứu về xoá đói giảm nghèo và An sinh xã hội ở Trung Quốc từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 11 năm 2005, Hà Nội
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Xóa đói giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững ở nước ta hiện nay, NXB Công an nhân dân, Hà Nội
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo cấp tỉnh và huyện, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội, trang 5
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo đánh giá giữa kì chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Hà Nội
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý tiểu dự án chia sẻ (2008), Báo cáo nghiên cứu đánh giá hiệu quả mô hình giảm nghèo của chương trình chia sẻ đối với người dân trên địa bàn dự án, NXB Lao động-Xã hội,Hà Nội:
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006-2010(2008), Hệ thống các chính sách giảm nghèo, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội
8. Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thuỵ Điển, Dự án thành phần chính sách y tế (2007), Các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo, NXB Y học, Hà Nội.
9. Công văn số 340/BXD – QLN của Bộ Xây dựng ngày 10/3/2009 về hướng dẫn bổ sung việc xây dựng Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở để thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.
10. Hướng dẫn số 802/BKH – KTĐP< ngày 11/02/2009 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư về xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2009 – 2020.
11. Nghị quyết của Đảng bộ huyện Như Xuân khóa III. Nhiệm kỳ 2005 - 2010 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Như Xuân đến năm 2020
12. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
13. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.21-22.
14. Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 12/9/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá, về phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh hoá, giai đoạn 2006-2015.
15. Quyết định số 07/2006/QĐ-Ttg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi, giai đoạn 2006 – 2016.
16. Quyết định số 1832/2008/ QĐ-CT ngày 03 tháng 7 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, về phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội miền núi Thanh Hoá đến năm 2020.
17. Quyết định số 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, về mục tiêu chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số: 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998; Quyết định số: 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2006-2015.
18. Sở LĐ-TB&XH Thanh Hoá (2008), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn các huyện có tỷ lệ nghèo cao
19. Sở LĐ-TB&XH Yên Bái (2005), Dự án Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN - việc làm năm 2005, Yên Bái
20. Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ – CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ
21. Trường đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, trung tâm nghiên cứu – Đaò tạo quản trị nông nghiệp và phát triẻn nông thôn (2004), Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông thôn theo vùng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
22. UBND tỉnh Thanh Hoá (2005), Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 tỉnh Thanh hoá
23. Uỷ Ban Dân tộc (2009), Tài liệu hội nghị Tổng kết thực hiện Quyết định 134/TTg và sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, Hà Nội.
24. Văn bản số 1540 / BKH – KTĐP< ngày 11/3/2009 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
Phụ lục 1
DANH SÁCH
CÁC HUYỆN CÓ TỶ LỆ NGHÈO CAO NHẤT CẢ NƯỚC
TT
Tên tỉnh
Số huyện
Tên Huyện
1
Hà Giang
6
Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ;Yên Minh, Xín Mần, Hoàng Su Phì
2
Cao Bằng
5
Thông Nông, Bảo Lâm, Hà Quảng, Bảo Lạc, Hạ Lang
3
Lào Cai
3
Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà
4
Yên Bái
2
Mù Căng Chải, Trạm Tấu
5
Phú Thọ
1
Tân Sơn
6
Bắc Kạn
2
Ba Bể, Pắc Nặm
7
Bắc Giang
1
Sơn Động
8
Sơn La
5
Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp
9
Lai Châu
5
Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên
10
Điện Biên
4
Tủa Chùa, Mường Ảng, Mường Nhé, Điện Biên Đông
11
Thanh Hoá
7
Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân, Bá Thước
12
Nghệ An
3
Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn
13
Quảng Bình
1
Minh Hoá
14
Quảng Trị
1
Đa Krông
15
Quảng Nam
3
Nam Trà My, Tây Giang, Phước Sơn
16
Quảng Ngãi
6
Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long, Tây Trà, Ba Tơ
17
Bình Định
3
An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh
18
Ninh Thuận
1
Bắc Ái
19
Lâm Đồng
1
Đam Rông
20
Kon Tum
2
Kon Plong, Tu Mơ Rông
Phô lôc sè 2
Danh môc c¸c chÝnh s¸ch, ch¬ng tr×nh, dù ¸n thùc hiÖn trªn ®Þa bµn c¸c huyÖn nghÌo.
1. C¸c ch¬ng tr×nh ®Çu t ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi:
- NghÞ quyÕt 10-NQ/TW cña Bé ChÝnh trÞ vÒ Ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ®¶m b¶o an ninh quèc phßng c¸c tØnh T©y nguyªn giai ®o¹n 2004-2010.
- NghÞ quyÕt 37-NQ/TW ngµy 1/7/2004 cña Bé ChÝnh trÞ Ph¸t triÓn kinh tÕ -x· héi ®¶m b¶o an ninh quèc phßng c¸c tØnh trung du miÒn nói PhÝa B¾c giai ®o¹n 2004-2010.
- NghÞ quyÕt 39-NQ/TW ngµy 16/8/2004 cña Bé ChÝnh trÞ Ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ®¶m b¶o an ninh quèc phßng c¸c tØnh B¾c Trung Bé vµ duyªn h¶i miÒn Trung giai ®o¹n 2004-2010
- Q§ sè 186/2001//Q§-TTg ngµy 7/12/2001 vÒ PTKT-XH 6 tØnh miÒn nói phÝa B¾c thêi kú 2001-2005.
- QuyÕt ®Þnh sè 168/2001/Q§-TTg, ngµy 30/10/2001 vÒ viÖc ®Þnh híng dµi h¹n kÕ ho¹ch 5 n¨m 2001-2005 vµ nh÷ng gi¶i ph¸p c¬ b¶n ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi vïng T©y nguyªn.
- Q§ sè 120/2003/Q§-TTg ngµy 11/6/2003 vÒ PTKT-XH c¸c x· Biªn giíi ViÖt- Trung.
- Q§ 174/2004/Q§-TTg ngµy 1/10/2004 cña Thñ tíng CP vÒ hç trî ®Çu t trong kÕ ho¹ch n¨m 2005 cho mét sè huyÖn miÒn nói thuéc c¸c tØnh gi¸p T©y Nguyªn, phÝa T©y khu 4 cò vµ miÒn nói phÝa B¾c.
- QuyÕt ®Þnh sè 24/2008/Q§-TTg ngµy 5 th¸ng 02 n¨m 2008 cña Thñ tíng ChÝnh phñ ban hµnh mét sè chÝnh s¸ch hç trî ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi vïng B¾c trung bé vµ Duyªn h¶i miÒn trung.
- QuyÕt ®Þnh sè 25/2008/Q§-TTg ngµy 5 th¸ng 02 n¨m 2008 cña Thñ tíng ChÝnh phñ vÒ viÖc ban hµnh mét sè c¬ chÕ, chÝnh s¸ch hç trî ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi ®èi víi c¸c tØnh vïng T©y nguyªn ®Õn n¨m 2010.
- QuyÕt ®Þnh sè 27/2008/Q§-TTg ngµy5 th¸ng 02 n¨m 2008 cña Thñ tíng ChÝnh phñ vÒ viÖc ban hµnh mét sè c¬ chÕ, chÝnh s¸ch hç trî ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi vïng trung du vµ miÒn nói B¾c bé
- Ch¬ng tr×nh giao th«ng n«ng th«n
- Ch¬ng tr×nh y tÕ
- Ch¬ng tr×nh kiªn cè ho¸ trêng häc
2. C¸c ch¬ng tr×nh, dù ¸n hç trî gi¶m nghÌo
- Ch¬ng tr×nh môc tiªu quèc gia gi¶m nghÌo
- Ch¬ng tr×nh 135
- Ch¬ng tr×nh 134
- Ch¬ng tr×nh môc tiªu quèc gia viÖc lµm
- Ch¬ng tr×nh môc tiªu d¹y nghÒ
- Ch¬ng tr×nh môc tiªu níc s¹ch vµ vÖ sinh m«i trêng
3. C¸c dù ¸n quèc tÕ vÒ gi¶m nghÌo:
- Dù ¸n gi¶m nghÌo c¸c tØnh miÒn nói PhÝa B¾c(WB)
- Dù ¸n gi¶m nghÌo c¸c tØnh MiÒn trung vµ T©y nguyªn (ADB)
- Dù ¸n gi¶m nghÌo dùa vµo céng ®ång c¸c tØnh MiÒn trung (WB)
- Dù ¸n gi¶m nghÌo”chia sΔ- Thôy §iÓn
- Dù ¸n tÝn dông quay vßng gi¶m nghÌo ViÖt- §øc
- C¸c dù ¸n kh¸c sö dông vèn ODA...
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHKT09087.doc