BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------
VŨ NGỌC BẢO
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỐNG Ở HUYỆN MỸ HÀO - HƯNG YÊN.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM THỊ MỸ DUNG
HÀ NỘI – 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu Khoa học của riêng tôi và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứ
110 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hoạt động cho vay vốn phát triển nông nghiệp của các tổ chức tín dụng chính thống ở Huyện Mỹ Hào -Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u Khoa học của tác giả khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi khẳng định rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ, ngành chủ quản, cơ sở đào tạo và Hội đồng đánh giá Khoa học của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội về công trình và kết quả nghiên cứu của mình.
Hưng Yên, ngày tháng năm 2008
Tác giả luận văn
Vũ Ngọc Bảo.
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung, cô giáo hướng dẫn Khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức Khoa học cũng như phương pháp làm việc, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, bạn bè tôi, những người thường xuyên hỏi thăm, động viên tôi trong khi thực hiện Luận văn này.
Có được kết quả nghiên cứu này tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, sự tận tình cung cấp thông tin của NHNN&PTNT Mỹ Hào, NHCSXH Mỹ Hào, Quỹ tín dụng nhân dân xã Nhân Hoà, Cẩm Xá, Bạch Sam, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên và các hộ nghèo vay vốn ở huyện Mỹ Hào. Tôi xin ghi nhận những sự giúp đỡ này.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè.
Hưng Yên, ngày tháng năm 2008
Tác giả luận văn
Vũ Ngọc Bảo.
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu đồ viii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Diễn giải
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CVHN
Cho vay hộ nghèo
DS
Dân số
ĐBSH
Đồng bằng sông hồng
ĐTN
Đoàn Thanh niên
HCCB
Hội Cựu chiến binh
HND
Hội Nông dân
HPN
Hội Phụ nữ
HTX
Hợp tác xã
NH CSXH
Ngân hàng Chính sách Xã hội
NH NN&PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QTDND
Quỹ tín dụng nhân dân
NHTM
Ngân hàng thương mại
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TLSX
Tư liệu sản xuất
TM-DV
Thương mại dịch vụ
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
XĐGN
Xoá đói giảm nghèo
DANH MỤC BẢNG
STT
TÊN BẢNG
Trang
1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Mỹ Hào qua 3 năm (2005- 2007) 24
2 Dân số - lao động của huyện Mỹ Hào- qua 3 năm 2005 - 2007 26
3 Hiện trạng xây dựng cơ sở hạ tầng năm 2005 của huyện Mỹ Hào 28
4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2005- 2007) 30
5 Kết quả chọn mẫu điều tra 34
6 Tình hình huy động vốn của các tổ chức tài chính chính thống tính đến 31 tháng 12 hàng năm 41
7 Cơ cấu nguồn vốn huy động của các tổ chức tài chính 42
8 Doanh số cho vay của các tổ chức tài chính 44
9 Tình hình cho vay đến các ngành sản xuất của NHNN&PTNT 47
10 Diễn biến lãi suất cho vay của NHNN&PTNT 48
11 Tình hình cho vay phân theo cây con của NHNN&PTNTMỹ Hào 50
12 Diễn biến lãi suất cho vay NHCSXH 55
13 Tình hình cho vay theo ngành của ngân hàng chính sách xã hội 56
14 Phân bổ vốn vay theo cây con của Ngân hàng CSXH 58
15 Diễn biến lãi suất cho vay của quỹ tín dụng nhân dân xã Nhân Hòa. 61
16 Diễn biến lãi suất cho vay của quỹ tín dụng nhân dân xã Bạch Sam 61
17 Diễn biến lãi suất cho vay của quỹ tín dụng nhân dân xã Cẩm Xá 62
18 Tình hình cho vay theo ngành của quỹ tín dụng xã Nhân Hòa 62
19 Tình hình cho vay theo ngành của quỹ tín dụng xã Bạch Sam 63
20 Tình hình cho vay theo ngành của quỹ tín dụng nhân dân xã Cẩm Xá. 63
21 Tình hình sử dụng vốn theo ngành của các tổ chức tài chính tín dụng chính thống 65
22 Tình hình dư nợ của các tổ chức tài chính 67
23 Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình cơ bản của hộ điều tra 69
24 Ý kiến đánh giá các hộ điều tra về chính sách cho vay vốn tín dụng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. 71
25 Một số nguyện vọng của hộ điều tra 72
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 70% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong chiến lược ổn định đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Để đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề vốn cho đầu tư sản xuất là một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn luôn là một vấn đề chiến lược hàng đầu, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhiều Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đã đề cập đến vấn đề này.
Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13 tháng 1 năm 1981 về “Cải cách công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”, “Chỉ thị đó được coi là khâu đột phá về đổi mới quản lý, như một làn gió mới tràn vào nông thôn, chặn đứng đà sa sút của sản xuất nông nghiệp”. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ngày 05 tháng 4 năm 1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” đã thực sự đưa nền nông nghiệp Việt Nam sang một bước phát triển mới. Với việc giao đất cho người nông dân sử dụng đã khuyến khích một cách triệt để sự phát huy nội lực của các hộ nông dân. Chính sách tín dụng trong nông thôn và phát triển kinh tế hộ được đánh giá cao và được xem như là khâu then chốt cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã xác định, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là trọng tâm trong những năm sau của thập kỷ 90.
Cụ thể hoá một bước tư tưởng của Đại hội VIII, Nghị quyết Đại hội lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, khi đề cập đến nhiều vấn đề trọng đại về phát triển kinh tế xã hội nói chung, đã đưa ra những quan điểm và giải pháp lớn để “phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hoá”.
Những đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ nói trên đã tác động tích cực đến khu vực nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai trên thế giới (1998). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã chuyển đổi từ thuần tuý nông nghiệp sang nông nghiệp – ngành nghề dịch vụ. Bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi đáng kể, đời sống xã hội đã bước đầu ổn định và phát triển.
Từ khi đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nghiên cứu và báo cáo của các tổ chức trong nước và quốc tế, tình trạng nghèo nàn, lạc hậu vẫn còn phổ biến ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn sản xuất, trình độ hiểu biết của người nông dân còn hạn chế, phương thức sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống và lạc hậu, sử dụng nhiều lao động với năng suất thấp… Do vậy, để phát triển nông nghiệp thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải mở rộng tín dụng cho khu vực nông thôn để đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư và phát triển. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách, biện pháp để thúc đẩy và hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thống tín dụng nông thôn trong việc mở rộng cho vay tới khu vực này.
Tuy nhiện, một thực tế tồn tại là hệ thống tín dụng tại nông thôn nước ta vẫn còn chậm phát triển so với đòi hỏi thực tế, cho nên việc tiếp cận đầy đủ, toàn diện đến các nguồn tín dụng vẫn là một trong những vấn đề hết sức khó khăn của nhiều hộ nông dân. Thực trạng này đòi hỏi hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn cần phải được cải thiện hơn nữa, góp phần giúp cho các hộ nông dân tiếp cận các nguồn tín dụng hiệu quả hơn.
Theo như sự khẳng định của các nhà kinh tế, một nền kinh tế muốn giữ được tốc độ phát triển nhanh và ổn định thì nhất thiết phải được đầu tư vốn thoả đáng, đầu tư được coi là chìa khoá trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn và sử dụng vốn như thế nào để phù hợp với từng địa phương, nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, ổn định kinh tế chính trị xã hội nông thôn là một bài toán khó cho các cấp, các ngành. Đây cũng là một đòi hỏi cấp thiết nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Xuất phỏt từ ý nghĩa trờn, việc nghiờn cứu thực trạng hoạt động của cỏc tổ chức tài chớnh chớnh thống là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động cho vay vốn phát triển nông nghiệp của các tổ chức tín dụng chính thống ở Huyện Mỹ Hào -Hưng Yên ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay vốn phát triển nông nghiệp của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm củng cố hoạt động tín dụng nông nghiệp một cách có hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và thực hiện công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính chính thống, phục vụ phát triển nông nghiệp.
- Nghiên cứu hoạt động cho vay vốn phát triển nông nghiệp của các tổ chức tín dụng chính thống phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của các tổ chức tài chính chính thống phục vụ phát triển nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính chính thống, như Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NHNN&PTNT), Ngân hàng Chính Sách Xã Hội (NHCSXH), Quỹ tín dụng nhân dân xã Nhân Hoà, Quỹ tín dụng nhân dân xã Bạch Sam, Quỹ tín dụng nhân dân xã Cẩm Xá và việc sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân nói chung, nhu cầu vay vốn và các phản hồi của hộ nông dân với các dịch vụ tín dụng tại địa bàn nghiên cứu.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiờn cứu bao gồm: địa điểm, thời gian nghiờn cứu.
*Về khụng gian:
Đề tài được nghiên cứu tại các tổ chức tín dụng chính thống, Các số liệu được tiến hành thu thập nghiên cứu trên địa bàn 3 xã đại diện trong huyện; Nhân Hoà, Bạch Sam, Cẩm Xá, trong đó tập trung nghiên cứu các hộ có sử dụng vốn của các tổ chức tài chính chính thống trên địa bàn nghiên cứu.
*Về thời gian:
Cỏc số liệu được sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2005-2007.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1 Sự tồn tại khách quan của tín dụng trong nền kinh tế thị trường
2.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là “phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong thời gian nhất định, khi tới thời hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc hàng hoá cho người cho vay kèm theo một khoản lãi”.
Như vậy, khi đến thời hạn trả, bên đi vay phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi theo như điều khoản đã thoả thuận. Bên cho vay là người chủ sở hữu của số tiền hay hàng hoá đã chuyển giao quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, với mục đích sinh lời.
Trong mối quan hệ trên xuất hiện một nhu cầu, đó là người cho vay muốn bảo tồn giá trị của vốn bỏ ra và có lợi ích tăng thêm, do đó thoả thuận với người đi vay một phần giá trị tăng thêm, phần giá trị tăng thêm đó được gọi là lãi (lợi tức tín dụng). Như vậy, lợi tức tín dụng là chi phí sử dụng tiền vay mà người đi vay phải trả, đồng thời cũng là lợi ích mà người cho vay nhận được khi quyết định chuyển giao quyền sử dụng hiện tại để tích luỹ cho tiêu dùng trong tương lai. Trong quan hệ tín dụng này, cả hai bên đều đạt được mục đích của mình, người đi vay giải quyết được nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, người cho vay thì nhận được khoản lợi tức tín dụng của mình. Việc người đi vay phải trả bao nhiêu cho người cho vay phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tỷ lệ lãi suất ngân hàng, tầm quan trọng của vốn trong đầu tư kinh doanh của người đi vay.
- Tình hình ổn định và xu hướng vận động của việc kinh doanh tiền tệ.
- Tuỳ từng khả năng thanh toán của người đi vay trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định mà người đi vay phải chịu mức lợi tức cao hay thấp hơn mức lợi tức bình thường.
- Các yếu tố rủi ro có thể có của khoản vay.
Sự ra đời và phát triển của tín dụng gắn liền với sự phân công lao động xã hội và chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong bất kỳ một xã hội nào mà ở đó có sản xuất hàng hoá thì tất yếu ở đó có hoạt động tín dụng. Tín dụng tồn tại và hoạt động là yếu tố khách quan và cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong điều kiện hiện nay, nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh mẽ, sự tồn tại của các mối quan hệ cung cầu về tiền vốn là một đòi hỏi cần thiết khách quan của nền kinh tế. Tín dụng là một hiện tượng kinh tế nảy sinh trong điều kiện sản xuất hàng hoá. “Sự phát triển của nền kinh tế thường xuyên phát sinh nhu cầu về vốn rất lớn và cũng xuất hiện khả năng cung ứng vốn của các cá nhân và tổ chức có vốn nhàn rỗi”. Sự ra đời và phát triển của tín dụng không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu điều hoà vốn trong xã hội mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế đất nước.
2.1.2 Bản chất và hình thức của tín dụng
2.1.2.1 Bản chất của tín dụng
Trong thời kỳ tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy cùng với sự phát triển của lược lượng sản xuất, sự phân công lao động xã hội được mở rộng thì quan hệ hàng – tiền cũng được hình thành và bước đầu phát triển. Tiền tệ ngày càng thể đầy đủ hơn chức năng của mình. Đây cũng chính là những điều kiện tiền đề làm nảy sinh những quan hệ về tín dụng . Các Mác đã viết về bản chất của tín dụng như sau: “Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ là tạm thời chuyển từ tay người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra để thanh toán,cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với điều kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất định”. Đồng thời, Mác cũng quan niệm: “Trình bày nguồn gốc phát sinh của tiền tệ nghĩa là phải khai triển các biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hóa từ hình thái ban đầu đơn giản nhất và ít thấy rõ nhất đến hình thái tiền tệ là hình thái mà ai nấy đều thấy”.
Như đã phân tích ở trên thì tín dụng là một phạm trù kinh tế rất đa dạng và phong phú cả về chủ thể tham gia cũng như hình thức tín dụng. Chủ thể tham gia có thể là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hoặc cá nhân…Hình thức tín dụng có thể là tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng tiêu dùng…Để tổ chức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất phải có vốn để sản xuất, phải thực hiện một chu trình tuần hoàn chu chuyển vốn. Trong quá trình đó có thời điểm doanh nghiệp này có vốn nhàn rỗi chưa sử dụng, trong khi doanh nghiệp khác lại cần vốn. Vậy, tín dụng trở thành cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn.
Quá trình tiết kiệm cho vay mượn được gọi là quá trình trung gian tài chính. Đó là quá trình nợ của người gửi tiết kiệm chuyển qua người cho vay đòi lại ở người vay. Các tổ chức tín dụng mà có khả năng tập hợp những người gửi tiết kiệm, người vay ở những thời điểm khác nhau và những nhu cầu khác nhau được gọi là những trung gian tài chính. Tín dụng có thể được tổ chức hình thành các tổ chức tín dụng chính thống và phi chính thống, mang tính nhà nước hay cá nhân. Luồng tín dụng phi chính thống liên quan tới các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi những người cho vay tiền (những nông dân giàu có, thương gia và những người khác trong khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn ). Tín dụng chính thống là hình thức tín dụng được tổ chức theo các chủ trương, chính sách, luật, quy định của nhà nước, bao gồm các ngân hàng nhà nước, hệ thống kho bạc, hợp tác xã tín dụng và một số hình thức khác. Toàn bộ hệ thống tổ chức và cách thức hoạt động của tín dụng chính thống và phi chính thống được gọi là hệ thống tài chính nông thôn.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa là sự phát triển của thị trường vốn năng động và đa dạng. Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng là một thể thống nhất của nhiều hình thức, mỗi hình thức tín dụng đều gắn liền với một điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, chúng bổ xung cho nhau và có thể phủ nhận nhau trong tiến trình phát triển.
Tóm lại, bản chất của tín dụng được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng nó đều đề cập đến hai mối quan hệ, đó là một bên là người cho vay, một bên là người đi vay. Trong mối quan hệ này nó được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất và pháp lệnh hiện hành.
2.1.2.2 Các hình thức tín dụng.
Có nhiều tài liệu nghiên cứu về các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường, nhưng nghiên cứu đó đã phân tích tín dụng theo các tiêu thức nhất định, như thời gian cho vay, đối tượng cho vay, theo phương tiện tổ chức tín dụng.
* Theo thời gian cho vay, tín dụng chia thành tín dụng ngắn hạn (thời gian từ một năm trở xuống), tín dụng trung hạn (thời gian từ 01 đến 05 năm)và tín dụng dài hạn (thời gian trên 05 năm).
* Theo hình thức biểu hiện của vốn vay, tín dụng chia thành: tín dụng bằng tiền và tín dụng bằng hiện vật.
* Theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, chia thành:
- Tín dụng thương mại: Hình thức tín dụng này nhờ vào công cụ đặc biệt, đó là kỳ phiếu thương mại. Nó thể hiện mối quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau, giữa các doanh nghiệp thông qua mua bán chịu hàng hóa.
- Tín dụng ngân hàng: Sử dụng công cụ lưu thông là kỳ phiếu ngân hàng. Nó thể hiện mối quan hệ một bên là ngân hàng còn bên kia là nhà nước, doanh nghiệp và dân cư thông qua trao đổi tiền tệ.
- Tín dụng nhà nước:Thông qua công cụ chủ yếu là trái phiếu, công trái nhà nước. Nó thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và các tầng lớp dân cư, các tổ chức khác trong xã hội.
- Tín dụng tiêu dùng: Nó thể hiện bằng cách bán chịu hàng tiêu dùng, là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các tầng lớp dân cư trong xã hội, như mua sắm phương tiện sinh hoạt, xây dựng nhà cửa…
*Theo phương tiện tổ chức, tín dụng được chia thành tín dụng chính thống và tín dụng không chính thống.
- Tín dụng chính thống: Là hình thức huy động vốn và cho vay vốn thông qua các tổ chức tài chính chính thống có đăng ký hoạt động công khai theo luật, hoặc chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền nhà nước các cấp. Các tổ chức tín dụng chính thống bao gồm các hệ thống ngân hàng, kho bạc nhà nước, quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính, một số tổ chức tiết kiệm cho vay vốn do các đoàn thể xã hội. Tín dụng chính thống giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng quốc gia.
- Tín dụng không chính thống: Là tín dụng do các tổ chức cá nhân nằm ngoài tổ chức chính thống đã kể ở trên. Hoạt động của nó không chịu sự quản lý của nhà nước, nhưng vẫn có nguyên tắc nhất định giữa người vay và người cho vay, để họ tránh rủi ro về tín dụng.
2.2 Vai trò của tín dụng trong phát triển nông nghiệp.
2.2.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế có những đặc điểm khác với những ngành khác. Để đầu tư phát triển tốt lĩnh vực này đòi hỏi phải có chính sách phù hợp với sản xuất nông nghiệp .
Chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi khá dài và phức tạp, độ rủi ro cao so với ngành sản xuất khác. Tùi thuộc vào từng loại chu kỳ sản xuất dài ngắn khác nhau mà yêu cầu của vốn cũng khác nhau. Vì vậy, chính sách đâu tư và cung cấp vốn phải tuân thủ và phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi theo đặc tính sinh học của nó.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, sự tác động của vốn vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế của nó không phải là trực tiếp mà là gián tiếp thông qua đất đai, cây trồng, vật nuôi. Để có hiệu quả, cơ cấu và yêu cầu của từng loại đất, từng đối tượng vật nuôi, cây trồng phải có sự xem xét phù hợp.
Trong nông nghiệp khối lượng đầu ra không tương ứng với khối lượng đầu vào kể cả số lượng và chất lượng. Nguyên liệu ban đầu là hạt giống và con giống có thể làm cho năng suất rất cao nếu như được mùa và cũng có thể là con số không nếu mất mùa. Vỳ vậy phải tìm ra giống cây con tốt cho sản xuất, đầu tư chủ động tưới tiêu nhằm làm giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động nông nghiệp được bố trí trên phạm vi không gian rộng lớn, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Mỗi địa bàn lại có hệ thống sinh thái riêng, đòi hỏi lại phải có cách bố trí các loại cây trồng vật nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của tường vùng, đồng thời đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến phát triển thị trường trong khu vực nông thôn.
Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ, vừa được tiêu thụ trên thị trường. Tiêu dùng tại chỗ sau khi sản xuất để phục vụ sinh hoạt trong gia đình, còn phần thừa được bán trên thị trường trong nước và quốc tế. Vỳ vậy cần phải có chính sách đầu tư phát triển để sản xuất được nhiều hàng hóa cho tiêu dùng và đưa ra thị trường, đó cũng là mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta tập trung phát triển nông nghiệp theo xu hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho khu vực sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong sản xuất công nghiệp thì sản phẩm nông nghiệp là đầu vào cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và ngược lại nông nghiệp cũng là một thị trường rộng lớn của công nghiệp, công nghiệp cung cấp máy móc thiết bị, thuốc trừ sâu, phân bón cho sản xuất. Chúng có vai trò tương hỗ tác động qua lại để cùng là đòn bẩy để cả công nghiệp và nông nghiệp cùng phát triển. Vỳ vậy trong chiến lược phát triển kinh tế chung của quốc gia cần phải tính toán đến mối quan hệ qua lại giữa nông nghiệp và công nghiệp, để tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước theo mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.2.2 Vai trò của hoạt động tín dụng trong nông nghiệp.
Trong phát triển kinh tế đất nước nói trung và phát triển nông nghiệp nói riêng, vốn đóng một vai trò không thể thiếu được. Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất của bất cứ ngành sản xuất nào. Cuộc điều tra kinh tế xã hội do nhiều tổ chức khác nhau tiến hành đều cho một kết quả trung là tuyệt đại bộ phận số hộ ở nông thôn có nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh. “Thiếu vốn là nguyên nhân hàng đầu cản trở sự mở rộng các hoạt động sản xuát kinh doanh, tạo việc làm và tăng thu nhập ở nông thôn”.
Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB) tín dụng có một vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển nông nghiệp và là vấn đề lớn nhất của sự trợ giúp đối với khu vực nông nghiệp nông thôn ở các nước đang phát triển.
Việc hệ thống tín dụng nông thôn, hoạt động có hiệu quả sẽ có vai trò rất to lớn trong việc thúc đẩy huy động vốn nhàn rỗi trong dân, mở rộng cho vay mà trước hết đối với hộ nông dân; thu hẹp cho vay nặng lãi, tham gia vào chương trình xóa đói giảm nghèo, góp phần vào phát triển kinh tế nông thôn nói riêng và kinh tế xã hội đất nước nói chung.
Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, như khả năng tích lũy của nhân dân, sự ổn định kinh tế, đồng tiền có giá, lãi suất thấp, thói quen tiêu dùng, truyền thống văn hóa, uy tín của các tổ chức tín dụng. Hệ thống tín dụng nông thôn với ưu thế tổ chức đa dạng mạng lưới hoạt động bình đẳng, hợp tác liên kết và cạnh tranh để cùng thúc đẩy phát triển, Đồng thời với việc sử dụng các hình thức huy động với lãi suất hợp lý sẽ huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.
Mác đã chỉ rõ “khi các ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền, thì tất cả các khoản tiền để giành và tạm thời chưa dùng đến của tất các tầng lớp, đều được đem vào gửi ở ngân hàng. Những món tiền nhỏ, không đủ khả năng hoạt động riêng rẽ với tư cách là tư bản tiền tệ được tập hợp lại thành những khối lượng lớn và trở thành một lực lượng tài chính hùng mạnh”.
Trong những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ 20, việc cung cấp tín dụng đã được coi như là một công cụ then chốt để phá vỡ vòng luẩn quẩn của thu nhập thấp, tiết kiệm thấp và năng suất thấp. Từ những năm 60 trở lại đây, những người nông dân sản xuất nhỏ và những khu vực nông thôn nghèo trở thành mục tiêu chính của sự can thiệp của tín dụng.
Vốn tín dụng góp phần vào việc tăng cường máy móc thiết bị, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, nhờ đó đời sống vật chất tinh thần của nông dân cũng được cải thiện.
Vốn tín dụng đáp ứng đầu tư sản xuất kinh doanh của hộ, như mua các yếu tố đầu vào như phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật… làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, dẫn tới tăng thu nhập của hộ nông dân.
Tín dụng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong điều kiện vốn đầu tư cơ bản của nhà nước còn thấp (ở nước ta vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản thấp) thì tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn là rất quan trọng.
Tín dụng thúc đẩy sự lựa chọn kỹ thuật mới của người nông dân, bổ xung một cách thiết thực các yếu tố đầu vào cần thiết đối với sự thành công của cuộc cách mạng xanh, tạo cơ hội cho hộ nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật mới góp phần thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
Vốn tín dụng tạo điều kiện cho hộ nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
Vốn tín dụng có vai trò rất quan trọng đói với hộ nghèo, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, chính phủ đã có những chương trình cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo và đồng bào đặc biệt khó khăn. Đây là chính sách cực kỳ quan trọng trợ giúp cho hộ nghèo thoát khỏi cảnh đói nghèo góp phần vào ổn định kinh tế xã hội- nông thôn.
Tóm lại, hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất to lớn đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Nhận biết được điều này, Đảng và nhà nước đã có những chính sách đối với các tổ chức tín dụng nhằm sử dụng vốn tín dụng như một công cụ để phát triển các ngành kinh tế trong khu vực và nông thôn. Ngày nay vốn tín dụng đến với hộ nông dân ngày càng nhiều và đa dạng về hình thức, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng trong nước thì sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn, như các tổ chức SIDA, UNDP, PAO,…
2.3 Tín dụng nông nghiệp ở Việt Nam
2.3.1 Tín dụng nông nghiệp ở Việt Nam thời kỳ pháp thuộc
Tín dụng nông thôn Việt Nam thời kỳ phong kiến pháp thuộc thì nạn cho vay nặng lãi là một hiểm họa lớn đối với nông dân. Điều đó ảnh hưởng lớn đến nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nó còn đe dọa đến cả thịnh vượng chungcủa các nước thuộc địa pháp. Do vậy, người pháp khi nghiên cứu về nông thôn cũng nhận thức được mức độ trầm trọng của nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn và đã ví nó như chứng bệnh ung thư của xã hội. Người pháp đầu tiên có tên là Piere Gourou đã hô hào tổ chức một hệ thống tín dụng nông nghiệp Việt Nam.
2.3.2 Tín dụng nông nghiệp thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1988)
Trước năm 1988, nền nông nghiệp nước ta và nền kinh tế nông thôn Việt Nam phát triển dựa trên cơ chế quản lý tập trung, bao cấp. Các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và các nông trường quốc doanh là những đơn vị kinh tế cơ bản trong nông nghiệp nông thôn. Nông thôn thời kỳ này bao gồm ngân hàng nhà nước Việt Nam mà trực tiếp là ngân hàng nghiệp vụ nông nghiệp trong ngân hàng nhà nước Việt Nam và các hợp tác xã tín dụng.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có chi nhánh ở các tỉnh và hầu hết các huyện và là một trung tâm tài chính quan trọng ở nông thôn. Nguồn vốn của ngân hàng nhà nước Việt Nam bao gồm từ các quỹ ngân sách của nhà nước và tiền gửi tiết kiệm của quần chúng nhân dân. Việc cung ứng vốn tín dụng từ ngân hàng cho các doanh nghiệp quốc doanh và tập thể theo chỉ tiêu kế hoạch được duyệt và quy định của nhà nước, chú trọng đầu tư xây dựng kinh tế cấp huyện.
Hợp tác xã tín dung (HTXTD) là một tổ chức tài chính tập thể ở nông thôn, bắt đầu được thành lập ở miền bắc 1956 cùng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Đến cuối năm 1960, về cơ bản hầu hết các xã đều có hợp tác xã tín dụng, với 5294 cở sở và 2082 nghìn xã viên tham gia (chiếm 71% tổng số hộ nông dân miền bắc). Những năm đầu HTXTD đóng vai trò là đại lý hưởng hoa hồng của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng nông thôn (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ).Những năm sau đó, HTXTD trở thành một tổ chức tín dụng độc lập ở các xã. Nguồn vốn chủ yếu cho vay được huy động từ ngân hàng nhà nước và từ việc nhận gửi tiết kiệm, thực hiện cho hợp tác xã (HTX) nhà nước vay và cho xã viên vay để phát triển kinh tế phụ gia đình, nhu cầu sinh hoạt, sửa chữa nhà cửa…HTXTD đã đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế tập thể và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên vào những năm cuối của thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, hàng loạt các HTXTD đã bị tan rã do nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân hàng nhà nước, vốn cổ phần quá ít ỏi, hiệu quả quản lý và hoạt động kém, tình hình này càng trầm trọng thêm do lạm phát nền kinh tế quá cao.
Riêng nông thôn miền nam, thời kỳ trước 1975, dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, các tổ chức tín dụng cũng được thành lập đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp.
2.3.3 Thời kỳ từ đổi mới đến nay (Từ năm 1988 đến nay)
Từ sau nghị quyết 10 của bộ chính trị năm 1988 về tiếp tục đổi mới quản lý nông nghiệp, nền nông nghiệp và kinh tế nước ta đã có sự chuyển đổi cơ bản, từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Đặc biệt, mấy năm gần đây khi đường lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và chính phủ, việc cung cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu. Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những chính sách khuyến khí._.ch tín dụng nông nghiệp cả về mặt số lượng và chất lượng. Hệ thống tín dụng chính thống ở được đa dạng hóa, đa thành phần, đa sở hữu, được mở rộng về quy mô, có địa bàn hoạt động rộng khắp.
Hệ thống tín dụng ở nông nghiệp hiện nay bao gồm các tổ chức tín dụng chính thống và các tổ chức tín dụng phi chính thống. Các tổ chức tín dụng chính thống đó là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng phục vụ người nghèo, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, một số hợp tác xã tín dụng và ngân hàng cổ phần nông thôn. Các tổ chức tín dụng chính thống mang tính chuyên nghiệp thực hịên cho nông dân vay vốn theo các chương trình phát triển nông nghiệp của chính phủ và các tổ chức quốc tế, đó là hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương.
Ngoài ra một số ngân hàng thương mại nhà nước như ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển cũng tham gia cho vay phát triển nông nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mặc dù với số lượng vốn còn hạn chế.
Hiện nay các hộ nông dân vay chủ yếu ở các nguồn sau:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngân chính sách xã hội.
Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Chương trình ưu đãi của chính phủ.
Các dự án của các tổ chức quốc tế.
Tín dụng không chính thống.
2.4 Hoạt động tín dụng của một số nước trên thế giới
Mỗi nước trên thế giới đều có đặc điểm riêng do đó hoạt động tín dụng ở mỗi nước có đặc điểm khác nhau, tín dụng nông thôn ở các nước trên thế giới phát triển rất đa dạng và phong phú với các hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có cùng chung mục đích là giúp đỡ cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội.
2.4.1 Tín dụng nông nghiệp ở philippin
Hệ thống tín dụng chính thống cung cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp ở philippin chủ yếu là các ngân hàng nông thôn, ngân hàng nông thôn là tổ chức tín dụng chính thống lớn nhất chuyên cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, tiêu biểu là ngân hàng Land Bank ngân hàng này đã dùng 67% vốn hoạt động dùng cho phát triển nông nghịêp. Ngân hàng tổ chức các hình thức cho phép hợp tác xã, các hộ nông dân nghèo không có tài sản thế chấp được vay vốn thông qua các hợp tác xã. Các thành viên tự nguyện tham gia hợp tác xã phải đóng góp vốn ban đầu từ 10-20 USD. Khi tiến hành cho vay vốn, ngân hàng có sử dụng một số biện pháp để bảo đảm tính an toàn của vốn như sau:
-Trước khi vay vốn, ngân hàng có sử dụng các chuyên viên kỹ thuật hướng dẫn các quy trình kỹ thuật cơ bản cho nông dân, từ việc gieo trồng, chăm sóc, bảo quản, những kỹ thuật cho ngành chăn nuôi.
-Hướng dẫn các hộ nông dân xây dựng và lập các dự án, phù hợp với diều kiện của từng hộ, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Họ chỉ tiến hành cho vay khi dự án đã được bảo hiểm. Khi các dự án gặp rủi ro công ty bảo hiểm sẽ tiến hành giải quyết đền bù, nhờ đó ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để thực hiện dự án mới. Chính phủ philippin đã có những chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp.
Từ năm 1975, chính phủ đã có chỉ tiêu bắt buộc các ngân hàng thương mại phải giành tối thiểu 25% cho vay ngành nông nghiệp.
2.4.2 Tín dụng nông nghiệp Hàn Quốc
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hàn Quốc là một nước chậm phát triển, 70% dân số sống ở nông thôn, tài nguyên nghèo nàn, đất đai chủ yếu là đồi núi. Giai đoạn 1962-1972 do phải đối phó với tình hình lạm phát cao. Nhà nước đã tiến hành cải cách hệ thống tỷ giá hối đoái, thúc đẩy tích lũy nội bộ thông qua cải cách chế độ lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong dân cư từ 12-30%/ năm và cho vay với lãi suất 15-26%/ năm. Từ năm 1973-1985 nhà nước áp dụng chính sách thả nổi lãi suất huy động và lãi suất cho vay, tuyên bố xóa bỏ cổ phần cố định của chính phủ tai các ngân hàng thương mại, tăng cường hoạt đông dịch vụ tài chính cho phép ngân hàng bán lại các loại séc hoặc công trái của nhà nước theo giá thỏa thuận.
Giai đoạn 1986 đến nay, Hàn Quốc ngày càng chiếm được thị trường lớn trên thế giới về sản phẩm hàng hóa công nghệ cao. Nhà nước khuyến khích các công ty tăng mức chi cho nghiên cứu và phát triển khoa học. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung các lỗ lực về vốn để đầu tư cho việc phân bổ lại ruộng đất, phổ biến kỹ thuật mới về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đặt ra mục tiêu tự túc lương thực và đã đạt được kết quả lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
2.4.3 Tín dụng nông nghiệp ở Đài Loan
Nhờ có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, có biện pháp quản lý hiệu quả, trong đó có các chính sách huy động vốn và sử dụng vốn mà Đài Loan đã đạt được những thành tựu kinh tế to lớn.
Về chính sách khôi phục kinh tế, các chính sách này huy động tối đa nguồn vốn trong nước thông qua cơ chế ưu đãi về lãi suất, kết hợp với thu hút nguồn viện trợ của mỹ để nhập khẩu thiết bị, kỹ thuật khôi phục các cơ sở sản xuất công – nông nghiệp. Chính phủ đã tập trung kiểm soát khu vực tài chính tiền tệ thông qua các biện pháp:
- Nhà nước xác lập quyền sở hữu đại bộ phận các ngân hàng thương mại lớn và nhân hàng trung ương, giám sát chặt chẽ các hoạt động của ngân hàng, khống chế các tổ chức ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm hạn chế cạnh tranh giữa hệ thống ngân hàng trong nước và nước ngoài. Mức lãi suất tiết kiệm vẫn do chính phủ đặt ra (1997).
- Chính phủ khuyến khích đầu tư tư nhân ra nước ngoài. Nhằm khai thác mở rộng thị trường, từ năm 1987 đã nới lỏng quyền kiểm soát ngoại hối cho phép công dân Đài Loan có thể chuyển 5 triệu USD/ năm ra nước ngoài và công dân nước ngoài có thể chuyển vào Đài Loan 200.000 USD/ năm. Thông qua chính sách đầu tư nước ngoài, Đài Loan đã phá vỡ hàng rào bảo hộ mậu dịch của Mỹ, Nhật Bản và các nước phương tây, tiếp thu khoa học công nghệ mới ở nước đầu tư, mở quỹ cho vay ngoại hối với số vốn 5 tỷ USD tập trung vào các thị trường có tiềm năng.
- Chính phủ thực hiện chính sách tiết kiệm chi tiêu tăng thu và cân bằng ngân sách, có cơ chế thuế hợp lý.
- Cho phép các ngân hàng nước ngoài góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp trong nước, mức đóng góp không qua 40%.
- Chính phủ thực hiện chính sách ngoại thương năng động, luôn gắn chặt với luật đầu tư và chuyển giao công nghệ sang các nước chậm phát triển từ đó xây dựng được các khu chế xuất có hiệu quả cao.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp ưu tiên phát triển nông nghiệp làm cơ sở tiền đề để phát triển công nghiệp. Nông dân được vay với lãi suất thấp. Nhà nước chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Xây dựng đường sá, khu chế biến nông sản tại chỗ, các quan hệ thị trường xây dựng trên nguyên tắc cạnh tranh tự do; giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông nghiệp và nông dân, giữa nông dân với nông dân, đã kích thích nông nghiệp phát triển mạnh.
2.4.4 Tín dụng nông nghiệp ở Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích phát triển nông nghiệp bằng cách thành lập ngân hàng nông – công nghiệp địa phương. Vào những năm 1960, chính phủ Nhật Bản đã có chương trình cho vay để tăng đầu tư nông nghiệp cho vay để mua sắm tài sản, mở rộng đất đai trang trại, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn là từ chính phủ và tư nhân thông qua HTXNN. Lãi suất cho vay phát triển nông nghiệp là lãi suất thấp, với thời gian vay dài hạn. HTXNN ở Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp , vai trò của HTXNN là huy động tiết kiệm và vốn dư thừa từ khu vực nông nghiệp và nông dân, cho các thành phần kinh tế kinh doanh ngoài nông nghiệp.
2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu tín dụng nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
Xuất phát từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, có thể rút ra một số kết luận sau:
- Tín dụng phục vụ phát triển nông thôn trứ không chỉ nông nghiệp. Đặc biệt là những vùng đất khan hiếm hầu hết các nông hộ đều phải có những hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp để kiếm sống và để có mức thu nhập ổn định. Chính khả năng chuyển vốn từ hoạt động này sang hoạt động khác là một lợi thế giúp nông dân giảm bớt nhu cầu tín dụng dài hạn, điều quan trong đối với một ngân hàng cho vay với lãi suất thương mại là, liệu các khoản vốn vay liệu có được hoàn trả hay không. Nhiều khi ta hay xem xét kỹ lưỡng quá, ta chỉ cần quan tâm đến nguồn vốn đó có được sử dụng có hiệu quả hay không, chúng ta cũng không cần phải phân tích nhiều các dự án phức tạp, đối tượng xin vay phải là người lương thiện, phải có vật thế chấp và nên có uy tín trong việc hoàn trả nợ cũ cũng như triển vọng trả nợ mới.
- Để huy động được vốn lãi suất tín dụng nên lãi suất thương mại, chứ không nên trợ cấp ở mức quá thấp. Điều này không hợp lý cả về mặt kinh doanh cũng như công bằng xã hội, vì nông dân còn nghèo, lẽ ra họ phải được nhận tín dụng giá rẻ hơn. Thực tế, một khi có lãi suất thấp thì nguồn tín dụng lại rất hạn chế. Nếu lãi suất tiền vay thì lãi suất tiền gửi thấp, do vậy tiền gửi ngân hàng không nhiều, rút cục tiền để vay cũng rất hạn chế. Vì vậy, tín dụng rẻ cũng có nghĩa không có tín dụng. Thêm vào đó, nhu cầu vay với giá rẻ thường rất lớn trong khi quỹ cho vay lại không lớn, nên cầu vượt cung. Lúc đó nhà nước nên áp dụng chính sách phân phối, tức là dùng những tiêu chuẩn hành chính để xác định đơn vay nào xứng đáng và đơn nào không xứng đáng. Do vậy mà việc vay vốn không nhiều. Trong trường hợp tốt nhất, nhà nước vẫn có thể cấp những khoản tín dụng nhỏ và rẻ một cách rộng khắp, nhưng chi phí hành chính lại cao. Vì tiền lãi suất tín dụng rẻ do vậy mà tiền gửi tiết kiệm cũng đồng thời phải rẻ dẫn tới có rất ít tín dụng và hiển nhiên là làm giảm đi khả năng đầu tư và phát triển.
- Nông dân thường phải trả nợ sòng phẳng hơn khi biết rằng đó là điều kiện để được vay thêm trong tương lai. Đa số nông dân đều nhận thức được tính quan trọng của việc được vay và hết sức bảo vệ khả năng này. Nếu ngân hàng đồng ý cấp những khoản tín dụng khá lớn bất kỳ được sử dụng ra sao miễn là có sinh lời mà không đòi hỏi nhiều thủ tục và với lãi suất cao, thì có nhiều triển vọng rằng nợ sẽ được hoàn trả. Nếu ngân hàng chỉ cấp những khoản tín dụng nhỏ và không thường xuyên, đòi hỏi nhiều thủ tục và với chỉ mục đích sản xuất nông nghiệp , áp lực để nông dân trả nợ sẽ ít hơn nhiều. Do vậy sự tồn tại của hệ thống tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào việc duy trì khả năng cấp tín dụng của nó.
Hệ thống tín dụng lý tưởng, các ngân hàng nông thôn cạnh tranh nhau để cung cấp cho khách hàng cả dịch vụ gửi tiền tiết kiệm cũng như cho vay. Tất cả đối tượng có triển vọng trả nợ tốt sẽ được cấp tín dụng dễ dàng mà không phải qua các thủ tục quan liêu, thì quy mô tín dụng sẽ không bị cắt giảm do lãi suất thấp hoặc việc sử dụng tín dụng sẽ không bị giới hạn như hiện nay, nhằm hỗ trợ cho các hoạt động có hiệu quả tại nông thôn. Mỗi chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp phải chịu trách nhiệm về lỗ lãi của mình và khi bị thua lỗ thì không được dựa vào chế độ trợ cấp quá lâu. Cơ chế giám sát điều hành của ngân hàng phải được cải tiến để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn mạnh. Ngân hàng nông nghiệp phải có nhiệm vụ cấp tín dụng nông thôn một cách rộng khắp, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn vay đồng thời có thể trang trải chi phí hoạt động và kinh doanh có lãi.
Tùy thuộc vào điều kịên cụ thể mà mỗi nước có hình thức tín dụng nông thôn khác nhau. Mỗi quốc gia đều phải hoạch định cho mình chính sách về thu hút, tạo vốn và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã lựa chọn. Các chính sách về tạo nguồn vốn tín dụng rất đa dạng không có mô hình duy nhất đúng cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên hầu hết các nước trên thế giới đều có hệ thống tín dụng dành riêng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và đều có chung một mục tiêu là cung cấp đủ vốn cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, an toàn lương thực, rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết hệ thống tín dụng nông nghiệp nông thôn.
Ở các nước chính phủ đều định ra các quyết sách điều tiết nền kinh tế quốc dân thông qua việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ – tín dụng. Các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn đều có tác dụng trực tiếp khuyến khích các nhà đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, đầu tư của chính phủ theo các chương trình, xóa đói giảm nghèo trong nông thôn.
Có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về tín dụng chính thống, đều cho rằng tín dụng chính thống có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp vốn cho hoạt động phát triển nông nghịêp và nông thôn. Để tồn tại vững chắc các tổ chức tín dụng nông thôn phải hoạt động tự chủ về tài chính; Tăng cường cho vay theo nhóm và theo mục tiêu, gắn việc cho vay với tiết kiệm, đặc biệt là đối với người nghèo: Lãi suất cho vay phải đủ cao để đảm bảo cho người cho vay trả được lãi suất huy động. Nghiên cứu của tiến sỹ Heihues và Buchenrieder ở Camarun cho thấy các tổ chức tài chính chính thống cam kết dài hạn để phục vụ cho người dân nông thôn, với các dịch vụ tín dụng phù hợp có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế và sử dụng lương thực của khách hàng.
Trên cơ sở phân tích ở trên đã cho thấy, hoạt động tín dụng cũng như vai trò của các tổ chức tài chính chính thống ở nông thôn, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp và chiến lược phát triển nông thôn. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về thực trạng cũng như giải pháp, để thúc đẩy các tổ chức tài chính chính thống hoạt động có hiệu quả hơn.
3. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN MỸ HÀO VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Huyện Mỹ Hào nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, Có 12 xã và 1 thị trấn, có đường quốc lộ 5A chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội và Thành phố Hải Phòng và Quốc lộ 38,39A chạy qua.
- Phía Đông giáp 2 huyện Cẩm Giàng – Bình Giang- Tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp huyện Yên Mỹ- Hưng Yên
- Phía Nam giáp huyện Ân Thi - Hưng Yên
- Phía Bắc giáp huyện Văn Lâm- Hưng Yên
Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam và nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chính vì vậy, địa phương có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các tỉnh phía Bắc, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế văn hoá xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Khí hậu thời tiết
Huyện Mỹ Hào nằm trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt : mùa nóng được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23oC, nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 lên tới 38oC, đến tháng 7 tháng 8 giảm xuống còn 27- 28oC. Lượng mưa trung bình hàng năm ở huyện Mỹ Hào từ 1.600- 1.700mm, có năm lượng mưa lên tới trên 2.000mm.
Đây là điều kiện thuận tiện cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống dân cư trong huyện và các khu vực dân cư đô thị trong và ngoài tỉnh.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện
3.1.2.1 Tình hình đất đai của huyện
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là cơ sở tồn tại của cây trồng và vật nuôi, vừa là đối tượng lao động. Vì con người tác động vào đất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Do vậy, một nền nông nghiệp phát triển hay không trước hết thể hiện ở việc người dân ở đó đã sử dụng quỹ đất đã hợp lý chưa. Đối với Huyện Mỹ Hào là huyện phát triển khu công nghiệp với tốc độ nhanh, đến năm 2005 đất nông nghiệp giảm đi nhường chỗ cho xây dựng cơ bản, đất giao thông và 131 Doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hoạt động.
Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện được thể hiện qua biểu 01.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện qua 3 năm không thay đổi. Nhưng đất nông nghiệp có xu hướng giảm, đất giành cho công nghiệp có xu hướng tăng. Ngoài ra huyện đã sử dụng một phần đất nông nghiệp để xây dựng các công trình, đường giao thông và thuỷ lợi. Cùng với sự phát triển chung, các công trình phục vụ cho phát triển kinh tế, giáo dục, y tế cũng ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng, làm cho đất chuyên dùng tăng lên rất nhanh qua 3 năm ( Từ 1382,08 ha năm 2005 lên 1706,5 ha năm 2007, tăng thêm 324,42 ha). Đây là xu hướng tích cực cần được phát huy. Nhìn chung đất chưa sử dụng có chiều hướng chuyển biến tốt. Tuy nhiên, với quỹ đất chưa được sử dụng năm 2005 là 526,92 ha, chiếm 6,7 % tổng diện tích đất, nhưng đến năm 2007 diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn 327.02ha, chiếm 4.13%. Đó là điều đáng mừng của huyện. Vì quỹ đất đã được sử dụng một cách triệt để, đưa diện tích đất sử dụng vào hoạt động có hiệu quả.
Biểu 1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Mỹ Hào qua 3 năm (2005- 2007)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh ( %)
SL
( ha)
Cơ cấu
( %)
SL
( ha)
Cơ cấu
( %)
SL
(ha )
Cơ cấu
( %)
2006/2005
2007/2006
BQ
Tổng diện tích đất tự nhiên
7.910,08
100
7.910,08
100
7.910,08
100
100
100
100
I- đất nông nghiệp
5.408,18
68,37
5.089,21
64,33
5.084,71
64,28
94,10
99,91
97,00
1. đất trồng cây hàng năm
5.065,59
93,66
4.794,15
94,20
4.789,65
94,19
94,64
99,91
97,28
a. đất lúa và rau màu
5.052,37
99,74
4.785,13
99,81
4.780,63
99,81
94,71
99,91
97,31
b. đất trồng cây hàng năm khác
13,22
0,26
9,02
0,19
9,02
0,19
68,22
100,00
84,11
2. đất cây lâu năm
132.41
0,14
43,36
0,85
43,36
0,85
32,75
100,00
66,38
3. đất mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản
210,18
3,88
251,70
4,95
251,70
4,95
119,75
100,00
109,87
II- đất chuyên dùng
1.382,08
17,47
1.547.71
19,57
1.706.5
21,57
111,98
110,26
111,12
III- đất thổ cư
592,90
7,50
771,82
9,76
791.85
10,01
130,17
102,60
116,39
IV- đất chưa sử dụng
526,92
6,70
501.34
6,34
327.02
4,13
95,14
65,23
80,19
( Số liệu : Nguồn Phòng thống kê huyện Mỹ Hào)
Năm 2007, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 7910,08ha trong đó đất nông nghiệp là 5084,71 ha, chiếm 64,28%. Trong đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm có 4789,65 ha, chiếm 94,19%. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 4,95%. Trong tổng số đất trồng cây hàng năm là 4789,65 ha thì diện tích có thể trồng được 3 vụ chiếm tỷ lệ rất thấp là 20%, diện tích đất hai vụ chiếm 40% và diện tích đất một vụ vẫn còn là 40%. Đứng trước thực trạng đó đòi hỏi các cấp chính quyền phải có các chính sách phù hợp để khuyến khích các hộ đầu tư khai thác hết tiềm năng thế mạnh của đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội cuả huyện nói chung và kinh tế hộ nói riêng. Tiến tới xoá đói giảm nghèo, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
3.1.2.3- Tình hình dân số- lao động
Dân số, lao động có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt với nguy cơ bùng nổ dân số rất cao ở các vùng nông thôn nước ta sẽ ảnh hưởng không ít tới sự phát triển kinh tế của các hộ. Do đó để phát triển được kinh tế xã hội ở nông thôn thì phải quan tâm giải quyết vấn đề này và ngược lại phát triển kinh tế xã hội có tác động mạnh mẽ tới sự nâng cao dân trí và giải quyết vấn đề dân số.
Chúng ta thấy tổng số nhân khẩu năm 2005 là 84.585 người, năm 2006 là 85.409 người, dân số tăng thêm là 824 người. Đó là do tỷ lệ dân lao động từ các nơi đến làm việc tại công ty, doanh nghiệp trong huyện. Đến năm 2007, dân số của huyện 86.882 người, tăng 1.473 người so với năm 2006. Tính đến năm 2007, có tới 160 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện.
Tổng nhân khẩu tăng kéo theo sự tăng lên cả nhân khẩu nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó sự tăng lên của nhân khẩu phi nông nghiệp nhanh hơn. Đây là dấu hiệu tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tương lai.
Biểu 2 : Dân số - lao động của huyện Mỹ Hào- qua 3 năm 2005 - 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
So sánh (%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
SL
CC (%)
2006 /2005
2007 /2006
BQ
I- Tổng nhân khẩu
người
84.585
100
85.409
100
86.882
100
100,97
101,72
101,35
- Nhân khẩu NN
-
72.579
85,80
70.188
82,17
67.280
77,44
96,70
95,85
96,00
Trong đó: Nữ
-
3.8467
53,00
38.112
54,30
36.466
54,20
99,08
95,68
97,36
II- Tổng số hộ
hộ
20.498
100,00
21.454
100,00
21.635
100,00
104,66
99,16
100,00
1. Hộ NN
-
18.050
80,05
18.362
85,58
18.362
85,95
101,72
100,00
100,86
2. Hộ Phi NN
-
2.448
13,56
3.092
16,84
3.273
17,82
126,30
105,85
115,62
III- Lao động trong độ tuổi
Lao động
39.108
46,24
38.601
45,20
37.821
43,53
98,70
97,97
98,34
- Lao động NN
-
33.068
85,94
32.082
83,11
30.386
80,34
96,70
94,71
95,85
- Lao động tiểu thủ CN
-
1.920
4,90
2.575
6,67
2.870
7,58
134,1
111,45
122,26
- Lao động thương mại dịch vụ
-
1.764
4,51
1.976
5,11
2.347
6,20
112,01
84,19
115,34
- Lao động khác
-
1.816
2,08
1.968
5,09
2.218
5,86
108,37
112,70
122,13
IV- Một số chỉ tiêu bình quân
-BQ nhân khẩu/ Hộ
Khẩu
4,12
-
3,98
-
4,01
-
96,60
100,75
98,65
- BQ nhân khẩu NN/ Hộ NN
-
4,02
-
3,82
-
3,66
-
95,02
95,81
95,41
- BQ lao động/ Hộ
Lao động
1,9
-
1,8
-
1,7
-
94,73
94,44
94,58
- BQ lao động/ Hộ NN
-
2,16
-
2,1
-
2,05
-
97,22
97,61
97,42
(Số liệu: Nguồn Phòng thống kê huyện Mỹ Hào)
Tỷ lệ người trong tuổi lao động chiếm gần 50% số nhân khẩu trong nông nghiệp vì vậy huyện nhà đã và đang rất quan tâm đến giáo dục. Rất nhiều người trong tuổi lao động hiện đang học tập tại các trường trung học, cao đẳng, đại học. Mặt khác, chịu tác động tiêu cực của tiến trình đô thị hoá các tệ nạn xã hội đã len lỏi vào từng thôn, xóm.
Năm 2007, trong số 37.821 lao động thì số lao động nông nghiệp là 30.386 lao động chiếm tỷ lệ 80,34%. Qua 3 năm tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm bình quân là 4,14%/năm. Lao động phi nông nghiệp thường là lao động trẻ tuổi có tay nghề, có trình độ, năng động, làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp.
Vậy để nâng cao thu nhập cho người lao động cần hỗ trợ vốn, nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa những giống có năng suất chất lượng tốt, tạo việc làm giải quyết lao động lúc nông nhàn.
3.1.2.4- Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Mỹ Hào
Cơ sở hạ tầng là điều kiện, tiền đề để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng. Trong những năm qua huyện Mỹ Hào đã có đầu tư xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
a- Về giao thông : Huyện Mỹ Hào nằm trên Quốc lộ 5A với tổng chiều dài là 13 Km và nằm sát tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội với các thành phố Hải Dương, Hải Phòng. Hệ thống đường liên huyện, liên xã khá hoàn chỉnh như Quốc lộ 39, trục đường 196, đường 198 đã được rải nhựa...Những tuyến đường này nối liền trực tiếp giữa các xã trong huyện và giữa Mỹ Hào với các huyện khác trong tỉnh. Do đó, việc đi lại giao lưu rất thuận lợi cho phát triển kinh tế của huyện.
b- Về hệ thống điện : Cho đến nay 100% số xã trong huyện đã có điện. Toàn huyện có 15 trạm biến áp với tổng công suất 12363 KVA, 13 Km đường dây cao thế 35 KV và 10 KV, đường dây hạ thế đã được đưa tới các thôn, xóm phục vụ nhu cầu dùng điện của các hộ.
Biểu 3 : Hiện trạng xây dựng cơ sở hạ tầng năm 2005 của huyện Mỹ Hào
Chỉ tiêu
ĐVT
Số lượng
Ghi chú
I. Đường giao thông
1. Quốc lộ
Km
13
2. Tỉnh lộ
Km
20
3. Huyện lộ
Km
20,5
II- Công trình thuỷ lợi
1. Trạm bơm
Trạm
69
2. Trạm bơm tiêu
Trạm
69
3. Trạm bơm tưới tiêu
Trạm
69
4. Kênh tưới của ngành thuỷ lợi
Km
319
5. Diện tích được tiêu do thuỷ lợi
Km
319
III- Công trình điện
1. Trạm biến áp
Trạm
15
2. Đường dây cao thế
Km
13
3. Đường dây hạ thế
Km
13
4. Số xã có điện
xã
13
IV- Bưu điện, chợ
1. Xã có trạm bưu điện
Trạm
13
2. Xã có chợ nông thôn
Chợ
13
V- Công trình phúc lợi
1. Trường học
Trường
32
2. Bệnh viện
Viện
01
(Số liệu: Nguồn phòng kinh tế huyện)
c- Về thuỷ lợi : Toàn huyện có 69 trạm bơm điện lớn nhỏ, 319 Km kênh mương đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước trong sản xuất nông nghiệp.
d- Về y tế :
Có 01 Bệnh viện Huyện, có 17 bác sỹ, 28 y tá được đào tạo cơ bản và có chuyên môn sâu nên phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân khá tốt. Có 50 giường bệnh đáp ứng được 85% nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Toàn huyện đã có 5 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế nhưng chất lượng phục vụ của các trạm y tế nhìn chung còn hạn chế. Với thực trạng như vậy đòi hỏi phải có sự đầu tư cho công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân để góp phần thúc đẩy kinh tế ở huyện phát triển.
đ- Văn hoá- giáo dục
- Cơ sở vật chất về giáo dục : Toàn huyện có 77 nhà mẫu giáo được nằm rải rác khắp các thôn trong địa bàn huyện. Có 13 trường tiểu học, trong đó đạt chuẩn quốc gia là : 4 trường. 14 trường THCS, 3 trường THPT, TTGDTX . 02 trường THCN, dạy nghề. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng giáo dục đều được các cấp chính quyền quan tâm xây dựng, trường học đều khang trang sạch sẽ, đồ dùng học tập đều được trang bị đầy đủ, chuẩn giáo dục đáp ứng được nhu cầu học tập cho các em học sinh từ mầm non đến đến bậc THCN, dạy nghề.
- Về văn hoá : Có 01 hệ thống đài truyền thanh của huyện được trang bị máy móc hiện đại. Đội ngũ cán bộ đều qua đào tạo cơ bản. 100% các xã đều có đài phát thanh, 100% các thôn đều có loa truyền thanh được phát trực tiếp xuống các thôn . Do vậy, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết của địa phương đều được chuyển tải tới nhân dân trong xã, thị trấn kịp thời.
3.1.3 Một số kết quả phát triển kinh tế ở huyện Mỹ Hào
Huyện Mỹ Hào những năm trở lại đây, bộ mặt kinh tế đã có nhiều đổi mới. Phát triển kinh tế gia tăng, thu nhập đời sống của nhân dân được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước.
Kết quả sản xuất kinh doanh của hụyện qua 3 năm 2005 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chỉ đạt 22.3%, Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp chiếm 55.7%, thương mại dịch vụ chiếm 22%. Nhưng đến năm 2007 tốc độ phát triển kinh tế đều đạt và vượt mức đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thương mại dịch vụ tăng lên 31.1%/năm . Đây là những con số đáng mừng của sự phát triển kinh tế huyện nhà phấn đấu trở thành Huyện công nghiệp vào năm 2010. Trong đó :
Biểu 4 : Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2005- 2007)
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
* Tổng GTSX
Tỷ
1.083,1
100
1.371,8
100
1.850,8
100
1. Nông nghiệp
Tỷ
241
22,3
251.9
18,4
352,2
19,0
- Trồng trọt
Tỷ
132
54,8
132.4
52,6
210
59,7
- Chăn nuôi
Tỷ
60
24,9
109,9
43,6
102
28,9
- Thủy Sản
Tỷ
49
20,3
9.6
3,8
40.2
11,4
2. CN-TTCN
Tỷ
603,1
55,7
801,9
58,5
921,3
49,8
3. TM-DV
Tỷ
239
22,0
318
23,1
577,3
31,1
(Số liệu : Nguồn Phòng thống kê huyện)
* Ngành trồng trọt : Trồng trọt là ngành chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Mỹ Hào. Do đó, trong những năm qua Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Nông nghiệp huyện đã quan tâm sâu sắc đến việc tìm cơ cấu cây trồng hợp lý, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 đạt 241 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyển dịch tích cực. Đến năm 2007 trồng trọt chiếm 59.7%, trên 60% diện tích cấy lúa chất lượng cao như : BT-7, HT-1, IR-1561, AC5, nếp cái hoa vàng, Khang Dân .... Sản lượng lương thực bình quân đạt 54.261 tấn ; bình quân lương thực đầu người đạt 623kg/người/năm.
Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ lệ chăn nuôi thuỷ sản. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mục đích nâng cao thu nhập.
- Chuyển đổi mô hình trang trại, đào ao thả cá, kết hợp trồng trọt chăn nuôi gia súc gia cầm.
- Quy vùng sản xuất lúa năng suất chất lượng cao sản xuất giống lúa tốt, hiện nay toàn huyện sản xuất được 30ha.
- Trang trại toàn huyện chuyển đổi được 507 mô hình trang trại với tổng diện tích 300 ha, đã cho thu nhập từ 100- 200 triệu đồng/ năm.
*Ngành chăn nuôi : Chăn nuôi phát triển mạnh, đàn lợn hàng năm tăng từ 7-10%, đàn bò tăng 1,5-2%/năm. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân tăng 10%, chương trình nạc hoá đàn lợn, sin hoá đàn bò thực hiện có hiệu quả. Mỗi năm nhập từ 70-80 con lợn nái ngoại tăng tỷ lệ hướng nạc lên 65% tổng đàn. Chương trình chăn nuôi bò sữa được nhân dân hưởng ứng ; bò lai sind và bò sữa chiếm 80% tổng đàn.
* Ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp : Công nghiệp- TTCN trên địa bàn phát triển. Năm 2005 đạt 603,1 tỷ đồng. Huyện tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào địa bàn, thu hút 10.000 lao động có việc làm ổn định trong các doanh nghiệp, 50% lao động là người địa phương.
* Thương maị , dịch vụ: Thương mại, dịch vụ có nhiều tiến bộ, các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng bước đầu đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và khu vực. Giá trị thương mại năm 2005 đạt 239 tỷ đồng.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm điều tra
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của huyện chúng tôi chọn 3 xã đại diện cho vùng điều tra tình hình sử dụng vốn của hộ nông dân đó là xã :Nhân Hòa, Bạch Sam, Cẩm Xá.
- Xã Nhân Hòa: Là một xã nằm gần với trung tâm huyện, cách trung tâm huyện khoảng 500 m. Là xã có tuyến đường Quốc Lộ số 5 đi qua và tuyến đường tỉnh lộ 196 chạy qua. Do đó có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Toàn xã Có hơn 35% dân số sống phi nông nghiệp, ở đây nông dân có nhiều nghề phụ như nấu rượu, làm đậu, làm bún, làm bánh, say sát gạo… Xã Nhân Hòa đại diện cho vùng trọng điểm phát triển ngành nghề và dịch vụ vì có điều kiện về giao thông thuận tiện để tiếp cận tốt với thị trường.
- Xã Bạch Sam: Là một xã có rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Xã có tới hơn 2 km nằm trên trục đường Quốc Lộ 5 đi qua. Nhưng công nghiệp ở đây chưa phát triển. Xã cách trung tâm huyện 8 km. Có 20 % dân số sống phi nông nghiệp. Ngành nghề dịch vụ trong những năm gần đây đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của địa phương.
- Xã Cẩm Xá: Là một xã đại diện cho vùng sâu của huyện, dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp , dân trí thấp._.không trả được nợ ngân hàng. Vậy làm thế nào để hoạt động thu nợ của ngân hàng đạt được kết quả tốt đó cũng là những băn khoăn của các tổ chức tín dụng nông 5thôn nói chung cần tìm cho mình một hướng giải quyết tốt nhất. Qua biểu tình hình dư nợ của các tổ chức thể hiện trong những năm gần đây tổng dư nợ của các tổ chức tăng rất nhanh.
Năm 2005 tổng dư nợ của các tổ chức tài chính là 67.157 triệu đồng, năm 2006 là 95.594 triệu đồng và năm 2007 là 93.995 triệu đồng. Nhưng nguồn vốn dư nợ chủ yếu vẫn là của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tỷ lệ nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng trung bình đã giảm, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ngân hàng chính sách xã hội. Năm 2005 tỷ lệ dư nợ quá hạn của NHNN&PTNT là 4.18%, năm 2006 là 3.30% và đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 3.07%. Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH là 1.55%, năm 2006 là 1.14%, năm 2007 là 155%. Ngược lại tỷ lệ dư nợ của QTDND lại có xu hướng tăng, năm 2005 là 6.42%, năm 2006 là 7.67% và năm 2007 là 4.39%. Điều này cho thấy rằng các hộ nông dân sử dụng vốn còn chưa hiệu quả, cần phải có giải pháp nhằm giúp đỡ hộ nông dân trong việc sử dụng và quản lý vốn. Các nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự dư nợ là: Có một số hộ sử dụng vốn không đúng mục đích, gia đình gặp phải những hoạn nạn như ốm đau bệnh tật, do thiên tai, bệnh dịch làm ảnh hưởng đến mùa màng và vật nuôi, do trình độ dân trí thấp đã hạn chế sử dụng vốn có hiệu quả.
Biểu 22: Tình hình dư nợ của các tổ chức tài chính(đến 31 tháng 12 hàng năm)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh
Sốlượng
(tr.đ)
Cơ cấu (%)
Sốlượng
(tr.đ)
Cơ cấu (%)
Sốlượng
(tr.đ)
Cơ cấu (%)
2006/2005
2007/2006
1. Tổng dư nợ
67.157
100
95.594
100
93.995
100
142.34
98,33
- NHNN&PTNT
32.103
47,80
44.652
46,71
45.940
48,87
139.08
102,88
- NHCSXH
18.641
27,76
31.149
32,58
24.629
26,20
167.09
79,07
- QTDND
16.413
24,44
19.793
20,71
23.426
24,92
120.59
118,35
2. Dư nợ quá hạn
2.686
100
3.345
100
2.820
100
124.53
84,30
- NHNN&PTNT
1.343
50,0
1.472
44,0
1.410
50,0
109.61
95,79
- NHCSXH
289
10,8
355
10,6
382
13,5
122.84
107,61
- QTDND
1.054
39,2
1.518
45,3
1.028
36,5
144.02
67,72
3. Tỷ lệ dư nợ quá hạn
4,0
-
3,5
-
3,0
-
-
-
- NHNN&PTNT
4,2
-
3,3
-
3,1
-
-
-
- NHCSXH
1,6
-
1,1
-
1,6
-
-
-
- QTDND
6,4
-
7,7
-
4,4
-
-
-
(Nguồn: Từ các báo cáo tổng kết của NHNN&PTNT,NHCSXH,QTDND 3 xã)
Bên cạnh nguyên nhân việc sử dụng vốn của hộ nông dân còn kém hiệu quả một phần do trình độ dân trí thấp, cũng có một lý do nữa là do cán bộ tín dụng trình độ còn hạn chế việc thẩm định dự án của cán bộ tín dụng còn chưa chặt chẽ, do vậy dẫn đến việc sử dụng vốn chưa đúng mục đích và kém hiệu quả của hộ nông dân.
4.5 Ý kiến đánh giá của các hộ nông dân về tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
4.5.1 Một số đặc trưng khác của hộ điều tra.
Phát triển kinh tế nông thôn nói chung trong giai đoạn hiện nay gặp phải không ít những khó khăn. Các nguyên nhân của sự khó khăn đó là: Trình độ dân trí thấp, đất đai hạn chế, trình độ quản lý của cán bộ địa phương non yếu, điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn không tốt...
Qua một số đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra chúng tôi thấy, các hộ điều tra chủ yếu là hộ thuần nông chiếm 54.4%, hộ ngành ngề dịch vụ là 30.6% và nhóm kiêm ngành nghề dịch vụ là 31.9%. Phân theo tình trạng kinh tế thì có 53.7% số hộ điều tra là thuộc hộ đủ ăn và 46.3% là hộ thiếu ăn, phân theo mục đích vay thì có 20.4% là vay trồng trọt, chăn nuôi là 38.8%. Trong tổng số hộ điều tra số hộ nam giới làm chủ hộ chiếm 67.3% còn lại là nữ giới làm chủ hộ, về trình độ học vấn tỷ lệ hộ không biết chữ là 1.4% còn lại là hộ biết chữ. Số bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,9 người trên hộ và bình quân lao động là 3,3 lao động trên một hộ. Có một vấn đề cần được quan tâm đó là trong tổng số hộ điều tra thì không có họ nào được tập huấn kỹ thuật. Vậy chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần phảo có kế hoạch giúp đỡ nông dân về kỹ thuật để người dân hiểu biết và phát triển kinh tế hộ gia đình tốt hơn.
Biểu 23 : Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình cơ bản của hộ điều tra
Các chỉ tiêu
Số hộ
% Tổng số hộ
1. Tổng số hộ điều tra
147
100
a. Phân theo nguồn vay
- NHNN&PTNT
51
34,7
- NHCSXH
51
34,7
- QTDND (3 xã )
45
30,6
b. Phân theo ngành nghề
- Thuần nông
80
54,4
- Kiêm ngành nghề dịch vụ
47
31,9
- Khác
20
13,6
c. Phân theo tình hình kinh tế
- Đủ ăn
79
53,7
- Thiếu ăn
68
46,3
d. Phân theo mục đích vay
- Vay cho trồng trọt
30
20,4
- Vay cho chăn nuôi
57
38,8
- Vay ngành nghề Dịch vụ
45
30,6
- Vay cho mục đích khác
15
10,2
2. Số hộ được tập huấn kỹ thuật
0
3. Giới tính của chủ hộ
- Nam
99
67,3
- Nữ
48
32,7
4. Trình độ văn hoá của chủ hộ
- PTTH
88
59,9
- Cấp 2
52
35,3
- Cấp 1
5
3,4
- Không biết chữ
2
1,4
5. Bình quân nhân khẩu trên hộ
4,9
6. Bình quân lao động trên hộ
3,3
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra).
4.5.2 Thăm dò đánh giá và nguyện vọng của hộ điều tra về hoạt động tín dụng nông nghiệp.
Qua kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của các hộ nông dân được phỏng vấn cho thấy 60.6% hộ đều khẳng định vốn tín dụng đã giúp họ tăng thu nhập và ổn định đời sống, 16.3% số hộ trả lời là tạo thêm việc làm và 23.1% trả lời là phát triển thêm ngành nghề.
Thời gian vay vốn: Nhiều hộ nông dân cho rằng thời gian cho vay còn chưa phù hợp, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp và cây ăn quả đòi hỏi phải dài ngày.
Biểu 24: Ý kiến đánh giá các hộ điều tra về chính sách cho vay vốn tín dụng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Chỉ tiêu
Tổng số
Nhân Hòa
Bạch Sam
Cẩm Xá
Số hộ (Hộ)
Cơ cấu (%)
Số hộ (Hộ)
Cơ cấu (%)
Số hộ (Hộ)
Cơ cấu (%)
Số hộ (Hộ)
Cơ cấu (%)
1. Tác dụng của vốn tín dụng đối với hộ nông dân
147
100
49
100
49
100
49
100
- Tăng thu nhập, ổn định đời sống
89
60,6
25
51,0
33
67,3
35
71,4
- Tạo việc làm
24
16,3
10
20,4
10
20,4
8
16,3
- Phát triển ngành nghề
34
23,1
14
28,6
6
12,2
6
12,2
2. Thủ tục vay vốn
147
100
49
100
49
100
49
100
- Đơn giản
45
30,1
19
38,8
15
30,6
10
20,4
- Phù hợp
32
21,8
10
20,4
11
22,4
16
32,7
- Phức tạp
70
47,7
20
40,9
23
46,9
23
46,9
3. Thời hạn vay
147
100
49
100
49
100
49
100
- Phù hợp với nhu cầu
66
44,9
15
30,6
20
40,8
17
34,7
- Không phù hợp
81
55,1
34
69,3
29
59,1
32
65,3
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra).
Biểu 25 : Một số nguyện vọng của hộ điều tra
Các nội dung
Số hộ
% tổng số
1. Lựa chọn hình thức tín dụng
147
100
- NHNN&PTNT
67
45,6
- NHCSXH
141
95,9
- QTDND
56
38,1
2. Lượng vốn cần vay
- Trên 10 triệu đồng
79
53,7
- Từ 5-10 triệu đồng
120
81,6
- Từ 3-5 triệu đồng
45
30,6
- Dưới 3 triệu đồng
37
25,2
3. Những khó khăn trong sản xuất của hộ
- Thiếu đất
67
45,6
- Thiếu lao động
25
17,0
- Thiếu KHKT
97
65,9
- Giá cả không ổn định
116
78,9
- Thiếu vốn
135
91,8
- Khó khăn khác
23
15,6
4. Những đề nghị của hộ
- Giao đất ổn định
78
53,1
- Được vay vốn ưu đãi
147
100
- được hỗ trợ KHKT
56
38,1
- Có chính sách về giá cả nông sản
130
88,4
- Kéo dài thời hạn vay
89
60,5
- Những đề nghị khác
19
12,9
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Về thủ tục vay vốn: Có 47.7% các hộ nông dân được hỏi đã trả lời là phức tạp. Còn có nhiều loại giấy tờ phức tạp trong khi trình độ văn hoá của người dân thấp, nhiều người không biết đọc viết. đó là điều quá khó khăn, đồng thời giao thông không thuận lợi cũng là một nguyên nhân nữa. Vậy để đảm bảo việc cho vay tốt đến hộ nông dân công tác tín dụng cần phải được củng cố, để đáp ứng được việc giúp cho các hộ nông dân tiếp cận được với tín dụng có hiệu quả.
Qua đánh giá nguyện vọng những khó khăn và nhu cầu tín dụng của hộ nông dân chúng tôi nhận thấy rằng: Phần lớn các hộ đều mong muốn được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội. Số hộ muốn vay trên 10 triệu đồng chiếm 53.7%. Các hộ trả lời về những khó khăn của hộ phần lớn vẫn là về vốn và về kỹ thuật. Những đề nghị của hộ liên quan đến hỗ trợ vay vốn ưu đãi và tập huấn khoa học kỹ thuật, hiểu biết về chính sách giá cả nông sản và thời hạn vay vốn. Qua nghiên cứu ý kiến đánh giá cho thấy cần phải phát huy vai trò tích cực của các cơ quan chức năng địa phương, để có những chính sách đồng bộ giúp đỡ nông dân trong việc tiếp cận với tín dụng thuận lợi hơn, bên cạnh đó cũng phải cần có chính sách đào tạo cho nông dân cách sử dụng vốn.
4.6 Một số giải pháp nhằm củng cố hoạt động tín dụng nông nghiệp huyện Mỹ Hào
Tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện thành công chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Sau khi phân tích tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Mỹ Hào, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:
4.6.1 Tăng cường huy động nguồn vốn
Để duy trì hoạt động của các tổ chức tín dụng công tác huy động nguồn vốn có một vai trò cốt yếu. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu là nguồn huy động trong dân cư và tiền gửi kho bạc, đồng thời cần phải phát huy các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Mở thêm chi nhánh cấp xã để tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và cho việc huy động vốn và cho vay vốn thuận tiện đến người dân.
Tranh thủ nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của trung ương hoặc các tổ chức quốc tế.
Cải tiến việc huy động vốn để thu được nguồn tiết kiệm trong nhân dân mở bàn tiết kiệm xuống cụm xã áp dụng mức lãi suất phù hợp, đa dạng các hình thức gửi tiết kiệm ngoài những hình thức huy động vốn truyền thống như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, phát hành trái phiếu và kỳ phiếu có mục đích với nhiều kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và trên một năm với lãi suất linh hoạt, vận dụng linh hoạt với diễn biến thị trường trong từng thời kỳ.
Tạo điều kiện cho người gửi tiết kiệm và rút tiền nhanh chóng dễ dàng và thoải mái. Khuyến khích, tuyên truyền gửi tiết kiệm dài hạn với mức lãi suất phù hợp. Thực hiện kết hợp cho vay với tiết kiệm, cho vay với huy động để tăng thêm nguồn vốn cho vay. Theo như thực tế khảo sát tại địa phương chúng tôi thấy rất nhiều hộ nông dân muốn gửi tiết kiệm, thậm chí hộ nghèo. Nếu ta có những chính sách khuyến khích tăng cường khâu quảng cáo tiếp thị, khuyến mại đối với khách hàng, sẽ thu hút được lượng vốn đáng kể trong các hộ nông dân.
4.6.2 Củng cố thêm hoạt động tín dụng trong các tổ chức tín dụng
Hiện tại hoạt động của các tổ chức tín dụng còn chưa được phát triển mạnh, do vậy việc thực hiện việc huy động và cho vay vốn chưa thuận tiện đến hộ nông dân. Qua phân tích đánh giá nhu cầu vay vốn thuận tiện đến hộ nông dân. Qua phân tích đánh giá nhu cầu vay vốn của hộ nông dân cho thấy. Nhiều hộ nông dân thực sự muốn vay vốn tại địa phương, vì lý do giao thông của huyện không thuận tiện, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn và tốn kém, có những xã đi tới trung tâm huyện mất gần 20 km. Một số ý kiến về vấn đề tiết kiệm cũng vậy, nhiều người dân muốn gửi tiết kiệm nhưng vì điều kiện đi lại không thuận tiện do vậy mà cũng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn trong dân cư. Vậy cần phải có các chi nhánh ngân hàng cấp xã hoặc chi nhánh ở các cụm xã những nơi có địa bàn khó khăn để tạo điều kiện cho các hộ nông dân gửi tiết kiệm và vay vốn thuận tiện cho mục đích sản xuất và kinh doanh. Thường xuyên tiếp cận khách hàng, nắm bắt các thông tin về khách hàng từ khâu nghiên cứu thị trường nghiên cứu khách hàng đến khâu kiểm tra thẩm định dự án xin vay, nắm bắt thông tin trong qúa trình sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm, nguồn để trả nợ...
Cần phải phối hợp với các tổ chức xã hội trong địa phương tốt hơn, như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... để phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong hoạt động tín dụng và tiết kiệm.
4.6.3 Cải tiến thủ tục cho vay
Thủ tục vay vốn đã có nhiều cải thiện đáng kể nhất là từ khi có quyết định 67 của chính phủ được ban hành là tăng mức cho vay không thế chấp tài sản cho hộ sản xuất là 10 triệu đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên vẫn có nhiều thủ tục rườm rà trùng lặp không cần thiết. Các lợi ích từ việc đơn giản thủ tục vay vốn có thể nhận thấy được là giảm chi phí hồ sơ in sẵn, giảm quá tải cho cán bộ tín dụng, phù hợp trình độ hiểu biết của đa số đối tượng xin vay.
- Hình thức vay: đề xuất bộ hồ sơ vay áp dụng như sau:
+ Loại giấy tờ thứ nhất: Là giấy đề nghị vay vốn, nên rút ngắn và gọn hơn kiêm cả phần nhận nợ và phần quản lý nợ, chỉ nên có 2 mặt, mặt trước là họ và tên khách hàng, các nội dung đề nghị vay, chứ kỹ xác nhận của UBND xã, mặt sau là phần theo dõi nhận tiền vay và trả nợ.
+ Loại giấy thứ 2: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo. Nếu chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải được UBND xã xác nhận thêm một nội dung đất đang sử dụng không có tranh chấp, trong giấy đề nghị vay vốn.
+ Thủ tục cho vay vốn của các tổ chức tín dụng còn rất phức tạp cần phải giảm bớt những thủ tục.
4.6.4 Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Hiện tại hệ thống giao thông của một số xã trong huyện còn rất kém đặc biệt là các xã xa trung tâm huyện, đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của nông dân đến các tổ chức tín dụng. Vậy cần phải có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông, điện lưới, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống thông tin... tạo điều kiện cho phát triển sản xuất trồng trọt chăn nuôi và phát triển ngành nghề dịch vụ, nhằm phát triển đời sống và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong huyện.
4.6.5 Tăng cường công tác đào tạo cán bộ
Phải có chương trình đạo tạo bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng của ngân hàng và các cộng tác viên của ngân hàng. Đào tạo cho cán bộ ban xoá đói giảm nghèo các xã, các tổ chức xã hội có tham gia vào việc chỉ đạo hoạt động vay vốn như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân...Qua điều tra thực tế cho thấy cán bộ của các tổ chức tín dụng chính thống nhìn chung trình độ còn hạn chế. Vậy để đảm bảo việc điều hành và thực hiện tốt hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thống, việc đào tạo nâng cao kiến thức và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
4.6.6 Tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật và nâng cao kỹ năng sản xuất kinh doanh cho hộ nông dân.
Kết hợp với Sở lao động thương binh và xã hội mở các lớp đào tạo và dạy nghề nông dân miễn phí như ; Hướng dẫn về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý trang trại . Để người nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn và tránh rủi ro khi sử dụng vốn vay. Việc nâng cao nhận thức cho người nông dân là rất quan trọng. Khi người nông dân hiểu biết được cách sử dụng vốn thì tất nhiên nhu cầu vốn của họ sẽ tăng lên. Theo điều tra cho thấy ở 3 xã các hộ đều trả lời chưa được tập huấn kỹ thuật. Vậy cần phải tăng cường công tác khuyến nông, các cơ quan khuyến nông kết hợp với các cấp chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể ở địa phương tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kiến thức về sản xuất kinh doanh cho nông dân địa phương, giúp cho họ nắm bắt được khoa học kỹ thuật thì điều tất yếu là họ sẽ có nhu cầu sử dụng vốn nhiều hơn nhằm phát triển kinh tế của địa phương.
4.6.7 Chính sách của Nhà nước
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện, nhưng việc thực hiện luật đất đai còn chậm, vấn đề ruộng đất giải quyết chưa tốt. Đây là vấn đề có liên quan nhiều đến bảo đảm tiền vay, liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, liên quan đến sự mạnh dạn đầu tư và an tâm đầu tư của nhân dân.
Môi trường kinh tế thuần nông, tự bản thân người nông dân rất khó khăn tìm cho mình một thị trường rộng lớn và ổn định. Do đó, rất cần có định hướng, qui hoạch và giải quyết ở phạm vi vĩ mô, có vai trò nhất định của Nhà nước thì hoạt động tín dụng mới được mở rộng và ổn định.
Các ngành hữu quan ở địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ xác định chính xác danh sách hộ nghèo thiếu vốn sản xuất theo các tiêu chí mới của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trên cơ sở đó chuyển các hộ thoát nghèo sang đối tượng vay Ngân hàng thương mại, được vay mức lớn hơn, đồng thời dành vốn cho các hộ thực sự nghèo, thiếu vốn sản xuất có nhu cầu được vay, hoặc các hộ khác được xếp vào diện hộ nghèo có cơ hội được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Xác định rõ mô hình và tạo lập cơ chế để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm vừa phát huy thế mạnh địa phương, vừa có sự hài hoà tổng thể trong quá trình phát triển, tăng sức cạnh tranh về hàng hoá nông phẩm trên thị trường. Trên cơ sở xác định đúng cơ cấu nông nghiệp, cần định hình rõ phương thức trồng trọt, chăn nuôi phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý mới, nhằm tăng năng suất và sản lượng hàng hoá.
- Đầu tư nâng cấp các khâu bảo quản, chế biến, vận chuyển nông phẩm đến nơi tiêu thụ, để giảm bớt tổn thất, lãng phí nguyên liệu, nâng cao chất lượng, tạo thêm giá trị gia tăng. Đây cũng là con đường ngắn nhất, trực tiếp nhất đưa tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào phục vụ sản xuất hàng hoá nông nghiệp, là nhân tố cho sự hình thành thêm nhiều ngành nghề phụ, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
- Tổ chức tốt thị trường tiêu thụ nông phẩm, căn bản dựa vào nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, xây dựng hệ thống cung ứng dịch vụ nguyên vật liệu hợp lý, tổ chức tốt công tác nghiên cứu tiếp thị, xúc tiến thương mại. Có như vậy mới giải quyết được đầu ra đang rất khó khăn.
- Tiếp tục kiện toàn quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp dựa trên cơ sở củng cố mô hình hợp tác hoá mới, phát huy vai trò kinh tế hộ gia đình và nhân rộng điển hình mô hình liên kết đa thành phần kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế trang trại, tập trung chuyên canh sản xuất nông sản hàng hoá.
- Đặc biệt là vấn đề vốn tín dụng trong việc đầu tư phát triển như: cung cấp đủ vốn, chính sách tiền tệ và tín dụng của Chính phủ, hiệu quả sử dụng vốn của hộ sản xuất trong nông thôn là vấn đề trọng tâm của sự phát triển trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Các tham luận của Nghị quyết Trung ương VI (khoá VIII) đều cho rằng, hiện tại vốn cho nông nghiệp và nông thôn là rất khó khăn trong khi nhu cầu để phát triển của khu vực này là rất lớn.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
1. Sự tồn tại của các tổ chức tín dụng chính thống là một tất yếu khách quan trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Trong những năm gần đây, nhờ có tín dụng chính thống mà đời sống của nhân dân địa phương đã có nhiều thay đổi, nông dân đã sử dụng vốn vào sản xuất có hiệu quả, như các ngành trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề dịch vụ.
2. Hoạt động huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây đã đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận. Song thực tế việc cho vay tới các hộ còn hạn chế. Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân qua ba năm phát triển không đồng đều, chưa tương xứng với tình hình thực tế của một huyện đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế phát triển công nghiệp, nông nghiệp như Mỹ Hào.
3. Do trình độ dân trí còn thấp, điều này đã ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của hộ nông dân. Nếu người dân được hỗ trợ về kỹ thuật và tập huấn sử dụng vốn thì nhu cầu sử dụng vốn sẽ tăng lên.
4. Qua điều tra thực tế cho thấy rằng, nhu cầu vay vốn của người dân thực tế rất cao, nhưng thủ tục vay vốn còn phức tạp, đặc biệt là thủ tục vay vốn của NHCSXH. Để trợ giúp cho nông dân được vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ cho vùng khó khăn.
5. Nhìn chung các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện hoạt động tương đối có hiệu quả. Trong những năm gần đây, công tác cho vay và huy động vốn đều đã đạt được những kết quả khả quan, song muốn thực hiện tốt mục tiêu của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn thì cần phát huy hơn nữa công tác huy động vốn và cho vay vốn.
6. Nguồn nhân lực của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Trình độ của cán bộ còn thấp, cần được đào tạo và củng cố để đảm bảo cho công tác tín dụng ở địa phương hoạt động có hiệu quả hơn, nhằm mục tiêu tiếp cận tín dụng đến hộ nghèo vùng sâu, vùng xa. Đây là những vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
5.2 Kiến nghị
Đối với Nhà nước:
Có chính sách tín dụng sao cho phù hợp với hoạt động tín dụng của từng khu vực: Hiện nay mức thu nhập giữa NHNN&PTNT và NHCSXH và QTDND có sự chênh lệch rõ rệt. Do vậy hiệu quả công việc cũng như trách nhiệm đối với công việc chưa cao.
Đội ngũ cán bộ của các tổ chức tín dụng về trình độ chuyên môn còn hạn chế, cần được tập huấn để nâng cao nghiệp vụ tín dụng để đáp ứng đòi hỏi của công việc.
2. Đối với huyện:
Cần phát huy vai trò tích cực của các tổ chức có liên quan đến hoạt động tín dụng như: Hội phụ nữ huyện, Đoàn thanh niên, Hội nông dân…, đây là các tổ chức có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc tiếp cận của hộ nông dân với hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng xã.
Nhanh chóng hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân vì đây là một trong những điều kiện quan trọng để cho nông dân được vay vốn.
Cần có kế hoạch đào tạo cho hộ nông dân về quản lý sử dụng vốn, tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hữu ảnh (1997), Tài chính nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Thành Bill Tod, Lê Văn Sở (2003), “Tài chính vi mô - Cơ hội cho người nghèo”, Thời báo Ngân hàng, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
3. Đỗ Kim Chung (2003), Giáo trình Dự án Phát triển Nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Đỗ Kim Chung (2005), “Tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nghiên cứu kinh tế, số 330.
5. Phạm Văn Cung (2002), Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tỉnh Quảng Ninh. Luận Văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
6. Hồ Diệu (2004), Giáo trình Tín dung -Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Phạm Thị Mỹ Dung, D.Thomas, B.Gertrud, H.Franz (2006), Tài chính vi mô - Lý luận, phương pháp nghiên cứu và vận dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Kim Thị Dung (1999), Thị trường vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân huyện Gia Lâm, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp I.
9. Kim Thị Dung (2005), “Tín dụng nông nghiệp nông thôn: thực trạng và một số đề xuất”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 330).
10. Thanh Hiền (2005), “Cần quan tâm đổi mới cơ chế huy động vốn”. Thông tin Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, số 1-2005.
11. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Luận văn thạc sỹ kinh tế trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội.
12. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng NHNN&PTNT huyện Mỹ Hào năm 2005, 2006, 2007, Hưng Yên.
13. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng NHCSXH huyện Mỹ Hào 2005, 2006, 2007 Hưng Yên.
14. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (2006), Những điều hộ nghèo cần biết khi vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội. Tài liệu quảng cáo thông tin của ngân hàng chính sách xã hội.
15. Nguyễn Quốc Oánh (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suât tín dụng đến việc vay vốn của các hộ nông dân huyện Ba Bể, Bắc Kạn. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp I.
16. Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Giàng Thị Thía (2006), Nghiên cứu sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp I.
18. Lê Đức Thuý (2006), “ Ngân hàng chính sách xã hội cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng tín dụng”. Thông tin ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, số chuyên san.
19. UBND huyện Mỹ Hào, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước – huyện Mỹ Hào 2005, 2006, 2007, Hưng Yên.
20. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân xã Nhân Hoà.
21. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân xã Bạch Sam.
22. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân xã Cẩm Xá.
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ
Loại hộ: Khá [ ] Trung bình [ ] Nghèo [ ]
Hộ có vay vốn Có [ ] Không [ ]
Phần 1- Những thông tin chung về hộ phỏng vấn
Họ và tên chủ hộ: ..............................................................................
Tuổi chủ hộ: ......................................................................................
Giới tính: Nam [ ] Nữ [ ]
Trình độ học vấn của hộ:
- Cấp 1 [ ] - Trung cấp [ ]
- Cấp 2 [ ] - Đại học [ ]
- Cấp 3 [ ] - Thất học [ ]
Số nhân khẩu:........... người
Số lao động:..............Trong đó: Lao động nam:.......; Lao động Nữ.........
Hoạt động sản xuất chính của hộ:
- Trồng trọt [ ] - Ngành nghề [ ]
- Chăn nuôi [ ] - Dịch vụ, buôn bán [ ]
Những tài sản chính của hộ
Diễn giải
ĐVT
Số lượng
Giá trị (1000đ)
A. Tài sản cố định
- Tivi
- Quạt điện
- Xe máy
- Xe đạp
- Máy bơm nước
- Máy tuốt lúa
- Máy xay xát
- Máy khác
- Trâu, bò, ngựa
- Lợn nái, lợn thịt
- Đàn gia súc khác
B. Vốn lưu động
- Vật tư, NVL
- Tiền gửi tiết kiệm, cho vay
- Tiền mặt
9.Thông tin về đất đai
Loại đất
Diện tích
Đất của nhà
Đi thuê
1. Đất được cấp sổ đỏ
- Đất ruộng
- Đất vườn
- Ao
- Đất rừng
2. Đất khác (không được giao)
- Đất phá hoang
- Nương
3. Tổng diện tích
PHẦN 2. TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ CHO VAY CỦA HỘ
10. Tình hình vay vốn
Nguồn vay
Năm vay
Số lượng
Thời gian
Lãi suất
Hình thức
Mục đích
XĐGN
Cựu chiến binh
PT thuỷ sản
Phụ nữ
Tư nhân
PTNT
Chơi họ
11. Gia đình có nhu cầu vay vốn nữa không:
Nguồn nào:....................................................................................................
Số lượng:........................................................................................................
Mục đích:.......................................................................................................
12. Tình hình cho vay.
Đối tượng cho vay
Số lượng
Thời gian
Lãi suất
Hình thức
Mua kỳ phiếu, trái phiếu
Gửi tiết kiệm
Gửi tín dụng tư nhân
Góp họ
Tư nhân vay
Họ hàng
Bán chịu
Khác
PHẦN 3: HOẠT ĐỘNG CỦA HỘ
13. Hộ chăn nuôi những loại gia súc gia cầm gì
- Trâu, bò: Có [ ] Không [ ]
Số lượng:............................................
- Lợn nái: Có [ ] Không [ ]
Số lượng:............................................
- Gà: Có [ ] Không [ ]
Số lượng:............................................
- Gia cầm khác: Có [ ] Không [ ]
Số lượng:............................................
14. Hoạt đông chăn nuôi, năm..........
Chỉ tiêu
ĐVT
Trâu
Bò
Lợn thịt
Lợn nái
Gia cầm
Cá
Số đầu con
Khối lượng
I. Phần thu
- Sản phẩm chính
- Sản phẩm phụ
II Phần chi
1. Giống
2. Thức ăn
- Cám
- Ngô
- Sắn
- Muối
- Khác
3. Thú y
4. Chi khác
15. Hoạt động trồng trọt
Các khoản mục
ĐVT
Giá
Cây....
Cây....
Cây....
Cây....
I. Diện tích
II. Năng suất
III. Chi phí
1. Giống
2. Phân bón
- Đạm
- Lân
- Kali
- Khác
3. Thuốc trừ sâu
16. Chi phí sản xuất kinh doanh ngành nghề,dịch vụ, năm
Diễn giải
HĐSXKD
HĐSXKD
HĐSXKD
I. Tổng thu
II. Tổng chi
1. Chi phí vật chất
- Mua, NVL chính, phụ
- Xăng, dầu
- Điện, than, củi
- Dụng cụ nhỏ
- Sửa chữa thường xuyên
- Chi khác
2. Chi phí dịch vụ
- Thuê máy móc, p. tiện
- Chi phí vận tải, bốc xếp
- Chi phí bưu điện
- Chi dịch vụ khác
3. Chi dịch vụ khác
- Trả công lao động thuê ngoài
- Khấu hao tài sản cố định
- Trả lãi tiền vay
- Thuế
- Chi khác
PHẦN 4. CHI TIÊU
17. Chi tiêu cho sinh hoạt của hộ
Diến giải
ĐVT
Chỉ tiêu bình quân trên tháng
Số lượng
Trị giá
I. Ăn uống
1. Lương thực
2. Thực phẩm
3. Đồ uống
- Rượu
- Chè
- Khác
II. May mặc
III. Giáo dục
IV. Y tế
V. Chi khác
- Tiền điện sinh hoạt
- Cưới hỏi
- Hội hè
- Ma chay
- Khác
PHẦN 5. NHU CẦU VỀ VAY VỐN VÀ NHẬN THỨC VỀ CHÍNH SÁCH CHO VAY VỐN TÍN DỤNG
18. Gia đình ta có muốn vay vốn không?
- Có [ ] - Không [ ]
19. Nếu có gia đình muốn vay bao nhiêu? Với mức lãi suất bao nhiêu?
Mức vay:.................... Lãi suất:.........................
20. Vay vốn để làm gì?....................................................................................
Vay vào thời gian nào thì phù hợp nhất?...........................
21. Thời gian vay bao lâu thì phù hợp nhất?...........................................tháng
22. Vay ở đâu thì phù hợp nhất?......................................................................
Vì sao lại muốn vay ở đó?.................................................
Lãi suất thấp [ ]
Thuận tiện hơn [ ]
Bảo đảm hơn [ ]
23. Nếu không vay thì lý do tại sao?
Không thiếu vốn [ ]
Sợ rủi ro [ ]
Thiếu lao động [ ]
Không hiểu biết kỹ thuật [ ]
24. Ông bà có nhận xét gì về việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng nhà nước?
Lãi suất
Cao [ ] Thấp [ ] Vừa phải [ ]
Nên ở mức:.........................................................................
Thủ tục vay vốn:
Thuận tiện [ ] Không thuận tiện [ ]
Nên:....................................................................................
Cán bộ tín dụng:
Nhiệt tình [ ] Không nhiệt tình [ ] Bình thường [ ]
Thời hạn vay:
Phù hợp [ ] Quá ngắn [ ] Quá dài [ ]
ý kiến về phương pháp thu nợ:
...................................................................................................................
25. ý kiến về kết quả sử dụng vốn vay
Tăng thu nhập [ ]
Tạo việc làm [ ]
ý kiến khác...............................................................................................
26. Hộ trả nợ ngân hàng
Đúng hạn [ ] Quá hạn [ ]
Thời gian quá hạn:................................
Lý do quá hạn:......................................
27. Cùng với cung cấp vốn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả hộ cần thêm cái gì?
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van cao hoc 10-1 2009.doc