Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh sản xuất khoai tây vùng Đồng bằng Sông Hồng

Tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh sản xuất khoai tây vùng Đồng bằng Sông Hồng: ... Ebook Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh sản xuất khoai tây vùng Đồng bằng Sông Hồng

pdf120 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh sản xuất khoai tây vùng Đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGÔ VĂN VIỆT NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ LỢI THẾ SO SÁNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY VÙNG ðỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN HỮU NGOAN HÀ NỘI 09/2008 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………i LỜI CAM ðOAN TôI xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo về một học vị nào. Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2008 Người cam ñoan Ngô Văn Việt Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, ñến nay tôi ñã hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp với ñề tài: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và lợi thế so sanh sản xuất khoai tây vùng ðồng bằng sông Hồng”. Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn ñới với tất cả các thầy giao, cô giáo và ñặc biệt là các thầy giáo, cô giáo Khoa kinh tế nông nghiệp, Khoa sau ñại học- Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình dạy bảo, giúp ñỡ và ñịnh hướng cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, TS. Nguyễn Hữu Ngoan, người ñã ñịnh hướng, chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình học tập, công tác và nghiên cứu ñề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn ñối với tất cả các tập thể, cá nhân, ñồng nghiệp, bạn bè và người thân ñã chỉ bảo, giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học. Nếu không có những giúp ñỗ trên thì sự cố gắng của bản thân trong quá trình học tập và nghiên cứu sẽ không thu ñược kết quả như hiện nay. Luận văn này mới chỉ là kết quả bước ñầu, bản thân tôi sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa ñể không phụ công giúp ñỡ của mọi người. Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2008 Người cảm ơn Ngô Văn Việt Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………iii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii 1. ðặt vấn ñề 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. ðối tượng, ñịa bàn và phạm vi nghiên cứu. 3 2. CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN 4 2.1 Một số khái niệm. 4 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến lợi thế tuyệt ñối và lợi thế tương ñối 9 2.3. Cơ sở thực tiễn 11 3. ðặc ñiểm ñịa bàn và phương pháp nghiên cứu 35 3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn 35 3.2. Phương pháp nghiên cứu 57 3.3. Các phương pháp phân tích số liệu 59 4. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN 66 4.1. Thực trạng sản xuất khoai tây ở vùng ðồng bằng sống Hồng 66 4.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng. 66 4.1.2. Tình hình sử dụng giống khoai tây. 70 4.1.3. Thị trường khoai tây trong nước 73 4.1.4. Nhập khẩu khoai tây 77 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………iv 4.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây. 79 4.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây ở các ñiểm ñiều tra. 79 4.2.2. Chi phí sản xuất khoai tây 82 4.2.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây ở các tỉnh ñiều tra 84 4.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây với các cây trồng cạnh tranh trong vụ ñông 89 4.3. Phân tích lợi thế so sánh của sản xuất khoai tây vùng ðồng bằng sông Hồng. 94 4.3.1. ðánh giá kết quả sử dụng các nguồn lực cho sản xuất khoai tây trong vùng. 94 4.3.2. Một số giả thiết về khả năng xảy ra trong tương lai: 95 4.4. Một số ñề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh của sản xuất khoai tây vùng ñồng bằng sông Hồng. 98 4.4.1 Giải quyết tốt khâu giống. 98 4.4.2 Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. 99 4.4.3 Giải quyết tốt vấn ñề vốn vay cho hộ nông dân 100 4.4.4 ðẩy mạnh khâu bảo quản, chế biến và tiêu thu. 100 4.4.5. Làm tốt công tác quy hoạch 101 4.4.6. Khuyến khích và hoàn thiện kinh tế hợp tác. 102 5. KếT LUậN Và KIếN NGHị 103 5.1. Kết luận 103 5.2. Kiến nghị 106 Tài liệu tham khảo 103 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………v DANH MỤC CÁC TƯ VIẾT TẮT 1. ðBSH ðồng bằng sông Hồng 2. BQ Bình quân 3. ðVT ðơn vị tính 4. GDP Giá trị tổng sản phẩm quốc nội 5. QL Quốc lộ 6. KHCN Khoa học công nghệ 7. CNH-HðH Công nghiệp hoá- Hiện ñại hoá 8. Gð Gia ñình 9. HTX Hợp tác xã 10. ATTP An toàn thực phẩm 11. HQKT Hiệu quả kinh tế 12. NK Nhập khẩu 13. XK Xuất khẩu 14. WTO Tổ chức thương mại quốc tế 15. NN Nông nghiệp 16. USD ðô la Mỹ 17. VNð Việt Nam ñồng 18. TQ Trung Quốc 19. VN Việt Nam 20. VGPPP Dự án thúc ñẩy sản xuất khoai tây 21. BVTV Bảo vệ thực vật 22. CFSX Chi phí sản xuất Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Tiêu thụ khoai tây theo khu vực năm 2005 20 2.2 Diện tích khoai tây phân theo vùng giai ñoạn 1996-2007 26 2.3 Tỷ lệ diện tích khoai tây phân theo vùng giai ñoạn 1996-2007 26 2.4 Năng suất khoai tây phân theo vùng giai ñoạn 1996-2007 28 2.5 Sản lượng khoai tây phân theo vùng giai ñoạn 1996-2007 29 2.6 Tỷ lệ sản lượng khoai tây phân theo vùng giai ñoạn 1996-2007 30 3.1 Tình hình cơ bản vùng ðồng bằng sông Hồng 38 3.2 Biến ñộng diện tích 1 số loại ñất nông nghiệp 42 3.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp vùng ðBSH năm 2000 - 2005 44 3.4 Cơ cấu gía trị sản xuất nông nghiệp 44 3.5 Tốc ñộ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp vùng ðBSH 46 3.6 Biến ñộng diện tích gieo trồng một số cây trồng chính vùng ðBSH 47 3.7 Giá trị sản xuất bình quân/ ha ñất Nông Nghiệp phân theo ñịa phương 49 3.8 Diện tích cây trồng vụ ñông các tỉnh vùng ðBSH 56 4.1 Diện tích khoai tây vùng ðBSH giai ñoạn 2000-2007 66 4.2 Năng suất khoai tây vùng ðBSH giai ñoạn 2000-2007 67 4.3 Sản lượng khoai tây vùng ðBSH giai ñoạn 2000-2007 69 4.4 Diện tích khoai tây vụ ñông 2005-2006 của một số tỉnh 73 4.5 Loại giống, giá giống, năng suất và giá bán sản phẩm của một số giống niên vụ 2006-2007. 75 4.6 Số lượng và giá trị nhập khẩu khoai tây 79 4.7 Tình hình cơ bản của các hộ ñiều tra sản xuất khoai tây tại các tỉnh năm 2007 80 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………vii 4.8 Chi phí sản xuất khoai tây tại các tỉnh ñiều tra năm 2007 83 4.9 Chi phí sản xuất khoai tây theo giống tại các tỉnh ñiều tra 2007 84 4.10 Kết quả và hiêu quả kinh tế sản xuất khoai tây tại Nam ðịnh 2007 85 4.11 Kết quả và hiêu quả kinh tế sản xuất khoai tây tại Thái Bình năm 2007 85 4.12 Kết quả và hiêu quả kinh tế sản xuất khoai tây tại Hà Tây năm 2007 86 4.13 Kết quả và hiêu quả kinh tế sản xuất khoai tây tại Hà Nội năm 2007 86 4.14 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây các tỉnh ñiều tra năm 2007 87 4.15 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây theo giống tại các tỉnh ñiều tra năm 2007 89 4.16 So sánh hiêu quả kinh tế của sản xuất khoai tây với cây trồng khác cùng vụ tại Nam ðịnh năm 2007 90 4.17 So sánh hiêu quả kinh tế của sản xuất khoai tây với cây trồng khác cùng vụ tại Thái Bình năm 2007 91 4.18 So sánh hiêu quả kinh tế của sản xuất khoai tây với cây trồng khác cùng vụ tại Hà Tây năm 2007 92 4.19 So sánh hiêu quả kinh tế của sản xuất khoai tây với cây trồng khác cùng vụ tại Hà Nội năm 2007 93 4.20 Chi phí nguồn lực trong nước cho sản xuất khoai tâytại các tỉnh nghiên cứu năm 2007 95 4.21 Chi phí nguồn lục trong nước cho sản xuất khoai tây theo giả thiết 1 96 4.22 Chi phí nguồn lục trong nước cho sản xuất khoai tây theo giả thiết 2 97 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………viii DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ STT Tên hình Trang 2.1 Sự thay ñổi về diện tích trồng khoai tây ở các khu vực (1000ha) 15 2.2 Năng suất khoai tây tính theo khu vực (tấn/ha) 16 2.3 Sản xuất khoai tây ở các nước phát triển và ñang phát triển 17 2.4 Tiêu thu khoai tây trên thế giớI 21 2.1 Vùng sản xuất khoai tây chủ yếu của Việt Nam 27 3.1 Tốc ñộ tăng trưởng của 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi ở ðBSH 46 4.1 Năng suất khoai tây vùng ðBSH 2000-2007 68 4.2 Diện tích và sản lượng khoai tây vùng ðBSH ( 2000-2007) 70 4.3 Cơ cấu sử dụng giống 73 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………1 1. ðẶT VẤN ðỀ 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài Nhờ thực hiện công cuộc ñổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng ñã có những bước phát triển vượt bậc và ñã ñạt ñược những thành tựu quan trọng. Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ñạt khá cao (7- 8%/năm) và tốc ñộ tăng trưởng của ngành nông nghiệp cũng ñạt khá (4- 4.5%) trong suốt một thời gian dài. Sự phát triển của nền kinh tế và của ngành nông nghiệp một cách vững chắc là nền tảng cho sự ổn ñịnh về chính trị và xã hội và cải thiện cuộc sống của người dân. Phát triển nông nghiệp trong thời gian qua ñã ñưa nước ta từ một nước phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng nông sản thiết yếu ñể ñáp ứng nhu cầu trong nước trở thành một nước xuất khẩu lớn trên thế giới: ñứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, ñứng ñầu về xuất khẩu cà phê vối và hạt tiêu, ñứng thứ 3 về xuất khẩu cao su thiên nhiên ngoài ra Việt Nam còn sản xuất, chế biến và xuất khẩu môt lượng lớn hạt ñiều, chè và một số mặt hàng nông sản khác. Tuy ñã ñạt ñược những thành tựu rất quan trọng trong thời gian vừa qua, song về cơ bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp ñặc trưng bởi nền sản xuất nhỏ, năng xuất lao ñộng thấp và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản không cao. Ngành nông nghiệp mặc dù tạo ra công ăn việc làm cho trên 70% số lao ñộng của cả nước nhưng lại cho thu nhập thấp và có ñộ rủi ro cao nên nguy cơ tái nghèo ở vùng nông thôn là khá cao. Cũng vì những lý do trên, phát triển nông nghiệp và nông thôn vẫn ñược coi là lĩnh vực ưu tiên của ðảng và Nhà nước. Cây khoai tây có vai trò kinh tế quan trọng, ñó là cây trồng tận dụng ñất trong vụ ñông, không ảnh hưởng ñến cây trồng chính trong vụ xuân và vụ mùa, tận dụng lao ñộng nhàn rỗi của hộ nông dân, tận dụng phân bón từ chăn nuôi, mặt khác sản xuất khoai tây trong vụ ñông có tác dụng cải tạo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………2 ñất, hạn chế sâu bệnh, giảm phân bón, công lao ñộng cho cây trồng vụ sau. Quan trọng hơn sản xuất khoai tây trong thời gian ngắn ( 80-90 ngày) tạo ra thu nhập cao cho nông dân , cung cấp thực phẩm có chất lượng thơm ngon, tạo sự phát triển ña dạng của hệ thống cây trồng, làm nền tảng cho phát triển nông nghiệp bền vững. Cây khoai tây ñã ñược ñưa vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay và ñã trải qua nhiều bước thăng trầm. Diện tích khoai tây ñã ñạt tới 100.000 ha vào những năm 80 khi Việt Nam sản xuất không ñủ lương thực ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và có thị trường xuất khẩu là các nước xã hội chủ nghĩa ðông Âu rồi giảm nhanh xuống còn khoảng 20.000 ha trong những năm ñầu 90, và ổn ñịnh trên 30 ngàn ha trong những năm gần ñây. Khoai tây là cây trồng quan trọng trong cơ cấu vụ ðông của nhiều tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Nam ðịnh, Hải Dương, Hà Tây, Hải Phòng, Bắc Giang và Lạng Sơn. Bên cạnh những mặt tích cực, sản xuất khoai tây ở nước ta còn gặp không ít khó khăn như: Sản xuất manh mún, phân tán, khó khăn cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, cơ giới hoá, thu gom, tiêu thu sản phẩm; thiếu giống có năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất ñại trà; chi phí sản xuất khoai tây cao gấp 2-3 lần các cây trồng khác trong vụ ñông; nông dân gieo trồng theo kinh nghiệm là chính, chưa theo ñúng quy trình sản xuất vì vậy năng suất, chất lượng khoai tây của nước ta còn thấp so với thế giới; sản phẩm không ñồng ñều, lẫn tạp nhiều thứ giống; khâu bảo quản, chế biến yếu kém, chủ yếu dùng cho ăn tươi. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ñặt ra cho ngành nông nghiệp nhiều vấn ñề phải giải quyết trong ñó có việc xác ñịnh cây trồng nào có lợi thế ñể có quy hoạch phát triển, cây trồng nào không có lợi thế cần phải chuyển ñổi ñể trách thua thiệt cho nông dân. Thời gian gần ñây ñã có nhiều tổ chức, nhiều nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu về lợi thế so sánh, lợi thế cạnh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………3 tranh của một số cây trồng như lúa gạo, ngô và ñậu tương, ñiều, cây ăn quả, cao su... nhưng chưa có nghiên cứu nào về lợi thế của cây khoai tây. Với những lý do trên, và ñược sự giúp ñỡ của các thầy, cô giáo Bộ môn Phân tích ñịnh lượng, tôi chọn chuyên ñề "Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và lơi thế so sánh sản xuất khoai tây vùng ðồng bằng sông Hồng" 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Xác ñịnh hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh của sản xuất khoai tây ở vùng ðồng bằng sông Hồng, trên cơ sở ñó ñề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác triệt ñể các lợi thế ñó ñể phát triển khoai tây. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh của sản xuất sản phẩm trong nền kinh tế thị trường. - ðánh giá hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh của sản xuất khoai tây vùng ðồng bằng sông Hồng. - ðể xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh của sản xuất khoai tây ở vùng ðồng bằng sông Hồng. 1.3. ðối tượng, ñịa bàn và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1. ðối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn ñề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh trong sản xuất khoai tây thương phẩm. 1.3.2. ðịa bàn nghiên cứu Một số tỉnh vùng ðồng bằng sông Hồng 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh của sản xuất khoai tây thương phẩm. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………4 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Một số khái niệm. 2.1.1. Lợi thế tuyệt ñối Quan ñiểm về lợi thế tuyệt ñối do Adam Smith cho rằng một quốc gia chỉ nên sản xuất các loại hàng hoá mà sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên trong nước [7], [22], [44], [49], [52]. Ông cũng khẳng ñịnh nguyên tắc phân công lao ñộng sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận nếu các quốc gia biết tận dụng lợi thế tuyệt ñối của mình. Ông cho rằng, 2 quốc gia trao ñổi thương mại với nhau là dựa trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi, lợi ích của thương mại bắt nguồn từ lợi thế tuyệt ñối của một quốc gia.[39], [56]. Có thể tóm tắt như sau: nước A ñược coi là có lợi thế tuyệt ñối cao hơn so với nước B về mặt hàng nào ñó nếu như với cùng một nguồn lực, nước A có thể sản xuất nhiều hàng hoá ñó hơn nước B. Theo quan ñiểm này, nước A cần chuyên môn hoá vào sản xuất mặt hàng ñang có lợi thế tuyệt ñối và dùng một phần hàng hoá ñó trao ñổi với nước B ñể lấy sản phẩm mà mình sản xuất kém hiệu quả. Như vậy sản xuất chuyên môn hoá dựa vào lợi thế tuyệt ñối trong thương mại quốc tế ñảm bảo nguồn lực sẽ ñược lựa chọn sử dụng có hiệu quả hơn, tổng sản phẩm của thế giới sẽ gia tăng và hai bên ñều có lợi. Ví dụ minh hoạ về lợi thế tuyệt ñối: Nước A Nước B Ngô (Kg/ngày công) Cá (Kg/ ngày công) 10 2 6 4 Từ ví dụ minh hoạ trên ta thấy nước A có lợi thế tuyệt ñối trong sản xuất ngô, nước B có lợi thế tuyệt ñối trong nuôi cá. Hai quốc gia này sẽ Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………5 chuyên môn hoá sản xuất và trao ñổi ngô và cá cho nhau ñể thu lợi về cho quốc gia mình. Tuy nhiên, ta thấy lý thuyết lợi thế tuyệt ñối không giải thích ñược ñầy ñủ về thương mại quốc tế mà xét về tổng thể thì nó chỉ là một trường hợp của lợi thế so sánh. 2.1.2. Lợi thế so sánh Học thuyết về lợi thế so sánh ( lợi thế tương ñối) ñược nhà kinh tế học người Anh Davit Ricardo ñề xướng ñầu tiên vào năm 1817. Theo ông, các quốc gia trên thế giới sẽ trở nên giàu có hơn nhờ chuyên môn hoá và thương mại hoá thị trường thế giới. ðây là quy luật cơ bản của thương mại quốc tế. Theo David Ricardo, một quốc gia ñược coi là có lợi thế tương ñối về mặt hàng nào ñó nếu như quốc gia ñó có thể sản xuất ra hàng hoá ñó với chi phí tương ñối thấp hơn so với các nước khác. Chi phí tương ñối của sản phẩm này ñược tính theo chi phí của sản phẩm khác trong một ñơn vị thời gian lao ñộng. (Ví dụ: trong 1 giờ lao ñộng, nước A có thể làm ra 4 ñơn vị lúa mỳ hoặc 8 ñơn vị vải mặc thì ta có thể tính ñược chi phí tương ñối của lúa mỳ bằng 2 lần chi phí tương ñối của vải).[31], [39], [55]. Theo lý thuyết lợi thế tương ñối của David Ricardo thì các nước cần lựa chọn mặt hàng ñể chuyên môn hoá sản xuất theo nguyên tắc: Mức chi phí sản xuất Y ñể làm ra sản phẩm M của nước A so với thế giới phải nhỏ hơn mức chi phí sản xuất K ñể làm ra sản phẩm N của nước ñó so với thế giới. ðiều ñó có nghĩa là: CPSX sản phẩm M CPSX sản phẩm N của nước A của nước A Y = và K = CPSX sản phẩm M CPSX sản phẩm N của thế giới của thế giới Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………6 Nếu Y < K thì nước A cần chuyên môn hoá sản xuất vào sản phẩm M, còn thế giới cần chuyên môn hoá vào sản phẩm N. ðiều ñó có nghĩa là năng lực cạnh tranh của sản phẩm M của nước A lớn hơn năng lực cạnh tranh của sản phẩm M nếu như các nước khác cùng sản xuất và tham gia trao ñổi trên thị trường thế giới. Chi phí tương ñối ñể sản xuất ra mặt hàng nào ñó càng thấp thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm ñó càng lớn và ngược lại.[31]. Nhằm hoàn thiện lý thuyết chung về kinh tế quốc tế, G. Haberler ñã ñưa ra lý thuyết về chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội của một sản phẩm ñược hiểu là số lượng sản phẩm khác phải hy sinh ñể dành tài nguyên sản xuất thêm một ñơn vị sản phẩm ñó. Như vậy chi phí cơ hội ñược tính bằng cơ hội bị bỏ qua chứ không phải tính bằng chi phí ñầu vào. Theo G. Haberler, chi phí cơ hội ở từng quốc gia có sự khác nhau và ñiều này làm cơ sở phát sinh thương mại quốc tế. Khi tham gia thương mại quốc tế, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hoá sản xuất loại sản phẩm mà họ có chi phí cơ hội thấp ñể trao ñổi với các nước có chi phí cơ hội cao hơn. [55], [56]. Chi phí cơ hội tăng – tức là một quốc gia phải hy sinh nhiều hơn một sản phẩm ñể dành tài nguyên cho việc sản xuất một ñơn vị sản phẩm khác. Do chi phí cơ hội tăng lên, nên quá trình chuyên môn hoá sẽ chỉ diễn ra cho ñến khi giá cả so sánh ở các quốc gia là như nhau. ðiều này giải thích tại sao các nước ñều chuyên môn hoá không hoàn toàn vào một sản phẩm, mà còn sản xuất các sản phẩm khác nữa. ðầu thế kỷ 20, hai nhà kinh tế học Thụy ðiển ñưa ra lý thuyết Heckscher-Ohlin và ñược phát biểu như sau: Mỗi quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm hiện ñang tập trung các yếu tố mà quốc gia ñó dư thừa tương ñối và nhập khẩu những sản phẩm ñang tập trung các yếu tố mà quốc gia ñó khan hiếm. [39], [56]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………7 Như vậy, lý thuyết Heckscher-Ohlin ñã giải thích ñược sự khác nhau trong giá cả sản phẩm so sánh. Nói cách khác, lợi thế so sánh (tương ñối) giữa các quốc gia chính là sự khác nhau giữa các yếu tố dư thừa tương ñối hay nguồn lực vốn có của mỗi quốc gia. Trong thời ñại ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ thì các lợi thế có sự thay ñổi và chuyển hoá nhanh chóng qua các giai ñoạn, do vậy lợi thế chỉ mang ý nghĩa tương ñối. 2.1.3. Hiệu quả kinh tế a) Khái niệm Hiệu quả kinh tế (HQKT) của một hoạt ñộng sản xuất kinh doanh chủ yếu ñề cập ñến lợi ích kinh tế sẽ thu ñược trong hoạt ñộng ñó. HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt ñộng kinh tế, nâng cao chất lượng hoạt ñộng kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt ñộng kinh tế nghĩa là tăng cường trình ñộ tận dụng triệt ñể các nguồn lực sẵn có trong một hoạt ñộng kinh tế. Bàn về khái niệm HQKT các nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có những quan ñiểm khác nhau có thể tóm tắt thành ba hệ thống quan ñiểm [13], [14], [23]. + Hệ thống quan ñiểm thứ nhất cho rằng HQKT ñược xác ñịnh bởi tỷ số giữa kết quả ñạt ñược và chi phí bỏ ra (các nguồn lực về tiền vốn, con người, ... ) ñể ñạt ñược kết quả ñó. + Hệ thống quan ñiểm thứ hai cho rằng HQKT ñược ño bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất ñạt ñược và lượng chi phí bỏ ra ñể ñạt kết quả ñó. HQKT = Kết quả sản xuất - Chi phí + Hệ thống quan ñiểm thứ ba xem xét HQKT trong phần biến ñộng giữa chi phí và kết quả sản xuất. Theo quan ñiểm này, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. b) Nội dung, bản chất HQKT Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………8 Sự phát triển của một nền kinh tế gắn liền với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng chúng vào sản xuất. Việc vận dụng một cách thông minh các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện ñại vào sản xuất và phấn ñấu ñạt HQKT cao trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như là một tất yếu. ðiều ñó lại càng có ý nghĩa quan trọng và bức thiết với nền sản xuất ở nước ta. HQKT ñược biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa kết quả ñạt ñược và lượng chi phí bỏ ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục ñích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là ñáp ứng ngày càng cao cho nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Làm rõ vấn ñề hiệu quả cần phân ñịnh sự khác nhau và mối liên hệ giữa "kết quả" và "hiệu quả". Công trình nghiên cứu của Farrell cũng ñã thể hiện bản chất này của phạm trù HQKT. ðể giải thích cho lập luận này ông phân biệt HQKT gồm: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối + Hiệu quả kỹ thuật: Là khả năng thu ñược kết quả sản xuất tối ña với những yếu tố ñầu vào cố ñịnh. + Hiệu quả phân phối: Là việc sử dụng các yếu tố ñầu vào theo những tỷ lệ nhằm ñạt lợi nhuận tối ña khi biết cụ thể các giá trị ñầu vào. + HQKT = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân phối. Tiêu chuẩn ñể ñánh giá hiệu quả kinh tế ðây là một vấn ñề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa ñược thống nhất. Tuy nhiên ña số các nhà kinh tế ñều cho rằng, tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi ñánh giá HQKT là mức ñộ ñáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên. Tiêu chuẩn HQKT là các quan ñiểm, nguyên tắc ñánh giá HQKT trong những ñiều kiện cụ thể một giai ñoạn nhất ñịnh. Tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn ñánh giá HQKT cũng khác nhau. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………9 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến lợi thế tuyệt ñối và lợi thế tương ñối Mỗi quốc gia ñều có một nguồn lực nhất ñịnh và lượng tài nguyên sẵn có như: nguồn lao ñộng, nguồn ñất ñai, tài nguyên và khoáng sản, nguồn vốn, công nghệ và truyền thống, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, vị trí ñịa lý, ñiều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết thuận lợi... Nguồn lực ñó có giới hạn và luôn gắn liền với sự khan hiếm. Muốn sản xuất ra một mặt hàng nào ñó với số lượng bao nhiêu, nhiều hay ít, giá thành sản phẩm và chất lượng hàng hoá thế nào…nền kinh tế ñó phải có sự lựa chọn, phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý nhằm phát triển sản xuất và thu ñược lợi nhuận tối ña. Xét trên góc ñộ hiệu quả kinh tế, ñương nhiên các nước sẽ lựa chọn, tiến hành sản xuất chuyên môn hoá ra những mặt hàng mà có lợi thế lớn nhất về nguồn lực, phát huy các lợi thế, tài nguyên sẵn có và trên cơ sở tiết kiệm nguồn lực, thông qua trao ñổi thương mại (ñặc biệt là thương mại quốc tế) sẽ thu ñược lợi nhuận cao nhất và nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh.[31]. Xuất phát từ quan ñiểm ñó, ta có thể khẳng ñịnh rằng: Việt nam là nước có một số lợi thế cho việc sản xuất ra các mặt hàng nông lâm sản có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường thế giới mà các nước khác không thể có ñược, ñó là: (1). Vị trí ñịa lý: Việt Nam nằm trong vòng cung Châu Á - Thái Bình Dương. ðây là một nơi ñang diễn ra những dòng giao lưu kinh tế sôi ñộng nhất thế giới. Mặt khác Việt Nam còn nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng, có hệ thống cảng biển, cảng hàng không thuận tiện – là cửa ngõ quan trọng không chỉ ñối với nền kinh tế Việt Nam, mà còn ñối với nền kinh tế của nhiều quốc gia khác. ðây là ñiều kiện vô cùng thuận lợi về vị trí ñịa lý của Việt nam so với các nước nằm sâu trong lục ñịa, hoặc nằm ở những nơi ít diễn ra các hoạt ñộng thương mại quốc tế. Lợi thế về mặt ñịa lý của nước ta ñang rất thuận lợi, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………10 tạo ra môi trường kinh tế năng ñộng, linh hoạt, giảm ñược chi phí vận chuyển, tăng khả năng mở rộng thị trường trao ñổi hàng hoá và các hoạt ñộng dịch vụ. ðây là lợi thế cần phải khai thác triệt ñể và phát huy tốt trong quá trình phát triển nền kinh tế và hoạt ñộng thương mại của nước ta. (2).ðiều kiện tự nhiên- khí hậu và sinh thái. Việt Nam có ñiều kiện tự nhiên, khí hậu và hệ sinh thái khá phong phú và ña dạng. Với sự hình thành nhiều vùng kinh tế sinh thái khác nhau, mà mỗi vùng lại có những nét ñặc thù, có thế mạnh riêng trong phát triển sản xuất nông nghiệp như lúa gạo, cây thực phẩm và cây công nghiệp lâu năm : Với những ñặc ñiểm ñặc thù trên, sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi cơ bản, chứa ñựng những tiềm năng về lợi thế cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường thế giới. ðó là: năng suất và chất lượng sản phẩm cao với chi phí sản xuất thấp... Nhờ lợi thế vốn có mà trong nhiều năm qua tuy hàng nông sản xuất khẩu của ta hầu như ở dạng nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế, nhưng vẫn có lãi. (3). Nguồn lao ñộng của Việt Nam. Năm 2007 Việt Nam có tới 44,17 triệu người trong ñộ tuổi lao ñộng- chiếm 51.8% dân số, trong ñó lao ñộng ở khu vực nông thôn chiếm 75,1%. Hàng năm còn có khoảng 1-1,2 triệu người bước vào tuổi lao ñộng. ðây là một nguồn lao ñộng dồi dào cung cấp cho các ngành kinh tế. Không chỉ lợi thế về số lượng nguồn nhân lực, mà còn có lợi thế về chất lượng lao ñộng-ñó là sự cần cù thông minh, chịu khó chịu khổ, có khả năng tiếp thu nhanh chóng khoa học công nghệ mới. Giá nhân công rẻ, thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực như: giá công lao ñộng Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/30 của ðài Loan, 1/26 của Singapore. Ngay cả tại khu vực công nghiệp chế biến hiện Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………11 nay, lương bình quân của công nhân Việt Nam cũng thường là từ 35-45 USD/tháng/người (1,3-1,7 USD/ngày). Khu vực sản xuất nông nghiệp chủ yếu do người nông dân ñảm nhận, giá lao ñộng còn rẻ hơn, do vậy chi phí ñầu vào về lao ñộng lại càng thấp. ðây là một lợi thế quan trọng trong những năm vừa qua, khi những ngành kinh tế còn ñang cần nhiều lao ñộng. Trong tương lai, với sự thay ñổi mục tiêu chiến lược cạnh tranh, chuyển trọng tâm từ lợi thế so sánh dựa vào ñiều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và giá nhân công rẻ... sang lợi thế cạnh tranh dựa vào tiềm lực khoa học-công nghệ với chi phí thấp, tạo ra nhiều sản phẩm thay thế và những quy trình công nghệ ñộc ñáo, phức tạp hơn thì những lợi thế này ngày càng suy giảm và giữ vai trò thứ yếu. (4) Khoa học kỹ thuật. Kỹ thuật, công nghệ mới có vai trò rất quan trọng : Hệ thống nhân giống cung cấp giống có năng suất, chất lượng cao cho sản xuất ; quy trình sản xuất phù hợp với từng ñiều kiện tự nhiên, từng giống; công nghệ bảo quản chế biến. Kỹ thuật và công nghệ mới không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, tạo khả năng cạnh tranh lớn hơn trên thị trường mà còn cải thiện ñiều kiện lao ñộng, sinh hoạt, cải thiện môi trường. (5) Chính sách của nhà nước : Nhà nước có vai trò rất quan trọng ñối với sản xuất và tiêu thu sản phẩm thông qua hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô trong ñó quan trọng nhất là các chính sách sau : - Chính sách ruộng ñất quy ñịnh quyền của người sử dụng ruộng ñất, quy ñịnh về hạn ñiền... - Chính sách ñầu tư : ñầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, ñầu tư cho nghiên cứu, chế biến, tiêu thụ, xuất nhập khẩu. - Chính sách thuế : thuế xuất nhập khẩu, tăng giảm thế, miễn thuế 2.3. Cơ sở thực tiễn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………12 2.3.1. ðặc ñiểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất khoai tây Khoai tây là cây trồng ưa lạnh nhiệt ñộ thích hợp cho khoai tây phát triển từ 15-25 ñộ C vì vậy chủ yếu ñược bố trí trong vụ ñông. Vụ sớm gieo trồng vào ñầu tháng 10 và thu hoạch vào tháng 12. Vụ chính gieo trồng vào cuối tháng 10 và thu hoạch vào cuối tháng 1, ñầu tháng 2. Vụ xuân chủ yếu trồng ñể làm giống trồng vào tháng 12, thu hoạch vào ñầu tháng 3. Cây khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn ( 80-90 ngày) cho năng suất cao ( có thể ñạt trên 1 tấn/ sào bắc bộ) vì vậy nó ñòi hỏi lượng phân bón lớn tính trên một sào Bắc bộ cần 4-6 tạ phân chuồng, từ 15-20 Kg lân, 8-10 kg ure, 8-10 kg la li. Trên ñồng ñất nước ta cây khoai tây thường bị một số bênh: bệnh mốc sương, bệnh virus, bệnh heo xanh, heo vàng vì vậy cần chi ý phòng trừ sâu bệnh thường xuyên ðất ñai phù hợp là ñất cát pha, tơi xốp, thuận tiện cho tưới, tiêu nước. Hệ thống luân canh chủ yếu là: - Lúa xuân- lúa mùa sớm- khoai tây ñông chính vụ - Lúa xuân- lúa mùa sớm- khoai tây ñông sớm- rau - Lạc xuân- lúa mùa- khoai tây ñông - Khoai tây xuân- rau- lúa mùa chính vụ 2.3.2. Phát triển khoai tây trên thế giới Cây khoai tây có nguồn gốc xuất xứ ở dãy núi Andes thuộc châu Mỹ La Tinh, nơi khởi thuỷ của cây khoai tây trồng là ở quanh hồ Titicaca giáp ranh nước Peru và Bolivia. Những di tích khảo cổ phát hiện ở vùng này thấy cây khoai tây làm thức ăn cho người ñã có từ thời ñại 500 năm trước công nguyên. Ban ñầu, những nhà thám hiểm châu Âu ñến Peru, Bolivia, Colombia phát hiện thấy người da ñỏ Inca trong bữa ăn có ngô, khoai tây và ñậu. Tiếp ñến, quân ñội viễn chinh Tây Ban Nha ñi chiếm thuộc ñịa vùng Nam Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………13 châu Mỹ, họ chiếm Peru và là người châu Âu ñầu tiên tìm thấy vùng trồng khoai tây ở núi Andes, may mắn nhất của họ là lấy ñược giống, xem như là một loài cây kỳ lạ ñem về trồng ở Tây Ban Nha, nước ñầu tiên ở châu Âu trồng khoai tây. Từ Tây Ban Nha, khoai tây ñược lan truyền ra các nước châu Âu. Ban ñầu trồng trong vườn, sau trở thành cây lương._. thực chính như hiện nay. Hành trình của cây khoai tây ñến mỗi nước có những giai thoại khác nhau. Nước Ireland là một ñiển hình, ñầu thế kỷ XVII, nhân dân Ireland rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. ðó là ñế quốc Anh ñánh chiếm Ireland và do mâu thuẫn các phe phái trong nước ñã giết hại lẫn nhau, ruộng vườn bị tàn phá. Trong khi nông dân ñang bị bần cùng thì khoai tây ñược ñưa vào trồng ñể cứu ñói, do thời gian ngắn và năng suất cao hơn hẳn các cây lương thực khác, khoai tây ñã trở thành nguồn lương thực chính của nước này. Cuối thế kỷ XVIII, bình quân ñã ñạt ñược 3kg khoai/người/ngày. Do dựa vào khoai tây là cây lương thực ñộc tôn mà Ireland ñã bị thảm hoạ khủng khiếp. Năm 1845-1864, cây khoai tây bị bệnh mốc sương (Phytophthora infestans) phá hại, bị thất thu ñã gây nên nạn ñói lịch sử, khoảng 1 triệu người chết chiếm 12,5% dân số và 1,5 triệu người phải rời quê hương di tản sang các nước chiếm 18,8% dân số, 15 năm sau mới hồi phục. Chính từ sự kiện này mà các nước ở châu Âu và các nước châu lục khác chú ý ñến cây khoai tây. ðầu thế kỷ XVII, khoai tây ñược ñưa vào nước ðức và Hà Lan. ở ðức, khoai tây ñược phát triển nhanh nhờ ñế chế Frederich rất quan tâm, năm 1744 ông ñã tổ chức cung cấp cho không giống và khuyến khích nông dân trồng. Từ ðức, khoai tây ñược ñưa vào Hungari, Nauy, Pháp, Nga v.v... Ngay cả các nước ở Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada ñem giống khoai tây từ Ireland về trồng chứ không biết lấy giống từ các nước phía Nam cùng châu lục có nguồn gốc xuất xứ. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………14 ðầu thế kỷ XVIII, khoai tây ñược truyền vào ấn ðộ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bangladesh v.v... Cuối thế kỷ XIX, khoai tây truyền vào châu Phi. Hiện nay khoai tây là loại lương thực quan trọng, xếp ở vị trí thứ tư sau lúa gạo, lúa mỳ, ngô bởi nó có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao. Với sản lượng hàng năm trên 300 triệu tấn, khoai tây ñược coi là loại cây trồng có giá trị kinh tế ở tất cả các khu vực, ở các nước ñang phát triển và phát triển trên thế giới. -Về diện tích: Tổng diện tích ñất trồng khoai tây trên thế giới là 18.8 triệu ha năm 2006 giảm gần 1 triệu ha so với năm 2001. Châu á và Châu âu là hai khu vực trồng khoai tây chính trên thế giới, chiếm trên 83% tổng diện tích của thế giới năm 2006 (trong ñó Châu Á là 44,4% và Châu Âu 39,1%), trong khi ñó ở Châu Phi và Châu Mỹ chiếm khoảng 8% tổng diện tích của thế giới. Trong những năm gần ñây, diện tích trồng khoai tây ñã giảm ở Châu Âu trong khi ñó lại tăng lên ở Châu Á và Châu Phi. ở Châu Mỹ và Châu ðại Dương, diện tích này không thay ñổi. Mặc dù từ những năm cuối của thập niên 90, diện tích trồng khoai tây chiếm khoảng gần 10 triệu ha ở các nước phát triển, nhưng ñến nay, diện tích trồng khoai tây ở các nước ñang phát triển ñã tăng lên tới 10,7 ha trong khi ñó lại giảm xuống chỉ còn 8,1 ha ở các nước phát triển. Bốn quốc gia có diện tích trồng lớn nhất là Trung Quốc, Nga, Ấn ñộ và Ucraina. Khoai tây phát triển nhất ở Trung Quốc, 49 triệu ha chiếm 26% tổng diện tích của toàn thế giới; ở Nga là 15,7% trong khi ñó ở ấn ñộ và Ucraina là 7,8% và 7,4%. Diện tích này ở ðức là 274,3 nghìn ha chiếm 1,5% tổng diện tích của thế giới trong khi ñó ở Việt Nam chỉ khoảng 35 nghìn ha và chiếm 0,2 % tổng diện tích của thế giới Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………15 Biểu ñồ 2.1 Sự thay ñổi về diện tích trồng khoai tây ở các khu vực (1000ha) Nguồn: Dự án thúc ñẩy phát triển khoai tây ở Việt nam - Về năng suất khoai tây: Năng suất khoai tây ổn ñịnh trong những năm gần ñây. Năng suất trên thế giới ñã lên tới 16,7 tấn/ha vào năm 2006. Tuy nhiên, năng suất này cũng có sự khác biệt lớn ở những châu lục, nhóm quốc gia và các quốc gia ñộc lập. Trong khi ở Châu ðại Dương tăng rất cao, hơn 36.6 tấn/ha, Châu Phi ñứng ở vị trí thấp nhất, chỉ khoảng 11tấn/ha. Năng suất ở Châu Âu (17,2 tấn/ha) cao hơn Châu Á rất ít (Châu Á 15,5tấn/ha). Sự khác biệt về năng suất cũng xảy ra ở các quốc gia trong cùng một châu lục. Trong khi năng suất ở ðức rất cao, là 36,6 tấn/ha thì ở Nga chỉ là 13,2 tấn/ha, ở Hà Lan là 15 tấn/ha và ở Ucraina là 17 tấn/ha. ở Bắc Mỹ, Mỹ là nước dẫn ñầu về năng suất, trên 40 tấn/ha. Năm 2006, Năng suất trung bình của các nước phát triển là 19,2 tấn/ha và 14,8 tấn/ha ở các nước ñang phát triển. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu ð. Dương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………16  Biểu ñồ 2.2 Năng suất khoai tây tính theo khu vực (tấn/ha) Nguồn: Dự án thúc ñẩy phát triển khoai tây ở Việt nam Sự khác nhau về năng suất giữa các châu lục và các nước cho thấy rằng vẫn còn rất nhiều cơ hội tốt ñể cải thiện năng suất khoai tây. Do ñó, việc lựa chọn giống có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, thay ñổi kỹ thuật canh tác cũng ñược coi là những cách thức ñể cải thiện năng suất khoai tây trong tương lai. - Về sản lượng khoai tây: Sản lượng khoai tây trên thế giới ñạt 315,1 triệu tấn trong năm 2006. ở những khu vực trồng khoai tây chủ yếu là Châu Á và Châu Âu chiếm trên 80% sản lượng của toàn thế giới (Châu Á: 129 triệu tấn và Châu âu là 126,5 triệu tấn. Châu Mỹ ñạt khoảng 13% (tương ñương 40,7 triệu tấn) và Châu Phi là 5,2% (tương ñương 16,5 triệu tấn). Trong những năm gần ñây, sản lượng khoai tây ở Châu Á ñã tăng từ 118 triệu tấn năm 2001 lên 129 triệu tấn năm 2006, trong khi ñó ở Châu Âu thì giảm từ 138 triệu tấn năm 2001 xuống còn 126 triệu tấn năm 2006. Sản lượng ở các Châu lục khác gần như ổn ñịnh trong năm 2001-2006 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thế giới Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Au Châu ð. Dương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………17 - Tình hình sản xuất Khoai Tây  Các nước phát triển  Các nước ñang phát triển Biểu ñồ 2.3 Sản xuất khoai tây ở các nước phát triển và ñang phát triển Nguồn: Dự án thúc ñẩy phát triển khoai tây ở Việt nam Có thể nói rằng lĩnh vực khoai tây thế giới ñang trải qua những thay ñổi chủ yếu. Cho tới ñầu những năm 1990, khoai tây ñược trồng và tiêu thụ nhiều nhất ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Kể từ ñó ñến nay, sản lượng và nhu cầu về khoai tây ñã tăng ñáng kể ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh, từ dưới 30 triệu tấn vào ñầu những năm 1960 thì vào giữa những năm 1990 ñã tăng lên gần 120 triệu tấn. Theo số liệu của FAO năm 2005, sản lượng khoai tây ở các nước ñang phát triển là 163 triệu tấn lớn hơn so với các nước phát triển (158,7 triệu tấn). Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng khoai tây lớn nhất thế giới với tổng sản lượng 70,3 triệu tấn năm 2006. Trung Quốc và Ấn ðộ có sản lượng khoai tây chiếm 1/3 tổng sản lượng của toàn thế giới. Nga là nước ñứng thứ 2 trên thế giới và ñứng thứ nhất ở Châu Âu về sản lượng khoai tây với 38,5 triệu tấn năm 2006. Sản lượng ở Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………18 ðức ñạt khoảng 10 triệu tấn chiếm 3,2% tổng sản lượng của toàn thế giới. ở Việt nam, sản lượng khoai tây là rất thấp 0,37 tấn, chiếm khoảng 0,1 % tổng sản lượng của thế giới. Chế biến khoai tây. Khoai tây rất giàu tinh bột. Nó cũng chứa nhiều canxi, ñồng và nhiều vitamin khác. Ngoại trừ việc sử dụng khoai tây tươi cho mục ñích làm rau và chế biến các món ăn, nó còn ñược chế biên thành nhiều loại khác nhau như: - Khoai tây chiên là một loại thực phẩm ñược tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Món khoai tây chiên ñược sử dụng chủ yếu trong các bữa ăn nhẹ. Người ta thái khoai tây thành những lát mỏng, sau ñó ñể cho ráo nước rất nhanh và chiên dầu. Có rất nhiều giống khoai tây khác nhau có thể chế biến ñực món khoai tây chiên. Sự chấp nhận của thị trường là một yếu tố cần thiết ñể sản xuất ra nhiều loại khoai tây chiên có những vị khác nhau: ngọt, mặn, cay hoặc bất cứ loại nào mà có khả năng chấp nhận phát triển. - Bột khoai tây: Bột khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao và ñược dùng nhiều ñể nấu súp hoặc làm bột chiên thịt và cá. Bột khoai tây hay ñược dùng rộng rãi trong các bữa ăn trưa của quân ñội và học ñường. - Tinh bột khoai tây. Khoai tây sử dụng trong chế biến ở các nước ñang phát triển là 10%, nhưng ngành này còn có thể lớn hơn từ 4 ñến 5 lần so với các quốc gia công nghiệp hoá. Việc cải tiến kỹ thuật có tác ñộng trực tiếp ñến những tiến bộ của công nghiệp chế biến khoai tây. Vậy ngành công nghiệp này ñang ñi ñâu? Các chương trình phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia ñều coi trọng ngành chế biến nhằm tạo ra một thị trường khoai tây ổn ñịnh cũng như giá cả ổn ñịnh. Thêm vào ñó ngành công nghiệp chế biến khoai tây cũng ñóng góp vào sụ phát triển Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………19 của khu vực kinh tế nông thôn bằng cách tạo ra nhiều cơ hội lao ñộng. Cũng như các quốc gia phát triển, sự thay ñổi của kinh tế xã hội thường là kết quả của việc những nhu cầu của người dân về những loại hàng hoá ñã hoàn chỉnh, của ngành công nghiệp, bất cứ việc cung cấp thực phẩm hoặc ngành khác của nền kinh tế. Trong khi kỹ thuật chế biến mới ñang ñược coi như là một yếu tổ ñể phát triển công nghiệp chế biến ở các nước ñang phát triển. Nhu cầu về khoai tây trồng ñể cung cấp sản phẩm khoai tây thô là không nhỏ ở các nước ñang phát triển. Phát triển nhiều giống khoai tây sẽ tiếp tục là mục ñích nghiên cứu chính. Sự hoạt ñộng hiệu quả của ngành này yêu cầu việc cung cấp khoai tây phù hợp với chất lượng tốt, hình thức ñẹp và màu sắc phong phú. Thêm vào ñó, người cung cấp khoai tây ở bất kỳ một nước nào phải có khả năng ñể làm giảm những nguy hại ñối với môi trường và quan tâm hơn cả ñối với an toàn thực phẩm. Trước ñây, chế biến khoai tây cũng ràng buộc các nước công nghiệp bởi nhiều lý do. Trước tiên, các loại cây trồng chế biến chủ yếu là công nghiệp. Quy mô của các cửa hàng ăn nhanh (QSA) ở các nước công nghiệp hoá ñã tạo ra nhu cầu ñáng kể. QSA cũng dựa trên những tiêu chuẩn cao như chi phí tối thiểu, chất lượng tốt và ña dạng. ở các nước ñang phát triển sự gia tăng các QSA sẽ tạo ra nhu cầu lớn ñối với sản phẩm này. Những quốc gia này mong muốn sản xuất khoai tây ñể cung cấp cho thị trường nội ñịa nhưng lại ñang phải ñối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các nước công nghiệp phát triển. Khi các rào cản về thương mại giảm xuống thì ñồng nghĩa là sự cạnh tranh về khu vực thị trường sẽ tăng lên. Kinh nghiệm ñể mở rộng thị trường khoai tây chế biến là phải tập trung ở những khu vực dân cư thành thị, tăng thu thập ñầu người, mở rộng thương mại dịch vụ và tham gia vào thị trường xuất khẩu thế giới Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………20 Tiêu thụ khoai tây Bảng 2.1 Tiêu thụ khoai tây theo khu vực năm 2005 Tiêu thụ Khu vực Dân số ( Người) Tổng mức (tấn) Tính trên ñầu người (Kg/người/năm) Châu Phi 905 937 000 12 850 000 14,18 Chấu á/ Châu ðại Dương 3 938 469 000 101 756 000 25,83 Chấu âu 739 276 000 71 087 000 96,15 Ch©u Mü La Tinh 561 344 000 13 280 000 23,65 B¾c Mü 330 608 000 19 156 000 57,94 ThÕ giíi 6 475 634 000 218 129 000 33,68 Nguån: Dù ¸n thóc ®Èy ph¸t triÓn khoai t©y ë ViÖt Nam Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………21 Biểu ñồ 2.4 Tiêu thu khoai tây trên thế giớI Nguồn: Dự án thúc ñẩy phát triển khoai tây ở Việt Nam Tổng mức tiêu thụ khoai tây trên thể giới năm 2005 là 218 triệu tấn tương ñương trung bình 33,68 kg trên một ñầu người. Người Châu Á tiêu dùng khoai tây bằng gần một nửa lượng khoai tây cung cấp của Thể giới nhưng do dân số quá ñông cũng có nghĩa là mức tiêu thụ tính trên một ñầu người không lớn, chỉ khoảng 25 kg năm 2005. Người Châu Âu tiêu thụ khoai tây nhiều hơn ở những khu vực khác trên thế giới. Mức tiêu thụ tính trên người là rất cao (96,15 kg),gấp 4 lần khu vực Châu Á và Châu Mỹ La Tinh. Người dân Bắc Mỹ tiêu thụ khoảng 58 kg/người/năm.trong khi ñó dân Châu Phi tiêu thụ ít nhất (chỉ khoảng 14,18 kg/người). Theo Trung tâm Khoai tây Quốc tế, người dân ở những khu vực khác nhau trên thế giới sẽ tiêu thụ nhiều khoai tây hơn vào năm 2020. CIP dự báo rằng mức tăng trưởng hàng năm sẽ ít hơn 1,5% ở các nứớc phát triển và gần 3% ở các nước ñang phát triển. Có hai quốc gia tiêu thụ khoai tây nhiều trên Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………22 thế giới là Ấn ðộ và Trung Quốc và hy vọng là sẽ tăng hàng năm là 2,8% ở ấn ñộ và 3,8% ở Trung Quốc. Ở ðông Nam Á, mức tiêu thụ tính theo ñầu người vẫn còn rất nhỏ so với mức ñộ chung của quốc tế. Khoai tây sạch và các sản phẩm khoai tây ñã ñược chế biên (ñặc biệt là khoai tây sấy khô và khoai tây chiên kiểu Pháp ñang trở nên phổ biến ở khu vực này. Mức tiêu thụ khoai tây sạch tính theo ñầu người tăng trung bình hàng năm với tỷ lệ là 4,5 % từ năm 1971 ñến năm 2005. Nhu cầu về khoai tây tăng nhanh chóng ở Thái Lan, Indonexia và Philipine. Xu hướng dài hạn ñối với mức tiêu thụ khoai tây trên ñầu người ở Việt Nam, Malaysia và Singapore cũng rất tích cực. Các nhà chính sách trong khu vực ñã chú ý ñến tiềm năng khoai tây ñể làm ña dạng hơn phục vụ những ngưòi ăn kiêng từ gạo, bất chấp một thực tế rằng sự ñóng góp của khoai tây hiện tại tới tổng lượng calo ở Châu Á vẫn còn ở mức thấp , ít hơn 1% so với tổng lượng calo trung bình của người dân. Trong khi nhu cầu về khoai tây chưa qua chế biến ñã có sự gặp gỡ lớn ở nội ñịa hoặc khu vực (Ví dụ như Indonexia cung cấp khoai tây cho Malaysia và Singapo), nhu cầu về các sản phẩm khoai tây chế biến ñang gia tăng rất nhanh nhờ nhập khẩu. Các cửa hàng ăn nhanh theo phong cách Mỹ ở các trung tâm ñô thị ở các nứoc ðông Nam Á là kết quả của sự gia tăng nhanh chóng nhập khẩu loại sản phẩm sấy khô kiểu Pháp, ñặc biệt là từ Bắc Mỹ. Mỹ xuất khẩu các sản phẩm khoai tây sạch tới các nước ở khu vực ðông Nam Á tăng trên 12%/năm từ 1990 ñến 1998. Tiêu chí chất lượng nghiêm ngặt bởi chuỗi các cửa hàng ăn nhanh ñang giữ tăng trrưởng khoai tây từ cung cấp tươi sang nhu cầu ñối với khoai tây chế biến. (see Zhang et al., 1999, for a study of frozen potato import demand in China and Taiwan). 2.3.3. Tình hình phát triển khoai tây ở Việt Nam a) Quá trình phát triển của cây khoai tây trên ñồng ruộng Việt Nam Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………23 Giai ñoạn năm 1890 - 1954 Năm 1890 là năm người Pháp ñưa cây khoai tây vào Việt Nam, năm 1954 là năm Pháp rút khỏi miền Bắc tập kết vào miền Nam. ðó là giai ñoạn người Pháp ñã có công mang cây khoai tây từ Pháp ñến Việt Nam; các nhà khoa học Pháp và các nhà khoa học Việt Nam ñã nghiên cứu thử nghiệm và khuyến khích nông dân trồng khoai tây. Diện tích trồng khoai tây ở nước ta trong thời gian 64 năm ấy còn ít, năm cao ñiểm cũng chỉ 1.000ha, trồng rải rác trong vườn ở Sapa (Lào Cai), Trà Lĩnh Hoà An (Cao Bằng), ðông Anh ( Hà Nội) (Phúc Yên), Thường Tín (Hà Tây), ðồ Sơn Kiến An (Hải Phòng) v.v… Khoai tây ñược coi là loại thực phẩm cao cấp của người Pháp, của quan chức và giới thượng lưu. Giai ñoạn năm 1955 - 1980 Giai ñoạn này diện tích khoai tây ở Việt Nam phát triển nhanh, ñạt ñỉnh cao về diện tích. Năm 1955 - 1965, nông dân miền Bắc ñi vào hàn gắn chiến tranh. Có ñiều may là thời gian ấy, nông dân ñã tự biết cách bảo quản khoai giống. Ban ñầu, nông dân chưa biết bảo quản giống, hàng năm ñến vụ trồng là phải ñi mua củ giống nhập từ nước Pháp. Khoảng năm 1935 - 1940, Pháp nhập giống khoai Thường Tín, tên gốc là Ackersegen vào trồng ở Việt Nam. Ngoài những ñặc tính năng suất, phẩm chất, giống Thường Tín có ñặc tính nổi bật là chịu ñược bảo quản trong nhà ở của gia ñình nông dân. Chính nhờ ñặc tính này mà nông dân tự lưu giữ ñược khoai giống ñể trồng hàng năm, tuy năng suất thấp. ðầu những năm 70, cuộc chiến tranh ở miền Nam diễn ra ngày một ác liệt, rồi Mỹ leo thang ném bom miền Bắc, ñất nước ñòi hỏi cấp bách phải sản xuất lương thực bằng mọi giá ñể nuôi quân, ñể chi viện cho tiền tuyến. Từ năm 1966, cuộc cách mạng xanh lúa xuân thay lúa chiêm ở ñồng bằng sông Hồng diễn ra sâu sắc và có xu thế phát triển mạnh. ðó là chuyển ñổi hệ Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………24 thống canh tác cũ "Lúa chiêm - Lúa mùa" giống cũ ñạt sản lượng 4,5 tấn ñến 5,5 tấn thóc/ha thành hệ thống canh tác mới "Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây" giống mới ñạt sản lượng 6,5 ñến 7,5 tấn/ha và 12-18 tấn khoai tây/ha. Trước bối cảnh ñất nước ñang có chiến tranh, bị cấm vận, khắp nơi bị phong toả, cả nước thiếu lương thực trầm trọng, hàng năm phải nhập 1,5 - 2 triệu tấn lương thực với hoàn cảnh kinh tế thời chiến tranh, khoa học kỹ thuật yếu kém thời bấy giờ thì ñó là một thành công của nông nghiệp có tính lịch sử. Từ ñó khoai tây ñược phát triển nhanh, diện tích từ 5.000ha năm 1970 - 1971 tăng ñến ñỉnh cao 94.000ha năm 1979 - 1980, bình quân mỗi năm tăng 12.000ha ñã tạo ra lượng lương thực ñáng kể, bình quân khoảng 500.000 tấn khoai/năm, không chỉ sử dụng cho người mà dùng ñể nuôi lợn lấy thịt cung cấp cho tiền tuyến, lấy phân chuồng ñể thâm canh cây lúa. Có thể coi ñây là mốc lịch sử của khoai tây trên chặng ñường từ Pháp du nhập vào Việt Nam, qua 90 năm mới thực sự có chỗ ñứng trong hệ thống canh tác trên ñồng ruộng Việt Nam. Giai ñoạn năm 1981 ñến nay Giai ñoạn này, khoai tây phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Vụ ñông năm 1979 - 1980 diện tích trồng khoai tây tăng cao, nhưng năm tiếp sau ñó diện tích khoai tây giảm sút quá nhanh, có năm chỉ còn hơn 23.000ha. Diện tích giảm có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là sản xuất khoai tây những năm ấy bị lỗ vốn, không hiệu quả. Sau chiến tranh cả nước ñi vào khôi phục kinh tế, sản xuất lúa gạo ở ñồng bằng sông Cửu Long ñược hồi phục, lương thực ở miền Bắc dần dần không phải chi viện cho miền Nam mà ngược lại gạo từ miền Nam ñược chuyển ra miền Bắc. ðất nước ñược ñổi mới, nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, sản xuất khoai tây với phương thức "Bao cấp", "Bằng mọi giá" không còn phù hợp và ñược thay ñổi theo hướng sản xuất hàng hoá. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………25 Do sản xuất theo hướng hàng hoá mà diện tích khoai tây từ 20.000ha tăng lên dần và giữ mức 33.000ha, tập trung chủ yếu ở ñồng bằng sông Hồng. Năng suất khoai tây cũng ñược cải thiện bình quân từ 11 tấn tăng lên 13 tấn/ha. Sản lượng khoai tây tăng từ 250 nghìn tấn lên 420 nghìn tấn. Người nông dân trồng khoai tây ñã có hiệu quả. b) Sản xuất khoai tây theo các vùng sinh thái Kết quả bảng 2.2 và 2.3 cho thấy giai ñoạn 1996-2007 diện tích trồng khoai tây khá ổn ñịnh giao ñộng chủ yếu 31-33 ngàn ha, riêng năm 2000 do thời tiết không thuận lợi nên diên tích khoai tây ñạt thấp nhất gần 28 ngàn ha. Khoai tây ñược trồng chủ yếu ở ðồng bằng sông Hồng năm ít nhất cũng chiếm trên 60 %, năm nhiếu nhất chiếm 85% diện tích cả nước. Các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chủ yếu là Lâm ðồng diện tích khoai tây có xu hướng tăng lên: Các tỉnh miền núi phía Bắc năm 1996 mới có trên 4 ngàn ha ñến năm 2007 ñạt xấp xỉ 8 ngàn ha. Tương tự Tây nguyên năm 1996 có trên 400 ha, năm 2007 tăng lên gần 4 lần ñath 1,55 ngàn ha. Các tỉnh ðồng bằng sông Hồng diện tích khoai tây có xu hướng giảm dần nguyên nhân do một số vùng ñất ruộng vàn, vàn cao phù hợp cho sản xuất khoai tây chuyển sang xây dựng khu công nghiệp, khu ñô thị, một số diện tích chuyển sang trồng rau màu khác, một số ñịa phương nông dân do thiếu vốn, thiếu giống tốt nên ñã chuyển một phần diện tích sang trồng cây khác có chi phí thấp hơn như cây ngô, cây ñậu tương hoặc trồng rau. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………26 Bảng 2.2 Diện tích khoai tây phân theo vùng giai ñoạn 1996-2007 ðVT: ha Năm Miền núi ðồng bằng Bắc trung Tây Cả phía Bắc sông Hồng bộ Nguyên nước 1996 4.253,0 27.781,0 206,00 447,0 32.687,0 1997 5.525,0 24.779,0 1.118,0 550,0 31.972,0 1998 5.412,5 29.519,0 2.218,0 567,0 37.716,5 1999 6.174,0 23.247,0 1.504,0 654,0 31.579,0 2000 6.460,0 19.268,0 1.669,0 593,0 27.990,0 2001 7.964,0 21.864,0 2.941,0 942,0 33.711,0 2002 9.160,0 22.564,0 2.294,0 1.215,0 35.233,0 2003 8.280,7 22.375,7 2.006,0 1.280,0 33.942,4 2004 7.211,6 21.170,4 2.181,0 1.250,0 31.813,0 2005 7.302,5 20.459,3 2.293,0 1.289,0 31.343,8 2006 7.802,0 19.920,0 2.950,0 1.500,0 32.172,0 2007 7.910,0 19.975,0 2.654,0 1.550,0 32.089,0 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảng 2.3 Tỷ lệ diện tích khoai tây phân theo vùng giai ñoạn 1996-2007 ðVT: % Năm Miền núi ðồng bằng Bắc trung Tây Cả phía Bắc sông Hồng bộ Nguyên nước 1996 13,0 85,0 0,6 1,4 100,0 1997 17,3 77,5 3,5 1,7 100,0 1998 14,4 78,3 5,9 1,5 100,0 1999 19,6 73,6 4,8 2,1 100,0 2000 23,1 68,8 6,0 2,1 100,0 2001 23,6 64,9 8,7 2,8 100,0 2002 26,0 64,0 6,5 3,4 100,0 2003 24,4 65,9 5,9 3,8 100,0 2004 22,7 66,5 6,9 3,9 100,0 2005 23,3 65,3 7,3 4,1 100,0 2006 24,3 61,9 9,2 4,7 100,0 2007 24,7 62,2 8,3 4,8 100,0 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………27 Bản ñồ 2.1 Vùng sản xuất khoai tây chủ yếu của Việt Nam (Nguồn: Dự án thúc ñẩy sản xuất khoai tây ở Viêt Nam) Năng suất khoai tây của Việt Nam tuy vẫn còn thấp thua so với năng suất khoai tây thế giới (Hà Lan là 42 tấn/ha, Pháp – 35 tấn/ha, Anh – 40 tấn/ha, Nhật Bản – 32 tấn/ha , Hoa kỳ- 36 tấn/ha...), nhưng trong thời gian qua năng suất khoai tây của Việt Nam cũng ñã gia tăng và ngày càng ñược cải thiện. Nếu như trong giai ñoạn 1976 – 1996 năng suất bình quân cả nước mới chỉ ñạt dưới 10 tấn/ha, thì giai ñoạn 1996 – 2002 tăng lên ñến 11 tấn/ha và ñạt mức 12 – 13 tấn/ha giai ñoạn 2003 – 2007. Qua ñiều tra tình hình sản xuất thực tế tại các ñịa phương cho thấy: nhiều hộ nông dân trồng khoai tây ñã ñạt năng suất rất cao ñến 800 – 900 kg/sào Bắc bộ (tức là ñạt từ 22-23 tấn/ha). Năng suất khoai tây tăng lên chủ yếu là do bà con nông dân tích cực sử dụng giống mới, giống xác nhận năng suất cao, tăng mức ñầu tư thâm canh, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và bảo quản giống, thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm, sản xuất khoai tây giống. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………28 Trong những năm qua, một số giống mới năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với ñiều kiện của Việt Nam ñược nhập nội từ châu Âu, qua khảo nghiệm, nhân giống và ñưa vào sản xuất tại các ñịa phương như: giống Diamant, Nicola, Kardia, Mariella, KT2, KT3 và khoai tây hạt lai... ñã dần thay thế cho các giống cũ là giống Ackersegen (giống Thường Tín), Lipsi..năng suất thấp và ngày càng thoái hoá. Việc áp dụng khoa học công nghệ mới trong công tác giống như: nhập khẩu, chọn lọc, lai tạo, nhân giống khoai tây, nuôi cấy mô, sản xuất hạt lai, khảo nghiệm và xác nhận giống chất lượng ñã giúp người nông dân ổn ñịnh sản xuất, tăng năng suất thu hoạch. Hai vùng cao nguyên ðà Lạt và ðồng bằng sông Hồng có năng suất khoai tây cao nhất so với các vùng khác. Nguyên nhân chính là do ñiều kiện khí hậu thời tiết và ñất ñai ở 2 vùng này thuận lợi, trình ñộ thâm canh của người sản xuất cao hơn các vùng khác. Bảng 2.4 Năng suất khoai tây phân theo vùng giai ñoạn 1996-2007 ðơn vị: tấn/ha Năm Miền núi ðồng bằng Bắc trung Tây Cả phía Bắc sông Hồng Bộ Nguyên Nước 1996 8,94 10,55 7,91 13,35 10,36 1997 9,79 11,12 11,23 14,82 10,96 1998 9,19 10,19 10,34 15,44 10,14 1999 9,23 11,49 9,57 15,64 11,05 2000 9,49 12,30 9,44 16,75 11,58 2001 10,13 12,48 9,81 16,20 11,80 2002 10,44 12,51 10,19 16,30 11,95 2003 10,02 13,41 10,22 16,35 12,51 2004 10,64 14,06 10,05 16,40 13,10 2005 10,07 13,42 9,97 16,70 12,52 2006 11,06 13,78 10,42 17,00 12,96 2007 11,28 13,82 10,26 17,10 13,06 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………29 Cùng với việc tăng năng suất khoai tây mặc dù diện tích gieo trồng không tăng, thì sản lượng khoai tây tươi của Việt Nam cũng tăng dần qua các năm. Nếu như giai ñoạn 1991-1995 sản lượng khoai tây chỉ ñạt bình quân 256.000 tấn/năm, thì ñến giai ñoạn 1996-2000 ñã tăng lên ñạt trên 340 ngàn tấn/năm-tăng hơn 35,9% so với thời kỳ trước và giai ñoạn 2001-2007 bình quân một năm ñã ñạt ñược trên 410 ngàn tấn-bình quân mỗi năm tăng 3,56%. Năm 2007 sản lượng khoai tây cả nước ñạt xấp xỉ 420.000 tấn – gấp 2,2 lần sản lượng năm 1985. Vùng ðồng bằng sông Hồng chiểm khoảng 70 % sản lượng toàn quốc ( số liệu thể hiện ở bảng 2.5 và 2.6) Bảng 2.5 Sản lượng khoai tây phân theo vùng giai ñoạn 1996-2007 ðVT: Tấn Năm Miền núi ðồng bằng Bắc trung Tây Cả phía Bắc sông Hồng Bộ Nguyên nước 1996 38.033,0 293.146,0 1629,00 5.967,0 338.775,0 1997 54.065,0 275.483,0 12.560,0 8.151,0 350.259,0 1998 49.714,0 300.879,0 22.944,0 8.754,0 382.291,0 1999 56.998,0 267.201,0 14.395,0 10.229,0 348.823,0 2000 61.336,0 237.089,0 15.763,0 9.932,0 324.120,0 2001 80.685,0 272.897,0 28.838,0 15.260,0 397.680,0 2002 95.627,0 282.208,0 23.383,0 19.804,0 421.022,0 2003 82.995,0 300.101,0 20.502,0 20.928,0 424.526,0 2004 76.767,0 297.605,0 21.919,0 20.500,0 416.791,0 2005 73.533,0 274.614,0 22.859,0 21.526,0 392.532,0 2006 86.327,7 274.476,4 30.750,0 25.500,0 417.054,1 2007 89.256,0 276.113,3 27.226,2 26.505,0 419.100,5 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………30 Bảng 2.6 Tỷ lệ sản lượng khoai tây phân theo vùng giai ñoạn 1996-2007 ðVT: % Năm Miền núi ðồng bằng Bắc trung Tây Cả phía Bắc sông Hồng Bộ Nguyên nước 1996 11,2 86,5 0,48 1,8 100,0 1997 15,4 78,7 3,59 2,3 100,0 1998 13,0 78,7 6,00 2,3 100,0 1999 16,3 76,6 4,13 2,9 100,0 2000 18,9 73,1 4,86 3,1 100,0 2001 20,3 68,6 7,25 3,8 100,0 2002 22,7 67,0 5,55 4,7 100,0 2003 19,6 70,7 4,83 4,9 100,0 2004 18,4 71,4 5,26 4,9 100,0 2005 18,7 70,0 5,82 5,5 100,0 2006 20,7 65,8 7,37 6,1 100,0 2007 21,3 65,9 6,50 6,3 100,0 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Khoai tây với người Việt Nam và thị trường tiêu dùng Ban ñầu, khoai tây ñược coi là loại thực phẩm cao cấp, sau ñó trở thành thực phẩm tương ñối phổ biến của người Việt Nam. ðến nay, ở hầu khắp ñất nước từ miền Bắc ñến miền Nam ñều có nhu cầu tiêu dùng khoai tây. Ở vùng ñồng bằng sông Hồng, khoảng 30 năm gần ñây, nông dân gắn bó với cây khoai tây không chỉ thu lời cao mà khi những năm bị bão lụt, lúa mùa bị thất thu, gây nên ñói cục bộ, thiếu thức ăn nuôi lợn. Biện pháp khắc phục sau bão lụt hữu hiệu ở vùng này là trồng khoai tây. Những năm chiến tranh, những năm bão lụt, nhân dân vùng này ñã ăn khoai tây thay gạo, gọi là "Ăn ñộn" ñể giành gạo nuôi quân. Qui ñịnh 3kg khoai bằng 1kg gạo. Nhân dân miền Bắc và miền Trung ñã ñúc kết thành câu ca truyền miệng từ ngàn năm nay "ðược mùa chớ phụ ngô khoai. Tháng ba ngày 8 lấy ai bạn cùng". Ngô, khoai là lương thực phụ nhưng cần phải coi trọng ñể bảo ñảm an ninh lương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………31 thực cho cộng ñồng. Có thể khoai tây cũng góp phần bảo ñảm an ninh lương thực cho vùng châu thổ sông Hồng. Hiện nay, ở Việt Nam với trên 80 triệu dân nên thị trường khoai tây còn rất rộng, nhu cầu tiêu dùng khoai tây của người dân còn rất nhiều. ðặc biệt, người dân ở miền Nam muốn ăn khoai tây nhưng giá quá ñắt. Giá 1kg khoai tây ở miền Nam thường cao hơn giá 1kg gạo gấp rưỡi hoặc gấp hai lần. Nhân dân ở ñây vẫn coi khoai tây là món ăn cao cấp, món ăn cho những người thu nhập cao. Sản xuất khoai tây ở Việt Nam, tuy có phát triển nhưng chưa ñáp ứng ñược nhu cầu sử dụng. Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khoai tây. Thị trường ñối với khoai tây ở Việt Nam khá rộng mở. Với mức tăng dân số như hiện nay, nhu cầu mức tiêu dùng khoai tây trong nước ngày một tăng. Các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thấy rằng năm 2005 mức nhu cầu tiêu dùng khoai tây của Việt nam khoảng 530.000 tấn, dự báo năm 2010 nhu cầu tiêu dùng khoai tây sẽ tăng lên 710.000 tấn. Mức sản xuất khoai tây ở trong nước vẫn chưa ñủ với nhu cầu tiêu dùng, năm 2007 sản xuất ñược 419.000 tấn, mới ñáp ứng 80% nhu cầu thị trường năm 2007. ðó là chưa kể ñến nhu cầu xuất khẩu khoai sang các nước lân cận. Từ năm 2008 ñến năm 2010 và những năm tiếp theo, thị trường ñòi hỏi sản xuất khoai tây tăng nhiều hơn. ðó là cơ hội ñối với nông dân sản xuất khoai tây, ñặc biệt là vùng ñồng bằng sông Hồng có cơ hội ñầu tư ñể sản xuất mặt hàng nông sản này. Chế biến khoai tây Theo nghiên cứu của GS.TS. ðỗ Kim Chung, có khoảng 1% lượng khoai tây tươi sản xuất trong nước ( 4.200 tấn) ñược dùng vào chế biến. Số lượng này chiếm khoảng 35% tổng số nguyên liệu cung cho chế biến. Các dạng sản phẩm chủ yếu của khoai tây chế biến là rán giòn, chiên, bột và bán thành phẩm cho các nhà hàng khách sạn. Trong số ñó khoai tây rán giòn và chiên kiểu Pháp là phổ biến nhất ñối với người tiêu dùng. Khoảng 60-70 % sản Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………32 phẩm chế biến bán ở thị trường trong nước, phần còn lại xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu yêu cầu 100% nguyên liệu nhập khẩu. 2.3.4. Một số chủ trương, chính sách phát triển khoai tây của Bộ, ngành, ._. trồng khác cùng vụ tại Nam ðịnh năm 2007 Tính bình quan cho 1 ha gieo trồng Khoai Su So sánh STT Chỉ tiêu ðVT tây hào (lần) (1) (2) (1/2) 1 Giá trị sản xuất (GO) 1000 ñ 39.294,40 21.868,34 1,80 2 Chi phí trung gian (IC) 1000 ñ 20.288,68 9.086,36 2,23 3 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 ñ 19.005,72 12.781,98 1,49 4 Công lao ñộng công 325,72 322,33 1,01 5 GO/ IC lần 1,94 2,41 0,80 6 MI/IC lần 0,94 1,41 0,67 7 GO/1Công lao ñộng Gð 1000 ñ 120,64 67,85 1,78 8 MI/1Công lao ñộng Gð 1000 ñ 58,35 39,66 1,47 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu ñiều tra Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………91 Số liệu tính toán ở bảng 4.16 cho thấy so sánh giữa khoai tây với su hào thì giá trị sản xuất gấp 1,8 lần; thu nhập cao gấp 1,49 lần; giá trị sản xuất trên công lao ñộng cao gấp 1,78 lần; thu nhập trên công lao ñộng gấp 1,47 lần. Nhưng nếu xét về chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ñồng chi phí và thu nhập trên 1 ñồng chi phí thì trồng khoai tây lại thấp hơn theo thứ tự chỉ bằng khoảng 0,8 và khoảng 0,67 lần so với su hào . Bảng 4.17 So sánh hiêu quả kinh tế của sản xuất khoai tây với cây trồng khác cùng vụ tại Thái Bình năm 2007 Tính bình quan cho 1 ha gieo trồng Khoai Ngô So sánh STT Chỉ tiêu ðVT tây (lần) (1) (2) (1/2) 1 Giá trị sản xuất (GO) 1000 ñ 41.280,20 19.870,00 2,08 2 Chi phí trung gian (IC) 1000 ñ 20.328,97 6.627,23 3,07 3 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 ñ 20.951,23 14.720,24 1,42 4 Công lao ñộng công 366,87 304,70 1,20 5 GO/ IC lần 2,03 3,00 0,68 6 MI/IC lần 1,03 2,22 0,46 7 GO/1Công lao ñộng Gð 1000 ñ 112,52 65,21 1,73 8 MI/1Công lao ñộng Gð 1000 ñ 57,11 48,31 1,18 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu ñiều tra Tại Thái Bình sản xuất khoai tây có hiệu quả kinh tế hơn so với trồng ngô thể hiện ở các chỉ tiêu giá trị sản xuất cao gấp hơn 2 lần so với trồng ngô, thu nhập cao 1,42 lần so với trồng ngô, giá trị sản xuất và thu nhập trên công lao ñộng cao hơn 1,73 lần và 1,18 so với trồng ngô. Nhưng trồng khoai tây có ñiểm chưa phù hợp với nông dân Việt Nam là chi phí bằng tiền cao, cụ thể là Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………92 gấp 3.07 lần so với trồng ngô, mặt khác trồng khoai tây tốn nhiều công lao ñộng hơn cụ thể gấp 1,2 lân so với trồng ngô. Tương tư như vậy Bảng 4.18 cho thấy các chỉ tiêu về giá trị sản phẩm, thu nhập, giá trị sản phẩm trên công lao ñộng, thu nhập trên công lao ñộng sản xuất khoai tây ñều cao hơn cây trồng cạnh tranh Bảng 4.18 So sánh hiêu quả kinh tế của sản xuất khoai tây với cây trồng khác cùng vụ tại Hà Tây năm 2007 Tính bình quan cho 1 ha gieo trồng Khoai ðậu So sánh STT Chỉ tiêu ðVT tây tương (lần) (1) (2) (1/2) 1 Giá trị sản xuất (GO) 1000 ñ 38.312,63 15.200,00 2,52 2 Chi phí trung gian (IC) 1000 ñ 19.157,61 5.783,52 3,31 3 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 ñ 19.155,02 9.416,48 2,03 4 Công lao ñộng công 350,10 193,90 1,81 5 GO/ IC lần 2,00 2,63 0,76 6 MI/IC lần 1,00 1,63 0,61 7 GO/1Công lao ñộng Gð 1000 ñ 109,43 78,39 1,40 8 MI/1Công lao ñộng Gð 1000 ñ 54,71 48,56 1,13 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu ñiều tra Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………93 Bảng 4.19 So sánh hiêu quả kinh tế của sản xuất khoai tây với cây trồng khác cùng vụ tại Hà Nội năm 2007 Tính bình quan cho 1 ha gieo trồng Khoai Ngô So sánh STT Chỉ tiêu ðVT tây (lần) (1) (2) (1/2) 1 Giá trị sản xuất (GO) 1000 ñ 28.203,60 18.500,00 1,52 2 Chi phí trung gian (IC) 1000 ñ 11.977,48 6.102,50 1,96 3 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 ñ 16.226,12 12.397,50 1,31 4 Công lao ñộng công 332,40 286,00 1,16 5 GO/ IC lần 2,35 3,03 0,78 6 MI/IC lần 1,35 2,03 0,67 7 GO/1Công lao ñộng Gð 1000 ñ 84,85 64,69 1,31 8 MI/1Công lao ñộng Gð 1000 ñ 48,82 43,35 1,13 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu ñiều tra Hà Nội là tỉnh có năng suất khoai tây thấp nhất nhưng các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn ngô cụ thể là Giá trị sản xuất khoai tây cao gấp 1.52 lần so với ngô, tương tư như vậy thu nhập khoai tây gấp 1,31 lân. Giá trị sản phẩm trên công lao ñộng, thu nhập trên công lao ñộng của khoai tây ñều cao hơn ngô, hiệu quả tính trên 1 ñồng chi phí bỏ ra thì sản xuất khoai tây thấp hơn so với cây ngô (Bảng 4.19). Kết luận: Qua phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây và so sánh hiệu quả sản xuất khoai tây với cây trồng canh tranh tại 4 tỉnh ñiều tra ta nhận thấy tuy sản xuất khoai tây chi phí cao so với các cây trồng khác nhưng là cây cho giá trị sản xuất, thu nhập, giá trị sản xuất trên công lao ñộng, thu nhập trên công lao ñộng ñều cao hơn các cây trồng cạnh tranh. Nhưng xét Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………94 về chỉ tiêu hiệu quả tính trên ñồng chi phí thì sản xuất khoai tây không bằng các cây trồng cạnh tranh. 4.3. Phân tích lợi thế so sánh của sản xuất khoai tây vùng ðồng bằng sông Hồng. 4.3.1. ðánh giá kết quả sử dụng các nguồn lực cho sản xuất khoai tây trong vùng. ðể phân tích lợi thế so sánh của sản xuất khoai tây ở các ñịa phương nghiên cứu chúng tôi sử dụng chỉ tiêu chi phí nguồn lực trong nước ( DRC), các giá trị của chỉ tiêu DRC ñặc trưng cho chi phí xã hội của các nguồn lực trong nước ñược chuyển thành ngoại tệ thông qua việc sản xuất khoai tây thay thế nhập khẩu. Sau khi tính ñược DRC ta tính chỉ tiêu hệ số chi phí nguồn lực DRC/SER. Kết quả tính toán ở bảng 4.20 cho thấy tất cả các tỉnh nghiên cứu hệ số chi phí nguồn lực ñều lớn hơn 1 ( DRC/SER>1). ðiều ñó nói nên rằng tất cả các tỉnh này ñều không có lợi thế so sánh về sản xuất khoai tây. Tuy nhiên trong 4 tỉnh nghiên cứu thì Hà Nội là tỉnh không có lợi thế so sánh nhất vì hệ số chi phí nguồn lực cao nhất (DCR/SER =1,46) nguyên nhân chủ yếu là nông dân sử dụng chủ yếu là giống nhập từ Trung Quốc về tuy giá rẻ nhưng năng suất rất thấp, một lượng giống nhỏ nông dân tự ñể giống theo phương pháp truyền thống nên hao hụt lớn, chất lượng giống không ñảm bảo, giống nhiễm bệnh nhiều . Nam ðịnh và Thái Bình có lợi thế so sánh cao hơn vì nông dân ở 2 tỉnh này sử dụng nhiều giống có nguồn gốc nhập khẩu từ châu âu, giống sản xuất bằng nuôi cây mô. Tỷ lệ giống ñược bảo quản trong kho lạnh cao nên chất lượng giống tốt hơn, trình ñộ thâm canh cao nên năng suất bình quân ñạt cao hơn các tỉnh khác. Nguyên nhân sản xuất khoai tây ở vùng ñồng bằng sông Hồng không có lợi thế so sánh theo chúng tôi vì chi phí sản xuất cao ñặc biệt là giống, Chi phí Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………95 sản xuất, bảo quản giống trong nước cũng như nhập khẩu cao, chất lượng giống không ñảm bảo, nhiều hộ nông dân sử dụng khoai tây thương phẩm làm giống vì vậy năng suất bình quân chung cả vùng thấp so với khu vực và thế giới. Chất lượng sản phẩm không ñồng ñều. Bảng 4.20 Chi phí nguồn lực trong nước cho sản xuất khoai tâytại các tỉnh nghiên cứu năm 2007 Diễn giải Hà Nội Hà Tây Nam ðịnh Thái Bình 1. Giá trị sản phẩm a) USD/ tấn 83,54 83,54 83,54 83,54 b) 000/ tấn 1.347,43 1.347,43 1.347,43 1.347,43 2. Tổng chi phí a) Trong nước ( 000/tấn) 1.891,34 1.775,98 1.477,94 1.630,26 b) Nước ngoài ( 000/tấn) 274,79 316,94 354,45 269,08 ( USD/tấn) 17,04 19,65 21,97 16,68 3. Chênh lệch 66,50 63,89 61,56 66,85 4. DRC 28.441,12 27.798,85 24.007,58 24.385,58 5. DRC/SER 1,46 1,44 1,24 1,26 Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả 4.3.2. Một số giả thiết về khả năng xảy ra trong tương lai: Theo phân tích ở phần trên thì sản xuất khoai tây các tỉnh ñiều tra không có lợi thế so sánh. Nước ta ngày càng hội nhập sâu, rông vào thị trường thế giới nên các ngành hàng sản xuất nói chung và sản xuất khoai tây nói riêng phải chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt. ðể có cái nhìn toàn diện hơn về lợi thế Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………96 sản xuất khoai tây vùng ñồng bằng sông Hồng chúng tôi xây dựng một số giá thiết như sau: Giả thiết 1. Trong bối cảnh thế giới khủng hoảng về dầu mỏ, về lương thực, thực phẩm vì vây theo một số chuyên gia kinh tế giá vật tư nông nghiệp và giá sản phẩm lương thực thực phẩm sẽ tăng và ổn ñịnh ở mức giá cao hơn hiện nay từ 20 % cho ñến 40% vì vây chúng tôi giả sử giá nhập khẩu vật tư ñầu vào cho sản xuất khoai tây tăng 20%, 30% và giá nhập khẩu khoai tây thương phẩm cũng tăng 20%, 30% so với năm 2007 Số liệu phân tích ở Bảng 4.21 cho thấy khi giá vật tư ñầu vào cho sản xuất khoai tây tăng 20-30% và giá nhập khẩu khoai tây thương phẩm cũng tăng tương ứng từ 20-30% thì hầu hết các tỉnh nghiên cứu vẫn không có lợi thế so sánh. Bảng 4.21 Chi phí nguồn lục trong nước cho sản xuất khoai tây theo giả thiết 1 Diễn giải Hà Nội Hà Tây Nam ðịnh Thái Bình 1. Giá trị sản phẩm 1.1.Khi giá NK khoai tây tăng 20% a) USD/ tấn 100,24 100,24 100,24 100,24 b) 000/ tấn 1.616,92 1.616,92 1.616,92 1.616,92 1.2.Khi giá NK khoai tây tăng 30% a) USD/ tấn 108,60 108,60 108,60 108,60 b) 000/ tấn 1.751,66 1.751,66 1.751,66 1.751,66 2. Tổng chi phí 2.1.Khi giá nhập khẩu ñầu vào tăng 20% a) Trong nước ( 000/tấn) 1.891,34 1.775,98 1.477,94 1.630,26 b) Nước ngoài ( 000/tấn) 329,74 380,32 425,34 322,90 (USD/tấn) 2.2.Khi giá nhập khẩu ñầu vào tăng 30% a) Trong nước ( 000/tấn) 1.891,34 1.775,98 1.477,94 1.630,26 b) Nước ngoai ( 000/tấn) 357,22 412,02 460,79 349,81 3. DRC 3.1.Khi giá NK khoai tây và giá NK ñầu vào ñều tăng 20% 23,70 23,17 20,01 20,32 3.2.Khi giá NK khoai tây và giá NK ñầu vào ñều tăng 30% 21,88 21,38 18,47 18,76 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………97 4. DRC/SER 4.1.Khi giá NK khoai tây và giá NK ñầu vào ñều tăng 20% 1,22 1,20 1,03 1,05 4.2.Khi giá NK khoai tây và giá NK ñầu vào ñều tăng 30% 1,13 1,10 0,95 0,97 Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả Giả thiết 2. Theo kết quả ñiều tra kết hợp với nhận ñịnh của các chuyên gia trồng trọt cho thấy năng suất khoai tây ở nước ta rất khác nhau giữa các vùng và các giống. Năng suất khoai tây phụ thuộc chủ yếu vào giống, giống chất lượng, sạch bệnh cho năng suất rất cao bình quân trên diên tích rộng cũng ñạt trên 20 tấn/ ha ( cao hơn 1.5 lần so với năng suất trung bình) trong ñó chi phí vật tư phân bón không cần tăng thêm. Trong thời gian qua nước ta thiếu giống nghiêm trọng vì vậy nhiều doanh nghiệp nhập giống thương phẩm về bán cho nông dân ( vẫn bán bằng giá giống tốt) nên năng suất khai tây ở nước ta vẫn thuộc loại thấp. Với những lý do trên chúng tôi giả thiết năng suất khoai tây tăng 5%, 10%, 15%. Bảng 4.22 Chi phí nguồn lục trong nước cho sản xuất khoai tây theo giả thiết 2 Diễn giải Hà Nội Hà Tây Nam ðịnh Thái Bình 1. Năng suất 1.1. Năng suất tăng 5% (Kg/ha) 11.403,90 13.960,64 14.725,82 15.049,20 1.2. Năng suất tăng 10% (Kg/ha) 11.946,94 14.625,44 15.427,05 15.765,83 1.3. Năng suất tăng 15% (Kg/ha) 12.489,98 15.290,23 16.128,28 16.482,46 2. DRC a) Năng suất tăng 5% 26.760,34 26.092,94 22.482,21 22.951,65 b) Năng suất tăng 10% 25.267,13 24.584,30 21.139,09 21.676,98 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………98 c) Năng suất tăng 15% 23.931,75 23.240,58 19.947,41 20.536,44 3. DRC/SER a) Năng suất tăng 5% 1,38 1,35 1,16 1,19 b) Năng suất tăng 10% 1,30 1,27 1,09 1,12 c) Năng suất tăng 15% 1,23 1,20 1,03 1,06 Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả Số liệu Bảng 4.22 cho thấy khi năng suất tăng 5%, 10%, 15% thì sản xuất khoai tây vẫn không có lợi thế so sánh. 4.4. Một số ñề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi thế so sánh của sản xuất khoai tây vùng ðồng bằng sông Hồng. ðể sản xuất khoai tây phát triển bền vững và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì cần phải giải quyết tốt một số vấn ñề sau ñây: 4.4.1 Giải quyết tốt khâu giống. Xây dựng hệ thống nhân giống khoai tây sạch bệnh, áp dụng công nghệ nuôi cây mô và nhân nhanh nhằm cung cấp ñủ giống có chất lượng trong nước, giảm tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc và Châu Âu. Trong những năm gần ñây, các ñơn vị sản xuất khoai tây giống trong nước ñã có nhiều cố gắng trong việc sản xuất khoai tây giống tại chố, tuy nhiên lượng sản xuất trong nước vẫn còn hết sức hạn chế và mới ñáp ứng ñược khoảng 20-25% nhu cầu. Khoai tây giống nhập khẩu vẫn chiến tỷ lệ cao, chủ yếu nhập từ Trung Quốc và một số nước Châu Âu. Khoai tây giống Trung Quốc có ưu ñiểm là giá thấp song chất lượng cũng rất thấp và nguy cơ dịch bênh khá cao trong khi khoai tây giống từ Châu Âu chất lượng cao nhưng giá rất ñắt nên nếu không có trợ giá thì nông dân khó có thể chất nhận. ðây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh tế và tính bền vững của ngành sản xuất này. Tăng cường công tác quản lý chất lượng khoai tây giống: làm tốt công tác xác nhận giống (kiểm ñịnh và kiêm nghiệm) ñể tiến hành cấp nhãn mác Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………99 ñến từng bao giống và tăng cường thanh, kiểm tra và sử phạt nghiêm minh ñối với những lô giống nhập nội hoặc sản xuất trong nước không ñáp ứng tiêu chuẩn về khoai tây giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành. Làm tốt công tác quản lý chất lượng giống sẽ góp phần làm tăng uy tín ñối với nhà cung cấp giống ñồng thời bảo vệ ñược quyền lợi của người mua giống trên cơ sở giá cả phù hợp với chất lượng. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch tại cửa khẩu cũng là một biện pháp hết sức quan trọng nhằm ngăn ngừa những bệnh dịch có hại xâm nhập vào nước ta mặt khác hạn chế rủi ro và thiệt hại cho hộ nông dân khi mua phải giống có chất lượng thấp và nhiễm bệnh. Thực tế cho thấy trong những năm vừa qua, do công tác kiểm dịch còn hạn chế nên ñã có một lượng không nhỏ khoai tây giống không ñảm bảo chất lượng thậm chí nhiễm bệnh ñã ñược ñưa vào nước ta ñã gây thất thu cho một số hộ nông dân và có nguy cơ gây nhiễm bệnh ở một số vùng. Việc khoai tây chất lượng thấp ñược ñưa vào nước ta cũng là yếu tố làm giảm tính cạnh tranh ñối với khoai tây giống sản xuất trong nước và tạo nên môi trường cạnh tranh không lành mạnh. 4.4.2 Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Chương trình khuyến nông cần tăng cường tập huấn, ñào tạo cho nông dân, nội dung nên hướng vào việc tăng kỹ năng lựa chọn giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hoạch, phân loại sản phẩm. Khuyến cáo nông dân sử dụng giống tốt, sạch bệnh, thâm canh ñúng quy trình kỹ thuật. Khuyến cáo phát triển hệ thống kho lạnh nhằm ñạm bảo chất lượng giống, giảm thiểu nhiễm bệnh, giảm chi phí về giống. Xây dựng mô hình trình diễn và câu lạc bộ khuyến nông ñể nông dân chuyển giao ñược kỹ thuật và kiến thức cho nhau. Thực tế sản xuất cho thấy ở ñịa phương nào làm tốt công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật thì nơi ñó sản xuất nông nghiệp Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………100 phát triển có hiệu quả, ví dụ như Thái Bình, Trung tâm khuyến nông tỉnh và các Trạm khuyến nông huyện vừa thực hiện khảo nghiệm, kiểm nghiệm các giống khoai tây mới, vừa nhân nhanh các giống tốt cung cấp cho nông dân. Xây dựng mô hình trình diễn cho nông dân học tập, mở nhiều lớp ñào tạo, tập huấn cho nông dân về chọn giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tư vấn dịch vụ cho nông dân vì vậy sản xuất khoai tây ở Thái Bình phát triển mạnh và ñạt hiệu quả kinh tế cao. 4.4.3 Giải quyết tốt vấn ñề vốn vay cho hộ nông dân Sản xuất khoai tây ñòi hỏi chi phí cao ñặc biệt là sản xuất những giống có năng suất, chất lượng cao vì vậy trong ñiều kiện thiếu vốn nhiều hộ nông dân ñã chọn hình thức mua giống kém chất lượng nhưng giá thấp ñể trồng cho ñủ diện tích, ñầu tư thâm canh hạn chế nên năng suất và chất lượng khoai tây không ổn ñịnh và kém chất lượng. Cũng do thiếu vốn mà nhiều hộ nông dân ñã từ bỏ sản xuất khoai tây ñể trồng các cây trồng khác có chi phí thấp hơn mặc dù biết rằng cây trồng khác cho thu nhập thấp hơn cây khoai tây. Phần lớn nông dân có trình ñộ học vấn thấp, hiểu biết về tín dụng không nhiều, ngại những thủ tục phúc tạp vì vậy nhiều nơi nông dân vẫn phải vay vốn từ các nguồn tín dụng không chính thức có lãi xuất cao, hoặc ứng trước giống, vật tư nông nghiệp sau do trả bằng sản phẩm nên phải chịu nhiều thiệt thòi cả về giá cung như về ñiều kiện trả sản phẩm Vì vậy ñáp ứng ñủ nhu cầu vốn cho nông dân là ñiều kiện quan trọng ñể giúp nông dân ñẩy mạnh phát triển sản xuất, áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, tăng cường ñầu tư thâm canh tạo ñược hiệu quả sản xuất tối ưu. 4.4.4 ðẩy mạnh khâu bảo quản, chế biến và tiêu thu. Qua trao ñổi với các hộ nông dân cho thấy khoai tây sau khi thu hoạch nếu tiêu thu ñược ngay sẽ tránh ñược hao hụt, chất lượng ñảm bảo. Nhưng nếu không tiêu thu ñược mà phải vận chuyển về nhà ñể một thời gian thì hao Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………101 hụt rất nhiệu và chất lượng giảm vì hiên nay hầu hết các hộ nông dân không có khả năng bảo quản , chủ yếu là ñể trong kho, gầm giường, khoai sẽ nảy mầm, chất lượng giảm, khối lượng hao hụt. Theo kinh nghiệm của nhiều nước cần có các doanh nghiệp thu gom bảo quản trong kho lạnh, chế biến và tiêu thụ dần trong năm như vậy thì mới nâng cao giá trị sản phẩm. Công nghiệp chế biến cần ña dạng hoá sản phẩm, hoàn thiện công nghệ giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm. Phát triển hệ thống kho lạnh ñể có ñủ nguyên liệu những tháng giáp vụ. 4.4.5. Làm tốt công tác quy hoạch Quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá ñể phục vụ tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng và nguyên liệu cho chế biến. Mặc dù khoai tây ñã ñược trồng với diện tích trên dưới 33.000 ha nhưng lại rất phân tán và chưa mang tính sản xuất hàng hoá vì vậy rất khó ñáp ứng ñược các nhu cầu của thị trường về số lượng cũng như về chất lượng. Việc sản xuất manh mún và phân tán cũng làm giảm năng suất lao ñộng, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh yếu. Muốn mở rộng ñược thị trường thì sản xuất khoai tây phải khắc phục ñược nhược ñiểm này. Các ñịa phương có thế mạnh về sản xuất khoai tây như Thái Bình, Nam ðịnh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang và Bắc Ninh cần ñẩy mạnh việc quy hoạch thành các vùng sản xuất giống, vùng sản xuất hàng hoá và vùng nguyên liệu cho chế biến. Quy hoạch tổng thể mạng lưới chế biến căn cứ theo nhu cầu thị trường và khả năng cung cấp nguyên liệu (kể cả nhập khẩu) ñể ñảm bảo sự phát triển ổn ñịnh. Mạng lưới chế biến ñược quy hoạch theo nguyên tắc chế biến gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, mỗi cơ sở chế biến phải có một vùng nguyên liệu ổn ñịnh riêng. ðến năm 2015 cố gắng tăng năng lực chế biến cả nước ñạt trên 35.000-40.000 tấn khoai tây/năm (chiếm 5-7% khoai tây thương phẩm). Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………102 Cần nghiên cứu, ñầu tư xây dựng những nhà máy hiện ñại ở vùng nguyên liệu tập trung lớn. Giảm dần các cơ sở chế biến thủ công, nhỏ lẻ ñể ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường tăng giá trị sản phẩm. 4.4.6. Khuyến khích và hoàn thiện kinh tế hợp tác. Tăng cường củng cố mối quan hệ trực tiếp giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học với các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ khoai tây thông qua việc ký kết hợp ñồng Các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ cần ñẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm nghiên cứu của mình (giống khoai tây cao sản, quy trình kỹ thuật mới, các loại phân bón hữu hiệu...), còn các tổ chức (HTX, Hội nông dân, Hộ gia ñình) và các doanh nghiệp công khai ñơn ñặt hàng ñối với các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ. Tổ chức tốt việc ký kết và thực hiện hợp ñồng hỗ trợ ñầu tư, bao tiêu sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp thu gom – kinh doanh, các nhà máy chế biến với người trồng khoai tây, hạn chế tối ña việc tranh mua tranh bán, ép cấp ép giá, tạo thu nhập ổn ñịnh cho người sản xuất và sự phát triển ổn ñịnh của vùng nguyên liệu. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………103 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận (1) Sản xuất khoai tây là một trong những loại hình sản xuất tốt trong phát triển nông nghiệp ở nước ta. cây khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn 80-90 ngày những cho sản lượng cao có thể ñạt trên 20 tấn/ha. Cây khoai tây trồng tận dụng ñất trong vụ ñông, không ảnh hưởng ñến hai vụ chính là vụ xuân và vụ mùa. Sản xuất khoai tây có tác dụng cải tạo ñất, hạn chế sâu bệnh, giảm phân bón, công lao ñộng và tăng năng suất cho cây trồng vụ sau. Tạo sự phát triển ña dạng của hệ thông cây trồng, làm nền tảng cho phát triển nông nghiệp bền vững. (2) Vùng ñồng bằng sông Hồng có nhiều ñiều kiện thuận lợi cho phát triển khoai tây như: có mùa ñông lạnh nhiệt ñộ trung bình từ 15-25 ñộ C, ñất cát pha và thịt nhẹ chiếm tỷ lệ lớn, rất phù hợp cho trồng khoai tây. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu, hệ thống các cơ sở nghiên cứu, giao thông và các cơ sở hạ tầng khác khá hoàn chỉnh. Nông dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất khoai tây. (3) Sản xuất khoai tây chưa ñạt hiệu quả kinh tế tương xứng với tiềm năng của vùng do thiếu giống khoai tây chất lượng tốt, năng suất cao ñể cung cấp cho người sản xuất (hiện nay mới ñáp ứng ñược khoảng 25% số giống tốt cho sản xuất ñại trà), nguồn giống phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu. Những giống khoai tây cũ nhanh chóng bị thoái hoá, nhiễm sâu bệnh nhiều nên chi phí sản xuất cao, năng suất ñạt ñược thấp và không ổn ñịnh. (4) Sản xuất khoai tây trong thực tế chưa có lợi thế so sánh, nguyên nhân chính là do: Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………104 Sản xuất khoai tây ở nước ta còn manh mún, phân tán, sản lượng của mỗi hộ nhỏ, khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, khó khăn cho khâu thu gom, tiêu thụ và chế biến. Giá thành cao nguyên nhân chính do chi phí về giống lớn mà chất lượng giống không ñược ñảm bảo, Chi phí sản xuất trên 1 ñơn vị diện tích gieo trồng khoai tây cao. Trong khi ñó, ñời sống của người nông dân còn nghèo nên rất khó khăn trong việc tăng mức ñầu tư thâm canh, nhất là sử dụng các giống khoai tây tốt (vì giá cao gấp 2-3 lần giống khoai tây thường) Chưa có hệ thống quản lý thống nhất trong chọn tuyển, khảo nghiệm, sản xuất và cung cấp giống khoai tây từ Trung ương xuống cơ sở. Người nông dân tự chủ lựa chọn giống khoai ñể trồng mà chưa biết giống ñó là giống gì, các ñặc tính của giống ñó ra sao…Do vậy, chất lượng sản phẩm không ñồng ñều, lẫn tạp nhiều thứ giống nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp Người nông dân tuy ñã tích luỹ ñược nhiều kinh nghiệm sản xuất khoai tây, nhưng chưa ñược ñào tạo, tập huấn quy trình kỹ thuật một cách bài bản, nên chủ yếu vẫn gieo trồng theo kinh nghiệm tích luỹ ñược, do vậy năng suất khoai tây bình quân ñạt thấp. (5) ðể sản xuất khoai tây trong vùng ñạt hiệu quả kinh tế cao, có ñược lợi thế so sánh thì phải tập trung giải quyết các vấn ñề như: - Giải quyết tốt khâu giống: xây dựng hệ thống nhân giống khoai tây sạch bệnh, áp dụng công nghệ nuôi cấy mô và nhân nhanh nhằm cung cấp ñủ giống có chất lượng trong nước; tăng cường công tác quản lý chất lượng khoai tây giống. - Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. - Giải quyết tốt vấn ñề vốn vay cho hộ nông dân. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………105 - ðẩy mạnh khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ. - Làm tốt công tác quy hoạch. - Khuyến khích và hoàn thiện kinh tế hợp tác. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………106 5.2. kiến nghị - Chính phủ hỗ trợ quy hoạch vùng sản xuất tập trung ở những nơi có ñiều kiện thuận lợi, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất khoai tây. ổng ñịnh ñiện tích sản xuất và có ñịnh hướng phát triển khoai tây căn cứ vào khả năng nhân giống trong nước ( tránh tình trạng phụ thuốc quá lớn vào nguồn giống nước ngoài). - ðầu tư, tăng cường khả năng nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống cho các cơ sở nghiên cứu, cơ sở sản xuất giống. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống như tăng cường kiểm tra chất lượng giống sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu. Xử phạt nặng những cơ sở kinh doanh giống không tuân thủ ñúng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất, kinh doanh giống. - Có chính sách khuyến khích các nhà ñầu tư, ñầu tư vào khâu nhân giống, bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhăm nâng cao giá trị sản phẩm . - Có chính sách trợ giúp nông dân trong sản xuất như :hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, xây dựng thương hiệu nông sản, tiêu thụ sản phẩm. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tuyển tập văn bản báo cao tổng kết chỉ ñạo sản xuất và khuyến nông 1990-1997. Nhà xuất bản nông nghiệp- 1997. 2. Tuyển tập báo cáo tổng kết chỉ ñạo sản xuất và khuyến nông 1997- 2000. Nhà xuất bản nông nghiệp 2001. 3. Tuyển tập báo cáo tổng kết chỉ ñạo sản xuất 2003-2006. Nhà xuất bản nông nghiệp 2005. 4. Tuyển tập báo cáo tổng kết chỉ ñạo sản xuất 2006. Nhà xuất bản nông nghiệp 2006. 5. Niên giám thông kê các năm từ 1995 ñến 2007, Nhà xuất bản thông kê Hà Nội. 6. Chu công Tiện ( 2007), Mở rộng diện tích và áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh khoai tây. Báo Hà Tây Online, ngày 10/6/2007 . 7. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006), Nam ðịnh: khoai tây sạch bệnh- cây trồng vụ ñông làm giàu cho nhà nông, Trang tin xúc tiến thương mại (21/2/2006). 8. Nguyễn Văn Bột, Nguyễn Quỳnh Chi, Trần Hoè (1997), Giáo trình Marketing thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội. 9. Các Mác (1978), Mác - Ăng Ghen Toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội. 10. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Lê ðăng Doanh (2003), Giảm chi phí ñầu vào ñể tăng sức cạnh tranh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 6, TP Hồ Chí Minh. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………108 12. Vũ Trí Dũng (2000), Marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ðại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 13. ðại học Kinh tế quốc dân (2000), Từ ñiển kinh doanh, Hà Nội. 14. Fred R. David (1995), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Hiền (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 7, Hà Nội. 16. Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp luận xác ñịnh năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiêp, Tạp chí Khoa học Thương mại số 4+5, Hà Nội. 17. Nguyễn ðình Long, Nguyễn Tiến Mạnh (1999), Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. P. Samuelson (2000), Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 19. Từ ñiển thuật ngữ kinh tế (2001), NXB Từ ñiển Bách khoa, Hà Nội. 20. Nguyễn Trung Vãn, Ngô Xuân Bình, Phan Thu Hoài (1998), Giáo trình tiếp thị (Marketing), Khoa Thương mại, Trường ðại học Quản lý và Kinh doanh, Hà Nội. 21. Viện Kinh tế nông nghiệp, ðiều tra và ñánh giá hiệu quả kinh tế của một số nông sản xuất khẩu của Việt Nam, Báo cáo ñề tài cấp Bộ, năm 2001. 22. Nguyễn Thị Minh Thu (2002), Nghiên cứu lợi thế so sánh trong cạnh tranh xuất khẩu lúa gạo ở Việt nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế. 23. Bộ Nông nghiệp và PTNT (tháng 1 năm 2001), Chương trình phát triển thị trường và xúc tiến thương mại hàng nông sản 2001 - 2005, Hà Nội. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………109 24. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam, Báo cáo chuyên ñề, Hà Nội. 25. Bộ Kế hoạch và ðầu tư (2000), Báo cáo về các sản phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh, Hà Nội. 26. Bộ Thương Mại (2001), Phương hướng phát triển ngành thương mại trong thập kỷ tới 2001-2010, Hà Nội. 27. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà Nội. 28. Nguyễn Thị Xuân Hương (2001), Xúc tiến bán hàng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam-Những vấn ñề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội. 29. Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp luận xác ñịnh năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiêp, Tạp chí Khoa học Thương mại số 4+5, Hà Nội. 30. M. Porter (1990), Lợi thế cạnh tranh của quốc gia, The Free Press. 31. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao ñộng-Xã hội, Hà Nội. 32. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, ñịnh vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP. Hồ Chí Minh. 33. Viện Kinh tế Nông nghiệp, Nghiên cứu khả năng cạnh tranh mặt hàng cao su Việt Nam, Báo cáo chuyên ñề, Hà Nội năm 2000. 34. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (1999), Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức, Hà Nội. 35. Từ ñiển bách khoa (1995), NXB Từ ñiển Bách khoa, Hà Nội 36. Từ ñiển thuật ngữ kinh tế (2001), NXB Từ ñiển Bách khoa, Hà Nội. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………110 37. M. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội, Hà nội. 38. Văn Kiện ñại hội ñại biểu ðảng toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Thị trường khoai tây ở Việt nam, Nhà xuất bản Thanh Hoá 40. Nguyễn Tuấn Sơn, Trần ðình Thao và cộng sự ( 2005), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số ngành sản xuất nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi ( ngô, ñậu tương) ở Việt nam, Báo cáo khoa học ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2364.pdf
Tài liệu liên quan