Tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển trồng cây Lâm nghiệp phân tán tại tỉnh Thái Nguyên: ... Ebook Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển trồng cây Lâm nghiệp phân tán tại tỉnh Thái Nguyên
133 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển trồng cây Lâm nghiệp phân tán tại tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----- -----
HOÀNG THANH PHÚC
¬
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY LÂM NGHIỆP PHÂN TÁN
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----- -----
HOÀNG THANH PHÚC
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY LÂM NGHIỆP PHÂN TÁN TẠI TỈNH THÁI
NGUYÊN
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số : 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đặng Kim Vui
2. TS. Trần Thị Thu Hà
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp này được hoàn thành tại Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo cao hoc Lâm nghiệp
hệ chính quy, khóa học 2006-2009.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn, tôi đã nhận được
sự quân tâm, giúp đỡ của của Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học và các thầy, cô
giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các sở, ban, ngành, các cơ quan
đơn vị, các bạn bè đồng nghiệp và địa phương nơi tôi thực hiện nghiên cứu.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS Đặng Kim Vui, TS. Trần Thị
Thu Hà là những người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên, Trung
tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Chi
cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, các Lâm trường, các Công ty, Xí nghiệp, Nhà
máy chế biến lâm sản, UBND các xã, các cơ quan, đơn vị, trường học và một số
hộ nông dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cung cấp
thông tin và số liệu giúp tôi hoàn thành bản luận văn thạc sỹ lâm nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tháng 7 năm 2009
Tác giả
Hoàng Thanh Phúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Danh mục các chữ cái viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Tình hình nghiên cứu trến thế giới 5
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 7
1.2.1. Về nguồn gốc của trồng cây lâm nghiệp phân tán 7
1.2.2. Về hình thức tổ chức thực hiện 8
1.2.3. Về cơ chế, chính sách 8
1.2.4. Về cơ cấu cây trồng và chất lượng giống 11
1.2.5. Về các loại mô hình trồng cây phân tán 13
1.2.6. Về kết quả đạt được từ trồng cây phân tán 13
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
16
2.1. Mục tiêu 16
2.2. Đối tượng nghiên cứu 16
2.3. Giới hạn nghiên cứu 16
2.4. Nội dung nghiên cứu 16
2.5. Phương pháp nghiên cứu 18
2.5.1. Cách tiếp cận của đề tài 18
2.5.2. Các bước tiên hành nghiên cứu 18
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 19
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
23
3.1. Điều kiện tự nhiên 23
3.1.1. Vị trí địa lý 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1.2. Địa hình 23
3.1.3. Khí hậu 24
3.1.4. Thủy văn 25
3.1.5. Các nguồn tài nguyên 25
3.1.6. Thực trạng môi trường 28
3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế-xã hội 29
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động 29
3.2.2. Cơ sở hạ tầng 30
3.3. Thực trạng ngành lâm nghiệp 32
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng 32
3.3.2. Tài nguyên rừng 34
3.3.3. Hệ động, thực vật rừng 35
3.3.4. Tái sinh phục hồi rừng 36
3.3.5. Diễn biến tài nguyên rừng giai đoanh 2002-2007 36
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1.Đánh giá hiện trạng chương trình trồng cây lâm nghiệp phân tán tại
tỉnh Thái Nguyên
39
4.1.1. Quá trình phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán 39
4.1.2. Hiện trạng về công tác quy hoạch trồng cây phân tán 40
4.1.2.1. Chức năng và mục đích của trồng cây lâm nghiệp phân tán 40
4.1.2.2. Quy hoạch trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 43
4.1.3. Hiện trạng về công tác kỹ thuật trồng cây phân tán 46
4.1.4. Hiện trạng sinh trưởng, phát triển của các loài cây lâm nghiệp
được trồng phân tán trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
58
4.1.5. Hiện trạng quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng cây trồng phân tán 60
4.2. Sơ bộ tổng kết, đánh giá hiệu quả của các Mô hình trồng cây lâm
nghiệp phân tán đã có trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
71
4.2.1. Các mô hình trồng cây lâm nghiệp phân tán đã có ở tỉnh Thái Nguyên 71
4.2.2. Đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.2.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường 75
4.2.3.1. Hiệu quả kinh tế 75
4.2.3.2. Hiệu quả xã hội 79
4.2.3.3. Hiệu quả môi trường 81
4.3. Nghiên cứu chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương
về phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán
82
4.3.1. Chính sách của Nhà nước 82
4.3.2. Chính sách của tỉnh Thái Nguyên cho trồng cây phân tán 85
4.3.3. Những nhận xét và thảo luận về các chính sách cho trồng cây
phân tán
87
4.4.Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho
trồng cây lâm nghiệp phân tán
89
4.4.1. Điểm mạnh, điểm yếu 89
4.4.2. Cơ hội và thách thức 94
4.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
97
4.5.1. Quan điểm và định hướng chung 97
4.5.2. Các giải pháp cụ thể 98
Chƣơng 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIÊN NGHỊ 105
5.1. Kết luận 105
5.2. Tồn tại 109
5.3. Kiến nghị 109
Tài liệu tham khảo 110
Phần phụ biểu 112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SD ĐNN Sử dụng đất nông nghiệp
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
CLĐ Công lao động
KHKT Khoa học kỹ thuật
NPV Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng
BCR Tỷ suất giữa thu nhập so với chi phí
IRR Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ
NC Nhân công
UBND Ủy ban nhân dân
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
B¶ng 3.1 BiÓu tæng hîp diÖn tÝch 3 lo¹i rõng tØnh Th¸i Nguyªn
B¶ng 3.2 DiÔn biÕn rõng giai ®o¹n 2000 – 2007
Bảng 4.1 Tổng hợp khối lượng cây trồng phân tán giai đoạn 2002-2007.
Bảng 4.2 Thành phần loài cây trồng phân tán chủ yếu trên địa bàn
Bảng 4.3 Năng suất một số loài cây trồng phân tán chủ yếu
Bảng 4.5 Thống kê thu nhập và chi phí mô hình Keo lai trồng phân tán
Bảng 4.6 Thống kê thu nhập và chi phí mô hình Keo tai tượng trồng phân tán
Bảng 4.7 Thống kê thu nhập và chi phí mô hình Mỡ trồng phân tán
Bảng 4.8 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng cây phân tán
Bảng 4.9 Công lao động tạo ra từ các mô hình trồng cây phân tán
Biểu 4.10 Tiềm năng diện tích đất đai có khả năng trồng cây phân tán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.1 Phương hướng giải quyết vấn đề của luận văn
Sơ đồ 2.2 Các bước tiến hành nghiên cứu
Ảnh 4.1 Vườn ươm cây giống Keo tai tượng trồng phân tán tại Đồng Hỷ
Ảnh 4.2 Xuất cây giống trồng phân tán tại huyện Đồng Hỷ
Ảnh 4.3 Keo lai trồng phân tán theo hàng tại huyện Đồng Hỷ
Ảnh 4.4 Keo lai trồng theo hàng tại Thành phố Thái Nguyên
Ảnh 4.5 Keo tai tượng trồng theo dải tại Võ Nhai
Ảnh 4.6 Keo tai tượng trồng theo đám tại Võ Nhai
Ảnh 4.7 Keo lai trồng theo đám tại Phú Bình
Sơ đồ 4.1 Hệ thống quản lý trồng cây phân tán tại tỉnh Thái Nguyên.
Ảnh 4.8 Mô hình trồng Keo tai tượng phân tán theo đường giao thông liên xóm tại
huyện Đồng Hỷ
Ảnh 4.9 Mô hình trồng Keo lai phân tán tại Trường học ở Thành phố Thái
Nguyên
Ảnh 4.10 Mô hình trồng Keo tai tượng phân tán trên đất vườn hộ
tại Đại Từ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ các loài cây lâm nghiệp trồng phân tán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
MỞ ĐẦU
Việt Nam với kho¶ng 58% diện tích là vùng đồi núi, đây là nơi sinh sống
của 25 triệu đồng bào thuộc 54 dân tộc, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc ít
người mà cuộc sống của họ luôn gắn bó mật thiết với đất rừng và các sản phẩm
từ rừng [6]. §ây cũng là nơi hoạt động chủ yếu của ngành lâm nghiệp. Vì vậy,
việc xã hội hoá ngành lâm nghiệp không chỉ là một yêu cầu thực tế khách quan
của Việt Nam mà nó còn phù hợp với xu thế phát triển nghề rừng trên thế giới,
đặc biệt là các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam quá trình chuyển hướng mang tính chiến lược của ngành lâm
nghiệp từ lâm nghiệp thuần tuý nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân- lâm nghiệp
xã hội (xã hội hoá ngành lâm nghiệp) được thực hiện từ những năm đầu 1990
cho đến nay, đã tạo ra nhiều nhân tố tích cực mới, đa dạng hoá các hình thức
quản lý và phương thức tiếp cận đối với quản lý tài nguyên rừng. Qua đó, ngoài
lâm nghiệp quốc doanh còn phát huy được vai trò của các thành phần kinh tế
khác, đặc biệt là cộng đồng và các hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ và phát
triển vốn rừng.
Trong thời gian qua, bên cạnh việc đầu tư đẩy mạnh trồng rừng theo
Chương trình trồng 5 triệu ha rừng của cả nước, Chương trình trồng cây phân
tán cũng đã và đang là một hình thức được Chính phủ, các bộ ngành và các địa
phương quan tâm, khuyến khích nhằm huy động tối đa nguồn lực của các tổ
chức, đơn vị, cá nhân và hộ gia đình tham gia vào phát triển rừng theo hướng
lâm nghiệp xã hội.
Theo thuật ngữ Lâm nghiệp của Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Lâm nghiệp
cũ, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) năm 1996,
thì trồng cây phân tán hay con gọi là trồng cây nhân dân (Scatteret trees
planting) là trồng cây xen kẽ ở các khu dân cư hoặc ở các khu sản xuất lâm
nghiệp, công nghiệp khác ngoài vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung, do nhân
dân sở tại làm dưới sự hướng dẫn của cơ quan lâm nghiệp.
Trồng cây phân tán ở Việt Nam đã có từ lâu và tạo thành phong trào cụ
thể, được bắt đầu từ năm 1959 nhân ngày Tết âm lịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
đã phát động phong trào trồng cây. Khi nước nhà thống nhất, Thủ tướng
Chính phủ đã ra Chỉ thị số 425/TTg ngày 19/11/1977 về việc phát triển phong
trào trồng cây nhân dân phân tán trong cả nước. Chỉ thị này đã tạo đà cho việc
phát triển trồng cây phân tán nhanh chóng, sôi nổi, rộng khắp trên phạm vi
toàn quốc.
Trồng cây lâm nghiệp phân tán có mặt ở trên khắp mọi vùng, mọi miền,
mọi khu vực của đất nước, từ vùng Đồng bằng đến vùng Trung du miền núi,
từ khu vực nông thôn đến thành thị và cây trồng mang tính đặc trưng cho
những khu vực đó. Ví dụ như ở vùng đồng bằng và trung du, nhân dân trồng
các cây gỗ phổ biến là Xoan ta, Tre gai, Bạch đàn, Sấu, Trám, Lát hoa, Me
nhằm mục đích tạo cảnh quan bóng mát làm hàng rào cho các vườn cây ăn
quả, bảo vệ đồng ruộng và hoa màu đồng thời cung cấp gỗ củi, chất đốt cho
nhân dân; còn ở vùng ven biển trồng các loại cây Phi lao để phòng hộ chắn
sóng và cát bay; hoặc ở khu vực nông thôn, người dân trồng một số các cây
gỗ để bảo vệ bờ ao, bảo vệ đồng ruộng chống xói lở trong mùa mưa như
Xoan, Bạch đàn, Keo; hay khu vực chùa, đình, miếu, cổng làng nhân dân
trồng các loại như Đa, Si, Đề, Chò, Thông đỏ vừa biểu hiện cho sự uy
nghiêm, linh thiêng vừa tạo kiến trúc, cảnh quan và bóng mát; khu vực các
công sở, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp trồng các loại cây như
Thông, Sấu, Lát hoa, Me, Phượng vĩ, Bằng lăng và Bàng vừa tạo kiểu dáng
kiến trúc đẹp cho đơn vị, vừa tạo bóng mát, chống cát bụi, khí độc và tiếng
ồn, cải thiện và điều hoà không khí.
Những giá trị của trồng cây phân tán đã đem lại hiệu quả rất to lớn,
thiết thực và mang tính đa tác dụng, không chỉ mang giá trị về mặt kinh tế
(cung cấp sản phẩm lâm sản cho công nghiệp chế biến, gỗ củi chất đốt cho
nhân dân), giá trị về mặt xã hội (tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông
thôn), mà còn mang giá trị to lớn về mặt văn hoá, tín ngưỡng, kiến trúc và
đặc biệt quan trọng là giá trị về mặt môi trường trong việc phòng hộ sinh thái,
tạo cảnh quan và cải thiện môi sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Nhận thức được vai trò quan trọng và lợi ích to lớn của việc trồng
cây phân tán, Bộ NN & PTNT đã phê duyệt Đề án phát triển trồng cây lâm
nghiệp phân tán giai đoạn 2006-2020 trên phạm vi toàn quốc tại Quyết
định số 2241/QĐ-BNN-LN, ngày 03/02/2006 với mục tiêu:
- Duy trì và phát triển được phong trào trồng cây nhân dân mà Bác
Hồ đã khởi xướng, tạo thành một nét đẹp truyền thống của dân tộc.
- Tạo ra sản phẩm hàng hoá góp phần đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công
nghiệp chế biến đồ gỗ, giảm nhập khẩu gỗ lớn.
- Tận dụng triệt để qũy đất và lao động góp phần tạo công ăn việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho
người dân và giảm sức ép vào rừng tự nhiên.
- Góp phần bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở, bảo vệ đất đai, phòng
hộ sản xuất nông nghiệp và bảo về môi trường sinh thái.
Với nhiệm vụ của Đề án trồng mới 2 tỷ cây phân tán trong đó trồng 1,2
tỷ cây cung cấp gỗ lớn và 0,8 tỷ cây gỗ nhỏ. Giai đoạn I (2006-2010); trồng
mới 1 tỷ cây trong đó 400 triệu cây cung cấp gỗ nhỏ và 600 triệu cây cung
cấp gỗ lớn. Giai đoạn II (2010 - 2020); khai thác và chế biến sản phẩm 400
triệu cây gỗ nhỏ đã trồng trong giai đoạn I và trồng mới 1 tỷ cây trong đó 400
triệu cây cung cấp gỗ nhỏ và 600 triệu cây cung cấp gỗ lớn. Việc làm này
không chỉ thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia mà còn huy động được
nhiều nguồn vốn từ các tổ chức cá nhân và các thành phần kinh tế khác trong
và ngoài nước cho phát triển trồng cây, trồng rừng.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía bắc với tổng diện tích
tự nhiên 354.150 ha, dân số 1.137.671 người cư trú trên địa bàn 7 huyện, 1 thị
xã và 1 thành phố. Bên cạnh việc phát triển trồng rừng theo các chương trình
dự án của trung ương và của tỉnh thì trồng cây lâm nghiệp phân tán cũng là
một trong những hình thức được nhân dân hết sức quan tâm hưởng ứng tham
gia [10].
Tuy nhiên, trong năm qua, trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn
tỉnh mặc dù đã được phát động và tổ chức thực hiện, nhưng vẫn còn nổi lên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
nhiều bất cập, nhiều chỗ nhiều nơi còn mang tính tự phát, hình thức, thiếu
quy hoạch và chưa có chính sách hỗ trợ đồng bộ, nhất quán trong tổ chức
thực hiện. Mặt khác việc đánh giá về trồng cây lâm nghiệp phân tán còn chưa
được quan tâm, chưa có nghiên cứu nào đi vào phân tích hiện trạng để tìm ra
những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại, khuyết điểm, từ đó có chính sách
và giải pháp hiệu quả để thúc đẩy phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán
của tỉnh ngày một hiệu quả hơn.
Xuất phát từ lý do trên việc tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và
giải pháp phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên” là hết sức cần thiết về cả ý nghĩa khoa hoc và thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Thật khó xác định phong trào trồng cây phân tán trên thế giới có từ bao
giờ. Nhưng chắc chắn khi con người có nhu cầu về củi đun và cần gỗ gia dụng,
gỗ làm nhà cửa và cần phải trồng cây để giảm bớt các tác hại của thiên tai như
gió, bão, hạn hán, cát bay, cát bị nhiễm mặn... nhằm đảm bảo sản xuất nông
nghiệp có năng suất cao và ổn định thì con người đã biết trồng cây phân tán. Lúc
đầu từ 1 vài hộ dân lẻ tẻ, sau do hiệu quả kinh tế đạt được khá cao và thỏa mãn
được các yêu cầu của cuộc sống nên trồng cây phân tán trong dân đã trở thành
phong trào rộng rãi hơn. Nhiều vùng đất sa mạc khô cằn ở Châu Phi, chỉ có cỏ
mọc như ở Kênya, Negira, Ma-Rốc .... người ta đã biết trồng cây lấy gỗ chủ yếu
là trồng cây gỗ họ Đậu có khả năng cố định đạm. Họ đã trồng thành các hàng
cây, hay băng cây, chia đồng cỏ chăn nuôi thành nhiều ô để thực hiện chăn thả
gia súc luân phiên, hoặc trồng cây gỗ rải rác trên đồng cỏ để giữ độ ẩm cho đất,
và tạo bóng mát cho gia súc[15].
Ở Trung Quốc, Srilanca và Ấn Độ, các cây gỗ được trồng rải rác để tạo
bóng mát cần thiết cho các vườn chè, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
của chè [13], [17],[19].
Ở Braxin và Inđônêsia cây phân tán được trồng để tạo bóng mát cần thiết
cho các vườn trồng cà phê, Ca cao. Ở Nepal cũng được áp dụng rộng rãi phương
thức trồng cây phân tán để tạo thành các băng cây xanh theo đường đồng mức
nhằm chống xói mòn đất, cung cấp phân xanh và củi cho các hộ dân [14]
Ở New Zealand các trang trại có thể dử dụng tổng hợp dải rừng phòng hộ,
cây che bóng mát, cây lấy gỗ trồng trên cánh đồng cỏ rộng lớn, hoặc các vạt đất
được dành cho trồng cây, trồng rừng dày đặc [16].
Ở những vùng ôn đới ẩm ướt của Australia các giống Bạch đàn và Pinus
radiata (chiếm phạm vi hẹp hơn) là những loài cây gỗ ưu thế được trồng để lấy
gỗ, tạo bóng mát, phòng hộ, ngăn mặn, chống xói mòn. “Chương trình một tỷ
cây” đã được khởi xướng bở Chính phủ liên bang Australia, chương trình có hỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
trợ tài chính nhất định cho việc trồng cây, liên kết những chủ trang trại dám làm
với chính quyền các bang và công nghiệp địa phương là phổ biến để thực hiện
chương trình này. Ngoài ra, hầu hết chính quyền các bang đều cung cấp dịch vụ
tư vấn, trồng cây và giảm thuế. Các nhóm bảo vệ đất địa phương được thành lập
nhằm khuyến khích nông nghiệp bền vững, cũng đẩy mạnh trồng cây, nhất là
những vùng đất thoái hóa [16]
Theo kết quả điều tra cây trồng phân tán ở Ấn Độ (1991-1995) cho thấy:
Theo tập quán lâu đời, với đặc tính văn hóa của người Ấn Độ, thì trồng cây là
một phần trong toàn bộ hệ thống canh tác nông nghiệp ở Ấn Độ, để cung cấp
nguồn gỗ, củi, thức ăn gia súc và phân xanh cho nhu cầu của người dân địa
phương. Ngoài các tác dụng về môi trường như bảo về đất và nguồn nước, bảo
tồn đa dạng sinh học, còn tăng mức độ hấp phụ cacbon và nâng cao hàm lượng
oxy trong không khí. Cho nên ngay từ năm 1970, một chương trình Lâm nghiệp
xã hội đã được thực hiện ở Ấn Độ, nhằm thúc đẩy mọi người dân tham gia rộng
rãi vào phong trào trồng cây phân tán, có sự trợ giúp và hướng dẫn của Nhà
nước nhằm giảm bớt sức ép lên rừng tự nhiên. Cung cấp nguồn gỗ, củi và thức
ăn gia súc cho người dân địa phương và chắn gió hại cho các cây nông nghiệp.
Và đến năm 1980 hầu hết các vùng đất rộng lớn ở ấn Độ đã trồng theo chương
trình này.
Kết quả điều tra ở Bang Haryana nằm ở phía Tây Bắc Ấn Độ cho thấy:
Diện tích tự nhiên của Bang Haryana 4,42 triệu ha
Diện tích đất không có rừng là: 4,36 triệu ha
Diện tích đất có rừng là: 60.000 ha (độ che phủ của rừng 1,36% diện tích
tự nhiên của Bang)
Tổng số làng đã điều tra là 219 làng, thuộc 12 huyện của Bang
Tổng số cây trồng phân tán ở Haryana là 54.984.000 cây, trải rộng trên
4,36 triệu ha, bình quân 12,6 cây/ha.
Tổng trữ lượng cây phân tán là 10,3 triệu m3 hay 2,36 m3/ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Khi so sánh với trữ lượng gỗ rừng tự nhiên của Bang là 1,41 triệu m3, thì
trữ lượng gỗ rừng trồng cây phân tán cao hơn gấp 7 lần. Gồm có 9 loại cây trồng
phổ biến, chiếm 80% tổng trữ lượng.
Tỷ lệ cây trồng nhiều nhất là Lâm nghiệp trang trại 41% (diện tích tối đa
là 0,1 ha), sau đó đến rừng làng (23%), trồng cây bên đường (13%), rừng trồng
(11%) diện tích cây che phủ lớn hơn 0,1 ha, trồng cây dọc kênh mương (9%),
trồng cây xung quanh bờ ao và các loại còn lại (3%)[18].
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Về nguồn gốc của trồng cây lâm nghiệp phân tán:
Trước năm 1959, ở Việt Nam chưa có phong trào trồng cây phân tán, các
hộ dân ở đồng bằng cũng như miền núi chỉ có tập quán trồng các cây ăn quả
thân gỗ trong các vườn hộ gia đình như Nhãn, Vải, Cam, Quýt, Mít, Hồng xiêm,
Sầu riêng, Măng cụt.v.v...chủ yếu phục vụ cho gia đình và cung cấp nhỏ lẻ cho
thị trường. Từ năm 1959, nhân ngày Tết âm lịch, Hồ Chủ tịch đã phát động
phong trào trồng cây và từ đó Người thường xuyên theo dõi, nhắc nhở động viên
phong trào. Tết trồng cây dần trở thành một phong tục tốt đẹp của nhân dân ta.
Nhìn lại kết quả trồng cây các năm ta thấy năm 1955 - 1956 chỉ có 3 tỉnh tham
gia phong trào trồng cây là Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Thọ đã trồng được
445.000 cây phân tán chủ yếu là trồng Phi Lao trên đất cát vùng ven biển, trồng
Xoan, Tre ở các vùng đồng bằng và một số cây ăn quả ở Trung du. Đến năm
1959, có tới 26 tỉnh trên tổng số 31 tỉnh ở miền Bắc tham gia phong trào trồng
cây và kết quả là đã trồng được 14 triệu cây [2].
Trồng cây phân tán được coi là một hoạt động lâm nghiệp phong trào hay
lâm nghiệp quần chúng, được phát triển mạnh theo lời kêu gọi thực hiện Tết
trồng cây được Bác Hồ phát động từ năm 1959. Từ đó đến nay hàng năm kể cả
những năm chiến tranh ác liệt, năm nào ở khắp mọi nơi nhất là ở các thành phố
lớn cứ đến độ xuân về cũng tổ chức lễ phát động tết trồng cây, huy động hàng
chục vạn người trồng được hàng triệu cây xanh cùng với sự tham gia của các vị
lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể ở địa phương. Hoạt động
đó đã trở thành phong trào, tạo thành một lễ hội truyền thống tốt đẹp không chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
được tổ chức hàng năm qua gần tròn nửa thế kỷ mà trong tương lai còn được
duy trì đều đặn, mãi mãi cho các thế hệ mai sau. Hoạt động đó luôn luôn nhắc
nhở, giáo dục quảng đại quần chúng quan tâm gây trồng, bảo vệ, yêu cây xanh
và quý rừng vàng, không chỉ có ý nghĩa xã hội lớn mà còn đóng góp nâng cao
lợi ích kinh tế và môi trường cho đất nước [4].
Từ sau ngày 19/11/1977, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 425 TTg
"Về việc phát triển phong trào trồng cây nhân dân phân tán trong cả nước"
nhằm thực hiện tốt hơn nữa Tết trồng cây, phong trào đã được lan rộng khắp
cả nước, số lượng cây trồng hàng năm tăng lên gấp bội, loài cây cũng đa dạng
và phong phú. Tết trồng cây đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam từ Bắc đến Nam [1],
2.2.2. Về hình thức tổ chức thực hiện:
Trồng cây phân tán là một hoạt động mang tính chất lâm nghiệp phong
trào. Hưởng ứng Tết trồng cây hàng năm, ở khắp mọi miềm, tuỳ nơi, tuỳ lúc các
cấp chính quyền, đoàn thể, các ngành, các giới, các lực lượng bộ đội, học sinh...
đã tổ chức hàng loạt các hoạt động trồng cây gây rừng được phát động dưới
nhiều hình thức phong trào như: Phong trào trồng cây phân tán, phong trào xanh
làng đẹp phố, phong trào xây dựng đồi cây, rừng cây Bác Hồ. Hoạt động của các
phong trào này có quy mô hẹp, không đồng thời, phân tán rải rác ở nhiều nơi và
gắn chặt những người tham gia thực hiện. Cây rừng và rừng được tạo ra bằng
công việc gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ từng địa bàn cụ thể
với cả chuỗi thời gian lâu dài hơn. Do vậy ngoài việc tạo dựng được ý thức, lòng
say mê còn giúp họ, đòi hỏi họ tiếp tục nắm bắt, nâng cao và thực hiện các kỹ
thuật và công nghệ gieo trồng, xây dựng, phát triển và bảo vệ rừng [7].
2.2.3. Về cơ chế chính sách:
Cơ chế chính sách cho trồng cây phân tán trong thời gian qua chưa được
rõ ràng và còn nổi lên nhiều bật cập.
Sau năm 1990 do nhiều nguyên nhân khác nhau, phong trào trồng cây
phân tán có phần lắng xuống, các cấp các ngành ít quan tâm, một số cơ sở, tập
thể và cá nhân trồng cây tốt chỉ là do tự phát, việc tổ chức chỉ đạo không chặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
chẽ. Ngay cả trong chương trình 327 và sau này là dự án 661 đều không có nội
dung đầu tư cho mảng trồng cây phân tán. Do vậy thiếu cơ chế chính sách để
khuyến khích và tạo động lực cho phong trào trồng cây phân tán phát triển [4].
Đầu tư cho trồng cây phân tán từ lâu nay không thành một chủ trương
thống nhất, mà do từng địa phương, từng tổ chức và cá nhân, tập thể tự quyết
định. Vì vậy hiệu quả thu đươc không cao, vẫn là hình thức mang tính
phong trào.
Tuy nhiên một số địa phương, hộ nông dân và các thành phần kinh tế
khác, trong từng điều kiện cụ thể họ vẫn đầu tư và vẫn hình thành chính sách
hoặc những quy ước để phát triển trồng cây phân tán.
Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT tại Đề án phát triển trồng cây Lâm
nghiệp phân tán giai đoạn 2006-2020, những chính sách này được tổng hợp
như sau:
- Về quản lý sử dụng đất: Hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch đất
đai dành cho dành cho trồng cây phân tán. Các đối tượng trồng cây phân tán
hiện nay cũng được phân ra các chủ sở hữu như sau:
+ Tập thể: gồm các diện tích nằm trong khuôn viên của các công sở
(trường học, bệnh viện, cơ quan, xí nghiệp, khu công nghiệp), diện tích đất
quanh nghĩa trang, ven đường giao thông nông thôn, bờ kênh, bờ mương. Việc
trồng và sử dụng cây phân tán ở đối tượng này thường giao cho tập thể công
đoàn, thanh niên, phụ nữ, các cụ phụ lão,vv... tổ chức quyết định phương án.
+ Cá nhân: gồm các diện tích nằm trong vườn hộ gia đình, đất nằm trong
diện tích được giao khoán cho hộ nông dân để sản xuất nông nghiệp. Việc trồng
cây ở đối tượng này là do chủ hộ quyết định.
+ Tổ chức: một hình thức sở hữu khác là các diện tích đất sản xuất của
các nông lâm trường được quy hoạch để trồng cây phân tán và coi đó như một
hoạt động sản xuất chính của đơn vị. Phương án trồng và sử dụng cây phân tán
được tổ chức ấy quyết định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
- Về chính sách đầu tư: Từ lâu nay việc đầu tư cho trồng cây phân tán
không thành một chủ trương thống nhất, mà do từng địa phương, từng tổ chức
và các cá nhân tập thể tự quyết định.
+ Đầu tư từ nguồn ngân sách: Tuy không thành chủ trương nhưng một
số tỉnh hàng năm vẫn trích một khoản ngân sách địa phương để dành cho trồng
cây phân tán. Ví dụ Nghệ An dành mỗi năm 120 triệu đồng, Đồng Nai dành mỗi
năm 450 triệu, Hải Dương dành mỗi năm 400 triệu và An Giang mỗi năm dành
gần 1 tỷ đồng cho trồng cây phân tán.
+ Đầu tư từ nguồn vốn tự có: Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã bỏ vốn
tự có hàng tỷ đồng để trồng cây phân tán như Nông trường Sông Hậu, Nông
truờng Cần Thơ; Nông trường Cờ đỏ và Nông trường Hậu Giang. Qua điều tra
cho thấy các đơn vị tự bỏ vốn để trồng đều đem lại hiệu quả cao.
+ Cá nhân bỏ vốn: các đối tượng này chủ yếu là trồng trong vườn
hộ, trên đất được giao. Mô hình này hầu hết các tỉnh đều có và cũng thu được
hiệu quả kinh tế rõ rệt. Như mô hình trồng Quế ở Yên Bái và Quảng Nam;
trồng Bời lời ở Gia Lai và Kon Tum; mô hình trồng Dó trầm ở Tiên Phước
tỉnh Quảng Nam và ở Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh; mô hình trồng Hòe ở Nam
Định và Thái Bình.
+ Nguồn tài trợ của các dự án trong và ngoài nước
- Về chính sách hưởng lợi: hiện nay nhà nước cũng chưa có những chính
sách nhất quán cho người trồng cây phân tán, do vậy chưa khuyến khích được
mọi thành phần tham gia trồng cây, đây cũng là vấn đề tồn tại cần được rút kinh
nghiệm cho chỉ đạo trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số địa phương, tổ chức
cũng đã có những quy định về chính sách hưởng lợi cho người tham gia trồng
cây phân tán, có thể đưa một số dẫn chứng như sau:
+ Nhà nước hỗ trợ tiền giống, cây con (50% - 100%), các chủ sở hữu đất
nhận trồng cây và chăm sóc bảo vệ, sản phẩm cuối cùng người trồng cây được
hưởng toàn bộ. Cơ chế này đang được áp dụng tại một số tỉnh như Nghệ An,
Thái Nguyên, Hà Nam và An Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
+ Tập thể hay doanh nghiệp đầu tư kinh phí từ khâu giống đến trồng cây,
sau đó giao cho cá nhân chăm sóc bảo vệ. Người trồng rừng được hưởng 30%
tổng sản phẩm thu được .
+ Đất do chính quyền địa phương quản lý như đường giao thông nông
thôn, nghĩa trang, công sở có hai hình thức nếu người trồng cây bỏ vốn 100% thì
sản phẩm thu hoạch được chỉ nộp lại 30%, nếu địa phương bỏ vốn thì người
trồng rừng chỉ được hưởng 30% [4]
Từ thực tế trên cho thấy, trồng cây phân tán mặc dù đã được hình thành
và phát triển từ lâu, song cơ chế chính sách còn mang tính tự phát, thiếu sự
thống nhất trong cả nước, kể cả từ chính sách đầu tư hỗ trợ cho đến chính sách
hưởng lợi. Những chính sách nêu trên đều xuất phát từ điều kiện thực tế của
mỗi địa phương, do các địa phương tự đặt ra và quyết định, chính vì vậy thiếu
đồng bộ, thiếu nhất quán, từ đó làm hạn chế đến hiệu quả của phong trào trồng
cây phân tán.
Để có định hướng phát triển lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc trong
những giai đoạn tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến
lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, trong đó mục tiêu,
nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020 đặt ra là trồng 200 triệu cây phân tán/năm. Cũng
trong Chiến lược của Chính phủ, định hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử
dụng rừng được xác định là phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp
thời, có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho địa phương, đặc biệt ở
vùng đồng bằng và ven biển [10]. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để
phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán trong thời gian tiếp theo.
Do vậy việc nhìn nhận và đánh giá thực trạng của trồng cây lâm nghiệp
phân tán, đặc biệt là về cơ chế chính sách là việc làm hết sức cần thiết để đề xuất
giải pháp phát triển có hiệu quả chương trình trong thời gian tới.
2.2.4. Về cơ cấu cây trồng và chất lượng giống:
Trồng cây lâm nghiệp phân tán là hình thức phát triển lâm nghiệp đa
dạng hoá về chủng loại cây trồng, với nhiều loại cây trồng phong phú khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Những loài cây được lựa chọn trồng cây phân tán và Tết trồng cây có
khoảng 40 loài, phổ biến là các loài cây như: Phi lao, Bạch đàn, Xà cừ,
Sấu, Xoan ta, Lát hoa, Bạch đàn, Keo, Sao đen, và các loài cây ăn quả như
Cam, Quýt, Mít, Dừa, Nhãn, Vải thiều, Xoài và Na được trồng quanh nhà
và quanh vườn [4].
Cũng theo tổng hợp của Bộ NN & PTNT (2006) cho thấy tập đoàn
cây trồng phân tán khá phong phú và đa dạng, gồm khoảng 30-40 loài cây,
trong đó có các loài phổ biến như: Xà cừ, Bạch đàn, Keo các loại, Phi lao, Gạo,
Lát, Sao đen và Dầu rái. Hầu hết các loài cây trồng đều do dân tự lựa chọn từ
các địa phương nên phù hợp với điều kiện sinh thái và phù hợp với sở thích của
người dân. Tuy nhiên do tổ thành loài cây quá đa dạng nên khả năng ._.để tạo
thành hàng hóa còn rất hạn chế, chỉ mới dừng lại chủ yếu là phục vụ nhu cầu
gỗ củi tại chỗ là chính.
- Về nguồn gốc giống hầu hết các loài cây trồng phân tán đều được lấy từ
các cơ quan nghiên cứu giống và các cơ sở cung ứng, dịch vụ giống cây nông
lâm nghiệp lớn ở Trung ương và địa phương. Tuy nhiên qua điều tra thực tế còn
khoảng 20-30% thông qua cung ứng dịch vụ của tư nhân và nguồn gốc không rõ
ràng dẫn đến tình trạng sinh trưởng kém.
- Về chất lượng giống hầu hết các cây trồng phân tán chưa được chú ý cải
thiện, nhất là tập đoàn cây lâm nghiệp. Trong số các loài cây sử dụng trồng cây
phân tán chỉ có nhóm loài cây mọc nhanh như Bạch đàn, Keo là đã được chọn
lọc từ các dòng có năng suất cao còn lại các loài cây khác đều cung ứng không
qua chọn lọc, chất lượng kém. Đối với các cây trồng lâm nghiệp, trong thời gian
qua các loài cây phục vụ trồng cây phân tán hầu hết là các cây được ươm từ hạt,
chỉ có khoảng 10-15% số cây được sử dụng từ nuôi cấy mô. Duy nhất chỉ có
Nông trường Sông Hậu trong mấy năm gần đây đã sử dụng các giống mới với
kỹ thuật sản xuất theo hướng công nghệ cao, đưa tỷ lệ sử dụng cây nuôi cấy mô
với loài Bạch đàn lên tới 80%. Vì vậy, ngoài Nông trường Sông Hậu ra, sinh
trưởng và năng suất của các loài cây trồng phân tán dưới mức bình thường, thậm
chí có nhiều nơi được gọi là nôi của trồng cây nhân dân trước đây như Hà Nam,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Nghệ An, Nam Định và Hải Dương năng suất cây trồng cũng quá thấp. Điều này
có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng là nguồn giống chưa được chọn lọc,
chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khâu tạo giống [4].
Từ những tổng hợp trên cho thấy, mặc dù về cơ cấu và chủng loại
cây trồng là rất đa dạng và phong phú, nhưng do không được chọn lọc và
cải thiện kịp thời nên năng suất và chất lượng cây trồng không cao, chỉ mới
đáp ứng được nhu cầu gỗ củi tại chỗ, chưa đạt mạnh đến mục tiêu sản xuất
hàng hoá. Vì vậy, cơ cấu và chất lượng cây trồng là vấn đề cần được quan
tâm trong thời gian tới, đặc biệt là cần tập trung vào việc lựa chọn những
giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất
hàng hoá của thị trường.
2.2.5. Về các loại mô hình trồng cây phân tán:
Khi điều tra để xây dựng mô hình trồng cây phân tán cung cấp gỗ củi ở
xã Bồ Đề, huyện Lục Nam, tỉnh Hà Nam, Đặng Quang Hưng (2006) [6] đã
thống kê được 04 loại mô hình chính:
+ Mô hình trồng keo tai tượng (do tổ chức SIDA tài trợ)
+ Mô hình trồng bạch đàn Camal dọc đường liên thôn của xã
+ Mô hình trồng Xoan ta dọc bờ kênh của xã
+ Mô hình trồng cây phân tán trong các vườn hộ ( do các hộ tự trồng)
Trên cơ sở đó tác giả đã tiến hành xây dựng 04 mô hình trồng cây phân
tán cung cấp gỗ củi có năng suất cao:
Mô hình 01: Trồng cây phân tán dọc đường liên thôn, liên xã
Mô hình 02: Trồng cây phân tán trên bờ vùng, bờ kênh, bờ thửa
Mô hình 03: Trồng cây phân tán trong trường học
Mô hình 04: Trồng cây phân tán trong trang trại nông nghiệp.
2.2.6. Về kết quả đạt được từ trồng cây phân tán:
Trồng cây phân tán từ khi được hình thành, trải qua quá trình phát triển
đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Kết quả phong trào trồng cây
phân tán ở nước ta đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân và các địa
phương, vừa đáp ứng được nhu cầu gỗ củi cho người dân nông thôn, vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
phòng hộ đồng ruộng, phòng hộ ven biển, chắn sóng, chống cát bay, chống
xói lở đê điều và cải thiện môi trường sinh thái.
Đánh giá về phong trào trồng cây phân tán và tết trồng cây trong
cuốn “Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000” do Nhà xuất bản nông nghiệp ấn
hành năm 2001 đã ghi: Trong thời gian gần 50 năm qua thực hiện Tết trồng
cây và trồng cây phân tán nhân dân ta đã tạo nên một màu xanh trên khắp
các vùng của Tổ quốc. Trong thập kỷ 60, trung bình mỗi năm nhân dân
miền Bắc trồng được 150 triệu cây. Những năm cuối thập kỷ 70, hàng năm
cả nước đã trồng được 300 triệu cây. Thập kỷ 80 bình quân cả nước đã
trồng được 350 triệu cây. Trong thập kỷ 90 hằng năm cả nước trồng được
280 - 300 triệu cây phân tán [9].
Theo Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (2004), Mô hình trồng cây phân tán
đã được phát động rộng rãi tiếp theo phong trào tết trồng cây và cũng được
hưởng ứng tích cực từ nhiều năm qua ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng
bằng và trung du, những nơi có nhu cầu về gỗ củi cũng như che chắn phòng hộ
đồng ruộng và làng xã rất cao. Điển hình về trồng cây phân tán ở huyện Lý
Nhân tỉnh Hà Nam trải khắp xóm làng, ruộng đồng, ven kênh mương, đường đi,
trường học, trụ sở nơi đất chật người đông; ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng
Nam bao quanh thôn xóm, vườn nhà, trên các cồn và đụn bãi cát ven biển.
Thành quả đó không chỉ góp phần cải tạo điều kiện khí hậu đất đai khắc nghiệt
mà còn tạo ra được hàng triệu cây, hàng ngàn héc ta rừng, hàng vạn m3 gỗ củi,
cải thiện đời sống cho người dân và cộng đồng [8].
* Đánh giá nhận xét chung:
Như vậy từ những nhận định và đánh giá nghiên cứu của các tác giả trên ở
trên cho thấy trồng cây lâm nghiệp phân tán có nguồn gốc xuất phát từ rất lâu
đời, ở Việt Nam được hình thành từ lễ phát động Tết trồng cây của Bác Hồ (năm
1959) và đã trở thành một phong trào, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
Trồng cây phân tán trong những năm qua không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh
tế mà còn mang lại lợi ích vô cùng to lớn về mặt môi trường, sinh thái, tạo việc
làm và cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về trồng cây phân tán như trình bày ở trên đã
đi vào phân tích đánh thực trạng trồng cây phân tán, một số tác giả cũng đã đề
cập đến tổ thành loài cây trồng phân tán, xây dựng các mô hình trồng cây phân
tán cung cấp gỗ củi. Những nghiên cứu này đã góp phần làm rõ những vấn đề
liên quan, xây dựng được phương pháp luận và cách tiếp cận trong việc phân
tích đánh giá hiện trạng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn chỉ mang tính
thống kê những kết quả đã đạt được và bước đầu phân tích những thực trạng,
hay đi vào xây dựng mô hình trồng cây phân tán mà chưa đi sâu vào phân tích,
đánh giá để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và những tồn tại của các mô
hình trồng cây phân tán.
Với Thái Nguyên, một tỉnh có lợi thế và tiềm năng rất lớn về phát triển
sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng cây lâm nghiệp phân tán nói riêng. Mặc
dù trồng cây phân tán đã được phát động hàng năm vào dịp tết trồng cây, nhưng
việc nghiên cứu đánh giá thực trạng lại rất hạn chế, chưa có nghiên cứu hay một
đánh giá cụ thể nào nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của trồng cây phân tán để
phát triển phong trào có hiệu quả góp phần cung cấp gỗ củi phục vụ cho nhu cầu
tại địa phương. Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển trồng cây
lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là hết sức cần thiết nhằm
rút kinh nghiệm và bài học để duy trì và phát triển chương trình này ngày càng
hiệu quả hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
- Đánh giá được thực trạng, phát hiện ra những điểm mạnh và hạn chế của
trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất ra những giải pháp góp phần phát triển trồng cây lâm nghiệp
phân tán mang lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của địa phương.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Tất cả các cây lâm nghiệp được nhân dân gây trồng phân tán ở các công
sở, trường học, bệnh viện, ven đường giao thông và vườn hộ gia đình.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và điều kiện thực hiện, luận văn được giới hạn trong
phạm vi sau:
- Về nội dung: Phân tích đánh giá hiện trạng, điểm mạnh, hạn chế của
trồng cây lâm nghiệp phân tán.
- Về phạm vi: Tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá cây lâm nghiệp
trồng phân tán trong phạm vi thời gian 5 năm, từ năm 2002 đến năm 2007.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Đánh giá hiện trạng chƣơng trình trồng cây lâm nghiệp phân tán trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2002-2007
2.4.1.1. Quá trình phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán tại tỉnh Thái Nguyên.
2.4.1.2. Hiện trạng về công tác quy hoạch trồng cây phân tán
- Xác định chức năng và mục đích của cây trồng phân tán
- Quy hoạch trồng cây phân tán ở các khu vực khác nhau:
+ Khu đô thị.
+ Khu công nghiệp.
+ Bệnh viện, trường học.
+ Khu nông thôn và vườn cây nông hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
2.4.1.3. Hiện trạng về công tác kỹ thuật trồng cây phân tán
- Lựa chọn thành phần loài cây trồng.
- Công tác sản xuất và cung cấp giống.
- Kỹ thuật trồng.
- Kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng.
2.4.1.4. Hiện trạng sinh trưởng và phát triển của cây trồng phân tán
- Sinh trưởng về đường kính, chiều cao và sinh khối.
- Tình hình sâu bệnh.
- Những tác động của môi trường đến sinh trưởng và phát triển của cây
trồng phân tán.
2.4.1.5. Hiện trạng quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng cây trồng phân tán
- Hệ thống tổ chức quản lý trồng cây phân tán.
- Hệ thống quản lý tài chính dịch vụ cho trồng cây phân tán.
- Công tác bảo vệ cây trồng phân tán.
- Hiện trạng khai thác sử dụng và hưởng lợi cây trồng phân tán.
2.4.2. Sơ bộ đánh giá hiệu quả của trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên:
- Hiệu quả về kinh tế.
- Hiệu quả về xã hội.
- Hiệu quả về môi trường.
2.4.3. Nghiên cứu Chính sách của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng về
phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán
- Chính sách của Nhà nước cho trồng cây phân tán.
- Chính sách của tỉnh Thái Nguyên cho trồng cây phân tán trên địa bàn.
2.4.4. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
trồng cây lâm nghiệp phân tán tại tỉnh Thái Nguyên
2.4.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán
- Quan điểm và định hướng chung.
- Đề xuất các giải pháp phát triển trồng cây phân tán trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Cách tiếp cận của đề tài
Đề tài sẽ bắt đầu từ việc khảo sát và đánh giá các nhân tố chi phối đặc thù
như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội để nhìn rõ vị trí và vai trò của
trồng cây lâm nghiệp phân tán trong đời sống của nhân dân, từ đó tiến hành
đánh giá thực trạng trồng cây phân tán trên địa bàn. Từ thực trạng này đi sâu
xem xét làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại, hạn chế của vấn đề làm cơ
sở cho việc xây dựng và đề xuất các giải pháp có hiệu quả phát triển trồng cây
lâm nghiệp phân tán trên khu vực nghiên cứu.
Cách tiếp cận của đề tài được sơ đồ hóa như sau:
Sơ đồ 2.1: Phƣơng hƣớng giải quyết vấn đề của luận văn
2.5.2. Các bước tiến hành nghiên cứu
Các bước tiến hành nghiên cứu cụ thể được sơ đồ hóa như sau:
Vị trí địa lý,
điều kiện tự
nhiên kinh tế
xã hội
Vị trí, vai trò
của trồng cây
LN phân tán
Hiện trạng,
điểm mạnh,
điểm yếu, lợi
thế
Đề xuất các
giải pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Sơ đồ 2.2: Các bƣớc tiến hành nghiên cứu
2.5.3.Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.5.3.1.Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp:
- Thu thập thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, xã
hội của tỉnh Thái Nguyên từ các báo cáo, số liệu thống kê của các ban ngành
có liên quan.
- Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan tới lĩnh vực trồng cây lâm
nghiệp phân tán của các tác giả trong và ngoài nước thông qua các thự viện quốc
gia và thư viện điện tử.
* Số liệu sơ cấp
- Điều tra theo tuyến và đối tượng điển hình: Khu công nghiệp, công sở,
hộ gia đình,
- Sử dụng một số công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự
tham gia của người dân (PRA), gồm:
+ Phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm, họp thôn;
Thu thập các số liệu
và thông tin đã có
Điều tra, khảo sát sơ
bộ vùng nghiên cứu
Phân loại và
lựa chọn đối
tượng điều tra
Điều tra về
các mô hình,
chương trình
đã có
Đánh giá hiện
trạng, hiệu
quả
Xác định
điểm mạnh,
điểm yếu
Đề xuất giải pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
+ Xây dựng bảng phân loại, xếp hạng cho điểm để đánh giá sự ưu
tiên lựa chọn cây trồng của nhân dân;
+ Sử dụng sơ đồ Venn để phân tích tầm quan trọng và sự ảnh
hưởng của các cấp chính quyền, các tổ chức đối với trồng cây lâm nghịêp
phân tán.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán định hướng:
Các bộ câu hỏi cho đối tượng là lãnh đạo, cán bộ quản lý lâm nghiệp cấp
tỉnh, huyện, xã thôn bản và các hộ nông dân, các tổ chức đơn vị tham gia thực
hiện chương trình ở địa phương. Luận văn điều tra phỏng vấn tổng số 150 đối
tượng, trong đó: Cán bộ quản lý các cấp: 20 người, các cơ quan, tập thể, đơn vị:
40 người, hộ gia đình: 90 người (xem chi tiết ở Phụ biểu 01, 02 và 03)
- Phương pháp quan sát, chụp ảnh
- Phương pháp đo đếm sinh trưởng: Với mỗi loại mô hình trồng cây phân
tán chọn ngẫy nhiên 50 cây đại diện để đo đếm các chỉ tiêu về đường kính thân
cây, chiều cao của các cây điều tra, xác định tốc độ sinh trưởng của các loài cây
trồng phân tán.
3.5.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
* Xử lý và phân tích số liệu từ phỏng vấn: Sử dụng một số công cụ để
phân tích thông tin như:
- Sơ đồ hai mảng: Để khai thác thông tin hoặc thảo luận một vấn đề cụ
thể, đề tài sử dụng sơ đồ hai mảng. Sơ đồ hai mảng là một sơ đồ được phân
thành hai cột theo chiều dọc của khổ giấy Ao hoặc A4. Cột thứ nhất thường ghi
những vấn đề khó khăn, tồn tại, cột thứ hai ghi các giải pháp hay các mong muốn.
Khó khăn, tồn tại Giải pháp, mong muốn
- -
- Sơ đồ SWOT: SWOT là tên viết tắt của các từ: S (điểm mạnh); W (điểm
yếu); O (cơ hội); T (thách thức). Sơ đồ này dùng để phân tích các điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức của một nội dung, một hoạt động. Sơ đồ được thể
hiện như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Hiện tại (các yếu tố bên trong) Điểm mạnh Điểm yếu
Tương lai( các yếu tố bên ngoài) Cơ hội Thách thức
* Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng cây phân tán:
Sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá và phân tích kinh tế.
+ Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng (NPV-Net Present Value)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của
các hoạt động sản xuất trong các mô hình trồng rừng, sau khi đã chiết khấu để
quy về thời điểm hiện tại:
N
NPV =
Bt – Ct (1)
(1+r)
t
t=o
Trong đó: - NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng)
- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng)
- t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
n
- Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận
t=o
NPV dùng để đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng rừng sản xuất có
quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình trồng rừng nào có NPV lớn thì hiệu
quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV >
0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này nói lên được mức độ (độ
lớn) của các chi phí đạt được NPV, chưa cho biết mức độ đầu tư.
+ Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR- Benefits to Cost Ratio)
BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức
thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất
Công thức tính:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
N
BCR = t=o
Bt (2)
(1+r)
t
BPV
n
Ct CPV
(1+r)t
t=o
Trong đó: - BCR: Là tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí (đồng/đồng)
- BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
- CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng)
- t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
- r là tỷ lệ chiết khấu (lãi suất vay vốn ngân hàng)
Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình trồng rừng, mô
hình nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế
càng cao và ngược lại.
+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR- Interal Rate of Return)
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi
tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là:
n
Bt - Ct = 0 thì r = IRR (3)
t=o (1+r)
t
- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng)
- t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
- r là tỷ lệ chiết khấu (lãi suất vay vốn ngân hàng)
IRR được tính theo %, được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình
nào có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Tỷ lệ chiết khấu dùng cho các công thức tính là 7,5 %/năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tƣ nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
- Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, thuộc Vùng Trung du - Miền núi
Bắc Bộ, có toạ độ địa lý từ 20020‟ - 22025‟ Vĩ độ Bắc và 105025' - 106016‟ Kinh
độ Đông. Thái Nguyên giáp ranh với nhiều tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn;
Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang;
Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang
Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của vùng
Đông Bắc. Cùng với quốc lộ 3, các quốc lộ 37, 1B, tuyến đường sắt Hà Nội -
Quan Triều - Núi Hồng và Lưu Xá - Uông Bí đã tạo ra sự giao lưu thuận tiện
giữa Thái Nguyên với các tỉnh đồng bằng và miền núi.
Với điều kiện vị trí địa lý và giao thông thuận tiện như trên, tỉnh Thái
Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và đô
thị hoá, đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế văn hoá của vùng Đông
Bắc hiện nay và trong tương lai.
3.1.2. Địa hình
* Địa hình được chia thành 2 vùng rõ rệt:
- Vùng núi: Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc
Nam, Tây Bắc - Đông Nam và dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam.
- Vùng đồi cao, núi thấp: Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía
Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam thuộc Đại Từ, Nam Phú Lương và
Đồng Hỷ.
* Về địa thế: Địa thế tỉnh Thái Nguyên có độ cao giảm dần từ Tây sang
Đông và từ Bắc xuống Nam.
Điểm cao nhất thuộc dãy Tam Đảo với độ cao 1.592 m và điểm thấp nhất
là xã Lương Phú (huyện Phú Bình) độ cao so với mặt biển chỉ có 200 m.
Phân bố diện tích theo các cấp độ dốc sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
+ Độ dốc cấp I + II (< 80) chiếm 24,2%
+ Độ dốc cấp III ( 8 - 150) chiếm 19,4%
+ Độ dốc cấp IV ( 15 - 250) chiếm 17,55
+ Độ dốc trên cấp V ( > 250) chiếm 38,9%
3.1.3. Khí hậu
Thái Nguyên nằm trong khu vực mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa với 2 mùa rõ rệt, mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa
lạnh (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
a.Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc và Nam tỉnh chỉ chênh lệch nhau
khoảng 0,5 -1,00C. Nhưng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong mùa đông chênh
nhau khá nhiều (ở Định Hoá là 0,40C còn ở Thái Nguyên là 30C). Biên độ nhiệt
ngày khá cao, từ 7,0 - 7,30C. Tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 8.000-8.5000C.
Nhiệt độ trung bình năm đạt 22,5-230C, số giờ nắng trong năm khoảng 1.620giờ.
b. Chế độ mưa
Mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong thời gian
này đạt 1.471 mm ở Định Hoá và 1.726 mm ở Thành phố Thái Nguyên, chiếm
khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm.
Do sự chi phối của địa hình nên lượng mưa có sự khác nhau giữa các khu
vực. Tại thành phố Thái Nguyên (phía Nam tỉnh) có lượng mưa lớn 2.025
mm/năm, còn ở huyện Định Hoá (phía Bắc tỉnh) là khu vực mưa vừa lượng mưa
trung bình đạt 1.719mm/năm.
c. Lượng bốc hơi
Tại Thành phố Thái Nguyên là 985,5 mm, còn ở Định Hoá chỉ có 800,7
mm. Thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ở tất cả các khu vực lượng bốc
hơi lớn hơn lượng mưa, gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Nhìn chung, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh
thái đa dạng, thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
3.1.4. Thuỷ văn
a. Chế độ thuỷ văn mùa lũ
Mùa lũ trên các sông ở trong tỉnh bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc ở cuối
tháng 10, đầu tháng 11, tỷ lệ xuất hiện lũ nhiều vào các tháng 6, 7, 8 và 9. Số
trận lũ trung bình/năm từ 1,5-2,0 trận, năm nhiều có tới 4 trận lũ. Lượng nước
trên sông Cầu, sông Công trong mùa lũ thường chiếm khoảng 75% lượng nước
cả năm. Lũ lớn thường tập trung vào giữa mùa lũ đối với hệ thống sông Cầu và
vào cuối mùa lũ đối với hệ thống sông Công. Ba tháng có lượng dòng chảy lớn
nhất với sông Cầu là tháng 6, 7, 8, còn đối với sông Công là tháng 7, 8, 9.
Lượng dòng chảy lớn nhất của cả 2 sông trên đều xuất hiện vào tháng 8 chiếm
khoảng 21% lượng dòng chảy trong năm (trên sông Cầu tại thác Bưởi là
128m
3/s và trên sông Công tại Tân Cương là 39,2m3/s).
b. Chế độ thuỷ văn mùa cạn
Thời điểm bắt đầu và kết thúc của mùa cạn ít biến đổi giữa các khu vực,
thường bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 4. Lượng nước trên sông
trong các tháng này bình quân mỗi tháng chỉ bằng 1,5 - 2,0% tổng lượng nước
trên sông cả năm. Do đó trong các tháng mùa cạn nước trên sông suối thường
không đáp ứng được cho nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh hoạt.
3.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy
Thái Nguyên có một số loại đất chính sau:
- Đất phù sa: 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố
chủ yếu dọc sông Cầu, sông Công và các sông khác trên địa bàn tỉnh.
- Đất bạc màu: 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung ở các huyện phía Nam của tỉnh.
- Đất dốc tụ :18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở
các thung lũng trên địa bàn tất cả các huyện trong tỉnh.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 4.380 ha, chiếm 1,24% diện tích tự
nhiên. Phân bố ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: 6.289 ha, chiếm 1,78% diện tích tự nhiên. Phân
bố tập trung ở huyện Võ Nhai và Phú Lương.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét: 136.880 ha, phân bố tập trung thành
các vùng lớn thuộc huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ và Định Hoá.
- Đất đỏ nâu trên đá macma bazơ trung tính: 22.035 ha, chiếm 6,22% diện
tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hoá và Phú Lương.
- Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát 42.052 ha, chiếm 11,88% diện tích
tự nhiên. Phân bố rải rác ở trên tất cả các huyện, thị trong tỉnh. Loại đất này trên
tầng đất mặt thường có mầu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều sạn thạch
anh, đất chua.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: 14.776 ha, chiếm 4,17% diện tích tự nhiên.
Phân bố tập trung ở Phú Lương, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình và Đại
Từ. Đất thường có độ dốc thấp, 58% diện tích có độ dốc < 80 rất thích hợp với
việc trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá...).
- Đất vàng đỏ trên đá macma axit: 30.748 ha, chiếm 8,68% diện tích tự
nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ và Định Hoá.
- Núi đá, sông suối và mặt nước chuyên dùng là 54.800 ha, chiếm 15,47%
diện tích tự nhiên.
Tóm lại: Tài nguyên đất của Thái Nguyên khá đa dạng về loại đất. Phần
lớn đất đai thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp.
* Tài nguyên nước
Nước mặt
Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dày đặc, mật độ
sông suối bình quân 1,2km/km2. Trong tỉnh có một số sông chính sau:
- Sông Cầu: Là sông lớn nhất của tỉnh, có diện tích lưu vực 3.480 km2.
Sông này bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Cạn) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam qua Phú Lương, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, Phú Bình gặp sông
Công tại Phù Lôi huyện Phổ Yên. Chiều dài sông chảy qua địa phận Thái
Nguyên khoảng 110km. Lượng nước đến bình quân khoảng 2,28 tỷ m3/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
- Sông Công: Diện tích lưu vực tính đến Phù Lôi là 950km2. Sông được
bắt nguồn từ vùng núi Bá Lá huyện Định Hoá, chảy dọc theo chân núi Tam Đảo,
qua hồ Núi Cốc gặp sông Cầu tại Phù Lôi huyện Phổ Yên, với chiều dài là 96
km. Lượng nước đến bình quân khoảng 693 triệu m3/năm.
- Sông Dong: Chảy trên địa phận huyện Võ Nhai đổ vào Bắc Giang. Lưu
lượng mùa mưa là 11,1 m3/s và lưu lượng kiệt là 0,8m3/s. Tổng lượng nước đến
trong mùa mưa là 147 triệu m3 và trong mùa khô là 6,2 triệu m3.
Ngoài 3 sông chính nêu trên, trên địa bàn Thái Nguyên còn nhiều suối
nhỏ khác là chi lưu thuộc 3 hệ thống sông lớn và một số hồ chứa nước tạo ra
nguồn nước mặt khá phong phú phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
trong tỉnh.
Nước ngầm
Theo kết quả thăm dò, trên địa bàn Thái Nguyên có trữ lượng nước ngầm
khá lớn. Nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn nhiều
hạn chế.
Tóm lại, tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên tương đối dồi dào. Nhưng
do điều kiện địa hình, địa thế dốc, chia cắt mạnh, nên vào mùa mưa dòng chảy
tăng gây ra khả năng lũ lụt lớn. Ngược lại, trong mùa khô dòng chảy lại rất cạn
kiệt gây ra thiếu nước, hạn hán nhất là ở khu vực núi đá vôi.
* Tài nguyên khoáng sản
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam, thuộc
vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương; là một tỉnh có nguồn tài nguyên rất
phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với
cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ...)
Theo kết quả điều tra, tìm kiếm và thăm dò của các đoàn địa chất trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 34 loại hình khoáng sản thuộc 4 nhóm khoáng
sản (nhóm nguyên liệu cháy, nhóm khoáng sản kim loại, nhóm khoáng sản phi
kim loại và khoáng sản vật liệu xây dựng). Trong đó có một số khoáng sản đáng
chú ý như sau: Than mỡ, than đá, sắt, vàng, titan, thiếc, vonfram, phôtphorit...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
3.1.6 Thực trạng môi trường
- Môi trường nước:
+ Nguồn nước mặt tại các sông, hồ có dấu hiệu bị ô nhiễm và đang có xu
hướng tăng lên, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư tốc độ phát triển kinh tế
cao, khu vực khai thác mỏ. Nguyên nhân bị ô nhiễm là do tất các loại nước thải
hầu như không qua xử lý hoặc xử lý không tốt đều đổ ra sông, hồ.
+ Nguồn nước ngầm: Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các giếng khoan
và giếng khơi có chất lượng nước đảm bảo các quy định của TCVN 5944 -
1995, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
- Môi trường không khí: Nhìn chung, môi trường không khí trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên còn tương đối sạch, các chỉ tiêu nồng độ trung bình của bụi và
các khí độc (CO, SO2, NO2) đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, ngoại trừ môi
trường không khí cạnh các tuyến đường giao thông, xung quanh các nhà máy,
khu công nghiệp. Nồng độ trung bình của bụi lơ lửng cạnh các tuyến đường giao
thông vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1,2 - 1,6 lần có những nơi vượt
tới 2,1 lần; Nhà máy xi măng La Hiên bị ô nhiễm bụi lớn gấp 3,34 lần TCCP;
tiếp theo là xung quanh Nhà máy cán thép Gia Sàng, Khu công nghiệp Sông
Công và khu Gang thép Lưu Xá hơn chỉ số TCCP từ 1,43 đến 1,56 lần.
Riêng xung quanh khu vực Nhà máy cán thép Gia Sàng nồng độ trung
bình khí SO2 lớn hơn TCCP 1,37 lần.
- Môi trường đất:
+ Hiện tượng suy giảm hệ động thực vật rừng do khai thác không hợp lý;
đất trống đồi núi trọc còn nhiều dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất làm
nghèo chất dinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
+ Kết quả công nghiệp khai khoáng góp phần quan trọng thúc đẩy quá
trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, nhưng cũng đặt ra vấn đề về môi trường cần
được giải quyết. Do khai thác quặng không chú ý đến bảo vệ đất nên đã huỷ
hoại đất đai ở những vùng khai thác một cách bừa bãi, tạo nhiều vùng khó có
khả năng phục hồi đất đai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
+ Do nhận thức chưa đúng của một số hộ dân trong việc sử dụng phân
bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật nên đã sử dụng phân hoá học quá mức dẫn đến
rửa trôi đã làm cho hàng ngàn ha đất bị chai cứng, nhiễm độc; cây trồng, vật
nuôi, vi sinh vật có lợi sống trong đất và các sinh vật thuỷ sinh bị tiêu diệt.
Chất thải rắn: Chất thải rắn gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công
nghiệp, chất thải rắn y tế được xử lý theo hình thức thu gom chôn lấp, đốt với tỷ
lệ thấp. Hầu hết các huyện, thị đều thiếu đất dành cho bãi để chất thải.
Với thực tế trên, quá trình quy hoạch lại 3 loại rừng rất cần thiết phải chú
ý phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán để phòng hộ bảo vệ môi trường cho
các khu đô thị, khu công nghiệp và Thành phố Thái Nguyên.
3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động
- Dân số: Năm 2007, toàn tỉnh có 1.137.671 người, 246.270 hộ gia đình.
Mật độ dân số trung bình 321 người/km2, trong đó: Thành phố Thái Nguyên có
mật độ cao nhất 1.378 người/km2, thấp nhất huyện Võ Nhai 76 người/km2. Theo
khu vực, dân số nông thôn 865.559 người chiếm 76,08%, dân số thành thị
272.122 người chiếm 23,92%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,06%/năm.
- Dân tộc: Cộng đồng dân cư gồm 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó
người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 75,47%, Tày 10,68%, còn lại các dân tộc
khác gồm Nùng, Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu, Dao, Mông. Tất cả các dân tộc
sống đoàn kết gắn bó thành cộng đồng, thống nhất và cùng sống xen kẽ trên
một lãnh thổ với một nền văn hoá chung và những nét văn hoá riêng theo từng
dân tộc.
- Lao động: Năm 2007, toàn tỉnh có 633.681 người trong độ tuổi lao
động, chiếm 55% dân số. Lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế
như sau:
+ Quốc doanh: 65.692 lao động, chiếm 9,64%.
+ Ngoài quốc doanh: ._.ong suốt quá trình sinh
trưởng của cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
b) Giải pháp về chính sách
* Chính sách giao khoán đất đai
Diện tích đất đai thuộc đối tượng trồng cây phân tán phải có chủ quản lý
cụ thể rõ ràng:
- Diện tích đất có khả năng trồng cây phân tán thuộc sở hữu của các tổ
chức và các hộ gia đình thì các tổ chức và gia đình có trách nhiệm quản lý và có
kế hoạch cụ thể để trồng cây.
- Giao khoán, cho thuê diện tích đất công (công trình công cộng, đường
xá, bờ kênh, mương…) cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, trong đó ưu tiên
cho các đoàn thể quần chúng đăng ký và trồng cây phân tán.
* Chính sách đầu tư hỗ trợ
- Khuyến khích mọi tổ chức cá nhân tự đầu tư trồng cây phân tán.
- Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ phù hợp có tính thúc đẩy về cây giống cho
tất cả các đối tượng trồng cây phân tán, đảm bảo tính đồng nhất với các dự án
trồng rừng sản xuất trên địa bàn (Hiện nay, theo dự án trồng cây lâm nghiệp
phân tán giai đoạn 2008-2020: Nhà nước hỗ trợ 100% cây giống trồng phân tán
trên đất công, 50 % cây giống trồng phân tán trên đất vườn hộ ) để cho các tổ
chức, cá nhân trồng cây. Ngoài ra cần chú trọng chính sách đầu tư kinh phí cho
công tác quản lý, kiểm tra chỉ đạo, đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật và
thông tin tuyền truyền về trồng cây phân tán.
* Chính sách hưởng lợi
Tỉnh cần ban hành chính sách chung nhất quán quy định về khai thác,
hưởng lợi cây trồng phân tán trên địa bàn. Theo đó các tổ chức cá nhân tham gia
trồng cây phân tán được hưởng toàn bộ sản phẩm khai thác. Tùy theo sự tham
gia bảo vệ cây trồng của cộng đồng dân cư, các địa phương có thể quy định mức
hưởng lợi giữa tổ chức, cá nhân trồng cây với cộng đồng dân cư địa phương.
Sau khi khai thác phải có trách nhiệm trồng lại để phát huy được hiệu sử dụng
đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
c) Giải pháp về tổ chức quản lý
Hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý trồng cây phân tán hiện có trên
địa bàn tỉnh theo hướng đa ngành (có sự tham gia của nhiều cơ quan đơn vị như
Khuyến nông, Bảo vệ thực vật, UBND các cấp…) để nâng cao khả năng và hiệu
quả quản lý.
Tăng cường các biện pháp quản lý cây trồng phân tán theo chiều sâu,
trong đó đặc biệt coi trọng đến công tác quy hoạch, điều tra xác định nhu cầu,
lập kế hoạch trồng cây từ cơ sở gắn với điều kiện thực tế của từng khu vực; tăng
cường công tác kiểm tra giám sát trồng cây phân tán theo cả chiều rộng và chiều
sâu, trong đó chú trọng đến quản lý giám sát về mặt kỹ thuật và quản lý chất
lượng giống trên tất cả khu vực và đối tượng trồng.
d) Giải pháp về khuyến lâm
- Thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò và
lợi ích của trồng cây phân tán. Nhân dịp Tết nguyên đán hàng năm, tổ chức phát
động Tết trồng cây để tuyên truyền vận động trên toàn tỉnh và từng địa phương
đơn vị.
- Tổ chức đào tạo tập huấn cho nông dân và các tổ chức đơn vị về kỹ
thuật trồng cây phân tán, lựa chọn loài cây trồng phù hợp.
- Xây dựng một số mô hình trình diễn trồng cây phân tán trên các điều
kiện lập địa khác nhau, ưu tiên khu vực đất công như trường học, công sở, bờ
kênh, mương, đường giao thông nông thôn…
- Phát hành các tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm về trồng cây phân tán để mở rộng
và nâng cao khả năng tiếp nhận của người dân và các tổ chức, đơn vị trên địa
bàn tỉnh.
d) Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào khâu chế biến gỗ để
thu mua nguyên liệu gỗ từ cây trồng phân tán.
- Trong khai thác, lưu thông vận chuyển hàng hóa, cần đơn giản hóa các
thủ tục lưu thông vận chuyển lâm sản nhằm hạn chế thấp nhất các chi phí qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
các khâu từ khai thác, vận chuyển trên đường đến các các nhà máy, xí nghiệp,
cơ sở chế biến.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến gỗ liên kết trồng cây phân
tán với các địa phương và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu gỗ.
- Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng. Đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường và phát
triển công nghiệp chế biến lâm sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
Chương 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
1. Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía bắc, nơi có tiềm năng rất
lớn về phát triển sản xuất lâm nghiệp nói chung và phát riển trồng cây lâm
nghiệp phân tán nói riêng.
Phong trào trồng cây phân tán ở Thái Nguyên đã có từ những năm Bác Hồ
phát động tết trồng cây cây năm 1959, song sau dự án PAM 3352 vì nhiều
nguyên nhân khác nhau phong trào bị ngừng và tới năm 2002 ngành NN &
PTNT mới xây dựng lại dự án Trồng cây nhân dân.
Qua 5 năm, toàn tỉnh đã trồng được 15.840.000cây, bình quân mỗi năm
trồng từ 1.500.000 đến 2.000.000 cây với các loại cây trồng chủ yếu là Keo tai
tượng, Keo lai, Trám, Mỡ và Lát hoa.
2. Hiện trạng trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên mang những đặc điểm riêng biệt:
- Về chức năng: có 4 nhóm chức năng, bao gồm chức năng phòng hộ
(phòng hộ đồng ruộng và phòng hộ sinh thái), chức năng tạo cảnh quan và chức
năng cung cấp gỗ, củi, chất đốt.
- Về mục đích: có 3 mục đích: Mục đích xã hội, mục đích môi trường và
mục đích kinh tế.
- Về công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch trồng cây phân tán còn
nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu thực tế, chưa có quy hoạch tổng thể cho
trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh. Việc quy hoạch trồng cây phân tán cho các
khuc vực như Khu độ thị, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà máy xí
nghiệp, khu nông thôn và vườn cây nông hộ còn nhiều hạn chế và bất cập, nhiều
khu vực còn thiếu quy hoạch và mang tính tự phát.
- Về loài cây trồng phân tán: Chủ yếu là các loài cây mọc nhanh như Keo
tai tượng, Keo lai, Mỡ và cây xanh đô thị. Các loại cây bản địa, cây gỗ lớn rất
hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
- Về công tác sản xuất và cung cấp giống: Hầu hết các loài cây trồng phân
tán đều được sản xuất gieo ươm từ các trung tâm giống và các cơ sở cung ứng,
dịch vụ giống cây lâm nhiệp ở địa phương, sau đó được cung ứng cho các tổ
chức, cá nhân thông qua các chương trình, dự án trồng cây trồng rừng hàng năm
- Về phương thức trồng: Cây trồng phân tán được trồng với rất nhiều
phương thức khác nhau. Có những phương thức trồng chính như: Trồng theo
hàng, trồng theo dải, trồng theo đám…
- Về hệ thống quản lý trồng cây phân tán: Bước đầu được hình thành từ
tỉnh đến huyện, xã. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong quản lý, tổ
chức và chỉ đạo.
- Về nguồn vốn cho trồng cây phân tán, bao gồm các nguồn vốn: Đầu
tư từ ngân sách địa phương (Dự án trồng cây nhân dân, ngân sách huyện); đầu
tư từ vốn tự có, cá nhân tự bổ vốn và nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài
(Dự án JICA).
- Công tác quản lý bảo vệ, khai thác, hưởng lợi từ cây trồng phân tán đã
được xác định tương đối rõ ràng, có những thuận lợi nhất định, tuy nhiên bên
cạnh đó vần còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
3. Các mô hình trồng cây phân tán đã có ở tính Thái Nguyên, gồm
các loại:
- Mô hình trồng cây phân tán ở khu đô thị (Tuyến phố, công viên, bảo
tàng): Loài cây trồng chủ yếu là Xà cừ, Bạch đàn, Keo lai và các loài cây đô thị
như Bằng lăng, Phượng vĩ, Gạo, Bàng. Mô hình này thường có quy mô nhỏ, số
lượng cây trồng ít và tập trung chủ yếu ở 2 khu vực đô thị lớn là khu Trung tâm
Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công.
- Mô hình trồng cây phân tán trong các cơ quan, trường học, bệnh viện:
Loài cây trồng là Keo lai, Lát hoa, Trám, Sấu. Mô hình này có phổ biến ở tất cả
các khu vực trong tỉnh.
- Mô hình trồng cây phân tán ở các Khu công nghiệp, Nhà máy, xí
nghiệp: Loài cây trồng chủ yếu là Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn, Xà cừ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
Trong đó Bạch đàn và Xà cừ được trồng từ năm 1990, còn Keo lai và Keo tai
tượng mới được trồng từ những năm 2002 trở về đây.
- Mô hình trồng cây phân tán xung quanh nhà văn hóa thôn, xóm và
đường giao thông liên thôn: Loài cây trồng chủ yếu vẫn là Keo lai và Keo tai
tượng. Mô hình này tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn của các huyện, thành
trong tỉnh.
- Mô hình trồng cây phân tán trong vườn hộ gia đình: Đây là mô hình
trồng cây phổ biến và mang tính đặc trưng nhất cho khu vực nông thôn trong
tỉnh. Loài cây trồng là Xoan ta, Keo lá tràm, Keo lai, Sấu, Bạch đàn và Keo tai
tượng, Mỡ trong đó Keo tai tượng và Mỡ là được trồng nhiều nhất và được trồng
phân tán quanh vườn nhà hoặc trồng bổ sung trên đất vườn đồi, vườn nhà.
Từ kết quả khảo sát ở trên cho thấy ở tỉnh Thái Nguyên có 3 mô hình
trồng cây phân tán phổ biến, đang có xu thế phát triển mạnh trong thời gian hiện
nay và tương lai, đó là:
+ Mô hình trồng Keo lai phân tán
+ Mô hình trồng Keo tai tượng phân tán
+ Mô hình trồng Mỡ phân tán
- Xét về hiệu quả kinh tế thì Mô hình trồng Mỡ có lợi nhuận cao nhất là
12.565.925 đồng/ha/năm và tỷ lệ thu hồi vốn cao nhất.
- Xét về hiệu quả xã hội (tạo công ăn việc làm) thì các mô hình cần có sô
công lao động từ 122 đến 162 công, trong đó mô hình trồng Mỡ cần số công lớn
nhất là 162 công. Bên cạnh đó trồng cây phân tán còn góp phần nâng cao nhận
thức của toàn thể xã hội tham gia phát triển vồn rừng, duy trì truyền thống tốt
đệp từ phong trào Tết trồng cây mà Hồ Chủ Tịch đã phát động.
- Xét về mặt môi trường: Trồng cây phân tán, ngoài mục đích kinh tế, xã
hội còn mang vai trò và ý nghĩa môi trường rất quan trọng. Chức năng đó thể
hiện trên nhiều khía cạnh như bảo vệ và cải tạo đất, chống xói mòn, điều tiết
nguồn nước, làm sách không khí, giảm tiếng ồn, hạn chế ô nhiễm và điều hòa
không khí, tạo cảnh quan thẩm mỹ cho từng khu vực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
4. Hệ thống chính sách cho trồng cây phân tán đã được Nhà nước bước
đầu quan tâm và ban hành như: Chính sách phát triển, chính sách đầu tư hỗ trợ.
Bên cạnh đó tỉnh Thái Nguyên cũng đã có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho
trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy, trồng cây phân tán ở Thái Nguyên
đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên trong hệ
thống chính sách vẫn còn nhiều bất cập như chính sách đầu tư hỗ trợ chưa cụ thể
và còn hạn hẹp về kinh phí, do vậy chưa phát huy được tiền năng và hiệu quả
vốn có của trồng cây phân tán.
5. Trồng cây phân tán tại tỉnh Thái Nguyên có nhiều điểm mạnh như đa
dạng về thành phần loài cây, kỹ thuật trồng, hình thức tổ chức triển khai, đối
tượng tham gia….tuy nhiên còn một số điểm yếu về công tác quy hoạch, sự lựa
chọn thành phần loài cây, cơ chế chính sách, công tác quản lý bảo vệ…Bên cạnh
đó còn nhiều cơ hội về định hướng phát triển, tiềm năng đất đai, thị trường tiêu
thụ, sự hỗ trợ của Nhà nước và cũng gặp nhiều thách thức như chính sách hỗ trợ
không đồng nhất, sự cạnh tranh và đòi hỏi về chất lượng sản phẩm.
6. Để phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán tại tỉnh Thái Nguyên trong
thời gian tới, cần áp dụng các nhóm giải pháp sau:
- Giải pháp về khoa học kỹ thuật: Tập trung vào các nội dung:
+ Quy hoạch trồng cây phù hợp với điều kiện của địa phương.
+ Lựa chọn cơ cấu cây trồng phân tán phù hợp với chức năng mục
đích của từng khu vực, phải bám sát chiến lược sản phẩm và dựa vào cơ sở điều
kiện tự nhiên. Chú trọng các loài cây bản địa, cây cung cấp gỗ xẻ.
+ Về kỹ thuật lâm sinh: Bố trí trồng cây phù hợp với từng điều kiện
khu vực cụ thể. Áp dụng các biện pháp thâm canh để rút ngắn chu kỳ kinh
doanh. Kết hợp trồng cây có giá trị kinh tế cao và phương thức làm giàu rừng.
- Giải pháp về cơ chế chính sách: Tập trung vào
+ Chính sách đất đai.
+ Chính sách quản lý.
+ Chính sách đầu tư, tín dụng.
+ Chính sách tiêu thụ sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
119
- Giải pháp về khuyến lâm
+ Thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về
vai trò và lợi ích của trồng cây phân tán.
+ Tổ chức đào tạo tập huấn cho nông dân và các tổ chức đơn vị về
kỹ thuật trồng cây phân tán, lựa chọn loài cây trồng phù hợp.
+ Xây dựng một số mô hình trình diễn phát triển trồng cây phân tán
trên các điều kiện lập địa khác nhau.
+ Phát hành các tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm về trồng cây phân tán.
5.2. Tồn tại
Do điều kiện thời gian nghiên cứu nên luận văn còn một số tồn tại sau:
- Hầu hết cây trồng phân tán mới được phát triển mạnh trở lại từ năm
2002 đến nay nên chưa đến chu kỳ khai thác. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả kinh
tế các mô hình mới dừng ở mức dự đoán năng suất khi thu hoạch.
- Luận văn chưa có điều kiện đánh giá sâu về tác động của trồng cây phân
tán về mặt xã hội và môi trường.
- Luận văn chỉ mới dừng ở việc đánh giá một số loài cây lâm nghiệp chủ
yếu, chưa có điều kiện đánh giá sâu và rộng về các loài cây trồng phân tán khác,
đặc biệt là cây trồng đô thị.
5.3. Kiến nghị
Để phát triển trồng cây lâm nghiệp tán có hiệu quả, Luận văn kiến nghị:
- Xây dựng và hoàn thiện công tác quy hoạch trồng cây phân tán trên địa
bàn tỉnh cho phù hợp với thực tế phát triển.
- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển trồng cây
phân tán.
- Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu sâu về trồng cây lâm nghiệp phân tán
gắn liền với chuyển hướng lâm nghiệp xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bản tin Dự án 5 triệu ha rừng số 1 năm 2006.
2. Bản tin Dự án 5 triệu ha rừng số 1 năm 2007.
3. Báo cáo tổng kết Dự án trồng cây nhân dân giai đoạn 2002-2007, Trung tâm
Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, năm 2007.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đề án phát triển trồng cây lâm
nghiệp phân tán giai đoạn 2006-2020.
5. Công ty quản lý đô thị Thái Nguyên, Nghiên cứu thực trạng, định hướng quy
hoạch và các giải pháp phát triển cây xanh đô thị phù hợp với sự phát triển, bảo
vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường đô thị thành phố Thái Nguyên, Đề tài ứng dụng
Khoa hoc và Công nghệ năm 2001.
6. Đặng Quang Hưng, xây dựng một số mô hình trồng cây phân tán cung cấp gỗ
củi ở xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm
nghiệp năm 2006
7. Nguyễn Hồng Quân, Phạm Xuân Phương, Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt
Nam-Tiềm năng, cơ hội và thách thức, Thông tin chuyên đề Lâm nghiệp số 1
năm 2005.
8. Nguyễn Xuân Quát, Phạm Ngọc Thường, Đặng Văn Thuyết, Mô hình Lâm
nghiệp xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 2004.
9. Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2001.
10. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt
chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
11. Quyết định số 2214/QĐ-UBND, ngày 29/7/2002 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc Phê duyệt dự án phát triển trồng cây nhân dân giai đoạn 2002-
2007 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
12. Quyết định số 06/QĐ-UBND, ngày 04/01/2008 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc Phê duyệt dự án phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán giai
đoạn 2008-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
121
Tiếng Anh
13. Baratramihardja-M; Kartassubrata-J(ed); Tijtrosomo-SS; Ummaly-RC,
1990: „Agroforestry on forest in Java”. Symposium on agroforestry systems and
technologies, Bogor, Indonesia, 19-21 September, 1989.BITROP-Secial
Pulication.1990, No 39, 141-146,5 ref.
14. Couto-L; Gomes-JM; Binkley-D; Betters-DR; Passos-CAM: “Intercoping
eucalypts with beans in Minas Gerais, Brazil” Internetional-Tree-Crops-
Journal.1995,83-93;
15. FAO, 1978: “Forestry for rual comuninities”.CA: Foo and Agriculture
Organization.SO: 1978, 56pp; 21 pl; 26 ref. PB: FAO, Forestry Dpatment;
Rome, Iataly. GE: Developping-countries. ID: forean and forestry, forests-and
forestry-general. TREECD.
16. Mead-DJ; Nair PKP (ed); Muschler-RG (ed) Latt-CR (ed); Huttl-RF, 1994
“The role of agroforestry in industrialiazed nation: the south hemisphere
pespective with secial o Australia and New Zealand”.AD: Field Service Centre,
PO.Box 84, Lincoln University, NewZealand. PY:1995. GE: Australia-;
NewZealand. CC: KK600; PP350. TREECD.
17. Ranasinhhe-DMSHK: “Agroforestry and community forres ty foers in Sri
Lanka-Fores, 1991. Publ.1995, 20:1-2, 76:1, 45-49; 16 ret.
18. Tejwani-KG: “Agroforestry in India”. Oxford & IBH Publishinh Co.; New
Delhi; India 1994, xviii + 233pp
19. Zhu-ZH (ed.); Cai-MT (ed.); Wang(ed.); Jiang-YX (ed); Sastry-CB (ed);
Rao-An: “Agroforestry system in China” Sourse (BIBLIOGRAPHIC CATION):
1991, vii+216pp.; Publieshed jointly with the Chinese Academy of Forestry; ref
. International Development Reseach Centre (IDRC, Canada), Region, Regional
Ofiice of Southeast &East Asia; Sigapo, 1991
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
122
PHẦN PHỤ BIỂU
Phụ biểu 01
Bộ câu hỏi bán định hƣớng
Phỏng vấn cán bộ quản lý các cấp: tỉnh, huyện, xã
Địa chỉ điều tra:……………………………………………………………
Ngày điều tra:………………………………………………………………
Đối tượng điều tra:…………………………………………………………
I. Thông tin về đối tƣợng phỏng vấn:
1. Họ và tên:......................................................tuổi................................
2. Giới tính:……………………………………………………………..
3. Dân tộc:………………………………………………………………
4. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:........................................................
5. Chức vụ:...............................................................................................
6. Đơn vị công tác:………………………………………………………
II. Nội dung phỏng vấn:
1. Ông (bà) cho biết những thông tin cụ thể về tình hình sản xuất và tiêu
thụ lâm sản trên địa bàn?
1.1 Tình hình sản xuất lâm sản?
1.2. Tình hình chế biến lâm sản phẩm?
1.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm lâm sản?
1.4. Nhu cầu tiêu thụ lâm sản phẩm trong tương lai?
2. Ông(bà) cho biết một số thông tin cơ bản về phong trào trồng cây lâm
nghiệp phân tán tại địa phương ?
2.1 Thời điểm bắt đầu;
2.2 Tên cụ thể từng chương trình;
2.3 Công tác tổ chức thực hiện của từng chương trình?,
+ Đối tượng tổ chức?
+ Hình thức tổ chức?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
123
2.4. Kết quả thực hiện của từng chương trình?
+ Quy mô, diện tích?
+ Số lượng cây trồng?
+ Lực lượng tham gia thực hiện?
2.5 Cơ chế chính sách cho trồng cây lâm nghiệp phân tán tại địa phương?
+ Chính sách đầu tư hỗ trợ?
+ Chính sách hưởng lợi?
2.6 Cơ cấu cây trồng trong trồng cây lâm nghiệp phân tán?
+ Chủng loại cây trồng?
+ Chất lượng cây giống?
+ Nguồn gốc giống?
2.7 Phương thức và kỹ thuật trồng được áp dụng trong trồng cây lâm
nghiệp phân tán tại địa phương?
+ Phương thức trồng?
+ Kỹ thuật trồng?
+ Kỹ thuật chăm sóc?
2.8 Tình hình quản lý bảo vệ cây lâm nghiệp trồng phân tán tại địa
phương?
+ Đối tượng quản lý bảo vệ?
+ Hình thức phân chia sản phẩm?
3. Đánh giá của ông (bà) về phong trào trồng cây lâm nghiệp phân tán
trên địa bàn ( Về hình thức tổ chức, về cơ chế chính sách, về sự tham gia của
nhân dân và các tổ chức, đơn vị, về hiệu quả đạt được …)
4. Trồng cây lâm nghiệp phân tán trong thời gian qua có những đặc điểm
gì khác so với các chương trình, dự án lâm nghiệp khác đang được thực hiện tại
địa phương?
+ Về hình thức tổ chức thực hiện?
+ Về cơ chế chính sách?
+ Về sự tham gia?
+ Về kết quả đạt được….?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
124
5. Theo ông (bà) trồng cây lâm nghiệp phân tán khi thực hiện đã có tác
động, ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân địa
phương?
6. Những điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, thuận lợi, cơ hội cũng như
thách thức đối với trồng cây lâm nghiệp phân tán tại địa phương?
+ Về thuận lợi?
+ Về khó khăn?
+ Điểm mạnh?
+ Điểm yếu?
+ Cơ hội?
+ Thách thức?
7.Theo ông(bà) những yếu tố nào ảnh hưởng đến trồng cây lâm nghiệp
phân tán tại địa phương?
+ Yếu tổ chủ quan?
+ Yếu tố khách quan?
+ Các yếu tố khác?
8. Ông (bà) cho biết định hướng và chiến lược của địa phương đối với
phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán trong thời gian tới?
9.Theo ông (bà) làm như thế nào để động viên, khuyến khích người dân
tham gia vào trồng cây lâm nghiệp phân tán có hiệu quả?
10. Theo ông (bà) cần có những giải pháp gì để phát triển trồng cây lâm
nghiệp phân tán ngày đạt hiệu quả hơn?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
125
Phụ biểu 02:
Bộ câu hỏi bán định hƣớng
Đối tƣợng phỏng vấn: Hộ gia đình nông dân
Địa chỉ điều tra:…………………………………………………………
Ngày điều tra:……………………………………………………………
I. Những thông tin cơ bản về hộ điều tra
1. Họ và tên:........................................................tuổi:..................................
2. Nghề nghiệp..............................................................................................
3. Dân tộc:………………………………………………………………….
4. Số nhân khẩu:……………………………………………………………
5. Cơ cấu sử dụng đất:
Tổng diện tích đất sử dụng ( m2):
Trong đó: + Đất Nông nghiệp + Đất vườn
+ Đất Lâm nghiệp + Đất ao
+ Đất khác
6. Thu nhập bình quân/khẩu/năm ( quy đổi ra tiền)
Nguồn thu nhập từ:
+ Nông nghiệp (đồng): + Chăn nuôi (đồng):
+ Lâm nghiệp (đồng): + Làm vườn (đồng):
+ Các dạng khác (đồng):
II. Nội dung phỏng vấn:
1. Tình hình sử dụng gỗ củi hiện tại của hộ gia đình:
1.1 Loài cây chủ yếu sử dụng làm gỗ, củi?
1.2 Sử dụng gỗ củi vào những việc gì?
1.3 Gỗ củi lấy từ đâu?
1.4 Gia đình có phải mua gỗ, củi không? và mua ở đâu?
1.5 Hộ gia đình có thu nhập từ bán sản phẩm gỗ củi không?
+ Bán cho ai?
+ Bán ở đâu?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
126
+ Giá bán?
+ Tổng giá trị thu nhập?
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ củi tại địa phương:
2.1. Những loại gỗ củi được bán hiện nay tại địa phương?
2.2. Nguồn tiêu thụ sản phẩm?
2.3. Giá bán từng loại sản phẩm?
2.4. Khả năng tiêu thụ sản phẩm?
2.5. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới?
3. Tình hình phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán:
3.1. Sự tham gia của hộ gia đình vào chương trình trồng cây lâm nghiệp
phân tán ở địa phương ?
+ Tham gia bao nhiêu chương trình:
+ Tên từng chương trình cụ thể:
+ Thời gian tham gia:
+ Khối lượng thực hiện (diện tích, số cây trồng):
3.2. Cho biết một số thông tin cơ bản về trồng cây lâm nghiệp phân tán
được thực hiện ở địa phương mà mình tham gia?
+ Thời gian thực hiện?
+ Khối lượng thực hiện?
+ Hình thức tổ chức ra sao?
3.3 Những loại cây trồng chính được đưa vào chương trình trồng cây lâm
nghiệp phân tán:
+ Cây gỗ lớn:
+ Cây gỗ nhỡ:
+ Cây gỗ nhỏ:
+ Lâm sản ngoài gỗ:
+ Chất lượng cây giống:
+ Nguồn cung cấp giống:
3.4. Phương thức và Kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp phân tán đang được
áp dụng hiện nay tại địa phương?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
127
+ Phương thức trồng?
+ Kỹ thuật trồng?
3.5. Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng phân tán?
+ Chiều cao:
+ Đường kính:
+ Khả năng sinh trưởng phát triển:
3.6.Cơ chế chính sách cho trồng cây lâm nghiệp phân tán tại địa phương?
+ Chính sách hỗ trợ?
+ Chính sách đầu tư?
+ Cơ chế hưởng lợi?
+ Các chính sách khác?
3.7. Tình quản lý bảo vệ cây trồng phân tán?
+ Giao cho ai quản lý bảo vệ?
+ Hình thức phân chia sản phẩm?
+ Những khó khăn trong quản lý bảo vệ?
4. Những hiệu quả đạt được từ trồng cây lâm nghiệp phân tán?
4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế:
+ Khối lượng gỗ, củi thu được?
+ Thu nhập từ bán sản phẩm gỗ củi?
4.2. Hiệu quả về mặt xã hội:
+ Tạo công ăn việc làm cho bao nhiêu lao động trong gia đình/năm?
+ Khả năng thu hút mọi người tham gia trồng cây?
4.3. Hiệu quả về mặt môi trường:
5. Những đánh giá của hộ gia đình khi tham trồng cây lâm nghiệp phân
tán so với các chương trình lâm nghiệp khác đang triển khai thực hiện tại địa
phương?
+ Hình thức tổ chức thực hiện?
+ Chính sách hỗ trợ?
+ Chủng loại cây trồng?
+ Kết quả đạt được?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
128
6. Những khó khăn thuận lợi khi tham gia thực hiện trồng cây lâm nghiệp
phân tán?
+ Thuận lợi?
+ Khó khăn?
+ Các yếu tố ảnh hưởng?
7. Trồng cây lâm nghiệp phân tán thực hiện ở địa phương có những điểm
mạnh, điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức như thế nào?
+ Điểm mạnh?
+ Điểm yếu?
+ Cơ hội?
+ Thách thức?
8.Theo ông (bà) làm như thế nào để động viên, khuyến khích người dân
tham gia vào trồng cây lâm nghiệp phân tán có hiệu quả?
9. Là người trực tiếp tham gia thực hiện, theo ông(bà) cần làm như thế
nào để thúc đẩy trồng cây lâm nghiệp phân tán ngày một phát triển?
10. Theo ông (bà) Nhà nước cần có sự quan tâm cũng như chính sách hỗ
trợ như thế nào để giúp người dân tham gia phát triển trồng cây lâm nghiệp phân
tán ngày càng đạt hiệu quả hơn?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
129
Phụ biểu 03:
Bộ câu hỏi bán định hƣớng
Đối tƣợng phỏng vấn: Các tổ chức, cơ quan, đơn vị
Địa chỉ điều tra:…………………………………………………………
Ngày điều tra:……………………………………………………………
I. Những thông tin cơ bản về đối tƣợng phỏng vấn
1. Họ và tên:........................................................tuổi:..................................
2. Nghề nghiệp..............................................................................................
3. Dân tộc:………………………………………………………………….
4. Đơn vị công tác:…………………………………………………………
II. Nội dung điều tra
1. Tình hình sử dụng gỗ củi hiện tại của đơn vị:
1.1 Loài cây sử dụng làm gỗ, củi?
1.2 Sử dụng gỗ củi vào những việc gì?
1.3 Gỗ củi lấy từ đâu?
1.5 Đơn vị có phải mua gỗ, củi không? và mua ở đâu?
1.6 Đơn vị có thu nhập từ bán sản phẩm gỗ củi không?
+ Bán cho ai?
+ Bán ở đâu?
+ Giá bán?
+ Tổng giá trị thu nhập?
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ củi tại địa phương:
2.1. Những loại gỗ củi được bán hiện nay tại địa phương?
2.2. Nguồn tiêu thụ sản phẩm?
2.3. Giá bán từng loại sản phẩm?
2.4. Khả năng tiêu thụ sản phẩm?
2.5. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới?
3. Tình hình phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
130
3.1. Đơn vị mình có tham gia chương trình trồng cây lâm nghiệp phân tán
ở địa phương không và tham gia từ khi nào?
+ Tham gia bao nhiêu chương trình?
+ Tên các chương trình?
+ Thời gian tham gia?
3.2. Cho biết một số thông tin cơ bản về phong trào trồng cây lâm nghiệp
phân tán được thực hiện ở địa phương mà đơn vị tham gia?
+ Thời gian thực hiện?
+ Khối lượng thực hiện?
+ Hình thức tổ chức?
3.3 Những loại cây trồng được đưa vào chương trình trồng cây lâm
nghiệp phân tán?
+ Cây gỗ lớn:
+ Cây gỗ nhỡ:
+ Cây gỗ nhỏ:
+ Lâm sản ngoài gỗ:
+ Chất lượng cấy giống:
+ Nguồn gốc cây giống:
3.4. Phương thức và Kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp phân tán đáng được
áp dụng hiện nay tại cơ sở?
+ Phương thức trồng?
+ Kỹ thuật trồng?
3.3.Cơ chế chính sách cho trồng cây lâm nghiệp phân tán?
+ Chính sách hỗ trợ?
+ Chính sách đầu tư?
+ Cơ chế hưởng lợi?
+ Các chính sách khác?
3.4. Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng phân tán?
+ Chiều cao:
+ Đường kính:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
131
+ Khả năng sinh trưởng phát triển:
3.5. Tình quản lý bảo vệ cây trồng phân tán?
+ Giao cho ai quản lý bảo vệ?
+ Hình thức phân chia sản phẩm?
+ Những khó khăn trong quản lý bảo vệ?
4. Những hiệu quả đạt được từ trồng cây lâm nghiệp phân tán?
4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế:
+ Khối lượng gỗ, củi thu được?
+ Thu nhập từ bán sản phẩm gỗ củi?
4.2. Hiệu quả về mặt xã hội:
+ Tạo công ăn việc làm cho bao nhiêu lao động /năm?
+ Khả năng thu hút mọi người tham gia trồng cây?
4.3. Hiệu quả về mặt môi trường:
5. Những đánh giá của đơn vị khi tham phong trào trồng cây lâm nghiệp
phân tán so với các chương trình lâm nghiệp khác đang triển khai thực hiện tại
địa phương?
+ Hình thức tổ chức thực hiện?
+ Chính sách hỗ trợ?
+ Chủng loại cây trồng?
+ Kết quả đạt được?
6. Những khó khăn thuận lợi khi tham gia thực hiện trồng cây lâm nghiệp
phân tán?
+ Thuận lợi?
+ Khó khăn?
+ Các yếu tố ảnh hưởng?
7. Theo ông (bà) trồng cây lâm nghiệp phân tán được thực hiện ở địa
phương có những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức như
thế nào?
+ Điểm mạnh?
+ Điểm yếu?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
132
+ Cơ hội?
+ Thách thức?
8.Theo ông (bà) làm như thế nào để động viên, khuyến khích mọi người
tham gia vào trồng cây lâm nghiệp phân tán có hiệu quả?
9. Là đơn vị trực tiếp tham gia thực hiện, theo ông(bà) cần làm như thế
nào để thúc đẩy trồng cây lâm nghiệp phân tán ngày một phát triển hơn?
10. Theo ông (bà) Nhà nước cần có sự quan tâm cũng như chính sách hỗ
trợ như thế nào để giúp các tổ chức, cơ quan, đơn vị tham gia phát triển trồng
cây lâm nghiệp phân tán ngày càng đạt hiệu quả hơn?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
133
Phụ lục 1. Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế của các mô hình trồng cây phân tán tại
tỉnh Thái Nguyên
Bi Ci Bi-Ci
1 2 3 4 5
4 485 000 -4485000
2 829 500 -2829500
1 350 000 -1350000
225 000 -225000
225 000 -225000
225 000 -225000
30000000 225 000 29775000
30000000 9 564 500
$27.906.977 $9.615.873 NPV=9,768,781.60 IRR=25%
BCR=2.90
4900000 -4900000
3050000 -3050000
1550000 -1550000
225000 -225000
225000 -225000
225000 -225000
31500000 225000 31275000
31500000 10 400 000
$29.302.326 $10.437.419 NPV=9,935,069.49 IRR=24%
BCR=2.80
5300000 -5300000
3480000 -3480000
1850000 -1850000
225000 -225000
225000 -225000
225000 -225000
37500000 225000 37275000
37500000 11530000
$34.883.720,93 $11.261.532 NPV=12,565,924.68 IRR=26%
BCR=3.10
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9221.pdf