Tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai: ... Ebook Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
119 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
NGUYỄN THỊ THANH DUNG
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH
HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG
NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÝ HỌC
MÃ SỐ : 60 31 95
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008
LÔØI CAÛM ÔN
Taùc giaû lua än vaê n xi n ñöôïc baøy t oû loøng kính troïng vaø caû m ôn saâ u saé c ñeán giaû ng
vieân höôù ng d aã n kho a h oïc TS. Phaï m Thò Xuaâ n Th oï – Tr öôû ng kh oa Ñòa lyù tröôøn g
Ñaïi ho ïc Sö p haïm thaønh p hoá Ho à Chí Minh ñaõ t aän tình h öôùng d aãn taù c giaû tro ng suo át
qua ù trình h oaø n thaønh ñeà taøi nghieâ n cöùu .
Xin chaân thaønh caûm ôn Ban Giaùm hieäu nhaø tröôøng, Phoøng Khoa hoïc Coâng
ngheä sau ñaïi hoïc, Khoa Ñòa lyù tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm thaønh phoá Hoà Chí Minh ñ aõ
giuùp ñôõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho taùc giaû trong vieäc hoïc taäp vaø nghieân cöùu ñeå hoaøn
thaønh luaän vaên.
Xin chaân thaønh caûm ôn Sôû Noâng nghieäp vaø phaùt trieån noâng thoân, Cuïc T hoáng k eâ
Ñoàng Nai ñaõ cung caáp cho taùc giaû nhieàu nguoàn tö lieäu, taøi lieäu quí giaù vaø höõu ích ñe å
nghieân cöùu phuïc vuï cho luaän vaên.
Chaân thaønh caûm ôn gia ñình, baïn beø, ñoàng nghieäp ñaõ ñoäng vieân, giuùp ñôõ vaø taïo
moïi ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå taùc giaû coù theå hoaøn thaønh toát khoaù hoïc vaø luaän vaên toát
nghieäp.
TP. Hoà Chí Min h, ngaøy 5 thaùng 5 naê m 2 008
Ngöôøi thöïc hieä n ñeà taøi
NGUYEÃN THÒ THANH DUNG
DANH MUÏC CHÖÕ VIEÁT TAÉT
CBNS Cheá bieán noâng saûn
CCKT Cô caáu kinh teá
CDCC Chuyeån dòch cô caáu
CDCCKT Chuyeån dòch cô caáu kinh teá
CDCCNN Chuyeån dòch cô caáu noâng nghieäp
CNH, HÑH Coâng nghieäp hoaù, hieän ñaïi hoaù
DN Doanh nghieäp
DTTN Dieän tích töï nhieân
ÑBSCL Ñoàng baèng soâng Cöûu Long
GDP Toång saûn phaåm quoác noäi
GTSX Giaù trò saûn xuaát
HTX Hôïp taùc xaõ
KHCN Khoa hoïc coâng ngheä
KHKT Khoa hoïc kyõ thuaät
KTTÑ Kinh teá troïng ñieåm
NLS Noâng laâm saûn
NN Noâng nghieäp
SX Saûn xuaát
TPKT Thaønh phần kinh tế
TP. HCM Thaønh phoá Hoà Chí Minh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp
sản xuất ra lương thực thực phẩm duy trì sự sống của toàn xã hội, cung cấp sản phẩm xuất khẩu,
thu ngoại tệ tạo điều kiện phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực. Đối với một nước nông
nghiệp như Việt Nam thì vai trò của ngành này càng có ý nghĩa to lớn. Những năm gần đây Đảng
và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để phát huy tối đa thế mạnh
của mỗi vùng, mỗi địa phương nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế
chung của cả nước.
Đồng Nai là một tỉnh có tỉ trọng công nghiệp – dịch vụ cao trong cơ cấu kinh tế (năm 2002 –
công nghiệp chiếm 55,3%, dịch vụ chiếm 23,1%, nông nghiệp chiếm 21,6% ) nhưng Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn chú trọng phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, giá trị sản
xuất của ngành nông nghiệp luôn tăng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp, đồng thời tăng giá trị xuất khẩu. Từ sau khi Trung Ương ban hành
nghị quyết 09/2000 về vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và giải quyết đầu ra cho sản phẩm,
Đồng Nai đã cùng với cả nước thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp… Mức tăng
trưởng bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp ở Đồng Nai giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 5,3%
(so với mục tiêu nghị quyết đề ra 3,5- 4%), trong đó trồng trọt tăng 3,43% và chăn nuôi tăng
7,96%. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp từ 23,29% (năm 2001) đã tăng lên
26,62% vào năm 2005.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Đồng Nai đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đạt hiệu
quả cao. Đây cũng là nhiệm vụ lâu dài có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Tuy nhiên trong công cuộc đổi mới, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hiện vẫn
còn nhiều vấn đề cần đặt ra, đòi hỏi phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá cụ thể để đưa ra những
biện pháp và định hướng ngày càng phù hợp và hiệu quả hơn trong tình hình hiện nay cũng như
sắp tới.
Do đó, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu hiện trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của
tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 1995 – 2005 và đánh giá kết quả quá trình chuyển dịch. Từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách hợp lí, vừa
đạt hiệu quả cao về kinh tế vừa phát huy được các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội của
tỉnh, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Tổng quan những cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh,
đánh giá vai trò của chúng.
- Nghiên cứu sự phát triển kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ 1995 - 2005.
- Nhận xét, đánh giá kết quả của sự chuyển dịch, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn trên.
- Đưa ra những định hướng và giải pháp để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
của tỉnh trong thời gian tới sao cho hợp lí và hiệu quả.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu thế tất yếu của đất nước trong quá trình phát triển và hội
nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp nói riêng giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong thời gian qua, vấn đề này đã được rất nhiều cơ quan ban ngành quan tâm nghiên cứu như
Viện khoa học xã hội TP. HCM, Viện kinh tế thế giới, Học viện chính trị quốc gia …
Ngoài ra còn có rất nhiều các nhà khoa học cũng nghiên cứu ở nhiều góc độ các vấn đề của
quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam và các vùng lãnh thổ trong cả nước như PGS-
TS. Lê Đình Thắng, PGS-TS. Lâm Quang Huyên, TS. Ngô Đình Giàu, TS. Vũ Đại Lược… Đồng
thời còn có những bài báo, công trình khoa học của các nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên…
nghiên cứu về vấn đề này.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ 21 - TS. Nguyễn Trần Quế
(chủ biên) ( 2004 )
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
– TS. Trần Du Lịch, PGS. TS. Đặng Văn Phan (chủ nhiệm đề tài), Viện Kinh Tế TP.HCM
(2004)
- Định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng Nam bộ thời kỳ 1991 – 2000 - Viện
kinh tế TP.HCM (1992)
Ở Đồng Nai cũng đã có một số nghiên cứu về ngành nông nghiệp, tuy nhiên các đề tài
chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành, chỉ dừng ở mức nghiên cứu
chung về nông nghiệp như một số bài viết trên báo Đồng Nai, tham luận của Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai…
Trên đây là những tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1995 - 2005.
5. Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai. Thời
gian nghiên cứu là giai đoạn 10 năm, từ năm 1995 đến năm 2005. Không gian nghiên cứu trên
phạm vi toàn tỉnh với 11 đơn vị hành chính (thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện
Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ,
Trảng Bom) được nghiên cứu như là những bộ phận cấu thành của tổng thể về phương diện lãnh
thổ.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Các lãnh thổ kinh tế - xã hội không tồn tại một cách cô lập mà luôn có mối liên hệ chặt chẽ
với những yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong luận văn, việc nghiên cứu quá trình chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai đã được đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội của cả tỉnh và cả
nước.
Đồng Nai được coi là một thể tổng hợp tương đối hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên,
kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, chi phối lẫn nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển
và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Khi nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp cần phải xem xét các mối quan hệ nội bộ bên trong của ngành (giữa trồng trọt và chăn nuôi,
lao động và sản phẩm…), cũng như những mối quan hệ bên ngoài (giữa ngành nông nghiệp của
tỉnh với những địa phương khác, giữa ngành nông nghiệp với những ngành kinh tế khác) để phát
hiện ra nét riêng biệt, từ đó rút ra những định hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt
nhất tiềm năng của tỉnh.
6.1.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng không cố định, bất biến mà có sự
vận động, liên tục phát triển, thay đổi theo từng thời kì nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh
tế - xã hội. Việc nhìn nhận chiều hướng phát triển, sự thay đổi của cơ cấu nông nghiệp qua từng
giai đoạn - từ quá khứ đến hiện tại - cho phép vạch ra những viễn cảnh, dự báo cho sự phát triển
trong tương lai. Khi nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai phải dựa
vào hiện trạng cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, xu thế chuyển dịch của cả nước và thế giới để đưa ra
dự báo và định hướng chuyển dịch cơ cấu hợp lí, chính xác, phù hợp với yêu cầu và tiềm năng của
tỉnh.
6.1.3. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nông nghiệp, sinh thái cảnh quan
ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất và cơ cấu cây trồng vật nuôi. Ngược lại, kinh tế nông
nghiệp cũng tác động sâu sắc đến môi trường tự nhiên. Do vậy khi nghiên cứu quá trình chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp cần chú ý đến sự ổn định của môi trường sinh thái, không gây ảnh hưởng
tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cho môi trường phát triển bền vững.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thống kê
Để nghiên cứu, đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cần thiết phải thu thập số liệu
thống kê phù hợp với yêu cầu của đề tài nhằm lựa chọn những số liệu cụ thể, thể hiện rõ sự chuyển
dịch và thay đổi trong cơ cấu nông nghiệp của địa phương.
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng của tỉnh Đồng Nai có liên quan đến
nhiều chỉ số thống kê. Số liệu được thu thập từ nhiều Nguồn : báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, quy hoạch của Sở Tài nguyên môi trường, Niên giám thống kê… Từ đó, tác giả có
cơ sở để đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và
mối quan hệ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
6.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, người viết tiến hành sắp xếp, phân loại, so sánh, hệ
thống các thông tin về quá trình chuyển dịch. Từ đó phân tích nguyên nhân sự chuyển dịch, mối
quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp với các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội, rút
ra kết luận, đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong các giai đoạn khác nhau.
6.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Trong quá trình nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, phương pháp
bản đồ - biểu đồ đã được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực, ảnh hưởng của các
nguồn lực đến sự chuyển dịch cơ cấu, tìm hiểu hiện trạng sự chuyển dịch và định hướng chuyển
dịch. Tác giả đã thành lập hệ thống các bản đồ như bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sản xuất
nông nghiệp, bản đồ cơ cấu các ngành sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai …
Các bản đổ được thành lập trên cơ sở thu thập dữ liệu và chồng xếp các bản đồ chuyên đề.
Ngoài ra, các số liệu thống kê về hiện trạng sản xuất và sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
được thể hiện bằng các biểu đồ.
Trong việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phương pháp bản đồ - biểu đồ được
dùng để so sánh, đối chiếu các đối tượng. Việc so sánh, đối chiếu cơ cấu về diện tích các loại cây
trồng, vật nuôi theo địa phương và qua các năm sẽ giúp làm sáng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp của tỉnh.
6.2.4. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa được sử dụng trong việc quan sát, tìm hiểu thực tế đối tượng kinh tế xã
hội của địa phương. Điều này đòi hỏi người viết không chỉ nghiên cứu tài liệu, số liệu mà còn phải
thực hiện quá trình thực địa để có thể xác định được mức độ tin cậy và chính xác của tài liệu.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương là quá trình lâu dài và có nhiều vấn đề phức tạp. Tác giả đã
trực tiếp đến các huyện tìm hiểu, quay phim, chụp ảnh hiện trạng sản xuất nông nghiệp và sự
chuyển dịch cơ cấu tại địa phương.
6.2.5. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo thường dựa trên việc nghiên cứu sự vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng trong quá khứ, hiện tại, phân tích các yếu tố, các thành phần, các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển để đưa ra những dự báo chính xác, đúng đắn cho tương lai.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là quá trình vận động và phát triển lâu dài, muốn thành công
thì phải dự báo trước sự phát triển để có hướng điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp phù hợp, đúng đắn.
Trên cơ sở vận động, biến đổi của quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn 1995
– 2005, tác giả đã đưa ra dự báo tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong tương lai và
những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. 1. Một số khái niệm
1. 1. 1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của quốc gia là tổng thể những mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền
kinh tế : các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế. Ở mỗi vùng, mỗi ngành lại
có cơ cấu kinh tế riêng tùy theo điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
Cơ cấu kinh tế là vấn đề có nội dung rộng, biểu hiện mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và
lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Mối quan hệ đó không chỉ là những quan hệ riêng lẻ của từng
bộ phận cấu thành nền kinh tế (bao gồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực tổ chức sản xuất phân phối
trao đổi tiêu dùng), các khu vực kinh tế (nông thôn, thành thị), thành phần kinh tế (nhà nước, cá
thể, tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài…)
Hiểu một cách đầy đủ, cơ cấu kinh tế là tổng thể một hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với
mục tiêu đã xác định của nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế có các đặc trưng chủ yếu là mang tính khách quan, là một hệ thống ràng buộc,
và mang tính lịch sử. Đồng thời, cơ cấu kinh tế là một hệ thống động, gắn với sự biến đổi và phát
triển không ngừng của các yếu tố, các bộ phận cấu thành.
Muốn phát huy tác dụng, cơ cấu kinh tế phải trải qua một quá trình, một thời gian nhất định.
Thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại cơ cấu kinh tế. Vì thế, các loại cơ cấu
thường không tồn tại một cách cố định bất biến mà có sự thay đổi, chuyển dịch cần thiết, phù hợp
với biến động và thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.
Cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ
cấu kinh tế hợp lí sẽ tạo sức phát triển mạnh mẽ do phát huy tốt các thế mạnh về tài nguyên thiên
nhiên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, thị trường ...
Các loại cơ cấu kinh tế gồm có :
- Xét theo phân công lao động trong quá trình sản xuất xã hội, cơ cấu các ngành kinh tế bao
gồm : nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ .
- Xét theo quan điểm sinh thái tự nhiên, phân bố cơ cấu theo vùng lãnh thổ, bao gồm : kinh tế
đồng bằng, kinh tế trung du miền núi …
- Xét về mặt quan hệ sở hữu có cơ cấu thành phần kinh tế, bao gồm : thành phần kinh tế nhà
nước và ngoài quốc doanh, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Xét theo cấp quản lý, có cơ cấu trung ương, địa phương …
Cơ cấu kinh tế theo ngành : là mối liên hệ giữa các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc
dân, là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế. Để thống nhất tiêu chuẩn phân loại ngành
giữa các nước, Liên Hiệp Quốc đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn phân loại ngành theo tiêu chuẩn
quốc tế đối với toàn bộ hoạt động kinh tế”. Trong đó phân loại ngành thành ba bộ phận :
- Nhóm ngành I : nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp)
- Nhóm ngành II : công nghiệp và xây dựng
- Nhóm ngành III : thương mại và dịch vụ
Cơ cấu ngành kinh tế biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành, hình thành và biến đổi trong quá
trình phân công lao động của xã hội, phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.
Cơ cấu kinh tế theo vùng : phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lí.
Phân công lao động theo vùng là bố trí các ngành sản xuất trên những lãnh thổ thích hợp nhằm khai
thác tối đa mọi ưu thế của từng vùng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng cần chú ý theo
hướng vừa phát triển toàn diện, vừa tập trung có trọng điểm, phát triển tổng hợp đi đôi với chuyên
môn hóa.
Cơ cấu thành phần kinh tế: gắn với các quan hệ sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Tùy theo
phương thức sản xuất mà có thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, còn lại là những thành phần
kinh tế hỗn hợp. Nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, lấy kinh tế
quốc doanh và kinh tế tập thể làm nền tảng, trong đó kinh tế quốc doanh làm chủ đạo. Hiện nước ta
có ba hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Từ đó đã hình
thành nên nền kinh tế nhiều thành phần, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể,
kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, thành
phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, có chức năng điều tiết vĩ mô. Giữa các thành phần kinh
tế có sự hợp tác để phát huy tốt nhất lợi thế của mình, tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế.
Ba nội dung cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế có quan hệ và tác động qua lại với nhau. Trong
đó cơ cấu ngành có vai trò quyết định, khi sự phân công lao động theo ngành càng sâu sắc, chặt chẽ
sẽ dẫn đến sự phân công lao động theo lãnh thổ. Còn cơ cấu thành phần kinh tế là những lực lượng
kinh tế quan trọng để thực hiện cơ cấu ngành.
Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế cần được chuyển dịch đúng đắn trên từng lãnh thổ phù
hợp. Do đó việc phân bố không gian lãnh thổ hợp lí để phát triển ngành và thành phần kinh tế có ý
nghĩa rất quan trọng. Kết hợp cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ nhằm phát huy lợi thế so sánh
của vùng trong việc phát triển ngành. Đồng thời kết hợp cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế
nhằm huy động tối đa các nguồn lực để phát triển vùng lãnh thổ. Tóm lại, cơ cấu ngành, thành phần
kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
sẽ đồng thời diễn ra ở cả ba nội dung trên.
1. 1. 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế học dùng để chỉ sự thay đổi
dần dần, thay đổi từng bước cấu trúc của nền kinh tế trong phạm vi các ngành và các vùng lãnh thổ
để thích nghi với hoàn cảnh phát triển của đất nước. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện sự thay
đổi tỉ trọng giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và cả giữa các phân ngành trong nội
bộ các ngành kinh tế như giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nông nghiệp, giữa khai thác và chế
biến trong công nghiệp.
Sự chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ biểu hiện ở sự thay đổi các địa bàn tương ứng với sự
chuyển dịch cơ cấu ngành.
1. 1. 3. Nông nghiệp và cơ cấu nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất lâu đời nhất của nhân loại, có vai trò quan trọng đối
với sự phát triển xã hội loài người. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – ngư
nghiệp.
Cơ cấu nông nghiệp là tỉ lệ tương đối giữa các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, giữa sản xuất
nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi… Việc xác định và hình thành
cơ cấu nông nghiệp hợp lí là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng xét trên cả hai phương diện kinh
tế - xã hội và môi trường.
Cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Mặc
dù hai ngành này có sự liên quan với nhau rất chặt chẽ nhưng trên thực tế ít có nước nào có sự cân
đối đồng đều giữa trồng trọt và chăn nuôi. Ở các nước phát triển, tỉ trọng của ngành trồng trọt luôn
thấp hơn tỉ trọng ngành chăn nuôi rất nhiều. Ở các nước đang phát triển thì tình hình ngược lại. Sự
hình thành các thành phần trong cơ cấu cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
của từng vùng. Phát triển nền nông nghiệp sinh thái cũng là nhằm tạo ra cơ cấu cây trồng vật nuôi
hợp lí cho từng vùng.
1. 1. 4. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị đã triển khai chủ trương “chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa”. Nội dung chủ yếu của Nghị quyết này đã nhấn mạnh “việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải
tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng vừa để xuất
khẩu với mức cạnh tranh cao, vừa khai thác lợi thế tiềm tàng của từng vùng sinh thái, tăng nhanh
năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp”.
Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là sự tác động vào sản xuất nông nghiệp theo
hướng gia tăng giá trị sản xuất trên cùng một diện tích, đảm bảo ổn định sản xuất lương thực, tăng
tỉ trọng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản thành ngành
sản xuất chính, phát triển ngành nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này thấy rõ ở sự
thay đổi tỉ trọng giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, thay đổi tỉ trọng trong nội bộ từng ngành
và các vùng lãnh thổ. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi dần
dần từng bước cấu trúc nền kinh tế nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả cao “phải giải quyết các mối quan hệ cơ bản
như quan hệ giữa trồng trọt với chăn nuôi, giữa nông nghiệp theo nghĩa hẹp với lâm nghiệp và ngư
nghiệp, giữa nông lâm ngư nghiệp với công nghiệp dịch vụ, giữa đẩy mạnh sản xuất hàng hóa với
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra thế chủ động và hành lang an toàn lương thực,
nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội nông thôn nước ta văn minh và hiện đại”
(Nghị quyết 10 Bộ Chính trị).
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của nước ta trong những năm gần đây đang diễn ra
mạnh mẽ và theo chiều hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi trong
cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành trồng trọt, chăn nuôi có thể
thấy được ở sự thay đổi cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của
từng vùng, từng địa phương. Từ đó cũng làm cho cơ cấu vùng lãnh thổ có sự thay đổi, hình thành
nên các vùng chuyên canh, chuyên môn hóa, phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
1. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
1. 2. 1. Nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên như đất đai, nguồn nước, diện tích mặt nước, khí hậu, thời tiết, cây con
đặc trưng của vùng … là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu nền
nông nghiệp.
Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng và không thể thiếu của ngành nông
nghiệp. Đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố các loại cây trồng. Mỗi địa
phương có cơ cấu các loại đất khác nhau, thích hợp với những cây trồng, vật nuôi khác nhau. Dựa
vào các điều kiện tự nhiên có thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lí, đạt hiệu quả cao.
Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất và phân bố các loại cây trồng, vật nuôi. Mỗi
kiểu khí hậu thích hợp với đặc điểm của từng loại cây con khác nhau. Ở nước ta đa phần là các
nông phẩm nhiệt đới. Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nông nghiệp, nếu tác động lên các
cây trồng, vật nuôi một cách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điều kiện tự nhiên còn là nhân tố quan trọng hình thành nên các vùng chuyên canh cây công
nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả hay vùng chuyên môn hóa chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…
Như vậy, nhân tố tự nhiên có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp nói
chung và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nói riêng. Ngược lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp góp phần phát huy hết tiềm năng tự nhiên của địa phương và đảm bảo sự phát triển bền
vững cho môi trường sinh thái.
1. 2. 2. Nhân tố kinh tế - xã hội
Dân cư và lao động
Ở nước ta, dân số hoạt động trong nông nghiệp chiếm đến 53% (năm 2005). Dân cư và lao
động là nhân tố rất quan trọng trong quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp. Lực lượng lao động
nếu được bồi dưỡng, đào tạo và phát triển kịp thời thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Nhân tố này ảnh hưởng đến sự chuyển dịch ở hai khía cạnh : sức sản xuất và nguồn tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp. Các cây trồng vật nuôi vốn có nguồn gốc từ tự nhiên, phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên, đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Do đó cần nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ
khoa học kĩ thuật cao để phát triển nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời sản phẩm nông nghiệp làm ra cũng đòi hỏi nguồn tiêu thụ
nhanh chóng, rộng rãi. Nhu cầu của thị trường quyết định đến cơ cấu các loại cây trồng vật nuôi.
Do đó dân cư và lao động là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp.
Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp
Kể từ sau nghị quyết 09/2000 của Trung Ương về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, nước ta đã và đang hướng đến một cơ cấu
nông nghiệp hợp lí, ngày càng hoàn thiện hơn, trong đó ưu tiên đầu tư vào ba chương trình kinh tế
lớn : lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Điều đó được thể hiện bằng những
chính sách cụ thể nhằm tăng diện tích cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày, tăng
dần tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong cơ cấu chung, giao quyền tự chủ cho người
dân như chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tất cả các địa phương, trong đó có tỉnh Đồng Nai.
Tiến bộ khoa học kĩ thuật
Việc cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và áp dụng các giống mới có năng suất cao trong
nông nghiệp được tiến hành rộng rãi. Nghiên cứu về sản phẩm nông nghiệp theo không gian và
thời gian sẽ tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Tiến bộ khoa học kĩ thuật còn có
tác dụng hạn chế ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, nâng cao tính chủ động của sản xuất nông
nghiệp, làm tăng năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản, giúp nền nông nghiệp được đầu tư
phát triển theo chiều sâu. Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chế biến sản phẩm nông nghiệp làm tăng
giá trị sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, hình thành các
vùng chuyên môn hóa sản xuất. Do đó, tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thị trường tiêu thụ
Thị trường trong nước và quốc tế đang ngày càng mở rộng, nhu cầu về những sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao ngày càng lớn, tạo điều kiện phát triển, mở rộng và chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp.
Đời sống ngày càng được nâng cao cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vì thế nhu cầu của
con người cũng có nhiều thay đổi theo hướng giảm về số lượng nhưng phải tăng về chất lượng,
đồng thời phải chú trọng đến tính an toàn, thẩm mỹ của các sản phẩm. Ngày nay, hầu như nhu cầu
về lương thực không còn là vấn đề bức bách mà nhu cầu về các loại thực phẩm mới thật sự cần
thiết. Chính nhu cầu của thị trường đã điều tiết và có tác dụng thúc đẩy rất mạnh quá trình chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp ở nước ta nói chung và Đồng Nai nói riêng.
1. 3. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trong cả nước, cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng hướng mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Năm 1995, trong cơ cấu nông nghiệp của nước ta trồng trọt chiếm tỉ lệ 73%, chăn nuôi 18%,
dịch vụ nông nghiệp 9%. Đến năm 2005, các giá trị tương ứng là 69%; 25% và 5%.
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cơ cấu cây trồng vật nuôi
đã có sự chuyển dịch nhanh chóng. Các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả đã được đầu tư nhiều
hơn. Chúng ta đã tiến hành đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, xóa thế độc canh, nhất là độc canh cây
lúa. Điều này mang đến hiệu quả cao đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành vùng chuyên môn
hóa sản xuất tập trung, tạo điều kiện thuận lợi để đưa nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất
nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất nông nghiệp được coi là một mục tiêu quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Quá trình công nghiệp hóa nước ta xuất phát từ
một đất nước còn khoảng 73 % dân số sống ở nông thôn và 53 % lao động xã hội (năm 2005) tham
gia vào hoạt động nông nghiệp. Phần lớn lao động trình độ thấp, sản xuất nông nghiệp thô sơ, lạc
hậu. Để đẩy nhanh tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi
bộ phận dân cư và lao động này phải đổi mới mạnh mẽ. Để làm được điều đó, bắt buộc chúng ta
phải đổi mới, phải chuyển dịch nền nông nghiệp - nông thôn theo hướng hiện đại, tiên tiến hơn.
Thêm vào đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn còn có ý nghĩa quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Nếu tiến hành thành công, hợp lí, chúng ta sẽ
giảm được những cách biệt về đời sống kinh tế văn hóa - dân trí giữa thành thị và nông thôn, ._.đồng
bằng và miền núi, từ đó tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp còn nhằm phát huy và khai thác
tốt nhất mọi nguồn lực tự nhiên và xã hội, giúp khai thác tối đa các nguồn lực để đạt hiệu quả cao
nhất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của nhân dân và làm nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp cũng như xuất khẩu.
Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sẽ đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển cân đối
hài hòa, phù hợp với các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng nói riêng,
cả nước nói chung.
1. 4. Vài nét về quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam thời gian qua
Công cuộc đổi mới kinh tế trong 20 năm qua (1986-2006) đã mang lại cho đất nước những
biến đổi sâu sắc, trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, đổi mới trong nông nghiệp được xem là khởi đầu
của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta.
Từ một nền nông nghiệp quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, qua
quá trình đổi mới, hiện nay nền nông nghiệp đang phát triển theo cơ chế thị trường tương đối toàn
diện. Chính sách giao đất giao rừng giúp nông dân tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị
trường.
Trong quá trình đổi mới, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
diễn ra rõ rệt nhưng không đều.
Sản xuất lúa phát triển là nền tảng đảm bảo an ninh lương thực và thu nhập cho đông đảo
nông dân. Từ một đất nước không đủ lương thực nay Việt Nam đã đảm bảo lương thực cho hơn 80
triệu dân và xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Đổi mới cơ chế quản lý trong ngành trồng
lúa đã khởi động quá trình đổi mới kinh tế cả nước.
Trong nông nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng thể hiện rất rõ ở sự thay đổi về tỉ lệ diện
tích cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu
năm, cơ cấu trong chăn nuôi, cơ cấu trong ngành lâm nghiệp, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành
phần kinh tế và sự đổi mới của nông thôn.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có nhiều tiến bộ nhưng diễn ra khá chậm và
khác biệt giữa các vùng. Về cơ bản nông thôn Việt Nam vẫn mang tính thuần nông. Nông nghiệp
vẫn là nguồn việc làm và thu nhập chính của cư dân nông thôn.
Qua 20 mươi năm đổi mới, thắng lợi rõ rệt nhất của nông nghiệp Việt Nam là tạo ra và duy trì
được một quá trình tăng trưởng sản xuất với tốc độ nhanh, trong thời gian dài, góp phần quan trọng
bảo đảm ổn định xã hội và chính trị của đất nước.
Sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
của dân cư, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tăng nhanh xuất khẩu. Tuy vậy, quá
trình đổi mới nông nghiệp, nông thôn vẫn còn một số yếu kém, tồn tại như chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp còn chậm, sản xuất phân tán, tăng trưởng theo chiều rộng, chất lượng hiệu quả chưa
cao, khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản còn thấp, tăng trưởng chưa bền vững, thu nhập
thấp, khả năng tích luỹ chưa cao, lao động nông thôn dư thừa.
Tóm lại, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời gian qua đã chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố tác động :
1. Quy luật cung cầu của thị trường tác động đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nhu cầu
của thị trường đã quyết định sự phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
2. Đường lối chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt là chính sách khoán sản phẩm, giao đất,
giao rừng, giúp nông dân tự chủ trong sản xuất, tạo động lực cho nông nghiệp phát triển.
3. Xu hướng hội nhập, hợp tác quốc tế tạo ra cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam tiếp cận với
nền nông nghiệp thế giới.
4. Tiến bộ khoa học kĩ thuật mở ra khả năng áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản
xuất nông nghiệp, tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng cao, nâng cao khả năng chế biến, bảo
quản các loại nông sản.
5. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện hỗ trợ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp.
6. Sự lớn mạnh và phát triển vững chắc của các thành phần kinh tế giúp tận dụng tối đa mọi
ưu thế để khai thác và phát triển nền nông nghiệp toàn diện,
Để tiếp tục chuyến dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, đưa công cuộc đổi mới nông nghiệp,
nông thôn tiến những bước vững chắc, cần quan tâm giải quyết một số vấn đề đặt ra.
Qua 20 năm đổi mới, từ một nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, trì trệ, năng suất thấp, hàng
năm phải nhập khoảng một triệu tấn lương thực, đã phát triển mạnh không chỉ đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lương
thực, tôm cá, các sản phẩm cây công nghiệp...
Cụ thể chúng ta đã đạt được những thành tựu sau :
Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy
mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường lớn, giá trị kinh tế cao. Tiếp tục
bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tăng sản lượng lương thực. Tuy diện tích trồng lúa giảm
(khoảng hơn 300 nghìn ha) để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao
hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng từ 34,5 triệu tấn (năm 2000) lên 39,12 triệu tấn (năm
2005), trong đó, sản lượng lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 triệu tấn, bình quân mỗi năm lương thực tăng
hơn một triệu tấn. Hàng năm vẫn xuất khẩu khoảng 3,5 - 4 triệu tấn gạo.
Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất
khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công
nghiệp chế biến, bảo quản. Năm 2005, diện tích, sản lượng cây công nghiệp tăng nhanh so với năm
2000, diện tích cao su tăng 9,5%, sản lượng tăng 37,6%; diện tích hồ tiêu tăng 83,2%, sản lượng
tăng 87,8%; diện tích hạt điều tăng 44,3%, sản lượng tăng 205,3%; diện tích chè tăng 35,3%, sản
lượng tăng 54,9%; diện tích cây ăn quả tăng 1,4 lần; diện tích bông vải tăng 42,5%, sản lượng tăng
57,4%; diện tích đậu tương tăng 47,1%, sản lượng tăng 62,2%. Các loại cây công nghiệp có lợi thế
xuất khẩu hầu hết đều tăng về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỉ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ
19,3% lên 21,6%. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn con, sản lượng sữa tươi tăng gấp
3 lần. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần, sản lượng khai thác tăng 1,2 lần so với năm 2000.
GTSX công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng bình quân 12-14%/năm. Sản
xuất tiểu, thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tăng bình quân 15%/năm. Hiện cả nước có
2.971 làng nghề, khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn, với khoảng 1,4 triệu hộ gia đình,
thu hút hơn 10 triệu lao động.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao. Tổng kim
ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2005 đạt khoảng 7 tỉ USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000,
trong đó nông, lâm sản tăng gần 1,5 lần, thủy sản tăng 1,6 lần. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
đạt sản lượng và giá trị lớn như: gạo, cà phê, cao su, hạt điều. Ðặc biệt, xuất khẩu đồ gỗ gia dụng và
lâm sản tăng mạnh, đạt hơn 1,2 tỉ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000.
CCKT nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ
trọng nông nghiệp. Năm 2005 trong tổng GDP của cả nước, tỉ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản so
với năm 2000 đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%; lao động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống
53%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 17%, dịch vụ chiếm 25,1%. Năm
2005, hộ thuần nông đã giảm còn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng lên, chiếm 12,7% và phi nông nghiệp
18,4%. Nguồn thu của hộ nông dân từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,5%; công nghiệp, xây dựng
và dịch vụ nông thôn đã dần tăng lên, chiếm 22,5% tổng thu.
Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng
cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao
năng suất chất lượng nông sản, thủy sản. Ðến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô,
60% diện tích mía, 100% diện tích điều... được sử dụng giống mới. Công nghệ sử dụng mô được
đưa nhanh vào sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cải thiện. Ngành thủy
sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều khâu trong
sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa như: tưới nước, tuốt lúa, xay xát đạt hơn 80%, vận chuyển
làm đất đạt hơn 60%. Trong ngành thủy sản, các cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy
móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến.
Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp. Cả nước hiện có hơn 72.000 trang trại,
số lượng tăng bình quân 10%/năm, kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn. 524 hợp tác xã nông nghiệp mới được thành lập, chủ yếu hoạt động theo hướng
dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hiện có hơn 10.000 hợp tác xã ở nông thôn (9.255 HTX nông nghiệp,
hơn 500 HTX thủy sản, 800 quỹ tín dụng nhân dân...) và hàng trăm nghìn tổ kinh tế hợp tác, so với
năm 2000, số hợp tác xã hoạt động có lãi tăng từ 32% lên 35%, số HTX yếu kém giảm từ 22%
xuống còn khoảng 10%.
Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, năm 2005 có 15.600 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt
động trên địa bàn nông thôn, bình quân một doanh nghiệp thu hút khoảng 20 lao động. Đây là nhân
tố quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay.
Cơ sở hạ tầng ở nông thôn có bước phát triển khá nhanh. Nhiều công trình thủy lợi đã hoàn
thành và đưa vào sử dụng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây
trồng, bảo đảm tưới cho 90% diện tích lúa, hàng vạn ha hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả;
hệ thống đê điều được củng cố. Cuối năm 2005 đã có 98% số xã có đường ô tô tới khu trung tâm,
hơn 90% số xã có điện, gần 88% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện. Số thuê bao điện thoại ở
khu vực nông thôn tăng nhanh, đạt 4 máy/100 người dân (cả nước là 12,56 máy/100 người dân);
58% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch; xây mới 501 chợ, góp phần giảm bớt khó khăn về
tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Công tác xóa đói, giảm nghèo cũng được đẩy mạn, bình quân mỗi năm giảm 3% tỉ lệ hộ đói
nghèo. Tỉ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn giảm từ 19% năm 2000 xuống còn 10% năm 2005. Ðiều
kiện về nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnh được cải thiện tốt hơn. Nhiều làng xã đã trở thành làng văn
hóa, có kinh tế phát triển, bảo đảm môi trường sinh thái, văn hóa truyền thống mang đậm đà bản
sắc dân tộc được phục hồi và phát triển, trình độ dân trí được nâng lên.
1.5. Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng ở một số nước châu Á
Việc canh tác lúa nước là nền tảng của việc canh tác ở các nước châu Á. Trong quá trình công
nghiệp hoá, hầu hết giá của các nhân tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (đất, lao động, vốn…)
đều tăng, khiến lợi thế so sánh của ngành bị sút giảm.
Mặc dù lúa vẫn là cây lương thực chính ở các nước châu Á nhưng sản xuất lúa gạo thường
đem lại lợi nhuận thấp. Do đó, nhiều nước đã chuyển sang nuôi, trồng các cây con khác có lợi nhuận
cao hơn. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, đa dạng hoá cây trồng, chuyển sang các cây trồng, vật
nuôi giá trị cao như cây ăn quả, rau, hoa, thủy hải sản... đã và đang trở thành một xu hướng phổ
biến. Việc xem xét quá trình chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hoá nông nghiệp ở các nước châu Á sẽ
rút ra được những kinh nghiệm quý giá cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam
nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng.
1.5.1. Đa dạng hoá cây trồng ở Malayxia
Xu hướng đa dạng hóa cây trồng
Trước đây phần lớn đất nông nghiệp ở Malayxia được dành để trồng cao su, cọ dầu, lúa.
Nhưng diện tích cao su, ca cao, dừa, hạt tiêu, thuốc lá đã giảm từ đầu những năm 1980. Thay vào
đó, diện tích cọ dầu, rau, các loại cây ăn quả như sầu riêng, dứa, chuối, đu đủ... tăng nhanh. Trong
hơn ba thập kỷ qua, Malayxia đã đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá trong nông nghiệp theo hướng
trồng các cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Đến giữa thập kỷ 90 cây công nghiệp chiếm tới 71%
GDP nông nghiệp.
Chính sách đa dạng hoá cây trồng
Đẩy mạnh đa dạng hoá cây trồng, tiếp tục mở rộng sản xuất lúa gạo
Đầu tư phát triển sản xuất và tăng cường xuất khẩu các cây trồng có thế mạnh như cao su, cọ dầu
và ca cao, rau, cây ăn quả.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đổi mới thể chế, mở rộng vùng đất mới để phát triển cây thương phẩm
nhằm mục tiêu xuất khẩu thu ngoại tệ.
Củng cố các đồn điền hoạt động không có lãi, chú trọng nâng cao năng suất, tăng khả năng cạnh
tranh, hướng tới tăng trưởng nông nghiệp bền vững.
Đưa ra các chiến lược trung và dài hạn về sản xuất lương thực, khuyến khích khu vực kinh tế tư
nhân, cải cách phương thức tiếp thị, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản.
1.5.2. Đa dạng hoá cây trồng ở Philipin
Nền kinh tế Philipin phụ thuộc vào rất lớn vào nông nghiệp. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của Philipin là dừa, đường, dứa, chuối, cà phê và xoài. Mặc dù lúa, ngô chiếm tỉ trọng lớn trong
tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng Philipin vẫn phải nhập khẩu nông sản.
Những năm qua chính phủ Philippin đã triển khai hàng loạt chính sách nhằm phát triển sản
xuất nông nghiệp, trong đó đa dạng hoá cây trồng chiếm một vị trí quan trọng. Tại Philipin, quá
trình đa dạng hoá diễn ra chủ yếu trên đất trồng lúa và trồng dừa.
Các mô hình đa dạng hoá cây trồng
* Đa dạng hoá trên đất trồng lúa
Đối với Philippin, ngô, thuốc lá, các loại cây họ đậu là những cây trồng chính luân canh với
lúa. Trong giai đoạn 1991-1995, ở các vùng đất thấp áp dụng các hệ thống canh tác chính là: lúa-
ngô, lúa-tỏi, lúa-ớt ngọt, lúa-rau đậu.
Trong những năm gần đây hệ thống đa dạng hoá trên đất trồng lúa của Philipin lại thay đổi.
Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Philipin, trong 2 năm gần đây, có sáu hệ thống canh tác
chính trên đất trồng lúa là: lúa-lúa, lúa-rau, lúa-cá, lúa-ngô, lúa-cây họ đậu và loại khác.
* Đa dạng hoá trên đất trồng dừa
Dừa có thể trồng xen một hay một số loại cây. Các loại cây trồng lâu năm như cà phê, ca cao,
cây ăn quả, cây hàng năm như ngô, lạc, khoai lang, dứa, chuối, dong, gai và các loại rau… có thể
trồng dưới tán cây dừa để tối đa hoá khả năng tận dụng ánh nắng mặt trời, độ mầu mỡ của đất. Đây
chính là hệ thống canh tác đa tầng rất phổ biến trong chiến lược đa dạng hoá của Philipin. Hệ thống
canh tác này gồm ba cấp: trên cùng là dừa, ở tầng giữa là các cây lâu năm và tầng cuối là các cây
hàng năm có tốc độ phát triển chậm. Bên cạnh hệ thống canh tác đa tầng này, một số tỉnh của
Philipin còn phát triển chăn nuôi gà, lợn dưới tán cây dừa. Ngoài ra, Philipin còn thực hiện một số
chương trình đa dạng hoá trên đất trồng ca cao, cà phê và cao su.
Chính sách và chiến lược chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hoá cây trồng
* Chính sách giá: Chính phủ giảm trợ giá lúa. Do đó, một bộ phận hộ dân trồng lúa chuyển
sang sản xuất các cây thương phẩm khác, đẩy nhanh quá trình đa dạng hoá.
* Chính sách thuế: loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu, giảm tối đa các loại giấy phép đối với việc
nhập khẩu, giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ tất cả các thuế xuất khẩu. Đồng thời loại bỏ dần dần các
trợ cấp, bắt đầu bằng việc loại bỏ quy định các giá đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp.
* Tăng chi tiêu công cộng: tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển các cây trồng
thương phẩm, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.
1.5.3. Đa dạng hoá cây trồng ở Thái Lan
Trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan, lúa là cây quan trọng, được trồng rộng khắp các
vùng và chiếm một nửa diện tích trồng trọt của cả nước. Ngoài ra còn trồng nhiều các loại cây hàng
năm như sắn, ngô, mía đường, các cây lấy dầu và các cây lâu năm như cao su, cây ăn quả...
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị cây trồng niên vụ 1997 -1998
Cây trồng
Diện tích
(ngàn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(ngàn tấn)
Giá trị sản lượng
(triệu USD)
Lúa vụ chính 9.113,28 1,14 18.789 3.275,39
Lúa vụ phụ 1.156,96 4,23 4.791 825,37
Ngô 1.396,64 3,20 3.832 421,52
Sắn 1.071,04 14,93 15.591 491,12
Mía đường 943,52 49,68 46.873 594,12
Cao su 1.831,04 1,42 2.169 1.262,90
Nguồn : www.agro.gov.vn
Chính sách và chiến lược chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hoá cây trồng
Hỗ trợ những nông dân sản xuất nhỏ và những người sống trên đất do nhà nước giao sản xuất
lương thực cho tiêu dùng thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp phối hợp với chăn nuôi,
ngư nghiệp.
Hỗ trợ các tổ chức nông dân và các tổ chức địa phương cung cấp dịch vụ cung ứng vật tư
canh tác, chăn nuôi có chất lượng tốt và giá cả vừa phải cho nông dân.
Tăng cường chế biến nông sản tại hộ gia đình nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo nhiều
loại sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu thị trường.
Xúc tiến lập các kho dự trữ nông sản ở địa phương và thúc đẩy sử dụng những kho sẵn có để
từng bước cung ứng sản phẩm cho thị trường theo yêu cầu thời vụ.
Phát triển vườn rau gia đình, trồng rau đủ cho tiêu dùng hộ gia đình và địa phương.
Thay thế lúa bằng những nông sản có giá trị cao hơn ở những vùng trồng lúa không thích
hợp.
Thành lập những quỹ tín dụng dài hạn lãi suất thấp giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu, đẩy
mạnh các hệ thống đa dạng hoá cây trồng.
Hạn chế phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài, tăng cường phát triển quỹ tiết kiệm nông
thôn nhằm tăng hiệu quả sản xuất, hỗ trợ các ngành công nghiệp chế biến nông sản. Ngoài ra, nhà
nước xây dựng một số quỹ khác để trợ giúp các nông dân và tổ chức nông dân về các vấn đề tiếp
thị.
Chính quyền địa phương xã và các nông hội được hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất, quản lý, mua
bán vật tư nông nghiệp, phát triển các hợp đồng sản xuất. Trên cơ sở đó những tổ chức này có thể
hoạt động như các trung tâm sản xuất và dịch vụ tiếp thị.
Tăng cường quản lý chương trình cải cách ruộng đất và phát triển cơ sở hạ tầng; phổ biến
công nghệ và cung cấp thông tin cho người nông dân.
Nhờ có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và đa dạng hoá cây trồng, cơ cấu
sản xuất trong ngành nông nghiệp cũng như của từng hộ nông dân đã thay đổi theo chiều hướng tích
cực.
1.5. 4. Đa dạng hoá cây trồng ở Ấn Độ
Dân số Ấn Độ hơn một tỉ người, trong đó hơn 70% sống ở nông thôn. Sau độc lập, ngành nông
nghiệp Ấn Độ đã phát triển vượt bậc, Ấn Độ tự túc lương thực và có dư để xuất khẩu. Bên cạnh đó,
Ấn Độ đã đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá cây trồng, phát triển các loại cây trồng ngoài lúa. Hiện
nay, Ấn Độ đã đứng ở những vị trí hàng đầu về xuất khẩu các loại gia vị, hạt điều, lạc, chè, lúa mì,
sữa, rau quả…
Xu hướng đa dạng hoá cây trồng
Từ thập kỷ 80, khi sản xuất lương thực đã đủ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia thì các
chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ chuyển sang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, đa dạng hoá sản xuất, phát triển nhiều cây trồng ngoài lương thực, đặc biệt là các cây hạt
dầu. Trước thập kỷ 80, diện tích các loại cây lương thực chiếm 63% tổng diện tích đất nông nghiệp,
đến thập kỷ 90 giảm xuống còn 59%. Giai đoạn 1966-1997, diện tích các loại cây có dầu tăng lên
mạnh nhất, từ 11% lên 15%.
Ở Ấn Độ, đa dạng hoá cây trồng không chỉ là quá trình chuyển dịch cây trồng từ lương thực
sang các loại cây công nghiệp, cây thương phẩm mà còn là quá trình chuyển dịch trong bản thân nội
bộ từng nhóm cây trồng. Đối với cây lương thực, Ấn Độ chuyển từ các loại cây trồng giá trị kinh tế
thấp như kê, ngô sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao hơn như lúa gạo, lúa mì. Đối với các
loại cây có dầu, mặc dù lạc vẫn là cây trồng chính nhưng các loại cây khác có giá trị cao hơn đã
phát triển mạnh như hạt cải dầu, đậu tương, mù tạt.
Chính sách đẩy mạnh đa dạng hoá cây trồng
Trong những năm qua để thúc đẩy quá trình đa dạng hoá cây trồng Chính phủ Ấn Độ đã áp
dụng một số chính sách như sau:
Thiết lập liên kết hiệu quả giữa nghiên cứu, khuyến nông, sản xuất, quản lý sau thu hoạch,
chế biến, tiếp thị và xuất khẩu.
Lập quỹ quốc gia bảo hiểm nông nghiệp hỗ trợ các cây lương thực và hạt có dầu, các cây
nông nghiệp và cây thương phẩm. Trợ cấp hộ nông dân nhỏ chiếm khoảng 50% ngân sách của quỹ.
Phát triển công nghệ cây bông, tập trung vào các khâu như công nghệ trồng trọt mới, khuyến
nông, hỗ trợ sản phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hoá việc tỉa hột bông và ép bông.
Đầu tư xây dựng, hiện đại hoá, và mở rộng hệ thống kho tàng bến bãi, xây dựng mạng lưới
kho lạnh cho các sản phẩm nông nghiệp.
Triển khai chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tập trung vào công nghệ sau thu
hoạch.
Tập trung phát triển mạng lưới tiếp thị trong nước cũng như quốc tế.
Triển khai kế hoạch thí điểm về bảo hiểm giống cây trồng, hỗ trợ các rủi ro liên quan đến sản
xuất giống.
Thành lập ngân hàng giống, giữ trong kho đệm để đáp ứng nhu cầu trong trường hợp hạn
hán, lũ lụt hoặc thiên tai khác.
1.5.5. Đa dạng hoá cây trồng ở Trung Quốc
Những năm gần đây, cơ cấu sản xuất và tiêu thụ nông sản của Trung Quốc tồn tại những
bất hợp lý. Nông sản không đáp ứng nhu cầu về chất lượng, tỉ lệ chế biến chưa cao, khó tiêu thụ,
ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá và thu nhập của nông dân.
Để giải quyết những tồn tại trên và gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, chính phủ Trung
Quốc đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trong đó đa
dạng hoá cây trồng chiếm vị trí quan trọng. So với lần chuyển đổi cơ cấu trước thập kỷ 80, chuyển
đổi cơ cấu lần này được coi là "lần chuyển đổi sâu rộng và có tính chiến lược quan trọng".
Bảng 1.2: So sánh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thập kỷ 80-90 và hiện nay
Chuyển dịch cơ cấu những năm 80-90 Chuyển dịch cơ cấu hiện nay
Mục
tiêu
Nâng cao sản lượng nông sản, đáp ứng
đủ nhu cầu lương thực trong nước.
Nâng cao sức cạnh tranh của
nông sản trên thị trường, nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Chủ thể Chính phủ Nông dân
Nội
dung
Điều chỉnh tỉ trọng các cây trồng chính Điều chỉnh tổng thể nền nông
nghiệp, bao gồm nâng cao chất
lượng giống, chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp và chuyển
dịch cơ cấu ngành nghề nông
thôn.
Biện
pháp
Tăng, giảm diện tích đối với các loại
cây trồng.
- Quy hoạch vùng cây chuyên
canh, phát huy ưu thế vùng nông
nghiệp.
- Tăng cường khoa học kỹ thuật
- Tăng cường công tác thị
trường và thông tin thị trường.
Xu hướng đa dạng hoá
Năm 2000, diện tích gieo trồng của Trung Quốc là 157 triệu ha. Trong đó, diện tích trồng cây
lương thực là 113 triệu ha, cây thương phẩm 37 triệu ha và các cây trồng khác là 7 triệu ha. Để nâng
cao hiệu quả ngành trồng trọt, Trung Quốc tập trung chuyển từ cơ cấu hai loại cây trồng chính là
cây lương thực và cây thương phẩm sang cơ cấu ba loại cây trồng : cây lương thực, thương phẩm và
nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu trong ngành trồng trọt Trung
Quốc là giảm dần tỉ trọng cây lương thực, mở rộng diện tích trồng cây thương phẩm, cây ăn quả...
làm nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc, chuyển dần ưu thế
ngành trồng trọt sang cung cấp nguyên liệu cho chế biến và chăn nuôi.
Bảng 1.3: Cơ cấu diện tích một số cây trồng chủ yếu của Trung Quốc
Đơn vị : %
Năm 1990 1995 1998 2000
Lương thực 76,5 73,4 73,1 72,4
Bông 3,8 3,6 2,9 2,4
Cây lấy dầu 7,3 8,7 8,3 8,9
Đường 1,1 1,2 1,3 1,1
Rau 4,3 7,1 7,9 8,5
Nguồn : www.agro.gov.vn
1.5.6. Đa dạng hoá cây trồng ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, lúa là cây lương thực chủ đạo được trồng khắp cả nước. Diện tích đất đồng
bằng ở Nhật Bản rất hạn hẹp. Tỉ lệ đất nông nghiệp chiếm khoảng 14% tổng diện tích đất cả nước,
diện tích đất canh tác trung bình của mỗi hộ gia đình chỉ khoảng 1,6 ha.
Quá trình đa dạng hoá cây trồng
Gạo là lương thực cơ bản của người dân Nhật Bản, có đủ gạo ăn là mục tiêu chính trong những
năm đầu sau thế chiến II. Từ giữa thập kỷ 60, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ dẫn đến thay đổi trong
lối sống và làm nhu cầu tiêu thụ gạo giảm xuống. Năm 1960 mức tiêu thụ gạo trung bình từ 115
kg/người giảm xuống còn 66,7 kg/người vào năm 1997. Sản xuất lúa gạo, lúa mì, các loại đậu, tằm
giảm, trong khi sản xuất các loại rau, quả, hoa và chăn nuôi tăng đáng kể.
Bảng 1.4: Tỉ trọng một số ngành trong tổng giá trị nông nghiệp, 1960-1997
Đơn vị : %
Năm Gạo
Lúa
mì Đậu
Cây lấy
rễ thân, củ Rau Quả Hoa
Nuôi
tằm
Chăn
nuôi
1960 47,4 5,5 2,5 3,0 9,1 6,0 0,5 3,0 15,2
1980 38,3 0,6 0,8 1,4 16,2 7,1 0,9 1,6 25,9
1990 30,1 1,1 0,8 2,3 21,9 8,5 3,8 0,2 25,2
1997 28,1 1,1 0,8 2,1 22,9 8,6 4,5 0,0 26,2
Nguồn : www.agro.gov.vn
Thu nhập hàng năm tăng nhanh nên nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhật Bản ngày càng trở
nên đa dạng, tiêu thụ nhiều các loại rau quả và nhiều hàng hoá chất lượng cao hơn so với mặt hàng
lương thực. Do đó, Chính phủ Nhật Bản phải đẩy nhanh quá trình đa dạng hoá để đáp ứng sự thay
đổi về nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, Nhật Bản thực hiện chiến lược đa dạng hoá cây trồng nhằm
thực hiện tính đa năng của nông nghiệp, góp phần vào việc bảo tồn hệ thống nông nghiệp, môi
trường sinh thái.
1.5.6.2. Chính sách và chiến lược đa dạng hoá cây trồng
Để đạt được mục tiêu trên Nhật Bản đã áp dụng một hệ thống các chính sách về lương thực,
nông nghiệp và nông thôn tập trung vào 4 trọng tâm là:
Đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định.
Hoàn thành các vai trò đa năng của nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển khu vực nông thôn
1.5.7. Kết luận
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển thành công về sản xuất nông nghiệp, và tăng
trưởng về mức sống, nhiều nước châu Á đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hoá
sản xuất, cố gắng phát huy lợi thế so sánh, chấp nhận nhập khẩu nguyên liệu và các mặt hàng sản
xuất không có lợi thế để tập trung sản xuất thật hiệu quả một số mặt hàng xuất khẩu có khả năng
cạnh tranh với khối lượng lớn. Xu thế chung là:
Chuyển từ sản xuất lúa sang trồng rau màu và cây ăn quả.
Chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp lâu năm.
Chuyển từ độc canh lúa sang luân canh màu trên nền lúa.
Chuyển từ trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản.
Chuyển từ trồng cây lâu năm như cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm sang trồng xen canh
giữa cây ngắn ngày và cây lâu năm.
Chuyển từ cây trồng có giá trị thấp và bị giảm giá trên thị trường sang cây trồng có giá trị cao
và ổn định về thương mại.
Tập trung vào chế biến sâu như các sản phẩm đóng hộp, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su,
sản xuất các sản phẩm từ gỗ tận thu…
Phát triển chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi.
Để đáp ứng các xu thế phát triển này, mỗi nước đều đưa ra các chính sách của mình để tạo điều
kiện cho nông dân chuyển đổi sản xuất, như chính sách đầu tư cho khoa học công nghệ, phát triển
chế biến bảo quản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp thị và phát triển thị trường, các chính sách vĩ
mô khác như tín dụng, các hình thức tổ chức sản xuất kết hợp tiếp thị… Mặc dù mức độ thành công
của mỗi nước khác nhau, song những bước đi của họ đều có thể là bài học đáng tham khảo cho Việt
Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hoá cây
trồng.
Chương 2
QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN QUA
2. 1. Khái quát về tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Đồng Nai có diện tích tương đối lớn 5894,7 km2, chiếm 1,78 % diện tích tự nhiên cả nước
(xếp thứ 22) và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Dân số của tỉnh năm 2005 là
2.214.380 người, trong đó có 1.095.897 nam và 1.118.483 nữ. Lao động xã hội có việc làm là
1.124.678 người (2005).
Sau ngày giải phóng (30-4-1975), Đồng Nai vẫn là một tỉnh nông nghiệp với tỉ trọng nông
nghiệp chiếm trên 65% GDP. Đến nay, Đồng Nai từng bước trở thành một tỉnh công nghiệp
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những địa phương tạo được sự thu hút lớn đối
với các nhà đầu tư nước ngoài, có tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 13%, cao hơn tốc độ
trung bình của cả nước.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai đã tận dụng được những lợi thế so
sánh của vùng và của tỉnh trong công cuộc đổi mới. Trong năm 2006, kinh tế Đồng Nai tiếp tục tăng
trưởng ổn định, công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 đạt 14,3%.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 tăng 21,04% so với năm 2005; chiếm 57,4% trong cơ
cấu GDP toàn tỉnh.
Ngành nông nghiệp năm 2006 tăng trưởng 5,5% so với năm 2005, chiếm 13,7% trong cơ cấu
GDP toàn tỉnh.
Ngành dịch vụ năm 2006 tăng trưởng 22,4% so với năm 2005, chiếm 28,9% trong cơ cấu
trong GDP toàn tỉnh.
GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2005 đạt 16 triệu đồng/năm (tương đương
1.100 USD).
Chỉ số HDI ngày càng tăng, năm 2005 đạt 0,774.
Chênh lệch giàu nghèo và tỉ lệ dân số dưới ngưỡng nghèo ngày càng giảm. Năm 2000, nhóm
20% giàu nhất và 20% nghèo nhất chênh lệch nhau 9,5 lần; năm 2003 còn 5,4 lần; đến năm 2005
còn 5,1 lần.
Số hộ đã có điện sử dụng trên địa bàn tỉnh năm 2006 đạt 96% tổng số hộ, số hộ sử dụng nước
sạch chiếm 90%.
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính : Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Vĩnh
Cửu, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Trảng Bom, Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm
Mỹ.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính năm 2006
Nguồn : Niên giám thống kê - Cục Thống kê Đồng Nai
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng
Nai
2. 2. 1. Vị trí địa lí
Tọa độ địa lí của tỉnh là 10030’B - 11034’B; 106045’Đ - 107035’Đ, phía đông giáp tỉnh Bình
Thuận, đông bắc giáp Lâm Đồng, tây bắc giáp Bình Phước, tây giáp._.năm 2005
Giá trị (tỉ đồng) Cơ cấu (%)
Tổng giá trị ngành trồng trọt 3.837,354 100
Cây lương thực 948,980 24,7
Cây thực phẩm 407,352 10,7
Cây công nghiệp hàng năm 164,280 4,3
Cây công nghiệp lâu năm 1.203,515 31,4
Cây ăn quả 1.082,614 28,2
Nguồn : Niên giám thống kê - Cục Thống kê Đồng Nai
Tuy nhiên, thực tế năm 2005 tỉ trọng cây lương thực vẩn chiếm đến 24,7% trong cơ cấu cây
trồng. Cây công nghiệp hàng năm lại giảm rất mạnh, chỉ còn 4,3%. Cây công nghiệp lâu năm và
cây ăn quả tăng nhanh hơn so với dự kiến nhiều lần, hiện đã vượt qua chỉ tiêu đề ra cho năm 2010.
Như vậy quy hoạch đề ra đã không xét đến trường hợp tỉ trọng các cây công nghiệp hàng năm giảm
quá nhanh, còn cây lương thực, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lại gia tăng nhanh và giữ vai
trò ổn định trong cơ cấu.
Trong tương lai, một số cây trồng sẽ được chú trọng phát triển đến năm 2010 là :
+ Lúa : định hướng trong thời gian tới ổn định tại các vùng có thể đầu tư các công trình thủy
lợi để thâm canh tăng vụ. Quy mô diện tích khoảng 60.000 ha thuộc các huyện Xuân Lộc, Nhơn
Trạch, Long Thành, Tân Phú, Định Quán, sản lượng đạt khoảng 300.000 tấn.
+ Ngô : tiếp tục quá trình đầu tư định hình các vùng chuyên canh trồng ngô trên các địa bàn
huyện Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Thống Nhất … Tổ chức các mô hình sản xuất thích hợp
như luân canh, ven canh, gối vụ, với các loại cây trồng hàng năm khác như đậu nành, thuốc lá,
bông vải và đậu các loại, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa một vụ năng suất thấp sang trồng
ngô . Phát triển diện tích gieo trồng đến 2010 là 70.000 ha, sản lượng 385.000 tấn.
+ Rau an toàn : trồng tập trung ở ven thành phố Biên Hòa và các vùng chủ động nước tưới.
Duy trì diện tích hiện có và mở rộng diện tích trên đất lúa 1 vụ với quy mô 2.500 ha, gieo trồng 3-4
vụ trong năm với sản lượng 25.000 – 35.000 tấn.
+ Cao su : chú trọng phát triển các vườn cao su tập trung ở vùng Xuân Lộc, Long Thành,
Thống Nhất.
+ Cà phê : hình thành vùng chuyên canh cà phê với diện tích 23.000 ha trên vùng đất có tiềm
năng đem lại hiệu quả kinh tế cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn.
+ Điều : nâng diện tích lên 35.000 ha tập trung ở các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Định
Quán, năng suất 150 tạ/ha, sản lượng 52.500 tấn.
+ Tiêu : ổn định quy mô 7.000 – 8.000 ha, tập trung ở các huyện Long Khánh, Thống Nhất,
Long Thành, sản lượng đạt 12.000 – 13.000 tấn.
+ Cây ăn quả : phát triển các loại cây chính có sản lượng lớn phục vụ cho cây công nghiệp
chế biến tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. dứa, cam, chanh, bưởi, xoài, sầu riêng … tại các
huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Tân Phú, Long Thành, Định Quán … Ổn định quy mô 45.000 –
Các cây khác 30,613 0,8
55.000 tấn, khuyến khích xây dựng mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái dọc sông
Đồng Nai để phát triển bền vững, đạt giá trị cao hơn.
Bảng 3.8. Dự kiến tốc độ gia tăng diện tích các cây trồng chính năm 2010
Cây trồng
Diện tích
(ha)
Tốc độ gia tăng bình quân (%)
2001 - 2005 2006 - 2010
- Cây hàng năm
+ Lúa
+ Ngô
+ Khoai mì
+ Rau đậu các loại
+ Mía
+ Các cây khác
- Cây lâu năm
+ Cà phê
+ Tiêu
+ Cao su
+ Điều
+ Cây ăn quả
+ Các cây khác
199.610
70.000
60.000
19.000
14.500
9.500
26.610
151.490
18.000
8.300
36.000
35.000
53.250
940
-1,29 -0,01
-1,71 -2,35
- 0,69 -1,48
-0,1 1,51
2,63 2,77
-7,86 0,8
-6,17 0,0
3,53 5,6
-9,38 -1,98
25,08 14,35
0,4 2,6
7,14 5,09
12,98 10,12
4,1 2,3
Nguồn : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai
Nhìn chung, trong giai đoạn tới diện tích của các cây hàng năm đều giảm, chỉ có rau - đậu và
cây mía là tăng, trong đó nhóm cây rau - đậu tăng nhanh nhất do nhu cầu của thị trường. Nhóm cây
lâu năm ổn định hơn vì đây là thế mạnh của tỉnh để phục vụ thị trường tại chỗ và xuất khẩu. Các
cây có diện tích tăng ổn định là cây ăn quả, tiêu, điều, cà phê, cao su …
Ngành lâm nghiệp
Trong tương lai cần triển khai nhanh chương trình trồng rừng theo quy hoạch hàng năm gắn
với giao đất, giao rừng ổn định cho nông dân nhằm tăng cường quản lí, bảo vệ, chăm sóc rừng và
hỗ trợ việc làm cho lao động trong nông nghiệp.
Mục tiêu đặt ra là tập trung bảo vệ vững chắc vốn rừng hiện có (153.586 ha) bao gồm rừng tự
nhiên và rừng trồng thêm (28.415 ha) để phấn đấu đến năm 2010 có 182.000 ha rừng tự nhiên, độ
che phủ đạt trên 40%.
Đầu tư trồng rừng 35.115 ha, bao gồm trồng mới 28.115 ha và trồng bổ sung cây gỗ lớn bản
địa vào rừng tự nhiên nghèo kiệt là 7.000 ha. Đẩy mạnh phong trào trồng cây phân tán trong nhân
dân đạt 4.000.000 cây gỗ lớn vào năm 2010, bình quân mỗi năm trồng mới 800.000 cây.
Ngành chăn nuôi
Chăn nuôi phát triển mạnh và mở rộng quy mô sản xuất các loại vật nuôi sau :
+ Bò sữa : phát triển chăn nuôi bò sữa ở các vùng có điều kiện (Long Thành, Thống Nhất,
Xuân Lộc) với quy mô khoảng 3000 con. Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tập trung sản xuất
giống, nghiên cứu cải tiến chế độ nuôi dưỡng chăm sóc.
+ Bò thịt : duy trì tốc độ phát triển hàng năm 4-5%/năm, tập trung ở các vùng Xuân Lộc, Long
Thành, định hình quy mô 90.000 con. Tập trung đẩy mạnh chương trình cải tạo giống bò thịt trên
cơ sở đàn bò của địa phương. Sử dụng bò cái có lai sin phối với giống bò thịt cao sản để tạo ra con
lai có khả năng tăng trọng nhanh và có tỉ lệ thịt cao.
+ Gà thả vườn : duy trì tốc độ phát triển hàng năm 8-10%, đạt quy mô 10 triệu con. Khuyến
khích đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gà theo quy mô trang trại ở những xã có diện tích
trồng cây lâu năm và diện tích vườn đồi tập trung. Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi gả thả
quy mô nhỏ trong các nông hộ.
+ Thú ăn cỏ (dê, thỏ) : đầu tư, khuyến khích các mô hình chăn nuôi trang trại hộ gia đình ở
những vùng thuộc huyện Tân Phú, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ.
Ngành nuôi trồng thủy hải sản
Tăng cường phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên diện tích mặt nước có khả năng khai thác
thủy hải sản (30.000 ha) bằng cách chuyển đổi phương thức nuôi trồng quảng canh thô sơ bằng
phương pháp thâm canh.
Phát triển nhanh diện tích nuôi tôm nước lợ và nuôi cá nước ngọt ở sông, các hồ chứa, khuyến
khích phát triển nghề nuôi cá trong nhân dân gắn với các dự án đầu tư theo chương trình 773 và
các dự án đầu tư chiều sâu cho các vùng kinh tế thủy sản của tỉnh.
Định hướng đến 2010 :
Tổng lượng thủy sản 31.000 tấn
Trong đó.
+ Nuôi thủy sản 28.560 tấn
- Nước ngọt 26.163 tấn
- Nước lợ 2.397 tấn
+ Khai thác thủy sản 2.440 tấn
- Nước ngọt 2.080 tấn
- Nước lợ 360 tấn
+ Giá trị sản xuất 519.581 triệu đồng
- Nuôi 447.442 triệu đồng
- Khai thác 20.583 triệu đồng
- Dịch vụ 21.556 triệu đồng
Giai đoạn 2006 – 2010 phấn đấu sản lượng nuôi trồng và khai thác tăng bình quân là 4,91%;
đạt mức giá trị sản xuất thủy sản tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 7%. Diện tích và
sản lượng của ngành phải không ngừng nâng cao để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường ngày càng
gia tăng về các mặt hàng thủy hải sản có chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao.
Nhìn tổng quát những năm qua nông nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả
về quy mô diện tích các cây trồng lợi thế và cả về giá trị sản phẩm. Định hướng chung đến năm
2010 vẫn là tiếp tục giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. Tuy vậy, ngành
chăn nuôi của tỉnh vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Cơ cấu chăn nuôi chưa hợp lí, còn đơn
điệu, nặng về chăn nuôi gia súc mà chưa chú trọng tới việc đa dạng hóa sản phẩm. Với những dự
kiến về kinh tế như trên tỉnh Đồng Nai sẽ có bước phát triển mới trong nông nghiệp nói riêng và
kinh tế nói chung.
3.3. Một số giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Đồng Nai đến 2010
3.3.1. Áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất
nông nghiệp của tỉnh
Áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp là giải pháp
hết sức quan trọng để tăng năng suất, hiệu quả của cây trồng, vật nuôi. Thực hiện áp dụng khoa
học kĩ thuật và công nghệ sinh học vào nông nghiệp là tiến hành thử nghiệm và khai thác các giống
mới, cơ giới hóa, đầu tư kĩ thuật mới trong canh tác cây trồng vật nuôi.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chỉ có hiệu quả cao khi nó gắn với những thành tựu khoa học
kĩ thuật là thành tựu về giống và cây trồng. Việc ứng dụng các giống mới như kĩ thuật ghép cành
đối với một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao như chôm chôm, sầu riêng.
Tăng cường công tác chuyển giao kĩ thuật thâm canh tiên tiến trong trồng trọt và chăn nuôi, tổ
chức bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lí, phù hợp với địa phương nhằm phát huy tối đa kết quả
quá trình ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất.
Trong ngành trồng trọt cần chú ý áp dụng công nghệ sinh học, chú trọng những kĩ thuật canh
tác mới, đẩy mạnh và phát triển công nghiệp chế biến. Hiện nay, Đồng Nai nói riêng và cả nước
nói chung còn xuất khẩu chủ yếu là các nông phẩm nguyên liệu hoặc chỉ mới qua sơ chế. Điều đó
làm mất giá trị hàng hóa nông phẩm rất nhiều. Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho tỉnh là áp dụng công
nghệ sinh học vào công nghiệp chế biến nông phẩm. Cần đầu tư phát triển công nghiệp chế biến
thức ăn gia súc, chế biến hạt điều xuất khẩu, chế biến mủ cao su, các nhà máy sấy, ép nước trái cây
từ các loại cây ăn trái phong phú của tỉnh. Ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ sinh học vào
sản xuất.
Tăng cường công tác chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về giống, kĩ thuật
canh tác, chế độ sử dụng phân bón… vào sản xuất làm cho người sản xuất chuyển được nhận thức
về tầm quan trọng của đầu tư thâm canh và chế độ sử dụng phân bón, tránh sự lãng phí trong đầu
tư, vừa nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm vừa nhằm tăng độ phì nhiêu của
đất đai.
Ổn định diện tích hiện có đối với sản phẩm ngắn ngày, thay thế diện tích cây trồng già cỗi và
kém hiệu quả bằng những giống đã qua chọn lọc nhập nội có hiệu quả. Tuyển chọn giống tốt đưa
vào sản xuất đại trà, phát hiện lựa chọn những cây đầu dòng ưu tú hiện có để thâm canh, nhân
giống bằng phương pháp vô tính phục vụ cho trồng mới và cải tạo vườn tạp.
Tiếp tục thử nghiệm chọn ra giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, đồng thời đẩy mạnh
công tác khuyến nông bằng cách phối hợp có hiệu quả với các Hội, Đoàn thể nhằm tăng cường đầu
tư thâm canh tăng năng suất.
Đối với ngành chăn nuôi, giống là khâu then chốt và rất quan trọng. Vì vậy tỉnh cần nghiên
cứu các loại giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh. Tăng cường kết hợp với các doanh
nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể để phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc nghiên
cứu ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất.
Triển khai thực hiện các dự án phát triển công nghệ giống. heo, bò, gia cầm năng suất cao.
Phát triển các giống bò sữa F1, F2, tinh bò sind, heo ngoại có tỉ lệ nạc cao, tăng tỉ trọng các giống
gà siêu trứng, siêu thịt.
Chăn nuôi gia súc đang chiếm tỉ trọng rất lớn trong ngành chăn nuôi của tỉnh. Năm 2004 giá
trị sản xuất của chăn nuôi gia súc chiếm 78,7% trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.
Cần nghiên cứu đầu tư giống trâu, bò, heo có năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn. Bò sữa cũng là
thế mạnh của tỉnh, trong thời gian tới cần đầu tư nuôi bò sữa theo mô hình trang trại có quy mô
lớn, quan tâm đến kĩ thuật chăn nuôi, kĩ thuật vắt và chế biến sữa bò, thú y…
Ứng dụng khoa học kĩ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn là việc chú trọng vào
khâu bảo quản sản phẩm sơ chế phục vụ trong nước và xuất khẩu. Cần tuyên truyền trong nhân dân
các kĩ thuật bảo quản nông phẩm cơ bản để giữ nông phẩm luôn có chất lượng tốt, phục vụ sản
xuất trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
3.3.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất và quản lí
Đây là khâu khá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Có tổ
chức sản xuất và quản lí tốt thì mới tạo ra sự đồng bộ trong quá trình chuyển dịch.
Kể từ sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị, hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự
chủ nhằm khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển tự chủ, bình đẳng để mở rộng quy mô sản
xuất. Khuyến khích các hộ nông dân hình thành các Hội, Hiệp hội theo nghề, theo sản phẩm để hỗ
trợ nhau về vốn, kĩ thuật canh tác và vốn đầu ra cho sản phẩm.
Bên cạnh việc tổ chức sản xuất, quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành đòi hỏi có sự phối
hợp không chỉ về ý chí mà quan trọng hơn là hành động của các ban ngành các cấp trong tỉnh. Bởi
vì trong cơ chế thị trường, với quyền tự chủ thực sự của mình, người nông dân khó tránh khỏi việc
chạy theo biến động giá cả thị trường mà tự điều chỉnh cơ chế sản xuất, đôi khi dẫn đến sai lầm,
không hiệu quả. khi có giá thì ào ạt trồng một cách vô tội vạ, làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường,
khi giá giảm thì đổ xô chặt đi trồng cây khác có giá hơn. Điều này tạo ra sự hỗn loạn trong cơ cấu
nông nghiệp và thiệt hại cho chính người nông dân. Vấn đề đặt ra là cần phải quản lí vĩ mô, quản lí
bằng cơ chế, kế hoạch, quy hoạch để định hướng sản phẩm. Bằng hệ thống chính sách kinh tế linh
hoạt để điều tiết, hướng dẫn người nông dân hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cách
giúp đỡ họ tạo môi trường đầu tư và không gian kinh tế thuận lợi để người nông dân yên tâm đầu
tư sản xuất chuyển đổi cơ cấu phù hợp.
Vấn đề đặt ra của tỉnh là phải có một cơ quan quản lí sản xuất đồng bộ và quản lí ở cấp vĩ mô
để đảm bảo sản xuất theo hướng chuyển dịch hợp lí và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Có như vậy
quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mới diễn ra nhanh và phù hợp.
3.3.3. Tăng cường kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mức
độ xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng. Tỉnh cần :
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống cầu và các trục đường chính, nâng cấp và mở rộng có lựa chọn
đường nông thôn, các điểm tập trung dân cư theo tiêu chuẩn cấp 3. Hệ thống đường liên huyện xã
phải đạt tiêu chuẩn cấp 4 mặt nhựa. Hiện nay việc đi lại của các xã trong huyện còn có nhiều khó
khăn. Đường nông thôn do nông dân đóng góp nhưng ở các vùng sâu vùng xa, nhà nước cần tập
trung hỗ trợ.
- Xây dựng hệ thống cung cấp điện cho từng hộ dân trong tỉnh, đảm bảo điện sản xuất và điện
sinh hoạt. Đây là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sản xuất phát triển và thúc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Hệ thống điện đảm bảo đầy đủ sẽ giúp cho hệ thống công
nghiệp và dịch vụ nông thôn có tiền đề để phát triển và do đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển.
- Thủy lợi là yếu tố quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Đây là một yếu tố không thể
thiếu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Đồng Nai. Khi giải quyết được vấn đề này sẽ
tạo điều kiện áp dụng giống mới có năng suất cao, một điều kiện cơ bản cho việc chuyển dịch cơ
cấu công tác vật nuôi. Tỉnh đã dự kiến có 228 km để đến năm 2010 hoàn thành 400 km kênh
mương được kiên cố hóa và đầu tư mới nhiều công trình thủy lợi như hồ Lộc An ở Long Thành, hồ
Cầu Mới.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn là nhân tố quan trọng góp phần hình thành các trung
tâm, các điểm giao lưu kinh tế, mở rộng trao đổi buôn bán giữa các vùng trong tỉnh, trong nước,
giữa công nghiệp với nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
3.3.4. Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt luật đất đai
Tỉnh cần khẩn trương thực hiện giao đất và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lâu dài cho nông
dân theo luật định với đầy đủ các quyền. Có như vậy người dân mới an tâm sản xuất, chú tâm vào
đầu tư, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đối với những vùng còn hoang hóa, cần khuyến khích người dân đầu tư khai hoang sản xuất.
Trong thời gian đầu tư ban đầu có thể miễn giảm thuế nông nghiệp cho nông dân.
Cần nghiên cứu bãi bỏ thuế sử dụng đất trong tương lai và thay vào đó là thuế chuyển nhượng.
Hiện nay thuế sử dụng đất còn cao, còn nhiều bất cập gây khó khăn cho người dân.
3.3.5. Đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư là giải pháp thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình diễn ra lâu dài và còn nhiều khó khăn,
cần sự tham gia của toàn thể nông dân. Vấn đề đặt ra là còn một bộ phận người nông dân có nhiều
khó khăn về điều kiện sản xuất (điều kiện tự nhiên) và trình độ hiểu biết (về khoa học kĩ thuật công
nghệ, về thị trường) còn kém. Để giải quyết vấn đề này, công tác khuyến nông- lâm- ngư cần được
chú trọng.
Công tác khuyến nông cần tập trung vào việc tuyên truyền giống mới, các quy trình kĩ thuật
nuôi trồng các loại cây, con mới, xây dựng các mô hình thí điểm, các câu lạc bộ năng suất cao.
Đẩy mạnh công tác khuyến ngư phải đổi mới phương thức hoạt động, chú trọng các lớp tập
huấn, xây dựng mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao để nông dân tham gia học tập.
Ngoài việc chuyển giao kĩ thuật nuôi, khai thác dịch vụ, hậu cần nghề cá, cơ quan thực hiện
nhiệm vụ khuyến ngư phải phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, cơ quan trong và ngoài nước
chuyển tải những kết quả nghiên cứu, những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất đã được tổng kết kịp
thời để người dân áp dụng.
Các trung tâm khuyến nông cần mở rộng quan hệ liên kết với các trường đại học, các trung
tâm nghiên cứu ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, biến đổi
được cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhờ đó mà thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành sản
xuất nông nghiệp của tỉnh.
Mở lớp đào tạo kiến thức quản lí cho cán bộ khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức kĩ thuật cho
chủ hộ sản xuất gia đình, chủ trang trại. Cần phổ biến những kiến thức cơ bản về kĩ thuật trồng trọt
những giống cây phổ biến trong tỉnh, kĩ thuật chăn nuôi các loại gia súc, các loại thủy sản, kĩ thuật
nhận biết các loại đất, chế độ phân bón.
3.3.6. Thực hiện các loại chính sách, tài chính, tín dụng theo hướng ưu tiên hỗ trợ cho
quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh
Theo nghị quyết 10, hộ nông dân được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp làm biến
đổi cơ cấu các ngành sản xuất nông nghiệp. Việc các hộ nông dân muốn thay đổi về quy mô hay
công nghệ sản xuất đều cần phải có vốn đầu tư. Với những hộ có vốn thì đó là điều kiện thuận lợi
nhưng với những hộ không có vốn thì vấn đề đặt ra là cần :
- Cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Cho nông dân vay vốn theo chương trình mục tiêu, không cho vay tràn lan. Các thủ tục cho vay
cần được đơn giản hóa cho gọn nhẹ, cấp sổ tín dụng thay cho nhiều lần làm thủ tục.
- Vốn ngân sách nhà nước cần tập trung để xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo
môi trưồng giao lưu hàng hóa, phát triển dịch vụ làm cơ sở để ngưởi nông dân tìm tòi và khai thác
nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế. Vốn ngân sách cần tập trung cho những chương trình ưu
tiên, vùng ưu tiên, sản phẩm ưu tiên. Cần có chính sách cụ thể miễn giảm thuế sử dụng đất trong
thời gian đầu để thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tùy từng loại cây trồng mà định thời gian miễn
giảm thuế khác nhau.
Sản phẩm hình thành cần có đầu ra. Tuy nhiên hiện nay thuế lưu thông hàng hóa chế biến còn
nhiều bất cập. Vấn đề đặt ra là cần có chính sách phù hợp có thể miễn giảm thuế chế biến, lưu
thông, xuất khẩu hàng hóa.
3.3.7. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm làm ra để bán. Do đó giải quyết được khâu thị trường,
đầu ra cho sản phẩm là một vấn đề cực kì quan trọng.
Tỉnh cần hình thành được hệ thống thị trường mang tính quốc gia, đảm bảo tính cố định của
thị trường, chống các hiện tượng tranh mua tranh bán, tránh hiện tượng phá giá, kìm giá làm ảnh
hưởng đến lợi ích của người nông dân và của đất nước.
Xây dựng tổ chức và đầu tư thích đáng cho công tác thị trường, bao gồm cả thị trường trong
và ngoài nước. Mở rộng các thông tin kinh tế thị trường.
Nâng cao sức mua sản phẩm của dân cư bằng cách hướng dẫn giúp đỡ nông dân đầu tư và đẩy
mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, đẩy mạnh sức tiêu thụ hàng hóa.
Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp là vấn đề
quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp một cách nhanh chóng. Muốn
tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế thì cần.
- Từng bước hình thành cơ cấu xuất khẩu hợp lí, chú ý khai thác lợi thế so sánh của từng vùng,
từng địa phương trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất, phát triển tổng hợp.
- Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt là
công nghệ tiên tiến trong chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu cao
của thị trường quốc tế.
- Có chính sách khuyến khích mạnh ở tầm vĩ mô như chính sách thuế xuất nhập khẩu, hàng
rào thuế quan, bảo trợ sản phẩm xuất khẩu.
3.3.8. Thực hiện các loại chính sách, tài chính, tín dụng theo hướng ưu tiên hỗ trợ cho
quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh
Tổ chức mạng lưới đào tạo khuyến khích tư nhân, các tổ chức kinh tế xã hội, mở trường dạy
nghề. Xây dựng, kiện toàn đội ngũ công chức nhà nước có năng lực trình độ.
Đối với mỗi địa phương cần bố trí chuyên viên theo dõi công tác bảo vệ và phát triển cây
trồng vật nuôi để phối hợp với các trung tâm khuyến nông – lâm – ngư tổ chức công tác nông
nghiệp ở địa phương.
Nâng cao năng lực cán bộ ngành nông nghiệp, bố trí cán bộ khoa học kĩ thuật tham gia các lớp
bồi dưỡng của Bộ nông nghiệp, Sở nông nghiệp, tổ chức đào tạo Sau đại học đối với những cán bộ
có năng lực.
Tổ chức tham quan học tập các đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tiếp thu kinh
nghiệm nhằm đưa nền nông nghiệp của tỉnh tiến lên bước phát triển mới xứng đáng với tiềm năng
của tỉnh.
3.3.9. Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa, quán triệt nhất quán và lâu dài chính
sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Tăng cường mô hình kinh tế trang trại, thúc đẩy nhanh vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng
chuyên canh. Đầu tư chuyển giao kĩ thuật mới và sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm. Có chính sách hỗ trợ đầu vào cho các trang trại sử dụng giống cây, con mới có chất lượng.
Tăng cường công tác kĩ thuật như khuyến nông, bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y cho các trang trại.
Kinh tế trang trại là mô hình kinh tế tiên tiến hiện đại. Nếu thực hiện và quản lí tốt sẽ mang lại
bước tiến mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Tăng cường vai
trò của kinh tế nhà nước trong nông nghiệp.
KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện, luận văn đã đạt được những kết quả.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lí luận cơ bản về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
nói riêng, ý nghĩa của vấn đề này trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Tiếp theo là tìm hiểu
và đánh giá sơ bộ về quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam những năm gần đây. Từ
đó xác định được cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai, cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và hiện trạng cơ
cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ về nhiều mặt.
- Nghiên cứu những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp của tỉnh Đồng Nai, đánh giá vai trò của chúng. Phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, thấy được Đồng Nai có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đàn heo, đàn bò và các
loại thủy hải sản như cá, tôm… đển tận dụng tối đa tiềm năng của tỉnh. Đánh giá những kết quả,
thành tựu đã đạt được và cả những hạn chế còn tồn tại.
- Dựa trên thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đường lối lãnh đạo của các cấp, các ban
ngành cơ sở để đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu xác lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của tỉnh từ nay cho đến năm 2010, nhằm giúp quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đạt thành
công, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Buøi Huy Ñaùp, Nguyeãn Ñieàn (1998), Noâng nghieäp Vieät Nam böôùc vaøo theá kæ 21, NXB
Chính trò quoác gia
2. Ngoâ Ñình Giao (2002), Chuyeån dòch cô caáu kinh teá theo höôùng CNH - HÑH neàn kinh teá
quoác daân, NXB Chính trò quoác gia
3. Phaïm Xuaân Haäu, Phaïm Thò Xuaân Thoï (2000), Ñòa lyù kinh teá xaõ hoäi ñaïi cöông, Tröôøng
Ñaïi hoïc Sö phaïm TP. HCM2. Ñaëng Vaên Phan (2003), Ñòa lyù kinh teá – xaõ hoäi Vieät Nam
4. Traàn Hoaøng Kim (2002), Toång quan quy hoaïch phaùt trieån kinh teá xaõ hoäi Vieät Nam, NXB
Chính trò quoác gia
5. Phaåm An Ninh (1999), Xu höôùng chuyeån dòch cô caáu kinh teá noâng nghieäp trong quaù trình
CNH - HÑH ôû Ñoàng Nai
6. Ñaëng Vaên Phan (2008), Toå chöùc laõnh thoå noâng nghieäp, NXB Giaùo Duïc
7. Ñaëng Vaên Phan (2003), Ñòa lyù kinh teá – xaõ hoäi Vieät Nam.
8. Ñaëng Vaên Phan, Nguyeãn Kim Hoàng (2002), Toå chöùc laõnh thoå, Tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm
TP. HCM
9. Nguyeãn Traàn Queá (2004), Chuyeån dòch cô caáu kinh teá Vieät Nam trong nhöõng naêm ñaàu theá
kæ 21, Nxb Khoa hoïc xaõ hoäi, Haø Noäi
10. Tröông Thò Minh Saâm (2002), Chuyeån dòch cô caáu kinh teá noâng nghieäp noâng thoân ngoaïi
thaønh Thaønh phoá Hoà Chí Minh, Nxb Khoa hoïc xaõ hoäi, TP. HCM
11. Nguyeãn Coâng Taïn (2002), Veà chuyeån dòch cô caáu kinh teá noâng nghieäp cuûa nöôùc ta, taïp
chí Kinh teá vaø döï baùo soá 3
12. Nguyeãn Vieát Thònh, Ñoã Thò Minh Ñöùc (2000), Giaùo trình Ñòa lyù kinh teá – xaõ hoäi Vieät
Nam, NXB Giaùo duïc
13. Toång cuïc thoáng keâ (2003)â, Kinh teá xaõ hoäi 3 naêm 2001 – 2003, Nxb Thoáng keâ, Haø Noäi
14. Toång cuïc thoáng keâ, Nieân giaùm thoáng keâ 1991 – 2004, Nxb Thoáng keâ, Haø Noäi
15. Toång cuïc thoáng keâ (2001), Tình hình kinh teá xaõ hoäi Vieät Nam 10 naêm 1991 –2000, Haø
Noäi
16. Trung taâm nghieân cöùu kinh teá mieàn Nam (1996), Döï aùn: “Quy hoaïch toång theå vuøng
phaùt trieån kinh teá troïng ñieåm phía Nam, TP. HCM
17. Vieän chieán löôïc phaùt trieån (2001), Cô sôû khoa hoïc cuûa moät soá vaán ñeà trong chieán löôïc
phaùt trieån kinh teá – xaõ hoäi Vieät Nam ñeán naêm 2010 taàm nhìn 2020, Nxb chính trò quoác gia, Haø Noäi
18. Vieän chieán löôïc phaùt trieån, Boä Keá hoaïch ñaàu tö, Vieän kinh teá TP. HCM (2004), Hoäi
thaûo: Lieân keát phaùt trieån vuøng kinh teá troïng ñieåm phía Nam
19. Vieän kinh teá hoïc, Uyû ban khoa hoïc xaõ hoäi Vieät Nam (1986), Xaây döïng cô caáu kinh teá
trong thôøi kyø quaù ñoä ôû nöôùc ta, Nxb Khoa hoïc xaõ hoäi, Haø Noäi
20. Vieän kinh teá thaønh phoá Hoà Chí Minh, Ñònh höôùng chuyeån dòch cô caáu noäi boä caùc ngaønh
kinh teá vuøng kinh teá troïng ñieåm phía Nam (2004), Traàn Du Lòch, Ñaëng Vaên Phan (chuû nhieäm ñeà
taøi), TP. HCM
21. Vieän kinh teá Thaønh phoá Hoà Chí Minh (2005), Phaân tích ñoäng thaùi taêng tröôûng kinh teá caû
nöôùc töø 1996 – 2002 vaø ñaùnh giaù khaû naêng thöïc hieän keá hoaïch 2001 – 2005
PHỤ LỤC
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010
1. Diện tích, cơ cấu các loại đất
Thứ tự Chỉ tiêu
Hiện trạng
năm 2005
Quy hoạch đến năm
2010
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 590.215 100 590.215 100
1 Đất nông nghiệp 478.555 81,08 445.662 75,51
1.1 Ðất sản xuất nông nghiệp 291.181 60,85 259.515 58,23
1.1.1 Ðất trồng cây hàng năm 104.238 35,80 89.384 34,44
1.1.1.1 Ðất trồng lúa 50.695 48,63 43.256 48,39
1.1.1.2 Ðất trồng cây hàng năm còn lại 53.543 51,37 46.128 51,61
1.1.2 Ðất trồng cây lâu năm 186.943 64,20 170.131 65,56
1.2 Ðất lâm nghiệp 179.842 37,58 177.490 39,83
1.2.1 Ðất rừng sản xuất 44.674 24,84 42.231 23,79
1.2.2 Ðất rừng phòng hộ 40.423 22,48 40.695 22,93
1.2.3 Ðất rừng đặc dụng 94.744 52,68 94.564 53,28
1.3 Ðất nuôi trồng thuỷ sản 6.970 1,46 7.903 1,77
1.4 Ðất nông nghiệp khác 563 0,12 753 0,17
2. Diện tích chuyển mục đích sử dụng
Đơn vị tính: ha
Thứ tự Loại đất Giai đoạn 2006 - 2010
1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 34.043
1.1 Ðất sản xuất nông nghiệp 30.771
1.1.1 Ðất trồng cây hàng năm 10.736
Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước 2.394
1.1.2 Ðất trồng cây lâu năm 20.035
1.2 Ðất lâm nghiệp 2.680
1.2.1 Ðất rừng sản xuất 2.143
1.2.2 Ðất rừng phòng hộ 346
1.2.3 Ðất rừng đặc dụng 191
1.3 Ðất nuôi trồng thuỷ sản 552
1.5 Ðất nông nghiệp khác 39
3. Diện tích đất phải thu hồi
Đơn vị : ha
Thứ tự Loại đất Giai đoạn 2006 - 2010
1 Đất nông nghiệp 26.503
1.1 Ðất sản xuất nông nghiệp 24.012
1.1.1 Ðất trồng cây hàng năm 8.012
Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước 1.093
1.1.2 Ðất trồng cây lâu năm 16.000
1.2 Ðất lâm nghiệp 2.016
1.2.1 Ðất rừng sản xuất 1.587
1.2.2 Ðất rừng phòng hộ 238
1.2.3 Ðất rừng đặc dụng 191
1.3 Ðất nuôi trồng thuỷ sản 439
1.4 Ðất nông nghiệp khác 36
Nguồn : Úy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI VÀ KHU VỰC
Đơn vị : tỉ đồng
2001 2004 2005
Cả nước 114.990 133.046 137.112
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 21.730 26566 28175
Đồng Nai 4.483 5.186 5.532
Bình Dương 1.684 2.014 2.130
Bà Rịa – Vũng Tàu 1.158 1.482 1.618
TP. HCM 1.531 1.577 1.578
Bình Phước 1.538 2.519 2.767
Tây Ninh 2.844 3.665 4.031
Long An 3.473 4.159 4.324
Chỉ số phát triển (năm trước = 100%)
Cả nước 102,6 104,2 103,1
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 104,2 108,7 106,1
Đồng Nai 104,1 105,0 106,7
Bình Dương 105,5 105,6 105,8
Bà Rịa – Vũng Tàu 106,4 108,0 109,2
TP. HCM 99,4 98,3 100,1
Bình Phước 108,0 115,8 109,8
Tây Ninh 109,5 109,0 110,0
Long An 100,1 105,1 104,0
Nguồn : Niên giám thống kê – Cục Thống kê Đồng Nai
MỘT SỐ NÔNG SẢN TIÊU BIỂU CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5673.pdf