Tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất lúa hàng hoá chất lượng tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên: ... Ebook Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất lúa hàng hoá chất lượng tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên
152 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất lúa hàng hoá chất lượng tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------&------
HOÀNG CÔNG MỆNH
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG
TẠI CÁNH ĐỒNG MƯỜNG THANH HUYỆN ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN
HÀ NỘI - 1/2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Hoàng Công Mệnh
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân và tập thể.
Trước hết, cho phép tôi được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Lan - Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Hệ thống nông nghiệp - Khoa nông học, Viện Sau đại học - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, UBND, Phòng nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng thống kê, Phòng Nội vụ, Trạm khuyến nông, cán bộ và nhân dân huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, đặc biệt là Trại giống lúa Thanh An - Công ty giống cây trồng tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tiến hành triển khai thí nghiệm, thực hiện luận văn của mình.
Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong cơ quan đã tận tình giúp đỡ động viên để tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó!
Hà Nội: ngày 25 tháng 01 năm 2010
Tác giả luận văn
Hoàng Công Mệnh
MỤC LỤC
Lời cam đoan cxx
Lời cảm ơn cxx
Mục lục cxx
Danh mục các chữ viết tắt cxx
Danh mục bảng cxx
Danh mục hình cxx
1.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV
Bảo vệ thực vật
BT 7
Giống lúa Bắc thơm7
CĂQ
Cây ăn quả
CCCT
Cơ cấu cây trồng
CK
Chất khô
CT
Công thức
DM
Khối lượng chất khô tích lũy
DT
Diện tích
Đất SS và MN
Đất sông suối và mặt nước
ĐVT
Đơn vị tính
Đ/c
đối chứng
ĐBSCL:
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH:
Đồng bằng sông Hồng
ĐNHH
Đẻ nhánh hữu hiệu
GTSD
Giá trị sử dụng
ha
hecta
HH
Hữu hiệu
HT 1
Giống lúa Hương thơm số 1
HTNN
Hệ thống nông nghiệp
HTX
Hợp tác xã nông nghiệp
IPM
Phòng trừ bệnh hại tổng hợp
IR.64
Giống lúa IR64
Kg
kilogam
KHKTNN
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
LAI
Chỉ số diện tích lá
NNHH
Nông nghiệp hàng hóa
NS
Năng suất
NSLT
Năng suất lý thuyết
NSTT
Năng suất thực thu
NN&PTNT:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PTNNNT
Phát triển nông nghiệp nông thôn
TDMNPB
Trung du miền núi phía Bắc
TGST
Thời gian sinh trưởng
SXCN
Sản xuất công nghiệp
SXHH
Sản xuất hàng hóa
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
XDCB
Xây dựng cơ bản
WTO
Tổ chức thương mại Thế giới
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Dự báo tình hình sản xuất lúa gạo thế giới đến năm 2030 20
2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo các châu lục trên thế giới trong những năm gần đây 24
2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2008 26
2.4. Tình hình xuất khẩu gạo một số nước trên TG những năm gần đây 27
2.5. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm gần đây 29
2.6. Phân tích SWOT ngành lúa gạo của Việt Nam 32
4.1. Diện tích các loại đất vùng cánh đồng Mường Thanh - huyện Điện Biên năm 2009 48
4.2. Thành phần hoá học đất trồng lúa vùng cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên năm 2009 51
4.3: Đặc điểm một số yếu tố khí hậu trạm Điện Biên 54
4.4. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Điện Biên và vùng cánh đồng Mường Thanh năm 2008 57
4.5a. Hiện trạng sử dụng đất vùng cánh đồng Mường Thanh 58
4.5b. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng cánh đồng Mường Thanh 59
4.5c. Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa vùng cánh đồng Mường Thanh 59
4.6. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Điện Biên 61
4.7. Diện tích, năng suất cây trồng huyện Điện Biên qua các năm 64
4.8. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội các xã vùng cánh đồng Mường Thanh 65
4.9. Tình hình sản xuất lúa vùng cánh đồng Mường Thanh 69
4.10. Hiện trạng bố trí cây trồng trên đất lúa vùng cánh đồng Mường Thanh năm 2007 71
4.11. Tỷ lệ sử dụng các loại phân bón của hộ sản xuất lúa vùng cánh đồng Mường Thanh qua các năm 72
4.12a. Mức đầu tư phân bón cho cây lúa vùng cánh đồng Mường Thanh năm 2008 73
4.12b. Mức phân khuyến cáo bón cho lúa vùng cánh đồng Mường Thanh 74
4.13. Diện tích gieo cấy các giống lúa tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên trong những năm gần đây 76
4.14. So sánh thu nhập của các giống lúa chất lượng hiện đang được gieo trồng tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên 80
4.15. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa chất lượng của hộ nông dân năm 2008 81
4.16. Cơ cấu giá thành sản xuất lúa tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên 81
4.17. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất lúa chất lượng 83
4.18a. Một số đặc điểm chất lượng phân tích các loại gạo chất lượng 84
4.18b. Một số đặc điểm về cảm quan, nấu nướng các loại gạo chất lượng 85
4.19. Tỷ lệ hộ, sản lượng lúa chất lượng được bán tại vùng cánh đồng Mường Thanh 86
4.20. Phân tích SWOT đối với sản xuất lúa hàng hóa khu vực cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên 89
4.21. Ảnh hưởng của phân kali đến sinh trưởng của giống lúa BT7 vụ xuân năm 2009 94
4.22. Ảnh hưởng của phân kali đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống lúa BT7 vụ xuân năm 2009 94
4.23. Ảnh hưởng của phân kali đến chỉ số diện tích lá của giống lúa BT7 vụ xuân năm 2009 96
4.24. Ảnh hưởng của phân kali đến khả năng tích luỹ chất khô giống BT7 vụ xuân năm 2009 97
4.25. Ảnh hưởng của phân bón kali đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa BT7 vụ xuân năm 2009 98
4.26. Kết quả phân tích chất lượng gạo ở các công thức bón phân kali giống lúa BT 7 vụ xuân 2009 101
4.27. Hoạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình thí nghiệm 102
4.28. Hiệu suất sử dụng kali của lúa BT 7 vụ xuân năm 2009 tại cánh đồng Mường Thanh (Tính chi 1 ha) 103
4.29. Dự kiến diện tích trồng các giống lúa vùng cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên đến năm 2015 105
4.30. Dự kiến diện tích trồng, năng suất và sản lượng giống lúa hàng hóa chất lượng vùng cánh đồng Mương Thanh huyện ĐB đến năm 2015 106
4.31. Giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo Điện Biên 109
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1a Diễn biến khí hậu trạm khí tượng Điện Biên tỉnh Điện Biên qua các tháng trong năm (từ năm 1989 - 2004) 56
4.1b Diễn biến lượng mưa, bốc hơi qua các tháng trong năm của trạm khí hậu Điện Biên tỉnh Điện Biên 56
4.2a Cơ cấu diện tích gieo cấy các giống lúa tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên năm 2005 77
4.2b Cơ cấu diện tích gieo cấy các giống lúa tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên năm 2008 77
4.3 Ảnh hưởng của mức bón phân kali đến năng suất của giống Bắc Thơm 7 vụ xuân năm 2009 101
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp Việt Nam sau 20 năm đổi mới, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng kinh tế và các địa phương đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất nông sản tập trung có quy mô lớn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế theo định hướng thị trường là vấn đền cần được quan tâm.
Việt Nam tham gia hội nhập đã tác động rất lớn đến mở rộng thương mại hàng hoá nói chung và thương mại nông sản nói riêng với xu hướng “Càng chủ động hội nhập, Việt Nam càng mở rộng thương mại và đưa lợi ích kinh tế ngày càng cao”. [47]
Lúa là cây lương thực chủ yếu của tỉnh Điện Biên (chiếm hơn 76% tổng sản lượng lương thực của tỉnh). Trong những năm qua sản xuất lúa đã chuyển nhanh sang hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống lúa. Cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên với điều kiện đất đai mầu mỡ, bằng phẳng, thành phần cơ giới nhẹ, là cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc với thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây lúa phát triển. Với công trình đại thuỷ nông Nậm Rốm đã được kiên cố hoá, đảm bảo tưới chủ động cho 3.200 ha lúa màu 2 vụ, nên hiện nay sản lượng lúa sản xuất ở cánh đồng Mường Thanh chiếm trên 80% sản lượng lúa của huyện Điện Biên và chiếm tới 53% sản lượng lúa của toàn tỉnh Điện Biên.
Tỉnh đã có nhiều cố gắng thúc đẩy sản xuất lúa tại vùng trọng điểm cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên trên cơ sở xây dựng, cải tạo hệ thống thuỷ lợi, thành lập các HTX sản xuất lúa chất lượng, tăng cường đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy, đã đưa năng suất lúa của vùng cánh đồng Mường Thanh vụ đông xuân đạt 65 tạ/ha với diện tích 4.000 ha, tạo nên một sản lượng lúa hàng đáng kể.
Gạo Điện Biên là một trong những nông sản nổi tiếng mà nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Tuy nhiên, hiện nay tình hình sản xuất lúa gạo chất lượng tại vùng cánh đồng Mường Thanh vẫn còn có nhiều vấn đề đặt ra từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ như: việc sử dụng giống, loại giống; kỹ thuật canh tác, bón phân chưa cân đối và hợp lý, hệ thống thu mua sản phẩm chủ yếu do tư thương, khó kiểm soát …. Do vậy, để khai thác các lợi thế của điều kiện nhằm phát triển kinh tế trong vùng có hiệu quả cao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất lúa hàng hoá chất lượng tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, đánh giá những thuận lợi, khó khăn tác động đến hệ thống sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gạo chất lượng của cánh đồng Mường Thanh, để từ đó đưa ra các giải pháp có hiệu quả về kinh tế, xã hội nhằm phát triển ổn định sản phẩm gạo hàng hoá chất lượng cho thị trường góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng nghiên cứu.
1.2.2 Yêu cầu
- Nhận biết rõ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chi phối sản xuất nông nghiệp nói chung và lúa hàng hoá nói riêng tại địa phương.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng đất trồng lúa.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lúa nói chung và lúa hàng hoá nói riêng.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển lúa hàng hoá chất lượng tại vùng nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững.
- Tiến hành thí nghiệm xác định lượng kali bón cho lúa Bắc Thơm 7 tại vùng nghiên cứu.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về sản xuất lúa hàng hoá, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả tại vùng cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đây là nghiên cứu đầu tiên về đánh giá hiện trạng sản xuất lúa hàng hoá tại vùng cánh đồng Mường Thanh. Vì vậy, kết quả của đề tài có tác động trực tiếp góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống sản xuất lúa chất lượng theo hướng hàng hoá tại vùng cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên.
- Xây dựng mối gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hình thành vùng sản xuất lúa tập trung tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá chất lượng.
- Nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội cho người dân vùng nghiên cứu nói riêng, cho tỉnh Điện Biên nói chung.
1.4 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tài liệu thứ cấp có tại vùng nghiên cứu chi phối sản xuất nông nghiệp nói chung và lúa hàng hoá nói riêng như:
+ Một số yếu tố khí hậu nông nghiệp,
+ Đất đai, sông suối, địa hình
- Hệ thống trồng trọt, trong đó có sản xuất lúa
- Các hộ nông dân được tham gia thí nghiệm sản xuất và hộ dân được điều tra, cán bộ quản lý, chuyên môn tại địa phương
- Giống lúa Bắc Thơm 7 được tiến hành thí nghiệm.
1.4.2 Giới hạn của đề tài
Vùng nghiên cứu thuộc ranh giới hành chính của 10 xã vùng cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên, trong đó đi sâu nghiên cứu tại 4 xã Sam Mứn, Thanh An, Thanh Xương, Thanh Luông đại diện cho cả vùng.
Với diện tích tự nhiên của vùng là 33.902 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa khoảng 4.000 ha (diện tích lúa nước khoảng 3.860 ha). Đây là diện tích chủ yếu để sản xuất ra các loại gạo chất lượng cao của huyện Điện Biên với sản lượng lúa hàng năm đạt khoảng 45,5 nghìn tấn.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số cơ sở lý luận về sản xuất hàng hoá
2.1.1 Khái niệm về hệ thống nông nghiệp
Hệ thống là một tổng thể có trật tự các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác. Quan điểm hệ thống là sự khám phá đặc điểm của hệ thống đối tượng bằng cách nghiên cứu bản chất và đặc tính của các mối tác động qua lại giữa các yếu tố. [42]
Theo Đào Thế Tuấn (1998), [52] hệ thống là các tập hợp trật tự bên trong (hay bên ngoài) của các yếu tố có liên quan đến nhau (hay tác động lẫn nhau), thành phần của hệ thống là các yếu tố. Các mối liên hệ và tác động của các yếu tố bên trong mạnh hơn so với các yếu tố bên ngoài hệ thống và tạo nên trật tự bên trong của hệ thống. Một hệ thống là một nhóm các yếu tố tác động lẫn nhau, hoạt động cho một mục đích chung.
Trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội loài người mọi hoạt động đều diễn ra bởi các hợp phần (components) có những mối liên hệ, tương tác hữu cơ với nhau được gọi là tính hệ thống. Vì vậy, muốn nghiên cứu một sự vật, hiện tượng, hoạt động nào đó chúng ta phải coi lý thuyết hệ thống là cơ sở của phương pháp luận. [45]
Dẫn theo Trần Ngọc Ngoạn [29], Rusell L.A. (1971) nhận thức về hệ thống đã đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện nay, đó là việc vận dụng các quan điểm hệ thống vào nghiên cứu ứng dụng là sự quan tâm đồng thời nhiều yếu tố, trong đó hệ thống ở cùng thời điểm nghiên cứu chứ không phải là sự tách biệt từng yếu tố riêng lẻ.
Hệ thống nông nghiệp (Agricultural system) (HTNN): Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về HTNN [41]: Theo Vissac (1979) thì HTNN là tập hợp không gian của sự phối hợp giữa các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái và môi trường tự nhiên, con người và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật.
Tác giả Mazoyer (1986) lại cho rằng HTNN trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy. [41]
Còn tác giả Touve (1988) thì HTNN thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, xã hội - văn hoá, kinh tế và kỹ thuật. [41]
Theo Phạm Chí Thành và cs, (1996) trên cơ sở nghiên cứu 2 khái niệm của Vissac và Mazoyer thì: HTNN là các phương thức khai thác nông nghiệp trong một không gian nhất định do một xã hội tiến hành; là kết quả của sự kết hợp giữa các nhân tố tự nhiên, xã hội và kinh tế. [42]
Mặc dù mỗi tác giả có một định nghĩa khác nhau về hệ thống nông nghiệp, nhưng nhìn chung họ đều thống nhất rằng hệ thống nông nghiệp thực chất là một hệ sinh thái nông nghiệp được đặt trong một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Trong nghiên cứu về hệ thống sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải được bắt đầu bằng công tác kiểm kê các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đánh giá được hệ canh tác truyền thống. Việc cải tiến những hệ thống canh tác của nông dân đang được các nhà khoa học nông nghiệp nước ta quan tâm nghiên cứu, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tốt.
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về hàng hoá
2.1.2.1 Khái niệm về hàng hoá
Philip Kotler (1997) nhận định: Hàng hoá là những thứ có thể thoả mãn được mong muốn hay nhu cầu, yêu cầu và được cung cấp cho thị trường nhằm mục đích thoả mãn người tiêu dùng. Hàng hoá là tất cả những cái gì có thể thoả mãn được mong muốn hay nhu cầu và được cung ứng cho thị trường nhằm mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng. [66]
Hàng hoá là sản phẩm của lao động [62]. Trong nền sản xuất hàng hoá, trước hết nhà sản xuất phải nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng là công việc cần thiết và sau đó tạo ra những thứ hàng hoá thích hợp để đáp ứng nhu cầu đó. Hàng hoá ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả dịch vụ, địa điểm, tổ chức, các loại hình hoạt động và ý tưởng. Hàng hoá có hai thuộc tính là “giá trị sử dụng” và “giá trị”.
- Giá trị sử dụng (GTSD) là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Giá trị của hàng hoá là hao phí lao động để tạo ra hàng hoá, kết tinh trong hàng hoá, là cơ sở chung của sự trao đổi, giá trị hàng hoá là biểu hiện quan hệ giữa những người SXHH [19].
2.1.2.2 Sản xuất hàng hoá
Bản chất của sản xuất hàng hoá (SXHH): SXHH là kiểu tổ chức sản xuất, trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp sản xuất mà là nhu cầu của xã hội thông qua trao đổi mua bán.
Sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển dựa trên cơ sở phát triển các phương thức sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Sự phân công ấy càng cao thì SXHH càng phát triển, đời sống người dân ngày càng tăng lên, làm cho quá trình trao đổi hàng hoá diễn ra mạnh mẽ hơn, SXHH phát triển ngày càng đa dạng hơn. [62]
Điều kiện ra đời và tồn tại của SXHH cần có 2 điều kiện là phải có sự phân công lao động xã hội để hình thành chế độ đa sở hữu về tư liệu sản xuất. [19]
Đây là hai điều kiện cần và đủ của SXHH. Thiếu một trong hai điều kiện trên sẽ không có SXHH. So với sản xuất tự cung tự cấp, thì SXHH có những ưu thế hơn hẳn.
Theo V.I.Lênin [67], SXHH chính là cách tổ chức kinh tế xã hội, trong đó Sản phẩm đều do những người sản xuất cá thể, riêng lẻ, sản phẩm nhất định, thành thử muốn thoả mãn các nhu cầu của xã hội thì cần phải có mua bán sản phẩm. Do đó sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị trường.
Nền SXHH có đặc trưng là dựa trên cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ văn hoá của người lao động cao. Nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá là nền sản xuất nông nghiệp có cơ cấu sản xuất hợp lý, được hình thành trên cơ sở khai thác tối đa thế mạnh sản xuất hợp lý, thế mạnh sản xuất nông nghiệp từng vùng. Vì thế, nó là nền nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, khối lượng hàng hoá nhiều với chủng loại phong phú và có chất lượng cao. [21]
Theo Trần Danh Thìn, Nguyễn Huy Trí (2006), [43] số lượng hàng hoá được thị trường yêu cầu phụ thuộc và các yếu tố sau:
- Thu nhập của người tiêu dùng
- Giá cả hàng hoá
- Giá cả các loại hàng hoá có liên quan. Ví dụ nếu tăng giá loại hàng hoá này sẽ dẫn đến làm tăng số lượng cầu của loại hàng hoá khác.
- Thị hiếu người tiêu dùng.
- Dân số
Số lượng hàng hoá được sản xuất ra phụ thuộc và các yếu tố sau:
- Kỹ thuật, công nghệ
- Giá cả các yếu tố sản xuất đầu vào.
- Các chính sách của Chính phủ: thuế, giá cả...
- Số lượng người sản xuất.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), [46] nền nông nghiệp SXHH là quá trình chuyển nông nghiệp truyền thống, manh mún, lạc hậu thành nền nông nghiệp hiện đại. SXHH là quy luật khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển sản xuất của xã hội đó.
Hiện nay, nếu nông hộ không chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh, không thay đổi cơ cấu giống và thâm canh tăng vụ thì kết quả sản xuất sẽ thấp, không có sản phẩm để bán ra thị trường hoặc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và sẽ không có tích luỹ để phòng ngừa rủi ro.
Kinh tế học vi mô đã khẳng định: khi tồn tại nền kinh tế thị trường thì cũng tồn tại nền SXHH. Vậy sản xuất hàng hoá là gì? " Đó là việc sản xuất ra những sản phẩm của lao động với mục đích đem bán để thu về giá trị của nó và có giá trị thặng dư để tái sản xuất và mở rộng quy mô".
- Đối với nông hộ, những sản phẩm được đưa ra bán ở bên ngoài thì gọi là sản phẩm hàng hoá.
- Đối với hệ thống trồng trọt, nếu hàng hoá sản xuất được bán ra thị trường dưới 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá một phần, nếu trên 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá (sản xuất theo hướng hàng hoá) [1].
Do sản xuất nông nghiệp hàng hoá dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất nên nó khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, SXHH cũng tác động trở lại làm cho phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở lên mở rộng, sâu sắc. Từ đó làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn.
SXHH nông nghiệp càng phát triển thì thu nhập của người nông dân càng được nâng cao, thị trường nông sản lưu thông sẽ làm tăng giá trị của các nông sản, từng bước đưa đời sống của người nông dân tiến tới ngày một tốt hơn.
Sự phát triển SXHH mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vùng, các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất, mà cả đời sống tinh thần cũng được nâng cao, phong phú và đa dạng hơn. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá là hướng đi đúng đắn giúp người nông dân vừa có thu nhập ngày càng cao lại vừa khai thác hợp lý các lợi thế sẵn có của vùng.
2.1.3 Cơ sở lý thuyết về thị trường
Theo Philip Kotler (1997), [66] thị trường là một tập hợp những người mua hàng, bán hàng hiện có và sẽ có. Một nền kinh tế đơn giản gồm 4 thành phần: một ngư dân, một thợ săn, một thợ gốm và một nông dân. Bốn thành phần này tìm cách thoả mãn nhu cầu của mình theo ba phương thức khác nhau:
Một là: tự cung, tự cấp. Trong đó mỗi người tự kiếm cho mình mọi thứ cần thiết
Hai là; Trao đổi phân tán. Mỗi người đều coi ba người còn lại là những khách hàng tiềm năng hợp thành thị trường của mình.
Ba là: Trao đổi tập trung. Tại đây xuất hiện nhân vật trung gian cần thiết gọi là “nhà buôn”, tồn tại ở đâu đó liên quan trực tiếp với 4 người này, tại đó người ta gọi là chợ. Cả 4 người đều đem thứ mình có đến cho nhà buôn rồi lấy thứ mà họ cần ở đó.
Như vậy sự hình thành nhà buôn và thị trường đã làm giảm thiểu số thương vụ cần thiết, nói cách khác là đã làm tăng hiệu quả thương mại.
Theo Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubingeld (Ngô Đình Giao, 1999) [65], thì:
Thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi. Các yếu tố cấu tạo thành thị trường bao gồm: tiền tệ, hàng hoá, người mua và người bán. Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh tế.
Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến cơ cấu cây trồng hợp lý. Theo cơ chế thị trường thì cơ cấu cây trồng phải làm rõ được các vấn đề: trồng cây gì ? Đối tượng phục vụ là ai ? Thông qua sự vận động của giá cả thị trường có tác động định hướng cho người sản xuất nên trồng cây gì ?, với số lượng chi phí như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và thu được kết quả cao. Thông qua thị trường, người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, cải tiến cơ cấu cây trồng, thay đổi giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với thị trường.
Thông tin thị trường không chỉ giúp nông dân ra quyết định có lợi trong thời hạn ngắn và khi nào, ở đâu để sản xuất phục vụ thị trường cũng như giá cả mà họ mong đợi có được. Thông tin thị trường cũng có những chức năng quan trọng khác, giúp nông dân quyết định sản xuất cái gì. Từ đó, giúp người nông dân biết những xu hướng, cơ hội thị trường và họ có cơ hội thành công hơn những người khác.
Trong thực tế, thông tin thị trường giúp những người nông dân sản xuất những nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường, rút ngắn các kênh thị trường, giảm bớt chi phí vận chuyển, đảm bảo các giao dịch thị trường một cách công bằng.
Theo Nguyễn Duy Bột (2001), [6] thị trường và hoạt động tiêu thụ nông sản ở nước ta nổi lên một số vấn đề sau:
- Hầu hết sản phẩm nông nghiệp thường bị tồn đọng vào thời kỳ thu hoạch, nhất là nông sản tươi và mang tính chất thời vụ.
- Trong tiêu thụ nông sản, cả các kênh phân phối liên quan đến SXNN nghiệp đều có sự tham gia phổ biến của các tư thương. Việc phân phối qua nhiều khâu trung gian đã làm chậm quá trình lưu thông sản phẩm, thậm chí gây ách tắc dẫn đến tồn đọng giả tạo.
- Hệ thống kinh doanh thương mại Nhà nước đang lâm vào thế lúng túng. Thị trường đầu ra không ổn định, gây khó khăn thường xuyên cho nông nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm và cung ứng tư liệu sản xuất.
- Đối với nông dân, trong SXNN vẫn phổ biến là ”bán cái gì mình có chứ không phải bán cái thị trường cần”. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu sử dụng cái sẵn có chứ chưa chủ động khai thác các yếu tố của nền kinh tế thị trường.
Từ những vấn đề nghiên cứu trên cho thấy việc xây dựng nền nông nghiệp SXHH đang là hướng đi đúng đắn, là sự phát triển hợp quy luật. Vì vậy, việc tìm kiếm thị trường, những giải pháp sản xuất và đầu tư hợp lý để sản xuất nông nghiệp theo hướng SXHH có hiệu quả cao, ổn định bền vững đang là vấn đề rất cần thiết.
2.1.4 Đặc điểm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá
Theo Nguyễn Đình Hợi (1995), [21] việc đưa nông nghiệp sang phát triển hàng hoá chuyên nghiệp là quá trình lâu dài và đầy những khó khăn phức tạp, cần phải gắn liền với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh và thâm canh ngày và phải gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và được thực hiện thông qua việc phân công lại lao động, xã hội hóa sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiến bộ mới vào sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp đã trở thành một ngành sản xuất chính trong nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, theo Nguyễn Văn Ngưu (2007), [30] để phát triển sản xuất lúa theo hướng hàng hoá cần phải nắm được một số đặc điểm cơ bản sau:
- Sản xuất lúa của nước ta tiến hành trong điều kiện thời tiết khó khăn phức tạp, vì vậy để phát triển theo hướng hàng hoá, các địa phương, các hộ gia đình phải theo dõi, nắm vững sự biến động của điều kiện tự nhiên để chủ động tránh những biến động xấu và tranh thủ tận dụng những biến đổi theo chiều hướng tốt một cách kịp thời đảm bảo tăng năng suất, chất lượng, hạn chế chi phí cho sản xuất đến mức tối thiểu. Các giống lúa hiện nay chúng ta đang sản xuất có đặc tính sinh lý khác nhau, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Do đó, việc lựa chọn giống lúa phù hợp điều kiện tự nhiên thích nghi với sự biến động thời tiết là hết sức cần thiết.
- SXNN rất phong phú và đa dạng, do vậy nông hộ phải lựa chọn giống sao cho phù hợp khả năng đầu tư của mình, phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm tăng tỷ trọng nông sản hàng hoá. Vì vậy, để sản phẩm đưa ra thị trường vẫn đảm bảo chất lượng, đòi hỏi các hộ cần đầu tư hợp lý trong các khâu của quá trình sản xuất.
Nhiệm vụ của nông nghiệp trong những năm tới phải đảm bảo 2 yêu cầu lớn là:
Một là: Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của SXNN theo hướng SXHH nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống nhân dân được cải thiện thêm một bước, có đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn.
Hai là: Đồng thời phải góp phần giải quyết yêu cầu về công bằng xã hội trong nông thôn, trong đó những vấn đề đòi hỏi giải quyết bức bách trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý kinh tế. [66]
2.1.5 Thực trạng, thời cơ và thách thức SXNN hàng hoá của Việt Nam
2.1.5.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam
Từ năm 2000, với sự điều tiết của Nhà nước, "định hướng thị trường", sản xuất theo nhu cầu thị trường. Một số chủ trương của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm đã được ban hành. Chất lượng nông sản được nâng cao thông qua chương trình nâng cấp giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ sinh học, khuyến nông.
Nông sản hàng hoá sản xuất ngày càng lớn, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước, xuất khẩu ngày một tăng, nhưng hệ thống tiêu thụ nông sản chưa được ổn định còn phụ thuộc nhiều vào thương lái, trung gian và tư thương. [60]
Nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam thực sự có bước chuyển mình từ sau khi đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng: chuyển từ nền sản xuất tự cấp tự túc sang nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước chuyển quan trọng làm thay đổi tính chất, đặc điểm và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp, đồng thời tạo ra động lực mới cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những thành tựu bước đầu đó được thế giới ghi nhận, có thể đánh giá trên các mặt chủ yếu sau đây: [57]
- Sản lượng nông sản hàng hoá tăng nhanh, ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thực tiễn từ năm 1989 đến nay, tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông lâm thuỷ sản liên tục tăng và ổn định, đạt mức bình quân 4%/năm. Sản lượng hầu hết các loại nông sản đều tăng, cao hơn so với mức tăng dân số. Sản lượng thóc tăng bình quân 4,8%/năm, từ 21,50 triệu tấn năm 1989 tăng lên 39,65 triệu tấn năm 2006 và 38,72 triệu tấn năm 2008, cao nhất từ trước đến nay; sản lượng lương thực trên đầu người tăng từ 332,2 kg lên 480kg và 502 kg năm 2008 [55]. Giai đoạn từ năm 1898-2006, sản lượng thuỷ sản tăng 5%/năm; cây công nghiệp, CĂQ, cây thực phẩm và chăn nuôi cũng tăng ở mức cao: cà phê tăng 11,5 lần, cao su mủ khô tăng 4 lần, chè búp tăng 1,8 lần, sản lượng mía tăng 3 lần.... [56]
- Cơ cấu SXNN đã và đang chuyển dịch hợp lý và đúng hướng: Ngành trồng trọt ngày càng đa dạng hoá cây trồng, giảm dần tình trạng độc canh cây lương thực, đặc biệt cây lúa, nhất là những diện tích năng suất thấp, không ổn định, hiệu quả kinh tế không cao, tăng dần tỷ trọng các nhóm cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, như cây công nghiệp, cây đặc sản, rau đậu, hoa, cây cảnh.
Nhờ có những đổi mới, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nói trên, kim ngạch xuất khẩu các ngành nông, lâm, thuỷ sản của nước ta cũng tăng lên nhanh chóng. Giai đoạn 1990 - 2000, năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,2 tỷ USD, chiếm 29,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước, gấp 3,4 lần năm 1990, trong đó gạo xuất khẩu 4,6 triệu tấn, tăng 2,8 lần, thuỷ sản xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, gấp 5 lần năm 1990. Giai đoạn 2001-2005: năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu tăng lên 8,28 tỷ USD, tăng gần 1,8 lần năm 2000. Đặc biệt, năm 2008 tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng lên 14,91 tỷ USD. Nhiều mặt hàng chủ lực nông sản đạt trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, đồ gỗ…Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đã và tiếp tục tăng mạnh, không chỉ góp phần quan trọng cho ngân sách Nhà nước, mà còn khẳng định vị thế của nông sản._. Việt Nam trên trường quốc tế. [55]
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu nông sản đã đạt được những thành tựu, tuy nhiên, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo Đặng Hữu (2000) [22] thì nguyên nhân sâu xa của vấn đề trên là do bố trí cây trồng, vật nuôi chủ yếu dựa vào tiềm năng tự nhiên mà chưa dựa vào các luận cứ khoa học, chưa tổ chức tốt việc tổ chức sản xuất, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Một trong những nguyên nhân của việc xuất khẩu thiếu ổn định và có giá trị thấp là ”do chúng ta chưa có tập quán SXNN chất lượng cao để cạnh tranh trên thị trường thế giới”. Mặt khác, số đông nông dân còn thiếu những hiểu biết về kinh tế thị trường, thiếu năng lực, bản lĩnh và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hoá. Do đó, SXHH còn mang tính tự phát, thiếu ổn định và thiếu định hướng thị trường. Bên cạnh đó, sản xuất hàng hoá còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường, do đó khả năng rủi ro trong sản xuất là không thể tránh khỏi.
Theo Phan Sĩ Mẫn (2001) [28], cùng với tăng sản lượng và sản lượng hàng hoá là quá trình đa dạng hoá mặt hàng nông sản trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng vùng. Đặc biệt đã hình thành những vùng sản xuất tập trung với khối lượng nông sản hàng hoá lớn và mang tính kinh doanh rõ rệt (lúa gạo và rau quả thực phẩm ở ĐBSH, ĐBSCL; cà phê, cao su ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên). Tuy nhiên, về tổng thể nông nghiệp nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún và lạc hậu.
2.1.5.2 Thời cơ và thách thức trong sản xuất nông nghiêp hàng hoá ở Việt Nam.
Tháng 11 năm 2006, nước ta đã ký Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Nền kinh tế nói chung, SXNN nói riêng có thêm điều kiện tiếp cận thị trường và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, tạo cơ hội cho nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu. Vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến sẽ có cơ hội đầu tư vào nước ta nhiều hơn, kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện mở mang một số ngành kinh tế, hàng hoá xuất khẩu và theo đó tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, là một nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp nên trình độ phát triển và quản lý nhà nước còn thấp, doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân còn ít, việc gia nhập WTO đặt ra cho nước ta nói chung, cho nền nông nghiệp nói riêng những thuận lợi, khó khăn và thách thức rất lớn là: [57]
- Gia nhập WTO, nông nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng toàn bộ quy chế đãi ngộ của nước thành viên, bao gồm tỷ suất thuế nhập khẩu ưu đãi và không phân biệt đối xử của các nước phát triển, tăng hạn ngạch thuế, giảm dần thuế luỹ tiến và xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan. Điều này tạo thuận lợi để nông nghiệp nước ta tăng nhanh khả năng thương mại, làm cho nước ta có điều kiện mở rộng thị trường nông sản. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên là cơ hội để nước ta phát triển cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất nông nghiệp.
- Đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhiều lĩnh vực sản xuất vốn có lợi thế như lúa gạo là hàng hoá xuất khẩu chủ lực có mặt và có uy tín trên thị trường thế giới như Philipines, Singapo, Malaixia, Inđônêxia và ngay cả những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản ….. Song, điều đáng chú ý là sức cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam còn thấp. Đối với mặt hàng gạo, mặc dù đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu nhưng đến nay gạo Việt Nam chưa có thương hiệu riêng trên thị trường thế giới.
- Thực trạng nông sản hàng hoá khác của Việt Nam tuy phong phú về chủng loại, sản lượng khá nhưng sản xuất còn manh mún, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng chưa ổn định. Các vùng nông sản bước đầu hình thành nhưng sản xuất còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và thâm nhập thị trường thế giới. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu trầm trọng. Trong hơn 8 triệu lao động toàn vùng ĐBSCL, chỉ có 10,2% số lao động đã qua đào tạo, số còn lại là lao động phổ thông. Số dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít. Đó là vấn đề đòi hỏi các ngành sản xuất nông nghiệp phải vươn lên tự khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới mới có khả năng kêu gọi đầu tư nước ngoài một cách thiết thực.
Mặt khác, vấn đề công nghiệp hoá và cơ khí hoá nông nghiệp để tăng năng suất và tăng cường cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn đang là bài toán khó. Có nhiều vấn đề nảy sinh trong chuyển giao công nghệ, phương pháp và sáng kiến nông nghiệp từ những nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển, chẳng hạn như thiếu vốn đầu tư và hệ thống tín dụng nông nghiệp và nông thôn, thiếu hoặc chưa có đủ các hành lang pháp lý nhằm bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ. Không đủ khả năng tài chính để thực hiện các nghiên cứu khoa học, đặc biệt về sinh học và tổ chức ứng dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu khoa học. [20]
2.1.6 Xu hướng phát triển NNHH của một số nước trên thế giới và Việt Nam
2.1.6.1 Xu hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá của một số nước:
Theo Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng (2001), [38] khi nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á cho thấy: Các nước này đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế cơ cấu nông nghiệp. Tập trung phát triển ngành hàng theo lợi thế và cải tổ để đương đầu với những thách thức mới của thế kỷ XXI.
- Thái Lan: phát huy thế mạnh sẵn có lợi thế cạnh tranh cao để xuất khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mại hoá cao. Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với SXNN dựa vào tài nguyên của từng địa phương.
- Malaixia: Tập trung sản xuất hàng hoá có lợi thế cạnh tranh cao để xuất khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mại hoá cao. Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với SXNN dựa vào tài nguyên của từng địa phương.
- Inđônêxia: hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá các mặt hàng có lợi thế như: hạt tiêu, hoa quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm đông lạnh và cá ngừ...
- Philippines: phát huy thế mạnh sẵn có, xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, hệ thống thông tin, tín dụng và tiếp thị. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu chuyển giao, áp dụng công nghệ và khuyến nông, thay đổi chiến lược chính sách nông nghiệp từ bảo trợ sản xuất sang tăng cường cạnh tranh.
2.1.6.2 Định hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), [9] đã chỉ rõ, ”Định hướng phát triển ngành kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp là CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền NNHH lớn phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng .... phát triển nền NNHH đa dạng...”.
Phan Sĩ Mẫn (2001), [28] đã nghiên cứu và đưa ra những định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá như sau:
- Phát triển mạnh sản xuất kinh doanh hàng hoá theo chiều sâu trên cơ sở đẩy mạnh CNH- HĐH và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, gắn với bảo vệ và tái tạo tài nguyên, môi trường sinh thái. Đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu hàng nông sản và nguyên liệu cho thị trường trong nước, đồng thời chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất xuất khẩu.
- Tiếp tục đổi mới thể chế chính sách và có các giải pháp đồng bộ về tổ chức quản lý quá trình phát triển.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) [10] tiếp tục khẳng định và chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp là ”Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp”. Trong đó có ghi ”lưu ý cần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển mạnh sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao, quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định và xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát....”
2.1.7 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng SXHH
Mục đích cuối cùng của nông nghiệp không chỉ là sản xuất ra nông sản mà chính là sự bồi dưỡng và hoàn thiện đời sống con người. Để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt ngày càng tăng của con người đòi hỏi ngành nông nghiệp phải sản xuất ra ngày càng nhiều lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho SXNN hàng hoá phát triển. Với những thành tựu của khoa học nông nghiệp, các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất đã tập trung sản xuất những cây trồng có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh thái, có lợi thế hơn các vùng khác trên thị trường, hình thành hệ thống cây trồng ngày càng có hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, gắn lợi ích trước mắt với hiệu quả lâu dài, bền vững, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường sinh thái. [51]
Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đòi hỏi sự quản lý thành công các nguồn tài nguyên nông nghiệp, để thoả mãn nhu cầu đang thay đổi của con người trong khi vẫn duy trì hay tăng cường cơ sở tài nguyên thiên nhiên và tránh được sự suy thoái môi trường. [14]
Theo FAO (1980), [63] thì phát triển bền vững là sự quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, định hướng về nông nghiệp và tổ chức sao cho đạt tới và thoả mãn nhu cầu của con người ở hiện tại cũng như tương lai. Sự phát triển bền vững đó là bảo vệ đất, nước, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường.
Theo FAO (1989) [64], thì nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người; đồng thời giữ gìn, bảo vệ và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
Còn Bộ Nông nghiệp Canada cho rằng HTNN bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội về an ninh lương thực; đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống cho đời sau. [63]
Các định nghĩa về nông nghiệp bền vững có thể có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản sau:
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại tới môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người cho cả đời sau.
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường để giữ gìn những tài nguyên cơ bản nhất cho thế hệ sau.
Nông nghiệp bền vững đạt được là nhờ 4 yếu tố: quản lý đất bền vững, công nghệ được cải tiến, cải thiện tài nguyên môi trường và hiệu suất kinh tế được nâng cao, ổn định. Mục tiêu của quản lý đất bền vững là “Điều hoà các mục tiêu và tạo cơ hội cho việc đạt được kết quả về môi trường, kinh tế, xã hội vì lợi ích của không chỉ các thế hệ hiện nay mà còn cho thế hệ trong tương lai” trong khi vẫn duy trì và nâng cao chất lượng của tài nguyên đất.
* Cơ sở SXNN hàng hoá phụ thuộc vào các nhóm yếu tố sau :
- Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên: Bao gồm đất, nước, thời tiết khí hậu, sinh vật… là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào miễn phí để tạo ra những nông sản hàng hoá với giá rẻ [46]. Lưu ý cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp và định lượng đầu tư thâm canh phù hợp.
- Nhóm các yếu tố về kỹ thuật canh tác: là những tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế.
- Nhóm các yếu tố tổ chức: gồm công tác quy hoạch và bố trí sản xuất, dịch vụ kỹ thuật….
- Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội: Phát triển nông nghiệp theo hướng SXHH cũng giống như ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào và quy mô các nguồn lực như: đất, lao động, vốn, thị trường, kiến thức và cả kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Thị trường là yếu tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường mà nông dân lựa chọn hàng hoá để sản xuất.
Theo Lê Khả Phiêu (1998), [32] trong quá trình nông nghiệp chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá hội nhập quốc tế thì động lực quan trọng trước hết vẫn là những lợi ích chính đáng của nông dân được bảo vệ bằng các chính sách đã ban hành, đồng thời tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các chính sách mới như miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, miễn thuỷ lợi phí cho nông dân… Công cuộc đổi mới đất nước luôn lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu.
2.1.8 Phương pháp luận nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng SXHH
Theo Trần Đình Long (1997) thì việc cải tiến CCCT cần nghiên cứu bố trí lại hệ thống cây trồng thích hợp với các điều kiện đất đai và chế độ nước khác nhau, phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khai thác cao nhất các nguồn lợi tự nhiên, lao động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đa dạng giống cây trồng và loại cây trồng là biện pháp tích cực để nâng cao tính ổn định của hệ thống. Cũng theo tác giả thì giống cây trồng là tư liệu sản xuất sống, có liên quan chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh, có vai trò quan trọng trong thương mại hoá sản phẩm nông nghiệp. Để tăng năng suất, chất lượng cần tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp theo yêu cầu của giống. Sử dụng giống tốt là một biện pháp để tăng chất lượng ít tốn kém. [27]
Mỗi một khu vực có điều kiện sinh thái, đất đai, khí hậu khác nhau, do vậy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở mỗi khu vực cho các kết quả khác nhau, cơ cấu cây trồng, HTNN được xây dựng ở mỗi vùng cũng có khác nhau.
Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn nhiều khó khăn, chịu nhiều rủi ro (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh…) làm cho năng suất, chất lượng cây trồng thấp và không ổn định, bấp bênh, ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ hàng nông sản của nước ta. Do vậy cần có những cơ cấu giống cho phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng cụ thể theo nguyên tắc “đất nào cây ấy”.
Vũ Tuyên Hoàng (1995) [17], khi nghiên cứu, chọn tạo giống lúa cho các vùng khô hạn, ngập úng, chua phèn đã nhận xét: so với các vùng thâm canh, các vùng khó khăn còn có yêu cầu thêm về giống mới thích hợp hơn nữa, các tiêu chuẩn giống chống chịu cũng cần được xác định chuẩn xác hơn. Đối với các vùng khó khăn, công tác cải tạo đất và nguồn nước tưới luôn luôn cần kết hợp giữa giống với các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tăng khả năng thương mại hoá hàng nông sản.
Đào Thế Tuấn (1992), [50] khi nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng ĐBSH đã khẳng định để phát triển nông nghiệp của vùng theo hướng SXHH, bền vững và ổn định cần thực hiện theo các hướng sau:
+ Tăng sản xuất lương thực.
+ Tăng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.
+ Tạo việc làm mới để ổn định đời sống nông dân.
Vùng ĐBSCL: Tác giả Trần An Phong (1996), [33] cho rằng: khả năng thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng ở vùng phù sa chủ động nước ven sông Tiền, sông Hậu cần phải đi đôi với việc đổi mới cơ cấu cây trồng.
Còn Tào Quốc Tuấn (1994), [53] khi nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng hợp lý cho vùng phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu có nhận xét: các mô hình chuyên canh lúa đều sử dụng rất nhiều nước vào mùa khô; trong khi đó các mô hình luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ màu, cây ăn quả hay mía sử dụng tiết kiệm nước hơn.
Với Hoàng Tuấn Hiệp (2009), [15] đưa ra quan điểm bố trí sử dụng đất trồng chè cả nước cần tiết kiệm và có hiệu quả, trước mắt nên tập trung cải tạo giống, thâm canh cho năng suất cao và nâng cao chất lượng sản phẩm sau chế biến để đem lại giá trị hàng hoá cao.
Theo Hồ Gấm (2003) [12] đã nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng SXHH tại huyện Đak Mil, tỉnh Đak Nông đã cho rằng CCCT, hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất, của các nhóm nông hộ rất khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực của các nông hộ, hệ thống cây trồng chính mà nông hộ sử dụng và thị trường giá cả nông sản.
Tóm lại, xu hướng trong nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp hiện nay là tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên các vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng mới vào hệ canh tác nhằm tăng sản lượng nông sản/1 đơn vị diện tích canh tác/năm với mục đích xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững. [46]
2.1.9 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa hàng hoá
2.1.9.1 Nhu cầu thị trường
Theo dự báo của FAO, mức tăng sản lượng và nhu cầu về lương thực và các mặt hàng nông sản sẽ tăng bình quân 2%/năm giai đoạn 2004 - 2010. Tuy nhiên, nếu tính bình quân đầu người, sản lượng và tiêu dùng chỉ tăng khoảng 0,7%/năm. Đối với các nước đang phát triển, sản lượng và tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ yếu bình quân đầu người dự báo tăng 1,4%/năm. Dự báo nhập khẩu hàng nông sản của các nước đang phát triển sẽ đạt 190,5 tỷ USD vào năm 2010. [66]
Theo FAO, dân số thế giới sẽ tăng lên từ 6,1 tỷ ở năm 2000 lên 7,2 tỷ năm 2015 và 8,3 tỷ vào năm 2030, tốc độ tăng 1, 1 % so với 1,7% trong 30 năm gần đây. Vì vậy tốc độ tăng nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng giảm từ 2,2% trong 30 năm qua xuống 1,5% vào năm 2030. Tuy nhiên, nhu cầu lương thực vẫn tăng nhanh hơn sản xuất ở các nước đang phát triển, và các nước này sẽ phải nhập lương thực nhiều hơn, do đó các nước xuất khẩu vẫn có thể gia tăng sản lượng [48]. Điều này sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm, trong đó có gạo. Do đó, có thể thấy rằng thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội cho lúa gạo Việt Nam đang là thế mạnh trong giai đoạn hiện nay. Thị trường gạo đang đứng trước áp lực leo thang về giá trong bối cảnh nguồn cung gạo toàn cầu thắt chặt. Sự gia tăng này cho thấy nguồn cung gạo tại một số nước xuất khẩu lớn bị thắt chặt trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo không giảm. FAO dự báo về năng suất và diện tích sản xuất lúa của thế giới và vùng Đông Á, Đông Nam Á như sau:
Bảng 2.1. Dự báo tình hình sản xuất lúa gạo thế giới đến năm 2030
Chỉ tiêu
Vùng
2015
2030
Sản lượng (triệu tấn)
- Thế giới
1364,80
1550,72
- Đông Á và Đông Nam Á
387,6
418,4
Diện tích (triệu ha)
- Thế giới
324,2
327,8
- Đông Á và Đông Nam Á
83,0
80,0
Năng suất (tấn/ha)
- Thế giới
4,21
4,73
- Đông Á và Đông Nam Á
4,67
5,23
Nguồn; FAO [69]
Theo Nguyễn Văn Ngưu (2007), [30] nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chủng loại và chất lượng sản phẩm ở các thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh... Sự xuất hiện một thị trường mới về gạo cao cấp ở thị trường trong nước và yêu cầu tăng khả năng cạnh tranh quốc tế với gạo chất lượng đã đặt ra những thách thức mới cho sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
2.1.9.2 Điều kiện tự nhiên
Sinh trưởng và phát triển của cây trồng đều phụ thuộc vào những quy luật nhất định, các quy luật này lại chịu sự khống chế bởi điều kiện thiên nhiên phức tạp. Do vậy, điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm lúa. Đất, nước, khí hậu, thời tiết, cây trồng có mối quan hệ khăng khít với nhau bằng những quy luật chặt chẽ, phức tạp. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu và nắm chắc các quy luật đó để vận dụng chúng vào trong sản xuất lúa.
2.1.9.3 Giống
Giống cây trồng là tiền đề cho sự phát triển ngành trồng trọt, là điều kiện quan trọng để tăng quy mô cả về sản lượng và chất lượng lương thực. Giống có vị trí đặc biệt quan trọng chi phối đến nhiều biện pháp kỹ thuật và hiệu quả kinh doanh của ngành nông nghiệp. Để có được giống tốt, cần giải quyết các yêu cầu sau:
- Tổ chức lai tạo chọn lọc giống, tạo ra nguồn giống có năng suất, chất lượng, thích nghi được với điều kiện tự nhiên và sản xuất cụ thể. Tổ chức quản lý tốt các nguồn gen gốc làm cơ sở cho sự lai tạo các giống lúa chất lượng.
- Xây dựng một cơ cấu giống hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng khu vực, địa phương.
- Xây dựng một hệ thống giống quốc gia, tăng cường đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp vào sản xuất đại trà.
2.1.9.4 Vật tư, phân bón
Trước những năm 70 của thế kỷ XX, phân bón được sử dụng chủ yếu là các loại phân chuồng, phân rác, phân xanh ... Từ khi bắt đầu cuộc "Cách mạng xanh" đến nay, với các cơ cấu cây trồng mới; giống mới (đặc biệt là các giống lai); hệ thống tưới tiêu được cải thiện; khả năng cung ứng phân bón, thuốc BVTV được tăng cường. Đặc biệt sau khi một số điều trong Luật đất đai được sửa đổi (tháng 12/l998), sản xuất nông nghiệp của nước ta đã đi theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng nông sản cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
2.1.9.5 Quy trình kỹ thuật
Trong sản xuất nông nghiệp, mỗi loại giống lúa khác nhau có khả năng kháng sâu - bệnh khác nhau và khả năng thích nghi khác nhau. Thậm chí cùng một loại giống các giai đoạn sinh trưởng, phát dục khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, với mỗi loại cần có các quy trình kỹ thuật sản xuất riêng phù hợp với đặc điểm sinh trưởng phát dục từng giai đoạn, khả năng thích nghi và sức chống chịu của chúng theo mục đích sản xuất của con người.
2.1.9.6 Điều kiện kinh tế - xã hội
* Chính sách liên quan đến tiêu thụ, phát triển nông sản hàng hoá.
Trong quá trình đổi mới (20 năm), nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, có tác động lớn đến thị trường tiêu thụ nông lâm sản. Cải cách về luật pháp, chính sách của Chính phủ được coi là có vai trò đóng góp quan trọng hàng đầu cho thành tựu này.
Chính sách “khoán 10” với việc công nhận hộ gia đình là đơn vị sản xuất tự chủ là động lực mạnh nhất giải phóng sức sản xuất, khuyến khích nông dân yên tâm đầu tư sức người, sức của vào phát triển sản xuất. Luật đất đai năm 1993 trao quyền sử dụng đất cho nông dân. Với các lần sửa đổi năm 2001 và năm 2003, Luật đã tạo hành lang pháp lý ngày càng thông thoáng (nới rộng các quyền sử dụng đất như chuyển, nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp...), tạo điều kiện cho việc tập trung, tích tụ đất cho sản xuất trang trại, sản xuất quy mô lớn.
* Lao động: Số lượng, chất lượng lao động, cơ cấu lao động, đầu tư nhiều hay ít, phù hợp hay không cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất lúa theo hướng hàng hoá, đặc biệt là chất lượng lao động như: trình độ hiểu biết, tay nghề, vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế…. Do vậy, để phát triển lúa hàng hoá cần nâng cao dân trí, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, công nhân lành nghề cả về kỹ thuật - quản lý kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá bền vững.
* Giá cả đầu vào, đầu ra: Việc lựa chọn và phối hợp các yếu tố đầu vào cũng như việc xây dựng thị trường đầu ra với giá cả phù hợp là việc làm cần cân nhắc tính toán kỹ khi xây dựng phương án sản xuất. Vì giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế.
* Phong tục tập quán sản xuất: Mỗi vùng, khu vực địa phương, mỗi dân tộc có phong tục tập quán, có nhu cầu đời sống văn hoá khác nhau, tập tục sản xuất khác nhau. Những phong tục tập quán từng địa phương, từng khu vực sẽ ảnh hưởng nhất định đến phát triển sản xuất ngành trồng lúa tại địa phương, khu vực đó. Vì thế, việc đầu tư phát triển sản xuất cho một khu vực, địa phương nào đó, ta cần tính đến phong tục tập quán và văn hoá của địa phương.
* Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất - giao thông: Cơ sở hạ tầng tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế xã hội trong đó có SXNN. Ở những địa phương có hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng tốt, nó là cơ sở vững chắc, quan trọng cho phát triển kinh tế hàng hoá ở địa phương, là điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
* Điều kiện kinh tế nông hộ.
Theo Đào Thế Tuấn (1997), [51] nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ và đã góp phần to lớn vào sự phát triển SXNN của nước ta trong những năm qua. Tất cả những hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá trình chuyển đổi CCCT theo hướng SXHH thực chất là sự cải tiến SXNN ở các hộ nhằm đem lại thu nhập cho nông dân. Do đó nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và PTNT.
* Tổ chức và hiệp hội: Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị diễn biến ngày càng nhanh dẫn đến những thay đổi về chức năng của Nhà nước, thì các hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Ở các nước kinh tế phát triển, khi nhà nước không có đủ năng lực cung cấp đầy đủ các dịch vụ công với chất lượng tốt và thị trường vận hành chưa hoàn thiện, thì các hiệp hội đóng vai trò phát triển kinh tế thông qua thúc đẩy thị trường hoạt động hiệu quả, trực tiếp cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Như vậy hiệp hội có vai trò hết sức to lớn trong phát triền sản xuất theo hướng hàng hoá.
2.2 Những kết quả nghiên cứu có liên quan
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Các vùng trồng lúa: Nhiều tác giả cho rằng, những loại lúa chủ yếu Oryza sativa, bắt nguồn ở một nơi nào đó ở vùng Đông Nam Á. Ngày nay, cây lúa được trồng ở châu Á, châu Phi, Bắc, Trung và Nam châu Mỹ và châu Đại Dương. Châu Á không chỉ là quê hương của O.Sativa mà còn là nơi trồng lúa chính trên thế giới [68]
Theo FAO (3/2009), hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản xuất lúa gạo, trong đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á, 90,79 % sản lượng lúa trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Banglades, Myanmar và Nhật Bản. [69]
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo các châu lục trên thế giới trong những năm gần đây
Năm
1995
2000
2005
2006
2007
T. Độ tăng 1995-2000
T. Độ tăng 2000-2007
Diện tích (Triệu ha)
Thế giới
149,594
154,167
154,701
156,302
156,953
0,60
0,26
Châu phi
6,995
7,659
8,756
9,483
9,386
1,83
2,95
Châu Mỹ
8,183
7,619
8,102
6,861
6,632
-1,42
-1,96
Châu Á
133,734
138,143
137,207
139,261
140,301
0,65
0,22
Châu Ấu
0,546
0,606
0,576
0,591
0,606
2,11
0,00
Châu Úc
0,137
0,140
0,060
0,106
0,028
0,52
-20,74
Năng suất (tấn/ha)
Thế giới
3,659
3,885
4,084
4,121
4,152
1,10
0,96
Châu phi
2,133
2,282
2,304
2,321
2,502
0,77
1,32
Châu Mỹ
3,568
4,152
4,498
4,928
4,954
2,34
2,56
Châu Á
3,735
3,949
4,166
4,193
4,218
1,10
0,95
Châu Ấu
4,946
5,250
5,803
5,804
5,772
1,61
1,36
Châu Úc
8,469
7,988
6,055
9,326
6,703
-3,30
-2,48
Sản lượng (Triệu tấn)
Thế giới
547,432
598,894
631,868
644,116
651,743
1,44
1,22
Châu phi
14,923
17,477
20,179
22,014
23,483
3,06
4,31
Châu Mỹ
29,197
31,635
36,441
33,809
32,857
2,24
0,54
Châu Á
499,456
545,482
571,544
583,873
591,720
1,36
1,17
Châu Ấu
2,700
3,181
3,344
3,428
3,498
2,16
1,37
Châu Úc
1,156
1,119
0,360
0,992
0,185
-11,00
-22,70
Nguồn: FAOSTAT. FAO 3/2009 [69]
Theo số liệu của FAO (2009), tổng diện tích trồng lúa trên toàn thế giới năm 2007 là 156,95 triệu ha, năng suất trung bình đạt 4,15 tấn/ha với tổng sản lượng đạt 651,74 triệu tấn. Trong những năm gần đây, diện tích lúa có xu hướng tăng chậm, với tốc độ 0,6%/năm giai đoạn 1995 - 2000, và 0,26 %/năm giai đoạn 2000 - 2007. Sản lượng năm 2000 là 598,89 triệu tấn và đến năm 2007 là 651,74 triệu tấn, tốc độ tăng sản lượng giai đoạn này là 1,22%/năm, chủ yếu do tăng năng suất [69].
Như vậy, tình hình sản xuất lúa trên thế giới có xu hướng tăng chậm dần, và với tốc độ tăng dân số như hiện nay thì cần phải nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng cũng như chất lượng mới đảm bảo được an ninh lương thực của toàn xã hội. Dự đoán của FAO thì trong vòng 30 năm tới, tổng sản lượng lúa trên toàn thế giới phải tăng được 56% mới đảm bảo được nhu cầu lương thực cho mọi người dân. [11]
Châu Á được coi là cái nôi của sản xuất lúa gạo do sản xuất cũng như tiêu thụ chiếm tới trên 90% tổng sản lượng lúa gạo của thế giới, nơi đã diễn ra cuộc “Cách mạng xanh” giữa thế kỷ XX, ở đây đã lai tạo ra nhiều giống lúa nước ngắn ngày, năng suất cao, nhờ vậy đã góp phần thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ theo hướng sản xuất lúa hàng hoá ở nhiều quốc gia. Sự nổi bật của khu vực này có ảnh hưởng quyết định vào tương lai cũng như quá khứ của tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.
2.2.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu trong SXNN của nước ta, hàng năm cây lúa cung cấp 85-87% tổng sản lượng lương thực trong nước, tuy diện tích tự nhiên của Việt Nam chỉ có 33,1 triệu ha, đất sử dụng cho nông nghiệp là 7,4 triệu ha chiếm 22 % diện tích tự nhiên, trong đó diện tích trồng lúa là 4,25 triệu ha chiếm 76,9%, còn lại là cây trồng cạn và cây lương thực khác. [24]
Sản xuất lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông thôn Việt Nam, với 75% dân số Việt Nam tham gia trồng lúa gạo.
Trong những năm gần đây, tuy diện tích đất trồng lúa có xu hướng giảm. Diện tích gieo trồng lúa từ 7,67 triệu ha năm 2000, xuống còn 7,30 triệu ha năm 2007 (giảm với tốc độ 0,69%/năm), nhưng sản lượng lúa tăng từ 32,530 triệu tấn năm 2000 lên 35,56 triệu tấn năm 2007 và vẫn đảm bảo giữ vững được an ninh lương thực. Do giá gạo thế giới năm 2008 biến động tăng nên tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2008 đã tăng lên 7,41 triệu ha, năng suất 5,22 tấn/ha, với tổng sản lượng 38,72 triệu tấn, cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt diện tích lúa hè thu từ vùng Duyên hải Nam trung bộ trở vào ĐBSCL, diện tích lúa hè thu từ 2,203 triệu ha, năng suất 4,6 tấn/ha năm 2007 tăng lên 2,370 triệu ha, năng suất 4,8 tấn/ha năm 2008. [55]
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2008
Năm
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
1995
6,766
3,690
24,964
2000
7,666
4,243
32,530
2005
7,329
4,883
35,791
2006
7,324
4,897
35,827
2007
7,202
4,869
35,942
2008
7,414
5,220
38,725
T. Độ tăng GĐ 1995-2005
0,80
2,84
3,67
T. Độ tăng GĐ 2000-2007
-0,69
1,98
1,28
Tổng cục thống kê, ._. VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=======================================================================
1 CONGTHUC 4 7.28000 1.82000 2.88 0.095 3
2 NLAI 2 .867999 .434000 0.69 0.534 3
* RESIDUAL 8 5.05200 .631500
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 13.2000 .942857
------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHIN FILE CHATKHO 14/ 8/** 14:42
------------------------------------------------------------ PAGE 3
kieu khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V005 CHIN
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
========================================================================
1 CONGTHUC 4 10.8093 2.70233 8.41 0.006 3
2 NLAI 2 .156001 .780003E-01 0.24 0.792 3
* RESIDUAL 8 2.57067 .321333
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 13.5360 .966857
---------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CHATKHO 14/ 8/** 14:42
------------------------------------------------------------- PAGE 4
kieu khoi ngau nhien hoan chinh
MEANS FOR EFFECT CONGTHUC
------------------------------------------------------------------------
CONGTHUC NOS NHANHHH TRO CHIN
0 3 5.56667 16.6667 23.3333
30 3 5.60000 17.5000 23.9667
60 3 5.70000 17.9667 24.5000
90 3 5.73333 18.1000 25.1667
120 3 5.73333 18.7667 25.7333
SE(N= 3) 0.679052E-01 0.458803 0.327278
5%LSD 8DF 0.221432 1.49611 1.06722
------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS NHANH TRO CHIN
1 5 5.64000 17.4800 24.5000
2 5 5.66000 17.8600 24.4400
3 5 5.70000 18.0600 24.6800
SE(N= 5) 0.525991E-01 0.355387 0.253509
5%LSD 8DF 0.171520 1.15888 0.826666
------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CHATKHO 14/ 8/** 14:42
------------------------------------------------------------ PAGE 5
kieu khoi ngau nhien hoan chinh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONGTHUC|NLAI |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
NHANH 15 5.6667 0.11751 0.11762 2.1 0.3395 0.7263
TRO 15 17.800 0.97101 0.79467 4.5 0.0946 0.5338
CHIN 15 24.540 0.98329 0.56686 2.3 0.0062 0.7917
BALANCED ANOVA FOR VARIATE BONG FILE NSLT 14/ 8/** 16:15
------------------------------------------------------------- PAGE 1
Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du
VARIATE V003 BONG/M2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
========================================================================
1 NLAI 2 321.865 160.933 0.95 0.429 3
2 CT 4 4044.87 1011.22 5.96 0.016 3
* RESIDUAL 8 1357.23 169.654
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 5723.97 408.855
------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TS.HAT FILE NSLT 14/ 8/** 16:15
------------------------------------------------------------- PAGE 2
Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du
VARIATE V004 TS.HAT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=======================================================================
1 NLAI 2 36.9454 18.4727 1.46 0.288 3
2 CT 4 462.864 115.716 9.15 0.005 3
* RESIDUAL 8 101.148 12.6435
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 600.957 42.9255
------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HCHAC FILE NSLT 14/ 8/** 16:15
------------------------------------------------------------ PAGE 3
Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du
VARIATE V005 HCHAC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
========================================================================
1 NLAI 2 5.66533 2.83266 0.52 0.616 3
2 CT 4 54.5173 13.6293 2.51 0.124 3
* RESIDUAL 8 43.3947 5.42433
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 103.577 7.39838
-----------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE P1000 FILE NSLT 14/ 8/** 16:15
------------------------------------------------------------- PAGE 4
Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du
VARIATE V006 P1000
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
========================================================================
1 NLAI 2 .615694 .307847 5.37 0.033 3
2 CT 4 .467066E-01 .116767E-01 0.20 0.928 3
* RESIDUAL 8 .458375 .572968E-01
------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 1.12078 .800554E-01
------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSLT 14/ 8/** 16:15
------------------------------------------------------------- PAGE 5
Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du
MEANS FOR EFFECT NLAI
------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS BONG/M2 TS.HAT HCHAC P1000
1 5 485.800 119.960 100.620 18.9720
2 5 496.540 121.060 102.060 19.1780
3 5 494.340 117.320 100.960 19.4660
SE(N= 5) 5.82502 1.59019 1.04157 0.107048
5%LSD 8DF 18.9948 5.18544 3.39645 0.349074
-----------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT
-----------------------------------------------------------------------
CT NOS BONG/M2 TS.HAT HCHAC P1000
0 3 468.100 112.267 98.4333 19.2500
30 3 480.800 114.667 99.7000 19.1333
60 3 492.433 118.800 101.500 19.2667
90 3 507.567 125.800 103.367 19.1433
120 3 512.233 125.700 103.067 19.2333
SE(N= 3) 7.52007 2.05293 1.34466 0.138199
5%LSD 8DF 24.5222 6.69438 4.38480 0.450653
------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSLT 14/ 8/** 16:15
------------------------------------------------------------- PAGE 6
Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
BONG/M2 15 492.23 20.220 13.025 2.6 0.4291 0.0164
TS.HAT 15 119.45 6.5518 3.5558 3.0 0.2880 0.0048
HCHAC 15 101.21 2.7200 2.3290 2.3 0.6160 0.1243
P1000 15 19.205 0.28294 0.23937 1.2 0.0331 0.9276
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NSTT 15/ 8/** 11:26
------------------------------------------------------------- PAGE 1
Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du
VARIATE V003 NSTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
========================================================================
1 NLAI 2 16.1516 8.07581 13.86 0.003 3
2 CT 4 163.264 40.8160 70.07 0.000 3
* RESIDUAL 8 4.66005 .582507
-----------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 184.076 13.1483
------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSTT 15/ 8/** 11:26
------------------------------------------------------------ PAGE 2
Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du
MEANS FOR EFFECT NLAI
-----------------------------------------------------------------------
NLAI NOS NSTT
1 5 58.9960
2 5 56.4860
3 5 58.0880
SE(N= 5) 0.341323
5%LSD 8DF 1.11302
------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT
------------------------------------------------------------------------
CT NOS NSTT
0 3 52.6867
30 3 55.7900
60 3 58.4367
90 3 60.5033
120 3 61.8667
SE(N= 3) 0.440646
5%LSD 8DF 1.43690
------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSTT 15/ 8/** 11:26
------------------------------------------------------------ PAGE 3
Thiet ke kieu khoi ngau nhien day du
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
NSTT 15 57.857 3.6261 0.76322 1.3 0.0027 0.0000
PHỤ LỤC
Phiếu điều tra hộ sản xuất lúa gạo Điện Biên
Vùng cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên
Ngày điều tra: / /
I. Tình hình chung của hộ
1. Họ và tên chủ hộ .................................Tuổi ......... Nam / Nữ. Tr.độ học vấn.....
2. Nghề nghiệp: Thu nhập hộ thuộc loại: Dân tộc:
3. Địa chỉ: Đội ………………… Thôn ............................. Xã..............................
4. Số nhân khẩu ............ Số lao động.............. LĐ Chính ............. LĐ phụ...........
6. Quỹ đất sản xuất nông nghiệp của hộ: Tổng diện tích đất:…… m2, số thửa…
Trong đó đất trồng lúa 1 vụ: ………. m2, 2 vụ……..…. m2
7. Các nguốn thu nhập chính của hộ trong năm:
STT
Các hoạt động
Mức độ (theo thứ tự quan trọng 1 đến 7)
Giá trị thu nhập (triệu đ)
Tỷ lệ % trong tổng thu nhập
1
Trồng trọt
2
Chăn nuôi
3
Thuỷ sản
4
Dịch vụ NN
5
Đi làm thuê
6
Thương mại dịch vụ
7
Hoạt động TTCN, N. nghề
II. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa của hộ
2.1. Tổng hợp sản xuất cây trồng hàng năm
Loại cây
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(Tấn)
Giá trị bình quân (triệu đ/tấn)
Giá trị sản lượng
1. Lúa nước
2. Lúa nương
3. Ngô
4. Đậu tương
5. Lạc
6. Rau đậu các loại
7. Cây khác
2.2. Chi phí sản xuất lúa
Hạng mục
Số lượng (kg, công)
Tiền (1.000đ)
Số lượng (kg, công)
Tiền (1.000đ)
Số lượng (kg, công)
Tiền (1.000đ)
Tên cây trồng, DT
I. Vật chất
1. Giống (kg/)
2. Phân hữu cơ (tấn)
3. Phân vô cơ:
Đạm Urê (kg)
Lân (kg)
Kali clorua (kg)
NPK(kg) bón lót loại:
NPK(kg) bón thúc loại:
Phân Khác
Thuốc BVTV (1.000 đ)
Thuốc trừ cỏ (1.000 đ)
II. Lao động gia đình
Giá 1 ngày công
III. Dịch vụ phí
1. Làm đất, gieo
2. Dặm tỉa,làm cỏ
3. Bảo vệ thực vật
4. Thuỷ lợi phí
5. T.hoạch, Vận chuyển
IV. Chi khác
V. Tổng thu (1000 đ)
1. Giá bán (tr. đồng/tấn)
2. Tổng thu
2.3. Thời gian bón các loại phân cho lúa
Loại phân
Thời kỳ bón
Phân hữu cơ
Phân tổng hợp (NPK)
Phân đạm
Phân lân
Phân kali
Bón lót
Đẻ nhánh (khi dặm tỉa)
Bón đón đòng
Khác (Nuôi đòng và khác)
2.3. Lượng thóc và tiêu thụ sản phẩm (Cả năm) của gia đình
Chỉ tiêu
Lúa chất lượng
Lúa lai
Lúa thường
Ghi chú
1. Bán ngay sau khi phơi
Giá (.000đ/kg)
2. Dự trữ (kg)
a. Để lại bán
Giá (.000đ/kg)
b. Tiêu dùng gia đình
- Tiêu dùng
- Để làm giống
- Chăn nuôi
- Khác
3. Khác( ghi rõ)
III. Các hoạt động khác
Những khó khăn trong sản xuất lúa hàng hoá
Thiếu đất sản xuất, manh mún
Thiếu giống mói, giống chuẩn
Thiếu Nước
Không có sự liên kết, hợ tác trong sản xuất
Thiếu vốn
Giá vật tư quá cao
Lao động (khó thuê, giá cao)
Sâu bệnh hại,
Tiêu thụ gạo không ổn định
Khí hậu bất thường
Thiếu thông tin, kỹ thuật
thiên tai hạn hán, lũ lụt
Phương thức để phát triển sản xuất lúa hàng hoá
Chuyển đổi hiện trạng sử dụng đất
Tích tụ ruộng đất
Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ (Hiệp hội, HTX...)
Hỗ trợ vốn qua các chương trình
Hỗ trợ kỹ thuật (qua khuyến nông )
Được tập huấn, cung cấp thông tin thị trường gạo hàng hoá
Ông bà có kiến nghị gì với chính quyền địa phương các cấp để nâng cao năng suất, chất lượng trồng, cũng như tiêu thụ lúa hàng hoá chất lượng không?
..................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Xin cám ơn ông (bà) !
Đại diện người được phỏng vấn Cán bộ điều tra
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)
Phụ lục 1. Thành phần hoá học đất trồng lúa tại huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
Địa điểm các xã huyện Hải Hậu
Hải An - Hải Hậu
Hải Toàn - Hải Hậu
Hải Phong - Hải Hậu
Hải Giang - Hải Hậu
Trung bình
Tầng đất (cm)
0 - 20
20 - 50
0 - 20
20 - 45
0 - 19
19 - 40
0 - 20
20 - 35
0 - 20
20 - 50
pH KCl
4,33
5,64
4,68
5,72
4,76
5,63
4,34
5,36
4,53
5,59
OM (%)
2,24
1,03
2,07
1,35
1,04
0,83
1,17
0,82
1,63
1,01
Tổng số (%)
N
0,18
0,1
0,17
0,11
0,12
0,1
0,13
0,1
0,15
0,10
P2O5
0,18
0,11
0,13
0,08
0,09
0,1
0,15
0,19
0,14
0,12
K2O
1,92
1,77
1,93
1,55
1,84
2,06
1,93
2,21
1,91
1,90
Dễ tiêu (mg/100g đất)
P2O5
10,8
6,9
11,5
12,2
13,8
13,5
10,6
14,2
11,7
11,7
K2O
11,5
8,9
12,5
13,4
13,7
13,2
14,9
21,3
13,2
14,2
Cation trao đối(meq/100g đất)
Ca++
7,25
6,43
6,44
5,95
6,04
5,16
7,74
7,85
6,9
6,3
Mg++
3,23
4,44
2,88
4,55
3,67
4,83
2,74
2,16
3,1
4,0
CEC
16,33
16,17
16,06
14,85
14,34
17,29
17,34
17,13
16,02
16,4
Thành phần cơ giới % (mm)
0,25-0,02
9,1
5,9
10,8
10,3
7
5,7
12
4,5
9,73
6,6
0,02-0,002
49,1
54,4
51,7
52,7
53,3
52,6
45
49,5
49,78
52,3
<0,002
41,8
39,7
37,5
37
39,7
41,7
43
46
40,50
41,1
Nguồn: Nguyễn Văn Toàn (2005), Thu thập, phân tích cơ sở dữ liệu về đất đai, khi hậu, chất lượng sản phẩm để tiến hành các thủ tục về tên gọi, xuất xứ cho bẩy sản phẩm: chè Tân Cương, cà phên vối (Rubusta) Buôn Hồ, cà phê chè (arabica) Tân Lâm, gạo Tám Hải Hậu, bưởi Năm Raoi, bưởi Đoan Hùng và hạt tiêu Phú Quốc, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.
Phụ lục 2a. Đặc điểm khí hậu trong mùa vụ gieo cấy lúa vùng lòng chảo huyện Điện Biên: Kinh độ đông: 103000’
Độ vĩ Bắc: 21021’
Độ cao 479m
Các tháng
Cả
Chỉ tiêu
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
năm
1. Nhiệt độ (0C)
Trung bình
15.7
17.6
20.7
23.6
25.3
25.9
25.7
25.4
24.6
22.4
19.1
15.8
21.8
Tối cao trung bình
23.4
25.6
29.1
31.1
31.5
31
30.4
30.2
30.2
28.8
26.2
23.2
28.4
Tối thấp trung bình
11.2
12.5
15.1
18.7
21.3
22.9
23
22.7
21.4
18.8
15.1
11.6
17.9
Tối thấp tuyệt đối
-0.4
4.8
6.6
11.4
14.8
17.4
18.7
20.1
15.6
7.7
4
0.4
-0.4
Biên độ nhiệt (00C)
12.2
13.1
14
12.4
10.2
8.1
7.4
7.5
8.8
10.0
11.1
11.6
10.5
Tổng bức xạ (Kclo/cm2)
5.0
5.0
6.0
8.0
15.0
14.0
16.0
13.0
11.0
9.0
8.0
8.0
119.0
2.a. Mưa (mm): Trung bình
19.3
32.8
52.4
106.3
182.1
275.4
313.5
346
147.3
63.8
25.6
18.6
1583.1
Số ngày mưa trung bình
3.9
3.6
5.4
11.5
16.1
19.4
21.9
21.5
13.1
8
4.7
3
123.1
2.b. Độ ẩm trung bình (%)
83
80
78
80
81
85
86
87
86
85
84
84
83
3. Lượng bốc hơi (mm)
65.7
83.3
101.9
99.0
94.9
73.4
67.2
57.7
58.8
63.8
63.9
60
889.6
4. Số giờ nắng trung bình (giờ)
159.5
165.2
199
200.7
199.7
144.7
139.7
145
171.1
171.5
151.1
155.3
2002.5
5. Gió: Hướng gió thịnh hành
SW
NW
W
N
W
N
NH
NH
N
N
NH
NE
W
6. Số ngày có sương mù
15.4
12.1
9.2
4.7
1.9
0.2
0.4
0.9
5.8
13.9
16.1
18.8
99.4
Số ngày có sương muối
0.3
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0.1
0.4
- Thời vụ xuân sớm
- Thời vụ xuân chính vụ
- Thời vụ xuân muộn
- Thời vụ mùa sớm
- Thời vụ mùa chính vụ
Phụ lục 2b. Đặc điểm khí hậu tại trạm Nam Định tỉnh Nam Định
Trạm Nam Định : Kinh độ đông: 106010’
Tỉnh Nam Định Độ vĩ Bắc: 20026’
Độ cao 3 m
Chỉ tiêu
Các tháng
Cả
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
năm
1. Nhiệt độ (0C)
Trung bình
16.7
17.3
19.8
23.5
27.3
29
29.3
28.6
27.5
24.9
21.8
18.4
23.7
Tối cao trung bình
19.2
19.5
22.3
26.5
31
32.4
32.7
31.6
30.3
26
24.9
21.5
26.7
Tối thấp trung bình
14
15.3
17.8
21.4
24.5
26
26.5
26
25
22.3
18.9
15.5
21.1
Tối thấp tuyệt đối
5.5
5.8
9
12.1
17.2
19.2
21.3
22.5
16.7
14.6
9
5.1
5.1
Biên độ nhiệt (00C)
5.2
4.2
4.5
5.1
6.5
6.4
6.2
5.6
5.3
5.7
6
6
5.6
2. Mưa và ẩm
a. Mưa (mm)
Trung bình
27.8
35
50.8
81.6
174.7
192.7
230.2
325.2
347.7
194.6
67.5
29.2
1757
Số ngày mưa trung bình
8.7
11.6
14.9
11.4
11.8
12.4
12.7
15.5
14.3
10.3
7.9
6.4
137.9
b. Độ ẩm trung bình (%)
85
88
91
89
85
83
82
85
85
83
82
82
85
3. Số giờ nắng trung bình (giờ)
78
39.2
43.9
97.6
202.1
185.9
222.5
174.1
178.2
174.6
145.1
129.3
1665.1
4. Gió
Hướng gió thịnh hành
S
NE
NH
NW
NW
NW
E
N
NW
NW
NH
N
E
5. Sương (ngày)
Số ngày có sương mù
3
2.1
2.1
0.8
0.4
0.1
0
0.04
0.1
0.5
1.8
3.2
14.1
Số ngày có sương muối
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Nguồn: Nguyễn Văn Viết (2007), “Kiểm kê, đánh giá và hướng dẫn sử dụng tài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Viện KTTV Hà Nội
Phô lôc 3: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CÁC XÃ VÙNG NGHIEN CỨU NĂM 2008
§¬n vÞ tÝnh : ha
H¹ng môc
Toµn vïng
Chia ra
X· Thanh Na
X· Thanh Lu«ng
X· Thanh Hng
X· Thanh Ch¨n
X· Thanh Yªn
X· Noong Luèng
X· Thanh X¬ng
X· Thanh An
X· Noäng HÑt
X· Sam Møn
Tæng diÖn tÝch ®Êt tù nhiªn
33902,43
10020,03
3618,49
2045,22
2229,68
1948,08
2127,07
1922,39
2017,98
1297,53
6675,96
I. ®Êt n«ng nghiÖp
26303,01
6058,27
3139,78
1785,81
1623,05
1653,50
1904,70
1538,88
1592,18
1017,43
5989,41
1, §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp
7431,55
889,22
772,99
664,78
437,28
844,45
601,68
732,26
436,53
594,72
1457,64
a. §Êt trång c©y hµng n¨m
6552,02
865,73
634,59
531,17
349,25
686,22
576,18
625,42
384,55
548,77
1350,14
- §Êt trång lóa
4070,13
514,04
508,94
309,93
283,43
513,48
321,48
398,96
336,06
418,61
465,20
§Êt chuyªn trång lóa níc
3203,26
103,13
348,9
297,63
283,43
450,92
285,00
332,14
280,4
405,11
416,6
§Êt trång lóa níc cßn l¹i
657,27
242,91
160,04
62,56
36,48
66,82
55,66
13,5
19,3
- §Êt trång cá ch¨n nu«i
224,82
13,22
211,60
- §Êt trång c©y hµng n¨m cßn l¹i
2257,07
351,69
125,65
221,24
65,82
159,52
254,70
226,46
48,49
130,16
673,34
b. §Êt trång c©y l©u n¨m
879,53
23,49
138,40
133,61
88,03
158,23
25,50
106,84
51,98
45,95
107,50
2, §Êt l©m nghiÖp
18635,13
5135,43
2348,65
1121,03
1178,00
785,87
1231,02
784,22
1135,49
407,69
4507,73
b. §Êt rõng phßng hé
18635,13
5135,43
2348,65
1121,03
1178,00
785,87
1231,02
784,22
1135,49
407,69
4507,73
3, §Êt nu«i trång thñy s¶n
236,33
33,62
18,14
7,77
23,18
72,00
22,40
20,16
15,02
24,04
II. ®Êt phi n«ng nghiÖp
3149,22
339,28
267,45
254,08
211,52
294,58
222,37
383,51
331,25
158,63
686,55
1, §Êt ë n«ng th«n
556,32
47,45
39,87
56,72
37,30
61,45
45,76
68,07
59,84
56,98
82,88
2, §Êt chuyªn dïng
1786,02
179,81
136,41
92,04
130,03
185,38
63,46
258,40
256,61
83,06
400,82
§Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp
183,08
3,91
5,25
0,48
0,20
2,80
0,34
163,33
2,52
0,54
3,71
§Êt quèc phßng an ninh
419,30
81,56
60,96
5,41
0,00
0,00
0,00
10,41
0,00
0,03
260,93
§Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi NN
191,28
1,55
6,00
2,13
0,10
2,83
1,10
155,88
2,04
19,65
§Êt cã môc ®Ých c«ng céng
992,36
92,79
64,20
84,02
129,73
182,58
60,29
83,56
98,21
80,45
116,53
3, §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa
114,63
18,64
6,59
14,81
15,30
9,50
16,63
6,50
4,20
10,53
11,93
4, §Êt SS vµ mÆt níc chuyªn dïng
689,77
93,38
84,58
90,51
28,89
38,25
95,55
50,54
10,60
8,06
189,41
III. Nhãm ®Êt cha sö dông
4450,20
3622,48
211,26
5,33
395,11
0,00
0,00
0,00
94,55
121,47
0,00
§Êt b»ng cha sö dông
73,28
6,90
3,43
5,33
4,28
28,84
24,50
§Êt ®åi nói cha sö dông
4376,92
3615,58
207,83
390,83
65,71
96,97
Phßng Tµi nguyªn vµ M«i trêng huyÖn §iÖn Biªn 3/2009
PHỤ LỤC 4a: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT SẢN LƯỢNG LÚA XUÂN VÙNG CÁNH ĐỒNG MƯỜNG THANH HUYỆN ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
Đv DT: Ha, NS: tạ/ha, SL: Tấn
TT
Năm
2005
2006
2007
2008
TĐ tăng BQ/năm GĐ 2005/2008
Đơn vị hành chính
DT
DT có tưới
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
Toàn huyện
4135
63,7
26333,8
4214,6
61,56
25945
4250
61,4
26091,5
4278
61,05
26117,5
1,14
Toàn vựng
3322,6
2350,6
67,5
22428
3314,6
65,8
21823,0
3275
65,8
21544,3
3262,0
64,75
21121,2
-0,61
Tỷ lệ với huyện (%)
80,3
105,9
85,2
78,6
106,9
84,1
77,0
107,1
82,5
76,2
106,0
80,8
1
Xã Thanh Nưa
230,0
25,0
58,7
1350,0
236,0
60,0
1416,0
250,0
60,0
1500,0
250,0
56,9
1423,0
2,82
2
Xã Thanh Luông
348,6
235,6
65,0
2266,0
348,6
58,5
2039,3
349,0
59,0
2059,1
355,0
57,4
2037,7
0,61
3
Xã Thanh Hưng
300,0
236,0
70,0
2100,0
300,0
65,3
1959,0
300,0
70,0
2100,0
280,0
69,2
1936,8
-2,27
4
Xã Thanh Chăn
260,0
145,0
68,0
1768,0
260,0
67,0
1742,0
270,0
66,0
1782,0
260,0
65,3
1696,5
0,00
5
Xã Thanh Yên
490,0
432,0
70,0
3430,0
490,0
66,1
3238,9
510,0
65,0
3315,0
510,0
67,2
3428,2
1,34
6
Xã Noong Luống
263,0
158,0
60,0
1578,0
285,0
62,0
1767,0
285,0
59,6
1698,6
285,0
60,9
1736,5
2,71
7
Xã Thanh Xương
395,0
264,7
69,6
2749,0
359,0
68,0
2441,2
275,0
68,0
1870,0
282,0
70,1
1976,5
-10,62
8
Xã Thanh An
284,0
245,0
70,0
1988,0
284,0
70,0
1988,0
284,0
70,0
1988,0
284,0
71,0
2015,0
0,00
9
Xã Noọng Hẹt
324,0
300,0
68,0
2203,0
324,0
69,0
2235,6
324,0
69,0
2235,6
328,0
67,3
2206,0
0,41
10
Xã Sam Mứn
428,0
309,3
70,0
2996,0
428,0
70,0
2996,0
428,0
70,0
2996,0
428,0
62,3
2665,0
0,00
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Điện Biên, 3/2009
PHỤ LỤC 4b: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT SẢN LƯỢNG LÚA MÙA VÙNG CÁNH ĐỒNG MƯỜNG THANH HUYỆN ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
Đv DT: Ha, NS: tạ/ha, SL: Tấn
TT
Năm
2005
2006
2007
2008
TĐ tăng BQ/năm GĐ 2005/2008
Đơn vị hành chính
DT
DT cã tưới
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
Toàn huyện
5757,5
50,5
29248,0
5810,7
51,8
30103,0
5950,0
52,0
30947,4
6002,0
52,5
31491,0
1,40
Toàn vùng
4153,0
2378,3
54,9
22788,0
4202,0
57,2
24020,5
4053,0
59,1
23956,2
4043,8
60,5
24473,4
-0,88
Tỷ lệ với huyện (%)
72,13
108,6
77,91
72,31
110,3
79,79
68,1
113,7
77,41
67,4
115,3
77,72
1
Xã Thanh Nưa
301,0
25,0
61,6
1855,0
350,0
55,8
1953,0
350,0
54,7
1915,6
350,0
50,4
1764,0
5,16
2
Xã Thanh Luông
508,0
245,8
51,9
2636,0
508,0
54,6
2773,7
508,0
59,0
2999,2
514,0
59,5
3059,3
0,39
3
Xã Thanh Hưng
306,0
236,0
54,4
1664,0
306,0
58,5
1790,1
306,0
59,0
1806,0
280,0
63,7
1784,7
-2,92
4
Xã Thanh Chăn
308,0
160,0
54,1
1667,0
308,0
56,7
1746,4
308,0
61,9
1907,4
303,0
60,6
1836,5
-0,54
5
Xã Thanh Yên
605,0
432,0
56,7
3430,0
605,0
60,8
3678,4
605,0
61,2
3702,6
605,0
63,4
3838,1
0,00
6
Xã Noong Luông
354,0
158,0
47,7
1690,0
354,0
54,6
1932,8
354,0
55,9
1978,9
354,0
56,0
1982,4
0,00
7
Xã Thanh Xương
469,0
262,5
53,0
2486,0
469,0
55,0
2579,5
320,0
59,9
1916,8
326,8
59,9
1957,5
-11,35
8
Xã Thanh An
351,0
245,0
57,0
2001,0
351,0
57,0
2000,7
351,0
59,7
2096,5
350,0
63,4
2217,9
-0,10
9
Xã Noong Hẹt
392,0
300,0
54,0
2117,0
392,0
55,0
2156,0
392,0
58,2
2281,4
392,0
60,9
2385,7
0,00
10
Xã Sam Mứn
559,0
314,0
58,0
3242,0
559,0
61,0
3409,9
559,0
60,0
3351,8
569,0
64,1
3647,3
0,59
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Điện Biên, 3/2009
Phụ lục 5a: Hiệu quả kinh tế cây lúa của hộ nông dân năm 2008
SL: Số lượng; ĐG: Đơn giá
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
IR64
BT 7
Lúa lai
Thành tiền (1000 đ)
SL
Đơn giá (1000đ)
SL
Đơn giá (1000đ)
SL
Đơn giá (1000đ)
IR64
BT 7
Lúa lai
Vụ xuân
I
Tổng chi
20040
20575
23495
1
Giống
kg
100
10
80
12
40
45
1000
960
1800
2
P hữu cơ
Tấn
5
200
5
200
8
200
1000
1000
1600
3
Phân vô cơ
1000 đ
4850
4950
5850
4
Thuốc BVTV
1000 đ
350
550
480
5
Thuốc trừ cỏ
1000 đ
200
200
200
6
Làm đất
1000 đ
3000
3000
3000
7
Lao động
Công
140
55
145
55
155
55
7700
7975
8525
8
Thuê tuốt, vận chuyển
1000 đ
1100
1100
1200
9
Dịch vụ thủy lợi, HTX
Kg
120
7
120
7
120
7
840
840
840
II
Thu nhập
Tổng giá trị sx
7000
6,5
6500
7
8500
6
45500
45500
51000
Thu nhập thuần
1000 đ
25460
24925
27505
Thu nhập
1000 đ
29310
28913
31768
Vụ mùa
I
Tổng chi
18880
19740
22145
1
Giống
kg
90
12
70
13
35
45
1080
910
1575
2
P hữu cơ
Tấn
4
200
4
200
6
200
800
800
1200
3
Phân vô cơ
1000 đ
4650
4650
5520
4
Thuốc BVTV
1000 đ
350
480
450
5
Thuốc trừ cỏ
1000 đ
200
200
200
6
Làm đất
1000 đ
2500
2500
2500
7
Lao động
Công
120
60
135
60
140
60
7200
8100
8400
8
Thuê tuốt, vận chuyển
1000 đ
1200
1200
1400
9
Dịch vụ thủy lợi, HTX
Kg
120
7,5
120
7,5
120
7,5
900
900
900
II
Thu nhập
Tổng giá trị sx
6400
7,5
6200
8
8000
6,3
48000
49600
50400
Thu nhập thuần
1000 đ
29120
29860
28255
Thu nhập
1000 đ
32720
33910
32455
Phụ lục 5b: Hạch toán hiệu quả kinh tế thí nghiệm bón phân kali cho lúa Bắc Thơm 7 vụ xuân 2009 (Tính cho 1 ha)
(ĐVT: 1.000 đ)
ĐVT
Số lượng
Đơn giá (1.000đ)
Không bón K2O
Bón 30 K2O
Bón 60 K2O
Bón 90 K2O
Bón 120 K2O
I
Tổng chi
19090
19790
20490
21190
21890
1.
Giống
Kg
70
13
910
910
910
910
910
2.
Phân bón
4250
4950
5650
6350
7050
Phân hữu cơ
Tấn
5
250
1250
1250
1250
1250
1250
Đạm Urê
Kg
250
7
1750
1750
1750
1750
1750
Lân
Kg
500
2,5
1250
1250
1250
1250
1250
Kali
1000đ
13
0
650
1300
1950
2600
Lượng Kaliclorua bón
Kg
0
50
100
150
200
3.
Thuốc BVTV, trừ cỏ
870
870
870
870
870
Thuốc trừ cỏ
Tổng
1
250
250
250
250
250
250
Thuốc BVTV
Tổng
1
620
620
620
620
620
620
4.
Lao động
10980
10980
10980
10980
10980
Phun thuốc trừ cỏ
Tổng
1
200
200
200
200
200
200
Làm đất
Tổng
1
3200
3200
3200
3200
3200
3200
Ngâm, gieo
Tổng
1
500
500
500
500
500
500
Dặm tỉa, làm cỏ, bón phân
Công
50
60
3000
3000
3000
3000
3000
Bảo vệ thực vật
bình
80
6
480
480
480
480
480
Gặt
Công
30
80
2400
2400
2400
2400
2400
Tuốt lúa
Tổng
1
700
700
700
700
700
700
Vận chuyển
Tổng
1
500
500
500
500
500
500
5.
Dịch vụ phí
1080
1080
1080
1080
1080
DVụ thuỷ lợi, bảo vệ, HTX
Kg
120
9
1080
1080
1080
1080
1080
6.
Chi khác (phơi)
Tổng
1
1000
1000
1000
1000
1000
1000
II
Tổng thu
44783,7
47421,5
49671,2
51425,0
52586,7
NSTT
Tạ
850
52,69
55,79
58,44
60,50
61,87
III.
Lãi (Thu nhập thuần)
1000đ
25693,7
27631,5
29181,2
30235,0
30696,7
Lãi so với đ/c
1000đ
0,0
1937,8
3487,5
4541,3
5003,0
Phụ lục 6. Thực trạng hệ thống công trình thủy lợi
toàn vùng cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên
TT
Tên công trình
NL tưới (ha)
Ghi chú
I
Hệ thống đại thủy nông Nậm Rốm
1
Đập dâng Nậm Rốm
3123
Đập dài 55,8 m, cao 9m, cống lấy nước với
Q+K = 3,7 m3/s, thực tế tưới >2.000 ha
- Kênh chính
Dài 0,823 km (đã kiên cố)
- Kênh nhánh tả
Dài 14,178 km (đã kiên cố)
- Kênh nhánh hữu
Dài 16,89 km (đã kiên cố)
2
Hồ Pa Khoang
Dung tích hữu ích 34,2x106m3, bổ sung
nước cho đại thủy nông Nậm Rốm
II
Các công trình trung thủy nông
1
Hồ Huổi Phạ
100
Dung tích hữu ích 2 triệu m3, bổ sung
cho kênh hữu Nậm Rốm (300lít/s)
2
Hồ Pe Luông
265
Dung tích hồ 2,24 triệu m3, tưới cho xã Thanh Luông
3
Hồ Hồng Khếnh
120
Thực tế tưới 45 ha 2 vụ của xã Thanh Hưng
4
Hồ Hồng Sạt
320
Dung tích hồ 2,7 triệu m3, thực tế
tưới cho 110ha 2 vụ xã Sam Mứn
5
Trạm bơm Nậm Thanh
270
Hiện sử dụng nước kênh hữu tưới cho diện
tích 2 lúa xã Noong Luống, hiệu quả thấp
III
Các công trình tiểu thủy nông
1
Hồ Cô Lôm
Dung tích 500 m3, điều tiết nước kênh hữu
2
Hồ Ta Bô
Dung tích 400 m3, điều tiết nước kênh hữu
3
Hồ Bồ Hồng
38
Dung tích 300 m3, thực tế tưới 20ha, điều tiết nước kênh tả
4
Thủy lợi Thanh Minh
20
Cấp nước cho nhà máy nước Điện Biên Phủ
5
Đập Pú Tứu
16
Phục vụ tưới cho xã Thanh Xương
6
Đập Tả Lèng
58
Phục vụ tưới cho phường Noong Bua
IV
Hệ Thống kênh mương
1
Kênh cấp II
Tổng số 100km, đã kiên cố hóa 25 - 30%
2
Kênh cấp III
Tổng số 400km, hiện chưa được kiên cố
Phụ lục 7: Tóm tắt Lý lịch Giống Bắc thơm 7
+ Nguồn gốc:
Tác giả và cơ quan tác giả: Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương nhập nội và giới thiệu vào sản xuất.
Nguồn gốc và phương pháp: Là giống lúa thuần Trung Quốc được nhập vào Việt Nam năm 1992. Được công nhận là tiến bộ kỹ thuật để mở rộng trong sản xuất năm 1998 theo Quyết định số 1224 QĐ/NN-KHKT ngày 21 tháng 3 năm 1998. Hiện nay là giống có chất lượng gạo cao, được gieo trồng phổ biến ở phía Bắc, đặc biệt Đồng bằng Sông Hồng.
+ Những đặc tính chủ yếu: Gieo cấy được cả 2 vụ. Vụ xuân muộn thời gian sinh trưởng 135 - 140 ngày. Vụ mùa sớm thời gian sinh trưởng 115 - 120 ngày. Chiều cay cây 90 -95 cm. Dạng cây gọn. Đẻ nhánh khá. Trỗ kéo dài. Thóc hạt thon, nhỏ, màu vàng sẫm, bông dài 19-20 cm, số hạt chắc trên bông 110-120 hạt/bông khối lượng 1.000 hạt 19 - 20 gam. Gạo có mùi thơm, hạt nhỏ, gạo trong, cơm thơm, mềm. Năng suất trung bình 40 - 45 tạ/ha, cao 50 - 55 tạ/ha. Chống đổ trung bình. Nhiễm rầy, đạo ôn, khô vằn từ nhẹ đến trung bình. Nhiễm bạc lá trong vụ mùa.
+ Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật: Lượng bón cho 1ha: Phân chuồng 8 tấn + đạm urê 150 - 180kg + lân super 300kg + kali sunfat hoặc kali clorua 100 - 120kg. Nên bón phân tổng hợp, nhất là vụ mùa. Mật độ cấy 50 -55 khóm/m2, 3-4 rảnh/khóm.
Nguồn tài liệu: Bộ Nông Nghiệp & PTNT - Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) (2005), Hợp phần giống cây trồng, 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHTT09075.doc