Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao tại xã Hòa Bình - Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao tại xã Hòa Bình - Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên: ... Ebook Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao tại xã Hòa Bình - Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

pdf94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao tại xã Hòa Bình - Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG NGỌC HÀ NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP SAU KHI GIAO TẠI Xà HÒA BÌNH - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên nghành: Lâm nghiệp Mã số: 60.62.60 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lý Văn Trọng THÁI NGUYÊN, 2008 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lý Văn Trọng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008 Tác giả Hoàng Ngọc Hà 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng dạy Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, Uỷ ban nhân dân xã Hoà Bình, các ngành có liên quan, đặc biệt sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Lý Văn Trọng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Khoa Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, chi cục Kiểm lâm tỉnh, trung tâm Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên, cán bộ nhân dân xã Hoà Bình, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ, các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp tôi hoàn thành đề tài này. Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên luận văn này của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008 Tác giả Hoàng Ngọc Hà 4 MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt i Danh mục các bảng, biểu ii Danh mục các hình iii MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có tham gia trên thế giới 5 1.2. Ở Việt Nam 9 1.2.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có tham gia ở VN 10 1.2.2. Tình hình giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân 18 1.3. Luật và chính sách của nhà nước liên quan đến cách thức quản lý rừng và đất lâm nghiệp có sự tham gia 20 1.4. Những nghiên cứu liên quan đến giao và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp ở Việt Nam 24 1.5. Giao đất giao rừng, quản lý rừng và đất rừng tại tỉnh Thái Nguyên 25 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2. Mục tiêu nghiên cứu 28 2.3. Phạm vi nghiên cứu 28 2.4. Nội dung nghiên cứu 29 2.4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội 29 2.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng sử dụng đất lâm nghiệp sau 5 khi giao 29 2.4.3. Nghiên cứu tình hình giao đất lâm nghiệp trên địa bàn 29 2.4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên phương diện kỹ thuật 29 2.4.5. Phân tích hiệu quả sử dụng đất sau khi giao, nhận 29 2.4.6. Đề xuất các giải pháp 29 2.5. Phương pháp nghiên cứu 30 2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 30 2.5.2. Phương pháp điều tra chuyên đề 31 2.5.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu (nội nghiệp) 32 Chƣơng 3. ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN, KTXH 33 3.1. Điều kiện tự nhiên 33 3.2. Điều kiện kinh tế 35 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp 39 4.1.1. Nhân tố bên trong 39 4.1.2. Nhân tố bên ngoài 42 4.2. Quá trình thực hiện công tác giao đất giao rừng tại xã Hoà Bình 44 4.3. Kết quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sau khi giao 46 4.4. Kết quả nghiên cứu về quá trình giao, nhận và sử dụng rừng và đất lâm nghiệp 50 4.4.1. Kết quả quan sát, ghi nhận từ phía giao: cấp bộ cấp tỉnh, huyện, xã 50 4.4.2. Kết quả quan sát từ phía người dân nhận đất, nhận rừng sau khi giao 60 4.5. Kết quả nghiên cứu 66 4.6. Một số đề xuất 69 4.6.1. Giải pháp về đất đai 69 4.6.2. Giải pháp về kỹ thuật 70 4.6.3. Giải pháp về chính sách đầu tư, vốn 70 4.6.4. Giải pháp về môi trường 71 Chƣơng 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 72 5.1. Kết luận 72 6 5.2. Tồn tại 73 5.3. Đề nghị 74 TµI LIÖU THAM KH¶O PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 7 LTQD Lâm trường quốc doanh Hvn Chiều cao vút ngọn D1,3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m OTC Ô tiêu chuẩn GĐGR Giao đất giao rừng HTX Hợp tác xã HĐBT Hội đồng Bộ trưởng BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng ĐTĐT Đất trống đồi trọc FAO ( Food Agriculture Oganization) - Tổ chức Nông Lương thế giới TW Trung ương NLKH Nông lâm kết hợp QLBVR Quản lý bảo vệ rừng UBND Uỷ ban nhân dân HGĐ Hộ gia đình LSPG Lâm sản phi gỗ ĐHLN Đại học Lâm nghiệp ĐHNN Đại học Nông nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH 8 Hình Nội dung Trang 2.1 Cơ cấu đất lâm nghiệp đã được giao và chưa giao 17 2.2 Diện tích đất lâm nghiệp giao cho các đối tượng 17 2.3 Cơ cấu đất lâm nghiệp theo khu vực kinh tế 18 Ảnh 4.01 Rừng Keo lai tuổi 7 xóm Tân Đô 47 Ảnh 4.02 Rừng tự nhiên xóm Trung Thành 48 Ảnh 4.03 Rừng tự nhiên phố Hích 49 4.1 Các đợt giao đất, giao rừng có hiệu quả, thích hợp nhất 51 4.2 Những giai đoạn (đợt) khác nhau về GĐGR 52 4.3 Những dự án chương trình liên quan, hỗ trợ sau GĐGR 53 4.4 Nhu cầu, thị trường gỗ và lâm sản tại huyện........... 53 4.5 Sự khác nhau trong các đợt giao 54 4.6 Sự cần thiết về thay đổi trong GĐGR 55 4.7 Sự khác nhau giữa các nhóm, dân tộc về sử dụng rừng, đất 56 4.8 Nhu cầu nhận và quản lý đất, rừng 57 4.9 Thay đổi chính sách GĐGR 58 4.10 Thay đổi trong nhận thức của người dân về GĐGR 59 4.11 Việt Nam gia nhập WTO và sự thay đổi trong sử dụng đất, rừng. 60 4.12 Giai đoạn (đợt) giao phù hợp, hiệu quả 61 4.13 Hình thức giao phù hợp 62 4.14 Quy hoạch sử dụng 62 4.15 Hiệu quả của các chương trình dự án có liên quan 63 4.16 Nhu cầu tiếp tục nhận đất, rừng (nếu còn quỹ đất) 64 4.17 Nguyên nhân quản lý, sử dụng rừng hiện nay chưa có hiệu quả 65 DANH MỤC BIỂU 9 TT Bảng Nội dung Trang 1 1.1 Tài nguyên rừng thế giới thèng kª ®Õn n¨m 2000 5 2 1.2 Diện tích rừng toàn quốc đến ngày 31/12/2007 9 3 1.3 Tình hình quản lý đất lâm nghiệp có rừng qua các năm ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. 15 4 1.4 Thống kê diện tích đất đã giao cho các đối tượng 16 5 1.5 Diễn biến cơ cấu rừng dưới các phương thức quản lý ở khu vực miền núi phía Bắc 16 6 1.6 Kết quả trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2003 - 2007 26 7 1.7 Thống kê diện tích giao đất lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2000 27 8 3.1 Một số chỉ tiêu khí hậu của khu vực nghiên cứu 34 9 3.2 C¬ cÊu sö dông ®Êt ®ai x· Hoµ B×nh 35 10 3.3 T×nh h×nh nh©n khÈu vµ lao ®éng khu vùc nghiªn cøu 36 11 3.4 DiÔn biÕn ®é che phñ rõng x· Hoµ B×nh tõ 2003 - 2007 38 12 4.2 Phân tích vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức cộng đồng 42 13 4.3 Kết quả về giao đất lâm nghiệp và cơ cấu sử dụng đất đai 45 14 4.4 Diện tích rừng và đất rừng đã được giao cho hộ gia đình 45 15 4.5 Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu bình quân ( ÔTC 1) 47 16 4.6 Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu bình quân (ÔTC 2) 48 17 4.8 Các đối tượng tham gia phía GĐGR. 50 18 4.9 Các đối tượng người nhận đất, rừng 60 MỞ ĐẦU 10 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý báu của mọi quốc gia, đất nước, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Tuy nhiên, do sinh kế và nhiều lý do khác nhau trên thế giới mỗi năm mất 7,3 triệu ha rừng. Trước đây, thế giới có 17,6 tỷ ha rừng tự nhiên, hiện nay chỉ còn khoảng 4 tỷ ha trong đó Brazin, Canada, Trung quốc, Nga và Mỹ chiếm phần lớn. Trong hơn một thập kỷ qua đã có 3% diện tích rừng bị tàn phá [15]. Nước ta, tổng diện tích đất lâm nghiệp được thống kê đến năm 2005 19.134.66 ha chiếm 58,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 9.865.020 ha chiếm 51,56%, diện tích rừng trồng là 1.919.568 ha chiếm 10,03%, diện tích đất trống đồi núi trọc chưa có rừng là 7.350.081 ha chiếm 38,41% diện tích đất lâm nghiệp. Trong hai thập kỷ vừa qua, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát triển vốn rừng. Những nỗ lực này đã được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế nhìn nhận và có những hỗ trợ thiết thực, hiệu quả [4]. GĐGR là một trong những chiến lược quan trọng để pháp triển tổng hợp bền vững tài nguyên rừng đã được triển khai thực hiện trong nhiều năm qua với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Luật đất đai năm 1993 và các văn bản như Nghị định 64/CP, NĐ 01/CP, NĐ 02/CP… là những nền tảng pháp lý đầu tiên cho giao rừng và đất lâm nghiệp, có tác dụng bước đầu thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái. Cho đến nay, hầu hết các tỉnh đã thực hiện cơ bản việc đất lâm nghiệp cho người dân. Theo số liệu thống kê đến năm 2005, trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là 14,6 triệu ha, đã giao cho các đối tượng sử dụng được 11,266 triệu ha, chiếm tỷ lệ 77% đất lâm nghiệp, chưa giao 3,41 triệu ha chiếm 23%. Một thực tế vẫn đang thu hút sự quan tâm chú ý là, sau khoán 100 và khoán 10 trong nông nghiệp, đất nước ta thoát khỏi nạn thiếu lương thực triền miên lâu dài trước đó và cũng ngay lập tức Việt Nam trở thành một 11 trong những nước xuất khẩu gạo chủ yếu của thế giới. Nghành lâm nghiệp cũng đã thực hiện giao đất, giao rừng cho hộ gia đình từ trên hai mươi năm nay. Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng cách đi đối với giao đất lâm nghiệp không tạo được những bước ngoặt như nông nghiệp, hoặc có một số chuyển biến tích cực nhưng chậm. Mặt khác giá trị sản xuất toàn ngành lâm nghiệp tăng với tốc độ thấp và không ổn định: giai đoạn 1992-1995 tăng bình quân mỗi năm 1,2%; giai đoạn 1996-2000 tăng 0,4%; giai đoạn 2001-2005 tăng 0,94%, tốc độ tăng này chậm hơn nhiều so với tăng cao và ổn định của nông nghiêp [5]. Chính vì vậy, câu hỏi Tại sao? đất nông nghiệp và lâm nghiệp có những gì khác nhau… Một loạt yếu tố cần xem xét một cách khoa học, khách quan để trả lời các câu hỏi này, nhất là quá trình giao đất, rừng cũng như những chính sách liên quan trong khi và sau khi giao đến hộ, nhóm hộ gia đình để có sự sử dụng hiệu quả, ổn định, bền vững, vì vậy vẫn cần có những nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm chứng để tìm câu trả lời thoả đáng. Nếu xem xét chi tiết, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sau khi được giao là một vấn đề lớn, quyết định những yếu tố hết sức quan trọng đối với người nhận như tăng thu nhập cải thiện đời sống hàng ngày, hoặc ở mức độ lớn hơn như phát triển kinh tế trang trại, lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ môi trường sinh thái… Hơn thế nữa, điều đặc biệt quan trọng là sự thay đổi trong nhận thức, hành vi của người dân, những thay đổi về quan hệ xã hội, cũng như hiệu quả của việc thực thi pháp luật, chính sách của Nhà nước tại địa phương trong việc quản lý tài nguyên rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung. Nhìn một cách tổng thể về vấn đề trên, một số yếu tố chính của cả quá trình giao và nhận đất, rừng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học để rút ra một số bài học về sử dụng đất lâm nghiệp và rừng sau khi được giao. Những yếu tố chính trong thực tế là rất nhiều, đa dạng, nhưng có thể được chia thành hai nhóm khi xem xét từ hai phía: phía giao và phía nhận. Về phía giao: từ những năm 1986 đến nay công tác giao đất giao rừng đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn với những thay đổi nhất định về 12 chính sách, luật đất đai…và sau đó là cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp trong quá trình giao. Phương thức, hình thức, qui trình giao, quy hoạch trước và trong khi giao, đặc biệt là sự tham gia của người dân và các tổ chức quần chúng trong mọi giai đoạn giao nhận đều có những điểm khác nhau đáng kể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng là sử dụng đất và rừng. Ngoài ra, các yếu tố như: chính sách hỗ trợ sau khi giao, thị trường gỗ và lâm sản trong nước và thế giới, các dự án chương trình phát triển nông lâm nghiệp, các tổ chức khuyến nông lâm, kiểm lâm… đã có những ảnh hưởng rõ ràng tới việc sử dụng đất và rừng được giao. Về phía nhận: chủ thể nhận có thể là cá nhân hay cả cộng đồng, nhóm hộ, tổ chức… cũng có những sự khác nhau đáng kể về các mặt: nhận thức, đặc biệt là những hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của chủ rừng, chủ đất, khả năng đầu tư, văn hoá, truyền thống, kinh nghiệm canh tác… là những yếu tố quyết định đến việc sử dụng đất và rừng. Những nhân tố có nguồn gốc từ cả hai phía và qua các thời kỳ khác nhau nêu trên đã có những ảnh hưởng rõ rệt tới hiệu quả sử dụng đất và rừng sau khi được giao theo những mối liên hệ nhất định. Xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là nơi công tác giao đất giao rừng được tiến hành tương đối sớm. Tuy nhiên thực tế hiện nay những sai sót, bất cập từ trong quá trình giao vẫn đang có tác động làm cho hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp có sự khác nhau rõ rệt ngay cả trên địa bàn chỉ một xã… Một nghiên cứu về sử dụng đất, rừng sau khi đã được giao tại xã này là cần thiết để xem xét một cách khoa học, khách quan, để phân tích, đánh giá sự phụ thuộc giữa hiện trạng sử dụng đất, rừng và các nhân tố liên quan đến giao nhận đất rừng, nhằm rút ra được những mối quan hệ hữu cơ, những bài học hữu ích. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài „‟ “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao tại xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ” 1.2. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học 13 - Nghiên cứu nhằm bổ sung thêm kiến thức thực tế, nhất là phương pháp nghiên cứu các vấn đề có tính chất cả kỹ thuật và xã hội học, cả tính chất định tính lẫn định lượng. - Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết giúp cho cán bộ khoa học, các sinh viên có cách nhìn nhận vấn đề giao nhận đất, rừng một cách tổng quát hơn, nhất là mối liên hệ hữu cơ có thể, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nhà làm quyết định, chính quyền địa phương, người nhận rừng, tham khảo trong xây dựng kế hoạch, giám sát và đánh giá việc sử dụng đất, rừng sau khi giao có tính thực tế hơn. - Những đề xuất từ nghiên cứu này, hy vọng cũng sẽ giúp cho các cán bộ trực tiếp đang và sắp thực hiện quá trình GĐGR có những nhìn nhận kỹ lưỡng và đề xuất tới các phía liên quan trong khi giao và nhận những thay đổi cần thiết, để tránh được những thiếu sót, bất cập và đạt mục tiêu quản lý sử dụng tài nguyên rừng hiệu quả, bền vững. Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia trên thế giới 14 Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết trong 5 năm qua tốc độ phá rừng tăng nhanh, nhất là tại các nước Đông Nam Á, đe dọa môi trường sống của con người cũng như sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật. Theo tài liệu của Tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc (FAO) thế giới hiện đang sử dụng 1,476 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đất dốc là 973 triệu ha chiếm 65,9% [3]. Theo số liệu công bố tại Hội nghị thế giới về rừng lần thứ 12 tổ chức tại thành phố Kuebec, Canada năm 2002 với chủ đề “ Rừng, nguồn sống của con người” trên thế giới đã có gần 500 vụ thảm họa lớn, làm hơn 10.000 người chết, 600 triệu người bị ảnh hưởng, gây thiệt hại về vật chất lên tới 55 tỷ USD nguyên nhân chính là do nạn phá rừng [4] . Bảng 1.1.Tài nguyên rừng thế giới thèng kª ®Õn n¨m 2000 Vùng l·nh thæ Diện tích tự nhiên (1.000 ha) Tổng diện tích rừng (1.000 ha) Độ che phủ ( %) Diện tích rừng bình quân đầu ngƣời Châu Phi 2.978.394 649.866 21,8 0,8 Châu Á 3.084.746 547.793 17,8 0,2 Châu Âu 2.259.957 1.039.251 46,0 1,4 Bắc & Trung Mỹ 2.136.966 549.304 25,7 1,1 Châu Đại Dương 849.096 197.623 23,3 6,6 Nam Mỹ 1.754.741 885.618 50,5 2,6 Toàn cầu 13.063.900 3.869.455 29,6 0,6 ( Nguồn FAO: State of the World Forests, Rome, 2003) [3]. Châu Á là nơi có độ che phủ thấp nhất và bình quân ha rừng trên người thấp nhất. Đất đai bị thoái hóa cũng là vấn đề rất nghiêm trọng, không những làm mất đi độ mầu mỡ mà còn kéo theo sự mất nước, sự sa mạc hóa và đồng thời gây ra hàng loạt những hậu quả như lũ lụt, hạn hán và sụt lỡ. Hàng 100 triệu người đang phải đối mặt với hậu quả của tình trạng sa mạc hóa và đất đai suy thoái ngày càng trầm trọng. 15 Để quản lý lâu dài, bền vững tài nguyên rừng thì theo FAO, một trong những biện pháp cần tập trung là thành lập các đối tác liên khu và xuyên quốc gia trên cơ sở cùng có lợi. Theo FAO ( 2007) cho biết trong những năm đầu thế kỷ 21, nạn cháy rừng đang có nguy cơ tăng nhanh mạnh, với phạm vi toàn cầu làm cho hàng triệu ha rừng bị tàn phá, gây thiệt hại hàng tỷ USD. Nguyên nhân của những vụ cháy rừng chủ yếu, xét cho cùng là do con người gây ra [3]. GÇn ®©y, FAO ®· đánh giá cao nỗ lực của các nước Châu Á- Thái Bình Dương trong việc cải cách các điều luật liên quan tới rừng, đặc biệt là chính sách giao đất rừng và rừng cho các hộ gia đình và các tổ chức xã hội, những nỗ lực này đã khẳng định những cam kết chính trị của các n•íc trong khu vực đối với quá trình bảo vệ và phát triển bền vững [4]. Trên thế giới, khoa häc vÒ sử dụng rừng và đất rừng theo h•íng l©m sinh được phát triển từ rất sớm nhưng phần lớn ít chú trọng đến thùc chÊt vấn đề quản lý bảo vệ rừng và đất rừng mà chỉ chú trọng tới việc lợi dụng khai thác lâm sản. Tình trạng mất rừng ở nhiều quốc gia cũng chính là do việc quản lý tài nguyên rừng và đất rừng chưa đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người dân, nhÊt lµ nh÷ng c• d©n sèng gÇn rõng vµ dùa vµo rõng. Sau những bài học đắt giá, hiện nay và xu thế chung hiện nay về quản lý tài nguyên rừng trên thế giới là áp dụng các hình thức quản lý rừng và tài nguyên có sự tham gia. Các nghiên cứu về Chương trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng địa phương (gọi tắt là ELCDP) thực hiện bởi sự tài trợ của FAO/SIDA với 13 nghiên cứu chuyên đề tại nhiều nước khác nhau đã khẳng định rằng, nguồn lợi chủ yếu từ quản lý rừng hay các hoạt động từ rừng cần thuộc về các cá nhân hay nhóm của các cộng đồng tham gia. Các nghiên cứu này đã tìm cách mô tả và phân tích các loại hình quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của nhiều nước khác nhau. Các vấn đề về tài liệu hoá, đào tạo đã được triển khai từ 16 những năm 1985. Những trọng tâm về vấn đề xã hội liên quan đến quản lý rừng đã được nhấn mạnh, như: nếu những cây hoặc rừng không do người địa phương quan tâm và cơ chế hành chính (thể chế) không cho phép người dân tiếp cận tới lợi ích từ quản lý nó thì các dự án không bao giờ thực hiện được[39] . Tại Ấn Độ, hình thức điển hình phổ biến nhất là những sự kết hợp thích hợp giữa quản lý từ phía chính phủ và những cá nhân hay những nhóm điển hình thông qua những hình thức kết hợp hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có hai hình thức chủ yếu, điển hình, đó là Rừng cộng quản (viết tắt tiếng Anh là JFM) và Rừng cộng quản có sự tham gia (JPFM). Sự thay đổi có tính chất chiến lược của Ấn Độ về quản lý tài nguyên rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung là xuất phát từ chiến lược của Chính phủ đó là việc coi trọng những nhu cầu cơ bản của người dân sống gần kề với rừng như là chất đốt, thức ăn gia súc, gỗ làm nhà... và vai trò của họ trong gìn giữ và bảo tồn tài nguyên. Luật đất đai đã tạo điều kiện gây nên động lực cho cá nhân và cộng đồng trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung và quản lý bảo vệ rừng hiện có, đặc biệt đối với những thổ dân có truyền thống, tập tục riêng biệt[38]. Tại Bangladesh, lâm nghiệp Cộng đồng được phát triển như là một hợp phần của giải pháp canh tác và phát triển nông thôn tổng hợp đã đòi hỏi đến việc thay đổi chính sách cũng như luật pháp trong nghành lâm nghiệp, trọng tâm là quản lý rừng có sự tham gia, đặc biệt coi trọng vai trò của phụ nữ. Các giải pháp cung cấp dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ khuyến nông và các nghiên cứu định hướng theo nhu cầu, đơn đặt hàng là những yếu tố thúc đẩy cho sự thành công cho hình thức quản lý đó[34]. Tại Ghana, một cơ chế khá cân bằng giữa khuyến khích lợi ích vật chất và qui luật cung cầu hài hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa người sử dụng và người quản lý tài nguyên rừng đã được thử nghiệm. Cơ chế này đã khuyến khích việc quản lý tài nguyên rừng hướng tới sự bền vững về sinh học, sự 17 công bằng về xã hội và hiệu quả về mặt kinh tế. Cơ chế rừng cộng quản đã được thực hiện đến cấp huyện. Các khuyến khích về chính sách có thể được sử dụng để tăng cường hiệu lực cho việc hỗ trợ sự hài hoà và đảm bảo giữa quyền lợi và trách nhiệm cho những nhóm sử dụng đặc biệt trong hệ thống quản lý sinh học, đặc biệt các địa phương, các loài nhất định [41]. Tại Indonesia, các nghiên cứu về Lâm nghiệp xã hội do FAO và các trường Đại học Gadjah Mada và Đại học Wageningen đã làm rõ những thay đổi của chính phủ nhằm hỗ trợ giải pháp lâm nghiệp xã hội thông qua việc vận dụng những kinh nghiệm của các nước khác và thử nghiệm bằng điều kiện thực tế của đất nước mình. Nghiên cứu và đào tạo về quản lý rừng có sự tham gia đã rất được coi trọng tại Indonesia[40] . Tại Nepal, một loạt các nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống của ICIMOD đã làm rõ các hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng thành công của Nepal, đặc biệt là hình thức Nhóm sử dụng rừng (User groups) tiêu biểu từ 3 vùng đại diện : Sankhawasabha, Dhankuta và Ilam. Các nghiên cứu chuyên đề này đã đề xuất cho phạm vi toàn quốc những cơ chế và quá trình cần hoàn thiện trong quản lý tài nguyên rừng có hiệu quả hơn tại Nepal[36] . Tại SriLanka, đất nước này cũng đã thử nghiệm hình thức quản lý rừng có sự tham gia dựa trên kinh nghiệm của các nước lân cận. Tuy nhiên, do thiếu sự tham gia thích hợp, do khung pháp lý chưa hoàn thiện nên thử nghiệm đã không thành công trong những năm đầu. Các nghiên cứu đã đề xuất có sự thay đổi chính sách và luật cần có những sự cải cách, đồng thời cũng cần có sự hoàn thiện về việc thực hiện hệ thống cộng quản tài nguyên rừng [35]. Tại Thailand, các nghiên cứu của trường Đại học Kasetsat, và Đại học Chulalongkorn... đã làm rõ sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt là Vụ Lâm nghiệp Hoàng Gia Thái về vai trò của rừng và đất rừng đối với thôn bản và cộng đồng dân cư sống gần rừng. Các hình thức kết hợp giữa quản lý của chính phủ và quản lý cấp cộng đồng về tài nguyên rừng đã tỏ ra rất hiệu quả, 18 đặc biệt đối với rừng ngập mặn ven biển và những nơi xa xôi, hẻo lánh có các dân tộc ít người sinh sống[37] . 1.2. Ở Việt Nam Gần 60 năm qua, tài nguyên rừng ở Việt Nam liên tục giảm sút (xem biểu ), xét trên tất cả các phương diện: diện tích, chất lượng, trữ lượng gỗ... cho đến hiện nay, tình trạng rừng bị chặt phá, cháy, khai thác bừa bãi... vẫn chưa bị chặn đứng, diện tích rừng bị giảm liên tục từ năm 1943 đến năm 1995 bình quân 1 năm giảm 0,79% diện tích rừng tự nhiên. Tỷ lệ giảm diện tích rừng tự nhiên lớn nhất là giai đoạn từ năm 1980- 1985 ( bình quân một năm là 2,2%). Giai đoạn 1990 đến 1995 tỷ lệ mất rừng chỉ còn 0,42% năm. Từ năm 1995 đến nay, diện tích rừng tự nhiên được phục hổi và tăng 3,15%/năm[8]. Theo quyết định số 2159/QĐ- BNN - KL ngày 17/7/2008 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2007như sau: Bảng 1.2. Diện tích rừng toàn quốc đến ngày 31/12/2007 Đơn vị tính: ha Loại rừng Tổng diện tích Phân theo chức năng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Diện tích có rừng 12.837.333 2.078.265 4.979.188 5.779.88 1. Rừng tự nhiên 10.283.965 2.002.335 4.363.541 3.918.089 2. Rừng trồng 2.553.369 75.930 615.648 1.861.791 ( Nguồn Bộ NNN& PTNT năm 2003,2005) [1]. Để khắc phục tình hình trên, Chính phủ đã thực thi một loạt những giải pháp, trong đó giải pháp quản lý rừng và đất rừng có sự tham gia là một chiến lược quan trọng. 1.2.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia ở Việt Nam Giao đất giao rừng đã được coi là một trong những hình thức có tính hiệu quả, bền vững trong quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam, trong khi các 19 nước trong vùng và thế giới có những hình thức đặc thù như rừng cộng quản, nhóm sử dụng, rừng làng bản... Giao rừng và đất lâm nghiệp ở Việt Nam được phản ánh rõ nét trong 3 giai đoạn chủ yếu, phù hợp với những thay đổi cơ bản về đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai. * Giai đoạn năm 1968 - 1986 + Ở cấp Trung ương: giai đoạn này tuy vẫn duy trì cơ chế quản lý tập trung bao cấp nhưng đã bắt đầu hình thành khung pháp lý về giao đất lâm nghiệp. Đặc điểm của cơ chế này được tóm tắt như sau: - Chỉ có 2 thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể. Cụ thể trong ngành lâm nghiệp và lâm trường quốc doanh (LTQD) và hợp tác xã (HTX) có hoạt động nghề rừng. - Kế hoạch hóa tập trung ở mức độ cao, theo kiểu “ cấp phát - giao nộp”. - Gỗ và lâm sản là vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý. - Về khung pháp lý quản lý đất đai và giao đất lâm nghiệp, trong giai đoạn này: Chính phủ ban hành nhiều chính sách liên quan đến quản lý đất đai: Quyết định số 184/HĐBT ngày 6/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh giao đất giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng [22]. Nội dung cơ bản được tóm tắt như sau: - Đối tượng giao đất giao rừng được mở rộng hơn trước, bao gồm: HTX, tập đoàn sản xuất, hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học và quân đội. - Trong giai đoạn đầu chủ yếu giao đất trồng và đồi trọc, rừng nghèo và các rừng chưa giao. - Không ấn định diện tích rừng và đất rừng giao cho các đơn vị tập thể. Mỗi hộ ở các tỉnh miền núi, trung du được nhận 2000m2/ lao động. Các hộ gia đình có thể ký hợp đồng với một đơn vị Nhà nước để trồng cây trên đất đồi 20 trọc. Có trợ cấp nhất định cho các đơn vị tập thể và cá nhân nhận đất và rừng để trồng và cải tạo rừng. + Ở cấp địa phương Trong giai đoạn này tại các cấp địa phương chuyển biến đầu tiên là các HTX bắt đầu tham gia vào hoạt động lâm nghiệp nhờ chính sách của Nhà nước về giao đất giao rừng cho HTX. Hoạt động của HTX vào nghề rừng có 3 loại hình: * Hợp tác xã quản lý rừng: Tại các vùng trung du và miền núi phía Bắc, đối với những tỉnh có tiềm năng sản xuất tốt, có thị trường tiêu thụ sản phẩm và có thể đảm bảo tự cung cấp lương thực thì các HTX trực tiếp sản xuất, quản lý và sử dụng rừng. Ví dụ như: Quảng Ninh chuyển sản xuất gỗ trụ má, Thanh Hoá chuyên sản xuất Tre, Luồng... Tuy nhiên chủ trương giao đất giao rừng cho các đơn vị ngoài quốc doanh (như HTX) vẫn còn mới mẻ, chưa thực sự đi vào cuộc sống nên số lượng các HTX tham gia nhóm này không nhiều. Ví dụ: tỉnh Quảng Ninh chỉ có 28 trong số 93 HTX; Lạng Sơn có 29 trong số 200 HTX tham gia nhận đất nhận rừng. * Hợp tác xã làm việc theo hợp đồng: Các HTX này mặc dù được giao đất giao rừng nhưng chưa đảm bảo tự kinh doanh nên phải hợp đồng khoán trồng rừng hoặc khai thác lâm sản cho LTQD trên diện tích đất và rừng được giao. Ví dụ như: huyện Bạch Thông (Bắc Thái cũ), một số huyện ở tỉnh Quảng Ninh và Nghệ Tĩnh, LTQD chịu trách nhiệm cung cấp giống cây, tiền công, đầu tư sản xuất... sau khi trồng, các HTX chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng trồng. Nhìn chung, rừng được bảo vệ tốt hơn trước. * Các HTX tham gia khai thác rừng tự nhiên: các HTX thuộc loại này thường đã nhận đất rừng nhưng chỉ đơn thuần để giữ rừng, khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác, đặc biệt vào những năm thiếu lương thực. Tóm lại: trong thời kỳ này, nghành lâm nghiệp đã quy hoạch lại đất lâm nghiệp thành 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Hệ thống các LTQD đã được tổ chức lại vào năm 1985 và diện tích họ trực tiếp 21 quản lý rừng cũng đã giảm xuống. Các lâm trường tiến hành rà soát lại quỹ đất và bàn giao lại cho chính quyền xã để giao cho các hộ gia đình. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao trong thời kỳ 1968 - 1986 là 4,4 triệu ha, trong đó có 1,8 triệu đất có rừng và 2,7 triệu ha đất trống đồi trọc. Các đối tượng nhận đất lâm nghiệp là 5.722 hợp tác xã và các tổ sản xuất tại 2.271 xã, 610 đơn vị khác và trường học, 349.750 hộ gia đình [6]. * Giai đoạn từ 1986 -1994 + Ở Trung ương Thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, năm 1986 chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần do Nhà nước lãnh đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó các chính sách dần được điều chỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình đổi mới bắt đầu sớm hơn nhiều. Năm 1981, Ban chấp hành TW Đảng đã ban hành Chỉ thị 100/CT-TW mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, mà thực chất là khoán đến hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Tiếp theo đó, để tăng vai trò kinh tế của hộ gia đình nông dân, Bộ Chính trị đã đề ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp với nội dung cơ bản là giải phóng triệt để sức sản xuất nhằm khai thác hợp lý tiềm năng lao động, đất đai, lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ. Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các luật và các chính sách về lâm nghiệp gồm: a/ Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng được ban hành năm 1991 đã đưa ra khuôn khổ ban đầu về các chính sách liên quan đến vấn đề giao đất lâm nghiệp cho các đối tượng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích phát triển lâm nghiệp. b/ Các quyết định, nghị định liên quan giao khoán đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp [29]. c/ Nhà nước cũng đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích sử dụng đất trồng rừng và bảo vệ rừng như Quyết định số 264/CT ngày 22 22/7/1992 của HĐBT Bộ trưởng và Quyết định 3267/CT ngày 15/9/1992 về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống đồi trọc, rừng, bãi, bồi ven biển và mặt nước. + Ở cấp địa phương Trong giai đoạn từ 1986 - 1994 đã có chuyển biến mạnh mẽ và đạt kết quả khả quan về công tác giao đất giao rừ._.ng. Chương trình 327 đã dành phần lớn ngân sách cho việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình ở nhiều vùng trong cả nước. Trong giai đoạn này đã có một số hướng dẫn cho công tác giao đất lâm nghiệp. Qua 4 năm thực hiện, đến cuối năm 1996 chương trình 327 đã đạt được kết quả đáng kể sau: Giao khoán bảo vệ rừng đến hộ: 1,6 triệu ha (466.768 hộ) Trong thời gian này khoảng 55% trên tổng số diện tích đất lâm nghiệp đã được giao hoặc khoán cho các hộ gia đình hoặc các đơn vị kinh tế khác, trong đó 40% diện tích này thuộc về các hộ gia đình nghĩa là khoảng 22% trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp của các tỉnh trên đã được giao hoặc khoán cho các hộ, có khoảng 19% số hộ của các tỉnh đã nhận đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhiều trường hợp có sổ lâm bạ) hoặc hợp đồng bảo vệ. * Giai đoạn từ năm 1994 - 2000 và giai đoạn từ năm 2000 đến nay Từ 1994 - 2000: Việc giao đất lâm nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 02/CP, ngày 15/01/1994 của Chính phủ. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính việc giao đất lâm nghiệp là Chi cục kiểm lâm tại cấp tỉnh và Hạt kiểm lâm tại cấp huyện. Sản phẩm của quá trình này là giao nhận trên thực địa, bản đồ giao đất và cấp sổ lâm bạ, chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ (sổ đỏ). Việc giao đất còn có một số tồn tại như: 23 - Các hộ cá nhân, các tổ chức mới được giao ở thực địa, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa có đủ điều kiện để sử dụng các quyền đất như thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê và thừa kế. - Hồ sơ giao đất còn nhiều tồn tại như: diện tích giao không chính xác, không xác định được vị trí đất đã giao và thiếu biên bản xác minh ranh giới mốc giới. - Ranh giới sử dụng đất của các tổ chức đất như lâm trường, thanh niên xung phong... chưa rõ ràng; tranh chấp, xen lấn giữa đất của lâm trường với các hộ chưa được giải quyết. - Quá trình giao đất lâm nghiệp trước đây, ngoài ngành kiểm lâm làm còn do các đơn vị khác thực hiện như Ban định canh định cư, Phòng Nông nghiệp huyện... nên dẫn đến sự chồng chéo và hồ sơ vừa thiếu lại không đồng bộ. + Việc giao đất lâm nghiệp vào giai đoạn này chưa có quy hoạch 3 loại rừng, chưa có quy hoạch sử dụng đất của xã nên sau này khi có quy hoạch 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt thì dẫn đến tình trạng là đất giao cho hộ gia đình lại là đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng. Từ năm 2000 đến nay: Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 163/1999/NĐ-CP về giao đất lâm nghiệp thay thế cho Nghị định 02 nêu trên, các tỉnh căn cứ vào Nghị định này, đã giao cho ngành địa chính chủ trì tổ chức thực hiện việc đo đạc, giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xác định được tầm quan trọng của rừng và đất rừng ngay từ đầu nhà nước ta đã có các chính sách quản lý rừng, từ năm 1999 đến năm 2003 tình hình quản lý đất lâm nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc được thực hiện theo chủ trương Đảng, nhà nước và thể hiện cụ thể ở biểu sau. Bảng 1.3. Tình hình quản lý đất lâm nghiệp có rừng qua các năm ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam Một số chỉ tiêu Đơn Diện tích đất biến động qua các năm 24 Một số chỉ tiêu vị tính 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng 1.000 ha 3305.5 3551.2 3500.1 3634.4 4027.7 Diện tích rừng tự nhiên sản xuất 1.000 ha 487.3 647446 712213 750047 763581 Diện tích rừng bị cháy hoặc bị phá 1.000 ha 3887.1 885 533.7 648.5 1247.7 Tốc độ mất rừng ( %) 0,29 0,05 0,05 0,04 0,14 Rừng trồng - phòng hộ 1.000 ha 211.5 195043 215020 223321 255648 ( Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường năm 2003) [2]. Theo số liệu bảng trên cho thấy trước những năm 1990 diện tích rừng chủ yếu do nhà nước quản lý (bình quân trên 75%). Rừng được giao cho các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương quản lý thông qua các HTX [14]. Tuy vậy, sau những năm cải cách, vai trò kinh tế tư nhân, cá thể được phát huy, chính sách giao đất giao rừng đã được thực hiện, diện tích do tư nhân quản lý và bảo vệ tăng lên 35% (năm 2004), tuy nhiên chất lượng còn nhiều hạn chế [10]. Bảng 1.4. Thống kê diện tích đất đã giao cho các đối tƣợng khác nhau Đơn vị tính: ha Các tỉnh Tổng diện tích tự nhiên Đã giao, cho thuê cho ngƣời sử dụng Chƣa giao Hộ gia đình Tổ chức kinh tế N. ngoài và LD UB ND xã C.đồng và t/c khác tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Hà Giang 78884 205895 12155 0 6016 64746 36.63 49962 63.3 T.Quang 5868 108094 44515 0 22215 28084 77.65 13113 22.3 Cao Bằng 6690 252616 1879 0 12351 792 40.00 40143 60.0 Lạng Sơn 8305 426660 39254 1 63184 12512 65.21 28891 34.8 Bắc Kạn 4857 202115 30218 6 28473 14928 56.76 20998 43.2 25 T.Nguyên 3541 191959 30622 37 38301 18168 78.81 75023 21.2 B. Giang 3822 190151 43151 2 39093 49566 84.23 60237 15.7 Lào Cai 8057 196228 17008 3 13864 10411 63.97 29027 36.0 Yên Bái 6882 172796 77653 107 16486 2205 60.70 27047 39.3 Lai Châu 16919 600524 31637 112 47817 39279 67.95 54219 32.0 Sơn La 14055 179886 44064 100 37475 14958 19.67 11290 80.3 Hoà Bình 4662 284847 35243 15 46125 33378 85.70 66645 14.3 V. Phúc 1371 76582 5889 273 23415 17281 90.01 13696 9.9 ( Nguồn: Nguyễn Thế Đặng - năm 2002) [10]. Bảng 1.5. Diễn biến cơ cấu rừng dƣới các phƣơng thức quản lý ở khu vực miền núi phía Bắc. Đơn vị tính: % tổng diện tích rừng Phƣơng thức quản lý Thời kỳ 1955 1965 1975 1985 1995 2000 2004 1. Nhà nước 69,7 70,5 80,5 87,3 67,6 52,8 50,7 2. Tư nhân 20,5 19,7 14,5 6,2 22,0 33,8 35,2 3. Cộng đồng 9,8 9,8 5,0 6,5 10,4 13,4 13,5 ( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm 1991,1995,2000,2004) [17]. Đến năm 2005, trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là 14,6 triệu ha, đã giao cho các đối tượng sử dụng là tổ chức và hộ gia đình là 11,266 triệu ha, chiếm 77%, đất lâm nghiệp chưa giao 3,41 triệu ha chiếm 23%. Như vậy có thể nói về cơ bản trong lâm nghiệp đã thực hiện xong giao đất giao rừng. 77 23 0 20 40 60 80 §Êt LN ®· giao §Êt Ln ch•a giao (Nguồn:Bộ TN-MT,4/20007) Hình 2.1. Cơ cấu đất lâm nghiệp đã được giao và chưa giao 26 Diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các đối tượng sử dụng - Hộ gia đình 3,473 triệu ha, chiếm 23,66% diện tích đất lâm nghiệp cả nước - Các tổ chức kinh tế ( nông lâm trường quốc doanh) 3,542 triệu ha, chiếm 31%. - Các tổ chức kinh tế liên doanh và đầu tư nước ngoài chiếm 2% - Cộng đồng dân cư chiếm 34,0% 23.66 31 2 34 0 5 10 15 20 25 30 35 Hé gia ®×nh Tæ chøc kinh tÕ C¸c tæ chøc kh¸c Céng ®ång d©n c• Nguồn:Bộ TN-MT,4/2006 Hình 2.2. Diện tích đất lâm nghiệp giao cho các đối tượng Về cơ cấu đất lâm nghiệp đã giao theo khu vực kinh tế: - Khu vực nhà nước ( lâm nông trường quốc doanh, ban quản lý rừng phòng hộ và tổ chức sự nghiệp khác) là 9,9 triệu ha, chiếm 73%. - Khu vực kinh tế cá thể, tư nhân 3,482 triệu ha chiếm 26% và cộng đồng chiếm tỷ lệ 1%. 73 26 1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nhµ n•íc Kinh tÕ c¸ thÓ t• nh©n Céng ®ång Nguồn:Bộ TN-MT,4/2006 27 Hình 2.3. Cơ cấu đất lâm nghiệp theo khu vực kinh tế 1.2.2. Tình hình giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân Tiến độ thực hiện giao rừng cho hộ gia đình trên các vùng miền, các tỉnh rất khác nhau ở miền núi phía Bắc giao được nhiều nhất 2,068 triệu ha, chiếm tỷ lệ 56% tổng diện tích rừng đã giao cho hộ, có nhiều tỉnh trong vùng đã hoàn thành việc giao rừng. Ở vùng Bắc Trung bộ có 800 nghìn ha đã được giao chiếm tỷ lệ 22%; vùng Duyên hải Nam Trung bộ 13%. Như vậy, trừ vùng Miền núi Bắc bộ việc giao rừng cho tổ chức và hộ gia đình được tiến hành song song, còn ở các vùng khác chỉ mới giao rừng cho các tổ chức nhà nước là chính, giao rừng cho hộ gia đình rất ít, thậm chí không giao rừng tự nhiên. Một số tỉnh Tây nguyên, vài năm gần đây mới thí điểm giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, trong khi Luật đất đai và Luật BV&PTR 1991 đã mở ra việc giao rừng cho hộ gia đình. Hộ gia đình được giao cả 3 loại rừng, trong đó: - Diện tích rừng sản xuất 1,8 triệu ha - Diện tích rừng phòng hộ 1,595 triệu ha - Diện tích rừng đặc dụng được giao ít hơn 68.277 ha Đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng và đất trống đồi trọc (ĐTĐT), với cơ cấu như sau: 45% là rừng tự nhiên rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng thứ sinh phục hồi và 25% là rừng trồng (rừng trồng bằng vốn nhà nước giao lại cho dân và rừng do dân tự trồng). Hiện nay chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT, tháng 10 năm 2007 đã được thông qua, trong đó mục tiêu và nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42,6% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao 28 mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng. Chính phủ có định hướng phát triển lâm nghiệp theo vùng lãnh thổ. Trong đó, riêng vùng trung du miền núi phía Bắc cụ thể như sau: a. Tiểu vùng Tây Bắc: (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình) Xây dựng, củng cố các khu rừng phòng hộ đầu nguồn nước theo các bậc thang thuỷ điện trên sông Đà, nhằm giảm thiểu hạn hán, lũ lụt, xói mòn và tăng khả năng cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện và các công trình thuỷ lợi. Tiếp tục bảo tồn các hệ sinh thái rừng nhiệt đới núi cao và nguồn gien động thực vật rừng quý hiếm, phát triển du lịch sinh thái. Đa dạng hoá các nguồn thu nhập trên cơ sở phát triển lâm nghiệp xã hội, giảm dần và thay thế canh tác nương rẫy bằng sản xuất nông lâm kết hợp nhằm bảo vệ phát triển rừng và nâng cao mức sống cho cộng đồng. Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ (giấy, ván nhân tạo) và LSNG, ưu tiên phát triển chế biến gỗ và LSNG đặc thù quy mô nhỏ, phù hợp với đặc điểm của vùng. b. Tiểu vùng Đông Bắc: (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh). Xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng cơ bản nhu cầu giấy, dăm, trụ mỏ và đồ mộc trên cơ sở thâm canh 1,5 triệu ha rừng sản xuất (bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng) và sử dụng các lập địa có năng suất cao trong gần 1 triệu ha đất trống đồi trọc để trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung. Xây dựng cụm công nghiệp chế biến - thương mại lâm sản cho miền Bắc trong khu tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các vùng phụ cận. Phát triển các làng nghề chế biến lâm sản. 29 Xây dựng thêm một nhà máy ván MDF công suất 100.000m3 sản phẩm/năm và hiện đại hóa các nhà máy đã có như ván nhân tạo Việt Trì, Thái Nguyên.v.v... Đẩy mạnh xuất khẩu, chú ý thị trường Trung quốc. Xây dựng và củng cố hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn cửa các sông, phòng hộ ven biển [7]. 1.3. Luật và chính sách của nhà nƣớc liên quan đến cách thức quản lý rừng và đất lâm nghiệp có sự tham gia. Nhà nước đã ban hành một số Nghị đinh, Công văn, Quyết định, Thông tư chính phủ về việc bảo vệ và phát triển rừng và đất nông lâm nghiệp. + Luật Bảo vệ và phát triển rừng được ban hành trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, đồng thời phù hợp với hệ thống pháp luật của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. + Luật đất đai năm 2003, ban hành theo quyết định số 23/2003/L/CTN ngày 10/12/2003 của Chủ tịch nước CHXHCNVN [16] + Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Thủ tướng chính phủ về Quy định về giao khoán đất và sử dụng vào mục đích nông nghiêp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước. - Mục 2, điều 3 nghị định này quy định rõ người được giao đất phải sử dụng đúng mục đích trong thời hạn được giao; phải bảo vệ, cải tạo, tu bổ và sử dụng đất tiết kiệm hợp lý để tăng khả năng sinh lợi của đất, phải chấp hành đúng pháp luật đất đai [19]. + Quyết định số 178/2001/QĐ - TTg, ngày 12 tháng 11 năm 2001 qui định rõ quyền hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. - Điều 1,2 chương 1 xác định rõ đối tượng được khuyến khích động viên tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng. - Điều 4,5,6,7 chương 2, chương 3 qui định rõ các quyền lợi chủ rừng được giao hoặc được thuê được hưởng [26]. 30 + Quyết định 661/TTg ngày 29/ 07/1998 về thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với mục tiêu năm 2010 cả nước đạt khoảng 14,3 triệu ha rừng đạt tỷ lệ che phủ lên 43% so với diện tích của cả nước [27]. + Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước CXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3 tháng 12 năm 2004: - Mục 8, điều 3, chương 1 làm rõ quyền sở hữu rừng sản xuất và rừng trồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính. - Điều 22, điều 24, chương 2 qui định rõ các nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng... đối với các tổ chức, cộng đồng, cá nhân đó trực tiếp đang sinh sống tại đó chỉ được tiếp lao động lâm nghiệp phù hợp với việc giao đất để phát triển rừng theo qui định của Luật đất đai. + Nghị định số 23/2006/NĐ-CP: Điều 19, 20, 22, 24 chương III, về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng qui định rõ các thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan chủ trì và phối hợp trong giao đất, giao rừng. - Chương IV xác nhận việc đăng ký, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất và rừng trồng của các tổ chức, cá nhân chủ rừng [20]. + Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 5 tháng 2 năm 2007 phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020: - Mục 3, điều 1 xác định rõ quan điểm, mục tiêu là phát triển bền vững và đẩy nhanh, làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hoá nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng. - Mục 2 phần 4 qui định rõ việc đổi mới tổ chức quản lý nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp [23]. + Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2006 về việc ban hành Bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn: - Điều 2, chương 1, điều 4, 7 chương 2 qui định rõ đối tượng, hình thức giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng để quản lý, bảo vệ và phát triển nhằm sau đó từ việc thí điểm tại 40 xã ( thuộc 10 tỉnh đại diện cho cả nước ) 31 sẽ chính thức hoá những văn bản, qui định dưới luật về quản lý rừng cộng đồng. - Các điều 8, 14, 15 chương 3, điều 19, 20 chương 5 qui định rõ quyền lợi, trách nhiệm của cộng đồng và các cấp chính quyền địa phương đối với cộng đồng [28]. + Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn trình tự giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn: Thông tư này nêu rõ trình tự các bước giao nhận rừng cộng đồng, các tổ chức cũng như hộ gia đình trong cộng đồng. - Mục III nêu rõ trình tự các bước cho thuê rừng. - Mục IV nêu rõ trình tự và thủ tục thu hồi rừng. + Quyết định của Cục LN số 434/QĐ-QLR, ngày 11 tháng 4 năm 2007 Ban hành Hướng dẫn xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã và Hướng dẫn giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn: - Quyết định này nêu rõ phạm vi áp dụng trong thời gian thí điểm tại 40 xã thuộc 10 tỉnh đại diện để sau này tổng kết trình Chính phủ áp dụng cho phạm vi toàn quốc. - Về trách nhiệm qui định rõ UBND các xã thí điểm cùng với các ban nghành liên quan có trách nhiệm thực hiện, giám sát, đánh giá làm cơ sở cho việc tổng kết, đề xuất kiến nghị sau này [24]. + Quyết định của Cục lâm nghiệp số 550/QĐ-QLR, ngày 8 tháng 5 năm 2007 ban hành Bản “Hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn”. - Điều 1, 2 chương 1 xác định rõ đối tượng được khuyến khích động viên tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng. - Điều 4, 5, 6, 7 chương 2, chương 3 qui định rõ các quyền lợi chủ rừng được giao hoặc được thuê được hưởng [25]. 32 + Thông tư số 70/ 2007/ TT - BNN, ngày 1 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn: - Mục II: Nội dung qui định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng cũng như việc phân chia lợi ích thu được từ kết quả quản lý bảo vệ sử dụng và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn. - Mục III: Các bước xây dựng qui ước nên rõ trách nhiệm của các bên liên quan, từ UBND xã, ban quản lý rừng đến các thành viên trong cộng đồng. - Mục IV: Hướng dẫn thực hiện qui ước nên rõ quá trình tổ chức thực hiện cũng như giám sát, đánh giá có sự tham gia của cộng đồng. Nhờ giao quyền sử dụng đất lâu dài, quyền hưởng lợi đầu tư trên đất được đảm bảo, người nông dân đã được khuyến khích phát triển kinh tế hộ. Nhất là luật đất đai bổ sung sửa đổi năm 2004 đi vào cuộc sống sẽ góp phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng đất về mọi mặt. 1.4. Những nghiên cứu liên quan đến giao và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp ở Việt Nam Công trình nghiên cứu của GS. Nguyễn Xuân Quát, năm 1996 về „‟Sử dụng đất tổng hợp bền vững‟‟ đã giải quyết một số vấn đề mấu chốt về đất đai và đưa ra hệ thống sử dụng đất, cách tiếp cận, đồng thời bước đầu xác định được một số tập đoàn cây trồng thích hợp cho mô hình sử dụng đất tổng hợp, bền vững [21]. Nhóm nghiên cứu: Phạm Chí Thành, Lê Thanh Hà, Phạm Tiến Dũng đã nghiên cứu về sử dụng hợp lý đất dốc ở Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Công trình nghiên cứu hướng vào cải tiến hệ thống canh tác truyền thống: chọn cây trồng, chọn hệ thống canh tác, chọn luân kỳ khai thác, chọn phương thức trồng xen. Kết quả cuối cùng là tìm ra hệ thống cây trồng tối ưu có khả năng áp dụng hiệu quả và bảo vệ môi trường [32]. Năm 1997, các tác giả Hoàng Hoè, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình đã tổng kết các mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam. Công trình này 33 đã được đánh giá hiệu quả và có khả năng áp dụng trong điều kiện cụ thể của mỗi vùng [11]. Đối với quản lý rừng có sự tham gia ở Việt nam, tác giả Lý Văn Trọng (1995) đã tổng kết quản lý rừng có sự tham gia của người dân [33]. Trong quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã, Nguyễn Bá Ngãi năm 2000 đã nghiên cứu về cơ sở khoa học thực tiễn cho quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tác giả đã xác định được khả năng áp dụng, trình tự và phương pháp quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp xã cho vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam [18]. Theo tác giả Vũ Văn Tuấn (1996) việc quy hoạch sử dụng đất được coi là một nội dung chính và được thực hiện trước khi giao đất, có sự tham gia tích cực của người dân, già làng, trưởng bản, chính quyền xã... phương pháp quy hoạch sử dụng đất dựa trên PRA, căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng đất [31]. Nghiên cứu của Bảo Huy (2005) đã thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm Quản lý rừng cộng đồng và Cơ chế hưởng lợi - Đề xuất những vấn đề về thể chế hóa ở tỉnh Dăk Nông [13]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hoàn ( 2002) đề xuất một số giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp sau khi giao tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên [12]. Tóm lại, trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng rừng và đất rừng, tuy nhiên các nguyên cứu này phần lớn chỉ tập trung vào giải pháp kỹ thuật, vấn đề về quản lý sử dụng rừng và đất rừng sau khi giao còn ít, đặc biệt là những nghiên cứu đi sâu, trọng tâm, để tìm ra mối liên quan giữa hiệu quả, kết quả sử dụng và quá trình giao nhận. 1.5. Giao đất giao rừng, quản lý rừng và đất rừng tại tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi diện tích đất tự nhiên: 354,110 ha. Theo qui hoạch đất đai năm 2005 và rà soát 3 loại rừng theo chỉ thị số 34 38/CT -TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp: 177.474,3 ha bao gồm: Đất có rừng tự nhiên: 101.299,3 ha Đất có rừng trồng: 62.201,4 ha Đất chưa có rừng trồng: 13.972,6 ha Thái Nguyên đã tổ chức giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình theo nghị định số 02/CP và thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông lâm nghiệp như các chương trình nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc bạc màu, trồng rừng 327,661, trồng Lát Mê xi cô xen Keo lai và cây ăn quả, trồng măng Bát độ, trồng Luồng, Vầu đắng... Những chương trình trên được đưa vào phát triển sản xuất đã phát huy hiệu quả rõ rệt, được bà con nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Để tạo cơ hội cho nhiều người dân có thể tham gia trồng rừng theo hướng đa dạng hoá cây trồng, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng chung của tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân miền núi, những năm qua, công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển khá mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế như cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng và gỗ củi cho nhiều ngành công nghiệp cũng như phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh [30]. Bảng 1.6. Kết quả trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2003 - 2007 Đơn vị tính: ha Năm Trồng rừng mới ( ha) Trồng cây nhân dân Trồng cây nguyên liệu Tổng số Rừng phòng hộ Rừng sản xuất 2003 2056 1540 516 932,5 286,74 2004 1867 1490 377 1703 252,84 2005 2090 1546 544 1815 255 2006 2603,41 1287,53 1315,88 1572,35 196 2007 3556,27 893,52 2662,75 1000 50 ( Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, 2007) [30]. Đến thời điểm hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tỉnh đã quy hoạch 3 loại rừng như sau: - Rừng đặc dụng: 36.344,5 ha - Rừng phòng hộ: 47.232,6 ha 35 - Rừng sản xuất: 93.896,2 ha Theo báo cáo đánh giá của chi cục Kiểm lâm, từ năm 1992 đến năm 2000 Thái Nguyên đã cơ bản hoàn thành công tác giao đất giao rừng [9], số liệu cụ thể như sau: - Giao cho hộ gia đình: 99.919 ha - Giao cho lâm trường: 26.065 ha - Giao cho Ban quản lý: 39.359 ha - Giao cho quân đội: 773 ha Bảng 1.7. Tống kê diện tích giao đất lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2000 Đơn vị tính: ha TT Huyện, thành, thị Tổng diện tích đất Trong đó Diện tích có rừng Diện tích không có rừng Tổng số hộ nhận đất rừng Toàn tỉnh 99.919.41 58.585,87 41.333,28 33.751 1 Định Hoá 20.757,08 9.257,65 11.502,43 7.460 2 Phú Lương 13.193,16 5.778,50 7.414,66 7.414 3 Võ Nhai 35.190,36 22.930,14 12.260,22 4.938 4 Đại Từ 6.756,80 4.571,01 2.185,70 3.968 5 Đồng Hỷ 17.010,33 10.306,81 6.703,52 5.876 6 Phổ Yên 2.646,93 2.007,16 639,77 1.574 7 Sông Công 498,59 498,59 0 512 8 Thành Phố 1.268,36 1.219,18 49,01 2.009 9 Phú Bình 2.597,80 2.019,83 577,97 3.953 ( Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh năm 2007) [9]. 36 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Các thành phần tham gia, các bên liên quan đến quá trình giao và nhận đất, rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng tài nguyên rừng ở huyện Đồng Hỷ. - Rừng và đất lâm nghiệp tại xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được hiện trạng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đã được giao và xác định được quá trình giao, nhận rừng và đất lâm nghiệp đã được thực hiện tại xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích, tìm được những kết quả, những thay đổi so với qui hoạch, yêu cầu mục tiêu đặt ra và tìm được những nguyên nhân và những sự phụ thuộc, mối liên hệ giữa các yếu tố tạo ra những sự thay đổi liên quan đến quá trình giao, nhận rừng và đất lâm nghiệp. 37 - Đề xuất được các giải pháp cho các vấn đề giao và nhận cũng như quản lý, sử dụng, nhằm làm căn cứ tham khảo cho các phương án GĐGR và các chương trình, dự án liên quan đến sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian cũng như các nguồn lực khác nên phạm vi nghiên cứu giới hạn trong đất lâm nghiệp và đề tài chỉ tập chung giải quyết một số vần đề sau: - Nghiên cứu hiện trạng quản lý sử dụng, điều tra, phân tích những thuận lợi và khó khăn, bất cập trong quá trình giao đất giao rừng, chủ yếu tập chung vào đất lâm nghiệp. Phân tích, phát hiện những mối liên hệ hữu cơ giữa sử dụng rừng và đất rừng và các yếu tố khác. - Đề xuất đựơc các giải pháp liên quan đến những vấn đề trên. - Địa điểm nghiên cứu tại xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Việc chọn địa điểm nghiên cứu này là do đây là địa phương tiến hành việc giao đất giao rừng tương đối sớm, có nhiều thành phần dân tộc, nhiều đợt giao và kết quả sử dụng rừng và đất đợt giao có những sự khác nhau đáng kể so với nhiều nơi khác trong tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: 10/05/2007 đến 30/9/2008 2.4. Nội dung nghiên cứu - Xuất phát từ mục tiêu của đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số nội dung sau: 2.4.1. Đặc điểm tự nhiên2, kinh tế xã hội nghiên cứu - Lược sử phát triển xã liên quan đến quá trình sử dụng rừng và đất rừng - Thu thập thông tin về đời sống kinh tế, văn hoá truyền thống… 2.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao - Nhân tố bên trong. - Nhân tố bên ngoài. 2.4.3. Nghiên cứu tình hình giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã 2.4.4. Đánh giá kết quả sử dụng đất lâm nghiệp trên phương diện kỹ thuật: 38 + Kết quả về rừng trồng các loại (thuần loại, hỗn loài, NLKH). + Kết quả về quản lý rừng tự nhiên (khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi có xúc tiến tái sinh…). + Đặc biệt chú ý tới những diện tích, loại hình đã sử dụng không thành công, không theo quy hoạch kế hoạch ban đầu. + Các hình thức quản lý theo cộng đồng thôn bản, dòng họ… 2.4.5. Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi giao, nhận - Kết quả, hiệu quả sử dụng đất, rừng sau khi nhận. - Các mối quan hệ giữa các yếu tố giao, nhận và hiệu quả cuối cùng của việc sử dụng rừng và đất. 2.4.6. Đề xuất các giải pháp - Đề xuất những vấn đề liên quan đến sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sau khi giao đặc biệtgiải pháp đất đai. - Đề xuất giải pháp kỹ thuật. - Đề xuất giải pháp chính sách đầu tư, vốn. - Đề xuất những vấn đề về môi trường. 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 1. Tham khảo, sử dụng tài liệu thứ cấp (các báo cáo của địa chính, kiểm lâm về giao đất giao rừng, các chương trình, các hoạt động phát triển nông lâm nghiệp của phòng nông lâm, các dự án có liên quan…). 2. Các phương pháp thu thập số liệu về giao rừng và đất lâm nghiệp (vì quátrình đã được tiến hành trong quá khứ nên chỉ có thể xác định lại thông qua các cuộc phỏng vấn, trao đổi, thảo luận với các bên liên quan). - Phỏng vấn bán cấu trúc tiến hành với những người cung cấp thông tin chủ chốt (chủ yếu là các đơn vị chủ quản và phối hợp trong thực thi trong quá trình giao). - Thảo luận nhóm với các nhóm đại diện (chủ yếu là đối tượng nhận: Các hộ nông dân, các nhóm tổ chức nhận rừng, đất vv…). A. Phỏng vấn với các câu hỏi bán cấu trúc 39 - Các mẫu câu hỏi dùng cho phỏng vấn bán cấu trúc được thiết kế phù hợp với các nhóm đối tượng cung cấp thông tin và hướng tới việc sử dụng phương pháp sử lý thống kê cho các nghiên cứu xã hội học cho các phân tích và kết luận sau này. Chọn đối tượng phỏng vấn từ cấp huyện và xã: Đại diện cho đối tượng đã thực hiện hoặc liên quan đến quá trình giao để phỏng vấn: Chi cục kiểm lâm, Hạt kiểm lâm, UBNN huyện và xã, Phòng TNMT, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyên, cán bộ xã về nông lâm, địa chính, đại diện các thôn, tổ chức quần chúng. Tổng cộng 14 câu hỏi được thiết kế và sử dụng trong các biểu Excel (toàn bộ mẫu 14 câu hỏi xem phần phụ lục 04t) B. Thảo luận nhóm + Chuẩn bị đề xuất thành phần nhóm, thu xếp với thôn bản, hẹn nơi gặp gỡ trao đổi. Các nhóm được chọn để trao đổi, thảo luận chuyên đề về những nội dung hiện trường (các khu đất rừng đã được giao, nhận) dựa trên các nhóm gồm 35 người (những người đã nhận đất, rừng) với các yêu cầu, tiêu chí chủ yếu về thành phần của mỗi nhóm như sau: - Giới: Nữ - ít nhất trên 30% - Mức thu nhập từ rừng và đất rừng: Tuỳ theo từng thôn, ưu tiên chọn các hộ có thu nhập còn thấp được tham gia với tỷ lệ cao hơn. - Hiệu quả sử dụng đất, rừng đã được giao: Tuỳ theo từng thôn, ưu tiên để các hộ sử dụng chưa hiệu quả được tham gia với tỷ lệ cao hơn. - Đối tượng đã đựơc chọn để trao đổi, thảo luận ở cấp thôn bản (đại diện cho 7 thôn của xã). - Ngoài ra việc chọn nhóm đối tượng để trao đổi, thảo luận đã chú ý đại diện cho các thời kỳ giao, nội dung sử dụng trồng mới, khoanh nuôi, NLKH… hình thức giao (từng hộ, nhóm hộ…), hiệu quả sử dụng, văn hoá, dân tộc… - Hình thức thu thập thông tin này áp dụng cho đối tượng đã nhận rừng và đất lâm nghiệp này đã sử dụng một số công cụ đánh giá nông thôn nhanh RRA như thảo luận nhóm, liệt kê, phân hạng các hoạt động, cho thứ tự ưu tiên… 40 - Tổng số 7 mẫu biểu (bảng) đã đựơc sử dụng cho việc thu thập thông tin từ các nhóm cấp thôn bản và với cách tính điểm tổng số: Tổng điểm = cột 1x10 + cột 2x5 + cột 3x3, xếp hạng theo số tổng điểm đã tính (theo các phương pháp đựơc sử dụng phổ biển trong nghiên cứu xã hội học). 2.5.2. Phương pháp điều tra chuyên đề - Khảo sát, đánh giá kết quả thực địa về nội dung kỹ thuật (có thể theo đợt giaoc, đối tượng giao…) được thực hiện trực tiếp tại 2 xóm đại diện 2 đợt giao đất rừng. + Về trồng rừng: Thống kê diện tích rừng trồng theo loài, tuổi, mật độ, dự đoán trữ lượng, đánh giá sinh trưởng cho rừng trồng có trữ lượng, tiến hành ._. rằng dự án 661 có hiệu quả nhất vì thông qua dự án này người dân đã nắm chắc một số kỹ thuật trồng Keo lai, Keo tai tượng… và công tác trồng rừng từ đó đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng của toàn xã lên 43% trong năm 2007. 72 - Một số (5,88%) cho rằng chương trình 327 giúp cho người dân nắm được kỹ thuật trồng xen cây bản địa với cây Bạch Đàn. - Cơ quan khuyến nông và các chương trình khuyến nông lâm đã hướng dẫn giúp cho người dân xây dựng được một số mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc thành công (mô hình Phố Hích) là một điển hình tốt cho người dân quanh vùng học hỏi), hỗ trợ tiền cây giống, vật tư phân bón, tạo điều kiện khuyến khích người dân chăm sóc diện tích rừng và đất rừng đã được giao. Ngoài ra họ thường xuyên tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của người dân nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững. Vấn đề 5. Nhu cầu tiếp tục nhận đất, rừng (nếu còn quỹ đất ) Mức độ Tổng số Xếp hạng Rất lớn 27 1 Bình thường 6 2 Kh«ng cã nhu cÇu 2 3 22.85% 71.00% 5.71% RÊt lín B×nh th•êng Kh«ng cã nhu cÇu Hình 4.16. Nhu cầu tiếp tục nhận đất, rừng (nếu còn quỹ đất) - Quan sát cho thấy (71,42% ý kiến) nhu cầu nhận đất, rừng của người dân còn rất lớn, theo họ nếu được nhận thêm đất rừng họ sẽ đầu tư vào trồng cây, chăm sóc, bảo vệ nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống hiện tại. - Một số hộ đã có nhiều đất (22,85%) trả lời bình thường, có cũng được không có cũng được vì thực tế gia đình họ không có đủ lao động để làm, chủ 73 yếu số ý kiến này đều nằm trong số hộ khá giả, họ đã có đất và có kỹ thuật chăm sóc, quản lý. - Bên cạnh đó một số ít (5,71%) hộ trả lời không có nhu cầu vì theo họ diện tích đất họ đã có nhiều, giao thêm nữa không có khả năng chăm sóc, bảo vệ được, nên không cần đất rừng nữa. Vấn đề 6. Nguyên nhân quản lý, sử dụng rừng hiện nay chưa có hiệu quả Nguyªn nh©n 1 2 3 Tổng số Xếp hạng Thiếu vốn đầu tư 8 6 1 113 2 Không được đào tạo về kỹ thuật, giống 27 4 282 1 Do không được quy hoạch chi tiết trước khi giao 5 1 28 4 Thiếu kinh nghiệm tổ chức, quản lý bảo vệ 4 7 41 3 Ý kiến khác 2 6 5 1.28% 60.00% 24.04% 5.96% 8.72% Do kh«ng ®•îc ®µo t¹o kü thuËt Do thiÕu vèn ®Çu t• Kh«ng quy ho¹ch chi tiÕt ThiÕu kinh nghiÖm tæ chøc qu¶n lý b¶o vÖ Do nguyªn nh©n kh¸c Hình 4.17. Nguyên nhân quản lý, sử dụng rừng hiện nay chưa có hiệu quả Một số nguyên nhân dẫn đến việc quản lý sử dụng rừng hiện nay chưa có hiệu quả theo người dân địa phương là do: - Thiếu vốn đầu tư chiếm 60% tỷ lệ cao nhất và theo họ có vốn nhưng với số lượng và thời hạn vay chưa thích hợp cho phát triển lâm nghiệp. - Thiếu kiến thức do không được đào tạo (24%) 74 - Các vấn đề do thiếu qui hoạch chi tiết, thiếu kinh nghiệm quản lý vv… Vấn đề 7. Đề xuất vầ kiến nghị của đại diện bên nhận về các mặt 1.Hình thức giao - Cần giao chi tiết cụ thể cho từng hộ hơn. - Rút ngắn thủ tục giao đất giao rừng. 2. Quy hoạch - Cần tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho các hộ nông dân tuân theo qui hoạch toàn xã, tuy nhiên phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, khuyến khích người dân tham gia vào việc lập quy hoạch sử dụng đất. - Cần căn cứ vào nhu cầu và khả năng sử dụng rừng và đất trồng rừng của từng tổ chức, hộ gia đình để cung cấp dịch vụ thích hợp. 3. Cơ chế hưởng lợi - Cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ hộ nông dân trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. - Cần có chính sách miễn giảm thuế đối với người trồng rừng, ưu tiên cho người dân vay vốn với lãi suất, ưu đãi, thời gian vay nên phù hợp với loài cây lâm nghiệp. - Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật mới để phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới. - Các cơ chế thích hợp khác trong khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. 4. Cơ chế tổ chức, quản lý Huyện cần có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường thêm cán bộ quản lý bảo vệ rừng cấp thôn bản. 4.5. Kết quả nghiên cứu 1. Quá trình giao, nhận rừng và đất lâm nghiệp được thực hiện chủ yếu ở hai đợt, trong đó đợt giao năm 2000 được cả đại diện phía giao (83,3% ý kiến) cũng như phía nhận - các hộ dân (72,09% ý kiến) coi là hợp lý, hiệu quả hơn (hình 4.1; 4.2 ở chủ đề 01, 02 và hình 4.12), vì: 75 - Qui hoạch (do có sự thay đổi về đơn vị chủ quản và phối hợp, thay đổi kỹ thuật, kết quả cuối cùng đảm bảo cho người nhận). - Diện tích rừng giao năm 2000 thực tế được trồng và chăm sóc tốt hơn (đánh giá về mặt kỹ thuật) (so sánh giữa OTC số 1và 2). - Thực tế hiện nay một số lô giao năm 1992, trên bản đồ giao cho hộ là đất nhưng trên thực địa là sông, suối hoặc ao. - Một số lô giao năm 1992 hiện còn tranh chấp vì không rõ ranh giới. - Thậm chí số diện tích giao năm 1992 chủ đất sau khi nhận chỉ để giữ đất, chưa tiến hành sản xuất, kinh doanh, vì vậy sau hàng chục năm nhận đất vẫn để đất trống điển hình là một số hộ ở xóm Tân Đô. - Nguyên nhân tổng hợp: những thay đổi giữa hai đợt về sử dụng bản đồ gốc; các bước ngoại và nội nghiệp có sự thay đổi dẫn đến độ chính xác giữa bản đồ và thực địa khác nhau giữa hai đợt và kết quả cuối cùng người nhận có: sổ bìa xanh (giao năm 1992), giấy chứng nhận sử dụng đất sổ đỏ (năm 2000). 2. Tại xã Hoà Bình và các xã lân cận, dự án 661 được coi là có hiệu quả nhất đối với việc hỗ trợ người dân sau khi nhận đất và rừng: 67,13% ý kiến được hỏi từ phía giao (hình 4.3 chủ đề 03) và 75,16% ý kiến từ phía người nhận (hình 4.15 vấn đề 4), với các chính kiến: - Được tập huấn thích hợp về kỹ thuật. - Làm chủ được kỹ thuật trồng Keo Lai, Keo Tai Tượng. - Một số mô hình NLKH, như Phố Hích, là kết quả của chương trình 661 đang là được nhiều người dân trong vùng học tập theo. - Đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng của toàn xã lên 43% trong năm 2007. 3. Về nhu cầu nhận đất và rừng của người dân tại xã và vùng lân cận, kết quả quan sát và ghi nhận ý kiến từ cả hai phía giao (hình 4.4 và 4.8 chủ đề 4, 8) phía nhận (hình 4.16 vấn đề 05) chỉ ra là người dân còn có nhu cầu lớn về đất và rừng, với những lý do chính là: - Tăng thu nhập, cải thiện đời sống. 76 - Thị trường gỗ và lâm sản ngày càng có xu thế khiến người dân cần có khả năng đáp ứng cho mình và cho thị trường. - Chiếm giữ cho con cháu sau này và cho mục đích khác. 4. Về sự khác nhau giữa các nhóm hộ (giàu, nghèo, các nhóm dân tộc) kết quả quan sát và ý kiến nhận được từ các đại diện phía giao (hình 4.7 và chủ đề 7) trên phương diện quản lý sử dụng là có sự khác nhau khá rõ rệt ở một số khía cạnh như: - Khả năng đầu tư. - Kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý, sử dụng. 5. Về hình thức giao, chính kiến từ phía người nhận (hình 4.12 vấn đề 02) cho thấy có hai hình thức được đề xuất là phù hợp tại địa bàn xã, đó là: - Giao cho từng hộ (77,54% ý kiến). - Giao cho cả thôn những khu thích hợp (15,60% ý kiến). Dựa trên một số tiêu chí như là: - Gắn trách nhiệm của chủ rừng vào với rừng và đất rừng được giao, chủ rừng phải tự bảo vệ đất rừng. - Người sử dụng đất và nhận rừng có thể tự chủ trong việc thu được lợi nhuận từ khu rừng được giao, đầu tư tuỳ theo khả năng của mình. 6. Qua các đợt giao và nhận đất, rừng khác nhau, về phía người nhận có những thay đổi gì: ý kiến tham khảo từ phía người giao cho thấy một số nét chính của sự thay đổi như sau (hình 4.10 ở chủ đề 10): + Nhận thức của chủ rừng về quyền hạn và nghĩa vụ của mình (63,72% ý kiến), đây là sự thay đổi có tính chất quyết định và từ sự thay đổi quan trọng này hai vấn đề sau đã một phần là hệ quả kéo theo, + Ý thức bảo vệ rừng và đất (19,20% ). + Sự tin tưởng, mạnh dạn đầu tư vào phát triển rừng (14,20% ). 7. Những thay đổi được đề xuất trong chính sách GĐGR: ý kiến từ phía giao (hình 4.9 ở chủ đề 9) và từ phía nhận (vấn đề 7) gồm: - Cần có chính sách miễn giảm thuế đối với người trồng rừng, ưu tiên cho người dân vay vốn với lãi suất, ưu đãi. 77 - Cần có cơ chế hưởng lợi thật rõ ràng, thích đáng hơn. - Xuất đầu tư và thời hạn cho vay tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh và loài cây trồng, nói chung cần dài hơn. 8. Việt Nam gia nhập WTO, có thể có ảnh hưởng gì tới nghề rừng, ý kiến của đại diện bên giao cho thấy những yếu tố chủ yếu sau (hình 4.11 và chủ đề 11): - Thị trường gỗ và lâm sản. - Nhu cầu chung cả nước và từng địa phương về gỗ và lâm sản. 9. Nguyên nhân quản lý, sử dụng rừng hiện nay chưa có hiệu quả, ý kiến từ phía người nhận: - Thiếu vốn đầu tư (60% ý kiến), hình 4.17 vấn đề 06. - Thiếu kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, sử dụng (24,04% ý kiến), cả hai nguyên nhân này trong khi trao đổi thấy rõ là đều nằm ở nhóm hộ nghèo còn thiếu nhiều điều kiện cũng như kinh nghiệm… Hai chủ đề 08: Sự tham gia của người dân trong các đợt giao rừng có những gì khác nhau, và chủ đề 13: nhận thức của người dân về quản lý và sử dụng tài nguyên rừng so với 15 -20 năm trước đây có gì khác không, kết quả quan sát đã không nhận được ý kiến của những được hỏi thích hợp để có thể có kết luận. 4.6. Một số đề xuất giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao Việc tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao là đòi hỏi cấp bách không chỉ riêng gì huyện Đồng Hỷ mà còn cả ở nhiều huyện trung du và miền núi phía Bắc. Qua tìm hiểu phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao trên địa bàn xã Hoà Bình Huyện Đồng Hỷ chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau: 4.6.1. Giải pháp về đất đai Chính sách đất đai huyện Đồng Hỷ nói chung và xã Hoà Bình nói riêng đang là vấn đề cần hoàn thiện hơn. Qua điều tra thực tế ở khu vực xã cho thấy chính sách đất đai đang là yếu tố khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao: 78 - Cần xem xét và giải quyết triệt để những bất cập: sai lệch giữa bản đồ và trên thực địa, ranh giới các lô, quyền sử dụng của người nhận… ở một số diện tích đất, rừng giao năm 1992 (423 ha, chiếm 74% diện tích giao cho các hộ) tại xã Hoà Bình và đây là những nguyên nhân chính để đất, rừng chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả. Cả hai đợt giao đều chưa hoàn chỉnh về giấy chứng nhận sử dụng đất ( sổ xanh, bìa đỏ) nhất là đợt giao năm 1992. - Tiếp tục hoàn thiện công tác GĐGR trên những diện tích đất chưa giao. Trong thời gian tới UBND huyện, xã cùng với các phòng chức năng cần tiến hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho người dân yên tâm sản xuất. Cần xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng rừng, đối với những diện tích đã được giao phải có cơ chế quản lý, phù hợp từ cấp huyện, xã, xóm. 4.6.2. Giải pháp kỹ thuật Khó khăn mà người dân gặp phải trong sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao là sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp, vì vậy cần tăng cường hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp như kỹ thuật trồng Keo tai tượng, Mỡ, Trám, Lát, Vầu đắng, Luồng… ngoài ra hướng dẫn người dẫn kỹ thuật trồng cây ăn quả, chè, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp và các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, các ô mẫu trình diễn để người dân học tập làm theo. - Cần có những giải pháp kỹ thuật, kinh tế phù hợp với từng đối tượng nhận đất và rừng (nhóm hộ nghèo, dân tộc…) để họ sử dụng đất, rừng theo khả năng và có hiệu quả. 4.6.3. Giải pháp về chính sách đầu tư, vốn - UBND huyện cần có chính sách đầu tư, cơ chế hưởng lợi phù hợp hơn để thật sự khuyến khích người nhận đất, nhận rừng đầu tư nguồn lực vào bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng. Bên cạnh đó cần có những chính sách hỗ trợ khác như: - Chính sách giảm thuế trong sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp. 79 - Chính sách về đào tạo và phát triển nguồn lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông khuyến lâm xã, cán bộ thôn bản. - Chính sách hỗ trợ giá mua cây giống, phân bón để phát triển sản xuất lâm nghiệp. - Chính sách về phát triển giáo dục, y tế, thực hiện bình đẳng giới. - Cần có các chính sách về tạo lập vốn kinh doanh rừng theo phương châm huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Chính quyền địa phương phải làm cầu nối giữa người dân với các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho người dân được vay vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện. 4.6.4.Giải pháp về môi trường Thực tế cho thấy vấn đề thả rông gia súc gia cầm vẫn là một thói quen của vùng và điều này đã ảnh hưởng tới không những vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng tới vấn đề trồng cây, bảo vệ rừng. 80 Chƣơng 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Tổng hợp các kết quả thu được từ hai nội dung trên, một số kết luận đã được hình thành sau đây: Xã Hoà Bình đã cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng về mặt khối lượng: 570 ha đã được giao các hộ gia đình và 45, 5 ha cho các tổ chức khác. Quá trình giao, nhận được thực hiện chủ yếu ở hai đợt: năm 1992 (423 ha) và năm 2000 (147 ha), trong đó đợt giao năm 2000 được cả đại diện phía giao cũng như phía nhận coi là hợp lý, có ít bất cập hơn và có hiệu quả hơn. Vì những bất cập của đợt giao năm 1992, một số diện tích đã được giao còn chứa nhiều bất cập: tranh chấp, sai lệch giữa diện tích trên bàn đồ và thực địa… thậm chí một số vẫn còn bị bỏ hoang, trong khi diện tích thuộc đợt giao năm 2000 hầu hết đã và đang được sử dụng hiệu quả. 1. Kết quả đánh giá và đề xuất cho thấy sự khác nhau giữa hai đợt giao năm 1992 và 2000 đã tạo ra kết quả sử dụng rừng và đất sau khi nhận khác nhau chính là do một loạt nhân tố được hàm chứa trong quá trình giao: kỹ thuật (nội, ngoại nghiệp); sản phẩm cuối cùng là xác lập mức độ chủ thể của người nhận (sổ bìa xanh và sổ đỏ). Đây có thể là một mối quan hệ nhân quả, hữu cơ đã được xác định trong nghiên cứu này. 2. Những nhân tố quyết định đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và rừng sau khi nhận chủ yếu là: vốn đầu tư, trình độ, kinh nghiệm quản lý, dịch vụ khuyến nông lâm. Những yếu tố này cần được xem xét cụ thể, có cơ chế phù hợp với từng nhóm đối tượng nhận như giầu, nghèo, dân tộc, truyền thống, văn hoá… 3. Một số giống cây trồng như Mỡ và Bạch đàn cần được xem xét thêm về khả năng sinh trưởng và phát triển tại vùng nghiên cứu trước khi có những khuyến cáo chính thống tới người quản lý, sử dụng. 81 4. Do nhận thức của người dân đã được thay đổi, trình độ quản lý đã được nâng lên, do nhu cầu gỗ và lâm sản trong nước cũng như trên thế giới, nhu cầu nhận đất và rừng của người dân vẫn còn được nhìn nhận là ở mức độ lớn tại khu vực nghiên cứu. 5. Các bất cập chủ yếu trong quá trình giao vẫn được nhìn nhận là thủ tục còn phức tạp, hiệu suất thấp, có những đợt giao người nhận không nắm được diện tích thực tế. Còn có những hộ, nhóm hộ chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ, bìa vàng) từ UBND huyện và xã. 6. Các bất cập ở giai đoạn sau khi giao chủ yếu là: Tại cấp xã việc quy hoạch, kết quả giao (đợt giao năm 1992) còn tình trạng sai lệch, nhầm lẫn gây tranh chấp, mâu thuẫn hậu quả là đất, rừng chưa được quản lý sử dụng có hiệu quả, việc xây dựng bản đồ ranh giới thôn bản và hướng dẫn người dân sử dụng đất đai chưa thực hiện đồng bộ. - Không cập nhật kịp thời diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao nên khi mất rừng, hay người dân chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển nhượng rừng cho các chủ sử dụng khác, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng không nắm được. - Các vấn đề bất cập về chính sách hưởng lợi, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, khuyến nông lâm hợp lý luôn còn là những bất cập cần được giải quyết. - Về môi trường: vấn đề thả rông gia súc gia cầm vẫn là một thói quen của vùng và điều này đã ảnh hưởng tới không những vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng tới vấn đề trồng cây, bảo vệ rừng. 5.2. Tồn tại - Nghiên cứu, do hạn chế về thời gian và các nguồn lực khác, chỉ đánh giá được trong phạm vi một xã được chọn đại diện cho vấn đề nghiên cứu, nên các kết luận có phạm vi ứng dụng trong giới hạn nhất định. - Các giải pháp đưa ra chưa có điều kiện đánh giá, so sánh, nên chỉ có ý nghĩa chủ yếu trong địa bàn nghiên cứu. 82 - Các kết luận và đề xuất dựa trên các phương pháp xử lý số liệu áp dụng trong các nghiên cứu xã hội học, nên độ chính xác cũng chỉ ở mức độ có thể áp dụng để tham khảo khi giải quyết các vấn đề vĩ mô. 5.3. Đề nghị Để có thể áp dụng được kết quả nghiên cứu trong đề tài này, chúng tôi đề nghị như sau: - Cần tiếp tục mở rộng địa bàn, đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là những nơi có các đợt giao nhận khác nhau để xem xét liệu có những tác động khác nhau: đợt năm 1992 và năm 2000… để các kết luận có mức độ chính xác cao hơn và có ý nghĩa thực tế hơn. - Nghiên cứu sau này cần được thực hiện tại địa phương có thời gian GĐGR dài hơn (từ 15-20 năm trở lên) để đánh giá được những tác động của việc GĐGR thực chất hơn, tổng kết được những bài học từ thực tế đa dạng, đầy đủ hơn. - Các cấp huyện, xã và đặc biệt là người dân sau khi nhận đất nhận rừng cần lựa chọn cây trồng phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật để chăm sóc, nhằm đạt được nâng suất chất lượng cao. - Tiếp tục điều tra phỏng vấn với số mẫu nhiều hơn bằng các mẫu câu hỏi đóng ( Questionnaire) các kết luận có thể sẽ được dựa trên các xử lý chính xác hơn như xác định các quan hệ bằng các đồ thị tương quan…và có thể được sử dụng tham khảo cho các mục đích vĩ mô như làm chính sách, quyết định… 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ NN& PTNT (2005), Báo cáo tổng quan nghành Lâm nghiệp Việt Nam. 2. Bộ Tài nguyên và môi trường. Báo cáo tình hình quản lý đất ở khu vực miền núi phía Bắc, Hà Nội năm 2003. 3. Báo cáo Tổ chức Nông, Lương liên hiệp quốc (Food and Agriculture Ognization- FAO) về tình trạng rừng thế giới năm 2003- 2007. 4. Báo Kinh tế Việt Nam về Biến đổi khí hậu gây thiệt hại lớn về người và kinh tế, ngày 03/10/2003 trang 18. 5. Nguyễn Sinh Cúc (2005) Báo cáo kế hoạch phát triển nông thôn 5 năm 2006-2010, Nxb Thống kê, Hà Nội. 6. Cẩm nang ngành lâm nghiệp (2004) chương phân loại sử dụng, lập quy hoạch và giao đất lâm nghiệp, Nxb Giao thông vận tải. 7. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Báo cáo tổng kết năm 2007 Bộ Nông nghiệp và PNTN. 8. Trần Chấn “Những vấn đề về da dạng sinh học ở vùng núi Việt Nam”Biến động tài nguyên rừng Việt Nam 1943 - 2000. 9. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Báo cáo tổng kết công tác GĐGR tỉnh Thái Nguyên năm 2005. 10. Nguyễn Thế Đặng (2003) Báo cáo nguyên cứu khoa học kết quả nghiên cứu và hiện trạng giao đất cho hộ nông dân ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. 11. Hoàng Hoè và cộng sự (1997) Một số mô hình NLKH ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Thu Hoàn (2002) Nghiên cứu một số giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sau khi giao tại xã Tràng Xá huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, ĐHLN Xuân Mai. 13. TS. Bảo Huy, tư vấn của Dự án Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo phục vụ Nông Lâm nghiệp vùng cao (ETSP). 84 14. Đinh Ngọc Lan (2000) Báo cáo nghiên cứu khoa học „’Tác động của phương thức quản lý rừng đến nguồn tài nguyên rừng ở khu vực miền núi phía bắc Việt nam, Đại Học Thái Nguyên. 15. Phùng Ngọc Lan (1997) Giáo trình LNXH dành cho cao học, ĐHLN Xuân Mai, Hà Tây. 16. Luật đất đai, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994. 17. Niên giám thống kê Việt Nam các năm 1991,1995,2000,2004. 18. Nguyễn Bá Ngãi (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc, Luận án tiến sỹ, Trường đại học lâm nghiệp. 19. Nghị định số 64 của Chính phủ (1993), về giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. 20. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng qui định rõ các thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan chủ trì và phối hợp trong giao đất, giao rừng. 21. Nguyễn Xuân Quát - Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Cục KNKL, Nxb nông nghiệp, 1996. 22. Quyết định số 184/ HĐBT ngày 6/11/1982 về đẩy mạnh GĐGR cho tập thể nhân dân trồng cây gây rừng. 23. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020. 24. Quyết định của Cục LN số 434/QĐ-QLR, ngày 11 tháng 4 năm 2007 Ban hành Hướng dẫn xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã. 25. Quyết định số 550/QĐ-QLR, Hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn. 26. Quyết định số 178/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. 85 27. Quyết định số 661/ TTg ngày 29/7/1998 về thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. 28. Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN về việc ban hành Bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn. 29. Quyết định số 202/TTg năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, nghị định vè giao khoán cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng mục đích nông, lâm nghiệp. 30. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết năm 2007. 31. Vũ văn Tuấn và Vũ Văn Mê ( 1996) Dự án đổi mới chiến lược lâm nghiệp Một số ảnh hưởng sau thời điểm GĐGR ở xã Từ Nê, huyện Tân Lạc, xã Hang Kia, Pa Cô huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình- Bộ NN&PTNT, Nxb Hà Nội. 32. Phạm Chí Thành và cộng sự ( 1996) Sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc ở Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Nông nghiệp trên đất dốc: thách thức và tiềm năng, tạp trí Khoa học nông nghiệp trang 61 - 81. 33. Lý Văn Trọng ( 1995) Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa Biên, Trần Ngọc Bình. Các phương pháp đánh giá nông thôn. Tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ LNXH trường ĐHLN Xuân Mai. Tiếng Anh 34. Ahmed, Miyan Rukunuddin, 1995, “Community Forestry Development in Bangladesh: Constraints, Priorities and Strategies” FTPP meeting 14 - 17 December 1995, RECOFTC, Bangkok, Thailand. 35. Carter, Jane, Stephen Connelly and Nikky Wilson, 1994, Rural Development Forestry Network - Participatory Forestry in Sri Lanka: Why so limited? Change on the Horizon. RDFN, Overseas Development Institute, London. 36. Daha, Dilli Ram, 1994, A Review of Forest User Groups: Case studies from Eastern Nepal, Int.Centre for Integrated Moutain Development, Katmandu, Nepal. 86 37. Dembner, Stephen A, Forest Land for the People: A Forest Village Project in North East Thailand, FAO. 38. Government of India ministry of Environment 1988, National Forest Policy Resolution3, 1/86-FP New Delhi:GOI. 39. Rao, Y.S. Marilyn W Hoskins, Napoleon T. Vergara and Charles P Castro, Community Forestry: Lessons from Case Studies in Asia and the Pacific Region, RAPA of the FAO, Bangkok and Environment and Policy Institute, East-West Centre, Hawaii, USA. 40. RWEDP, 1994, Social Forestry in Indonesia, Regional Wood Energy Development Program in Asia, FAO, Bangkok. 41. Sargent, Caroline et al. 1994, “ Incentives for the Sustainable Management of the Tropical High Forest in Ghana”. Phụ lục 02. Biểu tổng hợp tính toán các chỉ tiêu D1.3, Hvn bình quân ( ÔTC số 1) Loài cây N/otc D1.3 Hvn Bq N/ ha 87 ( cây) bq ( cm) ( m) 1. Keo tai tƣợng ( tuæi 8) 191 Tèt: 82 TB : 58 XÊu : 51 1087 Ô tiêu chuẩn 1 52 11,3 12,4 Ô tiêu chuẩn 2 75 11,6 12,3 Ô tiêu chuẩn 3 64 11,0 12,1 Trung bình 64 11,3 12,2 Tình hình sinh trưởng (%) 43Tèt 30,36TB 26,7xÊu 2. Bạch đàn ( tuæi 9) 184 Tèt: 56 TB : 47 XÊu : 81 986 Ô tiêu chuẩn 1 62 10,1 10,2 Ô tiêu chuẩn 2 58 10,0 11,3 Ô tiêu chuẩn 3 64 10,0 9,8 Trung bình 61 10,1 10,4 Tình hình sinh trưởng (%) 30,4 tèt 25,6 TB 44,02 xÊu 3. Mì ( tuæi 9) 137 Tèt: 25 TB : 30 XÊu : 82 425 Ô tiêu chuẩn 1 38 10,0 9,7 Ô tiêu chuẩn 2 42 8,0 8,3 Ô tiêu chuẩn 3 57 8,1 9,0 Trung bình 46 8,7 9,0 Tình hình sinh trưởng (%) 18,24 tèt 21,89 TB 59,85 xÊu Phụ lục 03. Biểu tổng hợp tính toán các chỉ tiêu D1.3, Hvn bình quân (ÔTC số 2) Loài cây N/otc D1.3 Hvn Bq N/ ha 88 ( cây) bq ( cm) ( m) 1. Keo tai tƣợng ( tuæi 7) 185 Tèt: 92 TB : 61 XÊu : 32 1017 Ô tiêu chuẩn 1 62 11,4 11,9 Ô tiêu chuẩn 2 57 11,0 11,4 Ô tiêu chuẩn 3 66 11,8 12,7 Trung bình 61,7 11,4 12,0 Tình hình sinh trưởng (%) 49,72 tèt 33 TB 17,3 xÊu 2. Keo lai (tuæi 5) 176 Tèt: 98 TB : 47 XÊu : 31 1146 Ô tiêu chuẩn 1 52 11,0 12,3 Ô tiêu chuẩn 2 63 12,3 12,9 Ô tiêu chuẩn 3 60 11,7 12,1 Trung bình 58,6 11,6 12,4 Tình hình sinh trưởng (%) 55,7 tèt 26,7 TB 17,6 xÊu 3. Mì ( tuæi 7) 142 Tèt: 36 TB : 45 XÊu : 61 638 Ô tiêu chuẩn 1 45 9,6 10,2 Ô tiêu chuẩn 2 58 7,1 8,3 Ô tiêu chuẩn 3 39 8,3 9,1 Trung bình 47,3 8,3 9,2 Tình hình sinh trưởng (%) 25,35 tèt 31,7 TB 43 xÊu Phục lục 04. Bảng câu hỏi phỏng vấn các nhóm đối tƣợng nhận rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Hoà Bình, Đồng Hỷ, Thái Nguyên 89 Bảng 1: Giai đoạn (đợt) giao (sè ®iÓm vµ xÕp h¹ng ë c¸c b¶ng d•íi ®©y chØ lµ vÝ dô) Tiêu chí: Thời kỳ giao phù hợp, thuận lợi, hiệu quả nhất Tổng Xếp hạng Kho¶ng n¨m 1992 xxx 2 Kho¶ng n¨m 2000 xxxx 1 Nh÷ng kho¶ng thêi gian kh¸c xx 3 ……. Bảng 2: Hình thức giao (tham khảo tài liệu thứ cấp) Tiêu chí : hiÖu qu¶, bÒn v÷ng 1 2 3 Tổng Xếp hạng Giao cho cả thôn (cộng đồng) xx x x 28 2 Giao cho từng hộ, x x 13 3 Giao cho các nhóm hộ/dòng họ xx xxx xxxx 47 1 Hình thức quản lý khác/để chung, không giao Bảng 3: Qui hoạch sử dụng Tiêu chí Tổng Xếp hạng Cần bắt buộc phải qui hoạch chi tiết trước khi giao Không cần qui hoạch chi tiết, để từng hộ hoặc nhóm hộ tự qui hoạch Để chờ các dự án cụ thể sẽ qui hoạch Bảng 4: Hiệu quả của các chƣơng trình dự án có liên quan Chương trình/Dự án 1 2 3 Tổng Xếp hạng 327 5 triệu ha (661) Cơ quan khuyến nông lâm Khác……. Bảng 5 : Nhu cầu về tiếp tục nhận đất, rừng (nếu còn quĩ) Mức độ Tổng Xếp hạng Rất lớn Bình thường Không có nhu cầu 90 Bảng 6: Nguyên nhân quản lý, sử dụng rừng hiện nay chƣa có hiệu quả Vấn đề 1 2 3 Tổng Xếp hạng Thiếu vốn đầu tư Không được đào tạo về kỹ thuật, giống Do không được qui hoạch chi tiết trước khi giao Thiếu kinh nghiệm tổ chức, quản lý bảo vệ Khác Bảng 7: Đề xuất, kiến nghị Vấn đề Ý kiến đề xuất Hình thức giao Qui hoạch Cơ chế hưởng lợi Cơ chế tổ chức, quản lý Phục lục 05. Bảng câu hỏi phỏng vấn các nhóm đối tƣợng nhận rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Hoà Bình, Đồng Hỷ, Thái Nguyên 91 Bảng 1: Giai đoạn (đợt) giao (sè ®iÓm vµ xÕp h¹ng ë c¸c b¶ng d•íi ®©y chØ lµ vÝ dô) Tiêu chí: Thời kỳ giao phù hợp, thuận lợi, hiệu quả nhất Tổng Xếp hạng Kho¶ng n¨m 1992 xxx 2 Kho¶ng n¨m 2000 xxxx 1 Nh÷ng kho¶ng thêi gian kh¸c xx 3 ……. Bảng 2: Hình thức giao (tham khảo tài liệu thứ cấp) Tiêu chí : hiÖu qu¶, bÒn v÷ng 1 2 3 Tổng Xếp hạng Giao cho cả thôn (cộng đồng) xx x x 28 2 Giao cho từng hộ, x x 13 3 Giao cho các nhóm hộ/dòng họ xx xxx xxxx 47 1 Hình thức quản lý khác/để chung, không giao Bảng 3: Qui hoạch sử dụng Tiêu chí Tổng Xếp hạng Cần bắt buộc phải qui hoạch chi tiết trước khi giao Không cần qui hoạch chi tiết, để từng hộ hoặc nhóm hộ tự qui hoạch Để chờ các dự án cụ thể sẽ qui hoạch Bảng 4: Hiệu quả của các chƣơng trình dự án có liên quan Chương trình/Dự án 1 2 3 Tổng Xếp hạng 327 5 triệu ha (661) Cơ quan khuyến nông lâm Khác……. Bảng 5 : Nhu cầu về tiếp tục nhận đất, rừng (nếu còn quĩ) Mức độ Tổng Xếp hạng Rất lớn Bình thường Không có nhu cầu 92 Bảng 6: Nguyên nhân quản lý, sử dụng rừng hiện nay chƣa có hiệu quả Vấn đề 1 2 3 Tổng Xếp hạng Thiếu vốn đầu tư Không được đào tạo về kỹ thuật, giống Do không được qui hoạch chi tiết trước khi giao Thiếu kinh nghiệm tổ chức, quản lý bảo vệ Khác Phụ lục 06. Danh sách phỏng vấn cán bộ liên quan đến giao đất giao rừng tại xã Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. TT Họ và tên Chức vụ 93 1 Nông Văn Trân Chi cục trưởng chi cục Kiếm lâm tỉnh 2 Nguyễn Thế Thông Chi cục phó chi cục Kiếm lâm tỉnh 3 Dương Văn Lành PCT huyện Đồng Hỷ 4 Nguyễn Quang Chung TP TNMT huyện Đồng Hỷ 5 Nguyễn Thị Hương Cán bộ phòng TNMT 6 Nguyễn Thanh Phương TP Nông nghiệp & PTNT huyện 7 Mã Thị Uyên Cán bộ phòng NN & PTNT huyện 8 Lý Ngọc Tân Chủ tịch UBND xã Hoà Bình 9 La Văn Phú Cán bộ phòng Địa chính xã 10 Nguyễn Thị Bích Thủy Cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã 11 Đặng Quốc Đạt Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã 12 Trần Hồng Vân Trưởng Xóm Tân Thành 13 Lâm Văn Hoa Trưởng Xóm Tân Đô 14 Khúc Đình Thìn Trưởng Xóm Đồng Cẩu 15 Long Văn Sỹ Trưởng Xóm Đồng Vung 16 Đoàn Xuân Thuỷ Trưởng Xóm Phố Hích 17 Phạm Văn Phú Trưởng Xóm Trung Thành 18 Nguyễn Văn Thắng Trưởng Xóm Tân Yên Tổng số 18 ngƣời Phụ lục 07. Danh sách phỏng vấn ngƣời dân nhận đất, nhận rừng tại xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên TT Họ và tên Dân tộc Địa chỉ xóm 1 Ngô Tin Vân Tày Đồng Cẩu 2 Đặng Văn Quế Nùng Đồng Cẩu 3 Đặng Văn Dương Nùng Đồng Cẩu 94 4 Hạc Thị Việt Dao Đồng Cẩu 5 Hoàng Văn Kiến Dao Đồng Cẩu 6 Trương Thị Đường Tày Tân Yên 7 Nguyễn Hữu Bôn Kinh Tân Yên 8 Nguyễn Văn Thế Kinh Phố Hích 9 Trần Văn Hoè Kinh Phố Hích 10 Ngô Tin Dụng Nùng Tân Thành 11 Trịnh Thị Giang Kinh Tân Thành 12 Trần Hồng Vân Tày Tân Thành 13 Trần Thị Lan Kinh Tân Thành 14 Lưu Thế Kỷ Nùng Tân Thành 15 Long Dũng Sỹ Nùng Trung Thành 16 Nông Thị Đương Nùng Trung Thành 17 Triệu Văn Nhung Dao Trung Thành 18 Long Mai Phan Tày Trung Thành 19 Hoàng Văn Thản Tày Trung Thành 20 Ninh Văn Giáp Sán Chí Trung Thành 21 Bế Văn Hường Tày Tân Đô 22 Nguyễn Thị Bé Kinh Tân Đô 23 Trần Thị Châu Kinh Tân Đô 24 Hoàng Thị Đợi Kinh Tân Đô 25 Triệu Thị Dậu Nùng Tân Đô 26 Triệu Văn Thành Nùng Trung Thành 27 Nguyễn Thị Khanh Kinh Trung Thành 28 Hạc Văn Hiển Nùng Trung Thành 29 Hoàng Thị Chi Tày Trung Thành 30 Lê Thị Bắc Kinh Trung Thành 31 Nguyễn Thị Năm Kinh Tân Yên 32 Triệu Văn Thao Nùng Tân Yên 33 Khúc Đình Mão Nùng Tân Yên 34 Triệu Thị Quyên Nùng Tân Yên 35 Long Văn Biên Cao Lan Tân Yên ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9222.pdf