BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG E – LEARNING
VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ĐẶNG TRỌNG HỢP
HÀ NỘI - 2006
Đ
Ặ
N
G
TR
Ọ
N
G
H
Ợ
P N
G
À
N
H
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ TH
Ô
N
G
TIN
2004 - 2006
Hà Nội
2006
1
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ l
127 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hệ thống e-Learning và giải pháp triển khai tại trường đại chọ công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực cố gắng của bản thân,
tôi đã nhận được sự định hướng cũng như tận tình giúp đỡ và hướng dẫn của
thầy Nguyễn Kim Khánh. Tôi xin được bảy tỏ lòng biết hơn sâu sắc với
những chỉ bảo của thầy.
Tôi cũng xin được cảm ơn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Khoa Công
nghệ thông tin, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Sau đại học đã tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình chúng tôi học tập tại Trường.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã giúp
đỡ và ủng hộ việc triển khai thí điểm những kết quả nghiên cứu của đề tài
trong hoạt động đào tạo của Nhà trường.
2
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................................................1
MỤC LỤC................................................................................................................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................................................................6
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................................................................8
DANH MỤC HÌNH VẼ .....................................................................................................................................................................9
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................................................................................10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ E – LEARNING.................................................................................................................12
1.1 Giới thiệu về e – Learning ................................................................................................................................................12
1.1.1 Ý tưởng về môi trường học tập e – Learning ....................................................................................................13
1.1.2 Các điều kiện và khả năng ứng dụng cho e – Learning ...................................................................................14
1.2 Một số ưu và nhược điểm của e – Learning ...................................................................................................................17
1.2.1 Ưu điểm.......................................................................................................................................................................17
1.2.1.1 Độc lập về không gian học tập..................................................................................................................17
1.2.1.2 Tự do lựa chọn thời gian, tiến độ học tập...............................................................................................18
1.2.1.3 Giúp phân phối và phổ biến kiến thức mới một cách nhanh chóng ...............................................19
1.2.1.4 Khả năng tương thích trong học tập........................................................................................................19
1.2.1.5 Học tập qua đa phương tiện và tương tác. .............................................................................................20
1.2.1.6 Khả năng giám sát không chỉ kết quả học tập mà cả quá trình học.................................................21
1.2.2 Nhược điểm: ..............................................................................................................................................................21
1.2.2.1 Không có sự liên hệ cá nhân giữa giảng viên và học viên...................................................................21
1.2.2.2 Không có sự khích lệ ngoài đào tạo.........................................................................................................22
1.2.2.3 Học từ màn hình máy tính thì khó trở thành thói quen, không thuận tiện....................................22
1.2.2.4 Chỉ có một số ít người học trên mạng có thể kết thúc khóa học......................................................23
1.2.2.5 Quá trình cài đặt hệ thống e – Learning tốn thời gian, phức tạp......................................................24
1.2.2.6 Xây dựng một khóa học e – Learning rất đắt. .......................................................................................25
1.3 Các tổ chức chuẩn trong lĩnh vực e – Learning...........................................................................................................26
1.3.1 AICC – Aviation Industry CBT Committee.......................................................................................................27
1.3.2 Dublin Core Metadata Initiative(DCMI).............................................................................................................29
1.3.3 IEEE LTSC - Learning Technology Standards Committee ...........................................................................29
1.3.3.1 Learning Objects Metadata - LOM...........................................................................................................30
1.3.3.2 Computer Managed Instruction - CMI....................................................................................................30
1.3.3.3 Architecture and Reference Model - Learning Technology Systems Architecture – LTSA........31
1.3.3.4 Platform and Media Profiles.......................................................................................................................32
1.3.3.5 Competency Definitions..............................................................................................................................32
3
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
1.3.4 Ủy ban kết hợp công nghệ, một tiểu ban số 36 về chuẩn công nghệ thông tin cho học tập, giáo dục
và đào tạo - ISO/IEC JTC1 SC36 .........................................................................................................................33
1.3.5 Instructional Management Systems Global Learning Consortium Inc(IMS) .............................................33
1.3.5.1 Guidelines for Developing Accessible Learning Applications ...........................................................34
1.3.5.2 Đặc tả về đóng gói nội dung - Content Packaging Specification ......................................................34
1.3.5.3 Đặc tả về khả năng liên tác giữa các kho thông tin số - Digital Repositories Interoperability
Specificatio..................................................................................................................................................35
1.3.5.4 Đặc tả mức xí nghiệp - Enterprise Specification...................................................................................36
1.3.5.5 Đặc tả đóng gói thông tin học viên - Learner Information Packaging Specification (LIP) .......36
1.3.5.6 Đặc tả thiết kế học tập - Learning Design Specificatio (LDS)...........................................................38
1.3.5.7 Đặc tả siêu dữ liệu - Metadata Specification...........................................................................................38
1.3.5.8 Liên tác về kiểm tra và câu hỏi - Question and Test Interoperability (QTI) ..................................39
1.3.5.9 Reusable Definition of Competency or Educational Objective Specification - RDCEO ...........39
1.3.5.10 Mô hình hành vi và sắp xếp thông tin đơn giản- Simple Sequencing Information and
Behavior Model. ........................................................................................................................................39
1.3.6 Microsoft LRN - Learning Resource iNterchange............................................................................................40
1.3.7 The ADL (Advanced Distributed Learning) Initiative & SCORM (Sharable Content Object
Reference Model) .......................................................................................................................................................40
1.3.8 Liên minh mạng phân tán và cung cấp bài giản từ xa cho Châu Âu – Alliance of Remote
Instructional Authoring and Distribution Networks for Europe(ARIANDNE).......................................40
1.3.9 CEN/ISSS WS-LT - Learning Technologies Workshop ................................................................................40
1.3.10 Phát triển truy cập đa phương tiện vào giáo dục và đào tạo trong xã hội Châu Âu - PROmoting
Multimedia Access to Education and Training in EUropean Society(PROMETEUS). ...........................41
CHƯƠNG 2. CHUẨN SCORM VÀ CÔNG CỤ XÂY DỰNG KHÓA HỌC THEO SCORM................................42
2.1 Chuẩn SCORM......................................................................................................................................................................42
2.1.1 Giới thiệu về SCORM .............................................................................................................................................42
2.1.2 Mô hình tích hợp nội dung.....................................................................................................................................44
2.1.2.1 Mô hình nội dung SCORM........................................................................................................................46
2.1.2.2 Gói nội dung SCORM.................................................................................................................................51
2.1.2.3 Siêu dữ liệu SCORM - SCORM Metadata..............................................................................................55
2.1.2.4 Biểu diễn và tuần tự SCORM - SCORM sequencing and presentation ..........................................58
2.1.3 Môi trường thời gian thực thi SCORM - SCORM Run-Time Environment (RTE)................................59
2.1.3.1 Quản lý RTE..................................................................................................................................................61
2.1.3.2 Giao diện lập trình - Application Programming Interface (API) ......................................................65
2.1.3.3 Mô hình dữ liệu RTE...................................................................................................................................67
2.1.4 SCORM sequency and nevigation.........................................................................................................................69
2.1.4.1 Khái niệm sequencing..................................................................................................................................69
4
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
2.1.4.2 Mô hình định nghĩa sequencing .........................................................................................................................70
2.1.4.3 Các thói quen sequencing ....................................................................................................................................71
2.1.4.4 Mô hình nevigation................................................................................................................................................72
2.2 Công cụ xây dựng nội dung - Authoring tools (AT) ....................................................................................................73
2.2.1 Khái niệm về AT.......................................................................................................................................................73
2.2.2 Các tính năng của AT...............................................................................................................................................74
2.2.3 Một số AT phổ biến.................................................................................................................................................75
2.2.3.1 Authorware. ....................................................................................................................................................75
2.2.3.2 Director MX...................................................................................................................................................76
2.2.3.3 Dreamweaver MX with CourseBuilder....................................................................................................76
2.2.3.4 FLEXeLEARN .............................................................................................................................................77
2.2.3.4 Illuminatus Opus...........................................................................................................................................78
2.2.3.5 Seminar4Web .................................................................................................................................................79
2.2.3.6 eXe....................................................................................................................................................................79
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC HỆ THỐNG MÃ NGUỒN MỞ LMS/LCMS.............................................................80
3.1 Các loại hệ quản trị học tập................................................................................................................................................80
3.1.1 Hệ quản trị học tập - Learning Management Systems (LMS)........................................................................80
3.1.2 Hệ quản trị nội dung học tập - Learning Content Management Systems (LCMS)...................................83
3.2 Một số yêu cầu với hệ quản trị học tập. ..........................................................................................................................88
3.2.1 Yêu cầu kỹ thuật .......................................................................................................................................................88
3.2.1.1 Các yêu cầu về môi trường xử lý: ..............................................................................................................88
3.2.1.2 Khả năng tương tác và hỗ trợ các chuẩn. ...............................................................................................88
3.2.1.3 Đảm bảo hiệu năng và cân bằng...............................................................................................................89
3.2.1.4 Tính bảo mật..................................................................................................................................................89
3.2.1.5 Khả năng tùy biến.........................................................................................................................................89
3.2.2 Yêu cầu về chất lượng .............................................................................................................................................90
3.2.3 Yêu cầu về tính khả thi và hữu ích .......................................................................................................................91
3.3 Đánh giá các hệ thống mã nguồn mở LMS/LCMS .....................................................................................................91
3.3.1 Các tiêu trí đánh giá hệ thống LMS/LCMS mã nguồn mở ............................................................................92
3.3.1.1 Cộng đồng sử dụng: .....................................................................................................................................92
3.3.1.2 Hoạt động phát hành ...................................................................................................................................92
3.3.1.3 Thời gian tồn tại ............................................................................................................................................93
3.3.1.4 Giấy phép........................................................................................................................................................93
3.3.1.5 Sự hỗ trợ..........................................................................................................................................................94
3.3.1.6 Tài liệu .............................................................................................................................................................94
3.3.1.7 Bảo mật ...........................................................................................................................................................94
3.3.1.8 Chức năng của sản phẩm............................................................................................................................95
5
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
3.3.1.9 Sự tích hợp......................................................................................................................................................95
3.3.2 Đánh giá các hệ thống mã nguồn mở ..................................................................................................................96
3.3.3 Kết luận.....................................................................................................................................................................100
CHƯƠNG 4. MOODLE VÀ TRIỂN KHAI E – LEARNING TẠI HaUI. .........................................................103
4.1 Moodle...................................................................................................................................................................................103
4.1.1 Giới thiệu ..................................................................................................................................................................103
4.1.2 Mô hình sư phạm trong Moodle.........................................................................................................................103
4.1.3 Tính năng của Moodle ...........................................................................................................................................104
4.1.3.1 Các tính năng quản lý khóa học:..............................................................................................................104
4.1.3.2 Các tính năng quản lý học viên................................................................................................................106
4.1.3.3 Chức năng của học viên ............................................................................................................................108
4.2 Triển khai e – Learning tại HaUI ....................................................................................................................................109
4.2.1 Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - HaUI. .....................................................................109
4.2.1.1 Thông tin chung ..........................................................................................................................................109
4.2.1.2 Hạ tầng công nghệ thông tin ...................................................................................................................111
4.2.1.3 Tình hình ứng dụng CNTT trong đào tạo............................................................................................113
4.2.2 Chương trình hợp tác đào tạo giữa HaUI và APTECH. ..............................................................................113
4.2.3 Đóng gói các tài liệu giảng dạy theo SCORM. ................................................................................................115
4.2.4 Cài đặt và triển khai e – Learning trên hệ thống Moodle..............................................................................119
4.2.5 Kết quả triển khai ...................................................................................................................................................122
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................................................124
Những công việc đã thực hiện trong luận văn ...................................................................................................................124
Một số tồn tại..............................................................................................................................................................................124
Hướng phát triển .......................................................................................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................................................126
6
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADL Advanced Distributed Learning
AICC Aviation Industry CBT Consortium
ANSI American National Standards Institute
API Application Programming Interface
ASP Application Service Provider
AU Assignable Unit
B2B Business to Business
B2C Business to Consumer
B2G Business to Government
CAI Computer Assisted Instructions
CAL Computer Aided Learning
CBT Computer Based Training
CMI Computer Managed Instruction
CRM Customer Relationship Management
DTD Document Type Definition
ERPS Enterprise Resource Planning System
HCM Human Capital Management
IEEE Institute of Electronic & Electrical Engineering
ILT Instructor Led Training
ISO International Standards Organization
7
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
IT Information Technology
ITS Intelligent Tutoring System
JTC Joint Technical Committee
LCMS Learning Content Management System
LMP Learning Management Platform
LMS Learning Management System
LSP Learning Service Provider
LTSC Learning Technology Standards Committee
P2 Post secondary
PDA Personal Digital Assistant
RLO Reusable Learning Object
ROI Return On Investment
SCORM Shareable Courseware Object Reference Model
UMTS Universal Mobile Telecommunications System
VLE Virtual Learning Environment
W3C World Wide Web Consortium
WLAN Wireless Local Area Network
xDSL asymmetric or symmetric Describer Line
XML eXtensible Mark-up Language
HaUI Hanoi University of Industry
8
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh chi phí đào tạo CBT/WBT với đào tạo truyền thống 25
Bảng 2.1 các thành phần mô hình dữ liệu môi trường thực hiện SCORM 67
Bảng 2.2 Mô tả các chế độ điều khiển Sequencing 71
Bảng 2.3 Kết quả đánh giá các sản phẩm mã nguồn mở LMS 97
9
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Số lượng máy chủ Internet 15
Hình 1.2 Mức độ tiếp thu trong dạy và học 20
Hình 1.6 Luồng dữ liệu giữa nội dung khóa học và hệ thống CMI 28
Hình 1.7 Cấu trúc gói nội dung IMS 35
Hình 2.1 Mô hình tích hợp nội dung 45
Hình 2.2 Ví dụ về các Asset 46
Hình 2.3 Đối tượng nội dung có khả năng chia sẻ 47
Hình 2.4 Tổ chức nội dung 48
Hình 2.5 Sơ đồ khái niệm gói nội dung 52
Hình 2.6 Các thành phần của một manifest 54
Hình 2.7 Môi trường thực thi SCORM 59
Hình 2.8 Môi trường thực hiện khái niệm SCORM 60
Hình 2.9 Mở các đối tượng nội dung 62
Hình 2.10 API, API Instance, API Implementation 65
Hình 3.1 Số lượng trang web dùng Moodle 101
Hình 4.1 Hạ tầng CNTT tại HaUI 112
Hình 4.2 Màn hình chương trình eXe 116
10
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học trong đó vòng đời của tri thức
ngày càng rút ngắn, sự cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi
cá nhân phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng của mình, học
tập suốt đời trở thành một nhu cầu bắt buộc, các doanh nghiệp cũng cần
thường xuyên đào tạo nhân viên của mình. Trong một số trường hợp phương
pháp đào tạo truyền thống có thể đáp ứng được, tuy nhiên trong trường hợp
đối tượng đào tạo là đa dạng về trình độ và điều kiện học tập, sinh sống và
làm việc tại nhiều nơi khác nhau thì đào tạo truyền thống không thể giải quyết
được. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, trong đó máy tính ngày càng
rẻ và trở thành vật dụng có trong hầu hết các gia đình, tốc độ Internet ngày
càng cải thiện là tiền đề tốt cho việc triển khai hình thức đào tạo e – Learning,
một hình thức đào tạo có thể giải quyết được các khó khăn của đào tạo truyền
thống bên trên.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trường đào tạo đa ngành
trong lĩnh vực công nghệ. Đối tượng học tập ngoài các sinh viên chính khóa
còn có các đối tượng khác là các sinh viên đang học tập tại các trường khác,
các nhân viên đã đi làm cần nâng cao trình độ. Ngoài sinh viên đào tạo theo
chương trình trong nước còn có các chương trình liên kết với nước ngoài như
chương trình liên kết với Úc, liên kết với Ấn Độ. Lãnh đạo nhà trường xác
định cần mở rộng các hình thức đào tạo này, để tiếp thu những chương trình
cũng như phương pháp đào tạo mới. Trong đó áp dụng e – Learning là một
trong những hướng được ưu tiên.
Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu hệ thống e – Learning và giải pháp
triển khai tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” sẽ tập trung tìm hiểu các
vấn đề kỹ thuật cũng như giải pháp để có thể triển khai e – Learning tại
11
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
trường, trong đó lấy chương trình đào tạo Aptech để triển khai thí điểm. Đề
thực hiện đề tài này, tác giả đã tập chung nghiên cứu các lý thuyết và công
nghệ liên quan đến e – Learning, từ đó đề ra giải pháp đề triển khai và áp
dụng vào hoạt động đào tạo trong thực tế.
Luận văn gồm có các phần sau:
Chương 1 tìm hiểu các khái niệm cơ bản, ưu nhược điểm của e – Learning,
với mỗi ưu nhược điểm luận văn cũng đưa ra các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra
cũng như đề ra các giải pháp khắc phục. Ngoài ra, chương này cũng trình bày
về sự phát triển của các chuẩn và tổ chức xây dựng chuẩn trong lĩnh vực e –
Learning.
Chương 2 tìm hiểu về chuẩn SCORM, một chuẩn được công nhận và sử dụng
rộng rãi trong lĩnh vực e – Learning. Trong đó đi vào tìm hiểu chi tiết về mô
hình tích hợp nội dung, môi trường thời gian thực thi SCORM, tuần tự và
điều hướng SCORM. Phần 2 trong chương này trình bày về các hệ thống soạn
thảo nội dung (Authoring tools) và đưa ra các tính năng và đánh giá với một
số hệ thống soạn thảo nội dung phổ biến.
Chương 3 trình bày các yêu cầu, tính năng và tiêu chí để đánh giá hệ thống
LMS/LCMS. Xây dựng phương pháp đánh giá cũng như tiến hành đánh giá
với các hệ thống mã nguồn mở LMS/LCMS để tìm ra giải pháp triển khai phù
hợp.
Chương 4 trình bày chi tiết về các tính năng của hệ thống Moodle và giải
pháp triển khai ứng dụng e – Learning tại Đại học Công nghiệp Hà Nội.
12
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ E – LEARNING
1.1 Giới thiệu về e – Learning
Đào tạo dựa trên nền tảng web (Web Based Training – WBT) và khái
niệm e – Learning là 2 từ được xuất hiện rất nhiều trong giáo dục và kinh
doanh ngày nay. Việc triển khai e – Learning, một hình thức học tập hiệu quả
hơn các phương pháp học truyền thống nhận được sự quan tâm của nhiều
trường học và tổ chức. Nó cho phép học viên điều khiển tốt hơn quá trình học
tập bởi vì họ có quyền quyết định khi nào, ở đâu và nhanh hay chậm công
việc học tập của mình. Tuy nhiên 2 câu hỏi được đặt ra là:
1. e – Learning là gì?
2. Đó có thực sự là cách tốt nhất để tiếp thu kiến thức mới?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về e – Learning:
E – Learning là sự áp dụng công nghệ mạng để thiết kế, phân phối và quản trị
việc học tập – Elliott Masie, The Masie Center.
Chúng ta cũng có thể đưa ra định nghĩa về e – Learning một cách đơn giản
theo các thành phần của nó như sau:
E – Learning bao gồm:
• Ít nhất 1 hoặc 1 số sinh viên, người thực hiện việc tiếp thu kiến thức.
• Nội dung e – Learning, biểu diễn hoặc ít nhất là mô tả môn học, thành
phần cần học và hướng dẫn làm thế nào để tiếp thu được kiến thức. Nội dung
e – Learning có thể là các tài liệu tương tác hoặc đa phương tiện.
• Môi trường e – Learning, đó là giao diện để sinh viên tiếp thu nội dung
học tập và cung cấp các công cụ khác để đạt được mục đích học tập. Thông
thường môi trường e – Learning có thể được truy xuất bằng web browser qua
Internet hoặc Intranet. Nó hỗ trợ nhiều cách học tập, cách giao tiếp và tương
13
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
tác khác nhau. Hơn thế, môi trường e – Learning còn cung cấp các tiện ích
quản lý và tương tác với các hệ thống khác. Một số khái niệm khác của môi
trường e – Learning và thường được dùng với nghĩa tương tự:
o Hệ thống quản lý học tập bằng máy tính - Computer Managed
Instruction System (CMI-System)
o Hệ thống quản lý nội dung học tập - Learning Content
Management System (LCMS)
o Nền tảng quản lý học tập - Learning Management Platform
(LMP)
o Hệ thống quản lý học tập - Learning Management System (LMS)
o Môi trường học tập ảo - Virtual Learning Environment (VLE)
o Hệ thống học tập dựa trên nền tảng web - Web Based Training
System (WBT-System)
• Một hoặc một số giáo viên, người sẽ hỗ trợ sinh viên thực hiện các mục
tiêu học tập của mình.
Câu hỏi thứ 2 thì không khó để trả lời đó là “không”. E – Learning
không phải là cách ._.tốt nhất để thu nhận kiến thức mới nhưng trong nhiều
trường hợp đó là cách hiệu quả nhất nếu được sử dụng một cách hợp lý.
Chúng ta sẽ giải thích điều này bằng cách trả lời câu hỏi “Ý tưởng về môi
trường học tập e – Learning như thế nào?”
1.1.1 Ý tưởng về môi trường học tập e – Learning
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta không đi vào các khía cạnh và vấn đề
công nghệ. Chúng ta chỉ quan tâm đến khía cạnh giáo dục: với giáo dục
truyền thống, giáo viên là người sẽ đào tạo và hướng dẫn 1 hoặc 1 số sinh
viên, người mà họ biết tương đối rõ ( kiến thức nền tàng, sức khỏe, thông tin
cá nhân và tốc hộ tiếp thu kiến thức). Nếu nhiều hơn 1 sinh viên thì tất cả họ
cần có một nền tảng tương đồng, hiểu biết về nhau, làm việc cùng nhau một
14
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
cách hòa đồng và giúp đỡ nhau. Giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên và sinh viên
hay giữa các sinh viên cho phép tương tác một cách tức thời với các yêu cầu
của sinh viên(ví dụ câu hỏi, bài giảng). Giáo viên có thể trả lời một cách riêng
lẻ các yêu cầu của từng sinh viên và động viên họ học tập. Tất cả các tài liệu
minh họa luôn sẵn sàng giúp sinh viên có thể hiểu môn học nhanh hơn. Có
nhiều cách để luyện tập và kiểm tra kiến thức cũng như sử dụng kiến thức đó
để giải quyết các vấn đề thực tế. Đây là ý tưởng cơ bản để học tập một cách
hiệu quả cho dù mục đích học tập chỉ đơn giản là nhớ một vài hiện tượng, tiến
trình hay phức tạp hơn là tìm ra các giải pháp mới cho vấn đề khó nào đó.
Tuy nhiên, ý tưởng học tập này thực sự không hữu hiệu và phù hợp trong một
số trường hợp sau:
• Nó chỉ giới hạn trong một số ít sinh viên.
• Thông thường thì giáo viên và sinh viên không có hiểu biết rõ về nhau.
• Việc giảng dạy phụ thuộc vào thời gian và không gian.
• Chi phí tốn kém vì quan hệ giữa giáo viên với sinh viên chỉ là 1 giáo
viên 1 dạy một số sinh viên.
• Đặc biệt một thực tế là phương pháp học truyền thống không thể truyền
tải các kiến thức mới tới số lượng lớn sinh viên một cách đủ nhanh. Hơn thế
là các yêu cầu mới như học tập suốt đời, học tập thường xuyên do sự thay đổi
của công nghệ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phương pháp học tập mới, e –
Learning.
1.1.2 Các điều kiện và khả năng ứng dụng cho e – Learning
Với e – Learning, chúng ta có một cách mới đáp ứng được tất cả các
yêu cầu trên và cung cấp cách học hiệu quả bằng cách kết hợp lý thuyết học
tập và kết hợp chúng với các ưu điểm của công nghệ. Theo META Group,
trong vài năm tới 60% doanh nghiệp và tổ chức sẽ áp dụng e – Learning.
15
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Trong vấn đề đào tạo cho nhân viên mới, tư vấn viên, khách hàng, đối tác hay
các nhân viên IT, các công cụ e – Learning nổi lên như một cách hữu hiệu để
truyền tải và quản lý tri thức. META Group cho rằng thị trường đào tạo sẽ
phát triển với tốc độ 30-35%.
Một trong những điều kiện tiên quyết của e – Learning là sự phát triển
và tương thích của Internet như là một phương tiện truyền tải. Rất nhiều điều
kiện thực tế đã phát triển để có thể triển khai e – Learning:
• Số lượng lớn và ngày càng phát triển các máy tính được cài đặt tại công
sở cũng như gia đình.
• Vấn đề an toàn mạng, giải thông và các thiết bị mạng ngày càng phát
triển.
• Tốc độ xử lý của máy tính, các thiết bị mạng được cải thiện đáng kể.
• Chi phí truy cập Internet ngày càng dẻ và tin cậy.
• Sự chấp nhận của người tiêu dùng với thương mại điện tử.
Hình 1.1 Số lượng máy chủ Internet
Một tiền để khác cho việc thực thi e – Learning là sự thay đổi trong
cách suy nghĩ của người học và các tổ chức. Cách học này hoàn toàn khác với
16
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
các phương pháp học truyền thống, ví dụ trong e – Learning thì người học là
trung tâm thay vì thầy giáo là trung tâm trong cách học truyền thống. Nó cũng
cho phép tích hợp tiến trình học với các tiến trình công việc và cuộc sống
khác. Thông thường thì không thể sử dụng e – Learning đơn lẻ một cách hiệu
quả, bởi vì có nhiều hòan cảnh ứng dụng khác nhau cần có các cách tiếp cận
khác nhau. Do đó, chỉ sử dụng e – Learning không phải là cách tốt nhất mà nó
cần được kết hợp với các phương pháp khác. Tuy nhiên chúng ta cũng phải
thừa nhận rằng e – Learning giúp cho công việc học tập trở nên cực kỳ hiệu
quả.
Những điều kiện có thể ứng dụng e – Learning :
• Giáo dục trung học, sau trung học bao gồm các trường đại học, cao đẳng.
Khi đó một số tiện ích mang lại là:
o Trường đại học ảo, cho phép cung cấp các môi trường giáo dục
chất lượng cao cho những sinh viên không có điều kiện về thời
gian hoặc tài chính.
o Đưa các học viện từ các quốc gia, nền văn hóa khác nhau lại gần
nhau hơn. Điều này là rất cần thiết trong thời đại toàn cầu hóa
ngày nay. Những môn học rất phù hợp với e – Learning là ngôn
ngữ, địa lý, lịch sử, sinh học hay tôn giáo.
o Mang lại cơ hội hỗ trợ tốt hơn cho những học viên có những nhu
cầu đặc biệt, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mang tính cá nhân.
• Tuy nhiên tác dụng của e – Learning là khác nhau giữa giáo dục phổ
thông và giáo dục đại học vì với giáo dục phổ thông ngoài kiến thức, chúng ta
còn có các mục tiêu truyền thống như mục tiêu xã hội, mà điều này ko thể
thực hiện bằng e – Learning, trong trường hợp này e – Learning là một công
cụ hỗ trợ mà không phải công cụ thay thế.
17
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
E – Learning cũng giúp loại bỏ sự tách biệt giữa công việc và học tập. Điều
này có nghĩa là việc học tập có thể tích hợp vào công việc. Trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta, các công cụ và nội dung mới liên tục được tạo ra đòi
hỏi chúng ta phải cập nhật. e – Learning là một giải phát tốt và hiệu quả để
học tại nhà.
1.2 Một số ưu và nhược điểm của e – Learning
Có rất nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm của e – Learning. Trong
phần này chúng ta sẽ thảo luận về ưu điểm cùng với những nguy cơ tiềm ẩn
của nó. Chúng ta cũng xem xét các nhược điểm và đưa ra các giải pháp có
thể.
1.2.1 Ưu điểm
1.2.1.1 Độc lập về không gian học tập
Các cá nhân ở nhiều nơi khác nhau có thể giao tiếp hiệu quả với giáo
viên mà không cần ở trong cùng một phòng học. Sinh viên có thể học tại nhà
hoặc tại nơi làm việc.
Ưu điểm lớn nhất ở đây là tiết kiêm về thời gian và chi phí, đó là thời gian đi
lại, nơi học tập...
Rủi ro tiềm ẩn và giải pháp:
Một trong những điều kiện đầu tiên của e – Learning là truy cập vào
server qua Internet và Intranet. Tuy nhiên không phải lúc nào giải thông và
kết nối cũng đáp ứng với nội dung học tập, đặc biệt là khi đó là các nội dung
đa phương tiện. Hơn thế là đường truyền Internet tốc độ cao sẽ làm tăng chi
phí đào tạo. Tuy nhiên hiện nay truy cập ADSL đã trở nên dẻ và phổ biến,
hơn thế sự kết hợp giữa học online và offline với sự đồng bộ với server là một
giải pháp cho vấn đề này.
18
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Sự độc lập về không gian sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi các thiết bị cầm
tay càng trở nên phổ biến và các máy tính xách tay ngày càng gọn nhẹ kết hợp
với công nghệ kết nối không dây được phát triển hoàn thiện.
Ngoài khía cạnh kỹ thuật, chúng ta cũng xem xét sự tác động của các
vấn đề xã hội: sự tiếp xúc giữa những học viên ở các vùng khác nhau có thể
mang lại nhiều giá trị về văn hóa xã hội. Giải pháp ở đây là các công ty có thể
thu xếp các khóa học e – Learning nhưng vẫn có sự tiếp xúc trực tiếp(chúng
ta gọi là học hỗn hợp - blended learning):
• Bắt đầu khóa học, chúng ta tổ chức giới thiệu tất cả học viên với nhau và
với giáo viên.
• Trong khóa học chúng ta tổ chức các cuộc gặp mặt để tăng tính truyền
thông và hợp tác giữa các học viên.
• Cuối khóa học tổ chức các cuộc gặp để thảo luận về cách thức tiếp tục
sau khóa học, vì với e – Learning tiến trình học sẽ không kết thúc sau khi
khóa học kết thúc mà có thể tiếp tục quá trình sau đó.
1.2.1.2 Tự do lựa chọn thời gian, tiến độ học tập.
Học viên là người quyết định khi nào là tốt nhất để học, ví dụ khi nghỉ
giải lao, khi thư giãn, họ cũng được quyền quyết đinh tiến độ học tập theo nhu
cầu và khả năng của mình.
Nó cũng cho phép người học học những gì mà mình đang thực sự cần
thay vì học những kiến thức mà có thể họ sẽ không bao giờ dùng đến.
Rủi ro tiềm ẩn và giải pháp:
2 thành phần quan trọng nhất của e – Learning là truyền thông và cộng
tác. Đặc biệt là truyền thông đồng bộ như hội thảo truyền hình và trao đổi trực
tuyến đòi hỏi phụ thuộc vào thời gian và nó chỉ có thể hoạt động nếu các
thành viên online cùng thời điểm và cần một hệ thống quản lý thời gian tốt.
19
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Ngay cả trong trường hợp truyền thông và cộng tác không đồng bộ thì yêu
cầu về thời gian cũng cần quan tâm. Ví dụ học viên không thể trả lời các câu
hỏi, project chậm hàng tuần hay hàng tháng. Một vấn đề nữa là sự lệch múi
giờ giữa các khu vực.
1.2.1.3 Giúp phân phối và phổ biến kiến thức mới một cách nhanh chóng
E – Learning làm tăng tốc độ tiếp thu kiến thức, đặc biệt trong môi
trường cộng tác ngày nay, nó cũng là công cụ để truyền tải các thông tin mới
như:
• Sản phẩm và mẫu mã mới có vòng đời ngắn và cần đào tạo cho giám đốc
bán hàng, tư vấn viên.
• Các thay đổi quy trình cần được thực hiện với số lượng lớn các nhân
viên trong một thời gian ngắn nhất có thể.
Rủi ro tiềm ẩn và giải pháp:
Tạo ra một môi trường e – Learning, đặc biệt là tài liệu nội dung về sản
phẩm thì thường không nhanh và đủ hiệu quả. Sử dụng các gói nội dung, siêu
dữ liệu (metadata) và chuẩn giao tiếp sẽ giúp ích trong trường hợp này. Các
nội dung ít phức tạp thường có thể được được thực hiện bởi chiến lược học
tập tốt với sự trợ giúp của giáo viên.
1.2.1.4 Khả năng tương thích trong học tập
Với e – Learning nội dung và khái niệm học tập được làm chọ phù hợp
với khả năng của từng cá nhân. Phụ thuộc vào kiến thức nền của mỗi học viên
được xác định bởi bài kiểm tra điều kiện, phương pháp, cách thức và tiến độ
học, hệ thống sẽ quyết định cái gì và bằng cách nào nội dung được truyền tải
tới học viên tiếp theo. Hệ thống đưa ra các cách trình bày khác nhau của cùng
nội dung hoặc các tính năng khác nhau của hệ thống để giảm thiểu sự phức
tạp cho học viên.
Rủi ro tiềm ẩn và giải pháp:
20
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Một điều không may là tính tương thích của hệ thống, đặc biệt là hệ
thống đào tạo thông minh thường rất phức tạp và chưa phát triển hoàn thiện.
Các hệ thống e – Learning thường cung cấp các chức năng giới hạn và việc
xây dựng nội dung hỗ trợ kỹ thuật tốn thời gian và chi phí. Các công cụ soạn
thảo nội dung tốt sẽ giúp ích cho vấn đề này.
1.2.1.5 Học tập qua đa phương tiện và tương tác.
Rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả của đa phương tiện với kết quả học
tập chỉ ra rằng, các loại đa phương tiện khác nhau có hiệu quả khác nhau, đặc
biệt sự kết hợp các loại đa phương tiện sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thông thường, với 100% tài liệu học tập, chúng ta có thể ghi nhớ:
10 % qua đọc
20 % qua nghe
30 % qua nhìn
40 % qua nghe và nhìn
80 % qua nghe, nhìn và hành động
Hình 1.2 Mức độ tiếp thu trong dạy và
học
Hơn thế sự chuẩn bị tốt về nội dung cũng giúp người học thành công hơn.
Rủi ro tiềm ẩn và giải pháp:
21
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Một điều đáng tiếc là việc tạo ra các nội dung tốt bao gồm ảnh động,
mô phỏng, âm thanh và hình ảnh thì rất tốn kém và đòi hỏi những hiểu biết
sâu sắc về các mảng kiến thức khác nhau. Một vấn đề khác là các giới hạn về
kết nối và giải thông.
Một giải pháp cho vấn đề này là các công cụ soạn thảo nội dung tốt sẽ
giúp tự động hóa phần lớn các công việc biên soạn, sử dụng lại các nội dung.
Một cách nữa để khác phục giới hạn về giải thông là sử dụng kết hợp cả
online và offline, sử dụng CDROM, DVD.
1.2.1.6 Khả năng giám sát không chỉ kết quả học tập mà cả quá trình học
Môi trường e – Learning cài trên máy chủ có thể ghi nhận tất cả các
giao dịch và cung cấp các báo cáo chi tiết các thói quen của người dùng.
Thông tin này có thể sử dụng đề khám phá quá trình học tập của học viên và
người nào thực hiện tốt một công việc cụ thể nào đó ở các bước đầu tiên để
định hướng học tập.
Ngoài ra, hệ thống cũng có thể quản lý hồ sơ kỹ năng của tất cả sinh
viên mức cao để tìm ra ai là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó hoặc là kỹ
năng nào đã bị bỏ qua.
Rủi ro tiềm ẩn và giải pháp:
Các ưu điểm trên là dựa trên quan điểm của giáo viên hay nhà tuyển
dụng. Người học có thể nhìn nhận vấn đề này khác đi vì sự quản lý này có
thể được hiểu là xâm phạm cá nhân. Tùy theo luật của mỗi quốc gia mà thông
tin cá nhân nào có thể được bảo vệ.
1.2.2 Nhược điểm:
1.2.2.1 Không có sự liên hệ cá nhân giữa giảng viên và học viên.
Giao tiếp ảo qua hội thảo âm thanh và hình ảnh rất tốn kém và không
phải lúc nào cũng có thể thực hiện và không thể thay thế hoàn toàn giao tiếp
trực tiếp.
22
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Giải pháp:
Để giữ động cơ thúc đẩy người học online, có nhiều nhương pháp:
• Xây dựng cơ chế truyền thông: Tạo ra các nhóm học viên cùng thực hiện
một mục đích và hỗ trợ nhau tạo ra sức ép học tập để cùng thành công.
• Xây dựng mục đích học tập khả thi và có thể kiểm soát được giúp học
viên có thể xác định mình có theo đúng tiến độ hay cần tăng tốc.
• Hướng dẫn rõ ràng, giao diện thân thiện để học viên không bị lạc trong
hệ thống. Người dùng cần có cảm giác như ở nhà trong môi trường e –
Learning.
• Trong trường hợp chủ đề rất khó: Thay thế mục tiêp học tập chính bằng
các câu chuyện nhỏ dễ hiểu hơn và tăng tính hài hước. Điều này có thể mang
lại hiệu quả bất ngờ.
• Kết hợp học online với các cuộc gặp trực tiếp để giới thiệu các học viên
với nhau và đồng bộ quá trình học tập
1.2.2.2 Không có sự khích lệ ngoài đào tạo
Cuộc sống bên ngoài, đặc biệt là khóa học dài hạn thường có sự động
viên khuyến khích nhưng nó rất đắt. Đó là di chuyển đến các thành phố khác,
liên hệ với các thành viên khác, văn hóa xã hội.
Giải pháp:
Cần làm cho rõ ràng rằng các thành viên của khóa học được động viên
và có cơ hội cá nhân tại cùng một thời điểm. Đưa ra các khuyến khích trực
tiếp với sự thành công của khóa học để đảm bảo hiệu quả trực tiếp. Ví dụ
thăng chức hoặc cơ hội nghề nghiệp.
1.2.2.3 Học từ màn hình máy tính thì khó trở thành thói quen, không
thuận tiện.
Đọc sách bằng máy tính thì hại mắt hơn đọc sách truyền thống.
23
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Giải pháp:
Một cách khắc phục là sử dụng đa phương tiện thay vì màn hình thông
thường. như là âm thanh hình ảnh. Sử dụng các màn hình có chất lượng tốt
như màn hình TFT…
1.2.2.4 Chỉ có một số ít người học trên mạng có thể kết thúc khóa học.
Theo nghiên cứu của Forrester, 70% số học viên không hoàn thành các
khóa học online. Tỷ lệ người không hòan thành của học online cao hơn học
truyền thống từ 10 đến 20%.
Giải pháp:
Có một số tài liệu nói về lý do bỏ học, bao gồm thực tế là người lớn
đăng ký học để đạt được kiến thức chứ không phải vì bằng cấp và nhiều
trường hợp họ bỏ học khi đã đạt được kiến thức mong muốn.
Sử dụng nhiều phương pháp, nội dung sư phạm khác nhau. Một trong
những vấn đề ở đây là sự hỗ trợ của cộng đồng học tập. Theo Rovai, bảy thực
tế liên quan đến truyền thông và tính thuận tiện trong thiết kế và tính sư phạm
của khóa học:
Khoảng cách giao dịch: đây là khoảng cách tâm lý và giao tiếp giữa các học
viên và giáo viên, đó là cấu trúc và hội thoại. Cấu trúc là số các bài tập được
điều khiển bởi giáo viên và nó có su hướng tăng cùng với khoảng cách tâm
lý, hội thoại là số bài tập được điều khiển bởi học viên và nó có su hướng
giảm theo khoảng cách tâm lý và tăng của cảm giác truyền thông.
Sự hiện diện về xã hội: điều này có nghĩa là giáo viên cần trình bày trong
một môi trường truyền thông ảo, tạo nội dung, thiết lập giao tiếp mà không có
sự khuyến kích và cổ vũ là chưa đủ.
Bình đẳng xã hội: một trong những việc khó của giáo viên là đóng vai trò
điều phối đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội cho các học viên.
24
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Các hoạt động trong nhóm nhỏ: phân chia các sinh viên vào nhóm nhỏ
khoảng 10 sinh viên, đưa ra các công việc và thiết lập thời gian biểu trao đổi
và giúp thực hiện việc kết nối giữa các sinh viên với nhau.
Các điều kiện thuận lợi nhóm: hỗ trợ nhóm cách làm việc, tăng cường sức
mạnh, bất diệt như. Các kỹ năng sau là hữu ích đề giáo viên có một nhóm
thuận lợi: Khuyến khích, hòa hợp, thỏa hiệp, thiết lập các chuẩn, theo dõi,
giám sát.
Cách thức dạy và điều kiện học: Một bài giảng tốt cần 2 điều kiện:
• Phú hợp với điều kiện hoàn cảch học viên.
• Cho phép sinh viên phát triển theo hướng tốt hơn.
Bài giảng tốt là một đòi hỏi thiết kế bài giảng và điều kiện của khóa học
online phù hợp với nhu cầu của tất cả học viên.
Quy mô giao tiếp: quy mô giao tiếp hợp lý là yếu tố quan trọng cuối cùng
liên quan đến cảm giác giao tiếp. Quá ít thành viên sẽ có ít các hoạt động
ngược lại, quá nhiều thành viên sẽ sinh ra cảm giác tràn ngập. Thông thường
8 đến 10 thành viên là hợp lý. 20 đến 30 sinh viên là con số hợp lý mà một
giáo viên có thể quản lý. Tuy nhiên nhiều khóa học online có thể được điều
khiển bởi một nhóm giáo viên nhưng vấn đảm bảo tỷ lệ giáo viên vào sinh
viên. Bằng cách sử dụng nhóm thảo luận, một học viên có thể kết nối với một
số hợp lý các học viên khác.
1.2.2.5 Quá trình cài đặt hệ thống e – Learning tốn thời gian, phức tạp
Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa việc thiết lập hệ thống e – Learning
với việc sử dụng hệ thống này. Thiết lập là một công việc phức tạp không chỉ
về các khía cạnh kỹ thuật mà cả vấn đề tổ chức để có thể thực hiện e –
Learning thành công.
25
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Một điều đáng tiếc là việc sử dụng hệ thống cho các người dùng khác
nhau thường không rõ ràng dẫn đến xu hướng không hiệu quả và không hữu
ích.
Giải pháp:
Các nhà phát triển và thiết kế hệ thống e – Learning cần tập chung hơn
vào tính hữu ích, tiện dụng, và đơn giản. Người dùng có thể thích thú với việc
sử dụng hệ thống. Những ưu điểm của hệ thống cần được làm nổi bật với tất cả
các nhóm thành viên (học viên, giáo viên, tác giả khóa học, quản trị hệ thống).
1.2.2.6 Xây dựng một khóa học e – Learning rất đắt.
Việc tạo ra một khóa học e – Learning chất lượng cao thường rất tốn
kém.
Giải pháp:
Điều này thì không hòan toàn đúng vì nó phụ thuộc vào cách chúng ta so
sánh giữa các khóa học. Nếu một khóa học đắt nhưng được sử dụng bởi hàng
trăm hoặc hàng nghìn học viên thay vì phải đào tạo theo cách truyền thống và
tất cả các chi phí như chi phí đi lại, ăn ở, thời gian. Khi đó việc tạo ra một khóa
học online vẫn dẻ hơn học truyền thống.
Theo tạp chí Knowledge Management đã so sánh chi phí một khóa học
trên CBT/WBT với học truyền thống trong 4 giờ cho 500 nhân viên như sau :
Bảng 1.1 So sánh chi phí đào tạo CBT/WBT với đào tạo truyền thống
Chi phí e– Learning Học truyền thống
Chi phí phát triển khóa học
(eloquent, consultants)
USD 150,000 USD 0
Chi phí truyển tải khóa học (giáo
viên cho 500 sinh viên)
USD 0 USD 50,000
26
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Chi phí đi lại (giáo viên và 500 sinh
viên)
USD 0 USD 250,000
Khách sạn cho giáo viên USD 0 USD 50,000
Tài liệu (CDs/books) USD 99,500 USD 10,000
Vận chuyển USD 2,000 USD 2,000
Tổng cộng USD 251,000 USD 362,000
Ngoài ra, chi phí trên cũng có thể giảm nếu chúng ta chọn được bằng các
công cụ biên soạn bài giản tốt hay sử dụng lại các tài liệu sẵn có.
1.3 Các tổ chức chuẩn trong lĩnh vực e – Learning.
Lịch sử đã chỉ ra rằng các chuẩn được công nhận rộng, mở và tương
thích là những yêu cầu nền tảng cho các thay đổi mang tích cách mạng cất
cánh. Trong điện đó là chuẩn về hiệu điện thế, ổ cắm, trong ngành đường sắt đó
là chuẩn về khổ đường, trong Internet đó là TCP/IP, HTTP, HTML. Chuẩn là
yêu cầud đầu tiên để các hệ thống tương tác. Với hệ thống e – Learning các ưu
điểm khác là:
• Giáo viên có thể lựa chọn từ nhiều khóa học với các nền tảng khác nhau,
bởi vì tất cả các khóa học được chuẩn hóa có thể chạy trên tất cả các môi
trường e – Learning hỗ trợ chuẩn. Nếu chuẩn về tiểu sử học viên được định
nghĩa và tương thích, học viên có thể dễ dàng di chuyển giữa các tổ chức, bất
kể nơi nào trên thế giới.
• Với giáo viên và tác giả, chuẩn giáo dục sẽ giúp việc chia sẻ tài liệu khóa
học trở nên dễ dàng hơn. Các tài liệu được xây dựng bằng các công cụ xuất
bản tương thích với nhiều chuẩn khác nhau sẽ không phải quan tâm đến vấn đề
tương thích với các công cụ quản lý khóa học.
27
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
• Với cơ sở đào tạo, tiện ích là việc tương tác giữa các hệ thống và module
khác nhau. Họ cũng có thể xây dựng hệ thống từ các module được cung cấp
bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau.
• Nhà xuất bản có thể giảm chi phí và thời gian để đưa sản phẩm ra thị
trường bởi vì nội dung không cần phải phát triển để tương thích với nhiều nền
tảng e – Learning khác nhau.
• Nhà cung cấp hệ thống e – Learning sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng vì khách hàng sẽ thích nhà cung cấp hỗ trợ chuẩn hơn là nhà cung cấp chỉ
cung cấp một công nghệ xác định, tuy nhiên mặt hạn chế với nhà cung cấp khi
tuân theo chuẩn là khách hàng có thể chuyển sang nhà cung cấp khác khi họ
cảm thấy không thỏa mãn với hệ thống hiện thời. Tất nhiên đó cũng chính là
một ưu điểm lớn đối với khách hàng.
Hiệu quả của chuẩn e – Learning được tạo ra bởi nhiều loại hiệp hội khác nhau
(nghiên cứu về viễn thông, tổ chức chính phủ và người dùng và bản thân
chuẩn). Mỗi thành phần quan tâm đến một khía cạnh khác nhau của chuẩn e –
Learning. Trong phần này sẽ trình bày về các lĩnh vực khác nhau của chuẩn e –
Learning đang xây dựng và ai đang hợp tác với ai để xây dựng.
1.3.1 AICC – Aviation Industry CBT Committee
AICC là tổ chức chuẩn sớm nhất trong lĩnh vực đào tạo dựa trên nền
tảng máy tính ( từ năm 1988). Đây là một tổ chức quốc tế đưa ra các nguyên
tắc phát triển và đào tạo chuyên nghiệp dựa trên công nghệ cho công nghiệp
chế tạo máy bay, bao gồm xây dựng, phân phối và đánh giá việc đào tạo dựa
trên nền tảng máy tính. Sau đó họ có nhiều đóng góp đưa ra các chuẩn liên
quan đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Đầu tiên là các yêu cầu về hệ
điều hành, chuẩn phần cứng, các biểu tượng, nhiều định dạng tài liệu khác như
28
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
đồ họa, âm than, hình ảnh. Có 9 chuẩn được chấp nhận bởi các thành viên của
mình được gọi tắt là AGRs – AICC.
AGR được quan tâm nhiều nhất là AGR cuối cùng (AGR010): “Web
Based Computer-Managed-Instruction”. Trong đó đưa ra các nguyên tắc giúp
phát triển sự liên thông giữa các hệ thống đào tạo e – Learning CMI. Liên
thông nghĩa là khả năng của một hệ thống CMI quản trị các bài học từ nhiều
nguồn khác nhau. Nó bao gồm khả năng một bài học CMT có thể trao đổi dữ
liệu với các hệ thống CMI khác. Khản năng xuất cũng như nhập tài liệu có cấu
trúc tương thích IACC. Chi tiết kỹ thuật có thể được tìm thấy trong tài liệu
“CMI001 - AICC/CMI Guidelines For Interoperability”.
CBT Lesson
CMI System
CMI
to
Lesson
CMI
to
Lesson
Lesson
Evaluation
Send Receive
Send
Lesson
Records
Student
Performance
Send
Hình 1.6 Luồng dữ liệu giữa nội dung
khóa học và hệ thống CMI
AICC có ảnh hưởng to lớn đến các tổ chức chuẩn về e – Learning sau
này như ADL-SCORM, IEEE/LTSC và IMS. Họ đã dựa trên các kết quả của
AICC và phát triển tiếp trong tương lai. Cho đến nay rất nhiều nhà cung cấp
nội dung khóa học cũng như nhiều hệ thống e – Learning vẫn tuân theo chuẩn
này.
29
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
1.3.2 Dublin Core Metadata Initiative(DCMI)
DCMI là tổ chức tập chung phát triển chuẩn tương thích rộng bằng siêu
dữ liệu hỗ trợ có khả năng liên thông và danh mục từ khóa siêu dữ liệu cho việc
mô tả các tài nguyên. Nó cho phép các hệ thống khai phá dữ liệu một cách
thông minh. Tên của tổ chức bắt nguồn từ hội thảo đầu tiên về ngữ nghĩa siêu
dữ liệu tổ chức tại Dublin, Ohio năm 1995. Hơn 50 thành viên thảo luận về làm
thế nào để các tài liệu web có thể hữu ích hơn trong việc phân loại dữ liệu tìm
kiếm và thu thập.
Chuẩn siêu dữ liệu Dublin là tập các thành phần hiệu quả và đơn giản
cho việc mô tả phạm vi rộng các tài nguyên trên mạng. Bao gồm 15 thành
phần, ngữ nghĩa của các thành phần này đã nhận được sự nhất trí rộng của quốc
tế.
Những thảo luận trong DCMI là nền tảng và có đóng góp quan trọng với
một chuẩn thành công nhất hiện nay về e – Learning là chuẩn về siêu dữ liệu
đối tượng được định nghĩa trong IEEE-LTSC. Ngày nay nó đã được chuyển
thành chuẩn ISO/IEC JTC1/SC36 và trở thành chuẩn quốc tế.
1.3.3 IEEE LTSC - Learning Technology Standards Committee
LTSC được công nhận bởi ủy ban chuẩn quốc tế để phát triển các chuẩn
kỹ thuật, định hướng trong công nghệ đào. LTSC hợp tác một cách chính thức
và không chính thức với nhiều nhóm khác nhau để xây dựng các chuẩn, đặc tả
cho e – Learning. Có 20 nhóm làm việc về nhiều khía cạnh khác nhau của e –
Learning.
Sự phát triển của chuẩn được thực hiện qua con đường hội thảo trực tiếp,
hội thảo từ xa, trao đổi qua các nhóm thảo luận. Mỗi nhóm làm việc được điều
hành bởi 1 viên chức. Toàn bộ uỷ ban được điều hành bởi 5 viên chức điều
hành là: chủ tịch, phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký, ủy viên thông tin.
30
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
1.3.3.1 Learning Objects Metadata - LOM
Từ 12/6/2002 LOM được công nhận là chuẩn IEEE-SA và chuyển thành
chuẩn quốc tế ISO/IEC JTC1/SC36. LOM dựa trên kết quả của ARIADNE,
IMS, DCMI và định nghĩa cấu trúc cho phép mô tả khả năng liên thông cảu đối
tượng học. Một đối tượng học được định nghĩa là bất kỳ thực thể số hoặc
không phải số được sử dụng để học tập, giáo dục và đào tạo. Mô tả LOM được
nhóm thành: Thông tin chung, vòng đời, siêu dữ liệu, giáo dục, kỹ thuật, bản
quyền, liên quan, chú giải, loại. Chuẩn này không định nghĩa làm thế nào đối
tượng học được biểu diễn hay sử dụng siêu dữ liệu. Điều này được định nghĩa
một phần trong IMS và ADL/SCORM.
Mục đích của chuẩn này là cho phép tìm kiếm, đánh giá, thu nhận, sử
dụng, chia sẻ và trao đổi đối tượng học.
Tất cả các loại LOM đều có thể ánh xạ trực tiếp với các thành phần
DCMI thông qua bảng ánh xạ.
1.3.3.2 Computer Managed Instruction - CMI
CMI làm việc tương tự như các khía cạnh mà AICC đã thực hiện. Tuy
nhiên được làm chi tiết hơn và chỉnh sửa để có thể làm việc tốt hơn với các
chuẩn đã xuất hiện như ISO. Trong bản tốt nhất, nó chỉ tậtp chung và truyền
thông dựa trên các hàm lập trình ứng dụng Javascript mà bỏ qua truyền thông
dựa trên giao thức http như ADL/SCORM đã làm.
Lúc đầu nhóm làm việc này cũng dự định đặc tả chuẩn cho phép cấu trúc
khóa học và sắp xếp và liên kết hiệu quả sinh viên với đối tượng, tuy nhiên sau
đó đã chuyển sang nhóm làm việc khác.
Hiện nay, chuẩn bao gồm 2 dự án hoạt động:
• 1484.11.1 – mô hình dữ liệu về nội dung để các hệ thống LMS truyền
thông. Nó mô tả mô hình dữ liệu độc lập với công nghệ truyền thông.
31
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
• 1484.11.2 ECMAScript API cho phép mô tả giao diện lập trình ứng dụng
dựa trên Javascript giữa môi trường chạy LMS và đối tượng nội dung. Chuẩn
này không chỉ dựa trên AICC mà còn dựa trên ADL/SCORM và hợp tác chặt
chẽ với hai ủy ban này để làm nó thành chuẩn được công nhận.
1.3.3.3 Architecture and Reference Model - Learning Technology
Systems Architecture – LTSA.
Chuẩn này mô tả kiến trúc mức cao của các hệ thống đào tạo, giáo dục
với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nó mô tả thiết kế hệ thống mức cao và
các thành phần của hệ thống. Nó nhằm mục đích:
• Cung cấp nền tảng cho phép hiểu các hệ thống đã có cũng như tương lai.
• Tăng khả năng liên thông và tương thích bằng cách xác định giao diện hệ
thống mức cao và trừu tượng.
• Kết hợp với các công nghệ ít nhất là 5-10 năm đồng thời tương thích với
công nghệ mới và hệ thống công nghệ học tập.
Nền tảng kiến trúc phát triển trong chuẩn này không xác định đặc tả chi
tiết về công nghệ thực thi cần thiết để tạo các thành phần hệ thống hay hệ thống
quản lý cần thiết để quản lý hệ thống công nghệ học tập. Chuẩn này làm cho
việc phát triển các hướng dẫnc ấu hình chung cho hệ thống công nghệ học tập
được dễ dàng.
Tài liệu chuẩn hoad phân biệt 5 lớp kiến trúc, tuy nhiên chỉ có 3 lớp là
đầy đủ, các lớp còn lại chỉ là thông tin và không hòan chỉnh. 5 lớp của hệ thống
giúp chia hệ thống thành các phần nhỏ hơn và giúp hiểu hoặc phân tích hệ
thống từng bước. Mỗi lớp có thể được nghiên cứu độc lập, bởi vì chúng không
ảnh hưởng tới nhau.
32
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
1.3.3.4 Platform and Media Profiles
Mục đích chính của nhóm làm việc này là định ra các chuẩn khác và
định dạng liên quan tới e – Learning và nền tảng trình duyệt hoặc kiểu đa
phương tiện. Chuẩn sẽ không mô tả chi tiết kỹ. Các đặc tả về chuẩn này giải
quyết các vấn đề sau:
• 1484.18.1.*: Gói các đặc tả, ví dụ đặc tả về khả năng của browser
(JavaScript, Java, HTML , CSS và kiểu đa phương tiện hỗ trợ).
• 1484.18.2.*: Ngôn ngữ đánh dấu: HTML, XML và style sheet.
• 1484.18.3.*: Định dạng âm thanh: như định dạng wav, real audio và mp3
• 1484.18.4.*: Định dạng hình ảnh và đồ họa: như avi, quicktime, mpeg,
jpeg, gif, bmp, png, flash, shockwave, cgm.
• 1484.18.5.*: Ngôn ngữ mô tả trang: như PDF and Postscript
• 1484.18.6.*: Java : với nhiều phiên bản JDK và JVM.
• 1484.18.7.*: JavaScript : nhiều phiên bản Ja._.n.
Khản năng tích hợp
Về chuẩn: cả hai hệ thống đều tương thích SCORM.
Tính module hóa: Moodle có cấu trúc module cho các hoạt động, ngôn ngữ,
giao diện, ngược lại Atutor không đưa ra cấu trúc module.
100
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Khả năng tương thích với các ứng dụng khác: Moodle có nhiều khả năng
làm việc với các ứng dụng khác hơn. Ví dụ như các giao thức chứng thực.
Moodle cũng mềm dẻo hơn về phiên bản các phần mềm mà nó chạy. Trong
tài liệu phát triển của Moodle cũng liệt kê một yêu cầu mềm dẻo là “ Moodle
nên chạy trên nhiều platform nhất”.
Mục đích và xuất phát:
Moodle là dự án trong chương trình tiến sỹ của Martin Dougiamas với mong
muốn Moodle có thể phù hợp với nhiều viện, trường đại học sử dụng CMS.
Atutor thì không rõ ràng bằng, mục đích chỉ là đạt được tương thích các
chuẩn
3.3.3 Kết luận
Theo kết quả đánh giá trên Moodle là hệ thống được đánh giá cao nhất.
Ngoài ra, luận văn đã lựa chọn Moodle làm hệ thống triển khai vì những lý do
sau:
• Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người
làm trong lĩnh vực giáo dục.
• Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời
gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài
và nâng cấp Moodle.
• Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao
diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho
riêng mình. Bạn cũng có thể phát triển thêm một hoạt động học tập (learning
activity) mới nếu cần.
• Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án
mã nguồn mở khác.
101
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
• Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại
học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty.
• Moodle rất đáng tin cậy, có 18102 site trên (thống kê tại moodle.org) thế
giới đã dùng Moodle tại 138 quốc gia và đã được dịch ra trên 70 ngôn ngữ
khác nhau. Có trên 155490 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng
Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp bạn giải quyết khó khăn. Nếu bạn cần
tích hợp Moodle với các hệ thống đã có trong trường của bạn, bạn có thể liên
hệ với Moodle Partners.
Hình 3.1 Số lượng trang web dùng Moodle
• Moodle có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn
trên 50.000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand
hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh - Open University of UK, trường đại học
cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu).
• Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục
đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle.
102
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng
Moodle. Có thể nói Moodle là LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng
đồng Moodle Việt Nam giúp giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng
các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển.
103
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
CHƯƠNG 4. MOODLE VÀ TRIỂN KHAI
E – LEARNING TẠI HaUI.
4.1 Moodle
4.1.1 Giới thiệu
Moodle là một sự thay thế cho các giải pháp đào e – Learning thương
mại, và được phân phối miễn phí dưới bản quyền mã nguồn mở. Mọi tổ chức
có quyền truy cập hoàn toàn mã nguồn và có thể thay đổi nếu cần thiết. Thiết
kế có tính module module của Moodle giúp cho dễ dàng tạo các cua học mới,
đưa nội dung giúp học viên tham gia nhiệt tình hơn.
4.1.2 Mô hình sư phạm trong Moodle
Các hoạt động là trung tâm của hệ thống quản lý cua học. Moodle
được thiết kế bởi một nhà giáo dục và một chuyên gia công nghệ thông tin,
với các quy tắc “social constructionist” đã có sẵn. “Constructionism khẳng
định rằng việc học tập chỉ thực sự hiệu quả khi xây dựng một cái gì đó cho
người khác đánh giá. Nó có thể là bất cứ điều gì từ một câu nói hoặc một bài
viết trên mạng Internet, tới các thứ phức tạp hơn như vẽ một ngôi nhà hoặc
một gói phần mềm.
Sử dụng mô hình học tập xây dựng cho phép mở rộng các ý tưởng trên
thành một nhóm xã hội xây dựng mọi thứ cho nhau, tạo nên một cách hợp tác
văn hoá nhỏ của các thứ được chia sẻ với các ý nghĩa chia sẻ. Khi một người
đã thật sự tham gia vào một văn hoá giống như thế này, anh ta sẽ học tất cả
thời gian làm sao cho là một phần của văn hoá đó, trên nhiều cấp độ khác
nhau.”
Quan điểm xây dựng xem các học viên như những người tích cực tham
gia làm nên ý nghĩa, và dạy với cách tiếp cận như vậy tìm kiếm xem học
viên có thể phân tích , điều tra, hợp tác, chia sẻ, xây dựng và sinh ra ý tưởng
104
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
từ những cái gì họ đã biết, hơn là các sự kiện, các kĩ năng, và các tiến trình họ
có thể học vẹt. Một vài nguyên tắc của quan điểm xây dựng trong các thuật
ngữ sư phạm bao gồm:
• Các học viên đến lớp với một cách nhìn về thế giới đã được thiết lập từ
trước, có được từ những năm kinh nghiệm và học tập trước đó.
• Thậm chí khi nó phát triển, cách nhìn về thế giới của học viên lọc tất cả
các kinh nghiệm và ảnh hưởng đến sự diễn dịch của các quan sát.
• Các học viên muôn thay đổi cách nhìn về thế giới yêu cầu phải làm việc.
• Các học viên học hỏi lẫn nhau cũng tốt như học ở giáo viên.
• Học viên học tốt hơn bằng làm.
• Cho phép và tạo các cơ hội cho tất cả mọi người có cơ hội để đóng góp
cho việc xây dựng các ý tưởng mới.
4.1.3 Tính năng của Moodle
Sau đây là một số tính năng chính mà hệ thống Moodle cung cấp
4.1.3.1 Các tính năng quản lý khóa học:
Assignment
Dùng để giao các nhiệm vụ trực tuyến hoặc ngoại tuyến; các học viên có thể
nộp công việc làm được theo bât kỳ định dạng nào(e.g. MS Office, PDF, ảnh,
a/v etc.).
Chat
Cho phép trao đổi thông tin thời gian thực đồng bộ giữa các học viên.
Choice
Các giảng viên có thể tạo một câu hỏi và một số các lựa chọn cho học viên;
các kết quả được gửi lên để học viên xem. Sử dụng module này để thực hiện
các cuộc điều tra nhanh chóng về vấn đề cần quan tâm.
Dialogue
105
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Cho phép trao đổi thông tin bất đồng bộ một một giữa giảng viên và học viên,
hoặc học viên với học viên.
Các diễn đàn
Các cuộc thảo luận được phân chia chủ đề cho phép trao đổi nhóm bất đồng
bộ chia sẻ vấn đề cần quan tâm. Sự tham gia trong các diễn đàn có thể là một
phần của việc học tập, giúp các học viên xác định và phát triển sự hiểu biết về
vấn đề quan tâm.
Bảng thuật ngữ
Giúp tạo ra một bảng các thuật ngữ được sử dụng trong cua học. Có nhiều
tình huống cần áp dụng module này bao gồm danh sách các từ, encyclopedia,
FAQ, dạng kiểu từ điển và hơn nữa.
Nhật kí
Các học viên phản ánh, ghi và xem lại các ý tưởng.
Nhãn
Đưa thêm các mô tả cộng với ảnh trong bất kỳ khu vực nào của cua học.
Bài học
Cho phép các giảng viên tạo và quản lý một tập các trang được kết nối. Mỗi
trang có thể kết thúc bởi một câu hỏi. Học viên chọn một câu hỏi từ một tập
các câu hỏi, sau đó sẽ đi tiếp, lùi hoặc ở nguyên vị trí cũ.
Các câu hỏi kiểm tra
Tạo tất cả các dạng đánh giá quen thuộc bao gồm đúng-sai, đa lựa chọn, câu
trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả lời
nhúng với đồ hoạ và text mô tả.
Các giảng viên có quyền kiểm soát chặt chẽ trong việc xác định các đánh giá
trong cua học, và có thể nhập các câu hỏi từ các định dạng phổ biến như
Blackboard, IMS QTI và WebCT. Moodle cũng như nhúng audio vào trong
câu hỏi.
106
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Tài nguyên
Công cụ chính yếu này để mang nội dung vào bên trong cua học; có thể là
text bình thường, các file được tải lên, các liên kết tới web, Wiki hoặc Rich
Text (Moodle có sẵn editor bên trong) hoặc các tham khảo kiểu như
bibliography.
Điều tra
Module này giúp đỡ giảng viên làm cho các lớp học trên mạng thêm hiệu quả
bằng cách cung cấp một tập các điều tra (COLLES, ATTLS), bao gồm cả các
điều tra bất thường, quan trọng.
Hội thảo
Một hoạt động để đánh giá các tài liệu của bạn mình (Word, PP etc.) mà các
học viên nộp trên mạng. Các người tham gia có thể đánh giá đồ án của nhau .
Giáo viên thực hiện đánh giá cuối cùng, và có thể kiểm soát thời gian bắt đầu
và kết thúc.
4.1.3.2 Các tính năng quản lý học viên
Tạo nội dung học tập chỉ là một phần của một hệ thống quản lý cua học tốt
LCMS phải làm. LCMS phải quản lý học viên theo nhiều cách khác nhau.
Quản lý học viên bao gồm:
• Truy cập thông tin về học viên trong một cua học.
• Khả năng chia học viên thành các nhóm.
• Site, cua học và lên lịch các sự kiện người dùng.
Ngoài ra, cần áp dụng tỉ lệ cho các hoạt động khác nhau của học viên, quản lí
điểm, theo dõi log truy cập của học viên và tải lên các file ở ngoài để sử dụng
bên trong cua học...
Các thành viên tham gia
107
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Một nhấn chuột và bạn có thể xem hoạt động từ tất cả các người tham gia của
cua học. Các học viên tạo một hồ sơ cá nhân có thể bao gồm một bức ảnh,
giúp học viên kết nối mang tính xã hội với cộng đồng học tập trên mạng.
Các nhóm
Gán các học viên vào một nhóm rất được hay dùng trong giáo dục và doanh
nghiệp. Moodle cho phép giảng viên cua học dễ dàng tạo danh mục các nhóm
, và xác định các học viên sẽ tương tác với nhau và trong các hoạt động khác
như thế nào.
Lịch
Giữ một lịch các sự kiện sẽ quan trọng cho cả học viên và giảng viên. Các sự
kiện có thể được tạo cho các danh mục khác nhau, bao gồm:
Các sự kiện toàn cục mà xuất hiện trong tất cả các cua học (quản trị hệ thống).
Các sự kiện cua học được đặt bởi một giáo viên.
Các sự kiên nhóm đặt bởi giảng viên liên quan chỉ tới một nhóm.
Các sự kiện người dùng đặt bởi học viên (ví dụ. ngày hết hạn, thông tin cá
nhân ...).
Các sự kiện sắp diễn ra xuất hiện trên trang chủ của cua học, báo cho học viên
trong toàn cua học họ tham gia thep danh mục các sự kiện khác nhau. Các
thông báo được đánh màu theo loại sự kiện.
Quản trị
Phần quản trị đặt tất cả thông tin mà người quản trị cần. Các giáo viên và học
viên có thể được tham gia hoặc gỡ bỏ trong phần quản trị. Cấu hình của Sao
lưu cua học và Khôi phục được thực hiện trên một màn hình.
Tỉ lệ
Các giáo viên có thể xác định các tỉ lệ tuỳ biến được sử dụng cho đánh giá
điểm Diễn đàn, Assignments và Nhật kí. Các tỉ lệ chuẩn bao gồm gán một giá
108
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
trị 1-100% cho mỗi bài nộp (hoặc không có điểm), và chỉ ra xem học viên đã
thể hiện đầy đủ 3 đặc trưng của mỗi hoạt động.
Điểm
Đặc điểm Grades trong Moodle cung cấp một cách nhìn nhanh về điểm của
Diễn đàn, Assignment, Nhật kí, Kiểm tra, Bài học và Hội thảo. Tỉ lệ điểm áp
dụng cho một bài nộp của học viên, cùng với điểm tích luỹ, trên một trang
đơn lẻ.
Xem các bài nộp của Nhật kí hoặc Assignments, và đưa thêm Điểm và các
nhận xét, được thực hiện ngay trong một tran đơn lẻ hiển thị các học viên
tham gia.
Logs
Quan sát khi nào và các tài nguyên gì học viên đã truy cập. Các logs Moodle
cung cấp hoạt động của học viên một cách chi tiết.
Files
Chứa toàn bộ các tài nguyên của cua học ngay bên trong khu vực Files của
Moodle vì vậy chúng luôn sẵn sàng cung cấp nguồn cho các hoạt động khác.
Trợ giúp
Một số lớn các file Moodle Help được nhìn thấy thông qua một nhấn chuột.
Các cua học chỉ bao gồm một diễn đàn dành cho giáo viên, trong khi các đồng
nghiệp có thể cộng tác làm việc và chía sẻ các ý tưởng.
4.1.3.3 Chức năng của học viên
Đăng nhập
Các học viên thấy dễ dàng khi duyệt trang chủ của cua học dùng trình duyệt;
các liên kết “breadcrumb” trực quan luôn luôn xuất hiện. Đăng nhập diễn ra
trên một màn hình tương tự. Các thiết lập cho tài khoản đầu tiên có thể được
xử lý bởi học viên hoặc người quản trị.
109
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Moodle có hệ thống chứng thực riêng, nhưng cũng có thể tích hợp với cơ sở
dữ liệu ở ngoài : POP3, IMAP, LDAP hoặc NNTP, cho phép đăng nhập từ
nhiều nguồn
Các khoá truy cập
Các giáo viên có thể yêu cầu một “ khoá đăng nhập” mới cho phép tham gia
trong một lớp học. Các khoá này được cung cấp cho học viên một cách riêng
rẽ trong từ quá trình đăng nhập. Các cua học yêu cầu khoá tham gia được chỉ
định ở mô tả “Danh mục các cua học” .
Thông báo qua E-Mail
Khi học viên đăng kí với các diễn đàn họ được thông báo qua e-mail của các
bài viết mới. Thêm vào đó, các giáo viên có thể thiết lập thông báo email với
hộp thoại riêng tư.
4.2 Triển khai e – Learning tại HaUI
4.2.1 Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - HaUI.
4.2.1.1 Thông tin chung
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường đào tạo đa ngành trong lĩnh
vực công nghệ được thành lập theo quyết định số 315/2005 QĐ/TTG ngày
2/12/2005 của Thủ tướng Chình phủ.
Về cơ sở vật chất
Nhà trường có 2 cơ sở đào tạo đều ở huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội với
tổng diện tích gần 11 ha.
- Hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm gồm 125 phòng với nhiều thiết bị
hiện đại.
- Các giảng đường, phòng học lý thuyết là 215 phòng
- Hơn 1200 máy vi tính, hệ thống mạng nội bộ toàn trường kết nối Internet
phục vụ công tác quản lý điều hành, dạy, học và nghiên cứu khoa học.
110
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
- Hai trung tâm thư viện với trên 200.000 đầu sách các loại
Ngành nghề đào tạo.
Trường có 19 khoa và trung tâm đào tạo khoảng trên 80 ngành thuộc các hệ
khác nhau từ Công nhân kỹ thuật tới Đại học.
• Hệ Đại học 11 ngành:
Công nghệ kỹ thuật Cơ khí
Công nghệ kỹ thuật Ôtô
Công nghệ kỹ thuật Điện
Công nghệ kỹ thuật Điện tử
Khoa học máy tính
Kế toán
Quản trị kinh doanh
Công nghệ kỹ thuật Nhiệt - Lạnh
Công nghệ Cơ điện tử
Công nghệ Hoá học
Tiếng Anh
• Hệ Cao đẳng 18 ngành:
Cơ khí chế tạo
Cơ điện
Cơ điện tử
Động lực
Kỹ thuật điện
Điện tử
Tin học
Kế toán
Quản trị kinh doanh
111
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Kỹ thuật nhiệt
Công nghệ cắt may
Thiết kế thời trang
Công nghệ hoá vô cơ
Công nghệ hoá hữu cơ
Công nghệ hoá phân tích
SP Kỹ thuật Điện – Điện tử
SP Kỹ thuật Tin học
SP Kỹ thuật Cơ khí
Tiếng Anh
• Hệ Cao đẳng liên thông 8 ngành:
Cơ khí chế tạo
Động lực
Kỹ thuật điện
Điện tử
Tin học
Công nghệ hoá
Công nghệ may
Kế toán
Ngoài ra Trường còn đào tạo 20 ngành thuộc hệ Trung học và 21 ngành Công
nhân kỹ thuật, 2 ngành liên kết với đối tác Australia là Quản trị kinh doanh và
Công nghệ thông tin, 1 ngành liên kết với Aptech là Công nghệ thông tin.
4.2.1.2 Hạ tầng công nghệ thông tin
Về phần cứng, Trường trang bị hơn 1200 máy vi tính, hệ thống mạng
nội bộ toàn trường kết nối Internet phục vụ công tác quản lý điều hành, dạy,
học và nghiên cứu khoa học.
112
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Hình 4.1 Hạ tầng CNTT tại HaUI
Máy chủ phục vụ quản lý và đào tạo: 06 chiếc.
+ Máy chủ CSDL: H200 (02 x 1GHz PIII Xeon, 1GB RAM, 4 x 18GB HDD)
+ Máy chủ Email: F200 (02 x 1.26GHz PIII, 1GB RAM, 4 x 18GB HDD)
+ Máy chủ Web: TX300 (01 x 2.8GHz PIII Xeon, 1GB RAM, 4 x 73GB
HDD)
+ Máy chủ Proxy:TX200 (01 x 2.8GHz PIII Xeon, 1GB RAM, 4 x 73GB
HDD)
+ Máy chủ e – Learning: TX600S2 (02 x 3.16GHz, 2GB RAM, 4 x 73GB
HDD)
+ Máy chủ: TX600S2 (02 x 3.16GHz, 2GB RAM, 4 x 73GB HDD)
Về phần mềm, từ năm 2000 nhà trường bắt đầu triển khai tin học hóa
các hoạt động quản lý, trong đó hệ thống đào tạo sử dụng phần mềm quản lý
113
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
học tập EMIS, hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, quản
lý tài sản….
4.2.1.3 Tình hình ứng dụng CNTT trong đào tạo
Việc ứng dụng CNTT trong đào tạo của nhà trường không đồng đều
giữa các hệ, các khoa khác nhau. Đối với hệ Đại học, tất cả các phòng học
đều được trang bị máy chiếu, ngoài giáo án truyền thống các giáo viên đã sử
dụng slide, các nội dung đa phương tiện trong bài giảng. Tuy nhiên, việc ứng
dụng vẫn chỉ dừng ở mức trình chiếu, máy chiếu chỉ thay bảng đen trong việc
hiển thị thông tin. Đối với hệ Cao đẳng, Trung học và Công nhân thì hầu hết
CNTT chưa được ứng dụng trong giảng dạy ngoài việc cung cấp các phòng
máy tính để sinh viên thực hành. Với các hệ hợp tác đào tạo giữa HaUI với
các trường của Úc và Ấn Độ thì việc ứng dụng CNTT hiệu quả hơn. Tất cả
các phòng học đều được trang bị máy chiếu, hầu hết các bài giảng đều được
thực hiện trên phòng máy tính. Giáo trình điện tử và các tài liệu hỗ trợ phong
phú khác được phía đối tác chuyển giao, các bài thực hành và bài thi đều được
thực hiện trên máy tính. Ngoài ra năm 2005, nhà trường cũng đã tổ chức việc
xây dựng ngân hàng đề thi và phần mềm quản lý, ra đề đối với một số môn
học như Tiếng Anh, Toán A1 – A2, Tin học cơ bản.
4.2.2 Chương trình hợp tác đào tạo giữa HaUI và APTECH.
APTECH là tập đoàn đào tạo công nghệ thông tin lớn nhất Ấn Độ các
năm 2002, 2003 với 3200 trung tâm tại 54 quốc gia trên thế giới.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong 6 đơn vị được thụ hưởng
dự án “Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm Việt
Nam” do chính phủ Ấn Độ tài trợ.
Trung tâm đào tạo Lập trình viên quốc tế HAUI - APTECH là kết quả
của sự hợp tác giữa Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Tập đoàn giáo
dục Aptech. Chương trình được triển khai bới đội ngũ giáo viên được đào tạo
114
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
chuyển giao công nghệ tại Ấn Độ trên cơ sở khai thác trang thiết bị của Dự
án.
Các khóa đào tạo trong chương trình hợp tác
Lập trình viên quốc tế (ACCP)
Kỹ thuật viên quốc tế (ITT)
Thi tuyển: Tư duy logic/Toán, Tiếng Anh
Giáo trình học Tiếng Anh
Thời gian học
2 năm (bán thời gian, 4 buổi x 2 giờ/tuần trong
hoặc ngoài giờ hành chính)
Bằng cấp:
- DISM (Diploma in Software Management) do
Aptech Ấn Độ cấp (sau năm thứ nhất)
- HDSE (Higher Diploma in Software
Engneering) do Aptech Ấn Độ cấp (sau năm thứ
hai)
Liên thông:
- Cử nhân (Bachelor of Information Technology)
do SCU, RMIT cấp.
- Các trường Đại học của Anh, Hoa kỳ, Canada,
Australia khác theo quy chế EDEXCEL
Tuyển sinh
Xét hồ sơ
(Không thi tuyển)
Giáo trình học Tiếng Việt
Thời gian học
12 tháng (bán thời gian, 3 buổi x 3 giờ/tuần,
trong hoặc ngoài giờ hành chính
Bằng cấp
CPISM (Certificate of Proficiency in
Information System Management) do Aptech
115
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
4.2.3 Đóng gói các tài liệu giảng dạy theo SCORM.
Chương trình đào tạo Aptech gồm 2 hệ Kỹ thuật viên quốc tế - ITT và
lập trình viên quốc tế ACCP. Sau khi ký kết, tập đoàn Aptech đã chuyển giao
toàn bộ chương trình cho phía HaUI, các tài liệu này bao gồm slide và ebook
của tất cả các môn học(7 môn với hệ ITT và 1… môn với hệ ACCP), tài liệu
hướng dẫn giảng dạy và đánh giá của toàn khóa, tài liệu giảng dạy và đánh giá
với từng môn học.
Để triển khai hỗ trợ đào tạo bằng e – Learning, Trung tâm HaUI -
Aptech đã tổ chức các buổi giới thiệu về SCORM, phương pháp biên soạn
giáo trình điện tử và sử dụng các công cụ biên soạn nội dung để đóng gói bài
giảng theo chuẩn SCORM. Sau khi đã nắm rõ về chuẩn cũng như các công cụ
biên soạn, với mỗi môn học, Trung tâm thành lập nhóm biên soạn nội dung là
giáo viên giảng dạy các môn đó. Việc xây dựng này có thuận lợi là nội dung
đóng gói bao gồm: nội dung học tập, giáo trình, slide, bài tập, bài tập lớn,
ngân hàng câu hỏi, đề thi đều được phía Aptech cung cấp trong chương trình
hợp tác giữa HaUI và Aptech. Công cụ được sử dụng ở đây là phần mêm mã
nguồn mở EXE.
Ấn Độ Cấp
Liên thông Lập trình viên quốc tế
116
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Hình 4.2 Màn hình chương trình eXe
Exe cho phép chúng ta biên soạn bài giảng và xuất bài giảng ra thành gói
SCORM. Với mỗi bài giảng chương trình cho phép chúng ta tạo ra các trang,
trong trang chúng ta tạo ra các đối tượng nội dung học tập mà eXe gọi là
iDevices gồm:
• Activity: đây là một hoặt một số công việc mà học viên cần hoàn thành.
• Attachment: iDevice này cho phép đưa vào bài giảng các tài liệu như
pdf,ppt… để học viên có thể tham khảo.
• Case Study: là một câu truyện nhằm một mục đích giáo dục nào đó. Một
case study có thể được sử dụng để minh họa một tình huống thực tế mà học
viên có thể áp dụng với nội dung học. Khi thiết kế một case study chúng ta
cần chú ý các vấn đề sau:
117
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
o Vấn đề giáo dục nào là mục đích của case study.
o Các công việc gì học viên cần làm trong case study.
o Case study nên được thực hiện trong lúc nào của bài học.
o Các học viên có thể tương tác với nhau cũng như sử dụng tài liệu
như thế nào.
• Cloze Activity: thường được sử dụng trong việc kiểm tra kỹ năng đọc.
Học viên điền một số từ hoặc câu còn thiếu trong một đoạn để chứng tỏ khả
năng hiểu bài của mình.
• Discussion Activity: iDevice này được thiết kế để làm việc với Moodle.
Nó cho phép người dùng thiết lập các luồng thảo luận trong eXe, khi xuất ra
dưới dạng gói SCORM chương trình sẽ kết xuất ra các IMSManifest để hệ
thống LMS tạo ra các diễn đàn thảo luận.
• External Website: cho phép người dùng kết nối các website vào nội
dung thông qua địa chỉ URL. Điều này giúp học viên mở các website ngòai
mà không cần mở trình duyệt mới
• Flash Movie: iDevice này hiển thị các ảnh động có định dạng flash.
• Flash with Text: iDevice cho phép kết hợp các tài liệu flash với văn bản
trong một nội dung.
• Free Text Area: là thành phần chính để thiết lập các nội dung giảng dạy.
• Image Gallery: iDevice này cho phép upload ảnh và đính kèm ghi chú
với một dãy các ảnh.
• Image Magnifier: cho phép học viên xem từng phần của ảnh.
• Image with Text: dùng để trình chiếu đồ họa với các giải thích đi kèm.
• Java Applet: cho phép nhà thiết kế đính kèm các java applet vào nội
dung học.
• Multichoice Question: thường được sử dụng để tạo ra các bài kiểm tra.
118
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
• Objectives Objectives: mô tả tóm tắt nội dung mà học viên đạt được
trong bài học. Prerequisite Knowledge: những kiến thức mà học viên cần có
trước khi thực hiện bài học.
• Reading Activity: cung cấp một bài đọc cho học viên.
• Reflection: là một phương pháp sư phạm gắn bài lý thuyết với thực
hành.
• True-False: yêu cầu học viên đưa ra các quyết định đúng/sai.
• Quiz: cho phép tạo ra các bài kiểm tra gồm các câu hỏi lựa chọn,
đúng/sai…
• SCORM Quiz: iDevice này gồm một gói các câu hỏi trong bài kiểm tra
cho phép LMS tính điểm.
Mỗi nhóm làm việc sẽ cùng thảo luận về việc sử dụng các iDevice cho
từng bài học và từng nội dung khác nhau tùy theo yêu cầu của bài học sau đó
sử dụng phầm mềm để đóng gói.
Tài liệu đã đóng gói gồm các khóa học trong học kỳ 1 của chương trình
đào tạo lập trình viên quốc tế. Gồm các môn học sau:
Nền tảng máy tính: Gồm 6 bài, trong đó có 4 bài lý thuyết và 2 bài thực
hành.
Lập trình C: Gồm 12 bài lý thuyết và 10 bài thực hành.
Thiết kế trang web với Html, DHtml, JavaScript: 10 bài lý thuyết và 8 bài
thực hành.
Thiết kế trang web bằng Macromedia Dreamweaver: 17 bài lý thuyết và 15
bài thực hành.
Lý thuyết về CSDL quan hệ: 6 bài lý thuyết và 5 bài thực hành.
Hệ quản trị CSDL SQL Server 2000: 9 bài lý thuyết và 7 bài thực hành.
119
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Trong thời gian tới Trung tâm HaUI Aptech sẽ tiến hành đóng gói tất cả các
môn học khác của học kỳ 2,3,4 trong trương trình học của Aptech gồm:
Java Part 1, Java Part 2, C# Programming, Winforms Application
Development, Object-Oriented Analysis and Design with UML, Core XML,
ASP.NET, COM+ and MSMQ, Advanced .NET , XML Webservices with
.NET, Security in .NET, JSP and Struts, EJB 2.0, JMS, J2EE Application
Design, XML with Java, XML Webservices with Java
4.2.4 Cài đặt và triển khai e – Learning trên hệ thống Moodle.
Moodle được cài đặt trên máy chủ tại địa chỉ
Tất cả các tài liệu được tạo ra ở phần 2 đã được
cài đặt lên máy chủ.
Sau khi hệ thống được cài đặt, Trung tâm tổ chức đào tạo cho tất cả các giáo
viên sử dụng thành thạo các tính năng của Moodle. Mỗi khi lớp học bắt đầu
120
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
một môn học mới, quản trị hệ thống sẽ thêm môn học vào danh mục. Moodle
hỗ trợ nhiều định dạng khóa học khác nhau như khóa học theo gói SCORM,
định dạng theo tuần, theo chủ đề…Sau khi thêm môn học quản trị hệ thống sẽ
phân công giáo viên phụ trách chính là giáo viên sẽ giảng dạy môn học trên
lớp, đồng thời thêm danh sách học viên vào lớp học theo danh sách lớp đã có.
Với mỗi khóa học chúng ta sẽ thiết lập nội dung khóa học như sau: tùy theo
định dạng tuần hoặc chủ đề chúng ta sẽ thêm các tài nguyên và các hoạt động
cho từng chủ đề hoặc tuần.
Danh mục các tài nguyên chúng ta có thể thêm vào trong khóa học trên
Moodle gồm: trang văn bản, trang web, link đến một trang web hoặc file, một
thư mục, gói nội dung IMS, chèn nhãn.
Danh mục các hoạt động gồm: bài kiểm tra, chat, lựa chọn, cơ sở dữ liệu,
thăm dò, diễn đàn…
121
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Ngoài ra, mỗi khóa học chúng ta có thể thêm các tin tức mới, các sự kiện mới.
122
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Đối với giáo viên, tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể xem và quản lý danh
mục câu hỏi, danh mục tài liệu, xem báo cáo về điểm số, tham gia các diễn
đàn dành riêng cho giáo viên
4.2.5 Kết quả triển khai
Về đóng gói tài liệu theo SCORM, Trung tâm HaUI – Aptech đã tổ chức xây
dựng và đóng gói được 4 môn học. Tuy nhiên, hiện nay (tháng 11/2006) tại
Aptech có 3 lớp đang học và sử dụng hệ thống e – Learning như một hệ thống
hỗ trợ cùng với phương pháp học truyền thống. 2 lớp kỹ thuật viên ITT 1 và 2
đã kết thúc môn học đầu tiên là môn nền tảng máy tính (Computer
Foundamental – CF), hiện này 2 lớp này đang học môn Lập trình C. Lớp lập
trình viên đã khai giảng ngày 1/11/2006 và đang học môn CF. Ngoài bài
giảng trên lớp, sinh viên có thể tự học, làm bài tập và kiểm tra bằng bài giảng
trên website. Với sự hỗ trợ của e – Learning các học viên đã tham gia một
123
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
môi trường học mới với nhiều háo hức, nhiệt tình, đặc biệt là phần diễn đàn
trao đổi đã giúp các em học sinh có thể hỏi bài, thảo luận nhóm. Giáo viên
cũng tham gia vào các diến đàn này để hỗ trợ các em học tập. Với sự hỗ trợ
của e – Learning phong trào học tập cũng như kết quả học của sinh viên đã có
nhiều chuyển biến tích cực.
124
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
KẾT LUẬN
Những công việc đã thực hiện trong luận văn
Luận văn đã tập chung tìm hiểu về chuẩn SCORM, tìm hiểu về các công cụ
xây dựng bài giảng theo chuẩn SCORM. Ngoài ra một phần chính trong luận
văn cũng đã tìm phiểu phương pháp và đưa ra các đánh giá về ưu cũng như
nhược điểm của các hệ thống mã nguồn mở LMS/LCMS để tìm ra hệ thống
phù hợp nhất với đơn vị sử dụng. Triển khai các kết quả đạt được trong thực
tiễn, luận văn đã xây dựng bài giảng cho một số môn học trong chương trình
Aptech và cài đặt hệ thống e – Learning trên máy chủ để hỗ trợ cho quá trình
học tập của sinh viên.
Một số tồn tại
Tuy nhiên do thời gian có hạn và e – Learning là một đề tài liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài tin học nên đề tài còn một số vấn đề tồn tại
như sau:
• Chưa tìm hiểu về các phương pháp sư phạm mới, các hoạt động và lý
thuyết giáo dục phù hợp với phương pháp học online.
• Thời gian dành cho phần triển khai chưa được nhiều, số bài giảng còn
hạn chế, nội dung trong mỗi bài giảng cũng chưa phong phú.
• Các khóa học online vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn cho các khóa học
truyền thống mà mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ cho các khóa học truyền thống
đạt hiệu quả cao hơn.
125
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
Hướng phát triển
Trong thời gian gần đây các loại máy tính cầm tay như pocket PC, PDA,
Pamls ngày càng trở nên phổ biến. Trong tương lai gần mỗi người có thể sở
hữu một thiết bị này, do đó về lý thuyết đề tài có thể phát triển theo hướng
nghiên cứu các chuẩn công nghệ, các vấn đề về kỹ thuật, hệ thống để có thể
cung cấp các dịch vụ đào tạo trên thiết bị di động cầm tay. Về triển khai thực
tiễn, phát triển thêm các tính năng để có thể tích hợp các tính năng của
Moodle với hệ thống quản lý đào tạo hiện đang triển khai tại Trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội. Mở rộng các nhóm xây dựng giáo trình và tài liệu học
tập online tiến tới triển khai đào tạo từ xa qua mạng.
126
Luận văn thạc sỹ khoa học Ngành: Công nghệ thông tin
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Hùng (2005), Mô hình SCORM và vấn đề chuẩn hóa e – Learning,
Hội thảo e – Learning.
2. Đinh Thành Hưng (2004), Luận văn thạc sỹ: “ Tìm hiểu và xây dựng LMS
hỗ trợ chuẩn SCORM”.
3. Nguyễn Kim Khánh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Phú Bình (2005). Xây
dựng hệ trợ giúp ra đề thi trắc nghiệm, Hội thảo e – Learning.
4. Trần Văn Lăng, Đào Văn Tuyết, Choi Seong (2004), E – Learning Hệ
thống đào tạo từ xa, Nhà xuất bản thống kê.
5. Cổng thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo,
6. Karin van den Berg (2005), Master Thesis: “An Open Source software
evaluation model with a case study on Course Management Systems”.
7. Thomas Dietinger (2003), Aspects of E-Learning Environments,
Dissertation for the award of the Academic Degree Doctor of Technical
Sciences.
8. Christopher Dean (2002), An overview of authoring system and learning
managerment available in UK.
9. Microsoft, tài liệu chương trình “Partner in Learning”.
10. Advanced Distributed Learning Initiative Sharable Content Object
Reference Model (SCORM®) 2004 2nd Edition
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA3238.pdf