Tài liệu Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà giai đoạn 1996-2002 và dự đoán giai đoạn 2003-2004: ... Ebook Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà giai đoạn 1996-2002 và dự đoán giai đoạn 2003-2004
160 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà giai đoạn 1996-2002 và dự đoán giai đoạn 2003-2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong báo cáo chính trị Đại hội IX, Đảng ta đã nêu mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển 10 năm 2001-2010 là: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghiệp cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên một mức đáng kể. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được định hình về cơ bản. Nguồn lực con người, năng lực về khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Vì thế trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao”.
Ngành xây dựng là một ngành sản xuất, xuất hiện sớm trong lịch sử phát triển của nhân loại, nhưng lại có tốc độ phát triển khoa học công nghệ chậm chạp so với nhiều ngành khác. Chính vì vậy, các đơn vị xây dựng ở nước ta, mà phần lớn là các đơn vị thuộc sự quản lý của nhà nước, đã và đang hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm các công trình xây dựng cơ bản để tạo nên một hệ thống cơ sở hạ tầng, có thể đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài, bổ sung cho nguồn vốn trong nước để phục vụ chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta. Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao trên cơ sở các nguồn lực sẵn có phải nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh, một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với toàn nền kinh tế quốc dân.
Nhận thức rõ được những thuận lợi, cũng như khó khăn, thách thức của đất nước, của ngành và của Tổng công ty xây dựng Sông Đà, qua quá trình thực tập tại Tổng công ty xây dựng Sông Đà em xin chọn vấn đề “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà giai đoạn 1996-2002 và dự đoán giai đoạn 2003-2004” làm đề tài luaọn vaờn tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luaọn vaờn ủửụùc chia laứm 3 chương:
Chương I: Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà
Chương II: Các phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà
Chương III: Vận dụng và phân tích các chỉ tiêu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà thời kỳ 1996 - 2002
Do hạn chế về mặt kiến thức, đồng thời do thời gian thực tập ở Tổng công ty xây dựng Sông Đà không nhiều nên luaọn vaờn của em chắc chắn còn thiếu sót. Em mong thầy giáo PGS.TS Phan Công Nghĩa góp ý bổ sung thêm cho luaọn vaờn này của em được chặt chẽ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn caực thầy, coõ giáo trong trửụứng ủaởc bieọt thaày giaựo PGS.TS Phan Công Nghĩa và các nhân viên phòng Kế Hoạch - Đầu Tư , caực baùn vaứ gia ủỡnh đã tận tình giúp đỡ về mặt tinh thaàn cuừng nhử cung cấp những tài liệu quan trọng làm cơ sở để nghiên cứu đề tài, giúp em hoàn thành luaọn vaờn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT
CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ
I.ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU KẾT QUẢ SẢN XUẤT
1.Tổng quan về ngành xây dựng
Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là một xu thế gắn liền với xu thế vận động phát triển khách quan của nền sản xuất xã hội, là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất. Đại hội IX của Đảng đã xác định đường lối phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó chỉ rõ “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCH, bảo vệ lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”
Trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế rộng rãi hiện nay, mỗi quốc gia đều nỗ lực hoàn thiện môi trường luật pháp, môi trường kinh tế và đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng, nhằm nâng vị thế của quốc gia mình trên trường quốc tế. Do vậy, việc một quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển là một lợi thế rất lớn trong hợp tác quốc tế, nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mức độ đạt được điều này tuỳ thuộc vào chính sách đầu tư của nhà nước đối với hệ thống cơ sở hạ tầng và sự phát triển của ngành xây dựng của quốc gia đó, vì ngành xây dựng là ngành sản xuất vật chất quan trọng, có chức năng sản xuất và tái sản xuất TSCĐ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc sản xuất và tái sản xuất ra TSCĐ được ngành xây dựng thực hiện dưới các hình thức xây dựng mới, mở rộng, cải tạo và khôi phục. Hoạt động xây dựng tạo ra những tiền đề cần thiết, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của các ngành khác như các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Đến lượt mình, các ngành đó lại góp phần thúc đẩy hoạt động xây dựng phát triển
1.1.Đặc điểm ngành xây dựng
Khác với phần lớn các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây dựng có nhiều đặc điểm riêng biệt. Những đặc điểm này xuất phát từ tính đặc thù của sản phẩm ngành xây dựng và sản xuất xây dựng, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế tài chính trong ngành xây dựng. Các đặc thù ở đây được chia làm 4 nhóm: Bản chất tự nhiên của sản phẩm; cơ cấu của ngành cùng với tổ chức quá trình xây dựng; những nhân tố quyết định nhu cầu và phương thức xác định giá cả
a) Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
Thứ nhất, sản phẩm xây dựng có tính chất cố định cả trong và sau quá trình sản xuất: Sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành thì không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nơi sản xuất đồng thời là nơi sử dụng công trình sau này. Do đó, các điều kịên (địa chất, thuỷ văn, cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm) ở nơi địa điểm xây dựng công trình được lựa chọn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và khai thác công trình. Vì thế, trong quản lý kinh tế xây dựng phải nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, điều tra, khảo sát để lựa chọn địa điểm xây dựng công trình hợp lý về mọi mặt. Mặt khác, do sản phẩm xây dựng cố định nên lực lượng sản xuất của ngành xây dựng thường xuyên di chuyển từ công trình này sang công trình xây dựng khác. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định đời sống người lao động, đến chi phí cho khâu di chuyển. Do vậy, công tác quản lý xây dựng phải đặc biệt chú ý vấn đề này.
Thứ hai, sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài: Sản phẩm xây dựng thường tồn tại và hoạt động trong nhiều năm. Đặc điểm này đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng trong tất cả các khâu, từ điều tra, khảo sát thiết kế cho đến thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình. Chất lượng sản phẩm kém sẽ ảnh hưởng lâu dài đến quá trình vận hành công trình sau này.
Thứ ba, sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Quy mô thể hiện về mặt hiện vật: Hình khối vật chất lớn. Quy mô thể hiện về mặt giá trị: Vốn lớn. Kết cấu của sản phẩm phức tạp. Một công trình (sản phẩm) gồm các hạng mục công trình, một hạng mục có thể bao gồm nhiều đơn vị công trình, một đơn vị công trình bao gồm bộ phận công trình. Các bộ phận công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Từ đặc điểm này đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư, vật tư lao động, máy thi công nhiều, giải pháp thi công khác nhau. Do vậy, trong quản lý xây dựng phải chú trọng kế hoạch khối lượng, kế hoạch vốn đầu tư, lập định mức kinh tế - kỹ thuật và quản lý theo định mức. Mặt khác đặc điểm này dẫn đến tình trạng có nhiều nhà thầu cùng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm và điều đó đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị tham gia để đảm bảo tiến độ thi công.
Thứ tư, sản phẩm xây dựng mang tính chất đơn chiếc theo đơn đặt hàng. Sản phẩm của các ngành công nghiệp thường được sản xuất hàng loạt theo một thiết kế mẫu thống nhất tại một nhà máy sản xuất cố định để bán trên thị trường. Trong xây dựng mỗi sản phẩm đều có một thiết kế riêng, dự toán chi phí xây dựng riêng, vì mỗi sản phẩm có yêu cầu riêng về công nghệ, về tiện nghi, về mỹ quan và an toàn. Ngay cả đối với các công trình xây dựng theo thiết kế mẫu (chẳng hạn công trình nhà ở) thì mỗi công trình ở địa điểm khác nhau đều phải được bổ sung, thay đổi thiết kế cho phù hợp với điều kiện địa chất, khí hậu, điều kiện cung cấp nguyên vật liệu tại địa điểm xây dựng công trình cụ thể. Do vậy có thể nói, sản phẩm xây dựng không có sự giống nhau hoàn toàn, không thể nào tiến hành sản xuất hàng loạt mà sản xuất từng chiếc một theo đơn đặt hàng thông qua hình thức ký kết hợp đồng sau khi thắng thầu ( hoặc giao thầu trong trường hợp chỉ định thầu). Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu công tác quản lý kinh tế trong xây dựng phải xác định giá trong từng sản phẩm theo quy định của Nhà nước và quản lý theo giá đó. Mặt khác, do sản xuất đơn chiếc, riêng lẻ nên năng suất lao động trong xây dựng không cao. Vì vậy, trong quản lý kinh tế xây dựng phải tăng cường áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình cho từng bộ phận kết cấu, sử dụng phương pháp lắp ghép để hạn chế một phần tính chất sản xuất đơn chiếc và nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm xây dựng.
b. Đặc điểm của sản xuất xây dựng
Sản xuất xây dựng là những hoạt động xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá, lắp đặt thiết bị máy móc, sửa chữa lớn những công trình nhà cửa, vật kiến trúc hoặc các công trình dân dụng khác kể cả công việc thăm dò khảo sát thiết kế phục vụ trong quá trình thi công các công trình đó. Do đặc điểm khác biệt của sản xuất xây dựng nên nó chịu tác động của các yếu tố cụ thể: Thứ nhất, sản xuất xây dựng đòi hỏi một số vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài, quá trình sản xuất xây dựng phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều lực lượng hợp tác tham gia thực hiện. Khác với nhiều ngành khác, trong xây dựng, các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau đến công trường xây dựng với một diện tích làm việc thường bị hạn chế để thực hiện phần việc của mình theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Thứ hai, các thành quả của sản xuất xây dựng có giá trị sử dụng lâu dài trong nhiều năm, có khi hàng trăm hàng ngàn năm như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới (Kim tự tháp cổ ở Ai Cập, nhà thờ La Mã ở Rome, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, Ăngcovat của Cămpuchia. Thứ ba: sản xuất xây dựng chủ yếu ở ngoài trời; chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên, điều kiện làm việc nặng nhọc. Điều kiện thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, mưa gió, bão lụt có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng, làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực của các doanh nghiệp không được điều hoà, ảnh hưởng đến sản phẩm dở dang, đến vật tư thiết bị thi công sức khoẻ của người lao động. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải lập tiến độ thi công, tổ chức sản xuất hợp lý để tránh thời tiết xấu, giảm thời gian tổn thất do thời tiết gây ra, phải quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến xây dựng cần nghiên cứu, ban hành chế độ, chính sách thích hợp đối với người lao động (chế độ bảo hiểm đối với tai nạn lao động, bảo hộ lao động, chế độ tiền lương tiền thưởng, và các khoản phụ cấp khác). Cần cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động, đồng thời phải tổ chức tốt việc bảo quản vật tư, sản phẩm dở dang để tránh hư hỏng, mất mát do thiên nhiên gây ra. Thứ tư, sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao theo lãnh thổ do con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trường này sang công trường khác, còn sản phẩm xây dựng thì hình thành và đứng yên tại chỗ. Thứ năm, vì sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc đa dạng cá biệt cao, có chi phí lớn, nên sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu cho từng công trình. Thứ sáu, sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do địa điểm xây dựng mạng lại. Cùng một loại công trình xây dựng, nhưng nếu nó được tiến hành xây dựng ở những nơi có sẵn nguồn vật liệu xây dựng, nhân công và các cơ sở cho thuê máy xây dựng, thì nhà thầu xây dựng trong trường hợp này có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn so với địa điểm xây dựng khác. Thứ bảy, Công nghệ xây lắp chủ yếu là quá trình áp dụng các quá trình cơ sở để giải quyết vấn đề vận chuyển ngang và vận chuyển lên cao, hoặc để xâm nhập lòng đất. Việc áp dụng tự động hoá quá trình xây lắp phát triển chậm, tỷ lệ lao động thủ công cao.
Ở Việt Nam sản xuất xây dựng được tiến hành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn phức tạp, đất nước dài, hẹp và còn nhiều nơi chưa được khai phá, có một số nguồn vật liệu xây dựng phong phú. Do đó, các giải pháp xây dựng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh của các nhân tố này
c) Đặc điểm về marketing trong xây dựng
Marketing trong xây dựng có nhiều đặc điểm khác biệt so với các ngành khác như.Thứ nhất, chính sách sản phẩm trong xây dựng có các đặc điểm khác biệt. Kiểu cách công trình xây dựng không phải do chủ thầu xây dựng thiết kế mà do chủ đầu tư thuê công ty tư vấn thực hiện, trừ trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu “chìa khoá trao tay”. Do đó, cái được chủ thầu xây dựng đem chào hàng và tham gia tranh thầu là giải pháp công nghệ và tổ chức xây dựng. Thứ hai, chính sách giá cả trong xây dựng chịu ảnh hưởng của các đặc điểm của giá cả trong xây dựng. Thứ ba, chính sách giao tiếp và quảng cáo trong xây dựng diễn ra chủ yếu trong gian đoạn tranh thầu. Quảng cáo trực tiếp và cá biệt là chủ yếu.Thứ tư, chính sách tiêu thụ trong xây dựng chịu ảnh hưởng của quá trình tiêu thụ sản phẩm xây dựng. Ở đây, các kênh tiêu thụ chính là các chủ đầu tư công trình cần xây dựng, không có tổ chức đại lý bán hàng. Các kênh tiêu thụ thực sự hoạt động khi quá trình đấu thầu xây dựng bắt đầu.
d) Đặc điểm của thị trường xây dựng
Thị trường được coi như một cơ chế mà tại đó người mua và người bán gặp nhau để thoả thuận về giá cả và số lượng hàng hoá nào đó mà họ quan tâm. Thị trửụứng xây dựng cũng hoạt động cơ bản trên cơ chế đó. Tuy nhiên, do sản phẩm xây dựng là sản phẩm đặc biệt trên thị trường xây dựng nên cũng có những nét đặc biệt riêng của nó.
Thứ nhất, quan hệ cung cầu trong xây dựng: Trong xây dựng nếu chỉ thu hẹp trong phạm vi sản xuất xây lắp thì các doanh nghiệp đóng vai trò bên cung, các chủ đầu tư đóng vai trò bên cầu. Nếu mở rộng ra lĩnh vực đầu tư xây dựng thì quan hệ cung cầu có thể thay đổi. Cung cầu trong xây dựng xảy ra tương đối gián đoạn hơn so với các ngành khác. Như cầu đầu tư xây dựng nhà cửa và công trình không thể xảy ra thường xuyên, nếu nhìn nhận theo từng chủ đầu tư riêng rẽ. Đặc điểm này làm cho các doanh nghiệp xây dựng khó kiếm được việc làm thường xuyên. Cung cầu trong xây dựng phụ thuộc vào chu kỳ suy thoái và hưng thịnh của nền kinh tế. Ở thời kỳ hưng thịnh, đầu tư xây dựng được phát triển mạnh, còn thời kỳ suy thoái thì đầu tư xây dựng bị đình đốn.
Thứ hai, hình thức thị trường trong xây dựng: Hình thức gặp gỡ giữa bên cung và bên cầu để giải quyết vấn đề mua sắm sản phẩm. Trong xây dựng công việc này xảy ra chủ yếu thông qua đàm phán và đấu thầu xây dựng. Theo địa điểm, có thể phân ra thị trường xây dựng theo các địa phương và vùng lãnh thổ (thị trường xây dựng ở miền đồng bằng, trung du miền núi; thị trường đô thị và nông thôn; thị trường xây dựng trong nước và ngoài nước; thị trường xuất khẩu xây dựng tại chỗ). Theo chuyên ngành xây dựng, có thể phân ra thị trường công nghiệp, thị trường xây dựng nông nghiệp , thị trường xây dựng cho các loại dịch vụ, thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và văn hoá - xã hội.. vv Theo thành phần kinh tế có thể phân ra thị trường xây dựng của kinh tế nhà nước, thị trường xây dựng của kinh tế tư nhân, thị trường xây dựng đa sở hữu. Theo nguồn vốn và chủ đầu tư, có thể phân ra các thị trường xây dựng theo các nguồn vốn được phân loại ở “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” hiện hành (thị trường xây dựng do nguồn vốn của nhà nước, thị trường xây dựng của các doanh nghiệp, thị trường xây dựng do nguồn vốn của dân cho mục đích xây dựng nhà ở và các mục đích sinh hoạt tư nhân khác). Thứ ba, hình thức cạnh tranh giữa các chủ thầu xây dựng diễn ra chủ yếu dưới hình thức đấu thầu. Đấu thầu lại có nhiều hình thức riêng, trong đó có hai hình thức chủ yếu: Đấu thầu rộng rãi không hạn chế và đấu thầu hạn chế
Thứ tư, quá trình tiêu thụ sản phẩm: Quá trình tiêu thụ sản phẩm xảy ra trước khi sản phẩm ra đời, tức là được bắt đầu khi chủ đầu tư công bố đấu thầu xây dựng. Quá trình tiêu thụ xảy ra kéo dài kể từ khi chủ đầu tư công bố đấu thầu; trải qua các quá trình thanh toán trung gian, đến khi thanh quyết toán công trình cuối cùng. Sản phẩm xây dựng nói chung là không thể chế tạo sẵn hàng loạt để bán, trừ trường hợp chủ thầu xây dựng là các nhà kinh doanh bất động sản và họ có thể xây sẵn một số căn hộ để bán hay cho thuê. Sản phẩm xây dựng nói chung không có khâu lưu kho chờ bán. Quá trình mua bán nói chung xảy ra trực tiếp giữa người mua và ngưòi bán thông qua đấu thầu không qua đại lý bán hàng, trừ trường hợp có sự tham gia của các nhân viên môi giới. Số người tham gia mua bán lớn, bao gồm chủ đầu tư có sự tham gia của các tổ chức tư vấn một bên và chủ thầu xây dựng có sự tham gia của cả một tập thể chuẩn bị tham gia tranh thầu một bên. Người mua (chủ đầu tư) phải tạm ứng tiền cho người bán (chủ thầu xây dựng) trong quá trình xây dựng (trừ trường hợp chủ thầu xây dựng muốn thắng thầu đã tự nguyện tạm ứng vốn trước). Người mua (chủ đầu tư) đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn người bán (tổ chức xây dựng) và trong việc định giá bán.
Thứ năm, một số đặc điểm về giá cả: Giá cả sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao, vì phụ thuộc vào điều kiện địa phương có công trình xây dựng, vào phương án tổ chức xây dựng của từng công trình, vào thời điểm, và thời gian xây dựng cũng như vào ý muốn của người có công trình xây dựng. Người ta không thể định giá sẵn cho một sản phẩm cuối cùng, mà chỉ có thể định sẵn phương án tính toán giá, cũng như định sẵn một số định mức và đơn giá để tính nên giá của toàn công trình. Quá trình hình thành giá công trình xây dựng kéo dài kể từ thời điểm đấu thầu cho đến khi kết thúc xây dựng công trình và thanh quyết toán, vì trong quá trình xây dựng, có thể phát sinh các chi phí mới ngoaứi dự kiến của chủ đầu tư. Trong xây dựng có nhiều loại giá như: Giá xét thầu, giá tranh thầu, giá hợp đồng, giá thanh quyết toán công trình, giá cứng, giá mềm, giá trần, giá sàn, giá bắt buộc, giá thoả thuận. Giá xây dựng công trình hình thành chủ yếu thông qua đấu thầu và đàm phán. Bên mua (chủ đầu tư) giữ vai trò quyết định đối với mức giá công trình thông qua đấu thầu hay chỉ định thầu. Phụ thuộc vào giai đoạn đầu tư và ý định quản lý, giá xây dựng có nhiều tên gọi khác nhau và có cách tính khác nhau như: Tổng mức đầu tư, tổng dự toán công trình, giá trị dự toán xây lắp chi tiết các hạng mục công trình và các loại công trình xây lắp, giá hợp đồng, giá thanh quyết toán. Phụ thuộc vào giai đoạn đầu tư và ý định quản lý giá xây dựng có nhiều tên gọi khác nhau và có cách tính khác nhau như: Tổng mức đầu tư, tổng dự toán công trình, giá trị dự toán xây lắp chi tiết các hạng mục công trình và các loại công trình xây lắp, giá hợp đồng, giá thanh quyết toán.
1.2.Vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
Trải qua hàng chục năm phát triển, ngành xây dựng nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Tốc độ xây dựng các công trình phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước ngày càng cao. Ngành xây dựng nước ta đã có khả năng thi công các công trình phức tạp, đòi hỏi trình độ công nghệ cao như xây dựng các nhà máy thuỷ điện, cầu đường lớn có địa hình thi công phức tạp. Xây dựng là một trong những ngành sản xuất quan trọng, tạo ra hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Không có một ngành nào trong nền kinh tế quốc dân có thể phát triển nếu không có xây dựng. Xây dựng giữ vai trò chủ chốt trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà cửa, công trình sản xuất, phải sản xuất) cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Chúng ta biết rằng, để tạo ra nhà cửa, công trình sản xuất, phải sản xuất có sự tham gia của nhiều ngành trong nền kinh tế quốc dân chẳng hạn ngành nông nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị (kể cả thiết bị không cần lắp, súc vật để sản xuất) ngành giao thông vận tải chuyển các yếu tố này. Các yếu tố trên để trở thành nhà cửa, công trình sản suất, phải đi qua một quá trình: Quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thiết kế, thi công xây lắp đến việc hoàn thành công trình đưa vào sử dụng để phát huy tác dụng. Quá trình này do ngành xây dựng đảm nhận. Vì vậy có thể nói, xây dựng là khâu cuối cùng, khâu chủ chốt của quá trình sáng tạo nên các công trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Các công trình xây dựng đã đi vào hoàn thành đi vào hoạt động sẽ tác động trực tiếp đến việc tăng năng lực sản xuất kinh doanh, tăng năng lực phục vụ các cơ sở, góp phần phát triển văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Nhìn vào những công trình kiến trúc của mỗi quốc gia tại mỗi thời điểm nhất định, người ta có thể thấy nó mang những nét văn hoá nhất định của quốc gia tại thời điểm đó. Vì thế, người ta nói nhiều đến đường nét nghệ thuật của các phố cổ Hà Nội được xây dựng từ thế kyỷ IX, đến những đường nét văn hoá được thể hiện qua phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn - hai di sản vừa được công nhận là di sản văn hoá thế giới - và còn nhiều công trình văn hoá quan trọng khác. Xây dựng góp phần làm tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản nộp thuế, nộp lệ phí, đồng thời cũng tạo ra các khoản lời cho đất nước. Xây dựng góp phần vào việc thay đổi cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân theo ngành và theo lãnh thổ (cơ cấu ngành, cơ cấu vùng) tạo khả năng thu hút lao động dư thừa, giải quyết việc làm cho xã hội (cả thành thị, nông thôn và di chuyển lao động giữa các vùng). Xây dựng góp phần xoá bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi, thông qua việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống đường sá giao thông, sân bay, bến cảng, hệ thống thông tin, hệ thống tải điện các khu công nghiệp, đô thị hoá..vv.. Việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng của ngành xây dựng trên các mặt: Về quy mô, tốc độ và chất lượng sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra trong từng thời kỳ, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, tăng cường mối quan hệ giao lưu với các nước khác trên thế giới thông qua việc tạo ra các công trình cho tham quan du lịch, trùng tu lại các công trình hiện có nơi danh lam thắng cảnh như thuỷ điện Hoà Bình, cầu treo Mỹ Thuận… Ngành xây dựng góp phần đẩy nhanh tiến độ khoa học và công nghệ của các ngành trong nền kinh tế quốc dân, thông qua việc lựa chọn mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị có trình độ công nghệ cao cho công trình, đổi mới quy trình công nghệ, máy móc thiết bị công trình đang hoạt động. Do đó có thể nói, xây dựng là “cửa ngõ” đưa tiến độ khoa học và công nghệ vào các ngành kinh tế. Xây dựng cơ bản góp phần làm tăng tiềm lực cho quốc phòng, xây dựng các công trình phục vụ cho phòng thủ đất nước. Có thể nói với vai trò to lớn như vậy, nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất xây dựng cung cấp cho chúng ta những thông tin quan trọng, giúp đánh giá sự phát triển của ngành, đơn vị nói riêng và kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung.
Ngành xây dựng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Ngành xây dựng là một trong những ngành trụ cột của nền kinh tế quốc dân nên khi hội nhập, nó sẽ khích lệ và thúc đẩy sự phát triển của ngành nói riêng và của đất nước nói chung.Việt Nam với dân số gần 8 triệu người, trong đó người đang độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, trình độ văn hoá ngày càng được nâng lên, cần cù, chịu khó, thông minh và đặc biệt là giá lao động rẻ. Đó là lợi thế so sánh rất có ý nghĩa trong quá trình hội nhập của ngành xây dựng.
a) Những kết quả đạt được: Các doanh nghiệp xaõy dửùng đã ý thức được thách thức của tiến trình hội nhập, đã đẩy hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sản phẩm sứ vệ sinh, gạch ốp lát, kính xây dựng bước đầu thí điểm đầu tư ra nước ngoài. Tăng cường vận động các dự án ODA vào phát triển ngành xây dựng đi đôi với việc quản lý sử dụng hiệu quả vốn vay nước ngoài. Một số doanh nghiệp đã chủ động vươn ra thị trường nước ngoài để đầu tư và tìm kiếm thị trường xuất khẩu vật liệu xây dựng, dịch vụ xây dựng và xuất khẩu lao động
b) Những mặt chưa làm được: Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, các mặt hàng vật liệu xây dựng của Việt Nam trên thị trường quốc tế còn yếu. Thị trường xuất khẩu chưa ổn định, giá trị xuất khẩu còn nhỏ. Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành còn chưa hấp dẫn. Do đó, các dự án có voỏn đầu tư nước ngoài còn ít. Cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập ở các đơn vị còn thiếu hoặc yếu về ngoại ngữ và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà coự lieõn quan ủeỏn heọ thoỏng chổ tieõu keỏt quaỷ saỷn xuaỏt cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ
Sau 10 năm thực hiện đường nối đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Ngành xây dựng cũng đổi mới theo và đã đóng góp phàn đáng kể vào thắng lợi chung. Hiện nay, khi cả nước đang chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh CNH-HĐH để trở thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang về thực thi các chiến lược, kế hoạch cải tạo và xây dựng với yêu cầu cao hơn, quy mô lớn hơn đang đặt nên vai toàn ngành xây dựng. Trong vòng xoáy khắc nghiệt của kinh tế thị trường, không ít doanh nghiệp nhà nước chao đảo, thua lỗ kéo dài, thậm chí có những đơn vị phải giải thể hoặc phá sản. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, cũng xuất hiện nhiều doanh nghiệp taứi năng, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh tự vươn lên khẳng định mình trong cơ chế mới và sẵn sàng chủ động tham gia hội nhập khu vực và quốc tế như Tổng công ty xây dựng Sông Đà.
Lĩnh vực hoạt động
Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ ủửụùc thaứnh laọp tửứ naờm 1960 vụựi lúnh vửùc hoaùt ủoọng laứ xaõy dửùng thuyỷ ủieọn. Xuyeõn suoỏt thụứi kyứ hụn chuùc naờm Toồng coõng ty vaón hoaùt ủoọng chuỷ yeỏu thoõng qua ngaứnh ngheà laứ xaõy dửùng thuyỷ ủieọn, nhieàu ngaứnh nheà khaực Toồng coõng ty chửa coự. Tửứ naờm 1975-1987 ngoaứi xaõy dửùng thuyỷ ủieọn Toồng coõng ty ủaừ mụỷ roọng sang lúnh vửùc xaõy dửùng caực khu coõng nghieọp. Sau giai đoạn “hậu Sông Đà” naờm 1987 Tổng công ty đã rút ra được kinh nghiệm là không thể tồn tại trong thời đại kinh tế cạnh tranh nếu chỉ theo đuổi một nghề vỡ quy luật thị trường không chấp nhận điều đó. Những tập đoàn kinh tế mạnh, những tập đoàn công nghiệp lớn của thế gíới đều chú trọng đến nghề chủ đạo và mở rộng sang các nghề khác, lĩnh vực kinh doanh khác. Do vaọy, Toồng coõng ty ủaừ quyeỏt ủũnh mụỷ roọng lúnh vửùc hoaùt ủoọng sang saỷn xuaỏt coõng nghieọp, xaõy dửùng caàu ủửụứng vaứ tử vaỏn xaõy dửùng…
Thế mạnh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà là xây dựng thuỷ điện, đến nay đã có 13 nhà máy thuỷ điện lớn nhỏ do Tổng công ty đầu tư, xây dựng và thế mạnh này ủaừ được vận dụng triệt để ở công trình thuỷ điện Tuyeõn Quang vaứ seừ ủửụùc vaọn duùng ụỷ coõng trỡnh Sơn La khổng lồ. Tuy nhiên, thế mạnh đó chỉ được củng cố vững chắc khi nó tạo ra ảnh hưởng rộng lớn sang các lĩnh vực khác. Do tích cực nghiên cứu, tìm kiếm công việc, lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Trong chiến lược phát triển của mình, Tổng công ty Sông Đà phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, sản xuất kinh doanh đa ngành nghề. Từ một đơn vị chuyên xây dựng các công trình thuỷ điện, Tổng công ty vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xây dựng đường hầm và các công trình ngầm, đào đắp vận chuyển đất đá các loại. Khảo sát thiết kế, xử lý nền móng và chống thấm. Sửa chữa và lắp đặt biến áp, hệ thống đường dây tải điện và các hệ thống cấp thoát nước..vv
b)Các ngành nghề kinh doanh
Tận dụng thế mạnh của mình về trang thiết bị, vốn nhân lực, trình độ quản lý...Tổng công ty đầu tư xây dựng mở rộng ngành nghề kinh doanh. Hiện nay Tổng công ty không chỉ dừng ở ngành kinh doanh xây dựng thuỷ điện mà mở rộng ở nhiều ngành khác như: Sản xuất công nghiệp, xây dựng hầm và các công trình ngầm, cơ khí, chế tạo, lắp máy...vv. Cụ thể:
*Xây dựng thuỷ điện: Việt Nam là một trong số 14 nước trên thế giới giàu tiềm năng thuỷ điện. Mới chỉ tính 2200 con sông, suối có chiều dài trung bình đã được khảo sát thì trữ năng thuỷ điện của nước ta ước tính 300 tỷ KWh. Xây dựng thuỷ điện là một lĩnh vực hoạt động chuyên ngành của Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Tổng công ty đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước như: Thuỷ điện Thác Bà 108MW, Hoà Bình (lớn nhất Đông Nam Á) 1920 MW, Yaly 720MW và nhiều nhà máy thuỷ điện khác
*Xây dựng hầm và các công trình ngầm: Đây là lĩnh vực hoạt động thế mạnh của Tổng công ty Sông Đà. Tổng công ty luôn không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị thi công hầm, ứng dụng các công nghệ thi công mới của các nước tiên tiến như công nghệ đào hầm của Áo, Thuỵ Điển..vv. Một số công trình do Tổng công ty thi công là: Các loại hầm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; các loại hầm nhà máy thuỷ điện Yaly; hầm giao thông thuỷ điện Hoà Bình; hầm giao thông Dốc Xây; hầm đường bộ qua đèo Hải Vân
*Xây lắp đường dây và trạm biến áp: Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty Sông Đà. Tổng công ty có khả năng về nhân lực, thiết bị thi công xây lắp các công trình điện: Trạm biến áp, đường dây cao thế và hạ thế, cải tạo lưới điện, hệ thống điện công nghiệp và dân dụng..vv. Một số công trình do Tổng công ty Sông Đà thi công là: Trạm phân phối điện nhà Máy thuỷ điện Hoà Bình; trạm phân phối điện nhà máy thuỷ điện Yaly; trạm biến áp 500 KV Hoà Bình; trạm biến áp 500 KV Pleiku; trạm biến áp 220 KV Tràng Bạch; đường dây 500 KV Bắc Nam; đường dây 220 KV vượt Móng Cái- Quảng Ninh.
*Xây dựng công nghiệp: Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, Tổng công ty Sông Đà đã xây dựng nhiều nhà máy, công trình công nghiệp quan trọng góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước..vv. Một số công trình công ng._.hiệp do Tổng công ty thi công là: Nhà máy Giấy Bãi Bằng , công suất 55000 tấn/năm; nhà máy dệt Minh Phương, công suất 55 triệu mét/năm và nhiều nhà máy khác. Trên cơ sở kinh nghiệm và năng lực sẵn có, Tổng công ty Sông Đà tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy công nghiệp. Nhà Máy xi măng Sông Đà- Hoà Bình, công suất 8200 tấn/năm nhà máy xi măng Sông Đà- Yaly, công suất 88000 tấn/năm; nhà máy xi măng Sông Đà- Yaly, công suất 88000 tấn/năm; nhà máy xi măng Hạ Long, công suất 2 triệu tấn/năm; nhà máy thép Nhà máy xi măng Sông Đà- Yaly, công suất 88000 tấn/năm Sông Đà, công suất 200.000 tấn/năm
*Xây dựng dân dụng: Với trên 40 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, Tổng công ty Sông Đà có kinh nghiệm xây dựng, lắp đặt thiết bị, trang trí nội thất các công trình dân dụng quy mô lớn như: trụ sở làm việc, toà nhà cao tầng, khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm thương mại, các công trình công cộng ..vv. Nhiều công trình dân dụng do Tổng công ty Sông Đà xây dựng đạt chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật cao như: Trụ sở Bộ ngoại giao; trụ sở Ngân hàng Việt Nam; toà nhà mặt trời sông Hồng -Hà Nội; Sân vận động Quốc gia; và nhiều công trình lớn khác
*Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng và các công trình giao thông: Xây dựng mới , cải tạo và nâng cấp đường bộ là lĩnh vực hoạt động mạnh của Tổng công ty Sông Đà. Lực lượng xây dựng đường của Tổng công ty không ngừng lớn mạnh đã từng thi công nhiều loại đường với tiêu chuẩn kỹ thuật cao như: Quốc lộ 1A; quốc lộ 18; đường cao tốc Láng -Hoà Lạc; và nhiều công trình lớn khác
* Sản xuất công nghiệp: Tổng công ty Sông Đà luôn chú trọng đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm chính của công ty là: Thép, xi măng, cát, đá xây dựng, bê tông thương phẩm, gia công cơ khí và hàng may mặc xuất khẩu. Một số nhà máy công nghiệp của Tổng công ty là: Nhà máy xi măng Sông Đà - Hoà Bình, công suất 8,8 vạn tấn/năm; nhà máy xi măng Sông Đà Yaly, công suất 8,2 vạn tấn/năm; và nhiều nhà máy khác. Hiện nay, các nhà máy công nghiệp đang hoạt động hiệu quả, đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và cung cấp mạnh sản phẩm ra thị trường bên ngoài.
*Lĩnh vực đầu tư: Từ khi thành lập, Tổng công ty Sông Đà đã chú trọng tích luỹ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và quản lý dự án. Ngày nay, Tổng công ty đang đầu tư xây dựng và làm chủ đầu tư các dự án lớn như: Nhà máy thuỷ điện Cần Đơn, công suất 72 MW; nhà máy thuỷ điện Ry Ninh 2, công suất 8,1 MW; và nhiều nhà máy thuỷ điện khác
*Tư vấn xây dựng: Tổng công ty tư vấn xây dựng Sông Đà thuộc Tổng công ty Sông Đà được thành lập từ năm 1975, lĩnh vực hoạt động tư vấn, khảo sát và thiết kế của công ty bao gồm: Các công trình thuỷ điện vừa mà nhỏ; các công trình công nghiệp: Nhà máy xi măng, nhà máy thép, các nhà máy công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí, nhà kho lớn và xưởng sản xuất; các công trình dân dụng, trung tâm thương mại, khách sạn; các công trình kỹ thuật hạ tầng, giao thông, xử lý nền móng, chống thấm; khảo sát thiết kế các khu công nghiệp, khu chế xuất; tư vấn lập dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án, tư vấn đấu thầu công trình
* Xuất nhập khẩu: Tổng công ty Sông Đà trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và cung cấp cho thị trường bên ngoài. Tổng công ty nhập khẩu các sản phẩm bao gồm: Máy móc, thiết bị xây dựng hiện đại, vật liệu xây dựng Bên cạnh đó,Tổng công ty cũng đẩy mạnh các họat động xuất khẩu bao gồm: Xuất khẩu hàng may mặc chất lượng cao, xuất khẩu lao động sang các thị trường Libya, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Trung Đông..vv. Tổng công ty không ngừng đầu tư cho việc đào tạo nguồn lao động có tay nghề cao như: Kỹ sư, đốc công, phieõn dịch, công nhân kỹ thuật các ngành nghề (thợ vận hành các loại máy móc xây dựng, thợ chế tạo cơ khí, thợ hàn, thợ điện).
*Vận tải: Tổng công ty Sông Đà có lực lượng vận tải mạnh, đủ khả năng vận chuyển mọi loại hàng hoá, bao gồm cả hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường bộ và đường thuỷ. Lực lượng vận tải của Tổng công ty đã tham gia vận chuyển hàng nghìn tấn thiết bị lắp đặt trên công trường Nhà máy thủy điện Hoà Bình, Yaly, Sông Hinh hiện nay, Tổng công ty có lực lượng vận chuyển với tải trọng:
+ 5000 tấn phương tiện vận tải đường thuỷ
+ 1500 tấn phương tiện vận chuyển và bốc dỡ đường bộ
*Công tác thí nghiệm: Bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới trong thi công các công trình, Tổng công ty Sông Đà đã liên tục đầu tư xây dựng và đổi mới các phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, Tổng công ty có trung tâm thí nghiệm hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị đo lường, kiểm tra, phân tích cùng nhiều phòng thí nghiệm tại các dự án lớn trong cả nước.
*Cơ khí- chế tạo - lắp máy: Tổng công ty Sông Đà đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm và không ngừng nâng cao năng lực trong lĩnh vực gia công cơ khí, lắp máy. Tại các công trình Thuỷ điện Hoà Bình, Yaly, Vĩnh Sơn, Tổng công ty đã trực tiếp gia công, lắp đặt hàng trăm tấn thiết bị cơ khí, chế tạo các chi tiết phụ tùng thay thế của các loại máy xây dựng, gia công chế tạo các loại chi tiết cơ khí phải tiêu chuẩn phục vụ công tác lắp đặt thiết bị tại các công trình. Hiện nay, Tổng công ty đã xây dựng được một đội ngũ các kỹ sư cơ khí, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đủ khả năng thực hiện. Các công việc: Gia công các thiết bị cơ khí phức tạp phục vụ công tác lắp đặt các công trình xây dựng; lắp đặt các thiết bị cơ khí chính xác, cơ khí thuỷ lực có yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao; sản xuất các chi tiết chính xác chống mài mòn trong tất cả các loại máy thi công xây dựng; đúc các chi tiết hợp kim thép chịu mài mòn. Lắp đặt, hiệu chỉnh các dây chuyền sản xuất đồng bộ của các nhà máy cơ khí, nhà máy xi măng, nhà máy đường, các nhà máy sản xuất công nghiệp, công nghiệp thực phẩm. Thiết kế, sản xuất và lắp ráp các trạm thiết bị đồng bộ trong xây dựng: Trạm nghiền đá, trạm trộn bê tông
*Nghiên cứu - đào tạo: Công tác đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật không ngừng được đầu tư nâng cao về chất lượng, nội dung đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo. Tổng công ty Sông Đà liên tục tổ chức các khoá đào tạo do các chuyên gia nước ngoài trực tiếp truyền đạt cho các kỹ sư Sông Đà: Khoá đào tạo “Quản lý dự án và lập kế hoạch thi công” thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản lý và thi công công trình ngầm do chính phủ Thuỷ Điển taứi trợ thông qua tổ chức SIDA- Thuỵ Điển, khoá học “Hợp đồng tổng thầu EPC” phối hợp với Bộ xây dựng và Uỷ ban hợp tác Quebec-Canada tổ chức. Trường công nhân cơ giới xây dựng Việt Xô - Sông Đà hàng năm đào tạo hàng trăm kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ điện và công nhân kỹ thụât các ngành nghề: Lái máy xúc, máy ủi, cẩu, lái xe, thợ hàn, thơ điện, thợ khoan hầm đáp ứng cho nhu cầu tuyển dụng của Tổng công ty và các đơn vị khác.
*Chăm sóc sức khoẻ và đời sống: Bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Sông Đà luôn quan tâm đúng mức tới công tác chăm sóc sức khỏe và đời sống của CBCNV, tham gia tích cực vào các hoạt động phúc lợi xã hội. Với chủ trương đó, Tổng công ty đã đầu tư xây dựng: Bệnh viện Sông Đà với 150 giường bệnh; bệnh viện Yaly với 60 giường bệnh; trung tâm điều dưỡng Sông Đà- Ba Vì. Tổng công ty cũng đặc biệt quan tâm chăm sóc đến các cháu thiếu niên nhi đồng là con em CBCNV trong Tổng công ty , lập các quỹ phúc lợi.. vv
c. Nhiệm vụ thống kê kết quả sản xuất xây dựng
- Tính khối lượng sản phẩm xây dựng
- Tính giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của sản xuất xây dựng
Nghiên cứu sự biến động của sản xuất xây dựng
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp xây dựng.
II. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ
Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất của Tổng công ty xây dựng Sông Đà
Khái niệm hệ thống chỉ tiêu
Trong điều kiện kinh tế thị trường để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, trước hết việc xây dựng kế hoạch sản xuất phải gắn với thị trường. Thị trường là cơ sở, là cái quyết định doanh nghiệp sẽ làm cái gì, làm như thế nào và làm bao nhiêu. Bởi vậy, sau một kỳ kinh doanh phải tiến hành phân tích xem xét tình hình kết quả sản xuất từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh. Để xây dựng kế hoạch sản xuất, đánh giá kết quả sản xuất cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp những chỉ tiêu tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ có thể phản ánh các mặt các tính chất quan trọng, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của hiện tượng và giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan.
b)Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh không chỉ đơn thuần là nêu ra những chỉ tiêu nào đó trong hệ thống, mà phải đảm bảo có thể thu thập được nguồn thông tin để tính toán các chỉ tiêu một cách đầy đủ. Vì vậy, để xây dựng hệ thống chỉ tiêu khoa học và hợp lý, nội dung thông tin được phản ánh trong hệ thống các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Tính hướng đích: Phaỷn aựnh chớnh xaực keỏt quaỷ saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa Toồng coõng ty
Thứ nhất, đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích nghiên cứu và sử lý thông tin phản ánh kết quả kinh doanh của Tổng công ty
Thứ hai, phản ánh tính quy luật, xu thế phát triển và trình độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Các kết quả sản xuất diễn ra liên quan tới Tổng công ty .
Thứ ba, số liệu thu thập được qua hệ thống chỉ tiêu cho phép vận dụng được các phương pháp thống kê hiện đại và phương pháp toán học để nghiên cứu và phân tích toàn diện và sâu sắc kết quả sản xuất, cho phép dự đoán xu thế phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Thư tư, đáp ứng yêu cầu đúng với đối tượng cần cung cấp thông tin nhằm đảm bảo tác dụng thiết thực trong công tác quản lý.
Như vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng các doanh nghiệp tìm mọi cách để đạt được kết quả tối đa mà chi phí bỏ ra ít nhất. ẹiều đó có nghĩa là họ muốn làm cho doanh nghiệp của mình đạt được keỏt quả cao nhất hay nói cách khác đó chính là tính hướng đích.
Tính hệ thống
Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu vì mỗi một chỉ tiêu phản ánh một mặt nào đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hay nói cách khác ta phải sử dụng hệ thống các chỉ tiêu trong đó các chỉ tiêu cần phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau.Chẳng hạn, kết quả mà Tổng công ty cần đạt được quan trọng nhất là lãi. Đây chính là chỉ tiêu quan trọng, là phần chênh lệch giữa tổng kết quả đạt được và tổng chi phí bỏ ra. Lãi nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty, lãi là cơ sở để nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Do vậy, chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tiên mà chúng ta lựa chọn là lãi. Tiếp đến chúng ta lựa chọn chỉ tiêu phản ánh kết quả đó là giá trị sản xuất và doanh thu. Đây là hai chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô kinh doanh của Tổng công ty . Ngoài các chỉ tiêu phản ánh kết quả mà chúng ta đã nêu trên chúng ta còn lựa chọn chỉ tiêu giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần, tỷ suất lợi nhuận và các chỉ tiêu kết quả khác nữa.
Đáp ứng yêu cầu trên, khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty cần đảm bảo tính hệ thống:
Thứ nhất, phải đảm bảo tính hệ thống trong nội bộ hệ thống chỉ tiêu:
+ Các chỉ tiêu trong hệ thống chổ tieõu phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ và sắp xếp một cách khoa học. ẹiều này liên quan đến việc chuẩn hoá thông tin.
+ Phải bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu, các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu bộ phận phản ánh keỏt quaỷ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
- Thứ hai, đảm bảo hệ thống với hệ thống chỉ tiêu của Tổng công ty và quốc gia: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh phải thuộc hệ thống chỉ tiêu của Tổng công ty và hệ thống chỉ tiêu kết quả của Tổng công ty phải thuộc hệ thống chỉ tiêu của quốc gia.
- Thứ ba, đảm bảo hệ thống với thống kê quốc tế: Các chỉ tiêu kết quả sản xuất phải thống nhất với hệ thống chỉ tiêu kết quả của Tổng công ty, hệ thống chỉ tiêu kết quả của Tổng công ty phải nằm trong hệ thống chỉ tiêu của quốc gia và hệ thống chỉ tiêu của quốc gia phải thoỏng nhaỏt vụựi hệ thống chỉ tiêu trong thống kê quốc tế. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty phải thống nhất phù hợp với quy định của thống kê quốc tế đảm bảo việc so sánh hoạt động của doanh nghiệp theo không gian và thời gian. Đơn vị tính phải thống nhất theo quy định của thống kê quốc tế
Tính khả thi
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty phải đảm bảo tính khả thi tức là dựa trên khả năng nhân tài, vật lực có cho phép để tiến hành thu thập tổng hợp các chỉ tiêu với chi phí ít nhất do đó đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng, xác định những chỉ tiêu cơ bản nhất đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu cần gọn và từng chỉ tiêu cần có nội dung rõ ràng, dễ thu thập thông tin
Thứ hai, phải có tính ổn định cao (được sử dụng trong thời gian dài) đồng thời phải có tính linh hoạt. Mặt khác hệ thống chỉ tiêu cần thường xuyên được hoàn thiện theo sự phát triển của yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong từng thời kỳ.
Thứ ba, phải quy định các hình thức tổ chức thu thập thông tin ( qua báo cáo thống kê định kỳ hoặc qua điều tra thống kê, hoặc kết hợp cả hai hình thức) phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp với điều kiện và trình độ cán bộ làm công tác thống kê trong Tổng công ty để có thể tính toán được các chỉ tiêu trong hệ thống với độ chính xác cao phục vụ tốt cho yêu cầu công tác quản lý.
Tính hiệu quả:
Hệ thống chỉ tiêu cần được xác định phù hợp với mục đích nghiên cứu, với nhu cầu thông tin cho quản lý vĩ mô và quản trị kinh doanh. Không đưa vào những thông tin thừa không cần thiết
2. Hệ thống chỉ tiêu hiện hành về kết quả sản xuất ở Tổng công ty xây dựng Sông Đà
Khi nghiên cứu bất kỳ hiện tượng kinh tế - xã hội nào, nếu ta đi phân tích kết quả hoạt động của các đơn vị hoạt động khoõng phải vỡ lợi nhuận cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, đều cho ta cái nhìn quan trọng và tổng hợp về hoạt động của tổ chức, đơn vị. Việc quyết định sự ra đời, phát triển hay phá sản của một doanh nghiệp cần phải có những thông tin thống kê đầy đủ, chính xác và khoa học. Thông tin thống kê được phản ánh qua các chỉ tiêu thống kê. Vì vậy, để đánh giá tổng hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê giúp cho việc thu thập thông tin dễ dàng, có độ chính xác cao, phục vụ tốt yêu cầu quản lý doanh nghiệp, của các ngành kinh tế quốc dân và của nhà nước. Hệ thống chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một công cụ quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp, phục vụ cho việc đánh giá hoạt động, kiểm tra hoạt động và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ theo cách đặt vấn đề và đặc điểm của doanh nghiệp, có thể xây dựng hệ thống các chỉ tiêu với những chỉ tiêu phù hợp cho phép thông qua đó có thể nhận định tình hình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp hay tình hình hoạt động của các lĩnh vực, liên quan tới tương lai, hiện tại, quá khứ. Xuất phát từ lý do như vậy, nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà thông qua hệ thống chỉ tiêu kết quả cho phép ta phân tích và đánh giá một cách tổng hợp nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà giai đoạn 1996-2002 Tổng công ty đã dùng hệ thống chỉ tiêu goàm 6 chổ tieõu toồng hụùp: Tổng giá trị sản xuất, tổng doanh thu, lợi nhuận, vay vaứ traỷ, saỷn phaồm xaõy dửùng, tyỷ suaỏt lụùi nhuaọn. Ngoaứi caực chổ tieõu toồng hụùp ủaừ trỡnh baứy ụỷ treõn coứn caực chổ tieõu boọ phaọn ủaỷm baỷo tớnh heọ thoỏng cuỷa heọ thoỏng chổ tieõu keỏt quaỷ hieọn haứnh cuỷa Toồng coõng ty nhử: Caực chổ tieõu boọ phaọn caỏu thaứnh cuỷa GO, VA, DT; caực chổ tieõu keỏt caỏu cuỷa GO, VA, DT; caực chổ tieõu toỏc ủoọ phaựt trieồn cuỷa GO, VA, DT, saỷn phaồm xaõy dửùng. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này em xin trình bày hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu sau:
a) Tổng giá trị sản xuất xây dựng: Là kết quả sản xuất, kinh doanh về hoạt động xây dựng tính bằng tiền mà các đơn vị doanh nghiệp đạt được trong một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất xây dựng bao gồm toàn bộ chi phí trung gian và giá trị gia tăng trong sản xuất kinh doanh xây dựng. Giá trị sản xuất của hoạt động xây dựng của doanh nghiệp bằng giá trị sản xuất của các công việc xây lắp, các hoạt động sửa chữa nhà cửa và vật kiến trúc,...được tiến hành trong năm. Chỉ tiêu này xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh xây dựng của một thời kỳ, không phụ thuộc vào mức độ hoàn thành của sản phẩm. Nó là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động, vật tư, đồng thời để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của đơn vị qua các thời kỳ.
Nguồn số liệu dựa vào hệ thống các biểu báo cáo quyết toán hàng năm của các bộ phận xây lắp, công nghiệp và các lĩnh vực khác để tính tổng giá trị sản xuất. Đây là chỉ tiêu thời kỳ có đơn vị tính là giá trị hoặc hiện vật. Những đơn vị hiện vật, đơn vị hiện vật kép đều bao gồm một lượng giá trị sử dụng của một sản phẩm (m2, m3, kg, cái, chiếc...). Khi tính kết quả sản xuất, bên cạnh đơn vị hiện vật, đơn vị hiện vật kép, người ta còn dùng đơn vị giá trị (tiền tệ). Để tính kết quả sản xuất theo đơn vị gía trị, phải dựa trên cơ sở giá cả của sản phẩm tính theo đồng tiền của một quốc gia. Giá trị của sản phẩm trong tính toán có nhiều loại: Giá so sánh (giá cố định) dùng trong nghiên cứu kinh tế thống kê) dùng trong thanh toán, tính toán kinh tế, giá cơ bản (giá xuất xưởng) là gía sản xuất chưa cộng thuế, chi phí bán hàng; giá bán buôn, giá bán lẻ (giá của người sử dụng cuối cùng). Mỗi loại giá được dùng để tính cho một chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể phù hợp với nội dung nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này tổng giá trị sản xuất được tính theo đơn vị giá trị (tỉ đồng)
Tổng giá trị sản xuất của Tổng công ty xây dựng Sông Đà bao gồm:
- Giá trị sản xuất xây lắp: Bao gồm giá trị công trình xây lắp đã hoàn thành trong năm và chênh lệch chi phí xây lắp dở dang cuối năm so với đầu năm
- Giá trị sản xuất công nghiệp: Bao gồm những khoản thu từ sản xuất vật liệu xây dựng
- Giá trị tư vấn xây dựng: Bao gồm những khoản thu từ lĩnh vực tư vấn xây dựng
- Giá trị nhập thiết bị phụ tùng:Bao gồm toàn bộ giá trị thiết bị phụ tùng đã được nhập từ ngoài vào nhằm phục vụ cho sản xuất xây dựng
- Giá trị vật tư khảo sát thiết kế: Bao gồm khối lượng công việc đã hoàn thành
- Giá trị sản xuất khác: bao gồm những khoản thu khác được tính vào giá trị sản xuất xây dựng nhưng chưa được đề cập đến ở trên
b) Tổng doanh thu: Là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ giá trị hàng hoá mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ nghiên cứu. Đây là chỉ tiêu thời kỳ và cũng như tổng giá trị sản xuất, doanh thu được tính theo đơn vị gía trị
Tổng doanh thu của Tổng công ty xây dựng Sông Đà bao gồm:
Doanh thu tửứ hoaùt ủoọng xây lắp
Doanh thu tửứ hoaùt ủoọng saỷn xuaỏt công nghiệp
Doanh thu tửứ hoaùt ủoọng tử vấn xây dựng
Doanh thu tửứ hoaùt ủoọng xuất khẩu
Doanh thu vật tư
Doanh thu khác
Tổng doanh thu dựa theo “báo cáo thực hiện kế hoạch” của Tổng công ty
c) Lợi nhuận (Lãi) : Là chênh lệch giữa doanh thu kinh doanh với chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thặng dư được tạo ra, quyết định sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty , là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong sản xuất kinh doanh. Đây là chỉ tiêu thời kỳ và được tính theo đơn vị giá trị
Lợi nhuận bao gồm 3 bộ phận hợp thành:
+ Lợi nhuận thu từ kết quả sản xuất kinh doanh
+ Lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính: Lãi từ giữa tiết kiệm ngân hàng, mua tín phiếu, mang đi liên doanh, mua cổ phần
+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường: Kết quả kinh doanh các kỳ trước bị bỏ sót kỳ này tìm ra, tiền phạt bên B vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp...
Trong 3 bộ phận trên thì lợi nhuận thu từ kết quả sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận dựa theo “báo cáo thực hiện kế hoạch” của Tổng công ty.
d) Vay và trả: Đây là chỉ tiêu mà Tổng công ty xây dựng Sông Đà coi là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất. Giá trị của chỉ tiêu vay và trả càng lớn chứng tỏ Tổng công ty có vốn đầu tư lớn đồng thời làm ăn có lãi và ngược lại. Nguaàn soỏ lieọu ủửụùc laỏy tửứ “Baựo caựo thửùc hieọn keỏ hoaùch” cuỷa Toồng coõng ty.
e) Sản phẩm xây dựng: Là kết quả trực tiếp và hữu ích của lao động trong lĩnh vực sản xuất xây dựng của Tổng công ty sáng tạo ra theo đúng quy trình công nghệ xây lắp và đảm bảo chất lượng thiết kế yêu cầu. Mức độ hoàn thành của các đối tượng được xây dựng sẽ khác nhau tuỳ thuộc bởi khối lượng công việc được tiến hành từ khi bắt đầu xây dựng các đối tượng đó. Sản phẩm xây dựng được phân loại theo 3 mức độ hoàn thành như sau: Thành phẩm, khối lượng thi công xong, khối lượng thi công dở dang. ẹaõy laứ chổ tieõu tuyeọt ủoỏi thụứi kyứ, ủửụùc laỏy ụỷ “Baựo caựo thửùc hieọn keỏ hoaùch” cuỷa Toồng coõng ty.
f. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận thực hiện được sau một quá trình sản xuất kinh doanh, là một hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Lợi nhuận tuyệt đối có thể không phản ánh đúng mức độ hiệu quả của sản xuất, kinh doanh bởi vì chỉ tiêu này không thể chịu sự tác động của bản thân chất lượng công tác của doanh nghiệp mà còn chịu sự ảnh hưởng của quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế để đánh gía đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu bổ sung nhằm đánh giá tình hình lợi nhuận của Tổng công ty, mối liên hệ giữa lợi nhuận và các chỉ tiêu khác như doanh thu (RDT), vốn cố định(RVC), vốn lưu động (RVL)
Tyỷ suaỏt lụùi nhuaọn tớnh baống nhieàu caựch tuyứ theo moỏi quan heọ cuỷa lụùi nhuaọn vụựi caực chổ tieõu coự lieõn quan
* Tyỷ suaỏt lụùi nhuaọn tớnh treõn doanh thu
Trong ủoự: RDT laứ tyỷ suaỏt lụùi nhuaọn tớnh treõn doanh thu
M laứ lụùi nhuaọn thu ủửụùc trong kyứ
Chổ tieõu naứy cho bieỏt cửự moọt trieọu ủoàng doanh thu thỡ taùo ra bao nhieõu ủoàng lụùi nhuaọn
* Tyỷ suaỏt lụùi nhuaọn TSCẹ
Trong ủoự: RK laứ tyỷ suaỏt lụùi nhuaọn taứi saỷn coỏ ủũnh
: Giá trị tài sản cố định hiện có bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một triệu đồng TSCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận
* Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (Rvc)
trong đó: : Là tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Vốn cố định có bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 tr.đ vốn cố định đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận
* Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động (RL)
Trong đó: RL: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
: Vốn lưu động có bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 tr.đ vốn lưu động đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận
3) Đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu về keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ
Xaõy dửùng moọt heọ thoỏng chổ tieõu hoaứn chổnh coự yự nghúa to lụựn trong vieọc lửụùng hoaự caực maởt, caực bieồu hieọn quan troùng nhaỏt, lửụùng hoaự cụ caỏu caực moỏi lieõn heọ cụ baỷn cuỷa hieọn tửụùng, tửứ ủoự taùo tieàn ủeà ủeồ nhaọn thửực baỷn chaỏt cuù theồ vaứ tớnh quy luaọt veà sửù phaựt trieồn cuỷa saỷn xuaỏt kinh doanh. Do vaọy, vieọc xaõy dửùng vaứ hoaứn thieọn heọ thoỏng chổ tieõu keỏt quaỷ saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ laứ raỏt caàn thieỏt. Qua thụứi gia thửùc taọp, tỡm hieồu keỏt quaỷ saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa Toồng coõng ty em nhaọn thaỏy: Trong hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất hiện có, Tổng công ty nên bỏ một số chỉ tiêu nhử: Tyỷ suaỏt lụùi nhuaọn, vay và trả, mà theo em những chỉ tiêu đó chưa thực sự phản ánh sát thực kết quả sản xuất của Tổng công ty.
Ngoài những chỉ tiêu chủ yếu phản ánh toồng hụùp kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã nói ở trên (GO, DT, M). Em nhận thấy Tổng công ty nên thêm một số chỉ tiêu nữa như: VA, NVA, bởi vì các chỉ tiêu này rất quan trọng, chúng góp phần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu hiện hành về kết quả sản xuất ở Tổng công ty :
Chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA)
Giá trị gia tăng trong sản xuất xây dựng là phần giá trị sản phẩm và dịch vụ mới tăng thêm, do hoạt động sản xuất xây dựng tạo ra trong đơn vị doanh nghiệp của một thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ thành quả của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Nó là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống của người lao động. Là cơ sở để tính thuế giá trị gia tăng (VAT). Chỉ tiêu này tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động tạo ra của cải vật chất và dịch vụ của doanh nghiệp.
Giá trị gia tăng trong sản xuất xây dựng là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất xây dựng gồm các yếu tố sau:Thu của người sản xuất là tiền lương và các khoản có tính chất lương, trích nộp bảo hiểm cho công nhân và các khoản thu nhập khác như tiền ăn trưa, ăn ca ba, bồi dưỡng độc hại, phụ cấp đi đường, lưu trú trong công tác phí, phong bao hội nghị, trang bị bảo hộ lao động và các khoản thu nhập khác mà người lao động nhận được; thuế sản xuất là các loại thuế và lệ phí ủaừ nộp, khấu hao taứi sản cố định đã trích trong kỳ; giá trị thặng dư là các khoản chi trả lợi tức cổ phần, lợi tức liên doanh, lợi tức tiền vay, thuế lợi tức doanh nghiệp, các khoản nộp cấp trên và đóng góp khác lấy từ lợi nhuận thuần còn lại của đơn vị
Đây là chỉ tiêu rất quan , là một bộ phận của GDP, nói nên khối lượng gía trị sản phẩm tăng thêm của Tổng công ty, do sản xuất mới tạo ra trong một thời kỳ nhất định. VA là căn cứ để Tổng công ty tính toán và xây dựng những kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm hoặc cho những thời kỳ 5 năm, 20 năm trong những chiến lược phát triển dài hạn của Tổng công ty. Vì vậy, việc tính toán đúng đắn chỉ tiêu giá trị gia tăng trong sản xuất xây dựng có ý nghĩa không chỉ đối với từng doanh nghiệp mà còn tác động đến chính sách của cả ngành xây dựng và toàn nền kinh tế quốc dân
b. Chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần (NVA)
Giá trị gia tăng thuần là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới được sáng tạo trong năm của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất những cố gắng của doanh nghiệp trong quản lý và tổ chức sản xuất
Đối với mọi doanh nghiệp điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển là giá trị gia tăng thuần phải không ngừng được tăng lên sau mỗi kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng thuần là mục đích để cải thiện và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp. Một phần của giá trị gia tăng thuần được đóng góp cho xã hội, phần còn lại được sử dụng cho việc mở rộng các quỹ của doanh nghiệp, như quỹ mở rộng sản xuất, quỹ công ích, quỹ khen thưởng.
Về mặt giá trị, giá trị gia tăng thuần gồm: Thu nhập lần đầu của người lao động, thu nhập lần đầu của doanh nghiệp.Trong đó:
- Thu nhập lần đầu của người lao động bao gồm: Tiền lương, tiền công, thu nhập nhân tố sản xuất và thu nhập hỗn hợp
- Thu nhập của lần đầu của doanh nghiệp gồm lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp vaứ thu nhập của nhaõn tố sản xuất (đó là khoản thu của chủ doanh nghiệp từ việc sở hữu các nhân tố sản xuất như thu do cho thuê taứi sản, cho vay vốn...) và khấu hao TSCĐ để lại doanh nghiệp.
Như vậy để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất của Tổng công ty xây dựng Sông Đà, từ hệ thống các chỉ tiêu kết quả đã có của Tổng công ty, qua điều chỉnh theõm, bụựt ta coự heọ thoỏng chổ tieõu:
Heọ thoỏng caực chổ tieõu toồng hụùp goàm 7 chổ tieõu: GO, VA, NVA, saỷn phaồm xaõy dửùng, doanh thu , lụùi nhuaọn
Heọ thoỏng caực chổ tieõu boồ sung goàm: ẹoự laứ caực chổ tieõu nhaốm boồ sung cho caực chổ tieõu toồng hụùp, giuựp cho caực chổ tieõu toồng hụùp ủửụùc chaởt cheừ vaứ ủaỷm baỷo tớnh heọ thoỏng cuỷa chổ tieõu nhử: Caực chổ tieõu keỏt caỏu cuỷa GO, VA, saỷn phaồm xaõy dửùng, NVA, doanh thu, lụùi nhuaọn; caực chổ tieõu tửụng ủoỏi ủoọng thaựi cuỷa GO, VA, NVA, DT, M, giaự trũ saỷn suaỏt xaõy laộp, giaự trũ saỷn xuaỏt coõng nghieọp, giaự trũ tử vaỏn xaõy dửùng, giaự trũ thieỏt bũ , giaự trũ vaọt tử khaỷo saựt; caực chổ tieõu boọ phaọn caỏu thaứnh cuỷa GO, VA, DT, NVA
Sơ đồ: Hệ thống caực chổ tieõu toồng hụùp kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà sau hoaứn thieọn
Hệ thống chỉ tiêu kết quả SXKDXD
Nhóm chỉ tiêu kết quả sản xuất
Nhóm chỉ tiêu kết quả kinh doanh
Giá
trị
sản xuất
(GO)
Giá trị sản xuất
(GO)
Giá
trị
gia tăng
(VA)
Giá
trị
gia
tăng thuần
(NVA)
Doanh thu
(DT)
Lợi nhuận
(M)
Sản phẩm xây dựng
ĐẶC ĐIỂM TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ
Tổng giá trị sản xuất xây dựng
a) Nguyên tắc tính:
- Những sản phẩm để tính giá trị sản xuất xây dựng phải do lao động của chính đơn vị tạo ra tại hiện trường; những vật tư mua về chưa sử dụng vào sản xuất, vật tư mua về đem bán cho các đơn vị khác, giá trị thiết bị máy móc do bên A đưa tới để lắp đặt vào công trình đều không được tính vào giá trị sản xuất xây dựng
- Phải là kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất xây lắp, bao gồm thành quả của công tác xây dựng, công tác lắp đặt thiết bị máy móc, công tác sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc, bao gồm cả công tác khảo sát thiết kế phát sinh trong quá trình thi công do công nhân xây lắp trong đơn vị thực hiện đã được bên A nhất trí. Các hoạt động sản xuất khác như._.ựi naờm 1999, 2000 ), tửụng ửựng vụựi lửụùng giaỷm tửụng ủoỏi laứ 0,426 laàn hay 42,6%
- Naờm 2002 lụùi nhuaọn cuỷa Toồng coõng ty ủaùt 27,44 tổ ủoàng, taờng moọt lửụùng tuyeọt ủoỏi so vụựi naờm 2001 laứ 6.332 tổ ủoàng, tửụng ửựng vụựi lửụùng taờng tửụng ủoỏi laứ 0,3 laàn hay 30% vaứ 1% giaự trũ taờng laứ 0,21108 tổ ủoàng. Lụùi nhuaọn naờm 2002 so vụựi naờm 1996 giaỷm moọt lửụùng tuyeọt ủoỏi laứ 9,329 tổ ủoàng, tửụng ửựng vụựi lửụùng giaỷm tửụng ủoỏi laứ 0,254 laàn hay 25,4%
Nhử vaọy, trong giai ủoaùn 1996-2002 lụùi nhuaọn cuỷa Toồng coõng ty khoõng oồn ủũnh, tuy tửứ naờm 2000 lụùi nhuaọn baột daàu taờng daàn nhửng ủeỏn naờm 2002 vaón khoõng ủaùt ủửụùc mửực lụùi nhuaọn cuỷa naờm 1996 (36,769 tổ ủoàng). ẹieàu ủoự chửựng toỷ tửứ naờm 2000 Toồng coõng ty baột ủaàu oồn ủũnh, vửụùt qua ủửụùc khuỷng hoaỷng kinh teỏ khu vửùc vaứ cuỷa doang nghieọp taùo ủaứ cho Toồng coõng ty phaựt trieồn
2.7.3.Phaõn tớch mửực ủoọ aỷnh hửụỷng cuỷa caực nhaõn toỏ ủeỏn chổ tieõu lụùi nhuaọn
a) Phaõn tớch bieỏn ủoọng cuỷa lụùi nhuaọn do aỷnh hửụỷng cuỷa mửực doanh lụùi, toỏc ủoọ chu chuyeồn voỏn lửu ủoọng vaứ voỏn lửu ủoọng bỡnh quaõn
Baỷng 34: Bieỏn ủoọng lụùi nhuaọn cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ
naờm 2002 so vụựi naờm 1996 do aỷnh hửụỷng cuỷa3 nhaõn toỏ:, ,
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chổ tieõu
2001
2002
i (laàn)
M
21,108
27,44
6,322
1,3
423,932
454,22
30,288
1,071
534,617
589,367
54,75
1,102
958,549
1043,587
85,038
1,0887
DT
1864,295
2353
488,705
1,262
4,3976
5,1803
0,7827
1,178
1,945
2,2547
0,3097
1,56
0,0113
0,0116
0,00036
1,032
Thay soỏ ta coự:
Toỏc ủoọ taờng (giaỷm) tửụng ủoỏi:
1,3 = 1,032 * 1,178 * 1,069
(130%) (103,2%) (117,8%) (106,9%)
Lửụùng taờng (giaỷm) tuyeọt ủoỏi:
6,332 = 0,852 + 4,017 + 1,463
Lửụùng taờng (giaỷm) tửụng ủoỏi:
0,3 = 0,04 + 0,19 + 0,07
Nhử vaọy, lụùi nhuaọn naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 30% hay 6,332 tổ ủoàng do aỷnh hửụỷng cuỷa 3 nhaõn toỏ: Tyỷ suaỏt doanh lụùi tớnh treõn doanh thu, toỏc ủoọ chu chuyeồn voỏn lửu ủồng vaứ voỏn lửu ủoọng bỡnh quaõn
- Do tyỷ suaỏt lụùi nhuaọn tớnh treõn doanh thu naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 3,2% hay 0.00036 tổ.ủ laứm cho lụùi nhuaọn naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 0,852 tổ ủoàng chieỏm 4% trong toồng soỏ taờng leõn
- Do toỏc ủoọ chu chuyeồn voỏn lửu ủoọng cuỷa naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 56% laứm cho lụùi nhuaọn naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng17,8% hay taờng 4,017 tổ ủoàng chieỏm 19% trong toồng soỏ taờng leõn
- Do voỏn lửu ủoọng bỡnh quaõn cuỷa naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 7,1% laứm cho lụùi nhuaọn naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 6,9% hay taờng 1,463 tổ ủoàng chieỏm 7% trong toồng soỏ taờng leõn
Nhử vaọy, trong 3 nhaõn toỏ treõn thỡ nhaõn toỏ toỏc ủoọ chu chuyeồn voỏn lửu ủoọng laứ nhaõn toỏ quan troùng nhaỏt aỷnh hửụỷng lụựn nhaỏt ủeỏn lụùi nhuaọn, quyeỏt ủũnh mửực taờng cuỷa lụùi nhuaọn
b) Phaõn tớch bieỏn ủoọng cuỷa lụùi nhuaọn do aỷnh hửụỷng cuỷa tyỷ suaỏt lụùi nhuaọn treõn doanh thu, toỏc ủoọ chu chuyeồn cuỷa toồng voỏn, toồng voỏn bỡnh quaõn
Thay soỏ vaứo ta coự:
Toỏc ủoọ taờng (giaỷm) tửụng ủoỏi:
1,3 = 1,032 * 1,159 * 1,086
(130%) (103,2%) (115,9%) (108,6%)
Lửụùng taờng (giaỷm) tuyeọt ủoỏi:
6,332 = 0,852 + 3,652 + 1,828
Lửụùng taờng (giaỷm) tửụng ủoỏi:
0,3 = 0,04 + 0,173 + 0,087
Nhử vaọy, lụùi nhuaọn naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 30% hay 6,332 tổ đồng do aỷnh hửụỷng cuỷa 3 nhaõn toỏ:
- Do tổ suaỏt lụùi nhuaọn treõn doanh thu naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 3,2% laứm cho lụùi nhuaọn naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 3,2% hay taờng 0,852 tổ ủoàng chieỏm 4% trong toồng soỏ taờng leõn
- Do toỏc ủoọ chu chuyeồn toồng voỏn naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 15,9% laứm cho lụùi nhuaọn naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 3,652 tổ ủoàng chieỏm17,3% trong toồng soỏ taờng leõn
- Do toồng voỏn bỡnh quaõn naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng 8,6% laứm cho lụùi nhuaọn naờm 2002 so vụựi naờm 2001 taờng moọt lửụùng tuyeọt ủoỏi laứ 1,828 tổ đoàng chieỏm 8,7% trong toồng soỏ taờng leõn
c) Phaõn tớch lụùi nhuaọn naờm 2002 so vụựi naờm 1996 do aỷnh hửụỷng cuỷa xu theỏ vaứ ngaóu nhieõn thoõng qua phaõn tớch thaứnh phaàn daừy soỏ thụứi gian
Tửứ phửụng trỡnh: y = ta coự
Theo phửụng trỡnh bieồu dieón quy luaọt xu theỏ bieỏn ủoọng cuỷa lụùi nhuaọn ủaừ trỡnh baứy ụỷ trang 124, qua tớnh toaựn ta coự baỷng sau:
Baỷng 34: Caực chổ tieõu phaõn tớch lụùi nhuaọn theo thaứnh phaàn thụứi gian cuỷa
Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ
ẹụn vũ: Tổ ủoàng
t
1
36,769
36,263
0,506
7
27,44
27,509
-0,069
-9,329
-8,754
-0,575
Thay soỏ vaứo ta coự:
(-9,329) = (-8,754) + (-0,575)
Nhử vaọy, lụùi nhuaọn naờm 2002 giaỷm so vụựi naờm 1996 laứ 9,329 tyỷ ủoàng do:
Thửự nhaỏt, aỷnh hửụỷng cuỷa xu theỏ laứm cho lụùi nhuaọn giaỷm 8,754 tyỷ ủoàng.
Thửự hai, aỷnh hửụỷng cuỷa ngaóu nhieõn laứm cho lụùi nhuaọn giaỷm 0,575 tyỷ ủoàng.
2.7.5. Dửù baựo lụùi nhuaọn cuỷa Toồng coõng ty naờm 2003 vaứ 2004
Dửùa vaứo phửụng trỡnh hoài quy ụỷ treõn vaứ baống chửụng trỡnh SPSS ta coự keỏt quaỷ dửù baựo veà lụùi nhuaọn nhử sau:
Naờm 2003: Y2003 = 39,082 tổ.ủ
Naờm 2004: Y2004 = 54,3732 tổ.ủ
IV. VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ THỜI KỲ 1996-2002
1.ẹaựnh giaự tỡnh hỡnh thửùc hieọn keỏ hoaùch
Trong caực naờm 1996- 2000 Toồng coõng ty Soõng ẹaứ thửùc hieọn nhieọm vuù chuỷ yeỏu thi coõng xaõy dửùng caực nhaứ maựy thuyỷ ủieọn Yaly, soõng Hinh theo hỡnh thửực chổ ủũnh thaàu xaõy laộp. Toồng giaự trũ saỷn xuaỏt naờm 1996 ủaùt 1487 tổ ủoàng; naờm cao ủieồm 1998 laứ 2050,5 tổ ủoàng, naờm 2000 laứ 1468,75 tổ ủoàng
Trong coõng cuoọc ủoồi mụựi ủaỏt nửụực, Toồng coõng ty ủaừ taọp trung xaõy dửùng caực cụ sụỷ coõng nghieọp, ủaàu tử caực phửụng tieọn, thieỏt bũ, maựy moực thi coõng hieọn ủaùi, vụựi phửụng chaõm đa daùng hoaự ngaứnh ngheà, ủa daùng hoaự saỷn phaồm. Rieõng veà saỷn xuaỏt coõng nghieọp ủaừ ủaùt giaự trũ bỡnh quaõn haứng naờm 137 tyỷ ủoàng, chieỏm 8% trong toồng giaự trũ saỷn xuaỏt
Phaựt trieồn saỷn xuaỏt thoõng qua ủaỏu thaàu coõng trỡnh. Giaự trũ caực coõng trỡnh ủaỏu thaàu so vụựi toồng giaự trũ xaõy laộp chieỏm 22% naờm 1996 leõn 30% naờm 1998 vaứ 59% naờm 2000. Giaự trũ tuyeọt ủoỏi cuỷa caực coõng trỡnh ủaỏu thaàu bỡnh quaõn haứng naờm thửùc hieọn360 tổ ủoàng. Hoaùt ủoọng saỷn xuaỏt cuỷa Toồng coõng ty ủaừ thửùc hieọn trong khaộp caực tổnh thaứnh cuỷa caỷ nửụực vaứ nửụực baùn Laứo
Trong kinh doanh xaõy laộp vaón xaực ủũnh ngheà truyeàn thoỏng xaõy dửùng thuyỷ ủieọn laứ ngheà chuỷ ủaùo. Giaự trũ caực coõng trỡnh thuyỷ ủieọn naờm 1996 laứ 595 tổ ủoàng chieỏm 79% toồng giaự trũ xaõy laộp; naờm 2000 laứ 293 tyỷ chieỏm 37% toồng giaự trũ xaõy laộp
Bửụực sang naờm 2001 treõn cụ sụỷ ủũnh hửụựng vaứ muùc tieõu phaựt trieồn kinh teỏ 10 naờm Toồng coõng ty xaực ủũnh phửụng hửụựng: Phaựt huy truyeàn thoỏng 40 naờm, taờng cửụứng ủoaứn keỏt, tớch cửùc ủoồi mụựi, thửùc hieọn ủa daùng hoaự ngaứnh ngheà, ủa daùng hoaự saỷn phaồm nhửng khoõng quaự xa so vụựi caực sụỷ trửụứng cuỷa Toồng coõng ty. Laỏy saỷn xuaỏt coõng nghieọp laứm troùng taõm phaựt trieồn. Xaõy dửùng moọt theỏ heọ coõng nhaõn mụựi coự tri thửực, coự ủụứi soỏng vaọt chaỏt oồn ủũnh, ủụứi soỏng vaờn hoaự tinh thaàn phong phuự. Phaỏn ủaỏu vỡ sửù phaựt trieồn beàn vửừng cuỷa Toồng coõng ty Soõng ẹaứ, goựp phaàn vaứo sửù nghieọp CNH-HẹH ủaỏt nửụực. Naờm 2001 Toồng coõng ty ủaừ hoaứn thaứnh thaộng lụùi vaứ vửụùt mửực keỏ hoaùch ủeà ra
Naờm 2002 Toồng coõng ty coự nhieàu thuaọn lụùi neõn ủaừ thửùc hieọn ủuựng keỏ hoaùch ủeà ra. Tuy nhieõn, beõn caùnh nhửừng thuaọn lụùi treõn, khi thửùc hieọn keỏ hoaùch Toồng coõng ty coứn gaởp nhieàu khoự khaờn nhử: Caực coõng trỡnh coự khoỏi lửụùng lụựn nhử thuyỷ ủieọn Seõsan 3, thuyỷ ủieọn Tuyeõn Quang, dửù aựn xi maờng Haù Long, maởc duứ ủaừ ủửụùc Toồng coõng ty taọp trung chổ ủaùo moùi maởt nhửng chửa theồ trieồn khai sụựm ủửụùc theo keỏ hoaùch. Vỡ vaọy, moọt phaàn khoõng nhoỷ aỷnh hửụỷng lụựn ủeỏn thửùc hieọn giaự trũ saỷn xuaỏt vaứ caực chổ tieõu kinh teỏ khaực, ủaởc bieọt laứ lụùi nhuaọn
2.ẹũnh hửụựng
a.Định hướng
Trong ủieàu kieọn thuaọn thuaọn lụùi, neàn kinh teỏ cuỷa ủaỏt nửụực ủang ủaứ ủi leõn, ủaàu tử cuỷa Nhaứ nửụực, caực boọ ngaứnh, caực ủũa phửụng ngaứy caứng nhieàu, ủaàu tử cuỷa nửụực ngoaứi cuừng taờng leõn so vụựi nhửừng naờm trửụực ủaõy. Cheỏ ủoọ chớnh saựch cuỷa Nhaứ nửụực ủửụùc boồ xung vaứ sửỷa ủoồi vaứ ủaỷm baỷo cho caực doanh nghieọp chuỷ ủoọng hụn trong vieọc ủaàu tử mụỷ roọng saỷn xuaỏt. Nhỡn laùi trong nhửừng naờm qua, Toồng coõng ty ủaừ xaõy dửùng ủửụùc moọt ủoọi nguừ CBCNV laứnh ngheà trong xaõy dửùng, ủaàu tử ủửụùc nhieàu maựy moực thieỏt bũ coõng ngheọ tieõn tieỏn vụựi giaự trũ haứng ngaứn tổ ủoàng, tớch luyừ nhửừng kinh nghieọm trong chuyeõn ngaứnh, xong so vụựi caực taọp ủoaứn kinh teỏ cuỷa caực nửụực phaựt trieồn, chuựng ta phaỷi coự thụứi gian hoùc hoỷi, phaỷi coự tieàn lửùc kinh teỏ mụựi thửùc hieọn ủửụùc trỡnh ủoọ khoa hoùc, kú thuaọt, quaỷn lyự cuỷa hoù nhử ngaứy nay.
ẹũnh hửụựng:“Xaõy dửùng vaứ phaựt trieồn Toồng coõng ty trụỷ thaứnh taọp ủoaứn kinh teỏ maùnh laỏy hieọu quaỷ kinh teỏ laứm thửụực ủo cho sửù phaựt trieồn beàn vửừng, thửùc hiện ủa daùng hoaự ngaứnh ngheà, đa daùng hoaự saỷn phaồm treõn cụ sụỷ duy trỡ vaứ phaựt trieồn ngaứnh ngheà xaõy dửùng truyeàn thoỏng, tieỏp tuùc ủaàu tử vaứ phaựt trieồn caực nguoàn lửùc ủeồ ủaỷm baỷo Toồng coõng ty Soõng ẹaứ laứ moọt taọp ủoaứn kinh teỏ maùnh, coự khaỷ naờng laứm toồng thaàu caực coõng trỡnh lụựn ụỷ trong nửụực vaứ quoỏc teỏ. Phaựt huy cao ủoọ mọi nguoàn lửùc ủeồ naõng cao naờng lửùc caùnh tranh, goựp phaàn quan troùng vaứo sửù nghieọp coõng nghieọp hoaự, hieọn ủaùi hoaự ủaỏt nửụực”.
b.Thuận lợi và khó khăn
*Thuận lợi
Xây dựng thuỷ điện là nghề truyền thống của Tổng công ty Sông Đà. Qua quá trình xây dựng và phát triển, Tổng công ty đã tích luỹ được kinh nghiệm trong chỉ đạo thi công công trình lớn, tiếp thu được những công nghệ hiện đại, xây dựng được một đội ngũ công nhân lành nghề và những bài học kinh nghiệm trong quản lý; có một lực lượng xe máy, thiết bị hiện đại thi công được mọi loại công trình với quy mô lớn.
Nghị định 51/1999/ND-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật khuyết khích đầu tư trong nước ( sửa đổi) và Nghị định 71/CP đầu tư BOT trong nước bổ sung và thay đổi một số cơ chế chích sách khác tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp: Chủ động sản xuất kinh doanh và đầu tư mở rộng sản xuất.
Với trình độ đội ngũ CBCNV và kinh nghiệm thi công công trình Hoà Bình, Vĩnh Sơn...,chính phủ đã giao cho Tổng công ty Sông Đà thực hiện tổng thầu hai công trình lớn là thuỷ điện Sêsan 3 và Na Hang theo hình thức chìa khoá trao tay (EPC) để chuẩn bị lượng cho công trình thuỷ điện Sơn La là công trình thuỷ điện lớn nhất từ trước tới nay.
Tình trạng vốn ngân sách luôn luôn thiếu hụt, nhưng vốn nhàn rỗi trong xã hội có thể huy động ngày càng lớn. Các ngân hàng trong nước có thể huy động được những khoản vốn lớn. Việc thu xếp vốn cho dự án thuỷ điện Cần Đơn và các dự án thuỷ điện nhỏ khác được các ngân hàng trong nước đáp ứng thuận lợi, đặc biệt là các dự án được Nhà nước phê duyệt và chỉ đạo thực hiện
Nền kinh tế của đất nước đang trên đà phát triển với tốc độ cao: Nhu cầu về điện năng, vật liệu xây dựng, các cơ sở hạ tầng, khu dân cư...ngày càng tăng (cung chưa đủ cầu) tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty nghiên cứu đầu tư các nhà máy thuỷ điện, nhà máy xi măng, nhà máy thép, các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng, khu dân cư...
* Khó khăn
Thủ tục đầu tư còn phức tạp, phiền hà và chưa thực sự thông thoáng ở các cơ quan hữu quan của chính phủ và các địa phương, còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết.
Từ trước năm 2000, Tổng công ty Sông Đà chỉ biết nhận thầu xây lắp và chỉ thạo nghề xây lắp thuỷ điện, chưa làm chủ dự án bao giờ, nhất là các dự án ngoài ngành thuỷ điện. Cho nên khả năng chuyên môn ở các lĩnh vực là vấn đề lớn nhất thường xuyên phải giải quyết.
Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chưa thích hợp để quản lý công nghiệp và sản xuất công nghiệp.
Tổng công ty không thể có đủ nguồn vốn tự có để tham gia thực hiện các dự án theo quy định của nhà nước.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong khi đó Tổng công ty chưa đuỷ năng lực thực hiện công nghệ mới thay đổi hàng ngày trên thế giới và kinh nghiệm chuyên ngành; năng lực tài chính chưa đủ mạnh, cơ chế tài chính còn có những khác biệt với thông lệ quốc tế, trình độ quản lý, sử dụng nguồn lực, máy móc thiệt bị còn thấp
Về nguồn lực: Chất lượng lao động còn ở mức thấp; cán bộ quản lý đào tạo ở các chế độ bao cấp, công nhân tay nghề thấp và yếu
Một số bộ phận không nhỏ ở các đơn vị thành viên, cán bộ, đảng viên còn mang nặng tư tưởng chủ nghĩa bình quân, trông chờ, ỉ lại, tránh trách nhiệm, chưa chủ động vươn lên trong quản lý, trong lao động, năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế kém
Trong kinh tế thị trường quốc tế xu thế cạnh tranh bất lợi cho chúng ta cũng như với cả các doanh nghiệp xây dựng, đó là do sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, quản lý và tiềm lực kinh tế của các tập đoàn nước ngoài, nếu chúng ta không chuẩn bị tốt sức mạnh cho mình về trình độ kỹ thuật, quản lý, kinh tế và thiết bị và công nghệ tiên tiến thì sẽ bị tụt hậu và phá sản.
*ẹũnh hửụựng mục tiêu phát triển SXKD
Phaỏn ủaỏu ủaùt mửực taờng trửụỷng bỡnh quaõn haứng naờm tửứ 10% –15%
Phaỏn ủaỏu ủeồ trụỷ thaứnh moọt taọp ủoaứn kinh teỏ maùnh vụựi nhieàu ngaứnh ngheà, nhieàu saỷn phaồm khaực nhau, khaỷ naờng caùnh tranh cao
Laỏy hieọu quaỷ kinh teỏ laứm thửụực ủo chuỷ yeỏu. Baỷo ủaỷm sửù phaựt trieồn beàn vửừng cuỷa Toồng coõng ty veà chaỏt: ẹoự laứ chaỏt lửụùng ủoọi nguừ caựn boọ quaỷn lyự, uy tớn cuỷa Toồng coõng ty treõn thũ trửụứng trong vaứ ngoaứi nửụực
Duy trỡ vaứ tieỏp tuùc phaựt trieồn Toồng coõng ty laứ doanh nghieọp maùnh cuỷa ngaứnh xaõy dửùng coự khaỷ naờng caùnh tranh, khaỷ naờng toồng thaàu troùn goựi caực coõng trỡnh lụựn ụỷ trong nửụực vaứ quoỏc teỏ
Phaỏn ủaỏu tyỷ troùng giaự trũ saỷn phaồm coõng nghieọp chieỏm 40%-45% trong toồng giaự trũ saỷn xuaỏt cuỷa Toồng coõng ty
Phaỏn ủaỏu ủeỏn naờm 2010 Toồng coõng ty seừ coự caực ngaứnh thuyỷ ủieọn tham gia cung caỏp ủieọn cho heọ thoỏng naờng lửụùng quoỏc gia vụựi toồng coõng suaỏt khoaỷng 500 – 600 MW vaứ saỷn lửụùng ủieọn tửứ 1,5tyỷ ủeỏn 2 tyỷ Kwh/ naờm, doanh thu tửứ 1000 tyỷ ủeỏn1300 tyỷ ủoàng/naờm
* Cơ cấu sản xuất
Hoaùt ủoọng xaõy laộp:
- Trong nhieọm vuù hoaùt ủoọng xaõy laộp vaón laỏy xaõy dửùng caực coõng trỡnh thuyỷ ủieọn laứm chuỷ ủaùo, ủoàng thụứi chuự troùng vieọc thi coõng caực coõng trỡnh ủửụứng boọ ủeồ phaựt huy naờng lửùc sẵn coự veà thieỏt bũ ủaừ ủaàu tử. Caực coõng trỡnh coõng nghieọp, daõn duùng vaứ xaõy dửùng haù taàng cụ sụỷ ủửụùc phaựt trieồn ụỷ mửực ủoọ ủoàng ủeàu. Veà giaự trũ haứng naờm khoaỷng 1000 ủeỏn 3600 tyỷ ủoàng, chieỏm khoaỷng 60% toồng giaự trũ saỷn xuaỏt
- Cụ caỏu giaự trũ saỷn xuaỏt thửùc hieọn caực daùng coõng trỡnh trong thi coõng xaõy laộp
+ Xaõy dửùng caực coõng trỡnh thuyỷ ủieọn, thuyỷ lụùi giaự trũ chieỏm khoaỷng 65% giaự trũ xaõy laộp haứng naờm. Trong ủoự xaõy dửùng caực coõng trỡnh thuyỷ ủieọn do Toồng coõng ty ủaàu tử chieỏm khoaỷng 20%
+ Xaõy dửùng caực coõng trỡnh xaõy dửùng coõng nghieọp, daõn duùng chieỏm 25% toồng giaự trũ xaõy laộp
+ Xaõy dửùng caực coõng trỡnh cụ sụỷ haù taàng: Giaự trũ chieỏm khoaỷng 15% toồng giaự trũ xaõy laộp
Hoaùt ủoọng saỷn xuaỏt coõng nghieọp:Veà giaự trũ saỷn xuaỏt coõng nghieọp tửứ 1998 naờm 2001 leõn 1,420 tyỷ ủoàng naờm 2005 chieỏm khoaỷng 25% toồng giaự trũ saỷn xuaỏt . ẹeồ phaựt trieồn caực saỷn phaồm coõng nghieọp trong 5 naờm tụựi Toồng coõng ty seừ ủaàu tử tieỏp caực nhaứ maựy thuyỷ ủieọn vửứa vaứ nhoỷ vaứ caực nhaứ maựy khaực, tửứng bửụực oồn ủũnh naõng cao chất lửụùng saỷn phaồm baống caựch ủoàng boọ ủoồi mụựi thieỏt bũ ủeồ chieỏm lúnh thũ trửụứng.
Hoaùt ủoọng tử vaỏn xaõy dửùng vaứ caực dũch vuù khaực:
- Veà giaự trũ coõng taực naứy trong 5 naờm tụựi chieỏm khoaỷng 15% toồng giaự trũ saỷn xuaỏt, vụựi giaự trũ saỷn lửụùng khoaỷng 580 tổ ủoàng. Phaỷi coi troùng coõng taực dũch vuù tử vaỏn xaõy dửùng, moọt trong nhửừng nhaõn toỏ quyeỏt ủũnh trong caực lúnh vửùc saỷn xuaỏt cuỷa Toồng coõng ty.
- Coõng taực tử vaỏn xaõy dửùng luoõn ủi trửụực moọt bửụực trong giaỷi phaựp coõng ngheọ, trong khaỷo saựt thieỏt keỏ vaứ bieọn phaựp toồ chửực thi coõng xaõy laộp coõng trỡnh
- Caực toồ chửực tử vaỏn xaõy dửùng phaỷi thửùc sửù ủoựng vai troứ chuỷ ủaùo, quyeỏt ủũnh trong tỡm kieỏm coõng vieọc cho Toồng coõng ty thoõng qua laọp caực hoà sụ dửù thaàu, hoà sụ mụứi thaàu, dửù aựn đaàu tử cuỷa Tổng công ty, thửùc hieọn tử vaỏn caực dửù aựn cho caực chuỷ ủaàu tử ụỷ ngoaứi Toồng coõng ty
3. Nhieọm vuù
Thửự nhaỏt, hoaứn thaứnh baứn giao hai coõng trỡnh thuyỷ ủieọn Yaly vaứ Soõng Hinh, trieồn khai thi coõng hai coõng trỡnh thuyỷ ủieọn Na Hang vaứ Seõsan 3 ủửụùc Nhaứ nửụực giao laứm toồng thaàu theo hỡnh thửực chỡa khoaự trao tay ủaỷm baỷo ủuựng tieỏn ủoọ vaứ chuaồn bũ toỏt caực ủieàu kieọn ủeồ sẵn saứng thi coõng thuyỷ ủieọn Sụn La
Thửự hai, tieỏp tuùc ủaàu tử ủeồ phaựt trieồn theo hửụựng ủa daùng hoaự ngaứnh ngheà, ủa daùng hoaự saỷn phaồm treõn cụ sụỷ giửừ vửừng vaứ phaựt huy ngaứnh ngheà truyeàn thoỏng vaứ sụỷ trửụứng xaõy dửùng thuyỷ ủieọn, thuyỷ lụùi
4. Caực giaỷi phaựp toồ chửực thửùc hieọn
Sau moọt thụứi gian tỡm hieồu, phaõn tớch keỏt quaỷ saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ trong giai ủoaùn 1996-2002 em xin neõu moọt soỏ yự kieỏn goựp phaàm naõng cao keỏt quaỷ saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa toồng coõng ty
- Saộp xeỏp, toồ chửực laùi Toồng coõng ty vaứ caực doanh nghieọp thaứnh vieõn theo hửụựng ủoồi mụựi; naờng cao hieọu quaỷ quaỷn lyự, chổ ủaùo cuỷa Toồng coõng ty vaứ taờng cửụứng tớnh tửù chuỷ, tửù chũu traựch nhieọm, naõng cao sửực caùnh tranh cuỷa doanh nghieọp. Xaõy dửùng vaứ hieọn ủaùi hoaự heọ thoỏng quaỷn lyự doanh nghieọp nhaốm taùo ra cụ cheỏ quaỷn lyự mụựi ủaỷm baỷo cho moùi hoaùt ủoọng saỷn xuaỏt ủửụùc naờng ủoọng, phuứ hụùp vụựi yeõu caàu caùnh tranh vaứ hoọi nhaọp quoỏc teỏ
- Tieỏp thũ toồng lửùc ủeồ tỡm kieỏm coõng trỡnh, saỷn phaồm mụựi vaứ tieõu thuù saỷn phaồm theo phửụng chaõm: Hieọu quaỷ trửùc tieỏp, troùng ủieồm, phaựt huy ủửụùc naờng lửùc sụỷ trửụứng cuỷa doanh nghieọp, taờng cửụứng lieõn doanh, lieõn keỏt vụựi caực doanh nghieọp trong nửụực vaứ nửụực ngoaứi ủeồ taùo theõm sửực maùnh, traựnh ủoỏi ủaàu khoõng caàn thieỏt. Tieỏp tuùc tham gia caực hieọp hoọi ngaứnh ngheà trong nửụực vaứ nửụực ngoaứi
- Xaõy dửùng vaứ ủaứo taùo, phaựt trieồn nguồn nhaõn lửùc, caùnh tranh thu huựt nhaõn taứi nhaốm vửứa phaựt trieồn naờng lửùc, kieỏn thửực, kyừ naờng cuỷa ủoọi nguừ saỹn coự, vửứa boồ sung theõm ngửụứi gioỷi ủeồ ủaựp ửựng yeõu caàu, nhieọm vuù mụựi cuỷa doanh nghieọp, ủaởc bieọt chuự troùng xaõy dửùng lửùc lửụùng tử vaỏn lụựn maùnh, ủi ủaàu trong SXKD
- ẹaàu tử ủoồi mụựi vaứ hieọn ủại hoaự kyừ thuaọt, coõng ngheọ nhaốm taùo ra nhửừng saỷn phaồm coự chaỏt lửụùng cao, ủaựp ửựng moùi nhu caàu cuỷa thũ trửụứng
- ẹaồy maùnh tieỏn ủoọ thửùc hieọn caực dửù aựn ủầu tử nhaốm naõng cao hieọu quaỷ sửỷ duùng voỏn ủaàu tử vaứ sụựm ủửa saỷn phaồm vaứo thũ trửụứng
- ệÙng duùng coõng ngheọ phaàn meàm, tin hoùc hoaự toaứn boọ hoaùt ủoọng cuỷa doanh nghieọp nhaốm taờng cửụứng coõng cuù quaỷn lyự, ủaựp ửựng yeõu caàu hoaùt ủoọng saỷn xuaỏt trong neàn kinh teỏ thũ trửụứng phaỷi ủửụùc trieồn khai vụựi toỏc ủoọ cao
- Naõng cao naờng suaỏt lao ủoọng nhaốm naõng cao hieọu quaỷ saỷn xuaỏt vaứ thu nhaọp cuỷa ngửụứi lao ủoọng treõn cụ sụỷ toồ chửực lao ủoọng hụùp lyự vaứ khoa hoùc
- Hoaứn thieọn coõng taực thoỏng keõ, laọp ra moọt ủoọi nguừ thoỏng keõ chuyeõn nghieọp seừ giuựp cho phoứng keỏ toaựn coự nhửừng baựo caựo veà keỏt quaỷ hoaùt ủoọng saỷn xuaỏt kinh doanh moọt caựch nhanh choựng vaứ chớnh xaực, nhaốm ủửa ra nhửừng keỏt luaọn thieỏt thửùc goựp phaàn laứm taờng keỏt quaỷ saỷn xuaỏt cuỷa Toồng coõng ty.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay quá trình đầu tư cho cải tạo xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng trên quy mô toàn quốc để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dân thì tiềm năng phát triển ngành xây dựng là rất lớn. Tuy nhiên để biến những cơ hội đó thành hiện thực và đem lại sự phát triển sản xuất là điều không dễ dàng, vì sản xuất kinh doanh xây dựng mang nhiều tính bất ổn, do sự bất ổn về đặc điểm sản xuất kinh doanh của thị trường và cả của yếu tố thời tiết phức tạp và không lường trước được ở nước ta. Do đó việc nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị xây dựng là rất cần thiết, nó cho biết thực trạng sản xuất kinh doanh của đơn vị từ đó đưa ra những giải pháp nhằm điều chỉnh sản xuất sao cho có hiệu quả cao nhất.
Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty xây dựng Sông Đà và dựa trên việc phân tích các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 1996-2002 cho thấy: Kết qủa sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhìn chung là tăng nhưng không ổn định, do năm 1999 có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức của Tổng công ty và chính sách thuế của Nhà nước. Từ năm 2000 sản xuất bắt đầu ổn định, các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tăng dần, khẳng định sự phát triển không ngừng của hoạt động sản xuất của Tổng công ty, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động đồng thời góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
Do thời gian thực tập có hạn và trình độ kiến thức chưa sâu nên đề tài nghiên cứu cuỷa em còn có những khiếm khuyết không tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong được thầy giáo PGS.TS Phan Công Nghĩa và ban lãnh đạo Tổng công ty tham gia góp ý kiến để luaọn vaờn toỏt nghieọp của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
TAỉI LIEÄU THAM KHAÛO
1 Giaựo trỡnh thoỏng keõ kinh teỏ –Trửụứng ủaùi hoùc kinh teỏ quoỏc daõn Haứ Noọi – Khoa thoỏng keõ
Chuỷ bieõn: TS.Phan Coõng Nghúa
Nhaứ xuaỏt baỷn thoỏng keõ Haứ Noọi -2000
2. Giaựo trỡnh thoỏng keõ ủaàu tử vaứ xaõy dửùng–Trửụứng ủaùi hoùc kinh teỏ quoỏc daõn Haứ Noọi – Khoa thoỏng keõ
Chuỷ bieõn: PGS.TS.Phan Coõng Nghúa
Nhaứ xuaỏt baỷn thoỏng keõ Haứ Noọi –2000
3. Giaựo trỡnh thoỏng doanh nghieọp–Trửụứng ủaùi hoùc kinh teỏ quoỏc daõn Haứ Noọi – Khoa thoỏng keõ
Chuỷ bieõn: GS.TS.Phaùm Ngoùc Kieồm
Nhaứ xuaỏt baỷn lao ủoọng – xaừ hoọi naờm 2002
4. Lyự thuyeỏt thoỏng keõ–Trửụứng ủaùi hoùc kinh teỏ quoỏc daõn Haứ Noọi – Khoa thoỏng keõ
Chuỷ bieõn: PGS.TS.Toõ Phi Phửụùng
Nhaứ xuaỏt baỷn giaựo duùcnaờm 1998
5.Giaựo trỡnh kinh teỏ caực ngaứnh saỷn xuaỏt kinh doanh – Hoùc vieọn taứi chớnh
Chuỷ bieõn: T.S.Nguyeón ẹỡnh Hụùi
Nhaứ xuaỏt baỷn taứi chớnh naờm 2002
6.Quaỷn lyự nhaứ nửụực veà kinh teỏ vaứ Quaỷn trũ kinh doanh trong xaõy dửùng
Chuỷ bieõn: TS.Nguyeón Vaờn Choùn
Nhaứ xuaỏt baỷn xaõy dửùng Haứ Noọi 1999
7.Giaựo trỡnh phaõn tớch hoaùt ủoọng saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa doanh nghieọp xaõy dửùng – Trửụứng ủaùi hoùc xaõy dửùng Haứ Noọi
Chuỷ bieõn PGS.PTS.Nguyeón ẹaờng Haùc
8.Xaõy dửùng heọ thoỏng chổ tieõu ủaựnh giaự hoaùt ủoọng saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa doanh nghieọp Vieọt Nam
Chuỷ bieõn: PGS.PTS Phaùm Ngoùc Kieồm
Nhaứ xuaỏt baỷn chớnh trũ quoỏc gia Haứ Noọi –1999
9.Thoỏng keõ doanh nghieọp xaõy dửùng - Trửụứng ủai hoùc xaõy dửùng
Chuỷ bieõn: TS.Leõ Tửù Tieỏn
Nhaứ xuaỏt baỷn xaõy dửùng Haứ Noọi 2002
10.Caực taứi lieọu veà keỏt quaỷ saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa Toồng coõng ty xay dửùng Soõng ẹaứ giai ủoaùn 1996-2002 vaứ moọt soỏ taứi lieọu tham khaỷo khaực
MỤC LỤC
Lụứi noựi ủaàu 1
Chửụng I:Heọ thoỏng chổ tieõu thoỏng keõ keỏt quaỷ saỷn xuaỏt cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 3
I.ẹaởc ủieồm SXKD cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ coự lieõn quan ủeỏn heọ thoỏng chổ tieõu keỏt quaỷ saỷn xuaỏt 3
1.Toồng quan veà ngaứnh xaõy dửùng 3
1.1 ẹaởc ủieồm veà ngaứnh xaõy dửùng 3
1.2.Vai troứ cuỷa ngaứnh xaõy dửùng trong neàn kinh teỏ quoỏc daõn…………………………10
1.3 Ngaứnh xaõy dửùng trong quaự trỡnh hoọi nhaọp kinh teỏ khu vửùc 12
2. ẹaởc ủieồm SXKD cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ coự lieõn quan ủeỏn heọ thoỏng chổ tieõu keỏt quaỷ saỷn xuaỏt 12
II. Hoaứn thieọn heọ thoỏng chổ tieõu keỏt quaỷ saỷn xuaỏt cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 19
1.Nguyeõn taộc xaõy dửùng vaứ hoaứn thieọn heọ thoỏng chổ tieõu thoỏng keõ keỏt quaỷ saỷn xuaỏt cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 19
2.Heọ thoỏng chổ tieõu hieọn haứnh veà keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 22
3. ẹeà xuaỏt hoaứn thieọn heọ thoỏng chổ tieõu veà keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 27
III.ẹaởc ủieồm tớnh toaựn caực chổ tieõu thoỏng keõ veà keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 30
1.Toồng giaự trũ saỷn xuaỏt (GO) 30
2.Toồng doanh thu (DT) 34
3.Lụùi nhuaọn (M) 35
4.Giaự trũ gia taờng (VA) 36
5.Giaự trũ gia taờng thuaàn (NVA) 37
6.Khoỏi lửụùng saỷn phaồm xaõy dửùng 37
Chửụng II: Caực phửụng phaựp thoỏng keõ phaõn tớch keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 39
I.ẹaởc ủieồm saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ coự lieõn quan ủeỏn heọ thoỏng phửụng phaựp phaõn tớch keỏt quaỷ saỷn xuaỏt 39
II. Xaực ủũnh caực phửụng phaựp thoỏng keõ phaõn tớch keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 40
1.Nguyeõn taộc cụ baỷn cuỷa phaõn tớch thoỏng keõ 40
2.Nguyeõn taộc choùn phửụng phaựp phaõn tớch thoỏng keõ keỏt quaỷ saỷn xuaỏt cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 43
3.Xaực ủũnh caực phửụng phaựp thoỏng keõ phaõn tớch keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 43
III.ẹaởc ủieồm vaọn duùng caực phửụng phaựp thoỏng keõ phaõn tớch keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 46
1.ẹaởc ủieồm vaọn duùng phửụng phaựp chổ soỏ ủeồ phaõn tớch bieỏn ủoọng keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 46
1.1.ẹaởc ủieồm vaọn duùng phửụng phaựp chổ soỏ trong phaõn tớch GO 46
1.2 ẹaởc ủieồm vaọn duùng phửụng phaựp chổ soỏ trong phaõn tớch VA 47
1.3. ẹaởc ủieồm vaọn duùng phửụng phaựp chổ số trong phân tớch NVA 48
1.4 ẹaởc ủieồm vaọn duùng phửụng phaựp chổ soỏ trong phaõn tớch DT 48
1.5 ẹaởc ủieồm vaọn duùng phửụng phaựp chổ soỏ trong phaõn tớch M 49
2.ẹaởc ủieồm vaọn duùng phửụng phaựp daừy soỏ thụứi gian ủeồ phaõn tớch bieỏn ủoọng keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 49
2.1 Caực loaùi daừy soỏ thụứi gian veà chổ tieõu keỏt quaỷ saỷn xuaỏt 50
2.2.ẹaởc ủieồm vaọn duùng phửụng phaựp daừy soỏ thụứi gian ủeồ phaõn tớch bieỏn ủoọng keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 50
3.ẹaởc ủieồm vaọn duùng phửụng phaựp hoài quy tửụng quan ủeồ phaõn tớch bieỏn ủoọng keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 56
Chửụng III: Vaọn duùng tớnh toaựn phaõn tớch keỏt quaỷ saỷn xuaỏt cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ thụứi kyứ 1996-2002 58
I. Khaựi quaựt veà Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 58
1.Quaự trỡnh hỡnh thaứnh vaứ phaựt trieồn cuỷa Toồng coõng ty 58
2.Cụ caỏu toồ chửực cuỷa Toồng coõng ty hieọn nay 60
II.Lửùa choùn caực chổ tieõu vaứ phửụng phaựp phaõn tớch keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ thụứi kyứ 1996-2002 64
1. Các chỉ tiêu được chọn để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà 64
2. Các phương pháp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà 65
III. Vận dụng tính và đánh giá kết quả sản xuất của Tổng công ty xây dựng Sông Đà thời kỳ 1996-2002 65
1.Tớnh caực chổ tieõu keỏt quaỷ saỷn xuaỏt ụỷ Toồng coõng ty 65
1.1.Toồng giaự trũ saỷn xuaỏt 65
1.2 Giaự trũ gia taờng 66
1.3 Doanh thu 67
1.4 Lụùi nhuaọn 68
1.5 Giaự trũ gia taờng thuaàn 68
1.6.Moọt soỏ chổ tieõu khaực ủeồ phaõn tớch keỏt quaỷ saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 68
2. Phaõn tớch caực chổ tieõu keỏt quaỷ saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 69
2.1 Phaõn tớch toồng hụùp keỏt quaỷ saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 69
2.2 Phaõn tớch toồng giaự trũ saỷn xuaỏt 73
2.2.1. Xaực ủũnh quy luaọt bieỏn ủoọng cuỷa toồng giaự trũ saỷn xuaỏt 73
2.2.2 Xaực ủũnh mửực ủoọ bieỏn ủoọng cuỷa toồng giaự trũ saỷn xuaỏt 74
2.2.3 Phaõn tớch mửực ủoọ aỷnh hửụỷng cuỷa caực nhaõn toỏ ủeỏn GO 76
2.2.4 Dửù baựo toồng giaự trũ saỷn xuaỏt 84
2.2.5 Phaõn tớch toỏc ủoọ bieỏn ủoọng cuỷa GO 84
2.3 Phaõn tớch giaự trũ saỷn xuaỏt xaõy laộp 86
2.3.1 Xaực ủũnh quy luaọt bieỏn doọng cuỷa giaự trũ saỷn xuaỏt xaõy laộp 86
2.3.2 Xaực ủũnh mửực ủoọ bieỏn ủoọng cuỷa giaự trũ saỷn xuaỏt xaõy laộp 88
2.3.3 Phaõn tớch mửực ủoọ aỷnh hửụỷng cuỷa caực nhaõn toỏ ủeỏn 89
2.3.4 Dửù baựo giaự trũ saỷn xuaỏt xaõy laộp……………………………………………………………… 92
2.3.5 Phaõn tớch 92
2.4 Phaõn tớch giaự trũ gia taờng 94
2.4.1 Xaực ủũnh quy luaọt bieỏn doọng cuỷa VA 94
2.4.2 Xaực ủũnh mửực ủoọ bieỏn ủoọng cuỷa VA 95
2.4.3 Phaõn tớch mửực ủoọ aỷnh hửụỷng cuỷa caực nhaõn toỏ ủeỏn VA 97
2.2.4 Dửù baựo VA 105
2.5 Phaõn tớch giaự trũ gia taờng thuaàn 105
2.5.1 Xaực ủũnh quy luaọt veà xu theỏ bieỏn ủoọng cuỷa NVA 105
2.5.2 Xaực ủũnh mửực ủoọ bieỏn ủoọng cuỷa NVA 107
2.5.3 Phaõn tớch aỷnh hửụỷng cuỷa caực nhaõn toỏ ủeỏn NVA 108
2.5.4 Dửù baựo NVA 113
2.6 Phaõn tớch doanh thu 113
2.6.1 Xaực ủũnh quy luaọt veà xu theỏ bieỏn ủoọng cuỷa DT 114
2.6.2 Xaực ủũnh mửực ủoọ bieỏn ủoọng cuỷa DT 115
2.6.3 Phaõn tớch aỷnh hửụỷng cuỷa caực nhaõn toỏ ủeỏn DT 117
2.6.4 Dửù baựo DT 124
2.7 Phaõn tớch lụùi nhuaọn 124
2.7.1 Xaực ủũnh quy luaọt veà xu theỏ bieỏn ủoọng cuỷa M 124
2.7.2 Xaực ủũnh mửực ủoọ bieỏn ủoọng cuỷa M 125
2.7.3 Phaõn tớch aỷnh hửụỷng cuỷa caực nhaõn toỏ deỏn M 127
2.7.4 Dửù baựo M 131
IV.Vaọn duùng ủaựnh giaự keỏt quaỷ saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa Toồng coõng ty xaõy dửùng Soõng ẹaứ 131
1. ẹaựnh giaự tỡnh hỡnh thửùc hieọn keỏ hoaùch 131
2.ẹũnh hửụựng 132
3.Nhieọm vuù 137
4.Caực giaỷi phaựp toồ chửực thửùc hieọn 137
KEÁT LUAÄN 140
Caực taứi lieọu tham khaỷo 141
TRệễỉNG ẹHKTQD COÄNG HOỉA XAế HOÄI CHUÛ NGHểA VIEÄT NAM
KHOA THOÁNG KEÂ ẹoọc laọp – Tửù do - Haùnh Phuực
NHAÄN XEÙT
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3687.doc