Tài liệu Nghiên cứu hành vi ứng xử của hộ nông dân sản xuất RAT ở huyện Gia Lâm, Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu hành vi ứng xử của hộ nông dân sản xuất RAT ở huyện Gia Lâm, Hà Nội
143 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hành vi ứng xử của hộ nông dân sản xuất RAT ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam với điều kiện sinh thái đa dạng, chế độ khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và một phần tương tự của ôn đới cùng với điều kiện đất đai, lao động phong phú, là nước có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất rau, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong những năm qua, kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao cùng với xu thế hội nhập và phát triển với kinh tế thế giới sẽ là cơ hội lớn cho ngành sản xuất rau. Đặc biệt là sản xuất rau an toàn (RAT) phát triển, khẳng định vị trí của mình trong ngành nông nghiệp.
Thời gian gần đây, RAT là yêu cầu cần thiết của người tiêu dùng và cả cộng đồng, sản xuất RAT là trách nhiệm trước xã hội, vừa là đảm bảo tiêu thụ tốt sản phẩm do mình sản xuất ra tăng sức cạnh tranh trong thị trường, vừa đảm bảo tốt môi trường sản xuất và duy trì sản xuất nông nghiệp bền vững. Vì vậy từ năm 1996, căn cứ vào mục tiêu phát triển sản xuất RAT cũng như điều kiện, nhu cầu và tình hình thực tế ở các địa phương, thành phố Hà Nội đã triển khai đề án RAT. Năm 2000 thành phố đã có quy hoạch tổng thể những vùng phát triển sản xuất RAT đến năm 2010 và 2020. Theo kết quả điều tra của Chi cục BVTV Hà Nội (2006) [3] thì toàn thành phố hiện có 112/117 xã phường ngoại thành có tham gia sản xuất rau. Tổng diện tích gieo trồng rau ở các xã, phường hiện nay là 7.927,5 ha; trong đó diện tích RAT có cán bộ kỹ thuật Chi cục chỉ đạo, giám sát là 5.651,5 ha, chiếm trên 70% so với tổng diện tích rau của thành phố. Sản lượng rau của Hà Nội sản xuất mới chỉ đáp ứng được xấp xỉ 40% sản lượng tiêu thụ, còn lại gần 60% lượng rau được cung cấp từ các tỉnh lân cận Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Lào Cai... Như vậy, việc sản xuất RAT phần nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Phát triển nghề trồng RAT không những góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động mà còn đảm bảo cho môi trường được trong sạch. Thu nhập trên 1 héc ta rau tại đồng bằng sông Hồng đạt 22,5 triệu đồng/vụ, gấp đôi so với trồng lúa. Nghề trồng, sơ chế và chế biến rau cũng thu hút lớn lực lượng lao động, vốn đang dư thừa ở nông thôn hiện nay (Trần Khắc Thi, 2007) [17].
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nghề trồng RAT của thành phố Hà Nội cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng đến ứng xử tâm lý người sản xuất rau vì một số lý do như sau:
Thứ nhất, thị trường RAT không ổn định, giá bán bấp bênh, sản phẩm rau chưa có thương hiệu nên chưa tạo được lòng tin cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, những thông tin về thị trường giá cả chưa được người sản xuất cập nhật đầy đủ, vì vậy, sản xuất RAT đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao và chưa bền vững.
Thứ hai, sự gia tăng bất thường của chi phí đầu vào phục vụ sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… lao động đã ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của sản xuất RAT. Vì vậy, việc mở rộng sản xuất của các nông hộ gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, tập quán canh tác sản xuất rau của người dân vẫn chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật, đã làm cho sản phẩm rau không được an toàn. Bên cạnh đó, những thông tin khoa học mới về giống, kỹ thuật canh tác chưa được người sản xuất đón nhận một cách chủ động để thay đổi nếp sản xuất cũ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất.
Thứ tư, công tác quản lý và tổ chức sản xuất RAT của thành phố chưa thực sự phù hợp với thực tiễn sản xuất và tiêu thụ RAT hiện nay. Các quy trình kỹ thuật sản xuất RAT chưa được thống nhất cao giữa các Trường, Viện nghiên cứu và Cơ quan quản lý.
Thứ năm, mối liên kết giữa các khâu như thu hoạch, xử lý, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu, chế biến... chủ yếu do nông dân và tư thương thực hiện, chưa tổ chức thành hệ thống với các mối liên kết ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm và lợi ích giữa người sản xuất và các doanh nghiệp.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh. Theo quy hoạch của thành phố trong những năm tới một số khu vực ven đô hình thành các khu dân cư, khu công nghiệp lớn, những xã vùng ven đô được quy hoạch thành những vành đai sản xuất nông nghiệp để cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phố. Huyện Gia Lâm có diện tích sản xuất nông nghiệp khá lớn, trong các loại thực phẩm thì rau là cây trồng được đặt lên hàng đầu. Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nên sản xuất rau của huyện Gia Lâm những năm vừa qua đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Nếu so sánh rau với cây lúa thì thu nhập của người dân từ sản xuất rau cao hơn sản xuất lúa là 3,2 lần, sản xuất rau của huyện phần nào đáp ứng được về số lượng cũng như chủng loại rau cho thị trường, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng rau còn hạn chế là việc tổ chức sản xuất còn chưa đồng bộ, thiếu khoa học.
Trước thực trạng đó câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu là:
+ Trong những năm qua sản xuất RAT của hộ nông dân huyện Gia Lâm như thế nào?
+ Ứng xử của hộ nông dân sản xuất RAT như thế nào khi có các yếu tố thay đổi: Tại sao họ lại ứng xử như vậy?
+ Giải pháp nào thích ứng với thị trường để giúp hộ nông dân có những ứng xử phù hợp thích ứng với thị trường.
Để giải quyết được những câu hỏi trên tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu hành vi ứng xử của hộ nông dân sản xuất RAT ở huyện Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá đúng hành vi ứng xử của hộ nông dân sản xuất RAT ở huyện Gia Lâm. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng ứng xử của hộ để phát triển sản xuất RAT.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đúc kết cơ sở lý luận về hành vi ứng xử của hộ nông dân sản xuất RAT.
- Đánh giá đúng các hành vi ứng xử của người sản xuất ở các hộ nông dân trồng RAT. Tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến các hành vi ứng xử.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng ứng xử của hộ để phát triển sản xuất RAT.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Hộ sản xuất RAT và một số hộ dịch vụ đầu vào đầu ra.
- Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Hành vi ứng xử hộ nông dân sản xuất RAT.
Về không gian: Huyện Gia Lâm.
Thời gian: Nghiên cứu hành vi ứng xử từ năm 2006 đến 2008; Phương hướng, giải pháp đến 2010.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT ĐỐI VỚISẢN PHẨM RAU AN TOÀN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan chủ yếu đến đề tài
* Khái niệm về RAT
Để hiểu rõ khái niệm về RAT một cách hoàn chỉnh cần xuất phát từ quan điểm về nền nông nghiệp sạch. Hiện nay, trên thế giới và ở nước ta có hai quan điểm về nông nghiệp sạch đó là: Nông nghiệp sạch tuyệt đối và nông nghiệp sạch tương đối.
Nông nghiệp sạch tuyệt đối còn gọi là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học, thiên về biện pháp hữu cơ và sinh học, trở lại canh tác tự nhiên, không dùng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chấp nhận năng suất cây trồng không cao để đổi lấy “Sản phẩm hoàn toàn sạch” cũng có thể sản xuất rau, hoa, quả…trong nhà kính, nhà lưới để cách ly với các yếu tố độc hại của môi trường. Nông nghiệp sạch tuyệt đối chỉ thực hiện ở các nước có dư thừa lương thực, thực phẩm, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho sản xuất, ở quy mô nhỏ và người tiêu dùng chấp nhận giá thành cao của sản phẩm nông nghiệp.
Nông nghiệp sạch tương đối: Áp dụng các biện pháp thâm canh hiện đại, đặc biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học, kết hợp các biện pháp hữu cơ, sinh học và các biện pháp khác nhưng với công nghệ đảm bảo hạn chế tác động xấu của sản xuất đến môi trường, các sản phẩm nông nghiệp không có hoặc có dưới mức hàm lượng cho phép các dư lượng hóa chất độc, đảm bảo giá thành hợp lý của sản phẩm nông nghiệp sạch.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hiệp quốc (FAO) thì rau sạch là sản phẩm không chứa độc tố, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép [8].
- Theo Trần Khắc Thi [15], sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Sạch, an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau chứa dư lượng bảo vệ thực vật, dư lượng Nitrat, dư lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây hại không vượt quá ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới. Những tiêu chuẩn đó có tính khả thi đối với người sản xuất, giá thành hạ, giúp cho người tiêu
dùng tiếp cận và chấp nhận với sản phẩm RAT.
* Sản xuất RAT
Sản xuất RAT là bộ phận của sản xuất rau nói chung, nó mang đầy đủ đặc điểm chung của ngành sản xuất rau và có những nét riêng biệt.
- Sự chống chịu bệnh tật, sự phát triển cũng như chất lượng của sản phẩm phần nào phụ thuộc vào giai đoạn rau ở vườn ươm. Do vậy khi sản xuất phải xử lý kỹ ngay từ đầu (xử lý giống).
RAT Là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như sức lao động lớn hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác.
Là loại sản phẩm tươi, xanh, nhiều chất dinh dưỡng, khả năng mắc nhiều loại sâu bệnh. Do vậy trong quá trình canh tác phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Đây là vấn đề có tính hai mặt, sử dụng để bảo vệ, duy trì sản lượng cây trồng nhưng sử dụng không đúng quy cách lại là nguyên nhân gây nhiễm độc sản phẩm.
Do sản xuất theo tiêu chuẩn cho trước nên sản xuất RAT phải tuân thủ nghiêm ngặt của kỹ thuật, đòi hỏi mức độ đầu tư vật chất, cao hơn sản xuất rau bình thường, trong khi đó năng suất và sản lượng thấp hơn là nguyên nhân chính dẫn đến giá bán loại rau này thường cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong điều kiện bình thường [19].
- Hộ sản xuất: Bao gồm tình hình đất đai, lao động, trang thiết bị, vật chất của hộ.
Các hộ sản xuất có quy mô lớn. Các hộ có tiềm năng về lao động và đất đai sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đạt được năng suất và hiệu quả sản xuất cao hơn. Các hộ có tiềm năng về vốn, trang thiết bị sản xuất được đầu tư đầy đủ.
Điều kiện tự nhiên của xã, đặc điểm về đất đai, khí hậu, địa hình đóng vai trò to lớn trong quá trình ra quyết định sản xuất của hộ, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Mỗi loại cây trồng yêu cầu những yếu tố nhất định về điều kiện sinh thái. Môi trường sinh thái phù hợp với đặc điểm của cây trồng sẽ góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả cho người sản xuất. Chính vì vậy, trong quá trình ra quyết định lựa chọn trồng giống rau gì người nông dân phải đặc biệt chú ý đến điều kiện tự nhiên của xã.
Trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của hộ. Trong một cộng đồng dân cư, thuộc cùng một dân tộc, có chung truyền thống văn hóa, thì những người có học vấn cao hơn cũng thường là những người ra quyết định sản xuất tốt hơn như lựa chọn cây con để sản xuất, lựa chọn các yếu tố đầu vào, lựa chọn thời điểm đầu tư.
Hiệu quả sản xuất của từng loại cây cũng có ảnh hưởng đến việc ra quyết định sản xuất các loại cây đó.
* Ứng xử
Theo từ điển tiếng Việt, ứng xử của các cá nhân là thái độ, hành động của các cá nhân trước một sự việc cụ thể. Thông thường thái độ và hành động đúng đắn của cá nhân sẽ giúp cho việc giải quyết công việc một cách hợp lý, mang lại lợi ích cho cá nhân đó.
Trong từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 1995) [12], ứng xử được định nghĩa là có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc ứng xử.
Hai tác giả Lê Thị Bừng và Hải Vang (1997) [2] đã đưa ra khái niệm về ứng xử đó chính là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi cử chỉ, cách nói năng tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người, nhằm đạt kết quả giao tiếp nhất định. Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu về hành vi ứng xử hay ra quyết định.
Nguyễn Khắc Viện (1991) [20] cho rằng ứng xử là chỉ mọi phản ứng của động vật khi có kích thích một yếu tố nào đó trong môi trường; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp lại thành một tình huống và tiến trình ứng xử để kích thích có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh.
* Hành vi ứng xử của người sản xuất
Thái độ ứng xử, khả năng ra quyết định và hành động của hộ nông dân phù hợp hay không phù hợp mang lại hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Các yếu tố này bao gồm cả yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh [16].
Trong điều kiện sản xuất ứng xử của hộ nông dân đối với sản xuất RAT chính là quyết định của nông dân trong sản xuất ra sản phẩm. Các quyết định bao gồm:
- Quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất: Đó là quyết định mở rộng diện tích, nhằm tăng số lượng sản phẩm sản xuất. Các quyết định này thường phụ thuộc vào xu hướng thay đổi cung, cầu và giá cả. Khi một loại sản phẩm trên thị trường được ưa chuộng, giá sản phẩm tăng, người nông dân có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm đó nhằm tăng nguồn cung cấp cho thị trường.
- Quyết định tăng cường đầu tư hay giảm bớt quy mô đầu tư. Quyết định này thường phụ thuộc vào mức thu nhập hay tỷ suất lợi nhuận biên hay tỷ lệ lợi nhuận mà một đơn vị chi phí đầu tư mang lại. Thông thường người nông dân sẽ tăng cường đầu tư thâm canh nếu đầu tư mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất.
- Quyết định mua vật tư hàng hóa: Gồm nơi mua giá vật tư hàng hóa và số lượng vật tư hàng hóa cần mua. Các quyết định này ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất và lợi nhuận của nhà sản xuất, đồng thời ảnh hưởng đến đầu tư thâm canh.
- Quyết định bán sản phẩm; Bao gồm số lượng sản phẩm tiêu thụ ở từng thời điểm, giá bán và nơi tiêu thụ sản phẩm. Các quyết định này phù hợp với diễn biến của thị trường sẽ giúp nông dân giảm thiểu được rủi ro về thị trường, tăng lợi nhuận cho người sản xuất.
2.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi ứng xử của người sản xuất rau an toàn
RAT có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội ngày nay khi mà nhu cầu giữ gìn và nâng cao sức khỏe của con người luôn được đặt lên hàng đầu.
P
Q1
S
D1
D
Q
P1
P
E1
Theo lý thuyết, khi một yếu tố nào đó ngoài giá của bản thân hàng hóa tác động làm cho lượng cầu tăng lên thì đường cầu về hàng hóa dịch vụ ấy sẽ dịch chuyển sang bên phải [21]. Các yếu tố thị trường (cung – cầu và giá) sẽ tự điều chỉnh và kết quả là một sự cân bằng mới được xác lập với một mức giá và mức sản lượng cao hơn. Như vậy là người sản xuất sẽ được lợi hơn trước vì phần thặng dư của người sản xuất giờ đây đã tăng lên.
Hình 2.1: Sự thay đổi thặng dư của người sản xuất RAT khi các yếu tố khác ngoài giá RAT tác động làm tăng lượng cầu
D: Là đường cầu.
S: Đường cung.
D1: Đường cầu mới.
P: Giá.
Q: Sản lượng.
E: Điểm cân bằng.
F: Điểm cân bằng mới.
Phần diện tích màu xanh thể hiện thặng dư (tạm gọi là lãi) của người trồng RAT trước khi cầu tăng lên, còn diện tích phần màu đỏ thể hiện lượng thặng dư tăng thêm của người trồng RAT sau khi cầu về RAT tăng lên.
Tuy nhiên, trên thực tế, để giành được phần thặng dư tăng thêm ấy, người sản xuất RAT phải đối diện với rất nhiều vấn đề câu hỏi, chẳng hạn có nên mở rộng quy mô hay không? Có nên đầu tư thâm canh thêm hay không? Liệu có nên tiếp tục sản xuất RAT hay chuyển sang sản xuất rau thường? Nếu tiếp tục sản xuất RAT thì tiêu thụ sẽ ra sao? Hoặc trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng như thế này, có nên tiếp tục làm ruộng nói chung và sản xuất RAT nói riêng hay là bán hoặc cho thuê lại đất sản xuất? v.v.... Mỗi một quyết định họ đưa ra để giải đáp cho những vấn đề câu hỏi trên chính là một ứng xử về một khía cạnh nào đó liên quan đến việc sản xuất trong hộ nói chung và sản xuất RAT nói riêng.
Có thể khẳng định việc nghiên cứu về hành vi ứng xử của hộ sản xuất RAT mang một ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc. Ý nghĩa ấy được khái quát qua 3 luận điểm như sau:
- Thứ nhất, việc nghiên cứu sẽ cho thấy người sản xuất RAT ứng xử ra sao trong bối cảnh hiện tại. Chẳng hạn, chúng ta sẽ biết rằng hiện tại họ đang nghĩ gì về tương lai của nghề sản xuất RAT? Họ đang gặp phải những khó khăn gì về mặt nguồn lực và thể chế để có thể đưa ra trong các quyết định của mình. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy xu hướng đưa ra các quyết định hay các ứng xử của hộ về các khía cạnh nào đó liên quan đến sản xuất RAT . Ví dụ, nghiên cứu sẽ cho thấy khi lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng của RAT giảm xuống thì nhìn chung người sản xuất sẽ có ứng xử như thế nào? Họ sẽ tìm mọi cách để lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm do mình sản xuất ra hoặc có những động thái nào để sản phẩm của mình chiếm lĩnh được nhiều thị phần hơn hay họ sẽ từ bỏ công việc đang làm? ... Những kết quả nghiên cứu về hành vi ứng xử của người sản xuất RAT sẽ phần nào cho xã hội nhìn thấy tương lai của ngành trồng RAT ở các miền thành thị nói chung và của huyện Gia Lâm nói riêng nếu như xã hội không có những động thái nhằm làm thay đổi những bối cảnh hiện tại.
- Thứ hai, nghiên cứu này sẽ góp phần tìm hiểu các nguyên nhân, các động cơ khiến hộ sản xuất RAT đưa ra những quyết định và ứng xử của mình về những thay đổi liên quan đến sản xuất và tiêu thụ RAT, những ứng xử của hộ phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện nguồn lực của chính hộ đặt trong bối cảnh phát triển xã hội hiện tại. Đối với một ngành sản xuất cụ thể thì ứng xử của hộ sẽ phụ thuộc vào việc hộ có đủ các điều kiện nguồn lực để đáp ứng với nhu cầu thị trường về sản phẩm ấy. Chính sự ràng buộc về nguồn lực buộc hộ phải có những ứng xử rất khác nhau về hướng sản xuất. Tuy nhiên, ngoài yếu tố nguồn lực, tức là các yếu tố nội sinh, ứng xử của hộ cũng chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại sinh, trong đó đặc biệt là vấn đề liên quan đến thể chế.
- Thứ ba, từ việc xác định phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới hành vi ứng xử của người sản xuất RAT, nghiên cứu góp phần quan trọng cho việc đề xuất các khuyến cáo, tư vấn, định hướng chính sách cho việc phát triển sản xuất RAT .
+ Đối với hộ sản xuất RAT, nghiên cứu sẽ đưa ra khuyến cáo trong việc đưa ra các quyết định, ứng xử của hộ, ví dụ họ cần có những động thái gì để có được những ứng xử sáng suốt hơn, hoặc thay vì tự mình ứng xử trực tiếp vào việc có nên tiếp tục sản xuất, đầu tư thêm chi phí hay không thì nên chăng họ đi nhờ người khác để đưa ra những quyết định ứng xử cuối cùng.
+ Đối với vấn đề phát triển thể chế, chính sách, nghiên cứu sẽ đưa ra những tư vấn, định hướng chính sách để hình thành những thể chế, cơ chế có vai trò ngày càng tích cực trong việc phát triển ngành nghề sản xuất RAT của địa phương. Cụ thể, nghiên cứu sẽ góp phần định hướng nên tạo ra những thay đổi gì để những ứng xử tích cực của hộ được diễn ra nhanh chóng, mạnh dạn, hiệu quả hơn và cần điều chỉnh những gì để hộ thay đổi những ứng xử có thể dẫn đến sai lầm.
- Thứ tư, ý nghĩa kinh tế - xã hội rộng lớn mà nghiên cứu mang lại. Phát triển kinh tế bền vững đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nghiên cứu hành vi ứng xử của người sản xuất RAT không thể một mình nó giải quyết được, nhưng sẽ có tác động tích cực cho các quá trình ấy. Điều đó thể hiện ở 3 luận điểm sau:
+ Một là, về khía cạnh kinh tế, nghiên cứu sẽ đưa ra những cơ sở nhất định nhằm củng cố và phát triển một ngành kinh tế không thể thiếu được trong hiện tại và tương lai, đó là ngành sản xuất RAT. Từ đó sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế trong ngành trồng trọt.
+ Hai là, về khía cạnh xã hội, khi ngành sản xuất RAT đã được phát triển, sự chuyên môn hóa trong phân công lao động xã hội đặc biệt là ngành trồng trọt một phần đã được sâu sắc hơn, nó chính là tiền đề tạo ra năng suất lao động cao hơn cho bản thân ngành và cho xã hội và cũng là cơ sở để phát triển quá trình hợp tác hóa giữa sản xuất RAT với các ngành khác. Cũng chính từ đó, vấn đề lao động, việc làm, thu nhập ở khu vực ven đô sẽ dần được ổn định hơn. Ý nghĩa xã hội của nghiên cứu cũng được khẳng định sâu sắc hơn vì việc góp phần phát triển ngành sản xuất RAT xét một cách kỹ lưỡng chính là việc củng cố và tăng cường sức khỏe của người dân, vấn đề mà xã hội luôn đặt cho sự quan tâm hàng đầu.
+ Ba là, về khía cạnh môi trường, nghiên cứu đưa đến một kết cục tốt hơn với vấn đề môi trường bởi cái đích cuối cùng của nghiên cứu là định hướng thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất RAT .
2.1.3 Nội dung nghiên cứu hành vi ứng xử của người sản xuất rau an toàn
Nghiên cứu hành vi ứng xử của người sản xuất nói chung và người sản xuất RAT nói riêng chính là nghiên cứu về thái độ, hành động của họ trước một sự việc cụ thể có liên quan đến vấn đề phát triển ngành nghề sản xuất mà họ đang theo đuổi. Hành vi ứng xử của người sản xuất RAT được thể hiện ở giai đoạn sản xuất, giai đoạn tiêu thụ sản phẩm, ở quyết định gắn kết hai giai đoạn ấy với nhau. Một nội dung quan trọng nữa là ứng xử của người sản xuất đối với thái độ, hành động của người tiêu dùng với sản phẩm RAT.
Nội dung 1: Các nội dung cụ thể của nghiên cứu hành vi ứng xử của người sản xuất RAT là:
- Ứng xử của hộ nông dân sản xuất RAT.
+ Ứng xử của người nông dân trong điều kiện thâm canh.
+ Ứng xử của nông dân sản xuất RAT về giá.
+ Ứng xử của hộ nông dân trong lựa chọn khách hàng.
+ Ứng xử của hộ nông dân trong bán và tiêu thụ sản phẩm.
+ Ứng xử của hộ trong áp dụng quy trình kỹ thuật, tiến bộ khoa học sản xuất RAT.
+ Ứng xử của nông dân với những yếu tố bất lợi chủ yếu trong sản xuất RAT.
+ Ứng xử của hộ nông dân sản xuất RAT về thông tin thị trường.
+ Ứng xử của hộ nông dân trong việc tham khảo giá bán.
Quyết định đầu tư vào sản xuất chính là nghiên cứu về thái độ, hành động của họ trong việc đưa ra các quyết định về tăng cường đầu tư hay giảm bớt quy mô đầu tư, quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, quyết định về kết hợp giữa các yếu tố sản xuất với nhau trong sản xuất để tạo ra sản phẩm trong điều kiện giá thay đổi và tiến bộ khoa học mới không ngừng phát triển.
- Thái độ, hành động của người sản xuất RAT trong việc đưa ra các quyết định tăng cường hay giảm bớt quy mô đầu tư cho biết hộ có xu hướng tăng cường đầu tư hay giảm bớt quy mô đầu tư trong các điều kiện giá cả đầu vào, đầu ra thay đổi và tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển? Kết quả của việc tăng cường hoặc giảm bớt quy mô đầu tư ấy là gì? Nghiên cứu sẽ chỉ ra rằng ở các nhóm hộ khác nhau thì thái độ và hành động đối với quyết định tăng cường hay giảm bớt đầu tư thì sẽ như thế nào?
- Nghiên cứu thái độ, hành động của người sản xuất RAT trong việc đưa ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất sẽ chỉ ra xu hướng áp dụng quy mô sản xuất lớn hơn, hay nhỏ hơn, hay giữ nguyên qua các thời điểm khác nhau; giữa các nhóm hộ khác nhau thì sự sai khác về quy mô ấy là như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hộ quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất? Nguyên nhân biến động của giá cả đầu vào, đầu ra và tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định ấy?
- Nghiên cứu thái độ, hành động của người sản xuất RAT trong việc đưa ra các quyết định về kết hợp các yếu tố sản xuất với nhau để tạo ra sản phẩm sẽ trả lời các câu hỏi rằng yếu tố sản xuất nào là quan trọng hơn đối với hộ? Lao động, đất đai, tiền vốn, hay công nghệ? Giữa các nhóm hộ thì thứ tự ưu tiên ấy là gì? Kết quả của các cách kết hợp ấy là như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định kết hợp các yếu tố đầu vào của sản xuất? Yếu tố tiến bộ kỹ thuật giữ vai trò như thế nào trong quyết định kết hợp ấy?...
- Nghiên cứu thái độ, hành động của người sản xuất RAT trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra xu hướng sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất ở các hộ như kỹ thuật làm đất, bón phân, phòng trừ dịch bệnh.
Nội dung 2: Cụ thể của nghiên cứu hành vi ứng xử của người sản xuất RAT trong giai đoạn lưu thông (hay tiêu thụ) chính là nghiên cứu về thái độ, hành động của họ trong việc đưa ra các quyết định về tiếp cận, lựa chọn thị trường tiêu thụ, quyết định về giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, cách thức thương lượng, quy trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
- Nghiên cứu về thái độ, hành động của người sản xuất RAT trong việc đưa ra các quyết định tiếp cận và lựa chọn thị trường tiêu thụ nhằm trả lời câu hỏi hộ sản xuất tiếp cận thị trường bằng cách nào? Thông tin thị trường lấy từ nguồn nào? Cách thức quảng bá sản phẩm của mình đến thị trường ra sao?
- Nghiên cứu về thái độ, hành động của người sản xuất RAT trong việc đưa ra các quyết định về giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, cách thức thương lượng và quy trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm góp phần trả lời câu hỏi mức giá bán sản phẩm của hộ là do ai quyết định? Hộ tham gia đến mức nào vào quyết định ấy? Căn cứ nào để hộ đưa ra quyết định mức giá như vậy? Xu hướng biến động của số lượng sản phẩm được tiêu thụ tại các mức giá khác nhau? Các thương lượng được diễn ra như thế nào? Trước hay sau khi thu hoạch rau? Chế độ hợp đồng tiêu thụ được thực hiện ở tần suất như thế nào? Hộ thường quan tâm đến kênh tiêu thụ nào hơn nhằm tối đa hóa lợi ích cho mình?
Nội dung 3: Nghiên cứu hành vi ứng xử của người sản xuất RAT trong quyết định kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ là nội dung quan trọng mô tả hành vi ứng xử của họ đối với nhu cầu của thị trường. Theo lý thuyết marketing hiện đại thì người bán sẽ “bán cái thị trường cần”, có nghĩa là để công việc kinh doanh thành công thì công tác nghiên cứu, tìm kiếm nhu cầu thị trường phải đi trước một bước. Để tối đa hóa được lợi ích của mình, người sản xuất RAT cũng nên làm như vậy. Vì thế nội dung nghiên cứu này cho biết hộ đánh giá như thế nào về sự quan trọng của thông tin thị trường đối với việc sản xuất ra sản phẩm, đặc biệt là thông tin dự báo về thị trường tiêu thụ trong tương lai? Những động thái nào được quan tâm để gìn giữ và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm?
Nội dung 4: Nghiên cứu ứng xử hành vi ứng xử của người sản xuất RAT với thái độ, hành động của người tiêu dùng đối với sản phẩm RAT nhằm chỉ ra cách mà người sản xuất RAT giải quyết một thực trạng là lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm ngày càng giảm sút. Người tiêu dùng vì thói quen muốn mua hàng với giá rẻ và mẫu mã đẹp thường có xu hướng loại RAT ra khỏi giỏ hàng của mình bởi đặc điểm của chúng đi ngược lại với lợi ích trước mắt của họ. Trong hoàn cảnh này người sản xuất RAT sẽ ứng xử như thế nào? Hạ giá thành sản phẩm hay cải thiện mẫu mã? Hay làm cả hai? Hay cùng với Nhà nước và xã hội thực hiện công tác tuyên truyền về ý nghĩa của RAT đối với cuộc sống để làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng? Hay họ sẽ thu hẹp quy mô sản xuất hoặc từ bỏ ngành nghề này? ... là những nội dung mà đề tài tập trung nghiên cứu.
2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của người sản xuất rau an toàn
* Nhân tố về điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết…). Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc sản xuất loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao và cũng là cơ sở hình thành các vùng sản xuất, vùng chuyên môn hóa. Vị trí địa lý cũng là yếu tố quan trọng cho việc phát triển sản xuất RAT. Vị trí gần thị trường tiêu thụ, giao thông thuận lợi… là yếu tố lợi thế cho tiêu thụ và giảm sản xuất, kích thích sản xuất phát triển.
- Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và với sản xuất RAT nói riêng. Đất đai cùng các yếu tố địa lý khác có ảnh hưởng lớn tới năng suất, sản lượng cũng như phẩm chất của rau.
Rau có bộ rễ ăn nông ở tầng đất mặt (25 – 30 cm) nên tính chịu hạn, úng rất kém dễ bị sâu bệnh. Vì thế loại đất thích hợp với RAT là đất thịt nhẹ, đất trung bình sau đó đến đất pha cát. Để cho năng suất cao đòi hỏi phải có tầng đất canh tác tơi xốp, giữ ẩm giữ nhiệt, dễ thoát nước khi ngập úng, dễ thoát nước và dễ hấp thụ.
Như vậy điều kiện đất đai của Việt Nam nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng là phù hợp với trồng RAT .
- Thời tiết khí hậu
Cùng với đất đai thì các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thời gian chiếu sáng, sự thay đổi mùa (xuân, hạ, thu, đông) đều có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng RAT.
Do đặc điểm khí hậu của nước ta mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa thời tiết thay đổi liên tục, vì thế sản xuất rau chịu ảnh hưởng lớn sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RAT nói riêng. Do đó quá trình sản xuất các hộ phải có biện pháp phòng chống các điều kiện bất lợi cho cây trồng cũng như xem xét lựa chọn các giống cây phù hợp với nhiệt độ, thời tiết từng vùng. Người sản xuất muốn đưa ra được những quyết định tối ưu trong công tác tổ chức sản xuất đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ những điều kiện trên. Bởi vì yếu tố này liên quan trực tiếp đến việc bố trí cơ cấu cây trồng, vùng sản xuất, tổ chức cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất.
* Nhóm yếu tố về kinh tế
- Vốn: là nhân tố cần thiết trong quá trình sản xuất. Trong nông nghiệp thì vốn tác động vào quá trình sản xuất không phải trực tiếp mà gián tiếp thông qua cây trồng vật nuôi, đất đai… Nó tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như trâu bò, máy móc… và những hộ có vốn sẽ chủ động đầu tư, mở rộng qui mô sản xuất đem lại hiệu quả cao hơn những hộ thiếu vốn.
- Thị trường và giá cả: Đây là yếu tố quyết định đến việc phát triển sản xuất RAT. Khi nhu cầu của thị trường tăng, thị trường mở rộng sẽ kích thích sản xuất phát triển và ngược lại khi nhu cầu thị trường giảm, thị trường thu hẹp sẽ hạn chế sản xuất. Người sản xuất luôn luôn nắm bắt, mở rộng và ổn định thị trường để đảm bảo cho sản xuất của mình. Thị trường ở đây không phải là thị trường tiêu thụ sản phẩm, mà người sản xuất còn quan tâm đến thị trường tài chính, thị trường lao động, dịch vụ các yếu tố có liên quan đến quá trình sản xuất RAT. Sản xuất RAT cần có thị trường, hệ thống tổ chức tiêu thụ và quảng bá sản phẩm của mình mới có thể đảm bảm cho quá trình sản xuất ra sản phẩm. Mỗi nhà sản xuất phải đặt ra và trả lời được ba câu hỏi : Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?
Để làm được việc “cần sản xuất cái gì” thì nhà sản xuất phải tìm kiếm được thị trường cần gì, giá cả như thế nào…(nếu sản xuất thì có phù hợp hay không). Từ đó hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện. Trong sản xuất RAT thị trường đóng vai trò quyết định (vì cây rau là sản phẩm dễ hỏng lại thu hoạch dồn vào một thời điểm…). Do vậy việc mở rộng thị trường, ổn định giá cả là hết sức cần thiết cho ngành rau.
- Yếu tố lao động: Sản xuất RAT đòi hỏi đầu tư nhiều về lao động cả._. về chất lượng và số lượng. Lượng lao động dùng trong sản xuất RAT đối với hộ thì chủ yếu là lao động gia đình, còn với trang trại, xí nghiệp thì có lao động đi thuê. Vì vậy chất lượng lao động trong sản xuất RAT ở nước ta còn rất kém. Điều đó làm giảm năng suất, chất lượng những loại RAT đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.
- Yếu tố về hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ngành sản xuất RAT. Trong đó chính sách về giá cả, tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu tạo ra giống mới, đất đai có tác động mạnh nhất.
Mặt khác muốn mở rộng qui mô và chất lượng trong sản xuất RAT cần có chính sách kinh tế thích hợp, nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất, một chính sách kinh tế thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển và ngược lại.
- Yếu tố tổ chức sản xuất và quản lý: Dù sản xuất ở qui mô nhỏ hay lớn để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thiết phải có mô hình tổ chức cụ thể hợp lý. Một mô hình được coi là hợp lý khi nó vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, các mô hình sản xuất RAT được coi là phát triển như là mô hình trang trại.
Về vấn đề quản lý là phải thường xuyên quan tâm đến sự đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm. Từ đó mới có được mô hình kinh tế phù hợp.
Do đó tổ chức sản xuất và quản lý có ảnh hưởng đến sự phát triển trong sản xuất rau.
* Nhóm yếu tố về kỹ thuật
- Yếu tố về giống: Giống đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Giống tốt cho năng suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng sản phẩm cao. Trong những năm gần đây đã áp dụng lai tạo giống (do một số cơ quan nghiên cứu tạo ra như Viện Nghiên cứu Rau quả…) và nhập khá nhiều giống mới để đưa vào sản xuất. Việc đưa giống mới vào đáng được khích lệ, nhưng một điều lưu ý là khi đưa giống mới vào địa phương phải chú ý đến từng điều kiện, khí hậu, chất đất của từng vùng.
- Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác có một vai trò không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất RAT nói riêng. Bởi vì thông qua đó nhằm cung cấp nhu cầu về dinh dưỡng, độ thoáng khí trong đất, độ ẩm thích hợp cho sự sống của rau như các biện pháp làm đất, phun thuốc trừ sâu.
+ Yếu tố phân bón
Phân bón là một trong những đầu vào quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành rau nói riêng. Thị trường phân bón Việt Nam các loại phân bón hóa học truyền thống như đạm, lân, ka li đã rất phát triển. Đầu năm 1990, với những chính sách hỗ trợ người dân của chính phủ trong sản xuất nông nghiệp, mạng lưới phân bón hóa học đã phủ khắp cả nước đến tận vùng sâu vùng xa. Người nông dân rất dễ dàng có thể tiếp cận với bất kỳ một loại phân bón hóa học nào. Việc bón phân hóa học cho năng suất cao và dễ dàng tiếp cận nên người ta đã lạm dụng loại phân này để tăng năng suất nhằm tăng thu nhập. Một số năm gần đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã có cán bộ xuống giám sát về kỹ thuật trồng RAT trong đó việc sử dụng phân bón nhưng mua và bón phân như thế nào đang phụ thuộc vào ý thức của người dân chứ chưa có được bất kỳ một sự kiểm soát nào.
Các loại phân bón phục vụ cho phát triển sản xuất RAT cũng đang được người dân có xu hướng sử dụng đó là NPK và các loại phân vi sinh và phân chuồng. Đây là loại đầu vào được khuyến cáo bón cho rau. Tuy nhiên, người nông dân đang gặp khó khăn đối với việc tiếp cận các loại phân này.
Phân chuồng: Rau phản ứng khá tốt với các loại phân đã ủ ải. Ngoài ra phân chuồng còn có tác dụng cải tạo đất.
Phân đạm: Rau thích hợp với phân đạm đặc biệt là rau ăn lá,
Phân lân: Phân lân thích hợp với rau ăn quả, giúp bộ rễ phát triển đầy đủ, cây cứng cáp thời gian chống chịu sâu bệnh hại và những thay đổi bất lợi của ngoại cảnh.
Phân ka li đây là loại phân có tác dụng thúc đẩy mạnh các quá trình tích lũy vật chất, ka li rất cần thiết cho loại cây ăn củ, quả nhưng phải chú ý khi nào bón ka li cho rau là hợp lý nhất.
- Yếu tố thời vụ gieo trồng: Các loại cây trồng có đặc điểm sinh trưởng và quy luật phát triển riêng. Đối với RAT, thời vụ gieo trồng được tính từ khi đặt giống, gieo hạt, qua quá trình sinh trưởng, phát triển và đến thời kỳ thu hoạch. Khi trồng RAT người nông dân phải chú ý đến việc gieo trồng phải đúng thời vụ, nếu không đúng thời vụ thì sẽ gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh, làm cây sinh trưởng chậm, phát triển kém, năng suất thấp.
- Yếu tố bảo vệ thực vật: Là yếu tố quan trọng không kém phần khâu chọn giống, nó quyết định đến sản lượng cây trồng. Nếu phun quá liều lượng thì sẽ gây ảnh hưởng đến “độ an toàn” của rau.
Như vậy, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RAT nói riêng chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Yêu cầu của người sản xuất cần phải xem xét yếu tố nào là cơ bản, yếu tố nào cần phải khắc phục ngay, để có biện pháp giải quyết cho hợp lý, kịp thời và khoa học.
2.1.5 Xu hướng chung về hành vi ứng xử của người sản xuất rau an toàn
Hành vi ứng xử của người sản xuất RAT được đặt trong bối cảnh lịch sử kinh tế xã hội luôn biến động theo những quy luật khách quan của nó. Bối cảnh ấy quy định xu hướng phát triển đặc thù của nhu cầu thị trường về sản phẩm RAT. Ở một xã hội ngày càng văn minh hơn, các sản phẩm và dịch vụ nói chung và sản phẩm RAT nói riêng phải được thiết kế sao cho hoàn thiện được tất cả các cấp độ của mình. Đó là “lợi ích cốt lõi, sản phẩm chung, sản phẩm mong đợi, sản phẩm hoàn thiện và sản phẩm tiềm ẩn” (Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, 1999) [7].
Trong tương lai, cấp độ sản phẩm tiềm ẩn sẽ được quan tâm nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong tương lai của người tiêu dùng. Đối với sản phẩm RAT trên thị trường Việt Nam, cấp độ sản phẩm tiềm ẩn có thể thể hiện ở các dạng sản phẩm cụ thể như nước ép từ RAT, rau khô và các sản phẩm sau chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong điều kiện phải tiết kiệm tối đa thời gian cho công việc và cuộc sống. Để thích ứng với xu thế đó, trong tương lai người sản xuất RAT sẽ phải đưa ra những ứng xử hành vi một cách phù hợp nhằm vừa thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng vừa tối đa hóa được giá trị thặng dư cho mình. Chính vì thế, hành vi ứng xử của họ cũng sẽ phát triển theo một xu thế ngày càng định hướng thị trường
Sản phẩm hoàn thiện
Sản phẩm
mong đợi
Sản phẩm
chung
Lợi ích
cốt lõi
Sản phẩm tiềm ẩn
Hình 2.2: Năm mức độ sản phẩm
và xã hội hơn. Trong đó có thể kể đến các đặc điểm không thể thiếu của nó là:
- Xu hướng chủ động tiếp cận thị trường ngày càng trở nên rõ rệt và mạnh mẽ hơn: Trong tương lai gần, sản phẩm RAT phải cạnh tranh với các sản phẩm nông sản hoặc sản phẩm công nghiệp khác theo hai cách. Một là cạnh tranh về nguồn lực. Thay vì sản xuất RAT, hộ nông dân có thể sử dụng đất đai, tiền vốn và lao động để tiến hành các hoạt động sản xuất khác nhằm đạt được lợi ích cao hơn, chẳng hạn họ có thể chuyển sang trồng các loại cây khác thay vì RAT hoặc bán lại hay cho thuê đất sản xuất nông nghiệp. Hai là, sự cạnh tranh với các sản phẩm rau thường xuất phát từ việc niềm tin của người tiêu dùng đã bị suy giảm do thói quen mua hàng hóa với giá thấp và các sản phẩm “bắt mắt” hơn. Cách giải quyết tốt nhất để duy trì sự tồn tại và phát triển đối với sản phẩm RAT chính là sự chủ động tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất. Điều này khiến người sản xuất RAT phải đi đến các quyết định cụ thể xem tiếp cận thị trường bằng cách nào? Tiếp cận như thế nào? Những trang bị và đầu tư như thế nào cho việc tiếp cận thị trường và tiêu thụ RAT cả về nhân lực, trang thiết bị. Họ sẽ chủ động làm tất cả các công việc ấy hay sẽ đi thuê?
- Xu hướng ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Cụ thể, người sản xuất sẽ có những quyết định đánh giá tích cực hơn đối với vai trò của khoa học công nghệ, đặc biệt là vai trò của công nghệ sinh học và công nghệ thông tin đối với sản xuất và tiêu thụ RAT. Tiếp theo là các động thái liên quan đến việc chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Cụ thể là sự chủ động tìm đến các cơ quan tư vấn về khoa học công nghệ, thuê chuyên gia, liên kết với các tổ chức các doanh nghiệp nghiên cứu chuyển giao khoa học. Xa hơn nữa là các hoạt động chủ động sáng tạo ra sản phẩm khoa học công nghệ mới từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày, quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sản xuất. Kết quả là sẽ có những sản phẩm RAT được tạo ra mà rất ít hoặc không dùng đến đất, hoặc được gieo trồng trên những căn nhà cao tầng, trong văn phòng. Các hình thức tiêu thụ RAT qua mạng sẽ trở nên phổ biến hơn thông qua việc này sẽ xuất hiện nhiều hơn các trang Web của các tổ chức, cá nhân giao bán RAT.
- Xu hướng không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm RAT: làm thế nào để duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm? Vấn đề thương hiệu được quan tâm như thế nào? Trong điều kiện hiện tại và trong tương lai gần, RAT vẫn thể hiện sức cạnh tranh yếu kém của mình ở hai yếu tố cơ bản, một là giá bán và hai là mẫu mã. Xét về yếu tố giá bán có thể khẳng định so với các loại rau thường, giá bán sản phẩm RAT thường cao hơn nhiều, nên chưa thể trở thành “sản phẩm của công chúng” được. Xét về mẫu mã, do không hoặc sử dụng rất ít hàm lượng các chất bảo vệ thực vật, chất kích thích nên vẻ bề ngoài của các sản phẩm RAT luôn không “hấp dẫn” như các sản phẩm RAT không được cho là an toàn. Có hai cách để giải quyết vấn đề này. Một là đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm RAT có giá thành chấp nhận được, với mẫu mã thỏa mãn sự hiếu kỳ của người tiêu dùng. Hai là có những động thái nhằm thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng về RAT qua các chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa cũng như sự cần thiết của RAT đối với đời sống xã hội. Để làm thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng thì người sản xuất không những không thể đứng ngoài cuộc mà phải là nhân tố tích cực trong công cuộc ấy bởi hơn ai hết họ là những người cần người tiêu dùng am hiểu về RAT hơn cả.
- Xu hướng phát triển các hình thức liên kết, đặc biệt là xây dựng các hợp đồng cung ứng sản phẩm trong tương lai [22]. Trong điều kiện hiện tại và tương lai, các nguồn lực phục vụ sản xuất RAT của hộ luôn là những yếu tố giới hạn, đặc biệt là yếu tố đất đai có xu hướng ngày càng thu hẹp lại. Những .
Đường cong năng lực sản xuất sau khi liên kết
Đường cong năng lực sản xuất trước khi thực hiện liên kết
0
Sản phẩm
B
Sản phẩm
A
Hình 2.3: Sự thay đổi đường giới hạn năng lực sản xuất trước và sau khi tham gia liên kết
hạn chế ấy sẽ làm cho đường giới hạn năng lực sản xuất của hộ sản xuất RAT dần bị thu hẹp nếu không có những động thái làm thay đổi số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn lực phục vụ sản xuất. Chính nhờ các hình thức liên kết mà đường cong năng lực sản xuất của hộ sản xuất RAT sẽ được mở rộng [20].
Để phát triển ngành nghề rõ ràng người sản xuất RAT không thể đứng một mình được mà sẽ chủ động tìm đến các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hình thức liên kết 4 nhà sẽ được triển khai rộng rãi trong ngành hàng này. Khi đó, người sản xuất RAT sẽ trở thành một tác nhân quan trọng không thể thiếu trong hệ thống cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng. Họ sẽ dần trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc tiếp nhận thông tin từ thị trường, tổ chức các yếu tố đầu vào, vận hành quá trình sản xuất, điều phối các hoạt động tiêu thụ thông qua các hợp đồng với sự hợp tác đắc lực của các tác nhân khác trong việc tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho người sản xuất tiếp cận với yếu tố về đầu vào, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. Sự liên kết hợp lý không chỉ làm cho người sản xuất RAT mở rộng được đường năng lực sản xuất mà hơn thế nữa sẽ tạo điều kiện để họ ứng xử ở những ngưỡng cho hiệu quả nhất, tức là sản xuất tại những điểm nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất để tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực thông qua sự tư vấn, trợ giúp của chính các tác nhân tham gia trong liên kết.
- Xu hướng ứng xử đặt trong bối cảnh phát triển thương mại quốc tế sản phẩm. Ở giai đoạn đầu đó là ứng xử trong việc đối phó với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập ngoại. Điều này đã rất rõ ràng đối với thị trường các sản phẩm rau “không an toàn” trong những năm trở lại đây, cụ thể là cuộc chiến không cân sức giữa rau quả Việt Nam với rau quả đến từ Trung Quốc. Trong tương lai, khi ngành hàng RAT đã được ổn định hơn, thị phần nội địa đã trở nên vững mạnh, người sản xuất sẽ nghĩ đến việc hướng tới các thị trường ngoại quốc để gia tăng lợi ích cho mình. Họ sẽ sẵn sàng chấp nhận làm theo các yêu cầu về mặt kỹ thuật ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn từ thị trường quốc tế. Rốt cuộc là sản phẩm RAT sẽ trở nên “chuẩn” hơn.
- Xu hướng ứng xử nhạy bén hơn với vấn đề chế biến sản phẩm. Như đã trình bày ở trên, tiết kiệm thời gian là xu hướng phổ biến của xã hội trong tương lai, chính vì thế các sản phẩm cần càng ít thời gian để có thể đáp ứng được nhu cầu của con người bao nhiêu thì càng có cơ hội được tiêu thụ nhiều hơn bấy nhiêu. Trong tương lai không xa, bên cạnh các sản phẩm RAT tươi sống thì các sản phẩm chế biến công nghiệp từ RAT sẽ là những sản phẩm được ưa dùng của người mua. Do đó các loại nước ép, rau đóng hộp có thể sẽ được hình thành và bán chạy hơn tại hệ thống các siêu thị trong vòng một thập kỷ tới.
- Xu hướng ứng xử đầu tư vào công tác nghiên cứu và sử dụng các sản phẩm nghiên cứu vào sản xuất một cách mạnh mẽ, bao gồm nghiên cứu tìm ra những tiến bộ kỹ thuật mới và nghiên cứu dự báo, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hai loại nghiên cứu này sẽ góp phần bổ trợ cho nhau giúp cho khả năng tham gia vào thị trường của người sản xuất RAT ngày càng được sâu rộng hơn. Trong đó nghiên cứu dự báo, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ đi trước một bước để phát hiện ra nhu cầu và sức mua trong tương lai, còn nghiên cứu tìm ra những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu ấy với mức chi phí thấp nhất. Trong tương lai không xa, vai trò của người sản xuất RAT với hai loại nghiên cứu này sẽ thay đổi rõ rệt. Họ sẽ không còn bị động chỉ với vai trò là người cung cấp thông tin cho các nghiên cứu được chỉ định mà thay vào đó họ sẽ là người chủ động phát hiện vấn đề và tự mình hoặc tìm đến các biện pháp ủy nhiệm cho cơ quan khoa học tiến hành các nghiên cứu để đưa ra những giải pháp khả thi nhằm giải quyết những vấn đề ấy. Cùng với việc chủ động trong công tác nghiên cứu, người sản xuất RAT cũng sẽ tích cực tìm đến và sử dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho công tác lập kế hoạch và triển khai các hoạt động sản xuất, thương mại sản phẩm của mình. Trong hoạt động này họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền để chi trả cho việc sử dụng các sản phẩm khoa học hoặc cho việc thuê chuyên gia tư vấn.
Nói tóm lại, chính yêu cầu về sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng mới mẻ của thị trường đã và sẽ khiến người sản xuất RAT đưa ra những ứng xử ngày càng tiến bộ, thể hiện tính chuyên nghiệp và vai trò không thể thiếu trong hệ thống tác nhân tham gia vào ngành hàng RAT. Trong đó chủ động tiếp cận thị trường tiêu thụ; tích cực trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; chủ động trong hợp tác, liên kết; chủ động tham gia vào nghiên cứu... là xu hướng ứng xử trong tương lai của người sản xuất RAT.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất RAT và ứng xử của người sản xuất rau an toàn trên thế giới
Rau xanh là một trong những loại cây trồng được phát triển mạnh ở tất cả các nước trên thế giới, hiện có 120 chủng loại rau được sản xuất ở các vùng khác nhau, nhưng chỉ có 12 loại chủ yếu được trồng nhiều, chiếm khoảng 80% diện tích rau toàn thế giới [10].
Theo thống kê của FAO [5], năm 2003, diện tích gieo trồng RAT thế giới khoảng 50 triệu ha, năng suất 16,8 tấn/ha, sản lượng 842,2 triệu tấn. Sản lượng rau tính cho đầu người trên toàn thế giới là 131 kg.
Những năm gần đây, hàng năm diện tích và sản lượng rau các loại tăng khoảng 1,8% năm. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới dự kiến tăng 3,6%/năm từ nay đến năm 2010 (FAO).
Năm 2002, giá trị xuất khẩu của 10 mặt hàng rau chính là 8.706 triệu USD. Trong đó các loại rau đã qua chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất: Chế biến sẵn 33%; đông lạnh 26,2%.
Cũng theo thống kê của tổ chức này, hàng năm trên thế giới có khoảng 3 triệu vụ ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, có khoảng 220 nghìn vụ tử vong trong đó không ít vụ liên quan đến ngộ độc do ăn phải rau không an toàn. Ngoài ra việc sử dụng rộng rãi thuốc bảo vệ thực vật đã làm chết nhiều chim, cá và thiên địch của sâu bọ có hại cũng như các loại côn trùng thụ phấn quan trọng đối với cây trồng thậm chí càng gây lên hiện tượng kháng thuốc của sâu bệnh [14].
Do nhận thức được mối nguy hiểm ngày càng gia tăng do sử dụng rau không an toàn, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã tập trung nghiên cứu kỹ thuật sản xuất và mở rộng phạm vi tiêu dùng RAT trong cộng đồng dân cư.
Trên phương diện sản xuất RAT, thế giới đã có những thành tựu cơ bản, nhưng về góc độ tổ chức sản xuất và phân phối RAT, tạo thói quen sử dụng RAT cho người dân thì mức thành công ở các nước không giống nhau.
Mỹ và Canađa đã hình thành các hiệp hội sản xuất rau sạch. Các hội viên của hội bắt buộc phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định về điều kiện sản xuất và quy trình kỹ thuật, ngược lại họ được ưu tiên vay vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng. Các hội viên được quyền bán sản phẩm ở quầy rau do hiệp hội bảo lãnh về chất lượng với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại khác. Ở các nước châu Âu như Đức, Pháp, Hà Lan… có hàng ngàn cửa hàng bán “rau xanh sinh thái”, mặc dù giá cao hơn nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận.
Các nước công nghiệp mới như Đài Loan, Singapore… cũng đã áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ như kiểu hiệp hội, công ty cổ phần… để điều hành các hoạt động đầu tư sản xuất, chế biến, đảm bảo chất lượng và uy tín sản phẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Ở Israel, mặc dù điều kiện đất đai và khí hậu khắc nghiệt nhưng được sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của Nhà nước nên sản xuất RAT rất phát triển. Quy mô sản xuất của các nông hộ ở đây khá lớn (có hộ có tới 7 – 8 ha) nên hầu như các hộ đều theo mô hình khép kín từ sản xuất đến bảo quản, sơ chế. Tuy nhiên họ vẫn tham gia các hiệp hội để đảm bảo tính ổn định lâu dài về tiêu thụ sản phẩm.
Các nước đang phát triển cũng có nhiều hình thức khuyến khích sản xuất và tiêu dùng rau sạch, RAT. Ở Malaysia Chính phủ có các cơ quan dịch vụ tư vấn cho sản xuất, tư vấn tiếp thị cho các nhà quản lý. Ngoài ra để khuyến khích các dự án sản xuất có quy mô lớn, các công ty mới ra đời sẽ được hưởng 5 năm giảm thuế [14].
Thái Lan là nước có nền sản xuất rau sạch khá phát triển ở châu Á, mặc dù điều kiện đất đai tương tự như nước ta nhưng kim ngạch xuất khẩu của ta chỉ bằng 2,7% kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan (12 triệu USD/445 triệu USD), sở dĩ đạt được kết quả cao là do Thái Lan đã nỗ lực trong việc chú trọng đầu tư trang thiết bị dẫn truyền công nghệ sản xuất và chế biến tiên tiến bảo đảm điều kiện, phương tiện vận chuyển, kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch và đặc biệt là thỏa mãn các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng EU, Mỹ, Nhật đặt ra đối với các thị trường phát triển [19].
Các thành công trên có được ngoài nguyên nhân kỹ thuật và công nghệ sản xuất còn có phần đóng góp rất quan trọng của công tác quy hoạch sản xuất, hình thức tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và công tác tiếp thị trong và ngoài nước.
Ở các nước trên thế giới phân bố cây rau có thể chia ra thành hai xu hướng, tùy theo trình độ phát triển của từng quốc gia. Các nước phát triển như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Canada… các thành phố, các khu công nghiệp, khu dân cư đã được quy hoạch rõ ràng nên các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản xuất rau hàng hóa nói riêng cũng được hình thành và ổn định theo quy hoạch phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, đảm bảo xa khu công nghiệp. Đối với các nước đang phát triển cũng đang từng bước được ổn định theo quy hoạch, tùy theo điều kiện của từng nước mà mức độ chuyên canh và quy mô sản xuất khác nhau.
Cũng theo đánh giá của FAO cho thấy diện tích rau trên thế giới thay đổi qua các năm, một số nước có diện tích rau lớn và sản xuất mang tính chất hàng hóa như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản. Do chủng loại rau và đặc biệt là kỹ thuật canh tác mà năng suất rau ở các nước và khu vực cũng rất khác nhau, có nước đạt năng suất lên tới 480,102 tạ/ha [1].
Đài Loan việc sản xuất rau tập trung ở miền trung và nam của đất nước. Các loại rau được trồng rất phong phú, trong đó nhóm rau ăn lá có các loại rau chính như: Bắp cải, cải bao, cần tây, cải xanh, nhóm rau ăn thân như măng tre, măng tây, tỏi, hành, kiệu; nhóm rau ăn củ, cà rốt, cải củ, khoai sọ và khoai tây: Nhóm rau ăn hoa và quả: Đậu ăn quả, cà chua, đậu tương rau, dưa chuột và súp lơ.
Giá rau ở Đài Loan cũng biến động theo mùa vụ, giá cao nhất vào tháng 7 đến tháng 9 và thấp nhất vào tháng 1 đến tháng 3. Chi phí vật chất (giống, phân hóa học và thuốc trừ sâu) và chi phí lao động chiếm tới 90% tổng chi phí sản xuất của trang trại.
Diện tích trồng rau ở Đài Loan chủ yếu là luân canh trên đất trồng lúa. Diện tích chuyên canh rau hiện nay trên 2000 ha, chiếm 2% tổng diện tích và 7% tổng sản lượng rau toàn quốc.
Kinh nghiệm sản xuất rau của Đài Loan cho thấy để tăng sản xuất rau mùa hè, từ năm 1971 nông dân đã áp dụng phương pháp sản xuất rau trong nhà lưới, nhà vòm. Chính phủ Đài Loan đã đưa nội dung khuyến khích nông dân xây dựng các vùng chuyên canh rau vào chương trình phát triển nông thôn. Những năm 1980 Đài Loan chuyển sang nghiên cứu xuất khẩu. Những nghiên cứu về khía cạnh kinh tế trong giai đoạn này tập trung vào đánh giá hệ thống sản xuất nhằm tìm ra biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Nhưng vào cuối những năm 1980 nghiên cứu lại tập trung vào đánh giá hệ thống sản xuất marketing rau trong nước. Hiện nay nghiên cứu rau tập trung vào phân tích ứng xử của những người tham gia thị trường, hình thành giá trong điều kiện cạnh tranh và phân tích ảnh hưởng của các chính sách phát triển sản xuất rau của chính phủ [4].
Bên cạnh tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu đối với mặt hàng rau quả hiện nay thì xu hướng tiêu dùng trong tương lai của nhiều nước trên thế giới là tăng cường sử dụng dinh dưỡng bằng thực vật và các loại sinh tố khác có trong rau quả lại càng góp phần làm cho nhu cầu về rau tăng lên nhanh chóng một số nước trước đây sản xuất nhiều rau quả nhưng gần đây có xu hướng giảm cả về rau trên thị trường giảm xuống, cầu ngày càng tăng lên, tình hình trên đã và đang là những vấn đề bức xúc đối với thị trường rau quả ở nước ta đặc biệt là những loại rau quả sạch có chất lượng cao.
Tuy nhiên, hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị và công nghiệp cũng như sự gia tăng phân hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đã làm ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng nông sản và nguy hại đến sức khỏe con người.
Xu hướng phát triển RAT ở Đức từ những năm 50 của thế kỷ XX, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam hiện đang triển khai chương trình RAT, nội dung chính của chương trình này ở Đài Loan và Thái Lan là ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, đặc biệt với các loại rau họ cải [1].
Theo số liệu thống kê trong thập kỷ 80 lượng thuốc trừ sâu được sử dụng ở các nước Indonesia; Pakistan đã gia tăng 10% năm WHO đã ước lượng rằng hàng năm có 3% nhân lực lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Ở đầu thập kỷ 80 châu Phi có khoảng 11 triệu trường hợp nhiễm độc. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả thực phẩm ở các nước đang phát triển thường cao hơn các nước phát triển [19].
Qua nghiên cứu tình hình và kinh nghiệm sản xuất rau ở một số nước cho thấy phần lớn các nước đều có điều kiện sản xuất rau quanh năm. Các kênh marketing rau rất đa dạng, mỗi nước có cách tổ chức tiêu thụ tương đối khác nhau. Ở các nước phát triển sản xuất và lưu thông phân phối rau được thực hiện một cách có tổ chức và gắn với thị trường. Bình quân rau trên đầu người đều còn ở dưới mức yêu cầu dinh dưỡng. Những khó khăn trong sản xuất rau ở các nước đang phát triển tập trung vào các vấn đề lớn như thiếu giống tốt, phân bón, thuốc trừ sâu, thiếu thông tin thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau yếu kém, đầu tư cho nghiên cứu phát triển rau rất hạn chế.
2.2.2 Sản xuất rau an toàn và ứng xử của người sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
- Ngành sản xuất rau trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước quan tâm, chủ trương coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã nêu ra là phải phát triển cây thực phẩm, sản xuất tập trung thành những vùng chuyên môn hóa, những vành đai quanh thành phố và khu công nghiệp, đồng thời phát triển rộng trong các hộ gia đình. Đại hội lần thứ V của Đảng nhấn mạnh thêm phải xây dựng các vùng chuyên canh rau xuất khẩu, chính vì vậy mà trong những năm gần đây ngành sản xuất rau đã có những chuyển biến rõ rệt.
Theo FAO, năm 2003 diện tích trồng rau của Việt Nam có 638,3 nghìn ha, sản lượng 8,27 triệu tấn; bình quân đầu người 102 kg/năm. So với năm 2000, năm 2003 diện tích rau tăng 123,8%, sản lượng tăng 22,3%.
Nhìn chung mấy năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng rau của nước ta có tăng lên, nhưng vẫn còn thấp so với thế giới. Năng suất rau chỉ bằng 77% năng suất trung bình thế giới, bình quân rau đầu người chỉ bằng 78% thế giới [14].
Theo số liệu thống kê từ các nghiên cứu và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì diện tích, năng suất và sản lượng đã không ngừng tăng lên.
Hình 2.4 về năng suất, sản lượng RAT cho thấy: Năng suất rau tăng chậm, đã làm cho sản lượng rau tăng lên rất nhanh. Nhìn vào sơ đồ chúng ta cũng có thể thấy các giai đoạn phát triển của RAT chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn đầu từ năm 1997: Đây là giai đoạn mới phát triển của RAT áp dụng mở rộng các quy trình kỹ thuật trồng rau sạch từ nghiên cứu và thử nghiệm từ năm 1995, thí điểm tại hai huyện Đông Anh và Gia Lâm với tổng diện tích là
50 ha, sau đó mở rộng sang Từ Liêm và Sóc Sơn. Dự án được thực hiện bởi Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Cục Khuyến nông Trung ương và Trung tâm Kỹ thuật Rau quả Hà Nội.
Hình 2.4: Tăng trưởng năng suất, sản lượng RAT
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Trong những năm đầu của giai đoạn này người ta vẫn gọi là rau sạch.
Ở giai đoạn này, quy trình trồng rau sạch (sử dụng phân chuồng hoai, phân vi sinh, thuốc trừ sâu thảo mộc, tốn nhiều công chăm sóc), năng suất thấp chỉ vào 12 tạ/ha, chi phí sản xuất tăng khoảng từ 20 – 25% nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận trả giá ở mức người sản xuất vẫn có lãi. Lượng rau sản xuất ra đến đâu, bán hết với giá của rau sạch.
Giai đoạn 2 từ năm 1997 – 2002; Là giai đoạn thực hiện chương trình phát triển RAT của UBND thành phố giao cho Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Áp dụng 7 quy trình trồng rau sạch với các quy trình tạm thời về tiêu chuẩn chất lượng rau sạch, cửa hàng bán rau sạch, đăng ký sản xuất rau sạch và đăng ký kinh doanh rau sạch. Diện tích rau trong giai đoạn này tăng bình quân 100 ha/năm, năng suất bình quân đạt 13,5 tạ/ha. Các vùng được áp dụng và mở rộng bao gồm cả Từ Liêm và Sóc Sơn. Nhưng sản lượng mới chỉ đáp ứng được 40% kế hoạch đặt ra và mới chỉ đáp ứng được 20 – 25% nhu cầu của người tiêu dùng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, 2002).
Giai đoạn ba từ năm 2006 đến nay. Là giai đoạn mà diện tích RAT tăng nhanh và tăng liên tục: Diện tích gieo trồng toàn thành phố tăng lên 7900ha. Năng suất cũng được cải thiện đáng kể.
Như vậy, kể từ năm 1997 thì diện tích rau thường dần được thay thế bằng diện tích RAT. Năm 1999, tổng diện tích trồng rau của thành phố là 7655 ha, trong đó RAT là 337 ha chiếm 2,6% (Cục thống kê thành phố Hà Nội). Đến năm 2007 tổng diện tích RAT của Hà Nội là 7927,5 ha chiếm 65%, tập trung chủ yếu ở 5 huyện có đủ điều kiện trồng RAT là Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 2007). Trong đó có 50 xã trồng rau các cán bộ chi cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội). Đây là các xã trọng điểm trong chương trình sản xuất RAT .
Trong những năm gần đây, sản xuất và tiêu thụ RAT trong nước từng bước phát triển. Nhiều vùng sản xuất RAT có quy mô tương đối lớn đã được quy hoạch ở ven các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Lạt…
Nhiều quy trình sản xuất RAT đã được xây dựng và thử nghiệm, các sản phẩm RAT đã được kiểm nghiệm và kết luận đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Về mặt kỹ thuật sản xuất RAT, có thể nói Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan.
Các mô hình đều cho năng suất cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn RAT. Như vậy, có thể nói Hà Nội đã xây dựng thành công các mô hình sản xuất RAT.
Các khu chuyên canh rau tiêu biểu là vùng rau Hà Nội với khu ven đô Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm và Đông Anh. Vùng rau Hải phòng tập trung ở hai huyện Thủy Nguyên và An Hải. Ở miền Nam, tiêu biểu là vùng rau Đà Lạt. Một số loại rau truyền thống sản xuất rau: vùng hành tỏi ở Bình Dương, Thái Bảo (Gia Định), Trung Kênh, An Thịnh (Lương Tài); Vùng cà chua Trung Nghĩa, Thụy Hòa (Yên Phong), Khắc Niệm, Việt Đoàn (Tiên Du), Ninh Xá, Nghĩa Đạo (Thuận Thành); vùng rau Võ Cường (thành phố Bắc Ninh), Tân Hồng (Từ Sơn). Hầu hết các hộ sản xuất mới chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng rau mà ít quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nên tình trạng sử dựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục trên các loại rau ăn lá và không bảo đảm thời gian cách ly gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Biểu hiện trước mắt có thể là ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, trụy tim mạch có thể gây tử vong, còn về lâu dài các chất độc hại tích lũy trong cơ thể là nguy cơ phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo.
Trước thực trạng này, thời gian gần đây ngành nông nghiệp có nhiều biện pháp hướng dẫn nông dân sả._.ch)
- Bằng máy
30
45
50
55
10
15
- Gia súc
30
30
20
15
60
60
- Bằng tay
40
25
30
30
30
25
2. Cơ cấu cây trồng (% diện tích)
- Luân canh
60
65
70
74
30
35
- Xen canh
30
30
10
11
20
15
- Trồng 2-3 vụ liên tiếp
10
5
20
15
50
50
3. Thuốc BVTV (% hộ điều tra)
- Sử dụng thuốc BVTV thảo mộc
75
80
70
80
70
84
- Sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục 1 lần
15
20
25
20
26
11
- Sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục 2 lần
10
0
5
0
4
5
4. Bón phân (% hộ điều tra)
- Theo quy trình được áp dụng
90
95
92
95
85
87
- Thay đổi lượng bán có biến động giá
10
5
8
5
15
13
5. Thu hoạch (% số hộ điều tra)
- Sơ chế sản phẩm (cắt gốc, loại bỏ lá úa…)
90
92
90
95
85
90
- Rửa sạch sản phẩm
60
90
70
95
70
85
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
Bảng 4.17: Ứng xử của người dân với những yếu tố bất lợi chủ yếu trong sản xuất RAT
Đơn vị tính: % số hộ điều tra
Diễn giải
Đặng Xá
Văn Đức
Lệ Chi
Các hộ SX
độc lập
Các hộ SX
theo nhóm
Các hộ SX
độc lập
Các hộ SX
theo nhóm
Các hộ SX
Độc lập
Các hộ SX
theo nhóm
1. Thời tiết bất thuận
- Thay đổi lịch gieo trồng
5
12
10
30
10
35
- Làm nhà lưới, vòm che..
10
25
5
20
0
0
- Không có biện pháp
85
63
85
50
90
65
2. Sâu bệnh hại
- Tăng cường phun thuốc
50
20
40
25
60
42
- Thay đổi thuốc
30
40
25
50
18
28
- Tăng cường công bắt sâu
15
40
23
25
12
14
- Không có biện pháp
5
0
12
0
10
12
3. Giá giảm, giá rau bán như giá rau thường
- Tìm kiếm khách hàng mới
10
35
20
45
0
5
- Không có biện pháp
90
65
80
55
100
95
4. Thiếu thông tin thị truờng
- Tăng cường thông tin qua các nguồn đài, báo, nông dân khác
40
60
70
85
75
80
- Tham gia các lớp tập huấn
3
5
10
10
2
2
- Không có biện pháp
57
35
20
5
23
18
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
theo kinh nghiệm của người dân với tiêu chí giá rẻ, sâu chết nhiều thì mua kết hợp với sự phát triển tràn lan của thuốc sâu, thuốc BVTV sẽ là vấn đề chính trong sử dụng thuốc BVTV của trồng RAT. Đối nghịch với hộ sản xuất độc lập thì hộ sản xuất theo nhóm sẽ có cách ứng xử khác, họ thay đổi thuốc (chiếm khoảng 40% hộ điều tra ); tăng cường công bắt sâu (40% hộ điều tra - Đặng Xá). Điều đó chứng tỏ rằng họ đã có ý thức hơn trong việc sản xuất RAT.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc BVTV được sử dụng và có quy định của các loại cho từng loại RAT cụ thể với thời gian cách ly hợp lý. Vì vậy có nhiều loại thuốc BVTV để nông dân sản xuất RAT có thể sử dụng cho phù hợp.
Trước sự biến động của thị trường về giá rau hộ sản xuất theo nhóm nhanh nhạy tiếp cận thị trường để tìm kiếm khách hàng mới (Đặng Xá 35% hộ điều tra; Văn Đức 45%, Lệ Chi 5%). Như vậy người nông dân sản xuất RAT đã có xu thế thay đổi để thích ứng với thị trường hiện nay.
Đứng trước bất lợi về thị trường, sản phẩm RAT nói riêng và sản phẩm nông nghiệp nói chung luôn có “cung muộn”. Vì thế họ cũng đã tìm kiếm thông tin qua đài báo, nhưng trao đổi là phần lớn; tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn thấp.
4.2.7 Ứng xử của hộ nông dân sản xuất rau an toàn về thông tin thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, một đơn vị sản xuất muốn tồn tại và phát triển thì đơn vị đó phải sản xuất những hàng hóa theo nhu cầu của thị trường. Hay nói cách khác, các đơn vị kinh tế cần phải xuất phát điểm của quá trình sản xuất từ nhu cầu của thị trường. Do vậy những thông tin về thị trường là rất quan trọng cho các đơn vị kinh tế nói chung và cho các hộ sản xuất RAT nói riêng. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin cũng như mức độ quan tâm tới các thông tin thị trường của các hộ sản xuất RAT là không giống nhau. Hay nói cách khác các hộ sản xuất RAT có những ứng xử khác nhau tới các nguồn thông tin của thị trường. Thông tin thị trường rất quan trọng với các hộ sản xuất RAT nhưng không phải hộ nào cũng thấy rõ được vai trò của nó và không phải hộ nào cũng xem nó thực sự quan trọng. Các hộ sản xuất RAT ở Văn Đức, Đặng Xá thì có sự quan tâm đến thông tin thị trường nhiều hơn ở Lệ Chi. Trung bình có khoảng trên 94% các hộ Đặng Xá, Văn Đức có quan tâm đến giá bán sản phẩm, có khoảng trên 59% có quan tâm đến giá vật tư đầu vào, còn mức độ quan tâm đến nhu cầu thị trường chiếm nhỏ.
Nếu xét trong cùng một xã nghiên cứu thì hộ sản xuất theo nhóm có quan tâm đến giá bán, nhu cầu, giá vật tư đầu vào nhiều hơn hộ sản xuất độc lập. Có sự ứng xử khác biệt của các loại hộ ở các xã nghiên cứu trước những thông tin thị trường là do:
- Vùng sản xuất RAT Đặng Xá, Văn Đức là 2 vùng sản xuất rau hàng hóa, có tính chuyên canh rau nên mức độ quan tâm tới thông tin thị trường cao hơn xã Lệ Chi. Nhìn chung xã nào sản xuất RAT phát triển thì xã đó các hộ sản xuất RAT sẽ quan tâm nhiều hơn tới các thông tin thị trường về giá bán sản phẩm, giá vật tư đầu vào, nhu cầu thị trường hơn các vùng khác.
- Ở Đặng Xá, Văn Đức, Lệ Chi hộ sản xuất theo nhóm tạo ra khối lượng RAT nhiều hơn. Do vậy họ cũng quan tâm thị trường hơn hộ sản xuất độc lập.
Bảng 4.18: Tỷ lệ hộ trồng RAT quan tâm đến thông tin thị trường
Đơn vị tính: % hộ điều tra
Diễn giải
Đặng Xá
Văn Đức
Lệ Chi
Các hộ SX
độc lập
Các hộ SX
theo nhóm
Các hộ SX
độc lập
Các hộ SX
theo nhóm
Các hộ SX
độc lập
Các hộ SX
theo nhóm
1. Giá bán sản phẩm
90
95
92
98
87
90
2. Nhu cầu thị trường
20
50
32
58
12
15
3. Giá vật tư đầu vào
58
63
50
74
45
58
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
4.2.8 Ứng xử của hộ nông dân trong việc tham khảo giá bán
Nguồn thông tin thị trường là rất quan trọng đối với các hộ sản xuất RAT độc lập, tuy nhiên để có được thông tin có ích thì các hộ cần phải có các nguồn cung cấp thông tin nhanh, chính xác. Sự quan tâm của các hộ sản xuất RAT tới nguồn thông tin cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự đa dạng của các nguồn thông tin của họ. Theo số liệu điều tra thì nguồn cung cấp thông tin về giá bán RAT của các hộ khá đa dạng và có sự khác nhau rõ nét. Nhìn chung các hộ đều lấy thông tin từ những người hàng xóm, người thân, những người cùng trồng và bán rau (chiếm khoảng 60% số hộ tham khảo thông tin). Ngoài ra số hộ lấy thông tin từ người thu gom đến ruộng chiếm trên 30% số hộ điều tra.
Có thể nói thông tin thị trường khá quan trọng tuy nhiên cơ quan chính quyền trong các xã cũng chưa có các chương trình, các buổi tập huấn để phổ biến thông tin cho các hộ. Nguồn thông tin vẫn còn hạn chế (tỷ lệ thông tin lấy từ Hợp tác xã, hộ nông dân … không đáng kể). Chính vì vậy nó cũng ảnh hưởng tới ứng xử của các hộ sản xuất RAT về tất cả các mặt.
4.3 Ảnh hưởng của các yếu tố đến ứng xử và nguyên nhân
4.3.1 Trình độ văn hóa
Có thể nói trình độ lao động có ảnh hưởng lớn đến ứng xử. Bởi ứng xử của mỗi người đều từ ý thức mà ra. Nếu một người có hiểu biết, nhận thức cao thì chắc chắn sẽ ứng xử khác một người có hiểu ít hay mức độ nhận thức thấp. Và cũng không phải tự nhiên mà mỗi chúng ta đều phải học suốt cuộc đời, cũng như ngạn ngữ có câu “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Khi một người hiểu biết hơn người khác về 1 vấn đề thì chắc chắn sẽ
đưa ra những quyết định phù hợp và đúng đắn hơn. Do đặc điểm tâm lý của
Bảng 4.19: Nguồn thông tin chính cung cấp giá bán RAT cho hộ nông dân
Đơn vị tính: % hộ điều tra
Diễn giải
Đặng Xá
Văn Đức
Lệ Chi
Các hộ SX
độc lập
Các hộ SX
theo nhóm
Các hộ SX
độc lập
Các hộ SX
theo nhóm
Các hộ SX
độc lập
Các hộ SX
theo nhóm
1. Đài, ti vi
10
15
15
24
0
0
2. Hàng xóm, họ hàng (người cùng trồng và bán rau)
60
70
72
86
75
85
3. HTX, hộ nông dân
0
2
0
5
0
0
4. Báo chí
0
0
0
0
0
0
5. Người thu gom đến ruộng
40
56
50
70
30
54
Nguồn: Tổng hợp từ các hộ điều tra năm 2009
nông dân cũng như tính chất nghề nghiệp mà có thể nói trong kinh tế hộ thì chủ hộ là người có vai trò quyết định. Vì vậy, chúng tôi chủ yếu phân tích về trình độ của chủ hộ. Mà cụ thể với người nông dân thì chỉ xét đến trình độ về học vấn và kinh nghiệm trong nghề nghiệp, vì người nông dân sản xuất bằng kinh nghiệm cha ông để lại cũng như kinh nghiệm bản thân tích lũy trong quá trình sản xuất.
Một phần thông tin được biết qua đài báo, ti vi, qua các lớp tập huấn. Người nông dân cũng chưa quen với việc học qua phương tiện thông tin đại chúng. Và với kiến thức ấy họ vẫn có thể sản xuất. Tuy nhiên trong thời kỳ xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao, và tất yếu yêu cầu cũng cao hơn, đồng thời có sự cạnh tranh lớn hơn thì người dân cần phải học hỏi tiếp thu những kiến thức, công nghệ hiện đại để việc sản xuất cũng như tiêu thụ tốt hơn. Phải tiến tới sản xuất cái mà xã hội cần chứ không phải sản xuất cái mà mình có. Sản xuất theo hướng hàng hóa thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời cũng giúp người dân vững vàng trước những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy ứng xử của những hộ có trình độ văn hóa khác nhau là khác nhau. Những hộ có trình độ văn hóa cao hơn thì khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn, họ “dám mạo hiểm - nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao”. Họ cũng có những quyết định nhanh chóng về việc mở rộng diện tích sản xuất khi có sự tăng về giá sản phẩm. Những chủ hộ có trình độ văn hóa cao hơn họ sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Họ cũng tuân thủ theo quy trình sản xuất RAT tốt hơn và họ tìm ra được cách liên kết sản xuất (sản xuất theo nhóm…) liên kết tiêu thụ, chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, nhạy cảm hơn trong vấn đề phòng chống rủi ro.
Bảng 4.20a: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến ứng xử của người nông dân trong sản xuất RAT (hộ sản xuất độc lập)
Trình độ văn hóa
Hộ sản xuất độc lập
Được tham gia đào tạo tập huấn (hộ)
Tỷ lệ người áp dụng (%)
Tự tìm quy trình sản xuất qua hỏi, đài báo, sách (hộ)
Tỷ lệ người áp dụng (%)
Cấp I
13
61,54
2
50
Cấp II
12
75
4
75
Cấp III
8
75
4
100
Trung cấp
2
100
Đại học
Tổng số
35
10
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
Bảng 4.20b: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến ứng xử của người nông dân trong sản xuất RAT (hộ sản xuất theo nhóm)
Trình độ văn hóa
Hộ sản xuất theo nhóm
Được tham gia đào tạo tập huấn
Tỷ lệ người áp dụng (%)
Tự tìm quy trình sản xuất qua hỏi, đài báo, sách... (hộ)
Tỷ lệ người áp dụng (%)
Cấp I
16
75
3
100
Cấp II
6
83.33
Cấp III
13
84.62
2
100
Trung cấp
4
100
Đại học
1
100
Tổng số
40
5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
Nhìn chung chủ hộ là người có tác động lớn nhất, tuy nhiên trình độ lao động của hộ có ảnh hưởng vì sản xuất RAT chủ yếu dựa trên lao động gia đình và dưới sự hướng dẫn của chủ hộ về các khâu liên quan: chăm sóc, tiêu thụ…
Đối với kinh nghiệm thì không có ảnh hưởng nhiều đến ứng xử của người sản xuất RAT.
4.3.2 Sự thay đổi về yêu cầu kỹ thuật
Kỹ thuật ngày càng phát triển đã mang lại cho con người rất nhiều lợi ích. Nó giúp con người giảm công sức lao động mà lại đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy có thể nói sự thay đổi về kỹ thuật làm cho ứng xử của con người thay đổi. Trong việc sản xuất RAT ở huyện Gia Lâm cũng vậy. Các công nghệ hiện đại đang được áp dụng ở huyện Gia Lâm chủ yếu là các công nghệ có chi phí thấp, dễ làm. Hầu như hộ sử dụng công nghệ trồng RAT ở ngoài đồng mở. Công nghệ nhà lưới kiên cố và bán kiên cố hầu như không có. Đa số ý kiến của người trồng RAT cho rằng trồng theo công nghệ ở ngoài đồng ruộng thì ít tốn kém, dễ làm, phù hợp với điều kiện địa phương… Tuy nhiên công nghệ này có nhược điểm là rất khó kiểm soát về độ an toàn của sản phẩm, độ rủi ro cao hơn do việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và dẫn đến “thương hiệu RAT vẫn bị bỏ ngỏ”. Vì vậy quyết định hộ sản xuất RAT vẫn theo hướng công nghệ ở ngoài đồng ruộng.
Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật tiến bộ, đưa máy móc vào sản xuất ở các khâu làm đất, tưới nước…. giảm bớt được khâu nặng nhọc. Và làm cho hộ quyết định mở rộng diện tích sản xuất. Tuy nhiên về phương tiện tiêu thụ còn là vấn đề nan giải, chưa có phương tiện chuyên dùng cho nên lại là cản trở để hộ thiếu lao động dù có khả năng mở rộng diện tích sản xuất RAT nhưng vẫn không mở rộng.
4.3.3 Yếu tố về vốn
Vốn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của hộ sản xuất RAT, một trong những vấn đề khó khăn để sản xuất RAT theo mô hình nhà lưới, mái che. Có nhiều hộ muốn mở rộng diện tích sản xuất RAT trái vụ để có hiệu quả cao thì cần có vốn để làm nhà lưới, mái che. Nhưng thực tế vốn lại không có? Trong khi đó sản xuất RAT trái vụ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn chính vụ. Và kết quả là gì? Thu nhập thấp, tích lũy thấp, trong khi giá cả ngày càng tăng nên đời sống người sản xuất RAT lại càng khó khăn. Điều tra cho thấy mặc dù thiếu vốn sản xuất nhưng khi được hỏi thì khá nhiều hộ lại không muốn vay vốn. Nguyên nhân theo các hộ này là do thủ tục vay vốn từ ngân hàng phức tạp, bên cạnh đó lượng vốn vay thấp, thời gian vay ngắn.
Để giúp người dân trong vấn đề thiếu vốn đòi hỏi các cấp chính quyền cần tạo điều kiện cho hộ vay vốn, đồng thời giúp người mạnh dạn sản xuất RAT trái vụ, phát triển mô hình sản xuất nhà lưới, mái che và mở rộng quy mô sản xuất. Từ đó sản xuất RAT mới phát triển và thực sự kiểm soát tốt hơn chất lượng RAT. Có như vậy sản phẩm RAT mới tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng và chiếm lĩnh được trên thị trường.
4.3.4 Thông tin thị trường
Đối với các hộ sản xuất RAT, kinh nghiệm chủ yếu qua tích lũy, học hỏi từ người thân, qua hàng xóm. Đôi khi cũng có “lưa thưa” vài lớp tập huấn quy trình sản xuất RAT.
Bên cạnh đó nhận thức của hộ chưa cao, chưa coi trọng nhiều tới vấn đề thị trường nhất là hộ sản xuất độc lập và ở địa bàn Lệ Chi - khu xa thị trường. Thị trường đầu vào (phân bón...) thì mua từ tư nhân. Nguồn thông tin thì hạn chế. Đặc biệt là thị trường đầu ra. Phân tích cho thấy hầu như RAT mà bán giống rau thường quả là một điều đáng lo ngại. Họ không chủ động được các công việc khi thiếu thông tin thị trường trong khi cung sản phẩm nông nghiệp chậm. Khi thiếu thông tin thị trường thì họ sẽ càng sợ rủi ro hơn, do vậy họ sẽ không dám đầu tư nhiều vào sản xuất. Nếu họ nắm được nhiều thông tin và chủ động hơn thì họ có khả năng lường trước được rủi ro, mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất RAT, hiệu quả kinh tế đem lại ắt sẽ cao hơn.
4.3.5 Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng ứng xử
4.3.5.1 Một số định hướng
Việc nâng cao khả năng ứng xử của người nông dân là vấn đề quan trọng. Bởi vì họ là chủ thể của sản xuất. Họ quyết định sản xuất cây gì, cách sản xuất như thế nào. Họ luôn luôn đứng trước nhiều khó khăn và luôn phải cân nhắc ứng xử ra sao để có thể sản xuất tốt hơn. Đặc biệt sản xuất RAT hiện nay luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro về khí hậu thời tiết, rủi ro về thị trường.
Sau đây là một số định hướng nhằm nâng cao ứng xử của hộ sản xuất RAT.
- Xác định sản xuất RAT của huyện Gia Lâm là một trong những hướng chuyển dịch cơ cấu phù hợp trong thời gian tới; phù hợp với xu hướng thị trường về việc tiêu dùng sản phẩm ”sạch”.
- Có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao kiến thức sản xuất thị trường lao động.
- Cần mở rộng, tạo điều kiện để sản xuất RAT trái vụ, mở rộng sản xuất RAT nhà lưới, mái che.
Trên đây chỉ là một số định hướng chung về việc thực hiện như thế nào, làm ra sao cần phải có kế hoạch cụ thể, và cần có sự phối hợp của tất cả các tổ chức, cá nhân và hộ sản xuất .
4.3.5.2 Giải pháp
4.3.5.2.1 Về đào tạo
- Đào tạo cho hộ nông dân: Đào tạo kỹ thuật sản xuất RAT, đào tạo kỹ năng tiếp cận thị trường.
- Vì sản xuất theo nhóm có hiệu quả cao hơn sản xuất ở hộ độc lập vì vậy cần tổ chức thành lập thêm nữa các nhóm hộ tham gia cùng sản xuất, cùng tiêu thụ như; Phát triển hệ thống hợp tác xã nông nghiệp những người sản xuất RAT.
- Để những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những kiến thức về thị trường đến với người sản xuất thì công tác khuyến nông đáp ứng một vai trò quan trọng; một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông:
* Đối với hai xã Văn Đức; Đặng Xá - vùng chuyên canh sản xuất rau cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông chuyên nghiệp, chuyên ngành, xây dựng mô hình trình diễn.
* Đối với Lệ Chi: Sản xuất RAT kém phát triển hơn thì cần tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông để tăng số lần được tập huấn cho nông dân đặc biệt tập huấn về kiến thức thị trường và quy trình sản xuất RAT.
4.3.5.2.2 Về thông tin
Để các hộ nông dân phát triển sản xuất, vấn đề thông tin về giá đầu vào, đầu ra, khoa học kỹ thuật, về quy trình sản xuất … để hộ có thêm thông tin thị trường và định hướng tốt trong sản xuất, cụ thể chúng tôi đề ra một số giải pháp cơ bản sau:
- Thành lập hệ thống cung cấp thông tin thị trường về sản phẩm đầu ra, giá cả yếu tố đầu vào.
- Thành lập Hợp tác xã tiêu thụ để tìm kiếm thị trường cho RAT có “chỗ đứng thật sự” của nó.
- Thực hiện quy định 80CP ra ngày 26/6/2003 của TTCP về khuyến khích các hợp đồng có trước để chủ động đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp trong đó có RAT - tăng cường mối liên kết “bốn nhà” (Nhà sản xuất; Nhà khoa học, Nhà kinh doanh, Nhà nước) tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất cũng như tiêu thụ.
- Xây dựng nhãn mác cho sản phẩm RAT. Đây là yêu cầu bức thiết hiện nay bởi đó là yếu tố phân biệt đâu là rau phổ thông đâu là RAT. Đây cũng là cơ sở để RAT “khẳng định mình” và người tiêu dùng yên tâm hơn khi mua sản phẩm RAT.
- Với các hộ nông dân sản xuất RAT: Phải nhạy bén, năng động, học hỏi, thông tin cho nhau: mua đầu vào ở đâu, đầu ra ở đâu?......
Bảng 4.21: Kế hoạch, bồi dưỡng cho cán bộ và hộ nông dân năm 2010
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2008
2010
So sánh
1.Đào tạo bồi dưỡng về kỹ thuật sản xuất RAT
Số lớp
Lớp
36
8
22,22
Số người tham gia
Người
900
240
26,67
2.Bồi dưỡng kiến thức và kinh tế thị trường
Số lớp
Lớp
4
12
300,00
Số người tham gia
Người
160
580
362,50
3. Bồi dưỡng cán bộ khuyến nông
Số lớp
Lớp
3
5
166,70
Số người tham gia
Người
90
150
166,67
4. Tổng kinh phí đào tạo bồi dưỡng
Triệu đồng
390
295
75,65
Trong đó : + Ngân sách
Triệu đồng
310
235
75,81
+ Nông dân đóng góp
Triệu đồng
80
60
75,00
Nguồn: Tổng hợp ở phòng thống kê huyện Gia Lâm năm 2009
Hệ thống các kênh phân phối:
Người bán lẻ
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người thu gom
Người bán buôn
Người bán lẻ
Hợp tác xã
Cửa hàng, siêu thị
Người tiêu dùng
Nhà hàng, khách sạn, bếp ăn
Hợp tác xã
Người sản xuất
(1)
6% (*)
(2)
45%
(3)
30%
(4)
15%
(5)
3%
(6)
1%
Sơ đồ: Kênh tiêu thụ rau và rau an toàn
Ghi chú:
Các kênh phân phối rau thường
Các kênh phân phối rau an toàn.
Nguồn: TS.Trần Hữu Cường, 2007
4.3.5.2.3 Về vốn
Hầu hết các hộ nông dân được điều tra đều khẳng định rằng vốn là khâu quan trọng và là tiền đề cho việc quyết định mở rộng quy mô sản xuất RAT theo hướng chuyên môn hóa. Vì vậy để giải quyết vấn đề về thiếu vốn cần thực hiện các giải pháp sau:
- Thực hiện chính sách tín dụng nông thôn ưu đãi cụ thể:
+ Tăng thời hạn và lượng vốn cho vay tới các hộ.
+ Giảm bớt các khâu khi thực hiện thủ tục vay.
+ Tăng cường hình thức cho vay theo kiểu tín chấp (Ngân hàng có thể cho hộ nông dân vay vốn với sự bảo trợ của các tổ chức ở địa phương).
- Tổ chức thiết lập các Hiệp hội sản xuất RAT nhằm hỗ trợ vốn cùng phát triển.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
1.Nghiên cứu hành vi ứng xử hộ nông dân sản xuất RAT nhằm tìm hiểu việc ra quyết định sản xuất kinh doanh của người nông dân trước sự thay đổi các yếu tố khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, vốn… Điều đó có ý nghĩa lớn trong việc xác định giải pháp của người sản xuất có những ứng xử theo hướng tích cực, phù hợp với thị trường góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất RAT huyện Gia Lâm.
2.Bằng chỉ tiêu số liệu điều tra ở các xã nghiên cứu điểm đã chỉ ra những ứng xử của hộ nông dân sản xuất RAT đó là:
- Các hộ sản xuất RAT đã chú trọng tới tăng nguồn cung cấp bằng cách mở rộng diện tích (bình quân tăng 1% với hộ sản xuất độc lập và 6% các hộ sản xuất theo nhóm) và tăng mức độ đầu tư (từ 2 - 10%) ở cả hai nhóm khác hộ: Sản xuất theo nhóm và sản xuất độc lập.
- Khi giá RAT trên thị trường có xu hướng tăng thì quy mô mở rộng diện tích RAT cũng tăng theo tương ứng. Đối với hình thức sản xuất theo nhóm họ nhạy cảm hơn điều chỉnh diện tích theo sự biến động về giá, bởi lẽ họ có nhiều kinh nghiệm được chia sẻ hơn trong sản xuất cũng như kinh nghiệm về thị trường.
- Quan hệ mua bán theo hoạt động giữa người sản xuất và người tiêu dùng chưa phát triển. Tình trạng tiêu thụ RAT của người dân chủ yếu cá lẻ, thiếu sự liên kết. Sản phẩm chủ yếu bán cho khách hàng là người thu gom (chiếm 60 – 70%). So với hộ sản xuất độc lập, hộ sản xuất theo nhóm có tỷ lệ RAT bán theo giá RAT cao hơn từ 5 – 10% do có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật canh tác ở những hộ sản xuất theo nhóm tuân thủ nghiêm ngặt hơn so với các hộ sản xuất độc lập. Tỷ lệ số hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc ở các hộ sản xuất theo nhóm cao hơn 10 – 15% so với các hộ sản xuất độc lập. Vẫn còn tình trạng phun thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục đồng thời khi có sự biến động về giá vật tư đầu vào thì sự thay đổi lượng bón ở các hộ sản xuất độc lập lớn hơn (cao hơn hộ sản xuất theo nhóm 3 – 5%).
- Trước những yếu tố bất lợi trong sản xuất như dịch bệnh, thời tiết bất thuận hay sự rớt giá sản phẩm đầu ra…, hộ sản xuất theo nhóm có tính tích cực hơn hộ sản xuất độc lập. Trái với việc tăng cường phun thuốc bảo vệ thực vật ở các hộ sản xuất độc lập, hộ sản xuất theo nhóm thường thay đổi thuốc, tăng cường công bắt sâu hay khi có sự biến động về giá rau nhóm hộ này nhanh nhậy tiếp cận thị trường để tìm kiếm khách hàng mới.
- Hộ sản xuất theo nhóm quan tâm đến thông tin thị trường, giá vật tư đầu vào, nhu cầu thị trường, giá sản phẩm đầu ra thường xuyên hơn hộ sản xuất độc lập. Nguồn thông tin cung cấp cho họ chủ yếu qua hàng xóm, họ hàng, đài ti vi và người thu gom tại ruộng.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử là: Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, vốn… trong đó yếu tố thông tin thị trường có ảnh hưởng mạnh nhất đến ứng xử của hộ nông dân.
4. Trên cơ sở các hành vi ứng xử luận văn bước đầu đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất RAT của huyện đó là:
Tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn, nâng cao trình độ sản xuất, giải quyết các vấn đề tiêu thụ như: Hình thành kênh tiêu thụ có tổ chức, phát triển loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kiêm tổ chức tiêu thụ, hình thành hợp tác xã sản xuất, tổ nhóm sản xuất rau, xây dựng nhãn mác cho sản xuất RAT, hoàn thiện các chính sách có tác động, hỗ trợ và phát triển sản xuất rau ở huyện Gia Lâm (chính sách đầu tư…) là các giải pháp trước mắt và lâu dài để phát triển nhanh, mạnh sản xuất RAT ở huyện Gia Lâm.
5.2 Kiến nghị
Để nâng cao khả năng ứng xử của hộ sản xuất RAT cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất RAT chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
5.2.1 Đối với Nhà nước
- Cần tạo điều kiện cho nông dân được vay vốn phục vụ sản xuất RAT, nhất là những hộ sản xuất RAT trái vụ và sản xuất theo mô hình nhà lưới, mái che.
- Cần thực hiện công tác khuyến nông nâng cao trình độ kỹ thuật, thông tin thị trường cho hộ sản xuất RAT, để giúp các hộ nâng cao nhận thức đưa ra quyết định phù hợp, hiệu quả.
- Cần có chính sách phát triển vùng chuyên canh sản xuất RAT.
- Cần có một chương trình cụ thể, có sự thống nhất trong việc giám sát từ quy trình sản xuất RAT đến quá trình vận chuyển đến thị trường, cấp giấy phép kinh doanh RAT để từ đó con đường đến được thương hiệu RAT của huyện Gia Lâm nói riêng và của Việt Nam nói chung mới bớt gian nan.
5.2.2 Đối với các hộ nông dân
- Cần thường xuyên tìm hiểu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng về khoa học kỹ thuật, giá cả, thị trường đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm…để có thể chủ động trong sản xuất.
- Cần mạnh dạn áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, mạnh dạn sản xuất RAT trái vụ và theo kiểu nhà lưới mái tre, tham gia các lớp tập huấn của huyện về sản xuất và tiêu thụ…RAT.
- Cần hợp tác sản xuất theo nhóm để phát huy hết tiềm năng của các hộ.
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
VŨ THỊ DÂN
NGHIÊN CỨU HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT RAT Ở HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI
luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN VĂN ĐỨC
hµ néi - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Dân
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Trần Văn Đức đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Viện Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các phòng, ban ngành chuyên môn của UBND huyện Gia Lâm, Hợp tác xã Đặng Xá, Văn Đức, Lệ Chi huyện Gia Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Vũ Thị Dân
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RAT Rau an toàn
ĐVT Đơn vị tính
GTSX Giá trị sản xuất
CPTG Chi phí trung gian
GTGT Giá trị gia tăng
TNHH Thu nhập hỗn hợp
LĐ Lao động
DTBQ Diện tích bình quân
DANH MỤC BẢNG
STT Tªn b¶ng Trang
3.1 Tình hình dân số lao động của huyện Gia Lâm 42
3.2 Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm qua 3 năm 44
3.3 Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm 45
3.4 Hệ thống giao thông, thủy lợi và máy móc chủ yếu của huyện Gia Lâm 47
3.5 Đối tượng và mẫu điều tra 56
4.1 Đánh giá diện tích, năng suất, sản lượng rau và RAT của huyện Gia Lâm 60
4.2 Quy mô sản xuất rau và RAT của các điểm nghiên cứu qua 3 năm 61
4.3a Chi phí sản xuất RAT theo mùa vụ tại Đặng Xá 65
4.3b Chi phí sản xuất RAT theo mùa vụ tại Văn Đức 66
4.3c Chi phí sản xuất RAT theo mùa vụ tại Lệ Chi 67
4.4a Chi phí sản xuất RAT trái vụ theo địa bàn sản xuất 69
4.4b Chi phí sản xuất RAT chính vụ theo địa bàn sản xuất 70
4.5a Tỷ suất hàng hoá - tiêu thụ RAT theo mùa vụ tại xã Đặng Xá 72
4.5b Tỷ suất hàng hoá - tiêu thụ RAT theo mùa vụ tại xã Văn Đức 73
4.5c Tỷ suất hàng hóa – tiêu thụ RAT theo mùa vụ tại xã Lệ Chi 74
4.6a Tỷ suất hàng hoá tiêu thụ RAT trái vụ theo địa bàn sản xuất 76
4.6b Tỷ suất hàng hoá tiêu thụ RAT chính vụ theo địa bàn sản xuất 77
4.7a Tỷ lệ tiêu thụ RAT trái vụ theo đối tượng khách hàng 79
4.7b Tỷ lệ tiêu thụ RAT chính vụ theo đối tượng khách hàng 80
4.8a Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT trái vụ theo địa bàn sản xuất 83
4.8b Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT chính vụ theo địa bàn sản xuất 85
4.9a Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT theo mùa vụ tại Đặng Xá 86
4.9b Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT theo mùa vụ tại Văn Đức 87
4.9c Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT theo mùa vụ tại Lệ Chi 88
4.10a Thay đổi về diện tích và đầu tư sản xuất RAT của các hộ tại Đặng Xá 90
4.10b Thay đổi về diện tích và đầu tư sản xuất RAT của các hộ tại Văn Đức 92
4.10c Thay đổi về diện tích và đầu tư sản xuất RAT của các hộ tại Lệ Chi 93
4.11:Tác động của thay đổi giá vật tư đầu vào tới việc thay đổi mức đầu tư của hộ 95
4.12a Tác động của thay đổi giá bán tới việc thay đổi diện tích trồng RAT tại Đặng Xá (phân theo phương thức tổ chức sản xuất) 98
4.12b Tác động của thay đổi giá bán tới việc thay đổi diện tích trồng RAT tại Văn Đức 100
4.12c Tác động của thay đổi giá bán tới việc thay đổi diện tích trồng RAT tại Lệ Chi (phân theo phương thức tổ chức sản xuất) 101
4.13 Tác động của việc thay đổi giá bán tới quyết định sản xuất - kinh doanh của hộ 102
4.14 Tỷ lệ bán sản phẩm theo đối tượng khách hàng 104
4.15a Tỷ suất hàng hoá – giá cả tiêu thụ RAT trái vụ của các hộ điều tra 109
4.15b Tỷ suất hàng hoá – giá cả tiêu thụ RAT chính vụ của các hộ điều tra 110
4.16 Ứng xử của hộ trong áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất RAT 112
4.17 Ứng xử của người dân với những yếu tố bất lợi chủ yếu trong sản xuất RAT 113
4.18 Tỷ lệ hộ trồng RAT quan tâm đến thông tin thị trường 116
4.19 Nguồn thông tin chính cung cấp giá bán RAT cho hộ nông dân 118
4.20a Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến ứng xử của người nông dân trong sản xuất RAT (hộ sản xuất độc lập) 120
4.20b Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến ứng xử của người nông dân trong sản xuất RAT (hộ sản xuất theo nhóm) 120
4.21 Kế hoạch, bồi dưỡng cho cán bộ và hộ nông dân năm 2010 125
DANH MỤC HÌNH
STT Tªn h×nh Trang
2.1
Sự thay đổi thặng dư của người sản xuất RAT khi các yếu
9
tố khác ngoài giá RAT tác động làm tăng lượng cầu
2.2
Năm mức độ sản phẩm
22
2.3
Sự thay đổi đường giới hạn năng lực sản xuất trước và sau khi tham gia liên kết
24
2.4
Tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng RAT
33
4.1
Diện tích rau và RAT ở huyện Gia Lâm giai đoạn 2006 – 2008
59
4.2
Sản lượng rau và RAT của huyện Gia Lâm giai đoạn 2006 – 2008
59
4.3
Diễn biến diện tích RAT của các điểm nghiên cứu giai đoạn
63
2006 – 2008
4.4
Diễn biến sản lượng RAT của các điểm nghiên cứu giai đoạn 2006 – 2008
63
4.4
Diễn biến sản lượng RAT của các điểm nghiên cứu giai đoạn 2006 – 2009
63
4.5
Tỷ lệ bán RAT cho các đối tượng của các hộ sản xuất độc lập tại xã Đặng Xá
105
4.6
Tỷ lệ bán RAT cho các đối tượng khách hàng của các hộ theo nhóm tại Đặng Xá
105
4.7
Tỷ lệ bán RAT cho các đối tượng khách hàng của các hộ sản xuất độc lập tại Văn Đức
105
4.8
Tỷ lệ bán RAT cho các khách hàng của các hộ sản xuất theo
106
nhóm tại Văn Đức
4.9
Tỷ lệ bán RAT cho các khách hàng của các hộ sản xuất độc lập tại Lệ Chi
106
4.10
Tỷ lệ bán RAT cho các khách hàng của các hộ sản xuất theo
106
nhóm tại Lệ Chi
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHKT09071.doc