Tài liệu Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh: ... Ebook Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh
118 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
---------------------------
Lª vÜnh té
Nghiªn cøu gãp phÇn hoµn thiÖn hÖ thèng trång trät t¹i huyÖn quÕ vâ tØnh b¾c ninh
LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp
Chuyªn ngµnh: TRåNG TRäT
M· sè: 60.62.01
Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.tS. ph¹m tiÕn dòng
Hµ Néi - 2008
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ cha tõng ®îc ai c«ng bè trong bÊt k× c«ng tr×nh nµo kh¸c.
T«i xin cam ®oan c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®· ®îc chØ râ nguån gèc.
Hµ Néi, ngµy 15 th¸ng 9 n¨m 2008
T¸c gi¶ luËn v¨n
Lª VÜnh Té
Lêi c¶m ¬n
T¸c gi¶ luËn v¨n xin ch©n thµnh c¶m ¬n l·nh ®¹o Trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp Hµ Néi, Khoa sau ®¹i häc, c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o trong bé m«n HÖ thèng n«ng nghiÖp ®Æc biÖt lµ thÇy Ph¹m TiÕn Dòng ®· gióp t«i hoµn thµnh luËn v¨n nµy.
T«i còng xin ch©n thµnh c¶m ¬n Trung t©m khuyÕn n«ng tØnh B¾c Ninh, c¸c phßng ban thuéc UBND huyÖn QuÕ Vâ, UBND c¸c x· Mé §¹o, Nh©n Hßa, §øc Long, bµ con n«ng d©n trong huyÖn cïng c¸c ®ång nghiÖp vµ gia ®×nh ®· gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi.
Hµ Néi, ngµy 15 th¸ng 9 n¨m 2008
T¸c gi¶
Lª VÜnh Té
Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
BV : BÒn v÷ng
BVTV : B¶o vÖ thùc vËt
CCCT : C¬ cÊu c©y trång
CTLC : C«ng thøc lu©n canh
HQKT : HiÖu qu¶ kinh tÕ
HT : HÖ thèng
HTNN : HÖ thèng n«ng nghiÖp
HTCT : HÖ thèng canh t¸c
HTTT : HÖ thèng trång trät
HST : HÖ sinh th¸i
KD : Khang d©n
HSTNN : HÖ sinh th¸i n«ng nghiÖp
NN : N«ng nghiÖp
NNBV : N«ng nghiÖp bÒn v÷ng
NS : N¨ng suÊt
PTNN : Ph¸t triÓn n«ng nghiÖp
SXNN : S¶n xuÊt n«ng nghiÖp
TPCG : Thµnh phÇn c¬ giíi
FAO : Food Agricultural Organization
IRRI : International Rice Research Institute
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Đặc điểm một số yếu tố khí hậu thời tiết Huyện Quế Võ……..34
Bảng 4.2: Các loại đất ở Huyện Quế Võ…………………………………37
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất Huyện Quế Võ năm 2006.....................40
Bảng 4.4: Hiện trạng sản xuất trồng trọt qua các năm Huyện Quế Võ…..44
Bảng 4.5: Tình hình chăn nuôi qua các năm Huyện Quế Võ…………….46
Bảng 4.6: Giá trị sản xuất của các ngành..................................................47
Bảng 4.7: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế……………………………………49
Bảng 4.8: Tình hình dân số lao động của Huyện Quế Võ qua các năm.....50
Bảng 4.9: Cơ cấu giống và năng suất một số cây trồng năm 2006............55
Bảng 4.10: Hiện trạng hệ thống giống năm 2006......................................57
Bảng 4.11: Đầu tư phân bón cho các loại cây trồng trên 1ha năm 2006…59
Bảng 4.12: Hiệu quả đầu tư phân bón trên lúa năm 2006………………...60
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng năm 2006……….62
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chính.........66
Bảng 4.15: Thời gian sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất……71
Bảng 4.16: Chiều cao của cây ngô qua các giai đoạn sinh trưởng……….74
Bảng 4.17: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô…………..76
Bảng 4.18: Hiệu quả kinh tế của ba giống ngô /ha………………………79
Bảng 4.19: Các yếu tố sinh trưởng của các giống lúa……………………80
Bảng 4.20: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất...........................82
Bảng 4.21: So sánh hiệu quả kinh tế của các giống lúa............................84
Bảng 4.22: Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh…….................86
Bảng 4.23. So sánh hiệu quả giữa công thức luân canh cũ và mới .……..87
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Diễn biến một số yếu tố khí hậu thời tiết Huyện Quế Võ…...35
Hình 4.2: Cơ cấu các loại đất Huyện Quế Võ………………………….37
Hình 4.3: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp……………………………41
Hình 4.4: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế……………………….48
Hình 4.5: Cơ cấu kinh tế huyện Quế Võ………………………………..49
Hình 4.6: Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chính….....67
(trên đất cao – đất vàn)
Hình 4.7: Năng suất các giống đậu tương………………………………72
Hình 4.8: Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống ngô…………74
Hình 4.9: Hiệu quả kinh tế của các giống ngô………………………….79
Hình 4.10: Năng suất các giống lúa…………………………………….83
Hình 4.11: Hiệu quả kinh tế các giống lúa……………………………..85
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan..............................................................................................i
Lời cảm ơn.................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt........................................................................iii
Danh mục các bảng...................................................................................iv
Danh mục các hình....................................................................................v
PHẦN 1
MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.............................................................3
1.2.1. Mục đích..........................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu............................................................................................3
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............ 4
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................5
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................5
2.1.1. Cơ sở lý luận hệ thống luân canh cây trồng.....................................5
2.1.2. Cơ sở lý luận về cơ cấu cây trồng....................................................6
2.1.2.1. Khái niệm về cơ cấu cây trồng.....................................................6
2.1.2.2. Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý..........................................7
2.1.2.3. Khái niệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng...................................8
2.1.2.4. Vai trò của cơ cấu và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý…10
2.1.2.5. Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng…………………………...12
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới cây trồng…………………………12
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................16
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................20
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................26
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................26
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quế Võ...........26
3.1.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Quế Võ.......................26
3.1.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống luân canh chính hiện có ....................................................................................................................26
3.1.4. Thử nghiệm một số giống cây trồng mới trong hệ thống canh tác chính nhằm chứng minh các đề xuất...............................................................26
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................26
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................26
3.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................26
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................26
3.1.3.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện Quế Võ..27
3.2.3.2. Điều tra thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Quế Võ.............................................................................................................27
3.2.3.3.Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật mới.....................28
3.2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................31
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................33
4.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN QUẾ VÕ
4.1.1. Đăc điểm tự nhiên huyện Quế Võ.................................................33
4.1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................33
4.1.1.2. Điều kiện thời tiết và khí hậu.....................................................33
4.1.1.3. Nguồn nước và chế độ thuỷ văn..................................................36
Tài nguyên đất............................................................................36
4.1.1.5. Tình hình sử dụng đất đai..........................................................39
4.1.2. Đăc điểm kinh tế xã hội huyện Quế Võ.........................................43
4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế........................................................43
4.1.2.2. Dân số lao động và giáo dục......................................................50
4.1.2.3. Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng .........................................51
4.1.2.4. Thực trạng về môi trường...........................................................52
4.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT HUYỆN QUẾ VÕ
4.2.1. Cơ cấu giống cây trồng..................................................................55
4.2.2. Tình hình đầu tư phân bón cho cây trồng ……………………….58
4.3.3. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.......................................61
4.3.4. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng...................................61
4.3.5. Một số công thức luân canh cây trồng chính huyện Quế Võ …...64
4.3. THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO HỆ
THỐNG TRỒNG TRỌT Ở HUYỆN QUẾ VÕ
4.3.1. Thử nghiệm đưa một số giống đậu tương………………………..70
4.3.2. Thử nghiệm đưa một số giống Ngô……………………………...73
4.3.3. Thử nghiệm so sánh một số giống lúa lai......................................80
4.4. CẢI TIẾN HỆ THỐNG TRỒNG TRỌT BẰNG CÁC KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM……………………………………………………………..86
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................90
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quế Võ là một huyện nông nghiệp đang chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội. Với diện tích đất tự nhiên rộng 177,93 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 102,78 km2 chiếm 57,7%, dân số 157.995 nhân khẩu (năm 2006) và được bao bọc bởi 3 hệ thống sông: sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình đã tạo cho huyện Quế Võ những lợi thế rất lớn trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra với hệ thống giao thông thuận lợi cũng đưa Quế Võ trở thành một trung tâm công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Huyện Quế Võ có 24 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Phố Mới và 23 xã.
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế huyện Quế Võ nói chung, cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Sản xuất nông nghiệp đã phát triển theo hướng toàn diện, đa dạng hoá sản phẩm và từng bước gắn với nhu cầu của thị trường. Trong ngành trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng đã và đang được thay đổi rất lớn. Các giống lúa cũ, thoái hoá đã từng bước được thay thế bằng các giống lúa mới có năng suất cao như: Khang Dân, Q5, DV108, Xi23, VH1 v.v… Tuy nhiên chỉ có năng suất cao chưa đủ mà ngày nay nhu cầu thị trường đang cần tới chất lượng, ngoài ra các giống lúa đang trồng phổ biến ở đây đang cũ rồi, cần có những thay đổi giống mới nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm. Cơ cấu trà vụ của Huyện cũng được bố trí hợp lý hơn; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, dịch hại đã được chú trọng. Nhiều địa phương đã hình thành vùng sản xuất lúa giống và lúa hàng hoá như xã Mộ Đạo, Cách Bi, Việt Hùng… Ngoài việc sản xuất lúa thì ở nhiều cơ sở đã đưa những cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: trồng dưa chuột xuất khẩu ở xã Việt Hùng, Phượng Mao, Phương Liễu, Bằng An; cây cà chua ở xã Hàn Quảng, Phương Liễu; cây ớt xuất khẩu ở xã Mộ Đạo, Phương Liễu; khoai tây ở xã Việt Hùng, Quế Tân. Tuy nhiên vẫn đang ở mức manh mún nhỏ lẻ, cần phải có những thử nghiệm, chương trình mở rộng các giống năng suất, chất lượng cao để tạo thành một vùng hàng hóa.
Cùng với sự lớn mạnh của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng từng bước phát triển. Điển hình như các chương trình: nuôi bò lai Sind ở xã Đào Viên, Chi Lăng; nuôi lợn hướng nạc ở xã Nhân Hoà, Việt Thống, Việt Hùng, Quế Tân. Các chương trình này đã và đang được đẩy mạnh và nhân rộng. Phong trào nuôi cá giống, cá thịt, ngan Pháp, vịt siêu trứng tiếp tục được mở rộng. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư chăn nuôi, cải tạo ruộng trũng sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Quế Võ còn chậm, chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, lao động, một bộ phận cán bộ nhân dân còn giữ nếp nghĩ, cách làm cũ do đó trong sản xuất nông nghiệp nhiều hộ gia đình vẫn còn áp dụng những biện pháp kỹ thuật lạc hậu. Đây chính là một trong những lực cản chính, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quế Võ cũng như hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Đứng trước tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ không chỉ riêng ở huyện Quế Võ và đặc biệt là sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp một cách nhanh chóng. Dân số ngày một tăng và một phần không nhỏ người lao động từ các địa phương khác được thu hút về các khu công nghiệp đã tạo nên một áp lực rất lớn về lương thực, thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho các khu công nghiệp và nhân dân trong Huyện, cũng như góp phần cung cấp cho các đô thị như Thành phố Bắc Ninh và Hà Nội thì việc tăng năng suất, chất lượng cũng như tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích là hết sức bức thiết. Ngoài ra việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và cho thu nhập lâu dài đã và đang là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ và nhân dân trong Huyện.
Đứng trước những yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh.”
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Xác định, đề xuất và thử nghiệm tiến tới phát triển ứng dụng đại trà một số biện pháp kỹ thuật cho hệ thống trồng trọt huyện Quế Võ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mức sống của người dân trong Huyện cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công nhân ở các khu công nghiệp và các đô thị xung quanh. Góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững ở huyện Quế Võ nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được thực trạng sản xuất nông nghiệp, cơ cấu luân canh cây trồng, hệ thống trồng trọt chính và những biện pháp kỹ thuật hiện đang được áp dụng tại huyện Quế Võ; những lợi thế, khó khăn trên quan điểm sản xuất nông nghiệp bền vững đạt hiệu quả cao mang tính hàng hoá.
- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật cho hệ thống luân canh cây trồng chính phù hợp điều kiện kinh tế xã hội và tập quán sản xuất của nhân dân trong Huyện. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và bền vững góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung vào phương pháp luận trong việc nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, biện pháp kỹ thuật và các công thức luân canh cây trồng. Ngoài ra còn giúp định hướng việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác theo quan điểm sinh thái và nông nghiệp bền vững cũng như tận dụng tối ưu nguồn nhân lực của địa phương.
- Việc xác định, đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật cho hệ thống trồng trọt ở huyện Quế Võ là một trong những cơ sở quan trọng trong việc xác định và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, các cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý và bền vững ở các huyện khác của tỉnh Bắc Ninh cũng như các vùng khác có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương tự trong cả nước.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc thực hiện đề tài góp phần nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất của người dân. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội cho huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.
- Đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn ngày càng cao của nhân dân trong vùng cũng như góp phần cung cấp cho các đô thị xung quanh đồng thời tạo nên một vùng hàng hoá xuất khẩu. Ngoài ra việc tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích cũng giúp cho việc chuyển đổi cũng như phát triển các khu công nghiệp một cách mạnh mẽ trong địa bàn Huyện cũng như trong Tỉnh Bắc Ninh.
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cơ sở lý luận hệ thống luân canh cây trồng
Hệ thống cây trồng (Cropping Systems), trên thế giới có rất nhiều cách hiểu khác nhau, Zandstra (1981) [49] cho rằng hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí trong không gian và thời gian của một hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế – xã hội. Hay hệ thống cây trồng là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông trại, bao gồm tất cả các hợp phần cần có để sản xuất một tổ hợp các cây trồng và mối quan hệ giữa chúng với môi trường. Các hợp phần này bao gồm tất cả các yếu tố vật lý và sinh học cũng như kỹ thuật, lao động và quản lý. Cũng có thể hiểu một cách ngắn gọn hệ thống cây trồng là các hình thức đa canh bao gồm trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác phối hợp, vườn hỗn hợp, v.v … Trong đó hệ thống luân canh cây trồng có vai trò rất lớn, nó góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích cũng như khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ngoài ra đây là một trong những biện pháp sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước một cách có hiệu quả.
Theo Viện sỹ Đào Thế Tuấn thì hệ thống luân canh cây trồng là một tổ hợp về không gian và thời gian của các loại cây trồng trên một mảnh đất và các biện pháp canh tác dùng để sản xuất chúng. Tuy nhiên do hệ thống luân canh cây trồng mang tính biến động nên khi tiến hành nghiên cứu hệ thống luân canh cây trồng không thể dừng lại ở một không gian và thời gian nhất định rồi kết thúc mà phải làm thường xuyên để tìm ra những xu thế phát triển, các yếu tố hạn chế và những giải pháp khắc phục để chuyển đổi hệ thống luân canh cây trồng nhằm khai thác hợp lý ngày càng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội phục vụ cuộc sống của con người (Đào Thế Tuấn, 1984) [40].
Việc xác định hệ thống luân canh cây trồng hợp lý ngoài việc tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân, thì nó còn là một trong những biện pháp chính trong việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
2.1.2. Cơ sở lý luận về cơ cấu cây trồng
2.1.2.1. Khái niệm về cơ cấu cây trồng
Trong việc xác định hệ thống luân canh cây trồng hợp lý, việc phát triển nền nông nghiệp bền vững thì một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công đó là việc xác định hợp lý cơ cấu cây trồng.
Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và loài cây trồng có trong một vùng ở một thời điểm nhất định, nó phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, nhằm cung cấp được nhiều nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người (Đào Thế Tuấn,1984)[40]; (Cao Liêm, Trần Đức Viên, 1990)[21].
Cũng theo Viện sỹ Đào Thế Tuấn, 1984, cơ cấu cây trồng là một trong những nội dung quan trọng của một hệ thống biện pháp kỹ thuật gọi là chế độ canh tác. Ngoài cơ cấu cây trồng, chế độ canh tác bao gồm chế độ luân canh, làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Cơ cấu cây trồng là yếu tố cơ bản nhất của chế độ canh tác, vì chính nó quyết định nội dung của các biện pháp khác. Ngoài ra cơ cấu cây trồng còn là thành phần của một nội dung rộng hơn gọi là cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp như trên đã nói bao gồm nhiều ngành sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản (Đào Thế Tuấn, 1984) [40].
Nghiên cứu cơ cấu cây trồng là một trong những biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm. (Nguyễn Duy Tính, 1995) [35].
Xác định cơ cấu cây trồng còn là nội dung của phân vùng sản xuất nông nghiệp. Muốn làm được công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp, trước hết phải xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhất đối với mỗi vùng. Đây là một công việc không thể thiếu được nếu chúng ta xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn (Đào Thế Tuấn, 1962) [38].
2.1.2.2. Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý
Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên đồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời điểm, có tính chất xác định lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các loại cây trồng với nhau để khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (Đào Thế Tuấn, 1978) [39].
Dựa trên quan điểm sinh học Đào Thế Tuấn (1978) [39] cho rằng, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn một cấu trúc cây trồng trong hệ sinh thái nhân tạo, làm thế nào để đạt năng suất sơ cấp cao nhất. Về mặt kinh tế, cơ cấu cây trồng hợp lý cần thỏa mãn yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao, bảo đảm việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận dụng nguồn lợi tự nhiên, ngoài ra còn phải đảm bảo việc đầu tư lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao.
Theo Phùng Đăng Chinh và CTV (1987) [7], Đào Thế Tuấn (1989) [42], cơ cấu cây trồng hợp lý là cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vùng. Cơ cấu cây trồng hợp lý còn thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ giữa các loại cây trồng được bố trí trên đồng ruộng, làm cho sản xuất ngành trồng trọt phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc theo hướng sản xuất thâm canh gắn với đa canh, sản xuất hàng hoá và có hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu cây trồng là một thực tế khách quan, nó được hình thành từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể và vận động theo thời gian.
Cơ cấu cây trồng hợp lý còn biểu hiện qua việc phát triển hệ thống cây trồng mới trên cơ sở cải biến hệ thống cây trồng cũ hoặc phát triển hệ thống cây trồng mới trên cơ sở tổ hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây trồng, đảm bảo cho các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991) [31].
Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý ngoài việc giải quyết tốt mối liên hệ giữa cây trồng với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cần phải dựa trên phương hướng sản xuất của mỗi vùng. Phương hướng sản xuất quyết định cơ cấu cây trồng, nhưng cơ cấu cây trồng lại là cơ sở hợp lý cho các nhà hoạch định chính sách xác định phương hướng sản xuất (Phạm Chí Thành và CTV, 1996) [27]
2.1.2.3. Khái niệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi theo tỷ lệ % của diện tích gieo trồng, nhóm cây trồng, của cây trồng trong nhóm hoặc trong tổng thể và nó chịu sự tác động, thay đổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ sang cơ cấu cây trồng mới (Đào Thế Tuấn,1978) [39].
Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [35] cho rằng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là cải tiến hiện trạng cơ cấu cây trồng có trước sang cơ cấu cây trồng mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của sản xuất. Thực chất của chuyển đổi cơ cấu cây trồng là thực hiện hàng loạt các biện pháp (kinh tế, kỹ thuật, chính sách xã hội...) nhằm thúc đẩy cơ cấu cây trồng phát triển, đáp ứng những mục tiêu của xã hội. Cải tiến cơ cấu cây trồng có vai trò rất quan trọng nhất là trong điều kiện mà ở đó kinh tế thị trường có nhiều tác động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Để nghiên cứu cải tiến cơ cấu cơ cấu cây trồng phải đánh giá thực trạng, xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế phát triển cả về định lượng và định tính, dự báo được mô hình sản xuất trong tương lai; phải kế thừa những cơ cấu cây trồng truyền thống và xuất phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới tương lai để kết hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội (Lê Trọng Cúc và CTV, 1995) [3]
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là phá vỡ thế độc canh trong trồng trọt nói riêng và trong nông nghiệp nói chung, để hình thành một cơ cấu cây trồng mới phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao, dựa vào đặc tính nông sinh học của từng loại cây trồng và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của từng vùng (Lê Duy Thước, 1997) [33].
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải được bắt đầu bằng việc phân tích hệ thống canh tác truyền thống. Chính từ kết quả đánh giá phân tích đặc điểm của hệ thống cây trồng tại khu vực nghiên cứu mới tìm ra được các hạn chế và lợi thế, so sánh để đề xuất cơ cấu cây trồng hợp lý. Khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải căn cứ vào yêu cầu thị trường.
- Phải khai thác hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng.
- Bố trí cơ cấu cây trồng phải biết lợi dụng triệt để những đặc tính sinh học của mỗi loại cây trồng, để bố trí cây trồng phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh, nhằm giảm tối đa sự phá hoại của dịch bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt gây ra.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật đó vào sản xuất nông nghiệp.
- Về mặt kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng là tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản bằng cách áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào hệ thống cây trồng hiện tại hoặc đưa ra những hệ thống cây trồng mới. Hướng vào các hợp phần tự nhiên, sinh học, kỹ thuật, lao động, quản lý, thị trường, để phát triển cơ cấu cây trồng trong những điều kiện mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất (Lê Minh Toán, 1998) [34].
2.1.2.4. Vai trò của cơ cấu và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý
Những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, Đào Thế Tuấn cùng các CTV ở Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về cơ cấu cây trồng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và đã đưa ra nhận định về những yêu cầu cần đạt được của một cơ cấu cây trồng thích hợp là phải:
Khai thác tốt nhất các điều kiện khí hậu và tránh hoặc giảm được những tác hại của thiên tai đối với cây trồng.
Khai thác tốt nhất các điều kiện đất đai, bảo vệ và bồi dưỡng độ phì của đất.
Khai thác tốt nhất các đặc tính sinh học của cây trồng (khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, ngắn ngày, thích ứng rộng, khả năng chống chịu cao) nhằm đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất.
Tránh được tác hại của sâu bệnh, cỏ dại và các tác nhân sinh học khác với phương pháp sử dụng ít nhất các biện pháp hoá học.
Đảm bảo tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
Đảm bảo hỗ trợ cho các ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận dụng các nguồn lợi thiên nhiên (Đào Thế Tuấn, 1989) [42].
Trên những vùng đất bạc màu huyện Quế Võ; việc xây dựng được những cơ cấu cây trồng hợp lý, đặc biệt là đưa cây họ đậu vào cơ cấu cây trồng chắc chắn sẽ từng bước bồi dưỡng và nâng cao độ phì của đất, đồng thời lựa chọn các giống cây trồng mới có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, sẽ né tránh được các yếu tố khí hậu bất thuận của vùng như lụt, bão, hạn, rét... Trên cơ sở đó, với các giống cây trồng hợp lý sẽ có sản phẩm nông nghiệp, bởi sự có mặt của nhiều cây trồng trong cơ cấu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng với yêu cầu của thị trường, nâng cao tính thương mại của sản phẩm.
Cơ cấu cây trồng hợp lý có vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng, tăng giá trị hàng hoá, tăng thu nhập của người dân bản địa. Do vậy, xác định cơ cấu cây trồng phải dựa trên cơ sở:
Các yếu tố khí hậu như chế độ nhiệt, chế độ mưa, bão, ...
Các yếu tố đất đai như thành phần cơ giới, thành phần hóa học và đặc điểm địa hình của đất
Yếu tố cây trồng, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn loại cây trồng tận dụng được tốt nhất các điều kiện khí hậu, đất đai và tài nguyên khác.
Bố trí cơ cấu cây trồng là xây dựng một hệ sinh thái nhân tạo. Mối quan hệ giữa các sinh vật và cây trồng trong cộng sinh, ký sinh. Vì vậy, cải tiến cơ cấu cây trồng tạo nên những quan hệ có tỷ lệ mới phù hợp nhất, có hiệu quả, góp phần phát triển bền vững hệ sinh thái (Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên, 2000) [28].
Như vậy, tiến hành nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng, tạo nhiều nông sản hàng hoá cũng như các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở những vùng nông thôn.
2.1.2.5. Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng
Sau khi xác định cơ cấu cây trồng cần phải tính toán đến giá trị kinh tế. Cơ cấu cây trồng mới phải đạt giá trị kinh tế cao hơn cơ cấu cây trồng cũ. Tất nhiên yêu cầu kinh tế cao thì các loại cây trồng đều phải đạt năng suất cao, nhưng do tăng vụ nên có thể một số vụ, một số cây trồng năng suất không cao vì vậy khi hạch toán còn cần phải chú ý đến vấn đề phân công xã hội. Sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc và sản phẩm làm hàng hóa.
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp bền vững là phải sản xuất đa dạng, ngoài cây trồng chủ yếu, cần bố trí cây trồng bổ sung để tận dụng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng và của cơ sở sản xuất. Về mặt kinh tế cơ cấu cây trồng cần phải đạt được các yêu cầu sau:
- Bảo đảm yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao.
- Đảm bảo việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận dụng các nguồn lợi tự nhiên.
- Đảm bảo việc đầu tư lao động và vật t._.ư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao.
- Đảm bảo giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao hơn cơ cấu cây trồng cũ.
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào một số chỉ tiêu năng suất, giá thành, thu nhập (giá trị bán sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phí đầu tư) và mức lãi (% của thu nhập so với đầu tư). Khi đánh giá giá trị kinh tế của cơ cấu cây trồng cần dựa vào năng suất bình quân của cây trồng và giá cả thu mua của thị trường [11].
Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế cao của toàn vùng, chỉ có thể thực hiện trên cơ sở đã xây dựng một cơ cấu cây trồng hợp lý của tiểu vùng.
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới cây trồng
* Giống:
Giống cây trồng là một nhóm cây trồng có đặc điểm kinh tế, sinh học và các tính trạng hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các vùng sinh thái giống nhau và điều kiện kỹ thuật phù hợp. Vì vậy, giống cây trồng phải mang tính khu vực hoá, tính di truyền đồng nhất và không ngừng thoả mãn nhu cầu của con người (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [16].
Lúa lai là một tiến bộ kỹ thuật về di truyền học của thế kỷ XX đã và đang ứng dụng trên thế giới. Ưu thế lai (ƯTL - Heterosis) là thuật ngữ để chỉ sự vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ của chúng về các đặc tính hình thái, khả năng sinh trưởng, sức sống, sức sinh sản, khả năng chống chịu và thích nghi; năng suất, chất lượng hạt và các đặc tính năng suất khác.
Vào năm 1983, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai tại Hậu Giang và Hà Nội (Nguyễn Bá Thông, 2001) [29], nguồn vật liệu sử dụng trong việc nghiên cứu được nhập chủ yếu từ Viện lúa quốc tế (IRRI), xong đây chỉ là những nghiên cứu mới ở giai đoạn đầu tìm hiểu về lúa lai. Đến năm 1990, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã cho phép một số tổ hợp lai được trồng thử vào vụ Xuân ở Đồng bằng Bắc Bộ và kết quả cho thấy các tổ hợp lúa lai cho năng suất cao hơn hẳn lúa thuần. Nếu so với lúa thuần như giống CR203 thì lúa lai cao hơn từ 200- 1500kg/ha/vụ (Nguyễn Thị Trâm, 2002) [37].
Ở Việt nam diện tích lúa lai 2 dòng chiếm khoảng 100.000ha, lúa lai 3 dòng chiếm 380.000 ha, một số tổ hợp lúa lai mới có triển vọng như là Việt lai 20 (Bùi Bá Bổng, 2002) [2], giống lúa Việt lai 24 (Nguyễn Văn Hoan và Vũ Hồng Quảng, 2005) [17].
Trong những năm gần đây nhiều địa phương đã sử dụng các giống lúa lai, ở một số tỉnh phía Bắc diện tích lúa lai tăng lên rất nhanh ở các tỉnh như: Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nam và Phú Thọ. Ngoài ra, diện tích gieo trồng lúa lai còn được mở rộng ra các tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên như: Quảng Nam, Đaklak. Ở một số vùng có trình độ thâm canh cao, năng suất lúa lai đã đạt được 13- 14 tấn/ha/vụ [13].
Hướng tới ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam sẽ phát triển thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao và có tiềm năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Định hướng trong thời gian tới là tiếp tục phát triển lúa lai, mở rộng diện tích hàng năm trên 500 nghìn ha và đến năm 2010 diện tích lúa lai đạt 1 triệu ha, với năng suất bình quân là 65- 70 tạ/ha (Quách Ngọc Ân) [1].
* Mật độ:
Mật độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cụ thể như lúa: nếu mật độ cấy quá cao, dầy thì số bông nhiều nhưng số hạt trên bông ít (bông nhỏ), dẫn đến số hạt trên bông giảm. Vì vậy khi các khâu kỹ thuật khác được duy trì thì chọn mật độ vừa phải để đạt được số lượng hạt nhiều nhất trên một đơn vị diện tích lúa cấy.
* Phân bón:
Trong lịch sử nông nghiệp thế giới, các hệ thống nông nghiệp khác nhau, do trình độ thâm canh khác nhau, mà chủ yếu là do khả năng bồi dưỡng đất khác nhau, đã cho năng suất rất khác nhau.
Sang thế kỷ XX, nền nông nghiệp hiện đại, nhờ sự phát triển của công nghệ sản xuất phân hoá học đã khiến cho năng suất tăng gấp đôi so với năng suất của nền nông nghiệp truyền thống, chỉ dựa vào chăn nuôi.
Qua nghiên cứu người ta thấy khi giảm một nửa lượng phân đạm trong trồng trọt, năng suất cây trồng giảm 22 lần nếu xét trong giai đoạn ngắn và 25 – 30% trong trung hạn. Lợi nhuận nông trại giảm 40%, thu nhập giảm 12%, tổng sản lượng hoa màu giảm 40%. Do vậy công nghiệp chế biến giảm, xuất khẩu nông phẩm giảm, để đảm bảo tiêu dùng phải nhập khẩu khiến cho giá ngũ cốc trên thị trường thế giới tăng 5%.
Ở Việt Nam người nông dân cũng đã sử dụng phân bón cho lúa từ rất lâu đời. Từ việc phát nương đốt rẫy, để lại tro rồi chọc lỗ gieo hạt, gặt lúa, đốt rơm rạ ngay tại ruộng sau đó mới cho nước vào cày bừa, cấy, … và đánh giá đúng vai trò của nguyên tố tro với cây trồng.
Khi công nghệ sản xuất phân hoá học ra đời đã làm thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp Việt Nam, chuyển từ nền nông nghiệp hữu cơ sang nền nông nghiệp hiện đại.
Lịch sử sử dụng phân hoá học ở nước ta có thể chia làm 3 giai đoạn.
Trước năm 1972, nông dân chủ yếu dùng đạm để bón. Lân và kali không mấy ai dùng.
Từ năm 1972 – 1992 sau đạm, lân được dùng phổ biến trên nhiều vùng đất trồng lúa.
Từ năm 1992 trở lại đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các giống lúa lai nhu cầu sử dụng phân Kali tăng mạnh mẽ. Theo tài liệu Trung Quốc công bố thì lúa lai rất nhạy cảm với kali, thường phải bón trên 200kg K2O/ha. So với đối chứng không bón kali năng suất giống lúa lai Shanyou2 tăng 1,6 – 1,7 tấn/ha, Aiyou2 tăng 1,7 tấn/ha và Shanyou6 tăng từ 0,9 – 1,4 tấn/ha.
Hiện nay diện tích đất nông nghiệp không tăng mà còn có xu hướng giảm do đất được sử dụng vào nhiều mục đích khác, trong khi đó nhu cầu lương thực không giảm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn lương thực thì phải tăng năng suất cây trồng và sử dụng phân hoá học là 1 giải pháp hữu hiệu để tăng năng suất. Do đó có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng phân hoá học ngày càng tăng trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thay đổi công thức luân canh được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhất là ở Châu Á, nơi được coi là cái nôi của lúa gạo do chiếm tới 90% diện tích và sản lượng lúa gạo của thế giới, nơi đã diễn ra cuộc “Cách mạng xanh” giữa thế kỷ XX.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà khoa học của các nước Châu Á đã đi sâu nghiên cứu toàn bộ hệ thống cây trồng trên đất lúa theo hướng lấy cây lúa làm nền, tăng cường phát triển các loại cây hoa màu, chế độ xen canh, gối vụ ngày càng được chú ý nghiên cứu. Ở châu Á hình thành “Mạng lưới hệ canh tác châu Á”- một tổ chức hợp tác nghiên cứu giữa Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) với nhiều quốc gia trong vùng, nhằm giải quyết 3 vấn đề:
+ Tăng vụ bằng trồng cây ngắn ngày để thu hoạch trước mùa mưa lũ;
+ Thử nghiệm tăng vụ màu bằng các cây trồng mới, xen canh, luân canh tăng vụ;
+ Xác định hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh, tìm và khắc phục những yếu tố hạn chế để phát triển công thức đạt hiệu quả cao (Lý Nhạc và các cộng sự, 1987) [23].
Như ở Thái Lan bằng việc chuyển vụ lúa xuân sang trồng đậu tương trong hệ thống lúa xuân – lúa mùa hiệu quả thấp do độc canh và thiếu nước tưới đã làm tăng hiệu quả kinh tế lên gấp đôi, đồng thời độ phì của đất cũng được tăng lên rất nhiều. (Bùi Quang Toản, 1992) [36].
Cũng theo Trần Đức Viên ở Myanma, mô hình canh tác lúa – cá đã làm tăng năng suất lên 20%, mặc dù 10% diện tích đất đã sử dụng làm mương rãnh và bờ bao. Hệ thống này đã làm giảm sử dụng phân hoá học, giảm cỏ dại và sâu bệnh gây hại. Ở làng Khaw Khok miền Đông Bắc Thái Lan nông dân mất 30% diện tích cấy lúa để làm bờ ngăn, mương, ao ươm cá cho mô hình canh tác lúa – cá, nhưng lại làm tăng năng suất lên 20%, cùng với 300 kg cá.
Theo nhiều nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây lương thực Tây JAVA (Indonesia) cho thấy tình trạng độc canh lúa trên đất trũng cùng với việc tăng cường sử dụng năng lượng hóa thạch, tất yếu sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Các nhà khoa học ở đây đã cùng nông dân đưa ra nhiều mô hình canh tác mới, trong đó mô hình canh tác lúa – cá là hệ thống duy trì lâu bền sức sản xuất của đất, tăng thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống dinh dưỡng cho người nông dân.
Ở Ấn Độ, các nhà khoa học đã đề cập đến cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý phụ thuộc vào điều kiện canh tác, các chính sách và giá cả nông sản hàng hoá. Do đó, hàng loạt các công thức luân canh cho các vùng, tiểu vùng sinh thái được khảo nghiệm, triển khai trên diện rộng và đã cho hiệu quả cao.
Cũng ở Ấn Độ thông qua các chương trình phối hợp nghiên cứu từ năm 1960 đến 1972 lấy hệ thống luân canh tăng vụ chu kỳ 1 năm làm hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận: Hệ thống canh tác ưu tiên cây lương thực chu kỳ 1 năm 2 vụ ngũ cốc, đưa thêm vào 1 vụ đậu đỗ đã đáp ứng được 3 mục tiêu là khai thác tối ưu tiềm năng của đất đai, ảnh hưởng tích cực đến độ phì nhiêu của đất trồng và đảm bảo lợi ích của người nông dân. Nhờ có việc phát triển nhiều giống cây trồng cùng với việc bố trí lại cơ cấu cây trồng hợp lý đã đưa Ấn Độ từ một nước thường xuyên thiếu lương thực trở thành một nước đủ ăn và có dư thừa để xuất khẩu, một cường quốc về nông nghiệp. (Hoàng Văn Đức, 1992) [15].
Nhiều chuyên gia phát triển nông thôn đã và đang chủ trương xây dựng hệ thống nông lâm ngư kết hợp ở những vùng trũng, nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống canh tác và tính ổn định của chúng. Giai đoạn đầu khi thiết lập mô hình, việc trồng rau trên các bờ giữ nước nuôi cá có vai trò quan trọng. Các loại rau thông dụng không đòi hỏi đầu tư lớn. Rau được tưới đủ nước bằng nguồn nước trong ruộng hay ao. Rau xanh nhanh cho thu nhập và giúp nông dân có nguồn thu hàng ngày. Cùng với trồng rau có thể trồng các cây đa mục đích như cỏ voi, cây keo đậu,… vừa làm thức ăn cho cá và gia súc, vừa là băng chắn gió và cung cấp củi đun. Các loại cây này còn là giá leo cho nhiều loại đậu đỗ, cây thuốc. Mặt khác có nhiều cây cối, chim chóc về nhiều góp phần kiểm soát côn trùng gây hại mùa màng, nâng cao tính đa dạng về loài trong hệ sinh thái. Có thể trồng cây ăn quả trên bờ ao, nhiều nông dân Philippin đã trồng chuối trên bờ ruộng lúa - cá, và chuối đã cho họ một nguồn thu lớn (Julian G.1992) (Dẫn theo Trần Đức Viên) [46].
Ở Đài Loan, hệ thống canh tác được thực hiện trên cơ sở hệ thống canh tác thâm canh ngắn, xen giữa lúa và sau lúa, với công thức luân canh: Lúa - Lúa - Rau hoặc Đậu tương; Lúa - Rau - Lúa hoặc Đậu tương; Lúa - Dưa vàng - Lanh hoặc Cải dầu.
Ở Trung Quốc, đã xác định được hệ thống canh tác hợp lý trên các đất 2 vụ lúa với hệ thống canh tác chủ yếu là 2 vụ lúa và 1 vụ lúa mỳ hoặc khoai tây, cải, đậu Hà Lan… Trên các vùng đất lúa 1 vụ hệ thống canh tác thường là 1 vụ lúa và 1 vụ cây trồng cạn (Triệu Kỳ Quốc, 1992) [18].
Một số nước ở khu vực Đông nam Á đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất của cây trồng. Ở Philippin đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các loại đất cao và thấp trong điều kiện có tưới và nhờ nước trời. Còn Indonesia đã thử nghiệm các mô hình tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng trên các loại đất có tưới 10 tháng, 7 tháng và 5 tháng. Những mô hình thử nghiệm có 3 vụ lúa, 2 vụ lúa, 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 1 vụ lúa - 1 vụ màu đã được áp dụng và nhân ra diện rộng, các cây màu chủ yếu là cây họ đậu, các loại rau, ngô.
Từ mối quan hệ giữa cây trồng với môi trường và quản lý nông nghiệp, Bill Mollison (1994) [50] đã đưa ra phương pháp nghiên cứu hệ thống luân canh cây trồng mới với hệ canh tác đơn giản để thay thế hệ thống canh tác cũ, nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng sinh học, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn các nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, ô nhiễm môi trường.
Trong nhiều nghiên cứu sử dụng khai thác hợp lý đất dốc ở Thái Lan thì việc trồng cây họ đậu thành băng theo đường đồng mức góp phần hạn chế chống xói mòn rất hiệu quả. Hệ thống trồng xen cây họ đậu với cây lương thực trên đất dốc ngoài việc làm tăng năng suất cây trồng thì đất còn được cải tạo nhờ được tăng cường thêm chất hữu cơ tại chỗ và tăng nguồn vi sinh vật có ích trong đất. Qua đó bình quân lương thực của Thái Lan trong 10 năm (1977 - 1987) đã tăng 3%, trong đó lúa gạo tăng 2,4%, ngô tăng 6,1%, ngoài ra các cây trồng có giá trị kinh tế cao như dừa, cao su, cà phê, chè cũng được chú ý phát triển… nhờ sản xuất nông nghiệp theo hướng đa cây trồng, đa thời vụ gắn với thị trường nên giá trị nông sản đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (Nguyễn Điền, 1997)[14].
Mô hình canh tác hỗn hợp ở những vùng trũng bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề phụ... đã làm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa nguồn thu nhập. Đây là một cách tốt nhất giúp cho người nghèo tránh được những rủi ro, góp phần tăng nguồn thu tiền mặt hàng ngày, nên mô hình: lúa - cá - gia cầm - rau được gọi là ngân hàng sống (Living bank) của nông dân sản xuất nhỏ (theo Janet) (Dẫn theo Trần Đức Viên 1998) [46].
Nhìn chung trên thế giới, các nhà khoa học nông nghiệp đã và đang tập trung nghiên cứu cải tiến các hệ thống canh tác bằng cách đưa thêm và thay thế một số cây trồng mới vào hệ thống canh tác cũ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển mô hình nông, lâm, ngư kết hợp nhằn nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phẩm cũng như đa dạng về chủng loại để phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội đồng thời nâng cao thu nhập cho người nông dân.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nền nông nghiệp nước ta từ những thời kỳ xa xưa cũng đã có một hệ thống cây trồng khá phong phú và được phát sinh từ rất sớm với lịch sử dân tộc. Trong cuốn “Vân đài loại ngữ”, tác giả Lê Quý Đôn - một học giả nổi tiếng của Việt Nam đã ghi chép nhiều về các giống lúa tẻ, lúa nếp mà dân ta thường gieo cấy từ thời tiền Lê (980-1005) (Bùi Huy Đáp, 1985) [10].
Cùng với lúa nước là loại cây lương thực chủ yếu, trong cơ cấy cây trồng ở nước ta sớm đã có thêm rất nhiều loại cây khác, bao gồm cả cây nhiệt đới, á nhiệt đới và một số rau ôn đới. Những giống cây trồng di thực từ phương Bắc xuống hoặc từ phương Nam lên, đặc biệt là từ khi Thực dân Pháp đô hộ nước ta thì số lượng các loại cây trồng mới từ các lục địa khác đem vào nước ta ngày càng nhiều và đã làm cho hệ thống cây trồng ở một số vùng có những thay đổi đáng kể (Bùi Huy đáp, 1993) [11].
Dưới thời thuộc Pháp (1867 - 1945), nhiều giống cây trồng mới đã được tuyển chọn trong nước hoặc du nhập từ nước ngoài vào sản xuất trong nước ở các đồn điền như cà phê, cam, quýt, chè… và đặc bệt là cây cao su; cây cao su đã được trồng với quy mô rộng lớn ở phía nam, Tây Nguyên và được mở rộng ra đến tận Thanh Hoá. Tuy nhiên, dù thời nào đi nữa thì ở nước ta cây lúa nước vẫn là cây trồng chính. Năm 1880, Việt Nam đã xuất khẩu 300.000 tấn gạo cho các nước thuộc địa của Pháp (Mai Văn Quyền, 1996)[20].
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi mà năng suất lúa chiêm bình quân toàn miền Bắc chỉ đạt 13,61tạ/ha, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu đưa vụ lúa xuân trở thành vụ sản xuất chính, thay thế dần cho vụ lúa chiêm. Một hệ thống gieo cấy lúa xuân tương đối hoàn chỉnh đã được xây dựng từ vụ xuân 1968 ở huyện Hải Hậu – Nam Định với 100% diện tích lúa xuân. Đến năm 1971, diện tích cấy lúa xuân ở đồng bằng sông Hồng vượt lúa chiêm và đã tạo ra năng suất bình quân 31,9 tạ/ha và vào năm 1985 tỉnh Thái Bình đạt năng suất lúa xuân là 52tạ/ha. Sự nhảy vọt về năng suất là kết quả của vụ lúa xuân với các giống lúa năng suất cao, … Ngoài ra cùng với vụ lúa xuân là sự ra đời của vụ đông với các giống cây trồng có nguồn gốc ôn đới như bắp cải, xu hào, khoai tây, cà chua, … Từ đó đã đưa ra công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa - vụ đông hoặc màu xuân - lúa mùa - vụ đông đạt hiệu quả cao. (Bùi Huy Đáp, 1977) [8].
Khi nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất canh tác chủ yếu nhờ nước trời ở miền Bắc, Bùi Huy Đáp (1979) đã đề xuất cơ cấu cây trồng là 2 vụ màu đông và xuân rồi sản xuất lúa tiếp chân, trong vụ xuân trồng các loại cây màu có thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau tuỳ theo trồng lúa mùa sớm hay mùa chính vụ. Đây là chế độ canh tác có thể sử dụng triệt để tiềm năng của các loại đất cao hạn cấy 1 vụ lúa mùa chờ nước trời. Trên chân đất chuyên màu của vùng đất bãi ven sông, hệ thống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao là ngô thu đông (rau màu thu đông) - ngô xuân (đậu tương, rau đậu các loại…). Ngay sau khi nước rút tiến hành trồng ngô thu đông (hoặc rau đậu sớm), sau đó trồng ngô xuân (hoặc đậu tương, rau đậu các loại)[9].
Các chân bãi ven sông thường trồng một vụ màu đông xuân dài ngày và một vụ lúa mùa, tuy nhiên công thức này không chắc và có thể chuyển thành chế độ một vụ màu xuân có trồng xen, trồng gối và một vụ màu đông thì cả hai vụ đều chắc chắn, có hiệu quả kinh tế. Ở vùng bán sơn địa, đồi núi, trung du, diện tích đất chỉ cấy một vụ lúa mùa, vụ Đông xuân là vụ sản xuất cho phép sử dụng các loại đất này một cách có lợi nhất với một hệ cơ cấu cây trồng có kết quả nhất.
Trong hệ thống luân canh trên đất bạc màu ở miền Bắc Việt Nam, cây vụ đông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nhờ vụ đông mà đất trồng được che phủ trong suốt thời kỳ khí hậu khô hạn (trong điều kiện khô hạn, đất màu bị thoái hoá nhanh nhất, đồng thời các chất hữu cơ phân huỷ mạnh). Cây vụ đông đã làm tăng độ ẩm của đất từ 30 - 50% so với không trồng cây vụ đông. Đất bạc màu có trồng cây vụ đông đều làm tăng năng suất cây trồng vụ sau một cách rõ rệt (Bùi Huy Đáp, 1979)[9].
Viện sỹ Đào Thế Tuấn, 1987 [41] khi tiến hành nghiên cứu trên đất 2 vụ lúa cho thấy việc đưa cơ cấu vụ lúa xuân với các giống lúa ngắn ngày đã tạo ra một khoảng thời gian trống giữa 2 vụ lúa, góp phần tạo điều kiện để xây dựng một hệ thống cây trồng có hiệu quả cao trên đất 2 vụ lúa. Đồng thời đề xuất một số cơ cấu cây trồng cụ thể cho vùng đồng bằng sông Hồng:
Trên đất 2 vụ lúa chủ động nước:
+ lúa xuân - lúa mùa – màu vụ đông (ngô, khoai tây, đậu tương)
+ lúa xuân - lúa mùa – rau vụ đông (cà chua, xu hào, bắp cải)
Trên đất 2 lúa thấp ngập nước:
+ lúa mùa – bèo dâu – lúa xuân
+ lúa mùa – bèo dâu – lúa xuân - điền thanh
Chế độ canh tác trên đã từng bước được mở rộng ở vùng châu thổ sông Hồng và các vùng khác của cả nước, đã tạo chuyển biến rõ nét về sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta.
Theo Lê Song Dự (1990)[6] khi tiến hành nghiên cứu đưa cây đậu tương vào hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam đã đưa ra kết luận: đậu tương hè trong công thức luân canh lúa xuân - đậu tương hè - lúa mùa là một vụ thích hợp năng suất khá cao và ổn định, công thức này có thể phát triển rộng rãi ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Khi nghiên cứu đánh giá hệ thống canh tác ở tiểu vùng sinh thái bạc màu ngoại thành Hà Nội, Đào Châu Thu và CTV (1990) [30] đã khẳng định: có thể nâng cao hệ số sử dụng đất (2 - 4 vụ/năm) và trồng được nhiều vụ lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày trên đất bạc màu, trừ chân ruộng quá cao, hoặc quá thấp. Tác giả cũng đã nêu các giải pháp sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, năng lượng mặt trời kết hợp với luân canh, xen canh, gối vụ, đa dạng hóa cây trồng ở ngoại thành Hà Nội (Bùi Thị Xô, 1994) [48],
Dương Hữu Tuyền (1990) [44] tiến hành nghiên cứu hệ thống canh tác 3 - 4 vụ/năm ở vùng lúa đồng bằng sông Hồng đã kết luận: đồng bằng sông Hồng có thể trồng 3 - 4 vụ/năm. Khi trồng 3 vụ/năm không nên độc canh 3 vụ lúa mà nên bố trí 2 vụ lúa 1 vụ màu hay 2 vụ màu 1 vụ lúa, trong đó có thể 2 vụ cây ưa nóng, 1 vụ cây ưa lạnh hay cả 3 vụ là cây ưa nóng. Trồng 4 vụ có thể thực hiện ở những chân ruộng đất nhẹ, tưới tiêu chủ động và nguồn nhân lực dồi dào.
Theo Bùi Huy Đáp (1993) [11] sắp xếp lại cách sản xuất, bố trí lại các chế độ luân canh, sử dụng đất đai hợp lý hơn và phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương thì có thể đưa vụ đông thành một vụ cây trồng chính. Diện tích cấy lúa 2 vụ khi cấy lúa xuân đã tạo điều kiện cho việc gieo trồng một loại cây vụ đông. Trên những chân ruộng vàn hay cao nếu cấy lúa Mùa sớm cũng có thể làm một vụ màu đông với những loại cây chịu lạnh khá, hoặc ở các chân ruộng thấp hơn có thể trồng rau mùa rét.
Những diện tích chỉ cấy một vụ lúa còn vụ đông xuân thường trồng màu (phần lớn là các giống màu dài ngày 5 - 6 tháng). Thì việc thay đổi cơ cấu trà lúa mùa, tăng mùa sớm và chính vụ, hạn chế mùa muộn và thay đổi cơ cấu các giống màu, sử dụng nhiều giống màu ở vụ xuân ngắn ngày hơn sẽ có thể sắp xếp được thời gian cho gieo trồng một vụ màu đông.
Ở các chân đất quanh năm không ngập nước, thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước thường luân canh tăng vụ với cây họ đậu (đậu tương, lạc, đậu côve, đậu xanh...). Ngoài luân canh tăng vụ với cây lương thực, cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc còn có những hệ thống cây trồng luân canh giữa cây dược liệu với cây lương thực hoặc cây công nghiệp ngắn ngày (Tôn Thất Chiểu, 1993) [4].
Trồng xen đậu tương với cây ăn quả ở giai đoạn cây chưa khép tán đã mang lại hiểu quả kinh tế và cải tạo đất rõ rệt. Việc trồng xen đậu tương với xoài đã nâng cao khả năng giữ ẩm của đất, hạn chế sự phát triển của cỏ dại, làm tăng sinh trưởng của xoài và tăng thu nhập của người nông dân, đáp ứng được nhu cầu lấy ngắn nuôi dài.
Nguyễn Hữu Tề và CTV (1995) [25] khi nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Sóc Sơn đã kết luận: mô hình 3 vụ cải tiến (lạc - lúa - ngô hoặc đậu tương - thuốc lá) mang lại lợi nhuận 12.537.000 đồng/ha/năm, tỷ suất lợi nhuận từ 12,7 – 17,6%. Các mô hình 4 vụ (đậu xanh - đậu tương - lúa - khoai lang hoặc lúa CN2 - đậu tương - lúa ĐH60 - khoai tây) mang lại lợi nhuận 15.852.000 đồng/ha/năm.
Theo điều tra nghiên cứu và đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng, Tạ Minh Sơn và cộng sự (1996) đã khẳng định hệ thống canh tác 3 - 4 vụ/năm bằng các loại rau cao cấp đạt giá trị kinh tế cao nhất (trên 60 triệu đồng/ha/năm). Những hệ thống cây trồng cho giá trị thu nhập cao phổ biến hiện nay là: chuyên màu, đất 2 màu 1 lúa, hoặc đất 2 lúa 1 màu) [24].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận về sử dụng đất một vụ lúa mùa và vụ lúa đông xuân bỏ hoá ở một số tỉnh phía Bắc đã rút ra kết luận: Hệ thống lúa mùa - ngô xuân (với các giống ngô mới, năng suất cao) là hệ thống cây trồng mới trong những năm gần đây nhưng thực sự có hiệu quả trong kinh tế nông nghiệp. Ngoài sản lượng lúa Mùa có phần tăng lên nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng thì hệ thống này làm tăng thêm sản lượng ngô 30 - 40 tạ/ha. Vấn đề đặt ra đối với hệ thống này là chọn thời vụ thích hợp để ngô tránh được rét, tận dụng ẩm độ đất và khi thu hoạch không ảnh hưởng đến gieo cấy vụ Mùa và bảo quản tốt sản phẩm.
Sự ra đời của các giống lúa cảm ôn ngắn ngày như CN2, CR203 thay thế dần các giống lúa cảm quang cấy trong vụ mùa, đã hình thành vụ đông với các cây trồng chịu lạnh như ngô, đậu tương, khoai tây… đã góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất như hiện nay. Thêm vào đó những vùng đất trũng chỉ cấy được một vụ lúa đã chuyển dịch hình thành mô hình lúa – cá hay lúa – cá - vịt làm tăng hiệu quả sản xuất rất lớn (Phạm Chí Thành 1994) (Dẫn theo Trần Đức Viên, 1998) [46].
Nói chung vấn đề thay đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ đã và đang là những vấn đề được các nhà nông học Việt Nam quan tâm, nghiên cứu không ngừng trong những thập kỷ qua. Nhờ đó mà ngành nông nghiệp đã có những thành tựu đáng kể, sản lượng cũng như chất lượng lương thực, thực phẩm không ngừng được tăng lên. Trước thực cảnh quá trình đô thị hoá và sự phát triển các khu công nghiệp diễn ra với tốc độ rất nhanh. Diện tích gieo trồng giảm một cách đáng kể qua các năm gần đây đã gây ra áp lực rất lớn cho ngàng nông nghiệp. Nhưng do việc luân canh tăng vụ, sử dụng những giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt mà các nhà nông học đã chọn tạo ra, cơ cấu mùa vụ thích hợp ... đã đảm bảo được an ninh lương thực, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của không những người dân trong nước mà còn xuất khẩu nông sản tương đối ổn định trong những năm vừa qua.
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quế Võ
3.1.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Quế Võ
3.1.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống trồng trọt hiện có
3.1.4. Thử nghiệm một số giống cây trồng mới trong hệ thống trồng trọt nhằm chứng minh các đề xuất
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố tự nhiên bao gồm: đất, nước, khí hậu…
- Các yếu tố sinh vật trong đó có cây trồng, vật nuôi…
- Các yếu tố về kinh tế xã hội như: giá cả, dịch vụ, điều kiện cơ sở hạ tầng và nông hộ... Có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng hiệu quả sản xuất và mang tính bền vững ở huyện Quế Võ.
- Hệ thống trồng trọt và các biện pháp kỹ thuật hiện đang được sử dụng, hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đồng ruộng các xã Nhân Hoà, Mộ Đạo và Đức Long.
3.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Huyện Quế Võ
Thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật được bố trí trên đồng ruộng các xã đại diện như Nhân Hoà, Mộ Đạo và Đức Long.
- Thời gian: Từ tháng 8/2007 đến tháng 6/2008
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện Quế Võ
* Điều kiện tự nhiên huyện Quế Võ
- Vị trí địa lý
- Điều kiện thời tiết và khí hậu
- Điều kiện đất đai, địa hình, nguồn nước và chế độ thuỷ văn.
- Tình hình sử dụng đất đai
* Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội huyện Quế Võ
- Dân số, lao động
- Hiện trạng về cơ sở hạ tầng
- Tình hình kinh tế
- Trình độ dân trí, lao động và nguồn nhân lực
* Kinh tế của nông hộ
- Tình hình thu nhập của nông hộ
- Đánh giá kinh tế nông hộ
- Các loại hình sử dụng đất, các công thức luân canh cây trồng
- Hiệu quả kinh tế của các hệ thống luân canh hiện tại và những hạn chế của các hệ thống luân canh đó.
3.2.3.2. Điều tra thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Quế Võ
- Chọn lựa địa điểm tiến hành nghiên cứu: Chọn 3 xã đại diện cho toàn Huyện. Các xã được lựa chọn phải đạt các yêu cầu sau:
+ Phải đại diện về điều kiện tự nhiên như: địa hình, đất đai, thuỷ văn…
+ Phải đại diện về điều kiện kinh tế xã hội: trình độ dân trí, tập quán canh tác, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế của hộ gia đình…
+ Có hệ thống giao thông thuận lợi để thuận lợi cho việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng như thuận lợi cho việc thăm quan, hội thảo, học hỏi… cho các địa phương xung quanh.
Thông qua các chỉ tiêu lựa chọn trên, chúng tôi đã chọn ra 3 xã Mộ Đạo, Nhân Hoà và Đức Long làm đại diện cho toàn Huyện để tiến hành nghiên cứu. (Sử dụng số liệu thứ cấp tại địa phương)
- Tình hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng. Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của người dân (PRA) trong đó sử dụng công cụ chính là:
+ Phỏng vấn các cán bộ và nông hộ có am hiểu
+ Quan sát trực tiếp
+ Điều tra trực tiếp các hộ sản xuất theo phiếu điều tra lập sẵn:
Mỗi xã 100 phiếu điều tra 100 hộ.
3.2.3.2.Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật mới
- Thực hiện thử nghiệm mô hình, mỗi thử nghiệm được thực hiện ở 3 hộ gia đình có điều kiện kinh tế tương tự như nhau:
* Vụ đông 2007:
Thử nghiệm 1: So sánh một số giống đậu tương
+ Đậu tương ĐT22
+ Đậu tương ĐT12
+ Đậu tương D140
+ Đậu tương DT84 (đối chứng)
- Lượng phân bón cho 1ha: 8 tấn phân chuồng, 30kg N + 60kg P2O5 + 40kg K2O
- Cách bón:
+ Bón lót: 100% Phân chuồng + 20% N + 100% P2O5
+ Bón thúc:
Lần 1: 8 - 10 ngày sau gieo, lượng phân 30% N
Lần 2: 15 - 18 ngày sau gieo, lượng phân 30% N +30% K2O.
Lần 3: 25 - 28 ngày sau gieo lượng phân 20% N + 70% K2O.
Địa điểm xã Mộ Đạo, thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện sản xuất của nông dân, trên 3 mảnh ruộng của 3 hộ. Diện tích mỗi mảnh ruộng là 800m2. Mỗi ruộng được chia làm 4 mảnh cho 4 công thức khác nhau với một nền phân bón chung.
Với một số chỉ tiêu theo dõi chính sau:
+ Thời gian sinh trưởng
+ Số quả/cây
+ Số hạt/quả
+ Trọng lượng 1000 hạt
+ Năng suất
Thử nghiệm 2: So sánh một số giống ngô lai
+ Giống ngô LVN37
+ Giống ngô 30B07
+ Giống ngô LVN24 (đối chứng) (Hiện đang trồng phổ biến ở địa phương).
Lượng phân: 10 tấn phân chuồng, 140kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O cho 1ha.
Cách bón:
- Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5. - Bón thúc: 3 lần với liều lượng phân bón như sau:
+ Thúc lần 1: (khi cây ngô có 4 -5 lá): Bón 1/3 lượng N + 1/2 K2O
(có thể hòa tan phân vào nước tưới hoặc rắc phân kết hợp với xới nhẹ mặt luống rồi tưới nước nhẹ).
+ Thúc 2 lần (khi cây ngô có 10 -11 lá): Bón 1/3 lượng N + 1/2 K2O (có thể hòa tan phân vào nước tưới hoặc rắc phân kết hợp xới vun cao gốc rồi tưới nước nhẹ).
+ Thúc lần 3 (khi cây ngô trỗ cờ phun râu xong): Bón 1/3 lượng N còn lại bằng cách hòa tan phân đều trong nước tưới xung quanh gốc.
Địa điểm xã Nhân Hoà, thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện sản xuất của nông dân, trên 3 mảnh ruộng của 3 hộ. Diện tích mỗi mảnh ruộng là 600m2. Mỗi ruộng được chia làm 3 mảnh cho 3 công thức khác nhau với một nền phân bón chung.
Với một số chỉ tiêu theo dõi chính sau: + Thời gian sinh trưởng
+ Chiều cao cây
+ Chiều cao đóng bắp
+ Chiều dài bắp
+ Đường kính bắp
+ Số hàng hạt/bắp
+ Số hạt/hàng
+ Tỷ lệ hạt chắc/bắp
+ Trọng lượng 1000 hạt
+ Sâu bệnh
+ Năng suất
* Vụ Xuân 2008
Thử nghiệm: So sánh một số giống lúa mới
+ Giống lúa TH3-4
+ Giống lúa VL24
+ Giống lúa TH3-3
+ Giống lúa TH3-5
+ Giống Khang Dân
* Địa điểm xã Đức Long, thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện sản xuất của nông dân, trên 3 mảnh ruộng của 3 hộ. Diện tích mỗi mảnh ruộng là 1.000m2. Mỗi ruộng được chia làm 5 mảnh cho 5 công thức khác nhau với một nền phân bón chung.
* Phân bón:
- Lượng phân bón cho 1ha: 10 tấn phân chuồng, 120kg N + 90kg P2O5 + 120kg K2O.
- Phương pháp bón:
+ Bón lót: 100% phân chuồng, 100% P2O5, 50% N, 50% K2O
+ Bón thúc: Đợt 1 sau cấy 7-10 ngày: 30% N
Đợt 2 trước trỗ 15 ngày: 20% N, 50% K2O
* Cấy: Phương pháp cấy hàng thưa, hàng mau
Hàng thưa: hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 15cm
Hàng mau: hàng cách hàng 15cm, cây cách cây 15cm
Hàng cấy theo hướng đông tây
Một số chỉ tiêu theo dõi chính sau: + Chiều cao cây
+ Số nhánh/khóm
+ Số bông/khóm
+ Chiều dài bông
+ Số hạt/bông
+ Trọng lượng 1000 hạt
+ Năng suất
3.2.3.3. Tính toán hiệu quả kinh tế
* Tổ._.ghiên cứu đưa cây đậu tương vào hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam”. Tài liệu hội nghị Hệ thống canh tác Việt Nam, tr.16- 22.
7. Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc (1987), Canh tác học, NXB NN, Hà Nội
8. Bùi Huy Đáp (1977), Cơ sở khoa học của vụ đông, NXB khoa hoc kỹ thuật, Hà Nội.
9. Bùi Huy Đáp (1979), Cơ sở khoa học của vụ đông, NXB NN, Hà Nội.
10. Bùi Huy Đáp (1985), Văn minh lúa nước và nghề trồng lúa ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Bùi Huy Đáp (1993), Về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, NXB nông nghiệp.
12. Bùi Huy Đáp (1998), Lúa Việt Nam trong vùng trồng lúa Nam và Đông Nam Á, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Trương Đích (2002), Kỹ thuật trồng các giống lúa mới, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
14. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa Nông nghiệp và nông thôn ở các nước châu Á và Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.
15. Hoàng Văn Đức (1992), Hội thảo về nghiên cứu và phát triển hệ canh tác cho nông dân trồng lúa Châu á, NXB nông nghiệp.
16. Nguyễn Văn Hiển (2000), Giáo trình chọn giống cây trồng, NXB Giáo dục
17. Nguyễn Văn Hoan và Vũ Hồng Quảng (2005), Chọn tạo các tổ hợp lúa lai 2 dòng kháng bệnh bạc lá VL24, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ
18. Triệu Kỳ Quốc (1992), "Quản lý đất đai và nước trong hệ thống canh tác lúa nước, Tạp chí khoa học đất số 2, tr.71- 77.
19. Lê Hưng Quốc (1994), Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đồi gò Hà Tây, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật NN Việt Nam.
20. Mai Văn Quyền (1996), Nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác, hệ thống nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
21. Cao Liêm, Trần Đức Viên (1990), Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Đại học và THCN, Hà Nội.
22. Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (1992), “Hiệu quả kinh tế một số HTCT trên các vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng”, Báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học Hệ thống cây trồng Việt Nam lần thứ 3, tr.193- 197.
23. Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền, Phùng Đăng Chinh (1987), Canh tác học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 71.
24. Tạ Minh Sơn (1996), “Điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số 2/1996, tr. 59- 60.
25. Nguyễn Hữu Tề, Đoàn Văn Điếm, Phạm Văn My (1995), “Kết quả bước đầu thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội”, Kết quả nghiên cứu khoa học khoa Trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 226 – 227.
26. Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (1994), Chuyển đổi canh tác vũng trũng ở đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Phạm Chí Thành (1996), Hệ thống nông nghiệp, Bài giảng cao học nông nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
28. Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (2000), Chuyển đổi cơ cấu cây trồng những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
29. Nguyễn Bá Thông (2001), Nghiên cứu khả năng nhân dòng bất dục đực pei ải 64s và sản xuất hạt lúa lai F1 Bồi tạp 77 và Bồi tạp Sơn thanh tại thanh hoá, luận văn thạc sĩ khoa học TĐH NN I, Hà Nội.
30. Đào Châu Thu, Đỗ Nguyên Hải (1990), Đánh giá tiểu vùng sinh thái đất bạc màu Hà Nội, Tài liệu hội nghị hệ thống canh tác Việt Nam 1990, tr. 151 - 163
31. Lê Duy Thước (1991), Về khí hậu, đất đai và vấn đề bố trí cây trồng ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí khoa học số 1.
32. Lê Duy Thước (1994), Nông - lâm kết hợp, Giáo trình cao học, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam
33. Lê Duy Thước (1997), Nông lâm kết hợp, Giáo trình cao học nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
34. Lê Minh Toán (1998), Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
35. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. NXB Nông nghiệp, 201 - 205.
36. Bùi Quang Toản, Nguyễn Văn Thuận (1993), Những kết quả nghiên cứu gần đây về trung du, miền núi. Nông nghiệp TDTM, NXB Nông nghiệp, 16 - 31.
37. Nguyễn Thị Trâm (2002), Chọn giống lúa lai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
38. Đào Thế Tuấn (1962), Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở Hợp tác xã, NXB Nông thôn.
39. Đào Thế Tuấn (1978), Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
40. Đào Thế Tuấn (1984), Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 25- 27.
41. Đào Thế Tuấn (1987), “Hệ thống nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp số 2, tr. 113.
42. Đào Thế Tuấn (1989), Hệ thống nông nghiệp, Tạp chí cộng sản (6), tr. 4-9
43. Đào Thế Tuấn (1997), Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng, NXB Nông nghiệp.
44. Dương Hữu Tuyền (1990) “Các hệ thống canh tác 3 vụ, 4 vụ/năm ở vùng trồng lúa đồng bằng sông Hồng”, Tài liệu hội nghị Hệ thống canh tác Việt Nam 1990, tr. 143 – 150.
45. Trần Đức Viên (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống nông nghiệp trong hệ sinh thái vùng trũng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội
46. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê (1998). Sinh thái học nông nghiệp, NXB giáo dục, Hà Nội.
47. Trần Đức Viên (2005), Sinh thái học nông nghiệp, bài giảng cao học nông nghiệp.
48. Bùi Thị Xô (1994), Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý ở ngoại thành Hà Nội, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tr. 18 – 19.
49. Zandstra H.G (1981), Nghiên cứu hệ thống canh tác của vùng dân trồng lúa Châu á, NXB nông nghiệp, Hà Nội, tr. 78- 82.
Tiếng Nước Ngoài
50. Bill Mollison, Reny Mia Slay (1994), Đại cương về nông nghiệp bền vững, (bản dịch của Hoàng Minh Đức), NXB nông nghiệp, Hà Nội
51. FAO (1989), Farming Systems development: Concepts, methods, application, Rome.
52. FAO/UNESCO (1992), Guideline for soil description, Rome
53. FAO (1992), “Land evaluation and farming systems analysis for land use planning”. Workshop Documents FAO, Rome.
54. Simraks, S. (1994), Animal as important component in farming systems, Khonkaen University.
PHỤ BIỂU
1. Xử lý số liệu thử nghiệm so sánh các giống Đậu tương
Phân tích ANOVA số quả/ cây
VARIATE V003 QUA/CAY
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 251.264 83.7545 28.62 0.001 3
2 NLAI 2 31.0166 15.5083 5.30 0.047 3
* RESIDUAL 6 17.5583 2.92639
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 299.839 27.2580
-----------------------------------------------------------------------------
Phân tích ANOVA số hạt/quả
VARIATE V004 HAT/QUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 .252610 .842034E-01 3.69 0.082 3
2 NLAI 2 .300712E-01 .150356E-01 0.66 0.555 3
* RESIDUAL 6 .137100 .228499E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .419781 .381619E-01
-----------------------------------------------------------------------------
Phân tích ANOVA P1000 hạt
VARIATE V005 P1000H
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 4566.18 1522.06 484.72 0.000 3
2 NLAI 2 8.42002 4.21001 1.34 0.331 3
* RESIDUAL 6 18.8404 3.14006
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 4593.44 417.585
-----------------------------------------------------------------------------
Phân tích ANOVA năng suất các giống đậu tương
VARIATE V006 NSUAT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 3 67.7650 22.5883 69.05 0.000 3
2 NLAI 2 1.19340 .596702 1.82 0.240 3
* RESIDUAL 6 1.96280 .327133
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 70.9212 6.44738
-----------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS QUA/CAY HAT/QUA P1000H NSUAT
ÐT12 3 21.3000 1.91500 170.333 8.07014
ÐT22 3 27.5333 1.87500 146.200 9.24152
DT84 3 23.8667 1.89967 200.633 11.3443
D140 3 33.4800 2.23000 165.633 14.3246
SE(N= 3) 0.987656 0.872734E-01 1.02308 0.330219
5%LSD 6DF 3.41646 0.301893 3.53899 1.14228
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS QUA/CAY HAT/QUA P1000H NSUAT
1 4 26.3600 2.00525 171.700 10.9090
2 4 24.6750 1.91000 170.750 10.3040
3 4 28.6000 2.02450 169.650 11.0224
SE(N= 4) 0.855335 0.755810E-01 0.886011 0.285978
5%LSD 6DF 2.95874 0.261447 3.06485 0.989243
-------------------------------------------------------------------------------
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NLAI |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
QUA/CAY 12 26.545 5.2209 1.7107 6.4 0.0009 0.0474
HAT/QUA 12 1.9799 0.19535 0.15116 7.6 0.0818 0.5547
P1000H 12 170.70 20.435 1.7720 1.0 0.0000 0.3308
NSUAT 12 10.745 2.5392 0.57196 5.3 0.0001 0.2403
2. Xử lý số liệu thử nghiệm so sánh các giống ngô lai
Phân tích ANOVA số bắp/m2
VARIATE V003 BAP/M2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 2 4.10782 2.05391 11.09 0.025 3
2 NLAI 2 .155559E-03 .777795E-04 0.00 1.000 3
* RESIDUAL 4 .740712 .185178
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 4.84869 .606086
-----------------------------------------------------------------------------
Phân tích ANOVA số hàng/bắp
VARIATE V004 HANG/BAP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 2 3.22880 1.61440 3.13 0.152 3
2 NLAI 2 .669267 .334633 0.65 0.572 3
* RESIDUAL 4 2.06033 .515083
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 5.95840 .744800
-----------------------------------------------------------------------------
Phân tích ANOVA số hạt/hàng
VARIATE V005 HAT/HANG
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 2 5.55846 2.77923 4.21 0.104 3
2 NLAI 2 .520467 .260233 0.39 0.700 3
* RESIDUAL 4 2.64127 .660317
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 8.72020 1.09002
-----------------------------------------------------------------------------
Phân tích ANOVA trọng lượng 1000 hạt
VARIATE V006 P1000H
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 2 2396.42 1198.21 69.82 0.002 3
2 NLAI 2 11.9415 5.97074 0.35 0.727 3
* RESIDUAL 4 68.6432 17.1608
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 2477.01 309.626
-----------------------------------------------------------------------------
Phân tích ANOVA năng suất thực thu
VARIATE V007 NSTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 2 139.468 69.7342 9.53 0.032 3
2 NLAI 2 2.46231 1.23116 0.17 0.850 3
* RESIDUAL 4 29.2619 7.31546
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 171.192 21.3991
-----------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS BAP/M2 HANG/BAP HAT/HANG P1000H
30B07 3 6.77000 15.9100 29.3133 277.153
LVN37 3 5.25000 15.5900 28.0800 312.857
LVN24 3 5.44333 14.5100 27.4167 310.567
SE(N= 3) 0.248447 0.414360 0.469154 2.39171
5%LSD 4DF 0.973859 1.62420 1.83898 9.37498
GIONG$ NOS NSTT
30B07 3 61.4313
LVN37 3 55.4227
LVN24 3 51.8957
SE(N= 3) 1.56157
5%LSD 4DF 6.12100
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS BAP/M2 HANG/BAP HAT/HANG P1000H
1 3 5.82667 15.2200 28.6067 300.990
2 3 5.82000 15.0767 28.0600 301.023
3 3 5.81667 15.7133 28.1433 298.563
SE(N= 3) 0.248447 0.414360 0.469154 2.39171
5%LSD 4DF 0.973859 1.62420 1.83898 9.37498
NLAI NOS NSTT
1 3 56.3221
2 3 55.5762
3 3 56.8514
SE(N= 3) 1.56157
5%LSD 4DF 6.12100
-------------------------------------------------------------------------------
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NLAI |
(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
BAP/M2 9 5.8211 0.77852 0.43032 7.4 0.0252 0.9996
HANG/BAP 9 15.337 0.86302 0.71769 4.7 0.1519 0.5720
HAT/HANG 9 28.270 1.0440 0.81260 2.9 0.1044 0.6997
P1000H 9 300.19 17.596 4.1426 1.4 0.0017 0.7271
NSTT 9 56.250 4.6259 2.7047 4.8 0.0319 0.8504
3. Xử lý số liệu thử nghiệm so sánh các giống lúa lai
Phân tích ANOVA số bông/khóm
VARIATE V003 B/K
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 4 1.53565 .383912 3.58 0.059 3
2 NLAI 2 .249361 .124681 1.16 0.362 3
* RESIDUAL 8 .858672 .107334
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 2.64368 .188834
-----------------------------------------------------------------------------
Phân tích ANOVA số hạt chắc/bông
VARIATE V004 HAT CHAC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 4 1639.55 409.887 11.03 0.003 3
2 NLAI 2 355.559 177.780 4.78 0.043 3
* RESIDUAL 8 297.269 37.1586
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 2292.37 163.741
-----------------------------------------------------------------------------
Phân tích ANOVA trọng lượng 1000 hạt
VARIATE V005 P1000HAT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 4 19.4071 4.85178 4.95 0.027 3
2 NLAI 2 .851200E-01 .425600E-01 0.04 0.958 3
* RESIDUAL 8 7.83674 .979593
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 27.3290 1.95207
-----------------------------------------------------------------------------
Phân tích ANOVA năng suất thực thu các giống lúa
VARIATE V006 NSUAT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GIONG$ 4 292.567 73.1418 19.62 0.000 3
2 NLAI 2 11.4674 5.73368 1.54 0.272 3
* RESIDUAL 8 29.8231 3.72789
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 333.858 23.8470
-----------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT GIONG$
-------------------------------------------------------------------------------
GIONG$ NOS B/K HAT CHAC P1000HAT NSUAT
TH3_3 3 6.69807 137.156 24.7167 64.7539
TH3_4 3 6.22581 137.219 24.6167 62.1874
TH3_5 3 6.50142 137.953 26.1800 67.7884
VL24 3 7.16277 114.689 23.6433 58.8353
K_dan 3 6.41075 117.709 22.7933 55.1659
SE(N= 3) 0.189151 3.51941 0.571429 1.11473
5%LSD 8DF 0.616801 11.4764 1.86337 3.63503
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS B/K HAT CHAC P1000HAT NSUAT
1 5 6.77129 122.843 24.3020 61.9025
2 5 6.46044 134.758 24.3820 60.6058
3 5 6.56755 129.235 24.4860 62.7303
SE(N= 5) 0.146515 2.72612 0.442627 0.863468
5%LSD 8DF 0.477772 8.88960 1.44336 2.81568
-------------------------------------------------------------------------------
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NLAI |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
B/K 15 6.5998 0.43455 0.32762 5.0 0.0591 0.3619
HAT CHAC 15 128.95 12.796 6.0958 4.7 0.0028 0.0428
P1000HAT 15 24.390 1.3972 0.98974 4.1 0.0267 0.9579
NSUAT 15 61.746 4.8833 1.9308 3.1 0.0005 0.2721
Phụ biểu1 : Giá vật tư nông nghiệp và sản phẩm cây trồng
TT
Hạng mục
Đơn vị
Đơn giá (đồng)
1
Phân Urê
kg
7.000
2
Kali
kg
9.000
3
Lân
kg
2.500
4
NPK
kg
3.400
5
Phân chuồng
tạ
15.000
6
Giống đậu tương
kg
13.500
7
Giống Khang dân
kg
16.000
8
Giống lúa lai
kg
30.000
9
Giống ngô lai
kg
40.000
10
Giống Lạc
kg
17.000
11
Giống Khoai tây
kg
7.000
12
Công cấy
công
50.000
13
Công gặt
công
50.000
14
Công bừa
công
50.000
15
Thủy lợi (bơm nước)
ha
135.000
16
Công chăm sóc
công
50.000
17
Khang dân (thóc)
kg
6.000
18
Đậu tương
kg
12.000
19
Lúa chất lượng (thóc)
kg
7.000
20
Lạc
kg
10.000
21
Khoai lang
kg
2.500
22
Khoai tây
kg
3.500
23
Ngô
kg
5.100
(Theo phiếu điều tra hộ gia đình)
Phụ biểu 2 : HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC GIỐNG LÚA TRÊN 1HA
HẠNG MỤC
Đơn vị
TH3-3
TH3-4
TH3-5
VL24
KD
Đầu vào
1.000 đ
25.137,6
25.137,6
25.137,6
24.867,6
24.477,6
Giống
Số lượng
Kg
54
54
54
54
60
Đơn giá
1.000 đ
30
30
30
25
16
Thành tiền
1.000 đ
1.620
1.620
1.620
1.350
960
Đạm
Số lượng
Kg
240
240
240
240
240
Đơn giá
1.000 đ
7
7
7
7
7
Thành tiền
1.000 đ
1.680
1.680
1.680
1.680
1.680
Kali
Số lượng
Kg
162
162
162
162
162
Đơn giá
1.000 đ
9
9
9
9
9
Thành tiền
1.000 đ
1.458
1.458
1.458
1.458
1.458
NPK
Số lượng
Kg
594
594
594
594
594
Đơn giá
1.000 đ
3,4
3,4
3,4
3,4
3,4
Thành tiền
1.000 đ
2.019,6
2.019,6
2.019,6
2.019,6
2.019,6
Phân chuồng
Số lượng
Tạ
100
100
100
100
100
Đơn giá
1.000 đ
50
50
50
50
50
Thành tiền
1.000 đ
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
Công làm đất
Số lượng
công
27
27
27
27
27
Đơn giá
1.000 đ
50
50
50
50
50
Thành tiền
1.000 đ
1.350
1.350
1.350
1.350
1.350
Công cấy
Số lượng
công
45
45
45
45
45
Đơn giá
1.000 đ
50
50
50
50
50
Thành tiền
1.000 đ
2.250
2.250
2.250
2.250
2.250
Công gặt
Số lượng
công
40
40
40
40
40
Đơn giá
1.000 đ
50
50
50
50
50
Thành tiền
1.000 đ
2.000
2.000
2.000
2.000
2.000
BVTV
Thành tiền
1.000 đ
875
875
875
875
875
Thủy lợi
Thành tiền
1.000 đ
135
135
135
135
135
Công chăm sóc
Số lượng
công
135
135
135
135
135
Đơn giá
1.000 đ
50
50
50
50
50
Thành tiền
1.000 đ
6.750
6.750
6.750
6.750
6.750
Đầu ra
45.325
43.533
47.453
38.246
33.102
Năng suất
Tạ/ha
64,75
62,19
67,79
58,84
55,17
Đơn giá
1.000 đ
7
7
7
6,5
6
Thành tiền
1.000 đ
45.325
43.533
47.453
38.246
33.102
Lợi nhuận
1.000 đ
20.187,4
18.395,4
22.315,4
13.378,4
8.624,4
Phụ biểu 3.1: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN QUẾ VÕ NĂM 2006
Thø tù
Môc ®Ých
sö dông ®Êt
M·
Toµn huyÖn
DiÖn tÝch ph©n theo x·
(1)
(2)
(3)
(4)
TT Phè Míi
X· ViÖt Thèng
X· §¹i Xu©n
X· Kim Ch©n
X· Nh©n Hßa
X· B»ng An
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
Tæng diÖn tÝch tù nhiªn
17793.39
216.49
542.42
779.98
453.43
693.54
471.94
1
§Êt n«ng nghiÖp
NNP
11536.54
95.79
315.58
592.71
258.33
440.70
328.13
1.1
§Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp
SXN
10278.49
83.25
279.47
566.71
250.79
406.87
319.33
1.1.1
§Êt trång c©y hµng n¨m
CHN
10227.39
83.08
279.47
566.71
250.79
406.85
318.22
1.1.1.1
§Êt trång lóa
LUA
9889.06
83.08
279.47
555.15
250.79
391.10
309.93
1.1.1.2
§Êt cá dïng vµo ch¨n nu«i
COC
43.90
1.1.1.3
§Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c
HNK
294.43
11.56
15.75
8.29
1.1.2
§Êt trång c©y l©u n¨m
CLN
51.10
0.17
0.02
1.11
1.2
§Êt l©m nghiÖp
LNP
342.57
1.2.1
§Êt rõng s¶n xuÊt
RSX
230.41
1.2.2
§Êt rõng phßng hé
RPH
109.15
1.2.3
§Êt rõng ®Æc dông
RDD
3.01
1.3
§Êt nu«i trång thuû s¶n
NTS
914.66
12.54
36.11
26.00
7.54
33.55
8.80
1.4
§Êt lµm muèi
LMU
1.5
§Êt n«ng nghiÖp kh¸c
NKH
0.82
0.28
2
§Êt phi n«ng nghiÖp
PNN
6069.72
120.15
224.56
179.78
194.28
246.26
141.81
2.1
§Êt ë
OTC
2079.33
71.89
44.73
72.38
72.60
92.86
35.52
2.1.1
§Êt ë t¹i n«ng th«n
ONT
2007.44
44.73
72.38
72.60
92.86
35.52
2.1.2
§Êt ë t¹i ®« thÞ
ODT
71.89
71.89
2.2
§Êt chuyªn dïng
CDG
2682.95
46.64
112.13
94.10
90.95
94.13
70.57
2.2.1
§Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp
CTS
19.17
3.89
0.11
0.17
1.22
0.23
0.06
2.2.2
§Êt quèc phßng, an ninh
CQA
27.67
1.02
2.2.3
§Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng nghiÖp
CSK
610.68
2.57
55.58
1.63
24.87
7.91
3.30
2.2.4
§Êt cã môc ®Ých c«ng céng
CCC
2025.43
39.16
56.44
92.30
64.86
85.99
67.21
2.3
§Êt t«n gi¸o, tÝn ngìng
TTN
34.40
0.35
0.79
5.01
0.62
1.44
1.40
2.4
§Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa
NTD
137.42
1.27
3.46
5.02
3.12
11.88
5.80
2.5
§Êt s«ng suèi vµ mÆt níc chuyªn dïng
SMN
1135.62
63.45
3.27
26.99
45.95
28.52
2.6
§Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c
PNK
3
§Êt cha sö dông
CSD
187.13
0.55
2.28
7.49
0.82
6.58
2.00
3.1
§Êt b»ng cha sö dông
BCS
178.53
0.55
2.28
7.49
0.82
6.58
2.00
3.2
§Êt ®åi nói cha sö dông
DCS
8.60
3.3
Nói ®¸ kh«ng cã rõng c©y
NCS
Phụ biểu 3.2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN QUẾ VÕ NĂM 2006
Thø tù
Môc ®Ých
sö dông ®Êt
M·
Toµn huyÖn
DiÖn tÝch ph©n theo x·
(1)
(2)
(3)
(4)
X· Ph¬ng
LiÔu
X·
QuÕ T©n
X·
V©n D¬ng
X·
Phï L¬ng
X·
Phï L·ng
X· Phîng Mao
(1)
(2)
(3)
(4)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
Tæng diÖn tÝch tù nhiªn
17793.39
836.28
807.23
660.39
769.03
1007.79
502.10
1
§Êt n«ng nghiÖp
NNP
11536.54
505.57
509.91
288.81
518.35
660.78
315.95
1.1
§Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp
SXN
10278.49
463.32
466.67
186.76
494.54
554.39
276.73
1.1.1
§Êt trång c©y hµng n¨m
CHN
10227.39
463.32
466.67
168.29
494.54
554.39
275.82
1.1.1.1
§Êt trång lóa
LUA
9889.06
463.32
466.67
168.29
484.16
554.39
275.82
1.1.1.2
§Êt cá dïng vµo ch¨n nu«i
COC
43.90
1.1.1.3
§Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c
HNK
294.43
10.38
1.1.2
§Êt trång c©y l©u n¨m
CLN
51.10
18.47
0.91
1.2
§Êt l©m nghiÖp
LNP
342.57
70.65
51.17
1.2.1
§Êt rõng s¶n xuÊt
RSX
230.41
70.65
51.17
1.2.2
§Êt rõng phßng hé
RPH
109.15
1.2.3
§Êt rõng ®Æc dông
RDD
3.01
1.3
§Êt nu«i trång thuû s¶n
NTS
914.66
42.25
43.24
31.40
23.81
55.22
39.02
1.4
§Êt lµm muèi
LMU
1.5
§Êt n«ng nghiÖp kh¸c
NKH
0.82
0.20
2
§Êt phi n«ng nghiÖp
PNN
6069.72
324.57
281.72
369.62
244.77
303.93
183.98
2.1
§Êt ë
OTC
2079.33
90.75
73.28
126.58
74.41
128.58
121.14
2.1.1
§Êt ë t¹i n«ng th«n
ONT
2007.44
90.75
73.28
126.58
74.41
128.58
121.14
2.1.2
§Êt ë t¹i ®« thÞ
ODT
71.89
2.2
§Êt chuyªn dïng
CDG
2682.95
213.83
131.99
235.69
103.11
90.69
57.29
2.2.1
§Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp
CTS
19.17
0.58
0.06
0.24
0.56
0.16
0.39
2.2.2
§Êt quèc phßng, an ninh
CQA
27.67
2.47
2.2.3
§Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng nghiÖp
CSK
610.68
90.33
26.41
177.85
13.78
0.11
3.77
2.2.4
§Êt cã môc ®Ých c«ng céng
CCC
2025.43
120.45
105.52
57.60
88.77
90.42
53.13
2.3
§Êt t«n gi¸o, tÝn ngìng
TTN
34.40
1.66
0.56
1.09
1.74
1.26
0.85
2.4
§Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa
NTD
137.42
7.78
5.91
5.11
4.47
6.69
2.91
2.5
§Êt s«ng suèi vµ mÆt níc chuyªn dïng
SMN
1135.62
10.55
69.98
1.15
61.04
76.71
1.79
2.6
§Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c
PNK
3
§Êt cha sö dông
CSD
187.13
6.14
15.60
1.96
5.91
43.08
2.17
3.1
§Êt b»ng cha sö dông
BCS
178.53
6.14
15.60
1.96
5.91
43.08
2.17
3.2
§Êt ®åi nói cha sö dông
DCS
8.60
3.3
Nói ®¸ kh«ng cã rõng c©y
NCS
Phụ biểu 3.3: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN QUẾ VÕ NĂM 2006
Thø tù
Môc ®Ých
sö dông ®Êt
M·
Toµn huyÖn
DiÖn tÝch ph©n theo x·
(1)
(2)
(3)
(4)
X· ViÖt Hïng
X· Nam S¬n
X· Ngäc X¸
X· Ch©u Phong
X· Bång Lai
X· C¸ch Bi
(1)
(2)
(3)
(4)
(17)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)
Tæng diÖn tÝch tù nhiªn
17793.39
856.64
1194.75
939.40
854.30
661.92
818.61
1
§Êt n«ng nghiÖp
NNP
11536.54
640.15
828.49
642.16
459.00
461.19
486.90
1.1
§Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp
SXN
10278.49
534.11
675.98
540.46
425.70
435.20
440.65
1.1.1
§Êt trång c©y hµng n¨m
CHN
10227.39
534.11
665.68
526.96
425.70
435.20
434.85
1.1.1.1
§Êt trång lóa
LUA
9889.06
534.11
665.68
513.11
390.40
419.81
384.56
1.1.1.2
§Êt cá dïng vµo ch¨n nu«i
COC
43.90
3.76
1.1.1.3
§Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c
HNK
294.43
13.85
35.30
15.39
46.53
1.1.2
§Êt trång c©y l©u n¨m
CLN
51.10
10.30
13.50
5.80
1.2
§Êt l©m nghiÖp
LNP
342.57
125.76
86.49
8.50
1.2.1
§Êt rõng s¶n xuÊt
RSX
230.41
13.60
86.49
8.50
1.2.2
§Êt rõng phßng hé
RPH
109.15
109.15
1.2.3
§Êt rõng ®Æc dông
RDD
3.01
3.01
1.3
§Êt nu«i trång thuû s¶n
NTS
914.66
106.04
26.75
15.21
24.80
25.65
46.25
1.4
§Êt lµm muèi
LMU
1.5
§Êt n«ng nghiÖp kh¸c
NKH
0.82
0.34
2
§Êt phi n«ng nghiÖp
PNN
6069.72
214.73
357.64
277.66
390.50
200.73
302.07
2.1
§Êt ë
OTC
2079.33
78.49
149.26
132.99
130.00
79.09
72.00
2.1.1
§Êt ë t¹i n«ng th«n
ONT
2007.44
78.49
149.26
132.99
130.00
79.09
72.00
2.1.2
§Êt ë t¹i ®« thÞ
ODT
71.89
2.2
§Êt chuyªn dïng
CDG
2682.95
97.01
173.99
123.99
138.50
94.53
97.22
2.2.1
§Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp
CTS
19.17
5.96
0.45
0.99
1.00
0.13
0.98
2.2.2
§Êt quèc phßng, an ninh
CQA
27.67
1.82
18.47
2.2.3
§Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng nghiÖp
CSK
610.68
4.48
60.33
8.52
42.30
15.02
2.2.4
§Êt cã môc ®Ých c«ng céng
CCC
2025.43
86.57
111.39
96.01
95.20
94.40
81.22
2.3
§Êt t«n gi¸o, tÝn ngìng
TTN
34.40
1.37
3.36
0.41
1.00
0.14
2.75
2.4
§Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa
NTD
137.42
3.72
12.17
6.48
4.80
7.33
7.06
2.5
§Êt s«ng suèi vµ mÆt níc chuyªn dïng
SMN
1135.62
34.14
18.86
13.79
116.20
19.64
123.04
2.6
§Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c
PNK
3
§Êt cha sö dông
CSD
187.13
1.76
8.62
19.58
4.80
29.64
3.1
§Êt b»ng cha sö dông
BCS
178.53
1.76
8.62
19.58
4.80
21.04
3.2
§Êt ®åi nói cha sö dông
DCS
8.60
8.60
3.3
Nói ®¸ kh«ng cã rõng c©y
NCS
Phụ biểu 3.4: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN QUẾ VÕ NĂM 2006
Thø tù
Môc ®Ých
sö dông ®Êt
M·
Toµn huyÖn
DiÖn tÝch ph©n theo x·
(1)
(2)
(3)
(4)
X· §µo Viªn
X· Yªn Gi¶
X· Mé §¹o
X· §øc Long
X· Chi L¨ng
X· H¸n Qu¶ng
(1)
(2)
(3)
(4)
(23)
(24)
(25)
(26)
(27)
(28)
Tæng diÖn tÝch tù nhiªn
17793.39
955.78
771.78
503.93
928.15
964.96
602.55
1
§Êt n«ng nghiÖp
NNP
11536.54
628.27
551.58
369.67
597.24
625.17
416.11
1.1
§Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp
SXN
10278.49
598.25
510.21
355.47
484.67
559.31
369.65
1.1.1
§Êt trång c©y hµng n¨m
CHN
10227.39
598.25
510.21
355.47
484.67
558.49
369.65
1.1.1.1
§Êt trång lóa
LUA
9889.06
558.11
510.21
352.60
438.82
525.68
313.80
1.1.1.2
§Êt cá dïng vµo ch¨n nu«i
COC
43.90
40.14
1.1.1.3
§Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c
HNK
294.43
2.87
45.85
32.81
55.85
1.1.2
§Êt trång c©y l©u n¨m
CLN
51.10
0.82
1.2
§Êt l©m nghiÖp
LNP
342.57
1.2.1
§Êt rõng s¶n xuÊt
RSX
230.41
1.2.2
§Êt rõng phßng hé
RPH
109.15
1.2.3
§Êt rõng ®Æc dông
RDD
3.01
1.3
§Êt nu«i trång thuû s¶n
NTS
914.66
30.02
41.37
14.20
112.57
65.86
46.46
1.4
§Êt lµm muèi
LMU
1.5
§Êt n«ng nghiÖp kh¸c
NKH
0.82
2
§Êt phi n«ng nghiÖp
PNN
6069.72
324.11
218.75
130.76
324.19
329.23
183.92
2.1
§Êt ë
OTC
2079.33
115.50
51.03
53.70
69.97
96.54
46.04
2.1.1
§Êt ë t¹i n«ng th«n
ONT
2007.44
115.50
51.03
53.70
69.97
96.54
46.04
2.1.2
§Êt ë t¹i ®« thÞ
ODT
71.89
2.2
§Êt chuyªn dïng
CDG
2682.95
106.34
139.61
63.24
99.92
125.06
82.42
2.2.1
§Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp
CTS
19.17
0.70
0.56
0.25
0.26
0.10
0.12
2.2.2
§Êt quèc phßng, an ninh
CQA
27.67
3.89
2.2.3
§Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng nghiÖp
CSK
610.68
27.14
0.11
10.38
13.07
21.22
2.2.4
§Êt cã môc ®Ých c«ng céng
CCC
2025.43
74.61
139.05
62.88
89.28
111.89
61.08
2.3
§Êt t«n gi¸o, tÝn ngìng
TTN
34.40
0.28
4.08
1.04
1.32
1.23
0.65
2.4
§Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa
NTD
137.42
8.83
3.23
5.40
5.02
7.65
2.31
2.5
§Êt s«ng suèi vµ mÆt níc chuyªn dïng
SMN
1135.62
93.16
20.80
7.38
147.96
98.75
52.50
2.6
§Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c
PNK
3
§Êt cha sö dông
CSD
187.13
3.40
1.45
3.50
6.72
10.56
2.52
3.1
§Êt b»ng cha sö dông
BCS
178.53
3.40
1.45
3.50
6.72
10.56
2.52
3.2
§Êt ®åi nói cha sö dông
DCS
8.60
3.3
Nói ®¸ kh«ng cã rõng c©y
NCS
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc