Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ------------------ mai như hải Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại huyện nga sơn tỉnh Thanh Hoá Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: trồng trọt Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. phạm tiến dũng Hà Nội, 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị

doc115 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Mai Như Hải Lời cảm ơn Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường đại học nông nghiệp Hà Nội, Khoa sau đại học, các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Hệ thống nông nghiệp, đặc biệt là thầy Phạm Tiến Dũng đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện Uỷ - HĐNN - UBNN huyện Nga Sơn, Trạm khuyến nông huyện Nga Sơn, các phòng ban thuộc UBND huyện Nga Sơn, UBND các xã, bà con nông dân trong huyện cùng các đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2008 Tác giả luận văn Mai Như Hải Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ vii Danh mục các chữ viết tắt ACSN : Asian Cropping System Network BVTV : Bảo vệ thực vật CTV : Cộng tác viên FAO : Food Agricultural Organization GDP : Gross Domestic Product HT : Hệ thống HTNN : Hệ thống nông nghiệp HTS1 : Hương thơm số 1 IRRI : International Rice Reseach Institute MBCR : Marginal Benefit cost Ratio NN : Nông nghiệp NNBV : Nông nghiệp bền vững NSX : Nhà sản xuất NXB : Nhà xuất bản KHKT : Khoa học kỹ thuật SXNN : Sản xuất nông nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 4.1. Đặc điểm một số yếu tố khí hậu thời tiết ở Nga Sơn, Thanh Hóa (Số liệu từ 1992 - 2007) 39 4.2. Các loại đất có ở huyện Nga Sơn 43 4.3. Cơ cấu kinh tế Nga Sơn qua các thời kỳ 46 4.4. Diện tích các loại cây trồng ở huyện Nga Sơn 48 4.5. Hiện trạng sử dụng đất NN của huyện Nga Sơn 53 4.6. Các công thức luân canh chính trên huyện Nga Sơn 55 4.7. Hiệu quả kinh tế của cây lương thực, cây công nghiệp trên 1ha/vụ 58 4.8. Hiệu quả kinh tế của cây rau, quả trên 1ha/vụ 64 4.9. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng nông nghiệp trên 1ha/năm 68 4.10. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng nông nghiệp trên 1ha/năm 70 4.11. Kết quả so sánh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giữa 2 giống dưa hấu 71 4.12. So sánh hiệu quả kinh tế 2 giống dưa hấu vụ xuân cho 1 ha 72 4.13. Kết quả so sánh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giữa 3 giống lúa vụ xuân 73 4.14. So sánh hiệu quả kinh tế giữa 3 giống lúa Q5, N46 và HTS1 74 4.15. So sánh hiệu quả kinh tế các công thức luân canh khi cũ và mới 75 4.16. Thay thế công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao 76 4.17. So sánh hiệu quả của hai hệ thống cũ và mới, áp dụng công thức tính tỷ trọng chênh lệch thu nhập trên chênh lệch chi phí (MBCR): 77 4.18 Kết quả thực nghiệm giống lúa HTS1 vào các công thức luân canh 78 4.19. Thay thế công thức luân canh mới có hiệu quả kinh tế cao 79 4.20. So sánh hiệu quả của hai hệ thống cũ và mới, áp dụng công thức tính tỷ trọng chênh lệch thu nhập trên chênh lệch chi phí (MBCR): 80 Danh mục hình STT Tên hình Trang 4.1 Diễn biến một số yếu tố khí hậu từ năm 1992 - 2007 ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 41 4.2 Cơ cấu các loại đất ở huyện Nga Sơn 44 4.3 Cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ 46 4.4 Diễn biến cây trồng theo nhóm cây ở Nga Sơn 48 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nga Sơn là một huyện vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá, thuộc khu Bắc trung bộ, cách thành phố Thanh Hoá 38km đường bộ về phía Đông Bắc. Diện tích tự nhiên 15829.15 ha, trong đó 9221.36 ha là đất nông nghiệp. Là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có địa hình vàn đến vàn cao, thời tiết phân bố thành hai mùa rõ rệt nên kéo theo nhiệt độ, lượng mưa cũng phân bố theo từng mùa. Nga Sơn có 7 loại đất chính: Đất xám feralit điển hình, đất xám feralit đá lẫn nông, nhóm đất cát biển bão hoà bazơ, đất phù xa chua glây nông, đất phù xa chua glây sâu, đất mặn điển hình glây nông, đất mặn ít và trung bình glây nông. Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế năm 2007 là 43,5%. Trong khi nền nông nghiệp chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp, năng suất cây trồng tăng nhưng chất lượng kém, sản xuất hàng hoá chậm phát triển, khả năng ứng dụng của tiến bộ công nghệ, khoa học kỹ thuật còn yếu, ruộng đất manh mún.... Do đó mà giá trị thu nhập, hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng không cao. Mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XX nhịêm kỳ 2005 - 2010 đề ra: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm từ 13% trở lên.... Thu nhập bình quân đầu người 9 - 10 triệu đồng/ năm trở lên (Theo giá hiện hành). Tỷ trọng các nghành nông nghiệp là 30%, tiểu thủ công nghiệp là 39%; Xây dựng cơ bản, dịch vụ thương mại là 31%; Tổng sản lượng lương thực 55000 - 57000 tấn; Bình quân giá trị một ha canh tác/năm toàn huyện đạt 40 triệu đồng; Trong đó vùng chiêm đạt 30 - 35 triệu đồng; Vùng màu và vùng ven biển đạt 40 - 45 triệu đồng’’ [61]. Để đạt được mục tiêu trên, phương hướng phát triển kinh tế của huyện là: Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, khai thác tiềm năng sinh thái để tăng vụ, tăng diện tích những cây trồng chất lương cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các thành tựu kinh tế kỹ thuật, công tác thuỷ lợi vào phục vụ sản xuất…. Phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, mở rộng dịch vụ nông nghiệp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Dựa vào nguồn lợi tự nhiên đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển nông nghịêp của huyện Nga Sơn. Được sự nhất trí của bộ môn Hệ thống nông nghiệp, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Tiến Dũng, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá’’. 1.2. Mục đích nghiên cứu Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống trồng trọt hiện có của Huyện. Điều tra phân tích xác định các hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt trên quan điểm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Phân tích, đánh giá đúng các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động hiệu quả của hệ thống trồng trọt ở huyện Nga Sơn. - Điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế của một số hệ thống trồng trọt hiện có đại diện trong vùng. Xác định những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật thích hợp. - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để có căn cứ hoàn thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất của hệ thống trồng trọt ở huyện Nga Sơn. - Thử nghiệm một số giống mới để nâng cao hiệu quả sản xuất của hệ thống. 1.4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.4.1. ý nghĩa khoa học - Tìm hiểu cơ sở khoa học cho việc bố trí cây trồng hợp lý, đa dạng hoá cây trồng và phát triển bền vững tại huyện Nga Sơn. - Từ cơ sở khoa học trên, định hướng cho việc phát triển hệ thống trồng trọt một cách hợp lý với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn. 1.4.2. ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống trồng trọt sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương, cho năng suất hiệu quả kinh tế cao góp phần đẩy mạnh sản xuất tăng thu nhập của hộ nông dân và những địa phương có điều kiện tương tự. 1.5. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố tự nhiên gồm khí hậu, đất đai. Các yếu tố sinh vật trong đó có cây trồng, hệ thống biện pháp kỹ thuật. Các yếu tố kinh tế - xã hội, bao gồm điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và nông hộ có ảnh hưởng đến đề tài. 1.5.2. Giới hạn của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống trồng trọt trên một số vùng đại diện tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm * Hệ sinh thái Năm 1986 Xtelli Kein đã giải thích: Hệ sinh thái là sự phối hợp của sinh vật với môi trường bao quanh. Sinh vật với sự hình thành do hậu quả của sự tác động qua lại giữa thực vật với thực vật, giữa động vật với động vật, giữa thực vật với động vật. Như vậy ''Hệ sinh thái'' là một khái niệm tương đối rộng, với ý nghĩa khẳng định quan hệ tương hỗ, quan hệ phụ thuộc qua lại, quan hệ tương tác, hay là tổ hợp các yếu tố theo chức năng thống nhất ( Odum. E, 1979) [30]. Hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự phục hồi, phát triển nhằm mục đích kéo dài sự sống của cộng đồng sinh vật. Hệ sinh thái tự nhiên có chu trình vật chất khép kín, nó trả lại hầu như toàn bộ khối lượng vật chất hữu cơ, chất khoáng, chất vô cơ cho đất. Đó là hệ sinh thái già rất ổn định. * Hệ sinh thái nông nghiệp Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra, duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của các hệ sinh thái với mục đích thoả mãn nhu cầu nhiều mặt ngày càng tăng. Hệ sinh thái nông nghiệp có chu trình vật chất không khép kín, là hệ sinh thái thứ cấp (Hệ sinh thái trẻ) chịu sự tác động của con người như: Quá trình cung cấp năng lượng sống, năng lượng quá khứ để hệ sinh thái sinh trưởng mạnh có năng suất cao. Hệ sinh thái nông nghiệp có số lượng ban đầu giảm, kém ổn định, dễ bị thiên tai, dịch hại…phá hoại. Theo A. Terry Rambo, Sajisse (1984) [66]. Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm hệ xã hội loài người với hệ sinh thái. Từ đó họ đề xướng khái niệm '' Hệ sinh thái nhân văn''. Khái niệm được đưa ra trên quan điểm cho rằng có mối quan hệ giữa xã hội loài người và hệ sinh thái. * Nông nghiệp là sự kết hợp logic giữa sinh học, kinh tế, xã hội cùng vận động trong môi trường tự nhiên. Nghiên cứu hệ thống canh tác trên bình diện một vùng nông nghiệp nhỏ hay trang trại của nông hộ cũng không ngoài những quy luật trên (Phạm Chí Thành, 1996) [34]. * Lý thuyết hệ thống Trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội loài người mọi hoạt động đều diễn ra bởi các hợp phần (components) có những mối liên hệ, tương tác hữu cơ với nhau được gọi là tính hệ thống. Vì vậy, muốn nghiên cứu một sự vật, hiện tượng, hoạt động nào đó chúng ta phải coi lý thuyết hệ thống là cơ sở của phương pháp luận và tính hệ thống là đặc trưng, bản chất của chúng (Đào Châu Thu, 2003) [41]. Lý thuyết hệ thống được nhiều tác giả nghiên cứu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học giúp cho sự hiểu biết, giải thích các mối quan hệ tương hỗ. Cơ sở lý thuyết hệ thống do L.Vonbertanlanty đề xướng vào đầu thế kỷ XX, được sử dụng như một cơ sở để giải quyết các vấn đề phức tạp, các vấn đề tổng hợp. Một vài năm gần đây quan điểm về hệ thống phát triển mạnh áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp. Theo Đào Thế Tuấn (1989) [53], hệ thống là các tập hợp trật tự bên trong (Hay bên ngoài) của các yếu tố có liên quan đến nhau (Hay tác động lẫn nhau), thành phần của hệ thống là các yếu tố. Các mối liên hệ, tác động của các yếu tố bên trong mạnh hơn so với các yếu tố bên ngoài hệ thống tạo nên trật tự bên trong của hệ thống. Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễn (1993) [35] định nghĩa hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất, vận động. Nhờ đó xuất hiện những thuộc tính mới, thuộc tính mới được gọi là tính trội. Để hệ thống phát triển bền vững cần nghiên cứu bản chất, đặc tính của các mối tương tác qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống đó, điều tiết các mối tương tác chính là điều khiển hệ thống một cách có quy luật. ''Muốn chinh phục thiên nhiên phải tuân theo những quy luật của nó''. Về mặt thực tiễn cho thấy việc tác động vào sự vật một cách riêng lẻ, từng mặt, từng bộ phận của sự vật đã dẫn đến sự phiến diện ít hiệu quả. áp dụng lý thuyết hệ thống để tác động vào sự vật một cách toàn diện, tổng hợp mang lại hiệu quả cao, bền vững hơn. Do nông nghiệp là một hệ thống đa dạng, phức hợp nên để phát triển sản xuất nông nghiệp ở một vùng lãnh thổ cần tìm ra các mối quan hệ tác động qua lại của các bộ phận trong hệ thống. Điều tiết mối tương tác đó phục vụ cho mục đích của con người nằm trong hệ thống, quản lý hệ thống đó. * Hệ thống nông nghiệp (Agricultural systems) Hệ thống nông nghiệp theo Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễn (1993) [35] là: Một phức hợp của đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, lao động, các nguồn lợi, các đặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý tuỳ theo sở thích, khả năng, kỹ thuật có thể có. Hệ thống nông nghiệp thực chất là một hệ sinh thái nông nghiệp được đặt trong một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tức là hệ sinh thái nông nghiệp được con người tác động bằng lao động, các tập quán canh tác, hệ thống các chính sách…. Nhìn chung hệ thống nông nghiệp là một hệ thống hữu hạn trong đó con người đóng vai trò trung tâm, con người quản lý điều khiển các hệ thống nhỏ trong đó theo những quy luật nhất định, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hệ thống nông nghiệp. Hệ thống nông nghiệp = Hệ sinh thái nông nghiệp + Các yếu tố kinh tế, xã hội. Hệ thống nông nghiệp bao gồm nhiều hệ phụ như: Hệ phụ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, ngành nghề, quản lý, lưu thông phân phối. Hệ thống nông nghiệp có ba đặc điểm sau: - Tiếp cận ''Dưới lên'' xem hệ thống mắc ở điểm nào tìm cách can thiệp để giải quyết cản trở. - Coi trọng mối quan hệ xã hội như những nhân tố của hệ thống. - Coi trọng phân tích động thái của sự phát triển. * Hệ thống canh tác (Farming systems) Theo Shaner, Philip, Sohomohl, (1982) [64]. Hệ Thống canh tác là sự bố trí một cách thống nhất, ổn định các ngành nghề trong nông trại được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học, kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn, nguồn lực của nông hộ. Hệ thống canh tác là sản phẩm của bốn nhóm biến số: Môi trường vật lý, kỹ thuật sản xuất, chi phối của nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế xã hội. Trong hệ thống canh tác vai trò của con người đặt ở vị trí trung tâm của hệ thống và quan trọng hơn bất cứ nguồn tài nguyên nào kể cả đất canh tác. Nhà thổ nhưỡng học người Mỹ đã chứng minh cho quan điểm này, ông cho rằng đất không phải là quan trọng nhất mà chính con người sống trên mảnh đất đó. Muốn phát triển một vùng nông nghiệp, kỹ năng của nông dân có tác dụng hơn độ phì của đất (Cao Liêm và CTV 1996) [26]. Một khái niệm khác coi trọng vai trò của con người là phân ra: Hệ sinh thái nông nghiệp (Agro-ecosystems) và hệ kinh tế xã hội (Socio - economic Systems). Trong đó hệ kinh tế - xã hội là hệ tích cực, sự biến đổi chung của hệ thống nông nghiệp phụ thuộc phần lớn hệ này (Lê Trọng Cúc, 1996) [6]. * Hệ thống trồng trọt (Cropping Systems) Hệ thống trồng trọt là hoạt động sản xuất cây trồng trong một nông trại, nó bao gồm các hợp phần cần thiết để sản xuất, bao gồm các tổ hợp cây trồng trong nông trại, các hệ thống biện pháp kỹ thuật cùng mối quan hệ của chúng với môi trường. Hệ thống cây trồng là tổ hợp cây trồng bố trí theo không gian, thời gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật được thực hiện nhằm đạt năng suất cây trồng cao, nâng cao độ phì của đất đai. Theo Nguyễn Duy Tính, (1995) [45], chuyển đổi hay hoàn thiện hệ thống cây trồng là phát triển hệ thống cây trồng mới trên cơ sở cải tiến hệ thống cây trồng cũ hoặc phát triển hệ thống cây trồng mới bằng tăng vụ, tăng cây hoặc thay thế cây trồng để khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng đất đai con người và lợi thế so sánh trên vùng sinh thái. Quá trình nghiên cứu thực hiện hoàn thiện hệ thống cây trồng cần chỉ rõ những yếu tố nguyên nhân cản trở sự phát triển sản xuất, tìm ra các giải pháp khắc phục đồng thời dự báo những vấn đề tác động kèm theo khi thực hiện về môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội. Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân, thực hiện xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, phù hợp với quá trình đô thị hoá. Nội dung cốt lõi của cơ cấu biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận, các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng trong tổng thể. Một cơ cấu có tính ổn định tương đối được thay đổi để ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiện khách quan, điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Cơ cấu cây trồng lệ thuộc rất nghiêm ngặt vào điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế - xã hội. Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện để tăng trưởng, phát triển sản xuất. Cơ cấu cây trồng còn là cơ sở để bố trí mùa vụ, chế độ luân canh cây trồng, thay đổi theo những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải quyết vấn đề mà thực tiễn sản xuất đòi hỏi, đặt ra cho ngành sản xuất trồng trọt những yêu cầu cần giải quyết. + Khái niệm về cơ cấu cây trồng Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống, loài cây trồng có trong một vùng ở một thời điểm nhất định, nó liên quan tới cơ cấu cây trồng nông nghiệp, nó phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, nhằm cung cấp được nhiều nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người (Đào Thế Tuấn,1984) [48]; (Cao Liêm, Trần Đức Viên, 1990) [27]. Cơ cấu cây trồng là một trong những nội dung quan trọng của một hệ thống biện pháp kỹ thuật gọi là chế độ canh tác. Ngoài cơ cấu cây trồng, chế độ canh tác bao gồm chế độ luân canh, làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Cơ cấu cây trồng là yếu tố cơ bản nhất của chế độ canh tác, vì chính nó quyết định nội dung của các biện pháp khác (Đào Thế Tuấn, 1984) [50]. Cơ cấu cây trồng còn là thành phần của một nội dung rộng hơn gọi là cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp như trên đã nói bao gồm nhiều ngành sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản (Đào Thế Tuấn, 1978) [51]. Xác định cơ cấu cây trồng còn là nội dung phân vùng sản xuất nông nghiệp. Muốn làm công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp, trước hết phải xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhất đối với mỗi vùng. Đây là một công việc không thể thiếu được nếu chúng ta xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn (Đào Thế Tuấn, 1962) [52]. Cơ cấu cây trồng về mặt diện tích tỷ lệ các loại cây trồng trên diện tích canh tác, tỷ lệ này phần nào nói lên trình độ sản xuất của từng vùng. Tỷ lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp, phản ánh trình độ phát triển sản xuất thấp. Tỷ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có giá trị hàng hoá thấp, chứng tỏ sản xuất nông nghiệp ở đó kém phát triển. Trong công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý là một trong những cơ sở cho việc xác định phương hướng sản xuất. Sự đa dạng hoá cây trồng, tăng trưởng theo các mục tiêu cụ thể sẽ tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng như phát triển kinh tế trong tương lai. + Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên đồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời điểm, có tính chất xác định lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các loại cây trồng với nhau để khai thác sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (Đào Thế Tuấn, 1978) [51]. Theo Đào Thế Tuấn (1989) [53], Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc (1987) [5], cơ cấu cây trồng hợp lý là cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vùng. Cơ cấu cây trồng hợp lý còn thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ giữa cây trồng được bố trí trên đồng ruộng, làm cho sản xuất ngành trồng trọt phát triển toàn diện, mạnh mẽ vững chắc theo hướng sản xuất thâm canh gắn với đa canh, sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu cây trồng là một thực tế khách quan, nó được hình thành từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể và vận động theo thời gian. Cơ cấu cây trồng hợp lý còn biểu hiện là việc phát triển hệ thống cây trồng mới trên cơ sở cải biến hệ thống cây trồng cũ hoặc phát triển hệ thống cây trồng mới. Trên cơ sở tổ hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng, giống cây trồng, đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991) [42]. Dựa trên quan điểm sinh học Đào Thế Tuấn (1978) [51] cho rằng, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn một cấu trúc cây trồng trong hệ sinh thái nhân tạo, làm thế nào để đạt năng suất sơ cấp cao nhất. Về mặt kinh tế, cơ cấu cây trồng hợp lý cần thỏa mãn yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Bảo đảm việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính, phát triển chăn nuôi, tận dụng nguồn lợi tự nhiên, ngoài ra còn phải đảm bảo việc đầu tư lao động, vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao. Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý ngoài việc giải quyết tốt mối liên hệ giữa cây trồng với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cần phải dựa trên phương hướng sản xuất của vùng. Phương hướng sản xuất quyết định cơ cấu cây trồng, nhưng cơ cấu cây trồng lại là cơ sở hợp lý cho các nhà hoạch định chính sách xác định phương hướng sản xuất (Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên 1996) [22], (Đào Thế Tuấn,1984) [48], [50]. 2.1.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống Hệ thống là một vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu hệ thống được đề cập đến từ rất sớm, một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp mô hình hoá, phương pháp chuyên khảo, phương pháp phân tích kinh tế…. Sau đây là một số quan điểm, phương pháp của các nhà khoa học khi nghiên cứu về hệ thống. Champer (1989) [62] đã đề xuất hướng nghiên cứu bắt đầu từ nông dân theo mô hình “Nông dân trở lại nông dân”. Điểm xuất phát vấn đề bắt đầu từ sự lựa chọn của nông dân, nông dân trực tiếp tham gia thực hiện công tác nghiên cứu cùng với nhà khoa học và phổ biến, chuyển giao kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân khác trong vùng. Một số cách trong hướng nghiên cứu này là nghiên cứu có định hướng tới nông dân nghèo. Coi trọng kiến thức của nông dân nghèo, đặt người nông dân vào việc kiểm tra và có vai trò đảo ngược tình thế. FAO (1992) [69] đưa ra phương pháp phát triển hệ thống canh tác. Cho đây là một phương pháp tiếp cận nhằm phát triển các hệ thống nông nghiệp, cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững, việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt phải được bắt đầu từ phân tích hệ thống canh tác truyền thống. Những nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác của FAO là một nỗ lực nhằm bổ sung và hoàn thiện cho các tiếp cận đơn lẻ. Xuất phát điểm của hệ thống canh tác là nhìn nhận cả nông trại như một hệ thống: Phân tích toàn bộ hạn chế và tiềm năng. Xác định các nghiên cứu thích hợp theo thứ tự ưu tiên, những thay đổi cần thiết được thể chế vào chính sách. Thử nghiệm trên thực tế đồng ruộng, hoặc mô phỏng các hiệu ứng của nó bằng các mô hình hoá trong trường hợp chính sách thay đổi. Sau đó tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hiện tại trên quy mô toàn nông trại từ đó đề xuất hướng cải tiến phát triển của nông trại trong thời gian tới. Theo tài liệu dẫn của Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên (1996) [22] cho kết quả trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp được thực hiện theo các bước sau: - Mô tả nhanh điểm nghiên cứu, bao gồm phương pháp không dùng phiếu điều tra và phương pháp có dùng phiếu điều tra. - Phương pháp thu thập thông tin từ nông dân am hiểu công việc (KIP). - Phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá thông tin (SWOT). -Thu thập thông tin, xác định, chuẩn đoán những hạn chế, trở ngại (Phương pháp ABC và phương pháp WEB). - Xây dựng bản đồ mặt cắt trong mô tả hệ sinh thái nông nghiệp và mô tả hoạt động sản xuất nông hộ. - Khảo sát và chuẩn đoán (Những nguyên lý và thực hành) Sau khi thu thập thông tin, phải tiến hành xử lý, phân tích số liệu, trình bày kết quả các cuộc điều tra, khảo sát. Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên (1996) [22] đã có đúc kết các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu cơ cấu cây trồng bao gồm: - Tiếp cận từ dưới lên trên (Bottm - up) là dùng phương pháp quan sát phân tích tìm điểm ách tắc của hệ thống để xác định phương pháp can thiệp thích hợp có hiệu quả. Trước đây, thường dùng phương pháp tiếp cận từ trên xuống, phương pháp này tỏ ra không hiệu quả vì nhà nghiên cứu không thấy được hết các điều kiện của nông dân, do đó giải pháp đề xuất thường không phù hợp và được thay thế bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA). - Tiếp cận hệ thống (System approach): Đây là phương pháp nghiên cứu dùng để xét các vấn đề trên quan điểm hệ thống, nó giúp cho sự hiểu biết giải thích các mối quan hệ tương tác giữa các sự vật hiện tượng. - Tiếp cận theo quá trình phát triển lịch sử từ thấp lên cao: Phương pháp này coi trọng phân tích động thái của sự phát triển cơ cấu cây trồng trong lịch sử. Vì qua đó, sẽ xác định được sự phát triển của hệ thống trong tương lai, đồng thời giúp cho việc giải quyết các trở ngại phù hợp với hướng phát triển đó. Zandstra H.G và cộng sự (1981), [67] đề xuất một phương pháp nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên nông trại. Các tác giả đã chỉ rõ: Sản lượng hàng năm trên một đơn vị diện tích đất có thể tăng lên bằng cách cải thiện năng suất cây trồng hoặc trồng tăng thêm các cây trồng khác trong năm. Nghiên cứu cơ cấu cây trồng là tìm kiếm những giải pháp để tăng sản lượng bằng cả hai cách. Phương pháp nghiên cứu cơ cấu cây trồng này về sau được Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và các chương trình nghiên cứu về cơ cấu cây trồng quốc gia trong mạng lưới hệ thống cây trồng Châu á (Asian Cropping System Network - ACSN) sử dụng phát triển (Bùi Huy Hiển và cộng tác viên, 2001) [63]. Quá trình nghiên cứu liên quan đến một loạt các hoạt động trong nông trại. Tổ chức thực hiện theo các bước sau: (i) Chọn điểm: Địa điểm nghiên cứu là một hoặc vài loại đất. Tiêu chí để chọn điểm nghiên cứu là có tiềm năng năng suất, đại diện cho vùng rộng lớn, nông dân sẵn sàng hợp tác. Sẽ rất thuận lợi nếu chọn điểm nghiên cứu được Chính phủ ưu tiên vì chương trình sản xuất sau này sẽ thực hiện dễ dàng hơn. (ii) Mô tả điểm: Điểm nghiên cứu sau khi chọn sẽ được mô tả về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng cơ cấu cây trồng cần phải được đánh giá. (iii) Thiết kế cơ cấu cây trồng: Các mô hình cây trồng được thiết kế trên những đặc điểm của điểm nghiên cứu, nhằm đạt được sản lượng, lợi nhuận cao, ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái. (iv) Thử nghiệm cây trồng mới: Cây trồng được thử nghiệm trên ruộng nông dân, nhằm xác định khả năng thích nghi và ổn định của chúng. Chỉ tiêu theo dõi gồm năng suất nông học, hiệu quả sử dụng đất, yêu cầu về tài nguyên (lao động, vật tư và hiệu quả kinh tế). (v) Đánh giá sản xuất thử: Những mô hình cây trồng có năng suất cao, hiệu quả được xác định dựa trên kết quả thử nghiệm, sau đó được đưa vào sản xuất thử nhằm đánh giá khả năng thích nghi trên diện rộng của mô hình triển vọng trước khi xây dựng những chương trình sản xuất ở qui mô lớn hơn. (vi) Chương trình sản xuất: Sau khi xác định những cây trồng thích hợp nhất, những biện pháp kỹ thuật liên hoàn kèm theo, các tổ chức khuyến nông với sự giúp đỡ của chính quyền, xây dựng chương trình quảng bá, thực hiện chương trình sản xuất. Mạng lưới hệ thống cây trồng Châu á (ACSN) khi đưa ra hướng dẫn quá trình thiết kế thử nghiệm hệ thống cây trồng cũng chỉ rằng "Nghiên cứu hệ thống cây trồng cải tiến cho một vùng bao gồm cả thâm canh, thay thế cây trồng năng suất thấp, đưa vào những kỹ thuật thâm canh cải tiến. ở những nơi kỹ thuật thâm canh còn hạn chế hoặc chưa có sẵn, các nhà nghiên cứu hệ thống cây trồng sẽ thực hiện các thử nghiệm đơn giản trên ruộng nông dân "International Rice Reseach Institute", (1984) [70]. 2.1.3. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi theo tỷ lệ % của diện tích gieo trồng, nhóm cây trồng, của cây trồng trong nhóm hoặc trong tổng thể và nó chịu sự tác động, thay đổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ sang cơ cấu cây trồng mới (Đào Thế Tuấn,1978) [51]. Nguyễn Duy Tính (1995) [45] cho rằng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là cải tiến hiện trạng cơ cấu cây trồng có trước sang cơ cấu cây trồng mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của sản xuất. Thực chất của chuyển đổi cơ cấu cây trồng là thực hiện hàng loạt các biện pháp (Kinh tế, kỹ thuật, chính sách xã hội) nhằm thúc đẩy cơ cấu cây trồng phát triển, đáp ứng những mục tiêu của xã hội. Cải tiến cơ cấu cây trồng là rất quan trọng trong điều kiện mà ở đó kinh tế thị trường có nhiều tác động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là phá vỡ thế độc canh trong trồng trọt nói riêng, trong nông nghiệp nói chung. Để hình thành một cơ cấu cây trồng mới phù hợp có hiệu quả kinh tế cao, dựa vào đặc tính sinh học của từng loại cây trồng, điều kiện cụ thể của từng vùng (Lê Duy Thước, 1997) [43]. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải được bắt đầu bằng việc phân tích hệ thống canh tác truyền thống. Chính từ kết quả đánh giá phân tích đặc điểm của cây trồng tại khu vực nghiên cứu mới tìm ra các hạn chế và lợi thế, so sánh để đề xuất cơ cấu cây trồng hợp lý. Khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải căn cứ vào yêu cầu thị trường. - Phải khai thác hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng. - Bố trí cơ cấu cây trồng phải biết lợi dụng triệt để những đặc tính sinh học của mỗi loại cây trồng phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh, nhằm giảm tối đa sự phá hoại của dịch bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt gây ra. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Về mặt kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng là tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản bằng cách áp dụng các tiến bộ ._.kỹ thuật vào hệ thống cây trồng hiện tại hoặc đưa ra những hệ thống cây trồng mới. Hướng vào các hợp phần tự nhiên, sinh học, kỹ thuật, lao động, quản lý, thị trường, để phát triển cơ cấu cây trồng trong những điều kiện mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất (Lê Minh Toán, 1998) [46]. Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cơ cấu cây trồng phải đánh giá thực trạng, xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế phát triển cả về định lượng, định tính, dự báo được mô hình sản xuất trong tương lai; Phải kế thừa những cơ cấu cây trồng truyền thống và xuất phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới tương lai để kết hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội (Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên 1995) [7], (Trương Đích, 1995) [15], (Võ Minh Kha, 1990) [23]. Nghiên cứu cơ cấu cây trồng là một trong những biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm. (Nguyễn Duy Tính, 1995) [45]. 2.1.4. Vai trò của cơ cấu cây trồng hợp lý và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá Những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, Đào Thế Tuấn cùng các cộng tác viên ở Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về cơ cấu cây trồng vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng đã đưa ra nhận định về những yêu cầu cần đạt được của một cơ cấu cây trồng thích hợp là phải: - Khai thác tốt nhất các điều kiện khí hậu, tránh hoặc giảm được những tác hại của thiên tai đối với cây trồng. - Khai thác tốt nhất các điều kiện đất đai, bảo vệ, bồi dưỡng độ phì của đất. - Khai thác tốt nhất các đặc tính sinh học của cây trồng (Khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, ngắn ngày, thích ứng rộng, khả năng chống chịu cao) nhằm đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất. - Tránh được tác hại của sâu bệnh, cỏ dại, các tác nhân sinh học khác với phương pháp sử dụng ít nhất các biện pháp hoá học. - Đảm bảo tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. - Đảm bảo hỗ trợ cho các ngành sản xuất chính, phát triển chăn nuôi, tận dụng các nguồn lợi thiên nhiên (Đào Thế Tuấn, 1989) [53]. Cơ cấu cây trồng hợp lý có vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng, tăng giá trị hàng hoá, tăng thu nhập của người dân. Do vậy, xác định cơ cấu cây trồng phải dựa trên cơ sở: - Các yếu tố khí hậu như chế độ nhiệt, chế độ mưa, bão.... - Các yếu tố đất đai như thành phần cơ giới, thành phần hóa học, đặc điểm địa hình của đất. - Yếu tố cây trồng, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, chọn loại cây trồng tận dụng được tốt nhất các điều kiện khí hậu, đất đai, tài nguyên khác. - Bố trí cơ cấu cây trồng là xây dựng một hệ sinh thái nhân tạo. Mối quan hệ giữa các sinh vật và cây trồng trong cộng sinh, ký sinh. Vì vậy, cải tiến cơ cấu cây trồng tạo nên những quan hệ tỷ lệ mới phù hợp nhất, có hiệu quả, phát triển bền vững hệ sinh thái (Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên, 2000) [37]. 2.1.5. Những căn cứ làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống cây trồng hợp lý Bố trí cây trồng hợp lý là biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp xếp lại các hoạt động của hệ sinh thái khi nó lợi dụng tốt nhất điều kiện khí hậu nhưng lại né tránh được thiên tai. Lợi dụng đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại, đảm bảo sản lượng cao và tỷ lệ hàng hoá lớn. (Lê Hưng Quốc, 1994) [31]. Các nội dung trên đựơc thể hiện trong các công trình nghiên cứu của (Tôn Thất Chiểu, 1993) [4]; (Đường Hồng Dật 1993), [11]; (Ngô Thế Dân, 1993) [10]; (Bùi Huy Đáp, 1977) [13]; Lâm Công Định, 1989 [16]; (Đào Thế Tuấn, 1997) [49]. Việc xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, một khu vực sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế ngoài việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa hệ thống cây trồng với các điều kiện khí hậu, đất đai, quần thể sinh vật, tập quán canh tác, còn có mối quan hệ chặt chẽ với phương hướng sản xuất ở vùng, khu vực đó. Một mặt phương hướng sản xuất quyết định cơ cấu cây trồng nhưng đồng thời cơ cấu cây trồng lại là cơ sở hợp lý nhất để xác định phương hướng sản xuất của vùng hoặc khu vực đó. Vì vậy nghiện cứu bố trí hệ thống cây trồng có cơ sở khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà quản lý xác định được phương hướng sản xuất một cách đúng đắn. (Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc 1987) [5]; (Phạm Chí Thành, 1998) [38]. Những nghiên cứu mới đây về hệ thống cây trồng của các tác giả đã chứng minh được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố tự nhiên. * Nhiệt độ - Hệ thống cây trồng Từng loại cây trồng, bộ phận của cây (rễ, thân, hoa, lá…), các quá trình sinh lý của cây (quang hợp, hút nước, hút khoáng…) sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ lại có sự thay đổi theo tháng trong năm. Vì vậy, để bố trí cây trồng phù hợp với nhiệt độ. Viện sĩ nông học Đào Thế Tuấn đã chia cây trồng ra làm ba loại: Cây ưa nóng là thường sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết quả tốt ở nhiệt độ 200C như lạc, lúa, đay, mía.... Cây ưa lạnh là những cây sinh trưởng tốt ra hoa kết quả tốt ở nhiệt độ dưới 200C như: Lúa mì, khoai tây, xu hào cải bắp.... Những cây trung gian là những cây yêu cầu nhiệt độ xung quanh 200C để sinh trưởng ra hoa kết quả. (Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc 1987) [5]. Trong bố trí hệ thống cây trồng để xác định cây trồng trong một năm có thể đưa ra nhiệt độ của vùng, tổng nhiệt độ một vụ của cây trồng. Nếu tính cả thời gian làm đất một vụ cây ưa lạnh cần khoảng 1800 - 20000C. Cây ưa nóng cần 30000C. ở đồng bằng Bắc bộ một năm sản xuất hai vụ lúa - một vụ đông thì cần tổng tích ôn 78000C (Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc, 1987) [5]. * Lượng mưa - Hệ thống cây trồng Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Trong sản xuất nông nghiệp, lượng mưa cung cấp phần lớn cho cây trồng, đặc biệt là ở những vùng không có hệ thống thuỷ lợi chủ động. Để sản xuất cây trồng có hiệu quả đòi hỏi cần nắm chắc quy luật của mưa để tận dụng, khai thác, lựa chọn hệ thống cây trồng hợp lý (Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Văn Viết 1997) [20]. * Đất đai và hệ thống cây trồng Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái, là nguồn cung cấp nước, dinh dưỡng cho cây trồng. Điều kiện đất đai là một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu để bố trí hệ thống cây trồng. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, độ dốc, chế độ nước ngầm, thành phần cơ giới của đất...để bố trí hệ thống cây trồng hợp lý. (Phạm Văn Chiêu, 1964) [3]; (Ngô Thế Dân, 1993) [10]; (Hoàng Văn Đức, 1992) [17]; (Bùi Thị Xô, 1994) [59]. * Độ ẩm không khí - Hệ thống cây trồng Độ ẩm có liên quan đến sinh trưởng, năng suất cây trồng. Độ ẩm quá cao sự thoát hơi nước của cây trồng khó khăn, độ mở của khí khổng thu hẹp lại, lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm xuống dẫn đến làm giảm cường độ, giảm chất khô tích lũy, do đó giảm năng suất cây trồng. Độ ẩm không khí cao còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nấm bệnh, sâu hại phát triển (Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Văn Viết 1997) [20] Tác hại của độ ẩm quá thấp kèm theo nhiệt độ cao làm cho cây trồng phải thoát hơi nước nhiều, hô hấp tăng gây tiêu phí chất khô, giảm năng suất sinh học của cây. Độ ẩm không khí thấp còn làm giảm sức sống của hạt phấn, cản trở quá trình thụ phấn của cây, do đó làm giảm tỷ lệ hoa có ích, tăng tỷ lệ lép dẫn đến giảm sản lượng thu hoạch. Đó là trường hợp những ngày có gió tây nam (gió Lào) ở các tỉnh miền Bắc Trung bộ và một phần đồng bằng sông Hồng. (Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Văn Viết 1997) [20] * ánh sáng - Hệ thống cây trồng ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ của cây. ánh sáng là yếu tố biến động ảnh hưởng đến năng suất. Cần phân biệt cây trồng theo yêu cầu về cường độ chiếu sáng, khả năng cung cấp ánh sáng từng thời gian trong năm để bố trí hệ thống cây trồng cho phù hợp. Cây trồng phản ứng với cường độ bức xạ mà biểu hiện là số giờ nắng và phản ứng quang chu kỳ là phản ứng của cây trồng đối với thời gian chiếu sáng trong ngày. Căn cứ vào diễn biến của các yếu tố khí hậu trong năm hoặc trong một thời kỳ, đồng thời căn cứ vào yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng của từng loại cây trồng để bố trí cơ cấu mùa vụ, cây trồng thích hợp nhằm né tránh được các điều kiện bất thuận, phát huy được tiềm năng năng suất của cây (Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Văn Viết 1997) [20]. * Giống cây trồng - Hệ thống cây trồng Giống cây trồng là một nhóm cây trồng có đặc điểm kinh tế, sinh học, các tính trạng hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các vùng sinh thái giống nhau trong điều kiện kỹ thuật phù hợp. Vì vậy, giống cây trồng phải mang tính khu vực hoá, tính di truyền đồng nhất và không ngừng thoả mãn nhu cầu của con người (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [21]. * Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng Sau khi xác định hệ thống cây trồng cần tính toán giá trị kinh tế. Hệ thống cây trồng mới phải đạt giá trị kinh tế cao hơn hệ thống cây trồng cũ. Tất nhiên yêu cầu kinh tế cao thì các loại cây trồng đều phải đạt năng suất cao, nhưng do tăng vụ nên có thể một số vụ, một số cây trồng năng suất không cao vì hoạch toán còn chú ý đến vấn đề phân công xã hội. Sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc, sản phẩm làm hàng hóa. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phải sản xuất đa dạng, ngoài cây trồng chủ yếu, cần bố trí cây trồng bổ sung để tận dụng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng, của từng cơ sở sản xuất. Về mặt kinh tế hệ thống cây trồng cần phải đạt được cá chuyên canh, tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao. Đảm bảo các yêu cầu sau: - Bảo đảm yêu cầu hỗ trợ cho ngành sản xuất chính, phát triển chăn nuôi, tận dụng các nguồn lợi tự nhiên. - Đảm bảo việc đầu tư lao động, vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao. - Đảm bảo giá trị sử dụng, giá trị cao hơn hệ thống cây trồng cũ. * Nông hộ - Hệ thống cây trồng Theo Đào Thế Tuấn (1997) [49], nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ đã góp phần to lớn vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp của nước ta trong những năm qua. Tất cả những hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực chất là sự cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các hộ nông dân. Do đó nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp, phát triển nông thôn. Theo Đào Thế Tuấn (1997) [49], quá trình phát triển của các hộ nông dân trải qua các giai đoạn từ thu nhập thấp đến thu nhập cao. + Giai đoạn nông nghiệp tự cấp: Nông dân trồng một cây hay một vài cây lương thực chủ yếu, ít đầu tư thâm canh, năng suất thấp, gặp nhiều rủi ro. + Giai đoạn kinh doanh tổng hợp và đa dạng: Khi mới chuyển sang sản xuất hàng hoá, nông dân bắt đầu sản xuất những loại cây trồng phục vụ cho nhu cầu của thị trường, thị trường cần loại nông sản gì thì sản xuất cây trồng đó nên sản xuất đa canh để giảm bớt rủi ro. * Chính sách - Hệ thống cây trồng Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống cây trồng một cách có căn cứ khoa học, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn và xu thế phát triển của xã hội cần có chính sách về khoa học - công nghệ để thông qua nghiên cứu, nhằm thiết lập ngay trên đồng ruộng của người nông dân những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả đồng thời chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân nhằm nhân rộng mô hình. Bên cạnh đó cũng cần có những cơ chế chính sách về tài chính để hỗ trợ cho người nông dân khi mới bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi hệ thống cây trồng cũng như chính sách khen thưởng để khuyến khích những hộ, địa phương chuyển đổi hệ thống cây trồng thành công, có hiệu quả (Đào Thế Tuấn, 1997) [49]. * Thị trường - Hệ thống cây trồng Theo Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubingeld (Kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999) (Dẫn Hồ Gấm, 2003) [19] thì thị trường là tập hợp những người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh tế. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người mua, người bán. Không có một cá nhân nào có ảnh hưởng đáng kể đến người mua, người bán. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thường phổ biến một giá duy nhất là giá thị trường. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là những người bán khác nhau có thể đặt giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm, khi đó giá thị trường được hiểu là giá bình quân phổ biến. Kinh tế hàng hoá là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng để mua bán, trao đổi trên thị trường, giá trị của sản phẩm hàng hoá phải thông qua thị trường, được thị trường chấp nhận (Dẫn theo Hồ Gấm, 2003) [19]. Có thể sử dụng tỷ suất lợi nhuận MBCR (Marginal Benefit cost Ratio) để đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng. MBCR = Tổng thu nhập hệ thống mới - Tổng thu nhập hệ thống cũ Tổng chi phí hệ thống mới - Tổng chi phí hệ thống cũ Khi MBCR > 2 thì hệ thống cây trồng có hiệu quả kinh tế (Phạm Chí Thành, 1996) [34]. * Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội Theo Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (1992) [39] các nhân tố kinh tế - xã hội chủ yếu ảnh hưởng đến xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý là cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, các chính sách kinh tế tập quán, kinh nghiệm sản xuất truyền thống. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 ở các nước Tây Âu bắt đầu có sự thay đổi chế độ độc canh bằng việc luân canh với 4 khu luân chuyển trong 4 năm giữa ngũ cốc và cỏ 3 lá. Theo Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc (1987) [5], Bùi Huy Đáp (1974) [12] : Việc thay đổi HT cây trồng đã làm thay đổi cơ cấu cây trồng, cây thức ăn gia súc, cây họ đậu vào công thức luân canh. Nhờ đó năng suất cây trồng tăng lên đáng kể, đất đai được bồi dưỡng cải tạo. Chế độ luân canh này bắt đầu được áp dụng rộng rãi đem lại nhiều thắng lợi ở nước Anh, sau đó lan dần sang Bỉ, Hà Lan, Đức, Pháp.... Lịch sử phát triển nông nghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn. Markov (1972) cho rằng yếu tố quyết định sự phát triển nông nghiệp là công cụ lao động mà trước hết là công cụ làm đất nên ông đã chia sự phát triển thành 5 giai đoạn: (1) Chọc lỗ bỏ hạt, điển hình là làm nương rẫy. (2) Cái cuốc bằng đá, đồng hoặc sắt. Giai đoạn này xuất hiện ruộng cây trồng, năng suất lao động cao hơn, năng suất cây trồng cũng cao hơn. (3) Cày gỗ xuất hiện, đất được làm tốt hơn, cây trồng được chăm sóc tốt hơn, quan hệ đồng ruộng được xác lập. (4) Cày sắt xuất hiện, đồng ruộng ngày càng được chăm sóc tốt hơn, cây trồng được cải tiến, có chọn giống. (5) Cày máy xuất hiện, năng suất lao động đạt mức cao nhất. Grigg (1974) chia sự phát triển nông nghiệp thành các giai đoạn sau: (1) Làm rẫy; (2) Trồng lúa nước châu á; (3) Du mục; (4) Nền nông nghiệp địa trung hải; (5) Kinh doanh tổng hợp ở Tây Âu và Bắc Mỹ; (6) Nông nghiệp sản xuất sữa; (7) Sản xuất kiểu đơn điệu; (8) Nuôi gia súc thịt; (9) Sản xuất hạt ở quy mô hơn. Các tác giả Cao Liêm, Trần Đức Viên (1990) [27]; Đường Hồng Dật (1993) [11] chia phát triển nông nghiệp thành 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn nông nghiệp thủ công: Bắt đầu từ khi con người biết làm ruộng, chăn nuôi vào thời đại đồ đá giữa (Còn thời kỳ đồ đá cũ con người sống bằng săn bắt hái lượm). Thời kỳ này con người tác động vào thiên nhiên chủ yếu bằng lao động cơ bắp đơn giản, vật tư kỹ thuật còn rất thấp. Năng suất sản phẩm ít, năng suất lao động thấp. Kết thúc giai đoạn này vào thế kỷ 18 khi con người phát minh ra máy hơi nước; (2) Giai đoạn cơ giới hóa. Bắt đầu từ thế kỷ 18 đến thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Con người tạo ra nhiều sản phẩm vật chất bằng việc tiến hành 5 hóa trong nông nghiệp: Cơ giới hóa, thuỷ lợi hóa, hoá học hóa, điện khí hóa và sinh học hoá. Tuy vậy, sự phát triển mạnh mẽ đã làm ảnh hưởng không tốt đến thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường; (3) Giai đoạn làm nông nghiệp bằng trí tuệ (Tối ưu hoá sản xuất trên cơ sở tư tưởng hệ thống). Con người sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, các viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới hàng năm đã tuyển chọn ra nhiều loại giống cây trồng mới, đưa ra nhiều công thức luân canh, quy trình kỹ thuật tiến bộ, đề xuất cơ cấu cây trồng thích hợp cho từng vùng sinh thái, nhằm tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã góp nhiều thành tựu về cơ cấu giống lúa (Vũ Tuyên Hoàng, 1995) [22]; (Trần Đình Long, 1997) [29]. Vào những năm 70 của thế kỷ 20, các nhà khoa học của các nước Châu á đã đi sâu nghiên cứu toàn bộ hệ thống cây trồng trên đất lúa theo hướng lấy lúa làm nền, tăng cường phát triển các loại cây hoa màu, chế độ xen canh, gối vụ ngày càng được chú ý nghiên cứu. ở châu á hình thành “Mạng lưới hệ canh tác châu á” một tổ chức hợp tác nghiên cứu giữa Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) với nhiều quốc gia trong vùng, nhằm giải quyết 3 vấn đề: (1) tăng vụ bằng trồng cây ngắn ngày để thu hoạch trước mùa mưa lũ; (2) thử nghiệm tăng vụ màu bằng các cây trồng mới, xen canh, luân canh tăng vụ; (3) xác định hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh, tìm và khắc phục những yếu tố hạn chế để phát triển công thức đạt hiệu quả cao (Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc 1987) [5]. ở Thái Lan bằng việc chuyển vụ lúa xuân sang trồng đậu tương trong hệ thống: Lúa xuân - Lúa mùa hiệu quả thấp do độc canh, thiếu nước tưới đã làm tăng hiệu quả kinh tế lên gấp đôi, đồng thời độ phì cũng được tăng lên (Bùi Quang Toản, 1992) [47]. Mô hình sử dụng hợp lý đất dốc đã trồng cây họ đậu thành băng theo đường đồng mức để chống xói mòn. Hệ thống trồng xen cây họ đậu với cây lương thực trên đất dốc làm tăng năng suất cây trồng, đất được cải tạo nhờ được tăng cường thêm chất hữu cơ tại chỗ và tăng nguồn vi sinh vật có ích trong đất. Mô hình canh tác hỗn hợp ở vùng trũng bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề phụ đã làm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa nguồn thu nhập. Đó là cách tốt nhất giúp người nghèo tránh được rủi ro, tăng nguồn thu tiền mặt hàng ngày, nên mô hình: Lúa - Cá - Gia cầm - Rau được gọi là ngân hàng sống (Living bank) của nông dân sản xuất nhỏ (theo Janet) (Dẫn theo Trần Đức Viên 1998) [57]. Cũng theo Trần Đức Viên ở Myanma, mô hình canh tác Lúa - Cá đã làm tăng năng suất lên 20%, mặc dù 10% diện tích đất đã sử dụng làm mương rãnh và bờ bao. Hệ thống này đã làm giảm sử dụng phân hoá học, giảm cỏ dại và sâu bệnh gây hại. ở làng Khaw Khok miền Đông Bắc Thái Lan nông dân mất 30% diện tích cấy lúa để làm bờ ngăn, mương, ao ươm cá cho mô hình canh tác Lúa - Cá, nhưng lại làm tăng năng suất lên 20%, cùng với 300 kg cá. Các nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây lương thực Tây JAVA (Indonesia) cho thấy tình trạng độc canh lúa trên đất trũng với việc tăng cường sử dụng năng lượng hóa thạch, tất yếu sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Các nhà khoa học ở đây đã cùng nông dân đưa ra nhiều mô hình canh tác mới. Trong đó mô hình canh tác Lúa - Cá là hệ thống duy trì lâu bền sức sản xuất của đất, tăng thu nhập cải thiện đời sống dinh dưỡng cho người nông dân. Từ mối quan hệ giữa cây trồng với môi trường, quản lý nông nghiệp, Bill M. (1994) [2] đã đưa ra phương pháp nghiên cứu hệ thống luân canh cây trồng mới với hệ canh tác đơn giản để thay thế hệ thống canh tác cũ, nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng sinh học, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn các nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, ô nhiễm môi trường. ở ấn Độ, chương trình phối hợp nghiên cứu từ năm 1960 đến 1972 lấy hệ thống luân canh tăng vụ chu kỳ 1 năm làm hướng chiến lược phát triển nông nghiệp đưa ra kết luận: Hệ thống cây trồng ưu tiên cây lương thực chu kỳ 1 năm 2 vụ ngũ cốc, đưa thêm vào 1 vụ đậu đỗ đã đáp ứng được 3 mục tiêu là khai thác tối ưu tiềm năng của đất đai, ảnh hưởng tích cực đến độ phì nhiêu của đất trồng, đảm bảo lợi ích của người nông dân (Hoàng Văn Đức, 1992) [18]. Hiện nay, xu hướng trong nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp là tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên các vùng đất, bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng mới vào hệ canh tác nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, tăng sản lượng nông sản trên một đơn vị đất canh tác trong một năm, cải tiến cơ cấu cây trồng theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững (Nguyễn Duy Tính, 1995) [45]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân có truyền thống trồng trọt, chăn nuôi từ lâu đời. Ngay từ thời Hùng Vương, người dân đã di chuyển từ vùng gò đồi xuống vùng đồng bằng ven biển để khai hoang, xây dựng đồng ruộng, sản xuất nông nghiệp và hình thành nên các thôn, bản. Trong cuốn Vân đài loại ngữ Lê Quý Đôn đã ghi chép nhiều về giống lúa tẻ, lúa nếp mà nông dân ta đã gieo cấy từ thời tiền Lê (960-1005) (Bùi Huy Đáp, 1974) [12]. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, khi mà năng suất lúa chiêm bình quân toàn miền Bắc chỉ đạt 13,61 tạ/ha, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu đưa vụ lúa xuân trở thành vụ sản xuất chính, thay thế dần cho vụ lúa chiêm. Một hệ thống gieo cấy lúa xuân tương đối hoàn chỉnh đã được xây dựng từ vụ xuân 1968 ở huyện Hải Hậu - Nam Định với 100% diện tích lúa xuân. Đến năm 1971, diện tích cấy lúa xuân ở đồng bằng Sông Hồng vượt lúa chiêm, đã tạo ra năng suất bình quân 31,9 tạ/ha. Vào năm 1985 tỉnh Thái Bình đạt 52 tạ/ha…. Sự nhảy vọt về năng suất là kết quả của vụ lúa xuân với các giống lúa năng suất cao…. Cùng với vụ lúa xuân là sự ra đời của vụ đông với các giống cây trồng có nguồn gốc ôn đới như bắp cải, xu hào, khoai tây, cà chua…với công thức luân canh Lúa xuân - Lúa mùa - Cây vụ đông hoặc Màu xuân - Lúa mùa - Cây vụ đông (Bùi Huy Đáp, 1977) [13]; (Bùi Huy Đáp, 1982) [14]. Sự ra đời của các giống lúa cảm ôn ngắn ngày như CN2, CR203 thay thế dần các giống lúa cảm quang cấy trong vụ mùa, đã hình thành vụ đông với các cây trồng chịu lạnh như ngô, đậu tương…đã góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất như hiện nay. Bùi Huy Đáp, (1977) [13] cho rằng: Hệ thống Màu đông - Màu xuân - Lúa mùa là chế độ canh tác khai thác triệt để tiềm lực của các loại đất cao trồng lúa mùa nhờ nước trời. Trên đất chuyên màu ở ven sông, hệ thống cây trồng có hiệu quả ngay sau khi nước rút là trồng ngô thu đông (hoặc rau đậu sớm) sau đó trồng ngô xuân hoặc đậu tương, đậu xanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy trên đất 2 vụ lúa, đưa cơ cấu vụ lúa xuân với các giống lúa ngắn ngày tạo ra một khoảng thời gian trống giữa 2 vụ lúa, tạo điều kiện để xây dựng một hệ thống cây trồng có hiệu quả cao nhất trên đất 2 vụ lúa. Đồng thời đề xuất một số hệ thống cây trồng cụ thể cho vùng đồng bằng Sông Hồng trên đất 2 vụ lúa chủ động nước: + Lúa mùa - Màu vụ đông (Ngô, khoai tây, khoai lang) - Lúa xuân + Lúa mùa - Rau vụ đông (Cà chua, xu hào, bắp cải) - Lúa xuân Trên đất 2 lúa thấp ngập nước: + Lúa mùa - Bèo dâu - Lúa xuân. + Lúa mùa - Bèo dâu - Lúa xuân - Điền thanh. Chế độ canh tác trên từng bước được mở rộng ở châu thổ Sông Hồng và các vùng khác của cả nước, đã tạo chuyển biến rõ nét về sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta (Đào Thế Tuấn, 1987) [55]. Một số tác giả đề xuất 3 loại hình luân canh tăng vụ ở nước ta là: (1) luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau; (2) luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước; (3) luân canh giữa các cây trồng nước với nhau. Khi nghiên cứu đưa cây đậu tương vào hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam, (Lê Song Dự, 1990) [9] kết luận: Đậu tương hè có năng suất cao khá ổn định có thể mở rộng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ trong hệ thống: Lúa xuân - Đậu tương hè - Lúa mùa. Những năm gần đây, các nhà khoa học nước ta đã tạo ra nhiều giống cây trồng mới, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống chịu khá với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí hệ thống cây trồng hợp lý. Cây vụ đông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất trong hệ thống luân canh trên đất bạc màu ở miền Bắc Việt Nam. Bởi vì trong điều kiện khô hạn, đất màu bị thoái hóa nhanh nhất, đồng thời chất hữu cơ bị phân giải mạnh. Nhờ có vụ đông mà đất trồng được che phủ trong suốt thời kỳ khí hậu khô hạn, cây vụ đông làm tăng độ ẩm đất lên 30 - 50% so với đất không trồng cây vụ đông. Đất bạc màu có trồng cây vụ đông đều làm tăng năng suất cây trồng vụ sau một cách rõ rệt. Bùi Huy Đáp (1977) [13]; Nguyễn Hữu Tề, Đoàn Văn Điếm (1995) [33]. Võ Minh Kha, Trần Thế Tục, Lê Thị Bích (1996) [25] đã đánh giá tiềm năng sản xuất 3 vụ trên đất phù sa Sông Hồng, địa hình cao không được bồi đắp hàng năm có đủ điều kiện về tài nguyên đất, nhân lực có thể áp dụng hệ thống 3- 4 vụ cây ngắn ngày một năm. Đưa hệ số sử dụng đất từ 2,4 lên 2,49 hoặc 2,6 lần. Còn Tạ Minh Sơn (1996) [32] đã điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng Sông Hồng kết luận: Các hệ thống cây trồng 3 - 4 vụ/năm bằng các loại cây rau cao cấp đạt giá trị cao nhất (trên 60 triệu đồng/ha/năm). Hiện nay những hệ thống cây trồng có giá trị thu nhập cao là các hệ thống trên đất chuyên màu, đất 2 màu - 1 lúa và đất 2 lúa - 1 màu. Vũ Tuyên Hoàng (1995) [22] khi nghiên cứu chọn tạo giống lúa cho các vùng khô hạn, ngập úng, chua phèn đã nhận xét: So với vùng thâm canh, các vùng khó khăn có thêm yêu cầu về giống mới thích hợp hơn nữa. Các tiêu chuẩn yêu cầu về giống chống chịu cũng cần được xác định chuẩn xác hơn. Đối với các vùng khó khăn, công tác cải tạo đất và nguồn nước tưới luôn cần kết hợp với giống và các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tăng năng suất. Mỗi vùng sinh thái có điều kiện đất đai, nước, khí hậu khác nhau, với những thuận lợi và khó khăn riêng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng riêng cho từng vùng, nhằm khai thác hợp lý những tiềm năng, né tránh những yếu tố bất lợi. Đào Thế Tuấn (1984) [50] đã nhấn mạnh đến mối quan hệ chặt chẽ giữa điều kiện tự nhiên (Đất, nước, khí hậu) với đặc điểm sinh lý của từng cá thể cây trồng trong quần thể, không thể tách rời các yếu tố kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, khi nhận thấy mặt trái của cách mạng xanh và đặc biệt là vấn đề bức xúc về môi trường, các nhà khoa học Việt Nam đã chú ý đến hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể. Trần Đức Viên (1998) [57] cho rằng trên các vùng trũng đồng bằng Sông Hồng có điều kiện tưới tiêu, việc chọn ra các giống lúa thích hợp góp phần tăng năng suất lên 30%. Trên đất trũng khó tiêu nước, biện pháp khai thác tối ưu là tập trung thâm canh vụ lúa xuân và nuôi cá trong mô hình Lúa - Cá, thay cho mô hình 2 vụ lúa. Đối với vùng đất cát ven biển, cần thiết phải lập các dải rừng phòng hộ trên các bờ cát bao quanh. Đồng thời phải có các biện pháp xen canh, gối vụ các cây trồng như lạc, đậu tương, vừng…trong đó quan trọng nhất là các cây họ đậu để tạo nguồn hữu cơ bổ sung cho đất (Vũ Biệt Linh, Nguyễn Ngọc Bình 1995) [28]. Có nhiều biện pháp cả năng suất xây dựng mô hình HTNN vùng trũng đồng bằng Sông Hồng cho thấy: Cấp 1 hoá giống lúa là một biện pháp quan trọng làm tăng năng suất lúa. Những nghiên cứu của tác giả tại Hoa Lư cho thấy giải pháp này đã góp phần làm tăng lúa lên 9 - 23%. Cơ cấu giống lúa trong sản xuất của vùng trũng có liên quan đến cơ cấu các dạng địa hình và không nên quá lệch về một giống ưu thế. Đa dạng hóa giống có vai trò to lớn trong việc tăng năng suất và tính ổn định của năng suất. Trong điều kiện sản xuất hiện nay tỷ lệ các nhóm giống chính 30:30:30 là phù hợp. Cũng không nên gieo cấy quá nhiều loại giống để đảm bảo tính hàng hóa của sản phẩm trồng trọt. Võ Minh Kha, Trần Thế Tục, Lê Thị Bích (1978) [24] đã nhấn mạnh vai trò của phân hữu cơ trong NNBV, đề cập đến sự di chuyển các chất trong đất ngập nước khi bón phân hữu cơ, đưa ra 4 giải pháp gồm: (1) thủy lợi, làm ải, rút nước phơi ruộng và đưa 1 vụ màu ngắn ngày vào trong chế độ canh tác; (2) bón vôi khử chua; (3) bón phù sa hoặc đất bồi vào ruộng lúa; (4) ủ phân hữu cơ trước khi bón. Lê Văn Tiềm (1992) [44] phát hiện thiếu lân là yếu tố hạn chế năng suất lúa chủ yếu của vùng chiêm trũng. An Quang Vịnh (1993) [58] cho biết dùng lân nung chảy thích hợp cho vùng đất trũng, chua. Nguyễn Quốc Cường (1990) [8] đưa ra một số giải pháp chuyển dịch mùa vụ, chuyển hướng hệ thống cây trồng, giải pháp thủy lợi để hạn chế ảnh hưởng do ngập úng ở vùng đồng bằng Sông Hồng. 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu - Phân tích một số yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn chi phối sự hình thành, phát triển hệ thống trồng trọt. - Đánh giá hiện trạng hệ thống trồng trọt ở huyện Nga Sơn, nhằm tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống. - Nghiên cứu thử nghiệm so sánh năng suất, hiệu quả kinh tế của 1 số giống cây trồng: Lúa chất lượng cao, dưa hấu. - Thực nghiệm các công thức luân canh cải tiến. - Giới thiệu hệ thống trồng trọt mới ở huyện Nga Sơn. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Dùng công cụ hỗ trợ cho PRA để thu thập thông tin, tài liệu. Công cụ KIP (Key Informant Panel) thu thập thông tin từ nhóm người am hiểu về chuyên đề nào đó hoặc kiểm chứng lại những thông tin đã có từ trước. 3.2.2. Dùng phương pháp thử nghiệm đồng ruộng, có điều tra hoạt động sản xuất nông hộ. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống cây trồng, chúng tôi sử dụng các công thức tính toán sau: * Tổng thu nhập: GR = Y x P Trong đó: P là giá trị 1 đơn vị sản phẩm ở thời điểm thu hoạch. Y là tổng sản phẩm thu hoạch trên 1 đơn vị diện tích. * Tổng chi phí (TVC): Bao gồm tất cả các chi phí vật tư, lao động, lãi suất...cho sản xuất một vụ hay một năm. * Thu nhập: RAVC (Thu nhập) = GR – TVC (Không tính công lao động) NBI (Thu nhập thuần) = GR - TVC Để tính hiệu quả nhân tố A chi phí (A) E(A) = GR - TVC (Không tính nhân tố A) Chi phí A * So sánh hiệu quả của hai hệ thống cũ và mới, áp dụng công thức tính tỷ trọng chênh lệch thu nhập trên chênh lệch chi phí (MBCR): MBCR = GRn - GRf TVCn - TVCf Trong đó: GRf là thu tổng nhập của hệ thống cũ. GRn là tổng thu nhập của hệ thống mới. TVCf là tổng chi phí của hệ thống cũ. TVCn là tổng chi phí của hệ thống mới. - Điều kiện để áp dụng hệ thống cây trồng mới là: TVCn - TVCf > 0; MBCR ³ 2 và RAVCn ³ 1,3 RAVCf Các số liệu được xử lý theo phương pháp phổ thông. 3.2.3. Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ở ._. Hiệu quả đầu tư (Lần) (g = c/d) Giá trị ngày công lao động (h = f/e) Trên đất vàn 1. Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Hành 96.043,9 39.020 500 57.023,9 77.024 2,46 2,85 2. Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Cà chua 148.043,9 64.300 700 83.743,9 111.744 2,3 2,99 3. Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Bắp cải 102.043,9 58.600 600 43.443,9 67.444 1,74 1,81 4. Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Khoai tây 96.643,9 48.500 560 48.143,9 70.544 1,99 2,15 Công thức luân canh cũ 5. Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Hành 86.080 39.020 500 47.060 67.060 2,20 2,35 6. Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Cà chua 138.080 64.300 700 73.780 101.780 2,14 2,63 7. Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Bắp cải 92.080 58.600 600 33.480 57.480 1,57 1,39 8. Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Khoai tây 86.680 48.500 560 38.180 60.580 1,78 1,70 Trên đất vàn trũng 9. Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa trung 49.803,9 24.900 305 24.903,9 37.103,9 2,00 2,04 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều ta hộ nông dân) Ghi chú: 1 công lao động = 40.000 đồng Công thức luân canh Tổng thu (1000đ) (c) Tổng chi (1000đ) (d) Số công lao động (công) (e) Thu nhập thuần 1000đ) (f = c - d) Thu nhập 1000đ) (f = d+ e*40) Hiệu quả đầu tư (Lần) (g = c/d) Giá trị ngày công lao động (h = f/e) Trên đất vàn Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Hành 9.6043,9 39.020 500 57.023,9 77.024 2,46 2,85 Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Cà chua 148.043,9 64.300 700 83.743,9 111.744 2,30 2,99 Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Khoai tây 96.643,9 48.500 560 48.143,9 70.544 1,99 2,15 Thay thế 1 số công thức luân canh cũ sau Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Đậu tương đông 47.012 31.920 400 15.092 31.092 1,47 0,94 Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Ngô đông 48.810 35.200 400 13.610 29.610 1,38 0,85 Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Khoai lang 44.920 30.600 410 14.320 30.720 1,46 0,87 Bảng 4.19. Thay thế công thức luân canh mới có hiệu quả kinh tế cao (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều ta hộ nông dân) Ghi chú: 1 công lao động = 40.000 đồng Bảng 4.20. So sánh hiệu quả của hai hệ thống cũ và mới, áp dụng công thức tính tỷ trọng chênh lệch thu nhập trên chênh lệch chi phí (MBCR): Công thức luân canh mới Công thức luân canh cũ MBCR Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Hành (k1) Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Đậu tương đông (m1) 6,91 Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Ngô đông (m2) 12,4 Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Khoai lang (m3) 6,07 Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Cà chua (k2) Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Đậu tương đông (m1) 3,12 Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Ngô đông (m2) 12,4 Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Khoai lang (m3) 3,06 Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Khoai tây (k3) Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Đậu tương đông (m1) 2,99 Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Ngô đông (m2) 3,6 Lúa xuân (Q5) - Lúa mùa - Khoai lang (m3) 2,89 Có 3 công thức luân canh mới đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là: Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Hành (k1) thu nhập thuần 57023900 đồng/ha/năm; Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Cà chua (k2) thu nhập thuần 83743900 đồng/ha/năm; Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Khoai tây (k3) thu nhập thuần 48143900 đồng/ha/năm. Để xác định hiệu quả kinh tế của công thức luân canh (Bảng 4.19 và bảng 4.20): Lúa xuân - Lúa mùa - Hành (k1), chúng tôi thực hiện so sánh với các công thức luân canh cây trồng truyền thống là: Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông (m1) và các công thức luân canh phổ biến là: Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông (m3), Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông (m2). Giá trị thu nhập của k1 rất lớn so với m1, m2, m3. Thu nhập thuần ở m1 đạt tới 4.1931.000 đồng/ha/năm hơn hẳn m2 đạt 43.413.000 đồng/ha/năm và m3 đạt 42.703.000 đồng/ha/năm. Giá trị MBCR của k1 so với m1, m2, m3 đạt rất cao lần lượt là 6,91; 12,4; 6,07. Hiệu quả kinh tế của công thức luân canh Lúa xuân (HTS) - Lúa mùa - Cà chua (k2) so với các công thức: Lúa xuân - lúa mùa - Đậu tương đông (m1); Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông (m2); Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông (m3) đạt là 68.651.900 đồng/ha/năm; 70.133.900 đ/ha/năm; 69.423.900 đồng/ha/năm. Giá trị MBCR của k1 so với m1, m2, m3 đạt rất cao lần lượt là 3,12; 12,4; 3,06. Hiệu quả kinh tế của công thức luân canh Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Khoai tây (k3) so với các công thức: Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông (m1); Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông (m2); Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông (m3) đạt là 33.051.900 đồng/ha/năm; 34.533.900 đồng/ha/năm; 33.823.900 đồng/ha/năm. Giá trị MBCR của k1 so với m1, m2, m3 đạt rất cao lần lượt là 2,99; 3,6; 2,89. Qua 3 công thức luân canh mới thì công thức Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Cà chua (k2) là đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, chỉ số MBCR rất cao. Như vậy, xét về hiệu quả kinh tế nông dân sẽ thu hút nông dân thực hiện sản xuất. Tuy nhiên các chỉ số so sánh này lại phụ thuộc vào giá trị sản phẩm và độ biến động của nhu cầu thị trường. Do vậy chỉ có số nông hộ tiên tiến tham gia sản xuất. 4.5.3.Một số giải pháp kỹ thuật khác 4.5.3.1. Giải pháp về thời vụ cây trồng Việc bố trí công thức luân canh và thời vụ của từng loại cây trồng có mối quan hệ rất chặt chẽ. Diễn biến thời tiết của từng thời gian khác nhau tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất của cây trồng. Do vậy bố trí khung thời vụ cho mỗi cây trồng rất quan trọng quyết định hiệu quả của cả hệ thống cây trồng. Vào những thời điểm thời gian có ý nghĩa quyết định đến năng suất sản lượng thì thời vụ được tính bằng ngày. Qua công tác điều tra sản xuất chúng tôi nhận thấy: + Các hình thức bố trí như: Xen canh, gối vụ, đóng bầu...đã được nông dân thực hiện tốt, tranh thủ thời vụ nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên khí hậu, đất đai, phòng tránh những ảnh hưởng xấu của diễn biến thời tiết, thiên tai và sâu bệnh đến cây trồng. + Các công thức luân canh cây trồng chính của Huyện chủ yếu từ 3 vụ trên chân đất vàn, 2 vụ trên chân đất trũng. + Thời vụ của các công thức luân canh chủ yếu được bố trí xung quanh trục lúa mùa sớm, cấy các giống ngắn ngày từ 15 - 30/6. Diện tích cấy mùa sớm chiếm 80% diện tích lúa mùa, tập trung cấy ở chân đất vàn và một phần ở diện tích chân đất gò thấp, thu hoạch sớm ngay sau khi lúa chín, dành diện tích đất cho trồng cây vụ đông. Qua công tác điều tra nông hộ, chúng tôi thấy vào thời điểm này các hộ phải huy động tối đa lực lượng lao động để thu hoạch nhanh lúa mùa và làm đất trồng cây vụ đông. Sức ép khung thời vụ này rất lớn, vụ đông được trồng càng sớm sẽ cho năng suất càng cao. Nếu diễn biến thời tiết giai đoạn này mưa nhiều sẽ gây khó khăn cho việc gieo trồng đúng lịch. Do vậy chúng tôi đề xuất áp dụng các biện pháp sau: - Về sản xuất vụ mùa: Có liên quan chặt chẽ đến thời vụ sản xuất vụ đông. Do vậy ở những diện tích sản xuất vụ đông cần tập trung công tác chỉ đạo và bơm nước kịp thời để nông dân gieo cấy sớm đúng lịch. + Trước khi thu hoạch vụ mùa từ 2 - 3 tuần cần tháo nước để đất ruộng khô ráo. Đồng thời làm tốt công tác chuẩn bị giống, vật tư, tu sửa hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất. * Nếu giai đoạn này mưa nhiều, đất ướt cần xử lý như sau: + Đối với cây ngô: Thực hiện làm bầu ngô, áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, đặt cây sớm để tranh thủ thời vụ, tiêu nước kịp thời, rồi bón phân làm luống chăm sóc sau. + Đối với cây đậu tương: Tuỳ theo chân đất, độ ẩm đất để chọn cách làm: ở ruộng khô ráo, độ ẩm vừa phải thực hiện phương pháp gieo trồng tra đậu vào gốc rạ từ 1 - 2 hạt rồi bón phân mục, cho chấu phủ rơm rạ giữ ẩm; Với ruộng có gốc rạ cao hơn 30cm sau khi gieo hạt vào gốc rạ có thể dùng công ông bánh lồng chạy giập rạ 2 lần. ở ruộng sau thu hoạch còn nước: Thực hiện tháo kiệt nước rồi làm luống rộng 1,5m, tạo rãnh thoát nước rạch hàng sâu 3 - 4cm, tra hạt, bón phân phủ kín bằng chấu rơm rạ. ở ruộng còn bùn: Tạo rãnh thoát nước rồi reo vãi theo luống rồi phủ rơm rạ. + Đối với cây rau, quả: Cần chủ động sớm về giống, phân bón, làm đất sớm ngay sau thu hoạch lúa để tránh mưa, thực hiện trồng rau đông sớm để hiệu quả kinh tế cao. Về sản xuất vụ xuân: Qua công tác điều tra nông hộ, chúng tôi nhận thấy vụ xuân được gieo cấy bằng hai nhóm giống dài ngày và ngắn ngày. Nông dân thường có tập quán gieo mạ sớm để cấy xong trước tết âm lịch, lúa xuân trỗ bông vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 cho năng suất không cao. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau: + Thành lập ban chỉ đạo sản xuất vụ xuân ở các xã, phường để vận hành bộ máy của hệ thống chính trị tham gia vào công tác chỉ đạo thực hiện sản xuất, phát huy tình gương mẫu thực hiện lịch thời vụ của Đảng viên,đoàn viện, hội viên. + Dùng công tác thuỷ lợi điều tiết bơm nước gieo mạ và cấy theo lịch để hạn chế nông dân gieo cấy sớm. + Hướng dẫn nông dân thực hiện biện pháp gieo mạ dày xúc trên nền đất cứng, có che phủ khung nilon để chống rét cho mạ. 4.5.3.2. Giải pháp về công tác bảo vệ thực vật Đây là công tác rất quan trọng quyết định trực tiếp đến năng xuất, sản lượng cây trồng. Trong nhiều năm qua, công tác bảo vệ thực vật được thực hiện tương đối tốt tại các địa phương. Qua công tác điều tra nông hộ và theo dõi thực tiễn sản xuất, chúng tôi nhận thấy: Đối tượng gây hại chính với tần suất cao thường gây ảnh hưởng nặng đến năng suất lúa ở vụ xuân là: Bệnh đạo ôn, khô vằn…. ở vụ lúa mùa là: Sâu cuốn lá, sâu đục thân. Các loại sâu bệnh dịch khác ảnh hưởng thấp hơn, tần suất gây hại nặng đến năng suất thấp hơn. Mặt khác chất lượng thuốc phòng trừ sâu bệnh, diệt cỏ chưa được kiểm soát thường xuyên liên tục, có những hộ dùng phải thuốc kém chất lượng, hiệu quả phòng trừ không cao. Do vậy, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau: + Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới BVTV, thực hiện tốt công tác dự tính dự báo diễn biến tình hình sâu bệnh và hướng dẫn để nông dân phòng trừ có hiệu quả. + Tuyên truyền vận động nông dân làm tốt khâu làm đất, vệ sinh đồng ruộng sớm, cấy đúng lịch thời vụ để giảm thiểu mật độ sâu hại qua đông, qua hè để tránh dịch hại bùng phát. + Tổ chức các lớp tập huấn phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cho nông dân học tập, ứng dụng. + Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dịch vụ thuốc BVTV, khuyến cáo nông dân chỉ mua thuốc ở những nơi tin cậy. 5. Kết luận và Đề nghị 5.1. Kết luận + Huyện Nga Sơn là huyện đồng bằng ven biển, là nơi giao tiếp giữa đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ nên có thể phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị, có điều kiện phát triển kinh tế đa ngành như nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. + Qua so sánh hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng cho thấy: Với nhóm cây lương thực không nên phát triển cây ngô thu, ngô đông, khoai lang đông. Trong nhóm cây rau quả chú trọng phát triển cây dưa hấu, cà chua, ớt, hành, cà pháo, khoai tây là những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. + Kết quả thí nghiệm của đề tài cho thấy trong cùng một điều kiện, sinh thái, đầu tư, thâm canh…giống dưa hấu TN001 cho năng suất, phẩm chất cao hơn giống cũ TN308 là 3.941 kg/ha. Giống lúa N46, HTS1, Q5 có năng suất tương đương nhau 5.408,2; 5.327; 5.307,2 kg/ha, tuy nhiên giống lúa HTS1 có chất lượng tốt nhất, giá thành cao. Do đó lựa chọn giống dưa hấu TN001, giống lúa HTS1, N46 để phát triển thay thế giông cũ kém hiệu quả. + Từ kết quả nghiên cứu điều tra, tính hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh. Chúng tôi lựa chọn như sau: - Trên chân đất vàn, vàn cao nhân rộng các công thức: 1. Dưa hấu (TN001) - Đậu tương - Dưa leo. 2. Dưa hấu (TN001) - Đậu tương - Dưa hấu đông. 3. Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua. 4. Lạc xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông. 5. Dưa chuột - Lúa mùa - Rau cải bắp. 6. Lạc xuân - Đậu tương hè thu - Lạc đông. 7. Cà pháo - Lúa mùa - Hành. - Trên đất vàn nên phát triển các công thức luân canh: 1. Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Hành. 2. Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Cà chua. 3. Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Bắp cải. 4. Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa - Khoai tây. - Trên đất vàn thấp, trũng duy trì công thức luân canh: Lúa xuân (HTS1) - Lúa mùa trung. Nên mở rộng mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá, nuôi tôm càng xanh. - Xây dựng chế độ đa canh hợp lý sẽ góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên đất vàn chủ động tưới tiêu, hoàn toàn có thể trồng một số cây có hiệu quả kinh tế cao như cây dưa hấu, lạc vụ xuân thay cho trồng lúa vụ xuân. 5.2. Đề nghị + Tiếp tục thực hiện “Dồn điền đổi thửa”, tập trung ruộng đất, chuyển đổi hệ thống cây trồng để sản xuất lớn, mang tính hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến, thị trường tiêu thụ. Quy hoạch lại diện tích đất nông nghiệp, chú trọng đầu tư thâm canh, mở rộng liên doanh, liên kết, thực hiện cơ chế 4 nhà (Nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp). + Tuyên truyền, vận động nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thỏa đáng để trồng các loại rau cao cấp, đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu về rau sạch của khu công nghiệp Bỉm Sơn, nhà máy chế biến xuất khẩu và nhân dân trong vùng. + Một số cây trồng có hiệu quả kinh tế cao phải đầu tư cao, rủi ro cao. Vì thế cần phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ về kinh tế, kỹ thuật, thị trường hợp lý cho người sản xuất. + Tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm các loại giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt. Tài liệu tham khảo A. Tiếng Việt Nguyễn Xuân An (1993), Khai thác sử dụng hợp lý tiềm năng đất đai, Nhà máy in Thanh Hoá. Bill Mollison, Reny Mia Slay (1994), Đại cương về nông nghiệp bền vững, (bản dịch của Hoàng Minh Đức), NXB nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Văn Chiêu (1964), Thâm canh tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp ở miền núi, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp số, trang 198 - 200. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1993), Sử dụng tốt tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ môi trường, Tạo chí khoa học đất, số 3 1993 trang 68 - 73. Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc - 1987, “Canh tác học”, NXB Nông nghiệp. Lê Trọng Cúc (1996), Nghiên cứu sinh thái nhân văn và quản lý bền vững các hệ sinh thái miền núi Việt Nam. Hội thảo sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, NXB Nông nghiệp, 21 - 23. Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1995), Phát triển hệ thống canh tác, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Quốc Cường (1990), “Sử dụng đất trũng”, báo cáo khoa học, Bộ NN và công nghiệp thực phẩm. Lê Song Dự (1990), “Nghiên cứu đưa cây đậu tương vào hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam”. Tài liệu hội nghị Hệ thống canh tác Việt Nam, tr.16- 22. Ngô Thế Dân, Trần An Phong (1993), Khai thác và giữ gìn đất tốt vùng trung du, miền núi nước ta, NXB NN, trang 5 -15. Đường Hồng Dật (1993), Khoa học công nghệ và sự phát triển bền vững nền kinh tế hàng hoá ở các vùng miền núi, dân tộc. NXB Nông nghiệp, 126 - 130. Bùi Huy Đáp (1974), “Một số nghiên cứu đầu tiên về cơ cấu cây trồng”, Tạp chí KHKT nông nghiệp, số 7/1974, tr.20- 25. Bùi Huy Đáp (1977), Cơ sở khoa học cây vụ đông, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. Bùi Huy Đáp (1982), Lúa xuân năm rét đậm, NXB nông nghiệp, Hà Nội Trương Đích (1995), Kỹ thuật trồng các giống cây trồng mới năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 115-119. Lâm Công Định (1989), Vấn đề xử lý đất và cây trồng trên cơ sở sinh - khí hậu, Tạp chí lâm nghiệp, tháng 1, trang 11 - 14. Hoàng Văn Đức (1992), Hội thảo về nghiên cứu và phát triển hệ canh tác cho nông dân trồng lúa Châu á, NXB nông nghiệp. Hoàng Văn Đức (1980), “Hệ thống canh tác, hướng phát triển nông nghiệp”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 7/1980. Hồ Gấm (2003), Nghiên cứu góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Dak Mil, tỉnh Dak Lak, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Văn Viết (1997), Lý thuyết về khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Văn Hiển (2000), Chọn giống cây trồng, NXB Giáo dục, Hà Nội. Vũ Tuyên Hoàng (1995), Chọn tạo giống lúa cho các vùng đất khô hạn, ngập úng, chua phèn, NXB nông nghiệp, Hà Nội. Võ Minh Kha (1990), Nội dung phương pháp và tổ chức xây dựng hệ thống canh tác tiến bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Võ Minh Kha (1978), “Sự di chuyển các chất trong đất ngập nước khi bón các loại phân hữu cơ”, Báo cáo khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Võ Minh Kha, Trần Thế Tục, Lê Thị Bích (1996), “Đánh giá tiềm năng 3 vụ trở lên trên đất phù sa sông Hồng địa hình cao không được bồi đắp hàng năm”, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số 8/1996, tr. 121- 123. Cao Liêm và CTV (1996), Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường. NXB Nông nghiệp. Cao Liêm, Trần Đức Viên (1990), Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. Vũ Biện Linh, Nguyễn Ngọc Bình (1995), Các hệ thống nông lâm kết hợp ở Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội. Trần Đình Long (1997), Chọn giống cây trồng, NXB NN, Hà Nội. Odum. E.D (1979), Cơ sở sinh thái học, NXB đại học và giao dục chuyên nghiệp, trang 40 - 45. Lê Hưng Quốc (1994), Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng gò đồi Hà tây, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam. Tạ Minh Sơn (1996), “Điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số 2/1996, tr. 59- 60. Nguyễn Hữu Tề, Đoàn Văn Điếm (1995), Một số kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng hợp lý trên đất gò đồi, bạc màu huyện Sóc Sơn – Hà Nội, Kết quả nghiên cứu trung du, miền núi và đất cạn đồng bằng, NXB nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Chí Thành và CTV(1996), Hệ thống nông nghiệp, NXB nông nghiệp, 7 - 11. Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễn (1993), Hệ thống nông nghiệp, NXB nông nghiệp, 7 - 11. Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên (1996), Hệ thống nông nghiệp (Bài giảng cao học nông nghiệp), Trường ĐHNNI, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (2000), Chuyển đổi cơ cấu cây trồng những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Phạm Chí Thành - 1998, Về phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí hoạt động khoa học nông nghiệp. Số 3, 28 - 21. Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (1992), "Phương pháp luận trong nghiên xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí hoạt động khoa học, tr. 10 - 13. Vũ Xuân Thao (1992), Vai trò của cây khoai lang trong hệ thống nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Đào Châu Thu (2003), Hệ thống nông nghiệp, bài giảng cao học nông nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội. Lê Duy Thước (1991), “Về khí hậu đất đai và vấn đề bố trí cây trồng ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Tổ quốc, (số 297), tr. 17. Lê Duy Thước (1997), Nông lâm kết hợp, Giáo trình cao học nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Lê Văn Tiềm (1992), Hoá học đất phục vụ thâm canh lúa, NXB nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Minh Toán (1998), Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Bùi Quang Toản (1992), Hội thảo nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác cho nông dân trồng lúa Châu á, NXB nông nghiệp, Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1984), Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB khoa học kỹ thuật. Đào Thế Tuấn (1997), Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng, NXB Nông nghiệp. Đào Thế Tuấn (1984), Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1978), Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1962), Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở hợp tác xã, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1989), “Hệ thống nông nghiệp”, Tạp chí cộng sản (6), tr. 4-9 Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1987), “Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 2/1987, tr. 113. Văn Tất Tuyên (1995), “Sinh thái khí hậu và thời vụ trồng ngô”, Nghiên cứu công thức luân canh tăng vụ, các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô, xây dựng mô hình ngô lai ở vùng thâm canh giai đoạn 1991 - 1995, Viện nghiên cứu ngô, đề tài KN 01- 05, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Đức Viên (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống nông nghiệp trong hệ sinh thái vùng trũng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội An Quang Vịnh “Bón phân và biện pháp thâm canh lúa trên đất trũng”, Báo cáo khoa học, chương trình KT 02- 13. Bùi Thị Xô (1994), Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý ở ngoại thành Hà Nội, Luận án PTS, Viện KHKT NN Việt Nam. Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2000), Báo cáo tổng hợp phương án điều tra, nghiên cứu bổ sung xây dựng bản đồ thổ nhưỡng phục vụ sản xuất và quản lí nguồn tài nguyên đất của tỉnh Thanh Hóa (Bản đồ phân loại đất theo mục đích sử dụng) tỷ lệ 1: 100.000 theo phương pháp FAO – UNESCO. Bộ môn Thổ nhưỡng - Nông hóa, Khoa quản lý ruộng đất năm 2000. Huyện ủy Nga Sơn (2005), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XX (nhiệm kỳ 2005 – 2010), Nga Sơn, tháng 10 năm 2005. B. Tiếng nước ngoài: Champer, Robert, Paccy, Amold (1989), Farm inovation and Agrgicultural Research Intermediate Technology, Publications LonDon. Bui Huy Hien, Nguyen Trong Thi (2001), Rice based cropping system in Red River Delta and Mekong River Delta, 2001 IFA Regional Conference for Asia and Pacific, Hanoi, Vietnam, 10 – 13 December 2000, pp. 1 – 24. Shaner W.W. (1982), Farming systems research and developemnt guidelines for developing countries. Colorado. Simraks, S. (1994), Animal as important component in farming systems, Khonkaen University. Terry Rambo and Percy E.Sajise (ed) (1984), An introduction to human ecology research on agricultural systems in Souytheast Asia,. University of the Philippines at Los Banos. Zandstra H.G., F.C. Price, E.C.Litsinger J.A and Morris (1981), Methodology for on farm cropping system rescarch. IRRI. Philippinne, P.31-35. FAO (1989), Farming Systems development: Concepts, methods, application, Rome. FAO (1992), Land evaluation and farming systems analysis for land use planning, Workshop Documents, FAO-ROMA. International Rice Research Institute (1984), Cropping System in Asia, on- farm research and management, Manila, Philippine. Phụ lục 1: Diễn biến lượng mưa theo tuần qua 15 năm tại vùng Nga Sơn (1992 – 2007) Tháng Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % Lượng mưa (mm) % 1 7,8 0,5 8,5 0,5 14,2 0,9 12,6 0,8 45,4 2,9 53,7 3,4 41,1 2,6 34,0 2,1 96 6 82,3 5,2 4 0 12,8 0,8 472 29,7 2 5,0 0,3 4,9 0,3 15,2 1,0 21,7 1,4 71,4 4,5 43,2 2,7 32,0 2,0 97,0 6,1 147,2 9,3 67,3 4,2 17,9 1,1 5,2 0,3 528,1 33,2 3 3,6 0,2 5,2 0,3 23,8 1,5 33,7 2,1 71,7 4,5 53,0 3,3 130,2 8,2 114,0 7,2 67,3 4,2 60,0 3,8 11,3 0,7 15,7 1,0 589,8 37,1 Cả năm 16,5 1,0 18,7 1,2 53,3 3,4 68,0 4,3 188,6 9,0 149,9 9,4 203,3 12,8 245,0 15,4 310,5 19,5 209,6 13,2 93,1 5,9 33,5 2,1 1589,9 100 (Nguồn: Đài Khí tượng - Thủy văn thành phố Thanh Hoá) Phụ lục 2: . Diễn biến gió mùa Tây nam theo tuần qua 15 năm tại vùng Nga Sơn (1992 – 2007) Tháng Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cả năm số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % 1 0 0 0 0 0 0 0 0 5 1,7 21 7,3 35 12,2 27 9,4 5 1,7 3 1,1 0 0 0 0 96 33,6 2 0 0 2 0,7 2 0,7 2 0,7 6 2,1 30 10,5 30 10,5 15 5,2 3 1,1 1 0,4 0 0 0 0 91 31,8 3 0 0 1 0,4 3 1,1 8 2,8 9 3,1 38 13,3 26 9,1 13 4,5 1 0,4 0 0 0 0 0 0 99 34,6 % Tháng 0 0 3 1,1 5 1,8 10 3,5 20 6,9 89 31,1 91 31,8 55 19,1 9 3,2 4 1,5 0 0 0 0 286 100 (Nguồn: Đài Khí tượng - Thủy văn thành phố Thanh Hoá) Phụ lục 3: Diễn biến gió mùa đông bắc theo tuần qua 15 năm tại vùng Nga Sơn (1992-2007) Tháng Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cả năm số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % số ngày % 1 56 3,7 77 5,0 50 3,2 30 2,0 26 1,7 18 1,2 0 0 11 0,7 42 2,8 59 3,9 65 4,3 83 5,4 517 33,9 2 62 4,1 47 3,1 50 3,2 25 1,6 31 2,0 18 1,2 0 0 9 0,6 32 2,1 54 3,5 65 4,3 84 5,5 477 31,2 3 88 5,8 54 3,5 46 3,0 16 1,1 29 1,9 8 0,5 0 0 11 0,7 52 3,4 81 5,3 70 4,6 78 5,1 533 34,9 % Tháng 206 13,6 178 11,6 146 9,4 71 4,7 86 5,6 44 2,9 0 0 31 2,0 126 8,3 194 12,7 200 13,2 245 16,0 1527 100 (Nguồn: Đài Khí tượng - Thủy văn thành phố Thanh Hoá) Phụ lục 4: Bảng điều tra hiệu quả kinh tế cây trồng/1ha/vụ Loại cây trồng Diện tích (ha) Vụ Năng suất (Kg/ha) Giá (1000đ/kg) Tổng thu (1000đ) Tổng chi (1000đ) Thu nhập (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Giống Công lđ Phân bón Làm đất BVTV Các chi phí khác Phụ lục 5. Bảng giá một số vật tư, hàng hoá, lao động ( Tính theo giá tháng 12 năm 2007) Tên vật tư, hàng hoá ĐVT Thành tiền Tên vật tư, hàng hoá Đơn vị tính Thành tiền 1. Đạm Urê đ/kg 6.000 23. Giống cải bắp đ/ha 2.400.000 2. Kaliclorua đ/kg 6.000 24.Giống khoai tây Hà Lan đ/kg 10.000 3. Lân sufe đ/kg 1900 25.Giống khoai tây VT2 đ/kg 8.000 4. Phân chuồng đ/tạ 50.000 26.Giống dưa chuột (F1) đ/ha 2.400.000 5. Thuốc BVTV đ/kg 100.000 27. Bảo vệ, thuỷ lợi nhỏ đ/ha 3.640.000 6. Vôi bột đ/kg 800 28. Công lao động đ/công 40.000 7. Bạt plastic đ/c 360.000 29. Giống bí đ/ha 1.600.000 8. Thuốc trừ cỏ đ/kg 13.000 30. Bí đ/kg 2.500 9. Ni lon 0,007mm đ/kg 36.000 31. Giồng dưa hấu đ/ha 120.000 10. Giống rau cải bắp 100g 180.000 32. Dưa hấu đ/kg 4.000 11. Làm đất trồng khoai tây đ/ha 1000.000 33. Lúa thương phẩm thường đ/kg 3.400 12. Làm đất trồng dưa chuột đ/ha 1000.000 34. Ngô các loại đ/kg 3.700 13..Làm đất bằng máy khác đ/ha 600.000 35. Khoai tây tươi đ/kg 2.500 14. Lúa chất lượng cao đ/kg 5.700 36. Hành củ đ/kg 4.000 15. Tưới nước đ/ha 37. Cà pháo đ/kg 1.500 16. ớt thit đ/kg 2.500 38. Dưa chuột các loại đ/kg 2.000 17. Giống ngô đ/kg 40.000 39. Lạc vỏ đ/kg 16.000 18. Gống đậu tương đ/kg 9.000 40. Cà chua đ/kg 2.500 19. Giống lạc đ/kg 20.000 41. Đậu tương các loại đ/kg 7.700 20. Giống lúa thuần đ/kg 8.000 42. Giống cà chua đ/ha 3.600.000 21. Giống rau cải củ ha 400.000 43. Rau cải bắp đ/kg 1.500 22. Giống ớt đ/ha 2.400.000 44. Rau các loại khác đ/kg ảnh lúa thử nghiệm đang vào chắc Kết quả phân tích phương sai 3 giống lúa BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS(Ta/ha) FILE LUAHAI2 31/ 7/ 8 21:52 ---------------------------------------------------------:PAGE1 VARIATE V003 NS(Ta/ha) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================= 1 NL 4 26.4306 6.60766 5.23 0.023 3 2 G$ 2 2.86441 1.43221 1.13 0.370 3 * RESIDUAL 8 10.1011 1.26264 ------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 14 39.3962 2.81401 ------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE LUAHAI2 31/ 7/ 8 21:52 ------------------------------------------------------------:PAGE2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------NL NOS NS(Ta/ha) 1 3 55.7100 2 3 51.8567 3 3 52.4967 4 3 53.3600 5 3 53.9500 SE(N= 3) 0.648753 5%LSD 8DF 2.11552 ------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT G$ ------------------------------------------------------------ G$ NOS NS(Ta/ha) N46 5 53.0720 HT1 5 53.2700 Q5(D/c) 5 54.0820 SE(N= 5) 0.502522 5%LSD 8DF 1.63867 ------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE LUAHAI2 31/ 7/ 8 21:52 ------------------------------------------------------------:PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |G$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NS(Ta/ha) 15 53.475 1.6775 1.1237 2.1 0.0232 0.3697 Kết quả so sánh năng suất 2 giống dưa hấu Hắc mỹ nhân TN001 và TN308 Kiểm định sự bằng nhau của 2 phơng sai Giả thiết Ho: Hai phơng sai bằng nhau Đối thiết H1: Hai phơng sai khác nhau Kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phơng sai F-Test Two-Sample for Variances TN308 (đ/c) Hắc mỹ nhân TN001 Mean 23309.16667 27250 Variance 763964.1667 1061680 Observations 6 6 df 5 5 F 0.719580445 P(F<=f) one-tail 0.363411326 F Critical one-tail 0.1980069 Nhận xét: F = 0.719 F Critical one-tail. Chấp nhập Ho, bác bỏ H1. Kết luận: Hai phơng sai bằng nhau. So sánh hai trung bình khi hai phương sai bằng nhau GIả thiết Ho: m1=m2 Đối thiết H1: m1≠m2 Kết quả so sánh trung bình hai mẫu t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances TN308 (đ/c) Hắc mỹ nhân TN001 Mean 23309.16667 27250 Variance 763964.1667 1061680 Observations 6 6 Pooled Variance 912822.0833 Hypothesized Mean Difference 0 df 10 t Stat -7.144233266 P(T<=t) one-tail 1.56309E-05 t Critical one-tail 1.812461102 P(T<=t) two-tail 3.12618E-05 t Critical two-tail 2.228138842 Nhận xét: Giá trị thực nghiệm = 7,144 đều lớn hơn t lý thuyết 1 phía và 2 phía. Và giá trị P một phía và P 2 phía đều nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Kết luận: Năng suất của 2 giống TN308 và Hắc mỹ nhân N001 khác nhau. Cụ thể là giống Hắc mỹ nhân TN001 có năng suất cao hơn giống TN308. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMAI NHU HAI (nop).doc
Tài liệu liên quan