Tài liệu Nghiên cứu giải pháp thức ăn và vật trú ẩn trong ương cua biển (Scylla paramamosain) từ giai đoạn cua bột đến cua giống: ... Ebook Nghiên cứu giải pháp thức ăn và vật trú ẩn trong ương cua biển (Scylla paramamosain) từ giai đoạn cua bột đến cua giống
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu giải pháp thức ăn và vật trú ẩn trong ương cua biển (Scylla paramamosain) từ giai đoạn cua bột đến cua giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
VŨ XUÂN TÍCH
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THỨC ĂN VÀ
VẬT TRÚ ẨN TRONG ƯƠNG CUA BIỂN
(Scylla paramamosain) TỪ GIAI ðOẠN
CUA BỘT ðẾN CUA GIỐNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số : 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
HÀ NỘI - 2009
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… i
LỜI CAM ðOAN
Tôi cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều có nguồn
gốc rõ ràng.
Tác giả
Vũ Xuân Tích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới Viện ðào tạo Sau ñại học thuộc trường
ðại học Nông nghiệp Hà nội, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn tới Phòng ðào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản 1.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trương Trọng Nghĩa, người thầy
ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Qua ñây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn ðức Cự, TS. Nguyễn
Văn Quyền ñã có những góp ý quý báu ñể tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới chị Tạ Thị Bình người ñã giúp ñỡ
tôi rất nhiều trong quá trình xử lý số liệu.
Tôi xin cảm ơn anh ðặng Văn Tâm, giám ñốc Trại tôm cua giống Minh
Tâm, người ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi thực hiện luận văn này, tôi cũng
xin gửi lời cảm ơn tới các nhân viên Trại tôm cua giống Minh Tâm, những người ñã
giúp ñỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp,
những người ñã luôn giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
Hà nội, tháng 12 năm 2009
Tác giả
Vũ Xuân Tích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... iv
LỜI CAM ðOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... v
MỞ ðẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN.............................................................................................. 3
1.1. Giới thiệu chung về cua biển ............................................................................... 3
1.1.1. Vị trí phân loại ................................................................................................ 3
1.1.2. Phân bố .......................................................................................................... 4
1.1.3. Vòng ñời......................................................................................................... 4
1.1.4. ðặc ñiểm sinh sản.......................................................................................... 5
1.1.5. ðặc ñiểm dinh dưỡng..................................................................................... 6
1.1.6. ðặc ñiểm sinh trưởng .................................................................................... 7
1.2. Các nghiên cứu về thức ăn trong nuôi cua thương phẩm .............................. 8
1.3. Các nghiên cứu về vật trú ẩn, chất ñáy trong nuôi cua thương phẩm......... 11
CHƯƠNG II. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................... 13
2.1. ðối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 13
2.2. Thời gian, ñịa ñiểm nghiên cứu.......................................................................... 13
2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................. 13
2.3.1. Nguồn cua giống thí nghiệm: ....................................................................... 13
2.3.2. Thức ăn: ....................................................................................................... 13
2.3.3. Vật trú ẩn:..................................................................................................... 14
2.3.4. Các loại vật liệu và dụng cụ khác ................................................................. 15
2.4. Bố trí thí nghiệm................................................................................................. 15
2.5. Các chỉ tiêu ñánh giá và phương pháp xác ñịnh................................................ 17
2.5.1. Chỉ tiêu môi trường....................................................................................... 17
2.5.2. Chỉ tiêu sinh học ........................................................................................... 17
2.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 18
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 19
3.1. Biến ñộng các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm........................... 19
3.2. Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn thí nghiệm ....................................... 20
3.3. Kết quả sử dụng các loại thức ăn khác nhau trong ương cua........................... 21
3.3.1. Tốc ñộ tăng trưởng về khối lượng................................................................. 21
3.3.2. Tốc ñộ tăng trưởng về chiều rộng mai cua ................................................... 22
3.3.3. Tỷ lệ sống...................................................................................................... 24
3.3.4. Hệ số chuyển ñổi thức ăn.............................................................................. 25
3.3.5. Hiệu quả kinh tế ........................................................................................... 26
3.4. Ảnh hưởng của vật trú ẩn ñến tỷ lệ sống của cua.............................................. 28
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT..................................................................... 31
4.1. Kết luận............................................................................................................... 31
4.2. ðề xuất ................................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 32
DANH MỤC BẢNG
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… iv
Bảng 3. 1. Các thông số môi trường trong quá trình thí nghiệm ....................................... 19
Bảng 3.2. Hàm lượng dinh dưỡng chủ yếu của các loại thức ăn ....................................... 20
Bảng 3.3. Khối lượng trung bình (g/con) của cua với 4 loại thức ăn................................. 21
Bảng 3.4. Tốc ñộ tăng trưởng trung bình theo ngày (g/con/ngày) với 4 loại thức ăn......... 22
Bảng 3.5. Chiều rộng mai trung bình (mm/con) của cua với 4 loại thức ăn ...................... 23
Bảng 3.6. Tỷ lệ sống (%) của cua với các loại thức ăn ..................................................... 24
Bảng 3.7. Hệ số chuyển ñổi thức ăn................................................................................. 25
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế với các loại thức ăn ............................................................... 26
Bảng 3.9. Khối lượng, chiều rộng mai và tỉ lệ sống (%) với các loại vật trú ẩn ................ 28
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình dạng loài cua biển S. paramamosain theo phân loại của Estampador (1949)
(Hình của Bảo tàng Queensland, trích từ Keenan, 1999).................................................... 3
Hình 2.1. Cua bột sử dụng trong thí nghiệm .................................................................... 17
Hình 2.2. Các loại thức ăn ñược sử dụng ......................................................................... 17
Hình 2.3. Giai bố trí thí nghiệm thức ăn .......................................................................... 17
Hình 2.4. ðo chiều rộng mai cua ..................................................................................... 17
Hình 3.1. Tỷ lệ sống của cua sau thời gian thí nghiệm..................................................... 25
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TAV: Thức ăn viên
DC: Dắt chín
DS: Dắt sống
CT: Cá tạp
ðC: ðáy cát
ðB: ðáy bùn
VN: Vỏ ngao
ð/C: ðối chứng
VND: Việt nam ñồng
C2, C3: Cua bột 2, cua bột 3
ANOVA: Analysis of varian: phân tích phương sai
ADG: Average daily growth: Tăng trưởng trung bình theo ngày
DO: Oxy hòa tan
FCR: Feed conversion ratio: Hệ số sử dụng thức ăn
P: Khối lượng
KL: Khối lượng
CW: Carapace width: chiều rộng mai
CTV: Cộng tác viên
ðBSCL: ðồng bằng sông Cửu long
LSD: Least significant difference
TB: Trung bình
Min: Nhỏ nhất
Max: Lớn nhất
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
HUFA: High usaturate fat acid: Axit béo bậc cao không no
ADMD: Apparent dry matter digestibility: Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô
TS: Tiến sĩ
TN: Thí nghiệm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 1
MỞ ðẦU
Cua biển (Scylla paramamosain) là ñối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Do
có giá trị dinh dưỡng cao và tỉ lệ sống giai ñoạn nuôi thương phẩm vẫn còn thấp nên
cua biển hiện nay vẫn là mặt hàng thực phẩm xa xỉ với ña số người dân, giá bán cua
thịt dao ñộng từ 150.000VND - 500.000VND/kg theo thời ñiểm và chất lượng.
Nghề nuôi cua biển ở các tỉnh ven biển phía Bắc ñã có từ rất lâu, nguồn cua
giống chủ yếu ñược thu từ tự nhiên bằng các phương pháp thủ công do vậy số lượng
cua giống ít dẫn ñến sản lượng cua thương phẩm không ổn ñịnh. Hiện nay, sau khi
ñề tài nghiên cứu "Sản xuất giống cua xanh loài Scylla serrata ở một số tỉnh phía
Bắc và Khánh Hoà" thành công năm 2003 ñã chuyển giao công nghệ cho một số
tỉnh phía Bắc. Cũng trong thời gian ñó một số cơ quan nghiên cứu cũng tiến hành
các nghiên cứu tương tự và ñã ñạt ñược nhiều thành công từ ñó nguồn cua giống
hiện nay cũng khá dồi dào và ñã ñáp ứng một phần nhu cầu cho nuôi cua thương
phẩm.
Các nghiên cứu về kĩ thuật sinh sản cua ñã ñược nghiên cứu rất sâu, tuy
nhiên những nghiên cứu về kĩ thuật ương cua bột thành cua giống còn rất ít và chưa
ñầy ñủ. Hiện nay, việc ương cua bột thành cua giống chủ yếu ñược tiến hành bởi
các hộ dân có diện tích ao ñầm nhỏ từ 300 – 500m2 với tỉ lệ sống thường không ổn
ñịnh chủ yếu nằm trong khoảng 30 - 40%. Ở giai ñoạn này cua ñược chuyển hoàn
toàn ra khỏi trại sản xuất do vậy ñiều kiện môi trường và ñặc biệt là thức ăn ñược
thay ñổi hoàn toàn so với ñiều kiện trong trại sản xuất. ðây là lý do chính làm giảm
tỉ lệ sống trong nuôi cua biển giai ñoạn từ cua bột lên cua giống.
Xuất phát từ lý do trên, ñược sự ñộng viên giúp ñỡ của Phòng ðào tạo Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 1, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trương Trọng
Nghĩa tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài "Nghiên cứu giải pháp thức ăn và vật trú
ẩn trong ương cua biển (Scylla paramamosain) từ giai ñoạn cua bột ñến cua
giống".
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 2
* Mục tiêu chung của ñề tài:
- Tìm ra loại thức ăn phù hợp
- Tìm ra loại vật trú ẩn phù hợp
* Nội dung nghiên cứu:
1. Thí nghiệm các nghiệm thức dùng thức ăn: thức ăn tôm công nghiệp, cá
tạp chế biến, don luộc chín, don tươi sống.
- Xác ñịnh tỉ lệ sống, tốc ñộ tăng trưởng, FCR và hiệu quả kinh tế.
2. Thí nghiệm các vật trú ẩn khác nhau: ñáy cát, ñáy bùn, vỏ ngao với ñáy
bùn, vỏ ngao với ñáy cát.
- Xác ñịnh tỉ lệ sống và tốc ñộ tăng trưởng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về cua biển
1.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Athropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Portunidae
Giống: Scylla
Loài: Có 4 loài là S. olevacea, S.
paramamosain, S. serata và S. tranquebarica (Keenan, 1999).
ðối tượng nghiên cứu trong ñề tài này là Scylla paramamosain (Estampador, 1949).
Hình 1.1. Hình dạng loài cua biển S. paramamosain theo phân loại của Estampador
(1949) (Hình của Bảo tàng Queensland, trích từ Keenan, 1999).
Tên tiếng Anh: mud crab
Tên tiếng Việt: cua biển, cua bùn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 4
1.1.2. Phân bố
Loài S. paramamosain ñược phân bố từ khu vực biển Thái Bình Dương và
Ấn ðộ Dương, từ Nam Phi ñến Biển ðỏ, từ Okinawa ñến Tahiti và xuống tận miền
Bắc nước Úc, Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Cambodia,
Indonesia và Việt Nam (Keenan, 1999).
Theo Macintosh và ctv. (2002) ở ðBSCL có 2 loài chủ yếu là S.
paramamosain (cua xanh) và S. olivacea (cua sen hay cua lửa) trước ñây bị nhầm
lẫn là S. serrata (Hoàng ðức ðạt, 1992; Tuan và ctv., 1996). Nhưng thật sự loài S.
serrata không ñược tìm thấy ở ðBSCL cũng như ở Việt Nam. Theo Le Vay và ctv.
(2001) loài S. paramamosain chiếm trên 95 % trong quần thể Scylla và loài S.
olivacea chỉ chiếm khoảng còn lại.
1.1.3. Vòng ñời
Cua biển có vòng ñời phức tạp, trải qua nhiều lần lột xác và biến thái từ thời
kì ấu trùng, cua bột ñến giai ñoạn tiền trưởng thành và trưởng thành. Theo Heasman
và Fielder (1983), chu kì sống của các loài cua biển gồm 4 giai ñoạn: giai ñoạn ấu
trùng, giai ñoạn cua con (chiều rộng mai từ 2 - 8 cm), giai ñoạn tiền trưởng thành
(chiều rộng mai 7 - 15 cm) và giai ñoạn trưởng thành (chiều rộng mai trên 15 cm).
Theo Hoàng ðức ðạt (2004) ấu trùng mới nở là zoea 1, có ñôi mắt kép và
sắc tố ñen. Ấu trùng zoea trải qua 5 giai ñoạn, mỗi giai ñoạn mất 2 - 3 ngày, riêng ở
giai ñoạn zoea 5 từ 3 - 4 ngày. Sau giai ñoạn zoea 5, ấu trùng biến thái thành
megalopa sống bám vào giá thể. Từ giai ñoạn này chúng mất khoảng 7 - 11 ngày ñể
biến thái thành cua con. Theo mô tả của Ong (1964) ấu trùng cua biển trải qua 5 giai
ñoạn zoea (zoea
1 - zoea
5) với 4 lần lột xác và khoảng thời gian từ 17 - 20 ngày. Ấu
trùng zoea có tính hướng quang mạnh. Zoea
5 biến thái lần thứ nhất thành megalopa
trong khoảng 8 - 10 ngày, sau ñó ấu trùng biến thái lần thứ hai thành cua 1 sau 7 - 8
ngày. Cua 1 trải qua 16 - 18 lần lột xác trước khi thành thục, thời gian này ít nhất từ
338 - 523 ngày.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 5
1.1.4. ðặc ñiểm sinh sản
Ở vùng nhiệt ñới cua ñẻ quanh năm và ở vùng vĩ ñộ càng thấp mùa vụ sinh
sản càng dài. Do ñiều kiện ngoài biển của mỗi nước khác nhau cho nên có sự khác
nhau về ñỉnh cao mùa vụ sinh sản của cua. Chẳng hạn như ở Ấn ðộ mùa vụ sinh
sản từ tháng 4 - 6 và tháng 9 - 2 (Marichamy và Rajapackiam, 2001). Ở Srilanka từ
tháng 4 - 5 và tháng 8 - 9 (Jayamanna và Jinadasa, 1991). Ở vùng biển phía Nam
Việt Nam mùa sinh sản của cua bắt ñầu từ tháng 12 - 2 năm sau, ở vùng biển phía
Bắc từ tháng 4 - 7 (Hoàng ðức ðạt, 1992).
Cua biển là loài có tập tính di cư sinh sản. Sự di cư sinh sản của cua thường
theo chu kì âm lịch và sự thay ñổi ñộ mặn. Sở dĩ cua buộc phải di cư từ vùng cửa
sông ra biển là do yêu cầu về ñiều kiện môi trường ở giai ñoạn ñầu tiên của ấu trùng
zoea (Hill, 1975). Cua di cư ra biển chủ yếu tìm môi trường thuận lợi cho quá trình
sinh sản và ấp trứng như: nhiệt ñộ, ñộ mặn, ánh sáng và cả nguồn thức ăn cho ấu
trùng (Prasad, 1989). Tới mùa sinh sản cua di cư ra vùng biển ven bờ lột xác tiền
giao vĩ. Trước khi ñẻ trứng cua ñực và cua cái bắt cặp với nhau trong thời gian 3 - 4
ngày. Sau ñó cua cái lột xác và bắt ñầu giao vĩ. Hoạt ñộng giao vĩ cũng có thể xảy
ra ngay trong ñiều kiện nuôi nhốt ở mức nước có ñộ sâu 0,5 m trở lên và ñộ mặn từ
30 - 35 g/L. Trước khi lột xác ñể giao vĩ một vài ngày. Cơ thể cua cái tiết ra một
loại hormon ñể quyến rũ con ñực, lúc này cua ñực sẽ bơi về phía con cái và bắt cặp
từng ñôi, chúng dùng 3 ñôi chân bò ôm lấy mặt lưng của con cái và cùng di chuyển
với nhau trong khoảng vài ngày. Khi con cái sắp lột xác ñể chuẩn bị giao vĩ thì con
ñực sẽ rời con cái ra và tiếp tục bơi theo con cái. Giao vĩ chỉ thật sự xảy ra khi con
cái mới vừa lột xác xong, cơ thể còn rất mềm, lúc này con ñực dùng chân bò lật
ngữa con cái. Phần bụng (yếm) của chúng nở ra về phía sau và áp vào nhau, cơ
quan giao cấu của con ñực có hình dạng lưỡi kiếm nằm ở gốc chân bụng thứ nhất sẽ
gắn vào 2 lỗ sinh dục của con cái nằm ở gốc chân bò thứ 3 của mặt bụng giáp ñầu
ngực.
Sau khi giao vĩ, tinh trùng ñược lưu giữ lại ở giữa gốc chân thứ tư và thứ
năm. Lượng tinh này có thể thụ tinh cho 2 lần ñẻ trở lên trước khi con các lột xác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 6
lần kế tiếp. Sau ñó, khi con cái ñẻ trứng thì cùng lúc tinh trùng ñược phóng ra ñể thụ
tinh cho trứng. Tỉ lệ thụ tinh không ảnh hưởng bởi thời gian nuôi vỗ (kéo dài ñến 60
ngày), cho thấy chất lượng trứng vẫn ñược duy trì tốt (Nghia, 2004).
Thời gian cua ñẻ sau khi giao vĩ khác nhau ở mỗi vùng nước. Ở ðài Loan
cua cái ñẻ khoảng 4 tháng sau khi giao vĩ (Cowan, 1984). Trong khi ở Ấn ðộ
khoảng 4 - 6 tuần (Marichamy và Rajapackiam, 1992), ở Úc sau khi cua ñẻ khoảng
21- 32 ngày vào mùa ñông và 10 - 13 ngày vào mùa xuân (Heasman và Fielder,
1983).
Arriola (1940) cho rằng con cái sẽ chết sau khi ñẻ, nhưng ý kiến này bị bác
bỏ bởi một số tác giả. Trong một năm cua ñẻ từ 2 - 3 lần. S. serrata có thể sinh sản
lại mà không cần giao vĩ, nhưng số lượng trứng ở các lần thứ 2 thứ 3 bị giảm (Ong,
1964; Marichamy và Rajapackiam, 2001; Quinitio và ctv., 2001).
Phần lớn trứng ñẻ ra ñược ấp trong khoang bụng của cua cái cho ñến khi nở.
Thời gian ấp trứng dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt ñộ nước. Kể từ lúc cua ñẻ
trứng, sau khoảng 9 - 12 ngày (Hoàng ðức ðạt, 2004; Baylon và Failamain, 2001;
Quinitio và ctv., 2001) có khoảng 80 - 90 % trứng nở ra ấu trùng zoea 1. Trong ñiều
kiện thuận lợi, trứng có thể nở ñồng loạt trong khoảng 3 - 6 giờ (Hoàng ðức ðạt,
2004; Nguyễn Cơ Thạch, 1998).
1.1.5. ðặc ñiểm dinh dưỡng
Giai ñoạn ấu trùng cua thích ăn các loại ñộng vật phù du như copepoda,
moina. Tính ăn của cua thay ñổi tùy theo giai ñoạn biến thái nhưng phần lớn chúng
thường ăn tạp các loài ñộng vật như: ấu trùng giáp xác, luân trùng, Artemia, nhuyễn
thể, giun, mực và ăn lẫn nhau. Riêng ñặc tính ăn nhau có thể từ lúc chúng có ñôi
càng ở giai ñoạn megalopa (Hill, 1984). Trong ñiều kiện sản xuất giống nhân tạo, ấu
trùng ñược cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau như luân trùng, Artemia và cả
thức ăn viên có kích thước nhỏ. Nếu chỉ cung cấp tảo mà không bổ sung thức ăn
phù du thì ấu trùng zoea 1 không thể chuyển sang giai ñoạn zoea 2 (Brick, 1974).
Mặc dù sự hiện diện của tảo trong nước kéo dài tỷ lệ sống zoea 1 nhưng chúng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 7
không thể lột xác sang giai ñoạn zoea 2 nếu phiêu sinh ñộng vật không ñược cung
cấp làm thức ăn.
Cua con có kích thước 2 - 7 cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua sắp trưởng thành
(chiều rộng mai - CW từ 7 - 13 cm) ăn nhiều loài 2 mảnh vỏ, trong khi ñó cua lớn
hơn thường ăn cua con và cá. Trước ñó Hill (1979) ñã quan sát thấy rằng thành
phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cua gồm 50 % là nhuyễn thể, 21 % là giáp xác
và 29 % các mảnh vụn hữu cơ, ít thấy cá có trong ống tiêu hóa của cua., tiền trưởng
thành và trưởng thành ăn cua nhỏ, cá, nhuyễn thể…
Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban ñêm. Nhu cầu thức
ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn ñói 10 - 15 ngày ở trên cạn
trong ñiều kiện ẩm ướt (Hill, 1979).
1.1.6. ðặc ñiểm sinh trưởng
Sau khi tích lũy các yếu tố dinh dưỡng cần thiết, cua tiến hành lột xác ñể
tăng trưởng. Quá trình phát triển của cua biển trải qua nhiều lần lột xác và biến thái
ñể lớn lên. Thời gian các lần lột xác thay ñổi theo từng giai ñoạn. Giai ñoạn ấu
trùng có thể lột xác từ 2 - 5 ngày/lần. Cua lớn có thể lột xác chậm hơn từ 15 ñến 30
ngày/lần.
Trong giai ñoạn ñầu lột xác chúng thường tìm nơi kín ñáo ñể ẩn nấp như bụi
rậm hay bịt kín hang lại ñể tránh kẻ thù. Cua biển là loài tăng trưởng không liên tục,
sau khi lột xác gia tăng ñột ngột về kích thước và khối lượng. Khi nuôi chung cua
ñực và cua cái thì cua ñực tăng trưởng tốt hơn cua cái (Trino và ctv., 1999). Tuổi
thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm, qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung
bình 20 - 50 %. Kích thước (CW) tối ña của cua biển có thể ñạt ñược từ 19 - 28 cm
với khối lượng từ 1 - 1,3 kg/con (Nguyễn Cơ Thạch, 1998).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 8
1.2. Các nghiên cứu về thức ăn trong nuôi cua thương phẩm
Cua bột: là giai ñoạn cua bắt ñầu chuyển từ giai ñoạn megalopa sang cua bôt,
thông thường cua bột ñược hiểu là cua 1, cua 2, cua 3 (cua ñã trải qua 1, 2, 3 lần lột
xác) (Nguyễn Cơ Thạch và Trương Quốc Thái, 2004; Hoàng ðức ðạt, 2004).
Cua giống: thường chia thành nhiều loại cua giống nhỏ, cua giống to. Cua
giống thường ñược tính theo kích thước chiều rộng mai từ 2-7 cm. Tuy nhiên có tác
giả chia theo thời gian nuôi từ 1 – 2 tháng (Nguyễn Cơ Thạch và Trương Quốc
Thái, 2004); Heasman và Fielder, 1983), Hoàng ðức ðạt, 2004)
Nguyễn Cơ Thạch (2004) trong quá trình nghiên cứu ñề tài hoàn thiện quy
trình sản xuất cua giống ñã sử dụng hỗn hợp nhiều loại nguyên liệu khác nhau ñể
tạo ra thức ăn cho ương cua bột gồm trứng gà, thịt hầu, tôm, mực, cá hấp, bột mì…
tất cả ñược xay nhuyễn và hấp cách thuỷ sau ñó mới sử dụng.
Trương Quốc Thái và Nguyễn Cơ Thạch (2004) ñã thí nghiệm các loại thức
ăn khác nhau gồm thịt nhuyễn thể, cá tạp, thức ăn viên, mực ương cua giai ñoạn từ
cua bột lên cua giống với mật ñộ 30con/m2 trong giai. Kết quả cho thấy với thức ăn
là thịt nhuyễn thể cho tỉ lệ sống là cao nhất 75%, cá tạp 70%, thức ăn viên 64,17%,
mực 62,5%. Tuy nhiên tác giả lại không cho biết rõ sự sai khác ñó có ý nghĩa thống
kê hay không.
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3 cũng ñã bắt ñầu nghiên cứu sản xuất
thức ăn hỗn hợp cho nuôi cua thương phẩm với ñộ ñạm 42,25% và 43,42%, trong
ñó có thử nghiệm thay thế một phần protein ñộng vật bằng protein thực vật. Kết quả
ñánh giá cho thấy loại thức ăn này cho tốc ñộ lớn tương ñương với thức ăn là cá tạp
(Hoàng Văn Thành, 2007).
Baylon và Failaman (1996) thí nghiệm các loại thức ăn gồm nauplii Atemia,
thức ăn tổn hợp, và các loại thức ăn: thịt nhuyễn thể, thịt tôm xay nhuyễn thể, thức
ăn tổng hợp, cả 3 loại ñều bổ sung nauplii Atemia cho quá trình ương từ cua 1 ñến
cua 4. Kết quả cho thấy với giai ñoạn cua 1 và cua 2 thì thức ăn viên tổng hợp có bổ
sung thêm nauplii Atemia cho tốc ñộ tăng trưởng nhanh hơn nhưng sang giai ñoạn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 9
cua 3 và cua 4 thì thịt nhuyễn thể bổ sung nauplii Atemia có tốc ñộ tăng trưởng
nhanh hơn.
Ha (2008), cho rằng loài cua Scylla serrata thích hợp nhất với loại thức ăn có
tỷ lệ protein từ 45 - 55% và chúng có thể tiêu hóa ñược các loại tinh bột như bột mì,
bột khoai tây, bột ngô, bột gạo khi kết hợp các loại bột này trong khẩu phần có bột
cá làm cơ sở.
Thức ăn cho nuôi cua thương phẩm tại các nước ðông Nam Á chủ yếu là cá
tạp trong khi ñó tại Úc là thức ăn viên hoặc thức ăn viên dùng cho tôm. Cá tạp cho
tốc ñộ lớn nhanh nhưng ñắt và không có quanh năm. Việc giảm phụ thuộc vào cá
tạp và sản xuất thức ăn viên cho cua biển ñược coi là ưu tiên trong nghiên cứu ở các
nước ðông Nam Á. Thức ăn viên cho tôm he Nhật bản ñược dùng ñể nuôi cua ở Úc
nhưng giá lại rất ñắt. Việc tìm ra loại thức ăn rẻ hơn ñể giảm giá thành sản xuất
ñang ñược tiến hành và ñã cho kết quả bước ñầu là cua biển có thể tiêu hóa ñược
các loại cacbonhydrate và khẩu phần ăn có hàm lượng protein thấp ñược tiên ñoán
là có triển vọng sẽ sản xuất ñược loại thức ăn viên có giá thấp và phù hợp với sự
phát triển của cua biển (Fielder và Allan, 2003).
Marasigan (1996) thí nghiệm các loại thức ăn khác nhau gồm thức ăn viên
ẩm, thức ăn viên khô, mực, nhuyễn thể, cá tạp ñể nuôi ương cua bột. Kết quả sau 30
ngày thí nhiệm thịt nhuyễn thể cho tốc ñộ tăng trưởng nhanh nhất với khối lượng
trung bình là 5,74±2,72 g và thức ăn viên ẩm chỉ ñạt 1,25±0,29 g .
Theo Sheen và Wu (1999) tỉ lệ dầu cá:dầu ngô là 2:1 cho tốc ñộ tăng trưởng
cao nhất và tỷ lệ lipid có trong khẩu phần từ 5,3-13,8% là phù hợp cho loài Scylla
serrata.
Sheen (2000) ñã thí nghiệm và tìm ra mức tối ưu nhất của chất cholesteron
trong khẩu phần cho giai ñoạn cua bột lên cua giống là 0,51% trong khi các khẩu
phần không bổ sung cholesteron có tốc ñộ tăng trưởng kém, thời gian lột xác dài, tỉ
lệ sống cũng thấp hơn.
Lê Vịnh và Vũ Anh Tuấn (2007) ñã thí nghiệm với bảy loại nguyên liệu khác
nhau ñể kiểm tra ñộ tiêu hóa của cua S. paramamosain bao gồm bột cá Kiên Giang,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp…………… 10
bột ruốc, bột ñầu tôm, bánh dầu ñậu nành Ấn ðộ, bột khoai mì, cám gạo, và bột mì.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nguyên liệu trong thử nghiệm ñều có khả năng
dùng làm thức ăn cho cua bởi vì ñộ tiêu hóa của cua ñều cao: trên 79% ñối với chất
khô, trên 79% ñối với ñạm thô, cao hơn 67% ñối với chất không chứa nitơ, và cao
hơn 57% ñối với lipid.
Khi nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô (ADMD) trong các khẩu phần
thức ăn Pavasovic (2004) cho rằng ADMD tăng lên khi khẩu phần ăn có nhiều tinh
bột hơn. Với khẩu phần ăn có chứa 47% tinh bột và 30% casein cho tỷ lệ tiêu hóa
vật chất khô cao hơn so với khẩu phần chứa 45% casein và 30% tinh bột. Tuy nhiên
tốc ñộ tăng trưởng lại thấp hơn so với khẩu phần có nhiều casein hơn.
Khi thí nghiệm xây dựng công thức thức ăn nhân tạo có bổ sung và không bổ
sung vitamin và khoáng chất so với thức ăn là cá tạp, nhóm tác giả Trino và ctv
(2001), cho kết quả với thức ăn là cá tạp không có sự sai khác so với ăn thức ăn
nhân tạo có bổ sung vitamin và khoáng chất.
Ut và ctv (2007) khi nghiên cứu sử dụng một số loại thức ăn trong ương từ
giai ñoạn cua bột lên cua giống trong 30 ngày ñã thử nghiệm các loại thức ăn gồm:
Atemia trưởng thành cho 10 và 20 ngày ñầu sau ñó chuyển sang ăn bột tôm xay nhỏ
và cho ăn hoàn toàn bằng Atemia trưởng thành. Tác giả cho biết không có sự sai
khác giữa các loại thức ăn về tỷ lệ sống cũng như khối lượng, chiều rộng mai cua.
Tóm lại các nghiên cứu về dinh dưỡng cho cua biển cho một kết luận chung
là: với thức ăn là nhuyễn thể cho kết quả tốt nhất về tỷ lệ sống cũng như tăng trưởng
và có thể sử dụng các loại tinh bột ñể phối trộn cho các công thức làm thức ăn trong
nuôi cua biển. Trong ñề tài này tác giả ñã lựa chọn thức ăn có sẵn và phù hợp với
ñiều kiện kinh tế của các hộ dân ñể làm thí nghiệm.
11
1.3. Các nghiên cứu về vật trú ẩn, chất ñáy trong nuôi cua thương phẩm
Cua lớn lên bằng cách lột xác, chúng lột lớp vỏ bên ngoài, sau ñó lớp vỏ bên
trong mở rộng ra, lúc ñầu mềm sau cứng dần. ðây là lúc chúng dễ bị ăn thịt nhất.
Việc cung cấp vật trú ẩn tạo ñiều kiện thuận lợi cho những con dễ bị ăn thịt có
thể ẩn nấp trong một thời gian ngắn cho ñến khi vỏ của chúng cứng lại. Cung
cấp vật trú ẩn có thể làm tăng tỷ lệ sống nhưng cũng gây ra một số khó khăn
trong việc quản lý ao nuôi (Mann, 2005).
Năm 2004, Trương Quốc Thái và Nguyễn Cơ Thạch khi nghiên cứu ảnh hưởng
của chất ñáy, ñộ mặn, mật ñộ và thức ăn khác nhau ñến quá trình ương từ cua bột
lên cua giống (loài Scylla serrata var paramamosain Estampador, 1949), cho thấy
rằng chất ñáy bùn cát cho tỷ lệ sống cao nhất là 76% trong khi ñáy cát tỷ lệ sống chỉ
là 68%, san hô 60%, ñáy trơ 53%. [7]
Năm 2002, Nguyễn Thị Bích Thuý thí nghiệm ương ghẹ bột trong ao ñất và
trong giai lưới có kết luận: với ñộ mặn từ 20 – 35 g/L là phù hợp cho ương ghẹ, với
mật ñộ từ 15 -35 con/m2 ở trong ao ñất có tỷ lệ sống là 14 – 24 %, với giai lưới là từ
53 – 60%. [8]
Baylon và Failaman (1996) thí nghiệm các loại vật trú ẩn là lá dừa và thân cây sú
vẹt kết hợp các chất ñáy khác nhau ñáy bùn và ñáy trơ cho thấy các loại vật trú ẩn
trên không làm tăng tỉ lệ sống so với không dùng vật trú ẩn. Theo tác giả kết luận thì
ñó là do các loại vật trú ẩn trên ñã làm thối chất ñáy dẫn ñến tỉ lệ sống thấp hơn.
Fortes và Mamon (1996) thí nghiệm dùng vật trú ẩn là những ñoạn tre có ñường
kính 12 – 15 cm dài 20 – 25 cm thả cua với mật ñộ 0,5 và 1 cua/m2. Kết quả cho
thấy không có sự sai khác về tỉ lệ sống giữa những lô có vật trú ẩn và không dùng
vật trú ẩn.
Ciruelos và Huidem (2000) sử dụng thân cây sú vẹt làm vật trú ẩn nuôi cua trong
5 tháng cho tỉ lệ sống cao hơn so với không dùng vật trú ẩn 11%.
Ut và ctv (2007) thí nghiệm với các vật trú ẩn là gạch có lỗ và vỏ ngao làm vật
trú ẩn cho ương từ cua bột lên cua giống loài S. paramamosain trong 30 ngày. Kết
quả cho thấy vật trú ẩn ñã làm tăng tỉ lệ sống so với không dùng vật trú ẩn.
12
Như vậy mặc dù có nhiều nghiên cứu về cách sử dụng và bố trí vật trú ẩn cũng
như lựa chọn chất ñáy cho nuôi cua giai ñoạn từ cua bột lên cua giống song vẫn có
nhiều nhược ñiểm cần ñược nghiên cứu thêm.
13
CHƯƠNG II. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ðối tượng nghiên cứu
Loài cua biển (Scylla paramamosain) (Estampador, 1949)
2.2. Thời gian, ñịa ñiểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 4 ñến tháng 8 năm 2009.
- ðịa ñiểm nghiên cứu tại Xã ðông Minh - Tiền Hải – Thái Bình._.
2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nguồn cua giống thí nghiệm:
Thuộc loài Scylla paramamosain cỡ cua 2 - 3 ñược mua từ các trại sản xuất
cua giống tại ñịa phương.
2.3.2. Thức ăn:
Gồm thức ăn viên công nghiệp hiệu Thaione, cá tạp và dắt. Thức ăn ñược cho ăn
vào lúc 17h hàng ngày, 1 lần trong ngày.
- Thức ăn viên tôm công nghiệp: thức ăn viên của hãng Thaionce, kích thước 1 -
2mm, phù hợp cho tôm Sú giai ñoạn ñầu (tháng ñầu tiên khi tahr xuống ñầm nuôi),
là loại thức ăn dùng trong nuôi tôm thương phẩm, ñược bổ sung ñầy ñủ các chất
dinh dưỡng. Tuy vậy thức ăn dùng cho tôm vẫn chưa ñược dùng cho nuôi cua
thương phẩm. ðể có thể mở rộng quy mô sản xuất thì không thể trông chờ vào các
loại thức ăn phụ thuộc vào tự nhiên do vậy trước khi có những nghiên cứu về sản
xuất các loại thức ăn cho nuôi cua biển thì thí nghiệm dùng các loại thức ăn tôm
công nghiệp cho ương nuôi cua biển là cần thiết. Tuy nhiên, hạn chế của việc dùng
thức ăn viên là giá cao, dao ñộng từ 15.000 – 20.000ñ/kg tùy vào ñộ ñạm và hãng
sản xuất. Thức ăn viên ñược cho ăn như sau: 2 tuần ñầu cho ăn với lượng 200%
khối lượng cơ thể, tuần 3 giảm xuống còn 150%, tuần 4 còn 100% khối lượng cơ
thể, hàng ngày kiểm soát thức ăn dư bằng sàng.
- Cá tạp: là từ ñược gọi thông thường ñối với cá cỡ nhỏ, có giá trị kinh tế thấp,
thường ñược dùng ñể nuôi cá biển, chăn nuôi lợn, chế biến bột cá. Bột cá là một
trong những nguồn cung cấp Protein tốt nhất cho các ñối tượng thủy sản, hàm lượng
protein thô giao ñộng từ 45-70% phụ thuộc vào nguồn cá, trong thành phần Lipid
của bột cá con chứa nhiều HUFA, ngoài ra trong bột cá còn chứa “yếu tố sinh
14
trưởng chưa nhận biết” (unindentified factors) (Lê ðức Ngoan và ctv, 2008). Tại
nhiều nơi cá tạp là loại thức ăn chủ yếu trong nuôi cua thương phẩm. Giá cá tạp biến
ñộng theo mùa thường từ 5.000ñ – 7.000 ñ/kg. Cá tạp ñược luộc chín, xay nhỏ bằng
máy sinh tố, cho ăn 2 tuần ñầu bằng 400% khối lượng cơ thể sau ñó giảm dần lượng
xuống còn 200% khối lượng cơ thể trong tuần thứ 4.
- Dắt: là loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ có kích cỡ không quá 3,5cm thuộc bộ
Eulamel libranchia, bộ phụ Adapedonta, họ Glaucomyidae loài Glaucomya
chinensis, dắt sống ở vùng có ñộ mặn thấp trên các vùng cửa sông, bãi triều với mật
ñộ rất cao. Dắt ñược khai thác khá nhiều ở vùng biển Thái Bình, don ñược sử dụng
phổ biến ñể nuôi tôm và nuôi cua thương phẩm do giá rẻ. Tuy vậy nguồn thức ăn
này cũng không ổn ñịnh do khai thác tự nhiên và việc sử dụng dắt làm thức ăn cho
tôm, cua không qua xử lý hoặc chế biến nên rất dễ tạo ñiều kiện cho mầm bệnh từ
loài hai mảnh vỏ này lây sang các loài giáp xác nuôi. Ưu ñiểm của loại thức ăn này
là giá rẻ, chỉ từ 600ñ – 1000ñ/kg.
Dắt ñược cho ăn 2 tuần ñầu với lượng 800% khối lượng cơ thể. Do dắt có tỷ lệ
vỏ khá cao chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể nên cua không thể ăn ñược vỏ dắt.
Sang tuần thứ 4 lượng thức ăn giảm xuống còn 400% khối lượng cơ thể. Thức ăn
thừa ñược kiểm soát bằng sàng. Dắt chín ñược luộc chín tới khi mở vỏ rồi mới cho
ăn. Dắt sống ñược nghiền vỡ vỏ trong 2 tuần ñầu, sang tuần thức 3 cua tự cắp vỡ vỏ
dắt ñể ăn thịt bên trong
Phân tích dinh dưỡng các loại thức ăn như sau: Protein theo TCVN 4328-
2001, chất béo theo TCVN 4331-2001, ñộ ẩm theo TCVN 4326-2001, khoáng tổng
số theo TCVN 4327-2001, tại Phòng dinh dưỡng – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy
sản 1.
2.3.3. Vật trú ẩn:
Vật trú ẩn, chất ñáy: ñáy cát, ñáy bùn, vỏ ngao.
Do ñặc tính của cua biển là loài hay ăn thịt nhau khi lột xác, ñây là nguyên nhân
chính ảnh hưởng ñến tỷ lệ sống. Tuy nhiên vật trú ẩn phù hợp với tập tính trú ẩn của
cua và phải là những loại rẻ tiền và có sẵn tại ñịa phương ñể không làm tăng thêm
nhiều chi phí sản xuất.
15
- ðáy cát: tập tính của cua biển là vùi mình ñể trốn tránh kẻ thù. Ngay từ giai
ñoạn Megalopa chuyển sang cua bột các trại sản xuất ñã cho cát vào các góc bể ñể
làm vật trú ẩn khi cua lột xác ñể hạn chế sự ăn nhau. Cát vùng ven biển Thái Bình
thường là loại cát mịn rất phù hợp cho nuôi cua thương phẩm. Tuy nhiên sau một
thời gian nuôi do phù sa lắng ñọng ñáy ao tích tụ nhiều bùn. Sau mỗi vụ nuôi ñáy ao
phải ñược cải tạo lại.
- ðáy bùn: là loại ñáy phổ biến ở vùng nuôi tôm, cua ven biển Thái Bình do phù
sa bồi ñắp.
- Vỏ ngao: ngao là loài hai mảnh vỏ có kích thước trưởng thành khoảng 3- 5cm
tuỳ loài. ðây là loài sống ở vùng bãi triều. Những năm gần ñây phong trào nuôi
ngao ở bãi triều tại Thái Bình rất phát triển. Vỏ ngao ñược coi là phế thải, có rất sẵn
tại ñây.
2.3.4. Các loại vật liệu và dụng cụ khác
- Giai lưới: kích thước 2m x 1m x 1,2m, mắt lưới 2a = 1mm
- Thước kẹp: ñộ sai số 0,02mm
- Cân ñiện tử: ñộ chính xác 0,01g
- Khúc xạ kế ño ñộ mặn: Miwaukee - Hungary
- Test pH, Ôxy, NH3, H2S
- Nhiệt kế ño nhiệt ñộ
2.4. Bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm ñược tiến hành trong giai lưới có kích thước 2m x 1m x 1,2m.
Các giai ñược ñặt trong ao ñất. Ao ñầm ñược xử lý trước khi ñặt giai và sau khi lấy
nước vào. Tất cả các giai ñược bố trí mật ñộ 20 con/m2. Các thí nghiệm ñược lặp lại
3 lần.
- Thí nghiệm 1: Bố trí trong 12 giai lưới. 4 loại thức ăn: thức ăn viên
công nghiệp, cá tạp nấu chín, dắt nấu chín trước khi cho ăn, dắt sống. Cho ăn 1 lần
vào 17h hàng ngày.
- Thí nghiệm 2: Bố trí trong 15 giai. Sau khi kết thúc các thí nghiệm
về thức ăn sẽ tiến hành thí nghiệm về vật trú ẩn kết hợp chất ñáy khác nhau với 1
loại thức ăn phù hợp nhất. Vật trú ẩn ñược chọn là vỏ ngao (mật ñộ 30 – 50 vỏ /m2)
16
có sẵn tại ñịa phương và ñặt giai trong ao có ñáy cát hoặc ao có ñáy bùn. ðối
chứng: không dùng vật trú ẩn.
SƠ ðỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm về thức ăn:
Thí nghiệm về vật trú ẩn:
ðC ðB ðC
+
VN
ðB
+
VN
ð/C
Lặp
1
Lặp
2
Lặp
3
Lặp
1
Lặp
2
Lặp
1
Lặp
2
Lặp
3
Lặp
1
Lặp
2
Lặp
3
Lặp
1
Lặp
2
Lặp
3
Cua bột
(C2, C3)
Cua bột
(C2, 3)
TAV CT DC DS
Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 Lặp 1
Lặp 2
Lặp 3
Lặp 1
Lặp 2
Lặp 3
Lặp 1
Lặp 2
Lặp 3
So sánh các chỉ tiêu:
- Khối lượng
- Chiều rộng mai
- Tỉ lệ sống
- FCR
- Hiệu quả kinh tế
So sánh các chỉ tiêu:
- Khối lượng
- Chiều rộng mai
- Tỉ lệ sống
17
Hình 2.1. Cua bột sử dụng trong thí nghiệm
Hình 2.2. Các loại thức ăn ñược sử dụng
Hình 2.3. Giai bố trí thí nghiệm thức ăn
Hình 2.4. ðo chiều rộng mai cua
2.5. Các chỉ tiêu ñánh giá và phương pháp xác ñịnh
2.5.1. Chỉ tiêu môi trường
- Nhiệt ñộ nước ño bằng thủy ngân.
- Oxy hòa tan ño hàng ngày bằng teskit.
- pH ño hàng ngày bằng teskit.
- ðộ mặn ño hàng tuần bằng khúc xạ kế.
- NH3, H2S ño hàng tuần bằng testkit .
2.5.2. Chỉ tiêu sinh học
- Chiều rộng của mai cua: ño toàn bộ số cua trong giai, chiều rộng mai
ñược ño 7 - 10 ngày / lần bằng thước kẹp cơ khí.
- Khối lượng: ño toàn bộ số cua trong giai
Khối lượng (KL) cua ñược ño 7 ngày/lần bằng cân ñiện tử sau ñó xác ñịnh
tốc ñộ tăng trưởng bình quân theo ngày (ADG)
18
ADG (g/con/ngày)= (KL cua lần ño sau – KL cua lần ño trước) / t
ADG : (Average Daily Growth) tốc ñộ tăng trưởng bình quân theo ngày
T: thời gian giữa 2 lần ño.
- Xác ñịnh tỷ lệ sống của cua ở các công thức thí nghiệm
Số cua thu ñược x 100
Tỷ lệ sống (%) =
Số cua thả
- Hệ số chuyển ñổi thức ăn FCR (Feed conversion rate):
Khối lượng thức ăn sử dụng
FCR =
Khối lượng cơ thể cua tăng thêm
- Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng (ñồng/kg)
Chi phí = FCR x giá thức ăn
- ðánh giá hiệu quả kinh tế
ðánh giá hiệu quả kinh tế thông qua FCR và giá thức ăn, tỷ lệ sống.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu ñược xử lý bằng phương pháp thống kê trên phần mềm Excel 2003.
Sử dụng phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA-single factor) ñể xác ñịnh sự
ảnh hưởng của các công thức thức ăn ñến hệ số chuyển ñổi thức ăn, tốc ñộ tăng
trưởng, tỷ lệ sống và chi phí thức ăn.
Sự khác nhau về các chỉ tiêu giữa các nghiệm thức ñược so sánh bằng LSD
(Least Significant Difference- dấu hiệu sai khác nhỏ nhất).
LSD (0.05) = tinv(0.05,df)*sqrt(MSE*2/r)
Các thống kê ñược sử dụng với mức ñộ tin cậy 95% (α=0,05)
- Số liệu ñược trình bày dưới dạng Trung bình (m)± ñộ lệch chuẩn (SD)
- Số liệu về tỷ lệ sống ñược chuyển về ARSIN rồi phân tích ANOVA
19
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Biến ñộng các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Các giai thí nghiệm ñược ñặt trong ao ñã ñược cải tạo trước khi thả cua.
Trước khi thả cua 3 ngày ao ñược bón vôi Dolomite ñể ổn ñịnh pH và gây tảo. Các
thông số môi trường ño ñược như sau:
Bảng 3. 1. Các thông số môi trường trong quá trình thí nghiệm
ðợt thí
nghiệm
Nhiệt ñộ
(0C) pH
DO
(mg/l)
ðộ mặn
(‰)
NH3
(mg/l)
H2S
(mg/l)
TB 30,8±3,0 8,3±0,3 3,5±0,5 13±2 0,038±0,04
0,0017±
0,0012 17/06
/2009 Min-
Max
28-34,4 7,9-8,8 3-5 10-14 0-0,08
0-
0,0036
TB 31,3±3,5 8,4±0,2 4,0±0,4 13± 2
0,144±0,14
2
0,0009±
0,0086 02/08
/2009 Min-
Max
29-34 7,9-8,8 3,5-4,5 10-15 0-0,36
0-
0,0018
Các yếu tố môi trường trong ao nuôi có ảnh hưởng lớn ñến sự phát triển của
cua bột. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm này khá ổn ñịnh.
Nhiệt ñộ trung bình của thí nghiệm 1 là 30,8±0,30C và thí nghiệm 2 là
31,1±3,50C.
ðộ mặn trung bình của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 luôn ổn ñịnh ở mức
13±0,2 ‰. Theo Trương Quốc Thái và Nguyễn Cơ Thạch (2004) ñộ mặn tối ưu cho
giai ñoạn cua bột là 15‰. Hoàng ðức ðạt (2004) thì cho rằng cua bột có thể sống
ñược ở ñộ mặn 15‰ và thấp hơn.
Hàm lượng Oxy hòa tan trong thí nghiệm 1 là 3,5 ± 0,5 mg/l, thí nghiệm 2 là
4,0 ± 0,4 mg/l. Là loài sống ñáy nên cua có thể chịu ñựng ñược ngưỡng oxy hòa tan
thấp.
20
Chỉ số pH trung bình ở cả hai thí nghiệm biến ñộng không nhiều thí nghiệm 1
và 2 là 8,3 ± 0,3 và 8,4 ± 0,2. Nhìn chung pH nằm trong khoảng thích hợp cho cua
bột phát triển.
Hàm lượng NH3 trong thí nghiệm 1 là 0,038 ± 0,04 mg/l trong thí nghiệm 2 là
0,144 ± 0,142 mg/l. Hàm lượng này tăng dần ñến cuối thí nghiệm tuy nhiên vẫn nằm
trong ngưỡng cho phép.
Hàm lượng H2S tăng lên trong quá trình thí nghiệm, trung bình ở thí nghiệm
1 là 0,0017 ± 0,0012mg/l, trung bình ở thí nghiệm 2 là 0,144 ± 0,142 mg/l. Hàm
lượng NH3 và H2S tăng lên trong quá trình thí nghiệm là do sự bổ sung các chất hữu
cơ từ chất thải của cua và thức ăn dư thừa. Việc thay nước thường xuyên ñã làm
giảm ñược hàm lượng các chất trên và duy trì ñược trong phạm vi thích hợp cho
nuôi trồng thủy sản.
3.2. Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn thí nghiệm
Mẫu các loại thức ăn ñược phân tích tại Phòng phân tích dinh dưỡng - Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Thức ăn viên dựa theo thông số kĩ thuật in trên
bao bì của nhà sản xuất Thaionce.
Bảng 3.2. Hàm lượng dinh dưỡng chủ yếu của các loại thức ăn
Protein
(%)
Lipid
(%)
Khoáng tổng
số (%)
ðộ ẩm
(%)
TAV 40 6 14 11
CT 16,93 1,84 4,06 77,02 Tính theo KL
tươi DS 8,25 0,81 1,84 86,33
CT 73,70 8,02 17,67 - Tính theo KL
khô DS 60,38 5,95 13,49 -
Ghi chú: TAV: thức ăn viên; CT: cá tạp; DC: dắt chín; DS: dắt sống
Kết quả phân tích cho thấy cá tạp cho hàm lượng protein, lipid trong cá tạp là
cao nhất và trong thức ăn viên là thấp nhất, dắt sống có hàm lượng protein cao khi
tính theo khối lượng khô.
21
3.3. Kết quả sử dụng các loại thức ăn khác nhau trong ương cua
Nguồn thức ăn ñể sử dụng cho nuôi cua biển chủ yếu là nguồn có sẵn tại ñịa
phương. Dắt là loại thức ăn khai thác từ tự nhiên, có ưu ñiểm là giá rẻ song lại phụ
thuộc nhiều vào thời tiết, lịch thủy triều do vậy rất thụ ñộng khi triển khai ương cua
giống với quy mô lớn. Thức ăn viên chuyên dùng cho cua biển hiện nay vẫn chưa
có. ðây là một khó khăn lớn với người nuôi cua. ðể lựa chọn loại thức ăn phù hợp
cả về tốc ñộ tăng trưởng, tỷ lệ sống cũng như giá thành sản xuất là một vấn ñề khó
khăn với người nuôi.
3.3.1. Tốc ñộ tăng trưởng về khối lượng
• Khối lượng trung bình
Tăng trưởng của cua phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng thức ăn và các yếu tố
môi trường trong ao nuôi. Khối lượng cua thả ban ñầu ở các lô thí nghiệm là như
nhau, trung bình 0,04±0,01 g. Sau thời gian thí nghiệm ñạt ñược kết quả sau:
Bảng 3.3. Khối lượng trung bình (g/con) của cua với 4 loại thức ăn
7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
TAV 0,43b±0,05 0,91c±0,07 2,25a±0,26 4,57b±1,53
CT 0,22a±0,03 0,45a±0,04 2,26a±0,38 5,03c±1,94
DC 0,21a±0,03 0,67b±0,05 2,25a±0,34 3,72a±1,21
DS 0,51c±0,05 1,36d±0,08 4,11b±0,38 5,57d±1,51
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có số mũ giống nhau là không có sự sai khác ở mức ý nghĩa
α=0.05)
(TAV: thức ăn viên; CT: cá tạp; DC: dắt chín; DS: dắt sống)
Số liệu bảng 3.3 cho thấy sau 7 ngày nuôi ñã có sự khác biệt giữa các loại
thức ăn: Với thức ăn là dắt sống cho khối lượng cao nhất (0,51±0,05 g) tiếp ñến là
thức ăn viên (0,43±0,05 g), trong khi ñó cá tạp và dắt chín cho khối lượng kém hơn.
Có thể cá tạp và dắt chín không phù hợp với cho cua phát triển trong giai ñoạn này.
Sang tuần thứ 2 khối lượng ở các lô thí nghiệm ñã có sự sai khác lớn. Tuy
nhiên sang tuần thứ 3 ngoài dắt sống ra thì các loại thức ăn còn lại cho tốc ñộ tăng
trưởng chậm hơn.
22
ðến khi thu hoạch dắt sống vẫn là loại thức ăn cho khối lượng cao nhất, các
loại thức ăn còn lại mặc dù cũng ñã bắt ñầu cho tốc ñộ phát triển nhanh nhưng vẫn
kém hơn dắt sống với sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Các loại thức ăn khác nhau làm ảnh hưởng rõ rệt ñến kết quả tăng trưởng về
khối lượng. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Kết quả của Marasigan, (1996) sau 30 ngày ương với thức ăn là nhuyễn thể cua ñạt
khối lượng trung bình 5,74±2,72g.
• Tốc ñộ tăng trưởng trung bình theo ngày
Bảng 3.4. Tốc ñộ tăng trưởng trung bình theo ngày (g/con/ngày) với 4 loại thức
ăn
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Toàn bộ
TAV 0,055c± 0,005 0,068b±0,003 0,191a±0,0271 0,331b±0,181 0,161b±0,054
CT 0,025b±0,002 0,033a±0,001 0,258a±0,0485 0,396b±0,223 0,178c±0,068
DC 0,024±0,002 0,066b±0,003 0,226a±0,0414 0,210a±0,124 0,131a±0,042
DS 0,066c±0,005 0,122c±0,004 0,393b±0,0428 0,208a±0,161 0,197d±0,053
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có số mũ giống nhau là không có sự sai khác ở mức ý nghĩa
α=0.05)
(TAV: thức ăn viên; CT: cá tạp; DC: dắt chín; DS: dắt sống)
Tốc ñộ tăng trưởng bình quân theo ngày của cua tăng dần theo thời gian. Với
lô thí nghiệm sử dụng cá tạp và thức ăn viên cua tăng trưởng với tốc ñộ tăng dần
ñều nhưng kém hơn so với lô sử dụng dắt sống.
Trong ba tuần ñầu lô sử dụng dắt sống có tốc ñộ tăng trưởng bình quân theo
ngày cao nhất, tuy nhiên sang tuần thứ tư tốc ñộ tăng trưởng chậm lại so với cá tạp
và thức ăn viên. Khi so sánh toàn bộ quá trình thí nghiệm thì dắt sống vẫn cho tốc
ñộ tăng trưởng bình quân theo ngày cao nhất có ý nghĩa thống kê.
3.3.2. Tốc ñộ tăng trưởng về chiều rộng mai cua
Cua biển là loài tăng trưởng không liên tục, khối lượng và chiều rộng mai của
chúng chỉ tăng trưởng khi xảy ra lột xác. Sau khi lột xác kích thước của chúng tăng
23
trưởng ñáng kể do vậy lột xác là yếu tố cơ bản ñể cua tăng trưởng. Muốn lột xác cua
phải tích lũy ñủ chất dinh dưỡng và ñiều kiện môi trường phải thích hợp. Trong thí
nghiệm với các loại thức ăn chiều rộng mai cua ñược ño bảy ngày một lần. Chiều
rộng mai cua bắt ñầu thả ở các lô thí nghiệm có kích thước không khác nhau có ý
nghĩa thống kê (5,9±0,9; 6,1±1,0; 5,9±0,9; 5,9±1,0). Kết quả ño ñược trình bày ở
bảng sau:
Bảng 3.5. Chiều rộng mai trung bình (mm/con) của cua với 4 loại thức ăn
7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
TAV 11,4b±1,2 14,2b±2,2 16,8ac±1,9 27,7ab±6,4
CT 8,9a±1,1 11,3a±1,0 15,0a±2,5 29,8b±6,2
DC 9,1a±1,2 13,0ab±1,3 15,8ac±2,2 26,7a±6,0
DS 13,8c±1,7 15,5b±1,0 27,7b±5,6 34,1c±4,1
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có số mũ giống nhau là không có sự sai khác ở mức ý nghĩa
α=0.05)
(TAV: thức ăn viên; CT: cá tạp; DC: dắt chín; DS: dắt sống)
Chiều rộng mai sau một tuần bắt ñầu có sự sai khác giữa các công thức. Sau
một tuần dắt sống là loại thức ăn cho chiều rộng mai lớn nhất 13,8±1,7 mm trong
khi ñó thức ăn là cá tạp cho tăng trưởng về chiều rộng mai thấp nhất 8,9±1,1 mm.
Sang tuần thứ hai tốc ñộ tăng trưởng về chiều rộng mai cũng có sự sai khác
giữa các công thức thức ăn trong ñó dắt sống vẫn cho tăng trưởng nhanh nhất với
kích thước trung bình là 15,5±1,0 mm thấp nhất là thức ăn với cá tạp (11,3±1,0
mm).
Tuần thứ 3 và tuần thứ 4 ñều cho kết quả là dắt sống cho kết quả tăng trưởng
về chiều rộng mai lớn nhất (34,1±4,1), cao hơn so với các loại còn lại có ý nghĩa
thống kê.
Thảo luận:
Kết quả này cũng tương ñồng với kết quả của Trương Quốc Thái và Nguyễn
Cơ Thạch (2004), với thức ăn là thịt nhuyễn thể ñạt chiều rộng mai sau 15 ngày nuôi
là 16,23±1,56 mm.
24
Kết quả thí nghiệm này cao hơn so với kết quả của Ut và ctv (2007), với
thức ăn là Atemia trưởng thành kết hợp với thịt tôm xay nhuyễn cho (trung bình từ
22,1 – 24,6 mm), cao hơn so với kết quả của Heassa và ctv (1996) (chiều rộng mai
trung bình ñạt 20,47 mm sau 29 ngày nuôi với thức ăn là cá tạp)
3.3.3. Tỷ lệ sống
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến tỉ lệ sống của cua biển như môi trường, dinh
dưỡng, dịch bệnh và sự ăn thịt lẫn nhau. Trong thí nghiệm này các yếu tố khác ñược
coi là ñồng nhất chỉ khác nhau về yếu tố thức ăn. Trong suốt quá trình thì thí nghiệm
dịch bệnh ñã không xảy ra.
Bảng 3.6. Tỷ lệ sống (%) của cua với các loại thức ăn
7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
TAV 80,8a±3,8 65,8b±6,2 51,6a±3,8 45,8b±1,4
CT 70,0a±6,6 54,1ba±3,8 40,0a±5,0 33,3a±3,8
DC 73,3a±3,8 50,0a±5,0 43,3a±6,2 34,2a±3,8
DS 73,3a±3,8 62,5ba±8,6 45,0a±6,6 40,0ba±2,5
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có số mũ giống nhau là không có sự sai khác ở mức ý nghĩa
α=0.05)
(TAV: thức ăn viên; CT: cá tạp; DC: dắt chín; DS: dắt sống)
Sau 1 tuần nuôi thức ăn viên cho tỉ lệ sống cao nhất, cá tạp cho tỉ lệ sống thấp
nhất tuy nhiên không sai khác có ý nghĩa thống kê.
Sau 2 tuần thức ăn viên vẫn cho kết quả về tỉ lệ sống cao nhất (65,8±6,2) thấp
nhất là dắt chín, cá tạp, dắt sống cho tỉ lệ sống lần lượt là 54,1±3,8, 62,5±8,6 %.
Kết quả nghiên cứu của Trương Quốc Thái và Nguyễn Cơ Thạch (2004) sau
15 ngày ương với thịt nhuyễn thể cho tỉ lệ sống là 75%.
Sau 3 tuần thí nghiệm tỉ lệ sống vẫn cao nhất ở lô thí nghiệm dùng thức ăn
viên và thấp nhất ở lô dùng cá tạp, tuy nhiên khi so sánh với mức ý nghĩa α=0,05 thì
không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Sau 4 tuần thí nghiệm dắt chín và cá tạp là loại thức ăn cho kết quả kém nhất
về tỉ lệ sống. Thức ăn viên vẫn cho kết quả tốt nhất sau ñó là dắt sống, tuy nhiên khi
sao sánh thì không có sự sai khác giữa dắt sống và thức ăn viên có ý nghĩa thống kê.
25
45.8
33.3 34.2
40.0
20
30
40
50
TAV CT DC DS
Loại thức ăn
Tỉ
lệ
s
ố
n
g
(%
)
(TAV: thức ăn viên; CT: cá tạp; DC: dắt chín; DS: dắt sống)
Hình 3.1. Tỷ lệ sống của cua sau thời gian thí nghiệm
Thức ăn viên là loại thức ăn cho kết quả tốt nhất về tỉ lệ sống (45,8 ±1,4) sau
ñó là dắt sống, cá tạp và dắt chín cho kết quả như nhau.
Thảo luận:
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả. Nguyễn Cơ Thạch
và Trương Quốc Thái (2004), Baylon và Failaman (1996), Marasigan (1996).
Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Ut và ctv sau 30 ngày ương với thức
ăn là Atemia trưởng thành kết hợp với thức ăn là thịt tôm xay nhuyễn cho tỉ lệ sống
từ 52 – 66%.
3.3.4. Hệ số chuyển ñổi thức ăn
Bảng 3.7. Hệ số chuyển ñổi thức ăn
TAV CT DC DS
FCR 9,74a±0,73 14,44b±1,66 43,11c±2,19 50,81d±0,63
(Ghi chú: Số liệu ở cùng hàng có số mũ giống nhau là không có sự sai khác ở mức ý nghĩa
α=0.05)
(TAV: thức ăn viên; CT: cá tạp; DC: dắt chín; DS: dắt sống)
Hệ số chuyển ñổi thức ăn của 4 loại thức ăn trên có sự sai khác nhau rõ rệt.
Hệ số thức ăn thấp sẽ làm giảm sử dụng nguyên liệu trong chuỗi sản xuất. Hệ số
26
thức ăn cao ñồng nghĩa với việc sử dụng nhiều nguyên liệu hơn và chắc chắn sẽ thải
ra môi trường nhiều chất thải hơn.
Hệ số thức ăn của dắt sống là cao nhất, thấp nhất là thức ăn viên. Kết quả này
cho thấy cua sử dụng thức ăn viên có hiệu quả nhất.
3.3.5. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế luôn luôn là chỉ tiêu ñược người nuôi quan tâm nhất. ðể có
hiệu quả kinh tế cao trong ương nuôi cua biển một loại thức ăn cho tỉ lệ sống cao và
tăng trưởng nhanh nhưng giá loại thức ăn ñó phải phù hợp. Nếu chi phí cho thức ăn
quá lớn sẽ ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh tế người nuôi.
Trong thí nghiệm về thức ăn này tất cả các yếu tố khác ñều bố trí giống nhau
chỉ khác nhau là các loại thức ăn khác nhau, do vậy trong khuôn khổ ñề tài không
tính ñến các chi phí khác mà chỉ quan tâm ñến chi phí thức ăn và FCR.
Giá cua giống phụ thuộc nhiều vào chiều rộng mai, tùy và kích thước mai mà
người mua trả giá phù hợp.
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế với các loại thức ăn
SL cua (con) Giá (ñ) Thành tiền (ñ) Tiền lãi (ñ)
TAV 18 2300 41400 29400
CT 13 2300 29900 26600
DC 14 2000 28000 26500
DS 16 3000 48000 44900
(TAV: thức ăn viên; CT: cá tạp; DC: dắt chín; DS: dắt sống)
Lô thí nghiệm sử dụng dắt sống cho chiều rộng mai lớn nhất do vậy có giá
bán cao nhất, lô sử dụng dắt chín có chiều rộng mai thấp nhất nên giá bán chỉ ñạt
2.000 ñ / con.
Kết quả trên bảng 3.8 thể hiện thức ăn là dắt sống cho lợi nhuận cao nhất mặc
dù có hệ số thức ăn cao nhất nhưng giá loại thức ăn này lại rất rẻ (700 ñ/kg).
27
Thức ăn viên mặc dù cho tỷ lệ sống khá cao nhưng do giá khá cao (15.000
ñ/kg) và kích thước, khối lượng cua nhỏ hơn thức ăn là dắt sống nên lợi nhuận sau
khi trừ chi phí thức ăn thì lợi nhuận thấp hơn.
Dắt sống sau khi chế biến cho kết quả về hiệu quả kinh tế thấp hơn so với
không chế biến (tiền lãi giảm 26.000 ñ so với không chế biến).
Qua phân tích các chỉ tiêu về tỉ lệ sống, tốc ñộ tăng trưởng và hiệu quả kinh
tế có thể khẳng ñịnh: dắt sống là loại thức ăn tốt nhất cho ương cua biển, có thể sử
dụng thức ăn viên cho ương cua biển khi các loại thức ăn khác không có.
Thảo luận
Cùng một loại thức ăn nhưng sau khi chế biến các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều
rộng mai, khối lượng trung bình hàng tuần và tăng trưởng trung bình theo ngày của
lô thí nghiệm sử dụng dắt chín làm thức ăn ñều làm kém hơn so với lô sử dụng dắt
sống. Trong quá trình chế biến có thể một số chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng
cho quá trình sinh trưởng ñã bị phân hủy bởi nhiệt ñộ như vitamin hoặc enzym.
Việc sử dụng thức ăn sống có nhược ñiểm là nhanh làm ô nhiễm môi trường
hơn thức ăn chín trong khi ñó giải pháp khắc phục cũng rất khó khăn. Trong sản
xuất giống cua biển thức ăn thường sử dụng thức ăn chín sau ñó thức ăn thừa ñược
loại bỏ hàng ngày. ðể cải thiện môi trường nước trong quá trình ương ấu trùng, chủ
yếu là giai ñoạn chuyển từ zoae 5 sang cua bột 1 – cua bột 2 hầu hết các trại sản
xuất giống sử dụng biện pháp thay nước một phần hoặc hoàn toàn kết hợp với xi
phông thức ăn thừa, một số khác sử dụng hệ thống lọc sinh học ñể làm giảm hàm
lượng các chất hữu cơ trong nước. Tuy nhiên việc sử dụng hệ thống lọc sinh học
trong nuôi cua thương phẩm là không thể thực hiện ñược do thể tích ao quá lớn.
Theo kết quả của nghiên cứu này dắt sống là loại thức ăn tốt nhất so với các
loại khác. Tuy nhiên dắt sống mặc dù có nhiều trong tự nhiên nhưng việc khai thác
chúng phụ thuộc vào thời tiết. Do vậy cần phải có phương pháp bảo quản, chế biến
ñể không làm giảm giá trị dinh dưỡng của dắt.
Trong nghiên cứu này thức ăn viên dùng cho tôm ñược sử dụng ñể thử
nghiệm và cho kết quả tốt nhất về tỉ lệ sống và FCR tuy Theo Fielder và Allan
(2003) tại Úc chủ yếu sử dụng thức ăn viên dùng cho tôm he Nhật bản ñể nuôi cua
28
biển nhưng giá rất ñắt. Việc sản xuất thức ăn viên cho cua biển cho dù có thành
công nhưng nếu giá thành cao cũng sẽ khó thuyết phục ñược người nuôi sử dụng.
3.4. Ảnh hưởng của vật trú ẩn ñến tỷ lệ sống của cua
Sau khi kết thúc thí nghiệm 1, với loại thức ăn là dắt sống rất phù hợp
ñể nuôi cua biển, tuy nhiên tỷ lệ sống cũng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như
dịch bệnh, sự ăn nhau… trong ñó sự ăn nhau của cua biển là tập tính của chúng, vậy
làm thế nào ñể hạn chế tối ña sự ăn nhau trong quá trình nuôi, nhất là giai ñoạn ñầu
cua thường ñược nuôi với mật ñộ cao ñể tiện chăm sóc?
ðể trả lời câu hỏi trên chúng tôi tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của
vật trú ẩn ñến sinh trưởng và tỷ lệ sống trog quá trình nuôi cua.
Do ñặc tính của cua biển là loài có tập tính ăn thịt lẫn nhau nên trong quá
trình nuôi chúng thường ăn lẫn nhau vào lúc lột xác và khi ñói ăn. Việc cung cấp vật
trú ẩn cho quá trình nuôi là cần thiết. ðã có những nghiên cứu về vật trú ẩn cho nuôi
cua thương phẩm ở các nước trên thế giới nhưng chưa có nhiều kết quả khả quan.
Trong thí nghiệm này chúng tôi lựa chọn vỏ ngao là loại vật liệu rẻ tiền có sẵn tại
ñịa phương kết hợp với 2 loại chất ñáy là ñáy cát và ñáy bùn ñể thí nghiệm. Trong
thí nghiệm này dắt sống ñược lựa chọn ñể làm thức ăn. Cua ñược cho ăn thỏa mãn
nhu cầu và kiểm soát thức ăn bằng sàng.
Bảng 3.9. Khối lượng, chiều rộng mai và tỉ lệ sống (%) với các loại vật trú ẩn
Bắt ñầu TN Kết thúc TN Vật trú
ẩn CW
(mm/con)
P
(g/con)
CW
(mm/con)
P
(g/con)
Tỷ lệ sống
(%)
ðC 5,8a±0,8 0,040a±0,012 32,1a±0,5 5,15a±1,26 56,7c±0,04
ðB 5,9a±0,8 0,042a±0,012 31,9a±0,4 5,11a±1,33 48,3b±0,01
ðC + VN 5,8a±0,7 0,041a±0,011 32,1a±0,5 4,88a±1,03 65d±0,03
ðB + VN 5,8a±0,7 0,043a±0,011 32,2a±0,5 5,11a±1,0 52,5bc±0,03
ð/C 5,8a±0,7 0,042a±0,010 30,6a±0,5 5,04a±1,27 40,8a±0,04
29
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một cột có số mũ giống nhau là không có sự sai khác ở mức ý nghĩa
α=0.05)
(ðC: ñáy cát; ðB: ñáy bùn; ðC + VN: ñáy cát + vỏ ngao; ðB + VN: ñáy bùn + vỏ ngao; ð/C: ñối
chứng)
Bảng trên cho thấy không có sự sai khác về khối lượng cũng như chiều rộng
mai trong các nghiệm thức về vật trú ẩn. Sự sai khác thể hiện rõ nhất về tỉ lệ sống.
Việc dùng vỏ ngao làm vật trú ẩn so với các nghiệm thức không dùng vỏ ngao có sự
sai khác rất rõ rệt.
Với vỏ ngao kết hợp với ñáy cát: cho tỷ lệ sống cao nhất là 65±0,03%, ñáy cát
chỉ cho tỷ lệ sống là 56,7%. ðáy bùn kết hợp với vỏ ngao cho kết quả cao hơn so
với ñáy bùn, tuy nhiên không cao hơn khi so sánh thống kê ở mức ý nghĩa α=0.05
ðối chứng với nghiệm thức không dùng vật trú ẩn cho kết quả thấp nhất.
So với các tác giả nghiên cứu dùng vật trú ẩn trong ñáy cát thì kết quả này có
phần cao hơn, Ut và ctv (2007) với vật trú ẩn là vỏ ngao ñạt tỷ lệ sống là 41±2%.
Kết quả này khả quan hơn rất nhiều so với các tác giả Fortes, (1996); Baylon và
Failaman, (1996) do lựa chọn vật trú ẩn không phù hợp dẫn ñến tỉ lệ sống ở những
lô sử dụng vật trú ẩn cho kết quả kém hơn hoặc tương ñương những lô không sử
dụng vật trú ẩn.
Thảo luận
Các kết quả sử dụng vật trú ẩn ñã làm tăng tỉ lệ sống so với các nghiệm thức
không dùng vật trú ẩn. Như vậy việc sử dụng vật trú ẩn cho giai ñoạn cua bột là phù
hợp với tập tính trú ẩn ñể trốn tránh kẻ thù của cua biển. Kết quả này tương tự với
kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả. Ut và ctv sử dụng gạch có lỗ và vỏ ngao ñể
ương cua bột cho kết quả tốt hơn so với ñáy cát không dùng vật trú ẩn. Hoàng Văn
Thành (2007) khi thí nghiệm nuôi cua thương phẩm với thức ăn tự chế ñã bố trí một
cua trong một lồng ñể không xảy ra hiện tượng ăn nhau ñã cho kết quả rất khả quan
về tỉ lệ sống (tỉ lệ sống ñạt từ 89,67 - 91,67% sau 75 ngày nuôi). Trương Trọng
Nghĩa và Trương Ngọc Hải (2002) quan sát cua trong thời gian thí nghiệm cho thấy
cua thường vùi mình trong cát (chỉ chừa 2 mắt trên nền cát), nhưng khi lột xác thì
cua phải tìm nơi trống trải ñể lột xác. Hao hụt do ăn nhau xảy ra nhiều nhất khi cua
lột xác. Với giá thể gạch thì cua vẫn có thể ẩn nấp tại chỗ ñể lột và xác suất con
30
khác bắt gặp khó hơn so với nền cát trống trải. Ciruelos và Huidem (2000) sử dụng
thân cây sú vẹt làm vật trú ẩn nuôi cua trong 5 tháng cho tỉ lệ sống cao hơn so với
không dùng vật trú ẩn 11%.
31
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT
4.1. Kết luận
1. Môi trường trong ao thí nghiệm ñều nằm trong khoảng phù hợp cho nuôi
cua.
2. Dắt sống là loại thức ăn cho tốc ñộ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao
nhất, phù hợp ñể ương cua bột. Dắt sống sau khi chế biến làm tốc ñộ tăng trưởng
kém hơn khi cho ăn ở dạng tươi sống.
3. Thức ăn viên cho tỉ lệ sống cao nhất (45,8±1,4 %) do vậy có thể sử dụng
cho những vùng nuôi không có dắt, cá tạp ñể làm thức ăn nuôi cua biển.
4. Vật trú ẩn làm tăng tỷ lệ sống rõ rệt giữa các lô thí nghiệm. Vật trú ẩn kết
hợp với ñáy cát cho tỷ lệ sống tốt nhất.
5. Không có sự khác biệt về tăng trưởng của cua khi dùng vật trú ẩn hay
không.
4.2. ðề xuất
- Tiếp tục nghiên cứu về kết hợp các loại thức ăn.
- Nghiên cứu sử dụng dắt làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho cua thương
phẩm.
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoàng ðức ðạt (1992), Kỹ thuật nuôi cua biển, Tài liệu tập huấn nuôi trồng
thủy sản ở ðồng Bằng Sông Cửu Long, trang 20.
2. Hoàng ðức ðạt (2000), Kỹ thuật nuôi cua biển, NXB Nông Nghiệp, trang
26-27, 49.
3. Lê ðức Ngoan, Vũ Duy Giảng, Ngô Hữu Toàn (2008), Giáo trình dinh
dưỡng và thức ăn thủy sản, NXB Nông Nghiệp. trang 94.
4. Hoàng Văn Thành (2007), ðánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn viên hỗn hợp
do Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3 sản xuất trong nuôi cua Scylla sp
thương phẩm. Chuyên ñề tốt nghiệp. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1.
5. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Bước ñầu thử nghiệm nuôi vỗ cua mẹ và ương ấu
trùng cua xanh (Scylla paramamosain), Tuyển tập báo cáo sinh vật biển toàn
quốc lần thứ nhất. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, trang
475 – 485.
6. Nguyễn Cơ Thạch (2004), Thử nghiệm sản xuất giống cua xanh loài Scylla
serrata ở một số tỉnh phía Bắc và Khánh Hoà, Báo cáo tổng kết khoa học và
công nghệ dự án, Trung tâm nghiên cứu thủy sản 3, Nha Trang, 2004, trang
32.
7. Trư._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2304.pdf