Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG NGHIệP Hà NộI
----------eờf----------
lý duy thu
Nghiên cứu giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
LUậN VĂN THạC Sĩ KINH Tế
Chuyên ngành: KINH Tế NÔNG NGHIệP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Hiểu
Hà NộI - 2009
Lời cam đoan
Luận văn khoa học này là do lao động trí và lực của tôi tự làm trong thời gian 1 năm, bắt đầu có ý tưởng về đề tài từ tháng 10/2008.
Tháng 2/2009 bước vào viết đề cư
170 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển nghiệp bền vững huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng tóm tắt và thu thập số liệu thống kê, báo cáo… tài liệu tham khảo. Sau khi được Khoa và Bộ môn cho ý kiến chỉ bảo ngày 10/4/2009; tôi chỉnh sửa đề cương tóm tắt và tiếp tục thu thập số liệu, tài liệu liên quan, phục vụ cho nghiên cứu của luận văn.
Tháng 5/2009 thực hiện viết luận văn chi tiết, vừa viết vừa xử lý số liệu cũ, thu thập số liệu, tài liệu, thông tin mới… viết xong đã sửa đi, sửa lại nhiều lần, sau đó tôi báo cáo luận văn lên thầy hướng dẫn ngày 2/8. Sau khi xem thầy chỉnh sửa, chỉ bảo, tiếp thu ý kiến của thầy, luận văn được chỉnh sửa kỹ lưỡng từng bước ở cả 5 phần của luận văn. Ngày 18/9/2009 luận văn chi tiết được trình bày lần 2 qua khoa, bộ môn, tiếp thu ý kiến của Thầy, cô trong hội đồng, luận văn được chỉnh sửa lần cuối và hoàn chỉnh.
Các số liệu dùng trong luận văn có cơ sở pháp lý và thực tế; lời lẽ; trình bày trong luận văn tự tay tôi làm. Các nguồn trích dẫn trong luận văn đều thể hiện trung thành với tác giả. Tháng 11/2009 hoàn thành toàn bộ luận văn.
Tôi xin cam đoan những lời nói trên là đúng, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, và các quy định hiện hành của nhà trường!
Tác giả luận văn
Lý Duy Thu
Lời cảm ơn
Cho đến hôm nay, luận văn hoàn thành, khóa học sắp kết thúc. Nhìn lại bước đường 2 năm, trước là học tập 23 môn học, sau là nghiên cứu viết luận văn, tôi cảm thấy thật sự lớn lên về trí tuệ: Hiểu biết các mặt về nông nghiệp nhiều hơn, trước hết là nông nghiệp của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (rộng hơn ở một số mặt của nông nghiệp Việt Nam và nông nghiệp thế giới). Nhờ đó mà phương pháp nhìn nhận, giải quyết công việc bản thân tôi nhận thấy được nâng tầm, phù hợp và sát đúng hơn trước. Tôi tin rằng, vốn có kiến thức này sẽ giúp ích cho tôi được nhiều hơn nữa trong công tác và cuộc sống từ đây về mãi mai sau...
Là một học viên cao tuổi, 54 tuổi mới bước vào học cao học, nhưng được tập thể lớp động viên, giúp đỡ ngày từ buổi đi ôn thi 4/2007. Vào học, được các thầy cô truyền thụ kiến thức, nhiều thầy cô có sự quan tâm tôi hơn số bạn trẻ kiến thức còn mới. Đặc biệt thầy hướng dẫn đã tận tình, thẳng thắn chỉ bảo cho tôi. Các bạn đồng nghiệp ở huyện, tỉnh đã tạo điều kiện giúp đỡ. Những tình cảm đó mãi mãi là một dấu ấn đẹp đẽ, không thể phai mờ trong tôi!
Trước khi mãn khóa rời trường, tôi xin được bày tỏ:
- Lòng biết ơn các thầy cô đã truyền thụ kiến thức dạy bảo tôi
- Cảm ơn sự chỉ bảo dìu dắt của thầy hướng dẫn TS Dương Văn Hiểu để tôi hoàn thành luận văn
- Cảm ơn Ban cán sự lớp K16 Cao học cùng các bạn thân mến đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.
- Cảm ơn lãnh đạo huyện Văn Lâm đã tạo thuận lợi cho tôi đi học và được hưởng phụ cấp, cùng các bạn đồng nghiệp trong phòng, huyện, tỉnh đã ủng hộ giúp đỡ tôi bằng những việc làm cụ thể, ấn tượng, đi đến ngày tốt nghiệp hôm nay!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2009
Tác giả
Lý Duy Thu
Mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục các chữ viết tắt
QB Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
CNH Công nghiệp hoá
CN-DV Công nghiệp - Dịch vụ
CNSH Công nghệ sinh học
DT Diện tích
DTGT Diện tích gieo trồng
FAO Food and Agriculture Orangization
(Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc)
GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nộ
GNP Gross Nationnal Product
Tổng sản phẩm quốc dân
HĐH Hiện đại hoá
KH Kế hoạch
KHKT Khoa học kỹ thuật
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS Năng suất
SL Sản lượng
TH Thực hiện
Danh mục bảng
STT
Tên bảng
Trang
2.1 Giá một số nông sản thị trường các tỉnh phía Bắc Năm 2008 56
2.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994 59
2.3 Kết quả ngành trồng trọt tỉnh Hưng Yên 2006- 2008 60
2.4 Kết quả chăn nuôi gia súc - gia cầm tỉnh Hưng Yên 2006- 2008 61
2.5 Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại tỉnh Hưng Yên 2006- 2008 63
2.6 Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Hưng Yên (2006- 2008) 64
3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Văn Lâm 2006- 2008 69
3.2 Tình hình dân số và các chỉ số liên quan huyện Văn Lâm 2006- 2008 71
3.3 Kết quả phát triển kinh tế huyện Văn Lâm 2006- 2008 75
3.4 Số hộ và đặc điểm ngành nghề sản xuất của các hộ điều tra tại 4 xã 81
4.1 Giá trị sản xuất và thu nhập của nông nghiệp huyện Văn Lâm 2006- 2008 85
4.2 Giá trị sản xuất Nông nghiệp huyện Văn Lâm 2006- 2008 87
4.3 Diện tích, sản lượng và giá trị SX ngành trồng trọt 2006 - 2008 89
4.4 Tỉnh Hình chăn nuôi - Thuỷ sản huyện Văn Lâm 2006- 2008 91
4.5 Diện tích đất đã giao cho doanh nghiệp và xây dựng hạ tầng huyện Văn Lâm đến 2008 93
4.6 Số lượng thuốc BVTV đã sử dụng phục vụ ngành trồng trọt huyện Văn Lâm qua 3 năm 2006- 2008 95
4.7 Tổng hợp chi phí thuốc BVTV bình quân qua phiếu điều tra hộ nông dân vụ mùa năm 2008 và vụ xuân 2009 97
4.8 Tỷ lệ tiêm phòng đàn gS- GC huyện Văn Lâm 2006 - 2008 98
4.9 Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi 2006- 2008 100
4.10 Khối lượng phát sinh chất thải rắn ở huyện Văn Lâm 101
4.11 Tổng hợp phiếu điều tra ô nhiễm môi trường do khí thải chì và nước thải chăn nuôi trong nông thôn năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 104
4.12 ảnh hưởng của thiếu nước tưới đến thực hiện kế hoạch trồng trọt 2006- 2008 105
4.13 Diện tích cây vụ đông, cây ăn quả bị chết, ao cá thiệt hại và các công trình bị hư hỏng do đợt mưa úng từ 30/10 - 05/11/2008 gây ra 107
4.14 DT- SL lúa giống đã được sản xuất tại Văn Lâm 2006- 2008 Theo DA SX lúa giống giai doạn 2 (2006- 2010) tỉnh Hưng Yên 109
4.15 Diện tích khoai tây chất lượng cao và rau an toàn huyện Văn Lâm 2006- 2008 110
4.16 Kết quả chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật theo chương trình khuyến nông 2006- 2008 111
4.17 Giá lương thực + một số loại thực phẩm chính và vật tư NN tại Hưng Yên năm 2006- 2008 Bản tin thị trường Sở NN& PTNT 113
4.18 Bảng tổng hợp điều tra về tác động ảnh hưởng làm sản xuất NN không ổn định theo hướng suy giảm 116
4.19 Mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững huyện Văn Lâm đến năm 2015 (Về giá trị sản xuất) 126
4.20 Mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững huyện Văn Lâm đến năm 2015 (Phần các sản phẩm chủ yếu ngành trồng trọt) 128
4.21 Mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững huyện Văn Lâm đến năm 2015 (Phần các sản phẩm chủ yếu ngành chăn nuôi) 130
4.22 Chi phí cho đào tạo nguồn nhân lực nâng cao trình độ kỹ thuật (Nghề) cho lao động nông nghiệp 134
4.23A Đầu tư cho các chương trình khoa học kỹ thuật và công nghệ đảm bảo cho ngành trồng trọt phát triển bền vững huyện Văn Lâm đến 2015 136
4.23B Chi phí cho phòng, trừ sâu bệnh đảm bảo ngành trồng trọt phát triển bền vững 2010- 2015 138
4.24A Đầu tư cho các chương trình khoa học kỹ thuật và công nghệ đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững huyện Văn Lâm đến 2015 139
4.24B Chi phí cho phòng chống dịch bệnh đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển bền vững 2010- 2015 141
kỷ qua, đã có sự thiên lệch, trọng công nghiệp mà coi nhẹ phát triển nông nghiệp
1. Mở đầu
1.1 Sự cần thiết về phát triển nông nghiệp bền vững
Sản xuất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, bởi trước hết nó đáp ứng cho yêu cầu ăn để tồn tại và phát triển của con người. Bất luận ở một thời kỳ lịch sử nào, con người muốn tồn tại và phát triển phải có đủ nhu cầu ăn, bao gồm khẩu phần lương thực, rau xanh của ngành trồng trọt và lượng thực phẩm thịt, trứng, cá ... của ngành chăn nuôi, thuỷ sản. Như vậy, trên thực tế, nói đến phát triển nông nghiệp tức là đã nói đến sự phát triển của cả 2 ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Ngày nay, với mức dân số thế giới khoảng trên 6,2 tỷ người, cùng với đó là một nền công nghiệp thương mại, dịch vụ đang trên đà phát triển mạnh.
Sản xuất nông nghiệp càng trở nên quan trọng, vì nó không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn của con người mà còn cung cấp nhiều nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp, trước hết là lương thực có vai trò trực tiếp đến ổn định chính trị- xã hội ở các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp thế giới nói chung cũng đang đứng trước những thách thức: Hạn hán, thiên tai bão lụt, nước biển dâng cao, nước lợ mặn xâm hại nhiều vùng đất trồng trọt... Việc sử dụng các chất hoá học trong sản xuất nông nghiệp ngày một tăng, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm xảy ra với mức độ ngày một cao. Tình trạng đói nghèo, dân số tăng, sự thấp kém về khoa học kỹ thuật ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước chậm phát triển và vùng Châu Phi vẫn đang cần sự giải đáp có tính chiến lược toàn diện. Bên cạnh đó, ở một số quốc gia, trong nhiều thập , dẫn đến lệ thuộc nguồn lương thực thực phẩm nhập khẩu, khi có biến động về thiên tai, mất mùa, tài chính giá cả (như cuối năm 2007 và năm 2008) dẫn đến tác động làm bất ổn định Chính trị- xã hội như ở Philipin, Indonexia, Xingapo... Trước tình hình trên, việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững đã và đang trở thành chiến lược của các quốc gia.
Trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân ở Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn luôn là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta, được thể hiện bằng các chủ trương, chính sách cụ thể. ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau, tỷ trọng thu nhập nông nghiệp trong tổng thu nhập kinh tế có khác nhau, nhưng nông nghiêp luôn được xác định là chỗ dựa vững chắc để giải quyết các vấn đề của toàn xã hội, như: Đảm bảo nhu cầu ăn về lương thực và thực phẩm cho cả nước, góp phần tích cực cho xoá đói, giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, xã hội tạo cơ sở vững chắc cho quá trình CNH, HĐH đất nước.
Theo GS- TS Nguyễn Văn Luật “Hiện nay, nước ta có khoảng 6,96 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm khoảng 21,1% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó có khoảng 4,1 triệu ha đất trồng lúa”. Về lương thực hàng năm sản xuất đạt khoảng 39,7- 40,2 tấn/ năm, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực đủ cho nhu cầu ăn của cả nước, có một lượng dự trữ cần thiết, còn xuất khẩu khoảng 3,5- 4,26 triệu tấn gạo/năm [18] (năm 2009 dự kiến đạt khoảng 6 triệu tấn). Ngành chăn nuôi, trong 3 năm 2006- 2008 đã sản xuất bình quân mỗi năm đạt khoảng 3,55 triệu tấn thịt lợn, 678 ngàn tấn thịt gia cầm [10] và hàng trăm ngàn tấn thịt gia súc khác, hàng trăm ngàn tấn thuỷ sản các loại đủ cung cấp đạm cho nhu cầu ăn trong nước, và còn xuất khẩu thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp nước ta đang thực sự đứng trước những thách thức to lớn, có thể nói từ trước tới nay chưa có, đó là sự biến đổi khí hậu ghê gớm, thiên tai bão, lũ xảy ra với cường độ ngày một gia tăng, trái quy luật, lại diễn ra trong thời gian nhanh.
“Trong 10 năm (1995- 2005) bình quân nước ta mỗi năm phải chịu 7 cơn bão, 5 trận lũ, làm chết và mất tích khoảng 800 người, thiệt hại vật chất 5 ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2007, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực phòng chống thiên tai trên diện rộng vẫn làm chết 462 người, thiệt hại 11.514 tỷ đồng, tương đương 0,7% GDP” [2]. Đặc biệt, trận mưa lịch sử trên 626mm, từ 30/10- 5/11/2008 làm ngập lụt dài ngày ở thủ đô Hà Nội và một số địa phương phụ cận dẫn đến thiệt hại to lớn về người (24 người chết) và mùa màng sản xuất nông nghiệp thiệt hại hàng chục ngàn tỷ đồng. Tại Hội nghị Tổng kết nông nghiệp 2007 ngày 7/1/2008, Thủ tường Nguyễn Tấn Dũng nói: "Riêng năm 2007 thiệt hại 11.514 tỷ đồng, tương đương gần 0,7% GDP"[12], cùng với đó là tình hình ô nhiễm môi trường nước, không khí, chất thải rắn ngày một tăng. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi thường xuyên xảy ra: Cúm gia cầm năm 2006, dịch tai xanh ở lợn năm 2007- 2008, sang đến cả 6 tháng đầu năm 2009 vẫn xảy ra ở 16 tỉnh thành cả nước. Một thực trạng khác, trong nhiều năm lại đây, nhất là từ giữa năm 2007 đến nay, giá các loại vật tư đầu vào của nông nghiệp đều tăng ở từng mức độ khác nhau (phân bón các loại, điện, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi...). Nhưng giá bán các sản phẩm nông nghiệp tăng, giảm thất thường, ở một số hàng nông sản, nhất là lương thực, lên thì ít, mà giảm thì nhiều, như giá lúa tẻ thường (KD) bình quân 6 tháng đầu năm 2008 là 5.662đ/kg, 6 tháng đầu năm 2009 là 5.250đ/kg [38]. Các thực tế trên đã tác động ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp theo hướng tiêu cực, không ổn định, ở một số loại nông sản còn có dấu hiệu suy giảm, rõ nhất là ngành chăn nuôi. Từ đó, một yêu cầu đặt ra là: Làm thế nào để sản xuất nông nghiệp Việt Nam được ổn định, dần đi vào bền vững. Đây không chỉ là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học mà đã trở thành mục tiêu trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
* Với Hưng Yên, một tỉnh đồng bằng nằm trong vùng Châu thổ Sông Hồng, có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, trước năm 2006 với trên 48.650ha đất nông nghiệp, và trên 1.100 trang trại chăn nuôi tổng hợp, hàng năm đưa lại một khối lượng lương thực và thực phẩm vào loại lớn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Theo Cục thống kê Hưng Yên "Năm 2005, sản lượng lương thực đạt 537.090 tấn, sản lượng ngành chăn nuôi: Thịt lợn hơi xuất chuồng: 63.527 tấn, thịt gia cầm giết bán đạt 1.302 tấn, thịt trâu bò hơi xuất chuồng đạt: 1.804 tấn, thuỷ sản hàng hoá đạt 9.112 tấn"[11]. Với khối lượng lương thực, thực phẩm lớn như vậy không những đủ nuôi sống và còn có cải thiện cho hơn 1,1 triệu dân trong tỉnh, còn là nguồn nông sản hàng hoá thường xuyên cho thị trường thủ đô Hà Nội và các thị trường ngoài tỉnh khác. Trong 3 năm (2006- 2008) lại đây, sản xuất nông nghiệp tuy vẫn được tỉnh quan tâm lãnh đạo, có cả cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ. Người nông dân không quản khó khăn thực hiện sản xuất, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,58%/năm [11]. Nhưng sản xuất nông nghiệp của Hưng Yên cũng gặp phải những khó khăn lớn: Thiên tai mưa úng đã xảy ra, chỉ tính riêng năm 2008 mức thiệt hại đã lên tới trên 1.114 tỷ đồng. Sâu bệnh trong trồng trọt xảy ra ở nhiều loại cây trồng, theo Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Hưng Yên, bình quân 3 năm (2006- 2008) lượng thuốc BVTV dùng mỗi năm là 652,16tấn [7] (1 ha GT phải gánh chịu 5,46 kg thuốc BVTV/năm). Dịch bệnh trong chăn nuôi cũng diễn ra với mức độ phức tạp khác nhau: Cúm gia cầm xảy ra ở 6/10 huyện thị năm 2006. Dịch tai xanh và lở mồm long móng ở lợn xảy ra ở 9/10 huyện thị năm 2007. Năm 2008 tuy được nỗ lực ngăn chặn nhưng vẫn xảy ra ở cấp độ thấp hơn. Tình hình trên làm cho chi phí sản xuất tăng cao, hiệu quả sản xuất giảm. Bên cạnh đó, công nghiệp vào đầu tư ngày một tăng, xây dựng hạ tầng và kiến thiết đô thị ngày một phát triển, theo Sở NN& PTNT tỉnh Hưng Yên đến năm 2008 diện tích đất đã dành cho công nghiệp và xây dựng hạ tầng là 5086,5ha [37]. Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngày một tăng.
* Văn Lâm là một huyện sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên bên cạnh chịu những khó khăn, thách thức chung của nông nghiệp Hưng Yên và cả nước về thiên tai, bão úng, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và sự biến động về giá cả, còn đang gặp phải những khó khăn với mức độ lớn hơn:
Về thiên tai, mưa úng: Tuy đất đai có màu mỡ, song địa hình cốt đất cao thấp lại đan xen nhau và chênh lệch lớn (nơi thấp là +2,2, nơi cao +3,6m so với mặt biển). Vì vậy, úng ngập dễ xảy ra. Thực tế cho thấy, trong 3 mùa mưa bão 2006- 2008, tuy không chịu trực tiếp gây hại của bão, mà chỉ chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão gây mưa từ 120- 180 mm, trong thời gian 3 ngày, đã có từ 350- 814ha lúa bị ngập úng. Đặc biệt, đợt mưa lịch sử từ 30/10- 5/11/2008 với lượng mưa trên 496mm đã làm mất trắng 537,3 ha cây vụ đông các loại của huyện, 20 cống tiêu nội đồng bị vỡ, hỏng, 2 cầu dân sinh bị sạt đổ trụ, thiệt hại lên đến trên 110 tỷ đồng [34].
Bên cạnh úng, còn có cả hạn xảy ra, chỉ tính riêng 3 vụ xuân ở 3 năm 2006- 2008, việc lấy nước làm đất để gieo cấy vụ đông xuân đều gặp khó khăn, dẫn đến bình quân có > 30% diện tích gieo cấy chậm 10- 15 ngày so với khung thời vụ của tỉnh. Cá biệt như vụ đông xuân 2007- 2008 có tới 50% diện tích gieo cấy chậm 15 ngày, trong đó có gần 10% đến ngày 28/3 mới cấy xong [33], chậm 20 ngày so với khung thời vụ chung (5/3). Việc gieo cấy chậm như vậy sẽ dẫn đến khó khăn cho công tác phòng trừ sâu bệnh cuối vụ, chi phí tăng, nhưng năng suất lúa lại giảm.
Tình hình ô nhiễm môi trường xảy ra ngày một tăng với mức báo động ở cả 3 loại: khí, nước và chất thải rắn. Nguyên nhân do doanh nghiệp vào đầu tư ngày một tăng. Theo phòng Tài nguyên và môi trường huyện Văn Lâm “Đến 12/2008, DT đất dành cho công nghiệp là: 857,12ha, chiếm 20,45% đất, cùng với đó là dịch vụ phát triển, chất thải dân sinh cùng tăng lên. Riêng chất thải rắn số thống kê được năm 2006 bình quân 0,724kg/người, nơi cao là 1,1kg/người” [26].
Dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đều đã gặp phải và chịu thiệt hại lớn. Chỉ tính riêng dịch tai xanh ở lợn tháng 3& 4 năm 2007, số thống kê chưa đầy đủ, số lợn chết, loại thải lên tới trên 17,2% tổng đàn, trong đó có một số hộ nông dân thiệt hại lớn từ 30- 300triệu đồng [6].
Dịch bệnh đe doạ, cộng với tình hình lên xuống không ổn định của giá cả làm cho một bộ phận đáng kể hộ nông dân thu hẹp vốn đầu tư và quy mô sản xuất. Một bộ phận khác có dự án trang trại đã được phê duyệt, nhưng không dám đầu tư. Trong 3 năm 2006- 2008 đã có 54 dự án trang trại phải thu hồi.
Từ những hiện tượng thực tế đã và đang tác động kìm hãm, thậm trí có lúc, có nơi đẩy lùi sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nói trên thì việc xây dựng một đề tài khoa học “Nghiên cứu giải pháp phát triển nghiệp bền vững huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên” là rất cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp ở tất cả các ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản huyện Văn Lâm qua 3 năm 2006- 2007- 2008), phát hiện những nhân tố cản trở sự phát triển của nông nghiệp, những khó khăn, thuận lợi để phát triển nông nghiệp, những bất cập mà sản xuất nông nghiệp đã gặp phải, phân tích tình hình dịch bệnh, nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt… chăn nuôi và thủy sản. Từ đó nghiên cứu phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở huyện Văn Lâm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về phát triển, phát triển sản xuất và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam.
- Đánh giá đúng thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Lâm qua 3 năm 2006- 2008, trên các mặt: Giá trị sản xuất, thu nhập đạt được (theo giá cố định 1994 và cả giá thực tế). Sản lượng nông sản các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Các yếu tố tác động ảnh hưởng đến sản xuất: Khách quan; mức độ ảnh hưởng của thiên tai, bão úng, cả khô cạn, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, biến động của giá mua vật tư đầu vào và giá bán sản phẩm nông sản. Chủ quan: Là tổ chức quản lý, cơ chế chính sách, quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật, công tác quản lý môi trường và tài nguyên...
- Từ đó, phân tích đề ra các giải pháp hữu hiệu, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Văn Lâm trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những nội dung kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp huyện Văn Lâm, cụ thể nghiên cứu các kết quả của nông nghiệp đã đạt được trong 3 năm 2006- 2008. Những nội dung kinh tế sản xuất ngành trồng trọt là sản lượng lương thực, rau màu cây công nghiệp… Nghiên cứu kinh tế sản xuất ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Các loại hình sản xuất chính hiện nay: hộ, nhóm hộ, trang trại ...
Các yếu tố ảnh hưởng, những tồn tại yếu kém, biện pháp khắc phục.
Các yếu tố tác động làm cho nông nghiệp phát triển : Cơ chế chính sách, hệ thống các công trình thuỷ lợi đã được đầu tư, đảm bảo tưới tiêu, công tác phòng chống thiên tai, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất- sản lượng và dịch vụ nông nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng kìm hãm, đẩy lùi sự phát triển nông nghiệp: Thiên tai, bão úng, dịch bệnh phát sinh trên cây trồng vật nuôi.... tình hình ô nhiễm môi trường... sự biến động của giá cả thị trường trong mối quan hệ đầu tư- hiệu quả với tâm lý người sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về: Đặc điểm địa hình đất đai, khí tượng thuỷ văn và tình hình dân số của huyện Văn Lâm. Đặc biệt là nghiên cứu các kết quả sản xuất nông nghiệp mà huyện Văn Lâm đã đạt được trong 3 năm 2006- 2008 trên cây trồng, vật nuôi, giá trị sản xuất, thu nhập và sản lượng.
- Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu ở 10 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Văn Lâm là trọng tâm.
Kết quả điều tra: Phỏng vấn trực tiếp 114 hộ nông dân ở 4 xã về tình hình chính liên quan đến sản xuất nông nghiệp (Chỉ Đạo, Minh Hải, Đình Dù và xã Trưng Trắc) .
Kết hợp mở rộng nghiên cứu một số tình hình chính sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên, liên quan đến Văn Lâm.
- Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng phân tích trong 3 năm 2006, 2007, 2008 theo dãy số biến động về thời gian ở cả 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi trong kinh tế hộ, trang trại.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2009, trong đó:
Từ tháng 11- 12/2008 xác định tên đề tài nghiên cứu
Từ tháng 1- tháng 4/2009 viết tóm tắt, lập bảng rỗng những số liệu cần thu thập, chỉnh sửa luận văn tóm tắt. Sau khi được Khoa, nhà trường nghe cho ý kiến và thực hiện điều tra đến các hộ nông dân.
Từ tháng 5- tháng 7, xử lý số liệu, viết đề tài chi tiết.
Từ tháng 8- tháng 9/2009 báo cáo đề tài, tiếp thu ý kiến của thầy hướng dẫn và Nhà trường, chỉnh sửa hoàn chỉnh đầy đủ đề tài.
Tháng 12/2009 báo cáo, bảo vệ đề tài.
2. Nghiên cứu tổng quan, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
Phát triển là một phạm trù thường được dùng để đánh giá một sự thay đổi, lớn lên cả về lượng và chất, có thể là của một ngành, một lĩnh vực kinh tế xã hội nào đó, hoặc đánh giá sự thay đổi đi lên cả về lượng và chất của một số mặt, hoặc các mặt của địa phương, vùng, lãnh thổ, hoặc một quốc gia nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Trong nội dung của luận văn này, đề cập đến phạm trù khái niệm về phát triển kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững.
- Phát triển kinh tế: Theo lý thuyết về phát triển kinh tế của kinh tế học, thì “Phát triển kinh tế cần được hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội”… [19] (Vũ Thị Ngọc Phùng 1997, kinh tế phát triển, NXB TK)
Để đo lường kết quả sản xuất xã hội hàng năm, các quốc gia trên thế giới thường dùng 2 loại chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để đánh giá: Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Nationnal Product, viết tắt là GNP); tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product, viết tắt là GDP). GDP phản sánh kết quả tăng giá trị tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của quốc gia với những nước có nền kinh tế đã mở nhưng chậm phát triển (hoặc còn khép kín). Hai chỉ tiêu trên biểu thị sự đánh giá bằng chỉ số % (thường là một năm). ở Việt Nam ta trong suốt 20 năm đổi mới vừa qua chúng ta vẫn sử dụng một chỉ số GDP và tương ứng GDP/người/năm là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế hiện tại của nước ta và thông lệ quốc tế.
Một khái niệm khác cho rằng: “Phát triển là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedie)
- Phát triển bền vững theo ủy ban môi trường và phát triển thế giới WCED 1987 thì: “Phát triển bền vững Là quan niệm mới của sự phát triển. Nó lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường: Đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng của nhu cầu tường lai” [36] nghĩa là các thể chế hiện tại khi sử dụng các nguồn tài nguyên cho sản xuất ra của cải vật chất, phục vụ đủ cho các nhu cầu hiện tại; Song không để các thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và nghèo đói, hoặc các tổn hại bất lợi khác; vấn đề an ninh quốc gia và lợi ích dân tộc lại càng phải được đảm bảo. Cần phải để cho thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kiến thức, kỹ thuật và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường. “Điều then chốt của phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà là sản xuất khác đi. Sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường” [36]
- Phát triển nông nghiệp: Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống kinh tế và xã hội, theo GS- TS Đỗ Kim Chung thì “Phát triển nông nghiệp là sự thể hiện thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Trước hết phát triển nông nghiệp là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh. Qúa trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp” [9]. Như vậy, có thể hiểu một cách cụ thể hơn: Phát triển nông nghiệp là một quá trình phát triển sản xuất của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp, nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của con người, đồng thời nâng cao không ngừng hiệu quả của sản xuất và dịch vụ nông nghiệp. Quá trình phát triển này, luôn có sự tác động với vai trò như là một bà đỡ, có cả sự điều chỉnh cho phù hợp hơn của các chính sách Nhà nước. Kết quả của sự phát triển nông nghiệp thường được tính bằng số lượng và giá trị thu được (bao gồm giá trị sản xuất và giá trị thu nhập ở giai đoạn hiện tại so với giai đoạn trước đó). Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Lâm cũng được tính bằng 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị nói trên để so sánh giữa năm hiện tại với năm trước đó, hoặc giai đoạn, nhiệm kỳ hiện tại với giai đoạn, nhiệm kỳ trước đó.
- Phát triển nông nghiệp bền vững: Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, thuật ngữ phát triển nông nghiệp bền vững bắt đầu được dùng trong các tài liệu của các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam, với mục đích để đánh giá một cách toàn diện hơn về phát triển nông nghiệp. Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững. Tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc (FAO) năm 1992 quan niệm rằng “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội” [13]
Theo ủy ban kỹ thuật của FAO “Nền nông nghiệp bền vững bao gồm việc quản lý có hiệu quả của quá trình phát triển nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp thỏa mãn được yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm giảm khả năng thỏa mãn yêu cầu của thế hệ mai sau” (Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, chương trình nghị sự 21/2004). Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản: “Đáp ứng yêu cầu hiện tại về nông sản và các dịch vụ liên quan mà vẫn duy trì tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm gìn giữ quỹ đất, nước, rừng, khí hậu và tính đa dạng sinh học…). Nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật, vừa thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển” [36].
Nghiên cứu định nghĩa này, cho thấy sự diễn đạt và các cụm từ mô tả bản chất của phát triển nông nghiệp bền vững phù hợp với cách hiểu của con người và điều kiện Việt Nam.
2.1.2 Nội dung và điều kiện phát triển nông nghiệp bền vững
2.1.2.1 Nội dung
Mục tiêu của các nước có nền nông nghiệp là xây dựng một nền nông nghiệp bền vững. Vậy, nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm những yếu tố nào? Qua nghiên cứu cho thấy nội dung của phát triển bền vững bao gồm 3 mặt chủ yếu sau đây:
* Tăng năng suất nông nghiệp một cách ổn định.
Chỉ có tăng năng suất mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp. Việc tăng năng suất này dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; gắn với bảo vệ và tái tạo; sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và vốn, đồng thời tăng năng suất và hiệu quả dựa vào các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
* Nông nghiệp không bị chao đảo trước các “cú sốc” của kinh tế thị trường. Giá sản phẩm nông nghiệp lên xuống thất thường sẽ tác động xấu đến sản xuất; hoặc xuống một cách hụt hẫng do bất kỳ một nguyên nhân nào đều có thể làm cho nông nghiệp khủng khoảng. Do đó, một trong những nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững là phát triển với mức tăng trưởng hợp lý, phát triển có kế hoạch cân đối, có tầm nhìn, gắn với thị trường.
* Làm tăng sự công bằng giữa các thế hệ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nền nông nghiệp được gọi là bền vững khi mà các hoạt động hiện tại về nông nghiệp không ảnh hưởng xấu mà chỉ làm tốt hơn các khả năng phát triển nông nghiệp của thế hệ mai sau. Đề cập nội dung thứ 3 này, tưởng như chỉ là lý luận, song bản chất lại có ý nghĩa rất lớn về thực tế vì dân số ngày một tăng, cộng với nhu cầu của con người với nông nghiệp cũng đòi hỏi ngày một tăng lên về chất lượng.
2.1.2.2 Điều kiện.
* Nguồn tài nguyên thiên nhiên thuận lợi
Đó là đất đai, nước, khí hậu... Nông nghiệp có đặc điểm là đa dạng, với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh và quy mô khác nhau. Song, để phát triển được thì từng loại hình nông nghiệp với những quy mô cụ thể lại có yêu cầu về tự nhiên đất đai, khí hậu … khác nhau. Khi các yếu tố tự nhiên phù hợp, sẽ là điều kiện hàng đầu đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.
*._. Hệ thống chính sách phù hợp, tình hình chính trị xã hội ổn định.
Với bất cứ một quốc gia nào, hệ thống chính sách đối với nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống chính sách với nông nghiệp phù hợp và luôn được hoàn thiện sẽ là hành lang pháp lý cho nông nghiệp phát triển. Chính trị xã hội ổn định sẽ làm cho quá trình phát triển của nông nghiệp từ cung đến cầu, từ sản xuát đến tiêu dùng được ổn định, từ đó tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển bền vững. Thực tế đã cho thấy, khi tình tình chính trị xã hội không ổn định, thí dụ: hoặc là phải di cư do chiến tranh xung đột, hoặc là đình đốn sản xuất do nguồn lực bị chi phối, thị trường nông sản biến động thất thường, nhất là chính sách với nông nghiệp bị thay đổi, không phù hợp, đều kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp. Vì vậy, hệ thống chính sách phù hợp, chính trị xã hội ổn định là điều kiện không thể thiếu để nông nghiệp phát triển bền vững.
* Cơ sở hạ tầng đảm bảo, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được đầu tư cho nông nghiệp.
Nền nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp phát triển cân đối giữa các tiểu ngành, sự tăng NS và hiệu quả luôn đạt được với mức ổn định. Quá trình hoạt động của sản xuất cùng với mối liên hệ với thị trường không bị gián đoạn, mà trái lại luôn đòi hỏi thuận tiện và kịp thời. Một cơ sở hạ tầng yếu kém, mối quan hệ cung cầu bị gián đoạn, thì không thể đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững. Bên cạnh đó khoa học kỹ thuật không được đầu tư, thì chỉ cho kết quả một nền nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, năng suất hiệu quả thấp, không đủ sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển bền vững, đạt mức tăng năng suất và hiệu quả ổn định, thì phải có cơ sở kỹ thuật, hạ tầng đảm bảo, phải có đầu tư đúng mức khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp …
* Có đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng, nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản
Khác với nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, với những cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp làm theo kinh nghiệm là đủ. Nền nông nghiệp phát triển bền vững, sản xuất hàng hoá, có năng suất hiệu quả ngày một tăng, đòi hỏi phải có đội ngũ quản lý vững vàng để làm các nhiệm vụ: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, nắm bắt khoa học công nghệ mới, thông tin kinh tế…Đồng thời với đó, nguồn nhân lực trực tiếp của nông nghiệp phải được đào tạo cơ bản, có đủ hiểu biết kiến thức, thực hiện các công việc cụ thể theo yêu cầu mới của nông nghiệp. Có như vậy các nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững mới thực hiện được.
* Nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, có sự quản lý hiệu quả của Nhà nước.
Nền kinh tế thị trường phát triển không ổn định, nghĩa là quá trình cung cầu của nền kinh tế mất cân đối; trực tiếp hơn là cung cầu của một ngành, hoặc một số ngành liên quan đến nông nghiệp không bình thường, chao đảo lên xuống, hoặc gián đoạn, suy thoái, đều làm cho nông nghiệp ảnh hưởng lên xuống theo. Tình hình trên lại không có sự quản lý kịp thời hiệu quả của nhà nước thì nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng xấu với mức cao hơn. Vì vậy, một nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, có sự quản lý hiệu quả của Nhà nước, là điều kiện vững chắc để nông nghiệp phát triển bền vững.
Lợi ích của quá trình phát triển nông nghiệp bền vững
Vị trí của sản xuất nông nghiệp: Chúng ta biết rằng, sản xuất nông nghiệp xuất hiện từ khi có con người, và nhờ có sản phẩm của nông nghiệp mà con người tồn tại và phát triển qua 5 phương thức sản xuất của lịch sử. Ngày nay, ở bất cứ một nước nào trên thế giới, dù là nước giàu, đang phát triển, hay nước nghèo, nông nghiệp đều có vị trí rất quan trọng: Là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu: Lương thực, thực phẩm cho con người ăn để sinh sống, tồn tại, lao động phát triển, và còn cung cấp nhiều nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực thực phẩm. Vì thế, sự ổn định xã hội có yêu cầu trước hết là sự đảm bảo an toàn lương thực và thực phẩm cho con người. Mặt khác phần lớn nguyên liệu của các ngành công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ khác là do nông nghiệp cung cấp.
Vì vậy, sự phát triển các ngành công nghiệp sản suất các sản phẩm tiêu dùng này lệ thuộc nhiều vào quá trình cung cấp nguyên liệu từ nông nghiệp.
ở những nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, kể cả nước ta hiện nay, nông nghiệp còn là nguồn xuất khẩu tạo ra thu nhập về ngoại tệ khá lớn. Tuỳ theo lợi ích so sánh của mình, mỗi nước có thể xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác của nền kinh tế quốc dân.
Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp các sản phẩm hàng hoá cho thị trường trong và ngoài nước, mà còn cung cấp các yếu tố sản xuất, như: Lao động và vốn cho các ngành kinh tế khác. Sự phát triển của ngành công nghiệp phục thuộc nhiều vào nguồn lao động từ nông nghiệp cung cấp. Vì vậy, sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp, hay gián tiếp đến khả năng đáp ứng về lao động cho các ngành công nghiệp và phi nông nghiệp khác. Việc chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp tuỳ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ công nghiệp hoá của mỗi nước. Quá trình công nghiệp hoá đều cần sự đầu tư lớn về vốn, với những nước đang phát triển, một phần đáng kể về vốn đó phải do nông nghiệp cung cấp. Sự cung cấp vốn từ nông nghiệp cho các ngành kinh tế khác thông qua nhiều con đường, như: Thuế nông sản xuất khẩu, giá trị nguyên liệu trực tiếp, giá trị nông nghiệp xuất khẩu đầu tư trở lại...
Nông nghiệp còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ của công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Vì thế, nông nghiệp làm một trong những nhân tố đảm bảo cho các ngành công nghiệp khác: Cơ khí, điện, hoá học... Công nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng... phát triển. Sự phát triển ổn định của nông nghiệp đòi hỏi phải có một lượng hàng ổn định về vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông cụ và các mặt hàng công nghiệp khác, như: vải, xà phòng, đường... ở tất cả các nước kể cả các nước công nghiệp, nông thôn, nông nghiệp là thị trường chính tiêu thụ các sản phẩm trên.
Nông nghiệp còn có tác dụng giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. ở bất cứ nước nào, sản xuất nông nghiệp cũng gắn liền việc sử dụng với quản lý các tài nguyên thiên nhiên, như: Đất đai, nguồn nước, rừng, thực vật và động vật. Một nền nông nghiệp phát triển, ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên, còn phải góp phần giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường, chống giảm cấp về nguồn lực và sự đa dạng sinh học của tự nhiên, đó là yếu tố cơ bản của sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
ở Việt nam, sản xuất nông nghiệp càng chiếm vị trí quan trọng, bởi nước ta là một nước vào loại đông dân số trên thế giới, và “Hiện nay còn tới trên 73% dân số, cuộc sống có thu nhập từ nông nghiệp” [1], vừa là nền tảng vừa là nội dung quan trọng của quá trình CNH- HĐH đất nước. Các vai trò của nông nghiệp phân tích ở trên đã thể hiện rõ như vậy. Mặc dù xu hướng chung, tỷ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm dần trong quá trình phát triển kinh tế, như năm 1995: 27,5%, năm 2000 là 23,5% và năm 2005 là 19,6% [2]. Song sự tăng trưởng riêng của ngành nông nghiệp vẫn tăng bình quân giai đoạn 2006- 2008 là 3,5%/năm [11]. Tuy nhiên tỷ lệ GDP của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay còn lớn so với các nước trong khu vùng, và cho thấy rằng: Việt Nam vẫn đang còn là một nước nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ có phát triển hơn những năm cuối thế kỷ 20, nhưng mới chỉ là giai đoạn đầu.
2.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành sản xuát có đặc thù rất riêng, khác với công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Đối tượng phát triển của nông nghiệp là các sinh vật sống, đa dạng, có quan hệ hữu cơ với môi trường tự nhiên, lại phân bổ rất rộng lớn... Vì vậy, để phát triển được một nền nông nghiệp bền vững, việc phân tích đầy đủ các đặc điểm của nông nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu.
2.1.3.1 Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là sinh vật sống
Trong công nghiệp, đối tượng sản xuất là các vật chất nguyên liệu vô chi, vô giác, nhưng trong nông nghiệp, thì đối tượng sản xuất lại là các sinh vật sống, bao gồm cây trồng, vật nuôi các loại và sinh vật khác. Chúng sinh trưởng và phát triển theo quy luật riêng của mỗi loài, và đồng thời lại chịu tác động rất nhiều của môi trường tự nhiên ngoại cảnh, như: Thời tiết, khí hậu, các quy luật sinh học của cây con, và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Vì thế, nếu như trong công nghiệp, con người có thể tác động vào đối tượng sản xuất ở bất cứ phạm vi và mức độ nào theo ý muốn, thì trong nông nghiệp, để sản xuất có hiệu quả, con người lại phải nhận thức cho được quy luật sinh học của đối tượng định tiến hành sản xuất và quy luật tự nhiên tại vùng đang sản xuất sinh vật đó. Mọi can thiệp chủ quan, theo cảm tính, thiếu căn cứ khoa học đều dẫn đến thất bại.
Từ đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật sống, cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau:
- Trong nông nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế liên hệ mật thiết với quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật. Thời gian lao động không ăn khớp, mà xen kẽ với thời gian sản xuất, do đặc tính thời vụ trong nông nghiệp.
- Tái sản xuất kinh tế là quá trình lặp đi lặp lại sự phát triển của sinh vật, dưới tác động của con người, từ lúc mở đầu đến khi kết thúc, trở lại vụ mới. Tái sản xuất tự nhiên, là quá trình lặp đi lặp lại theo quy luật sinh học cũng từ lúc mở đầu, đến kết thúc một chu trình sinh học, bắt đầu một chu trình mới. Thí dụ: từ hạt- cây- hoa- quả- thu hoạch. Thời gian sản xuất là khoảng thời gian mà đối tượng sản xuất nằm trong chu kỳ sản xuất. Thời gian lao động là thời gian mà sức lao động của con người tác động vào đối tượng lao động. Trong công nghiệp, thời gian lao động, ăn khớp& trùng khít với thời gian sản xuất. Trong nông nghiệp lại khác, có lúc sinh vật cần tác động của con người để sinh trưởng, phát triển, nhưng nhiều lúc lại chỉ cần có sự tác động của môi trường sống. Cũng từ đặc điểm này phản ánh sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất cao.
- Trong nông nghiệp, khối lượng đầu ra không tương ứng với khối lượng và chất lượng đầu vào. Trong công nghiệp, giữa khối lượng nguyên liệu và thành phần đầu vào với sản phẩm đầu ra có sự đối ứng cao. Thí dụ như: Sản xuất một chiếc xe hơi hoặc máy nông cụ, trọng lượng kim loại và thành phần nguyên liệu đầu vào gần bằng trọng lượng và thành phần kết cấu của chiếc xe hơi hoặc máy nông cụ ở đầu ra. Sản xuất nông nghiệp lại khác, nguyên liệu đầu vào là hạt giống cây, con giống, trọng lượng ban đầu nhỏ, thậm chí rất nhỏ... Sau một thời gian nhất định có thể tạo ra trọng lượng lớn gấp bội khi được mùa, cũng có thể là con số không khi mất mùa!
2.1.3.2 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế
Trong công nghiệp đất đai chỉ là nhà xưởng, còn trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động khi con người cày xới để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì con người dùng đất đai để trồng cây và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, số lượng và chất lượng đất đai quyết định lợi thế so sánh cũng như cơ cấu sản xuất của mỗi vùng. Hướng sử dụng đất, quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác. Do đó, trong quá trình sản xuất cần phải sử dụng đất đai phù hợp với thực tế địa hình, thổ nhưỡng, nhằm vừa nâng cao được hiệu quả, vừa bảo vệ được tài nguyên đất.
2.1.3.3 Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn
Tích tụ và tập trung cao, là đặc trưng cơ bản của sản xuất công nghiệp. Trái lại, nông nghiệp được phân bổ trên phạm vi không gian rộng lớn, tính chất này bắt nguồn từ sự đa dạng về địa hình, chất đất, nguồn nước, thời tiết khí hậu và sinh vật sống ở đó. Mỗi vùng đất có lợi thế so sánh sinh thái riêng, từ đó, cần bố trí sản xuất chuyên hoá cao, gắn với phát triển các sản phẩm phụ trong điều kiện có thể.
2.1.3.4 Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ, vừa là hàng hoá của thị trường.
Với công nghiệp, sản phẩm tạo ra gần như được trao đổi toàn bộ trên thị trường. Trái lại, sản phẩm của nông nghiệp sản xuất ra vừa được người sản xuất giữ lại để tiêu dùng nội bộ, tuỳ từng loại sản phẩm mà số lượng giữ lại ít hay nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của người sản suất, hộ nông dân; Phần còn lại bán ra thị trường, bao gồm sản phẩm bán cho người tiêu dùng trực tiếp, cho chế biến xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy, nông sản có thể tham gia vào rất nhiều kênh trên thị trường, các kênh này đan xen với kênh kia theo mối quan hệ phong phú, nhiều chiều. Tỷ trọng sản phẩm bán ra phụ thuộc vào mục tiêu của người sản xuất.
2.1.3.5 Cung về nông sản hàng hoá và cầu đầu vào cho nông nghiệp mang tính thời vụ cao.
Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, nên cung về nông sản hàng hoá và cầu về đầu vào của nông nghiệp cũng mang tính thời vụ cao. Đặc điểm này thường dẫn đến biến động lớn về giá cả nông sản cũng như vật tư nguyên liệu đầu vào: Đầu vụ, chính vụ và cuối vụ có khác nhau. Thường là giá nông sản chính vụ thấp hơn giá đầu vụ và cuối vụ. Trái lại, giá vật tư đầu vào lúc chính vụ (như: phân bón, thuốc BVTV...) thường cao hơn so với đầu vụ hoặc sau vụ sản xuất. Mặt khác, với công nghiệp, chỉ trong thời gian ngắn, người sản xuất có thể đưa ra thị trường loại sản phẩm mà người tiêu dùng cần. Thì trong nông nghiệp, người sản xuất phải qua hàng vụ (từ vài tháng đến hàng năm) thậm chí dài hơn (3- 5 năm, như cây ăn quả các loại chẳng hạn) mới đưa ra được thị trường những sản phẩm mà người tiêu dùng cần. Từ đặc điểm của cung về nông sản nhiều loại mang tính thời vụ, mà đòi hỏi phải có sự dự tính, dự báo chính xác về giá cả và thị trường của nông sản hàng hoá, nhất là khi sản xuất và Marketing các sản phẩm cây lâu năm và gia súc phải nuôi lâu năm. Cũng từ đặc điểm thời vụ của cung nông sản, và cầu về vật tư nguyên liệu, đòi hỏi, một mặt phải có cơ sở hạ tầng để dự trữ, bảo quản nông sản lúc thời vụ, phải có cơ chế thị trường linh hoạt, mềm dẻo với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, chính phủ cần có chính sách và cơ chế quản lý về giá cả sao cho ổn định cả đầu ra và đầu vào, là một yêu cầu rất cần thiết với nông nghiệp nước ta hiện nay.
2.1.3.6 Nông nghiệp liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp và dịch vụ
Như đã phân tích vai trò của nông nghiệp, nông nghiệp có liên quan chặt chẽ đến công nghiệp và nhiều ngành dịch vụ khác. Sự liên quan này thể hiện ở chỗ: Nông nghiệp vừa cung cấp vốn, lao động ... cho công nghiệp, vừa là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ, kể cả dịch vụ hoá học và công nghệ ứng dụng trong các ngành sản xuất. Mối liên quan này có tác dụng như đòn bẩy cho cả công nghiệp và nông nghiệp cùng phát triển. Vì thế, trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp dịch vụ nói riêng, phải tính toán đến mối quan hệ tương hỗ nhiều chiều giữa CN- DV và nông nghiệp.
2.1.3.7 Một số đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam
Ngoài sự tuân theo những đặc điểm phổ biến của sản xuất nông nghiệp thế giới nói chung. Nền nông nghiệp Việt Nam có đặc điểm riêng, xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội và điều kiện tự nhiên của Việt Nam.
Nền nông nghiệp nước ta được hình thành và phát triển từ lâu đời, nhưng thật sự có sự chuyển biến sâu sắc là, từ sau khi cách mạng giải phóng dân tộc dành tháng lợi. Đặc biệt từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, mà khởi đầu bằng việc đổi mới cơ chế chính sách trong nông nghiệp. Nền nông nghiệp Việt Nam chuyển từ cơ chế KH hoá tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, nền nông nghiệp nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế, ruộng đất được giao ổn định lâu dài cho hộ nông dân, người nông dân có quyền ra quyết định sản xuất theo mục tiêu kinh tế của mình. Các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, trong đó kinh tế hộ nông dân được bình đẳng trước pháp luật và được khuyến khích phát triển theo luật định. Vì vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang từng bước được chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng: Sự tồn tại trong một thời gian dài (1975- 1986) cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp trong nông nghiệp, làm ăn tập thể năng suất thấp kém, đã kìm hãm sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta với một mức độ không nhỏ!
Từ phân tích trên cho thấy: Nông nghiệp Việt Nam vừa chịu sự chi phối của quy luật phổ biến về thị trường, vừa chịu sự chi phối riêng do các đặc điểm chính trị xã hội của đất nước quy định. Thị trường ở nước ta chưa thật sự phát triển được như các nước trong khu vực, mặc dù từ khi ra nhập WTO đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về thành phần kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng và quy mô cũng như các mặt hàng sản xuất ra, nhất là sự bình đẳng của các thành phần kinh tế chưa được tôn trọng như luật định.
Tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn là lạc hậu, sản xuất nhỏ, đặc biệt là sản xuất hàng hoá chưa phát triển cao.
Tính lạc hậu thể hiện ở trình độ sản xuất còn thấp, đại bộ phận nông dân chưa qua đào tạo, sản xuất vẫn theo truyền thống và kinh nghiệm là nhiều, hàng năm có được tập huấn kỹ thuật nhưng chỉ với thời gian ngắn và nội dung còn hạn chế. Mặt khác bản thân trình độ đã có và khả năng nhận thức của nông dân cũng chưa theo kịp với yêu cầu. Công cụ máy móc và các phương tiện KHCN tuy đã và đang được đưa vào sản xuất nhưng vẫn còn quá ít, nguồn vốn đầu tư còn rất nhỏ bé so với các nước có nền nông nghiệp phát triển.
Sản xuất nhỏ thể hiện ở chỗ, hình thức sản xuất nông hộ là phổ biến, ruộng đất tuy đã qua "dồn đổi ô thửa" nhưng vẫn còn manh mún. Một hộ nông dân có từ 3- 4 thửa, thậm trí 4- 5 thửa vẫn còn nhiều. Vì vậy, hạn chế việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, mà có đưa vào thì chi phí lớn, dẫn tới hiệu quả sản xuất thấp.
Tính chất hàng hoá chưa cao, thể hiện: Chất lượng sản phẩm nông sản còn thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực, khối lượng cũng như tỷ suất hàng hoá nông sản còn thấp, sản xuất theo kiểu quy mô công nghiệp chưa nhiều. Ngoài việc xuất khẩu gạo, sự hoà nhập tham gia thị trường quốc tế còn chậm, số mặt hàng còn ít, thị trường quốc tế còn nhỏ, ngành công nghiệp chế biến, bảo quản các sản phẩm nông sản đã có phát triển hơn trước nhưng vẫn còn là nhỏ chưa tương xứng với yêu cầu.
Mặt khác, nền nông nghiệp nước ta còn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều thập kỷ chiến tranh của thế kỷ trước, do đó một phần diện tích đất, tài nguyên thiên nhiên, sinh thái bị tàn phá, nhất là việc đầu tư cho khoa học kỹ thuật bị chậm lại. Do vậy, rất cần một lượng vốn đáng kể để đầu tư đáp ứng yêu cầu sản xuất trong điều kiện mới.
Điều kiện tự nhiên của nước ta phức tạp, mật độ dân số vào loại cao so với thế giới, và hiện tại còn tập trung trong nông nghiệp tới trên 70% dân số.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, và có pha trộn một phần tính chất ôn đới, bao gồm đất đồng bằng, đất ven biển, đất trung du và miền núi. Điều kiện tự nhiên phong phú đã chia nông nghiệp nước ta làm 7 vùng kinh tế tự nhiên với nhiều hệ thống sinh thái khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp theo lợi thế so sánh có khó khăn. Nước ta có mật độ dân số cao, nhưng phân bố không đều, trình độ dân trí chênh lệch, điều đó tạo ra sự phát triển chênh lệch giữa các vùng.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
2.1.4.1 Cơ chế chính sách của chính phủ đối với nông nghiệp
Với sản xuất nông nghiệp, cơ chế chính sách về đất đai có vai trò chủ đạo. Khi cách mạng giải phóng dân tộc chưa thành công, ruộng đất thuộc quyền sở hữu và sử dụng của một bộ phận cá nhân, đại bộ phận nông dân chỉ là người làm thuê, với giá ngày công lao động rẻ mạt. Bản chất thực ở đây là không phải sản xuất cho họ mà sản xuất cho những chủ điền hưởng lợi. Vì vậy, tiềm năng đất đai, kinh nghiệm truyền thống trong nông nghiệp không được khai thác hết, dẫn đến năng suất hiệu quả thấp. Sau khi cách mạng giải phóng dân tộc thành công, ruộng đất về với người nông dân, kể cả thời gian sau đó nông dân góp ruộng vào làm ăn tập thể, lợi ích của người nông dân lao động đã hơn hẳn so với trước, do đó đã khai thác được lòng cần cù chịu khó của họ. Năng suất, sản lượng các loại nông sản tăng cao hơn trước rất nhiều, các biện pháp khoa học kỹ thuật cũng có điều kiện đưa vào sản xuất. Để sát với thực tế, luận văn này xin lấy nông nghiệp Miền Bắc là một dẫn chứng: Từ sau 1945, Nhà nước Việt Nam mới được thành lập, đến năm 1975, nhờ cơ chế chính sách đất đai ở giai đoạn này tập thể hoá là phù hợp, nông nghiệp đã có những bước tiến bộ to lớn, chỉ riêng với sản xuất lúa, năng suất đã đạt được từ 3- 4 tấn, rồi 5 tấn thóc/ha/năm, gấp từ 2-3 lần so với trước đó. Tổng sản lượng lương thực Miền Bắc khi đó đã tăng vượt bậc, có đủ ăn cho khoảng 13- 14 triệu dân, có chăn nuôi và một phần lớn lương thực chi viện cho Miền Nam. Công thức 5 tấn thóc, 2 đầu lợn/1 lao động/1ha gieo trồng là mục tiêu của sản xuất nông nghiệp. Vì thế mà trong cảm hứng của mình về thắng lợi của sản xuất nông nghiệp ở thời kỳ lịch sử này, nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý đã viết "Năm tấn thóc để góp phần đánh Mỹ, ruộng đất quê ta không muốn nghỉ lấy một ngày...", thật là một ca khúc hùng tráng của sản xuất nông nghiệp, mãi mãi đi vào lòng người mà trong đó có sự đóng góp một phần lớn lao của cố Giáo sư Bùi Huy Đáp- nguyên Hiệu trưởng nhà trường và các cộng sự là thuỷ tổ của lúa xuân. Thầy và trò nhà trường Đại học nông nghiệp Hà nội hôm nay vẫn có quyền từ hào về điều đó!
Từ sau khi cả nước thống nhất 4/1975 đến 1985, chính sách tập thể hoá đất đai đã không còn phù hợp, kể cả các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất ở Miền Nam, sau ngày giải phóng được kỹ lưỡng tổ chức thành lập, cũng sớm bộc lộ sự không phù hợp với chính sách này. Nông dân Miền Bắc nhàm chán với nông nghiệp tập thể, nông dân Miền Nam thì xin ra khỏi tập đoàn sản xuất, hợp tác xã. Sản lượng lương thực cả nước chỉ đạt 11- 12 triệu tấn/năm. Nước ta rơi vào khủng hoảng lương thực thiếu đói trầm trọng... Thấy được nhược điểm của cơ chế chính sách này, Đảng và Nhà nước ta đã có sự điều chỉnh, mạnh dạn bắt đầu bằng: “Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” theo chỉ thị 100 tháng 1 năm 1981. Trên thực tế, đây là bước mở đầu mang tính chất của một cuộc đổi mới, người nông dân đã có quyền được hưởng phần sản phẩm tăng lên trên diện tích khoán của mình, một luồng gió mát lành đến với nông dân, nông nghiệp, nhờ đó mà nông nghiệp có sức sống mới, hồi sinh trở lại, lượng lương thực được từng bước nâng lên 15- 16 triệu tấn/năm. Thiếu đói được đẩy lùi một bước đáng kể.
Từ năm 1986 đến nay, cơ chế chính sách với nông nghiệp được từng bước thay đổi mạnh hơn, mà nền tảng là chính sách sử dụng đất đai được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đề ra. Triển khai nghị quyết này, nghị quyết 10 của Bộ chính trị tháng 4/1988 được ban hành "Giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân", tư liêụ sản xuất của hợp tác xã trước đây được hoá giá, trừ khấu hao bán lại cho hộ nông dân. Đây là bước đột phá về cơ chế chính sách đất đai, nông dân đã thật sự có quyền sử dụng ruộng đất được giao của mình, tự lo, tự làm và hưởng kết quả làm ra. Và năm 1988, sản lượng lương thực cả nước đã đạt đến 17,6 triệu tấn, đủ cho nhu cầu ăn trong nước và có xuất khẩu 30 vạn tấn gạo, một thành tựu làm nức lòng cả nước lúc bấy giờ, thế giới phải ngạc nhiên. Các năm sau đó sản lượng lương thực tiếp tục tăng, thời kỳ 1989- 1993 đạt đến 22,3 triệu tấn/năm [3], xuất khẩu đạt 1,2- 1,4 triệu tấn rồi 1,6 triệu tấn gạo/năm, đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Chính sách chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp sang mô hình mới là kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp được thực hiện 1997- 1998. Chính sách dồn điền đổi thửa được thực hiện 2001- 2002, và nhiều chính sách khác như: khuyến nông, ngân hàng phục vụ nông nghiệp, khuyến khích khoa học, kỹ thuật, đầu tư vào nông nghiệp, chính sách kinh tế nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Thị trường nông nghiệp nước ta đã và đang hoà với thị trường thế giới, làm cho sản xuất nông nghiệp nước ta tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. “Đến năm 2008, sản lượng lương thực đạt 40,1 triệu tấn, gấp trên 2,2 lần so với năm 1988, xuất khẩu gạo đạt 4,26 triệu tấn” [2] đứng thứ 2 thế giới. Nhiều loại cây trồng khác cũng đạt kết quả rất cao, như Điều, Cà phê, Ca cao, Mía đường, trồng rừng... Ngành chăn nuôi cũng rất phát triển, đủ cho nhu cầu thực phẩm trong nước và còn xuất khẩu với khối lượng khá lớn ở một số loại: Thịt lợn đông lạnh, thuỷ sản cá, tôm. Nông nghiệp Việt Nam đã thật sự đạt thành tựu mà từ trước chưa có, làm thay đổi bộ mặt nông dân, nông thôn, từ thiếu đói, nghèo nàn đến đủ ăn, khá, và một bộ phận đáng kể hộ nông dân đang giàu lên. Từ chỗ, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, trở thành nước bắt đầu có nền sản xuất nông nghiệp với trình độ hơn hẳn trước đây, ở một số khâu đã đạt trình độ khá, cao, văn hoá xã hội khá phát triển.
2.1.4.2 Cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, điện, đường giao thông
Thủy lợi: Trong nông nghiệp, đối với cây trồng các loại, sau đất là tư liệu sản xuất hàng đầu, kế đó là nước, bởi sinh vật nào cũng cần nước. Song chỉ dựa vào nước tự nhiên ở mỗi vùng sinh thái riêng, trong khoảng thời gian nhất định để cây trồng, vật nuôi ở đó có nước sinh trưởng phát triển thôi, như vậy, không phải là nông nghiệp, mà là thế giới sinh vật tồn tại và phát triển đang "Diễn thế tự nhiên theo quy luật". Để có sản xuất nông nghiệp theo nghĩa đầy đủ, nghĩa là cây trồng và vật nuôi có sự tác động của con người từ đầu đến cuối của chu trình sản xuất (từ hạt, con giống, đến thu hoạch) phải có thuỷ lợi cung cấp nước, vì nước chiếm từ 70- 90% trong các cá thể cây con. Mặt khác, thiên tai bão úng có thể gây hại cho sản xuất nông nghiệp với mức độ thực tế ngày một gia tăng. Vì vậy, quá trình phát triển của nông nghiệp, gắn liền với việc hình thành và xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Nông nghiệp ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đã và đang phát triển, thì liền với nó là hệ thống thuỷ lợi phải được chủ động phát triển. Có như vậy mới đáp ứng được tưới tiêu phục vụ sản xuất. ở Việt Nam, lịch sử từ các triều đại phong kiến đã làm hạ tầng thuỷ lợi, như: Đắp đê thời Lý; Kênh nhà Lê (Thanh Hoá); đắp đê bao ngăn mặn ở Hải Phòng, Thái Bình của Nguyễn Công Trứ triều Nguyễn... Sang chế độ mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định thuỷ lợi là hàng đầu "Nhất nước, nhì phân..." Miền Bắc có hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải xây dựng từ năm 1958 và nhiều công trình khác. Miền Nam, sau 1975 cũng đặc biệt chú ý đến công tác thuỷ lợi, hệ thống kênh rạch tưới tiêu được cải tạo kết hợp với đào mới, nhiều công trình thuỷ lợi tưới tiêu bằng động lực được xây dựng. Điều đó, nói lên rằng, thuỷ lợi có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sản xuất nông nghiệp.
Điện: Khác với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tự cấp, tự túc từ năm 1985 trở về trước. Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta, trong đó có nông nghiệp được xác định vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, tức là nông nghiệp nước ta đã bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá, mà sản xuất hàng hoá thì quy mô và yêu cầu kỹ thuật phải tiến bộ hơn trước. Điện là năng lượng mạnh của sản xuất, đã trở thành một yêu cầu quan trọng, là vật tư thiết yếu của nông nghiệp. Điện dùng vận hành các trạm bơm tưới, tiêu, sấy khô nông sản, bảo quản hạt, củ giống, làm đông lạnh hàng xuất khẩu. Sản xuất kỹ thuật càng cao thì càng đòi hỏi nhu cầu về điện. Các vùng sản xuất rau an toàn, trồng hoa, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm... thường xuyên cần điện để bơm, cấp nước tưới, cho gia súc, gia cầm uống, tắm, thắp sáng, điều chỉnh sinh trưởng của cây, cho gia súc ăn, sưởi ấm... Điện dùng máy sục khí cho môi trường thuỷ sản. Đặc biệt là dùng cho các kho lạnh bảo quản nông sản. Điện dùng trong các hộ nông dân: chạy quạt, thắp sáng... nấu ăn, duy trì và nâng cao sức khoẻ cho nông dân cũng là phục vụ nông nghiệp. Điện phục vụ công nghiệp chế biến nông sản cũng là gián tiếp quan trọng phục vụ cho nông nghiệp phát triển.
Cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn, giao thông đồng ruộng có đảm bảo về mạng lưới, độ rộng, và được cứng hoá thì sản xuất và đi lại của người sản xuất, của các phương tiện máy nông cụ làm đất, vận chuyển sản phẩm mới thuận lợi. Trái lại, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và đồng ruộng mà thấp kém, cũ không được đầu tư, xuống cấp không được sửa chữa kịp thời, sẽ gây khó khăn, tốn kém sức lao động của nông dân, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp, giảm khả năng tiếp cận phục vụ thị trường. Vì vậy, đầu tư cho giao thông nông thôn, giao thông đồng ruộng, kể cả kiên cố hoá kênh mương là một nội dung quan trọng của CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.
2.1.4.3 Nguồn lực lao động và vốn với nông nghiệp
Lao động nói trong phần này là yếu tố con người với nông nghiệp, thể hiện trên 3 yêu cầu khi tiến hành sản xuất kinh doanh nông nghiệp là: Sức lao động; kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật sản xuất; khả năng tổ chức sản xuất và tiếp cận thị trường. Trong giai đoạn sản xuất tự cấp, tự túc thì yêu cầu sức khoẻ để lao động và kinh nghiệm là chính. Ngày nay, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với trình độ ngày một cao, thì 3 yêu cầu trên đòi hỏi lại càng cao, vì máy móc, phương tiện... chưa thể thay thế hoàn toàn được sức lao động của con người, vẫn còn những công đoạn, cần trực tiếp sức lao động con người. Liền với đó, để tăng năng suất lao động, con người phải đúc kết được kinh nghiệm, nhất là học tập nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật để vận dụng vào sản xuất. Kinh nghiệm càng nhiều, trình độ khoa học kỹ thuật có và vững chắc thì sản xuất có năng suất, sản lượng cao. Tổ chức sản xuất hợ._. trên 50% lao động trực tiếp tham gia vào nhiều khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, nâng tầm họ lên đúng với vị thế trong công cuộc đi lên CNH- HĐH, tránh sự chú ý lệch lạc trọng nam, nhẹ nữ của nhận thức cũ.
áp dụng kịp thời, với nội dung rộng hơn các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất:
Với cây trồng:
Bảng 4.23A. Đầu tư cho các chương trình khoa học kỹ thuật và công nghệ đảm bảo cho ngành trồng trọt phát triển bền vững huyện Văn Lâm đến 2015
Chỉ tiêu
ĐVT
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
1- Sản xuất lúa giống
ha
60,0
168,0
65,0
182,0
70,0
196,0
75,0
210,0
80,0
224,0
80,0
224,0
Sản lượng
tấn
330,0
357,5
385,0
412,5
440,0
440,0
2- Trình diễn giống lúa mới
ha
5,0
28,0
5,0
28,0
5,0
28,0
5,0
28,0
5,0
28,0
5,0
28,0
3- Máy gặt liên hoàn
cái
15,0
75,0
15,0
75,0
15,0
75,0
20,0
100,0
20,0
100,0
4- Rau an toàn
ha
30,0
90,0
35,0
105,0
35,0
105,0
40,0
120,0
45,0
120,0
50,0
150,0
5- Khoai tây chất lượng cao
ha
10,0
33,0
15,0
49,5
20,0
66,0
25,0
82,5
30,0
99,0
35,0
115,5
6- Thiết bị, kho lạnh
m2
50,0
250,0
7- Máy, nhà xưởng
m2
50,0
250,0
Cộng kinh phí
394,0
689,5
720,0
540,5
571,0
517,5
Theo bảng 4.23A:
Năm 2010 dành 394 triệu đồng để hỗ trợ cho sản xuất lúa giống 60 ha (sản lượng 330 tấn), trình diễn các giống mới 5ha, hỗ trợ máy gặt liên hoàn 15 cái, rau an toàn 30ha, khoai tây chất lượng cao 10ha.
Đến năm 2015 dành 517,5 triệu đồng để hỗ trợ cho sản xuất lúa giống 80ha (sản lượng 440 tấn), trình diễn giống mới 5ha, rau an toàn 50ha, khoai tây chất lượng cao 35ha.
Riêng thiết bị kho lạnh bảo quản các sản phẩm nông nghiệp năm 2011 đầu tư 50m2 = 250 triệu đồng. Thiết bị máy sấy, nhà xưởng sơ chế dược liệu năm 2012 đầu tư 50m2 = 250 triệu đồng.
Nêu giải pháp trên vì: Giống lúa chất lượng đưa vào sản xuất cùng với thâm canh sẽ tạo cho cây lúa có sức sinh trưởng tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, làm cơ sở vững chắc nâng cao năng suất, sản lượng lúa. Giải pháp này đã được làm có hiệu quả giai đoạn 2006- 2008. Khảo nghiệm giống mới thực hiện đều qua các năm với diện tích gieo cấy 5ha/năm là nhằm giúp nông dân chủ động tiếp cận giống mới đưa vào sản xuất.
Hỗ trợ mở rộng diện tích gieo trồng rau an toàn và khoai tây chất lượng cao với mức tăng dần như bảng trình bày, vì hiệu quả của 2 chương trình này được thị trường chấp nhận, đưa lại hiệu quả rõ nét, làm lợi cho nhiều hộ nông dân giai đoạn 2006- 2008 và năm 2009. Song, hướng đầu tư hỗ trợ giai đoạn 2010- 2015, ngoài việc hỗ trợ giống, dành phần đáng kể khoảng 60% kinh phí hỗ trợ cho một phần nhà che phủ nilon, nhà lưới ở những hộ có đầu tư lớn, như thế, sẽ có trọng tâm trọng điểm.
Đồng thời với việc đưa các chương trình khoa học kỹ thuật, công nghệ vào ngành trồng trọt, phải thực hiện giải pháp chủ động phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo ngành trồng trọt phát triển bền vững.
Bảng 4.23B Chi phí cho phòng, trừ sâu bệnh đảm bảo ngành trồng trọt phát triển bền vững 2010- 2015
Nội dung
ĐVT
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
1- Hoạt động của Ban chỉ đạo
Người
15
7,5
15
7,5
15
7,5
15
7,5
15
7,5
15
7,5
2- Hỗ trợ cán bộ BVTV
Người
90
27,0
90
27,0
90
27,0
90
27,0
90
27,0
90
27,0
3- Hỗ trợ diệt chuột
Xã (TT)
11
22,0
11
22,0
11
22,0
11
22,0
11
22,0
11
22,0
4- Tập huấn cho nông dân
Lớp
22
22,0
33
33,0
44
44,0
55
55,0
66
66,0
77
77,0
5- Tuyên truyền
Thôn
86
25,8
86
25,8
86
25,8
86
25,8
86
25,8
86
25,8
6- Kiểm tra các cửa hàng thuốc BVTV
Người
5
5,0
5
5,0
5
5,0
5
5,0
5
5,0
5
5,0
Cộng kinh phí
109,3
120,3
131,3
142,3
153,3
164,3
Theo bảng trên:
Năm 2010 dành 109,3 triệu đồng chi cho 6 nội dung: Họat động quản lý nhà nước và chuyên môn thông qua Ban chỉ đạo, hỗ trợ cán bộ bảo vệ thực vật (BVTV) từ huyện đến cơ sở thôn, hỗ trợ diệt chuột, tập huấn cho nông dân. Đặc biệt là hỗ trợ cho tuyên truyền BVTV hàng vụ đến tận thôn và việc kiểm tra các cửa hàng thuốc BVTV trên địa bàn huyện.
Tại sao phải cụ thể giải pháp này? Vì phải có sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước từ huyện đến xã, thị trấn, như vậy mới chặt chẽ. Họat động của cán bộ hệ thống BVTV từ huyện đến thôn mới đảm bảo sát sao đồng ruộng. Phải hỗ trợ diệt chuột vì các năm trước và hiện nay đã làm có hiệu quả. Hỗ trợ tập huấn cho nông dân là cần thiết để sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, trong những điều kiện thời tiết khác nhau. Đặc biệt là hỗ trợ cho tuyên truyền đến tận thôn: Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, thời kỳ sâu bệnh phát sinh, thời gian phun thuốc phòng trừ hữu hiệu. Định kỳ kiểm tra để đảm bảo các cửa hàng thuốc phải có đăng ký, chỉ được lưu hành các loại thuốc thật, đúng nhãn mác, chất lượng tốt. Như vậy mới tạo sự đồng bộ, chủ động phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cho ngành trồng trọt phát triển bền vững, năng suất hiệu quả cao.
Về chăn nuôi thủy sản:
Bảng 4.24A. Đầu tư cho các chương trình khoa học kỹ thuật và công nghệ đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững huyện Văn Lâm đến 2015
Chỉ tiêu
ĐVT
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
Số lượng
Kinh phí (tr.đ)
1- Nái hậu bị ngoại
con
110
55
120
60
140
70
160
80
180
90
200
100
2- Lợn ỷ địa phương
con
10
5
20
10
40
20
60
30
80
40
100
50
3- Gia cầm an toàn sinh học
con
2500
25
3000
30
3500
35
4000
40
4500
45
5000
50
4- Thuỷ sản
ha
10
100
10
100
10
100
10
100
10
100
10
100
5- Sind hoá đàn bò
con(đực giống)
5
30
5
30
5
30
5
30
5
30
5
30
6- Hầm Biogas (loại mới trang bị cho trang trại chăn nuôi để có khí ga chạy máy phát điện)
cái
2
20
3
30
5
50
10
100
15
150
20
200
7- Thiết bị làm sạch khí
cái
2
30
30
45
5
75
10
150
15
225
20
300
Cộng kinh phí
265
305
380
530
680
830
Theo bảng trên:
Năm 2010 dành 265 triệu đồng đầu tư hỗ trợ cho các chương trình chuyển giao kỹ thuật ngành chăn nuôi, trong đó:
- Lợn nái hậu bị ngoại 110con, lợn ỷ địa phương 10 con
- Gia cầm an toàn sinh học 2.500con
- Thủy sản (chủ yếu là diện tích cá rô phi đơn tính) 10ha
- Bò đực giống sind 5con
- Hầm khí Biogas 2 cái (loại lớn chạy máy phát điện)
- Thiết bị làm sạch khí 2 cái
Năm 2015 dành 830 triệu đồng đầu tư hỗ trợ cho các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật nói trên, trong đó:
- Lợn nái hậu bị ngoại 200con, lợn ỷ địa phương 100con
- Gia cầm an toàn sinh học 5.000con
- Thủy sản 10 ha
- Bò đực giống sind 5 con
- Hầm Biogas 20 cái (loại lớn cho các trang trại chăn nuôi lấy khí phát điện)
- Thiết bị làm sạch khí 20 cái (giúp cho công tác phòng dịch bệnh lây lan qua đường hô hấp).
Tại sao lại xác định thực hiện giải pháp khoa học kỹ thuật như vậy? Vì chăn nuôi của huyện ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giá trị sản xuất. Đầu tư cho đàn nái hậu bị lợn ngoại để có giống siêu nạc nuôi lợn thịt. Khôi phục một lượng nhỏ lợn ỷ địa phương. Đàn gia cầm hỗ trợ theo hướng nuôi bán chăn thả, giúp nông dân từng bước nhân ra diện rộng vừa nuôi gà nai 2/3 máu và gà địa phương bằng kỹ thuật an toàn sinh học.
Thủy sản: Hướng hỗ trợ cho diện tích nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính, là loại thủy sản có độ đạm cao trong sản phẩm, lại dễ nuôi, có sức kháng bệnh tốt, phù hợp với các mô hình trang trại VAC. Hỗ trợ bò đực giống sind nhằm nâng cao tỷ lệ liều phối tinh hữu hiệu, tạo ra đàn bê lai có tầm vóc to, dáng đẹp, tăng trọng nhanh, giá trị xuất chuồng cao, tăng hiệu quả cho người chăn nuôi. Đầu tư thiết bị là sạch khí nhằm phòng lây lan dịch bệnh qua đường hô hấp, đây là đường chính lây lan dịch bệnh do vi rút bay theo không khí, như vậy chăn nuôi tập trung sẽ an toàn hơn.
Chi phí cho phòng chống dịch bệnh đảm bảo cho chăn nuôi phát triển bền vững.
Đồng thời với việc chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ mới trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, kể cả thủy sản còn phải đầu tư cho nhiệm vụ phòng chống có hiệu quả dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho chăn nuôi phát triển bền vững.
Bảng 4.24B. Chi phí cho phòng chống dịch bệnh đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển bền vững 2010- 2015
Nội dung
ĐVT
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
Số lớp
Kinh phí (tr.đ)
1- Hoạt động của Ban chỉ đạo
Người
18
9,0
18
9,0
18
9,0
18
9,0
18
9,0
18
9,0
2- Hỗ trợ cán bộ thú y
Người
90
45,0
90
45,0
90
45,0
90
45,0
90
45,0
90
45,0
3- Tập huấn cho người chăn nuôi, kể cả nuôi thủy sản
Lớp
22
22,0
33
33,0
44
44,0
55
55,0
66
66,0
77
77,0
4- Tuyên truyền
thôn
86
25,8
86
25,8
86
25,8
86
25,8
86
25,8
86
25,8
5- Kiểm tra các cửa hàng thuốc thú y
Người
5
7,5
5
7,5
5
7,5
5
7,5
5
7,5
5
7,5
Cộng kinh phí
109,3
120,3
131,3
142,3
153,3
164,3
Theo bảng trên:
Năm 2010 dành 109,3 triệu đồng cho 5 nội dung: Họat động của Ban chỉ đạo, hỗ trợ cán bộ thú y, tập huấn cho cán bộ thú y, tuyên truyền, kiểm tra các cửa hàng thuốc.
Đến năm 2015 dành 164,3 triệu đồng cho 5 nội dung tương tự như trên, cụ thể như bảng 4.24B.
Phải cụ thể hơn các nội dung đầu tư hỗ trợ cho phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi là vì: Phải đảm bảo vai trò quản lý nhà nước thường xuyên đối với ngành chăn nuôi, thông qua họat động trực tiếp của ban chỉ đạo, của đội ngũ cán bộ thú y từ huyện đến thôn, đồng thời phải tập huấn kỹ năng phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho người chăn nuôi: Từ khâu chọn giống, vệ sinh chuồng trại, đảm bảo nguồn nước, thức ăn sạch đến xuất, nhập sản phẩm… Đặc biệt là đầu tư hỗ trợ cho công tác tuyên truyền đến hệ thống truyền thanh từng thôn về phương pháp phòng chống dịch bệnh, để mọi người chăn nuôi từ quy mô nhỏ đến lớn nắm được thực hiện. Thường xuyên định kỳ hàng quý, hoặc đột xuất kiểm tra các cửa hàng thuốc thú y, xử lý các trường hợp vi phạm, nhằm đảm bảo tất cả các cửa hàng thuốc thú y phải có đăng ký và lưu hành thuốc đúng loại, chất lượng tốt.
4.3.2.4 Chủ động điện, tưới tiêu và phòng chống thiên tai đạt hiệu quả cao nhất.
Nâng cấp thay thế hệ thống cột dây đã cũ, hoàn chỉnh cả hệ thống điện của huyện, giảm hao phí điện năng đường dây. Đồng thời bàn giao chức năng quản lý thống nhất cho ngành điện theo chỉ đạo của Chính Phủ và thu giá điện bậc thang như quyết định của Bộ công thương để ngành điện dịch vụ đủ điện năng cho sản xuất và đảm bảo an toàn đường dây.
Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu của huyện (kể cả Nhà nước quản lý và xã, TT quản lý) phải được tu sửa thường xuyên.
Hệ thống sông trục, kênh dẫn được nạo vét hàng năm, đáp ứng dẫn tưới đủ nước, tiêu úng kịp thời, đảm bảo phục vụ an toàn thường xuyên cho sản xuất.
Nhiệm vụ phòng chống thiên tai phải được chủ động thực hiện theo tinh thần 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, kinh phí tại chỗ. Trong đó có phương án trọng tâm, trọng điểm riêng cho những vùng trũng, những thời kỳ mùa vụ thu hoạch, những nơi chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm tập trung, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại khi thiên tai xảy ra.
4.3.2.5 Về vốn
Sử dụng hiệu quả số vốn hiện có gồm: Vốn là hiện vật cây con, vật tư, phân bón, chuồng trại nhà lán, và các thiết bị khác, kể cả vốn là đất đai, nguồn nước… để nâng cao năng suất hiệu quả của các ngành nghề đang làm. Đồng thời mạnh dạn đầu tư vào các nội dung mới có thế mạnh, như đầu tư cho khoa học kỹ thuật, cho sơ chế bảo quản. Thực hiện tốt chính sách cho vay với lãi suất khuyến khích do Chính phủ quy định và các chương trình, đề án đã được tỉnh, huyện phê duyệt, nhằm đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Trong đó chú ý hơn với những hộ gắn bó với nông nghiệp, sản xuất quy mô hàng hoá vừa và lớn.
4.3.2.6 Về thị trường
Mọi người sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải giữ vững thị trường hiện có, đồng thời tạo dựng, mở rộng thị trường mới, nắm thông tin kinh tế kịp thời để thực hiện giá cả mua bán sát với thị trường, thường xuyên tham gia các hội chợ, xúc tiến thương mại, chủ động có các biện pháp Makertting để quảng bá nâng cao thương hiệu sản phẩm.
Về phía huyện: Tạo môi trường thuận lợi cho dịch vụ buôn bán các loại sản phẩm nông nghiệp, cải tạo nâng cấp cửa hàng, mở rộng diện tích các chợ đầu mối bán buôn. Cải tạo nâng cấp các chợ nông thôn bán lẻ. Khuyến khích tạo thuận lợi cho những hộ, tổ chức xuất khẩu nông sản bằng cách: Giúp họ giới thiệu sản phẩm, tiếp xúc với khách hàng mới, khách hàng là người nước ngoài. Có thể giúp họ về kỹ thuật bao bì, nhãn mác trong những lô hàng đầu tiên xuất khẩu trong thời gian tới 2015 và nhiều năm về sau.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
Với điều kiện tự nhiên đất đai màu mỡ hiện có, thời tiết, khí hậu thuận lợi; Gần thị trường thủ đô Hà Nội và các khu công nghiệp lớn. Thị trường trong nước, rộng hơn là khu vực và thế giới ngày một mở rộng hơn; Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày một nhanh, việc áp dụng vào sản xuất sẽ tiếp tục được thực hiện với nhiều nội dung phong phú và đa dạng; cơ sở hạ tầng sẵn có và sẽ được nâng cấp và xây dựng mới đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất. Những khó khăn tạm thời về vốn, môi trường, đất đai manh mún sẽ được từng bước khắc phục. Mọi hộ nông dân Văn Lâm đều có truyền thống yêu lao động, gắn bó với nông nghiệp, sáng tạo trong sản xuất, năng động với thị trường. Bên cạnh đó, các chính sách của Đảng và Nhà nước với nội dung khuyến khích tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển sẽ tiếp tục được bổ sung, tổ chức thực hiện theo tinh thần nghị quyết TW 7 khoá 10 của Đảng. Huyện Văn Lâm sẽ từng bước khắc phục được những hạn chế của nông nghiệp 2006- 2008, vượt qua được những khó khăn thách thức mới, để từng bước thực hiện nền sản xuất nông nghiệp bền vững, phù hợp với tiến trình chung của nông nghiệp Hưng Yên và cả nước!
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với nhà nước
Tiếp tục thực hiện chính sách kích cầu cho nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, trước mắt là áp dụng chế độ cho vay với lãi suất thấp theo quyết định số 131 ngày 23/1/2009 và số 497 ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Số tiền cho vay theo nhu cầu đầu tư khôi phục mở rộng sản xuất của các dự án, có thể lên tới 30- 50% tổng vốn đầu tư mới. Tuỳ theo tính chất đầu tư, song hướng ưu tiên chính cho vay với những chủ hộ sản xuất nông nghiệp hàng hoá (trang vườn trại chăn nuôi) trồng trọt, rau an toàn, hoa chất lượng cao. mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ mới, phòng chống dịch bệnh…
Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, trước hết tập trung vào những mặt hàng nông sản có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, như: Tăng hợp đồng, thực hiện xuất khẩu hết lượng gạo sau khi đã tính toán đủ lượng nhu cầu ăn trong nước và dự trữ cần thiết. Lượng xuất có thể lên đến 6- 8 tấn/năm. Xuất khẩu thịt lợn, thuỷ sản đông lạnh và đồ hộp, một số loại nông sản khác: Cà phê, Kacao, cao su, điều, thanh long, rau cải, cải bắp, súp lơ, khoai tây… Xây dựng và thực hiện chính sách bảo trợ giá, mua trữ nông sản cho nông dân khi cần thiết, nhằm bình ổn giá, sản xuất có lãi.
Tổ chức các hội chợ nông nghiệp theo vùng, nên 4 kỳ trong một năm, nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho người sản xuất chào hàng, quảng bá sản phẩm, hội nhập mở rộng thị trường.
Sớm bổ sung, sửa đổi chính sách đất đai theo hướng tăng thời hạn sử dụng ruộng đất cho nông dân đến 50 năm ở đồng bằng, và dài hơn ở vùng núi, trung du. Xác định đất đai là hàng hoá, công bố quy hoạch vùng sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực đến từng tỉnh, huyện. Quy hoạch đất trung du, đồi núi cho các doanh nghiệp công nghiệp nặng phát triển. Những vùng đất đồng bằng có độ phì thấp, vùng trũng, úng, chua mặn có thể giải quyết cho các doanh nghiệp sản xuất vật tư phân bón, và chế biến nông sản… vào đầu tư. Song khi thu hồi đất, việc đền bù phải ngang giá thị trường và dành lại cho nông dân một tỷ lệ đất cần thiết làm dịch vụ đảm bảo cuộc sống. Ngừng hẳn cấp đất nông nghiệp màu mỡ (hai lúa, một màu, hoặc màu chuyên) cho các doanh nghiệp.
Đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh để thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững, trước hết là cơ chế hỗ trợ kinh phí cho đào tạo những người lao động trực tiếp theo kiểu vừa học vừa làm, cấp chứng chỉ, hoặc bằng sơ cấp cho họ.
Riêng đối với đội ngũ cán bộ huyện và xã (kể cả cán bộ lãnh đạo và nhân viên) thì tổ chức các buổi tập huấn: Pháp luật, chính sách liên quan đến đất đai, nông nghiệp, nông dân theo hình thức là bắt buộc có kiểm tra vấn đáp ngay trên lớp, nhằm nâng cao hiểu biết và sự vận dụng chính sách của đội ngũ cán bộ này, khắc phục 2 tình trạng phổ biến hiện nay là: Hiểu biết chính sách pháp luật không đầy đủ, dẫn đến chỉ đạo theo cảm tính, hai là ý thức trách nhiệm yếu kém trì trệ trong công việc gây phiền hà cho nông dân…
5.2.2 Với tỉnh Hưng Yên
Tăng kinh phí đầu tư gấp 1,5- 2 lần so với hiện nay để hỗ trợ huyện tiếp tục thực hiện với quy mô rộng hơn các chương trình khoa học về sản xuất và trình diễn giống lúa mới, rau an toàn, hoa chất lượng cao, các công cụ, máy móc nông nghiệp và các chương trình khoa học kỹ thuật thuộc ngành chăn nuôi.
Tăng thêm biên chế cho các trạm Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông, để mỗi trạm có từ 4- 5 cán bộ (hiện nay có 2 cán bộ hưởng lương/trạm, còn lại là tự trang trải), đồng thời hoàn thiện hệ thống này đến xã, thị trấn và cán bộ chuyên trách xã hưởng 50% lương theo bằng cấp, nhằm tạo lên một hệ thống chuyên môn từ trung ương đến địa phương. Có chế độ hỗ trợ lao động, cán bộ chuyên môn kiêm nhiệm đến thôn, khoảng 30% lương cơ bản. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông cho cán bộ từ huyện đến thôn như phần mục tiêu đã đề cập. Hỗ trợ 50% kinh phí phòng bệnh, 70% kinh phí chữa, trừ khoanh vùng dập dịch. Tổ chức chỉ đạo làm từng bước trong 3 đến 5 năm, đưa toàn bộ cơ sở chăn nuôi tập trung ra ngoài khu dân cư, cần phải có đề án riêng cho chương trình này.
Hoàn thiện trạm bơm tưới tiêu kết hợp ở xã Lương Tài, công suất 12.800m3/h trong năm 2009. Trong 3 năm tiếp theo xây dựng trạm bơm tiêu Trai Túc (Trưng Trắc) công suất 1.000m3/h. Nâng cấp trạm bơm tưới tiêu Văn ổ (Đại Đồng) công suất từ 500m3/h lên 1.000m3/h. Nạo vét xong sông Bần Vũ Xá, sông Lương Tài, sông Đình Dù (năm 2009 bắt đầu làm). Năm 2014 phối hợp với Bắc Ninh nạo vét xong toàn tuyến 4,6km sông Nguyệt Đức (giáp danh Văn Lâm và Thuận Thành- Bắc Ninh). Đồng thời chỉ đạo điện lực Hưng Yên đảm bảo phục vụ sản xuất thường xuyên 24/24, nhất là những thời kỳ mùa vụ, bơm tiêu úng, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Chỉ đạo bằng văn bản, quy chế đối với tất cả các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn, có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ phòng chống LBU tại địa phương.
Điều chỉnh bổ sung quyết định số 46 ngày 15/6/2006 của UBND tỉnh Hưng Yên, khuyến khích các trang trại tiếp tục được phát triển theo quy hoạch, trong đó cho phép xây dựng nhà cấp 4 (36m2) gắn với công trình nước sạch, vệ sinh tự hoại và nhà bảo quản, sơ chế sản phẩm không hạn chế, hỗ trợ đầu tư làm đường giao thông và hệ thống điện cho các khu này. Có cơ chế chính sách cho thuê đất làm dịch vụ các sản phẩm nông nghiệp phục vụ công nghiệp trên địa bàn như: bán lương thực, rau quả, thực phẩm thịt cá… dịch vụ ăn uống nhằm kích thích tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản.
5.2.3 Với huyện Văn Lâm
Chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chương trình khoa học kỹ thuật của tỉnh đầu tư vào địa bàn, đồng thời dành nguồn kinh phí của huyện đầu tư, trợ lực với mức 659 triệu ở năm 2010 và 1.347,5 triệu đồng vào năm 2015 để các chương trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở cả 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi được nhân ra diện rộng hơn.
Thường xuyên chỉ đạo các phòng, trạm chuyên môn, các xã, thị trấn, thực hiện tốt chương trình trọng tâm, chương trình phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi. Đồng thời chi hỗ trợ cho các nội dung họat động của nhiệm vụ này như phần mục tiêu đã xác định cụ thể với số kinh phí 218,6 triệu đồng ở năm 2010 và 328,6 triệu đồng vào năm 2015, tạo tiền đề vật chất cho hệ thống cán bộ thú y, bảo vệ thực vật từ huyện đến thôn, kể cả công tác tuyên truyền luôn họat động với tinh thần trách nhiệm cao, nhằm thực hiện cho được mục tiêu sản xuất nông nghiệp của huyện hàng năm được tiến bộ về khoa học kỹ thuật, an toàn dịch bệnh. Năng suất hiệu quả được đảm bảo và nâng cao.
Tại sao lại có kiến nghị này? Vì số chi cho các nội dung: Đầu tư khoa học kỹ thuật kể cả đào tạo nguồn nhân lực sẽ là tiền đề nâng cao năng suất và chất lượng nông sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý và hiệu quả sản xuất.
Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh. Bình quân mỗi năm phần của huyện chi trơ lực chỉ hết 273,6 triệu đồng (218,6 triệu đồng + 328,6 triệu đồng)/2, nhưng tạo cơ sở vững chắc cho số được là lớn hơn nhiều lần. Chỉ tính riêng được của an toàn dịch bệnh trên cây trồng (lúa) và vật nuôi đã là 14.064,86 triệu đồng/năm.
Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống lụt bão úng tại địa phương; cấp kịp thời tiền hỗ trợ thuỷ lợi phí cho cơ sở theo đúng quy định của Nhà nước qua mỗi vụ sản xuất. Hàng năm giao kế hoạch và đôn đốc các xã, thị trấn hoàn thành kế hoạch nạo vét thuỷ lợi đông xuân đúng tiến độ. Chỉ đạo cơ sở thu tiền điện theo giá bậc thang hiện hành của Nhà nước, đồng thời thanh toán theo hợp đồng với ngành điện đúng hạn định.
Mỗi năm giành từ 250- 300 triệu đồng hỗ trợ các xã, thị trấn nâng cấp xây mới các cống tưới tiêu nội đồng. Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong đó, tập trung vào 6 xã trọng điểm nông nghiệp dọc đường sắt. Hỗ trợ đầu tư giao thông đồng ruộng, trước hết là các trục chính.
Tại sao lại có kiến nghị này? Vì tình hình thiên tai, mưa úng thường xảy ra, công nghiệp vào đầu tư với đô thị hóa nhanh, thì khi có mưa, nước dồn nhanh, mức độ ngập úng sẽ nặng hơn. Đầu tư cho nạo vét thủy lợi khoảng 1,25 tỷ đồng/năm, 250- 300 triệu đồng/năm sửa chữa nâng cấp các cống, cộng cả 2 số đầu tư trên khoảng 1,5- 1,8 tỷ đồng, nhưng ngoài phần tưới thuận lợi, còn tiêu úng nhanh, giảm được thiệt hại hàng chục tỷ đồng (như thiệt hại 2008 110 tỷ đồng là một thí dụ).
Xây dựng và thực hiện đề án tạo thuận lợi tiêu thụ nông sản phẩm, trước hết là các chợ phiên lớn, như: Chợ Đậu, chợ Nôm, chợ Tài, chợ đầu mối Như Quỳnh, chợ Đường Cái để xã mở rộng diện tích, cải tạo, nâng cấp các kiốt bán hàng, lối vào ra, khu vệ sinh công cộng, thu gom rác thải… Phương thức đầu tư huyện 50%, xã 30%. Chủ đăng ký các ky ốt ứng trước giá trị thầu 20%. Thực hiện đầu tư tuỳ theo năng lực tài chính, có thể đầu tư từng phần hạng mục hoặc toàn bộ hạng mục. Thời gian đầu tư trong 3 năm, bắt đầu từ 2010. Các chợ thôn trước hết là có quy hoạch diện tích, địa điểm và đầu tư vào giai đoạn hai: 2014- 2015. Nguồn tài chính đầu tư cho đề án này khá lớn, khoảng 10 tỷ đồng. Vì vậy, huyện cần mạnh dạn lập phương án đổi đất lấy công trình.
Chỉ đạo giải quyết các tồn tại hiện có về môi trường, bằng cách tuyên truyền thường xuyên cho mọi người dân hiểu được ý nghĩa quan trọng của môi trường với đời sống con người, ý thức được nghĩa vụ bắt buộc của người chủ thải ra chất thải phải có nghĩa vụ đưa về nơi quy định. Các doanh nghiệp trên địa bàn phải chấp hành nghiêm luật môi trường, huyện có quyền kiểm tra thường kỳ và bất thường việc thải và xử lý chất thải của các doanh nghiệp, phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh, TW, khi cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5.2.4 Với hộ nông dân
Thực hiện sản xuất có kỹ thuật, kết hợp với đúc rút kinh nghiệm qua thực tế để đạt năng suất, hiệu quả cao. Để đạt được mục tiêu này, các hộ nông dân phải nâng tầm kỹ thuật đi học các lớp đào tạo ngắn ngày, các lớp tập huấn với tinh thần tự giác, học cho chính mình, học kỹ thuật công nghệ mới, kết hợp với học tập lẫn nhau giữa những người cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh, học qua các mô hình tiên tiến trong và ngoài địa bàn…
Thường xuyên thực hiện các công việc phòng chống dịch bệnh, nhằm đảm bảo an toàn với mức cao nhất, các loại cây, con mà mình sản xuất, phòng tổng hợp là chính, từ khâu chọn giống, đến vệ sinh tiêu độc chuồng trại, đồng ruộng… đảm bảo vệ sinh môi trường tuyệt đối trong khu, vùng sản xuất. Trường hợp có phát sinh dịch bệnh thì phải bình tĩnh thực hiện các biện pháp hướng dẫn chữa trị, phun thuốc tiêu độc, khoanh vùng dập dịch của cơ quan chức năng, nhằm hạn chế dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng.
Nắm chắc thông tin kinh tế qua các kênh và chính sách của Nhà nước có liên quan, để từ đó mạnh dạn đầu tư tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng đúng hướng, nhất là đầu tư giống chất lượng cao, các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Giữ uy tín thường xuyên với khách hàng, thông qua chất lượng sản phẩm và thực hiện đúng hợp đồng mua bán, mạnh dạn mở rộng thị trường, tiếp cận với khách hàng mới, kể cả khách hàng lớn, khách hàng nước ngoài.
Kết hợp thực hiện lòng kiên nhẫn với chí sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Kiên nhẫn để vượt qua những khó khăn thách thức nẩy sinh, kể cả rủi ro (nếu có) trong quá trình phát triển kinh doanh nông nghiệp. Kiên nhẫn vừa làm vừa đề nghị với cơ quan chức năng giải quyết cho mình nguyện vọng mở rộng sản xuất kinh doanh như: Đất đai, vốn vay… kể cả những vấn đề có lợi khác, hợp với đường lối kinh tế chung của Đảng và Nhà nước, nhưng quy định cụ thể thì tiền lệ chưa có. Chí sáng tạo để vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kể cả mô hình đã làm, vận dụng chính sách với hoàn cảnh cụ thể của mình, sáng tạo cũng là năng động với thị trường. Mọi người sản xuất kinh doanh thuộc ngành nông nghiệp, luôn kết hợp được 2 mặt: Kiên nhẫn và sáng tạo sẽ là yếu tố hàng đầu để trụ vững và phát triển cho hộ, trang trại của mình, đồng thời cũng là góp phần trực tiếp cho nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững./.
Tài liệu tham khảo
Ban tuyên giáo TW, 8/2008, Tạp chí báo cáo viên, Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo.
Ban tuyên giáo, 11/2008, Tạp chí báo cáo viên, Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo.
Bộ NN& công nghệ thực phẩm, 1993, Tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp.
Bộ tài nguyên và môi trường, 7/2009, Địa lý khí hậu Việt Nam, Báo điện tử.
Chi cục thú y tỉnh Hưng Yên, 12/2007, Báo cáo tổng kết năm 2007, Chi cục thú y tỉnh Hưng Yên.
Chi cục thú y tỉnh Hưng Yên, 4/2009, Báo cáo tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi 2006- 2008, Chi cục thú y tỉnh Hưng Yên.
Chi cục BVTV Hưng Yên, 4/2009, Báo cáo tình hình sử dụng thuốc BTV 2006- 2008, Chi cục BVTV tỉnh Hưng Yên.
Đỗ Kim Chung, 6/2008, Càng làm nông nghiệp nông dân càng nghèo, Báo đại đoàn kết.
Đỗ Kim Chung, 2009, Nền nông nghiệp bền vững là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp bền vững, Trường Đại học NN Hà Nội.
Cục Chăn nuôi, 6/2009, Ngành chăn nuôi Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.
Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, 9/2008, Niên giám thống kê 2007.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 1/2008, Tổng kết nông nghiệp năm 2007, Bộ nông nghiệp& PTNT.
Phạm Vân Đình, 1997, Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học NN Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam, 2006, Văn Kiện Đại hội 10, Học viện Chính trị Quốc gia HCM.
Thanh Hùng, 10/2009, Diễn đàn Hocmai.vn, Báo điện tử.
Khuyết danh, 6/2009, Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa, Báo điện tử.
Diệu Loan, 7/2006, Tăng trưởng nông nghiệp thế giới, Báo điện tử.
Nguyễn Văn Luật, 10/2008, Chiến lược phát triển lương thực, Báo nhân dân.
Vũ Thị Ngọc Phùng, 1997, Kinh tế phát triển, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
Phòng NN&PTNT huyện Văn Lâm, 4/2009, DT sản xuất lúa giống huyện Văn Lâm 2006- 2008, Phòng NN&PTNT huyện Văn Lâm.
Phòng NN&PTNT huyện Văn Lâm, 5/2009, Diện tích khoai tây chất lượng cao và rau an toàn huyện Văn Lâm 2006- 2008, Phòng NN&PTNT huyện Văn Lâm.
Phòng Thống Kê huyện Văn Lâm, 2/2009, Hiện trạng sử dụng đất Huyện Văn Lâm 2006- 2008, Phòng Thống kê huyện Văn lâm.
Phòng Thống Kê huyện Văn Lâm, 5/2009, Tình hình dân số huyện Văn Lâm, Phòng Thống kê huyện Văn lâm.
Phòng Thống Kê huyện Văn Lâm, 5/2009, Kết quả phát triển kinh tế huyện Văn Lâm 2006- 2008, Phòng Thống kê huyện Văn lâm.
Phòng Tài Nguyên- Môi trường huyện Văn Lâm, 4/2009, Diện tích đất đã giao cho doanh nghiệp và xây dựng hạ tầng huyện Văn lâm 2006- 2008, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Văn Lâm.
Phòng Tài Nguyên- Môi trường huyện Văn Lâm, 12/2006, Khối lượng phát sinh chất thải rắn huyện Văn Lâm, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Văn Lâm.
Đức Phương, 8/2009, Nông nghiệp Thái Lan, Thời báo kinh tế.
Thời báo kinh tế, 1/2006, Chương trình trọng điểm khoa học công nghệ nông nghiệp, Báo điện tử.
Thời báo kinh tế, 6/2008, Thông tin Ngành hàng, Báo điện tử.
Trạm Bảo vệ thực vật huyện Văn Lâm, 4/2009, Báo cáo tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Văn Lâm 2006- 2008, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Văn Lâm.
Trạm thú y huyện Văn Lâm, 5/2009, Tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm huyện Văn Lâm 2006- 2008, Trạm thú y huyện Văn Lâm.
Trạm thú y huyện Văn Lâm, 5/2009, Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi huyện Văn Lâm 2006- 2008, Trạm thú y huyện Văn Lâm.
UBND huyện Văn Lâm, 4/2008, Báo cáo kết quả gieo cấy Đông xuân 2008, UBND huyện Văn Lâm.
UBND huyện Văn Lâm, 12/2008, Báo cáo tình hình lụt, bão, úng 2006- 2008, UBND huyện Văn Lâm.
UBND huyện Văn Lâm, 8/2009, Kế hoạch phát triển nông nghiệp 2010, mục tiêu 2015, UBND huyện Văn Lâm.
UB Môi trường và phát triển thế giới, 1987, Phát triển bền vững, Đại học nông nghiệp Hà Nội.
Sở NN& PTNT tỉnh Hưng Yên, 12/2008, Báo cáo tổng kết nông nghiệp 2008, Sở NN& PTNT tỉnh Hưng Yên.
Sở NN& PTNT tỉnh Hưng Yên, 2006- 2008, Bản tin Thị trường từ số 19- 56, Sở NN& PTNT tỉnh Hưng Yên.
Việt Lan- Phước Lợi, 12/2007, Xuất khẩu gạo Việt Nam, Báo điện tử.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHKT09032.doc