Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên: ... Ebook Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

doc183 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- nguyÔn v¨n kha NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG TẠI HUYỆN YÊN MỸ TỈNH HƯNG YÊN LuËn v¨n th¹c sÜ KINH TÕ Chuyªn ngµnh : Kinh tÕ n«ng nghiÖp M· sè : 60.31.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: ts. ph¹m v¨n hïng Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Kha LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn “Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các tổ chức tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS Phạm Văn Hùng, người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Sau đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện Uỷ- HĐND- UBND huyện Yên Mỹ, các phòng ban, ngành của huyện, các xã, thị trấn và các chủ hộ chăn nuôi mà tôi đã tiếp xúc, điều tra, phỏng vấn và thu thập số liệu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Kha MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục bảng vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BTB Bắc tây bắc CNH Công nghiệp hóa ĐB Đông bắc ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long ĐBSH Đồng bằng sông hồng ĐNB Đông nam bộ ĐVT Đơn vị tính GO Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hóa HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định LĐ Lao động LĐGĐ Lao động gia đình LHCNL Loại hình chăn nuôi lợn LHCNLC Loại hình chăn nuôi lợn choai LHCNLHH Loại hình chăn nuôi lợn hỗn hợp LHCNLN Loại hình chăn nuôi lợn nái LHCNLT Loại hình chăn nuôi lợn thịt MI Thu nhập hỗn hợp NN Nông nghiệp NTB Nam tây bắc Pr Lợi nhuận TB Tây bắc TC Tổng chi phí Tr đồng Triệu đồng TR Tổng doanh thu UBND ủy ban nhân dân VA Giá trị gia tăng VAC Vườn ao chuồng XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Số đầu lợn và tốc độ tăng trưởng qua các năm tại các vùng sinh thái 39 2.2. Số lượng lợn nái và tốc độ tăng trưởng qua các năm tại các vùng sinh thái 39 2.3: Sản lượng thịt lợn hơi và tốc độ tăng trưởng tại các vùng sinh thái 40 2.4. Khối lượng và giá thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2005 41 3.1. Tình hình đất đai của huyện Yên Mỹ, 2006 - 2008 49 3.2. Tình hình lao động của huyện Yên Mỹ, 2006 - 2008 51 3.3. Tình hình phát triển sản xuất của huyện Yên Mỹ, 2006 - 2008 55 3.4. Số lượng các đơn vị tiến hành điều tra trên địa bàn huyện 58 4.1: Một số kết quả của ngành chăn nuôi lợn của huyện Yên Mỹ 61 4.2: Các loại hình nuôi lợn ở huyện Yên Mỹ qua các năm 62 4.3. Kết quả và chi phí ở các loại hình chăn nuôi lợn bình quân hộ 64 4.4. Hiệu quả của các loại hình chăn nuôi lợn 68 4.5. Phân loại quy mô của các LHCNL trên địa bàn nghiên cứu 72 4.6. Kết quả và hiệu quả theo quy mô chăn nuôi 73 4.7: Hiệu quả chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn 76 4.8. Tốc độ tăng trưởng số lượng con và sản lượng thịt các năm 81 4.9. Kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn tập trung của huyện đến năm 2015 82 4.10: Dự kiến quy mô chăn nuôi lợn của các loại hình đến năm 2015 83 4.11. Kế hoạch phát triển đàn lợn của huyện đến năm 2015. 84 4.12. Đánh giá của các hộ về chăn nuôi lợn so với các ngành khác 87 4.13. Các vấn đề trong sản xuất đối với hộ chăn nuôi lợn 90 4.14. Thực trạng chăn nuôi và nguồn nước sử dụng của các hộ chăn nuôi 92 4.15: Xử lý chất thải và vệ sinh chuồng trại 92 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Từ ngàn năm nay cuộc sống của người nông dân đã gắn liền với cây lúa và con lợn. Chăn nuôi lợn không những cung cấp phần lớn lượng thịt trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân, là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt, mà chăn nuôi lợn còn tận dụng được thức ăn thừa trong gia đình và thu hút lao động dư thừa trong ngành nông nghiệp. Trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chính trong phát triển của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, với đặc điểm đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế, trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng giảm và thu hẹp thì việc phát triển ngành trồng trọt sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy càng phải quan tâm chú trọng đến việc phát triển của ngành chăn nuôi. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nông nghiệp nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển. Các khu vực mậu dịch tự do thương mại sẽ đem lại cơ hội cho việc giảm thuế quan, mở rộng thị trường quốc tế cho ngành hàng lương thực, thực phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước mà còn hướng mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới để tăng nguồn thu ngoại tệ. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2000- 2010 và đến năm 2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, trong đó chăn nuôi lợn được xác định là ngành chăn nuôi chính. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã có những bước tăng trưởng rõ nét. Năm 1998 số lượng lợn đạt 19,9 triệu con, tăng 20% so với năm 1990; sản lượng thịt gần 1,3 triệu tấn, tăng 68% trong cùng giai đoạn. Tỷ trọng khối lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn chiếm 77% tổng khối lượng của ngành chăn nuôi. Những năm gần đây đời sống của nhân dân ta đã không ngừng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, đã thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn bước sang giai đoạn mới. Đó là phát triển chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao, đảm bảo cả về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chăn nuôi lợn với phương thức tận dụng là chủ yếu, giá thành chăn nuôi được đánh giá là cao hơn nhiều so các nước có nền chăn nuôi lớn như Braxin và Trung Quốc ... song chất lượng sản phẩm lại thấp, tính cạnh tranh yếu, trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay đặt ra cho ngành chăn nuôi lợn ở nước ta phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Huyện Yên Mỹ nằm về phía bắc tỉnh Hưng Yên, cách thủ đô Hà Nội 30 km, là huyện nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng) là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá. Do tính chất địa bàn có truyền thống chăn nuôi lợn lâu đời, tập trung nhiều làng nghề phát triển nằm trong khu công nghiệp Phố Nối B của tỉnh. Địa phương đã cung cấp lượng thịt thương phẩm lớn cho thị trường Hà Nội, khu công nghiệp và các địa phương phụ cận trong và ngoài Tỉnh. Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi lợn hiện nay của Huyện ngoài mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi ra thì phần lớn tập trung trong các nông hộ. Chăn nuôi còn theo tính tự phát, chăn nuôi theo tính chất lấy công làm lãi, tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt và sinh hoạt, tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình. Do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa có tính chất chuyên môn hoá và sản xuất hàng hoá, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất còn rất hạn chế. Cả về quy mô và quy trình sản xuất, chưa có quy hoạch xây dựng được các khu vực chăn nuôi lợn tập trung nên còn nhiều bất cập. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay chủ yếu vẫn nằm đan xen trong khu dân cư, vì vậy đã làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm, nhất là khâu xử lý chất thải từ chăn nuôi lợn chưa được đảm bảo đã gây ô nhiễm môi trường nước, không khí diễn ra rất nghiêm trọng và không kiểm soát được là nguyên nhân gây ra các loại dịch bệnh phát triển. Vấn đề xử lý về môi trường hiện nay đã vượt ra ngoài sự kiểm soát của các hộ gia đình. Công tác quản lý vệ sinh môi trường và phòng chống dập dịch khi có dịch bệnh xảy ra đã gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến sản xuất vệ sinh môi trường và đời sống của nhân dân. Vậy cần phải có sự quan tâm từ các chính sách của Nhà nước, về việc quy hoạch khu vực chăn nuôi lợn của từng vùng từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường chăn nuôi được phát triển bền vững hơn ... Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề trên đây có ý nghĩa rất quan trọng. Góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi lợn nói riêng và phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta nói chung. Đây chính là lý do mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung - Đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi lợn ở huyện Yên Mỹ trong những năm qua. Từ đó làm cơ sở định hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển khu vực chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyên Yên Mỹ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chăn nuôi lợn và hình thức chăn nuôi lợn tập trung; - Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Phân tích các nguyên nhân và tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn của huyện, nhất là loại hình có khả năng chăn nuôi tập trung trong những năm qua; - Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn trong việc phát triển khu vực chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Yên Mỹ. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề kinh tế, kỹ thuật của các loại hình chăn nuôi lợn, gắn liền với quá trình tổ chức sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn hiện nay ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên - Các mối quan hệ về kết quả và chi phí trong các loại hình chăn nuôi lợn của huyện Yên Mỹ. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, xã hội bao gồm các yếu tố sản xuất như: đất đai, lao động, vốn sản xuất, chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn. Từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn những yếu tố ảnh hưởng và liên quan đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn. Định hướng và đề xuất các giải pháp để phát triển khu vực chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Yên Mỹ. - Về không gian Đề tài tiến hành nghiên cứu các loại hình chăn nuôi lợn trên địa bàn Huyện Yên Mỹ, lựa chọn điều tra trực tiếp ở 5 xã và thị trấn là Yên Phú, Thị trấn Yên Mỹ, Thanh Long, Việt Cường, và Hoàn Long. - Về Thời gian nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2008 – 8/2009. Thu thập các thông tin số liệu điều tra trong 3 năm gần đây từ năm 2006 – 2008. Các số liệu dự kiến phát triển đến năm 2015. Riêng số liệu và kết quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra tính toán của một lứa gần đây nhất. Các số liệu có liên quan trong một vài năm trở lại đây cũng được thu thập từ các cơ quan trong tỉnh và các nguồn khác. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số lý luận cơ bản 2.1.1.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, quan điểm chung cho rằng hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế phản ánh của các hoạt động sản xuất vật chất. Mục tiêu của sản xuất là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở lên khan hiếm. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội, mà mục tiêu lâu dài của người sản xuất kinh doanh là không ngừng tìm mọi biện pháp để tối đa hoá lợi nhuận. Muốn đạt được mục tiêu đó thì các nhà sản xuất kinh doanh đặc biệt quan tâm đến HQKT. Vấn đề HQKT không chỉ là mối quan tâm riêng của các nhà sản xuất mà là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Khi bàn về HQKT có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có một số quan điểm chủ yếu sau. * Quan điểm thứ nhất Các nhà nghiên cứu thuộc quan điểm thứ nhất cho rằng: HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Công thức tính toán: H = Q/C. Trong đó: H là hiệu quả kinh tế; Q là kết quả sản xuất; C là chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất. Quan điểm này cho rằng “Hiệu quả sản xuất là kết quả của một nền sản xuất nhất định, chúng ta sẽ so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất chúng ta được hiệu suất vốn, tổng sản phẩm chia cho số vật tư được hiệu suất vật tư, tổng sản phẩm chia cho số lao động được hiệu suất lao động”. Cách tính này đã chỉ rõ mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, từ đó so sánh được HQKT của các đơn vị sản xuất có quy mô sản xuất khác nhau. Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về HQKT, tác giả Nguyễn Thị Thu cho rằng “Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí của nền sản xuất xã hội”. Tuy nhiên nếu xét rộng ra, với các đơn vị sản xuất chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên thì không thể biết được những ảnh hưởng của tự nhiên đến HQKT như thế nào, vì tác động của điều kiện tự nhiên không tính được bằng tiền. Do vậy, các đơn vị sản xuất kinh doanh ở các địa điểm không gian và thời gian khác nhau sẽ cho HQKT khác nhau cho dù có chi phí sản xuất như nhau. Theo chúng tôi, HQKT theo quan điểm thứ nhất có hạn chế là không cho ta thấy được quy mô của hiệu quả. Bởi lẽ: cho dù tỷ số (Q/C) tuy có cao nhưng giá trị tuyệt đối là rất nhỏ cả về kết quả và chi phí thì việc tính toán HQKT không mang nhiều ý nghĩa. * Quan điểm thứ hai Các nhà nghiên cứu khoa học thuộc quan điểm thứ hai cho rằng: HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí đã bỏ ra để đạt kết quả đó. Công thức tính toán H = Q- C Theo quan điểm này ta có thể xác định được quy mô của HQKT song lại không thể so sánh được HQKT giữa các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. Có thể cùng một lượng tuyệt đối của lợi nhuận nhưng với quy mô khác nhau sẽ có sự khác nhau về chi phí sản xuất và khác nhau về kết quả sản xuất. Theo quan điểm này, giữa 2 đơn vị sản xuất đạt được hiệu số của kết quả trừ chi phí sản xuất như nhau ta không thể xác định được hao phí lao động xã hội trong sản phẩm, và năng suất lao động. Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về HQKT, tác giả Đỗ Thịnh cho rằng “Thông thường hiệu quả được biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí... Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa, nói một cách linh hoạt hơn nên hiểu HQKT là một kết quả tốt phù hợp với mong muốn”. * Quan điểm thứ ba Các nhà khoa học theo hệ thống quan điểm thứ ba xem xét HQKT theo lý thuyết cận biên tức là xem xét tỷ số của sự gia tăng kết quả và gia tăng chi phí. Công thức tính toán HCB= DQ/DC Trong đó: HCB là hiệu quả kinh tế cận biên; DQ: Phần tăng thêm của kết quả sản xuất; DC: Phần tăng thêm của chi phí sản xuất. Theo quan điểm này HQKT được phân tích theo đầu tư chiều sâu. Vấn đề này đang rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay khi mà các tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất ngày càng nhiều hơn. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, thì mỗi doanh nghiệp hay người sản xuất phải lựa chọn cho mình một cách đi riêng, trong ngắn hạn nguyên tắc chung để lựa chọn sản lượng tối ưu (Q*) để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là MR= MC (trong đó MR là doanh thu cận biên, MC là chi phí cận biên). Như vậy người sản xuất sẽ tăng sản lượng sản xuất đến khi nào doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên, đến khi MR= MC thì dừng lại. Đây chính là sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hoá lợi nhuận. Việc tính toán HQKT cận biên cho người quản lý thấy được có nên mở rộng sản xuất hay không. Nếu phần tăng kết quả lớn hơn phần tăng chi phí (hay tỷ số DQ/DC lớn hơn 1) thì nên đầu tư mở rộng sản xuất và ngược lại. Trong phân tích kinh tế, các chỉ tiêu cận biên có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước như ở nước ta hiện nay. Quá trình sản xuất của con người muốn phát triển được phải thực hiện tái sản xuất mở rộng, bao gồm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, HQKT cận biên chính là HQKT xét riêng cho phần tái sản xuất mở rộng đó. Tuy nhiên, xét HQKT theo quan điểm này thì cũng chưa đầy đủ. Trên thực tế, kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của cả chi phí sẵn có (chi phí nền) cộng với chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí nền khác nhau cho dù chi phí bổ sung có giống nhau thì HQKT sẽ khác nhau. Mặt khác trong ngành sản xuất nông nghiệp, các cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển đều có ngưỡng sinh học của nó. Đó chính là qui luật năng suất cận biên giảm dần. Mặt khác các cây trồng, vật nuôi lại chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ở những mức độ khác nhau dẫn tới HQKT cận biên khác nhau nên trong một chừng mực nào đó thì tính toán HQKT cận biên không thể nói hết được bản chất của vấn đề. * Quan điểm thứ tư Các nhà nghiên cứu khoa học thuộc quan điểm thứ tư cho rằng HQKT là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực. Nhiều nhà kinh tế học trên thế giới và ở nước ta hiện nay cho rằng đây là quan điểm mới về phạm trù HQKT. Một số tác giả khi nghiên cứu HQKT cho rằng: "HQKT là một chỉ tiêu tổng hợp về chất lượng của sản xuất kinh doanh"; "HQKT là một phạm trù phản ánh tổng hợp trình độ sử dụng các nguồn lực của một quá trình sản xuất"; "HQKT là một phạm trù phản ánh tổng hợp trình độ sử dụng các nguồn lực để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của các thành viên trong xã hội". Theo quan điểm này, một số hạn chế khi nhìn nhận về HQKT theo 3 quan điểm trên đã được bổ sung bởi lẽ HQKT sẽ được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cũng theo quan điểm này, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình các đơn vị sản xuất phải luôn luôn tính toán để nâng cao HQKT, tức là nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế, để đáp ứng nhu cầu vật chất của con người ngày một tăng trong nguồn lực có hạn. Vì vậy, khi tính toán HQKT, các đơn vị sản xuất phải tính đúng, tính đủ kết quả thu được và chi phí đã bỏ ra để thấy được xu hướng phát triển của đơn vị mình cả về lượng và chất, từ đó hoạch định chiến lược và chính sách kinh tế phù hợp để ngày càng tăng HQKT cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Như vậy, cho đến nay đã và đang có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về phạm trù HQKT. Theo mỗi quan điểm đều có các chỉ tiêu đánh giá và cách tính toán khác nhau về HQKT. Từ sự nghiên cứu về các quan điểm trên, chúng tôi thống nhất với quan điểm thứ tư và nêu lên khái niệm về HQKT như sau “HQKT là một phạm trù phản ánh tổng hợp trình độ sử dụng các nguồn lực để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của các thành viên trong xã hội”. - Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế Gần đây các nhà kinh tế đã đa ra quan niệm mới về HQKT, nhằm khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm mới khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. + Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency); hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và HQKT (Economic efficiency). HQKT trong trường hợp này được chia ra 2 nhóm yếu tố chính kỹ thuật và thị trường. (sẽ được trình bày kỹ hơn ở phần sau). + Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau. 2.1.1.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất, HQKT hàng hóa và tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. HQKT được hiểu là một mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một phương án hay, một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả cao là một phương án đạt được tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí sẽ đầu tư. - Nội dung hiệu quả kinh tế Theo các quan điểm trên về HQKT, thì HQKT luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy nội dung xác định hiệu quả kinh doanh bao gồm: Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): trước hết HQKT là các mục tiêu đạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi được trên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận v.v... Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai v.v... - Bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của HQKT là sản xuất ra một lượng của cải, vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí lao động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội [29]. Làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa kết quả và hiệu quả. Kết quả mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể xác định. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu tăng lên của con người mà người ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả. Trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội, còn tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn [29]. 2.1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế Bất kỳ một quốc gia nào, một ngành kinh tế nào hay một đơn vị sản xuất kinh doanh đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn làm thế nào để tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất và chất lượng cao nhất nhưng có chi phí thấp nhất. Vì thế, tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nâng cao HQKT là cơ hội để tăng lợi nhuận, từ đó các nhà sản xuất tích luỹ vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường... đồng thời không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây chính là cái gốc để giải quyết mọi vấn đề. Đối với sản xuất nông nghiệp (SXNN), nâng cao HQKT các nguồn lực trong đó hiệu quả sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn nâng cao HQKT các hình thức sử dụng đất nông nghiệp thì một trong những vấn đề cốt lõi là phải tiết kiệm nguồn lực. Cụ thể, với nguồn lực đất đai có hạn, yêu cầu đặt ra đối với ngời sử dụng đất là làm sao tạo ra được số lượng nông sản nhiều và chất lượng cao nhất. Mặt khác, phải không ngừng bồi đắp độ phì của đất. Từ đó sản xuất mới có cơ hội để tích luỹ vốn tập trung vào tái sản xuất mở rộng. Nâng cao HQKT là tất yếu của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, ở các địa vị khác nhau thì có sự quan tâm khác nhau. Đối với người sản xuất, tăng hiệu quả chính là giúp họ tăng lợi nhuận. Ngược lại, người tiêu dùng muốn tăng hiệu quả chính là họ được sử dụng hàng hoá với giá thành ngày càng hạ và chất lượng hàng hoá ngày càng tốt hơn. Khi xã hội càng phát triển, công nghệ ngày càng cao, việc nâng cao hiệu quả sẽ gặp nhiều thuận lợi. Nâng cao hiệu quả sẽ làm cho cả xã hội có lợi hơn, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc nâng cao HQKT phải đặt trong mối quan hệ bền vững giữa HQKT với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trước mắt và lâu dài. 2.1.1.4 C¸ác lo¹ại hiÖệu qu¶ả Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả nghiên cứu đi đến thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật; Hiệu quả phân bổ và Hiệu quả kinh tế [3]. + Hiệu quả kỹ thuật: Định nghĩa chính thức được Koopman đưa ra vào năm 1951 (Koopman, p.60): “Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kì đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào” [13]. HiÖệu qu¶ả küỹ thuËật lµà kh¶ả n¨ăng cñủa ng­ưêời s¶ản xuÊất cãó thÓể s¶ản xuÊất møức ®đÇầu ra tèối ®đa víới méột tËập hîợp c¸ác ®đÇầu vµào vµà c«ông nghÖệ cho tr­ưíớc [15]. HiÖệu qu¶ả küỹ thuËật lµà sèố l­ưîợng s¶ản phÈẩm cãó thÓể ®đ¹ạt ®đ­ưîợc trªên méột ®đ¬ơn vÞị chi phÝí ®đÇầu vµào hay nguåồn lùực söử dôụng vµào s¶ản xuÊất n«ông nghiÖệp trong nh÷ững ®điÒều kiÖện côụ thÓể vÒề küỹ thuËật hay c«ông nghÖệ ¸áp dôụng vµào n«ông nghiÖệp. HiÖệu qu¶ả küỹ thuËật ®đ­ưîợc ¸áp dôụng phæổ biÕến trong kinh tÕế vi m«ô ®đÓể xem xÐét t×ình h×ình söử dôụng c¸ác nguåồn lùực côụ thÓể. HiÖệu qu¶ả küỹ thuËật nµày th­ưêờng ®đ­ưîợc ph¶ản ¸ánh trong mèối quan hÖệ vÒề c¸ác hµàm s¶ản xuÊất. Nãó chØỉ ra r»ằng méột ®đ¬ơn vÞị nguåồn lùực dïùng vµào s¶ản xuÊất ®đem l¹ại bao nhiªêu s¶ản phÈẩm + Hiệu quả phân bổ HiÖệu qu¶ả ph©ân bæổ lµà th­ưíớc ®đo ph¶ản ¸ánh møức ®đéộ thµành c«ông cñủa ng­ưêời s¶ản xuÊất trong viÖệc lùựa chäọn tæổ hîợp c¸ác ®đÇầu vµào tèối ­ưu, nghÜĩa lµà tûỷ sèố gi÷ữa s¶ản phÈẩm biªên cñủa hai yÕếu tèố ®đÇầu vµào nµào ®đãó sÏẽ b»ằng tûỷ sèố gi¸á c¶ả gi÷ữa chóúng (do vËậy hiÖệu qu¶ả ph©ân bæổ cßòn ®đ­ưîợc gäọi lµà hiÖệu qu¶ả gi¸á). ViÖệc x¸ác ®đÞịnh hiÖệu qu¶ả nµày gièống nh­ư x¸ác ®đÞịnh c¸ác ®điÒều kiÖện vÒề lýý thuyÕết biªên ®đÓể tèối ®đa ho¸á lîợi nhuËận. §ĐiÒều ®đãó cãó nghÜĩa lµà gi¸á trÞị biªên cñủa s¶ản phÈẩm ph¶ải b»ằng gi¸á trÞị chi phÝí biªên cñủa nguåồn lùực söử dôụng vµào s¶ản xuÊất [15]. + Hiệu quả kinh tế: HQKT là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đánh giá đã đạt HQKT. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được HQKT. HQKT chỉ thể hiện mục đích của người sản xuất là làm cho lợi nhuận tối đa [3]. + Hiệu quả về xã hội là mối tương quan so sánh kết quả về mặt xã hội như tạo ra công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định tạo ra công bằng xã hội trong cộng đồng dân cư, cải thiện đời sống nông thôn ... với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. + Hiệu quả về môi trường, đây là hiệu quả mang tính lâu dài. Vừa đảm bảo được lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài. Nó gắn chặt giữa quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. + HQKT vùng là phản ánh HQKT của một vùng, vùng đây có thể hiểu là vùng kinh tế, vùng lãnh thổ như tỉnh, huyện, .... + HQKT theo quy mô tổ chức sản xuất có nhiều loại quy mô. Như quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ. Mỗi quy mô sản xuất có ưu thế riêng, quy mô lớn có nhiều ưu thế trong cạnh tranh, quy mô nhỏ có ưu thế riêng là gọn nhẹ quản lý chặt chẽ... Trong các loại hiệu quả xem xét trên, thì HQKT là trọng tâm và quyết định nhất. HQKT được đánh giá một cách toàn diện đầy đủ nhất khi có sự kết hợp hài hoà với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường và phát triển một cách bền vững. Tiêu chuẩn đánh giá HQKT là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá HQKT trong những điều kiện cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao HQKT là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá HQKT cũng khác nhau. Hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn đánh giá HQKT. Có quan điểm cho rằng, tiêu chuẩn hiệu quả là hiệu quả tối ưu được xác định bằng phương pháp tối ưu. Tiêu chuẩn hiệu quả là sự chỉ dẫn về tư tưởng hoạt động kinh tế, “max” về kết quả, “min” về chi phí, mà không chỉ rõ phải là bao nhiêu mới được coi là hiệu quả. Tiêu chuẩn hiệu quả là cái mà người ta mong đợi. Ở cấp vi mô, các nhà kinh tế coi tiêu chuẩn hiệu quả là chỉ tiêu lợi nhuận. Có lợi nhuận là có hiệu quả, thua lỗ là không có hiệu quả, lợi nhuận càng nhiều hiệu quả càng cao. Có ý kiến cho rằng tiêu chuẩn hiệu quả là biểu hiện biến đổi phù hợp của động thái các chỉ tiêu hiệu quả. Phải so sánh với năm trước các chỉ tiêu hiệu quả tăng giảm thế nào. Các chỉ tiêu như năng suất lao động, mức kết quả trên một đơn vị chi phí ... tăng hơn kỳ trước mới là hiệu quả. Động thái của chỉ tiêu hiệu quả là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả. Các chỉ tiêu thuận (sự tăng lên của chúng là hợp quy luật) thì tiêu chuẩn hiệu quả là xu hướng tăng, các chỉ tiêu nghịch (theo nghĩa sự giảm đi của chúng theo thời gian là hợp quy luật) thì tiêu chuẩn hiệu quả là xu hướng giảm. Trong kinh tế vi mô, tiêu chuẩn HQKT là mức trung bình tính cho toàn nền sản xuất xã hội hoặc ngành về số lượng kết quả kinh tế thu được ở đầu ra tính trên một đơn vị đầu vào, chi phí nguồn. Trong kinh tế vĩ mô, tiêu chuẩn hiệu quả hiệu quả nền sản xuất xã hội là mức tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tăng lên. Nắm bắt và hiểu được các quan điểm khác nhau về tiêu ._.chuẩn HQKT là điều rất quan trọng trong quản lý kinh tế, thấy được diễn biến của quá khứ và hiện tại sẽ giúp ích nhiều cho tương lai của việc phát triển sự vật hiện tượng. Tiêu chuẩn là căn cứ cơ bản và chủ yếu để chúng ta nhận rõ thực tế khách quan, tạo điều kiện nhận thức chính xác sự vật hiện tượng nghiên cứu và phân biệt đúng sai. Chúng thường là một tiêu thức hoặc một chỉ tiêu để đánh giá đối tượng nghiên cứu. 2.1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế * Các nhân tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lực HQKT trong SXNN phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu SXNN của từng vùng lãnh thổ và cơ cấu sản xuất của mỗi vùng lại phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên, sinh thái: + Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là sinh vật, nó gắn liền với điều kiện tự nhiên, sinh thái của từng vùng lãnh thổ. Người ta không thể đem cây trồng, vật nuôi ở vùng hàn đới sang sản xuất ở vùng nhiệt đới, hoặc cũng không thể đem các loại cây trồng chỉ phát triển được ở vùng đất cao xuống trồng ở vùng đất ngập nước và ngược lại. Như vậy, các yếu tố về tự nhiên là điều kiện đầu tiên hình thành cơ cấu sản xuất của một vùng lãnh thổ và HQKT của SXNN chịu tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên, sinh thái. + Ở những vùng đất đai màu mỡ, thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao sẽ dẫn tới HQKT cao. Ngược lại, ở những vùng đất đai khô cằn, không màu mỡ sẽ làm cho cây trồng kém phát triển dẫn tới năng suất thấp và HQKT sẽ thấp. Mặt khác nếu thời tiết không thuận lợi, thường gặp thiên tai như hạn hán hoặc lũ lụt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi làm cây trồng phát triển kém và HQKT giảm đi. Các nguồn lực trong nông nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến HQKT của quá trình sản xuất. Trong nông nghiệp, các nguồn lực quan trọng là đất đai, lao động, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật... + Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong SXNN. Mọi hoạt động sản xuất trong nông nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực đất đai. Tuy nhiên, đất đai trong nông nghiệp ngày càng khan hiếm dần do chuyển đổi mục đích sử dụng theo yêu cầu của phát triển công nghiệp, dịch vụ và quá trình đô thị hoá. Qui mô sản xuất là điều kiện quan trọng đối với việc ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ và như vậy, nó là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất, điều đó cũng có nghĩa là nó ảnh hưởng rất lớn đến HQKT của quá trình sản xuất (tính kinh tế và phi kinh tế của qui mô). + Nguồn lực lao động được xét trên 2 mặt: số lượng lao động và chất lượng lao động, trong đó yếu tố về chất lượng lao động có vai trò quan trọng trong việc nâng cao HQKT. Ở những nơi có dân trí cao sẽ thuận lợi hơn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất làm tăng kết quả sản xuất, giảm chi phí đầu vào, và như vậy HQKT sẽ tăng. + Vốn đầu tư cho sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến HQKT trong SXNN. Thực tế sản xuất cho thấy sản xuất thâm canh, đầu tư nhiều vốn, công nghệ cao sẽ có giá thành sản xuất thấp và như vậy, tất yếu HQKT sẽ cao. + Cơ sở vật chất - kỹ thuật là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc nâng cao HQKT trong SXNN. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, thuỷ lợi, điện, máy móc, hệ thống thông tin, cơ sở chế biến, các dịch vụ và hạ tầng thương mại thì HQKT trong SXNN cũng sẽ cao. * Khoa học, công nghệ Khoa học, công nghệ phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả khoa học-kỹ thuật và công nghệ quản lý. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất và HQKT của quá trình sản xuất. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học-kỹ thuật và công nghệ, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, các qui trình kỹ thuật tiến bộ được đưa vào sản xuất đã làm tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, làm hạ giá thành sản phẩm nên HQKT có xu hướng tăng lên. Quan hệ quản lý là một mặt thể hiện của quan hệ sản xuất. Học thuyết của Mác đã chỉ ra qui luật "quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất". Khi lực lượng sản xuất đã phát triển nhưng quan hệ sản xuất trì trệ sẽ kìm hãm các động lực phát triển, làm giảm HQKT của quá trình sản xuất. Như vậy, tất yếu sẽ xảy ra một cuộc cách mạng để hình thành quan hệ sản xuất mới. Ở nước ta, Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (1986) với cương lĩnh đổi mới thực sự là một cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 lực lượng sản xuất trong nông nghiệp nước ta đã thực sự được giải phóng. Những thành tựu to lớn đã đạt được của nông nghiệp nước ta trong hơn 2 thập kỷ đổi mới đã chứng minh rằng, quan hệ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến HQKT của mọi ngành sản xuất nói chung, nông nghiệp nói riêng. * Thị trường tiêu thụ Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và hết sức quan trọng của quá trình sản xuất, nó có ý nghĩa quyết định đến sản xuất và HQKT của quá trình SXNN. Nói đến thị trường là nói đến quan hệ cầu-cung trên thị trường. Từ quan hệ cầu-cung sẽ hình thành giá cả thị trường và HQKT trong sản xuất phụ thuộc rất lớn vào giá bán sản phẩm. Chênh lệch giữa giá bán và giá thành sản xuất càng lớn thì HQKT càng cao và ngược lại. Trong kinh tế thị trường, mục tiêu của người sản xuất là tối đa hoá lợi nhuận. Để có lợi nhuận cao, người sản xuất phải luôn luôn bám sát nhu cầu của thị trường. Nếu một sản phẩm nào đó được thị trường chấp nhận, có thị trường tiêu thụ và chiếm thị phần lớn trên thị trường thì sẽ giúp cho HQKT của ngành đó tăng cao, và ngược lại nếu sản phẩm hàng hoá không tiêu thụ được sẽ ảnh hưởng đến tái sản xuất và HQKT. * Nhóm nhân tố về thể chế, chính sách Người sản xuất không phải bao giờ cũng có toàn quyền quyết định việc bố trí cơ cấu SXNN bởi vì ở mỗi quốc gia đều có chiến lược phát triển nông nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể. Chính phủ điều tiết các hoạt động SXNN cho phù hợp với các mục tiêu chiến lược đã đặt ra thông qua hệ thống thể chế và các chính sách. Như vậy thể chế chính sách là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp. Tùy theo tình hình thực tế, Nhà nước có thể có những quy định cụ thể trong việc định hướng cho nông dân bố trí cơ cấu sản xuất nhằm bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, bảo đảm cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Chính phủ có thể đa ra các quyết sách bảo hộ hiệu quả sản xuất một sản phẩm nông nghiệp nào đó song cũng có thể làm cho hiệu quả sản xuất một loại nông sản nào đó bị giảm sút thông qua hệ thống chính sách và các biện pháp chế tài. Bằng hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ mậu dịch, một điều luật của quốc gia này có thể làm giảm hiệu quả SXNN ở một quốc gia khác. Trường hợp sản phẩm cá da trơn của nước ta xuất khẩu sang thị trường Mỹ là một ví dụ điển hình. 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn Các chỉ tiêu đánh giá HQKT của SXNN được chia thành 2 nhóm: các chỉ tiêu thể hiện kết quả và chi phí sản xuất và các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất. * Các chỉ tiêu thể hiện kết quả + Tổng giá trị sản xuất (GO): tổng giá trị sản xuất là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra của quốc gia hay ở 1 vùng 1 địa phương cụ thể trong một thời gian nào đó. Tổng giá trị sản xuất được thể hiện bằng công thức: GO = å Qi x Pi Trong đó: Qi: khối lượng sản phẩm loại i. Pi: giá cả sản phẩm loại i. + Chi phí trung gian (IC): chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình SXNN. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức: IC = å Cj x Gj Trong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j Gj: đơn giá đầu vào thứ j. Khác với các ngành sản xuất phi nông nghiệp, việc tính toán giá thành sản xuất trong nông nghiệp là vấn đề rất khó khăn do việc tính toán chi phí về lao động, đặc biệt là trong kinh tế hộ gia đình. Giá thành sản xuất chỉ có thể tính toán chính xác ở các cơ sở sản xuất mà đơn giá tiền công đã được xác định. Vì vậy, ngoài chỉ tiêu giá thành sản xuất, người ta thường dùng chỉ tiêu chi phí trung gian thay cho chỉ tiêu giá thành. + Giá trị tăng thêm (VA): giá trị tăng thêm là phần giá trị gia tăng của một quá trình SXNN. VA được thể hiện bằng công thức: VA = GO – IC + Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động khi sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Công thức tính toán: MI = VA - (A+T) Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ T là thuế. Trong SXNN, việc tính toán lợi nhuận sản xuất là vấn đề hết sức khó khăn do việc xác định đơn giá tiền công lao động rất phức tạp. Lợi nhuận sản xuất trong nông nghiệp chỉ có thể tính toán tương đối dễ dàng trong các doanh nghiệp nông nghiệp, nơi mà đơn giá tiền công đã được xác định còn trong kinh tế hộ gia đình và một số hình thức tổ chức sản xuất khác thì không có đơn giá ngày công thống nhất, mặt khác do nhiều điều kiện khác nhau nên người nông dân phải sản xuất theo kiểu “lấy công làm lãi”. Do vậy, ngày nay người ta thường tính chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp để đánh giá kết quả sản xuất thay cho chỉ tiêu lợi nhuận. * Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả Để đánh giá HQKT trong SXNN người ta dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó có các chỉ tiêu thường dùng là: + Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giữa giá trị sản xuất thu được và chi phí trung gian tiêu tốn của quá trình sản xuất đó. TGO = GO/IC (lần) Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất theo góc độ chi phí. Qua chỉ tiêu này cho thấy cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm. Theo công thức trên, nếu GO/IC càng lớn thì sản xuất càng đạt HQKT cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa làm rõ được chất lượng đầu tư. Về phương pháp tính toán: TGO thường được tính theo từng loại sản phẩm để so sánh chỉ tiêu này cho các loại sản phẩm với nhau làm cơ sở cho việc ra quyết định nên sản xuất loại sản phẩm nào. + Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian (TVA): tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong SXNN, TVA được thể hiện bằng công thức: TVA = VA/IC (lần) Qua chỉ tiêu này cho thấy: cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. TVA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt chất lượng, TVA càng lớn thì SXNN càng có hiệu quả cao. Về phương pháp tính toán: cũng như việc tính toán TGO, việc tính toán TVA cũng thường được tính theo từng loại sản phẩm. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc ra quyết định sản xuất. + Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian là chỉ tiêu phản ánh chất lượng đầu tư trong SXNN. TMI được thể hiện bằng công thức: TMI = MI/IC (lần) Về phương pháp tính toán: cũng như việc tính toán TVA, việc tính toán TMI cũng thường được tính theo từng loại sản phẩm nhưng đã tính đến chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí phân bổ và thuế. Do vậy có thể coi chỉ tiêu này là cơ sở tham khảo để ra các quyết định sản xuất. + Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên 1 công lao động (TLA): chỉ tiêu này phản ánh mức độ giá trị 1 ngày công lao động với nguồn thu hiện tại, được thể hiện bằng công thức: TLA = MI/La (đ/công) Trong kinh tế hộ gia đình, chỉ tiêu TLA rất quan trọng bởi vì nó phản ánh giá trị thực của lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó thì chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa tham khảo cho việc ra quyết định sản xuất bởi lẽ nó chưa phản ánh được quy mô thu hút sức lao động. Trên thực tế, có những sản phẩm khi đưa vào sản xuất có thể đem lại giá trị ngày công lao động cao nhưng lại thu hút ít ngày công lao động, có những sản phẩm sản xuất tuy giá trị ngày công lao động có thấp hơn song lại thu hút được nhiều lao động, kết quả là tổng thu nhập hỗn hợp vẫn lớn hơn. + Lợi nhuận: trong nền kinh tế hàng hoá, lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì HQKT càng cao. Công thức tính toán: Pr = TR - TC, trong đó: TR là tổng doanh thu, TC là tổng chi phí sản xuất. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp HQKT. Nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi, giá vật tư đầu vào, giá bán sản phẩm và khoa học, công nghệ áp dụng trong quá trình sản xuất. Để đánh giá HQKT theo chi phí sản xuất người tính toán chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí như sau: + Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (Z): là tỷ số giữa giá trị sản xuất thu được và tổng chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất: Z = P /TC (lần) Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất theo chi phí. Qua chỉ tiêu này cho thấy cứ bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu P /TC càng lớn thì sản xuất càng đạt HQKT cao. Về phương pháp tính toán: Z thường được tính theo từng loại sản phẩm để so sánh chỉ tiêu này cho các loại sản phẩm với nhau làm cơ sở cho việc ra quyết định nên sản xuất loại sản phẩm nào. 2.1.3 Kinh tế chăn nuôi lợn tập trung 2.1.3.1 Các khái niệm cơ bản về chăn nuôi lợn tập trung và kinh tế trang trại Ngày nay trong điều kiện kinh tế hội nhập, trong ngôn ngữ các nước đã xác nhận những ngôn từ để chỉ hình thức SXNN tập trung với những biến đổi cơ bản so với các hình thức SXNN tập trung trước kinh tế thị trường (ví dụ: Tiếng Anh có farm, farm household, khi dịch sang tiếng việt là “trang trại” hay “nông trại”). Như vậy về bản chất của chăn nuôi tập trung bao gồm cả “trang trại” hay “nông trại” là thuật ngữ gắn liền với hình thức SXNN mang tính chất tập trung trên cơ sở diện tích đất đủ lớn để sản xuất ra các nông sản hàng hoá theo quy mô tập trung. Vậy thực chất của chăn nuôi tập trung bao gồm cả “trang trại” hay “nông trại” là khái niệm đồng nhất. Chăn nuôi tập trung là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động và tồn tại, còn là nơi kết hợp các yếu tố vật chất sản xuất và là chủ thể các quan hệ kinh tế đó [11]. Do đó chăn nuôi tập trung là nói về mặt kinh tế ngoài kinh tế còn có thể nhìn nhận từ phía xã hội và môi trường. Trong nghiên cứu và trong quản lý người ta thường chú trọng đến nội dung kinh tế mà ít quan tâm đến nội dung xã hội và môi trường. Do vậy khi nói đến chăn nuôi lợn tập trung người ta thường nói đến kinh tế trang trại và kinh tế nông trại, khái niệm này phải thể hiện được những nét bản chất về kinh tế, tổ chức và sản xuất của khu vực chăn nuôi lợn tập trung trong điều kiện kinh tế thị trường. Trước hết các trang trại hay nông trại là cơ sở sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất kinh doanh. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là các chủ doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra các nông sản hàng hoá dựa trên sự hợp tác và phân công lao động xã hội, được các chủ doanh nghiệp đầu tư vốn thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động về trang bị tư liệu sản xuất để sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật định [20]. Bản chất của kinh tế chăn nuôi lợn tập trung là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp và nông thôn, chủ yếu dựa vào các hộ gia đình có khả năng chăn nuôi SXNN hàng hoá, có quy mô đất đai, lao động vốn và thu nhập tương đối cao so với mức trung bình của kinh tế hộ gia đình tại địa phương. Theo quan điểm này nên đề cập đến các hình thức huy động các nguồn lực (đất đai, lao động và vốn...). Nhưng việc huy động và sử dụng các nguồn lực đó phải đảm bảo tính hợp pháp, được Nhà nước bảo hộ và phải chịu trách nhiệm trước việc huy động và sử dụng các nguồn lực đó Xuất phát từ quan niệm trên, chúng tôi cho rằng việc quy hoạch khu vực chăn nuôi lợn tập trung, là hình thức tổ chức kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp. Được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt. Có sự tập trung tích tụ ruộng đất cao hơn về các yếu tố sản xuất. Có nhu cầu cao hơn về thị trường, về khoa học công nghệ, tỷ suất hàng hoá và thu nhập cao hơn so với mức bình quân của các hộ gia đình trong vùng. 2.1.3.2 Vai trò của chăn nuôi lợn tập trung Ngày nay các khu vực chăn nuôi lợn tập trung có vai trò to lớn trong việc quyết định SXNN. Tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra trong các khu vực chăn nuôi lợn tập trung. Ở nước ta mặc dù các khu vực trang trại chăn nuôi tập trung mới được phát triển trong những năm gần đây, song vai trò tích cực và quan trọng của khu vực chăn nuôi lợn tập trung đã thể hiện rõ nét kết quả ưu việt cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh sản xuất hàng hoá, tạo ra vùng sản xuất tập trung. Làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn, cải thiện môi trường sinh thái. Sự phát triển của khu vực chăn nuôi lợn tập trung đã góp phần khai thác tốt các nguồn lực để đầu tư cho phát triển, ngoài ra còn tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân trong vùng. 2.1.3.3 Đặc trưng của chăn nuôi lợn tập trung Khu vực kinh tế chăn nuôi lợn tập trung là một loại hình riêng, được phân biệt với các hình thức sản xuất tập trung khác ở các đặc trưng sau. - Mục đích sản xuất của khu vực chăn nuôi tập trung là sản xuất hàng hoá thực phẩm với quy mô tương đối lớn. - Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá ở các điều kiện và yêu cầu sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như đất đai, đầu con gia súc, lao động, tiền vốn, giá trị nông sản phẩm hàng hoá. - Người sản xuất, chủ hộ chăn nuôi có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và lao động làm thuê từ bên ngoài vào sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ gia đình [1]. Đặc trưng của chăn nuôi lợn tập trung là cơ sở để phân biệt, nhận diện từng loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp có những đặc trưng sau: - Một là: đặc trưng cơ bản của khu vực chăn nuôi lợn tập trung là sản xuất hàng hoá. Chuyên môn hoá, tập trung hoá sản xuất các thương phẩm hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu của thị trường, quy mô sản xuất và thu nhập cao hơn hẳn (vượt trội) quy mô và thu nhập trung bình của kinh tế hộ tại địa bàn. - Hai là: về thị trường đã sản xuất hàng hoá thì hàng hoá luôn gắn với thị trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính chất chiến lược phát triển sản xuất sản phẩm hàng hoá cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của khu vực chăn nuôi tập trung. - Ba là: về lao động, các hộ và các nông hộ sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình, nhưng bên cạnh đó các hộ có thể sử dụng lao động thuê bên ngoài theo thời vụ hoặc thường xuyên quanh năm. - Bốn là: chủ chăn nuôi là người có kiến thức, có kinh nghiệm làm ăn, am hiểu thị trường và trực tiếp điều hành sản xuất. Biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất hơn kinh tế nông hộ. Đặc biệt là chủ chăn nuôi có ý chí làm giầu, có phương pháp và nghệ thuật làm giầu và có những điều kiện nhất định để tạo lập các hộ chăn nuôi tập trung. 2.1.3.4. Điều kiện hình thành và phát triển khu vực chăn nuôi tập trung - Các điều kiện về môi trường kinh tế và pháp lý Sự tác động tích cực và phù hợp của Nhà nước, có vai trò to lớn trong vịêc tạo môi trường kinh tế và pháp lý để hình thành và phát triển khu vực kinh tế chăn nuôi lợn tập trung. Sự tác động của Nhà nước được thể hiện thông qua các hoạt động sau: + Định hướng cho việc hình thành và phát triển khu vực chăn nuôi tập trung thông qua việc quy hoạch phát triển và ban hành các chính sách kinh tế-xã hội. + Khuyến khích sự hình thành phát triển khu vực kinh tế chăn nuôi tập trung thông qua các biện pháp đòn bẩy kinh tế, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực kinh tế chăn nuôi tập trung và khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế phục vụ cho chăn nuôi tập trung. + Hỗ trợ các nguồn lực cho sự hình thành và phát triển khu vực kinh tế chăn nuôi tập trung như: Hỗ trợ về kinh phí đào tạo chủ chăn nuôi và người quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ việc chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ mới. - Có quỹ đất cần thiết và có chính sách ruộng đất tập trung thành các khu vực cho những người có khả năng và điều kiện phát triển khu vực kinh tế chăn nuôi tập trung. Nói chung diện tích đất để SXNN bình quân đầu người cao hay thấp cho phép tích tụ tập trung ruộng đất nhanh hay chậm để các nông trại, nông hộ có điều kiện phát triển khu vực kinh tế chăn nuôi tập trung. - Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản. Khu vực chăn nuôi lợn tập trung là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có quy mô lớn hơn kinh tế nông hộ, mục đích sản xuất chăn nuôi tập trung là tạo ra nhiều sản phẩm nông sản để bán. Nếu không có sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến thì hoạt động sản xuất của các khu vực chăn nuôi lợn tập trung sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Sự phát triển của công nghiệp chế biến là nhân tố quan trọng để kích cung của các khu vực chăn nuôi lợn tập trung vì công nghiệp chế biến phát triển sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định cho các khu vực chăn nuôi lợn tập trung. - Sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng kỹ thuật trước hết là hệ thống giao thông, điện nước, để đáp ứng nhu cầu cho cả xã hội về số lượng và giá cả. ở thời điểm cung cấp đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu vực chăn nuôi tập trung phải được hình thành trên cơ sở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển ở một trình độ nhất định. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn từng vùng rộng lớn chủ yếu hình thành qua chính sách đầu tư của Nhà nước, còn cơ sở vật chất kỹ thuật trong các chủ hộ chăn nuôi cũng cần tới sự giúp đỡ nhất định của Nhà nước thông qua các chính sách và các hình thức phù hợp. - Sự hình thành của các vùng SXNN chuyên môn hoá cao là sự hình thành của các khu vực chuyên môn hoá SXNN tập trung. Là điều kiện cần thiết và có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành và phát triển của các khu vực chăn nuôi lợn tập trung vì các vùng chuyên canh tập trung luôn gắn liền với công nghiệp chế biến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ các nông sản phẩm của khu vực chăn nuôi lợn tập trung. - Sự phát triển nhất định về các mối liên kết kinh tế trong nông nghiệp, sự hình thành của các khu vực kinh tế chăn nuôi tập trung là quá trình phát triển theo hướng chuyên môn hoá sản xuất trong khu vực chăn nuôi tập trung. Vì vậy sự liên kết trong kinh doanh của các chủ chăn nuôi, các nông hộ ngày càng có vai trò quan trọng và quyết định đến hoạt động của khu vực chăn nuôi lợn tập trung. Sự hình thành và phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp ngày càng trở thành điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế chăn nuôi lợn tập trung. * Các điều kiện đối với các chủ hộ chăn nuôi lợn tập trung - Phải có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông, điều kiện và ý chí quyết tâm làm giàu là một trong những điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển khu vực kinh tế chăn nuôi lợn tập trung. Chỉ có những người có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông mới dám đầu tư tiền, tri thức và công sức vào nghề nông vì lợi nhuận ít và rủi ro nhiều. - Phải có sự tích luỹ nhất định về kinh nghiệm sản xuất, có tri thức và năng lực nhất định về tổ chức sản xuất kinh doanh, phần lớn các khu vực chăn nuôi lợn tập trung được hình thành từ sự chuyển biến về chất của kinh tế nông hộ, quá trình chuyển biến đó là quá trình tích luỹ các yếu tố vật chất để hình thành phát triển các khu vực chăn nuôi lợn tập trung, đồng thời cũng là quá trình tích luỹ kinh nghiệm sản xuất, tích luỹ tri thức và năng lực sản xuất kinh doanh. Trong thực tế khi các chủ chăn nuôi, chủ các nông hộ có kinh nghiệm sản xuất có trình độ và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp thì mới dám đầu tư kinh doanh, mới biết đầu tư kinh doanh cây gì, con nào để mang lại HQKT cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đồng thời biết khai thác được các nguồn lực, các lợi thế cạnh tranh để lựa chọn đúng phương hướng chiến lược kinh doanh và tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh theo định hướng đã lựa chọn. - Phải có sự tập trung tới quy mô nhất định về các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn, thừa nhận các khu vực chăn nuôi tập trung có quy mô sản xuất lớn hơn nông hộ, cũng tức là thừa nhận các khu vực chăn nuôi lợn tập trung cả về các yếu tố ruộng đất, vốn, tư liệu sản xuất được tập trung với quy mô lớn hơn ở nông hộ. Chỉ khi các yếu tố sản xuất được tập trung tới quy mô nhất định thì mới có sản xuất hàng hoá, mới có khu vực chăn nuôi tập trung. Như vậy có thể coi sự tập trung các yếu tố sản xuất là điều kiện để ra đời và phát triển khu vực kinh tế chăn nuôi lợn tập trung. - Quản lý sản xuất của khu vực chăn nuôi tập trung phải dựa trên cơ sở hạch toán và phân tích kinh doanh [20]. Với mục đích chủ yếu tạo ra nhiều thu nhập và có lợi nhuận cao, nên chỉ trên cơ sở thực hiện hạch toán và phân tích kinh doanh thì các khu vực chăn nuôi lợn tập trung mới tính được giá thành sản phẩm, để biết được sản xuất có lãi hay lỗ. Có nên tiếp tục sản xuất nữa hay không. Đặc biệt thông qua hạch toán của khu vực chăn nuôi tập trung mới kiểm soát được các chi phí sản xuất. Mới tìm ra được các khâu, các yếu tố đầu vào, biết được yếu tố nào đã đầu tư hợp lý và chưa hợp lý, từ đó phải hạ giá thành sản phẩm và tăng năng lực sản xuất … Để thực hiện hạch toán kinh doanh có lợi nhuận cao trong các khu vực chăn nuôi tập trung cần chú ý các vấn đề sau: + Cần tổ chức việc đào tạo kiến thức hạch toán và phân tích kinh doanh cho các chủ trang trại, nông hộ cũng như người quản lý chăn nuôi. + Cần có chế độ kết toán thống nhất cho các chủ hộ chăn nuôi, phù hợp với đặc điểm của khu vực chăn nuôi lợn tập trung làm cơ sở để tiến hành hạch toán kinh doanh. 2.1.3.5. Phân loại khu vực chăn nuôi lợn tập trung Hiện nay có nhiều cách phân loại khu vực chăn nuôi lợn tập trung khác nhau, mỗi tác giả dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân loại và tùy vào đặc điểm, điều kiện cụ thể từng địa phương mà khu vực chăn nuôi lợn tập trung phân chia thành các loại khác như sau: - Theo quy mô đất đai: bao gồm hộ chăn nuôi, nông trại có quy mô nhỏ (2 - 5 ha), hộ chăn nuôi nông trại có quy mô vừa (5 - 10 ha), hộ chăn nuôi nông trại có quy mô lớn (10 - 30 ha) và hộ chăn nuôi nông trại có quy mô vượt hạn điền lớn hơn 30 ha. - Theo cơ cấu sản xuất các hộ chăn nuôi: + Hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp: là loại hộ chăn nuôi kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt với chăn nuôi, hoặc nuôi trồng thủy sản với ngành nghề khác... Hộ chăn nuôi tổng hợp là kết hợp của các hình thức sản xuất kinh doanh khác nhau mang tính tổng hợp. Sản phẩm làm ra tuy số lượng một loại có thể không lớn nhưng đa dạng về chủng loại. + Hộ chăn nuôi chuyên môn hóa: là loại hộ chăn nuôi chỉ tạo ra một hoặc hai sản phẩm chính như: Hộ chuyên chăn nuôi lợn, hộ chuyên chăn nuôi gia cầm, hộ chuyên chăn nuôi bò, hộ chuyên trồng hoa cây cảnh, hộ chuyên trồng cây ăn quả... - Phân theo hình thức quản lý: + Hộ sản xuất hợp doanh theo cổ phần: là hộ thực hiện theo nguyên tắc cổ phần. Hộ này thường có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động làm thuê. + Hộ liên doanh: là hộ do một số chủ hộ có đất, vốn, tư liệu sản xuất nhưng quy mô nhỏ hợp nhất lại với nhau để trở thành các trang trại có quy mô lớn hoặc mỗi chủ hộ có thế mạnh về một mặt như: hộ có thế mạnh về đất đai, hộ có thế mạnh về vốn, hộ có thế mạnh về lao động, kinh nghiệm quản lý... các chủ hộ hợp tác với nhau để tạo ra một sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. + Hộ gia đình: là dạng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, do một chủ hộ đứng ra làm công tác quản lý, độc lập sản xuất, có tư cách pháp nhân và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. - Phân theo ngành nghề sản xuất: các hộ được phân loại theo thu nhập, theo hai hướng chính là hộ sản xuất và hộ kinh doanh. Trong đó hộ sản xuất thu nhập chủ yếu từ sản xuất là chính. Hộ kinh doanh thu nhập chủ yếu từ kinh doanh là chính. - Phân loại theo mối quan hệ sở hữu và lao động: + Hộ gia đình: là hộ mà trong đó người chủ sở hữu đồng thời là người lao động, có thể thuê hoặc không thuê thêm lao động. + Hộ tư nhân: là hộ mà người chủ sở hữu không lao động hoặc có lao động nhưng làm công tác quản lý, thuê lao động là chủ yếu. * Tiêu chí xác định trang trại chăn nuôi lợn tập trung Theo Thông tư Liên bộ số 69/2000 TTLB-BNN-TCTK giữa Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổng cục Thống kê thì: Hộ SXNN, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt cả hai tiêu chí sau: Một là, giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm đạt từ 40 triệu đồng trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; từ 50 triệu đồng trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Hai là, quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và từng vùng kinh tế. - Cụ thể với trang trại chăn nuôi: + Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), chăn nuôi sinh sản, để lấy sữa: thường xuyên có từ 10 con trở lên. + Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), chăn nuôi lấy thịt: thường xuyên từ 50 con trở lên, + Chăn nuôi gia súc (lợn, dê) sinh sản: lợn thường xuyên có từ 20 con trở lên; với dê và cừu từ 100 con trở lên. + Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê từ 200 con trở lên. + Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính con dưới bẩy ngày tuổi). - Trang trại nuôi trồ._.trường như giá cả đầu vào, đầu ra... để họ chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Tạo điều kiện thuân lợi cho các hộ chăn nuôi vay vốn để mở rộng sản xuất, tránh sách nhiễu, phiền hà. Các trường hợp gặp rủi ro bất khả kháng thì được xem xét lùi thời hạn thanh toán gốc và lãi qua ít nhất một chu kỳ sản xuất. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ hộ chăn nuôi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ hộ chăn nuôi về tài sản và lợi ích khác. 1. Về chính sách vĩ mô - Xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi. - Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật tạo hành lang pháp lý quản lý Nhà nước ngành chăn nuôi. - Tổ chức triển khai các chương trình, dự án trọng điểm. - Mở rộng các chương trình hợp tác quốc tế về chăn nuôi và hỗ trợ xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. 2. Đối với địa phương - Quy hoạch lại chăn nuôi theo hướng chuyển từ qui mô nhỏ sang qui mô lớn, gắn với giết mổ chế biến phù hợp với định hướng phát triển chung của cả nước, đồng thời khai thác lợi thế so sánh của từng địa phương. Trước mắt, cần tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng cho các tổ chức cá nhân đầu tư cơ sở chăn nuôi, giết mổ chế biến. Xác định rõ các môc tiêu và kế hoạch phát triển chăn nuôi cho từng thời kỳ. - Xây dựng dự án, chính sách cụ thể trình UBND các cấp ký ban hành để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chăn nuôi trên địa bàn, trong đó coi trọng lĩnh vực sản xuất giống, giết mổ, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. - Hoàn thiện hệ thống tổ chức ngành từ tỉnh đến huyện, xã; thành lập Chi cục Chăn nuôi-Thú y và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về chăn nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban vật giá Chính phủ (2000), Tư liệu về trang trại, NXB TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Sinh Cúc (1999), "Khảo sát kinh tế trang trại",Tạp chí Nghiên cứu số (248). Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu á, NXB Thống kê, Hà Nội. Đỗ Kim Chung (2000) "Thị trường đất đai trong nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và các định hướng chính sách" Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 260). Trần Đức (1995), trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới, NXB Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Điền (2000), Trang trại gia đình, bước phát triển mới của kinh tế hộ nông dân, NXB nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thế Nhã (1999), phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Hội thảo trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Đỗ Văn Viện (2001), Bài giảng kinh tế nông hộ, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Võ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2001), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt Phạm Văn Hùng (2005), Bài giảng kinh tế lượng, Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Phạm Văn Hùng và Nguyễn Quốc Chỉnh (2005), "ứng dụng phần mềm FRONTIER 4.1 và LIMDEP trong phân tích dữ liệu kinh tế nông nghiệp", 'Trong sách tin học ứng dụng trong ngành nông nghiệp', Nguyễn Hải Thanh chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 86-114. Phạm Văn Hùng (2006), "Phương pháp xác định khả năng sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân", Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, 4+5, tr. 289-296. Nguyễn Quốc Huy (2004), Tính toán hiệu quả kỹ thuật của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn Tp.HCM: cơ sở lý thuyết của nghiên cứu. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. Agnes C. Rola và Lê Thành Nghiệp (2005), Phương pháp nghiên cứu kinh tế nông nghiệp (Nguyễn Quốc Chỉnh, Nguyễn Thị Minh Hiền, Nguyễn Văn Song, Nguyễn Tuấn Sơn dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Mỹ (2006), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2006 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2007 Uỷ ban nhân dân huyện Yên Mỹ (2007), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2007 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2008. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Mỹ (2008), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2008 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2009. Quyết định số 283/QĐ-HU ngày 25/12/2003 của BTV huyện Uỷ Yên Mỹ về việc ban hành đề án đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại sau dồn thửa đổi ruộng huyện Yên Mỹ giai đoạn 2003-2005, định hướng 2010. Đề án số 03/ĐA-HU ngày 15/12/2003 của BTV huyện Uỷ Yên Mỹ về việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại sau dồn thửa đổi ruộng huyện Yên Mỹ giai đoạn 2003-2005, định hướng 2010. Quyết định số 1559/QĐ-UB ngày 24/07/2007 của UBND huyện Yên Mỹ về việc ban hành đề án phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và phát triển hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm huyện Yên Mỹ giai đoạn 2006-2010. Đề án số 05/ĐA- UB ngày 24/07/2007 của UBND huyện Yên Mỹ về việc ban hành đề án phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và phát triển hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm huyện Yên Mỹ giai đoạn 2006-2010. Viện Kinh tế nông nghiệp (1995), Hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cây lương thực và thực phẩm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đỗ Văn Viện (1997), Quản trị kinh doanh nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đảng bộ huyện Yên Mỹ (2005), Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mỹ lần thứ XXV. - Phòng Nông nghiệp huyện Yên Mỹ báo cáo về kết quả kinh tế trang trại giai đoạn 2003 - 2006; mục tiêu, giải pháp phát triển 2007 - 2010. Phòng Thống kê huyện Yên Mỹ, Niên giám thống kê huyện Yên Mỹ năm 2006; 2007; 2008. Nguyễn Phượng Vĩ (1999), Tổng quan về các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, Hội thảo Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, XI, X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền (1997), Nuôi lợn siêu nạc, NXB Đà Nẵng. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cục chăn nuôi Bộ nông nghiệp & PTNT (2001), Báo cáo tổng kết chăn nuôi trang trại tập trung giai đoạn 2001 – 2006 định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007 – 2015. Vụ chính sách nông nghiệp & PTNT (2002), Báo cáo của một số trang trại sản xuất kinh doanh tiêu biểu. Kỷ yếu “kinh tế trang trại sau một năm thực hiện Nghị quyết 03/NQ-CP” (2001), Hội thảo khoa học các trường Đại học năm 2001 tại vũng tầu. PHỤ LỤC Phụ lục PHỤ LỤC 1: CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN Chính sách trang trại + Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại. +Thông tư số 82/2000/TT-BTC ngày 4/8/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại. Chính sách về đất đai + Luật Đất đai năm 2003: Điều 82. + Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003: Điều 50, 69, 102. + Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung bản Quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào sản xuất nông nghiệp: Điều 8, 12. + Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 3/11/2003 của Chính phủ quy đinh thi hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Điều 1, 2. + Nghị định số 198/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất: Điều 3, 12, 13 Chính sách về đầu tư + Luật Đầu tư năm 2005: Điều 27,28,32,33,34,35,36 + Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2005: Điều 22, 25, 26 + Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương trình 135 giai đoạn II. Chính sách về tín dụng + Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước: Điều 8, 9, 10, 12 + Quyết định số 08/2007/QĐ-BTC ngày 02/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước: Điều 1, 3 + Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với các hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn: Điều 2, 3, 6, 7, 8, 9, 10. Chính sách về thuế + Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Điều 2. + Thông tư số 120/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 158/CP về thi hành Luật thuế giá trị gia tăng. Chính sách về giống vật nuôi + Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. + Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định 225/1999/QĐ-TTg về chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010. + Thông tư liên tịch số 15/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 18/3/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ + Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp. + Quyết định số 738/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch LMLM ở gia súc. + Quyết định số 166/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001-2010. Phụ lục 2: PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐIỀU TRA I- Những thông tin chung về hộ chăn nuôi 1- Họ và tên chủ hộ chăn nuôi……………………………. - Năm sinh: …………… Giới tính: …………Dân tộc: ………….. - Trình độ văn hoá: ………………. - Trình độ chuyên môn: ……………… - Thành phần của chủ hộ chăn nuôi: + Cán bộ, công chức + Nông dân + Thành phần khác - Ngành nghề SXKD …………………………. 2- Địa chỉ: Thôn………………Xã, thị trấn…………………Huyện Yên Mỹ 3- Số nhân khẩu: …………… Người.. 4- Tổng số lao động của nhà: …………… Người. Trong đó: - Lao động nam:……… người; - Lao động nữ: ……… người - Lao động chính: ……… người; - Lao động phụ …….. người 5- Lao động thuê: - Lao động thường xuyên .......... lao động/tháng - Lao động thời vụ ..……………công/tháng 6- Tổng số vốn sản xuất kinh doanh: ……………. triệu đồng. Trong đó: - Vốn tự có: ………………… - Vốn đi vay: ……………… + Vay người thân ................. + Vay tổ chức tín dụng .......... 7- Tổng diện tích đất đai chủ hộ: …………. m2. Trong đó: - Đất thổ cư .......... m2 - Đất nông nghiệp ............... m2 + Đất 03 ……… m2 + đất đấu thầu …… m2 + Đất thuê ………. m2 II- THÔNG TIN VỀ CHĂN NUÔI LỢN: 1- Chuồng trại: - Tổng diện tích: ………….m2 Số ô: ………. - Kiểu chuồng: + Hiện đại + Lạc Hậu - Mức đầu tư cho 1m2 chuồng ………………….. 2- Số đầu lợn và giống - Tổng số đầu lợn: ………… con. Trong đó: Nái ………….. con, giống ……….. Choai ……….. con, giống ………………. Thịt ………. con, giống ……….. 3- Hợp tác chăn nuôi: - Hộ có hợp tác - Hộ không hợp tác - Hình thức hợp tác: + HTX + Tổ hợp tác - Hình thức khác ………………………………. 4- Hình thức mua vật tư chăn nuôi: - Mua bằng tiền mặt - Mua chịu 5- Chăm sóc: - Sử dụng thức ăn hỗn hợp - Thức ăn phối chộn 6- Tiêu thụ sản phẩm: - Bán trực tiếp cho người chăn nuôi Lượng bán bao nhiêu? ………….. - Bán cho công ty chế biến Lượng bán bao nhiêu? ………….. - Bán cho nhà máy (lò mổ) Lượng bán bao nhiêu? ………….. - Bán cho tư thương Lượng bán bao nhiêu? ………….. 7- Hộ chăn nuôi có hợp đồng tiêu thụ không? - Có - Không 8- Hình thức bán: - Tại chủ hộ Giá bán …………………….. - Mang đi bán Giá bán …………………….. 9- Hộ chăn nuôi loại lợn: ……………………… - Số con đẻ ra bình quân/lứa ....................................... - Số con nuôi sống bình quân/lứa ............................... - Số lứa đẻ bình quân/nái ........................................... - Thời gian tách mẹ .................................................... - Trọng lượng lợn cai sữa ............................................ - Trọng lượng lợn sau cai sữa (60 ngày tuổi) ............... - Số lứa/năm ............................................................... - Thời gian nuôi/lứa ................................................... - Trọng lượng giống nhập BQ/con ............................ - Trọng lượng xuất chuồng BQ/con ............................ - Bình quân tăng trọng/tháng .................................... - Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng ............................ 10- Kết quả sản xuất kinh doanh các hộ chăn nuôi lợn Hộ Chăn nuôi Số con (Con) Trọng lượng (Kg) Giá bán (1000đ) Thành tiền (1000đ) Thu khác (1000đ) Tổng thu (1000đ) 1- Lợn thịt: - Lợn ngoại - Lợn F1 - Lợn F2 2- Lợn nái: - Nái ngoài - Nái F1 - Nái F2 3- Đực giống 4- Lợn choai - Lợn ngoại - Lợn F1 - Lợn F2 5- Kết hợp - Lợn nái - Lợn thịt - Lợn choai 11- Tình hình chi phí chăn nuôi lợn của hộ trong các năm qua. 11.1.Tổng chi phí cho chăn nuôi lợn trong năm qua (Từ khi lợn ........kg đến khi xuất chuồng..............kg) (tính trung bình một ngày) Khoản mục Tháng thứ nhất Tháng thứ hai Tháng thứ ba Tháng thứ tư Số lượng (kg) Đơn giá (000 đ/kg) Số lượng (kg) Đơn giá (000 đ/kg) Số lượng (kg) Đơn giá (000 đ/kg) Số lượng (kg) Đơn giá (000 đ/kg) Cám đậm đặc Cám ngô Cám khác Chi điện Vật rÎ tiÒn mau hángrẻ tiền mau hỏng Thú y Lao động (h) 11.2. Nguồn giống a. Vấn đề gì được bác quan tâm nhất khi mua giống: chất lượng con giống  giá cả  lý do khác.... .................... b. Nhà b¸c thường mua con giống từ đâu? Tự túc ; Cơ sở giống ; Chợ ; Người quen ; Thương lái  Tại sao lại mua ở đó?......................................................................... 11.3. Nguồn thức ăn Thức ăn cho lợn được mua hay là gia đình tự chế biến? Mua ; Tự chế biến ; Kết hợp  Bác thường mua những gì làm thức ăn cho lợn? Cám đậm đặc ; Cám hỗn hợp ; Ngô ; Gạo ; Sắn  Thức ăn bổ sung ...................... Nhà ta thường sử dụng sản phẩm có sẵn ở gia đình cho lợn? Rau khoai ; T.Ă thừa ; Bã rượu ; Bã đậu  Thức ăn khác ..................... d) Mua thức ăn công nghiệp của: Nhà máy ; Đại lí cấp 1 ; Đại lí cấp 2 ; Đại lý cấp 3 ; Tư nhân  Khoảng cách từ nhà đến nơi mua: ..........km 11.4. Thuốc thú y, phòng bệnh Bác có dùng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn không? Thường xuyên ; Thỉnh thoảng ; Không  Loại Vacxin nào bác hay sử dụng ? Dịch tả ; Đóng dấu ; Tụ huyết trùng ; Phó thương hàn  Bệnh khác ?....................... Có biết sử dụng kháng sinh trị bệnh cho lợn không? Có ; Không  c) Khi lợn bị bệnh thì bác xử lý như thế nào ? Tự chữa ; Mời nhân viên thú y ; Kết hợp cả hai ; d. Nhân viên thú y ở: Cùng làng ; Khác làng cùng xã ; Khác xã  e. Giá dịch vụ thú y: Rất đắt ; Vừa phải ; Rẻ  11.5. Rủi ro gặp phải trong chăn nuôi lợn 3 năm gần đầy (2006 - 2008) Loại rủi ro Số lần gặp phải (Lần) Mức độ thiệt hại (%) Dịch bệnh:........................... ............................................ ............................................ Về kỹ thuật (giống, thức ăn...) Về thị trường (Giá đầu vào tăng cao, giá đầu ra giảm) Khác 12. Chi phí - lợi ích đầu tư BIOGAS Tổng đồng tư: ...................000 đ trong đó: Nhà nước hỗ trợ: ...........000 đ; Gia đình đầu tư: ..................000 đ Tiết kiệm được chi phí nhiên liệu bình quân: ............000 đ/tháng Đánh giá mùi từ khu vực nuôi lợn khi có hầm BIOGAS: Không hôi ; Ít hôi ; Đỡ hôi hơn trước; Vẫn như cũ ; (So sánh môi trường trước và sau khi có BIOGA: ..................................) Theo bác, ngoài giải pháp xây hầm BIOGAS, còn cách nào để hạn chế ô nhiễm do chăn nuôi lợn gây ra: .......................................................................................... Nuôi bao nhiêu đầu lợn thịt thì nên đầu tư hầm BIOGAS: ............... 13. Nhà bác thường mua thịt lợn ở đâu? Chợ ; Quán bán lẻ ; Người bán rong  Tiêu dùng trong năm 2008 bình quân một tháng (kg): …………………………………….. Loại thịt gì là chủ yếu: * Xu hướng tới nếu nuôi lợn cần phải: Nuôi dưới 30 con ; Nuôi từ 30 đến 50 con ; Từ 50 đến 100 con ; Trên 100 con  Lợn nái: Tăng lên Giảm đi Vẫn giữ mức này * Đối với địa phương, nên nuôi lợn: Tập trung ngoài đồng ; Trong khu dân cư, tự do ; Trong khu dân cư, gia trại  * Dịch vụ cung cấp thức ăn giá súc Đáp ứng đầy đủ ; Tương đối đủ ; Chưa đáp ứng  * Dịch vụ Thú y Đáp ứng đầy đủ ; Tương đối đủ ; Chưa đáp ứng  * Trong bán lợn Chủ động trong bán lợn ; Bình đẳng trong bán lợn ; Bị động, lệ thuộc  III- Ý KIẾN PHỎNG VẤN 1- Ông (bà) có dự định mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh không? - Có: dự kiến quy mô ……………………….. - Không 2- Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu của hộ chăn nuôi hiện nay là gì? - Giống: Thuận lợi Bình thường Khó khăn - Vốn: Thuận lợi Bình thường Khó khăn - Thị trường tiêu thụ: Thuận lợi Bình thường Khó khăn - Kỹ thuật: Thuận lợi Bình thường Khó khăn - Dịch bệnh: Thuận lợi Bình thường Khó khăn - Giá cả: Thuận lợi Bình thường Khó khăn - Chính sách: Thuận lợi Bình thường Khó khăn - Khuyến nông Thuận lợi Bình thường Khó khăn 3- Hiệu quả so với các hộ chăn nuôi khác - Chuyên trồng trọt: Tốt hơn Tương đương Không bằng - Chuyên gia cầm: Tốt hơn Tương đương Không bằng - Chuyên thủy sản: Tốt hơn Tương đương Không bằng - Trồng trọt + chăn nuôi: Tốt hơn Tương đương Không bằng - Tổng hợp (VAC): Tốt hơn Tương đương Không bằng 4- Nguyện vọng của ông (bà) về các chính sách của nhà nước: - Được cấp giấy chứng nhận hộ chăn nuôi - Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm - Được vay vốn ngân hàng - Được hỗ trợ dịch vụ - Được hỗ trợ, đào tạo kiến thức quẩn lý, KHKT - Chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư Bác đang gặp khó khăn gì? ......................................................................................................................................... . Bác có kiến nghị gì về chính sách của nhà nước không ? ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- nguyÔn v¨n kha NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG TẠI HUYỆN YÊN MỸ TỈNH HƯNG YÊN LuËn v¨n th¹c sÜ KINH TÕ Chuyªn ngµnh : Kinh tÕ n«ng nghiÖp M· sè : 60.31.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: ts. ph¹m v¨n hïng Hµ Néi - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- NGUYỄN VĂN KHA NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG TẠI HUYỆN YÊN MỸ TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Kha LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn “Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các tổ chức tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS Phạm Văn Hùng, người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Sau đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện Uỷ- HĐND- UBND huy ện Yên Mỹ, các phòng ban, ngành của huyện, các xã, thị trấn và các chủ hộ chăn nuôi mà tôi đã tiếp xúc, điều tra, phỏng vấn và thu thập số liệu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Kha MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục bảng vi 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.2 Cơ sở thực tiễn 35 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 46 3.2 Phương pháp nghiên cứu 57 3.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 59 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61 4.1 Thực trạng phát triển các loại hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Mỹ 61 4.1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của huyện Yên Mỹ 61 4.1.2 Các loại hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện 62 4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình chăn nuôi lợn 63 4.2.1 Chi phí và kết quả của các loại hình chăn nuôi lợn 63 4.2.2 Hiệu quả kinh tế các loại hình chăn nuôi lợn 67 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn 71 4.3.1 Hiệu quả chăn nuôi phân theo quy mô 71 4.3.2 Hiệu quả chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn 75 4.4 Định hướng phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn Huyện Yên Mỹ 78 4.4.1 Những căn cứ đề xuất định hướng 78 4.4.2 Mục tiêu phát triển chăn nuôi giai đoạn 2010-2015 80 4.4.3 Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn tập trung của huyện Yên Mỹ 81 4.4.4 Kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn tập trung đến năm 2015 82 4.5 Các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung của huyện 85 4.5.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp 85 4.5.2 Các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung của huyện 98 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110 5.1 Kết luận 110 5.2 Kiến nghị 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC 118 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tμi 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.2 Cơ sở thực tiễn 36 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIẤN CỨU 464647 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 464647 3.2 Phương pháp nghiên cứu 575758 3.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 606061 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 626263 4.1 Thực trạng phát triển các loại hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Mỹ 626263 4.1.1 Giới thiệu tình hình phát triển chăn nuôi lợn của huyện Yên Mỹ 626263 4.1.2 Các loại hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện 636364 4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình chăn nuôi lợn 646465 4.2.1 Tập hợp chi phí và kết quả của các loại hình chăn nuôi lợn 646465 4.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình chăn nuôi lợn 696970 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn 737374 4.3.1 Hiệu quả chăn nuôi phân theo giống lợn đang sử dụng 737374 4.3.2 Hiệu quả chăn nuôi phân theo quy mô 737879158 4.3.3 Hiệu quả chăn nuôi phân theo hướng sử dụng thức ăn 768283162 4.3.4 Hiệu quả chăn nuôi phân theo chất lượng chuồng trại 798586165 4.3.5 Hiệu quả chăn nuôi theo phương thức mua vật tư 798888167 4.3.6 Hiệu quả chăn nuôi phân theo sự hỗ trợ kỹ thuật 799191170 4.3.7 Hiệu quả chăn nuôi phân theo sự hợp tác của hộ 799393172 4.3.8 Hiệu quả chăn nuôi phân theo mức độ tập trung chăn nuôi lợn 799595174 4.3.9 Hiệu quả chăn nuôi theo hướng thị trường tiêu thụ 799797176 4.4 Định hướng phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn Huyện Yên Mỹ 809999178 4.4.1 Những căn cứ đề xuất định hướng 809999178 4.4.2 Mục tiêu phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006-2015 82102102181 4.4.3 Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn tập trung của huyện Yên Mỹ 83103103182 4.4.4 Kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn tập trung đến năm 2015 84103103183 4.5 Các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung của huyện 87106106186 4.5.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp 87106106186 4.5.2 Các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung của huyện 100120120199 4.5.3 Giải pháp về vốn 104124124203 4.5.4 Phát triển chăn nuôi gắn với khu vực giết mổ, chế biến 105125125204 4.5.5 Giải pháp về môi trường chăn nuôi 105125125204 4.5.6 Giải pháp về thị trường 106126126205 4.5.7 Nhóm giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ 106126126205 4.5.8 Giải pháp về tổ chức sản xuất Error! Bookmark not defined.Error! Bookmark not defined.Error! Bookmark not defined.210 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112132132211 5.1 Kết luận 112132132211 5.2 Kiến nghị 114134134213 TÀI LIỆU THAM KHẢO 116136136215 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BTB Bắc tây bắc CNH Công nghiệp hóa ĐB Đông bắc ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long ĐBSH Đồng bằng sông hồng ĐNB Đông nam bộ ĐVT Đơn vị tính GO Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hóa HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định LĐ Lao động LĐGĐ Lao động gia đình LHCNL Loại hình chăn nuôi lợn LHCNLC Loại hình chăn nuôi lợn choai LHCNLHH Loại hình chăn nuôi lợn hỗn hợp LHCNLN Loại hình chăn nuôi lợn nái LHCNLT Loại hình chăn nuôi lợn thịt MI Thu nhập hỗn hợp NN Nông nghiệp NTB Nam tây bắc Pr Lợi nhuận TB Tây bắc TC Tổng chi phí Tr đồng Triệu đồng TR Tổng doanh thu UBND ủy ban nhân dân VA Giá trị gia tăng VAC Vườn ao chuồng XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang STT Tên bảng Trang 2.1. Số đầu lợn và tốc độ tăng trưởng qua các năm tại các vùng sinh thái 39 2.2. Số lượng lợn nái và tốc độ tăng trưởng qua các năm tại các vùng sinh thái 39 2.3: Sản lượng thịt lợn hơi và tốc độ tăng trưởng tại các vùng sinh thái 40 2.4. Khối lượng và giá thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2005 41 3.1. Tình hình đất đai của huyện Yên Mỹ, 2006 - 2008 49 3.2. Tình hình lao động của huyện Yên Mỹ, 2006 - 2008 51 3.3. Tình hình phát triển sản xuất của huyện Yên Mỹ, 2006 - 2008 55 3.4. Số lượng các đơn vị tiến hành điều tra trên địa bàn huyện 58 4.1: Một số kết quả của ngành chăn nuôi lợn của huyện Yên Mỹ 61 4.2: Các loại hình nuôi lợn ở huyện Yên Mỹ qua các năm 62 4.3. Kết quả và chi phí ở các loại hình chăn nuôi lợn bình quân hộ 64 4.4. Hiệu quả của các loại hình chăn nuôi lợn 68 4.5. Phân loại quy mô của các LHCNL trên địa bàn nghiên cứu 72 4.6. Kết quả và hiệu quả theo quy mô chăn nuôi 73 4.7: Hiệu quả chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn 76 4.8. Tốc độ tăng trưởng số lượng con và sản lượng thịt các năm 81 4.9. Kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn tập trung của huyện đến năm 2015 82 4.10: Dự kiến quy mô chăn nuôi lợn của các loại hình đến năm 2015 83 4.11. Kế hoạch phát triển đàn lợn của huyện đến năm 2015. 84 4.12. Đánh giá của các hộ về chăn nuôi lợn so với các ngành khác 87 4.13. Các vấn đề trong sản xuất đối với hộ chăn nuôi lợn 90 4.14. Thực trạng chăn nuôi và nguồn nước sử dụng của các hộ chăn nuôi 92 4.15: Xử lý chất thải và vệ sinh chuồng trại 92Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi lợn của một số nước trên thế giới Error! Bookmark not defined.Error! Bookmark not defined.Error! Bookmark not defined.37 Bảng 2.2. Số lượng lợn và tốc độ tăng trưởng qua các năm tại các vùng sinh thái 39 Bảng 2.3. Số lượng lợn nái và tốc độ tăng trưởng qua các năm tại các vùng sinh thái 39 Bảng 2.4 Sản lượng thịt lợn hơi và tốc độ tăng trưởng tại các vùng sinh thái 40 Bảng 2.5 Khối lượng và giá thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2005 41 Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Yên Mỹ, 2006 - 2008 494950 Bảng 3.3 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của huyện Yên Mỹ, 2006 - 2008 555556 Bảng 3.4 Số lượng các đơn vị tiến hành điều tra trên địa bàn huyện 585859 Bảng 4.1 Một số kết quả của ngành chăn nuôi lợn của huyện Yên Mỹ. 626263 Bảng 4.2 Các loại hình nuôi lợn ở huyện Yên Mỹ qua các năm 636364 Bảng 4.3 Kết quả và chi phí ở các loại hình chăn nuôi lợn 656566 Biểu 4.5. Hiệu quả theo giống lợn đang sử dụng ở các loại hình chăn nuôi lợn 737475 Bảng 4.6 Phân loại quy mô của các LHCNL trên địa bàn nghiên cứu 747980159 Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả theo quy mô chăn nuôi 758181160 Bảng 4.8. Hiệu quả chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn 788384163 Bảng 4.9 Hiệu quả chăn nuôi phân theo chất lượng chuồng trại 798787166 Bảng 4.10 Hiệu quả chăn nuôi phân theo phương thức mua vật tư 798989168 Bảng 4.11 Hiệu quả chăn nuôi phân theo sự hỗ trợ kỹ thuật. 799292171 Bảng 4.12 Hiệu quả theo sự hợp tác của hộ 799494173 Bảng 4.13 Hiệu quả chăn nuôi phân theo sự kết hợp với ngành khác 799696175 Bảng 4.14 Hiệu quả chăn nuôi theo hướng thị trường tiêu thụ 799898177 Bảng 4.15 Tốc độ tăng trưởng số lượng con và sản lượng thịt các năm 83102102181 Bảng 4.16 Kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn tập trung của huyện đến năm 2015 84103103183 Bảng 4.17 Dự kiến quy mô chăn nuôi lợn đến năm 2015 85104104183 Bảng 4.18 Đánh giá của các hộ về chăn nuôi lợn so với các ngành khác 89108108187 Bảng 4.19 Các vấn đề trong sản xuất đối với hộ chăn nuôi lợn 92111111190 Bảng 4.20 Thực trạng chăn nuôi và nguồn nước sử dụng của các hộ chăn nuôi 94113113192 Bảng 4.21 Xử lý chất thải và vệ sinh chuồng trại 94114114193 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09029.doc
Tài liệu liên quan